NLKT ĐHTM

Hey, chào em. 

Khà khà...học nhé !

đây là bộ đề cương NLKT ôn thi liên thông ĐH Thương Mại.

Bắt đầu nhá..

2.1 Chứng từ kế toán (CTKT)

KN: Theo luật kt VN thì CTKT là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh các NVKT, TC phát sinh và thực sự hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kt

Giấy tơ: Phiếu thu, chi. N-X kho...

Vật mang tin: USB, ổ cứng, đĩa...

Phân loại

 theo công dụng

Chứng từ mênh lệnh: Là chứng từ mang quyết định của chủ thể quản lý, nó PA các NVKT sẽ xảy ra trong tương lai

Chứng từ thực hiện:Là CT phản ánh NVKTPS và thực sự hoàn thành

Chứng từ liên hợp:Là loại chứng từ vừa mang tc mệnh lênh vừa mang tc thực hiện

Vd: HĐ kiêm PXK..

 Căn cứ theo tc và hình thức của chứng từ

CT bằng giấy

CT điện tử: đc coi là CTKT khi có các nd quy định và đc thể hiện dưới dạng dữ liệu ĐT, đc mã hóa mà ko bị thay đổi trong quá trình truyền dữ liệu qua mạng hoặc máy tính hoặc trên các vật mang tin.Theo điều 18 luật KT:CT điện tử là thông tin đc tạo ra và gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

 Phân loại theo địa điểm lập:

Chứng từ bên trong: Là chứng từ do kế toán lập hoặc các bộ phận của đv lập

CT bên ngoài: Do đv khác lập chuyển đến

 theo mức độ p,ánh của CT:

Chứng từ gốc:là CT p.Ánh trực tiếp NVKT PS là cơ sở để ghi sổ, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của NVKT.

CT tổng hợp:là CT đc kế toán lập ra trên cơ sở các ct gốc, p.ánh các NVKT có nd KT giống nhau

 phân loại theo yêu cầu quản lý:

CT bắt buộc: là ct p.ánh các NVKT thể hiện quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu qly chặt chẽ mang tc phổ biến rộng rãi.

CT hướng dẫn:thường là những ct sử dụng trong nội bộ đv, đvới CT này nhà nc chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu đăc chưng để các ngành, các thành phần kinh tế vận dụng vào các trường hợp Kt cụ thể.

, phân loại theo nd kt của CT

theo cánh ploai này thì chứng từ đc chia ra làm nhiều loại theo nd mà nó p.ánh như:

Các ct p,ánh và NV về lđ tiền lương

Các ct p,ánh về hàng tồn kho

 CT p,ánh về bán hàng...

Nội dung:

a, Các yêu tố cơ bản:

1 Tên goi chứng từ

2 Số, ngày tháng  năm lập

3 Tên, địa chỉ của cá nhân của đv lập và nhận chứng từ

4 Nd tóm tắt của NVKT thể hiện tính hợp lệ, hợp pháp của NVKT

5 S lượng, đơn giá, s tiền cảu NVKTTC

6 Chữ kí của người lập và người chịu tránh nhiệm về tính chính xác của NV.

B,Các yêu tố bổ xung

Không bắt buộc với mọi bản chứng từ, tùy thuộc vào yêu cầu qly

1 Mã số thuế, thuế suất T GTGT

2 Phương thức thanh toán

3 Thời gian bảo hành..

Yêu cầu:

1 Phải p ánh đúng nd, bản chất, quy mô của NVKTPS

2 Đúng mẫu biểu quy định, ghi chép rõ ràng, ko tẩy xóa

3 Đảm bảo ghi chép đầy đủ các yêu tố cơ bản theo quy định

4 Đối với những ct ps ngoài lành thổ VN ghi bằng tiếng nc ngoài khi sử dụng để ghi sổ kt ở VN phải đc dịch ra tiếng Việt

Luân chuyển

1 Ktra chứng từ: tất cả mọi chứng từ chuyển tới bộ phận KT phải đc ktra:

Tính rõ ràng, trung thực, dầy đủ các chỉ têu ghi chép trên ct

Tính hợp pháp, hợp lệ

Việc tính toán trên CT

2 Hoàn chỉnh chứng từ: Ghi các yếu tố cần bổ xung, phân loại và lập định khoản trên các CT phục vụ việc ghi sổ.

3 Chuyển giao và sử dụng chứng từ ghi sổ

Chuyển giao cho các bộ phận có nhu cầu thu nhận, xử lý thông tin trên CT

Trình tự và thời gian chuyển giao cần tuân thủ kế hoạch luân chuyển CT do quy đinh cụ thể của từng DN.

4 Bảo quản là lưu trữ:

Sau khi đc ghi sổ phải sắp xếp theo nd kinh tế, trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định NN

Chứng từ lưu trữ phải là ct gốc.

Thời hạn lưu trữ đc quy định tại điều 40-Luạt kế toán

Đối với các chứng từ điện tử phải đc sắp xếp theo thời gian và bảo quản chống thoái hóa, chống truy cập thông tin bất hợp pháp. Ngoài ra trước khi lưu trữ chứng từ DDT phải đc in ra giấy để lưu trữ theo quy định.

5 Hủy chứng từ:

Lập hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ

TLKT hết thời hạn lưu trữ đc tiêu hủy theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của đvi hoặc cơ quan NN có thẩm quyền

Hình thức tiêu hủy: Đốt, cắt xé nhỏ

Sau khi hủy hội đồng phải lập

“ danh mục tài liệu kế toán tiêu hủy” và “ biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ”

3. Ké toán tổng hợp, KT chi tiết

Kế toán tổng hợp

 KN: KTTH là việc sử dụng các TK kế toán để phán ánh, ktra à giám sát các đối tượng kế toán có nd kinh tế ở dạng tổng quát

 ĐĐ: Thực hiện trên các TK kế toán tổng hợp ( TK cấp 1)

  Chỉ sử dụng 1 loại thước đo là tiền tệ

Kế toán chi tiết

 KN: KTCT là việc tổ chức phản ánh , kiểm tra và giám sát một cách tỉ mỉ, chi tiết các đối tượng kế toán đã đc p ánh ở KTTH nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể từng đối tượng.

 ĐĐ:  DDc tổ chức trên 2 hình thức: TK kế toán chi tiết( cấp 2,3..) và sổ kế toán chi tiết

        Sử dụng cả 3 loại thước đo

Mối quan hệ

KTTH và KTCT đc tiến hành đồng thời

Tổng số Ps bên Nợ, bên Có, số dư của các TKKT chi tiết hoặc sổ KTCT của một TKKT tổng hợp phải bằng tổng số ps bên Nợ, bên Có và số dư của chính TK tổng hợp đó.

4. Phương pháp tính giá

KN: PP tính giá là pp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để tổng hợp và phân bổ CP, xác định giá trị TS theo những nguyên tắc nhất định

ND: Tổng hợp và phân bổ CP cấu thàh nên giá trị của TS

   Tính toán và xác định giá trị thực tế của TS theo những nguyên tắc nhất định.

Ý nghĩa: Sử dụng pp tính giá kế toán trong đơn vị sẽ tính toán đc giá của TS mới đc hình thành

     Pp tính giá giúp kế toán ở các đv có thể tính đc những chỉ tiêu tổng hợp, cc thông tin giúp ban lãnh đạo đưa ra đc những quyết định kinh doanh hợp lý, đúng đắn.

Nguyên tắc: Chân thực khách quan

      Đảm bảo sự thống nhất

Trình tự: B1: Tập hợp CP thực tế cấu thành nên giá trị của TS theo đúng nd của các khoản CP tạo lên giá trị TS đó.

 TH1: CP cấu thành nên TS là những khoản Cp đơn nhất, trực tiếp thì việc tổng hợp những CP này đc tiến hành trực tiếp cho từng TS, từng đối tượng tính giá đó.

TH2: Cp cấu thành nên TS là những CP chung thì cần tiến hành tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng tính giá cụ thể theo tiêu thức phan bổ thích hợp

H= C/T    Ci= H xTi

H: hệ số pb CP chung

T: Tổng tiêu thứcpb

C: Tổng CP chung cần pb

   B2 :Xác định trị giá Ts theo pp nhất định

TH1: Quá trình hình thành TS diễn ra dứt điểm trong 1 time nhất định thì giá trị TS đc xác định bằng phương pháp ở b1

TH2: Quá trình hình thành Ts diễn ra liên tục trong suốt time hđ của đvị

GTTS = Ddk + PS –Dck

5. Sổ kế toán, các hình thức kế toán

Sổ kế toán:

KN: Sổ kế toán là những tờ sổ đc thiết kế 1 cách khoa học, hợp lý, có mối liên hệ mật thiết với nhau, đc sử dụng để ghi chép các NVKTTC phát sinh theo đúng các pp kế toán trên cơ sở số liệu từ các chứng từ kế toán.

ND: Ngày thàng ghi sổ

  Số hiệu, ngày tháng cảu CTKT dùng làm căn cứ ghi sổ

  Tóm tắt nd NVKT PS

  Số tiền của NVKT PS ghi vào các TKKT

  Số dư đk, số tiền Ps trong kỳ, và số dư CK của các TKKT

Ý nghĩa:  Các NVKTPS trên chứng từ kế toán đc ghi chép, phản ánh đầy đủ, có hệ thống theo từng đối tượng cụ thể nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng có nhu cần sử dụng.

   Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán, tổng hợp số liệu, lập BCTC phục vụ đánh giá tình hình và hiệu quả hđ sxkd của DN.

Phân loại:

 Theo mức độ khái quát hoặc cụ thể của thông tin trên sổ:

1.Sổ kế toán tổng hơp: là loại sổ dùng để gh chép, tập hợp các NVKT liên quan đến các đối tượng ở dạng tổng quát, nó đc mở theo các TK tổng hợp, sử dụng thước đo giá trị.

2. Sổ kế toán chi tiết: Cc các thông tin chi tiết về cac NVKTTC PS, đáp ứng nhu cầu qly chi tiết.Sử dụng thước đo tiền tệ và thước đo vật lý khác nhau.

3. Sổ kế toán tổng hợp kết hợp chi tiết; Là loại sổ vừ phản ánh tổng hợp vừa phản ánh chi tiết, cụ thể về các NVKTPS, tình hình sự vận động của các đối tượng kế toán riêng biệt.vd các sổ cái hình thức CTGS

   Theo pp ghi chép trên sổ:

1.Sổ ghi theo time: Là loại sổ kế toán tập hợp  có hệ thống hóa các NVKTPS theo đúng trình tự thời gian PS của từng NV.Vd sổ NKC, ĐK CTGS

2.Sổ ghi theo hệ thống kết hợp ghi theo thời gian:  tt trên sổ vừa ghi theo hệ thống, vừa ghi theo time.Vd Sổ NK- sổ cái

  Phân loại theo tiêu thức này giúp kế toán lựa chọn sổ kế toán trong quá trình ghi chép các NV, theo dõi các đối tượng kế toán 1 cách hợp lý, thuận tiện.

  Theo cấu trúc sổ

 1.Sổ kết cấu kiểu một bên:Là sổ kế toán trên 1 trang sổ đc thiết kế một bên là thông tin chi tiết về NVKT, 1 bên p ánh quy mô, sự biến động của đối tượng kế toán( qh đối ứng TK).vd Sổ NKC, NK thu, chi tiền...

  2.Sổ kết cấu kiểu 2 bên: 1 trang sổ chia 2 bên, mỗi bên p ánh 1 sự vận động của đối tượng kế toán.vd bảng kê số 8,9,10, NKCT 9.10..

  3.Sổ kết cấu nhiều cột: Trên 1 trang sổ đc thiết kế nhiều cột, mỗi cột p.ánh một mối qh đối ứng Tk hoặc một dòng thông tin nhất định lq tới đối tượng theo dõi trên sổ.vd bảng kê số 1,2, NKCT số 1,2...

  4.Sổ cấu trúc kiểu bàn cờ: trên trang sổ kế toán đc thiết kế thành nhiều cột và nhiều dòng, số liệu trên mỗi ô p ánh  thông tin tổng hợp về các đối tượng đc theo dõi.vd NKCT số 8.7..

  Ý nghĩa:Phân loại sổ theo tiêu thức này giúp KT lựa chọn đc các mẫu sổ có cấu trúc đáp ứng đc yêu cầu công tác kế toán trong đơn vị.

  Theo hình thức tổ chức sổ

 1,Sổ tờ rời: là những tờ sổ kế toán riêng biệt đc sử dụng để ghi chép các NVKTPSD, tình hình và sự vận động của những đối tượng kế toán hàng tháng.Vd NKCT số 5,8 bảng kê số 1,8

 2.Sổ đóng thành quyển: là loại sổ kế toán bao gồm nhiều trang sổ đc đóng thành quyển sử dụng để ghi chép nhiều loại NVKT hoặc theo dõi cho nhiều đối tượng kế toán, Sổ có thể mở hàng tháng hoặc theo năm.vd NK sô cái mở theo tháng,..

 Ý nghĩa: Phân loại theo hình thức này có tác dụng cho việc sử dụng và phân công lao động kế toán 1 cách khoa học và hợp lý.

 Theo nd và tc kt của tt trên sổ

Sổ TS bằng tiền

Sổ vạt tư

Sổ TSCĐ

Sổ Công nợ

Sổ thu nhạp

Sổ Cp

Sổ vốn-quĩ

Trình tự và qui tác ghi sổ:

Mở sổ: Thực hiện vào đầu kì kế toán, khi DN mới thành lập, sát nhập..

  Số lượng sổ kế toán sử dụng phù thuộc vào sô lượng TKKT sử dụng và yêu cầu  của công tác qly

  Các đv chỉ đc mở 1 hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất.

 Công việc khi mở sổ:

1 Đối vơi kế toán dạng qyển:

Trang đầu phải ghi rõ: Tên đơn vị, tên sổ, ngày mở sổ,niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên chữ ký người ghi sổ, kế toán trưởng, họ tên ng đại diện theo pluat ,ngày kết thúc ghi sổ

 Phải ghi số dư đầu kỳ cho sổ

 Kế toán phản ánh số trang từ trang đầu tới trang cuối, giữa các trang phải có dấu giáp lai cảu đvi kế toán.

2 Đối với sổ KT dạng tờ rời

Trang đầu: tên đơn vị, tên sổ, họ tên chữ ký ng ghi sổ, số thứ tự từng tờ sổ.

Các sổ tờ rời trước khi dùng phải đc người có thẩm quyền ký xác nhận

Các tờ rời phải đc sắp xếp theo thứ tự, phải dễ tìm ko thất lac.

Ghi sổ:

  Khi có cac NVKT PS căn cứ vào các chứng từ kế toán để ghi vào sổ KT

  Quá trình ghi phải đúng theo qui tắc sau:  Ko ghi xen kẽ và đè lên nhau

      Các dòng ko có số liệu phải gạch ngang giữa dòng

   Ko đc tẩy xóa số liệu trên sổ

  Ghi bằng mực tốt ko phai ko nhòa

Khóa sổ:

Thời điểm: cuối kỳ  hoặc trong các TH kiểm kê TS, sát nhập hay giải thế

KT cộng số liệu ghi trên các sổ, tính số dư của các đối tượng trên từng sổ kế toán, người ghi sổ và khóa sổ phải ký xác nhận.

Các phương pháp chữa sổ

 Các sai sót

Ghi sai quy mô NVKT nhưng vẫn đúng nd kte của NV( sai số tiền)

Ghi sai qh đối ứng TK

Ghi trùng lặp hoặc bỏ sót NVKT

Nguyên tác chữa sổ:

 K đc làm mất mát sổ đã ghi sai

Tùy từng TH ghi sai để sửa chữa theo đúng pp quy định

Sau khi sửa chữa sai sót người chữa sổ phải ký xác nhận vào phần số liệu đc sửa chữa.

 Phương pháp chữa sổ( KT thủ công)

1 Phương pháp cải chính: Áp dụng khi sai sót trong diễn giải, sai sót về só liệu, số ghi sai đc phát hiện sớm, chưa ảnh hưởng tới số tổng cộng, ko sai qh đối ứng TK. Cánh chữa: Dùng mực đỏ gạch nganh chỗ ghi sai 1 gạch sau đó ghi lại đúng lên phí trên bằng mực thường, KT sửa chữa và KT trưởng pải ký xác nhận vào chỗ đã sửa.

2.Phương pháp ghi số âm: Áp dụng khi ghi sai QHĐƯ. Số liệu đã ghi lớn hơn số thực tế nhưng vẫn đúng QHĐƯ.Ghi trùng bút toán.

  Cánh chữa:Phải lập CTGS đính chính do kế toán trưởn ký xác nhận và tiến hành sửa như sau:

 Ghi lại định khoản đã ghi sai với số liệu ghi bằng mực đỏ hoặc trong (..) để hủy bút toán ghi.

Ghi lại đúng định khoản

TH nếu bút toán trùng..

3.PP ghi bổ sung: Áp dụng khi bỏ sót NVKT, sai sót về số liệu( số sai < số đúng) đã ảnh hưởng tới số tổng cộng mà vẫn đúng QHĐƯ

Cách chữa:Ghi bổ sung thêm 1 định khoản theo đúng qhđư với số tiền bằng chênh lệch giữa số đúng và số sai hoặc đúng với số tiền NV bỏ sót.

   Phương pháp chữa sổ trên MVTinh

Sai sót đc phát hiện khi chưa in sổ: KT đc phép sưa chữa ngay trên máy

TH đã in sổ:Phải sửa sổ theo 3 pp trên đồng thời sửa sai sót trong sổ trên máy và in lại sổ mới,Phải lưu lại tờ sổ mới và tờ sổ sai để đảm bảo việc kiểm tra.

 TH phát hiên sai sót sau khi lập BCTC năm thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán năm đó phát hiện sai trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sỏ kế toán năm có sai sót

   Hình thức kế toán

KN: Hình thức kế toán là hình thức tổ chức hệ thống kế toán gồm số lượng, kết cấu các loaj sổ, mqh giữa các loại sổ, trình tự và pp ghi chép, tập hợp, hệ thống hóa các NVKTPS theo đúng phương pháp kế toán trên cơ sở các chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp.

Ý nghĩa: CC thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời

   Góp phần nâng cao trình độ và năng suất lđ của nv kế toán.

Kế toán Nhật Ký Chung

Đặc trưng: Các NVKTPS đc ghi vào các sổ nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và phân tích theo TKĐƯ, Sau đó là số liệu trên các sổ nhật ký sẽ đc ghi vào sổ cái.

Các  loại sổ sử dụng:Sổ NKC, sổ NK chuyên dùng, sổ Cái TK, các sổ KTCT

   1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

 (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

 Ưu điểm: Thuận tiện, dễ đối chiếu số liệu kiểm tra, phân công lđ, dễ áp dụng kế toán máy nên đc nhiều DN áp dụng phổ biến nhất hiện nay

Nhược điểm: Ghi trùng lặp nhiều(NKC –Sổ Cai)

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Đặc trưng: Mọi NVKTPS căn cứ vào chứng từ gốc lập CTGS để làm cơ sở ghi sổ tổng hợp.Việc ghi sổ tổng hợp bao gồm:ghi theo trình tự thời gian trên sổ ĐK CTGS và ghi trên hệ thông sổ cái các TK. Chứng từ ghi sổ để đảm bảo tính hợp pháp phải có chứng từ gốc đi kèm.

Loại sổ: Sổ ĐK CTGS, Sổ cái TK, sổ KTCT

Trình tự ghi:

 Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

 Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh.

  Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết

 Ưu điểm:Dễ làm, kiểm tra đối chiếu và phân cong lđ

Nhược điểm:ghi sổ bị trùng lắp(CTGT-Sổ Cái) việc đối chiếu thường diễn ra vào cuối kỳ làm  khối lg công việc tăng

Hình thức Nhật ký –Sổ Cái

Đặc trưng: Sử dụng NK-SC là sổ tổng hợp duy nhất để ghi chép các NVKTPS.Sổ NK-SC kết hợp ghi theo trình tự thời gian và hệ thống.

Sổ kế toán:sổ NK-SC.các sổ thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự kế toán

  Hàng ngày khí có các NVKTPS căn cứ vào CTKT đã đc lập để ghi vào sổ NK-SC sau đó ghi vào các sổ kế toán chi tiết

   Cuối kì, tổng hợp số liệu của các TK trên sổ NK-SC và bảng tổng hợp chi tiết để lập BCTC

Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, kiểm tra đối chiếu, sử dụng ít TK kế toán, cần ít nhân viên KT.

Nhược điểm: Khó phân công lao động do chỉ có 1 sổ tog hợp duy nhất, ko áp dụng đc cho DN có hđ kinh tế phức tạp,nên chỉ áp dụng cho những DN có quy mô nhỏ, trình độ nv kt thấp.

Hình thức Nhật Ký-Chứng Từ

Đặc trưng: Mọi NVKTPS đc căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra hợp lệ, hợp pháp để phân loại, tập hợp hệ thống hóa vào các sổ NK-CT mở theo bên có của các TK kết hợp với việc phân tích các NVKT đó theo các TKĐƯ Nợ.

Các loại sổ kế toán:Sổ NK-CT, bảng kê(1-11), sổ cái các TK, sổ KTCT

Trình tự ghi sổ:

 Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

   Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký - Chứng từ có liên quan.

  Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứng từ.

 Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.

 Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.

Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính

Ưu điểm:Tráh việc trùng lặp khi ghi sổ, giảm khối lượng ghi chép, việc đối chiếu số liệu tương đối chính xác

Nhược điểm: Mẫu sổ kế toán phức tạp, đòi hỏi trình độ nvKt cao, khó áp dụng tin học vào kế toán

Áp dụng:  Dn có quy mô lớn, nhiều NV kế toán, nhân viên có trình độ cao

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #sĩ