Những Lời Dạy Vượt Thời Gian Của Ajahn Chah (Từ chương 6 đến chương 10)
Chương 6
ABOUT BEING CAREFUL - VỀ TÍNH CẨN TRỌNG
Chương 7
IT CAN BE DONE - ĐIỀU ĐÓ CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC
Chương 8
UNDERSTANDING DUKKHA - HIỂU VỀ KHỔ
Chương 9
THE DHAMMA GOES WESTWARD - GIÁO PHÁP ĐI ĐẾN TRỜI TÂY
Chương 10
EVEN ONE WORD IS ENOUGH - MỘT CHỮ CŨNG LÀ ĐỦ
***
Chương 6
ABOUT BEING CAREFUL - VỀ TÍNH CẨN TRỌNG
The Buddha taught to see the body in the body. What does this mean? We are all familiar with the parts of the body such as hair, nails, teeth and skin. So how do we see the body in the body? If we recognize all these things as being impermanent, unsatisfactory and not-self, that's what is called 'seeing the body in the body.' Then it isn't necessary to go into detail and meditate on the separate parts. It's like having fruit in a basket. If we have already counted the pieces of fruit, then we know what's there, and when we need to, we can pick up the basket and take it away, and all the pieces come with it. We know the fruit is all there, so we don't have to count it again.
Phật đã dạy nhìn thấy thân trong thân. Điều đó nghĩa là gì?. Chúng ta đã quá quen với những bộ phận của thân như tóc, lông, móng, da. Vậy thì nhìn thấy thân trong thân là nhìn ra sao? Nếu chúng ta nhận biết được những thứ đó là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã, thì đó được gọi là 'nhìn thấy thân trong thân'. Vậy là đâu cần phải đi vào chi tiết hay thiền về những bộ phận khác nhau. Giống như đã có trái cây trong giỏ. Nếu chúng ta đã đếm trái trong giỏ, chúng ta đã biết có bao nhiêu trái, và khi cần đi chúng ta chỉ việc xách giỏ đi, tất cả số trái cây đều ở trong giỏ. Chúng ta đã biết tất cả trái cây trong giỏ là bao nhiêu, vì vậy ta đâu cần phải đếm lại.
Having meditated on the thirty-two parts of the body, and recognized them as something not stable or permanent, we no longer need to weary ourselves separating them like this and meditating in such detail. Just as with the basket of fruit - we don't have to dump all the fruit out and count it again and again. But we do carry the basket along to our destination, walking mindfully and carefully, taking care not to stumble and fall.
Sau khi đã thiền tập về 32 bộ phận của thân, và đã nhận thấy chúng là những thứ không ổn định và không thường hằng, chúng ta không còn phải nhọc công tách riêng chúng ra từng bộ phận để thiền quán riêng từng cái. Cũng giống như giỏ trái cây kia—chúng ta không cần phải đổ ra và đếm đi đếm lại từng trái. Chúng ta mang cả giỏ trái cây đi về luôn, đi một cách chánh niệm và cẩn thận, không để mình bị vấp hay ngã.
When we see the body in the body, which means we see the Dhamma in the body, knowing our own and others' bodies as impermanent phenomena, then we don't need detailed explanations. Sitting here, we have mindfulness constantly in control, knowing things as they are, and meditation then becomes quite simple. It's the same if we meditate on Buddho - if we understand what Buddho really is, then we don't need to repeat the word 'Buddho.' It means having full knowledge and firm awareness. This is meditation.
Khi chúng ta nhìn thấy thân trong thân, có nghĩa là chúng ta nhìn thấy Giáo Pháp trong thân, hiểu biết về thân của mình và thân của người khác là thứ vô thường, do vậy chúng ta không cần những giải thích chi li về thân của từng mỗi người nữa. Khi đang ngồi đây, chúng ta chủ động có sự chánh niệm ổn định, hiểu biết rõ mọi thứ đúng như chúng là, và do vậy sự thiền trở nên rất dễ dàng. Cũng giống như việc thiền niệm về Đức Phật—nếu chúng ta hiểu biết Phật đích thực là gì thì chúng ta không cần phải tụng niệm chữ 'Phật' nhiều nữa. Điều đó có nghĩa là ta đang có đủ sự hiểu biết hoàn toàn và sự tỉnh giác vững chắc. Đó chính là thiền.
Still, meditation is generally not well understood. We practice in a group, but we often don't know what it's all about. Some people think meditation is really hard to do. ''I come to the monastery, but I can't sit. I don't have much endurance. My legs hurt, my back aches, I'm in pain all over.'' So they give up on it and don't come anymore, thinking they can't do it.
Tuy nhiên, thiền thường không được hiểu đúng. Nhiều người thường hiểu lầm về thiền. Chúng ta tu tập trong một số đông, nhưng chúng ta thường không biết tu thiền là gì. Một số người cho rằng tu thiền là việc khó làm. "Tôi đến chùa, nhưng tôi không thể ngồi thiền. Tôi không chịu khó được nhiều. Chân tôi nhức, lưng tôi đau, tôi đau ê ẩm khắp người". Họ nói vậy và bỏ cuộc luôn, họ không quay lại thiền tập nữa, bởi họ nghĩ họ không thể tập được.
But in fact samādhi is not sitting. Samādhi isn't walking. It isn't lying down or standing. Sitting, walking, closing the eyes, opening the eyes, these are all mere actions. Having your eyes closed doesn't necessarily mean you're practicing samādhi. It could just mean that you're drowsy and dull. If you're sitting with your eyes closed but you're falling asleep, your head bobbing all over and your mouth hanging open, that's not sitting in samādhi. It's sitting with your eyes closed. Samādhi and closed eyes are two separate matters. Real samādhi can be practiced with eyes open or eyes closed. You can be sitting, walking, standing or lying down.
Nhưng thực ra sự định tâm (samādhi) đâu phải là ngồi. Định đâu phải là đi. Định đâu phải là đứng hay nằm. Ngồi, đi, nằm, đứng, nhắm mắt, mở mắt, đó chỉ là những hành động mà thôi. Nhắm mắt không nhất thiết có nghĩa là người đó đang tu tập sự định tâm (thiền định). Nhắm mắt nhiều khi chỉ có nghĩa người đó đang buồn ngủ và đờ đẫn. Nếu ngồi nhắm mắt mà ngủ gục, đầu gục qua gục lại và miệng há hốc, thì đó đâu phải là đang ngồi thiền đạt định. Đó chỉ là ngồi nhắm mắt. Định là định, sự nhắm mắt chuyện khác. Định đích thực có thể được tu tập với mắt nhắm hay mắt mở, đâu nhất thiết phải nhắm mắt. Định vẫn có thể tu đạt được khi bạn đang ngồi, đang đi, đang nằm, đang đứng.
Samādhi means the mind is firmly focused, with all-encompassing mindfulness, restraint, and caution. You are constantly aware of right and wrong, constantly watching all conditions arising in the mind. When it shoots off to think of something, having a mood of aversion or longing, you are aware of that. Some people get discouraged: ''I just can't do it. As soon as I sit, my mind starts thinking of home. That's evil (Thai: bahp).'' Hey! If just that much is evil, the Buddha never would have become Buddha. He spent five years struggling with his mind, thinking of his home and his family. It was only after six years that he awakened.
Định (samādhi) có nghĩa là tâm được tập trung một cách vững chắc, với một sự chú tâm chánh niệm bao-trùm, với giới hạnh, và với sự cẩn trọng. Chúng ta thường trực ý thức biết rõ sự đúng và sự sai, thường trực quán sát tất cả mọi điều kiện (trạng thái) đang khởi sinh trong tâm. Khi tâm phóng nghĩ về điều gì, nó đang có trạng thái sân hay tham, chúng ta ý thức biết rõ về điều đó. Ta luôn tỉnh giác biết điều đang xảy ra. Một số người dễ nản chí: "Tôi tu không được đâu. Ngay khi tôi ngồi xuống, tâm trí tôi đã nghĩ đến nhà cửa. Thiệt là ác vậy đó. [tiếng Thái: bahp: ác, xấu]". Nói nghe lạ thiệt! Nếu thiền mà ác thì có lẽ Phật đã không thành Phật. Phật đã bỏ ra năm năm trời để chiến đấu với cái tâm của mình, cái tâm luôn nghĩ đến nhà cửa và gia đình. Mãi đến sau sáu năm Phật mới tỉnh thức giác ngộ.
Some people feel that these sudden arisings of thought are wrong or evil. You may have an impulse to kill someone. But you are aware of it in the next instant, you realize that killing is wrong, so you stop and refrain. Is there harm in this? What do you think? Or if you have a thought about stealing something and that is followed by a stronger recollection that to do so is wrong, and so you refrain from acting on it - is that bad kamma? It's not that every time you have an impulse you instantly accumulate bad kamma. Otherwise, how could there be any way to liberation? Impulses are merely impulses. Thoughts are merely thoughts. In the first instance, you haven't created anything yet. In the second instance, if you act on it with body, speech or mind, then you are creating something. Avijjā (ignorance) has taken control. If you have the impulse to steal and then you are aware of yourself and aware that this would be wrong, this is wisdom, and there is vijjā (knowledge) instead. The mental impulse is not consummated.
Nhiều người nghĩ những ý nghĩ khởi sinh bất ngờ là xấu hay ác. Nhiều lúc ta có một xung động muốn giết ai đó. Nhưng ta chỉ ý thức về điều đó ngay khoảng khắc sau đó, ta nhận ra việc giết hại là sai, do vậy chúng ta ngừng lại và giữ giới hạnh. Vậy trong cái ý nghĩ đó có sự nguy hại không? Quý vị nghĩ sao? Hoặc nếu ta có một ý nghĩ lấy trộm cái gì, những ngay sau đó ta quán chiếu lại biết đó là điều sai trái nên ta không làm—vậy ý nghĩ đó có phải là nghiệp xấu hay không? Không, không phải mỗi lần chúng ta có một xung động hay ý nghĩ là ta lập tức tạo nghiệp xấu. Nếu ý nghĩ (xấu) nào cũng đồng thời tạo nghiệp xấu thì lấy đâu ra con đường giải thoát? Xung động chỉ là xung động; sự thôi thúc chỉ là sự thôi thúc; những ý nghĩ chỉ mới là ý nghĩ thoáng khởi lên. Ngay khoảng-khắc đầu tiên, ta chưa tạo ra nghiệp gì cả. Trong khoảng-khắc thứ hai sau đó, nếu chúng ta làm điều đó bằng tay chân, miệng hay bằng tâm ý thì chúng ta đang tạo nghiệp nào đó. Sự ngu mờ vô minh (avijjā) đã điều khiển chúng ta lúc đó. Nếu ta có xung động muốn ăn cắp và ta lập tức ý thức rõ về bản thân mình và ý thức rõ điều đó là sai trái, thì đây là trí tuệ, và đây là sự hiểu biết minh mẫn (vijjā) chứ không phải vô minh (avijjā). Xung động thuộc tâm chưa được tạo tác thành nghiệp.
This is timely awareness, of wisdom arising and informing our experience. If there is the first mind-moment of wanting to steal something and then we act on it, that is the dhamma of delusion; the actions of body, speech and mind that follow the impulse will bring negative results.
Đây là sự ý-thức đúng lúc, sự tỉnh-giác đúng lúc, là nhờ trí tuệ khởi sinh và thông báo cho ta về trải nghiệm mà ta sắp làm. Nếu có khoảng-khắc tâm [sát-na tâm] đầu tiên muốn ăn cắp cái gì và rồi chúng ta hành động theo đó, thì đó là một pháp vô minh. Ta đã tạo nghiệp vì do ngu mờ. Những hành động của thân, lời nói và tâm ý theo sau xung động đó sẽ tạo ra những kết quả tiêu cực và những nghiệp xấu.
This is how it is. Merely having the thoughts is not negative kamma. If we don't have any thoughts, how will wisdom develop? Some people simply want to sit with a blank mind. That's wrong understanding.
Cách tạo nghiệp là vậy. Chỉ mới ý nghĩ xấu thì chưa tạo nghiệp xấu. Nếu chúng ta không có những ý nghĩ thì làm sao phát triển trí tuệ?. Một số người chỉ muốn ngồi với một cái tâm trống không. Điều đó là hiểu sai. (Đâu có ai ngồi thiền với một cái tâm trống không như vậy. Luôn luôn có những xung động và ý nghĩ khởi sinh trong tâm.)
I'm talking about samādhi that is accompanied by wisdom. In fact, the Buddha didn't wish for a lot of samādhi. He didn't want jhāna and samāpatti. He saw samādhi as one component factor of the path. Sīla, samādhi and paññā are components or ingredients, like ingredients used in cooking. We use spices in cooking to make food tasty. The point isn't the spices themselves, but the food we eat. Practicing samādhi is the same. The Buddha's teachers, Uddaka and Ālāra, put heavy emphasis on practicing the jhāna, and attaining various kinds of powers like clairvoyance. But if you get that far, it's hard to undo. Some places teach this deep tranquility, to sit with delight in quietude. The meditators then get intoxicated by their samādhi. If they have sīla, they get intoxicated by their sıla. If they walk the path, they become intoxicated by the path, dazzled by the beauty and wonders they experience, and they don't reach the real destination.
Tôi đang nói về sự định tâm, tức trạng thái định (samādhi) có đi kèm với trí tuệ. Thực ra, Phật không mong muốn có nhiều định. Phật không muốn các tầng thiền định (jhāna) và siêu định (samāpatti). Phật nhìn thấy định (chánh định) là một phần của con đường đạo. Giới, Định, Tuệ là những phần hay thành phần, nó giống như những thành phần nguyên liệu để nấu món ăn. Chúng ta dùng những thành phần gia vị để nấu món ăn thơm ngon. Những thành phần là quan trọng, nhưng mục tiêu là món ăn chúng ta ăn. Việc tu tập phần định tâm cũng tương tự như vậy. Định chỉ là một phần góp để dẫn đến mục tiêu giác ngộ sau cùng. Những vị thầy của Phật trước kia, ngài Uddaka và ngài Ālāra, đã nhấn mạnh việc tu thiền định để đạt đến những tầng thiền định (jhāna) và chứng đắc nhiều loại năng lực siêu thường như thần thông và thần nhãn nhìn thấy những thứ vô hình... Nhưng nếu ai tu thiền định quá xa như vậy, họ sẽ khó quay trở lại. Một số nơi dạy thiền định thâm sâu, cứ ngồi chìm đắm trong sự khoái lạc của tĩnh lặng (tịnh tịch trú). Những người tu thiền mà mê đắm trạng thái định sâu (samādhi) như vậy sẽ bị ngộ độc bởi trạng thái định của họ. Nếu họ có giới hạnh (sīla) họ sẽ bị ngộ độc bởi giới hạnh của họ. Nếu họ bước đi trên đường tu, họ sẽ bị ngộ độc bởi con đường đạo đó, bị mê hoặc bởi cái vẻ đẹp và sự kỳ diệu mà họ trải nghiệm trên con đường tu đó, và cuối cùng họ không thể đi đến đích mục tiêu của con đường đó.
The Buddha said that this is a subtle error. Still, it's something correct for those on a coarse level. But actually what the Buddha wanted was for us to have an appropriate measure of samādhi, without getting stuck there. After we train in and develop samādhi, then samādhi should develop wisdom.
Phật gọi đó là những sai lạc vi tế. Mặc dù tu được định hay giới như vậy cũng đã là tinh tế, tinh tế hơn nhiều so với mức độ còn thô tế của người phàm trần. Nhưng thực sự thì Phật chỉ muốn chúng ta có được một mức độ định phù hợp đúng đắn, một mức độ định đủ để trợ giúp phần tu trí tuệ, chứ không cần phải tu thiền định quá xa và bị dính kẹt trong những tầng siêu định như vậy. Sau khi chúng ta tu tập định đến một mức độ phù hợp vừa đủ, thì mức độ định đó nên được dùng để giúp cho việc phát triển trí tuệ.
Samādhi that is on the level of samatha - tranquility - is like a rock covering grass. In samādhi that is sure and stable, even when the eyes are opened, wisdom is there. When wisdom has been born, it encompasses and knows ('rules') all things. So the teacher did not want those refined levels of concentration and cessation, because they become a diversion and the path is forgotten.
Định (samādhi) là mức độ định của thiền định (samatha)- đó là mức độ tĩnh lặng-nó chỉ giống như miếng đá đè lên cỏ vậy. Trong trạng thái định chắc chắc và ổn định thì có trí tuệ trong đó, ngay cả khi đang mở mắt. Khi trí tuệ được sinh ra, nó bao hàm và hiểu biết ['thống trị'] tất cả mọi thứ. Do vậy, Đức Phật đã không muốn chúng ta phải đạt đến những tầng thiền định thâm sâu và kết thúc ở đó, bởi vì tu hướng đó là đi lệch khỏi con đường đạo. (Tu hướng đó là cao siêu, nhưng trạng thái cao siêu đó chỉ là tạm thời khi nhập định, và cuối cùng vẫn không giải thoát. Còn đạo Phật là con đường đi đến sự giải thoát rốt ráo).
So what is necessary is not to be attached to sitting or any other particular posture. Samādhi doesn't reside in having the eyes closed, the eyes open, or in sitting, standing, walking or lying down. Samādhi pervades all postures and activities. Older persons, who often can't sit very well, can contemplate especially well and practice samādhi easily; they too can develop a lot of wisdom.
How is it that they can develop wisdom? Everything is rousing them. When they open their eyes, they don't see things as clearly as they used to. Their teeth give them trouble and fall out. Their bodies ache most of the time. Just that is the place of study. So really, meditation is easy for old folks. Meditation is hard for youngsters. Their teeth are strong, so they can enjoy their food. They sleep soundly. Their faculties are intact and the world is fun and exciting to them, so they get deluded in a big way. For the old ones, when they chew on something hard they're soon in pain. Right there the devadūta (divine messengers) are talking to them; they're teaching them every day. When they open their eyes their sight is fuzzy. In the morning their backs ache. In the evening their legs hurt. That's it! This is really an excellent subject to study. Some of you older people will say you can't meditate. What do you want to meditate on? Who will you learn meditation from?
Do vậy, điều cần thiết là không nên chấp thủ hay khăng khăng vào tư thế tọa thiền hay bất kỳ tư thế nào đó. Đâu phải chỉ có ngồi mới là thiền. Định đâu phải có mặt trong tư thế nhắm mắt, mở mắt, hay đang ngồi, đang đứng, đang đi, hay đang nằm. Định có mặt trong tất cả mọi tư thế và hoạt động. Những người già đâu có ngồi thiền lâu được, nhưng họ vẫn có thể thiền quán đặc biệt giỏi và họ có thể tu định một cách dễ dàng; họ cũng có thể tu tập phát triển rất nhiều trí tuệ. Làm sao họ có thể phát triển trí tuệ như vậy? Bởi mọi thứ đều đánh thức họ. Khi họ mở mắt, họ không nhìn thấy mọi thứ rõ ràng như họ vẫn thường nhìn thấy trước đó, người già thì mắt mờ. Răng họ đau nhức và gãy rụng. Thân thể họ thì đau nhức, yếu ớt suốt ngày đêm. Nhưng chính đó là nơi tu học. Bởi vậy, thiền là việc dễ-làm đối với những người già. Thiền là việc khó làm đối với những người trẻ. Người trẻ răng còn chắc chắn, nên họ còn ăn rất ngon miệng. Người trẻ còn ngủ sâu ngủ lâu. Tất cả những giác quan của họ còn rất nhạy cảm và cuộc đời vẫn còn vui thú và đẹp đẽ đối với họ; do vậy người trẻ vẫn còn mê đắm ngu mờ rất nặng trong thế giới thế tục. Đối với người già, khi nhai thứ gì là đã thấy đau đớn hàm răng. Chính ngay đó là những vị thiên sứ (devadūta) đang nói với những người già; chính những thứ đó đang dạy những người già suốt ngày. Khi họ mở mắt, nhìn gì cũng lu mờ. Sáng thức dậy thì lưng đau nhức. Chiều lạnh thì đau chân đau xương. Vậy đó, tuổi già là vậy đó! Nhưng đó chính là những đề tài tốt nhất để họ tu học. Nhiều người già trong số quý vị cứ than rằng mình không thể thiền tập. Vậy quý vị muốn thiền về cái gì? (Tại sao không thiền về những sự già khổ và bất toại nguyện đó?). Quý vị muốn học thiền từ ai? (Sao không học thiền từ những thứ đó, đường lối của thân là cái chúng ta cần phải học từ đó).
This is seeing the body in the body and sensation in sensation. Are you seeing these or are you running away? Saying you can't practice because you're too old is only due to wrong understanding. The question is, are things clear to you? Elderly persons have a lot of thinking, a lot of sensation, a lot of discomfort and pain. Everything appears! If they meditate, they can really testify to it. So I say that meditation is easy for old folks. They can do it best. It's like the way everyone says, ''When I'm old, I'll go to the monastery.'' If you understand this, it's true alright. You have to see it within yourself. When you sit, it's true; when you stand up, it's true; when you walk, it's true. Everything is a hassle, everything is presenting obstacles - and everything is teaching you. Isn't this so? Can you just get up and walk away so easily now? When you stand up, it's ''Oy!'' Or haven't you noticed? And it's ''Oy!'' when you walk. It's prodding you.
Đây chính là cách nhìn thấy thân trong thân và nhìn thấy cảm giác trong cảm giác. Quý vị đang nhìn thấy hay quý vị muốn trốn tránh chúng? Nếu nói mình già rồi nên không thiền tập được nữa là sai, đó là hiểu sai. Vấn đề ở chỗ: mọi thứ có rõ ràng đối với mình hay không; mình có nhìn thấy mọi thứ rõ ràng được không. Người già có nhiều suy nghĩ suy tư, rất nhiều cảm giác cảm nhận, rất nhiều bất tiện và đau khổ. Mọi điều đều xảy ra đối với người già! Nếu những người già thiền thì họ sẽ thực sự chứng ngộ những điều đó, bởi nó xảy ra suốt ngày đối với tuổi già. Vì vậy nên tôi đã nói thiền là việc dễ làm đối với người già. Quí vị Phật tử ở đây có thể thiền tốt nhất. Giống mọi người vẫn thường nói: "Khi nào già tôi vô chùa tu". Câu này thật là đúng nghĩa, nếu quý vị biết được. Quý vị phải tự nhìn thấy điều đó tâm này. Điều đó là đúng đối với người già như chúng ta. Khi quý vị ngồi, điều đó đúng; khi quý vị đứng, điều đó đúng; khi quý vị đi, điều đó đúng. Tuổi già là chướng mà. Mọi thứ đều rối reng; mọi thứ đều như chướng ngại– Và mọi thứ đều đang dạy quý vị. Không phải vậy sao? Quý vị có thể đứng dậy và ra về ngay bây giờ, dễ mà phải không? Nhưng khi vừa đứng dậy: "Ối đau!". Hay quý vị không thấy đau?. Thân nó đang hành quý vị đó.
When you're young you can just stand up and walk, going on your way. But you don't really know anything. When you're old, every time you stand up it's ''Oy!'' Isn't that what you say? ''Oy! Oy!'' Every time you move, you learn something. So how can you say it's difficult to meditate? Where else is there to look? It's all correct. The devadūta are telling you something. It's most clear. Sankhāra are telling you that they are not stable or permanent, not you or yours. They are telling you this every moment.
Chúng ta già rồi nên thân hành dữ lắm. Khi còn trẻ chúng ta không thích nghe có thể đứng bật dậy và bỏ đi nhẹ nhàng, không đau đớn gì hết. Nhưng lúc trẻ chưa đau nên ta chưa hiểu biết gì. Đến khi già, mỗi khi đứng dậy chúng ta phải nhăn mặt, chống chế và kêu "Úi cha!". Đúng vậy không? Mỗi lần bước đi, chúng ta học được điều gì đó. Mỗi lần làm gì, chúng ta cũng thấy khó khăn bất tiện và học được điều gì đó. Vậy sao quý vị lại nói già rồi khó thiền khó tu?. Vậy nếu không già quý vị thiền là thiền về cái gì khác hay nhìn vào thứ nào khác để thiền?. Ngay chỗ già khó già khổ, già đau già đớn đó là những 'thiên sứ' đang nói chuyện với quý vị đó. Cái thân hữu vi hành khổ (sankhāra) đang nói với quý vị rằng: nó không phải là ổn định, chắc chắn hay thường hằng gì cả; rằng nó không phải là 'ta' hay là cái gì 'của ta' cả. Những thân hành đang nói chuyện liên tục suốt ngày với quý vị đó.
But we think differently. We don't think that this is right. We entertain wrong view and our ideas are far from the truth. But actually, old persons can see impermanence, suffering and lack of self, and give rise to dispassion and disenchantment - because the evidence is right there within them all the time. I think that's good.
Nhưng chúng ta thường nghĩ khác. Chúng ta không nghĩ rằng đó đúng là sự thật. Chúng ta cứ chìu theo những cách nhìn sai lạc và những ý tưởng sai lầm của chúng ta, sai khác với sự thật. Nhưng sự thật là, những người già đã tự nếm trải và nhìn thấy bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của thân này, và điều đó làm khởi sinh sự chán-bỏ và sự không-còn mê-đắm vào thân nữa. Bởi vì sao, bởi vì bằng chứng nằm ngay bên trong họ suốt thời gian già bệnh; chính họ đã nếm trải và chứng kiến sự thật đó. Tôi nghĩ đó là điều tốt.
Having the inner sensitivity that is always aware of right and wrong is called Buddho. It's not necessary to be continually repeating ''Buddho.'' You've counted the fruit in your basket. Every time you sit down, you don't have to go to the trouble of spilling out the fruit and counting it again. You can leave it in the basket. But someone with mistaken attachment will keep counting. He'll stop under a tree, spill it out and count, and put it back in the basket. Then he'll walk on to the next stopping place and do it again. But he's just counting the same fruit. This is craving itself. He's afraid that if he doesn't count, there will be some mistake. We are afraid that if we don't keep saying ''Buddho,'' we'll be mistaken. How are we mistaken? It's only the person who doesn't know how much fruit there is who needs to count. Once you know, you can take it easy and just leave it in the basket. When you're sitting, you just sit. When you're lying down, you just lie down because your fruit is all there with you.
Có được sự nhạy cảm bên trong để luôn luôn ý thức biết về những điều sai điều đúng, điều thiện điều ác, thì được gọi là có Phật trí hay Phật tính. Chữ Phật có nghĩa là vậy. Không cần thiết phải tụng đi tụng lại chữ "Phật". Quý vị đã đếm số trái cây trong giỏ rồi, đâu cần đếm đi đếm lại. Mỗi lần ngồi xuống quý vị đâu cần phải đổ giỏ trái cây ra để đếm lại nữa. Quý vị cứ để yên chúng trong giỏ. Nhưng có kẻ không chắc hoặc dính tật nhớ nhầm gì đó nên cứ đổ ra đếm đi đếm lại hoài. Loại người đó cứ thấy gốc cây hay chỗ mát là đổ giỏ trái cây ra và đếm lại từng trái vào giỏ. Rồi tiếp tục đi, đến chỗ dừng khác lại đổ ra và đếm lại. Ổng đếm đi đếm lại cùng số trái cây đó thôi. Đó là tính tham thể hiện. Ổng cứ sợ nếu không đếm lại, lỡ mình đã đếm nhầm thì thiếu. Chúng ta cũng vậy, nhiều người cứ luôn tụng đi tụng lại chữ "Phật", họ sợ nếu không tụng đi tụng lại sẽ bị nhầm. Làm sao chúng ta nhầm lẫn được?. Chỉ có những người không biết chắc trong giỏ có bao nhiêu trái cây thì họ đếm đi đếm lại thôi. Còn ta, nếu đã hiểu biết rõ chữ "Phật" nghĩa là gì thì ta đâu cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Khi đang ngồi quý vị cứ ngồi. Khi đang nằm quý vị cứ nằm, bởi vì Phật vẫn là Phật ở đó, giỏ trái cây vẫn đầy đủ ở đó.
Practicing virtue and creating merit, we say, ''Nibbāna paccayo hotu'' - may it be a condition for realizing Nibbāna. As a condition for realizing Nibbāna, making offerings is good. Keeping precepts is good. Practicing meditation is good. Listening to Dhamma teachings is good. May they become conditions for realizing Nibbāna.
Khi làm việc đức hạnh và công đức, chúng ta thường tụng: "Cầu cho đây là duyên lành giúp chứng ngộ Niết-bàn" (Nibbāna paccayo hotu!). Thiệt ra không sai. Tạo duyên lành để giác ngộ Niết-bàn là tốt, cúng dường bố thí là tốt. Giữ giới hạnh là tốt. Thiền tập là tốt. Lắng nghe Giáo Pháp là tốt. Cầu cho những việc đó là những duyên lành giúp chứng ngộ Niết-bàn.
But what is Nibbāna all about anyway? Nibbāna means not grasping. Nibbāna means not giving meaning to things. Nibbāna means letting go. Making offerings and doing meritorious deeds, observing moral precepts, and meditating on loving-kindness, all these are for getting rid of defilements and craving, for making the mind empty - empty of self-cherishing, empty of concepts of self and other, and for not wishing for anything - not wishing to be or become anything.
Nhưng Niết-bàn là cái gì vậy?. Ai biết không?. Niết-bàn được định nghĩa là sự vô-tham. Niết-bàn là không còn quan trọng thứ gì, không còn nắm giữ thứ gì, không còn cầu vọng thứ gì. Niết-bàn có nghĩa là buông-bỏ. Làm việc bố thí, cúng dường, cho đi và những việc công đức; tuân giữ các giới hạnh, và thiền tập về tâm từ... tất cả nhũng việc đó là để trừ bỏ những ô nhiễm và tính tham dục, là để làm cho tâm trống rỗng và sạch sẽ–tức không còn tính ích kỷ, không còn những quan niệm về cái 'ta', không còn chấp 'ta' chấp 'người', và không còn tham muốn thứ gì—không còn tham muốn có được gì hay trở thành gì gì nữa.
Nibbāna paccayo hotu: make it become a cause for Nibbāna. Practicing generosity is giving up, letting go. Listening to teachings is for the purpose of gaining knowledge to give up and let go, to uproot clinging to what is good and to what is bad. At first we meditate to become aware of the wrong and the bad. When we recognize that, we give it up and we practice what is good. Then, when some good is achieved, don't get attached to that good. Remain halfway in the good, or above the good - don't dwell under the good. If we are under the good then the good pushes us around, and we become slaves to it. We become the slaves, and it forces us to create all sorts of kamma and demerit. It can lead us into anything, and the result will be the same kind of unhappiness and unfortunate circumstances we found ourselves in before.
Nibbāna paccayo hotu: Cầu đây là nhân duyên giúp đạt đến Niết-bàn. Làm việc bố thí cúng dường là thực hiện việc từ bỏ, buông bỏ. Còn lắng nghe giáo pháp với mục đích là có được hiểu biết và buông bỏ, giúp dẹp bỏ sự tham chấp vào những thứ tốt xấu, đúng sai, sướng khổ. Trước tiên, quý vị cần phải tập thiền để trở nên có-ý-thức (tỉnh giác) về những điều đúng và sai. Khi nhận thấy điều gì là sai xấu, chúng ta tránh bỏ nó. Khi nhận thấy điều gì là đúng thiện, chúng ta làm và tu dưỡng nó. Ta làm thiện ta thấy mình thiện. Nhưng sau khi làm được chuyện tốt thiện thì cũng dính tâm vào sự tốt thiện đó; đừng nghĩ ta thiện, đừng có ghim ghút vào tim việc thiện ta đã làm được. Cứ vô-tư đứng giữa sự thiện tốt đó, hoặc 'đứng trên' điều thiện đó, đừng 'đứng dưới' điều thiện– tức đừng bám riết hay dính chấp vào điều thiện mà ta đã làm. (Làm việc thiện một cách chân thành, vô tư và không tính toán, không tính công tính đức gì hết). Nếu chúng ta cứ 'đứng dưới' điều thiện, thì suốt ngày điều thiện đó cứ bám riết lấy ta, và ta trở thành nô lệ cho nó. Ta trở thành nô lệ, và nó cứ thúc giục ta nghĩ ngợi đủ thứ hoặc làm đủ thứ, rốt cuộc tạo ra đủ thứ nghiệp và làm mất hết công đức. Nó chẳng giúp ta đến đâu, và kết quả cũng dẫn ta đến những sự bất hạnh và bất lành mà chúng ta đã từng có trước kia.
Give up evil and develop merit - give up the negative and develop what is positive. Developing merit, remain above merit. Remain above merit and demerit, above good and evil. Keep on practicing with a mind that is giving up, letting go and getting free. It's the same no matter what you are doing: if you do it with a mind of letting go, then it is a cause for realizing Nibbāna. Free of desire, free of defilement, free of craving, then it all merges with the path, meaning Noble Truth, meaning saccadhamma. It is the four Noble Truths, having the wisdom that knows tanhā, which is the source of dukkha. Kāmatanhā, bhavatanhā, vibhavatanhā (sensual desire, desire for becoming, desire not to be): these are the origination, the source. If you go there, if you are wishing for anything or wanting to be anything, you are nourishing dukkha, bringing dukkha into existence, because this is what gives birth to dukkha. These are the causes. If we create the causes of dukkha, then dukkha will come about. The cause is vibhavatanhā: this restless, anxious craving. One becomes a slave to desire and creates all sorts of kamma and wrongdoing because of it, and thus suffering is born. Simply speaking, dukkha is the child of desire. Desire is the parent of dukkha. When there are parents, dukkha can be born. When there are no parents, dukkha cannot come about - there will be no offspring.
Bỏ hết điều xấu ác để tích tạo công đức—tức là bỏ những điều tiêu cực để tu dưỡng những điều tích cực. Tích tạo công đức, phát triển công đức, giữ mình 'đứng trên' công đức đó. Giữ mình 'đứng trên' công đức và thất đức, 'đứng trên' tốt và xấu, 'đứng trên' thiện và ác. (Không dính vào sự xấu, không chấp vào sự tốt). Cứ luôn tu tập với một cái tâm từ bỏ, buông bỏ và tự do tự tại. Điều này giống như vầy: dù quý vị đang làm gì, nếu quý vị làm với một cái tâm buông bỏ thì điều đó mới tạo nhân duyên dẫn đến Niết-bàn giải thoát. Giải thoát, không còn tham muốn, không còn ô nhiễm, không còn dục vọng, rồi tất cả sẽ hợp nhập vào con đường đạo, tức là Bát Thánh Đạo, tức là chân pháp (saccadhamma). Đây là chỗ Tứ Diệu Đế nói đến: có trí tuệ hiểu biết về dục vọng (tanhā), đó chính là nguồn gốc của khổ (dukkha). Ba loại dục vọng chính: (i) dục vọng khoái lạc giác quan hay nhục dục (kāmatanhā), (ii) dục vọng muốn được sống và được tái sinh tốt hơn (bhavatanhā), (iii) dục vọng vì không được sống và không được tái sinh, coi như chết là hết (vibhavatanhā). Ba loại dục vọng đó chính là nguồn gốc và nguyên nhân tạo ra khổ. Nếu quý vị đến gần dục vọng, nếu quý vị còn tham muốn được này được nọ hay trở thành này thành nọ, thì quý vị chỉ đang nuôi dưỡng thêm sự khổ, đang tạo thêm khổ, bởi những tham muốn đó là thứ gây ra khổ. Những tham muốn dục vọng đó chính là nguyên nhân. Nếu chúng ta tạo ra nhiều nguyên nhân của khổ, thì lẽ nhiên khổ sẽ xảy ra. Đó là lý nhân quả. Ví dụ như loại dục vọng thứ ba: vibhavatanhā: dục vọng vì không được tái sinh, dục vọng vì cho rằng chết là hết, chẳng sợ có trả báo trả nghiệp gì hết. Chính loại dục vọng này làm cho người ta cứ tham muốn tận cùng và làm mọi thứ để có được sự hưởng thụ khoái lạc trong kiếp này, họ tạo ra đủ loại nghiệp xấu ác, và cuối cùng tất cả càng sinh ra rất nhiều khổ đau. Nói đơn giản, khổ là con đẻ của dục vọng. Khi có cha mẹ, khi có những tham muốn, khổ được sinh ra ngay. Khi nào không còn cha mẹ, nguồn gốc thì khổ không còn được sinh ra—không còn sinh ra con cái nữa.
This is where meditation should be focused. We should see all the forms of tanha, which cause us to have desires. But talking about desire can be confusing. Some people get the idea that any kind of desire, such as desire for food and the material requisites for life, is tanha. But we can have this kind of desire in an ordinary and natural way. When you're hungry and desire food, you can take a meal and be done with it. That's quite ordinary. This is desire that's within boundaries and doesn't have ill effects. This kind of desire isn't sensuality. If it's sensuality then it becomes something more than desire. There will be craving for more things to consume, seeking out flavors, seeking enjoyment in ways that bring hardship and trouble, such as drinking liquor and beer.
Đây chính là chỗ để thiền tập. Chúng ta cần nhìn thấy tất cả mọi dạng dục vọng (tanha) khiến cho ta có những tham muốn. Nhưng khi nói về tham muốn thì dễ làm mọi người hiểu lầm. Một số người cho rằng bất kỳ loại tham muốn nào cũng là dục vọng, ví dụ như muốn có thức ăn để, muốn có tiện nghi nhà cửa để ở, muốn được an sinh. Chúng ta có thể có những loại tham muốn này theo cách tự nhiên và bình thường của chúng ta. Khi đói chúng ta muốn có thức ăn, chúng ta ăn và rồi xong. Đó là điều bình thường. Đây là tham muốn nằm trong giới hạn chấp nhận được và nó không gây ra những hậu quả xấu ác. Loại tham muốn này không phải thuộc về nhục dục hay khoái lạc. Nhưngnếu nó thuộc loại nhục dục hay khoái lạc giác quan thì nó trở thành thứ gì hơn là sự tham muốn bình thường. (Có người ăn đủ, ăn lành mạnh để sống, điều đó là bình thường để sinh tồn. Nhưng cũng có người như sống để ăn; luôn thèm muốn ăn những đồ ngon đồ quý, ăn vì tham ăn tham uống). Loại tham muốn ăn uống mang tính dục vọng là ăn uống hơn mức mình cần, thèm muốn tìm tòi đồ ăn ngon bổ, tìm thấy khoái lạc trong ăn uống và rượu bia...
Some tourists told me about a place where people eat live monkeys' brains. They put a monkey in the middle of the table and cut open its skull. Then they spoon out the brain to eat. That's eating like demons or hungry ghosts. It's not eating in a natural or ordinary way. Doing things like this, eating becomes tanha. They say that the blood of monkeys makes them strong. So they try to get hold of such animals and when they eat them they're drinking liquor and beer too. This isn't ordinary eating. It's the way of ghosts and demons mired in sensual craving. It's eating coals, eating fire, eating everything everywhere. This sort of desire is what is called tanha. There is no moderation. Speaking, thinking, dressing, everything such people do goes to excess. If our eating, sleeping, and other necessary activities are done in moderation, then there is no harm in them. So you should be aware of yourselves in regard to these things; then they won't become a source of suffering. If we know how to be moderate and thrifty in our needs, we can be comfortable.
Một số người kể cho tôi có những nơi người ta ăn óc khỉ sống. Họ bắt con khỉ ngồi bị ép dí xuống cái bàn có cái lổ chỉ lòi cái đầu lên, rồi họ lấy dao cắt sọ và móc ốc ra ăn. Kiểu ăn uống đó chẳng khác nào quỷ dữ hay quỷ đói. Đó không phải là sự ăn uống tự nhiên bình thường. Ăn uống kiểu này mà không phải là dục vọng sao. Họ cho rằng máu khỉ uống làm cho người mạnh khỏe hơn. Bởi vậy, những người có dục vọng ăn bổ sống lâu cứ đi săn lùng bắt những con thú rừng như vậy về để ăn thịt và làm đồ nhậu say sưa. Đó là kiểu ăn uống không bình thường. Đó là cách ăn của quỷ dữ và quỷ đói, đó là ăn vì khoái lạc được ăn và khoái lạc được tàn ác. Quỷ thì ăn đủ thứ than đá, ăn lửa, ăn mọi thứ, ăn mọi lúc mọi nơi.
Ăn uống không chừng mực, không lành mạnh, ăn uống tham tục là dạng dục vọng. Những người ăn uống như vậy thì khi nói, khi nghĩ, khi ăn mặc, khi làm bất cứ gì họ cũng làm thái quá, vì họ lúc nào cũng muốn nhiều hơn, lấn lướt hơn mức bình thường. Nếu chúng ta biết ăn, ngủ, và làm mọi thứ có chừng mực tự nhiên thì không có gì phương hại hết. Do vậy, quý vị phải luôn biết rõ mình về những việc ăn, uống, ngủ làm sao cho đúng với lẽ bình thường tự nhiên; nhờ đó bớt tạo ra khổ đau. Nếu chúng ta biết giữ mình trong chừng mực tự nhiên đúng đắn thì ta sẽ luôn thấy thư thái, dễ chịu, ít khổ.
Practicing meditation and creating merit and virtue, are not really such difficult things to do, provided we understand them well. What is wrongdoing? What is merit? Merit is what is good and beautiful, not harming ourselves or others with our thinking, speaking, and acting. Then there is happiness. Nothing negative is being created. Merit is like this. Skillfulness is like this.
Việc thiền tập và tích tạo công đức và giữ giới hạnh không phải là những việc quá khó làm, nếu chúng ta hiểu đúng về những việc đó. Điều gì là sai trái? Công đức là gì? Công đức là điều gì tốt lành và đẹp đẽ, không có hại mình và người, bao gồm cả hành động, ý nghĩ và lời nói. Từ đó tạo ra hạnh phúc. Không tạo ra điều gì tiêu cực. Công đức là vậy, chỉ tạo ra những điều tích cực và tốt lành. Sự khéo thiện là vậy.
It's the same with making offerings and giving charity. When we give, what is it that we are trying to give away? Giving is for the purpose of destroying self-cherishing, the belief in a self along with selfishness. Selfishness is powerful, extreme suffering. Selfish people always want to be better than others and to get more than others. A simple example is how, after they eat, they don't want to wash their dishes. They let someone else do it. If they eat in a group they will leave it to the group. After they eat, they take off. This is selfishness, not being responsible, and it puts a burden on others. What it really amounts to is someone who doesn't care about himself, who doesn't help himself and who really doesn't love himself. In practicing generosity, we are trying to cleanse our hearts of this attitude. This is called creating merit through giving, in order to have a mind of compassion and caring towards all living beings without exception.
Cũng giống như việc cúng dường và bố thí từ thiện. Khi chúng ta cho là chúng ta cố cho đi cái gì? Cho là nhằm mục đích tiêu diệt tâm tính ích kỷ, tiêu diệt cái quan niệm về cái 'ta' và cái 'vì ta'. Ích kỷ là tâm tính cực kỳ mạnh và gây ra mọi sự khổ lụy. Những kẻ ích kỷ luôn muốn hơn người và luôn tham muốn có nhiều hơn người. Người ích kỷ là kẻ xấu, ví dụ đơn giản như họ chỉ muốn ăn uống no nê, họ chẳng bao giờ chịu rửa chén bát của mình. Họ để người khác dọn dẹp rửa chén bát của họ. Nếu họ ăn với nhóm người, ăn xong họ thì chuồn ngay, để người khác dọn dẹp rửa chén bát. Đây là ích kỷ, vô trách nhiệm, cứ trút cái khổ cực cho người khác. Ích kỷ là vị thân, là chỉ lo quyền lợi của mình, nhưng đích thực thì những người ích kỷ là những người không biết chăm lo cho chính mình, không giúp tu sửa bản thân mình và thực sự không biết thương chính mình. Khi thực hành việc bố thí cho đi, chúng ta cố gắng tẩy sạch cái thói tính ích kỷ đó trong tâm chúng ta. Điều này được gọi là tạo công đức bằng việc bố thí, để có được một cái tâm bi mẫn, thương xót và chăm lo tất cả mọi chúng sinh khác, không trừ chúng sinh nào. (Sự bố thí cho đi không nhất thiết phải bằng vật chất tiền bạc mà có thể bằng rất nhiều cách như sự phụ giúp, chăm lo, tỏ thái độ thương mến, một nụ cười, lời khuyên dạy...)
If we people can be free of just this one thing, selfishness, then we will be like the Lord Buddha. He wasn't out for himself, but sought the good of all. If we people have the path and fruit arising in our hearts like this we can certainly progress. With this freedom from selfishness then all the activities of virtuous deeds, generosity, and meditation will lead to liberation. Whoever practices like this will become free and go beyond - beyond all convention and appearance.
Nếu người ta chỉ cần trừ bỏ được một thói tâm duy nhất, đó là tính ích-kỷ, thì họ sẽ giống như Phật rồi. Phật không làm bất cứ điều gì cho quyền lợi của riêng mình, Phật luôn đi tìm sự tốt lành cho tất cả mọi người. Nếu chúng ta có được đạo và đạo quả khởi sinh trong tâm chúng ta như vậy, tức đạo bố thí và sự không còn ích kỷ, thì chúng ta chắc chắn sẽ tu tiến. Khi không còn tâm tính ích kỷ thì tất cả mọi hành động đức hạnh, sự bố thí và sự thiền tập sẽ dẫn đến giải thoát. Ai biết tu tập như vậy sẽ được tự do, giải thoát và vượt lên trên tất cả mọi quy ước và hình tướng bề ngoài của thế tục.
The basic principles of practice are not beyond our understanding. In practicing generosity, for example, if we lack wisdom there won't be any merit. Without understanding, we think that generosity merely means giving things. ''When I feel like giving, I'll give. If I feel like stealing something, I'll steal it. Then if I feel generous, I'll give something.'' It's like having a barrel full of water. You scoop out a bucketful, and then you pour back in a bucketful. Scoop it out again, pour it in again, scoop it out and pour it in - like this. When will you empty the barrel? Can you see an end to it? Can you see such practice becoming a cause for realizing Nibbāna? Will the barrel become empty? One scoop out, one scoop in - can you see when it will be finished?
Những nguyên lý thực hành căn bản không vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta. Ví dụ, trong sự thực hành hạnh bố thí, nếu chúng ta thiếu trí tuệ thì sẽ không tạo ra công đức gì. Nếu không có hiểu biết, chúng ta chỉ nghĩ rằng bố thí chỉ đơn thuần là sự cho đi. Ai cũng nghĩ đơn giản rằng: "Khi nào tôi thấy thích cho thì tôi cho. Khi nào tôi muốn lấy trộm thì tôi lấy trộm. Khi nào tôi thấy rộng lòng thì tôi cho". Điều đó giống như một thùng nước đầy. Ta cứ đổ nước ra, rồi lại rót đầy trở lại; đổ ra rồi lại rót vào trở lại—cứ như vậy. Khi nào mới thực sự đổ ra hết luôn? Khi nào mới kết thúc chuyện đổ ra đổ vào, cho đi và lấy lại, chi ra và thu lại, ở trên đời? Quý vị có thấy kiểu tu như vậy có tạo nhân gì để dẫn đến Niết-bàn giải thoát hay không? Liệu thùng nước đó có thể đổ đi hết mà không cần rót vào lại hay không? Liệu chúng ta có thể bố thí và buông bỏ tất cả được hay không? Hay cứ đổ ra rồi trút vào—đến bao giờ mới làm được?
Going back and forth like this is vatta, the cycle itself. If we're talking about really letting go, giving up good as well as evil, then there's only scooping out. Even if there's only a little bit, you scoop it out. You don't put in anything more, and you keep scooping out. Even if you only have a small scoop to use, you do what you can and in this way the time will come when the barrel is empty. If you're scooping out a bucket and pouring back a bucket, scooping out and then pouring back - well, think about it. When will you see an empty barrel? This Dhamma isn't something distant. It's right here in the barrel. You can do it at home. Try it. Can you empty a water barrel like that? Do it all day tomorrow and see what happens.
Cứ đổ ra trút vào, cho đi lấy lại thì chỉ là cái vòng lẩn quẩn (vatta). Nếu chúng ta nói về sự buông bỏ thực sự thì phải từ bỏ luôn cả những điều xấu lẫn điều tốt, lúc đó chỉ còn sự đổ ra. Ngay cả khi còn chút ít, ta vẫn dốc đổ hết ra. Ta không còn cố lấy vào thứ gì nữa, chỉ còn cho đi. Cứ múc đổ ra ngoài, từ từ cái thùng sẽ trống sạch. Còn nếu cứ bỏ ra một ít rồi cố lấy vào, đổ ra ít nước lại múc nước đổ lại vào thì cái thùng đó chẳng bao giờ hết—hãy nghĩ về điều đó. Khi nào mới đổ hết nước trong thùng? Khi nào ta mới hết tham lam và ích kỷ? Giáo pháp không phải là thứ gì xa vời. Nó ở ngay chỗ thùng nước. Quý vị có thể làm ở nhà. Hãy thử làm. Ta có thể múc đổ hết thùng nước hay không? Hãy thử làm ngày mai, quý vị sẽ thấy điều gì xảy ra.
''Giving up all evil, practicing what is good, purifying the mind.'' Giving up wrongdoing first, we then start to develop the good. What is the good and meritorious? Where is it? It's like fish in the water. If we scoop all the water out, we'll get the fish - that's a simple way to put it. If we scoop out and pour back in, the fish remain in the barrel. If we don't remove all forms of wrongdoing, we won't see merit and we won't see what is true and right. Scooping out and pouring back, scooping out and pouring back, we only remain as we are. Going back and forth like this, we only waste our time and whatever we do is meaningless. Listening to teachings is meaningless. Making offerings is meaningless. All our efforts to practice are in vain. We don't understand the principles of the Buddha's way, so our actions don't bear the desired fruit.
"Từ bỏ những điều xấu, làm những điều thiện, làm trong sạch cái tâm". (Kinh Pháp Cú). Phải từ bỏ những điều xấu ác trước, rồi sau đó tu dưỡng những điều thiện lành. Cái gì là thiện lành và công đức? Nó ở đâu? Nó giống như cá ở trong nước. Nếu chúng ta chịu múc đổ hết nước ra ngoài, ta sẽ có được cá—đơn giản là vậy. Nếu quý vị không chịu múc đổ nước ra, làm sao bắt được cá? Nếu cứ tác nước ra rồi lại đổ nước vào, làm sao bắt được cá? Nếu không dẹp bỏ hết những điều xấu ác thì chúng ta không thấy công đức và chúng ta không thấy được cái gì là đúng và sự thật. Cứ cho đi lấy lại, cứ làm tốt rồi làm xấu, cứ rộng lượng rồi ích kỷ, cứ đổ nước ra lại đổ nước vào, chúng ta cứ mãi mãi là vậy, không có gì tiến bộ. Cứ làm như vậy thì chúng ta chỉ tốn thời gian của cuộc đời và tất cả những điều ta làm chỉ là vô nghĩa. Đến đây lắng nghe giáo lý đạo lý là vô nghĩa. Mọi cố gắng tu tập tu sửa cũng đều vô ích. Chúng ta không hiểu ra đạo lý của Đức Phật, do vậy những hành động của chúng ta chẳng mang lại kết quả gì như mình mong đợi.
When the Buddha taught about practice, he wasn't only talking about something for ordained people. He was talking about practicing well, practicing correctly. Supatipanno means those who practice well. Ujupatipanno means those who practice directly. Ñāyapatipanno means those who practice for the realization of path, fruition and Nibbāna. Sāmīcipatipanno are those who practice inclined towards truth. It could be anyone. These are the Sangha of true disciples (sāvaka) of the Lord Buddha. Laywomen living at home can be sāvaka. Laymen can be sāvaka. Bringing these qualities to fulfillment is what makes one a sāvaka. One can be a true disciple of the Buddha and realize enlightenment.
Khi Phật dạy về tu tập, Phật không chỉ dạy riêng cho những người xuất gia. Phật dạy cách tu đúng, cách tu đúng đắn. Supatipanno có nghĩa là người tu giỏi, tu đúng. Ujupatipanno có nghĩa là người tu một cách trực chỉ đến mục tiêu của đạo Phật. Ñāyapatipanno có nghĩa là người tu để chứng ngộ con đường đạo, chứng ngộ đạo quả và Niết-bàn. Sāmīcipatipanno có nghĩa là người tu nhắm hướng đến sự thật, tu để tìm thấy sự thật. Bất cứ ai cũng có thể tu như vậy. Những người tu như vậy được gọi chung là Tăng Đoàn (Sangha) của những đệ tử đích thực (sāvaka) của Đức Phật. (Sāvaka: (HV) thanh văn, thinh văn). Những phụ nữ tại gia có thể là sāvaka. Đàn ông tại gia có thể là những sāvaka. Biết tu dưỡng những phẩm hạnh và tu một cách đúng đắn như trên thì trở thành một sāvaka, trở thành một đệ tử thanh văn của Đức Phật. Một người có thể là một đệ tử thực thụ của Phật và có thể chứng thành giác ngộ.
Most of us in the Buddhist fold don't have such complete understanding. Our knowledge doesn't go this far. We do our various activities thinking that we will get some kind of merit from them. We think that listening to teachings or making offerings is meritorious. That's what we're told. But someone who gives offerings to 'get' merit is making bad kamma.
You can't quite understand this. Someone who gives in order to get merit has instantly accumulated bad kamma. If you give in order to let go and free the mind, that brings you merit. If you do it to get something, that's bad kamma.
Hầu hết những Phật tử chúng ta không hoàn toàn hiểu biết đạo lý chỗ này. Sự hiểu biết của chúng ta còn hạn hẹp, chưa sâu xa, chưa đúng đắn. Phật tử chúng ta chỉ lo làm một số việc và nghĩ rằng mình sẽ có được ít nhiều công đức từ những việc đó. Chúng ta thường nghĩ việc đến chùa nghe giáo lý và cúng dường là có công có đức. Đó chỉ là nói vậy thôi. Đó là những hành động tốt lành nên làm, nhưng nó không có nghĩa là hễ đi chùa cúng bái cúng dường là đổi lấy công đức đâu. Đích thực nếu người nào đến chùa cúng dường để cố ý 'tích tạo' công đức thì người đó chỉ đang tích tạo nghiệp xấu mà thôi.
Quý vị chưa hiểu thấu chỗ này. Ai đến chùa cúng dường để cố tích công tích đức như vậy thì chỉ tạo ra nghiệp xấu mà thôi. (Việc cúng dường đó với mục đích tham muốn công đức chứ không phải để buông bỏ). Nếu quý vị cúng dường để buông bỏ và giải tỏa cái tâm (tham), thì điều đó mới mang lại công đức. Còn nếu cúng dường hay làm gì với mục đích có phước đức, thì họ chỉ tích tạo thêm nghiệp xấu mà thôi.
Listening to teachings to really understand the Buddha's way is difficult. The Dhamma becomes hard to understand when the practice that people do - keeping precepts, sitting in meditation, giving - is for getting something in return. We want merit, we want something. Well, if something can be gotten, then who gets it? We get it. When that is lost, whose thing is it that's lost? The person who doesn't have something doesn't lose anything. And when it's lost, who suffers over it?
Lắng nghe giáo lý để hiểu đúng đạo lý của Phật cũng là một việc khó. Phật Pháp trở nên khó hiểu và khó tu khi mọi người thực hành với mục đích để đạt được công đức hay gì gì đó. Mọi người đều đang làm những việc như—giữ giới, ngồi thiền, bố thí, cúng dường—để mong đạt được điều gì đó. Họ làm với mục đích được 'lại quả'!. Họ làm để cầu được gì đó; họ tu để được đắc gì đó. Nếu chúng ta cầu muốn công đức là chúng ta đang có tham dục. Thiệt ra, nếu có cái gì để đạt thì ai đạt được? Chúng ta. Nếu có cái gì để mất, thì ai mất nó? Chúng ta. Và khi mất cái gì, khổ đau lại xuất hiện, đúng không? Người không có gì thì đâu có gì để mất.
Don't you think that living your life to get things brings you suffering? Otherwise you can just go on as before trying to get everything. And yet, if we make the mind empty, then we gain everything. Higher realms, Nibbāna and all their accomplishments - we gain all of it. In making offerings, we don't have any attachment or aim; the mind is empty and relaxed. We can let go and put down. It's like carrying a log and complaining it's heavy. If someone tells you to put it down, you'll say, ''If I put it down, I won't have anything.'' Well, now you do have something - you have heaviness. But you don't have lightness. So do you want lightness, or do you want to keep carrying? One person says to put it down, the other says he's afraid he won't have anything. They're talking past each other.
Quý vị có bao giờ nghĩ rằng sống trên đời chỉ để làm được có được những thứ mình muốn chính là sống trong khổ sở? Sống như vậy chỉ mang lại khổ đau. Cứ muốn cái này rồi muốn cái khác, cố có cái này rồi cố có cái khác. (Tâm suốt đời chỉ chạy theo tham muốn vốn không bao giờ được toại nguyện như ý). Vậy chi bằng, nếu chúng ta làm cho cái tâm này trống không sạch sẽ, chúng ta sẽ có được mọi thứ. Làm cho tâm trong sạch trống không là giải thoát khỏi tất cả khổ sở suốt đời đó. Làm cho tâm trong sạch trống không, chúng ta sẽ đạt đến những cảnh giới sống cao siêu tốt lành hơn, đạt đến sự giải thoát Niết-bàn, và có được những thành đạt tâm linh cao quý đáng mong ước hơn—đạt được tất cả. Khi làm việc bố thí hay cúng dường nếu chúng ta không có ý đồ mục đích hay sự dính chấp, thì tâm sẽ được sạch không và thư thái. Chúng ta có thể buông bỏ và đặt xuống mọi thứ. Như khi chúng đang vác cái cây nặng đi hoài và than nó nặng quá. Giờ chỉ cần đặt nó xuống đất là gánh nặng sẽ hết ngay. Thiệt là vậy, hễ khi bạn có thứ gì thì bạn có gánh nặng. Bạn mang, cầm, giữ, ôm lấy, dính chấp thứ gì thì bạn sẽ có gánh nặng và lo âu vì nó. Chẳng bao giờ được thảnh thơi, thư thái, nhẹ nhàng. Vậy quý vị muốn mình được thảnh thơi thư thái hay muốn mang vác nặng gánh? Người ta khuyên rằng hãy buông bỏ gánh nặng xuống, quý vị lại nói rằng quý vị sợ buông bỏ rồi mình không còn gì. Người ta khuyên một đường, quý vị làm một nẻo.
We want happiness, we want ease, we want tranquility and peace. It means we want lightness. We carry the log, and then someone sees us doing this and tells us to drop it. We say we can't because what would we have then? But the other person says that if we drop it, then we can get something better. The two have a hard time communicating.
Chúng ta muốn hạnh phúc, muốn thư thái, chúng ta muốn tĩnh lặng và bình an. Điều đó có nghĩa chúng ta muốn sự nhẹ nhàng, muốn trút bỏ gánh nặng và ràng buộc. Rõ ràng là vậy, khi thấy ta vác một cây nặng, người ta khuyên ta nên bỏ cây xuống là hết gánh nặng. Chúng ta cứ mang nặng và nói rằng nếu bỏ xuống thì ta không có gì. Nhưng thực sự nếu bỏ xuống, chúng ta mới hết gánh nặng, mới thấy khỏe và thư thái. Điều đó sẽ tốt hơn là cứ mang vác nó suốt đời. Người khuyên và người vác nghĩ khác nhau.
If we make offerings and practice good deeds in order to get something, it doesn't work out. What we get is becoming and birth. It isn't a cause for realizing Nibbāna. Nibbāna is giving up and letting go. If we are trying to get, to hold on, to give meaning to things, that isn't a cause for realizing Nibbāna. The Buddha wanted us to look here, at this empty place of letting go. This is merit. This is skillfulness.
Nếu chúng ta cúng dường và làm những điều thiện tốt để mong đạt được thứ gì, thì cách đó là không 'ăn', cách đó chẳng mang lại thứ gì. Cái chúng ta đạt được chỉ là sự trở thành (tạo nghiệp, nghiệp hữu) và sự sinh thành. Càng tạo thêm nhân duyên để tái sinh trùng trùng. Cách làm đó không tạo nhân duyên dẫn đến giải thoát Niết-bàn. Niết-bàn là sự từ bỏ và buông bỏ. Nếu chúng ta tu mà còn muốn tu để được thứ gì, còn mong cầu, còn muốn nắm giữ, muốn được này được nọ, muốn được như vầy như vậy, thì cách tu đó không tạo một nhân nào để dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn. Phật muốn chúng ta nhìn ngay vào chỗ này, ngay cái chỗ trống không của sự buông bỏ. Chỗ đó mới là công đức. Đó mới là sự thiện khéo, thiện lành.
When we practice any sort of merit and virtue, once we have done that, we should feel that our part is done. We shouldn't carry it any further. We do it for the purpose of giving up defilements and craving. We don't do it for the purpose of creating defilements, craving and attachment. Then where will we go? We don't go anywhere. Our practice is correct and true.
Khi chúng ta tu tập công đức và đức hạnh, sau khi đã làm xong, chúng ta nên cảm thấy phận sự của mình đã xong. Làm xong là buông bỏ nó đi. Đừng mang nó theo bên mình. (Ví dụ, sau làm một việc tốt đừng cứ luôn nghĩ mình đã làm việc tốt. Làm việc tốt là đủ, làm xong thì buông bỏ, đừng nghĩ ta đã làm việc tốt, đừng nghĩ rằng ta tốt, đừng nghĩ ta làm việc tốt đó thì ta sẽ được công đức này phước đức nọ). Tu là gì? Tu là tu sửa để từ bỏ. Chúng ta làm những việc thiện lành đó vì mục đích từ bỏ những ô nhiễm và tham dục. Chúng ta không làm những việc đó vì mục đích tích tạo thêm những ô nhiễm, tham dục và dính mắc trong tâm. Có người hỏi làm như vậy rồi chúng ta đi đâu? Thưa rằng, chúng ta chẳng đi đâu cả! Làm như vậy tu như vậy là đúng đắn và chân thực. Vậy thôi. Tu đúng đắn và chân thực mới là điều quan trọng, đừng hỏi ta sẽ được gì hay đi đến đâu.
Most of us Buddhists, though we follow the forms of practice and learning, have a hard time understanding this kind of talk. It's because Māra, meaning ignorance, meaning craving - the desire to get, to have, and to be - enshrouds the mind. We only find temporary happiness. For example, when we are filled with hatred towards someone it takes over our minds and gives us no peace. We think about the person all the time, thinking what we can do to strike out at him. The thinking never stops. Then maybe one day we get a chance to go to his house and curse him and tell him off. That gives us some release. Does that make an end of our defilements? We found a way to let off steam and we feel better for it. But we haven't gotten rid of the affliction of anger, have we? There is some happiness in defilement and craving, but it's like this. We're still storing the defilement inside and when the conditions are right, it will flare up again even worse than before. Then we will want to find some temporary release again. Do the defilements ever get finished in this way?
Đa số Phật tử chúng ta mặc dù đã theo tu học và tu tập nhưng vẫn thấy khó hiểu đạo lý đúng đắn chỗ này, như tôi đang nói. Đó là do còn dính Ma Vương, có nghĩa là còn ngu mờ và tham dục—tham dục muốn được, muốn có, muốn thành, muốn đắc đạt gì gì đó—tham dục đó vẫn còn u ám xung quanh tâm trí của mình. Chúng ta chỉ nhìn thấy được những hạnh phúc tạm thời, ngắn ngủi. Ví dụ, khi chúng ta thù ghét ai đó, sự thù ghét đó dính nhiễm đầy trong tâm và làm chúng ta không được bình an. Ta cứ nghĩ đến sự trả thù cho đã ghét. Ngày nào đó ta đến nhà người đó chửi rủa, xỉ vả hoặc thậm chí tống khứ được kẻ đó đi chỗ khác. Ta cảm thấy nhẹ nhàng và vui lòng. Nhưng đó chỉ là sự hài lòng tạm bợ. Liệu cái ô nhiễm sân hận đó có kết thúc hay chưa? Ta chỉ mới giải tỏa tạm thời vì mới trả thù xong, nhưng cái tính sân hận vẫn còn đầy trong tâm. Ta chưa bứng bỏ nó khỏi tâm được. Đó chỉ là một sự vui lòng bên trong sự sân hận và ô nhiễm mà thôi. Làm sao để tẩy sạch những thứ ô nhiễm, sân hận và tham dục trong tâm mới là điều quan trọng. Đó mới là việc tu và mục tiêu tu tập.
It's similar when someone's spouse or children die, or when people suffer big financial loss. They drink to relieve their sorrow. They go to a movie to relieve their sorrow. Does it really relieve the sorrow? The sorrow actually grows; but for the time being they can forget about what happened so they call it a way to cure their misery. It's like if you have a cut on the bottom of your foot that makes walking painful. Anything that contacts it hurts and so you limp along complaining of the discomfort. But if you see a tiger coming your way, you'll take off and start running without any thought of your cut. Fear of the tiger is much more powerful than the pain in your foot, so it's as if the pain is gone. The fear made it something small.
Cũng giống như khi trong nhà có người thân hay con cái chết, hoặc như khi bị mất tiền mất mất của, khi việc làm ăn bị thất bát: người ta thường đi chuốc rượu để giải sầu. Có người lủi vô rạp xi-nê để tạm quên đời. Họ gọi đó là những cách giải sầu. Làm như vậy có thực sự giải sầu được không?. Thực ra những cách đó chỉ là giải pháp tạm thời, chỉ để quên sầu não trong chốc lát, chứ không thể trị liệu nỗi khổ đau một cách rốt ráo. Cũng giống như bạn bị đứt ở bàn chân, đi đâu chạm đất, đá, cát đều đau đớn; bạn phải bước lê từng bước để tránh bớt va chạm và đau đớn. Nhưng khi bạn gặp phải con cọp đang đi tới, bạn chỉ còn biết chạy nhanh hết cỡ chứ không còn nghĩ đến chỗ đau ở bàn nhân. Mối nguy hại từ con cọp là lớn hơn nhiều so với chỗ đau ở bàn nhân; chỉ là tạm thời trong lúc chạy sự đau đớn đó không còn. Bởi vì tạm thời lúc đó nỗi sợ cọp lớn hơn nhiều so với cái đau ở bàn nhân. Nhưng sau đó, sự đau đớn ở bàn chân vẫn còn đó, và bạn cần phải trị liệu đúng đắn ngay đó thì mới hết đau được.
You might experience problems at work or at home that seem so big. Then you get drunk and in that drunken state of more powerful delusion, those problems no longer trouble you so much. You think it solved your problems and relieved your unhappiness. But when you sober up the old problems are back. So what happened to your solution? You keep suppressing the problems with drink and they keep on coming back. You might end up with cirrhosis of the liver, but you don't get rid of the problems; and then one day you are dead.
Quý vị có thể có những phiền não hay khổ đau ở nhà, thấy khổ tâm quá. Rồi đi chuốc rượu, tình trạng say rượu là một dạng ngu mờ rất mạnh, lấn lướt cả những khổ sở ở nhà, do vậy quý vị thấy sự khổ sở ở nhà đã vơi đi. Nhưng thiệt ra không phải vậy, đó chỉ là tạm thời, chỉ là sự say rượu đang che mờ tâm trí mà thôi. Khi tỉnh rượu thì những khó khổ vẫn còn đó. Do vậy, say không phải là giải pháp đúng đắn. Cứ lấy rượu khống chế sự khổ sở, nhưng sự khổ sở đó vẫn luôn quay lại. Cuối cùng chẳng được gì, chẳng giải quyết được gì để hết khổ; có chăng chỉ là chuốc lấy bệnh gan và chết sớm hơn.
There is some comfort and happiness here; it's the happiness of fools. It's the way that fools stop their suffering. There's no wisdom here. These different confused conditions are mixed in the heart that has a feeling of well-being. If the mind is allowed to follow its moods and tendencies it feels some happiness. But this happiness is always storing unhappiness within it. Each time it erupts our suffering and despair will be worse. It's like having a wound. If we treat it on the surface but inside it's still infected, it's not cured. It looks okay for a while, but when the infection spreads we have to start cutting. If the inner infection is never cured we can be operating on the surface again and again with no end in sight. What can be seen from the outside may look fine for a while, but inside it's the same as before.
Ở đời có nhiều thứ sung sướng và hạnh phúc, nhưng đó là những loại hạnh phúc của kẻ ngu mờ. Đó chỉ là cách của những người ngu si muốn có để khỏi bị khổ đau. Đó chỉ là cách chạy theo khoái lạc để lấn áp sự khổ đau; đó là cách không trí tuệ. Nhiều trạng thái ngu mờ khác nhau lẫn lộn trong tâm tạo nên một cảm giác 'đang sống tốt'. Thói thường, nếu cái tâm được thả lỏng tự do chạy theo những trạng thái và thói tính khác nhau của nó thì nó có cảm giác được hạnh phúc ít nhiều. Nhưng loại hạnh phúc này luôn hàm chứa sự bất hạnh bên trong nó. Mỗi lần có bất hạnh nổi lên thì sự khổ đau và tuyệt vọng của chúng ta càng nặng đô hơn. Nó như có một vết thương. Nếu có vết thương nhiễm độc bên trong mà chúng ta chỉ trị liệu bề ngoài thì nó vẫn không hết khỏi. Bề ngoài nhìn thấy tốt, nhưng sự nhiễm độc bên trong lan rộng ăn sâu, ta phải làm sao để cắt bỏ nó. Nếu bị nhiễm trùng bên trong mà ta chỉ điều trị bên ngoài thì sẽ không bao giờ hết. Bề ngoài chỉ là vậy, một chút hạnh phúc tạm thời, còn bên trong vẫn âm ỉ sự khổ đau tiềm tàng bộc phát.
The way of the world is like this. Worldly matters are never finished. So the laws of the world in the various societies are constantly resolving issues. New laws are always being established to deal with different situations and problems. Something is dealt with for a while, but there's always a need for further laws and solutions. There's never the internal resolution, only surface improvement. The infection still exists within, so there's always need for more cutting. People are only good on the surface, in their words and their appearance. Their words are good and their faces look kind, but their minds aren't so good.
Đường lối của thế gian này cũng giống vậy. Những vấn đề của thế gian chẳng bao giờ hết. Do vậy bao nhiêu luật lệ trên đời đã được chế ra cho những xã hội và xứ sở khác nhau để liên tục giải quyết những vấn đề của thế sự. Những luật lệ mới liên tục được lập ra để xử lý những vấn đề và tình trạng mới xảy ra trên đời. Luật lệ có thể giải quyết những vấn đề trong một thời gian nào đó, nhưng càng lúc càng phải lập ra thêm nhiều luật lệ và giải pháp khác để liên tục xử lý đủ loại vấn đề phát sinh. Thế gian này là vậy, tất cả những luật lệ liên tục được chế ra để giải quyết và cải thiện những vấn đề bề ngoài của xã hội. Đó chỉ là bề ngoài, không thể nào giải quyết tận gốc bên trong. Sự nhiễm trùng vẫn còn âm ỉ sâu bên trong, nên chúng ta luôn cần phải cắt bỏ nó tận gốc. Người đời chỉ tốt ở bề ngoài, tốt từ lời nói và thể hiện bề ngoài. Lời nói nghe tốt đẹp và vẻ mặt trông hiền lành tử tế, nhưng tâm của họ không tốt đẹp gì lắm đâu.
When we get on a train and see some acquaintance there we say, ''Oh, how good to see you! I've been thinking about you a lot lately! I've been planning to visit you!'' But it's just talk. We don't really mean it. We're being good on the surface, but we're not so good inside. We say the words, but then as soon as we've had a smoke and taken a cup of coffee with him, we split. Then if we run into him one day in the future, we'll say the same things again: ''Hey, good to see you! How have you been? I've been meaning to go visit you, but I just haven't had the time.'' That's the way it is. People are superficially good, but they're usually not so good inside.
Tâm chúng ta không thực tốt như vẻ bề ngoài. Khi chúng ta bước lên tàu và tình cờ gặp một người quen. Chúng ta hay nói: "Trời, gặp anh tôi mừng quá; tôi vừa nghĩ đến anh đó! Tôi cũng định bữa sau đến thăm anh đây!". Đó chỉ là lời nói như xã giao khách sáo. Chúng ta đâu có thực sự nghĩ như vậy. Chúng ta chỉ có vẻ tốt ở bề ngoài, những bên trong ruột trong tâm chúng ta đâu nghĩ tốt như vậy. Chúng ta chỉ nói vậy thôi, chứ ngồi với nhau sau một ly cà-fê hay ly trà là đường ai nấy đi thôi. Rồi sau này có tình cờ gặp, ta vẫn tiếp tục nói sáo nói rỗng như vậy. Cứ như vậy, chúng ta mở miệng ra là như thiệt, nhưng chỉ là bề ngoài, giả tạo. Thiên hạ tốt ở bề ngoài nhưng thường thì họ không thực sự tốt ở trong lòng.
The great teacher taught Dhamma and Vinaya. It is complete and comprehensive. Nothing surpasses it and nothing in it need be changed or adjusted, because it is the ultimate. It's complete, so this is where we can stop. There's nothing to add or subtract, because it is something of the nature not to be increased or decreased. It is just right. It is true.
Bậc đại sư [Phật] đã chỉ dạy về Giáo Lý và Giới Luật. Giáo lý và Giới luật là đầy đủ và thấu suốt. Không có gì hơn đó, và không có gì trong đó cần phải thay đổi hoặc bổ sung cho hợp với đời đại mới, bởi vì đó đã là rốt ráo, tột cùng; không có chuyện bị lỗi thời. (Những luật lệ thế tục thì cần phải được sửa đổi và bổ sung liên tục để kịp thời xử lý nhiều vấn đề và tình trạng mới liên tục xảy ra trong xã hội thế tục). Giáo pháp và Giới luật là đầy đủ, và đó chính là nơi chúng ta đang hướng tới. Không cần phải thêm bớt gì cả, bởi vì đó là những lẽ thực tự nhiên, đó là chân lý, không cần thêm bớt gì cả. Đó là đúng lẽ thực. Đó là sự thật.
So we Buddhists come to hear Dhamma teachings and study to learn these truths. If we know them then our minds will enter the Dhamma; the Dhamma will enter our minds. Whenever a person's mind enters the Dhamma then the person has wellbeing, the person has a mind at peace. The mind then has a way to resolve difficulties, but has no way to degenerate. When pain and illness afflict the body, the mind has many ways to resolve the suffering. It can resolve it naturally, understanding this as natural and not falling into depression or fear over it. Gaining something, we don't get lost in delight. Losing it, we don't get excessively upset, but rather we understand that the nature of all things is that having appeared they then decline and disappear. With such an attitude we can make our way in the world. We are lokavidū, knowing the world clearly. Then samudaya, the cause of suffering, is not created, and tanhā is not born. There is vijjā, knowledge of things as they really are, and it illumines the world. It illumines praise and blame. It illumines gain and loss. It illumines rank and disrepute. It clearly illumines birth, aging, illness, and death in the mind of the practitioner.
Do vậy, những Phật tử đến để lắng nghe những lời dạy của Giáo Pháp và học hiểu để biết những sự thật chân lý đó. Nếu chúng ta hiểu biết chúng, tâm sẽ tiến vào Giáo Pháp. Nếu tâm tiến vào Giáo Pháp, Giáo Pháp sẽ tiến vào tâm chúng ta. Khi nào tâm một người tiến vào Giáo Pháp thì người đó có sự sống an lạc, hạnh phúc, người đó có cái tâm được bình an. Lúc đó tâm có cách của nó để giải quyết những vấn đề khó khổ, không còn đường để thoái lui hay suy đồi. Đau khổ và bệnh tật ôm lấy thân này, tâm có nhiều cách để giải quyết sự khổ đau đó. Tâm có thể giải quyết sự khổ đau đó một cách tự nhiên và không còn bị rớt vào tuyệt vọng hay sợ hãi nữa. Tâm không còn khổ đau, không còn sợ hãi về sự khổ, đau, già, bệnh, chết nữa. Lúc đó, khi đạt được gì chúng ta không lạc lối trong sung sướng, mừng vui. Khi mất nó chúng ta cũng không quá thất vọng, khổ sở. Được không quá khích, mất không quá sầu; chúng ta hiểu được bản chất của tất cả mọi sự ở trên đời: cái gì có rồi sẽ phôi phai và mất đi. Với một thái độ như vậy, chúng ta có thể tạo nên con đường để đi trên thế gian này. Chúng ta trở thành người hiểu biết rõ ràng về thế gian (lokavidū). Rồi thì những nguyên nhân tạo ra khổ (samudaya) không còn được tạo ra nữa, và dục vọng (tanhā) cũng không còn. Lúc đó có mặt sự minh sát, tức sự nhìn thấy rõ ràng (vijjā: ngược lại với sự vô minh là avijjā)— đó là sự hiểu biết về mọi thứ đúng như chúng thực là. Và sự hiểu biết đó chiếu sáng thế giới. Nó soi chiếu nhìn thấy rõ những sự khen và chê. Nó soi chiếu rõ sự được và mất, sự vinh và nhục, sự sướng và khổ– đích thực là gì. Nó soi chiếu rõ trong tâm của người tu về sự thật sinh, già, bệnh, chết.
That is someone who has reached the Dhamma. Such people no longer struggle with life and are no longer constantly in search of solutions. They resolve what can be resolved, acting as is appropriate. That is how the Buddha taught: he taught those individuals who could be taught. Those who could not be taught he discarded and let go of. Even had he not discarded them, they were still discarding themselves - so he dropped them. You might get the idea from this that the Buddha must have been lacking in mettā to discard people. Hey! If you toss out a rotten mango are you lacking in metta? You can't make any use of it, that's all. There was no way to get through to such people. The Buddha is praised as one with supreme wisdom. He didn't merely gather everyone and everything together in a confused mess. He was possessed of the divine eye and could clearly see all things as they really are. He was the knower of the world.
Đó là lúc người tu đã đạt đến Giáo Pháp. Những người đó không còn tranh đấu với sự sống và không còn phải luôn tìm những giải pháp cho sự sống còn và sướng khổ ở trên đời. Họ giải quyết những thứ có thể được giải quyết, họ làm việc đó một cách phù hợp, đúng đắn với lẽ thực của thế giới. Đó là cách Phật đã dạy: Phật đã chỉ dạy những người có thể được chỉ dạy. Những ai không thể được chỉ dạy thì Phật bỏ qua. Cho dù Phật không bỏ qua họ thì họ cũng đã tự loại bỏ chính mình—do vậy Phật bỏ qua. Mới nghe chuyện này quý vị chắc sẽ vội thắc mắc: đã là Phật thì làm sao lại thiếu tâm từ bi như vậy?. Này quý vị, nếu quý vị quăng bỏ trái xoài thúi đi thì đó là thiếu tâm từ bi hay sao?. Chúng ta không còn sử dụng được trái xoài thúi đó, vậy thì quăng đi là tốt mà, chỉ vậy thôi. Đâu còn cách nào để giáo huấn những người đó. Phật cũng được kính phục là người thông thái trí tuệ nhất mà. Phật đã không gom hết mọi người và mọi thứ vào một đống hỗn độn. Phật được cho là có con mắt thiên nhãn có thể nhìn thấy rõ ràng mọi thứ mọi sự đúng những chúng thực là. Phật là người hiểu biết thế gian.
As the knower of the world he saw danger in the round of samsāra. For us who are his followers it's the same. If we know all things as they are, that will bring us well-being. Where exactly are those things that cause us to have happiness and suffering? Think about it well. They are only things that we create ourselves. Whenever we create the idea that something is us or ours, that is when we suffer. Things can bring us harm or benefit, depending on our understanding. So the Buddha taught us to pay attention to ourselves, to our own actions and to the creations of our minds. Whenever we have extreme love or aversion to anyone or anything, whenever we are particularly anxious, that will lead us into great suffering. This is important, so take a good look at it. Investigate these feelings of strong love or aversion, and then take a step back. If you get too close, they'll bite. Do you hear this? If you grab at and caress these things, they bite and they kick. When you feed grass to your buffalo, you have to be careful. If you're careful when it kicks out, it won't kick you. You have to feed it and take care of it, but you should be smart enough to do that without getting bitten. Love for children, relatives, wealth and possessions will bite. Do you understand this? When you feed it, don't get too close. When you give it water, don't get too close. Pull on the rope when you need to. This is the way of Dhamma, recognizing impermanence, unsatisfactoriness and lack of self, recognizing the danger and employing caution and restraint in a mindful way.
Người hiểu biết thế gian thì biết rõ mối hiểm họa của vòng luân hồi sinh tử (samsāra). Đối với chúng ta là những đệ tử của Phật, chúng ta cũng có thể hiểu biết như vậy. Nếu chúng ta hiểu biết mọi thứ trên đời đúng như chúng thực là, thì sự hiểu biết đó sẽ mang lại sự an lạc hạnh phúc thực thụ cho chúng ta. Những thứ gì là nguyên nhân tạo ra hạnh phúc và khổ đau cho chúng ta?—Hãy nghĩ kỹ về điều này!. Hạnh phúc và khổ đau chỉ là những thứ chúng ta tự tạo ra cho chúng ta mà thôi. Khi chúng ta tạo ra cái ý tưởng rằng cái gì đó là 'của ta' hay là 'ta', thì ngay đó chúng ta bị khổ. Mọi thứ có thể có lợi hay có hại cho chúng ta, lợi hay hại là tùy thuộc vào hiểu biết và cách nhìn của chúng ta. Do vậy Phật đã dạy chúng ta phải biết chú tâm vào chính mình, chú tâm vào chính hành động của mình, và chú tâm vào những sự tạo tác của tâm mình. Hễ khi nào chúng ta quá thương hay quá ghét, quá thích hay quá chê ai đó hay thứ gì đó, thì ngay đó chúng ta khổ đau khổ lụy; khi nào chúng ta bất an thì lúc đó là khổ đau. Chỗ này rất quan trọng, hãy suy xét kỹ chỗ này. Điều tra suy xét những cảm giác thương yêu hay thù ghét, tham thích và ác cảm, rồi đứng lùi lại. Đứng lùi lại để nhìn thấy rõ những cảm giác đó là gì, đừng đứng gần chúng, chúng sẽ cắn ta. Quý vị nghe rõ chỗ này không?. Nếu chúng ta nắm lấy hay sờ vô chúng, chúng sẽ cắn ta đau, chúng đá ta đau. Giống như khi bạn cho trâu ăn cỏ, bạn phải nên cẩn trọng. Chúng ta phải dè chừng khoảng cách để lỡ nó có đá thì nó cũng đá không tới ta. Khi chúng ta đưa cỏ cho nó ăn cũng đừng đưa dí vô miệng nó, không chừng nó nhai tay ta luôn. Lòng yêu quý dành cho con cái, người thân, của cải và tiền bạc cũng sẽ cắn chúng ta đau. Quý vị có hiểu như vậy không? Giống như khi cho trâu ăn, đừng đứng gần nó quá. Khi cho nó uống nước, đừng đứng sát miệng nó. Giữ dây cương, nếu cần thì giựt cái miệng nó ra xa. Đây cũng là cách của Giáo Pháp, đó là nhìn thấy trước mối hiểm nguy; đó là nhận ra bản chất vô thường, bất toại nguyện, và vô ngã, nhận ra mối hiểm họa, biết dùng những sự cẩn-trọng và giới-hạnh theo một cách có chánh niệm.
Ajahn Tongrat didn't teach a lot; he always told us, ''Be really careful! Be really careful!'' That's how he taught. ''Be really careful! If you're not really careful, you'll catch it on the chin!'' This is really how it is. Even if he didn't say it, it's still how it is. If you're not really careful you'll catch it on the chin. Please understand this. It's not someone else's concern. The problem isn't other people loving or hating us. Others far away somewhere don't make us create kamma and suffering. It's our possessions, our homes, our families where we have to pay attention. Or what do you think? These days, where do you experience suffering? Where are you involved in love, hate and fear? Control yourselves, take care of yourselves. Watch out you don't get bitten. If they don't bite they might kick. Don't think that these things won't bite or kick. If you do get bitten, make sure it's only a little bit. Don't get kicked and bitten to pieces. Don't try to tell yourselves there's no danger. Possessions, wealth, fame, loved ones, all these can kick and bite if you're not mindful. If you are mindful you'll be at ease. Be cautious and restrained. When the mind starts grasping at things and making a big deal out of them, you have to stop it. It will argue with you, but you have to put your foot down. Stay in the middle as the mind comes and goes. Put sensual indulgence away on one side. Put self-torment away on the other side. Love to one side, hate to the other side. Happiness to one side, suffering to the other side. Remain in the middle without letting the mind go in either direction.
Sư ông Ajahn Tongrat không chỉ dạy gì nhiều; thầy chỉ luôn nói rằng: "Hãy cẩn thận! Phải thực cẩn trọng!". Đó là cách thầy hay chỉ dạy. "Phải thực cẩn trọng! Nếu không cẩn trọng, bạn sẽ bị dính ngay họng!". Thực sự là vậy. Ngay cả khi vị sư đó không nói vậy, sự thực cũng đúng là vậy. Nếu không cẩn trọng, bạn sẽ dính lao ngay họng. Xin quý vị hiểu rõ chỗ này. Đây là chuyện tự mình phải lo, không phải đợi ai lo cho mình. Vấn đề không phải chỗ người khác thương hay ghét mình. Người khác ở xa mình, không dính líu hay xúi khiến chúng ta ta tạo nghiệp và tạo ra khổ đau. Chỉ là do chính ta, phải chú tâm vào chính mình. Đây là tài sản của mình, nhà cửa của mình, gia đình của mình, do vậy mình phải tự chú tâm lo lắng về chính mình. Chứ theo quý vị thì sao?. Thời bây giờ, khổ là từ chỗ nào ra? Chúng ta dính líu vào yêu thương, ghét bỏ, và sợ hãi từ chỗ nào?. Hãy biết kiểm soát chính mình, hãy cẩn trọng về chính mình. Hãy phòng hộ chính mình để khỏi bị cắn. Nếu mọi sự không cắn ta đau, chúng cũng đá ta đau. Đừng nghĩ mọi thứ không cắn hay không đá ta. Hãy cẩn trọng để rủi có bị cắn thì cũng bị cắn nhẹ thôi. Đừng để điều gì cắn xé ta ra từng mảnh. Đừng cố nói với chính mình rằng không có hiểm họa nào xung quanh. Tiền tài, danh lợi, người thân quý...tất cả đều sẽ cắn ta đau và đá ta đau, nếu chúng ta không biết chú tâm chánh niệm. Nếu chúng ta sống có chú tâm chánh niệm, chúng ta sẽ được thư thả, dễ chịu. Hãy cẩn trọng và giữ giới hạnh để giữ mình. Khi cái tâm tham nắm điều gì và chạy theo nó, ta phải biết dừng nó lại. Tâm sẽ cương lại và tranh đấu này nọ với ta, nhưng ta phải đứng trụ vững đôi chân để kiềm giữ nó lại. Ta đứng vững ngay giữa đường tâm đi qua đi lại. Dẹp bỏ những thứ sướng khoái giác quan qua một bên. Dẹp bỏ những điều khổ hạnh khổ thân qua một bên. Sướng cũng không theo, khổ cũng không theo. Dẹp thương qua một bên, dẹp ghét qua một bên. Dẹp sướng qua một bên, dẹp khổ qua một bên. Cứ giữ mình ở giữa, cứ bước đi giữa tim đường, không phất phơ hay ngã hướng theo bên nào. Giữ mình ở giữa, không để tâm chạy theo cực đoan nào. Đó là trung đạo.
Like these bodies of ours: earth, water, fire and wind - where is the person? There isn't any person. These few different things are put together and it's called a person. That's a falsehood. It's not real; it's only real in the way of convention. When the time comes the elements return to their old state. We've only come to stay with them for a while so we have to let them return. The part that is earth, send back to be earth. The part that is water, send back to be water. The part that is fire, send back to be fire. The part that is wind, send back to be wind. Or will you try to go with them and keep something? We come to rely on them for a while; when it's time for them to go, let them go. When they come, let them come. All these phenomena (sabhāva) appear and then disappear. That's all. We understand that all these things are flowing, constantly appearing and disappearing.
Giống như những thân thể của chúng ta, chỉ gồm: đất, nước, gió, lửa—làm gì có 'con người' nào? Chẳng có 'ai' cả. Chỉ vài thứ như vậy kết hợp với nhau tạo thành một cái mà chúng ta gọi là một 'con người' hay một 'cá nhân'. Điều đó là sai. Đâu phải là một 'ai' cố định đâu. Đâu phải là thiệt; đó chỉ là thiệt theo cách nghĩ và quy ước của thế tục. Đến lúc nào đó, những thành phần đó tan rã về lại trạng thái cũ của chúng: đâu còn cái 'con người' nào đâu. Chúng ta đến ở trong thân này trong một thời gian, rồi trong một mai hữu hạn chúng ta lại ra đi, bỏ lại bốn yếu tố tứ đại đó. Phần đất quay về với đất, phần nước quay về với nước, phần khí quay về với khí, phần nhiệt quay về với nhiệt. Quý vị muốn chạy theo chúng hay cố giữ chúng lại có được không?. Chúng ta tới sống nương nhờ vào chúng trong một thời gian; đến lúc chúng tan hoại bỏ đi, chúng ta phải để chúng đi. Khi chúng đến, chúng ta cứ để chúng đến. Chúng hợp rồi tan theo đường lối tự nhiên của chúng, ta đâu làm gì được, ta đâu làm gì được để giữ chúng lại mãi mãi, để sống trường thọ mãi mãi với thân này. Tất cả mọi hiện tượng đều có rồi mất, đến rồi đi, sinh rồi diệt. Đó là lẽ sinh diệt. Đó là tự tính, là thực tính (sabhāva) của tất cả mọi thứ trên đời. Tất cả chỉ là vậy. Chỉ là những sự đến-đi, có-mất, sinh-diệt liên tục. Chúng ta hiểu biết rằng tất cả mọi thứ đều đang trôi chảy qua, đều đang khởi sinh và biến diệt; mọi sự đang có mặt thực tánh chỉ là những sự đang-sinh-diệt mà thôi. Đâu phải là 'cái gì' khác đâu.
Making offerings, listening to teachings, practicing meditation, whatever we do should be done for the purpose of developing wisdom. Developing wisdom is for the purpose of liberation, freedom from all these conditions and phenomena. When we are free then no matter what our situation, we don't have to suffer. If we have children, we don't have to suffer. If we work, we don't have to suffer. If we have a house, we don't have to suffer. It's like a lotus in the water. ''I grow in the water, but I don't suffer because of the water. I can't be drowned or burned, because I live in the water.'' When the water ebbs and flows it doesn't affect the lotus. The water and the lotus can exist together without conflict. They are together yet separate. Whatever is in the water nourishes the lotus and helps it grow into something beautiful.
Bố thí, cúng dường, lắng ghe giáo pháp, thiền tập, bất cứ việc tu nào chúng ta làm, hãy làm với mục đích phát triển trí tuệ. Phát triển trí tuệ là cho mục đích giải thoát, đó là sự tự do khỏi những điều kiện tạo tác và những hiện tượng hữu vi trên thế gian. Khi chúng ta đã được tự do tự tại thì dù chúng ta đang ở trong tình trạng nào chúng ta cũng không khổ đau. Nếu chúng ta có con cái, ta không thấy khổ. Nếu chúng ta làm việc, ta không thấy khổ. Nếu chúng ta có nhà, ta không thấy khổ. Ta trở nên giống như cây sen trong nước. "Ta lớn lên trong nước nhưng ta không khổ vì nước. Ta không bị chết đuối hay bị chết cháy, bởi ta sống trong nước". Nước có chảy có xô, nó cũng không làm gì được cây sen. Sen và nước có thể sống cùng nhau mà không xung khắc. Chúng sống cùng nhau, mặc dù sen là sen, nước là nước. Những thứ bùn dơ cặn bã trong nước không thể làm ô nhiễm cây sen, mà chúng có thể nuôi dưỡng cây sen lớn lên và ra hoa đẹp đẽ.
Here it's the same for us. Wealth, home, family, and all defilements of mind, they no longer defile us but rather they help us develop pāramı, the spiritual perfections. In a grove of bamboo the old leaves pile up around the trees and when the rain falls they decompose and become fertilizer. Shoots grow and the trees develop because of the fertilizer, and we have a source of food and income. But it didn't look like anything good at all. So be careful - in the dry season, if you set fires in the forest they'll burn up all the future fertilizer and the fertilizer will turn into fire that burns the bamboo. Then you won't have any bamboo shoots to eat. So if you burn the forest you burn the bamboo fertilizer. If you burn the fertilizer you burn the trees and the grove dies.
Chỗ này cũng giống như chúng ta, nếu ta biết cách tu, hiểu biết, và sống. Tiền tài, nhà cửa, gia đình và tất cả những thứ ô nhiễm trong tâm; chúng không còn có thể làm ô nhiễm chúng ta, mà chúng có thể giúp chúng ta tu dưỡng những phẩm hạnh toàn thiện về tâm linh, đó là những hạnh ba-la-mật (pāramı). Trong rừng tre, những lá tre già rơi xuống chất đống quanh gốc tre, mưa xuống làm phân hủy thành phân bón để bón lại cho cây tre. Măng mọc và tre lớn lên nhờ phân bón; chúng ta lại có măng để ăn, tre để dùng. Nhìn bên ngoài chúng ta nghĩ lá tre là những thứ rác rưởi vô giá trị. Hãy cẩn trọng—trong mùa khô, lỡ chúng ta để cháy rừng, cháy hết những đống lá là coi như đã đốt sạch nguồn phân bón sau này. Lúc đó chúng ta chẳng có măng để ăn, chẳng có tre để dùng. Chúng ta đốt rừng là đốt hết lá tre và nguồn phân bón. Đốt hết lá tre là đốt hết măng mọc tre lớn để chúng ta có dùng trong tương lai.
Do you understand? You and your families can live in happiness and harmony with your homes and possessions, free of danger from floods or fire. If a family is flooded or burned it is only because of the people in that family. It's just like the bamboo's fertilizer. The grove can be burned because of it, or the grove can grow beautifully because of it.
Quý vị có hiểu chỗ này không? Quý vị và gia đình của mình có thể sống hạnh phúc và hòa hợp trong nhà của mình, không có hiểm họa bị lũ lụt hay hỏa hoạn. Nếu gia đình có bị lụt hay bị cháy thì chính là do những người trong nhà. Giống như phân bón cho tre vậy. Rừng tre có sống và lớn lên hay không đều do những lá tre làm phân bón. Những cây măng, cây tre có lớn lên đẹp đẽ hay không cũng nhờ có phân bón; phải biết giữ gìn nguồn phân bón, hãy biết cẩn trọng và giữ gìn sự hài hòa và giới hạnh trong gia đình.
