nội tiet

Giải Phẫu Sinh Lý Hệ Nội Tiết

I, TUYẾN YÊN.

1,Giải phẫu và mô học

Tuyến nhỏ nằm trên nền sọ,trong hố yên của thân xương bướm,nặng khoảng 0,4-1,1g, đường kính 1cm, cấu tạo bởi 3 thùy:

-Thùy trước/thùy tuyến: có tính chất của 1 tuyến thực sự, tiết ra các hormon chi phối hầu hết các tuyến nội tiết khác của cơ thể.

-Thùy sau: cấu tạo bởi các Tb giống tế bào thần kinh đệm, khống chế tiết hormone và hỗ trợ cho 1 lượng lớn các sợi trục và các cúc tận cùng khu trú ở thùy sau( có các túi chứa oxytocin và vasopressin).

-Thùy giữa: Ở người là 1 lớp biểu mô, tiết hormone MSH.

2, Mối liên hệ với vùng dưới đồi:

-Qua hệ thống cửa-dưới đồi yên và đường thần kinh vùng dưới đồi-yên.

-Hệ thống mạch cửa dưới đồi yên: mang mao mạch xuất phát từ động mạch yên trên, tập trung thành khối các tĩnh mạch cửa dài qua cuống yên xuống thùy trức tuyến yên, tỏa ra thành mạng mao mạch thứ 2, cung cấp máu cho thùy trước, đây cũng là đường đi của hormone vùng dưới đồi tới thùy trước tuyến yên, điều hòa hoạt động của tuyến.

-Bó sợi thần kinh vùng dưới đồi-yên: các sợi trục xuất phát từ nhân trên thị và cạnh thất,từ vùng dưới đồi tới thùy sau tuyến yên-điều hòa hoạt động của tuyến yên.

3. Hormon thùy trước tuyến yên:

3.1 GH: hormon phát triển cơ thể

3.1.1 Nguồn gốc và bản chất hóa học:

Do các tế bào ưa acid tiết ra, mang đặc điểm cảu loài, là 1 protein cấu tạo từ 191 acidamin, cấu trúc gần giống với prolactin.

3.1.2 Tác dụng:

a, Lên sự phát triển của cơ thể:

-Tăng số lượng và kích thước tế bào ở tất cả các mô dẫn tới tăng trọng lượng cơ thể, kích thước các phủ tạng.

- GH có tác dụng trực tiếp lên mô xương, kích thích cốt hóa sụn qua đó mà làm xương dài ra. Khi cơ thể đã trưởng thành do ảnh hưởng của androgen không còn diễn ra quá trình cốt hóa sụn, GH không còn tác dụng lên chiều dài xương mà chỉ có tác dụng lên màng xương và các tổ chức không phải xương.

+ Cơ chế làm dài xương: GH làm phát triển sụn ở đầu xương dài: tăng phát triển mô sụn, mô sụn chuyển thành mô xương nên thân xương dài ra và mô sụn mới được tạo thành, đồng thời còn có quá trình cốt hóa sụn.

+ Cỏ chế làm dầy xương: GH kích thích mạnh tế bào tạo xương, làm xương dày ra nhất là ỏ màng xương.TB tạo xương có tác dụng tăng lắng động các hợp chất calci và photphat trên bề mặt xương cũ.Ngược lại các TB hủy xương có tác dụng hòa tan các hợp chất calci và photphat, phá hủy mô xương.

-Ngoài ra, GH còn có tác dụng phát triển các cơ quan khác: Tăng sinh kích thước các tạng, tuyến thượng thận( cùng với ACTH) các cơ quan sinh sản (cùng với androgen).

b, Tác dụng lên các quá trình chuyển hóa.

- Chuyển hóa protein: do có các tác dụng:

+ Tăng kích thước các phủ tạng

+Tăng tốc độ vận chuyển acidamin vào tế bào.

+ Tăng dịch mã ARNm.

+Tăng kích thích sao chép AND trong nhân tạo ARN, ARN thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein, cung cấp năng lượng, acidamin, vitamin và các yếu tố cần cho sự phát triển cơ thể- tác dụng quan trọng nhất của GH.

+Giảm quá trình thoái hóa protein và acidamin.

