Niềm tự hào khiêm tốn
Nhìn bề ngoài, với dáng vẻ bình dị và điềm đạm, ít ai hình dung Nguyễn Việt Cường luôn hừng hực ngọn lửa phấn đấu dù đã nếm trải bao thăng trầm của cuộc sống. Những tình tiết góp nhặt trong cuộc đời anh khi phải vật lộn với cơm áo gạo tiền để mưu sinh, những lúc khóc cười vì thế thái nhân tình..., tất cả có thể viết thành truyện. Cuộc đời anh đã minh chứng cho chân lý "Đắc nhân tâm là tiền đề của mọi thành công".
Tiền đề của sự nghiệp
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Cường Nguyễn Việt Cường đã gầy dựng thành công một sự nghiệp to lớn như ngày nay mà lúc nào cũng giữ nếp sống giản dị và bao dung. "Tôi đã trải qua những lúc cơ cực, vì vậy rất thông cảm với người khác còn chưa được như mình. Tôi có niềm tự hào với những gì mình đã làm được, dẫu cuộc đời còn nhiều điều để học lắm. Điều lớn nhất học hoài không hết là làm sao để sống đắc nhân tâm" - anh tâm sự.
Ông Nguyễn Việt Cường Sinh ra tại huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang, nơi chôn nhau cắt rốn của Nguyễn Việt Cường có truyền thống cách mạng lâu đời nhưng cũng rất nghèo do chiến tranh và xa xôi hẻo lánh. Anh là người con thứ tư trong một gia đình có 9 người con. Cha mẹ anh đã phải bươn chải vất vả để mưu sinh trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, vừa nuôi dưỡng vừa giáo dục đàn con không chỉ về thể xác mà còn gầy dựng cho các con truyền thống gia đình đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Có những lúc quá khó khăn, anh em phải tha phương cầu thực, nhưng tình ruột thịt đã giữ mọi người gần trong tâm tưởng để luôn sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau bất cứ điều gì, dù nhỏ nhặt nhất.
Vừa bước vào tuổi trưởng thành, Cường đi bộ đội, huấn luyện tân binh ở Trường Huấn luyện Sóc Trăng, Quân khu 9. Sống trong môi trường kỷ luật của "Bộ đội Cụ Hồ" suốt ba năm đã giúp hình thành nơi anh một nhân cách tốt, một sức khỏe bền bỉ và cách sống chừng mực nhưng thắm đượm tình người.
Rời quân ngũ, anh đã phải tự bươn chải bằng nhiều công việc nặng nhọc để vật lộn với cuộc sống đầy khó khăn trong những ngày nền kinh tế đất nước chưa chuyển sang cơ chế thị trường. Anh nói: "Có những lúc mình muốn buông xuôi trước những cám dỗ, muốn chọn con đường ngắn nhất để có tiền. Nhưng rồi lương tâm đã thắng". Vài ba năm làm thuê đã đủ để anh nghiền ngẫm và tìm cơ hội tốt hơn.
Từ chiếc tivi cũ đến nhà máy đầu tiên
Năm 1987, anh quyết định cầm cố chiếc TV đen trắng cũ, để có được ít vốn nhỏ nhoi khởi đầu công việc thu mua thủy hải sản và bán lại cho các cơ sở chế biến xuất khẩu do Nhà nước quản lý. Với sức khỏe bền bỉ và ý chí mạnh mẽ, anh đã tập trung cho công việc này với niềm vui: "Mình đã tự làm chủ rồi, không làm thuê nữa". Chính anh cũng không ngờ rằng, từ ngày ấy, từ số vốn nhỏ nhoi ấy, cuộc đời anh đã rẽ sang một hướng mới, đủ để có thể gọi bằng một từ hoa mỹ là "sự nghiệp". "Có những lúc mình muốn buông xuôi trước những cám dỗ, muốn chọn con đường ngắn nhất để có tiền. Nhưng rồi lương tâm đã thắng"
"Cái khó ló cái khôn". Anh đã phát huy rất nhanh sự bén nhạy trong tư duy kinh doanh nhỏ lẻ. Anh say sưa học hỏi mọi thứ trong lãnh vực thu mua, chế biến thủy sản: Làm thế nào để giữ được chất lượng tôm tốt nhất khi mang đến bán cho nhà máy. Làm sao để cạnh tranh với các đối thủ khác trong hoàn cảnh khó khăn? Làm thế nào để tạo dựng uy tín?... Những câu hỏi ấy luôn đeo đuổi anh hằng ngày, ngay cả trong giấc ngủ. Chính hoàn cảnh khắc nghiệt trong giai đọan đất nước đang manh nha cơ chế thị trường đã dạy cho anh biết cách để cạnh tranh. "Thế hệ bây giờ được học qua trường lớp, dù được trang bị lý thuyết về cạnh tranh, họ vẫn phải bơi khi thực hành. Thời đó tôi tự học mà thành công vì nó đã trở thành bản năng của tôi" - anh tâm sự.
Cơ hội lại đến với anh vào năm 1995, khi một nhà máy ở Cà Mau do Nhà nước quản lý, nơi mà anh cung cấp nguyên liệu, thua lỗ nặng và có nguy cơ phá sản. Bản chất năng động và dám đương đầu với thử thách đã dẫn anh đến một quyết định táo bạo: Mua lại "xác nhà máy" với số vốn tích lũy ít ỏi trong mấy năm kinh doanh nguyên liệu thủy sản, để tái cơ cấu lại tổ chức. Chẳng bao lâu sau, dưới sự quản lý của anh, nhà máy đã phục hồi sức sống. Cơ sở chế biến thủy sản Phú Cường ra đời, mở đầu cho mô hình chế biến và xuất khẩu thủy sản do tư nhân làm chủ tại tỉnh Cà Mau. Anh luôn gắn bó với công nhân, chăm chút từng nhu cầu thiết yếu của họ. Anh bộc bạch: "Không có công nhân tâm huyết với nhà máy, tôi không có được ngày nay". Đáp lại tấm lòng đầy tính nhân bản ấy, công nhân đã giúp anh xây dựng thành công một thương hiệu có uy tín cho Phú Cường bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm nhà máy chế biến thủy sản Kiên Cường thuộc Tập đoàn Phú Cường Hệ quả của cách sống đẹp này không chỉ dừng lại ở đó. Một người bạn, ban đầu là khách hàng của anh (một công ty của Nhật), sau quá trình làm ăn với anh và hiểu con người anh, đã đề nghị tạo một thương hiệu cho tôm sú vỏ đông block của Phú Cường. Chất lượng sản phẩm này vốn luôn cao hơn so với sản phẩm cùng loại ở các nhà máy khác. Trong một buổi "trà dư tửu hậu", anh bạn đã "sáng tác" thương hiệu TRISTAR cho anh. Anh đồng ý. Anh hiểu nôm na: "Đó là thương hiệu để khách hàng Nhật dễ nhận ra sản phẩm của Phú Cường so với các sản phẩm khác", và nó đã thành công ở thị trường Nhật. Hơn 10 năm sau, khi tình cờ gặp lại người bạn ấy, anh báo tin: "Tôm sú vỏ đông block nhãn hiệu TRISTAR của Phú Cường chiếm vị trí số 1 ở thị trường Nhật". Niềm vui dâng lên đến mức khiến người bạn cũ phải nghẹn lại một lúc. "Không có công nhân tâm huyết với nhà máy, tôi không có được ngày nay". Đáp lại tấm lòng đầy tính nhân bản ấy, công nhân đã giúp anh xây dựng thành công một thương hiệu có uy tín cho Phú Cường bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Quy luật "nhân quả" có thể dùng để lý giải những thành công sau đó trong sự nghiệp của anh. "Tôi xuống nhà máy thường xuyên, bám sát sản xuất, chỉ bảo công nhân, xem như anh em, cùng chia sẻ mọi khó khăn với họ. Mình có được lợi nhuận cũng nhờ họ". Anh rất bình dị và gần gũi với công nhân. Họ thương anh, họ nể anh và vì vậy họ gắn bó với anh.
Khu đô thị cho quê hương
Cơ hội lại đến và anh lại nhạy bén đón bắt đúng lúc: Một số nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở Cà Mau và Kiên Giang do Nhà nước quản lý làm ăn thua lỗ, anh mua lại, tái cấu trúc nhân sự và cơ chế họat động, "dụng nhân đúng mực", và lại thành công. Tiếp tục đà phát triển với sự nhạy bén và kinh nghiệm dày dạn của mình, anh đã đạt đến đỉnh cao của sư nghiệp khi thâu tóm được quyền chủ động quản lý 21 công ty thành viên và cho ra đời Tập đoàn Phú Cường đầu năm 2009.
Không dừng lại ở lãnh vực chế biến và xuất khẩu thủy hải sản, Nguyễn Việt Cường và những cộng sự tâm huyết đã phát triển họat động của công ty sang nhiều lãnh vực khác, như nuôi trồng thủy sản, xây dựng khu đô thị, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, những dịch vụ phụ trợ cho ngành chế biến thủy hải sản xuất khẩu.
Sự nghiệp của anh không thể thành công trọn vẹn nếu không kể đến sự đóng góp âm thầm của người vợ nhân hậu, chị Bấu. Chị lặng lẽ hy sinh ngay cả những điều rất thường tình mà mọi người vợ đều có thể có dễ dàng: Một bữa cơm tối với gia đình sum họp. Anh phải thường xuyên bám nhà máy, lúc ở Cà Mau, khi Kiên Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu,... Có khi cả tháng trời anh chị chỉ gặp nhau qua điện thoại! Nhưng họ càng thương nhau hơn vì những hy sinh của chị chỉ vì sự nghiệp của anh.
Ông Nguyễn Việt Cường cùng tập thể công nhân công ty "Có khổ mới biết thương người khổ, nhất là những người khổ hơn mình" - anh tâm niệm điều này khi tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện. Anh vui với những chiếc cầu bê tông mới được Phú Cường tài trợ xây dựng, thay thế cho những cầu khỉ ọp ẹp nơi quê hương mình. Anh xúc động đến nghẹn ngào khi phát biểu trong buổi lễ trao tặng tiền từ thiện cho những bệnh nhân nghèo ở Kiên Giang,... Anh xem việc chia sẻ với người bất hạnh là niềm hạnh phúc. Làm từ thiện đối với anh đã trở nên tự nhiên như hơi thở.
Đỉnh điểm của vinh quang trong sự nghiệp đã đến với anh: Ngày 9-9-2009, anh sẽ tiến hành lễ khởi công một dự án có thể xem là lớn nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long từ trước đến nay: Đô thị biến Phú Cường, với tổng giá trị dự án lên đến 11.500 tỷ đồng, tại tỉnh Kiên Giang.
Vẫn như mọi lúc, tuy mệt mỏi hơn, anh vẫn điềm đạm, chỉ đạo sát sao cấp dưới đang bề bộn trong một "núi việc" để chuẩn bị cho buổi lễ hoành tráng sắp tới. Anh khiêm tốn khi tâm sự: "Đóng góp cho quê hương mình bằng một công trình để đời, mặc dù một phần cũng vì lợi nhuận, nhưng giá trị tinh thần vẫn làm tôi rất phấn khích. Trước đây 20 năm, tôi không bao giờ tưởng tượng ra sẽ có ngày hôm nay". Trong cái mỉm cười, anh đã có lý: Thành quả mà tôi đạt được như hôm nay thì nhiều người cũng có cơ sở hiện thực. Một lần nữa anh đang hạnh phúc với "niềm tự hào khiêm tốn".
Đông Xuân
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top