Non-Crackpot Theory - Lý Giải về The Reichenbach - Richard Brook là thật

"Thực ra thì chúng ta biết được bao nhiêu về Jim Moriaty?"

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Source: http://eva-christine.tumblr.com

Dịch: Apple Head 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Giả thuyết về IOU để lại rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp: Ai là Richard Brook? Tại sao hành động của Sherlock lại hoàn toàn khác hẳn với tính cách thường ngày trong suốt tập phim? Từ khi nào Mycroft lại trở nên ngu ngốc đến thế? Vấn đề sau cuối là gì? Tại sao Moriaty lại cảm ơn Sherlock trước khi tự sát? Phải có một lời lý giải có lý, không-điên-khùng cho tất cả những chuyện đó – điều gì đó không liên quan đến những mật mã siêu bí ấn hay nhưng viên nén đựng máu thần kì. Nếu IOU không phải là câu đố của Reichenbach thì sao?

Moriaty đã gợi ý về sự tồn tại của câu đố cho Sherlock, nhưng rồi “câu đố” duy nhất mà chúng ta thực sự thấy hóa ra lại là bản Partita số 1 của Bach. Câu đố có thể chỉ là một lời bịp bợm khác, nhưng nếu Moriaty chưa từng tạo ra bất cứ câu đố nào cho Sherlock giải đáp, vậy thì sao hắn ta lại trở nên hết sức giận dữ ở phân cảnh trên nóc tòa nhà như thế? Lưu ý rằng hắn vẫn chưa tức giận khi Sherlock nhịp tay đoạn mã nhị phân rởm – là vị thám tử đã nói: “Ta có thể dùng nó để thay đổi tất cả những thể loại hồ sơ của ngươi, ta có thể tiêu diệt Rich Brook và đem Jim Moriaty trở lại.” lời tuyên bố đã khiến vị cố vấn tội phạm rốt cuộc cũng quát lên một cách mất bình tĩnh.

Những lời đó có gì khiến Moriaty trở nên tức tối đến thế, và tại sao hắn lại gọi Sherlock là một kẻ ngu xuẩn? Nếu không có mã khóa nào, vậy có nghĩa là vị cố vấn tội phạm đã trả tiền cho ai đó để thay đổi các giấy tờ lưu trữ, và việc Sherlock “tiêu diệt Rich Brook và đem Jim Moriaty trở lại” là hoàn toàn có thể bằng cách đơn giản là thay đổi những hồ sơ lưu trữ đó lại (và chuyện đó sẽ không tới nỗi quá khó khi cân nhắc đến việc anh trai của Sherlock là ai). Nhưng nếu như lý do thật sự khiến Moriaty thất vọng đến vậy vì một “Sherlock tầm thường” không phải do đoạn mã nhị phân, mà bởi hắn ta thực sự đã trao cho Sherlock một câu đố - một câu đố mà hắn nghĩ rằng vị thám tử cố vấn chưa hề giải được thì sao? Và có thể, chỉ có thể thôi, rằng câu đố này có gì đó dính dáng đến những lời Sherlock nói “ta có thể tiêu diệt Rich Brook và đem Jim Moriaty trở lại” đã khơi gợi phản ứng dữ dội nơi vị cố vấn tội phạm đến thế thì sao?

“IOU” trông giống như một câu đố, nhưng nếu thật sự nó là một câu đố, Moriaty sẽ không bỏ qua nó như một chi tiết không quan trọng chỉ bởi Sherlock tầm thường không giải được nó. Vị cố vấn tội phạm này là loại người không thể “chịu đựng được một giai điệu còn dang dở”. Nếu hắn thực sự đã đưa cho Sherlock một câu đố, hắn sẽ nhắc đến nó trong lần chạm trán cuối cùng với vị thám tử cố vấn. Nếu câu đố Reichenbach có tồn tại, nó phải là điều sẽ được Moriaty nói đến với Sherlock trên nóc tòa St. Bart’s. Nhưng “IOU” lại không hề được nhắc tới, nên không phải là nó rồi.

Hãy xem hắn thực sự đã nhắc đến những gì.

Sau khi gọi Sherlock là tầm thường và tuyên bố rằng mình đã đánh bại vị thám tử, Moriaty đã hỏi anh hai câu: “Ngươi có gần như đã bắt đầu tự hỏi liệu ta có thật hay không chưa? Hay ta đã gần như lừa được ngươi luôn rồi?” Hắn không hề hỏi về mã khóa, chuỗi mã nhị phân, hay thông điệp “IOU”. Nghe có vẻ như hắn chỉ đơn giản là đang chế nhạo vị thám tử, nhưng nếu hắn thực ra đang thử Sherlock ở đây thì sao?

Moriaty: “Ngươi có gần như đã bắt đầu tự hỏi liệu ta có thật hay không chưa? Hay ta đã gần như lừa được ngươi luôn rồi?”

Sherlock: “Richard Brook.”

Moriaty: “Dường như không ai hiểu trò đùa này. Nhưng ngươi thì hiểu.”

Sherlock: “Tất nhiên.”

Moriaty: “Giỏi lắm.”

Sherlock: “Richard Brook trong tiếng Đức là Reichenbach. Vụ án làm nên tên tuổi của ta.”

Vị thám tử đã hăm hở chứng tỏ mình hiểu được trò đùa mà “dường như không ai hiểu” này và rồi anh gõ nhịp tay để “chứng minh” rằng anh không chỉ hiểu được trò đùa mang tên Richard Brook mà còn cả mã nhị phân nữa.

Giờ thì, nên nhớ rằng Sherlock chỉ đang giả vờ tin vào mã nhị phân đó. Như đã được chỉ ra trong phần đầu ở giả thuyết dị thường, đoạn “mã” anh gõ trong phòng thí nghiệm ở Bart’s hoàn toán khách với chuỗi “Partita số 1” của Moriaty. Nhưng nếu Sherlock đang cố để tỏ ra là một tên ngu xuẩn tầm thường, vậy thì tại sao anh lại cho thấy mình là người duy nhất hiểu được nguồn gốc của cái tên Richard Brook? Có gì đó không đúng trong chuyện này.

Moriaty (nhìn vào những ngón tay Sherlock): “Tốt lắm. Ngươi cũng hiểu điều đó nữa.”

 Đây là đoạn mà mọi chuyện trở nên thú vị: chú ý từ “cũng” trong câu nói. Sherlock tầm thường, tất nhiên, không hiểu đoạn mã khóa – đoạn mã khóa không hề tồn tại – nhưng lời bình luận mỉa mai của Moriaty nghe như thể Sherlock không hiểu gì hết, kể cả đoạn mã khóa lẫn trò đùa Richard Brook.

Chà, tất nhiên là thế rồi. Làm sao “Sherlock tầm thường” có thể hiểu đúng được bất cứ điều gì nếu anh đang giả vờ ngu ngốc? Vị thám tử “ra vẻ” tin rằng Richard Brook được đặt theo tên vụ án đã làm nên tên tuổi của anh, cũng giống như anh “ra vẻ” tin vào “một vài dòng mã vi tính sẽ làm sụp đổ cả thế giới.” Nếu như “Sherlock tầm thường” không hiểu được trò đùa Richard Brook, thì có nghĩa là Moriaty không đặt tên cho cái bản ngã đã được hoán đổi của hắn theo tên vụ án nổi tiếng nhất của Sherlock. Nó có nghĩa là mọi thứ đều theo trình tự ngược lại, trái lại hóa phải (hay như trong vụ này thì, thuận cả hai tay), và chúng ta cần phải nghiên cứu lại toàn bộ cả hai sê ri phim.

