Tết

    Nhân dịp Tết đến xuân về, tôi sẽ làm luôn về cái này. Theo như mọi người, Tết là gì? Là 1 lễ hội mừng năm mới, mốc thời gian đánh dấu 1 năm nữa qua đi, 354 ngày đã trôi qua? Là dịp các gia đình tụ họp, người thân gặp lại nhau sau quãng thời gian xa cách, là niềm vui lớn thêm 1 tuổi của các em nhỏ, thọ thêm 1 năm của các cụ già? Là lúc người ta gạt bỏ những phiền muộn trong năm cũ và sẵn sàng đón nhận những niềm vui trong năm mới? Hay chỉ đơn giản là 1 kì nghỉ xả hơi trong cái năm học còn dài hơn tổng số phao ngày thi của học sinh? Là 1 dịp thu về 1 khoản tiền khổng lồ theo nghĩa đen? Ai cũng nghĩ  Tết là 1 dịp vui vẻ và đáng mừng. 

    Mặc dù không phải kiểu người sống tiêu cực, nhưng hãy cùng tôi -1 người thiển cận và vẫn còn rất ngu ngốc trong thế giới rộng lớn này, đi nghĩ về Tết theo 1 khía cạnh khác:

  -Đầu tiên, hãy nghĩ về những người vô gia cư, những người nghèo, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, họ có cái Tết như thế nào? 1 cái Tết đầm ấm, tuy vẫn còn khó khăn nhưng trong khoảng khắc giao thừa, họ vẫn sẽ có được niềm vui, tạm quên đi thiếu thốn vật chất mà hòa mình vào khoảng khắc năm mới? Nếu bạn có những suy nghĩ như vậy, thì xin chúc mừng, bạn là 1 người hoàn toàn bình thường. Hoặc cũng có thể là bạn đang chìm trong niềm hạnh phúc của riêng mình mà không để ý đến họ? Cũng vẫn ổn, đa số mọi người đều vậy. Nhưng giờ hãy cùng nhìn theo khía cạnh đen tối hơn nhé. Các bạn nghĩ họ được chính quyền cấp phát những gì vào dịp Tết này? Tôi hoàn toàn không có ý phản động hay chê bai chính phủ (nói trước không lũ yêu nước online lại ném đá), nhưng chỉ vài trăm nghìn đồng, cũng có thể là vài triệuđồng hoàn toàn không thể mua được quá nhiều đồ hiện nay. Hãy cùng quay lại khoảng những năm 80-90 của thế kỉ trước, 1 nghìn đồng là đủ để ăn cả 1 bữa ăn. Trước đại dịch COVID, 1 hộp cơm dao động từ 10-20 nghìn. Và bây giờ, sau dịch bệnh, chiến tranh, 1 hộp cơm sẽ có giá là 15-30 nghìn. Tương tự như vậy, các nhu yếu phẩm khác cũng tăng giá chóng mặt. Tết miền Nam thì không có gì đáng nói ở đây (hoặc do tôi sống ở miền Bắc), nhưng Tết ở miền Bắc thường rất lạnh, khoảng 16-20 độ mỗi ngày. Với nhiệt độ này, những người vô gia cư thật sự không tài nào chống chọi nổi với giá lạnh. Toàn bộ số tiền được tặng họ cũng sẽ chỉ mua được chăn gối, quần áo và đồ ăn, rồi lại đón Tết ở những lề đường, những góc khuất kín gió ở những thành phố vắng người qua lại, chỉ biết nghĩ đến từng hơi thở vẫn còn tồn tại của mình. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng, khá hơn những người vô gia cư, nhưng bọn họ cũng không vui vẻ mấy khi Tết đến. Có thể ở đây không có sự thiếu thốn về vật chất, nhưng có ai biết Tết là gì đối với họ không? Từ rất lâu về trước, khi những người chồng, người con lên đường ra mặt trận, họ đã luôn chờ đợi người thân trở về qua không biết bao nhiêu cái Tết. Để rồi vào 1 ngày, chính quyền đưa về cho họ 1 tờ giấy báo tử chứ không phải là người chồng, người con trai năm xưa. Mỗi 1 năm qua đi, họ lại nhớ về những người đã hy sinh trong sự cô đơn. Có lẽ ở đâu đó vẫn còn những hoàn cảnh bất hạnh nữa, nhưng tôi không dám đoán già đoán non rồi gán cho họ cái danh "kẻ tội nghiệp" rồi nhìn họ bằng ánh mắt thương hại. Dù sao thì tôi cũng chưa đi đủ nhiều để biết được mọi việc, tôi cũng không muốn hạ thấp tự trọng của họ rồi "bố thí" cho họ những đồng tiền "từ thiện" chỉ đại diện cho danh tiếng chứ không coi họ là con người, mà coi họ là những kẻ ăn bám. (Kẹt nên viết hơi khó hiểu tí, anh em nhìn thằng Nờ ô nô là rõ ngay)

  -Năm cũ qua đi, năm mới đến gần, lòng người rộn rã đón xuân sang. Đó là người bình thường. Còn với những người có người thân mới mất, hoặc người thân đang phải đếm từng hơi thở để mà tồn tại, Tết đến không đúng lúc chút nào. Dù năm mới đã qua, nhưng nỗi buồn vì đã mất người thân của họ không hề vơi bớt chút nào. Họ cũng không phải là những người mong chờ ngày Tết.

  -Tết đến, họ hàng sang thăm hỏi và chúc Tết nhau trong không khí vui vẻ, hòa đồng, ít nhất là cho đến khi lũ trẻ bắt đầu chạy đi khắp nơi trong căn nhà của bạn. Nếu đấy là đứa trẻ ngoan, không nghịch ngợm, chẳng sao cả. Nhưng bạn đã nghĩ đến viễn cảnh 1 đứa trẻ nghịch ngợm, hiếu động tìm thấy cánh cửa phòng bạn chưa? Chắc cũng đã có nhiều người bị như vậy rồi. Và mỗi khi bọn trẻ làm sai gì đó, lí do "trẻ con có biết gì đâu" lại lên ngôi. Về vẫn đề này thì báo đài, mạng xã hội nói chán rồi, mọi người không cần đọc ở đây nữa. Chúng ta cũng không nói gì về trẻ con nữa, chúng đúng là vẫn còn nhỏ. Nhưng cái chính ở đây là thứ mà chúng làm hỏng. Nếu chỉ là cái bát, cái cốc, đồ dùng gia đình, thì chỉ cần lời xin lỗi, hoặc hứa đền bù là xong, cũng chẳng có ai lấy tiền đền làm gì. Thế mà vẫn có những vị phụ huynh vênh mặt lên cãi, bao biện bằng chính con mình. Câu chuyện vốn chỉ cần lời nói là có thể giải quyết, lại bị phức tạp hóa một cách không đáng có chỉ vì thái độ của người cha, người mẹ đứa trẻ đó. Đấy là trường hợp nhẹ. Còn nếu đứa trẻ đó làm vỡ, làm hỏng đồ vật đắt tiền là chuyện khác. Chẳng hạn như trẻ con làm vỡ 1 cái bình, nhưng nó là bình cổ vài trăm triệu 1 cái, hay phá hỏng máy tính cá nhân chứa dữ liệu quan trọng của người khác, khiến người đó thậm chí có nguy cơ mất việc, vậy chỉ 1 câu xin lỗi chưa chắc đã đủ, đây lại còn "cháu nó còn bé", thử hỏi muốn chọc tức người ta à? Trẻ em nghịch ngợm là 1 chuyện, thái độ hối lỗi của cha mẹ và cách dạy dỗ mới là thứ đáng nói. Trẻ em Việt Nam được bao bọc quá nhiều từ bé tới lớn, nên đã hình thành thói quen đổ lỗi cho người khác, hỏng cả 1 con người.

  -Ý nghĩa của Tết thực ra đã mất từ rất lâu rồi. Tết ngày xưa, chúng ta đi chúc nhau với tấm lòng chân thành, sự quan tâm, gắn bó với nhau. Còn ngày nay đi chúc Tết thực ra cũng chỉ là 1 hình thức "kiếm chác" của những gia đình có con cái. Người ta không còn xem lì xì như tài lộc mà chỉ chú ý đến giá trị của nó, số lượng bao nhiêu, nhà này mừng thế nào. Tết cũng chỉ là 1 thương trường, nơi người ta trao đổi tiền, lãi lỗ mới quan trọng. Đi chúc Tết bây giờ ai cũng dẫn theo trẻ em, không phải vì thiếu người trông nữa, mà là vì những đồng tiền lì xì. Tôi sẽ không nói đến vấn đề cha mẹ giữ lì xì của con cái, vì nó nhạy cảm.

    Tất nhiên, không phải ai cũng như vậy. Tôi chỉ nêu ra những hiện tượng xấu đi kèm với sự phát triển của xã hội mà thôi. Cho dù thế nào, vẫn luôn có người tốt tồn tại, cũng giống như có bóng tối hẳn sẽ có ánh sáng, không gì là tuyệt đối cả. Những gì chúng ta thấy là quá ít ỏi để kết luận bất cứ điều gì.

P/s: Trời lạnh vler nên là tôi đánh máy chậm, anh em thông cảm (do lười đấy)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #j4f#tựdo