Những lời dạy vượt thời gian của ngài Ajahn Chah (Từ chương 36 đến chương 40)
Chương 36
CLARITY OF INSIGHT - SỰ RÕ RÀNG CỦA TRÍ TUỆ
Chương 37
LEARNING TO LISTEN - HỌC CÁCH LẮNG NGHE
Chương 38
UNSHAKEABLE PEACE - SỰ BÌNH AN KHÔNG LAY CHUYỂN
Chương 39
JUST THIS MUCH - CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI – EPILOGUE - VÀI LỜI CUỐI
Chương 40
WHAT IS CONTEMPLATION ? – CHIÊM NGHIỆM LÀ GÌ ?
***
Chương 36
CLARITY OF INSIGHT - SỰ RÕ RÀNG CỦA TRÍ TUỆ
Meditate reciting ''Buddho'', ''Buddho'' until it penetrates deep into the heart of your consciousness (citta). The word ''Buddho'' represents the awareness and wisdom of the Buddha. In practice, you must depend on this word more than anything else. The awareness it brings will lead you to understand the truth about your own mind. It's a true refuge, which means that there is both mindfulness and insight present.
Thiền tập niệm chữ "Buddho", "Buddho" [Đức Phật] cho đến khi nó thâm nhập vào trong giữa tâm thức (citta) của người thiền. Chữ "Buddho" thể hiện sự tỉnh-giác và trí-tuệ của Đức Phật. Về mặt thực hành, chúng ta phải dựa vào chữ này nhiều hơn bất kỳ thứ gì!. Sự tỉnh giác mà chữ này mang lại sẽ dẫn dắt quý vị đi đến hiểu biết sự thật của cái tâm của chính mình. Nó là nơi nương tựa đích thực, điều đó có nghĩa cả sự chánh niệm và trí tuệ minh sát đều có mặt.
Wild animals can have awareness of a sort. They have mindfulness as they stalk their prey and prepare to attack. Even the predator needs firm mindfulness to keep hold of the captured prey however defiantly it struggles to escape death. That is one kind of mindfulness. For this reason you must be able to distinguish between different kinds of mindfulness. The Buddha taught to meditate reciting ''Buddho'' as a way to apply the mind. When you consciously apply the mind to an object, it wakes up. The awareness wakes it up. Once this knowing has arisen through meditation, you can see the mind clearly. As long as the mind remains without the awareness of ''Buddho'', even if there is ordinary worldly mindfulness present, it is as if unawakened and without insight. It will not lead you to what is truly beneficial.
Những con thú rừng cũng có loại tỉnh giác. Chúng cũng có sự chú tâm khi đang rình con mồi và chuẩn bị bắt mồi. Ngay cả những con vật ăn thịt cũng cần có sự chú tâm vững chắc để nắm giữ con mồi đang cố vùng vẫy trốn chạy khỏi cái chết. Đó là một loại chú tâm. Vì lẽ chỗ này, quý vị cần biết phân biệt các loại chú tâm chánh niệm khác nhau. Đức Phật đã dạy cách thiền tập niệm chữ "Buddho" như là một cách áp dụng cho tâm. Khi người thiền có ý thức áp dụng (gắn, kết) tâm vào một đối tượng, tâm sẽ tỉnh thức. Sự tỉnh giác đánh thức nó. Khi sự biết (sự tỉnh thức) này đã khởi sinh từ việc thiền tập, quý vị có thể nhìn thấy tâm một cách rõ ràng. Nếu tâm không có ý thức tỉnh giác về chữ "Buddho" [Đức Phật], thì dù cho người đó có được sự chú tâm của một người bình thường đi nữa, tâm vẫn cứ như không tỉnh thức và không có trí tuệ quán xét. Điều đó không dẫn dắt quý vị đến điều gì ích lợi cả.
Sati or mindfulness depends on the presence of ''Buddho'' - the knowing. It must be a clear knowing, which leads to the mind becoming brighter and more radiant. The illuminating effect that this clear knowing has on the mind is similar to the brightening of a light in a darkened room. As long as the room is pitch black, any objects placed inside remain difficult to distinguish or else completely obscured from view because of the lack of light. But as you begin intensifying the brightness of the light inside, it will penetrate throughout the whole room, enabling you to see more clearly from moment to moment, thus allowing you to know more and more the details of any object inside there.
Sự chánh niệm (sati) phụ thuộc vào sự có mặt của niệm "Buddho" – đó là sự biết. Đó phải là một sự biết rõ ràng, đó là sự rõ-biết, dẫn giúp tâm càng trở nên sáng tỏ hơn và chiếu sáng hơn. Sự rõ biết có tác động làm sáng cái tâm; tác động đó cũng như sự thắp lên một ánh đèn trong căn phòng tối. Khi căn phòng còn tối thui thì mọi thứ mọi vật bên trong đều không nhìn thấy được, không thể nhìn rõ, và không thể phân biệt được, bởi bóng tối và sự thiếu ánh sáng đã che mờ sự nhìn thấy. Nhưng nếu bạn từ từ tăng độ sáng của bóng đèn bên trong phòng, ánh sáng sẽ xuyên suốt khắp căn phòng, cho phép bạn từ từ nhìn thấy rõ hơn và rõ hơn, do đó cho phép bạn từ từ biết rõ hơn và rõ hơn mọi thứ và mọi chi tiết ở trong phòng.
You could also compare training the mind with teaching a child. It would be impossible to force a child, who still hadn't learnt to speak, to accumulate knowledge at an unnaturally fast rate that was beyond its capability. You couldn't get too tough with it or try teaching it more language than it could take in at any one time, because the child would simply be unable to hold its attention on what you were saying for long enough.
Quý vị có thể so sánh việc huấn luyện cái tâm giống như việc dạy dỗ một đứa trẻ. Ta không thể nào thúc ép một đứa trẻ chưa biết nói phải tiếp thu trí thức một cách nhanh chóng khác thường, vượt trên cái khả năng bình thường của nó. Bạn đâu có thể bắt đứa trẻ phải học nói một đống câu chữ trong một ngày, bởi lúc đó sự chú-tâm của nó vẫn còn quá ít ỏi, dù bạn có nói có giảng bao nhiêu thì sự chú-tâm của nó vẫn chỉ bấy nhiêu đó, cho nên nó đâu tiếp thu được nhiều hơn.
Your mind is similar. Sometimes it's appropriate to give yourself some praise and encouragement; sometimes it's more appropriate to be critical. It's like the child: if you scold it too often and are too intense in the way you deal with it, the child won't progress in the right way, even though it might be determined to do well. If you force it too much, the child will be adversely affected, because it still lacks knowledge and experience and as a result will naturally lose track of the right way to go. If you do that with your own mind, it isn't sammā patipadā or the way of practice that leads to enlightenment. Patipadā or practice refers to the training and guidance of body, speech and mind. Here I am specifically referring to the training of the mind.
Tâm của chúng ta cũng vậy. Đôi lúc cần phải khen ngợi khuyến khích, nhưng đôi lúc phải nên cứng rắn răn đe. Tâm giống như một đứa trẻ: nếu chúng ta cứ la mắng nạt nộ nó, đứa trẻ sẽ không tiến bộ hay khôn lớn đúng theo ý ta đâu, ngay cả khi nó muốn làm theo ý ta. Nếu chúng ta thúc ép nó nhiều quá, điều đó sẽ phản tác dụng, bởi nó còn thiếu sự hiểu biết và kinh nghiệm, cho nên nó sẽ tự nhiên đi lệch khỏi con đường đúng đắn mà bạn đang uốn ép nó. Nếu quý vị tu kiểu thúc ép khép khuôn cái tâm như vậy, thì quý vị đang đi sai đường sai đạo, đó không phải là cách tu đúng đắn (sammā patipadā), không phải là cách tu dẫn đến sự hiểu biết giác ngộ. Cách tu tập (patipadā) là gì? Đó là chỉ về cách huấn luyện và hướng dẫn ba thứ: thân, lời nói và tâm. Ở đây tôi chỉ đang nói riêng về việc huấn luyện cái tâm.
The Buddha taught that training the mind involves knowing how to teach yourself and go against the grain of your desires. You have to use different skilful means to teach your mind because it constantly gets caught into moods of depression and elation. This is the nature of the unenlightened mind - it's just like a child. The parents of a child who hasn't learnt to speak are in a position to teach it because they know how to speak and their knowledge of the language is greater. The parents are constantly in a position to see where their child is lacking in its understanding, because they know more. Training the mind is like this. When you have the awareness of ''Buddho'', the mind is wiser and has a more refined level of knowing than normal. This awareness allows you to see the conditions of the mind and to see the mind itself; you can see the state of mind in the midst of all phenomena. This being so, you are naturally able to employ skilful techniques for training the mind. Whether you are caught into doubt or any other of the defilements, you see it as a mental phenomenon that arises in the mind and must be investigated and dealt with in the mind.
Đức Phật đã dạy rằng việc huấn luyện cái tâm gắn liền việc hiểu-biết cách dạy chính mình và cách đi ngược lại những tham muốn của mình. Quý vị phải dùng những phương tiện thiện khéo khác nhau để chỉ dạy cái tâm, bởi nó luôn dính theo những trạng thái buồn vui, sướng khổ, này nọ. Đó là bản chất của một cái tâm chưa giác ngộ– nó giống như đứa con nít. Cha mẹ phải dạy nó nói, bởi cha mẹ biết nói và biết nhiều hơn nó. Cha mẹ luôn ở vị trí nhìn thấy chỗ thiếu sót ngu dốt trong sự hiểu biết của đứa bé, bởi cha mẹ biết nhiều hơn nó. Việc huấn luyện cái tâm là như vầy. Khi bạn có sự tỉnh-giác về chữ "Buddho" thì tâm sẽ khôn khéo hơn và có được một mức độ biết tinh tế hơn bình thường. Sự tỉnh giác này cho phép bạn nhìn thấy những tình trạng của tâm và nhìn thấy luôn chính cái tâm; bạn có thể nhìn thấy trạng thái của tâm ngay giữa tất cả mọi hiện tượng đang diễn ra. Nếu làm được như vậy (có sự tỉnh giác), thì theo một cách tự nhiên bạn sẽ có khả năng dùng những kỹ năng thiện khéo để huấn luyện cái tâm. Dù bạn có bị dính vào nghi ngờ hay một loại ô nhiễm khác trong tâm, bạn có thể nhìn nó chỉ như một hiện tượngcủa tâm đang khởi sinh trong tâm, và nó cần phải được điều tra và đối trị ngay trong tâm.
That awareness which we call ''Buddho'' is like the parents of the child. The parents are the child's teachers in charge of its training, so it's quite natural that whenever they allow it to wander freely, simultaneously they must keep one eye on it, aware of what it's doing and where it's running or crawling to.
Sự tỉnh-giác chúng ta họi là "Buddho" [Phật] cũng giống như cha mẹ của đứa trẻ. Cha mẹ là thầy của đứa bé, chỉ dạy đứa bé. Do vậy mỗi lần cha mẹ cho đứa bé chạy nhảy lung tung thì tự nhiên cha mẹ phải để mắt chú tâm đến nó, phải tỉnh giác canh chừng nó đang làm gì, nó chạy, nó đi, nó bò ra sao.
Sometimes you can be too clever and have too many good ideas. In the case of teaching the child, you might think so much about what is best for the child, that you could reach the point where the more methods you think up for teaching it, the further away the child moves from the goals you want it to achieve. The more you try and teach it, the more distant it becomes, until it actually starts to go astray and fails to develop in the proper way.
Nhiều lúc, bạn quá khôn lanh và có quá nhiều ý tưởng tốt. Đến khi dạy trẻ con, có thể bạn suy nghĩ rất nhiều thứ nhiều cách sao cho tốt nhất cho đứa trẻ; nhưng bạn càng dùng nhiều thứ nhiều cách thì đứa trẻ càng đi lệch khỏi mục tiêu mà bạn muốn nó đạt đến đó. Bạn càng cố chỉ dạy, nó càng đi lệch xa, đến một lúc nó hoàn toàn đi trệch đường, và coi như bạn không thể nào dạy nó lớn khôn theo một cách đúng đắn được nữa.
In training the mind, it is crucial to overcome sceptical doubt. Doubt and uncertainty are powerful obstacles that must be dealt with. Investigation of the three fetters of personality view (sakkāya-ditthi), blind attachment to rules and practices (sīlabbata-parāmāsa) and sceptical doubt (vicikicchā) is the way out of attachment practised by the Noble Ones (ariya-puggala). But at first you just understand these defilements from the books - you still lack insight into how things truly are. Investigating personality view is the way to go beyond the delusion that identifies the body as a self. This includes attachment to your own body as a self or attaching to other people's bodies as solid selves. Sakkāya-ditthi or personality view refers to this thing you call yourself. It means attachment to the view that the body is a self. You must investigate this view until you gain a new understanding and can see the truth that attachment to the body is defilement and it obstructs the minds of all human beings from gaining insight into the Dhamma.
Trong việc huấn luyện cái tâm, điều quan trọng là phải vượt qua những nghi ngờ. Sự hoài nghi và sự không chắc chắn là những chướng ngại mạnh bạo nhất mà chúng ta phải đối diện xử lý. Cần phải điều tra suy xét kỹ về ba cái gông cùm trói buộc. Ba đó là (i) quan điểm về cái ta hay thân kiến (sakkāya-ditthi), (ii) sự tin tưởng mù quáng hay sự mê tín vào các nghi lễ, tục lệ, nghi thức cúng bái (sīlabbata-parāmāsa), và (iii) sự nghi ngờ (vicikicchā). Điều tra suy xét về ba gông cùm này là cách những bậc thánh nhân (ariya-puggala) thoát khỏi những ràng buộc dính mắc. Nhưng bước đầu quý vị chỉ có sự hiểu biết từ kinh sách – quý vị còn thiếu trí tuệ minh sát để nhìn thấy bản chất bên trong của mọi thứ đúng như chúng thực là. Điều tra suy xét về gông cùm thân-kiến là cách vượt qua sự ngu si nhận lầm thân này là một cái 'ta'. Điều này bao gồm sự chấp thủ thân mình như một cái 'ta', hoặc chấp thân của người khác là cái 'ta' cố định của họ. Sự coi thân là cái 'ta', đó là thân-kiến (sakkāya-ditthi), là một sự dính chấp thủ sai lầm. Quý vị cần phải điều tra rõ về cách nhìn tà kiến này, điều tra cho đến khi quý vị đạt đến một sự hiểu biết mới và có thể nhìn rõ sự thật rằng: 'sự dính chấp vào thân này là một sự ô nhiễm nặng trong tâm', và nó cản trở cái tâm con người đạt đến những trí tuệ để nhìn sâu vào sự thật Giáo Pháp.
For this reason, before anything else the preceptor will instruct each new candidate for bhikkhu ordination to investigate the five meditation objects: hair of the head (kesā), hair of the body (lomā), nails (nakhā), teeth (dantā) and skin (taco). It is through contemplation and investigation that you develop insight into personality view. These objects form the most immediate basis for the attachment that creates the delusion of personality view. Contemplating them leads to the direct examination of personality view and provides the means by which each generation of men and women who take up the instructions of the preceptor upon entering the community can actually transcend personality view. But in the beginning you remain deluded, without insight and hence are unable to penetrate personality view and see the truth of the way things are. You fail to see the truth because you still have a firm and unyielding attachment. It's this attachment that sustains the delusion.
Vì lý do này nên các sư thọ giới ở chùa thường hướng dẫn cho những sa-di hoặc những người khác về cách suy xét điều tra về năm đối tượng thiền: tóc, lông, móng, răng và da (kesā, lomā, nakhā, dantā, taco). Họ phải thực tập việc suy xét đó trước khi họ có thể được thọ giới thành Tỳ kheo. Đó là quán xét và điều tra về bản chất của những bộ phận của thân, sau khi điều tra suy xét, chúng ta thể hiểu biết rõ về cái quan điểm 'chấp thân' của mình là sai lầm như thế nào. Chính năm bộ phận này của thân dễ thấy nhất, là năm bộ phận trực tiếp tạo nên cái quan điểm chấp thân là cái 'ta' như vậy. Việc quán sát năm bộ phận đó của thân giúp ta xem xét trực tiếp lại cái quan niệm của ta về thân. Rất nhiều thế hệ thiện nam tín nữ đã nhận được sự hướng dẫn của các sư thầy trước khi họ được thọ giới vào Tăng đoàn và Ni đoàn. Nhờ sự hướng dẫn tu tập ban đầu đó, họ đã thực sự có thể chuyển hóa vượt qua cái quan niệm 'chấp thân' của mình. Nhưng bây giờ là lúc mới bắt đầu đối với quý vị ở đây; lúc này quý vị vẫn còn ít nhiều ngu mờ, vẫn chưa có trí tuệ, và do vậy vẫn chưa có khả năng xuyên phá cái quan niệm sai lầm đó về thân, và do vậy vẫn chưa thấy được sự thật đường lối sinh-hoại-diệt diễn ra của tất cả mọi thứ trên thế gian. Quý vị chưa nhìn thấy sự thật bởi quý vị vẫn còn sự dính chấp dai chắc và cứng đầu đó. Chính cái sự dính chấp đó mới vun đắp sự ngu mờ [vô minh] của mình.
The Buddha taught to transcend delusion. The way to transcend it is through clearly seeing the body for what it is. With penetrating insight you must see that the true nature of both your own body and other people's is essentially the same. There is no fundamental difference between people's bodies. The body is just the body; it's not a being, a self, yours or theirs. This clear insight into the true nature of the body is called kāyānupassanā. A body exists: you label it and give it a name. Then you attach and cling to it with the view that it is your body or his or her body. You attach to the view that the body is permanent and that it is something clean and pleasant. This attachment goes deep into the mind. This is the way that the mind clings to the body.
Phật đã dạy phải vượt qua sự ngu mờ [vô minh]. Cách để vượt qua đó là nhìn thấy rõ ràng sự thật về thân này đúng như nó thực là. Với trí tuệ nhìn xuyên suốt, ta phải nhìn thấy bản chất đích thực của cả thân mình và thân người khác, về bản chất thân nào cũng như nhau. Không có sự khác nhau lớn giữa thân của những người khác nhau. Thân chỉ là thân; nó không phải là một 'con người', một cái 'ta', nó cũng không phải là cái 'của ta' hay 'của ai' nào cả. Sự quán sát (minh sát) nhìn rõ bên trong bản chất của thân thì được gọi là sự quán thân hay quán niệm về thân (kāyānupassanā). Một cái thân có mặt: ta dán chãn và đặt tên cho nó. Rồi ta lại dính chấp và ràng buộc vào nó, coi nó là thân 'của ta' hay thân 'của ai' đó. Ta dính kẹt vào cái quan niệm sai lầm rằng thân là thường hằng, rằng nó là thứ trong sạch và đẹp đẽ. Sự dính chấp này đã ăn sâu vào trong tâm trí của ta. Đây là cách tâm dính chấp vào thân.
Personality view means that you are still caught into doubt and uncertainty about the body. Your insight hasn't fully penetrated the delusion that sees the body as a self. As long as the delusion remains, you call the body a self or attā and interpret your entire experience from the viewpoint that there is a solid, enduring entity which you call the self. You are so completely attached to the conventional way of viewing the body as a self, that there is no apparent way of seeing beyond it. But clear understanding according to the truth of the way things are means you see the body as just that much: the body is just the body. With insight, you see the body as just that much and this wisdom counteracts the delusion of the sense of self. This insight that sees the body as just that much, leads to the destruction of attachment (upādāna) through the gradual uprooting and letting go of delusion.
Còn chấp thân thì có nghĩa là ta vẫn còn dính vào nghi ngờ, và ta còn chưa biết chắc về thân đích thực là gì. Sự quán sát [minh sát] chưa hoàn toàn xuyên thấu bức màn vô minh, cho nên ta vẫn còn coi thân này là cái 'ta'. Chừng nào sự vô minh này vẫn còn, thì ta vẫn còn gọi thân này là cái 'ta' hay một bản ngã (attā), và ta vẫn còn diễn dịch tất cả mọi trải nghiệm theo nền tảng có một cái 'ta', theo cái ý 'vị ta, vị kỷ'; vẫn còn quan điểm nhất nhất cho rằng có một thực thể cố định trường tồn được gọi là cái 'ta'. (Những thân đâu phải là một thực thể trường tồn!). Quý vị vẫn đang dính vào quan niệm cố hữu rằng thân chính là 'ta', và quý vị vẫn đang không có cách nào rõ rệt để nhìn thấy xa và thực hơn cái ảo tưởng đó. Nhưng nếu ta hiểu biết rõ ràng đúng theo lẽ thực và đường lối tự nhiên của vạn vật, thì ta có thể nhìn thấy thân đích thực là gì. Thân này cùng lắm cũng chỉ là thân, nó chỉ là như vậy, đâu phải là 'ai' hay là 'ta' nào. (Dù nó đẹp đẽ hay đáng quý gì gì đi nữa thì thân cũng chỉ là thân, chỉ là một đống sắc uẩn mà thôi). Với trí tuệ minh sát, ta có thể nhìn thấy thân chỉ là như vậy, và trí tuệ nhìn thấy đó sẽ đối trị sự ngu mờ [vô minh] của chúng ta về thân. Trí tuệ nhìn thấy thân chỉ là như vậy giúp dẫn tới phá bỏ sự chấp thủ (upādāna) về thân, bằng cách từ từ nhổ bỏ đến tận gốc và dẹp bỏ sự vô minh đó.
Practise contemplating the body as being just that much, until it is quite natural to think to yourself: ''Oh, the body is merely the body. It's just that much.'' Once this way of reflection is established, as soon as you say to yourself that it's just that much, the mind lets go. There is letting go of attachment to the body. There is the insight that sees the body as merely the body. By sustaining this sense of detachment through continuous seeing of the body as merely the body, all doubt and uncertainty is gradually uprooted. As you investigate the body, the more clearly you see it as just the body rather than a person, a being, a me or a them, the more powerful the effect on the mind, resulting in the simultaneous removal of doubt and uncertainty.
Hãy quán xét thân, thân chỉ là như vậy, cho đến khi ta hoàn toàn có thể tự nhiên nghĩ rằng: "Ồ, thân chỉ là cái thân. Cùng lắm nó cũng chỉ là thân thôi". Một khi cách quán chiếu này đã được thiết lập, thì ngay khi ta nói 'thân cùng lắm chỉ thân như vậy', tâm sẽ lập tức buông bỏ. Đã có sự buông bỏ đối với thân. Đã có trí tuệ nhìn thấy thân chỉ là cái thân. Bằng cách duy trì cái cảm nhận buông bỏ này thông qua sự nhìn thấy liên tục thân chỉ là thân, thì tất cả mọi sự nghi ngờ và sự không chắc chắn sẽ dần dần được phá bỏ. Khi ta điều tra về cái thân, càng lúc ta càng thấy rõ rệt rằng đó chỉ là cái thân chứ không phải là một cái 'ta', một 'con người', hay một 'ai' nào cả; điều đó càng tác động mạnh mẽ đến cái tâm; kết quả là ta sẽ cùng lúc phá bỏ được sự nghi ngờ và sự không chắc chắn.
Blind attachment to rules and practices (sīlabbata-parāmāsa), which manifests in the mind as blindly fumbling and feeling around through lack of clarity as to the real purpose of practice, is abandoned simultaneously because it arises in conjunction with personality view. You could say that the three fetters of doubt, blind attachment to rites and practices and personality view are inseparable and even similes for each other. Once you have seen this relationship clearly, when one of the three fetters, such as doubt for instance, arises and you are able to let it go through the cultivation of insight, the other two fetters are automatically abandoned at the same time. They are extinguished together. Simultaneously, you let go of personality view and the blind attachment that is the cause of fumbling and fuzziness of intention over different practices. You see them each as one part of your overall attachment to the sense of self, which is to be abandoned. You must repeatedly investigate the body and break it down into its component parts. As you see each part as it truly is, the perception of the body being a solid entity or self is gradually eroded away. You have to keep putting continuous effort into this investigation of the truth and can't let up.
Giờ đến gông cùm thứ hai: đó là sự tin tưởng mù quáng hay sự mê tín vào các nghi lễ, tục lệ, nghi thức cúng bái (sīlabbata-parāmāsa). Đó là gông cùm thứ hai cản trở người tu. Nó thể hiện trong tâm như một dạng mày mò và cảm giác một cách mù quáng, thiếu sự minh bạch rõ ràng về mục đích tu tập thực sự. (Đã gọi là tự thân tu tập mà lại tin vào sự mầu nhiệm của những lễ nghi, tập tục, cúng bái mê tín, thì thật là mù mờ và mâu thuẫn). Chính do sự chấp thân cái 'ta' nên mới có sự dính mắc mê tín này để đi tìm sự bảo hộ độ trì cho cái 'ta' đó. Nhưng may mắn thay, cái sự dính chấp mê tín này cũng được phá bỏ cùng lúc với sự phá bỏ gông cùm thân kiến nói trên.
Chúng ta có thể nói rằng ba cái gông cùm này [(i) nghi ngờ, (ii) sự sự tin tưởng mù quáng hay sự mê tín vào các nghi lễ, tục lệ, nghi thức cúng bái, và (iii) sự chấp thân là 'ta'] đều gắn chặt với nhau chứ không phải riêng biệt, và thậm chí chúng giống hệt nhau. Khi quý vị đã nhìn ra mối liên hệ của chúng một cách rõ ràng, thì khi có một gông cùm khởi sinh [ví dụ như 'nghi ngờ'] và chúng ta có thể buông bỏ nó thông qua việc tu tập trí tuệ minh sát, thì hai gông cùm còn lại cũng tự động bị phá bỏ cùng lúc. Chúng bị dập tắt cùng lúc với nhau. Quý vị dẹp bỏ được quan niệm thân kiến, dẹp bỏ được sự dính mắc mù quáng vào những ý định mày mò mê tín, và dẹp bỏ được nghi ngờ về kết quả của những cách tu tập. Quý vị sẽ nhận ra rằng mỗi gông cùm đó chính là một phần của cái quan niệm chấp thân 'ta'. Nên khi dẹp bỏ được một cái thì hai cái kia cũng tự động dẹp bỏ. Quý vị phải liên tục điều tra về cái thân này và phân tách nó theo từng bộ phận thì sẽ dễ nhận thấy. Khi quý vị đã nhận thấy rõ mỗi bộ phận của thân đích thực là thứ gì, thì cái ảo tưởng rằng 'thân là một thực thể cố định hay một bản ngã gì gì đó' sẽ không còn nữa. Quý vị phải liên tục nỗ lực điều tra những bộ phận của thân (đó là cách quán thân như Phật đã dạy), điều tra sự thật, và không được ngừng điều tra về nó.
Tôi đã chỉ cho quý vị cách quán thân, quán xét các bộ phận của thân, nhằm mục đích nhìn thấy sự thật thân là gì và nhìn thấy thân không phải là 'ta'. Đó là cách tu để phá bỏ ba cái gông cùm đầu tiên và rất khó phá bỏ đó.
A further aspect of mental development that leads to clearer and deeper insight is meditating on an object to calm the mind down. The calm mind is the mind that is firm and stable in samādhi (concentration). This can be khanika samādhi (momentary concentration), upacāra samādhi (neighbourhood concentration) or appanā samādhi (absorption). The level of concentration is determined by the refinement of consciousness from moment to moment as you train the mind to maintain awareness on a meditation object.
Một mảng khác của việc tu tập tâm dẫn đến trí tuệ minh sát thâm sâu hơn và minh bạch hơn là cách thiền về các đối-tượng để làm tâm tĩnh lặng. (Có thể gọi là thiền định). Tâm tĩnh lạng là cái tâm vững chắc và ổn định trong trạng thái tập trung, được gọi là trạng thái định (samādhi). Đó có thể là trạng thái định tạm thời (định trong khoảng khắc, tạm định- khanika samādhi), có thể là trạng thái tiếp cận định hay cận định (upacāra samādhi), hoặc có thể là một trạng thái định sâu (appanā samādhi). Mức độ định được tính theo mức độ tinh lọc của thức trong từng giây khắc trong khi người thiền đang tu tập để duy trì sự tỉnh-giác vào một đối tượng thiền.
In khanika samādhi (momentary concentration) the mind unifies for just a short space of time. It calms down in samādhi, but having gathered together momentarily, immediately withdraws from that peaceful state. As concentration becomes more refined in the course of meditation, many similar characteristics of the tranquil mind are experienced at each level, so each one is described as a level of samādhi, whether it is khanika, upacāra or appanā. At each level the mind is calm, but the depth of the samādhi varies and the nature of the peaceful mental state experienced differs. On one level the mind is still subject to movement and can wander, but moves around within the confines of the concentrated state. It doesn't get caught into activity that leads to agitation and distraction. Your awareness might follow a wholesome mental object for a while, before returning to settle down at a point of stillness where it remains for a period.
Trong trạng thái định tạm thời (khanika samādhi), tâm hợp nhất chỉ được trong một khoảng thời gian ngắn. Nó lắng lặn trong trạng thái định sâu (samādhi), nhưng tất cả tâm chỉ hội tụ trong ngắn ngủi, rồi lập tức rút lui khỏi trạng thái tĩnh lặng đó. Khi sự tập trung (hội tụ tâm) càng được tinh lọc hơn theo tiến trình thiền tập, có nhiều đặc tính giống nhau của cái tâm tĩnh lặng sẽ được trải nghiệm ở từng mỗi mức độ, do đó mỗi mức độ đó được gọi là một mức độ định (samādhi). Dù đó là định tạm thời (khanika), hay cận định (upacāra), hay định sâu (appanā), mỗi mức độ đều được gọi chúng là định (samādhi). Ở mỗi mức độ đó tâm đều được tĩnh lặng, nhưng độ thâm sâu của định (samādhi) là khác nhau và tính chất của trạng thái bình an của tâm cũng khác nhau. Ở một mức độ định này tâm vẫn còn bị động vọng ít nhiều và còn có thể lăng xăng, nhưng nó chỉ lăng xăng trong phạm vi giới hạn của trạng thái định đó. Nó không bị dính những hoạt động dẫn tới bị kích động hay xao lãng. Sự tỉnh giác của ta vẫn đang theo dõi một đối tượng thiền lành thiện (kusala), trước khi nó quay lại lắng lặn xuống tạo một điểm tĩnh tại và duy trì (an trụ) ở đó trong một khoảng thời gian.
You could compare the experience of khanika samādhi with a physical activity like taking a walk somewhere: you might walk for a period before stopping for a rest, and having rested start walking again until it's time to stop for another rest. Even though you interrupt the journey periodically to stop walking and take rests, each time remaining completely still, it is only ever a temporary stillness of the body. After a short space of time you have to start moving again to continue the journey. This is what happens within the mind as it experiences such a level of concentration.
Bạn có thể so sánh trải nghiệm của trạng thái định tạm thời (khanika samādhi) với một hoạt động của thân, ví dụ như việc bước đi đâu đó: bạn có thể bước đi một lúc rồi ngừng lại nghỉ, và sau khi ngừng nghỉ lại bắt đầu bước đi cho đến lúc ngừng lại nghỉ lần nữa; mỗi lần ngừng-nghỉ là tĩnh-tại hoàn toàn, và đó chỉ là một sự ngừng nghỉ hay bất động tạm-thời của thân. Sau mỗi lần ngừng nghỉ trong một lúc, nó lại bắt đầu bước đi. Điều này cũng xảy ra tương tự trong tâm mỗi lần nó trải nghiệm một mức độ định tạm thời như vậy. (Định được một lúc lại hết định, rồi lại định một lúc, rồi mất định. Trạng thái định này mới chỉ là tạm thời, ngắn ngủi).
If you practise meditation focusing on an object to calm the mind and reach a level of calm where the mind is firm in samādhi, but there is still some mental movement occurring, that is known as upacāra samādhi. In upacāra samādhi the mind can still move around. This movement takes place within certain limits, the mind doesn't move beyond them. The boundaries within which the mind can move are determined by the firmness and stability of concentration. The experience is as if you alternate between a state of calm and a certain amount of mental activity. The mind is calm some of the time and active for the rest. Within that activity there is still a certain level of calm and concentration that persists, but the mind is not completely still or immovable. It is still thinking a little and wandering about. It's like you are wandering around inside your own home. You wander around within the limits of your concentration, without losing awareness and moving outdoors, away from the meditation object. The movement of the mind stays within the bounds of wholesome (kusala) mental states. It doesn't get caught into any mental proliferation based on unwholesome (akusala) mental states. Any thinking remains wholesome. Once the mind is calm, it necessarily experiences wholesome mental states from moment to moment. During the time it is concentrated the mind only experiences wholesome mental states and periodically settles down to become completely still and one-pointed on its object.
Nếu quý vị thực tập cách thiền chú tâm vào một đối tượng để làm tâm tĩnh lặng, và sau đó đạt đến một mức độ tĩnh lặng, lúc đó tâm được vững chắc trong một trạng thái định (samādhi), lúc đó đó vẫn còn những ít nhiều động vọng xảy ra trong tâm, thì trạng thái lúc đó được gọi là trạng thái cận định (upacāra samādhi). Trong cận định (upacāra samādhi) tâm vẫn còn chuyển động xung quanh ít nhiều. Sự chuyển động này xảy ra bên trong một số giới hạn, tâm không vượt ra khỏi những giới hạn đó. Những phạm vi giới hạn cái tâm chuyển động bên trong được xác định (tính) bằng mức độ vững chắc và ổn định của sự tập trung. Trải nghiệm này giống như ta cứ chuyển đổi giữa trạng thái tĩnh lặng và một ít hoạt động của tâm. Tâm được tĩnh lặng trong một lúc và hoạt động ít nhiều trong một lúc. Bên trong sự hoạt động đó vẫn có một mức độ tĩnh lặng và sự tập trung vẫn duy trì, nhưng tâm chưa hoàn toàn tĩnh tại hay hoàn toàn bất động. Nó vẫn còn một chút nghĩ và một chút lăng xăng. Giống như bạn cứ đi đi lại lại bên trong căn nhà. Tâm lăng xăng chút ít bên trong những giới hạn của sự tập trung của ta, nó không hề mất sự tỉnh giác và không hề bước ra khỏi cửa nhà, không rời xa khỏi đối tượng thiền. Sự chuyển động của tâm nằm bên trong giới hạn của những trạng thái lành thiện (kusala) của tâm. Nó không hề bị dính vào sự phóng tâm nào theo những trạng thái bất thiện (akusala) của tâm. Mọi ý nghĩ đều vẫn là thiện lành. Một khi tâm được tĩnh lặng, nó nhất thiết trải nghiệm những trạng thái tâm thiện lành trong từng giây khắc lúc đó. Trong suốt thời gian tâm được tập trung, nó chỉ trải nghiệm những trạng thái tâm thiện lành và qua từng mỗi khoảng khắc nó lắng tụ xuống đến một điểm tĩnh tại bất động hoàn toàn và nó hợp nhất thành một (nhất-điểm) với đối tượng thiền của nó.
So the mind still experiences some movement, circling around its object. It can still wander. It might wander around within the confines set by the level of concentration, but no real harm arises from this movement because the mind is calm in samādhi. This is how the development of the mind proceeds in the course of practice.
Vậy đó, tâm vẫn trải nghiệm một số chuyển động, xung quanh đối tượng của nó. Nó vẫn còn lăng xăng ít nhiều. Nó vẫn bị lăng xăng đây đó bên trong giới hạn của mức độ tập trung, nhưng không có gì nguy hại khởi sinh trong từ sự chuyển động đó, bởi tâm đang được tĩnh lặng trong trạng thái định (samādhi). Đây là cách sự phát triển tâm diễn ra trong tiến trình thiền tập.
In appanā samādhi the mind calms down and is stilled to a level where it is at its most subtle and skilful. Even if you experience sense impingement from the outside, such as sounds and physical sensations, it remains external and is unable to disturb the mind. You might hear a sound, but it won't distract your concentration. There is the hearing of the sound, but the experience is as if you don't hear anything. There is awareness of the impingement but it's as if you are not aware. This is because you let go. The mind lets go automatically. Concentration is so deep and firm that you let go of attachment to sense impingement quite naturally. The mind can absorb into this state for long periods. Having stayed inside for an appropriate amount of time, it then withdraws. Sometimes, as you withdraw from such a deep level of concentration, a mental image of some aspect of your own body can appear. It might be a mental image displaying an aspect of the unattractive nature of your body that arises into consciousness. As the mind withdraws from the refined state, the image of the body appears to emerge and expand from within the mind. Any aspect of the body could come up as a mental image and fill up the mind's eye at that point.
Còn trong trạng thái định sâu (appanā samādhi), tâm tĩnh lặng và tĩnh tại đến một mức độ tinh lọc và thiện khéo nhất. Ngay cả khi ta trải nghiệm một cảm nhận tiếp chạm từ bên ngoài, ví dụ như âm thanh và cảm nhận của thân, thì thứ bên ngoài vẫn là thứ bên ngoài, và nó không thể quấy nhiễu tâm ta được. Ta có thể nghe âm thanh, nhưng nó không làm xao lãng sự tập trung của ta. Có sự nghe âm thanh, nhưng trải nghiệm thì như thể ta không nghe thấy gì. Có sự tỉnh giác về sự tiếp chạm đó, nhưng giống như ta không ý thức về nó vậy. Điều này là do ta buông bỏ. Tâm buông bỏ một cách tự động. Sự tập trung lúc này là rất sâu và vững chắc nên chúng ta có thể buông bỏ sự dính chấp cái cảm nhận tiếp chạm một cách hoàn toàn tự nhiên. Tâm có thể bị 'hút sâu' vào trạng thái này trong những khoảng thời gian lâu. Sau khi đã an trụ bên trong trong một khoảng thời gian thích hợp, nó lại rút ra. Nhiều lúc, ngay khi ta thoát ra khỏi một trạng thái định sâu [tầng thiền định], có thể có một hình ảnh [tâm ảnh, nimitta] về một điều nào đó của thân xuất hiện trong tâm. Có thể là một hình ảnh thể hiện một tính chất ghớm ghiếc của thân khởi sinh vào bên trong tâm thức. Khi tâm thoát ra khỏi trạng thái tinh lọc đó, hình ảnh về thân hiện thị lên trong tâm và mở-rộng ra bên trong tâm. Bất kỳ tính chất nào của thân cũng có thể xuất hiện dưới dạng tâm ảnh và tràn đầy trong con mắt của tâm tại thời điểm đó.
Images that come up in this way are extremely clear and unmistakable. You have to have genuinely experienced very deep tranquility for them to arise. You see them absolutely clearly, even though your eyes are closed. If you open your eyes you can't see them, but with eyes shut and the mind absorbed in samādhi, you can see such images as clearly as if viewing the object with eyes wide open. You can even experience a whole train of consciousness where from moment to moment the mind's awareness is fixed on images expressing the unattractive nature of the body. The appearance of such images in a calm mind can become the basis for insight into the impermanent nature of the body, as well as into its unattractive, unclean and unpleasant nature, or into the complete lack of any real self or essence within it.
Những hình ảnh xuất hiện theo cách như vậy là cực kỳ rõ rệt và không thể lầm lẫn được. Chắc hẳn người thiền đang thực thụ trải nghiệm một trạng thái tĩnh lặng rất rất thâm sâu thì chúng [tâm ảnh, nimitta] mới khởi sinh được. Quý vị có thể nhìn thấy chúng một cách tuyệt đối rõ rệt, ngay cả khi mình đang nhắm mắt. Nhưng nếu ta mở mắt ra thì ta không nhìn thấy chúng. Khi hai mắt nhắm và tâm được hút sâu trong định sâu (samādhi) thì ta có thể nhìn thấy những tâm ảnh một cách rõ ràng, y hệt như ta đang nhìn rõ vật gì ngay trước mắt bằng mắt thường đang mở. (Con mắt tâm nhìn rõ tâm ảnh như thiệt, nhìn rõ như mắt thường đang nhìn thứ gì trước mặt). Lúc này thậm chí ta có thể trải nghiệm toàn bộ chuyến tàu tâm thức chạy qua cái nơi mà trong từng giây khắc sự tỉnh giác của tâm được cố định vào những tâm ảnh [nimitta] biểu hiện những tính chất ghớm ghiếc của thân. Sự hiện thị của những tâm ảnh đó trong một cái tâm tĩnh lặng có thể trở thành một cơ sở để nhìn sâu [minh sát] vào tính chất vô thường của thân, cũng như để nhìn sâu vào bản chất dơ bẩn, ghớm ghiếc, và không hấp dẫn của thân, hoặc để nhìn sâu vào sự sự vô-ngã: sự hoàn toàn không có chủ thể, không có cái 'ta' hay một bản thể cố định nào bên trong thân này.
When these kinds of special knowledge arise they provide the basis for skilful investigation and the development of insight. You bring this kind of insight right inside your heart. As you do this more and more, it becomes the cause for insight knowledge to arise by itself. Sometimes, when you turn your attention to reflecting on the subject of asubha, images of different unattractive aspects of the body can manifest in the mind automatically. These images are clearer than any you could try to summon up with your imagination and lead to insight of a far more penetrating nature than that gained through the ordinary kind of discursive thinking. This kind of clear insight has such a striking impact that the activity of the mind is brought to a stop followed by the experience of a deep sense of dispassion. The reason it is so clear and piercing is that it originates from a completely peaceful mind. Investigating from within a state of calm, leads you to clearer and clearer insight, the mind becoming more peaceful as it is increasingly absorbed in the contemplation. The clearer and more conclusive the insight, the deeper inside the mind penetrates with its investigation, constantly supported by the calm of samādhi. This is what the practice of kammatthāna involves. Continuous investigation in this way helps you to repeatedly let go of and ultimately destroy attachment to personality view. It brings an end to all remaining doubt and uncertainty about this heap of flesh we call the body and the letting go of blind attachment to rules and practices.
Khi những loại hiểu biết (tri kiến) đặc biệt này khởi sinh, chúng tạo cơ sở cho việc điều tra suy xét một cách thiện khéo và là nền tảng cho sự phát triển của trí tuệ minh sát thâm sâu. Rồi quý vị đưa loại trí tuệ minh sát đó vào ngay trong tâm và trái tim của mình. Khi quý vị càng làm như vậy, nó càng trở thành nhân để sự hiểu biết minh sát tự nó khởi sinh. Nhiều lúc, khi ta chuyển sang quán sát về những đề mục asubha [đề mục về sự dơ bẩn, gớm ghiếc và không đáng có của thân], những hình ảnh về những nét xấu xí ghớm ghiếc khác nhau của thân có thể hiện thị trong tâm một cách tự động. Những tâm ảnh này là rõ rệt hơn bất kỳ hình ảnh nào mà bạn cố tưởng cố hình dung, và nó dẫn đến trí tuệ minh sát thâm sâu hơn và xuyên phá hơn nhiều so với loại trí tuệ mà chúng ta có được bằng những cách suy nghĩ suy lý hay nghiên cứu thông thường. Loại trí tuệ minh sát sáng rõ này có một tác động đập mạnh (nổi bật, làm sửng sờ) đến nỗi sự hoạt động của tâm bị đưa đến ngừng luôn, theo sau là trải nghiệm về một cảm nhận chán-bỏ rất sâu sắc. Trải nghiệm này rất rõ rệt và sắc nhọn bởi vì nó bắt nguồn từ một cái tâm hoàn toàn bình an. Việc điều tra suy xét ở bên trong một trạng thái tĩnh lặng, dẫn ta tới trí tuệ minh sát sáng rõ hơn và sáng rõ hơn, tâm dần dần trở nên bình an hơn khi nó càng dần bị hút sâu vào trong sự quán niệm suy xét đó (tức sự quán xét về tính chất ghớm ghiếc của thân). Khi trí tuệ minh sáng càng rõ sáng hơn và càng xác thực hơn, thì sự điều tra suy xét của nó càng tiến sâu hơn vào phần sâu hơn của tâm, và nó luôn luôn được hỗ trợ bởi sự tĩnh lặng của trạng thái định sâu (samādhi). Đây là chỗ tu tập nền tảng nghiệp (kammatthāna). Sự điều tra liên tục theo cách như vậy sẽ giúp ta lần lượt buông bỏ và cuối cùng tiêu diệt cái ảo tưởng thân kiến. Nó sẽ dẫn đến chấm dứt gông cùm nghi ngờ và sự không biết chắc về cái đống thịt này mà chúng ta gọi là thân, và buông bỏ luôn gông cùm thứ hai: sự dính chấp sai lầm vào những nghi luật, lễ nghi và tập tục.
Even in the event of serious illness, tropical fevers or different health problems that normally have a strong physical impact and shake the body up, your samādhi and insight remains firm and imperturbable. Your understanding and insight allows you to make a clear distinction between mind and body - the mind is one phenomenon, the body another. Once you see body and mind as completely and indisputably separate from each other, it means that the practice of insight has brought you to the point where your mind sees for certain the true nature of the body.
Ngay cả khi bệnh nặng, bệnh sốt rét hay bệnh nào khác ảnh hưởng làm lay chuyển cái thân, lúc này sự định tâm và trí tuệ của ta vẫn vững mạnh và bất thoái chuyển. Sự hiểu biết và trí tuệ của ta giúp ta phân biệt rõ rệt giữa tâm và thân – tâm là một hiện tượng, thân là một hiện tượng khác. Một khi ta đã nhìn thấy tâm và thân là hai thứ hoàn toàn riêng biệt một cách không thể chối cãi được thì có nghĩa sự tu tập trí tuệ của ta đã đưa ta đến điểm ở đó tâm nhìn thấy chắc chắn bản chất đích thực của thân.
Seeing the way the body truly is, clearly and beyond doubt from within the calm of samādhi, leads to the mind experiencing a strong sense of weariness and turning away (nibbidā). This turning away comes from the sense of disenchantment and dispassion that arises as the natural result of seeing the way things are. It's not a turning away that comes from ordinary worldly moods such as fear, revulsion or other unwholesome qualities like envy or aversion. It's not coming from the same root of attachment as those defiled mental states. This is turning away that has a spiritual quality to it and has a different effect on the mind than the normal moods of boredom and weariness experienced by ordinary unenlightened human beings (puthujjana). Usually when ordinary unenlightened human beings are weary and fed up, they get caught into moods of aversion, rejection and seeking to avoid. The experience of insight is not the same.
Nhìn thấy thân đúng như nó thực là, nhìn thấy một cách rõ rệt và vượt trên nghi ngờ, nhìn thấy từ bên trong sự tĩnh lặng của định (samādhi), đưa tâm đến trải nghiệm một cảm giác mạnh mẽ về sự ngao-ngán và chán-bỏ (nibbidā). Sự quay lưng chán bỏ xuất phát từ cảm giác không còn tham thích và mê si (vào thân), cảm giác này khởi sinh là kết quả tự nhiên của việc nhìn thấy đường lối của mọi thứ (của thân) là gì. (Tức thân là luôn luôn đi đến già, xấu, bệnh, và chết). Sự chán-bỏ đó không phải phát khởi từ những trạng thái đời thường như sợ sệt, ghét bỏ, chán chê... Sự chán bỏ này không phải phát sinh từ những gốc rễ hay trạng thái tâm tiêu cực như vậy. Sự chán bỏ này là một sự quay-lưng mang tính chất tâm linh, và nó có tác động mạnh mẽ đến tâm hơn những sự chán chường, chán chê và ghét bỏ thông thường của người phàm tục (puthujjana). Thông thường, khi người phàm thường chán chường và chán ngán, họ dính vào trạng thái sân, ghét, bỏ, kháng cự, và tìm cách tránh né. Sự chán-bỏ bằng trí tuệ (nibbidā) thì không giống như vậy.
The sense of world-weariness that grows with insight, however, leads to detachment, turning away and aloofness that comes naturally from investigating and seeing the truth of the way things are. It is free from attachment to a sense of self that attempts to control and force things to go according to its desires. Rather, you let go with an acceptance of the way things are. The clarity of insight is so strong that you no longer experience any sense of a self that has to struggle against the flow of its desires or endure through attachment. The three fetters of personality view, doubt and blind attachment to rules and practices that are normally present underlying the way you view the world can't delude you or cause you to make any serious mistakes in practice. This is the very beginning of the path, the first clear insight into ultimate truth, and paves the way for further insight. You could describe it as penetrating the Four Noble Truths. The Four Noble Truths are things to be realized through insight. Every monk and nun, who has ever realized them, has experienced such insight into the truth of the way things are. You know suffering, know the cause of suffering, know the cessation of suffering and know the path leading to the cessation of suffering. Understanding of each Noble Truth emerges at the same place within the mind. They come together and harmonize as the factors of the Noble Eightfold Path, which the Buddha taught are to be realized within the mind. As the path factors converge in the center of the mind, they cut through any doubts and uncertainty you still have concerning the way of practice.
Cảm giác chán-chường-về-thế-giới tăng lên cùng trí tuệ dẫn đến sự buông bỏ, sự quay lưng, và sự từ bỏ này khởi sinh một cách tự nhiên từ việc điều tra và nhìn thấy sự thật của mọi thứ trên đời. Nó không còn dính chấp vào cảm giác hay ảo tưởng rằng có một cái 'ta' đang cố gắng điều khiển và uốn ép mọi thứ theo những ý muốn của 'nó'. Thay vì vậy, ta buông bỏ với sự chấp nhận cách của mọi sự diễn ra theo tự nhiên của chúng. Sự rõ sáng của trí tuệ lúc nào rất mạnh mẽ nên ta không còn trải nghiệm một cảm giác nào về cái 'ta' phải chạy theo dòng chảy tham muốn của nó hoặc phải chịu khó khổ vì sự ràng buộc với 'nó'. Ba cái gông cùm [là thân kiến, nghi ngờ, và sự dính chấp mê tín vào những lễ nghi, tập tục cúng bái] thường có mặt bên dưới cái cách nhìn ta vẫn thường nhìn thế giới, giờ đây chúng không còn có thể che mờ ta nữa hoặc có thể làm chúng ta lầm lạc trong bước đường tu tập nữa. Lúc này chính là lúc chúng ta đã bước vào đoạn đầu của con đường (Nhập Lưu), với trí tuệ sáng rõ đầu tiên soi chiếu vào sự thật rốt ráo, và bắt đầu lót đường để đi đến trí tuệ cao sâu hơn nữa. Chúng ta có thể nói đây như là sự soi chiếu vào Tứ Diệu Đế. Bốn chân lý cao diệu phải được chứng ngộ bằng trí tuệ. Bất kỳ một tăng hay ni nào giác ngộ về bốn chân lý đó đều đã trải nghiệm trí tuệ như vậy để soi chiếu vào sự thật của mọi sự diễn ra như chúng là. Quý vị biết về khổ, biết về nguyên nhân khổ, biết về sự chấm dứt khổ và biết con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Sự hiểu biết về mỗi Diệu Đế phát khởi ở cùng một chỗ bên trong tâm này. Chúng cùng phát khởi và hòa hợp với nhau như những yếu tố (phần) của con đường Bát Thánh Đạo mà Phật đã dạy rằng nó (tức Bát Thánh Đạo) phải được chứng ngộ bên trong cái tâm. Khi những yếu tố (phần) của Bát Thánh Đạo hội tụ về tâm điểm của tâm này, chúng cắt lìa những sự nghi ngờ và sự không chắc chắn, tức làm cho quý vị không còn nghi ngờ về cách tu tập và con đường tu tập.
During the course of practising, it is normal that you experience the different conditions of the mind. You constantly experience desires to do this and that or to go different places, as well as the different moods of mental pain, frustration or else indulgence in pleasure seeking - all of which are the fruits of past kamma (actions). All this resultant kamma swells up inside the mind and puffs it out. However, it is the product of past actions. Knowing that it is all stuff coming up from the past, you don't allow yourself to make anything new or extra out of it. You observe and reflect on the arising and cessation of conditions. That which has not yet arisen is still unarisen. This word 'arise' refers to upādāna or the mind's firm attachment and clinging. Over time your mind has been exposed to and conditioned by craving and defilement and the mental conditions and characteristics you experience reflect that. Having developed insight, your mind no longer follows those old habit patterns that were fashioned by defilement. A separation occurs between the mind and those defiled ways of thinking and reacting. The mind separates from the defilements.
Trong tiến trình tu tập, thường quý vị phải trải qua những tình trạng khác nhau của tâm. Quý vị thường xuyên trải nghiệm những tham muốn làm này làm nọ, hoặc đi đây đi đó, hoặc cũng luôn như trải nghiệm những trạng thái buồn đau, thất vọng hay những trạng thái tham đắm, khoái lạc – tất cả chúng là những kết quả của những nghiệp (hành động) trong quá khứ. Tất cả những nghiệp quả đang sục sôi ở bên trong tâm và nổi lên. Tuy vậy, đó chỉ là sản phẩm của những nghiệp cũ. Sau khi biết đó là kết quả của những nghiệp cũ, giờ quý vị không để bản thân mình tạo những nghiệp mới hay tạo thêm nghiệp từ những nghiệp cũ đó. Quý vị quán sát về sự khởi sinh và biến mất của các tình trạng (điều kiện). Những cái chưa khởi sinh thì vẫn còn chưa khởi sinh. Chữ 'khởi sinh' là chỉ về sự dính chấp (upādāna), đó là sự ràng buộc dính chấp rất khó khó phá bỏ của cái tâm. Qua thời gian tâm của quý vị đã bị dính kẹt và bị tạo tác bởi những dục vọng, ô nhiễm, những trạng thái, và những đặc tính của tâm mà quý vị trải nghiệm. Sau khi đã phát triển được trí tuệ, tâm quý vị sẽ không còn chạy theo hay dính kẹt vào những thói tâm cũ vốn bị tạo tác bởi những ô nhiễm và dục vọng trước đó. Lúc này diễn ra một sự tách ly tâm khỏi những thói tâm và phản ứng ô nhiễm đó. Tâm tách ly khỏi những thứ ô nhiễm.
You can compare this with the effect of putting oil and paint together in a bottle. Each liquid has a very different density so it doesn't matter whether you keep them in the same bottle or in separate ones, because the difference in their density prevents the liquids from mixing together or permeating into each other. The oil doesn't mix in with the paint and vice versa. They remain in separate parts of the bottle. You can compare the bottle with the world and these two different liquids, that have been put into the bottle and are forced to stay within its confines, are similar to you living in the world with insight that separates your mind from the defilements. You can say that you are living in the world and following the conventions of the world, but without attaching to it. When you have to go somewhere you say you are going, when you are coming you say you are coming or whatever you are doing you use the conventions and language of the world, but it's like the two liquids in the bottle - they are in the same bottle but don't mix together. You live in the world, but at the same time you remain separate from it. The Buddha knew the truth for himself. He was the lokavidū - the knower of the world.
Chúng ta có thể ví như dầu và nước đổ vô trong một cái chai. Mỗi chất lỏng có độ đậm đặc khác nhau, dù ở trong cùng một chai chúng vẫn tách ly nhau. Dầu không trộn lẫn với nước và ngược lại. Chúng vẫn là hai phần khác nhau trong chai. Cái chai như thế giới, và hai thứ ở trong vòng cái chai cũng giống như ta đang sống trong thế gian với trí tuệ rằng tâm là tách riêng khỏi những ô nhiễm. Như kiểu sống với bùn mà không dính mùi bùn tanh. Ta sống trong thế gian và theo những quy ước của thế gian, nhưng không dính mắc vào những quy ước đó. Khi đi ta nói ta di, khi đến ta nói ta đến, khi ta làm gì ta dùng những quy ước và ngôn ngữ của thế gian, nhưng ta và những quy ước đó giống như dầu và nước trong chai – không hòa lẫn với nhau. Chúng ta sống trong thế gian nhưng cùng lúc tách ly khỏi thế gian. Phật tự mình biết rõ về sự thật. Phật là người hiểu biết thế gian, là một lokavidū.
What are the sense bases (āyatana)? They consist of the eyes, ears, nose, tongue, body and mind. These exist and function just the same as before. The ears hear sound; the nose performs the function of smelling different smells, whether fragrant or pungent; the tongue has the function of tasting tastes whether sweet, sour, rich or salty; the body senses heat and cold, softness and hardness; the mind receives mind objects which arise in the same way as they always have. The sense bases function just as they did before. You experience sensory impingement in just the same way as you always have. It's not true that after the experience of insight your nose no longer experiences any smells, or your tongue that formerly was able to taste can no longer taste anything, or the body is unable to feel anything anymore.
Những cơ sở giác quan (āyatana, căn) là gì? Đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Sáu giác quan có mặt và hoạt động như trước giờ. Tai nghe âm thanh; mũi ngửi mùi hương, dù là mùi thơm hay mùi thối; lưỡi nếm mùi vị, dù là vị chua, ngọt, đắng, mặn, ngon , dở; thân cảm nhận sự nóng, sự lạnh, sự mềm, sự cứng; tâm nhận biết những đối tượng của tâm khởi sinh một cách tương tự như trước giờ. Các giác quan vẫn hoạt động như trước giờ. Chúng ta vẫn nhận biết những tác động giác quan theo cách y hệt trước giờ vẫn vậy. Không phải là sau khi tu tập có trí tuệ rồi thì mũi không còn ngửi thấy mùi gì hoặc lưỡi không còn nếm thấy vị gì hoặc tâm không còn cảm nhận thứ gì. Không phải vậy, tất cả các căn vẫn còn cảm giác theo cách của nó trước giờ.
Your ability to experience the world through the senses remains intact, just the same as before you started practising insight, but the mind's reaction to sense impingement is to see it as ''just that much''. The mind doesn't attach to fixed perceptions or make anything out of the experience of sense objects. It lets go. The mind knows that it is letting go. As you gain insight into the true nature of the Dhamma, it naturally results in letting go. There is awareness followed by abandoning of attachment. There is understanding and then letting go. With insight you set things down. Insight knowledge doesn't lead to clinging or attachment; it doesn't increase your suffering. That's not what happens. True insight into the Dhamma brings letting go as the result. You know that it is the cause of suffering, so you abandon attachment. Once you have insight the mind lets go. It puts down what it was formerly holding on to.
Khả năng cảm nhận thế hiới thông qua các giác quan vẫn nhanh nhạy như trước giờ, cũng nhanh nhạy y hệt như trước khi tu tập trí tuệ, chỉ khác lúc này là phản ứng của tâm đối với những tác động giác quan là chỉ đơn thuần nhìn chúng như "chỉ là như vậy"—chỉ biết chúng là như vậy thôi. Tâm không còn dính vào những phản ứng cố hữu như trước kia, và không làm bất cứ điều gì khi trải nghiệm những đối tượng giác quan đó. Tâm chỉ biết chúng là vậy. Và buông bỏ. Tâm biết rõ mình đang buông bỏ. Khi quý vị đã đạt được trí tuệ soi chiếu vào bản chất đích thực của Giáo Pháp, nó tự động xảy ra sự buông-bỏ đó. (Giống như ta đã biết 'tẩy' con khỉ thực sự là gì thì tự nhiên ta không còn để ý hay phản ứng này nọ với những trò khỉ trước mắt, dù nó có múa may, phá phách, trêu chọc). Tức là đã có sự hiểu biết rồi mới có sự buông bỏ. Vì hiểu biết nên tự nhiên buông bỏ. Vì có trí tuệ nên chúng ta buông-bỏ mọi thứ như chúng là. Sự hiểu biết của trí tuệ không dẫn đến dính mắc hay ràng buộc; nó không làm tăng sự khổ của chúng ta. Trí tuệ đích thực nhìn thấy Sự Thật thì dẫn đến sự buông-bỏ. Quý vị biết rõ sự dính chấp nào là nguyên nhân gây ra khổ, thì quý vị buông bỏ sự dính chấp đó. Một khi quý vị có trí tuệ thì tâm sẽ buông bỏ. Nó sẽ buông bỏ những thứ mà trước đây nó cứ nắm giữ.
Another way to describe this is to say that you are no longer fumbling or groping around in your practice. You are no longer blindly groping and attaching to forms, sounds, smells, tastes, bodily sensations or mind objects. The experience of sense objects through the eyes, ears, nose, tongue, body and mind no longer stimulates the same old habitual movements of mind where it is seeking to get involved with such sense objects or adding on to the experience through further proliferation. The mind doesn't create things around sense contact. Once contact has occurred you automatically let go. The mind discards the experience. This means that if you are attracted to something, you experience the attraction in the mind but you don't attach or hold on fast to it. If you have a reaction of aversion, there is simply the experience of aversion arising in the mind and nothing more: there isn't any sense of self arising that attaches and gives meaning and importance to the aversion. In other words the mind knows how to let go; it knows how to set things aside. Why is it able to let go and put things down? Because the presence of insight means you can see the harmful results that come from attaching to all those mental states.
Một cách khác để mô tả chỗ này là từ giờ quý vị không còn phải mò mẫm hay dò dẫm trong việc tu tập của mình. Quý vị không còn phải 'tu mù tu mò' và cứ dính vào những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, cảm nhận thân hay những đối tượng của tâm. Sự trải nghiệm những đối tượng giác quan thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm không còn kích thích phản ứng và làm động vọng của tâm như trước kia; trước kia tâm cứ tìm đủ cách dính theo những đối tượng giác quan hoặc phóng tâm, phản ứng, nặng nhẹ, thêm bớt này nọ với những đối tượng đó. Bây giờ đã có hiểu biết và trí tuệ thì tâm không còn tạo tác này nọ khi tiếp xúc và trải nghiệm với những đối tượng đó nữa. Khi sự tiếp xúc xảy ra, tâm buông bỏ ngay một cách tự động. Tâm dẹp bỏ ngay trải nghiệm đó. (Giống như ta chẳng màng để ý gì đến con khỉ đang chạy nhảy trước mắt ta, vì ta đã quá hiểu biết cái trò khỉ). Điều này có nghĩa là nếu ta bị lôi cuốn vào thứ gì, ta trải nghiệm sự lôi cuốn đó trong tâm nhưng ta không dính theo hay bám giữ cái trải nghiệm đó. Nếu như ta có một phản ứng bực bội (ví dụ như với con khỉ trước mặt), thì đó chỉ là một sự sân khởi lên trong tâm và chỉ là vậy thôi: không có một cảm nhận nào về cái 'ta' khởi sinh để dính chấp theo cái trải nghiệm sân đó. (Dù ta trải nghiệm sự sướng hay sự khổ, ta buông bỏ nó; dù ta trải nghiệm sự thích hay không thích, ta buông bỏ nó ngay: ta không dính theo nó). Nói cách khác, cái tâm biết cách buông bỏ; nó biết cách dẹp bỏ mọi thứ qua một bên. Vì sao tâm có khả năng buông bỏ và xả bỏ mọi thứ (trải nghiệm) như vậy? Bởi do đã có mặt trí tuệ; khi có mặt trí tuệ có nghĩa là quý vị có thể nhìn thấy những hệ quả nguy hại nếu ta dính chấp theo tất cả những trạng thái này nọ của tâm.
When you see forms the mind remains undisturbed; when you hear sounds it remains undisturbed. The mind doesn't take a position for or against any sense objects experienced. This is the same for all sense contact, whether it is through the eyes, ears, nose, tongue, body or mind. Whatever thoughts arise in the mind can't disturb you. You are able to let go. You may perceive something as desirable, but you don't attach to that perception or give it any special importance - it simply becomes a condition of mind to be observed without attachment. This is what the Buddha described as experiencing sense objects as ''just that much''. The sense bases are still functioning and experiencing sense objects, but without the process of attachment stimulating movements to and fro in the mind. There is no conditioning of the mind occurring in the sense of a self moving from this place to that place or from that place moving to this place. Sense contact occurs between the six sense bases as normal, but the mind doesn't ''take sides'' by getting caught into conditions of attraction or aversion. You understand how to let go. There is awareness of sense contact followed by letting go. You let go with awareness and sustain the awareness after you have let go. This is how the process of insight works. Every angle and every aspect of the mind and its experience naturally becomes part of the practice.
Lúc này, khi quý vị nhìn các hình sắc, tâm không bị động vọng; khi quý vị nghe âm thanh, tâm không bị quấy nhiễu. Tâm không chủ động chạy theo hay kháng cự bất kỳ trải nghiệm nào mà nó trải nghiệm. Đối với tất cả mọi tiếp xúc giác quan, dù là thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hay tâm, tâm không dính theo hay phản ứng với bất cứ sự tiếp xúc nào mà nó trải nghiệm. Dù ý nghĩ nào khởi sinh trong tâm cũng không làm ta động vọng. Giờ ta có khả năng buông bỏ nó. Ta có thể nhận thức thứ gì đó là sướng, nhưng ta không dính theo nhận thức đó hay coi nó là điều gì đáng dính líu – nó chỉ là một trạng thái của tâm, ta chỉ quan sát chứ không thèm dính theo. Đây là cái Đức Phật đã diễn tả là sự trải nghiệm những đối tượng giác quan "như chúng chỉ là như vậy". (Ta chỉ trải nghiệm đối tượng giác quan chỉ như là đối tượng giác quan, ta trải nghiệm mọi thứ đúng như nó thực là, và biết nó chỉ đơn thuần là một trải nghiệm). Các cơ sở giác quan vẫn hoạt động và vẫn trải nghiệm những đối tượng giác quan, nhưng không có tiến trình dính chấp nào kích thích sự động vọng này nọ trong tâm. Không có sự tác động nào của tâm xảy ra theo nghĩa có một cái 'ta' chuyển động từ chỗ này sang chỗ nọ, hoặc từ chỗ nọ về chỗ này. Sự tiếp xúc giác quan vẫn xảy ra giữa sáu cơ sở giác quan như trước giờ, nhưng tâm không 'để tâm' hay 'thiên vị' gì, không bị dính vào những trạng thái thích hay không thích, không tham hay sân đối với những sự tiếp xúc đó. Ta đã biết được cách buông-bỏ. Có sự tỉnh giác về sự tiếp xúc giác quan và theo sau đó là sự buông bỏ. Ta buông bỏ với sự tỉnh giác và duy trì sự tỉnh giác đó sau khi buông bỏ. Đây là cách tiến trình trí tuệ diễn ra. Mọi góc độ và mọi khía cạnh của cái tâm và sự trải nghiệm của nó trở thành phần chính của việc tu tập.
This is the way the mind is affected as you train it. It becomes very obvious that the mind has changed and is not the same as usual. It no longer behaves in the way you are accustomed to. You are no longer creating a self out of your experience. For example, when you experience the death of your mother, father or anyone else who is close to you, if your mind remains firm in the practice of calm and insight and is able to reflect skillfully on what has happened, you won't create suffering for yourself out of the event. Rather than panicking or feeling shocked at the news of that person's death, there is just a sense of sadness and dispassion coming from wise reflection. You are aware of the experience and then let go. There is the knowing and then you lay it aside. You let go without generating any further suffering for yourself. This is because you know clearly what causes suffering to arise. When you do encounter suffering you are aware of that suffering. As soon as you start to experience suffering you automatically ask yourself the question: where does it come from? Suffering has its cause and that is the attachment and clinging still left in the mind. So you have to let go of the attachment. All suffering comes from a cause. Having created the cause, you abandon it. Abandon it with wisdom. You let go of it through insight, which means wisdom. You can't let go through delusion. This is the way it is.
Đây là cách tâm đã được ảnh hưởng và hình thành trong tiến trình tu tập của quý vị. Rõ ràng là tâm đã thay đổi và nó không còn phàm thường giống như trước kia. Nó không còn đối đãi hành xử theo cách mà ta thường làm trước kia. Ta không còn tạo tác ra một cái 'ta' cái 'ngã' nào từ những trải nghiệm hay khi trải nghiệm thứ gì. Ví dụ, khi quý vị trải nghiệm cái chết của mẹ, của cha, hay của một người thân nào đó, nếu lúc đó tâm quý vị vẫn vững chắc trong việc tu tập sự tĩnh lặng (định) và trí tuệ, và quý vị có khả năng suy xét một cách khôn khéo về điều đã xảy ra, thì quý vị sẽ không tạo khổ đau cho mình từ sự việc (đáng đau buồn) đó. Thay vì cảm thấy hoảng hốt, bị sốc, hay đau đớn ngất xỉu với tin buồn đó, quý vị chỉ còn có cảm giác buồn thương (cho cái thân phận kiếp người), và cảm giác chán bỏ (đối với thế giới này); cảm giác chán-bỏ này khởi sinh từ việc biết suy xét quán chiếu một cách khôn khéo (về lẽ-thật của sự sống và sự vô thường của mọi thứ trên đời). Rồi quý vị tỉnh giác biết rõ về trải nghiệm đó khi nghe tin buồn—biết rõ và buông bỏ luôn. Hiểu biết rõ cái lẽ thật vô thường sinh diệt, và rồi dẹp bỏ qua nỗi u sầu đó một bên. Quý vị buông bỏ mà không khởi tạo thêm khổ đau cho mình. Điều này là do quý vị đã hiểu biết rõ điều gì làm khổ khởi sinh. Khi gặp phải khổ, quý vị ý thức tỉnh giác về sự khổ đó. Ngay khi nếm trải sự khổ, quý vị liền hỏi chính mình: khổ có từ đâu vậy? Khổ có nguyên nhân của nó, và rằng sự ràng buộc dính chấp vẫn còn có mặt trong tâm. Do vậy quý vị phải dẹp bỏ ngay sự dính chấp đó. Tất cả mọi sự khổ đều từ nguyên nhân. Sau khi tạo ra nguyên nhân, quý vị phải biết dẹp bỏ nó. Dẹp bỏ nó bằng sự khôn khéo. Quý vị dẹp bỏ nó thông qua sự minh sát soi chiếu, có nghĩa là trí tuệ. Quý vị không thể buông bỏ với một sự ngu mờ. Cách buông bỏ là như vậy đó.
The investigation and development of insight into the Dhamma gives rise to this profound peace of mind. Having gained such clear and penetrating insight means it is sustained at all times whether you are sitting meditation with your eyes closed, or even if you are doing something with your eyes open. Whatever situation you find yourself in, be it in formal meditation or not, the clarity of insight remains. When you have unwavering mindfulness of the mind within the mind, you don't forget yourself. Whether standing, walking, sitting or lying down, the awareness within makes it impossible to lose mindfulness. It's a state of awareness that prevents you forgetting yourself. Mindfulness has become so strong that it is self-sustaining to the point where it becomes natural for the mind to be that way. These are the results of training and cultivating the mind and it is here where you go beyond doubt. You have no doubts about the future; you have no doubts about the past and accordingly have no need to doubt about the present either. You still have awareness that there is such a thing as past, present and future. You are aware of the existence of time. There is the reality of the past, present and future, but you are no longer concerned or worried about it.
Sự điều tra và phát triển trí tuệ minh sát soi rọi vào Sự Thật (Giáo Pháp) giúp làm khởi sinh một sự bình an sâu sắc này trong tâm. Sau khi đã đạt đến trí tuệ minh sát rõ sáng và soi chiếu như vậy thì có nghĩa trí tuệ đó sẽ luôn luôn được duy trì suốt mọi lúc mọi nơi, cho dù quý vị đang nhắm mắt ngồi thiền hay đang mở mắt làm gì. Dù quý vị có đang ngồi trên chiếu thiền hay đang làm gì ở ngoài, thì trí tuệ minh sát đó vẫn luôn duy trì có mặt. Khi quý vị đã có được sự chánh niệm vững chắc 'về tâm trong tâm', quý vị sẽ không quên chính mình. Dù đang đứng, đang ngồi, đang đi, hay đang nằm, sự tỉnh giác bên-trong đó giúp ta không thể mất sự chánh niệm. Đó là một trạng thái tỉnh giác phòng hộ ta không quên chính mình. Sự chánh niệm trở nên rất rất mạnh mẽ nên nó tự-duy-trì nó đến một mức độ nó trở thành tự nhiên có mặt trong tâm theo cách như vậy. Đây là những thành quả của việc huấn luyện và tu dưỡng cái tâm và đây chính là lúc ta đã vượt qua mọi sự nghi ngờ. Quý vị không còn những nghi ngờ về tương lai; quý vị không còn những nghi ngờ về quá khứ, và do vậy cũng không còn nghi ngờ gì về hiện tại. Dĩ nhiên quý vị vẫn còn sự tỉnh giác biết rõ thứ gì thuộc quá khứ, hay hiện tại, hay tương lai. Quý vị tỉnh giác biết rõ về thời gian, về sự hiện hữu của thời gian. Có thực tại của quá khứ, thực tại của hiện tại, và thực tại của tương lai, nhưng quý vị không còn lo âu lo lắng về chúng nữa.
Why are you no longer concerned? All those things that took place in the past have already happened. The past has already passed by. All that is arising in the present is the result of causes that lay in the past. An obvious example of this is to say that if you don't feel hungry now, it's because you have already eaten at some time in the past. The lack of hunger in the present is the result of actions performed in the past. If you know your experience in the present, you can know the past. Eating a meal was the cause from the past that resulted in you feeling at ease or energetic in the present and this provides the cause for you to be active and work in the future. So the present is providing causes that will bring results in the future. The past, present and future can thus be seen as one and the same. The Buddha called it eko dhammo - the unity of the Dhamma. It isn't many different things; there is just this much. When you see the present, you see the future. By understanding the present you understand the past. Past, present and future make up a chain of continuous cause and effect and hence are constantly flowing on from one to the other. There are causes from the past that produce results in the present and these are already producing causes for the future. This process of cause and result applies to practice in the same way. You experience the fruits of having trained the mind in samādhi and insight and these necessarily make the mind wiser and more skilful.
Vì sao quý vị không còn lo lắng lo âu về những thực tại đó? Bởi tất cả những trong quá khứ thì đã xảy ra, lo cũng ích gì. Quá khứ thì đã qua rồi. Còn hiện tại là kết quả của những nhân trong quá khứ (theo luật nhân quả và nghiệp quả); ví dụ như ta không thấy đói ngay bây giờ là vì khi trước đây ta đã ăn rồi. Sự không đói bụng trong hiện tại là kết quả của sự ăn trước đây. Nếu ta hiểu biết sự trải nghiệm của mình trong hiện tại, thì ta có thể hiểu biết quá khứ. Ăn là nhân quá khứ, kết quả hiện tại là ta thấy đủ năng lượng và không đói, và điều này cung cấp nguyên nhân để ta có thể hoạt động và làm việc trong tương lai. Quá khứ, hiện tại, và tương lai được nhìn thấy như là một và như nhau. Đức Phật gọi đây là eko dhammo – sự hợp-nhất của Giáo Pháp. Đó không phải là những thứ khác nhau; đó chỉ có vậy, đó chỉ là vậy. Khi ta nhìn thấy hiện tại, ta nhìn thấy tương lai. Bằng cách hiểu biết hiện tại, ta hiểu biết quá khứ. Quá khứ, hiện tại và tương lai kết thành một chuỗi những nhân-quả liên tục, và như vậy chúng trôi chảy liên tục và liên tục từ thời này qua thời khác. Có những nguyên nhân trong quá khứ tạo kết quả trong hiện tại, và những kết quả trong hiện tại tạo nguyên nhân cho tương lai. Tiến trình nhân-quả cũng diễn ra tương tự trong sự tu tập của chúng ta. Việc tu tập đúng đắn tạo kết quả là cái tâm được tĩnh lặng (đạt định) và trí tuệ; và những định và tuệ này tạo cho tâm này khôn khéo hơn và thiện xảo hơn, và bình an hơn.
The mind completely transcends doubt. You are no longer uncertain or speculating about anything. The lack of doubt means you no longer fumble around or have to feel your way through the practice. As a result you live and act in accordance with nature. You live in the world in the most natural way. That means living in the world peacefully. You are able to find peace even in the midst of that which is unpeaceful. It means you are fully able to live in the world. You are able to live in the world without creating any problems. The Buddha lived in the world and was able to find true peace of mind within the world. As practitioners of the Dhamma, you must learn to do the same. Don't get lost in and attached to perceptions about things being this way or that way. Don't attach or give undue importance to any perceptions that are still deluded. Whenever the mind becomes stirred up, investigate and contemplate the cause. When you aren't making any suffering for yourself out of things, you are at ease. When there are no issues causing mental agitation, you remain equanimous. That is, you continue to practise normally with a mental equanimity maintained by the presence of mindfulness and an all-round awareness. You keep a sense of self-control and equilibrium. If any matter arises and prevails upon the mind, you immediately take hold of it for thorough investigation and contemplation. If there is clear insight at that moment, you penetrate the matter with wisdom and prevent it creating any suffering in the mind. If there is not yet clear insight, you let the matter go temporarily through the practice of samatha meditation and don't allow the mind to attach. At some point in the future, your insight will certainly be strong enough to penetrate it, because sooner or later you will develop insight powerful enough to comprehend everything that still causes attachment and suffering.
Tâm đã hoàn toàn vượt qua sự nghi ngờ. Quý vị không bao giờ còn không chắc hay còn đoán mò về bất cứ điều gì. Không còn nghi ngờ có nghĩa là quý vị không còn phải 'tu thử, tu mò, hay dò tìm cảm giác' coi mình sẽ ra sao trong khi tu tập. Giờ thì quý vị có thể sống và làm đúng theo lẽ của tự nhiên, đó là kết quả của việc tu tập. Đó là đạo quả, nguyên nhân là sự tu tập đúng đắn. Sống và làm như vậy là sống trong thế giới một cách bình an. Quý vị có thể tìm thấy sự bình an bên trong những thứ không bình an. Điều đó có nghĩa là quý vị có thể sống trọn đầy trong thế giới này. Quý vị có thể sống trong thế giới mà không tạo ra vấn đề khó khổ gì. Phật đã sống trong thế gian này và có thể tìm thấy sự bình an thực sự của tâm ngay trong thế gian này. Là những người tu tập theo Giáo Pháp, quý vị cũng nên học cách làm được như vậy. Đừng để lạc lối hay dính theo những nhận thức (tưởng), coi mọi thứ là này là nọ, là như vầy như vậy. Đừng dính chấp, đừng dính theo hoặc coi trọng những nhận thức vẫn còn chưa rõ ràng và còn mù mờ. (Những nhận thức chỉ đơn thuần là những tâm-tưởng của cái 'ta' mà thôi, không phải là đúng chúng thực là). Hễ khi nào tâm bị quấy động, hãy điều tra và quán sát nguyên nhân. Khi ta không còn tạo ra sự khổ nào từ mọi sự, thì ta sẽ được thư thái bình an. Khi không còn thứ gì tạo nên sự động vọng trong tâm, ta luôn được bình tâm buông xả. Đó là, quý vị có thể tu tập một cách bình thường với một sự buông xả trong tâm nhờ sự có mặt của chánh niệm và sự tỉnh giác thường-trực. Quý vị duy trì một cảm nhận tự chủ và cân bằng. Nếu có thứ gì khởi sinh và có mặt trong tâm, quý vị lập tức bắt lấy nó để điều tra và quán xét một cách thấu đáo về nó. Nếu có trí tuệ minh sát ngay lúc đó, quý vị có thể soi chiếu vào vấn đề đó bằng sự khôn khéo và ngăn không cho nó tạo ra khổ trong tâm. Nếu lúc đó không có đủ trí tuệ minh sát để soi chiếu, quý vị cứ tạm buông bỏ vấn đề đó bằng cách tập trung vào thiền định (samatha) và không cho tâm dính vấn đề đó. Rồi lúc nào sau đó chắc chắn trí tuệ minh sát của quý vị sẽ đủ mạnh mẽ để soi chiếu vào vấn đề đó; bởi vì việc tu của quý vị là hướng tới đó: trước sau gì cũng phát triển một trí tuệ minh sát đủ mạnh để xuyên thấu mọi vấn đề vẫn còn là nguyên ngân gây ra khổ và dính chấp.
Ultimately, the mind has to make a great effort to struggle with and overcome the reactions stimulated by every kind of sense object and mental state that you experience. It must work hard with every single object that contacts it. All the six internal sense bases and their external objects converge on the mind. By focusing awareness on the mind alone, you gain understanding and insight into the eyes, ears, nose, tongue, body, mind and all their objects. The mind is there already, so the important thing is to investigate right at the center of the mind. The further you go investigating the mind itself, the clearer and more profound the insight that emerges. This is something I emphasize when teaching, because understanding this point is crucial to the practice. Normally, when you experience sense contact and receive impingement from different objects, the mind is just waiting to react with attraction or aversion. That is what happens with the unenlightened mind. It's ready to get caught into good moods because of one kind of stimulation or bad moods because of another kind.
Rốt cuộc rốt ráo, tâm phải nỗ lực để đấu tranh và vượt qua những phản ứng do kích thích của các đối tượng giác quan và những trạng thái tâm mà ta trải nghiệm. Tâm phải làm việc siêng năng với từng mỗi đối tượng mà nó tiếp xúc. Tất cả sáu cơ sở giác quan và các đối tượng bên ngoài của chúng đều hội tụ về trong tâm. Chỉ bằng cách hội-chiếu sự tỉnh giác vào trong tâm này, quý vị sẽ đạt tới sự hiểu biết và trí tuệ nhìn thấy rõ về mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm, và các đối tượng tâm đúng thực như chúng là. Tâm đã có sẵn ngay đó, nên điều quan trọng là phải biết điều tra quán sát ngay tâm-điểm của cái tâm. Càng điều tra quán sát về cái tâm, trí tuệ càng được rõ sáng, minh sát và thâm sâu. Đây là điều tôi nhấn mạnh khi chỉ dạy, bởi nếu hiểu được chỗ này là rất rất diệu dụng cho việc tu tập. Thói thường, khi ta trải nghiệm tiếp xúc giác quan và tiếp nhận tác động của các đối tượng khác nhau, tâm lập tức phản ứng này nọ với những đối tượng đó, nó luôn phản ứng thích hay không thích, tham hay sân. Đó là sự xảy ra trong cái tâm còn chưa giác ngộ. Tâm luôn chạy theo những trạng thái tốt và kháng cự những trạng thái tốt mỗi khi nó gặp những kích thích bên ngoài. Tất cả tâm của người phàm đều là vậy.
Here you examine the mind with firm and unwavering attention. As you experience different objects through the senses, you don't let it feed mental proliferation. You don't get caught into a lot of defiled thinking - you are already practising vipassanā and depending on insight wisdom to investigate all sense objects. The mode of vipassanā meditation is what develops wisdom. Training with the different objects of samatha meditation - whether it is the recitation of a word such as Buddho, Dhammo, Sangho or the practice of mindfulness with the breathing - results in the mind experiencing the calm and firmness of samādhi. In samatha meditation you focus awareness on a single object and let go of all others temporarily.
Còn ở đây, quý vị tập xem xét cái tâm với một sự chủ- tâm vững chắc và không lay chuyển. Khi quý vị trải nghiệm các đối đối tượng khác nhau thông qua chỗ các giác quan, quý vị đừng để cho tâm bị phóng tâm theo các đối tượng đó. Đừng để bị dính vào những ý nghĩ ô nhiễm – quý vị đang tu tập trí tuệ minh sát (vipassanā) và đang dựa vào trí minh sát khôn khéo đó để điều tra tất cả các đối tượng giác quan. Phương cách thiền minh sát (vipassanā) là để phát triển trí tuệ. Tu tập với những đối tượng/đề mục khác nhau của thiền định (samatha) – dù đề mục đó là một chữ như chữ Buddho [Đức Phật], chữ Dhammo [Giáo Pháp], chữ Sangho [Tăng đoàn], hoặc có thể tu tập sự chú tâm chánh-niệm vào đối tượng hơi-thở – tất cả đều để dẫn đến kết quả chung là tâm được đạt định, tức tâm được tĩnh lặng và vững chắc trong trạng thái định (samādhi). Trong thiền định, quý vị tập trung sự tỉnh giác vào một đối tượng duy-nhất và tạm thời buông bỏ tất cả mọi thứ khác.
Vipassanā meditation is similar because you use the reflection ''don't believe it'' as you make contact with sense objects. Practising vipassanā, you don't let any sense object delude you. You are aware of each object as soon as it converges in on the mind, whether it is experienced with the eyes, ears, nose, tongue, body or mind and you use this reflection ''don't believe it'' almost like a verbal meditation object to be repeated over and over again. Every object immediately becomes a source of insight. You use the mind that is firm in samādhi to investigate each object's impermanent nature. At each moment of sense contact you bring up the reflection: ''It's not certain'' or ''This is impermanent''. If you are caught in delusion and believe in the object experienced you suffer, because all these dhammas (phenomena) are nonself (anattā). If you attach to anything that is nonself and misperceive it as self, it automatically becomes a cause for pain and distress. This is because you attach to mistaken perceptions.
Còn tu tập thiền minh sát (vipassanā) thì cũng tương tự như cách đó, bởi người tu cũng dùng một sự quán-chiếu là "đừng tin nó" ngay khi người tu tiếp xúc với các đối tượng giác quan. Khi tu tập thiền minh sát, ta không để cho bất kỳ đối tượng giác quan nào che mờ ta hay dẫn lừa ta. Ta tỉnh- giác nhìn thấy từng đối tượng ngay khi nó hội tụ về trong tâm, dù đối tượng đó được trải nghiệm qua mắt, mũi, lưỡi, thân hay tâm; rồi ta quán chiếu ngay: "đừng tin nó"; chúng ta dùng câu này gần như là một đối tượng thiền vậy. Cứ lặp lại lặp lại câu đó, như một câu chú, câu niệm vậy. Khi có một đối tượng, lập tức nhắc mình: "đừng tin nó" để không bị nó che mờ hay dẫn lừa mình. Làm vậy thì mỗi đối tượngđều trở thành một nguồn trí tuệ minh sát của ta. Quý vị dùng cái tâm đã vững chắc trong trạng thái định (samādhi) để điều tra quán xét về bản chất vô-thường của từng mỗi đối tượng. Ngay mỗi giây khắc tiếp xúc giác quan, quý vị quán chiếu rằng: "Nó không chắc chắn", hoặc "Thứ này là vô thường". Nếu ta bị che mờ và bị dính theo đối tượng mình trải nghiệm thì điều đó sinh ra khổ, bởi vì tất cả mọi thứ (mọi hiện tượng, mọi pháp, dhammas) đều là vô ngã (anattā). Nếu ta cứ dính theo những thứ vô ngã và nhận lầm nó là cái 'ta', thì nó sẽ tự động trở thành nguyên nhân của khổ và phiền não. Điều này là do ta đã dính theo những nhận thức (tâm tưởng) sai lầm của mình.
Repeatedly examine the truth, over and over again until you understand clearly that all these sense objects lack any true self. They do not belong to any real self. Why, then, do you misunderstand and attach to them as being a self or belonging to a self? This is where you must put forth effort to keep reflecting on the truth. They aren't truly you. They don't belong to you. Why do you misunderstand them as being a self? None of these sense objects can be considered as you in any ultimate sense. So why do they delude you into seeing them as a self? In truth, there's no way it could possibly be like that. All sense objects are impermanent, so why do you see them as permanent? It's incredible how they delude you. The body is inherently unattractive, so how can you possibly attach to the view that it is something attractive? These ultimate truths - the unattractiveness of the body and the impermanence and lack of self in all formations - become obvious with investigation and finally you see that this thing we call the world is actually a delusion created out of these wrong views.
Phải liên tục và liên tục quán xét sự thật, lặp đi lặp lại cho đến ki quý vị hiểu rõ rằng tất cả mọi đối tượng giác quan đều không có một chủ thể, không có một cái ngã nào hết, chúng chẳng là 'ai' hay là 'cái gì' cả. Chúng không phụ thuộc về cái 'ta' nào cả. Vậy tại sao chúng ta cứ nhận chúng là cái 'ta' hay thuộc về cái 'ta'? Đây là chỗ quý vị cần phải nỗ lực suy xét quán chiếu sự-thật. Chúng không thực sự là 'ta'. Chúng không thuộc về ta. Tại sao chúng ta cứ nhận lầm chúng là cái 'ta'? Không có đối tượng giác quan nào có thể được coi là 'ta' cả, theo ý nghĩa rốt ráo tột cùng. Vậy tại sao chúng cứ che mờ ta, làm cho ta nhận lầm chúng là cái 'ta'. Về mặt sự thật không bao giờ là vậy. Tất cả những đối tượng giác quan là vô thường, vậy tại sao chúng ta coi chúng là thứ thường hằng? Chúng che mắt chúng ta, ta lừa dẫn chúng ta rất tài tình. Thân vốn ghớm ghiếc và không đẹp đẽ, vậy tại sao chúng ta cứ coi thân là đẹp đẽ và hấp dẫn? Đây là những sự thật rốt ráo rõ rệt: (i) sự không đẹp đẽ và ghớm ghiếc của thân, (ii) tính vô thường, và (iii) tính vô ngã bên trong tất cả mọi thứ tạo tác trên đời – những sự thật này đã quá rõ ràng, chúng ta đã điều tra, quán xét, và cuối cùng nhận ra những sự thật đó, chúng ta nhìn thấy cái mà chúng ta gọi là 'thế giới' thực chất thực ra là gì: thế giới thực ra chỉ là sự ngu mờ (vô minh) được tạo ra từ những cách nhìn sai lầm (tà kiến) mà thôi.
As you use insight meditation to investigate the three characteristics and penetrate the true nature of phenomena, it's not necessary to do anything special. There's no need to go to extremes. Don't make it difficult for yourself. Focus your awareness directly, as if you are sitting down receiving guests who are entering into a reception room. In your reception room there is only one chair, so the different guests that come into the room to meet you are unable to sit down because you are already sitting in the only chair available. If a visitor enters the room, you know who they are straight away. Even if two, three or many visitors come into the room together, you instantly know who they are because they have nowhere to sit down. You occupy the only seat available, so every single visitor who comes in is quite obvious to you and unable to stay for very long.
Quý vị chỉ cần dùng thiền minh sát để điều tra quán xét về ba đặc tính đó, để soi chiếu vào bản chất đích thực của các hiện tượng, không cần thiết phải làm cách gì đặc biệt. Không cần thiết phải đi về các cực đoan. Không cần phải làm khó bản thân mình. Chỉ cần tập trung sự tỉnh-giác một cách trực tiếp, cứ như ta đang ngồi và tiếp từng vị khách đang đi qua bàn tiếp tân. Nơi tiếp tân chỉ có một cái ghế, vì vậy vị khách tiếp theo không thể đến ngồi. Chỉ có những vị khách lần lượt đi vào, và ta nhận biết ngay từng vị khách đang bước vào. Dù có hai, ba, hay nhiều vị khác đang cùng đi vào, ta cũng lập tức biết ngay họ là những ai, bởi họ không ngồi lẫn lộn ở đâu cả. Ta đã chiếm cái ghế ngồi duy nhất, do vậy từng mỗi vị khách đi vào ta nhìn thấy rõ ràng, và họ không thể ở đó lâu được, mà phải đi vào bên trong vì ngay chỗ tiếp tân không có ghế nào khác để họ ngồi.
You can observe all the visitors at your ease because they don't have anywhere to sit down. You fix awareness on investigating the three characteristics of impermanence, suffering and nonself and hold your attention on this contemplation not sending it anywhere else. Insight into the transient, unsatisfactory and selfless nature of all phenomena steadily grows clearer and more comprehensive. Your understanding grows more profound. Such clarity of insight leads to a peace that penetrates deeper into your heart than any you might experience from the practice of tranquility (samatha) meditation. It is the clarity and completeness of this insight into the way things are that has a purifying effect on the mind. Wisdom arising as a result of deep and crystal clear insight acts as the agent of purification.
Ta có thể quan sát lần lượt các vị khách, vì họ chỉ đi vào và đi qua ta chứ không có ghế để ngồi đứng lẫn lộn. Tương tự, quý vị hãy cố định sự tỉnh-giác vào việc quán xét ba đặc tính vô thường, khổ, và vô ngã, và duy trì sự chú tâm vào sự quán xét này, không để sự chú tâm đi lạc chỗ khác. Cái trí tuệ nhìn thấy rõ bản chất luôn biến-đổi, bất-toại- nguyện, và vô-chủ-thể [vô thường, khổ, vô ngã] của tất cả mọi hiện tượng sẽ dần dần rõ ràng hơn, minh bạch hơn và toàn diện hơn. Sự hiểu biết của quý vị sẽ thâm sâu hơn. Sự rõ sáng đó của trí tuệ dẫn đến loại bình an thấm nhuần sâu sắc hơn trong trái tim quý vị, nó sâu sắc hơn cả loại bình an mà quý vị có thể có được trong trạng thái thiền định (samatha). Chính sự rõ-sáng và sự đầy-đủ của trí tuệ minh sát này khi soi chiếu vào bản chất của tất cả mọi sự sẽ có một tác động thanh-lọc lên cái tâm. Trí tuệ khởi sinh là kết quả của sự minh sát thâm sâu và rõ sáng như pha lê, chính sự minh sát đó là nhân tố làm thanh-lọc cái tâm.
Through repeated examination and contemplation of the truth over time, your views change and what you once mistakenly perceived as attractive gradually loses its appeal as the truth of its unattractive nature becomes apparent. You investigate phenomena to see if they are really permanent or of a transient nature. At first you simply recite to yourself the teaching that all conditions are impermanent, but after time you actually see the truth clearly from your investigation. The truth is waiting to be found right at the point of investigation. This is the seat where you wait to receive visitors. There is nowhere else you could go to develop insight. You must remain seated on this one spot - the only chair in the room. As visitors enter your reception room, it is easy to observe their appearance and the way they behave, because they are unable to sit down; inevitably you get to know all about them. In other words you arrive at a clear and distinct understanding of the impermanent, unsatisfactory and selfless nature of all these phenomena and this insight has become so indisputable and firm in your mind, that it puts an end to any remaining uncertainty about the true nature of things. You know for certain that there is no other possible way of viewing experience. This is realization of the Dhamma at the most profound level. Ultimately, your meditation involves sustaining the knowing, followed by continuous letting go as you experience sense objects through the eyes, ears, nose, tongue, body and mind. It involves just this much and there is no need to make anything more out of it.
Nhờ việc liên tục quán sát và quán xét về sự thật, qua thời gian những cách nhìn của quý vị thay đổi, và những gì trước kia mình nhận lầm là 'hấp dẫn, đẹp đẽ' đã chuyển thành sự thật "không hấp dẫn và ghớm ghiếc"; tính không hấp dẫn và ghớm ghiếc của thân lúc này đã được nhìn thấy rõ ràng. Quý vị cứ điều tra mọi thứ để coi chúng có thiệt là thường hằng hay là luôn luôn biến đổi. Trước hết, cứ nghi nhận và tâm niệm giáo lý: "tất cả mọi thứ đều vô thường", nhưng sau đó quý vị sẽ tự mình nhận thấy điều đó từ chính sự điều tra quán xét của mình. Đây chính là chỗ-ngồi quý vị ngồi để tiếp nhận và quan sát những vị khách đến. Đâu còn chỗ nào khác để tu tập cái trí tuệ minh sát. Quý vị phải ngồi trụ ngay cái chỗ này – đó là cái ghế-ngồi duy nhất trong phòng. Khi những vị khách tiến vào phòng tiếp tân, quý vị dễ dàng quan sát sự có mặt và những hành vi của họ, bởi họ không thể ngồi xuống đâu hết; cuối cùng quý vị ngồi một chỗ nhìn thấy tất cả mọi người đến đi. Nói cách khác, quý vị đi tới hiểu biết rõ ràng và minh bạch về bản tính "vô thường, khổ, và vô ngã" của tất cả mọi hiện tượng đến đi, và sự minh sát này thực sự không thể chối cãi được và thực sự rất vững chắc trong tâm quý vị; đây là lúc chấm dứt tất cả mọi sự nghi ngờ, chấm dứt mọi sự không chắc chắn về bản chất đích thực của mọi thứ trên đời. Quý vị cũng biết chắc rằng không có cách nào khác để quý vị có thể nhìn thấy sự trải nghiệm. Đây là sự chứng ngộ Giáo Pháp ở mức độ thâm sâu nhất. Rốt cuộc, sự thiền của chúng ta có nghĩa là "duy-trì cái sự-biết", theo sau đó là sự "buông-bỏ liên tục" mỗi khi ta trải nghiệm những đối tượng giác quan thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Việc thiền tập chỉ liên quan đến hai việc chính như vậy mà thôi, và không cần phải làm gì khác đâu, không cần phải thiền kiểu gì khác đâu.
The important thing is to repeatedly put effort into developing insight through investigation of the three characteristics. Everything can become a cause for wisdom to arise, and that is what completely destroys all forms of defilement and attachment. This is the fruit of vipassanā meditation. But don't assume that everything you do is coming from insight. Sometimes you still do things following your own desires. If you are still practising following your desires then you will only put effort in on the days when you are feeling energetic and inspired, and you won't do any meditation on the days when you are feeling lazy. That's called practising under the influence of the defilements. It means you don't have any real power over your mind and just follow your desires.
Điều quan trọng là phải luôn nỗ lực tu để phát triển cái trí tuệ minh sát bằng cách điều tra suy xét về ba đặc tính đó. (Lý tu chỗ này là vậy!). Mọi thứ đều có thể trở thành nhân giúp khởi sinh trí tuệ, và trí tuệ minh sát đó có thể tiêu diệt hoàn toàn mọi dạng ô nhiễm và dính chấp. (Mục tiêu tu chỗ này là vậy!). Đó là kết quả của việc tu tuệ minh sát (vipassanā). Nhưng quý vị đừng nên cho rằng mọi thứ đều phát sinh từ trí tuệ minh sát. Nhiều lúc chúng ta vẫn đang làm những thứ theo tham dục của mình. Nếu quý vị thiền tập theo những tham muốn của mình thì quý vị sẽ chỉ tu tập vào những ngày mình thấy hứng thấy khỏe, còn những ngày không thấy hứng không thấy khỏe thì quý vị không muốn tu, chỉ muốn nằm lỳ ra đó. Điều đó được gọi là tu theo tác động của những ô nhiễm. Điều đó có nghĩa là quý vị không thực có năng-lực tu trong tâm mà chỉ tu tùy theo ý muốn của mình.
When your mind is in line with the Dhamma, there is no one who is diligent and there is no one who is lazy. It's a matter of how the mind is conditioned. The practice of insight keeps flowing automatically without laziness or diligence. It's a state that is self-sustaining fuelled by its own energy. Once the mind has these characteristics, it means you no longer have to be the doer in the practice. You could say that it's as if you have finished all the work you have been doing and the only thing left is for you to leave things to themselves and watch over the mind. You don't have to be someone who is doing something anymore. There is still mental activity occurring - you experience pleasant and unpleasant sense contact according to your kammic accumulations - but you see it as ''just that much'' and are letting go of attachment to the sense of self the whole time.
Khi tâm đã bắt kịp Giáo Pháp thì lúc đó không còn người siêng, người biếng nữa. Lười hay siêng chỉ là cách tâm bị tạo tác. Việc tu tuệ minh sát sẽ luôn trôi chảy một cách tự động chứ không phải do siêng hay lười. Đó là một trạng thái tự duy trì của tâm nhờ chính năng lượng của nó. Khi tâm đã hiểu rõ ba đặc tính đó, có nghĩa là ta không cần phải là cái 'người làm' cái việc thiền tập đó nữa. Quý vị có thể nói rằng: ta giống như đã hoàn thành mọi việc và việc duy nhất còn lại là ta cứ để yên cho mọi thứ diễn ra như chúng là, và ta chỉ ngồi quan sát cái tâm của mình. Lúc này ta không cần phải là cái 'người làm' đang làm này làm nọ gì nữa. Lúc này vẫn còn hoạt động của tâm đang diễn ra—tức quý vị vẫn còn trải nghiệm những tiếp xúc dễ chịu và khó chịu từ các giác quan theo nguyên lý tích lũy nghiệp của mình—nhưng quý vị chỉ ngồi nhìn nó "chỉ là vậy thôi" và buông bỏ hoàn toàn sự dính chấp [cảm nhận, ý tưởng] về một cái 'ta'.
At this point, you aren't creating a self and so you aren't creating any suffering. All the sense objects and moods you experience ultimately have exactly the same value in the mind. Whatever mental or physical phenomena you examine appear the same as everything else, bearing the same inherent qualities. All phenomena become one and the same. Your wisdom has to develop that far for all uncertainty to come to an end in the mind.
Đến lúc này quý vị không còn tạo tác một cái 'ta' nào nữa, và do vậy không tạo ra sự khổ nào. Tất cả những đối tượng giác quan và những trạng thái quý vị trải nghiệm cuối cùng chỉ là những thứ như nhau trong cái tâm. Tất cả mọi hiện tượng thuộc thân và thuộc tâm mà quý vị quan sát đều có cùng bản chất như mọi thứ khác, cùng có những bản chất cố hữu—[Vô thường, khổ, và vô ngã]. Tất cả mọi thứ mọi sự đều trở nên như một và như nhau. Trí tuệ của quý vị cần phải phát triển đến mức đó thì mọi sự nghi ngờ mới chấm dứt trong tâm.
When you first start meditating, it seems like all you know how to do is to doubt and speculate about things. The mind is always wavering and vacillating. You spend the whole time caught in agitated thinking and proliferating about things. You have doubts about every last thing. Why? It stems from impatience. You want to know all the answers and fast. You want to have insight quickly, without having to do anything. You want to know the truth of the way things are, but that wanting is so strong in the mind that it is more powerful than the insight you desire. For that reason the practice has to develop in stages. You must go one step at a time. In the first place you need to put forth persistent effort. You also need the continuous support of your past good actions and development of the ten spiritual perfections (pāramī).
Khi quý vị bắt đầu thiền tập, hình như tất cả đều chỉ lo nghi ngờ và đoán này đoán nọ về mọi thứ. Tâm luôn dao động và động vọng. Quý vị ngồi cả ngày cứ bị kích hoạt, bị dính tâm hoặc phóng tâm theo ý này ý nọ. Quý vị luôn có những nghi ngờ vào những lúc kết thúc thiền tập. Tại sao vậy? Đó là do sự không kiên nhẫn. Quý vị cứ muốn thấy tất cả mọi câu trả lời càng nhanh càng tốt. Quý vị muốn có trí tuệ minh sát nhanh chóng mà không cần phải tu tập gì nhiều. Quý vị muốn biết sự thật bản chất của mọi thứ của thế gian, nhưng sự muốn đó quá mạnh nên cái tham muốn đó lấn át cả cái trí tuệ. Vì lẽ đó, việc tu phải tu tiến theo từng bước. Mỗi lần một bước, mỗi giai đoạn một bước. Đầu tiên quý vị phải bỏ ra nhiều nỗ lực kiên trì. Quý vị cũng cần phải có trợ lực từ những thiện nghiệp trong quá khứ và từ sự phát triển mười phẩm hạnh hoàn thiện (tức mười ba-la-mật, pāramī) trong quá khứ.
Keep summoning up effort in training the mind. Don't get caught into desiring quick results; that just leads you to disappointment and frustration when the insights are slow to come. Thinking like that won't help you. Is it correct to expect to suddenly experience some kind of permanent state where you are experiencing no pleasure or pain at all? It doesn't matter what the mind throws up at you. At that time when you do get overwhelmed by pleasure and pain stimulated by contact between the mind and different sense objects, you don't have any idea what level your practice has reached. But within a short space of time such moods lose power over the mind. Actually, such impingement can be of benefit, because it reminds you to examine your own experience. You get to know what reactions all the sense objects, thoughts and perceptions you experience bring up in the mind. You know, both in the cases when they lead the mind towards agitation and suffering, and when they hardly stir the mind at all. Some meditators just want to have insight into the way the mind is affected by pleasant objects; they only want to investigate the good moods. But that way they never gain true insight. They don't become very smart. Really, you must also examine what happens when you experience unpleasant sense impingement. You have to know what that does to the mind. In the end, that's the way you have to train yourself.
Dồn nỗ lực để tu tập cái tâm. Đừng dính vào ý muốn mau chứng đắc; điều đó chỉ dắt quý vị đến mau thất vọng và mau chán trong khi trí tuệ thì đến chậm hơn. Giục tốc bất đạt. Đâu phải chỉ trong phút chốc ta chứng được một loại trạng thái vĩnh hằng không còn sướng khổ, đúng không? Đừng để ý tâm kỳ vọng điều gì. Ngay lúc quý vị trải nghiệm sướng và khổ do tâm tiếp xúc với các đối tượng giác quan, quý vị vẫn đâu biết mình tu tập được tới đâu rồi. Nhưng chỉ trong phút chốc, những trạng thái sướng khổ đó cũng biến mất trong tâm. Thực ra, sự tiếp xúc đó có thể rất có ích, bởi nó nhắc nhở quý vị luôn xem xét trải nghiệm của mình. Quý vị cần phải biết những phản ứng nào xảy ra trong tâm khi mình trải nghiệm những đối tượng giác quan, trải nghiệm những ý nghĩ và những nhận thức. Quý vị nhận thức rõ cả hai trường hợp: có khi chúng kích động và tạo khổ trong tâm, và có khi chúng chẳng thể nào động đến cái tâm. Một số người thiền chỉ muốn có trí tuệ nhìn vào cách tâm bị những đối tượng dễ chịu tác động; họ chỉ muốn điều tra quán xét những trạng thái dễ chịu. Nhưng cách đó chẳng bao giờ đạt đến trí tuệ thực thụ. Cách đó không phải khôn ngoan. Thực ra, quý vị cần nên quán xét điều gì xảy đến ngay khi mình trải nghiệm những tiếp xúc khó chịu. Quý vị cần biết các trải nghiệm đó tác động lên tâm ra sao. Rốt cuộc, đó mới là cách tu tập cái tâm.
It is also important to understand that when it comes to the practice itself, you don't need to seek out the past experiences and accumulated memories available from external sources, because it's your own experience that counts. The only way to really put an end to your doubts and speculation is through practising until you reach the point where you see the results clearly for yourself. This is the most important thing of all. Learning from different teachers is an essential preliminary to practice. It is a valuable support as you move from hearing the teachings to learning from your own experience. You have to contemplate the teachings you receive in light of your own practice until you gain your own understanding. If you already possess some spiritual qualities and virtue accumulated from the past, practice is more straightforward. When other people give you advice, generally it can save you time, by avoiding mistakes and helping you go directly to the heart of practice. If you try practising alone without any guidance from others, the path you follow will be a slower one with more detours. If you try to discover the correct way to practise all by yourself, you tend to waste time and end up going the long way round. That's the truth of it. In the end, the practice of Dhamma itself is the surest way to make all the doubting and wavering wither away and vanish. As you keep enduring and training yourself to go against the grain of your defilements the doubts will just shrivel up and die.
Điều quan trọng nữa là: khi trải nghiệm nào xảy đến thì tu tập nó, quý vị không cần phải đi tìm những trải nghiệm quá khứ và những ký ức tích góp từ bên ngoài, bởi chính trải nghiệm của mình mới là quan trọng. Cách duy nhất để thực sự chấm dứt những nghi ngờ và phỏng đoán là phải tu tập và tu tập đến lúc tự mình có thể nhìn thấy kết quả một cách rõ ràng cho chính mình. Đây là điều quan trọng nhất trong tất cả mọi điều. Học từ các sư thầy là bước căn bản cần có ban đầu để bắt đầu tu tập. Đây là sự trợ giúp quý giá để cho mình chuyển từ việc lắng nghe sang việc tự mình tu tập và trải nghiệm. Quý vị phải xem xét những giáo lý mà mình đã nghe; xem xét bằng cách nào?, bằng cách tự mình tu tập cho đến khi mình đạt đến sự thấy biết rằng giáo lý đó là đúng. Tự mình tu và thấy biết chứ không phải chỉ nghe và tin ngay một giáo lý nào là đúng hay là sai. Nếu quý vị đã có sẵn một số phẩm hạnh tâm linh và đức hạnh trong quá khứ thì việc tu tập càng dễ thẳng đường tấn tới. Khi có ai khuyên dạy điều gì, điều đó có thể tiết kiệm thời gian của bạn, vì nó có thể giúp bạn tránh được những lỗi lầm, và giúp bạn đi thẳng vào cốt lõi của việc tu tập. Nếu quý Phật tử chỉ muốn tu một mình, không cần ai chỉ dẫn, thì con đường của quý vị sẽ chậm hơn vì phải đi cong đi quẹo nhiều lần. Nếu quý vị cố tự một mình tìm ra cách tu đúng đắn cho mình, thì có lẽ quý vị đang lãng phí rất nhiều thời gian, và kết cuộc sẽ đi một đường vòng vo dài hơn rất nhiều. Điều đó là sự thật. Rốt cuộc, chỉ có việc tu tập theo Giáo Pháp là cách chắc chắn nhất để làm cho tất cả mọi nghi ngờ và dao động trong tâm từ từ phai biến. Khi quý vị biết chịu khó chịu cực và biết huấn luyện cái tâm đi ngược lại với những thói tâm ô nhiễm của nó, thì những nghi ngờ sẽ từ từ héo tàn và khô rụng.
If you think about it, you have already gained much from your efforts in the practice. You have made progress, but it's still not enough to make you feel completely satisfied. If you look carefully and reflect on your life, you can see just how much of the world you have experienced through your mind from the time you were born, through your youth until the present. In the past you weren't training yourself in virtue, concentration and wisdom, and it's easy to see just how far the defilements took you. When you look back on all that you have experienced through the senses it becomes obvious that you have been experiencing the truth about the way things are on countless occasions. As you contemplate the things that have happened in your life, it helps lighten the mind as you see that the defilements don't cover it over quite so thickly as before.
Nếu quý vị biết nghĩ về lý tu chỗ này, thì có lẽ quý vị đã đạt được nhiều kết quả từ nỗ lực tu tập bấy lâu nay của mình. Quý vị cũng đã tu tiến ít nhiều, nhưng chưa đủ nhiều để quý vị cảm thấy hài lòng trọn đầy. Nếu quý vị nhìn kỹ và suy xét về cuộc đời của mình, quý vị có thể thấy mình đã nếm trải trong tâm vô số bao nhiêu thứ về cái thế giới này, từ lúc sinh ra, lớn lên, cho đến bây giờ. Trước kia, quý vị đâu hề biết tu tập giới, định, tuệ là gì, và do đó quý vị quá dễ bị dính vào vô số ô nhiễm. Khi quý vị nhìn lại tất cả mọi thứ mình đã trải nghiệm thông qua các giác quan, quý vị thấy rằng rõ ràng mình đã luôn trải nghiệm đường lối sự thật của mọi thứ mọi sự diễn ra trong vô vàn lần. Khi quý vị quán xét lại những thứ đã xảy ra trong đời mình, bây giờ nhìn thấy những ô nhiễm, quý vị không để cho nó dày đặc trong tâm như trước nữa, và nhờ đó quý vị có thể khai sáng thanh lọc cái tâm mình.
From time to time you need to encourage yourself in this way. It takes away some of the heaviness. However, it's not wise to only give yourself praise and encouragement. In training the mind, you have to criticize yourself every now and then. Sometimes you have to force yourself to do things you don't want to do, but you can't push the mind to its limits all the time. As you train yourself in meditation it is normal that the body, which is a conditioned phenomenon, is subject to stress, pain and all sorts of different problems as conditions affect it. It's just normal for the body to be like that. The more you train yourself in sitting meditation, the more skilled at it you become and naturally you can sit for longer periods. At first you might only be able to manage five minutes before you have to get up. But as you practise more, the length of time you can sit comfortably increases from ten to twenty minutes to half an hour, until in the end you can sit for a whole hour without having to get up. Then other people look at you and praise you for being able to sit so long, but at the same time, you might feel within yourself, that you still can't sit for very long at all. This is the way the desire for results can affect you in the course of meditation.
Trong mọi lúc mọi nơi, quý vị phải luôn khuyến khích bản thân mình làm theo cách như vậy. Điều đó làm bớt đi gánh nặng. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ biết khen ngợi và khích lệ bản thân mình. Trong việc huấn luyện cái tâm, chúng ta còn phải biết phê phán bản thân mình trong những lúc cần phải làm vậy. Đôi lúc chúng ta phải thúc ép bản thân làm những việc mình không muốn làm, nhưng không phải lúc nào ta cũng thúc ép được cái tâm đi quá mức của nó. Khi huấn luyện bản thân trong thiền tập, thân thường bị căng thẳng, đau nhức và đủ thứ khó khổ; đó là điều bình thường bởi thân là thứ hữu vi luôn bị này bị nọ theo các điều kiện tác động lên nó. Thân bị đau nhức này nọ là chuyện bình thường. Nhưng nếu chúng ta chịu khó tập luyện thì chúng ta sẽ càng trở nên thành thục hơn và dần dần có thể ngồi thiền được lâu hơn. Ban đầu quý vị có thể chỉ ngồi được năm phút. Nhưng nếu tập luyện nhiều hơn, quý vị có thể ngồi được mười phút, rồi hai mươi phút, cho đến nửa tiếng. Cuối cùng quý vị có thể ngồi thiền dễ dàng suốt một tiếng. Rồi người ta thấy vậy nên khen quý vị ngồi thiền được lâu; nhưng lúc đó quý vị lại cảm thấy mình vẫn chưa ngồi thiền được rất lâu. Đây là chỗ dính danh, đây là sự ngồi thiền được lâu chỉ là do sự tham muốn ngồi được lâu. Cho nên hãy tập luyện thân ngồi thiền được lâu một cách tự nhiên, đừng cố tập luyện chỉ vì muốn kết quả là 'ta ngồi được lâu hơn người khác'.
Another important aspect of the training is to sustain the practice of mindfulness evenly in all the four postures of standing, walking, sitting and lying down. Be careful not to misunderstand that you are only really practising when sitting in the formal meditation posture. Don't see it as the only posture for cultivating mindfulness. That's a mistake. It's quite possible that calm and insight might not even arise during the course of formal sitting meditation. It's only feasible to sit for so many hours and minutes in one day - but you have to train yourself in mindfulness constantly as you change from posture to posture, developing a continuous awareness. Whenever you lose awareness, reestablish it as soon as possible to try and keep as much continuity as you can. This is the way to make fast progress. Insight comes quickly. It's the way to become wise. That means wise in understanding sense objects and how they affect the mind. You use this wisdom to know your moods and to train the mind in letting go. This is how you should understand the way to cultivate the mind. Even as you lie down to sleep, you have to fix attention on the in- and out-breaths until the moment you fall asleep and continue on as soon as you wake up. That way there is only a short period when you are in deep sleep that you are not practising awareness. You have to throw all your energy into training yourself.
Một khía cạnh quan trọng khác là phải duy trì việc tu tập sự chánh-niệm một cách đồng đều trong mọi tư thế của thân, tức là phải duy trì sự tu chánh-niệm trong tất cả bốn tư thế: đứng, đi, ngồi, nằm. Không phải chỉ khi ngồi trên chiếu thiền mới ta tập luyện sự chánh-niệm, đừng hiểu lầm như vậy. Đừng coi chỉ có tư thế ngồi mới là tư thế tu tập sự chánh niệm. Nghĩ vậy là sai. Đâu phải định và tuệ chỉ khởi sinh trong giờ ngồi thiền chính thức. Quý vị có thể ngồi thiền nhiều giờ trong một ngày, điều đó không sao—nhưng quý vị phải tập luyện sự chánh-niệm một cách liên-tục trong mọi tư thế, phải tu tập sự tỉnh-giác liên-tục và không-gián-đoạn. Khi nào mất sự tỉnh giác hãy thiết lập lại ngay và cố giữ sự liên tục sự có mặt của nó. Đây là cách tu để tiến nhanh. Trí tuệ sẽ đến nhanh. Đó là cách để quý vị trở nên có trí tuệ. Đó là trí khôn để hiể biết được những đối tượng giác quan và cách chúng tác động vào cái tâm. Quý vị dùng trí khôn này để hiểu biết những trạng thái của mình và huấn luyện tâm biết cách buông bỏ. Đây chính là cách quý vị cần hiểu về cách huấn luyện cái tâm. Phải có cách hiểu như vậy. Ngay cả khi nằm xuống để ngủ, quý vị liền cố định sự chú tâm vào hơi thở vào-ra cho đến khi quý vị ngủ đi, và tiếp tục cố định sự chú tâm vào hơi thở vào-ra ngay sau khi ngủ dạy. Như vậy chỉ có một quãng thời gian ngắn lúc quý vị ngủ rất sâu là quý vị không có ý thức tỉnh giác mà thôi. Còn những lúc còn lại trong một ngày, quý vị luôn luôn có tỉnh giác và tu tập sự tỉnh giác. Quý vị phải dồn hết năng lượng vào việc tu tập sự tỉnh-giác và chánh- niệm như vậy.
Once you have developed awareness, the longer you train yourself, the more wakefulness the mind experiences until you reach a point where you don't seem to sleep at all. Only the body sleeps, the mind remains aware. The mind remains awake and vigilant even as the body sleeps. You remain with the knowing throughout. As soon as you awake, mindfulness is right there from the first moment as the mind leaves the sleeping state and immediately takes hold of a fresh object. You are attentive and watchful. Sleeping is really a function of the body. It involves resting the body. The body takes the rest it needs, but there is still the knowing present, watching over the mind. Awareness is sustained both throughout the day and night.
Khi đã tu tập sự tỉnh giác, càng tu tập nhiều, tâm càng tỉnh thức, cho đến một lúc quý vị sẽ đạt đến mức quý vị dường như không còn ngủ nữa. Chỉ có thân ngủ nghỉ, còn tâm thì vẫn luôn tỉnh thức và tỉnh giác ngay cả khi thân đang ngủ nghỉ. Lúc đó quý vị duy trì cái sự-biết xuyên mọi lúc mọi nơi. Ngay khi thức dậy, sự chánh-niệm có mặt ngay ở đó từ lúc tâm rời khỏi trạng thái ngủ và lập tức nắm bắt một đối tượng mới đầu tiên trong ngày. Quý vị luôn có chú tâm và quan sát. Ngủ là một chức năng của thân. Nó giúp thân nghỉ ngơi. Thân cần phải nghỉ ngơi, nhưng vẫn luôn có mặt cái sự-biết quán sát cái tâm. Sự tỉnh-giác đó được duy trì xuyên suốt ngày và đêm.
So, even though you lie down and go to sleep, it's as if the mind doesn't sleep. But you don't feel tired out and hungry for more sleep. You remain alert and attentive. It's for this reason that you hardly dream at all when you are practising in earnest. If you do dream, it is in the form of a supina nimitta - an unusually clear and vivid dream that holds some special significance. Generally, however, you experience very few dreams. As you watch over the mind it's as if there are no causes left for the mental proliferation that fuels dreams. You remain in a state where you aren't caught in delusion. You sustain mindfulness, with awareness present deep inside the mind. The mind is in a state of wakefulness, being sharp and responsive. The presence of unbroken mindfulness makes the mind's ability to investigate smooth and effortless and keeps it abreast of whatever is arising from moment to moment.
Do vậy, ngay cả khi quý vị nằm xuống và ngủ đi, dường như tâm không đi ngủ. Nhưng ta không cảm thấy mệt mỏi và thèm ngủ. Ta vẫn luôn tỉnh thức và chú tâm. Đó chính là lý do quý vị khó mà nằm mơ nằm mộng gì trong thời gian tu tập nhiệt thành như vậy. Nếu có mơ thì đó có thể là dạng mộng-ảnh (supina nimitta) – đó là một sự mơ ảnh rõ rệt và sống động mang một ý nghĩa đặc biệt nào đó. Tuy nhiên, thường thì quí vị không mơ không mộng gì trong giai đoạn tu tiến này. Khi quý vị quan sát cái tâm, dường như ở nó không còn nguyên nhân gì để sự phóng tâm có thể bơm năng lượng vào giấc mơ nữa. Lúc đó quý vị vẫn ở nguyên trạng thái quý vị không bị ngu mờ. Quý vị duy trì sự chánh niệm, với sự tỉnh giác có mặt sâu bên trong tâm. Tâm là một trạng thái tỉnh thức, nó rất sắc xảo và nhạy bén. Sự có mặt của sự chánh-niệm-không-gián-đoạn giúp tâm có được năng- lực điều tra suy xét một cách êm xuôi và dễ dàng, và giúp giữ cho tâm luôn luôn có mặt trước-ngay-khi bất cứ thứ gì khởi sinh trong từng mỗi giây khắc.
You have to cultivate the mind until it's totally fluent and skilled in keeping mindfulness and investigating phenomena. Whenever the mind reaches a state of calm, train it in examining your own body and those of other people until you have deep enough insight to see the common characteristics. Pursue the investigation to the point where you see all bodies as having the same essential nature and having come from the same material elements. You must keep observing and contemplating. Before you go to sleep at night, use awareness to sweep over the entire body and repeat the contemplation when you first wake up in the morning. This way you won't have to experience nightmares, talk in your sleep or get caught up in a lot of dreaming. You sleep and wake up peacefully without anything bothering you. You sustain the state of knowing both in your sleep and as you wake up. When you wake up with mindfulness, the mind is bright, clear and unbothered by sleepiness. As you awaken the mind is radiant, being free from dullness and moods conditioned by the defilements.
Chúng ta phải tu tập cái tâm cho đến khi nó hoàn toàn thuần thục và thiện khéo trong việc duy trì chánh-niệm và trong việc điều tra quán xét các hiện tượng. Khi nào tâm đạt đến một trạng thái tĩnh lặng, ta huấn luyện nó quán xét về cái thân này của ta và của người khác, quán xét cho đến lúc ta có được sự hiểu biết nhìn thấy những đặc tính chung của mọi thân. Theo đuổi sự điều tra đó cho đến lúc quý vị nhìn thấy tất cả mọi thân xác đều có bản chất như nhau và cùng có những yếu tố vật chất như nhau. Quý vị tiếp tục quan sát và quán xét. Buổi tối trước lúc ngủ, quý vị dùng sự tỉnh giác quét hết toàn bộ thân này và tiếp tục sự quán sát như vậy khi mình vừa thức dậy sáng hôm sau. Tu cách này thì quý vị chẳng bao giờ gặp ác mộng khi ngủ, không bị nói mớ hay mơ mộng lung tung. Quý vị ngủ và thức dậy một cách bình an, không có điều gì quấy rầy quý vị. Quý vị duy trì trạng thái "biết" trong khi đang ngủ và đang thức. Khi thức dậy với sự chánh niệm, tâm sáng sủa minh mẫn, nó không bị tác động của sự ngủ. Ngay khi tỉnh giác, tâm rõ sáng, nó không bị ngu mờ đờ đẫn và không bị trong các trạng thái do ô nhiễm tạo tác.
Here I have been giving details of the development of the mind in the course of practice. Normally, you wouldn't think it possible that the mind could actually be peaceful during the time you are asleep, when you first wake up or in other situations where you would expect mindfulness to be weak. For instance, you might be sitting down soaking wet having just walked through a heavy rainstorm, but because you have cultivated samādhi and learnt to contemplate, the mind remains untouched by defiled moods and is still able to experience peace and clarity of insight, just as I have been describing.
Bữa nay tôi đã đưa ra những chi tiết về việc tu dưỡng cái tâm theo tiến trình tu tập. [Thông thường, quý vị không cho rằng tâm thực sự bình an trong lúc ngủ, trong lúc mới vừa thức dậy, hoặc trong những lúc khác nếu quý vị còn cho rằng sự chánh niệm của mình vẫn còn yếu kém]. Chẳng hạn, có thể quý vị ngồi ướt sũng sau khi dính mưa bão, nhưng vì đã tu được định (samādhi) và đã học được cách quán sát nên tâm không còn bị tác động bởi những trạng thái ô nhiễm, và nó vẫn có thể trải nghiệm sự bình-an và sự rõ-sáng của trí tuệ minh sát, giống như tôi đã mô tả từ nảy đến giờ.
The last teaching the Buddha gave to the community of monks was an exhortation not to get caught in heedlessness. He said that heedlessness is the way that leads to death. Please understand this and take it to heart as fully and sincerely as you can. Train yourself to think with wisdom. Use wisdom to guide your speech. Whatever you do, use wisdom as your guide.
Lời dạy cuối cùng của Đức Phật là khuyên các Tỳ kheo đừng xao lãng, đừng để tâm bị xao lãng (đừng thất niệm, đừng thiếu tỉnh giác). Phật nói sự không-chú-tâm (tức thiếu chánh niệm) là đường dẫn đến chỗ chết, (như trong kinh Pháp Cú). Mong quý vị hãy ghi nhớ điều này trong tim một cách đong đầy và chân thực hết mình. Huấn luyện bản thân biết nghĩ suy bằng trí tuệ khôn khéo. Dùng trí tuệ để dẫn dắt lời ăn tiếng nói. Dù làm điều gì, hãy lấy trí tuệ dẫn dắt mình làm. Ba nghiệp đều nên làm với sự hiểu biết.
Chương 37
LEARNING TO LISTEN - HỌC CÁCH LẮNG NGHE
During an informal gathering at his residence one evening, the Master said, ''When you listen to the Dhamma, you must open up your heart and compose yourself in its centre. Don't try and accumulate what you hear, or make painstaking efforts to retain it through your memory. Just let the Dhamma flow into your heart as it reveals itself, and keep yourself continuously open to the flow in the present moment. What is ready to be retained will remain. It will happen of its own accord, not through forced effort on your part.
Trong một lần gặp không chính thức vào một buổi chiều tại nơi ở của thiền sư Ajahn Chah, thầy nói rằng: "Khi bạn lắng nghe Giáo Pháp, bạn phải mở rộng trái tim và hòa mình vào giữa trái tim. Đừng cố nghe chỉ để thu thập những điều mình nghe được hoặc cố khắc ghi nó vào trong trí nhớ. Cứ để Giáo Pháp chảy vào trong tim bạn khi nó tự phơi bày, và bạn chỉ cần tiếp tục mở rộng trái tim để đón nhận dòng chảy đó ngay trong giây phút hiện tại. Giáo Pháp tự hiển hiện theo đường lối của nó, chứ không phải nhờ vào nỗ lực cố nghe, cố nhớ của phía người nghe.
Similarly, when you expound the Dhamma, there must be no force involved. The Dhamma must flow spontaneously from the present moment according to circumstances. You know, it's strange, but sometimes people come to me and really show no apparent desire to hear the Dhamma, but there it is - it just happens. The Dhamma comes flowing out with no effort whatsoever. Then at other times, people seem to be quite keen to listen. They even formally ask for a discourse, and then, nothing! It just won't happen. What can you do? I don't know why it is, but I know that things happen in this way. It's as though people have different levels of receptivity, and when you are there at the same level, things just happen.
"Tương tự vậy, khi bạn giảng giải về Giáo Pháp, bạn cũng không cần dùng sự cố gắng nỗ lực. Giáo Pháp sẽ tự nó trôi chảy từ giây phút hiện tại theo những hoàn cảnh lúc đó. Kể cũng lạ, như tôi biết có nhiều người đến gặp tôi không phải để nghe giảng về Giáo Pháp, nhưng Giáo Pháp lại có mặt. Tự nó hiển hiện. Giáo Pháp tự tuôn chảy ra mà không cần phải cố ý hay cố gắng. Rồi thì bỗng nhiên những người đó thấy rất muốn lắng nghe về Giáo Pháp. Họ nghe Giáo Pháp một cách trôi chảy. Nhưng nếu họ chính thức yêu cầu được nghe bài giảng đó thì bài giảng đó chẳng ra sao đối với họ. Không được gì. Giáo Pháp không xuất hiện theo cách cố ý của ta. Chúng ta làm sao đây? Tôi không biết tại sao, nhưng tôi biết nó là như vậy. Mặc dù có nhiều người với nhiều trình độ tiếp thu khác nhau, còn bạn thì ở một trình độ nào đó, nhưng khi bạn nói, tự Giáo Pháp nó diễn ra trôi chảy.
If you must expound the Dhamma, the best way is not to think about it at all. Simply forget it. The more you think and try to plan, the worse it will be. This is hard to do, though, isn't it? Sometimes, when you're flowing along quite smoothly, there will be a pause, and someone may ask a question. Then, suddenly, there's a whole new direction. There seems to be an unlimited source that you can never exhaust.
Nếu bạn phải giảng giải giáo pháp cho người khác, cách tốt nhất là bạn đừng nghĩ về nó. Đơn giản quên nó đi. Bạn càng nghĩ càng tính về cách cách giảng như thế nào, thì nó càng tồi tệ hơn. (Nó thiếu tính tự nhiên). Khó thiệt phải không? Đôi lúc bạn đang giảng bày một cách trôi chảy, ai đó đặt một câu hỏi. Từ đó bắt đầu lạc hướng qua đề tài khác. Nhưng bạn vẫn tiếp tục giảng bài trôi chảy. Hình như trong ta có một nguồn lực vô hạn, bạn không bao giờ đuối sức.
I believe without a doubt in the Buddha's ability to know the temperaments and receptivity of other beings. He used this very same method of spontaneous teaching. It's not that he needed to use any superhuman power, but rather that he was sensitive to the needs of the people around him and so taught to them accordingly. An instance demonstrating his own spontaneity occurred when once, after he had expounded the Dhamma to a group of his disciples, he asked them if they had ever heard this teaching before. They replied that they had not. He then went on to say that he himself had also never heard it before.
"Tôi chẳng nghi ngờ gì về Đức Phật có khả năng hiểu biết từng căn cơ, tính khí và trình độ tiếp nhận của những chúng sinh khác nhau. Đức Phật dùng những cách giảng dạy khác nhau cho những người khác nhau, vì Phật biết được nhu cầu của từng người. Đó cũng là cách giảng dạy ngẫu nhiên và tự nhiên (không soạn bài trước, không tính trước; chỉ tùy duyên, tùy theo nhu cầu của những người nghe lúc đó). Không phải Phật dùng thần thông siêu phàm, đơn giản là Phật rất nhạy cảm với nhu cầu lắng nghe của số đông người đang lắng nghe. Sau khi giảng về một đề tài, Phật thường hỏi mọi người đã từng nghe giáo lý đó trước đây chưa. Mọi người trả lời là chưa từng nghe, Phật nói với họ Phật cũng chưa từng nghe trước đó. (Có nghĩa là Phật cũng chưa bao giờ nghe mình giảng 'y bài' như vậy trước đó lần nào).
Just continue your practice no matter what you are doing. Practice is not dependent on any one posture, such as sitting or walking. Rather, it is a continuous awareness of the flow of your own consciousness and feelings. No matter what is happening, just compose yourself and always be mindfully aware of that flow.''
"Cứ luôn tu tập dù bạn đang làm gì. Tu tập không phụ thuộc vào tư thế, đang ngồi hay đang đi. Thay vì vậy, nó là một sự tỉnh giác liên tục của dòng chảy của tâm thức và những cảm giác của mình. Dù trong bất cứ lúc nào, cứ luôn thiết lập bản thân mình như vậy và luôn luôn tỉnh giác một cách chánh niệm về dòng chảy đó".
Later, the Master went on to say, ''Practice is not moving forward, but there is forward movement. At the same time, it is not moving back, but there is backward movement. And, finally, practice is not stopping and being still, but there is stopping and being still. So there is moving forward and backward as well as being still, but you can't say that it is any one of the three. Then practice eventually comes to a point where there is neither forward nor backward movement, nor any being still. Where is that?''
Sau đó thiền sư Ajahn Chah nói thêm: "Tu tập là không đi tới, nhưng có một sự di chuyển về phía trước. Cùng lúc, tu tập là không đi lùi, nhưng có một sự di chuyển lùi. Và cuối cùng, tu tập là không phải dừng lại và đứng yên, nhưng có sự dừng lại và đứng yên. Do vậy có sự đi tới, có sự đi lui và có sự đứng yên, nhưng ta rất khó nói nó là một trạng thái nào trong ba trạng thái đó. Rồi cứ tiếp tục tu tập cho đến một lúc không còn đi tới, đi lùi hay đứng yên. Chỗ đó là chỗ nào?."
On another informal occasion, he said, ''To define Buddhism without a lot of words and phrases, we can simply say, 'Don't cling or hold on to anything. Harmonize with actuality, with things just as they are.'''
Vào một dịp tình cờ khác, thiền sư nói rằng: "Để dịnh nghĩa về đạo Phật một cách không dùng nhiều từ ngữ, chúng ta có thể nói gọn rằng: "Đừng dính chấp vào thứ gì. Hòa hợp với thực tại, hòa hợp với mọi thứ như chúng là!".
Chương 38
UNSHAKEABLE PEACE - SỰ BÌNH AN KHÔNG LAY CHUYỂN
The whole reason for studying the Dhamma, the teachings of the Buddha, is to search for a way to transcend suffering and attain peace and happiness. Whether we study physical or mental phenomena, the mind (citta) or its psychological factors (cetasikas), it's only when we make liberation from suffering our ultimate goal that we're on the right path: nothing less. Suffering has a cause and conditions for its existence.
Toàn bộ lý do để học Giáo Pháp, những giáo lý của Đức Phật, là để tìm ra cách vượt qua khổ và đạt đến sự bình an và hạnh phúc. Dù chúng ta có nghiên cứu những hiện tượng của thân hay tâm, nghiên cứu tâm (citta) hay những yếu tố tâm lý của nó (tâm sở, cetasika), thì chỉ khi nào chúng ta đạt được sự giải thoát khỏi khổ là mục tiêu rốt ráo của việc tu hành, thì lúc đó chúng ta mới thực sự đang đi đúng con đường: phải vậy mới được. Khổ có mặt vì có nguyên nhân và điều kiện [nhân và duyên] của nó.
Please clearly understand that when the mind is still, it's in its natural, normal state. As soon as the mind moves, it becomes conditioned (sankhāra). When the mind is attracted to something, it becomes conditioned. When aversion arises, it becomes conditioned. The desire to move here and there arises from conditioning. If our awareness doesn't keep pace with these mental proliferations as they occur, the mind will chase after them and be conditioned by them. Whenever the mind moves, at that moment, it becomes a conventional reality.
Nên hiểu rằng khi tâm được tĩnh tại là nó đang ở trong trạng thái tự nhiên bình thường của nó. Ngay khi tâm động vọng thì nó trở nên có điều kiện, nó trở thành hữu vi (sankhāra). Khi tâm bị hấp dẫn theo thứ gì thì nó bị điều kiện tác động. Khi sân khởi sinh, tâm bị tác động. Ý muốn chuyển động chỗ này chỗ nọ khởi sinh từ sự tác động. Nếu sự tỉnh giác của chúng ta không theo kịp với những sự phóng túng đó của tâm khi chúng xảy ra, thì tâm cứ chạy theo chúng và bị tác động bởi chúng. Mỗi khi tâm chuyển động, thì ngay lúc đó, nó trở thành một thực tại theo quy ước.
So the Buddha taught us to contemplate these wavering conditions of the mind. Whenever the mind moves, it becomes unstable and impermanent (anicca), unsatisfactory (dukkha) and cannot be taken as a self (anattā). These are the three universal characteristics of all conditioned phenomena. The Buddha taught us to observe and contemplate these movements of the mind.
Do vậy, Phật đã dạy chúng ta phải quán sát những điều kiện tác động này nọ của tâm. Mỗi khi tâm chuyển động, nó trở thành không ổn định và vô thường (anicca), khổ (dukkha), và vô ngã, không thể coi là một cái 'ta' nào cả (anattā). Đây là ba đặc tính phổ quát của tất cả mọi hiện tượng có điều kiện (mọi pháp hữu vi). Phật dạy chúng ta quán sát và quán xét những chuyển động đó của tâm.
It's likewise with the teaching of dependent origination (paticca-samuppāda): deluded understanding (avijjā) is the cause and condition for the arising of volitional kammic formations (sankhāra); which is the cause and condition for the arising of consciousness (viññāna); which is the cause and condition for the arising of mentality and materiality (nāma-rūpa), and so on, just as we've studied in the scriptures. The Buddha separated each link of the chain to make it easier to study. This is an accurate description of reality, but when this process actually occurs in real life the scholars aren't able to keep up with what's happening. It's like falling from the top of a tree to come crashing down to the ground below. We have no idea how many branches we've passed on the way down. Similarly, when the mind is suddenly hit by a mental impression, if it delights in it, then it flies off into a good mood. It considers it good without being aware of the chain of conditions that led there. The process takes place in accordance with what is outlined in the theory, but simultaneously it goes beyond the limits of that theory.
Điều này giống như giáo lý về sự khởi sinh tùy thuộc, tức chuỗi nhân-duyên (paticca-samuppāda): sự trong đó, hiểu biết ngu mờ (vô minh, avijjā) là nhân duyên làm khởi sinh những ý hành tạo tác tạo nghiệp (hành, sankhāra); cái này lại là nhân duyên làm khởi sinh phần thức của một chúng sinh (thức, viññāna); rồi thức này là nhân duyên làm khởi sinh phần tâm trí và vật chất của chúng sinh đó (danh-sắc, nāma-rūpa), và vân vân..., như chúng ta đã học trong kinh điển. Phật đã phân chia thành từng mỗi mắc xích của cái vòng nhân-duyên để chúng ta dễ học hiểu. Đây là cách mô tả chính xác về thực tại, nhưng khi cái tiến trình này diễn ra trong sự sống thực, các học giả hàn lâm không còn theo kịp với những gì đang diễn ra. Giống như khi ta bị té xuống từ ngọn cây. Chúng ta đâu còn biết có bao nhiêu nhánh cây chúng ta đã qua trên đường té xuống đất, vì té quá nhanh. Tương tự vậy, khi tâm bất ngờ bị chạm bởi một nhận thức của tâm (tưởng, tâm tưởng), nếu nó thấy thích thì nó bay bổng trong một trạng thái tốt. Nó chỉ coi đó là tốt nhưng nó không hề biết đến một chuỗi những điều kiện tác động đã xảy ra và gây ra nhận thức đó. Tiến trình nhân duyên đó diễn ra theo đúng như đã được mô tả lý thuyết trong kinh sách, nhưng nó hoàn toàn vượt qua những giới hạn của lý thuyết đó.
There's nothing that announces, ''This is delusion. These are volitional kammic formations, and that is consciousness.'' The process doesn't give the scholars a chance to read out the list as it's happening. Although the Buddha analyzed and explained the sequence of mind moments in minute detail, to me it's more like falling out of a tree. As we come crashing down there's no opportunity to estimate how many feet and inches we've fallen. What we do know is that we've hit the ground with a thud and it hurts!
Chẳng có gì để có thể chỉ ra: "Đây là vô minh, Đây là cách hành tạo tác, và Đây là phần thức". Tiến trình không cho các học giả một cơ hội nào để đọc ra thứ tự những phần hay mắc xích đang diễn ra. Mặc dù Phật đã phân tách và giải thích trình tự diễn tiến của những khoảng-khắc tâm (sát-na) theo từng chi tiết vi nhỏ nhất, nhưng đối với tôi tiến trình đó xảy ra chẳng khác nào như cú té cây. Sau khi nghe cái bịch, làm gì ta có thể biết mình đã rớt bao nhiêu thước bao nhiêu tấc từ ngọn cây. Cái chúng ta biết khi té xuống đất là cái bịch và đau!. Chỉ vậy thôi.
The mind is the same. When it falls for something, what we're aware of is the pain. Where has all this suffering, pain, grief, and despair come from? It didn't come from theory in a book. There isn't anywhere where the details of our suffering are written down. Our pain won't correspond exactly with the theory, but the two travel along the same road. So scholarship alone can't keep pace with the reality. That's why the Buddha taught to cultivate clear knowing for ourselves. Whatever arises, arises in this knowing. When that which knows, knows in accordance with the truth, then the mind and its psychological factors are recognized as not ours. Ultimately all these phenomena are to be discarded and thrown away as if they were rubbish. We shouldn't cling to or give them any meaning.
Tâm cũng như vậy. Khi nó té ngã vì thứ gì, ta chỉ ý thức biết được đó là khổ đau. Những sự khổ, đau, buồn, rầu, sầu, não và tuyệt vọng có từ đâu? Nó không đến từ lý thuyết trong kinh sách. Chúng ta chẳng bắt kịp chỗ nào và viết ra những chỗ đã tạo ra sự khổ đau. Sự khổ đau của chúng ta không xảy ra tương ứng chính xác theo lý thuyết, nhưng tiến trình thực xảy ra và trình tự trong lý thuyết chỉ giống như hai kẻ đồng hành trên một con đường mà thôi. Vì vậy, sự học thuật học giả là không thể nào theo kịp với thực tại. Vì lý do này nên Phật đã dạy chúng ta phải tự mình tu dưỡng sự hiểu biết rõ ràng. Bất cứ sự gì khởi sinh, nó khởi sinh xảy ra trong sự biết này. Rồi cái (người-) biết đó khi biết thì biết theo đúng lẽ với sự thật, và như vậy thì cái tâm và những yếu tố liên hợp với nó (tức tâm sở) không phải là cái 'của ta'. Do vậy, cuối cùng thì tất cả những hiện tượng đó sẽ bị dẹp bỏ và bỏ đi như rác rưởi vô giá trị. Chúng ta không cần phải dính líu theo chúng, không cần phải coi chúng là 'cái gì'. Buông bỏ, dẹp bỏ qua một bên.
Theory and Reality
The Buddha did not teach about the mind and its psychological factors so that we'd get attached to the concepts. His sole intention was that we would recognize them as impermanent, unsatisfactory and not-self. Then let go. Lay them aside. Be aware and know them as they arise. This mind has already been conditioned. It's been trained and conditioned to turn away and spin out from a state of pure awareness. As it spins it creates conditioned phenomena which further influence the mind, and the proliferation carries on. The process gives birth to the good, the evil, and everything else under the sun. The Buddha taught to abandon it all. Initially, however, you have to familiarize yourself with the theory in order that you'll be able to abandon it all at the later stage. This is a natural process. The mind is just this way. Psychological factors are just this way.
Lý Thuyết và Thực Tại
Đức Phật không dạy về cái tâm và những yếu tố liên hợp của tâm [tâm và tâm sở], do vậy chỉ có chúng ta bị dính vào những khái niệm đó. Ý dạy duy nhất của Phật là muốn chúng ta nhận biết chúng là vô thường, khổ, và vô ngã. Rồi buông bỏ chúng. Dẹp chúng qua một bên. Chỉ cần ý thức biết chúng khi chúng đang khởi sinh. Cái tâm này vốn đã bị tác dộng điều kiện, vốn đã thành hữu vi rồi. Nó đã bị dẫn dắt và tác động nên đã bị lạc lối và bị mất thắng (mất tự chủ) khỏi trạng thái tỉnh giác tinh khiết. Ngay khi nó trượt thắng, nó tạo ra những hiện tượng có điều kiện (hữu vi) lại tiếp tục tác động lên cái tâm, và sự phóng tâm cứ vậy mà diễn ra liên tục. Chính tiến trình nhân duyên này liên tục khởi sinh ra những thứ tốt, xấu, thiện, ác và mọi sự khác như chúng ta đã thấy. Phật dạy chúng ta phải giục bỏ tất cả, tức dẹp bỏ cái tiến trình đó. Tuy nhiên, lúc đầu chúng ta phải làm quen với lý thuyết để sau này chúng ta có khả năng giục bỏ nó ở giai đoạn sau. Đây là một tiến trình tự nhiên. Tâm chỉ đơn giản đang diễn ra theo đường lối tự nhiên đó. Những yếu tố tâm lý (tâm sở) cũng đang diễn ra theo cách tự nhiên đó.
Take the Noble Eightfold Path, for example. When wisdom (paññā) views things correctly with insight, this right view then leads to right intention, right speech, right action, and so on. This all involves psychological conditions that have arisen from that pure knowing awareness. This knowing is like a lantern shedding light on the path ahead on a dark night. If the knowing is right, is in accordance with truth, it will pervade and illuminate each of the other steps on the path in turn.
Lấy ví dụ về Con đường Tám phần (Bát Thánh Đạo). Khi trí tuệ (paññā) nhìn thấy mọi thứ mọi sự một cách đúng đắn bằng sự minh sát, cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) này sẽ dẫn đến ý hành đúng đắn (chánh tư duy), lời nói đúng đắn (chánh ngữ), hành động đúng đắn (chánh nghiệp), và chánh vân vân. Tất cả những điều này liên quan đến những điều kiện tâm lý khởi sinh từ một sự tỉnh giác hiểu biết tinh khiết. Sự hiểu biết này giống như cái đèn lồng treo bên lối đi trong đêm tối. Nếu cái đèn treo đúng, nếu sự hiểu biết là đúng đắn, thì nó sẽ tỏa sáng và chiếu sáng từng bậc từng bước chỗ lối đi.
Whatever we experience, it all arises from within this knowing. If this mind did not exist, the knowing would not exist either. All this is phenomena of the mind. As the Buddha said, the mind is merely the mind. It's not a being, a person, a self, or yourself. It's neither us nor them. The Dhamma is simply the Dhamma. It is a natural, selfless process. It does not belong to us or anyone else. It's not any thing. Whatever an individual experiences, it all falls within five fundamental categories (khandhas): body, feeling, memory/ perception, thoughts and consciousness. The Buddha said to let it all go.
Bất cứ thứ gì ta trải nghiệm, nó đều khởi sinh từ bên trong sự biết này. Nếu tâm không có thì sự biết này cũng không có. Tất cả mọi sự ở đây chỉ là những hiện tượng của tâm. Như Phật đã nói, tâm chỉ là tâm. Nó không phải là một 'con người', một cái 'ta', là 'mình' hay là bản 'ngã' của mình; chẳng là một 'ai' cả. Chẳng là cái 'người' này hay 'người' nọ nào cả. Giáo Pháp chỉ là Giáo Pháp. Nó là tự nhiên, là tiến trình vô chủ thể, là vô ngã. Nó không phụ thuộc vào 'ta', 'chúng ta' hay vào 'ai' cả. Nó chẳng là 'cái gì' cả. Bất cứ thứ gì một người trải nghiệm thì đó chỉ là một trong năm uẩn (khandha): thân (sắc), cảm giác (thọ), nhận thức (tưởng), ý nghĩ (hành) và tâm thức (thức). Đức Phật dạy phải buông bỏ nó, buông bỏ trải nghiệm đó, buông bỏ mọi thứ thuộc về năm uẩn này.
Meditation is like a single stick of wood. Insight (vipassanā) is one end of the stick and serenity (samatha) the other. If we pick it up, does only one end come up or do both? When anyone picks up a stick both ends rise together. Which part then is vipassanā, and which is samatha? Where does one end and the other begin? They are both the mind. As the mind becomes peaceful, initially the peace will arise from the serenity of samatha. We focus and unify the mind in states of meditative peace (samādhi). However, if the peace and stillness of samādhi fades away, suffering arises in its place. Why is that? Because the peace afforded by samatha meditation alone is still based on attachment. This attachment can then be a cause of suffering. Serenity is not the end of the path. The Buddha saw from his own experience that such peace of mind was not the ultimate. The causes underlying the process of existence (bhava) had not yet been brought to cessation (nirodha). The conditions for rebirth still existed. His spiritual work had not yet attained perfection. Why? Because there was still suffering. So based on that serenity of samatha he proceeded to contemplate, investigate, and analyze the conditioned nature of reality until he was free of all attachments, even the attachment to serenity. Serenity is still part of the world of conditioned existence and conventional reality. Clinging to this type of peace is clinging to conventional reality, and as long as we cling, we will be mired in existence and rebirth. Delighting in the peace of samatha still leads to further existence and rebirth. Once the mind's restlessness and agitation calms down, one clings to the resultant peace.
Thiền giống như chiếc đũa. Trí tuệ minh sát (vipassanā) là một đầu và sự tĩnh lặng hay thiền định (samatha) là một đầu. Khi ta cầm chiếc đũa lên, một đầu này nhấc lên thì đầu kia cũng lên theo, đúng không? Vậy đầu nào là thiền tuệ minh sát (vipassanā) và đầu nào là thiền định (samatha)? Đầu nào là đầu, đầu nào là cuối? Cả hai đều là tâm. Khi tâm được bình an, đầu tiên sự bình an có được là nhờ sự tĩnh lặng của thiền định (samatha). Ta tập trung và hợp nhất tâm vào những trạng thái bình an của thiền, gọi là trạng thái định (samādhi). Tuy nhiên, nếu sự bình an và tĩnh tạo của định phai biến dần, thì khổ sẽ khởi sinh trở lại ngay đó. Tại sao vậy? Bởi sự bình an có được chỉ từ thiền định thì vẫn còn dựa trên sự dính chấp. Và sự dính chấp này có thể là một nguyên nhân của khổ. Cho nên, sự tĩnh lặng hay định chưa phải là phần kết cục của con đường đạo. Đức Phật đã nhìn thấy điều này từ chính sự trải nghiệm của mình rằng: sự bình an loại đó là chưa rốt ráo, là chưa tột cùng. Những nguyên nhân nằm bên dưới tiến trình sinh hữu (bhava) đã chưa được đưa đến ngừng diệt (nirodha). Những điều kiện [nhân duyên] gây ra tái sinh vẫn còn đó. Sự nghiệp tu hành tâm linh của người tu lúc đó vẫn chưa đạt đến mức hoàn thiện. Tại sao? Tại vẫn còn khổ hoặc bóng dáng khổ. Do vậy, từ cơ sở sự tĩnh lặng của thiền định đó, người tu cần phải nên tiến lên quán xét, điều tra, và phân tích bản chất có điều kiện của thực tại hữu vi cho đến khi nào người ấy không còn bất kỳ sự dính chấp nào nữa— ngay cả sự dính chấp vào sự tĩnh lặng của thiền định cũng không còn. Sự tĩnh lặng hay định vẫn còn là một phần của thế giới hữu vi có điều kiện và thực tại theo quy ước. Dính chấp vào loại bình an này là sự dính chấp vào thực tại theo quy ước; và chừng nào ta còn dính chấp vào đó, thì ta vẫn còn bị sa lầy trong vòng sinh tử. Sự tham đắm vào sự bình an của thiền định vẫn còn dẫn dắt đi tiếp trong luân hồi sinh tử. Thường khi sự bất an và động vọng của tâm lắng xuống, nó tạo ra sự tĩnh lặng và bình an, thì người tu hay bị dính đắm vào loại bình an đó.
So the Buddha examined the causes and conditions underlying existence and rebirth. As long as he had not yet fully penetrated the matter and understood the truth, he continued to probe deeper and deeper with a peaceful mind, reflecting on how all things, peaceful or not, come into existence. His investigation forged ahead until it was clear to him that everything that comes into existence is like a lump of red-hot iron. The five categories of a being's experience (khandhas) are all a lump of red-hot iron. When a lump of iron is glowing red-hot, is there anywhere it can be touched without getting burnt? Is there anywhere at all that is cool? Try touching it on the top, the sides, or underneath. Is there a single spot that can be found that's cool? Impossible. This searing lump of iron is entirely red-hot. We can't even attach to serenity. If we identify with that peace, assuming that there is someone who is calm and serene, this reinforces the sense that there is an independent self or soul. This sense of self is part of conventional reality. Thinking, "I'm peaceful", "I'm agitated", "I'm good", "I'm bad", "I'm happy", or "I'm unhappy", we are caught in more existence and birth. It's more suffering. If our happiness vanishes, then we're unhappy instead. When our sorrow vanishes, then we're happy again. Caught in this endless cycle, we revolve repeatedly through heaven and hell.
Do vậy, Đức Phật đã xem xét những nguyên nhân và điều kiện còn gây ra sinh tử, khổ đau. Trước khi giác ngộ, khi nào Phật vẫn chưa hoàn toàn xuyên thấu vấn đề và hiểu biết sự thật thì Phật vẫn tiếp tục dò tìm sâu hơn và sâu hơn với một cái tâm bình an và tĩnh lặng, suy xét quán chiếu về cách của tất cả mọi sự bình an và bất an xảy ra. Sự điều tra suy xét của Phật cứ tiếp tục nỗ lực cho đến khi mọi thứ xuất hiện đều rất rõ ràng đối với Phật, rõ ràng và đúng toàn diện như một hòn sắt được nun đỏ mọi mặt hoàn toàn. Năm tập hợp tạo nên cái 'con người' được gọi là năm uẩn lúc này đã trở nên hoàn toàn rõ ràng, giống như hòn sắt đã hoàn toàn được nung đỏ từ trong ra ngoài. Khi hòn sắt đã được nun đỏ hoàn toàn từ trong ra ngoài, ta rờ đâu mà không bị cháy tay? Có chỗ nào còn ngụi lạnh không? Dù sờ bên trên, bên dưới, bên phải, bên trái đều bị cháy tay. Có thấy còn chỗ nào ngụi lạnh không? Không thể nào. Hòn sắt đã được nun đỏ hoàn toàn thì chỗ nào cũng giống nhau. Giống như sự dính chấp nào cũng đều nguy hại như nhau, và do vậy chúng ta cũng không nên dính chấp vào sự tĩnh lặng bình an do thiền định tạo ra. Nếu chúng ta nhận lầm loại bình an đó, chúng ta cho rằng có 'người' được bình an và tĩnh lặng, thì điều đó càng củng cố thêm cái quan niệm sai lầm về cái 'ta' hay một 'linh hồn' cố định nào đó nữa. Cái cảm nhận hay quan niệm về một cái 'ta' (ngã chấp) chỉ là một phần của thực tại do quy ước. Khi còn nghĩ "Ta bình an", "Ta bất an", "Ta tốt", "Ta xấu", "Ta hạnh phúc", hay "Ta không hạnh phúc"... thì ta càng dính kẹt sâu hơn trong sinh tử. Điều đó càng thêm khổ. Khi yếu tố hạnh phúc (lạc) biến mất, chúng ta lại bất hạnh (khổ). Khi sầu não biến mất, ta lại được hạnh phúc. Rồi khi hết hạnh phúc, ta lại khổ. Hết sướng thì khổ, hết khổ thì sướng. Chúng ta cứ bị dính trong cái vòng lẩn quẩn bất tận, chúng ta cứ luân hồi đảo tới đảo lui trong thiên đường và địa ngục.
Before his enlightenment, the Buddha recognized this pattern in his own heart. He knew that the conditions for existence and rebirth had not yet ceased. His work was not yet finished. Focusing on life's conditionality, he contemplated in accordance with nature: ''Due to this cause there is birth, due to birth there is death, and all this movement of coming and going.'' So the Buddha took up these themes for contemplation in order to understand the truth about the five khandhas. Everything mental and physical, everything conceived and thought about, without exception, is conditioned. Once he knew this, he taught us to set it down. Once he knew this, he taught to abandon it all. He encouraged others to understand in accordance with this truth. If we don't, we'll suffer. We won't be able to let go of these things. However, once we do see the truth of the matter, we'll recognize how these things delude us. As the Buddha taught, ''The mind has no substance, it's not any thing.''
Trước khi giác ngộ, Phật đã nhận ra trong tâm mình về cái hình thái luân hồi này. Phật biết rõ những điều kiện tạo ra sinh tử vẫn chưa ngừng diệt. Sự nghiệp tu hành vẫn chưa hoàn tất. Tập trung nhìn vào tính chất có điều kiện [hữu vi] của sự sống, Phật đã quán xét đúng theo lẽ thực tự nhiên: "Vì có nguyên nhân nên còn có sinh, vì có sinh nên có tử và tất cả mọi thứ chuyển động, đến đi, sinh diệt". Phật đã lấy những chủ đề này để quán xét về sự thật của năm tập hợp uẩn cấu thành nên cái 'con người'. Tất cả mọi thứ thuộc thân và tâm, mọi thứ được nhận thức và tư duy, đều là có điều kiện (tùy duyên), không ngoại trừ thứ gì. Khi Phật đã biết được lẽ thực này, Phật đã dạy chúng ta phải buông bỏ tất cả. Khi Phật biết được sự thật đó, Phật đã dạy chúng ta phải từ bỏ tất cả. Phật khích lệ mọi người hãy hiểu biết theo đúng lẽ thực của sự thật. Nếu chúng ta không hiểu đúng theo lẽ thực tự nhiên, chúng ta sẽ khổ. Chúng ta sẽ không thể buông bỏ những thứ thân tâm đó. Tuy nhiên, khi chúng ta đã nhìn thấy lẽ thực của sự thật, chúng ta sẽ nhận ra cách mọi thứ đã che mờ và dẫn lừa chúng ta như thế nào. Như Phật đã dạy: "Tâm không có thể chất gì hết, nó không là cái gì cả".
The mind isn't born belonging to anyone. It doesn't die as anyone's. This mind is free, brilliantly radiant, and unentangled with any problems or issues. The reason problems arise is because the mind is deluded by conditioned things, deluded by this misperception of self. So the Buddha taught to observe this mind. In the beginning what is there? There is truly nothing there. It doesn't arise with conditioned things, and it doesn't die with them. When the mind encounters something good, it doesn't change to become good. When the mind encounters something bad, it doesn't become bad as well. That's how it is when there is clear insight into one's nature. There is understanding that this is essentially a substanceless state of affairs.
Tâm không phải là cái gì được sinh ra thuộc về ai hết. Nó không chết như cái 'tâm của ai'. Tâm này là tự do, sáng tỏ, tỏa sáng, và không bị dính bất cứ vấn đề hay thứ gì hết. Lý do có vấn đề khó khổ khởi sinh là do tâm bị che mờ bởi mọi sự có điều kiện, bởi những thứ hữu vi, bị che mờ bởi cái ý niệm sai lầm về cái 'ta'. Do vậy Phật dạy phải quan sát tâm này. Ngay từ nguyên sơ, có gì ở trong tâm? Ngay từ nguyên thủy, thực sự không có gì trong tâm. Tâm không khởi sinh với những thứ có điều kiện, và nó không chết vì những thứ đó. Khi tâm gặp thứ gì đó tốt, nó không thay đổi để trở nên tốt. Khi tâm gặp thứ gì xấu, nó cũng không xấu theo. Đó là lúc tâm có trí tuệ minh sát rõ ràng để nhìn thấu bản nhất của mọi thứ. Lúc đó có một sự hiểu biết rằng: về bản chất tâm là những trạng thái không chất liệu nào trong đó.
The Buddha's insight saw it all as impermanent, unsatisfactory and not-self. He wants us to fully comprehend in the same way. The knowing then knows in accordance with truth. When it knows happiness or sorrow, it remains unmoved. The emotion of happiness is a form of birth. The tendency to become sad is a form of death. When there's death there is birth, and what is born has to die. That which arises and passes away is caught in this unremitting cycle of becoming. Once the meditator's mind comes to this state of understanding, no doubt remains about whether there is further becoming and rebirth. There's no need to ask anyone else.
Trí tuệ của Đức Phật nhìn thấy tất cả mọi thứ đều là vô thường, bất toại nguyện (khổ) và vô ngã. Phật muốn chúng ta nắm vững hoàn toàn theo cách này. Sự biết thì biết theo đúng lẽ thực của sự thật. Khi nó biết sự sướng hay sự khổ, nó vẫn không động vọng. Cảm xúc hay sự động vọng theo sự sướng là một dạng sinh. Khuynh hướng theo buồn phiền là một dạng chết. Khi nào còn có chết là còn có sinh, và cái gì được sinh ra rồi cũng chết. Có sinh có diệt, có diệt có sinh. Những thứ còn sinh và diệt là còn dính trong vòng sinh thành liên tục bất tận. Khi tâm người thiền đi đến trạng thái hiểu biết được lẽ thực trên, thì sẽ không còn nghi vấn gì về sự trở thành và tái sinh tiếp diễn là có hay không. Người tu tự mình biết rõ là sẽ có, và sẽ còn tiếp diễn mãi trong vòng sinh, trở thành, và chết. Không cần phải hỏi ai khác về vấn đề này.
The Buddha comprehensively investigated conditioned phenomena and so was able to let it all go. The five khandhas were let go of, and the knowing carried on merely as an impartial observer of the process. If he experienced something positive, he didn't become positive along with it. He simply observed and remained aware. If he experienced something negative, he didn't become negative. And why was that? Because his mind had been cut free from such causes and conditions. He'd penetrated the Truth. The conditions leading to rebirth no longer existed. This is the knowing that is certain and reliable. This is a mind that is truly at peace. This is what is not born, doesn't age, doesn't get sick, and doesn't die. This is neither cause nor effect, nor dependent on cause and effect. It is independent of the process of causal conditioning. The causes then cease with no conditioning remaining. This mind is above and beyond birth and death, above and beyond happiness and sorrow, above and beyond both good and evil. What can you say? It's beyond the limitations of language to describe it. All supporting conditions have ceased and any attempt to describe it will merely lead to attachment. The words used then become the theory of the mind.
Đức Phật đã điều tra về mọi mặt những hiện tượng hữu vi, và nhờ đó Phật có khả năng buông bỏ tất cả chúng. Thân năm uẩn cũng buông bỏ luôn, và sự biết chỉ như một người quan sát khách quan về cái tiến trình sinh diệt của sự sống đang diễn ra. (Giống như người ngồi quan sát một trận banh một cách khác quan, không thiên vị bên nào, không bên nào là của ta hay là gì của ta cả; trò chơi tiếp diễn ta biết rõ hai bên lúc thắng lúc thua, lúc được lúc mất... ta mặc kệ và buông bỏ. Chỉ ngồi quan sát những sự thắng thua có mất đó diễn ra mà thôi. Bên nào thua hay ăn ta cũng không buồn hay vui gì cả. Ta bình tâm và buông bỏ, và chỉ ngồi quan sát). Trở lại, là người tu khi trải nghiệm điều gì tích cực, ta không trở nên tích cực theo điều đó. Ta chỉ đơn thuần quan sát và đơn thuần nhận biết điều đó. Khi trải nghiệm điều gì tiêu cực, ta cũng không bị tiêu cực theo nó. Và tại sao như vậy? Bởi vì tâm người tu lúc này đã được cắt lìa khỏi những nguyên nhân và điều kiện, nó không còn dính nhân duyên, nó không còn tùy nhân duyên. Người tu đã nhìn xuyên thấu vào Sự Thật. Những điều kiện dẫn đến tái sinh cũng không còn. Đây là một sự biết chắc chắn và đáng tin cậy. Đây là một cái tâm thực sự đang bình an. Đây là cái không còn sinh, không còn già, không còn bệnh, và không còn chết. Đây không còn nhân và quả, không còn tùy thuộc vào nhân và quả. Đây không còn phụ thuộc vào tiến trình nhân duyên mà khởi sinh. Tâm này bây giờ đã ở trên và vượt trên sinh/tử, ở trên và vượt trên sướng/khổ, ở trên và vượt trên thiện/ác. Bạn nói sao cho đúng? Nó vượt trên những khả năng diễn tả của ngôn từ. Tất cả mọi điều kiện hỗ trợ đều đã ngừng diệt và bất kỳ cố gắng nào để mô tả trạng thái tâm lúc này đều chỉ dẫn đến sự dính chấp mà thôi. Ngôn từ mà dùng lúc này chỉ là sự lý thuyết của tâm mà thôi.
Theoretical descriptions of the mind and its workings are accurate, but the Buddha realized that this type of knowledge was relatively useless. We understand something intellectually and then believe it, but it's of no real benefit. It doesn't lead to peace of mind. The knowing of the Buddha leads to letting go. It results in abandoning and renunciation. Because it's precisely this mind that leads us to get involved with both what's right and what's wrong. If we're smart we get involved with those things that are right. If we're stupid we get involved with those things that are wrong. Such a mind is the world, and the Blessed One took the things of this world to examine this very world. Having come to know the world as it actually was, he was then known as the ''One who clearly comprehends the world''.
Sự mô tả thuộc lý thuyết về cái tâm và sự hoạt đông của tâm là chính xác, nhưng Đức Phật đã nhận ra rằng loại hiểu biết dựa trên diễn tả lý thuyết chỉ là vô dụng, so với cái thực của nó. Chúng ta hiểu biết điều gì đó một cách trí thức và rồi tin nó, nhưng nó không mang lợi ích thực thụ. Sự hiểu biết trí thức không dẫn đến sự bình an của tâm. Sự biết của Phật xuất phát từ sự từ bỏ, buông bỏ. Nó tạo kết quả là buông bỏ và từ bỏ. Bởi vì chính cái tâm này luôn dẫn dắt chúng ta dính theo những điều đúng/sai, làm cho chúng ta luôn luôn đối đãi. Nếu chúng ta khôn, chúng ta dính chấp theo những điều đúng. Nếu chúng ta ngu, chúng ta dính chấp theo những điều sai. Cái tâm kiểu đó là thế gian, và Đức Phật lấy những thứ trong thế gian để suy xét quán chiếu về chính thế gian. Rồi sau khi đã hiểu biết rõ về thế gian đúng như nó đích thực là, Phật trở thành "Người hiểu biết thế gian một cách rõ ràng và bao trùm".
Concerning this issue of samatha and vipassanā, the important thing is to develop these states in our own hearts. Only when we genuinely cultivate them ourselves will we know what they actually are. We can go and study what all the books say about psychological factors of the mind, but that kind of intellectual understanding is useless for actually cutting off selfish desire, anger, and delusion. We only study the theory about selfish desire, anger, and delusion, merely describing the various characteristics of these mental defilements: ''Selfish desire has this meaning; anger means that; delusion is defined as this.'' Only knowing their theoretical qualities, we can talk about them only on that level. We know and we are intelligent, but when these defilements actually appear in our minds, do they correspond with the theory or not? When, for instance, we experience something undesirable do we react and get into a bad mood? Do we attach? Can we let it go? If aversion comes up and we recognize it, do we still hang on to it? Or once we have seen it, do we let it go? If we find that we see something we don't like and retain that aversion in our hearts, we'd better go back and start studying again. Because it's still not right. The practice is not yet perfect. When it reaches perfection, letting go happens. Look at it in this light.
Nói về đề tài thiền định (samatha) và thiền tuệ minh sát (vipassanā), điều quan trọng là phải phát triển những trạng thái định và tuệ này trong tâm chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta tự mình tu tập những trạng thái đó thì ta mới tự mình biết chúng thực sự là gì. Chúng ta có thể đi tìm học nghiên cứu kinh sách nói về những yếu tố tâm lý của tâm (tâm sở), nhưng loại hiểu biết trí thức qua sách vở đó là vô dụng, không thực sự có khả năng nhổ bỏ những gốc rễ ích kỷ tham, sân, si. Chúng ta chỉ học biết lý thuyết về tham, sân, si; chỉ có thể mô tả những đặc tính khác nhau của những ô nhiễm trong tâm. Đại khái như tham là vầy; sân là vậy; si được định nghĩa là như vầy. Chúng ta chỉ mới biết những bản chất đó về mặt lý thuyết, chúng ta chỉ có thể nói về chúng ở mức độ lý thuyết vậy thôi. Chúng ta biết và chúng ta thông minh trí thức, nhưng khi những ô nhiễm đó thực sự khởi sinh trong tâm, liệu chúng có khởi sinh như lý thuyết đã nói hay không? Ví dụ, khi chúng ta trải nghiệm thứ gì khó chịu, chúng ta có phản ứng và dính vào một trạng thái xấu (khó chịu) hay không? Ta có dính chấp nó không? Ta có thể buông bỏ nó không? Nếu có sân khởi sinh và chúng ta nhận ra nó, chúng ta có dính theo nó không? Hoặc khi ta đã nhìn thấy nó, ta có buông bỏ nó không? Nếu chúng ta biết rằng: khi chúng ta nhìn thấy thứ gì ta không thích, ta khởi tâm sân ghét, vậy thì chúng ta phải quay lại học và tu tập lại từ đầu. Bởi vì việc tu tập và sự phản ứng của chúng ta vẫn chưa đúng đắn. Chúng ta vẫn còn khởi tâm dính theo sự xấu, sự tốt, sụ sướng, sự khổ. Sự tu tập chưa được hoàn thiện. Khi việc tu đã đến mức hoàn thiện, sự buông bỏ sẽ xảy ra. Hãy nhìn sự tu tập theo ánh sáng này.
We truly have to look deeply into our own hearts if we want to experience the fruits of this practice. Attempting to describe the psychology of the mind in terms of the numerous separate moments of consciousness and their different characteristics is, in my opinion, not taking the practice far enough. There's still a lot more to it. If we are going to study these things, then know them absolutely, with clarity and penetrative understanding. Without clarity of insight, how will we ever be finished with them? There's no end to it. We'll never complete our studies.
Chúng ta phải thực sự nhìn sâu vào trong tâm này nếu chúng ta muốn nếm được những kết quả của việc tu tập. Việc cố gắng mô tả lý vận hành của tâm [tâm lý học của tâm] bằng những thuật ngữ như là "những khoảng khắc tâm", "những sát-na khác nhau của tâm trong dòng tâm thức" và "những đặc tính của tâm như tâm sở"... là vẫn không thể theo kịp với thực tế thực hành, theo ý kiến của tôi là vậy. Sự mô tả học thuật đó vẫn là không đủ so với sự vận hành thực sự của nó. Về thực tế thì còn nhiều thứ hơn nữa. Nếu chúng ta đi học những điều đó, rồi có thể hiểu biết về chúng một cách tuyệt đối một cách rõ ràng và thấu suốt. Nhưng nếu không có sự sáng rõ của trí tuệ minh sát, làm sao chúng ta học cho xong về những điều đó? Vậy là không thể nào hiểu biết rõ ràng và thấu suốt. Không có kết cuộc. Không bao giờ xong. Chúng ta sẽ không bao giờ kết thúc những việc học hay nghiên cứu đó.
Practising Dhamma is thus extremely important. When I practised, that's how I studied. I didn't know anything about mind moments or psychological factors. I just observed the quality of knowing. If a thought of hate arose, I asked myself why. If a thought of love arose, I asked myself why. This is the way. Whether it's labeled as a thought or called a psychological factor, so what? Just penetrate this one point until you're able to resolve these feelings of love and hate, until they completely vanish from the heart. When I was able to stop loving and hating under any circumstance, I was able to transcend suffering. Then it doesn't matter what happens, the heart and mind are released and at ease. Nothing remains. It has all stopped.
Thực hành theo Giáo Pháp là điều cực kỳ quan trọng. Khi tôi thực tập, đó là cách tôi học. Hồi đó tôi đâu biết gì về những sát-na tâm hay tâm sở...là gì. Tôi chỉ quan sát cái tính "biết". Nếu một ý nghĩ ghét khởi sinh, tôi hỏi mình tại sao. Nếu một ý nghĩ thương khởi sinh, tôi tự hỏi tại sao. Đó là cách. Dù đó nó được đặt tên hay hay gọi bằng danh từ là "yếu tố tâm lý" hay "tâm sở", thì cũng đâu có gì? Chỉ cần thâm nhập vào ngay một điểm đó cho đến khi ta có thể giải quyết những cảm giác thương và ghét đó, cho đến khi chúng hoàn toàn biến mất khỏi tâm ta. Khi tôi có khả năng ngừng thương ngừng ghét, tức không thương không ghét gì nữa trong bất kỳ tình huống nào, thì lúc đó tôi có khả năng chuyển hóa và vượt qua khổ. Rồi điều gì xảy đến cũng không thành vấn đề, tâm và trái tim đã được giải tỏa và thư thái. Không còn gì nữa. Tất cả đã ngừng lại.
Practise like this. If people want to talk a lot about theory that's their business. But no matter how much it's debated, the practice always comes down to this single point right here. When something arises, it arises right here. Whether a lot or a little, it originates right here. When it ceases, the cessation is right here. Where else? The Buddha called this point the ''Knowing.'' When it knows the way things are accurately, in line with the truth, we'll understand the meaning of mind. Things incessantly deceive. As you study them, they're simultaneously deceiving you. How else can I put it? Even though you know about them, you are still being deluded by them precisely where you know them. That's the situation. The issue is this: it's my opinion that the Buddha didn't intend that we only know what these things are called. The aim of the Buddha's teachings is to figure out the way to liberate ourselves from these things through searching for the underlying causes.
Cứ thực tập như vậy. Nếu người ta thích nói nhiều về lý thuyết, đó là chuyện của họ. Nhưng dù có nói có bàn đến đâu đi nữa thì sự thực hành cũng quay về một điểm này ngay đây, ngay sự-biết này. Khi có gì khởi sinh, nó khởi sinh ngay đây. Dù nhiều hay ít, nó khởi sinh ngay đây. Khi nó ngừng, nó cũng ngừng ngay đây. Chứ còn ở đâu khác? Đức Phật gọi điểm này là "Sự Biết". Khi sự-biết biết đường lối của mọi thứ một cách chính xác, theo đúng lẽ thực của sự thật, thì chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa của cái tâm. Mọi thứ không ngừng giả lừa. Ngay trong khi bạn nghiên cứu về chúng, chúng cũng đồng thời giả lừa bạn. Tôi phải nói cách khác ra sao? Là ngay cả khi bạn biết về chúng, rõ ràng bạn vẫn bị chúng che mờ ngay tại nơi bạn biết chúng. Tình cảnh thực sự như vậy. Vấn đề là vầy: theo ý kiến của tôi, Phật đã không muốn chúng ta chỉ biết những thứ đó được gọi là gì. Giáo lý của Phật có mục tiêu là chỉ ra cách thức để chúng ta giải thoát mình khỏi những thứ hữu vi giả lừa đó thông qua việc điều tra tìm thấy những nguyên nhân tìm ẩn bên dưới những thứ đó.
Sīla, Samādhi, and Paññā
I practised Dhamma without knowing a great deal. I just knew that the path to liberation began with virtue (sīla). Virtue is the beautiful beginning of the Path. The deep peace of samādhi is the beautiful middle. Wisdom (paññā) is the beautiful end. Although they can be separated as three unique aspects of the training, as we look into them more and more deeply, these three qualities converge as one. To uphold virtue, you have to be wise. We usually advise people to develop ethical standards first by keeping the five precepts so that their virtue will become solid. However, the perfection of virtue takes a lot of wisdom. We have to consider our speech and actions, and analyze their consequences. This is all the work of wisdom. We have to rely on our wisdom in order to cultivate virtue.
Giới, Định, Tuệ
Lúc xưa tôi tu tập Giáo Pháp mà không biết gì nhiều. Tôi chỉ biết rằng con đường giải thoát bắt đầu bằng Giới Hạnh (sīla). Giới hạnh là sự bắt đầu đẹp đẽ của con đường Đạo. Sự bình an sâu lắng của trạng thái định (samādhi) là khúc giữa đẹp đẽ. Và trí tuệ (paññā) khúc cuối đẹp đẽ. Cho dù chúng có thể được phân chia thành những mảng tu tập khác nhau, nhưng khi chúng ta nhìn sâu hơn vào bên trong chúng, chúng ta thấy ba phẩm chất này hội tụ với nhau thành một. Để duy trì giới hạnh, bạn phải có trí biết, trí tuệ. Chúng ta thường khuyên dạy nhau phải tu dưỡng những chuẩn mực đạo đức trước, bằng cách tuân giữ năm giới hạnh căn bản để đức hạnh của chúng ta được chắc vững. Tuy nhiên, việc hoàn thiện đức hạnh cần phải có nhiều trí tuệ hiểu biết. Chúng ta phải biết xem xét những lời nói và hành động của chúng ta, và biết phân tích những hậu quả của chúng. Tất cả đó là công việc của trí tuệ hiểu biết. Thực vậy, chúng phải dựa vào sự hiểu biết trí tuệ của chúng ta để tu dưỡng phần giới hạnh.
According to the theory, virtue comes first, then samādhi and then wisdom, but when I examined it I found that wisdom is the foundation stone for every other aspect of the practice. In order to fully comprehend the consequences of what we say and do - especially the harmful consequences - we need to use wisdom to guide and supervise, to scrutinize the workings of cause and effect. This will purify our actions and speech. Once we become familiar with ethical and unethical behavior, we see the place to practice. We then abandon what's bad and cultivate what's good. We abandon what's wrong and cultivate what's right. This is virtue. As we do this, the heart becomes increasingly firm and steadfast. A steadfast and unwavering heart is free of apprehension, remorse, and confusion concerning our actions and speech. This is samādhi.
Theo lý thuyết, giới hạnh có trước, rồi mới có định tâm, rồi có trí tuệ; thứ tự là giới, định, tuệ. Nhưng khi suy xét kỹ về chỗ này, tôi thấy phần trí tuệ hiểu biết mới là viên đá nền móng cho tất cả mọi phần tu tập khác. Để hoàn toàn hiểu biết về những hậu quả của những điều ta nói và làm—đặc biệt là những hậu quả xấu— thì chúng ta cần phải dùng trí tuệ hiểu biết để dẫn dắt và giám sát, để suy xét kỹ sự vận hành của luật nhân quả. Cách làm đó sẽ thanh lọc những hành động và lời nói của chúng ta. Khi chúng ta đã quen biết rõ về những hành vi nào là đạo đức và hành vi nào là vô đạo đức, thì chúng ta nhìn ra chỗ để tu tập tu sửa. Từ đó chúng ta dẹp bỏ những điều xấu và tu dưỡng những điều tốt. Chúng ta dẹp bỏ những điều sai và tu dưỡng những điều đúng đắn. Đó là giới-hạnh. Khi chúng ta tu dưỡng như vậy, tâm sẽ dần dần trở nên vững chắc và ổn định. Một cái tâm vững chắc và không lay động là không còn bất an, lo sợ, mặc cảm, hối hận và ngu mờ về những hành động và lời nói của mình. Ngay chỗ này là sự ổn định của tâm, đây là sự định-tâm (samādhi).
This stable unification of mind forms a secondary and more powerful source of energy in our Dhamma practice, allowing a deeper contemplation of the sights, sounds, etc., that we experience. Once the mind is established with firm and unwavering mindfulness and peace, we can engage in sustained inquiry into the reality of the body, feeling, perception, thought, consciousness, sights, sounds, smells, tastes, bodily sensations and objects of mind. As they continually arise, we continually investigate with a sincere determination not to lose our mindfulness. Then we'll know what these things actually are. They come into existence following their own natural truth. As our understanding steadily grows, wisdom is born. Once there's clear comprehension of the way things truly are, our old perceptions are uprooted and our conceptual knowledge transforms into wisdom. That's how virtue, samādhi and wisdom merge and function as one.
Sự hợp nhất ổn định của tâm tạo nên một nguồn năng lượng thứ hai và mạnh mẽ hơn trong việc tu của chúng ta, giúp ta có thể quán xét sâu sắc hơn về những thứ bên ngoài như cảnh sắc, âm thanh... mà ta trải nghiệm. Khi tâm đã được thiết lập với một sự chú tâm chánh niệm và sự bình an vững chắc và không lay chuyển, thì chúng ta có thể tham dự vào việc điều tra liên tục để tìm hiểu thực tại của sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩ, tâm thức; các hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, những cảm nhận thân và những đối tượng của tâm. Khi chúng liên tục khởi sinh, chúng ta liên tục điều tra với một sự kiên định nhất quán không để mất đi sự chánh niệm của mình. Rồi sau đó chúng ta sẽ biết được những thứ đó đích thực là gì. Chúng chỉ xuất hiện theo đường lối tự nhiên của chúng. Đó là lẽ tự nhiên đến đi, sinh diệt của chúng. Khi sự hiểu biết này của chúng ta tăng lên, trí tuệ được sinh ra. Một khi đã có sự hiểu biết rõ ràng (sự rõ biết) về đường lối diễn ra của mọi thứ, đúng như chúng đích thực là, thì những nhận thức (tưởng) của chúng ta từ trước giờ sẽ được bứng bỏ và sự hiểu biết trí thức theo khái niệm trước giờ sẽ biến chuyển thành trí tuệ đúng đắn. Đó là nói chung về cách giới, định, tuệ hợp nhất lại và hoạt động như một.
As wisdom increases in strength and intrepidity, samādhi evolves to become increasingly firm. The more unshakeable samādhi is, the more unshakeable and all-encompassing virtue becomes. As virtue is perfected, it nurtures samādhi, and the additional strengthening of samādhi leads to a maturing of wisdom. These three aspects of the training mesh and intertwine. United, they form the Noble Eightfold Path, the way of the Buddha. Once virtue, samādhi, and wisdom reach their peak, this Path has the power to eradicate those things which defile the mind's purity. When sensual desire comes up, when anger and delusion show their face, this Path is the only thing capable of cutting them down in their tracks.
Khi trí tuệ gia tăng và mạnh mẽ hơn thì sự định tâm cũng trở nên mạnh chắc hơn theo. Khi định càng vững chắc và khó lay chuyển thì giới hạnh cũng bao trùm hơn và khó lay chuyển. Khi giới hạnh được hoàn thiện, nó dung dưỡng sự định tâm, và khi định gia tăng nó làm tăng độ chín chắn của trí tuệ. Ba mảng tu tập này đan quyện vào nhau. Khi hợp nhất vào nhau, ba phần này tạo thành Bát Thánh Đạo, con đường của Đức Phật. Khi giới, định, tuệ đạt đến đỉnh cao, con đường Đạo này có sức mạnh tẩy sạch mọi thứ đã làm ô uế và ô nhiễm sự tinh khiết nguyên sơ của cái tâm. Khi tham muốn nhục dục khởi lên, khi sân giận và si mê có mặt, con đường Đạo này có năng lực cắt bỏ chúng đến tận gốc rễ.
The framework for Dhamma practice is the Four Noble Truths: suffering (dukkha), the origin of suffering (samudaya), the cessation of suffering (nirodha) and the Path leading to the cessation of suffering (magga). This Path consists of virtue, samādhi and wisdom, the framework for training the heart. Their true meaning is not to be found in these words but dwells in the depth of our hearts. That's what virtue, samādhi and wisdom are like. They revolve continually. The Noble Eightfold Path will envelop any sight, sound, smell, taste, bodily sensation, or object of mind that arises. However, if the factors of the Eightfold Path are weak and timid, the defilements will possess our minds. If the Noble Path is strong and courageous, it will conquer and destroy the defilements. If it's the defilements that are powerful and brave while the Path is feeble and frail, the defilements will conquer the Path. They conquer our hearts. If the knowing isn't quick and nimble enough as forms, feelings, perceptions, and thoughts are experienced, they possess and devastate us. The Path and the defilements proceed in tandem. As Dhamma practice develops in the heart, these two forces have to battle it out every step of the way. It's like there are two people arguing inside the mind, but it's just the Path of Dhamma and the defilements struggling to win domination of the heart. The Path guides and fosters our ability to contemplate. As long as we are able to contemplate accurately, the defilements will be losing ground. But if we are shaky, whenever defilements regroup and regain their strength, the Path will be routed as defilements take its place. The two sides will continue to fight it out until eventually there is a victor and the whole affair is settled.
Khuôn khổ của sự tu là Bốn Chân Lý [Tứ Diệu Đế] mà Đức Phật đã tìm ra, đó là: (i) Có sự khổ ở khắp nơi (dukkha), (ii) có nguyên nhân của khổ (samudaya), (iii) có sự chấm dứt khổ (nirodha), và (iv) có con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ (magga). Con đường Đạo này gồm ba phần là giới, định, tuệ; đó là khuôn khổ để tu tập cái tâm. Ý nghĩa đích thực của những danh từ đó không thể tìm thấy ở chỗ ngôn từ, mà nó được tìm thấy ở sâu trong tâm này, nhờ vào sự tu tập thực sự. Đó là giới, định, tuệ. Ba phần đó quay tròn liên tục. Bát Thánh Đạo bao trùm mọi hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, cảm nhận của thân hoặc đối tượng của tâm. Khuôn khổ để tu hành theo Giáo Pháp chính là Tứ Diệu Đế: xoay quanh sự khổ. Tuy nhiên, nếu các phần của Bát Thánh Đạo vẫn còn yếu và song sênh, thì những ô nhiễm vẫn chiếm lĩnh trong tâm chúng ta. Nếu Bát Thánh Đạo được mạnh mẽ và dũng mãnh, nó sẽ chinh phục và tiêu diệt những ô nhiễm. Nếu những ô nhiễm quá mạnh và quá cương trong khi Đạo còn yếu sức và non nớt, thì lúc đó những ô nhiễm sẽ còn khuất phục Đạo. Lúc đó những ô nhiễm vẫn còn chinh phục cái tâm. Nếu sự biết còn chưa được nhanh và nhạy bén vào lúc các hình sắc, cảm giác, nhận thức, và ý nghĩ được trải nghiệm, thì những thứ [sắc, thọ, tưởng, hành] đó sẽ chiếm lĩnh tâm và phá hoại chúng ta. Con đường Đạo và những ô nhiễm diễn tiến theo kiểu như vậy. Khi sự tu tập trong tâm tiến triển, hai thế lực đó phải chiến đấu nhau để dành nhau từng bước tiến. Giống như có hai kẻ chiến đấu tranh cãi nhau bên trong tâm, phần ô nhiễm và phần Đạo đang chiến đấu với nhau để dành lấy thế chiếm lĩnh ở trong tâm. Đạo hướng dẫn và củng cố năng lực quán xét. Khi nào chúng ta có năng lực quán xét một cách chính xác, thì khi đó những ô nhiễm sẽ không còn đất sống. Nhưng nếu chúng ta còn non nớt, thì khi nào những ô nhiễm tụ tập lại và lấy lại sức mạnh của chúng, con đường Đạo phải thối lui nhường lĩnh địa cho chúng. Cả hai phe sẽ liên tục và liên tục chiến đấu... cho đến khi nào có kẻ chiến thắng hoàn toàn và cuộc chiến đấu đã được giải quyết xong.
If we focus our endeavor on developing the way of Dhamma, defilements will be gradually and persistently eradicated. Once fully cultivated, the Four Noble Truths reside in our hearts. Whatever form suffering takes, it always exists due to a cause. That's the Second Noble Truth. And what is the cause? Weak virtue. Weak samādhi. Weak wisdom. When the Path isn't durable, the defilements dominate the mind. When they dominate, the Second Noble Truth comes into play, and it gives rise to all sorts of suffering. Once we are suffering, those qualities which are able to quell the suffering disappear. The conditions which give rise to the Path are virtue, samādhi, and wisdom. When they have attained full strength, the Path of Dhamma is unstoppable, advancing uncessingly to overcome the attachment and clinging that bring us so much anguish. Suffering can't arise because the Path is destroying the defilements. It's at this point that cessation of suffering occurs. Why is the Path able to bring about the cessation of suffering? Because virtue, samādhi, and wisdom are attaining their peak of perfection, and the Path has gathered an unstoppable momentum. It all comes together right here. I would say for anyone who practises like this, theoretical ideas about the mind don't come into the picture. If the mind is liberated from these, then it is utterly dependable and certain. Now whatever path it takes, we don't have to goad it much to keep it going straight.
Nếu chúng ta nỗ lực tu tập phát triển theo Giáo Pháp thì những ô nhiễm sẽ dần dần và chắc chắn bị bứng nhổ tận gốc. Khi Tứ Diệu Đế đã được tu tập hoàn toàn, nó sẽ cư ngụ luôn trong tâm chúng ta. Khi nào có khổ khởi sinh thì chắc chắc là có nguyên nhân của nó. Khổ có nguyên nhân của nó chứ không phải từ không đâu mà có. Đó là Diệu Đế thứ hai của Phật. Nhưng nguyên nhân là gì? Đó là do giới hạnh còn yếu. Định lực còn yếu. Trí tuệ còn yếu. Khi Đạo còn yếu không trụ được, thì những ô nhiễm chiếm lĩnh trong tâm này. Khi chúng chiếm lĩnh, Diệu Đế thứ hai tham dự cuộc chơi trong đó, và nó gây khởi sinh ra đủ loại khổ đau. Khi chúng ta đang bị khổ, thì những phẩm chất giúp giảm khổ cũng biến đâu mất. Những điều kiện (duyên) giúp khởi sinh con đường Đạo là giới, định, tuệ. Khi những phần này đạt được sức mạnh đầy đủ, thì con đường Đạo mới tiến tới và tiến mạnh và không thể ngăn được, sẽ không ngừng tấn tới để vượt qua sự dính chấp và ràng buộc đã gây ra cho chúng ta quá nhiều khổ thân và khổ tâm. Khổ sẽ không thể khởi sinh nữa, bởi Đạo đang tiêu diệt những ô nhiễm. Tại điểm này sự chấm dứt khổ diễn ra, ngay tại đây Diệu Đế thứ ba hiển hiện. Tại sao con đường Đạo có thể dẫn đến sự chấm dứt khổ?. Là bởi do giới, định, và tuệ đang đạt đến đỉnh hoàn thiện của chúng, và Đạo đã gom tụ chúng thành một cái đà mạnh mẽ và không thể nào ngăn chận được. Tất cả đều hội tụ về ngay đây. Tôi có thể nói rằng, nếu ai tu tập theo cách này thì những ý tưởng lý thuyết về cái tâm sẽ không thể hiện đúng như trong bức tranh hiện thực này. Nếu tâm được giải thoát khỏi những thứ (ô nhiễm) đó, thì nó chắc chắn là chỗ chắc chắn và đáng nương tựa. Từ giờ trở đi, dù tâm có tự chọn con đường nào của nó, chúng ta không còn cần phải uốn nắn hay dẫn đường thì nó mới đi thẳng được. Từ giờ tự nó đi sao cũng thẳng; nó đang thẳng tiến về mục tiêu cuối cùng.
Consider the leaves of a mango tree. What are they like? By examining just a single leaf we know. Even if there are ten thousand of them we know what all those leaves are like. Just look at one leaf. The others are essentially the same. Similarly with the trunk. We only have to see the trunk of one mango tree to know the characteristics of them all. Just look at one tree. All the other mango trees will be essentially no different. Even if there were one hundred thousand of them, if I knew one I'd know them all. This is what the Buddha taught.
Giờ tôi nói theo ví dụ thực. Hãy nhìn những lá trên cây xoài. Chúng trông ra sao? Chỉ cần chúng ta xem xét một lá xoài thì chúng ta có thể biết những lá xoài khác là ra sao. Chỉ cần biết một lá thì ta cũng biết hàng ngàn lá xoài khác cũng như nhau. Chúng như nhau. Thân cây xoài cũng vậy, chúng ta chỉ cần xem xét một thân xây xoài thì có thể suy ra những thân cây xoài khác, vì chúng đều là xoài mà. Đâu khác nhau. Một ngàn cây xoài khác cũng có tính chất tương tự như nhau. Đó là cách quy nạp suy ra mà Phật đã dạy.
Virtue, samādhi, and wisdom constitute the Path of the Buddha. But the way is not the essence of the Dhamma. The Path isn't an end in itself, not the ultimate aim of the Blessed One. But it's the way leading inwards. It's just like how you traveled from Bangkok to my monastery, Wat Nong Pah Pong. It's not the road you were after. What you wanted was to reach the monastery, but you needed the road for the journey. The road you traveled on is not the monastery. It's just the way to get here. But if you want to arrive at the monastery, you have to follow the road. It's the same with virtue, samādhi, and wisdom. We could say they are not the essence of the Dhamma, but they are the road to arrive there. When virtue, samādhi, and wisdom have been mastered, the result is profound peace of mind. That's the destination. Once we've arrived at this peace, even if we hear a noise, the mind remains unruffled. Once we've reached this peace, there's nothing remaining to do. The Buddha taught to give it all up. Whatever happens, there's nothing to worry about. Then we truly, unquestionably, know for ourselves. We no longer simply believe what other people say.
Giới, định, tuệ tạo nên con đường Đạo của Phật. Nhưng con đường không phải là cốt lõi của Giáo Pháp. Bản thân con đường không phải là kết cục, không phải là mục tiêu cuối cùng rốt ráo của Phật. Nhưng đó là con đường dẫn dắt đi vào trong tâm, con đường hướng nội. Cũng giống như cách các thầy đã đi từ Bangkok đến chùa Wat Nong Pah Pong này. Đó không phải là con đường mà các thầy nhắm tới. Cái mục tiêu các thầy nhắm tới là cái chùa này, nhưng các thầy cần con đường đó để đi tới đích đây. Bản thân con đường các thầy đã đi không phải là cái chùa này. Đó chỉ là con đường dẫn đến cái chùa này. Nhưng nếu ai muốn đi đến cái chùa này, người đó cần phải đi theo con đường đó. Cũng giống như giới, định, và tuệ. Chúng ta có thể nói đó không phải là bản thể cốt lõi của Giáo Pháp, nhưng đó là con đường để đi đến Giáo Pháp. Khi giới, định, tuệ đã được nắm vững, kết quả sẽ là một sự bình an sâu lắng của tâm. Đó là mới là đích đến. Một khi chúng ta đã đạt đến sự bình an này, thì ngay cả khi chúng ta nghe thấy tiếng ồn hay bất cứ thứ gì, tâm vẫn bình tâm, không hề nao núng hay động vọng. Một khi chúng ta đạt đến sự bình an này, thì không còn gì phải làm nữa. Phật đã dạy buông bỏ tất tất cả mọi thứ. Bất cứ điều gì xảy ra, chúng ta không còn lo âu hay quan trọng nó nữa. Rồi thì, chúng ta tự mình thấy biết một cách thực thụ và không còn chút nghi ngờ. Chúng ta không còn tin một chiều theo những gì người khác nói.
The essential principle of Buddhism is empty of any phenomena. It's not contingent upon miraculous displays of psychic powers, paranormal abilities, or anything else mystical or bizarre. The Buddha did not emphasize the importance of these things. Such powers, however, do exist and may be possible to develop, but this facet of Dhamma is deluding, so the Buddha did not advocate or encourage it. The only people he praised were the ones who were able to liberate themselves from suffering.
Nguyên lý cốt lõi của Phật giáo là sự trống không [tánh không] của mọi hiện tượng. Phật giáo không dựa trên những sự biểu trưng thần kỳ của những năng lực thần thông, những năng lực siêu thường, hay bất kỳ thứ gì bí ẩn lạ thường nào. Phật không nhấn mạnh sự quan trọng của những thứ đó. Tuy vậy, những loại năng lực đó là có thực và có thể luyện tập được, nhưng khía cạnh này chỉ làm ngu mờ tính khoa học và ý nghĩa tuyệt luân của Giáo Pháp; do vậy Đức Phật đã không khuyến khích hay ủng hộ việc phát triển những loại năng lực thần thông đó. Phật chỉ khen ngợi những người biết tu tập để có năng lực giải thoát bản thân mình khỏi sự khổ.
To accomplish this requires training, and the tools and equipment to get the job done are generosity, virtue, samādhi, and wisdom. We have to take them up and train with them. Together they form a Path inclining inwards, and wisdom is the first step. This Path cannot mature if the mind is encrusted with defilements, but if we are stout-hearted and strong, the Path will eliminate these impurities. However, if it's the defilements that are stout-hearted and strong they will destroy the Path. Dhamma practice simply involves these two forces battling it out incessantly until the end of the road is reached. They engage in unremitting battle until the very end.
Để làm được việc đó đòi hỏi phải tu tập; và công cụ và trang bị để làm được công việc đó chính là lòng rộng lượng (hạnh bố thí), giới, định, và tuệ. Chúng ta phải nhận lấy các phần đó và tu tập chúng. Khi cùng được tu với nhau, chúng tạo thành con đường Đạo thiên hướng vào bên trong nội tâm, và trong các phần tu đó thì trí tuệ là đi đầu. Con đường Đạo này không thể chín muồi được nếu tâm vẫn còn bị bao bọc cứng chắc bởi những lớp ô nhiễm; nhưng nếu chúng ta nhiệt tâm và mạnh mẽ, con đường Đạo sẽ xóa sổ những lớp ô nhiễm ô uế đó. Tuy nhiên, nếu những ô nhiễm đó đậm đặc và mạnh bạo thì nó sẽ tiêu diệt con đường Đạo. Lý hai chiều đối kháng là vậy. Việc tu tập Giáo Pháp đơn giản liên quan đến việc hai thế lực này chiến đấu với nhau cho đến khi Đạo chiến thắng, và người tu đi đến kết cục của con đường. Hai thế lực đó tham gia vào cuộc liên tục và không ngừng cho đến tận lúc kết cục.
The Dangers of Attachment
Using the tools of practice entails hardship and arduous challenges. We rely on patience, endurance and going without. We have to do it ourselves, experience it for ourselves, realize it ourselves. Scholars, however, tend to get confused a lot. For example, when they sit in meditation, as soon as their minds experience a teeny bit of tranquility they start to think, ''Hey, this must be first jhāna.'' This is how their minds work. And once those thoughts arise the tranquility they'd experienced is shattered. Soon they start to think that it must have been the second jhâna they'd attained. Don't think and speculate about it. There aren't any billboards which announce which level of samādhi we're experiencing. The reality is completely different. There aren't any signs like the road signs that tell you, ''This way to Wat Nong Pah Pong.'' That's not how I read the mind. It doesn't announce.
Những Nguy Hại của Sự Dính Chấp
Dùng những công cụ tu tập để phân xếp những khó khăn và những thử thách quan trọng. Chúng ta dựa vào sự kiên nhẫn, sự chịu khó và sự hy sinh để tu. Chúng ta phải tự mình làm cái việc tu tập, tự mình trải nghiệm, tự mình chứng ngộ cho mình. Những người học thuật học giả thì thường bị rối trí và ngu mờ. Ví dụ, khi họ ngồi thiền, ngay khi họ trải nghiệm một chút sự tĩnh lặng thì họ liền nghĩ "À, đây chắc là tầng thiền định thứ nhất". Tâm họ làm việc kiểu vậy đó. (Họ luôn bị 'nhớ bài', bị dính những ý nghĩ về lý thuyết cứ hiện lên làm xáo trộn cái tính tự nhiên của thiền). Và khi ý nghĩ đó vừa khởi sinh, sự tĩnh lặng đó cũng biến mất. Rồi ngồi thiền được chút tĩnh lặng khác, họ nghĩ họ chứng đắc tầng thiền định thứ hai luôn. Tu thiền mà cứ nghĩ và phỏng đoán như vậy là không phải. Chẳng có cái bảng chỉ dẫn nào tuyên bố là ta đang đạt mức định sâu nào hay tầng thiền định nào. Thực tại của thiền là hoàn toàn khác. Trong thiền, không có bất kỳ bảng hiệu nào trên đường đi chỉ dẫn rằng "Đường này đi vào chùa Wat Nong Pah Pong" cả. Đó không phải cách tôi đã từng biết về tâm. Tâm không tuyên bố hay chỉ dẫn như vậy.
Although a number of highly esteemed scholars have written descriptions of the first, second, third, and fourth jhāna, what's written is merely external information. If the mind actually enters these states of profound peace, it doesn't know anything about those written descriptions. It knows, but what it knows isn't the same as the theory we study. If the scholars try to clutch their theory and drag it into their meditation, sitting and pondering, ''Hmmm...what could this be? Is this first jhāna yet?'' There! The peace is shattered, and they don't experience anything of real value. And why is that? Because there is desire, and once there's craving what happens? The mind simultaneously withdraws out of the meditation. So it's necessary for all of us to relinquish thinking and speculation. Abandon them completely. Just take up the body, speech and mind and delve entirely into the practice. Observe the workings of the mind, but don't lug the Dhamma books in there with you. Otherwise everything becomes a big mess, because nothing in those books corresponds precisely to the reality of the way things truly are.
Mặc dù nhiều học giả uyên bác đã viết mô tả về các tầng nhất thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền... nhưng những điều đã viết chỉ là những thông tin bề ngoài. Nếu tâm thực sự nhập vào những trạng thái tĩnh lặng thâm sâu đó [tầng thiền định], thì nó đâu biết gì về những điều như đã được mô tả. Nó biết, nhưng cái nó biết không phải như lý thuyết mà chúng ta đã học. Nếu những học giả đó cố gắn kết lý thuyết và lôi lý thuyểt vào trong sự thiền, thì họ sẽ rối trí; khi họ ngồi thiền họ cứ luôn tự hỏi: "Hừmm, gì đây? Có phải đây là nhất thiền không?". Vậy đó! Sự tĩnh lặng cũng bị tan mất ngay, và họ chẳng trải nghiệm được thứ gì thực sự có giá trị. Và tại sao vậy?. Bởi vì còn có tham muốn, và khi vẫn còn dục vọng thì điều gì xảy ra? Tâm sẽ lập tức rút ra khỏi thiền. Chính vì lẽ này tất cả chúng ta phải nên dẹp bỏ mọi ý nghĩ và phỏng đoán trong khi ngồi thiền. Dẹp bỏ chúng hoàn toàn. Chỉ cần lấy thân, lời nói và hành động (làm chỗ quán xét, tu tập), và lặn sâu hết mình vào việc tu tập. Quan sát sự vận hành của cái tâm, nhưng đừng lôi kinh sách vào đó với bạn. Nếu thiền mà còn lôi theo kinh sách bên mình thì mọi sự sẽ trở thành một đống rối beng, bởi vì chẳng có gì trong sách vở là tương ứng một cách chính xác với mọi thứ thực sự diễn ra trong thiền.
People who study a lot, who are full of theoretical knowledge, usually don't succeed in Dhamma practice. They get bogged down at the information level. The truth is, the heart and mind can't be measured by external standards. If the mind is getting peaceful, just allow it to be peaceful. The most profound levels of deep peace do exist. Personally, I didn't know much about the theory of practice. I'd been a monk for three years and still had a lot of questions about what samādhi actually was. I kept trying to think about it and figure it out as I meditated, but my mind became even more restless and distracted than it had been before! The amount of thinking actually increased. When I wasn't meditating it was more peaceful. Boy, was it difficult, so exasperating! But even though I encountered so many obstacles, I never threw in the towel. I just kept on doing it. When I wasn't trying to do anything in particular, my mind was relatively at ease. But whenever I determined to make the mind unify in samādhi, it went out of control. ''What's going on here,'' I wondered. ''Why is this happening?''
