NOI DUNG DU AN DT

1. Chủ đầu tư:

- Nếu chủ đầu tư là doanh nghiệp, cần cung cấp các thông tin về:

+ Tên công ty

+ Đại diện được ủy quyền

+ Trụ sở chính

+ Ngành nghề kinh doanh chính

+ Giấy phép thành lập công ty

- Nếu chủ đầu tư là cá nhân: Nếu là cá nhân Việt Nam thì không được phép tham gia vào doanh nghiệp FDI. Nếu là cá nhân nước ngoài, cần có số hộ chiếu.

2. DA xin tiến hành đầu tư:

Trước: gọi là Doanh nghiệp xin thành lập vì mỗi dự án cần thành lập 1 pháp nhân hoặc trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nay, không cần thành lập, nên đổi thành DA xin tiến hành đầu tư.

- Doanh nghiệp:

+ Tên tiếng Việt

+ Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài thông dụng

+ Hình thức đầu tư: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài, Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

+ Thời gian hoạt động: Tối đa 50 năm, trường hợp đặc biệt có thể được gia hạn tới 70 năm hoặc có các quy định riêng theo ngành, lĩnh vực (VD: thăm dò, khai thác dầu khí: max 20 năm).

+ Mục tiêu hoạt động chính

- Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư dự kiến

Gợi ý của BKHĐT: Tổng vốn đầu tư = Vốn CĐ + Vốn LĐ

Cách khác: Tổng vốn đầu tư = Vốn CĐ + Nhu cầu vốn LĐ

- Nguồn vốn:

Tổng vốn: Góp bao nhiêu, gồm:

+ Vốn điều lệ: (Trước gọi là Vốn pháp định, nay gọi là Vốn điều lệ): các bên góp vốn bao nhiêu, bằng tài sản gì (tiền, máy móc, quyền sử dụng đất)

+ Vốn vay: thời gian, lãi suất

3. Sản phẩm, Dịch vụ và Thị trường:

- Loại sản phẩm, dịch vụ: Tên, mã tên, các thông số kỹ thuật cơ bản, sản lượng

- Thị trường dự kiến cho việc tiêu thụ: Thông tin được đưa ra trên cơ sở các nghiên cứu thị trường (Cầu: marketing)

Đáp ứng yêu cầu:

+ Dự kiến vùng thị trường

+ Đánh giá nhu cầu hiện tại của thị trường

+ Dự báo nhu cầu trong tương lai

+ Phân tích đối thủ cạnh tranh

+ Đánh giá khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường

+ Nghiên cứu biện pháp để thúc đẩy bán hàng

+ Đưa ra câu trả lời, với mỗi thị trường này, DN có thể bán ra bao nhiêu sản phẩm (lịch trình phát triển sản phẩm theo năm)

4. Quy mô sp và dự kiến thị trường tiêu thụ:

- Dự kiến SX

- Cơ cấu sản phẩm

- Lịch trình SX

- Dự kiến số lượng SP SX hàng năm

(Ngoài dựa trên khả năng tiêu thụ, còn dựa trên khả năng SX, tỷ lệ SP hỏng)

-Thị trường tiêu thụ: Xác định 2 nhóm thị trường

+ Nội địa

+ Xuất khẩu: Liên quan đến chính sách xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu được ưu đãi như thế nào

- Quyết định chính sách giá cả: 1 hay nhiều giá, trên cơ sở thị trường hay SX

5. Công nghệ, máy móc, thiết bị và môi trường:

SD công nghệ gì, thiết bị nào, ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

6. Nhu cầu cho SX: (về các yếu tố đầu vào thường xuyên cho SX)

- Nhóm 1: NVL và Bán thành phẩm

- Nhóm 2: Nguyên liệu, năng lượng, nước

Yếu tố quan trọng là xác định nguồn cung cấp.

- Nhóm 3:Nhu cầu lao động

7. Mặt bằng, địa điểm, xây dựng và kiến trúc:

Có thể yêu cầu bên xây dựng cung cấp

8. Tổ chức quản lý, lao động và tiền lương:

- Mô hình nào: sơ đồ tổ chức DN

- Ước tính quỹ lương hàng năm

- Chi tiết hơn: cụ thể hàng năm

- Tuyển dụng/ đào tạo: tự tuyển hay thuê

9. Tiến độ dự án:

- Hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập

- Thuê địa điểm

- Khởi công xây dựng

- Lắp đặt thiết bị

- Vận hành thử

- Sản xuất chính thức

Đây là cam kết bắt buộc của chủ đầu tư đối với các cơ quan quản lý NN, nếu không thực hiện theo tiến độ mà không có lý do hợp lý thì có thể bị rút giấy phép.

10. Cơ cấu vốn đầu tư theo năm thực hiện:

10.1 Vốn lưu động

- Vốn cho SX:

Nguyên phụ liệu nhập khẩu

Nguyên phụ liệu trong nước

Lương và bảo hiểm xã hội...

- Vốn lưu động:

Nguyên vật liệu dự trữ

Phụ liệu dự trữ

Sản phẩm tồn kho

Hàng hóa bán nợ

- Vốn bằng tiền mặt

10.2 Vốn cố định:

+ Chi phí chuẩn bị

+ Các chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng đất phía VN (nếu có)

+ Chi phí xây dựng mới và/hoặc cải tạo nhà xưởng, hạ tầng...

+ Chi phí đào tạo ban đầu

+ Chi phí khác..

11. Tiến hành phân tích tài chính:

Phải biết DN thu được Lợi nhuận là bao nhiêu = Doanh thu - Chi phí, Lợi nhuận sau khi DN hoàn thành các nghĩa vụ thuế và đóng góp cho Nhà nước và Lợi nhuận được phân bổ như thế nào (cho các quỹ và các chủ đầu tư).

12. Đánh giá hiệu quả:

- Đánh giá hiệu quả tài chính: Thời gian hoàn vốn, Điểm hòa vốn, Suất hoàn vốn...

Mang lại cho cá nhân chủ đầu tư

So sánh giữa những gì chủ đầu tư thu về so với những gì bỏ ra

- Kinh tế xã hội: Thuế và các khoản đóng góp, Mức độ tiên tiến của SP, Giá trị SP làm ra, Số lượng việc làm tạo ra...

Nguyên tắc: so sánh những gì xã hội thu về so với những gì mất đi

Xét theo hệ thống chỉ tiêu

13. Tự đánh giá và kiến nghị:

- Dự án có khả thi không?

- Có đóng góp gì cho nước chủ đầu tư không?

- Có muốn được hỗ trợ từ nước chủ đầu tư không?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #crazy