1.1.B
Sau đó, vào năm Đồng Trị thứ 3, Dịch Hoàn lại có được vinh dự "Gia thân vương hàm", năm Đồng Trị thứ 11 chính thức được phong làm Thân vương.Đồng Trị năm thứ 13, Đồng Trị đế mất, Quang Tự đế kế vị, ông lại được phong làm Thân vương "Thế tập võng thế", ý là con cháu ông có thể được thế tập vương tước mà không bị giáng cấp.
*Giáng cấp: Tước vị sẽ bị giáng xuống một cấp qua mỗi đời. Ví dụ: Đời cha là Thân vương thì xuống đời con chỉ còn Quận Vương và đời cháu sẽ là Bối lặc...
Ở triều Quang Tự, có mấy lần Cung thân vương đã bị thất sủng, duy chỉ Thuần thân vương luôn được ân điển không dứt, hưởng hết vinh hiển. Tôi đã từng thấy những bức châm ngôn và gia huấn (lời giáo huấn trong gđ) do chính tay ông tôi viết lưu lại trong phủ, có câu đối, có tranh chữ, được treo trong phòng của con cháu. Có một bức câu đối ghi: "Phúc lộc trùng trùng tăng phúc lộc, ân quang bối bối thụ tư quang." Lúc đó tôi còn cảm thấy dường như ông tôi đã mãn nguyện rồi. Nhưng bây giờ tôi lại có một góc nhìn mới, thậm chí còn cảm thấy
Nếu như nói Thuần quận vương của năm 21 tuổi còn thiếu sót kinh nghiệm, vậy thì Thuần quận vương đã kinh qua 13 năm Đồng Trị có lẽ đã có đủ kiến thức. Đặc biệt là sau cái chết của đế hậu Đồng Trị , Thuần thân vương thân là tông thất tôn quý thì nhất định càng thông hiểu rõ ràng mọi chuyện.
Trong dã sử và diễn nghĩa, Đồng Trị mất là do bị bệnh hoa liễu. Còn theo tôi nghe nói, là do bệnh đậu mùa ( Nhật ký của Ông Đồng Hoà cũng ghi vậy). Theo lý mà nói, đậu mùa không phải căn bệnh nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh mất đi mạng sống, nhưng do Đồng Trị đã chịu phải kích thích trong lúc bị bệnh nên đã phát sinh cơn bệnh biến từ đó dẫn đến việc cấp cứu không được mà qua đời. Được biết quá trình là thế này: Có một ngày, hoàng hậu của Đồng Trị (A Lỗ Đặc thị) tới Dưỡng Tâm điện thăm bệnh, kể với Đồng Trị mẹ chồng (tức Từ Hi) đã trách mắng bà thế nào, thất thanh khóc lớn. Đồng Trị khuyên bà tạm nhẫn nhịn, nói tương lai sẽ có ngày thoát khỏi tình cảnh này. Từ Hi thái hậu vốn không thích cô con dâu này, đã sớm sắp xếp tai mắt bên người con trai và con dâu. Hôm ấy, khi bà (Từ Hi) nghe nói Hoàng hậu đi thăm bệnh liền tự mình tới bên ngoài Đông Noãn các của Dưỡng Tâm điện, nghe lén con trai và con dâu nói chuyện. Đôi phu thê không ngờ rằng mấy câu nói riêng với nhau thế này lại gây ra đại họa, khiến Từ Hi tức giận xông vào, tay nắm lấy tóc hoàng hậu, đánh thật đau, rồi còn gọi nội đình chuẩn côn trượng. Đồng Trị sợ đến mức ngất đi nên Từ Hi cũng không dùng hình với hoàng hậu. Đồng Trị vừa mất, Từ Hi liền đẩy hết trách nhiệm lên đầu hoàng hậu, ra lệnh hạn chết việc ăn uống của hoàng hậu. Hai tháng sau, Hoàng hậu cũng bị giày vò mà mất. Sau cái chết của hoàng hậu, Từ Hi vẫn còn chưa nguôi giận, lại cắt chức Thị Lang của Sùng Khởi cha hoàng hậu. Đến năm thứ hai, có một vị Ngự sử trình một bản tấu nói rằng bên ngoài lưu truyền rất nhiều truyền thuyết, có người nói hoàng hậu mất là do bi thương quá độ, có người nói là do tuyệt túc (?). Tóm lại, tiết liệt như vậy, nên được biểu dương, ban cho mĩ thụy,..
(Mĩ thụy: từ hay để dùng làm thụy)
Kết quả, tên thụy còn chưa quyết định đựoc thì vị quan kia đã mất cả chức quan của mình rồi.
--- Cập nhật lần 1 ---
Trước khi Đồng Trị mất, chuyện hai mẹ con ông bất hoà đã là một bí mật công khai rồi. Lúc tôi còn ở trong Cố cung đã nghe một vị thái giám già nói: Lúc Đồng Trị thỉnh an Đông Thái Hậu (Từ An) thì còn ngồi lại nói chuyện một lát, còn khi đến chỗ Tây thái hậu (Từ Hi) thì lại chả nói được chữ nào. Lúc Đồng Trị đích thân lo việc triều chính thì phe cánh của Từ Hi đã hình thành từ lâu rồi, Đông thái hậu thì không hay hỏi đến. Nếu hoàng đế muốn làm chuyện gì mà không hỏi Tây thái hậu trước thì sẽ khó mà làm nổi. Đây chính là nguyên nhân thật sự dẫn đến sự bất hòa của hai người. Từ Hi là một người có ham muốn quyền lực mãnh lịêt, nhất định không chịu buông bỏ quyền lực trong tay. Đối với bà, thứ gọi là tam cương ngũ thường, pháp chế tổ tông chỉ có thể dùng để giúp ích chứ không phải là thứ đồ ràng buộc.
Để bảo vệ địa vị và tôn nghiêm của mình, thứ gọi là cốt nhục thân sinh hay ngoại thích, nội thần: thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết. Nếu không phải ông tôi đã sớm nhìn rõ thì ông cũng không sợ hãi khi nghe tin con trai mình sắp phải đăng ngôi hoàng đế (Quang Tự đế). Ông Đồng Hòa đã viết trong nhật ký về hội nghị triệu tập ngự tiền: Khi Từ Hi tuyên bố cho Tải Điềm nhập tự xong, ông tôi lập tức "dập đầu khóc lớn, hôn mê tại chỗ.."
Theo pháp chế tổ tông, hoàng đế không con nối dõi thì sẽ lập vãn bối từ chi gần làm hoàng thái tử. Sau cái chết của Tải Thuần, đương nhiên sẽ chọn con cháu hàng chữ "Phổ"*, nhưng nếu như vậy, Từ Hi sẽ thành Thái hoàng Thái hậu và không thể buông rèm nghị chính được nữa. Bởi vậy, bà cháu trai Tải Điềm** làm con trai. Lúc đó có một người vị Ngự sử tên Ngô Khả Độc, lấy "thi gián" vi Đồng Trị tranh tự nhưng cũng không thể làm bà thay đổi chủ ý. Bà chỉ hứa một điều, nói tân hoàng đế có con rồi, sẽ cho làm con thừa tự của Đồng Trị. Có một vị hậu nhân của một vị thị độc học sĩ (thị: hầu hạ; độc: đọc )cũng là người có quan hệ tốt với gia đình tôi nhiều năm, kể lại tình hình của buổi hội nghị ngự tiền hôm đó: Ngày đó Đông thái hậu không có mặt, chỉ có mình Tây thái hậu. Bà nói với các vị vương công đại thần đang quỳ rằng: "Hai tỷ muội chúng ta đã thương lượng với nhau xong rồi, về chuyện chọn một đứa trẻ lớn lớn một chút, tỷ muội chúng ta không đồng ý." Người duy nhất có thể khiến bà kiêng dè một chút là Đông thái hậu cũng không xuất hiện bày tỏ ý kiến. Điều đó khiến cho người khác cũng tự hiểu, cho dù có là "thi gián" hay khóc lóc hôn mê cũng vô dụng rồi. Kể từ đó trở về sau xuất hiện nhiều ghi chép thú vị về những gì mà ông tôi đã trải qua. Một là Từ Hy nhiều lần ban cho vinh sủng, hai là ông tôi lại hết lần này đến lần khác. Năm Quang Tự nhập cung, ông tôi đều từ bỏ hết mọi chức vụ. Ân điển "Thân vương thế tập võng thế" là do ông tôi hết sức từ chối nhưng không được nên mới đành nhận. Vài năm sau đó, chuyện duy nhất mà ông phải làm đó là lo liệu chuyện đọc sách của hoàng đế.
