Tiêu đề chương
Đã là người Việt Nam thì ai cũng phải biết rằng Nghĩa trang Liệt sĩ ở Việt Nam nhiều vô số kể trải dài từ Nam ra Bắc. Sỡ dĩ gọi là vô danh vì lúc ấy nhiều người chết vô số kể mà bom đạn vẫn cứ rơi nên người ta đành ngậm ngùi quên đi việc an táng người đã mất mà tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, họ không hề vô danh, họ cũng là con của ai đó, là cha của ai đó, là chồng của ai đó.
Có thể ngay bây giờ thân xác của họ đã hoà mình vào đất cát nhưng không phải cứ tim ngừng đập là chết. Cái chết thật sự là khi trên thế giới không còn bất cứ một ai nhớ về họ. Có thể ở đâu đó, có những bóng lưng miệt mài đi khắp các Nghĩa trang Liệt sĩ để tìm được phần mộ của người con, người chồng của mình, có những bóng lưng nhỏ nhắn mà mạnh mẽ đến lạ thường chấp nhận sống cô độc cả một đời người vì sự chung thuỷ sắt son đối với người chồng đã mất, có những đứa con tuy đã lớn khôn nhưng vẫn chưa thấy được mặt cha. Mỗi người chúng ta đều có những cách riêng biệt để thể hiện nỗi nhớ đối với người đã mất. Có lẽ giữ lại kỉ vật của người đã khuất là cách mà người ta thường dùng để bày tỏ sự nhớ thương. Tuy nhiên có nhiều người lại không may mắn đến thế, đồ vật của người mà họ nhớ thương đều đã bị bom đạn hoá thành tro tàn đến cả mảnh vải cũng không còn, người ở lại chỉ biết khắc ghi bóng hình của người ra đi trong kí ức. Không có gì tàn nhẫn bằng quy luật thời gian, thời gian bào mòn tâm trí con người và tâm trí con người dần trở nên trống rỗng nhưng trái tim lại khắc ghi điều đó mãi mãi. Có thể tâm trí không nhớ nhưng lại có một sợi dây vô hình cột chặt một trái tim đang sống và đầu còn lại là một trái tim ngừng đập nằm sâu trong lòng đất.
Suy cho cùng người ra đi thì cũng đã ra đi còn người ở lại vẫn phải tiếp tục sống cho tốt. Tuy thân xác ra đi nhưng ý chí của những người chiến sĩ vẫn sẽ còn sống mãi trong từng trang sử sách; trong những bức tranh, thơ ca, bài hát. Thời gian có thể bào mòn tất cả nhưng tôi tin rằng Khối Đại đoàn kết Dân tộc Việt Nam sẽ trường tồn mãi theo thời gian. Bắc-Trung-Nam nối liền thành hình chữ S. Cho dù xã hội có phát triển hiện đại đến đâu, lịch sử và văn hoá dân tộc phải được gìn giữ. Nếu như ta quên mất lịch sử ở hiện tại thì trong tương lai sẽ phải dùng máu để học lại.
"Văn hoá còn thì dân tộc còn,
văn hoá mất thì dân tộc mất."
-Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng-
Theo thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đến tháng 7/2022, cả nước hiện có hơn 3.200 nghĩa trang liệt sĩ và hơn 3.000 công trình ghi công liệt sĩ. Khắp 63 tỉnh, thành phố, địa phương nào cũng có nghĩa trang liệt sĩ.
(Nguồn: Báo Nhân dân)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top