Phổ Nghi

GIA THẾ CỦA TÔI
Cuộc đời của Thuần Hiền Thân Vương
Tôi sinh ngày 14 tháng giêng âm lịch năm 1906, tức năm thứ 32 thời vua Quang Tự đời
Thanh, tại Thuần vương phủ, Bắc Kinh. Ông nội tôi tên Dịch Hoàn, là con trai thứ bảy của vua Đạo
Quang, lúc đầu được phong quận vương, sau phong tước thân vương, sau khi chết được truy phong
danh hiệu “hiền”, cho nên về sau được gọi là Thuần hiền thân vương. Cha tôi tên Tải Phong, là con
trai thứ năm của ông nội tôi. Vì con cả, con thứ ba và con thứ tư chết sớm, con thứ hai Tải Điềm được
Từ Hy thái hậu đón vào cung làm vua (tức vua Quang Tự), nên sau khi ông nội tôi chết thì cha tôi
được thừa tập phẩm tước của ông nội tôi. Tôi là con cả của Thuần vương đời thứ hai. Ngày 20 tháng
10 âm lịch năm tôi lên ba, Từ Hy thái hậu và vua Quang Tự ốm nặng, Từ Hy Thái hậu bỗng quyết định
dựng tôi lên làm vua kế thế, nối ngôi vua. Đồng Trị (tức Tải Thuần, con đẻ của Từ Hy, anh em con chú
con bác của Tải Điềm), thừa kế vua Quang Tự. Trong hai ngày sau khi tôi vào cung, Quang Tự và Từ
Hy thái hậu lần lượt qua đời. Mồng hai tháng chạp, tôi lên ngôi vua đời vua thứ mười hai và cũng là
đời vua cuối cùng của nhà Thanh, đặt niên hiệu Tuyên Thống. Chưa đến ba năm, cách mạng Tân Hợi
bùng nổ, tôi thoái vị.
Trí nhớ của tôi bắt đầu có từ khi tôi thoái vị. Song, kể về nửa đời trước của tôi trước hết
phải bắt đầu từ ông nội và Thuần vương phủ, nơi chôn rau cắt rốn của tôi thì mới càng rõ hơn.
Thuần vương phủ từng chiếm ba nơi ở Bắc Kinh. Năm thứ 10 thời vua Hàm Phong, Thuần
quận vương Dịch Hoàn mười chín tuổi phụng chỉ thành hôn với em gái của quý phi là Diệp Hách Na
La Thị, theo lệ thì phải rời phủ đi ở riêng, địa điểm phủ mới của ông được ban nằm ở phía đông hồ
Thái Bình tại Tuyên Vũ Môn Nội, nơi đặt Học viện âm nhạc Trung ương ngày nay. Đó là Thuần vương
phủ đầu tiên. Về sau, Tải Điềm làm vua, theo lệ của triều đình Ung Chính thì “nơi sản sinh ra vua”
(còn gọi là “Phủ rồng phục”) phải được nâng bậc thành một cung điện, hoặc bỏ trống hoặc phỏng theo
cách nâng Ung vương phủ (nơi ở của vua Ung Chính trước khi lên ngôi) thành Ung Hoà cung và biến
thành miếu đường thờ cúng phật. Để rời chỗ cho “phủ rồng phục” này, Từ Hy thái hậu đã thưởng Bối
tử phủ
(1
) ở sau hồ Thậm Sa Hải cho ông nội tôi và. bỏ ra 16 vạn lạng bạc tu sửa lại. Đó là Thuần
vương phủ thứ hai, cũng là nơi mà một số người quen gọi là “Bắc phủ”. Sau khi tôi làm vua, cha tôi
được phong Giám quốc Nhiếp chính vương, vì thế lại thêm một lý do dọn nhà so với trước, cho nên
Long Dụ thái hậu (hoàng hậu của vua Quang Tự, cháu gái của Từ Hy thái hậu và là bà nội tôi) quyết
định xây dựng một vương phủ hoàn toàn mới cho cha tôi. Địa điểm Thuần vương phủ thứ ba này được
chọn ở vùng Tử Quan Các, Tập Linh Hựu, Tập Uyển Tam Hải. Phủ này đang trong thời kỳ khẩn trương
xây dựng thì khởi nghĩa Vũ Xương bùng lên, vì vậy cái gia thế Thuần vương phủ ba lần tu sửa và xây
mới, hai lần “rồng phục” và một lần nhiếp chính cuối cùng đã kết thúc theo lịch sử của nhà Thanh.
Trong những năm cuối cùng đen tối nhất của nhà Thanh, cả gia đình Thuần vương đã làm
đầy tớ trung thành trong nửa thế kỷ cho Từ Hy thái hậu, và ông nội tôi thì đã suốt đời làm việc trung
thành cho bà ta.
Ông nội tôi là con đẻ của Trang Thuận Ô Nha Nhị, hoàng phi của vua Đạo Quang, sinh năm
thứ 22 thời vua Đạo Quang và mất năm thứ 16 thời vua Quang Tự. Giở “ngọc điệp” (sách kê dòng dõi
nhà vua) ra xem thì, trong thời gian 11 năm vua Hàm Phong (anh con bác của Thuần hiền thân vương
Dịch Hoàn) làm vua, trừ cái chức Thuần quận vương mà ông nội tôi lúc mười một tuổi được phong
theo lệ vì Hàm Phong lên ngôi, ông nội tôi chưa từng được “ân thưởng” gì hết, nhưng trong nửa năm kể
từ khi vua Hàm Phong chết, nghĩa là chỉ trong mấy tháng tôn hiệu của Từ Hy thái hậu xuất hiện, thì đột

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #phonghi