Thực ra thì chúng ta biết được bao nhiêu về Jim Moriaty? Vị cố vấn tội phạm này được cho là hoạt động dưới tên thật của mình, nhưng rồi bằng cách nào đó mà hắn vẫn xoay xở để giữ nguyên trạng thái bí ẩn của mình được. Chúng ta chưa từng được cho biết bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Sherlock đã tìm ra bất cứ điều gì về Jim Moriaty (hồ sơ công khai, học bạ, giấy khai sinh, kết quả Google, bất cứ thứ gì). Bà Wenceslas từng thừa nhận với Sherlock và Lestrade rằng bà ta được chỉ dẫn bởi Moriaty, nhưng Lestrade cũng chưa bao giờ tìm thấy bất cứ điều gì về vị cố vấn tội phạm này (nếu Lestrade tìm được thì Sherlock đã không nghi ngờ John là Moriaty ở phân cảnh hồ bơi). Moriaty tiết lộ rằng hắn “chưa bao giờ thích” Carl Powers, vậy nên hai cậu bé không chỉ vừa mới gặp nhau lần đầu ở giải đua đó – họ thực sự đã biết nhau từ trước. Mối liên hệ giữa hai người chưa từng được giải thích; điều duy nhất mà Sherlock từng nói về vụ này là những người bạn cùng lớp của Carl “đã được điều tra rõ là trong sạch.” Trong suốt phiên tòa xử Moriaty, tất cả những gì mà báo chí nói về kẻ trộm vương miện này là hắn gốc Ai-len, “không có nơi ở cố định”, và là “người đàn ông bí ẩn của vùng đất Ai-len.” Như thể hắn không có quá khứ vậy.

[To be continued]... 

"Không có điều gì được biết về Jim Moriarty bởi vì ngay từ đầu hắn đã chưa bao giờ tồn tại."

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Source: http://eva-christine.tumblr.com

Dịch: Apple Head 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Moriarty đã xoay xở thế nào để xóa sạch từng hồ sơ một chứng minh sự tồn tại của hắn nếu hắn không có trong tay đoạn mã vi tính có thể mở “bất kì cánh cửa nào, ở bất cứ đâu”? Hơn nữa, làm cách nào hắn tạo ra được Richard Brook, một nam diễn viên? Hắn có thể đã trả tiền cho ai đó để thay đổi toàn bộ hồ sơ của mình, cũng giống như hắn đã thuê người để thực hiện vụ cướp giữa ban ngày, nhưng về bản sơ yếu lý lịch của Richard thì sao? “Rich được biết đến nhiều nhất với vai diễn bác sĩ gây mê quả cảm Brian Stokes trong bộ phim truyền hình dài tập đề tài y học mang tên Emergency của đài BBC1.” Tại sao một tên trùm tội phạm lại cho chi tiết “phim truyền hình dài tập đề tài y học” vào trong sơ yếu lý lịch giả mạo của mình? Hắn không nhận ra để kiểm chứng lại một điều như thế là vô cùng dễ dàng và sẽ hủy hoại toàn bộ câu chuyện của hắn hay sao? Sao lại liệt mục “hoạt động truyền hình” vào đó để làm gì? Không phải sẽ có lý hơn nếu chỉ liệt ra một vài vở kịch nhà hát nhỏ thôi sao?

Đó là một dạng nguyên lý dao cạo Occam (lời giải thích đơn giản nhất là lời giải đúng nhất). Không có điều gì được biết về Jim Moriarty bởi vì ngay từ đầu hắn đã chưa bao giờ tồn tại.Richard Brook, mặt khác, lại có thể dễ dàng chứng minh sự tồn tại của mình bởi hắn là một con người hoàn toàn có thật. Một người tình Ai-len giọng nói dịu dàng, nhỏ nhẹ từ một bộ phim truyền hình nổi tiếng về y học, hắn có thể biết Carl Powers rất rõ – thậm chí còn có thể là bạn cùng lớp của cậu ta – và sẽ vẫn có thể được “chứng minh là trong sạch”. Và nếu tên Richard Brook này lựa chọn để tham gia vào bất cứ hoạt động tội phạm ngoại khóa nào, hắn sẽ không sử dụng tên thật của mình, đúng không? Hắn ta sẽ không ngu xuẩn đến thế. Hắn hẳn phải đặt ra một bí danh nào đó cho mình.

Nếu Richard Brook trực tiếp gặp khách hàng của mình, hắn sẽ đặt bản thân vào mối rủi ro trong việc rốt cuộc sẽ bị nhận ra là nam diễn viên đóng trong phim Emergency hoặc là người kể chuyện cho trẻ em trên truyền hình. Đó là lý do tại sao hắn phải luôn luôn “đứng trên mọi thứ.” Đó là lý do tại sao hắn tổ chức các phi vụ phạm pháp , nhưng những khách hàng của hắn không bao giờ có được bất cứ tiếp xúc trực tiếp nào với hắn – “chỉ qua những tin nhắn, tiếng thì thầm.” Tôi ngạc nhiên rằng hắn không bị nhận ra trong phiên xử án, nhưng tôi cho rằng nghệ thuật của sự trá hình là biết được làm cách nào để che đậy ngay cả trong một tình cảnh rõ ràng. Tôi chắc rằng vài người nghĩ rằng tên trộm vương miện chỉ trông rất giống với “cái gã trong phim đó” thôi, nhưng người ta chỉ thấy cái mà họ muốn thấy, và không ai muốn cho rằng một tên trùm sò lại là một diễn viên cả. Bên cạnh đó, Richard biết rằng nếu có ai đó nhận ra, hắn chỉ việc ca bài ca “Sherlock mướn tôi” sớm hơn một chút và chứng minh điều đó với tất cả những công tác truyền hình mà hắn đã làm.

Nhưng khoan, thế còn bức tranh “Falls of the Reichenbach”, kiệt tác của Turner thì sao? Đây là vụ án mà sau nó, mọi người đều bắt đầu gọi Sherlock là người anh hùng Reichenbach. Đây là lý do Moriarty đặt tên cho bản ngã được hoán đổi của hắn là Richard Brook, đúng chứ?

Không nhất thiết phải thế. Lưu ý rằng chúng ta chưa bao giờ được cung cấp câu chuyện về tên trộm bức tranh này – chúng ta không biết ai đã đánh cắp nó, tại sao nó lại bị đánh cắp, hay làm thế nào Sherlock tìm lại được nó. Điều mà chúng ta thực biết là Moriarty chí ít luôn dự phần vào từng vụ án sừng sỏ xảy ra ở London. Chỉ trừ vụ án “Hounds of Baskerville” (trong khoảng thời gian đó Moriarty đang bị giam), còn lại hắn đứng đằng sau từng vụ trọng án một mà Sherlock đã phá. Tên trộm bức họa kiệt tác của Turner là một vụ trọng án, nên xác suất việc mạng lưới tội phạm của Moriarty có nhúng tay vào là rất lớn. Nếu chúng ta tính đến chuyện trò đùa Richard Brook của Moriarty mà “Sherlock tầm thường” không hiểu được, chuyện sẽ trở nên khá rõ ràng rằng vị cố vấn tội phạm không phải đã đặt tên cho bản ngã được hoán đổi của mình sau vụ bức họa. Hắn đã chọn chính bức họa. “Falls of the Reichenbach”. Cú ngã của Richard Brook. Cú ngã mà hắn nợ Sherlock.