-Chuyển hóa lipid

+ Tăng thoái hóa lipid ở mô dự trữ và giải phóng acid béo.

+ Ức chế quá trình chuyển hóa glucid thành lipid.tiết kiệm protein cho sự phát triển.

-chuyển hóa glucid:

+Giảm sử dụng glucose ở tế bào cho mục đích sinh năng lượng, tăng dự trữ glycogen trong tế bào đến mức bão hòa, giảm vận chuyển glucose vào tế bào tăng nồng độ glucose trong máu.

- 1 số tác dụng khác: tăng nồng độ phosphor trong máu, kéo theo Ca2+ vào máu, kích thích tạo hồng cầu, tăng hấp thu Ca2+ ở ruột và dạ dày.

3.2 Hormon kích thích tuyến giáp TSH.

- Do các tế bào ưa kiềm thùy trước tuyến yên bài tiết.Là 1 glycoprotein tan trong nước, dễ bị phân hủy khi đun nóng và bị phân giải bởi protease.

-Tác dụng:

+Lên cấu trúc tuyến giáp: Kích thích sự phát triển của tuyến giáp, tăng số lượng và kích thước tế bào nang giáp, phát triển hệ thống mao mạch tuyến giáp, tăng biến đổi tế bào nang giáp từ dang khối sang dạng trụ( dạng bài tiết ).

+Lên chức năng của tuyến giáp: Kích thích sự hoạt động của tuyến, tăng khả năng dung nạp iod, tăng quá trình tổng hợp hormon ở tế bào nang giáp, tăng giải phóng hormone vào máu, giảm chất keo trong lòng nang giáp.

3.3 Hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận ACTH.

-Do tế bào ưu kiềm thùy trước tuyến yên bài tiết, là 1 polypeptid.

-Tác dụng:

+Lên cấu trúc tuyến vỏ thượng thận: Tăng sinh tế bào tuyến vỏ thượng thận.

+lên chức năng tuyến vỏ thượng thận: Tăng tổng hợp và bài tiết hormone tuyến vỏ thượng thận, tăng huy động mỡ, đồng hóa protein, đào thải ure qua nước tiểu, tăng ứ động Na+ và nước, bài xuất kali, bài tiết hormone sinh dục.

+Tác dụng khác: tác dụng lên não, tác dụng lên tế bào sắc tố: đảm nhiệm tác dụng của MSH tổng hợp sắc tố melanin.

3.4 Hormon kích thích bài tiết sữa prolactin ( PRL ).

-Do các tế bào ưu acid thùy trước tuyến yên bài tiết, là 1 polypeptid.

-Tác dụng:

+trên cơ thể nữ: Kích thích phát triển tuyến vú và bài tiết sữa trên tuyến vú đã chịu tác động của estrogen và progessteron.Đầu thời kì mang thai prolactin phối hợp với LH tạo progessteron có tác dụng an thai.

+ Trên cơ thể nam: Phối hợp với testosterone để kích thích sự phát triển của tuyến tiền liệt.

3.5 Hormon kích thích tuyến sinh dục FSH và LH

-Do các tế bào ưu kiềm thùy trước tuyến yên bài tiết, bản chất là glycoprotein.

-Tác dụng:

+Trên tuyến sinh dục nữ:

      . FSH kích thích sự phát triển của nang trứng, tăng sinh tế bào hạt lớp áo trong của nang trứng làm tăng sản xuất và tiết dịch nang.

      . LH Phối hợp với FSH làm nang trứng phát triển, bài tiết estrogen, gây chin và rụng trứng, tăng bài tiết estrogen và progesterone

+ Trên tuyến sinh dục nam:

     . FSH có tác dụng lên biểu mô sinh tinh, tăng sinh tinh trùng, kích thích ống tinh phát triển, kích thước tinh hoàn, Kích thích tế bào Sertoly ở thành ống sinh tinh phát triển và bài tiết các chất tham gia vào quá trình sinh tinh.

     . LH Tăng số lượng và kích thước tế bào kẽ. tổng hợp và bài tiết testosterone.

4. Hormon thùy sau tuyến yên.

-thùy sau tuyến yên chứa 2 hormon là vasopressin ( ADH ) và oxytocin do vùng dưới đồi bài tiết có bản chất là peptid có 9 acidamin và 1 cấu nối disulfua.

