Noi dung chính trị tu tuong

Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho

việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam:

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm

đường cứu nước, Người đã tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới.

Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các

cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp

(1789)... nhưng cũng nhận thức rõ những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản.

Từ đó, Người khẳng định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và

hạnh phúc thật sự cho nhân dân các nước thuộc địa nói chung, nhân dân Việt Nam

nói riêng.

Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cuộc cách mạng tháng Mười Nga

năm 1917. Người rút ra kết luận: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là

đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hành

phúc tự do, bình đẳng thật sự"

Vào tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về

vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Người tìm

thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân

Việt Nam; về vấn đề thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế

giới... Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.

Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tours (12/1920), Người

đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III và trở thành một

trong những người sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước

ngoặc trong cuộc đời họat động cách mạng của Người - từ một thanh niên yêu nước

trở thành 1 chiến sĩ cộng sản và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Người tìm

thấy con đường cứu nước đúng đắn: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không

có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".

12

Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế,

Nguyễn Ái Quốc xúc tiến việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, vạch ra phương

hướng, chiến lược cho cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng

cộng sản Việt Nam.

Quá trình chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc được đánh

dấu bằng việc Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam thông

qua những bài viết đăng trên các báo Người cùng khổ (le Paria), Nhân đạo

(L'Humanite), Đời sống công nhân và xuất bản các tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm

Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Tác phẩm này đã vạch rõ âm mưu và thủ đoạn

của chủ nghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới cái vỏ bọc "khai hóa văn minh". Từ đó

khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc nhằm đánh đuổi

thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng

6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Chương trình và Điều

lệ của Hội nêu rõ mục đích là: làm cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới. Sau

khi cách mạng thành công, Hội chủ trương thành lập chính phủ nhân dân; mưu cầu

hạnh phúc cho nhân dân; tiến lên xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa; thực hiện

đoàn kết với giai cấp vô sản các nước, với phong trào cách mạng thế giới.

Từ năm 1925 - 1927, Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện chính trị

cho 75 cán bộ cách mạng Việt Nam. Hội đã xây dựng được nhiều cơ sở ở các trung

tâm kinh tế, chính trị trong nước. Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương "vô sản hóa",

đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập trường, quan điểm

giai cấp công nhân; để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng

Việt Nam. Phong trào "vô sản hóa" đã có tác dụng thực tiễn hết sức to lớn. Từ

phong trào này, số hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ngày càng tăng,

từ 300 hội viên năm 1928 lên 1700 hội viên vào tháng 5/1929.

Ngoài việc trực tiếp huấn luyận cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh

niên, Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại

trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung

Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngoài ra, Người còn xuất bản báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh,

Tiền Phong nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Quan điểm cách

mạng của Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong

trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển theo con đường cách mạng vô sản.

Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á

Đông xuất bản tác phẩm Đường kách mệnh (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái

Quốc ở các lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên).

Đường kách mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là

cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách

mạng này có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng "là

việc chung cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người", do đó phải đoàn

13

kết toàn dân. Nhưng cái cốt của nó là công - nông và phải luôn ghi nhớ rằng công

nông là người chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh.

Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng

lãnh đạo. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa là cốt; chủ nghĩa chân chính nhất,

chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.

Về vấn đề đoàn kết của cách mạng Việt Nam, Người xác định: "Cách mệnh

An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế

giới đều là đồng chí của dân An Nam cả"

Về phương pháp cách mạng, Người nhất mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ

chức quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng,

biết đồng tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cách mạng phải biết

cách làm, phải có "mưu chước", có như thế mới bảo đảm thành công cho cuộc khởi

nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân...

Tác phẩm Đường kách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương

lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt

Nam. Vì vậy, Đường kách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách

mạng Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: