NLXH về nghị lực sống

Đề: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Bài làm

          Khi sinh ra, bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được.Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy.Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khi sinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có được. Tiếng oa oa cất lên chỉ đơn giản cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời. Nhưng mầm sống đó sẽ ra sao ? và tương lai của nó sẽ như thế nào. Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định.Giống như một nhà triết học đã nói : “mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có .Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả .Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy ,và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”.


         “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có .Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả”Thoạt đầu câu nói này có vẻ vô lý nhưng khi để ý từng câu từng chữ thì đây đúng là một quy luật của tự nhiên. Điều rõ ràng nhất ta có thể thấy được chính là thú non của một giống loài nào đó khi sinh ra đều mang tất cả những đặc điểm hình thái và cả tính chất của bố mẹ.Mèo con vừa mới sinh ra đã được thừa hưởng tất cả những đặc điểm của mèo bố mẹ .Màu lông bao phủ cơ thể giống với bố hoặc mẹ móng vuốt sắc nhọn phục vụ cho thói quen bắt chuột sau này. Hay một đàn rùa con vừa cắn đứt vỏ trứng chui ra ngoài về với biển khơi nhưng tại sao thú non yếu ớt như vậy làm sao bơi được trong dòng nước lạnh lẽo kia nhưng mẹ tạo hoá đã ban cho chúng khả năng đó hai chân như hai mái chèo có thể di chuyển dễ dàng trong làn nước . Những khả năngđặc biệt đó chỉ có thể thấy ở loài vật sống trên Trái đất .


         Nhưng còn con người thì sao? Một cô bé hay cậu bé vừa chào đời trông bụ bẫm kháu khỉnh nhưng không ai có thể nhìn nó mà đoán biết được bố mẹ nó là ai.Cơ thể yếu ớt kia không thể nào tự chống chọi với những khắc nghiệt của cuộc sống bên ngoài .Không như những con vật khi mở mắt thấy ánh sáng mặt trời cũng là lúc chúng phãi bươn chải lo cho cuộc sống cùa mình. Cũng có những giống loài được sự chăm sóc của bố mẹ nhưng theo nặm tháng chúng sẽ tự lập và có thể không bao giò được gặp lại bố mẹ nữa. khác rất nhiều so với con người .Con người chúng ta ngay từ khi sinh ra tuy không sở hữu bất cứ thứ gì nhưng đã được đón nhận bao nhiêu tình thương yêu dịu dàng của mẹ và sự chăm sóc chu đáo của cha…. Theo thời gian chúng ta lớn lên từng ngày trong vòng tay ấm áp đó.


        Cuộc sống thì không bao giờ êm dịu như vậy và luôn trớ trêu với nhiều người.Nhiều đứa bé sinh ra không biết mặt cha và cũng không biết thế nào là ngọt nào của sữa mẹ.. Nhưng chúng cũng lớn lên theo năm tháng và trở thành một công dân của một đất nước nhưng tương lai và cuộc sống thì bị chôn sâu trong bốn bức tường của sự bất hạnh và cô đơn.

Vừa lọt lòng mỗi người không là gì cả và củng có những số phận bất hạnh không có quyền được biết đấng sinh thành ra mình. Nhưng không vì thề mà tương lai và cuộc sống kia trở nên mù mịt và tối tăm.và họ không có cái quyền được mơ ước hay hi vọng.và tương lai tươi sáng , thành công và vinh quang se không bao giờ thuộc về họ.vì tất cả những mơ ước cao đẹp ấy không phãi được quyết định bởi hoàn cảnh sinh ra mà chính là do ý chí quyết tâm của mỗi người.

        “Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy ,và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”. Vế sau câu nói của nhà triết hoc như một lời khuyên cho chúng ta.phải luôn biết vươn lên trong cuộc sống , phải có hoài bảo và lý tưởng và vạch ra một mục đích rõ ràng cho cuộc sống bản thân. Không bao giờ biết chùn bước trước bất cứ khó khăn nào.

         Thanh niên ngày nay không chỉ vùi đầu vào sách vở như đàn anh lớp trước. Cuộc sống hiện đại khoa học kĩ thuật tiến bộ thói quen hằng ngày không gói gọn trong bốn bức tường chỉ có học học và học. Thời gian hằng ngày dường như được mở rộng hơn với rất nhiều những hoạt động thú vị. như chiến dịch mùa hè xanh. Thanh niên được tự do vô tư đến những vùng khó khăn giúp đỡ nhân dân nghèo vùng sâu vùng xa hay những chuyến đi ngắn ngày chỉ đơn giản là chia sẻ quà bánh cho những trẻ em ở những làng trẻ mồ côi , tất cả đều xuất phát từ lòng tình nguyện và sự yêu thương giống nòi.Thanh niên ngày nay không chỉ học tập tốt lao động tốt mà còn có cả lòng nhân ái khoan dung. Những điều kiện đó chính là nền tảng cho sự thành công sau này. Sự thành công đó họ đạt được là do chính đôi tay và khối óc của họ không dựa dẫm vào bất cứ ai……”Khát vọng chính là nguồn động lực có sức mạnh vô biên, tiềm tàng bên trong mỗi con người. Động lực này được thể hiện qua những hành động liên tục và bền bỉ, để con người không bao giờ từ bỏ ước mơ, không bao giờ khuất phục hoàn cảnh.” Quả thật như cau danh ngôn con người có thề đạt được tât cả khi có khát vọng bạn chi thật sự thất bại khi ban từ bỏ khi ước mơ và cố gắng.


          Nhưng những ý chí quyết tâm kia không phải lúc nào cũng mỉm cười với mọi người và sẽ không tìm đến bất cứ ai ,chỉ có những người luôn có gắng vươn lên trong cuộc sống vượt qua mọi khó khăn và đến lúc những khó khặn kia ko làm chùng bước họ thì chính là lúc họ tím được những hạnh phúc và những khám phà bổ ích cho bản thân. Và có một số đông sẽ không bao giờ khám phá ra những chân lý đó vì sự bi quan luôn yếu lòng trước những khó khăn vấp phải. Thất bại là khởi đầu của sự thành công và thất bại chỉ là thành công khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiên mình.


        Con người khi sinh ra không là gì cả chỉ là mầm sống mới được sinh ra chỉ là một đúa trẻ sơ sinh không tên tuổi, Nhưng bằng tất cả sự nổ lực không ngừng lòng quyết tâm bền bỉ và ý chí vươn lên thì mầm sống ấy sẽ lớn lên và sinh hoa kết trai góp cho đời những hương sắc.Và khi chết đi họ đã có được tất cả mặc dù không còn trên cỏi đời này nữa .


“Tạo lập! Xây dựng! Phục vụ!Đó là những mệnh lệnh của thiên nhiên.Hãy làm theo những mệnh lệnh đó, và bạn sẽ thấy sự giàu sang và phong phú của vũ trụ là vô tận.” hãy sống hết mình và khong ngừng phấn đấu ban sẽ tìm thấy được tất cả và làm chủ mọi thứ vì “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”.mà.không phảido ai khác sắp đặt hay ép buộc và tư do chính là trang mà chúng ta có được.

Đề : Một triết học nói: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lònng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó.Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”


Bài làm


            Các bạn đã từng nghe câu “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra” chưa?. Có lẽ câu nói thật lạ kì phải không các bạn, đây là câu nói của một nhà triết học, tuy thật khó hiểu nhưng nó lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nhà triết học có ý nhắc nhở chúng ta điều gì đây? Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ ý nghĩa câu nói này nha các bạn.


           Không chỉ đơn giản bằng một câu ngắn gọn như vậy, nhà triết học còn nói :“Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả.Nó làm thế nào thì sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra’’.Đến đây một phần cánh cửa như được mở rộng.
Tại sao lại nói “mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có”?.Mỗi con vật khi sinh ra đều biết ăn, biết đi lại , biết bắt mồi,……, tất cả đều là do bản năng sinh tồn của nó, giống như con mèo con, khi mới sinh ra là đã biết bò lại gần mẹ để bú , để hưởng chút hơi ấm ngọt ngào mà mẹ nó dành cho những đứa con yêu thương, rồi dần tự mở đôi mắt nhỏ xinh mèo con bắt đầu tập được những bước đi chập chững, rồi chạy nhảy, đến nô đùa, đến bắt chuột , tất cả đều là do tự nhiên mà có , không ai dạy bảo, mèo con trưởg thành và cả vòng đời mèo con vẫn như vậy, không thay đổi. Thật hay, tạo hoá đã ban tặng cho loài vật một bản năng đặc biệt để có thể thích nghi với cuộc sống thế nhưng “Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả’’.Đúng vậy, con người không hề có một chút bản năng đặc biệt nào ,tất cả mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào người khác,phải trải qua sự rèn luyện, tập tành mới có được khả năng.Con người khi sinh ra vốn chẳng biết gì ,chỉ nhắm nghiền đôi mắt bé xiu và oa oa oà lên những tiếng khóc đòi bú mẹ, thật sự chẳng thể nào chạm được tới mẹ. Tất cả là nhờ mẹ nâng niu ,ôm ấp vào lòng hoà tan dòng sữa ngọt chạm vào môi hồng bé xinh thì mới tiếp tục sự sống được. Không chỉ vậy, làm sao con người có thể tự đi đứng, bò trườn được,tất cả phải qua quá trình rèn luyện ngay từ thuở ban đầu.Hai tháng biết lật, ba tháng biết bò, sáu tháng chập chững biết đi , mười tháng bắt đầu hoàn thiện bước đi của mình,……….Đâu phải tự nhiên! Đều do bàn tay nồng ấm của mẹ dìu dắt từng bước, từng bước một ,tạo nên khả năng sinh tồn, hoà nhập với cuộc sống cho một sinh linh bé nhỏ dần bước vào đời.

          Con người khác với con vật là có tri thức, có phẩm chất đạo đức nhưng đây cũng đâu phải là điều vốn sẵn có trong từng người mà nó được phát huy, phát triển qua những ngày học tập, những ngày được dạy dỗ. Cũng như chúng ta ngay từ nhỏ đã được dạy rằng phải biết hiếu thảo với cha mẹ, bên ngoài xã hội cần tôn trọng người khác, phải chân thành , công bằng, …….và nhiều điều khác nữa, những lời dạy đó ăn sâu vào tâm trí, nó lớn theo thời gian khi ta càng lớn, và được áp dụng ngay trong đời sống. Thử hỏi không có sự chui rèn , không có sự luyện tập thì làm sao ta có thể hoà nhập với cuộc sống hiện tại đựơc , bởi vậy “nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó”. Đó chính là lí do ta cần phải biết sống , biết hành động, biết nỗ lực .Cũng như khi muốn đánh được một bản nhạc hay thì ta phải tập đánh đàn, điều đó xuất phát từ lòng yêu thích , bắt nguồn từ sự tự nguyện , không hề bị cưỡng ép, ràng buột. Con người là một tờ giấy trắng, chỉ từng nét, từng nét bút mới vẽ lên bức tranh hoàn thiện, nên cần phải luyện tập từ thấp đến cao , từ dễ đến khó, mới có thể hấp thu kiến thức từ cuộc sống được. Giống như trong học tập đâu phải ai mới đầu cũng được ngồi trên chiếc ghế đại học, mà phải bắt đầu từ lớp một, trải qua mười hai năm rèn luyện gian khổ mới được ngồi vững trên chiếc ghế ấy. Tóm lại để đạt được thành công , ước muốn, nguyện vọng thì chính bản thân phải có sự nổ lực thực sự, cố gắng toàn vẹn thì thành công sẽ đến trong tầm tay thôi. Tuy nhiên đâu phải ai cũng đi được đến cùng của sự thành công. Có nhiều người đang học rất tốt nhưng vì mê chơi bỏ ngang việc học thế là mất tất cả qua một lúc nông nỗi, quả đúng thật họ làm thế nào thì sẽ nhận lại được kết quả như thế ấy thôi!.Chính vì vậy hãy luôn nhớ rằng “tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”, chỉ có ta mới quyết định được số phận của ta, con người ta thế nào thì do chính ta làm nên. Một người nếu biết gắng công học tập, biết chú trọng đến phẩm chất đạo đức, …. Thì sau này sẽ làm nên danh tiếng góp phần đưa đất nước đến một góc trời vinh quang, xây dựng đất nước ta thành toà lâu đài đẹp nhất mà không cường quốc nào có thể sánh bằng.Nhưng thật dáng tiếc xã hội ta ngày nay vẫn không thiếu những kẻ tự huỷ diệt mình ,những con người thân tàn ma dại do ăn chơi sa đoạ, dẫn đến bị AIDS,bị nghiện ngập là cũng do chính họ tự tạo ra, tự tạo cho họ một cuôc sống khổ sở , bị mọi người xa lánh.Bên cạnh là những kẻ chỉ biết trông chờ vào người khác , không biết tự nỗ lực bản thân trong hoc hành cũng như trong công việc .Thật đáng phê phán!

           Qua câu nói vô cùng đáng giá của nhà triết học, có lẽ đã làm thức tỉnh chúng ta , cho nên ngay từ bây giờ phải biết rèn luyện bản thân, học tập thật tốt, khắc phục chỗ hạn chế còn phải trông chờ vào người khác,để bản thân ta phát triển hơn, và hơn hết phải làm nên một con người hợp thời đại thì xã hội mới phát triển, đất nước mới giàu mạnh.Nhưng các bạn cũng hãy nhớ rằng chúng ta không hề cô độc chiến đấu với số phận mà bên cạnh đó còn có gia đình, xã hội nữa.Chính những tác động đócũng có thể tạo nên tôi của ngày mai. Câu nói của nhà triết học thật thú vị phải không các bạn? Biết bao điều ý nghĩa, vô giá được ẩn chứa trong câu nói này. Hãy tự khẳng định cái tôi của chính mình và làm nên cái tôi thật sự, thật giá trị cho xã hội này nha các bạn!!!! “Tôi chỉ có thể là kẻ do chính tôi làm ra”

Đề: Suy nghĩ của anh (chị) đối với vấn đề nhân sinh được đặt ra trong câu văn sau: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...”

                                                              (Mùa lạc - Nguyễn Khải)

 

Bài làm


       Triết lý nhà phật có nhắc đến cái gọi là thuyết luân hồi: Một con người, sự vật chết đi sẽ hoá thân, chuyển kiếp sang một kiếp sống mới, dưới một hình hài mới. Bản thân tôi không hoàn toàn tin vào nó, tôi cảm nhận được nó dưới một khía cạnh khác. Đọc “Mùa lạc” của Nguyễn Khải tôi nhận ra được một điều đó: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”

       Sự sống ở đây, theo tôi là những giá trị hiện sinh, đó là sự sống của con người, cỏ cây, chim muông. Đó cũng có thể hiểu là sự sống trong tâm hồn, trong nhận thức. Sự sống và cái chết; hạnh phúc và hy sinh gian khổ là những khái niệm trái ngược nhau, thế nhưng “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ”.

       Tại sao lại như thế? Theo tôi, trước hết là bởi không có gì trường tồn mãi với thời gian, không có cuộc sống, số phận nào là luôn luôn hạnh phúc. Cái chết phải luôn song hành cùng sự sống, có hy sinh gian khổ mới có hạnh phúc. Cuộc sống vốn rất phức điệu và đa chiều. Nó có muôn màu, muôn vẻ thiên hình và vạn trạng.Ông cha ta đã từng khẳng định: “Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Đó chính là một dẫn chứng cho ý kiến trên.Không ai cấm, trên xác cây khô kia nảy sinh những mầm xanh, qua mùa đông tàn tạ úa vàng mới đến ngày xuân trăm hoa đua nở. Đó chính là vì “sự sống nảy sinh từ trong cái chết”.

       Ở đây là một câu nói có tính chất khẳng định. Từ trong cái chết – cái tàn tạ, úa vàng sẽ nảy sinh ra sự sống – giá trị hiện sinh. Sự sống ấy dĩ nhiên không thể chung sống, phát triển trong môi trường ấy nhưng đó là nơi nó “nảy sinh”. Bản thân sự vật luôn biến đổi không ngừng nghỉ, ẩn đằng sau - tận bên trong cái khô héo không ai ngăn trở được những biến đổi vận động không ngừng để nảy sinh ra sự sống. Ai biết được, những hạt lúa đã được phơi khô kia cấy xuống nước lại có thể mọc ra cây lúa xanh tươi. Tôi lại chợt nhớ đến bài kệ của một bậc thiền sư thời Lý căn dặn học trò trước lúc ra đi.


Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai


Dịch thơ


Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Sau lưng già đến rồi

Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai

(Mãn giác thiền sư)

        Vâng, xuân đến và đi là quy luật của tạo hoá. Đó là vòng quay của thời gian. Thế nhưng, trong cái giá rét của đêm đông ấy, trên cái cành khô mà tưởng như hoa đã “lạc tận” – rụng hết ấy vẫn bừng lên vẻ đẹp của “nhất chi mai”. Cái hình ảnh cành mai dẫu đơn độc nhưng thật cứng cỏi ấy như tạc vào đêm tối chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự sống ở giữa cái nơi mà vạn vật tưởng đã úa tàn. Sự sống và cái chết, đau khổ và hạnh phúc, đó chính là một vòng tròn của số phận, của tạo hoá; đó chính là nguyên cớ cho sự nảy sinh – hiện hình.

        Với “Mùa lạc”, Nguyễn Khải cũng đã chứng minh được điều đó. Có ai ngờ đâu trên mảnh đất đầy bom đạn của Điện Biên, nơi từng bị bom thù giày xéo từng tấc đất, tưởng như không một sư sống lại mọc lên một nông trường Điện Biên cây cối tốt tươi, có cả cuộc sống con người với đủ mọi cung bậc cảm xúc.Đối với con người cũng vậy, hạnh phúc hiện hình từ trong hy sinh, gian khổ. Bác Hồ cũng đã từng nói:“Nếu không có cảnh đông tànThì sao có cảnh huy hoàng ngày xuân”Con người từ khi sinh ra, không ai có được quyền hưởng hạnh phúc suốt đời mà không phải chịu sự khổ đau, hi sinh nào. Cũng như, không có ai là suốt đời đau khổ mà không tìm được hạnh phúc. Trong vất vả, đớn đau, hạnh phúc vẫn có thể hiện hình. Một người đã “quá lứa lỡ thì” như Đào, đã từng mất chồng mất con, từng lang bạt tứ xứ tối đến đặt lưng ở đâu là nhà – một con người từng chịu bao nhiêu đau khổ, mặc cảm – cuối cùng cũng tìm được một bến đỗ bình yên nơi nông trường, tìm được một hạnh phúc dẫu muộn màng bên người đội trưởng.
Vâng, phải chăng đó chính là sự hiện hình của hạnh phúc. Hay với “Vợ nhặt” của Kim Lân chẳng hạn. Trong cái nạn đói khủng khiếp từng giết chết hai triệu đồng bào ta, giữa cái không khí dày đặc nỗi ám ảnh về cái chết mà Kim Lân đã dựng rất thành công, người đọc vẫn cảm động biết bao khi bắt gặp hạnh phúc – dẫu mới chớm nở và đang ngập chìm trong nỗi lo toan của Tràng của “Thị” và của bà cụ Tứ. Vâng, trong đau khổ, đói nghèo, kề cận với cái chết hạnh phúc vẫn hiện hình và trở thành nguồn động viên với họ. Không trải qua hy sinh, gian khổ làm sao đòi hỏi được có hạnh phúc. Hạnh phúc – sự sống cứ như được gieo mầm từ trong cái chết – trong gian khổ hy sinh. Đó chính là lí do để thôi thúc tôi không nguôi hy vọng, không thôi chiến đấu vì niềm tin đó.Đó là bởi “ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”…

        Vai trò của con người đã được khẳng định: con người phải chiến đấu, luôn luôn chiến đấu để vượt qua ranh giới – ranh giới của sự sống và cái chết, giữa hạnh phúc và hy sinh, đau khổ. Vâng, ở đời này không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Sự sống, hạnh phúc chưa và sẽ không bao giờ đi đến chỗ tận diệt cả, có chăng đó chỉ là những thử thách, ranh giới đòi hỏi con người phải vượt qua, phải chiến thắng nó. Đó mới là vai trò, sứ mệnh của con người.Vậy, “điều cốt yếu” là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.

            Giữa sự sống – cái chết, hạnh phúc – khổ đau luôn có những ranh giới. Và chỉ có chúng ta, những con người mới có đủ khả năng vượt qua nó. Mị trong “vợ chồng A Phủ” là một minh chứng về sức mạnh vượt qua những ranh giới của con người.Từ một cô gái xinh đẹp, thổi sáo hay nức tiếng khắp nơi, bị bắt về “cúng trình ma” nhà A Sử, sau khi muốn tự tử mà không được vì thương bố, Mị phải chấp nhận làm dâu - làm con trâu, con ngựa cho nhà thống lý Pá Tra. Bị hành hạ, đối xử tàn tệ, tưởng như Mị đã mất hết sức sống, mất hết ý chí mà trở thành cái xác vô hồn. Nhưng không, trong con người Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt không gì dập tắt nổi. Đó là ngày xuân muộn ở Hồng Ngài, Mị đòi đi chơi xuân (dù sau đó bị A Sử bắt trói vào cột nhà) Đó là ngày tết Mị lén lấy rượu uống từng ngụm lớn. Và tiêu biểu nhất, đỉnh cao của tác phẩm là khi cô cắt dây trói cho A Phủ và xin đi theo. Đó chính là hành động giải thoát cho người khác và cho chính bản thân mình. Tưởng chừng như, sau biết bao hy sinh đau khổ, sư sống, khát khao hạnh phúc trong cô đã bị dập tắt. Nhưng không, nó vẫn cháy âm ỉ thành một sức mạnh giúp cô vượt qua cái ranh giới ấy mà tìm tới hạnh phúc, tìm lại sự sống (và quả thật, tới Phiềng Sa, tìm được ánh sáng của cách mạng Mị và A Phủ đã có cuộc sống đúng nghĩa). Một con người như Mị, tưởng như bị đẩy tới “bước đường cùng” nhưng vẫn đủ sức mạnh để vượt qua. Đó chính là minh chứng: trên đời này không có bước đường cùng mà đó chỉ là ranh giới mà chúng ta phải vượt qua mà thôi. Vậy tại sao, con người lại không đủ dũng khí để tiến bước !Hay như nhân vật Đào của “Mùa lạc”, cảnh ngộ ấy, cuộc đời ấy như bị đẩy tới tột cùng của đau khổ. Có lúc, Đào mặc cảm không dám đón nhận và chiến đấu vì hạnh phúc. Vậy mà sau đó cô cũng nhận thức được, cũng khao khát được hạnh phúc, đón nhận nó. Và cuối cùng, hạnh phúc đã đến với cô, một gia đình hạnh phúc với người yêu cô trên cái nông trường Điện Biên thân yêu. Đó chính là ranh giới và sự vượt qua ranh giới.Trên đời này không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Vâng, và vì thế, đứng trước những ranh giới đó con người phải biết chiến đấu, phải có sức mạnh để vượt qua. Đó chính là điều cốt yếu ! Là con người, hạnh phúc và sự sống không thể chờ đợi ai mang đến cho mình mà phải chiến đấu mà giành lấy và gìn giữ nó. Đứng trước những ranh giới ấy, bản lĩnh con người mới được bộc lộ và phát huy. Không bao giờ được nguôi tắt hi vọng – phải chăng phần nào Nguyễn Khải muốn nhắn gửi với chúng ta điều đó.