4.1 Oxytocin

Trên cơ trơn tử cung: co cơ trơn khi mang thai, khởi phát và thúc đẩy quá trình sổ thai, co cơ trơn mạch máu, ruột, niệu quản bàng quang ống mật…

Trên tuyến vú: Kích thích bài xuất sữa do làm co các tế bào mô cơ.

4.2 Vasopressin ( ADH )

-Khi nồng độ ADH trong máu thấp thì tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp-giảm bài tiết nước tiểu.

-KHi nồng độ ADH trong máu cao thì co các tiểu động mạch toàn thân tăng huyết áp.

-Một số tác dụng khác: tăng cường phản ứng tự vệ, phục hồi và tăng cường trí nhớ, ổn định các kĩ năng…

II- TUYẾN GIÁP

1, Cấu tạo giải phẫu và mô học.

-Tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, gồm 2 thùy: nằm trên khí quản và dưới sụn giáp, màu nâu đỏ cấu tạo ngoài bởi 1 bao xơ, tuyến di động theo thanh quản khi nuốt.

- 2 thùy nối với nhau bởi 1 eo tuyến.

-Nhu mô tạo thành bởi các nang tuyến: Những túi hình cầu-đơn vị chức năng của tuyến.xung quanh nang tuyến là các tế bào hình hộp.trong lòng nang chứa các chất keo Thyroglobulin và là nơi tổng hợp và dự trữ hormone.

-Khi không hoạt động: TB nang tuyến dẹt, nhiều chất keo còn khi hoạt động thì nang tuyến hình lập phương, nang nhỏ ít chất keo.

-Iod là chất cần thiết cho quá trình tạo hormone giáp trong.

2. Hormon tuyến giáp: T3 và T4

            Ở ngoại vi, phần lớn T4 chuyển thành T3 (có nồng độ thấp hơn, thời gian tồn tại ngắn hơn nhưng tác dụng mạnh gấp 4 lần T4)

- Các giai đoạn tổng hợp tại TB nang giáp:

+ Iod được vận chuyển vào tuyến giáp từ máu: nhờ cơ chế vận chuyển tích cực (bơm iod của màng đáy TB nang giáp)

+ Hình thành hormon tuyến giáp:

          .Iod bị oxy hóa bởi enzyme peroxidese cùng hydrogen peroxidase.

          .Iod dạng oxy hóa gắn với tyrosin tạo thành 2 tiền chất là MIT (monoiodotyrosin) và DIT (dicodotyrosin); 2 chất này trùng hợp với nhau từng cặp: MIT - DIT => T3 và DIT - DIT => T4. Các chất này đều gắn với thyroglohilin và vận chuyển qua màng đỉnh TB nang vào lòng nang, dự trữ dưới dạng keo.

          .Giải phóng hormon vào máu: lysosom trong bào tương tiếp cận và hòa màng với túi ẩm bào; phân giải phân tử thyroglobulin trong chất keo và giải phóng 1 lượng  T3, T4 tự do và khuếch tán chúng qua màng đáy TB nang để vào mao mạch quanh nang và vào dòng máu.

          .Trong máu, gần như toàn bộ T3, T4 gắn vào protein huyết tương (glolulin, phần nhỏ allumin)

b, Tác dụng

- Lên sự phát triển cơ thể: thể hiện chủ yếu ở giai đoạn đang phát triển

+ Tăng tốc độ phát triển: kích thích sụn liên hợp hoạt động sinh xương, tăng nhanh cốt hóa xương, tăng phát triển tổ chức thần kinh và cơ.

+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển não trong thời kì bào thai.

+ Phối hợp với GH tiền yên điều hòa sự phát triển cân đối và hài hòa của các cơ quan và cơ thể.

- Lên chuyển hóa:

+ Năng lượng: tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết các mô, tăng số lượng, kích thước và hoạt động của các ty lạp thể, tăng tổng hợp ATB; tăng vận chuyển iod qua màng, sử dụng năng lượng và sinh nhiệt nên làm tăng mức chuyển hóa của cơ thể.

+ Glucid: tăng chuyển hóa glucid, tăng hoạt hóa các enzyme chuyển hóa glucid trong TB, tăng nhẹ glucose trong máu.

