Nỗi Thương Mình" trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
Phân tích bài thơ “ Nổi Thương Mình” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
Đại thi hào Nguyễn Du từng viết :
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Những số phận khốn khổ , bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến trải đều trên từng tác phẩm cũa ông.Với một tấm long nhân đạo vô bờ , Nguyễn Du đã thể hiện niềm thương xót của mình đối với những thân phận nhỏ bé luôn bị những thế lực xấu xa chà đạp. Thúy Kiều một nhân vật đầy đau khỗ và bất hạnh , một cô sắc nứơc hương trời nhưng số phận lại hẩm hiu đã được Nguyễn Du khắc họa thành công trong tác phẩm truyện Kiều . Đoạn trich “ Nỗi thương mình” là một trong những đọan trích sắc xuất nhất và miêu tả tâm lý nhân vật nàng Kiều rất đặc sắc . Nàng vì chữ Hiếu mà phãi bán minh chuộc cha nhưng không may bị bọn gian ác dụ dỗ , ép nàng phải vào lầu xanh. Đoạn trích thễ hiện thành công nỗi khốn khổ , cô đơn tũi thân của nàng Kiều :
“ Biết bao bướm lả ong lơi
………….
…..
Ai tri âm đó mặn mà với ai ”
Mở đầu đoạn trích , tác giả đã vẽ nên 1 bức tranh hiện thực chua xót đắng cay của Thúy Kiều khi phải sống ỡ Lầu Xanh. Những từ ngữ “ bướm lả ong lơi , trận cười suốt đêm , lá gió cành chim” được ông sử dụng với bút pháp ước lệ nhằm nói lên cụôc sống của Kiều , ngày ngày phãi đối mặt với những kẽ làng chơi “ Tống Ngọc” , “ Trường Khanh” . Tác giả sử dụng những hình ãnh đối xứng , điễn tích đễ làm rõ hơn cái hiện thức nhơ nhớp ghê tởm mà Kiều phải chịu đựng .
“ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”.
Nàng sống trong 1 hiện thực bê tha , đầy những thứ đáng khinh rẻ trong cuộc sống đễ rồi quên đi bản thân mình đến lúc “ giật mình” lại. Điệp từ “ mình” đã được tác giả sử dụng như muốn nói đến cái nỗi đắng cay , chua xót , tũi nhục cho chính số phận của mình. Nàng phải tiếp khách “ đưa , tìm” những kẻ mua vui suốt ngày , chỉ có khi đêm đã buông xuống , khi “ tàn canh” mới “giật mình” nghĩ đến thân phận hẫm hiu của mình. Nàng tự xót thương cho số phận phải chịu tủi nhục , đắng cay phãi sống trong 1 thế giới đầy những con quỷ mặt người . Thế nhưng 2 câu thơ trên tuy ngắn ngũi nhưng Nguyễn Du đã bộc lộ niềm thương xót là đề cao nhân cách của nàng Kiều . Mặc dù phải sống trong thế giới dơ bẩn, xấu xa , phải đối mặt với những kẻ chĩ thích mua vui trên sự đau khỗ của ngừơi khác nhưng nàng vẫn giữ đựơc phẩm chất cao đẹp , vẫn giữ được “ Mai cốt cách , tuyết tinh thần” của mình . Dù hình hài , thễ xác của nàng có bị vùi dập ỡ chốn phong lưu ấy , nàng vẫn giữ long mình cao đẹp , vẫn ý thức được giá trị của bản thân mình . Nàng không chịu buông xuôi , không chịu thả mình hòa nhập vào chốn ăn chơi sa đọa ấy . Điều đó đã thễ hiện nàng Kiều vẫn là 1 cô gái cốt cách thanh cao dù ỡ bất cứ hoàn cảnh nào.
“ Khi sao phong gấm rũ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chương bấy thân”
Nàng nhớ về quá khứ tươi đẹp khi còn sống sung sướng bên cha mẹ . Qúa khứ ấy hạnh phúc tươi đẹp biết dường nào :
“ Êm đềm trướng rũ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặt ai”
Thế nhưng cái hiện tại lại hiện ra trước mắt . nàng “ tan tác ” , “ hoa giữa đường” . Qúa khứ tươi đẹp thì ngắn ngủi , chĩ trong 1 câu thơ , thế mà hiện thực đau khỗ ấy lại được nhắc tới liên tục ỡ nhiều câu thơ tiếp theo . Qúa khứ đối lập với hiện tại, đau khỗ , tũi nhục , nàng chĩ còn biết trách than trời sao quá bất công . Thán từ “ sao ” dung đễ hỏi cũng như ông đã dùng biện pháp hoán dụ đễ mượn “ mặt sao” nói đến Thúy Kiều. “ Thân sao , mặt sao” phải chịu những đắng cay, khổ cực “ dày gió dạn sương” . Nguyễn Du đã dùng từ “ sao” vừa đễ hoán dụ vừa đễ đặt ra câu hõi: “ Vì sao nàng Kiều lại phải chịu những bất hạnh như thế ??” Cớ chăng là vì ông Trời không thương người ỡ hiền ??? Nhưng sự thật lại không phãi vì ông Trời không thương người ở hiền mà là do những kẽ xấu xa , thế lực gian ác đã dẫm nát vùi dập 1 cánh hoax ink đẹp tài năng giữa cuộc đời.
