Trình bày các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư dưới Chủ nghĩa Tư bản
a) Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng trong chủ nghĩa tư bản
– Mục đích: nhà tư bản ứng ra một số tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động không phải là để thu được giá trị sử dụng mà để thu giá trị, hơn nữa đó là tạo ra giá trị thặng dư.
Hành vi của họ sẽ tuân theo công thức:
T – H – T ' ( T ' > T, T ' – T = ∆T > 0 )
Muốn thực hiện mục đích đó, họ phải tổ chức sản xuất ra những giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghãi là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Bởi vì, giá trị sử dụng là nội dung vật chất của hàng hóa, là vật mang giá trị và giá trị thặng dư.
– Đặc điểm:
Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hóa sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra giá trị thặng dư có 2 đặc điểm:
+ Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
+ Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không thuộc về công nhân.
Các phương pháp sản xuất Giá trị thặng dư
a. Giá trị thặng dư tuyệt đối
– Khái niệm: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
– Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
Bất cứ nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày công lao động của công nhân, nhưng việc kéo dài đó không thể vượt qua giới hạn sinh lý của công nhân. Bởi vì, người công nhân cần có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Do vậy, việc kéo dài thời gian lao động gặp sự phản kháng gay gắt của giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm.
+ Khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài thêm, vì lợi nhuận của mình, nhà tư bản lại tìm cách tăng cường độ lao động của người công nhân. Vì tăng cường độ lao động có nghĩa là chi phí nhiều sức lao động hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Nên tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động.
Vì vậy, kéo dài thời gian lao động hay tăng cường độ lao động đều để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
– Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong thời kỳ đầu nền sản xuất tư bản, với việc phổ biến sử dụng lao động thủ công và năng suất lao động thấp.
b. Giá trị thặng dư tương đối
– Khái niệm: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ.
– Điểm mấu chốt của phương pháp này là phải hạ thấp giá trị sức lao động. Điều đó đồng nghĩa với giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.
– Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển. nhưng lúc đầu chỉ một số nhà tư bản làm được vì điều kiện khoa học, kỹ thuật chưa cho phép. Khi đó, các nhà tư bản này tăng được năng suất lao động nên thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Khi các nhà tư bản đều cải tiến kỹ thuật, giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ không còn. Tất cả sẽ thu được giá trị thặng dư tương đối. Do đó giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
c. Giá trị thặng dư siêu ngạch
C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Bởi vì chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, chỉ khác một chỗ một bên là tăng năng suất lao động cá biệt, một bên là tăng năng suất lao động xã hội.
– Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
– Nhà tư bản chỉ phải bỏ ít chi phí hơn các nhà tư bản khác nhưng vẫn có thể bán được hàng hóa với giá ngang bằng với giá thị trường, từ đó thu được giá trị thặng dư cao hơn.
Khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật công nghệ thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.
– Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội, nó lại thường xuyên tồn tại. Và nó chính là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suât lao động cá biệt, đánh bại đối thủ cạnh tranh, thu được phần giá trị thặng dư lớn.
* So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top