Vì sao có người trông thân thiện nhưng lại luôn cô độc một mình?

Thử dừng lại và nghĩ xem, liệu bạn có biết ai bên ngoài trông rất quảng giao,có nhiều mối quan hệ,mỗi lần gặp mặt đều mang đến năng lượng tích cực,nhưng vòng tròn mối quan hệ thân thiết của họ chỉ vỏn vẹn vài người,họ thích ở một mình hơn,gương mặt của họ lúc tập trung làm việc trông cực kì khó tính. Họ có rất nhiều tâm sự,nhưng lại chỉ muốn lắng nghe người khác, chứ không bày tỏ nỗi lòng của mình ra.

 Cậu tự hỏi, vậy họ là người hướng nội hay hướng ngoại? Họ đa nhân cách à? hay họ đang cố gắng gồng mình lên để che lấp đi sự tiêu cực của bản thân mình?

Thực tế không có ai hướng nội hay hướng ngoại hoàn toàn. Việc ai đó quảng giao,thân thiện khi giao tiếp với người khác,không có nghĩa là họ hướng ngoại, và việc thích ở một mình không có nghĩa là họ cô độc.


Trong cuốn sách TỰ TIN GIAO TIẾP của tác giả Nghênh Nhận,có lời giải thích mình tâm đắc thế này: Hãy xem khuynh hướng tính cách như một dải quang phổ,hướng nội và hướng ngoại là hai đầu quang phổ.Điều này có nghĩa là con người có khuynh hướng, hướng nội và hướng ngoại với các mức độ khác nhau.Nhiều người không có tính cách hướng nội 100%,mà là tính hướng trung. Người trông có vẻ thân thiện nhưng luôn đơn độc một mình,có thể giải thích bằng 3 lý do sau đây:

1. Bản chất của họ không phải là tính cách lầm lì khó gần,mà họ hiểu xã giao có tính lựa chọn.

Khi cậu cảm thấy người khác đơn độc một mình,không có nghĩa là người ấy không có vòng giao tiếp,có thể chỉ là cậu vẫn chưa bước vào vòng giao tiếp của người ấy mà thôi.

Theo sự tăng dần của tuổi tác,chúng ta sẽ trải nghiệm ngày càng nhiều điều,sẽ dần biết rõ những người nào đáng bỏ thời gian qua lại,những người nào chỉ nên quen sơ.

Trong thuyết quan hệ xã hội,có định luật 150 do Robin Dunbar, nhà nhân loại học của Đại học Oxford,150 người là số lượng tối đa mà một người bình thường có thể kết bạn. Từ góc độ khoa học thần kinh,vỏ não mới của con người hiện có chỉ đảm bảo duy trì trạng thái giao tiếp tương đối ổn định với dưới 150 người. Nếu vượt qua con số ngày,ta không thể duy trì mối quan hệ giao tiếp bình thường hoặc hiệu suất giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân trực tiếp nhất là tinh thần và sức lực của mỗi người đều có hạn, không thể giữ liên lạc liên tục với nhiều người trong thời gian dài. Vậy nên cho dù bạn có 5000 người bạn trong danh sách bạn bè, thì số người bạn có thể liên hệ và xây dựng mối liên hệ hiệu quả thực sự chỉ có giới hạn.


2. Nhiều người chọn một mình nhiều hơn vì họ muốn tiết kiệm thời gian,và bạn có quá nhiều thứ phải giải quyết. Giao thiệp với nhiều người,bạn sẽ phát hiện thói quen sinh hoạt mỗi người mỗi khác,và thời gian của mỗi người luôn có hạn,bạn thì lại luôn phải làm việc của mình,luôn cần thời gian ở một mình để tập trung làm việc một số việc, như đọc sách,học một số kĩ năng,...

Việc ở một mình có thể giúp bạn loại bỏ những ý nghĩ lộn xộn,xác định được phương hướng hành động cho bản thân. Vậy nên đơn độc một mình chưa chắc đã là tính cách lầm lì khó gần,chỉ là đôi khi tận dụng môi trường không bị quấy nhiễu để nâng cao hiệu suất làm việc.


3. Hòa nhã thân thiện là tu dưỡng,đơn độc một mình là tính cách

Lý do này cũng có thể bao trùm tổng quát các lý do trên.Những người này có tính cách thiên hướng tốt và họ có năng lực tu dưỡng tốt. Họ không thích có xung đột với người khác,nên luôn thân thiện hòa nhã với mọi người. Dĩ hòa vi quý chính là phương châm đối nhân xử thế. Cho dù là đối phương có cố tình khơi mào thị phi,họ cũng cố gắng khắc chế,trừ phi chạm đến giới hạn.

Ngoài ra,họ chọn một mình, vì chính cái áp lực xã giao và kết nối sẽ tiêu hao nhiều năng lượng của họ . Những người hướng nội này cần thời gian ở một mình để phục hồi, giống như chiếc điện thoại di dộng sắp sửa cạn pin cần sạc vậy.


Họ chú trọng chất lượng chứ không phải số lượng của cuộc xã giao,đến từ độ sâu trong cuộc kết nối chứ không phải tần suất.

Tuy nhiên, có một điều bạn nên nhớ rằng,con người là động vậy có tập tính xã hội.

Giống như nhà triết học người Đức Arthur Schopenhauer từng nói rằng: Xã giao của con người là cơ bản, không phải bản năng. Xã giao không phải là bởi yêu thích xã giao mà là bởi sự cô độc.Chẳng có ai thích sự cô độc cả.

Dù bạn có là người hướng nội đến mấy, thì cũng luôn muốn được chú ý.Rất nhiều người hướng nội khi suy nghĩ về việc kết nối,xã giao của bản thân,luôn có một thắc mắc rằng:" Phải chẳng phải trở nên hướng ngoại mới có thể xã giao tốt hơn?"

Có bao giờ bạn cảm thấy ngưỡng mộ những người giỏi ăn nói,tự tin hoạt bát,nói chuyện thuyết phục,và mong muốn có thể được như họ. Thế là bạn phải gồng mình len giả rằng mình là một kẻ hướng ngoại và chối bỏ xu hướng tính cách của mình . Nhưng khi làm như vậy,vỏ bọc bạn tự tạo không thể duy trì được lâu,sớm thôi,bạn sẽ cảm thấy kiệt quệ tinh thần,rệu rã mệt mỏi. 

Vậy phải làm như thế nào?

  

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top