“ Mặc ngừơi mây Sở mưa Tần
Những mình nào bíêt có xuân là gì ?
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu”
Mặc cho những kẻ mua vui . trăng hoa kia có tìm đến nàng , kẻ đến rồi đi,dập dìu như những con bướm tìm mật ngọt nhưng nàng vẫn cảm thấy cô đơn buồn tủi. “ Những mình” chẵng cảm thấy vui , dù xuân đến mang lại niềm vui cho tất cả mọi người nhưng nàng vẫn cảm thấy lặng lẽ trống vắng không tìm đựơc niềm vui ỡ chốn đây. Nhiều lần nàng đã phãi chịu đựng những gió sương trong cuộc đời đễ rồi đến giờ này nàg vẫn phãi ỡ nơi này “ địa ngục trần gian” . Hình ảnh “ tuyết , trăng” gợi lên 1 khung cảnh ảm đạm , lạnh lẽo không người chia sẻ , tri âm cùng. Nàng buồn đau , xót thương cho thân phận mình sao mà gặp cảnh trái ngang của cuộc đời .
“ Cảnh nào cảnh chẵng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Tác giả đã sữ dụng bút pháp ước lệ , nhân hóa cảnh cũng biết “ sầu” . Bỡi vì nàg Kiều sầu thương cho số phận éo le của mình nên khung cảnh cũng “ sầu” theo . “ Tâm” và “ ngoại cảnh” cứ như đang được hòa hợp thành 1 khối nhất thể. Nàng buồn nhìn cảnh cũng buồn theo nàng .
“ Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa
Vui là vui gượng kẻo là.
Ai tri âm đó mặn mà với ai ???.”
Ở chốn lầu xanh , nàng cũng trải qua những thú vui tao nhã như “ cầm,kì,thi,họa”. Ấy thế nhưng, đó chĩ là 1 bức bình phong che đậy cuộc sống tồi tệ , đắng cay , che đậy nơi “ địa ngục trần gian” mà nàng phải sống , phải chịu đựng.Niềm vui ỡ đó cũng chĩ là điều gượng gạo đễ qua tháng ngày chứ thật ra sâu trong lòng nàng chĩ có gia đình mới là niềm vui thật sự. Câu thơ cuối được bắt đầu bằng từ “ ai” và cũng kết thúc bằng từ “ ai” . Nàng như tự hỏi mình và hỏi nhưng chỉ là hỏi vậy thôy chứ câu trả lời mãi cũng không tìm ra được.Nàng muốn có 1 người đễ “tri âm” cùng nhưng biết làm sao kiếm được người đồng cảm khi chung quanh nàng chĩ toàn những lũ gian ác. Bằng nghệ thuật bút pháp ước lệ, miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc , với những hình ảnh đối xứng sắc sảo, Nguyễn Du đã thễ hiện rõ nét nỗi đau khổ tủi nhục của nhân vật. Những biện pháp so sánh , hoán dụ , sử dụng điễn tích đã làm cho đoạn trích thêm phần hấp dẫn.
Một lần nữa, ta có thễ nói Nguyễn Du đã thành công khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều.Một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại gặp phải cuộc đời bất hạnh. Đoạn trích vừa là tiếng lòng của nàng vừa là lời lên án tố cáo những thế lực xấu xa tàn bạo đã gieo rắc khỗ đau cho những số phận bé nhỏ.Đoạn trích nói riêng cũng như toàn bộ tác phẩm “ Truyện Kiều” nói chung đã thể hiện rõ nét tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du . Ông đã tạo ra 1 tác phẫm đặc sắc và đễ nó sáng mãi trên bầu trời văn học Việt Nam cũng như trong lòng người đọc hâm mộ Truyện Kiều.
Nguồn : C5-04 - tânbinh.info
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top