VỢ CHỒNG A NỖ (Phần 2)
VỢ CHỒNG A NỖ (Phần 2)
Tác giả: Lí Mạc (Mark Lee)
Tóm tắt: Na Jaemịn (Mịn) là một người con trai phải chịu sự chèn ép từ nhà chồng của cậu là Đông Hách (Donghyuck), thời gian của cậu cứ thế trôi qua cho đến ngày cậu gặp một người đã thay đổi được cả cuộc đời đau thương ấy.
========================================================
Nửa đêm qua, A Hách đi concert trên Hà Nội. Cậu định vào đấy tà lưa mấy em non tơ chừng mười lăm, mười sáu tuổi, rồi bắt về làm vợ. Mà cậu thích vợ giàu cơ. Muốn tìm vợ giàu thì phải mua vé VIP. Nhưng người ra người vào khu VIP toàn mấy bọn khu khác vượt rào bất chấp bảo an, toàn đám trai làng chắn hết cả đường. A Hách đứng ngoài, tức lắm. Nó bàn với lũ khác, doạ đánh bọn trai lạ làm cho bọn A Hách bị vương không thể vào được khu VIP.
Tuy nhiên, sức người có hạn, A Hách vốn chỉ là công tử chân yếu tay mềm, một ngày có 24 giờ thì cả 24 giờ đều đi quẩy, sức đâu mà đánh nhau, nếu Mịn không phải là vợ A Hách thì Mịn chỉ cần sút một nhát thôi là A Hách bay từ nhà qua núi Langbian rồi.
Kết quả thì ai cũng biết, bọn A Hách ném vào vách. Bọn trai làng vào bắn ra hai phát súng. A Hách rén quá, bảo đồng bọn rút lui, nhưng vẫn không quên bêm cho một câu.
- Chúng mày nhớ mặt tao đấy, mai tao gọi mẹ tao ra xử từng đứa một.
A Hách đa tài giỏi rất nhiều thứ, nhưng giỏi nhất là nói miệng. Sáng sớm, khi trai bản vừa ra đầu ngõ, bọn A Hách đã kéo đến gây sự. A Hách đi trước, nạm vòng vàng của Louis Vuitton, áo Prada, xách túi Hermès, chỉ riêng con cái nhà quan trong làng mới mua được. A Hách hùng hổ bước ra, quên không xoè mấy que nhang của Gucci:
- Lũ chúng mày có đứa nào muốn thắp nhang trước thì bước ra đây.
Vừa dứt lời, mấy đám trai làng xôn xao gọi:
- A Nỗ đâu! A Nỗ đánh chết nó đi!
A Nỗ chạy vụt ra, vung tay ném cây chổi thẳng vào mặt A Hách. Cây chổi ngát lăng vào giữa mặt, cũng may, hàng dỏm từ SM nên không đau mấy. A Nỗ xộc tới, nắm vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp. Người làng nghe tiếng hò hét đổ ra. Người nhà thống lý đến, bọn trai làng sợ quá trốn lên núi.
A Nỗ bị bắt sống, trói gô chân tay lại. Vừa lúc thống lý Hanh Khô tới. Chúng nó xọc ngang cái gậy, khiêng A Nỗ mang về ném xuống giữa nhà thống lý.
Mịn đi hái được lá thuốc về, thấy trong nhà càng đông hơn lúc nãy. Ngoài sân, dưới gốc đào lại buộc thêm mấy con ngựa lạ.
Mịn đi cửa sau vào, lé mặt nhìn thấy một người to lớn quỳ trong góc nhà. Mỵ đoán đấy là A Nỗ. Bọn chức việc cả vùng Kon Tum đến nhà thống lý dự đám kiện.
Các lý dịch, quan làng thống quán, xéo phải, đội mũ quấn khăn, xách gậy, cưỡi ngựa kéo đến xử kiện A Nỗ tội đánh người. Nói xử kiện là vậy chứ ăn cỗ, tụ tập là chính, thì Tết mà, ai rảnh để làm mấy việc đâu đâu.
Trong nhà thống lý đã bày ra năm bàn đèn. Khói thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp. Cả những người chức việc bên làng A Nỗ cũng tới. Chỉ bọn trai làng ấy phải ngồi khoanh tay cạnh A Nỗ, vì họ bị gọi sang hầu kiện. Bọn chức việc nằm dài cả trên khay đèn.
Suốt từ trưa cho tới hết đêm, mấy chục người hút. Trên nhất là thống lý Hanh Khô. Thống lý hút xong một đợt năm điếu, đến người khác, lại người khác, cứ thế lần lượt xuống tới bọn đi gọi người về dự kiện. Hút xong, là lại có cơ man kẻ hầu người hạ đến mời rượu, mời thịt, nào là thịt lợn, nào là thịt chó. Ăn được tầm nửa canh, mấy ông lại tăng hai, bật mấy chục bài karaoke, ông nào ông nầy đều hát dở tệ. Chỉ có đàn bà ngồi trong buồng vừa ngồi pha trà, vừa hít drama.
Hát mãi, ai cũng thấm mệt, mà thấm mệt thì trong người lại thèm thuốc phiện, thế là thống lý lại gọi người ra châm thuốc. Một loạt người vừa hút xong, Hanh Khô cất gọng lè nhè gọi:
- Thằng A Nỗ ra đây.
A Nỗ ra quỳ giữa nhà. Lập tức, bọn trai làng xô đến, trước nhất, chắp tay lạy lia lịa lên thống lý rồi quay lại đánh A Nỗ
A Nỗ quỳ chịu đòn, chỉ im như cái tượng đá...
Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Nỗ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Người đánh, kể, chửi , lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ, mọi thứ tựa như một bữa tiệc thác loạn. Chưa từng thấy có vụ kiện nào mà lại có thuốc phiện, có rượu thịt linh đình. Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút.
Trong buồng bên cạnh, Mịn cũng thức suốt đêm, im lặng ngồi xoa thuốc dấu cho A Hách. Xoa được chừng một canh giờ, Mịn mệt quá, lại gục đầu nằm thiếp. A Hách đạp chân vào mặt Mịn. Mịn choàng thức, lại nhặt nắm lá thuốc xoa đều đều trên lưng chồng.
Sáng hôm sau, đám kiện đã xong. Các quan đã phê pha nằm gật gù trên chõng. Thống lý chồm dậy, tiến đến chỗ A Nỗ đang bị trói cả hai tay. Thống lý nói:
- A Nỗ, mày đánh con quan làng, đáng lẽ làng xử mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ. Cả tiền phạt, tiền thuốc (phiện), tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng. Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền trả thì tao cho mày về, chưa có tiền trả thì tao bắt mày làm con trâu cho nhà tao. Ðời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi.
- Tôi sẽ trả góp dần, cơ mà chuyển khoản nha.
- Người đâu đọc số tài khoản cho nó nghe.
Thống quán cầm tờ sớ, dõng dạc đọc:
- Chủ tài khoản: Hoàng Quán Hanh Khô
Ngân hàng: Phephabank chi nhánh Kon Tum
Số tài khoản: 0920199915012002
Thế là từ đấy A Nỗ phải ở trừ nợ cho nhà quan thống lý. Ðốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò chăn ngựa, quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò rừng. A Nỗ làm việc quần quật, đêm ngủ lại rừng, không còn có lúc nào trở về làng bên. Nhưng A Nỗ cũng chẳng muốn trở về làm gì bên ấy.
A Nỗ cũng không phải người bên ấy. Bố mẹ đẻ A Nỗ ở Hà Nội. Năm xưa, bố A Nỗ làm ăn phát đạt, nhưng tính ki bẩn, ông có đọc mấy bài báo trên Facebook nói về một trong những cách giáo dục con của người giàu: không được để con sống trong nhung lụa. Song, dường như ông đã hiểu sai ý của bài báo, nên đã đẩy A Nỗ ra đường từ lúc nhỏ, rồi nói:
- Khi nào con làm chủ tịch rồi hẵng quay về gặp bố nghe con.
A Nỗ được nhận nuôi bởi một huấn luyện viên thể hình. Vài chục năm sau, A Nỗ đã là một gymer đã có 7 năm thi đấu karate, 2 năm boxing, 5 năm đánh bả kiêm giải Nhì cuộc thi Bolero toàn quốc, với đống thành tích này, chính phủ lo sợ rằng tương lai cậu sẽ thi đấu cho nước khác với mức lương cao hơn nên đẩy cậu về Kon Tum làm nhân viên đấm bóp mát xa. Ở Kon Tum chẳng bao lâu, A Nỗ đã biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.
A Nỗ khoẻ, chạy nhanh như ngựa. Con gái trong làng nhiều cô mê. Nhiều người nói: "Ðứa nào được A Nỗ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà. Chẳng mấy lúc mà giàu". Người ta ao ước đùa thế thôi chứ A Nỗ sống một mình, cưới vợ về rồi thì tiền đâu mà sống, vả lại, chính A Nỗ cũng nhận mình là lạnh lùng boy, ai tán cũng không đổ, ai giàu mới đổ.
Một năm kia, phải khi đang đốt rừng. Hổ gấu từng đàn ra phá nương, bắt mất nhiều bò ngựa. Mấy ngày A Nỗ mê mải đi bẫy lợn rừng trên Angry Birds, không đếm được ngựa. Hôm ấy vào rừng thấy vết chân hổ. A Nỗ vội phóng ngựa chạy vờn quanh đàn, dồn chúng quấn lại để đếm. A Nỗ đếm lại mấy lần. Thiếu một con bò. A Nỗ nhào vào rừng, lần theo lốt chân hổ, tìm được con bò đã bị hổ ăn thịt mất một nửa.
A Nỗ nhặt mấy miếng thịt rơi quanh đấy rồi vác nốt nửa con bò về. Nghĩ bụng: "Con hổ này to lắm. May cho mày là mẹ tao ở Hà Nội, cứ đợi đấy, lúc nào tao về nhà tao sẽ mách mẹ".
Về đến nhà, A Nỗ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa.
Hanh Khô xem chừng đã biết chuyện, bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Nỗ trả lời tự nhiên:
-Số bò bị mất là đáp án của bài hoá sau nhân với 4/7: Hỗn hợp X gồm Na và Al, có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Cho X vào nước (dư), sinh ra V1 lít khí. Mặt khác, cho X vào NaOH (dư) sinh ra V2 lít khí, tính tỉ số V2/V1.
A.1,75
B.1
C.2
D.1,5
- Ờm C à.
- Sai rồi, là A.
- Mày thích lươn khươn à, ra ngoài kia, lấy vào đây một cái cọc, một cuộn dây mây. Tao trói mày chỗ kia.
A Nỗ cãi:
- Ông học ngu Hoá, sao lại đổ tại tôi.
Hanh Khô cười:
- Ngu hay không thì vẫn giàu hơn mày thôi, thích cãi tao à. Lấy cọc dây mây vào đây! Không nói nữa, lằng nhằng. Tao trói mày chừng nào tao giỏi Hoá mới thôi.
"Ông này ngu Hoá thấy mẹ, ngày thường còn nhầm H2O với nước nữa là"
A Nỗ nghĩ vậy nhưng không dám nói, nói ra câu nữa chắc lão lấy cây cọc xiên đít mình mất thôi.
A Nỗ lẳng lặng ra vác chiếc cọc gỗ rồi lấy cuộn dây mây trên gác bếp xuống. Tự tay A Nỗ đóng cọc xuống bên cột, Hanh Khô đẩy A Nỗ vào chân cột, hai tay bắt ôm quặt lên. Rồi dây mây cuốn từ chân lên vai, chỉ còn cổ và đâu lúc lắc được.
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mịn cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Jaemịn dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy, Mịn dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu, nhóm lò, bung ngô, nấu cháo lòng lợn.
Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Nỗ lại mở mắt. Ngọn lửa bùng lên, cùng lúc ấy Mỵ cũng nhìn sang, thấy mắt A Nỗ trừng trừng. Mịn giật mình tí thì trôi mascara của Maybelline và phấn mắt Lancome.
Nhưng Mịn vẫn phải tỏ ra thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Có đêm A Hách chợt về thấy Mịn ngồi đấy, A Hách ngứa tay đánh Mịn ngã xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mịn vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mịn trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mịn trông sang thấy hai mắt A Nỗ cũng vừa mở.
"Mé, mắt con trai gì mà mở cũng như không à"
Ấn tượng đầu tiên về A Nỗ của Jaemịn.
Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mịn chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mịn, Mịn cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người ta chết, chết đau, chết đối, chết rét, phải chết. Người kia việc gì mà phải chết. A Nỗ ... Mịn phảng phất nghĩ như vậy.
Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mịn không thổi cũng không đứng lên. Mịn nhớ lại đời mình. Mịn tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Nỗ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mịn đã cởi trói cho nó, Mịn liền phải trói thay vào đấy. Khi chúng phát hiện, Mịn sẽ bảo rằng, do A Nỗ đẹp trai quá, Mịn bị thôi miên và bị bắt thế chỗ A Nỗ. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mịn cũng không thấy sợ...
Trong nhà tối bưng, Mịn rón rén bước lại, A Nỗ vẫn nhắm mắt. Mịn rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Nỗ thở phè từng hơi như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Nỗ thì Mịn cũng hốt hoảng. Mịn chỉ thì thào được một tiếng "Ði đi..." rồi Mịn nghẹn lại. A Nỗ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Nỗ lại quật sức vung lên, chạy. Chỉ vài giây trước thôi, Mịn mới nghĩ đến cái chết, nghĩ đến cái cảnh hai bố con nhà thống lý trói cậu lại, Mịn lại rén, Mịn còn trẻ, Mịn muốn được sống.
Với kinh nghiệm hàng chục năm lăn xả trên núi, thoáng một cái, Mịn đã đuổi kịp A Nỗ dưới chân dốc. Mỵ thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Nỗ cho...
A Nỗ chưa kịp nói, Mịn lại vừa thở vừa nói:
- Ở đây chết mất.
-Mịn, vậy thì hãy hứa với ta, từ giờ dù cuộc sống có cực khổ, gian nan, đừng bỏ ta nhé, chỉ cần tiết kiệm tiền, chúng ta sẽ sống qua ngày.
- Ta và chàng tuy không có một đồng nào, nhưng em tin, chúng ta sẽ làm được.
Lời hứa tuy vậy vẫn không thể thắng sức người, A Nỗ và Mịn đi được mươi bước, mỏi chân quá, thế là hai người bắt taxi đi xuống núi.
Về phần A Hách, mang danh con nhà quan mà lại bị cướp vợ bởi một thằng làm công ăn lương trong nhà. Hanh Khô thấy nhục lắm! Lão đuổi A Hách ra khỏi nhà, gạch tên ra khỏi dòng họ. Thứ duy nhất lão gửi cho cậu như một ân huệ cuối cùng là một trăm đồng bạc và tên thống quán Renjun.
Tiếng làng đồn xa, sợ nhục, A Hách phải đổi tên thành Haechan, rong ruổi cùng Renjun đi đi ròng rã hơn một tháng. Họ truyền trên những triền núi cao ngất, lốm đốm nhà, thấp thoáng ruộng, đất đỏ, suối trắng tinh, trông thấy trước mặt mà đi mấy ngày chưa tới. Từ Kon Tum xuống qua vùng ruộng ở Mường Quài của người Thái, từ Nậm Cất sang Chống Chia, từ Chống Chia lại trở về bờ sông Ðà phía giữa châu Phù Yên sang châu Mai Sơn, chỗ đầu mối giao thông của ngoài vùng tự do vào khu du kích của các dân tộc Thái, Dao, Mèo bên kia sống. Rồi họ về trong những làng Mông Ðỏ hẻo lánh vùng Phìa Sa. Họ dùng số tiền thống lý cho để bán phở sống qua ngày.
Vậy là A Hách cũng rong ruổi giống như Mịn và A Nỗ đã từng.
Nhiều năm sau, trên một phố huyện nọ, A Hách ngồi chần phở, một cậu con trai đến, tay đeo nhẫn vàng, kiềng nạm bạc, bên cạnh cơ man là trang sức đắt tiền.
- A Hách.
- Mị...Mịn?
- Bao nhiêu qua, sao giờ chàng lại ra nông nỗi này.
- Không giấu gì Mịn, giờ chắc Mịn khinh thường ta lắm nhỉ, Mịn giờ ăn sung mặc sướng, vàng bạc đeo đầy trên người...
Hai người im lặng một lúc lâu, dường như Mịn biết Hách đang hiểu lầm mình.
Mịn đã kể A Hách chuyện diễn ra sau khi Mịn trốn đi: Mịn và A Nỗ đã quỵt tiền tầm mấy mươi chiếc taxi, cuối cùng, chạy trời không khỏi nắng, Mịn và A Nỗ vào đồn.
Người ta ngỡ đấy là hai vợ chồng trong một nhà đông anh em ở bên kia dốc Lùng Chùng Phủng, nương vỡ được ít mà miệng ăn thì nhiều, anh em, vợ chồng phải chia ra, đem nhau đi tìm ăn nơi khác. Hai người nhận là vợ chồng. Mà thật thì A Nỗ và Mịn đã thành vợ chồng. May thay, ông trời không phụ lòng người lương thiện, có một anh cán bộ là Đảng viên nghe được hoàn cảnh của hai vợ chồng, quyết định kết nạp hai người vào Đảng, hai vợ chồng cũng được xin vào làm thủ quỹ. Họ sống hạnh phúc, viên mãn, đề huề.
Hai tháng sau, Mịn và A Nỗ quỵt tiền lương của nhân viên với lí do chồng nghỉ đẻ, vợ nghỉ theo để đi chăm. Cả hai đều trốn ngoài vòng pháp luật và phải đổi tên để tránh bị truy lùng, A Nỗ đổi tên thành Jeno, còn Jaemịn đổi tên thành Jaemin. Hàng ngày Jaemin bán đồ trang sức giá sỉ mua ở chợ Bến Thành, còn Jeno hát bolero dạo.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top