7

Phác Chí Thành POV:

Và không biết là lần thứ bao nhiêu mà tôi cảm thấy ghét Lý Đế Nỗ như thể anh ta chiếm lấy hết tài sản của tôi và nhốt tôi trong một căn phòng đầy bụi bặm mặc cho tôi lên cơn hen vậy. Được rồi, chuyện anh ta đối xử tệ với một người không cùng huyết thống mà tôi cho là thân nhất với tôi, tôi xem chuyện đó chẳng khác gì anh ta đang đấm về phía mặt tôi.  Cho là tôi mang ơn Hoàng Nhân Tuấn, nhưng Hoàng Nhân Tuấn tốt bụng quá đỗi để bị đối xử như thế, và một người hiểu chuyện như Hoàng Nhân Tuấn thì không đáng để bị tổn thương như vậy.

"Ơn trời là cậu đến, tớ đã đứng đây hơn mười phút chỉ để đợi cậu từ con đường bên kia chạy qua đây" - La Tại Dân không kiên nhẫn nhìn Lý Đế Nỗ và nói ngay khi Lý Đế Nỗ bước xuống xe. Mùi nước hoa đắt tiền của Lý Đế Nỗ dù đứng cách tôi mấy mét những tôi vẫn nhận ra được.

"Rồi vấn đề là tại sao cậu lại không đưa Nhân Tuấn về mà phải đứng ở đây hứng tuyết?" - Lý Đế Nỗ nheo mắt lại nhìn La Tại Dân, rồi sau đó liếc mắt qua tôi như thể anh ta đang biết đến một bí mật gì đó, kiểu liên quan đến khu 51 hay rãnh Maria vậy. Giống như bị nắm thóp, La Tại Dân liếc nhìn sang tôi.

"Đem Hoàng Nhân Tuấn về ngay đi" - La Tại Dân sốt ruột, sau đó liền thay đổi - "Đưa chìa khóa xe của cậu đây, tớ sẽ lái xe của cậu, Nhân Tuấn còn ôm một bó hoa hồng, Chí Thành bị dị ứng" 

Tôi trân trân nhìn La Tại Dân, và phút giây nào đó cảm giác giống như bản thân trôi chảy lại dòng thời gian mấy năm trước, lúc tôi tựa vào hàng rào nhìn ngắm dáng vẻ của La Tại Dân mười lăm tuổi chơi bóng rổ trong sân. Cái cảm giác mà có hàng ngàn con bướm bay từ dạ dày tôi, lướt qua cổ họng và tràn ra ngoài, hay cái cảm giác hàng ngàn bông hoa cúc họa mi trắng mọc lên trong cánh phổi của tôi...Vừa đau và thống khoái như bị thứ gì đó lạ lẫm chiếm đoạt.

"Hiểu rồi, tớ đùa thôi, tính cậu nóng thật đấy" - Lý Đế Nỗ bĩu môi rồi đưa chìa khóa xe cho La Tại Dân. Tôi ngồi vào xe, phủi phủi tuyết trên vai áo của mình, lại bắt gặp La Tại Dân nhìn chăm chăm vào vai áo của tôi, ánh nhìn chòng chọc như muốn xuyên thẳm tim tôi vậy. Tôi nhìn dưới sàn có một miếng giấy bạc hình vuông quen thuộc, không hiểu sao trong lòng dấy lên chút hận. 

Và quả nhiên như những gì tôi biết thì Hoàng Nhân Tuấn trăm lần như một đều bỏ qua và tha thứ cho Lý Đế Nỗ. Hoàn cảnh của Hoàng Nhân Tuấn cực kỳ tốt, từ tính tình cho đến gia cảnh, mà tôi cam đoan rằng ai ai cũng đều sẽ cảm động với sự chân thành của Hoàng Nhân Tuấn. Và Lý Đế Nỗ có xứng không? 

Tôi cũng biết, Hoàng Nhân Tuấn luôn không muốn nhắc đến giai ngẫu của anh ấy trước mặt tôi. Vì để tránh tôi khiển trách anh ấy. 

"Tại Dân về đoàn làm phim rồi, sẽ bận bịu hơn một tuần sau, tuần này em và Nhân Tuấn chắc không cần phải học vẽ, ở nhà đọc sách là được rồi" - Đổng Tư Thành ngồi trên ghế bành lớn mà xử lý tài liệu, tôi không rành mấy thứ đó lắm, trong lò đốt chạm khắc những đóa hoa lúa mạch màu sơn vàng chanh, sáng rực trong căn phòng quanh năm không vén màn lên. Tôi nhìn chăm chăm nó, mùa đông sẽ không còn lạnh nếu tôi quanh quẩn ở trong nhà. 

"Em dường như rất thích Tại Dân?" 

"Không có" - Tôi lập tức trả lời khi được Đổng Tư Thành hỏi, mà quả nhiên một người luôn lơ đãng như tôi lại tập trung chú ý đến điều này thì quả thật là một sai sót lớn. Nhìn gương mặt đắc thắng của Đổng Tư Thành như biết tỏng trong lòng tôi đang nghĩ gì, tôi lại cảm thấy không vui, cái má của tôi chưa bao giờ hồng như thế, và cái cổ cũng đỏ lên như chườm than. 

"Thích hay không cũng được, Tại Dân rất ưu tú" - Đổng Tư Thành này lại thật đấy, hiếm khi thấy anh ta đánh giá ai đó bằng một lời lẽ và giọng điệu hài lòng như thế. Chẳng hạn như những lúc La Du Thái xuất hiện trong nhà bếp, đeo cái tạp dề hình ông già nô en không biết là moi từ đâu ra, Đổng Tư Thành sẽ lại chê một câu ấu trĩ, hay lúc Hoàng Nhân Tuấn mắt sưng húp đến nhà tôi ăn một loại thịt nướng mà đầu bếp người Ý làm, Đổng Tư Thành sẽ lại nói Hoàng Nhân Tuấn ngốc. 

Tôi xoa xoa cái tay lành lạnh của mình, sinh ra thể hàn sợ lạnh và cổ tay chỉ vừa với một vòng tròn đo bằng ngón trỏ và ngón cái, quả nhiên cũng không thể chống chọi lại thời tiết. Tôi chợt nhớ đến La Tại Dân, nếu là anh ta ở đây chắc chắn sẽ lại trêu đùa câu gì đó, không rõ thân nhưng cũng không làm người khác phải ngại ngùng. Tôi ở thành phố còn lạnh, La Tại Dân ở trên núi chắc chắn đang phải rét run. 

Và đúng như tôi dự đoán, anh ta quay xong một cảnh quay thì nằm luôn trên chiếc ghế trong vườn ươm. Loại nước tưới tiêu đựng trong thùng nhựa lớn làm tôi muốn ói, nó là một loại bùn đất và rễ cây đã lên men, làm thành phân bón cho hoa, đương nhiên mùi cũng không dễ ngửi chút nào. Có người đến chào tôi, tôi liền bảo không cần phải khách khí. 

"Cậu đến sao không gọi tôi dậy?" - La Tại Dân như con mèo nhỏ nằm vờn nắng, cổ áo thun vải hở ra, tôi nhìn thấy cả xương quai xanh trũng như hồ nước nuôi bèo hoa. Anh ta luôn đẹp đẽ lay động lòng người, mấy ai biết thương hoa tiếc ngọc đương nhiên đều không nỡ làm anh ta buồn lòng. Tôi cũng chỉ là người bình thường, nhưng một cách ham muốn mà lại đường hoàng, lấy danh nghĩ là em trai của nhà sản xuất đến thăm ban. 

Tôi từng đọc trong những cuốn tiểu thuyết không có anh hùng ca, và tôi từng chê cười và không xem trọng cô Sharp, nhưng đúng như tình cảnh của cô ấy vậy, nếu cô ta không lo thì ai sẽ cất hộ cho cô ta cái mối lo ấy? Đúng là họ đứng tụ tập thành đàn ở bể bơi, đúng là họ khiêu vũ đến năm giờ sáng suốt mùa đông, đúng là họ phải chúi mũi học dương cầm, tất cả cũng chỉ là vì muốn được người khác dòm ngó đến. Và trông một lúc nào đó nắng lên cao, tôi cũng hiểu ra lí do vì sao mà Đổng Tư Thành lại muốn đem tôi đi học vẽ. 

La Tại Dân còn trẻ, nhưng phong cách của anh ta so với Trịnh Tại Hiền thì không khác xa bao nhiêu, những chiếc áo bành tô sẫm màu và găng tay da như mấy tên tội phạm khâu lưỡi dao cạo vào vành chiếc mũ nồi, mang đôi giày da bóng loáng sáng bần bật trên con đường khảm đá xanh, áo sơ mi lụa hay đồng hồ Thụy Sĩ nom cũng chỉ là mấy thứ trang trí bình thường như chuỗi ngọc trên cổ nhưng lại gắn thêm cho anh ta cái mác sáng giá và bất kì cô gái nào cũng muốn được anh ta dòm ngó đến. 

"Sao lại không ăn?" - La Tại Dân ngồi đối diện tôi, trong một quán ăn nhỏ ở trên núi, nơi mà chắc chắn nhìn ra được bãi cỏ xa xa và cánh rừng lá kim như hàng rào trải dài xuống tận chân đồi. 

Tôi cũng không cần thứ gì quá cao sang, nhưng từ hôm anh ta bắt tôi ăn được bông cải xanh, anh ta lại gọi cho tôi thêm một dĩa salad, tôi không vui và tôi cũng muốn anh ta biết điều đó: "Không thích ăn" 

Mà ngược lại La Tại Dân lại rất thích việc thấy tôi khó chịu: "Nếu cậu ăn ngoan thì tôi gọi cho cậu một dĩa thịt gà nướng tỏi" 

"Tôi đến đây chỉ để ăn gà nướng tỏi à?" - Nếu như vậy thì quá xa. La Tại Dân mắt có chút rung rinh: 

"Thế cậu đến đây làm gì?" 

Tôi không trả lời. 

Đổng Tư Thành xem ra cũng không phải là kẻ lừa bịp, chưa bao giờ thấy Đổng Tư Thành đồng ý tổ chức tiệc sinh nhật cho tôi ở nhà hàng lớn, vì anh ta biết rõ tôi sẽ lại chẳng vui vẻ gì đâu, mà Đổng Tư Thành cũng chưa bao giờ kéo bạn đến nhà, khui ra những chai rượu vang lạnh được ủ mấy mươi năm trong hầm rượu và thùng gỗ sồi. Tôi thì chẳng phải một món hàng, và đương nhiên tôi cũng biết giá trị của tôi cao hơn mấy kiện hàng khác trên lưng lạc đà. Nhưng cuối cùng Đổng Tư Thành cũng phải bỏ một khoản tiền ra để làm phim, bỏ thêm tiền ra để mời La Tại Dân làm thầy dạy vẽ của tôi. Tôi khác cô gái học việc kia, tôi không lo mối lo ấy thì có Đổng Tư Thành gánh vác thay tôi.

Và coi như không phụ ân điển của anh trai, tôi đến tham ban La Tại Dân, đem cho anh ta chai rượu nho. Đến nỗi lo này còn để Đổng Tư Thành gánh vác, tôi quả thật cũng là con chim hoàng anh như lời đồn. 

"Nếu anh nói, anh kết hôn, thì em có đồng ý không?" 

Sao nhỉ? Tôi cũng từng nghĩ đến chuyện đó, cái ngày mà cây đại thụ phía trên tôi vươn ra một nhánh khác để chứa thêm một mảnh đời khác, tôi cũng sợ tôi bị ướt nước theo. Có mấy cái nỗi sợ cỏn con không thể nào nói ra thành lời được, lòng tự tôn là bức tường ngăn cách con người mở lòng đến với nhau, nếu tôi chịu buông thì có lẽ tôi cũng như Hoàng Nhân Tuấn, có thể nũng nịu mè nheo với Hoàng Quán Hanh. Tôi cũng từng ganh tỵ với Hoàng Nhân Tuấn vì anh trai anh ấy quá dịu dàng và thấu hiểu cho anh ấy. Nhưng nhìn lại bức tượng phật ngồi trên ghế bành tô giúp tôi chống chọi lại mưa bão ngoài kia, tôi còn than gì nữa chứ? Từ lúc cha và mẹ mất, tôi cũng không cảm thấy sợ nữa, vì tất cả mọi chuyện đều đã diễn ra rồi. 

"Liên hôn với nhà họ La là chuyện tốt" - Tôi buông cuốn sách trong tay, nói thế, trong lòng hoa chớm nở như ngày lập xuân. Nhớ lại những lần anh tôi giả làm tên ngụy nghệ thuật gia, nằm trên tấm nệm lớn và chiếc gối trái dựa để La Du Thái kể chuyện, tên người gốc Nhật kia rất hay cười, mấy chuyện anh ta trải qua đều biến tấu lại thành một tác phẩm nào đó, ở trước mặt Đổng Tư Thành mà diễn xuất. 

Nhưng tôi không vui nỗi nữa, La Dương Thái đi đến nhà tôi dùng cơm, vừa gặp tôi đã đem cái áo choàng lớn đưa cho tôi, xem như là quà, mùi hương dễ chịu, mới toanh như nhựa cây lấy sớm. Tôi cảm ơn, đồng tiền trên mặt La Dương Thái xuất hiện, cô ấy nói: 

"Dù sao thì sớm muộn cũng sẽ là em trai của tôi" 

Tôi lúc đó không hiểu sao lại buồn, La Dương Thái mang cái tạp dề ông già nô en không hợp tí nào. La Du Thái hợp hơn, tôi không muốn so sánh càng không có ý xấu, La Dương Thái rất hiền lành lại hiểu chuyện, còn có chính kiến và có tiếng nói ngoài xã hội, cô ấy làm cơm cũng rất ngon. Nhưng cơm lươn này tôi ăn không quen, và La Dương Thái sẽ không bao giờ đưa tay để anh trai tôi nhè xương vào đâu. 

"Nhà hàng Nhật Bản mới mở rất ngon, Dương Thái cũng nói thế, ngày mai bảo người đưa em đến đó ăn thử" 

Tôi đẩy cửa phòng ra ngoài, gấp gáp không hiểu vì sao, là do tôi khó chịu cái gì hay xót thương cái gì, mặc vội một cái áo choàng nào đó không biết, chắc là cái áo hôm kia La Dương Thái đem tặng cho tôi, vẫn là mùi nhựa cây tràn trề sức sống. Lái xe chạy đi không cần nhớ rõ đường. Tôi giẫm lên vũng nước trên đường, nước bắn ướt giày của tôi. Chắc là do chưa ăn gì làm tôi khó chịu, bụng trướng đau, lồng ngực cũng đau. 

Nếu tôi còn là họ Đổng, người lấy La Dương Thái chắc chắn là tôi. 

"Sao lại đến đây nữa rồi?" - La Tại Dân thấy tôi xuất hiện, bất đắc dĩ cười cười, từ trong khách sạn chạy ra, cũng là ở cái vườn cây lúc tôi cho anh ta điếu thuốc, tôi không ngửi thấy mùi cam quýt và bạc hà nữa. La Tại Dân thấy tôi khóc thì chân tay liền luýnh quýnh không biết để đâu cho đúng, cuối cùng ngón tay anh ta run run chạm đến giọt ngọc trên mặt tôi. 

Tôi muốn lấy La Tại Dân, tôi không muốn lấy người khác. 

Giống như năm đó bên hàng rào tôi bám lấy mà ngắm nhìn La Tại Dân. Người này năm mười lăm tuổi hay hai mươi hai tuổi đều làm tôi yêu thích, đều khiến tôi muốn nhìn ngắm, đều là tôi không thể cưỡng lại nổi mà dấy lên suy nghĩ thấp hèn. 

Để Hàn Đại Cương bước lên giường là tôi, năn nỉ được lên giường cùng La Tại Dân cũng là tôi. 

Cũng giống như mấy quý cô chăm chút cho mớ trang sức, vòng ngọc trai hay cái nón rộng vành của mình để đi ngang một đám quý công tử đánh quần vợt trong sân, hay giống như mấy cô nàng để lộ khủy tay hồng hào trong mấy tiết mục đàn hát khiêu vũ, cái má hồng hồng ngà ngà sai bởi rượu sâm banh đá để thể hiện đức hạnh trinh tiết. Tôi lấy cái chân thon dài của mình quấn lấy eo của La Tại Dân, ngửa cổ van xin anh ta, gương mặt ướt đẫm nước mắt. 

Muốn tôi diễn thành chim hoàng anh hay cơn mưa vàng rơi xuống căn phòng bị khóa, tôi đều làm được. 

"Tiểu đậu hủ ngoan, không khóc nữa, tôi thương em" - La Tại Dân hôn lên mi tâm của tôi, trong tiếng nấc tức tưởi của tôi mà nói thế. Tôi choàng lấy cổ anh ta, giống như cả người trôi trong dòng nước ấm, hay bị nhấn chìm xuống đại mạc bao la. 

Sao cũng được, La Tại Dân nói thương tôi, bao nhiêu đó đủ rồi. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top