F. NIỆM PHẬT
1- Chư Phật Như Lai, tổ sư đại đức dạy chúng ta một câu "A Di Đà Phật", tất cả kinh luận, pháp môn đều không thể tiêu hết nghiệp chướng, nhưng niệm Phật có thể tiêu trừ. Thật sự tin tưởng, ý chí tinh thần của chúng ta tập trung vào một câu Phật hiệu, câu Phật hiệu này niệm liên tục, thì không có phiền não, cũng không có tri kiến. Một câu Phật hiệu thật sự đem mọi vọng tưởng, chấp chước phá bỏ đi. Đây là pháp môn tiêu nghiệp chướng bất khả tư nghì.
Nghiệp là gì? Nghiệp là tạo tác, khởi tâm động niệm tức là tạo nghiệp. Khởi tâm động niệm là ý nghiệp, lời nói từ miệng là khẩu nghiệp, động tác (cử động) của thân thể là thân nghiệp. Thân, khẩu, ý tam nghiệp đều đang tạo ác, tạo ác thì làm chướng ngại lòng thanh tịnh. Nếu lấy đề mục kinh này mà nói, tức đã làm chướng ngại "Vô Lượng Thọ", làm chướng ngại "Trang nghiêm", làm chướng ngại "Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác". Suốt ngày từ sáng đến tối suy nghĩ lung tung, miệng đầy những lời không đâu vào đâu thì nghiệp chướng làm sao có thể tiêu trừ?
Trong hai đến sáu thời (nhị lục thời trung), cả ngày từ sáng đến tối khởi động tâm niệm, trong lòng tưởng nhớ A Di Đà Phật, miệng niệm A Di Đà Phật, thân lễ bái A Di Đà Phật. Đây gọi là tu hành tam nghiệp, như vậy mới có thể tiêu nghiệp chướng.
Pháp môn niệm Phật đệ nhất thù thắng, tức là tronng tâm chỉ nhớ A Di Đà Phật, miệng niệm A Di Đà Phật, thân lễ bái A Di Đà Phật, tam nghiệp đều ở A Di Đà Phật. Nghiệp chướng tự nhiên không hiện tiền, tội chướng cũng được tiêu trừ.
Thiện trong các thiện, thiện nhất không sao qua được một câu sáu chữ hồng danh này... Tâm chúng ta dừng ở đây, khẩu cũng dừng ở đây, thân cũng dừng ở đây. Thân ngữ, ý tam nghiệp đều có thể dừng lại ở sáu chữ hồng danh " Nam mô A Di Đà Phật" là chí thiện thật sự, quả báo gặt hái được cũng là chí thiện (thiện nhất).
Nghiệp chướng làm sao tiêu trừ? Vọng niệm ít di, Phật hiệu nhiều rồi, không niệm thì Phật hiệu cũng hiện tiền, đó là nghiệp chướng đã tiêu trừ. Trong tâm thường có Phật hiệu, đó là thiện căn, phước đức hiện tiền. Do đó, phải hiểu được nghiệp chướng là gì, cách tiêu trừ ra sao. Từ có niệm khéo léo đi vào vô niệm, đây thật là phương pháp vi diệu.
2- Pháp môn niệm Phật thù thắng ở chỗ không câu lệ hình thức. Ở nhà hay đang làm việc đều có thể niệm Phật. Niệm trong tâm không ra tiếng. Bất kể làm việc gì, Phật hiệu cũng có thể không gián đoạn. Nếu lúc làm việc cần suy nghĩ, thì tạm thời buông xuống câu Phật hiệu. Sau khi làm xong việc, việc làm bỏ xuống, lại khởi lên câu Phật hiệu. Pháp môn này thật thù thắng và tiện lợi, bất luận ở hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng được, đều làm cho công phu không bị gián đoạn. Đây là điều mà những pháp môn khác không thể làm được.
Ngoài công việc cần dùng trí óc để suy nghĩ, chúng ta đều gác lại để niệm Phật. Chuyên tâm làm việc, xong việc lại niệm Phật ngay. Nếu công việc cần sử dụng thể lực, có thể một mặt niệm Phật, một mặt làm việc, không cản trở nhau. Đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể niệm Phật mọi lúc mọi nơi. Thật sự niệm Phật cho quên hết phiền não, đem vô minh niệm bỏ, đây là vật báu. Chúng ta được pháp tạng (kho báu về pháp), được kho báu về công đức (công đức bảo), phải tùy thời cơ chuyển thí lại cho người khác.
Chướng duyên của những pháp môn khác rất nhiều, còn pháp môn niệm Phật thì ít. Chướng duyên của nó không ở bên ngoài, bên ngoài không có lực để làm trở ngại mà chướng duyên là ở tự mình. Nếu tự mình không làm trở ngại mình thì người khác sẽ không cản trở được. Ví dụ niệm Phật, có ai ghét ta niệm Phật, thì ta niệm ở trong lòng, không ra tiếng, công phu vẫn không gián đoạn. Đây chính là người ngoài không thể làm trở ngại được.
Oan gia đến phá ta, hãm hại ta, chướng ngại ta thì chỉ có thể chướng ngại về hình thể, không thể làm chướng ngại nội tâm. Họ đánh ta cũng tốt, chửi rủa ta cũng tốt, trong lòng mình niệm "A Di Đà Phật", câu Phật hiệu trong tâm ta không gián đoạn, không xen tạp, không hoài nghi, công phu của ta không bị gián đoạn. Do đó "oán tắng hội khổ" (những người, sự việc mà ta không yêu thích, nhưng phải thường gặp nhau, sống chung với nhau nên rất khổ) cũng không chướng ngại được ta.
Người niệm Phật gặp người phỉ báng Phật chỉ nên chắp tay mỉm cười, chứ đừng đi tranh chấp với họ. Họ không hiểu được, còn mình thì biết rõ. Tương lai sau khi họ thọ xong ác báo, vẫn sẽ theo chúng ta niệm Phật để vãng sanh. Đây là tam căn phổ bị, lợi độn toàn thu (ý nói khôn, ngu đều được thu nhận).
3- Ngày nay chúng ta áp dụng phương pháp "Chấp trì danh hiệu", tiện lợi hơn so với những phương pháp khác. Đi, đứng, nằm, ngồi, mọi lúc mọi nơi đều công phu được. Không như những pháp môn khác, có nhiều hạn chế. Người tham thiền phải ngồi ở thiền đường, rời khỏi thiền đường thì công phu đứt đoạn... Trong Mật tông có rất nhiều nghi thức, nếu làm không được thì không tương ưng. Do đó, phải có thời gian, cần có hoàn cảnh tu học. Tóm lại, không tiện lợi như một câu Phật hiệu này. Hơn nữa pháp môn khác toàn nhờ vào "tự lực", pháp môn niệm Phật gọi là "Nhị lực pháp môn", có lực thệ nguyện của Di Đà gia trì, đây không giống với tu học các pháp môn khác. Công phu niệm Phật ít, nhưng thu hoạch thì bất khả tư nghì.
Chúng ta thường nói pháp môn niệm Phật là "pháp môn nhị lực". "Nhị lực", một là lực tín nguyện trì danh của tự mình, một là Phật lực gia trì. Phật pháp ngoài pháp môn này ra, bất cứ một pháp môn nào cũng đều phải nhờ vào đoạn Hoặc kiến Chân (đoạn mê hoặc, thấy cái chân thật) của chính mình, không có cách nhờ vả tha lực; duy chỉ có pháp môn niệm Phật có sự trợ giúp của tha lực, đó là lúc vãng sanh, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, thấy được Phật là được Phật lực gia trì.
