NoiHoi

Câu 1 Trình bày khái niệm và công dụng nồi hơi tàu thủy.

Khái niệm : Nồi hơi tàu thủy là một thiết bị chịu áp lực có chức năng biến nước thành hơi nhờ nhiệt năng có được từ việc đốt cháy nhiên liệu hoặc biến đổi từ các nguồn năng lượng khác như điện năng, năng lượng nguyên tử.

Công dụng

-          Là nồi hơi chính cung cấp hơi cho hệ động lực chính lai chân vịt và tuabin chính.

-          Là nồi hơi phụ cung cấp hơi cho hệ động lực diezen:

+ cung cấp hơi cho tuabin hơi phụ

+ Cung cấp năng lượng phục vụ hệ động lực diesel chính như hâm sấy dầu, hâm sấy máy…

+Bảo quản hàng hóa, điều hòa không khí, phục vụ sinh hoạt của thuyền viên hành khách.

Câu 2 Trình bày các yêu cầu đối với chất đốt nồi hơi tàu thủy.

-          Phù hợp với loại nồi hơi và thiết bị buồng đốt của nồi hơi.

-          Lượng sinh nhiệt cao để tăng thêm trọng tải có ích và tăng thêm bán kính hoạt động của tàu.

-          Không tự bén cháy trong hầm chứa nhiên liệu, nhiệt độ bén cháy cao.

-          Không bị biến chất, giữ nguyên thành phần trong quá trình vận chuyển, lưu trữ.

-          Ít tro bụi, lưu huỳnh, khí độc để đảm bảo sk thuyền viên, ít mục rỉ ống khói, bộ hâm nước, bộ sưởi khí.

-          Giá rẻ đảm bảo hiệu quả kinh tế khai thác tàu.

Câu 3 Trình bày các khái niệm cháy hoàn toàn, cháy không hoàn toàn

-          Cháy hoàn toàn nghĩa là các sản phẩm cháy (H2O, CO2, SO2, N2, O2) khi ra khỏi buồng đốt (nhiệt độ từ 800 ¸12000C) không thể hòa hợp với ô xy mà tiếp tục cháy nữa, nói cách khác các thành phần cháy được đã cháy hết và tỏa nhiệt ra hết trong buồng đốt.

-          Cháy không hoàn toàn:  các sản phẩm cháy còn có khả năng cháy tiếp nghĩa là không cháy hết còn lại các thành phần cháy được như  CO, H2, CH4, CmHm, muội. Cháy không hoàn toàn xảy ra khi cung cấp không đủ không khí, không trộn đều không khí và chất đốt, cung cấp nhiều không khí.

Câu 4 Trình bày cách nhận biết quá trình cháy nhiên liệu trong buồng đốt.

1.Ngọn lửa:

- Cấp đủ KK ngọn lửa không màu, có thể lờ mờ nhìn thấy tường sau của buồng đốt.

- Nếu thiếu KK ngọn lửa sẽ có màu vàng,

- Thiếu nhiều KK sẽ có màu da cam,

- Rất thiếu KK sẽ có màu đỏ.

2. Màu khói:

- Màu khói xám hạt, hung nhạt à Cháy hoàn toàn

 -  Khói đen à thiếu ôxi

 -  Không màu à thừa ôxi

 -  Khói trắng đục à có lẫn hơi nước vào khí lò do xì rò hơi nước.

3. Muội :

   - Mỏng, sáng, khô - Cháy hoàn toàn

   - Dày, đen, ướt - Cháy không hoàn toàn

Câu 5. Trình bày hiện tượng ăn mòn điểm sương và cách khắc phục.

-          Khái niệm điểm sương: là điểm nhiệt độ của hơi bão hòa tương ứng với phân áp suất của hơi nước.

-          Hiện tương: ăn mòn bề mặt các bộ hấp nhiệt tiếc kiệm và ống khói.

-           Nguyên nhân:  S + O2 = SO2    SO2 + 1/2 O2 = SO3  Khi nhiệt độ giảm : SO3 + H2O = H2SO4

-          Hiện tượng này là do lưu huỳnh cháy tạo thành SO2 SO3. SO3 kết hợp với hơi nước tạo thành hơi axit, khi nhiệt độ giảm xuống 120ᵒc - 130ᵒc hơi axit ngưng tụ lại trên các bề mặt làm mục rỉ các bề mặt ấy.

-           Khắc phục: Không để nhiệt độ khói lò xuống thấp hơn nhiệt độ điểm sương và giảm hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu hàm lượng hơi nước trong không khí.

Câu 6. Trình bày hiện tượng mục rỉ vanadi và cách hạn chế hiện tượng này.

-          Hiện tượng mục rỉ vanadi là hiện tượng ăn mòn bề mặt ống lửa, ống sấy hơi và các bề mặt hấp nhiệt độ cao.

-          Nguyên nhân: Do vanadi (V) tồn tại trong chất tro của nhiên liệu, khi cháy sinh ra V2O5 có nhiệt độ nóng chảy cao, khi bám vào bề mặt thì gây ra ăn mòn bề mặt.

V + O2 --> V2O5

V2O3 + O2 --> V2O5

Fe + V2O5 --> Fe2O3 + V2O3

Sau khi ăn mòn khí V2O3 lại hấp thụ O2 trở thành V2O5 tiếp tục ăn mòn bề mặt

-          Khắc phục : cần giảm hàm lượng Vanadi trong nhiên liệu bằng phương pháp lọc cơ học các loại tạp chất rắn trong nhiên liệu. Lượng dầu đốt trong nhiên liệu không quá 10-4 %.

Câu 7. Thế nào là hệ số không khí thừa α.

Hệ số không khí thừa α dung để đánh giá lượng không khí đưa vào buồng đốt để đưa ra phương pháp cung cấp lượng không khí thích hợp cho kiểu buồng đốt, loại chất đốt và tải trọng của nồi hơi

a. Đối với nồi hơi : a > 1

   - NH đốt than : a =  1,35 - 1,5

   - NH đốt dầu  : a = 1,03 - 1.3

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến a

   - Loại chất đốt

   - Kiểu loại thiết bị buồng đốt

   - Mức tải của động cơ

   - Chất lượng khai thác sử dụng

   - Độ bền đường khí lò

Câu 8. Tổn thất nhiệt nồi hơi là j? Kể tên các tổn thất nhiệt nồi hơi.

Tổn thất nhiệt nồi hơi: Khi đốt cháy 1kg chất đốt trong buồng đốt thì nhiệt lượng sinh ra chỉ có một phần có ích Q1 để biến nước thành hơi nước, phần năng lượng còn lại bị thất thoát ra ngoài.

Các tổn thất nhiệt nồi hơi

-        Tổn thất nhiệt do khói lò mang đi Q2

-        Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về hóa học Q3

-        Tổn thất nhiệt về cơ học Q4

-        Tổn thất nhiệt do tản nhiệt ra ngoài trời Q5

-        Tổn thất nhiệt do tàn tro xỉ lò còn nóng, do xả nước nog ra ngoài nồi Q6

Câu 9 Kể tên các tổn thất nhiệt của nồi hơi tàu thủy.

Các tổn thất nhiệt nồi hơi

-        Tổn thất nhiệt do khói lò mang đi Q2

-        Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về hóa học Q3

-        Tổn thất nhiệt về cơ học Q4

-        Tổn thất nhiệt do tản nhiệt ra ngoài trời Q5

-        Tổn thất nhiệt do tàn tro xỉ lò còn nóng, do xả nước nog ra ngoài nồi Q6

Câu 10 Trình bày tổn thất nhiệt do khói lò và biện pháp khắc phục tổn thất này.

Tổn thất nhiệt do khói lò Q2 là do khi khói lò ra ống khói, nhiệt độ khói lò còn cao hơn nhiệt độ không khí lạnh cấp lò nên gây ra tổn thất nhiệt Q2.

Tổn thất nhiệt q2 là tổn thất nhiệt lớn nhất, khoảng 5÷12% nhiều khi tới 20÷25%

Tổn thất q2 phụ thuộc vào nhiệt độ khói lò, hệ số không khí thừa, tải trọng, thiết bị buồng đốt.

Các biện pháp khắc phục tổn thất:

1. Giảm nhiệt độ khói lò     

  - Tăng diện tích mặt hấp nhiệt tiết kiệm như BHNTK; BSKK

  - Giữ cho bề mặt hấp nhiệt sạch cáu cặn và muội

  - Bố trí các tấm dẫn khí cho khói lò quét khắp bề mặt hấp nhiệt

2. α thích hợp với kiểu buồng đốt, loại chất đốt, tải trọng nồi hơi

3. Thiết bị buồng đốt được điều chỉnh tốt, đốt lò đúng cách

4. Điều chỉnh tải hợp lý

Câu 11. Trình bày tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn và cách hạn chế tổn thất này.

       Nguyên nhân : 

       - Thiết bị buồng đốt không tốt,

       - Đốt lò với nhiệt độ buồng đốt quá thấp

       - Hệ số không khí thừa a quá bé ,

Nếu buồng đốt có cấu tạo và thiết bị đốt tốt, cách đốt tốt q3 = 0,5 ¸ 1% ngược lại có thể tới 9 ¸10 %.

Khi tính nhiệt ở 100% tải trọng q3 có thể chọn như sau:

            q3 = 1,5 ¸ 2,3% với NHOL và qV = (0,3 ¸ 0,5).106

            q3 = 0,5 ¸ 1,5% với NHOL và qV = (0,5 ¸ 0,8). 106

q3- có thể tính gần đúng như sau, theo số liệu phân tích khói lò:

            q3 = 3,2 . CO a %                     

CO - nồng độ khí CO trong khói lò %.

* Biện pháp giảm tổn thất q3:

       - Buồng đốt, thiết bị buồng đốt, cách đốt tốt

       - Hệ số a tối ưu

Câu 12. Trình bày khái niệm hiệu suất nhiệt nồi hơi.

     - Hiệu suất nồi hơi hN là tỷ số giữa nhiệt lượng có ích Q1 biến nước thành hơi trên nhiệt lượng mà chất đốt cấp vào lò.

 hN = 100 - (q2 + q3 + q4 + q5 + q6)

1. Hiệu suất thô : Là hiệu suất không xét đến năng lượng tiêu dùng cho bản thân

   2. Hiệu suất tinh : Là hiệu suất có xét đến năng lượng tiêu dùng cho bản thân

      Hiệu suất nồi hơi phụ thuộc:

      + Kiểu và kích thước nồi hơi

      + Cấu tạo buồng đốt

      + Số lượng và cách bố trí mặt hấp nhiệt

      + Cách sử dụng bảo dưỡng nồi hơi

Câu 13. Trình bày các biện pháp làm tăng hiệu suất nồi hơi.

-     Thiết bị buồng đốt được điều chỉnh tốt, đốt lò đúng quy cách.

-     Đốt lò với hệ số α thích hợp.

-     Tăng diện tích bề mặt hấp nhiệt nếu đk cho phép và bố trí các mặt hấp nhiệt hợp lý.

-     Sử dụng các loại chất đốt có lượng sinh nhiệt cao.

-     Sử dụng loại chất đốt phù hợp với kiểu loại buồn đốt.

-     Sử dụng nước cấp nồi có phẩm chất cao.

-     Giữ cho bề mặt hấp nhiệt sạch cáu cặn và muội.

-     Hạn chế tổn thất nhiệt Q5 vỏ nồi hơi được bọc cách nhiệt tốt.

-     Tăng nhiệt độ không khí cấp lò.

Câu 14. Trình bày về ống lửa ngược chiều

Nồi hơi có dạng hình trụ đặt nằm. Các chi tiết chính gồm có:

-                 Buồng đốt: có dạng hình trụ gợn sóng đặt nằm đẻ tăng khả năng chịu giãn nở nhiệt. Có thể bố trí một hoặc 2 buồng đốt.

-                 Hộp lửa: có dạng hình hộp bán nguyệt phía dưới nối với cuối buồng đốt, phía trên là mặt sàng nối với các ống lửa. Trên đỉnh hộp lửa có mã đỉnh hộp lửa vừa làm kín hộp lửa vừa có tác dụng bảo vệ nồi hơi khi bị cạn nước nhờ nút bằng kim loại dễ nóng chảy. Hộp lửa được gia cố với vỏ nồi hơi nhờ các đinh chằng ngắn và đinh chằng dài.

-                 Các ống lửa: các ống lửa đặt nằm là nơi dẫn khí lòđi qua để trao nhiệt cho nước. Một đầu ống lửa nối với mặt sàng của hộp lửa, đầu kia nối với mặt sàng trước.

Câu 15. Trình bày nguyên lý của nồi hơi ống lửa ngược chiều.

-          Phía khí lò: Nhiên liệuvà không khí được đốt cháy trong buồng đốt nồi hơi, một phần nhiệt trao cho nước bao quanh buồng đốt. Sau đó thoát lên hộp lửa. Tại đây phần nhiên liệu chưa cháy hết tiếp tục cháy. Khí lò được chia vào các ống lửa nằm trao nhiệt cho nước bên ngoài ống rồi thoát ra ngoài qua ống khói.

-          Phía nước: nước bao bên ngoài buồng đốt, hộp lửa và các ống lửa nhận nhiệt từ khí lò hóa thành hơi. Phần hơi nước đi lên tập trung ở không gian hơi phía trên bầu nồi hình trụ. Tại không gian hơi hơi nước được tách ra và được dẫn đi sử dụng. Nước bổ xung cho phân nước đã sinh hơi được bơm cấp vào bầu nồi.

Câu 16. Trình bày ưu nhược điểm của nồi hơi ống lửa ngược chiều.

1)      Các ống lửa thẳng nên thuận lợi  cho việc vệ sinh ống.

2)      Không cần chất lượng nước nồi hơi cao do tuần hoàn đơn giản.

3)      Năng suất hơi, thông số hơi thấp do tỷ lệ bề mặt trao đổi nhiệt thấp và hình dáng nồi hơi không thuận lợi cho tuần hoàn.

4)      Thời gian nhóm lò lấy hơi lâu do lươngj nước trong bầu nồi. Tuy nhiên năng lực tiềm tàng lớn.

5)      Lượng nước trong nồi hơi lớn nên khi nổ vỡ nồi hơi nguy hiểm.

6)      Do chiều cao không gian hơi khá lớn nên chất lượng hơi bão hòa sinh ra khá tốt.

7)      Do kích thước chiều ngang lớn nên cồng kềnh, không thuận lợi cho bố trí dưới tàu thủy.

8)      Thường ứng dụng làm nồi hơi phụ phục vụ hâm sấy nhiên liệuvà sinh hoạt cho một số tàu diesel. Tuy nhiên hiện nay ít được sử sụng.    

Câu 17. Điền tên các chi tiết trong bản vẽ hình vẽ ống nước chữ D nghiêng

Câu 18. Trình bày nguyên lý hoạt động của nồi hơi chữ D nghiêng.

Phía khí lò: không khí và nhiên liệu được đốt  cháy trong buồng đốt thành khí lò có nhiệt độ cao quét qua màn ống, các ống lên, các ống xuống trao nhiệt cho nước ở trong ống. Sau cùng quét các bề mặt hấp nhiệt tiết kiệm (bộ hâm nước, bbộ sưởi không khí) rồi thoát ra môi trường theo ống khói. Một phần nhiệt của khói lò đươc trao cho nước trong các màn vách ống trước, sau và bên cạnh.  Nhờ bố trí hợp lý nhiều bề mặt hấp nhiệt trên đường khí lò mà hiệu quả trao đổi nhiệt của nồi hơi rất cao.

Phía nước: nguyên lí tuần hoàn của nước trong các ống là tuần hoàn tự nhiên. Nước trong các ống bố trí gần buồng đốt hơn nhận được nhiều nhiệthozưn nên sôi, tạo thành hơi. Hỗn hợp nước, hơi tỷ trọng nhẹ hơn nươvs trong các ống xa buồng đốt tự chảy lên trống hơi. Tại trống hơi phần hơi nhẹ hơn được tách ở phía trên, nước ở phía dưới lại theo các ống xuống bù vào phần nước đã sinh  hơi. Nồi hơi có 3 mạch tuần hoàn chính:

1.      Mạch tuần hoàn giữa trống nước và trống hơi: giữa trống nước và trống hơi hình thành 2  cụm ống. Cụm ống gần buồng đốt là cụm ống lên, cụm xa buồng đốt hơn là cụm ống xuống. Giữa hai cụm ống này được bố trí xen kẽ bộ sấy hơi.

2.      Mạch tuần hoàn theo theo màn ống: màn ống được bố trí trước cụm ống lên và bộ sấy hơi nhận được nhiều nhiệt hơn và là các ống lên. Nước bổ xung cho các ống này được cấp từ ống nước qua ống nước cấp cho màn ống và ống góp cho màn ống.

3.      Mạch tuần hoàn theo màn vách ống: Xung quanh buồng đốt ở mặt trước, mặt sau và mặt cạnh có bố trí các màn vách ống trước, sau và cạnh . Các vách ống này tiếp xúc với  buồng đốt nên nhận nhiều nhiệt và là các ống lên. Nước bổ xung cho các màn vách ống này được cấp từ trống hơi theo các ống xuốg đặt phía sau màn vách ống.

Câu 19. Trình bày ưu nhược điểm của nồi hơi kiểu chữ D nghiêng

1)      Có thông số hơi cao do bố trí nhiều bề mặt trao đổi nhiệt, có cường độ trao đổi nhiệt cao.

2)      Năng suất hơi cao và hiệu suất nhiệt cao do bố trí hợp lí các mạch tuần hoàn.

3)      Thông số hơi ổn định do bố trí bộ tự động điều chỉnh nhiệt độ hơi và các bộ sấy hơi, bộ giảm sấy.

4)      Kích thước gọn nhẹ do bố trí hợp lí các bề mặt trao đổi nhiệt rất phù hợp trang bị cho các tàu thủy.

5)      Các ống cong, bố trí dày nên đòi hỏi chất lượng nước cao.

Tuy nhiên nồi hơi đòi hỏi người khai thác phải có trình độ, phải tuyệt đối tuân thủ quy trình khai thác. Đặc biệt là chương trình thổi muội và xử lí nước nồi hơi. Chất lượng nước đòi hỏi cao.

Câu 20. Điền tên chi tiết trong hình vẽ nồi hơi thẳng đứng.

Câu 21. Trình bày nguyên lý hoạt đông của nồi hơi ống nước thẳng đứng.

-          Phía khí lò: Nhiên liệu và không khí được cấp vào buồng đốt từ phía trên cháy và trao nhiệt cho nước trong ống của hàng ống tiếp xúc với buồng đốt. Sau đó thoát qua cung khuyết của hàng ống phía trong quét qua khe hở giữa hai hàng ống trao nhiệt cho nước bên trong hai hàng ống. Sau đó, khí lò lưu động tới cung khuyết của hàng ống bên ngoài rồi thoát ra ngoài qua ống khói.

