Sản 5


III. Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà bạn cho là đúng

39. Khi thai đủ tháng, chiều cao tử cung đo trên bụng có số đo trung bình:

A. 26 – 28 cm

B. 28 – 30 cm

C. 30 – 32 cm

D. 32 – 34 cm

E. 34 – 36 cm

40. Đo chiều cao tử cung trên thành bụng đư­ợc coi là bình thư­ờng khi mỗi tháng chiều cao này tăng thêm:

A. 1 cm

B. 2 cm

C. 3 cm

D. 4 cm

E. 5 cm

41. Khi có thai ngư­ời phụ nữ sẽ tăng cân trung bình 1 tuần là:

A. 1,5 kg/1tuần

B. 0,5 kg/1tuần

C. 2 kg/1tuần

D. > 2 kg/1tuần

E. < 0,5 kg/1tuần

42. Khi có thai lư­ợng huyết t­ương trong máu mẹ tăng:

A. 30 %

B. 40 %

C. 30-40 %

D. < 30 %

E. 50 %

43. Khi có thai lư­ợng hồng cầu trong máu mẹ tăng:

A. 30 %

B. 40 %

C. 30 - 40%

D. 50 %

E. < 30 %

44. Hoàng thể thai nghén teo dần khi thai đư­ợc:

A. 1 tháng

B. 2 tháng

C. 3 tháng

D. 4 tháng

E. Đủ tháng

45. Khi có thai, do cơ hoành bị đẩy lên cao nên thai phụ th­ường thở:

A. Nhanh

B. Nhanh, nông

C. Nhanh, sâu

D. Chậm

E. Chậm, sâu

47. Thành phần nào trong máu ngư­ời có thai thư­ờng bị giảm hơn lúc chư­a có thai:

A. Huyết tư­ơng

B. Lư­ợng máu toàn bộ

C. Bạch cầu

D. Tiểu cầu

E. Chất sắt

IV. Câu hỏi truyền thống

1. Trình bày những thay đổi về giải phẫu và sinh lý ở thân tử cung khi có thai

1 Về giải phẫu

Khi có thai thân tử cung to lên nhiều nh­ng không đều, 3 tháng đầu to lên ít và chậm, những tháng cuối to lên nhanh.

Ba tháng đầu đ­ờng kính tr­ớc sau to nhanh hơn đ­ờng kính ngang làm thân tử cung tròn nh­ quả bóng, phần d­ới phình to có thể nắn thấy qua các cùng đồ bên gọi là dấu hiệu Noble.

Tháng đầu thai nghén tử cung nằm trong tiểu khung, lấp sau khớp vệ. Thai nhi ngày càng phát triển về phía ổ bụng và đáy tử cung cao trên khớp vệ trung bình mỗi tháng 4 cm. Dựa vào tính chất này ta có thể tính đ­ợc tuổi thai theo công thức sau:

Chiều cao tử cung

Tuổi thai ( tháng ) = ---------------------- + 1

4

Trọng l­ợng lúc ch­a có thai khoảng 50-60 gram, cuối thời kỳ thai nghén khoảng 1000 gr

2 Về sinh lý

- Tử cung dễ bị kích thích tạo ra cơn co nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

- Mật độ tử cung mềm, có tính đàn hồi cao

- Dung tích dễ giãn từ 5ml đến 5000ml và hơn nữa

- Luôn có xu h­ớng co rút

- Ba tháng cuối tử cung có những cơn co bóp mạnh nh­ng không gây đau gọi là cơn co Hick

2. Trình bày thay đổi tại vú, da, cân, cơ và x­ơng khớp ở phụ nữ khi có thai

3 Thay đổi tại vú

+ Từ khi thụ tinh trở đi, vú luôn luôn căng và mỗi ngày một to ra do các tuyến sữa và các ống dẫn sữa phát triển.

+ Quầng vú, núm vú thẫm màu lại đến mức trở thành đen. Tại quầng vú nổi các hạt nh­ hạt kê.

+ Các mạch máu ở vú cũng tăng sinh, dãn rộng nên xuất hiện l­ới tĩnh mạch nổi lên dư­ới da ngực.

+ Gần đến ngày đẻ trong vú đã có sữa non.

4 Thay đổi ở da, cân, cơ và x­ơng khớp

- Khi có thai th­ờng thấy xuất hiện các vết xạm trên mặt ở vùng trán, gò má, cổ. Trên bụng từ nửa sau của thai kỳ xuất hiện các vết rạn mầu tím đen, hình vòng cung chung quanh rốn, có khi lan xuống đến đùi. Cùng với vết rạn trên bụng, đ­ờng nối giữa rốn với mu cũng biến màu, trở nên nâu đen.

- Các cơ nhất là cơ thành bụng cũng mềm và dãn ra. Cân giữa hai cơ thẳng to của thành bụng cũng dãn rộng, có khi gây nên thoát vị thành bụng. - Hệ thống x­ơng cũng bị ngấm n­ớc nên hơi mềm ra. Có thể gặp tình trạng loãng x­ơng do l­ợng canxi đ­ợc huy động ra nhiều để tạo x­ơng cho thai nhi.

- Cột x­ơng sống khi có thai cũng có nhiều biến dạng: đoạn cổ và thắt l­ng thì ­ỡn ra tr­ớc; đoạn ngực và cùng-cụt sẽ cong ra sau nhiều hơn. Những tháng cuối của thai nghén có thể gặp hiện t­ợng đau, tê bì, mỏi yếu của các chi.

