noi dung on tap tc2

Nội dung ôn tập:

Nội dung 1) Các nguyên tắc kế toán cơ bản: đặc biệt quan tâm nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc hoạt động liên tục và nguyên tắc giá gốc; (vận dụng cụ thể vào kế toán tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định)?

Nguyên tắc cơ sở dồn tích : mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền (Chuẩn mực kế toán số 01, 2002)

nguyên tắc hoạt động liên tục :theo nguyên tắc này việc ghi sổ lập bckt đc giả định dn sẽ tiếp tục hđ trong tương lai gần ít nhất 1 năm nữa.nó ko có ý định và khoong cần giải tan hoặc quá thu hẹp quy mô hoạt động của mình.

Tài sản của đv dùng để phục vụ sx chứ ko phải để bán ngay.vì vậy khi lập bctc (bảng cđkt )kế toán ko bc giá trị ts hiện có của dn theo giá thị trường mà chỉ bc theo trị giá vốn của ts.

nguyên tắc giá gốc: theo ngtắc này all ts ò dn đc pá ,xđ theo giá gốc (theo all chi phí ttế và những khoản chi phí khác dn phải chi ra để có quyền sh ksoát qlí và sd.

Vận dụng nguyên tắc giá gốc vào việc đánh giá hàng tồn kho:

Giá gốc của tài sản đơợc tính theo số tiền hoặc khoản tơơng đơơng tiền đ• trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản đơợc ghi nhận. Giá gốc của tài sản không đơợc thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Hàng t?n kho (NVL) du?c dánh gía theo giá gốc. Tru?ng h?p giá tr? thu?n có th? th?c hi?n du?c thấp hon giá gốc thì đánh gía theo gía tr? thu?n có th? th?c hi?n du?c.

Giá gốc hàng tồn kho (NVL) bao gồm các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được hàng tồn kho tính ở địa điểm và trạng tháI hiện tại. Giá gốc hàng tồn kho được tính

Tại thời điểm nhập kho

Tính tại thời điểm xuất kho

Giá gốc hàng tồn kho (NVL) cuối kì

Lưu ý việc tính giá gốc trong hệ thống kê khai thường xuyên và kiểm kê định kì.

Nội dung2}

.Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp

 Tổ chức công tác kế toán: Là một hệ thống bao gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các chế độ thể lệ kế toán, tổ chức áp dụng các phương pháp, kỹ thuật kế toán và mối quan hệ giữa các yếu tố đó để thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị.

 Tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý tại doanh nghiệp đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hoá thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp, ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp.

 Tổ chức công tác kế toán trong Dn phải tuân thủ các nguyên tắc:

 Tuân thủ: tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp phải tuân thủ luật kế toán; đúng theo các chế độ, chính sách về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước; tuân thủ theo chuẩn mực, chế độ kế toán đã ban hành.

 Phù hợp: Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý vi mô của doanh nghiêp; phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: lĩnh vực, quy mô, địa bàn hoạt động,...; phù hợp với yêu cầu, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán; phù hợp với tình hình trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán và thông tin trong công tác kế toán

 Tiết kiệm; hiệu quả.

1.4. Nội dung cơ bản tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp

 Tổ chức bộ máy kế toán

 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán để thu nhận thông tin kế toán

 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, phương pháp tính giá để hệ thống hóa, xử lý thông tin của kế toán

 Tổ chức cung cấp, phân tích thông tin kế toán

 Tổ chức kiểm tra kế toán

Nội dung 3)

Các hình thức tổ chức công tác kế toán - Bộ máy kế toán doanh nghiệp

 Khái niệm: Hình thức tổ chức công tác kế toán là hình thức, cách thức tổ chức, bố trí nguồn nhân lực để thực hiện các nội dung của công tác kế toán.

 Lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kÕ toán là một nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến:

Việc sử dụng nguồn nhân lực kế toán

Khối lượng, chất lượng công tác KT

Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của K. toán

* Các căn cứ để xây dựng mô hình bộ máy kế toán

Lĩnh vực hoạt động của đơn vị;

Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ;

Biên chế bộ máy kế toán và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên hiện có.

