TRÔNG GIỐNG NHƯ CƠ HỘI THỰC RA LÀ SỐNG CÒN

Nếu như một gia đình có một chú chó biểu hiện cho sự bảo vệ, canh giữ an toàn cho gia đình, thì mỗi người có một con quạ cho riêng mình

Con quạ biểu tượng cho trí tuệ, cho khả năng, cho bản lĩnh, cho ý chí sống trong một cuộc đời

Con quạ có biểu tượng màu đen, nó giúp cho người ta đối diện với màu cuộc sống vốn toàn đen. Cuộc sống vốn là đau khổ, mệt mỏi, cuộc sống là trách nhiệm, cuộc sống luôn luôn là gánh nặng

☯️ SỐNG VÌ CHÍNH MÌNH CHÚNG TA MỚI CÓ ĐỦ KHẢ NĂNG SỐNG VÌ NGƯỜI KHÁC

👁 1.
Trong truyện ngụ ngôn của La Fontainne có câu chuyện thế này: Con quạ muốn uống nước, nó phải gắp từng viên sỏi chất vào trong cái cốc, đến lúc nước dâng lên nó mới uống được

Đó là biểu tượng cho sự thông minh, nhưng sự thông minh cuộc đời, sự vất vả, và sự giải khát, sự giải thoát khác đều biểu tượng chung cho một việc, đó là chúng ta sống cuộc đời tất cả đều rất vất vả. Chúng ta đều rất khổ, chúng ta lúc nào cũng cảm thấy gánh nặng

Chúng ta thấy một người cười nói với bên ngoài nhưng vốn trong trái tim của họ không cười nói, ngay cả những người chúng ta yêu thương nhất, khi ở bên cạnh họ, chúng ta gần như phải ngậm nhiều nước mắt nhất. Vậy nên gặp những người xa lạ chúng ta giả vờ cười với họ, chúng ta cũng chẳng có hạnh phúc nào, đúng không?

Cuộc sống vốn là một gánh nặng, cuộc sống luôn khổ. Chúng ta đã từng nghe Đức Thích Ca giảng, chân lí thứ nhất là sự đau khổ, chân lí thứ nhất là đời sống đau khổ không bao giờ khác cả. Vì đời sống là khổ, tiếp tục tồn tại là khổ, một ý niệm hạnh phúc cũng biến thành nỗi khổ. Thế nên để vượt ra khỏi nỗi khổ ấy chúng ta phải có một ý chí vượt qua, nhưng ý chí không đủ, chúng ta cần phải trí tuệ. Phải có một bản lĩnh và có ý chí đấy, có trí tuệ đấy thì bắt đầu mới có bản lĩnh, có bản lĩnh ấy mới sống được cuộc đời

👁 2.
Tri thức của con quạ giống như con quạ ở trong mỗi người, con quạ vất vả từng ngày, con quạ có ba giá trị, ba giá trị cốt lõi chúng tôi vẫn luôn truyền tải nó trong từng bài viết. Đó là KIÊN ĐỊNH - KHÉO LÉO - QUYẾT LIỆT

Con quạ không phân biệt viên sỏi nào là nặng hay không nặng, điều nó cần là đủ sỏi để lấp đầy cái cốc, để nước dâng lên, để nó uống được, vì không uống được nó sẽ chết. Nó phải sống, đây không phải là sự khéo léo để lừa dối ai, sự khéo léo không phải vì người nào khác, sự khéo léo vì chính nó, nó mới sống được. Con người trong cuộc sống cũng thế, việc chúng ta phải sống vì chính mình, chúng ta mới có đủ khả năng sống vì người khác

Trong Luận ngữ, khi mà Đức Khổng Tử hỏi các học trò quân tử là gì, mỗi người trả lời một kiểu. Quân tử là không lừa dối người, quân tử là vì bách nhân bách tính. Học trò giỏi nhất của Đức Khổng Tử là Nhan Hồi có trả lời "Quân từ là vì chính mình", Đức Khổng Tử mới nói một câu, "Trò Hồi giỏi". Bởi vì ông bảo là người quân tử mà không vì được chính mình chẳng vì được ai cả, không bảo vệ được mình chẳng bảo vệ được ai, không giúp được cho chính mình chẳng giúp được ai

👁 3.
Nên trong nguyên tắc của Nho gia ngày xưa là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, đúng không? Đầu tiên thân phải ổn đã, chính mình phải ổn, đầu tiên là tu thân tu mình, xong tề gia - trị cái nhà của mình, xong bắt đầu mới trị quốc, mới bình được thiên hạ

Giá trị của con quạ cũng thế! Nhưng việc đấy làm không phải vì khát vọng lớn lao, trước hết phải vì chính mình. Như Đạo gia "Tiên bảo kì thân", trước hết phải khiến cho mình vững mạnh

Ba giá trị KIÊN ĐỊNH - KHÉO LÉO - QUYẾT LIỆT, đấy là ý chí, trí tuệ để sống đời

Trong Ý CHÍ phải KIÊN ĐỊNH, TRÍ TUỆ phải rất KHÉO LÉO, có hai điều đó tạo thành một bản lĩnh rất QUYẾT LIỆT. Mục tiêu của Corvi gồm hai giá trị cốt lõi này: ý chí người ta vì mình, chỉ có thể vì mình. Người nào biết có thể vì mình thật sự, vì mình thì mới có thể vì người
.

☯️ TẠI SAO LẠI VÌ MÌNH?
.

👁 1.
Bởi VÌ MÌNH rất phân biệt với SỰ ÍCH KỈ - cả hai hiểu lầm của tuổi thanh xuân

Ích kỉ là chỉ sống bo bo cho mình đấy là hiểu lầm tuổi thanh xuân, trong khi người trưởng thành mình phải sống trước đã, mình phải lo cho vợ con, lo cho gia đình, lo cho người thân. Người trưởng thành biết như thế

Hiểu lầm thứ hai của tuổi thanh xuân là vì thiên hạ, phải sống sao cho tốt đẹp, phải đi từ thiện, phải đi từ nơi này nơi khác, phải làm điều gì đó cho cộng đồng và phải quên bản thân mình đi. Nhưng người trưởng thành biết là chỉ có thể vì cộng đồng khi nào bản thân mình trở thành người rất vững mạnh, một người tốt, một người đủ khả năng

👁 2.
Bởi vì khi bước qua độ tuổi từ 22 cho đến tuổi 30, đây là tuổi thanh xuân. Thực ra từ 18 đến 30, 12 năm thanh xuân người ta trải qua hết kiểu đấy. Nhưng đến khi đến tuổi trưởng thành, người ta nhận ra là cuộc sống này vốn rất ít cơ hội, trong tuổi thanh xuân nghĩ cuộc đời còn dài phía trước còn nhiều cơ hội lắm sống chỉ 12 năm trong 70 năm cuộc đời, trong 80 năm cuộc đời

Trong thời gian đó chúng ta nghĩ cuộc sống còn nhiều cơ hội, đau khổ thì đứng lên, bị phụ tình thì sẽ có cơ hội khác, bị đuổi việc chúng ta sẽ sang công ty khác, chưa đủ khả năng chúng ta học tiếp nhưng sau 30 tuổi người ta nhận ra một thế giới khác. "Tam thập nhi lập", cuộc sống vốn không có nhiều cơ hội, cuộc sống vốn không tốt đẹp, cuộc sống vốn không dễ dàng, cuộc sống vốn không dễ sống... nó đúng là như thế nên tinh thần của con quạ là đối đầu với một cuộc sống không dễ sống

Đấy là nhưng gì xung quanh chúng tôi đang cố xây dựng, tri thức của những điều này gồm hai tri thức về kĩ năng sống, TRUI RÈN Ý CHÍ SỐNG, ý chí sống chỉ mạnh khi nào có một kĩ năng sống chắc chắn; và thứ hai là TRÍ TUỆ, biểu hiện cho tư duy về business, tư duy về công việc kinh doanh

