nội dung chứng từ kế toán phải có các yếu tố chủ yếu sau đây
, Điều 17 của Luật kế toán thì nội dung chứng từ kế toán phải có các yếu tố chủ yếu sau đây:
-Tên và số hiệu của chứng từ kế toán: tên chứng từ thường phản ánh nội dung của nghiệp vụ kinh tế ghi trong chứng từ, số hiệu phản ánh trình tự thời gian của nghiệp vụ phát sinh. Yếu tố này là cơ sở phân loại chứng từ theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ và tổng hợp số liệu các chứng từ cùng loại được dễ dàng.
-Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán: yếu tố này là cơ sở cho việc chi tiết hóa nghiệp vụ kinh tế theo thời gian, giúp cho việc ghi sổ, đối chiếu, kiểm tra số liệu theo thứ tự thời gian đồng thời là cơ sở cho việc quản lý chứng từ và thanh tra kinh tế tài chính.
-Tên, địa chỉ của các đơn vị, cá nhân lập chứng từ kế toán: Yếu tố này làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm vật chất đối với nghiệp vụ kinh tế và để chi tiết hóa hay phân loại nghiệp vụ kinh tế theo đối tượng liên quan, đồng thời là cơ sở cho việc xác định, đối chiếu và thanh tra về các nghiệp vụ kinh tế.
-Tên, địa chỉ của các đơn vị, cá nhân nhận chứng từ kế toán: Yếu tố này cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm của các bên liên quan đến nghiệp vụ kinh tế.
-Nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh: Yếu tố này có tác dụng giải thích rõ hơn về nghiệp vụ kinh tế (làm rõ ý nghĩa kinh tế của các nghiệp vụ ), giúp cho việc kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp của nghiệp vụ đó và giúp cho định khoản kế toán.
-Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ: Yếu tố này là cơ sở của ghi chép kế toán, thanh tra kinh tế, đồng thời cũng là cơ sở để phân biệt chứng từ kế toán với các chứng từ khác sử dụng trong thanh tra, trong hành chính.
-Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán: Yếu tố này nhằm đảm bảo tính pháp lý và gắn liền trách nhiệm vật chất. Mỗi nghiệp vụ kinh tế xảy ra thường gắn liền với việc thay đổi trách nhiệm vật chất giữa người này với người khác, giữa bộ phận này với bộ phận khác. Do đó, chứng từ phải có ít nhất hai chữ ký của những người, bộ phận có liên quan. Những chứng từ thể hiện mối quan hệ giữa các pháp nhân kinh tế với nhau nhất thiết phải có chữ ký của người quản lý có thẩm quyền của đơn vị (thủ trưởng, kế toán trưởng).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top