dao duc co ban
Câu 8 :Trình bày những quan điểm của HCM về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người VN trong giai đoạn mới. Tại sao trong giai đoạn này Đảng và nhà nước ta lại mở cuộc vận động ‘học tập và làm theo tấm gương đạo đức của HCM’.
2.Một số quan điểm cơ bản của TTHCM về đạo đức
a. Vị trí, vai trò của đạo đức CM theo TTHCM.
-Khi đánh giá vai trò của đạo đức CM, HCM coi đạo đức là nền tảng của người CM, cũng như gốc của cây, ngọn của nguồn suối.Người viết : ‘cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người CM phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân’.
-Người so sánh : ‘Làm CM để cải tạo XH cũ thành XH mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp,lâu dài, giang khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người CM phải có đạo đức CM làm nên tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ CM vẻ vang’.
-Đạo đức là gốc, là nên tảng vì liên quang tới Đảng cầm quyền. HCM trăn trở vơi nguy cơ của Đảng cầm quyền, đó là sự sai lầm về đường lối và suy thoái về đạo đức CM của cán bộ, đảng viên.Nếu cán bộ, đảng viên của Đảng không tu dưỡng về đạo đức CM thì mặt trái của quyên lực có thể tha hóa con người. Người cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân yêu, dân phục thì không phải ‘viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức.
-Vai trò của đạo đức CM còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng cao thượng cua con người.Theo quan điểm của HCM,mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức CM đều là người cao thượng’.
- Có đạo đức CM thì gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chán nản,… ; khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn, ‘lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ’
b. Một số đặc điểm có tính nguyên tắc trong tư tưởng đạo đức HCM.
-Sự thống nhấ giữa đạo đức vơi chính trị
-Đạo đức với tài năng.
- Thống nhất giữa đạo đức CM và đạo đức đời thường.
3.Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người VN trong thời đại mới
a. Trung với nước, hiếu với dân.
-‘Trung với nước hiếu với dân’ là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước.
-Nội dung chủ yếu củ trung với nước là :
+Trong quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của tổ quốc, của CM lên trên hết, trước hết.
+Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu CM
+Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
-Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là :
+Khẳng định vai trò sức mạnh thật sự của nhân dân.
+Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
b. Cần, kiêm, liêm, chính, chí công vô tư :là những khái niệm đạo đức cũ, được HCM tiếp thu, chọn lọc , đưa vào những yêu cầu và nội dung mới
- Cần, kiêm, liêm, chính :
+Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai.Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải thời gian, không xa xỉ, không hoang phí.Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vi danh tiếng. Chính là không tà,là thẳng thắng, là đứng đắn. Các đức tính có quan hệ chặc chẽ với nhau.
+ Cần, kiêm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người, HCM viết
‘Trời có bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có phương : Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức :Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức , thì không thành người’
+ Cần, kiêm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ đảng viên.Nếu không giữ đúng cần, kiêm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
+ Cần, kiêm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của dân tộc.Là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua yêu nước ; là cái cần để làm việc ,làm người, làm cán bộ để phụng sự đoàn thể, phụng sự GC và nhân dân, phụng sự tổ quốc và nhân loại
-Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì tổ quốc, vì đồng bào ; là đặt lợi ích của CM , của nhân dân lên trên hết, trước hết.Thực hành chí công vô tư nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức CM.
c. Thương yêu con người
-Người kết luận : ‘những người bị áp bức, bị bốc lột, những người làm điều thiện thì dù màu da, tiếng nói,chủng tộc, tôn giáo có khác nhau, vẫn có thể thực hành chữ bác ai, vẫn có thể đại đoàn kết, đại hòa hợp, coi như anh em một nhà.
-HCM yêu thương con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao là rộng lớn vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người. HCM luôn sống giữa cuộc đời và không có cái gì thuộc về con người đối với HCM lại là xa lạ.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
-Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong TTHCM rộng lớn và sâu săc. Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù , bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn phương vô sản đều là anh em; giúp bạn là giúp mình; thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân TG.
-Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả, xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tê mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo nên một nền văn hóa hòa bình trên TG.
4. Trong giai đoạn này Đảng và nhà nước ta lại mở cuộc vận động ‘học tập và làm theo tấm gương đạo đức của HCM’ vì
-Ngày nay một bộ phận không nhỏ trong cán bộ, đảng viên đã trượt ngã vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân, vi phạm đạo đức cách mạng, không thực hiện đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở thành những phần tử quan liêu, xa dân, ức hiếp quần chúng, tham nhũng, hối lộ, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng
-Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng đồng nghĩa với việc làm những phẩm chất chung, cơ bản nhất của đạo đức cách mạng là: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là phẩm chất thường trực trong cuộc sống hằng ngày, phải trở thành giá trị bất biến trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh, mọi cơ chế kinh tế của người cán bộ, đảng viên.
-Đảng viên là tế bào của Đảng. Sức mạnh của Đảng là do sức mạnh của đội ngũ đảng viên tạo nên. Người thường nhắc nhở: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do đảng viên đều tốt”
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top