-          Phía nước: Nước trong các ống đứng nhận nhiệt của khí lò quét bên ngoài. Hàng ống  phía trong do tiếp xúc với buồng đốt nên nhận được nhiều nhiệt nước sẽ sôi và bốc hơi. Hỗn hợp nước hơi có tỷ trọng nhẹ đi lên trống hơi. Hàng ống phía ngoài nhận nhiệt ít hơn, chưa đủ sôi nên có tỷ trọng nặng hơn chảy xuống bù vào lượng nước đã sinh hơi tạo thành vòng tuần hoàn. Tại không gian hơi hơi nước được tách ra và được dẫn đi sử dụng. Nước bổ sung cho phần nước đã sinh hơi được bơm cấp nước nồi cấp vào trống nước.

Câu 22. Trình bày ưu nhược điểm của nồi hơi ống nước thẳng đứng.

Ưu điểm

1)      Cấu tạo đơn giản, ống nước thẳng đứng nên thuận lợi cho việc vệ sinh, bảo dưỡng, sửa chữa.

2)      Không cần chất lượng nước nồi cao do ống nước to, thẳng, tuần hoàn đơn giản.

3)      Chiều cao hơi không gian khá lớn nên chất lượng hơi bão hòa sinh ra khá tốt.

4)      Thường ứng dụng làm nồi hơi phụ phục vụ hâm sấy nhiên liệu và sinh hoạt cho một số tàu diesel.

5)      Thời gian nhóm lò lấy hơi nhanh.

Nhược điểm

6)      Năng suất, thông số hơi thấp do diện tích bề mặt trao đổi nhiệt nhỏ.

7)      Lượng hơi nuớc trong nồi hơi lớn nên khi nổ vỡ gây nguy hiểm.

2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Câu 23. Điền tên các chi tiết trong hình vẽ nồi hơi liên hợp phụ khí xả đặt nằm.

Câu 24. Trình bày nguyên lý hoạt động của nồi hơi liên hợp phụ khí xả đặt nằm.

-            Nồi hơi phụ: Khi làm việc với nồi hơi phụ, nhiên liệu và không khí được đốt cháy trong buồng đốt 7 nồi hơi trao nhiệt cho nước bao bên ngoaì. Sau đó thoát lên hộp lửa và chia vào các ống lửa. Khí lò tiếp tục trao nhiệt cho nước bên ngoài ống thoát ra ngoài qua ống khói 4. Nước bên ngoài ống nhận nhiệt của khí lò sôi, bốc hơi. Hỗn hợp nước, hơi có tỷ trọng nhẹ thoát lên không gian hơi. phần hơi tách ra trên không gian hơi và được đưa đi sử dụng.

-            Nồi hơi khí xả:  Khi tàu chạy hành trình, khí xả từ động cơ diesel chính được dẫn vào nồi hơi, chia vào các ống lửa, trao nhiệt cho nước bên ngoài ống sau đó thoát ra ngoài qua ống khói. Nước bên ngoài ống nhận nhiệt của khí xả sôi, bốc hơi. Hỗn hợp nước, hơi có tỷ trọng nhẹ thoát lên không gian hơi. Phần hơi tách ra trên không gian hơi và được đưa đi sử dụng. Với loại nồi hơi thứ hai, khí lò sau khi cháy qua cụm ống lửa dưới cháy vào hộp khói rồi lại được chia vào cụm ống lửa trên trước khi thoát ra ngoài.

Câu 25. Trình bày ưu nhược điểm của nồi hơi liên hợp phụ khí xả đặt nằm?

Ưu điểm :

1)      Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, bảo dưỡng;

2)      Không đòi hỏi chất lượng nước cao;

3)      Chất lượng hơi tốt do chiều cao không gian hơi lớn.

4)      Năng lượng dự trữ lớn

5)      Tận dụng được năng lượng khí xả nên tính kinh tế cao.

Nhược điểm :

1)   Năng suất sinh hơi thấp do tỷ lệ bề mặt trao đổi nhiệt thấp;

2)   Thời gian nhóm lò lấy hơi lâu do lượng nước trong bầu nồi lớn.

3)   Khi nổ vỡ dễ gây nguy hiểm.

Câu 26. Điền tên các chi tiết trong hình vẽ nồi hơi liên hợp khí xả đặt đứng.

Câu 27. Trình bày nguyên lý hoạt động của nồi hơi liên hợp khí xả ống lửa đặt đứng?

-          Nồi hơi phụ: Khi làm việc với nồi hơi phụ, nhiên liệu và không khí được đốt cháy trong buồng đốt nồi hơi theo ống nối thoát lên khoang ống nước. Khí lò quét ngang qua các ống nước thẳng đứng, trao nhiệt cho nước trong ống rồi thoát ra ngoài qua ống khói. Nước trong các ống nước nhận nhiệt của khí lò sôi, bốc hơi. Hỗn hợp nước, hơi có tỷ trọng nhẹ thoát lên không gian hơi qua các ống nước của nồi hơi khí xả. Phần hơi tách ra trên không gian hơi và được đưa đi sử dụng. Phần nước bổ sung cho lượng nước đã sinh hơi theo ống nước to đi xuống.

-          Nồi hơi khí xả: Khi tàu chạy hành trình, nồi hơi khí xả được đưa vào làm việc khí xả từ động cơ diesel chính được dẫn vào nồi hơi, quét một lượng ngang các ống nước đứng, trao nhiệt cho nước trong ống sau đó thoát ra ngoài qua ống khói. Nước trong các ống nước nhận nhiệt của khí xả sôi, bốc hơi. Hỗn hợp nước, hơi có tỷ trọng nhẹ thoát lên không gian hơi. Phần hơi tách ra trên không gian hơi và được đưa đi sử dụng. Phần nước bổ sung theo ống nước to đi xuống phía dưới cụm ống nước nồi hơi phụ rồi chảy lên bù cho lượng nước đã sinh hơi.

Câu 28. Trình bày ưu nhược điểm của nồi hơi liên hợp phụ khí xả ống lửa đặt đứng ?

Ưu điểm

-     Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, vận hành bảo dưỡng.

-     Không đòi hỏi chất lượng nước cao.

-     Chất lượng hơi tốt do chiều cao không gian hơi lớn.

-     Tận dụng được năng lượng khí xả nên tính kinh tế cao

-     Năng lượng dự trữ lớn.

Nhược điểm

-     Thông số hơi thấp, năng suất sinh hơi thấp.

-     Thời gian nhóm lò lấy hơi lâu

-     Khi nổ vỡ dễ gây nguy hiểm.

-     Một phần của ống lửa làm việc trong vùng mực nước thay đổi nên dễ bị hỏng nếu sử lý nước nồi không tốt.

Câu 29. Điền tên chi tiết nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức “ Lamon “?

Câu 30. Trình bày nguyên lý làm việc của nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức LaMon?

-     Nước và hơi : Sự tuần hoàn của nước và hơi không phải dựa vào đối lưu tự nhiên mà là nhờ cột áp của bơm tuần hoàn cưỡng bức. Nước từ bầu hơi được bơm tuần hoàn cưỡng bức 7 đưa vào cụm ông nước sôi ở đây nước nóng lên và sôi. Sau đó nước và hơi được đưa vào bầu hơi 6. Tại đây nước và hơi được tách ra, hơi được lấy từ ky phía trên đi tiêu dùng. Hơi bão hòa từ bầy hơi qua van hơi chính đi công tác.

-     Khí lò: Khí cháy được tạo ra ở buồng đốt, quét qua các bề mặt trao đổi nhiệt của các cụm nước ống nước sôi hình ruột gà truyền nhiệt cho nước trong ống. Sau đó khí lò tiếp tục qua các cum sấy hơi và cụm ống hâm nước rồi đi ra ngoài.

Câu 31 Trình bày ưu nhược điểm của nồi hơi tuần hoàn cưỡng bức LaMon?

Ưu điểm:

-     Khắc phục được sức cản thủy động nhờ bơm tuần hoàn, từ đó bố trí được nhiều bề mặt hấp nhiêt.

-     Nhỏ gọn dễ bố trí.

-     Thời gian nhóm lò lấy hơi nhanh.

-     Làm việc ổn định khi tải thay đổi

Nhược điểm

-     Phần có bơm tuần hoàn chịu nhiệt độ cao ( 180ᵒc ÷320ᵒc) nên tuổi thọ không cao.

-     Do ống ruột gà nên khó vệ sinh sửa chữa

-     Chất lượng nước yêu cầu cao.

Câu 32. Điền tên chi tiết trong hình vẽ hệ thống liên hợp nồi hơi phụ - khí xả?

Câu 33. Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống liên hợp nồi hơi phụ - khí xả?

Khi tầu đậu, chỉ có nồi hơi phụ 12 (ống lửa ngược chiều) cung cấp hơi nước bằng dầu diesel. Súng phun 9 nhờ không khí của quạt gió tiến hành phun sương. Van 14, 15 đượckhóa lại để tách nồi hơi khí thải ra. Bơm cấp nồi 11 hút nước từ bể nước nóng 10 vào không gian nước của nồi hơi.

Khi tàu chạy nồi hơi khí thải cung cấp hơi nước, còn nồi hơi phụ không đốt dầu và chỉ có tác dụng của một bầu phân ly hơi.

Nước từ không gian nước của nồi hơi phụ 12 qua van 15 hút vào bơm cưỡng bức tuần hoàn 6, qua các ống ruột gà của nồi hơi khí thải 4 hấp nhiệt của khí thải động cơ, hình thành hỗn hợp nước - hơi quan van 14 vào nồi hơi phụ 12 tiến hành phân ly thành nước và hơi, hơi nước được dẫn từ nồi hơi phụ vào 12 ra đến nơi tiêu dùng qua 13. Bơm cưỡng bức tuần hoàn có thể làm việc liên tục hoặc không liên tục. Để giúp cho nồi hơi khí thải cung cấp đủ hơi nước ngay được có thể phun dầu vào nồi hơi phụ trong thời gian tàu bắt đầu chạy.