4- Bí quyết của niệm Phật là "Không hoài nghi, không xen tap, không gián đoạn", không xen tạp bất cứ vọng niệm nào. Trong "Tây Phương Xác Chỉ" của Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát đã nói với chúng ta, cả chúng ta tụng kinh, trì chú, lạy huống chi thứ khác. Niệm Phật như vậy mới gọi là nhất tâm.
Muốn được thành tựu thật sự, thì phải hết lòng niệm Phật (thật thà, chân thật) niệm Phật. Chân thật là từ nay về sau không tu pháp môn khác. Nếu còn đi bái sơn (lên núi để lạy Phật), còn phải lạy "Lương Hoàng Sám" thì là không lão thật. Lại đi niệm "Kinh Kim Cang", niệm "Kinh Pháp Hoa" cũng không lão niệm Phật kị nhất là xen tạp. Xen tạp là gì? Đọc những kinh ngoài "Kinh A Di Đà", "Kinh Vô Lượng Thọ" thì đều là xen tạp. Trì chú cũng là xen tạp, tâm tạp nói chuyện phiếm thì càng khỏi phải nói. Còn muốn một số cảm ứng thần thông, đều là xen tạp. Cả làm pháp hôi cũng là xen tạp. Vì sao vậy? Tâm không chuyên, Phật hiệu đã làm gián đoạn.
5- Phương pháp vi diệu nhất để tiêu trừ nghiệp chướng của kinh này là dùng nhất tâm niệm Phật. "Nhất tâm" là mình niệm câu "A Di Đà Phật" này, cái gì cũng không nghĩ tưởng. Dùng tâm thanh tịnh niệm câu Phật hiệu này, càng niệm càng thanh tịnh. Trong lòng càng thanh tịnh tất không có nghiệp chướng.... Quý vị niệm Phật có công đức khi niệm đến tâm thanh tịnh hiện tiền. Nếu tâm thanh tịnh niệm Phật không thể hiện tiền, quý vị có niệm nhiều hơn nữa thì vẫn không có công đức. "Công" là công phu niệm Phật, "Đức" là được tâm thanh tịnh.
Quán Thế Âm Bồ Tát dạy chúng ta "Phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo", dùng phương pháp này niệm Phật, được "Nhất tâm" nhanh, công phu sẽ đắc lực. Thế nào là "Phản văn văn tự tánh"? Đó là "Đô nhiếp lục căn" do Đại Thế Chí Bồ Tát đã nói. Mắt chúng ta nhìn ra ngoài, bây giờ chúng ta phải nhìn vào trong; tai nghe ngoài, nay phải lắng nghe bên trong. Bên trong là "tự tánh". Hồi đầu nghe tự tánh, hồi đầu thấy tự tánh, lục căn đều quay trở lại, đây là "Minh tâm kiến tánh".
6- Nhân duyên niệm Phật bất khả tư nghì, công đức của danh hiệu A Di Đà Phật bất khả tư nghì. Nếu nhân duyên niệm Phật, công đức danh hiệu được hoành dương khắp thế gian này, thì thế giới có tai nạn lớn cỡ nào cũng có thể hóa giải... Nhân duyên ở đây là hội đủ "Tín, Nguyện, Hạnh", tin sâu thật sự, phát nguyện khẩn thiết, cố gắng niệm Phật, câu Phật hiệu này tuyệt đối không rời khỏi cửa miệng. Người xưa nói: "Châu bất ly thủ, Phật bất ly khẩu" (tức tay không rời hạt chuỗi, miệng không rời câu Phật hiệu), tâm khẩu tương ưng, đây mới thật sự niệm Phật.
Giống như cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, một ngày niệm 160 ngàn tiếng Phật hiệu, tức là biểu diễn "Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế" (nhiếp trọn lục căn, tịnh niệm liên tục); dạy chúng ta "Phật bất ly khẩu, châu bất ly thủ".
Đi, đứng, nằm, ngồi, trong tâm phải có Phật, quyết không rời khỏi Phật. Ban đêm khi ngủ nằm mộng, vẫn thấy cùng chư Phật chung một chỗ, như vậy mới tương ưng... Phải yêu thích A Di Đà Phật đến cực điểm, đêm đêm mơ thấy Ngài, như thế mới được.
7- Có người hỏi tôi: "Làm sao để thu nhiếp lục căn"? Trong lòng quý vị chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, tất cả đều không có, tức thu nhiếp lục căn. Bồ Tát Đại Thế Chí giảng "Tịnh niệm tương kế", tất cả công phu của tu hành, chỉ một câu "Tịnh niệm tương kế" này. "Tịnh", hoài nghi thì bất tịnh, xen tạp cũng bất tịnh; "tương kế" là không gián đoạn, một câu tiếp nối một câu, thì thành công rồi. Pháp môn này thật đơn giản, dễ dang, mọi người đều có thể tu, mọi người đều cần phải tu. Chỉ e tự mình không chịu làm thì không có cách mà thôi.
Có một phương pháp thật sự làm tất cả nghiệp đều dừng lại - "Tịnh niệm tương kế". Câu Phật hiệu này tiếp nối từng câu, tuyệt đối không để một vọng niệm xen tạp vào thì thân, khẩu (ngữ), ý tam nghiệp của quý vị tất được thanh tịnh... Máy niệm Phật, hiện nay làm tăng thượng duyên cao nhất cho chúng ta niệm Phật, là chân thiện tri thức.
Máy niệm Phật là bạn hiền, là thiện tri thức thật sự. Có chúng trợ giúp chúng ta, quá tốt. Vì sao? Nó không xen tạp, không nói thị phi, chỉ dạy chúng ta niệm Phật... Niệm theo từng câu một, cũng là y theo chúng, dựa vào chúng (y chúng kháo chúng), đây thật sự đáng tin cậy.
Niệm niệm đừng quên A Di Đà Phật. Trong lòng không nhớ nhung gì cả, chỉ nhớ duy nhất A Di Đà Phật, vậy là đúng rồi... Khi niệm A Di Đà Phật, lại tưởng nhớ việc khác, lúc lâm chung, nếu quên A Di Đà Phật, đi nhớ cái khác, đi nhớ người thân quyến thuộc, cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới lại bị lỡ dịp. Do đó, công phu cần thường ngày không gián đoạn, mới có thể đắc lực, đến lúc lâm chung mới sử dụng được hiệu quả.
Trong lòng nhớ nhung A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, cái gì cũng không nhớ, người như vậy mới có trí tuệ. Thật sự tưởng nhớ A Di Đà Phật, quý vị sẽ được tất cả những gì tưởng nhớ trong tâm, thật sự có được; quý vị quên đi A Di Đà Phật, bất cứ quý vị nhớ tưởng người nào, việc gì, sau cùng cũng đều là không.
Phật hiệu từng câu nối tiếp nhau, khoảng giữa sẽ không có vọng tưởng, cũng không có chấp trước. Có chấp trước thì chấp trước A Di Đà Phật, không chấp trước cái khác. Câu Phật hiệu sau khi niệm thuần thục, "Niệm di vô niệm, di niệm vô niệm" (Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm), thì được rồi, Phật tri Phật kiến tức hiện tiền. Cách này tốt đấy. Nếu quý vị không có trí tuệ, chỉ cần nắm bắt một câu Phật hiệu, nắm bắt một bộ "Kinh Vô Lượng Thọ", tụng kinh mỗi ngày, ngày ngày niệm "A Di Đà Phật", quý vị nhất định sẽ được "Trí tuệ quảng đại thâm như hải" (trí tuệ sâu rộng như biển cả).
8- Chỉ cần lão thật (chân thật, thành thật) niệm suốt câu Phật hiệu này, công phu tự nhiên thành phiến, tự nhiên nhất tâm bất loạn, tự nhiên tâm khai ý giải. Đây là "Niệm đạo chi tự nhiên" (con đường tự nhiên của niệm Phật), không có tơ hào miễn cưỡng.
Người xưa nói: "Lão thật niệm", cứ lão thật niệm là được rồi, tức là học trò tốt của Phật. Đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều quên hết, niệm đến tâm thanh tịnh, niệm đến khai mở trí tuệ. Niệm đến tâm được thanh tịnh, trí tuệ tự nhiên sẽ hiện tiền.
Chúng ta thật sự muốn lý giải Như Lai chân thật nghĩa, không có cái khác, lòng thành niệm Phật, niệm đến tâm địa thanh tịnh thì tự nhiên lý giải được rồi.
Người xưa nói một bí quyết: "Sanh xứ chuyển thuộc, thuộc xứ chuyển sanh" (tức chuyển lạ thành quen, chuyển quen thành lạ), niệm Phật rất xa lạ, vọng tưởng rất quen thuộc. Bây giờ Tổ sư dạy chúng ta một phương pháp: đem vọng tưởng, tập khí biến thành xa lạ; niệm Phật rất xa lạ thì biến thành quen thuộc. Quý vị muốn tìm cách chuyển thành quen thuộc thì hàng ngày đều phải niệm, khẩn trương niệm, không ngừng niệm, đem câu Phật hiệu này đọc thuộc.
Đại Thế Chí dạy chúng ta: "Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục", tám chữ này là chú giải của lão thật niệm Phật. "Lão thật" là gì? Có thể làm được "Lục căn nhiếp trọn, tịnh niệm tương tục" đó là lão thật. Một ngày từ sáng đến tối, trong lòng ngoài một câu "A Di Đà Phật" ra, quyết không có một vọng tưởng, đó là "Kính ư Phật giả" (người tôn kính Phật). Còn vọng tưởng thì đâu còn ý nghĩ tôn kính? "Kính Phật" quyết định là y giáo phụng hành.
Thật sự làm được "Tịnh niệm tương kế" mới là "Lão thật". Trong tâm của quý vị khởi vọng tưởng, không chân thật; có hoài nghi, không lão thật; niệm Phật gián đoạn, không chân thật. Cần làm rõ định nghĩa của từ "Lão thật" (thật thà, chân thật).
Hiện nay có rất nhiều người đi Đại Lục (lục địa Trung Quốc) triều bái tứ đại danh sơn (bốn ngọn núi lớn nổi tiếng). Nói thật, không những không thấy một vị Phật nào, cả một Tu Đà Hoàn của Tiểu Thừa cũng không gặp. Xem nhiều, phiền não sẽ nhiều, chi bằng ở nhà lão thật niệm Phật, sau khi vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc rồi thì mới đi du lịch; đợi đến Tây Phương Cực Lạc thế giới rồi hãy đi du lịch tham quan. Bây giờ một lòng một dạ tu Tây Phương tịnh độ, vậy là đúng rồi.
9- "Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà", người sinh ra ở cõi Ta Bà, vì là ái dục quá nặng. "Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh độ", vãng sanh tịnh độ phải nhờ A Di Đà Phật, then chốt ý niệm phải chuyên nhất, chỉ có một câu "A Di Đà Phật", quyết không có tạp niệm thứ hai, thì quyết định sanh Tịnh độ. Nếu khi niệm "A Di Đà Phật", còn xen tạp những tạp niệm khác, đời này sẽ không có phần về Tây Phương tịnh độ. Vẫn là "ái dục" đang tác quái.
Người biết niệm Phật, khi niệm "A Di Đà Phật", dần dần biến tự mình thành A Di Đà Phật. Làm cách nào biến mình thành A Di Đà Phật? Đồng tâm, đồng nguyện, đồng đức, đồng hành với A Di Đà Phật. Người như thế chắc chắn sẽ được vãng sanh! Do đó, khi chúng ta khởi lên ý niệm, hãy tưởng về Tây Phương Cực Lạc thế giới, nhớ tưởng A Di Đà Phật, đừng nghĩ về cái gì khác. Khi niệm Phật, lúc đó tức là Phật. Niệm niệm tương ưng, tâm là tâm của Phật, nguyện là nguyện của Phật, hành là hành của Phật, đó là tương ưng... Do đó, cổ đức nói: "Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật. Niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật"... Nếu học thuộc bộ kinh "Vô Lượng Thọ" này, quý vị đều có thể hiểu, tâm, nguyện, hành của quý vị tương ưng với A Di Đà Phật. Lúc đó niệm câu Phật hiệu này niệm niệm đều tương ưng, sẽ khác với cách niệm Phật của người thường.
Đời này chỉ có một mục tiêu: Muốn gặp A Di Đà Phật, muốn đến thế giới Cực Lạc. Làm thế nào đi? Trong kinh dạy chúng ta "chấp trì danh hiệu" thì có thể đi. Vậy quý vị còn lơi lỏng danh hiệu này không? Không thể lơi lỏng. Chỉ cần nắm chặt câu danh hiệu này, những thứ khác đều có thể buông bỏ, vì "phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng" (hễ có hình tướng thì đều là giả), mọi thứ đều không mang đi được, không thứ nào hữu dụng cả.
Quý vị phải nhớ thật kỹ: Tưởng nhớ những thứ khác đều là tạo nghiệp lục đạo luân hồi; cái gì không tưởng cũng là nghiệp lục đạo luân hồi, đọa đến vô minh. Quý vị không bị đọa ở vô minh, thì đọa vào tà niệm. Vô minh và tà niệm đều không ra khỏi lục đạo. Chúng ta không muốn đọa vô minh, cũng không muốn đọa tà niệm, chỉ có một cách: Tưởng nhớ A Di Đà Phật, ắt sẽ siêu vượt vô minh, siêu vượt tà niệm. Phương pháp này đơn giản, dễ dàng, thật là tuyệt diệu!... Trong hai đến sáu thời, trong tâm chỉ duy nhất có một A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra, cái gì cũng không có. Hôm nay tôi đem bí quyết này truyền thụ cho quý vị, tôi giảng rất rõ, rất minh bạch, đã không phụ lòng mọi người. Mọi người phải nhớ, phải cố gắng làm được, vậy quý vị đã không phụ lòng của tôi!.
Tôi còn một bà mẹ già ở Thượng Hải. Có người đến Thượng Hải thăm bà, nói bà luôn nhớ tôi. Ý niệm này sai rồi. Năm nay tôi cần đi một chuyến, khuyên bà không nên nhớ tôi, đem ý niệm chuyển gấp thành tưởng nhớ A Di Đà Phật. Nhớ A Di Đà Phật, niệm Phật A Di Đà mới có thể vãng sanh (sống mãi) là đại trí tuệ thật sự. Tương lai chúng ta đều đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, hàng ngày cùng ở một chỗ. Do đó, con nhớ mẹ, mẹ nhớ con, là tạo nghiệp luân hồi. Tương lai mạnh ai nấy tạo luân hồi, không còn gặp mặt lại được, dù có gặp mặt cũng không nhận biết. Do đó, muốn mãi mãi ở cùng một nơi, chỉ có một cách, mọi người đều tưởng nhớ A Di Đà Phật. Đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, ngày ngày cùng ở chung với nhau.
10- Người niệm Phật tối kỵ trong lòng tạp loạn, suy nghĩ lung tung. Niệm như vậy cho dù có niệm nhiều hơn, công phu cũng không đắc lực. Công phu thật sự đắc lực, là vọng tưởng, tạp niệm ít lại, trí tuệ thanh tịnh tăng trưởng, lợi ích của niệm Phật sẽ đạt được.
Một mặt niệm Phật, một mặt còn nghĩ tưởng lung tung, thị phi nhân ngã (người khác và tôi), đây là tự chà đạp mình, tự hủy diệt mình. Trạng thái của tâm như vậy, tựa như suốt ngày làm bạn với ma... Người nhất tâm thanh tịnh niệm Phật, từng câu Phật hiệu nối tiếp nhau, tức là làm bạn với Phật.
Lúc niệm Phật, tâm giống Phật không? Quả nhiên niệm được tâm giống tâm Phật, nguyện như nguyện của Phật, hành tựa hành của Phật thì mới có thể vãng sanh. Miệng niệm Phật, trong lòng còn thị phi của ta và người khác, tham, sân, si, mạn, người này không thể vãng sanh. Vì sanh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, hàng ngày còn rầy rà với chư thượng thiện nhân, làm cho thế giới Tây Phương Cực Lạc không yên bình (thái bình), tất nhiên là như vậy rồi. Tập khí xấu không sửa đổi, niệm Phật vẫn không thể vãng sanh.
11- Phải quên vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tâm mới thanh tịnh, như vậy là biết niệm Phật. Một mặt niệm Phật, một mặt lại vọng tưởng, đó là không biết niệm, niệm rồi cũng không thể vãng sanh. Do đó, công phu niệm Phật là "nhất tâm bất loạn" như trong kinh đã nói, niệm đến nhất tâm bất loạn thì thành công.
Ta phải đem tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều buông xả, buông xuống, chỉ lấy một câu Phật hiệu này. Đây là người thật sự tu Tịnh độ, đó mới là đệ tử chân chính của Di Đà.
Đem chú ý đặt vào câu Phật hiệu, hoặc đem sự chú ý đặt vào đọc kinh, vọng tưởng nổi lên cũng đừng ngó ngàng để ý tới. Niệm như vậy lâu rồi, sức chú ý được tập trung, thì là "nhất tâm" như trong kinh nói, là "nhất hướng chuyên niệm" mà bổn kinh đã nói. Tâm của quý vị chuyên nhất, vọng tưởng dần dần giảm bớt, đó là công phu đắc lực, công phu tiến bộ. Đến khi công phu thật sự đắc lực, quý vị sẽ cảm thấy mình hoàn toàn khác với quá khứ, có thể nhận biết sự hạnh phúc vui vẻ của đời người, thân tâm được tự tại, ít phiền não, vọng tưởng ít, tâm địa thanh tịnh, trí tuệ tăng trưởng.
Lục Tổ nói rất hay: "Tự Phật, tha Phật thị nhi pháp", nhị (hai) pháp thì không phải là Phật pháp. Một niệm không khởi là Phật pháp, một niệm khởi lên thì là vọng niệm. Một ngày từ sáng đến tối chúng ta niệm câu "A Di Đà Phật" này là chánh niệm. Tôi tưởng nhớ A Di Đà Phật, tôi và Phật giao thoa, hợp thành nhất thể (hợp lại thành một khối). Nhớ niệm A Di Đà Phật, không phân biệt "tha", cũng không phân biệt "tự ngã", thì là chánh niệm hiện tiền... Vừa động phân biệt thì là vọng tưởng, tức là chấp trước. Do đó, dùng câu Phật hiệu này quên đi vọng tưởng, chấp trước là đúng rồi.
Quý vị không hiểu lý luận, không sao; không biết phương pháp cũng không sao. Chỉ cần một lòng niệm một câu A Di Đà Phật này là thành công. Nhưng một lòng không dễ dàng, một mặt niệm Phật, một mặt còn vọng tưởng, tạp niệm thì không thể thành công. Phải rời khỏi tất cả phân biệt, chấp trước, câu A Di Đà Phật này mới có cảm ứng.
Phương pháp hay nhất để đoạn phiền não là niệm Phật, duy chỉ niệm Phật mới có thể rửa sạch phiền não. Dù là Thập Địa Bồ Tát đã chứng đắc địa vị rất cao, nhưng vô minh phiền não của các Ngài vẫn không dễ dàng rửa sạch. Sau cùng phải dùng phương pháp gì? Niệm Phật! Niệm Phật có thể tẩy rửa tận gốc vô minh, huống chi là Kiến Tư phiền não, Trần Sa phiền não.
Niệm Phật phải niệm đến tâm thanh tịnh hiện tiền, phiền não không dứt vẫn không sao, trong từng câu Phật hiệu nối tiếp, không có tạp niệm thâm nhập vào, tâm của chúng ta tức được thanh tịnh. Phiền não chưa đoạn, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chưa dứt, dùng một câu A Di Đà Phật nén chúng lại, giống như tảng đá đè ngọn cỏ, rễ chưa được trừ... Hỉ, nộ, ái, ố, lạc xác thật có, dùng câu Phật hiệu nén chúng lại cho bằng phẳng, chúng không khởi lên tác dụng, công phu như thế gọi là "công phu thành phiến". Có công phu này quyết định được vãng sanh.
Tất cả tinh thần, ý chí đều tập trung vào danh hiệu, trong hai đến sáu thời (nhị lục thời trung) không tụng kinh thì niệm hồng danh. Trong miệng không niệm không sao, nhớ trong tâm, quyết không để niệm (Phật) gián đoạn. Vì một khi gián đoạn, vọng tưởng, chấp trước tức thì hiện lên. Nói như vậy thì dễ, thật sự làm được cũng rất khó. Khó vẫn phải làm; không làm thì không ra được tam giới. Chúng ta phải cảnh giác, khó làm vẫn phải làm. Làm thế nào? Chỉ cần cố gắng làm. Sinh phiền não, đừng sợ; một mặt niệm Phật, một mặt có vọng tưởng, không sao. Chỉ cần cố gắng siêng năng, Phật hiệu niệm càng nhiều, kinh đọc càng nhiều, vọng tưởng sẽ được nén phục lại. Trong tâm thường tưởng nhớ đến lời kinh dạy, nhớ danh hiệu của Phật, thì sẽ không nhớ những cái khác. Trong sinh hoạt, phải cố gắng rèn luyện, luyện tập đến khi vọng tưởng, tạp niệm không khởi lên tác dụng, tức là "công phu thành phiến". Có năng lực này, quyết định được vãng sanh.
Đời này chỉ cần câu Phật hiệu này nén phục lại phiền não là tốt, đó là chân trí tuệ. Vọng tưởng, chấp trước không đứt đoạn, quý vị niệm Phật cả đời, chỉ sợ lúc lâm chung, vọng tưởng lại hiện ra, vãng sanh không chắc chắn thì thật là đáng tiếc!
12- "Buông bỏ vạn duyên" tức là "Ly nhất thiết hư vọng tương tưởng". Tất cả ngũ dục lục trần không còn tơ tưởng, công phu mới làm được đến giống nhau. Nếu vẫn còn tơ tưởng ngũ dục lục trần, vẫn không ngừng vọng tưởng, cảnh giới này sẽ không đạt được. Đạt cảnh giới như vậy, không những quyết định được vãng sanh, mà còn có thể "tùy ý vãng sanh", muốn đi lúc nào thì đi lúc đó; còn có thể làm được "tự tại vãng sanh": đứng mà đi cũng được, ngồi mà đi cũng được, đi bằng cách nào cũng được cả. Như thế mới hiểu được công đức đích thật thù thắng, phải xem chúng ta cố gắng thế nào thôi.
Chúng ta học Phật, tương lai vãng sanh nếu bị bệnh, thì khó coi rồi. Người ta đứng mà đi, ngồi mà đi, chúng ta không thể đứng mà đi, thì cũng phải ngồi mà đi. Rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, ra đi mà không bị bệnh, vậy mới là phải. Quý vị chỉ cần y theo lý luận, phương pháp của bộ kinh này tu học, thì quyết định làm được. Tất cả ngũ dục lục trần đều không còn tơ tưởng... Được đến cảnh giới như vậy, không những quyết định được vãng sanh, mà còn có thể "Tùy ý vãng sanh", muốn khi nào vãng sanh, thì được lúc đó vãng sanh; còn làm được "Tự tại vãng sanh", đứng mà đi cũng được, ngồi mà đi cũng được, đi bằng cách nào cũng được cả.
Học trò của lão pháp sư Đế Nhàn, ba ngày sau khi đứng vãng sanh, lão hòa thượng mới làm hậu sự cho Ngài. Người này không biết chữ, ông ấy có hoằng pháp không? Hành trì của ông tức là hoằng pháp. Ông hiện thân thuyết pháp bằng một chiêu lâm chung này... Thì ra niệm Phật dễ như vậy: "Niệm mệt thì nghỉ, nghỉ khỏe rồi lại niệm", ông làm gương cho chúng ta xem. Chúng ta học được điểm này, hiệu quả còn thù thắng lợi ích hơn đọc "Đại tạng Kinh".
Lão cư sĩ Lý Tế Hoa - người sáng lập đoàn niệm Phật Liên Hữu trước đây ở Đài Bắc, vào ngày vãng sanh, ông cùng vợ ngồi xe xích lô đến niệm Phật đoàn tham gia cộng tu. Trên xe, lão cư sĩ Lý nói với vợ rằng: "Tôi phải vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, bà một mình có cảm thấy cô đơn, buồn bã không?" Vợ ông không biết hôm đó ông vãng sanh, nên trả lời với ông rất khẳng khái: "Vãng sanh là việc tốt, ông có thể vãng sanh, thì đừng lo cho tôi nữa", vợ ông đã đồng ý rồi. Hôm đó là ngày đến phiên cư sĩ họ Ngụy khai thị, ông nói với ông Ngụy: "Chúng ta hoán đổi một chút, hôm nay để tôi giảng". Ông lên bục giảng một tiếng rưỡi đồng hồ, rất thành khẩn khuyên răn mọi người niệm Phật vãng sanh Tịnh độ. Sau khi giảng xong, từ giã với mọi người, nói phải về nhà rồi. Lão cư sĩ đã ngoài 80 tuổi, giảng một tiếng rưỡi đồng hồ, mọi người tưởng ông đã giảng mệt rồi cần về nhà nghỉ ngơi. Không ngờ, ông từ bục giảng bước xuống ngồi vào ghế salon ở phòng khách, thì vãng sanh rồi. Ông về là về mái nhà xưa của thế giới Tây Phương Cực Lạc. Lúc đó mọi người đồng tu tham gia niệm Phật đều chính mắt nhìn thấy. Lúc ấy tôi ở Đài Trung, phóng viên của báo Tân Sanh - cư sĩ Từ Tĩnh Dân ở Đài Bắc, cũng có tham gia hội niệm Phật, hôm sau đã gởi thư nhanh nói cho tôi biết: Niệm Phật vãng sanh là có thật, một chút cũng không giả, chính ông ấy tận mắt chứng kiến được.
13- Thanh tịnh, bình đẳng, giác, tu ở đâu? Tu học ở tất cả hoàn cảnh nhân, sự. Dùng phương pháp gì tu học? Dùng một câu Phật hiệu này. Khi cảnh giới hiện tiền, lúc chúng ta khởi tâm động niệm, một ý niệm khởi lên, ý niệm thứ hai phải là "A Di Đà Phật"... Cổ đức nói rất hay: "Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác ngộ chậm"... Ý niệm của người tu hành là phải chuyển đổi nhanh, ý niệm thứ hai phải chuyển thành "A Di Đà Phật", thứ ba là "A Di Đà Phật", thứ tư là "A Di Đà Phật". Ý nghĩ A Di Đà Phật này niệm niệm tương tục, phải biết không để cho ý nghĩ phiền não niệm niệm tương tục.
Chỉ cần khởi tâm động niệm, bất kể là ý niệm gì, ý niệm vừa khởi dậy, lập tức chuyển thành "A Di Đà Phật"... Cổ đức Thiền Tông thường cảnh tỉnh con người: Bất phạ niệm khởi, chỉ phạ giác trì" (không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác ngộ chậm), không sợ vọng niệm khởi lên, chỉ sợ ý nghĩ này tiếp nối ý nghĩ kia, tương sinh liên tục. Niệm thứ nhất vừa khởi, cảnh giác được, ý niệm thứ hai chuyển đổi thành "A Di Đà Phật"... Mọi lúc niệm A Di Đà Phật, mọi nơi niệm Phật A Di Đà, niệm niệm đều là A Di Đà Phật thì đúng rồi. Người tu hành khác với những người thường, đó là họ hoán chuyển rất nhanh. Niệm thứ nhất là vọng tưởng, thì họ đã phát giác. Ý niệm thứ hai đã đổi rất nhanh thành "A Di Đà Phật" rồi. Đổi thành "A Di Đà Phật" tức là "giác". Vọng tưởng khởi dậy là mê, mê lập tức chuyển thành giác, tức là giác ngộ. Nói như vậy tức là phá mê khai ngộ. Nhất định phải giác ngộ nhanh, trong tâm chỉ có Phật, không có vọng tưởng khác.
14- Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta "Ức Phật, niệm Phật". "Ức" là tưởng niệm trong lòng. Trong lòng tưởng Phật là tâm thanh tịnh, miệng niệm Phật là thân thanh tịnh. Phải nhớ kỹ phương pháp tiện lợi này, mọi lúc mọi nơi, đi, đứng, nằm, ngồi, không có gò bó, sử dụng một câu Phật hiệu này, quên hết tập khí phiền não, phân biệt, chấp trước.
"Ức Phật niệm Phật, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai." Đây là tổng cương lĩnh, dạy quý vị "Tịnh niệm tương kế". "Tịnh" tức là không hoài nghi, không xen tạp; "Tương kế" tức là không gián đoạn. Bí quyết vãng sanh bất thoái thành Phật đều truyền thụ cho chúng ta, chúng chỉ còn xem chúng ta làm như thế nào mà thôi.
"Ức Phật niệm Phật" thật sự làm được không gián đoạn, không xen tạp. Bất luận trong hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng được; bất kể ở cùng ai, người thiện cũng tốt, người ác cũng được, một niệm nguyện cầu vãng sanh này quyết không gián đoạn, trong tâm một câu Phật hiệu này niệm niệm liên tục, quyết không để ảnh hưởng. Trong miệng có thể không niệm, niệm trong tâm. Đôi khi gặp nghịch duyên, quý vị niệm Phật hiệu, họ nghe không lọt tai, phỉ báng quý vị, thì quý vị niệm thầm trong tâm, miệng không niệm, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Đây là chỗ thù thắng của pháp môn niệm Phật.
Nếu hàng ngày tưởng nhớ Phật, nhất định biến thành Phật. "Chuyển biến tối thắng" ( Chuyển biến thù thắng nhất), thì chuyển thành cảnh giới Phật. Quý vị nghĩ về Bồ Tát thì biến thành Bồ Tát. Nghĩ cái gì thì biến thành cái đó. Đây không phải do chư Phật, Bồ Tát làm chủ quyết định, không phải do Thượng đế, càng không phải là vua Diêm La (Diêm Vương) quyết định được, mà do ý niệm của quý vị đang chi phối quyết định... Phật giáo dạy chúng ta tu hành, nền tảng lý luận xây lên từ đây. Do đó, dạy quý vị "Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật" (Nhớ Phật niệm Phật, hiện giờ tương lai, nhất định thấy Phật), vậy thì sao không niệm Phật, không nghĩ tưởng về Phật? Thường nhìn vào điểm tốt của người ta, người này tương lai nhất định sinh về "Tam thiện đạo"; thường nhìn vào điểm xấu của người khác, người ấy tương lai ắt đọa "Tam ác đạo". Thiện, ác hai đường đều do tâm tưởng sinh ra. Quý vị hiểu rõ sự thật chân tướng, thiện ác hai đường đều không chọn lấy, chí nguyện cao nhất chỉ có một mục tiêu là muốn thành Phật.
15- Công phu là gì? Một câu Phật hiệu này có thể thay thế vọng tưởng, đó là công phu... Trong lúc niệm Phật, quyết không có vọng tưởng, thì là công phu. Công phu cạn thì "thành phiến"; công phu sâu thì đó là "Sự nhất tâm bất loạn"; càng sâu hơn thì là "Lý nhất tâm bất loạn." Cạn thì sanh về "Phàm Thánh Đồng Cư độ", sâu thì sanh về "Phương Tiện Hữu Dư độ", càng sâu thì được sanh về "Thực Báo Trang Nghiêm độ."
Công phu thật sự đắc lực, vọng tưởng, tạp niệm không khởi lên, gọi là "công phu thành phiến" thì quý vị niệm Phật thành công rồi, quyết định được vãng sanh, nắm chắc vãng sanh "Phàm Thánh Đồng Cư độ"... Chúng ta thường nghe nói: Người vãng sanh biết trước giờ chết, không sanh bệnh, nói đi là đi, đứng mà đi, ngồi mà đi, muốn đi lúc nào thì đi lúc đó. Xin hỏi thêm, phải niệm đến công phu thế nào? Niệm đến công phu thành phiến là được rồi... Biết trước ngày giờ, tự tại vãng sanh, mỗi một người đều làm được. Ấy là công phu hạ đẳng (cấp thấp), trong tam bối cửu phẩm (ba bậc chín phẩm), trung thượng phẩm là có thể làm được. Công phu bậc trung (trung bối) là "Sự nhất tâm bất loạn", công phu thuần thục rồi. "Niệm đắc thuần thục, nại vong năng sở", năng niệm, sở niệm không còn rồi, lúc đó đạt được "Sự nhất tâm bất loạn". Công phu thành phiến và Sự nhất tâm bất loạn, đều gọi là "Niệm Phật tam muội". "Công phu thành phiến" là tam muội cạn, "Sự nhất tâm bất loạn" là tam muội sâu... Khi niệm đến Sự nhất tâm bất loạn, sáu thứ thần thông tự nhiên phát ra, không phải do quý vị yêu cầu. Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mệnh thông, Thần túc thông, Lậu tận thông đều hiện tiền. Vì sao? Kiến Tư phiền não đã đoạn rồi... Niệm Phật niệm đến công phu thượng đẳng, thì là "Lý nhất tâm bất loạn", không những đã đoạn Kiến Tư phiền não, Trần Sa phiền não cũng đoạn luôn. Hơn nữa, phá được một phẩm vô minh, chứng một phần pháp thân, đó là Bồ Tát sơ trụ của Viên giáo, Bồ Tát sơ địa của Biệt giáo.
Cái gì là công phu thành phiến? Không xen tạp, không gián đoạn là thành phiến rồi. Công phu quyện thành một phiến không có tạp niệm, trong hai đến sáu thời, chỉ có một câu Phật hiệu, trong tâm tưởng chỉ có một A Di Đà Phật. Công phu thành phiến quyết định vãng sanh. Nếu tiếp tục cố gắng thêm một thời gian, quý vị sẽ được sanh tử tự tại. Sanh tử tự tại, tức là bất sanh bất tử. Lợi ích thù thắng như vậy chúng ta không lấy, còn muốn nhớ tưởng người này, việc kia, chi mà khổ vậy?... Hết thảy thế xuất thế gian pháp, cái gì cũng không yêu thích nữa, tôi chỉ yêu thích A Di Đà Phật, thì thành công rồi. Cái gì cũng không cần, chỉ muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, thì vấn đề đã được giải quyết.
Vãng sanh thế giới Cực Lạc, công phu tu hành của chúng ta, ít nhất phải niệm đến "Công phu thành phiến". Tức là nói, niệm đến tâm thanh tịnh. Phiền não tuy chưa đoạn, nhưng một câu Phật hiệu xác thực có thể phục được phiền não. Điểm này rất quan trọng, ngàn vạn lần không thể sơ suất... Nếu Phật hiệu không phục được phiền não, thì lại phải đợi đến kiếp sau. Kiếp sau không nhất định là kiếp kế tiếp, không biết lại phải trải qua bao nhiêu A-tăng-kỳ-kiếp mới gặp lại, nên phải biết kiếp sau xa vời không kỳ hạn. Do đó, nghĩ đến đây thì cảm thấy rất đáng sợ! Không gặp được Phật pháp thì tạo nghiệp; tạo nghiệp thì chịu khổ báo (quả báo khổ), tạo lục đạo luân hồi. Muốn công phu đắc lực, có một bí quyết, quý vị muốn biết không? Tức là đừng đi lo nghĩ vu vơ. Quý vị thích lo chuyện vẩn vơ, đi tìm hiểu thị phi ở mọi nơi, một đời niệm Phật xem như luống công.
Có thể niệm đến công phu thành phiến (công phu thành phiến của trung thượng phẩm) thì đã lìa khỏi tám loại khổ: Sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly (yêu thương mà phải xa lìa), oán tắng hội (oán ghét mà phải thường gặp mặt, sống chung), cầu bất đắc (cầu không được), ngũ ấm xí thạnh (vì có thân này [nên khổ], là nhân của bảy loại khổ kể trên) như trong kinh thường nói. Bây giờ đã không còn, mặc dù vẫn chưa đến được thế giới Tây Phương Cực Lạc. Trước kia sức khỏe không tốt, có rất nhiều bệnh kỳ quái, niệm đến công phu thành phiến, thân thể khỏe lại, bệnh tật cũng không còn, không cần đến bác sĩ, vì không còn khổ nữa rồi.
16- Niệm câu "A Di Đà Phật" dễ hơn nhiều so với niệm Chú Đại Bi. Nước Đại Bi rất linh, nước thánh của A Di Đà càng linh nghiệm hơn. Đó là thật, không phải giả. Linh hay không linh, lý đều ở "nhất tâm", do đó nhất tâm không thể nhị dụng cùng lúc (không thể sử dụng cả hai).
"A Di Đà" ba chữ là mật ngữ, tức là mật chú, là Chú trong các loại Chú. Có người hỏi: "Người niệm Phật có còn cần phải niệm Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi, Chú Vãng Sanh...? Phải biết "A Di Đà Phật" là vua của các loại Chú. Niệm "A Di Đà Phật", thì không cần niệm những thứ Chú đó nữa, vì đã bao quát trong câu Chú vua này.
Từ đó có thể hiểu được, thì ra câu "A Di Đà Phật" là tổng tựa đề của bao nhiêu điển tích sách vở (xem quyển 1 trang 502 của "Giảng ký"). Do đó, quý vị niệm được câu danh hiệu này thì Chú gì cũng đã niệm, một thứ cũng không sót. Quý vị niệm chú khác, chỉ niệm được một phần, để sót quá nhiều; còn niệm tổng tựa đề (đề mục) thì đã niệm hết toàn bộ.
17- Chúng ta nói sửa lỗi tu thiện, sửa từ căn bản (gốc rễ); nếu nói tu hành, thì tu từ căn bản. Trong lòng không được phép có một ác niệm, khởi tâm động niệm đều là A Di Đà Phật. Gặp mọi người, không có ý nghĩ thứ hai nào khác, là muốn giới thiệu A Di Đà Phật cho tất cả chúng sanh, hy vọng chúng sanh yêu thích như mình mà tin tưởng thọ trì. Như vậy mới có thể báo đến ơn Phật. Kệ hồi hướng rằng: "Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ", phải làm thật, không phải nói ở cửa miệng là xong. Tự mình giữ gìn chánh niệm, thời thời khắc khắc đem pháp môn này giới thiệu cho người khác. Đó là "Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ". Chúng ta hàng ngày niệm kệ hồi hướng "Thượng báo tứ trọng ân". Tứ trọng ân thứ nhất là Phật ân. Lấy gì để báo ân Phật? Phật cái gì cũng không cần, Phật kỳ vọng chúng ta đời này được vãng sanh Tịnh độ, có thể phổ biến pháp môn niệm Phật, quảng bá rộng rãi cho tất cả đại chúng, thay Phật hoằng pháp. Tiễn đưa một người vãng sanh, tức là tiễn một người thành Phật, công đức của thế xuất thế gian có gì to lớn hơn việc này? Không có rồi! Quý vị độ ngàn vạn chúng sanh, giúp họ hiện giờ ly khổ được vui sướng, chi bằng độ một người thành Phật. Sau khi họ thành Phật, tương lai độ vô lượng vô biên chúng sanh, sự to lớn của cái tốt không sao so sánh được. Hơn nữa, quý vị dạy hàng ngàn hàng vạn chúng sanh hiện tiền thoát khổ được vui, họ vẫn không thoát khỏi luân hồi, họ được cái tốt chỉ là tạm thời, không phải vĩnh viễn.
Niệm Phật thành Phật cần "Thọ trì", phải giới thiệu cho tất cả chúng sanh; không thể để Phật pháp truyền đến ta thì dứt đoạn. Nếu không sẽ có lỗi với chư Phật, Bồ Tát, có lỗi với Tổ sư nhiều đời.
18- Phật Đà đề xướng cải tạo thể chất. Chúng ta hiện giờ mới phát giác phải cải tạo thể chất, thật ra những phương pháp của hiện nay sử dụng không cải sửa được. Phương pháp sai, lý luận sai rồi, chỉ có thể sửa cục bộ, càng không phải là bộ phận quan trọng. Những bộ phận chủ yếu, hiện nay con người vẫn chưa phát hiện, trong Phật pháp đã có từ lâu. Phật dạy chúng ta dùng phương pháp gì để cải tạo? Dùng "quán tưởng" để cải sửa. Quý vị xem thầy bói tướng số trên đời này thường nói: "Tướng từ tâm chuyển". Chúng ta muốn cải tạo thể chất, thay đổi tướng mạo, dùng cách gì? Dùng tâm. Tâm thiện, tướng sẽ thiện; tâm thanh tịnh, thể chất sẽ thanh tịnh. Tâm tưởng Phật thì biến thành Phật, tâm nghĩ về Bồ Tát thì biến thành Bồ Tát.
Chúng ta thường quán tưởng Phật, nhìn hình tượng của Phật, nhớ Phật niệm Phật, đó rất quan trọng, tượng Phật đẹp tạc tạo rất trang nghiêm, xem xong tâm sanh hoan hỉ. Thường nhìn hình tượng này, mấy năm trôi qua không hay biết, tướng mạo của chúng ta sẽ biến thành như tướng Phật không khác. "Tướng tùy tâm chuyển", đó là thật, không phải giả. Nghĩ về thân tâm thanh tịnh của Phật, vài năm sau, thân tâm của mình bất chợt cũng đã thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh, trăm bệnh không sanh, trường sinh bất lão, thật có kết quả bất ngờ... Chúng ta hà tất phải đi tưởng (lão, bệnh, tử), những chuyện hư vọng không thật này, tại sao không đem ý niệm ấy chuyển qua tưởng nhớ Phật? Đây mới quan trọng. Đó là cứu cánh thật sự, triệt để viên mãn thay đổi thể chất.
Tướng tốt của thế xuất thế gian, không tốt bằng Phật. Quý vị muốn xem tướng tốt, sao không nhìn hình Phật? Hình Phật một tí khuyết tật cũng không tìm thấy. Muốn tạc làm hình tướng của mình, cần y theo khuôn mẫu của Phật để tạc tạo ra.
Tướng tốt là quả báo của nhân duyên tốt. Tịnh độ tông càng tiện lợi, chúng ta nhất tâm niệm Phật thì được rồi. Niệm Phật, tâm tức là Phật. Tướng tùy tâm chuyển, người niệm Phật được ba năm, tướng mạo sẽ thay đổi... Nếu như quý vị ngày đêm đều đều niệm Phật, đều nhớ Phật, ngoài Phật ra, cái gì cũng không tưởng nhớ, lực này mạnh, biến đổi nhanh, cũng tất nhiên thay đổi được tốt, nó thực sự biết biến đổi... Ở nhà thờ hình lớn, trong vi tiền, trong túi có thể để tấm hình nhỏ, có thể nhìn thấy mọi lúc mọi nơi. Cách làm này là hy vọng chư vị đồng tu, thời thời khắc khắc tưởng Phật, niệm Phật, không đi mơ tưởng cái khác. Nhớ cái khác đều tạo lục đạo luân hồi, đó không phải làm tiêu đi nghiệp chướng, mà là đang tạo nghiệp. Chỉ khi chúng ta tưởng nhớ Phật, niệm Phật là diệt tội, điều này thật không giả chút nào.
Chúng ta muốn có tướng mạo tốt đẹp, thì có thể tu mà được. "Tướng tùy tâm chuyển", tâm của quý vị tốt, tướng mạo sẽ đổi tốt. Tu ba năm, năm năm sẽ nhận ra rõ ràng, tám năm mười năm thì biến đổi càng nhiều.
Chỉ cần tâm niệm niệm tưởng nhớ Phật, đừng nghĩ về bệnh, bệnh sẽ không còn; dù có bệnh thật, bệnh cũng không còn. Vì sao? Quý vị không nghĩ về nó, nó sẽ không còn. Có thể thấy tất cả pháp thật ra là từ tâm sanh. Trước kia, trên bục giảng tôi đã từng nói với quý vị: Thân thể là một cỗ máy, vô số tế báo là linh kiện của tổ hợp. Sức mạnh nào khống chế nó, kết hợp nó? Chính là "Ý niệm". Chúng ta thường nghĩ về bệnh, thì sẽ sanh bệnh, chịu khổ vì bệnh. Nếu niệm niệm nghĩ làm Phật, tổ chức của nó sẽ không rời khỏi Phật, thì sẽ thay đổi được thể chất.
Phải dùng phương pháp gì cải thiện thể chất? Dùng tâm lý, tâm thanh tịnh. Tâm của chư Phật, Bồ Tát thanh tịnh, tâm thanh tịnh, thân sẽ thanh tịnh; tổ chức của các tế bào trong thân thể, sắp xếp của công thức phương trình thuận theo tự nhiên, thì rất bình thường; bình thường thì không già, không sanh bệnh. Nếu khởi lên một vọng niệm, tổ chức của tế bào trong cơ thể sẽ thay đổi. Phật pháp thường nói: "Nhất thiết pháp từ tâm tưởng sanh", trong tâm khởi lên một ý nghĩ, thể chất sẽ biến hóa, thì sẽ bất thường.
Phật có nói một câu chân ngôn trong kinh, phải nhớ kỹ. Phật nói: "Nhất thiết pháp từ (tùng) tâm tưởng sanh", thân thể của chúng ta cũng là một pháp, cũng là từ tâm tưởng mà sanh. Tâm tưởng của quý vị không lành mạnh, không thanh tịnh, thân thể của quý vị tự nhiên sẽ sanh bệnh; vọng tưởng, chấp trước của quý vị nếu hỗn loạn, thân cũng có thể sinh ra bệnh, vì sinh lý là do rất nhiều tế bào, nguyên tử, điện tử sắp xếp tổ hợp lại, sự sắp xếp theo phương trình có một thứ tự nhất định. Nếu thứ tự của sự sắp xếp rất tự nhiên, hoàn toàn giống như tự nhiên thì thân thể khỏe mạnh; giả sử sự sắp xếp của thứ tự đã thay đổi, thân thể sẽ phát sinh tật bệnh... Khi một niệm cũng không khởi, tâm địa thanh tịnh, lúc đó sự sắp xếp mới hoàn toàn phù hợp với phương thức sắp xếp của tự nhiên.
Người thế gian nói dùng vận động, thuốc men để thay đổi thể chất. Thuốc là "Độc dược". Thật sự có thể cải thiện thể chất, chính là ý niệm. Thiện niệm, ác niệm, tịnh niệm, thù thắng nhất là "Tịnh niệm". Chúng ta muốn thay đổi thể chất, chỉ cần "Tịnh niệm tương kế" (tịnh niệm liên tục), trong thời gian từ một đến ba năm, thể chất sẽ hoàn toàn được thay đổi, không cần thời gian rất dài.
Tất cả pháp hữu vi là hư vọng, không phải là thật, bao gồm thân thế của chúng ta. Làm sao buông bỏ thân thế? Không cần chú ý từ sáng đến tối đi bảo dưỡng nó, vì thân thể mà phải lãng phí nhiều tinh thần. Than thể là hư vọng, phải có thể thật sự nhìn thấu, buông bỏ thân thể, thì thân thể sẽ phục hồi bình thường, tự nhiên khỏe mạnh, trường thọ. Nếu ngày ngày vì thân thể này mà lo lắng, thân thể sẽ không bình thường.
Trị liệu tất cả bệnh khổ của thân tâm, thuốc tốt nhất là "Lão thật niệm Phật", Lão thật, tân sẽ thanh tịnh, tâm thanh tịnh, thân sẽ thanh tịnh, thì làm sao sanh bệnh?
Thật sự nhất tâm niệm Phật, thân tâm thanh tịnh, trăm bệnh không sanh. Thân thể, tinh thần càng lúc càng tốt, là hiện tại được "Hoa báo", "Quả báo" của tương lai càng vô cùng thù thắng.
19- Ở Singapore buôn bán ma túy, án duy nhất là tử hình, là hình phạt treo cổ. Số người buôn bán ma túy rất nhiều, hơn nữa đều rất trẻ tuổi. Sau khi họ bị bắt, nhốt vào ngục tù thì chỉ chờ lên đài để hành hình. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên của Cư Sĩ Lâm Phật giáo, vào trại giam khuyên họ niệm "Kinh Vô Lượng Thọ", niệm "A Di Đà Phật" cầu sanh Tịnh độ. Đại đa số tội phạm đều tiếp nhận, trong ngục tù giống như Phật thất tinh tấn của một niệm Phật đường. Vì họ đều biết ngày nào sẽ vãng sanh, do đó buông xuống tất cả thế giới bên ngoài của thân tâm, chân chân thật thật ở đó niệm Phật. Người không niệm Phật, khi lên đài hành hình, toàn thân tê liệt (rã rời), phải có mấy người khiêng lên, khi treo cổ chết đi thì thất khổng (bảy lỗ: Mắt, tai, mũi, miệng...) chảy máu. Người niệm Phật không cần người dìu đỡ, tự mình bước lên một cách tự nhiên, một tí sợ hãi cũng không có. Sau khi bị treo cổ chết đi, mặt mày bình thường, bất khả tư nghì! Sau khi hỏa táng, nhặt được viên cứng rắn (kiên cố tử), xá lợi tử, đó là trong một đời của tôi chưa từng thấy qua. Màu sắc đẹp, lại to, rắn chắc, khi rơi xuống đất phát ra âm thanh như kim loại, bất khả tư nghì! Một người phải lên hành hình treo cổ, toàn bộ phạm nhân trong ngục đều niệm Phật để tiễn đưa họ. Chứng minh như trong kinh nói: "Nhược nhất nhật đáo nhược thất nhật niệm Phật" (Niệm Phật từ một ngày đến bảy ngày), chân thật sám hối, nhất tâm niệm Phật cầu vãng sanh, là có thể thật sự thành công.
Trước hai ngày họ bị treo cổ, Phật hiệu ngày đêm không ngừng, diện mạo đều thay đổi. Người nhà của họ đến thăm, nhận ra rất rõ ràng; trước khi bị bắt nhốt vào trại giam, mặt mày của họ rất xấu, người nhà đều không muốn đếm xỉa tới. Vậy mà sau khi ở trong ngục niệm Phật, tướng mạo cả con người đều biến đổi, biến thành được thanh tịnh, hòa thiện, hiền từ. Người nhà quyến thuộc nhìn thấy, không một ai mà không hoan hỷ. Vì thế, có không ít người buôn ma túy ở Singapore vãng sanh thành Phật. Ai cũng có nhân duyên, tuy nhân duyên khác nhau, họ được vãng sanh thành Phật lại là một điều không phải giả. Điều này cho chúng ta một sự gợi mở nhận thức rất lớn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top