+ Lipid: tăng tất cả các giai đoạn của chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô dự trữ, giảm nồng độ cholesterol, phospholipid và triglyceride ở huyết tương.

+ Prorid: vừa tăng tổng hợp và thoái hóa protein

- Hệ tim mạch:

+ Lên mạch máu: giãn mạch ngoại vi ở hầu hết các mô, tăng lượng máu đến da, lưu lượng tim.

+ Lên nhịp tim: kích thích trực tiếp lên TB cơ tim, gián tiếp lên hệ giao cảm, làm tim đập nhanh và mạnh.

+ Lên huyết áp: tăng huyết áp tâm thu, giảm huyết áp tâm trương do giãn mạch.

- Lên hệ thần kinh cơ:

+ Hệ thần kinh trung ương: tăng khả năng hưng phấn hệ TK và giúp cho sự phát triển tổ chức TK cả về kích thước lẫn chức năng, đặc biệt là vỏ não.

+ Cơ: tăng hoạt hóa các synap, rút ngắn thời gian dẫn truyền xung động qua synap: tăng nhẹ làm cơ tăng phản ứng, tăng nhiều làm cơ trở nên yếu do tăng thoái hóa protein của cơ.

+ Giấc ngủ:

- Một số cơ quan khác:

+ Các tuyến nội tiết khác: làm tăng mức bài tiết của phần lớn các tuyến nội tiết và nhu cầu sử dụng hormone của mô.

+ Cơ quan sinh dục:

+ Hô hấp: tăng nhịp thở và độ sâu của hô hấp.

+ Cơ quan tiêu hóa: tăng bài tiết dịch vị và vận động đường tiêu hóa, tăng nhu động ruột.

+ Chuyển carotene ở gan thành sinh tố A, tăng sức đề kháng và khả năng chống độc.

III. TUYẾN CẬN GIÁP

1. Cấu tạo gải phẫu và mô học:

- 4 tuyến rất nhỏ đính vào mặt sau tuyến giáp, mỗi tuyến nặng 0,3 g mềm và đỏ sẫm, bọc ngoài bởi 1 vỏ xơ.

- Nhu mô được tạo thành bởi một lưới dây TB, xen với lưới mao mạch kiểu xoang, 2 loại TB:

+ TB chính kỵ màu, TB đa diện nhỏ, không hạt, bài tiết parahormon.

+ TB ưa màu: TB đa diện lớn, có hạt, chỉ có ở người trưởng thành.

2. Parahormon (PTH)

- Tổng hợp đầu trên ở ribosom tạo preprofrormon rồi cắt nhỏ thành 1 polypeptid có 84 acid amin.

- Tác dụng: điều hòa nồng độ calci trong huyết tương.

+ Trên xương: tác dụng lên TB xương và TB tạo xương. PTH đến mô xương gắn với receptor trên màng TB xương và TB tạo xương; phức hợp này hoạt hóa bơm calci làm chuyển dịch ion calci từ dịch xương ra dịch ngoại bào rồi vào máu, làm nồng độ calci của dịch xương chỉ bằng 1/3 trong dịch bào dẫn đến tác dụng tạo xương và hủy xương.

+ Tác dụng lên TB hủy xương: tác dụng dán tiếp lên TB hủy xương hoạt hóa các TB hủy xương có sẵn, làm tăng quá trình hủy xương.

+ Tăng quá trình hình thành TB hủy xương mới.

+ Trên thận: .Giảm bài xuất ion calci ở thận.

                    . Tăng tái hấp thu ion calci và magie ở ống lượn xa ống góp.

                    . Giảm tái hấp thu ion phosphat ở ống lượn gần, tăng đào thải ion phosphat qua nước tiểu.

+ Trên ruột: hoạt hóa quá trình tạo 1, 25 – dihydroxycholecaliferol là chất làm tăng sự vận chuyển calci qua màng TB biểu mô ruột, tăng tái hấp thu calci và phosphate ở ruột.

IV. TUYẾN TỤY NỘI TIẾT:

1.     Cấu tạo mô học:

-        Gồm những TB (tiểu đảo langerhanr) ở phần đuôi của tuyến tụy có khoảng 1-2 triệu tiểu đảo, mới tiểu đảo có đường kính 0,3 mm; chiếm khoảng 1% trọng lượng tuyến tụy.

