Nội kinh bị yếu
NỘI KINH YẾU CHỈ
LỜI TIỂU DẪN
Nghề nhà y cần có “Nội kinh”, cũng như nhà nho cần có ngũ kinh.
Đó đều là những lời nói xác đáng của những bậc thánh hiền. Tất cả những cơ huyền diệu, lý sâu xa đều ghi ở nội kinh. Đó cũng là lời giáo huấn cho ngàn đời său, sáng ngời như mặt trời mặt trăng.
Những người học y trước hết nên đọc Nội kinh và bước đầu cần nhập tâm. Trương cảnh nhạc nói: “Sách thánh nên đọc” chính là vậy. Nhưng vì kinh văn mênh mang, các thiên vấn đáp lại rườm rà, và vị trí chất vốn có lại không được thông minh lắm sợ khó tránh khỏi sự lẫn lộn, tôi mới sửa dọn ý nghĩa trong Nội kinh lại và chia bày làm bảy mục, chẳng những để cho gọn gàng, bớt rườm rà; mạch sách tiếp nhău từng điều rành rõ, dễ dàng cho việc học tập ghi nhớ.
Lê Hữu Trác
Biệt hiệu: Hải Thượng Lã Ông
LỜI GIỚI THIỆU
“Nội kinh chỉ yếu”, là tập nghi lại những điều thất yếu nhất rút ra từ bộ “Nội kinh” và được sắp sếp lại thành bảy mục tiện cho việc học tâp và nghi nhớ.
Bộ “Hoàng đế Nôị kinh”, theo bản cổ gồm 9 quyển “Tố vấn” và “Linh khu”. Hải Thượng Lãn Ông chọn lọc và sắp sếp các điều trong “Tố vấn” thành hai tập “Nội kinh yếu chí” và “Vận khí bí điển”. “hoàng đế Nôị kinh” là bộ sách ghi lại những nguyên lý, nguyên tắc, những nhận thức bao quát về con người và giới tự nhiên, những kiến thức cơ bản về sinh lý, bệnh lý trong cơ thể, những đề cương về phòng và chữa bệnh. Những điều đó có giá trị to lớn, chỉ đạo mọi mặt trong y, dược phương đông. Thầy thuốc đời său đều tuân theo các điều cốt lõi đó và có phần đóng góp, phát huy, tuy luận thuyết của từng người khác nhău nhưng vẫn giữ được cốt cách chung của kinh điển. Điều đó làm cho học thuật Đông y được duy trì và nhất quán từ xưa tới nay.
“hoàng đế Nôị kinh” là một trước tác xuất hiện trên 2800 năm. Nội dung gồm những câu.
Hỏi giữa Hoàng đế (một vị vua thời cổ) với Kỳ Bá (một thầy thuốc giỏi thời xưa). Nhưng những kiến thức được ghi lại không thể từ một vài người mà có, có thể coi đó là những kết quả quan sát, lao động của đông dảo quần chúng được đúc kết lại. Chính vì vậy các loại sách kinh điển này là những thành quả được ghi nhận và được vận dụng vào thực tiễn đời sống ở bất ký nước nào.
“Nội kinh” gồm những điều quan trọng và xuất sắc nhưng xuất hiện ở một thời kỳ mà tùe ngữ còn nghèo, cú pháp chưa ổn định, làm cho ý nghía các đoạn văn rất khó hiểu, hoặc có thể suy diễn ra nhiều ý khác nhau. Chính vì vậy, mặc dầu cho đến nay đã có nhiều bản chú thích, người ta vẫn chưa thấy vừa ý. Bài tiểu dẫn của Hải Thượng Lãn Ông cũng đã nói lên điều này. Do đó, người học “nội kinh cũng gặp nhiều khó khăn, phải suy nghĩ nhiều và phải tham khảo nhiều sách khác.
Khi dịch quyển sách này, chúng tôi có ý giữ vững ý nghĩa, tinh thần của kinh văn, chính văn; những từ thêm cho rõ nghĩa sang ý hơn chỉ được để trong ngoạc vuông; những đoạn chú thích thêm của người dịch thì được đề xuống cuối trang để khỏi lẫn với nguyên văn. Lần dịch này, chúng tôi có ý đối chiếu bản của Hải Thượng với bản của Vương Băng, của Phùng Sở Chiêm và một số bản khác. Nhờ vậy, một số sai lầm, lẫn lộn ngay trong nguyên văn bản gỗ đã được phát hiện, sửa chữa trước khi dịch.
Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1980
Người dịch
PHÀM LỆ
Tập sách này tóm lược các thiên vấn đáp trong Nội Kinh, lựa lấy từng câu từng chương, chia làm bảy điều mục, không dám thêm bớt một chữ của kinh điển.
Những lời chú thích trong kinh này, nếu có chỗ quá vụn vặt, phức tạp cũng được cắt xén cho gọn.
Những mục : âm, dương, cơ chế biến hóa, tạng phủ, bệnh nặng, phép tắc chữa bệnh, di dưỡng, mạch kinh ở trong tập này, đều trích lượng theo kinh văn, được chia ra từng loại để chú thích.
1-
Âm Dương
-
Âm dương trong bốn mùa là nguồn gốc của muôn vật
(Bốn mùa thay nhau xoay chuyển, âm dương biến hóa, trời đất hợp khí lại với nhau, sinh ra vạn vật và nuôi nấng chúng. Âm dương trong bốn mùa là nguồn gốc của muôn vật, cái căn bản của vạn vật đều quy tụ vào đó).
-
Âm dương trong bốn mùa là nguồn gốc của muôn vật, là cỗi gốc của sự sống chết. Trái ngược với nó thì sinh ra tại hại, thuận theo nó thì bệnh tật không phát ra.
-
Giống như có mặt trời, dương khí bị mất thì sẽ giảm thọ mà không phát triển được.
Người ta có dương khí cũng như có trời (giới tự nhiên) có mặt trời. Giới tự nhiên không có mặt trời thì ban ngày không sáng được, người để mất dương khí thì dương khí sẽ không bền và tuổi thọ giảm.
-
Cho nên sự vận hành của trời cần có mặt trời mới sáng tỏ được, dương khí vì thế (có tinh) đi lên và bảo vệ bên ngoài (ở câu này nêu lên nơi chốn vận hành của dương khí để nói lên tác dụng hộ vệ của dương khí trong cơ thể người).
-
Phần tinh hoa của dương khí nuôi thần, phần nhu nhuận nuôi gân)
(Câu này nói rõ thêm công dụng vận hành và nuôi dưỡng của dương khí. Ở phần trong, dương khí (chuyển) hóa các chất tinh vi để nuôi dưỡng thần khí, ở bên ngoài, dương khí (chuyển) hóa các chất tân dịch để làm mềm mại, vững bền gân).
-
Dương khí thuộc về ban ngày, về phần ngoài.
(Ban ngày hoạt động thì dương khí ở phần ngoài, đi khắp toàn thân được 250).
-
Sáng sớm dương khí được sinh ra, đến trưa dương khí thịnh, về chiều, dương khí kém yếu, khí môn đóng lại (Thịnh nghĩa là mạnh dần lên). Mức độ mạnh yếu của khí của khí là từ non yếu đến mạnh dần lên, góp sức làm ấm rồi nóng bốc lên, nóng hết mức thì mát trở lại, đó là lý (tự nhiên) của sự vật. Cho nên sáng sớm ra dương khí được sinh ra, đến trưa thì thịnh, về chiều thì giảm kém. “Khí môn” gọi là “huyền phủ”, nơi phát sinh ra khí của dinh vệ, cho nên gọi là “khí môn”).
-
Vì vậy cho nên buổi chiều nên thu dương khí lại để có sức chống đỡ, không làm cho gân xương bị quấy động, không nên tiếp cận với sương móc. Trái ngược với ba giai đoạn thời gian đó, thì hình vóc sẽ hao mòn.
(Đoạn này khuyên người ta nên hoạt động) thuận theo (mức độ mạnh yếu của) dương khí. Khi dương khí phát triển thì người ta nên hoạt động (mạnh dần), khi dương khí thu lại thì người ta nên bớt (cường độ) hoạt động lại, về chiều khi dương khí đã giảm, đi vào phần âm thì (sự hoạt động của người ta) cũng nên thu lại (giảm bớt) để chống đỡ với hư tà. Nếu quấy động gân xương (bắt hoạt động nhiều) tức là ngược với (mức độ mạnh yếu) của dương khí (trong ngày), tinh hoa sẽ bị hao tổn).
-
Âm cất giữ chất tinh hoa mà bốc dậy mau. Dương hộ vệ bên ngoài để làm cho bền chắc.
(Theo bản của Côn thì hai chữ dậy mau (khởi cức) được đổi ra là thủ - có nghĩa là giữ gìn, là nói công dụng ở con người).
-
Âm không thắng nổi dương, thì mạch nhanh gấp, tính sẽ cuồng.
(Mạch nhanh gấp biểu hiện chứng đã hư hết mức, cần cứu chữa mau. Tính có nghĩa là mạch là thực, cuồng là chạy cuồng. Tứ chi là nguồn gốc của dương. Dương thịnh thì tứ.
Chi thực quá độ thì leo cao, ca hát. Nhiệt ở trong mình thịnh quá cho nên cở áo chạy càn! Như vậy đều vì ấm không thắng nổi dương (mà sinh ra).
Dương không thắng được âm thì khí của ngũ tạng giao tranh, chín khiếu không thông. (chín khiếu phía trong thì thuộc vào tạng, phía ngoài thì thể hiện ra ở các giác quan. Khí của ngũ tạng giao tranh thì chín khiếu không thông).
Vì thánh nhân (người ta tài giỏi) thấu tỏ lý lẽ âm dương giữ cho gân mạch cùng hòa hợp, xương tủy được vững bền, khí huyết đều thuận chiều, nên trong ngoài điều hòa, tà không thể lấn hại, tai mắt thông tỏ, khí vững như thường.
Dương quá mạnh không thể giữ kín được, âm khí sẽ bị tuyệt.(dương quá mạnh không thể đóng kín được, thì âm dào chảy ra, làm tinh, khí bị tuyệt).
Âm bình hòa, dương kín đáo, tinh thần sẽ yên ổn. (âm khí đã hòa bình rồi, dương khí đóng thì tinh thần ngày càng yên vững).
Âm dương tách rời nhau, tinh khí sẽ hết. ( âm không bình hòa, dương không đóng kín, sử dụng quá sức tiết ra quá nhiều, hao tổn thiên chân thì tinh khí không hóa sinh ra được, sẽ hết lưu thông)
Tứ sáng sớm tới trưa là phần dương trong ngày, là dương ở trong dương. Từ trưa cho tới hoàng hôn, cũng là phần dương trong ngày, nhưng là âm ở trong dương. (giữa trưa là lúc dương thịnh, cho nên giọi là dương ở trong dương. Hoàng hôn là lúc âm thịnh, cho nên nói là âm ở trong dương. Dương khí chủ về ban ngày, cho nên từ sáng sớm tới lúc hoàng hôn đều là dương trong ngày, mà trong đó lại có âm dương khác nhau).
Từ chập tối đến gà gáy (nửa đêm) dương khí chưa nảy sinh cho nên nói là (âm ở trong ) phần âm của ngày; lúc hửng sáng dương khí đã lên cho nên nói là dương ở trong phân âm (của ngày ).
Cho nên người ta cũng ứng hợp vào đó.
Nói tới âm dương của người ta, thì phần ngoài là dương, phần trong là âm. Nói tới âm dương của thân người, thì lưng là dương bụng là âm. Nói tới âm dương trong tạng phủ người ta thì tạng là âm, phủ là dương. (tạng là nói năm thần tạng, phủ là nói sáu hóa phủ. Người dịch cần chú thích thêm “thần tạng” và “hóa phủ” ).
Can, tâm, tỳ, phế, thận, năm tạng đều là âm. Đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu, sáu phủ đều là dương. Cho nên ngưc là dương. Tâm là dương ở trong dương. (tâm là tạng dương, vị trí ở thượng tiêu. Đã là dương lại ở trong dương. Linh khu nói: tâm là mẫu tạng( giống đực ). Mẫu tức là dương ).
Ngực là dương, phế là âm ở trong dương.
(phế là tạng âm, vị trí ở thượng tiêu; là âm mà lại ở ngôi dương, cho nên gọi là âm ở trong duơng. Linh khu nói : phế là tẫn tạng (giống cái) ,tẫn là âm).
-Bụng là âm ,thận là tạng âm ở trong âm.
(thận là tạng âm có vị trí ở hạ tiêu. Vì nó ở phần âm ở trong âm, cho nên gọi là âm trong âm. Linh khu nói: thận là tẫn tạng (giống cái), tẫn là âm)
-Bụng là âm.can là dương ở trong âm.
(can là tạng dương, vị trí ở trung tiêu. Vì tạng dương ở phần âm,cho nên nói dương ở trong âm.linh khu nói can là mẫu tạng,mẫu là thuộc dương).
-
Bụng là phần âm; tỳ là chí âm ở trong âm. (tỳ ở vị trí thổ, ở trung tiêu là thái âm, ở phần âm nên gọi là chí âm ở trong âm,linh khu nói: tỳ là tẫn tạng, tẫn la fthuộc âm).
(cấc điều trên) đều ứng hơp với nhau về âm, dương , biểu lý, trong ngoài , đực cái và (đem chúng) ứng hợp với âm dương của trời đất(giới tự nhiên).
-
Âm dương là đường lối của trời đất.( ý nói là đạo lý của sự biến hoá sinh thành). là kỷ cương của muôn vật. (là do tác dụng nuôi sống, dương làm ra chính khí để sống làm việc giữ gìn để đứng vững, cho nên nói là kỷ cương của muôn vật).
-
cỗi gốc của sự sinh sát. (tác dụng của rét nóng gây ra.Vạn vật nhờ dương khí ấm áp mà sinh ra,vì âm khí lạnh lẽo mà chết đi,cho nên cỗi gốc của sự sinh sát là do âm dương xoay vần mà ra).
-
là phủ của thần minh. (ý nói sở dĩ có nhiều biến hoá, sinh ra và tàn lụi là nhở có thần minh ở trong đó).
-
cho nên dương tích luỹ lại làm ra trời . âm tích luỹ lại sinh ra đất. âm thì tĩnh nặng,dương thì động nhộn. Dương thì sinh ra, âm thì nuôi lớn.Dương thì sát phạt, âm thì ẩn tàng.
(nói rõ thêm tác dụng đặc thù của trời đất phát sinh, tàn lụi nói ở trên.thần nông nói:trời thì lấy dương sinh âm trưởng, đất thì lấy dương sát âm tàng. Quẻ khôn là thuộc âm, vị trí ở góc tây nam, thời gian ở giữa tháng 6,tháng 7 lúc vạn vật mạnh, sao lại nói là âm không có cái lẽ để lớn! quẻ càn là thuộc dương, vị trí ở tuất và hợi, thời gian ở giữa tháng 9 tháng 10, là lúc vạn vật thu tàng, ai bảo rằng dương không thể có sát.lấy đó để chứng minh cho cái lý âm trưởng dương sát là có thể thấy rõ được).
-
Trùng dương tất âm.(1)
(Trùng hợp dương thì sẽ biến ra âm chứng).
-
Trùng âm tất dương.(1)
(tất sẽ biến ra dương chứng, là nói chứng thương hàn và thương thử đều như vậy)
-
hai câu này quy nạp các hiện tượng biến chuyển từ dạng này sang dạng khác; bệnh đang nhiệt đột ngột chuyển sang hàn, bệnh đang hàn đột ngột chuyển sang nhiệt. Nói khái quát dương phát triển đến tuột độ thì chuyển sang âm, âm phát triển đến tuột độ thì chuyển sang dương.
-
Trời đất là ở trên và ở dưới của muôn vật.( Nhìn sự chở che trên dưới của trời đất đối với vạn vật thì biết rõ).
-
Âm dương là khí huyết, Nam, Nữ.( Dương chủ về khí, âm chủ về huyết. Âm sinh ra nữ, dương sinh ra nam).
-
Tả hữu là con đường của âm dương.
( Âm dương đưa khí qua lại hai bên tả hữu, cho nên nói tả hữu là con đường của âm dương. Âm khí đi ở bên hữu dương khí đi ở bên tả).
-
Thủy hỏa là trưng triệu của âm dương.
( Xem khí của thủy hỏa thì có thể biết được triệu chứng biểu hiện ra ngoài cuả âm dương) .
-
Âm dương là sự mở đầu của muôn vật.
( Ý nói là sự mở đầu của sự biến hóa sinh thành).
-
Cho nên nói rằng: Âm ở trong kìm giữ lấy dương; dương ở ngoài chịu sự sai khiến của âm.
( Âm tính cho nên kìm giữ lấy dương, dương động cho nên để cho âm sai khiến).
-
Âm khí ít, dương khí thắng sinh chứng nhiệt mà phiền đầy.
( Nói về bệnh có chứng nhiệt mà phiền đầy là do âm khí ít, dương khí thắng ( hơn hẳn )).
-
Dương khí ít, âm khí thắng, gây ra mình lạnh như vừa ngâm mình trong nước ra.
( Nói bệnh có chứng hàn từ trong sinh ra, là do dương khí ít âm khí nhiều).
-
Trời chủ về dương sinh, âm trưởng; đất chủ về dương sát, âm tàng.
( Sinh và trưởng là đạo lý của trời, sát và tang là đạo lý của đất. Trời là dương chủ sinh, cho nên lấy lẽ là dương sinh âm trưởng. Đất là âm chủ sát, cho nên lấy lẽ là dương sát âm tang. Trời và đất tuy có vị trí cao và thấp khác nhau, nhưng đều có vận dụng âm dương).
-
Trời có âm dương, đất cũng có âm dương.
( Vì trời có âm cho nên có thể giáng xuống; đât có dương, cho nên mới có khí bốc lên, cho nên nói là đều có âm dương. Âm dương giao hòa cho nên từ đó nẩy sinh ra sự biến hóa).
-
Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là âm dương của trời đất, ứng vào sinh, trưởng, hóa, thu, tang, cho nên nói trong dương có âm, trong âm có dương.
( Khí âm dương đến cực cùng thì gây canh cường, cho nên đều kiêm nhau là trong dương kiêm có âm, trong âm kiêm có dương, ở trong quẻ dịch về quẻ ly rỗng giữa, quẻ khảm đầy giữa; là lấy ý nghĩa tượng chưng).
2. CƠ CHẾ BIẾN HÓA
-
Trời phía tây bắc không đủ, cho nên phía tây bắc thuộc âm, và tai mắt bên phải của
-
Người ta không tỏ bằng tai mắt bên trái.
(ở phần trên cơ thể, tương đương với vị trí trên cao là trời ).
-
Đất ở phía đông nam không đầy, cho nên phía đông nam thuộc dương, và tay chân bên trái của người ta không mạnh bằng bằng tay chân bên phải. ( ở phần dưới cơ thể tương đương với vị trí thấp là đất ).
-
Phương đông thuộc dương, tinh hoa của dương dồn lên trên, dồn lên trên thì trên tỏ mà dưới kém. Cho nên tay mắt sang tỏ mà tay chân không thuận. cũng đều bị tà khí, nếu nhiễm phải phần trên thì bên phải nặng hơn; nếu nhiễm vào phần dưới thì bên trái nặng hơn. Đó là vì âm dương của trời đất (giới tự nhiên ) có chỗ không toàn vẹn, cho nên tà khí (mới nhân đó ) mà lấn vào. (âm dương ứng vào trời đất, khác nào như nước đổ vào trong đồ đựng, đồ đó tròn thì nước tròn, đồ đó queo thì nước hình queo. Khí huyết của người ta cũng như vậy. cho nên tà khí mới nhân chỗ không đầy đủ mà vào đóng ở đó ).
-
Cho nên trời có tinh, đất có hình, ở trời có bát kỷ, ở đất có ngũ lý. (dương là trời, đưa tinh khí xuống để thi hành công năng biến hóa. Âm là đất, rải tà khí ra để tạo thành hình. Ngũ hành là cái lẽ sinh dục. bát phong là kỷ cương của sự biến hóa. Bát kỷ là thứ tự của bát tiết. ngũ lý là cái lý hóa sinh dưỡng dục của ngũ hành ).
-
Cho nên có thể làm cha mẹ cho muôn vật. (dương là trời hóa ra khí, âm là đất tạo ra hình. Ngũ lý vận hành, bát phong khua động; sự sinh trưởng thu tàng hợp thời không để lỡ. cho nên có thể là cha mẹ của muôn vật biến hóa ).
-
Thanh dương bốc lên trời, trọc âm lắng xuống đất, sự động tĩnh của trời đất lấy thần minh làm cương kỷ. (Thanh dương lên trời, trọc âm xuống đất, sự động tĩnh của chúng đều lấy thần minh làm cương kỷ.)
-
Khí trời thông với phế, khí đất thông với họng. (Lấy việc thu hút khí trong làm biểu tượng cho trời; lấy việc thu nhận chất đục của thức ăn uống làm biểu tượng cho đất).
-
Phong khí thông với can. (Vì phong sinh mộc).
-
Khí của sấm thông với tâm. (Sấm là sự biểu hiện bằng tiếng động của hỏa).
-
Khí của hang động thông với tỳ. (Hang trống rỗng, tỳ tiếp nhận).
-
Khí mưa thông với thận.
(vì nước tươi tố chôi chảy)
-
sáu kinh làm sông.
(vì nó chảy liên tục khong nghỉ)
-
trường và vị là bể.(vì những thứ đó đều là vật chứa đựng)
-
chín khiếu làm chỗ dòn chảy của khí (khí trong sáng ví như nước chảy ở phía trong làm cho trong sáng;sự truyền dẫn (của khí)giống như sự chôi chẩy của nước)-lấy trờ làm âm dương. (liên hệ việc của người cho sát vời việc của trời đất thì dễ lẽ âm dương).
-
mồ hôi của người cho sát với việc của trời đất . khí của dương
[khí hít thở] ví như gió mạnh của trời đất.
(mồ hôi toát ngoài da, là sự phát triển của dương khí. Đay là cách mượn các hiện tượng trong trời đất như mây bay mưa tuôn (dẻ hình dung các hiện tượng tương tự xẩy ra trong cơ thể người);(cũng như nói) khí phát tán giống như gió bay bốc mạnh).
-
bạo khí hình tượng như sấm, nghịch khí hình tượng như dương. Cho nên việc trị bệnh không theo cương kỷ của trời, không dùng đạo lý của đất, thì tai hại lắm.
(trái với kỷ của trời, trái với kỷ cuẩ đất, thì 6 kinh trái chiều, 5 khí lại bị thương thì có thể biết rằng tác hại sẽ tới).
-
con gái 7 tuổi,thận khí thịnh thay răng dài tóc.
(số của lão dương đến 9 là cực độ. Số của thiếu kể ở số 7. con gái là khí của thiếu âm-cho nên lấy số của thiếu dương gép vào, khí âm dương điều hòa rồi có thể sinh thành da hình thể, cho nên7 tuổi thì thận khí thịnh răng sẽ thay toc sẽ dài).
-
2 lần 7 (=14 tuổi) thiên quý tời mạch nhâm thông, mạch thái sung thịnh vượng, kinh nguyệt xuống đúng kỳ, cho nên có thể có con.
(quý, tứ là nhâm quý, lá hai thiên can thuộc phương bắc-thuộc thủy. Mạch nhâm, mạch sung đều là mạch kỳ kinh. Thận khí đủ thịnh thì xung nhâm lưu thông, kinh huyệt dần dần đầy đủ, trào suống đúng lúc, khí thiên chàn cùng lúc dẫn xuống, cho nên gọi là thiên quý. Nhưng mạch sung là huyết hải, nhâm chủ về bào thai; hai cái dó cung giúp đỡ lẫn nhau, cho nên có thể sinh con.gọi là nguyệt sự; tức là, nếu khí bình hòa thì cú 30 ngay có một lần kinh).
-
3 lần 7 (=21 tuổi) thận khí đã vừa chừng, cho nên mọc rằng khôn và dài hết mức.
-
(răng khôn là cái răng mọc sau cùng.thận khí đã quân bình mà răng khôn mọc ra .biểu hiện ra răng tức là chất dư của sương).
-
4 lần 7 (=28tuổi) gân xương rắn chắc, tóc dài hết mức,thân thể khỏe mạnh.
(cữ số thiên quý của con gái là 7 lan 7 thì hết mứ.khi mới ở vòng 4 làn 7, là lúc phan nủa của thời gian,cho nên thân thể mạnh khỏe lớn đẫy sức vào lúc đó).
-
5 làn 7(=35 tuổi)
-
Mạch dương minh giảm sút, mặt bắt đầu dám, tóc bắt đầu rụng.
(Mạch của dương minh đi quanh ở trên mặt vào chân tóc, cho nên khi bị suy kém thì tóc rụng mặt xám ).
-
6 lần 7 (=42 tuổi) mạch tam dương suy ở trên, mặt rám héo, tóc bắt đầu bạc.
(Mạch của ba kinh dương đều lên tới đầu , cho nên khí 3 kinh dương suy thì mặt rám héo, tóc bạc, cho nên suy. Phụ nữ có dư về khí, không đủ về phần huyết là vì kinh nguyệt thường xuyên bị tiết ra).
-
7 lần 7 (=49), thì mạch nhâm hư, mạch thái xung suy giảm, thiên quý hết, địa đạo không thông, cho nên hình vóc sa sút mà không sinh đẻ nữa.
( Vì nước của mạch nhâm đã cạn hết, đó là do địa đạo không thông, mạch xung nhâm sa sút, hình thể bị hao mòn hết khả năng sinh đẻ. Chép theo thiên thượng cổ thiên chân luận).
-
Con trai tới 8 tuổi thận khí đã vững chắc, tóc dài răng thay.
(Con số của lão âm đến số 10 là cực độ.Số 10 con số của thiếu dương, cho nên đem hợp với con số của thiếu âm. Kinh Thiên hệ từ trong kinh dịch nói: theo con số của trời là số 9, số của đất là số 10).
-
2 lần 8 (=16 Tuổi) thận khí thịnh, thiên quý tới, tinh khí dồi dào, âm dương điều hòa, cho nên có thể sinh con.
( nam và nữ có bản chất về âm dương khác nhau, thì các hình thái về huyết cũng khác nhau. Âm tĩnh, huyết hải đầy thì trào ra; Đương động, khí ứng hợp thì tiết tinh. Hai chất đó thông hợp hòa trộn với nhau có thể sinh đẻ con. Thiên Hệ từ trong kinh dịch nói: Trai gái hợp tinh lại, vạn vật hóa sinh ra).
-
3 lần 8 (=24 tuổi), thận khí đã vừa chừng, gân xương cứng rắn, cho nên răng khôn mọc dài ra và dài hết mức.
-
4 lần 8 (=32 tuổi) gân xương đày thịnh, cơ thịt đầy khỏe.
( Thiên quý nam tới 8 lần 8 là vòng chót, khi ở vòng 4 lần 8 là lúc đương sức trung bình).
-
5 lần 8 (=40 tuổi) khí thận suy, tóc rụng, răng khô.
( Thận chủ về xương, răng là chất dư của xương. Thận khí đã khô khan, tính không được nuôi dưỡng cho nên tóc rụng , răng khô. Huyết suy, cho nên tóc rụng, xương suy sút cho nên răng khô).
-
6 lần 8 (=48 tuổi) dương khí ở trên suy giảm, mặt rám, tóc điểm bạc.
( Dương khí là khí của dương minh. Mạch túc dương minh khởi từ mũi, kèm quanh vòng miệng môi, giao nhau ở Thừa tương lên phía trước tai, tới trước trán, cho nên suy ở trên thì mặt rám, tóc đốm bạc).
-
7 lần 8 (=56 tuổi) can khí suy, gân không đủ sức động, thiên quý hết, tinh ít. Thận tạng suy, hình thể đều kém.
(Can khí nuôi cho cân, can đã suy không có sức hoạt động. Thận khí nuôi xương, thận đã suy thì hình vóc kém sút. Thiên quý đã kiệt cho nên tinh ít).
-
8 lần 8 (=64 tuổi) răng tóc mất đi (Mạch của dương minh đi quanh ở trên mặt vào chân tóc, cho nên khi bị suy kém thì tóc rụng mặt xám ).
-
6 lần 7 (=42 tuổi) mạch tam dương suy ở trên, mặt rám héo, tóc bắt đầu bạc.
(Mạch của ba kinh dương đều lên tới đầu , cho nên khí 3 kinh dương suy thì mặt rám héo, tóc bạc, cho nên suy. Phụ nữ có dư về khí, không đủ về phần huyết là vì kinh nguyệt thường xuyên bị tiết ra).
-
7 lần 7 (=49), thì mạch nhâm hư, mạch thái xung suy giảm, thiên quý hết, địa đạo không thông, cho nên hình vóc sa sút mà không sinh đẻ nữa.
( Vì nước của mạch nhâm đã cạn hết, đó là do địa đạo không thông, mạch xung nhâm sa sút, hình thể bị hao mòn hết khả năng sinh đẻ. Chép theo thiên thượng cổ thiên chân luận).
-
Con trai tới 8 tuổi thận khí đã vững chắc, tóc dài răng thay.
(Con số của lão âm đến số 10 là cực độ.Số 10 con số của thiếu dương, cho nên đem hợp với con số của thiếu âm. Kinh Thiên hệ từ trong kinh dịch nói: theo con số của trời là số 9, số của đất là số 10).
-
2 lần 8 (=16 Tuổi) thận khí thịnh, thiên quý tới, tinh khí dồi dào, âm dương điều hòa, cho nên có thể sinh con.
( nam và nữ có bản chất về âm dương khác nhau, thì các hình thái về huyết cũng khác nhau. Âm tĩnh, huyết hải đầy thì trào ra; Đương động, khí ứng hợp thì tiết tinh. Hai chất đó thông hợp hòa trộn với nhau có thể sinh đẻ con. Thiên Hệ từ trong kinh dịch nói: Trai gái hợp tinh lại, vạn vật hóa sinh ra).
-
3 lần 8 (=24 tuổi), thận khí đã vừa chừng, gân xương cứng rắn, cho nên răng khôn mọc dài ra và dài hết mức.
-
4 lần 8 (=32 tuổi) gân xương đày thịnh, cơ thịt đầy khỏe.
( Thiên quý nam tới 8 lần 8 là vòng chót, khi ở vòng 4 lần 8 là lúc đương sức trung bình).
-
5 lần 8 (=40 tuổi) khí thận suy, tóc rụng, răng khô.
( Thận chủ về xương, răng là chất dư của xương. Thận khí đã khô khan, tính không được nuôi dưỡng cho nên tóc rụng , răng khô. Huyết suy, cho nên tóc rụng, xương suy sút cho nên răng khô).
-
6 lần 8 (=48 tuổi) dương khí ở trên suy giảm, mặt rám, tóc điểm bạc.
( Dương khí là khí của dương minh. Mạch túc dương minh khởi từ mũi, kèm quanh vòng miệng môi, giao nhau ở Thừa tương lên phía trước tai, tới trước trán, cho nên suy ở trên thì mặt rám, tóc đốm bạc).
-
7 lần 8 (=56 tuổi) can khí suy, gân không đủ sức động, thiên quý hết, tinh ít. Thận tạng suy, hình thể đều kém.
(Can khí nuôi cho cân, can đã suy không có sức hoạt động. Thận khí nuôi xương, thận đã suy thì hình vóc kém sút. Thiên quý đã kiệt cho nên tinh ít).
-
8 lần 8 (=64 tuổi) răng tóc mất đi.
( Dương khí đã cạn kiệt, tinh khí đã suy, cho nên răng tóc không sinh ra, mà lìa bỏ hình hài ).
-
Thận chủ về thủy, nhận lấy tinh hoa của 5 tạng 6 phủ rồi dành lại. Cho nên 5 tạng thịnh thì cơ thể tả ).
( Tinh khí của 5 tạng 6 phủ dồi dào mà thấm tưới vào thận, thận liền nhận rồi dành cất, không phải là chỉ riêng tạng thận có tinh, cho nên nói rằng 5 tạng thịnh thì có thể tả ).
-
Nay 5 tạng đều suy, gân xương rời rã, thiên quý đã hết, tóc đã bạc, thân thể nặng nề, bước đi không ngay thẳng, mà không sinh đẻ được.
( Vật, khỏe lên, rồi già nua đó là thiên đạo).
-
Có người tuổi đã già rồi mà còn sinh đẻ được, đó là tuổi thọ quá mức, khí mạch thường vẫn thông, mà thận khí có dư.
( Khí thiên chân bẩm thụ rồi rào).
-
Người đó tuy có sinh đẻ. Song, con đẻ ra đó là trai không thọ quá số 8 lần 8. Con gái không quá số 7 lần 7, mà tinh khí của trời đất đều kiệt.
( Tuy già mà sinh đẻ, nhưng tuổi thọ của những đứa con của người già đó không qua con số thiên quý. Lời này ở trong Thượng cổ thiên chân luận).
-
Dương trong là trời, âm đục là đất. Khí đất bốc lên làm mây. Khí trời đưa xuống làm mưa. Mưa xuất hiện ra ở khí đất, may ra từ khí trời.
( Âm đọng kết lên trên, thì hợp lại thành mây. Dương tan ra chẩy xuống, thì tưới làm mưa. Mưa theo mây để tỏa lan ra, cho nên nói mưa ra từ đất. Mây nhờ khí để giao hợp, cho nên nói mây ra từ khí trời. Lý của trời đất là như vậy. Cái trong đục trong người cũng như vậy).
-
Cho nên thanh dương phát ra ở khiếu trên, trọc âm phát tra ở khiếu dưới.
( Khí nào có gốc ở trời, thì gần với trên, khí nào có gốc ở đất, thì gần phía dưới, đó đều là tùy theo từng loại. Khiếu trên tức là tai mắt miệng, mũi. Khiếu dưới là tiền âm và hậu âm).
-
Thanh dương phát ra ngoài thấu ý.Trọc âm chuyển vào năm tạng.
( Thấu ý là cửa ngõ thẩm tiết ra, cho nên thanh dương có thể phát tán. Ngũ tạng là chỗ dành chứa, cho nên trọc âm có thể chuyển tới đó).
-
Thanh dương dồn ở bốn chi. Trọc âm đưa về sáu phủ.
( Tứ chi hoạt động ở ngoài, cho nên thanh dương dồn tới. Sáu phủ chuyển hóa ở trong, cho nên trọc âm đưa vào đó).
-
Thủy là âm, hỏa là dương.
( Nước thì lạnh, mà tĩnh, cho nên nó là âm. Hỏa thì động, mà khô ráo, cho nên nó là dương).
-
Dương là khí, âm là vị.
( Khí chỉ có rải rác phân tán, cho nên dương là khí. Vị thì theo hình, cho nên âm là vị).
-
Vị quy tụ về hình, hình quy tụ về khí. Khí quy tụ về tinh, tinh quy tụ về hóa.
(Hình nhờ thức ăn là vị, cho nên vị quy vào hình. Khí nuôi hình, cho nên hình quy vào khí. Tinh nhờ vào khí, cho nên khí quy về với tinh. Hóa biến sinh ratinh, cho nên tinh quy về với hóa).
-
Tinh được nuôi của khí, hình được nuôi của vị.
(Khí hóa thì tinh sinh ra, vị đã hòa điều rồi thì hình được nuôi. Cho nên gọi là nuôi (tự)).
-
Hóa sinh ra tinh, khí sinh ra hình.
(Chất dịch tinh vi nhờ huyết hóa mà thành ra; hình và khí có sự giúp nhau thì khí lưu hành, dinh vững đủ. Cho nên hai cái đó đều phụng sự cho sự sống. Tinh không tự sinh ra được, mà nó sinh ra bởi sự nhiệm màu của sức vận hóa. Hình không tự sinh ra được, má sinh ra từ các khí vô hình).
-
Vị làm thương tổn hình, khí làm thương tổn tinh.
(Làm trái không có điều độ).
-
Tinh hóa làm khí, khí thương tổn bởi vị.
(Tinh nhờ việc biến hóa để nuôi dưỡng thì nó nuôi (tự) khí. Tinh huyết kết uất ở trong hóa ra chất thối rữa, công kích ở vị thì chất của năm vị dừng lại không vào được. Phụ nữ có thai tinh hóa trong vòng 100 ngày đều tổn thương ở vị).
-
Vị là loại âm, thải ra khiếu dưới. Khí là loại dương, thải ra khiếu trên.
(Vị (là thứ) có chất cho nên dồn xuống dưới, thải ra khiếu ỉa đái; Khí (là thứ) không hình, thải ra theo đườnghô hấp).
-
Vị đậm là âm, vị nhạt là dương của âm. Khí đậm là dương, khí nhạt là âm của dương.
(Dương là khí, khí đậm là thuần dương. Âm là âm, vị đậm là thuần âm. Cho nên vị nhạt là dương ở trong âm, khí nhạt là khí ở trong dương).
-
Vị đậm thì tháo chảy, vị nhạt thì thông; Khí nhạt thì phát tiết ra ngoài, khí đậm thì phát nóng.
(Âm khí thì nhuận xuống dưới, cho nên vị đậm thì gây ỉa tháo. Dương khí đốt lên, cho nên khí đậm thì phát nóng. Vị nhạt là âm ít cho nên thông. Khí bạc là dương ít cho nên mồ hôi chảy ra. Phát tiết có mghiax là ra mồ hôi).
-
Khí tráng hỏa suy, thì khí của thiếu hỏa mạnh.
(Những hỏa đã mạnh rồi, thì sẽ suy; hỏa còn non ít rồi, thì lại mạnh lên).
-
Tráng hỏa được khí nuôi, thiếu hỏa thì nuôi khí. Tráng hỏa làm hao tán khí, thiếu hỏa sinh ra khí.
(Khí sinh ra tráng hỏa, cho nên nói tráng hỏa được khí nuôi. Thiếu hỏa bồi cho khí, cho nên nói thiếu hỏa nuôi khí (khí ăn thiếu hỏa) để rồi khí nuôi lại tráng hỏa (tráng hỏa ăn khí) cho nên khí gặp tráng hỏa thì hao tán; vì thiếu hỏa sinh ra khí, cho nên khí gặp được thiếu hỏa thì sinh trưởng).
-
Tuổi khoảng 40, âm khí tự (giảm còn) một nửa, sự hoạt động đã sút kém.
(Người khoảng 40 tuổi, thấu lý đã bắt đầu thưa hở, vẻ tươi tắn phai nhat, tóc điểm bạc, hoạt động kém (biểu hiện) giai đoạn suy giảm).
-
Tuổi khoảng 50, mình mảy nặng nề, tai mắt kém sáng tỏ.(Suy giảm dần dần)
-
Tuổi khoảng 60, âm hành yếu rũ, khí bị suy giảm nặng. Chín khiếu không lợi, dưới hư, trên thực, nước mắt nước mũi chảy đều ra (suy đến cao độ), cho nên nói :Biết được thì mạnh, không biết được thì già. (Biết có nghĩa là biết “ 7 tốn -8 ích”, bảy thứ tốn, tám điều ích để biết cách giữ gìn hình thể ,sức sống.)
-
Kẻ ngu không hiểu kịp. Kẻ trí giả thì có thừa, có thừa thì tai mắt thông minh. Thân thể nhanh nhẹn mạnh khoẻ, tuổi già càng khoẻ, càng khoẻ thì càng yên vững.
-
Phương đông sắc xanh, thông vào Can. Khai khiếu ra mắt, chứa tinh hoa ở Can. Phương nam sắc đỏ, thông vào Tâm.
Khai khiếu ở tai
, chứa tinh ở Tâm. Trung ương sắc vàng, thông vào Tỳ, khai khiếu ở miệng, chứa tinh ở Tỳ. Phương tây sắc trắng ,thông vào Phế, khia khiếu ra mũi, chứa tinh ở Phế. Phương bắc sắc đen, thông vào Thận, khia khiếu ở hai khiếu dưới, chứa tinh ở Thận. Nhận sự che chở của trời đất vạn vật mới sinh ra. Khí chưa ra khỏi mặt đất còn gọi là âm sử, gọi là âm trong âm. (Ở trong vị trí âm cho nên gọi là âm sử, hình chưa động hiện ra, cũng là âm, là âm ở vị trí âm, cho nên gọi là âm trong âm.)
-
Vậy thì khi đã ra khỏi đất gọi là dương trong âm. (Biểu hiện sự động ra ngoài là dương. Vì dương trong vị âm, cho nên gọi là dương ở trong âm.)
-
Dương làm cho ngay thẳng, âm làm chủ trì.(Dương toả ra sinh khí thf vạn vật mới sinh ra. Âm làm chủ trì thì các thể mới thành lập.)
-
Cho nên sự phát sinh thuận theo mùa xuân, sự trưởng thành thuận theo mùa hạ, sự thu lại thuận theo mùa thu, sự ẩn tàng thuận theo mùa đông. Mất sự bình thường đó thì khí của bón mùa đều bế tắc. (Mất đi lẽ thường (quy luật tự nhiên), thì khí (thời tiết) của bốn mùa bế tắc, khí của âm dương không vận hành vào đâu được.)
-
Trười lấy theo tiết độ sáu sáu để thành một năm. Người ta thì lấy theo vòng chín chín. Tính trong người cũng có
365 đốt
để phù hợp với trời đất đã có từ lâu. ( Cho là con người cùng ứng với trời đất tính theo tiết độ (
6 * 6 = 60 ngày [là một Giáp Tý] * 6 = 360 ngày [đủ số ngày trong một năm] ).
Tính theo chế hội 9 * 9 [ 9 vòng trong 9 khu] để đem hình người cùng hợp với nó. Nói số 365 khớp của người là ứng hớp với tiết độ 6 * 6 đã có từ lâu.)
-
Cái tiết độ sáu sáu ( 6 * 6 ), và cái sự chế hội chín chín ( 9 * 9 ) đều để chính đúng cái hội của trời, cái cữ số của khí. (Cái tiết độ 6 * 6 là độ của trời. Cái chế hội 9 * 9 là con số của trời. Cái gội là khí số đó tức là cái khí sinh thành.)
-
Độ của trời là chế đặt ra theo vòng đi của mặt trời, mặt trăng. Khí số là để “kỷ” cái công dụng của sự hoá sinh.
( Chế là độ chuẩn, kỷ là kỷ cương. Mức chuẩn cho độ đi của mặt trời mặt trăng, cho nên biết rõ được mức đi nhanh chậm của mặt trời mặt trăng, kỷ cương trật tự về công dụng của sự hoá sinh là để tỏ rõ lúc khí tới sẽ ứng, khí ứng thì khoong sai, thì cái lý sinh thành không bỏ, nhanh chậm có mức, tháng đủ, tháng thiếu sinh ra. Cho nên ngày khác về sự dài ngắn, tháng thì đổi thay mùa lạnh mùa nóng, sinh trởng thu tàng không sai với độ thường.)
-
Trời là dương, đất là âm. Mặt trời là dương, mặt trăng là âm, chuyển đí có cương kỷ, quay vòng có đạo lý. Mặt trời đi một độ, mặt trăng đi mười ba độ có lẻ. Cho nên tháng đủ thiếu cộng 365 ngày thành một năm. Dồn phần khí thừa lại cho đủ mà thành tháng nhuận.
( Mặt trời đi chậm cho nên ngày đêm đi thành một vòng độ trời, mà 365 ngày là một vòng trời, và còn có một phần lẻ của độ. Mặt trăng đi nhanh cho nên ngày đêm đi ở trên trời mười ba độ, mà hai mươi chín ngày quanh một vòng trời. Gọi là có lẻ, tức là ngaòi mười ba độ rồi lại đi thêm bảy phân của mười chín phần độ. Cho nên nói, năm trăng đi mười ba độ có lẻ. Cuối cùng thì 27 ngày mặt trăng đi hết một vòng trời. Đi gồm được 361 độ thì được 29 ngày. Mặt trời đi 29 độ thì mặt trăng đi 287 độ, thiếu 7 độ mà không kịp mặt trời. Tới ngày 30, mặt trời lạ thăng lên tới 13 phân, đến lúc mặt trời lặn thì mặt trăng mới kịp mặt trời. Đó là hết một tháng đủ. Khi thăng lên đến mức 13 phân, giữa ban ngày cũng được coi là hết tháng đủ. Nếu mức lên đến 13 phân của mặt trời, mà chỉ mới tới 5 hoặc 6 phần mà kịp mặt trăng là hết tháng của tháng thiếu. Cho nên nói là tháng đủ tháng thiếu. Cứ kể 365 ngày thành một năm. Còn lẻ bao nhiêu góp lại cho đủ thành tháng nhuận, bởi vì tháng đủ thiếu vẫn chưa gồm hết thiên độ.)
-
Lập mối ở đầu, nên chính ở đoạn giữa, tính thừa ở đoạn cuối rồi hết độ vòng trời. (Lập mối ở đầu là nói sự điều chỉnh thời gian của tiên vương xưa, gây nên cái mối gút đầu tiên. Lấy ngày Đông chí là ngày đầu tiên của một năm. Nếu chính ở đoạn giữa là lấy khí trung bình ở giữa để điều chỉnh thành tháng. Tính số dư ở đoạn cuối. Gộp số ngày dư của tháng thì thành tháng nhuận, mới hết thiên độ.)
-
Trời lấy số 6 * 6 là « tiết », đất lấy số 9 * 9 làm « hội ». Trời có 10 ngày, đất có 6 vòng, mà quanh hết một vòng giáp, 6 vòng giáp thì đủ hết một năm, tính theo số 360 ngày. (10 ngày tức là 10 ngày giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý, là con số của trời đất. Dich Hệ từ nói : « Trời số 9, đất số 10 » là ý nghĩa như vậy. 60 ngày mà quanh hết vòng số Giáp Tý. Sáu vòng Giáp tý mà hết đầu lại đến cuối năm. Đó là phép tính năm lấy 360 ngày.)
-
Từ thời xưa, nguồn gốc của sự sống đã thông (ứng hớp) với trời ( giới tự nhiên ), bắt gốc ở âm dương. Khí của 9 châu, 9 khiếy đều thông với trời. (Khí trời là khí tự thiên chân, hình nhờ đất để sinh. Mệnh do trời phú, cho nên khí phụng sinh thông với trời bẩm thụ ở âm dương để làm cái cội rễ. Cho nên nói, người ta sinh ra ở trời, gửi mệnh ở trời, khí trời đất hợp lại mà gọi là người. Đất phân ra chín châu, người ta hiện ra chín khiếy. Tinh thần qua lại, đều cùng có sưkj tham hợp của khí. )
-
Cho nên số sinh là 5, số của khí là 3. (Hình thể tồn tại nhờ Ngũ hành mà vận động. Tỏ rõ đầu cuối theo 3 khí để sinh thành cho
nên như vậy).
-
Con số 3 thành ra trời, 3 thành ra đất, 3 thành ra người.
( Không phải chỉ có người nhờ 3 khí mới sinh ra mà đạo lý của thiên địa cũng đều như thế, cho nên các quẻ càn khôn trong kinh dịch đều có 3 dòng gạch để quyết định).
-
Ba nhân với ba, hợp lại thành chín. Số chín chi ra làm chín vùng, chín vùng ứng với chín tạng.
( Chín vùng tương ứng với chín tạng, mà lấy đó làm ý nghĩa. Ngoài ấp là giao, ngoài giao gọi là diện, ngoài diễn gọi là mục, ngoài mục gọi là lâm, ngoài lâm gọi là quynh, ngoài quynh gọi là dã ( = vùng = khu vực).
-
Hình tạng có 4, thần tạng có 5, cộng lại là chín tạng để ứng hợp với nhau.
( Hình tạng có 4 – 1 = đầu, 2 = tai mắt, 3 = răng miệng, 4 = trong ngực. Hình là hình tượng ra ở phía ngoài, cho nên gọi như vậy. Thần tạng có 5: Tâm, can, tỳ, phế, thận; thần tạng chứa ở trong, cho nên gọi như vậy; thần tạng tức là: Can chứa hồn, tâm chứa thần, tỳ chứa ý, phế chứa phách, thận chứa chí).
-
Trời nuôi người có 5 khí. Đất nuôi người bằng 5 vị.
( Năm khí nuôi người: Khí táo thấm vào phế, khí cháy xén vào tâm, khí thơm vào tỳ, khí thấp ướt vào can, khí hư nát vào thận. 5 vị nuôi người: Vị chua vào can, vị đắng vào tâm, vị ngọt vào tỳ, vị cay vào phế, vị mặn vào thận. Thanh dương hóa ra khí mà lên làm trời. Trọc âm thanh ra vị đi xuống làm đất, cho nên như vậy).
-
Năm khí vào mũi, chứa lại ở tâm phế, bốc đưa lên khiến cho năm sắc sáng tỏ, tiếng nói được vang rõ. Ngũ vị vào miệng chứa ở trường vị. Vị có từng nơi dành chứa nó, để nuôi ngũ khí. Khí hòa mà sinh ra, tân dịch hình thành, thần sẽ tự sinh.
( Tâm làm tươi tắn cho sắc mặt, phế chủ về thanh âm, cho nên khí chứa ở tâm phế đưa lên trên làm cho ngũ sắc trong sạch rõ rang, tiếng nói vang tỏ. Khí là mẹ của thủy cho nên vị dành chứa ở trường vị để nuôi năm khí, năm khí chan hòa biến hóa, tân dịch mới sinh ra. Tân dịch với khí cũng chế hóa hoàn toàn thành rồi thần khí mới có khả năng sinh ra, mà mở ra sự biến hóa).
-
Tháng giêng, tháng hai khí trời vừa mới bắt đầu, khí đất vừa mới phát sinh ra, khí của người vượng ở can. Tháng ba, tháng tư khí trời vừa ổn, khí đất đã phát ra đủ, khí của người ta vượng ở tỳ. Tháng 5, tháng 6, khí trời thịnh, khí đất cao, khí của người ta vượng ở trên đầu. Tháng bảy, tháng tám âm khí bắt đầu se sắt, khí người ta vượng ở phế. Tháng mười một, tháng mười hai băng phủ kín, khí đất hợp lại khí người ta vượng ở thận.
( Đây là nói về khí của trời đất và khí của người khi mới phát và lúc se sắt lại. Tháng giêng hai là tháng Dần Mão; là những tháng mộc. Mộc đóng ở phương đông. Khí trời mới chính, khí đất mới phát, khí của người vượng ở can, vậy can thuộc vào mộc ở phương đông. Tháng 3, 4 là tháng nhìn tỵ, tháng đó thuộc thổ và hỏa, đóng ở phương Đông nam, khí trời vừa đủ, khí đất phát đã ổn định, khí của người vượng ở tỳ. Cho rằng tỳ thuộc thổ mà thổ lại sinh ra kim).
-
Tháng 5, 6 là tháng Ngọ, Mùi. Tháng đó thuộc hành hỏa. Hỏa vị đóng ở phương nam, khí trời đã thịnh, khí đất đã cao, khí của người vượng ở trên đầu, đầu là thuộc hỏa Phương nam
Tháng 7,8 là tháng Thân, Dậu. Tháng đó thuộc vào hành kim, kim ở vị trí đóng ở phương tây. Lúc này dương khí trong trời đất đã xuống, âm khí đã đưa lên, khí se sắt bắt đầu tỏa ra, khí của người vượng ở phế, cho rằng phế thuộc kim, về phương tây.
Tháng 9, 10 là tháng Tuất, Hợi, những tháng này xếp vào hành thủy, âm khí bắt đầu đóng băng, khí bắt đầu đóng lại, khí của người vượng ở tâm, dương khí đi vào nội tạng.
Tháng 11, 12, là tháng Tý, Sửu, tháng đó xếp thuộc hành thủy, thủy có vị trí ở phương Bắc, băng đã đóng chắc, khí đất hợp lại. Khí của người vượng ở thận. Vì rằng thận thuộc thủy ở phương Bắc).
-
Các mạch đều thuộc vào mắt.
( Mắt là thủ phủ của huyết, nhìn lâu lại huyết, biết rằng các mạch đều gắn bó vào mắt).
-
Các tủy đều thuộc vào não.
( Não là bể của tủy, cho nên các tủy theo vào não).
-
Các gân đều thuộc vào khớp.
( Những chỗ gân khí rắn chắc, đều bán giằng các khớp xương. Đi lau thì hại tới gân đủ rõ các gân đều gắn bó với khớp).
-
Các huyết đều thuộc vào tâm.
( Huyết ở trong mạch đều gắn bó vào tâm. Huyết khí là thần của người ta; mà thần là chủ của tâm. Vì vậy nói rằng huyết đều thuộc vào tâm).
-
Các khí đều thuộc vào phế.
( Phế chủ về khí, cho nên như vậy).
-
Cho nên khi người ta, nằm thì huyết về can.
( Can là nơi chứa huyết, tâm vận hành cho huyết đi. Người ta khi vận hành thì huyết chuyển vận các kinh. Nằm thì huyết chảy về can, vì sao vậy ? Bởi vì Can là chủ huyết).
-
Can nhận được huyết mà mắt nhìn được.
( Nói lên công dụng của huyết. Mắt là khiếu của can, cho nên nói can nhận được huyết mà ( mắt ) nhìn được).
-
Chân nhận được huyết mà đi được.
( Khí vận hành thì huyết lưu thông được. Cho nên nhận được huyết thì đi lại được).
-
Bàn tay nhận được huyết mà cầm được.
( Tác dụng cầm nắm).
-
Ngón tay nhận được huyết mà nắm giữ được.
( Là nói có tác dụng cầm giữ, huyết khí là thần của người ta, cho nên khi nhận được huyết thì mọi mặt đều vận động được).
-
Khí đồ ăn vào vị, đưa chất tinh vi vào can, thấm khí vào gân.
( Nói can nuôi gân là vì vị phân tán khí của đồ ăn uống vào can, tâm thấm nuôi gân, đường lạc).
-
Khí đồ ăn vào vị, phần khí đục trở về tâm. Thấm chất tinh vi vào mạch.
(Khí đục tức là phần khí chất của đồ ăn. Tâm ở tên vị cho nên khí của đồ ăn về Tâm. Thấm chất tinh vào mạch. Vì rằng Tâm chủ về mạch).
-
Mạch khí lưu thông ở đường kinh. Kinh khí quy về Phế. Phế chầu mọi mạch, đưa tinh ra lông da. (Mạch khí chảy liên tiếp rồi đi về sáu kinh. Kinh khí đi theo gốc lên chầu ở phế. Phế như cái lọng có vị trí ở trên cao, có sự điều tiết từ đó ra, cho nên phế nhận sự chầu nhóm của các mạch, phân bố, chuyển hóa chất tinh vi, dẫn tới da lông).
-
Mạch nhỏ hợp chất tinh vi, hành khí ở phủ.
(Phủ là nơi tụ tập của khi;đó là khí hải ở quãng giữa 2 vú, gọi là Đản trung).
-
Phủ đem chất tinh vi, thần minh lưu ở 4 tạng. Khí đưa về cân bằng.
(Đản trung khi rải đưa khí ra chia làm 3 đường, phía dưới thì đi về khí nhau, phía trên thì đi vào đường hơi thở. Tổng khí dồn vào bể,tích lại ở trong lồng ngực, gọi là Khí hải. Phân hóa như vậy, thì 4 tạng yên ổn, tam tiêu cân bằng. Trong ngoài trên dưới đều được đứng chỗ).
-
Cân nhắc để cho cân bằng. Khí khẩu hình thành ở bộ thốn, để quyết sự sống chết.
(Theo mạch pháp đều lấy vị trí thốn khẩu chia làm 3 bộ: Thốn, Quan, Xích. Cho nên trong ngoài cao thấ, ở chỗ nào khí cũng rất đều, thì mạch ở khí khẩu hình thành ở bộ thốn. Khí khẩu là nơi mạch tụ hội lớn, các mạch đều chầu về, cho nên lấy đó để quyết đoán sự sống chết).
-
Chất lỏng vào trong vị, tinh khí tràn đầy, chuyển lên vào tỳ.
(Chất nước lỏng xuống trung tiêu, chất nước đó hóa thành chất tinh vi bốc lên làm mây mù. Thứ mây mù đó tan biến ra rồi rót vào tỳ, thượng tiêu như sương mù, trung tiêu như bọt).
-
Tỳ khí phân tán chất tinh vi đưa về phế, thông suốt đường thủy, chuyển xuống bàng quang.( Thủy và thổ hợp lại hóa ra chất tinh, đưa lên tưới thấm cho phế kim. Kim khí thông với thận, cho nên điều hòa đường thủy, chuyển đưa xuống hạ tiêu, bàng quang nhận được khí hóa rồi thành nước tiểu. Hạ tiêu như ngòi lạch là như vậy).
-
Chất nước tinh hoa tỏa khắp năm kinh, hợp với bốn mùa năm tạng, so đọ âm dương để làm chuẩn mức.
(Chất tinh hoa của nước tỏa ra đường kinh, khí lưu hành gân xương được hình thành huyết khí suôi thuận hợp với bốn mùa nóng lạnh, chứng hợp với âm dương ngũ tạng. So đọ những chất đầy vơi để làm mức thường).
-
Thời ấm mặt trời sáng, thì huyết trong người trôi chảy vệ khí nổi da cho nên huyết dễ cháy, khí dễ vận hành. Trời rét thì huyết người ta đọng lại mà vệ khí chìm sâu.
(Đọng như thể tuyết ở trong nước).
-
Khi mặt trăng mới sinh thì huyết khí mới sinh, vệ khí mới vận hành. Khi mặt trăng đầy thì khí thực, cơ bắp bền chắc. Khi mặt trăng khuyết thì cơ bắp giảm, kinh lạc trống, vệ khí hao chỉ còn hình vóc. Vì vậy, nhân thời thiết ðể ðiều hòa khí huyết.
Bát chính, là để xem hư tà của tám hướng gió thổi đến từng thời.
(Bát chính, là chính khí trong tám tiết. Tám hướng gió: phương đông là gió Anh nhi. Gió phương nam là Đại nhược. gió phương tây là Cương phong. Gió phương bắc là Đại cương phong. Gió đông bắc là Hung phong. Gió đông nam là Nhược phong. Gió hướng tây nam là Mưu phong. Gió hướng tây bắc là Chiết phong. Hư tà nhân chỗ hư kém của người này mà gây thành bệnh.
Khi thời đến, tức là lúc vòng trời ứng với “thiên nhất” mà di chuyển, gió trước hoặc sau tám tiết chầu vào cung giữa mà thổi đến).
-
Bốn mùa, chia rõ khí của xuân, hạ, thu, đông ở đâu để theo mùa mà điều nhiếp để tránh đừng phạm phải hư tà của tám hướng gió.
(Khí bốn mùa ở đâu; tức là khí mùa xuân ở kinh mạch, khí mùa hạ ở kinh lạc, khí mùa thu ở da dẻ, khí mùa đông ở xương tủy. Xúc pham phải hư tà sẽ động hại đến chân khí. Xa lánh mà không phạm, thì sẽ không bị bệnh. Thánh nhân tránh xa tà bại, như người tránh đạn tên, bởi vì nó làm hại chân khí).
-
Tỳ không có chủ vào mùa nào sao vậy? (Can chủ mùa xuân, tâm chủ mùa hạ, phế chủ mùa thu, thận chủ mùa đông. Bốn tạng đều có chủ khí; mà tỳ không có chủ khí vào một mùa nào).
-
Tỳ là tạng thuộc thổ. Vị trí đóng ở trung ương, thường lấy bốn mùa chủ về bốn tạng, ở mỗi tạng (nó) đều gá gửi 18 ngày, không có làm chủ riêng một mùa.
Tỳ tạng thường mang tinh hoa của vị thổ, thổ là thứ sinh ra vạn vật, nên nó tựa như trời đất. cho nên từ trên xuống dưới, từ đầu tới chân. Tức thái âm là tam âm. Nên vì vậy mà thái âm hành khí ở cả ba kinh âm. Dương minh là biểu, là bể của năm tạng, sáu phủ, cũng vì đó mà hành khí ở ba kinh dương. Tạng phủ đều nhận đường kinh đó, mà nhậ khí của Dương minh.
Trời bị thiếu về phương tây bắc, phía tả lạnh, phía hữu mát. Đất ở phương đông nam không đầy, bên hữu nóng, bên tả ấm, là cớ sao vậy? [Quay mặt về hướng tốn để mô tả phương vị].
Đó là vì khí của Dương minh có cái lý cao thấp, cái khác nhau về mức lớn nhỏ.
(Cao thấp là nói về địa hình, lớn nhỏ là nói về khí âm dương thịnh suy khác nhau. Địa hình của đất Truing nguyên, phía Tây bắc cao, phía Đông nam thấp; phương Tây mát, phương Bắc lạnh, phương Đông ấm, phương Nam nóng).
-
Phương Đông nam là dương; tinh hoa của dương giáng xuống dưới, cho nên bên phải nóng, bên trái ấm.
(Dương minh giáng xuống, cho nên khí đất ở dưới ôn hòa. Dương khí sinh ở phương Đông, mà thịnh ở phương Nam, cho nên phương Đông ấm, mà phương Nam nóng. Rõ ràng là khí có nhiều, ít khác nhau).
-
Phương Tây bắc thuộc âm, tinh hoa của âm đưa lên trên, cho nên bên trái lạnh mà bên phải mát.
(Âm tinh đưa lên trên, cho nên khí đất lạnh mà hòa dịu ở phía trên. Âm khí sinh ở phía
Tây,mà thịnh ở phương bắc .cho nên phương tây mát ,phương bắc lạnh )
-vậy nên đất có vùng cao vùng thấp ; khí có lúc ấm, lúc mát.cao thì khí lạnh thấp thì khí nóng.
(thiên lục nguyên chính kỷ luận nói:vùng đất cao thường có khí của mùa đông;vùng đất rất thấp thường có khí của mùa xuân)
-nơi âm tinh dâng lên thì người ở đó thọ .nơi dương tinh giáng xuống thì người ở đó yếu.
(nơi âm tinh dâng lên là nơi đất cao, nơi dương tinh giáng xuống là vùng đất thấp.phương âm đất cao thì dương khí không bị tiết ra,hàn khí bọc ở ngoài, ít khi bị trúng tà khí,chính khí được giữ vững,cho nên tuổi thọ dài.cáI vùng thuộc dương thì dương khí thường toán loạn phát tiết liên tục,phong thấp thường trúng vào,chân khí dốc kiệt,cho nên tuổi thọ ngắn.nay lấy đất trung nguyên (ma so sáng),thì người ở vùng tây bắc thường thọ nhiều,người ở vùng đông nam thường non yếu nhiều,trong đó mỗi nơI đều có sự hơn kém khác nhau).
_(vùng có khí hậu tây bắc(cách chữa)nên “tán”,làm mát lại;(vùng có )khí hậu đông nam(cách chưa)nên “thu”-làm ấm lên.cho nên cùng một bệnh mà cách chữa khác nhau.
(người ở vùng tây bắc da dẻ săn,tấu lý kín đáo,thường ăn nóng.vì vậy(phép chữa thường)nên “tán”_làm cho mát lại.người ở vùng da dẻ thưa hở,tấu lý hở,thường ăn nguội.vì vậy (phép chữa thường) nên “thu”_làm cho ấm lên.”tán”,tức là cách tắm nước ấm để trong ngoài thông đạt với nhau,’thu”_làm cho ấm bên trong ấm mà không giảI biểu).
_căn ở trong, thì gọi là thần cơ,thần đi rồi thì cơ bị tất.căn ở ngoài, thì gọi là khí lập.khí ngừng thí hóa tuyệt.
(phàm những thứ bẩm thụ từ trời,thì lấy thần làm chủ,những thứ bẩm thụ từ đất ,thì lấy khí làm cho củ,các loại có hình thù đều bắt gốc từ trong nguồn sống liên quan tới trời,những thứ hoạt động bốc nổi đều có thần khí làm chủ cho cơ chế bốc nổi ấy.
Sự biểu hiện ra các việc làm ấy vật không hề tự biết,khi thần đã bị mất,thì cơ chế phát sinh sự hoạt động sẽ bị tắt,gốc của sinh khí có ngay trong hình,từ đó mà phát ra,cho nên nói ;”gốc từ trong”.
Còn’gốc từ ngoài”tức là nguồn sống liên quan tới đất.cho nên sự sinh trưởng hóa thành hay thu tàng đều do những khí của tạo hóa thành lập.sự xuất hiện ra đó,vật cũng không hề biết.vậy nên lúc khí ngừng tắt,thì cáI đạo lý sinh hóa kết thành bị mất hết,nhưng vật chất:mộc ,thủy,hỏa,kim,táo,thấp ,kiên,nhu tuy la những tính tình thường không thay đổi.tới khi ngoại vật(điều kiện bên ngoài)mất,sinh khí(bên trong)tác rời snguồn gốc hóa sinh ngừng dứt,thì thể tính nhan sắc bình thường đều biến dời cái (tình trạng)cũ của chúng )
khi bắt đầu (hoạt)động mà sinh hóa ,khí tán ra mà có hình khí phân bố ra mà sinh sôI,khí cạn cùng mà hình tượng bị biến đổi.
((khi ) mới bắt đầu động mà tạo thành sinh hóa,lưu tán ra mà thành có hình,phân bố rộng ra mà thành ra sự kết cấu,cuối cùng cạn kiệt thì muôn hình tượng đều biến đổi)
Tây,mà thịnh ở phương bắc .cho nên phương tây mát ,phương bắc lạnh )
-vậy nên đất có vùng cao vùng thấp ;khí có lúc ấm, lúc mát.cao thì khí lạnh thấp thì khí nóng.
(thiên lục nguyên chính kỷ luận nói:vùng đất cao thường có khí của mùa đông;vùng đất rất thấp thường có khí của mùa xuân)
-nơi âm tinh dâng lên thì người ở đó thọ .nơI dương tinh giáng xuống thì người ở đó yếu.
(nơi âm tinh dâng lên là nơi đất cao, nơI dương tinh giáng xuống là vùng đất thấp.phương âm đất cao thì dương khí không bị tiết ra,hàn khí bọc ở ngoài, ít khi bị trúng tà khí,chính khí được giữ vững,cho nên tuổi thọ dài.cáI vùng thuộc dương thì dương khí thường toán loạn phát tiết liên tục,phong thấp thường trúng vào,chân khí dốc kiệt,cho nên tuổi thọ ngắn.nay lấy đất trung nguyên (ma so sáng),thì người ở vùng tây bắc thường thọ nhiều,người ở vùng đông nam thường non yếu nhiều,trong đó mỗi nơI đều có sự hơn kém khác nhau).
_(vùng có khí hậu tây bắc(cách chữa)nên “tán”,làm mát lại;(vùng có )khí hậu đông nam(cách chưa)nên “thu”-làm ấm lên.cho nên cùng một bệnh mà cách chữa khác nhau.
(người ở vùng tây bắc da dẻ săn,tấu lý kín đáo,thường ăn nóng.vì vậy(phép chữa thường)nên “tán”_làm cho mát lại.người ở vùng da dẻ thưa hở,tấu lý hở,thường ăn nguội.vì vậy (phép chữa thường) nên “thu”_làm cho ấm lên.”tán”,tức là cách tắm nước ấm để trong ngoài thông đạt với nhau,’thu”_làm cho ấm bên trong ấm mà không giải biểu).
_căn ở trong, thì gọi là thần cơ,thần đi rồi thì cơ bị tất.căn ở ngoài, thì gọi là khí lập.khí ngừng thí hóa tuyệt.
(phàm những thứ bẩm thụ từ trời,thì lấy thần làm chủ,những thứ bẩm thụ từ đất ,thì lấy khí làm cho củ,các loại có hình thù đều bắt gốc từ trong nguồn sống liên quan tới trời,những thứ hoạt động bốc nổi đều có thần khí làm chủ cho cơ chế bốc nổi ấy.
Sự biểu hiện ra các việc làm ấy vật không hề tự biết,khi thần đã bị mất,thì cơ chế phát sinh sự hoạt động sẽ bị tắt,gốc của sinh khí có ngay trong hình,từ đó mà phát ra,cho nên nói ;”gốc từ trong”.
Còn’gốc từ ngoài”tức là nguồn sống liên quan tới đất.cho nên sự sinh trưởng hóa thành hay thu tàng đều do những khí của tạo hóa thành lập.sự xuất hiện ra đó,vật cũng không hề biết.vậy nên lúc khí ngừng tắt,thì cáI đạo lý sinh hóa kết thành bị mất hết,nhưng vật chất:mộc ,thủy,hỏa,kim,táo,thấp ,kiên,nhu tuy la những tính tình thường không thay đổi.tới khi ngoại vật(điều kiện bên ngoài)mất,sinh khí(bên trong)tác rời snguồn gốc hóa sinh ngừng dứt,thì thể tính nhan sắc bình thường đều biến dời cái (tình trạng)cũ của chúng )
_khi bắt đầu (hoạt)động mà sinh hóa ,khí tán ra mà có hình khí phân bố ra mà sinh sôi,khí cạn cùng mà hình tượng bị biến đổi.
((khi ) mới bắt đầu động mà tạo thành sinh hóa,lưu tán ra mà thành có hình,phân bố rộng ra mà thành ra sự kết cấu,cuối cùng cạn kiệt thì muôn hình tượng đều biến đổi)
Tây,mà thịnh ở phương bắc.cho nên phươg tây mát,phương bắc lạnh)
-vậy nên đất có vùng cao vùng thấp;khí có lúc ấm,lúc mát.cao thì khí lạnh,thấp thì khí nóng.(THIÊN LỤC NGUYÊN CHÍNH KỶ LUẬN nói:vùng đất cao thường có khí của mùa đông;vùng đất thấp thường có khí của mùa xuân)
-nơi âm tinh dâng lên thì người ở đó thọ.nơi dương tinh giáng xuống thí người ở đó yếu.(nơi âm tinh dâng lên là nơi đất cao,nơi dương tinh giáng xuống là vùng đất thấp.phương âm đất cao thì dương khí không bị tiết ra,hàn khí bọc ở ngoài,ít khi bị trúng tà khí,chính khí được gữ vững,cho nên tuổi thọ càng dài.cái vùng thuộc dương thì dương khí thường toán loạnphát tiết liên tục, phong thấp thường trúng vào,chân khí dốc kiệt,cho nênn tuổi thọ ngắn.Nay lấy đất trung nguyên (mà so sánh),thì người ở vùng tây bắc thường thọ nhiều,người ở vùng đông nam thường non yếu nhiều,trong đó mỗi nơi đều có sự hơn kem khác nhau)
-vùng có khí hậu tây bấc cách chữa nên “tán”,làm mát lại;vùng có khì hậu đông nam cách chữa nên “thu”,làm ấm lên.cho nên cùng một bệnh mà cách chữa khác nhau.
(người ở vùng tây bắc da dẻ săn chắc,tấu lí kín đấo,thường ăn nóng.vì vậy phếp chữa thường nên”tán”làm cho mát lại .người ở vùng da dẻ thưa hở,tấu lí hở, thưòng ăn nguội.vì vậy phép chữa thường nên “thu”làm cho ấm lên.”tán”tức là cách tắm nước ấm để trong ngoài thông đạt với nhau,”thu” làm cho ấm bên trong ấm mà không giải biểu).
_căn ở trong,thì gọi là thần cơ,thần đi rồi thì cơ bị tất.căn ở ngoài,thì gọi là khí lậpkhí ngừng khí hoá tuyệt.
(phàm những thứ bẩm thụ từ trời ,thì lấy thần làm chủ,những thứ bẩm thụ từ đất,thì lấy khí làm cho chủ,các loại có hình thù đều bắt gốc từ trong nguồn sống liên quan tới trời,những thứ hoạt đông bốc nổi đều có thần khí lam chủ cho cơ chế bốc nổi ấy).
sự biểu hiện ra các việc làm ấy vật không hề bị biết thần đã bị mất,thì cơ chế phát sinh sự hoạt động sẽ bị tắt,gốc của sinh khí có ngay trong hình,từ đó mà phát ra,cho nên nói “gốc từ trong”.
Còn “gốc từ ngoài” tức là nguồn sống liên quan tới đất.cho nên sự sinh trưởng hoá thành hay thu tàng đều do những khí của tạo hoá thành lập.sự xuất hiện ra đó,vật cũng không hề biết.vậy nên lúc khi ngừng tắt, thì cái đạo lí sinh hoá kết thành bị mất hết,nhưng vật chất:mộc,thuỷ,hoả,kim,tao,thấp,kiên,nhu tuy là những tính tình thường không thay đổi.tới khi ngoại vật(điều kiện bên ngoài)mất, sinh khí(bên trong)tách rời nguồn gốc hoá sinh ngừng dứt,thì thể tính nhan sắc bình thường đều biến dời cái (tình trạng)cũ của chúng.
_khi bắt đầu hoạt động mà sinh hoá,khí tán ra mà có hình khí phân bố ra mà sinh sôi ,khí cạn cùng mà hình tượng bị biến đổi.
(Khí mới bắt đầu động mà tạo thanh sinh hoá,lưu tán mà thành có hình,phân bố rộng ra mà thành ra sự kết cấu,cuối cùng cạn kiệt thì muôn hình tượng đều biến đổi).
-
Do khí trái thường nếu bệnh ở trên thì chữa ở dưới, nếu bệnh ở dưới thì chữa ở trên, nếu bệnh ở giữa thì chữa ở bên. (Chữa ở dưới, tức là hàn nghịch ở dưới mà nhiệt ở trên, không lợi ở phía dưới, khí đầy vít ở trên, thì nên cho ôn ở phía dưới để điều hoà. Chữa ở trên, tức là hàn tích ở dưới, cho thuốc ôn không khỏi, dương tạng không đủ thì bổ cho phần dương. Chữa ở bên, tức là khí dồn sang tả thì chườm thuốc ở bên hữu, khí dồn bên hữu thì chườm bên tả, để điều hoà.)
-
Sự bắt đầu của số bắt đầu từ trên, mà chót cùng ở phía dưới. Nửa năm về trước khí trời làm chủ, nửa năm về sau khí đát làm chủ. (Nửa năm này tính từ ngày lập thu.)
-
Trên dưới cùng giao nhau, thì khí giao làm chủ, hết kỷ số của năm.(Trên và dưới giao nhau thì giữa khí 3, 4(*) tức là giao khí của đất trời. Như thế là hết kỷ số một năm.)
-
Khí mùa xuân vận hành về phương tây,khí mùa hạ vận hành về phương băcs, khí mùa thu vận hành về phương đông, khí mùa xuân vận hành về phương nam. Thấy sự sinh trưởng thu tàng của muôn vật mà nói như vậy. Cho nên khí mùa xuân bắt đầu từ phía dưới, khí mùa thu bắt đầu từ phía trên, khí mùa hạ bắt đầu từ chõ giữa, khí mùa đông bắt đầu ở phần ngọn, khí mùa xuân bắt đầu ở bên tả, khí mùa thu bắt đàu ở bên hữu, khí mùa đông bắt đầu ở phía sau, khí mùa hạ bắt đầu từ phía trước. Đó là luật biến hoá chính thường của bốn mùa. (Xem xét vật chất chứng minh, thì có thể biết được.)
-
Cho nên vùng đất cao thường có khí hậu mùa đông, vùng đất rất thấp thường có khí hậu mùa xuân. (Ở đỉnh núi cao, mùa hè vẫn có băng tuyết. Vùng trầm đập- ẩm thấp, về mùa đông vẫn có cỏ mọc lên. Có ý nghĩa thường có như vậy là đủ rõ. Khí mùa xuân hạ, vẫn chủ về hướng đông nam, mà cái khí của nó thì lại giáng về hướng tây bắc. Khí mùa thu đông vốn chủ về phương tây bắc, nhưng khí của nó lại bốc lên từ phương đông nam. Cho nên, kí của mùa xuân bắt đầu từ cuối năm trước, cái khí ở dưới đưa lên. Khí của mùa thu do từ cái khí của năm nay, cái khí ơ trên giáng xuống, khí của mùa hạ bắt đầu từ giữa năm nay bốc lên.)
-
Cần xét cho cẩn thận.
-
Khí trời ôn hoà thì kinh thuỷ yên lặng. Trời đất giá rét thì kinh thuỷ ngưng đọng. Trời nắng đốt nóng thì kinh thuỷ trào sôi. Gió bỗng bốc mạnh thì kinh thuỷ nổi sóng cuộn lên. Khi tà đã vào trong mạch , lạnh thì huyết ngưng đọng, nắng thì khí đằm đìa; hư tà nhân đó mà xâm nhập cũng như kinh thuỷ khi bị gió bão xáo động vậy.
(*) Mỗi khí là 60 ngày thêm số lẻ, tức là gần 61 ngày. Giữa khí số 3,4 tức là 182 ngày, là nửa năm.
3-TẠNG PHỦ
-chức năng tướng sứ hơn kém nhau của 12 tạng như thế nào? Tâm có chức năng quân chủ, thần minh sinh ra từ đó.
(cai quản các sự vật, cho nên là chức năng quan chủ, thánh thần gửi gắm sự linh cảm ở đó , cho nên gọi là thần minh sinh ra ở đó).
-phế có chức năng tướng phó, trị tiết sinh ra từ đó.
( có vị trí ở chỗ cao, nhưng không phải làm vua, cho nên có chức vị tể tướng . nó chủ về việc điều hành dinh vệ, cho nên nói sản sinh ra trị tiết).
-can có chức vị tướng quân, mưu toan sinh ra từ đó.
( Dũng cảm mà quyết đoán được, cho nên gọi là tướng quân. Phát hiện ra được cái chưa hé mở, chưa sẩy ra, chô nên nói mưu toan sinh ra từ đó).
-Đởm có chức năng trung chính, sự quyết đoán sinh ra từ đó.
( Trung chính la quả quyết cho nên có chức năng trung chính. Thẳng thắn mà không hoài nghi, cho nên nói sinh ra sự quyết đoán).
-Đản trung cho chức năng thần sứ, sự vui mừng sinh ra từ đó.
( Đản trung ở bên trong lồng ngực, quảng giữa của hai bên vú, đó là bế của khí. Tâm là quân chủ, dùng mạch là nơi ban truyền hiệu lệnh. Đản trung chủ về khí, dùng cái khí để phân bố âm dương, cho nên nó là chức năng thần sứ).
-Từ vị có chức năng kho tàng. Ngũ vị từ đó sinh ra.
( Chứa đựng ngũ cốc là chức năng như kho tàng, dinh dưỡng ra bốn phía, cho nên nói là sinh ra ngũ vị từ đó).
-Đại tràng có chức năng truyền đạo, sự biến hóa từ đó sinh ra.
( Truyền đạo tức là con người đào thải các vật không sạch đi, biến hóa tức là biến hóa hình thái của vật chất, cho nên nói là chức năng truyền đạo, sinh ra sự biến hóa).
-Tiểu tràng có chức năng truyền đạo, hóa vật sinh ra từ đó.
( Nhận tiếp vật từ vị xuống, chế hóa rồi chuyển vào đại tràng, cho nên nó có chức năng chứa đựng, hóa vật từ đó sinh ra).
-Thận có chức năng tác cường, sự khôn khéo kỹ sảo sinh ra từ đó.
( Mạnh về mặt tác dụng nên gọi là tác cường. Sáng tạo biến đổi được các hình thù dung mạo gọi là sự khôn khéo(kỹ sảo) ; kỹ sảo thường dùng để nói về nữ, tác cường dùng để nói về nam giới).
-Tam tiêu có chức năng quyết độc(ngòi lạch), đường thủy chảy ra từ đó.
( Dẫn đưa âm dương, mở thông bế tắc, cho nên giữ chức ngòi lạch, đường thủy chảy ra).
-bàng quan có chức năng làm châu đô, tân dịch chứa vào đó khí hóa thì có thể đưa ra.
( Vị trí ở một cái phủ đơn độc, cho nên gọi là châu đô, Bộ vị ở dưới mà chứa tân dịch, nếu …)
được khí của khí hải kích động thì tiểu tiện tràn ra.Cho nên nói khí hóa thí có thể đưa ra)
-Gồm 12 chức năng đó đều không thể thiếu mất một mặt nào
(Mất thì gây hại nên không thể mất) (1)
-Cho nên quân chủ sang suốt thì bề dưới mới yên,theo lề đó mà dưỡng sinh thì sống được lâu; quân chủ không sáng suốt thì 12 chức năng sẽ nguy, khiến cho đường lối bị bế tắc, không thông, hình thể bị tổn thương nặng, cứ như thế việc dưỡng sinh sẽ bị tai hại
-Tâm là cỗi gốc của sự sống,nơi biến hóa của thân,tươi nhuận ra ở sắc mặt, làm đầy đủ cho mạch máu, là thái dương ở trong dương. Thông với khí mùa hạ
( Tâm có chức năng quân chủ,sinh ra thần minh, vạn vật gắn bó sự mất còn vào nó.Cho nên nói: Tâm là cỗi gốc của sự sống,nơi biến hóa của thần minh.Hỏa khí bốc lên, cho nên phô ra ở mặt. Tâm nuôi máu tưới vào các mạch, cho nên nói làm đầy đủ mạch máu.Tâm chủ về khí mùa ha, hợp với thái dương.Lấy ý nghĩa Thái Dương trong mùa hạ thuốc hỏa, cho nên gọi là thái dương ở trong dương, thông khí với mùa hạ )
-Phế là cỗi gốc của khí, nơi ở của phách, tươi nhuận ra lông, đầy đủ ở ngoài da. Là thái âm ở trong dương,thông khí với mùa thu
(Phế chưa khí, thần có nó là phách, nuôi dưỡng ngoài long da.Cho nên nói: Phế là cỗi gốc của khí, nơi ở của phách, tươi nhuận ra lông, đầy đủ ở ngoài da. Phế tạng là khí của Thái âm, ở trên chủ về mùa thu; ban ngày là dương khí,cái phương vị đi của nó không phải là ở âm. Vị thái âm ở vào phần dương nên nói là thái âm ở trong dương,thông khí với mùa thu )
-Thận chủ về đóng kín, là cỗi gốc của sự cất gói; là nơi ở của tinh, làm tươi nhuận ở tóc. Chặc đặc ở xương, là thiếu âm ở trong âm,thông với khí mùa đông.
(Cửa đất đóng kín, côn trùng ẩn sâu. Thận lại chủ về thủy, nhận tinh hoa của năm tạng sáu phủ rồi dành chứa lại. Cho nên nói: Thận chủ về đóng kín, là cỗi gốc của sự cất gói; là nơi ở của tinh.Não là bể của xương tủy, thận chủ về xương tủy.Tóc là do não nuôi, cho nên làm tươi nhuận ra tóc, đầy đặc ở xương. Bởi là thịnh âm ở vào phần âm, cho nên gọi là thiếu âm ở trong âm. Thông với khí mùa đông)
-Can là cội rễ của bĩ cực ( chịu đựng nhọc nhằn ) là nơi của hồn.Tươi nhuận ra ngoài móng tay chân, đầy đủ ở gân, nó sinh ra khí huyết,là thiếu dương ở trong dương.Thông với khí mùa xuân
(Người ta nói khi vận động đều do lực của gân sinh ra, Can chủ về gân, thần của nó là hồn.Cho nên nói Can là cội rễ của bĩ cực là nơi của hồn. Móng tay chân là chất thừa của gân; gân là nhờ sức nuôi của can, cho nên tươi nhuận ra móng tay đầy đủ ở gân.Phương đông là bước đầu của sự phát sinh, cho nên nói sinh ra khí huyết. Vì lẽ thiếu dương ở vị trí dương, chủ về mùa xuân, cho nên nói là thiếu dương ở trong dương.Thông với khí mùa xuân)
-Tỳ vị, Đại tràng, Tiểu Tràng, Tam Tiêu, Bàng Quang là cỗi gốc của kho tang; là nhà ở của
________________________________________________________
(1): Mất ở đây có nghĩa là mất sự hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau. ND
dinh. Cho nên gọi là đồ chứa đựng, có thể hóa chất cặn bã, chuyển đưa vị của đồ ăn vào.
(Đều có khả năng chứa đựng chuyển vận không ngơi, cho nên nói là cỗi gốc của kho tàng. Gọi là đồ chứa đựng. Dinh bắt nguồn từ t rung tiêu; trung tiêu là vị trí của tỳ vị, cho nên gọi là nhà của dinh. Song, các chất của đồ ăn vào tỳ vị, rồi tỳ vị chuyển hóa chất cặn bã, cái vị đó thì đưa ra tam tiêu, bàng quang. Cho nên nói là chuyển đưa vị của đồ ăn ra vào).
- Tươi nhuận ra ngoài môi quanh bốn phía, đầy đủ ở cơ thịt. Đó là loại chí âm, thông với thổ khí.
(Miệng thuộc chứa trách của tỳ, tỳ chủ về cơ thịt, cho nên nói là tươi nhuận ra môi, đầy đủ ở cơ thịt. Tứ bạch là bốn quanh môi, nơi có sắc thịt trắng. Tạng tỳ là thổ khí, thổ hợp với chí âm, cho nên gọi là chí âm. Thông với khí của thổ).
- Gồm cả 11 tạng nhận lấy sự quyết định của đởm.
(Kể từ tâm tạng xuống tới đởm là 11 tạng. Đởm là chức năng trung chính cương nghị của quyết, ngay thẳng không lệch lạc. Đó chứng tỏ rằng 11 tạng đều nhận lấy sự quyết định của đởm. Tạng ở bên trong mà thể hiện ra ngoài để có thể nhận xét được, như vậy nên gọi là tạng tượng. Trời ở trong ta là đức. Đất ở trong ta là khí. Đức lưu hành, khí tỏa rộng mà sinh ra. Cho nên nói cái đầu mối của sự sinh ra là tinh, hai chất tinh cùng chập lại gọi là thần, theo thần qua lại gọi là hồn, cùng với tinh ra vào gọi là phách. Vậy nên ở vật thể gọi là “tâm” trong tân có sự ghi nhớ gọi là “ý”, trong ý có sự ấp ủ gọi là “chí”, nhân từ cái chí đó mà có sự biến đối thì gọi là “nghĩ”. Nhân cái nghĩ mà hâm mộ xa xôi hơn gọi là “lo”; nhân lo toan xử lý việc gì đó gọi là “trí”).
- Não, tủy, xương, mạch, đởm và nữ bào, 6 cái đó là từ địa khí sinh ra, đều tiềm tàng ở phần âm mà là hình tượng của đất, cho nên nó chỉ chứa lại mà không [thải ra] gọi là phủ kỳ hằng.
(Não, tủy, xương, mạch, tuy gọi là phủ nhưng nó không là biểu lý với thận tạng. Chỉ có đởm hợp với can mà không có sự truyền tả nhờ lục phủ. Nữ bào tuy có ra có vào, cái nhận vào là nhận tinh khí, lúc xuất ra thì đã hóa ra hình dáng. Hình dáng ra được gọi là hóa tới cực độ thì sinh. Sing tác dụng vào ra của nó khác với lục phủ, nó chứa lại mà không thải ra, cái tạng đó có sự khác lạ mà có hằng định không biến hóa, cho nên gọi là phủ kỳ hằng).
- 5 phủ vị, đại tràng, tiểu tràng, tam tiêu, bàng quang đều do khí của trời sinh ra; khí của chung theo hình tượng của trời cho nên chỉ có tả [thải ra] mà không tàng [chứa lại]. Chúng nhận khí đục của 5 tạng, gọi tên là phủ truyền hóa không thể để ứ đọng lại lâu mà phải thải ra. Phách môn là bộ phận sai khiến của nội tạng, thức ăn uống không được chứa lại lâu.
(Phách môn, tức hậu môn. Vì cho rằng phế chủ phách, thông với đại tràng cho nên có tên như vậy).
- Nói 5 tạng là nơi chứa tinh khí mà không thải ra, cho nên đầy mà không thể chắc đặc lại.
(Tinh khí thì nói là đầy, đồ ăn uống thì gọi là thực. Chỉ chứa tinh khí cho nên có đầy mà không thực được).
- Sáu phủ truyền đưa biến hóa vật chất mà không thể cất chứa lại được. Cho nên thực mà
Không đầy.
(Bởi vì nó không chứa tinh khí mà tiếp nhận đồ ăn uống cho nên như vậy.)
-
Như vậy là chính vì khi thức ăn uống qua miệng rồi,dạ dày chắc nịch (thực) còn ruột vẫn rỗng (vì thức ăn chưa xuống tới dưới thì ruột chắc nịch (thực) mà dạ dày lại rỗng không (vì thức ăn đã xuống dưới) cho nên nó [6 phủ] ”thực” (chắc nịch) mà không “đầy”,[còn 5 tạng] “đầy” mà không “thực”.
-
Tạng có tính rất mấu chốt không thể không xét tới.Cạn sinh ở bên tả.
(Can là hình tượng của mộc,vượng ở mùa xuân,lúc xuân dương phát sinh,cho nên nói sinh ở bên tả).
-
Phế tàng chứa ở bên hữu.
(Phế là hình tượng của kim,vượng về mùa thu.Thu kim là tính năng thu liềm,cho nên dành chứa ở bên hữu.Can là Thiếu dương,là sự bắt đầu của dương trưởng,cho nên gọi là sinh.phế là Thiếu âm là bắt đầu âm tàng,cho nên gọi là tàng).
-
Tâm bộ vị ở ngoài biểu.
(Dương khí chủ phía ngoài,tâm là hình tưởng của hỏa).
-
Thận trị ở trong lý.
(Âm khí chủ về phía trong,thận là hình tượng của thủy.Tâm là chủ bộ của 5 tạng,cho nên gọi là “bộ”.Thận khí hoạt động để trị ở trong,cho nên gọi là “trị”).
-
Tỳ gọi là sứ.
(Dinh dưỡng vận động không ngừng các thức ăn uống,cặn bã cho nên gọi là “sứ”.)
-
Vị là “chợ”- Trên vùng cách hoang ở trong có phụ mẫu.
(trên vùng cách hoang ở giữa có khí hải.Khí là nguồn của sự sinh sống.Sinh là chủ tể của mệnh,cho nên khí hải là cha mẹ của người.Lại nói: Vùng dưới tâm và trên cách gọi là hoang.Tâm là dương là cha,phế là âm là mẹ;phế chủ về khí,tâm chủ về huyết cùng dinh dưỡng và hộ vệ cho cơ thể,cho nên gọi là mẹ).
-
Bên đốt xương số 7,nơi đó có tiểu tâm.
(Tiểu tâm gọi là chân tâm,là nơi ở của thần linh.Xương sống đó 3 lần 7 bằng 21 đốt,thận nằm ở phía bên đốt sống số 7 phía dưới “Thần của thận là chí.Những cái linh diệu của 5 tạng đều gọi là thần.Cái thần được mệnh dang là chí,là thần của tâm).
-
Thuận theo thì phúc,trái ngược thì họa.
(Tâm cái đó người ta nhờ để sống,hình thể nhờ đó để thành ra,thuận thì tốt,trái thì xấu)
4- BỆNH NẶNG (Hình thái bệnh)
- Hàn tới cực độ sinh ra nhiệt;nhiệt tới cực độ sinh ra hàn.Khí hàn thì sinh ra đục,khí nhiệt thì sinh ra trong.Khí trong ở phía dưới thì sinh ra ỉa sống phân.Khí đục ở trên thì sinh Ra đầy trướng .
-
Nhân hở lộ gió liền sinh ra nóng lạnh.
-
( Vì để hở , phong gây nên hàn nhiệt ).
-
( Vì thân thể để hở lộ , nhiễm phải phong tà . Phong tà từ ngoài xâm nhiễm vào , dương khí từ trong chống chọi lại ; phong tà và dương khí chống đối nhau mà sinh ra hàn nhiệt).
-
Mùa xuân bị thương vì phong , tà khí dàng dai gây nên ỉa chảy tháo dạ.
-
(Phóng khí thông với can mộc vượng ; vì mộc thắng tỳ thổ, nên sinh ra ỉa chảy tháo ).
-
[ Trong] mùa hạ đã bị thương vì thử [ thì khí] sang thu sẽ mắc Hài ngược .
-
( Về mùa hạ khí nhiệt quá mạnh , về mùa thu khí dương trong ( cơ thể) thu lại ; khí nhiệt và khí dương công kích nhau mà gây bệnh Hài ngược . Hài nghĩa là già cỗi , gầy rạc ).
-
Mùa thu khi bị thương vì thấp , bốc nghịch lên thành ra ho.
-
( Thấp khí ở mùa thu đã thắng – trội . Sang mùa đông thủy khí lại sinh ra ; thủy đến lấn phế , cho nên sinh ra ho ).
-
Phát ra làm chứng nuy quyết :
( Thấp khí công kích ở trong thì sinh chứng ho nghịch tán ra ngoài cân mạch gây thành chứng rủn yếu ).
-
Mùa đông bị thương vì hàn , mùa xuân sẽ mắc bệnh ôn.
( Về mùa đông , khí hàn có tính ngưng đọng ;về mùa xuân , khí dương có tính phát tỏa ra. Khí hàn không giải được , khí dương bị uất lại ở trong ; hai thứ đó , hàn và uất chống đối nhau mà gây nên bệnh ôn ).
-
Khí trong bốn mùa thay nhau , làm thương tổn ngũ tạng .
( Rét , nắng , ấm , mát khí hơn , khi kém ; khí của bốn mùa thay nhau làm tổn thương đến khí bình hòa của năm tạng ).
( Ứng với can ).
-
Khí mùa hạ , bệnh ở tạng . ( ứng vào tâm ).
-
Khí mưa thu , bệnh vào ở vai và lưng trên .( ứng vào với phế ) .
-
Khí mùa đông , bệnh tứ chi.
( Khí của tứ chi ít , dễ bị thương vì hàn độc , tùy từng chỗ bị tà ma bị bệnh ) .
-
Tinh là cỗi gốc của thân người . Cho nên người biết giữ tinh , mùa xuân không bị bệnh ôn.
( Mùa đông thì tinh ẩn náu , dương khí không bị bốc lên bừa bãi , cho nên mùa xuân không mắc ôn bệnh ).
-
Âm thắng thì dương bị bệnh , dương thắng thì âm bị bệnh.
( Cái thắng thì không bị bệnh , cái không thắng thì bị bệnh ).
-
Dương thắng thì gây nhiệt , âm thắng thì gây hàn ; hàn trùng điệp thì sinh ra nhiệt , nhiệt Trùng điệp thì sinh ra hàn.
(Vật phát triển đến cực độ thì quay ngược lại, như ý nghĩa “khi khí tráng hỏa suy kém đi thì khí thiếu hỏa mạnh lên”).
- Hàn thì tổn thương hình, nhiệt thì tổn thương khí.
(Hàn thì làm cho vệ khí không lợi, cho nên thương tổn đến hình. Nhiệt thì làm cho vinh khí ở trong bị tiêu hao cho nên tổn thương đến khí).
- Khí bị thương thì đau, hình bị thương thì phù nề.
(Khí bị thương thì nhiệt kết ở bên trong cho nên đau. Hình bị thương thì hàn dàn ra ngoài bì phu, cho nên phù nề).
- Cho nên trước đau rồi sau mới phù nề là khí làm tổn thương hình. Trước phù nề rồi sau đau là hình làm tổn thương khí.
(Đầu tiên là “chứng ở khí”, sau thành “bệnh ở hình”, cho nên nói khí tổn thương đến hình. Đầu tiên là “chứng ở hình”, sau thành “bệnh ở khí”, cho nên nói hình tổn thương đến khí).
- Phong thắng thì động.
(Phong thắng thì mọi vật đều lay động, cho nên gọi là động).
- Nhiệt thắng thì sưng.
(Nhiệt thắng thì dương khí uất ở trong, sưng to lên, quá lắm thì vinh khí nghịch loạn ở trong thịt, tụ lại làm ra sưng của loại ung nhọt).
- Táo thắng thì khô.
(Táo thắng thì tân dịch cạn kiệt, cho nên da dẻ khô ráo).
- Táo hàn thắng thì phù nề.
(Hàn thắng thì âm khí bắt đầu hiện ở huyền phủ
(1)
huyền phủ bị đóng kín, dương khí công kích ở trong, cho nên gây ra phù nề).
- Thấp thắng thì ỉa lỏng tháo.
(Thấp nhiều hơn lên công kích tỳ ở bên trong; tỳ vị bị thấp mà không lọc lựa được rành rẽ thức ăn uống, khiến đại tràng truyền đưa xuống thành chứng ỉa chảy).
- Cho nên mừng giận thì thương tổn khí, lạnh, rét nắng nóng thì thương tổn hình.
(Chỗ mừng giận sinh ra đều là ở khí, cho nên nói mừng giận thương khí. Sự quá mức ở nắng lạnh đều thương tổn ở hình thể. Cho nên nói rằng: Nắng, lạnh thương tổn hình).
- Giận dữ quá thì hại vào âm; mừng rỡ quá thì hại vào dương.
(Giận thì khí ngược lên, mừng thì khí xuôi xuống. Cho nên nói: Giận quá khí bốc lên, thì thương tổn dương. Mừng rỡ quá khí đi xuống, thì thương âm).
- Khí quyết đi lên, đầy mạch, lìa bỏ hình.
(“Quyết” là thứ khí đi ngược, khí nghịch lên tràn đầy ở kinh lạc, thì thần khi bốc lên nổi
và rời khỏi hình thể).
- Mừng giận không chừng mức, nắng lạnh quá mức, đời sống sẽ khôn
g
bền.
(Kinh linh khu nói: Người trí giả dưỡng sinh. Phép dưỡng sinh của người hiểu biết là phải biết thuận theo khí hậu 4 mùa mà thích ứngg với nắng rét, điều hòa sự mừng giận không bình thường, nắng rét quá mức thì khí thiên trân [của con người] giữ gìn lâu dài sao được).
- Cho nên tà khí của trời xâm nhiễm, thì hại tới 5 tạng của người.
(Bát phong thường phát ra tà khí, xúc phạm vào 5 tạng gây nên bệnh. Cho nên tà khí của trời xâm nhiễm thì hại tới 5 tạng của người).
- Tính nóng lạnh của thức ăn uống nhiễm vào, thì hại tới 6 phủ.
(Nhiệt làm tổn thương tới vị và bàng quang. Hàn cảm phải làm tổn thương đến đại tiểu trường và đởm khí).
- Khí thấp của đất nhiễm vào thì hại tới da, thịt, gân, mạch.
(Khí thấp thắng, thì dương mạch của vinh vệ không được vận hành. Cho nên khí cảm thụ thì hại vào da thịt, gân mạch)
.
- Tinh thần không tiến, ý chí không yên, cho nên bệnh không thể khỏi được.
(Dao động tách rời với đạo, hao t
án
thiên chân cho nên như vậy)
- Tinh bị hoại, thần bị mất đi, vinh vệ không thu lại được là tại sao vậy. Ham muốn mà lo lắng không ngừng. Tinh khí hư hỏng, vinh ngừng vệ mất, cho nên thần đi mất, mà bệnh không rời.
( Tinh thần là nguồn của sự sống, vinh vệ là chủ của khí, khí chủ đã không giúp, nguồn
sống lợi tiêu hao, thần không còn ở trong, thì bệnh nào khỏi được).
-
Khí của 12 kinh mạch bị tuyệt [biểu hiện] như thế nào? Mệnh thái dương bị tuyệt [biểu hiện] như mắt nhìn ngược lưng uốn ván, gân co chùng, sắc trắng nhợt, tuyệt hãn ̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣(11) ra, vã nhiều thì chết.
(Ở đây trước hết nói tới mạch Thái Dương bị tuyệt, mạch của Túc thái dương khởi đầu từ khóe mắt mé trong, đi lên trán, giao ở đỉnh đầu, gắn vào trong não, rồi trở ra, xuống gáy, theo mé trong bắp vai đi kèm dọc hai bên xương sống đến giữa eo lưng. Đường chi tách ra xuống chân tới mé ngoài chân út – Mạch của thủ thái dương khởi từ đầu ngón tay út, theo cánh tay lên vai vào khuyết bồn. Đường nhánh tách ra từ Khuyết bồn, theo cổ đến phía ngoài đuôi mắt. Cho nên cái thời kỳ
cuối hết của Thái dương thì mắt trợn ngược lên không chuyển chớp được. Ưỡn lưng co giãn là chân tay thân thể ưỡn cong, hoặc là co quắp rũ rượi – Về sắc thì trắng; Túc thái dương thủy chủ màu đen, Thủ thái dương hỏa chủ màu đỏ. Cả hai sắc đó đều không thấy mà chỉ thấy sắc trắng, mồ hôi lại vã lõa ra, là mồ hôi ra nhiều như giọt châu mà không thấm vào, bởi vậy tới lúc ra hết mồ hôi thì chết.
(1)- Khí thiên trân là nguyên khí vốn có tự nhiên của con người. ND. - Khí của mạch thiếu dương bị tuyệt [ biểu hiện ]: Tai điếc, các khớp rã rời, mắt trừng như sợ, tuyệt hệ (1), một ngày rưỡi thì chết. Khi sắp chết thì hiện ra sắc xanh trắng. ( Đây là nói khi khí của mạch Thiếu dương bị tuyệt, Mạch của Túc Thiếu dương khởi từ đuôi con mắt lên đến góc đầu xuống sau tai. Đường nhánh tách ra từ sau tai vào trong tai rồi ra trước tai. Cho nên lúc bị tuyệt thì tai bị điếc. Thiếu dương chủ yếu về gân. Cho nên khi bị tuyệt thì các khớp đều rã rời. Dây chằng mắt bị tuyệt. Khi tới lúc dây Mục hệ bị tuyệt thì một ngày rưỡi sẽ chết, lúc sắp chết thì hiện ra sắc xanh trắng là do kim và mộc va chạm với nhau). - Khí của mạch Dương minh bị tuyệt [ biểu hiện ]: miệng mắt máy động, hay kinh sợ, nói bậy, sắc vàng, đường kinh trên và dưới [kinh ở tay và kinh ở chân] quá thịnh, tê dại thì chết. ( Đây là nói về khí của mạch Dương minh bị tuyệt. Đường mạch Dương minh bắt đầu ở mũi, chéo nhau ở giữa trán, đi xuống mé ngoài mũi phía trên, vào trong hàm răng kèm bên miệng, vòng quanh môi theo Giáp xa lên phía trước tai, theo chân tóc vào đến trán. Nhánh tách ra từ Nhân nghinh đi xuống theo phía trước ra yết hầu vào Khuyết bồn, lên cổ, qua má, đi xuống vào trong hàm răng, vòng quanh bên miệng chéo nhau Nhân trung đi lên kèm bên mũi miệng. Đến khi khí của nó tuyệt thì miệng mắt máy động. Bệnh của vị thì sợ người và lửa. Khi nghe tiếng gỗ va chạm thì giật mình kinh hãi.Chửi mắng bừa bãi; chẳng nề thân sơ. Cho nên hay kinh sợ và hay nói bậy nhảm. Sắc vàng là sắc của thổ. Đường kinh trên đi ở cánh tay, đường kính dưới đi dọc chân. Kinh thịnh là mặt mắt cổ, hàm, mu chân, cổ cánh tay đều vật vã máy động. Bất nhân tức là không biết đau ngứa (mất cảm giác). Đó là dấu hiệu của khí kiệt cho nên chết. - Khí của mạch Thái âm bị tuyệt [biểu hiện]: bụng trướng đầy bí, không thở được, hay ợ, hay nôn, khi nôn thì (khí) bốc nghịch lên gây đở mặt. Khí không nghịch thì trên dưới không thông. Không thông thì mặt đen, da lông héo rồi chết. (Đây là nói khi khí của mạch Thái âm bị tuyệt,mạch Túc thái âm từ phía trong vế đùi tới phía trước bắp vế vào bụng, thuộc vào tì và liên lạc vào vị, lên cách mạc, mạch của Thủ thái âm, từ trung tiêu xuống liên lạc với đại tràng, vòng quanh vị khẩu lên cách thuộc vào phế. Chính từ ở chỗ tì sang liên lạc với vị, cho nên bụng trướng bí không thở được, gây ợ, gây nôn; vả lại khi nôn thì khí nghịch đi lên, cho nên sắc mặt đỏ. Nếu không nôn thì khí không nghịch lên, không nghịch lên thì trên không thông, dưới lại bị bế, thì trên dưới đều không thông.Tâm khí đốt ở ngoài, cho nên cả lông héo nỏ rồi chết. Vì sao vậy? Đó là vì mạch Túc thái âm có đường nhánh từ vị tách lên cách mạc rồi rót vào trong tâm). - Khí của mạch Thiếu âm bị tuyệt[biểu hiện]: mặt đen, răng đen, răng nhô dài, bám cáu, bụng trướng dày, trên dưới đều bế lại không thông, rồi chết. (Đây là nói khi khí mạch Thiếu âm bị tuyệt, thì huyết không lưu thông. Huyết không lưu thông được thì da lông bị chết, cho nên sắc mặt ám như sơn mà không đỏ. Khí của Túc thiếu âm bị tuyệt thì xương không mềm dẻo, chân răng nhô lên, cho nên răng dài nhiều cặn. Mạch của Thiếu âm khởi đầu từ trong tâm đi ra, thuộc vào tấm hệ, xuống tới cách mạc rồi liên lạc với tiểu tràng. Mạch của Túc thiếu âm từ thận lên qua gan cách vào phế. Cho nên khi chết thì bụng trướng bế, mà trên dưới không thông). - Khi khí của mạch Quyết âm bị tuyệt [biểu hiện]: bên trong nóng, họng khô, hay đái, tâm phiền; nặng thì lưỡi rụt, hòn dái co lên rồi chết. Trên đây là tình hình khí tuyệt của 12 kinh. (Đây là khi khí của mạch Quyết âm bị tuyệt. Đường kinh Quyết âm theo ống xương chân đi lên cao hoàn, kết ở ngọc hành. Đường chính vào chỗ giữa âm mao, qua âm khí (bộ phận sinh dục) ngược lên bụng dưới, kèm bên vị, theo phía sau ống họng đi lên tới xương sọ. Mạch của Thủ quyết âm, khởi từ ngực đi ra thuộc vào tâm bào. Cho nên khi chết thì nóng trong, khô cổ, hay đái, tâm phiền. Linh khu nói: Can là nơi thâu tóm các gân, tụ lại ở bộ phận sinh dục, liên lạc tới cuống lưỡi. Cho nên khi nặng thì lưỡi rụt, dái co lên rồi chết. Như vậy thì 12 kinh đều dẫn đến chỗ bại vong và chết). - Năm tạng là “chỗ mạnh” của thân mình. (Tạng yên ổn thì thần được giữ vững. Thần được vững thì thân thể được mạnh, cho nên nói là chỗ mạnh của thân mình). - Đầu là phủ tình minh, đầu nghiêng nghẹo, mắt nhìn lõm sâu là thần sắp mất. – Phần lưng trên là phủ của xoang ngực; lưng khom vai rụt là phủ sắp hỏng. Eo lưng là phủ của thận; không quay trở được là thận sắp bại. – Gối là phủ của gân, không co duỗi được, lòng khòng khi đi là gân sắp bại. – Xương là phủ của tủy, không đứng được lâu khi đi rung lắc là xương sắp hỏng. Giữ được “chỗ mạnh” thì sống, để mất “chỗ mạnh” thì chết. (Ý nói “chỗ mạnh” là trung khí vững mạnh để trấn giữ được; năm tạng là “chỗ mạnh” cho thân mình, để mất chỗ mạnh thì chết). - Đoán là âm thịnh, nếu mộng thấy ở nơi nước to, rất sợ hãi. (Âm là thủy cho nên mơ thấy lội nước mà sợ hãi). - Đoán là dương thịnh nếu mộng thấy lửa bốc cháy to. (Dương là hỏa, cho nên mộng thấy lửa bốc cháy to). - Đoán là âm dương đều thịnh nếu mộng thấy đánh giết nhau gây thương tích. (Cũng là ý nghĩa của sự giao tranh). - Đoán là thịnh ở phần trên nếu mơ thấy bay; thịnh ở phần dưới nếu mơ thấy ngã. (Khí (trong người) đi lên thì mộng thấy (sự việc) đi lên; Khí (trong người) đi xuống thì mộng thấy (sự việc) đi xuống). - Khí bụng no nê thì mơ thấy [chuyện] cho. - (Vì trong người Khi đói quá thì mơ thấy chuyện nhận lấy. (Vì trong người thấy sự thiếu thốn). - Có Can khí thịnh thì mơ thấy [chuyện] giận bực. (Về mặt tình chí, Can biểu hiện sự giận bực). - Có khí phế thịnh thì mơ thấy chuyện khóc lóc. ( Tiếng của Phế là xót thương, cho nên mộng thấy chuyện khóc lóc). - Trong người có nhiều trùng ngắn thì mơ thấy chuyện hội họp đông đúc. (Vì trong người có nhiều loại trùng ngắn, thần mộng thấy chuyện tụ họp đông đảo). - Trong người có nhiều trùng dài, thì mơ thấy chuyện đánh lộn nhau bị thương. ( Có nhiều trùng dài ở trong không yên, thần mộng rối loạn, cho nên mộng thấy như vậy). - Năm chứng thực thì chết, năm chứng hư thì chết. ( Năm thực là năm tạng thực, năm hư là năm tạng hư). - Mạch thịnh: da nóng, bụng chướng, đại tiểu tiện không thông, buồn bực đó là năm chứng thực. ( Thực là khí mạch thực, mạch thịnh là thuộc tâm, da nóng là thuộc phế, bụng trướng là thuộc tỳ, đại tiểu tiện không thông là thuộc thận, buồn bực là thuộc cân). - Mạch tế : da lạnh, khí thiếu, ỉa đái tháo chảy, ăn uống không vào được. Đó là năm chứng hư. ( Hư là chân khí thiếu. Mạch tế thuộc về tâm, da lạnh thuộc về phế, khí ít thiếu thuộc về can, ỉa đái tháo chảy thuộc về thận, ăn uống không vào thuộc về tỳ). - Có lúc còn sống được là tại sao? Nước cháo còn có thể vào trong dạ dày được, ỉa tháo ngừng thì chứng hư đó sẽ sống: Mình ra được mồ hôi, ỉa đái được thông thì chứng thực đó sẽ sống. Theo đó mà dự đoán. (Nước cháo dã vào được trong vị, vị khí hòa thì ỉa chảy ngừng dần dần, vị khí được vững vàng thì chứng hư sẽ sống. Nếu là chứng thực, khi ra được mồ hôi thì phía ngoài dã thông, ỉa đái đã được lợi thì tự nhiên được điều hòa trở lại bình thường). - Người ta thì ăn, ở, động, tĩnh, khỏe yếu thì mạch cũng có biến chăng? Phàm người ta khi kinh sợ, giận bực, nhọc nhằn, động tĩnh đều là có biến. ( Biến tức là biến đổi khác thường). - Vậy nên, ban đêm đi lại mà suyễn thở là chứng do thận. (Thận chủ về ban đêm, hợp với ban tối cho nên ban đêm đi lại mà suyễn thở là từ thận ra). - Dâm khí gây bệnh tới phế. ( Ban đêm đi lại làm thận mệt, mà thành ra suyễn thở, khí có hại đó không thu về được, thì gây bệnh sang phế). - Bị rơi ngã mà sợ hãi, sinh ra suyễn thở là chứng do can. (Sợ sinh ra từ can, ngã rơi tổn hại đến can huyết, nhân đó mà thành suyễn, cho nên suyễn sinh ra do can). - Dâm khí đó làm hại tỳ. 95 có sự thừa thãi). (Can mộc bừa bãi hại đến tỳ thổ). - Suyễn thở do kinh sợ [là chứng] từ phế. (Kinh thì tâm không có chỗ tựa nương, thần không có nơi để về, khí loạn ở trong lồng ngực, cho nên nói chứng suyễn đó là từ phế sinh ra). - Dâm khí đó làm thương tổn tới tâm. (Kinh hãi thì thần bốc vượt ra, cho nên dâm khí lại làm thương tổn tới tâm). - Suyễn thở sau khi qua sông, nước bị trượt ngã [là chứng] do thận và xương. (Thấp khí thông với thận, thận chủ về xương, cho nên lội nước trượt ngã, suyễn sinh ra là từ xương từ thận). - Vào các trường hợp ấy, ở người mạnh, khí vận hành được thì bình yên, khí ứ trệ thì gây nên bệnh. (Khí có mạnh yếu; thần có gan góc, nhút nhát cho nên [đưa tới] những tình trạng khác nhau). - Cho nên rằng: Cách xem bệnh nhìn vào người mạnh yếu, xương thịt da dẻ, có thể biết được tình hình, để làm chuẩn cho phép chẩn đoán bệnh. (Biết được tính, nắm được tình trạng là hiểu sâu biết được đúng). - Ăn uống quá no, mồ hôi ra là do vị. (No quá dạ dầy đầy, cho nên mồ hôi ra từ vị). - Kinh sợ làm mất tinh, mồ hôi ra là do tâm. (Kinh sợ làm hại tinh của tâm, thần khí bốc nổi, dương khí quấy động ở trong, cho nên mồ hôi ra đó là từ tâm). - Mang nặng đi xa, mồ hôi ra là do thận. (Xương bị nhọc mệt, khí bốc vượt lên, thận lại mệt mỏi quá. Cho nên mang nặng đi xa mồ hôi ra tại thận). - Chạy nhanh, sợ hãi, mồ hôi ra là do can. (Làm việc mang nặng tác động đến gân, can khí mỏi quá mức. Cho nên chạy nhanh sợ hãi thứ mồ hôi ra đó là do can). - Làm việc nặng nhọc, mồ hôi ra là do tỳ. (Chuyển mình nhọc nhằn, làm việc mất sức, không phải là chạy nhanh đi xa. Động tác gắng sức, thì chất tinh hoa của đồ ăn tán ra bốn phía. Tỳ tiêu hóa chất đồ ăn, cho nên thứ mồ hôi ra đó là do tỳ). - Tà khí khi vào trong người, thì nó lấn vào chỗ nó “thắng” được. (Tà có nghĩa là những thứ khí bất chính như phong(1), hàn, thử, thấp, đói, no, nhọc nhằn v.v...). (1) – Điều này cùng bốn điều sau luận về tà khí ứng với Ngũ hành ra sao? Ví dụ: Phong tà thuộc “Mộc”. Mộc “thắng” khắc thổ. Mộc “không thắng nổi” Kim, vì Kim khắc Mộc; Mộc sinh ra Hỏa, vì Mộc sinh Hỏa. Mộc từ Thủy “sinh ra”, vì Thủy sinh Mộc. Mộc vào “đúng chỗ” tức là vào đúng chỗ của Mộc. Tùy từng trường hợp mà bệnh diễn biến nặng nhẹ khác nhau. - Tới cái hành nó “sinh ra” thì khỏi. (Tức là cái hành do nó sinh ra). - Tới cái hành mà nó “không thắng nổi”, thì nặng lên. (Tức là cái hành khắc nó). - Tới cái hành “sinh ra nó”, thì bệnh cầm chừng. (Tức là các khí sinh ra nó). - Khi đặt đúng chỗ [của nó] thì trỗi dậy. (Ở chỗ vịnh thịnh, gọi là được địa vị) Ví dụ: Can vượng về mùa xuân, tâm vượng về mùa hạ. (ND) - Bệnh của can đau phía dưới hai bên sườn kéo chằng xuống bụng dưới, khiến người bệnh hay giận. (Can là kinh Quyết âm, đi từ dưới chân đi lên vòng quanh bộ sinh dục đến bụng dưới, lại lên qua hung cách, phân bố ra sườn. Cho nên hai bên dưới sườn đau chằng xuống bụng dưới. Can khí thực thì hay giận). - Hư thì mắt hoa hóa không thấy rõ, tai không nghe thấy tiếng hay sợ hãi như sợ có người tới bắt. (Can là Kinh Quyết âm, từ bên sườn theo ống họng đi lên vào sọ đầu, liền vào mục hệ. Đởm là mạch Thiếu dương, đường nhánh từ phía sau tai vào trong tai đến trước tai, rồi tới đuôi co mắt. Cho nên sinh các bệnh như vậy. Sợ có nghĩa là sợ hãi, hồn không yên). - Bệnh của tâm, đau trong lồng ngực, sườn vướng đầy, dưới sườn đau, ngực, lưng, trên bả vai, mé bên trong hai cánh tay đau. (Tâm là mạch Thiếu âm, đường nhánh tách ra từ ngực và sườn. Thủ âm chủ quyết âm, thì đường mạch khởi đầu từ trong lòng ngực. Đường nhánh cũng từ chỗ ngực đi ra sườn dưới nách cách ba tấc đi lên tới dưới hố nách rẽ xuống mé trong bắp tay đi giữa hai đường kinh của Thái âm và Thiếu âm, vào khuỷu tay xuống cánh tay chỗ khe hai gân. Lại còn đường mạch của Thiếu âm tâm, đi thẳng từ tâm hệ lên phế ra chỗ phía dưới hố nách,xuống theo mé trong bắp tay phía sau, đi ở phía sau đường kinh của Thái âm và Kinh tâm bào, xuống trong khuỷu tay mé sau tới mỏm xương cao phía sau bàn tay. Lại còn đường mạch của Thủ thái dương Tiểu tràng từ bắp thịt tay đi quanh ở bả vai giao ở trên vai. Cho nên bệnh hiện ra như vậy). - Hư thì ngực, bụng to, dưới sườn và eo cùng đau rút. ( Mạch của Thủ tâm chủ Quyết âm, từ trong lồng ngực đi ra thuộc vào tâm bào, xuống cách mạc lien lạc vào Tam tiêu. Đường nhánh tách từ ngực ra sườn. Mạch của Thiếu âm tâm, từ Tâm hệ xuống Cách mạc liên lac vào Tiểu tràng. Cho nên bệnh hiện ra như vậy). - Bệnh của tỳ thì mình nặng nề, mau đói, thịt nhũn, chân khi đi không co lại được, hay bị giật co, đau phần dưới chân. (Giật co là nói bệnh co giật của trẻ em. Tỳ là hình tượng thổ, chủ về cơ thịt, cho nên gây ra nặng mình, nhũn thịt. Tỳ là mạch Thái âm, khởi từ đầu ngón chân cái, theo mé trong ngón lên mắt cá chân phía trong lên phía trước mé trong bắp chân. Mạch của Thiếu âm thận, khởi bắt đầu từ gậm ngón chân út chéo qua gang bàn chân, lên mé trong bắp chân, tới khoeo chân mé trong. Cho nên khi bị bệnh thì chân không thu vào được và bước đi không được; hay co giật đau dưới gang bàn chân). Hư thì bụng đầy ruột sôi, ỉa chảy sống phân không tiêu. (Kinh mạch Thái âm tỳ bắt đầu từ chỗ phía trong bụng thuộc vào tỳ, liên lạc sang vị, cho nên gây ra bệnh như vậy. Linh khu nói: Trung khí không đầy đủ, thì bụng hay bị đầy, ruột hay sôi). Bệnh của phế thì suyễn ho khí nghịch lên, vai và lưng trên đau, ra mồ hoi, vùng xương cùng đùi, gối, vế đùi, bắp thịt, chân, ống chân đều bị đau. (Phế chứa giữ khí chủ về hơi thở, khi biến động thì sinh ho, cho nên khi bị bênh thì suyễn ho bốc khí lên. Lưng trên là phù của lồng ngực, vai tiếp giáp với lưng trên, cho nên lưng trên và vai đau. Phế nuôi bì mao, phong tà thịnh thì tân dịch tiết ra ngoài, cho nên ra mồ hôi. Thận, kinh là Thiếu âm, từ dưới chân đi lên theo mé trong bắp chân đi ra chỗ mé trong khoeo chân lên mé trong vế đùi, qua xương ống thuộc vào thận, liên lạc vào bang quang. Nay mạch chủ phế không vận hành, thì mạch của thận vị tà. Cho nên xương cùng, vế bện, bắp chân đều bị đau). Hư thì khí kém không đủ để thở, tai điếc, họng khô. (Khí hư ở trên, cho nên không đủ để thở. Đường lạc của phế Thái âm, hội ở trong tai, cho nên điếc… Thận, đường kinh là Thiếu âm từ chân lên ngực cách vào trong phế, theo ống họng, kèm lên cuống lưỡi. Nay vì phế hư, thì thận khí không đủ để làm cho nhuận ướt ở cổ họng, cho nên họng khô). Bệnh của thận thì bụng to chân sưng, suyễn ho, nặng mình, ra mồ hôi khi ngủ, sợ gió. (Mạch của Thiếu âm thận khởi từ chân đi lên, theo bắp chân đến xương mu kèm hai bên rốn tù trong bụng đi lên vào phế. Cho nên bụng to chân sưng mà ho suyễn. Thận bị bệnh thì xương kém tác dụng, cho nên than nặng nề. Thận tà công kích phế, tâm khí ở trong yếu kém, tâm dịch toát ra thành mồ hôi, cho nên mồ hôi ra lúc ngủ. Ống chân đã sưng, mồ hôi lại ra làm cho tiết mất tân dịch. Âm tà ngưng đọng ở Huyền phủ (lỗ mồ hôi), dương đốt ở Thượng tiêu. Trong nhiệt ngoài hàn cho nên ghét sợ gió). Hư thì đau trong lồng ngực, bụng trên, bụng dưới đau, mát lạnh, tâm chí không được vui vẻ. (Mạch của Thiếu âm thận từ phế đi ra, liên lạc vào tâm, dồn tụ ở lồng ngực. Thận khí đã bị hư, thì tâm không có sự kiềm chế.Tâm khí đốt phế, cho nên đau dồn ở trong lồng ngực. Mạch của Túc thái dương từ cổ đi xuống đến chân, thận hư thì khí Thái dương không vận hành mạnh ở chân. Cho nên chân lạnh mà khí nghịch lên; lạnh là khí mát lạnh, quyết là khí nghịch lên. Bởi mát lạnh mà khí nghịch len, cho nên bụng trên bụng dưới đều đau. Chí không đầy đủ cho nên thận bận rộn, mà không vui). Năm lối gây bệnh của khí. Tâm gây ra chứng hay ợ. (Giống như lửa có tính bốc lên, khói theo lửa cháy bốc ra, tâm không chịu sự bẩn thỉu cho nên ợ ra). Phế gây ra chứng hay ho. (Giống như sắt có tính cứng rắn, gõ vào thì vang tiếng. Tà kích động vào phế. Cho nên gây ra ho). - Can gây ra chứng “hay nói”. (Giống như cây cối ưa vươn cành, mà cành nhánh tách ra. Lời nói bày tỏ nỗi uẩn khúc bên trong, cho nên từ can mà ra). - Tỳ gây ra chứng hay nuốt. (Giống như đất là thứ có thể thu nhận mọi thứ, cho nên có hiện tượng nuốt). - Thận gây ra chứng hay ngáp, hay hắt hơi. (Giống như nước, có tính chẩy lắng xuống dưới, bốc lên thì thành mây mù; vì khí uất ở vị cho nên sinh chứng ngáp; vì khí Thái dương hòa điều thông lợi, đầy nhộn lên ở tâm, đưa lên mũi mà bắt hắt hơi). - Vị gây ra chứng khí nghịch, chứng hay ọe, hay sợ. (Vị là bể chứa đồ ăn uống, Thận là cửa ngõ của Vị hễ cửa ngõ không thông lợi thì khí nghịch dồn lên phía trên. Vì vị chứa đựng đồ ăn, nhưng thường bị lạnh, khí lạnh và thức ăn tác động lẫn nhau mà sinh ra ọe. Hàn nhiều sinh ọe, nhiệt nhiều sinh ra ợ. Vì sao? Vị nhiệt làm cho thận khí suy cho nên sinh ra hay ợ). - Đại tràng và tiểu tràng gây ra chứng ỉa chảy. Hạ tiêu tràn đầy mà gây chứng phù nề. (Đại tràng có chức năng truyền tống, tiểu tràng có chức năng chứa đựng. Khi khí của chức năng chứa đựng bị suy kém thì chức năng truyền tống không giữ lại được mà sinh ỉa chảy. Hạ tiêu là nơi lọc gạn lắng chảy chất nước; khi bị tắc đọng không thải ra được thì nước sẽ tràn đầy mà sinh ra chứng phù ngườ nề). - Bàng quang không thông lợi thì sinh chứng bị đái; không kìm giữ được thì sinh vãi đái [đái són, đái dầm]. (Bàng quang là thủ phủ của Tân dịch, nước được tưới rót ra từ đó. Nhưng mạch Túc tam tiêu thực, thắt bóp hạ tiêu không thông thì không đi đái được. Mạch của Thủ tam tiêu bị hư, không bóp thắt được hạ tiêu thì sinh ra vãi đái). - Đởm gây ra chứng hay cáu giận. (Đởm có tính trung chính, quyết đoán, không lệch lạc bên nào, lại có tính cương quyết, cho nên hay sinh cáu giận). - Như vậy gọi là năm bệnh (Năm lối dồn lấn của tinh). - Tinh khí dồn lấn ở tâm thì có vẻ mừng. (Tinh khí tức là tinh khí của hỏa. Phế hư mà tinh của tâm dồn lấn vào thì làm ra mừng. Linh Khu nói: “Mừng vui vô cùng thị hai phách. Phách là thần minh của phế. Đây là tâm hỏa dồn lấn vào phế kim”). - Dồn lấn ở phế thì sinh xót thương. (Can hư mà khí phế dồn tới thì gây ra xót thương. Linh khu nói: Xót thương động ở trong thì hại hồn, hồn là thần minh của can. Đây là phế kim dồn lấn vào can mộc). - Dồn lấn ở can thì sinh ra lo lắng. ( Tỳ hư, bị can khí dồn lấn tới làm ra lo lắng. Linh khu nói: Lo sầu không nguôi thì thương tổn đến ý; ý là thần minh của tỳ. Đây là cân mộc dồn lấn tỳ thổ). - Dồn lấn ở tỳ thì gây ra sợ sệt. (Thận hu mà tỳ khí dồn lấn tới thì làm ra sợ sệt. Linh khu nói: Sợ hãi không nguôi thì hại tới tinh, tinh là thần minh của thận. Đây là tỳ thổ dồn lấn vào thận thủy). - Dồn lấn ở thận thì kinh khủng ( Tâm hư mà thận khí dồn lấn tới, thì làm ra kinh khủng. Linh khu nói: sợ hãi lo nghĩ thì hại thần, thần là tâm chủ sáng suốt. Đây là thận thủy dồn lấn vào tâm hỏa). – Kinh khủng hồi hộp đều là chính khí không đầy đủ, mà cái khí thắng nó dồn lấn tới. - Đó là năm cái dồn lấn, do hư mà nó lấn lại nhau. - Năm điều ghét của tạng: -Tâm ghét nóng. ( Nóng thì mạch cuộn đục). -Phế ghét lạnh. ( Lạnh thì khí ngừng đọng). -Can ghét phong. ( Phong thì gân rung giật gấp). -Tỳ ghét thấp ( ướt ẩm ). ( Ướt ẩm thì thịt nhủn sưng phù). -Thận ghét khô ráo. ( Khô ráo thì tinh cạn khô). Như vậy gọi là năm điều ghét. - Năm điều cấm về vị: - Cay thì hao khí; bệnh ở phần khí thì không được ăn nhiều đồ cay.Mặn thì hao huyết; bệnh ở phần huyết thì không được ăn nhiều đồ mặn. ( Vị mặn dẫn vào thận trước, ở đây nói hao huyết, là vì thận hợp với tam tiêu, huyết mạch tuy là thuộc về can và tâm, nhưng thực là con đường của Trung tiêu. Cho nên chất mặn vào làm cho hao huyết). - Vị đắng làm hao tổn xương; bệnh ở xương thì không được ăn nhiều vị đắng. ( Vị đắng vào tâm. Đây là nói làm tổn xương, là vì thủy hỏa cùng trao đổi với nhau, mà khí của xương thông với tâm). - Vị ngọt làm hao tổn thịt, bệnh ở thịt thì không được ăn nhiều đồ ngọt. Vị chua làm hao tổn gân, bệnh ở gân thì không được ăn nhiều đồ chua. Đó là năm điều cấm kỵ. - Năm lối phát sinh của bệnh: Bệnh âm phát ở xương, bệnh dương phát ở máu; bệnh âm phát ở thịt. (Xương thịt là âm có tính tĩnh, cho nên dương khí dồn vào. Huyết mạch là dương có tính động cho nên âm khí tràn tới). - Bệnh dương phát vào mùa đông, bệnh âm phát vào mùa hạ. Như vậy gọi là năm lối phát bệnh. (Về mùa hạ, dương khí thịnh cho nên bệnh âm phát về mùa hạ. Về mùa đông âm khí thịnh, cho nên bệnh dương phát về mùa đông. Đều là nhằm vào chỗ thiếu hụt, yếu kém). - Năm lối gây rối của tà khí: Tà vào phần dương thì cuồng, tà vào phần âm thì tắc tỵ. ( Tà vào trong mạch dương, thì chân tay nóng nhiều, cho nên gây ra cuồng. Tà vào trong mạch âm , thì sáu kinh đều ngừng vướng, không thông gây ra tắc tỵ). -Kích động ở phần dương , thì gây bệnh ở đỉnh đầu (tà ở trong kích động ở phần dương , khiến mạch chảy dồn, gây nên bệnh ở vùng đỉnh đầu ). -Kích động ở phần âm thi gây bệnh câm . (Tà vào trong kích động phần âm , làm cho mạch không trôi chảy, gây nên bệnh câm, không nói được) -Dương vào trong âm thì tĩnh, âm ra ngoài phần dương thì giận (tùy theo chỗ đến của nó mà gây bệnh ở đó) Như vậy là năm lối gây rối . -Năm điều thương tổn do quá nhọc mệt: -Nhìn lâu hại huyết.(tổn thương ở tâm) -Nằm lâu hại khí .(tổn thương ở phế) -Ngồi lâu hại thịt (tổn thương ở tỳ) -Đứng lâu hại xương.(tổn thương ở thận ). -Đi nhiều hại gân.(tổn thương ở can) Đó là năm điều tổn thương do quá nhọc mệt gây ra. -Vị của muối là mặn, cái khí của nó khiến cho đồ đựng chóng ướt. (Vị mặn do từ vị đắng sinh ra, cũng như nước mà có nước lắng xuống rồi thấm ra ,cho nhên có thể làm đồ đựng sinh ra nước và thấm ra ngoài). Dây đần đứt thì tiếng rè .(dây đứt thì tiếng rè khác với tiếng cũ ) Cây thoát sức ra thì lá mọc lộ. (Khi cây toát sức ra hết thì lá phải rụng) (1) -Người ốm nặng thì có giọng “ọe” (“ọe” có nghĩa là giọng đục ,nặng. Người bệnh có ba cái đó , gọi là “hoạt phù”.Ba cái đó là :dây đàn đứt ,lá rụng ,giọng ọe) -Thuốc độc khong trị nổi , chân ngắm không thấu tới . Đó là vì da đã bị tuyệt , thị đã bị thương , khí huyết tranh đoạt biến ra màu đen. (bệnh ngấm sâu vào trong , cho nên thuốc mạnh cũng không chữa được ,châm ngắn cũng không thấu tới :da thị khí huyết giao tranh với nhau , đã tới lúc thương tổn cực độ ,cho nên có sắc màu đen . Nói rằng muốn biết triệu chứng của bệnh , thì nên xét đoán hiện tượng . Ví như muối đựng trong đồ vật , nước thấm ươt ra ngoài . Thấy nước ướt đó mà biết là có chất muối mặn . Nghe tiếng rè rè thì biết là dây đàn sắp bị đứt . Lá rụng là biết rằng cây sắp lụi hết .Nêu ba trứng triệu về suy bại đó , như tiếng rè biết bệnh ở đâu. Chú thích (1)Ý nói hiện tượng khác với bản chất . Trường hợp này lá mọc rộ là hiện tượng ở bên ngoài còn bên trong cây bị hỏng bao nhiêu sức dồn lại ra ngoài . nhưng vì bản chất bên trong đã bị hỏng nên sau khi nở rộ là sẽ bị rụng. Câu kinh văn và câu giải thích không mâu thuẫn nhau Cho nên cả châm và thuốc đều không đem lại được hiệu lực gì; bởi vì da thịt khí huyết đều không hòa hợp với nhau nữa mà như vậy. Thái âm và Dương minh là đường kính mạch của tỳ vị biểu lý với nhau, khi sinh bệnh lại khác nhau là tại sao? Ký Bá nói: Âm dương có vị trí khác nhau, khi hư, khi thực, khi ngược, khi xuôi, hoặc từ trong ra, hoặc từ ngoài vào, nơi xuất phát khác nhau, cho nên bệnh cũng có tên khác nhau. (Tỳ là tạng thuộc âm, vị là phủ thuộc dương, mạch của dương đi xuống, mạch của âm đi lên. Mạch của dương đi phía ngoài, mạch của âm đi phía trong. Cho nên nói đường đi khác nhau, thì tên bệnh cũng khác nhau. Mùa xuân hè Dương minh là thực; Thái âm là hư. Mùa thu đông, thì Thái âm là thực; Dương minh là hư, như vậy gọi là khi hư khi thực. Mùa xuân hạ thì Thái âm là ngược, Dương minh là xuôi. Mùa thu đông thì Dương minh là ngược, Thái âm là xuôi. Như vậy là khi ngược khi xuôi.) Dương là khí trời chủ về ngoài, âm là khí đất chủ về phía trong. (Như vậy gọi là âm dương khác vị trí) Cho nên bệnh về dương thường thực, bệnh về âm thường hư. (Cho nên nói là khi hư khi thực). (1) Phạm phải gió dữ, hư tà thì phần dương phải chịu bệnh, ăn uống không chừng mực, sinh hoạt không phải thời thì phần âm phải chịu bệnh. (Như vậy là hoặc từ trong ra, hoặc từ ngoài vào). Phần dương chịu bệnh thì tà truyền vào sáu phủ; phần âm chịu bệnh thì tà truyền vào năm tạng. [ Bênh tà ] vào sáu phủ thì người sốt, không nằm yên được, khí nghịch lên sinh suyễn thở. [ Bệnh tà ] vào năm tạng thì đầy ách bế tắc, đi xuống sinh ra ỉa chạy sống phân, lâu ngày thành tràng tích. (Do chỗ xuất phát khác nhau nên tên bệnh khác nhau). Cho nên hầu chủ về khí trời, họng chủ về khí đất. Cho nên dương hay bị khí phong, âm hay bị khí thấp. (Vì cùng một khí thì tìm tới nhau). Cho nên khí âm từ chân đi tới đầu, rồi đi xuống cánh tay đến đầu ngón. Dương khí từ tay đi lên đầu, rồi đi xuống đến chân. (Như vậy gọi là khi ngược khi xuôi. Linh khu nói: Đường Thủ tam âm từ tạng ra tay; đường Thủ tam dương từ tay lên đầu; đường Túc tam dương từ đầu xuống chân; đường Túc tam âm từ chân chạy lên bụng. Mỗi đường kinh đi khác nhau, cho nên nói là khí ngược khí xuôi). Cho nên nói bệnh phần dương đi lên trên hết mức, rồi xuống. Bệnh phần âm đi xuống hết mức rồi lên. Cho nên mắc bệnh phong tà thì phần trên bị trước, mắc thấp tà thì phần dưới bị trước. (1)- Ngoại tà thường gây chứng thực cho nên nói bệnh ngoại cảm, bệnh về dương thường trực; bệnh nội thương thường hư, cho nên nói bệnh về âm thường hư. 102 - Mạch của Túc dương minh bi bệnh ghét người và lủa. Nghe tiếng đồ mộc va chạm thì giật mình, kinh hãi. (Vị nhiệt uất ở trong, cho nên sợ nghe thấy tiếng người và ghét lửa.vì thuộc thổ, cho nên nghe tiếng mộc (đồ gỗ va chạm) thì kinh hãi ) Bệnh nặng thì cởi áo chạy rong. Hoặc có khi không ăn hàng mấy năm, leo trèo trên mái nhà nóc tường. Những cái nơi trèo lên đó đều là những nơi mà ngày thường không thể leo nổi. Khi bệnh lai lên được, là tại sao ? Vì Tứ chi là gốc của dương, dương thịnh thì tứ chi mạnh; thực mạnh thì có thể leo lên được. (phần dương nhạn khi ở tứ chi, cho nên tứ chi là gốc của các khí dương). - Nhiệt thịnh nhiều trên mình, cho nên cởi áo muốn chạy. Dương thịnh khiến cho người ta chửi mắng càn rỡ, không kể thân sơ, không muốn ăn, hay chạy rông. (Nói là bệnh của vị cho nên trèo cao mà hát, bỏ áo mà chạy, nói càn chửu mắng đều là vì tà khí thịnh. Có tà khí cho nên nhiệt thịnh; nhiệt thịnh cho nên dương thịnh. Như thế thì ba cái chứng đó đã thấu rõ hết nhẽ). - Có người mắc bệnh ôn, ra mồ hôi rồi lại nóng, mà mạch nhanh gấp. Không v́ đã ra được mồ hôi rồi mà giảm bớt. Nói cuồng dại không thiết ăn, bệnh đó gọi là bệnh gì ? Kỳ Bà đáp: Bệnh đó gọi là bệnh âm dương giao.giao thì chết (Giao là giao kết với nhau,khí âm dương không tách biệt ra được). Người ta sở dĩ mồ hôi ra đều từ chất đồ ăn,chất đồ ăn sinh ra tinh. (Đây là nó khi đồ ăn hóa ra tinh khí,tinh khí dồi dào thì ra mồ hôi). Nay tà khí giao tranh ở phần xương thịt, mà ra được mồ hôi là tà hết mà tinh thắng. Tinh thắng thì đáng lẽ phải thích ăn mà không nóng nữa; lại nóng nữa đó là do tà khí. Mồ hôi đó là tinh khí. Nay mồ hôi ra rồi lại nóng , là tà thắng, không muốn ăn là tinh không khiến dược (-cho ra mồ hôi) (không khiến là nói không thể làm ra mồ hôi được nữa. Thức ăn không hóa thì tinh không sinh ra. Tinh không hóa sinh ra thì không thể điều khiển được ) Bệnh tà còn lưu lại, tuổi thọ sẽ đổ ngay. (nhu vậy thì tính mệnh của người không bao lâu sẽ nguy khốn). Mồ hôi ra rồi, mà mạch còn nhộn mạnh thì chết. (Sau khi mồ hôi đã ra rồi thì mạch đáng lẽ phải chậm bớt lại và yên tĩnh, nhưng lại nhộn nhịp gấp mạnh đầy, là chan khí đã cạn kiệt mà tà khí còn thịnh, cho nên biết là sẽ chết). - Nay mạch không tương ứng với mồ hôi, đó là (chính khí) không thắng nổi bệnh tà, cái chết rõ ràng. (Mạch không yên tĩnh mà lại nhộn mạnh, là không tương ứng). Nói cuồng là mất trí; mất chí thì chết. (chí tựa vào tinh. Nay tinh không thể sử dụng được nữa là chí không có chỗ nương tựa. Chí không lưu ở lại thì mất chí). Nay thấy cái chết mà không thấy lấy cái sống, thì bệnh tuy có khỏi (tam thời) rồi. cũng sẽ chết. (Mồ hôi ra mạch vẫn nhộn mạnh là một cái chết. Không thắng nổi bệnh là hai cái chết. Nói cuồng mất trí là ba cái chết). - Như thế nào là hư thực? Tà khí thịnh là thực, tinh khí đoạt là hư. (Đoạt là tinh khí bị giảm sút, như thể bị cướp đi mất). - Không nằm được, thở ra thành tiếng là do khí nghịch của kinh Dương minh. [Khí của] ba kinh dương ở chân [bình thường] đi xuống phía dưới, nay lại đi ngược lên trên cho nên thở thành tiếng. Dương minh là mạch của vị, là bể của sáu phủ. [Bể của đồ ăn uống] khí của nó cũng đi xuống. Khi khí Dương minh đi ngược lên rồi không theo đường chính của nó, cho nên không sao nằm được. Vị không bình yên, thì ngủ không yên [nguyên nhân] là như vậy. Việc ăn ở sinh hoạt vẫn như bình thường, mà hơi thở ra thành tiếng. Đó là do đường lạc ở phế bị nghịch lên. Lạc mạnh không theo đường kinh để lên xuống [bình thường], cho nên lưu lại ở kinh mà không đi. [tính cách] gây bệnh của lạc mạnh [tương đối] nhẹ, cho nên tuy có thở ra thành tiếng người bệnh vẫn sinh hoạt được bình thường. Còn chứng “không nằm được” hễ nằm xuống thì bắt suyễn thở là do thủy khí xâm phạm gây bệnh. [Tinh của] thủy là trôi chảy theo tân dịch. Thận là tạng thủy chủ về tân dịch, chủ về “chứng không nằm được” và chứng suyễn thở. - Trăm bệnh đều do khí sinh ra. (Tác dụng của khí, hư, thực, ngược xuôi hoãn gấp đều có thể gây ra bệnh, cho nên nói như vậy). Giận thì khí đưa lên. Mừng thì khí hòa hoãn. Xót thương thì khí bị tiêu hao, sợ hãi thì khí bị sụt xuống. Gặp lạnh thì khí bị thu lại. Gặp nóng thì khí tiết ra. Kinh hãi thì khí bị rối loạn. Nhọc nhằn thì khí bị hao hụt. Lo lắng thì khí bị kết lại. Chín khí không giống nhau, sẽ sinh ra chứng bệnh gì? Giận thì khí nghịch lên, nặng thì mửa ra máu và ỉa sống phân, cho nên nói “khí đưa lên” (Giận thì dương khí nghịch lên, dương khí nghịch lên thì can khí lấn tỳ, cho nên nặng quá thì mửa ra máu và ỉa chảy sống phân). Mừng thì khí yên hòa, chí thoải mái, vinh vệ đều thông lợi, cho nên nói “khí hoãn”. ( Khí mạch đều hòa cho nên chí hòa, vĩnh vệ thông lợi, cho nên khí thoải mái thư thái, hòa hoãn). - Buồn thương làm cho tâm hệ cấp bách, là phổi dương lên mà thượng tiêu không thông, vinh vệ không tỏa ra được, khí nhiệt uất lại ở trong, cho nên nói “khó tiêu”. (Xót thương thì tổn hại tới tâm, tâm hệ bị khẩn cấp thì tác động vào phế. Các kinh của phế hệ bị nghịch lên thì là phổi dương lên)(1) . - Sợ hãi thì tinh bị hụt, hụt thì thượng tiêu bế tắc, bế tắc thì khí trở về [chỗ của nó], trở về thì hạ tiêu chướng đầy, cho nên khí không đi được. (1)- Tâm hệ là tim và các tổ chức xung quanh tim. Phế hệ là phổi và tổ chức quanh phổi. (Sợ hãi thì tinh dương không đi lên mà lại đi xuống (đọng lại) không lưu thông, cho nên khí hụt mà thượng tiêu bị bế tắc. Thượng tiêu bị bế tắc thì khí không lưu hành, chảy xuống hạ tiêu, khí âm lẩn quẩn không tỏa rộng được, dồn lại mà thành trướng. Thượng tiêu bị tắc, hạ tiêu khí dồn chỗ nào ứ chỗ ấy, cho nên khí không vận hành được. - Gặp lạnh thì tấu lý đóng kín khí không vận hành, cho nên nói “khí thu vào trong”. (Mình bị lạnh thì vệ khí chìm, cho nên các chỗ da dẻ tấu lý và những nơi thấm tiết da đều đóng kín, nên khí không lưu hành được. Vệ khí thu liễm vào trong mà không phát tán ra). - Gặp nóng thì tấu lý mở, vinh vệ đều thông, mồ hôi ra nhiều cho nên nói “khí tiết ra”. (Nhiệt thì da dẻ tấu lý mở ra, vinh vệ rất thông lợi tân dịch tiết ra nhiều, nên mồ hôi ra nhiều). - Kinh hãi thì tâm không có chỗ để nương tựa, thần không có chỗ để trở về, lo lắng không yên cho nên khí loạn. (Khí chạy bốc đi cho nên không có trật tự). - Mệt nhọc thì suyễn thở và ra mồ hôi, khí ở trong và ngoài đều bị bốc đưa ra, cho nên nói “khí hao”. (Sức bị mỏi mệt quá thì khí chạy nhanh, cho nên suyễn thở, khí chạy nhanh thì dương vượt ra ngoài, cho nên ra mồ hôi, suyễn thở và ra mồ hôi, khí ở trong và ngoài đều bị bay bốc quá bình thường, cho nên khí bị hao tổn). Lo nghĩ thì trong lòng chăm vào việc tinh thần tập trung vào đó, chính khí đọng lại mà không vận hành, cho nên nói “khí kết lại”. (Vướng ở tâm không tan đi, cho nên khí cũng đọng lại. Đặt câu hỏi về chín khí, cho nên trình bày như trên). - Chứng tý có khi bị chết hoặc đau lâu, hoặc mau khỏi là cớ vì sao? Kỳ Bá nói: bệnh tà vào trong thì chết, dây dưa ở gân xương thì đau lâu, lưu ở bì phu thì mau khỏi. (Vào trong thì chết là vì thần bị chết, ở gân xương đau nhức lâu là vì bệnh tà đóng cố định, ở da thịt dễ khỏi vì nó nông nổi ra ngoài. Do có sự nông sâu đó, cho nên có khác nhau). - Dinh là chất tinh khí của đồ ăn uống, điều hòa ở 5 tạng, phơi bày ở 6 phủ, lại có thể vào trong mạch. (Chính lý luận nói: đồ ăn vào trong vị , khí đường mạch được vận hành, chất nước vào trong kinh, thì huyết sẽ hình thành). - Cho nên nói theo mạch đi lên đi xuống, suốt qua 5 tạng liên lạc vào 6 phủ. (Dinh đi trong mạch, cho nên không chỗ nào nó không tới). - Vệ là cái khí mạnh của đồ ăn uống; cái khí của nó nhanh nhẹn trơn tru, không thể vào trong mạch (khí mạnh là nói nổi nhiều ở phần khí. Vì nó là cái khí nổi thịnh ở ngoài cho nên nhanh Nhẹ trơn tru, không thể đi vào mạch). - Cho nên nó đi ở trong da dẻ, ở khe giữa thớ thịt, hun sấy ở màng mạc, tán tỏa ra ở ngực bụng. (Trong da dẻ, giữa khe thịt tức là ở ngoài mạch, màng mạc là những màng tiếp giáp của các tạng với nhau, vì nó nổi thịnh, cho nên có thể tán tỏa đi khắp vùng ngực bụng ở những chỗ trống rỗng, hun sấy ở màng mạc, khiến cho khí tuyên thông). Trái với khí thì bệnh sinh, thuận theo khí thì bệnh khỏi. Không hợp với khí phong hàn thấp, cho nên không gây ra tý. (Cái quy luật của vinh vệ lưu hành như vậy. Trái với khí vinh vệ thì sinh bệnh, thuận với khí vinh vệ thì bệnh khỏi. Vậy thì cái dinh vệ đó là khí, không phải là thứ khí hữu hình của gân xương, cơ thịt da mạch và năm tạng sáu phủ. Nó không bị gặp phải ba thứ khí phong hàn thấp, thì dinh vệ ở người ta không gây thành tý). - Chứng tý hoặc có đau, hoặc không đau, hoặc bất nhân tê dại, hoặc nhiệt hoặc hàn, hoặc táo hoặc thấp, là cớ vì sao? Đau là có khí hàn nhiều, có hàn cho nên đau. Còn bệnh không đau và bất nhân là bệnh đã lâu ngấm vào sâu. Khí dinh vệ đi bị vướng mắc. Kinh lạc thường thưa thớt, cho nên không đau, da dẻ không được nuôi dưỡng cho nên thành ra bất nhân. (Bất nhân là da tê dại, không biết là có hay không có). - Người bệnh hàn thì dương khí ít, âm khí nhiều. Gộp thêm vào bệnh tà cho nên hóa hàn. (Bệnh vốn sinh ra từ phong hàn thấp, cho nên âm khí gộp thêm vào). - Người bệnh thuộc nhiệt thì dương khí nhiều, âm khí ít, bệnh khí trội hơn, dương gặp âm (tà) cho nên làm ra chứng tý nhiệt. (Âm khí không trội hơn, cho nên thành ra nhiệt). - Mồ hôi ra nhiều mà nhuận là bị thấp nặng. Dương khí ít, âm khí (tà) mạnh. Hai loại khí ảnh hưởng lẫn nhau, cho nên ra nhiều mồ hôi mà nhuận. Nói là chứng Tý, thấy đau dữ là do có khí hàn nhiều. Có Hàn cho nên đau. Cho nên chứng bệnh có khí Hàn gây ra, gọi là chứng Tý. Có chứng Tý không thấy đau, là do bệnh đã lâu, tà vào sâu, dinh vệ bị vướng mắc, các đường mạch của kinh lạc có khi thưa hở cho nên cũng không gây đau. Chứng Tý tê dại, không có cảm giác là do trong bì phu có ít khí huyết qua lại nuôi dưỡng cho nên mặt da trơ ra, không có cảm giác mà thành tê dại. Chứng Tý bị mình mẩy lạnh là do Vệ khí ít, dinh khí nhiều; do dinh khí nhiều nên bệnh càng tăng, cho nên gây ra chứng lạnh. Chứng Tý bị mình mẩy nóng là do Vệ khí nhiều, dinh khí ít, cho nên tà khí thắng; Dương với Dinh khí gặp nhau, nhưng âm khí không thể thắng được cho nên thành ra chứng tý nhiệt. Chứng Tý thuộc thể thấp là vì bị khí Thấp nhiều, Vệ khí ít Dinh khí nhiều. Hai khí âm cùng cảm ứng với nhau cho nên ra nhiều mồ hôi mà ẩm ướt. Chứng Tý thuộc thể Táo, tuy chưa thấy trong sách nhắc tới, nhưng đối với Thấp, lật trái lại mà xét, đây là do Vệ khí nhiều, Dinh khí ít, gặp nhiệt quá mức. Hai khí Dương cùng ảnh Hưởng đến nhau thì có thể biết rằng có thể có táo ở trong chưng tý ) -Tý gây nên bệnh mà không cảm thấy đau là tại sao? Tý ở xương thì cảm thấy nặng nề .Tý ở mạch thì có huyết ngưng đọng không thông.Tý ở gân thì co rút khó duỗi ra .Ở thịt thì tê dại ;ở da thì cảm thấy lạnh ,cho nên đủ năm nơi đó thì không cảm thấy đau .Bệnh Tý bị hàn tà thì có “trùng” ,bị nhiệt tà thì có trạng thái chùng dãn ,lơi lỏng .”Trùng là có cảm giác như sâu bò ,kiến bò ở da thịt “.Chùng dãn là không săn chặt với nhau . - Ngũ tạng đều khiến người ta bi bênh nuy là tại sao ? (Nuy là yếu nhũn không có sức để vận động ) - Phế chủ về phần lông da trên thân mình .Tâm chủ về huyết mạch.Can chủ về các gân và màng mạc. - Tỳ chủ về cơ nhục .Thận chủ về xương tủy . (Mỗi tạng làm chủ về từng phần khác nhau ,thì chứng nuy sinh ra cũng quy vào từng tạng khác nhau ) -Cho nên phế nhiệt mà phổi khô héo thì da lông bị suy yếu,cấp bách hơn thì bại liệt chân . (Bại liệt chân ,co rút chân không duỗi chân ra được mà đi .Phế nhiệt thì thận khí bị nhiệt mà như vậy -Tâm khí nhiệt thì mạch ở dưới bị quyết nghịch mà đưa ngược lên ,ngược lên thì mạch ở dưới hư ,hư thì sinh ra “mạch nuy “như then trục bị gãy rởi ,chân rũ luội mà không thể đặt xuống đất được . (Tâm nhiệt quá dữ thì lửa đốt bốc lên .Mạch của thận thường đi xuống .Nay vì hỏa mạnh bốc lên ,cho nên mạch thận cũng theo hỏa nung đốt mà đi ngược lên .Khí âm đã bị nghich lên ,hỏa lại đốt ở trong Âm đưa lên cách ngăn với dương ,phía dưới không giữ vững vị trí của nó .Khí của Tâm thông với mạch cho nên sinh ra mạch nuy .Thận khí làm chủ phần dưới chân ,cho nên khớp gối như bị gãy ,gân ống chân rã rời mà không đặt xuống được ). -Can khí nhiệt thì đởm khí tiết ra làm cho miệng đắng .Gân mạc khô thì gân bị co rút rồi phát ra chứng ‘âm nuy “ (Đởm ở dưới lá gan mà chất nước của nó rất đắng .Can nhiệt thì nước mật thấm tiết ra cho nên miệng đắng .Can chủ quản các cân màng ,khí nhiệt thì cân màng bị khô rồi co rút làm cho gân nhũn rùn ). -Tỳ khí nhiệt thì vị khô mà khát ,cơ thịt bị tê dại ,sinh ra chứng “nhục nuy “. (Màng của tỳ và vị nối liền nhau .Tỳ khí bị nhiệt thì vị dich bị tiêt ra cho nên khô mà không khát .Tỳ chủ về cơ thịt ,nhiệt bức bách ở trong thì cơ thịt bị tê dại ,sinh ra chứng nhũn thịt “nhục nuy “. Thận khí nhiệt thì xương sống eo lưng không nhấc lên được xương khô mà tủy vơi sinh chứng “cốt nuy” (Eo lưng là phủ của thận …mạch của than lên đến bắp đùi trong xương sống trang 108. Rồi vào thận .Cho nên thận khí nhiệt thì eo lưng xương sống không nhấc lên được .Thân chủ về xương tủy ,nhiệt thì xương khô não tủy vơi ,sinh chứng cốt nuy ). -Chứng quyết có chia rah an và nhiệt là tại sao ?vì dương khi suy ở dưới thanh ra hàn quyết .âm khí suy ở dưới thanh ra nhiệt quyết . (Dương tức là mạch của túc tam dương .Âm là mạch của túc tam âm .Dưới tức là nói đường mạch từ dưới chân .Đây là nói chứng bệnh quyết chia ra hai loại hàn và nhiệt .Kinh khí của ba kinh âm ba kinh dương đi ở chân có sự hơn kém nhau ). -Chứng nhiệt quyêt sinh ra nóng bắt dẫn từ dưới chân là vì sao vậy ? (Dương chủ phía ngoài và quyết phía trong ,cho nên hỏi câu đó ) -Dương khí bắt đầu từ phía ngoài của năm ngón chân ,mạch của âm kinh thì tập hợp ở dưới chân mà tụ lại ở gan bàn chân .Cho nên dương khí thăng thì gan bàn chân nóng . (Mạch của túc thái dương từ mé ngoài của ngón chân út đi ra .Mạch của túc thiếu dương từ mé ngoài của đầu ngón bốn đi ra .Mạch của túc dương minh từ đầu của ngón chân giữa và đầu ngón chân cái ,đi ra rồi theo đương kinh dương ở chân đi lên .Mạch của can,thận ,tỳ tập hợp ở dưới chân ,tụ ở gan bàn chân .Vì âm yếu cho nên dưới chân nóng .Nói nhiệt quyết tức là thứ nhiệt bốc từ phần âm ,là dương thắng âm ). -Chứng hàn quyết gây ra lạnh từ năm ngón chân lên đến gối là sao vây ? (Âm chủ trì ở trong mà quyết biểu hiện ra bên ngoài .Cho nên có câu hỏi này ) -Khí âm bắt đầu từ phía trong của năm đầu ngón chân ,tập hợp ở phía dưới đầu gối ,mà tụ lại ở phía trên đầu gối .Cho nên lúc khí âm thắng thì từ năm ngón chân cho đến phía trên đầu gối bị lạnh ,cái lạnh đó không phải là từ ngoài vào mà đều là từ trong ra . (Mạch kinh túc thái âm bắt đầu từ ngón chân cái chỗ có chòm long chân .Mạch của kinh túc thiếu âm bắt đầu từ phía dưới ngón chân út đi chéo vào gan bàn chân ,rồi từ phia trong bắp chân đi lên đùi bẹn vào trong bụng .Cho nên nói là tập hợp ở dưới gối mà tụ ở trên gối .Đó là nói về chứng hàn quyết thì khí quyết lên đến gối bởi vì âm thắng dương ) -Chứng quyết hoặc làm cho đầy bụng ;hoặc làm cho người bệnh đột nhiên mê mẩn không biết gì hoặc tới nửa ngày hoặc lâu tới một ngày mới tỉnh là sao ? (Âm khí thịnh ở trên thì hư ở dưới ,hư ở dưới thì bụng đầy trướng.Dương thịnh ở trên thì khí âm ở dưới lại dâng lên mà tà khí bị nghịch ,nghịch thì dương khí bị rối loạn ,Dương khí rối loạn thì mê không biết gì . (Âm khí thịnh ở trên thì bụng trướng đầy ,đó là hàn quyết .Dương khí thịnh ở trên thì mê man không biết gì ,đó là chứng nhiệt quyết ). -Có những người bệnh nằm ngủ không yên là tại sao ?Kỳ bà nói :-đó là tạng có tổn thương ,tới khi tinh có chỗ gửi gắm thì sẽ yên ,cho nên không ai đoán ra được bệnh gì . (Nói bệnh nằm ngủ không yên là vì tạng khí bị thương tổn ,tinh khí bị hao .Bởi vì năm tạng là âm ,mỗi tạng đều cất giữ chất tinh hoa .Tạng bị thương tổn ,tinh bị hao hụt thì ngủ không yên .Chỉ khi nào tinh hoa có chỗ gửi gắm thứ nào vào tạng ấy,không còn bị mất mát thì nằm ngủ mới yên .Gửi gắm cũng có nghĩa là chứa đựng,như can chứa hồn . phế chứa phách v.v.. Phần chứng bệnh nằm ngủ không yên là huyết không thu về can, vệ khí không thể vào được phần âm. Đó là vì người bệnh đã không huyền được. Huyền có nghĩa là dứt). Đó là người ta không đoán ra được bệnh gì. - Người bệnh không nằm ngửa được là tại sao ? - Phế là tạng che trùm lên trên các tạng. ( Phế ở trên cao cho cả bốn tạng, cho nên nói phế che trùm trên các tạng). - Phế khí thịnh thì mạch lớn, mạch lớn thì không nằm ngửa được. ( Tà khí ở phế thịnh – đầy thì khí thở suyễn gấp, cho nên không nằm ngửa được). - Có chứng nổi giận phát cuồng là do đâu sinh ra ? Do dương sinh ra. ( Giận mà không nghĩ tới sẩy ra tai họa, cho nên gọi là cuồng). - Dương khí nhân vì bị chặn bẻ quá mạnh không thông, cho nên hay giận. Gọi là bệnh dương huyết. ( Ý nói là dương khí chặn uất lại không tan, hoặc vì bị bẻ chặn quá mạnh mà tâm không được thoải mái, đều là do dương khí khuấy động lên mà sinh ra. Cho nên gọi là Dương quyết). - Cách trị như thế nào ? Giảm bớt mức ăn thì thôi. Bởi vì thức ăn vào phần âm nuôi khí trưởng thành ra phần dương. Cho nên giảm bớt thức ăn thì bệnh khỏi. ( Ăn ít, thì khí suy giảm, cho nên hạn chế mức ăn, thì bệnh tự thội). - Cho uống nước nấu vẩy dỉ sắt. Bởi vì vẩy dỉ sắt có tác dụng hạ khí. ( Lấy ý là Kim bình dẹp can khí). - Người có mang tháng thứ 9 mà bị câm, là tại sao ? ( Có thai tháng thứ 9 thuộc về mạch Túc thiếu âm nuôi thai). - Là vì mạch lạc của tử cung bị tắc. ( “ Tắc ” ở đây là do mạch lạc ( ở tử cung ) không thông nên không nói được, không phải là khí thiên chân bị tuyệt). - Mạch lạc của tử cung liên quan đến thận. Đường kinh của Thiếu âm qua thận lên đến cuống lưỡi, cho nên không nói được. ( Thiếu âm là đường kinh của thận; kinh khí đó không nuôi dưỡng, cho nên lưỡi không nói được). - Không cần phải trị, đến sang tháng thứ mười sẽ lại như thường. ( Tháng thứ mười thì đẻ, mạch lạc của tử cung lại thông, mạch thận đi lên nuôi dưỡng thì mạch trở lại như cũ mà nói được). - Không nên làm hao tổn cái thiếu hụt, làm tăng thêm cái đã thừa thãi để gây thành bệnh chẩn ). ( Chẩn tức là bệnh kéo dài, nếu chữa trái phép thì thai sẽ chết không ra, sẽ thành cố tật mà gọi là bệnh chẩn). - Người bị bệnh đau đầu hang mấy năm không khỏi. Đó là vì đâu ? Là bệnh gì ? (Thông thường bệnh đau đầu không quá một tháng; nay bị hàng mấy năm không khỏi là bệnh lạ, cho nên phải hỏi). - Do có xúc phạm phải lạnh nhiều thấu vào xương tủy; tủy lấy não làm chủ. Não bị nghịch khiến cho đầu đau, răng cũng đau. (Não là chủ của tủy, răng là phần thêm của xương. Não bị lạnh phạm vào thì xương cũng bị lạnh, cho nên làm cho đau đầu và đau cả răng). - Bệnh đó gọi là “quyết nghịch”. (Người ta sinh ra thì não sinh ra trước; có não thì có xương tủy; răng có gốc từ xương). - Có thứ bệnh miệng ngọt gọi là bệnh gì? Vì sao mà bị bệnh đó? Đó là do năm khí đầy tràn ra. Gọi là “tỳ đản”. (Đản tức là nhiệt. Tỳ nhiệt thì bốn tạng cùng bị ảnh hưởng khí của năm tạng bốc tràn lên. Do tỳ nhiệt sinh ra nên gọi là tỳ đản). - Đồ ăn vào miệng, chứa lại ở vị. Tỳ làm việc vận hành các tinh khí, tân dịch ở tỳ cho nên người bệnh cảm thấy vị ngọt ở miệng. (Tỳ nhiệt dầm thấm ở trong, tân dịch ở tỳ, tinh khí của thức ăn ở vị còn thừa theo đường kinh chuyển lên miệng, miệng thông với tỳ khí, cho nên miệng có vị ngọt. Tân dịch ở tỳ tức là khí thấp ở tỳ). - Đó là do đồ ăn ngon béo phát sinh ra. Người bệnh đó chắc ham ăn đồ ngon béo, nhiều chất béo. Chất béo sinh nhiệt ở trong người. Chất ngọt sinh chứng đầy ở trong. Cho nên khí đó dồn lên trên mà chuyển thành tiêu khát. (Ăn đồ béo thì thấu lý kín, dương khí không tiết ra ngoài được; cho nên chất béo khiến sinh chất nhiệt ở trong, chất ngọt có tính hòa hoãn. Khí bị nghịch làm cho trung tiêu đầy. Nhưng nội nhiệt làm cho dương khí bốc nóng lên trên vì bốc nóng lên trên nên ham uống mà họng cứ khô luôn. Trung tiêu đầy thì khí cũ tích lại còn nhiều; do đó tỳ khí trào lên. Cho nên nói: khí trào lên chuyển thành bệnh tiêu khát). - Chữa bệnh đó, dùng cỏ Lan để trừ cái khí cũ. (Lan là loại cỏ. Nói cỏ Lan trừ được cái khí ngọt béo cũ đã từ lâu không chuyển hóa là vì chất cay có khả năng phát tán). - Có thứ bệnh cảm thấy vị đắng ở miệng, đã châm huyệt dương lăng tuyền mà miệng vẫn đắng là bệnh gì? Vì đâu sinh ra? Bệnh đó gọi là “Đởm đán”. (Cũng gọi là nhiệt. Nước mật đắng cho nên gây đắng miệng). - Can tướng quân (giữ) ở trong, nhân lấy sự quyết đoán ở Đởm, yết hầu là sứ. (Can có chức vụ tướng quân, sản sinh ra mưu toan. Đởm có chức năng trung chính, sản sinh ra sự quyết đoán, khí và tính của can và đởm ứng hợp thông nhau, cho nên sự mưu toan phải nhờ sự quyết đoán của đởm. Yết hầu tương ứng với đởm, cho nên nói yết hầu là sứ). - Người bệnh đó có nhiều điều mưu toan lo nghĩ mà không quyết, cho nên đởm hư khí tràn lên gây nên chứng đắng miệng. Cách chữa nên nhằm vào những huyệt mộ du của đởm. (Huyệt về phía ngực bụng là huyệt mộ, về phía sống lưng là huyệt du. Huyệt mộ của đởm ở dưới vú, phía ngoài hai đường đường gân dưới huyệt Kỳ Môn nửa thốn đông thân. Huyệt du của đởm ở dưới đốt sống 10 ngang rẽ ra 1,5 thốn đồng thân). Người bệnh bí đái rắt, đái hàng vài chục lần trong ngày là do bất túc. (Người bệnh mình nóng như than, ở họng và ngực như có gì vướng mắc, mạch nhân nghinh gấp mạnh, suyễn thở, khí nghịch là do hữu dư). (Đây là do khí dương ở ngoài quá mạnh, mà khí âm lại không đủ, cho nên thành chứng hữu dư). - Mạch thái âm nhỏ bé như sợi tóc, là chứng bất túc, bởi đâu, bệnh gì? (Lung tức là bệnh bí đái, không đái được, đi tiểu gọi là sưu, cổ và ngực như vướng tắc là mô tả vùng đó như bị vướng nghẽn không xuôi. Mạch nhân nghinh thịnh là nói về động mạnh ở hai bên họng đầy mạnh nhanh nhộn khác thường. Đó là đường mạch của vị. Mạch thái âm nhỏ bé như sợi tóc, tức là chỉ vào động mạch ở phía sau gồ xương, dưới gốc ngón tay cái cách 1 thốn đồng thân. Mạch đó là mạch phế. Đó chính là động mạch của thủ thái âm phế, có thể dùng để chẩn đoán ngũ tạng). - Bệnh ở kinh thái âm biểu hiện thịnh ở vị, nhưng vốn ở phế. Gọi là bệnh “quyết” sẽ chết không trị được. (Bệnh lung-đái luôn, mình nóng như than, cổ và ngực như vướng ngăn, hơi thở nghịch lên, đều là chứng ở thủ thái âm. Mạch đáng lẽ phải hồng đại mà sác, mà nay mạch thái âm lại nhỏ như sợi tóc, là bệnh với mạch trái nhau, thì sao đến như vậy: Phế khí lần sang vị, làm cho mạch nhân nghinh- mạch nhộn. Cho nên nói rằng bệnh ở thái âm mà thịnh ở vị. Vì có suyễn thở khí nghịch lên. Cho nên nói là “vốn ở phế”. Bệnh nó gọi là khí nghịch, chứng không tương ứng với bệnh cho nên tên bệnh đó gọi là “quyết”, và nói là sẽ chết không trị được). - Trên đây kể đến 5 chứng hữu dư và 2 chứng bất túc. Cái gọi là 5 chứng hữu dư là nói khí của 5 bệnh hữu dư, 2 bất túc là nói khí lực của người bệnh bị thiếu hụt. Lúc này ở phía ngoài có 5 chứng hữu dư, phía trong bị 2 chứng bất túc. Đó là loại bệnh không còn rõ đâu là biểu đâu là lý nữa. Cũng là triệu chứng chết rất rõ ràng. + Ở ngoài có 5 chứng hữu dư: Mình nóng như than. 1- Cổ ngực vướng tức. 2- Nhân nghinh nhộn mạnh. 3- Suyễn thở. 4- Khí đưa nghịch lên. + Phía trong có 2 điểm bất túc: 1- Bệnh lung, 1 ngày đái vài chục lần. 2- Mạch thái âm nhỏ bé như sợi tóc. Nếu cho là chứng biểu còn 2 chứng bất túc ở trong, nếu cho là chứng lý còn 5 chứng hữu dư ở ngoài, không còn bằng chứng dứt khoát là biểu hay là lý thì khó mà định ra phép bổ hay phép tả, cho nên nói là loại bệnh không rõ biểu lý như thế là chứng chết rõ ràng. Hình thể tùy theo khí lực nên thực hay hư đều cùng khớp với nhau. Nếu hình thể trái với khí lực tức là sinh bệnh. Khí tức là khí lực của mạch, hình tức là thân thể). - Người ta mới sinh ra đã có bệnh ở đỉnh đầu, tên là bệnh gì, vì đâu gây ra? Các loại bệnh đều sinh ra từ gió mưa, nắng rét, âm dương, mừng giận. Nhưng khi nói sinh ra là chưa phạm phải tà khí. Nhưng nay đã có bệnh ở đỉnh đầu đâu có phải là do tà khí gây tổn thương sẵn. - Tên bệnh đó là “Thai bệnh”. Đứa bé mắc phải ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Người mẹ khi mang thai bị kinh hãi quá, khí xộc lên trên không trở xuống nữa, tinh khí dồn lại. Cho nên con bị bệnh ở trên đỉnh đầu. Tinh khí tức là chỉ vào tinh khí của dương. Ý nói là: Người ta mới sinh ra đã có bệnh ở trên đỉnh đầu là do đã mắc từ khi còn ở trong thai. Khi thai còn ở trong lòng, mẹ bị kinh hãi quá, khí đưa lên rồi không xuống được, tinh khí dồn lên phía trên làm cho đứa con bị phát bệnh ở trên đỉnh đầu. - Khí thực thì hình thực, khí hư thì hình hư, đó là lẽ thường. Trái ngược lại là bệnh. Hình thể tùy theo khí lực, cho nên thực hay hư đều cùng khớp với nhau. Nếu hình thể trái với khí lực tức là sinh bệnh. Khí tức là khí lực của mạch. Hình tức là thân thể. - Tinh khí của đồ ăn tốt thì hình thể khỏe mạnh, tinh khí của đồ ăn kém thì hình thể suy yếu. Đó là lẽ thường, ngược lại tức là bệnh. Con đường của dinh khí cần lấy việc ăn uống là quý. Đồ ăn vào vị, khí của nó chuyển lên phế, chất tinh túy đi vào đường kinh, cho nên tình trạng của đồ ăn và khí lực phải cùng hư, hay cùng thực thì mới là bình thường. Nếu ngược lại, không ứng hợp với nhau sẽ bị bệnh. - Mạch thực thì huyết thực, mạch hư thì huyết hư. Đó là lẽ thường, trái ngược lại đó là bệnh. Mạch là nơi ở của huyết nên hư hay thực sẽ cùng hợp với nhau, trái nhau không ứng hợp thì sẽ bị bệnh. - Như thế nào là trái thường, khí hư mình nóng là trái thường. Khí hư là dương khí không đủ, đáng lẽ mình phải mát lạnh, nhưng lại nóng (mình nóng), đáng lẽ mạch phải mạnh, nay mạch lại không mạnh là chứng và mạch không ăn hợp với nhau, gọi là “trái thường”. - Đồ ăn vào nhiều mà khí ít là “trái thường”. Đồ ăn vào vị, đường mạch liền vận hành đi. Nay đồ ăn đưa vào nhiều mà khí lại ít. Vậy là vị khí không phân tán ra được. Cho nên gọi là “trái thường”. - Không ăn được mà khí lại nhiều là “trái thường”. Đó là vì vị khí tan ra ngoài, phế khí gộp vào. - Mạch thịnh mà huyết ít là “trái thường”. Mạch ít mà huyết nhiều là “trái thường”. Đường kinh vận hành khí, đường lực vận hành huyết, khí kinh vào lạc, lạc nhận khí của kinh, xét thấy không hợp nhau nên đều là trái thường. - Khí thịnh mình lạnh là mắc bệnh thương hàn. Khí hư mình nóng là mắc bệnh thương thử. “Thương” nghĩa là gây hại. Hàn gây hại đến hình cho nên khí thịnh mình lạnh. Nhiệt gây hại khí cho nên khí hư mình nóng. - Các bệnh khí mới sinh ra, trước hết từ ngoài phần da. Tà khí trúng vào thì thấu lý mở ra, thấu lý đã mở ra thì tà lấn vào đóng ở đường lạc, tà lưu lại đó không đi thì truyền vào kinh, lưu lại không đi thì tà sẽ truyền vào phủ, rồi chứa vào trường vị (Chứa tức là dồn góp vào đó). - Tà khí mới vào tầng da, bỗng nhiên chân lông nổi gai ốc, thấu lý mở ra. Nổi gai ốc sợ lạnh, chân lông dựng đứng. - Khi vào tới lạc mạch, thì lúc mạch thịnh, sắc biến đổi. Thịnh tức là đầy ắp. Biến tức là đổi khác khi thường. - Khi vào tới đường kinh, tà cảm vào chỗ hư mà chính khí bị hãm xuống. Kinh khí vốn hư mà tà khí lấn vào cho nên nói là cảm, làm cho mạch hư thêm, chính khí thiếu kém hơn mà hãm vào trong. - Tà đọng lại ở khoảng gân xương, hàn nhiều thì gân rút, xương đau, nhiệt nhiều thì gân lỏng, xương tiêu, thịt nóng, thân bắp rã rời, lông tóc dựng đứng, xơ xác. “Rút” là chứng cấp, “lỏng” là chùng giãn, “tiêu” là bị đốt hao. Hàn gân co rút, nhiệt làm cho gân giãn ra. Hàn thắng thì đau, nhiệt thắng thì khí tiêu. Thăn bắp là tiêu điểm của bắp thịt, cho nên thịt tiêu thì thăn bắp rã rời, lông dựng đứng mà hỏng. - Mạch Nhâm bắt đầu từ phía dưới huyệt Trung cực đi lên qua chỗ lông mu vào trong bụng lên huyệt Quan nguyên, đến họng tới mép lên mặt vào mắt. Đoạn này nói về điểm bắt đầu tới điểm cuối cùng của mạch Nhâm. Mạch Nhâm là 1 trong 8 mạch của kỳ kinh. Huyệt Trung cực nằm ở cách dưới rốn 4 thốn. Bắt đầu từ huyệt Hội âm, điểm giữa khoảng hậu môn với âm vật. Mạch Nhâm từ huyệt Hội âm đi lên bụng. Mạch Đốc từ huyệt Hội âm đi lên phía lưng. Mạch Nhâm từ huyệt Hội âm đi lên chỗ lông mu ở huyệt Khúc cốt, lên trên xương mu dưới huyệt Trung cực 1 thốn, chỗ lõm có mạch đập vào tay (khi sờ), đi vào bụng ra huyệt Trung cực, lên Quan nguyên, Khí hải, Hạ quản, Trung quản, Thượng quản, Cự khuyết, Đản trung tới huyệt Liêm tuyền, Thừa tương đi lên yết hầu. Đường mạch đi lên đến mép, đi lên đến đầu rồi vào mắt. - Mạch Xung bắt đầu từ huyệt Khí nhai cùng với đường kinh của thiếu âm, đi kèm từ chỗ dưới rốn lên đến giữa ngực rồi tản ra. Đoạn này nói về đường mạch Xung từ điểm bắt đầu cho đến điểm cuối. Mạch Xung cũng là 1 trong 8 mạch kỳ kinh. Mạch Nhâm từ giữa rốn đi lên, mạch Xung kèm 2 bên rốn đi lên đến giữa ngực rồi tan ra. Huyệt Khí nhai ở nếp bẹn 2 bên chỗ lông mu, cách 1 thốn đồng thân. Nói mạch Xung cũng bắt đầu từ Khí nhai, cũng từ phía trong bụng dưới cùng đi đôi bên mạch Nhâm mà tới đó – rồi theo vào bụng. Lại nói “mạch Nhâm, mạch Xung đều bắt đầu từ trong tử cung đi lên vào trong xương sống làm nơi tụ hội của kinh lạc, đường mạch nối của nó hiện ra ngoài thì ngược theo đường bụng lên thì gặp nhau ở yết hầu, tách ra rồi nối vào giữa lưỡi. Căn cứ vào đó thì biết rằng mạch Nhâm, mạch Xung từ phía trong bụng dưới đi lên đều do từ phía dưới huyệt Trung cực, phía trong huyệt Khí nhai. - Mạch Nhâm gây bệnh thì nam giới bị 7 chứng sán khí kết lại ở trong, nữ giới bị đới hạ “hà tụ”. Đoạn này nói về mạch Nhâm gây bệnh: “trong” tức là bụng. Đường đi giữa bụng tức là đường đi của mạch Nhâm, thì gây bệnh của mạch Nhâm. Về nam giới có 7 chứng sán, về nữ giới có trưng hà, tích tụ. Theo Nội kinh có 7 chứng sán: Hồ sán, Phong sán, Phế sán, Tỳ phong sán, Tâm phong sán, Thận phong sán, Can phong sán. Nam hay nữ đều có chứng đồi sán, người ta chỉ biết bệnh ở hạ bộ cho là chứng sán mà không biết rằng 5 tạng đều có chứng sán, là vì họ không tham khảo Nội kinh. “Hà tụ” tức là tích tụ. Thiên đại kỳ luận: Hai khí dương cùng cấp bách gây thành chứng “hà”. Người đời sau nhân có 7 chứng sán thì cũng đặt tên luôn cho 8 chứng hà: Xà hà, Lạp hà, Thanh hà, Hoàng hà, Táo hà, Huyết hà, Hồ hà, Miết hà. Tám chứng hà không có ở Nội kinh. - Mạch Xung gây bệnh: Khí bốc nghịch lên bên trong có tính cấp bách. Đoạn này nói về bệnh của mạch Xung, mạch Xung bắt đầu từ mạch Khí nhai cùng với mạch Túc thiếu âm kèm theo bên rốn đi lên giữa ngực rồi tản ra. Vậy thì ở trong lý là nơi có dương lạc mạch đi qua khi có bệnh thì khí nghịch mà bốc lên được, làm sao mà có thể đến ngực mà tỏa ra được. Khí tụ lại ở trong bụng không tản đi được thì trách sao khỏi sự cấp bách ở trong lý. - Mạch Đốc gây bệnh thì sống lưng cứng ưỡn cong. Mạch Đốc cũng thuộc loại kỳ kinh. Mạch Nhâm, mạch Xung, mạch Đốc có chung 1 nguồn chia ra 3 nhánh. Cho nên trong kinh điển cũng có chỗ gọi mạch Xung là mạch Đốc căn cứ vào đâu? Sách Giáp ất kinh ngày nay và sách Kinh mạch lưu chú đồ kinh ngày xưa đều nói rằng mạch Nhâm đi ra phía lưng là mạch Đốc từ bụng dưới đi thẳng lên gọi là mạch Nhâm cũng gọi là mạch Đốc. Vì vậy cách gọi tên đó chủ yếu là để phân biệt âm dương ở phía bụng và phía lưng mà thôi. Mạch Nhâm từ trong tử cung qua mạch Đới qua rốn đi lên, cho nên nam giới bị 7 chứng sán khí kết ở bên trong, nữ giới bị bệnh đới hạ hà tụ. Mạch Xung kèm bên rốn đi lên, cùng với mạch thiếu âm đi lên đến giữa ngực. Cho nên khi mạch Xung gây ra bệnh thì khí nghịch lên ở trong lý có tính cấp bách. Vì mạch Đốc đi lên dọc theo xương sống, cho nên mạch Đốc gây bệnh thì cứng xương sống, sống lưng ưỡn cong. - Mạch Đốc bắt từ chỗ dưới bụng dưới giữa xương mu, ở nữ giới thì nó đi vào “hệ đình khổng”. Mạch Đốc cũng từ mạch Nhâm, mạch Xung đều bắt đầu từ trong tử cung, nhưng thực bắt đầu từ chỗ dưới thận đi lên đến bụng dưới xuống khoảng giữa eo lưng và xương mu “hệ đình khổng” là huyệt ở tiền âm gần với lỗ đái. Bộ phận sinh dục liên quan đến chỗ đó, nên gọi tên như vậy. - Lỗ ấy ở phía trên mởm niệu khổng. Lỗ là chỉ vào chỗ có thể chảy rỉ. Cái lỗ đó ở phía trên nó là niệu khổng lỗ (lỗ đái). Chữ “mởm” la nói âm đình ở trên mởm niệu khổng đó, mà mạch Đốc thì từ quãng giữa khung xương đến chỗ đó. - Đường lạc theo vào vùng âm vật hợp lại ở “toản gian”, vòng ra phía sau “toản”. Mạch Đốc nối liền từ đầu chỗ đái chia ra các ngả, xuống tới âm vật và vào chỗ hợp toàn. Toàn gian tức là điểm giữa hậu môn với âm vật. Từ phía sau điểm giữa đó chia ra rồi đi phía sau “toàn”. - Đường biệt lạc của mạch Đốc xung quanh mông đít tới đường kinh của thiếu âm cung hợp với đường biệt lạc giữa Cự dương hợp với đường của thiếu âm lên mé trong bẹn, suốt qua xương sống rồi thuộc vào thận. Biệt tức là đường lạc tách ra đi các phía. Đường lạc của túc thiếu âm từ mé sau trong bẹn luồn vào trong xương sống thuộc vào thận. Đường lạc của túc thái dương đi ra phía ngoài là đường men theo “bễ khu” ra phía ngoài đùi mà đi xuống. Đường chính giữa của các kinh đi xuống dưới qua mông đến khoeo chân, gặp đường kinh ngoài tại đó, cho nên nói đường biệt lạc giữa của thận thiếu âm và thái dương gặp đường kinh thiếu âm đi lên đùi, đi vào phía sau và bên trong, luồn trong xương sống vào thuộc thận. - Cùng với đường kinh của thái dương, bắt đầu từ phía trong khóe mắt đi lên trán, giao nhau ở trên đỉnh đầu vào trong não rồi trở ra tách xuống gáy, theo mé bả vai vào trong, kèm bên xương sống xuống giữa eo lưng qua thăn thịt gắn vào lạc với thận (Tiếp quanh mông đít rồi đi lên) - Về nam giới thì đường kinh theo ngọc hành đi xuống tới “toản”. Còn về nữ giới đường kinh đi từ bụng dưới đi thẳng lên qua giữa rốn, lên qua tâm vào họng lên má đi quanh môi lên gắn vào chỗ giữa phía dưới mắt. Từ chỗ “Cùng với đường kinh của thái dương bắt đầu trong khóe mắt” xuống tới chỗ “còn về nữ giới” đều là đường lạc của mạch Đốc tách biệt ra. Đường kinh thẳng của nó từ vùng xương cùng đi lên theo mé trong xương sống, rồi lên tới chỗ huyệt Nhân trung. Đường kinh từ bụng dưới đi lên đến chỗ giữa phía dưới mắt cá là đường cùng đi với mạch Nhâm. Vì vậy nói rằng đó là chỗ quan hệ của mạch Đốc. Do đó nói rằng mạch Nhâm, mạch Xung, mạch Đốc tùy tên có khác nhau nhưng vẫn cùng 1 thể. - Kinh đó sinh ra bệnh: từ bụng dưới xông lên tâm gây đau không đi đại tiểu tiện được, thành hiện tượng xung sán. (1) Tìm đến gốc sinh bệnh thì biết chính là do mạch Nhâm. Nội kinh nói: “nơi gây ra xung sán” chính là do mạch Đốc. Đây cốt để phân biệt mỗi thể bệnh do mỗi kinh gây nên. - Về nữ giới thì không thai nghén, khó đái, trĩ, đái són, họng khô. Đây cũng là do mạch Xung và mạch Nhâm đều từ bụng dưới đi lên đến yết hầu. Lại cho rằng mạch Đốc đi theo âm vật hợp lại ở vùng toản (2) , uốn quanh phía sau toản, tách ra đi quanh mông đít. Cho nên người phụ nữ không có thai, khó đái, trĩ, đái dầm, họng khô. Đàn bà nhờ có mạch Nhâm nuôi nấng. Cho nên Nội kinh nói: Bệnh ở kinh đó thì phụ nữ không có thai nghén. (1)- Xung sán: Trong bụng nổi cộn hòn cục đưa lên chẹn tức. (2)- Toản: Điểm trung gian giữa lỗ giang môn và âm hộ. Tức là nơi huyệt Hội âm. ND. Gọi là Xung mạch là ý nghĩa của khí xung lên. Cho nên Nội kinh nói: Kinh đó sinh ra bệnh từ bụng dưới xung lên tâm mà đau. Mạch Đốc có nghĩa là nơi quản đốc, thống lĩnh các đường kinh. Từ ba mặt tác dụng đó, nội kinh gọi một tên chung. Song ba mạch Xung, Nhâm, Đốc là từ một nguồn chia ba nhánh. Mạch Đốc từ Hội âm mà đi lên bụng. Mạch Xung từ huyệt Khí nhai mà đi tới Túc Thiếu âm. Tên gọi tuy có khác nhau, nhưng khí mạch không khác nhau. Đường đi của mạch Đốc cũng như đường đi của mạch Nhâm, cho nên từ bụng dưới đi thẳng lên, qua giữa rốn lên thông vào tâm lên hầu và má vòng quanh môi đến giữa phía dưới hai con mắt. Mạch Đốc gây bệnh cũng như bệnh của mạch Nhâm: từ bụng dưới xông lên tâm mà đau, không ỉa đái được thành ra chứng xung sán. Bệnh của phụ nữ sinh ra đều giống như bệnh của Xung Nhâm cho nên đường mạch của nó cũng dính líu với nhau, bệnh cùng tên với nhau. - Tại sao thiếu âm chủ về thận. Tại sao tạng thận chủ về thủy. Thận là chí âm; chí âm là nơi chứa nước. Phế là tạng Thái âm Thiếu âm là mạch ứng với mùa đông. Cho nên gốc của nó ở thận, ngọn của nó ở phế, đều là nơi tích chứa nước. (Âm đây là nói về hàn, tháng mùa đông rất lạnh là lúc ứng hợp với khí thận. Cho nên nói: Thận là tạng chí âm. Thủy chủ về mùa đông, cho nên nói là chí âm, là nơi chứa nước. Mạch của Thiếu âm thận, từ thận lên qua can qua cách mạc vào trong phế. Cho nên nói: Gốc ở thận, ngọn ở phế. Thận khí nghịch lên thì thủy khí chứa ở trong phế. Cho nên nói đều là nơi tích nước). - Tại sao thận ứ nước thành bệnh? Thận là của ngõ của vị, chỗ cửa ngõ không thông lợi thì ứ nước lại mà theo đồng loại của nó. (Cửa ngõ là nơi ra vào, thận chủ về phần hạ tiêu, bàng quang là một phủ, chủ về việc [bài tiết] nước, khai khiếu ra hai khiếu âm, cho nên thận khí thịnh thì hai khiếu âm thông suốt. Hai khiếu bế tắc thì vị bị đầy nghẽn. Cho nên nói: Thận là cửa ngõ của vị. Cửa ngõ đóng thì nước tích lại. Nước bị tích lại thì khí ngưng đọng. Thủy tích thì khí tràn. Thủy với khí là đồng loại. Cho nên nói: Cửa ngõ chẳng lợi thì thủy tự theo về đồng loại) - Trên và dưới tràn ra da, cho nên làm ra chứng phù thũng là tụ nước mà sinh ra bệnh. (Trên tức là phế, dưới tức là thận. Phế và thận đều tràn đầy cho nên tụ nước ở trong bụng mà sinh bệnh). - Hỏi các bệnh thủy đều do thận sinh ra chăng? Thận là tạng âm. Khí ở đất bốc lên thuộc vào thận, mà sinh ra thủy dịch, cho nên gọi là chí âm. Người mạnh mà dùng sức quá nhọc thì mồ hôi ra ở thận, mồ hôi ra từ thận gặp gió, phía trong thì không trở lại với tạng phủ, phía ngoài thì không tỏa được ngoài da, đọng lại ở huyền phù lưu hành ở trong da, làm thành bệnh thủy thũng. Nguồn gốc bệnh này là ở thận, Cho nên gọi đó là phong thủy. Cái gọi là huyền phủ tức là lỗ mồ hôi. (Người mà dùng sức quá nhọc là ý nói người nhập phòng quá độ. Dùng sức quá mức ra mồ hôi thì huyền phủ mở ra. Mồ hôi ra gió thì huyền phủ đóng lại, đã đóng lại rồi thì những chất mồ hôi còn thừa ủ lại trong da sẽ hóa thành nước.Từ việc cảm phong da sẽ hóa thành nước.Từ việc cảm phong tà mà cớ ứ nước cho nên gọi là bệnh phong thủy…. Bệnh phong thủy có nguồn gốc từ thận đưa lên phế mà sinh ra) - Chữa bệnh phong tủy có 57 huyệt, thì huyệt nào là chính? Huyệt thận du là nơi dồn khí âm của 57.Thủy ra vào nơi đó, từ xương cùng ngược lên có 5 đường…ở đó có huyệt thận du. (Ở lưng có 5 đường kinh; đường kinh chính là mạch Đốc; 4 đường kinh hai bên là kinh Thái Dương ) - Cho nên bệnh thủy ở phía dưới,thì làm sưng chân và to bụng,ở phía trên thì gây ra suyễn thở. (Thủy đi xuống vào ở thận thì từ bụng đến chân phù nề,thủy ngược lên thì vào phế gây suyễn tức khó thở,tức bí thở to). - Không nằm được là do cả và bản đều bị bệnh. (Dương là tiêu,thận là bản,là cả phế và thận đều bị thủy gây bệnh). - Thủy khí chia ra truyền dẫn cho nhau cùng chịu.Thủy khí đọng lại ở đó. (chia về chỗ bệnh khác nhau mà tên gọi khác nhau,do cái bệnh khí đó cùng đưa truyền sang cho nhau đều do có thủy đọng lại) - Từ huyệt phục thỏ trở lên,có hai hàng ,mỗi hang có 5 huyệt.Đó là con đường của Thận. (Ở bụng có 5 đường kinh: [đường dọc chính giữa rốn là mạch Nhâm];Hai đường dọc kèm gần rốn là kinh túc thiếu âm thận và mạch xung cùng phát ra; hai đường dọc ngoài nữa là kinh Túc dương minh vị; bốn đường đó đều trên Phục thỏ).(1) - Nơi ba kinh âm giao nhau kết ở dưới chân trên mắt cá chân có một hang.Mỗi hang có 6 huyệt.Đó là đường kinh thận đi xuống,gọi là Thái xung gồm 57 huyệt đó,đều là âm lạc của tạng,nơi thủy cư trú. (Nội kinh nói là có 57 huyệt,tính từ xương cùng lên có 5 hàng, mỗi hàng có 5 huyệt, Đó là những huyệt của Thận trong đó có một đường kinh chính là mạch Đốc,bốn hang bên cạnh là đường kinh của Túc thái dương bàng quang,lấy ý nghĩa là thận với bàng quang có quan hệ biểu lý với nhau.) - Trên phục thỏ có hai hang,mỗi hàng có 5 huyệt. Đó là đường kinh của Thận đi qua.Nói kèm với hàng chính giữa,tức là tới mạch Xung đi kèm hai bên mạch Nhâm vả lại ba kinh âm ở dưới chân giao nhau thì kết ở điểm trên mắt cá chân trong ba tấc có huyệt Tam âm giao là nơi hội của ba kinh Thận, Can, Tỳ. Từ mắt cá trong trở lên ,mỗi bên có một hàng,mỗi hàng có 6 huyệt.Đó là nơi mạch thận từng vận hành tới. Gọi Thái xung vì thận và mạch xung đều đi xuống dưới chân ,hội họp lại thành mạch lớn,cho nên gọi là Thái Xung, huyệt đó ở phía trên mắt cá chân trong (1) - Phục thỏ ở đây là cơ thẳng đùi trước gồ lên như con thỏ. Không phải chỉ nói huyệt phục thỏ Số 57 huyệt đó đều là âm lạc của âm tạng,là nơi của Thủy.Cho nên trị bệnh thủy nhằm vào những huyệt đó.(1)Xin cho nghe cơ chế bệnh như thế nào? - Các chứng phong rung ,giật,xây sẩm đều thuộc về Can (Tính phong là lay động,đồng loại với khí của Mộc) - Các chứng hàn co rút đều thuộc về Thận (vì lạnh thì co rút lại,đồng loại với khí của Thận) - Các chứng khí phẫn uất,đều thuộc về phế. (Mùa thu khí mát.sương móc bốc mù. Khi có khí mát tới thì khí nóng không trả lại [khi khí mát] mạnh hơn thì khí nóng bị tiêu. Xét hiện tượng của vật thể thì đủ rõ.Phẫn có nghĩa là đầy tức, uất có nghĩa là thúc đẩy dồn ép. Tác dụng của khí cùng loại với khí của Kim) - Các chứng thấp phù thũng trướng đầy đều thuộc về Tỳ (Đất bạc màu thì ít nước,đất tốt thì nước thấm sâu.đất bằng phẳng thì khô,đất lõm sâu thì đầy ẩm.khí của thấp cùng loại với khí của Thổ)(2) - Các chứng nhiệt gây mê man kinh giật đều thuộc về Hỏa (Đó là tượng trưng của hỏa) - Các mụn sẩy đau đớn thuộc về Tâm. (Tâm yên lặng thì bớt đau,tâm táo thì đau tăng.Mọi đầu mối nẩy sinh đều do Tâm. Đau ngứa nhọt sẩy là từ Tâm sinh ra) - Các chứng quyết nghịch,cố tiết (3)đều thuộc về hạ tiêu. (Hạ tiêu là chỉ vào khí của can thận, là nói về cái khả năng gìn giữ ở dưới ,là nhờ khí của Thận, đóng cài của ngõ là nhờ khí của Can. Cho nên hyện tượng quyết nghich, cố tiết đều thuộc về hạ tiêu. Quyết là hiện tượng khí ở dưới đưa nghịch lên. Cố có nghĩa là ngăn (1) Bản Nội Kinh do Vương Băng chú thích còn kể rõ các tên huyệt. Những huyệt sau lưng thì có: Tích trung, Huyền khu, mệnh môn, Yêu du, Trường cường (Những huyệt này thuộc đường mạch Đốc),Đại tràng du,tiểu tràng du,Bàng quang du,Trung lữ du,bạch hoàn du (đường kinh trong của Bàng quang).Vị thương, Hoang môn,Chí thất, Bào hoang, Trật biên (đường kinh Ngoài của Bàng quang). Những huyệt thủy về phía bụng tính từ phục thỏ trở lên mỗi bên có một hàng là các huyệt:Trung chú, Tứ mãn, Khí huyệt, Đại hách, Hoàng cốt,(Đường kèm hai mạch nhâm). Ngoại lăng, Đại cự,Thủy đạo, Quy lại, Khí nhại (Đường ngoài kèm mạch Nhâm. Những huyệt thủy ở dưới chân có các huyệt Thái xung, Phục lựu, Âm cốt( (Đường kinh túc Thiếu âm Thận).Chiếu hải,Giao tí,Trúc tân (Đường mạch kinh Âm kiểu).Trừ các huyệt ở kinh Đốc đem các huyệt kia nhân đôi cộng lại với nhau đủ 57 huyệt.Ở đây nêu lại tên huyệt để tham khảo,còn hiệu quả chữa bệnh thủy ra sao cần nghiên cứu them thực tiễn .ND (2) Ở đây chỉ cốt liệt kê khí thấp với Hành “Thổ”,Tỳ cũng thuộc Thổ.Trong nguyên văn có câu “Thổ cao tắc thấp” chữ cao có lẽ từ chữ “Oa”(lõm sâu) thì có lý hơn.ND. (3) Cố:giữ vững,tiết:rò rỉ,.ND. - Ngừa, giữ vững bền. Các chứng khí nghịch đi lên và chứng cầm giữ không được ra vào không có chừng độ, ấm ráo bất thường, đều là do sức giữ gìn ở hạ tiêu [không tốt]. - Các bệnh loại my,xuyễn thở,nôn mửa đều thuộc về Thượng Tiêu (Nói thượng tiêu là chỉ vào tác dụng của khí Tâm Phế.hơi nóng nung nấu tâm khí. Nhâm nhiệt làm phân hóa khí của phế,nhiệt uất trên thượng tiêu,trên đây nói bệnh tật của 5 tạng,có cơ chế là do có biến động từ bên trong) - Các chứng răng cắn chặt, hàm run lập cập ,như bị mất thần thuộc về Hỏa. (Nhiệt tác hại ở trong) - Các chứng kính,cứng gáy thuộc về thấp. (Do kinh Thái dương bị thấp gây hại). - Các chứng xông ngược lên đều thuộc về hỏa (Tác dụng của Hỏa có tính chất bốc lên). - Các chứng trướng bụng đầy to,đều thuộc về nhiệt. (Nhiệt uất bên trong gây thành bệnh phế trướng (1)mà gây ra hiện tượng đó) - Các chứng cuồng loạn chạy rông đều thuộc Hỏa (Nhiệt nặng ở Vị và chân tay) - Các chứng bỗng nhiên cứng đờ thuộc về Phong (Khí dương uất ở bên trong,khí âm vận hàng ở bên ngoài) - Các chứng gõ vào tiếng vang dội như tiếng trống,đều thuộc về Nhiệt - Các chứng phù nề đau ê ẩm ,kinh hãi, đều thuộc về Hỏa (Là những chứng có nhiều khí) - Các chứng chuyển xoắn gây uốn ván,nước tiểu vẩn đục đều về nhiệt - Các bệnh nước dich trong vắt đều thuộc về Hàn (Các nước dịch ra ở trên như úa ọe nước trong ,ra phía dưới như nước đái). - Các chứng nôn mửa ra nước chua,ỉa tháo mạnh đều thuộc về Nhiệt (Tức là mửa ra nước chua có bọt,đây đều do tà vào 12 kinh lạc,là bệnh cơ do từ ngoài vào) (1) – phế trướng :sách của phùng thị cũng ghi là phế trướng nhưng sợ có sự nhầm lẫn ngay từ nguyên bản-ND. 5.PHÉP TẮC CHỮA BỆNH - Chữa bệnh phải nhằm vào gốc (sự biến hóa của âm dương với sụ sinh sát-[phát triển và tiêu hao] của muôn loài cũng phù hợp với [ sự biến hóa của các hiện tượng trong] cơ thể người ta,cho nên phép chữa bệnh phải nhằm vào đó) - Nhân khi bệnh tà còn nhẹ thì cho bốc đưa ra (Bệnh tà còn nhẹ,thì cho bốc đưa ra,tà sẽ hết) - Nhân lúc bệnh tà sâu nặng thì làm giảm bớt đi (Bệnh sâu nặng thì làm giảm bớt đi) - Nhân bệnh tà đương trên đà giảm sút mà làm cho sáng tỏ. (Thừa cơ khi khí thế bệnh thuyên giảm mà công kích thêm cho tà rút mau thì chân khí sẽ vững bền trở lại ,huyết sẽ trong sạch hơn) - Mình thể không được đầy đủ thì dùng “Khí”mà làm ấm lại.Tính không được đầy đủ thì dùng “vị “mà bồi bổ lại (Vệ khí làm cho thớ thịt ấm lên,da dẻ được đầy đủ,thấu lý được màu mỡ ,làm chủ về việc mở đóng.cho nên vệ khí được ấm áp thì hình vóc đầy đủ.Thận chủ về Thủy, nhận lấy chất tinh hoa của tạng phủ khác rồi dành cất lại.Cho nên khi 5 tạng đã thịnh đủ rồi có thể đưa về Thận. Vì vậy, khi tinh không đầy đủ thì bồi bổ bằng vị[của đồ ăn] cho 5 tạng) - Bệnh tà ở chỗ cao,thì nhân đó làm cho vọt ra (Vọt tức là bốc vọt ra ngoài). - Bệnh tà ở chỗ thấp thì dẫn đưa cho đi hết (Dẫn tức là đưa đẩy ra) - Trung tiêu bị đầy thì cho tả bên trong (Trong tức là trong bụng) - Nếu có tà thì ngâm mình vào nước ấm để làm cho ra mồ hôi (Tà tức là chỉ vào cảm phong tà,phong trúng vào biểu thì cho ra mồ hôi để đẩy tà ra ngoài) - Bệnh ở ngoài da thì làm cho đổ mồ hôi để lấy tà ra (Vì ở ngoài có tà cho nên phát tán ra theo đường mồ hôi) - Những bệnh hiện ram au gấp quá thì phải chặn đón để thu gọn lại (Khí thế bệnh hiện ra mau gấp quá thì phải chặn đón thu gọn lại) - Bệnh thực thì cho tán và Tả đi ( Dương thực thì cho phát tán sơ tiết,âm thực thì cho thông lợi tả hạ xuống) - Xét vào âm dương để phân biệt mềm cứng (Âm là tạng mềm,Dương là tạng cứng) - Bệnh dương trị vào âm,bệnh âm trị vào dương ( Đó là nói cách chữa từ âm mà dẫn dương hoặc từ dương dẫn vào âm,bệnh ở phải chữa bên trái, bệnh bên trái chữa bên phải) - Làm cho khí huyết ổn định ,đều đúng ở vị trí của nó.Huyết thực nên khoi, khí hư thì nên đưa dẫn đi. Khoi tức là phá huyết, đưa dẫn thì khí vận hành thong suốt) - Nắm bắt sự biến hóa đổi dời để thấy được sự huyền diệu, để biết được cái điểm chót. Muốn biết được điểm chót, nên nhằm vào sắc và mạch. (Nói là biết được mấu chốt sự biến hóa đổi dời của bốn mùa ngũ hành là dựa vào đâu? Tức là xem xét vào sắc và mạch của người bệnh thể hiện ra). Sắc ứng với mặt trời, mạch ứng với mặt trăng; thường truy tìm vào điểm chót và dựa theo đó làm chốt. (Gọi mạch như mặt trăng, sắc như mặt trời, có nghĩa là lấy đó làm chuẩn. Thường ngày xem sắc và mạch có đổi khác hay không là điều cốt yếu trong hàng ngày hàng tháng để so đo người bình thường với sắc mạch của người bị bệnh, mà biết được sự sai trái bệnh lý). - Thầy thuốc kém, hồ đồ cho là đủ sức trừ được, cho nên bệnh cũ không khỏi, bệnh mới nhóm lên. (Ý nói thầy thuốc kém không biết lo liệu công việc, chữa bệnh không đúng mà tai hại tăng lên). - Điểm mấu chốt của trị bệnh là không bỏ sót việc xem sắc và chẩn mạch; vận dụng nó một cách quả quyết không ngờ vực. Đó là nguyên tắc của việc chữa bệnh. (Nói sắc và mạch biểu hiện tương ứng với bệnh rất rõ không sai. Nếu việc vận dụng thuận chiều không rối loạn thì việc trị bệnh được đúng với nguyên tắc lớn). - Được thần thì sống mất thần thì chết. (Đây là phép chữa bệnh chủ yếu nhằm vào sắc và mạch, mà cái mấu chốt của sắc và mạch lại ở một điểm chủ yếu là phải có thần. Thần tức là thần khí của bệnh nhân). - Có loại bệnh không phải sinh ra từ phần lông da, mà do dương khí của năm tạng suy kiệt phát sinh ra. Phách bị đơn độc, tinh bị cô lập ở phía trong, khí bị hao tán ở phía ngoài, hình vóc lớn không mặc được áo. Đó là bốn cực cấp bách nhiễu động từ trong; đó là khí chống cự ở trong, mà thể hiện ra ngoài. Cách chữa bệnh đó như thế nào? (Không phải bệnh sinh ra từ phần chân lông da, là nói bệnh sinh ra từ phía trong. Âm khí ở bên trong quá thịnh dương khí bị suy kiệt không đưa vào trong được, cho nên nói dương khí của năm tạng đã kiệt. Tân dịch là nước, đầy tràn ra ngoài da. Âm chứa ở bên trong, thủy khí trướng đầy lên công kích lên phế, phế bị đe dọa nguy hiểm. Phách tức là thần của phế. Thận đã bị thủy tà hãm hại, con không cứu nổi mẹ, cho nên nói; Phách bị đơn độc. Âm tinh bị hao tổn ở trong, dương khí bị hao mòn ở ngoài, thì làm cho tam tiêu bị bế tắc tràn lan, đường thủy không thông, thủy đầy tràn cả ngoài da dẻ, thân thể sưng phù. Cho nên nói hình vóc lớn không mặc được vừa quần áo. Phàm những loại bệnh đó, đều thấy mạch ở tứ chi mau gấp, mà đập mạnh ở trong mạch. Phế động là nói hiện tượng thở gấp mà ho. Nói như vậy đều là do những hơi nước ngăn chặn ở trong bụng, sưng thũng căng mọng ở ngoài thân thể. Muốn nắm bặt tận cùng gốc ngọn, có được chăng? Bốn cực là chỉ vào hai tay và hai chân). - Phép chữa bệnh cần cân nhắc lập lại thăng bằng. Gạt trừ những chất tích đọnh cũ nát, luôn vận động nhẹ tay chân mặc áo ấm và dùng phép mâu thích nơi đó, để hồi phục lại hình thể cũ. Mở qui môn, vét sạch tinhc phủ, để cho tinh được phục hồi thì dương khí của năm tạng sẽ lan tỏa ra được lưu thông khắp năm tạng. cho nên tính tự sinh ra, vóc mình tự mạnh dần, xương thịt cùng gắn bó với nhau, khí lớn sẽ bình phục. (Cân nhắc lấy lại thăng bằng, xét mạch xem nhẹ nặng nổi chìm, tà khí trong người ta, ví như đống cỏ cũ nát ấp ủ lại. Mạch phù là bệnh ở biểu nên cho phát hãn. Mạch trầm là bệnh ở lý, nên cho tháo rút xuống giống như cách dọn bỏ những đòng cỏ mục nát. Rồi vận động nhẹ tay chân để đưa dần đi. Mặc áo ấm để cho huyết mạch được lưu thông. Dùng phép mâu thích ở nơi đó để khôi phục lai hình thể. Bởi vì đường kinh đầy thì đường mạch tràn, lấy phép mâu thích để điều hòa cho kinh mạch. Mở quy môn để phát động cho mồ hôi ra. Vét sạch tĩnh phủ để thông đường nước tiểu. Khiến cho tinh hoa của năm tạng dần dà khôi phục. Dương khí của năm tạng dần dần tỏa khắp ra, thông suốt cả năm tạng tà khí bị đẩy đi hết rồi tinh hoa tự sinh ra, hình vóc tự khỏe mạnh, khí lớn trở lại bình hòa). - Công phạt vào chỗ không đáng công phạt gọi là”đại hoặc” (sai lầm lớn), gây rối loạn các đường kinh lớn, chân khí không hồi phục được- nhầm chứng thực sang chứng hư, cho tà khí là chính khí, châm bừa không có nghĩa lý gì lại làm cho khí rối loạn - cước mất chính khí trong người, đổi thuận làm nghịch, vinh vệ bị tán loạn. Chân khí đã bị mất, chỉ còn lai tà khí đóng lại ở trong cắt đứt sinh mệnh người ta, khiến phải chết sớm. Bởi không biết xem tam bộ cửu hậu cho nên không(biết cách giúp người) sống được lâu. (Kiến thức chưa tinh, học vấn chưa rộng rãi sáng suốt, đã gây rối loạn kinh lớn, lại làm hại khí, gây nên sự tàn hại thì bệnh nhân sống lâu sao được). - Vì không biết (cách chữa) bệnh cho phù hợp với quy luật của bốn mùa- năm hành; nhằm cái đã trội mạnh lại làm cho trội mạnh hơn; bỏ qua không công tả tà khí mà lai công tả chính khí, làm hại tuổi thọ người ta. (Không chỉ dốt về ba bộ chín hậu mà gây tệ hại nếu không biết sự thay đổi của bốn mùa năm hành cũng làm tổn hại đến sinh mệnh). - Tà khí mới vào chưa có chỗ đóng ổn định, đẩy đi thì ra phía trước, kéo giữ lại thì ngừng, đón chặn mà bệnh tả đi thì bệnh sẽ hết. (Đây là giải theo phép bổ tả của Châm kinh). - Tiết trời lạnh không nên châm. (Lúc đó huyết ngừng chậm, mà vệ khí chìm vào sâu). - Khí trời ấm thì không có sự ngưng trệ (về khí huyết thi có thể châm được). Thời kì trăng non không nên châm tả; thời kì trăng đầy không nên châm bổ; thời kì trăng cuối không nên chữa (bằng châm). (Ý nói phép châm phải thuận theo tính quy luật của thời tiết). - Do cái hư của thân thể lại gặp cái”hư”của khí trời, hai thứ hư ảnh hưởng tới nhau mà tà khí vào tận tới xương hại tới năm tạng. (Do hư cảm ứng với hư, cùng khí loại nên ứng hợp với nhau). - Thầy thuốc xét bệnh mà chữa (cho đúng) mới không gây tổn hại. (Xét biết (lúc không nên châm) mà ngừng tay không gây tổn thương (người bệnh). - Cho nên nói: cần phải biết thiên kỵ. (Nhưng thời điểm người ta kyi với trời (thời kỳ nào đó) gọi là thiên kỷ. Phạm những thời kỳ kiêng kỵ đó sẽ gây bệnh, cho nên cần phải biết). - Hư tà tức là khí hư tà của bát chính. (Hư tà của bát chính tức là hư tà của tám tiết. Hư tà nhân chỗ suy kém của cơ thể mà lấn vào đó, gây nên bệnh nên gọi là hư tà của bát chính). - Chính tà là( thứ tà nhân khi) thân thể dùng sức nhiều, mồ hôi ra, thấu lý mở, nhiễm phải hư phong, trúng cảm nhẹ vào người, cho nên không thấy rõ bệnh tình, không thấy rõ hình trạng. (Chính tà là thứ tà không từ phía hư trống dẫn tới. Vì trúng vào người rất nhẹ, cho nên không biết không thấy rõ tình hình bệnh). - Thầy giỏi cứu chữa từ khi mới hé mầm bệnh, tức thấy trước được khí ở ba bộ chín hậu. Điều trị hết lúc nguy hại để thoát khỏi bệnh cho nên gọi là thượng công. - Thầy thuốc kém chữa khi bệnh đã hình thành, cứu chữa khi đã bị hư bại, cứu chữa khi đã hình thành là nói không biết đựoc sự lệch lạc ở bộ ba chín hậu, nhân bệnh (đã hình thành) mà tiến tới nguy bại. - Trị bệnh nuy là chỉ nhằm vào Dương minh là tại sao? - Vì Dương minh là biển của năm phủ sáu tạng. (Kinh Dương minh là mạch của Vị, là biển chứa đồ ăn uống). - Chủ yếu làm nhuận cho tông cân chủ về giằng giữ xương mà làm cho khớp dễ co duỗi. (Tông cân là những đám gân chằng ở phía trên dưới chân lông trên xương mu, phía trên thì gắn với ngực bụng, phía dưới xuyên qua xương đì, lại qua hai phía lưng bụng lên đến đầu và gáy. Cho nên nói: Tông cân chủ về giằng giữ xương cho khớp dễ co duỗi. Eo lưng là khớp xương lớn trong cơ thể, vậy nên nó co giữ về mặt co duỗi, cho nên gọi là khớp xương). - Mạch xung là biển của kinh mạch (Theo Linh Khu: Mạch Xung là biển của 12 kinh mạch). Chủ về tưới thấm các hang hốc, cùng hợp với mạch của Dương minh ở vùng tông cân. (Theo nghĩa đó thì đường gân dọc thẳng ở hai bên rốn, trên dưới xương mu là chính tông cân). - Mạch Xung đi theo bụng kèm hai bên rốn cách mỗi bên nửa thốn đồng thân. Mạch Dương minh cũng kèm bên rốn cách hai thốn đồng thân, ngược lên giữa đường mạch tông cân, cho nên nói rằng: cùng với Dương minh hợp ở Tông cân. Vì nó là biển quy tụ của 12 kinh, cho nên chủ về tưới thấm các hang hốc. Những nơi tụ hội nhiều thịt là cốc (hang), những nơi tụ hội ít thịt là khê (hốc). - (Các kinh) âm dương đều quy tụ vào tông cân, gặp nhau ở khí nhai mà đứng đầu là kinh Dương minh, đều thuộc vào mạch Đới rồi liên lạc với mạch Đốc. (Nơi tụ hội của tông cân, hội ở giữa xương mu từ trên đi xuống. Cho nên nói: âm dương tụ hợp ở nơi hội của tông cân. Tông cân kèm ở bên rốn trở xuống, hợp lại ở xương mu. Dương minh đi kèm ở bên ngoài, mạch Xung đi ở giữa. Cho nên nói: Hội ở chỗ khí nhai mà Dương minh đứng đầu huyệt Khí nhai, ở chỗ có động mạch hai bên vùng âm mao.Mạch Đái bắt đầu khởi từ chỗ sườn cụt, vòng quanh thân rồi gắn vào mạch Đốc. Mạch Đốc bắt đầu từ phía trên huyệt Quan nguyên, đi xuống bụng. Cho nên nói: Đều thuộc vào mạch Đái, mà gắn bám vào mạch Đốc. Mạch Đốc, mạch Nhâm và mạch Đái – ba mạch đó cùng bắt đầu ở một nơi mà đi khác ngả. Cho nên kinh văn có lúc bảo lúc dẫn giải xen kẽ nhau). - Vì vậy, khí Dương minh hư thì tông cân buông lỏng, mạch Đái không dẫn động được, cho nên chân bị bủn rủn, rã rời không vận dụng được. (Mạch của Dương minh từ Khuyết bồn đi xuống mé trong vú, xuống kèm bên rốn đến giữa huyệt Khí nhai. Đường nhánh khác của nó từ miệng dưới của dạ dày, từ phía trong bụng ra tới huyệt Khí nhai thì gặp đường ngoài để đi xuống đùi tới Phục thỏ đi xuống vào xương bánh chè.Xuống nữa qua mé ngoài bắp chân xuống tới mu bàn chân vào trong ngón chân giữa. Đường nhánh nữa từ chỗ dưới đầu gối xuống ba tấc tách ra đi xuống vào tới mé ngoài ngón giữa. Cho nên Dương minh hư thì gân của tông cân bị lơi lỏng, mạch Đới không dẫn động được, mà chân bủn rủn không sử dụng được). - Không nên châm khi say rượu, sẽ khiến cho khí loạn. - Không nên châm khi cả giận, sẽ khiến cho khí nghịch. - Không châm lúc người bệnh quá mệt nhọc (vì kinh khí bốc). - Không châm khi vừa ăn no (vì lúc đó khí đầy thịnh). - Không châm khi quá đói (vì khí không đủ). - Không châm khi quá khát (vì huyết mạch khô). - Không châm khi quá kinh sợ (thần đã bốc đi). (Đây là nêu những trường hợp không nên châm, ý nghĩa lớn của việc cấm châm). - Có khi bệnh ở ngọn, mà trị ngay vào ngọn. Có khi bệnh ở gốc mà trị ngay vào gốc. Có bệnh ở gốc mà trị ngọn, có bệnh ở gốc mà trị ngọn. Cho nên việc trị bệnh có khi nhằm vào ngọn mà được, có khi nhằm vào gốc mà được. Có khi theo phép thuận mà được. (Biết được tình hình bệnh, biết được đại thể của phép trị, thì nghịch hay thuận đều có thể trúng cách). - Cho nên biết được nên chữa nghịch chữa thuận thì làm được chính xác không nghi ngại gì khác; nắm vững gốc ngọn thì chữa bệnh nào cũng đúng. (Đạo lý đã không bị ngờ vực, kiến thức đã sâu tỏ, thì không có sự vướng mắc, việc làm đều đúng). - Không biết rõ gốc ngọn, gọi là làm càn. (Hiểu biết còn ít, đạo lý chưa sâu, bắt tay làm là trái, cho nên khi làm mắc nhiều lầm lỗi). - Quy luật âm dương trong phép trị nghịch thuận, gốc ngọn tuy phạm vi nhỏ mà rất lớn. Nói có một, nhưng biết được tai hại của hàng trăm bệnh. (Phân biệt ra âm dương biết được phép nghịch thuận – phép tắc rõ ràng, kiến thức tinh vi, sự tìm hiểu dù nhỏ nhưng có lợi lớn. Đem sự sáng tỏ đó soi rọi, cho nên dù nói có một mà biết được tai hại của hàng trăm bệnh). - Từ ít mà đến nhiều, từ hẹp mà đến rộng, có thể chỉ nói một mà biết đến trăm. (Nói ít có thể thấu suốt nhiều. Nói hẹp có thể lường được rộng lớn, có thể nói một mà biết hàng trăm). - Lấy rộng mà biết sâu, xét gần mà biết xa. Nói tiêu với bản tuy dễ nhưng khó thấu triệt. (Tuy sự việc rất sâu xa huyền diệu, người ta chưa thể đo lường được hết, chỉ có thể lấy những nét nông gần mà hiểu suốt được. Song đạo lý của gốc và ngọn tuy có thể nói ra được dễ dàng, nhưng kiến thức của người đời vẫn chưa sao thấu triệt được). - Bệnh phát ra thế hữu dư, thì xét từ bản (gốc) rồi đến tiêu (ngọn); trước hãy trị vào bản, sau đó trị vào tiêu. - Bệnh phát ra thế bất túc, thì chú ý vào tiêu rồi đến bản. Trước hãy trị vào tiêu, rồi sau mới trị vào bản. ([Nói bệnh phát] từ bản rồi đến tiêu có nghĩa là bị một bệnh nào đó trước rồi sau mới thêm một bệnh khác, đó lầ bệnh hữu dư, thì chữa vào bản trước, chữa vào tiêu sau. [Nói bệnh phát] từ tiêu rồi đến bản có nghĩa là trước hết mắc những chứng nhẹ chưa gấp, về sau mắc chứng nặng hơn, đó là bệnh bất túc, cho nên phải chữa vào tiêu trước, rồi chữa vào bản). - Xét kỹ “gián – thậm”, lựa ý để điều hòa. (Thậm tức là nhiều, gián tức là ít. Nhiều tức là nhiều hình chứng, nhưng bệnh tình lại nhẹ nhàng. Ít tức là ít hình chứng mà thể bệnh lại nặng, khó. Lường xét vào tiêu bản, xem thuộc loại bất túc hay hữu dư, lựa ý để điều hòa cho phù hợp). - Gián thì “cùng đi”, thậm thì “đi riêng”. Đại tiểu tiên không lợi trước, rồi sau sinh bệnh thì trị vào bản. (“Cùng đi” tức là kinh khác cũng bị tà mà hợp bệnh lại. “Đi riêng” là chỉ có một kinh bị bệnh, mà không có khí nào khác xen kẽ vào. “Cùng đi” mà nặng quá thì sẽ truyền, truyền gấp quá thì cũng chết. Đó là câu luận bệnh thì phải có tiêu có bản; phép châm thì phải có thuận có nghịch). - Khi dùng loại thuốc có độc, và loại không độc cần phải có ước lệ… - Về bệnh thì có bệnh mới bệnh lâu, về phương thì có phương lớn phương nhỏ. Về vị thuốc thì có vị độc, có vị không độc – vẫn thường có quy chế. Loại thuốc có độc nhiều trị bệnh mười phần giảm sáu (thuốc độc hạ phẩm có nhiều loại). Loại thuốc có độc vừa trị bệnh mười phần giảm bẩy (thuốc trung phẩm độc vừa). Loại thuốc có ít độc trị bệnh mười phần giảm tám (thuốc thượng phẩm độc ít). Loại thuốc không có độc, trị bệnh mười phần khỏi chín là vừa mức (loại thuốc không có độc đều gọi là bình hòa). - Phần bệnh còn lại thì nuôi dưỡng bằng thức ăn gạo thịt, rau quả. Không nên sử dụng thuốc quá mức đề phòng hại tới chính khí. (Thuốc độc tính nhiều, mạnh dữ thì gây thương tổn nhiều; thuốc độc ít, gây thương tổn nhẹ. Loại thuốc độc vừa thì kém loại thuốc độc nhiều một bậc, và hơn loại độc ít một bậc sự tổn thương có thể biết được. Cho nên chữa tới vừa mức thì dừng lại, do đó mười phần khỏi sáu hoặc bẩy hoặc tám phần thì thôi. Song loại thuốc bình thường tuy không có độc nếu dùng nhiều, dùng lâu thì khí sẽ thành thiên thắng. Đã có sự thiên thắng thì có cái bị thiên diệt, không nên dùng trường kỳ, cho nên cũng chỉ nên bớt chin phần mười thì ngừng thuốc. Uống vừa mức rồi thì nên chọn trong các loại gạo, thịt, rau, quả xem thứ nào phù hợp với tạng thì cho ăn để điều dưỡng cho tới khi hết bệnh). - Nếu bệnh chưa hết thì lại theo phép cũ. (Phép tức là bốn mức độ nói trên. Phàm bệnh còn lại nếu chưa hết, thì lại tùy theo loại thuốc độc nhiều – độc ít thế nào dùng cho tới mức thì ngừng, sẽ không mắc sai lầm). - Trước hết phải biết vận khí của mỗi năm thì khi chữa bệnh mới không công phạt hại tới khí thiện hòa (30) không làm cho tà khí đã mạnh lại mạnh hơn, không làm cho chính khí đã hư lại càng hư thêm, khiến cho người bệnh chết yểu. (Không xét rõ thực hư, chỉ nghĩ tới việc công kích bệnh, bệnh thịnh thì lại càng thịnh, bệnh hư lại càng hư. Bệnh sinh đã muôn ngàn phức tạp, từ đó lại càng thêm nặng. Chân khí ngày một tiêu mòn, bệnh thế ngày một sâu. Không thể tránh khỏi đưa đến sự chết yểu). - Không nên dẫn tà tới, không nên làm mất chính khí di hại tới tuổi thọ của người bệnh. (Như vậy gọi là công phạt đến khí thiên hàn. Dùng phép [công tả trong trường hợp nhầm] chứng hư thành chứng thực, tức là “dẫn tới”. Không biết chứng hư của tạng [mà vẫn] công tả làm hao mất chính khí; chính khí bị hao mất là nguyên do gây chết bệnh nhân). - [Khi xét thấy] kinh lạc đã thông suốt, huyết khí đã thuận lợi [thì nên] phục hồi lại chỗ nào còn kém yếu cho bằng đều [nhịp nhàng] với các nơi khác, bình tĩnh chờ đợi một thời gian, giữ gìn chính khí cho cẩn thận đừng để cho vơi hao thì hình vóc sẽ phát triển, sức sống sẽ mạnh lên. (Bệnh hết mà người vẫn còn gầy gò [nhưng xét thấy] kinh lạc đã thông, huyết khí đã thuận thì nên phục hồi tạng còn bị yếu cho khỏe bằng các tạng khác, bằng cách nuôi dưỡng, điều hòa, bình tĩnh chờ đợi một thời gian thì hình vóc sẽ nở nang, hết gầy gò). - Như thế nào là nhiệt không phạm nhiệt, hàn không phạm hàn. Tức là phát biểu thì không quản ngại dùng thuốc nhiệt, công lý thì không quản ngại dùng thuốc hàn. (Phát hãn thì mồ hôi tiết ra cho nên phải dùng thuốc nhiệt mà không quản ngại thuốc nhiệt. Cho hạ lợi thì phải dùng thuốc hàn mà không quản ngại thuốc hàn. Đều nói lên do bất đắc dĩ mà phải dùng). - Phải thuận theo mùa. Phạm phải cái gì, thì lấy cái thắng nó để trị. (Mùa xuân ưa dùng thuốc mát, mùa hạ ưa lạnh, mùa thu ưa ấm, mùa đông ưa nóng. Đó là sự ưa thích của từng mùa. Dùng thuốc không thể không theo cách đó. Phạm phải khí hàn trị bằng thuốc nhiệt, phạm phải khí nhiệt trị bằng thuốc hàn; phạm tà của mùa xuân dùng mát; phàm tà mùa thu nên dùng ôn, đó là cái vật thắng nó để trị). - Phụ nữ mang thai dùng thuốc có độc thì thế nào? Đã có cớ thì không hại cũng không di hại. (Tức là những khối tích cứng rắn và các chứng đau quá không chịu được thì phải trị bằng các loại thuốc phá tích giảm đau. Như vậy là nói không cứu thì sẽ chết cả. Cứu thì khả năng tồn tại còn có nhiều. Chữ “không hại” ở trên là chỉ vào mẹ an toàn, chữ “cũng không hại” ở dưới là chỉ vào con cũng không chết). - Những khối tích tụ lớn đáng công trục thì chỉ nên làm mòn giảm đến quá nửa là vừa, nến quá mức thì sẽ chết. (Bệnh giảm mòn được quá nửa thì không bị tổn hại tới sinh mệnh, cho nên chỉ để khối cục mòn giảm quá nửa. Nếu lượng thuốc dùng quá mức cấm kỵ cho tới khi hết cả độc khí ở trong, không còn những bệnh trạng đáng công nữa, lúc này sức người chống chọi với thuốc độc thì sẽ tổn hại đến khí trung hòa, cho nên nói công quá mức thì chết). - Mộc uất thì cho “thông đạt” đi, hỏa uất thì cho “phát ra”, thổ uất thì “đoạt” đi, kim uất thì cho “tiết”, thủy uất thì nên “chiết”; rồi điều hòa vào phần khí. (“Đạt” tức là cho mửa ra khiến cho nó được buông nới “Phát” là cho ra mồ hôi, khiến cho sơ tán. “Đoạt” tức là cho công hạ khiến cho khỏi vướng tắc. “Tiết” tức là làm cho thấm rỉ như cách giải biểu lợi tiểu. “Chiết” là chặn nến, ức chế cái khí thế bốc lên. Thông hiểu 5 phép đó thì khí sẽ bình hòa rồi sau lại tìm chỗ nào hư thịnh để mà điều chỉnh). - Quá là thái quá (31) thì chặn bẻ đi bằng các vật loại sợ nhau, đó là dùng phép tả. (Quá, tức là thái quá, thái quá thì dùng vị thuốc để tả đi là mặn tả thận, chua tả gan, cay tả phế, ngọt tả tì, đắng tả tâm, cái quá mức thì sợ cái tả nó, cho nên gọi tả là sợ). - Khi khí thắng nếu còn nhỏ nhẹ thì nên “tùy”, nặng thì nên “chế”. Khi khí phục, nếu dịu hòa thì nên cho bình, quá bạo thì nên đoạt. Đó đều là cách lựa theo cái thắng khí để khuất phục cho yên. Không kể số lượng, hễ được bình thường là vừa mức. Đó là một phép tắc chữa bệnh. (“Tùy” tức là tùy thuận cho yên. “Chế” tức là khống chế ngăn chặn. “Bình” tức là điều chỉnh cho bằng. “Đoạt” tức là chặn đoạt cái thắng khí. Trị cái khí đó, không kể vào số lượng nhiều ít, chỉ cốt cho khí đạt đến mức bình hòa là vừa. Đây là trường hợp khí trở lại gây bệnh, và lại đặt ra cách trị nó). - Cao thì nén xuống, thấp thì nâng lên, có thừa thì bỏ bớt, không đủ thì bồi bổ, giúp bằng cái có lợi, hòa bằng cái ưa thích. Cần làm cho chủ và khách đều yên ổn, ấm lạnh vừa mức. Đồng thì chữa ngược lại, dị thì thuận theo. (Cao thì nén xuống là chế ngự cái khí thắng. Thấp thì nâng lên, tức là giúp cho cái khí yếu. Có thừa thì bẻ tức là làm gãy mũi nhọn. Không đủ thì bồi bổ tức là giữ khí cho toàn vẹn. Tuy là cách khống chế khí thắng giúp đỡ yếu, nhưng chủ và khách cần được yên theo một chiều. Nếu không đúng chỗ thì có sự hỗn loạn, ở trong thôn tính ở ngoài, mà cái cơ nguy bại dấy động lên. Đồng tức là nóng lạnh, ấm mát, khí cùng điều hòa. Dị là thủy, hỏa, kim, mộc, thổ không cùng hòa với nhau. Nếu là khí cùng ăn khớp với nhau thì chữa bằng cách trái ngược với cái khí đó. Khí không ăn khớp thì thuận theo cái khí không thắng nó để chữa. Đó là đại thể về cách trị cho chủ và khách). - Khí có khi ở chỗ cao, có khi ở chỗ thấp. Bệnh có bệnh ở xa, có bệnh ở gần. Chứng có chứng ở trong, có chứng ở ngoài. Cách trị có nặng có nhẹ. Vừa đúng với chỗ bệnh là được. (Vị trí tạng có cao có thấp, khí ở phủ có xa có gần, bệnh chứng có biểu có lí. Dùng thuốc có khi nhẹ có khi nặng. Điều hòa nhiều ít cho vừa mức. Mau chậm cho đúng lúc, khiến cho sức thuốc tới đúng chỗ bệnh là được, không nên quá mức hoặc không tới mức). - Thiên đại yếu nói: Quân một thần hai là chế phương theo “cơ phương”. Quân hai thần bốn là chế theo “ngẫu phương”. Quân hai thần ba là chế theo “cơ phương”. Quân ba thần sáu là chế theo “ngẫu phương”. (Cơ tức là đơn phương của thời xưa, ngẫu tức là phức phương của thời xưa. Mỗi một phương phế theo dạng đơn hay dạng phức cũng đều có phương nhỏ phương lớn. Cho nên về cơ phương có nói là quân một thần hai, quân hai thần ba. Về ngẫu phương thì nói: quân hai thần bốn, quân ba thần sáu. Vì bệnh lớn nhỏ khác nhau, khí có xa gần khác nhau. Cách trị có nặng nhẹ không giống nhau cho nên nói là chế). - Cho nên nói: gần thì dùng cơ, xa thì dùng ngẫu. Phép hãn không dùng cơ, phép hạ không dùng ngẫu. Bổ phần trên, trị bệnh ở trên, chế phương dạng hoãn; bổ phần dưới, trị bệnh phía dưới thì chế phương dạng cấp. Cấp thì khí vị đậm, hoãn thì khí vị nhạt. (Thuốc phát hãn nếu không dùng ngẫu phương thì không thể phát tiết được tà ra ngoài. Thuốc công hạ nếu không dùng cơ phương thì chất độc của thuốc sẽ quá mức. Trị bệnh ở trên, bổ ở trên mà dùng thuốc dạng cấp thì thuốc không ở lại đó được mà sẽ dẫn xuống. Trị bệnh ở dưới, bổ phần dưới mà dùng thuốc thể dạng hoãn thì thuốc sẽ thấm cả ở dọc đường đi qua, khi tới nơi thì sức thuốc sẽ nhỏ yếu đi. Chế phương thuốc dạng cấp mà lại dùng thuốc có khí vị nhạt nhẽo mỏng manh thì lực của thuốc cũng chỉ như dạng thuốc hoãn. Chế phương thuốc dạng hoãn nhưng lại dùng loại khí vị đậm hậu thì thể của nó cũng như thuốc dạng cấp. Như vậy thì hoãn không thể hoãn, cấp không thể cấp, hậu không ra hậu, bạc không ra bạc, chế phương lớn hay nhỏ không đúng phép, nhẹ hay nặng không chừng; thì hư thực hàn nhiệt không rạch ròi, tạng phủ nhiễu loại không yên ổn được, dù giỏi điều trị cũng không sao mong yên lành được). - Cơ phương hay ngẫu phương dùng để trị bệnh ở gần thì chế phương nhỏ. Nhưng cơ phương và ngẫu phương dùng để trị bệnh ở xa thì chế phương lớn. Phương lớn thì số vị thuốc ít; phương nhỏ thì số vị thuốc nhiều. Nhiều thì tới 9 vị, ít thì độ 2 vị. (Thuốc thang thuốc hoàn lượng nhiều hay ít, đều theo quy tắc đó. Gần xa tức là nói về vị trí của tạng phủ Tâm với Phế là gần, Can với Thận là ở xa, Tỳ, Vị là ở giữa. Ba phủ thuộc dương là Bàng quang, Đại, Tiểu tràng, Đởm cũng có chia xa gần, phần dưới là xa. Hoặc khi người có kiến thức cao rộng, vận dụng quyền biến cho thích hợp; phân cơ thì dùng phân lượng chẵn, phương ngẫu lại dùng phân lượng lẻ. Như vậy bệnh ở tạng gần mà chế ngẫu phương, thì số lượng vị nhiều; bệnh ở xa mà chế cơ phương thì dùng số lượng vị ít. Cho nên nói nhỏ thì số vị nhiều, lớn thì số lượng vị ít). - Dùng cơ phương chưa hết thì dùng ngẫu phương. Như thế gọi là trùng phương. Dùng ngẫu phương không hết thì theo cách phản tá, tức là thuận theo tính hàn nhiệt ôn lượng của thuốc đối với bệnh. (Lúc đáng cho thuốc nặng hãy dùng thuốc nhẹ trước; đáng cho dùng thuốc độc, hãy cho dùng thuốc lành trước; đáng cho dùng liều lớn, hãy cho dùng liều nhỏ trước. Vì vậy mới nói là dùng phương cơ chưa hết thì dùng ngẫu phương làm chủ; ngẫu phương mà bệnh vẫn còn thì tạm dùng phản tá theo cái khí tương đồng của bệnh để trị. Hàn trái ngược với nhiệt, nhiệt trái ngược với hàn. Cái nhiệt nhỏ bé thì bị hàn bẻ gãy, cái hàn nhỏ bé thì bị nhiệt tiêu trừ; cái hàn nhiệt rất lớn thì nó lại tranh chấp với cái trái ngược với bản tính nó. Nó có thể chống cự với cái khí khác nó. Vì là tiếng bất đồng thì không ăn nhịp với nhau, khí bất đồng thì không hòa hợp với nhau. Như vậy thì sẽ trở ngại mà không dám công; công thì bệnh khí với dược khí sẽ xung đột với nhau mà tự gây ra hàn nhiệt để ngăn cách giằng giữ nhau. Vì vậy, người thày giỏi lại mượn cái đồng khí để cho thanh và khí ứng hợp, lại để cho hàn nhiệt tham hợp với nhau khiến cho sự dị đồng được thám nhuận, sự cứng rắn bị chặn bẻ, mềm yếu sẽ tiêu hết). - Đây là phép ước phương không ngoài cách chế phương cơ ngẫu, phải biết đầy đủ hết ý nghĩa của cách chế). - Biểu đồ bẩy phương của Lý Đông Viên: + Đại phương: 1 quân, 3 thần, 9 tá là một tổ hợp chế phương lớn. Bệnh ở xa mà chế cơ phương, hoặc ngẫu phương thì chế ra thang thuốc lớn. Lớn thì số lượng ít; ít thì là số 2. Thận và Can vị trí ở nơi xa, uống thuốc thang hoặc uống tán cần uống nhiều, uống làm nhiều lần. + Tiểu phương: 1 quân, 2 thần là một tổ hợp chế phương nhỏ. Trị bệnh ở dạng gần; tổ chức cơ phương hay ngẫu phương, điều chế ra phương thuốc nhỏ bé. Nhỏ thì số lượng vị nhiều, nhiều thì tới con số 9. Tâm và Phế ở vị trí gần, uống thuốc thang hay thuốc tán cần uống luôn và uống ít. + Hoãn phương: Bổ phía trên, trị phía trên, chế phương theo cách hoãn, hoãn thì khí vị mỏng nhạt. Trị vào chứng chủ thì dùng phương hoãn; hoãn thì trị vào gốc. + Cấp phương: Bổ phía dưới, trị phía dưới, thì tổ chức chế phương theo cách cấp; cấp thì khí vị đều đặm nồng. Trị khách chứng thì dùng phương cấp; cấp thì trị vào ngọn. + Cơ phương: 1 quân, 2 thần là chế phương theo số cơ (số lẻ). 2 quân, 3 thần là chế phương theo số cơ. Số lẻ là số dương. + Ngẫu phương: 2 quân, 4 thần là chế theo số chẵn. 2 quân, 6 thần là chế theo số chẵn. Số chẵn là số âm. + Phức phương: dùng cơ phương không khỏi, thì dùng ngẫu phương. Tức là cách chế phương nặng hơn. - Các bệnh phát sinh, có bệnh sinh ở gốc, có bệnh sinh ở ngọn, có bệnh sinh ra từ trung khí. Có bệnh chữa vào gốc mà được, có bệnh chữa vào cả gốc và ngọn mà được, có bệnh chữa nghịch mà được, có bệnh chữa thuận mà được. (Dùng cách phản tá để trị, đó là phép trị nghịch. Trị theo Cơ ngẫu đó là phép trị thuận. Bệnh biểu thị ra là hàn, lại trị bằng thuốc hàn; bệnh nhiệt lại trị bằng thuốc nhiệt, đó là trị nghịch theo thuận). - Trị trái nghịch lại là xuôi thuận lại, tức là nghịch. ( Hàn thịnh quá ngăn cản dương, trị chứng nhiệt bằng phương thuốc nhiệt. nhiệt thịnh chống cự âm ( giả hàn), trị bệnh hàn đó bằng thuốc hàn, đều gọi là cách chữa nghịch, ngoài tuy nghịch nhưng ở trong thì thuận. Nghịch đó tức chính là thuận. Nếu hàn tà cách ngăn dương khí mà trị bằng thuốc hàn. Nhiệt chống cự với âm trị bằng thuốc nhiệt. Bề ngoài tuy là thuận nhưng ở trong thì là nghịch. Phương đó như là thuận, song chính là nghịch ) - Cho nên nói: Biết rõ gốc ngọn dùng để trị thì không hại. Hiểu rõ thuận nghịch, việc làm không bị vướng mắc. Không biết rõ lẽ đó không đủ nói việc chẩn đoán, chỉ gây rối loạn kinh mạch. Người thầy thuốc kém, hí hửng tự đắc cho rằng mình đã hiểu biết, nói là bệnh nhiệt chưa dứt thì bệnh hàn lại bắt đầu, cùng một khí nhưng khác hình trạng, chẩn đoán mê hoặc. đường lối điều trị bị rối loạn. ( người thầy thuốc chỉ hiểu biết tác dụng của lục khí được nửa vời, khí hóa của kinh quyết âm thì họ cho là hàn, nhưng đó là ôn. Khí hóa của kinh thái dương thì họ cho là nhiệt, nhưng chính đó là hàn. Do đó việc vận dụng sai mất đường lối, cho nên vận dụng học vấn và kiến thức không thấu đạt, chỉ hiểu biết nửa vời. Về tiêu bản của một kinh cũng đã có hàn nhiệt khác nhau. Nói tới bản nên lại phải xét tới tiêu, luận về tiêu phải phối hợp tìm vào bản. nói tới khí mà không thấu suốt cả tiêu bản, luận tới bệnh mà chưa đạt lẽ âm dương, lòng bị mê hoặc về chính lý, càng trị liệu lại càng thêm rối loạn, gọi là thầy thuốc tồi). - Lý lẽ về tiêu bản tuy tóm gọn nhưng [ ý nghĩa ] rộng rãi, tuy nhỏ bé nhưng [ ích lợi ] to lớn. Có thể nói một điều mà lường hết được tai hại của bệnh. Nắm được tiêu và bản thì [việc chữa bệnh ] sẽ dễ dàng gây tổn hại. Xét kỹ được bản và tiêu thì có thể điều hòa được khí. Hiểu rõ được mặt hơn thua [của tiêu và bản thì có thể] làm mẫu mực cho mọi người. (Đây là nói sáu khí đều quy theo tiêu bản, mà mọi bệnh cũng phải đều biết tiêu bản). - Thiên đại yếu nói: cẩn thận nắm vững cơ chế bệnh, đều quy theo từng loại tìm xét vào cái chỗ có, cũng tìm xét vào cái chỗ không có. Thịnh thì trách cứ vì sao thịnh; hư thì trách cứ vì sao hư. Trước hết xem vào năm khí thắng, làm thông khí huyết, khiến cho điều đạt để tới chỗ hòa bình là ý nghĩa như vậy. - Lời xưa của người chưa thực sâu sắc, tìm vào chỗ có hay không của bệnh, trách cứ vào tình trạng thịnh hay hư. Ví như chứng hàn quá mức, dùng thuốc hàn để trị mà không nóng được là do không có hỏa. Nhiệt lúc có lúc không, ngày thì xuất hiện, đem thì ẩn phục hoặc đêm phát sinh nhiệt ban ngày ẩn phục, gặp thời tiết thì dấy động lên, là do không có hỏa thì dùng thuốc trợ hỏa. - Lại như chứng nhiệt nặng, dùng thuốc hàn mà cũng không mát là do không có thủy. Nhiệt dấy động lên rùi ngừng, qua lại chập chờn, khi động khi ngừng, đó là do không có thủy. Nên dùng thuốc trợ thủy. Cách cự ở trong gây ra nôn mửa, thức ăn không vào được là do có hỏa. Bệnh ọe mửa, ăn đã vào lại vọt ra là không có hỏa. - Hàn mà không hàn trách cứ vào không có thủy. Dùng nhiệt mà không nhiệt, trách cứ vào không có hỏa. Nhiệt mà không lâu trách cứ vào tâm hư. Hàn mà không lâu trách cứ vào thận kém. Có[bệnh tà] th́ phải tả, không có [thủy hỏa] th́ phải bổ. Hư thì bổ, thịnh thì tả, làm cho trên dưới không bị vướng mắc, khí huyết thông đều thì hàn nhiệt sẽ tự điều hòa, âm dương thoải mái. Đây là nói hầu như là gần đầy đủ về bệnh cơ, mà có những phép trị tốt). - Xin cho nghe cách chế phương: Quân một thần hai là chế phương nhỏ. Quân một, thần 3, tá 5 là chế phương vừa. Quân 1, thần 3, tá 9 là chế phương lớn. Bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn. Bệnh nhẹ thì theo cách chữa “nghịch”, bệnh nặng thì theo cách chữa “tùng”. (Những bệnh nhỏ nhẹ như ngăn lửa bình thường bén vào cây thì bốc cháy. Có thể dùng nước ướt để dập tắt, cho nên công kích nó bằng cách trái ngược lại với nó. Loại bệnh quá nặng tựa như long hỏa, gặp ướt thì bốc, gặp nước thì cháy. Nếu không biết tính của nó mà dùng thuốc ướt để dập tắt nó sẽ lại làm cho nó bốc cháy ngút trời, cho tới lúc sức kiệt mới thôi. Biết được tính của nó theo lẽ phản thường, đem hỏa đuổi nó thì cái bốc cháy tự tiêu diệt, lửa sẽ tự tắt. Cách chữa “nghịch”, tức là lấy thuốc hàn công nhiệt bệnh, lấy thuốc nhiệt công hàn bệnh. Cách chữa “ tùng” tức là công trục chứng hàn bằng thuốc tính hàn, công trục chứng nhiệt bằng thuốc tính nhiệt. Vì vậy, đoạn văn dưới nói: “nghịch” tức là chính trị, tùy theo từng trường hợp mà chữa “tùng” nhiều hay ít). - Rắn chắc thì tước đẽo đi, khách tà thì nên trừ khử, nhọc nhằn thì phải ơn dưỡng, kết tụ thì làm cho tan đi, lưu lại thì phải đẩy đi, ráo khô thì làm cho mềm nhuận lại, cấp thì làm hoãn lại, tán loạn thì thu lại, hao tổn thì bổ ích thêm, chậm chạp thì cho vận hành đi, kinh hãi thì làm bình tĩnh lại, đưa lên trên hay đưa xuống dưới dùng , phép xoa bóp, hoặc dùng thuốc tắm gội, kích bác hoặc chặn đoạt, mở ra hoặc phát ra sao, sao cho thích hợp tùy từng việc. - Hỏi: thế nào là nghịch tùng? Đáp : “nghịch” tức là chính trị, “tùng” tức là phản trị. Tùy theo từng bệnh mà “tùng” nhiều hay ít. (“Nghịch” là phép chính trị, “tùng” tức là phản trị. Phép chính trị là cách dùng thuốc hàn chữa bệnh nhiệt, hoặc dùng thuốc nhiệt để chữa bệnh hàn, tính chất của thuốc trái ngược với tính chất của bệnh. Phép phản trị tuy thuận theo khí [dùng thuốc hàn chữa bệnh hàn, thuốc nhiệt chữa bệnh nhiệt] nhưng vẫn là phép phản trị). - Hỏi: Phản trị là thế nào? Đáp “Nhiệt nhân hàn dụng”, “Hàn nhân nhiệt dụng” (1). Bệnh thông lợi lại dùng thuốc không lợi, bệnh tắc lại dùng thuốc tắc. Như vậy có nghĩa là dấu cái ý định chính, lúc đầu [tạm thời dùng cách chữa] thuận theo tính chất của bệnh, mới đầu thì giống nhau nhung sau [tính của thuốc và tính của bệnh ] khác nhau. Cách chữa đó có thể phá khối tích, có thể làm khố rắn tan ra, 1 làm cho khí điều hòa bệnh sẽ khỏi. (Phép “Nhiệt nhân hàn dụng”, là dùng thuốc nhiệt cho uống khi nguội, sau khi xuống họng rồi khí lạnh tan đi, tánh nhiệt của thuốc được phát huy. “Hàn nhân nhiệt dụng”, là dùng thuốc hàn cho uống nóng. Trung tiêu đầy, hạ tiêu hư thì phải làm thông ở trung tiêu, bổ mạnh ở hạ tiêu. Uống ít thì làm cho thêm vít tắc. Uống nhiều sẽ khai thông. Do đó mà chứng đầy bụng sẽ tự hết, hạ tiêu sẽ vững mạnh. Như vậy là “tắc nhân tắc dụng”. Lại như chứng đại nhiệt kết táo ở trong gây ra ỉa chảy không ngừng. Đã là nhiệt nên phải trị bằng thuốc hàn kết táo thì phải trừ đi bằng thuốc hàn để công hạ, kết tan, ỉa sẽ ngừng. Đó là “thông nhân thông dụng”. Dùng thuốc nhiệt trị bệnh hàn, uống nguội cho thuốc dễ dẫn đi. Dùng thuốc hàn để trị cho bệnh nhiệt, uống ấm cho thuốc dễ dẫn đi. Như vậy gọi là trước thì cũng như nhau, nhưng sau thì khác nhau). - Phép nghịch, phép tùng. Nghịch tức là tùng, tùng lại là nghịch. Khí thông được điều hòa đó là hợp lý. (Nghịch tức là trái ngược lại với bệnh khí, là phép chính trị, “Tùng” tức là thuận theo bệnh khí mà phép chữa lại trái với phép trên. Trái ngược với cái bệnh khí bằng phép chính trị khiến cho nó xuôi thuận. lựa theo với bệnh khí bằng phép chữa trái lại khiến cho nó điều hòa. Cho nên gọi là nghịch tùng. Không sơ thông cho khí để đường lối được mở thông, thì cảm phải khí hàn hoặc khí nhiệt mà gây ra biến cố). - Bệnh ở trong ở ngoài thì [chữa] như thế nào? Bệnh ở trong ra ngoài thì điều trị ở trong. Bệnh từ ngoài vào trong thì trị ở ngoài (chặn từ đầu nguồn). Bệnh từ trong ra ngoài mà thịnh ở ngoài thì trước điều trị ở trong sau điều trị ở ngoài. Bệnh từ ngoài dẫn vào trong mà thịnh ở trong, trước hết hãy điều trị ngoài rồi sau hãy điều hòa ở trong(là ý hãy trừ bỏ cỗi rễ trước, rồi sau sửa dọn cành lá). Trong và ngoài đều cùng không rõ tỏ thì trị vào chủ bệnh. (Trong ngoài không rõ thì đều trị theo từng bệnh). (Đây là nói phép trị bệnh ở biểu ở lý có 3 phép: một là tiêu bản, hai là có chia trước sau, ba là tìm vào chủ bệnh). - Hỏi: trị bệnh hàn bằng thuốc nhiệt, trị bệnh nhiệt bằng thuốc hàn, đó là mẫu mực phép tắc, người thầy thuốc không thể làm trái được. Nhưng có bệnh nhiệt chữa bằng thuốc hàn, mà vẫn nhiệt; có bệnh hàn chữa bằng thuốc nhiệt, mà vẫn hàn-hai loại bệnh đó vẫn còn, bệnh mới lại nảy sinh ra, thì cách trị như thế nào? (1) Phần dưới này có giải thích “nhiệt nhân hàn dụng”…là thuốc nhiệt thì cho uống nguội. Nhưng cũng có cách giải thích khác cần nghiên cứu thêm. Đoạn này cốt trả lời câu hỏi “phản trị là như thế nào?” nên giải thích vào 2 chữ phản trị: - thuốc hàn chữa bệnh hàn, thuốc nhiệt chữa bệnh nhiệt. vậy câu “nhiệt nhân hàn dụng”… ở đây có nghĩa là “ trong thuốc nhiệt [để chữa bệnh nhiệt] có kèm theo thuốc hàn”…Lượng thuốc thêm vào đó nhiều hay ít phải tùy theo từng bệnh. Ý này giải thích câu văn kinh điển trên. “Tùy từng bênh mà “tùng” nhiều hay “tùng” ít. – Mã Thì đã giải thích một ý tương tự.ND (Tức là nói đã trị mà bệnh không rút, lại vì nhân vì thuốc hàn và nhiệt, má sinh thêm bệnh hàn hoặc nhiệt). - Đáp : Các bệnh chữa bằng thuốc hàn mà vẫn nhiệt thì chữa vào chân âm, chữa bằng thuốc nhiệt mà vẫn hàn thì chữa vào chân dương. Đó là tìm vào thuộc loại của nó. (Đây là ý nói bồi ích cho nguồn hỏa để tiêu trừ âm khí tối tăm, làm cường tráng nguồn thủy để khống chế dương khí rực sáng. Cho nên nói là chú ý nhằm vào thuộc loại. Còn người thầy thuốc kém chỉ biết đem thuốc nhiệt để dẹp bệnh hàn, đem thuốc hàn để trị bệnh nhiệt. Trị bệnh nhiệt chưa hết mà cái tật lạnh lại nẩy ra; công phạt bệnh hàn lâu ngày mà bệnh nhiệt lại dấy lên. Nhiệt dấy lên ở ngoài, mà ở trong hàn vẫn còn, hàn sinh ra ở trong mà nhiệt ở ngoài không hết. Muốn công trục hàn thì lại sợ nhiệt mà không quả quyết. Muốn chữa nhiệt thì sợ hàn lại thôi, tiến thoái dằng co, nguy nan đã tớ cực độ. Có biết đâu cái nguồn của tạng phủ đều có chuyên chú về ôn lượng hàn nhiệt. Nhằm chữa tâm không cứ đều phải dùng thuốc nhiệt, trị vào thần không cứ đều phải dùng thuốc hàn. Chỉ cần bổ ích cho tâm dương thì hàn sẽ được thông đi. Làm mạnh chân âm của thận thì nhiệt vẫn có thể giảm. Hoặc [có khi] lấy thuốc nhiệt chữa bệnh nhiệt, lấy thuốc hàn chữa bệnh hàn, thì chữa đâu được đấy). -Hỏi: Uống thuốc hàn mà lại nóng, uống thuốc nhiệt mà lại rét là tại sao? Đáp: vì điều trị vào vượng khí, vây nên có phản lại. (Vật thể có thuộc hàn, thuộc nhiệt, tính của khí có thuộc âm thuộc dương; đánh vào phần khí vượng chống trả lại tác dụng của thuốc. Can khí thuộc ôn hòa, tâm khí thuộc vào khí nắng nóng; phế khí thuộc vào khí mát; thận khí thuộc về khí giá rét; tỳ khí bao gồm chung các khí trên. Mùa xuân lấy thuốc thanh mát để trị can mà lại gây ôn, mùa hạ lấy thuốc lạnh để trị tâm mà lại gây nóng, mùa thu lấy thuốc ôn để trị phế mà lại mát, mùa đông lấy thuốc nhiệt để trị thận mà lại hàn. Đó là vì bổ ích cho phần khí vượng quá mức. phần khí vượng được bồi bổ quá mức, thì các khí hàn hay nhiệt của tạng lại càng tăng thêm nhiều). - Năm vị sau khi vào dạ dày, đều đi về nơi mà nó ứng hợp, cho nên vị chua trước hết vào can, vị đắng trước hết vào tâm, vị ngọt trước hết vào tỳ, vị cay trước hết vào phế, vị mặn trước hết vào thận. Sử dụng quá lâu dài thì làm cho khí các tạng đó mạnh; đó là lẽ thường của sự biến hóa vật chất. [Nếu vị tiếp tục vào] khí [của tạng tiếp tục] tăng mạnh, kéo dài lâu ngày như vậy trở thành nguyên nhân gây non yểu. (Vị vào can là loại ấm, vị vào tâm là loại nóng, vào thận là loại mát, vị vào tỳ thì kiêm cả bốn khí, vì tỳ là tạng chí âm; đều làm cho vị tăng thì khí ở đó mạnh lên cho nên ứng hợp vào khí các tạng mà phát huy tác dụng. Cho nên uống hoàng lien, khổ sâm lâu ngày lại gây ra nhiệt là vì lẽ đó. Đối với các vị khác cũng vậy. Nhưng vì người ta bỏ qua không xét đoán, cho nên nói rằng lâu ngày mà khí tăng thêm, đó là thường tình của vật chất, tăng mãi không ngừng thì tạng khí bijthieen thắng. Tạng có sự thiên lệch quá thì sẽ gây ra cái chết yểu. Cho nên nói khí tăng mạnh và kéo dài ngày trở thành lý do gây chết yểu. Vì vậy: “phép uống thuốc nếu không đủ ngũ vị, không đủ tứ khí mà lại uống lâu dài [một loại] tuy tạm thời thu công, nhưng tiếp tục dùng lâu nữa sẽ dẫn tới chết yểu”, là ý nghĩa như vậy. Có ý nói: “kiêng cơm uống thuốc thì không bị chết nhanh” làm gì có thể như vậy được. Vì rằng không có sự trở lực của chất cơm gạo, nên lúc đó dù có tiếp tục cho ăn cơm gạo thì cũng không vớt lại khỏi bị chết yểu). - Phương pháp điều trị phải phân biệt âm dương, định rõ trong ngoài đều giữ đúng chỗ, bệnh ở trong thì trị ở trong, ở ngoài thì trị ở ngoài. Nhỏ nhẹ thì điều chỉnh, sau đó khiến cho cân bằng. Thịnh quá thì tước đoạt bớt đi bằng phép phát hãn hoặc hạ. Tùy lựa hàn nhiệt ôn lương để làm giảm bớt bệnh tùy loại thuộc phù hợp. (Bệnh sinh ra có trong có ngoài, phép trị bệnh có biểu có lý. Bệnh ở trong xem phép trị trong để điều hòa. Bệnh ở ngoài đem phép trị ngoài để điều hòa. Bệnh hơi lớn thì đem phép bình khí để dẹp đi. Bệnh khí thịnh quá thì tước đoạt cái khí đó làm cho thế tà suy giảm. Ví như bệnh chứng hàn nhẹ thì dùng thuốc ôn để hòa đi. Bệnh do khí hàn nặng thì dùng thuốc nhiệt để trừ đi. Khí hàn quá nặng thì chặn đoạt đưa xuống dưới; đoạt đi không hết thì dùng cách nghịch đảo để triệt đi, triệt bẻ vẫn chưa hết thì tìm vào thuộc tính của bệnh để làm suy giảm đi. Khí nhiệt nhỏ ít thì dùng thuốc mát để cho hòa đi. Khí nhiệt lớn dùng thuốc hàn để trừ đi. Nhiệt quá dùng phép phát hãn để thúc ra, thúc ra không hết thì dùng phép nghịch đảo để khống chế, khống chế không hết thì tìm vào thuộc loại của nó để bệnh thế suy giảm đi. Cho nên nói là: Dùng phép hãn, dùng phép hạ, dùng thuốc hàn, nhiệt, ôn, lương để làm suy giảm thế bệnh tùy từng thuộc loại thích hợp phù hợp). - Thận trọng theo đúng phép tắc thì mỗi cử động đều được vẹn toàn, khí huyết yên tĩnh tuổi thọ dài lâu. (Giữ đúng phép tắc để hành động không lúc nào không đúng. Cho nên có thể điều khiển được vật rất nhậy bén huyết khi giữ được mức độ hòa bình, thiên chân không bị hao kiệt). - Phàm trước khi chưa chẩn đoán bệnh, cần hỏi người bệnh trước có từng là lớp người sang trọng, sau bị hèn mọn, tuy không bị trúng tà ở ngoài vào mà bệnh sinh ra từ trong, thì gọi là chứng thoát dinh. (Đó là vì tinh thần bị khuất nhục, khi sang thì vinh hiển, khi hèn thì nhục nhằn, lòng mang sẵn sự luyến tiếc, chỉ chứa chất nỗi lo sợ. tuy không trúng tà nhưng bệnh sinh ra từ trong, huyết mạch hư thiếu, cho nên gọi là thoát dinh). - Thường trước giàu có, sau nghèo túng, gọi là thất tinh, khí của năm tạng trệ lại dồn đọng gây ra bệnh. (Khi giầu thì phóng túng, khi nghèo thì thiếu thốn, trong thì kết uất lo âu, ở ngoài thì xót thương của cũ mà lòng luôn tưởng nhớ, thần theo đó mà tản mạn, con đường của dinh vệ bế tắc trệ động, huyết khí không vận hành, dồn lại mà sinh bệnh). - Thân thể một ngày gầy yếu, khí hư không có tinh. (Khí huyết bức bách lẫn nhau, thường bị tiêu hao cho nên thân hình gầy mòn, khí nhờ vào tinh, tinh nuôi dưỡng khí. Vì khí hư không hóa được tinh thì không có gì để tu dưỡng [trở lại khí] cho nên như vậy). - Bệnh sâu nặng không có khí, gai gai lạnh có từng lúc bị kinh. (Bệnh khí vào sâu, khí của đồ ăn đã cạn, dương khí bên trong tiêu hao, cho nên gai gai sợ lạnh từng lúc). - Bệnh sâu nặng đó là vì bên ngoài thì vệ khí bị tiêu hao, bên trong thì dinh khí bị mất. (Huyết vì sự lo lắng nấu nung, khí vì bị buồn rầu mà bị suy giảm, cho nên vệ khí hao ở ngoài, dinh khí mất ở trong. Bệnh dẫn tới sâu nặng là do sự hao đoạt gây ra). - Người thầy thuốc dù giỏi mà bỏ mất khâu đó, không biết rõ được tới bệnh tình. Đó là lỗi thứ nhất trong điều trị. (Bỏ mất khâu đó, tức là bỏ sót việc hỏi buổi đầu sinh bệnh). - Trong việc chẩn đoán bệnh, cần phải hỏi việc ăn uống, làm lụng, sinh hoạt. (ăn uống sinh hoạt của mỗi nơi có khác nhau, cho nên phải hỏi kỹ). - Vui quá, khổ quá, trước vui sau khổ, đều tổn thương tới tinh khí, tinh khí bị hao kiệt thì hình thể bị hư hoại. (Mừng thì khí hoãn lại, buồn thương thì khí tiêu mòn, thương xót, ai oán giao động ở trong thì cạn kiệt mất nguồn sinh hóa, cho nên tinh khí bị cạn kiệt, hình thể hư hoại, tâm thần tàn lụi). - Thầy thuốc kém trị bệnh, không biết bổ tả, không hiểu bệnh tình, tinh hoa ngày càng hao thoát, tà khí liền lấn tới. Đó là lỗi thứ hai trong điều trị. (Không hiểu những cảm xúc khác nhau: vui, buồn, mừng, giận của bệnh nhân, chỉ biết dùng bổ và tả một loạt như nhau, thì cái khí của chất tinh hoa trong tạng phủ ngày một hao thoát, tà khí lấn lướt ức hiếp chính khí). - Giỏi xem mạch thì biết cân nhắc so sánh tình trạng bình thường với tình trạng khác thường, ung dung mà biết được bệnh mới gọi là thầy giỏi; Nếu không biết như thế tức là chẩn đoán chưa tốt. Khác thường có nghĩa là khí hậu khác lạ với khí hậu bình thường, sự hư thực của tạng phủ, mạch trên và mạch dưới gần giống nhau. Thiên Thụ thung dung luận nói: - Mạch Tỳ hư mà phù thì giống mạch của Phế; mạch của vị mà Phù ít thì giống mạch của Tỳ; mạch của Can đi gấp, chìm mà tán lại giống mạch của Thận. Đó là những chỗ dễ gây lẫn lộn cần bình tĩnh, thong thả mà phân biệt, định rõ. - Việc chẩn đoán có ba luật thường là: cần hỏi người bệnh về địa vị sang hèn, thăng phong chức hay bị thương tổn thất bại, hoặc ham muốn vương hầu. (Sang thì hình vóc và tình chí đều vui, hèn thì hình vóc và tình chí đều khổ. Kẻ khổ người vui có thói quen khác nhau, cho nên trước hết phải hỏi người bệnh đó ở địa vị nào, là người được tước phong hay là người bị thất bại, là người bị giáng chức, hay là người ở chức vị công hầu; hay là người đương háo hức phong hầu vương. Tức là lòng ham muốn quyền quý không thôi). - Vốn sang trọng bị mất thế, tuy không bị trúng tà nhưng tinh thần ở trong đã bị tổn thương, thân sẽ bị bại vong. (Lo sợ nung nấu trong lòng, uất kết gây ra). - Trước giàu sau nghèo, tuy không bị tổn thương ngoại tà, mà da sám gân co, què liệt co quắp. (Vì khí ngũ tạng bị đình trệ, mà bệnh lấn tới rồi biến sinh ra). - Thầy thuốc không nghiêm khắc, không xoay chuyển được tinh thần của người bệnh, bề ngoài lại nhu nhược [chiều theo ý muốn họ, đến nỗi] rối loạn quy cách, bệnh không chuyển, chữa không khỏi. Đó là lỗi thứ 4 trong việc chữa bệnh. (Nghiêm là nghiêm cấm những cái cần kiêng kỵ, nhắc nhở người bệnh tuân theo y lệnh, bề ngoài thì xuề xòa ủy mỵ chiều theo ý người bệnh. Vì không nghiêm cấm, không nhắc nhở người bệnh theo lệnh của thầy thuốc, mà sinh ra rối loạn quy chế, bệnh không chuyển thì chữa làm sao được). - Khi khám bệnh cần phải biết rõ “đầu cuối”, biết rõ “manh mối”, thăm mạch hỏi tên sao cho hợp với nam và nữ. (“Đầu cuối” là nói về khí sắc, dò xem khí tượng của năm sắc biến đổi đến cùng lại quay lại từ đầu. “Manh mối” là nói các mối manh, chi tiết đầu mối phát sinh ra bệnh. “Thăm mạch” là cách dùng ngón tay ấn lên mạch. “Hỏi tên”, tức là hỏi tên của bệnh chứng. Ở nam giới khí dương nhiều, mạch bên trái to là thuận; ở nữ giới khí âm nhiều, mạch ở bên phải to là thuận. Cho nên nói [cách xem mạch] sao cho phù hợp với nam, nữ). - Ly, tuyệt, uyển, kết, ưu, khủng, hỷ, nộ, khiến cho năm tạng trống rỗng, huyết khí rời rạc. Thầy thuốc không hiểu biết những điều đó thì nói gì đến y thuật. Đó là cái sai lỗi thứ năm trong điều trị. (“Ly” tức là xa lìa người thân yêu, “Tuyệt” tức là cắt đứt cái vốn ưa thích. “Uyển” tức là chứa chất điều lo nghĩ. “Kết” là kết chặt lòng oán giận. Xa cách người thân yêu thì hồn chơi vơi. Cắt đứt cái vốn ưa thích thì khí sụt mất. Kết lòng oán giận thì tâm trí khổ, ưu sầu thì bế tắc khí không vận hành. “Khủng” tức sợ hãi thì tinh thần tan tác không vững. “Nộ” tức là giận bực quá thì mê hoặc mà không yên. “Hỉ” là vui mừng quá thì tinh thần tản mạn không giữ lại được. Do tám mặt đó của tình chí cho nên làm cho năm tạng trống rỗng, huyết khí rời rạc. Người thầy thuốc không hiểu được thì còn nói gì tới việc điều trị. - Chẩn bệnh không biết lẽ âm dương, nghịch tùng. Đó là điều thiếu sót thứ nhất trong điều trị. Học thầy tiếp thu không đầy đủ chỉ làm những thuật lặt vặt, nói sai lý lẽ, bịa tên bệnh để tự khoe công. Dùng châm nhể bừa bãi gây hại. Đó là điều thiếu sót thứ hai trong điều trị. Không biết thích nghi với từng hoàn cảnh, giầu hay nghèo, sang hay hèn, cảnh huống hậu hay bạc, hình vóc rét hay ấm. Không thích nghi với ăn uống; không phân biệt người khỏe người ốm; không biết so sánh phân loại cho những hoàn cảnh khác nhau đó, để lòng mình tự rối loạn, không còn sáng suốt. Đó là điều thiếu sót thứ ba trong điều trị. Chẩn bệnh mà không hỏi xem nguồn gốc sinh bệnh ban đầu, không hỏi tới nỗi lo buồn hoạn nạn, sự ăn uống mất điều độ, sự làm lụng quá mức, hoặc là có bị thương vì độc hại nào, đã vội cầm mạch, thì sao có thể trúng bệnh được. Vậy mà đã vội gọi bừa tên bệnh, là người thầy thuốc kém. Đó là điều thiếu sót thứ bốn trong điều trị. (Thiếu sót thứ nhât là không hiểu biết lẽ thuận nghịch của âm dương. Cái lẽ nghịch thuận của âm dương không phải chỉ có ở một chỗ. Mạch Nhân nghinh ở bên trái là dương. Mạch về mùa xuân hè có mạch hồng đại là thuận, có mạch trầm tế là nghịch. Mạch Khí khẩu ở bên tay phải là âm, về mùa thu đông thì có mạch Trầm tế là thuận, có mạch hồng đại là nghịch. Nam giới mạch tay trái to hơn là thuận. Nữ giới mạch tay phải to hơn là thuận. Ngoại cảm là bệnh ở phần dương – hiện ra dương mạch là thuận, âm mạch là nghịch. Bệnh ở phần âm hiện ra âm mạch là thuận, dương mạch là nghịch. Nội chứng bệnh ở phần dương, hiện thấy dương mạch là thuận, âm mạch là nghịch, âm bệnh hiện thấy âm mạch là thuận, dương mạch là nghịch… …Và về sắc thái, có thể hiện ra trên dưới tả hữu, đều có từng vùng khác nhau. Ở trên là nghịch, ở dưới là thuận. Nữ giới thì bên phải là nghịch, bên trái là thuận. Nam giới thì bên trái là nghịch, bên phải là thuận. Sự thiếu sót thứ hai, là không học được điều chính đáng của thầy, chỉ lượm lặt được những điều sai trái của mánh khóe lặt vặt, lấy trái làm phải; cẩu thả trong việc dùng châm đá chích nhể. Thiếu sót thứ ba, là không biết thích nghi tùy từng người bệnh, không biết so sánh cân nhắc. Thiếu sót thứ tư, là không tra xét nguyên do gây bệnh đầu tiên, vội vàng cầm mạch gọi tên bừa bãi, không đúng với tình hình bệnh). - Bậc thông minh không đợi trị bệnh khi đã phát sinh, mà trị từ khi chưa có bệnh; không đợi có loạn rồi mới dẹp, mà ngừa dẹp từ khi chưa có loạn. Bệnh đã hình thành rồi mới trị, loạn đã dấy lên rồi mới dẹp, có khác gì khát mới lo đào giếng, có giặc rồi mới rèn đúc binh khí, thì đã muộn quá. - Hình thể yếu, khí hư hao thì chết. (Vì cả trong và ngoài đều không đủ). - Hình khí hữu dư mà mạch khí thì bất túc là hiện tượng chết. (Vì tạng suy cho nên mạch bất túc). - Mạch khí hữu dư mà hình khí bất túc thì sống. (Vì tạng thịnh thì mạch khí hữu dư). - Vì vậy nguyên tắc lớn của việc chẩn đoán bệnh là việc đứng ngồi có mức thường. (Khi đứng khi ngồi [thầy thuốc] giữ được mức thường, thì hơi thở điều hòa. Cho nên đó là phương pháp lớn của việc chẩn bệnh cần phải làm). - Ra vào làm lụng có mức, để chuyển hóa cho tinh thần sáng tỏ. (Nói là cần phải giữ gìn việc đứng ngồi cho có mức thường, là vì việc ra vào vận động đều phải theo sự chuyển động của thần minh). - Cần phải giữ cho lòng trong lặng, xem trên xét dưới nắm được cái tà của bát chính, phân biệt bộ vị ngũ tạng ở trong, xem xét sự động tĩnh của mạch. (“Xem trên” ý nói xem khí sắc, “xét dưới” ý nói xem hình khí. “Bát chính” tức là thời tiết đúng tám tiết đó…sau xét tới sự động tĩnh của mạch để nhận định bệnh sống hay chết). 6- Di D ưỡng - Những người hiểu biết đạo lý thời thượng cổ, bắt chước theo quy luật âm dương, điều hòa theo thuật số. (Biết đạo lý tức là biết cái đạo tu dưỡng, âm dưỡng là đạo thường trong vòng trời đất. Thuật số là cái đạo lý lớn của việc bảo vệ sự sống. Cho nên người tu dưỡng thì trước hết phải theo cái đạo lý đó). - Ăn uống có chừng, sinh hoạt có mức, không phí sức vô ích. (ăn uống là bồi đắp những chất cho chỗ thiếu. Sinh hoạt là kỉ cương của hành động. Ăn uống quá mức thì thường làm tổn thương trường vị. Thiên sinh khí, Thông Thiên luận nói: “Nếu như việc sinh hoạt bị nhiễu động bất thường thì thần khí sẽ bốc nổi lên”. Đó là ý nói không nên có hành động phí sức vô ích. Quang Thanh Tư nói: “Cần giữ cho lòng trong lặng, không làm nhọc hình hài quá mức, đừng làm cho tinh bị dao động, và có thể sống dài lâu”. (Cho nên đó là việc tu dưỡng đầu tiên của thánh nhân). -Vì vậy mà hình thể và inh thần đều cân xứng, mà hưởng hết tuổi trời, tới mức trăm tuổi mới rời đi. (Hình và thân đều gắn bó với nhau cùng tới cõi thọ. Cẩn thận việc tu dưỡng để giữ gìn thiên chân, cho nên được hưởng thọ hết mức tuổi thì tinh thần mới thoát rời khỏi hình thể. Kinh Linh khu nói: “Người tới trăm tuổi thì năm tạng đều hư, thần khí đều bốc đi, chỉ còn lại cái thể xác rồi chết). - Người thời nay thì không như vậy, coi rượu như nước, coi việc bừa bãi như chuyện thường, nhập phòng khi say khiến cho cạn kiệt tinh, hao tán chân khí. (Say đ ắ m vào sắc gọi là lòng dục, thả sắc thì bừa bãi gọi là hao say đắm sắc dục quá mức thì tinh cạn, bừa bãi thì tinh khí tản mạn. Vì vậy, ngừoi khôn ngoan coi trọng việc bảo vệ tinh mà tủy đầy đủ, xương cứng chắc). - Không biết dè dặt giữ gìn, không biết kìm ngừa tinh thần. (Ý nói là lòng dục bừa bãi không biết nâng niu giữu gìn tinh và thần như người nâng bát nước đầy, cử động mà không thận trọng thì sẽ làm cho thiên chân bị đổ vỡ cạn kiệt. Trong hình có thần không biết thường xuyên giữ gìn). - Chỉ (cốt) cho thỏa lòng dục là trái với lẽ sống. (Hả hê được cái thú vui của vật dục, thì trái ngược với thuật dưỡng sinh). - Sinh hoạt không chừng mực, mới tới nửa trăm năm mà đã suy sụp. (Thoát ly với đạo lý dưỡng sinh thì không thể hưởng vẹ tuổi thọ) - Bậc thánh nhân thời thượng cổ dạy dân chúng tránh lánh hư tà tặc phong cho đúng lúc, êm tĩnh thảnh thơi thì chân khí xuôi thuận, tinh thần vững vàng ở phía trong, bệnh nào có thể lấn tới được. (Tà nhân chỗ hư mà nhiễm vào, thì gọi là hư tà. Làm hại mất khí trung hòa, gọi là tặc phong. Linh khu nói: “Tà khí đơn độc không thể làm hại người ta được, chỉ khi người ta bị hư yếu thì tà khí mới thắng nổi. Tâm hồn yên tĩnh thảnh thơi thì đầu óc trong lặng, tinh khí ở trong bền vững, cho nên hư tà không sao tác hại được). - Vì thế chí được an nhàn, ít ham muốn lòng yên ổn mà không sợ gì; hình thể làm lụng mà không để mệt mỏi. (Những mưu cơ trong lòng bị dập tắt, nên ít sự ham muốn, giữ bình tĩnh được trước những cảnh bên ngoài rối ren thì lòng được yên ổn, sinh hoạt được đúng mức thì không bị mệt mỏi). - Khí đi thuận chiều, những ý muốn đều thuận theo với ý nguyện. (Vì chí không tham cho nên những ý muốn đều thuận lẽ, lòng dễ tự biết đủ, cho nên ý nguyện được thực hiện. Không đòi hỏi gì cao x, cho nên cũng dễ được. Lão Tử nói: “Tự biết đủ thì không bị nhục. Biết ngừng lại thì không nguy, có thể được lâu dài”). - Vì thế cái ham muốn không làm bận mắt, cái dâm tà không thể mê hoặc lòng mình. Cho nên có thể sống tới trăm tuổi, mà cử động vẫn không giảm sút là nhờ đức vẹn toàn không nguy khốn. (Lão tử nói: “Không nhìn thấy cái đáng ham muốn, khiến cho lòng không loạn; lại nói: Thánh nhân vì cõi lòng chứ không vì con mắt. Trang Tử nói: Giữ được đạo thì đức vẹn toàn, đức vẹn toàn thì thì hình vẹn toàn, hình vẹn toàn là đạt tới cái đạo của thánh nhân”). - Ba tháng mùa xuân gọi phát trần. (Về mùa xuân dương khí bốc lên, khí ẩn náu ở trong bắt đầu phát triển. Nẩy nở, mọi vật phơi bầy dáng vẻ của chúng, cho nên gọi là phát trần). - Trời đất đều ở giai đoạn phát sinh, muôn vật tươi tốt. (Khí trời ấm, khí đất phát sinh, hai vật hợp lại làm cho muôn vật đều tươi tốt). - Ngủ dậy sớm, đi dạo ở sân. Xõa tóc giãn lỏng mình khiến cho chí nảy sinh. (Khí ấm sinh ra, khí lạnh tan đi, ngủ dậy sớm, đi lại ở sân. Khí mùa xuân là thứ cần nhất cho muôn vật phát triển nảy nở, cho nên người cũng có xõa tóc, giãn mình cho tâm trí thoải mái cởi mở. ... để cho nẩy nở mà đừng giết đi, tạo điều kiện [cho nảy nở] mà đừng ngăn chặn, giúp thêm điều kiện [cho nảy nở] mà đừng làm cho tiêu hao đi, đó là [cách làm] cho ứng hợp với khí mùa xuân, cũng là cho phép dưỡng sinh. (Khí dương của mùa xuân ban bố ra thời bệnh phát sinh phát triển nảy nở. Phép dưỡng sinh phải tuân thủ sát sao với thời tiết). “Trái ngược” có nghĩa là [đáng lẽ có khí ẩm của mùa xuân] lại có thời lệnh của mùa Thu. Tạng can thuộc hành Mộc, về mùa Xuân [ứng hợp] mà phát triển; Nhưng mùa Xuân lại có thời lệnh của mùa Thu [Thu thuộc Kim, mà Kim khắc Mộc] nên Can khí bị tổn thương. Mùa Hạ là mùa “Hỏa” vượng; Mộc khí bị sút kém cho nên sẽ bị bệnh vào mùa Hạ. Tính mùa Xuân là sinh, tính mùa Hạ là “trưởng”; về mùa Xuân thời tiết đã ngược trái, Can khí đã bị tổn thương thì khí bị yếu kém không có đà giúp cho tính “trưởng” của thời lệnh mùa Hạ. - Ba tháng mùa Hạ gọi là Phồn tú. (Khí dương sinh từ mùa Xuân, sang mùa Hạ thì lớn mạnh, vật từ sinh tới lớn cho nên gọi là Phồn tú, Phồn tức là rậm rạp, tú tức là tốt đẹp). - Khí trời đất giao nhau, vận vật tươi chắc. (Tiết Hạ chí 45 ngày, là lúc dương khí vừa được đưa lên âm khí chợt đưa xuống thì khí trời đất giao nhau. Dương khí đưa ra khí hóa, âm khí kết lại thành hình, thành hình và khí hóa hợp lại, cho nên muôn vật đều ở thời độ tươi đẹp vững chắc). - Đêm ngủ dậy sớm, chớ ngại ngày hè dài giữ ý đừng bao giờ nổi giận khiến cho cái tốt tươi trở thành đẹp đẽ, để cho khí được sơ tiết. Dường như dàn ra phía ngoài. (Nới lỏng khí dương thì vật biến hóa, ý chí khoan hòa thì khí tan tỏa ra. Vật biến hóa thì cái tốt tươi trở thành đẹp đẽ. Khí tỏa ra thì thớ da thịt thông thoáng. Thời tiết ở giai đoạn phát dương bộc lộ, cho nên sự ưa thích cũng thuận theo sự phát triển của dương khí mà dàn ra ở phía ngoài). - Đó là sự thích ứng với khí mùa hạ, hợp với phép dưỡng trưởng. Ngược lại với quy luật đó thì tổn thương cho tâm sang mùa thu biến ra bệnh sốt rét, sẽ kém khả năng thu liễm, sang mùa đông sẽ bị bệnh nặng. (Ngược lại quy luật tức là ban hành thời lệnh mua đông sốt rét tức là cơn sốt gầy guộc. Tạng tâm thuộc hành hỏa-chủ về mùa hạ, nếu ban hành thời lệnh mùa đông thì tâm khí bị thương. Mùa thu thì kim vượng mà hỏa bị mất tác dụng cho nên bị bệnh về mùa thu. Mùa thu thì thu liễm mua đông thì ẩn tàng. Trái ngược với thời lệnh mùa hạ làm cho tâm bị thương, cho nên ít khí không đủ để thừa hành thời lệnh mùa thu. Mùa đông thuộc thủy, thủy thắng hỏa cho nên bệnh nặng về mùa đông. - Ba tháng mùa thu gọi là dung bình. (Mọi vật tới mùa hạ đã trưởng thành đầy sức, dáng vóc đã hoàn bị, sang mua thu thì sức lớn của nó đã chững lại). - Khí trời đã tới lúc se sắt, khí đất đã tới lúc sáng sủa. (Khí trời se sắt là do tiếng giá rét. Khí đất sáng sủa là lúc màu sắc của mọi vật đã biến đổi). - Ngủ sớm dậy sớm, dậy theo giờ giấc của gà. (Vì ngại trúng phải sương móc lạnh lẽo, cho nên ngủ sớm, muốn cho yên tĩnh cho nên dậy sớm). - Cần giữ cho ý chí yên ổn, để giảm sự hình phạt của khí mùa thu. (Ý chí nóng vội không thận trọng trong hành động, thì làm tăng thêm hình phạt của mùa thu, càng được thuận tà sát phạt. Nếu ý chí yên lặng thì có thể giảm bớt sức hình phạt đó). -Thu giữ thần khí, lại để cho khí mùa thu được bình hòa. (Thần tản mạn thì lòng dục bốc. Lòng dục bốc lên thì hại tới hòa khí; hòa khí đã bị hại thì khí mùa thu không bình hòa. Vì vậy cần thu giữ thần khí để cho khí mùa thu được bình hòa). - Không để cho ý tản mạn ở ngoài, để cho phế khí trong trẻo. (Đó là thuận theo tính thu liễm của mùa thu). - Đó là thích ứng với khí mùa thu hợp với dưỡng thu. Trái ngược với quy tắc đó thì tổn thương phế . Sang mùa đông sẽ có bệnh ỉa lỏng, sống phân sẽ bị giảm sút khả năng tiềm tàng, thích ứng cũng tiềm tàng như khí của mùa đông. (Trái ngược tức là về mùa thu mà lại ban hành thời lệnh mùa hạ thì phế khí bị tổn thương. Mùa đông thì thùy vượng mà kìm bị sa sút, cho nên bệnh phát về mùa đông. Trái ngược với khí mùa thu làm phế tổn thương, cho nên không đủ khí để thích ứng với thời bệnh tiềm tàng trong mùa đông). - Ba tháng mùa đông gọi là bế tàng (Cỏ cây tàn rụng, sâu bọ tìm nơi ẩn náu, địa bộ đóng kín dương khí ẩn náu) Khi đó nước đóng băng, đất nứt nẻ không nên quấy động dương khí (Dương khí chìm xuống dưới, nước đóng băng nứt nẻ, cho nên phải giữ kín đáo, đừng để cho dương khí bị nhiễu động) - Ngủ sớm dậy muộn đợi mặt trời mọc… (để tránh rét) giữ cho ý chí tựa như ẩn, như náu, như có điều thầm kín riêng tây, như có cái gì (thích thú không tiện nói ra). (Tức là không nên ra ngoài khi không cần thiết để khỏi nhiễm khí lạnh) Tránh chỗ nhiễm lạnh, tìm tới chỗ ấm, không để hở da thịt, khiến cho khí bị thoát nhanh. (Bỏ chỗ rét, tới chỗ ấm là nói nên ở nhà kín. Về mùa đông khí ở sâu trong xương, loài sâu bọ ẩn náu kín, người quân tử ở trong nhà kín, không hở da là nói không nên cho ra mồ hôi, nếu ra mồ hôi thì khí dương thoát ra khí lạnh sẽ cướp mất khí nóng). Đó là ứng với khí mùa đông để hợp với lẽ dương tàng. Trái ngược lại thì sẽ thương tổn thận. Sang mùa xuân sinh bệnh bại liệt, không đủ sức phát sinh. (Trái ngược tức là ban hành theo thời lệnh mùa hạ. Thận là tương thủy, chủ về mùa đông. Ban hành lệnh mùa hạ thì thận khí bị thương. Mùa xuân thì mộc vượng và thủy bị kém, cho nên phát bệnh ở mùa xuân. Trái với khí mùa đông, thận bị thương, cho nên khí kém không đủ sức để thích ứng với tính chất phát sinh của mùa xuân). - Khí trời được trong lặng sáng sủa. (Ý nói trời sáng sủa trong lặng, khiến cho tuổi thọ người ta được lâu dài, cũng là nhờ sự hoạt động thuận với thời tiết mà có được. Ở đây đem khí trời ra để làm thí dụ). - Đức được chứa kín mãi mãi cho nên không bị giảm kém. (Bốn mùa vẫn xoay, bảy ngôi tinh tú quay vòng. Trời không nói ra lời nói, nhưng đó là cái đức được chứa kín. Đức ẩn kín ở trong thì sự ứng dụng không bị sai, cho nên không bị giảm kém. Lão tử nói: “ Bậc thượng đức không phải nói tới đức, nhưng vẫn thực có đức”, ý nói trời là bậc chí tôn cao, đức còn chứa ẩn kín, huống hồ muốn bảo toàn cái đạo của sự sống mà lại không nhận theo lẽ trời sao được). - Nếu trời quá sáng ra, thì mặt trời mặt trăng kém tỏ, tà khí xâm nhiễm vào khiếu. (Trời có “đức” được giấu kín, tức là ánh sáng lớn của mặt trời phải được giấu kín. Khi thứ ánh sáng lớn đó của trời tỏa hết ra ngoài thì các thứ ánh sáng nhỏ khác phải lu mờ đi. Cho nên cái “đức” của thứ ánh sáng ấy phải được giữ kín lại; Nếu để cho tỏa hết ra ngoài ánh sáng của mặt trăng, mặt trời sẽ ẩn đi. [Các hình tượng trên] có ý nói chân khí của người ta không nên để tỏa, bộc lộ ra ngoài mà phải nên giữ cho trong sáng, lắng lẽ thuận theo đạo lý, để giữ gìn lấy thiên chân. Nếu tách rời đạo lý [hoặc làm ngược lại] thì hư tà sẽ nhân đó mà xâm nhập các khiếu). -Người thông minh cần nuôi dưỡng dương trong mùa xuân hè; cần nuôi dưỡng âm trong mùa thu đông để thuận với gốc nguồn. (Dương khí bắt rễ từ âm, âm khí bắt rễ từ dương. Không có âm thì dương không có gì để sinh, không có dương thì âm không có gì để hóa. Âm giữ được vẹn toàn thì dương khí không hết, dương giữ được vẹn toàn thì âm khí không cùng. Muốn tưới cho mầm ngọn thì phải làm cho gốc bền vững. Đẵn gốc thì ngọn phải héo, cho nên phải điều tiết, phải thuận theo gốc nguồn). … Cho nên cùng với muôn vật mà nổi chìm trong luật sinh trưởng. (Người thông minh không bị mắc bệnh lạ, nên sinh khí không bị cạn kiệt, vì [có cách sống] thuận theo quy luật gốc của âm dương). - Trái với quy luật gốc, thì sẽ bị hại tới gốc, hư hỏng thiên chân. - Người thông minh sống theo thuyết “vô vi” vui vẻ, điềm đạm thoải mái, thỏa chí giữ lòng mình trong “hư vô” nên tuổi thọ sẽ không cùng, lâu bền với trời đất. Đó là phép giữ gìn thân thể của người thông minh. (Người thông minh không làm điều vô ích, không làm điều gì có hại đến tính mà thuận theo tính [theo quy luật], cho nên tuổi thọ được lâu dài, bền vững với trời đất). - Cho nên muốn nuôi dưỡng thần, cần phải biết vóc người gầy hay béo, vinh vệ huyết khí thịnh hay suy. Huyết khí là thân của cơ thể người ta, không thể không chú ý nuôi dưỡng cẩn thận (Thần yên ổn thì tuổi thọ lâu dài, để thần đi mất thì vóc người tiều tụy. Cho nên không thể nào không chú ý nuôi dưỡng cẩn thận). 7. MẠCH KINH - Mạch có âm dương, biết được hiện tượng mạch dương thì biết được mạch âm. Biết được hiện tượng mạch âm thì biết được mạch dương. (Về dương kinh thì có năm, chính là do mỗi phủ bao gồm cả mạch của năm phủ. Năm nhân với năm là hai mươi lăm mạch dương. Từ đó mà suy ra thì trong mỗi tạng bao gồm mạch của năm tạng, cũng thành ra hai mươi lăm mạch âm). - Cái gọi là âm, tức nói về mạch chân tạng. Thấy mạch đó là mạch bại, bại sẽ chết. (Cái gọi là âm, tức là chỉ vào mạch chân tạng của ngũ tạng bộc lộ ra. Mạch chân tạng biểu hiện sự suy bại của tạng đó, bại thì sẽ chết. Cho nên nói là mạch chân tạng xuất hiện thì chết). - Cái gọi là dương, tức là chỉ vào cái dương ở khí vị quản. (Dương ở vị quản tức là khí của Nhân nghinh. Xét vào khí lực của mạch đập động tĩnh lớn hay nhỏ có ứng với mạch thốn khẩu hay không. Mạch Nhân nghinh ở hai bên chỗ kết hầu hơi có mạch đập… Nhịp mạch ở đó – bên trái thường nhỏ hơn bên phải. Mạch bên trái nhỏ dùng để xét về tạng. Mạch bên phải lớn hơn, dùng để chẩn xét về phủ. Bởi vì vị làm chủ cho 6 phủ, 5 tạng. Tuy rằng có biểu tượng của số 5 nhân với 5 thành 25 mạch dương khác nhau, nhưng thực ra không lọt ra ngoài cái biểu hiện của vị quản. Nếu là hiện tượng tốt thì có vị khí, mà hiện tượng xấu thì không có vị khí). - Phân biệt được mạch dương, thì biết được nơi nào bị bệnh. Phân biệt được mạch âm thì biết được kỳ hạn sống chết. (Khí dương bảo vệ vững chắc cho phía ngoài, khí ngoại tà trúng vào, nên phân biệt được mạch dương thì biết được rằng chỗ nào trong cơ thể bị bệnh. Khí âm chấn giữ thần, và giữ gìn ở phía trong. Nếu khảo sát về sự thành bại của chân nguyên chính khí và phân biệt được với hai mạch âm thì biết được kỳ hạn sống chết). - Ba kinh dương ở đầu, ba kinh âm ở tay, cùng là một. (Đầu là nói về mạch Nhân nghinh. Tay là nói về Khí khẩu. Hai mạch ấy tương ứng với nhau – khí đến khí đi, hoặc nhịp to nhịp nhỏ như khi kéo dây đều nhịp nhàng với nhau, gọi là mạch bình thường. Cho nên nói cũng là một. Mạch Khí khẩu ở sau Ngư tế [mô ngón cái] – cách một thốn. Mạch Nhân nghinh ở hai bên kết hầu, cách 1,5 thốn. Hai mạch đó đều là nơi dùng để thăm dò khí lực của ngũ tạng). - Gọi là âm, dương, mạch đi là âm, mạch đến là dương. Mạch tĩnh là âm, Mạch động là dương. Mạch chậm là âm, mạch mau là dương. (Đây là nói cách chia ra để định âm dương theo từng thể mạch. Mạch có đến có đi thì phân âm dương làm mạch khi đến và khi đi. Mạch có động tĩnh thì cũng chia ra âm dương theo động và tĩnh. Mạch có mau chậm thì cũng chia âm dương theo nhịp mau chậm). - Nói sinh dương, tử âm – như là từ can đi tới tâm gọi là “sinh dương”. (Có được dương thì sống, mất dương thì chết, cho nên nói là sinh dương tử âm. Từ can truyền tới tám, là mộc sinh hỏa, là có được sinh khí gọi là sinh dương, không quá bốn ngày sẽ khỏi). - Từ tâm đi tới phế gọi là “tử âm”. (Tâm truyền tới phế là hỏa khắc kim, cho nên nói là tử âm, thời hạn không qua ba ngày sẽ chết). - Từ phế đi tới thận gọi là “Trùng âm”. (Phế kim với thận thủy, tuy là mối tương quan của con với mẹ truyền nhau, nhưng kim và thủy đều bệnh là “Trùng âm”, mà dương sẽ bị tuyệt). - Từ thận đi tới tỳ thì gọi là “Tích âm”, là chứng chết không trị được. (Thổ vốn là chế ngự thủy, mà thủy trở lại khinh nhớn tỳ gọi là “Tích âm”; “Tích âm” tức là buông tuồng, thả lỏng). - Mạch Nhân nghinh thịnh hơn một phần là bệnh ở Thiếu dương. Thịnh gấp hai là bệnh ở Thái dương. Thịnh gấp ba là bệnh ở Dương minh. Thịnh gấp bốn lần trở lên là Cách Dương (đó là cách xem mạch ở các kinh dương.Thiếu dương tức là mạch của Đởm. Thái dương tức là kinh mạch của Bàng Quang. Dương minh là kinh mạch của Vị. Kinh Linhkhu nói: thịnh hơn một phần mà lại nhộn là kinh Thủ Thiếu dương.Gấp hai lần mà nhộn là ở Thủ Thái dương. thịnh gấp ba lần mà nhộn là ở Thủ Dương minh. Thủ Thiếu dương là kinh mạch của tam tiêu. Thủ Thái dương là kinh mạch của Tiểu trường. Thủ Dươngminh là kinh mạch của đậi trường. Thịnh hơn một phần tức là mạch của Nhân nghinh tohơn mạch ở thấn khẩu gấp hơn một lần. Các chữ thịch sau cũng đều theo tỷ lệ đó. thịnh gấp bốn lần trở lên là Dươngminh thịnh đến cực độ, chon en nó bị cách ngăn mà ăn không được. thiên chính luận nói: Cách thì mửa vọt lên ). - Mạch thốn khẩu thịnh hơn một lần là bệnh ở quyết âm. Thịnh gấp hai lần là bệnh ở Thiếu âm. Thịnh gấp ba lần là bệnh ở Thái âm. thịch gấp bốn lần trở lên gọi à “Quan âm’’. (đây là cách xem mạch ở kinh âm . quyết âm là kinh mạch của Can. Thiếu âm là kinh mạch của Thận. Thái âm là kinh mạch của Tỳ. Linh Khu nói: thịnh gấp một lần mà nhộn là bệnh ở thủ Quyết âm. Gấp hai lần mà nhộn là bệnh ở thủ thiếu âm. Gấp ba lần mà nhộn là bệnh ở thủ Thái âm. Thủ Quyết âm là tâm bào lạc. Thủ Thiếu âm là kinh mạch của Tâm. Thủ Thái âm là kinhmạch của Phế. Phân tích mức thịnh của mạch âm cũng như mức thịnh mạch dương. Thịnh gấp bốn lần trở lên là âm thịnh đã quá cực độ, cho nên cửa khiếu bị bịt kín, đái không thông. Thiên Chỉnh lý luận nói: bế thì không đái được ) - Mạch Nhân nghinh và thốn khẩu mạnh gấp bốn lần trở lên là bệnh Quan cách. Mạch Quan cách xuất hiện căng đẫy không thể tiếp thu được trọn vẹn tinh khid của trời đất, thì sẽ chết. (Đều thịnh nghĩa là mạch Nhân nghinh và mạch thốn khẩu đều mạnh quá mức bình thường, gấp bốn lần. Vật thể không bao giờ có thể thịnh mãi được. Khi đạt đến mức tận cùng thì sẽ suy kém dần. cho nên không thể [ thu nhận] được tinh khí của trời đất, mà sẽ chết. Linh Khu nói: âm dương đều thịnh, không trao đổi chia sẻ cho nhau, gọi là Quan cách. Quan cách thì không thể sống được trọn kỳ hạn của cuộc đời ). - Vì sao chỉ có Khí khẩu làm chủ được năm tạng? ( Khí khẩu là thốn khẩu.: cũng gọi là mạch khẩu. Ý là nói Thốn khẩu có thể dò xét mức suy thịnh của khí. Cho nên nói khí khẩu có thể xem xét sự động tĩnh của mạch. Do đó cũng gọi là mạch Khẩu). - Vị là nơi chứa đựng đò ăn uống,là nguồn lớn của 6 phủ. ( người ta có bốn bể chứa. Bể chứa đò ăn uống là một trong bốn bể đó. Nhận lấy chất dinh dưỡng từ đồ ăn đưa đi nuôi dưỡng mọi nơi. Vì nó đảm đang về nguồn vận hoá. Cho nên nói nó là nguồn lớn của 6 phủ ). - Các vị đồ ăn vào miệng, chứa ở Vị để nuôi cho khí 5 tạng. Khí khẩu cũng là Thái âm. ( nói Khí khẩu la nơi thăm dò mạch động là vì khí của kinh Thủ Thái âm điqua đó cho nên cũng gọi Khí khẩu là Thái âm ). - Khí và Vị của 5 tạng 6 phủ đều do Vị sản xuất ra, biểu hiện ở khí khẩu . Năm khí vào mũi chứa lại ở tâm phế, nếu Tâm phế có bệnh thì mũi không thông. (đợn này cốt nói rõ một minh mạch Khí khẩu là chủ ngũ tạng. Khí khẩu tức là mạch đọng ở cổ tay phải, tức là chỗ huyệt thái uyên của kinh mạch Thủ thái âm Phế.Linh Khu gọi Đó là mạch khẩu. Đều lấy ý là Mạch khí hội tụ cả về đó). - Gọi chỗ đó là thốn khẩu, vì là vị trí của huyệt thái uyên, cách với ngư tế 1 thốn. Về bộ thốn ở tay trái thì các thiên trong nội kinh, để gọi là nhân nghinh. Sự động tĩnh của mạch, sự thịnh suy của khí, sự sống chết của người, tùy thể hiện ở khí khẩu, nhưng thực ra gốc của nó ở tỳ vị. Vị thuộc túc dương minh, tỳ thuộc túc thái âm. Túc dương minh là phủ quan trọng hàng đầu của 6 phủ, túc thai dư là tạng cõi gốc của nam tạng. Vị chủ về tiếp nhận. Mọi chất đò ăn uống đều chứa vào đó, vị là đầu nguồn lớn của 6 phủ. 5 vị của đồ ăn vào miệng, rồi chứa vào vị, nhờ được sự vận hóa của tỳ, cho nên khí của 5 tạng thảy phải nhờ nó mà nuôi sống, vậy thì tỳ là kinh túc thái âm, phế là kinh thủ thái âm. Khí của nó lưu thông với nhau. Đồ ăn vào vị, khí đó truyền tới phế, rồi phế khí vặn hành ra khí khẩu. Cho nên nói biến hiện ra ở khí khẩu là như vậy. - Thiên cơ ngọc chân đàm luận: năm tạng đều phải nhận khí hở vị. VỊ là gốc của 5 tạng, khí của 5 tạng tự nó không thể tới thủ thái âm được, phaỉ nhờ vị khí mới tới được. Chỉ nói tới vị thôi mà cũng có thể bi ết tới tỳ, 5 vị của đò ăn và miệng vào ở 6 phủ. 5 thức khí vào mũi rồi vào 5 tạng. trong số 5 tạng chỉ có tâm và phế trên vùng cách, nhận lấy cái khí đó cho nên khi tâm phế có bệnh mà mũi t ắc không thông . Vậy khi tỳ bị bệnh thí sao có thể phân biệt được 5 vị . - Phép xem mạch thường nên xem vào lúc sáng sớm . Khi ấy khí âm chưa bị khuấy động, khí dương chưa bị tản tỏa ra, chưa ăn uống gì nên kinh mạch chưa thịnh, lạc mạch đều đặn, khí huyết chưa rối loạn, thì có thể thăm dò được loại mạch có lỗi. (khí dinh vệ, ban ngày vận hành ở phần dương , ban đêm vận hành ở phần âm, tới buổi sáng thì tụ hội lại ở thống khẩu, cho nên xem mạch thường xem vào buổi sáng, lúc đó là lúc khí âm còn thăng bằng, chưa bị xáo động, dương khí rất thịnh mà chưa tản ra, chưa ăn uống gì(khi xem mạch) để rõ thực hư. Kinh mạch chưa thịnh, lạc mạch còn điều hòa , khí huyết chưa bị những hoạt động trong ngày là biến động thì sẽ có thể thăm dò, xét đoán mạch, có chỗ sai khác, tức là mạch có bệnh) - Mạch là phủ của huyết. (Phủ tức là nới chứa đựng. Ý nói huyết nhiều hay ít cũng đều góp lại ở trong kinh mạch. Cho nên nói mạch thực thì huyết thực, mạch hư thì huyết hư) - Mạch trường thì khí ổn định như thường, mạch đoản thì khí bị bệnh, m ạch sác thì khí trong lòng buồn bực , mạch đại thì thế bệnh đang tiến triển. (mạch trường là khí bình hòa, cho nên nói là ổn định bình thường. M ạch đoản là hiên tượng thiếu hụt, cho nên mạch có bệnh. Mạch sác cấp là có nhiệt, cho nên nói trong lòng phiền bực. mạch đại là thế tà dương thịnh, cho nên nói là bện tiến triển. mạch trường tức thịnh mạch đy lại có vẻ dài. Mạch đoản là nhịp mạch qua lai dều ngắn. Mach sác qua lại mau gấp . Mạch đại là nhịp mạch qua lại đày đẫy mà to.) - Phần trên của mạch là thịnh là khí ở phần cao, phần dưới cả mạch mà thịnh là có khí trướng, mạch đại[đôi] là có khí suy, mạch tế thì khí ít, mach sắc ( mắc dít) là đau ở tâm. (trân tức là chỉ vào bộ thốn khẩu. dưới thức là chỉ vào mạch bộ xích. Thịnh tức là đày thịnh. Mạch đại là mạch đương đập nửa chừng lại ngừng 1 lúc rồi mới đập lại nhịp. mạch tế là mạch động mềm nhỏ. Mạch sắc là nhịp qua lại khó khăn vướng vấp) Mạch cách cuồn cuộn như suối tuôn là bệnh tiến mà sắc tiều tụy. Mạch đi liên miên như dây đàn đứt thì chết ( cuồn cuộn là nói về mach khí đục mà rối loạn, cách là nói khi nhịp mạch tới huyền mà đại, thực mà trường. Như suối tuôn là nói mạch nhịp cuồn cuộn trôi, mà không có trở lại. Liên miên là nói lơ mơ tự như có mà không biểu hiện rõ trên đầu ngón tay. Như dây đàn đứt là ói mạch đứt ngừng nghỉ đột ngột tựa như dây đàn chợt bị đứt. Những dấu hiệu mạch đó đều là mạch chết). - Một lần thở ra là mạch đạp 2 nhịp, 1 lần hít vào mạch đập 2 nhịp, giữa hơi hít vào và thở ra thêm 1 quãng giữa thì được 5 nhịp, gọi là mạch người bình thường của người không có bệnh (kinh mạch đi 1 vòng trong cơ thể, được cả 16 thước . Khi thở ra thở vào đều đập 2 nhịp. khi dứt 1 lần thở mạch đạp thêm 1 nhịp. Tính ra cứ 270 hơi thở thì khí đi hết 1 vòng. Đi đến 50 vòng thì hết 13.500 hơi, thì khí đã đi được 810 trượng , như vậy là ứng độ số bình thường của trời. Mạch khí không có thiếu hụt hoặc hơi trội, khí tượng bình hòa gọi là nười bình thường ) - Lấy mạch của người không bệnh mà so sánh với mạch của người có bệnh, cho nên lấy mức hơi thở bình thường để điều trị cho người bệnh (Đoạn này nói về mạch trong 1 hơi thở có 5 nhịp đập là người không có bệnh, hới thở qua đằng mũi là hô, hơi thở hít vào là hấp, 1 hô 1 hấp gọi là 1 hơi thở. Nói là 1 lần thở ra là mạch của người bệnh đó là dạp 2 nhịp, 1 hơi hít thở của người bệnh đó cũng là đập 2 nhịp, trong 1 hơi hô hấp thì mạch đạp 5 nhịp như là năm thì có thêm tháng nhuận. Cái nhuận đó tức là cái nhịp đo của mạch cho nên nói trong 1 hơi thở mạch đạp 5 nhịp như thế gọi là mạch đạp bình thường, người bình thường là người không có bệnh. Bởi vì người thầy thuốc thở 1 hơi cũng bằng người bệnh thở 1 hơi, cho nên biết rằng mạch đập 5 nhịp là mạch không có bệnh, nên lấy mức mạch của người không có bệnh làm chuẩn so sánh với mức mạch của người có bệnh, vì người thầy thuốc tự mình so sánh mạch của mình với mạch của người bệnh mà xét, đó tức là phương pháp để chuẩn đoán. Mạch tỏng toàn than dài 16 trượng 2 thước, 1 lần thở ra mạch đi 3 thốn. ! lần hít vào mạch đi 3 thốn. 135 lần thì mạch đi 8 trượng 1 thước, 270 lần mạch đi hết 16 trượng 2 thước là hết 1 vòng. 1 ngày 1 đêm gồm 13500 hơi mạch đi 810 trượng là hết 50 vòng cơ thể, tức là 50 nhân với 16 trượng 2 thước là ra số đó. - 1 lần hô, mạch đạp 1 nhịp , 1 lần hấp mạch đập 1 nhịp thế là khí thiếu (hiểu khí) (1 lần hô 1 lần hấp đều động 1 nhịp, xét ra là giảm sút 1 nửa so với người bình thường . Tính trong 270 hơi thì khí đi được có 8 trượng 1 thước. Đem 13500 hơi mà nhân ra chỉ được có 405 trượng. Tù đó có thể biết rõ sự kém khí(Thiếu khí). ĐÓ là nói về nhịp mạch đạp đọng 2 lần trong 1 hơi thở là thiếu khí so với mạch bình thì đây là thiếu hụt so với mạch bình thường) - Hễ 1 nhịp thở ra mạch động 3 nhịp, mỗi lần hít vào mạch động 3 nhịp là lại nhộn, da ở cẳng tay nóng là mắc bênh ôn, da ở mạch xích không nóng mà có mạch hoạt là bị bệnh phong, có mạch sắc là bị bệnh tí. (Mỗi lần hô hây hấp đều đập 3 nhịp so với mức bình thường là quá mức ½. Tính 270 hơi thì khí đi được 24 trượng 3 thước, là đáu hiệu sinh bệnh thấy đã rõ ràng. Da đoạn cẳng tay là phần âm, đoạn thống khẩu là phần dương, kể cả 2 phần âm dương đó đều nóng là mắc bệnh ôn. Nếu riêng phần dương thịnh nhộn, là mắc phong trúng vời phần dương. Thiên mạnh yếu luận nói: Trúng phải ác phong thì phần dương khí nhiễm phải. Mạch hoạt là dương thịnh, cho nên bị bệnh phong. Mạch sác là kém huyết, cho nên gây bệnh tê dại. Đây là nói mạch một hơi đập 6 nhịp, gây ra bệnh biến thuộc hai loại quá mức so với mạch bình thường). - Khí của người ta bẩm thụ từ vị. Vị [ khí] là thứ khí bình thường của mọi người. ( Cái khí bình thường là do vị hải tạo nên. Cho nên nói: đồ ăn vào vị thì đường mạch sẽ vận hành). - Người không có vị khí gọi là nghịch, thì chết. ( Mạch thì cần thiết có vị khí là chính, không có vị khí gọi là nghịch, nghịch là chết). - Về mùa xuân mạch có vị khí, lại thấy ghé chút mạch vi huyền vẫn là mạch bình. ( Vi huyền đây là có vẻ như huyền chứ không phải là mạch vi và mạch huyền. Đoạn sau này có những chữ như vi nhu, vi nhược, vi mao, vi thạch, thì những chữ “vi” đó đều đồng nghĩa với chữ vi này). - Về mùa hè, mạch có vị khí lại thấy vi câu vẫn là mạch bình. Về cuối hè, mạch [ có vị khí] lại thấy vi nhuyễn, nhược vẫn là bình thường. Về mùa thu mạch có vị khí lại thấy vi mao[ phù] vẫn là mạch bình thường. Về mùa đông mạch có vị khí lại thấy vi thạch [ trầm] vẫn là mạch bình. ( Đoạn này tiếp ý với đoạn trên, nói rằng năm tạng đều lấy vị khí làm chính). - Mạch thuận chiều với âm dương, thì bệnh dễ khỏi. ( Mạch với bệnh tương ứng với nhau, gọi là thuận chiều. mạch với bệnh trái ngược nhau, gọi là trái chiều. Có nghĩa là mạch nên thuận với bệnh) - Mạch được thuận với bốn mùa, thì không có bệnh biến gì. Mạch trái với bốn mùa và kkhông “ gián tạng ”, thì bệnh khó chữa. ( Về mùa xuân mà lại thấy mạch của mùa thu. Về mùa hạ lại thấy mạch của mùa đông. Về mùa thu lại thấy mạch của mùa hạ. Về mùa đông lại thấy mạch của bốn tháng cuối mùa đều gọi là mạch trái thường, khí bốn mùa không tương ứng với nhau.) “ Gián tạng” ví như bệnh can lấn thổ đáng lẽ truyền sang Tỳ, lại không truyền sang Tỳ mà truyền vào Tâm, thế là gián cách [ bỏ qua], cái tạng nó thắng mà truyền sang cái tạng nó sinh. Nạm kinh nói: “ gián tạng thì sống”, là như vậy. Còn mạch không gián tạng thì đều thuộc loại khó chữa. Đó là ý nói mạch phải nên hợp với mùa). - Người ta cần ăn uống làm gốc. Cho nên nếu không ăn uống thì chết. mạch không có vị khí thì chết. Nói không có vị khí tức là chỉ thấy mạch chân tạng mà không thấy có mạch của khí. Nói không có mạch vị khí có nghĩa là mạch can không thấy có chút mạch huyền. Mạch Thận không thấy có chút mạch Thạch. (Không Huyền, không Thạch tức là không có hiện tượng đới đới Huyền hay đới Thạch). - Mạch ở thủ thiếu âm của phụ nữ động mạnh là có thai. ( Mạch thủ thiếu âm là chỗ mạch động ở chỗ lõm cổ bàn tay phía ngón út [ Chỗ huyệt thần môn] Kỳ Bá nói: Chỉ có ngoại kinh có hiện tượng bệnh mà nội tạng không bị bệnh. Cho nên chỉ tìm vào đường kinh ở ngang mỏm xương sao sau bàn tay. Động tức là mạch động. Mạch ở đó dao động tựa như một hạt đậu lớn rung lắc. mạch ân dương cùng va chạm vào nhau, gọi là động). - Hỏi: Thấy mạch chân tạng xuất hiện mà nói bệnh chết là sao? - Đáp: Năm tạng đều bẩm thụ khí ở vị. vị là cỗi gốc của năm tạng. Khí của tạng không thể tự đến được Thủ Thái Âm, tất là phải nhờ vào khí của vị mới tới được Thủ Thái Âm. (Người ta bẩm thụ khí ở vị, khí của tạng tức là khí bình thường của người ta. Cho nên tạng khí phải nhờ có vị khí để dẫn dắt tới kinh Thủ Thái Âm). - Cho nên năm tạng đều theo tùy mùa tự nhiên mà dẫn đến Thủ Thái Âm. (Tức là lúc ấy tự nó tạo nên cái khả năng tới Thủ Thái Âm). - Cho nên khi tà khí thông, thì tinh khí suy. Bởi vậy khi bệnh nặng quá rồi, thì vị khí không thể cùng với mạch khí của tạng để cùng tới Thủ Thái Âm, nên chỉ thấy có mạch chân tạng. Chỉ thấy mạch chân tạng, là bệnh thắng tạng cho nên chết. ( Như vậy gọi là mạch không có vị khí). - Hình và khí ứng hợp với nhau thì bệnh chữa được. ( Khí thịnh, hình thịnh. Khí hư, hình hư thì gọi là ứng hợp với nhau). - Sắc hiện ra tươi nhuận là bệnh dễ khỏi ( Khi sắc tươi nhuận là biểu hiện khí huyết chan hòa với nhau: Cho nên là bệnh dễ khỏi). - Mạch thuận với bốn mùa là dễ chữa. (Thuận với bốn mùa tức là mạch của mùa xuân thì Huyền, mạch mùa hạ thì Câu, mạch mùa thu thì Phú, mạch mùa đông thì kín náu). - Mạch mềm(1) mà hoạt là có vị khí. Nói bệnh dễ chữa là thấy mạch thuận với mùa. (Đón chừng lúc thuận lợi mà xem mạch thì chữa đâu được đấy. Đón chừng lúc khí huyết ứng hợp với từng mùa mà chữa bệnh). - Hình khí không ứng hợp với nhau thì khó chữa. ( Hình thịnh khí hư hoặc khí thịnh hình hư là không ứng hợp với nhau). - Sắc khô héo không tươi nhuận là bệnh khó khỏi. (khô héo tức là màu sạm tối, không tươi như là khô ráo). - Mạch thực lại rắn chắc, gọi là quá nặng. mạch trái với bốn mùa là bệnh không thể trị được. (Mạch thực lại rắn chắc, là tà khi quá thịnh, cho nên nói là quá nặng. Trái nghịch với khí bốn mùa thì nói là không trị được). - Mạch có chia ra ba bộ chính hậu là bộ dưới, bộ giữa, và bộ trên. Mỗi bộ chia ra ba hậu, ba hậu đó là vùng thiên, vùng địa, vùng nhân. Vùng thiên của bộ trên là chỗ động mạch hai bên trán. (Mạch động hai bên trán – đường của kinh mạch Thủ Túc Thái Dương đi qua). - Vùng địa của bộ trên là chỗ động mạch hai bên má. (1)- Ngyên văn dùng tính từ “nhược” để tả tính chất của mạch mềm mại, có độ dẻo của thành mạch, cho nên dịch là “mềm” để khỏi lẫn với mạch “nhược” – cước chứng hư nhược. ( ở phía dưới hai bên lỗ mũi gần với huyệt Cự Liêu, có nhịp động sờ thấy, là chỗ có đường kinh mạch của Túc Dương minh đi qua) - Vùng nhân của bộ trên là chỗ động mạch ở trước tai. (Ở chỗ lõm xương trước tai có nhịp động sờ thấy được. Mạch của Túc Thiếu dương đi qua đó) - Vùng thiên của bộ giữa là Thủ Thái âm ( Tức là mạch Phế, ở giữa Thốn khẩu sau bàn tay là huyệt Kinh Cừ có nhịp động sờ thấy) - Vùng địa của bộ giữa là Thủ Dương minh. (Tức là mạch Đại Tràng ở nạng xương bàn tay của ngón cái trỏ, chỗ có động mạch đập) - Vùng nhân của bộ giữa là Thủ Thiếu âm (tức là mạch của Tâm. Ở chỗ huyệt Thần môn phía sau bàn tay, đối chiếu với ngang gờ xương cổ tay) - Vùng thiên của bộ dưới là Túc Quyết âm (Tức là mạch của Can, ở chỗ lõm phía ngoài chỏm lông mu từ Dương thỉ đi xuống cách 1,5 thốn, gần vùng huyệt Ngũ lý, nơi có động mạch sờ thấy. Ở phụ nữ thì lấy huyệt Thái xung ở chỗ lõm trên u xương ngõn chân cái 2 thốn) - Vùng địa của bộ dưới là Túc Thiếu âm. ( tức là mạch của Thận, ở chỗ lõm trên gót chân, phía sau mắt cá trong, nơi huyệt Thái khê có động mạch sờ thấy được) - Vùng nhân của bộ dưới là Túc Thái âm. (tức là mạch của Tỳ, ở phía trên bắp cẳng chân qua thẳng lên huyệt Cơ môn ở dưới huyệt Ngũ Lý- duỗi thẳng chân ấn tay sâu xuống đó thấy có mạch đập. Muốn thăm dò vị khí thì nên tìm ở huyệt Xung dương trên mu bàn chân) - Cho nên vùng thiên của bộ dưới dùng để dò đoán Can. ( Mạch Túc Quyết âm đi ở trong đó) - Vùng địa của bộ dưới dùng để dò đoán Thận. ( mạch Túc Thiếu âm ở trong đó) - Vùng Nhân của bộ dưới dùng để dò đoán Tỳ, Vị. ( mạch Túc Thái âm vận hành ở trong đó) - Những vùng ở bộ dưới vì sao cũng có vùng thiên, vùng địa, vùng nhân? ( vùng thiên là chỗ để dò xét Phế [ mạch Thủ Thái âm đi trong đó] - Vùng địa là để dò đoán khí trong lồng ngực. (Mạch của Thủ dương minh đi qua đó. Nội kinh nói: Tràng và vị cùng nhận đoán ở một chỗ như nhau. Cho nên nơi đó là để xét đoán vào khí trong lồng ngực) - Vùng nhân để dò đoán Tâm (Vùng mạch của Thủ Thiếu âm đi qua) - Bộ phận trên dùng để xét đoán cái gì? Cũng có chia thiên, địa, nhân. Vùng thiên xét đoán về khí của đầu. (Vị trí nó ở trên đầu, cho nên dùng để chẩn đoán khí ở trên đầu) - Vùng địa dùng để xét đoán khí của răng miệng. (Vị trí của nó ở gần răng miệng, cho nên dùng đẻ xét đoán răng miệng) - Vùng nhân dùng để chẩn đoán khí ở tai mắt. (Vị trí của nó ở gần tai mắt, cho nên dùng để xét đoán bệnh ở tai mắt) - Trong cả ba bộ, cũng đều có thiên, địa và nhân. Ba phần trên thành ra thiên, ba phần dưới thành ra địa, ba phần giữa thành ra nhân. Ba nhân ba thành chín. Chín phần chia ra thành chín khu vực. Chín khu vực, ứng với chín tạng ( ứng những số đó với số chín của trời đất). Cho nên thần tạng có năm, hình tạng có bốn. Hợp lại thành ra chín tạng. (nói thần tạng tức là Can tàng hồn, Tâm tàng Thần, Tỳ tàng ý, Phế tàng phách, Thận tàng chí, có nghĩa là những nơi đó đều là nơi ở của thần khí nên gọi nó là năm thần tạng. Nói hình tạng giống như cái đồ chứa, ngoài thì căng rỗng mà không biết kiệt hết những vật chứa đựng ở trong, cho nên gọi là hình tạng. Một là đầu, hai là tai mắt, ba là răng miệng, bốn là trong ngực) - Năm tạng đã bại thì sắc sẽ héo hắt, héo thì chết. (Héo là mầu sắc của cái chết, là hiện tượng khác thường. Sắc là ngọn cờ của thần. Tạng là nơi ở của Thần. Cho nên thần mất đi thì tạng bị bại. Tạng bị thì hiện ra sắc khác thường, là dấu hiệu chết) - Hình vóc thịnh, mạch nhỏ bé, thiếu khí không đủ khí để thở thì nguy. (hình và khó cũng hợp với nhau, là có thể trị được. Nay mạch khí không đủ mà hình vóc lại thịnh hữu dư, không hợp với chứng cho nên nói là nguy) - Hình vóc gầy mòn, mạch to, trong lồng ngực có nhiều khí thì chết. (như thế là hiện tượng hình khí không đủ, mà mạch khí lại có dư, hình vóc gầy mạch đại, trong lồng ngực có nhiều khí, là hình tạng đã bị thương. Những hiện tượng như vậy đều gọi là hình và khí không ứng hợp với nhau) - Hình và khí ứng hợp với nhau, thì sống. Nếu chênh lệch không đều thì bị bệnh. (mạch rối loạn không điều, là mạch không bình thường là có bệnh) - Ba bộ chín hậu đều trái nhau thì chết. (“trái” là mức độ mạch khí xét thấy không ăn nhịp với nhau. Cách chẩn xét loại bệnh trái nhau có bảy điểm. Bẩy điểm đó nói ở đoạn văn dưới đây) - Mạch trên dưới tả hữu đập có vẻ như chầy giã là bệnh nặng. Mạch trên dưới tả hữu không ăn nhịp với nhau không thể đếm được là bệnh chết. (Ba bộ chín hậu ở trên dưới tả hữu gồm cả thẩy 18 điểm. “ Chầy giã” là ý nói mạch to mau mà nhịp đập như chày giã gạo lên xuống. Mạch Đại “to” thì bệnh dương tiến cho nên bệnh nặng. “ không thể đếm được tức là một hơi thở hít có từ 10 nhịp đập trở lên, đó là hiện tượng chết” - Mạch ở riêng bộ giữa tuy có điều hòa, nhưng không ăn nhịp với các tạng thì sẽ chết. Mạch ở trong bộ giữa cũng giạm kém như mạch ở các bộ khác thì chết. (Hai bên trái và phải của bộ giữa có 6 điểm khám. Hai bộ trên và dưới đã không ứng hợp với nhau mà riêng bộ giữa còn điều hòa vì bệnh chưa đủ lên để bộ giữa cũng bọ khí suy nhược như hai bộ trên và dưới, cho nên là bệnh sẽ chết. Nói giảm tức là Thiếu kém đi) - Khóe trong mắt lõm xuống thì chết ( Mạch Thái Dương bắt đầu từ khóe tròng mắt. Khóe tròng mắt bị lõm tức là khí thái dương tuyệt, cho nên chết. Sở dĩ nói tới thái dương là vi Thái dương chủ về các dương khí cho nên chỉ nói tới nó) - Hình vóc đã thoát róc, mạch chín hậu tuy còn điều hòa cũng chết. (Cũng là ý nói hình và khí không ứng hợp với nhau. Kinh có nói: “Mạch khí thì hữu dư mà hình khí kém sút thì sống, vì sự kém sút đó chưa phải là thoát róc. Nếu đúng là thoát róc thì các bắp thịt lớn teo đi hết. Tỳ chủ về bắp thịt. Thịt bị róc thoát là hiện tượng Tỳ tuyệt. Chín hậu tuy có còn điều hòa, mà vẫn chết) - Xét mạch ở chín hậu riêng nhỏ là có bệnh, riêng to là có bệnh, riêng nhanh là có bệnh, riêng chậm là có bệnh, riêng hãm xuống là có bệnh. (Chẩn đoán về mạch trái chiều gồm có 7 hiện tượng đó. Song mạch khi hiện ra bảy điểm so le không điều hòa, tùy theo từ trạng thái khác thường để suy đoán bệnh tật. Đây là nói trong số chín hậu đó, có bảy phép chẩn đoán mạch bệnh) - Thịt bị thoát róc hết, không bước đi được là chết. ([tinh hoa của] đồ ăn uống không thấu ra ngoài [để nuôi dưỡng] thì bắp thịt bị tiêu róc hết. Khi thiên chân ở bên trong bị cạn hết thì người không đi được. Chân khí và các khí sút hao thì chết đến nơi) - Mạch ở chín hậu đều trầm tế hẫng hụt là mạch âm, chủ về mùa đông, cho nên nói là chết về nửa đêm. Thịnh, nhộn, mau gấp là mạch dương, chủ về mùa hạ, cho nên nói chết vào giữa trưa. (Vị trí không ở mãi một chỗ. Vật thể tiến tới mức độ sẽ quay lại, là ý nghĩa của càn khôn âm tới cực độ thì rỗng tranh nhau ở trên đồng nội, dương tới cực độ thì rỗng mạch nổi lên. Vì vậy mạch cực độ của âm dương thì sẽ chết vào nửa đêm hay giữa ngày) - Người bệnh nóng rét chết vào lúc sáng sớm (Cũng và lễ vật tiến tới cực độ thì biến đổi. Sáng mai là lúc mộc vượng, khí của mộc là phong, cho nên tới thời mộc vượng thì bệnh nóng rét sẽ chết) - Bệnh nhiệt trúng và bênh nhiệt, chết vào lúc nửa ngày. (thời điểm đó là lúc dương khí cao cực độ) - Bệnh phong thì chết lúc chiều hôm. (do sự xung khắc của giờ Mão) - Bệnh về thủy thì chết lúc nửa đêm. ( vì thủy vượng) - Động mạch khi thưa khi mau, chợt chậm chợt gấp thì chết vào giờ Tứ Quý trong ngày. (Bốn giờ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là giờ vương của Thổ Tỳ khí tuyệt ở trong, cho nên nói là sẽ chết vào ngày tứ quý. Đây là nói về kỳ hạn của các bệnh) - Trẻ con còn bú mà bị bệnh sốt nóng mạch lại huyền tiểu là vì sao? ("Huyền là nói như một vật treo lơ lửng cơ rung động) - Chân tay ấm thì sống, lạnh thì chết. - Trẻ con còn bú bị trúng phong, phát sốt, suyễn thở so vai, mạch cực đại. Hoãn thì sống, cấp thì chết. (Đây là nói mạch và bệnh của trẻ thơ bị trái trở, lại kiêm có chứng khác biểu hiện ra: Bệnh và chứng đều nặng có thể căn cứ vào mạch và chứng để quyết đoán sự sống chết. Con thơ mà mác bệnh nhiệm là dương chứng; mạch lại huyền tiểu, như vậy là dương chứng hiện âm mạch. Nhưng chân tay ôn hòa chính khí vấn còn. Mạch tuy có Huyền tiểu song chưa đến nỗi đại (to), cho nên có thể sống được. Nếu không thì chân tay lạnh, thì sẽ chết) - Chứng tràng tích ỉa ra máu thì thế nào? - Mình nóng thì chết, mát thì sống (Nóng thì huyết bị bại, cho nên nói nóng là chết. Mát là Dinh khí vốn còn có nên sống) - Chứng tràng tích ỉa ra bọt trắng thì thế nào (âm bệnh mà hiện ra dương mạch là trái ngược với chứng cho nên chết ) . - Chứng tràng tích ỉa ra máu mủ thì thế nào . - Mạch Huyền tuyệt thì chết, mạch Hoạt đại thì sống. Chứng bệnh thuộc loại tràng tích, mình không nóng, mạch không Huvền tuyệt thì thế nào? - Mạch Hoạt đại thì sống, mạch Huyền sác thì chết. Tùy theo từng tạng mà biết kỳ hạn (Phế đế ngày Bính Đinh thì chết. Bệnh thận đến ngày Mậu quý thì chết như vậy nói là tùy theo từng tạng mà biết kỹ hạn ngày chết) . - Mạch của điên tật hư, thực thì như thế nào? - Mạch hư thì có thể trị, thực thì chết. (Nói về mạch của người điên dại, gặp được dương mạch hư thì sống. Tật chứng điên là dương chứng gặp dương mạch, vậy nên bệnh lâu ngày rồi tự khỏi. Nếu mạch Tiểu, chắc và cấp, như vậy là gặp được âm mạch, cho nên nói là bệnh chết không trị được. Nhưng mạch của điên tật, nên cần phải có trạng thái hư, tức là mạch đập có vẻ Đại và hoạt nhưng trong đó có kèm theo trạng thái mạch hư là có thể trị được. Nếu lại kèm theo có trạng thái mạch thực tài khí có dư, là hiện tượng chết). - Trong chứng tiêu dán mạch hư thực như thế nào? Có mạch thực Đại bệnh đã lâu có thể trị được. Có mạch Huyền Tiểu, chắc chắn bệnh lâu không thể trị được. (Bệnh lâu ngày, khí huyết suy kém thì mạch đáng lẽ không nên thực Đại. Cho nên nói là không trị được) - Chứng Hoàng đản phát ra bạo cấp, chứng đau đỉnh đầu [điên tật] quyết cuồng, do bệnh chín khiếu không lợi, từ tràng vị mà sinh ra. (Đây là nói về nguyên nhân sinh bệnh, đều do từ trong sinh ra) - Mạch như thế nào là biết là có mang thai, rồi sẽ sinh con? Đáp: Trong mình có bệnh mà không có tà mạch. (Ý nói người có mang tuy có tắt kinh nhưng mạch không phải là mạch có bệnh. Nói “mình có bệnh” tức là có tắt kinh. Nói “không có tà mạch” tức là mạch ở bộ Xích vẫn điều hoà. Thường có mang [trong vòng] ba tháng thì tinh hoa của âm dương chưa bị thay đổi; đến tháng thứ ba thì tinh khí bắt đầu biến động, thứ khí đó bốc dồn lên vị gây nôn nghén. Sau đó, tháng thứ 3-4 bớt nôn oẹ dần rồi hết. Mạch rất [lưu lợi nhanh gão] hoạt tật; lúc đó đã hình thành trai hay gái rồi, nhưng khí thì chưa ổn định. Đến thágn thứ 5,6 về sau thì hình chất đã ổn định, trai hay gái đã rõ ràng. Đến tháng thứ 8,9,10 thì mạch trở lại bình hoà như ngừơi không có thai. Nếu thầy thuốc không hiểu sâu mạch lý, người nhà không chịu nói rõ ràng thì khó mà đoán cho ra được. Sách Mạch quyết nói: Mạch hoạt tật không tan là có thai ba tháng. Chỉ có tật và tán là thai 5 tháng. Từ tháng thứ 6 về sau thì không còn dấu hiệu mạch nhanh gấp nữa. Nhưng cũng có trường hợp từ trước cho tới sau mạch vẫn cứ Hồng sác không biến đổi. Đó là loại người có thai khí rất mạch không nên câu nệ một loạt như nhau được. - Tam dương là kinh, nhị dương là duy, nhất dương là du bộ. Đó là biết sự thủy chung của năm tạng. Tam âm là biểu, nhị âm là lý, nhất âm là chí tuyệt, đặt vào làm sóc hối, sẽ khớp hợp với nhau để cho đúng lý. (Đoạn này nói sáu kinh là biểu lý vơi nhau trong cơ thẻ người. [Trong đó] kinh Thái dương, thái âm là quan trọng. Kinh đương ba là Túc thái dương bàng quang, đi từ khóe mắt lên đầu chia làm bốn đường xuống gáy. Gộp với biệt mạch chính; trên dưới có 6 đường đi ở lưng là một đường “kinh lớn" [kinh] trong cơ thể người. - Kinh dương hai là Túc Dương minh Vị đi từ mũi xuống họng, chia làm bốn đường, gộp với biệt mạch chính thành 6 đường lên xuống ở phần bụng để Giằng giữ" [duy] ở cơ thể người. - Kinh dương 1 là Túc Thiếu dương Đởm, bát đầu từ mặt ngoài đuôi mắt liên tục ở phần đầu, chia làm bốn đường xuống Khuyết bồn, gộp với biệt mạch chính thành 6 đường, đi lên đi xuống “qua” [duy] các bộ phận trong cơ thể người. - Như vậy, gọi là “kinh” là “duy” là “du” bộ. Có thể biết được đầu đuôi [chung thủy] của tạng nhờ vào 3 kinh đó, và lấy đó làm “biểu”. - Cho nên nếu lấy dương ba làm biểu [Túc Thái dương Bàng quang] thì âm hai là lý; âm 2 tức là Thiếu âm thận. Nếu lấy dương 2 làm biểu [Túc Dương minh vị] thì âm 3 là lý tức là Túc thái âm tỳ. Nếu lấy dương 1 làm biểu [Túc thiếu dương đởm] thì âm 1 là lý, âm 1 tức là Túc Quyết âm Can. - Thái âm chính, thứ đến Thiếu âm rồi đến Quyết âm. Thái dương là thứ dương chính, thứ đến Thiếu dương rồi đến Dương minh. Theo mức khí có nhiều hay ít có tác dụng khác nhau mà mỗi phần âm hay trương chia làm ba phần. Cái nghĩa của thái" và thiếu" còn dễ hiểu, còn nghĩa của “dương minh”, “quyết âm” thì khó nói cho rõ. Ghép 12 kinh vào 12 tháng thì thấy. - Dần ứng với tháng riêng là tháng có khí sinh ra: chủ về kinh thiếu dương ở chân trái. - Mùi ứng với tháng 6 chủ về kinh thiếu dương ở chân phải khí của kinh mạch đều đi ở ngón thứ tư của 2 chân. - Mão ứng với tháng 2 chủ về kinh thái dương ở chân trái. - Ngọ ứng với tháng 5 chủ về kinh thái dương ở chân phải. khí của kinh mạch đều đi ở ngón chân út ngược lên. - Thìn ứng với tháng 3 chủ về kinh dương minh ở chân trái. - Tỵ ứng với tháng 4 chủ về kinh dương minh ở chân phải. Khí của kinh mạch từ ngón thứ 2 của 2 chân đi ngược lên. - Như vậy bốn tháng 1, 2, 5, 6 thuộc Thiếu Dương, Thái Dương, còn tháng 3, 4 Tỵ, Mùi ở vào quãng giữa, được 2 kinh kia hợp lại cùng sáng cho nên gọi là “Dương Minh”. - Thân ứng với tháng 7 là tháng có khí âm sinh ra chủ về kinh thiếu âm ở chân phải. - Sửu ứng với tháng 12 chủ về kinh thiếu âm ở chân trái. Khí của kinh mạch từ lòng bàn chân đi lên. - Dậu ứng với tháng 8 chủ về kinh thái âm ở chân phải. - Tý ứng với tháng 11 chủ về kinh thái âm ở chân trái. Khí của kinh mạch từ ngón chân cái ở 2 chân đi lên. - Tuất ứng với tháng 9 chủ về kinh quyết âm ở chân trái. - Hợi ứng với tháng 12 chủ về kinh quyết âm ở chân trái.Khí của kinh mạch đều ở cạnh ngoài của ngón chân cái của 2 chân đi lên. - Như vậy các tháng 7,8,11,12 thuộc về thiếu âm, thái âm còn tháng 9,10 thuộc về quyết âm ứng với tháng tuất hợi là khí tận cùng của âm của 2 chân cho nên gọi là quyết âm.”Quyết” nghĩa là hết ứng vào 2 chi Tuất Hợi. Đâu có biết rằng lý của sự vật là một khi khí âm đến chỗ hết thì lại có thể phục hồi trở lại. Đó là lẽ huyền diệu của Sóc, hồi tương sinh đã sẵn có ở trong. Bởi vì âm tận cùng là hồi âm sinh ra là Sóc. Khí tận cùng là Hối, khí sinh ra là Sóc. Khi đã thấy Hối thì sẽ lại thấy Sóc, ở chỗ đứt hết của Quyết âm lại phát sinh trở lại, là nhờ cái lẽ huyền diệu của Sóc, Hối là để chứng minh cái lý của quyết âm. - Dương ba là cha, dương hai là vệ, dương một là kỷ, âm ba là mẹ, âm hai là thư, âm một là độc sứ. - Dương ba tức là thái dương, thái dương là đường kinh ở thuộc biểu che trở cho sinh vật, được coi trọng như là người cha. Dương hai tức là dương minh là đường kinh ràng buộc với duy thuộc biểu bảo vệ cho các bộ phận cho nên gọi là vệ. Dương một tức là thiếu dương là bộ du thuộc biểu dải khắp nối liền với các đường kinh cho nên gọi là cương kỷ(rường mối). - Âm ba tức là thái âm là đường kinh thuộc lý nuôi dưỡng các kinh đáng quý trọng như người mẹ. Âm hai tức là thiếu âm là đường kinh ràng buộc (duy) thuộc lý, sự sống từ đó sinh ra, cho nên gọi là thư (giống cái). Âm một tức là quyết âm là bộ du của lý là vị tướng lo toan công việc cho nên gọi là độc sứ. (1) – Huyền phủ - cũng là Nguyên phủ - lỗ ra mồ hôi. ND.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top