Trình độ trang bị, sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán

Quy mô và phạm vi địa bàn hoạt động của đơn vị;

Đặc điểm hoạt động sxkd của đơn vị;

2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán tập trung

 Nội dung:

- Ở phòng kế toán đơn vị chính

- Ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc

 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

 Ưu nhược điểm

 Điều kiện áp dụng

* Nội dung:

Toàn DN (là 1 đơn vị kế toán cấp cơ sở) chỉ tổ chức 1 phòng kế toán trung tâm tại văn phòng DN, còn các đơn vị phụ thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng.

 Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở DN, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý, hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính của DN. Phòng kế toán trung tâm lưu trữ, bảo quản toàn bộ hồ sơ, tài liệu kế toán của DN.

 Tại các đơn vị phụ thuộc (xí nghiệp, phân xưởng, tổ, đội...) chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận, và kiểm tra chứng từ ban đầu. Định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm.

Ở đơn vị phụ thuộc hoạt động có quy mô lớn, khối lượng nghiệp vụ KTTC phát sinh nhiều phòng kế toán trung tâm có thể bố trí nhân viên kế toán trực tiếp thực hiện một số phần hành công việc kế toán cụ thể và định kỳ lập báo cáo kèm theo chứng từ gốc về phòng kế toán trung tâm.

Cơ cấu bộ máy kế toán theo mô hình này có thể đc chia thành các bộ phận tương ứng với từng nd ctkt như bp ktoan tsc đ,bp ktoan nguyên nhiên vật liệu,bp kt tiền công bp kt cp z sp,bpkt bán hàng .....

Ưu: đảm bảo sự chỉ đạo tập trung và thống nhất về các ng vụ do vậy dễ ktra ksoat dễ phân công c.việc .thuận tiện trang bị p.tiện kt, hệ thống hóa thông tin

Hạn: viêc giám sát ktra các đv phụ thuộc hạn chế khó khăn do chỉ làm việc ghi chép ban đầu là chủ yếu.

Phù hợp: dn quy mô vừa và nhỏ địa bàn làm việc tâp trung. Hoặc dn quy mô lớn nhưng hoạt động phân tán và có trang bị xly thông tin tốt.

2. Tổ chức bộ máy kế toán phân tán

Nội dung:

Toàn bộ nội dung kế toán không những được thực hiện tại đơn vị cấp trên mà còn được thực hiện cả ở các đơn vị cấp dưới (đơn vị trực thuộc)

Tại đơn vị cấp trên tổ chức ra phòng (ban) kế toán trung tâm (đơn vị kế toán cấp trên); còn các đơn vị trực thuộc cũng có tổ chức kế toán riêng (phòng, tổ kế toán).

 Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ:

-Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và công tác tài chính của doanh nghiệp;

-Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở;

Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị cơ sở trực thuộc gửi lên và cùng với các tài liệu, báo cáo kế toán về phần hành công việc kế toán ở đơn vị kế toán cấp trên để lập báo cáo kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính của toàn đơn vị.

 Ở bộ phận kế toán các đơn vị trực thuộc:

Thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở đơn vị trực thuộc: tổ chức thu nhận, xử lý và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán ở đơn vị mình; tổ chức lập được các báo cáo kế toán, định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm.

Từng bộ phận kế toán ở đơn vị trực thuộc phải căn cứ vào khối lượng công việc kế toán ở đơn vị mình để xây dựng bộ máy kế toán cho phù hợp.

Ưu :đảm bảo giám sát ktra kioj thời t/h tốt cv hoạch toán kte nội bộ

Nhược: tc bộ máy cồng kềnh ,khó t/h trong việc ktra chung.

Phù hợp: dn có quy mô lớn, hoạt động phân tán , việc trang bị csvc hthong thông tin ko tốt.

. 3)Tổ chức bộ máy kế toán nửa tập trung, nửa phân tán

Nội dung:

 Ở đơn vị cấp trên vẫn lập phòng kế toán trung tâm, còn ở các đơn vị trực thuộc thì tùy thuộc vào quy mô, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý mà có thể tổ chức kế toán riêng hoặc không tổ chức kế toán riêng.

Nhiệm vụ của phòng kế toán trung tâm như sau:

1- Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của toàn doanh nghiệp;

2- Tổ chức thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị cấp trên và ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng;

3- Hướng dẫn, kiểm tra công việc kế toán ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở và các nhân viên kế toán ở các đơn vị kế toán cấp cơ sở có tổ chức kế toán riêng.

4- Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên;

5- Tổng hợp số liệu lập báo cáo tổng hợp cho toàn doanh nghiệp

 Ở các đơn vị trực thuộc:

Những đơn vị, bộ phận trực thuộc hoạt động ở xa đơn vị chính được tổ chức kế toán riêng: Tiến hành thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát sinh ở đơn vị mình, định kỳ lập báo cáo gửi về phòng kế toán của đơn vị cấp trên;

Những đơn vị, bộ phận trực thuộc hoạt động tập trung ở gần đơn vị chính không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán của đơn vị cấp trên.

Ưu: tạo mlh chặt chẽ giữu kt với hđ của đv do vậy viêc giám sát ktra hquả hơn.

Nhược : BMKT cồng kềnh chồng chéo

Hợp : dn quy mô lớn khi đã co phân cấp qlý nhưng chưa triệt để đầy đủ

Nội dung 4) Quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ một số nghiệp vụ chủ yếu (tiền, vật tư, tài sản cố định)

: Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ thu tiền mặt (SĐ 3.1)

A- Người nộp tiền chuẩn bị tiền

(1) Kế toán tiền mặt viết phiếu thu (3 liên).

(2) Trình kế toán trưởng ký duyệt (3 liên)

(3) Phiếu thu chuyển trả lại cho kế toán tiền mặt (3 liên) - lưu liên 1.

(4) Chuyển liên 2, 3 cho thủ quỹ

(5) Thủ quỹ thu tiền và ký nhận vào phiếu thu (2 liên)

(6) (7) Chuyển phiếu thu cho người nộp tiền ký nhận (2 liên) - người nộp tiền giữ lại liên 3, chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ; thủ quỹ ghi sổ quỹ.

(8) Thủ quỹ chuyển phiếu thu (liên 2) cho kế toán tiền mặt.

(9) Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán tiền mặt.

(10) (11) Chuyển phiếu thu cho bộ phận liên quan ghi sổ, sau đó chuyển trả phiếu thu về cho kế toán tiền mặt.

(12) Kế toán tiền mặt lưu phiếu thu.

B- Kết thúc

Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ chi tiền mặt (SĐ 3.3)

A) Bắt đầu: Bộ phận liên quan (người nhận tiền) chuẩn bị chứng từ liên quan đến chi tiền.

(1) Bộ phận liên quan nộp chứng từ cho bộ phận duyệt chi. Bộ phận này (KTT...) duyệt chi.

(2) Kế toán tiền mặt căn cứ duyệt chi viết phiếu chi (3 liên).

(3) KTT, chủ tài khoản ký phiếu chi (3 liên).

(4) Kế toán tiền mặt nhận lại phiếu chi đã ký, lưu liên 1.

(5) Chuyển phiếu chi liên 2, 3 cho thủ quỹ.

(6) Thủ quỹ xuất quỹ, chi tiền, ký phiếu chi (liên 2,3).

(7) Người nhận tiền ký phiếu chi, giữ lại liên 3 chuyển trả liên 2 cho thủ quỹ; thủ quỹ ghi sổ quỹ.

(8) Thủ quỹ chuyển liên 2 cho kế toán tiền mặt.

(9) Kế toán tiền mặt ghi sổ KTTM, chuyển phiếu chi cho bộ phận liên quan ghi sổ kế toán, sau đó chuyển trả lại cho kế toán tiền mặt.

(10) Lưu phiếu chi ở Bộ phận kế toán tiền mặt.

(B) Kết thúc.

: Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ tiền vay NH (SĐ 3.2)

(A) Bắt đầu

(1) Kế toán ngân hàng viết khế ước chuyển cho kế toán trưởng, chủ tài khoản ký.

(2) Chuyển trả khế ước cho kế toán ngân hàng.

(3) Khế ước vay chuyển ra ngân hàng, ngân hàng chấp thuận.

(4) Kế toán ngân hàng viết giấy lĩnh tiền hoặc UNC chuyển cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký, sau đó chuyển cho ngân hàng (giấy lĩnh tiền: 2 liên; UNC viết 3 hoặc 4 liên).

(5) Ngân hàng làm thủ tục chi tiền (nếu lĩnh tiền mặt) hoặc ký UNC và chuyển trả cho đơn vị hưởng tiền (1 liên) kế toán ngân hàng đơn vị (1 liên).

(6) Người lĩnh tiền mặt nhận tiền từ ngân hàng (nếu vay bằng tiền mặt) viết giấy nộp tiền.

(7) Kế toán tiền mặt viết phiếu thu, chuyển cho thủ quỹ thu tiền.

(8) Thủ quỹ thu tiền.

(9) Kế toán ngân hàng căn cứ giấy lĩnh tiền (Ủy nhiệm chi) nhận được (liên 1) ghi sổ kế toán, chuyển cho bộ phận kế toán liên quan.

(10) Bộ phận kế toán liên quan ghi sổ kế toán, sau đó chuyển trả chứng từ cho kế toán ngân hàng.

(11) Cuối ngày ngân hàng phát hành giấy báo số dư TK.

(12) Kế toán ngân hàng lưu chứng từ.

(B) Kết thúc

Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ thu TGNH (SĐ 3.4)

(A) Bắt đầu

(1) Ngân hàng phục vụ đơn vị nhận Ủy nhiệm chi của khách hàng (liên 2,3).

(2a) Ngân hàng chuyển Ủy nhiệm chi cho kế toán TGNH nhận.

(2b) Cuối ngày ngân hàng phát hành giấy báo số dư tài khoản.

(3) Kế toán ngân hàng ghi sổ kế toán TGNH.

(4) Kế toán ngân hàng chuyển Ủy nhiệm chi cho bộ phận kế toán liên quan.

(5) (6) Kế toán liên quan ghi sổ, sau đó chuyển trả Ủy nhiệm chi cho kế toán ngân hàng.

(7) Kế toán ngân hàng lưu chứng từ.

(B) Kết thúc.

Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ chi TGNH (SĐ 3.5)

(Rút về quĩ tiền mặt)

(A) Bắt đầu

(1) Kế toán TGNH viết séc

(2) Kế toán trưởng ký séc

(3) Kế toán TGNH nhận lại séc đã ký.

(4) Chuyển séc cho người lĩnh tiền.

(5) Nộp séc vào ngân hàng.

(6) Ngân hàng làm thủ tục chi tiền và người nhận tiền ký nhận

(7) Người lĩnh tiền về viết giấy nộp tiền chuyển cho bộ phận kế toán tiền mặt.

(8) Kế toán tiền mặt viết phiếu thu.

(9) Thủ quỹ thu tiền.

(10) Ngân hàng cuối ngày phát hành giấy báo số dư TK cho kế toán đơn vị.

(11) Kế toán TGNH ghi sổ kế toán TGNH và lưu chứng từ.

(B) Kết thúc

Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ chi TGNH (SĐ 3.6)

(Chuyển khoản bằng UNC)

(A) Bắt đầu

(1) Kế toán TGNH viết UNC (3 liên).

(2) Kế toán trưởng, chủ TK ký UNC (3 liên).

(3) Kế toán TGNH nhận lại UNC, chuyển ra ngân hàng.

(4) Ngân hàng làm thủ tục, ký UNC, lưu 1 bản; 1 bản gửi cho đơn vị hưởng tiền (liên 2) - (nếu cùng hệ thống ngân hàng). Trường hợp không cùng hệ thống ngân hàng thì UNC viết 4 liên; ngân hàng chuyển cho ngân hàng phục vụ 2 liên; 1 liên gửi lại kế toán TGNH.

(5) Kế toán TGNH ghi sổ và chuyển UNC cho bộ phận liên quan.

(6) Bộ phận kế toán liên quan ghi sổ, sau đó chuyển trả UNC cho kế toán TGNH.

(7) Ngân hàng phát hành giấy báo số dư TK cuối ngày.

(8) Kế toán TGNH lưu chứng từ.

(B) Kết thúc

: Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ nhập vật tư, sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất, gia công (Sơ đồ 3.8)

(1) Căn cứ vào yêu cầu nhập kho vật tư, sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất gia công hoàn thành bộ phận sản xuất, gia công lập PNK làm 3 liên (thường do nhân viên thống kê phân xưởng, bộ phận sản xuất lập) có chữ ký của phụ trách bộ phận sản xuất.

(2) Phiếu nhập kho được chuyển liên 2 và 3 xuống thủ kho để làm thủ tục nhập kho.

(2b) Sản phẩm hàng hóa được nhập vào kho.

(4) Thủ kho ghi số lượng sản phẩm, hàng hóa nhập kho và ký vào hai liên phiếu nhập kho.

(5) Người nhập cùng thủ kho ký vào hai liên phiếu nhập kho rồi giữ liên ba của PNK.

(6) Thủ kho căn cứ vào PNK để ghi số lượng VT, SP, HH nhập kho vào thẻ (sổ) kho.

(7) Phiếu nhập kho được thủ kho giao cho kế toán hàng tồn kho.

(8) Bộ phận kế toán chi phí sản xuất, giá thành chuyển tài liệu giá thành sản xuất của vật tư, sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, gia công hoàn thành hoặc bộ phận liên quan cung cấp tài liệu về giá thành sản xuất kế hoạch cho kế toán hàng tồn kho để hoàn chỉnh PNK.

(8') Hoặc bộ phận kế toán chi phí sản xuất giá thành chuyển tài liệu cho kế toán hàng tồn kho để ghi sổ hàng tồn kho chỉ tiêu giá trị (nếu chi phí nhập kho chỉ ghi số lượng).

(9) Kế toán hàng tồn kho căn cứ vào phiếu nhập kho đã hoàn chỉnh và tài liệu liên quan để ghi sổ kế toán hàng tồn kho (nếu kế toán thủ công).

(9b) Kế toán hàng tồn kho nhập dữ liệu vào máy (nếu kế toán đã sử dụng phần mềm kế toán trên máy tính).

(10) Phiếu nhập kho được chuyển cho bộ phận kế toán liên quan.

(11) Bộ phận kế toán liên quan ghi sổ kế toán liên quan.

(12) Phiếu nhập được chuyển về bộ phận kế toán hàng tồn kho để lưu giữ.

: Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ nhập vật tư, hàng hóa do mua ngoài (Sơ đồ 3.9)

(1)Khi xuất hiện nhu cầu vật tư, hàng hóa, bộ phận có nhu cầu lập phiếu yêu cầu.

(2)Phiếu yêu cầu được gửi đến phòng mua hàng hoặc phòng cung ứng vật tư được phụ trách phòng ký xác nhận.

(3)Căn cứ vào phiếu yêu cầu hoặc kế hoạch mua vật tư, hàng hóa nhân viên phòng mua hàng hay phòng cung ứng làm các thủ tục để mua như thu thập báo giá, chọn và trình báo giá hợp lý nhất để trưởng phòng xác nhận, quyết định mua.

(4) Phòng mua hàng (CU) lập hợp đồng để giám đốc ký hợp đồng với người bán.

(5) Căn cứ vào hợp đồng đã ký phòng mua hàng (cung ứng) thông báo số lượng và thời hạn nhận hàng cho thủ kho.

(6) Hàng được người bán giao đến thủ kho hoặc được nhân viên phòng mua hàng (cung ứng) đưa về kho.

(6.1) Phòng mua hàng (cung ứng) lập phiếu nhập kho làm 2 liên.

(6.2) Phòng cung ứng (mua hàng) cùng người giao hàng hoặc người bán ký vào phiếu nhập kho.

(6.3) Phiếu nhập kho được chuyển 1 liên cho thủ kho.

(6.4) Thủ kho nhập hàng và ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho rồi ký vào phiếu nhập kho.

(6.5) Thủ kho căn cứ vào PNK để ghi số lượng hàng đã nhập kho vào thẻ (sổ) kho.

(7) Người bán giao hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn (GTGT) cho nhân viên mua hàng (thuộc phòng mua hàng hoặc phòng cung ứng), đại diện của phòng ký vào hóa đơn mua hàng.

(8) Phiếu nhập kho được thủ kho chuyển cho kế toán hàng tồn kho, phiếu yêu cầu hóa đơn và hợp đồng được phòng mua hàng chuyển cho kế toán hàng tồn kho.

(9) Kế toán hàng tồn kho căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn để ghi vào sổ kế toán liên quan (nếu kế toán thủ công).

(9') Kế toán hàng tồn kho nhập dữ liệu vào máy tính (nếu kế toán trên máy).

(10) Kế toán hàng tồn kho chuyển bộ chứng từ mua vật tư, hàng hóa gồm: phiếu yêu cầu, hợp đồng, phiếu nhập kho, hóa đơn cho bộ phận kế toán thanh toán và các bộ phận kế toán liên quan.

(11) Bộ phận kế toán liên quan căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn để ghi sổ kế toán.

: Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ xuất vật tư

(Sơ đồ 3.10)

(1) Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, bộ phận có nhu cầu lập phiếu yêu cầu có sự xác nhận của phụ trách kỹ thuật.

(2) Phiếu yêu cầu được chuyển cho phòng cung ứng để phụ trách phòng cung ứng ký.

(3) Căn cứ vào phiếu yêu cầu phòng cung ứng lập phiếu xuất kho làm 3 liên (1 liên lưu).

(4) Người nhận vật tư (đại diện bộ phận có nhu cầu vật tư) mang 2 liên phiếu xuất kho xuống kho để làm thủ tục xuất kho.

(5) Thủ kho xuất vật tư rồi ghi số lượng vật tư xuất và ký vào phiếu xuất kho.

(6) Người nhận vật tư giữ 1 liên phiếu xuất kho, vật tư được giao đến bộ phận có nhu cầu sử dụng.

(7) Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi thẻ (sổ) kho.

(8) Phiếu xuất kho được thủ kho chuyển cho kế toán hàng tồn kho.

(9) Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán hàng tồn kho ghi sổ kế toán liên quan (nếu kế toán thủ công).

(9') Kế toán hàng tồn kho, nhập dữ liệu vào máy tính (nếu kế toán trên máy tính).

(10) Phiếu xuất kho được chuyển cho bộ phận kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và bộ phận kế toán liên quan.

(11) Từ bộ phận kế toán chi phí giá thành vào sổ kế toán có liên quan.

(12) Phiếu xuất kho được lưu giữ.

Sơ đồ xử lý và luân chuyển chứng từ xuất sản phẩm, hàng hóa (Sơ đồ 3.11)

(1) Căn cứ vào nhu cầu xuất sản phẩm hàng hóa phòng cung tiêu hoặc phòng bán hàng lập phiếu xuất kho làm 3 liên (1 liên lưu).

(2) Phiếu xuất kho được chuyển 2 liên xuống kho để làm thủ tục xuất sản phẩm, hàng hóa.

(3) Thủ kho sau khi xuất sản phẩm, hàng hóa xong ghi số lượng và ký vào 2 liên phiếu xuất kho (liên 2 và liên 3).

(3') Sản phẩm, hàng hóa được chuyển đến người mua hoặc người nhận hàng.

(4) Liên 3 phiếu xuất kho do người nhận hàng giữ.

(5) Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi số lượng sản phẩm, hàng hóa xuất vào thẻ hoặc sổ kho.

(6) Phiếu xuất kho được thủ kho chuyển cho kế toán hàng tồn kho.

(7) Kế toán hàng tồn kho căn cứ vào phiếu xuất kho đã được hoàn chỉnh để ghi sổ kế toán liên quan (nếu kế toán thủ công).

(7') Kế toán hàng tồn kho nhập dữ liệu trên phiếu xuất kho vào máy tính (nếu đã sử dụng phần mềm kế toán trên máy).

(8) Phiếu xuất kho được chuyển cho bộ phận kế toán liên quan.

(9) Bộ phận kế toán liên quan sử dụng phiếu xuất kho để ghi sổ kế toán liên quan.

(10) Phiếu xuất kho được chuyển về bộ phận kế toán hàng tồn kho để lưu giữ (tùy thuộc vào quy định của doanh nghiệp).

Chú ý:

- Trường hợp xuất kho sản phẩm hàng hóa đến nơi nhận là cửa hàng, chi nhánh hạch toán báo sổ hoặc xuất để chuyển sang kho khác trong nội bộ doanh nghiệp thì sử dụng "phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ".

- Trường hợp xuất sản phẩm hàng hóa giao cho các đại lý thì sử dụng "phiếu xuất kho hàng gửi đại lý".

: LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ VÔ HÌNH

(1) Căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan lập biên bản giao nhận TSCĐ.

(2) Bộ phận nhận TSCĐ (sử dụng TSCĐ) ký vào biên bản giao nhận TSCĐ.

(3) Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị ký biên bản giao nhận TSCĐ.

(4) Bộ phận nhận TSCĐ nhận 1 liên biên bản giao nhận TSCĐ.

(5) Bộ phận kế toán TSCĐ nhận các chứng từ tăng TSCĐ (Biên bản giao nhận...).

(6) Kế toán TSCĐ ghi vào sổ kế toán TSCĐ.

(7) Bộ phận kế toán nguồn vốn nhận chứng từ tăng TSCĐ (biên bản giao nhận...).

(8) Kế toán nguồn vốn xác định nguồn để ghi sổ kế toán nguồn vốn liên quan.

(9) Bộ phận kế toán liên quan (Kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán,...) nhận chứng từ liên quan đến tăng TSCĐ.

(10) Bộ phận kế toán liên quan ghi vào sổ kế toán.

(11) Lưu chứng từ.

Ghi chú: Trường hợp được cấp, xảy ra có thể là:

- Đơn vị chính cấp hoặc đơn vị chính điều chuyển TSCĐ từ đơn vị phụ thuộc khác đến dưới hình thức cấp vốn bằng TSCĐ.

- Nhà nước cấp: Có thể là:

+ Xác định quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản cố định ngay.

+ Doanh nghiệp là đơn vị thực hiện dự án (chẳng hạn dự án thi công công trình), được Nhà nước ủy quyền nhận, quản lý và sử dụng thiết bị mà Chính phủ nước ngoài viện trợ cho Chính phủ Việt Nam, trường hợp này chỉ khi nào dự án thực hiện kết thúc, Nhà nước tiến hành đánh giá lại TSCĐ và bàn giao chính thức cho doanh nghiệp có quyền sở hữu đối với TSCĐ này.

LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ VỀ TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH

(1) Bộ phận dự án đầu tư lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích giữa việc mua ngay TSCĐ hay thuê tài chính TSCĐ, cân nhắc nguồn kinh phí. Nếu đi thuê tài chính TSCĐ có lợi hơn, Hội đồng quản trị nhất trí cho thuê tài chính TSCĐ. Có thể:

Trường hợp 1:

(1a) Tín dụng thuê mua: Theo hình thức này doanh nghiệp là người sử dụng TSCĐ, bên cho thuê là công ty tín dụng thuê mua, là chủ sở hữu về mặt pháp lý của TSCĐ mà người thuê sử dụng, bên có tài sản là nhà sản xuất hoặc phân phối tài sản.

(2a) Doanh nghiệp gặp bên có tài sản để thương lượng về tài sản thuê.

(3a) Doanh nghiệp ký kết hợp đồng tín dụng thuê mua với công ty tài chính.

Trường hợp 2:

(1b) Thuê mua trả góp: là hình thức doanh nghiệp mua máy thiết bị của các chủ tài sản và trả dần tiền mua, tiền lãi.

(2b) + (3b) Doanh nghiệp thỏa thuận và ký kết hợp đồng với bên có tài sản.

Trường hợp 3:

(1c) Thuê mua lại (bán và tái thuê): Doanh nghiệp bán TSCĐ cho các công ty thuê tài chính lấy tiền, sau đó thu mua lại chính TSCĐ đó để sử dụng và khi hết hạn hợp đồng thì mua lại TSCĐ.

(4) Bộ phận kế toán TSCĐ nhận được chứng từ thuê tài chính TSCĐ.

(5) Kế toán TSCĐ ghi sổ kế toán TSCĐ (TK 212).

(6) Chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán liên quan.

(7) Bộ phận kế toán liên quan ghi sổ kế toán.

(8) Lưu chứng từ.

Nội dung 5) vận dụng tính giá, tài khoản, sổ kế toán liên quan đến một số yếu tố như tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định. (Chú ý vận dụng ghi sổ, phản ánh trên tài khoản kế toán trong trường hợp tổ chức kế toan tập trung? Tổ chức kế toán phân tán? Sử dụng tài khoản trong Tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị? trong điều kiện tổ chức công tác kế toán dựa trên nguyên tắc nền tảng "hoạt động liên tục")

Vận dụng tính giá để hệ thoongs hóa tổ chức ttin.

Đối tg tính giá: tài sản (tsnh tsdh), các khoản nợ phải trả,vốn chủ sở hữu.

Nguyên tắc và pp tính giá tùy tưng loại đối tượng kế toán mà áp dụng nguyên tắc pp phù hợp.

Vd đối với ts có thể tính theo ng tắc giá gốc giá thị trường giá trị hợp lý,gá trị hiện tại.

Vận dụng pp tính giá tron kế toán tài chính trong kttc việc vận dụng các pp tinh sgiá cần đảm bảo yêu cầu thống nhất và phù hợp vớ các qđịnh của chuẩn mực kế toán

Vận dụng pp tính giá tron kế toán quản trị : mang tc linh hoạt ,có pvi ad rộng hơn ko htoàn theo ng tắc của cmkt

2)Vận dụng pp tài khoản kt để hth xử lý thông tin

Yêu cầu của việc tổ chức vaanj dụng httk

+xac định danh mục tk sd

+qđ nd kết cấu of các tk phù hợp với yêu cầu vĩ mô vi mô

+kiến nghị thêm bớt bổ sung tk

Tùy thuộc vào loại hình quy mô dn cũng như đ đ của hđ sxkd mà xđ danh mục các tk từ các hệ thống theo qđ 15 or 48

Nội dung 6)

HỆ THỐNG BCTC DOANH NGHIỆP

Hê thống BCTC áp dụng cho DN bao gồm BCTC năm và BCTC giữa niên độ

 Hệ thống báo cáo tài chính năm gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN

- Kết quả hoạt động KD Mẫu số B 02- DN

- Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03- DN

- Thuyết minh BCTC Mẫu số B 09 - DN

 Hệ thống BCTC giữa niên độ (lập theo quý) gồm:

- Bảng CĐKT giữa niên độ dạng đầy đủ (Mẫu số B 01a-DN) hoặc dạng tóm luợc (Mẫu số B 01b-DN)

- Báo cáo KQHĐKD giữa niên độ dạng đầy đủ (Mẫu số B 02a-DN) hoặc dạng tóm luợc (Mẫu số B 02b-DN)

- Báo cáo LCTT giữa niên độ dạng đầy đủ (Mẫu số B 03a-DN) hoặc dạng tóm luợc (Mẫu số B 03b-DN)

- Bản thuyết minh BCTC chon lọc (Mẫu số B 09a-DN

Trách nhiệm lập BCTC

Tất cả các doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng các quy định của chế độ.

 Tất cả các DN đều phải lập BCTC năm

 DNNN, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ. Các DN khác nếu tự nguyện lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược

 Các Công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm và BCTC tổng hợp (hoặc hợp nhất) giữa niên độ

 Công ty mẹ và tập đoàn phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và BCTC hợp nhất năm. Ngoài ra còn phải lập BCTC hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh (theo CMKT số 11 "Hợp nhất kinh doanh")

Hệ thống bctc của công ty mẹ cty con(tập đoàn)

Cty mẹ :bctc riêng và bctc hợp nhất

Cty con: bctc riêng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top