cauuu 444444
Câu 4.Hãy trình bày TTHCM về mục tiêu và động lực của CNXH.Tại sao ở nước ta hiện nay , trong quá trình đổi mới cần phải kiên trì mục tiêu “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”.
I.TTHCM CNXH
1.Nguồn gốc hình thành TTHCM về CNXH
- Xuất phát từ truyền thống yêu nước, nhân ái và tinh thần cộng đồng của người Việt
- HCM đã tiếp thu tư tưởng về một CNXH sơ khai ở phương đông đó là tư tưởng “dân vi quý”
- Tiếp thu tư tưởng về XH nhân đạo của Pháp đó là sự phát triển tự do của mọi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người. Đặc biệt là lần đầu tiên NAQ đã chứng kiến được những thành tựu của chính sách kinh tế hàng hóa, cho trao đổi tiền tệ, thực hiện sự liên minh giữa vô sản với nông dân, thực hiện chính sách thuế nông nghiệp.
*. Quan điểm TTHCM về mục tiêu và động lực của CNXH
1.Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
-Mục tiêu trực tiếp: Ở HCM , mục tiêu chung của CNXH và mục tiêu phấn đấu của Người là một, đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Người nói “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào tôi ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành’
-Mục tiêu gián tiếp: Có khi người nói một cách gián tiếp, không nhắc đến CNXH, nhưng xét về bản chất, đó cũng chính là mục tiêu của CNXH theo quan điểm của Người. Kết thúc Di chúc, HCM viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là : Toàn Đảng , toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CM thế giới”
-HCM quan niệm mục tiêu cao nhất của CNXH là nâng cao đời sống nhân dân. Đó là sự tin tưởng cao độ vào lý tưởng vì dân, vừa là một sự mạnh dạng trong lý luận.
- Mục đích nâng cao đời sống toàn dân đó là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm nghiệm tính chất XHCN của các lý luận CNXH và chính sách thực tiễn. Trượt ra khỏi quỹ đạo đó thì hoặc là CNXH giả hiệu hoặc không có gì tương hợp với CNXH.
b.Mục tiêu cụ thể
-Mục tiêu chính trị:
+Chế độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân.Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.Hai chức năng đó không thể tách rời nhau, mà luôn luôn đi đôi với nhau.
+Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân,HCM chỉ rõ con đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng; củng cố các hình thức dân chủ gián tiếp, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, xử lý và phân định rõ chức năng của chúng.
-Mục tiêu kinh tế:
+ Nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo CNTB được xóa bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện
+ Nền kinh tế XHCN ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành mà những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó “ công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà”
+ Các hình thức sở hữu : sở hữu nhà nước = sở hữu toàn dân; sỡ hữu hợp tác xã = sở hữu tập thể; sở hữu một số cá nhân riêng lẻ; sở hữu một ít nhà tư bản.
=> cần phải kết hợp một cách hài hòa
-Mục tiêu văn hóa – xã hội:
+ Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa nghệ thuật thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tính dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu,…
+ Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng.
+ Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa , HCM quan tâm trước hết đến mặt tư tưởng. Người cho rằng: Muốn có con người XHCN, phải có tư tưởng XHCN. Tư tưởng XHCN ở mỗi con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mac – Lenin , nâng cao lòng yêu nước yêu CNXH.
-Mục tiêu con người: theo HCM muốn xây dựng CNXH trước hết cần phải có con người XHCN và con người XHXN có 4 phẩm chất cơ bản sao:
+ Có tinh thần và năng lực làm chủ
+ Có đạo đức, cần, kiêm, liêm, chính, chí công vô tư
+ Có kiến thức khoa học kỹ thuật nhạy bén với cái mới
+ Có tinh thần sáng tạo dám nghĩ dám làm
2.Động lực
a. Khái niệm: động lực XH là tất cả các nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế XH thông qua hoạt động có ý thức của con người.
b. Kết cấu động lực XH
-Cần phát hiện những động lực và những điều kiện bảo đảm cho động lực đó thức sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng CNXH, nhất là những động lực bên trong, nguồn cội của CNXH.
-Những động lực đó biểu hiện ở hai phương diện:vật chất và tư tưởng.Người khẳng định động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nồng cốt là công – nông – trí thức
-Hệ thống động lực: vật chất – tinh thần; kinh tế - xã hội; tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Trong đó động lực con người là quan trọng nhất
c. Để hoàn thành các mục tiêu CNXH cần phải phát huy nguồn lực con người.
-Với tư cách là cộng đồng: khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của tinh thần đoàn kết dân tộc. Đây là nguồn lực chủ yếu để xây dựng và phát triển đất nước.
-Với tư cách là cá nhân: xuất phát từ nhu cầu , lợi ích chính đáng của người lao động. Nhưng lợi ích kinh tế không phải là tất cả đôi khi cũng cần lợi ích tinh thần , đảm bảo công bằng dân chủ
=> khắc phục thành công những trở lực ngăn cản sự phát triển của CNXH
- Bên cạnh phát huy những động lực cẩn phải khắc phục thành công các trở lực kìm hãm sự phát triển của CNXH như:
+Chủ nghĩa cá nhân: kẻ địch của CNXH
+ Tham ô lãng phí quan liêu là đồng minh của TD, ĐQ
+ Bảo thủ, trì truệ không chịu học tập tiếp nhận cái mới
* Trong quá trình đổi mới cần kiên trì mục tiêu “Độc lập gắn liền với CNXH” vì:
- Độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, từng bước quá độ lên CNXH. Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, sau khi giành được độc lập phải đi lên CNXH vì đó là quy luật tiến hóa trong quá trình phát triển của XH loài người. Chỉ có CNXH mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân VN. Thực tiễn phát triễn đất nước cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc
- Chúng ta tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu “ dân giàu nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh” là tiếp tục con đường CM độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà HCM đã lựa chọn.Đổi mới là quá trình vận dụng và phát triển TTHCM, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH chứ không phải là thay đổi mục tiêu
-Độc lập dân tộc là điều kiện của CNXH, độc lập dân tộc làm nên tảng của CNXH. Có độc lập dân tộc người dân mới có thể phát huy quyền làm chủ củ mình, phát huy khả năng sáng tạo, tài năng, đồng thời được bảo đảm có quền tự do, dân chủ bình đẳng để có thể đóng góp công sức góp phần xây dựng tổ quốc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top