Câu 34. Trình bày ưu nhược điểm của hệ thống liên hợp nồi hơi phụ - khí xả?

Ưu điểm:

-     Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, vận hành bảo dưỡng.

-     Chất lượng hơi tốt do không gian hơi lớn.

-     Không đòi hỏi chất lượng nước nồi hơi cao.

-     Tận dụng được lượng nhiệt khí xả nên hiệu suất cao.

-     Năng lượng tiềm tàng lớn.

Nhược điểm

-     Do bơm tuần hoàn cưỡng bức tiếp xúc với nhiệt độ cao nên dễ bị cháy hỏng.

-     Do sử dụng ống ruột gà nên khó vệ sinh bảo dưỡng ống.

Câu 35. Điền tên các chi tiết trong hình vẽ súng phun nhiên liệu nồi hơi kiểu áp lực?

Câu 36. Trình bày nguyên lý hoạt động của súng phun nhiên liệu nồi hơi kiểu áp lực?

Dòng dầu có cột áp 8÷10 kG/cm2 nhờ bơm được cung cấp tới rãnh phun 6. Khi đi qua (2,6) rãnh hẹp b của súng phun sẽ tăng lưu tốc lên rất nhanh, dòng dầu theo mặt côn của buồng xoáy lốc a vừa xoay vừa tiến nhanh dần lên phía trước. Khi ra lỗ dầu c, dòng dầu có dang hình nón với độ dày mỏng, lực căng bề mặt bé, lực quán tính của chuyển động xoáy lốc lớn hơn nội lực ma sát của dầu, nên dồng dầu bị phá vỡ ra thành các hạt sương dầu kết thành hình nón.

Chất lượng phun dầu phụ thuộc chủ yếu vào cột áp dầu, trạng thái bề mặt rãnh tiếp tuyến buồng xoáy lốc và lỗ phun.

Câu 37. Điền tên các chi tiết trong hình vẽ ống thủy sáng?

1.      aMặt kính

2.      Mặt trước ống thủy

3.      Bu lông

4.      Đai ốc

5.      Phần khúc xạ ánh sáng

6.      Bích nối với không gian nước

7.      Bích nối với không gian hơi

8.      Mặt chia độ

9.      Ống thủy tinh

Câu 38. Trình bày nguyên lý hoạt động và công dụng

 của ống thủy sáng?

·         Nguyên lý

Ống thủy áp dụng nguyên tắc hình thông nhau: nửa trên ống thủy

 thông với không gian hơi của bầu nồi, nửa dưới ống thủy thông

với không gian nước của bầu nồi, mực nước trong ống thủy vẫn

 là mực nước trong nồi hơi.

Phương trình cân bằng cột nước Pn +h1.γ(OT) = Pn+ h2.γ(NH)

Thực tế do sự mất nhiệt bên ngoài ống thủy nên γ (OT)> γ nồi hơi

Nên h2 < h1. Trong đó Pn là áp suất trong nồi.

·         Công dụng : ống thủy dùng để chỉ báo mực nước nồi hơi

Câu 39. Điền tên các chi tiết trong hình vẽ của ống thủy tối?

Câu 40 Trình bày nguyên lý hoạt động của ống thủy tối ?

Làm việc theo nguyên tắc bình thông nhau giữ nhánh bên phải và nhánh bên trái. Nhánh bên phải ( nhánh B ) luôn có chiều cao cột nước không

đổi do vách ngăn t

ngăn 3 trong bầu không bọc cách

nhiệt nên hơi nước luôn ngưng

tụ tràn qua vách làm cho

H2 + Hb = const

Cột áp bên nhánh bên trái (A)

bằng cột áp bên nhánh phải (B)

Khi mực nước trong nồi hơi

thay đổi chẳng hạn như mực

nước tăng làm tăng chiều cao

cột áp H1đẩy nước ống thủy

sang bên trái làm giảm cột áp Ha

tăng cột áp HB chỉ báo mực nước

nồi. Khi mực nước nồi giảm HA

tăng Hb giảm.

Câu 41. Trình bày các yêu cầu

đối với van an toàn kiểu đẩy thẳng

-          Đóng mở dứt khoát không rung giật.

-          Có tay giật sự cố

-          Ống xả hơi thừa không được đặt trực tiếp lên van, hơi xả ra không được tiếp xúc với lò xo van

-          Nồi hơi có MHN> 12m2 phải có ít nhất 2 VAT

-          Mỗi VAT phải có kẹp chì của cơ quan đăng kiểm

-          Khi thử thủy lực nồi phải tháo VAT.

-          VAT đặt phía trên của bầu hơi.

-          Chỉ dùng cho nồi hơi có ấp suất dưới 20 kG/cm2

 1- Van nối với không gian hơi;  2..14 Êcu xả khí; 3- Ngăn nước ngưng; 4- Khoang ngưng tụ;

5- Nhánh cột nước ngưng  không đổi; 6- ống thủy tinh; 9- giá ống thủy; 10- Mực chất lỏng nặng;

11- Vít xả chất lỏng nặng; 12- ống dẫn chất lỏng nặng; 13- Cột chất lỏng nặng; 15- Nhánh cột nước nổi;

16- Bờ chặn cặn; 17- Đường thông không gian nước; 18- Ống thoát nước ngưng.

Câu 42 Điền tên chi tiết hình vẽ VAT kiểu đẩy thẳng?

Câu 43. Nguyên lý hoạt động của VAT kiểu đẩy thẳng?

-     Khi nồi hơi làm việc bình thường, nấm van được đóng kín nhờ lực căng của lò xo cân bằng với áp lực hơi đẩy van lên.

-     Khi áp suất trong bầu nồi quá cao, áp lực hơi thắng lực căng của lò xo, nấm van 4 bị đội lên xả hơi thừa ra.

-     Khi cần điều chỉnh áp suất làm việc quy định của nồi hơi, vặn đai ốc 7 để điều chỉnh lực lò xo, sau đó niêm phong chì lại.

-     Vành điều chỉnh 15 tiết lưu tạo không gian hình vành khăn có áp suất hơi tác dụng lên phần diện tích tăng thêm của nấm van, làm van mở dứt khoát ổn định.

-     Khi cần điểu chỉnh áp suất bắt đầu mở van, vặn vành điều chỉnh 15 lên hay xuống mà điểu chỉnh mức độ thông nhau giữa không gian hình vành khăn với khí trời.

Câu 44. Trình bày các quy định của đăng kiểm về van an toàn nồi hơi ?

-     Số van an toàn: với nồi hơi có mặt hấp nhiệt > 12 m2 thì fai co ít nhất 2 van an toàn.

-     Áp suất mở van : áp suất quy định lơn hơn áp suất tới hạn 0,5 at, van thứ 2 mở ra khi áp suất vượt quá áp suất tới hạn 0,7 at.

-     Vị trí đặt van an toàn: phía trên bầu nồi.

-     Tay giật: các van an toàn phải bố trí tay giật sự cố để mở van cưỡng bức khi cần.

-     Đường thoát hơi: ống xả hơi thừa không được đặt trực tiếp lên van làm cong vênh van, hơi thừa xả ra không được tiếp xúc với lò xo của van.

Câu 45. Điền tên các chi tiết trong hình vẽ an toàn nồi hơi kiểu đẩy xung?

Câu 46. Trình bày nguyên lý hoạt động của van an toàn kiểu xung?

Khi áp suất nồi hơi vượt quá áp suất qui định van phụ được mở dẫn mạch xung theo đường ống 10 vào ngăn bên trên piston 5 của van chính, piston 5 có diện tích lớn hơn diện tích nấm van chính 3, nếu nấm van 3 của piston 5 bị đẩy xuống dưới, hơi thừa qua van chính mà thoát ra.

Khi áp suất nồi hơi đã giảm đến áp suất qui định van phụ đóng lại, ngăn bên trên piston 5 nhờ ống 10 mà thông với khí trời, kết quả nấm van chính 3 đóng lại dưới tác dụng áp lực của hơi nồi hơi lên nấm van 3 và lực nén của lò xo 7.

Van an toàn mạch xung chỉ có các lò xo nhỏ, nấm van chính khi không xả hơi thừa được đóng kín nhờ áp lực của hơi nước; nhỏ gọn; bền chắc cho cả trường hợp áp suất cao nhiệt độ cao. Vì vậy khi áp suất nồi hơi trên 20 kG/cm2 thường dùng loại van an toàn này.

Câu 47. Điền tên chi tiết hệ thống cấp nước nồi hơi ?

Câu 48. Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp nước nồi hơi?

-     Hơi nước sau khi ngưng tụ tại bầu ngưng 5 sẽ được đưa qua két quan sát 6 rồi chảy về két nước cấp 7, sau đó được bơm 8 cấp vào bầu nồi qua van cấp nước một chiêu 9.

-     Trong quá trình công tác nếu nước ở két 7 thiếu thì sẽ được bổ xung từ hệ thông nước sinh hoạt.

-     Van ổn áp có tác dụng ổn định áp suất trong bầu nồi khi phụ tải ngoài thay đổi.

Câu 49. Điền tên chi tiết trong hình vẽ hệ thông năng lương một vòng tuần hoàn?

Câu 50. Trình bày nguyên lý hoạt động của HTNL 1 vòng tuần hoàn?

-     Khi khởi động nồi hơi, dầu DO từ két 1 sẽ được bơm số 5 hút qua phin lọc 4 đi qua bầu hâm tới súng phun 10.

-     Nếu chưa có lệnh đốt thì van điện từ 11 sẽ mở, dầu sẽ đi qua van 11 về cửa hút của bơm 5.

-     Nếu quá trình khởi động thành công, bật bầu hâm và mở van két dầu nặng FO và đóng van két DO.

