2
nhiên ông nội tôi liên tiếp được phong hàng loạt phẩm tước: Thống soái quân Hán kỳ Chính Hoàng,
Nội thần lãnh thị vệ kỳ Chính Hoàng, Đại thần ngự tiền, Đại thần hậu hộ, Quản sự thiện quốc doanh,
Quản sự thần phụng thần uyển, Quản sự tân cựu doanh phòng kỳ Chính Hoàng, Quản sự hoả thương
doanh, Quản sự thần cơ doanh... Năm ấy ông mới 21 tuổi. Một thanh niên 21 tuổi mà có vai vế lớn như
vậy, tất nhiên là vì có chị vợ làm hoàng thái hậu. Song sự việc cũng không phải hoàn toàn như vậy. Hồi
tôi còn nhỏ đã từng nghe kể câu chuyện như sau: một hôm, trong vương phủ có buổi diễn kịch, khi diễn
đến màn cuối vở “Trát mỹ án”, chú Tải Tuân lúc đó còn thơ ấu thấy Trần Sĩ Mỹ bị Ba Long Đồ đâm
chém máu me đầy mình, sợ quá ngồi bệt xuống đất khóc oà lên. Ông nội tôi giận quá mắng chú tôi ngay
trước mặt mọi người: “Thật chẳng ra cái thớ gì cả, năm tao 21 tuổi đã tự tay tóm được Túc Thuận.
Còn mày như vậy thì sau này làm sao gánh gác nổi việc lớn của nước nhà?”. Thì ra, việc bắt Túc
Thuận mới là khởi điểm thăng quan tiến chức của ông nội tôi.
Sự việc xảy ra hồi năm 1861. Lúc bấy giờ chiến tranh Thuốc phiện lần thứ hai đã kết thúc
bằng việc ký hoà ước một cách nhục nhã. Vua Hàm Phong trốn tới tình Nhiệt Hà
(2
) ốm nằm liệt
giường, trước khi mất, ông cho gọi ba vị đại thần ngự tiền và năm vị đại thần quân cơ đi theo ông tới
bên cạnh giường dặn phải dựng người con sáu tuổi là Tải Thuần làm hoàng thái tử và cử tám vị đại
thần này làm đại thần tán tương chính vụ (giúp đỡ quản lý việc nước). Hôm sau vua Hàm Phong “thăng
hà”. Thể theo lệnh vua, tám vị “cố mệnh đại thần” này phù Tải Thuần lên nối ngôi, đặt niên hiệu “Kỳ
Tường”, đồng thời nắm hết quyền bính của triều đình.
Tám vị cố mệnh dại thần này là Di thần vương Tải Viên,Trịnh thân vương Đoan Hoa,
thượng thư hộ bộ đại học sĩ hiệp biện Túc Thuận và năm đại thần quân cơ Cảnh Thọ, Mục Âm,
Khuông Nguyên, Đỗ Hàn, Tiêu Hựu Doanh. Trong số người này, hai vị thân vương và đại học sĩ hiệp
biện là những người nắm thực quyền, mà Túc Thuận lại là người chủ chốt nhất. Túc Thuận là người
được coi trọng hồi thời vua Hàm Phong, nghe nói y giỏi đề bạt “nhân tài”, từng giới thiệu và đề bạt
địa chủ người Hán là Tăng Quốc Phiên và Tả Tông Đường giúp triều đình nhà Thanh đàn áp cuộc
cách mạng Thái Bình Thiên Quốc. Vì trọng dụng người Hán, nên y bị bọn quý tộc ghen ghét. Có người
nói, trong thời kỳ Thái Bình Thiên Quốc hưng thịnh nhất, y vơ vét và bòn rút nhân dân cũng chỉ nhằm
đối tượng là người “kỳ”
(3
)
. Cũng có người nói y rất hung ác, tàn nhẫn, chuyên quyền ngang ngược, có
nhiều thủ đoạn rất thâm độc đối với những ai không ăn cánh, vì vậy đã gieo mầm mống tai hoạ và bị
mọi người thù oán. Kỳ thực, Túc Thuận bị giết, nguyên nhân căn bản nhất là vì giữa tập đoàn này với
phái thế lực mới vừa hình thành có mâu thuẫn gay gắt như lửa với nước, bọn Túc Thuận chưa biết rõ
Cung thân vương Dịch Hân
(4
) ở Bắc Kinh đang câu kết với người nước ngoài lúc bấy giờ đã có lực
lượng như thế nào.
Cung thân vương Dịch Hân vốn không phải nhân vật được lòng trong triều đình Hàm Phong.
Hàm Phong khi bỏ trốn đi tỉnh Nhiệt Hà đã để Dịch Hân ở lại Bác Kinh đàm phán với nước ngoài,
song công việc chẳng có gì vui sướng này lại tạo cho y một dịp may rất tốt. Dịch Hân thay mặt triều
đình nhà Thanh đàm hoà với liên quân Anh - Pháp và tiếp nhận “Điều ước Bắc Kinh” mất quyền nhục
nước, do đó được đế quốc tán thưởng. Vị “hoàng thúc” được người nước ngoài ủng hộ này tất nhiên
không cam chịu ở địa vị thấp kém hơn bọn Túc Thuận, hơn nữa lại được các vương công đại thần xưa
nay vẫn ghen ghét Túc Thuận dung túng, nên càng muốn thử sức xuất đầu lộ diện. Đang lúc ấy, bỗng
nhận được chỉ dụ của hai vị thái hậu ở “Ly cung” tỉnh Nhiệt Hà phái người bí mật mang đến.
Hai vị thái hậu này, một là, hoàng hậu của vua Hàm Phong, sau mang tôn hiện Từ An, còn
gọi là Đông thái hậu, vị khác chính Từ Hy, còn gọi là Tây thái hậu. Tây thái hậu vốn là cung nữ, vì có
thai với Hàm Phong nên được nâng làm quý phi, đẻ ra Tải Thuần là con trai duy nhất của Hàm Phong.
Về sau Tải Thuần làm vua, mẹ nhờ con được vinh hiển, trở thành thái hậu. Không biết có sự sắp xếp gì
trước hay không mà Từ Hy vừa lên thái hậu, tức thì có một ngự sử dâng sớ đề nghị hai vị thái hậu ra
“thùy liêm thính chính”
(5
)
. Đề nghị đó bị Túc Thuận và những người khác kịch liệt phản đối, nói là
triều đình nhà Thanh không có lệ này. Đối với Từ An thái hậu là người không có dã tâm thì không sao,
nhưng đối với Từ Hy thì bà ta mang hận trong lòng. Trước hết bà cố để Từ An thái hậu tin rằng một số
cố mệnh đại thần ấy rắp tâm làm phản, sau đó được sự đồng ý của Từ An, bà mật triệu Cung thân
vương Dịch Hân tới “Ly cung” ở tỉnh Nhiệt Hà bàn mưu tính kế đối phó. Lúc bấy giờ, để củng cố
được thế lực của mình, nhóm Túc Thuận từng trăm phương nghìn kế đề phòng Cung thân vương ở Bắc
Kinh và thái hậu ở “Ly cung”. Có nhiều lời đồn về việc hai thái hậu làm thế nào tránh được tai mắt của
nhóm Túc Thuận để liên hệ với Cung thân vương. Có người nói chỉ dụ của thái hậu là do một người
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top