-        Mỗi tiểu đảo tụy có 3 loại tb chính:

+  TB â (B): 60-65%, nằm giữa & bài tiết insulin

+  TB á (A): 25%, bài tiết glucogon.

+   TB ó ( D): 10%, bài tiết somatostatin.

2.     Insulin:

-        Bản chất: 1 protetin nhỏ, có tính khánh nguyên và dễ bị men tiêu hóa phân hủy và không uống được..

+  Được tổng hợp tại ribosom của các TB â dưới dạng tiền chất 2 lần tiền chất, bị phân hủy bởi men insilinase có nhiều trong gan, thận, cơ và một số mô khác.

-        Tác dụng là hormon duy nhất có tác dụng hạ đường huyết, do các tác dụng lên các quá trình chuyển hóa:

+  Glucid: là tác dụng quan trọng nhất, làm tăng thu nhập, sử dụng và gự trữ glucid ở hầu hết các tổ chức cơ thể, đặc biệt ở cơ gan và mô mỡ.

a.     Tăng thoái hóa glucose ở cơ: tăng mạnh tính thấm của cơ với glucose, do đó TB cơ có thể dụng 1 lượng lớn glucose.

b.     Tăng thu nhập, dự trữ và sử dụng glucose ở gan: chuyển phần lớn glucogen dự trữ insulin gây bất hoạt enzymnphosphorylase của gan, tăng hoặt tính glucokinase và hexokinase ,tăng thâm nhập glucose vào TB, tăng tổng hớp glucogen nhờ tăng hoặt tính enxym glucogen synthetase.

c.     Tăng dự trữ glucogen ở cơ: nếu cơ không hoạt động sau ăn, phần lớn glucose vẫn vận chuyển vào TB và chuyển sang dự trữ dưới dạng glycogen.

Khi cơ thể đang hoạt động mạnh hoặc giữa các bữa ăn, hàm lượng glucose máu giảm, glucogyn của gan sẽ được phân giải để giài phóng glucose vào máu.

Ngoài ra, khi lượng glucose vượt quá khả năng dự trữ của gan, insulin sẽ làm tăng chuyển glucose sang acid béo và vận chuyển đến mô mỡ dưới dạng hipoprotein tỉ trọng thấp và lắng đọng tại các mô mỡ dự trữ.

    Ức chế quá trình tân tạo đường do làm giảm hàm lượng và hoạt tính các men tham gia quá trình này, không ảnh hưởng đến sự xâm nhập và sử dụng glucose ở TB não.

+  Qlipid tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng tới mô mỡ.

Tăng vận chuyển glucose vào gan

 Acid bén sau khi tổng hợp sẽ được sử dụng để tổng hợp triglycerid ở gan

Tăng tổng hợp triglycerid từ acid béo để dự trữ lipid ở các mô mỡ.

Tăng vận chuyển glucose vào TB mỡ.

Ức chế men lipase nhạy cảm với hormon giảm quá trình thoái hóa triglycerid ở mô mỡ, giảm giải phóng acid béo vào máu.

+ Protein và sự phát triển cơ thể:

·        Tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu hết các TB của cơ thể

·       Tăng vận chuyển tích cực acid amin vào TB do phối hợp với GH tiền yên

·       Tác dụng trực tiếp lên các ribosom, tăng giải mã ARN thông tin và tăng tổng hợp các protein mới.

·       Tăng sao chép chọn lọc các đoạn AND ở nhân TB đích, tăng tổng hợp protein mới.

·       Ức chế phân giải protein, giảm giải phóng acid amin từ TB

·       Tại gan, làm giảm mức taọ đường mới và sự giải phóng acidamin vào màu

·       Phối hợp với GH tiền yên làm tăng vận chuyển acidamin vào TB tăng tổng hợp protein và làm cơ thể phát triển.

3.     Glucagen:

-        Bản chất: polypeptid mạch thẳng, bài tiết từ TB á của đảo tụy.

-        Tác dụng: ngược với insulin:

+ Lên chuyển hóa glucid :

  Tăng phân giải glucogen ở gan: do hoạt hóa adenylayclase ở TB gan để tạp AMP vòng.