--------- Cập nhật lần 2 -------------
Sau đó Cung thân vương thất sủng, bị loại bỏ chức Nghị chính vương đại thần. Từ Hi sau đó lại dặn dò các vị quân cơ đại thần, từ nay về sau phàm có chuyện chính vụ gì trọng đại phải thương nghị với Thuần thân vương trước. Điều nay có nghĩa là chức vụ của ông tôi ngày càng cao hơn. Theo lệ, nam tử kết hôn liền được coi là thành niên. Nếu như Quang Tự kết hôn, thái hậu phải hoàn trả chính vụ về cho hoàng đế. Đây là chuyện mà Từ Hi không mong muốn nhất. Gần ngày Quang Tự đại hôn, Dịch Hoàn khấu đầu xin thái hậu tiếp tục "huấn chính" (Huấn: dạy bảo, dạy dỗ; chính: chính vụ, chính sự).
Thanh triều thành lập Hải quân kiểu mới, Dịch Hoàn tiếp nhận chức vụ quan trọng này. Sau quãng thời gian mới thành lập ban đầu, ông phải thay mặt thái hậu để đi kiểm duyệt, lại phải dẫn theo một vị thái giám đi cùng - vì vị thái giám Lý Liên Anh này là tâm phúc của Từ Hi. Từ Hi thưởng cho vợ chồng hai người một chiếc kiệu màu vàng pha đỏ, ông cũng chưa từng dám ngồi. Tâm lý sợ hãi này không chỉ thể hiện trong lời nói cử chỉ của ông mà nó còn lưu lại qua những vết tích trong gia đình nữa. Ông gọi tên chính phòng nơi mình ở là "Tư khiêm đường" ( Khiêm: khiêm tốn, cung kính), đặt tên cho phòng sách là "Thoái tỉnh trai". Trong phòng sách lại treo vài bức (?) y khí (1), khắc "Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích" lấy làm răn mình. Trong phòng con cái đều treo những bức gia huấn, viết: "Tài sản lớn, cái họa của con cháu sau này cũng lớn, thử hỏi cái đạo lý này là thế nào? Con cháu tiền nhiều gan cũng lớn, trên trời dưới đất đều không sợ, không táng thân gia thì không chịu dừng." Thật ra vấn đề không ở chỗ nhiều tiền, mà là sợ rước lấy tai họa. Chuyện thú vị nhất là, vào năm Quang Tự thứ hai ông dâng một bản tấu chương, tố cáo một bị cáo vốn chưa phải là một cá nhân cụ thể nào, nói rằng tương lai sẽ có người vì thân phận của ông , muốn theo một số lệ cũ của triều Minh mà muốn ông có thêm tôn vinh. Nếu thật có chuyện như vậy thì nên coi người đó là tiểu nhân. Ông còn yêu cầu cất giữ bản tấu chương này ở trong cung để tiện ngày sau đối phó kẻ tiểu nhân kia. Hơn chục năm sau, quả nhiên xảy ra chuyện đúng như đã dự đoán. Quang Tự năm thứ 15, tổng đốc hà đạo Ngô Đại Trừng dâng sớ mong phụ thân thân sinh của hoàng đế có thêm danh hào. Từ Hi xem sớ xong quả nhiên nổi giận, dọa cho kẻ họ Ngô kia lấy lý do để tang cho mẹ làm cái cớ, ngây ngốc ở trong nhà ba năm không dám ra ngoài.
*Giải thích cho bạn nào không hiểu: Ví dụ như lấy các hoàng tử của Càn Long (tên thật là Hoằng Lịch) là hàng chữ Vĩnh: Vĩnh Hoàng, Vĩnh Liễn,... -> Con trai của những người anh, em của Càn Long cũng phải là hàng chữ Vĩnh: Ví dụ như con trai của Hoằng Trú (em cùng cha khác mẹ) của Càn Long cũng phải lấy chữ Vĩnh làm đệm.)
** Tải Điềm là con trai của đích phúc tấn của Thuần Thân vương Dịch Hoàn - Diệp Hách Na Lạp Uyển Trinh - em gái Từ Hy -> Tải Điềm là cháu ruột Từ Hy
Không còn nghi ngờ gì nữa, từ sau khi Quang Tự nhập cung, ông cũng hiểu hơn phần nào về tính cách của người chị vợ này. Vào những năm Quang Tự, tính tình Từ Hi càng thêm hỉ nộ vô thường. Có một vị thái giám chơi cờ cùng bà, chỉ nói có một câu " Nô tài đã giết (ăn) một con mã của lão tổ tông rồi", bà liền tức giận quát "Ta giết cả nhà nhà ngươi", rồi gọi người kéo vị thái giám này xuống đánh chết.