Things will grow beautifully and then not beautifully and then become beautiful again. Growing and degenerating, then growing again and degenerating again - this is the way of worldly phenomena. If we know growth and degeneration for what they are we can find a conclusion to them. Things grow and reach their limit. Things degenerate and reach their limit. But we remain constant. It's like when there was a fire in Ubon city. People bemoaned the destruction and shed a lot of tears over it. But things were rebuilt after the fire and the new buildings are actually bigger and a lot better than what we had before, and people enjoy the city more now.
Mọi thứ khởi sinh đẹp đẽ và rồi không đẹp đẽ, và rồi lại đẹp đẽ. Tăng trưởng và tàn hoại, rồi tăng trưởng rồi tàn hoại, sinh-trưởng-hoại-diệt—đó là đường lối của mọi thứ trên thế gian. Nếu chúng ta hiểu rõ lẽ thực và bản chất tăng trưởng và hoại diệt là gì, thì chúng ta có thể tìm thấy kết luận về mọi thứ. Mọi thứ sinh trưởng và đi đến một giới hạn của chúng. Mọi thứ tàn hoại và đi đến giới hạn của chúng. Nhưng chúng ta vẫn bình an nhìn chúng, vì chúng ta hiểu rõ bản chất đích thực của mọi thứ là vậy, dù ta có làm gì thì chúng cũng đi theo quy luật sinh-trưởng-hoại-diệt của chúng. Giống như trước kia có hỏa hoạn ở thành phố Ubon ở vùng này. Mọi người khóc than sầu khổ vì sự tàn phá của nó. Nhưng mọi thứ đã được xây dựng lại sau đó và những nơi mới thực sự to lớn hơn và tốt đẹp hơn nhiều so với trước khi bị cháy; và giờ mọi người thấy vui thích cái thành phố mới hơn nhiều.
This is how it is with the cycles of loss and development. Everything has its limits. So the Buddha wanted us to always be contemplating. While we still live we should think about death. Don't consider it something far away. If you're poor, don't try to harm or exploit others. Face the situation and work hard to help yourself. If you're well off, don't become forgetful in your wealth and comfort. It's not very difficult for everything to be lost. A rich person can become a pauper in a couple of days. A pauper can become a rich person. It's all owing to the fact that these conditions are impermanent and unstable. Thus, the Buddha said, ''Pamādo maccuno padam: Heedlessness is the way to death.'' The heedless are like the dead. Don't be heedless! All beings and all sankhārā are unstable and impermanent. Don't form any attachment to them! Happy or sad, progressing or falling apart, in the end it all comes to the same place. Please understand this.
Đây là đường lối của sự sống, là đường lối của nững chu kỳ có và mất, sinh và diệt, mất và có, diệt và sinh. Mọi thứ đều có giới hạn của nó. (Ngay cả những lăng tẩm đền đài kiên cố nhất rồi cũng đến lúc tàn hoại. Hãy nhìn những thánh tích vĩ đại ở Ấn Độ mà xem, sau vài trăm năm hay nhiều lắm một hai ngàn năm đã hoàn toàn tàn hoại và sụp đổ và biến mất. Rồi người ta lại xây những khu thánh tích mới để đánh dấu và tưởng niệm những thánh tích cũ đã bị tàn hoại. Làm gì còn cái nào từ thời Đức Phật còn được nguyên vẹn đến bây giờ?). Do đó Phật đã muốn chúng ta luôn luôn quán niệm về lẽ thực này. Khi còn đang sống hãy nên nghĩ về sự chết là cái kết thúc của một kiếp này. Đừng quá coi trọng mọi thứ, đừng coi thứ gì một cách quá đáng. Nếu mình nghèo, đừng cố làm hại hay lợi dụng người khác để được này được nọ. Hãy đối diện với tình cảnh của mình và cố gắng sống và làm việc lương thiện để tự giúp bản thân mình. Nếu mình được giàu có, đừng quá ỷ lại hay xao lãng với sự giàu có và sung sướng của mình. Cái gì cũng dễ bị mất, không có gì là chắc chắn lắm đâu, thời cuộc và hoàn cảnh thay đổi liên tục. Hãy quán niệm về điều này! Kẻ giàu sang có thể trở thành người nghèo hèn trong ngày một ngày hai. Kẻ nghèo hèn có thể trở thành người giàu có trong nay mai. Tất cả đều tùy thuộc vào những điều kiện vô thường và bất ổn định trên thế gian. Vì vậy, Phật đã từng nói: "Pamādo maccuno padam: Lãng tâm là con đường đi đến chỗ chết". Có chú tâm (chánh niệm) là con đường đi đến chỗ bất tử vô sinh. Kẻ lãng tâm sống không có chánh niệm thì giống như người chết. Đừng lãng tâm, đừng quên chánh niệm!. Tất cả mọi chúng sinh và mọi thứ hữu vi (sankhārā) trên đời đều là bất ổn định và vô thường. Đừng dính chấp dính chặt vào chúng; đừng tạo nên sự dính chặt hay ràng buộc vào thứ gì! Buồn hay vui, lên hay xuống, tấn tiến hay lụi tàn, thịnh hay suy...cuối cùng rồi cũng vậy, cuối cùng cũng đều quy về một chỗ. Hãy hiểu rõ điều này. Đây là lẽ thực.
Living in the world and having this perspective we can be free of danger. Whatever we may gain or accomplish in the world because of our good kamma, it is still of the world and subject to decay and loss, so don't get too carried away by it. It's like a beetle scratching at the earth. It can scratch up a pile that's a lot bigger than itself, but it's still only a pile of dirt. If it works hard it makes a deep hole in the ground, but it's still only a hole in dirt. If a buffalo drops a load of dung there, it will be bigger than the beetle's pile of earth, but it still isn't anything that reaches to the sky. It's all dirt. Worldly accomplishments are like this. No matter how hard the beetles work, they're just involved in dirt, making holes and piles.
Sống trong thế giới này và nếu có tầm nhìn như vậy thì chúng ta có thể được tự do tự tại khỏi mối hiểm họa. Dù chúng ta có được nhiều thứ hay thành đạt nhiều điều trong đời nhờ những thiện nghiệp của mình, thì những thành đạt đó cũng chỉ là thế gian, và chúng sẽ bị mất đi hay tàn hoại; do vậy đừng quá bám chặt giữ chặt những thứ đó. Giống như con bọ cào xới mặt đất. Nó có thể đào xới lên một đống đất to hơn thân nó, nhưng đó cũng chỉ là một đống đất. Nếu nó có bỏ công cả đời để đào sâu xuống đất, thì cái lổ hang đó cũng chỉ là cái lổ đất mà thôi. Nếu có con trâu đến bỏ một đống phân lên đó, đống phân trâu còn to lớn hơn cái đống đất của con bọ; nhưng đống phân đó cũng chẳng là cái gì, nếu so với những thứ trời cao đất rộng khác. Đó chỉ là một đống đất. Những thành đạt của cải trên thế gian cũng giống như vậy; không phải là gì to tát đâu. Dù con bọ có bỏ suốt đời đào thêm, đó cũng chỉ là cái lổ đất và đống đất mà thôi. Một cơn mưa nào đó sẽ cuốn qua vào bất cứ lúc nào....
People who have good worldly kamma have the intelligence to do well in the world. But no matter how well they do they're still living in the world. All the things they do are worldly and have their limits, like the beetle scratching away at the earth. The hole may go deep, but it's in the earth. The pile may get high, but it's just a pile of dirt. Doing well, getting a lot, we're just doing well and getting a lot in the world.
Những người có những nghiệp tốt trên thế gian thì họ có trí thông minh để làm được nhiều việc thành đạt trên thế gian. Nhưng dù họ có làm tốt đến đâu, họ vẫn đang sống trong thế gian. Tất cả mọi thứ họ làm đều là thế tục và những thứ đó có những giới hạn của chúng; những thứ đó cũng tồn tại đến một lúc nào đó rồi cũng bị mất đi hay tàn hoại; chỉ là như vậy; và những người thành đạt đó cũng giống như con bọ đang đào được đống đất mà thôi. Lổ hang có sâu bao nhiêu, nó cũng nằm trong đất; đống đất có cao bao nhiêu, đó cũng chỉ là một đống đất. Những thành đạt có bao nhiêu, đó cũng nằm trong thế gian hữu hạn. Làm được việc, có được nhiều thứ, thành đạt nhiều thứ thì cũng là sự làm được và có được nhiều thứ trong thế gian này thôi.
Please understand this and try to develop detachment. If you don't gain much, be contented, understanding that it's only the worldly. If you gain a lot, understand that it's only the worldly. Contemplate these truths and don't be heedless. See both sides of things, not getting stuck on one side. When something delights you, hold part of yourself back in reserve, because that delight won't last. When you are happy, don't go completely over to its side because soon enough you'll be back on the other side with unhappiness.
Xin quý vị hiểu rõ điều này và tu dưỡng sự buông-bỏ, tu tập sự không-dính-chặt vào mọi thứ của thế gian. Nếu không thành đạt được gì nhiều, cứ vui lòng và hiểu biết rõ đó cũng chỉ là những thứ thế tục. Nếu thành đạt được nhiều thứ, hãy hiểu biết rõ đó chỉ là những thứ thế tục. Hãy suy nghĩ quán niệm về những lẽ thật đó và đừng lãng tâm về những điều đó. Hãy luôn chánh niệm về những điều đó. Nhìn thấy hai mặt của mọi thứ, đừng dính vào một mặt nào. Khi thứ gì làm ta sung sướng, hãy biết giữ mình hoặc cẩn trọng đứng lùi lại một bước, đừng quá khích hay quá mê say, bởi sự sung sướng đó chẳng kéo dài bao lâu đâu. Những niềm vui sướng thường qua nhanh. Khi vui sướng hạnh phúc, đừng lao hết đà theo sự sướng đó, bởi chẳng mấy chốc ta lại rớt vào mặt sau của nó, đó là sự khổ và bất hạnh. Sống cẩn trọng như vậy là tốt. Sống chú tâm quán niệm về những lẽ thực của mọi thứ là tốt.
Chương 7
IT CAN BE DONE - ĐIỀU ĐÓ CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC
At this time please determine your minds to listen to the Dhamma. Today is the traditional day of dhammasavana. It is the appropriate time for us, the host of Buddhists, to study the Dhamma in order to increase our mindfulness and wisdom. Giving and receiving the teachings is something we have been doing for a long time. The activities we usually perform on this day, chanting homage to the Buddha, taking moral precepts, meditating and listening to teachings, should be understood as methods and principles for spiritual development. They are not anything more than this.
Giờ xin quý vị hãy tập trung lắng nghe Giáo Pháp. Đây là lúc thích hợp để cho chúng ta, các Phật tử vùng này đến thăm chùa nhà để học Giáo Pháp để tăng trưởng sự chánh niệm và trí tuệ. Hôm nay là ngày nghe pháp [thính pháp, dhammasavana]. Bố thí và tiếp nhận giáo pháp là việc chúng ta đã làm bấy lâu nay. Những hoạt động chúng ta thường làm trong ngày thính pháp này, bao gồm việc tụng kinh tưởng niệm Đức Phật, chấp nhận giới hạnh, thiền tập và lắng nghe giáo pháp; tất cả được hiểu là những phương pháp và nguyên tắc để tu tập phát triển tâm linh. Những việc đó chỉ nhằm mục đích tu tập tâm chứ không phải nhắm tới điều gì khác.
When it comes to taking precepts, for example, a monk will proclaim the precepts and the lay people will vow to undertake them. Don't misunderstand what is going on. The truth is that morality is not something that can be given. It can't really be requested or received from someone. We can't give it to someone else. In our vernacular we hear people say, ''The venerable monk gave the precepts'' and ''we received the precepts.'' We talk like this here in the countryside and so it has become our habitual way of understanding. If we think like this, that we come to receive precepts from the monks on the lunar observance days and that if the monks won't give precepts then we don't have morality, that is only a tradition of delusion that we have inherited from our ancestors. Thinking in this way means that we give up our own responsibility, not having firm trust and conviction in ourselves. Then it gets passed down to the next generation, and they too come to 'receive' precepts from the monks. And the monks come to believe that they are the ones who 'give' the precepts to the laity. In fact morality and precepts are not like that. They are not something to be 'given' or 'received'; but on ceremonial occasions of making merit and the like we use this as a ritual form according to tradition and employ the terminology.
Ví dụ, đến khi tiếp nhận giới hạnh, một nhà sư sẽ đọc rõ những giới hạnh và người Phật tử tại gia sẽ thệ nguyện nhận lấy những giới hạnh đó để sống giữ theo chúng. Các Phật tử đừng nên hiểu lầm nghi thức đó là cái gì khác, đó chỉ đơn giản là nghi thức mà thôi. Chứ thiệt ra đức hạnh không phải là thứ gì có thể được ban phát cho quý vị. Đâu phải các sư thầy đang ban phát đức hạnh cho quý vị; đức hạnh không phải là thứ được xin hay cho. Chúng ta không thể cho tặng đức hạnh cho người khác. Ở nhiều vùng chúng ta thường nghe người ta nói những câu như: "Quý thầy ban phát giới hạnh" và "chúng ta đã nhận được giới hạnh". Nhứt là ở quê, nhiều người cứ nói như vậy và cứ hiểu lầm đó là chuyện phát và nhận. Ai cũng nghĩ như vậy, họ nghĩ nếu những ngày rằm đến chùa mà các sư thầy không ban phát giới hạnh thì mình không nhận được đức hạnh. Đó là cách nghĩ ngu mờ có từ thời xa xưa ở nhiều làng quê. Nếu cứ nghĩ như vậy thì các Phật tử sẽ bỏ luôn trách nhiệm của mình, không còn tin và cam kết thực hiện giới hạnh bằng chính bản thân mình. Nhiều đời cứ nghĩ như vậy và truyền dạy con kiểu như vậy, nên con cái sau này cứ tiếp tục đến chùa để 'nhận lãnh' giới hạnh từ các nhà sư. Và lâu dần các nhà sư cũng tin rằng chính họ là người 'ban phát' những giới hạnh và đạo đức cho các Phật tử tại gia. Thực sự thì đạo đức và những giới hạnh đâu phải là như vậy. Chúng đâu phải là những thứ được 'cho' hay 'nhận'; nhưng tại các dịp Phật tử đến chùa cúng dường hay làm công đức, chúng ta thường dùng những nghi thứ này theo truyền thống đạo Phật cổ xưa và hay dùng những từ ngữ như vậy.
In truth morality resides with the intentions of people. If you have the conscious determination to refrain from harmful activities and wrongdoing by way of body and speech then morality is coming about within you. You should know it within yourself. It is okay to take the vows with another person. You can also recollect the precepts by yourself. If you don't know what they are then you can request them from someone else. It is not something very complicated or distant. So really whenever we wish to receive morality and Dhamma we have them right then. It is just like the air that surrounds us everywhere. Whenever we breathe we take it in. All manner of good and evil is like that. If we wish to do good, we can do it anywhere, at any time. We can do it alone or together with others. Evil is the same. We can do it with a large or small group, in a hidden or open place. It is like this.
Thực ra, đạo đức hay đức hạnh là nằm bên trong những ý định (ý hành) của mọi người. Nếu bạn có ý thức quyết định kiêng cữ và không làm những điều xấu ác qua hành động và lời nói, thì lúc đó là bạn giữ giới hạnh, lúc đó đức hạnh được khởi sinh bên trong bạn. Bạn phải biết rõ đức hạnh bên trong tâm mình. Việc các Phật tử thệ nguyện trước người khác thì cũng tốt. Quý vị cũng có thể tự mình thường nhớ đến những giới hạnh. Nếu quý vị không biết rõ những giới hạnh là gì thì quý vị có thể hỏi người khác chỉ bảo giùm. Điều đó dễ làm, không có gì phức tạp hay xa vời. Thực sự khi nào quý vị muốn nhận được đức hạnh và Giáo Pháp thì quý vị sẽ có chúng lúc đó; tức là bằng cách tự mình biết rõ về giới hạnh. Đó giống như bầu không khí bao quanh chúng ta. Hễ khi nào chúng ta thở, chúng ta hít không khí vào bên trong. Tất cả mọi hành động tốt và xấu cũng giống như không khí; ta hành động tốt lành thì như hít vào đức hạnh tốt lành, và ngược lại. Nếu chúng ta muốn làm điều tốt thiện, chúng ta có thể làm mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta có thể làm một mình hoặc cùng làm với người khác. Việc xấu ác cũng vậy. Chúng ta cũng có thể làm một mình, hoặc làm với vài người, hoặc hùa theo làm với số đông người khác, làm ở nơi công khai hoặc làm một cách kín đáo. Giống như vậy đó.(Nhưng dù làm một mình, làm với số ít hay số đông người khác, làm công khai hay lén lút, thì chỉ có tự mình biết rõ nhất về hành động và đức hạnh của mình là gì).
These are things that are already in existence. But as for morality, this is something that we should consider normal for all humans to practice. A person who has no morality is no different from an animal. If you decide to live like an animal then of course there is no good or evil for you, because an animal doesn't have any knowledge of such things. A cat catches mice, but we don't say it is doing evil, because it has no concepts or knowledge of good or bad, right or wrong. These beings are outside the circle of human beings. It is the animal realm. The Buddha pointed out that this group is just living according to the animal kind of kamma. Those who understand right and wrong, good and evil, are humans. The Buddha taught his Dhamma for humans. If we people don't have morality and knowledge of these things then we are not much different from animals, so it is appropriate that we study and learn about them and make ourselves able. This is taking advantage of the precious accomplishment of human existence and bringing it to fulfilment.
Tất cả những chuyện đó đã có sẵn trong đời chúng ta, làm tốt hay làm xấu, đức hạnh hay không đức hạnh. Nhưng về khoản đức hạnh hay đạo đức, chúng ta coi đó là điều thông thường cần có đối với con người; người không có đạo đức thì chẳng khác gì súc vật. Nếu ai muốn sống như một con vật thì sự tốt hay sự xấu đâu có ý nghĩa gì với người đó nữa đâu; thú vật thì làm gì biết phân biệt đức hạnh và vô đức. Một con mèo bắt chuột ăn thịt, ta khó mà nói đó là hành động ác độc, bởi con mèo làm gì biết phân biệt điều gì là đúng hay sai, là lành hay ác. Những loài chúng sinh đó nằm bên ngoài loài người. Chúng thuộc về cảnh giới súc sinh. Phật đã chỉ ra rằng nhóm súc sinh đó chỉ biết sống theo những nghiệp của súc sinh. Chúng sinh có thể biết được những điều đúng và sai, thiện và ác chính là con người. Phật đã dạy Giáo Pháp và đạo Phật cho con người. Nếu con người không có đức hạnh và sự hiểu biết về những điều đúng-sai, thiện-ác đó thì coi như họ không khác gì so với những loài súc sinh. Do vậy chúng ta cần phải học hiểu thêm về những điều đúng-sai, thiện-ác để chúng ta làm cho mình trở thành những con người có thể hiểu biết hơn loài vật. Đây là chỗ chúng ta phải biết tận dụng lợi thế được làm người để thực thi những việc tu dưỡng đức hạnh và tạo thiện nghiệp theo hướng dẫn của đạo Phật.
The profound Dhamma is the teaching that morality is necessary. Then when there is morality, we have a foundation on which we can progress in Dhamma. Morality means the precepts as to what is forbidden and what is permissible. Dhamma refers to nature and to humans knowing about nature - how things exist according to nature. Nature is something we do not compose. It exists as it is according to its conditions. A simple example is animals. A certain species, such as peacocks, is born with its various patterns and colours. They were not created like that by humans or modified by humans; they are just born that way according to nature. This is a little example of how it is in nature.
Phật Pháp là giáo lý thâm sâu lấy nền tảng đức hạnh là cái cần-phải-có. Rồi khi nào có đức hạnh, chúng ta có nền tảng để tu tiến theo Giáo Pháp. Đức hạnh có nghĩa là phẩm chất sống theo những giới hạnh, giới hạnh là những điều chúng ta không được phép làm và những điều chúng ta nên làm. Giáo Pháp là nói về quy luật của tự nhiên và về con người hiểu biết về tự nhiên– đó là cách mà mọi sự hiện hữu diễn ra theo đường lối tự nhiên. Tự nhiên không phải là những thứ chúng ta có thể chế ra. Đường lối tự nhiên xảy ra tùy theo những điều kiện nhân duyên của nó. Lấy ví dụ đơn giản về loài vật. Có một số loài vật như con công, chúng được sinh với nhiều vẻ đẹp và màu sắc khác nhau trên thân chúng. Chúng đâu phải do con người tạo ra hay chế ra, con người đâu tài tình đến vậy; chúng chỉ đơn giản được tạo ra bởi những đường lối của tự nhiên. Đó là ví dụ đơn giản nhất về tự nhiên.
All things of nature are existing in the world - this is still talking about understanding from a worldly viewpoint. The Buddha taught Dhamma for us to know nature, to let go of it and let it exist according to its conditions. This is talking about the external material world. As to nāmadhamma, meaning the mind, it cannot be left to follow its own conditions. It has to be trained. In the end we can say that mind is the teacher of body and speech, so it needs to be well trained. Letting it go according to its natural urges just makes one an animal. It has to be instructed and trained. It should come to know nature, but should not merely be left to follow nature.
Tất cả mọi thứ của tự nhiên đều đang có mặt trong thế gian này—cách nói này cũng mới chỉ là cách nói bằng sự hiểu biết thế tục của chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta phải hiểu biết rõ về bản chất của tự nhiên, và cứ để cho cho tự nhiên vận hành theo những điều kiện tự nhiên của nó. Đó là nói về thế giới vật chất bên ngoài, tức phần những sắc pháp (rupa-dhammas). Còn đối với thế giới bên trong chúng ta, tức là những danh pháp (nāma-dhammas), có nghĩa là cái tâm, thì chúng ta không thể bỏ mặc cho cái tâm tự do vận hành và lăng xăng chạy theo những điều kiện búa xua này nọ liên tục của nó. Nó cần phải được tu tập. Cuối cùng, chúng ta có thể nói tâm là người thầy của thân hành động và lời nói; (tâm dẫn đầu, tâm điều khiển); do vậy nó cần phải được tu tập và huấn luyện để dẫn dắt và điều khiển những hành động và lời nói một cách đúng đắn và thiện khéo. Nếu cứ để tâm chạy theo những động lực và trạng thái này nọ của nó thì giống như làm cho một người trở thành loài vật. Tâm cần phải được giáo dục và huấn luyện. Tâm cần phải đi đến hiểu biết về tự nhiên, chứ ta không nên bỏ mặc nó chạy theo tự nhiên.
We are born into this world and all of us will naturally have the afflictions of desire, anger and delusion. Desire makes us crave after various things and causes the mind to be in a state of imbalance and turmoil. Nature is like that. It will just not do to let the mind go after these impulses of craving. It only leads to heat and distress. It is better to train in Dhamma, in truth.
Chúng ta đã được sinh ra trên thế gian này và tất cả chúng ta đều bị dính nhiễm những thứ ô nhiễm của tham, sân, si. Tham dục làm cho chúng ta thèm khát mong muốn có được hết thứ này đến thứ nọ và do vậy làm chúng ta điên đảo, mất cân bằng. Tự nhiên là như vầy. Tự nhiên không làm điều gì bắt cái tâm chạy theo sau những xung động tham muốn của tâm. Nhưng nếu cứ để tâm chạy theo tự nhiên, nó chỉ dẫn đến bị đốt cháy bởi lửa tham dục và dẫn đến sự sầu não. Tốt nhất là chúng ta cần huấn luyện cái tâm trong sự thật, trong Giáo Pháp.
When aversion occurs in us we want to express anger towards people; it may even get to the point of physically attacking or killing people. But we don't just 'let it go' according to its nature. We know the nature of what is occurring. We see it for what it is, and teach the mind about it. This is studying Dhamma.
Khi nào có sân hận ác cảm khởi sinh bên trong chúng ta, chúng ta cứ muốn thể hiện ra với mọi người; thậm chí có thể đến mức độ chúng ta có thể tấn công, làm hại hay thậm chí giết người. Nhưng, chúng ta đừng nên bỏ mặc 'để yên' cho điều đó xảy ra theo xung động tự nhiên như vậy của cái tâm. Chúng ta biết rõ bản chất tự nhiên của điều gì đang xảy ra. Chúng ta nhìn rõ điều đang xảy ra đích thực là gì, và chúng ta dạy cho cái tâm biết rõ về điều đó. Đó là cách tu học theo Giáo Pháp.
Delusion is the same. When it happens we are confused about things. If we just leave it as it is, then we remain in ignorance. So the Buddha told us to know nature, to teach nature, to train and adjust nature, to know exactly what nature is.
Còn về phần si cũng vậy. Khi có si, chúng ta bị ngu mờ si mê về tất cả nhiều thứ. Nếu chúng ta cứ để mặc cái tâm ngu mờ như vậy thì chúng ta sẽ cứ mãi si mê và vô minh. Do vậy Đức Phật đã dạy chúng ta phải hiểu biết về tự nhiên, dạy tâm biết về tự nhiên, huấn luyện và điều chỉnh tự nhiên cho cái tâm, và làm cho tâm hiểu biết chính xác bản chất tự nhiên là gì.
For example, people are born with physical form and mind. In the beginning these things are born, in the middle they change and in the end they are extinguished. This is ordinary; this is their nature. We cannot do much to alter these facts. We train our minds as we can and when the time comes we have to let go of it all. It is beyond the ability of humans to change this or get beyond it. The Dhamma that the Buddha taught is something to be applied while we are here, for making actions, words and thoughts correct and proper. It means he was teaching the minds of people so that they would not be deluded in regard to nature, and to conventional reality and supposition. The teacher instructed us to see the world. His Dhamma was a teaching that is above and beyond the world. We are in the world. We were born into this world; he taught us to transcend the world and not to be a prisoner to worldly ways and habits.
Ví dụ, con người được sinh ra với hai phần thân và tâm, tức hai phần danh sắc. Lúc đầu cái thân và tâm này được sinh ra, sau đó chúng biến đổi, và cuối cùng chúng biến diệt. Đây là lẽ thường; đây là bản chất tự nhiên của chúng. Sinh rồi diệt. Chúng ta chẳng làm được gì nhiều để thay đổi sự thật sinh-biến-diệt đó. Còn duyên hợp thì còn, hết duyên hợp thì tan. Chúng ta chỉ còn cách huấn luyện cái tâm của chúng ta càng nhiều càng tố, và đến lúc phải đến, chúng ta phải từ bỏ buông bỏ tất cả mọi thứ. Phải từ bỏ tất cả, bởi con người đâu có khả năng thay đổi sự thật sinh-biến-diệt đó hay vượt qua điều đó. Giáo Pháp mà Đức Phật đã dạy là thứ được áp dụng và ứng dụng ngay khi chúng ta đang ở đây, để làm cho ba nghiệp "lời nói, hành động và ý nghĩ" của chúng ta được đúng đắn và phù hợp. Điều đó có nghĩa là Phật đã dạy cho cái tâm của chúng ta để cho chúng ta không bị ngu mờ đối với lẽ thực tự nhiên, không bị ngu mờ đối với những thực tại do quy ước và giả lập trước mắt chúng ta. Vị Thầy đã dạy cho chúng ta nhìn thấy thế giới, nhìn thấy bản chất thực của thế gian thế tục. Giáo Pháp của Phật là giáo lý để nhìn thấy cao hơn thực tại thế gian và để vượt qua thế gian thế tục. Chúng ta đang ở trong thế gian. Chúng ta được sinh ra trong thế gian này; Phật đã dạy chúng ta vượt lên trên thế gian thế tục, chứ không nên làm tù nhân của những đường lối và thói tính của thế gian thế tục.
It is like a diamond that falls into a muddy pit. No matter how much dirt and filth covers it, that does not destroy its radiance, the hues and the worth of it. Even though the mud is stuck to it the diamond does not lose anything, but is just as it originally was. There are two separate things.
Giống như một viên kim cương dù có bị rớt xuống lổ bùn dơ. Dù là bùn dơ hay những thứ hôi hám bao quanh cũng không làm mất giá trị của kim cương, không làm mất đi màu sắc và ánh sáng của kim cương. Dù bùn dơ và những thứ hôi hám bọc dính hết kim cương, nó vẫn là nó như nguyên tính. Bùn dơ ô nhiễm là ô nhiễm; kim cương là kim cương. Hai thứ chẳng ô hợp với nhau. Hai thứ khác nhau.
So the Buddha taught to be above the world, which means knowing the world clearly. By 'the world' he did not mean so much the earth and sky and elements, but rather the mind, the wheel of samsāra within the hearts of people. He meant this wheel, this world. This is the world that the Buddha knew clearly; when we talk about knowing the world clearly we are talking about these things. If it were otherwise, then the Buddha would have had to be flying everywhere to 'know the world clearly.' It is not like that. It is a single point. All dhammas come down to one single point. Like people, which means men and women. If we observe one man and one woman, we know the nature of all people in the universe. They are not that different.
Vậy đó, Phật đã dạy chúng ta phải ở trên thế gian thế tục, có nghĩa là phải hiểu biết thế giới một cách rõ rệt. (Chữ thế gian và thế giới là đồng nghĩa, nhưng đôi lúc là khác nghĩa nhau. Chữ 'thế gian' hay dùng để chỉ thế giới bên ngoài. Chữ 'thế giới' hay dùng để chỉ thế giới bên trong tâm con người). Chỗ này Phật dùng chữ 'thế giới' nhưng không phải Phật đang chỉ về trời cao biển rộng và trần gian, mà Phật đang chỉ về cái tâm. Đó là thế giới của tâm, đó là cái vòng sinh tử luân hồi liên tục (samsāra) bên trong những cái tâm của chúng ta. Phật đang nói về cái vòng luân hồi liên tục đó, đang nói về thế giới đó. Đây là thế giới mà Phật đã hiểu biết một cách rõ rệt rõ ràng; khi chúng ta nói đến câu "hiểu biết thế giới một cách rõ ràng" là chúng ta đang nói về những điều như vậy. Đúng không? Chứ nếu ý Phật muốn nói về thế giới là thế gian trần gian này, thì có lẽ Phật cần phải bay đi bay đến tất cả mọi nơi trên thế gian này thì mới gọi là 'hiểu biết hết thế gian này một cách rõ ràng'. Chữ 'thế giới' ở đây không phải là thế gian hay trần gian này. Ý không phải như vậy. Ý ở đây chỉ là một điểm duy nhất. Tất cả mọi pháp đều quy về một điểm duy nhất. Giống như mọi người nam nữ đều quy về một thứ là 'con người sinh tử'. Khi chúng ta hiểu biết về bản chất sinh tử của một người, chúng ta hiểu biết rõ ràng về bản chất sinh tử đó của mọi người trong vũ trụ này. Họ không khác nhau. Tất cả mọi người đều quay về một chỗ duy nhất, đó là sinh tử.
Or learning about heat. If we just know this one point, the quality of being hot, then it does not matter what the source or cause of the heat is; the condition of 'hot' is such. Knowing clearly this one point, then wherever there may be hotness in the universe, we know it is like this. So the Buddha knew a single point and thus his knowledge encompassed the world. Knowing coldness to be a certain way, when he encountered coldness anywhere in the world, he already knew it. He taught a single point, for beings living in the world to know the world, to know the nature of the world. Just like knowing people. Knowing men and women, knowing the manner of existence of beings in the world. His knowledge was such. Knowing one point, he knew all things.
Hoặc như khi chúng ta học về nhiệt nóng. Nếu chúng ta đã biết được sự nóng 100 độ C là gì, thì nóng 100 độ C là giống nhau cho dù nóng là được tạo nên bởi lửa, do mặt trời, hay do nguồn điện. Đã biết rõ về một điểm này thì sau này có sự nóng nào trên đời chúng ta cũng có thể biết nó là như vậy. Giống như vậy, Đức Phật đã hiểu biết rõ một điểm duy nhất và nhờ vậy Phật biết rõ bao trùm về thế giới. Ví như Phật đã điều tra hiểu biết rõ sự lạnh là gì, thì khi Phật đến nơi nào trên thế gian lạnh như vậy, Phật đã biết rõ về sự lạnh đó. Phật đã dạy về một điểm duy nhất, để cho mọi chúng sinh đều ở sống trong thế gian hiểu biết rõ mọi thứ về thế gian, hiểu biết được bản chất của mọi thứ thế gian. Cũng giống như việc hiểu biết về con người. Hiểu biết về đàn ông và phụ nữ, hiểu biết về những hành vi và cách sống của những chúng sinh con người trên thế gian. Sự hiểu biết của Phật là như vậy. Phật điều tra hiểu biết rõ một điểm (một bản chất hay quy luật), thì Phật hiểu biết rõ về bản chất của mọi sự thể khác.
The Dhamma that the teacher expounded was for going beyond suffering. What is this 'going beyond suffering' all about? What should we do to 'escape from suffering'? It is necessary for us to do some study; we need to come and study the thinking and feeling in our hearts. Just that. It is something we are presently unable to change. If we can change it we can be free of all suffering and unsatisfactoriness in life, just by changing this one point: our habitual world view, our way of thinking and feeling. If we come to have a new sense of things, a new understanding, then we transcend the old perceptions and understanding.
Giáo Pháp được giảng dạy bởi Người Thầy là để cho chúng sinh vượt qua sự khổ đau. Mà "vượt qua sự khổ đau" có nghĩa là gì? Chúng ta cần phải làm gì để "thoát khỏi khổ đau"?. Điều cần thiết là chúng ta phải học hiểu ít nhiều; chúng ta cần phải đi đến và bước vào học hiểu những suy nghĩ và cảm nhận của cái tâm của chúng ta. Chỉ cần làm như vậy. Tâm chính là thứ hiện tại chúng ta chưa thay đổi được gì nó. Nếu chúng ta có thể thay đổi cái tâm, chúng ta có thể được tự do khỏi tất cả mọi sự khổ đau và bất toại nguyện trong cuộc đời. Chỉ bằng cách thay đổi một chỗ này: ngay chỗ cái cách nhìn cố hữu tự truyền kiếp của chúng ta, ngay chỗ cái cách suy nghĩ và cảm nhận về thế giới của chúng ta. Nếu chúng ta đi đến một cách cảm nhận mới về mọi thứ trong thế gian, nếu chúng ta đi đến một sự hiểu biết mới, thì chúng ta có thể chuyển hóa và vượt qua những nhận thức (tưởng) và hiểu biết cố hữu trước giờ. (Cái lý của đạo là vậy).
The authentic Dhamma of the Buddha is not something pointing far away. It teaches about attā, self, and that things are not really self. That is all. All the teachings that the Buddha gave were pointing out that 'this is not a self, this does not belong to a self, there is no such thing as ourselves or others.' Now, when we contact this, we can't really read it, we don't 'translate' the Dhamma correctly. We still think 'this is me, this is mine.' We attach to things and invest them with meaning. When we do this, we can't yet disentangle from them; the involvement deepens and the mess gets worse and worse. If we know that there is no self, that body and mind are really anattā as the Buddha taught, then when we keep on investigating, eventually we will come to realization of the actual condition of selflessness. We will genuinely realize that there is no self or other. Pleasure is merely pleasure. Feeling is merely feeling. Memory is merely memory. Thinking is merely thinking. They are all things that are 'merely' such. Happiness is merely happiness; suffering is merely suffering. Good is merely good, evil is merely evil. Everything exists merely thus. There is no real happiness or real suffering. There are just the merely existing conditions. Merely happy, merely suffering, merely hot, merely cold, merely a being or a person. You should keep looking to see that things are only so much. Only earth, only water, only fire, only wind. We should keep on 'reading' these things and investigating this point. Eventually our perception will change; we will have a different feeling about things. The tightly held conviction that there is self and things belonging to self will gradually come undone. When this sense of things is removed then the opposite perception will keep increasing steadily.
Giáo Pháp uyên nguyên đích thực của Đức Phật không phải là thứ gì xa vời huyền hoặc. Giáo lý Phật dạy về cái attā, tức cái 'ta', còn gọi là cái 'ngã'; và sự thật là mọi thứ đều không có cái 'ta' hay 'bản ngã' thực nào cả. Tất cả chỉ có vậy. Tất cả mọi giáo lý của Phật đều cuối cùng chỉ ra một sự thật rằng: "Đây không phải là một cái 'ta', đây không thuộc về cái 'ta'; không có thứ gì là của 'ta', của 'chúng ta' hay của 'ai' nào cả". Đến tận bây giờ, khi chúng ta tiếp xúc với sự thật này, chúng ta vẫn không thể thực sự hiểu về nó, chúng ta không thể diễn-dịch được nó một cách xác thực đúng đắn. Chúng ta vẫn luôn luôn nghĩ rằng: 'Đây là ta, đây là của ta'. Chúng ta dính chặt và ràng buộc vào mọi thứ, và chúng ta đặt ý nghĩa và giá trị cho mọi thứ dính với cái 'ta' (không có thực) của mình. Khi chúng ta nghĩ như vậy và làm như vậy, chúng ta càng không thể thoát bỏ khỏi mọi thứ; sự dính líu càng ngày càng thêm lún sâu và mọi sự rắc rối khổ lụy càng lúc càng tệ hơn và khó gỡ hơn. Nếu chúng ta hiểu biết rằng không có cái 'ta' cái 'ngã' nào hết, hiểu biết rằng thân và tâm thực sự là vô chủ thể, thực sự là vô-ngã (anattā) như Đức Phật đã nói rõ; nếu hiểu biết được điều này thì chúng càng suy xét điều tra thêm nữa vào tất cả mọi sự mọi thứ khác trên đời để cuối cùng chúng ta có thể đi đến giác ngộ về cái lẽ thực vô-ngã bên trong mọi sự sống. Chúng ta sẽ thực thụ chứng ngộ rằng không có một cái 'ta' cố định nào và không có một cái 'ai' cố định nào. 'Ta', 'người đó', 'ông A', 'bà B', 'họ'...thực sự chỉ là những tên gọi và quy ước của thế tục để chúng ta dễ giao lưu và sinh tồn. Khoái cảm chỉ là khoái cảm. Cảm giác chỉ đơn thuần là cảm giác. Trí nhớ chỉ là trí nhớ. Ý nghĩ chỉ là ý nghĩ. Tất cả mọi thứ 'đơn thuần' chỉ là vậy. Sướng chỉ là sướng; khổ chỉ đơn giản là khổ. Thiện chỉ là sự thiện, ác chỉ là sự ác. Tất cả mọi thứ đều đơn thuần có mặt như vậy. Đích thực, không có cái khổ thực sự hay cái sướng thực sự. Chúng chỉ đơn giản là những trạng thái mà thôi. Chỉ là trạng thái sướng, chỉ là trạng thái khổ; chỉ là sự nóng, chỉ là sự lạnh; chỉ là một 'con người' hay một 'cá thể' được quy ước như vậy. Quý vị cần phải tu tập quán xét để nhìn thấy tất cả những thứ đó chỉ là vậy; cùng lắm cũng chỉ là vậy, tốt lắm cũng chỉ là vậy. Chỉ là đất, chỉ là nước, chỉ là nhiệt, chỉ là khí. Chúng ta phải "đọc" được những thứ đó, chúng ta phải hiểu biết được những thứ đó chỉ-là-như-vậy; chúng ta phải quán xét điều tra ngay điểm này. Cứ tu tập như vậy rồi sau này sự nhận thức của chúng ta sẽ thay đổi; chúng ta sẽ có một cảm nhận khác hẳn về những thứ đó. Một sự quyết kết và cam kết chắn chắn rằng không có một cái 'ta' hay cái 'ngã' cố định nào, và rồi từ từ tất cả mọi thứ dính líu với khái niệm 'cái ta' sẽ dần dần được tháo gỡ và dẹp bỏ. Một khi cách nhận thức (tưởng, tâm tưởng) cũ trước giờ của chúng ta đã được tháo bỏ thì cách nhận thức mới ngược lại sẽ khởi sinh và tăng trưởng một cách đều đặn, chắn chắn.
When the realization of anattā comes to full measure then we will be able to relate to the things of this world - to our most cherished possessions and involvements, to friends and relations, to wealth, accomplishments and status - just the same as we do to our clothes. When shirts and pants are new we wear them; they get dirty and we wash them; after some time they are worn out and we discard them. There is nothing out of the ordinary there; we are constantly getting rid of the old things and starting to use new garments.
Khi sự giác ngộ về tính vô-ngã (anattā) đến được mức trọn vẹn thì chúng ta có khả năng liên hệ với tất cả mọi thứ trên thế gian – với tất cả những của cải, tài sản và những ràng buộc mà chúng ta trân quý nhất trên đời, với những quan hệ người thân và bạn bè, gia tài, sự thành đạt, danh phận và địa vị – chúng ta coi tất cả đều là những thứ có rồi mất, không có gì là 'của ta' cả, chỉ giống như quần áo. Khi quần áo còn mới chúng ta mặc; khi chúng dơ bẩn chúng ta đem giặt; sau một thời gian chúng cũ rách, chúng ta giục bỏ chúng. Chẳng có gì khác với bình thường cả; chúng ta cứ liên tục giục bỏ những quần áo phai tàn cũ kỹ và lại bắt đầu dùng đồ mới. (Dù nhanh hay chậm, dù sớm hay muộn, tất cả mọi thứ có đó rồi mất đó, tất cả mọi thứ đều hư tàn và biến mất. Chẳng có thứ gì là 'trường tồn của chúng ta, chẳng có gì là của ta hay của ai. Tất cả mọi thứ đều vô-ngã, kể cả bản thân chúng ta cũng là vô-ngã).
So we will have the exact same feeling about our existence in this world. We will not cry or moan over things. We will not be tormented or burdened by them. They remain the same things as they were before, but our feeling and understanding of them has changed. Now our knowledge will be exalted and we will see truth. We will have attained supreme vision and authentic taught the Dhamma that we ought to know and to see. Where is the Dhamma that we ought to know and see? It is right here within us, this body and mind. We have it already; we should come to know and see it.
Từ đó, chúng ta sẽ có cái cảm nhận chính xác như vậy về sự sống và sự có mặt của chúng ta trên thế gian này. Chúng ta sẽ không khóc than hay sầu tiếc về tất cả mọi thứ. Chúng ta sẽ không còn bị dày vò, khổ lụy hay bị gánh nặng vì chúng. Tất cả chúng chỉ là y hệt như chúng trước giờ, nhưng trước kia tâm ta nhận thức (tưởng) chúng là này là nọ; giờ thì tâm chúng ta nhận thức và hiểu biết chúng theo một cách hoàn toàn khác. (Hoàn toàn ngược lại và đúng đắn hơn, đúng như chúng đích thực là). Giờ thì sự hiểu biết của chúng ta sẽ được nâng cao hơn và nhờ đó chúng ta nhìn thấy sự thật. Rồi chúng ta sẽ đạt đến một tầm nhìn cao nhất và đạt đến Giáo Pháp uyên nguyên đã được chỉ dạy, đó là Giáo Pháp hay Chân Pháp mà chúng ta cần phải hiểu biết và nhìn thấy. Đâu là Giáo Pháp mà chúng ta cần phải hiểu biết và nhìn thấy? Nó ở ngay đây, ngay bên trong chúng ta, ngay trong thân và tâm này. Chúng ta đã có nó rồi; chúng ta chỉ còn việc phải đi đến hiểu biết nó và nhìn thấy nó. (Đó chính đi đến giác ngộ Giáo Pháp).
For example, all of us have been born into this human realm. Whatever we gained by that we are going to lose. We have seen people born and seen them die. We just see this happening, but don't really see clearly. When there is a birth, we rejoice over it; when people die, we cry for them. There is no end. It goes on in this way and there is no end to our foolishness. Seeing birth we are foolhardy. Seeing death we are foolhardy. There is only this unending foolishness. Let's take a look at all this. These things are natural occurrences. Contemplate the Dhamma here, the Dhamma that we should know and see. This Dhamma is existing right now. Make up your minds about this. Exert restraint and self-control. Now we are amidst the things of this life. We shouldn't have fears of death. We should fear the lower realms. Don't fear dying; rather be afraid of falling into hell. You should be afraid of doing wrong while you still have life. These are old things we are dealing with, not new things. Some people are alive but don't know themselves at all. They think, ''What's the big deal about what I do now; I can't know what is going to happen when I die.'' They don't think about the new seeds they are creating for the future. They only see the old fruit. They fixate on present experience, not realizing that if there is fruit it must have come from a seed, and that within the fruit we have now are the seeds of future fruit. These seeds are just waiting to be planted. Actions born of ignorance continue the chain in this way, but when you are eating the fruit you don't think about all the implications.
Ví dụ, tất cả chúng ta đã được sinh ra vào cảnh giới loài người này. Bất cứ chúng gì ta có được thì chúng ta cũng sẽ mất nó đi. Chúng ta nhìn thấy mọi người sinh ra và chết đi. Đó chúng ta chỉ mới nhìn thấy điều đó đang xảy ra, nhưng chúng ta chưa thực sự nhìn thấy điều đó một cách rõ ràng. Khi có ai sinh ra chúng ta chúc mừng vui mừng; khi có ai chết chúng ta khóc than thương tiếc. Cứ như vậy, chẳng có kết thúc nào, chẳng bao giờ hết mấy chuyện sinh mừng chết khóc đó. Cứ mãi mãi diễn ra như vậy và chẳng bao giờ kết thúc chuyện ngu xuẩn đó của chúng ta. Thấy ai sinh ra chúng ta mừng vui, thiệt ngu xuẩn. Thấy ai chết chúng ta khóc than, thiệt là ngu xuẩn luôn. Suốt đời và quanh đi quẩn lại chỉ toàn sự ngu si. Hãy nhìn cho kỹ lại tất cả chỗ này. Những chuyện xảy ra là thuộc về tự nhiên: có sinh là có tử. Hãy quán xét Giáo Pháp ngay đó, đó là Giáo Pháp chúng ta cần phải hiểu biết và nhìn thấy. Giáo Pháp này đang có mặt ngay đây. Hãy đặt tâm trí vào ngay chỗ này. Hãy nỗ lực giới hạnh và tự chủ. Giờ chúng ta đang ở giữa mọi thứ rối beng trong thế gian này. Chúng ta không nên sợ hãi về cái chết. Nhưng chúng ta cần phải biết sợ hãi những cảnh giới thấp xấu, nên biết sợ hãi sự tái sinh vào những cõi cực kỳ khổ đau và đọa đầy như địa ngục, quỷ đói, súc sinh... Đừng có sợ chết, vì trước sau gì cũng chết; có sợ thì cũng vậy, sợ thì cũng phải chết. Đừng sợ chết; thay vì vậy nên thấy sợ địa ngục. Tức là, quý vị nên biết sợ hãi về những việc xấu ác khi còn đang sống trên cõi này. Chuyện này đã có tự bao giờ, đâu phải chuyện mới. Quy luật nhân quả của nghiệp ác quả ác đã có mặt từ tự bao giờ rồi. Nhiều người còn sống nhưng chẳng thèm biết chút gì về chính họ. Họ cứ nghĩ: "Mắc gì phải lo những việc mình đang làm là thiện hay ác; ai mà biết được sau khi chết sẽ ra sao. Khéo lo xa, hão huyền". Họ không hề nghĩ tới luật nhân quả của tự nhiên; họ không hề nghĩ tới những hạt giống họ đã gieo rải sẽ tạo thành gì trong tương lai. Họ chỉ biết nhìn trái cây đã chín. Họ chỉ chằm chằm vào cái trước mắt, họ không nhận ra được cái trái cây chín họ đang có thì chắc chắc phải xuất phát từ một hạt giống; rồi ngay bên trong trái cây chín chúng ta đang cầm cũng chứa đựng một hay nhiều hạt giống của tương lai. Những hạt giống này đang chờ gieo trồng để lại mọc lên cây và lại ra hoa kết trái. Những hành động ngu si và vô minh của chúng ta cứ liên tục xảy ra nối tiếp nhau theo cách như vậy, chúng ta chẳng cần biết gì về lý nhân quả, chúng ta chẳng cần hiểu biết gì về những quan hệ tương quan tương tức của tất cả mọi hành động.
Wherever the mind has a lot of attachment, just there will we experience intense suffering, intense grief, intense difficulty. The place we experience the most problems is the place we have the most attraction, longing and concern. Please try to resolve this. Now, while you still have life and breath, keep on looking at it and reading it until you are able to 'translate' it and solve the problem.
Khi tâm còn quá nhiều những ràng buộc dính mắc, thì lúc đó chúng ta còn nếm trải nhiều khổ lụy nặng nề, sầu não nặng nề và khó khăn nặng nề. Nơi chúng ta trải nghiệm nhiều khó khổ chính là nơi có nhiều hấp dẫn nhất, nơi có nhiều sự thèm muốn và sự quan tâm nhất. Xin quý vị biết rõ chỗ này để xử lý cho chính mình. Hiện giờ quý vị còn sống và còn hơi thở, quý vị hãy cố liên tục nhìn ngay vào chỗ này và đọc kỹ chỗ này cho đến khi nào quý vị có thể "diễn dịch" ra được nó là gì và xử lý nó, xử lý vấn đề khó khổ ngay chỗ này.
Whatever we are experiencing as part of our lives now, one day we will be parted from it. So don't just pass the time. Practice spiritual cultivation. Take this parting, this separation and loss as your object of contemplation right now in the present, until you are clever and skilled in it, until you can see that it is ordinary and natural. When there is anxiety and regret over it have the wisdom to recognize the limits of this anxiety and regret, knowing what they are according to the truth. If you can consider things in this way then wisdom will arise. Whenever suffering occurs, wisdom can arise there, if we investigate. But people generally do not want to investigate.
Bất cứ cái gì chúng ta trải nghiệm đều là một phần góp vào cuộc đời chúng ta, nhưng đến một ngày chúng ta cũng rời bỏ nó. Vì vậy đừng để thời gian trôi qua uổng phí. Phải thực hành, tu tập tâm linh, tu dưỡng cái tâm. Hãy lấy cái sự góp phần, sự rời bỏ và sự mất mát làm đối tượng (đề mục) để quán xét ngay bây giờ và tại đây, quán xét cho đến khi chúng ta trở nên tinh thông và thiện khéo về điều đó, quán xét cho đến khi quý vị có thể nhìn thấy điều đó là bình thường và tự nhiên: tất cả chỉ là những sự hợp tan, có mất. Khi lo âu và tiếc nuối về điều đó, ta có trí tuệ hiểu biết để nhận biết những giới hạn của sự lo âu và tiếc nuối đó, chúng ta biết rõ đúng theo lẽ của sự thật. Nếu chúng ta biết xem xét và coi mọi sự theo cách như vậy thì trí tuệ sẽ khởi sinh. Hễ khi nào có khổ khởi sinh thì có trí tuệ khởi sinh, nếu chúng ta khéo biết suy xét về sự khổ đó. Nhưng mọi người thường không chịu suy xét điều tra; vậy mới càng khổ ở đó.
Wherever pleasant or unpleasant experience happens, wisdom can arise there. If we know happiness and suffering for what they really are then we know the Dhamma. If we know the Dhamma, we know the world clearly; if we know the world clearly, we know the Dhamma.
Khi có trải nghiệm sướng hay khổ hoặc dễ chịu hay khó chịu khởi lên, trí tuệ có thể khởi sinh ngay đó. Nếu chúng ta hiểu biết được sự sướng và sự khổ đúng như chúng đích thực là, thì chúng ta hiểu biết Giáo Pháp. Nếu chúng ta hiểu biết Giáo Pháp, thì chúng ta hiểu biết thế giới một cách rõ ràng. Nếu chúng ta hiểu biết thế giới một cách rõ ràng, thì chúng ta hiểu biết Giáo Pháp.
Actually, for most of us, if something is displeasing we don't really want to know about it. We get caught up in the aversion to it. If we dislike someone we don't want to look at his face or get anywhere near him. This is the mark of a foolish, unskilful person; this is not the way of a good person. If we like someone then of course we want to be close to him, we make every effort to be with him, taking delight in his company. This also is foolishness. They are actually the same, like the palm and back of the hand. When we turn the hand up and see the palm, the back of the hand is hidden from sight. When we turn it over then the palm is not seen. Pleasure hides pain and pain hides pleasure from our sight. Wrong covers up right, right covers wrong. Just looking at one side our knowledge is not complete. Let's do things completely while we still have life. Keep on looking at things, separating truth from falsehood, noting how things really are, getting to the end of it, reaching peace. When the time comes we will be able to cut through and let go completely. Now we have to firmly attempt to separate things - and keep trying to cut through.
Thực tình là, đối với hầu hết chúng ta, nếu cái gì không làm ta vui thì ta chẳng muốn biết đến nó. Chúng ta dính ngay sự sân tức, ác cảm hay kháng cự đối với nó ngay. Nếu ta ghét ai ta chẳng muốn nhìn cái mặt người đó hoặc ở gần người đó. Điều đó thấy thì thường tình, nhưng đó là dấu hiệu của kẻ ngu si, của người không thiện khéo; đó không phải là cách của một người tốt lành và thiện khéo. Còn nếu chúng ta thích ai thì dĩ nhiên chúng ta muốn ở gần người đó, tìm mọi cách để được tiếp cận hay ở gần người đó, thích được thân thiện với người đó. Điều này cũng thuộc loại ngu si. Mọi thứ thích/ghét đều là như nhau, giống như hai mặt của bàn tay. Khi để úp chúng ta chỉ thấy mu bàn tay, lòng bàn tay bị che khuất. Khi để ngửa chúng ta thấy lòng bàn tay, mu bàn tay bị che khuất. Sự sướng che đậy cái khổ; và sự khổ đau che đậy sự sướng. Khi bị đau nhức cái chân, ta chỉ thấy mặt khổ đau; khi bớt đau đi hay hết đau, ta thấy có sướng khoái, vì không có khổ đau. Cái sai che đậy cái đúng, cái đúng che đậy cái sai. Chúng ta cứ luôn nhìn thấy một mặt của sự thật, chúng ta chỉ nhìn thấy một phía của vấn đề, nhìn như vậy nên sự hiểu biết của chúng ta là không toàn diện; chúng ta chỉ nhìn phiến diện. Hãy tu tập nhìn thấy mọi vấn đề một cách toàn diện, tu tập khi chúng ta còn đang sống. Luôn nhìn vào mọi thứ, tách ly cái đúng khỏi cái sai, tách ly cái thiệt khỏi cái giả; nhận biết cách mọi thứ đúng như chúng thực là, rồi chấm dứt những cách nhìn một mặt một phía từ trước giờ, để đi đến sự bình an. Sau một thời gian tu tập, rồi sẽ đến lúc chúng ta có thể xuyên phá mọi thứ giả lập để đi đến sự thật và đi đến buông bỏ hoàn toàn. Còn ngay bây giờ, chúng ta phải cố gắng tu tập để tách ly mọi mặt, để nhìn thấy rõ bản chất hai-mặt của mọi thứ, như đã nói trên – và cố gắng xuyên phá chúng để đi đến sự thật, như đã nói trên.
The Buddha taught about hair, nails, skin and teeth. He taught us to separate here. A person who does not know about separating only knows about holding them to himself. Now while we have not yet parted from these things we should be skilful in meditating on them. We have not yet left this world, so we should be careful. We should contemplate a lot, make copious charitable offerings, recite the scriptures a lot, practise a lot: develop insight into impermanence, unsatisfactoriness, and selflessness. Even if the mind does not want to listen we should keep on breaking things up like this and come to know in the present. This can most definitely be done. One can realize knowledge that transcends the world. We are stuck in the world. This is a way to 'destroy' the world, through contemplating and seeing beyond the world so that we can transcend the world in our being. Even while we are living in this world our view can be above the world.
Phật đã dạy về tóc, lông, móng, da và răng. Phật dạy phải tách ly chúng ra ngay đây. Những người không biết tách ly các thành phần bộ phận thì họ cứ luôn ôm giữ nó như chính của mình. Hiện thời quý vị chưa thể tách ly mình khỏi những bộ phận đó thì quý vị nên khéo léo thiền quán về nó. Chúng ta chưa rời bỏ thế giới này, vậy chúng ta phải nên cẩn trọng. Chúng ta nên quán xét nhiều, tức tu tập thiền quán nhiều, làm những việc rộng lòng bố thí từ thiện, ôn đọc kinh điển, tu tập nhiều thứ: để nhằm phát triển trí tuệ nhìn thấy rõ về tính vô thường, khổ và vô ngã trong tất cả mọi sự sống. Ngay cả khi tâm không muốn lắng nghe, chúng ta cũng phải luôn chủ động tu tập như vậy. Luôn duy trì tu tập để đi đến hiểu biết ngay trong hiện tại. Điều này nhất quyết phải làm được. Một người có thể chứng nhận sự hiểu biết để chuyển hóa bản thân và vượt trên thế gian. Chúng ta hiện đang bị mắc kẹt trong thế gian. Chỉ có tu tập, chỉ có cách đó mới 'tiêu diệt' cái thế gian. Bằng cách nào? Bằng cách quán xét và nhìn thấy vượt trên thế-gian giả lập và như vậy chúng ta mới có thể vượt trên cái thế-giới bên trong chúng ta. Ngay cả khi chúng ta còn đang sống trong thế gian này, sự hiểu biết và cách nhìn của chúng ta vẫn có thể vượt trên thế gian.
In a worldly existence one creates both good and evil. Now we try to practice virtue and give up evil. When good results come then you should not be under that good, but be able to transcend it. If you do not transcend it then you become a slave to virtue and to your concepts of what is good. It puts you in difficulty, and there will not be an end to your tears. It does not matter how much good you have practiced, if you are attached to it then you are still not free and there will be no end to tears. But one who transcends good as well as evil has no more tears to shed. They have dried up. There can be an end. We should learn to use virtue, not to be used by virtue.
Trong một kiếp sống ở thế gian, một người tạo ra đủ thứ nghiệp tốt và xấu. Giờ thì chúng ta phải cố gắng tu tập đức hạnh và loại bỏ những nghiệp xấu ác đó. Rồi đến khi nghiệp quả tốt xảy đến, chúng ta không cần phải đứng bên dưới những điều tốt đó, mà chúng ta có thể vượt lên trên những điều tốt đó luôn. (Phải tu với tinh thần hiểu biết như vậy). Nếu quý vị không vượt lên trên những điều tốt đó thì quý vị sẽ suốt đời làm nô lệ cho những đức hạnh và những khái niệm thiện tốt của quý vị. Nếu chỉ tu tới mức đó thì quý vị cũng gặp khó khăn, sẽ còn hoài khổ lụy, chẳng bao giờ hết nước mắt. (Bỏ ác làm thiện, làm thiện bỏ luôn thiện luôn, đừng bám víu vào những điều tốt thiện mà mình đã làm; không dính ác, không dính thiện). Dù quý vị có làm được nhiều việc thiện đến mức nào, nhưng nếu quý vị cứ bám chặt vào đó thì quý vị sẽ không được giải thoát và sẽ không bao giờ hết khổ lụy và nước mắt. Nhưng nếu ai biết vượt lên trên những điều thiện luôn thì người đó sẽ tìm thấy sự giải thoát, hạnh phúc và không còn nước mắt ngắn dài. Nước mắt đã hết. Hoàn toàn có khả năng chấm dứt khổ lụy. Chúng ta nên học cách sử dụng đức hạnh, chứ không để đức hạnh sử dụng mình.
In a nutshell, the point of the teaching of the Buddha is to transform one's view. It is possible to change it. It only requires looking at things and then it happens. Having been born we will experience aging, illness, death and separation. These things are right here. We don't need to look up at the sky or down at the earth. The Dhamma that we need to see and to know can be seen right here within us, every moment of every day. When there is a birth, we are filled with joy. When there is a death, we grieve. That's how we spend our lives. These are the things we need to know about, but we still have not really looked into them and seen the truth. We are stuck deep in this ignorance. We ask, ''When will we see the Dhamma,'' but it is right here to be seen in the present.
Nói tắt gọn, trọng điểm giáo lý của Đức Phật là chuyển hóa cách nhìn của con người. Hoàn toàn có thể thay đổi cách nhìn nhận của một người. Yêu cầu là gì? Chỉ cần chịu nhìn vào mọi thứ và sự thay đổi đó sẽ xảy ra!. Sau khi được sinh ra, chúng ta sẽ nếm trải qua những sự già, bệnh, chết và chia ly. Những điều này đang xảy ra ngay đây. Chúng ta đâu cần nhìn trên trời trên mây hay nhìn đâu xuống hố sâu vực thẳm. Giáo Pháp mà chúng ta cần phải nhìn thấy và hiểu biết có thể được tìm thấy ngay bên trong chúng ta, trong mỗi khoảng khắc thời gian, trong mọi lúc hiện thời. Khi thấy ai sinh ra, chúng ta mừng vui. Khi thấy ai chết đi, chúng ta u sầu. Đó là cách chúng ta trải qua trong cuộc sống. Đó là những điều chúng ta cần phải suy xét để hiểu biết, nhưng chúng ta chẳng bao giờ chịu thực sự nhìn kỹ nhìn sâu vào những điều đó để nhìn thấy sự thật. Chúng ta dính kẹt sâu trong ngu tối vô minh. Chúng ta cứ hỏi: "Khi nào ta nhìn thấy Giáo Pháp", nhưng nó đang ở ngay đây, chúng ta có thể nhìn thấy nó ngay bây giờ và tại đây.
This is the Dhamma we should learn about and see. This is what the Buddha taught about. He did not teach about gods and demons and nāga, protective deities, jealous demigods, nature spirits and the like. He taught the things that one should know and see. These are truths that we really should be able to realize. External phenomena are like this, exhibiting the three characteristics. Internal phenomena, meaning this body, are like this too. The truth can be seen in the hair, nails, skin and teeth. Previously they flourished. Now they are diminished. The hair thins and becomes grey. It is like this. Do you see? Or will you say it is something you can't see? You certainly should be able to see with a little investigation.
Đây chính là Giáo Pháp chúng ta cần phải học để nhìn thấy. Đó là điều Phật đã dạy. Phật không dạy về những thứ như trời thiêng, quỷ thần, rồng nāga, những thiên thần hộ mệnh, những loại thần ghen quỷ hờn, những vong linh này nọ. Phật dạy những thứ mà con người cần nên hiểu biết và nhìn thấy. Đó là những sự thật mà chúng ta thực sự có khả năng giác ngộ. Những hiện tượng bên ngoài là như vậy, thể hiện ba đặc tính [vô thường, khổ, vô ngã] của mọi sự hiện hữu. Những hiện tượng bên trong, nghĩa là bên trong thân này, thì cũng như vậy. Sự thật đó có thể nhìn thấy ở nơi tóc, lông, móng, da và răng. Trước kia chúng mới sinh ra tươi trẻ. Giờ chúng đã già đi, tàn hư. Tóc giờ đã xơ xác, gảy rụng và bạc màu. Nó vậy đó. Quý vị không nhìn thấy sao? Hay quý vị lại nói đó là cái quý vị không thể nhìn thấy? Chắc chắc là có, chỉ cần quý vị để ý suy xét một chút là quý vị có thể nhìn thấy.
If we really take an interest in all of this and contemplate seriously we can gain genuine knowledge. If this were something that could not be done the Buddha would not have bothered to talk about it. How many tens and hundreds of thousands of his followers have come to realization? If one is really keen on looking at things one can come to know. The Dhamma is like that. We are living in this world. The Buddha wanted us to know the world. Living in the world, we gain our knowledge from the world. The Buddha is said to be lokavidū, one who knows the world clearly. It means living in the world but not being stuck in the ways of the world, living among attraction and aversion but not stuck in attraction and aversion. This can be spoken about and explained in ordinary language. This is how the Buddha taught.
Nếu chúng ta quan tâm để ý tới tất cả những thứ đó và quán xét về chúng một cách nghiêm túc, thì quý vị sẽ đạt đến một sự hiểu biết thực thụ cho riêng mình. Nếu có điều gì không thể làm được thì chắc hẳn Phật đã không tốn công tốn sức nói để làm gì đâu. Bao nhiêu người, hàng chục và hàng trăm ngàn học trò của Phật đã thực hành theo Phật và đạt đến giác ngộ?. Nếu một người chịu nhìn và nhìn sâu vào mọi thứ thì người đó có thể đi đến hiểu biết về mọi sự đang diễn ra ở đó. Giáo Pháp là như vậy. Chúng ta đang sống trong thế gian. Phật khuyên chúng ta nên hiểu biết về thế gian. Sống trong thế gian, chúng ta đạt đến sự hiểu biết từ trong thế gian. Phật được gọi là một lokavidū: người hiểu biết thế gian một cách rõ ràng. Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là sống trong thế gian những không bị dính kẹt trong những đường lối cách thức của thế gian; sống giữa những tham dục và sân hận nhưng không bị mắc kẹt trong tham dục và sân hận. Điều này có thể được nói và được giải bày bằng ngôn ngữ bình thường. Đó là cách Đức Phật đã giảng giải.
Normally we speak in terms of attā, self, talking about me and mine, you and yours, but the mind can remain uninterruptedly in the realization of anattā, selflessness. Think about it. When we talk to children we speak in one way; when dealing with adults we speak in another way. If we use words appropriate to children to speak with adults, or use adults' words to speak with children, it won't work out. In the proper use of conventions we have to know when we are talking to children. It can be appropriate to talk about me and mine, you and yours and so forth, but inwardly the mind is Dhamma, dwelling in realization of anattā. You should have this kind of foundation.
Thông thường chúng ta nói gì cũng dựa vào cái chủ thể như 'ta', 'của ta', 'là ta'. Đó là attā, là bản ngã. Chúng ta suy nghĩ, nói, làm tất cả đều vì cái 'ta' và cái 'của ta'; cho cái 'ta' và cái 'của ta'; và tại cái 'ta' và cái 'của ta'. Nhưng nếu chúng ta chịu tu tập để nhìn ra sự thật vô-ngã, tâm có thể liên tục nhận biết sự vô-ngã (anattā), sự vô chủ thể, sự không có cái 'ta' đó. Quý vị hãy suy nghĩ về chỗ này!. Khi chúng ta nói chuyện với trẻ con, chúng ta nói một cách. Khi chúng ta nói chuyện với người lớn, chúng ta nói cách khác. Nếu chúng ta dùng những từ ngữ thích hợp với trẻ con để nói cho người lớn, thì cách đó đâu được đúng. Hoặc nếu dùng từ ngữ dành cho người lớn đi nói với trẻ con thì trẻ con nghe cũng không thuận. Cách dùng những quy ước một cách đúng đắn là chúng ta phải biết mình đang nói với ai. Chúng ta cũng luôn nói về cái 'ta' và 'của ta', 'anh' và 'của anh'...vân vân, nhưng nếu hướng vào bên trong, tâm là Giáo Pháp, tâm đang an trú trong sự nhận biết thường trực về sự thật vô-ngã (anattā). Quý vị phải nên tu tập để tâm có được cái nền tảng như vậy. (Dù bên ngoài chúng ta đang sống, nói và làm bằng những quy ước và những danh từ khái niệm hữu-ngã, nhưng bên trong tâm đã thấy biết rõ tính vô-ngã của mọi sự sống và mọi sự quy ước đó).
So the Buddha said that you should take the Dhamma as your foundation, your basis. Living and practicing in the world, will you take yourself, your ideas, desires and opinions as a basis? That is not right. The Dhamma should be your standard. If you take yourself as the standard you become self-absorbed. If you take someone else as your standard you are merely infatuated with that person. Being enthralled with ourselves or with another person is not the way of Dhamma. The Dhamma does not incline to any person or follow personalities. It follows the truth. It does not simply accord with the likes and dislikes of people; such habitual reactions have nothing to do with the truth of things.
Do vậy Phật mới nói chúng ta nên lấy Giáo Pháp làm nền tảng, làm cơ sở. Sống và tu tập trong thế gian, liệu quý vị có nên lấy những cái như thân ta, ý tưởng của ta, tham muốn của ta, ý kiến và quan niệm của riêng ta làm nền tảng hay không? Không, làm như vậy là không đúng, chỉ là chủ quan; lấy mấy thứ đó làm cơ sở sự thật là không đúng, không khách quan. Giáo Pháp đâu phải là tiêu chuẩn của chúng ta; Giáo Pháp là sự thật và chân lý, nó không thể là dựa trên cái 'ta' ích kỷ như vậy. Nếu lấy cái ta làm cơ sở sự thật, bạn sẽ biến thành một kẻ tự tôn, tự ngã, chủ quan. Còn nếu lấy người khác làm cơ sở tiêu chuẩn thì bạn chỉ là kẻ rồ dại, mê nịnh vào người đó. Chỉ dựa vào tiêu chuẩn của ta hay dựa vào tiêu chuẩn của người khác thì không phải là cách của Giáo Pháp. Giáo Pháp đâu có dựa theo bất kỳ cá nhân hay những nhân tính nào. Giáo Pháp chỉ dựa vào sự thật. Giáo Pháp đâu đơn giản dựa theo những sự thích hay hay sự ghét của người nào; những phản ứng thích, ghét, tham, sân đó của con người thì chẳng liên quan gì đến sự thật của mọi thứ. Sự thật là sự thật. (Ta thương ghét tham sân gì kệ ta chứ, đâu liên quan gì đến mặt trời. Mặt trời là tự nhiên, nó luôn mọc ở phương đông, dâu tùy thuộc vào cảm tính của con người).
If we really consider all of this and investigate thoroughly to know the truth, then we will enter the correct path. Our way of living will become correct. Thinking will be correct. Our actions and speech will be correct. So we really should look into all of this. Why is it that we have suffering? Because of lack of knowledge, not knowing where things begin and end, not understanding the causes; this is ignorance. When there is this ignorance then various desires arise, and being driven by them we create the causes of suffering. Then the result must be suffering. When you gather firewood and light a match to it, expecting not to have any heat, what are your chances? You are creating a fire, aren't you? This is origination itself.
Nếu chúng ta thực sự xem xét về tất cả điều này và chịu điều tra quán xét thấu đáo để hiểu biết sự thật, thì nhờ đó chúng ta sẽ bước vào con đường đạo đúng đắn. Cách sống của chúng ta sẽ trở nên đúng đắn. Sự suy nghĩ sẽ đúng đắn. Những hành động và lời nói sẽ trở nên đúng đắn. Do vậy chúng ta thực sự nên nhìn vào tất cả điều này. Tại sao chúng ta có khổ? Bởi do thiếu sự hiểu biết, không hiểu biết được mọi thứ xuất phát từ đâu và kết thúc ở đâu; bởi do không hiểu biết những nguyên nhân gây ra khổ; đó chính là sự ngu mờ, vô minh. Khi nào còn có ngu mờ thì còn những tham dục khởi sinh, và khi bị những tham dục dẫn dắt chúng ta tạo ra những nguyên nhân của khổ đau. Thì kết quả phải là khổ đau. Khi chúng ta gom nhóm đống củi và bật lửa đốt cháy, sao chúng ta nghĩ nó không nóng? Sao không nóng được, lửa cháy thì phải nóng chứ. Có nguyên nhân phải có kết quả chứ. Mình gây ra lửa cháy thì kết quả là lửa nóng. Đó chính là nguồn gốc của sự nóng.
If you understand these things then morality will be born here. Dhamma will be born here. So prepare yourselves. The Buddha advised us to prepare ourselves. You needn't have too many concerns or anxieties about things. Just look here. Look at the place without desires, the place without danger. Nibbāna paccayo hotu - the Buddha taught, let it be a cause for Nibbāna. If it will be a cause for realization of Nibbāna then it means looking at the place where things are empty, where things are done with, where they reach their end, where they are exhausted. Look at the place where there are no more causes, where there is no more self or other, me or mine. This looking becomes a cause or condition, a condition for attaining Nibbāna. Then practicing generosity becomes a cause for realizing Nibbāna. Practicing morality becomes a cause for realizing Nibbāna. Listening to the teachings becomes a cause for realizing Nibbāna. Thus we can dedicate all our Dhamma activities to become causes for Nibbāna. But if we are not looking towards Nibbāna, if we are looking at self and other and attachment and grasping without end, this does not become a cause for Nibbāna.
Nếu chúng ta hiểu được những điều này thì ngay đó đức hạnh sẽ được sinh ra, đức hạnh khởi sinh từ đó. Giáo Pháp sẽ khởi sinh ra ở đó. Do vậy, hãy chuẩn bị bản thân. Phật đã dạy chúng ta phải chuẩn bị bản thân. Quý vị không cần phải lo lắng lo toan quá nhiều về mọi thứ mọi sự. Quý vị chỉ cần nhìn vào đây. Nhìn ngay vào chỗ không có tham dục, nhìn ngay vào chỗ không có nguy hại. Nibbāna paccayo hotu – Đức Phật đã dạy như vậy: hãy để nó là một nhân để dẫn đến Niết-bàn. Nếu điều đó trở thành một nhân để dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn thì điều đó có nghĩa là nhìn vào chỗ mọi thứ trống không, nhìn vào chỗ mọi thứ đã làm xong, nhìn vào mọi thứ đã đi đến chỗ kết thúc của chúng, chỗ chúng đã diệt sạch. Nhìn vào chỗ không còn nhân, chỗ không còn cái 'ta', cái 'của ta' hay cái 'ai' chủ thể nào hết. Cách nhìn đó sẽ trở thành nguyên nhân và điều kiện [nhân và duyên] để đạt đến Niết-bàn giải thoát. Vậy thì, từ bây giờ quý vị hãy thực hành lòng rộng lượng bố-thí để trở thành một nhân giúp chứng ngộ Niết-bàn. Thực hành giới-hạnh đạo đức để trở thành một nhân giúp dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn. Thực hành thiền-tập để trở thành một nhân dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn. Chú-tâm lắng-nghe những giáo-lý để trở thành một nhân giúp dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn. Vậy đó, chúng ta dành hết nỗ lực cho những hoạt động tu tập Giáo Pháp trở thành những nhân giúp dẫn đến Niết-bàn. Nhưng nếu chúng ta không nhắm đến mục tiêu Niết-bàn, nếu chúng ta chỉ lo nhắm vào những mục tiêu ích kỷ của cái 'ta', cái ngã, sự ràng buộc và dính chấp một cách không ngừng, thì mọi việc tu hành sẽ không trở thành một nhân nào để dẫn đến Niết-bàn.
When we deal with others and they talk about self, about me and mine, about what is ours, then we immediately agree with this viewpoint. We immediately think, ''Yeah, that's right!'' But it's not right. Even if the mind is saying, ''Right, right'' we have to exert control over it. It's the same as a child who is afraid of ghosts. Maybe the parents are afraid too. But it won't do for the parents to talk about it; if they do then the child will feel he has no protection or security. ''No, of course Daddy is not afraid. Don't worry, Daddy is here. There are no ghosts. There's nothing to worry about.'' Well the father might really be afraid too. If he starts talking about it then they will all get so worked up about ghosts that they'll jump up and run away - father, mother and child - and end up homeless.
Khi chúng ta đối xử với những người khác và họ luôn nói về cái 'ta', 'của ta', 'của chúng ta' và bản ngã, thì chúng ta lập thức đồng ý với cách nói đó. Chúng ta lập tức nghĩ: "Ừ, điều đó đúng thôi!". Nhưng thực ra điều đó không đúng. Ngay cả khi cái tâm đang nói "Đúng, đúng" thì chúng ta cũng phải nỗ lực kiểm soát chỗ này. Cũng giống như một đứa trẻ sợ ma. Có thể cha mẹ cũng sợ ma luôn. Nhưng là cha mẹ thì không nên nói về sự sợ ma, nếu họ nói họ sợ ma thì đứa con sẽ cảm thấy nó không được bảo vệ, nó càng sợ hơn. Cha mẹ phải nói: "Không, không có ma nào hết. Ba mẹ không sợ ma. Đâu có ma cỏ gì mà con phải sợ. Con đang ở trong nhà mình với ba mẹ mà, sao con lại sợ như vậy". Dù cha mẹ có thể cũng sợ ma, nhưng khi nghe con cái nói sợ ma, cha mẹ cũng nói sợ luôn thì có lẽ cả cha mẹ con cái cùng nhảy lên và bỏ chạy, cuối cùng bỏ nhà bỏ cửa đi chỗ khác luôn.
This is not being clever. You have to look at things clearly and learn how to deal with them. Even when you feel that deluded appearances are real, you have to tell yourself that they are not. Go against it like this. Teach yourself inwardly. When the mind is experiencing the world in terms of self, saying, ''It's true,'' you have to be able to tell it, ''It's not true.'' You should be floating above the water, not be submerged by the floodwaters of worldly habit. The water is flooding our hearts if we run after things; do we ever look at what is going on? Will there be anyone 'watching the house'?
Làm người bĩnh tĩnh phải nên kiểm soát được chỗ này. Hùa nhau sợ và bỏ chạy là không khôn ngoan. Chúng ta phải biết nhìn vào sự việc một cách rõ ràng và học cách đối diện xử lý nó. Ngay cả khi quý vị cảm thấy những hình tướng lờ mờ là thực, quý vị cũng phải tự khuyên mình đó không phải là thực. Cứ làm ngược lại như vậy. Phải dạy dỗ chính mình ở bên trong nội tâm. Khi nào tâm đang trải nghiệm thế giới theo cơ sở cái 'ta' và nó nghĩ rằng đó là đúng là thực, thì ngay lúc đó quý vị phải có khả năng nói lại rằng: "Điều đó là không đúng, đó không phải thực". Quý vị phải cố bơi nổi trên mặt nước, đừng để bị chìm trong biển lũ của những thói tâm thói tính của thế gian thế tục. Nước thế tục sẽ tràn ngập cái tâm của chúng ta nếu chúng ta cứ chạy theo mọi thứ thế tục. Chúng ta cứ bỏ 'nhà' chạy theo mọi thứ thế tục bên ngoài, khi bị lũ lụt cuốn đi, còn ai chăm sóc 'căn nhà' của chính mình?
Nibbāna paccayo hotu - one need not aim at anything or wish for anything at all. Just aim for Nibbāna. All manner of becoming and birth, merit and virtue in the worldly way, do not reach there. Making merit and skilful kamma, hoping it will cause us to attain to some better state, we don't need to be wishing for a lot of things; just aim directly for Nibbāna. Wanting sīla, wanting tranquillity, we just end up in the same old place. It's not necessary to desire these things - we should just wish for the place of cessation.
Nibbāna paccayo hotu – người tu không cần phải nhắm đến điều gì khác hay mục tiêu nào khác. Chỉ cần nhắm đến mục tiêu Niết-bàn. Đừng nhắm đến những mục tiêu thế tục, tất cả những sự trở thành và sinh thành, tất cả mọi sự công đức và đức hạnh đều vẫn còn là mục tiêu thế tục. Hãy làm những hành động công đức và tích tạo những thiện nghiệp, hy vọng điều đó sẽ giúp chúng ta đạt đến những trạng thái tốt lành hơn, chúng ta không cần phải ước muốn nhiều thứ; chỉ cần nhắm đến mục tiêu rốt ráo là Niết-bàn. Nếu chỉ muốn nhắm đến phần giới hạnh và định tâm, thì chúng ta sẽ còn lẩn quẩn trong những pháp thế tục này, vẫn quay về chỗ cũ. Không cần thiết nhắm đến việc chứng đắc những phần thế tục đó—chúng ta chỉ nên nhắm đến chỗ chấm dứt, chỗ rốt ráo, đó là Niết-bàn giải thoát.
It is like this. Throughout all our becoming and birth, all of us are so terribly anxious about so many things. When there is separation, when there is death, we cry and lament. I can only think, how utterly foolish this is. What are we crying about? Where do you think people are going anyhow? If they are still bound up in becoming and birth they are not really going away. When children grow up and move to the big city of Bangkok they still think of their parents. They won't be missing someone else's parents, just their own. When they return they will go to their parents' home, not someone else's. And when they go away again they will still think about their home here in Ubon. Will they be homesick for some other place? What do you think? So when the breath ends and we die, no matter through how many lifetimes, if the causes for becoming and birth still exist the consciousness is likely to try and take birth in a place it is familiar with. I think we are just too fearful about all of this. So please don't go crying about it too much. Think about this. Kammam satte vibhajati - kamma drives beings into their various births - they don't go very far. Spinning back and forth through the round of births, that is all, just changing appearances, appearing with a different face next time, but we don't know it. Just coming and going, going and returning in the round of samsāra, not really going anywhere. Just staying there. Like a mango that is shaken off the tree, like the snare that does not get the wasps' nest and falls to the ground: it is not going anywhere. It is just staying there. So the Buddha said, Nibbāna paccayo hotu: let your only aim be Nibbāna. Strive hard to accomplish this; don't end up like the mango falling to the ground and going nowhere.
Tình trạng chúng ta là như vầy. Sự sống của chúng ta là một tiến trình trở thành và sinh thành liên tục. Trong suốt cả tiến trình trở thành (nghiệp hữu) và sinh thành (tái sinh) liên tục đó, chúng ta luôn luôn lo âu sợ hãi về rất nhiều điều nhiều thứ. (Cuộc đời chỉ là những chuỗi dài âu lo đằng sau một số khoái sướng và hạnh phúc có mất liên tục). Khi có chia cách chia ly, khi có ai chết, chúng ta khóc than và sầu khổ. Tôi thường nghĩ rằng, điều đó thiệt là ngu. Chúng ta khóc than về cái gì? Quý vị nghĩ người ta sống rồi sẽ đi về đâu? Nếu mọi người vẫn còn tạo nghiệp, vẫn còn trở thành và tái sinh, vẫn còn lẩn quẩn trong vòng tử sinh thì họ đâu có thực sự đi đâu. (Họ chưa có khả năng biến mất như những bậc giải thoát A-la-hán). Khi con cái ở quê lớn lên, chúng đi học đi làm ở thủ đô Bangkok, chúng vẫn nghĩ về cha mẹ. Chúng đâu nhớ đến cha mẹ ai khác ngoài cha mẹ mình. Khi chúng về quê, chúng về lại nhà của cha mẹ mình chứ đâu về nhà người khác. Rồi khi chúng phải lên lại thủ đô, chúng lại nghĩ nhớ đến cha mẹ của mình ở miền quê Ubon này. Chúng có nhớ nhà ở quê khác không? Quý vị nghĩ sao?. Cũng vậy, khi hơi thở tắt và chúng ta chết, dù có trải qua bao nhiêu trăm ngàn kiếp ở cõi sống nào, nhưng khi những nhân trở thành (nghiệp hữu, bhava) và sinh thành (tái sinh, upatti) vẫn còn, thì thức sẽ cố tìm cách tái sinh về lại những nơi thân thuộc ở trần gian này. Tôi nghĩ, chỉ là do tất cả chúng ta đều quá sợ hãi về điều này. (Sợ hãi về sinh tử, sợ hãi về những chuyến đi mịt mù sau khi chết; sợ hãi cho người thân yêu và sợ hãi cho chính mình sẽ đến lúc chết đi). Do vậy, mong quý vị đừng khóc than quá nhiều về những sự chết chóc và biệt ly. Hãy nghĩ kỹ về những điều tôi mới nói. Kammam satte vibhajati: nghiệp thúc đẩy chúng sinh vào những sự tái sinh khác nhau. Họ sẽ không đi xa đâu, bởi họ vẫn còn lẩn quẩn trong những vòng nghiệp hữu và tử sinh đó. Họ lăn lộn, chìm nổi, vào ra trong vòng sinh tử: chỉ có vậy; chỉ thay đổi những sinh trạng, sinh dạng, hình tướng, và xuất hiện bằng những hình tướng khác nhau sau khi chết, nhưng chúng ta không thể biết được hay nhìn thấy những điều đó. Chỉ là sự đến và đi, đi và đến, sinh diệt và diệt sinh lẩn quẩn trong vòng luân hồi (samsāra), không thực sự đi đâu hết; (đâu có thoát ra được khỏi vòng luân hồi sinh tử mà đi đâu). Chỉ lẩn quẩn ở đây. Giống như trái xoài mới rụng xuống từ cây xoài: nó chẳng biến đi đâu cả. Nó chỉ đang ở đó gần cây xoài. Do vậy Đức Phật đã dạy: Nibbāna paccayo hotu: Hãy lấy Niết-bàn làm mục tiêu duy nhất. Hãy nỗ lực tu tập hết mình để đạt được mục tiêu đó; đừng có nhắm đến những mục tiêu gần của thế tục, đừng kết thúc như một trái xoài chỉ rụng xuống dưới cây và chẳng đi đến đâu cả.
Transform your sense of things like this. If you can change it you will know great peace. Change, please; come to see and know. These are things one should indeed see and know. If you do see and know, then where else do you need to go? Morality will come to be. Dhamma will come to be. It is nothing far away; so please investigate this.
Hãy thay đổi và chuyển hóa cảm nhận của quý vị về mọi thứ theo cách nhìn như vậy. Nếu quý vị biết chuyển đổi như vậy, quý vị sẽ có được sự bình an lớn lao. Thay đổi cách nghĩ và cách nhìn, xin quý vị hãy làm vậy; hãy đi đến để thấy và biết. Nếu quý vị đã thấy và biết, vậy thì còn ước muốn đi tới chỗ nào nữa? Lúc đó cái gì là cũng có. Giới hạnh cũng sẽ có mặt. Giáo Pháp cũng hiện tiền. Điều này đâu phải là quá xa xôi; do vậy mong quý vị suy xét suy nghĩ về chỗ này.
When you transform your view, then you will realize that it is like watching leaves fall from the trees. When they get old and dry, they fall from the tree. And when the season comes, they begin to appear again. Would anyone cry when leaves fall, or laugh when they grow? If you did, you would be insane, wouldn't you? It is just this much. If we can see things in this way, we will be okay. We will know that this is just the natural order of things. It doesn't matter how many births we undergo, it will always be like this. When one studies Dhamma, gains clear knowledge and undergoes a change of world view like this, one will realize peace and be free of bewilderment about the phenomena of this life.
Khi quý vị chuyển đổi cách nhìn thì quý vị sẽ nhận thấy điều đó giống như đang nhìn những chiếc lá rụng khỏi cây. Khi lá già và khô héo, nó rụng khởi cây. Và khi đến mùa khác, chúng lại mọc ra lại. Có ai đi cứ đi than khóc khi nhìn lá rụng và mừng vui khi thấy lá mọc ra không? Nếu quý vị làm vậy, chắc quý vị cũng điên khùng đến nơi rồi, phải không? Điều đó chỉ là vậy, chết chỉ là vậy, chết sống chỉ là như vậy, đó chỉ là đường lối sinh diệt của tự nhiên. Nếu chúng ta biết nhìn mọi thứ theo cách nhìn như vậy thì chúng ta được thư thái và bình tâm. Chúng ta hiểu rõ đó chỉ là những trật tự và đường lối diễn ra của tự nhiên. Không cần biết chúng ta đã chết và tái sinh tái sinh bao nhiêu lần nhiêu kiếp đã rồi, đó đơn giản là quy luật của tự nhiên. (Có sinh là có tử). Khi người nào chịu học hiểu Giáo Pháp, đạt được sự hiểu biết rõ ràng và thực thụ chuyển đổi cách nhìn về thế gian theo cách như vậy, người đó sẽ thực chứng sự bình an và sẽ được giải thoát khỏi những sự hoang mang sợ hãi trong cuộc sống này.
But the important point really, is that we have life now, in the present. We are experiencing the results of past deeds right now. When beings are born into the world, this is the manifestation of past actions. Whatever happiness or suffering beings have in the present is the fruit of what they have done previously. It is born of the past and experienced in the present. Then this present experience becomes the basis for the future as we create further causes under its influence and so future experience becomes the result. The movement from one birth to the next also happens in this way. You should understand this.
Nhưng điều thực sự quan trọng là chúng ta đang có cuộc sống đó ngay đây, ngay trong hiện tại. Chúng ta đang nếm trải những nghiệp quả của những nghiệp thiện ác trong quá khứ. Khi những chúng sinh được sinh ra vào trong thế gian này, đó là sự biểu hiện của những nghiệp trong quá khứ. Tất cả mọi thứ sướng, khổ, vui, buồn chúng ta đang có trong hiện tại đều là kết quả của những hành động (nghiệp) chúng ta đã làm trước đây. Nghiệp được sinh trong quá khứ và được nếm trải trong hiện tại. Rồi thì hiện tại lại chính là cơ sở của tương lai, bởi trong khi nếm trải những nghiệp quá khứ, chúng ta tạo nên những nghiệp mới là nhân của tương lai; và tương lai sẽ nếm trải những nghiệp chúng ta đang làm trong hiện tại. Sự di chuyển từ kiếp sống này qua kiếp sống khác cũng xảy ra theo nguyên lý (nhân quả nghiệp quả) như vậy. Quý vị phải nên hiểu rõ điều này.
Listening to the Dhamma should resolve your doubts. It should clarify your view of things and alter your way of living. When doubts are resolved, suffering can end. You stop creating desires and mental afflictions. Then whatever you experience, if something is displeasing to you, you will not suffer over it because you understand its changeability. If something is pleasing to you, you will not get carried away and become intoxicated by it because you know the way to let go of things appropriately. You maintain a balanced perspective, because you understand impermanence and know how to resolve things according to Dhamma. You know that good and bad conditions are always changing. Knowing internal phenomena you understand external phenomena. Not attached to the external, you are not attached to the internal. Observing things within yourself or outside of yourself, it is all completely the same.
Việc lắng nghe Giáo Pháp sẽ giải quyết những sự nghi ngờ nghi vấn của quý vị. Việc lắng nghe Giáo Pháp sẽ khai sáng cách nhìn của quý vị về mọi thứ trên đời, và chuyển đổi cách sống của quý vị. Khi những nghi ngờ đã được giải tỏa, khổ đau sẽ chấm dứt. Quý vị sẽ không còn tạo tác những tham muốn và những khổ lụy ưu phiền trong tâm trí. Rồi thì sao, rồi khi có thứ gì không làm quý vị vui sướng, quý vị cũng không thấy khổ đau, bởi quý vị đã hiểu được bản tính thay đổi vô thường của mọi thứ mọi sự trong đời. Và nếu có thứ gì làm quý vị vui sướng, quý vị cũng không bị quá khích, không chạy dính theo nó, không bị dính độc bởi nó, bởi quý vị đã biết rõ cách để buông bỏ mọi thứ một cách đúng đắn. Quý vị biết duy trì một cách nhìn cân bằng, bởi quý vị đã rõ biết về lẽ vô thường và đã biết cách để giải quyết những vấn đề theo đúng Giáo Pháp. Quý vị biết rõ những trạng thái tốt và trạng thái xấu đều luôn luôn biến đổi, vô thường. Sau khi đã biết rõ bản chất vô thường của những hiện tượng bên trong (thân này), chúng ta đi đến biết rõ những hiện tượng bên ngoài. Nếu không dính chấp vào những thứ bên ngoài, thì chúng ta không dính chấp vào những thứ bên trong (thân này). Sau khi quán sát mọi thứ bên trong bản thân mình và bên ngoài bản thân mình, chúng ta nhìn thấy tất cả đều hoàn toàn tương tợ giống nhau.
In this way we can dwell in a natural state, which is peace and tranquility. If we are criticized, we remain undisturbed. If we are praised, we are undisturbed. Let things be in this way; don't be influenced by others. This is freedom. Knowing the two extremes for what they are one can experience well-being. One does not stop at either side. This is genuine happiness and peace, transcending all things of the world. One transcends all good and evil. Above cause and effect, beyond birth and death. Born into this world, one can transcend the world. Beyond the world, knowing the world - this is the aim of the Buddha's teaching. He did not aim for people to suffer. He desired people to attain to peace, to know the truth of things and realize wisdom. This is Dhamma, knowing the nature of things. Whatever exists in the world is nature. There is no need to be in confusion about it. Wherever you are, the same laws apply.
Bằng cách tu tập và đạt đến theo cách như vậy, chúng ta có thể thường trú an trú trong một trạng thái tự nhiên, đó là sự bình an và tĩnh lặng. Nếu chúng ta có bị chửi mắng hay bị sỉ nhục, chúng ta vẫn không bị kích động hay sân tức. Nếu chúng ta được khen ngợi hay nịnh hót, chúng ta cũng không bị kích động hay tự mãn tự đại. Cứ để mọi sự diễn ra theo cách như vậy, chúng ta bình tâm, không bị tác động bởi những thứ bên ngoài và người ngoài. Đó là sự tự do. Đó là giải thoát. Nếu đã hiểu biết rõ bản chất của hai cực đoan sướng và khổ đích thực là gì, thì chúng ta có thể sống trong sự bình an thư thái. Nếu đã làm được vậy, chúng ta đâu còn chạy theo hay dừng lại ở cực đoan sướng hay khổ nào nữa. Đây mới chính là niềm hạnh phúc và bình an đích thực, vượt trên tất cả mọi thứ của thế gian. Lúc đó người tu đã vượt trên tất cả mọi điều thiện ác. Vượt trên nhân quả, vượt trên sinh tử. Sau khi được sinh ra vào thế gian này, một người có thể vượt trên thế gian. Vượt trên thế gian, hiểu biết rõ thế gian— đây mới chính là mục tiêu của lời Phật dạy. Phật không nhắm đến những mục tiêu con người phải tiếp tục chịu khổ lụy. Phật mong muốn mọi người đạt đến sự bình an, biết rõ sự thật của mọi thứ, và chứng đạt trí tuệ bát-nhã. Đây chính là Giáo Pháp, đây chính là sự hiểu biết về bản chất của mọi thứ trên thế gian. Tất cả mọi thứ tồn tại trên thế gian đều là tự nhiên. Do vậy chúng ta không cần phải sống ngu mờ và âu lo về lẽ tự nhiên đó. Dù chúng ta có ở đâu, những quy luật tự nhiên đó vẫn có mặt như vậy.
The most important point is that while we have life, we should train the mind to be even in regard to things. We should be able to share wealth and possessions. When the time comes we should give a portion to those in need, just as if we were giving things to our own children. Sharing things like this we will feel happy; and if we can give away all our wealth, then whenever our breath may stop there will be no attachment or anxiety because everything is gone. The Buddha taught to 'die before you die,' to be finished with things before they are finished. Then you can be at ease. Let things break before they are broken, let them finish before they are finished. This is the Buddha's intention in teaching the Dhamma. Even if you listen to teachings for a hundred or a thousand eons, if you do not understand these points you won't be able to undo your suffering and you will not find peace. You will not see the Dhamma. But understanding these things according to the Buddha's intention and being able to resolve things is called seeing the Dhamma. This view of things can make an end of suffering. It can relieve all heat and distress. Whoever strives sincerely and is diligent in practice, who can endure, who trains and develops themselves to the full measure, those persons will attain to peace and cessation. Wherever they stay, they will have no suffering. Whether they are young or old they will be free of suffering. Whatever their situation, whatever work they have to perform, they will have no suffering because their minds have reached the place where suffering is exhausted, where there is peace. It is like this. It is a matter of nature.
Điều quan trọng nhất là trong khi chúng ta còn đang sống, chúng ta nên huấn luyện cái tâm sao cho được quân-bình đối với tất cả mọi thứ. Chúng ta nên có khả năng cho đi, chia sẻ của cải vật chất. Đến lúc nào đó, chúng ta nên biết cho đi một phần những gì mình có cho những người khốn khó nghèo hèn; cũng giống như cách quý vị phân cho của cải tài sản cho con cháu vậy. Cho đi và chia sẻ như vậy sẽ làm chúng ta thấy hạnh phúc; và nếu ai có thể cho đi tất cả thì khi gần đất xa trời người đó sẽ không còn sự ràng buộc hay lo âu nào, bởi vì đâu còn thứ gì nữa để mà lo. Đức Phật đã dạy phải biết cách "chết trước khi chết", phải kết thúc mọi thứ trước khi mọi thứ chấm dứt. Rồi chúng ta sẽ được thư thái, bình an. Hãy phá bỏ mọi thứ trước khi mọi thứ vỡ tan; hãy kết thúc mọi thứ trước khi mọi thứ chấm dứt. (Hãy buông bỏ tất cả mọi thứ trước khi không thể mang theo thứ gì). Đây là ý của Phật khi Phật dạy về Giáo Pháp. Cho dù quý vị có lắng nghe giáo lý giáo pháp suốt cả trăm cả ngàn đại kiếp chăng nữa, nếu quý vị không hiểu ra những điểm này thì quý vị không thể nào tháo gỡ khổ đau và không thể nào tìm thấy sự bình an đích thực. Quý vị sẽ không nhìn thấy Giáo Pháp. Nhưng nếu quý vị hiểu được những điều này và có khả năng giải quyết mọi thứ thì đó được gọi là nhìn thấy Giáo Pháp. Cách nhìn mọi thứ đúng với Giáo Pháp có thể làm chấm dứt khổ đau. Nó có thể giải trừ tất cả mọi nhiệt não và sầu não. Bất cứ ai nỗ lực tu tập một cách thành tâm, ai biết chịu khó chịu khổ để tu tập, ai biết huấn luyện và phát triển bản thân đến tối đa tiềm năng của chính mình, những người đó sẽ đạt đến sự bình an và chấm dứt. Dù họ sống ở đâu, họ cũng không bị khổ. Dù họ có trẻ hay già, họ vẫn không bị khổ. Dù phải ở trong tình huống nào, dù phải làm bất cứ việc gì, họ vẫn không bị khổ, bởi tâm của họ đã đạt đến chỗ khổ đã tận diệt, đạt đến chỗ của sự bình an. Vậy đó. Đó là lẽ tự nhiên. Nếu họ nỗ lực tu tập như vậ thì sẽ đạt đến chỗ như vậy.
The Buddha thus said to change one's perceptions, and there will be the Dhamma. When the mind is in harmony with Dhamma, then Dhamma enters the heart. The mind and the Dhamma become indistinguishable. This is something to be realized by those who practice, the changing of one's view and experience of things. The entire Dhamma is paccattam (to be known personally). It cannot be given by anyone; that is an impossibility. If we hold it to be difficult then it will be something difficult. If we take it to be easy then it is easy. Whoever contemplates it and sees the one point does not have to know a lot of things. Seeing the one point, seeing birth and death, the arising and passing away of phenomena according to nature, one will know all things. This is a matter of the truth.
Như vậy, Phật đã dạy con người phải thay đổi cách nhận thức về thế gian, và lúc đó sẽ có Giáo Pháp hiện tiền. Khi tâm đã hòa đồng với Giáo Pháp, thì Giáo Pháp sẽ tiến vào tâm và trái tim. Lúc đó tâm và Giáo Pháp trở thành một, không còn phân biệt được. Đây chính là chỗ được chứng ngộ bởi những ai tu tập thực thụ, đó là chính sự chuyển đổi cách nhìn và cách trải nghiệm về mọi thứ. Toàn bộ Giáo Pháp là paccattam [Giáo Pháp là để tự mỗi người tự chứng thấy, phải tự mình chứng ngộ]. Giáo Pháp không phải là thứ có thể được cho, ban, truyền hay chuyển giao; điều đó là không thể. Nếu chúng ta cho Giáo Pháp là thứ khó được chứng ngộ thì nó sẽ khó được chứng ngộ. Nếu chúng ta coi Giáo Pháp là dễ nhìn thấy thì nó sẽ dễ nhìn thấy đối với chúng ta. Ai có thể quán xét để nhìn thấy một điểm thì không cần phải quán xét để nhìn thấy tất cả mọi thứ khác. Sau khi nhìn thấy rõ bản chất của một điểm, ví dụ nhìn thấy bản chất sinh và chết, nhìn thấy sự sinh và diệt của các hiện tượng theo lẽ tự nhiên, thì người đó sẽ nhìn thấy được lẽ thực đó trong tất cả mọi thứ khác. Đó chỉ là vấn đề sự thật, chỉ là lẽ thực.
This is the way of the Buddha. The Buddha gave his teachings out of the wish to benefit all beings. He wished for us to go beyond suffering and to attain peace. It is not that we have to die first in order to transcend suffering. We shouldn't think that we will attain this after death; we can go beyond suffering here and now, in the present. We transcend within our perception of things, in this very life, through the view that arises in our minds. Then sitting, we are happy; lying down, we are happy; wherever we are, we are happy. We become without fault, experience no ill results, and live in a state of freedom. The mind is clear, bright, and tranquil. There is no more darkness or defilement. This is someone who has reached the supreme happiness of the Buddha's way. Please investigate this for yourselves. All of you lay followers, please contemplate this to gain understanding and ability. If you suffer, then practice to alleviate your suffering. If it is great, make it little, and if it is little, make an end of it. Everyone has to do this for themselves, so please make an effort to consider these words. May you prosper and develop.
Đây là cách của Đức Phật. Phật đã dạy giáo lý vì phúc lợi của tất cả chúng sinh. Phật mong muốn chúng ta vượt trên khổ đau và đạt đến bình an. Điều đó không có nghĩa là chúng ta phải chết trước để vượt lên sự bình an. Chúng ta đừng nên nghĩ chúng ta sẽ đạt đến sự bình an sau khi chết; chúng ta phải vượt qua khổ đau ngay bây giờ và tại đây, ngay trong hiện tại. Chúng ta vượt qua ngay bên trong những nhận thức (tưởng) của chúng ta về mọi thứ, vượt qua ngay trong kiếp sống này, vượt qua bằng cách nhìn mới khởi sinh ngay trong tâm này của chúng ta. Khi ngồi ta hạnh phúc; khi nằm ta hạnh phúc; dù ta đang ở đâu ta cũng hạnh phúc. Chúng ta trở nên vô-lỗi, vô-tác, vô-nhiễm; chúng ta không còn nếm trải những nghiệp quả xấu ác, và chúng ta sống trong một trạng thái tự do tự tại. Tâm trong suốt, sáng tỏ, và tĩnh lặng. Không còn bóng tối hay ô nhiễm. Người như vậy là đã đạt đến niềm hạnh phúc tối thượng theo cách của Đức Phật. Mong quý vị hãy tự mình điều tra quán chiếu để tự mình tìm ra niềm hạnh phúc đó. Mong tất cả những Phật tử ở đây có thể đạt đến năng lực hiểu biết đó. Khi gặp khó khổ, thì tu tập để làm vơi nhẹ sự khổ. Khi có sung sướng, thì hạ thấp sự khoái sướng đó xuống; đến khi nó được giảm thiểu, chấm dứt sự sướng đó luôn. (Gặp khổ không sân tức, gặp sướng không quá khích, giữ tâm bình lặng ở giữa). Mọi người cần phải tự mình tu tập như vậy, do vậy quý vị hãy suy xét kỹ những lời tôi vừa nói. Cầu mong quý Phật tử an lạc và tu tiến.
Chương 8
UNDERSTANDING DUKKHA - HIỂU VỀ KHỔ
It sticks on the skin and goes into the flesh; from the flesh it gets into the bones. It's like an insect on a tree that eats through the bark, into the wood and then into the core, until finally the tree dies.
Khổ dính vào da và thấm vào thịt; từ thịt thấm vào tận xương tủy. Nó giống như con mọt trên cây đục khoét từ vỏ, vào trong thịt gỗ, từ gỗ vào lõi, cho đến khi cây héo chết.
We've grown up like that. It gets buried deep inside. Our parents taught us grasping and attachment, giving meaning to things, believing firmly that we exist as a self-entity and that things belong to us. From our birth that's what we are taught. We hear this over and over again, and it penetrates our hearts and stays there as our habitual feeling. We're taught to get things, to accumulate and hold on to them, to see them as important and as ours. This is what our parents know, and this is what they teach us. So it gets into our minds, into our bones.
Khi chúng ta sinh ra và lớn lên, khổ thấm sâu vào bên trong. Cha mẹ sinh ra chúng ta, dạy chúng ta cách tham muốn và giữ lấy mọi thứ, coi mọi thứ là quan trọng, dạy chúng tin rằng ta là những 'linh hồn' cố định và những của cải vật chất là của ta. Từ lúc sinh ra ta đã được dạy về cách sinh tồn như vậy. Chúng ta nghe đi nghe lại, được dạy đi dạy lại về cách tranh đấu, cách tham chấp, cách giữ lấy những thứ gọi là 'của ta', và điều đó đã thấm sâu vào tim ta như những cảm giác thường trực. Ta được dạy phải lấy, đạt và phải có nhiều thứ, tích lũy nhiều thứ và giữ chặt chúng, coi chúng là phần quan trọng của đời sống và chúng là 'của ta'. Đó là cách cha mẹ chúng ta biết và họ đã dạy cho chúng ta làm theo. Do vậy, như lẽ truyền thừa, những điều đó đã thấm sâu vào xương tủy chúng ta.
When we take an interest in meditation and hear the teaching of a spiritual guide it's not easy to understand. It doesn't really grab us. We're taught not to see and to do things the old way, but when we hear the teaching, it doesn't penetrate the mind; we only hear it with our ears. People just don't know themselves.
Khi chúng ta muốn thiền tập và nghe những lời chỉ dạy về tâm linh, ta nghe rất khó hiểu. Chúng ta được sư thầy dạy dẹp bỏ những cách nghĩ và cách làm cố hữu sai lạc đó, nhưng khi nghe vậy, mọi thứ cứ như nước đổ lá môn, chẳng bao giờ thấm vào tim ta.
So we sit and listen to teachings, but it's just sound entering the ears. It doesn't get inside and affect us. It's like we're boxing and we keep hitting the other guy but he doesn't go down. We remain stuck in our self-conceit. The wise have said that moving a mountain from one place to another is easier than moving the self-conceit of people.
Rồi chúng ta tiếp tục đi chùa, đọc sách, nghe giảng đủ thứ. Khi đọc và nghe thì thấy có lý, nhưng ngay sau đó chẳng thấm gì vào tâm can. Giống như trận đấu quyền anh dai nhách. Ta đánh liên tục vào đối thủ, nhưng chẳng bao giờ hạ gục được người đó. Tâm trí chúng ta bị dính nặng vào tà kiến thân kiến, về một cái 'ta' là tất cả. Bậc hiền trí đã từng nói giang sơn còn dễ chuyển dời hơn là cái 'ta' của một người.
We can use explosives to level a mountain and then move the earth. But the tight grasping of our self-conceit - oh man! The wise can teach us to our dying day, but they can't get rid of it. It remains hard and fast. Our wrong ideas and bad tendencies remain so solid and unbudging, and we're not even aware of it. So the wise have said that removing this self-conceit and turning wrong understanding into right understanding is about the hardest thing to do.
Chúng ta có thể dùng chất nổ công phá để phá núi dời non. Nhưng chao ôi, lòng người khó đổi, đụng chạm đến cái 'ta' là xảy ra chuyện lớn ngay. Những tư tưởng sai lầm (tà kiến) và những khuynh hướng xấu (gông cùm) thì quá chắc chắn và gần như không phá bỏ được. Chúng ta cũng chẳng biết gì về chúng. Do vậy bậc trí hiền nói việc thay đổi sự hiểu biết sai lạc (tà kiến) thành sự hiểu biết đúng đắn (chánh kiến) là việc khó làm nhất.
For us puthujjana (worldly beings) to progress on to being kalyānajana (virtuous beings) is so hard. Puthujjana means people who are thickly obscured, who are dark, who are stuck deep in this darkness and obscuration. The kalyānajana has made things lighter. We teach people to lighten, but they don't want to do that because they don't understand their situation, their condition of obscuration. So they keep on wandering in their confused state.
If we come across a pile of buffalo dung we won't think it's ours and we won't want to pick it up. We will just leave it where it is because we know what it is.
Đối với chúng ta là những chúng sinh phàm tục (putthujana), để tiến bộ thành chúng sinh đạo hạnh (kalyanajana) là điều không dễ dàng. Putthujana là người còn bị ngu mờ, người ở trong bóng tối. Kalyanajana là người đã thắp sáng nhiều thứ, là người trong ánh sáng. Những thánh nhân dạy mọi người thắp sáng, nhưng họ không làm theo bởi vì họ không hiểu họ đang ở trong bóng tối. Do vậy họ cứ mãi trôi dạt trong trạng thái ngu mờ và vô minh.
Nếu ta gặp đống phân trâu trên đường, ta có nên nghĩ đó là 'của ta' hay không?, hay là không nên nhặt lấy nó bởi ta thừa biết nó là cái gì!
It's like that. That's what's good in the way of the impure. Evil is the food of bad people. If you teach them about doing good they're not interested, but prefer to stay as they are because they don't see the harm in it. Without seeing the harm there's no way things can be rectified. If you recognize it, then you think, ''Oh! My whole pile of dung doesn't have the value of a small piece of gold!'' And then you will want gold instead; you won't want the dung anymore. If you don't recognize this you remain the owner of a pile of dung. Even if you are offered a diamond or a ruby, you won't be interested.
Đó là thứ chỉ tốt đối với những người không sạch. Cũng như thứ bất thiện là thức ăn của người xấu. Nếu chúng ta khuyên họ làm điều tốt, họ sẽ không làm, họ thích làm theo cách của họ, bởi vì họ không hiểu được sự nguy hại của những điều bất thiện. Khi không nhìn thấy sự nguy hại thì họ không cần tu sửa. Nếu ta nhận ra phân trâu là gì, ta sẽ nghĩ "Ồ, cả đống phân trâu của ta chẳng có giá trị bằng một phân vàng!", và vì vậy ta thích vàng hơn; chẳng ai cần phân trâu làm gì. Nhưng nếu ta không nhận ra phân trâu là gì, ta vẫn nhặt lấy nó và làm chủ của nó.
That's the 'good' of the impure. Gold, jewels and diamonds are considered something good in the realm of humans. The foul and rotten is good for flies and other insects. If you put perfume on it they would all flee. What those with wrong view consider good is like that. That's the 'good' for those with wrong view, for the defiled. It doesn't smell good, but if we tell them it stinks they'll say it's fragrant. They can't reverse this view very easily. So it's not easy to teach them.
Đó là thứ chỉ 'tốt' đối với người không trong sạch. Vàng bạc, châu báu được cho là những thứ quý giá trên đời người. Thứ hôi thối chỉ 'tốt' cho ruồi nhặng và côn trùng. Nếu ta cầm bó hoa tươi, ruồi chẳng thèm bu tới. Ngay cả bạn trả tiền cho chúng, chúng cũng chẳng thèm đến. Nhưng ở đâu có xác chết sình thối, ở đâu có mùi hôi thối tanh tưởi, chúng sẽ bu đến đó. Tà kiến cũng giống như vậy. Tà kiến là kiểu như vậy. Thứ gì là thơm ngọt đối với loài ong thì chẳng ngọt thơm đối với ruồi nhặng. (Người dơ bẩn bất thiện chỉ thích làm việc dơ bẩn bất thiện. Tâm từ bi hay đạo đức là thứ khó nuốt đối với họ.)
If you gather fresh flowers the flies won't be interested in them. Even if you tried to pay them, they wouldn't come. But wherever there's a dead animal, wherever there's something rotten, that's where they'll go. You don't need to call them - they just go. Wrong view is like that. It delights in that kind of thing. The stinking and rotten is what smells good to it. It's bogged down and immersed in that. What's sweet smelling to a bee is not sweet to a fly. The fly doesn't see anything good or valuable in it and has no craving for it.
Chuyện kể có hai người bạn thân. Sau khi chết, một người được tái sinh thành thiên thần ở cõi trời trong sạch, người kia tái sinh thành con giòi trong đống phân. Thiên thần được phú cho nhiều năng lực siêu phàm, có thể nhớ lại người bạn trong quá khứ. Vị thiên thần dùng thiên nhãn minh để tìm bạn và thấy bạn đang là con giòi trong đống phân. Vị ấy hóa mình vào đống phân để bạn mình nhận ra. Họ mừng rỡ khi gặp nhau. Con giòi hỏi vị thiên thần: "Ụa, rồi anh tái sinh về ở đâu?". Vị thiên thần trả lời: "Tuyệt vời!. Chỉ toàn là phúc lành ở cõi tiên!. Mọi thứ đều trong sạch và sung sướng. Bạn ước cái gì, cái đó sẽ có ngay. Tôi hy vọng bạn sẽ lên đó với tôi để hưởng phúc."
There is difficulty in practice, but in anything we undertake we have to pass through difficulty to reach ease. In Dhamma practice we begin with the truth of dukkha, the pervasive unsatisfactoriness of existence. But as soon as we experience this we lose heart. We don't want to look at it. Dukkha is really the truth, but we want to get around it somehow. It's similar to the way we don't like to look at old people, but prefer to look at those who are young.
Nhưng con giòi bỗng nhiên khóc, vì nó cảm thấy xót thương cho người bạn thiên thần. Nó nói: "Nghe này bạn, nơi tôi đang sống còn hơn cả sự đầy đủ, cuộc sống ở đây đầy thích thú. Tôi thậm chí không cần phải ước cái gì thì nó mới có, tất cả đều có sẵn ở đây. Bạn nên ở lại đây luôn mới phải." ——–
Tu hành là việc không dễ, nhưng chúng ta cần vượt qua những khó khăn để đạt đến sự dễ chịu. Tu hành theo Giáo Pháp, chúng ta bắt đầu bằng sự thật về khổ, đó là sự bất toại nguyện của sự sống. Ngay khi ta nếm trải sự thật này, lòng ta đã đau buồn. Ta không muốn nhìn vào nó. Khổ thực sự là một sự thật, nhưng ta cứ muốn tránh né, không dám nhìn nhận. Giống như kiểu ta không muốn nhìn người già, ta chỉ luôn thích nhìn người trẻ đẹp và hấp dẫn.
If we don't want to look at dukkha we will never understand dukkha, no matter how many births we go through. Dukkha is a noble truth. If we allow ourselves to face it then we will start to seek a way out of it. If we are trying to go somewhere and the road is blocked we will think about how to make a pathway. Working at it day after day we can get through. When we encounter problems we develop wisdom like this. Without seeing dukkha we don't really look into and resolve our problems; we just pass them by indifferently.
Nếu chúng ta không muốn nhìn vào sự khổ, chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu biết về khổ, dù chúng ta sống bao lâu. Khổ là sự thật. Khổ là lẽ thực trong mọi sự sống. Khổ có mặt trong mọi sự sống. Nếu chúng ta cho phép mình đối diện với nó thì chúng ta mới có thể thoát ra khỏi nó. (Vì có sự thật về khổ nên mới có đạo Phật là con đường để giúp giải thoát khỏi khổ. Có nhiều người không chịu đối diện hay nhìn nhận sự khổ, người hiền trí không hiểu họ theo đạo Phật để làm gì). Nếu ta cố tránh né đi chỗ khác và gặp đường bí, ta phải nghĩ ra đường thoát. Ta phải đối diện với chỗ bí đó. Sau nhiều ngày rồi ta cũng tìm ra được đường thoát qua chỗ bí, dù có phải đi vòng hay bỏ công trèo đèo lội suối. Khi ta gặp khó khăn, ta phát triển được trí tuệ (giải thoát) như vậy. Nếu không nhìn thấy sự khổ, chúng ta không thực sự nhìn vào nó và giải quyết nó. Chúng ta chỉ biết chịu đựng nó hoặc làm ngơ với nó ngay trong thân tâm chúng ta.
My way of training people involves some suffering, because suffering is the Buddha's path to enlightenment. He wanted us to see suffering and to see origination, cessation and the path. This is the way out for all the ariya, the awakened ones. If you don't go this way there is no way out. The only way is knowing suffering, knowing the cause of suffering, knowing the cessation of suffering and knowing the path of practice leading to the cessation of suffering. This is the way that the ariya, beginning with Stream Entry, were able to escape. It's necessary to know suffering.
Cách tu tập mà tôi chỉ cho nhiều người đều liên quan đến khổ, bởi vì hiểu biết về sự khổ chính là con đường của Phật để đi đến giác ngộ. Phật muốn chúng ta nhìn thấy khổ và nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đó. Đây là đường lối (đạo) giải thoát của những bậc giác ngộ. Nếu chúng ta không đi đường này, thì chẳng có đường nào để thoát.
If we know suffering, we will see it in everything we experience. Some people feel that they don't really suffer much. Practice in Buddhism is for the purpose of freeing ourselves from suffering. What should we do not to suffer anymore? When dukkha arises we should investigate to see the causes of its arising. Then once we know that, we can practice to remove those causes. Suffering, origination, cessation - in order to bring it to cessation we have to understand the path of practice. Then once we travel the path to fulfillment, dukkha will no longer arise. In Buddhism, this is the way out.
Nếu ta biết về khổ, ta sẽ nhìn thấy nó trong mọi sự trải nghiệm của ta. Nhiều người cảm thấy họ thực sự không bị khổ gì nhiều, nên họ chẳng quan tâm. Đó chỉ là một cách nhìn nhận. Thực ra khổ là bao trùm, khổ ở khắp nơi. Mục đích tu tập của Phật giáo là đi đến giải thoát chúng ta khỏi mọi sự khổ và bất toại nguyện có mặt trong mọi trải nghiệm. Cách như thế nào? Khi khổ khởi sinh, ta điều tra nguyên nhân khởi sinh của khổ. Sau khi đã biết, ta có thể tu tập cách để loại bỏ những nguyên nhân đó. Rồi khi chúng ta đi hết con đường, khổ không còn khởi sinh nữa. Theo Phật giáo, đây chính là lối thoát. Đây là đạo Phật.
Opposing our habits creates some suffering. Generally we are afraid of suffering. If something will make us suffer, we don't want to do it. We are interested in what appears to be good and beautiful, but we feel that anything involving suffering is bad. It's not like that. Suffering is saccadhamma, truth. If there is suffering in the heart it becomes the cause that makes you think about escaping. It leads you to contemplate. You won't sleep so soundly because you will be intent on investigating to find out what is really going on, trying to see causes and their results.
Làm ngược lại với thói tâm của mình thường tạo ra khổ. Lẽ thường chúng ta sợ khổ, và điều gì làm chúng ta khổ thì chúng ta không muốn làm. Chúng ta chỉ thích muốn những thứ trong có vẻ tốt và đẹp, và chúng ta coi những thứ dính líu đến khổ là xấu và xui. Nhưng thực ra không phải như vậy. Nếu có khổ trong tâm thì đó là nguyên nhân để ta nghĩ cách thoát ra khỏi nó. Nó làm ta suy xét, quán chiếu. Ta phải chú tâm vào điều tra để tìm hiểu điều gì đang xảy ra, cố tìm ra những nhân và quả của chúng.
Happy people don't develop wisdom. They are asleep. It's like a dog that eats its fill. Afterwards it doesn't want to do anything. It can sleep all day. It won't bark if a burglar comes - it's too full, too tired. But if you only give it a little food it will be alert and awake. If someone tries to come sneaking around, it will jump up and start barking. Have you seen that?
Người sống sướng không tu tập trí tuệ. Họ ngủ quên trong sung sướng. Giống như một con chó đã ăn no nê, sau đó nó chẳng muốn làm gì nữa. Nó có thể ngủ cả ngày. Nó không thèm thức sủa khi có kẻ gian vô nhà—quá no và quá mệt. Nhưng nếu chỉ cho nó ăn ít thôi, thì nó sẽ không no nê ngủ vùi, nó sẽ luôn thức và tỉnh giác. Nếu có ai vào nó sẽ chồm lên và sủa vang. Chúng ta đều biết nó như vậy.
We humans are trapped and imprisoned in this world and have troubles in such abundance, and we are always full of doubts, confusion and worry. This is no game. It's really something difficult and troublesome. So there's something we need to get rid of. According to the way of spiritual cultivation we should give up our bodies, give up ourselves. We have to resolve to give our lives. We can see the example of great renunciants, such as the Buddha. He was a noble of the warrior caste, but he was able to leave it all behind and not turn back. He was the heir to riches and power, but he could renounce them.
Con người dính kẹt và bị cầm tù trong thế giới khoái lạc vật chất. Cho nên dù no đủ, chúng ta vẫn luôn sống trong sự hoài nghi, lo toan, lo lắng và đôi lúc quẫn trí. Có những thứ chúng ta cần phải trừ bỏ. Theo đạo tu dưỡng tâm linh, chúng ta nên từ bỏ bớt về thân, từ bỏ cái 'ta' của mình. Chúng ta có thể quyết định dùng cuộc sống này để theo đuổi sự giải thoát.
If we speak the subtle Dhamma, most people will be frightened by it. They won't dare to enter it. Even saying, ''Don't do evil,'' most people can't follow this. That's how it is. So I've sought all kinds of means to get this across. One thing I often say is, no matter if we are delighted or upset, happy or suffering, shedding tears or singing songs, never mind - living in this world we are in a cage. We don't get beyond this condition of being in a cage. Even if you are rich, you are living in a cage. If you are poor, you are living in a cage. If you sing and dance, you're singing and dancing in a cage. If you watch a movie, you're watching it in a cage.
Nếu chúng ta nói về những giáo pháp vi tế vi diệu, nhiều người sẽ hoảng sợ. Họ không dám thử vào nó. Ngay cả chỉ nói "Không làm điều xấu ác" mà họ cũng không làm theo. Do vậy tôi đã tìm mọi cách để vượt qua điều đó, và một điều tôi vẫn thường nói là—khi sống trên đời này, chúng ta sống như chim trong lồng. Dù chúng ta có đang sướng hay khổ, vui hay buồn, đang khóc hay đang ca hát...thì cũng như chim trong lồng. Chúng ta không vượt qua tình trạng ở trong lồng. Ta nghèo, ta đang sống trong lồng. Dù ta giàu có, ta vẫn sống trong lồng. Dù ta có đang ca hát hay nhảy múa thì cũng đang ca hát và nhảy múa trong lồng.
What is this cage? It is the cage of birth, the cage of aging, the cage of illness, the cage of death. In this way, we are imprisoned in the world. ''This is mine.'' ''That belongs to me.'' We don't know what we really are or what we're doing. Actually all we are doing is accumulating suffering for ourselves. It's not something far away that causes our suffering but we don't look at ourselves. However much happiness and comfort we may have, having been born we cannot avoid aging, we must fall ill and we must die. This is dukkha itself, here and now.
Lồng là cái gì?. Đó là giới hạn. Đó là lồng của sự sinh, lồng của sự già đi, lồng của sự bệnh yếu, lồng của sự sẽ chết. Nói cách khác, chúng ta đang bị giam cầm trong thế giới này. "Đây là của ta". "Đó là của ta". Nhưng chúng ta không biết đích thực ta là gì và ta đang làm gì. Đích thực thì tất cả những gì chúng ta đang làm chỉ là tích tạo thêm sự khổ đau cho chính mình. Không phải những gì xa vời làm ta khổ, mà chính là do chúng ta tạo ra khổ cho chính mình, chính do những thứ bên trong tâm này: bởi vì chúng ta chẳng chịu nhìn vào trong. Cho dù chúng ta giàu có và sung sướng, chúng ta cũng không thoát khỏi già, bệnh, chết. Đó chính là sự khổ (dukkha) ngay tại đây và bây giờ.
We can always be afflicted with pain or illness. It can happen at any time. It's like we've stolen something. They could come to arrest us at any time because we've done the deed. That's our situation. There is danger and trouble. We exist among harmful things; birth, aging and illness reign over our lives. We can't go elsewhere and escape them. They can come catch us at any time - it's always a good opportunity for them. So we have to cede this to them and accept the situation. We have to plead guilty. If we do, the sentence won't be so heavy. If we don't, we suffer enormously. If we plead guilty, they'll go easy on us. We won't be incarcerated too long.
Việc đau bệnh không phải là xa vời. Nó có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Nó giống như ta đã ăn trộm cái gì: bất cứ lúc nào ta cũng có thể bị bắt tù vì điều đó. Đó là tình cảnh của chúng ta. Đó là thực trạng của chúng ta.
Chúng ta tồn tại cùng với những thứ hiểm nguy, giữa những mối hiểm họa và vấn nạn. Già, bệnh, chết thống trị đời ta. Chúng ta không thể đi chỗ khác, không thể thoát khỏi chúng. Chúng có thể đến với ta bất cứ lúc nào—chúng luôn luôn có cơ hội để xảy đến với ta. Do vậy, ta nên nhìn nhận chúng, và chấp nhận tình cảnh của mình. Giống như ta phải tự bào chữa cho mình, thì bản án sẽ nhẹ hơn. Nếu ta chấp nhận và không bào chữa cho mình, ta phải chịu án nặng hơn. Nếu ta tự bào chữa, chúng sẽ nhẹ tay với ta hơn—ta sẽ không bị tra tấn lâu hơn và không bị bản án giam cầm quá dài lâu trong tù. (Nếu ta không nhìn nhận khổ, khổ sẽ càng nghiêm trọng hơn).
When the body is born it doesn't belong to anyone. It's like our meditation hall. After it's built spiders come to stay in it. Lizards come to stay in it. All sorts of insects and crawling things come to stay in it. Snakes may come to live in it. Anything may come to live in it. It's not only our hall; it's everything's hall.
Khi thân này được sinh ra, nó không thuộc về 'ai' cả. Giống như cái thiền đường này. Sau khi được xây, nhện đến ở. Thằn lằn đến ở. Tất cả mọi côn trùng và bò sát đều có thể đến ở. Thậm chí rắn cũng vô ở. Bất cứ kiến, gián, mọt, ruồi, mèo, chuột...đều có thể vô ở bất cứ lúc nào. Đó là nhà của mọi vật.
These bodies are the same. They aren't ours. People come to stay in and depend on them. Illness, pain and aging come to reside in them and we are merely residing along with them. When these bodies reach the end of pain and illness, and finally break up and die, that is not us dying. So don't hold on to any of this. Instead, you have to contemplate the matter and then your grasping will gradually be exhausted. When you see correctly, wrong understanding will stop.
Những thân này của chúng ta cũng vậy. Chúng không phải của chúng ta. Chúng ta đến ở trọ trong các thân và tùy thuộc vào chúng. Bệnh, đau, già...đến ở trong thân, và ta cũng chỉ là kẻ ở chung trong thân. Đến khi các thân này trải qua những khổ, già, bệnh, đau...rồi chúng tan rã và chết, đó không phải là ta chết. Đó là thân già, bệnh, chết; đâu phải chúng ta chết đâu. Hãy suy xét và chánh niệm một cách rõ ràng về điều này. Và sau khi hiểu biết rõ như vậy, sự ràng buộc vào thân này của chúng ta sẽ từ từ được tháo buông ra. Thân chỉ là tạm bợ, thân này chỉ là giả tạm, phù du. Ta không còn chấp thủ thứ gì của cái thân này nữa. Gông cùm 'thân kiến' sẽ từ từ phai biến.
Birth has created this burden for us. But generally, we people can't accept this. We think that not being born would be the greatest evil. Dying and not being born would be the worst thing of all. That's how we view things. We usually only think about how much we want in the future. And then we desire further: ''In the next life, may I be born among the gods, or may I be born as a wealthy person.''
Sự ra đời đã tạo ra gánh nặng này cho chúng ta. Nhưng nói chung, mọi người chúng ta không thể chấp nhận điều này. Chúng ta nghĩ rằng không được sinh ra sẽ là điều ác lớn nhất. Chết và không được sinh ra sẽ là điều tồi tệ nhất trong tất cả. Đó là cách chúng ta nhìn nhận mọi thứ. Chúng ta thường chỉ nghĩ về việc chúng ta muốn bao nhiêu trong tương lai. Và rồi chúng ta mong muốn xa hơn: "Trong kiếp sau, nguyện cho con được sinh ra giữa các vị thần, hay con có thể được sinh ra như một người giàu có."
We're asking for an even heavier burden! But we think that that will bring happiness. To really penetrate the Dhamma purely is thus very difficult. We need to rely on serious investigation.
Chúng tôi đang yêu cầu một gánh nặng thậm chí còn nặng nề hơn! Nhưng chúng tôi nghĩ rằng điều đó sẽ mang lại hạnh phúc. Do đó, để thực sự thâm nhập vào Giáo Pháp một cách thuần khiết là rất khó. Chúng ta cần dựa vào điều tra nghiêm túc.
Such thinking is an entirely different way from what the Buddha teaches. That way is heavy. The Buddha said to let go of it and cast it away. But we think, ''I can't let go.'' So we keep carrying it and it keeps getting heavier. Because we were born we have this heaviness.
Suy nghĩ như vậy là một cách hoàn toàn khác với những gì Đức Phật dạy. Cách đó là nặng. Đức Phật nói hãy buông bỏ nó và vứt bỏ nó. Nhưng chúng ta nghĩ, "Tôi không thể buông tay." Vì vậy, chúng tôi tiếp tục mang nó và nó tiếp tục nặng hơn. Bởi vì chúng ta được sinh ra, chúng ta có sự nặng nề này.
Going a little further, do you know if craving has its limits? At what point will it be satisfied? Is there such a thing? If you consider it you will see that tanhā, blind craving, can't be satisfied. It keeps on desiring more and more; even if this brings such suffering that we are nearly dead, tanha will keep on wanting things because it can't be satisfied.
Đi xa hơn một chút, bạn có biết liệu sự thèm muốn có giới hạn của nó không? Tại thời điểm nào nó sẽ được thỏa mãn? Có một điều như vậy? Nếu bạn xem xét nó, bạn sẽ thấy rằng tanhā, tham ái mù quáng, không thể được thỏa mãn. Nó tiếp tục mong muốn ngày càng nhiều; Ngay cả khi điều này mang lại đau khổ đến nỗi mình gần như đã chết, Tanha sẽ tiếp tục muốn mọi thứ, bởi vì nó không thể được thỏa mãn.
This is something important. If we people could think in a balanced and moderate way - well, let's talk about clothes. How many sets do we need? And food - how much do we eat? At the most, for one meal we might eat two plates and that's enough for us. If we know moderation then we will be happy and comfortable, but this is not very common.
Đây là một cái gì đó quan trọng. Nếu mọi người chúng ta có thể suy nghĩ một cách cân bằng và vừa phải - tốt, hãy nói về quần áo. Chúng ta cần bao nhiêu bộ? Và thực phẩm - chúng ta ăn bao nhiêu? Nhiều nhất, trong một bữa ăn, chúng ta có thể ăn hai đĩa và thế là đủ cho chúng ta. Nếu chúng ta biết điều độ thì chúng ta sẽ hạnh phúc và thoải mái, nhưng điều này không phổ biến lắm.
The Buddha taught 'The Instructions for the Rich.' What this teaching points to is being content with what we have. That is a rich person. I think this kind of knowledge is really worth studying. The knowledge taught in the Buddha's way is something worth learning, worth reflecting on.
Những lời Phật đã hướng dẫn là dành cho "người giàu". Biết hài lòng với cái mình đang có là "người giàu". Giáo lý này là để cho "người giàu". Đó là giáo lý đáng để học hỏi, đáng để quán chiếu với thực tế. (Giàu về mặt trí tuệ tâm linh). Trước tiên, đó là lối sống có đạo đức. Khi cuộc sống chúng ta đã tạm ổn định, chúng ta nên nghĩ thêm về cuộc sống tâm linh. Ta có thể tái sinh về bất kỳ cõi nào sau khi chết. Lối sống có đạo đức giúp tránh những con đường dẫn xuống những cõi thấp xấu (như địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh).
Then, the pure Dhamma of practice goes beyond that. It's a lot deeper. Some of you may not be able to understand it. Just take the Buddha's words that there is no more birth for him, that birth and becoming are finished. Hearing this makes you uncomfortable. To state it directly, the Buddha said that we should not be born, because that is suffering. Just this one thing, birth, the Buddha focused on, contemplating it and realizing its gravity. Being born, all dukkha comes along with that. It happens simultaneously with birth. When we come into this world we get eyes, a mouth, a nose. It all comes along only because of birth. But if we hear about dying and not being born again, we feel it would be utter ruination. We don't want to go there. But the deepest teaching of the Buddha is like this.
Rồi đến phần Giáo Pháp cao sâu hơn. Có thể một số người không hiểu nó. Ví dụ, nhiều người nghe Phật nói rằng đối với Phật, Phật không còn sinh nữa (sinh đã tận) thì họ thấy khó chịu. Nói thẳng ra, Phật nói chúng ta không nên được sinh ra nữa, vì sinh là nguyên nhân khổ. Chỉ là từ cái sinh mà khổ, hãy suy xét kỹ về điều này. Sau khi sinh là có khổ đi theo. Khổ có mặt ngay lúc sinh. Chúng ta cứ nghĩ nhờ có sinh nên chúng ta có có mắt, có mũi, miệng, đủ thứ. Giờ lại nghe người ta tu hành để...không còn được sinh ra nữa, nghe vậy chúng ta thất vọng và sợ hãi, chẳng ai muốn tu hành để đi đến đó. Nhưng giáo lý sâu sắc nhất của Phật là ở chỗ đó.
Why are we suffering now? Because we were born. So we are taught to put an end to birth. This is not just talking about the body being born and the body dying. That much is easy to see. A child can understand it. The breath comes to an end, the body dies and then it just lies there. This is what we usually mean when we talk about death. But a breathing dead person? That's something we don't know about. A dead person who can walk and talk and smile is something we haven't thought about. We only know about the corpse that's no longer breathing. That's what we call death.
Tại sao chúng ta đang có khổ? Bởi vì chúng ta đã được sinh ra. Do vậy, chúng ta được dạy để chấm dứt sinh. Chỗ này không phải chỉ nói về sự sinh tử của thân này. Thân này sinh ra rồi chết đi, chuyện đó một đứa trẻ con cũng biết. Khi hơi thở chấm dứt, thân chết, nằm thành xác chết. Đây là cách chúng ta hay tả về cái chết. Người chết tắt thở. Nhưng còn cái người chết đang thở—chính là ta đang sống mà chết đi trong từng giây từng phút—thì chẳng ai để ý đến. Chúng ta chỉ người chết là chỉ cái xác chết thôi. Đó là chết.
It's the same with birth. When we say someone has been born, we mean that a woman went to the hospital and gave birth. But the moment of the mind taking birth - have you noticed that, such as when you get upset over something at home? Sometimes love is born. Sometimes aversion is born. Being pleased, being displeased - all sorts of states. This is all nothing but birth.
Sinh cũng vậy, khi nói sinh là ta nghĩ đến việc một người mẹ đến nhà thương sinh ra đứa con. Chúng ta chỉ biết về một cái thân được sinh ra, nhưng lúc nào cái tâm được sinh ra thì ta không biết được. Những trạng thái tâm thì có mặt lúc nào? Khi ta bực mình chuyện nhà cửa, ta có để ý tâm đó từ đâu sinh ra? Lúc có tâm trạng thương mến. Lúc có tâm trạng bực bội. Lúc dễ chịu, lúc khó chịu—đủ thứ loại trạng thái của tâm. Đó là sinh.
We suffer just because of this. When the eyes see something displeasing, dukkha is born. When the ears hear something that you really like, dukkha is also born. There is only suffering.
Khi mắt nhìn thấy thứ gì gây khó chịu, khổ sinh ra. Ta nghe điều gì dễ chịu, khổ cũng sinh ra. Cuối cùng cũng chỉ là khổ. (Sướng, dễ chịu, hạnh phúc...chỉ là mặt khác của khổ mà thôi).
The Buddha summed it up by saying that there is only a mass of suffering. Suffering is born and suffering ceases. That's all there is. We pounce on and grab at it again and again - pouncing on arising, pouncing on cessation, never really understanding it.
Phật tóm lại rằng: chỉ có một đống khổ. Khổ sinh và khổ diệt. Tất cả chỉ có vậy. Chúng ta cứ chụp lấy và dính vào khổ, dính vào khổ sinh, dính vào khổ diệt, nhưng chưa bao giờ hiểu về nó.
When dukkha arises we call that suffering. When it ceases we call that happiness. It's all old stuff, arising and ceasing. We are taught to watch body and mind arising and ceasing. There's nothing else outside of this. To sum it up, there is no happiness; there's only dukkha. We recognize suffering as suffering when it arises. Then when it ceases, we consider that to be happiness. We see it and designate it as such, but it isn't. It's just dukkha ceasing. Dukkha arises and ceases, arises and ceases, and we pounce on it and catch hold of it. Happiness appears and we are pleased. Unhappiness appears and we are distraught. It's really all the same, mere arising and ceasing. When there is arising there's something, and when there is ceasing, it's gone. This is where we doubt. Thus it's taught that dukkha arises and ceases, and outside of that, there is nothing. When you come down to it, there is only suffering. But we don't see clearly.
Khi khổ khởi sinh, ta nói mình có khổ. Khi khổ chấm dứt, ta gọi đó là sướng (lạc). Khổ và sướng chỉ là hai mặt của một nguyên nhân. Chỉ là do khổ. Lúc nó sinh thì gọi là khổ, lúc nó hết thì gọi là sướng. Chúng ta được dạy để quan sát thân và tâm đang sinh và đang diệt. Chẳng có gì khác ngoài tấn tuồng này của khổ.
Nói lại, chúng ta nhận thấy khổ khi khổ khởi sinh. Rồi khi khổ hết chúng ta nhận thấy sướng. Chúng ta nhìn nó và gán cho nó là sướng, nhưng thực ra nó không phải vậy. Đó chỉ là sự hết khổ, sự chấm dứt khổ. Khổ khởi sinh và biến mất, có rồi mất, sinh rồi diệt, và chúng ta cứ chụp lấy nó, và phân thành khổ và sướng. Sự sướng (hạnh phúc, dễ chịu) có mặt, ta thấy vui. Sự không sướng (bất hạnh, khó chịu) có mặt, ta thấy buồn. Thực ra sướng hay không sướng chỉ là do khổ diệt hay khổ sinh mà thôi, chỉ là một thứ sinh rồi diệt. Khi có sinh, thì có cái gì đó. Khi có diệt, nó không còn cái đó. Đây chính là chỗ chúng ta bị rối tâm. Do vậy, Phật đã dạy rằng: chỉ có khổ sinh và khổ diệt, và ngoài đó ra, chẳng có gì khác.
We don't recognize clearly that there is only suffering, because when it stops we see happiness there. We seize on it and get stuck there. We don't really see the truth that everything is just arising and ceasing.
Chúng ta không nhận ra được rằng chỉ có khổ, bởi vì khi khổ chấm dứt, ta thấy sướng ở đó. Chúng ta chụp lấy sướng và dính vào nó. Nhưng chúng ta chẳng hiểu được nó là gì, thực ra đó chỉ là sự sinh và diệt của một thứ là khổ.
The Buddha summed things up by saying that there is only arising and ceasing, and nothing outside of that. This is difficult to listen to. But one who truly has a feel for the Dhamma doesn't need to take hold of anything and dwells in ease. That's the truth.
Phật tóm tắt lại rằng chỉ có sự sinh và diệt, ngoài ra chẳng có gì khác. Điều này trông khó nghe, hoặc nghe khó hiểu. Nhưng ai thực sự cảm nhận được giáo pháp sẽ sống bình tâm mà không phụ thuộc vào thứ gì trên đời và sống thư thái. (Không chấp khổ, không chấp sướng).
The truth is that in this world of ours there is nothing that does anything to anybody. There is nothing to be anxious about. There's nothing worth crying over, nothing to laugh at. Nothing is inherently tragic or delightful. But such experiencing is what's ordinary for people.
Our speech can be ordinary; we relate to others according to the ordinary way of seeing things. That's okay. But if we are thinking in the ordinary way, that leads to tears.
In truth, if we really know the Dhamma and see it continuously, nothing is anything at all; there is only arising and passing away. There's no real happiness or suffering. The heart is at peace then, when there is no happiness or suffering. When there is happiness and suffering, there is becoming and birth.
Sự thật là như vậy. Sự thật là trên thế giới này chẳng có thứ gì làm cho chúng ta khổ. Chẳng có gì đáng làm ta lo lắng về nó. Chẳng có gì đáng để ta khóc than hay tức cười về nó. Về bản chất, chẳng có gì bi thảm hay khoái lạc. (Khổ là do chúng ta tự cảm nhận, do chúng ta nghĩ, do chúng ta chọn lấy).
Nếu chúng ta thực sự hiểu biết giáo pháp và quán xét liên tục, thì chẳng có gì là một cái gì cả; duy nhất chỉ là sự sinh và diệt. Không có khổ hay sướng đích thực. Khi ta nhìn ra không có sướng không có khổ, thì tâm ta được bình an.
Nhưng khi có khổ và có sướng, thì có sự trở thành (nghiệp hữu) và có sự sinh. Đó là sự chuyển hóa (tái sinh) bất tận.
We usually create one kind of kamma, which is the attempt to stop suffering and produce happiness. That's what we want. But what we want is not real peace; it's happiness and suffering. The aim of the Buddha's teaching is to practice to create a type of kamma that leads beyond happiness and suffering and that will bring peace. But we aren't able to think like that. We can only think that having happiness will bring us peace. If we have happiness, we think that's good enough.
Chúng ta thường cố làm hết khổ để làm khởi sinh ra sướng. Đó là điều chúng ta muốn. Nhưng cái chúng ta muốn không phải là sự bình an thực sự; đó chỉ là khổ và sướng. (Hai thứ đều có mặt thì không thể gọi là bình an hay bình tâm được). Mục đích của Phật là dạy cho chúng ta cách tu hành để tạo ra loại nghiệp (kamma) vượt trên cả khổ và sướng, và nó mang lại sự bình an. Nhưng thói thường chúng ta hay nghĩ rằng chỉ có hạnh phúc mới đem lại sự bình an. Khi chúng ta tìm thấy vài điều hạnh phúc (tiền bạc, nhà cửa, gia đình, con cái, công việc...), chúng ta nghĩ rằng đã đủ tốt.
Thus we humans wish for things in abundance. If we get a lot, that's good. Generally that's how we think. Doing good is supposed to bring good results, and if we get that we're happy. We think that's all we need to do and we stop there. But where does good come to conclusion? It doesn't remain. We keep going back and forth, experiencing good and bad, trying day and night to seize on to what we feel is good.
Do vậy, chúng ta nghĩ có được nhiều thứ là tốt, thói thường là vậy. Chúng ta chỉ nghĩ đến công thức: Làm tốt mang lại kết quả tốt, và chỉ có kết quả tốt thì chúng ta mới hạnh phúc. Chúng ta nghĩ làm nên hạnh phúc như vậy là đủ, nên không cần làm gì nữa. Nhưng liệu những điều tốt đó có tồn tại được lâu hay không?. Không. Chúng ta cứ chạy tới, chạy lui, lo này, lo nọ, tính này, tính nọ, nếm trải đủ thứ tốt và xấu, cố gắng cả ngày và đêm để cố giữ cho được những thứ hạnh phúc mà ta gọi là tốt đó. (Giàu thì lo giữ của cải, danh phận...; nghèo thì lo giữ từng nồi cơm, manh áo, chỗ ở..., đó là cách chúng ta nghĩ sẽ mang lại hạnh phúc. Do vậy, ngày đêm ta phải lo lắng, tính toán sao cho giữ được những thứ đó mới giữ được hạnh phúc. Và cuộc sống chỉ là một sự đeo đuổi liên tục, không có sự bình an đích thực.)
The Buddha's teaching is that first we should give up evil and then we practice what is good. Second, he said that we should give up evil and give up the good as well, not having attachment to it because that is also one kind of fuel. When there is something that is fuel it will eventually burst into flame. Good is fuel. Bad is fuel.
Phật dạy rằng trước hết ta nên từ bỏ những điều xấu ác, làm những điều tốt thiện. Thứ hai, Phật dạy ta về sau cũng phải từ bỏ luôn cả điều xấu và điều tốt, không dính líu gì vào chúng, bởi vì chúng giống như những thứ nhiên liệu, rồi cũng bắt cháy thành lửa khổ. Tốt là nhiên liệu. Xấu cũng là nhiên liệu. (Vì vậy: không nghĩ thiện, không nghĩ ác mới là cách đúng đắn).
Speaking on this level kills people. People aren't able to follow it. So we have to turn back to the beginning and teach morality. Don't harm each other. Be responsible in your work and don't harm or exploit others. The Buddha taught this, but just this much isn't enough to stop.
Why do we find ourselves here, in this condition? It's because of birth. As the Buddha said in his first teaching, the Discourse on Turning the Wheel of Dhamma: ''Birth is ended. This is my final existence. There is no further birth for the Tathāgata.''
Not many people really come back to this point and contemplate to understand according to the principles of the Buddha's way. But if we have faith in the Buddha's way, it will repay us. If people genuinely rely on the Three Jewels then practice is easy.
Nói ở cấp độ này giết người. Mọi người không thể theo dõi nó. Vì vậy, chúng ta phải quay trở lại từ đầu và dạy đạo đức. Đừng làm hại lẫn nhau. Có trách nhiệm trong công việc và không làm hại hoặc bóc lột người khác. Đức Phật đã dạy điều này, nhưng chỉ nhiều như vậy là không đủ để dừng lại.
Tại sao chúng ta thấy mình ở đây, trong tình trạng này? Đó là vì sinh ra. Như Đức Phật đã nói trong giáo lý đầu tiên của mình, Bài giảng về Chuyển Pháp Luân của Pháp: "Sự sinh ra đã chấm dứt. Đây là sự tồn tại cuối cùng của tôi. Tathāgata không còn được sinh ra nữa.''
Không có nhiều người thực sự quay trở lại điểm này và suy ngẫm để hiểu theo các nguyên tắc của đường lối của Đức Phật. Nhưng nếu chúng ta có niềm tin vào con đường của Đức Phật, nó sẽ trả ơn chúng ta. Nếu người ta thật sự dựa vào Tam Bảo thì việc tu luyện rất dễ dàng.
Chương 9
THE DHAMMA GOES WESTWARD - GIÁO PHÁP ĐI ĐẾN TRỜI TÂY
Question: A friend of mine went to practice with a Zen teacher. He asked him, ''When the Buddha was sitting beneath the Bodhi tree, what was he doing?'' The Zen master answered, ''He was practicing zazen!'' My friend said, ''I don't believe it.'' The Zen master asked him, ''What do you mean, you don't believe it?'' My friend said, ''I asked Goenka the same question and he said, 'When the Buddha was sitting under the Bodhi tree, he was practicing vipassanā!' So everybody says the Buddha was doing whatever they do.''
Hỏi: Một người kể cho thầy Ajahn Chah rằng mình có người bạn theo tu học với một thiền sư phái Thiền Tông (Zen). Người bạn đó hỏi thầy mình: "Khi ngồi dưới cây Bồ-Đề, Đức Phật đã làm gì?". Vị thiền sư đó trả lời: "Phật đang thiền theo kiểu tọa thiền (zazen) của thiền tông!". Nhưng người ấy nói với vị thầy rằng mình không tin. Vị thiền sư hỏi tại sao không tin, người bạn đó nói: "Khi con hỏi thầy Goenka (một thiền sư thiền minh sát nổi tiếng người Ấn Độ), thầy ấy nói lúc đó Phật thực hành thiền minh sát (vipassana)!". Vậy là mỗi người cho rằng Phật đang tu theo cách giống với pháp môn của họ đang tu. (Ai cũng cho rằng cách tu của họ là cách tu của chính Đức Phật...).
Ajahn Chah: When the Buddha sat out in the open, he was sitting beneath the Bodhi tree. Isn't that so? When he sat under some other kind of tree, he was sitting beneath the Bodhi tree. There's nothing wrong with those explanations. 'Bodhi' means the Buddha himself, the one who knows. It's OK to talk about sitting beneath the Bodhi tree, but lots of birds sit beneath the Bodhi tree. Lots of people sit beneath the Bodhi tree. But they are far from such knowledge, from such truth. Yes, we can say, ''beneath the Bodhi tree.'' Monkeys play in the Bodhi tree. People sit there beneath the Bodhi tree. But this doesn't mean they have any profound understanding. Those who have deeper understanding realize that the true meaning of the 'Bodhi tree' is the absolute Dhamma.
Ajahn Chah: Lúc Phật ngồi ở đâu đó ngoài trời thì Phật đang ngồi dưới cây Bồ-Đề. Lúc Phật ngồi bên dưới gốc cây nào khác thì Phật cũng đang ngồi dưới cây Bồ-Đề. Cách giải thích đó cũng chẳng có gì sai trái. Bồ-Đề (bodhi) có nghĩa chính là Phật, là sự giác ngộ, là người biết. Đúng là Phật ngồi dưới cây Bồ-Đề và có thể nói cây nào Phật ngồi bên dưới đều là cây Bồ-Đề, vì Phật đang ngồi ở đó. Nhưng chim chóc cũng đậu ở cây Bồ-Đề. Khỉ cũng sống trên cây Bồ-Đề. Nhiều người cũng ngồi dưới cây Bồ-Đề. Nhưng không có nghĩa là họ có được sự hiểu biết sâu sắc (giác ngộ) như Đức Phật. Người đạt đến sự hiểu biết sâu sắc thì mới chứng ngộ ý nghĩa đích thực của "cây Bồ-Đề" là Giáo Pháp tuyệt đối.
So in this way it's certainly good for us to try to sit beneath the Bodhi tree. Then we can be Buddha. But we don't need to argue with others over this question. When one person says the Buddha was doing one kind of practice beneath the Bodhi tree and another person disputes that, we needn't get involved. We should be looking at it from the viewpoint of the ultimate, meaning realizing the truth. There is also the conventional idea of 'Bodhi tree,' which is what most people talk about, but when there are two kinds of Bodhi tree, people can end up arguing and having the most contentious disputes - and then there is no Bodhi tree at all.
Như vậy nếu chúng ta ngồi bên dưới cây Bồ-Đề thì rất tốt. Chúng ta có thể là Phật. Nhưng ta đâu cần bàn cãi với ai về vấn đề này. Khi ai nói Phật đã thiền tập phương pháp nào đó dưới gốc cây Bồ-Đề thì ta không cần tranh cãi. Chúng ta chỉ nên nhìn cây Bồ-Đề với ý nghĩa là sự giác ngộ, là chân lý tột cùng. Họ đang nói về cây Bồ-Đề theo ý nghĩa thông thường, điều đó chẳng có gì sai. Nhưng nếu cứ tranh cãi này nọ về điều đó thì rốt cuộc sẽ chẳng có cây Bồ-Đề nào cả.
It's talking about paramatthadhamma, the level of ultimate truth. So in that case, we can also try to get underneath the Bodhi tree. That's pretty good - then we'll be Buddha. It's not something to be arguing over. When someone says the Buddha was practicing a certain kind of meditation beneath the Bodhi tree and someone else says, ''No, that's not right'', we needn't get involved. We're aiming at paramatthadhamma, meaning dwelling in full awareness. This ultimate truth pervades everything. Whether the Buddha was sitting beneath the Bodhi tree or performing other activities in other postures, never mind. That's just the intellectual analysis people have developed. One person has one view of the matter, another person has another idea; we don't have to get involved in disputes over it.
Đó là đang nói về chân lý tuyệt đối (paramattha-dhamma). Vì vậy trong trường hợp đó, chúng ta cũng cố được ngồi dưới gốc cây Bồ Đề. Điều đó quá tốt—để sau này chúng ta có thể thành vị Phật. Điều đó không có gì để tranh cãi. Khi một người nói Phật đang thiền theo kiểu nào đó dưới gốc Bồ Đề, người khác cãi lại "Không, không phải", thì chúng ta cũng đâu cần xía vào. Chúng ta đang nhắm đến sự thật tột cùng, có nghĩa là chúng ta đang ngồi với sự tỉnh giác trọn vẹn. Sự thật tột cùng bao trùm mọi thứ. Dù đang ngồi dưới gốc cây Bồ Đề hay đang làm gì trong tư thế nào, điều đó không thành vấn đề. Mấy người bày phân tích này nọ cho có vẻ trí thức thôi. Người này cho là vầy, người kia nói khác. Ai cũng có cách nhìn riêng của mình, chúng ta không cần xía hay cãi với mấy lời nhận định đó.
Where did the Buddha enter Nibbāna? Nibbāna means extinguished without remainder, finished. Being finished comes from knowledge, knowledge of the way things really are. That's how things get finished, and that is the paramatthadhamma. There are explanations according to the levels of convention and liberation. They are both true, but their truths are different. For example, we say that you are a person. But the Buddha will say, ''That's not so. There's no such thing as a person.'' So we have to summarize the various ways of speaking and explanation into convention and liberation.
Phật niết-bàn ở chỗ nào? Niết-bàn có nghĩa là ngừng diệt hết, không còn gì, dứt sạch. Sự dứt sạch có được nhờ sự hiểu biết – đó là sự hiểu biết về cách mọi sự đúng như chúng thực là. Đó là cách mọi sự (trong tâm) đi đến ngừng diệt, và đó chính là sự thật tuyệt đối (paramatthadhamma). Có nhiều cách giảng giải, tùy theo mức độ quy ước và mức độ giải thoát. Thông thường vẫn có những sự thật, nhưng đó là sự thật tương đối theo quy ước, khác với sự thật tuyệt đối. Ví dụ khi ta nói anh là một 'người' thì đó chỉ là quy ước. Phật nói đó không phải vậy, đó không phải là một 'người' hay một 'cái gì cố định' cả, đó chỉ là một đống năm uẩn kết hợp giả tạm. Do vậy chúng ta cần phải tóm lược những cách nói khác nhau theo mức độ quy ước và mức độ giải thoát khác nhau.
We can explain it like this: previously you were a child. Now you are grown up. Are you a new person or the same person as before? If you are the same as the old person, how did you become an adult? If you are a new person, where did you come from? But talking about an old person and a new person doesn't really get to the point. This question illustrates the limitations of conventional language and understanding. If there is something called 'big,' then there is 'small.' If there is small there is big. We can talk about small and large, young and old, but there are really no such things in any absolute sense. You can't really say somebody or something is big. The wise do not accept such designations as real, but when ordinary people hear about this, that 'big' is not really true and 'small' is not really true, they are confused because they are attached to concepts of big and small.
Chúng giải thích như vầy: trước kia chúng ta là một đứa trẻ con. Giờ chúng ta là người lớn. Vậy ta là cùng một người với đứa trẻ trước kia hay người lớn trước đây không? Nếu cùng là một đứa trẻ đó, vậy sao bây giờ trở thành người già? Con người mới hiện tại là từ người nào ra? Chúng ta cứ nói về người mới, người cũ, người trẻ, người già, nhưng cách nói đó chẳng đi đến đâu. Đó chỉ là cách giải thích trong giới hạn của các ngôn ngữ và quy ước mà thôi. Theo quy ước thì hễ có gì 'to' thì có 'nhỏ'. Có nhỏ là có to, chúng ta luôn dùng sự so sánh đối đãi để miêu tả về sự thật. Chúng ta có thể nói về sự to và nhỏ, già và trẻ nhưng thực sự chẳng có thứ nào như vậy theo nghĩa tuyệt đối. Thực ra chúng ta không thể nào nói ai hay thứ gì là to hay nhỏ. Bậc thánh trí không chấp nhận cách mô tả đó là thực. Nhưng người phàm nghe thánh nhân nói vậy thì không chấp nhận, bởi người phàm đang dính theo những khái niệm to và nhỏ, già và trẻ... rồi.
You plant a sapling and watch it grow. After a year it is one meter high. After another year it is two meters tall. Is it the same tree or a different tree? If it's the same tree, how did it become bigger? If it's a different tree, how did it grow from the small tree? From the viewpoint of someone who is enlightened to the Dhamma and sees correctly, there is no new or old tree, no big or small tree. One person looks at a tree and thinks it is tall. Another person will say it's not tall. But there is no 'tall' that really exists independently. You can't say someone is big and someone is small, someone is grown up and someone else is young. Things end here and problems are finished with. We don't need to get tied up in knots over these conventional distinctions and we won't have doubts about practice.
Chúng ta trồng một chồi cây và quan sát nó. Sau một năm nó cao một thước. Sau một năm nữa nó cao hai thước. Nó là cùng một cây đầu hay là cây khác? Nếu là cây khác, tại sao nó lớn lên từ cây nhỏ ban đầu kia mà? Theo cách nhìn của bậc giác ngộ thì không có cây cũ và cây mới, không có cây nhỏ và cây lớn. Một người nhìn cái cây và nghĩ nó cao. Người khác nói nó không cao. Nhưng đâu có cái chuẩn 'cao' nào tồn tại độc lập một mình. (Cao hay thấp, lớn hay nhỏ, chỉ là do cách so sánh theo quy ước của người đời mà thôi). Do vậy chúng ta đâu thể thực sự nói người này nhỏ, người này lớn, người kia trẻ, người nọ già. Nếu chúng ta hiểu ra sự thật thì mọi sự chấm dứt ngay đây, và mọi vấn đề nghi ngờ đều được chấm dứt. Chúng ta đâu cần bị dính vào những nút thắt do quy ước phân biệt tạo ra. Mọi thứ chỉ là quy ước, khi nào chúng ta nhìn thấy sự thật tuyệt đối thì ta sẽ thấy sự thật do quy ước. Bởi vậy ngay bây giờ chúng ta cũng đâu cần phải nghi ngờ gì về sự tu tập và kết quả tu tập. Tu khi nào chúng ta đến được sự thật thì ta sẽ tự nhìn thấy.
I've heard of people who worship their deities by sacrificing animals. They kill ducks, chickens and cows and offer that to their gods, thinking that will be pleasing to them. This is wrong understanding. They think they are making merits, but it's the exact opposite: they are actually making a lot of bad kamma. Someone who really looks into this won't think like that. But have you noticed? I'm afraid people in Thailand are becoming like that. They're not applying real investigation.
Tôi biết xưa nay nhiều người vẫn giết vật để tế thần. Người thường thì giết vịt, giết gà, heo, bò để cúng tế cho những vị thần linh, họ nghĩ làm vậy sẽ làm vui lòng các thần linh. Đó là cách hiểu sai lạc, đó là tà kiến. Họ nghĩ giết vật cúng thần là có nhiều công đức, nhưng thực ra là hoàn toàn ngược lại: họ đang tạo nhiều nghiệp ác. Nhiều người nhìn những tập tục đó như chuyện thường tình. Quý vị có để ý không? Tôi sợ người Thái càng ngày càng trở thành những người giết vật cúng bái như vậy. Họ không biết điều tra suy xét về sự thật.
Question: Is that vīmamsā?
Ajahn Chah: It means understanding cause and result.
Question: Then the teachings talk about chanda, satisfaction; viriya, exertion; citta (the four iddhipāda, 'bases for accomplishment').
Ajahn Chah: When there's satisfaction, is it with something that is correct? Is exertion correct? Vīmamsā has to be present with these other factors.
Question: Are citta and vīmamsā different?
Ajahn Chah: Vīmamsā is investigation. It means skillfulness or wisdom. It is a factor of the mind. You can say that chanda is mind, viriya is mind, citta is mind, vīmamsā is mind. They are all aspects of mind, they all can be summarized as 'mind,' but here they are distinguished for the purpose of pointing out these different factors of the mind. If there is satisfaction, we may not know if it is right or wrong. If there is exertion, we don't know if it's right or wrong. Is what we call mind the real mind? There has to be vīmamsā to discern these things. Investigating the other factors with wise discernment, our practice gradually comes to be correct and we can understand the Dhamma.
Hỏi: Sư đang nói về chữ vīmamsā phải không?
Ajahn Chah: Đúng, vīmamsā là điều tra suy xét. Có nghĩa là tìm hiểu về nhân và quả.
Hỏi: Giáo lý còn nói về ba điều khác là ý muốn được toại nguyện (chanda), năng lượng tinh tấn (viriya), và tâm thức (citta). Ba điều này cộng với sự điều tra (vīmamsā) tạo nên bốn cơ sở để thành tựu (iddhipāda) trong tu tập.
Ajahn Chah: Ý muốn được mãn nguyện là sự mãn nguyện với điều đúng đắn? Cách dùng sự mãn nguyện đó là đúng hay không? Sự điều tra suy xét (vīmamsā) phải có mặt trong các yếu tố kia.
Question: Tâm thức (citta) và sự điều tra (vīmamsā) là khác nhau?
Ajahn Chah: Vīmamsā là điều tra, tìm hiểu. Nó có nghĩa là sự khéo léo hay trí khôn. Đó là một yếu tố của tâm. Quý vị có thể nói ý chí được toại nguyện (chanda) là tâm, sự nỗ lực tinh tấn (viriya) là tâm, tâm thức (citta) là tâm, sự điều tra (vīmamsā) là tâm. Chúng là tất cả mọi mặt của tâm, tất cả chúng đều có thể gọi tắt là 'tâm', nhưng ở đây chúng được phân biệt riêng để làm rõ các yếu tố khác nhau của tâm. Nếu chỉ có ý chí được toại nguyện thì chưa chắc ta hiểu biết điều gì là đúng hay sai. Cái chúng ta hay gọi là tâm có đúng là cái tâm thiệt hay không? Phải có yếu tố điều tra suy xét (vīmamsā) thì mới nhận thức đúng lẽ thực của mọi sự. Việc điều tra các yếu tố khác với sự nhận thức khôn khéo thì sự tu tập của chúng ta sẽ đi đúng đắn và chúng ta sẽ có thể nhìn thấy Giáo Pháp.
But Dhamma doesn't bring much benefit if we don't practice meditation. We won't really know what it is all about. These factors are always present in the mind of real practitioners. Then even if they go astray, they will be aware of that and be able to correct it. So their path of practice is continuous.
Nhưng giáo lý suông chẳng mang lại nhiều ích lợi gì nếu chúng ta không thiền tập. Chúng ta đâu thực sự tự thân thấy biết cái gì là cái gì. Những yếu tố nói trên luôn luôn có trong tâm của những người tu tập thực thụ. Nhờ đó nên thậm chí lúc họ bị lạc đường sai lối, họ sẽ tỉnh giác biết rõ điều đó và có khả năng chỉnh sửa nó. Nhờ đó con đường đạo của họ được liên tục đúng đắn.
People may look at you and feel your way of life, your interest in Dhamma, makes no sense. Others may say that if you want to practice Dhamma, you ought to be ordained as a monk. Being ordained is not really the crucial point. It's how you practice. As it's said, one should be one's own witness. Don't take others as your witness. It means learning to trust yourself. Then there is no loss. People may think you are crazy, but never mind. They don't know anything about Dhamma.
Người ta nhìn vào quý vị và cảm nhận cách sống của quý vị, sự quan tâm Giáo Pháp của quý vị, có người không nói gì. Có người thì nói rằng nếu quý vị muốn tu quý vị phải nên xuất gia thành tăng hay ni. Thực ra việc xuất gia vô chùa không phải là điểm mấu chốt quan trọng. Điều quan trọng là cách tu của mình. Như đã nói nhiều lần, mỗi người phải tự làm chứng nhân cho chính mình. Đừng lấy người khác chứng minh cho mình. Có nghĩa là ta phải tự tu học để tự tin tưởng vào chính mình. Vậy mới không bị thiệt hại trong tu tập. Có người nghĩ quý vị điên khùng đi đi làm những việc tu hành, chúng ta không cần để ý mấy người đó. Họ chẳng biết Giáo Pháp là gì hết.
Others' words can't measure your practice. And you don't realize the Dhamma because of what others say. I mean the real Dhamma. The teachings others can give you are to show you the path, but that isn't real knowledge. When people meet the Dhamma, they realize it specifically within themselves. So the Buddha said, ''The Tathāgata is merely one who shows the way.'' When someone is ordained, I tell them, ''Our responsibility is only this part: The reciting ācariya have done their chanting. I have given you the Going Forth and vows of ordination. Now our job is done. The rest is up to you, to do the practice correctly.''
Lời nói của người khác không đo lường sự tu tập của mình. Và người giác ngộ Giáo Pháp là nhờ tự thân tu tập đúng đắn chứ không phải nhờ vào lời nói của người ngoài. Ý tôi ở đây là Giáo Pháp đích thực. Những giáo lý do người khác hay sư phụ nói chỉ là sự chỉ đường, đó không phải là sự hiểu biết thực sự. Khi người tu gặp được Giáo Pháp, họ giác ngộ nó một cách đặc biệt ngay bên trong tâm của họ. Do đó Phật đã nói: "Như Lai chỉ là người chỉ đường". (Còn mỗi người phải tự mình tu tập để tự mình giác ngộ ngay trong tâm mình). Khi có ai xuất gia đến chùa thọ giới, tôi hay nói với họ: "Trách nhiệm của chúng tôi chỉ gồm có phần này: thầy giáo thọ (ācariya) đã tụng phần kinh. Tôi đã hợp thức hóa sự Xuất Gia cho quý vị, quý vị đọc lời thệ nguyện. Vậy là xong. Phần còn lại là của quý vị, quý vị phải tự mình tu tập một cách đúng đắn".
Teachings can be most profound, but those who listen may not understand. But never mind. Don't be perplexed over profundity or lack of it. Just do the practice wholeheartedly and you can arrive at real understanding - it will bring you to the same place they are talking about. Don't rely on the perceptions of ordinary people. Have you read the story about the blind men and the elephant? It's a good illustration.
Những giáo lý có thể rất sâu sắc, nhưng người nghe có thể không hiểu. Nhưng không sao. Đừng bị rối trí về sự sâu sắc của giáo lý hay vì thiếu hiểu biết giáo lý. Cứ thực hành tu tập một cách tận tâm và ta có thể đi thẳng đến sự hiểu biết đích thực – nó sẽ dẫn quý vị đến đúng nơi mà giáo lý hay chỉ tới. Đừng dựa vào những nhận thức của người khác. Quý vị đã nghe chuyện những người mù sờ voi chưa? Để tôi nói sơ lại.
Suppose there's an elephant and a bunch of blind people are trying to describe it. One touches the leg and says it's like a pillar. Another touches the ear and says it's like a fan. Another touches the tail and says, ''No, it's not a fan; it's like a broom.'' Another touches the shoulder and says it's something else again from what the others say.
Ví như có một con voi và một hàng người mù đang cố mô tả về con voi. Người sờ trúng chân thì nói con voi giống như cột nhà. Người sờ tai voi thì nói voi giống cái quạt. Người sờ trúng đuôi thì nói không phải giống cái quạt, nó giống cây chổi. Người sờ trúng vai voi thì lại tả khác đi.
It's like this. There's no resolution, no end. Each blind person touches part of the elephant and has a completely different idea of what it is. But it's the same one elephant. It's like this in practice. With a little understanding or experience, you get limited ideas. You can go from one teacher to the next seeking explanations and instructions, trying to figure out if they are teaching correctly or incorrectly and how their teachings compare to each other. Some monks are always traveling around with their bowls and umbrellas learning from different teachers. They try to judge and measure, so when they sit down to meditate they are constantly in confusion about what is right and what is wrong. ''This teacher said this, but that teacher said that. One guy teaches in this way, but the other guy's methods are different. They don't seem to agree'' It can lead to a lot of doubt.
Cứ như vậy. Không có kết luận chung, không bao giờ hết tranh cãi. Mỗi người chạm tay vào một chỗ của voi và có nhận định khác hẳn người khác. Nhưng thực ra đó chỉ là một con voi. Ví dụ này giống trong việc tu tập. Với một ít kinh nghiệm và hiểu biết, ta có một ít ý tưởng nông cạn. Quý vị có thể đi gặp hết thầy này đến thầy khác để được giảng giải, quý vị cứ đi tìm hiểu coi mấy ông thầy chỉ cách đúng hay sai, rồi so sánh lời dạy của thầy này với lời dạy của thầy khác. Một số tu sĩ cứ mang bình bát và ô dù đi hết vùng này đến vùng khác để tìm học những sư thầy khác nhau. Họ cứ phán đoán về thầy này thầy nọ, so sánh cách tu này cách tu nọ, cho nên khi ngồi xuống thiền họ bị rối trí, không biết đâu là đúng là sai. "Ông thầy này dạy vầy, ông thầy kia dạy vậy. Huynh này chỉ vầy, huynh kia chỉ khác. Dường như cách tu của họ luôn khác nhau. Không ai giống ai". Cứ nghĩ suy như vậy thì dẫn đến đủ thứ nghi ngờ.
You might hear that certain teachers are really good and so you go to receive teachings from Thai Ajahns, Zen masters and others. It seems to me you've probably had enough teaching, but the tendency is to always want to hear more, to compare and to end up in doubt as a result. Then each successive teacher increases your confusion further. There's a story of a wanderer in the Buddha's time that was in this kind of situation. He went to one teacher after the next, hearing their different explanations and learning their methods. He was trying to learn meditation but was only increasing his perplexity. His travels finally brought him to the teacher Gotama, and he described his predicament to the Buddha.
Khi nghe đồn về các ông sư giỏi thuộc nhiều nhánh phái, quý vị tìm đến học ở các sư Thái Lan, sư Thiền tông, sư nhánh khác. Theo tôi thấy quý vị đã học đủ giáo lý rồi, nhưng ai cũng có tật muốn nghe thêm nữa, nghe nhiều giáo lý từ nhiều thầy, nghe xong đem so sánh và cuối cùng dẫn đến nghi ngờ. Càng học nhiều thầy thì càng thêm rối mù. Chuyện thời Phật có một du sĩ cũng dính kẹt trong tình cảnh này. Ông ta đi tìm học từ nhiều đạo sĩ đại sư khác nhau. Ông ta muốn học thiền nhưng càng học ông càng rối trí. Cuối cùng ông tới gặp Phật và trình bày sự khổ tâm của ông cho Phật nghe.
''Doing as you have been doing will not bring an end to doubt and confusion'', the Buddha told him. ''At this time, let go of the past; whatever you may or may not have done, whether it was right or wrong, let go of that now.
''The future has not yet come. Do not speculate over it at all, wondering how things may turn out. Let go of all such disturbing ideas - it is merely thinking.
Phật chỉ cho ông: "Nếu làm như cách ông đang làm thì không bao giờ hết nghi ngờ. Ngay bây giờ, hãy dẹp bỏ quá khứ; dẹp bỏ mọi thứ ông đã làm hoặc chưa làm, dù đúng hay sai cũng dẹp bỏ hết".
"Tương lai còn chưa tới. Đừng suy nghĩ phỏng đoán về nó. Hãy dẹp bỏ tất cả mọi ý nghĩ phiền nhiễu đó—đó chỉ là sự nghĩ mà thôi.
''Letting go of past and future, look at the present. Then you will know the Dhamma. You may know the words spoken by various teachers, but you still do not know your own mind. The present moment is empty; look only at arising and ceasing of sankhārā (formations). See that they are impermanent, unsatisfactory and empty of self. See that they really are thus. Then you will not be concerned with the past or the future. You will clearly understand that the past is gone and the future has not yet arrived. Contemplating in the present, you will realize that the present is the result of the past. The results of past actions are seen in the present.
"Dẹp bỏ quá khứ và tương lai, nhìn ngay vào hiện tại. Có thể ông biết rành những lời dạy được nói bởi nhiều sư thầy, nhưng ông chưa biết gì về cái tâm của mình. Khoảng khắc hiện tại là trống rỗng; chỉ cần nhìn vào sự khởi sinh và biến diệt của các hành tạo tác (sankhārā). Nhìn thấy chúng ta vô thường, khổ, và vô ngã. Nhìn thấy chúng đúng như chúng thực là. Rồi ông sẽ không còn bận tâm với quá khứ hay tương lai. Ông sẽ hiểu biết rõ rằng quá khứ là đã qua và tương lai thì chưa tới. Quán xét trong khoảng khắc hiện tại, ông sẽ nhận thấy hiện tại chính là kết quả của quá khứ. Những kết quả của những hành động quá khứ được nhìn thấy trong hiện tại.
''The future has not yet come. Whatever does occur in the future will arise and pass away in the future; there is no point in worrying over it now, as it has not yet occurred. So contemplate in the present. The present is the cause of the future. If you want a good future, create good in the present, increasing your awareness of what you do in the present. The future is the result of that. The past is the cause and the future is the result of the present.
''Knowing the present, one knows the past and the future. Then one lets go of the past and the future, knowing they are gathered in the present moment.''
"Tương lai còn chưa tới. Thứ gì khởi sinh trong tương lai sẽ biến diệt trong tương lai; bây giờ đâu cần phải bận tâm về nó. Vậy hãy nhìn kỹ vào hiện tại. Hiện tại chính là nhân của tương lai. Nếu ông muốn có tương lai tốt lành, hãy tạo tốt lành trong hiện tại, tăng cường ý thức tỉnh giác vào điều mình đang làm ngay trong hiện tại. Tương lai là kết quả của điều đó. Quá khứ là nhân và tương lai là quả của hiện tại.
"Nếu biết rõ hiện tại, một người có thể hiểi biết quá khứ và tương lai. Rồi người đó có thể buông bỏ quá khứ và tương lai, người đó biết rõ rằng quá khứ và tương lai đang tích tụ ngay trong hiện tại".
Understanding this, that wanderer made up his mind to practice as the Buddha advised, putting things down. Seeing ever more clearly, he realized many kinds of knowledge, seeing the natural order of things with his own wisdom. His doubts ended. He put down the past and the future and everything appeared in the present. This was eko dhammo, the one Dhamma. Then it was no longer necessary for him to carry his begging bowl up mountains and into forests in search of understanding. If he did go somewhere, he went in a natural way, not out of desire for something. If he stayed put, he was staying in a natural way, not out of desire.
Sau khi hiểu lời dạy đó, vị du sĩ đã quyết tâm tu tập theo cách Phật đã chỉ, buông bỏ tất cả. Càng ngày ông càng nhìn thấy rõ, ông chứng ngộ nhiều loại hiểu biết, nhìn thấy trật tự tự nhiên của mọi thứ bằng chính trí tuệ của mình. Sự nghi ngờ của ông cũng hết. Ông buông bỏ quá khứ và tương lai, nhờ đó mọi thứ hiện tiền ngay trong hiện tại. Đây chính là một pháp (eko dhammo), một Giáo Pháp. Sau đó ông đâu cần phải mang bình bát lên núi hay vô rừng để đi tìm sự hiểu biết. Nếu có đi đâu ông cũng đi một cách tự nhiên, không phải đi vì mong cầu hay tham muốn. Nếu có ở đâu ông cũng ở một cách tự nhiên, không phải ở vì tham muốn hay mong cầu.
Practicing in that way, he became free of doubt. There was nothing to add to his practice, nothing to remove. He dwelt in peace, without anxiety over past or future. This was the way the Buddha taught.
But it's not just a story about something that happened long ago. If we at this time practice correctly, we can also gain realization. We can know the past and the future because they are gathered at this one point, the present moment. If we look to the past we won't know. If we look to the future we won't know, because that is not where the truth is; it exists here, in the present.
Tu tập theo cách như vậy, ông ấy không còn nghi ngờ nữa. Chỉ cần tu một pháp như vậy, không cần thêm hay bớt gì. Về sau, ông ấy sống trong bình an, không còn lo lắng bận tâm về quá khứ hay tương lai. Đây chính là cách Phật đã chỉ.
Nhưng không phải chỉ người xưa mới tu được vậy. Giờ nếu chúng ta tu tập đúng đắn thì chúng ta cũng có thể đạt đến giác ngộ như vậy. Chúng ta có thể hiểu biết quá khứ và tương lai, bởi chúng đều tích tụ về một điểm là hiện tại, chúng có mặt ngay trong thời khắc hiện tại. Nếu nhìn quá khứ chúng ta không biết nó. Nếu nhìn về tương lai chúng ta không biết nó, bởi đó không phải là nơi của sự thật; sự thật đang có mặt ngay đây, ngay trong hiện tại.
Thus the Buddha said, ''I am enlightened through my own efforts, without any teacher.'' Have you read this story? A wanderer of another sect asked him, ''Who is your teacher?'' The Buddha answered, ''I have no teacher. I attained enlightenment by myself.'' But that wanderer just shook his head and went away. He thought the Buddha was making up a story and so he had no interest in what he said. He thought it was not possible to achieve anything without a teacher and guide.
Vì vậy nên Phật mới nói Phật giác ngộ bằng nỗ lực tự thân chứ không phải do nhờ thầy. Phật không có thầy, quý vị đã nghe chuyện này chưa? Có một du sĩ khác cứ tới gặp Phật hỏi đủ câu hỏi về nhiều vấn đề cao xa, trong đó ông có hỏi Phật ai là thầy của Phật. Phật trả lời: "Ta không có thầy. Ta đạt giác ngộ bằng nỗ lực của chính mình". Nhưng vị du sĩ đó lắc đầu và bỏ đi, ông ấy không tin. Ổng nghĩ Phật bịa chuyện nên ổng không tin lời Phật nói. Ổng cứ nghĩ theo kiểu 'không thầy đố ai làm nên'. Vậy đó.
It's like this: You study with a spiritual teacher and he tells you to give up greed and anger. He tells you they are harmful and that you need to get rid of them. Then you may practice and do that. But getting rid of greed and anger didn't come about just because he taught you; you had to actually practice and do that. Through practice you came to realize something for yourself. You see greed in your mind and give it up. You see anger in your mind and give it up. The teacher doesn't get rid of them for you. He tells you about getting rid of them, but it doesn't happen just because he tells you. You do the practice and come to realization. You understand these things for yourself.
Tôi muốn nói như vầy: Quý vị học một vị thầy tâm linh và vị thầy đó nói quý vị phải dẹp bỏ tham và sân. Vị thầy nói tham và sân là gốc nguy hại và ta cần phải trừ bỏ chúng. Rồi quý vị nghe và thực hành tu theo hướng đó. Nhưng sự trừ bỏ tham sân không phải xảy ra nhờ ông thầy đó nói; việc trừ bỏ tham sân chỉ có thể xảy ra nếu ta tự mình thực tâm thực hiện và tu tập. Chỉ bằng cách tu tập ta mới có thể chứng ngộ điều gì cho chính mình. Ta nhìn thấy tham trong tâm và trừ bỏ nó. Ta nhìn thấy sân trong tâm và trừ bỏ nó. Vị thầy kia không trừ bỏ tính tham tính sân trong tâm của ta. Vị ấy chỉ nói ta nên trừ bỏ chúng, lời nói đó chỉ là hướng dẫn, còn bản thân ta ta phải tự thực hiện thì mới trừ bỏ được chúng, bởi chúng nằm ngay trong tâm của ta. Tự mình tu và tự mình chứng. Tự mình hiểu biết mọi thứ cho chính mình.
It's like the Buddha is catching hold of you and bringing you to the beginning of the path, and he tells you, ''Here is the path - walk on it.'' He doesn't help you walk. You do that yourself. When you do travel the path and practice Dhamma, you meet the real Dhamma, which is beyond anything that anyone can explain to you. So one is enlightened by oneself, understanding past, future and present, understanding cause and result. Then doubt is finished.
Giống như Phật bắt được chúng ta và mang chúng ta ra đầu đường và nói: "Đây là con đường—giờ bạn phải tự mình bước đi". Phật không giúp chúng ta bước đi. Chúng ta phải tự bước đi. Khi chúng ta đi trên con đường đạo và tu tập theo Giáo Pháp, chúng ta sẽ gặp được Giáo Pháp đích thực ở đó; Giáo Pháp là vượt trên những gì mà vị thầy hay ai có thể giải thích cho ta. Vậy đó, một người chỉ được giác ngộ bởi chính mình, tự mình hiểu biết quá khứ, tương lai và hiện tại, hiểu biết nhân và quả. Lúc đó không còn nghi ngờ gì.
We talk about giving up and developing, renouncing and cultivating. But when the fruit of practice is realized, there is nothing to add and nothing to remove. The Buddha taught that this is the point we want to arrive at, but people don't want to stop there. Their doubts and attachments keep them on the move, keep them confused and keep them from stopping there. So when one person has arrived but others are somewhere else, they won't be able to make any sense of what he may say about it. They might have some intellectual understanding of the words, but this is not real understanding or knowledge of the truth.
Chúng ta đang nói về sự từ bỏ và tu dưỡng, sự buông bỏ và phát triển. Nhưng khi đã đạt tới đạo quả thì không cần phải thêm hay bớt gì nữa. Phật đã chỉ đó là chỗ chúng ta cần đi tới: đây chính là đích-tới, nhưng mọi người cứ muốn đi nữa, mọi người không muốn dừng lại chỗ này. Sự nghi ngờ và dính chấp tiếp tục thúc đẩy họ đi nữa, tiếp tục làm họ ngu si và không để họ ngừng lại ngay chỗ này. Do vậy khi một người đã tới đích, nhưng những người khác còn ở chỗ khác thì họ đâu hiểu được những gì người đang ở đích nói gì. Họ có thể hiểu biết dựa vào chữ nghĩa trí thức, nhưng họ vẫn chưa có sự hiểu biết thực về sự thật. Sự hiểu biết thực sự bằng chính cái tâm mới là sự giác ngộ.
Usually when we talk about practice we talk about entering and leaving, increasing the positive and removing the negative. But the final result is that all of these are done with. There is the sekha puggala, the person who needs to train in these things, and there is the asekha puggala, the person who no longer needs to train in anything. This is talking about the mind: when the mind has reached this level of full realization, there is nothing more to practice. Why is this? It is because such a person doesn't have to make use of any of the conventions of teaching and practice. It's spoken of as someone who has gotten rid of the defilements.
Về kỹ thuật, khi chúng ta nói về tu tập thì chúng ta đang nói về sự nhập vào và sự bỏ đi. Nhập vào những thứ tích cực và bỏ đi những thứ tiêu cực. Dưỡng tốt bỏ xấu. Nhưng đến sau cùng thì cũng nên bỏ hết mọi thứ tốt xấu luôn. Có hai loại người tu tập ở hai giai đoạn. Loại thứ nhất là người còn đang tu học hay học nhân (sekha puggala), họ còn tu tập để dưỡng tốt bỏ xấu trong tâm. Loại thứ hai là những người không còn tu học ở giai đoạn một đó nữa, được gọi là vô học nhân, không còn học tu gì nữa (asekha puggala), họ không còn phải tu gì nữa, họ đã chứng ngộ, họ đã đi tới nơi ngừng lại. Chỗ này đang nói về cái tâm: khi tâm đã đạt tới sự giác ngộ hoàn toàn, người tu không còn phải tu tập gì nữa. Tại sao? Tại vì người đó không còn dùng những qui ước về giáo lý và thực hành nữa. (Họ không cần phải tu học theo những giáo lý được ghi lại trong kinh điển hay được nói bởi các vị thầy bằng những quy ước và ngôn ngữ thế tục. Họ không còn tư duy bằng quy ước và ngôn ngữ thế tục nữa). Đó là trạng thái của người tu đã từ bỏ tất cả mọi ô nhiễm trong tâm.
The sekha person has to train in the steps of the path, from the very beginning to the highest level. When they have completed this they are called asekha, meaning they no longer need to train because everything is finished. The things to be trained in are finished. Doubts are finished. There are no qualities to be developed. There are no defilements to remove. Such people dwell in peace. Whatever good or evil there is will not affect them; they are unshakeable no matter what they meet. It is talking about the empty mind. Now you will really be confused.
Người học nhân (sekha) phải tu tập từng bước theo con đường đạo, từ trình độ thấp lên cao. Khi họ hoàn thành con đường tu, họ được gọi là vô học nhân (asekha), tức không còn tu tập gì nữa, bởi mọi thứ đều đã xong. Mọi việc tu tập đã hoàn thành. Nghi ngờ đã chấm dứt. Không còn phẩm hạnh nào cần phải tu dưỡng thêm. Không còn ô nhiễm nào cần phải trừ bỏ. Những người như vậy sống trong bình an. Tốt xấu, thiện ác không còn tác động họ nữa; họ bất lay chuyển cho dù gặp phải điều gì tác động. Đây đang chỉ về trạng thái của một cái tâm trống rỗng. Giờ nghe đến chỗ tâm trống rỗng quý vị càng thấy khó hiểu phải không.
You don't understand this at all. ''If my mind is empty, how can I walk?'' Precisely because the mind is empty. ''If the mind is empty, how can I eat? Will I have desire to eat if my mind is empty?'' There's not much benefit in talking about emptiness like this when people haven't trained properly. They won't be able to understand it.
Quý vị không hiểu gì chỗ này. Quý vị thắc mắc: "Nếu tâm tôi trống rỗng thì làm sao tôi đi được?". Chính xác tâm là trống rỗng. Quý vị thắc mắc: "Nếu tâm trống rỗng làm sao tôi biết ăn uống? Làm sao tôi muốn ăn uống nếu tâm trí trống rỗng?". Nếu cứ nói theo kiểu này thì chỉ tốn thời gian vô ích khi người ta không thực sự tu tập. Không tu tập thực sự thì đâu hiểu được chỗ này.
Those who use such terms have sought ways to give us some feeling that can lead us to understand the truth. For example, these sankhārā that we have been accumulating and carrying from the time of our birth until this moment - the Buddha said that in truth they are not ourselves and they do not belong to us. Why did he say such a thing? There's no other way to formulate the truth. He spoke in this way for people who have discernment, so that they could gain wisdom. But this is something to contemplate carefully.
Người miêu tả trạng thái tâm như vậy là người chỉ muốn gợi ý để chúng ta cảm nhận ít nhiều, và điều đó có thể giúp dẫn dắt chúng ta hiểu được sự thật. Ví dụ, các hành vi tạo tác (sankhārā) mà chúng ta đã tích luỹ và mang theo kể từ lúc mới sinh ra đến tận bây giờ, theo Đức Phật thì chúng không thực sự là 'ta' hay 'của ta'. Tại sao Phật nói như vậy? Bởi đâu còn cách nào để miêu tả chính xác về sự thật. Phật giảng giải theo cách đó để mọi người có thể nhận thức được phần nào về sự thật, nhờ đó họ có thể tu tập đạt đến trí tuệ. Về điều này chúng ta cần phải quán xét một cách kỹ càng mới nhìn thấy.
Some people will hear the words, ''Nothing is mine,'' and they will get the idea they should throw away all their possessions. With only superficial understanding, people will get into arguments about what this means and how to apply it. ''This is not my self,'' doesn't mean you should end your life or throw away your possessions. It means you should give up attachment. There is the level of conventional reality and the level of ultimate reality - supposition and liberation. On the level of convention, there is Mr. A, Mrs. B, Mr. M., Mrs. N. and so on. We use these suppositions for convenience in communicating and functioning in the world. The Buddha did not teach that we shouldn't use these things, but that we shouldn't be attached to them. We should realize that they are empty.
It's hard to talk about.
Nhiều người nghe câu nói "Chẳng có gì là của ta" thì họ nghĩ mình nên quăng bỏ mọi thứ mình đang có. Nếu chỉ hiểu nông cạn thì mọi người sẽ tiếp tục tranh luận chỗ phương tiện này là gì và làm sao để vận dụng nó. "Đây không phải là cái ta"—câu này không có nghĩa là chúng ta nên kết liễu sự sống của mình hay quăng bỏ hết mọi tài sản của cải. Chỗ này có nghĩa là chúng ta nên từ bỏ tất cả mọi ràng buộc dính chấp. Có hai mức độ sự thật, sự thật do quy ước (tục đế) và sự thật tuyệt đối (chân đế): đó là sự giả định và sự giải thoát. Ở mức độ quy ước, ông A, bà B, anh C, và vân vân. Chúng ta dùng những giả định để thuận tiện cho việc giao tiếp trong đời sống. Phật không dạy chúng ta không nên dùng những quy ước đó, nhưng Phật dạy chúng ta không nên dính chấp vào những quy ước giả định đó. Chúng ta phải nhìn thấy những quy ước đó chỉ là giả định, chỉ là trống rỗng; chúng không là cái gì cả, chỉ là do chúng ta giả định mà có.
Chỗ này hơi khó nói, khó hiểu.
We have to depend on practice and gain understanding through practice. If you want to get knowledge and understanding by studying and asking others you won't really understand the truth. It's something you have to see and know for yourself through practicing. Turn inwards to know within yourself. Don't always be turning outwards. But when we talk about practicing people become argumentative. Their minds are ready to argue, because they have learned this or that approach to practice and have one-sided attachment to what they have learned. They haven't realized the truth through practice.
Những người tu tập như chúng ta phải dựa vào sự tu tập và đạt đến sự hiểu biết thông qua sự tu tập. Nếu chúng ta muốn đạt sự hiểu biết và tri kiến từ việc học kinh sách và nhờ người khác dạy thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ thực sự hiểu biết về sự thật. Sự thật là thứ ta có thể thấy và biết bằng cách tự thân tu tập. Phải quay lại nhìn vào bên trong. Nhìn vào bên trong để hiểu biết chính mình. Đừng cứ nhìn ra bên ngoài. Ai cũng cũng biết là đừng nhìn ra bên ngoài, nhưng khi nói về tu tập mọi người liền bàn cãi đúng sai đủ chuyện, chẳng ai lo hướng vào bên trong chính mình. Tâm họ lúc nào cũng sẵn sàng tranh biện, bởi vì họ đã lỡ học lý thuyết và muốn gắn lý thuyết vào thực hành theo cách họ đã học và dính chấp theo một phía. Vậy đó, họ chỉ nghĩ suy và hiểu biết theo lý thuyết mà họ đã học được, họ chưa nhận thấy sự thật bằng việc tự thân tu tập.
Did you notice the Thai people we met the other day? They asked irrelevant questions like, ''Why do you eat out of your almsbowl?'' I could see that they were far from Dhamma. They've had modern education so I can't tell them much. But I let the American monk talk to them. They might be willing to listen to him. Thai people these days don't have much interest in Dhamma and don't understand it. Why do I say that? If someone hasn't studied something, they are ignorant of it. They've studied other things, but they are ignorant of Dhamma. I'll admit that I'm ignorant of the things they have learned. The Western monk has studied Dhamma, so he can tell them something about it.
Quý vị có để ý mấy người Thái chúng ta gặp bữa trước không? Họ cứ hỏi những câu hỏi chẳng liên quan gì, ví dụ như "Tại sao các tăng ăn cơm từ bình bát vậy?". Tôi nghĩ rằng họ còn quá xa mới hiểu biết về giáo pháp. Họ đã học rất nhiều kiến thức hiện đại nên tôi rất khó nói cho họ hiểu. Nên tôi để cho một sư người Mỹ nói chuyện với họ. Có lẽ họ thích nghe vị sư ngoại quốc đó giải thích hơn là tôi. Ngày nay người Thái rất lơ là với Phật Pháp nên họ không biết được tại sao các tăng ni tu thiền ăn cơm trực tiếp từ bình bát khất thực. Tại sao tôi nói vậy? Vì họ đâu có đi học giáo lý ngày nào, nếu họ có học ít nhiều giáo lý thì hẳn họ đã biết tại sao các tăng ni ăn cơm trực tiếp từ bình bát. Họ học nhiều thứ kiến thức hiện đại nhưng họ không học giáo lý nhà Phật, nên họ không biết. Cũng như tôi, tôi phải thừa nhận tôi không biết tí gì về kiến thức hiện đại của họ, bởi tôi không học nó. Các tăng người Âu Mỹ đã học về Phật Pháp nên họ có thể giải thích cho những người Thái đó nghe.
Among Thai people in the present time there is less and less interest in being ordained, studying and practicing. I don't know why this is, if it's because they are busy with work, because the country is developing materially, or what the reason might be. I don't know. In the past when someone was ordained they would stay for at least a few years, four or five rains. Now it's a week or two. Some are ordained in the morning and disrobe in the evening. That's the direction it's going in now. People say things like that fellow that told me, ''If everyone were to be ordained the way you prefer, for a few rains at least, there would be no progress in the world. Families wouldn't grow. Nobody would be building things.''
Thời bây giờ người Thái càng ít quan tâm đến Phật Pháp, ít muốn đi tu, ít muốn xuất gia. Tôi không hiểu tại sao, có lẽ họ quá bận rộn với công việc làm ăn bởi Thái Lan đang phát triên mạnh về vật chất hiện đại, hoặc có nhiều lý do khác mà tôi không biết. Hồi trước khi ai xuất gia thụ giới nếu họ hoàn tục thì cũng sau vài ba năm tuổi Hạ. Thời bây giờ chỉ được một hay hai tuần. Thậm chí có người thụ giới đi tu buổi sáng đến chiều đã bỏ y hoàn tục. Đó là xu hướng hiện thời. Nhiều người cứ nói với tôi kiểu như vầy: "Nếu ai cũng xuất gia đi tu nhiều năm theo ý thầy thì sao xã hội tiến bộ cho được. Gia đình không khá lên được. Chẳng còn ai xây dựng cái gì cho đời ngoài kia".
I said to him, ''Your thinking is the thinking of an earthworm. An earthworm lives in the ground. It eats earth for its food. Eating and eating, it starts to worry that it will run out of dirt to eat. It is surrounded by dirt, the whole earth is covering its head, but it worries it will run out of dirt.''
Tôi bèn nói với họ: "Quý vị khéo lo biển không còn nước. Cách nghĩ của quý vị là cách nghĩ của con trùn đất. Con trùn sống dưới đất. Nó ăn đất để sống. Nó ăn và bắt đầu lo không còn đất để ăn. Nó sống trong đất, đất bao la ngập đầu ngập cổ nó mà nó lại sợ hết đất để ăn". (Làm gì có chuyện cả thế gian đều đi tu hết).
That's the thinking of an earthworm. People worry that the world won't progress, that it will come to an end. That's an earthworm's view. They aren't earthworms, but they think like them. That's the wrong understanding of the animal realm. They are really ignorant.
Đó là cách nghĩ của con trùn đất. Mọi người khéo lo không có ai lo phát triển thế giới thì thế giới sẽ chấm dứt. Đó là cách nghĩ của con trùn đất. Người khác trùn mà lại nghĩ theo kiểu một con trùn. Loài vật ngu si luôn nghĩ ngu si. Chúng không hiểu biết và ngu tối mới lo như vậy.
There's a story I've often told, about a tortoise and a snake. The forest was on fire and they were trying to flee. The tortoise was lumbering along, and then it saw the snake slither by. It felt pity for that snake. Why? The snake had no legs, so the tortoise figured it wouldn't be able to escape the fire. It wanted to help the snake. But as the fire kept spreading the snake fled easily, while the tortoise couldn't make it, even with its four legs, and it died there.
Chuyện một con rùa và một con rắn ở trong rừng. Rừng bị hỏa hoạn và rắn rùa cùng đang cố chạy thoát. Con rùa bò chậm chạm, nó thấy con rắn đang bò lướt qua mặt nó. Nhưng rùa lại thấy đáng thương cho con rắn. Sao vậy? Rắn không có chân, nên rùa nghĩ nó khó mà thoát khỏi trận lửa. Nó muốn giúp đỡ con rắn. Nhưng khi lửa lan tới, con rắn phóng thoát dễ dàng khỏi lửa, còn rùa bốn chân chạy không kịp và bị chết thui ở đó.
That was the tortoise's ignorance. It thought, if you have legs you can move. If you don't have legs, you can't go anywhere. So it was worried about the snake. It thought the snake would die because it didn't have legs. But the snake wasn't worried; it knew it could easily escape the danger.
Đó là sự ngu si của con rùa. Nó nghĩ, nếu ai có chân, người ấy có thể di chuyển. Nếu không có chân, không thể đi đến đâu. Nghĩ vậy nên nó lo giùm con rắn. Nó nghĩ rắn sẽ chết chắc vì không có chân để chạy. Nhưng con rắn vẫn bình thản, nó chẳng lo lắng gì, vì nó có thể phóng nhanh thoát khỏi rừng lửa.
This is one way to talk to people with their confused ideas. They will feel pity for you if you aren't like them and don't have their views and their knowledge. So who is ignorant? I'm ignorant in my own way; there are things I don't know about, so I'm ignorant on that account.
Chỗ này muốn nói đến những người có cách nghĩ ngu si. Họ cảm thấy thương hại cho ta (những người tu hành) và coi ta là ngu si bởi vì ta không giống họ, không có cùng cách nhìn và cách hiểu biết giống họ. Nhưng thực ra ai ngu si hơn ai?
Meeting different situations can be a cause for tranquility. But I didn't understand how foolish and mistaken I was. Whenever something disturbed my mind, I tried to get away from it, to escape. What I was doing was escaping from peace. I was continually running away from peace. I didn't want to see this or know about that; I didn't want to think about or experience various things. I didn't realize that this was defilement. I only thought that I needed to remove myself and get far away from people and situations, so that I wouldn't meet anything disturbing or hear speech that was displeasing. The farther away I could get, the better.
Nhiều người nhìn những người theo đạo Phật với con mắt coi thường, họ nghĩ những người theo đạo Phật là tầm thường, chẳng có gì đáng khen.
Quay lại chuyện tu tập, gặp phải nhiều tình cảnh khác nhau có thể là một nguyên nhân tạo nên sự tĩnh lặng (định) trong tâm. Nhưng hồi mới tu tôi rất ngu dại, tôi không hiểu và hay mắc sai lầm. Lúc đó, mỗi khi có thứ gì quấy nhiễu tôi, tôi chỉ cố bỏ trốn khỏi nó. Việc làm đó chẳng khác nào tôi chạy trốn khỏi sự bình an. Tôi cứ tiếp tục chạy trốn khỏi sự bình an. Lúc đó tôi không muốn nhìn thấy hay hiểu biết về mấy thứ quấy động đó; tôi không muốn nghĩ hay nếm trải những thứ đó. Tôi đã không nhận ra cách làm đó của tôi là một dạng ô nhiễm. Tôi chỉ nghĩ rằng tôi nên tách ly khỏi mọi người và mọi tình cảnh, tôi nghĩ làm vậy tôi sẽ không còn gặp thứ gì quấy động hoặc nghe thứ gì gây khó chịu. Tôi cứ nghĩ càng lánh xa khỏi trần càng tốt.
After many years had passed, I was forced by the natural progression of events to change my ways. Having been ordained for some time, I ended up with more and more disciples, more people seeking me out. Living and practicing in the forest was something that attracted people to come and pay respects. So as the number of followers increased, I was forced to start facing things. I couldn't run away anymore. My ears had to hear sounds, my eyes to see. And it was then, as an Ajahn, that I started gaining more knowledge. It led to a lot of wisdom and a lot of letting go. There was a lot of everything going on and I learned not to grasp and hold on, but to keep letting go. It made me a lot more skillful than before.
Sau đó nhiều năm, tiến trình các sự kiện tự nhiên đã thúc đẩy tôi đi đến thay đổi cách nghĩ và cách tu. Điều gì đã thúc đẩy tôi thay đổi như vậy? Đó là, sau khi tu tập một thời gian, tôi càng lúc càng có thêm nhiều học trò đệ tử, nhiều người Phật tử tại gia cũng đến tìm tôi. Vì sống tu khổ hạnh trong rừng sâu nên cũng có nhiều người đến thăm và kính trọng. Rồi con số người tới càng lúc càng đông và tôi phải đối diện với nhiều thứ. Tôi đâu thể trốn chạy hoài. Tôi phải gặp mọi người và gặp nhiều thứ liên quan. Tai tôi phải nghe đủ loại tiếng nói và âm thanh, mắt tôi phải nhìn ngó người này thứ nọ. Và chính lúc đó, lúc đã được gọi là một sư thầy, tôi mới bắt đầu có được thêm nhiều sự hiểu biết. Sự hiểu biết đó dẫn đến nhiều trí tuệ và nhiều sự buông bỏ. Tiếp theo đó rất nhiều thứ liên tục diễn ra và tôi học cách không nắm giữ hay dính chấp thứ gì, tôi học được cách liên tục buông bỏ. Cách đó giúp tôi trở nên khéo léo và thuần thục hơn trước đó nhiều.
When some suffering came about, it was OK; I didn't add on to it by trying to escape it. Previously, in my meditation, I had only desired tranquility. I thought that the external environment was only useful insofar as it could be a cause to help me attain tranquility. I didn't think that having right view would be the cause for realizing tranquility.
Khi có khổ xảy ra, không sao; tôi không thêm bớt gì cho nó, không trốn chạy khỏi nó. Hồi đó trong thiền tập tôi chỉ có mong đạt đến sự tĩnh lặng. Tôi nghĩ môi trường bên ngoài chỉ hữu ích bởi nó là một nhân giúp tôi tu tập đạt đến sự tĩnh lặng. Tôi đã biết vậy nhưng lúc đó tôi vẫn chưa nói được câu chuẩn xác rằng: chánh kiến là nhân để đạt đến sự tĩnh lặng.
I've often said that there are two kinds of tranquility. The wise have divided it into peace through wisdom and peace through samatha. In peace through samatha, the eye has to be far from sights, the ear far from sounds, the nose far from smells and so on. Then not hearing, not knowing and so forth, one can become tranquil. This kind of peacefulness is good in its way. Is it of value? Yes, it is, but it is not supreme. It is short-lived. It doesn't have a reliable foundation. When the senses meet objects that are displeasing, it changes, because it doesn't want those things to be present. So the mind always has to struggle with these objects and no wisdom is born, since the person always feels that he is not at peace because of those external factors.
Như tôi thường nói có hai dạng tĩnh lặng. Những bậc thánh trí ngày xưa phân loại thành sự tĩnh lặng nhờ trí tuệ và sự tĩnh lặng nhờ thiền định. Trong sự tĩnh lặng nhờ thiền định (samatha): mắt phải lánh xa cảnh sắc, tai phải lánh xa âm thanh, mũi phải lánh xa mùi hương...Không thấy, không nghe, không biết...thì người sẽ được tĩnh lặng. Loại tĩnh lặng này cũng tốt theo cách của nó. Nhưng loại tĩnh lặng này có giá trị không? Có, nhưng nó chưa phải là tối thượng. Nó chỉ là loại tĩnh lặng tạm thời. Nó không có nền tảng bền lâu. (Khi ra khỏi thiền định thì nó không còn). Chẳng hạn, khi các giác quan tiếp xúc với các đối tượng khó chịu thì sự tĩnh lặng đó thay đổi ngay, bởi vì nó không muốn những đối tượng đó có mặt. Cho nên tâm lúc nào cũng cố chống chế với các đối tượng và do vậy trí tuệ không khởi sinh (vì trí tuệ chỉ khởi sinh từ một cái tâm tĩnh lặng). Bởi lúc đó người tu cảm thấy không được bình an vì những đối tượng và yếu tố bên ngoài. (Cứ tránh né và trốn chạy hoài làm sao tâm được bình an và tĩnh lặng?)
On the other hand, if you determine not to run away but to look directly at things, you come to realize that lack of tranquility is not due to external objects or situations, but only happens because of wrong understanding. I often teach my disciples about this. I tell them, when you are intently devoted to finding tranquility in your meditation, you can seek out the quietest, most remote place, where you won't meet with sights or sounds, where there is nothing going on that will disturb you. There the mind can settle down and become calm because there is nothing to provoke it. Then, when you experience this, examine it to see how much strength it has: when you come out of that place and start experiencing sense contact, notice how you become pleased and displeased, gladdened and dejected, and how the mind becomes disturbed. Then you will understand that this kind of tranquility is not genuine.
Ngược lại, nếu chúng ta không trốn chạy nữa; thay vì vậy chúng ta nhìn thẳng vào mọi thứ. Nhìn thẳng vào mọi thứ xảy ra chúng ta sẽ nhận ra sự thiếu tĩnh lặng không phải là do các đối tượng trần cảnh bên ngoài, mà thiếu tĩnh lặng là do cách nhìn cách nghĩ sai lầm của chúng ta. Tôi thường chỉ rõ cho các đệ tử về lý chỗ này. Tôi thường nói họ như vầy: nếu ai muốn nỗ lực tu để đạt trạng thái tĩnh lặng (đạt định) thì cứ đi tìm một nơi vắng lặng, lánh xa người, lánh xa cảnh sắc và âm thanh...để không còn thứ gì quấy nhiễu mình nữa. Lúc đó tâm sẽ lắng xuống và tĩnh lặng, sự tĩnh lặng có được là do không còn gì quấy nhiễu mình nữa. Rồi sau đó hãy xem xét coi trạng thái tĩnh lặng đó có thực sự bền chắc hay không. Rồi khi quý vị rời khỏi nơi lánh trần đó, các giác quan bắt đầu tiếp xúc với nhiều thứ bên ngoài, lúc đó hãy xem xét coi mình cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu ra sao, sướng hay khổ ra sao, vui hay buồn ra sao, và tâm bị quấy nhiễu ra sao. Sau khi xem xét như vậy quý vị sẽ hiểu ra rằng: loại tĩnh lặng đó chưa phải là sự tĩnh lặng đích thực và bền lâu. Loại bình an có được nhờ thiền định chỉ là tạm thời trong thời gian lánh trần thiền định mà thôi.
Whatever occurs in your field of experience is merely what it is. When something pleases us, we decide that it is good and when something displeases us, we say it isn't good. That is only our own discriminating minds giving meaning to external objects. Understanding this, then we have a basis for investigating these things and seeing them as they really are. When there is tranquility in meditation, it's not necessary to do a lot of thinking. This sensitivity has a certain knowing quality that is born of the tranquil mind. This isn't thinking; it is dhammavicaya, the factor of investigating Dhamma.
Những gì xảy ra trong phạm vi trải nghiệm chỉ đơn giản xảy ra như nó là vậy. Nó chỉ là nó, nó chỉ là hiện tượng khởi sinh và biến qua. Nhưng nếu nó làm vừa lòng ta, ta liền cho nó là tốt; khi nó làm ta khó chịu, ta liền cho nó là không tốt. Tốt hay xấu chỉ là do cái tâm phân biệt đối đãi của ta đối với mọi thứ đối tượng bên ngoài. Sau khi đã hiểu được lý này, chúng ta có được cơ sở để suy xét điều tra mọi thứ và nhìn thấy chúng đúng như chúng thực là. Khi đã có được sự tĩnh lặng (định) trong thiền, người tu không cần phải thực hiện nhiều sự suy nghĩ. Sự hiểu biết nhạy bén là một loại "tính biết" có được từ một cái tâm tĩnh lặng. Nói cách khác, cái tâm tĩnh lặng sinh ra "tính biết". Tính biết không phải là sự nghĩ, mà nó là sự suy xét điều tra hiện tượng. Đó là dhammavicaya (HV: trạch pháp). Điều tra về mọi pháp là một yếu tố giúp dẫn đến giác ngộ.
This sort of tranquility does not get disturbed by experience and sense contact. But then there is the question, ''If it is tranquility, why is there still something going on?'' There is something happening within tranquility; it's not something happening in the ordinary, afflicted way, where we make more out of it than it really is. When something happens within tranquility the mind knows it extremely clearly. Wisdom is born there and the mind contemplates ever more clearly. We see the way that things actually happen; when we know the truth of them then tranquility becomes all-inclusive. When the eye sees forms or the ear hears sounds, we recognize them for what they are. In this latter form of tranquility, when the eye sees forms, the mind is peaceful. When the ear hears sounds, the mind is peaceful. The mind does not waver. Whatever we experience, the mind is not shaken.
Nhờ điều tra và sau khi hiểu biết về các hiện tượng, chúng ta có được sự tĩnh lặng trong tâm. Loại tĩnh lặng này không bị quấy nhiễu bởi những tiếp xúc giác quan và trải nghiệm trần cảnh bên ngoài. Loại đó là tốt. Nhưng giờ tôi lại đặt câu hỏi: "Nếu đã đó gọi là sự tĩnh lặng, vậy tại sao vẫn còn thứ gì đó đang tiếp diễn?". Câu trả lời là: Đúng, vẫn còn thứ đang tiếp diễn bên trong sự tĩnh lặng đó; đó không phải là thứ đang tạo tác khổ như thông thường—[thông thường tâm chúng ta liên tục tạo tác đủ loại khổ vì chúng ta cứ chấp mọi thứ là này là nọ, cứ nhận thức mọi thứ là khác so với chúng thực là]. Khi có sự gì diễn ra bên trong một cái tâm tĩnh lặng, tâm biết nó một cách rõ ràng. Khi tâm nhìn thấy rõ ràng mọi sự diễn ra bên trong nó, thì trí tuệ sinh ra ngay tại đó, và nhờ đó tâm càng có khả năng quán xét một cách rõ ràng hơn và hơn nữa. Chúng ta nhìn thấy cách mọi thứ diễn ra đúng như chúng thực là; và khi chúng ta biết rõ sự thật của mọi thứ như vậy thì sự tĩnh lặng (định) đó càng trở nên bao trùm. Lúc đó, khi tâm nhìn thấy mắt hoặc tai nghe âm thanh...,chúng ta nhận biết chúng đúng như chúng thực là. Trong trạng thái của loại tĩnh lặng thứ hai này: khi mắt nhìn thấy hình sắc, tai nghe thấy âm thanh...tâm vẫn luôn bình an. Khi tai nghe những âm thanh, tâm vẫn bình an. Tâm không bị dao động. Dù chúng ta trải nghiệm thứ gì, tâm vẫn không bị lay chuyển.
So where does this sort of tranquility come from? It comes from that other kind of tranquility, that ignorant samatha. That is a cause that enables it to come about. It is taught that wisdom comes from tranquility. Knowing comes from unknowing; the mind comes to know from that state of unknowing, from learning to investigate like this. There will be both tranquility and wisdom. Then, wherever we are, whatever we are doing, we see the truth of things. We know that the arising and ceasing of experience in the mind is just like that. Then there is nothing more to do, nothing to correct or solve. There is no more speculation. There is nowhere to go, no escape. We can only escape through wisdom, through knowing things as they are and transcending them.
Vậy loại tĩnh lặng này có được từ đâu? Nếu xét lại từ đầu quá trình tu tập, thì loại tĩnh lặng thứ hai là có được từ lịa tĩnh lặng thứ nhất: Loại định thứ hai (có được nhờ thiền quán trí tuệ) có được từ loại định thứ nhất (có được nhờ tu tập thiền-định (samatha) lúc đầu). Loại định thứ nhất của thiền-định lánh trần là một nhân giúp khởi sinh ra loại định thứ hai có mặt trong thiền-tuệ. Phật giáo dạy rằng trí tuệ là khởi sinh từ định. Tâm tĩnh lặng làm khởi sinh trí tuệ. Sự hiểu-biết xuất phát từ sự không-hiểu-biết. Tâm đi đến hiểu biết từ trạng thái không hiểu biết, từ việc học cách điều tra quán xét như vậy. Đến lúc nào đó định và tuệ sẽ cùng có mặt. Lúc đó dù chúng ta đang ở đâu hay làm gì, chúng ta vẫn luôn nhìn thấy sự thật của mọi thứ. Chúng ta biết được rằng sự khởi-sinh và biến-diệt diễn ra trong tâm chỉ đơn giản là vậy, như chúng là. Khi đã hiểu biết rằng mọi sự đến rồi đi, mọi sự sinh rồi diệt chỉ là như vậy, thì đâu còn gì phải làm nữa, đâu còn gì phải tu nữa, đâu còn gì phải giải quyết nữa. Đâu còn phỏng đoán hay nghi ngờ nào nữa. Đâu còn đến đâu, đâu còn trốn chạy nữa. Chúng ta chỉ có thể trốn thoát bằng trí tuệ, bằng sự hiểu biết về mọi thứ đúng như chúng thực là, và vượt lên khỏi chúng.
In the past, when I first established Wat Pah Pong and people started coming to see me, some disciples said, ''Luang Por is always socializing with people. This isn't a proper place to stay anymore.'' But it wasn't that I had gone in search of people; we established a monastery and they were coming to pay respects to our way of life. Well, I couldn't deny what they were saying, but actually I was gaining a lot of wisdom and coming to know a lot of things. But the disciples had no idea. They could only look at me and think my practice was degenerating - so many people were coming, so much disturbance. I didn't have any way to convince them otherwise, but as time passed, I overcame the various obstacles and I finally came to believe that real tranquility is born of correct view. If we don't have right view, then it doesn't matter where we stay, we won't be at peace and wisdom won't arise.
Ngày trước lúc tôi mới lập Chùa Wat Pah Pong này, nhiều người bắt đầu đến viếng thăm tôi, một số đệ tử trong chùa đã nói: "Sư ông cứ luôn giao tiếp giao duyên với mọi người như vậy. Nơi đây không còn là chỗ thích hợp để ở tu nữa". À, các đệ tử của tôi cũng biết được vậy, vậy là cũng tốt. Nhưng, điều đó chỉ đúng một nửa; mà tôi đâu có tự đi tìm gặp mọi người đâu. Chúng ta mở chùa và họ đến thăm để tỏ lòng kính trọng đời sống tu hành của các thầy trong chùa. Không lẽ đuổi hết họ về. Tôi cũng không nói các thầy ấy nói vậy là sai hoàn toàn—đúng là người tu thiền không nên giao tiếp giao duyên với nhiều người bên ngoài. Nhưng còn tùy nơi cách nhìn của người tu—thực ra là tôi đã có được rất nhiều trí tuệ và đi đến hiểu biết rất nhiều sự thật nhờ chịu giao tiếp và chịu nhìn thẳng vào những tiếp xúc đó. Chỉ là do các thầy ấy chưa biết tới đó thôi nên mới nói vậy thôi. Họ không lo tu, không lo nhìn chính mình mà chỉ lo nhìn vào tôi; và họ nghĩ rằng tôi đang thoái hóa, bởi họ thấy có quá nhiều người đến chùa, quá nhiều thứ quấy động xung quanh tôi. Tôi cũng biết cách nào để thuyết phục các thầy ấy; nhưng thực lòng thì qua nhiều thời gian, tôi đã hiểu biết và vượt qua rất nhiều chướng ngại, và cuối cùng tôi có thể nói rằng sự tĩnh lặng (định) đích thực được sinh ra từ cách nhìn đúng đắn (chánh kiến). Nếu chúng ta không có cách nhìn đúng đắn thì dù chúng ta có tu trong chùa hay đang ở chợ, chúng ta cũng không bao giờ có được bình an đích thực, và trí tuệ cũng không thể phát sinh.
People are trying to practice here in the West, I'm not criticizing anyone, but from what I can see, sīla (morality) is not very well developed. Well, this is a convention. You can start by practicing samādhi (concentration) first. It's like walking along and coming across a long piece of wood. One person can take hold of it at one end. Another person can pick up the other end. But it's the same one piece of wood, and taking hold of either end, you can move it. When there is some calm from samādhi practice, then the mind can see things clearly and gain wisdom and see the harm in certain types of behavior, and the person will have restraint and caution. You can move the log from either end, but the main point is to have firm determination in your practice. If you start with sīla, this restraint will bring calm. That is samādhi and it becomes a cause for wisdom. When there is wisdom, it helps develop samādhi further. And samādhi keeps refining sīla. They are actually synonymous, developing together. In the end, the final result is that they are one and the same; they are inseparable.
Mọi người đang tu ở các nước phương Tây, điều đó cũng rất tốt, tu ở đâu cũng được miễn sao biết tu đúng đắn. Tôi không trách ai ở đây, nhưng theo chỗ tôi thấy ở đây phần giới hạnh chưa được tu dưỡng tốt lắm. Chuyện trước giờ là vậy. Quý vị có thể bắt đầu tu tập định tâm (samādhi) trước. Những phần tu tập khác thực ra chỉ là một. Giống như khi ta đi bộ và gặp phải một thân cây dài nằm ngang đường. Ta có thể nhấc một đầu. Người khác có thể nhấc đầu kia. Nhưng đầu nào cũng cùng một cây gỗ, nhấc đầu nào chúng ta cũng có thể dời cây gỗ sang bên. Đôi đũa, cái dao cũng vậy, khi ta cầm một đầu lên là ta cầm cả cây đũa và con dao đó. Khi chúng ta đạt được ít nhiều sự tĩnh lặng từ việc tu định, lúc đó tâm có thể nhìn thấy mọi thứ một cách rõ ràng, và tâm đạt được trí tuệ và nhìn ra những mối nguy hại trong những loại hành vi bất thiện của ta. Sau khi nhìn thấy vậy, ta sẽ kiêng cữ và cẩn trọng trong mọi hành động; đó là giữ giới. Ta có thể nhấc một đầu cây gỗ để dời nó đi, nhưng điều quan trọng là ta phải có sự quyết tâm chắc chắc trong hành động của mình. Tương tự, điều quan trọng là ta phải quyết tâm trong việc giữ giới và tu tập của mình. Nếu quý vị bắt đầu tu tập phần giới hạnh (sīla) trước, thì sự giữ giới sẽ tạo ra sự tĩnh lặng, tức định tâm (samādhi), và đó chính là nguyên nhân tạo ra trí tuệ (panna). Rồi sau khi đã có trí tuệ, nó sẽ giúp cho sự định tâm phát triển mạnh hơn. Và lúc đó định sẽ quay lại làm trong sạch phần giới hạnh nhiều hơn nữa. (Có giới sẽ giúp có định, có định sẽ giúp sinh ra tuệ, và có tuệ sẽ quay lại phát huy định mạnh mẽ hơn; định mạnh mẽ hơn sẽ tự nhiên thanh lọc phần giới hạnh nhiều hơn nữa. Ba phần phát triển một cách hữu cơ với nhau). Ba phần thực ra là đồng nghĩa với nhau, cùng phát triển với nhau. Cuối cùng, kết quả cuối cùng là chúng là một và như nhau; chúng không thể tách rời nhau.
We can't distinguish samādhi and classify it separately. We can't classify wisdom as something separate. We can't distinguish sīla as something separate. At first we do distinguish among them. There is the level of convention, and the level of liberation. On the level of liberation, we don't attach to good and bad. Using convention, we distinguish good and bad and different aspects of practice. This is necessary to do, but it isn't yet supreme. If we understand the use of convention, we can come to understand liberation. Then we can understand the ways in which different terms are used to bring people to the same thing.
So in those days, I learned to deal with people, with all sorts of situations. Coming into contact with all these things, I had to make my mind firm. Relying on wisdom, I was able to see clearly and abide without being affected by whatever I met with. Whatever others might be saying, I wasn't bothered because I had firm conviction. Those who will be teachers need this firm conviction in what they are doing, without being affected by what people say. It requires some wisdom, and whatever wisdom one has can increase. We take stock of all our old ways as they are revealed to us and keep cleaning them up.
Chúng ta không thể tách riêng định (samādhi) là phần riêng biệt. Chúng ta không thể tách riêng tuệ (panna) là phần riêng biệt. Chúng ta cũng không thể tách phần giới hạnh (sīla) là phần riêng biệt. Nói về sự hiểu biết, sự hiểu biết có hai mức độ: mức độ theo quy ước và mức độ giải thoát. Ở mức độ giải thoát, chúng ta sẽ không còn dính chấp vào sự tốt và sự xấu. Khi còn dùng quy ước, chúng ta phân biệt tốt và xấu, chúng ta phân biệt những phần khác nhau của sự tu tập. Khi chưa giác ngộ, chúng ta còn phân biệt về các phần tu tập (có lẽ để cho dễ dàng giảng giải), điều đó là cần thiết, nhưng phân biệt như vậy là chưa rốt ráo, chưa đúng tuyệt đối. Nếu chúng ta hiểu biết công dụng của các quy ước chỉ như là phương tiện, thì chúng ta có thể đi đến hiểu biết về sự giải thoát. Rồi chúng ta có thể hiểu được việc dùng các phương tiện khác nhau là để dẫn dắt người ta đi đến một chỗ, một mục đích.
Bởi vậy thời đó tôi đã học cách trực tiếp với nhiều người, trực tiếp xử lý với mọi loại tình huống. Để giao tiếp được với tất cả mọi người và mọi cảnh như vậy, tôi phải làm cho tâm mình được vững chắc. Nhờ vào trí tuệ hiểu biết, tôi có khả năng an trú và nhìn thấy rõ ràng mà không bị tác động bởi mọi người hay mọi cảnh tôi gặp phải. Dù ai có nói sao tôi cũng không thấy phiền lòng, bởi tôi đã có sự cam kết vững chắc. Những ai làm phận sư thầy cần phải có sự cam kết vững chắc trong mọi việc mình đang làm, phải kiên tâm không bị tác động bởi những gì người khác nói. Điều này đòi hỏi ít nhiều trí tuệ hiểu biết, và trí tuệ đã có thì dù nhiều hay ít đều có khả năng gia tăng. Chúng ta nhận lãnh một đống những thói quen và cách thức cũ kỹ trước giờ của chúng ta mỗi khi chúng lộ ra, và chúng ta liên tục làm trong sạch chúng.
You really have to make your mind firm. Sometimes there is no ease of body or mind. It happens when we live together; it's something natural. Sometimes we have to face illness, for example. I went through a lot of that. How would you deal with it? Well, everyone wants to live comfortably, to have good food and plenty of rest. But we can't always have that. We can't just indulge our wishes. But we create some benefit in this world through the virtuous efforts we make. We create benefit for ourselves and for others, for this life and the next. This is the result of making the mind peaceful.
Các bạn phải làm cho tâm mình vững chắc. Rất nhiều lúc ta đâu có được sự thư thái về thân và tâm. Đó là chuyện thường tình tự nhiên; nhất khi chúng ta sống tu với nhau trong số đông. Ví dụ nhiều lúc chúng ta bị bệnh đau. Tôi thì bị nhiều lắm rồi. Lúc đó quý vị xử lý ra sao? Ừ, thì mọi người ai cũng muốn sống khỏe mạnh thư thái, có thức ăn ngon và được yên nghỉ nhiều. Nhưng đâu phải lúc nào chúng ta cũng được như vậy. Chúng ta đâu được sung sướng như mình muốn. Nhưng chúng ta tạo ra ít nhiều lợi ích cho thế gian này bằng những nỗ lực đạo đức mà chúng ta đang cố làm. Chúng ta tạo ra những lợi lạc cho mình và cho người, cho kiếp này và kiếp sau. Đó là kết quả của việc làm cho tâm được bình an. (Tâm được bình an trong hiện tại thì dễ được bình an trong tương lai, bình an trong kiếp này thì bình an trong kiếp sau, lý nhân quả là vậy).
Coming here to England and the US is the same. It's a short visit, but I'll try to help as I can and offer teaching and guidance. There are Ajahns and students here, so I'll try to help them out. Even though monks haven't come to live here yet, this is pretty good. This visit can prepare people for having monks here. If they come too soon, it will be difficult. Little by little people can become familiar with the practice and with the ways of the bhikkhusangha. Then the sāsana can flourish here. So for now you have to take care of your own mind and make it right.
Chuyến đi lần này của tôi đến Anh và Mỹ cũng vì lý do như vậy. Chỉ là một chuyến đi ngắn, nhưng tôi cố gắng hết lòng để giúp đỡ quý vị về giáo lý và hướng dẫn tu tập. Đang ngồi ở đây có nhiều sư thầy và Phật tử, tôi cố gắng chỉ dẫn nhiều thứ cho quý vị. Mặc dù các tăng ni vẫn chưa đến tu ở đây tu, nhưng điều này cũng tốt. Tôi đến trước và quý vị biết chuẩn bị tinh thần của mình khi có các tăng ni đến sống và tu ở đây. Nếu các tăng ni đến đây sớm quá thì hơi khó khăn. Từ từ mọi người dân ở đây sẽ quen biết dần với lối sống và sự tu tập của tăng đoàn Tỳ kheo (bhikkhu-sangha). Rồi giáo pháp (sāsana) của Đức Phật có thể đơm hoa kết quả ở xứ này. Còn bây giờ thì quý vị hãy lo chăm sóc cái tâm của mình và tu sửa cho nó được làm sao cho cho nó chánh thiện tốt lành.
Chương 10
EVEN ONE WORD IS ENOUGH - MỘT CHỮ CŨNG LÀ ĐỦ
Whatever you will teach, it won't be outside of sīla, samādhi and paññā, or, to use another standard classification, generosity, morality and meditation.
Những gì các thầy dạy cũng không nằm ngoài ba mảng giới, định, tuệ [sīla, samādhi, paññā]; hoặc có thể nói ba phần đó là tâm rộng lượng (bố thí), đạo đức và thiền tập.
Folks here are already pretty complicated. You have to look at the people you are teaching and understand them. Here, they are complicated. So you have to give them something they can relate to. Just to say, ''Let go, let go!'' won't be right. Put that aside for the time being. It's like talking to older people in Thailand. If you try to speak bluntly, they will resent it. If I do that, it's OK - if they hear it from me, it pleases them - but otherwise they would get angry.
Người dân vốn còn ngu mờ. Các thầy phải nhìn vào những người mình đang dạy để hiểu họ. Ngay đó-vì họ còn ngu mờ bối rối nên các thầy phải nói ra thứ gì họ có thể liên hệ được. Cứ nói: "Hãy tin đi, làm đi!" là không đúng. Tạm gác cách nói đó qua một bên. Ở Thái Lan nếu nói kiểu cùn cùn như vậy với họ, họ sẽ không thích. Nếu tôi nói cùn như vậy nhiều lúc họ không sao, vì họ vốn thích nghe tôi nói. Còn nếu họ nghe từ các thầy mới, nếu các thầy nói cùn cùn như vậy, có thể họ sẽ bực mình.
You can be able to speak well but still not be skillful. Right, Sumedho? It's like that, isn't it?
Ajahn Sumedho: It is. They (some of the other monks) speak the truth, but they don't do it skillfully, and the lay people don't want to listen. They don't have the skillful means.
Các thầy có thể đã nói tốt rồi, nhưng cần phải biết khéo léo. Đúng không thầy Sumedho? Đúng vậy không?
Thầy Ajahn Sumedho: Thưa sư ông đúng vậy. Họ [các sư thầy] nói sự thật, nhưng họ chưa nói khéo léo, do đó các Phật tử tại gia không muốn lắng nghe. Một số thầy chưa có có các phương tiện thiện xảo.
Ajahn Chah: Right. They don't have a ''technique.'' They don't have the technique in speaking. Like construction - I can build things, but I don't have a technique for construction, to make things beautiful and long-lasting. I can speak, anyone can speak, but it's necessary to have the skillful means to know what is appropriate. Then saying even one word can be of benefit. Otherwise, you can cause trouble with your words.
Thầy Ajahn Chah: Đúng vậy. Họ chưa có "kỹ thuật". Họ chưa có kỹ thuật thuyết giảng. Giống như trong xây dựng-tôi có thể xây nhiều thứ, nhưng tôi không có kỹ thuật xây dựng bài bản để xây nhà cửa đẹp đẽ và bền chắc. Tôi có thể nói, ai cũng nói được, nhưng để làm thì phải có kỹ thuật đầy đủ. Nếu có kỹ thuật thuyết giảng thì dù nói một chữ cũng mang lại lợi ích cho người nghe. Nếu không thì nói gì cũng tạo ra rắc rối.
For example, people here have learned a lot of things. Don't go extolling your way: ''My way is right! Your way is wrong!'' Don't do that. And don't merely try to be profound, either. You can lead people to madness by that. Just say, ''Don't discard other ways you may have learned. But for the time being, please put them aside and focus on what we are practising right now.'' Such as mindfulness of breathing. That's something you can all teach. Teach to focus on the breath going in and out. Just keep teaching in the same way, and let people get an understanding of this. When you become skilled at teaching one thing, your ability to teach will develop of its own, and you will be able to teach other things. Coming to know one thing well, people can then know many things. It happens of its own. But if you try to teach them many things, they don't get a real understanding of any one thing. If you point out one thing clearly, then they can know many things clearly.
Ví dụ, người ở xứ này học thức rất nhiều. Đừng lên giọng nói họ: "Cách của tôi là đúng! Cách của quý vị là sai!". Đừng làm vậy. Và cũng đừng cố tỏ ra mình thâm sâu. Coi chừng có thể làm người nghe phát điên. Chỉ cần nói rằng: "Đừng bỏ những cách mà quý vị đã học được. Nhưng tạm thời, xin quý vị hãy tạm gác chúng qua một bên và tập trung vào cách chúng ta đang tập thực hành ở đây". Chẳng hạn như đang thực tập chánh niệm về hơi thở. Đó là cách tất cả các thầy đều có thể dạy cho họ. Chỉ cần dạy họ chú tâm vào hơi thở đi-vào và đi-ra. Chỉ cần dạy họ cách như vậy, và để họ từ từ hiểu ra cách thực hành đó có ích lợi gì. Khi các thầy đã thành thục dạy một bài nào đó thì kỹ năng dạy sẽ phát triển và sau đó các thầy có thể dạy nhiều đề tài khác nhau. Biết làm rành một thứ thì sau đó làm được những thứ khác. Điều đó tự xảy ra theo tiến trình. Nhưng nếu các thầy muốn nhảy vào dạy cho họ nhiều thứ một lần, kết quả là họ không hiểu rành được thứ nào. Nếu các thầy chỉ dạy cho họ biết rành về một thứ, dần dần sau đó họ sẽ biết rành nhiều thứ khác.
Like those Christians who came today. They just said one thing. They said one thing that was full of meaning. ''One day we will meet again in the place of ultimate truth.'' Just this one statement was enough. Those were the words of a wise person. No matter what kind of Dhamma we learn, if we don't realize the ultimate truth (paramatthadhamma) in our hearts, we won't reach satisfaction.
Giống như những người theo Thiên Chúa giáo đến đây hôm nay. Họ đã nói một điều. Họ nói một điều với trọn ý nghĩa: "Một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp nhau ở nơi sự thật tuyệt đối". Chỉ cần một câu này là đủ. Đó là lời nói của một người trí tuệ. Dù ta có theo đạo nào, nếu chúng ta không chứng ngộ sự thật tuyệt đối (paramattha-dhamma) trong tim ta thì ta chưa đạt đến sự hoàn mãn.
For example, Sumedho might teach me. I have to take that knowledge and try to put it into practice. When Sumedho is teaching me, I understand, but it isn't a real or deep understanding, because I haven't yet practised. When I do actually practise and realize the fruit of practising, then I will get to the point and know the real meaning of it. Then I can say I know Sumedho. I will see Sumedho in that place. That place is Sumedho. Because he teaches that, that is Sumedho.
Ví dụ như thầy Sumedho dạy tôi điều gì; tôi phải nhận lấy giáo lý đó và đưa vào thực hành. Khi thầy Sumedho dạy tôi hiểu, nhưng đó chưa phải là sự hiểu biết thực thụ, bởi lúc đó tôi chưa thực hành nó. Khi tôi thực sự thực hành và chứng được kết quả, có nghĩa là tôi đã đạt đến điều đó và đã thực thụ thấy biết ý nghĩa của nó. Lúc đó tôi có thể nói tôi biết thầy Sumedho. Tôi gặp thầy Sumedho tại nơi đó. Nơi đó chính là thầy Sumedho. Bởi vì thầy ấy đã dạy điều đó, đó chính là Sumedho.
When I teach about the Buddha, it's like that also. I say the Buddha is that place. The Buddha is not in the teachings. When people hear this they will be startled. ''Didn't the Buddha teach those things?'' Yes, he did.... This is talking about ultimate truth. People don't understand it yet.
Khi tôi dạy về Đức Phật thì cách cũng giống như vậy. Tôi nói Phật chính là chỗ đó. Phật không phải ở chỗ lời dạy. Khi nghe vậy người ta ngạc nhiên (tại sao những lời Phật nói không phải là Phật?). "Ụa không phải Phật đã dạy những lời đó hay sao?". Thì đúng là Phật đã dạy... Nhưng đây là đang nói về sự thật tuyệt đối. Nơi sự thật tuyệt đối mới chính là Phật. Người ta chưa hiểu được ý đó.
What I gave those people to think about was, this apple is something that you can see with your eyes. The flavour of the apple isn't something you can know by looking at it. But you do see the apple. I felt that was as much as they were able to listen to. You can't see the flavour, but it's there. When will you know it? When you pick up the apple and eat it.
Cái tôi hay nói với mọi người là trái táo, trái táo có thể nhìn thấy bằng mắt. Mùi vị của trái táo không phải là thứ ta có thể biết do nhìn. Ta nhìn trái táo thì biết trái táo, nhưng để thực thụ biết mùi vị của nó thì ta phải ăn nó. Nói cách như vậy người ta mới dễ nghe và dễ hiểu. Ta không thể nhìn thấy mùi vị, ta phải thực sự cắn ăn nó, nếm trải nó thì mới biết. Ta có thể nghe Giáo Pháp, nhưng để thực thụ biết được Giáo Pháp ta phải tự thực hành và chứng nghiệm nó.
The Dhamma we teach is like the apple. People hear it, but they don't really know the flavour of ''the apple.'' When they practice, then it can be known. The flavour of the apple can't be known by the eyes, and the truth of the Dhamma can't be known by the ears. There is knowledge, true, but it doesn't really reach the actuality. One has to put it into practice. Then wisdom arises and one recognizes the ultimate truth directly. One sees the Buddha there. This is the profound Dhamma. So I compared it to an apple in this way for them; I offered it to that group of Christians to hear and think about.
Ta phải thực hành Giáo Pháp, sau đó mới thực sự hiểu biết Giáo Pháp. Mùi vị trái táo không thể được biết bằng mắt và sự thật Giáo Pháp không thể được biết bằng tai. Khi nghe ta cũng hiểu biết, đó là sự hiểu biết, nhưng nó chưa thực sự đạt đến cái thực. Người ta phải đưa nó vào thực hành. Sau đó trí tuệ sẽ khởi sinh và người tu tự mình nhận thấy sự thật rốt ráo tột cùng. Người tu nhìn thấy Phật ở đó. Đây là Giáo Pháp sâu sắc. Nhưng tôi có thể dùng ví dụ trái táo để nói cho nhóm người theo Thiên Chúa giáo hôm nay để họ dễ hiểu.
That kind of talk was a little ''salty.'' Salty is good. Sweet is good, sour is good. Many different ways of teaching are good. Well, if you've got something to say, any of you, please feel free to say it. Soon we won't have a chance to discuss things.... Sumedho's probably run out of things to say.
AS: I'm fed up explaining things to people
AC: Don't do that. You can't be fed up.
AS: Yes, I'll cut that off.
AC: The head teacher can't do that. There are a lot of people trying to reach Nibbāna, so they are depending on you.
Sometimes teaching comes easily. Sometimes you don't know what to say. You are at a loss for words, and nothing comes out. Or is it that you just don't want to talk? It's a good training for you.
Cách nói nào nghe "mặn mà"?. Mặn là tốt. Ngọt là tốt, chua là tốt. Có nhiều cách dạy tốt. Nếu các thầy có ý muốn nói gì, các thầy cứ nói ra hôm nay. Bởi mai mốt chúng ta đâu còn cơ hội để đàm đạo như vầy nữa...Thầy Sumedho chắc không còn gì để nói nữa phải không.
Sumedho: Thưa thầy, nhiều lúc con thấy ngán việc giảng giải cho mọi người.
Ajahn Chah: Đừng như vậy. Thầy không thể chán ngán như vậy.
Sumedho: Dạ, con sẽ cố dẹp bỏ sự chán ngán đó.
Ajahn Chah: Sư phụ còn không thể làm vậy. Rất nhiều người muốn tu hướng đến Niết-bàn, họ đang rất cần thầy.
Đôi lúc lời dạy đến rất dễ. Đôi lúc chúng ta chẳng biết nói gì. Chữ nghĩa mất tiêu và không nói được lời nào. Nhưng đôi lúc không nói được là do thầy không muốn nói, không hứng nói. Nhưng nếu chịu tu tập chỗ này cũng tốt cho thầy.
AS: People around here are pretty good. They aren't violent and mean-spirited or troublesome. The Christian priests don't dislike us. The kinds of questions people ask are about things like God. They want to know what God is, what Nibbāna is. Some people believe that Buddhism teaches nihilism and wants to destroy the world.
AC: It means their understanding is not complete or mature. They are afraid everything will be finished, that the world will come to an end. They conceive of Dhamma as something empty and nihilistic, so they are disheartened. Their way only leads to tears.
Have you seen what it's like when people are afraid of ''emptiness''? Householders try to gather possessions and watch over them, like rats. Does this protect them from the emptiness of existence? They still end up on the funeral pyre, everything lost to them. But while they are alive they are trying to hold on to things, every day afraid they will be lost, trying to avoid emptiness. Do they suffer this way? Of course, they really do suffer. It's not understanding the real insubstantiality and emptiness of things; not understanding this, people are not happy.
Because people don't look at themselves, they don't really know what's going on in life. How do you stop this delusion? People believe, ''This is me. This is mine.'' If you tell them about non-self, that nothing is me or mine, they are ready to argue the point until the day they die.
Even the Buddha, after he attained knowledge, felt weary when he considered this. When he was first enlightened, he thought that it would be extremely troublesome to explain the way to others. But then he realized that such an attitude was not correct.
If we don't teach such people, who will we teach? This is my question, which I used to ask myself at those times I got fed up and didn't want to teach anymore: who should we teach, if we don't teach the deluded? There's really nowhere else to go. When we get fed up and want to run away from disciples to live alone, we are deluded.
Monk: We could be Pacceka Buddhas.
Sumedho: Mọi người ở đây khá tốt. Họ không thô thiển, không xấu bụng hay rắc rối. Những thầy tu Thiên Chúa giáo ở đây không hề ghét chúng ta. Những câu hỏi họ đặt ra là về những vấn đề theo quan niệm của họ về Chúa Trời. Họ muốn biết Chúa là gì và Niết-bàn là gì. Một số họ nghĩ rằng Phật giáo dạy về chủ nghĩa tự diệt.
Ajahn Chah: Điều đó có nghĩa sự hiểu biết của họ còn chưa chín chắn và trọn vẹn. Họ sợ mọi thứ sẽ bị chấm dứt, họ sợ thế giới sẽ đi đến chấm dứt. Họ coi Giáo Pháp như thứ trống không và mang nghĩa tự diệt, do vậy họ thấy u sầu. Cách họ nghĩ như vậy (là tiêu cực và không thực tế) chỉ dẫn đến nước mắt.
Các thầy có hình dung ra cảnh người ta sợ hãi sự "trống không" chưa?. Các chủ nhà lật đật gom hết của cải tài sản và canh chừng sợ mất, họ giống như chuột vậy. Làm như vậy có bảo vệ họ khỏi sự trống không của sự hiện hữu hay không? Sự sống là tính không. Đến lúc nào đó họ cũng biến thành tro, mọi thứ đều mất hết. Nhưng khi còn sống họ cố ôm giữ mọi thứ, mỗi ngày đều sợ mất của, họ cố né tránh sự trống không, họ sợ không có gì. Ôm giữ mọi thứ có khổ không? Dĩ nhiên họ thực sự khổ cả đời. Đó là do họ không hiểu tính-không và tính-không-thực bên trong tất cả mọi thứ. Do không hiểu về tính không nên người đời không biết hạnh phúc.
Bởi họ chẳng bao giờ nhìn vào chính mình, họ không thực sự biết chuyện gì thực sự đang xảy ra trong khiếp sống của mình. Làm sao họ hết ngu mờ cho được. Ai cũng tin rằng: "Đây là ta. Đây là của ta". Nếu chúng ta nói họ về sự thật không-có-cái-ta, chẳng có gì là 'ta' hay 'của ta', họ sẽ gân cổ lên cãi cho đến chết.
Ngay cả Phật, sau khi đạt đến sự hiểu biết đó Phật cũng cảm thấy chán ngán khi quán xét điều đó. Ngay sau khi giác ngộ, Phật thấy rất khó giải thích con đường đạo cho người khác nghe. Nhưng sau đó Phật cũng nhận thấy thái độ nản chí như vậy là không đúng.
Nếu chúng ta không chỉ dạy cho mọi người, ai sẽ dạy họ Giáo Pháp? Đây là câu hỏi tôi đã từng tự hỏi mình vào thời tôi thấy chán nản và không muốn dạy giáo pháp cho ai nữa. Ai sẽ dạy nếu chúng ta không chỉ dạy những người còn ngu si? Thiệt tình không còn cách nào khác. Khi chúng ta thấy chán ngán và muốn bỏ đi đến nơi tránh xa các Phật tử thì chúng ta cũng là kẻ ngu si.
Một Tỳ kheo: Chúng ta có thể trở thành những vị Phật Duyên Giác (Pacceka Buddhas).
AC: That's good. But it's not really correct, being a Pacceka Buddha, if you simply want to run away from things.
AS: Just living naturally, in a simple environment, then we could naturally be Pacceka Buddhas. But these days it's not possible. The environment we live in doesn't allow that to happen. We have to live as monks.
AC: Sometimes you have to live in a situation like you have here first, with some disturbance.... To explain it in a simple way, sometimes you will be an omniscient (sabbaññū) Buddha; sometimes you will be a Pacceka. It depends on conditions.
Talking about these kinds of beings is talking about the mind. It's not that one is born a Pacceka. This is what's called ''explanation by personification of states of mind'' (puggalādhitthāna). Being a Pacceka, one abides indifferently and doesn't teach. Not much benefit comes from that. But when someone is able to teach others, then they are manifesting as an omniscient Buddha.
These are only metaphors.
Ajahn Chah: Tốt. Nhưng chưa thực sự đúng, làm Phật Duyên Giác, nếu thầy muốn trốn chạy khỏi mọi thứ. (Không cần truyền dạy cho ai).
Sumedho: Chỉ cần sống một cách tự nhiên, trong một môi trường đơn sơ thì chúng ta có thể tự nhiên trở thành Phật Duyên Giác. Nhưng đó là thời cổ xưa, thời bây giờ là không thể được. Môi trường chúng ta đang sống không cho phép điều đó xảy ra. Chúng ta phải sống như những Tỳ kheo.
Ajahn Chah: Nhiều lúc ta phải sống trong hoàn cảnh như ở đây, phải có ít nhiều quấy nhiễu... Giải thích đơn giản hơn: nhiều lúc các thầy sẽ thành một vị Phật toàn trí (sabbaññū); có khi trở thành Phật Duyên Giác Pacceka. Điều đó tùy thuộc các điều kiện.
Nói về các loại chúng sinh [thành Phật] đó là nói về cái tâm. Không phải người sinh ra là Phật. Cách nói 'thành-Phật' chỉ là "sự nhân cách hóa trạng thái tâm" (puggalādhitthāna). Làm Phật Duyên Giác, vị đó sống vô tư và không chỉ dạy cho ai hết. Không có nhiều ích lợi từ quả vị đó. Nhưng nếu ai có khả năng truyền dạy cho người khác thì người đó sẽ thị hiện như một vị Phật Toàn Trí.
Đó chỉ là những ẩn dụ.
Don't be anything! Don't be anything at all! Being a Buddha is a burden. Being a Pacceka is a burden. Just don't desire to be. ''I am the monk Sumedho,'' ''I am the monk Ānando''... That way is suffering, believing that you really exist thus. ''Sumedho'' is merely a convention. Do you understand?
Đừng là gì cả! Đừng là bất cứ ai! Làm Phật cũng là gánh nặng. Làm Phật Duyên Giác cũng là gánh nặng. Làm "Tôi là Tỳ kheo Sumedho", làm "Tôi là Tỳ kheo Ānando"... Tất cả cách đó đều là khổ, bởi các thầy còn tin mình hiện hữu như vị Phật này, như một Tỳ kheo kia. "Sumedho" chỉ là hiện hữu do quy ước, đó chỉ là quy ước. Các thầy có hiểu không?
If you believe you really exist, that brings suffering. If there is Sumedho, then when someone criticizes you, Sumedho gets angry. Ānando gets angry. That's what happens if you hold these things as real. Ānando and Sumedho get involved and are ready to fight. If there is no Ānando or no Sumedho, then there's no one there - no one to answer the telephone. Ring ring - nobody picks it up. You don't become anything. No one is being anything, and there is no suffering.
Nếu các thầy tin 'mình' thực sự tồn tại thì cách đó sẽ mang lại khổ. Nếu có Sumedho, thì khi có ai chửi thầy Sumedho sẽ nổi giận. Thầy Ānando nổi giận. Đó là điều sẽ xảy ra nếu các thầy cứ coi cái 'ta' hay mọi thứ là thực. Ānando và Sumedho lại dính líu và các thầy lại tranh đấu vì cái 'ta' gì gì đó. Nếu không có Ānando hoặc không có Sumedho, thì không có ai ở đó-chẳng có 'ai' trả lời điện thoại cả. Chuông reng reng-không ai bắt máy cả. Vậy là các thầy không trở thành gì cả. Không ai là gì cả, và vậy là không có khổ nào cả.
If we believe ourselves to be something or someone, then every time the phone rings, we pick it up and get involved. How can we free ourselves of this? We have to look at it clearly and develop wisdom, so that there is no Ānando or no Sumedho to pick up the telephone. If you are Ānando or Sumedho and you answer the telephone, you will get yourself involved in suffering. So don't be Sumedho. Don't be Ānando. Just recognize that these names are on the level of convention.
Nếu chúng ta coi mình là gì hay là 'ai' thì mỗi lần chuông điện thoại reng ta bắt máy và dính líu theo nó. Làm cách nào để thoát khỏi sự dính líu đó? Chúng ta cần nhìn rõ vào chỗ này và phát triển trí tuệ; để không còn có 'ai' cả-không còn Ānando hay Sumedho bắt điện thoại. Nếu các thầy còn là Ānando hoặc Sumedho đến bắt điện thoại, thì các thầy còn dính khổ. Vì vậy, đừng là 'ai' cả, đừng là Sumedho. Đừng là Ānando. Chỉ nhận biết những cái tên đó ở mức độ quy ước.
If someone calls you good, don't be that. Don't think, ''I am good.'' If someone says you are bad, don't think, ''I'm bad.'' Don't try to be anything. Know what is taking place. But then don't attach to the knowledge either.
Nếu có ai khen mình tốt, đừng là vậy. Đừng nghĩ "ta tốt". Nếu có ai chê mình xấu, đừng nghĩ "ta xấu". Đừng cố là gì cả. Chỉ cần biết cái đang diễn ra. Chỉ cần tỉnh giác biết rõ mọi sự đang diễn ra. Đó chính là sự hiểu biết. Nhưng cũng đừng dính chấp vào sự hiểu biết đó.
People can't do this. They don't understand what it's all about. When they hear about this, they are confused and they don't know what to do. I've given the analogy before about upstairs and downstairs. When you go down from upstairs, you are downstairs, and you see the downstairs. When you go upstairs again, you see the upstairs. The space in between you don't see - the middle. It means Nibbāna is not seen. We see the forms of physical objects, but we don't see the grasping, the grasping at upstairs and downstairs. Becoming and birth; becoming and birth. Continual becoming. The place without becoming is empty. When we try to teach people about the place that is empty, they just say, ''There's nothing there.'' They don't understand. It's difficult - real practice is required for this to be understood.
Người ta không làm được vậy. Họ không hiểu như vậy nghĩa là gì. Khi họ nghe vậy, họ rối trí và không biết tu cách nào. Trước đây tôi đã từng dùng ví dụ lầu trên và lầu dưới. Khi đi xuống lầu, ta ở lầu dưới và nhìn thấy lầu dưới. Khi đi lên lầu, ta ở lầu trên và nhìn thấy lầu trên. Còn cái không gian giữa hai lầu ta không thấy—cái ở giữa thường không nhìn. Có nghĩa là không nhìn thấy Niết-bàn. Chúng ta nhìn thấy những hình sắc hiện vật, nhưng ta không nhìn thấy sự dính chấp: sự dính chấp lầu trên và lầu dưới. Trở thành và sinh thành, trở thành và sinh thành. Liên tục trở thành. Nơi không có sự trở thành là nơi trống không. Chúng ta cố chỉ dạy cho mọi người về cái nơi trống không đó, nhưng sau khi nghe họ tỏ ra thất vọng: "Chẳng có gì ở đó". Họ không hiểu. Cũng khó thiệt. Cần phải tu tập thực thụ thì mới hiểu ra chỗ này.
We have been relying on becoming, on self-grasping, since the day of our birth. When someone talks about non-self, it's too strange; we can't change our perceptions so easily. So it's necessary to make the mind see this through practice, and then we can believe it: ''Oh! It's true!''
Chúng ta dính vào sự trở thành liên tục, dính vào sự chấp-thân và chấp-ta kể từ ngày mới được sinh ra. Khi có ai nói không-có-cái-ta [vô ngã], nghe thấy lạ quá; chúng ta không thể thay đổi cách nhận thức một cách dễ dàng. Do vậy, chúng ta cần phải làm cho cái tâm nhìn thấy lẽ thực [vô ngã] đó thông qua việc tu tập; rồi sẽ đến một lúc chúng ta sẽ có thể nhìn ra lẽ thực đó và thốt lên: "Ồ! Đúng rồi!".
When people are thinking, ''This is mine! This is mine!'' they feel happy. But when the thing that is ''mine'' is lost, then they will cry over it. This is the path for suffering to come about. We can observe this. If there is no ''mine'' or ''me,'' then we can make use of things while we are living, without attachment to them as being ours. If they are lost or broken, that is simply natural; we don't see them as ours, or as anyone's, and we don't conceive of self or other.
This isn't just talking about a mad person; this is someone who is diligent. Such a person really knows what is useful, in so many different ways. But when others look at him and try to figure him out, they will see someone who is crazy.
Khi người ta nghĩ: "Đây là ta! Đây là của ta!", họ thấy hạnh phúc. Nhưng khi có thứ gì là 'của ta' bị mất đi, họ khóc than tiếc nuối vì nó. Đây chính là mọi sự của con đường đau khổ. Chúng ta có thể quan sát điều này. Nếu không có cái 'của ta' hoặc cái 'ta', và chúng ta chỉ sử dụng mọi thứ như những phương tiện khi chúng ta có thể sống mà không hề dính chấp ý niệm 'chúng là của ta'. (Nếu chúng ta nghĩ được và làm được như vậy thì quá tốt). Nếu có thứ gì hư, bể, mất thì đó chỉ là lẽ thường tình của chúng, chúng ta không thấy khổ thấy tiếc vì nó; chúng ta không coi chúng là 'của ta' hoặc là 'của ai', và chúng ta cũng không coi có một cái 'ta' hay cái 'ai' cố định hay một cái 'linh hồn' nào cả.
Giải thích như vậy người nghe tưởng chúng ta đang nói về người điên; thực ra chúng ta đang nói cho những người siêng năng nhiệt thành tu tập. Người nhiệt thành tu tập sẽ biết điều gì là ích dụng, theo rất nhiều cách khác nhau. Nhưng khi người khác nhìn vào những người đó và cố hiểu họ, người khác chỉ thấy họ như người điên.
When Sumedho looks at lay people, he will see them as ignorant, like little children. When lay people consider Sumedho, they will think he is someone who's lost it. You don't have any interest in the things they live for. To put it another way, an arahant and an insane person are similar. Think about it. When people look at an arahant, they will think he is crazy. If you curse him, he doesn't care. Whatever you say to him, he doesn't react - like a crazy person. But crazy and having awareness. A truly insane person may not get angry when he is cursed, but that's because he doesn't know what's going on. Someone observing the arahant and the mad person might see them as the same. But the lowest is mad, the very highest is arahant. Highest and lowest are similar, if you look at their external manifestation. But their inner awareness, their sense of things, is very different.
Khi thầy Sumedho nhìn những người tại gia, thầy ấy sẽ thấy họ còn ngu si, giống như những đứa trẻ chưa biết nhiều về sự đời ở ngoài kia. Khi những người tại gia nhìn thầy xem Sumedho, họ sẽ nghĩ thầy ấy là người đã mất hết lẽ sống. Họ nghĩ các thầy không còn quan tâm gì đến những thứ trong cuộc đời, trong khi họ đang sống vì những thứ đó. Nói cách khác, một bậc thánh a-la-hán và một người điên là giống nhau. Hãy nghĩ về điều này. Người điên không còn quan tâm đến thứ gì của cuộc đời. Khi người ta nhìn một vị a-la-hán, họ nghĩ vị ấy là người điên. Nếu họ có chửi mắng vị ấy, vị ấy cũng không quan tâm. Họ có nói gì vị ấy cũng không phản ứng này nọ-vị ấy giống người điên mất trí vậy. Nhưng bậc a-la-hán như điên mà tỉnh giác. Người điên thực sự nghe ai nói gì cũng không quan tâm hay nổi giận, là bởi người đó không còn biết chuyện gì đang xảy ra trên đời. Nhiều người nhìn bề ngoài người điên và a-la-hán thì nghĩ họ giống nhau, đều là kẻ điên. Nhưng người điên thấp kém là điên khùng thực sự, còn người điên cao nhất là bậc a-la-hán. Thấp nhất cao nhất bề ngoài đều trông giống nhau. Nhưng sự tỉnh giác bên trong là khác, cảm nhận của họ về mọi thứ là khác, rất khác nhau. Một là điên thiệt, một là như điên mà tỉnh.
Think about this. When someone says something that ought to make you angry and you just let it go, people might think you're crazy. So when you teach others about these things, they don't understand very easily. It has to be internalized for them to really understand.
For example, in this country, people love beauty. If you just say, ''No, these things aren't really beautiful,'' they don't want to listen. ''Ageing'' - they're not pleased. ''Death'' - they don't want to hear about it. It means they aren't ready to understand. If they won't believe you, don't fault them for that. It's like you're trying to barter with them, to give them something new to replace what they have, but they don't see any value in the thing you are offering. If what you have is obviously of the highest value, of course they will accept it. But now why don't they believe you? Your wisdom isn't sufficient. So don't get angry with them: ''What's wrong with you? You're out of your mind!'' Don't do that. You have to teach yourself first, establish the truth of the Dhamma in yourself and develop the proper way to present it to others, and then they will accept it.
Hãy nghĩ về điều này. Khi có ai chửi bới ta mà ta không tức giận và bỏ qua thì họ nghĩ ta là đồ điên. Nếu giải thích chỗ này cho các Phật tử, có thể họ không hiểu được dễ dàng. Điều đó phải được đưa vào trong nội tâm (khi họ biết tu tập cái tâm) thì họ mới thực sự hiểu.
Ví dụ, ở đất nước này mọi người thích vẻ đẹp. Nếu ta nói: "Không, mấy thứ xung quanh không đẹp lắm" thì họ không muốn nghe. Họ muốn nói nhà cửa, cây cối xung quanh họ là đẹp; họ muốn khen mình đẹp. Nếu ta nói chữ "Già"- họ không muốn nghe. Chữ "Chết"- họ càng không muốn nghe. Điều đó có nghĩa họ chưa sẵn sàng hiểu. Nếu họ không tin ta, đừng trách họ vì điều đó. Khi chúng ta nói điều gì với người thường và ở xứ lạ thì cũng giống như ta đang trao đổi thứ gì mới để thay thứ cố cựu của họ: nhưng họ chưa nhận thấy giá trị của cái mới chúng ta đang đưa ra. Nếu điều chúng ta đưa ra là có giá trị cao rõ rệt thì họ sẽ nhận ra ngay và chấp nhận nó ngay. Nhưng hiện thời, tại sao họ chưa tin tưởng các chúng ta? Có lẽ bởi do trí tuệ của ta chưa đầy đủ. Bởi vậy ta cũng không nên bực tức với họ. Đừng hỏi họ tại sao họ không hiểu, tại sao họ không nghe theo. Đừng cho rằng họ mất trí. Đừng làm như vậy!. Chúng ta phải tự dạy cho mình trước, tự thiết lập Giáo Pháp bên trong ta, rồi sau đó phát triển những cách thức phù hợp nhất để trình bày nó cho họ hiểu. Sau đó họ sẽ nghe và chấp nhận nó.
Sometimes the Ajahn teaches the disciples, but the disciples don't believe what he says. That might make you upset, but instead of getting upset, it's better to search out the reason for their not believing: the thing you are offering has little value to them. If you offer something of more value than what they have, of course they will want it.
When you're about to get angry at your disciples, you should think like this, and then you can stop your anger. It's really not much fun to be angry.
In order to get his disciples to realize the Dhamma, the Buddha taught a single path, but with varying characteristics. He didn't use only one form of teaching or present the Dhamma in the same way for everyone. But he taught for the single purpose of transcending suffering. All the meditations he taught were for this one purpose.
The people of Europe already have a lot in their lives. If you try to lay something big and complicated on them, it might be too much. So what should you do? Any suggestions?
If anyone has something to talk about, now is the time. We won't have this chance again.... Or if you don't have anything to discuss, if you've exhausted your doubts, I guess you can be Pacceka Buddhas.
Nhiều lúc thầy dạy các đệ tử nhưng các đệ tử đâu tin lời thầy nói. Điều đó có thể làm các thầy khó chịu, nhưng thay vì khó chịu các thầy nên tìm coi lý do nào họ không tin những điều mình nói. Có thể những điều mình nói không mang nhiều giá trị đối với họ; (như: nói chung chung, quanh quanh; nói không rõ ràng; nói cao xa cao siêu; nói không từ cái tâm đã tự trải nghiệm giáo lý đó; nói không đúng đối tượng, nói không đúng lúc...). Nếu các thầy biết cách nói tốt hơn, biết cách đưa ra những điều có giá trị nhiều hơn điều họ đang có, thì chắc chắc họ sẽ muốn nghe.
Mỗi khi các thầy sắp bực bội với những đệ tử, hoặc các Phật tử, hoặc những người nghe, các thầy nên nghĩ theo cách như vậy, khi nghĩ vậy mình sẽ hết bực ngay. Tức giận thì chẳng hay ho gì, tức giận là không còn gì tốt.
Để các đệ tử hiểu được Giáo Pháp, Phật đã dạy một con đường duy nhất, nhưng dạy theo nhiều cách khác nhau cho những người và tình cảnh khác nhau. Phật không dùng một cách hay một hình thức duy nhất để truyền dạy Giáo Pháp có tất cả mọi người và mọi tình cảnh. Nhưng dù là cách nào, Phật cũng dạy cho một mục đích duy nhất là vượt thoát khỏi khổ. Mọi cách thiền tập Phật đã chỉ cũng cho một mục đích duy nhất đó.
Những người ở châu Âu đã có rất nhiều thứ trong đời sống của họ. Họ học nhiều và hiểu biết nhiều kiến thức thực dụng. Họ cũng học biết nhiều về tôn giáo của họ. Nếu các thầy muốn áp đặt tư duy gì to tát hay phức tạp lên họ, có thể họ không chịu nghe liền. Vậy các thầy phải nên chỉ dạy theo cách ra sao? Có ai có gợi ý gì không?
Nếu ai có muốn nói gì thì nói, giờ là lúc của các thầy. Sau này chúng ta không còn cơ hội gặp lại nữa...Hoặc nếu các thầy còn gì để đàm đạo, nếu các thầy đã không còn nghi ngờ gì, tôi nghĩ các thầy có thể thành Phật Duyên Giác rồi. (Cười).
In the future, some of you will be Dhamma teachers. You will teach others. When you teach others you are also teaching yourselves... do any of you agree with this? When you teach others, you also teach yourself. Your own skillfulness and wisdom increase. Your contemplation increases. For example, you teach someone for the first time, and then you start to wonder why it's like that, what the meaning is. So you start thinking like this and then you will want to contemplate to find out what it really means. Teaching them, you are also teaching yourself in this way. If you have mindfulness, if you are practicing meditation, it will be like this. Don't think that you are only teaching others. Have the idea that you are also teaching yourself. Then there is no loss.
Sau này, các thầy sẽ trở thành các sư thầy dạy Giáo Pháp (pháp sư). Các thầy sẽ dạy nhiều người. Khi chỉ dạy cho người khác cũng là lúc chỉ dạy cho chính mình...có phải không? Khi đang dạy người là ta cũng đang dạy chính mình. Nhờ đó sự thiện thạo và trí tuệ của mình cũng gia tăng. Khả năng quán xét quán chiếu của mình cũng gia tăng. Ví dụ, khi các thầy dạy cho họ về một giáo lý của Phật. Các thầy đã học giáo lý đó và giờ đi dạy cho Phật tử. Lúc mới dạy cho họ, có thể các thầy còn chưa thấu hiểu tại sao Phật nói giáo lý đó, ý nghĩa của nó thực thụ là gì. Do vậy các thầy bắt đầu suy xét, quán chiếu để tìm ra ý nghĩa thực thụ của nó. Vậy đó, khi đang dạy giáo lý cho người khác là các thầy cũng đang dạy cho chính mình về giáo lý đó. Nếu các thầy có sự chánh niệm, nếu các thầy đang thiền tập, các thầy sẽ thấy rõ điều đó. Đừng nghĩ rằng các thầy chỉ đang dạy người khác; hãy biết rằng đang dạy người là cũng đang dạy chính mình. Dạy người là dạy chính mình-vậy mình không lỗ gì.
AS: It looks like people in the world are becoming more and more equal. Ideas of class and caste are falling away and changing. Some people who believe in astrology say that in a few years there will be great natural disasters that will cause a lot of suffering for the world.... I don't really know if it's true.... But they think it's something beyond our capabilities to deal with, because our lives are too far from nature and we depend on machines for our lives of convenience. They say there will be a lot of changes in nature, such as earthquakes, that nobody can foresee.
AC: They talk to make people suffer.
AS: Right. If we don't have mindfulness, we can really suffer over this.
Thầy Sumedho: Hình như mọi người trên thế giới càng lúc càng bình đẳng với nhau. Tư tưởng giai cấp tầng lớp đang biến mất. Một số người tin vào ngành thiên văn cho rằng vài năm nữa sẽ có nhiều thiên tai lớn gây ra nhiều đau khổ cho thế giới....Con không thực sự biết điều đó đúng sai ra sao....Nhưng họ nghĩ những thiên tai đó vượt quá khả năng chống đỡ của con người, con người còn quá kém xa với sức mạnh siêu nhiên, và con người còn sống phụ thuộc vào những tiện nghi máy móc. Họ cho rằng còn rất nhiều biến cố trong tự nhiên, như động đất, mà không ai có thể nhìn thấy trước.
Ajahn Chah: Họ nói vậy chỉ để làm mọi người khổ.
Thầy Sumedho: Đúng vậy. Nếu chúng ta không có sự chánh niệm, chúng ta có thể thấy khổ thực sự với những tin đó.
AC: The Buddha taught about the present. He didn't advise us to worry about what might happen in two or three years. In Thailand, people come to me and say, ''Oh, Luang Por, the communists are coming! What will we do?'' I ask, ''Where are those communists?'' ''Well, they're coming any day now,'' they say.
We've had communists from the moment we were born. I don't try to think beyond that. Having the attitude that there are always obstacles and difficulties in life kills off the ''communists.'' Then we aren't heedless. Talking about what might happen in four or five years is looking too far away. They say, ''In two or three years Thailand will be communist!'' I've always felt that the communists have been around since I was born, and so I've always been contending with them, right up to the present moment. But people don't understand what I'm talking about.
It's the truth! Astrology can talk about what's going to happen in two years. But when we talk about the present, they don't know what to do. Buddhism talks about dealing with things right now and making yourself well-prepared for whatever might happen. Whatever might happen in the world, we don't have to be too concerned. We just practise to develop wisdom in the present and do what we need to do now, not tomorrow. Wouldn't that be better? We can wait for an earthquake that might come in three or four years, but actually, things are quaking now. America is really quaking. People's minds are so wild - that's your quake right there. But folks don't recognize it.
Ajahn Chah: Phật dạy về hiện tại. Phật không dạy chúng ta phải lo lắng về chuyện được dự đoán cho mấy năm sau.
Mặc dù điều đó là thật! Ngành thiên văn vũ trụ có thể nói về những sự kiện sắp xảy ra trong vài năm tới. (Ví dụ họ có thể dự báo chính xác Sao Chổi Halay sẽ xuất hiện sau 70 năm vào một thời điểm và nơi chốn chính xác). Nhưng đối với các nhà thiên văn, nếu chúng ta nói về hiện-tại thì chưa chắc họ đã biết làm gì. (Họ có thể dự báo năm sau có động đất xảy ra, nhưng nếu ngay bây giờ có động đất thì họ chẳng biết làm gì để đối phó với nó). Đạo Phật thì nói về sự đối phó với mọi thứ ngay bây giờ và tại đây, và do đó làm cho ta luôn luôn sẵn sàng đối diện với mọi sự khởi sinh ngay trong thời khắc hiện tại. Những gì đã xảy ra và sẽ xảy ra trên thế giới bên ngoài thì ta không quá quan tâm. Ta chỉ cần tu tập để phát triển trí tuệ ngay trong hiện tại và làm những gì chúng ta cần làm ngay bây giờ, không phải ngày mai. (Bởi vì mọi sự đều diễn ra ngay trong hiện tại và ta phát triển trí tuệ từ đó, từ mỗi sự khởi sinh trong hiện tại). Cách nào sẽ tốt hơn? Chúng ta có thể chờ ba hay bốn năm nữa trận động đất xảy ra, nhưng thực ra mọi thứ động vọng đang diễn ra ngay trong tâm này ngay trong hiện tại. Mỹ cũng đang bị động đất, thật vậy, chúng ta mới nghe. Mọi người ở đó đang hoang mang, bối rối— nhưng động đất của ta là đang ở đây, ngay trong tâm này. Ta cũng đang đầy hoang mang và phiền não trong tâm này. Nhưng người ở đây không nhận thấy thôi.
Big earthquakes only occur once in a long while, but this earth of our minds is always quaking, every day, every moment. In my lifetime, I've never experienced a serious earthquake, but this kind of quake is always happening, shaking us and throwing us all around. This is where the Buddha wanted us to look.
But maybe that's not what people want to hear.
Things happen due to causes. They cease due to causes ceasing. We don't need to be worrying about astrological predictions. We can just know what is occurring now. Everyone likes to ask these questions, though. In Thailand, the officials come to me and say, ''The whole country will be communist! What will we do if that happens?''
Động đất lớn lâu lâu mới xảy ra một lần, còn 'động đất' trong tâm này của chúng ta thì nó động liên tục từng ngày, từng phút, từng giây. Trong đời tôi ở Thái Lan tôi chưa từng bị trận động đất lớn nào, nhưng loại động vọng trong tâm này thì luôn diễn ra, nó động, đẩy, xô, lắc chúng ta và quay tít chúng ta, làm chúng ta điên đảo. Đó chính là chỗ động vọng mà Phật chúng ta nên nhìn vào.
Nhưng đó lại là điều chẳng mấy ai muốn nghe.
Mọi sự xảy ra vì những nguyên nhân. Mọi sự chấm dứt cũng do những nguyên nhân làm chấm dứt. Chúng ta không cần quá lo lắng về những dự báo của ngành thiên văn. Chúng ta chỉ cần biết rõ sự gì đang xảy ra ngay tại đây và bây giờ. Tuy nhiên mọi người vẫn hay hỏi những câu hỏi kiểu đó. Ở Thái Lan có nhiều quan chức công vụ đến gặp tôi và hỏi: "Nếu nước mình có động đất thì mọi sự sẽ ra sao?".
''We were born - what do we do about that? I haven't thought much about this problem. I've always thought, since the day I was born the ''communists'' have been after me.'' After I reply like this, they don't have anything to say. It stops them.
People may talk about the dangers of communists taking over in a few years, but the Buddha taught us to prepare ourselves right now, to be aware and contemplate the dangers we face that are inherent in this life. This is the big issue. Don't be heedless! Relying on astrology to tell you what will happen a couple of years from now doesn't get to the point. Relying on ''Buddhology,'' you don't have to chew over the past, you don't worry about the future, but you look at the present. Causes are arising in the present, so observe them in the present.
"Chúng ta được sinh ra-chúng ta có thể làm gì được với biến cố đó? Tôi không nghĩ nhiều về vấn đề đó. Tôi vẫn nghĩ rằng, ngay sau khi sinh ra, những 'biến cố tai ương' đã luôn rình rập ta hàng ngày mà". Sau khi tôi trả lời như vậy, họ không nói gì nữa. Họ không hỏi nữa.
Mọi người cứ nói về mối hiểm họa thiên tai trong vài năm tới, nhưng Phật đã dạy chúng ta phải sẵn sàng chính mình ngay trong hiện tại, luôn tỉnh giác và biết quán xét về những hiểm họa theo lẽ tự nhiên mà chúng ta phải đang nếm trải trong kiếp sống này. Đây mới là vấn đề lớn, đây mới là điều đáng quan tâm. Đừng lơ tâm, đừng xao lãng tâm! Cứ dựa vào những dự báo của ngành thiên văn trong mấy năm tới thì chẳng giúp gì cho ta nhiều. Nên biết dựa vào cái "ngành tu theo Phật", ta không cần phải gặm nhắm quá khứ, ta không cần phải lo âu về tương lai, mà ta chỉ cần nhìn ngay vào hiện-tại. Những nhân khởi sinh ngay trong hiện tại, chúng ta quan sát chúng ngay trong hiện tại.
People who say those things are only teaching others to suffer. But if someone talks the way I do, people will say they are crazy.
In the past, there was always movement, but it was only a little bit at a time, so it wasn't noticeable. For example, Sumedho, when you were first born, were you this size? This is the result of movement and change. Is change good? Of course it is; if there were no movement or change, you never would have grown up. We don't need to fear natural transformation.
If you contemplate Dhamma, I don't know what else you would need to think about. If someone predicts what will happen in a few years, we can't just wait to see what happens before we do anything. We can't live like that. Whatever we need to do, we have to do it now, without waiting for anything in particular to happen.
These days the populace is in constant motion. The four elements are in motion. Earth, water, fire, and air are moving. But people don't recognize that the earth is moving. They only look at the external earth and don't see any movement.
Người đi giảng đạo không lo dạy mà cứ nói về nhưng hiểm họa, chẳng khác nào dạy người ta khổ sở. Nhưng ở đời cũng ngược ngạo, nếu người đó dạy như tôi thì người ta lại nói người đó điên khùng. Cái khó là chỗ đó, nhưng chúng ta cần phải vượt qua. Chúng ta phải từ từ tìm ra cách thức chỉ dạy cho họ đúng pháp.
Trong suốt quá khứ, suốt quá trình sống, luôn luôn có những chuyển động, nhưng nó diễn ra từng chút, từ từ, nên chúng ta khó để ý thấy. Ví dụ, thầy Sumedho, khi thầy mới sinh ra thầy đâu có lớn xác như vầy, đúng không? Xác lớn bây giờ là kết quả của những sự chuyển động và thay đổi. Sự thay đổi có tốt không? Dĩ nhiên là quan trọng; nếu không có sự chuyển động và biến đổi, chúng ta đâu thể nào lớn lên. Đó là lẽ tự nhiên rồi. Chúng ta đâu cần phải sợ sệt sự biến chuyển tự nhiên đó.
Nếu các thầy biết quán chiếu Giáo Pháp, tôi nghĩ đâu còn thứ gì khác các thầy phải suy nghĩ về chúng. Nếu có ai dự đoán điều gì xảy ra trong mấy năm tới, chúng ta đâu thể cứ ngồi chờ đến lúc đó mà chẳng biết làm gì trong hiện tại. Chúng ta đâu thể sống như vậy. Điều gì cần làm chúng ta phải làm ngay bây giờ, đâu phải cứ ngồi đợi gì điều nào đó sẽ xảy đến.
Thời bây giờ nhân chủng đang chuyển động liên tục. Bốn yếu tố tứ đại chuyển động liên tục. Đất, nước, khí, nhiệt chuyển động liên tục. Nhưng người ta không nhận ra trái đất đang chuyển động. Họ cứ lo nhìn đâu xa tận bên ngoài trái đất để không thấy sự chuyển động nào hết ở đây.
In the future, in this world, if people are married and stay together more than a year or two, others will think there's something wrong with them. A few months will be the standard. Things are in constant motion like this; it's the minds of people that are moving. You don't need to look to astrology. Look to Buddhology and you can understand this.
''Luang Por, if the communists come, where will you go?'' Where is there to go? We have been born and we face aging, sickness, and death; where can we go? We have to stay right here and deal with these things. If the communists take over, we will stay in Thailand and deal with that. Won't they have to eat rice, too? So why are you so fearful?
If you keep worrying about what might happen in the future, there's no end to it. There is only constant confusion and speculation. Sumedho, do you know what will happen in two or three years? Will there be a big earthquake? When people come to ask you about these things, you can tell them they don't need to look so far ahead to things they can't really know for certain; tell them about the moving and quaking that is always going on, about the transformation that allowed you to grow to be as you are now.
Trong tương lai, trên thế gian này, nếu người ta cưới nhau và ở với nhau một năm hay hai năm, chắc mọi người sẽ nghĩ là chuyện lạ. Tiêu chuẩn lúc đó chỉ là vài tháng thôi. Mọi thứ đang chuyển động thay đổi liên tục như vậy mà. Chúng ta đâu cần nhìn theo ngành thiên văn. Cứ nhìn ngay vào cái 'ngành Phật Pháp' thì có thể hiểu biết điều này.
"Thưa sư ông, nếu thiên tai đại họa xảy đến, thầy sẽ đi đâu?". Lại câu hỏi khác. Đi đâu bây giờ? Chúng ta sinh ra và đối diện với già, bệnh, chết; còn tính đi đâu cho khỏi? Tốt hơn cứ ở ngay đây và đối diện xử lý với những điều đó. Nếu thiên tai có xảy ra ở Thái Lan, chúng ta ở Thái Lan và đối diện với nó. Bộ thiên tai đến rồi ở luôn hay sao? Sao chúng ta phải sợ mãi mãi, sao 'cứ sống nay mà lo mai' đâu đâu như vậy?
Nếu cứ liên tục lo âu về điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai, thì chẳng bao giờ hết lo âu. Đó chỉ là sự ngu mờ và phỏng đoán. Này thầy Sumedho, thầy có biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra trong một hai năm nữa không? Sẽ chắc có động đất lớn hay không? Khi người ta hỏi thầy về điều đó, thầy nên nói họ đừng lo xa trông rộng đến đó, đó vẫn là những thứ chưa chắc chắn; dù dự báo có chắc chắn nhưng mọi sự vẫn có thể không chắc chắn; vì mọi thứ trên vũ trụ đều luôn chuyển động, đâu phải ai cũng dự đoán chính xác tất cả mọi chuyển động của vũ trụ. Mọi thứ đều chuyển động và biến đổi, hình hài chúng ta bây giờ cũng là do sự biến chuyển liên tục đó từ lúc sơ sinh.
The way people think is that having been born, they don't want to die. Is that correct? It's like pouring water into a glass but not wanting it to fill up. If you keep pouring the water, you can't expect it not to be full. But people think like this: they are born but don't want to die. Is that correct thinking? Consider it. If people are born but never die, will that bring happiness? If no one who comes into the world dies, things will be a lot worse. If no one ever dies, we will probably all end up eating excrement! Where would we all stay? It's like pouring water into the glass without ceasing yet still not wanting it to be full. We really ought to think things through. We are born but don't want to die. If we really don't want to die, we should realize the deathless (amatadhamma), as the Buddha taught. Do you know what amatadhamma means?
Cách mọi người là muốn sống không muốn chết. Ai cũng vậy. Nhưng điều đó có đúng không? Làm gì có chuyện đó, có sinh là có tử. Muốn như vậy chẳng khác nào cứ đổ nước vô ly mà muốn nó không tràn. Sau khi sinh ra, ai cũng muốn sống mãi, không muốn chết. Muốn vậy đâu đúng. Hãy suy xét về điều đó. Nếu sinh ra mà không chết, điều đó có mang lại hạnh phúc không? Nếu ai cũng sinh ra trên thế gian mà chẳng ai chết, chắc mọi thứ sẽ tệ hại hơn nhiều. Nếu không ai chết, chắc chúng ta phải ăn chất thải của nhau chứ đâu đủ thức ăn để ăn! Nếu không ai chết, có đủ chỗ cho tất cả mọi chúng sinh tự cổ chí kim ở trên trái đất này không?. Sao cứ muốn đổ nước vô ly mà không muốn nó tràn. Chúng ta phải nhìn thấu suốt về điểm này. Chúng ta muốn sinh mà không muốn chết. Nếu chúng ta không chết, chắc tất cả chúng ta là những người bất tử, là những pháp vô sinh (amata-dhamma), như Phật đã từng nói. Các thầy có hiểu pháp vô sinh (amata-dhamma) nghĩa là gì không?
It is the deathless - though you die, if you have wisdom it is as if you don't die. Not dying, not being born. That's where things can be finished. Being born and wishing for happiness and enjoyment without dying is not the correct way at all. But that's what people want, so there is no end of suffering for them. The practitioner of Dhamma does not suffer. Well, practitioners such as ordinary monks still suffer, because they haven't yet fulfilled the path of practice. They haven't realized amatadhamma, so they still suffer. They are still subject to death.
Bất tử nghĩa là gì-dù ta chết, nếu có trí tuệ thì cũng như không chết. Không chết, không sinh. Đó là nơi mọi thứ kết thúc. Sau khi sinh chỉ muốn được sống hạnh phúc và hưởng thụ mà không chết, đó không phải là cách nhìn đúng đắn. Nhưng mọi người cứ muốn như vậy, bởi vậy chẳng bao giờ kết thúc khổ đau. Người tu tập theo Giáo Pháp thì không bị khổ. Nhưng, những người tu như những Tỳ kheo hay nhà sư bình thường thì vẫn còn khổ, bởi họ vẫn chưa hoàn thành con đường tu tập. Họ chưa chứng ngộ pháp vô sinh đó, nên họ vẫn còn khổ. Họ vẫn còn chết.
Amatadhamma is the deathless. Born of the womb, can we avoid death? Apart from realizing that there is no real self, there is no way to avoid death. ''I'' don't die; sankhāras undergo transformation, following their nature.
This is hard to see. People can't think like this. You need to get free of worldliness, like Sumedho did. You need to leave the big, comfortable home and the world of progress. Like the Buddha did. If the Buddha had remained in his royal palace, he wouldn't have become the Buddha. It was by leaving the palace and going to live in forests that he attained that. The life of pleasure and amusement in the palace was not the way to enlightenment.
Who is it that tells you about the astrological predictions?
AS: A lot of people talk about it, often just like a hobby or a casual interest.
Amata-dhamma là pháp vô sinh, là trạng thái bất tử. Chúng ta được sinh ra từ bào thai, làm sao tránh chết được? Chỉ có cách tu tập để chứng ngộ sự thật vô ngã thì mói có thể tránh chết được; ngoài ra không còn cách nào khác!. Cái 'ta' vẫn còn (cái 'ta' ảo tưởng đó chưa chết thì ta vẫn còn chết); những thứ hữu vi (sankhāra) vẫn còn luôn biến đổi sinh diệt, vẫn còn biến đổi theo đường lối tự nhiên
Chỗ này khó nhìn thấy lắm. Người ta khó nghĩ ra chỗ này. Các thầy cần phải thoát khỏi những thứ thế tục, giống như thầy Sumedho đã làm được. Các thầy cần phải từ bỏ nhà cửa sung sướng và cái thế giới tân tiến. Giống như Phật đã làm vậy. Nếu Phật vẫn ở lại cung điện thì Phật đâu thể thành Phật. Chỉ nhờ sự từ bỏ và vô rừng tu tập thì Phật mới đạt đến sự giác ngộ đó. Đời sống hưởng thụ khoái lạc trong cung điện không phải là con đường dẫn đến giác ngộ.
Nhưng ai nói cho thầy về những dự báo thiên văn?
Thầy Sumedho: Thưa, nhiều người nói lắm, thường thì họ nói như thói quen, hay hứng lên là nói.
AC: If it really is as they say, then what should people do? Are they offering any path to follow? From my point of view, the Buddha taught very clearly. He said that the things we can't be sure about are many, starting from the time we were born. Astrology may talk about months or years in the future, but the Buddha points to the moment of birth. Predicting the future may make people anxious about what could happen, but the truth is that the uncertainty is always with us, right from birth.
People aren't likely to believe such talk, are they?
If you (speaking to a layperson who was present) are afraid, then consider this: suppose that you were convicted of a crime that calls for capital punishment, and in seven days you will be executed. What would go through your mind? This is my question for you. If in seven days you will be executed, what will you do? If you think about it and take it a step further, you will realize that all of us right now are sentenced to die, only we don't know when it will happen. It could be sooner than seven days. Are you aware that you are under this death sentence?
Ajahn Chah: Nếu đúng thực như những nhà thiên văn đã nói, chúng ta phải làm gì? Họ nói chứ họ đâu chỉ ra con đường nào để mọi người làm theo?. Theo quan điểm của tôi, Phật chỉ rất rõ ràng. Phật đã nói, những điều chúng ta không biết rõ thì rất nhiều, kể từ lúc sinh ra. Ngành thiên văn có thể nói về những tháng sau hay những năm sau, nhưng Phật thì chỉ thẳng vào ngay lúc sinh ra. Dự đoán tương lai sẽ làm cho người ta lo lắng về những điều sẽ xảy ra, nhưng mọi sự bất trắc đều có thể xảy ra trong đời ta, kể từ lúc sinh ra.
Mọi người thường thích nghe và tin theo những dự báo tương lai, đúng không?
Nếu quý vị [lúc này thiền sư quay sang số Phật tử tại gia cũng đang có mặt lắng nghe cùng với các Tỳ kheo] sợ thì quý vị nên suy xét điều này: giả sử quý vị phạm tội, một trọng tội, và sẽ bị xử tử trong bảy ngày. Điều gì xảy ra trong tâm trí quý vị? Tôi xin hỏi riêng quý vị. Nếu trong bảy ngày sẽ bị xử tử, quý vị phải làm gì? Nếu đã nghĩ đến cái chết, sao quý vị không nghĩ xa hơn một bước, quý vị sẽ thấy chúng ta đang sống cũng như đang mang án tử hình thôi, chỉ có điều là không biết chết lúc nào. Có thể sớm hơn bảy ngày, có thể nhiều hơn bảy mươi năm, nhưng cũng phải chết. Quý vị có biết sau khi sinh ra mình đã mang bản án tử, đúng không? Có ai thoát chết và sống mãi không?
If you were to violate the law of the land and be sentenced to death, you would certainly be most distressed. Meditation on death is recollecting that death is going to take us and that it could be very soon. But you don't think about it, so you feel you are living comfortably. If you do think about it, it will cause you to have devotion to the practice of Dhamma. So the Buddha taught us to practice the recollection of death regularly. Those who don't recollect it live with fear. They don't know themselves. But if you do recollect and are aware of yourself, it will lead you to want to practise Dhamma seriously and escape from this danger.
If you are aware of this death sentence, you will want to find a solution. Generally, people don't like to hear such talk. Doesn't that mean they are far from the true Dhamma? The Buddha urged us to recollect death, but people get upset by such talk. That's the kamma of beings. They do have some knowledge of this fact, but the knowledge isn't yet clear.
Nếu phạm tội nặng và bị kết án tử nặng thì quý vị vô cùng sầu não vì cái chết. Còn môn thiền về cái chết là quán niệm về cái chết đang đến gần kề, quán niệm về cái chết không tránh khỏi. Vậy mà chẳng ai nghĩ về cái chết, và họ cứ sống thản nhiên, vô tư. Nếu ai biết nghĩ đến cái chết tất hữu, điều đó sẽ thúc giục họ dành thời gian tu tập theo Giáo Pháp. Bởi vậy Phật đã dạy chúng ta phải tu tập quán niệm (thiền quán) một cách thường xuyên về cái chết. Những ai không hiểu biết và không thiền quán về cái chết thì thường sống trong sợ hãi. Họ không hiểu biết về bản thân mình. Nhưng nếu quý vị biết quán niệm về cái chết và ý thức biết rõ về bản thân mình, điều đó sẽ dẫn dắt quý vị muốn tu tập Giáo Pháp một cách nghiêm túc; nhờ đó thoát khỏi sự sợ hãi về mối hiểm hoại đó. Còn nếu đạt đến giác ngộ toàn trí thì hoàn toàn thoát khỏi mối hiểm họa đó.
Quý vị ý thức biết rõ về bản án tử này, quý vị sẽ muốn đi tìm một giải pháp, đi tìm một con đường thoát. Thường thì chẳng ai muốn nghe nói đến cái chết. Điều đó có nghĩa rằng họ đang ở rất xa với Giáo Pháp, phải vậy không? Phật thúc giục chúng ta quán niệm về cái chết, nhưng mọi người thì khó chịu khi nghe nói đến cái chết. Đó là do nghiệp (kamma) của các chúng sinh. Nghiệp chướng cản trở họ. Họ có biết về lẽ thật cái chết, nhưng sự hiểu biết đó còn chưa được rõ ràng, thấu suốt.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top