3. Trình bày thay đổi ở bộ máy hô hấp và tiết niệu khi có thai

1 Thay đổi ở bộ máy hô hấp

- Thể tích không khí l­u thông qua phổi tăng từ 7,25 lít/phút lên tới 10,5 lít /phút.

- Nhịp thở của thai phụ cũng tăng hơn. Thai phụ th­ờng thở nhanh nông trong nhũng tháng cuối do tử cung đẩy cơ hoành lên cao.

2 Thay đổi ở bộ máy tiết niệu

- Số l­ợng n­ớc tiểu tăng

- Niệu quản ng­ời có thai dài ra, giảm tr­ơng lực nên mềm hơn và ngoằn ngèo, lại bị tử cung to, nặng đè vào nên bị ứ đọng n­ớc tiểu, dễ gây nhiễm khuẩn đ­ờng tiết niệu (viêm thận-bể thận).

- Tại bàng quang, khi mới bắt đầu thai nghén, tử cung còn nằm trong tiểu khung, to lên, đè vào nên dễ gây đái rắt. Đến gần tháng đẻ, ngôi thai xuống thấp lại đè vào bàng quang cũng gây đái rắt. Cả bàng quang và niệu quản mềm ra, giảm co bóp nên dễ ứ đọng n­ớc tiểu gây hiện t­ợng trào ng­ợc từ bàng quang lên niệu quản dễ dẫn đến nhiễm khuẩn niệu quản-bàng quang-bể thận.

4. Trình bày thay đổi ở bộ máy tiêu hoá khi có thai

- Khi mới có thai, do ảnh h­ởng của nội tiết thai nghén, thai phụ th­ờng có tình trạng tiết n­ớc bọt, lợm giọng buồn nôn hoặc nôn mửa gọi là "tình trạng nghén". Giai đoạn này th­ờng ăn uống kém nh­ng lại hay ăn vặt và "ăn dở" các thức ăn chua, chát hay những thứ linh tinh khác.

- Khi thai đã lớn, tình trạng nghén hết thì thai phụ ăn trở lại bình th­ờng. Lúc này thai phụ th­ờng ăn khoẻ hơn vì nhu cầu dinh d­ỡng tăng lên cho cả mẹ và thai. Dạ dày bị tử cung to đẩy lên, nằm ngang ra nên hay ợ hơi hoặc ợ chua do chẩy ng­ợc dịch vị lên thực quản.

- Ruột trong ổ bụng có thể thay đổi vị trí. Ví dụ ruột thừa có thể bị tử cung đẩy lên cao đến d­ới gan. Ruột non và ruột già đều giảm nhu động nên dễ bị táo bón. Dễ bị trĩ do dãn các búi tĩnh mạch hậu môn và tăng áp lực tĩnh mạch.

- Răng dễ bị sâu do tình trạng thiếu canxi và từ đó dễ viêm lợi, viêm miệng.

- Chức năng gan, mật ít biến đổi trong lúc có thai.

5. Hãy trình bày những thay đổi về giải phẫu và sinh lý ở bộ máy tuần hoàn khi có thai

- Khi có thai khối l­ợng máu tăng lên, có thể tới 50%. Vì thế lúc bình th­ờng khối l­ợng máu có khoảng 4 lít thì khi có thai tăng lên thành 6 lít.

+ Huyết cầu không tăng, chủ yếu là tăng huyết t­ơng nên th­ờng thiếu máu

+ Bạch cầu tăng (9000 đến 10.000, thậm chí 12.000/mm3 máu ) nh­ng công thức bạch cầu thì ít thay đổi.

+ Tiểu cầu và các yếu tố đông máu cũng tăng.

+ Thành phần giảm trong máu khi có thai nh­ l­ợng protit huyết thanh, canxi và sắt huyết thanh, dự trữ kiềm.

- Tim ng­ời có thai phải làm việc nhiều hơn: Cung lư­ợng tim tăng 50%. Nhịp tim tăng thêm 10-15 nhịp/phút. Nếu chửa nhiều thai hoặc đa ối nhịp tim có thể tăng thêm 25-30 nhịp/phút. Những thay đổi đó khiến ngư­ời bị bệnh tim rất dễ bị suy tim.

- Các mạch máu tăng sinh, mềm, dài ra và dãn to, vì thế tuy cung l­ượng tim tăng, nhịp tim tăng như­ng huyết áp động mạch khi có thai vẫn giữ mức bình th­ờng. Tuy nhiên huyết áp tĩnh mạch, nhất là ở các chi d­ới tăng hơn do tử cung to đè vào mạch máu, cản trở sự chuyển vận của máu về tim; vì thế dễ có tình trạng dãn tĩnh mạch trĩ và s­ng phù bàn chân.

6. Trình bày những thay đổi ở eo tử cung, cổ tử cung và phần phụ khi có thai.

5 Thay đổi ở eo tử cung

- Khi ch­a có thai cao 0,5 cm

- Khi có thai giãn rộng dần và mỏng biến thành đoạn d­ới tử cung, mềm ra làm cho khi thăm khám cảm giác nh­ thân tử cung tách rời khỏi cổ tử cung gọi là dấu hiệu Hegar.

6 Thay đổi ở cổ tử cung

- Cổ tử cung mềm dần từ lỗ trong ra lỗ ngoài, màu tím

- Niêm dịch buồng cổ tử cung đặc lại tạo thành nút nhầy cổ tử cung

7 Thay đổi ở phần phụ

- Buồng trứng, vòi trứng, dây chằng to và dài ra

- Âm hộ âm đạo mềm và dài ra, có khả năng giãn khi sổ thai. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #triết