nông nghiệp
Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này.
(1). Về chính sách thuế
Việt Nam sẽ phân loại năng lực cạnh tranh cho từng ngành nông sản và xây dựng lộ trình giảm thuế phù hợp. Một mặt, cam kết lộ trình giảm thuế mạnh đối với những mặt hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao và đã có năng lực xuất khẩu như gạo, cà phê. Mặt khác, cam kết lộ trình giảm thuế chậm hơn, nhằm bảo hộ có thời hạn đối với một số mặt hàng như cao su, đồ gỗ lâm sản và lâm sản chế biến.
Mức cam kết chung về thuế nhập khẩu, ta đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế. Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5 - 7 năm.
(2). Về biện pháp phi thuế
Việt Nam sẽ xây dựng một cơ chế quản lý mặt hàng nông nghiệp thông thoáng, minh bạch, đúng quy định WTO dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chất lượng, cho phép tự do nhập khẩu hàng chất lượng tốt. Những mặt hàng tiêu chuẩn kém, ảnh hưởng an toàn vệ sinh sẽ bị kiểm soát chặt chẽ khi nhập khẩu.
Việt Nam được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, thuốc lá lá, muối (muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
Ta đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu hàng nông sản tại Việt Nam ngay khi gia nhập WTO, trừ gạo đến năm 2011. Quyền xuất khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu.
(3). Hỗ trợ trong nước
· Hộp xanh lá cây
Chính phủ Việt Nam chủ yếu chi ngân sách cho nông nghiệp thông qua các biện pháp hộp Xanh lá cây, đó là:
ØNghiên cứu nông nghiệp: Mỗi năm, Chính phủ chi khoảng 260-300 tỷ đồng cho nghiên cứu nông nghiệp, một nửa trong số này chi thông qua các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp.
ØĐào tạo: Chính phủ chi khoảng 120-140 tỷ đồng cho đào tạo trong ngành nông nghiệp.
ØKhuyến nông: Năm 1993, hệ thống dịch vụ khuyến nông đã được thành lập ở Việt Nam theo 3 cấp: trung ương, tỉnh và huyện. Chi cho công tác khuyến nông đã tăng nhanh chóng trong những năm qua ở mức khoảng 80 tỷ đồng/năm.
ØCơ sở hạ tầng nông nghiệp: Hàng năm, Chính phủ đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng cho xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước, đập,...
ØMục đích dự trữ lương thực quốc gia: các hoạt động dự trữ lương thực quốc gia bao gồm: gạo (khoảng 500.000 tấn/năm), bảo quản một số giống ngô, rau, thuốc thú y, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng có hại ... etc.
ØCác chương trình môi trường: Chương trình môi trường đáng chú ý nhất là chương trình 5 triệu ha. Mỗi năm, chính phủ chi khoảng 300 tỷ đồng cho trồng rừng và phủ xanh đất trống đồi trọc.
ØTrợ cấp lương thực: cung cấp thức ăn cho người nghèo ở khu vực miền núi và vùng sâu vùng xa hoặc những nơi gặp khó khăn do thiên tai gây ra.
ØChi trả cho công tác khắc phục hậu quả do thiên tai: để giúp người nông dân khắc phục hậu quả do thiên tai, cho những khoản hỗ trợ cụ thể về giá điện dùng trong tưới tiêu, hỗ trợ tài chính để mua giống cây trồng, thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật, ... Miễn thuế sử dụng đất trong một vài vụ cho những nơi bị thiên tai.
ØChi trả theo chương trình hỗ trợ vùng: bao gồm các hoạt động như: chương trình định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới; hỗ trợ phí vận chuyển lương thực, muối, phân bón và thuốc trừ sâu từ đồng bằng lên miền núi; chương trình phát triển kinh tế xã hội Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, và vùng núi phía Bắc. Do đây là những chương trình lồng ghép nên số liệu không thu thập được.
ØCông tác thú y và bảo vệ thực vật để phòng và chống dịch bệnh.
· Hộp hổ phách
Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg tháng 3/2004 về các giải pháp khắc phục khó khăn cho ngành công nghiệp mía đường. Vốn từ ngân sách nhà nước sẽ được cấp cho các nhà máy mía đường, bao gồm cả xoá nợ đối với ngân sách chính phủ (như nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng), cơ cấu lại các khoản nợ chưa trả của các nhà máy đường, bù đắp cho khoản chi phí tăng thêm do biến động tỷ giá hối đoái, cấp tín dụng ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ Xuất khẩu của Chính phủ.
Đánh giá mức độ hỗ trợ trong nước của Việt Nam so với AoA
ØHầu hết những biện pháp hỗ trợ trong nước thuộc dạng Hộp Xanh lá cây (chiếm khoảng 91,7% tổng giá trị các khoản hỗ trợ trong nước trong giai đoạn 1996-1998).
ØHỗ trợ hộp xanh lam chiếm khoảng 7,1%.
ØHỗ trợ theo dạng hộp Hổ phách khoảng 1% trong tổng hỗ trợ trong nước. Như vậy là với mức hỗ trợ trong nông nghiệp thuộc biện pháp hộp Hổ phách 1% của Việt Nam là rất thấp so với mức mức cho phép thông thường cho các nước đang phát triển là dưới 10%.
(4). Trợ cấp xuất khẩu
Quỹ Hỗ trợ Xuất khẩu được thành lập năm 1999 nhằm hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy xuất khẩu. Có một số loại hình hỗ trợ xuất khẩu thông qua Quỹ này:
· Gạo: hỗ trợ mức lãi suất để mua gạo tạm trữ phục vụ xuất khẩu (Theo chương trình này, các doanh nghiệp sẽ được yêu cầu mua một lượng gạo nhất định vào thời điểm chính vụ, lưu trữ gạo trong kho trong một vài thàng nhất định và sau đó đem xuất khẩu. Chính phủ sẽ dành cho những doanh nghiệp này những hỗ trợ về tài chính để chi trả lãi suất trong thời gian tạm trữ); bù lỗ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo;
· Rau quả: hỗ trợ xuất khẩu dứa và dưa chuột đóng hộp;
· Cà phê: bồi thường thiệt hại cho xuất khẩu cà phê niên vụ 1999 và 2000; hỗ trợ lãi suất thu mua cà phê cho mục đích tạm trữ;
· Thịt lợn: hỗ trợ xuất khẩu thịt lợn;
Đến nay, Việt Nam đã giảm dần các khoản trợ cấp và cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập WTO. Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm.Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này.
Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top