Nếu thực vậy, thì “IOU” chỉ đơn giản là một lời nhắc nhở cho cú ngã sắp xảy ra.

Thế nên, đây là giả thuyết không-điên-khùng của tôi về Re...[to be continue] =))

"Rumpelstiltskin là, tất nhiên, một con quỷ chuyên đi bảo người khác phải đoán tên của nó không thì liệu hồn."

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Source: http://eva-christine.tumblr.com

Dịch: Apple Head 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Thế nên, đây là giả thuyết không-điên-khùng của tôi về Reichenbach: tên thật của Jim Moriarty là Richard Brook. Ban ngày là diễn viên còn ban đêm là cố vấn tội phạm, hắn ngày càng thấy chán nản với việc chơi đùa cùng những con người tầm thường. Hắn cần một khán giả biết thưởng thức – đó là khuyết điểm của một thiên tài. Richard Brook muốn vị thám tử cố vấn đoán ra hắn, đoán ra tên của hắn. Đây mới là câu đố Reichenbach của hắn.Đây mới là lý do vì sao hắn nổi cáu khi Sherlock nói anh có thể “đem Jim Moriarty trở lại.” Richard Brook không phải hàng giả. Hàng giả ở đây là Jim Moriarty.

Nó cũng lý giải được sự ám ảnh của Moriarty với những câu chuyện cổ của Grimm. Còn nhớ bưu kiện với một em gingerbread cháy đen bên trong chứ? Chúng ta chưa từng được cho xem mặt trước của bưu kiện, nhưng bà Hudson đã nói rằng cái tên trên đó là một “cái tên buồn cười lắm, kiểu Đức, giống như trong truyện cổ tích ấy.” (Rõ ràng là bà đang nói về cái tên trên bưu kiện, không phải tên của gã nào đó đưa thư – nếu bà đã quyết định thông báo cho Sherlock và John tên của cái gã đưa thư buồn cười và giống truyện cổ tích như thế nào, thì ít nhất bà cũng phải nói ra cái tên đó là gì chứ. Bưu kiện của Moriarty gửi đến lần này có để tên người gửi; đó là lý do tại sao bà Hudson không thấy cần thiết phải nói ra cái tên buồn cười đó cho Sherlock và John bởi vì cái tên ấy đã nằm ngay đó trên bưu kiện rồi.

Giờ thì, tự hỏi xem: Cái tên tiếng Đức nào “giống như truyện cổ tích,” một cái tên nổi tiếng đủ để cho bà Hudson nhận ra rằng nó “giống như trong truyện cổ tích”, và trông rất “buồn cười” đối với một người Anh bản xứ? Tôi đã nghĩ đến tên tiếng Đức của Richard Brook: Reichenbach/Reichen Bach, nhưng Reichenbach thì đâu có “giống như trong truyện cổ tích.” Grimm thì lại không phải là một cái tên buồn cười. Rapunzel thì có thể tức khắc nhận ra được là một cái tên tiếng Đức từ truyện cổ tích, nhưng Moriarty chẳng phải đã nói hắn là “một nhân vật phản diện xưa cổ hay ho” đó sao?

Cái tên buồn cười nhất trong lịch sử nào cũng là tên của một nhân vật trong truyện cổ tích của người Đức? Một cái tên trùng khớp cho “một nhân vật phản diện xưa cổ hay ho”?

Rumpelstiltskin/Rumpelstilzchen là câu chuyện cổ tích của người Đức đã nảy ra trong đầu tôi sau mô tả của bà Hudson và là câu chuyện cổ duy nhất trong bản in Truyển cổ Grimmcủa Moriarty có thể thực sự trùng khớp với mô tả này. Rumpelstiltskin là, tất nhiên, một con quỷ chuyên đi bảo người khác phải đoán tên của nó không thì liệu hồn.

Bức bưu kiện với một cái bánh gingerbread cháy đen bên trong phải là tác phẩm từ Ngài Rumpelstiltskin hay Rumpelstilzchen – buồn cười, kiểu Đức, và có thể nhận ra tức khắc như một câu chuyện cổ tích vậy.

Rumpelstilzchen là một manh mối từ Richard Brook, nhưng đây không phải là điều đã giúp Sherlock giải được câu đố của Richard. Lưu ý rằng vị thám tử dễ thấy đã trở nên kích động khi anh nghe về cái tên buồn cười giống-chuyện-cổ-tích đó, nhưng anh đã không hỏi bà Hudson nói cho anh biết cái tên đó là gì, cũng không hỏi về cái bọc bưu kiện. Anh rất có thểđã nhìn thấy tên người gửi khi John để bức bưu kiện trên bàn, nhưng thậm chí nếu có là như thế đi nữa thì tại sao anh lại không hỏi tên người gửi ngay cái lúc anh nghe về nó?

Người ta không thường hỏi nếu họ đã biết câu trả lời, và họ có khuynh hướng sẽ không hỏi gì cả nếu họ biết cả câu trả lời và cả việc căn hộ của hộ đang bị theo dõi bởi những camera chìm. Sherlock không hỏi bà Hudson tên người gửi trên bọc bưu kiện bởi vì anh đã giải được câu đố của Richard Brook và, theo như bằng chứng có được từ vụ Hansel và Gretel, anh thông thạo về những câu chuyện cổ tích. Anh biết Richard đang chơi trò “đoán tên” với mình, và vì thế nên anh có thể dễ dàng suy ra cái bí danh cổ tích của vị cố vấn tội phạm chỉ dựa trên mô tả của bà Hudson. Và nếu câu đố đã được giải ở thời điểm này, nó có nghĩa là “Ngài Rumpelstilzchen” không phải là manh mối đầu tiên Sherlock nhận được từ Richard.

[To be continued]Phần sau khá là hay đấy :3 

"Janus, như John Watson đã nhớ một cách chính xác, là “một vị thần có hai mặt” – vị thần của sự bắt đầu, kết thúc, và sự biến đổi giữa hai trạng thái, thân phận khác nhau."

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Source: http://eva-christine.tumblr.com

Dịch: Apple Head 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

[Và nếu câu đố đã được giải ở thời điểm này, nó có nghĩa là “Ngài Rumpelstilzchen” không phải là manh mối đầu tiên Sherlock nhận được từ Richard.] (từ phần cuối P3)

Gã đánh bom thân thiện đã nói hắn “chưa bao giờ thích” Carl Powers, vậy nên giải bơi đua không phải là nơi họ gặp nhau lần đầu. Carl đã cười nhạo hắn, điều này chỉ ra rằng họ cùng chung nhóm tuổi. Vị cố vấn tội phạm cũng không hơn tuổi Sherlock bao nhiêu, vẫn “chỉ là một đứa nhóc” khi Carl chết đuối. Vậy, Carl đã bị giết bởi một đứa trẻ biết Carl nhưng “chưa bao giờ thích cậu ta” và là người đã động vào kem bôi chàm bội nhiễm của Carl. Kết luận đơn giản nhất là kẻ giết Carl là bạn cùng cùng lớp của cậu ta.

Hãy xem phần còn lại của đoạn hội thoại giữa Sherlock và gã đánh bom.

Chú ý là Moriarty chỉ trả lời câu hỏi của Sherlock về tiếng ồn, nhưng lại lờ đi câu hỏi thứ nhất của vị thám tử: Người là ai? Lần kế tiếp hắn gọi Sherlock (thông qua con tin), những lời đầu tiên của hắn là: Manh mối ở trong cái tên – Janus Cars.

Nhìn thoáng qua thì đoạn này có vẻ như không có gì uẩn khúc: Moriarty đang cung cấp manh mối cho Sherlock để giải đáp vụ mất tích của Ian Monkford. Tuy nhiên, lưu ý rằng đó là lần đầu tiên và duy nhất trong toàn bộ sê ri mà Moriarty thực sự đưa ra manh mối. Hắn không hề giúp Sherlock trong bất cứ câu đố nào khác, không hề thậm chí khi vị thám tử không thể đoán ra chi tiết Sao Băng Van Buren cho tới những giây cuối cùng. Tôi nghĩ cũng đáng lưu ý chi tiết ở thời điểm khi Moriarty rốt cuộc cũng thấy rằng nên cung cấp manh mối, Sherlock đã kiểm tra xong máu của Monkford trong phòng thí nghiệm rồi, sau khi anh kết luận ông chủ của Janus Cars là kẻ nói dối. Vụ án trên thực tế đã được phá xong, và Sherlock vẫn còn dư rất nhiều thời gian trước hạn chót. Không lẽ Moriarty lại thực sự thảm hại tới mức phải viện vào cái cớ cung cấp một manh mối không cần thiết chỉ để nghe giọng của Sherlock? Không có lý nào.

Chuyện đó, trừ phi cuộc gọi này không phải để nói về vụ mất tích của Ian Monkford. Đúng, Moriarty cung cấp manh mối cho Sherlock bởi hắn buồn chán, nhưng hắn buồn chán nói chung – buồn chán khi phải chơi những trò chơi nhàm chán với những con người bình thường. Moriarty ở đây không phải đang nói về vụ mất tích của Monkford, không thực sự thế. Hắn đang trả lời cho câu hỏi lúc trước của Sherlock: “Ngươi là ai?”

Manh mối cho nhân dạng kép của Moriarty nằm trong cái tên – Janus Cars. Janus, như John Watson đã nhớ một cách chính xác, là “một vị thần có hai mặt” – vị thần của sự bắt đầu, kết thúc, và sự biến đổi giữa hai trạng thái, thân phận khác nhau.

Hai “mặt” khác nhau của gã đánh bom thân thiện là Richard Brook và Jim Moriarty. Thật tình cờ (hay có lẽ không phải tình cờ), Richard Brook là một diễn viên, và những mặt nạ của Janus là biểu tượng của sân khấu.

Richard biết rằng sau khi hắn tự giới thiệu mình là Jim Moriarty, Sherlock sẽ tìm hiểu mối liên hệ giữa Moriarty và Carl. (Và khi tôi nói “tìm hiểu”, ý tôi không chỉ là thông qua Google. Sherlock có thể tùy ý sử dụng nguồn tài liệu ở Scotland Yard, và anh trai của anh hoạt động trong Sở Bảo Mật Anh Quốc và cả CIA khi có thời gian rảnh.) Richard cũng biết rằng Sherlock sẽ không thể tìm ra “Jim Moriarty” giữa đám bạn cùng lớp, hàng xóm láng giềng, họ hàng hay những đối thủ bơi lội của Carl. Nếu Sherlock đủ thông minh để ghép manh mối của “vị thần hai mặt”, lời thú nhận “chưa từng thích” Carl, và sự thực rằng không hề có bất kì hồ sơ lưu trữ nào mang tên James Moriarty lại với nhau, thì hẳn anh đã có thể dễ dàng giải được câu đố của Richard rồi.

Vị cố vấn tội phạm trực tiếp ra mặt ở phân cảnh hồ bơi, vì thế “đoán” tên thật của hắn dễ như ăn bánh. Tất cả những gì Sherlock phải làm là tìm tên những người bạn cùng lớp với Carl, những đối thủ lâu năm, những người hàng xóm còn ít tuổi, và cả những người họ hàng – từng đứa trẻ mà có thể quen Carl đủ để chưa bao giờ thích cậu và người có khả năng tiếp xúc với thuốc thang của cậu – và rồi tìm xem những đứa trẻ đó khi lớn trông như thế nào. Manh mối Janus chỉ ra một người mang hai nhân dạng, nên Sherlock cần phải tìm những bức ảnh những người bạn cùng lớp với Carl, ngay cả khi tất cả họ đều đã được “chứng minh trong sạch”. (Tôi cho rằng anh cũng có thể tìm những nam diễn viên trong số họ nếu bạn muốn suy diễn Janus như là một manh mối liên quan đến sân khấu, nhưng cũng có hơi khiên cưỡng một chút). Vị thám tử luôn tìm hiểu các chi tiết rất tỉ mỉ, và anh có thể thâm nhập vào toàn bộ các thể loại hồ sơ lưu trữ thông qua Lestrade và Mycroft. Bên cạnh đó, Richard Brook là một diễn viên đạt giải thưởng từ một show truyền hình nổi tiếng, nên những hình ảnh của hắn phải có thể dễ dàng tìm được trên mạng chỉ cần một dòng tìm kiếm đơn giản trên Google.

Tròn một năm trôi qua giữa hai sự kiện “The Great Game” và...[to be continued]

"Mycroft là người thông minh hơn cả Sherlock. Nếu Sherlock đã không tin vào đoạn mã khóa, thì Mycroft cũng vậy."

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Source: http://eva-christine.tumblr.com

Dịch: Apple Head 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tròn một năm trôi qua giữa hai sự kiện “The Great Game” và vụ án Reichenbach, thế nên Sherlock hẳn đã có hơn cả đủ thời gian để kiểm tra hình ảnh của những người bạn của Carl và tìm được Richard Brook giữa số đó. Chú ý là một Sherlock Holmes nguyên bản là người sẽ “từ chối tiếng tăm với sự khinh bỉ”, trong phiên bản này cũng vậy, Sherlock coi hình ảnh trước công chúng như một điều cuối cùng mà anh cần. Sự xuất hiện của bức họa Reichenbach chính xác là khoảnh khắc mà Sherlock bắt đầu hành động không giống với con người của mình – một vị thám tử tư từng che mặt trong những bức ảnh giờ đây lại bắt đầu tham dự những cuộc họp báo và tạo dáng chụp ảnh. Sự thay đổi thái độ đột ngột trước danh tiếng chỉ có thể được lý giải bởi sự tương đồng giữa cái tên của kẻ trộm tranh và cái tên của kẻ thù truyền kiếp của anh. Sherlock hiểu rằng Richard đang chơi đùa với anh lần nữa, và thế là anh cũng đáp lại. Khi vị cố vấn tội phạm bắt đầu gây ra những vụ trọng án theo cách của hắn, thì Sherlock cũng làm hết sức để trở thành “vị thám tử được yêu thích của quốc gia”, cố ý tạo ra những khả năng tiềm tàng trong “câu chuyện đời tư” mà Richard đã moi được từ Mycroft.