-     Rơle nhiệt 8 điều khiển đóng và ngắt mạch điện hâm đảm bảo độ nhớt của dầu khi phun vào buồng đốt.

-     Nếu áp suất của dầu phun thấp thì rơle áp suất 6 sẽ ngắt hệ thống không cho hoạt động.

Câu 51. Trình bày mực đích và quy trình gặn mặt xả đáy nồi hơi?

+ Mục đích:

-Gạn hết váng dầu và các tạp chất nổi lên trên mặt nước nồi.

-Xả hết cáu bùn lắng đọng dưới đáy nồi

+ Chu kỳ gạn mặt xả đáy tùy thuộc vào hóa nghiệm nước nồi, thông thường 1÷3 lần/ ngày.

+ Quy trình:

-Mở van thoát mạn.

-Bơm nước đến mực nước cao nhất.

-Từ từ mở van gạn mặt.

-Từ từ mở van xả đáy.

-Đợi đến khi váng nổi và cặn bẩn được xả hết hoặc quan sát mực nước giảm xuống đến mực nước dự định xả trên ống thủy.

-Đóng van gạn mặt xả đáy

-Đóng van thoát mạn.

Câu 52 Trình bày sức tự hút nồi hơi?

1.      Sức tự hút – hth  (mmH2O) còn gọi là sức thông gió tự nhiên.

 Định nghĩa : Sức tự hút là năng lượng để dảm bảo thông gió tự nhiên và là hiệu số giữa trọng lương của cột không khí với trọng lượng của cột khí lò ở cùng độ cao.

         hth  = gKK H®kgKH®k  (mmH2O)

               = H®k(gKK - gK)

       H®k – Chiều cao đường khí lò ( tính từ tâm buồng đốt đến cửa ra ống khói ) - m

       gKK – Tỷ trọng của không khí lạnh

       gK  –  Tỷ trọng của khí lò

Nguyên nhân tạo nên sức tự hút nồi hơi là do sự chênh lệch giữa nhiệt độ không khí lò và khí lò tạo nên sự chênh lệch tỷ trọng của không khí và khí lò.

Đảm bảo thông gió tự nhiên thì h­th= ∑Hđk( γKK - ɣK )

Các yếu tố ảnh hưởng tới thông gió tự nhiên

-     Chiều cao đường khí lò Hđk

-     Nhiệt độ khí lò Ɵkh tăng àγk giảm à hth tăng à ηN giảm

-     Nhiệt độ không khí giảm à h­th  tăng à nhiệt trường buồng đốt giảm.

Câu 53. Trình bày nguyên lý tuần hoàn tự nhiên của nồi hơi.

Sơ đồ một mạch tuần hoàn đơn giản của nồi hơi (gồm một ống nước lên 2 và ở gần buồng đốt hấp  được nhiều nhiệt, một phần lưu lượng nước bốc thành hơi hình thành hỗn hợp nước hơi có tỷ trọng nhẹ g”, còn lớp ống 1 ở xa buồng đốt, hấp ít nhiệt (hoặc có khi không hấp nhiệt). Nước không bốc thành hơi có tỷ trọng lớn hơn g’. Do sự chênh lệch về tỷ trọng giữa hai cột chất lưu động ấy tạo ta cột áp động, cột áp động ấy là nguồn "động lực" để khắc phục sức cản ma sát, sức cản cục bộ của nước và hỗn hợp nước hơi trong ống lên và ống xuống của mạch tuần hoàn.

Pđ = Hxg’ - Hl g”

     = Hlh ( g’ - g” )

     = SDPx  + SDPl   kG/m2

-          DPx- sức cản trong các ống xuống, kG/m2;

-          DPl- sức cản trong các ống lên, kG/m2.

Nhờ đó hỗn hợp nước hơi không ngừng lưu động trong ống xuống

 và ống lên, kịp thời mang đi lượng nhiệt từ khói lò truyền đến thành

 ống 1, giữ cho nhiệt độ thành ống không cao quá trị số cho phép.

Câu 54. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuần hoàn tự nhiên của nồi hơi?

-     Trạng thái lưu động:

·         Trạng thái nhũ tương

·         Trạng thái lưu động hình trụ

·         Trạng thái lưu động đạn pháo

-     Áp suất nồi hơi

-     Độ nghiêng của ống

-     Hình dáng kích thước, cấu tạo, cách bố trí các mạch tuần hoàn

-     Tải trọng nồi hơi

-     Sử dụng coi sóc

Câu 55. Nêu các tác hại của tạp chất trong nước nồi hơi gây ra?

1)      Các tạp chất trong nước nồi như muối khoáng, cặn bẩn khi nước bốc hơi sẽ đọng lại thành cáu cứng, dày bám lên trên thành ống bề mặt hấp nhiệt, đáy nồi gây nên những tác hại

-     Làm giảm lượng nhiệt truyền cho các bề mặt hấp nhiệt

-     Làm nhiệt độ thành vách ống lên cao tới mức nguy hiểm cho độ bền của ống.

-     Làm tăng nhanh tốc độ mục rỉ ở dưới lớp cáu.

-     Làm tăng nhiệt độ khói lò, giảm hiệu suất nồi hới, tốn thêm chất đốt.

-     Cáu đóng thành lớp bùn sẽ làm mất nước mất nhiệt, giảm năng suất nồi.

2)      Nếu nước nồi có lẫn dầu bôi trơn, dầu đốt sẽ gây nên:

-     Làm ống bị quá nóng

-     Làm tổn thất chất đốt

-     Nước nồi nổi bọt

3)      Khi nước nồi có chất khí hòa tan sẽ gây nên hiện tượng mục rỉ thép

Câu 56 Kể tên các phương pháp xử lý nước nồi

1)      Xử lý nước ngoài nồi

-       Lọc cặn

-       Lọc dầu

-       Khử khí : kiểu đun sôi, kiểu hóa học, kiểu nhiệt hóa, kiểu điện học.

-     Khử muối cứng : Phương pháp trao đổi ion dương, phương pháp trao đổi ion âm, phương pháp lọc nước bằng từ trường, phương pháp điện hóa, phương pháp chưng cất nước.

2)      Xử lý nước trong nồi: cho thuốc chống đóng cáu vào nồi.

Câu 57. Trình bày quy trình chuẩn bị khởi động nồi hơi ?

1.      Kiểm tra:

·         Trong nồi : không được bỏ sót các dụng cụ và đồ vật khác trong lò.Các cửa đảm bảo không bị rò, trước khi đóng, nắp cửa phải lau chùi sạch và bôi graphit để bảo vệ đệm lót khỏi bị cháy.

·         Ngoài nồi : kiểm tra van dẫn hơi chính, van an toàn, van đồng hồ áp suất, van cấp nước, van xả mặt, xả đáy, van xả khí, Nếu cần đem cân lại van an toàn và kẹp chì lại. Kiểm tra các van ở vị trí sãn sàng làm việc.

2.      Việc cấp nước: kiểm tra các két, van nước bổ xung, van từ két đến nồi hơi, via các bơm xem có hoạt động tốt không.Sau đó tiến hành khởi động hệ thống cấp nước.

3.      Với hệ thống nhiên liệu: kiểm tra các van ống. Nếu dùng dầu FO phải hâm, bật nguồn hâm, các bộ phận như: bầu hâm, rơ le nhiệt độ, bơm tuần hoàn nhiên liệu sẽ hoạt động. Sau khi chuyển giữa 2 chế độ FO và DO phải chú ý các van by-pass

4.      Kiểm tra các đường ống hơi, bình ngưng tụ.

Câu 58. Trình bày các thao tác khởi động nồi hơi ở chế độ “ MANUAL ”.

1.      Chuyển công tắc lựa chọn sang chế độ đốt vị trí “ manual ”

2.      Chuyển công tắc hâm dầu sang vị trí dầu nhẹ DO.

3.      Khởi động quạt gió và bơm dầu.

4.      Sau khi quạt gió đã chạy được 60’ thì bật công tắc đánh lửa.

5.      Sau khi đánh lửa 3÷5’ thì bật công tắc van điện từ.

6.      Sau khi khởi động thành công tiến hành hâm két trực nhật FO 80oC ÷ 900C.

7.      Chuyển công tắc hâm sang vị trí dầu FO

8.      Khi nhiệt độ dầu đạt đến nhiệt độ thích hợp thì tiến hành đổi dầu từ DO à FO.

Câu 59. Trình bày các công việc cần làm khi theo dõi nồi hơi đang hoạt động?

-     Thường xuyên theo dõi mực nước nồi, áp suất nhiệt độ hơi, nhiệt độ và áp suất nước cấp, áp suất nhiệt độ nhiên liệu, quá trình cháy.

-     Thông rửa ống thủy ít nhất 2 lần/ ca.

-     Khi ống thủy bị hỏng, phải lập tức sửa chữa ngay. Nồi hơi làm việc với ống thủy còn lại ko quá 20 phút, nếu cả hai ống đều hỏng phải dừng nồi hơi ngay

-     Nước nồi phải tiến hành phân tích mỗi ngày đêm ít nhất một lần.

-     Tiến hành gạn mặt xả đáy mỗi ngày đêm ít nhất một lần.

-     Tiến hành định kỳ thổi muội, số lần thổi muội tùy theo chất đốt và lượng tro muội.

Câu 60. Trình bày nguyên nhân, hiện tượng và cách khắc phục hiện tượng NH không đốt được

1.      Hiện tượng:

-       Nồi hơi không cháy.

-       Đèn bào hiệu nồi hơi đang hoạt động không sang.

-       Đèn bào “ miss – fire “ sáng nhấp nháy, chuông báo động kêu\

2.      Nguyên nhân:

-       Hỏng tế bào quang điện hoặc kính của mắt thần bị bẩn.

-       Bướm gió mở không đúng

-       Quạt gió bị sự cố.

-       Hỏng hoặc bẩn nến đánh lửa. Khoảng cách giữa hai điện cực đánh lửa không phù hợp

-       Súng phun bị tắc

-       Áp suất dầu thấp

-       Hỏng Fuel solenoid v/v

-       Mực nước thấp

3.      Biện pháp khắc phục

-      

-       Kiểm tra, vệ sinh súng phun.

-       Vệ sinh bầu lọc, cung cấp đủ nước nồi.

-       Kiểm tra nhiệt độ hâm dầu điều chỉnh cho đúng

Kiểm tra, vệ sinh tế bào quang điện.

-       Kiểm tra sửa chữa quạt gió.

-       Hiệu chỉnh lại độ mở của bướm gió cho đúng

-       Kiểm tra Fuel solenoid v/v nếu hỏng thay mới

-       Kiểm tra khoảng cách nến đánh lửa.

Phần Tuabin hơi

Câu 1. Trình bày nguyên tắc tác dụng xung kích của dòng hơi trong tuabin hơi ?

Cho dòng hơi có động năng lớn thổi vào một bản phẳng. Dòng hơi tác dụng lên bản phẳng có 3 dạng :

-     Tác động đẩy vật dịch chuyển theo chiều chuyển động của dòng hơi.

-     Tác động làm bắn các hạt hơi bật trở lại theo mọi phương.

-     Tác động va đập gây masat làm nóng bề mặt tiếp xúc.

Trong 3 dạng đó tác động đẩy vật theo phương chuyển động của dòng hơi là tác động có ích còn 2 tác động còn lại là tổn thất của dòng hơi.

Nếu ta thay đổi hình dáng của bản phẳng thành một mặt cong hợp lý và đặt vị trí thổi của dòng hơi thích hợp ta sẽ giảm được 2 tổn thất và tăng tác dụng có ích của dòng hơi, điều này lý giải tại sao các cánh công tác của tuabin có dạng cong.

Khảo sát dòng hơi chảy trong các cánh bán nguyệt khi dòng chảy dọc theo bề mặt cánh các hạt hơi ở các vị trí bất kỳ đều xuất hiện lực Pa hướng vuông góc với dòng chảy đối xứng và triệt tiêu lẫn nhau, lực tổng Pu làm dịch chuyển cánh.

Câu 2. Vẽ sơ đồ đặc tính tầng xung kích

Po , Co là áp suất và tốc độ của dòng hơi ở cửa vào ống phun

Sau khi ra khỏi ống phun dòng hơi có áp suất P1 < P2 , và tốc độ  C­1 > Co

Khi dòng hơi phun vào rãnh cánh áp tại đây dòng hơi không giãn nở P2 = P1 , tốc độ dòng hơi C2 < C­1 , động năng dòng hơi chuyển thành cơ năng.

Câu 3 Giải thích sự thay đổi tốc độ và áp xuất dòng hơi khi đi qua tầng xung kích theo sơ đồ?

-            Để tạo động năng cho dòng hơi người ta bố trí các ống phun phía trước các rãnh cánh.

-            Ở cửa vào của ống phun 1 dòng hơi có thế năng ban đầu Po , Co , đi qua ống phun dòng hơi giãn nở do cấu tạo của ống phun áp suất giảm đến áp suất P1  tốc độ tăng đến C1.

-            ­Dòng hơi có động năng thổi vào rãnh cánh, tại đây động năng biến đổi thành cơ năng quay roto, trên bánh cánh không có sự giãn nở vì bánh cánh chế tạo đối xứng nên P2 = P­1 tốc độ giảm đến C2

Câu 4 Vẽ sơ đồ đặc tính tầng phản kích ?

+ P0, C0 là áp suất và tốc độ của dòng hơi cửa vào ống phun.

+ P1, C0 là áp suất và tốc độ dòng hơi ở lỗ phun.

+ P2 , C2 là áp suất và tốc độ dòng hơi ở mép thoát rãnh cánh

Câu 5. Giải thích sự thay đổi tốc độ và áp suất của dòng hơi khi đi quá tầng phản kích ?

-            Roto của tâng phản kích quay được nhờ tác động xung kích của dòng hơi và tác dụng phản lực của dòng hơi lên cánh.

-            Tác dụng phản lực của dòng hơi sinh ra do sự giãn nở của dòng hơi trên rãnh cánh động.

-            Khi đi qua ống phun dòng hơi giãn nở lần thứ nhất làm áp suất từ Po giảm xuống áp suất P1 , vận tốc từ C0 tăng đến C1

-            Dòng hơi vào cánh động do cánh động có thiết kế gần giống ống phun nên tại đây dòng hơi giãn nở lần thứ 2 làm áp suất giảm, tốc độ giảm ít hơn so vơi bánh cánh xung kích. Cả hai lần giãn nở đều làm quay roto

-            Tiếp tục như vậy dòng hơi vào ống phun của rãnh cánh tiếp theo với thông số đầu vào là áp suất và tốc độ ra khỏi rãnh cánh trước đó cho đến khi dòng hơi được thải ra khoang hơi thải với áp suất rất nhỏ.

Câu 6. Điền tên các chi tiết trong hình vẽ tuabin xung kích nhiều cấp tốc độ?

Câu 7. Trình bày nguyên lý hoạt động và giải thích sự biến đổi tốc độ và áp suất của dòng hơi khi đi qua ống phun và các tầng cánh?

-               Hơi đi vào ống phun có thế năng ban đầu áp suất P0 và tốc độ C0 , trong ống phun dòng hơi được giãn nở làm áp suất giảm xuống áp suất P1 tốc độ tăng lên C1.

-               Ra khỏi ống phun dòng hơi đi vào vành cách động thứ nhất động năng chuyển thành cơ năng lần thữ nhất, khi ra khoi rãnh cánh do cấu tạo đối xứng nên áp suất P2 = P1 tốc độ giảm xuống C1

-               Ra khỏi vành cánh động dòng hơi đi vào cánh hướng, trong canh hướng không có biến đổi năng lượng nên áp suất giữ nguyên P2 , tốc độ giảm xuống C12 do tổn thất trên cánh hướng.

-               Dòng hơi ra khỏi cánh hướng được phun vào cánh động 4, tại đây động năng được chuyển thành cơ năng, do cánh động cấu tạo đối xứng nên áp suất P2 không đổi, tốc độ giảm xuống C2

Câu 8. Vẽ sơ đồ đặc tính tuabin hơi nhiều cấp tốc độ?

Câu 9. Vẽ sơ đồ đặc tính tuabin hơi nhiều cấp áp lực

Câu 10. Giải thích sự thay đổi tốc độ áp suất của dòng hơi khi đi qua tuabin nhiều cấp áp lực theo sơ đồ

-               Hơi đi vào ống phun có thế năng ban đầu áp suất P0 và tốc độ C0 , trong ống phun thứ 1 dòng hơi được giãn nở làm áp suất giảm xuống áp suất P21 tốc độ tăng lên C11. Dòng hơi được phun vào rãnh cánh động năng của dòng hơi biến đổi thành cơ năng lần thứ nhất, do có cấu tạo đối xứng nên áp suất P21 không đổi, tốc độ dòng hơi giảm xuống C21 .

-               Dòng hơi tiếp tục đi vào ống phun thứ hai tại đây dòng hơi giãn nở áp suất P21 giảm xuống áp suất P12 tốc độ dòng hơi tăng từ C21 đến C12. Dòng hơi được phun vào cánh động thứ hai, tại đây động năng của dòng hơi biến đổi thành cơ năng lần thứ hai, áp suất P12 không đổi do bánh cánh chế tạo đối xứng, tốc độ giảm xuống C22 .

-               Dòng hơi đi ra khỏi vành cánh động vào ống phun thứ 3 tại đây dòng hơi giãn nở áp suất P12 à P23 , tốc độ tăng C22 à C13 . Dòng hơi phun vào cánh động thứ 3 động năng biến đổi thành cơ năng lần thứ 3, áp suất không đổi do bánh cánh chế tạo đối xứng, tốc độ giảm xuống C23 .

Câu 11. Trình bày đặc điểm của tuabin hơi tàu thủy ?

Ưu điểm :

-     Có quá trình sinh công liên tục làm tuabin có thể sử dụng tốc độ cao, làm tăng công suất hiệu suất giảm khối lượng kích thước, tuổi thọ cao.

-     Có tính kinh tế cao, thế năng ban đầu sử dụng triệt để.

-     Tất cả các bộ phận chuyển đọng gắn vào roto quay cùng một chiều làm giảm tổn thất cơ giới, làm việc êm, sử dụng an toàn và làm việc tin cậy.

-     Là động cơ có khả năng sinh công lớn, phạm vi sử dụng công suất rộng.

-     Trọng lượng nhẹ, kick thước nhỏ gọn.

-     Điều khiển sử dụng dễ dàng, chi phí sửa chữa phục vụ ít.

-     Có nhiều khả năng hiện đại hóa.

Nhược điểm :

-     Chỉ quay một chiều không tự đảo chiều quay nên phải bố trí tuabin lùi.

-     Vòng quay của tuabin lớn hơn nhiều so với vòng quay thích hợp của chân vịt vì vậy cần bố trí bộ giảm tốc trung gian làm tăng kích thước trọng lượng, làm giảm hiệu suất hệ thống.

-     Hiệu suất chung của toàn hệ thống còn thấp so với động cơ diesel.

Câu 12. Trình bày cách phân loại tuabin hơi tàu thủy ?

1.      Phân loại theo chức năng :

·         Tuabin chính

·         Tuabin phụ

2.      Phân loại theo cấu tạo:

·         Tuabin nhiều thân

·         Tuabin một than

3.      Phân loại theo đặc tính quá trình làm việc :

·         Tuabin xung kích

·         Tuabin phản kích

·         Tuanbin hỗn hợp xung kích phản kích

4.      Phân loại theo thông số hơi

·         Tuabin cao áp.

·         Tuabin trung áp.

·         Tuabin thấp áp.

5.      Phân loại theo đối áp và ngưng tụ

·         Tuabin ngưng tụ.

·         Tuabin đối áp.

6.      Phân loại theo sự truyền động trung gian:

·         Truyền động trực tiếp.

·         Truyền động cơ giới.

·         Truyền động điện.

·         Truyền đôngh thủy lực.

7.      Phân loại theo kiểu giãn hơi:

·         Tuabin hướng trục.

·         Tuabin hướng tâm.

Câu 13. kể tên các tổn thất năng lượng của dòng hơi tại ống phun?

1.      Tổn thất Prophin.

-   Tổn thất masat giữa thành rãnh ống phun và dòng hơi tạo ra.

-   Tổn thất do lớp biên bị tách ra khỏi prophin khi dạng ngoài của prophin không phù hợp.

2.      Tổn thất tại mép thoát hơi.

-   Cấc tổn thất masat trong lớp biên ở thành mép thoát.

-   Các tổn thất do dòng thứ cấp, đổi dòng chảy bất ngờ tạo nên dòng xoáy tại mép trên và dưới của rãnh rạo nên xoáy kép trong rãnh ống.

Câu 14. Điền tên các chi tiết trong hình vẽ kết cấu roto của tuabin hơi?

Câu 15. Trình bày các đặc điểm kết cấu roro tuabin hơi ?

-     Roto dạng đĩa được chế tạo bằng rèn, các đĩa được rèn liền với trục hoặc rèn từng chi tiết riêng rẽ.

-     Roto có đường kính đĩa nhỏ hơn 1000mm chế tạo bằng cách rèn liền trục

-     Roto có đường kính đĩa lớn hơn 1000mm thì được chế tạo rời, ghép đĩa có thể ghép trực tiếp lên trục bậc hoặc dùng các sơ mi ép hình côn.

-     Các sơ mi làm kín, vòng kín hơi và vòng giữ dầu bôi trơn, gờ chặn, khớp nối và các chi tiết khác thường được chế tạo rồi ghép có độ dôi lên trục

-     Roto gồm đĩa 6 của tuabin tiến đĩa 7 của tuabin lùi, rãnh 8 để bố trí tải trọng khi cân bằng roto.

-     Lỗ 5 trên đĩa làm giảm lực dọc trục, trên đĩa có rãnh dạng chữ T để cấy các cánh động.

-     Ngõng trục 4 của roto đặt trong ổ đỡ.

-     Trên trục có gờ chặn 3 để bố trí trong ổ chặn trục và một phần khớp nối 1 để truyền công suất ra hộp giảm tốc.

-     Lỗ khoan theo đường tâm 2 để giảm trọng lượng.

-     Về phía mũi của roto có gắn trục 10 cùng với bánh xe 11 của đồng hồ đo tốc độ quay.

-     Các rãnh 12 trên trục để làm kín hơi và không cho hơi xâm nhập vào dầu bôi trơn

Câu 16. Điền tên các chi tiết trong hình vẽ kết cấu phân đoạn ống phun đúc ?

Câu 17. Trình bày kết cấu phân đoạn ống phun đúc ?

-     Hình a thành một cum ống phun. Phân đoạn này có 4 ống phun kiểu rãnh tiết diện tròn ở lối vào và tiết diện chữ nhật lối ra vào được gép với thân bằng các măt bích và guzông 3.

-     Được chế tạo bằng gang hoặc đồng thanh, nó rất đơn giản khi chế tạo tuy nhiên trong thành trong ống phun khó làm bóng gây tổn thất dòng chảy.

-     Hình b là kết cấu phân đoạn ống phun có vách ống phun đúc.

-     Vách ống phun 1 được dập bằng thép rồi chế tạo phân đoạn ống phun 2.

-     Để liên kết chắc chắn giữa cụm thép của các vách ông phun ở gờ cánh người ta chế tạo các gờ tròn 3.

-     Phân đoạn ống phun ghép với thân bằng các guzông. Hai bề mặt của rãnh ống phun có thể làm bóng dễ dàng.

Câu 18. Điền tên chi tiết trong hình vẽ kết cấu cánh động của tuabin hơi ?

Câu 19. Trình bày đặc điểm của cánh động tuabin hơi.

-       Phần công tác: gồm hai phía phần lỗi, phần lõm, bề mặt lồi được gọi là lưng cánh, bề mặt lõm gọi là bụng cánh hay bề mặt công tác. Chiều dài công tác của cánh dược xác định bởi kick thước hướng kinh được làm ướt bởi hơi. Chiều dài của ở các cánh tuabin thủy hiện đại dao động trong khoảng từ 10mm ở tầng đầu tiên tới 500mm ở tầng cuối, đối với tuabin có công suất lớn chiều dài của tầng cuối có thể đặt 1016 mm

-       Phần đầu mút: đỉnh cánh

-       Phần chuôi cánh là nới ghép cánh với roto hoặc thân tuabin.

-       Đặc điểm kết cấu của cánh tuabin phụ thuộc vào chức năng của cánh và tải công tác. Cánh là chi tiết quan trọng quyết định đáng kể tới hiệu suất công tác của tuabin tính an toàn, độ tin cậy, tuổi thọ và giá thành chế tạo.

-       Khi làm việc cánh động, cánh hướng chịu lực tác dụng sau :

·         Lực uốn do áp suất thủy động của dong hơi chảy qua rãnh cánh.

·         Lực uốn do độ chênh lệch áp suất trước và sau cánh. Tác động vào cánh động của tầng phản kích và xung kích có mức độ nào đó.

·         Lực kéo do lực ly tâm của bản thân khối khi roto quay, tác động vào cánh động

-     Theo công nghệ chế tạo cánh chia làm 3 nhóm:

1)      Cánh chế tạo theo phương pháp kéo hoàn chỉnh.

2)      Phương pháp chế tạo bằng cách phay bán hoàn chỉnh mặt cánh phía lõm ( bụng ) được chế tạo bằng cán tinh còn phía lưng và chuôi cánh được chế tạo bằng cách phay.

3)      Chế tạo bằng cách phay hoàn chỉnh

4)      Ngày nay cánh tuabin được đúc nên rẻ tiền tiếc kiệm kim loại.

-          Cánh 3 và chuôi 4 chế tạo bằng cách kéo (chuốt) hoặc cán tinh rồi đánh bóng bề mặt. Kiểu chế tạo này chỉ dùng sản xuất cánh hướng và cánh động của một số tầng công tác nhẹ tải. Để tạo nên rãnh giữa các cánh người ta ghép chi tiết 6 vào thân 5 (đặt giữa 2 cánh).

-          Kết cấu phần chuôi cánh rất đa dạng, tuy nhiên dựa trên cánh ghép chân cánh vào đĩa hay rô to người ta chia làm hai kiểu sau:

* Kiểu ghép chân chìm :Ghép kiểu này chuôi (chân) cánh nằm hoàn toàn trong rãnh trên đĩa hay trên mặt rôto.

* Kiểu ghép chân nổi : Kiểu ghép này này phần chuôi cánh lộ ra phía ngoài gờ trên mặt đĩa và được gia cường cẩn thận phần chuôi với gờ đĩa.

-          Trong các tầng điều chỉnh của tổ hợp tua bin cánh phải làm việc với hơi có thông số cao, chịu tải lớn người ta gia cường cánh vào rôto bằng cách hàn

-          Để chống lại sự rung động cánh, người ta có kết cấu các cụm dải dài hoặc dây kim loại

-          Các dây đai kim loại bố trí theo chu vi thành từng cụm dài từ 20 ¸ 400 mm giữa các cụm dây đai có khe hở nhiệt, đường kính dây đai phụ thuộc vào chiều rộng cánh và thường từ 4 ¸ 9 mm.

-          Để làm giảm dao động giữa các cụm cánh bố trí các dây đai người ta đặt ống dây dao động 2 một đầu dây này được liên kết với 2 ¸ 3 cánh của cụm, còn đầu kia của dây đi tự do qua một vài lỗ khoét ở cụm cánh đối diện. Lực ma sát của dây 2 phát sinh khi đi cọ sát vào các lỗ trên cánh (lúc các cụm cánh dao động) sẽ làm giảm biên độ dao động này. Nhờ có các lỗ 5 nên đặt dây 2 rất đơn giản.

-          Vật liệu chế tạo cánh cần có độ bền ở nhiệt độ cao, có khả năng gia công cơ khí dễ dàng, chịu ăn mòn và xói mòn.

Câu 20. Điền tên chi tiết trong hình vẽ thiết bị làm kín tuabin hơi kiểu khuất khúc ?

Câu 21 Trình bày nguyên lý của thiết bị làm kín tuabin hơi kiểu gấp khúc ?

-     Hơi đi tới bộ làm kín qua khe hẹp đầu tiên hơi sụt áp suất, thể tích riêng của hơi tăng dòng hơi có được tốc độ.

-     Sau khi ra khỏi khe hở đi vào buồng tốc độ ấy mất đi, chuyển hóa thành năng lượng nhiệt, dòng hơi lại được phục hồi entanpi.

-     Tới khe hẹp tiếp sau cũng như các buồng, quá trình diễn ra giống như trên, càng về phía các khe thì áp suất hơi và năng lượng dòng hơi giảm đi, thể tích riêng hơi tăng lên do sự dãn nở ở các khe và chuyển hóa động năng thành nhiệt năng ở các buồng.

-          Như vậy do kết cấu của các vòng gờ gây khuất khúc, dòng hơi đã phải thực hiện quá trình chảy phức tạp như trên, kết quả là bản thân dòng hơi tạo được khả năng tự làm kín cho vị trí cần làm kín,=.

Câu 22. Trình bày các yêu cầu của dầu bôi trơn tuabin hơi ?

-     Độ nhớt của dầu nhờn: Phải có độ nhớt thích hợp và đặc tính nhớt nhiệt thoải để tạo thành lớp dầu bôi trơn đủ tin cậy, đảm bảo cho ổ trục làm việc ma sát ướt tương ứng ở chế độ tải trọng và tốc độ xác định cần phải chọn đúng độ nhớt của dầu bôi trơn

-     Độ ổn định cao: Có khả năng chống lại được ô xi hóa trong không khí ở nhiệt độ cao

-     Có khả năng khử nhũ tương cao: tức là nhanh chóng loại trừ (chia tách) nước khi nước rơi vào hệ thống dầu nhờn.

-      Độ a xít và độ tro ban đầu thấp.

-      Không có các tạp chất cơ khí.

Câu 23. Trình bày các yêu cầu của hệ thống bôi trơn tuabin hơi tàu thủy?

- Có nhiệm vụ cấp dầu nhờn liên tục tới các ổ đỡ, hộp giảm tốc của tổ hợp tới hệ thống điều chỉnh và bảo vệ tua bin;

- Các phần tử của hệ thống phải có độ tin cậy công tác cao;

- Khả năng bị lẫn bẩn, lẫn nước là nhỏ nhất;

- Khả năng làm sạch và thay thế dầu bẩn dễ dàng;

- Có khả năng ngăn ngừa được dầu khỏi biến chất trước thời hạn;

- Độ kín khít tương đối cao, không rò rỉ dầu.

Câu 24. Điền tên các chi tiết trong hình vẽ hệ thống bôi trơn tuabin hơi?

Câu 25. Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn  tuabin hơi?

Dầu từ két chứa được hút bằng bơm 2 (hoặc 3) qua phin lọc (1) sinh hàn (4) rồi đỏ lên hai két (6). Để tăng tính an toàn trong điều kiên tàu thủy nên bố trí 2 két cột áp và 2 bầu sinh hàn.

Két cột áp cao hơn trục bánh răng cấp thứ hai của bộ giảm tốc từ 10 ¸ 12 mét. Với cột áp này dầu tự chảy ra khỏi két tới ổ đỡ.... rồi về két chứa. Duy trỡ cột áp của kột dầu bằng cách duy trì mức dầu nhờ đường tràn  mà trên đó có bố trí kính nhìn 7

Khi vận hành người khai thác phải chú ý đến dòng dầu chảy qua kính này, nó bảo vệ mức dầu trên két. Lượng dầu ở trên két cột áp 6 đảm bảo sự công tác của toàn tổ hợp trong vòng 6 phút thời gian đủ để khởi động bơm dự trữ và dừng tổ hợp tua bin

Câu 26. Kể tên các phương pháp điều chỉnh công suất tuabin hơi ?

-          Hệ thống điều chỉnh công suất tua bin qua tiết lưu.

-          Điều chỉnh công suất tua bin theo khối lượng

-          Hệ thống điều chỉnh công suất tua bin đồng thời cả khối lượng và chất lượng

-          Điều chỉnh công suất tua bin theo phương pháp nối tiếp

-          Điều chỉnh công suất của tua bin theo phương pháp hỗn hợp

Câu 27. Kể tên các phương pháp sấy tuabin hơi ?

-          Phương pháp thứ nhất : dùng hơi sấy riêng Hơi nóng đưa đến tua bin theo một đường ống chuyên dùng để sấy tua bin, đồng thời cho via trục. Khi sấy, độ chân không trong bầu ngưng được duy trì theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

-          Phương pháp thứ 2 : dùng hơi công tác.

-          Phương pháp thứ 3 : phương pháp sấy hỗn hợp, đầu tiên đưa hơi theo đường ống riêng để sấy, đồng thời via trục, sau đó cắt máy via và dùng hơi công tác để sấy.

Câu 28. Trình bày quy trình chuẩn bị khởi động tuabin hơi ?

Các công việc cần kiểm tra :

-       Kiểm tra thiết bị liên lạc buồng máy – buồng lái – buồng nồi hơi.

-       Chỉ số các đồng hồ đo buồng máy, lái

-       Kiểm tra hoạt động của hệ thống cứu hỏa, chiếu sáng các thiết bị phục

Các công việc kiểm tra với tuabin:

-        Kiểm tra bên trong bên ngoài bầu ngưng bảo đảm bầu ngưng sẵn sàng hoạt động

-        Kiểm tra xung quanh tuabin đảm bảo không có vật lạ, các dụng cụ gá láp ở đúng vị trí.

-        Nới lỏng van hơi chính, tháo phanh hãm trục.

-        Đo khe hở trên các trục di động của tuabin

-        Đưa hệ thống dầu bôi trơn vào công tác

-        Via tuabin theo chiều tiến lùi 1/3 vòng.

Các công việc chuẩn bị hệ thống :

-        Kiểm tra các van, ống, khóa liên động.

-        Kiểm tra mức nước, dầu bôi trơn.. khởi động các bơm tuần hoàn dầu, nước, bơm hút chân không.

-        Xả nước đọng trong hệ thống.

Sấy tuabin :

-        Sấy đường ống dẫn hơi chính.

-        Sấy kết hợp với via để tránh cong vênh, uốn roto

-        Sấy kết hợp với xả nước ngưng tránh thủy kích.

-        Các van xả trên đường ống dẫn hơi mở.

-        Kiểm tra sự giãn nở nhiệt của thân tuabin

-        Cấp hơi tới bộ làm kín

-        Tăng độ chân không bình ngưng.

Câu 29. Trình bày quy trinh chung khi khởi động tuabin hơi ?

Thao tác:

-     Đánh tay chuông báo buồng lái

-     Mở từ từ van ma nơ

-     Tăng dần vòng quay đến vòng quay tối thiểu

Các thông số cần theo dõi khi khởi động:

-     Tiếng ồn của tuabin và hộp số.

-     Sự rung động của tuabin.

-     Nhiệt độ hơi vào bình ngưng.

-     Nhiệt độ của các ổ đỡ chặn, dầu bôi trơn, nước làm mát…

-     Độ giãn dài của roto và giãn nở nhiệt của thân tuabin.

-     Sự làm việc của hệ thông bao hơi, hút hơi.

-     Xả nước đọng ở thân tuabin, bình ngưng, hệ thống …

Câu 30 Trình bày các quy tắc chung khi dừng tuabin hơi ?

-     Sau khi nhận được lệnh dừng ta phải kiểm tra lại hệ thống dầu nhờn trước lức ngừng cấp hơi vào tuabin.

-     Giảm dần công suất và vòng quay của tuabin theo yêu cầu.

-     Giảm từ từ độ chân không trong bầu ngưng theo chỉ số vòng quay.

-     Khi tuabin dừng, đóng máy via kiểm tra sự giãn nở nhiệt thân tuabin, các khe hở hướng trục.

-     Đóng các van chặn trên đường ống hơi chính, mở các van xả nước đọng trên đường ống.

-     Mở van ma nơ lần cuối sấy khô đường ống hơi chúng khoảng 5 phút.

-     Làm khô thân tuabin trong 2 h.

-     Đóng các van ống phun, van đóng nhanh, van ma nơ.

-     Ngừng cấp hơi tới bộ làm kín.

-     Khi rôto nguội ngừng via, ngừng bơm dầu, bơm tuần hoàn.

-     Kiểm tra lần cuối tuabin, hệ thống.

-     Trong thời gian ngừng định kỳ kiểm tra via tuabin.

Câu 31. Trình bày khái niệm về đà quay và đường cong đà quay của tuabin hơi ?

Đà quay là hiện tượng tuabin tiếp tục quay theo quán tính từ khi ngừng cấp hơi đến lúc ngừng hẳn

Đường cong đà quay là đồ thị biểu diễn sự thay đổi số vòng quay roto theo thời gian. Với mỗi tuabin thì đường cong đà quay đều khác nhau, mỗi khi dừng tuabin thì phải ghi thời gian đà quay vào nhật ký. Đường cong đà quay tiêu chuẩn là đồ thị được xây dựng sau khi tuabin được lắp đặt và làm việc được 200 ÷ 300h

Câu 32. Trình bày khái niệm đà quay của tuabin hơi ?

Tua bin tiếp tục quay theo quán tính từ lúc ngừng cấp hơi vào tua bin cho tới lúc rô to ngừng hẳn gọi là đà quay.

Đối với từng tua bin, thời gian đà quay đều khác nhau. Thậm chí đối với một tua bin sau từng thời gian khai thác thời gian này cũng thay đổi. Đối với người khai thác, mỗi lần dừng tua bin cần kiểm tra thời gian này và ghi kết quả nhật ký máy.

Câu 33. Trình bày cách xây dựng đà quay và ứng dụng của đà quay trong khai thác tuabin hơi ?

-     Đo số vòng quay của tuabin giảm theo thời gian từng phút.

-     Vẽ đồ thị trên hệ tọa độ vòng quay roto và thời gian.

Đường cong đà quay có hai giai đoạn :

-                 Giai đoạn 1 (ab) biểu diễn sự giảm vòng quay do ảnh hưởng của tổn thất quạt gió trên cánh động.

-                 Giai đoạn 2 (bc) Biểu diễn sự giảm vòng quay do ảnh hưởng của ma sát ổ đỡ

Lưu ý Để có thể so sánh các đồ thị đà quay lấy được trong các lần khác nhau thì độ giảm chân không theo thời gian của các lần lấy đồ thị phải như nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mãnh