Những người học nhiều có đầy những kiến thức về lý thuyết thường không mấy thành công trong tu tập. Họ bị dính ngang mức độ thông tin. Điều sự thật là trái tim và tâm không thể được do lường bằng những tiêu chuẩn bên ngoài. Nếu tâm đang được bình an, cứ để cho nó bình an. Những mức độ thâm sâu của sự bình an (như tầng thiền định) là có thực. Về cá nhân tôi, tôi không biết nhiều về lý thuyết tu tập. Khi tôi đã trở thành Tỳ kheo đã ba năm, lúc đó tôi vẫn chưa biết trạng thái định tâm (samādhi) thực sự là gì. Tôi cứ luôn nghĩ suy về nó và cố hình dung về nó khi đang thiền tập, nhưng lúc đó tâm tôi càng thêm bất an và xao lãng hơn trước đó! Số lượng nghĩ suy càng lúc nhiều thêm. Khi không thiền tập tôi thấy bình an hơn. Tội nghiệp tôi, sao khó thiệt, cứ bực bội quay quất! Nhưng mặc dù gặp nhiều trở ngại như vậy, tôi vẫn không nản chí bỏ cuộc. Tôi cứ tiếp tục tu. Khi nào tôi không cố gắng làm điều gì thì tâm tương đối được bình an. Nhưng hễ khi nào tôi cố làm cho cái tâm hợp nhất đạt định, thì tâm bị động vọng không còn kiểm soát được. "Chuyện gì đang xảy ra ở đây, tại sao lại xảy ra như vậy", tôi cứ tự hỏi.
Later on I began to realize that meditation was comparable to the process of breathing. If we're determined to force the breath to be shallow, deep or just right, it's very difficult to do. However, if we go for a stroll and we're not even aware of when we're breathing in or out, it's extremely relaxing. So I reflected, ''Aha! Maybe that's the way it works.'' When a person is normally walking around in the course of the day, not focusing attention on their breath, does their breathing cause them suffering? No, they just feel relaxed. But when I'd sit down and vow with determination that I was going to make my mind peaceful, clinging and attachment set in. When I tried to control the breath to be shallow or deep, it just brought on more stress than I had before. Why? Because the willpower I was using was tainted with clinging and attachment. I didn't know what was going on. All that frustration and hardship was coming up because I was bringing craving into the meditation.
Sau này tôi mới nhận ra việc thiền có thể ví như tiến trình thở vậy. Nếu chúng ta cố o ép hơi thở ngắn, dài, sâu hay cạn, thì điều đó rất khó làm được. Tuy nhiên nếu chúng ta cứ đi thả bộ và thậm chí không để ý mình đang thở, thì lúc đó tâm cực kỳ thư thái. Do đó, tôi suy ra rằng: "À, có thể đó là cách tâm vận hành!". Khi một người đi thả bộ không để ý đến hơi thở thì hơi thở đâu có làm người ấy khổ, đúng không? Đúng vậy, lúc đó chỉ cảm thấy thư giãn. Nhưng khi tôi ngồi suốt và quyết tâm thệ nguyện sẽ thiền cho được tâm an, thì ngay đó đã tạo sự dính chấp và ràng buộc một cách miễn cưỡng. (Sự dính chấp ràng buộc là ngược lại với thiền, bởi thiền là là sự buông bỏ). Khi tôi cố kiểm soát hơi thở cạn hay sâu, thì nó chỉ càng thêm áp lực hơn trước đó. Tại sao? Bởi vì năng lực ý chí tôi đang dùng đã bị ô nhiễm bởi sự dính chấp và ràng buộc. Tôi không biết điều gì đang diễn ra. Mọi sự thất vọng, bực bội và khó khăn đó đang có mặt bởi tôi đang mang dục vọng vào sự thiền.
Unshakeable Peace
I once stayed in a forest monastery that was half a mile from a village. One night the villagers were celebrating with a loud party as I was walking meditation. It must have been after 11:00 and I was feeling a bit peculiar. I'd been feeling strange like this since midday. My mind was quiet. There were hardly any thoughts. I felt very relaxed and at ease. I did walking meditation until I was tired and then went to sit in my grass-roofed hut. As I sat down I barely had time to cross my legs before, amazingly, my mind just wanted to delve into a profound state of peace. It happened all by itself. As soon as I sat down, the mind became truly peaceful. It was rock solid. It wasn't as if I couldn't hear the noise of the villagers singing and dancing - I still could - but I could also shut the sound out entirely.
Tôi từng ở trong một cái chùa trong rừng, cách làng xóm khoảng nửa dặm. Một tối nọ dân làng tổ chức ăn uống tiệc tùng rất ồn ào, lúc đó tôi đang đi thiền. Chắc cũng đã hơn 11 giờ tối. Từ buổi trưa ngày hôm đó trong tôi cảm giác rất lạ thường. Tâm tôi rất tĩnh lặng. Hầu như chẳng có nghĩ suy nào. Tôi cảm thấy rất thư thái và bình thản. Tôi đi thiền cho đến khi thấy mệt, nên tôi quay lại ngồi trong cái lều mái rơm của tôi. Khi tôi ngồi xuống, tôi chưa kịp tréo hai chân thì lạ thay, cái tâm tôi cứ muốn chìm sâu vào một trạng thái bình an rất sâu. Tự nó xảy đến như vậy. Ngay sau khi tôi ngồi xuống, tâm thực sự thật bình an. Nó vững chắc như đá. Như thể tôi không còn nghe tiếng tiếng ca hát ồn ào của đám tiệc bên làng—thực tế thì tôi vẫn có thể nghe—nhưng tôi vẫn có thể dẹp bỏ hết mọi tiếng ồn ra khỏi mình.
Strange. When I didn't pay attention to the sound, it was perfectly quiet - didn't hear a thing. But if I wanted to hear, I could, without it being a disturbance. It was like there were two objects in my mind that were placed side by side but not touching. I could see that the mind and it's object of awareness were separate and distinct, just like this spittoon and water kettle here. Then I understood: when the mind unifies in samādhi, if you direct your attention outward you can hear, but if you let it dwell in its emptiness then it's perfectly silent. When sound was perceived, I could see that the knowing and the sound were distinctly different. I contemplated: ''If this isn't the way it is, how else could it be?'' That's the way it was. These two things were totally separate. I continued on investigating like this until my understanding deepened even further: ''Ah, this is important. When the perceived continuity of phenomena is cut, the result is peace.'' The previous illusion of continuity (santati) transformed into peace of mind (santi). So I continued to sit, putting effort into the meditation. The mind at that time was focused solely on the meditation, indifferent to everything else. Had I stopped meditating at this point it would have been merely because it was complete. I could have taken it easy, but it wouldn't have been because of laziness, tiredness, or feeling annoyed. Not at all. These were absent from the heart. There was only perfect inner balance and equipoise - just right.
Lạ thay. Khi tôi không hề chú ý đến tiếng ồn thì tâm tĩnh lặng hoàn hảo—không còn nghe tiếng gì nữa. Nhưng nếu tôi muốn nghe, tôi vẫn có thể nghe mà không hề bị tiếng ồn quấy nhiễu. Lúc đó giống như có hai đối tượng trong tâm được đặt cạnh nhau, nhưng hai thứ đó không đụng chạm nhau. Tôi có thể nhìn thấy cái tâm và đối tượng mà nó tỉnh giác là hai thứ khác nhau và riêng biệt, cũng giống như cái bình nước và cái ly ở đây vậy. Rồi tôi hiểu ra rằng: khi tâm hợp nhất trong trạng thái định (samādhi), nếu ta hướng sự chú tâm ra bên ngoài, ta có thể nghe; nhưng nếu ta lặn sâu vào sự trống không (tánh không) của nó, thì nó sẽ im lặng một cách hoàn hảo. Khi tiếng ồn được nhận biết, tôi có thể thấy rằng sự biết và tiếng ồn là hai thứ riêng biệt khác nhau. Tôi quán niệm rằng: "Nếu đây không phải là cách của tâm, vậy thì cách nào khác?". Đó là cách nó diễn ra. Sự biết và tiếng ồn là hai thứ riêng biệt khác nhau. Tôi cứ tiếp tục điều tra theo cách như vậy cho đến khi sự hiểu biết của tôi càng sâu hơn nữa: "À chỗ này mới quan trọng. Khi sự liên tục nhận biết các hiện tượng bị cắt đứt, thì kết quả là sự bình an". Sự ảo tưởng trước giờ về tính liên tục (santati) đã được chuyển hóa thành sự bình an của tâm (santi). Do vậy, tôi tiếp tục ngồi, nỗ lực thiền tập. Tâm lúc đó chỉ còn tập trung duy nhất vào sự thiền, bỏ mặc tất cả mọi sự mọi thứ khác. Tôi đã ngừng thiền ngay tại điểm này, chỉ một lý do là sự thiền tập đã xong. Tôi ngừng thiền ở đây dễ dàng, nhưng không phải do lười biếng, do mệt mỏi, hay do thấy chán. Hoàn toàn không phải. Những thứ đó đã đâu còn trong tâm. Đó chỉ là do đã đạt đến một cân bằng và bình tâm hoàn hảo ở bên trong tâm – chỉ cần đến đó là hoàn mãn.
Eventually I did take a break, but it was only the posture of sitting that changed. My heart remained constant, unwavering and unflagging. I pulled a pillow over, intending to take a rest. As I reclined, the mind remained just as peaceful as it had been before. Then, just before my head hit the pillow, the mind's awareness began flowing inwards, I didn't know where it was headed, but it kept flowing deeper and deeper within. It was like a current of electricity flowing down a cable to a switch. When it hit the switch my body exploded with a deafening bang. The knowing during that time was extremely lucid and subtle. Once past that point the mind was released to penetrate deeply inside. It went inside to the point where there wasn't anything at all. Absolutely nothing from the outside world could come into that place. Nothing at all could reach it. Having dwelt internally for some time, the mind then retreated to flow back out. However, when I say it retreated, I don't mean to imply that I made it flow back out. I was simply an observer, only knowing and witnessing. The mind came out more and more until it finally returned to normal.
Cuối cùng tôi cũng thả thân nghỉ ngơi, nhưng đó chỉ như là sự chuyển đổi tư thế mà thôi. Còn tâm của tôi thì vẫn ổn định, cân bằng, không lay chuyển và không một chút lay động. Tôi kê gối định nằm nghỉ. Ngay khi tôi nằm xuống, tâm lập tức trở nên bình an và bình tâm như khi ngồi thiền lúc nảy. Rồi, ngay khi đầu tôi sắp chạm xuống gối, sự tỉnh giác của tâm bắt đầu chảy hướng vào bên trong, tôi không biết nó chảy vào đâu, nhưng nó cứ liên tục hướng chảy sâu hơn và sâu hơn vào bên trong. Giống như một nguồn điện đang chạy theo dây diện vào cái công tắc. Khi dòng điện trào đến công tắc điện, thân tôi bùng nổ một tiếng vang làm điếc tai. Sự biết trong lúc đó là cực kỳ sáng rõ và tinh tế. Khi đã vượt qua điểm đó, tâm được giải thoát để tiến sâu vào bên trong. Nó tiến sâu vào bên trong đến một điểm nó không còn là gì nữa. Tuyệt đối không có bất cứ thứ gì từ thế giới bên ngoài có thể tiến sâu vào điểm đó. Không thể có bất cứ thứ gì có thể thâm nhập đến điểm đó. Sau khi an trú bên trong đó trong một quãng thời gian, tâm rút lui và thoát ra khỏi đó. Tuy nhiên khi tôi nói tâm rút lui thì tôi không nói nghĩa là tôi đã làm nó rút lui hay thoát ra. Tôi chỉ đơn giản là một người quan sát, chỉ ngồi biết và chứng kiến. Tâm từ từ bước ra khỏi trạng thái cho đến khi nó quay về trạng thái bình thường.
Once my normal state of consciousness returned, the question arose, ''What was that?!'' The answer came immediately, ''These things happen of their own accord. You don't have to search for an explanation.'' This answer was enough to satisfy my mind.
Khi trạng thái đời thường của tâm đã trở lại, câu hỏi phát sinh là: "Đó là gì vậy?!". Câu trả lời đến ngay thức thì: "Những trạng thái đó xảy ra từ trong sự hài hòa của chúng. Ta không cần phải đi tìm lời lý giải". Câu trả lời này đủ dư làm thỏa mãn cái tâm của tôi.
After a short time my mind again began flowing inwards. I wasn't making any conscious effort to direct the mind. It took off by itself. As it moved deeper and deeper inside, it again hit that same switch. This time my body shattered into the most minute particles and fragments. Again the mind was released to penetrate deeply inside itself. Utter silence. It was even more profound than the first time. Absolutely nothing external could reach it. The mind abided here for some time, for as long as it wished, and then retreated to flow outwards. At that time it was following its own momentum and happening all by itself. I wasn't influencing or directing my mind to be in any particular way, to flow inwards or retreat outwards. I was merely the one knowing and watching.
Sau một lúc, tâm tôi lại tiếp tục chảy hướng vào trong. Tôi chẳng làm gì cố ý để điều khiển cái tâm theo hướng nào hết. Nó tự như vậy. Khi nó chuyển sâu hơn và sâu hơn vào bên trong, nó lại chạm đến điểm đó, như dòng điện trào tới công tắc điện vậy. Lần này thì thân tôi như tan ra thành từ mảnh nhỏ và từng phân tử siêu nhỏ nhất. Tiếp tục tâm được giải thoát để thâm nhập sâu vào bên trong chính nó. Sự im lặng tột cùng. Sự im lặng này thậm chí thâm sâu hơn lần đầu. Tuyệt đối không có thứ gì bên ngoài có thể vào sâu đến đó. Tâm lại an trú vào đó trong một quãng thời gian, tùy theo ý định trước đó của người thiền, và sau đó nó lại rút lui và thoát ra. Lúc đó, tâm chỉ đơn thuần chảy theo cái đà của chính nó và tất cả là tự nó diễn ra. Tôi không hề tác động hay điều khiển cái tâm thoe hươngs nào hết, tâm chảy vào bên trong (định) hay thoát ra bên ngoài là hoàn toàn tự nó xảy ra theo đường lối tự nhiên của nó. Tôi chỉ đơn thuần là người đang biết và đang quan sát.
My mind again returned to its normal state of consciousness, and I didn't wonder or speculate about what was happening. As I meditated, the mind once again inclined inwards. This time the entire cosmos shattered and disintegrated into minute particles. The earth, ground, mountains, fields and forests - the whole world - disintegrated into the space element. People had vanished. Everything had disappeared. On this third time absolutely nothing remained.
Rồi tâm tôi quay trở lại với trạng thái tâm thức đời thường của nó, và giờ tôi chẳng còn thắc mắc hay phỏng đoán về điều gì vừa mới xảy ra. Khi tôi tiếp tục thiền, tâm lại tự động hướng vào bên trong. Lần này thì dường như tất cả vũ trụ đều tan ra thành những phân tử siêu siêu nhỏ. Trái đất, mặt đất, núi non, đồng ruộng và rừng ngàn—cả thế giới—đều tan rã thành không gian. Mọi người biến mất. Mọi thứ biến mất. Đến lần thứ ba này thì tuyệt đối không còn lại gì hết.
The mind, having inclined inwards, settled down there for as long as it wished. I can't say I understand exactly how it remained there. It's difficult to describe what happened. There's nothing I can compare it to. No simile is apt. This time the mind remained inside far longer than it had previously, and only after some time did it come out of that state. When I say it came out, I don't mean to imply that I made it come out or that I was controlling what was happening. The mind did it all by itself. I was merely an observer. Eventually it again returned to its normal state of consciousness. How could you put a name on what happened during these three times? Who knows? What term are you going to use to label it?
Cái tâm, sau khi đã hướng sâu vào bên trong (nhập định), nó an trú ở đó trong quãng thời gian như đã định trước. Tôi có thể nói tôi không hiểu chính xác tại sao tâm vẫn an trú ở đó. Rất khó mà tả thực lại điều gì đã xảy ra. Bởi không có gì có thể so sánh với điều đó, nên không thể dùng nó hay ngôn từ để tả thực về trạng thái đã xảy ra. Không có ví dụ so sánh nào là chính xác hết. Lần này tâm cũng an trú bên trong đó lâu hơn những lần trước đó, và sau một quãng thời gian lâu tâm mới thoát ra khỏi trạng thái định sâu đó. Khi tôi nói tâm thoát ra, tôi không nói nghĩa tôi làm nó thoát ra hoặc tôi có điều khiển điều đó xảy ra. Tâm tự mình làm lấy. Tôi chỉ đơn giản là một người quan sát. Cuối cùng tâm cũng quay trở lại trạng thái tâm thức đời thường của nó (sau khi thoát ra khỏi định). Làm sao chúng ta có thể đặt tên cho ba lần xảy ra như vậy? Ai biết được? Ta dùng chữ gì để đặt tên dán nhãn cho những trạng thái đã xảy ra đó?. (Tức là, nếu ta có gọi đó là Nhất thiền, Nhị thiền, Tam thiền... đi nữa, thì những danh từ đó cũng không chính xác so với những thực tại không thể tả thực được đó).
The Power of Samādhi
Everything I've been relating to you concerns the mind following the way of nature. This was no theoretical description of the mind or of psychological states. There's no need for that. When there's faith or confidence, you get in there and really do it. Not just playing around, you put your life on the line. And when your practice reaches the stage that I've been describing, afterwards the whole world is turned upside down. Your understanding of reality is completely different. Your view is utterly transformed. If someone saw you at that moment, they might think you were insane. If this experience happened to someone who didn't have a thorough grip on themselves, they might actually go crazy, because nothing is the same as it was before. The people of the world appear differently than they used to. But you're the only one who sees this. Absolutely everything changes. Your thoughts are transmuted: other people now think in one way, while you think in another. They speak about things in one way, while you speak in another. They're descending one path while you're climbing another. You're no longer the same as other human beings. This way of experiencing things doesn't deteriorate. It persists and carries on. Give it a try. If it really is as I describe, you won't have to go searching very far. Just look into your own heart. This heart is staunchly courageous, unshakably bold. This is the heart's power, it's source of strength and energy. The heart has this potential strength. This is the power and force of samādhi.
Mọi sự tôi đang nói với các thầy là liên quan đến cái tâm diễn ra theo đường lối tự nhiên. Đây không phải sự diễn tả cái tâm hay những trạng thái tâm lý của tâm (tâm sở) dựa theo lý thuyết. Không cần thiết phải làm điều đó. Khi có niềm tin và lòng tin, ta cứ bước vào và thiền tập thực sự. Không lòng vòng, không nửa vời nửa vợi, mà phải đặt hết cuộc sống vào việc thực hành. Và khi việc tu hành của các thầy đạt đến giai đoạn như tôi vừa mới tả, thì ngay sau đó cả thế giới sẽ hoàn toàn đảo ngược lại đối với các thầy. Lúc này, sự hiểu biết của các thầy về thực tại là hoàn toàn khác với trước đó. Cách nhìn của các thầy đã được chuyển hóa hoàn toàn. Nếu có ai nhìn thấy các thầy ngay lúc này, họ có thể nghĩ các thầy đang ngu ngơ hay điên khùng. Nếu sự trải nghiệm này xảy ra cho những ai không nắm vững thấu suốt về bản thân họ, thì họ có thể điên khùng thiệt, bởi vì sự trải nghiệm đó là cực kỳ lạ thường và kỳ lạ mà họ chưa từng thấy trước đó. Những người trên đời thường thể hiện rất khác, so với cách họ thể hiện trước đó về trước. Nhưng các thầy là người duy nhất nhìn thấy điều đó. Nhìn thấy sự thay đổi. Tuyệt đối mọi thứ đều thay đổi. Mọi ý nghĩ đều chuyển hóa: giờ thì người khác nghĩ một cách, ta nghĩ theo cách khác. Họ nói về mọi thứ theo một cách, còn ta ta nói theo cách khác. Họ đang đi dần xuống lối mòn, còn ta ta đang leo dốc lên theo lối khác. Bây giờ, các thầy không còn giống hệt với mọi người, các thầy giờ khác biệt với họ. Cách trải nghiệm mọi thứ như vậy sẽ không bị phai nhạt hay yếu dần đi. Nó luôn luôn duy trì và kéo dài. Khi đã tu được đến cách trải nghiệm đó thì cách trải nghiệm đó sẽ còn mãi. Hãy cố tu tập thử, cố tu tập như vậy. Nếu đúng như những gì tôi đã miêu tả nảy giờ, thì các thầy không còn cần phải đi tìm ở đâu xa xôi nữa. Chỉ cần nhìn ngay vào trong trái tim này. Tâm lúc này rất dũng mãnh, bản lĩnh và không thể lay chuyển được. Đó là năng lực của tâm, đó là nguồn sức mạnh và năng lượng. Tâm có sức mạnh tiềm tàng của nó. Đó chính là năng lực và nguồn lực của định (samādhi).
At this point it's still just the power and purity that the mind derives from samādhi. This level of samādhi is samādhi at its ultimate. The mind has attained the summit of samādhi; it's not mere momentary concentration. If you were to switch to vipassanā meditation at this point, the contemplation would be uninterrupted and insightful. Or you could take that focused energy and use it in other ways. From this point on you could develop psychic powers, perform miraculous feats or use it anyway you wanted. Ascetics and hermits have used samādhi energy for making holy water, talismans or casting spells. These things are all possible at this stage, and may be of some benefit in their own way; but it's like the benefit of alcohol. You drink it and then you get drunk.
Cho đến lúc này, đó cũng chỉ mới là năng lực và sự tinh lọc của cái tâm có được nhờ trạng thái định sâu (samādhi). Mức độ định tâm này là mức định thâm sâu tột cùng nhất. Tâm đã đạt đến đỉnh cao của sự định (samādhi); đó không phải chỉ là loại định nhất thời. Cho đến lúc này, nếu người tu bật chuyển qua thiền quán minh sát (vipassanā), thì sự quán sát sẽ không bị gián đoạn, đứt quãng, và đầy trí tuệ minh sát. Hoặc người tu có thể tập trung hết năng lượng và dùng nó theo những cách khác nhau; (tùy theo mục đích tu tập của người tu). Ví dụ, sau khi đạt định thâm sâu như vậy, người tu có thể phát triển những năng lực thần thông, biểu diễn những màn kỳ diệu, hoặc có thể dùng những năng lực siêu thường đó làm những việc mình muốn. Những thầy tu và ẩn sĩ thời xưa đã dùng năng lực định để làm nước thần, làm những vòng bùa chú hộ mệnh, làm mê hoặc người khác. Khi đạt đến giai đoạn định sâu này thì có thể làm được những thứ đó, và có thể mang lại một số ích lợi cho người làm; Nhưng, đó chỉ giống như lợi ích của cồn rượu mà thôi. Uống nó chưa biết có giải sầu được chút nào hay không, nhưng uống vô ta sẽ say xỉn và khổ đau thôi.
This level of samādhi is a rest stop. The Buddha stopped and rested here. It forms the foundation for contemplation and vipassanā. However, it's not necessary to have such profound samādhi as this in order to observe the conditions around us, so keep on steadily contemplating the process of cause and effect. To do this we focus the peace and clarity of our minds to analyze the sights, sounds, smells, tastes, physical sensations, thoughts, and mental states we experience. Examine moods and emotions, whether positive or negative, happy or unhappy. Examine everything. It's just like someone else has climbed up a mango tree and is shaking down the fruit while we wait underneath to gather them up. The ones which are rotten, we don't pick up. Just gather the good mangoes. It's not exhausting, because we don't have to climb up the tree. We simply wait underneath to reap the fruit.
Mức độ định ngay chỗ này là điểm nên dừng. Phật đã đạt đến mức định này và Phật đã dừng lại ở đây. Dừng lại ở mức độ định sâu (samādhi) này và dùng nó làm nền tảng để thiền quán và minh sát (vipassanā). Tuy nhiên, không nhất thiết phải đạt được mức độ định thâm sâu như vậy thì ta mới có khả năng quán sát những thực trạng xung quanh ta; do vậy ta cứ đều đặn quán sát cái tiến trình nhân quả (không cần chờ cho đến khi đạt định rất thâm sâu tuyệt đỉnh). Để làm được điều này, chúng ta tập trung vào sự bình an và sự sáng rõ của cái tâm để phân tích những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, những cảm nhận của thân, những ý nghĩ, và những trạng thái tâm mà chúng ta trải nghiệm. Hãy xem xét những trạng thái và những cảm xúc dù nó tích cực hay tiêu cực, dù nó là tốt hay xấu. Xem xét quán xét tất cả mọi thứ. Cũng giống như có người leo lên cây xoài và rung cây cho trái rụng; ta chỉ việc đứng dưới xem xét từng trái xoài: trái nào hư rục thì ta bỏ, trái nào ngon lành thì ta lấy gom lại. Việc đó không khó khăn mệt sức, bởi ta chỉ đứng dưới nhìn và gom chứ đâu có leo trèo trên đó mà mệt nhọc. Ta chỉ đơn giản đứng dưới, xem xét từng trái xoài và thu gom mang về.
Do you get the meaning of this simile? Everything experienced with a peaceful mind confers greater understanding. No longer do we create proliferating interpretations around what is experienced. Wealth, fame, blame, praise, happiness, and unhappiness come of their own accord. And we're at peace. We're wise. It's actually fun. It becomes fun to sift through and sort out these things. What other people call good, bad, evil, here, there, happiness, unhappiness, or whatever - it all gets taken in for our own profit. Someone else has climbed up the mango tree and is shaking the branches to make the mangoes fall down to us. We simply enjoy ourselves gathering the fruit without fear. What's there to be afraid of anyway? It's someone else who's shaking the mangoes down to us. Wealth, fame, praise, criticism, happiness, unhappiness, and all the rest are no more than mangoes falling down, and we examine them with a serene heart. Then we'll know which ones are good and which are rotten.
Các thầy có hiểu ý nghĩa ví dụ này không? Mọi thứ trải nghiệm bằng một cái tâm bình an sẽ mang lại sự hiểu biết lớn lao hơn. Chúng ta không còn phóng tâm, tạo tác, diễn dịch này nọ xung quanh điều gì được trải nghiệm. Sự giàu nghèo, vinh nhục, khen chê, sướng khổ cứ xảy ra theo lý của chúng. Và chúng ta cứ bình an. Chúng ta khôn ngoan. Điều đó thực sự đáng vui. Thực là đáng vui khi ta biết sàng lọc và xử lý mọi sự. Những gì thiên hạ gọi là tốt, xấu, thiện, ác, sướng, khổ, này, nọ, hay bất cứ là gì – tất cả đều được ghi nhận cho lợi lạc của chúng ta. (Miễn sao chúng ta đừng dính chấp theo thứ gì). Giống như có người trèo lên cây xoài đạp rung để làm xoài rụng xuống cho chúng ta nhặt lấy vậy. Chúng ta cứ ghi nhận và nhặt lấy những trái xoài ngon mà không sợ hãi gì cả. Có gì ở đó mà ta phải sợ? Giàu nghèo, vinh nhục, khen chê, sướng khổ, và tất cả những thứ khác trên đời cũng đâu hơn gì những trái xoài đang rụng xuống, và chúng ta cứ nhìn những thói tính thế gian đó cũng như ta đứng nhìn những trái xoài đang rớt xuống với một cái tâm tĩnh lặng. Và chúng ta biết những trái nào là tốt, những trái nào là xấu.
Working in Accord with Nature
When we begin to wield the peace and serenity we've been developing in meditation to contemplate these things, wisdom arises. This is what I call wisdom. This is vipassanā. It's not something fabricated and construed. If we're wise, vipassanā will develop naturally. We don't have to label what's happening. If there's only a little clarity of insight, we call this ''little vipassanā.'' When clear seeing increases a bit, we call that ''moderate vipassanā.'' If knowing is fully in accordance with the Truth, we call that ''ultimate vipassanā.'' Personally I prefer to use the word wisdom (paññā) rather than ''vipassanā.'' If we think we are going to sit down from time to time and practise ''vipassanā meditation,'' we're going to have a very difficult time of it. Insight has to proceed from peace and tranquility. The entire process will happen naturally of its own accord. We can't force it.
Khi chúng ta bắt đầu nắm giữ sự bình an và tĩnh lặng, mà chúng ta phát triển bằng thiền tập, để quán xét mọi thứ, thì trí tuệ sẽ khởi sinh. Đây tôi gọi là trí tuệ minh sát. Đây là vipassanā. Đó không phải là thứ được tạo tác hay được chế ra. Nếu chúng ta khôn khéo, trí tuệ minh sát sẽ tự nhiên có và tự phát triển. Chúng ta không cần phải đặt tên dán nhãn cho cái đang diễn ra. Nếu chỉ có một ít trí tuệ minh sát, ta gọi đó là trí tuệ minh sát nhỏ, vipassanā nhỏ". Khi sự nhìn rõ (minh sát) tăng lên chút nữa, ta gọi đó là trí tuệ minh sát vừa, vipassanā vừa. Nếu sự hiểu biết đã sáng rõ hoàn toàn theo đúng với lẽ thực của Sự Thật, ta gọi đó là trí tuệ minh sát hoàn toàn, hay vipassanā rốt ráo. Theo cá nhân tôi, tôi thích dùng chữ trí tuệ paññā (bát-nhã) hơn là chữ trí tuệ vipassanā (minh sát). Nếu chúng ta nghĩ ta ngồi và thực hành "thiền minh sát", thì điều đó đã gây khó khăn cho ta. (Thực ra chúng ta không thể làm ra hay tạo tác ra minh sát tuệ!). Trí tuệ minh sát phải được tiến triển từ sự bình an và tĩnh lặng. Toàn bộ tiến trình diễn ra một cách hoàn toàn tự nhiên theo đường lối tự nhiên của nó. Chúng ta không thể chủ động làm ra nó hay thúc ép để có nó.
The Buddha taught that this process matures at its own rate. Having reached this level of practice, we allow it to develop according to our innate capabilities, spiritual aptitude and the merit we've accumulated in the past. But we never stop putting effort into the practice. Whether the progress is swift or slow is out of our control. It's just like planting a tree. The tree knows how fast it should grow. If we want it to grow more quickly than it is, this is pure delusion. If we want it to grow more slowly, recognize this as delusion as well. If we do the work, the results will be forthcoming - just like planting a tree. For example, say we wanted to plant a chilli bush. Our responsibility is to dig a hole, plant the seedling, water it, fertilize it and protect it from insects. This is our job, our end of the bargain. This is where faith then comes in. Whether the chilli plant grows or not is up to it. It's not our business. We can't go tugging on the plant, trying to stretch it and make it grow faster. That's not how nature works. Our responsibility is to water and fertilize it. Practising Dhamma in the same way puts our hearts at ease.
Phật đã dạy rằng tiến trình đó tự nó chín muồi theo tốc độ của nó. Sau khi đã tu được đến mức này, chúng ta cứ để yên cho nó tự tiến triển tùy theo những khả năng và khuynh hướng tự nhiên của nó, và tùy theo công đức mà chúng ta đã tích lũy được trong quá khứ. Nhưng chúng ta không được bớt nỗ lực trong tu tập. Tiến trình dù nhanh hay chậm, đốn ngộ hay tiệm ngộ gì đó, là nằm ngoài khả năng kiểm soát và ý muốn của chúng ta. Cũng giống như khi trồng cái cây. Cây tự nó biết lớn lên theo tốc độ tự nhiên của nó. Nếu chúng ta muốn nó lớn thật nhanh thì đó chỉ là sự ngu si mà thôi. Nếu chúng ta làm đúng việc của mình, kết quả sớm muộn gì cũng có – cũng giống như việc trồng một cái cây. (Nếu cứ siêng năng tu tập đúng đắn, kết quả sớm muộn gì cũng có, sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều căn cơ tự nhiên, khuynh hướng bẩm sinh và công đức trong quá khứ, như đã nói trên). Ví dụ, chúng ta trồng cây ớt. Việc chúng ta cần làm đúng là đào lổ, gieo hột, bón phân, tưới nước cho nó và bảo vệ nó khỏi sâu rầy. Ta siêng năng làm đúng công việc vun trồng đó, như vậy là đủ. Ngay chỗ này sẽ có mặt lòng tin. (Làm đúng, tu đúng thì sẽ khởi sinh lòng tin đúng đắn). Dù cây ớt có mọc được hay không, mọc chậm, mọc nhanh, ra trái nhanh hay chậm là còn tùy do nó. Đó không phải việc của ta. Nó đâu mọc theo ý muốn của ta. Chúng ta không thể nắm kéo cho nó lớn cao lên mau, đó không phải cách của tự nhiên. Việc chúng ta làm đúng và đều đặn là tưới nước và chăm bón cho nó. Còn nó lớn lên nhanh chậm và kết quả nhanh chậm là ngoài khả năng và ý muốn của ta. Việc tu tập theo Giáo Pháp cũng như vậy đó, ta nên thực hành theo hướng dẫn của Giáo Pháp, và hãy để cho tâm tự nhiên và thư thả theo đường lối của nó.
If we realize enlightenment in this lifetime, that's fine. If we have to wait until our next life, no matter. We have faith and unfaltering conviction in the Dhamma. Whether we progress quickly or slowly is up to our innate capabilities, spiritual aptitude, and the merit we've accumulated so far. Practising like this puts the heart at ease. It's like we're riding in a horse cart. We don't put the cart before the horse. Or it's like trying to plow a rice paddy while walking in front of our water buffalo rather than behind. What I'm saying here is that the mind is getting ahead of itself. It's impatient to get quick results. That's not the way to do it. Don't walk in front of your water buffalo. You have to walk behind the water buffalo.
Nếu chúng ta chứng đắc giác ngộ trong kiếp này, điều đó quá tốt. Nếu phải chờ đến kiếp sau, điều đó cũng chẳng sao. Miễn sao chúng ta đã có lòng tin và sự cam kết bất thoái chuyển vào Giáo Pháp. Nhanh hay chậm, đốn hay tiệm gì gì đó, là tùy theo những căn cơ bản năng và huynh hướng bẩm sinh, và những công đức tích lũy từ trước đến nay. Tu tập theo hướng này và sự tin tưởng này càng làm cho trái tim và tâm được thư thái. Cũng giống như đi xe ngựa, đừng đẩy xe trước ngựa, hãy ngồi yên chờ ngựa kéo đi. Cũng giống như cày ruộng vậy, đừng đi trước con trâu, phải cầm cày đi sau và để cho trâu kéo. Điều tôi đang nói đây có nghĩa là tâm nó luôn luôn đi trước nó. Nếu người tu muốn có kết quả nhanh là thiếu kiên nhẫn. Đó không phải là cách, dù muốn nhanh cũng đâu được, hay càng nôn nóng thì càng chậm thêm. Đó không phải cách đúng. Đừng có đi trước con trâu. Bạn phải đi sau con trâu.
It's just like that chilli plant we are nurturing. Give it water and fertilizer, and it will do the job of absorbing the nutrients. When ants or termites come to infest it, we chase them away. Doing just this much is enough for the chilli to grow beautifully on its own, and once it is growing beautifully, don't try to force it to flower when we think it should flower. It's none of our business. It will just create useless suffering. Allow it to bloom on its own. And once the flowers do bloom don't demand that it immediately produce chilli peppers. Don't rely on coercion. That really causes suffering! Once we figure this out, we understand what our responsibilities are and are not. Each has their specific duty to fulfill. The mind knows its role in the work to be done. If the mind doesn't understand its role, it will try to force the chilli plant to produce peppers on the very day we plant it. The mind will insist that it grow, flower, and produce peppers all in one day.
Cũng giống như tiến trình lớn lên của cây ớt. Tưới nước và chăm bón cho nó, nó tự hút chất dinh dưỡng và lớn lên. Khi có kiến hay sâu rầy đến phá, đuổi sâu rầy đi. Chỉ cần làm đúng như vậy thì cây ớt có thể lớn đẹp. Và khi nó đã lớn đẹp, đừng cố o ép nó ra hoa kết trái nhanh nhanh theo ý ta. Việc đó đâu phải việc của ta. Cứ nôn nóng chỉ tạo ra khổ đau vô ích. Cứ để yên cho nó tự nở hoa kết quả theo tốc độ của nó. Rồi khi nó ra trái cũng đừng có muốn nó phải chín nhanh để ta có ăn. Đừng có o ép hay thúc giục điều gì. Điều đó chỉ gây ra khổ cho mình! Khi hiểu được những ví dụ tự nhiên này, chúng ta hiểu được trách nhiệm chúng ta là gì và những gì không phải là việc của ta. (Cái gì cần tu thì ta làm; những gì không tự nhiên và không nên làm thì đừng làm). Mỗi người có mỗi bổn phận để hoàn thành, bổn phận là phải lo tu tập siêng năng và đúng đắn. Còn việc gì đến sẽ đến. Cái tâm tự hiểu được vai trò của nó phải làm việc gì. Nếu tâm không hiểu được vai trò của nó nên làm gì, thì người tu sẽ suốt ngày ngồi bên cây ớt thúc ép nó ra trái và chín nhanh. Tâm mình cứ suốt ngày không lo tu mà cứ thúc muốn cây ớt phải lớn nhanh, ra trái nhanh.
This is nothing but the second Noble Truth: craving causes suffering to arise. If we are aware of this Truth and ponder it, we'll understand that trying to force results in our Dhamma practice is pure delusion. It's wrong. Understanding how it works, we let go and allow things to mature according to our innate capabilities, spiritual aptitude and the merit we've accumulated. We keep doing our part. Don't worry that it might take a long time. Even if it takes a hundred or a thousand lifetimes to get enlightened, so what? However many lifetimes it takes we just keep practicing with a heart at ease, comfortable with our pace. Once our mind has entered the stream, there's nothing to fear. It will have gone beyond even the smallest evil action. The Buddha said that the mind of a sotāpanna, someone who has attained the first stage of enlightenment, has entered the stream of Dhamma that flows to enlightenment. These people will never again have to experience the grim lower realms of existence, never again fall into hell. How could they possibly fall into hell when their minds have abandoned evil? They've seen the danger in making bad kamma. Even if you tried to force them to do or say something evil, they would be incapable of it, so there's no chance of ever again descending into hell or the lower realms of existence. Their minds are flowing with the current of Dhamma.
Chỗ này không phải ở đâu xa mà ngay trong Diệu Đế thứ hai của Phật: tham muốn dục vọng gây ra khổ. Đó là chân lý về nguyên nhân nguồn gốc của khổ. Nếu chúng ta đã hiểu căn bản về chân lý này, vậy chúng ta thấy rằng việc thúc ép mong muốn có kết quả sớm trong khi tu tập là điều ngu si, bởi nó chỉ tạo ra khổ. Đó là cách sai. Hiểu cách tâm vận hành và buông bỏ nó và để cho mọi sự tự chín muồi tùy theo những căn cơ bẩm sinh, bản năng, và những công đức tích lũy mà chúng ta đã tích lũy trước giờ. Chúng ta cứ tiếp tục làm việc của mình, cứ lo tu đều tu đúng. Đừng lo kết quả có sớm hay trễ. Cho dù phải mất một trăm kiếp hay một ngàn kiếp mới giác ngộ, thì có sao đâu? (Bởi có muốn nhanh hơn cũng đâu làm gì được, mà cứ lo muốn nhanh hơn thì việc tu càng sai lạc và lại càng trễ hơn nhiều). Dù phải tốn bao nhiêu kiếp, ta cứ giữ việc tu tập với một trái tim thư thái theo bước tu của mình. Rồi một lúc nào đó, tâm lọt vào dòng thánh đạo (nhập lưu), lúc đó thì không còn lo lắng lo sợ gì nữa. Lúc đó đã vượt qua hết rồi, ta không còn lo về một hành động bất thiện nhỏ nhặt nào nữa. Phật đã nói rằng tâm của một người nhập lưu (sotāpanna, Tu-đà-hoàn), tức người đã chứng đắc tầng thánh quả đầu tiên, tâm của người đó đã nhập vào dòng chảy Giáo Pháp hướng về phía giác ngộ hoàn toàn. Những nhập lưu không còn bị rớt vào những cảnh giới thấp xấu khổ đau, không còn rớt vào cảnh giới địa ngục. Làm sao họ có thể rớt vào cảnh giới địa ngục khi tâm của họ đã dẹp bỏ những điều xấu ác bất thiện? Những người đó đã nhìn thấy mối hiểm họa của những hành động (nghiệp) xấu ác. Giờ họ đã nhập lưu thành bậc thánh nhân, giờ bạn có cố ép họ làm hay nói điều gì bất thiện họ cũng không còn khả năng làm nữa, do vậy họ đâu còn cơ hội nào để bị rớt xuống cảnh giới thấp xấu hay địa ngục nữa. Bởi tâm họ đang trôi chảy theo dòng thánh đạo, dòng chảy của Giáo Pháp.
Once you're in the stream, you know what your responsibilities are. You comprehend the work ahead. You understand how to practise Dhamma. You know when to strive hard and when to relax. You comprehend your body and mind, this physical and mental process, and you renounce the things that should be renounced, continually abandoning without a shred of doubt.
Một khi người tu đã bước vào dòng thánh đạo, người đó biết những trách nhiệm của mình là gì. Người đó biết mình phải làm gì đúng đắn. Người đó biết phải tu tập ra sao. Người đó biết lúc nào cần nỗ lực cố gắng và lúc nào cần thư thả. Người đó hiểu biết thân và tâm của mình, hiểu biết tiến trình thân và tâm, và biết từ bỏ những gì cần phải được từ bỏ, và liên tục từ bỏ cho đến khi không còn một chút nghi ngờ.
Changing our Vision
In my life of practising Dhamma, I didn't attempt to master a wide range of subjects. Just one. I refined this heart. Say we look at a body. If we find that we're attracted to a body then analyze it. Have a good look: head hair, body hair, nails, teeth and skin. The Buddha taught us to thoroughly and repeatedly contemplate these parts of the body. Visualize them separately, pull them apart, peel off the skin and burn them up. This is how to do it. Stick with this meditation until it's firmly established and unwavering. See everyone the same. For example, when the monks and novices go into the village on alms round in the morning, whoever they see - whether it's another monk or a villager - they imagine him or her as a dead body, a walking corpse staggering along on the road ahead of them. Remain focused on this perception. This is how to put forth effort. It leads to maturity and development. When you see a young woman whom you find attractive, imagine her as a walking corpse, her body putrid and reeking from decomposition. See everyone like that. And don't let them get too close! Don't allow the infatuation to persist in your heart. If you perceive others as putrid and reeking, I can assure you the infatuation won't persist. Contemplate until you're sure about what you're seeing, until it's definite, until you're proficient. Whatever path you then wander down you won't go astray. Put your whole heart into it. Whenever you see someone it's no different than looking at a corpse. Whether male or female, look at that person as a dead body. And don't forget to see yourself as a dead body. Eventually this is all that's left. Try to develop this way of seeing as thoroughly as you can. Train with it until it increasingly becomes part and parcel of your mind. I promise it's great fun - if you actually do it. But if you are preoccupied with reading about it in books, you'll have a difficult time of it. You've got to do it. And do it with utmost sincerity. Do it until this meditation becomes a part of you. Make realization of truth your aim. If you're motivated by the desire to transcend suffering, then you'll be on the right path.
Trong đời tu của tôi, tôi chưa bao giờ cố nắm bắt nhiều đề tài rộng lớn. Chỉ một thôi. Tôi thanh lọc tâm này. Giờ chúng ta nhìn vào thân. Nếu chúng ta bị hấp dẫn bởi một thân thể thì nên phân tách nó. Nhìn kỹ nó: tóc, lông, móng, răng, da. Phật đã dạy chúng ta phải quán xét một cách thấu đáo và lặp đi lặp lại về những bộ phận này của thân. Hình dung (quán tưởng) từng bộ phận riêng, tách chúng ra, lột da từng cái và tìm ra sự thật của từng cái. Đó là cách tu tập. Cứ thiền quán về những bộ phận đó cho đến khi việc thiền quán đó được thiết lập một cách vững chắc và không dao động. Nhìn thấy thân ở mọi người đều như nhau. Ví dụ, khi các tăng sĩ và sa-di đi vô làng khất thực vào buổi sáng, dù gặp ai—dù là tăng hay người dân làng—hãy hình dung người đó là một thân chết, một xác chết đang đi trước mặt mình. Duy trì tập trung vào cái nhận thức này. Đây là cách đưa vào nỗ lực. Cách đó dẫn đến sự chín chắn và phát triển. Khi ta nhìn thấy một phụ nữ đẹp, hãy hình dung đó là một xác chết đang đi, hình dung cái xác đó đang tan rã và thối rửa. Nhìn thấy thân mọi người ai cũng rồi như vậy. Và đừng để họ đến quá gần ta! Đừng để sự hấp dẫn bề ngoài và sự mê đắm chiếm lấy tâm trí ta. Nếu các thầy nhận thức và quán tưởng được thân của mọi người đang phân hủy và thối rửa, tôi có thể bảo đảm rằng không còn sự mê đắm có mặt bên trong các thầy. Quán xét cho đến khi các thầy chắc chắn về cái mình đang nhìn thấy là gì, cho đến khi nó cụ thể rõ ràng, cho đến khi mình tinh thông về sự thật đó. Dù có tu theo con đường nào các thầy cũng đừng xao lãng. Đặt hết tâm trí vô đó. Mỗi khi nhìn thấy ai thì chẳng khác nào nhìn thấy cái xác chết đang đi, (thân nào rồi cũng chết và mục rửa). Dù đó là nam hay nữ, cứ nhìn đó như xác chết. Và cũng đừng quên nhìn thân mình như xác chết. Cuối cùng tất cả chỉ là vậy, thân nào rồi cũng đến lúc như vậy. Cố tu tập cách này một cách hết sức thấu suốt. Tu tập cho đến khi việc quán thân đó trở thành một phần và hành trang của tâm mình. Tôi hứa điều này sẽ rất vui—nếu các thầy thực sự tu tập nó. Nhưng nếu các thầy chỉ biết điều này qua kinh sách thì sẽ khó tu chỗ này. Các thầy phải tự tu tập để tự mình hiểu biết. Và phải tu tập chỗ này với một sự thành tâm tột cùng. Tu cho đến khi phần tu quán thân này trở thành một phần của mình. Lấy sự chứng ngộ sự thật làm mục tiêu của mình. Nếu các thầy có động cơ là ước muốn vượt qua khổ thì các thầy đang đi đúng đường.
These days there are many people teaching vipassanā and a wide range of meditation techniques. I'll say this: doing vipassanā is not easy. We can't just jump straight into it. It won't work if it's not proceeding from a high standard of morality. Find out for yourself. Moral discipline and training precepts are necessary, because if our behavior, actions and speech aren't impeccable we'll never be able to stand on our own two feet. Meditation without virtue is like trying to skip over an essential section of the Path. Similarly, occasionally you hear people say, ''You don't need to develop tranquillity. Skip over it and go straight into the insight meditation of vipassanā.'' Sloppy people who like to cut corners say things like this. They say you don't have to bother with moral discipline. Upholding and refining your virtue is challenging, not just playing around. If we could skip over all the teachings on ethical behavior, we'd have it pretty easy, wouldn't we? Whenever we'd encounter a difficulty, we just avoid it by skipping over it. Of course, we'd all like to skip over the difficult bits.
Thời nay có nhiều người dạy về thiền minh sát với rất nhiều kỹ thuật khác nhau. Tôi sẽ nói như vầy: thực hiện thiền minh sát không phải là dễ. Chúng ta không phải chỉ đơn giản nhảy vào thiền. Nó chẳng đi đến đâu nếu chưa có một chuẩn mực cao về đức hạnh. Tự các thầy biết mình về chỗ này. Giới luật đạo đức và các giới hạnh để tu tập là cần thiết, bởi nếu những hành vi, hành động và lời nói của chúng ta chưa hoàn thiện thì chúng ta không thể nào đứng vững trên hai chân. Thiền tập mà thiếu đức hạnh thì chẳng khác nào cố tình bỏ qua phần căn bản của con đường Đạo. Tương tự, chúng ta thường nghe nói rằng: "Không cần phải tu tập sự định tâm. Cứ bỏ qua thiền định và đi thẳng vào tu thiền minh sát". Những người tu hành chẳng đến đâu thường hay nói như vậy. Họ nói rằng tu không cần phải có giới hạnh. Củng cố và thanh lọc đức hạnh là một việc làm đầy thử thách, chứ đâu phải chuyện đùa chuyện nhỏ như họ nói. Nếu bỏ qua những giáo lý về đạo đức thì việc đó quá dễ, đúng không? Hễ khi nào gặp khó khăn, chúng ta chỉ việc bỏ qua. Thiệt vậy, mọi người đều thích bỏ qua những khó khăn, ai cũng muốn chọn cách dễ dàng. (Nếu vậy ai tu không được?).
There was once a monk I met who told me he was a real meditator. He asked for permission to stay with me here and inquired about the schedule and standard of monastic discipline. I explained to him that in this monastery we live according to the Vinaya, the Buddha's code of monastic discipline, and if he wanted to come and train with me he'd have to renounce his money and private supplies of goods. He told me his practice was ''non-attachment to all conventions.'' I told him I didn't know what he was talking about. ''How about if I stay here,'' he asked, ''and keep all my money but don't attach to it. Money's just a convention.'' I said sure, no problem. ''If you can eat salt and not find it salty, then you can use money and not be attached it.'' He was just speaking gibberish. Actually he was just too lazy to follow the details of the Vinaya. I'm telling you, it's difficult. ''When you can eat salt and honestly assure me it's not salty, then I'll take you seriously. And if you tell me it's not salty then I'll give you a whole sack to eat. Just try it. Will it really not taste salty? Non-attachment to conventions isn't just a matter of clever speech. If you're going to talk like this, you can't stay with me.'' So he left.
Trước kia tôi gặp một Tỳ kheo, thầy ấy nói thầy ấy là một thiền giả đích thực. Thầy ấy xin phép ở lại đây với tôi và hỏi về thời biểu tu tập và các quy tắc trong chùa. Tôi nói với thầy ấy rằng trong chùa này chúng tôi sống theo Giới Luật Tăng đoàn, đó là những điều giới của Phật, và nếu thầy ấy muốn ở đây tu thầy ấy phải từ bỏ những thứ như tiền bạc, của cải riêng. Thầy ấy nói rằng việc tu hành của mình là "không ràng buộc với tất cả những quy ước truyền thống". Tôi nói với thầy ấy tôi không hiểu thầy ấy đang nói gì. Thầy ấy nói rằng: "Hay cứ để con ở lại đây, con vẫn giữ tiền bạc nhưng con không dính vào nó. Tiền bạc chỉ là quy ước thôi mà". Thầy ấy thiệt đang nói lẩm cẩm. Thực ra thầy ấy lười biếng không muốn tuân theo Giới Luật. Thiệt là khó, nhưng tôi phải nói với thầy ấy: "Nếu thầy ăn muối và có thể chân thật nói rằng nó không mặn, thì tôi sẽ nghiêm túc nhận thầy ở lại. Nếu thầy nói muối không mặn, tôi sẽ dưa một bao muối cho thầy ăn thoải mái. Cứ thử đi. Nó có mặn không? 'Không ràng buộc với quy ước' đâu phải chỉ bằng cách nói khôn lanh đễ dàng như vậy. Nếu thầy cứ nói kiểu này, tôi không thể ở cùng thầy". Vậy là thầy ấy bỏ đi.
We have to try and maintain the practice of virtue. Monastics should train by experimenting with the ascetic practices, while lay people practising at home should keep the five precepts. Attempt to attain impeccability in everything said and done. We should cultivate goodness to the best of our ability, and keep on gradually doing it.
Chúng ta phải cố gắng duy trì việc tu tập giới đức hạnh. Người xuất gia phải tu tập bằng giới luật thiền môn và thử nghiệm giới tu khổ hạnh [hạnh đầu-đà, dhutanga]. Còn những Phật tử tại gia thì tuân giữ năm giới hạnh căn bản. Cố gắng tu sửa để đạt đến sự hoàn thiện trong hành động và lời nói. Chúng ta nên tu dưỡng điều tốt thiện hết khả năng của mình, và tu sống thiện lành theo đó.
When starting to cultivate the serenity of samatha meditation, don't make the mistake of trying once or twice and then giving up because the mind is not peaceful. That's not the right way. You have to cultivate meditation over a long period of time. Why does it have to take so long? Think about it. How many years have we allowed our minds to wander astray? How many years have we not been doing samatha meditation? Whenever the mind has ordered us to follow it down a particular path, we've rushed after it. To calm that wandering mind, to bring it to a stop, to make it still, a couple of months of meditation won't be enough. Consider this.
Khi bắt đầu tu tập sự tĩnh lặng (thiền định), đừng cố một hai lần rồi bỏ ngang vì thấy tâm không được tĩnh lặng. Làm vậy là sai. Làm vậy là không đúng. Ta cần phải tu tập trong một thời gian lâu. Tại sao phải tốn nhiều thời gian như vậy? Hãy nghĩ về điều đó. Đã bao nhiêu năm chúng ta đã để tâm lang thang bất định? Đã bao nhiêu năm ta có tu tập định tâm lần nào đâu? Đã bao nhiêu năm, hễ khi nào tâm lôi chúng ta đi đâu thì ta chỉ biết chạy theo nó khắp nơi. Giờ để làm yên lặng cái tâm lăng xăng đó, đưa nó đến ngừng nghỉ, làm cho nó tĩnh tại, thì một vài tháng thiền tập đâu là cái đinh gì. Hãy nghĩ về điều này.
When we undertake to train the mind to be at peace with every situation, please understand that in the beginning when a defiled emotion comes up, the mind won't be peaceful. It's going to be distracted and out of control. Why? Because there's craving. We don't want our mind to think. We don't want to experience any distracting moods or emotions. Not wanting is craving, the craving for non-existence. The more we crave not to experience certain things, the more we invite and usher them in. ''I don't want these things, so why do they keep coming to me? I wish it wasn't this way, so why is it this way?'' There we go! We crave for things to exist in a particular way, because we don't understand our own mind. It can take an incredibly long time before we realize that playing around with these things is a mistake. Finally, when we consider it clearly we see, ''Oh, these things come because I call them.''
Khi chúng ta quyết tu tập cái tâm để nó bình yên trong mọi tình cảnh thì hãy hiểu rằng, do lúc đầu những cảm xúc ô nhiễm xuất hiện, nên tâm không được bình an. Nó sẽ bị xao lãng và khó kiểm soát. Tại sao? Bởi vì vẫn còn dục vọng. Chúng ta không muốn tâm chúng ta nghĩ suy. Chúng ta không muốn có những trạng thái hay cảm xúc làm xao lãng. Muốn cũng là một dạng của dục vọng. Không muốn cũng là một dạng của dục vọng. Muốn, muốn không, hay không muốn đều là tham dục. Không muốn là dục vọng, đó là dục vọng để không có. Khi ta càng muốn không trải nghiệm hay không có điều gì, thì ta càng mời gọi và đẩy chúng vào. "Tôi không muốn những điều này, sao chúng cứ đến hoài vậy? Tôi muốn nó không như vầy, sao nó cứ như vậy?". Đó, ngay chỗ đó ta dính. Ta muốn mọi thứ phải có mặt theo một cách nào đó, đó là do ta chưa hiểu cái tâm của mình. Điều này có thể mất rất nhiều thời gian trước khi chúng ta nhận ra rằng, muốn vầy muốn vậy là sai lầm. Cuối cùng, khi chúng ta nhìn thấy rõ ràng, chúng ta có thể nói rằng: "Ôi, những thứ đó xảy đến là do ta mời gọi chúng chứ ai".
Craving not to experience something, craving to be at peace, craving not to be distracted and agitated - it's all craving. It's all a red-hot chunk of iron. But never mind. Just get on with the practice. Whenever we experience a mood or emotion, examine it in terms of its impermanence, unsatisfactoriness, and selfless qualities, and toss it into one of these three categories. Then reflect and investigate: these defiled emotions are almost always accompanied by excessive thinking. Wherever a mood leads, thinking straggles along behind. Thinking and wisdom are two very different things. Thinking merely reacts to and follows our moods, and they carry on with no end in sight. But if wisdom is operating, it will bring the mind to stillness. The mind stops and doesn't go anywhere. There's simply knowing and acknowledging what's being experienced: when this emotion comes, the mind's like this; when that mood comes, it's like that. We sustain the ''knowing.''
Tham muốn trải nghiệm điều gì, tham muốn được bình an, tham muốn không bị xao lãng và động vọng—tất cả đều là dục vọng. Hoàn toàn là dục vọng. Nhưng không sao. Cứ tu tập. Khi nào trải nghiệm một trạng thái hay một cảm xúc, hãy xem xét nó dựa theo ba tính chất "vô thường, khổ và vô ngã", và thảy chúng vào trong ba đặc tính đó. Rồi suy xét và điều tra: những cảm xúc ô nhiễm này thường đi kèm với sự nghĩ suy phóng túng này nọ. Khi có một trạng thái thì sự nghĩ lăng xăng đi sau nó. Sự nghĩ suy và trí tuệ là hai thứ khác nhau. Sự nghĩ suy chỉ là phản ứng và chạy theo những trạng thái của ta, và kéo theo nó cho đến bất tận. Nhưng trí tuệ thì khác, khi có trí tuệ hoạt động, nó sẽ mang tâm đến chỗ tĩnh tại. Tâm sẽ dừng lại và không còn chạy nhảy đi đâu nữa. Chỉ còn lại sự biết và ghi nhận cái đang được trải nghiệm: Biết cái gì? Biết rõ khi trạng thái này có mặt, tâm là như vầy; khi trạng thái kia có mặt, tâm là như vậy. Chúng ta duy trì cái "sự biết".
Eventually it occurs to us, ''Hey, all this thinking, this aimless mental chatter, this worrying and judging - it's all insubstantial nonsense. It's all impermanent, unsatisfactory and not me or mine.'' Toss it into one of these three all-encompassing categories, and quell the uprising. You cut it off at its source. Later when we again sit meditation, it will come up again. Keep a close watch on it. Spy on it.
Cuối cùng, điều gì đến sẽ đến đối với người tu. Đến lúc rồi ta cũng biết được: "A, tất cả mọi sự nghĩ đó, mọi sự lăng xăng búa xua đó trong tâm, mọi sự lo nghĩ và phỏng đoán đó—tất cả chỉ là những thứ vô danh vô nghĩa. Tất cả chúng đều là vô thường, khổ, và không phải là ta hay của ta nào cả". Thảy tất cả chúng vào một trong ba cái đặc tính bao-trùm đó, và dập tắt không cho khởi lên lại. Ta cắt đứt chúng tận gốc rễ. Sau đó khi ta ngồi thiền lại, nó vẫn khởi lên lại. Hãy cứ tiếp tục quan sát chúng. Theo dõi chúng sát sao.
It's just like raising water buffalos. You've got the farmer, some rice plants, and the water buffalo. Now the water buffalo, it wants to eat those rice plants. Rice plants are what water buffalos like to eat, right? Your mind is a water buffalo. Defiled emotions are like the rice plants. The knowing is the farmer. Dhamma practice is just like this. No different. Compare it for yourself. When tending a water buffalo, what do you do? You release it, allowing it to wander freely, but you keep a close eye on it. If it strays too close to the rice plants, you yell out. When the buffalo hears, it backs away. But don't be inattentive, oblivious to what the buffalo is doing. If you've got a stubborn water buffalo that won't heed your warning, take a stick and give it a stout whack on the backside. Then it won't dare go near the rice plants. But don't get caught taking a siesta. If you lie down and doze off, those rice plants will be history. Dhamma practice is the same: you watch over your mind; the knowing tends the mind.
Cũng giống như chăn trâu. Có người nông dân, có ruộng lúa, và có con trâu. Trâu thì thích ăn lúa, đúng không? Tâm chúng ta giống như con trâu. Những trạng thái ô nhiễm thì giống ruộng lúa hấp dẫn. Sự-biết là người nông dân. Việc tu theo Giáo Pháp cũng giống như vậy. Tự mình so sánh rồi sẽ thấy và nhớ (niệm). Khi chăn trâu, ta thả nó đi ăn tự do, nhưng ta luôn để mắt đến nó. Nếu nó đi lãng qua hay quay đầu về phía lúa, ta la lên. Khi trâu nghe tiếng la, nó quay lại ăn cỏ. Nhưng ta không được mất chú ý, không được xao lãng hay quên mất con trâu đang làm gì. Nếu gặp con trâu bướng bỉnh khó trị, ta phải dùng roi quất mạnh vào lưng nó. Vậy sau đó nó không dám béng mảng qua ruộng lúa. Nhưng đừng có lăn ra làm một giấc ngon lành; nếu ta ngủ quên, khi thức dậy đám lúa chắc không còn nữa. Việc tu tập cũng giống như vậy: ta phải luôn quan sát cái tâm của ta; sự-biết luôn huấn luyện cái tâm.
''Those people who keep a close watch over their minds will be liberated from Māra's snare.'' And yet this knowing mind is also the mind, so who's the one observing the mind? Such ideas can make you extremely confused. The mind is one thing, the knowing another; and yet the knowing originates in this very same mind. What does it mean to know the mind? What's it like to encounter moods and emotions? What's it like to be without any defiled emotions whatsoever? That which knows what these things are is what is meant by the ''knowing.'' The knowing observantly follows the mind, and it's from this knowing that wisdom is born. The mind is that which thinks and gets entangled in emotions, one after another - precisely like our water buffalo. Whatever directions it strays in, maintain a watchful eye. How could it get away? If it mosies over to the rice plants, yell out. If it won't listen, pick up a stick and stride over to it. ''whack!'' This is how you frustrate it's craving.
"Ai biết quan sát cái tâm mình thì tránh được cạm bẫy của Ma Vương". Và, cái sự biết này cũng chính là cái tâm. Vậy ai là người quan sát cái tâm? Chỗ này rất dễ làm chúng ta khó hiểu và bối rối. Tâm là một thứ, sự-biết là một thứ khác; nhưng sự-biết xuất phát từ chính cái tâm. Vậy biết cái tâm có nghĩa là gì? Nó là gì khi gặp những trạng thái và cảm xúc? Nó là gì nếu không có những cảm xúc ô nhiễm này nọ? Cái biết được những thứ đó là gì thì được gọi là cái-biết hay "sự-biết". Sự-biết theo dõi cái tâm, và từ cái sự biết này sinh ra trí tuệ. Cái tâm bình thường luôn nghĩ suy và bị dính theo những cản xúc này nọ liên tục—rõ ràng giống như con trâu. Nó có béng mảng qua lại, ta phải luôn để mắt theo dõi nó. Nếu nó bước qua ruộng lúa, la lên. Nếu nó không nghe, lấy roi quất nó. Đó là cách dập ngay tham dục của nó.
Training the mind is no different. When the mind experiences an emotion and instantly grabs it, it's the job of the knowing to teach. Examine the mood to see if it's good or bad. Explain to the mind how cause and effect functions. And when it again grabs onto something that it thinks is adorable, the knowing has to again teach the mind, again explain cause and effect, until the mind is able to cast that thing aside. This leads to peace of mind. After finding out that whatever it grabs and grasps is inherently undesirable, the mind simply stops. It can't be bothered with those things anymore, because it's come under a constant barrage of rebukes and reprimands. Thwart the craving of the mind with determination. Challenge it to its core, until the teachings penetrate to the heart. That's how you train the mind.
Tu tập cái tâm cũng không khác. Khi tâm trải nghiệm một cảm xúc và cứ dính theo đó, công việc của sự-biết là dạy dỗ cái tâm. Xem xét trạng thái đó để coi đó là tốt hay xấu. Giải thích cho tâm hiểu cách lý nhân-quả hoạt động. Và khi tâm gặp cái gì nó cho là đáng quý và bám dính theo đó, sự-biết phải tiếp tục dạy cho tâm hiểu lý nhân quả, cho đến khi tâm hiểu được (trí tuệ) và dẹp bỏ thứ đó qua một bên. Điều này dẫn đến sự bình an của tâm. Sau khi tìm thấy rằng tất cả những gì tâm cố nắm giữ và tham đắm đều là những thứ không đáng có, toàn là những thứ tự trong bản chất là bất toại nguyện, nhờ đó tâm dừng lại, không còn phóng theo những thứ đó. Nó không còn màng đến những thứ đó nữa. Dẹp bỏ dục vọng của tâm với một sự quyết tâm. Thách đấu với nó đến tận gốc rễ của nó, cho đến khi những giáo lý (của Phật) thấm sâu vào trong trái tim. Đó là cách chúng ta huấn luyện cái tâm.
Since the time when I withdrew to the forest to practise meditation, I've been practising like this. When I train my disciples, I train them to practise like this. Because I want them to see the truth, rather than just read what's in the scriptures; I want them to see if their hearts have been liberated from conceptual thinking. When liberation occurs, you know; and when liberation has not yet happened, then contemplate the process of how one thing causes and leads to another. Contemplate until you know and understand it through and through. Once it's been penetrated with insight, it will fall away on its own. When something comes your way and gets stuck, then investigate. Don't give up until it has released it's grip. Repeatedly investigate right here. Personally, this is how I approached the training, because the Buddha taught that you have to know for yourself. All sages know the truth for themselves. You've got to discover it in the depths of your own heart. Know yourself.
Từ lúc tôi rút vô rừng để tu thiền, tôi đã tập luyện như vậy. Khi tôi dạy những học trò của tôi tu tập, tôi cũng dạy họ tu như vậy. Bởi vì tôi muốn họ nhìn thấy sự thật, chứ không phải chỉ biết những điều trong kinh sách. Tôi muốn họ nhìn thấy tâm của họ đã được giải thoát khỏi những nghĩ suy đầy khái niệm hay chưa. Khi nào có sự giải thoát, ta biết; và khi nào chưa có sự giải thoát, thì phải tiếp tục quán xét cái tiến trình nhân quả diễn biến ra sao từ sự này đến sự khác. Quán sát cho đến khi các thầy biết rõ và hiểu rõ về nó một cách thấu suốt. Khi một sự việc khởi sinh được soi chiếu bằng trí tuệ thì nó sẽ tự nó tan diệt. Khi có sự gì khởi sinh khi đang tu tập và ta bị kẹt ỏ đó, hãy quán xét điều tra về nó là gì. Đừng bao giờ bỏ lơ hay bỏ qua nó, cứ tiếp tục điều tra cho đến khi tự nó phai biến. Cứ liên tục điều tra ngay chỗ này. Cá nhân tôi, đây là cách tôi tiếp cận việc tu tập, bởi Phật đã dạy rằng chúng ta phải tự mình thấy biết cho chính mình. Tất cả những bậc tu hành đều tự mình thấy biết sự thật. Các thầy cũng phải tự khám phá để tự mình thấy biết từ trong tận trái tim mình. Tự mình thấy biết.
If you are confident in what you know and trust yourself, you will feel relaxed whether others criticize or praise you. Whatever other people say, you're at ease. Why? Because you know yourself. If someone bolsters you with praise, but you're not actually worthy of it, are you really going to believe them? Of course not. You just carry on with your Dhamma practice. When people who aren't confident in what they know get praised by others, they get sucked into believing it and it warps their perception. Likewise when someone criticizes you, take a look at and examine yourself. ''No, what they say isn't true. They accuse me of being wrong, but actually I'm not. Their accusation isn't valid.'' If that's the case, what would be the point of getting angry with them? Their words aren't true. If, however, we are at fault just as they accuse, then their criticism is correct. If that's the case, what would be the point of getting angry with them? When you're able to think like this, life is truly untroubled and comfortable. Nothing that then happens is wrong. Then everything is Dhamma. That how I practised.
Following the Middle Path
It's the shortest and most direct path. You can come and argue with me on points of Dhamma, but I won't join in. Rather than argue back, I'd just offer some reflections for you to consider. Please understand what the Buddha taught: let go of everything. Let go with knowing and awareness. Without knowing and awareness, the letting go is no different than that of cows and water buffaloes. Without putting your heart into it, the letting go isn't correct. You let go because you understand conventional reality. This is non-attachment. The Buddha taught that in the beginning stages of Dhamma practice you should work very hard, develop things thoroughly and attach a lot. Attach to the Buddha. Attach to the Dhamma. Attach to the Sangha. Attach firmly and deeply. That's what the Buddha taught. Attach with sincerity and persistence and hold on tight.
Đó là con đường ngắn nhất và trực chỉ nhất. Các thầy cứ đến và tranh luận đủ thứ với tôi về Giáo Pháp, nhưng tôi sẽ không tham gia. Thay vì tranh luận qua lại, tôi chỉ đưa ra một số điều suy xét để các thầy tự đi quán chiếu về chúng. Mong các thầy hãy ghi nhớ rằng, Phật đã dạy: hãy buông bỏ tất cả. Buông bỏ tất cả với sự-biết và sự tỉnh-giác. Nếu không có sự biết và sự tỉnh giác thì sự buông bỏ đó cũng chẳng khác sự bỏ ngơ của con trâu con bò. (Sự buông bỏ bằng sự thấy biết và tỉnh giác là sự buông bỏ của người tỉnh thức. Đó là sự buông bỏ nhờ hiểu biết và trí tuệ). Nếu không đưa hết tâm và trái tim vào sự buông bỏ, thì sự buông bổ đó là chưa phải. Ta buông bỏ bởi ta hiểu biết rõ sự thật do quy ước. Sự buông bỏ này là sự không-còn-dính-chấp, sự không còn ràng buộc. Phật đã nói trước rằng, lúc mới tu tập, chúng ta tu học rất siêng năng, phát triển nhiều điều thiện lành, và rồi chúng ta bị dính chấp ràng buộc với nhiều thứ. Chúng ta dính chấp vào Phật (tôn thờ, dựa hết vào Phật). Dính chấp vào Giáo Pháp (bám theo kinh điển, dựa vào sự hiểu biết, lý luận từ kinh điển). Dính chấp vào Tăng đoàn (dựa vào các sư thầy, tôn sùng các sư thầy, bắt chước làm theo cách đi cách đứng cách nói của sư thầy). Đó là những dính chấp và ràng buộc quá chắc chắn và sâu nặng. Đó là điều Phật đã biết và nói trước cho chúng ta. Dính chấp với tất cả lòng thành và sự kiên định, và dính chặt đến mức như vậy là khó khăn cho việc tự thân tu tập.
(Có người trong thời gian tu học và ngưỡng mộ vị sư thầy nào đó, khi vị sư thầy đó làm gì sai hay nói gì sai, người đó cũng thấy đúng. Ngày đêm người đó cứ nói, làm, đi, đứng... sao cho giống hệt thầy. Ai nói về sư thầy khác thì người đó liền bỏ đi, giống như chỉ có vị thầy của mình là số một, là như người được Phật bổ xứ vậy. Và còn rất rất nhiều sự dính chặt như vậy. Họ dính chặt vào thầy, vào chùa, vào Phật đến nỗi họ quên mất mình. Họ quên luôn cả lời Phật dạy rằng tu là tu sửa chính mình, tu là tự tu tập cái tâm của mình đâu phải tu như vị sư thầy, tu vì cái chùa, hay tu cho Phật).
In my own search I tried nearly every possible means of contemplation. I sacrificed my life for the Dhamma, because I had faith in the reality of enlightenment and the Path to get there. These things actually do exist, just like the Buddha said they did. But to realize them takes practice, right practice. It takes pushing yourself to the limit. It takes the courage to train, to reflect, and to fundamentally change. It takes the courage to actually do what it takes. And how do you do it? Train the heart. The thoughts in our heads tell us to go in one direction, but the Buddha tells us to go in another. Why is it necessary to train? Because the heart is totally encrusted with and plastered over with defilements. That's what a heart is like that has not yet been transformed through the training. It's unreliable, so don't believe it. It's not yet virtuous. How can we trust a heart that lacks purity and clarity? Therefore the Buddha warned us not to put our trust in a defiled heart. Initially the heart is only the hired hand of defilement, but if they associate together for an extended period of time, the heart perverts to become defilement itself. That's why the Buddha taught us not to trust our hearts.
Trong phần suy tìm của tôi, tôi đã cố thực tập gần như hết mọi cách quán xét. Tôi hy sinh đời mình cho Giáo Pháp, bởi tôi có lòng tin chắc về hiện thực kết quả giác ngộ và có lòng tin vào con đường Đạo dẫn đến đó, dù lâu hay mau, tôi vẫn tin tiến trình 'có tu tập thì có kết quả'. Những điều đó là có thực, có sự giác ngộ và có con đường dẫn đến đó theo lý nhân quả, như Đức Phật đã nói. Nhưng để đi đến giác ngộ chúng ta cần phải tu tập, cần phải tu tập đúng đắn. Phải thúc đẩy bản thân mình tu hết sức mình, tu hết giới hạn khả năng của mình. Phải cần có sự can đảm để tu tập, để suy xét, và để thay đổi một cách căn bản thiết thực. Phải có lòng cản đảm để thực sự thực hiện những việc tu tập cần chí can đảm. Và làm theo cách nào? Đó là huấn luyện cái tâm này. Những ý nghĩ trong cái đầu phàm trần của chúng ta cứ xúi chúng ta đi theo một hướng, nhưng Phật thì chỉ chúng ta đi về hướng khác. Tại sao cần phải tu luyện? Bởi cái tâm đang bị đóng bọc bởi một lớp ô nhiễm dày đặc. Đó là tình trạng của một cái tâm chưa được tu sửa huấn luyện để thay đổi và chuyển hóa. Cái tâm phàm trần lúc đó là không đáng tin cậy, do vậy đừng tin gì vào nó. Làm sao ta có thể tin vào một cái tâm thiếu sự trong sạch và rõ sáng như vậy? Làm sao ta có thể tin vào cái màn đêm tâm tối khi ta đâu thấy gì phía sau nó. Do vậy nên Phật đã dạy đừng tin vào cái tâm còn ô nhiễm. Ban đầu tâm chỉ là tay sai của những thói ô nhiễm, nhưng nó đi chung với đám ô nhiễm đó lâu ngày tâm cũng trở thành chính sự ô nhiễm. Do đó Phật đã dạy chúng ta đừng tin vào tâm mình.
If we take a good look at our monastic training discipline, we'll see that the whole thing is about training the heart. And whenever we train the heart we feel hot and bothered. As soon as we're hot and bothered we start to complain, ''Boy, this practice is incredibly difficult! It's impossible.'' But the Buddha didn't think like that. He considered that when the training was causing us heat and friction, that meant we were on the right track. We don't think that way. We think it's a sign that something is wrong. This misunderstanding is what makes the practice seem so arduous. In the beginning we feel hot and bothered, so we think we're off track. Everyone wants to feel good, but they're less concerned about whether it's right or not. When we go against the grain of the defilements and challenge our cravings, of course we feel suffering. We get hot, upset, and bothered and then quit. We think we're on the wrong path. The Buddha, however, would say we're getting it right. We're confronting our defilements, and they are what is getting hot and bothered. But we think it's us who are hot and bothered. The Buddha taught that it's the defilements that get stirred up and upset. It's the same for everyone.
Nếu chúng ta nhìn kỹ vào những thanh quy về tu tập trong chùa này, chúng ta sẽ thấy toàn bộ những quy tắc đó đều vì mục đích tu tập cái tâm. Và mỗi khi chúng ta tu tập cái tâm, chúng ta cảm thấy bực bội và khó chịu, thấy bị chúng quản chế. Ngay khi cảm thấy bực bội và khó chịu, chúng ta bắt đầu than vãn: "Người ơi, tu kiểu này thực sự khó quá! Không thể nào làm được". Nhưng Phật không nghĩ như vậy. Phật coi mỗi lần tu tập tạo ra sự nóng bức bực bội và cọ sát khó chịu như vậy là chúng ta đang tu đúng đường. (Vì chuyện tu tập là đi ngược lại với thói tâm, đi ngược lại với ý muốn trước giờ của mình, cho nên nó gây ra khó chịu và bực bội). Nhưng chúng ta lại không nghĩ vậy như Phật. Chúng ta lại nghĩ rằng chắc tu vậy là sai rồi, bởi vậy mới làm ta khó chịu và bực tâm. Đây là sự hiểu lầm, và sự hiểu lầm này làm cho việc tu trở thành thứ gì đó rất gian truân, đầy ải. Vào lúc mới tu, chúng ta thấy khó chịu, bực tâm, bực mình nên chúng ta nghĩ mình tu sai chỗ, sai cách. Mọi người đều muốn cảm thấy tốt, nhưng ít ai quan tâm đến việc điều đó là đúng hay sai. Khi chúng ta đi ngược lại với những thói tâm ô nhiễm và thách đấu với dục vọng thường ngày của chúng ta, thì dĩ nhiên chúng ta cảm thấy khó chịu và khổ mình rồi. Chúng ta thấy bực bội, thấy khó chịu và bị bó buộc, nên chúng ta bỏ cuộc. Chúng ta nghĩ mình đang tu sai chỗ, sai cách, sai đường. (Ta nghĩ tu là nhàn sướng chứ sao tu mà khổ như vầy). Phật thì nói vậy mới là tu, tu như vậy là đang đi đúng đường. Chúng ta đang đối mặt với những thói tâm ô nhiễm, và chính chúng nó là thứ đang nổi bực, nổi nóng và khó chịu. Nhưng chúng ta cứ nghĩ lầm chính chúng ta nổi bực và khó chịu. Phật đã chỉ ra chính những thói tâm ô nhiễm đó bị 'làm ngược' nên chúng bực bội, khó chịu. Ai mà chẳng bị như vậy, khi những thói tâm của chúng ta bị 'làm ngược', chúng sẽ bực mình và nổi sùng lên. (Ví dụ, thói tâm thích nhàn hạ hưởng thụ nay bị những thanh quy tu tập trong nhà chùa bắt làm ngược lại, bắt phải chịu khó thức khuya dạy sớm, bắt ăn uống chừng mực, mỗi ngày một bữa... thì sao nó không bực mình và thấy khó chịu cho được). Ai cũng phản ứng vậy thôi, đó là chuyện bình thường, nhưng chúng ta đang đi đúng con đường, đó là đi ngược lại những thói tâm cố hữu từ hồi nào giờ của chúng ta.
That's why Dhamma practice is so demanding. People don't examine things clearly. Generally, they lose the Path on either the side of self-indulgence or self-torment. They get stuck in these two extremes. On one hand they like to indulge their heart's desires. Whatever they feel like doing they just do it. They like to sit in comfort. They love to lie down and stretch out in comfort. Whatever they do, they seek to do it in comfort. This is what I mean by self-indulgence: clinging to feeling good. With such indulgence how could Dhamma practice possibly progress?
Do vậy, việc tu tập theo Giáo Pháp rất đòi hỏi sự chịu khó. Người ta thường không biết suy xét rõ ràng. Thường thì họ lạc đường vì thích nhàn hạ sung sướng hoặc vì thích hành xác khổ hạnh. Họ bị dính kẹt trong hai cực đoan đó. Một mặt họ muốn chìu lòng cái tâm chạy theo khoái lạc trần đời. Khi thấy thích làm gì họ làm đó. Họ thích hưởng thụ, thích ngồi chỗ mát mẻ, êm ái. Họ thích nằm dài thỏa thích. Bất cứ điều gì họ làm họ cũng tìm cách làm dễ dàng, nhẹ nhàng và thoải mái nhất. Đó là sự chạy theo khoái lạc: chạy theo những cảm giác tốt sướng. Nếu cứ thích sướng khoái như vậy, tu biết chừng nào mới tiến?
If we can no longer indulge in comfort, sensuality and feeling good, we become irritated. We get upset and angry and suffer because of it. This is falling off the Path on the side of self-torment. This is not the path of a peaceful sage, not the way of someone who's still. The Buddha warned not to stray down these two sidetracks of self-indulgence and self-torment. When experiencing pleasure, just know that with awareness. When experiencing anger, ill-will, and irritation, understand that you are not following in the footsteps of the Buddha. Those aren't the paths of people seeking peace, but the roads of common villagers. A monk at peace doesn't walk down those roads. He strides straight down the middle with self-indulgence on the left and self-torment on the right. This is correct Dhamma practice.
Khi chúng ta không có được tiện nghi, khoái lạc và cảm giác tốt, thì ta cảm thấy khó chịu. Chúng ta bực bội, bực mình, bực tức và thấy khổ vì điều đó. Nhiều người chọn cách này để chịu khổ để diệt bỏ con đường khoái lạc. Đây cũng là sự sai lầm. Đây cũng là sự đi lệch lạc khỏi con đường Đạo, lệch theo hướng hành xác khổ hạnh. Đây không phải là con đường bình an của bậc tu hành đi tìm sự bình an, không phải cách của người tĩnh lặng. Phật đã khuyên dạy đừng đi lệch theo cực đoan chạy theo khoái lạc và cũng đừng đi theo cực đoan hành xác khổ hạnh. Khi nào có sướng, chỉ cần biết nó là vậy, biết với một sự tỉnh giác. Khi nào có khổ, chỉ cần tỉnh giác biết đó là khổ. Khi trải nghiệm sự sân giận, ác cảm, khó chịu, chúng ta biết nó là vậy, và biết rõ nếu chúng ta chạy theo những cảm giác đó là không theo đúng theo bước chân của Phật. Đó không phải là con đường của những người đi tìm sự bình an, đó chỉ là con đường của những người phàm phu trong làng, trong chợ. Người tu hành bình an thì không bước đi theo những con đường phàm trần đó. Người tu hành bình an đi thẳng xuống con đường trung đạo, không bước trái chạy theo khoái lạc giác quan, cũng bước phải dấn thân vào vũng lầy hành xác khổ hạnh. Đó mới là con đường tu đúng đắn.
If you're going to take up this monastic training, you have to walk this Middle Way, not getting worked up about either happiness or unhappiness. Set them down. But it feels like they're kicking us around. First they kick us from one side, ''Ow!'' , then they kick us from the other, ''Ow!'' We feel like the clapper in our wooden bell, knocked back and forth from side to side. The Middle Way is all about letting go of happiness and unhappiness, and the right practice is the practice in the middle. When the craving for happiness hits and we don't satisfy it, we feel the pain.
Nếu các thầy chọn con đường tu tập theo tăng đoàn, các thầy phải giữ chắc đi theo con đường Trung Đạo. Nói vậy là lý thuyết, chứ thực hành thì mỗi giây phút phải tự mình giữ mình không chạy theo khoái lạc giác quan cũng không theo sự hành xác để duy tâm. Không chạy theo sướng hay khổ. Nhưng, sướng khổ cứ bu quanh ta và đá ta qua lại như một trái banh. Chúng ta cứ như cái con lắc trong chuông, bị chuông đánh qua đánh lại liên tục. Con đường Trung Đạo có nghĩa thực dụng là buông bỏ sướng và khổ, không dính chấp theo bên nào, cứ nhắm giữ mà đi một cách tự tại, đó cách thực hành đúng đắn.
Đừng chạy theo dục vọng, khi dục vọng được sướng khởi lên và ta không thỏa mãn nó, ta cảm thấy khổ đau ngay thôi.
Walking down the Middle Path of the Buddha is arduous and challenging. There are just these two extremes of good and bad. If we believe what they tell us, we have to follow their orders. If we become enraged at someone, we immediately go searching for a stick to attack them. No patient endurance. If we love someone we want to caress them from head to toe. Am I right? These two sidetracks completely miss the middle. This is not what the Buddha recommended. His teaching was to gradually put these things down. His practice was a path leading out of existence, away from rebirth - a path free of becoming, birth, happiness, unhappiness, good, and evil.
Đi theo con đường Trung Đạo của Phật là khó và gian nan. Chỉ có hai cực đoan là sướng và khổ, tốt và xấu. Nếu chúng ta cứ tin theo chúng, ta làm theo lời chúng. Nếu chúng ta thấy bực tức với ai, ta cứ muốn kiếm cây kiếm gậy đánh cho được kẻ đó. Ta không biết lẽ phải và không có sự nhẫn nhục chịu đựng. Khi ta yêu thương ai, ta muốn chạm người đó từ đầu đến chân. Khi ghét là ghét đến cùng, khi thương là thương đến cùng. Đúng không?. Đó là hai phía lạc khỏi lằn giữa của trung đạo. Đó không phải đường Phật đã chỉ. Giáo lý của Phật là tu tập dần dần buông bỏ tất cả những cực đoan quá thích và quá ghét đó. Sự tu tập của Phật là để thoát ra khỏi những thói tâm đối đãi của thế gian, thoát ra khỏi sự hiện hữu thế tục, thoát ra khỏi tái sinh, khỏi sinh tử– đó là một con đường thoát khỏi mọi sự trở thành, nghiệp hữu, sự sinh thành, sướng, khổ, tốt, xấu, thiện và ác.
Those people who crave existence are blind to what's in the middle. They fall off the Path on the side of happiness and then completely pass over the middle on their way to the other side of dissatisfaction and irritation. They continually skip over the center. This sacred place is invisible to them as they rush back and forth. They don't stay in that place where there is no existence and no birth. They don't like it, so they don't stay. Either they go down out of their home and get bitten by a dog or fly up to get pecked by a vulture. This is existence.
Những người có dục vọng tham muốn được sống thì không nhìn thấy cái hay của lằn tim đường trung đạo. Họ cứ đi lệch khỏi Con Đường, họ lạng qua bờ phải của sướng, rồi lạng ngang qua tim đường qua bờ trái của khổ, bất toại nguyện và khó chịu. Họ cứ lắc lư qua lại như con lắc, họ cứ chạy theo hình chữ chi, băng qua băng lại, nhưng chẳng bao giờ giữ theo hướng tim đường ở giữa. Tim đường ở giữa là hướng đi an toàn, nhưng họ không nhìn thấy, họ cứ lạng trái, lạng phải. Khi khổ chạy qua sướng, hết sướng chạy qua khổ. Hết sinh đến tử, hết tử đến sinh. Họ không thích đi theo hướng tim đường là cái hướng không sinh không tử. Họ không thích trung đạo, không thích đi thẳng tim đường. Họ cứ muốn bỏ nhà chạy xuống đồi cho chó cắn, hoặc chạy lên đồi cho rắn cắn. Đó chính là sự hiện hữu, là sự sống thế tục.
Humanity is blind to that which is free from existence with no rebirth. The human heart is blind to it, so it repeatedly passes it by and skips it over. The Middle Way walked by the Buddha, the Path of correct Dhamma practice, transcends existence and rebirth. The mind that is beyond both the wholesome and the unwholesome is released. This is the path of a peaceful sage. If we don't walk it we'll never be a sage at peace. That peace will never have a chance to bloom. Why? Because of existence and rebirth. Because there's birth and death. The path of the Buddha is without birth or death. There's no low and no high. There's no happiness and no suffering. There's no good and no evil. This is the straight path. This is the path of peace and stillness. It's peacefully free of pleasure and pain, happiness and sorrow. This is how to practise Dhamma. Experiencing this, the mind can stop. It can stop asking questions. There's no longer any need to search for answers. There! That's why the Buddha said that the Dhamma is something that the wise know directly for themselves. No need to ask anybody. We understand clearly for ourselves without a shred of doubt that things are exactly as the Buddha said they were.
Nhân loại không nhìn thấy chỗ giải thoát khỏi sinh tử khổ đau: chỗ không sinh không tử. Tâm con người còn ngu mờ nên không nhìn thấy cái lằn giữa của trung đạo, nên họ cứ lạng qua và lạng lại mà không bao giờ ở lại giữa tâm đường. Con đường Trung Đạo do Phật đã bước đi, đó là con đường tu tập đúng đắn, vượt ra khỏi sinh và tử. Tâm không còn đối đãi tốt xấu, thiện ác; và tâm như vậy là được giải thoát. Đây là con đường của các bậc sa-môn bình an. Nếu chúng ta không bước theo con đường đó, chúng ta đâu bao giờ trở thành một sa-môn bình an. Ta không bước theo họ, sự bình an sẽ chẳng có cơ hội đơm hoa kết quả. Bởi vì còn sinh và còn tử. Con đường của Phật là không còn sinh tử. Không còn cao thấp. Không còn sướng khổ. Không còn tốt xấu. Không còn thiện ác. Không còn đối đãi. Đây là con đường chánh đạo. Đây là con đường để đi đến sự bình an và tĩnh tại. Nó bình an, không còn dấu vết của sướng khổ, vui buồn. Đó là cách-đi và mục-tiêu của việc tu hành. Khi trải nghiệm được sự không còn đối đãi, tâm có thể dừng lại. Nó có thể dừng nghĩ suy nghi vấn. Không còn nhu cầu gì để đi tìm câu trả lời. Ngay đó! Đó là tại sao Phật đã nói rằng Giáo Pháp là để cho người có trí tự mình thấy biết. Không còn phải thắc mắc hay hỏi ai nữa. Lúc đó chúng ta sẽ tự mình hiểu biết một cách rõ ràng mà không còn một dấu vết nghi ngờ, mọi sự thực đúng là như vậy, đúng như cách Phật đã nói chúng là như vậy.
Dedication to the Practice
So I've told you a few brief stories about how I practised. I didn't have a lot of knowledge. I didn't study much. What I did study was this heart and mind of mine, and I learned in a natural way through experimentation, trial and error. When I liked something, then I examined what was going on and where it would lead. Inevitably, it would drag me to some distant suffering. My practice was to observe myself. As understanding and insight deepened, gradually I came to know myself.
Vậy đó, tôi kể vài chuyện ngắn gọn về cách tôi đã tu. Tôi không có nhiều trí thức. Ngày xưa tôi cũng không được học hành gì nhiều. Giờ cái tôi học là trái tim này và tâm này của tôi, và tôi học theo một cách tự nhiên thông qua thực nghiệm, thông qua rút kinh nghiệm từ những chỗ tu đúng, tu sai. Khi tôi thấy thích điều gì, tôi xem xét coi điều gì đang xảy ra và nó sẽ dẫn đến đâu. Rõ ràng tôi thấy nó lôi tôi đi xa đến chỗ khổ đau. Việc tu của tôi là quan sát chính bản thân mình. Khi sự hiểu biết và sự nhìn thấy rõ ràng (minh sát) càng được sâu sắc hơn, tôi càng đi đến biết rõ về chính mình hơn.
Practise with unflinching dedication! If you want to practise Dhamma, then please try not to think too much. If you're meditating and you find yourself trying to force specific results, then it's better to stop. When your mind settles down to become peaceful and then you think, ''That's it! That's it, isn't it? Is this it?'', then stop. Take all your analytical and theoretical knowledge, wrap it up and store it away in a chest. And don't drag it out for discussion or to teach. That's not the type of knowledge that penetrates inside. They are different types of knowledge.
Tu với một sự tận tâm bất thối chuyển! Nếu muốn tu tập Giáo Pháp, thì các thầy phải bỏ bớt nghĩ suy. Nếu khi thiền tập các thầy thấy mình đang cố tu để đắc đạt kết quả gì gì đó, thì tốt hơn nên dừng lại. Mỗi khi nào tâm được tĩnh lặng và bình an, ta liền độc thoại: "Nó đó! Phải đó là vậy không? Ta đạt đến tầng thiền rồi phải không?", nếu nghĩ vậy thì dừng ngay. (Bạn đang tu với vọng tưởng và tham dục). Quơ hết mọi ý nghĩ phân tích và suy lý đó, gói nó lại và nhét xuống ngực. Đừng bao giờ lôi nó ra để lý sự, suy lý gì gì nữa. Đó không phải là loại hiểu biết dùng để thâm nhập vào trong tâm. Đó là những loại hiểu biết khác, đó là những hiểu biết trí thức, suy lý, bề ngoài.
When the reality of something is seen, it's not the same as the written descriptions. For example, let's say we write down the word ''sensual desire.'' When sensual desire actually overwhelms the heart, it's impossible that the written word can convey the same meaning as the reality. It's the same with ''anger.'' We can write the letters on a blackboard, but when we're actually angry the experience is not the same. We can't read those letters fast enough, and the heart is engulfed by rage.
Khi hiện thực của điều gì được nhìn thấy, nó không phải giống như đã được mô tả trong kinh sách. Ví dụ, khi ta viết về "tham", tham dục, nhục dục, dục vọng khoái lạc giác quan, thì những chữ viết đó không thể nào chuyển tải hết ý nghĩa của thực tại của tính tham đó trong tâm. Chữ "sân" cũng vậy, đó chỉ là danh từ chung ta viết để cố miêu tả những thói tâm ô nhiễm nặng đô thứ hai bên trong tâm thôi. Chữ sân ta viết trên bảng đen, nhưng thực sự chúng ta trải nghiệm sân ra sao thì không thể giống y như nhau. Chúng ta thậm chí không kịp đọc những chữ viết đó khi tâm đang sân giận, điên tiếc.
This is an extremely important point. The theoretical teachings are accurate, but it's essential to bring them into our hearts. It must be internalized. If the Dhamma isn't brought into the heart, it's not truly known. It's not actually seen. I was no different. I didn't study extensively, but I did do enough to pass some of the exams on Buddhist theory. One day I had the opportunity to listen to a Dhamma talk from a meditation master. As I listened, some disrespectful thoughts came up. I didn't know how to listen to a real Dhamma talk. I couldn't figure out what this wandering meditation monk was talking about. He was teaching as though it was coming from his own direct experience, as if he was after the truth.
Chỗ này là chỗ cực kỳ quan trọng. Những giáo lý là đúng, nhưng điều cốt lõi là phải biết đưa giáo lý đó vào trong tim mình. Nó phải được nội tâm hóa. Nếu Giáo Pháp không được đưa vào trái tim thì nó sẽ không được biết một cách thực thụ. Nó sẽ không được thấy một cách thực thụ. Tôi cũng vậy. Tôi không học rộng về kinh điển, nhưng tôi chỉ học đủ căn bản để thi qua kỳ thi sát hạch giáo lý Phật giáo. Một ngày kia tôi có duyên được nghe bài giảng pháp từ một thiền sư. Khi tôi nghe, một vài ý nghĩ thiếu tôn trọng đã khởi lên. Lúc đó tôi chưa biết cách lắng nghe Giáo Pháp. Tôi chẳng hiểu vị thiền sư lang thang đó đang nói gì. Ông ta đang nói như thể giáo lý đó có từ kinh nghiệm trực tiếp của ông ta vậy, cứ như ông ta là đại diện cho sự thật vậy. Bởi vậy nên tôi không hoàn toàn tin.
As time went on and I gained some firsthand experience in the practice, I saw for myself the truth of what that monk taught. I understood how to understand. Insight then followed in its wake. Dhamma was taking root in my own heart and mind. It was a long, long time before I realized that everything that that wandering monk had taught came from what he'd seen for himself. The Dhamma he taught came directly from his own experience, not from a book. He spoke according to his understanding and insight. When I walked the Path myself, I came across every detail he'd described and had to admit he was right. So I continued on.
Thời gian trôi qua, tôi đạt được ít nhiều trải nghiệm ban đầu, tôi đã tự mình nhìn thấy sự thật cho chính mình, đó là những sự thật mà vị thiền sư kia đã nói trước đó. Tôi hiểu được cách hiểu biết. Sau hiểu biết thì trí tuệ theo sau ngay tại đó. Giáo Pháp đã bén rễ từ trong tâm và trái tim của tôi. Thật lâu, rất lâu sau đó tôi mới nhận thấy được những điều vị thiền sư đó đã nói là nói từ sự tự thân thấy biết của mình. Giáo Pháp vị ấy đã giảng là đúng trực tiếp từ sự trải nghiệm của chính vị ấy, không phải từ kinh sách. Vị ấy nói theo sự hiểu biết và trí tuệ nhìn thấy của chính mình. Khi tôi tự mình bước đi trên con đường Đạo, tôi đã gặp lại mọi điều mà vị thiền sư đó đã mô tả trước đó, và tôi phải thừa nhận rằng vị ấy đã nói đúng. Vậy đó, tôi tiếp tục tu và khám phá như vậy.
Try to take every opportunity you can to put effort into Dhamma practice. Whether it's peaceful or not, don't worry about it at this point. The highest priority is to set the wheels of practice in motion and create the causes for future liberation. If you've done the work, there's no need to worry about the results. Don't be anxious that you won't gain results. Anxiety is not peaceful. If however, you don't do the work, how can you expect results? How can you ever hope to see? It's the one who searches who discovers. It's the one who eats who's full. Everything around us lies to us. Recognizing this even ten times is still pretty good. But the same old coot keeps telling us the same old lies and stories. If we know he's lying, it's not so bad, but it can be an exceedingly long time before we know. The old fellow comes and tries to hoodwink us with deception time and time again.
Hãy cố gắng tranh thủ mọi cơ hội để đưa nỗ lực vào sự tu tập. Dù tu có được bình an hay không, đừng nghĩ gì lúc này. Ưu tiên hàng đầu là phải nỗ lực tu hành, phải chuyển động bánh xe tu tập và tạo ra những nhân cho kết quả giải thoát sau này. Nếu bạn làm đúng việc tu tập, bạn không cần phải lo lắng về kết quả. Đừng lo lắng tại sao ta vẫn chưa chứng đắc kết quả này nọ. Lo lắng là bất an, là không bình an. Thử nghĩ, nếu bạn không lo tu tập đúng đắn thì lấy gì mà trông đợi kết quả? Chỉ có người biết tu biết khám phá thì mới có thể tìm thấy kết quả. Chỉ có người tự ăn mới tự mình biết no. Mọi thứ xung quanh đều đánh lừa chúng ta. Đúng không, nhận biết lẽ thật này cho đến mười lần cũng không thừa. Mọi thứ xung quanh đều đánh lừa chúng ta. Cũng một 'sư cụ' đó cứ đánh lừa và giả dối với ta hoài hoài. Nếu chúng ta biết ổng đang nói dối, điều đó không tệ, nhưng cũng có thể phải rất lâu sau đó ta mới nhận ra ổng nói dối. Cũng một ông bạn cũ cứ đánh lừa ta hoài từ trước đến giờ. Mọi thứ xung quanh ta nhìn thấy hàng ngày cứ luôn đánh lừa ta.
Practising Dhamma means upholding virtue, developing samādhi and cultivating wisdom in our hearts. Remember and reflect on the Triple Gem: the Buddha, the Dhamma and the Sangha. Abandon absolutely everything without exception. Our own actions are the causes and conditions that will ripen in this very life. So strive on with sincerity.
Tu tập theo Giáo Pháp có nghĩa là củng cố đức hạnh (giới), phát triển định lực (định) và tu dưỡng trí tuệ (tuệ) trong tâm ta. Tưởng niệm và quán chiếu về Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Buông bỏ tất cả mọi thứ, không ngoại lệ thứ gì. Những hành động của chúng ta là nguyên nhân và điều kiện [nhân và duyên] sẽ kết thành trái quả ngay trong kiếp sống này. Do vậy, hãy nỗ lực tu với sự thành tâm.
Even if we have to sit in a chair to meditate, it's still possible to focus our attention. In the beginning we don't have to focus on many things - just our breath. If we prefer, we can mentally repeat the word ''Buddha'', ''Dhamma'', or ''Sangha'' in conjunction with each breath. While focusing attention, resolve not to control the breath. If breathing seems laborious or uncomfortable, this indicates we're not approaching it right. As long as we're not yet at ease with the breath, it will seem too shallow or too deep, too subtle or too rough. However, once we relax with our breath, finding it pleasant and comfortable, clearly aware of each inhalation and exhalation, then we're getting the hang of it. If we're not doing it properly we will lose the breath. If this happens then it's better to stop for a moment and refocus the mindfulness.
Ngay cả khi ngồi trên ghế chúng ta vẫn có thể tập trung sự chú tâm. Ngay lúc mới tu, chúng ta không cần phải chú tâm đến nhiều thứ– chỉ cần chú tâm vào hơi thở. Nếu chúng ta thích, chúng ta có thể niệm chữ "Buddha" [Đức Phật], hay "Dhamma" [Giáo Pháp], hay "Sangha" [Tăng đoàn] theo nhịp hơi thở theo ý chúng ta. Khi tập trung chú tâm, nhất quyết đừng kiểm soát hơi thở. Cứ để hởi thở tự nó thở tự nhiên. Nếu hơi thở có vẻ chậm mệt hay khó chịu thì đó là do ta đang tiếp cận nó không đúng cách. Khi nào chúng ta còn chưa thấy thoải mái dễ chịu với hơi thở, nó cứ luôn lúc quá ngắn, lúc quá dài, hoặc lúc sâu lúc cạn, lúc nhẹ lúc nặng. Tuy nhiên, khi ta chúng ta thư giãn với hơi thở, chúng ta sẽ thấy dễ chịu và thoải mái, dễ ý thức rõ từng hơi thở vào và hơi thở ra, thì lúc đó chúng ta đã theo được hơi thở. Nếu chúng ta không làm đúng, chúng ta sẽ lạc mất hơi thở. Nếu điều đó xảy ra, tốt hơn nên ngừng lại chốc lát, và tập trung sự chú tâm trở lại.
If while meditating you get the urge to experience psychic phenomena or the mind becomes luminous and radiant or you have visions of celestial palaces, etc., there's no need to fear. Simply be aware of whatever you're experiencing, and continue on meditating. Occasionally, after some time, the breath may appear to slow to a halt. The sensation of the breath seems to vanish and you become alarmed. Don't worry, there's nothing to be afraid of. You only think your breathing has stopped. Actually the breath is still there, but it's functioning on a much more subtle level than usual. With time the breath will return to normal by itself.
Nếu trong khi thiền các thầy tự nhiên trải nghiệm những hiện tượng thần thông siêu thường, hoặc thấy tâm bừng sáng và phát sáng, hoặc thấy hình ảnh nơi thiên cung cõi trời, vân vân, lúc đó không cần phải sửng sốt hay sợ hãi gì hết. Cứ đơn thuần tỉnh giác biết những gì mình đang trải nghiệm, và cứ tiếp tục thiền. Nhiều lúc, hơi thở có thể như chậm lại hoặc như ngừng thở luôn. Có cảm nhận rằng hơi thở dường như biến mất và người tu có thể sửng sờ hay sợ hãi về điều đó. Các thầy có thể chỉ nghĩ rằng hơi thở đã ngừng thở. Thực ra hơi thở vẫn còn đó, nhưng nó hoạt động ở một mức độ vi tế nhẹ tênh hơn lúc bình thường. Cứ từ từ rồi hơi thở sẽ tự nó trở lại như bình thường.
In the beginning, just concentrate on making the mind calm and peaceful. Whether sitting in a chair, riding in a car, taking a boat ride, or wherever you happen to be, you should be proficient enough in your meditation that you can enter a state of peace at will. When you get on a train and sit down, quickly bring your mind to a state of peace. Wherever you are, you can always sit. This level of proficiency indicates that you're becoming familiar with the Path.
Ngay từ đầu, chỉ cần tập trung vào việc làm cho tâm được tĩnh lặng và bình an. Dù đang ngồi trên ghế, đang lái xe, đang ngồi trên thuyền, hoặc đang làm gì đó, lúc nào rảnh tay ngồi yên thì các thầy nên biết cách thiền ngay. Khi bước lên tàu lửa vừa ngồi xuống, hãy tranh thủ đưa tâm vào trạng thái bình lặng. Dù đang ở đâu, các thầy vẫn có thể tranh thủ ngồi thiền. Khi đã đạt đến thói quen và mức độ thiền tập như vậy, thì coi như các thầy đã quen thuộc với con đường Đạo.
You then investigate. Utilize the power of this peaceful mind to investigate what you experience. At times it's what you see; at times what you hear, smell, taste, feel with your body, or think and feel in your heart. Whatever sensory experience presents itself - like it or not - take that up for contemplation. Simply know what you are experiencing. Don't project meaning or interpretations onto those objects of sense awareness. If it's good, just know that it's good. If it's bad, just know that it's bad. This is conventional reality. Good or evil, it's all impermanent, unsatisfying and not-self. It's all undependable. None of it is worthy of being grasped or clung to. If you can maintain this practice of peace and inquiry, wisdom will automatically be generated. Everything sensed and experienced then falls into these three pits of impermanence, unsatisfactoriness, and not-self. This is vipassanā meditation. The mind is already peaceful, and whenever impure states of mind surface, throw them away into one of these three rubbish pits. This is the essence of vipassanā: discarding everything down into impermanence, unsatisfactoriness, and not-self. Good, bad, horrible, or whatever, toss it down. In a short time, understanding and insight will blossom forth in the midst of the three universal characteristics - feeble insight, that is. At this beginning stage the wisdom is still weak and feeble, but try to maintain this practice with consistency. It's difficult to put into words, but it's like if somebody wanted to get to know me, they'd have to come and live here. Eventually with daily contact we would get to know each other.
Rồi sau đó bắt đầu tập điều tra, suy xét. Vận dụng năng lực của cái tâm đang được bình an đó để điều tra tìm hiểu cái mình đang trải nghiệm. Có lúc, đó là cái bạn nhìn thấy; có lúc đó là cái bạn nghe thấy, hoặc ngửi thấy, hoặc nếm thấy, hoặc cảm thấy bằng thân (chạm thấy), hoặc nghĩ hay cảm thấy trong tâm. Bất cứ trải nghiệm giác quan nào có mặt—dù ta thích hay không thích—cứ lấy nó để quán xét. Cứ đơn thuần tìm hiểu và biết cái mình đang trải nghiệm. Đừng phóng tác ý nghĩa hay chủ quan diễn dịch về những đối tượng giác quan đó—những đối tượng giác quan đó là để chúng ta quán xét và biết về nó, chứ không phải để chúng ta suy diễn hay phản ứng này nọ theo nó. Nếu cái đó tốt, chỉ cần biết nó tốt. Nếu cái đó là xấu, chỉ cần biết là nó xấu. Đó chỉ là thực tại quy ước, thực tại của sự sống thế gian. Dù tốt hay xấu, tất cả chỉ là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Tất cả đều tùy thuộc phát sinh và giả tạm, duyên sinh và có rồi mất. Chẳng có thứ gì trong đó đáng để ta nắm giữ hay dính theo nó. Nếu các thầy duy trì cách tu tập với sự bình an và quán xét như vậy, trí tuệ hiểu biết sẽ tự động khởi sinh lên thôi. Tất cả mọi thứ được cảm nhận và trải nghiệm qua các giác quan đều rớt vào ba cái lổ sâu là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Tất cả không ngoài ba dặc tính bao trùm đó của mọi sự sống. Ngay chỗ này chính là thiền minh sát (vipassanā). Tâm đã được bình an, và hễ khi có trạng thái ô nhiễm nào nổi lên trong tâm, thì ta giục nó vào ba cái lổ rác đó, (giống như người ở trên nhà cao tầng quăng bịch rác vào ống đỏ rác để nó rớt xuống thùng rác dưới đất để người ta chở đi bỏ vĩnh viễn). Khi có trải nghiệm nào hay nhận thức (niệm, vọng tưởng) nào khởi lên, dẹp bỏ nó ngay, bởi nó chắc chắn là vô thường, khổ, và chẳng là gì cả. Đây là chỗ cốt lõi của thiền minh sát (vipassanā): giục bỏ, dẹp bỏ tất cả mọi thứ vào ba lổ rác "vô thường, bất toại nguyện (khổ), và vô ngã". Tốt, sướng, xấu, kinh khủng, ghê tởm, hay bất cứ là gì, giục bỏ hết xuống hố rác. Không bao lâu sau đó, sự hiểu biết và trí tuệ minh sát sẽ nổi lên ngay chính giữa đồng rác bao trùm của của ba đặc tính đó—đó là trí tuệ mới hé lên, như ánh sáng hừng đông mới hé sáng mờ mờ ở nơi chân trời xa. Ở giai đoạn ban đầu này, trí tuệ vẫn còn yếu và mới hé, nhưng chính lúc này các thầy phải duy trì sự tu tập một cách đều đặn, kiên định. Chỗ này thực tế, nhưng khó diễn đạt bằng lời; nhưng ví dụ thì rất dễ: cũng giống như có người muốn biết nhiều về tôi, thì người đó đến đây ở đều đặn và thường xuyên, rồi dần dần sẽ biết rõ về tôi. Cứ tu và duy trì trạng thái hé mở trí tuệ đó, dần dần trí tuệ siêu việt hơn sẽ tự khởi sinh và sáng bừng hơn trong tâm bạn. Lý tu chỗ này là vậy. Sự đều đặn và kiên định.
Respect the Tradition
It's high time we started to meditate. Meditate to understand, to abandon, to relinquish, and to be at peace.
Thời chúng ta bắt đầu thiền tập là thời cao đẹp nhất của đời người. Thiền để hiểu biết, thiền để buông bỏ, thiền để từ bỏ, và để được bình an.
I used to be a wandering monk. I'd travel by foot to visit teachers and seek solitude. I didn't go around giving Dhamma talks. I went to listen to the Dhamma talks of the great Buddhist masters of the time. I didn't go to teach them. I listened to whatever advice they had to offer. Even when young or junior monks tried to tell me what the Dhamma was, I listened patiently. However, I rarely got into discussions about the Dhamma. I couldn't see the point in getting involved in lengthy discussions. Whatever teachings I accepted I took on board straight away, directly where they pointed to renunciation and letting go. What I did, I did for renunciation and letting go. We don't have to become experts in the scriptures. We're getting older with every day that passes, and every day we pounce on a mirage, missing the real thing. Practising the Dhamma is something quite different than studying it.
Tôi đã từng là một tu sĩ lang thang. Tôi đi bộ trên chân trần đến gặp các sư thầy và tìm nơi ẩn dật để tu. Lúc đó tôi chẳng bao giờ đi dạo quanh làng xóm hay phố thị để giảng pháp giảng đạo gì cả. Tôi chỉ lo đi tìm nơi để lắng nghe giáo pháp do những vị thiền sư bậc chân tu lúc đó giảng dạy. Tôi không đi đến đâu để dạy ai cả. Tôi lắng nghe tất cả mọi lời khuyên dạy họ nói cho ra. Ngay cả những điều những tu sĩ trẻ măng hoặc các chú tiểu cố nói với tôi về Giáo Pháp, tôi cũng lắng nghe một cách kiên nhẫn. Tuy nhiên, ít khi nào tôi nhảy vào lý luận hay phân giải với nhau về Giáo Pháp. Tôi chẳng thấy có ích gì nếu cứ nhào vô bàn thảo lý sự về giáo lý cho hết giờ hết ngày. Có giáo lý nào tôi đã chấp nhận thì tôi đi thẳng vào đó, đi thẳng vào ngay chỗ chúng chỉ ra sự từ bỏ và sự buông bỏ. Bất cứ điều gì tôi làm, tôi làm vì sự từ bỏ và sự buông bỏ. Tôi tu tập mọi thứ vì mục đích hướng đến sự từ bỏ và sự buông bỏ. Chúng ta không cần phải trở thành chuyên gia về kinh điển. Chúng ta đang già đi sau mỗi ngày trôi qua, và mỗi ngày chúng ta cứ chụp lấy vọng tưởng, bỏ quên mất sự thực. Tu tập theo Giáo Pháp là điều khác hẳn với việc học Giáo Pháp. Học giáo lý là một chuyện, thực hành nó là chuyện khác.
I don't criticize any of the wide variety of meditation styles and techniques. As long as we understand their true purpose and meaning, they're not wrong. However, calling ourselves Buddhist meditators, but not strictly following the monastic code of discipline (Vinaya) will, in my opinion, never meet with success. Why? Because we try to bypass a vital section of the Path. Skipping over virtue, samādhi or wisdom won't work. Some people may tell you not to get attached to the serenity of samatha meditation: ''Don't bother with samatha; advance straight to the wisdom and insight practices of vipassanā.'' As I see it, if we attempt to detour straight to vipassanā, we'll find it impossible to successfully complete the journey.
Tôi không chê bất kỳ dạng nào trong đa dạng những kiểu cách và kỹ thuật thiền tập đang có khắp nơi. Chừng nào chúng ta hiểu đúng mục đích và ý nghĩ thực thụ của các pháp môn đó, thì chúng cũng không sai. Tuy nhiên, nếu chúng ta tự nhận mình là một thiền nhân Phật giáo mà chúng ta không tuân thủ nghiêm túc theo tinh thần của giới luật tăng đoàn (Vinaya) thì, theo tôi, sẽ không thành công gì đâu. Tại sao? Bởi làm vậy chúng ta đã cố bỏ qua phần sống động nhất của con đường Đạo. Bỏ qua phần nào trong Giới, Định, Tuệ thì cũng không đi đến đâu. Một số người khuyên các thầy đừng dính vào sự tĩnh lặng có được từ thiền định (samatha): "Đừng đụng đến thiền định; cứ tiến thẳng đến tiền minh sát (vipassanā), cứ tiến thẳng đến trí tuệ và minh sát tuệ". Tôi không nghĩ vậy, có lẽ không có con đường đó, bởi nếu chúng ta cố đi tắt để tu thẳng thiền minh sát, chúng ta sẽ thấy không thể nào đi đến đích một cách thành công.
Don't forsake the style of practice and meditation techniques of the eminent Forest Masters, such as the Venerable Ajahns Sao, Mun, Taungrut, and Upali. The path they taught is utterly reliable and true - if we do it the way they did. If we follow in their footsteps, we'll gain true insight into ourselves. Ajahn Sao cared for his virtue impeccably. He didn't say we should bypass it. If these great masters of the Forest Tradition recommended practising meditation and monastic etiquette in a particular way, then out of deep respect for them we should follow what they taught. If they said to do it, then do it. If they said to stop because it's wrong, then stop. We do it out of faith. We do it with unwavering sincerity and determination. We do it until we see the Dhamma in our own hearts, until we are the Dhamma. This is what the Forest Masters taught. Their disciples consequently developed profound respect, awe and affection for them, because it was through following their path, that they saw what their teachers saw.
Đừng bỏ cách tu và những kỹ thuật thiền mà những vị thiền sư lỗi lạc của phái Thiền Trong Rừng ở xứ này đã truyền dạy, đó là những vị thầy như sư Ajahn Sao, Ajahn Mun, Ajahn Taungrut, và Ajahn Upali. Họ đã tự mình dày công tu tập và chỉ lại cho chúng ta; con đường tu của họ rõ ràng là đáng tin cậy và đúng thực— nếu chúng ta biết tu và chịu tu đúng theo cách họ đã tu và chỉ lại. Nếu chúng ta bước theo những bước nhân của họ, chúng ta sẽ đạt đến trí tuệ minh sát đích thực để soi chiếu vào bên trong chúng ta. Ajahn Sao luôn hoàn thiện tuyệt vời về mặt đức hạnh. Thầy ấy chủ trương chúng ta không được lơ là chút nào về phần giới hạnh. Nếu những sư thầy kiệt xuất của phái Thiền Trong Rừng khuyên dạy chúng ta tu thiền và tuân giữ giới luật tăng đoàn theo hướng nào đó, thì chúng ta nên kính trọng và tu đúng theo lời họ khuyên dạy. Điều gì họ dạy chúng ta nên làm, chúng ta nên làm theo. Nếu điều gì họ dạy chúng ta phải bỏ bởi nó sai lạc, thì chúng ta nên bỏ. Chúng ta tu theo họ với một lòng tin vào họ. Chúng ta tu theo họ với hết mực sự thành tâm và kiên định. Chúng ta tu cho đến khi tự mình nhìn thấy Giáo Pháp trong tâm chúng ta, cho đến khi chúng ta là một với Giáo Pháp. Đó là điều các Thiền Sư của nhánh Thiền Trong Rừng đã dạy. Những đệ tử bao đời đã tỏ lòng kính trọng và mến phục sâu sắc đối với họ, bởi vì sao, bởi vì những vị đệ tử đã tu theo lời họ và đã nhìn thấy những vị thầy đã nhìn thấy.
Give it a try. Do it just like I say. If you actually do it, you'll see the Dhamma, be the Dhamma. If you actually undertake the search, what would stop you? The defilements of the mind will be vanquished if you approach them with the right strategy: be someone who renounces, one who is frugal with words, who is content with little, and who abandons all views and opinions stemming from self-importance and conceit. You will then be able to patiently listen to anyone, even if what they're saying is wrong. You will also be able to patiently listen to people when they're right. Examine yourself in this way. I assure you, it's possible, if you try. Scholars however, rarely come and put the Dhamma into practice. There are some, but they are few. It's a shame. The fact that you've made it this far and have come to visit is already worthy of praise. It shows inner strength. Some monasteries only encourage studying. The monks study and study, on and on, with no end in sight, and never cut that which needs to be cut. They only study the word ''peace.'' But if you can stop still, then you'll discover something of real value. This is how you do research. This research is truly valuable and completely immobile. It goes straight to what you've been reading about. If scholars don't practise meditation however, their knowledge has little understanding. Once they put the teachings into practice, those things which they have studied about, then become vivid and clear.
Hãy thử tu. Hãy thử tu theo lời tôi mới nói. Nếu các thầy thực sự tu theo đường này, các thầy sẽ nhìn thấy Giáo Pháp, trở thành là Giáo Pháp. Nếu các thầy thực sự tiến hành việc tìm kiếm, đâu có gì cản trở các thầy đâu? Những ô nhiễm trong tâm sẽ bị đánh bại nếu các thầy biết tiếp cận chúng với một chiến lược đúng đắn: hãy làm người biết từ bỏ, hãy làm người biết tiết kiệm lời nói, làm người biết hài lòng với sự thiếu ít tiện nghi (tri túc), và hãy làm người dẹp bỏ tất cả mọi quan điểm và ý kiến (tà kiến, ý kiến, thành kiến, tư kiến...) xuất phát từ tính tự ta và tự đại của mình. Làm vậy, rồi các thầy sẽ trở thành người có khả năng kiên nhẫn lắng nghe lời của người khác nói, ngay cả khi điều họ đang nói là sai. Các thầy cũng có khả năng kiên nhẫn lắng nghe người khác nói khi họ đang nói đúng. Hãy xem xét chính bản thân mình theo cách như vậy. Tôi bảo đảm với các thầy, cách này là có thể làm được, có thể thành công, nếu các thầy chịu khó thực tập. Tuy nhiên, những học giả thường ít khi đi đến áp dụng giáo lý vào thực hành; họ học kinh điển chứ ít chịu tu. Cũng có một số chịu tu thiệt, nhưng rất hiếm. Thiệt là uổng và đáng buồn. Sự thật các thầy đã cất công đi xa đến đây để thăm chùa là rất đáng khen ngợi. Điều đó cho thấy nội lực bên trong của các thầy. Một số chùa chiền chỉ dạy khuyến dạy về giáo lý. Các tu sĩ cứ học và học suốt ngày đêm, không bao giờ ngừng, chẳng bao giờ dừng lại chỗ cần phải dừng. Họ cứ lu bu học chữ "bình an". Nhưng nếu biết ngừng lại và tĩnh tại thì ta mới có thể khám phá điều chân thực giá trị. Đó là cách các thầy nên tìm kiếm. Sự tìm kiếm đó mới thực sự có giá trị và hoàn toàn tĩnh tại, bất động. Cách đó mới đi thẳng vào những điều mình đang đọc từ sách. Nếu các học giả không chịu thiền tập thì sự hiểu biết thực sự của họ là rất ít ỏi. Một khi họ đã đưa các giáo lý vào thực hành, thì những điều họ đã học sẽ trở thành sống động và rõ sáng.
So start practising! Develop this type of understanding. Give living in the forest a try and come stay in one of these tiny huts. Trying out this training for a while and testing it for yourself would be of far greater value than just reading books. Then you can have discussions with yourself. While observing the mind it's as if it lets go and rests in its natural state. When it ripples and wavers from this still, natural state in the form of thoughts and concepts, the conditioning process of sankhāra is set in motion. Be very careful and keep a watchful eye on this process of conditioning. Once it moves and is dislodged from this natural state, Dhamma practice is no longer on the right track. It steps off into either self-indulgence or self-torment. Right there. That's what gives rise to this web of mental conditioning. If the state of mind is a good one, this creates positive conditioning. If it's bad, the conditioning is negative. These originate in your own mind.
Do vậy hãy bắt đầu thực tập! Hãy phát triển loại hiểu biết có được từ thực hành. Hãy thử vào tu trong rừng và hãy đến ở trong những túp lều nhỏ bé ở đây để tu tập. Thử thực tập một thời gian và tự mình thử nghiệm coi nó có thực sự có giá trị nhiều hơn bao nhiêu lần so với việc đọc sách suông. Rồi lúc đó các thầy có thể tự mình luận giải với chính mình. Khi ta đang quán sát cái tâm, nó giống như đang buông bỏ và an nghỉ trong một trạng thái tự nhiên vậy. Khi những thứ lăng xăng và động vọng dưới dạng những ý nghĩ và khái niệm khởi lên từ trạng thái tĩnh tại tự nhiên của tâm, thì tiến trình điều kiện (tác động, duyên tác) của hành tạo tác (sankhāra) đang được vận động. Hãy cẩn thận và để mắt đến tiến trình điều kiện (duyên tác) này. Khi tâm chuyển động và nó bị thúc đẩy ra khỏi trạng thái tĩnh tại tự nhiên của nó, thì việc tu tập không còn đi đúng đường. Tâm đã ra khỏi trạng thái tĩnh tạo tự nhiên và chạy theo khoái sướng hoặc dấn thân vào hành khổ. Ngay chỗ đó. Ngay chỗ đó làm sinh ra một mê trận chằng chịt vô số những sự tạo tác của tâm. Nếu trạng thái tâm đang tốt, nó tạo ra những điều kiện duyên tác tốt, tích cực. Nếu tâm đang trong trạng thái xấu, sự tạo tác của nó là xấu, tiêu cực. Những điều xấu tốt này đều xuất phát từ cái tâm của chúng ta.
I'm telling you, it's great fun to closely observe how the mind works. I could happily talk about this one subject the whole day. When you get to know the ways of the mind, you'll see how this process functions and how it's kept going through being brainwashed by the mind's impurities. I see the mind as merely a single point. Psychological states are guests who come to visit this spot. Sometimes this person comes to call; sometimes that person pays a visit. They come to the visitor center. Train the mind to watch and know them all with the eyes of alert awareness. This is how you care for your heart and mind. Whenever a visitor approaches you wave them away. If you forbid them to enter, where are they going to sit down? There's only one seat, and you're sitting in it. Spend the whole day in this one spot.
Tôi muốn nói với các thầy rằng, quán sát sâu sát về cái tâm của mình là một điều rất hay, rất thú vị. Tôi có thể nói về một đề tài duy nhất này suốt ngày mà không thấy chán. Khi ta có thể hiểu biết được những cách hành xử của tâm, ta sẽ thấy được cách tiến trình này vận hành và cách nó liên tục đi qua trong tiến trình bị 'tẩy não' bởi những thứ ô nhiễm của tâm. (Cứ giống như từng sợi vải của muôn vàn sợi vải lần lượt bị thắm nhuộm khi miếng vải đi qua chỗ thuốc màu vậy). Tôi nhìn thấy tâm hình như chỉ như là một điểm duy nhất. Những trạng thái tâm lý (tâm sở) là những khách khứa đến thăm cái điểm duy nhất này. Có lúc người này đến gọi, có lúc người khác đến thăm. Giống như tất cả họ cứ đến một điểm trung tâm của lữ khách. Các thầy hãy huấn luyện cái tâm quan sát và biết tất cả những khách khứa (tâm sở) đó bằng đôi mắt của sự tỉnh giác tỉnh thức. (Quan sát liên tục và khách quan như cách người gác gian ngồi quan sát chỗ ra vào, hoặc quan sát màn hình máy quay hình vậy). Đây là chính là cách chúng ta chăm nom và coi sóc trái tim và cái tâm của mình. Khi có một khách đến gần, chúng ta vẫy tay kêu họ biến đi chỗ khác. Nếu chúng ta thường trực quan sát và không cho ai bước vào, thì làm sao họ vào ngồi bên trong nhà được? Cứ dành hết thời gian ngồi quan sát ngay một điểm này. (Đó là quan sát trực tiếp ngay cái tâm mình. Khi có hiện tượng tâm (tâm sở) xảy đến, đánh đuổi chúng đi; khi có nhận thức này nọ (niệm, vọng tưởng) khởi lên, dẹp bỏ nó ngay).
This is the Buddha's firm and unshakeable awareness; that watches over and protects the mind. You're sitting right here. Since the moment you emerged from the womb, every visitor that's ever come to call has arrived right here. No matter how often they come, they always come to this same spot, right here. Knowing them all, the Buddha's awareness sits alone, firm and unshakeable. Those visitors journey here seeking to exert influence, to condition and sway your mind in various ways. When they succeed in getting the mind entangled in their issues, psychological states arise. Whatever the issue is, wherever it seems to be leading, just forget it - it doesn't matter. Simply know who the guests are as they arrive. Once they've dropped by they will find that there's only one chair, and as long as you're occupying it they will have no place to sit down. They come thinking to fill your ear with gossip, but this time there's no room for them to sit. Next time they come there will also be no chair free. No matter how many times these chattering visitors show up, they always meet the same fellow sitting in the same spot. You haven't budged from that chair. How long do you think they will continue to put up with this situation? In just speaking to them you get to know them thoroughly. Everyone and everything you've ever known since you began to experience the world will come for a visit. Simply observing and being aware right here is enough to see the Dhamma entirely. You discuss, observe and contemplate by yourself.
Đây chính là loại tỉnh giác vững chắc và bất lay chuyển của Đức Phật; loại tỉnh giác dùng để quán sát và phòng hộ cái tâm. Các thầy đang ngồi ở đây. Từ lúc chui ra khỏi bào thai, từng mọi khách khứa đều đến gọi thăm tại chỗ này. Dù đến ít hay đến nhiều, tất cả họ đều đến ngay tại điểm này. Đức Phật biết tất cả họ, sự tỉnh giác của Phật ngồi ngay đó một mình, vững chắc và bất lay động. Khách khứa khắp nơi (ô nhiễm) cứ tìm đến gây tác động, tạo tác, điều kiện và làm lay động chao đảo cái tâm bằng nhiều nhiều cách khác nhau. Khi chúng có thể làm cho tâm dính vào những mớ lăng xăng đủ các loại của chúng, lúc đó những trạng thái tâm lý (tâm sở) khởi sinh lên. Dù những mớ lăng xang đó là gì, dù vấn đề tác động của chúng là gì, hễ khi nào những thứ khách khứa đó có vẻ đang dẫn dắt tâm này nọ, ta cứ quên mặc nó ngay – chẳng hại gì hết. Ngay khi có khách đến thăm, cứ đơn giản biết khách đó. Biết xong quên mặc họ đi. Một khi họ bước vào, họ nhìn thấy chỉ có một chỗ ngồi duy nhất, và khi nào ta còn đang ngồi ghế đó, thì họ chẳng bao giờ có chỗ nào để ngồi trong đó. (Không để tâm đến khách, không nể mặc vị khách nào hết, không nhường chỗ cho ai hết; không để cho bất cứ thứ gì có thể ở lại hay trụ lại bên trong cái tâm). Mấy loại khách khứa đó nghĩ họ đi đến đây để nhiều chuyện, tán gẫu, chọc ghẹo, nhưng lần này họ thấy chẳng có chỗ nào để họ ngồi lê đôi mách. Họ sẽ bỏ đi, vì bị bỏ mặc, vì bị đuổi khéo. Lần sau họ lại kéo đến cũng thấy không có cái ghế nào trong nhà để ngồi. Đám nhiều chuyện đó cứ muốn kéo đến bao nhiêu lần kệ mặc họ, hễ khi nào họ kéo đến họ lại thấy chỉ có duy nhất một chỗ ngồi và duy nhất một tay gác gian đang ngồi như trời trồng ngay tại chỗ ngồi duy nhất đó và quan sát họ. Ta không hề nhúc nhích chút nào, ta ngồi yên trên chiếc ghế duy nhất đó. Các bạn nghĩ những khách đó sẽ tiếp tục tới lui trong bao lâu nữa? Còn bao nhiêu khách khứa đó sẽ đến nữa và ta còn phải liên tục ngồi một mình quan sát ngay tại chỗ duy nhất đó? Mọi người và mọi thứ và mọi sự mà bạn đã từng biết kể từ sau ra đời trải nghiệm thế giới này, tất cả họ đều sẽ đến thăm. Ta cứ đơn thuần ngồi quan sát và tỉnh giác ngay tại chỗ đó là đủ, chỉ cần làm như vậy là đủ để nhìn thấy Giáo Pháp một cách toàn diện. Ta cứ luận lẽ, quan sát và quán xét với chính mình.
This is how to discuss Dhamma. I don't know how to talk about anything else. I can continue on speaking in this fashion, but in the end it's nothing but talking and listening. I'd recommend you actually go and do the practice.
Đây cũng là cách chúng ta đang nói bàn về Giáo Pháp. Tôi không biết cách nói sao cho khác, không biết nói gì khác. Tôi có thể tiếp tục nói giảng theo kiểu này, có thể nói thêm nhiều hơn nữa cho các thầy, nhưng rốt cuộc đây cũng chỉ là việc nói và nghe. Tôi muốn khuyên các thầy hãy thực sự đi thực hành, thực sự đi thiền tập thì mới thấy biết thực thụ.
Mastering the Meditation
If you have a look for yourself, you'll encounter certain experiences. There's a Path to guide you and offer directions. As you carry on, the situation changes and you have to adjust your approach to remedy the problems that come up. It can be a long time before you see a clear signpost. If you're going to walk the same Path as I did, the journey definitely has to take place in your own heart. If not, you'll encounter numerous obstacles.
Nếu tự mình nhìn, mình sẽ tự mình gặp một số trải nghiệm. Có một con đường Đạo hướng dẫn và chỉ hướng cho ta đi. Khi các thầy bước đi, nhiều tình huống đổi thay thì các thầy phải biết cách tiếp cận để xử lý những vấn đề khó khổ khởi sinh. Có thể phải mất rất lâu trước khi các thầy có thể nhìn thấy rõ ràng một cái cột biển báo chỉ đường. Nếu các thầy bước đi theo con đường Đạo mà tôi đã đi, chuyến đi của các thầy sẽ diễn ra bên trong tâm của các thầy. Nếu không phải vậy, các thầy sẽ gặp rất nhiều chướng ngại khó khăn.
It's just like hearing a sound. The hearing is one thing, the sound another, and we are consciously aware of both without compounding the event. We rely on nature to provide the raw material for the investigation in search of Truth. Eventually the mind dissects and separates phenomena on it's own. Simply put, the mind doesn't get involved. When the ears pick up a sound, observe what happens in the heart and mind. Do they get bound up, entangled, and carried away by it? Do they get irritated? At least know this much. When a sound then registers, it won't disturb the mind. Being here, we take up those things close at hand rather than those far away. Even if we'd like to flee from sound, there's no escape. The only escape possible is through training the mind to be unwavering in the face of sound. Set sound down. The sounds we let go of, we can still hear. We hear but we let sound go, because we've already set it down. It's not that we have to forcefully separate the hearing and the sound. It separates automatically due to abandoning and letting go. Even if we then wanted to cling to a sound, the mind wouldn't cling. Because once we understand the true nature of sights, sounds, smells, tastes, and all the rest, and the heart sees with clear insight, everything sensed without exception falls within the domain of the universal characteristics of impermanence, unsatisfactoriness, and not-self.
Cũng giống như việc nghe một âm thanh. Sự nghe là một chuyện, âm thanh là một chuyện, và chúng ta tỉnh giác ý thức rõ hai thứ nhưng không ghép hai sự kiện đó như một. Chúng ta dựa vào tự nhiên cung cấp những nguyên liệu để chúng ta điều tra tìm thấy Sự Thật. Cuối cùng tâm tự nó phân tách và phân loại những hiện tượng. Nói đơn giản và thực tế hơn, tâm không tham gia hay dính vào những thứ đó. Khi tâm nhận lấy âm thanh, ta nên quán sát điều gì xảy ra trong trái tim và tâm của chúng ta. Liệu trái tim và tâm của ta có bị tác động, có bị cuốn hút, hay bị dính theo âm thanh đó hay không? Tâm và trái tim có bị kích thích khi nghe âm thanh đó không. Ít nhất ta cũng biết được điều đó. Đến khi một âm thanh đến tai ta, nó không quấy nhiễu cái tâm. Ngay tại đây, chúng ta ghi nhận những thứ đó ngay đây chứ không phải từ xa. Ngay cả khi chúng ta muốn chạy trốn khỏi âm thanh đó, chúng ta cũng không trốn được. Cách trốn thoát có thể làm được là thông qua việc tu tập cái tâm để cho nó không động vọng khi đối diện với âm thanh đó. Cứ mặc kệ âm thanh đó. Những âm thanh chúng ta buông bỏ, chúng ta vẫn còn nghe chúng. Chúng ta nghe nhưng chúng ta đã buông bỏ nó, bởi chúng ta đã mặc kệ nó rồi. Không phải rằng chúng ta phải cố sức phân tách sự nghe và âm thanh ra khỏi nhau. Nó tự tách ra một cách tự động nhờ sự dẹp bỏ và buông bỏ. Ngay cả khi lúc đó chúng ta muốn dính theo âm thanh đó, tâm cũng không hề dính theo. Bởi tâm đã buông bỏ và dẹp bỏ, nên tự động nó không còn dính theo âm thanh đó nữa. Bởi khi chúng ta đã hiểu biết bản chất đích thực của những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, và tất cả những thứ khác, và tâm nhìn thấy trí tuệ minh sát rõ sáng, thì tất cả mọi thứ được cảm nhận sẽ tự động rớt ngay xuống cái hố mênh mông của ba đặc tính bao trùm vũ trụ [vô thường, khổ, vô ngã], không loại trừ thứ gì.
Anytime we hear a sound it's understood in terms of these universal characteristics. Whenever there's sense contact with the ear, we hear but it's as if we didn't hear. This doesn't mean the mind no longer functions. Mindfulness and the mind intertwine and merge to monitor each other at all times without a lapse. When the mind is trained to this level, no matter what path we then choose to walk we will be doing research. We will be cultivating the analysis of phenomena, one of the essential factors of enlightenment, and this analysis will keep rolling on with its own momentum.
Mỗi khi ta nghe một âm thanh, âm thanh đó sẽ được hiểu biết theo phạm quy của những đặc tính bao trùm thế gian đó. Khi có sự tiếp xúc cảm nhận ở tai thì ta nghe âm thanh, nhưng như là ta không nghe. (Nghe mà không chấp gì nó, nghe mà không dính gì theo nó, nghe với sự buông bỏ). Không phải nghe như không nghe thấy gì có nghĩa là tâm không còn hoạt động. Sự chú tâm chánh niệm và cái tâm đan quyện và hợp nhất với nhau để quán sát lẫn nhau liên tục xuyên suốt không một chút sai sót. Khi tâm đã được tu tập đến trình độ này thì dù con đường hay cách tu nào chúng ta chọn để đi, chúng ta cũng sẽ tu theo kiểu điều tra quán sát để tìm hiểu và tìm thấy sự thật. Chúng ta sẽ luôn tu dưỡng việc điều tra phân tích các hiện tượng—đây là một trong những yếu tố (giúp) giác ngộ, và sự điều tra phân tích đó (trạch pháp) sẽ tiếp tục tiến triển theo cái đà của chính nó.
Discuss Dhamma with yourself. Unravel and release feeling, memory, perception, thinking, intentions, and consciousness. Nothing will be able to touch them as they continue to perform their functions on their own. For people who have mastered their minds, this process of reflection and investigation flows along automatically. It's no longer necessary to direct it intentionally. Whatever sphere the mind inclines towards, the contemplation is immediately adept.
Thảo luận Giáo Pháp với chính mình. Tháo gỡ và bung thả mọi cảm giác, trí nhớ, nhận thức, suy nghĩ, ý hành, và tâm thức. Không có gì có thể đụng đến chúng khi chúng tiếp tục tự vận hành theo đường lối riêng của chúng. Đối với những người đã biết nắm vững cái tâm, tiến trình quán xét và điều tra này tự trôi chảy một cách tự động. Lúc này không còn cần thiết phải điều khiển nó theo ý mình. Dù tâm có thiên (ngã, hướng) về mảng (vấn đề, phạm vi) nào đi nữa, sự quán xét sẽ lập tức có mặt theo sát một cách nhạy bén.
If Dhamma practice reaches this level, there's another interesting side benefit. While asleep: snoring, talking in our sleep, gnashing our teeth, and tossing and turning will all stop. Even if we've been resting in deep sleep, when we wake up we won't be drowsy. We'll feel energized and alert as if we'd been awake the whole time. I used to snore, but once the mind remained awake at all times, snoring stopped. How can you snore when you're awake? It's only the body that stops and sleeps. The mind is wide awake day and night, around the clock. This is the pure and heightened awareness of the Buddha: the One Who Knows, the Awakened One, the Joyous One, the Brilliantly Radiant One. This clear awareness never sleeps. Its energy is self-sustaining, and it never gets dull or sleepy. At this stage we can go without rest for two or three days. When the body begins to show signs of exhaustion, we sit down to meditate and immediately enter deep samādhi for five or ten minutes. When we come out of that state, we feel fresh and invigorated as if we've had a full night's sleep. If we're beyond concern for the body, sleep is of minimal importance. We take appropriate measures to care for the body, but we aren't anxious about its physical condition. Let it follow its natural laws. We don't have to tell the body what to do. It tells itself. It's as if someone is prodding us, urging us to strive on in our efforts. Even if we feel lazy, there's a voice inside that constantly rouses our diligence. Stagnation at this point is impossible, because effort and progress have gathered an unstoppable momentum. Please check this out for yourself. You've been studying and learning a long time. Now it's time to study and learn about yourself.
Khi người tu đã tu tập được đến trình độ này, nhiều lợi ích phụ cũng tự nhiên có được. Ví dụ như khi ngủ, người ấy không còn những tật ngủ ngáy, không còn lăn lộn trở mình như trước đó. Ngay cả khi người ấy ngủ say sưa, khi thức dậy không bị ngái ngủ hay nhừ nhừ. Tu được đến lúc đó, chúng ta luôn tỉnh thức, cứ như ta luôn luôn thức chứ không ngủ vậy. Tôi từng bị tật ngủ ngáy, nhưng khi tâm luôn duy trì tỉnh thức thì tật ngáy đó không còn. Làm sao chúng ta có thể ngáy trong khi tâm mình luôn tỉnh thức? Lúc đó ta ngủ chỉ là thân ngừng lại và nghỉ ngủ; chứ tâm thì vẫn tỉnh thức. Tâm tỉnh thức cả ngày và đêm, suốt hai mươi bốn giờ. Đây chính là loại tỉnh giác tinh khiết và cao sâu của Đức Phật: là cái Người Biết, Người Tỉnh Giác, Người Hạnh Phúc, Người Tỏa Sáng. Sự tỉnh giác sáng rõ này không bao giờ ngủ. Năng lượng của nó tự duy trì, và nó chẳng bao giờ mờ tối hay ngái ngủ. Đến giai đoạn này, người tu có thể đi liên tục hai, ba ngày mà không cần ngừng nghỉ. Lúc này, khi nào thân bắt đầu có dấu hiệu kiệt sức, chúng ta ngồi xuống thiền và chỉ cần sau năm hay mười phút ta sẽ đạt định thâm sâu. Khi chúng ta thoát ra khỏi trạng thái định sâu đó, chúng ta cảm thấy tươi mới, khỏe khoắn và đầy năng lượng tái tạo, giống như chúng ta mới ngủ sâu nguyên một đêm vậy. Nếu chúng ta vượt qua (không còn) nhiều sự quan tâm lo lắng đối với thân, thì việc ngủ nghỉ không còn nhiều quan trọng nữa. Lúc này, chúng ta vẫn còn chăm sóc thân bằng những cách đúng đắn (như ăn uống, tắm rửa, thuốc thang...), nhưng chúng ta không còn lo âu khổ đau về tình trạng thể chất của thân nữa. Chúng ta chấp nhận nhìn nó đi theo những quy luật tự nhiên của nó. Chúng ta không còn khiến hay chỉ bảo thân thể phải như này như nọ. Nó tự chỉ bảo nó. Dường như có ai đó đang thúc giục chúng ta, thúc bách chúng ta phải nỗ lực tinh tấn hơn nữa. Ngay cả khi ta thấy lười biếng, dường như luôn có giọng nói nào đó bên trong thúc đẩy chúng ta siêng năng tinh tấn. Sự đình trệ lúc này khó có thể xảy ra, bởi sự nỗ lực và tinh tấn đã hợp thành một cái đà mạnh mẽ khó dừng lại được. Giống như những nguồn nước chảy nhanh đang hợp lại thành dòng chảy mạnh thì khó mà dừng lại hay chảy ì ạch. Các thầy hãy tu và tự mình kiểm nghiệm thấy chỗ này. Các thầy đã học và nghiên cứu kinh sách từ lâu rồi. Giờ là đến lúc các thầy hãy học và nghiên cứu chính bản thân mình.
In the beginning stages of Dhamma practice, physical seclusion is of vital importance. When you live alone in isolation you will recall the words of Venerable Sāriputta: ''Physical seclusion is a cause and condition for the arising of mental seclusion, states of profound samādhi free from external sense contact. This seclusion of the mind is in turn a cause and condition for seclusion from mental defilements, enlightenment.'' And yet some people still say that seclusion is not important: ''If your heart is peaceful, it doesn't matter where you are.'' It's true, but in the beginning stages we should remember that physical seclusion in a suitable environment comes first. Today or sometime soon, seek out a lonely cremation ground in a remote forest far from any habitation. Experiment with living all alone. Or seek out a fear-inspiring mountain peak. Go live alone, Okay ? You'll have lots of fun all night long. Only then will you know for yourself. Even I once thought that physical seclusion wasn't particularly important. That's what I thought, but once I actually got out there and did it, I reflected on what the Buddha taught. The Blessed One encouraged his disciples to practise in remote locations far removed from society. In the beginning this builds a foundation for internal seclusion of the mind which then supports the unshakeable seclusion from defilements.
Vào lúc bắt đầu bước vào tu tập, sự tách ly hay ẩn dật là cần thiết quan trọng. Khi các thầy sống một mình ở nơi ẩn lánh các thầy sẽ tưởng nhớ đến lời của ngài Xá-Lợi-Phất: "Sự sống tách ly về thân là nhân duyên làm khởi sinh sự tách ly về tâm, đó là những trạng thái định sâu (samādhi) thoát khỏi tiếp xúc giác quan với cảnh trần bên ngoài. Đến lượt nó, sự tách ly của tâm là một nhân duyên dẫn đến sự tách ly khỏi những ô nhiễm của tâm, dẫn đến giác ngộ". Và, như vậy đó nhưng vẫn có nhiều người cho rằng sự tách ly ẩn dật là không cần thiết quan trọng. Họ lý sự như vầy: "Nếu tâm của bạn bình an, thì nó không quan trọng bạn đang ở đâu". Điều đó là đúng, không sai; nhưng nó đúng chỗ khác, nó đúng đối với người đã thực sự bình an. Còn trong những giai đoạn mới tu tập, khi người tu còn chưa được chút bình an nào, thì sự tách ly về thân ở một môi trường ẩn dật hay tĩnh mịch là điều cần có trước tiên. Ngay từ hôm nay, hoặc ít lâu sau, hãy tìm một nơi như nghĩa trang vắng vẻ gần khu rừng núi, cách xa làng mạc phố xá. Thử nghiệm sự sống một mình coi thử. Hoặc có thể tìm một đỉnh núi cao vót hoang vu và đáng sợ. Lên đó sống một mình, được không? Các thầy sẽ có nhiều điều thú vị trong suốt đêm dài ở đó. Chỉ có như vậy, chỉ có trải nghiệm sống một mình như vậy, các thầy mới tự mình biết. Thậm chí bản thân tôi trước đây cũng từng cho rằng việc sống tách ly ẩn dật là không cần thiết. Đó là tôi nghĩ vậy, nhưng sau đó tôi đã thực sự đến sống tu ở nơi hẻo lánh tách ly một mình, tôi mới suy xét quán chiếu lại những lời Phật đã dạy. Đức Thế Tôn đã khích lệ các đệ tử đến sống tu ở những nơi hẻo lánh, tách ly khỏi đời sống xã hội. Ngay từ đầu, việc sống tách ly về thân sẽ tạo nên nền tảng giúp tạo ra sự tách ly về tâm; và sự tách ly về tâm này sẽ giúp tạo ra sự tách ly khỏi những ô nhiễm. (Thân lánh trần sẽ giúp tâm cũng lánh trần; tâm lánh trần giúp nó lánh xa trần cảnh và nhiều ô nhiễm).
For example, say you're a lay person with a home and a family. What seclusion do you get? When you return home, as soon as you step inside the front door you get hit with chaos and complication. There's no physical seclusion. So you slip away for a retreat in a remote environment and the atmosphere is completely different. It's necessary to comprehend the importance of physical isolation and solitude in the initial stages of Dhamma practice. You then seek out a meditation master for instruction. He or she guides, advises and points out those areas where your understanding is wrong, because it's precisely where you misunderstand that you think you are right. Right where you're wrong, you're sure you're right. Once the teacher explains, you understand what is wrong, and right where the teacher says you're wrong is precisely where you thought you were right.
Ví dụ, nếu bạn là Phật tử tại gia sống với gia đình và nhà cửa. Làm sao bạn có sự tách ly ẩn dật nào? Khi vừa quay về nhà, vừa bước vào bạn đã gặp phải đủ chuyện sinh sống, phức tạp. Điều này là không có được sự tách ly thân. Do vậy, nếu bạn bỏ trốn đi tham dự một khóa tu ở một nơi xa lánh, môi trường ở đó khác hẳn, như vậy mới có thể bắt đầu tu được. Cần phải hiểu rõ tầm quan trọng cửa việc sống tách ly thân và sống một mình ở một nơi nào đó trong giai đoạn đầu tu tập. Làm như vậy trước, rồi sau đó mới đi tìm thiền sư hướng dẫn thiền tập cho mình. Vị thầy sẽ hướng dẫn, khuyên dạy, và chỉ ra những chỗ các thầy còn hiểu sai, bởi vì rõ ràng thường những chỗ chúng ta sai là những chỗ ta nghĩ mình nghĩ đúng. Vị thầy bậc chân tu sẽ chỉ ra đúng những chỗ ta hiểu sai, chỗ sai là chỗ ta thường cho là đúng chắc. Sau khi vị thầy giảng giải, ta sẽ hiểu được chỗ sai; ngay đó chúng ta mới có thể nhìn ra chỗ chúng ta sai mà chúng ta cứ nghĩ là mình đúng.
From what I've heard, there are a number of Buddhist scholar monks who search and research in accordance with the scriptures . There's no reason why we shouldn't experiment. When it's time to open our books and study, we learn in that style. But when it's time to take up arms and engage in combat, we have to fight in a style that may not correspond with the theory. If a warrior enters battle and fights according to what he's read, he'll be no match for his opponent. When the warrior is sincere and the fight is real, he has to battle in a style that goes beyond theory. That's how it is. The Buddha's words in the scriptures are only guidelines and examples to follow, and studying can sometimes lead to carelessness.
Từ chỗ tôi nghe được, có một số học giả Phật giáo luôn nghiên cúu và tìm tòi trong kinh điển. Chẳng có lý do gì chúng ta không nghiên cứu, suy nghiệm. Lúc khi cần học hỏi kinh sách, chúng ta mở kinh sách học theo kiểu đó. Nhưng đã đến lúc chúng ta phải thực hành, đã đến lúc phải cầm võ khí và xông vào chiến trận, thì lúc đó chúng ta phải xông vào chiến đấu, phải làm thiệt chứ không phải theo cách của sách vở, lý thuyết. Khi đã lao vào trận chiến thì phải chiến đấu thiệt với trận chiến của mình, không phải chiến đấu theo những gì đọc được từ sách vở. Nếu chiến đấu bằng những lý thuyết sách vở thì ta sẽ thua các đối thủ. Đã là chiến sĩ thì chiến đấu bằng sự nhiệt huyết và thành tâm, là chiến đấu thiệt theo kiểu thiệt, vượt khỏi lý thuyết sách vở. Đó là cách chúng ta bước vào tu, tu thiệt. Những lời kinh Phật trong kinh điển chỉ là những hướng dẫn lý thuyết và những tấm gương để chúng ta noi theo. Việc học kinh học sách đối khi dẫn đến sự ỷ y, bất cẩn, coi thường thực tế. Thực tế mới là điều cần phải tu.
The way of the Forest Masters is the way of renunciation. On this Path there's only abandoning. We uproot views stemming from self-importance. We uproot the very essence of our sense of self. I assure you, this practice will challenge you to the core, but no matter how difficult it is don't discard the Forest Masters and their teachings. Without proper guidance the mind and samādhi are potentially very deluding. Things which shouldn't be possible begin to happen. I've always approached such phenomena with caution and care. When I was a young monk, just starting out in practice during my first few years, I couldn't yet trust my mind. However, once I'd gained considerable experience and could fully trust the workings of my mind, nothing could pose a problem. Even if unusual phenomena manifested, I'd just leave it at that. If we are clued in to how these things work, they cease by themselves. It's all fuel for wisdom. As time goes on we find ourselves completely at ease.
Con đường tu của các Thiền Sư nhánh Thiền Trong Rừng này là con đường từ bỏ. Trên con đường Đạo này chỉ có sự từ bỏ. Chúng ta nhổ sạch tận gốc những quan điểm xuất phát từ 'cái ta', từ sự tự ta tự đại. Chúng ta nhổ tận gốc cái cốt lõi của cái quan niệm và cảm nhận về một 'cái ta', nhổ sạch ngã chấp. Tôi bảo đảm rằng, cách tu này sẽ thách thức các thầy đến tận xương tủy; nhưng dù có khó khăn, dù có tu nổi hay không, các thầy đừng vứt bỏ những vị Thiền Sư Trong Rừng và những giáo lý của những vị ấy. Nếu không có sự hướng dẫn đúng đắn, cái tâm và sự định tâm (samādhi) sẽ rất dễ lẫn lộn, mù mờ, lầm lẫn. Những thứ không nên xảy ra sẽ bắt đầu xảy ra. Tôi đã luôn luôn tiếp cận những hiện tượng đó với một sự cẩn thận và kỹ càng. Thời còn là tu sĩ trẻ, khi mới bắt đầu tu tập được vài năm, tôi không thể nào tin tưởng cái tâm mình. Tuy nhiên sau này, khi tôi đã đạt được nhiều kinh nghiệm và có thể toàn tin tưởng sự hoạt động của cái tâm thì lúc đó không còn nhiều khó khăn. Thậm chí ngay khi có những hiện tượng lạ thường hiển hiện lên, tôi cứ để mặc nó ở đó. Nếu chúng ta biết 'tẩy' cách mọi sự khởi sinh, thì tự chúng sẽ tự động biến mất. Tất cả chúng lúc đó chỉ là nhiên liệu để nấu thành trí tuệ. Rồi cứ tu như vậy, thời gian trôi qua, chúng ta nhận thấy bản thân mình hoàn toàn thư thái, bình an.
In meditation, things which usually aren't wrong can be wrong. For example, we sit down cross-legged with determination and resolve: ''Alright! No pussy-footing around this time. I will concentrate the mind. Just watch me.'' No way that approach will work! Everytime I tried that my meditation got nowhere. But we love the bravado. From what I've observed, meditation will develop at its own rate. Many evenings as I sat down to meditate I thought to myself, ''Alright! Tonight I won't budge from this spot until at least 1:00 am.'' Even with this thought I was already making some bad kamma, because it wasn't long before the pain in my body attacked from all sides, overwhelming me until it felt like I was going to die. However, those occasions when the meditation went well, were times when I didn't place any limits on the sitting. I didn't set a goal of 7:00, 8:00, 9:00 or whatever, but simply kept sitting, steadily carrying on, letting go with equanimity. Don't force the meditation. Don't attempt to interpret what's happening. Don't coerce your heart with unrealistic demands that it enter a state of samādhi - or else you'll find it even more agitated and unpredictable than normal. Just allow the heart and mind to relax, comfortable and at ease.
Trong thiền, những điều thường là không sai có thể đều là sai. Những điều ta thường được cho là đúng có thể là sai, chỉ do ta ngộ nhận mà thôi. Ví dụ, khi ta ngồi xuống tréo chân với quyết tâm và thệ nguyện: "Được rồi! Không nhúc nhích cục cựa đâu hết. Ta sẽ tập trung tâm. Hãy xem ta sẽ làm được". Cái kiểu bắt tay vào việc như vậy là không ăn! Mỗi lần tôi thử làm quyết tâm như vậy thì sự thiền của tôi chẳng ra sao. Thói thường chúng ta thích làm ra vẻ cản đảm, kiên quyết. Nhưng mấy cái trò kiên quyết kiên tâm kiểu đó không giúp gì được đâu. Từ sự quan sát để ý của tôi, tôi thấy sự thiền sẽ tự nó tiến triển theo tốc độ nhanh chậm của nó. Rất nhiều buổi tối tôi ngồi xuống thiền và tự thệ nguyện rằng: "Được rồi tối nay ta ngồi thiền! Tối nay ta sẽ không rời khỏi chỗ ngồi trước 1:00 giờ sáng". Ngay cả với cái ý nghĩ thệ nguyện này, tôi đã đang tạo nghiệp xấu cho mình, bởi vì tôi đâu ngồi được lâu như đã thệ nguyện đâu, khi chân bắt đầu đau nhức mọi phía, tôi cảm thấy đau như sắp chết và lẽ nhiên là bỏ cuộc liền. Tuy nhiên, sau này khi đã thiền tập suông sẻ trơn tru, tôi có thể ngồi thiền rất lâu. Tôi không cần phải đặt ra mục tiêu là 7:00 giờ, 8:00 giờ, 9:00 giờ hay 1:00 giờ gì gì nữa, thay vì vậy tôi chỉ đơn thuần ngồi thiền, cứ duy trì sự ngồi thiền, buông bỏ mọi ý nghĩ với một sự buông xả. Đừng thúc ép sự thiền. Đừng cố gắng phỏng đoán hay diễn dịch điều gì sẽ xảy ra trong khi thiền tập. Đừng ép uổng cái tâm mình bằng những yêu cầu không thực tế, ví dụ như bắt tâm phải đạt định sâu, phải nhập định mức này mức nọ – nếu làm vậy bạn sẽ thấy tâm sẽ khó chịu, động vọng và khó lường khó đoán hơn bình thường. Cứ để cho trái tim và cái tâm thư giãn, thoải mái và thư thái.
Allow the breathing to flow easily at just the right pace, neither too short nor too long. Don't try to make it into anything special. Let the body relax, comfortable and at ease. Then keep doing it. Your mind will ask you, ''How late are we going to meditate tonight? What time are we going to quit?'' It incessantly nags, so you have to bellow out a reprimand, ''Listen buddy, just leave me alone.'' This busybody questioner needs to be regularly subdued, because it's nothing other than defilement coming to annoy you. Don't pay it any mind whatsoever. You have to be tough with it. ''Whether I call it quits early or have a late night, it's none of your damn business! If I want to sit all night, it doesn't make any difference to anyone, so why do you come and stick your nose into my meditation?'' You have to cut the nosy fellow off like that. You can then carry on meditating for as long as you wish, according to what feels right.
Cứ để cho hơi thở trôi chảy nhẹ nhàng dễ dàng theo nhịp của nó, dù ngắn hay dài. Đừng cố làm điều gì đặc biệt. Đừng xía vô hơi thở. Để cho thân thư giãn, thoải mái và yên ả. Rồi tiếp tục tu tập như vậy. Tiếp tục tu như vậy, nhưng rồi tâm ta lại lăng xăng hỏi: "Tối nay mình ngồi thiền đến bao lâu? Khi nào ta sẽ nghỉ?". Nó cứ lăng xăng nằn nặc hỏi, do vậy ta phải kiên quyết quở nó ngay: "Nghe này anh bạn, cứ để tôi yên, đừng có hỏi han gì nữa". Kẻ nhiều chuyện lăng xăng đó cần phải bị 'dằn mặt' liên tục như vậy, bởi vì đó chẳng qua chỉ là sự ô nhiễm đang đến quấy nhiễu cái tâm ta, cho nên cần phải liên tục khống chế nó ngay. Đừng thèm để ý đến nó, đừng nhượng bộ nó. Phải mạnh tay với nó. "Ta thiền ít thiền nhiều trong bao lâu là chuyện của ta, đó không phải việc của ngươi! Nếu ta muốn ngồi thiền suốt đêm thì cũng đâu phải việc của ai, tại sao cứ xỉa mũi vào việc thiền tập của ta?". Các thầy phải cắt bỏ ngay 'tay bạn' nhiều chuyện này. Ta cứ thiền tập bao lâu tùy theo ý ta, bao lâu tùy ta cảm thấy đúng đắn và làm được.
As you allow the mind to relax and be at ease, it becomes peaceful. Experiencing this, you'll recognize and appreciate the power of clinging. When you can sit on and on, for a very long time, going past midnight, comfortable and relaxed, you'll know you're getting the hang of meditation. You'll understand how attachment and clinging really do defile the mind.
Khi ta để cho tâm được thư giãn và thư thái, thì nó được bình an. Kinh nghiệm điều này, các thầy sẽ nhận ra và không đánh giá thấp sức mạnh của sự dính chấp. Khi các thầy có thể ngồi thiền liên tục, rất lâu, qua giữa đêm vẫn thấy thoải mái và thư thái, thì lúc đo các thầy biết được mình đã nắm vững được việc thiền. Các thầy sẽ biết rõ cách những dính chấp và ràng buộc làm ô nhiễm cái tâm mạnh như thế nào.
When some people sit down to meditate they light a stick of incense in front of them and vow, ''I won't get up until this stick of incense has burned down.'' Then they sit. After what seems like an hour they open their eyes and realize only five minutes have gone by. They stare at the incense, disappointed at how exceedingly long the stick still is. They close their eyes again and continue. Soon their eyes are open once more to check that stick of incense. These people don't get anywhere in meditation. Don't do it like that. Just sitting and dreaming about that stick of incense, ''I wonder if it's almost finished burning,'' the meditation gets nowhere. Don't give importance to such things. The mind doesn't have to do anything special.
Có nhiều người ngồi xuống thiền, họ thắp cây nhang trước mặt và khấn nguyện rằng: "Tôi sẽ không đứng dậy cho tới khi nhang tàn", rồi họ ngồi thiền. Sau một lúc họ nghĩ chắc đã hơn cả tiếng đồng hồ, họ hé mắt nhìn cây nhang và nhận ra chỉ mới đâu năm phút trôi qua. Họ nhìn nhang và thất vọng, nghĩ rằng sao nhang này cháy lâu dữ vậy. Họ nhắm mắt lại và tiếp tục ngồi. Chẳng mấy chốc họ lại mở mắt ra nhìn cây nhang coi nó cháy đến đâu. Thiền theo kiểu canh giờ như mấy người đó thì chẳng đi đến đâu. Đừng bắt chước họ làm vậy! Thiền gì mà cứ ngồi và nghĩ tưởng đến cây nhang: "Hỏng biết giờ nhang cháy hết chưa?", thiền kiểu đó thì chẳng được gì. Đừng quan trọng những nghi thức khấn nguyện cam kết như vậy. Tâm đâu cần những thủ tục đặc biệt kiểu đó thì nó mới thiền được.
If we are going to undertake the task of developing the mind in meditation, don't let the defilement of craving know the ground rules or the goal. ''How will you meditate, Venerable?'', it inquires. ''How much will you do? How late are you thinking of going?'' Craving keeps pestering until we submit to an agreement. Once we declare we're going to sit until midnight, it immediately begins to hassle us. Before even an hour has passed we're feeling so restless and impatient that we can't continue. Then more hindrances attack as we berate ourselves, ''Hopeless! What, is sitting going to kill you? You said you were going to make your mind unshakeable in samādhi, but it's still unreliable and all over the place. You made a vow and you didn't keep it.'' Thoughts of self-depreciation and dejection assail our minds, and we sink into self-hatred. There's no one else to blame or get angry at, and that makes it all the worse. Once we make a vow we have to keep it. We either fulfill it or die in the process. If we do vow to sit for a certain length of time, then we shouldn't break that vow and stop. In the meantime however, just gradually practise and develop. There's no need for making dramatic vows. Try to steadily and persistently train the mind. Occasionally, the meditation will be peaceful, and all the aches and discomfort in the body will vanish. The pain in the ankles and knees will cease by itself.
Nếu các thầy nhận lấy sự nghiệp phát triển tâm bằng con đường tu thiền, đừng để cho chướng ngại tham dục biết tới những nguyên lý căn bản hay mục tiêu của việc tu. Đừng để thói tâm tham dục cứ lăng xăng hỏi: "Thiền cách nào vậy Ngài", "Anh sẽ thiền bao nhiêu? Định ngồi thiền đến bao lâu?". Dục vọng trong tâm cứ hỏi này hỏi nọ cho đến khi ta đầu hàng nó, thỏa thuận với nó. Hãy coi, ngay khi chúng ta thỏa hiệp sẽ ngồi thiền đến giữa khuya, nó sẽ bắt đầu chọc phá dày vò chúng ta. Mới chưa được mấy chốc là ta đã cảm thấy bất an, thấy chộn rộn và mất kiên nhẫn, và không thể ngồi thiền tiếp. Khi những chướng ngại càng tấn công, ta càng trách móc bản thân mình: "Đồ vô vọng! Sao tệ vậy, bộ ngồi thiền tiếp sẽ chết hay sao? Ngươi đã hứa sẽ ngồi thiền để làm cho tâm đạt định sâu samādhi, nhưng sao tâm cứ lăng xăng và chạy nhảy khắp nơi như vậy. Ngươi thệ nguyện rồi không làm được". Những ý nghĩ chê bai và chán nản về bản thân mình lại tấn công dồn dập tâm của chúng ta, và chúng ta chìm vào ác cảm với chính mình. Chẳng có ai để ta đỗ thừa, ta chỉ còn biết trách chính mình, và điều đó càng làm cho việc thiền càng tệ hơn. Một khi đã thệ nguyện quyết tâm, chúng ta phải làm cho được. Chúng ta đã thệ thì dù chết cũng phải làm được. Nếu chúng ta đã thệ nguyện sẽ ngồi thiền trong bao lâu thì phải cố ngồi được chứ không bỏ ngang hay bỏ cuộc giữa đường. Nhưng đâu cần thiết phải thệ nguyện cam kết cứng ngắt như vậy. Trong lúc này, thực ra các thầy chỉ cần tu tập từ từ và phát triển dần dần. Không cần thiết phải thệ nguyện khấn nguyện như vậy. Hãy cố gắng tu tập cái tâm một cách đều đặn và kiên nhẫn. Đến lúc nào đó việc thiền sẽ được bình an, và lúc đó tất cả mọi sự đau nhức và khó chịu trong thân thể sẽ biến mất. Đến lúc đó, sự đau nhức ở ống chân và đầu gối cũng sẽ tự biến mất.
Once we try our hand at cultivating meditation, if strange images, visions or sensory perceptions start coming up, the first thing to do is to check our state of mind. Don't discard this basic principle. For such images to arise the mind has to be relatively peaceful. Don't crave for them to appear, and don't crave for them not to appear. If they do arise then examine them, but don't allow them to delude. Just remember they're not ours. They are impermanent, unsatisfying and not-self just like everything else. Even if they are real, don't dwell on or pay much attention to them. If they stubbornly refuse to fade, then refocus your awareness on your breath with increased vigor. Take at least three long, deep breaths and each time slowly exhale completely. This may do the trick. Keep re-focusing the attention.
Khi chúng ta cố gắng thiền tập, nếu có những hình ảnh lạ, những viễn cảnh lạ, hoặc những nhận thức giác quan lạ bắt đầu xuất hiện, điều đầu tiên cần làm là kiểm tra trạng thái tâm của chúng ta lúc đó. Đừng quên nguyên tắc căn bản này. Để những hình ảnh đó có thể khởi lên trong tâm, tâm phải được tương đối bình an. Đừng mong muốn chúng xuất hiện; và cũng đừng mong muốn chúng không xuất hiện. Nếu chúng xuất hiện, xem xét chúng, nhưng đừng để chúng đánh lừa mình. Hãy nhớ rằng chúng không phải là cái gì của ta cả. Chúng chỉ là thứ vô thường, bất toại nguyện và vô ngã như mọi thứ khác. Ngay cả chúng là thực, đừng an trú vào chúng hay để tâm nhiều đến chúng. Nếu chúng cứng đầu không chịu phai biến, thì hãy tập trung chú tâm lại hơi thở một cách mạnh mẽ hơn. Hãy hít vào ba hơi thở thật sâu và dài, sau đó thở từ từ ra cho đến khi sạch khí. Điều này có thể giúp. Cứ duy trì tập trung sự chú tâm trở lại.
Don't become possessive of such phenomena. They are nothing more than what they are, and what they are is potentially deluding. Either we like them and fall in love with them or the mind becomes poisoned with fear. They're unreliable: they may not be true or what they appear to be. If you experience them, don't try to interpret their meaning or project meaning onto them. Remember they're not ours, so don't run after these visions or sensations. Instead, immediately go back and check the present state of mind. This is our rule of thumb. If we abandon this basic principle and become drawn into what we believe we are seeing, we can forget ourselves and start babbling or even go insane. We may lose our marbles to the point where we can't even relate to other people on a normal level. Place your trust in your own heart. Whatever happens, simply carry on observing the heart and mind. Strange meditative experiences can be beneficial for people with wisdom, but dangerous for those without. Whatever occurs don't become elated or alarmed. If experiences happen, they happen.
Đừng cố nắm giữ những hiện tượng như vậy. Chúng chẳng là gì cả, chỉ là những hiện tượng như chúng là, và chúng là luôn luôn dẫn lừa chúng ta. Dù chúng ta thích chúng hay mê đắm chúng, tâm sẽ bị nhiễm độc bởi chúng. Chúng là những hiện tượng không đáng tin cậy: chúng có thể là không thực hoặc chúng chỉ có vẻ thực chứ chẳng phải thực. Nếu các thầy trải nghiệm chúng trong khi thiền, các thầy đừng cố diễn dịch ý nghĩa của chúng hoặc đừng cho chúng là này là nọ gì cả. Hãy nhớ rõ chúng không phải là gì của ta cả, do vậy đừng chạy theo những hình ảnh, những viễn cảnh, và những cảm nhận đó. Thay vì vậy, hãy lập tức quay lại và kiểm tra trạng thái hiện tại của cái tâm. Đây là nguyên tắc số một của chúng ta. Nếu chúng ta bỏ quên nguyên tắc căn bản này và bị dính theo những gì chúng ta đang nhìn và chúng ta đang tin, thì chúng ta sẽ đánh mất chính mình và bắt đầu lảm nhảm hoặc bị mất trí luôn. Chúng ta có thể mất trí đến mức độ thậm chí chúng ta không còn liên hệ với mọi người một cách bình thường. Phải biết đặt niềm tin vào cái tâm của mình. Bất cứ điều gì xảy đến, cứ đơn giản quan sát cái tâm và trái tim của mình, cứ duy trì như vậy. Những trải nghiệm lạ thường trong khi thiền tập có thể rất có ích cho những người có trí tuệ, nhưng có hại đối với những người không trí tuệ. Bất cứ điiều gì xảy ra, đừng quá phấn khích hoặc quá lo sợ. Nếu những trải nghiệm xảy đến, cứ mặc chúng xảy đến.
Another way to approach Dhamma practice is to contemplate and examine everything we see, do, and experience. Never discard the meditation. When some people finish sitting or walking meditation they think it's time to stop and rest. They stop focusing their minds on their object of meditation or theme of contemplation. They completely drop it. Don't practise like that. Whatever you see, inquire into what it really is. Contemplate the good people in the world. Contemplate the evil ones too. Take a penetrating look at the rich and powerful; the destitute and poverty-stricken. When you see a child, an elderly person or a young man or woman, investigate the meaning of age. Everything is fuel for inquiry. This is how you cultivate the mind.
Một cách khác để tu tập là quán xét và xem xét tất cả mọi thứ mình thấy, mình làm, và mình trải nghiệm. Đừng bao giờ quên thiền tập. Khi người ta xong giờ ngồi thiền hay giờ đi thiền, họ cho rằng đã đến lúc nghỉ thiền và nghỉ ngơi. Họ không còn tập trung tâm vào đối tượng thiền hay đề mục thiền quán nữa. Họ dẹp hết hoàn toàn. Các thầy đừng có tu kiểu vậy. Ngoài giờ thiền chính thức, khi nhìn thấy bất cứ gì, cứ điều tra suy xét nó thực sự là gì. Quán xét những người tốt trên thế gian. Quán xét cả những người xấu. Quán xét nhìn rõ người giàu và người quyền thế; quán xét nhìn rõ cả hạ tiện và nghèo hèn. Khi nhìn thấy một đứa trẻ, một người già, một thanh niên, hay một thiếu nữ, hãy quán xét về ý nghĩa của tuổi tác và tuổi già. Mọi thứ đều là nhiên liệu để cho ta điều tra quán xét. Đây chính là cách ta tu tập tu dưỡng cái tâm. Đó là thiền quán.
The contemplation that leads to the Dhamma is the contemplation of conditionality, the process of cause and effect, in all its various manifestations: both major and minor, black and white, good and bad. In short, everything. When you think, recognize it as a thought and contemplate that it's merely that, nothing more. All these things wind up in the graveyard of impermanence, unsatisfactoriness and not-self, so don't possessively cling to any of them. This is the cremation ground of all phenomena. Bury and cremate them in order to experience the Truth.
Quán xét [thiền quán] dẫn đến nhìn thấy Giáo Pháp là quán xét về tính điều kiện, tức tính hữu vi, tức tiến trình nhân quả, bên trong tất cả mọi cách thể-hiện khác nhau trên thế gian: cả lớn và nhỏ, chính và phụ, đen và trắng, tốt và xấu. Nói tóm lại, tất cả mọi thứ. Khi ta nghĩ, hãy nhận biết đó chỉ đơn thuần là một ý nghĩ, không là gì khác hết. Tất cả, tất cả mọi thứ đó đều rớt vào cái nghĩa địa của ba đặc tính "vô thường, khổ, và vô ngã" mà thôi, do vậy đừng nắm giữ, đừng dính theo bất cứ thứ gì. Nghĩa địa "vô thường, khổ, và vô ngã' chính là nơi 'thiêu xác' của tất cả mọi hiện tượng. (Mọi thứ trên thế gian rồi cũng rớt vào ba đặc tính đó). Hãy chôn và thiêu đốt tất cả chúng, để chúng ta nhìn thấy Sự Thật.
Having insight into impermanence means not allowing ourselves to suffer. It's a matter of investigating with wisdom. For example, we obtain something we consider good or pleasurable, and so we're happy. Take a close and sustained look at this goodness and pleasure. Sometimes after having it for a long time we get fed up with it. We want to give it away or sell it. If there's nobody who wants to buy it, we're ready to throw it away. Why? What are the reasons underlying this dynamic? Everything is impermanent, inconstant, and changing, that's why. If we can't sell it or even throw it away, we start to suffer. This entire issue is just like that, and once one incident is fully understood, no matter how many more similar situations arise, they are all understood to be just the same. That's simply the way things are. As the saying goes, ''If you've seen one, you've seen them all.''
Có trí tuệ nhìn thấu lẽ vô-thường là để cho chúng ta khỏi bị khổ; khi ta hiểu thấu [giác ngộ] lẽ vô thường hoại diệt thì ta biết chấp nhận, không còn thấy khổ. Đây là nhờ sự điều tra suy xét bằng trí tuệ. Lấy ví dụ, chúng ta có được thứ gì chúng ta cho là tốt hay sướng, và do vậy ta thấy hạnh phúc. Hãy nhìn kỹ và nhìn liên tục vào cái sự tốt và sự sướng đó. Nhiều lúc, khi đã có nhiều thứ đó quá, chúng ta thấy chán ngán với nó. Chúng ta muốn cho nó đi hoặc bán nó đi cho rồi. Nếu không có ai thích mua nó, chúng ta cũng muốn giục bỏ nó đi cho rồi. Tại sao? Lý do gì tạo ra động cơ chán bỏ đó? Đó là cái lẽ thật trên đời: mọi thứ đều là vô thường, biến đổi, sự tốt sự sướng là không thường hằng, đó là lý do tại sao. (Ngay cả cái sự thích sự sướng của chúng ta cũng thay đổi liên tục, hết sướng lại chán, hết chán rồi chê. Ăn ngon rồi cũng ngán, ngán rồi thấy ớn. Thích rồi hết thích, hết thích thì chê bỏ). Đến lúc đó nếu cho đi không được, bán đi không được, bỏ đi không được, ta bắt đầu thấy khổ. Mọi sự trên đời cứ lần quần lẩn quẩn như vậy. Nếu chúng ta hiểu thấu cái lẽ vô thường và bất toại nguyện như vậy, chúng ta sẽ hiểu được tất cả chỉ là như vậy, cho dù có bất cứ thứ gì và điều gì và sự gì xảy đến với chúng ta. Đơn giản đó là cách của mọi sự trên thế gian. Như một câu nói đáng ghi nhớ: "Nếu bạn đã từng nhìn thấy một, bạn sẽ nhìn thấy tất cả".
Occasionally we see things we don't like. At times we hear annoying or unpleasant noises and get irritated. Examine this and remember it. Because some time in the future we might like those noises. We might actually delight in those very same things we once detested. It's possible! Then it occurs to us with clarity and insight, ''Aha! All things are impermanent, unable to fully satisfy, and not-self.'' Throw them into the mass grave of these universal characteristics. The clinging to the likeable things we get, have, and are, will then cease. We come to see everything as essentially the same. Everything we then experience generates insight into the Dhamma.
Nhiều lúc chúng ta nhìn thấy những thứ chúng ta không thích. Ngay lúc bạn nghe thấy những tiếng ồn hay những âm thanh khó nghe, bạn sẽ bực mình ngay. Hãy xem xét điều này và nhớ lấy. Bởi vì hỏng chừng sau này khi nghe những âm thanh tiếng ồn đó bạn lại thấy thích đó. Chúng ta có thể sau này rất thích thứ mà chúng ta đã từng rất ghét trước đó. Điều đó hoàn toàn có thể. (Có người mình rất ghét, nhưng sau này mình rất thích và kính trọng. Có người rất ghét nghe tiếng nhạc ồn đó, những sau này rất thích bài nhạc đó, càng mở to thì càng thích...). Tất cả mọi sự đó xảy ra với chúng ta, và khi chúng ta nhìn thấy rõ ràng và bằng trí tuệ minh sát, chúng ta có thể giác ngộ ra rằng: "A ha! Tất cả mọi thứ đều là không thường hằng, không thể thỏa mãn hoàn toàn, và không có chủ thể nào cả". Nói cách khác, tất cả mọi thứ trên đời đều là "vô thường, bất toại nguyện, và vô ngã". Hãy quăng tất cả chúng vào nghĩa địa của ba đặc tính bao trùm đó. Tất cả mọi sự dính chấp vào những thứ chúng ta có, thứ chúng ta được, thứ chúng ta thích, thứ chúng ta sướng, thứ chúng ta là... đều chấm dứt ở đây. Ta không còn dính chấp vào bất cứ thứ nào nữa, một khi ta đã "thấu hiểu" cái bản chất của tất cả chúng. Chúng ta đi đến nhìn thấy tất cả mọi thứ về bản chất đều giống nhau. Tất cả mọi thứ chúng ta nhìn thấy như vậy sẽ làm khởi sinh ra trí tuệ minh sát nhìn thấy Giáo Pháp, nhìn thấy Chân Pháp.
Everything I've said so far is simply for you to listen to and think about. It's just talk, that's all. When people come to see me, I speak. These sorts of subjects aren't the things we should sit around and gab about for hours. Just do it. Get in there and do it. It's like when we call a friend to go somewhere. We invite them. We get an answer. Then we're off, without a big fuss. We say just the right amount and leave it at that. I can tell you a thing or two about meditation, because I've done the work. But you know, maybe I'm wrong. Your job is to investigate and find out for yourself if what I say is true.
Tất cả những gì tôi nói hôm nay chỉ là để cho các thầy lắng nghe và suy nghĩ về chúng. Tất cả cũng chỉ là lời nói, chỉ có vậy. Khi người ta đến thăm tôi, tôi nói. Những loại đề tài tôi thường nói cũng không phải gì lạ, cũng không phải là những thứ chúng ta cứ ngồi cả ngày để nói và nghe. Hãy thực hành chúng! Hãy bước vào và tu. Cũng giống như khi chúng ta rủ một người bạn đi đâu đó. Chúng ta mời họ đi. Chúng ta nhận câu trả lời. Vậy là chúng ta đi, không cần phải rủ tới rủ lui, hay thúc qua thúc lại cho ồn ào náo nhiệt nữa. Họ có đi hay không thì họ sẽ đi. Tôi có thể nói với các thầy lần một lần hai về tu thiền, bởi tôi đã làm công việc thiền tập đó. Nhưng các thầy biết đó, có thể tôi sai. Công việc của các thầy là phải tự mình điều tra suy xét và tự mình tìm thấy những điều tôi nói là đúng thực hay không.
Chương 39
JUST THIS MUCH - CHỈ CHỪNG ĐÓ THÔI – EPILOGUE - VÀI LỜI CUỐI
Do you know where it will end? Or will you just keep on studying like this? ...Or is there an end to it? ... That's okay but it's the external study, not the internal study. For the internal study you have to study these eyes, these ears, this nose, this tongue, this body and this mind. This is the real study. The study of books is just the external study, it's really hard to get it finished.
Quý vị có biết việc nói nghe như vầy đến khi nào kết thúc? Hay chúng ta cứ phải học miết như vầy?...Hay đến lúc nào đó phải ngừng lại?...Nghe học như vầy cũng không sao, nhưng đó chỉ là sự học bề ngoài. Còn sự học bên trong là chúng ta phải học từ mắt này, tai này, mũi này, lưỡi này, thân này và tâm này. Đó mới là cái học thực sự. Sự học qua sách vở chỉ là học bề ngoài, học hoài cũng không kết thúc, rất khó để đi đến đâu.
When the eye sees form what sort of thing happens? When ear, nose and tongue experience sounds, smells and tastes, what takes place? When the body and mind come into contact with touches and mental states, what reactions take place ? Are there still greed, aversion and delusion there? Do we get lost in forms, sounds, smells, tastes, textures and moods? This is the internal study. It has a point of completion.
Khi mắt nhìn thấy hình sắc, điều gì xảy ra? Khi tai, mũi và lưỡi trải nghiệm âm thanh, mùi hương và mùi vị, điều gì xảy ra? Khi thân và tâm tiếp xúc với sự chạm xúc và những trạng thái của tâm, những phản ứng nào xảy ra? Vẫn còn tham, sân, si ở đó không? Chúng ta có đang bị lạc theo những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, chạm xúc và những trạng thái của tâm hay không? Đó là sự học bên trong. Học như vậy sẽ có chỗ kết thúc, có chỗ thành tựu.
If we study but don't practise we won't get any results. It's like a man who raises cows. In the morning he takes the cow out to pasture, in the evening he brings it back to its pen - but he never drinks the cow's milk. Study is alright, but don't let it be like this. You should raise the cow and drink its milk too. You must study and practise as well to get the best results.
Nếu chúng ta cứ học suông mà không thực hành thì chúng ta chẳng được kết quả gì. Cũng giống như người nuôi bò. Buổi sáng lùa bò ra đồng, buổi chiều lùa bò về chuồng— nhưng ông ta chẳng bao giờ uống sữa bò. Học hỏi là đúng, nhưng đừng học suông bề ngoài như vậy. Bạn phải nên vừa nuôi bò vừa uống sữa bò—(vừa học vừa thụ hưởng được lợi lạc từ việc học đó). Bạn phải vừa học vừa thực hành thì mới có được kết quả tốt nhất.
Here, I'll explain it further. It's like a man who raises chickens, but doesn't collect the eggs. All he gets is the chicken dung! This is what I tell the people who raise chickens back home. Watch out you don't become like that! This means we study the scriptures but we don't know how to let go of defilements, we don't know how to 'push' greed, aversion and delusion from our mind. Study without practice, without this 'giving up', brings no results.
This is why I compare it to someone who raises chickens but doesn't collect the eggs, he just collects the dung. It's the same thing.
Tôi muốn giải thích thêm chỗ này. Giống như một người nuôi gà, nhưng ông ta không thu lấy trứng gà. Chỉ lấy phân gà! Coi lại, đừng để mình đang làm điều gì như vậy! Điều này có nghĩa là chúng học kinh sách cho nhiều nhưng chẳng biết cách nào phòng trừ những ô nhiễm, chúng ta chẳng biết cách nào 'tống khứ' tham, sân, si ra khỏi tâm chúng ta. Học mà không hành, không biết 'từ bỏ', thì chẳng mang lại kết quả gì. Những người như vậy tôi thường ví như người nuôi gà mà không thu được trứng mà chỉ thu được phân gà.
Because of this, the Buddha wanted us to study the scriptures, and then to give up evil actions through body, speech and mind; to develop goodness in our deeds, speech and thoughts. The real worth of mankind will come to fruition through our deeds, speech and thoughts. If we only talk, without acting accordingly, it's not yet complete. Or if we do good deeds but the mind is still not good, this is still not complete. The Buddha taught to develop goodness in body, speech and mind; to develop fine deeds, fine speech and fine thoughts. This is the treasure of mankind. The study and the practice must both be good.
Vì chỗ đó nên Đức Phật muốn chúng ta học những lời kinh, rồi sau đó từ bỏ những hành động (nghiệp) xấu ác tạo ra bởi thân, ý, miệng; tu dưỡng tính thiện lành trong những hành động, ý nghĩ và lời nói của chúng ta. Giá trị thực con người là đi đến những kết quả thông qua tu tập hành động, lời nói và ý nghĩ. Nếu chúng ta chỉ nói nhưng hành động khác đi thì điều đó là chưa được. Nếu chỉ hành động tốt nhưng tâm vẫn chưa thiện lành thì vẫn chưa xong. Phật dạy chúng ta phải tu dưỡng tính thiện lành trong thân, miệng, ý; tu dưỡng những hành động tốt lành, những lời nói tốt lành và những ý nghĩ tốt lành. Đó là kho báu của con người. Việc học và hành phải đều tốt song song.
The eightfold path of the Buddha, the path of practice, has eight factors. These eight factors are nothing other than this very body: two eyes, two ears, two nostrils, one tongue and one body. This is the path. And the mind is the one who follows the path. Therefore both the study and the practice exist in our body, speech and mind.
Con đường Bát Chánh Đạo là con đường tám phần, là con đường để tu tập. Tám chẳng khác gì hơn là chính cái thân này: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, một lưỡi và một thân. Đây chính là đạo. Và tâm chính là cái đi theo con đường đạo. Do vậy, cả việc học và hành đều nằm ngay bên trong thân, lời nói và tâm ý của chúng ta.
Have you ever seen scriptures which teach about anything other than the body, the speech and the mind? The scriptures only teach about this, nothing else. Defilements are born right here. If you know them, they die right here. So you should understand that the practice and the study both exist right here. If we study just this much we can know everything. It's like our speech: to speak one word of truth is better than a lifetime of wrong speech. Do you understand? One who studies and doesn't practise is like a ladle in a soup pot. It's in the pot every day but it doesn't know the flavour of the soup. If you don't practice, even if you study till the day you die, you'll never know the taste of freedom!
Các thầy có bao giờ thấy kinh điển có chỗ nào nói về điều gì quan trọng hơn ngoài thân, ý, miệng hay không? Kinh điển của Phật chỉ dạy về những chỗ này, không gì khác. Những ô nhiễm sinh ra ngay đây. Nếu chúng ta hiểu biết về chúng, chúng sẽ diệt ngay đây. Do vậy phải nên hiểu rằng việc học và hành cùng nằm ngay đây. Nếu tu học theo cách này chúng ta có thể hiểu biết mọi sự. Giống như về lời nói: nói một lời sự thật thì tốt hơn nói dối cả một đời. Quý thầy có hiểu chỗ này không? Những người học mà không hành thì giống như cái muỗng nằm trong nồi canh. (Cách nói của Phật). Nó nằm hoài trong nồi canh nhưng chẳng nếm được mùi vị của canh. Nếu không lo thực hành tu tập thì dù có học hoài cho đến chết, thì bạn sẽ chẳng bao giờ biết được mùi vị của sự giải thoát!
Chương 40
WHAT IS CONTEMPLATION ? – CHIÊM NGHIỆM LÀ GÌ ?
The following teaching is taken from a session of questions and answers that took place at Wat Gor Nork monastery during the Vassa of 1979, between Venerable Ajahn Chah and a group of English-speaking disciples. Some rearrangement of the sequence of conversation has been made for ease of understanding. The knowing that arises is above and beyond the process of thinking. It leads to not being fooled by thinking any more.
Bài giảng sau đây được trích từ một buổi vấn đáp diễn ra tại tu viện Wat Gor Nork trong mùa An cư kiết hạ năm 1979, giữa Ngài Ajahn Chah và một nhóm đệ tử nói tiếng Anh. Một số sắp xếp lại trình tự của cuộc trò chuyện đã được thực hiện để dễ hiểu. Cái biết phát sinh ở trên và ngoài quá trình suy nghĩ. Nó dẫn đến việc không còn bị đánh lừa bởi suy nghĩ nữa.
Question: When you teach about the value of contemplation, are you speaking of sitting and thinking over particular themes - the thirty-two parts of the body, for instance?
Hỏi: Khi giảng về giá trị của thiền định, có phải Ngài đang nói về việc ngồi và suy nghĩ về những chủ đề cụ thể - chẳng hạn như ba mươi hai bộ phận của cơ thể?
Answer: That is not necessary when the mind is truly still. When tranquility is properly established the right object of investigation becomes obvious. When contemplation is 'True', there is no discrimination into 'right' and 'wrong'. 'good' and 'bad'; there is nothing even like that. You don't sit there thinking, 'Oh, this is like that and that is like this' etc. That is a coarse form of contemplation. Meditative contemplation is not merely a matter of thinking -- rather it's what we call 'contemplation in silence'. Whilst going about our daily routine we mindfully consider the real nature of existence through comparisons. This is a coarse kind of investigation but it leads to the real thing.
Trả lời:
Điều đó không cần thiết khi tâm thực sự tĩnh lặng. Khi sự tĩnh lặng được thiết lập đúng cách, đối tượng đúng đắn của sự khảo sát trở nên rõ ràng. Khi quán là 'Chân', không có phân biệt 'đúng' và 'sai'. 'tốt và xấu'; thậm chí không có gì giống như vậy. Bạn không ngồi đó suy nghĩ, 'Ồ, cái này là như thế này và cái kia là như thế này', v.v. Đó là một hình thức quán chiếu thô thiển. Suy ngẫm thiền định không chỉ đơn thuần là vấn đề suy nghĩ - đúng hơn, đó là điều mà chúng ta gọi là 'sự suy ngẫm trong im lặng'. Trong khi thực hiện thói quen hàng ngày của mình, chúng ta sẽ chánh niệm xem xét bản chất thực sự của sự tồn tại thông qua so sánh. Đây là một loại điều tra thô nhưng nó dẫn đến điều thực sự.
When you talk about contemplating the body and mind, though, do we actually use thinking? Can thinking produce true insight? Is this vipassana?
Tuy nhiên, khi bạn nói về quán thân và tâm, chúng ta có thực sự sử dụng suy nghĩ không? Suy nghĩ có thể tạo ra cái nhìn sâu sắc thực sự? Đây có phải là minh sát không?
In the beginning we need to work using thinking, even though later on we go beyond it. When we are doing true contemplation all dualistic thinking has ceased; although we need to consider dualistically to get started. Eventually all thinking and pondering comes to an end.
Ban đầu, chúng ta cần làm việc bằng cách suy nghĩ, mặc dù về sau chúng ta vượt qua nó. Khi chúng ta thực hành quán chiếu thực sự thì mọi suy nghĩ nhị nguyên đã chấm dứt; mặc dù chúng ta cần xem xét một cách nhị nguyên để bắt đầu. Cuối cùng, tất cả suy nghĩ và cân nhắc đều kết thúc.
You say that there must be sufficient tranquility (samadhi) to contemplate. Just how tranquil do you mean?
Bạn nói rằng phải có đủ tĩnh lặng (samadhi) để quán chiếu. Ý bạn là yên tĩnh đến mức nào?
Tranquil enough for there to be presence of mind.
Đủ yên tĩnh để có sự hiện diện của tâm trí.
Do you mean staying with the here-and-now, not thinking about the past and future?
Thinking about the past and future is all right if you understand what these things really are, but you must not get caught up in them. Treat them the same as you would anything else -- don't get caught up. When you see thinking as just thinking, then that's wisdom. Don't believe in any of it! Recognize that all of it is just something that has arisen and will cease. Simply see everything just as it is -- it is what it is -- the mind is the mind -- it's not anything or anybody in itself. Happiness is just happiness, suffering is just suffering -- it is just what it is. When you see this you will be beyond doubt.
Ý bạn là ở với hiện tại, không nghĩ về quá khứ và tương lai?
Suy nghĩ về quá khứ và tương lai đều ổn nếu bạn hiểu những điều này thực sự là gì, nhưng bạn không được để chúng cuốn hút. Đối xử với họ giống như bạn đối xử với bất kỳ điều gì khác -- đừng để bị cuốn vào. Khi bạn thấy suy nghĩ chỉ là suy nghĩ, thì đó là trí tuệ. Đừng tin vào bất cứ điều gì trong số đó! Nhận ra rằng tất cả chỉ là một cái gì đó đã phát sinh và sẽ chấm dứt. Chỉ đơn giản nhìn mọi thứ đúng như nó là - nó là những gì nó là - tâm là tâm - bản thân nó không phải là bất cứ thứ gì hay bất cứ ai. Hạnh phúc chỉ là hạnh phúc, đau khổ chỉ là đau khổ - nó chỉ là cái nó là. Khi bạn nhìn thấy điều này, bạn sẽ không còn nghi ngờ gì nữa.
I still don't understand. Is true contemplating the same as thinking?
We use thinking as a tool, but the knowing that arises because of its use is above and beyond the process of thinking; it leads to our not being fooled by our thinking any more. You recognize that all thinking is merely the movement of the mind, and also that knowing is not born and doesn't die. What do you think all this movement called 'mind' comes out of? What we talk about as the mind -- all the activity -- is just the conventional mind. It's not the real mind at all. What is real just IS, it's not arising and it's not passing away. Trying to understand these things just by talking about them, though, won't work. We need to really consider impermanence, unsatisfactoriness and impersonality (anicca, dukkha, anatta); that is, we need to use thinking to contemplate the nature of conventional reality. What comes out of this work is wisdom -- and emptiness. Even though there may still be thinking, it's empty -- you are not affected by it.
Tôi vẫn không hiểu. Suy ngẫm chân chính có giống như suy nghĩ không?
Chúng ta sử dụng tư duy như một công cụ, nhưng cái biết nảy sinh do việc sử dụng nó thì ở trên và vượt ra ngoài quá trình tư duy; nó dẫn đến việc chúng ta không còn bị đánh lừa bởi suy nghĩ của mình nữa. Bạn nhận ra rằng mọi suy nghĩ chỉ là chuyển động của tâm, và cái biết cũng không sinh không diệt. Bạn nghĩ tất cả chuyển động được gọi là 'tâm trí' này bắt nguồn từ cái gì? Những gì chúng ta nói về tâm -- tất cả hoạt động -- chỉ là tâm quy ước. Nó hoàn toàn không phải là tâm thật. Cái gì là thật thì nó LÀ, nó không sinh và không diệt. Tuy nhiên, cố gắng hiểu những điều này chỉ bằng cách nói về chúng sẽ không hiệu quả. Chúng ta cần quán xét thật sự về vô thường, khổ và vô ngã (anicca, dukkha, anatta); đó là, chúng ta cần sử dụng tư duy để quán chiếu bản chất của thực tại quy ước. Điều rút ra từ công việc này là trí tuệ -- và tánh Không. Mặc dù có thể vẫn còn suy nghĩ, nhưng nó trống rỗng - bạn không bị ảnh hưởng bởi nó.
How can we arrive at this stage of the real mind?
Your work with the mind you already have, of course! See that all that arises is uncertain, that there is nothing stable or substantial. See it clearly and see that there is really nowhere to take a hold of anything -- it's all empty. When you see the things that arise in the mind for what they are, you won't have to work with thinking any more. You will have no doubt whatsoever in these matters. To talk about the 'real mind' and so on, may have a relative use in helping us understand. We invent names for the sake of study, but actually nature just is how it is. For example, sitting here downstairs on the stone floor. The floor is the base -- it's not moving or going anywhere. Upstairs, above us is what has arisen out of this. Upstairs is like everything that we see in our minds: form, feeling, memory, thinking. Really, they don't exist in the way we presume they do. They are merely the conventional mind. As soon as they arise, they pass away again; they don't really exist in themselves.
There is a story in the scriptures about Venerable Sariputta examining a bhikkhu before allowing him to go off wandering (dhutanga vatta). He asked him how he would reply if he was questioned, 'What happens to the Buddha after he dies?' The bhikkhu replied, 'When form, feeling, perception, thinking and consciousness arise, they pass away.' Venerable Sariputta passed him on that.
Practice is not just a matter of talking about arising and passing away, though. You must see it for yourself. When you are sitting, simply see what is actually happening. Don't follow anything. Contemplation doesn't mean being caught up in thinking. The contemplative thinking of one on the Way is not the same as the thinking of the world. Unless you understand properly what is meant by contemplation, the more you think the more confused you will become.
The reason we make such a point of the cultivation of mindfulness is because we need to see clearly what is going on. We must understand the processes of our hearts. When such mindfulness and understanding are present, then everything is taken care of. Why do you think one who knows the Way never acts out of anger or delusion? The causes for these things to arise are simply not there. Where would they come from? Mindfulness has got everything covered.
Làm sao chúng ta có thể đạt đến giai đoạn này của chân tâm?
Tất nhiên, bạn làm việc với tâm trí bạn đã có! Hãy thấy rằng tất cả những gì phát sinh là không chắc chắn, rằng không có gì ổn định hay thực chất. Hãy nhìn nó rõ ràng và thấy rằng thực sự không có chỗ nào để nắm giữ bất cứ thứ gì - tất cả đều trống rỗng. Khi bạn thấy được bản chất của những thứ khởi lên trong tâm trí, bạn sẽ không phải làm việc với suy nghĩ nữa. Bạn sẽ không có nghi ngờ gì trong những vấn đề này. Nói về 'thực tâm', v.v., có thể có một công dụng tương đối trong việc giúp chúng ta hiểu. Chúng ta nghĩ ra những cái tên vì mục đích nghiên cứu, nhưng bản chất thực sự là như vậy. Ví dụ, ngồi ở đây dưới sàn đá. Sàn nhà là cơ sở - nó không di chuyển hay đi đâu cả. Tầng trên, phía trên chúng tôi là những gì đã phát sinh từ việc này. Tầng trên giống như mọi thứ mà chúng ta thấy trong tâm trí của chúng ta: hình thức, cảm giác, ký ức, suy nghĩ. Thực sự, chúng không tồn tại theo cách chúng ta cho là chúng tồn tại. Chúng chỉ là tâm quy ước. Ngay khi chúng sinh, chúng lại diệt; chúng không thực sự tồn tại trong chính chúng.
Trong kinh điển có câu chuyện kể về việc Tôn giả Sàriputta kiểm tra một vị tỳ khưu trước khi cho phép vị ấy xuất gia (dhutanga vatta). Anh ta hỏi anh ta rằng anh ta sẽ trả lời thế nào nếu được hỏi, 'Điều gì xảy ra với Đức Phật sau khi ngài nhập diệt?' Vị tỳ khưu trả lời: 'Khi sắc, thọ, tưởng, tưởng, thức sinh khởi thì chúng diệt.' Tôn giả Sàriputta đã truyền lại cho anh ta điều đó.
Tuy nhiên, thực hành không chỉ là vấn đề nói về sinh và diệt. Bạn phải nhìn thấy nó cho chính mình. Khi bạn đang ngồi, chỉ cần thấy điều gì đang thực sự xảy ra. Đừng làm theo bất cứ điều gì. Chiêm ngưỡng không có nghĩa là bị cuốn vào suy nghĩ. Suy nghĩ chiêm nghiệm của một người trên Con đường không giống như suy nghĩ của thế giới. Trừ khi bạn hiểu đúng ý nghĩa của thiền định, nếu không bạn càng nghĩ bạn sẽ càng trở nên bối rối.
Lý do chúng ta đưa ra quan điểm như vậy về việc tu tập chánh niệm là vì chúng ta cần thấy rõ những gì đang diễn ra. Chúng ta phải hiểu các quá trình của trái tim mình. Khi có chánh niệm và hiểu biết như vậy, thì mọi việc đều được giải quyết. Bạn nghĩ tại sao một người biết Đạo không bao giờ hành động vì sân hận hay si mê? Nguyên nhân cho những điều này phát sinh đơn giản là không có. Họ sẽ đến từ đâu? Chánh niệm đã có tất cả mọi thứ bao phủ.
Is this mind you are talking about called the 'Original Mind'?
What do you mean?
It seems as if you are saying there is something else outside of the conventional body-mind (the five khandhas). Is there something else? What do you call it?
There isn't anything and we don't call it anything -- that's all there is to it! Be finished with all of it. Even the knowing doesn't belong to anybody, so be finished with that, too! Consciousness is not an individual, not a being, not a self, not an other, so finish with that -- finish with everything! There is nothing worth wanting! It's all just a load of trouble. When you see clearly like this then everything is finished.
Could we not call it the 'Original Mind'?
You can call it that if you insist. You can call it whatever you like, for the sake of conventional reality. But you must understand this point properly. This is very important. If we didn't make use of conventional reality we wouldn't have any words or concepts with which to consider actual reality -- Dhamma. This is very important to understand.
Cái tâm mà bạn đang nói có phải gọi là 'Bản tâm' không?
Ý anh là gì?
Có vẻ như bạn đang nói rằng có một cái gì đó khác bên ngoài thân-tâm quy ước (ngũ uẩn). Có cái gì khác không? Bạn gọi nó là gì?
Không có gì cả và chúng ta không gọi nó là gì cả -- chỉ có vậy thôi! Hãy hoàn thành với tất cả của nó. Ngay cả cái biết cũng không thuộc về bất kỳ ai, vì vậy hãy kết thúc với điều đó! Ý thức không phải là một cá nhân, không phải là một chúng sinh, không phải là bản thân, không phải là người khác, vì vậy hãy kết thúc với điều đó - kết thúc với mọi thứ! Không có gì đáng để mong muốn! Tất cả chỉ là một đống rắc rối. Khi bạn thấy rõ ràng như vậy thì mọi việc đã xong.
Chúng ta không thể gọi nó là 'Bản tâm'?
Bạn có thể gọi nó như vậy nếu bạn nhấn mạnh. Bạn có thể gọi nó là gì tùy thích, vì lợi ích của thực tại quy ước. Nhưng bạn phải hiểu đúng điểm này. Cái này rất quan trọng. Nếu chúng ta không sử dụng thực tế quy ước, chúng ta sẽ không có bất kỳ từ ngữ hay khái niệm nào để xem xét thực tế thực tế - Dhamma. Điều này rất quan trọng để hiểu.
What degree of tranquility are you talking about at this stage? And what quality of mindfulness is needed?
You don't need to go thinking like that. If you didn't have the right amount of tranquility you wouldn't be able to deal with these questions at all. You need enough stability and concentration to know what is going on -- enough for clarity and understanding to arise.
Asking questions like this shows that you are still doubting. You need enough tranquility of mind to no longer get caught in doubting what you are doing. If you had done the practice you would understand these things. The more you carry on with this sort of questioning, the more confusing you make it. It's all right to talk if the talking helps contemplation, but it won't show you the way things actually are. This Dhamma is not understood because somebody else tells you about it, you must see it for yourself -- paccattam. If you have the quality of understanding that we have been talking about, then we say that your duty to do anything is over; which means that you don't do anything. If there is still something to do, then it's your duty to do it.
Simply keep putting everything down, and know that that is what you are doing. You don't need to be always checking up on yourself, worrying about things like 'How much samadhi' -- it will always be the right amount. Whatever arises in your practice, let it go; know it all as uncertain, impermanent. Remember that! It's all uncertain. Be finished with all of it. This is the Way that will take you to the source -- to your Original Mind.
Bạn đang nói về mức độ yên tĩnh nào trong giai đoạn này? Và chất lượng chánh niệm nào là cần thiết?
Bạn không cần phải suy nghĩ như vậy. Nếu bạn không có đủ bình tĩnh, bạn sẽ không thể giải quyết những câu hỏi này. Bạn cần có đủ sự ổn định và tập trung để biết điều gì đang diễn ra -- đủ để sự rõ ràng và hiểu biết phát sinh.
Asking questions like this shows that you are still doubting. You need enough tranquility of mind to no longer get caught in doubting what you are doing. If you had done the practice you would understand these things. The more you carry on with this sort of questioning, the more confusing you make it. It's all right to talk if the talking helps contemplation, but it won't show you the way things actually are. This Dhamma is not understood because somebody else tells you about it, you must see it for yourself -- paccattam. If you have the quality of understanding that we have been talking about, then we say that your duty to do anything is over; which means that you don't do anything. If there is still something to do, then it's your duty to do it.
Chỉ cần tiếp tục đặt mọi thứ xuống và biết rằng đó là những gì bạn đang làm. Bạn không cần phải luôn luôn kiểm tra bản thân, lo lắng về những điều như 'Có bao nhiêu định' - nó sẽ luôn ở mức phù hợp. Bất cứ điều gì phát sinh trong thực hành của bạn, hãy để nó đi; biết tất cả là bất định, vô thường. Nhớ lấy! Tất cả đều không chắc chắn. Hãy hoàn thành với tất cả của nó. Đây là Con Đường sẽ đưa bạn về cội nguồn -- tới Tâm Bản Nguyên của bạn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top