Tôi không tin dù chỉ một giây rằng Mycroft đã kể về đời tư thực sự của Sherlock cho Richard. Chỉ có một kẻ ngu xuẩn cực kì mới đi tin vào “một thứ vũ khí tối tân, đoạn mã khóa – chỉ vài dòng mã vi tính có thể mở được bất kì cánh cửa nào.” Mycroft là người thông minh hơn cả Sherlock. Nếu Sherlock đã không tin vào đoạn mã khóa, thì Mycroft cũng vậy. Điều đó có nghĩa là đoạn mã khóa không phải là lý do để vị cố vấn tội phạm bị bắt và tra khảo hàng tháng trời. Trong “A Scandal in Belgravia”, Mycroft đã nhận xét rằng Moriarty dường như đang nỗ lực trong tuyệt vọng để có được sự chú ý từ phía ông, điều mà “có thể sắp xếp được”, vì thế đoạn tra khảo ở phần cuối tập “The Hounds of Baskerville” chắc hẳn là “sự chú ý” đã được sắp xếp. Xét thấy tình trạng của những bức tường trong phòng giam Richard, họ thực sự là đã nói chuyện về Sherlock. Nhưng Mycroft không hề quan tâm đến “thứ vũ khí tối tân” đó, nên ông không có lý do gì để ba hoa chích chòe về toàn bộ đời tư của em trai mình cho một tên loạn nhân cách bị ám ảnh như thế. Trên thực tế, Mycroft sẽ không tiết lộ bất cứ điều gì thậm chí nếu ông có quan tâm đến thứ vũ khí đó đi nữa – Mycroft Holmes không phải người hay tiết lộ bí mật. Nếu Mycroft đã cố làm cho Richard phải nói chuyện, và nếu chuyện đời tư của Sherlock là điều duy nhất có thể khiến cho vị cố vân tội phạm mở miệng, thì không phải có lý hơn nhiều nếu đơn giản chỉ bịa ra một mớ chuyện ba xạo cho hắn sao?

Cách lý giải lý lẽ duy nhất cho việc vì sao Mycroft, người anh trai thông minh, lại đi ba hoa về toàn bộ chuyện đời tư của Sherlock cho vị cố vấn tội phạm khi mà thậm chí ông còn không tin vào đoạn mã khóa là bởi bì không có điều gì ông nói về Sherlock là sự thật cả. (Sherlock cũng biết chuyện này, tất nhiên, và hẳn là cũng góp phần thêm mắm dặm muối cho “câu chuyện đời tư” này – chú ý đến điểm anh hoàn toàn thiếu hứng thú với việc “Sherlock là kẻ giả mạo!” bị lộ ra. Kitty đã đưa cho John xem bản thảo về bài báo chưa xuất bản của mình, nhưng thậm chí Sherlock còn không buồn nhìn tới nó lấy một cái.) Nếu Mycroft đã nói dối với Richard, nó có nghĩa là bài báo vạch trần của Kitty và toàn bộ những bài báo theo sau sử dụng những lời phát biểu của Richard Brook có thể dễ dàng được chứng minh là giả mạo ở season 3.

Mycroft không thể hạ sát Richard hay giam cầm hắn mãi mãi được – “mạng lưới tội phạm với hàng ngàn sợi tơ” của con nhện này sẽ phản pháo lại, rất có thể sẽ làm đau Sherlock trong quá trình đó nữa. Nên ông đã thả Richard, và anh em nhà Holmes bắt đầu vào vai “tầm thường” để khiến vị cố vấn tội phạm nới lỏng cảnh giác. Để có thể có được cuộc chạm trán sau cùng theo như ý muốn, Sherlock cần phải làm cho Richard nghĩ rằng mọi chuyện đều đang diễn ra đúng với kế hoạch của vị cố vấn tội phạm. Đó là lý do tại sao tất cả những hành động của Sherlock đều không giống như con người bình thường của anh. Anh đang diễn xuất.

Khi Richard ghé thăm 221B sau lời tuyên án, Sherlock đã giả vờ tin rằng “không có bất cứ thứ gì ở Ngân Hàng Anh, Tháp London hay Ngục Pentonville có thể tương xứng với giá trị của chiếc chìa khóa” mà Richard đang nắm giữa. Suốt quá trình đó, anh đã cố suy luận ra kế hoạch của vị cố vấn tội phạm:

“Thì sao, ngươi sẽ làm gì? Đốt ta chăng? […] Tại sao ngươi làm tất cả những chuyện này? Ngươi không muốn tiền hay quyền lực, không thật sự thế. Tất cả là vì cái gì?”

Richard thì chỉ luôn miệng nhắc đến vấn đề sau cuối cần phải giải quyết của họ một cách bí hiểm.

[to be continued]

"Tất cả mọi chuyện trông y như một cuộc dàn cảnh." 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Source: http://eva-christine.tumblr.com

Dịch: Apple Head 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Sau tiếng thét của cô bé gái, Sherlock tuyên bố với Lestrade rằng anh không sẵn sàng tham gia vào trò chơi của Moriarty và rồi tiếp tục đột ngột buộc tội John vì bắt đầu tin vào những lời dối trá của Moriarty. Buồn cười thay, anh đã nói tất cả những điều đó trong khi vẫn cầm trên tay chiếc camera của Moriarty mà anh vừa tìm thấy trên kệ sách, và chiếc camera đó vẫn đang hoạt động. Anh chưa bao giờ tắt nó đi, đem nó ra khỏi phòng, che nó lại hay đập vỡ nó đi cả - khi anh nối nó vào máy tính của mình, nó vẫn đang trong trạng thái hoạt động.

Lestrade gọi điện và cảnh báo trước cho Sherlock rằng cảnh sát đang đến bắt anh. Vị thám tử có cả khối thời gian để tẩu thoát, nhưng anh không làm thế - hình như việc không ở đó khi cảnh sát đến không đủ để trở thành một kẻ đào tẩu đúng nghĩa, đặc biệt là khi cân nhắc đến chuyện họ thậm chí còn không có lệnh bắt giữ nữa. Chỉ đến khi Sherlock đã bị còng tay và sắp sửa bị đưa về đồn thì anh mới giật lấy một khẩu CO19 của một sĩ quan cảnh sát và thực hiện một “cuộc đào thoát tức thời và táo bạo” của mình mà không có nghi ngờ gì là Richard Brook sẽ nghe về nó. Sau khi ra khỏi vòng quan sát của camera của Moriarty, anh thú nhận với John rằng anh “đang làm những gì mà Moriarty muốn, trở thành một kẻ đào tẩu.”

Khi John đề nghị nhờ Mycroft giúp đỡ, Sherlock nói đây không phải thời gian cho “cuộc đoàn tụ gia đình” (điều mà khá là buồn cười khi xét đến việc anh đã không hề băn khoăn điều gì khi gọi cho “anh trai yêu quý” nhờ giúp thâm nhập vào Baskerville trong tập trước). Nhưng có thể là Mycroft đã giúp Sherlock làm “những gì mà Moriarty” muốn rồi. Vị thám tử biết rằng anh sẽ không thể trở thành một kẻ đào tẩu được nếu cảnh sát không đưa ra lệnh bắt giữ. Phía cảnh sát không hề có chứng cứ về sự dính líu của Sherlock với vụ bắt cóc ngoại trừ “cảm giác khoái mè nheo” của trung sĩ Donovan và tiếng thét của một cô bé rõ ràng là đang bị ngộ độc thủy ngân. Cô bé “chưa hề thốt ra một âm tiết nào”, thế nên họkhông có những chứng cớ đủ lý lẽ để nghi ngờ Sherlock ít nhất là cho đến khi cô bé bắt đầu nói chuyện. Đơn giản là không có đủ chứng cứ để ra lệnh bắt giữ. Sau khi từ chối về đồn cảnh sát với Lestrade, Sherlock nói rằng cảnh sát sẽ quyết định “có quay trở lại với một lệnh bắt giữ hay không” và ngay lập tức bắt đầu gõ gì đó trên laptop của mình. Máy quay phim đã rất cẩn thận không chiếu cho chúng ta xem màn hình máy tính lúc đó.

Khi Tổng Chánh Thanh Tra bảo Lestrade đến bắt Sherlock, ông lập tức gọi cho John và nói rằng tất cả bọn họ chuẩn bị đến 221B “ngay bây giờ”. Phía cảnh sát không thể có được một lệnh bắt giữ, nhưng họ lại đang trên đường đến 221B ngay lúc này mà không buồn màng đến công lý. Tôi cho rằng có thể cô bé đã chịu nói chuyện, nói rằng tên người xấu đã bắt cóc em trông giống Sherlock, và Lestrade đã xoay xở để có một lệnh bắt giữ ngay cả trước khi đến gặp Tổng Chánh.

John: “Anh có lệnh bắt giữ không? Có không?”

Lestrade: “Bỏ đi, John.”

Nhưng nếu họ có lệnh bắt giữ, sao Lestrade lại bảo John “bỏ đi”? Tôi hiểu một bộ phim trinh thám trên truyền hình không hẳn phải đúng như thực tế 100%, nhưng coi nào. Không chỉ việc cảnh sát đến bắt Sherlock mà không hề có lệnh bắt giữ và không có một mẩu bằng chứng nào, mà họ còn đem đến cả một đoàn quân được vũ trang với Glock 17 và MP5 một cách hoàn toàn không cần thiết – tất cả mọi thứ đó để bắt một người đàn ông không khí giới.

Việc đầu tiên Sherlock làm sau khi đào thoát là vứt khẩu súng đánh cắp đi, hẳn là để cảnh sát không đem toàn bộ lực lượng của họ để truy tìm một kẻ đào tẩu có vũ khí. Nhưng phía cảnh sát thậm chí còn không có thời gian để truy tìm anh một cách thích đáng vì có chuyện quan trọng hơn vừa xảy ra – toàn bộ đơn vị rất là vừa ưa được triệu tập “đến đường 27” ngay lúc em trai của Mycroft chuẩn bị thực hiện một “cuộc đào thoát tức thời và táo bạo”.

Tất cả mọi chuyện trông y như một cuộc dàn cảnh. Màn bắt giữ lố lăng và bất hợp pháp của Sherlock chỉ có lý nếu có người cho rằng vị Tổng Chánh Thanh Tra đã được cấp trên ra lệnh đi bắt vị thám tử về, đem nguyên đoàn kỵ binh nhé, và đừng có lo về một mẩu giấy bắt giữ làm gì (ví dụ như, bởi vì đây là một vấn đề an ninh quốc gia – Sherlock đã được “trao cho quyền truy cập vào toàn bộ các thể loại thông tin mật”). Tất cả những gì Sherlock phải làm để bảo đảm cho tình trạng đào tẩu của mình là gửi một tin nhắn đên “Chính phủ nước Anh” ngay sau khi Lestrade đi khỏi.

Khi Sherlock trở lại từ cõi chết ở season 3, anh sẽ có thể thuyết phục được rằng lúc đó anh chỉ đang diễn xuất một cách hợp pháp khi đào thoát ở một cuộc bắt giữ không hợp pháp. Không ai bị thương như một kết quả của những hành động của anh, và “con tin” của anh thì sẽ không kiện, vì thế vị thám tử sẽ không phải trốn chạy cảnh sát làm gì. Những đoạn CCTV theo dõi an ninh sẽ chứng minh rằng anh không có mặt ở Surrey trong thời gian xảy ra vụ bắt cóc.

[to be continued]

WARNING: Bắt đầu từ phần sau là giai đoạn của sự "trào NGƯỢC" cho Johnlockians.

"Sau khi rời căn hộ của Kitty, Sherlock rốt cuộc cũng nhận ra kẻ thù truyền kiếp của mình đã lên kế hoạch những gì cho vấn đề sau cuối của họ."

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Source: http://eva-christine.tumblr.com

Dịch: Apple Head 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Trong căn hộ của Kitty, Sherlock không hề phủ nhận bất cứ lời buộc tội nào của Richard. Điều duy nhất anh làm trong suốt toàn bộ cuộc chám trán với Richard là trình diễn một màn kịch hoàn toàn đáng tin về một người đang hết sức mất bình tĩnh.

Sau khi rời căn hộ của Kitty, Sherlock rốt cuộc cũng nhận ra kẻ thù truyền kiếp của mình đã lên kế hoạch những gì cho vấn đề sau cuối của họ.

Anh lập tức bỏ lại John, tìm kiếm sự giúp đỡ từ Molly, và rồi không có nghi ngờ gì là đã liên lạc với anh trai mình – Molly có thể viết một bản báo cáo báo tử giả, nhưng Mycroft mới là người có thể dọn dẹp sạch sẽ mọi đường và đảm bảo rằng sẽ không có ai tình cờ chứng kiến một con vịt cao su khổng lồ được bơm hơi nào đó (hay một tấm đệm, hay một cái thùng rác, hay một tấm lưới) mà Sherlock dùng để hạ cánh. Khi John đến đối chất với Mycroft ở phòng Stranger, vị thám tử đã thông báo với anh mình trước rằng anh sẽ dựng một vụ tự tử giả rồi. Mycroft chưa từng mơ tới hay có ý định để cho chuyện đến nước này, và ông cũng nhận thức rõ ràng là chuyện này sẽ gây đau khổ cho người bạn duy nhất của Sherlock như thế nào khi ông nói, “John…tôi xin lỗi.” Ông xin lỗi John, không phải Sherlock.

Richard nghĩ rằng mọi chuyện đều tiến triển theo đúng như kế hoạch của hắn, nên hắn để cho hàng phòng ngự của mình giảm xuống. Đây là một cơ hội hoàn hảo cho Sherlock để lừa vị cố vấn tội phạm vào trong một cái bẫy – tất cả những gì anh cần là một cái cớ để mời Richard “đến và chơi” trên nóc tòa nhà bệnh viện. Và còn có cái cớ nào hơn chuyện anh đã hiểu ra mã khóa của Richard và nói rằng vị cố vấn tội phạm “có thể muốn lấy lại”? Sherlock đang diễn vai “tầm thường”, nên anh cần có thứ gì đó trông giống như một đoạn mã vi tính đối với một người bình thường. Anh nhắn cho John và bảo anh đến St. Bart’s, trông chờ vào “trí tuệ trung bình” của vị bác sĩ sẽ giúp anh tìm ra một đoạn mã khóa mà chỉ có một người bình thường mới có thể nghĩ ra.

Sherlock: “Đoạn mã vi tính là chìa khóa của vụ này. Chúng ta tìm ra nó, chúng ta có thể dùng được nó. Đánh bại Moriarty ở chính trò chơi của hắn. Hắn ta dùng nó để tạo ra nhân dạng giả mạo, nên chúng ta cũng có thể sử dụng nó để xâm nhập vào các thể loại hồ sơ của hắn và tiêu hủy Richard Brook. Ở đâu đó trong 221B, đâu đó vào cái ngày tòa tuyên án mà hắn đến giấu.”

John: “Hắn đã động vào những gì?”

Sherlock: “Một quả táo, không gì khác nữa.”

John: “Hắn có viết ra thứ gì đó không?”

Sherlock: “Không.”

Thậm chí một người bình thường cũng sẽ không lầm tưởng IOU mà Richard khắc trên quả táo với một đoạn mã vi tính, nên Sherlock không nói cho John biết chuyện đó.

Vị bác sĩ không thể nghĩ ra bất cứ điều gì, nhưng trong lúc suy nghĩ, anh gõ nhẹ lên bàn với những ngón tay của mình. Đây là lúc một ý tưởng nảy ra trong đầu Sherlock – đoạn mã nhị phân. Sherlock nhắn Richard rằng anh đã tìm ra được đoạn mã khóa, nhưng tin nhắn của anh không nói cụ thể đoạn mã khóa là gì: “Có thứ gì đó của ngươi có thể ngươi muốn lấy lại.” Nếu Richard muốn biết một Sherlock tầm thường sẽ tin vào thứ gì như một đoạn mã khóa thì vị cố vấn tội phạm sẽ phải “đến và chơi” trên nóc tòa Bart’s.

Sherlock đã làm mọi thứ để trông như một người bình thường, và Richard cũng không nghĩ ngợi gì khi để một “Sherlock tầm thường” chọn địa điểm cho việc làm cuối cùng của họ - hắn thậm chí còn khen vị thám tử vì đã chọn một tòa nhà cao tầng nữa. Nhưng Sherlock không tầm thường, và Richard đã đi thẳng vào cái bẫy. Như đã biện luận ở lý thuyết khác thường trước đây của tôi, Sherlock phải hiểu rằng sau khi anh nhảy xuống, vị cố vấn tội phạm không mất đến vài giây là đã có thể chạy ngay đến rìa nóc tòa và sẽ thấy một con vịt cao su bơm hơi khổng lồ, thấy người của Mycroft đang dọn dẹp con vịt đó, và một đội ngũ makeup nhà nghề đang làm việc bên dưới.  Sherlock không thể dựng lên màn tự tử của mình được một khi Richard còn đang đứng trên nóc tòa nhà với anh, vậy nên anh hiển nhiên là phải dựa vào giả thuyết là tên tội phạm đến lúc mà anh nhảy phải chết rồi. Anh không thể giết Richard (nếu làm thế thì anh cũng sẽ không thể vui mừng được lâu, khi mà cuộc đối đầu của họ đang bị theo dõi bởi tay súng của Richard). Kế hoạch giả chết của Sherlock chỉ có thể thực hiện được nếu Richard tự sát trước khi Sherlock nhảy. Điều đó có nghĩa là vị thám tử biết rằng kẻ thù của mình sẽ còn hơn cả vui mừng nữa để tự sát nếu được đưa cho một động cơ thích đáng. Làm cách nào mà anh biết thế?

Anh biết sẽ như thế bởi anh đã tìm ra không chỉ chân tướng thật của vị cố vấn tội phạm mà còn cả “vấn đề sau cuối” của hắn là gì.

Vấn đề sau cuối là gì? Richard thật sự đã nói với Sherlock rồi..... [To be continued]

“Ngươi cần ta, không thì ngươi sẽ chẳng là gì. Bởi vì chúng ta đơn giản là giống nhau, ngươi và ta.”

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Source: http://eva-christine.tumblr.com

Dịch: Apple Head 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Vấn đề sau cuối là gì? Richard thật sự đã nói với Sherlock rồi.

“Ngươi cần ta, không thì ngươi sẽ chẳng là gì. Bởi vì chúng ta đơn giản là giống nhau, ngươi và ta.”

Richard nói với Sherlock rằng Sherlock sẽ chẳng là gì cả nếu không có hắn – nhưng hắn không chỉ đơn thuần là nói về Sherlock ở đây, đúng không? Hắn và vị thám tử rốt cuộc “đơn giản là giống nhau”. Điều mà Richard thật sự đang nói đến ở đây là họ sẽ chẳng là gì nếu không có nhau. Nếu Richard giết chết “sự xao lãng tuyệt nhất” của hắn, hắn sẽ lại phải quay về chơi đùa cùng những con người bình thường trước kia. Vị cố vấn tội phạm vô cùng chán nản với việc tiếp tục sống, nhưng nếu hắn chết trước, hắn tin rằng Sherlock sẽ cũng như vậy, nhàm chán đến chết. Hai người họ, theo lý lẽ của Richard, “được sinh ra để dành cho nhau”. Khi một trong hai rốt cuộc cũng đánh bại kẻ kia, người thắng cuộc sẽ không còn ai thú vị để chơi cùng nữa. Đây chính là vấn đề sau cuối của họ. Giải pháp hiển nhiên cho họ là chết cùng nhau.

Và không phải điều đó gần như đã xảy ra ở phần cuối của “The Great Game” hay sao? Richard có thể dễ dàng bước ra khỏi tòa nhà và rồi tay bắn tỉa của hắn sẽ kết liễu Sherlock, John và cái áo đính bom. Tuy nhiên, thay vì để họ bị giết, vị cố vấn tội phạm buồn chán lại bước vào lại bên trong, tuyên bố rằng họ “không được phép để tiếp tục nữa”, đứng ngay sát quả bom, và trao cho Sherlock một sự lựa chọn, hoặc là cùng nổ tung, hai là bị giết bởi tay súng bắn tỉa. Hắn và Sherlock thi nhau nhìn chăm chăm vào đối phương mất một lúc lâu, và ngón tay của Sherlock đặt trên cò súng trong suốt thời gian đó. Cuộc gọi của Irene không thể là điều mà Richard đã lên kế hoạch từ trước được, không thể trừ phi hắn coi vị thám tử như một kẻ hèn nhát. Nếu Sherlock bóp cò một giây sớm hơn, hay nếu Richard không có được một phi vụ hấp dẫn hơn, đó sẽ không phải là “một ngày sai lầm để chết”. Hắn sẽ chọn cách nổ tung, mang theo cả Sherlock. Hai người họ đều sẽ chết, cùng lúc, trong một vụ nổ tráng lệ. Hãy nhìn Richard vào khúc cuối của “The Great Game” – toàn bộ khu vực sắp sửa bị nổ tung, và hắn mỉm cười. Điều này sẽ là sự giải thoát vĩ đại của hắn, theo phong cách anh hùng cảm tử của Verdi.

Nhưng nếu cùng chết chung là điều mà Richard thực sự muốn, vậy thì sao Sherlock lại biết được vị cố vấn tội phạm sẽ không mang theo một quả bom khác lên nóc tòa Bart’s, tắt nguồn điện thoại để phòng khi, và cùng giết cả hai, như hắn đã suýt làm được tại hồ bơi?

Rõ ràng là Richard sẽ không đem một cái áo đính bom khác đến cho Sherlock sau tất cả những rắc rối mà hắn đã phải trải qua để hủy hoại danh tiếng của vị thám tử. Hắn cần Sherlock tự mình tự sát và chết trong ô nhục. Nhưng tôi nghĩ điều này còn hơn thế nữa.

Richard không muốn chết chung với một Sherlock nhàm chán, tầm thường.

Trong “The Great Game”, Sherlock đã giải được tất cả những câu đố của Richard, chứng minh anh là một đối thủ trí tuệ ngang cơ với vị cố vấn tội phạm. Tuy nhiên trong “The Reichenbach Fall”, Sherlock lại diễn vai một tên ngốc tầm thường. Anh không bao giờ giải được câu đó của Richard. Anh không bao giờ có thể đoán ra được vấn đề sau cuối là gì. Anh tin vào việc vài dòng mã máy tính sẽ có thể làm cả thế giới sụp đổ. Trong mắt Richard, Sherlock tự dưng hóa ra lại là một tên lừa đảo thật.

“Suốt cuộc đời ta đã đi tìm kiếm những sự xao lãng, và ngươi là sự xao lãng tuyệt vời nhất, nhưng giờ ta thậm chí còn không có được ngươi nữa bởi ta đã đánh bại ngươi mất rồi. Và ngươi biết gì không? Sau cùng thì điều đó dễ quá. Điều đó quá dễ. Giờ thì ta phải quay về chơi cùng với những con người tầm thường, và ngươi hóa ra cũng tầm thường, giống y như tất cả bọn chúng.”

Nếu Sherlock để Richard biết được anh đã “đoán ra” tên hắn rồi, vị cố vấn tội phạm sẽ cùng giết cả hai và giải quyết được vấn đề sau cuối của họ. Nhưng nếu Sherlock chỉ là một kẻ tầm thường, nếu anh không phải đối thủ ngang cơ với Richard, nếu họ không “sinh ra để dành cho nhau” thì chết chung cũng chẳng có nghĩa lý gì. Richard hoàn toàn đơn độc trên thế giới này. Không có ai được như hắn cả.

Nhưng hắn vẫn phải kết thúc câu chuyện cổ tích tàn nhẫn của mình....[to be continued]

~~~~~~~~

Teaser P9: "Richard nghiên cứu đôi mắt của Sherlock rất kỹ càng. Và sau đó, hắn bắt đầu mỉm cười." 

“Sẽ không có ai bị bỏ lại một mình. Về phía Richard, vấn đề sau cuối của họ đã được giải quyết. Tôi nghĩ hắn đã chết một cách hạnh phúc.”

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Source: http://eva-christine.tumblr.com

Dịch: Apple Head 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Nhưng hắn vẫn phải kết thúc câu chuyện cổ tích tàn nhẫn của mình.

Sherlock đã cung cấp giúp cho Richard một giải pháp để làm thế nào khiến anh nhảy xuống: “Ta không phải chết nếu ta còn có ngươi.” Nếu Sherlock không có được Richard, vị thám tử sẽ phải chết.

Richard dường như vẫn chưa được thích thú cho lắm với ý tưởng chết chung với một “Sherlock tầm thường”, nên vị thám tử đã nhìn thẳng vào mắt kẻ thù truyền kiếp của mình và nói những lời sau: “Ta chính là ngươi. Sẵn sàng để làm bất kì điều gì. Sẵn sàng chuốc lấy hậu quả. Sẵn sàng để làm bất cứ điều gì mà những người bình thường sẽ không làm. Ngươi muốn ta cùng bắt tay với ngươi dưới địa ngục thì ta cũng sẽ không làm ngươi thất vọng.”

Richard chưa được thuyết phục ngay lập tức: “Không. Ngươi chỉ được cái ăn to nói lớn thôi. Không. Ngươi tầm thường, ngươi về phe những thiên thần.”

Nhưng Sherlock đã nói những lời chính xác: “Ồ, ta có thể về phe những thiên thần, nhưng đừng nghĩ dù chỉ trong một giây rằng ta là một trong số họ.”

Richard nhìn thẳng vào mắt Sherlock và nhìn thấy ở đó một thiên tài tương tự, một sự điên loạn tương tự như tên trùm cố vấn tội phạm tự thấy ở chính bản thân mình. Bởi vì bất chấp những hành động “ngu xuẩn tầm thường” của Sherlock, họ đơn giản chính là bản sao của nhau. Richard nghiên cứu đôi mắt của Sherlock rất kỹ càng. Và sau đó, hắn bắt đầu mỉm cười.

“Không, ngươi không phải. Ta hiểu rồi. Ngươi không tầm thường. Không, ngươi chính là ta. Ngươi chính là ta. Cảm ơn, Sherlock Holmes. Cảm ơn. Chúa phù hộ ngươi. Một khi ta còn sống thì ngươi có thể cứu các bạn của mình. Ngươi có con đường thoát. Chà, chúc may mắn với chuyện đó nhé.”

Richard tự sát với ý nghĩ Sherlock sẽ đi theo mình không lâu sau đó. Mặc dù Sherlock không thể đoán được tên hắn, họ thực sự cùng thuộc chung một loài. Richard thấy được điều đó trong mắt Sherlock. Họ đơn giản là giống nhau, hắn và Sherlock. Họ cùng khởi đầu khi vẫn còn là những đứa trẻ. Và bây giờ, họ đang cùng nhau kết thúc nó. Sẽ không có ai phải quay về chơi cùng với những con người tầm thường. Sẽ không có ai bị bỏ lại một mình. Về phía Richard, vấn đề sau cuối của họ đã được giải quyết. Tôi nghĩ hắn đã chết một cách hạnh phúc.

Sherlock vẫn tiếp tục diễn cho đến giây phút cuối cùng, bởi anh biết tay bắn tỉa của Richard chắc hẳn vẫn đang quan sát mình. Anh đến nóc tòa nhà với ý định khiến cho Richard tự sát, vì vậy sự hoảng loạn của anh là không có thật, và cả những giọt nước mắt của anh cũng vậy. Khi Sherlock ra hiệu cho Mycroft (người mà tôi mong là có mặt đằng sau màn kịch này) và người của anh rằng anh chuẩn bị nhảy xuống, anh làm như thể mình đang với tay về phía John. Thật là thiên tài – luật pháp đã có được những gì mà sân khấu đã đánh mất.

Thay vì đối đầu với tên trùm cố vấn tội phạm một cách trực tiếp, anh em nhà Holmes đã đoán được những bước đi kế tiếp của Richard, khiến hắn hạ bức tường phòng thủ xuống, và rồi hạ hắn trong lúc hắn ít ngờ tới nhất, lợi dụng chính sức mạnh của Richard để chống lại hắn. Tôi cho rằng bạn có thể gọi nó là “một hệ thống kỳ lạ của đấu vật Nhật Bản”. Một màn đấu trí kiểu baritsu.

END.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: