VÌ SAO CHÚ MÈO CÚP ĐUÔI CHẠY ?
Bất kỳ việc gì cũng có cái "tại sao"của nó.
Không, câu mở đầu như thế chưa được! Phải bắt đầu bằng 1 câu gì nghe triết lý hơn kia! Hay thế này vậy: "Dù thế nào thì thế, sau cơn bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh."
Thực ra thì câu này nghe cũng chưa ổn. Có lẽ những lời nói vĩ đại chỉ có ở miệng các bậc vĩ nhân mà thôi! Chính vì thế mà lúc nào tôi cũng thấy thương cho cái thân phận mình. Truyện nào tôi cũng bắt đầu bằng 1 câu đáng được lưu truyền thiên cổ. Thế mà tuyệt đối không 1 ai thèm coi cả tôi lẫn những lời nói của tôi ra cái gì cả! Mà bạn tưởng các bậc vĩ nhân phát ra được những câu gì đặc biệt lắm sao? Có 1 bậc vĩ nhân bảo: "Mùa hè nóng." Thế là mọi người rối rít ca tụng: "Trời ơi! Chí lý biết chừng nào, sâu sắc biết chừng nào! Cái chân lý vĩ đại mà nhân loại phải tìm kiếm hàng trăm năm nay, đã được Ngài nói ra trong 3 chữ!"
1 vĩ nhân khác trước lúc tắt thở thốt lên: "Mở cửa ra!". Người ta lại đưa nhau bình phẩm: "Chà! Cả 1 ý tưởng vĩ đại chứa đựng trong câu nói thiên tài! Chỉ bằng mấy chữ, nhà tiên tri đã vạch đường cho hậu thế!"
"Mở cửa ra!" Câu đó nghĩa là gì?
Muốn hiểu hết ý nghĩa thâm thuý của mấy chữ này cứ gọi là phải viết hàng núi sách! Vì thâm ý vĩ nhân muốn nói rằng...
Mà đã là bậc vĩ nhân thì Người muốn nói gì? "Này hỡi nhân loại! Đừng có ru rú trong cái xó chuồng tăm tối như bầy lừa ấy nữa! Hãy mở cửa ra cho ánh sáng kiến thức rọi chiếu vào!"
Hoặc giả Người ta muốn nói: "Hãy mở cửa ra mà nhìn thế giới! Cho ánh sáng kiến thức soi rọi vào cái đầu óc ngu dốt của các người!"
Thế nhưng cũng như tất cả mọi người bình thường khác, trong lúc hấp hối thấy khó thở, nên bậc vĩ nhân yêu cầu "mở cửa ra" cho dễ thở hơn chút. Có thế thôi!
Sau này chết đi, sang bên kia thế giới, việc trước tiên là tôi phải tìm ngay Gớt và hỏi ông:
-Người ta bảo trước lúc vĩnh biệt cõi trần, ngài có noi: "Vén rèm lên cho sáng thêm 1 chút!" Vậy ngài nói câu ấy là có ý sâu xa gì không?
Tôi chắc thế nào Gớt cũng mỉm cười mà bảo:
-Thật tôi có nói "Cho sáng thêm 1 chút" à? Chắc vì lúc đó tôi thấy mắt tự nhiên tối sầm lại, nên bảo vén rèm lên để nhìn rõ mọi người xung quanh. Thế thôi!
...Tôi đang đi trên đường. Bỗng từ ngôi nhà nọ, 1 chú mèo phóng như bay, rồi thoáng sau thì mất hút. Chính vì chú mèo này mà tôi cứ phải suy nghĩ mãi. Vì sao nó lại gào lên 1 cách thảm thiết như vậy? Bất kỳ chuyện gì, như tôi đã nói, cũng có cái tại sao của nó. Vậy thì tại sao chú mèo cúp đuôi chạy?
Đó chính là câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe bây giờ đây. Tôi sẽ thuật lại đầy đủ, theo đúng trình tự. Có điều tôi không biết nên chọn phương pháp nào cho thích hợp? Phương pháp dân chủ, từ dưới lên trên, hay phương pháp truyền thống phương Đông, từ trên xuống dưới? Nghĩa là bắt đầu từ chú mèo đến ngài Tổng trưởng, hay từ ngài Tổng trưởng xuống đến chú mèo? Không! Dẫu sao thì cũng không nên bỏ các truyền thống của ta!
Vậy thì đầu đuôi câu chuyện của chúng ta nó như thế này:
1 hôm, tất cả các báo, cứ y như là bảo nhau, nhất loạt lên tiếng công kích 1 vị Tổng trưởng nọ. Điều đó, làm vị Tổng trưởng hết sức đau buồn, đến nỗi Ngài không biết làm gì nữa. Mà hễ khi nào thấy buồn bực trong lòng và không biết làm gì nữa, là y như rằng ngài cho gọi ông phụ tá đến... Ngại đặt cho ông ta 1 câu hỏi. Ông phụ tá trả lời. Ngài lại đặt câu hỏi khác. Ông phụ tá lại trả lời rất rành rọt. Thành ra Ngài không có cớ gì để trút nỗi bực lên đầu ông ta được. Nhưng chết cái là, dù thế nào thì thế, sau lúc bực dọc, người ta cần chết cái là, dù thế nào thì thế, sau lúc bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh! Ngài Tổng trưởng lại đọc tiếp câu hỏi thứ 3. Ông phụ tá tường trình lại cận kẽ cách thức ông giải quyết công việc đó ra làm sao. Thế là cơn dông tố nổ ra! Không phải làm như thế! Làm như thế là không được! Hoàn toàn không thể được!... Có thể được chứ ạ! Không thể được!... Được chứ ạ! Khô... ô...ng được! Ngài Tổng trưởng hả lắm: thế là cuối cùng ngài đã nguôi được cơn giận. Ngài đã xạc cho ông phụ tá 1 trận nên thân. Bây giờ ngài mới cảm thấy bình tĩnh lại.
"Dù thế nào thì thế, sau cơn bực dọc người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh." Nhưng ông phụ tá làm thế nào để bình tĩnh lại được? Xin từ chức à? Không được! Vì cớ gì? Ông bèn hỏi ông chánh văn phòng 1 câu. Ông chánh văn phòng trả lời. Ông hỏi tiếp câu nữa. Ông chánh văn phòng vẫn trả lời được. Nhưng được thì được, chứ trong lúc trả lời, ông chánh văn phòng vẫn không tránh khỏi sơ xuất. Xong rồi! Ông phụ tá cho gọi viên thư ký đến.
-Viết đi! Ông ra lệnh cho người thư ký.
Ông phụ tá đọc cho người thư ký chép 1 lúc lâu và thấy cơn giận nguôi dần. Lạy trời! Giá ông không trút bỏ được nỗi bực thì ruột gan ông đến vỡ tung ra mất! Rồi cả gia đình ông cũng vì thế mà mất hết bình tĩnh, sẽ quay ra cáu gắt nhau mất!
May lắm! Nhưng còn ông chánh văn phòng thì biết làm sao đây? Làm sao đây? Làm sao ông có thể ngậm viên bồ hòn ông phụ tá vừa tặng ông mà lấy làm ngọt được! Ông bèn ấn nút chuông:
-Gọi cho tôi ông thanh tra Ali vào đây!
-Thưa ông, ông Ali đi thanh tra đã 10 hôm nay rồi ạ!
-Thì gọi ông Vêli!
-Thưa ông, vâng.
Ông thanh tra Vêli vào:
-Bẩm ông cho gọi tôi?
-Ông đã làm xong cái việc tôi giao chưa?
-Bẩm ông đã ạ!
-Còn việc kia?
-Bẩm việc kia cũng xong rồi ạ!
-Ông nói rõ xem xong là xong thế nào?
Ông Vêli trình bày lại cặn kẽ đầu đuôi.
-Nhưng có phải làm như thế đâu? Hoàn toàn không phải! Ai bảo ông làm như thế? Làm thế là láo toét! Láo toét hết! Ông hiểu chứ? Ôi! Lạy Đức Ala!
Ông chánh văn phòng gắt ngậu cả lên. Vì nếu không gắt thế, ông đến tắc thở mất!
Đến lượt ông thanh tra thấy tức quá! Nhưng biết làm thế nào? Chả lẽ chịu cảm à? Không! Thế này thì tức lắm, không chịu được!
-Ông trưởng phòng!
-Dạ, ông bảo gì ạ?
-Sáng nay tôi dặn ông cái gì?
-Sáng nay ạ? Bẩm ông không có dặn gì cả!
-Vô lý, không có lẽ!
-Sáng nay nào tôi có gặp ông đâu ạ!
-Nếu vậy thì sáng hôm qua?
-Hôm qua ông bị mệt không đến sở ạ.
-Thế thì sáng hôm kia!
-Sáng hôm kia ông có dặn là...
-Nghĩa là tôi có dặn chứ gì? Nhưng tôi dặn cái gì mới được chứ? Tại sao ông không làm tròn trách nhiệm? Thái độ của ông như vậy là không thể dung thử được, ông hiểu chưa? Không thể được! Tôi cấm đấy!... Cương quyết cấm!
Mặt ông trưởng phòng dài thưỡn ra. Nhưng dù thế nào thì thế, sau lúc bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh.
-Gọi ông phó phòng vào đây!
Ông phó phòng vào. Ông trưởng phòng hỏi:
-Biểu "Đ" ông làm xong chưa?
-Thưa ông đã!
-Xong toàn bộ chứ?
-Xong toàn bộ ạ!
-Thế các tờ phiếu đã ghim lại với nhau chưa?
-Ghim rồi ạ!
Làm gì mà cứ phải đúng răm rắp thế nhỉ?
-Thế gửi đi chưa?
-Thưa đã ạ!
Cứ làm như không thể chậm lại được ấy!
-Gửi bao giờ?
-Hôm qua ạ!
-Sao? Hôm qua à? Sao lại chểnh mảng đến thế được nhỉ? Cái kiểu đâu lại đổ đốn như vậy? Phải làm việc chứ! Làm việc! Làm việc hàng ngày! Tôi yêu cầu ông! Ông rõ chưa?
Chao ôi! Khi trút được cơn bực, người ta cảm thấy nhẹ nhõm làm sao!
Ông phó phòng bước vào phòng ông trưởng bộ phận. Ông thở 1 cách nặng nhọc.
-Cái gì thế này?
-Chứng từ để chuyển sang phòng kế toán đấy ạ!
-Ra thế đấy!... Thế là rõ rồi. Đến giờ mà vẫn còn ngổn ngang bừa bãi thế này... Lại còn cả đống này nữa này...
Ông phó phòng vừa bước ra, ông trưởng bộ phận tức giận đấm bốp 1 cái xuống bàn:
-Haxan đâu?
-Haxan nào ạ? Haxan bộ phận 2 hay Haxan kế toán ạ? Lại còn Haxan làm ở phòng đăng lục nữa ạ! Hay ông muốn gọi ông Haxan lục sự?
-Lôi cổ đến đây bất cứ thằng Haxan nào cũng được! Nghĩa là cứ gọi cho tôi tay Haxan lục sự ấy!
-Thưa ông đã có chuông nghỉ, ông ấy đi ăn cơm rồi ạ!
-Nếu vậy... anh tên là gì?
-Huyxên.
-Huyxên hay Muyxên cũng vậy thôi! Tôi bảo cho các anh biết, tất cả lũ các anh...
Ông trưởng ban nổi trận lôi đình khoảng 10'. Cuối cùng ông thấy nguôi giận, rời khỏi sở.
Còn Huyxên thì quay sang hạch sách ông văn thư. Cửa kính sao lại bẩn thế này? Trần nhà gì mà đẩy mạng nhện thế kia? Bàn nào cũng đầy bụi. Sàn nhà thì chẳng chịu lau chùi gì cả... Không thể chịu được! Không chịu được! Hiểu chưa? Hả!...
Ra khỏi sở, Huyxên cũng thấy nhẹ nhõm hẳn, cái nhẹ nhõm hẳn, cái nhẹ nhõm của người trút bỏ được cái ác bông nặng trĩu khi vụ rét vừa hết.
Ông văn thư định trút giận lên đầu người gác cửa, nhưng ông này lại về nhà mất rồi. Làm sao bây giờ? Dù thế nào thì thế, sau cơn bực dọc, người ta cần phải được trở về trạng thái bình tĩnh. Ông văn thư bước lên xe điện.
-Cái nhà anh này! Dẫm cả vào chân người ta! - ông bắt đầu sinh sự với ông khách đứng bên cạnh - Chân cẳng cứ xéo bừa đi, chẳng nhìn gì hết!
Ông khách im không nói.
Người soát vé tiến đến.
-Ông lấy vé đi!
-Anh không thấy tôi đang bị ép thế này à? Cả 2 tay đều không nhúc nhích nổi thì làm sao mà rút được ví? Lúc nào xuống tôi sẽ mua!
-Không được!
-Sao lại không được?
-Đã bảo không được là không được! Ngộ nhỡ nhân viên kiểm tra đến thì làm sao?
Thế là thành to tiếng. Rốt cuộc, ông văn thư cũng tìm được người để trút giận.
Hết chuyến cuối cúng, người soát vé trở về nhà. Chị vợ toét miệng cười khi thấy anh về.
-Làm cái gì mà nghe răng như cái con khỉ thế? - anh soát vé bỗng thấy điên tiết - Cái thằng bố mày đây đứa nào cũng bắt nạt được, mà mày còn...
Chửi mắng vợ 1 trận nên thân xong, anh ngồi vào bàn điềm nhiên xới cơm ăn.
Chị vợ thì bắt đầu thút tha thút thít. Trong lúc đó, chú mèo cứ quẩn dưới chân. Cáu tiết, chị đá cho nó 2 cái vào lưng. Thế là chú mèo ngheo lên 1 tiếng thảm thiết rồi nhảy bổ ra đường.
Chị vợ anh soát vé nép sát vào người chồng. Tình yêu đằm thắm nhất thường đến sau nước mắt. Cả đôi đều đã bình tâm lại.
"Bấy kỳ việc gì cũng có tại sao của nó". Ví thử các báo đừng công kích ngài Tổng trưởng, thì việc gì chú mèo tội nghiệp nhảy bổ ra đường!
Con người dù sao cũng khôn ngoan, biết cách trở về trạng thái bình tĩnh. Nhưng còn chú mèo? Chú nhảy bổ đi mất như hoá dại. Liệu rồi chú có lấy lại được bình tĩnh hay không?
Điều ấy đến bây giờ tôi vẫn chưa dám chắc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top