Tăng tạp đường mới ở gan: hoạt hóa nhiều men tham gia vào quá trình tân tạp đường.

+ một số tác dụng khác:

·       Tăng phân giải acid amin ở mô dự trữ.

·       Ức chế tổng hợp triglycerid ở gan, vận chuyển acid béo từ màu vào TB gan.

·       Nồng độ glucagon cao làm tăng họat động tim, kích thích bài tiết mật, ức chế tiết dịch  vị.

4.     Somatostatin:

-        Bản chất: polypeptid do TB ó  của đảo tụy tiết ra.

-        Tác dụng: tại chỗ:

+ Ức Chế hoạt động của tác TB tiểu đảo tụy, gây giảm bài tiết insulin và glucagen và enzym dịc tụy.

+ Ức chế tiết HCl, pepsin dạ dày.

+ Ức chế bài tiết nhiều hormon kích thích của hệ tiêu hóa như  gastrin , secretin, cholecystokinin, motilum ….

+ Giảm nhu động dạ dày, ruột, giảm co bóp túi mật, bài tiết dịch và hấp thụ ở đường tiêu hóa.

V. Tuyến thượng thận:

1.  Cấu tạo giải phẫu và mô học:

- Là 1 tuyến  nhỏ, màu vàng nằm ở cực trên của mỗi thận, mỗi tuyến nặng khoảng 0,6g, dài 4-5cm, rộng 2-4cm, dày 7-8 mm; được bọc ngoài bởi 1 bao xơ, bề mặt có nhiều nếp lằn, chia làm 2 phần:

  + Vỏ thượng thận:  dày, màu vàng, 2/3 khối lượng tuyết và gồm 3 lớp:

·       Lớp cầu: ngoài cùng những TB đa diện nhỏ, bào tương ưa base, tiết hormon chuyển hóa muối nước (aldosteron) .

·       Lớp bó: TB song song, là lớp dày nhất, có những TB đa diện lớn , bào tương nhiều hạt, bài tiết corticord (đại diện cortisol )

·       Lớp lưới: trong cùng, các dây TB tuyến tiếp nối nhau thành lưới, bài tiết hormon sinh dục.

+  Tủy thượng thận: trung tâm tuyết, 20% trọng lượng tuyến, màu nâu, gồm những TB đa diện lớn, chứa trong bào tương những hạt tròn nhỏ (ưa crom/ hạt sinh aldrenalin và noradrenalin )

  2.  Hormon vỏ thượng thận:

-        3 nhóm: 

+ Chuyển hóa muối nước, chủ yếu là aldosterol

+ Chuyển hóa đường 3 chất, cortisol là chất có hoạt tính mạnh nhất.

+ Sinh dục: androsterol, androsterion và dehydroepiandrosteron.

-        Tác dụng:

2.1.  Aldosteron là hormon có tính sinh mạng,

-  Làm tăng tái hấp thu Na+ và bài tiết K+  ở trong ống thận (ống lượn xa và phần đầu ống góp): không vận chuyển trực tiếp Na+ mà tác động lên sự hình thành các chất nội bào cần thiết cho sự vận chuyển Na+.

-  Lên thể  tích dịch ngoại bào và huyeersnasp động mạch tái hấp thu Na+ từ ống thận, áp lực thẩm thấu dịch kẽ tăng, kéo nước vào để cân bằng áp suất thẩm thấu.

- Tác dụng lên tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi và sự hấp thu ở ruột.aldosteron có tác dụng tăng tái hấp thụ Na+ ở ruột, tăng thải K+ và bicrbonat ở ống tuyến mồ hôi và tuyến nước bọt.

2.2.  Nhóm hormon chuyển hóa đường tác dụng của cortisol.

-  Lên chuyển hóa glucid:

+ kích thích tân tạo glucid từ protein và 1 số chất , chủ yếu ở gan.

·       Tăng hoặt động acidamin từ các mô ngoài gan, chủ yếu từ cơ

·       Tăng hoặt tính và số lượn enzym chuyển amin.

+ Giảm sử dụng glucose ở TB: ức chế ngược quá trình đường phân, làm giảm vừa phải ức sử dụng glucose ở TB cửa tất cả các cơ quan -> gây tăng nhẹ đường máu.

-        Lên chuyển hóa protein:

+ Giảm protein ở TB do giảm tổng hợp và tăng thoái hóa protein ở các tổ fhuwcs ngoài gan.

+ Tăng vận chuyển acidamin từ máu vào TB gan, tăng tổng hợp ARNm à tổng hợp enzym cần cho sinh tổng hợp protein ở TB gan: tăng sử dụng acidamin ở TB gan.

-        Lên chuyển hóa lipid:

 + tăng nồng độ acid amin tự do trong máu.

 + tăng oxy hóa acid béo ở tế bào gan để tạo năng lượng, phân bố lại mô mỡ trong cơ thể.

-        Các tác dụng khác:

 + Chống viêm:

·        ổn định màng lysosom: giảm giải phóng các enzym phân giải protein dự trữ trong các lysosom   .

·       Ức chế enzym phospholipase A2, giảm phản ứng viêm.

·       Giảm sốt do giản hiện tượng giãn mạch.

 +  Chống dị ứng: do ức chế sản sinh ra histamin ,secotonin, leucotrien.

 +  Chống stress: Tăng huy động dịch vào lòng mạch có tác dụng chống giảm thể tích tuần hoàn.

 +  Chuyển hóa muối nước: tái hấp thụ Na+ ở ống thận.

 + lên TB máu và hệ miễn dịch.

2.3. Nhóm androgen tác dụng rất yếu, hoạt động như những tiền chất để chuyển thành dạng hormon hoặt động như testosteron, dyhydrotestosteron

3.  Hormon tủy thượng thận: catecholamin gồm adrenalin và noradrenalin.

- trên tim: tăng hoặt động của tim trên các mặt (tần số, sức co bóp, hưng pơhaasn, dẫn truyền) à tăng lưu lượng tim và thể tích tâm thu.

- Trên mạch máu:

          Adrenalin gây co mạch ngoại vi, giãn mạch vành/não/gan/cơ; làm tăng huyết áp tâm thu.

          Noadrenalin co hầu hết các mạch nhỏ của cả cơ thể, tăng sức cản ngoại vi, tăng cả huyết áp tối đa  tối thiểu.

-        Hệ cơ: + Cơ vân: tăng trương lực cơ, giãn mạch à tăng cường dinh dưỡng cơ vân.

            +  Cơ trơn: co các cơ trơn vùng môn vị, hậu môn, cổ bàng quan, cơ tia, giãn cơ trơn thành dạ dày, ruột non, tử cung, bàng quan và phế quản.

-        Chuyển hóa: tăng hoặt dodoonjg và hưng phấn của cơ thể.

VI. Đại Cương:

1.     Vai trò của tuyến nội tiết:

-        Sản xuất ra hormon, đóng vai trò điều hòa nhờ cơ chế thể dịch.

-        Đặc điểm: không có ống tiết, nhỏ bé về kích thước và trọng lượng , có 1 mạng lưới thần kinh và mạch máu.

2.     Hormon: hormon tuyến nội tiết và hormon tại chỗ.

2.1.         Bản chất hóa học:

-        Steroid: gần với receptor nằm trong TB, gồm có các hormon tuyến vpr thượng thận, hormon sinh dục có cấu trúc giống cholesterol và hầu hết được tổng hợp từ cholesterol; phần lớn ở dạng tiền chết được tạo thành khi có kích thích phù hợp.

-        Dẫn xuất acidamin cửa tyrosin gắn với receptor trên màng TB: hormon tuyến tủy thượng thận, giáp, 1 số hormon địa phương (serotomin, dopamin,…) được tổng hợp dưới tác dụng của hệ thống enzym trong bào tương tuyến, bài tiết theo nhiều con đường.

-        Protein và peptid gắn với receptor trên màng TB: tất cả các hormon vùng dưới đồi, yên, cận giáp, tụy nội tiết, tiêu hóa và hầu hết các hormon địa phương, được tổng hợp ở lưới nội bào của các TB tuyến.

2.2.         Cơ chế tác dụng: không tham gia trực tiếp mà gắn với receptor đặc hiệu:

a.     Hormon gắn với receptor trên màng TB

-        Các hormon có bản chất protein và peptid, dẫn xuất của acidamin.

+ thông qua AMP vòng  (AMPv) chất truyền tin thứ hai.

·       Hormon (H) gắn với receptor đặc hiệu ( R)  trên màng TV đích, phức hợp này hoạt hóa enzym adenylcyclase (AC) xúc tác phản ứng chuyển ATP thành 3’,5’ – AMPV trong bào tương.

·       AMPV hoạt hóa proteinkinase, dẫn tới hoặt hóa day truyền, gây ra các đáp ứng sinh học (tổng hợp các chất đặc hiệu, thay đổi tính thấm màng TB, co hay giãn cơ, gây bài tiết…

·       AMPV bị phân giải thành 5’ AMP mạch thẳng dưới tác dụng của men phosphodiesterase trong bào tương TB đích.

+ Thông qua Ca2+ và calmodilin ( là 1 enzym vận chuyển Ca2+ )

·       Kích thích làm thay đổi điện thế màng/hormon gắn với receptor đặc hiệu ở màng TB đích, mở các kênh Ca2+ , nồng độ Ca2+ nộ bào tăng lên, hoạt hóa chúng, gây ra các tác dụng sinh học như AMPV

·       Đặc biệt, hoạt hóa enzym myosmkinase, xúc tác cho sự phosphoryl hóa myosin ở cơ trên.

+ Thông qua các “mảnh” phospho lipid màng.

b.     Hormon gắn với receptor đặc hiệu trong TB.

Các hormon có bản chất steroid và 1 số có trọng lượng phân tử nhỏ:

+ Khuếch tán qua màng TB đích, vào trong để gắn với các R đặc hiệu trong bào tương hoặc nhân.

+ Phức hợp 4-R gắn với những vị trí đặc hiệu của AND nhân, hoạt hóa sa chép gen tạo ARNm.

+ ARNm khuếch tán ra bào tương và thúc đẩy quá trình dịch mã, tại ribosom tạp protein mới.

+ Tạo ra các đáp ứng sinh học đặc hiệu

2.3.         Điều hòa bài tiết hormon: chủ yếu bằng điều hòa ngược.

Điều hòa ngược: khi có 1 sự thay đổi hoạt động chứ năng nào đó, sẽ tác dụng ngược trở lại để điều chỉnh hoạt động chức năng đó trở lại bình thường.

a.     Điều hòa ngược âm tính:

-        Có tác dung làm tăng nồng độ 1 hormon hoặc hoạt động chức năng của 1 tuyến nộ tiết, khi nồng độ/chức năng đó giảm và ngược lại, từ đó duy trì  hằng tính nội môi.

-        Đây là cơ chế điều khiển cơ bản, giúp cơ thể luôn ổn định và thích ứng với môi trường,

-        Rối loạn cơ chế điều hòa này sẽ dẫn đến rối loạn HĐ của hệ thống nội tiết.                Ví dụ: với cortisol .

b.     Điều hòa ngược dương tính:

-        Khi 1 yếu tố ha oạt động hứ năng của 1 cơ quan nào đó giảm, 1 loạt phản ứng xả ra dẫn tới giảm yếu tố /hoạt động đó là ngược lại.

-        Không dẫn tới mà còn làm mất sự ổn định cân bằng nội môi và hoạt động chức năng.

-        Ít gặp, nhưng rất cần thiết vì thường liên quan tới hoạt động mang tính sống còn của cơ thể. VD: chống stress, chống lạnh, phóng noãn, co bóp cổ tử cung khi sinh…

2.4.         1 số hormon tại chỗ:

-        Do 1 nhóm TB bài tiết ra, thấm vào máu rồi có tác dụng sinh học ở vùng gần nơi được bài tiết.

-        Các hormon:

+ Gastrin (polypeptid )do niễm mạc hang vị dạ dày bài tiết, ngoài ra đảo tụy, tuyến yên và dưới đồi.

+ secretin : polypeptid do niêm mạc tá tràng bài tiết, ngoài ra vùng dưới đồi, thân não, vỏ não.

+ Cck : polypeptid do niêm mạc tá tràng bài tiết, ngoài ra vùng vưới đồi, vỏ não, cấu trúc lưới.

+ histamin Sản xuất ở hầu hết mô trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong phản ứng quá mẫn của hiện tượng dị ứng;

+ Prostagladin (PG) : acid béo không no.

    

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: