TUANHOAN

Câu 16: Nêu các phương pháp khám hệ tuần hoàn:

- Lâm sàng: quan sát, sờ nắn, gõ, nghe, đo huyết áp

- Cận lâm sàng: điện tâm đồ, siêu âm, x-quang.

Câu 17: Vị trí, cách khám, các bệnh lý liên quan đến tim:

a. Vị trí:

- Trâu, bò: 5/ 7 bên trái: đáy ngang giữa ngực; đỉnh nằm ở phần sụn sườn số 5, cách xương ức 2cm; bờ trước - sau: xương sườn 3 – 6.

- Dê, cừu: tương tự trâu, bò, ngưng cách xa ngực hơn

- Ngựa: 3/ 5 bên trái; đáy gần giữa ngực; đỉnh nghiêng trái, cách xương ức 2cm; bờ trước – sau; xương sườn 2 - 6.

- Heo: Khoảng 3/5 ngực trái; đáy giữa ngực; đỉnh nơi tiếp giáp giữa sụn sườn 7 và xương ngực, cách xương ức 1,5cm.

- Chó: khoảng 3/5 ngực trái; đáy giữa ngực; đỉnh tiếp giáp phần sụn sườn 6-8, cách xương ức 1cm.

b. Cách khám tim:

- Quan sát:

+ Xem màu sắc da, nêm mạc

+ Quan sát chấn động của thành ngực do tim tạo ra

- Sờ nắn: nhận biết vị trí, cường độ, thời gian đập, tính mẫn cảm

+ Vị trí: trâu, bò: vùng sườn 3-5 bên trái

+ Khi sờ nắn cần chú ý; Lực đập; vị trí đập động; vùng tim đau; tim đập động âm tính; tim rung.

- Lực đập:

+ Tim đập mạnh hơn bình thường: tâm thất co bóp mạnh, tiếng tim tâm thất tăng (viêm cơ tim cấp tính, thiếu máu truyền nhiễm , sốt cao, viêm nội tâm mạc, trúng độc atropin….)

+ Tim đập yếu, lực đập yếu, diện tích đập nhỏ: thành ngực bị thủy thũng >> tích nước xoang ngực,  phổi khí thủng, suy tim…

- Vị trí: vùng tim đập động có thể thay đổi do khối u, dịch thẩm xuất chèn đầy(chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột, thoát vị, tích nước xoang ngực trái.

- Vùng tim đau: gia súc cảm giác đau, tránh, rên khi sờ nắn (viêm bao tim do ngoại vật, viêm màng phổi).

- Tim đập động âm tính: khi tim đập, thành ngực lõm vào trong

- Tim rung: thành ngực ở vùng tim chấn động nhẹ (viêm bao tim, bệnh ở van tim, lỗ động mạch chủ, lỗ nhĩ thất trái hẹp).

c. Gõ:theo gian sườn 3, 4, 5, 6: gõ từ trên xuống, đánh dấu các điểm âm gõ rồi nối lại.

-Vùng âm đục bình thường:

+ Trâu, bò, dê, cừu: vùng âm đục tương đối (gian sườn 3-4). Âm đục tuyệt đối xuất hiện khi tim to hoặc bao tim bị viêm

+ Ngựa: vùng âm đục tuyệt đối hình tam giác: đỉng ở gian sườn 3, dưới đường nngang kẻ từ khớp vai-cơ khuỷu-đường cong lấy từ đỉnh đến cuối ườn 6; xung quanh bao bọc bởi âm đục tương đối rộng 3-5cm.

            + Heo:không xác định được vùng âm đục

+ Chó: vùng âm đục tuyệt đối nằm giữa gian sườn 4-5

- Thay đổi bệnh lý:

+ Vùng âm đục mở rộng về phía trên và sau 1-2 xương sườn (tim nở dày, viêm bao tim, phổi hóa gan).

+ Vùng âm đục tim thu hẹp hoặc mất (phần phổi dưới tim bị khí thủng)

            + Vùng âm đục di chuyển

+ Vùng âm đục có âm bùng hơi(viêm bao tim do ngoại vật, nếu thối rữa >sinh hơi, tùy theo mức độ đôi khi còn nghe được âm kim thuộc).

- Gia súc có phản xạ đau: bao tim bị viêm, viêm màng phổi.

d. Nghe:

- Tim hoạt động bình thường: tiếng I: “pùm”, tiếng II:”pụp”

                   “pùm:                               “pụp”

      Âm thanh kéo dài trầm          nghỉÂmthanh gọn ngắn: nghỉ dài

            Tâm nhĩ co bóp               ngắnVan động mạch chủ và van động mạch phổi đóng

           Tâm thất co bóp                      

          Tâm nhĩ thất đóng                    

        Van động mạch mở                               

Nghe rõ ở mõm tim lúc mạch đập                  

e. Bệnh lý liên quan đến tim:

* Cả hai tiếng tim đều thay đổi:

- Do tim đập nhanh và mạnh

- Gia súc mập >> tiếng tim nghe không rõ (thành ngực dày).

- Bệnh ở thành ngực: thủy thũng, khí thủng; lồng ngực hay bao tim tích nước; viêm cơ tim giai đoạn đàu (tim đập mạnh tiếng tim rõ).

- Vị trí tim xa thành ngực

- Thành phần máu: máu loãng>tiếng tim vang

* Cường độ tiếng tim thứ nhất thay đổi: do lực co bóp của tim thay đổi và do độ đầy máu ở tâm thất

- Tiếng tim thứ nhất tăng: giai đoạn đầu viêm cơ tim, các loại thiếu máu, gia súc sốt.

- Tiếng tim thứ nhất giảm: viêm cơ tim giai đoạn sau, biến tính cơ tim, tim dãn; hở van nhĩ thất

* Cường độ tiếng tim thứ hai thay đổi (do áp lực trong động mạch quyết định)

- Tiếng tim thứ hai tăng: huyết áp động mạch  chủ và động mạch phổi tăng (viêm thận, tâm thất trái nở dày; khí thủng phổi, viêm phổi, hở van hai lá, lỗ nhĩ thất hẹp).

- Tiếng tim thứ hai giảm: hở van động mạch chủ hay hở van động mạch phổi

f. Tính chất tiếng tim thay đổi:

- Tiếng tim tách đôi: do chức năng cơ tim hoặc thần kinh điều khiển hoạt động của tim bị trở ngại >> hai bên tâm thất không co, giãn cùng lúc.

- Tiếng tim thứ nhất tách đôi: hai bên tâm thất phải và trái không co bóp cùng lúc; một bên tâm thất thoái hóa hay nở dày hoặc do một nhánh bó His dẫn truyền bị trở ngại.

- Tiếng tim thứ hai tách đôi: van động mạch chủ và van động mạch phổi không đóng cùng một lúc; độ đầy máu của hai bên tâm tâm thất không đều (van nhĩ thất, lỗ nhĩ thất không bình thường)

- Tiếng ngựa phi: triệu chứng của suy tim

- Tiếng ngựa phi tiền tâm thu: âm phụ xuất hiện trước tiếng tim thứ nhất >> tâm nhĩ co bóp trước không liền với tâm thất co bóp

- Tiếng ngựa phi tâm thu: âm phụ xuất hiện ngay sau khi tiếng tim thứ nhất >> một bên tâm thất đập chậm.

- Tiếng ngựa phi tâm trương: âm phụ xuất hiện trong thời kỳ nghỉ

- Tiếng thai nhi: lúc tim đập nhanh, hai tiếng tim rất giống nhau, không phân biệt được tiếng một và tiêng hai (biểu hiện của chứng suy tim).

Câu 18. Nêu các dạng âm khi nghe tim:

a. Tạp âm trong tim:

- Âm tạp do biến đổi thực tế: do các van đóng không kín, các lỗ trong tim hẹp (các van bị viêm >> các van và dây chằng dính liền với nhau). Có 3 dạng:

+ Tiếng phổi tâm thu: pùm-xì-pụp: lỗ động mạch chủ hay lỗ động mach phổi hẹp; van 2 lá, van 3 lá đóng không kín

+ Tiếng phổi tâm trương: pùm-pụp-xì: van động mạch chủ hay van động mạch phổi đóng không kín; lỗ nhĩ thất hẹp.

+ Tiếng thổi tiền tâm thu: xì-pùm-pụp (pùm-pụp-xì-pùm-pụp): lỗ nhĩ thất hẹp, thực ra cũng là tiếng thổi tâm trương nhưng phát ra cuối kỳ tâm trương.

- Âm tạp do thay đổi chức năng: do chức năng của tim hay mạch quản rối loạn hoặc do tính chất máu thay đổi. có hai loại:

- Tiếng thổi do hở van vì chức năng:van nhĩ thất (phải,trái) đóng không kín >> máu chảy ngược trở lại qua những lỗ hở (ngựa suy dinh dưỡng, già yếu).

- Tiếng thổi do thiếu máu: máu loãng, độ nhớt thấp >tốc độ máu chảy nhanh(bệnh lê đạng trùng, thiếu máu truyền nhiễm của ngựa).

b. Tạp âm ngoài tim:

- Thường do bệnh ở bao tim hay màng phổi

- Tiếng cọ bao tim màng phổi:tiếng cọ ngoại tâm mạc: giống tiếng lụa cọ vào nhau, phát ra cùng với hai kỳ tim hoạt động

- Tiếng cọ bao tim màng phổi: tiếng cọ ngoại tâm mạc - phế mạc (màng phổi bị viêm).

- Tiếng vỗ nước: tiếng óc ách âm bơi: do viêm bao tim >> vùng âm đục tuyệt đối của tim mở rộng, viêm nàng phổi

Câu 19. Hệ thống thần kinh tự động của tim gồm những phần nào:

- Nút Keith-Flack (nút SA): phần trước tâm nhĩ, nơi tĩnh mạch chủ đổ vào

- Nút Asschoff-Tawara (nút nhĩ thất: AV): ở phần dưới vách nhĩ thất.

- Bó His: bắt nguồn từ nút AV và chia làm hai nhánh phải và trái

- Chùm Purkinj: do hai nhánh bó his phân ra và tận cùng của cơ tâm thất.

Câu 20. Nêu vị trí và phương pháp kiểm tra động mạch ở gia súc:

a. Vị trí;

- Trâu, bò: đm đuôi, đm mặt

- Ngựa: đm hàm ngoài, đm mặt, đm đuôi

- La, lừa: đm đuôi

- Gia súc nhỏ: đm đùi

- Heo, cầm: không bắt mạch được

- Kiểm tra mạch bằng cách dùng ngón trỏ để kiểm tra: tần số, tính chất và nhịp điệu của mạch.

b. Tần số mạch: Những yếu tố ảnh hưởng:

- Giống:

- Phái tính: đực < cái. Bò cái lớn: 60-80 lần/ phút; bò đực lớn: 36-60 lần/ phút

- Thể vóc: non > già. Bê 2 tuần tuổi: 100 - 120 lần/ phút; bê 2-12 tháng tuổi: 80- 100 lần/ phút

- Chế độ làm việc

- Thời tiết

- Ăn no: tần số tăng

* Tần số mạch tăng

- Khi gia súc sốt cao, thân nhiệt tăng 10‑C >> tần số mạch tăng 8-10 nhịp

- Tim suy nhược

- Thiếu máu cấp tính, mãn tính >> huyết áp hạ >> tần số mạch tăng

- Bệnh gây đau đớn >> kích thích thần kinh (dãn dạ dày, đầy hơi ruột, xoắn ruột, tắc ruột, viêm ruột, trúng độc >> suy tim); dây thần kinh phế vị >> mạch tăng (viêm não, tiêm atropin).

* Tần số mạch giảm:

- Do thần kinh phế vị hưng phấn >> mạch đập chậm (ứ máu não, u não, thủy thũng não, viêm màng não; thú sắp chết, hoàng đản, viêm thận cấp, huyết áp tăng do trúng độc…)

c. Tính chất mạch:

- Căn cứ vào độ cao:

+ Mạch to: máu chảy vào đm nhiều >> mạch nổi rõ hơn bình thường, mạch chắc chắn (bệnh truyền nhiễm cấp tính, tâm thất trái nở dày, viêm cơ tim thời kỳ đầu, cao huyết áp).

+ Mạch nhỏ: máu chảy vào đm ít, thành mạch chấn động nhẹ >> mạch nhỏ và cứng (bệnh viêm thận mãn và xơ cứng động mạch).

+ Mạch chỉ: mạch đập rất yếu, rất nhỏ (suy tim do viêm cơ tâm, viêm nội tâm mạc, thú kiệt sức sắp chết).

+ Mạch rung sờ vào thấy thành mạch rung khẽ (suy tim nặng).

- Căn cứ vào độ căng thành mạch:

+ Mạch cứng: mạch căng, mạch quản cứng(uốn ván, bệnh ở thận, trúng độc, xơ cứng động mạch, viêm phúc mạc…)

+ Mạch mềm: cảm giác đập rất yếu hoặc không có(suy tim, cơ thể mất nhiều máu…).

- Căn cứ vào độ dày của mạch:

+ Mạch dày: lòng mạch chứa đày máu, thành mạch quản căng tròn(khi thú vận động mạnh hay  sốt)

+Mạch vơi: lòng mạch không đầy máu, không căng(thú suy tim, mất máu, hẹp van đm chủ).

d. Loạn nhịp: Do thần kinh phó giao cảm quá hưng phấn hay tim bị liệt. Có 4 loại:

- Loạn nhịp do chức năng hình thành xung động bị rối loạn

- Loạn nhịp do tính hưng phấn rối loạn

- Loạn nhịp do dẫn truyền trong tim bị rối loạn

- Loạn nhịp do cơ tim co bóp rối loạn.

Câu 21. Ý nghĩa của việc khám tĩnh mạch:

- Phương pháp: quan sát - sờ - nắn - nghe.

- Ý nghĩa: biết được tính tuần hoàn của cơ thể; tổn thương ở tim và mạch quản; những thay đổi tính chất máu.

Câu 22. Nêu các trường hợp tĩnh mạch sung huyết:

Lượng máu trong tĩnh mạch tăng, có thể cục bộ hay toàn thân.

a. Ứ máu tĩnh mạch toàn thân:

- Do máu về tim bị trở ngại

- Tim không đủ sức đẩy máu

- Van ba lá đóng không kín

- Lỗ nhĩ thất phải hẹp.

- Viêm bao tim, tích nước bao tim

- Thấy rõ ở tĩnh mạch dưới ngực, bụng, bốn chân, tĩnh mạch vú và ngoài ngực (bệnh tim nặng, niêm mạc đỏ, thủy thũng ở ngực và bụng).

b. Ứ máu tĩnh mạch cục bộ:

- Lượng máu lưu thông ở cục bộ bị trở ngại

- Do viêm cục bộ, khối u chèn ép, nhồi huyết, sẹo làm rắc tĩnh mạch >ứ máu, nặng có thể gây thủy thũng cục bộ.

Câu 23. Tĩnh mạch đập là gì, nêu các trường hợp tĩnh mạch đập:

- Tim hoạt động làm thay đổi dung tích thành mạch

- Các trường hợp:

+ Tĩnh mạch đập âm tính: tĩnh mạch đập cùng kì tim giãn.

+ Tĩnh mạch đập dương tính: triệu chứng đặc thù của hở van 3 lá: tim co bóp, máu từ tâm thất phải chảy ngược lên tâm nhĩ phải>tĩnh mạch cổ

+ Tĩnh mạch đập động: van tĩnh mạch chủ đóng không kín

Câu 24. Huyết áp, các yếu tố ảnh hưởng và nêu một số huyết áp ở gia súc bình thường

Huyết áp động mạch và huyết áp tĩnh mạch

- Huyết áp động mạch:

+ Tâm thất co bóp: huyết áp động mạch cao nhất

+ Tâm trương, huyết áp động mạch thấp nhất.

- Yếu tố ảnh hưởng:

+ Lực co bóp của tim: lực yếu >> huyết quản co nhỏ

+ Kích thước lòng huyết quản

+ Lực trương của huyết quản

+ Độ nhớt và tốc độ máu chảy: độ nhớt cao, tốc độ chảy chậm >> huyết áp càng cao.

+ Mạch: càng nhanh >> huyết áp càng thấp.

+ Tuổi, phái tính, tình trạng làm việc, nhiệt độ môi trường

- Huyết áp bình thường của một số loài gia súc:

            Gia súc           Huyết áp cao nhất     Huyết áp thấp nhất

            Bò                      110-140                        30-50

            Ngựa                  110-120                        35-50

            Dê, cừu              100-120                        50-56

            Heo                    135-155                        45-55

            Chó                    120-140                        30-40

Câu 25. Nêu những thay đổi bệnh lý của huyết áp:

- Huyết áp cao: Gặp ở bệnh gây đau đớn(viêm móng, viêm khớp, đau bụng), teo thận, trúng độc chì; tâm thất trái nở đầy, van động mạch chủ đóng không kín.

- Huyết áp thấp: trường hợp suy tim, thiếu máu, mất nhiều máu, xẹp mạch.

- Phương pháp đo:

+ Gían tiếp: đo bằng huyết áp kế

+ Trực tiếp: đo bằng tay

- Vị trí:

+ Trâu, bò, ngựa, la lừa: đo đm đuôi

+ Chó mèo dê cừu: đo ở đm chân trước

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dad