Một trong hai tư duy này thôi đấy chính là sự khéo léo, sự khéo léo biết đường biết lối, hiểu rõ mọi vấn đề bên trong, biết cách phải làm, biết cách phải đi. Có hai điều này một người trưởng thành mới có bản lĩnh, quyết liệt sống với cuộc đời, bên ngoài mềm dẻo đến đâu bên trong cứng rắn đến đấy

👁 3.
Trong giai đoạn trưởng thành yêu cầu đối diện với cuộc đời, cuộc đời bao giờ cũng đầy khó khăn và đen tối. Cốc nước người ta đưa cho mình, chúng ta không bao giờ uống được ngay, như con quạ phải đối mặt với cái bình nước. Nước trong bình có không bao giờ uống được ngay nếu nó làm đổ cái bình xuống đất nó không có nước uống, nó sẽ chết

Vì nó phải sống, nó phải kiên định, tức là nó phải vác từng hòn đá từng hòn đá một, nếu nó lười chỉ thiếu một hòn đá thôi nó cũng không uống được nước, nó phải khéo léo cho cục đá phải vừa cái miệng lọ để từ từ dần dần không làm vỡ cái lọ, nhưng cuối cùng nó mới có quyết định cuối cùng nhờ tất cả hai điều đấy

Nó quyết liệt làm điều đấy, nó mới uống mới sống tiếp. Chẳng phải thành công nào, thành công tồn tại trong đời người ta là sống tiếp. Có thể sống tiếp giữa cuộc đời này là thành công

👁 4.
Tất nhiên chúng ta cũng nói trong tuổi trưởng thành, trong tuổi thanh xuân, sống tiếp tức là không bị giết, tức là còn thở nhưng ở tuổi trưởng thành sống tiếp tức là có khả năng tự lo cho mình

Ở tuổi thanh xuân cái gọi là trách nhiệm, ý nghĩ trong quan hệ của mình với người mình yêu nhất có thể là bạn bè, bằng hữu hoặc ái nhân – người yêu đúng không?

Nhưng đến tuổi trưởng thành trách nhiệm của người ta là gia đình và trách nhiệm của người ta là có khả năng chịu trách nhiệm với mọi hành động của mình, mọi hậu quả của mình gây ra

Thanh xuân không có khả năng chịu trách nhiệm như thế, tuy nhiên mỗi một lần chịu trách nhiệm là một lần đổ vỡ, họ không quen phải trưởng thành, họ không quen phải tự chịu trách nhiệm những gì mình gây ra

Trưởng thành thì có khả năng đấy vì tuổi trưởng thành người ta hiểu là mỗi sự đổ vỡ là sự đổ vỡ hẳn, mỗi cái mất là mất hẳn, nên người nào còn sống mãi trong thời thành xuân thì người đấy mãi mãi không chịu trách nhiệm được, không hiểu thế nào là ích kỉ, cũng không hiểu thế nào là sống vị tha vô tư, nhưng người trưởng thành thì có thể hiểu. Người trưởng thành biết là không có vị tha hay vô tư suông mà có đủ bản lĩnh để vì người hay không, có đủ bản lĩnh để vì mình hay không. Đấy là điều rất khác biệt!

👁 5.
Đối với những người ở tuổi thanh xuân, đọc truyện manga rất thích. Nhân vật của họ vốn yếu thế hơn, đến cuối cùng đánh gục xuống họ lại đứng lên mạnh mẽ hơn trước chỉ vì một ý chí mình phải vì bạn bè - đấy là huyền thoại của thanh xuân, chỉ là ý chí vượt lên tất cả nhưng không phải thế

Đến tuổi trưởng thành người ta biết ý chí thôi không đủ mà phải có bản lĩnh, phải có trí tuệ, phải khéo léo, biết giới hạn của mình, biết nắm tay ai, biết dựa vào ai, biết đi thế nào, biết lách qua khó khăn thế nào, biết làm sao cho tránh tổn thương, tránh được những tổn hại tối đa. Trong tuổi thanh xuân mà gặp kẻ thù thì "Tao sống mày chết, tao chết mày sống", trong tuổi trưởng thành thì làm sao tránh đổ máu. Khác hẳn không?