Từ Hi rất trân trọng mái tóc của mình. Một lần, một vị thái giám trong lúc chải đầu cho bà đã nhặt được một sợi tóc (rụng?), trong lòng phát hoảng, định len lén giấu nó đi nhưng không ngờ lại bị Từ Hi nhìn thấy qua chiếc gương. Bởi vậy mà ông ta liền bị một trận đòn. Những vị thái giám đã từng hầu hạ Từ Hi đều nói, trừ Lý Liên Anh ra, những người nào đến phiên trực ban bên cạnh Từ Hi đều luôn thấp thỏm lo sợ. Theo sự lớn dần của tuổi tác mà Từ Hi mắc phải căn bệnh cơ mặt hay bị giật nên bà không muốn để người ngoài nhìn thấy. Có một thái giám chỉ liếc nhìn lâu hơn một chút , bà đã lập tức hỏi: "Ngươi nhìn cái gì?". Vị thái giám kia còn chưa kịp trả lời đã phải chịu một trận đòn. Một thái giám khác biết chuyện đó, lúc đứng hầu vẫn luôn cúi đầu. Nhưng điều này cũng khiến Từ Hi phát hỏa: "Ngươi cúi đầu làm gì?" Vị thái giám kia không biết trả lời thế nào nên cũng phải chịu mấy chục gậy đòn. Còn có một lần, Từ Hi hỏi một thái giám thời tiết hôm nay thế nào. Thái giám kia - với giọng địa phương trả lời: " Hôm nay trời khá lạnh(?) (Nguyên gốc: 生冷). Từ Hi nghe không thuận tai bèn gọi người kéo vị thái giám này xuống rồi cho một trận đòn. Còn cung nữ cũng thường xuyên ở trong hoàn cảnh giống như các vị thái giám vậy.
Chuyện các nô bộc thường xuyên bị phạt trượng đối với vương phủ ở Bắc Kinh (ND: ám chỉ phủ Thuần vương) cũng không phải chuyện gì lớn, có lẽ là do không đủ sức kích thích Thuần thân vương. Nếu như chuyện đó không tính là gì, vậy thì cái chết của Đông thái hậu vào năm Quang Tự thứ 7 không còn là một chuyện bình thường nữa rồi. Nghe nói, trước khi Hàm Phong qua đời, lo sợ Ý quý phi tương lai mẹ quý nhờ con mà lên làm thái hậu sẽ cậy quyền mà ngang ngược, còn hoàng hậu hiện tại tuyệt không phải đối thủ. Bởi vậy, Hàm Phong đã lưu lại một chỉ dụ trao quyền cho hoàng hậu. Một Từ An sinh ra ở chốn hào môn không có chút kinh nghiệm nào, có một lần đã lỡ miệng để lộ bí mật khiến Từ Hi biết được. Từ đó Từ Hi bắt đầu lấy lòng Từ An, để rồi có một ngày Từ An bị qua mặt mà đốt tờ di chiếu đó của Hàm Phong trước mặt Từ Hi. Sau đó không lâu, Đông thái hậu bạo bệnh qua đời trong cung. Có người nói đó là do ăn phải điểm tâm mà Từ Hi dưa tới, có người nói là do uống phải chén canh do đích thân Từ Hi nấu. Chuyện này, với Thuần thân vương mà nói thì chính là một kích thích lớn, bởi sau đó ông càng thêm thận trọng, dùng lời nói để lấy lòng Từ Hi, coi đó là bổn phận duy nhất của mình. Lúc ông phụ trách kiến thiết lại Hải quân (Lý Hồng Chương là hội biện đại thần), vì để cho Tây thái hậu có chốn vui chơi liền dùng một số tiền lớn trong kinh phí vốn dùng cho Hải quân để xây Di Hòa viên. Vào lúc tòa Di Hòa viên này bước vào công đoạn quan trọng thì gặp phải nạn lụt ở tỉnh Trực Lệ và ở kinh thành. Ngự sử Ngô Triệu Thái sợ xảy ra chuyện nạn dân nổi dậy làm loạn nên kiến nghị tạm thời đình công. Thuần thân vương không nói lời nào, chỉ cúc cung tận tụy hoàn thành công trình thi công. 1890, Di Hòa viên xây xong, ông cũng qua đời. Bốn năm sau, Hải quân mà ông đích thân thành lập thất bại trong chiến dịch Giáp Ngọ. Tốn mất mấy chục triệu lượng bạc trắng để xây thuyền, cuối cùng ngoại trừ thuyền đá ở Di Hòa Viên thì cũng chẳng còn sót lại thứ gì nữa rồi.
(Thuần thân vương Dịch Hoàn qua đời ngày 1 tháng 1 năm 1891)
Cuối cùng cũng xong TT
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top