       Trong cái chết, trong gian khổ hy sinh vẫn có thể nảy sinh, hiện hình hạnh phúc và sự sống. Xung quanh chúng ta cũng có biết bao tấm gương như vậy. Những học sinh hoàn cảnh khó khăn, mất bố mẹ, gia đình nghèo khó mà vẫn vươn lên học tốt không phải là những tấm gương cho ta học tập sao? Những người thương binh, hy sinh một phần máu thịt cho Tổ quốc, những người không còn sức khoẻ mà vẫn vươn lên làm kinh tế giỏi, những người đó có làm ta khơi lại suy nghĩ? Cuộc sống dường như đã đẩy họ đến bước đường cùng, nhưng họ đã chứng minh cho ta thấy, đó chỉ là những ranh giới và thực tế bằng ý chí, quyết tâm, sức mạnh họ đã vượt qua cái ranh giới khó khăn ấy!.

       Vâng, từ trong cái chết sự sống vẫn hiện hình. Nó thôi thúc ta hy vọng, chiến đấu để vượt qua tất cả. Hạnh phúc, sự sống nảy sinh hiện hình từ trong gian khổ và cái chết mới khiến ta trân trọng biết bao!Vấn đề nhân sinh mà Nguyễn Khải đặt ra trong “Mùa lạc” là rất đáng để suy ngẫm chiêm nghiệm. Kết thúc bài viết, tôi lại nhớ đến một bài thơ (cũng của một nhà sư) mà tất cả mọi người trong lớp tôi đều yêu mến. Dường như giữa Nguyễn Khải và Khuông Việt có gì gặp nhau chăng ?
                        Mộc trung nguyên hữu hoả

Nguyên hoả phục hoàn sinh

Nhược vị mộc vô hoả

Toàn toại hà do minh


Tạm dịch:


Lửa sẵn có trong cây

Vơi đi chốc lại đầy

Ví cây không có lửa

Xát lửa sao bùng ngay

.           Cái “ngọn lửa đầu tiên” thắp sáng nên hi vọng ấy phải chăng đã được Nguyễn Khải đưa vào “Mùa lạc” mà phát triển, bổ sung thành một triết lý mới.

Lý tưởng là ngọn đèn soi sáng

Bài làm

            Cuộc sống ngày càng vận động và phát triển theo chiều hướng mới. Để tồn tại và có một cuộc sống bền vững thì mỗi người chúng ta cần phải có một phương hướng sống nhất định, một lí tưởng mà ta sẽ hướng tới để thực hiện trong suốt cuộc đời. Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Vậy cuộc sống sẽ ra sao nếu mỗi người không có lí tưởng xác định?Cuộc đời sẽ ra sao nếu mỗi người chỉ sống vì những mục đích không rõ ràng và chỉ cho bản thân mình?

            Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. “Lí tưởng” là gì? Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ngọn đèn”, đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh. “Phương hướng kiên định” chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một ‎nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lí tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. “Lí tưởng” rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu học để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lí tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu “lí tưởng”. Thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình. Vậy một người có lí tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định rõ mục tiêu sống và tận tuỵ với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện rõ thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiên bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định và có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiên chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh…Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời “tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững”. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên sẽ có cho mình một lí tưởng riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi người nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lí tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có một lí tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Mà muốn có được những lí tưởng có ‎ nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc học tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng của mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một “phương hướng kiên định” cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con người có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người.

            Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều ‎nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lí tưởng đối với mỗi người qua việc ví lí tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lí tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lí tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lí tưởng cuộc đời..

Sống là cho...

Bài làm

            Bạn nghĩ gì???...


            Có ai đó nói rằng, khi quay ngược trái tim mình lên, trái tim sẽ có hình ngọn lửa. Có phải đó là ngọn lửa của tình yêu thương, của tình người ấm áp? Ngọn lửa ấm áp cho tình yêu đi đến phút sống cuối cùng.

Tôi cũng từng nghe người ta nói rằng, tuổi trẻ mang trái tim và tình yêu đầy nhiệt huyết, có thể cống hiến hết mình cho tình yêu và lý tưởng. Nhưng phải chăng chính vì trái tim nhiệt huyết ấy mải mê chạy theo những đam mê hoài bão mà quên mất ngọn lửa yêu thương?
Tôi đã từng chứng kiến cảnh một bà già mù lòa dắt theo một đứa bé nhỏ đi ăn xin trong trời mưa gió lạnh căm căm, không một manh áo ấm. Nhưng đi đến đâu người ta cũng xua đuổi. 
Người bán hàng sợ “dông”, sợ hôi, sợ bẩn, sợ cả một ngày bị bà già “ám vía” mà không bán được hàng. Người qua lại thì muốn đi thật nhanh, tránh động phải bà lão kẻo bẩn những bộ cánh đắt tiền. Họ thì thầm: “Thời nay người giả ăn mày không hiếm. Thóc đâu mà đãi gà rừng”…
Một đám đông xúm lại trên đường quây quanh anh thanh niên bị ngã nằm xõng xoài trên đường, máu bê bết, ánh mắt như cầu cứu van xin. Nhưng không ai để tâm. Họ tụ tập lại đây không gì hơn ngoài sự hiếu kỳ.

 Người ta không muốn dây, không muốn xắn tay vào đưa anh ta đến bệnh viện vì nghĩ sẽ gặp xui xẻo, rắc rối nếu nạn nhân chết trên đường đến bệnh viện. Có người độc miệng thì nói: “Uống rượu cho lắm vào. Tự chuốc vạ vào thân, ai thương”. Người tử tế bấm máy gọi cho xe cứu thương nhưng chờ xe cứu thương nhanh cũng 15-20 phút, còn nếu lâu và bị tắc đường cũng phải đến nửa tiếng, mà sự sống lại được tính bằng giây.

Tôi đã từng chứng kiến một em bé gái mặt nhễ nhãi mồ hôi giữa trưa nắng hè đến từng cổng trường đại học cầu xin sự ban ơn của các anh chị sinh viên để có thêm chút tiền viện phí cho bố.

Em tin rằng các anh chị sinh viên, với trái tim thanh niên đầy tình yêu và nhiệt huyết có thể phần nào giảm nỗi đau đang cào cấu người bố nằm chờ chết trong bệnh viện. Nhưng mọi người đứng đó nghe em trình bày rồi lại lắc đầu bỏ đi. “Lừa đảo bây giờ đâu có thiếu!”.
Một anh chàng sinh viên nọ gọi điện về cho mẹ nói đang bận thi khi được biết mẹ ốm. Sự thật là anh ta “bận” dự lễ sinh nhật của người yêu. Thoáng chút ăn năn nhưng lại tặc lưỡi cho qua: “Mẹ thì có thể một năm về thăm vài lần nhưng sinh nhật người yêu chỉ có một”. Chẳng mấy bạn trẻ quên sinh nhật của người yêu, nhưng ai nhớ được ngày sinh của người mang cho mình sự sống?
Có thể bạn sợ rằng tình yêu thương của mình cho đi mà không được nhận lại, hay cho nhầm chỗ. Nhưng đâu phải trên thế giới này tất cả đều là những toan tính, dối lừa. Bà cụ dắt cháu đi ăn xin trong trời rét căm căm, cô bé con đứng cổng trường đại học cầu xin ai đó giúp bố em, để rồi chỉ nhận được những cái xua tay - dường như chính họ mới là những người đã đặt tình yêu thương và sự tin tưởng của mình vào nhầm chỗ. Có ai đó nói gia đình là tất cả, nhưng bạn đã làm gì cho gia đình ấy? Một sự chăm sóc ân cần khi mẹ ốm, một cái nắm tay chia sẻ khi em buồn…đó là tình yêu không lời bạn dành cho họ. Giá như bạn cũng sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng cho đi tình thương như lúc bạn cần sự chia sẻ và tình thương ấy!Dẫu biết rằng ngọn lửa nào rồi cũng có lúc tàn. Nhưng hãy để cho ngọn lửa trong trái tim bạn sưởi ấm đến khi còn có thể. Bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Hãy sống trọn vẹn nhất

Bài làm

            Có một quan niệm sống mà nhà văn Lưu Quang Vũ đã đưa ra cho chúng ta trong vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt là : “ Không thể bên trong một đằng , bên ngoài một nẻo được . Tôi muốn được là tôi toàn vẹn “. Vậy thực chất câu nói của Lưu Quang Vũ như thế nào ? Quan niệm sống mà ông muốn đưa ra là gì ? Quan niệm sống mà nhà văn muốn nói đến chính là hãy sống thành thật với chính mình,sống để giữa tinh thần và thể xác của là một sự thống nhất .“ Bên trong, bên ngoài “ở đây chính là bên trong tâm hồn , về mặt tinh thần . Còn bên ngoài là những cư xử , về mặt thể xác . “ Một đằng, một nẻo” chỉ sự trái ngược nhau. “Bên trong một đằmg, bên ngoài một nẻo “ chỉ sự trái ngược nhau giữa tinh thần và thể xác . “ Toàn vẹn “ là sự trọn vẹn hoàn toàn , một sự thống nhất chung .

Do vậy, điều đầu tiên mà Quang Vũ muốn đặt ra ở đây là : Con người luôn cần một sự thống nhất chung giữa bên trong và bên ngoài. Thật vậy, điều đó là điều thực sự quan trọng cần có đối với mỗi người chúng ta bởi con nguời là một thực thể thống nhất giữa hai mặt tinh thần và thể xác. Nếu như sự thống nhất đó không còn thì ta không còn là chính ta nữa. Ví dụ đơn giàn là nếu như ta là một con người quyết tâm nhưng lại có những hành động trái ngược với sự quyết tâm do thì ta không còn là một người quyết tâm như ta muốn nữa. Điều thứ hai mà nhà văn muốn nói đến đó là : Con người phải sống thật với chính mình. Song để sống thật với bản thân mình chính là điều xuất phát từ trái tim, hiểu những gì mà mình cần và hãy là chính mình. Nếu không sống thực với mình thì con người sẽ đau khổ và sẽ gây ra đau khổ, tai họa cho người khác. Bởi vì khi đó ta đang tự lừa dối chính bản thân mình, lừa dối người khác. Và rồi sự lừa dối đó sẽ làm chính bản thân mình dằn vặt, đau khổ, mọi người sẽ nhìn nhận người đó là một người khác chứ không phải là chính bãn thân họ. Chẳng hạn có một ai đó với vẻ bề ngoài rất đỗi hiền thục, tốt bụng nhưng bên trong lại độc ác,suy tính những chuyện có hại cho người khác dựa vào vẽ bề ngoài của mình thì khi đó chính người đó đã gây ra sự đau khổ, tai họa cho người khác.
Vì thế chúng ta hãy sống một cách trọn vẹn nhất , giữa suy nghĩ và hành động , giữa bên trong và bên ngoài luôn có sự thống nhất. Hãy nhìn xung quanh chúng ta, những người biết sống thành thực với bản thân mình thì họ luôn cảm thấy hạnh phúc. Họ có những suy nghĩ và hành động luôn có một sự thống nhất. Lúc đó họ đã là chính họ trong mắt người khác. Như khi ta ghét một ai thì ta cứ nói ghét,không phải bên trong ghét bên ngoài lại tỏ vẻ rất yêu mến người đó,làm những điều mà ta không thích để thể hiện sự yêu mến của mình. Nhưng bên cạnh đó còn có những kẻ không hề xem trọng bản thân mình, luôn làm những điều trái ngược với chính mình để đạt được mục đích của mình. Thế nên chúng ta hãy làm những gì mà chính con người chúng ta mong muốn mà không gây hại đến người khác, hãy nhìn nhận những gì mà bản thân mình đang có
            Hãy trung thực với bản thân, đừng tự lừa dối mình và lừa dối những người xung quanh. Điều quan trọng hãy là chính mình trong mọi tình huống, hãy sống một cách trọn vẹn nhất và hãy để sự thống nhất giữa tinh thần và thể xác của mỗi người luôn tôn tại. Tất cả những điều ấy cũng góp phần tạo nên điều kỳ diệu cho con người chúng ta, bởi vì “ Mỗi người chúng ta là một điều kỳ diệu

Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay

Bài làm


            Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Và thanh niên chúng ta-những người chủ tương lai của đất nước-phải góp một phần sức cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra : Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?


            Trước hết chúng ta phải hiểu được “lý tưởng sống” là gì? Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người.

            Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình.Có thể bạn cũng đã có được một mục đích sống cho riêng mình,nhưng bạn vẫn nên xem lại mục đích đó có thật sự cao đẹp hay không bạn ạ.Chúng ta sống trong cộng đồng là sống vì mọi người,vì quê hương,vì đất nước.
Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: "Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...."
Phải mất một thời gian dài tôi và các bạn mới có thể mới ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...". Đó cũng là một phần của lý tưởng sống đẹp.

Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, nhưng chúng ta cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị như để vươn lên. hải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Nhà văn Pháp Đi-dơ-rô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu nói đó, lời khẳng định đó thật rõ ràng. Nó khuyên chúng ta sống thì phải có mục đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều vĩ đại.

Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứng đáng ? chúng ta nên hiểu sống có mục đích và lý tưởng cao đẹp là như thế nào ? Đó là phải sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân loại. Vậy thì tại sao ta phải sống có lí tưởng cao đẹp ? Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”.Thế chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.

Ngày xưa, anh hùng Lý Tự trọng đã từng nói:”Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đ ường nào khác!” rong thời kỳ chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu - lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước. Tư tưởng đó đã đi vào lời ca tiếng hát của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. "Anh lên xe trời đổ cơn mưa, Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ; Em xuống núi nắng vàng rực rỡ; Cái nhành hoa gạt mối riêng tư" hay "Khi tạm biệt mua xuân; Anh lính về biên giới; Cô gái vào ca ba". Bên cạnh một tình yêu nồng cháy của tuổi trẻ nhưng ho phải tạm gác lại để dành tất cả cho một mục tiêu cao cả. Trong thời kỳ ngày nay có lẽ chúng ta khó có thể tìm kiếm được một ca khúc nói vê tình yêu đep như vậy. Biết bao thế hệ thanh niên đ ã ngã xuống vì mộtlý tưởng duy nhất là giành lại độc lập t ự do cho đất nước. Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát tri ển,thì lý t ưởng sống cao đẹp của thanh niên,thế hệ trẻ lại càng rộng hơn,bao la hơn,”Vì một Việt Nam Phát triển

Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng gần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó khăn trước mắt,luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.


“Không có việc gì khó


Chỉ sợ lòng không bền


Đào núi và lắp biển


Quyết chí ắt làm nên”


(Hồ Chí Minh)


            Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam,hay những tấm huy chương vàng,huy ch ương bạc t ừ nh ững môn Olympic Toán ,Lý,Hoá,Sinh,trong những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: “Hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi”. Và chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết những Enstein, Môza, Đác-uyn,… Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên điều vĩ đại và được lưu danh muôn thuở. Như mục đích “ra đi tìm đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc “ của Bác. Đó là một minh chứng rất cao đẹp!

Nhưng hiện nay,một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến chân mới nhảy”. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thời gian để dành cho tình yêu nên có lẽ họ không thể nhận ra những hạnh phúc mà họ đang có mà chỉ toàn nhìn thấy sự khổ đau trong tình yêu, phải chăng tuổi trẻ ngày nay khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì dần trở nên ích kỷ hơn. Chỉ biết nghĩ cho riêng mình.Và mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng mình.Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Thật đáng buồn cho một tương lai đất nước!

Các bạn luôn mong muốn mình sẽ là người tài giỏi nhưng lại không có được một lý t ưởng cho riêng mình,thì cuộc đời bạn s ẽ trôi về đâu ? Hãy tưởng tượng mà xem: một thanh niên sống không mục đích, không có định hướng, học tập chỉ do ba me gượng ép ; chàng ta chẳng hề ham thích những lựa chọn ấy và cũng chẳng hề thich học những môn học ấy; rồi cậu rớt đại học, thất nghiệp (chẳng ai nhận những người không có học vấn cả, dù cậu đã qua các năm trung học rồi nhưng với tinh thần thiếu ý chí thì xét lại cậu cũng chẳng đủ sức cho công việc)…không có tiền câu đâm ra vòi vĩnh bố mẹ(tuy nhiên vẫn có một số người tốt, không phạm phải những sai lầm này)…tiêu xài tiền, rồi đủ các thói hư, tật xấu. Cuối cùng chàng thanh niên ấy đã kết thúc cuộc đời trong nhà tù hoặc trên giường bệnh sau bao năm ăn chơi, nghiện ngập. Đó là ví dụ về một con người không có lý tưởng sống. Còn những người sống có mục đích nhưng lại là mục đích tầm thường như ăn no mặc ấm, hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, cưới vợ đẹp,…Những người này vì lợi ích của bản thân, họ dễ dàng làm bạn với cái ác và sẽ phạm tội. Chúng ta thường đọc thấy trên báo công an hay thấy trên Tivi những tin liên quan đến ông này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm, nhất là các nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giât, phạm tội… để kiếm tiền ăn chơi hay những thanh niên, học sinh (kể cả người lớn) ghiền chơi games đến mê mệt! Tất cả, những người sống không có mục đích và những người có mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt.

Tóm lại,thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp,vì mọi người,vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai t ươi sáng. Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky): "Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này"

Đề ra: Viết bài văn ngắn (400 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về ý chí và nghị lực.

BÀI LÀM

Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã. Những nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con người.

Trước hết ta cần hiểu "ý chí nghị lực" là gì ? Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công.

Biểu hiện của ý chí nghị lực đó là những tấm gương dám sống, dám thành công như chàng trai không tay , không chân Nick Jivucic, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai NGuyễn Sơn Lâm...

Từ giải thích và những tấm gương tiêu biểu trên, ta thấy ý chí nghj lực có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ , dám làm, dám sống. Chàng trai Nguyễn Sơn Lâm, chỉ cao chưa đầy một mét, đi phải chống nạng nhưng lại gỏi ba thứ tiếng, từng thi Việt Nam Idol 2010, năm 2011, anh là người đã chinh phục đỉnh Phanxipăng và trở thành người khuyết tật Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi này mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Đúng như người phương tây từng nói " hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn",Nick Jivucic từng nói " Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời", chị Đặng Thùy Trâm từng nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"... tất cả đều chứa đựng trong đó những thông điệp lớn lao về ý chí và nghị lực.

Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Có lẽ đó là câu chuyện về Bill Gate, bỏ dở ĐH, lập công ty phần mềm nhưng liên tiếp thất bại. Khắc phục những thất bại đó ông vươn lên thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại. Chung zu Zung, chủ tịch tập đoàn Huyndai Hàn Quốc từng là nông dân, công nhân đến ông chủ tập đoàn Huyn đai là cả một quá trình "gian nan rèn luyện mới thành công".

Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những bcon người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án.

Từ việc phân tích ở trên tra cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động.

Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người.

Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Học tập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công.

Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!

Cách đây hơn nửa thế kỷ, trong bài hát của mình, ban nhạc The Beatles có câu: “Chúng ta đều tỏa sáng, như mặt trăng, như những vì sao và như mặt trời”. Chân giá trị mỗi người không phụ thuộc vào vẻ bề ngoài của họ, vào những điều họ có thể hay không có thể, vào cách mà thể giới nhìn nhận họ. 

Điều khẳng định ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi chúng ta chính là cách ta nhìn nhận mình, cách ta tận dụng hết tất cả những gì mình có để sống có ích, sống sao cho xứng đáng hai chữ CON NGƯỜI.

Câu chuyện của Nick vujicic không phải là câu chuyện cổ tích thời hiện đại, bởi trong đó không hề có phép mầu được tạo nên bởi ông bụt, bà tiên. Phép mầu duy nhất là tình yêu cuộc sống cùng khát vọng vươn lên mãnh liệt của chính Nick Vujicic. 

Chàng trai người Úc với gương mặt thân thiện ấy là một tấm gương về nghị lực, là nguồn cảm hứng và sức mạnh cho biết bao người trên thế giới. Cuộc sống  của Nick  chính là định nghĩa cho sự dũng cảm, khi anh đã vượt lên trên nghịch cảnh của bản thân và trở thành một huyền thoại sống.

Sinh ra với hội chứng rối loạn gene tetre-amelia khiến Nick không có cả chân lẫn tay. Tất cả những gì Thượng đế ban cho anh chỉ là một thân hình cùng một bàn chân với hai ngón duy nhất. 

Để trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, tác giả của 3 cuốn sách - một người tự tin và thành đạt của hôm nay, Nick đã phải đấu tranh với sự chế giễu của mọi người, đấu tranh với sự khiếm khuyết của bản thân. Và hơn hết, anh phải đấu tranh với ham muốn bỏ cuộc, buông xuôi của chính mình.

Đạo Phật có câu: “Kẻ thù lớn nhất của con người là chính mình”, Nick đã tự đập tan những rào cản về thể chất tưởng chừng không thể vượt qua để chiến thắng số phận nghiệt ngã. Anh đã sống, đã học tập và làm hết thảy mọi việc như một người bình thường: bơi lội, đánh golf, kết bạn và tới 47 nước trên thế giới… 

Hai cuốn sách “Life without limit” (Cuộc sống không giới hạn) và Unstoppable (Đừng bao giờ từ bỏ hy vọng) chính là những tuyên ngôn hùng hồn của một con người tự mình tạo nên kỳ tích. Những cuốn sách ấy đã chạm tới trái tim của hàng triệu độc giả trên toàn thế giới, gieo vào lòng họ những hạt giống tâm hồn cao đẹp.

Trong buổi nói chuyện của Nick Vujicic tại Việt Nam lần này, có một điều anh luôn nhấn mạnh: TÌNH YÊU. Yêu và được yêu là một điều vô cùng may mắn. Tình yêu, đó là ánh mặt trời sưởi ấm tâm hồn, là bàn tay vô hình nâng đỡ chúng ta qua cơn giông bão. 

Tình yêu là sức mạnh lớn nhất mà con người có thể có, cũng như có thể trao đi. Nick quả thực đã may mắn hơn nhiều người khuyết tật khi anh được sinh ra trong tình yêu của cha mẹ, được sống trong môi trường hạnh phúc và được tạo nhiều điều kiện thuận lợi về mặt vật chất.

Nhưng điều khiến Nick Vujicic thành công tới vậy chính là nhân cách cao đẹp của bản thân anh. Nó nằm ở việc anh đã trao yêu thương tới mọi người. Bản thân là một người tàn tật, nhưng Nick đã lập nên tổ chức phi lợi nhuận mang Life without Limbs (Cuộc sống không tay chân), anh tích cực tham gia các cuộc vận động vì người tàn tật. 

Mở rộng trái tim mình và yêu thương một cách trong sáng, đó chính là chìa khóa giúp anh mở cánh cửa để đến với thành công của ngày hôm nay.

Hạnh phúc như mơ mà Nick Vujicic có: thành đạt trong sự nghiệp và viên mãn trong cuộc sống gia đình có lẽ được ươm mầm bởi hạt giống mang tên “may mắn”. Nhưng chính anh mới là người quyết định vun trồng nó trở thành cây đại thụ tỏa bóng mát xuống đời mình.

Tôi tin rằng Thượng đế rất công bằng. Người chẳng cho ai tất cả và cũng chẳng lấy đi của ai tất cả. Những gian khó mà cuộc sống đặt ra, những cảnh cửa đóng lại trước mắt không đồng nghĩa vơi việc từ bỏ. 

Trái lại: "Nếu như bạn không thể có một điều kỳ diệu, hãy tự mình trở thành một điều kỳ diệu”, Nick không có tay chân nhưng trong anh là một nghị lực thép để vượt lên số phận, để là một điều kỳ diệu - một tượng đài của hôm nay, sống động, gần gũi và giàu sức lay động.

“Cuộc sống của Nick Vujicic tuy khuyết thiếu nhưng lại rất vui vẻ đủ đầy cả về vật chất lẫn tinh thần. Có thể đó là ước mơ của không ít người lành lặn nhưng bất hạnh”. Nhưng liệu có nên chăng mơ ước đổi cuộc sống của mình lấy cuộc sống của người khác?

Sẽ có người cho rằng sự hoán đổi ấy là công bằng bởi người lành lặn kia đã chấp nhận hi sinh cơ thể bình thường của mình lấy hạnh phúc. Nhưng tại sao bạn không tự hỏi mình, tại sao một người khiếm khuyết như Nick Vujicic còn tự vượt lên số phận và tìm thấy hạnh phúc, mà chúng ta, những người may mắn sinh ra với cơ thể bình thường lại hy vọng vào một điều ước viển vông tới vậy? 

Tại sao chúng ta không tự thay đổi vận mệnh, thay đổi cuộc đời mình một cách tích cực hơn ? Cuộc đời mỗi chúng ta là một cuốn phim mà chính ta là người đạo diễn. Đừng hi vọng vào một sự đổi thay nhiệm màu nào nếu chính bạn không chịu thay đổi bản thân mình.

Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, tấm gương vượt lên số phận của Việt Nam, người mà bao thế hệ học sinh đã quen thuộc đã viết: “Hãy đừng để cho một phút nào của tuổi trẻ trôi đi hoài phí. Không có gì ngày mai không đạt được nếu hôm nay ta biết học hết mình”.

Không chỉ là học tập kiến thức nơi nhà trường mà cả những tri thức thực tiễn trong đời sống, đi đôi cùng rèn luyện bản thân không ngừng sẽ cho ta sức mạnh vô song để trưởng thành và tìm thấy hạnh phúc cũng như sự thành công. Sẽ chẳng có con đường trải hoa hồng nào đưa ta đến đích. 

Những chiếc gai nhọn cuộc đời sẽ khiến bàn chân ta rớm máu. Sẽ không ít lần những khó khăn gian khổ không khỏi khiến ta muốn buông xuôi, gục ngã. Nhưng hãy cứ sống hết mình, bởi: “Hạnh phúc là hành trình thay vì là đích đến”. 

Chính những điều hôm nay tôi học trên đường đời, chính những mật ngọt hay đắng cay mà tôi nếm hôm nay, một mai kia sẽ là tạo nên đôi cánh giúp tôi bay xa trên bầu trời cao rộng.

 Văn:nghị luận về nghị lực của con người  Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thểvượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câuchâm ngôn: “ Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông !
Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽphải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đườngđó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫncó thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thìta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nổ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.
Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lạinội tâm và làm chủ bản thân.Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể gúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng màbất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làmđủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường, Người đã mang đếncho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Nhữngngười đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biếttự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập.Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã khônglàm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thếnào đi nữa thì chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có nhưvậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thểvượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Chúng ta không thể biết conđường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn tađến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn vàquyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thểvượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyếtchí ắt làm nên.” Chỉ cần có ýchí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổimột điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước ?
Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế, hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thânmình, đừng nên chần chừ vàdo dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồnghành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy  

 Đề: Nick Vujicic

Nick Vujicic sinh ngày 4-12-1982 tại Úc. Từ lúc chào đời anh không có tay lẫn chân. Đến bây giờ vẫn không có nghiên cứu khoa học nào có thể giải thích được điều này. Thế nhưng, bố mẹ anh luôn cố gắng giúp anh có một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. 

18 tháng tuổi, Nick đã được bố tập bơi. Đến năm anh 6 tuổi, bố dạy anh cách dùng chân để đánh máy và mẹ đã chế tạo một dụng cụ bằng nhựa để giúp anh có thể cầm bút chì. Cũng có lúc anh cảm thấy chán chường và không muốn tiếp tục sống. Đó là lúc anh 8 tuổi, anh đã sợ hãi khi nghĩ rằng một ngày nào đó không có bố mẹ bên cạnh để chăm sóc. Nhưng với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè anh đã vượt qua tất cả trở ngại đó.

Tất cả hoạt động của anh đều được thực hiện bởi một chân nhỏ bên trái. “Tôi gọi nó là cái dùi trống của tôi, tôi sẽ không làm được gì nếu thiếu nó. Khi xuống nước, tôi sẽ nổi hoàn toàn bởi 80% cơ thể tôi là những lá phổi. Bàn chân nhỏ xíu đóng vai trò là chiếc chân vịt” - anh lạc quan nói.

Thật khó có thể tưởng tượng chỉ với chiếc chân nhỏ bé ấy anh có thể chơi gold, đá bóng, bơi lội thậm chí lướt sóng rất cừ khôi! Năm 23 tuổi, anh lấy bằng cử nhân thương mại với chuyên môn kế hoạch tài chính và kế toán. Anh còn là diễn giả nhiệt thành, luôn mang đến cho các bạn trẻ nhiều niềm hi vọng vào cuộc sống thông qua những câu chuyện cảm động.

Năm 1990, Nick được trao giải thưởng Công dân trẻ của Úc vì lòng dũng cảm và sự bền chí. 

Bài diễn thuyết của Nick Vujicic

"Tôi 30 tuổi và tôi không có tay chân. Không có lý do gì về mặt y khoa giải thích tôi sinh ra lại như vậy. Người ta hỏi tôi định nghĩa về sự khuyến tật là như thế nào? Rất nhiều người trông thấy tôi và nói rằng: "Ồ! Anh ta không có cả chân lẫn tay, chắc cuộc sống sẽ chật vật lắm".Thế nhưng tôi có một sức mạnh chủ yếu giúp tôi vượt qua những trở ngại này, đó chính là gia đình tôi.

Tôi hoàn toàn không có ý định so sánh khuyết tật của người này với khuyết tật của người khác, bởi vì sự khiếm khuyết luôn luôn là sự khiếm khuyết.