👁 6.
Giống như người mới vào công ty, giống như người mới ra trường vào công ty khát khao lớn nhất của họ để làm sao tỏa sáng trong công sở, ai cũng thấy mình là nhân vật ghê gớm lắm, thế nhưng mà người đã ở lâu trong công ty thì người ta có sự trưởng thành đích thực, người ta mong làm sao mình cống hiến được cho công ty và công ty có thể phát triển, mình có giá trị với công ty và công ty ngày càng có giá trị với xã hội chính nhờ cái sự cống hiến của từng người

Người [còn trong độ tuổi] thanh xuân làm việc trong nhóm thì luôn luôn chỉ thấy mình, nhưng người trưởng thành là dù đầu tư hết, làm việc tốt nhất của mình để cả nhóm được nhờ. Nó rất khác biệt, các giá trị khác hẳn nhau như thế
.
☯️ THANH XUÂN HAY TRƯỞNG THÀNH?
.

👁 1.
Tôi quay trở lại là đến 50 tuổi người ta vẫn sống trong ảo tưởng thanh xuân, vẫn sống trong thời thanh xuân kéo dài, nhưng 18 tuổi người ta biết sống trưởng thành, trách nhiệm, biết nghĩ rồi có bản lĩnh ý chí, trí tuệ ấy rồi thì người ta bắt đầu trưởng thành. Cho nên có cậu bé bước ra đời từ sớm có thể là mười mấy tuổi bắt đầu lăn lộn, nó đi lăn lộn công trường gạch đá rơi vào đầu có thể chết thì nó biết mỗi lần sa xảy chân có thể tai nạn, nó biết không ai lo cho nó bằng chính bản thân nó. Nó biết mỗi cốc rượu nó uống vào người nó chịu trách nhiệm cho chính bản thân nó, đấy là người ta bắt đầu phải sống cuộc sống trưởng thành

Còn có người khoảng độ 40-50 tuổi được gia đình bao bọc vẫn sống trong căn nhà từ bé, lớn lên đi quanh khu [sống đó] suốt ngày, vẫn là cái quán quen mà 20 năm trước anh ta ngồi uống với lũ bạn, anh ta chưa trưởng thành anh ta vẫn chỉ sống cho mình thôi

👁 2.
Quay trở lại là Corvi là giai đoạn chúng ta buộc phải sống tiếp. Người trưởng thành biết là dù gì [cũng] phải sống tiếp, đau khổ đâu cũng phải sống tiếp. Người trưởng thành có một ý chí sống tiếp, sự khéo léo để có thể tồn tại, còn thanh xuân thì sống tồn tại là cái quái gì, đúng không?

Phải là trải nghiệm, phải là tận hưởng, đến những nơi chưa từng đến, gặp những người chưa từng gặp, mở rộng tầm mắt. Nhưng cuối cùng, khi chúng ta trưởng thành, chúng ta thấy là, nếu như những thứ chúng ta thấy đấy chẳng đem lại một phương tiện để sống tiếp thì nó đều vô nghĩa hết

Khẩu hiệu dành cho bọn trẻ từ trước đến nay "hãy tự tin" nhưng đến tuổi trưởng thành tự tin không phải là vấn đề, khi người ta mang cái trí trưởng thành thì làm sao sống, tồn tại, làm việc đấy - tức KIÊN ĐỊNH, KHÉO LÉO, QUYẾT LIỆT đã vượt lên trên sự tự tin, đây không còn là tự tin. Người ta bỏ qua vấn đề tự tôn, tự ti, tự ái, tự tin chỉ còn vấn đề làm sao để làm được việc, làm sao để có giá trị làm sao để xứng đáng, có được cái thành tựu đấy là cái ý chí sống đời rất cụ thể

👁 3.
Trong TUỔI THANH XUÂN có tự tin hay không là trước người yêu mình có nên BỘC LỘ BẢN THÂN mình hay không, có nên tự tin tuyên bố giá trị hay không

Nhưng đến TUỔI TRƯỞNG THÀNH yêu tức là LÀM ĐƯỢC GÌ cho nhau

Người đang yêu trong tuổi thanh xuân tức là có thể CHIA SẺ TÂM HỒN hay không, còn người trưởng thành có thể CHIA SẺ GÁNH NẶNG hay không, rất khác biệt đúng không, nó là thế, rất khác

Người có gia đình mới hiểu sống cuộc sống rất khó? Hơn hẳn giấc mơ của thanh xuân, khác hẳn ấu trĩ của tình yêu lạc lõng vẫn luôn luôn thấy cô độc trong vòng tay một người. Nhưng cảm hứng ấy, người trưởng thành không nhiều khái niệm đến thế, có thể làm gì với nhau, con đường đi chung với nhau, gánh nặng chia nhau được không, có vấn đề lo với nhau được không - đấy là một cuộc sống khác hẳn
.

☯️ BẠN CÓ DÁM SỐNG, CÓ BẢN LĨNH, CÓ TRÍ TUỆ KHÔNG?

Corvi chính là nhằm vào cuộc sống đấy, cuộc sống mà chúng ta phải tha từng hòn đá, chúng ta uống nước - biểu tượng của sự sống, hòn đá - biểu tượng của chướng ngại, cái lọ - biểu tượng của đời sống, đời sống luôn luôn thắt chặt, đời sống cho chúng ta cơ hội nhưng cơ hội không bao giờ dễ dàng. Nếu chúng ta không có được cơ hội ấy chúng ta sẽ ngã gục, đấy là đời sống thật sự

Corvi là một tư duy người ta DÁM SỐNG, CÓ KĨ NĂNG BẢN LĨNH để một công ty không thể loại bỏ được. Có Ý CHÍ, có TRÍ TUỆ để có thể TỰ MỞ SỰ NGHIỆP cho riêng mình hoặc tồn tại trong một tập thể và tồn tại đấy mãi bằng bản lĩnh, ý chí và chuyên môn

Hoặc là tự mở công việc cho riêng mình, sống cuộc sống đấy, tự chịu trách nhiệm đối với việc mình làm như một ông chủ, tiểu thương hay thế nào cũng được, mở một doanh nghiệp lớn, nhưng tất cả phải có bộ công cụ. Đấy là hệ giá trị khác hẳn của Corvi, [khác] với những sách chỉ vuốt ve cái tôi khổ sở con người bây giờ. Xã hội tương lai đen tối lắm, đây giải pháp cho sự đen tối đấy

Số phận mỗi người đều khác nhau, hành trình trưởng thành của mỗi người đều riêng biệt. Không thể bắt chước theo một người nổi tiếng, rồi mong mình cũng đạt được kết quả như ý. Tuy nhiên, có một thứ luôn trường tồn, đó là nghị lực sống, là các kĩ năng cần thiết

Bộ sách NHÂN SINH CỬU BẢO sẽ giúp bạn tạo dựng những bước đi vững chắc trên hành trình đầy chông gai ở đời. Để cuối cùng bạn có đủ tự tin để mỉm cười và nói với chính mình rằng "ta đã sống bằng tất cả đam mê và nhiệt huyết, kiên định và nỗ lực, nên mỗi điều ta làm hôm nay đều không uổng phí"

Link giới thiệu sách cho bạn nào quan tâm: http://nhansinhcuubao.sachchualanhtamtri.com

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top