Mặc dù bạn không phải ngồi trên xe lăn nhưng đôi khi bạn phải trải qua một thời điểm khó khăn. Có những lúc, chính nỗi sợ hãi đã níu kéo khiến bạn không thể nào tiến lên được. Các bạn sợ hãi về tương lai, thất bại, sợ người khác sẽ như thế nào về mình và như vậy tôi cho rằng nếu bạn có sự sợ hãi thì chính người đó đã có sự khuyết tật.

Bản thân tôi rất yêu quý cuộc sống của mình và tôi muốn nói rằng tất cả mọi người dù khuyết tật hay không chúng ta đều có những giá trị bản ngã ngang bằng nhau. Có rất nhiều điều xảy ra trong cuộc sống. Nhưng có một điều mà chúng ta cần phải có đó là tình yêu thương, yêu thương chính bản thân mình, yêu thương mọi người.

Giá trị của các bạn không quyết định bằng điều các bạn làm được và những điều không làm được. Mỗi ngày trong cuộc sống, chúng ta là một món quà và chúng ta luôn mong muốn có thêm những món quà. Vì vậy, chúng ta cần phải biết ơn những gì đã có ngày hôm nay.

Chúng ta có hai lựa chọn trước cuộc đời: lúc nào cũng cảm thấy tức giận vì những điều không có, hoặc luôn cảm thấy biết ơn những điều đã có. Các bạn có nhìn thấy cái chân của tôi không? Tôi rất yêu cái chân của mình. Với 2 ngón chân, tôi có thể viết, đi, bơi và làm nhiều việc khác. Do vậy, đừng tập trung vào những thứ mình không có mà luôn biết ơn những thứ mình đang có. Bởi mỗi người đều có một tố chất khác biệt.

Trong cuộc sống này, chúng ta sẽ dễ dàng trở thành những người ích kỷ hoặc luôn muốn người khác phải tha thứ cho mình và cho chúng ta cái mà chúng ta chưa có. Điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống của tôi đó là khi tôi giúp một người nào đó.

Khi tôi học xong trung học và học lên đại học thì chính phủ không hỗ trợ tôi. Lúc đó ba mẹ tôi cũng có việc làm. Những người Úc đã mở 1 tổ chức phi lợi nhuận, đó là 1 loại quỹ hỗ trợ những người như tôi học đại học. Họ không chờ đợi sự giàu có tạo ra sự khác biệt, không nhờ chính phủ tạo ra sự khác biệt. Hàng ngày những người Úc phải tự hỗ trợ nhau. Và tôi cũng muốn người Việt Nam hãy tự giúp đỡ người Việt Nam, điều đó sẽ tạo ra sức mạnh của sự đoàn kết. Bởi, chúng ta đều làm được mọi việc theo cách của mình.

Trong cuộc sống, đã từng có lúc tôi mong ước có một điều khác biệt xảy ra với cơ thể của tôi. Khi đi học, tôi luôn ước tôi sẽ gặp một bạn nào đó có hoàn cảnh y hệt như tôi để tôi an ủi rằng tôi không phải là người đơn độc. Đối với tôi đó là một phép màu rồi. Nhưng tôi đã không có được phép màu đó. Lúc đó tôi lựa chọn: buồn phiền vì không ai giống tôi hoặc chọn cách khác biệt như bây giờ.

Cách đây 7 năm, tôi gặp một cậu bé chưa đầy hai tuổi cũng có hoàn cảnh giống tôi trong một buổi diễn thuyết. Lúc đó, cậu bé đang gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. Mọi người đặt cậu bé lên bàn, tôi nhìn cậu bé và thấy cậu bé thật tuyệt vời. Cậu bé ngước lên nhìn tôi, tôi cúi xuống nhìn cậu ấy. Cậu cười, còn mọi người thì khóc. Tại sao vậy? Vì đó là một phép màu.

Mẹ cậu bé tiến tới, ôm tôi, và khóc, khóc mãi. Bà nói: "Bây giờ tôi cần có 1 điểm tựa để căn cứ vào đó phát triển cuộc sống của con tôi". Và tôi nói khi nào con bà được 6 tuổi tôi sẽ đến trường học của cậu ấy. Bà nói làm sao mà cậu bé có thể đi học được. Tôi liền nói hãy đưa đoạn video của tôi cho bác sĩ của con bà xem. Và cuối cùng cậu bé đã được đi học. Năm ngoái, cậu bé được 6 tuổi, cậu bé cũng bị trêu trọc ở trường. Khi tôi đến trường cậu bé, và cậu đã trở thành biểu tượng trong trường. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng, mỗi chúng ta ngồi đây đều có thể trở thành phép màu của người khác.

Tôi muốn chia sẻ với các bạn về những cuốn sách của tôi. Trong cuốn sách thứ nhất "Cuộc sống không giới hạn", tôi đã viết về những điều mà học sinh thường bị bắt nạt ở trường và những điều cần được tôn trọng.

Cuốn thứ 2 của tôi là "Đừng từ bỏ khát vọng". Tôi muốn kể về câu chuyện tình của tôi và vợ tôi, chúng tôi đã "cảm" nhau như thế nào? Qua đó, tôi muốn truyền thông điệp, khi chúng ta có thái độ tích cực, niềm tin thì không có điều gì có thể ngăn cản chúng ta.

Cuốn sách thứ 3 là "Sống cho điều có ý nghĩa hơn". Có nhiều người đọc xong cuốn sách và khen sách hay quá, nhưng làm thế nào để áp dụng những điều đọc được vào trong cuộc sống. Rất nhiều người hỏi tôi là làm sao để trải qua được nỗi thất vọng, chán chường? Phải chăng chỉ kỳ vọng vào một thái độ tích cực là đủ, mà cần có thêm tình yêu thương, niềm tin.

Tôi luôn có những giấc mơ rất lớn, tất cả những điều các bạn cảm nhận được ở tôi là những điều hiện nay tôi đang có.

Đối với mọi người, khi đi máy bay thì chỗ ngồi khá chật vì không có chỗ để chân nhưng tôi thì lại cảm thấy rất thoải mái. Hoặc có một lần tôi đang ngồi trong xe hơi và chỉ lộ khuôn mặt của mình. Qua cửa kính, một cô gái nhìn thấy tôi. Tôi cũng nhìn lại cô ấy. Sau đó, tôi làm thế này (anh xoay một vòng trên bàn), cô ấy kinh ngạc khi thấy tôi quay đúng... 360 độ".

Phải chăng tôi là người có thể tạo ra sự phấn khích hiệu quả nhất trên thế giới? Không phải như vậy. Phải chăng tôi là người mạnh mẽ nhất trên thế giới? Không phải như vậy. Nhưng tôi biết một điều. Đó là dù chúng ta có vấn đề gì chăng nữa thì các bạn ở đây, đều tồn tại vì một lý do nào đó, đó là chúng ta muốn sống trong tình yêu thương, niềm tin, nỗ lực mong muốn có được sự khuyến khích, sự sẻ chia. Vì thế, tôi muốn nói với các bạn, đừng bao giờ đầu hàng.

Khi 10 tuổi, đã có lúc tôi muốn buông xuôi, tôi đầu hàng vì nghĩ rằng sau này mình sẽ không có được một công việc làm, càng không có chuyện tôi lấy được vợ. Nhưng bây giờ không chỉ tôi đã lấy vợ, lập gia đình mà còn có một cậu con trai. Chúng ta không biết được sự tan vỡ có thể xảy ra như thế nào nếu chúng ta không trao cho sự tan vỡ, khiếm khuyết đó một cơ hội.

Đừng bao giờ đầu hàng khi bạn gặp thất bại hay khó khăn!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: