những huyền thoại bóng đá 2

Schuster-cầu thủ: Gã khác người

Dẫn dắt Real Madrid trong mùa bóng tới sẽ là Bernd Schuster, HLV nổi tiếng với thành tích đưa CLB nhỏ Getafe vào chung kết Cúp quốc gia TBN, từ đó đoạt luôn một suất dự Cúp UEFA. Thật ra, sự nghiệp cầu thủ của Schuster nổi tiếng hơn nhiều so với sự nghiệp huấn luyện của ông. Và đấy là một sự nghiệp lạ lùng. Nhân chuyện Schuster vừa chính thức trở thành HLV Real, chúng tôi xin giới thiệu lại sự nghiệp khá đặc biệt của cựu danh thủ người Đức này.

Schuster người đặc biệt của La Liga

Trong vụ ký hợp đồng huấn luyện Real hôm 9-7 vừa qua, Schuster đã làm một chuyện hiếm hoi: tự "mua" lại chính mình, bằng cách chi gần nửa triệu euro tiền túi để giải phóng hợp đồng với Getafe. Có người coi đó là điều ắt phải làm nếu muốn sang Real. Có người lại xem đây là hành động rất đặc trưng của Schuster: ông thuộc mẫu người thích gì làm nấy. Không có chuyện lạ đời nào mà Schuster không dám làm, lâu rồi! Cuộc đời Schuster cứ như nước chảy mây trôi, nói theo cách của dân ta là "tới đâu hay tới đó". Ông quyết định ngay những gì mình muốn, gần như không cần lưu tâm đến hậu quả, cũng không màng đến tương lai. Tính khí lạ lùng ấy lý giải vì sao Schuster chỉ khoác áo ĐTQG vỏn vẹn 21 lần, dù báo chí đánh giá đây là tài năng vĩ đại nhất của bóng đá Đức sau Franz Beckenbauer và Gunter Netzer. Lần cuối cùng, người ta thấy Schuster đứng trong đội tuyển Đức là trận gặp Pháp đầu năm 1984, khi ông chưa tròn 25 tuổi. Số là Schuster thường hay bất đồng quan điểm với LĐBĐ Đức, với HLV ĐTQG Jupp Derwall và với một số đồng đội, rõ nhất là Paul Breitner. Mỗi khi "hục hặc", Schuster chẳng cần giải quyết mâu thuẫn mà chỉ lặng lẽ rút lui. Có khi, sự quay lưng của Schuster với ĐTQG không chỉ là hành động hờn dỗi nhất thời, mà là cả một lời thề. Năm 1986, đích thân Beckenbauer nài nỉ Schuster tham gia đội Đức do ông dẫn dắt dự VCK World Cup. Ban đầu, Schuster thẳng thừng từ chối. Sau đó, nhà quản lý của Schuster ra giá: 1 triệu mark để Schuster tham gia đội tuyển. Chủ tịch LĐBĐ Đức khi ấy là Hermann Neuberger đã cầu cứu nhà tài trợ Adidas để xoay sở món "cát-xê" kỳ lạ này, nhưng Adidas từ chối. Chi tiết đáng được nói thêm: nhà quản lý của Schuster chính là Gabi Schuster - vợ ông, cũng thuộc mẫu "celebrity" của Đức. Trong thập niên 1980, cặp uyên ương Gabi và Bernd Schuster vừa được hâm mộ, vừa bị ghét, cũng giống như cặp Victoria và David Beckham ở Anh trong những năm gần đây. Cuộc hôn nhân giữa Gabi và Bernd Schuster vẫn bền vững cho đến ngày nay (họ có 4 con). Năm 1981, sau trận Đức thắng Brazil 1-0 ở Stuttgart, tuyển thủ Đức Hansi Muller mời cả đội về nhà mừng sinh nhật của mình. Schuster là thành viên duy nhất trong đội vắng mặt. Schuster lập tức lên máy bay sau trận đấu ấy, trở lại Barcelona. Vì ông cần gấp rút chuẩn bị cho trận đấu sắp tới của Barcelona? Schuster có thể trả lời như vậy vì quả thật, Barcelona có 1 trận đấu quan trọng chỉ vài ngày sau đó. Nhưng Schuster nói thẳng khi được hỏi vì sao không dự tiệc sinh nhật của Muller: "Tôi không ưa hắn". Cũng trong đêm ấy, Schuster nhận cú điện thoại từ Jupp Derwall. HLV trưởng ĐTQG phàn nàn về sự vắng mặt của Schuster, thuyết giảng rằng anh nên hòa đồng với mọi người. Schuster chẳng buồn đáp lấy một câu. Nghe xong, ông lạnh lùng cúp máy. Từ đó, Schuster lạnh nhạt luôn với HLV Derwall và đội tuyển Đức. Cũng vì mâu thuẫn với HLV của mình ở CLB, Schuster trở thành "lính viễn chinh" ở độ tuổi khá sớm. Sinh ngày 22-12-1959, Schuster bước vào bóng đá đỉnh cao dưới màu áo Cologne ở tuổi 18. Chỉ 2 năm sau, Schuster đã sang Tây Ban Nha thi đấu cho CLB Barcelona (thời ấy, các cầu thủ ra nước ngoài đá thuê không nhiều như bây giờ). Tại TBN, Schuster tiếp tục làm nên những chuyện "động trời". Ông chuyển từ Barcelona sang CLB đối địch Real Madrid. Hơn thế nữa, Schuster trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử thi đấu cho cả 3 CLB hàng đầu TBN (cũng là 3 CLB rất… ghét nhau). Sau Barca là Real, sau Real là Atletico Madrid. Ở tuổi 33, Schuster về nước khoác áo Leverkusen, sau 13 năm viễn xứ. Giám đốc kinh doanh Reiner Calmund quyết biến cú chuyển nhượng Schuster từ Atletico đến Leverkusen thành một sự kiện nổi đình nổi đám trong làng bóng Đức. Và rồi Schuster còn "ầm ĩ" hơn cả những gì Calmund chờ đợi. Ông xuất hiện ở Leverkusen cùng 5 con **** dữ, 15 con ngựa đua, 10 cận vệ, và đôi chân đã bước qua tuổi 33.

Kỳ 2: Hồi hương

Bernd Schuster một trong những huyền thoại của Real Madrid và cả Liga

Trước World Cup 1994, giới hâm mộ khắp nước Đức gây áp lực với Ban huấn luyện, yêu cầu phải đưa Schuster vào đội tuyển. Nói cho đúng là phải thuyết phục “Thiên thần tóc vàng” trở lại đội tuyển. Ở phần bình chọn “bàn thắng đẹp nhất mùa bóng” của kênh truyền hình quốc gia ARD, các bàn thắng của Schuster chiếm trọn 3 vị trí cao nhất! Đấy là Schuster đã ở tuổi 33! Gần đây, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, UEFA tổ chức cuộc bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu trong vòng 50 năm qua, Schuster đứng thứ 40 - kết quả không tồi đối với một cầu thủ chưa bao giờ dự VCK World Cup, chỉ dự VCK Euro một lần duy nhất (ở tuổi 20) và khoác áo ĐTQG vỏn vẹn 21 lần. Như đã nêu ở kỳ trước, Schuster ít khi khoác áo ĐTQG vì chính ông từ chối chứ không phải do ông bị bỏ rơi. Hãy nói về lần duy nhất mà Schuster cùng đội tuyển Đức tham dự giải lớn: Euro 1980. Sau này, người ta cho rằng đấy là kỳ Euro… dở nhất trong kỷ nguyên bóng đá hiện đại. Đức đăng quang trên sân cỏ Ý vì đấy là đội có… 2 hiệp đấu tuyệt vời, trong khi mọi đối thủ đều không giới thiệu được hiệp nào xem được! Hiệp đấu tuyệt vời thứ nhất của Đức diễn ra trong trận gặp Hà Lan, Đức ghi 3 bàn và cả 3 đều do ngôi sao trẻ Schuster kiến thiết. Hiệp đấu tuyệt vời thứ hai diễn ra ở trận gặp Bỉ, Đức ghi 1 bàn, cũng là bàn thắng do Schuster kiến tạo. Thật ra, Schuster chỉ xuất hiện ở 2 trong 4 trận đấu của Đức tại kỳ Euro này. Và chỉ với bấy nhiêu, ông đã làm cho thế giới khâm phục. Năm ấy, Schuster đoạt “Quả bóng Bạc châu Âu”, chỉ đứng sau “Quả bóng Vàng” Karl-Heinz Rummenigge. Ngày 28-7-1982, các cầu thủ Barcelona tề tựu tại SVĐ Nou Camp để làm lễ ra mắt khán giả nhà trước khi mùa bóng khai diễn. Đấy là nghi thức truyền thống, năm nào cũng có. Nhưng buổi lễ hôm ấy rất đặc biệt, vì lần đầu tiên có mặt ngôi sao Diego Maradona. Dĩ nhiên, Maradona gia nhập Barcelona là sự kiện lớn, được giới hâm mộ đặc biệt quan tâm. Nhưng trong khoảnh khắc toàn đội chuẩn bị bước ra sân, 50.000 khán giả Nou Camp không hề hô vang “Maradoooona”. Họ chỉ hô “Schuuuuster”! Cũng xứng đáng. Trong thập niên 1980, Barcelona từng chiêu mộ nhiều ngôi sao lớn như: Maradona, Allan Simonsen, Gary Lineker… Trong số này, không ai thật sự là cú chuyển nhượng thành công, như Schuster. Ngoài “Quả bóng Bạc” năm 1980, Schuster còn đoạt “Quả bóng Đồng” năm 1981 và 1985. Thời ấy, hầu hết các nước châu Âu đều chỉ cho phép mỗi đội sử dụng tối đa 2 cầu thủ nước ngoài. Barcelona có sẵn Schuster và Simonsen (lúc này, Simonsen đã có trong tay “Quả bóng Vàng châu Âu”). Khi Maradona xuất hiện, người phải nhường chỗ là Simonsen chứ không phải Schuster. Ngay đến Maradona cũng không thể đe dọa vị trí của Schuster. Trong thời gian khoác áo Barcelona, Schuster lấy đủ các danh hiệu VĐQG, Cúp quốc gia, Cúp C2 châu Âu. Điều đặc biệt nơi Schuster, theo nhận xét của cựu HLV Barcelona Terry Venables: “Schuster tuy là cầu thủ Đức nhưng lại có phẩm chất kỹ thuật và lối chơi sáng tạo như cầu thủ Brazil”. Cách đây hơn 20 năm, Schuster đã nổi tiếng với lối chơi hiện đại, đang được các cầu thủ ngày nay áp dụng. Sở trường của Schuster là cầm bóng giỏi và kiến thiết cơ hội ghi bàn một cách tuyệt vời. Khi có bóng, ông thường lôi kéo hậu vệ đối phương về phía mình rồi bất ngờ tung đường chuyền “chết người” cho đồng đội ghi bàn. Trong mùa bóng 1981-1982, Schuster có đến 30 đường chuyền thành bàn cho đồng đội ở Barcelona. Bạn hãy tưởng tượng: Schuster chơi tiền vệ mà vẫn trụ vững trong đội hình chính Barcelona trong suốt thời gian Maradona có mặt, thì đấy không phải là chuyện đơn giản. Cũng có nhiều lúc Schuster mang băng thủ quân đội bóng xứ Catalonya. Biệt danh “Thiên thần tóc vàng” bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ này. Chính vì thế, không riêng gì xứ Catalonya mà cả làng bóng Tây Ban Nha đã lên cơn sốt, khi “Thiên thần tóc vàng” bất ngờ chuyển sang Real Madrid năm 1988.

Schuster ở Real Madrid

Tân HLV Bernd Schuster cùng với Chủ tịch CLB Ramon Calderon trong buổi ra mắt trên sân Barnabeu.

Trong 13 năm đá thuê ở Tây Ban Nha, Schuster chỉ khoác áo Real Madrid vỏn vẹn 2 năm. Nhìn vào bảng thành tích, có vẻ đấy là 2 năm thành công, khi Schuster và đồng đội 2 lần VĐQG, 1 lần đoạt Cúp quốc gia. Nhưng thật ra, đấy lại là 2 mùa bóng khó chịu nhất trong suốt sự nghiệp cầu thủ của Schuster. Truyền thống đối nghịch giữa Barcelona và Real Madrid quá lớn để Schuster có thể vượt qua sức ép từ phía công luận. Báo chí cho rằng Schuster chuyển sang Real chỉ vì mục đích kiếm tiền. Văn hóa bóng đá TBN xưa nay vốn đã không mấy cổ súy các cầu thủ không trung thành với một thành phố. Đằng này, đấy lại là chuyện bỏ Barcelona, sang Real. Ngoài Schuster, các ngôi sao hiếm hoi từng khoác áo Real Madrid sau khi đã phục vụ Barcelona, như Michael Laudrup hoặc Luis Figo, đều gặp không ít khó khăn ở Real. Còn một trường hợp nữa vừa xảy ra trong mùa chuyển nhượng này, đó là Javier Saviola. Sắp tới, HLV Schuster hẳn phải chỉ bảo kinh nghiệm cho học trò Saviola về kinh nghiệm đối phó với áp lực từ phía dư luận. Ban đầu, nhiều người cho rằng Real tuyển mộ Schuster để chọc tức Barcelona. Hoặc đấy là "chiêu" lấy lòng hội viên Real của Chủ tịch Ramon Mendoza (giống như chuyện Florentino Perez đắc cử Chủ tịch Real năm 2000 nhờ phỗng được Luis Figo từ tay Barcelona). Hóa ra, Real sai lầm bởi Schuster không giống bất cứ ngôi sao nào khác. Tám năm gắn bó đã là quá đủ, với cả hai phía Schuster và Barcelona. Các đời HLV Barcelona, từ Helenio Herrera đến Udo Lattek, Terry Venables hoặc Luis Aragones đều có trục trặc trong mối quan hệ với Schuster. Các cầu thủ Barcelona nhiều lần tỏ thái độ bất hợp tác chỉ vì họ thấy Schuster lập dị. Có lần, Schuster gọi HLV Lattek là "đồ nát rượu" trong một cuộc phỏng vấn. Lại còn vấn đề chấn thương. Cái đầu gối của Schuster trở nên quá mong manh trước Andoni Goikoetxea - "đao phủ thành Bilbao", hậu vệ đã làm cho Diego Maradona phải chống nạng suốt một thời gian dài. Tóm lại, đa số thành viên Barcelona muốn Schuster ra đi. Họ thở phào nhẹ nhõm chứ không hề cay cú khi Schuster ký hợp đồng với Real năm 1988. Vừa đến Real, Schuster gặp ngay vấn đề hóc búa: nạn bè phái vốn là căn bệnh thâm căn cố đế ở đội bóng "Hoàng gia". Cách nay vài năm, báo chí châu Âu từng đề cập tình trạng này. Phe "Raul Madrid" sụp đổ khi thủ lĩnh Fernando Hierro ra đi và "phó thủ lĩnh" Raul thất thế trước hàng loạt "galacticos" do Perez rước về. Còn ở thời điểm 20 năm trước, "bố già" trong phòng thay đồ của Real chính là Emilio Butragueno - ngôi sao đứng đầu nhóm "Quinta del Buitre". Michel, Martin Vasquez, Manuel Sanchis và Miguel Pardeza là các ngôi sao còn lại của nhóm này. Báo chí cứ việc bình luận một cách bay bổng: tài năng và sự sáng tạo của Schuster là sự bổ sung hoàn hảo cho "Quinta del Buitre". Người ta xem đấy là nguyên nhân giúp Real thống trị La Liga trong thời gian Schuster có mặt. Nhưng người ngoài có biết đâu rằng, Schuster là cái gai trong mắt các ngôi sao nội địa. Thế là "Thiên thần tóc vàng", ngôi sao từng đứng vững như bàn thạch khi phải cạnh tranh với Diego Maradona ở Barcelona, đành ra đi sau 2 năm khoác áo Real. Vẫn như mọi khi, Schuster chia tay Real sau một cuộc cãi vã với HLV John Toshack. Schuster cho rằng mình bị sử dụng cho vị trí libero. Vị trí ấy, một là không đúng sở trường, hai là do nhóm "Quinta del Buitre" đề nghị. Sau này, khi Toshack chia tay Real năm 1991, chính ông thừa nhận sự thống trị quá đáng của "Quinta del Buitre" ở Real. Toshack nói về cầu thủ có nhiều ảnh hưởng Manuel Sanchis: "Đấy là cầu thủ tồi nhất mà tôi từng gặp trong sự nghiệp bóng đá của mình". Sanchis chính là cầu thủ khoác áo Real Madrid nhiều nhất trong lịch sử (hơn 700 lần). Năm 1990, Schuster chuyển sang Atletico Madrid và góp công lớn vực dậy đội bóng tên tuổi này. Các đường chuyền dài chính xác của Schuster là nét đặc trưng trong lối chơi hiệu quả của Atletico thuở ấy. Atletico đoạt Cúp quốc gia 2 lần trong 3 mùa bóng có Schuster. Sau đó, ông về nước khoác áo Leverkusen rồi kết thúc sự nghiệp ở CLB UNAM của Mexico. Sự nghiệp huấn luyện của Schuster bắt đầu từ năm 1997, trải qua 6 CLB trước khi ông đến Real Madrid. Ba CLB gần đây nhất mà Schuster dẫn dắt là Shakhtar Donetsk, Levante và Getafe trước khi ông trở thành nhà cầm quân cho Real như chúng ta đã biết.

Davor Suker một tiền đạo thiên tài

Cất tiếng khóc chào đời vào ngày 01/01/1968 tại Osijek (Croatia) và bằng tài năng trời phú và nghị lực phi thường anh đã bắt đầu khiến cả thế giới chú ý đến mình từ sau VCK Euro 1996 tại Vương quốc sương mù (Anh Quốc). Khi đến nhà riêng của anh, phòng giải trí là nơi bạn có thể bắt gặp được những cuộn băng hoặc tạp chí bóng đá, với anh chỉ có bóng đá và chăm sóc gia đình là hai thú vui, là động lực lớn nhất của đời anh, anh cho biết anh học được rất nhiều từ chúng những cuốn băng tư liệu bóng đá, từ cách chạy, dẫn bóng, đánh đầu và quan trọng hơn là làm thế nào để chiến thắng bất cứ thủ môn nào khi anh đối mặt, ngay cả trong giấc ngủ có lẽ giấc mơ của anh chỉ là khoảnh khắc được sút tung lưới đối phương. Vâng đó là anh, siêu tiền đạo đội tuyển Croatia Davor Suker.

Đôi nét về sự nghiệp cầu thủ

Cậu bé Suker sinh đúng ngày mồng một tháng giêng năm 1968 (một trường hợp hi hữu đối với bất kỳ cầu thủ nào, một ngày báo hiệu năm mới đã đến, một ngày an lành hạnh phúc cho tất cả mọi người). Năm 1984 Suker quyết định đến với CLB bóng đá đầu tiên Heimatvereins NK Osijek- để học việc. Đến năm 1987 anh được gọi vào tuyển U21 quốc gia và đã thi đấu rất thành công tại Chile, ghi được 6 bàn thắng (một thành tích đáng khích lệ cho một tiền đạo trẻ đang khẳng định mình). Sau đó anh được chơi ở đội hình chính của CLB này và Kết thúc mùa giải 1989 thành công nhất tại Heimatvereins NK Osijek với 18 bàn thắng. Một năm sau đó Davor chuyển về chơi cho Dinamo Zagreb, cùng năm 1990 Suker được gọi vào tuyển Croatia và thi đấu trận đầu tiên dưới màu áo đội tuyển quốc gia (anh mới tròn 22 tuổi) trong trận gặp Rumani (Croatia 2-0 Romania). Đến năm 1991 anh thi đấu cho CLB TBN Sevilla , ghi 76 bàn trong 153 lần ra sân, đây được xem là một thành tích tuyệt vời vào thời điểm đó. Trong năm 1994 Suker xếp thứ hai trong Danh sách vua phá lưới giải TBN với 23 bàn. Tại Euro 1996 Suker thi đấu cho tuyển Croatia và ghi được 3 bàn thắng. Cùng năm đó CLB Hoàng gia Real Madrid quyết định mua anh về, ngay mùa giải đầu tiên 1996/1997 chàng tiền đạo người Croatia đã ghi đến 24 bàn cho đội bóng mới, một thành tích trên cả sự mong đợi của ban huấn luyện Real, đến mùa bóng tiếp theo tại Madrid anh tiếp tục giúp đội chủ sân Bernabéu thống trị giải quốc nội bằng chiếc cup vô địch Primera Liga thứ 2 liên tiếp, đến 1998 anh tiếp tục làm thõa mãn kỳ vọng to lớn của các cổ động viên nơi đây bằng danh hiệu Champions League danh giá, Khi đó anh và các đồng đội như Raúl, Hierro, Carlos... đã tạo ra một Real xuất chúng, toàn diện, mạnh mẽ để trở lại thời hoàng kim của mình, tiếp sau đó anh lại giúp đội nhà đăng quang chiếc Cup Liên lục địa (1998) để bổ sung vào bộ sưu tập những danh hiệu trong phòng truyền thống của đôi bóng Hoàng Gia Madrid. Thành công nối tiếp thành công Suker nhận luôn danh hiệu Quả bóng vàng Croatia trong năm 1998 và được Liên đoàn bóng đá nước này bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của Croatia. Nhưng đó chưa phải là hết, vẫn năm 1998 tại vòng chung kết World Cup tại nước Pháp, Davor Suker lại một lần nữa vinh dự nhận danh hiệu vua phá lưới với 6 bàn thắng và giúp tuyển Croatia đoạt huy chương đồng tại France 98 năm đó, có thể nói từ khi chơi cho đội bóng Hoàng Gia thì bao nhiêu chiến công, danh hiệu, vinh quang, và cả danh tiếng đều đổ dồn vào Suker ở cấp CLB lẫn đội tuyển quốc gia, dù vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận hết về một thiên tài bóng đá của thế giới được mọi người ngưỡng mộ này. Sau thành công trên đất Tây Ban Nha đặc biệt là tại Real, anh muốn đến một chân trời mới để tiếp tục nhận thử thách mới cho bản thân, và anh đã chọn Giải ngoại hạng Anh, mà nơi đổ bộ là đội bóng ở thủ đô London Arsenal trong mùa giải 1999/2000, đến năm 2001 anh lại chuyển sang đầu quân cho 1860 Munich, đồng thời mở trường dạy bóng đá nhằm tìm kiếm tài năng trẻ ở Bắc Croatia. Cuối cùng Suker cũng kết thúc sự nghiệp bóng đá của mình ở tuổi 35 (trong năm 2003).

Thông tin thêm về siêu sao Suker

Điều anh tự hào nhất về mình là "cái chân trái trên cả tuyệt vời", cái chân đã giúp anh có 6 bàn tại World Cup 1998. Anh có thể nói rành được cả 3 thứ tiếng Anh, Croatia và Tây Ban Nha.

Tại Real Madrid anh đã cùng với những đồng đội xuất sắc của mình hạ nhục "kình địch" xứ Catalan Barcelona bằng tỉ số 5-0 và biến đội bóng này chỉ còn là cái bóng của đội bóng thủ đô Real Madrid suốt những năm 90 của thế kỷ XX

Anh cho rằng khoảnh khắc tồi tệ nhất là khi đá hỏng Penallty cho Arsenal và cho biết thêm với anh khoảnh khắc được xem là tuyệt vời nhất là khi đứng trên bục vinh quang nhận Huy chương đồng World Cup 98 và đăng quang chiếc Cup Champions League năm 1998 cùng Real Madrid- "Đó là những khoảnh khắc đẹp nhất đời tôi, tôi sẽ nhớ mãi trong trái tim của mình đến lúc không còn trên đời này nữa..."- Suker tự hào nói.

Còn về phần thần tượng bóng đá của anh, anh cho rằng 2 người: 1 người là huấn luyện viên và 1 người là cầu thủ đó chính là HLV Wenger của Arsenal và thiên tài bóng đá Diego Maradona. Về CLB anh yêu thích và kính trọng nhất từ bé cho đến lớn là CLB Hoàng Gia Real Madrid CF

Cuối cùng chúng ta nên nói lới cảm ơn đến đất nước Croatia, Kể từ ngày 22/12/1990 đã đưa đến cho thế giới một tiền đạo tài hoa và kiệt xuất giống như anh

Francisco Gento - Kỉ lục gia vĩ đại

Francisco Gento, cánh chim nhỏ của Real trong thập kỉ năm 50-60 của thế kỉ trước, luôn được coi là 1 trong những cầu thủ xuất chúng nhất của bóng đá thế giới. Nhìn vào bảng vàng thành tích của Gento, không ai có thể phủ nhận rằng chính ông là cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Tây Ban Nha.

Sinh ra tại vùng ngoại thành của Santander nhưng Gento không chơi cho đội bóng quê hương Racing- vì trái tim ông hướng trọn về Estadio Chamartin. Ngay từ nhỏ Gento đã sớm tỏ rõ tài năng xuất chúng và được nhiều đội bóng lớn chú ý. Dĩ nhiên các tuyển trạch viên của RM- không phải là ngoại lệ. Được Don Santiago Bernabeu bật đèn xanh, HLV Enrique Fernandez đã tới ngay Santander cùng với 1 bản hợp đồng. Gento không ngần ngại kí ngay vào đó và năm 18 tuổi ông trở thành 1 Madridista.

Gento luôn biết ơn Di Stefano vì những lời chỉ bảo của La Saeta Rubia. Sau này ông nói: "Tôi không hình dung được sự nghiệp của mình sẽ ra sao nếu không được anh ấy chỉ bảo. Lúc ấy tôi mới 18 tuổi và thực sự bị choáng ngợp giữa những tên tuổi lớn trong đội. Anh ấy đã chỉ bảo cho tôi tận tình, khích lệ tôi tự tin vào bản thân". Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu , "con chim nhỏ" Gento (các CĐV gọi ông như vậy) nhanh chóng bay cao, trở thành trụ cột của đội.

Gento thực sự là 1 phần không thể thay thế của đội hình huyền thoại. Cũng như- Roberto Carlos- sau này, ông là 1 left - winger nhưng chơi cao hơn. Tốc độ của ông nhanh đến nỗi "chúng tôi thường phải kìm bớt tốc độ của anh ấy lại vì không ai theo kịp" - lời Puskas. Trong trận đấu, Gento thường nhận bóng từ đồng đội, mở tốc độ khoan thẳng vào cánh trái đối phương và ghi bàn. Các đối thủ đều biết nhưng không thể ngăn chặn được con tàu siêu tốc TGV này. Ngoài đời, Gento là 1 chàng trai rất dễ thương, hay rụt rè nhưng khi vào sân ông hoàn toàn biến đổi: xông xáo, linh hoạt cùng trái bóng dính chặt trong chân. Theo ông, sở dĩ như thế là và ông có 1 trái tim khát khao chiến thắng "mỗi khi thi đấu ngọn lửa ấy lại bùng cháy trong tôi, thôi thúc tôi tiến về phía trước".

Tại trận- chung kết- C1 năm 1958 gặp AC Milan, Real Madrid liên tiếp bị dẫn trước bởi những bàn thắng của Juan Schiaffino và Grillo nhưng Gento, cầu thủ chơi hay nhất trận, liên tục thúc giục đồng đội tiến lên ghi bàn và ở phút thứ 107 chính ông bằng tốc độ siêu hạng đã vượt qua toàn bộ hàng phòng ngự AC để tung ra cú sút quyết định đánh bại Milan kiêu hùng.

Tại đội tuyển quốc gia, Gento cũng luôn là ngọn lửa tinh thần của cả đội. Năm 1964, khi VCK Euro được tổ chức tại Tây Ban Nha, Gento đã lãnh đạo đồng đội vào tới trận- chung kết- và đánh bại đương kim- vô địch- Liên Xô của thủ môn huyền thoại Lev Yachin. Gento và Luis Suarez làm thành cặp tấn công hay nhất trong lịch sử đội tuyển Tây Ban Nha.

Khoảnh khắc buồn nhất trong sự nghiệp của Gento là khi- Real Madrid- thua Chelsea tại- chung kết- C2 năm 1971. Buồn thay đó là trận cuối cùng của Gento trong màu áo trắng. Đối với những Madridista, Gento là mãi mãi. Trong suốt gần 20 năm ông là biểu tượng của CLB, là hiện thân của tinh thần Madrid. Suốt đời mình, Gento đã miệt mài viết lên 1 chương rực rỡ nhất trong lịch sử Real Madrid. Nhắc đến Gento là nhắc đến 1 cánh chim nhỏ đã bay cao, đã cất vang tiếng hót trên bầu trời Madrid trong xanh.

Hồ sơ cầu thủ:

- Đội tuyển:- Tây Ban Nha-

- Vị trí:- Tiền đạo- trái

- CLB: Real Madrid

- Thành tích: 12 Liga (54, 55, 57, 58, 61, 62, 63, 64, 65, 67, 68, 69), 6 C1 (56, 57, 58, 59, 60, 66 ), 1 LLĐ (60), Copa del Rey (70, 62), VĐ Euro 64.

Fernando Redondo

Redondo, giờ đã là người Tây Ban Nha (TBN), thông báo đơn giản: "Tôi quyết định dành một năm nghĩ ngơi ở Madrid nhưng mùa tới tôi sẽ trở lại để làm một công việc gì đó liên quan tới bóng đá và bắt đầu một giai đoạn mới trong đời. Tôi đã nhận được khá nhiều lời mời tiếp tục chơi bóng nhưng tôi không muốn ra nước ngoài bởi tôi đã quyết định sống ở Madrid và không muốn gia đình mình phải dịch chuyển nữa. Tôi cũng đã từ chối nhiều lời đề nghị từ TBN bởi không thể mặc một chiếc áo thi đấu không phải của Real Madrid".

Redondo lớn lên ở BuenosAries và bắt đầu sự nghiệp ở Argentinos Juniors, CLB mà thiên tài Diego Maradona cũng từng khởi đầu sự nghiệp cầu thủ, trước khi tới Tenerife của TBN năm 1990.

Là một trong những cầu thủ tài danh nhất trong lịch sử bóng đá Argentina nhưng sự nghiệp quốc tế của Redondo gặp nhiều khó khăn do anh quá cá tính. Vì muốn hoàn thành một khoá học, Redondo đã từ chối vào ĐTQG Argentina dự World Cup 1990 khi đội bóng của Calos Bilardo chuẩn bị bảo vệ chức VĐTG.

4 năm sau, Redondo có mặt ở VCK World Cup 1994 tại Mỹ. Argentina năm đó vẫn có Maradona trong vai trò dẫn dắt lối chơi đã khởi đi tuyệt hay và được dự báo trở thành ứng cử viên sáng giá cho chức VĐ của giải. Trớ trêu thay, Maradona bị phát hiện sử dụng doping và bị đuổi khỏi giải, tinh thần của đội bóng suy sụp và sự tỏa sáng của Redondo không đủ để cứu cho Argentina khỏi bị ngã ngựa ở vòng hai. Cho tới nay, trận thua 2-3 của Argentina trước Romania vẫn được nhiều người xem như một trong những trận đấu hay nhất của lịch sử bóng đá thế giới.

Trở về từ World Cup và 4 mùa bóng ấn tượng trước đó với Tenerife đã giúp anh tới với "người khổng lồ" Real Madrid. Tại sân Bernabeu, Redondo trở thành hạt nhân trong sự hồi sinh của Real. Đội bóng này đã trở lại với ngôi đầu ở giải trong nước, một nhiệm vụ không dễ dàng khi đó bởi "Dream Team" Barcelona của huyền thoại Johan Cruyff đã giành 4 chức VĐQG liên tiếp và đã chinh phục châu Âu.

Năm 1998, Real đánh bại Juventus để đoạt chiếc cúp VĐ Champions League danh giá mà họ đã chờ đợi gần 40 năm, Redondo đã chơi xuất sắc hơn hẳn và vô hiệu hóa người đồng nghiệp Zidane của Juve.

Nhưng sau đó, dù nhiều chuyên gia cho rằng Redondo là tiền vệ xuất sắc nhất thế giới thời điểm ấy, sự nghiệp thi đấu quốc tế của anh đã chấm dứt sau khi HLV mới của ĐT Argentina Daniel Pasarella yêu cầu anh, cũng như nhiều cầu thủ khác, phải cắt bộ tóc dài mới được vào ĐT. Redondo đã từ chối bởi "chẳng có lý do gì lại phải tuân theo đề nghị chẳng liên quan gì đến bóng đá như thế". Tình cảm với ĐTQG buộc anh phải đổi ý nhưng đã quá muộn, Pasarella không chấp nhận tha thứ.

Chán chường, Redondo quyết định từ bỏ quốc tịch Argentina và nhập quốc tịch TBN như hai bậc tiền bối Alfredo Di Stefano và Jorge Valdano. Hai năm sau, Redondo lại đưa Real tới một cúp VĐ Champions League nữa (chiếc cúp C1 thứ 8 trong lịch sử của Real) và anh được UEFA bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải. Thế nhưng "công thần số 1" góp phần xây dựng lại hình ảnh của CLB số một châu Âu đã bị Florentino Perez đẩy đi vì sợ ảnh hưởng quá lớn của cầu thủ này trong đội bóng. Các CĐV sân Berbabeu sục sôi vì tiếc nuối tiền vệ số một của họ nhưng cũng chẳng cứu vãn được gì.

Tới AC Milan sau mùa bóng 1999-2000 với giá 11,4 triệu bảng nhưng phải mất hơn 2 năm (tới tháng 10/2002), Redondo mới được ra sân trong màu áo đỏ đen sau thời gian điều trị chấn thương đầu gối nghiêm trọng từ tháng 7/2000. Redondo đã chứng tỏ phong cách nghĩa khí của mình khi từ chối nhận mức lương 4,9 triệu euro/năm trong thời gian nghĩ thi đấu 2 năm ở Milan. Redondo mới chỉ chơi được 8 trận ở giải VĐQG Italia cho Milan trước khi rời CLB này khi kết thúc mùa bóng trước.

Giám đốc thể thao của Real Madrid, Emilio Butragueno đã bày tỏ sự ngưỡng mộ tới tiền vệ đã cống hiến 6 mùa bóng ở CLB "Hoàng gia" và đóng góp rất lớn cho sự trở lại đỉnh cao của Real: "Redondo là một trong những tiền vệ xuất sắc nhất trong 20 năm qua. Anh là người chiến thắng".

Cựu HLV Real Madrid Vicente Del Bosque khẳng định cầu thủ Argentina này đã đặt nền móng cho sự hồi sinh của CLB cuối những năm 1990. "Anh ấy là ông chủ trong đội bóng. Anh thiết lập phong cách chơi bóng đặc trưng cho Real trong những năm gần đây".

Sẽ không ai có thể quên được gương mặt trẻ trung như một thi sỹ, tài năng xuất chúng và phong cách hào hoa của Redondo.

Thiên nga trắng Redondo, hiện thân cho nét quý phái và lối chơi quyến rũ của Real.

Kĩ thuật của Redondo khá hoàn thiện nhưng anh ít khi phô diễn. Nói đến Redondo, người ta có nhiều cái khác để nhắc đến hơn. In đậm nét nhất trong lối chơi của Redondo là những đường chuyền ngắn, những pha di chuyển không bóng liên tục. Là tiền vệ phòng ngự nhưng Fernando rất ít khi va chạm mạnh, các pha phạm lỗi của anh thường mang tính chiến thuật cao. Tôi chưa thấy một cầu thủ nào ở vị trí của anh lại có cách chơi nhàn nhã, hào hoa và công tử đến vậy. Không cần quyết liệt, chẳng mấy khi va chạm, lối phòng ngự giữa sân của Fernando thường mang tính phong toả đối phương nhiều hơn.

Khi Fernando toả sáng, hàng tiền vệ dưới sự thống lĩnh của anh có tính liên kết cực cao. Real 6 năm dưới thời thủ lĩnh Redondo tuy không phải là bất khả chiến bại nhưng có lối chơi cực kỳ bắt mắt, đan bóng liên tục như thêu hoa dệt gấm. Fernando Redondo dường như sinh ra chỉ để chơi cho Real Madrid. Đời cầu thủ ai cũng có lúc lên lúc xuống nhưng với Redondo, tất cả tuổi thanh xuân đẹp nhất của mình anh đã hiến dâng trọn vẹn cho đội bóng Hoàng gia TBN.

Khi anh chơi không tốt, anh cũng khiến Thánh Johan Cruyff phải tức điên. Fabio Capello thì đánh giá anh hoàn hảo về mặt chiến thuật. Sir Ferguson từng bàng hoàng thốt lên "Chân anh ta như có nam châm với trái bóng vậy", nhiều chuyên gia bóng đá coi Fernando là tiền vệ trung tâm xuất sắc nhất trong thế hệ của anh. Với tôi, anh còn được nâng lên ở mức cao hơn: một thiên tài. Anh là người mà các Madridista từng trìu mến gọi là Hoàng tử thành Madrid; còn các fan M.U vẫn chưa thể quên được cú đánh gót kinh hoàng khiến Henning Berg ngã dúi dụi, biến M.U từ ĐKVĐ Champions League trở thành… nhà cựu vô địch. Còn với các Juventini như tôi, tại trận CK cup C1 tại Amsterdam năm 98 giữa Juventus - Real Madrid ( trận CK C1 đầu tiên của Juve mà tôi xem trực tiếp), chính anh chứ - không - phải - ai - khác, với phong độ rực sáng giúp Real đánh bại Juve. Một mình anh khóa hết mọi đường bóng của hàng tiền vệ Juve, làm câm lặng Zidane và Davids. . Anh đã khóc trong phòng tắm ngay sau trận chung kết C1 với Juve năm 98, khóc vì phong độ quá hay của mình cũng chẳng thể khiến Passarella bận lòng, ông ta ghét những kẻ tóc dài-khuyên tai. Năm đó, Argen đến mundial không có Caniggia (lí do chấn thương?), Batigol & các anh tài khác với mái tóc cộc lốc, và ra về chẳng có cái gì trong tay ngoài nỗi hận thù với Anh & Hà Lan.

Điều mà Redondo đã làm tôi cảm phục nhất không phải là lúc còn ở Real, mà lúc anh chuyển sang AC. Anh là 1 nhân cách lớn, 2 năm đầu tiên Redondo chấn thương rất nặng và anh đã từ chối nhận lương! Kể từ ngày ấy, có đôi lần tôi thấy Fernando trở lại, vào sân một vài lần. Tất cả đều trông đợi điều đó, tôi cũng thế. Nhưng anh không còn là Fernando ngày nào nữa. Anh ấy chỉ còn lại cái tên (và quá đủ) trong lòng các tifosi.

Paul Scholes: Đơn giản vì anh là Pass Master

Không chỉ được các CĐV M.U còn gọi tên như một Quỷ đỏ đích thực với lòng tận tuỵ và trung thành ít ai bì kịp, Paul Scholes còn được giới trong nghề ngưỡng mộ với tư cách là một trong những Pass master (bậc thầy về chuyền bóng) xuất sắc nhất làng bóng đá đương đại.

Nhắc đến thế hệ vàng một thời của Manchester United, người ta không thể không kể tới Paul Scholes. Trong khi những cái tên trong thế hệ vàng đó như Beckham, Phil Neville, Nicky Butt đã lần lượt rời sân Old Trafford để đi tìm một bến đậu mới, thì Scholes đã chính thức đánh dấu 18 mùa giải gắn bó với Red Devils bằng một màn trình diễn không thể tuyệt vời hơn trong trận đấu đầu tiên mở màn mùa giải Premier League 2010/11 gặp Newcastle.

Chính chiến lược gia lão luyện của Quỷ đỏ cũng phải khâm phục sức lửa trong cầu thủ 35 tuổi này: “Bất kì ai khi bước chân vào ngưỡng tuổi này (35) mà vẫn giữ được nhiệt huyết cùng sự khát khao cháy bỏng đến vậy đều xứng đáng nhận được sự ngưỡng mộ và tôn vinh”.

Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ làm nên một Quỷ đỏ Paul Scholes vĩ đại trong lòng fan hâm mộ thành Manchester cùng những lời nhận xét đầy ngưỡng mộ của các ngôi sao trong làng túc cầu ưu ái dành tặng anh - một Pass master đáng sợ đối với bất kì đội bóng nào:

Từ khi còn là một cậu bé, Paul Scholes đã mơ có một ngày được khoác

trên mình màu áo đỏ rực lửa

Sir Bobby Charlton: “Một tài năng thiên bẩm và bậc thầy về

nhãn quan chiến thuật”

Sir Alex: Paul Scholes là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mà

M.U may mắn có được

Zinedine Zidane: “Không còn nghi ngờ gì nữa, Scholes là

tiền vệ tài năng nhất trong thế hệ của mình”

Edgar Davids: “Tiền vệ xuất sắc nhất trên TG. Anh ấy hội tụ tất cả những

phẩm chất của một tiền vệ đẳng cấp: Phòng thủ, tấn công, phân phối bóng và ghi bàn”.

Ryan Giggs: “Ở đâu có Scholesy, ở đó có chiến thắng”

Thierry Henry: “Nếu hỏi Patrick Vieira tiền vệ nào mà anh ấy ngại phải đối đầu nhất,

câu trả lời sẽ là Paul Scholes. Paul là một trong những cầu thủ Anh

xuất sắc nhất mà tôi từng biết”

Các con anh có quyền tự hào về một người bố tài năng trên sân cỏ

và chuẩn mực trong cuộc sống

Ảnh này đã được thu nhỏ. Bấm vào đây để xem ảnh với kích thước chuẩn. Kích thước thực là 1024x768.

Anh sẽ mãi mãi là số 18 huyền thoại của sân Old Trafford - một tượng đài

không thể bị che khuất trong lòng người yêu Quỷ đỏ

Peter Schmeichel: Chiến binh huyền thoại của Quỷ Đỏ(Phần I)

Là người có tính tranh đua, thích công kích và đặc biệt không giới hạn thúc đẩy các đồng đội chiến đấu và chiến đấu - những điều đó đã tạo ra một "Ông lớn Đan Mạch" thành một pháo đài không thể phá thủng. Anh chính làPeter Schmeichel, huyền thoại Man Utd.

Peter Schmeichel, người luôn chiến đấu

Sinh ra ở Gladsaxe, Đan Mạch, anh đã là một cổ động viên của United khi còn bé và thần tượng của anh là thủ môn ở thập niên 80 Gary Bailey. Anh bắt đầu chơi bóng ở một vị trí không một người hâm mộ nào có thể tin được đó là nơi của những chân sút hàng đầu hiện nay đang ngự trị nhưng đó cũng có thể là một điều may mắn cho chính anh, vì anh hiểu và biết những cảm giác khi là một cầu thủ ở vị trí hoàn toàn khác sau này. Tài năng bẩm sinh thực sự đã trỗi dậy, rất sớm anh trở thành thủ môn chuyên nghiệp và chơi cho đội bóng địa phương Hvidovre tuy vậy mọi chuyện chỉ mới thực sự bắt đầu, anh chuyển đến Brondby để được tham gia giải đấu cao nhất của Copenhagen.

Alex Ferguson đã tìm thấy tiềm năng của một thủ môn hàng đầu thế giới và mang anh về Old Trafford tháng 8 năm 1991 với một cái giá rất nhỏ £500.000, một cuộc đầu tư sinh lời của câu lạc bộ. Không có gì là thiếu tôn trọng với hai thủ môn lúc đó là Les Sealy và Jim Leighton nhưng thực sự vị trí thủ môn luôn luôn là một điểm yếu, nơi có rất nhiều vấn đề của MU. Người đàn ông lớn này đã giải quyết những khó khăn đó và những thành tích tuyệt vời đến rất sớm: League Cup: 1992, Premier League: 1993, 1994, 1996, 1997, và năm 1999 anh có chiếc cúp thứ F.A thứ 3 (1994, 1996) điều đó đã giúp anh trở thành thủ môn 3 lần có cú cúp đôi. Và tất nhiên trong tất cả thành tích mà anh đã đạt được với "Quỷ đỏ" không thể không nào quên được chiếc cúp Champion League năm 1999, một cú ăn ba trong một mùa giải.

Buồn thay anh quyết định rời nước Anh vào cuối mùa giải năm 1999 bởi vì với 60 trận liên tục không có nghỉ đông đã làm kiệt sức một thủ môn huyền thoại nhưng trước hết là một con người ở tuổi 35, một lứa tuổi được coi là "hết hạn" với bóng đá đỉnh cao. Trong một môi trường có một chút nhiệt huyết ở Sporting Lisbon (Bồ Đào Nha) vào năm 2000 cũng là mùa giải đầu tiên của anh ở đây và hơn hết anh cũng đóng góp một phần không nhỏ giúp đội bóng này lần đầu tiên đọat cúp vô địch sau 17 năm. Schmeichel chơi trận cuối cùng ở cấp Quốc Tế cho đội tuyển quốc gia là ở trận Đan Mạch gặp Slovenia vào tháng 4 năm 2001 cũng là trận đấu thứ 129 của anh.Có lẽ anh quyết định nghỉ ngơi chăng? Câu trả lời là: không.

Người luôn có những pha cản phá xuất sắc

Đã có một vài sự liên hệ từ một vài đội bóng và một "cú sốc" với người yêu bóng đá trên thế giới cũng như Man Utd nói riêng anh trở lại giải Ngoại Hạng Anh trong màu áo của Aston Villa với giá chuyển nhượng tự do vào năm 2001. Thậm chí một cú sốc lớn hơn đến với người hâm mộ United khi anh đã trở lại Manchester nhưng đầu quân cho đội bóng kình địch Manchester City do sự lôi kéo của cựu huấn luyện viên trưởng đội tuyển Anh, Kevin Keegan vào đầu mùa giải 2002, một lần nữa giá chuyển nhượng là tự do.

Anh chứng minh mình vẫn là một thủ môn tốt nhưng thời gian ở Maine Road đã làm ảnh hưởng xấu tới những chấn thương và Peter cuối cùng đã quyết định kết thúc sự nghiệp chơi bóng chuyên nghiệp để giúp cho sức khỏe tốt hơn vào tháng 5 năm 2003. Tuy đã rời xa "đá bóng" nhưng anh không từ bỏ "bóng đá" khi quyết định trở thành một nhà bình luận thể thao.

Anh là một nhà vô địch trong việc cản các cú sút tầm xa, đặc biệt là hiếm khi bị thua từ ngoài vòng cấm địa trong sự nghiệp ở United. Không chỉ có vậy, với những cú sút gần anh cũng thực sự có thể khống chế tốt. Trong những ngày còn đi học, với việc tham gia vào đội bóng ném, anh đã tỏ ra hoàn hảo trong việc dặm nhảy và cản các pha bóng nhiều nhất có thể. Khi một đối một với người tấn công, trong các thủ môn Schmeichel là tuyệt nhất trên thế giới.

Peter đã từng nói nếu đối mặt với một cầu thủ mà đột phá qua được hàng thủ của Manchester United và đối mặt với chính bản thân mình, tìm cách để chiến thắng, Schmeichel sẽ cố gắng để thu hẹp góc sút đến hết mức có thể. Theo các nhà phân tích thể thao sự phân bố chiều cao và độ rộng lớn trên cơ thể của anh là một sự sắp xếp có ý đồ của một ngôi sao, khi anh làm việc đó các cầu thủ tấn công sẽ có mục tiêu là vào các góc nhỏ hơn là góc cao.

Người có những thành công vang dội

Những pha cản bóng tuyệt vời của anh có quá nhiều và đều đáng được đề cập đến nhưng nổi bật nhất trong số đó là: màn trình diễn tuyệt vời trong trận tranh cúp F.A năm 1996 với Newcastle United, Khi anh giữ vững mảnh lưới trước sức công phá của đội quân "trắng đen" trong suốt 90' và cuối cùng MU giành chiến thắng 1-0.

Tiếp tục gây ngạc nhiên trận đấu gặp Rapid-Vienna cũng là một trong những trận đấu tuyệt vời của anh điều đó được so sánh giống như khi Gordon Banks gặp Pele, một sự phản chiếu tuyệt vời. Sau đó là một cú cứu bóng đi vào lịch sử trong trận đối đầu gặp Arsenal ở bán kết FA Cup vào đúng như giây phút cuối cùng anh đã cản được cú sút Penalty của Dennis Bergkamp. Thêm một điểm dành cho anh khi cứu nguy trước sự bắn phá ác liệt của Inter Milan mà ở đây là sự đối đầu với cầu thủ người Chile, Zamorano vào năm 1999. Với đội tuyển Quốc Gia anh là một trong những nhân tố giúp cho Đan Mạch giành được chiếc cúp Châu Âu vào năm 1992 tại Thụy Điển.

Anh còn là giữ sạch lưới khi gặp Đức trong trận trung kết và Đan Mạch thắng 2-0. Thậm chí anh còn ghi bàn cho đội tuyển Quốc gia từ một cú sút Penalty vào tháng 6 năm 2000 trước đội Bỉ trong một trận giao hữu quốc tế.

Không chỉ biết cứu bóng Schmeichel còn tạo ra một vài điều mới lạ với chính bản thân mình ở vị trí cuối cùng trong hàng phòng ngự. Thật sự làm kinh ngạc đến một vài thủ môn, anh đã trở một mối đe dọa trong việc tham gia tấn công có khi là cú chuyền đây uy lực đến cho Giggs hoặc Becks để bắt đầu một đợt phản công cho United, thường là ở gần phía góc của đường biên dọc.

Người làm chủ khung thành

Vào thời điểm đó United sẽ chơi gây áp lực trên toàn sân (pressurising), sau đó một trong các cầu thủ trên chuyền lại cho Peter, anh đỡ bóng và chuyền tới trong một cú lao vào dũng mãnh của Giggs, cầu thủ này sẽ phá tan hàng phòng ngự đối phương đang bối rối trước sự xuất hiện của thủ môn người Đan Mạch. Một trong những lần tham gia tấn công nhiều nhất là nếu United đang bị dẫn trước và thời gian chỉ còn lại khoảng mấy phút, khi nhận được bóng anh sẽ chuyền nhanh về phía góc cho đồng đội rồi rời khung thành chạy nhanh vào vùng cấm địa đối phương.

Schmeichel cũng đã từng ghi một bàn trong môt hoàn cảnh tương tự trong trận đối đầu với Rotor Volgograd vào năm 1995. Sau đó trong những giây sắp tàn ở trận trung kết cúp C1 năm 1999 gặp Bayern Munich anh đã bị thương và tất nhiên là không còn một pha tham gia tấn công nào được trình diễn nữa... Nhưng đó chuyện không đáng ngạc nhiên trong bóng đá nhưng người hâm mộ chỉ cảm thấy thiếu vắng một "hương vị mới".

Schmeichel mang lại sự tin tưởng không chỉ cho đồng đội mà cho cả đội bóng. Cũng như là trở thành một thủ môn tuyệt vời nhất anh cũng là một người "ồn ào" nhất trên sân bóng. Anh luôn trút nỗi giận dữ lên đầu các hậu vệ những người phối hợp với anh ở hàng phòng ngự nếu nghĩ họ mắc lỗi, giọng hét của anh có lẽ còn có thể giống như tiếng còi xuyên suốt sân bóng. Sự phẫn nộ của Peter là thường xuyên xảy ra, anh là một người cầu toàn hay bị ám ảnh vì bóng đá? Nếu một bàn thắng được ghi mà trước đó anh đã cản phá được nó thì đó được coi như một sự xúc phạm.

Thậm chí kể cả trong tập luyện anh có thể bực mình với bất kì đồng đội nào nếu tỏ ra có những lỗi cơ bản. Schmeichel đã hò hét với các đồng đội bắt đầu từ năm 1990 và điều đó được coi là một vấn đề thông thường. Những người đồng nghiệp chính xác thấy lợi ích từ sự "ồn ào" hơi thái quá ấy. Anh giúp họ có sự chú ý nhất định, và không thể bao giờ "ngủ" được với anh ở "đằng sau" họ. Anh cảnh giác cho họ những gì mà họ chưa chắc có thể nhận thức được. Anh sẽ di chuyển lên ngang với hàng phòng ngự và truyền đạt cho họ những ý tưởng của mình. Những cầu thủ thì luôn biết "gã đàn ông nóng tính" này ở phía sau để kiểm soát mọi thứ.

Người luôn tự tin khi chiến đấu

Không có một cầu thủ nào có thể mong muốn có được những thành tích tốt hơn như vậy khi rời "The red devils". Là nhà vô địch ở Premier League (ngoại hạng Anh), FA Cup (cúp liên đoàn - quốc gia Anh), đội trưởng đội bóng vô địch Champion League (C1) và được nâng trên tay những danh hiệu nổi tiếng. Cú ăn ba là một kết cục công bằng với một năm huy hoàng đối với anh và xứng đáng cho những năm tháng cuối cùng của sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp.

Mọi người nói rằng Peter chắc chắn đáng được hưởng 12 điểm một mùa giải ở Manchester United. Nếu thiếu anh MU sẽ có bao nhiêu danh hiệu? Bao nhiêu lần anh ngăn cản những những cú sút quan trọng được thừa nhận hoặc dừng lại các cú sút từ Bergkamp, Shearer, Owen, Zidane, Ronaldo... bản danh sách còn tiếp tục.

Nếu một vài năm trước thì câu hỏi đã là: "Ai làâu hỏi đó c cầu thủ quan trọng nhất của United ở thập niên 90?" Hiển nhiên phần lớn các câu trả lời sẽ là Eric Cantona, nhưng bây giờ nếu hồi tưởng lại quá khứ, câu trả lời tới có thể là Peter Schmeichel không? Anh là người cuối cùng của hàng phòng ngự, một hòn đá tảng mà đã xây dựng lên một đế chế hùng mạnh.

Trong 9 năm, người đàn ông nay đã cứu giúp hình ảnh bóng đá của MU và là một phần cơ bản để tạo lên những danh hiệu mà Sir Alex mang lại. Bên cạnh những tên tuổi thành danh trên thế giới như Shilton, Zoff, Jennings và Yashin, Peter Schmeichel sẽ luôn luôn và mãi mãi được coi là một thủ môn xuất sắc nhất mà thế giới đã từng có.

Hồ sơ với Man Utd

Tên đầy đủ : Peter Boleslaw Schmeichel

Ngày sinh : 18/11/1963

Nơi sinh : Gladsaxe, Denmark

Vị trí : Thủ Môn

Ra mắt tại United : 17/8/1991 VS Notts C (H)

Chơi tổng cộng : 392 trận, giữ sạch lưới trong 178 trận.

Thành tích với United:

-League Cup :1992Premier League1993,1994,1996,1997,1999

-F.A Cup :1994,1996,1999

-Champion League :1999.

Bryan Robson - Thủ quân kỳ diệu của "Quỷ đỏ"!

Được biết đến nhiều nhất khi ông khoác áo Manchester United trong 13 năm. Với một thời gian rất dài cống hiến cho "Quỷ đỏ", Bryan Robson đã khẳng định tên tuổi của mình trong làng bóng đá thế giới, và quan trọng hơn, ông chiếm được rất nhiều tình cảm của các CĐV. Mọi người yêu mến gọi người đội trưởng của Manchester United là: "Thủ quân kỳ diệu".

Bryan Robson sinh ngày 11/1/1957 ở Chester-le-Street. Đội bóng mà ông yêu thích khi còn nhỏ là Newcastle United và thần tượng của ông là Wyn Davies, tiền đạo trứ danh của "Chích chòe" khi đó. Khi còn trẻ, Bryan Robson đã từng tập luyện cùng các CLB như Burnley, Conventry, Sheffield Wednesday, Newcastle United và West Bromwich Albion. Năm 1972, ông quyết định thi đấu cho West Brom với bản hợp đồng 2 năm với khoản tiền lương năm thứ nhất là 5 bảng 1 tuần. Đến năm thứ 2 ông nhận được gần gấp đôi, 8 bảng 1 tuần.

Bryan Robson - “Thủ quân kỳ diệu” của MU

Thành tích ghi được 40 bàn trong tổng số 198 lần ra sân trong màu áo West Brom đã khiến Robson "lọt vào mắt xanh" của HLV Ron Atkinson của Manchester United và cả Bob Paisley bên phía Liverpool. Trong khi đó, ban lãnh đại West Brom đề nghị ông ở lại với CLB và sẵn sàng tăng lương cho ông lên đến 1000 bảng 1 tuần, nhưng ông đã quyết định sẽ chọn một đội bóng khác. Remi Moses - người đồng đội của Robson trong màu áo West Brom - đã chuyển đến MU và ông cũng theo chân cầu thủ này đến với đội chủ sân Old Trafford không lâu sau đó.

Rực rỡ với MU

Vào ngày 1/10/1981, Manchester United và Bryan Robson ký một bản hợp đồng có trị giá 1,5 triệu bảng. Mức giá này cũng là kỷ lục về phí chuyển nhượng của nước Anh khi đó. Nó chỉ được phá vỡ sau đó 6 năm, khi Liverpool trả 1,9 triệu bảng để có sự phục vụ của tiền đạo đang khoác áo Newcastle, Peter Beardsley. Lần đầu tiên Robson ra quân trong màu áo MU ở giải vô địch quốc gia là vào ngày 10/10/1981, khi đó đội bóng của ông hòa 0-0 với Leeds United trên sân khách và Robson mang áo số 7 - chiếc áo sau này đã gắn liền với tên tuổi của ông cũng như những cầu thủ con cưng ở Old Trafford. Lần đầu tiên Robson ghi bàn cho "Quỷ đỏ" là ngày 7/11/1981. Ở trận đấu này, MU đại thắng Sunderland với tỷ số 5-1 trên sân Roker Park (sân cũ của Sunderland). Cuối mùa giải năm đó, tổng cộng Robson được vào sân 32 trận và có cho mình 5 bàn thắng.

Danh hiệu đầu tiên của Bryan Robson trong màu áo Manchester United là chiếc cúp FA năm 1983. Trước đó ông đã bỏ lỡ trận chung kết cúp liên đoàn do chấn thương và MU bị thua Livepool. Nhưng Robson đã kịp bình phục trong trận bán kết cúp FA với Arsenal. Ông ghi 1 bàn trong chiến thắng 2-1 của đội nhà và hiên ngang vào chơi trận chung kết với Brighton. Lần này, công trạng của Robson còn... to hơn, khi ông lập được cú đúp (nếu may mắn hơn đã có hat-trick) và góp "một nửa" cho chiến thắng 4-0 của MU, đồng thời nâng cao chiếc cúp với băng đội trưởng trên tay trong niềm vui khôn tả.

Cũng năm đó, Robson được Juventus để ý đến và ban lãnh đạo MU sẵn sàng để ông ra đi nếu đội bóng nước Ý chấp nhận cái giá 3 triệu bảng mà họ đưa ra. Tuy nhiên, bản hợp đồng đã không được ký kết khi mà CLB thành Turin... chê mức giá đó là quá cao. Cuối cùng, Bryan Robson quyết định ký tiếp một bản hợp đồng có thời hạn 7 năm với đội chủ sân Old Trafford với mức giá khoảng 1 triệu bảng vào năm 1984. Đến năm 1985, ông tiếp tục nâng cao chức vô địch cúp FA cùng MU với tư cách đội trưởng.

Bryan Robson là người đội trưởng đầu tiên của MU 3 lần

nâng cao chức vô địch FA

Mặc dù HLV Ron Atkinson bị sa thải vào năm 1986 và bị thay thế bởi Alex Ferguson, nhưng Robson vẫn là một trong những cầu thủ được chiến lược gia người Scotland tin dùng. Và đến năm 1990, ông ghi bàn mở tỷ số cho MU trong trận chung kết cúp FA với Crystal Palace. Trận đấu đó kết thúc với tỷ số 3-3 và ở trận lượt về, MU thắng 1-0 và Robson trở thành người đội trưởng đầu tiên của MU 3 lần nâng cao chức vô địch giải đấu lâu đời nhất thế giới này. Mùa giải sau đó là thành công ở cúp châu Âu. Mặc dù bị chấn thương và phải nghỉ thi đấu 17 trận ở giải trong nước, nhưng Bryan Robson đã kịp bình phục trong trận chung kết cúp C2 với Barcelona và cùng các đồng đội đánh bại đội bóng Tây Ban Nha để lên ngôi lần đầu tiên ở đấu trường này.

Mặc dù ở mùa giải 1991/92, Bryan Robson vẫn là sự lựa chọn thường xuyên trong đội hình "Quỷ đỏ", nhưng ông cũng bắt đầu biết thế nào là cạnh tranh, khi những cái tên như Paul Ince, Neil Webb và Andrei Kanchelskis xuất hiện. Cũng mùa giải năm đó, Robson chơi bóng trong trận đấu thứ 90 (và cũng là trận đấu cuối cùng) trong màu áo ĐT Anh. Chấn thương kéo dài khiến Robson không thường xuyên xuất hiện trong đội hình của MU, và HLV Alex Ferguson đã quyết định phải đưa về một cái tên mới trẻ trung hơn cho CLB. Chỉ xuất hiện 14 lần trong mùa giải 1992/93 nhưng Bryan Robson cũng kịp ghi cho mình một bàn thắng quan trọng trong trận đấu cuối cùng với Wimbledon. Chiến thắng trước đội bóng này đã mang về chức vô địch giải ngoại hạng Anh đầu tiên trong lịch sử Manchester United (đây cũng là mùa giải đầu tiên giải này đổi tên thành Premier League). Đó cũng là chiếc cúp vô địch mà Bryan Robson mơ ước trong suốt 15 năm, kể từ khi ông bắt đầu chơi bóng chuyên nghiệp cho West Brom.

Khi Cantona đầu quân cho MU trong mùa bóng 1992/93, cơ hội của Robson cũng đã giảm đi một nửa, và đến khi Roy Keane đồng ý về chơi cho đội bóng này, Robson biết rằng thời của mình đã hết. Mặc dù vậy, ông vẫn còn "vớt vát" được một danh hiệu vô địch giải ngoại hạng nữa cùng MU ở mùa giải 1993/94. Ghi một bàn thắng trong trận bán kết cúp FA với Oldham, nhưng lại không được vào sân trong trận chung kết. Cho đến giờ, HLV Ferguson vẫn nói rằng, đó là một trong những quyết định khó khăn nhất trong sự nghiệp huấn luyện của ông.

Sự nghiệp huấn luyện và trở lại với "Quỷ đỏ"

Hiện nay, ông là đại sứ thiện chí của Manchester United

Sau gần 500 trận đấu và 99 bàn thắng cho Manchester United của Bryan Robson chấm dứt khi ông trở thành HLV kiêm cầu thủ của Middlesbrough vào tháng 5 năm 1994. Ở mùa giải năm đó, Robson giúp đội bóng này có được 1 chức vô địch giải hạng nhất và thăng hạng. Một lần vào chung kết cúp FA (năm 1997) và một lần về nhì ở cúp liên đoàn cũng vào năm 1997. Sau đó, ông tiếp tục dẫn dắt một số đội bóng khác như Bradford City, West Brom và Sheffield United.

Sau một thời gian bôn ba, đến tháng 3 năm 2008 vừa qua, ông đã trở lại với đội bóng mang đến tiếng tăm lừng lẫy cho mình là Manchester United với vai trò đại sứ thiện chí. Chiếc huân chương danh dự mà nhà nước Anh trao tặng cho ông vào tháng 1/1990 đã thể hiện sự kính trọng đặc biệt đối với con người đã đóng góp rất nhiều cho bóng đá Anh này. Đến năm 1998, tên của ông được xuất hiện trong danh sách 100 huyền thoại bóng đá của Anh và đến năm 2002 thì được có tên trong bảo tàng danh dự của bóng đá Anh vì tầm ảnh hưởng của ông đến nền "túc cầu" nước nhà. Bryan Robson cũng là một trong 16 cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử CLB West Bromwich Albion.

Roberto Baggio - Biểu tượng quyến rũ của bóng đá!

Bóng đá vốn rất quyến rũ nhưng bóng đá càng trở nên quyến rũ hơn khi chàng trai có tên Roberto Baggio xuất hiện.

Thiên thần giáng thế

Thị trấn nhỏ bé Caldogno ở phía bắc tỉnh Vicenza, ngày 18/2/1967, Roberto Baggio chào đời. Lúc đó, cặp vợ chồng Fiorindo và Matilde đã có đến 5 người con nên sự xuất hiện của thành viên mới Baggio chẳng được đón chào nồng nhiệt lắm.

"Roby (tên thân mật của Baggio) rất nhỏ và khá yếu trong những ngày đầu chào đời, chẳng ai nghĩ rằng sau này nó lại chọn bóng đá làm sự nghiệp" - mẹ của Baggio, bà Matilde, nhớ lại. Thế rồi, điều chẳng ai ngờ tới đó đã trở thành một hiện thực rực rỡ. Baggio không những biết đá bóng, anh yêu bóng đá bằng cả trái tim và đã trở thành một biểu tượng đầy cảm xúc của bóng đá.

"Tôi biết chơi bóng từ lúc 9 tuổi. Ba kể lại rằng hồi đó tôi thường xuyên ghi bàn. Tôi không nhớ rõ những chi tiết đó nhưng có một điều mà tôi không bao giờ quên được. Sau khi ghi 6 bàn trong một trận đấu, tôi đã được một người đàn ông cao lớn và ăn mặc sang trọng bắt tay" - Baggio kể. Người đó là chuyên gia săn lùng tài năng Antonio Mora của CLB Vicenza, lúc này đang chơi tại Serie C. Sự nghiệp cầu thủ của Baggio bắt đầu sau cái bắt tay đó.

"Ở đội bóng mới, mọi người coi tôi là một đứa trẻ; nhất là HLV Cad, ông ấy chẳng cho tôi một cơ hội nào. Quả thực thì lúc đó tôi vẫn còn là một đứa trẻ nhưng ham muốn ra sân trong tôi luôn cháy bỏng". Khi sự kiên nhẫn của Baggio sắp cạn, một sự thay đổi tại Vicenza đã thổi bùng ngọn lửa trong anh. Cad ra đi; Bruno Giorgi đến. Vị HLV đặt niềm tin vào Baggio sau khi chứng kiến phẩm chất ghi bàn của anh trong các buổi tập. Baggio đáp lại sự tin tưởng của người thầy bằng những bàn thắng và góp phần đưa Vicenza lên Serie B vào mùa giải 1984-1985.

Khi tài năng đã chín, Baggio cần một sự thay đổi để thực hiện ước mơ của mình. Việc chuyển đến Fiorentina vào năm 1985 là bước đầu tiên trong hành trình ước mơ đó.

Những tháng ngày oanh liệt

Trước khi "vua sư tử" Batigol trở thành biểu tượng của Fiorentina vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Baggio chính là thần tượng tại đội bóng này. Điều đó giải thích vì sao khi anh rời Fiorentina để đầu quân cho Juventus với giá kỷ lục thế giới 17 triệu USD ngay trước thềm World Cup 1990, một cuộc bạo động đã nổ ra. Những người biểu tình vây lấy trụ sở Fiorentina, đập phá và kêu gọi xử tử những người đứng đầu đội bóng.

Bỏ qua những tranh cãi, Baggio đến với World Cup 1990 trong vai trò một cầu thủ dự bị nhưng đã kịp để lại ấn tượng sâu đậm với bàn thắng siêu đẳng vào lưới Tiệp Khắc khi anh được xung trận bên cạnh "Toto" Schillaci. Thế nhưng điều đó cũng không thuyết phục được HLV Azeglio Vicini dành cho anh một vị trí chính thức trong trận gặp Argentina sau đó.

"Tôi đã 23 tuổi. Tôi có thể nhai cỏ để chơi trận này" - Baggio thét lên nhưng chẳng thay đổi được tình hình. Mãi đến nửa cuối trận đấu, anh mới được ra sân để so tài với Diego Maradona. Sau đó, dù Baggio sút thành công quả 11m trong loạt đá luân lưu nhưng Ý vẫn thua.

Đội tuyển Ý thất bại nhưng Baggio bắt đầu bước lên một tầm cao mới. Trở về từ World Cup 1990, anh rực sáng trong màu áo Juventus, mang đến cho đội bóng này chiếc cúp UEFA vào năm 1993. Từ đó, hình ảnh một Roberto Baggio với món tóc đuôi ngựa thần thánh trở thành biểu tượng quyến rũ trên toàn cầu.

Mùa hè nước Mỹ năm 1994, những sân vận động tràn ngập người và nóng hầm hập như lò nung là nơi mà Baggio đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp. Anh đánh gục "siêu đại bàng" Nigeria bằng một cú penalty chạm cột dọc, vùi dập giấc mơ của Bulgaria bằng 2 bàn trước khi tiến đến trận chung kết định mệnh gặp Brazil.

Một khoảnh khắc đen tối

Đoàn quân Ý lọt vào trận đấu cuối cùng và hình ảnh Roberto Baggio một lần nữa trở nên rực rỡ hơn. Thế nhưng, tất cả sự khắc nghiệt đã đến ngay khi anh và đồng đội ngấp nghé trước cánh cửa thiên đường. Kết thúc 120 phút bất phân thắng bại, trận chung kết giữa Ý và Brazil phải giải quyết bằng loạt đá luân lưu 11m.

Baresi và Massaro lần lượt trượt chân trên chấm phạt đền. Roberto Baggio bước tới. Anh ung dung đặt bóng vào chấm phạt đền và chậm rãi lùi lại. Cả cầu trường, cả thế giới thì đúng hơn, cùng nín thở. Lâu nay, Brazil là đội bóng được hâm mộ toàn cầu. Thế nhưng, khi Baggio đặt bóng vào chấm phạt đền trong buổi chiều rực nắng trên đất Mỹ cách đây gần 10 năm, tất cả những ai không thuộc về Brazil đều cầu nguyện cho anh. Không khí im lặng đến mức nghẹt thở, mỗi người có thể nghe được nhịp đập trái tim của người bên cạnh và Baggio lướt tới. Chàng trai chưa bao giờ chịu lùi bước khẽ vung chân. Sự im lặng bị dồn nén bỗng vỡ òa. Xen trong tiếng reo hò của những cổ động viên Brazil là những tiếng nấc nghẹn ngào. Baggio thần thánh đã vấp ngã trong khoảnh khắc mà lẽ ra anh phải là người chiến thắng.

"Có bao giờ bạn thử làm đôi chân của cầu thủ. Đối mặt với trái penalty. Bạn run rẩy trước biển người và trước cái nhìn lạnh giá của thủ môn.

Quả bóng bay mất và bạn đổ gục xuống trong nỗi cô đơn. Trên đầu là bầu trời xám xịt và biển người trở thành đại dương mênh mông. Không có ai chờ đón bạn ở bờ". Nghệ sĩ kỳ cựu Lucio Dalla đã sáng tác một ca khúc tuyệt vời có tựa đề "Baggio... Baggio" để tặng thiên thần tóc đuôi ngựa sau mùa hè nghiệt ngã đó. Cả thế giới một lần nữa rung động trước Baggio.

Vẫn là biểu tượng quyến rũ

Thế giới bóng đá, trước khi có một David Beckham tài hoa và hơi ồn ào, đã có một Roberto Baggio nhiệt tình và hấp dẫn. Thiên thần nước Ý với một ngoại hình rất đàn ông vẫn là cục nam châm của công chúng. Những bước chạy đẹp như bức tranh, đôi mắt đen, nụ cười hiền và đặc biệt là đuôi tóc đầy ma lực của Baggio là một phần những gì tuyệt vời nhất mà bóng đá thế giới có được trong suốt thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20.

Trước Baggio, có lẽ không một ngôi sao nào có sức hút mãnh liệt như thế dù đó là "vua" Pele, "hoàng đế" Beckenbauer, "hoàng tử" Michel Platini hay "cậu bé vàng" Maradona. Khi Baggio không còn ở đỉnh cao phong độ, có một David Beckham xuất hiện rất xô bồ, nhưng Beckham là một hình ảnh hoàn toàn trái ngược. Chàng trai tài hoa xứ sương mù ăn mặc đỏm dáng, luôn thay đổi kiểu tóc, luôn dính vào những vụ ồn ào. Baggio thâm trầm là một gã đàn ông thực thụ chứ không phải là một mẫu playboy như Beckham. Chính vì thế, khi Baggio tuyên bố chia tay sân cỏ vào cuối mùa bóng này, rất nhiều người hâm mộ đã len lén lau những giọt nước mắt.

Baggio đã có một quá khứ vinh quang nhưng anh không thể trẻ mãi để chơi bóng, để hấp dẫn các cô gái. Anh phải ra đi theo quy luật của tự nhiên. Trước khi treo giày, thiên thần tóc đuôi ngựa cũng kịp để lại một kỷ niệm đẹp. Bàn thắng vào lưới Parma cách đây ít tuần đã giúp anh trở thành cầu thủ thứ 5 ghi được 200 bàn tại Serie A.

Phần 1: 20 năm hào quang và cú sút 11m định mệnh

Thủ môn Taffarel đã đoán nhầm hướng bóng nhưng Baggio lại đá vọt xà ngang quả penalty định mệnh trong trận chung kết World Cup 1994

Cầu thủ lừng danh của Serie A đã quyết định treo giày, nhưng nỗi nhớ về một cầu thủ có lối đi bóng khéo léo, những bàn thắng ấn định trận đấu và những giờ phút huy hoàng tại Calcio vẫn còn nguyên trong tâm trí của những người say mê môn thể thao này.

Tuy nhiên, trong giai đoạn thành công nhất của đời cầu thủ, điều bất công nhất với Roberto Baggio là tên tuổi của anh đã gắn liền với cú sút penalty định mệnh trong trận chung kết World Cup năm 1994 với Brazil trên đất Mỹ.

Thiên thần áo thiên thanh

Roberto Baggio khởi đầu sự nghiệp với đội bóng hạng ba Vicenza, khi mới 15 tuổi. Năm 1985, anh ký hợp đồng với Fiorentina với những dự đoán của giới chuyên môn về một cầu thủ đầy tài năng. Hai năm sau, Baggio ghi được bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp của mình tại Serie A - bàn thắng vào lưới Napoli.

Và cũng trong một lần đối đầu với Napoli, đội bóng khi đó đang gắn liền với tên tuổi Maradona, "cậu bé vàng" của bóng đá thế giới đang đứng trên đường pitste đã được chứng kiến bàn thắng đẹp nhất trong sự nghiệp của Baggio.

Dốc bóng từ khu vực giữa sân, R.Baggio vượt qua toàn bộ hậu vệ trước khi ghi bàn vào lưới đối phương. Thời điểm đó là tháng 9 năm 1989.

Một năm sau, Roberto Baggio lần đầu tiên được khoác lên mình chiếc áo màu thiên thanh cao quý khi đội quân Azzurri đối mặt với Hà Lan tại thánh địa Rome.

Baggio và chiếc cúp UEFA cùng Juventus năm 1993...

Thập kỷ 90 là thời kỳ thành công nhất trong sự nghiệp của Baggio. Sau 5 mùa bóng thành công với Fiorentina, anh đã phải đối mặt với những chấn thương khớp gối.

Anh tìm đến đạo Phật và lập gia đình trong thời gian này. Sau đó, Baggio chuyển sang Juventus với giá 17 triệu USD. Các CĐV Fiorentina đã không thể chịu được cảnh thần tượng của mình ra đi và đã công khai biểu tình phản đối trên các đường phố của Florence trong suốt 2 ngày liền.

Tài năng đặc biệt với trái bóng luôn giúp Baggio để lại những ấn tượng đặc biệt tại các CLB lớn của Italy: Juventus, AC Milan, Bologna, Inter Milan...

Ngay cả khi Roberto đến với Brescia mà không còn ở đỉnh cao phong độ, tạ̣i đó, cổ động viên luôn hài lòng với màn trình diễn của anh.

Ba World Cup cho một sự nghiệp cầu thủ

Những cống hiến cho đội tuyển quốc gia tại World Cup của Baggio bắt đầu vào năm 1990 khi Azeglio Vicini gọi anh vào đội tuyển để rồi đoàn quân Azzurri kết thúc với vị trí thứ 3 tại Italia 1990.

Năm đó, Roberto Baggio nổi lên như một tiền đạo xuất sắc nhất World Cup. Tại vòng 1, trong trận gặp CH Czech và Slovakia, Baggio đoạt bóng từ vòng tròn giữa sân để rồi tạo ra một cú nước rút tuyệt diệu, loại bỏ toàn bộ cầu thủ đối phương trên đường đến khung thành.

Mùa bóng 1993 là mùa bóng đỉnh cao trong sự nghiệp của Baggio: Cúp UEFA với Juventus, đoạt danh hiệu Quả bóng Vàng Châu Âu (và cũng là cầu thủ Italia gần đây nhất đạt được danh hiệu này) rồi đoạt luôn danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.

World Cup 1994 tại Mỹ đã mang lại cho Baggio tất cả những gì ngọt ngào và cay đắng nhất trong sự nghiệp cầu thủ. Baggio là thủ lĩnh không thể thay thế của đội quân áo thiên thanh với những màn trình diễn thuyết phục và cả những bàn thắng làm nức lòng người.

Mang trên mình chấn thương, bỏ ngoài tai lời khuyên của các bác sỹ, Baggio dẫn dắt đoàn quân Azzurri vào đến trận chung kết để rồi tạo ra một lỗi lầm lớn nhất trong đời trong trận đấu định mệnh đó.

... nhưng chưa bao giờ thành công cùng đội quân Azzurri

Đó là tình huống quyết định ai sẽ là chủ nhân của Chiếc cúp Vàng và số phận trận đấu được đặt trên chấm phạt 11m.

Người đội trưởng Baggio đã không từ chối trách nhiệm cao cả, thế nhưng trái bóng đã không đi theo khao khát của anh để rồi người Italia đã phải từ bỏ tất cả những gì mà họ nghĩ rằng đã có thể nắm trong tay.

Bốn năm sau cú sút định mệnh ấy, Baggio đã xóa tan tất cả những ký ức u ám với một trong những quả penalty quan trọng nhất trong đời cầu thủ.

Trong trận đấu đầu tiên tại VCK World Cup 1998 gặp Chile, Baggio một lần nữa dũng cảm bước lên chấm phạt 11m. Khi đó, Italia buộc phải ghi bàn gỡ hòa mà trận đấu chỉ còn đúng 5 phút. Cầu thủ xuất sắc nhất thập kỷ 90 dường như đã quay trở lại!

Thế nhưng năm đó, Italia bị loại ở vòng bán kết bởi đội chủ nhà Pháp. Đó cũng là VCK cuối cùng trong sự nghiệp của Baggio. Với 9 bàn thắng ghi được, Baggio đã được đưa vào hàng ngũ những cầu thủ xuất sắc nhất Italia.

Khi nhìn lại sự nghiệp của chính mình, Baggio luôn cảm thấy buồn vì những ngày tháng anh không được chơi bóng: "Sự nghiệp của tôi luôn gắn liền với những chấn thương. Kết quả là tôi luôn phải hứng chịu những trở ngại mà khó có thể̉ vượt qua vào độ tuổi của mình"

Những gì còn đọng lại là 27 bàn thắng cho đội tuyển và hơn 200 bàn thắng anh ghi tại giải vô địch Italia. Những bàn thắng đó đưa anh trở thành người thứ 5 trong danh sách ghi bàn tại giải đấu quốc nội.

Người hâm mộ sẽ luôn nhớ về Roberto Baggio như một cầu thủ đã tạo nên sức bật cho đoàn quân Azzuri trong suốt 20 năm qua.

Kiểm soát tâm hồn

Chuyện về Baggio không phải là một câu chuyện bình thường của một cầu thủ đương thời. Đây là câu chuyện chứa đựng sự hy sinh và đau khổ trong suốt 20 năm vật lộn với chấn thương và bộc lộ khả năng thiên tài mà Roberto Baggio có được.

Sở hữu một vẻ đẹp rất quyến rũ nhưng lại có một thân hình tương đối nhỏ và thể lực trung bình, Baggio phải cần đến một tinh thần thép ẩn chứa bên trong đôi mắt xanh ngọt ngào để đến được với thành công.

Anh khởi đầu cho cuộc chiến của cái đẹp chống lại sức mạnh cơ bắp trên sân cỏ kéo dài trong suốt 2 thập kỷ. Baggio thu hút được sự chú ý cả trong và ngoài nước về một cầu thủ mà cảm giác bóng, tài năng và sự sáng tạo tưởng chừng không bao giờ tìm được tại Azzurri.

Sinh năm 1967 trong một gia đình gồm 8 anh em tại thị trấn nhỏ Caldogno gần Vicenza, Baggio là con thứ 6. Anh chơi trận đầu tiên trong sự nghiệp của mình cho đội bóng địa phương, lúc đó đang thi đấu tại giải Serie C1, khi mới 15 tuổi.

Ba năm sau, anh đến với Serie A, sau khi ký hợp đồng với Fiorentina. Thế nhưng, cũng tại Fiorentina, Baggio đã phải chịu một trong ba lần gián đoạn sự nghiệp chơi bóng do chấn thương đầu gối.

Chính trong thời gian đó, anh đã gia nhập đạo Phật. “Tôi cần một đạo giáo tâm linh hơn là đạo Thiên Chúa. Đạo Phật giúp tôi kiểm soát tâm hồn tốt hơn,” anh giải thích như vậy cho dù đã phải bỏ ra 3 tháng để thuyết phục người mẹ.

Anh từ chối lối sống dập khuôn của các cầu thủ bóng đá, làm hôn lễ với người yêu từ thuở thiếu thời tại Caldogno. Và cho dù đã biết về sự lựa chọn về tôn giáo và lối sống ẩn dật của anh, nhưng những bài tập về mặt tâm linh của anh trước các trận đấu luôn gây khó chịu cho các đồng đội.

Nhưng chính những bài tập đó đã giúp Baggio, lúc đó mới 20 tuổi, có được sức mạnh tinh thần để tiếp tục thi đấu cho dù các vết thương vẫn luôn hành hạ anh.

Dù không phải là một tiền đạo săn bàn nhưng Baggio đã nhanh chóng có được những bàn thắng cho CLB mới và dành được tình cảm của người dân thành Florence bằng những màn trình diễn tuyệt vời trên sân cỏ.

Cuộc đời sang trang

Khi Baggio được mua về Juventus với cái giá kỷ lục thế giới vào thời điểm đó: 13 triệu USD ngay trước khi World Cup Italy 1990 bắt đầu, người hâm mộ thành Florence đã biểu tình phản đối trong 2 ngày liền.

Khi mà cả thế giới còn chưa biết lý do tại sao, họ đã nhanh chóng tìm ra câu trả lời khi cầu thủ này đi bóng qua một nửa đội hình Czech & Slovakia để ghi bàn ngay trong lần ra mắt đầu tiên.

Thế vẫn chưa đủ, HLV Azeglio Vicini vẫn để “cậu bé vàng” ngồi ngoài trong trận bán kết, trận đấu mà Italy đã để thua Argentina trong loạt đá penalty đầy may rủi. Đó là một quyết định, không phải lần cuối cùng, đã bị phản đối bởi những tifosi cuồng nhiệt. “Ông ta nói trông tôi có vẻ mệt,” Baggio nói một cách thất vọng sau khi được thay vào ở hiệp 2 và thực hiện thành công một quả penalty cho Italy, “Tôi đã 23 tuổi và tôi đủ sức để tham gia trận đấu.”

Thành công đã đến và mọi người đều biết điều đó. Vấn đề là bóng đá luôn biến đổi và trường học Milan về bóng đá của Arrigo Sacchi và Fabio Capello không có chỗ cho những cá nhân như Baggio. Ngay cả người hùng của Juventus, Michel Platini, cũng không thể xác định được số áo cho Baggio. “Baggio là số 9 rưỡi, một tiền đạo có xu hướng hoạt động lùi. Nhưng trong một trận đấu đang trở nên đóng băng thì cậu ta là người sẽ phá vỡ thế đóng băng đó.”

Michel Platini đã nói vậy vào năm 1993, năm mà Baggio đã thực hiện lời hứa trước đây của mình và giúp Bà đầm già đoạt Cup UEFA, đồng thời bản thân anh cũng lấy luôn hai danh hiệu cao quý nhất dành cho một cầu thủ bóng đá.

27 tuổi, Baggio đang ở đỉnh cao phong độ. Tuy nhiên, với việc Azzuri bị đuổi 1 cầu thủ sau 22 phút thi đấu trong trận đấu thứ hai tại USA 1994 (trận đầu thua Cộng hòa Ireland 0-1), Sacchi đã làm một việc gây sửng sốt cho toàn bộ những người đang chứng kiến trận đấu bằng việc thay cầu thủ số 10 - Roberto Baggio ra sân.

Sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả. Italia thắng trận và sau đó đi tiếp vào vòng trong. Chính Baggio, tại vòng đấu loại trực tiếp, đã cứu Italia bằng bàn thắng muộn trong trận gặp Nigeria và Tây Ban Nha, thêm hai bàn nữa trong trận bán kết với Bulgari để đưa Italia tới trận chung kết gặp Brazil. Cái giá mà Baggio, cầu thủ đã ghi 5 bàn tại giải đấu, được nhận là một chấn thương và các bác sỹ đã khuyên anh không nên chơi trận chung kết.

Vài ngày trước trận chung kết đó, hàng triệu người ở khắp nơi và hàng trăm người bên ngoài đền thờ Phật tổ ở Bangladesh – được Baggio chu cấp tiền để khôi phục lại – đã cầu nguyện cho sức khỏe của anh.

Trận chung kết buồn

Sau hơn 120 phút thi đấu đầy tẻ nhạt của hai đội, Baggio là người cuối cùng đi tập tễnh tới điểm đá phạt penalty nhưng không phải là người đầu tiên đá hỏng. “Cả tinh thần và thể xác của tôi đều ở đó. Tôi hoàn toàn tập trung. Thường thì tôi đá bằng lòng bàn chân nhưng vào lúc đó, tôi đã quá mệt nên tôi chọn giải pháp đá úp mu.”

Trận chung kết ấy kết thúc đầy buồn bã với Baggio, nhưng tất cả đều nhận ra rằng, thiếu Baggio thì sẽ không có trận chung kết đó. Và "Đuôi ngựa thần thánh" đã trở lại, dù phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đầu gối, giúp Juventus đoạt Scudetto lần đầu trong suốt 9 năm chờ đợi.

Năm 1995, mẫu thuẫn giữa Baggio và chủ tịch Agnelli đã buộc Lippi phải bán anh tới Milan, nơi mà trong suốt hai năm vật lộn với chấn thương Baggio chỉ có thể là một phần nhỏ của đội bóng, dành phần lớn thời gian trên ghế dự bị và chỉ được huấn luyện viên sử dụng tùy theo hoàn cảnh chiến thuật, thường là khi có cầu thủ chấn thương.

Chàng tóc đuôi ngựa nổi tiếng Roberto Baggio quyết định giã từ sân cỏ vào cuối mùa giải này khi không cuỡng nổi gánh nặng tuổi tác. Cảm phục, tiếc nuối nhưng người hâm mộ cũng không khỏi thương cảm cho một nghệ sĩ sân cỏ xuất chúng nhưng không thực sự gặp thời.

Roberto Baggio là một bậc thầy về kỹ thuật đi bóng, chuyền bóng, sút bóng và ghi bàn lẫn tầm bao quát, khả năng đọc trận đấu trên sân. Nhưng cũng còn một thực tế khác, anh là cầu thủ không gặp thời, duyên may ít mỉm cười với Baggio dù anh thuộc mẫu cầu thủ sống cực kỳ nghiêm túc, trầm tĩnh. Có người đã thốt lên rằng, nếu Roberto Baggio được sinh ra trong nền bóng đá của vũ điệu samba (Brazil) thì mọi chuyện đã khác. Tài năng của Baggio chắc chắn sẽ không dừng lại ở hình ảnh, một người hùng lỡ vận, sút trái penalty vọt xà tại World Cup 94, để các tifosi nhanh chóng chuyển từ thái cực yêu cuồng nhiệt, sang giận dữ, thất vọng và để rơi anh luôn sau đó.

Nơi khởi nghiệp - CLB hạng 3 Vicenza

Ngày 18/01/1967, ở thị trấn nhỏ Caldogno, miền Bắc Vicenza (Italia) chào đón một công dân mới mà sau này là ngôi sao sáng của làng bóng đá thế giới. Sân cỏ gắn với Baggio như định mệnh, không thể khác được. Anh mê quả bóng tròn và đã luôn cảm thấy thích thú nó khi còn là một cậu bé bụ bẫm. 9 năm gắn bó với ''đội bóng làng'' Ruby, và chỉ cần qua một vài trận, Roberto đã phát tín hiệu của một ''ngôi sao nhỏ'', ghi bàn liên tục. Sau một trận đấu mà Baggio ghi được tới 6 bàn thắng, một ''trinh sát'' của Vicenza đã thuyết phục anh về chơi cho đội bóng hạng 3 này. Đó là vào năm 1982, lúc Baggio 15 tuổi.

Dưới thời HLV Cad, Baggio ít có cơ hội thể hiện mình ở mùa giải đầu tiên với Vicenza. Nhưng năm sau đó thì khác, và nhờ chơi ấn tượng mà Roberto đã được gọi vào đội U-16 quốc gia. Đến mùa giải 1984-85, Baggio (lúc đó còn để tóc quăn tít) cống hiến cho Vicenza 12 bàn thắng trong 29 lần vào sân, giúp CLB thăng hạng Nhì (Serie . Nhưng một cầu thủ có tài như Baggio không chỉ luẩn quẩn ở Serie C rồi B. Anh đáng được vươn xa hơn nữa. Ngày 3/5/1985. Roberto chuyển lên chơi ở giải đấu khắc nhiệt, gam go nhất: Serie A trong màu áo tím của Fiorentina.

Biểu tượng mới của Fiorentina

Tương tự như khi đến Vicenza, năm đầu tiên, cái tên Baggio mất hút ở CLB Fiorentina. Ngày 21/9/1986, Baggio có trận ra quân đầu tiên ở Serie A, gặp Sampdoria. Nhưng tài năng chưa kịp phô diễn thì Baggio bị chấn thương, thật đáng tiếc. Phải chờ đến 2 năm, 7 ngày (10/5/1987) kể từ lúc trở thành người của Fiorentina, Baggio mới có được bàn thắng đầu tiên cho mình ở Serie A, vào lưới Napoli. Sự việc bắt đầu tiến triển theo chiều hướng tốt lên rất nhiều. Và mùa bóng kế đó, Baggio đã hoàn toàn bình phục, ghi cho Fiorentina 9 bàn. Còn một tin vui lớn hơn, anh được gọi vào đội tuyển quốc gia (tháng 11/1988) chuẩn bị cho trận giao hữu với Hà Lan. Baggio kết thúc năm bằng cuộc hôn nhân với cô bạn gái Andreina.

Ở tuổi 21, Baggio tỏ ra chững chạc trong vai trò là trụ cột của một gia đình mới. Quà cho cuộc hôn nhân hạnh phúc của Baggio là 17 bàn thắng cho Fiorentina trong 32 trận tại Serie A. Đâu chỉ dừng lại ở đó, Baggio góp công đáng kể đưa CLB này lọt vào chung kết cúp UEFA trước khi bị thua bởi một đội bóng danh tiếng hơn - Juventus. Baggio trở thành biểu tượng mới của Fiorentina. Người dân nơi đây ngày một mê đắm và biết ơn chàng trai đã mang đến những niềm vui tưởng như không thể cho họ. Đúng lúc ấy thì Fiorentina không còn chiếm giữ được Baggio.

Gặt hái vinh quang cùng thành Turin

Gặp nhau ở chung kết cúp UEFA, không chỉ thắng trận, Juventus còn thuyết phục Fiorentina chuyển nhượng Baggio. Hợp đồng đắt giá nhất thế giới - 17 triệu USD, ra đời. Nếu như fan Juventus hân hoan chào đón một ngôi sao đang lên thì ngược lại, tại Fiorentina, người dân đã tỏ thái độ vô cùng giận dữ, biểu tình ở dưới đường phố để phản đối.

Baggio có tên trong danh sách tuyển Italia tham dự World Cup 90 ngay trên sân nhà. Cả hai trận thắng đầu tiên đều không có chỗ cho Baggio. Khi đã chắc vé vào vòng 2, anh được tung vào sân ở trận đấu cuối để đá cặp với Schillaci. Một sự phối hợp khá ăn ý, chủ nhà đã thắng CH Czech & Slovakia, còn Baggio thì có bàn thắng tuyệt đẹp. Italia sau đó đã giành vé vào đến vòng bán kết. Trước trận gặp Argentina, HLV Vicina đã nói với Baggio là anh sẽ phải ngồi ghế dự bị vì trông anh có vẻ mệt nhưng Roberto phản đối. Cuối cùng, anh được tung vào sân trong hiệp 2. Sau 120 phút vẫn hòa, hai đội phả đá luân lưu. Baggio sút thành công, nhưng rốt cuộc, Azzurri vẫn bị loại, chỉ xếp hạng 3 chung cuộc.

Quên đi một ký ức không đẹp về World Cup, Baggio tập trung sức lực cho Juventus. Anh ghi được 14 bàn trong 33 trận ở Serie A. Cuối năm đó, Baggio đón nhận một món quà lớn, đầy Italia nghĩa, anh lên chức bố sau khi vợ anh sinh ra một bé trai tên Valentina thật kháu khỉnh. Mùa giải kế tiếp, Baggio cống hiến cho ''Bà đầm già'' 18 bàn thắng. Nhưng mùa bóng 1992-93 mới thực sự là mùa bóng tốt nhất của Baggio với Juventus. Anh ghi được số bàn kỷ lục, 21 bàn trong 27 lần xuất hiện trên sân. Còn ở khuôn khổ cúp UEFA, anh ghi được tổng cộng 6 bàn thắng qua 9 trận. Chức vô địch như một phần thưởng xứng đáng dành cho Baggio.

Không chỉ thế, Baggio còn đánh dấu bàn thắng thứ 100 ở Serie A. Tháng 12/1993, niềm vui đến dồn dập với Baggio khi anh nhận giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA và Quả bóng vàng châu Âu do France Football trao tặng. Tiếp tục thành công trong màu áo Juventus với 17 bàn thắng sau 32 trận giai đoạn 1993-94. Trước khi World Cup 1994 khởi tranh ít ngày, Baggio lên chức bố lần thứ hai!

Nước Mỹ 1994 - Từ người hùng thành kẻ tội đồ

Trong màu áo đội quân thiên thanh, Baggio đã cống hiến cho dân ghiền bóng đá những khoảnh khắc không thể nào quên, những bàn thắng tuyệt đẹp, không chê vào đâu được. Anh chàng nghệ sĩ tóc tuôi ngựa độc chiếm những màn trình diễn tuyệt vời trên sân cỏ, góp công lớn đưa Italia vào chung kết. Nhưng nỗi buồn bắt đầu len vào thành công của Baggio khi anh bị chấn thương trong trận bán kết. Theo lời bác sĩ, Baggio sẽ phải vắng mặt ở trận chiến cuối cùng với Brazil. Nhưng anh không muốn làm các fan thất vọng cũng như không thể ngồi ngoài nhìn đồng đội đang lăn xả trên sân. Không ở phong độ tốt nhất, Baggio chẳng thể xoay chuyển để ghi bàn thắng. Hai đội quân xanh - vàng bước vào loạt sút luân lưu 11m. Thật nghiệt ngã, Baggio đá hỏng quả phạt đền quan trọng nhất, bóng vọt lên trời. Thế giới như sụp đổ dưới chân các tifosi. Baggio từ người hùng trở thành ''kẻ tội đồ'' chỉ trong tích tắc.

Cuộc đời Baggio rẽ qua một hướng khác kể từ đó. Ngoài mối quan hệ ngày một xấu đi với HLV trưởng Sacchi, khán giả chưa nguôi cơn giận dữ, ngày một rời xa anh. Baggio trở nên lặng lẽ và khép kín hơn. Người ta gọi đó là bi kịch của một người hùng.

 

Những tháng ngày đen đủi từ đây

Juventus ruồng bỏ và một quyết định sai lầm của Baggio

Đến với Milan, một quyết định sai lầm.

Chấn thương từ World Cup trở về, Baggio chỉ có mặt trong 17 trận tại Serie A và ghi được 8 bàn thắng. Mặc dù Juventus thắng cả ở Serie A và Cúp quốc gia, nhưng họ tỏ rõ thái độ không cần Baggio và đổi hướng sang mội ngôi sao mới toanh - Del Piero. Juventus tuyên bố, Baggio chỉ có cơ hội ở lại nếu chịu giảm 1/3 lương. Baggio chọn giải pháp ra đi, không phải vì tiền, mà quan trọng anh biết người ta không còn tôn trọng anh đúng mức nữa. Cả hai CLB thành Milan đều muốn có Baggio, cuối cùng anh chọn AC Milan.

Tuy nhiên, đó không phải là một quyết định sáng suốt, bởi trong màu áo đỏ - đen, Capello chỉ xếp Baggio vào đá dự bị. Vào sân 28 trận, Baggio ghi được 7 bàn. Mùa bóng tiếp theo, không khí dễ thở hơn với Roberto khi người dẫn dắt không phải là Capello, thay vào đó là Taberez. Nhưng oái oăm thay, đúng lúc Baggio có cơ hội thì Milan lại trượt dốc. Tồi tệ hơn, cuối mùa, cựu HLV tuyển Italia Sacchi trở lại Milan. Tất nhiên, không còn chỗ cho Baggio. Ngày 18/7/1997, Baggio quyết định đầu quân cho một đội bóng hạng trung bình Bologna.

ừng sáng tại Bologna.

Ngẫm nghĩ lại, Baggio vẫn thấy mình sáng suốt khi chuyển sang chơi cho Bologna. Tại đây Baggio có cơ hội tỏa sáng, tìm được chính mình nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các đồng đội Kennet Andersson (Thụy Điển), Igor Kolyvanov (Nga) và 2 người đồng hương Fontolan, Paramatti... Kết thúc giải, Baggio ghi được 22 bàn, chỉ kém Vua phá lưới Oliver Bierhoff 5 bàn và Ronaldo 3 bàn. Inter một lần nữa lại mời mọc Baggio và anh quyết định trở lại sân San Siro sau World Cup 98.

Lại nói về World Cup 98, các tifosi đã vô tình bỏ rơi Baggio một thời gian dài. Nhưng trước vận mệnh của tuyển Italia tại France 98, người ta vẫn gây áp lực để HLV Cesare Maldini gọi anh vào đội tuyển, bởi dù muốn hay không muốn thừa nhận, Baggio vẫn rất cần cho Azzurri. Baggio đã có tên. Tuy nhiên, lúc ấy, Del Piero đang được xem là con cưng và đã mặc chiếc áo số 10. Nhưng Baggio vẫn có dịp để chứng tỏ. Anh vẫn thế, khôn ngoan, tỉnh táo và thi đấu thật xuất sắc trong chiếc áo số 18. Cũng tại đây, khi đứng trước châm 11m, Baggio đã vượt qua chính mình. Italia đã không đi hết con đường tranh tài mà đã dừng lại ở vòng 3 khi thua chủ nhà Pháp. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu để Baggio tham gia đầy đủ các trận, có lẽ, thành tích của Italia đã tốt hơn.

Không có duyên với San Siro

Cô độc tại Inter Milan.

Với phong độ tốt tại Bologna và World Cup 98, người ta nghĩ, Baggio sẽ tiếp tục khẳng định được tài năng của mình ở Inter. Nhưng không, trong khi chờ đợi sự phối hợp giữa Ronaldo - Baggio, Inter có mùa bóng chẳng mấy tốt đẹp, thua 4 trận ở Serie A, trước khi Baggio nổi bật trong trận tiếp đón Real Madrid với 2 bàn thắng.

Nhưng chấn thương liên miên của Baggio, Ronaldo, Zamorano và Ventola đã làm khủng hoàng hàng công của Inter, và họ hoàn toàn tay trắng khi giải khép lại. Baggio tiếp tục không gặp may khi sau đó Lippi, người không ưa anh, về dẫn dắt Inter. Không được ra sân, phong độ của Baggio giảm đi và anh vắng tên trong danh sách tuyển Italia của Dino Zoff đến Bỉ - Hà Lan dự EURO 2000. Trước khi chia tay Inter (30/6/2006), Baggio vẫn kịp để lại một dấu ấn đẹp, chứng tỏ anh không phải là người vứt đi bằng cách ghi 2 bàn thắng quan trọng giúp Inter thắng trong trận đấu play-off Champions League với Parma.

Brescia - Nơi dừng chân cuối cùng

Baggio sau cùng đã chọn Brescia làm nơi đến tiếp theo và đó là một quyết định không tồi dù ban đầu anh chọn chỉ vì lý do gần nhà (Vicenza). Việc Baggio đến Brescia đã làm thay đổi lịch sử của đội bóng này khi chưa bao giờ họ trụ lại ở Serie A trong 2 mùa giải liên tiếp. Thế mà Baggio lại cùng đồng đội làm được còn hơn thế, trụ vững trong 3 mùa mặc cho nhiều lúc gặp khó vì thiếu vắng thủ quân Roberto (vì chấn thương).

Baggio là linh hồn của Brescia, không chỉ vì anh ghi được những bàn thắng quyết định, mà có anh trên sân, Brescia chơi tự tin và bản lĩnh hơn. Không còn ''thần tốc'' như ngày xưa, nhưng ở quá tuổi băm, ''chàng đuôi ngựa'' vẫn cho thế giới bóng đá biết, anh có thể làm được nhiều hơn nếu có cơ hội. Brescia mang đến cho Baggio nhiều yên bình khi nơi đầy từng cho những người bạn, đồng đội tốt, đó là HLV Mazzone, Guardiola, Bachini, Appias, Petruzzi, Calori, Bonera...Nhưng tất cả không thể kéo dài thêm lâu hơn nữa.

Thế giới bóng đá vẫn còn những điều chưa trọn vẹn, và chưa công bằng với Baggio. Nhưng cũng vì điều này mà người ta quý và trân trọng anh hơn. Chia tay Baggio, một chàng nghệ sĩ tài hoa trên sân cỏ, nhiều người sẽ buồn, nhưng những gì Baggio đã làm được trong sự nghiệp cầu thủ của mình, hẳn người ta còn phải nhớ mãi!

Bóng đá có thực sự hấp dẫn?! Điều đó không chắc chắn… Nhưng không nghi ngờ gì khi nói rằng bóng đá rất hấp dẫn khi có Roberto Baggio. Chúng ta nên cảm ơn Fiorindo và Matilde, cảm ơn họ vì đã mang đến thế giới bóng đá một câu chuyện cổ tích không thể nào quên.

Vào ngày 18 tháng 2 năm 1967, câu chuyện cổ tích hiện đại bắt đầu tại Caldogno, một thị trấn nhỏ phía bắc Vicenza, Italy. Trong gia đình Baggio, với 5 đứa trẻ - Gianna, Walter, Carla, Giorgio và Anna Maria – chàng trai của chúng ta đã được sinh ra – Roberto! Là một người yêu bóng đá, anh luôn luôn nghĩ về nó và không muốn sống thiếu nó. Sự nghiệp của Roby bắt đầu tại nơi anh đã gắn bó trong suốt 9 năm. Chỉ sau vài trận, Roberto đã trở thành một ngôi sao nhỏ, luôn ghi điểm. Kết thúc giải, Baggio ghi được 6 bàn thắng và lọt vào mắt một người “săn cầu thủ” Antonio Mora. Ông này thuyết phục anh chơi cho Vicenza, lúc bấy giờ là một đội hạng C.

bắt đầu ở Vicenza...

Tuy nhiên, dưới sự dẫn dắt của HLV Cad, Baggio không có nhiều cơ hội được ra sân và mùa giải đầu tiên của anh trôi qua. Nhưng có một tin tốt lành là một HLV mới sẽ tới trong mùa giải sau, Baggio do đó có nhiều cơ hội hơn, và anh đã tặng bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp của mình cho Bruno Giorgi như một món quà cảm ơn vì ông đã cho anh chơi ở vị trí quan trọng. Hơn thế, phong độ mà anh đã thể hiện trong mùa giải đã mang lại cho Roberto một vị trí trong đội tuyển U16 quốc gia.

Trong mùa giải 84-85, Baggio tiếp tục duy trì phong độ, anh ghi 12 bàn trong 29 trận đấu của giải và giúp Vicenza leo lên hạng B. Nhưng ngày 3 tháng 5, Roberto rời khỏi Serie B, gia nhập một đội bóng hạng A, Fiorentina. Baggio kết thúc mùa giải đầu tiên ở Fiorentina một cách lặng lẽ. Nhưng ở mùa sau, cuối cùng anh đã được tham gia một trận trong giải Serie A ngày 21 tháng 9 năm 1986, với đội Sampdoria. Tuy nhiên, anh gặp phải chấn thương đầu gối ở mùa giải này. Lạy Chúa! Thật là không công bằng, Baggio vừa mới có cơ hội thể hiện tài năng của mình và… nhưng chờ đã, anh đã ghi bàn thắng đầu tiên của mình ở giải Serie A trong trận gặp Napoli ngày 10 tháng 5 năm 1987, không tệ lắm! Ít nhất cũng là một bàn thắng!

...đi lên dùng sắc tím Viola...

Những việc tốt đẹp tiếp tục đến, trong mùa giải tiếp theo, anh đã hoàn tòan hồi phúc và ghi được 9 bàn. Trong khi đó, anh cũng được gọi vào đội tuyển quốc gia lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1988, chơi tại Roma trong trận gặp Hà Lan. Hơn nữa, ai cũng đến lúc phải có một gia đình và các cầu thủ bóng đá không nằm ngoài số đó. Sau một thời gian dài hẹn hò với cô bạn gái Andreina, họ cuối cùng đã trở thành một cặp vào cuối mùa giải năm đó.

...trở thành huyền thoại Calcio cùng Juventus...

Baggio kết thúc mùa giải tiếp theo với 17 bàn trong 32 trận. Anh đồng thời dẫn đội đến trận chung kết cup UEFA, nhưng họ đã kém may mắn và thất bại trước đội bóng đến từ thành Torino, Juventus. Họ đã không mang được chiếc cup về Florence. Ngay sau đó, đội bóng vô địch cup UEFA Juventus đã kí hợp đồng với Roberto Baggio với mức chuyển nhượng kỉ lục 13 triệu USD, tương đương với 7.5 triệu bảng. Nhưng quyết định này đã khiến các cổ động viên Fiorentina nổi giận và gây ra các cuộc bạo động trên đường phố. Nhưng dù sao, lối chơi xuất sắc của Roberto cũng giúp cho anh có mặt trong đội hình quốc gia của ông Azeglio Vicini tham dự World Cup 90. Anh không được ông Vicini đưa vào đội hình chính thức nên đội tuyển Ý chỉ thắng 1-0 trong trận thứ nhất và thứ hai. Kết quả tệ hại này đã buộc ngài HLV phải thay đổi. Trong trận đấu cuối cùng của vòng đầu tiên, Baggio và Schillaci đã chơi thành cặp trong trận gặp Séc & Slovakia. Họ đã chơi rất ăn ý và thành công. Roby đã ghi được bàn thắng đẹp nhất giải.

...sau World Cup đầu tiên

Sau đó, Italy vào tới vòng bán kết và gặp Argentina. Trước khi trận đấu diễn ra, Vicini đã cho Baggio ngồi ghế dự bị khi trận đấu bắt đầu với lý do anh trông có vẻ mệt mỏi. Nhưng Roberto bác bỏ “Tôi mới 23 tuổi và tôi có thể ăn cả cỏ để được ra sân”. Nhưng không có kết quả gì, anh chỉ được chơi hiệp hai. 120 phút trôi qua và kết quả vẫn chưa được phân định, và tới lượt đá penalty. Baggio may mắn ghi được 1 bàn. Nhưng trận đấu thuộc về thủ môn Argentina, họ loại Italy và đội chủ nhà chỉ xếp ở vị trí thứ 3.

Quên đi những kỉ niệm buồn tại World Cup, Baggio đã có một khởi đầu tốt tại Juventus, anh ghi 14 bàn trong 33 trận. Ngày 2 tháng 12, vợ anh sinh đứa con đầu lòng Valentina. Trong mùa giải tiếp theo, anh chơi 32 trận ở Serie A và ghi 18 bàn.

Mùa giải 92-93 là mùa giải tốt nhất của Baggio ở Juventus, anh đưa bóng vào lưới 21 lần trong 27 trận ở mùa này. Baggio đồng thời dẫn Juventus chơi ở Cup UEFA, anh có mặt trong 9 trận và ghi 6 bàn, Juventus đã vô địch, đây là danh hiệu đầu tiên mà Roberto đạt được. Trong mùa giải sau, Baggio ghi bàn thắng thứ 100 của mình tại giải Serie A vào lưới Genoa. Vào tháng 12, anh được cả thế giới nhận ra và trở thành cầu thủ của châu Âu và thế giới. Baggio ghi 17 bàn trong trong 32 trận của mùa giải này. Tháng 5 năm 1994, một thời gian ngắn trước kì World Cup, vợ anh sinh đứa con thứ 2, Mattia.

Tại World Cup 94, chiếc đuôi ngựa của Roberto và những bàn thắng tuyệt vời của anh đã mang lại cho anh sự ủng hộ nhiệt tình từ phía người hâm mộ. Vào tới trận chung kết quả là một tin tốt, nhưng Baggio đã bị đau cơ đùi trong suốt trận bán kết và điều này thật nghiêm trọng, bác sĩ không cho phép anh chơi trận chung kết. Nhưng anh không muốn làm những cổ động viên của mình thất vọng, Roberto bỏ qua chấn thương, và lại tiếp tục vào sân. Tuy nhiên chân thương cơ đùi khiến cho anh chơi giảm sút, anh không thể ghi bàn. Và điều đáng tiêc nhất là ở lượt đá penalty, Baggio bỏ lỡ cú sút quan trọng nhất, và chiếc cup vô địch thuộc về Brazil. Từ đó, mối quan hệ giữa anh và Sacchi trờ nên tồi tệ dần.

Chấn thương từ kì World Cup khiến Baggio chỉ chơi được 17 trận và ghi 8 bàn ở Serie A. Mặc dù Juventus đọat cả hai cup Serie A và Coppa Italia, nhưng cả đội lại hướng về Del Piero. Và họ nói rằng nếu Baggio đồng ý giảm 1/3 mức lương thì anh có thể tiếp tục ở lại. Nhưng tất nhiên Roby không ngốc nghếch như thế, anh đã chọn ra đi, đến với AC Mialn hoặc Inter Mian. Cuối cùng, ngày 6 tháng 7, anh đã đến với đội quân đỏ đen AC Milan.

những bước thăng trầm tại Milan...

Tuy nhiên đó không phải là quyết định hay, anh chỉ ngồi dự bị và thậm chí không lọt được vào tầm mắt ông Capello. Anh chơi 28 trận và chỉ ghi 7 bàn. Và kết quả tất yếu, Roby góp rất ít cho chiến thắng của đội. Bắt đầu mùa giải sau, Baggio có vài tia hy vọng, HLC Capello rời đội và Taberez thay thế. Nhưng trong khi mọi người tưởng rằng anh có thể đi lên một lần nữa thì những biểu hiện nghèo nàn của Milan chỉ có thể cho anh vị trí bắt đầu. Cho tới tận cuối mùa giải, mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi Sacchi trở về Milan. Đối đầu với nhau hàng ngày, không còn cơ hội để ở lại. Cuối cùng, để chứng minh mình là một cầu thủ xuất sắc, Roberto chuyển tới một CLB cỡ trung, Bologna vào ngày 18 tháng 7 năm 1997. Không còn cái đuôi ngựa, Baggio đã chứng minh việc anh chuyển tới Bologna là hoàn toàn đúng đắn. Anh trở lại với phong độ của mình cùng với sự giúp đỡ của đồng đội, như cầu thủ Thụy Điển Kennet Andersson, cầu thủ Nga Igor Kolyvanov, cầu thủ Italy Fontolan, và hậu vệ Paramatti, v..v.. Baggio kết thúc mùa giải với 22 bàn thắng, chỉ kém cầu thủ Đức Bierhoff 5 bàn, và kém cầu thủ người Brazil Ronaldo 3 bàn. Inter sau đó có mời Roby chơi cho họ. Và anh quyết định trở lại sân San Siro sau kì World Cup 98.

Sự quá coi trọng Del Piero của HLV Cesare Maldini là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của đội tuyển Ý tại World Cup diễn ra ở Pháp. Cầu thủ số 18 đã chơi tốt tại Pháp, với 2 bàn thắng. Tuy nhiên đến vòng thứ ba, khi Italy gặp đội chủ nhà, mặc dù Baggio đã ghi bàn trong loạt đá luân lưu đầu tiên, đội Ý một lần nữa thất bại.

Sau một mùa giải tốt đẹp ở Bologna và với World Cup 98, nhiều người cho rằng Baggio sẽ tiếp tục phong độ đó ở Inter, vì anh có Ronaldo làm đồng đội của mình. Tuy nhiên, như mọi người đều thấy, mùa giải đầu tiên của Roby chơi cho Inter không thực sự tốt. Khởi đầu mùa giải không tốt, họ đã thua 4 trận ở giải Serie A trước khi Baggio trở về, anh đã ghi 2 bàn vào lưới Real Maldrid khi đội này tới San Siro. Kể từ đó, các cổ động viên của Inter hy vọng họ sẽ có một mùa giải khá hơn, nhưng…

Các chấn thương của Baggio, Ronaldo, Zamorano và Ventola đã làm sụp đổ hoàn toàn tuyến trên của Inter, cùng với hàng phòng thủ yếu kém tuyến dưới, họ kết thúc mùa giải mà không có một danh hiệu nào. Họ kết thúc giải đấu trong nước ở vị trí thứ 8, bị loại khỏi cup Italia bởi Parma, mà quan trọng nhất, họ thua Manchester United ở giải Champions League, đội bóng sau đó đã lần lượt hạ Juventus và Bayern Munich để dành cup vô địch.

... và Inter Milan

Mùa giải 1999-2000 khởi đầu với hàng loạt sự kiện, Vieri về đầu quân cho Inter với mục đích thành một cặp ăn ý với Baggio. Nhưng thật kém may mắn, HLV là người đã bỏ qua Roby khi anh còn ở Juventus – ông Lippi. Khi ông này nói rằng Baggio là một phần trong kế hoạch của ông ở Inter, mọi người đều cảm thấy hài lòng. Nhưng không lâu sau đó, họ nhận ra rằng kế hoạch của vị HLV này là loại Roby ra khỏi đội hình một. Bị hạn chế xuất hiện trên sân cỏ, nhưng anh giảm sút phong độ, tuy thế đã không còn có mặt trong đội tuyển quốc gia tham dự EURO 2000, nơi đội Ý thua Pháp trong trận chung kết. Nhìn lại, mùa giải này có thể là tồi tệ, nhưng Roby đã chơi rất tốt trong trận cuối cùng cho Inter Milan. Sau đó, anh chính thức kết thúc với Inter vào ngày 30 tháng 6.

Sau bốn tháng suy nghĩ, tháng 9 năm 2000, Baggio cuối cùng cũng đưa ra quyết định chơi cho CLB mới lên hang Brescia, bởi anh có thể chơi bóng nhiều hơn so với việc ra nhập các đội bóng lớn, và cũng bởi nó gần nhà anh tại Vicenza. Sau hai trận gặp Juventus, có thể nói rằng quyết định đến với Brescia không tồi, và trên thực tế anh đã làm nên lịch sử với đội bóng chưa bao giờ trụ ở Serie A quá hai mùa giải.

Trong suốt 3 năm tại Brescia, đội trưởng Baggio đã dẫn dắt đội ba lần liên tiếp tới Serie A, và bản thân anh ghi 33 bàn trong 70 trận. Lý do chính giải thích cho sự thành công của anh tại mùa giải là sự thông cảm và tin tưởng của HLV Mazzone, chính vì vậy anh có cơ hội bộc lộ khả năng và sức mạnh của mình. Bên cạnh đó, Baggio có những đồng đội tốt, trong đó có cầu thủ Tây Ban Nha Guardiola, cầu thủ cánh Bachini, ngôi sao đang lên ở tuyến giữa Appiah, hậu vệ Petruzzi, Calori, Bonera, Martinez và thủ môn Sereni. Họ đã hợp tác rất tốt với Baggio, người có khả năng tận dụng và tập trung trong việc tổ chức tấn công.

dừng chân và tạm biệt câu chuyện cổ tích ở Brescia

Đó là Roberto Baggio…

Baggio tại USA 94 Mang trên mình danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu năm 1993, Baggio hăm hở cùng đội tuyển Ý đến nước Mỹ để bắt đầu cho một cuộc trường chinh mới tại World Cup. Nỗi đau năm 1990 vẫn còn đó, thôi thúc Baggio và các chàng trai “Thiên thanh” phải “rửa hận”.

Tuy vậy, Baggio không chơi tốt trong trận đấu đầu tiên: không bàn thắng, không thể hiện được nhiều và nhiều người bắt đầu hoài nghi về phong độ của Roby. Đó là sự thật, đội đứng thứ 3 tại World Cup 1990 đã thất bại trước Ireland với tỉ số 0-1. Ở trận đấu thứ 2, họ khôi phục lại niềm tin với chiến thắng 1 – 0 tối thiểu trước Na Uy. Thế nhưng, ngay sau đó người Ý bị Mexico cầm hoà với tỉ số 1 – 1. Baggio không có được phong độ tốt nhất và nếu không có được sự chênh lệch về bàn thắng thì cả đội đã phải cuốn gói về nước…Thật may cho Italia

Dẫu cho Italia vượt qua vòng đấu đầu tiên, nhưng với phong độ không tốt, vượt qua vòng hai thực sự là một thủ thách không nhỏ cho Baggio và các đồng đội. Khi họ gặp Nigeria – “Những chú đại bàn xanh châu phi", hầu hết những người hâm mộ trên thế giới đều "đặt cửa" cho đội bóng châu Phi. Nhưng Baggio và những người Italia đã khiến cho cả thế giới phải thất vọng.

Vượt qua Nigeria

Bị dẫn trước một bàn thắng, họ đã tưởng như bị đối thủ bỏ lại ở lại phía sau. Nhưng Baggio - người anh hùng, cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu, cầu thủ xuất sắc nhất thế giới đã cứu cả nước Ý bằng bàn thắng ở phút 88 của trận đấu. Trận đấu phải tiếp tục bằng hiệp phụ. Và ở phút thứ 102, đội tuyển Ý được hưởng quả phạt 11m. Baggio bước lên phía trước trong sự chờ đợi của cả nước Ý. Quả bóng từ chân Roby bay theo một quỹ đạo quá khó trước khi chạm khung gỗ rồi từ từ lăn vào lưới trong sự bất lực của thủ môn Nigeria. Italia đã chiến thắng nhờ vào đôi chân của Baggio. Vào lúc này, Baggio chính là cầu thủ xuất sắc nhất World Cup.

Lọt vào vòng 3, Italia phải đụng độ với Tây Ban Nha. Dino Baggio đưa người Ý vượt lên nhưng Tây Ban Nha đã gỡ hoà bằng một bàn thắng đầy may mắn. Khi trận đấu đang trôi nhanh về những phút cuối, không ít người đã nghĩ tới việc lần thứ 2 tại World Cup lần này, Ý lại phải thi đấu hiệp phụ. Nhưng… tất cả đã lầm. Italia không phải thi đấu hiệp phụ vì họ đang sở hữu Baggio trong đội hình.

Hai tuyển thủ Italia đã phá nát giấc mơ của những người Tây Ban Nha chính là Signori và Baggio. Signori chuyền một đường bóng cực đẹp cho Baggio và Roby đã không làm đồng đội phải thất vọng với một cú dứt điểm hạ gục thủ thành đối phuơng khi đồng hồ trên sân đã chỉ sang phút 88 của trận đấu. Italia đã có mặt ở bán kết.

Trận bán kết của người Ý hứa hẹn không dễ dàng khi đối thủ của họ là "những bông hoa hồng" Bulgaria. Đội bóng đã đánh bại Pháp để lọt vào World Cup, rồi chấm dứt giấc mơ của đương kim vô địch Đức ở tứ kết.

.. vượt qua Bulgaria

Italia - Bulgaria, đó là một trận đấu đầy căng thẳng. Nhưng với Baggio, Italia buộc đối phương phải lầm lũi vào lưới nhặt bóng hai lần trong vòng 4 phút. Sau đó Bulgaria gỡ lại được một bàn từ chấm phạt đền nhưng tất cả đã quá muộn. Kết quả cuối cùng là 2 - 1 nghiêng về Italia. Tuy chiến thắng, đội tuyển Ý đã phải trả giá một cái giá quá đắt - Baggio bị chấn thương ở chân - một chấn thương vô cùng nghiêm trọng…

Italia cuối cùng sau bao nhọc nhằn cũng đã lọt vào tới trận chung kết. Nhưng trong niềm vui vô bờ ấy, người Ý phải đón nhận một tin buồn. Chấn thương ở chân của Roberto Baggio đặc biệt nghiêm trọng và bác sĩ đã nói rằng anh không nên chơi trận cuối cùng. Tuy nhiên, Baggio khăng khăng anh phải vào sân, bởi vì nếu không có anh trong đội hình, các fan của đội tuyển Italia sẽ không thoả ước nguyện. Cuối cùng bác sĩ cũng phải đồng ý và Baggio ra sân cùng Italia thi đấu trận chung kết.

Baggio đã thi đấu với đôi chân đau đớn

Italia sẽ phải vượt qua Brazil nếu muốn giành chức vô địch World Cup lần thứ 4 trong lịch sử. Cả hai đôi bóng này đều đã chiến thắng trong 3 trận chung kết trước đó và nếu ai chiến thắng trong trận đấu này, người đó sẽ trở thành đội bóng đầu tiên trên thế giới vô địch giải đấu này 4 lần.

Trong trận đấu của lịch sử, Baggio chơi không tốt bởi thời tiết quá nóng tại Mỹ đã làm chấn thương chân của anh thêm trầm trọng. Tuy vậy, cũng như Ý, Brazil không thể ghi được bàn sau 90 phút rồi 120 phút thi đấu. Và lại một lần nữa, “những chàng trai thiên thanh” phải bước vào loạt sút luân lưu đầy may rủi. Những cổ động viên của Italia đã bắt đầu cảm thấy sự bất an đè nặng. Bóng ma của World Cup 1990 lại hiện về, Ý đã gục ngã trước người Argentina sau những quả 11 mét. Và giờ đây, lại là một đội bóng Nam Mỹ thách thức họ ở loạt “đấu súng” định mệnh.

Sau khi Baresi đá hỏng, đến lượt Massaro cũng không thành công. Sức ép đè nặng lên đôi chân của cầu thủ nào lãnh trách nhiệm thực hiện quả luân lưu thứ 5. Với đôi chân bỏng rát vì chấn thương, Baggio chính là người sẽ chốt lại lượt sút thứ 5 của đội tuyển Ý.

Baggio từ từ đặt quả bóng lên chấm vôi để thực hiện cú sút lớn nhất của cuộc đời. Anh lùi lại một chút rồi bắt đầu chậm rãi những bước chạy đà. Khi Baggio bắt đầu chạy, cả sân vận động như ngừng thở, tất cả im lặng đủ để nghe thấy nhịp đập của trái tim nhau. Một bầu không khí oi nồng, ngột ngạt phủ kín mặt sân. Ở Italia, người Ý cũng đang nín thở để theo dõi những bước chạy đà của Baggio trên vô tuyến… Baggio bắt đầu chạm chân vào trái bóng… quả bóng lao đi như một mũi tên nhưng thật thất vọng, khi trái bóng dừng lại, nó đã ở phía ngoài của khung thành.

Baggio đã thắng thủ môn nhưng không thắng được định mệnh

Baggio gục xuống, Italia đã thua, Baggio đã thua, tất cả dân tộc Ý đã thua. Brazil đã trở thành những nhà vô địch thế giới. Đội bóng “vàng – xanh” trở thành những người lần đầu tiên 4 lần đăng quang tại giải đấu danh giá nhất hành tinh. Oan nghiệt cho Italia, oan nghiệt cho Baggio, “tóc đuôi ngựa thần thánh” đã lại phải đầu hàng số phận ở những loạt luân lưu. Những người Italia thất trận đã trở về Ý ngay sau đó chỉ với vị trí thứ hai thế giới. Với cú sút định mệnh ấy, một chặng đường đầy chông gai đang chờ đón Baggio phía trước…

Vào thời gian trước World Cup, trong trái tim và suy nghĩ của Baggio chỉ có một điều duy nhất: “Phải đến cho được nước Pháp”. Anh muốn được tham dự World Cup thứ 3 trong cuộc đời với đội tuyển Italia thân yêu. Những người Ý có rất nhiều sự lựa chọn trên hàng công nhưng HLV Maldini vẫn nói với anh bằng tất cả lòng tin: “cậu được lựa chọn, cậu phải cùng đất nước đi đến trận đấu cuối cùng tại World Cup”. Một cuộc thống kê ý kiến của các fan trước đó cho thấy có tới 72% người Ý muốn Baggio khoác lên mình chiếc áo thiên thanh, nhưng chỉ có 20% trong số ấy tin rằng anh sẽ có mặt trong đội hình chính của nước Ý. Những người này đã chế nhạo rằng: chỗ của Baggio ở World Cup là trên băng ghế dự bị.

Khi Italia chơi trận đầu tiên với Chile, Baggio có mặt trong đội hình xuất phát do Del Piero chưa hoàn toàn bình phục chấn thương. Baggio chơi đủ 90 phút và anh đã chơi một trận đấu tuyệt vời. Trận mở màn của hai đội vừa mới bắt đầu được ít phút, đón một quả chuyền dài của đội trưởng Maldini, Baggio đã chuyền một đường bóng không thể đẹp hơn cho Vieri và Ý có được bàn thắng đầu tiên tại Pháp. Nhưng người Chile không phải tay vừa khi họ nhanh chóng san bằng rồi vượt lên với 2 bàn thắng của Salas. Những người Ý choáng váng khi đồng hồ dần chỉ về những phút cuối cùng của trận đấu và đến lúc này nhiều con mắt đã nhìn về Roby…

Baggio có bóng bên cánh phải, sát ngay vòng cấm địa, anh tạt vào trong nhưng đường bóng bị chặn lại bởi cánh tay của một hậu vệ Chile. Ý được hưởng một quả Penalty. Baggio bước lên, đường hoàng nhận lấy trách nhiệm và mang về một trận hoà quý giá cho đương kim Á quân thế giới.

Trận đấu thứ hai gặp Cameroon, Baggio vẫn có mặt ngay từ những phút đầu nhưng có vẻ như anh không được sung sức. Mặc dù không có được phong độ tốt nhất, Baggio vẫn ghi bàn sau cú đánh đầu của Di Biagio. Vào giữa hiệp hai, Maldini đưa Del Piero vào sân để thay thế vị trí của Baggio và Ý kết thúc trận đấu với thắng lợi 3 – 0 sau hai bàn thắng tiếp theo của Vieri.

Baggio trong trận đấu gặp Cameroon

Trận đấu cuối cùng tại vòng bảng của Italia là trận đụng độ với Áo, nếu người Ý chiến thắng, họ sẽ tránh được Brazil ở vòng kế tiếp. Nhưng bàn thắng mở tỉ số chỉ đến với Ý vào hiệp hai của trận đấu, do công của Vieri.

Vào giữa hiệp hai, Baggio vào sân thay cho Del Piero trong tiếng cổ vũ nồng nhiệt của những người có mặt trên sân. Một vài phút trước khi trận đấu kết thúc, anh phối hợp đẹp mắt với Inzaghi rồi ghi bàn. Mọi thứ đã quá muộn với Áo dù họ được hưởng một quả phạt đền chỉ sau bàn thắng của Baggio một phút. Italia lọt vào vòng hai với tư cách đội bóng đứng đầu bảng B.

Baggio vẫn đầy phong độ tại World Cup cuối cùng

Họ chỉ phải tiếp Na Uy, đội bóng xếp thứ hai sau Brazil tại bảng A. HLV Cesare Maldini bố trí đội hình với cặp tiền vệ trung tâm là Di Biagio và Moriero, trên hàng công là Vieri và Del Piero. Với đội hình đó, Baggio đành nhìn các đồng đội thi đấu từ băng ghế dự bị. Anh không ra sân một phút nào trong trận đấu mà cuối cùng Ý đã thắng 1 – 0 bằng bàn thắng của tiền đạo gốc Australi, Christian Vieri để lọt vào vòng tứ kết.

Sau chiến thắng trước Na Uy, đối thủ của Italia là Pháp - đội bóng chủ nhà và là một ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch World Cup lần này. Trong những buổi tập luyện trước trận đấu này, đội Ý đã tập sút Penalty rất nhiều. Casare Maldini tiếp tục để Vieri và Del Piero chơi trên hàng công. Nhưng thực tế là thời gian này, Del Piero không chơi tại vị trí này ở Juventus và cũng không có sự phối hợp tốt với Vieri trong hiệp thi đấu thứ nhất gặp đội Pháp. Roberto Baggio - người anh hùng của nước Ý vẫn bị “giam” trên băng ghế dự bị đã bắt đầu khởi động. Anh được tung vào sân và Ý bắt đầu có một vài tình huống kiểm soát lại thế trận.

Tuy nhiên không có đội nào ghi được bàn thắng sau 90 phút thi đấu. Ở hiệp phụ thứ nhất, Baggio có cú vô lê cận khung thành sau đường chuyền của đồng đội nhưng đường bóng đi cách khung thành chừng 20 cm chỉ đủ làm khán giả thót tim chứ chưa đủ trở thành “bàn thắng vàng” để hạ gục Pháp. Cuối cùng, như những người Italia đã từng lo sợ, Ý lại phải bước vào loạt sút luân lưu mới có thể phân định thắng thua với Pháp. Sau cú sút chính xác của Zidane, Baggio nhặt lấy quả bóng rồi từ từ tiến về phía trước khung thành Bathez. Anh như muốn xoá sạch những ký ức buồn tại Mỹ 4 năm trước đó bằng một cú sút luân lưu thành công trong trận đấu này. Và Baggio đạt được ước nguyện khi anh đem về bàn thắng đầu tiên cho Ý sau lượt sút đầu tiên. Lượt thứ hai cả hai đội cùng sút thành công. Lượt thứ 3 rồi thứ 4 cũng không có vấn đề gì. Pháp sút tung lưới Ý ở quả sút cuối cùng và lúc này mọi sức ép dồn lên đôi chân của Di Biagio - người thực hiện quả sút cuối cùng cho Ý. Anh dồn lực vào quả bóng sau một bước chạy đà nhưng… “bang”, bóng trùng xà ngang rồi bật ra. Người Ý lại thua sau loạt sút luân lưu – đó cũng là lần thứ 3 liên tiếp những quả luân lưu đã cướp đi giấc mơ World Cup của họ. Vào lúc này ở thành Rome, trên quảng trường La Mã cổ đại, không có một điệu nhạc nào vang lên để che lấp đi những âm thanh chiến thắng ồn ã của người Pháp. Sau trận đấu Baggio đã buồn bã nói rằng, anh không thích sử dụng những quả Penalty để phân định chiến thắng, anh muốn tất cả được giải quyết trong 90 hoặc 120 phút của trận đấu. Có lẽ, những quả Penalty chính là thứ ám ảnh nhất của cuộc đời “thiên thần tóc đuôi ngựa”. Bởi vì chúng, chưa một lần Baggio được nhìn thấy ánh vàng của chiếc cúp vô địch thế giới.

UNA PORTA NEL CIELO - TRÊN BẦU TRỜI XANH CÓ MỘT KHUNG THÀNH

 

World Cup 1990 tổ chức tại Italia và là đầu tiên Baggio được tham dự trong màu áo đội tuyển quốc gia.

Mặc dù nhận được nhiều sự kỳ vọng nhưng trong hai trận đấu đầu tiên (thắng Áo và Mỹ cùng với tỷ số 1-0), Baggio chỉ ngồi trên ghế dự bị. Ngay sau đó, HLV Azeglio Vicini đã có sự thay đổi cần thiết là tung anh vào sân để tăng thêm sức mạnh cho hàng công. Đội quân thiên thanh chơi với hai mũi nhọn Schillaci và Baggio ở trận đấu thứ ba gặp Tiệp Khắc (nay là Cộng hoà Séc và Xlôvakiva) và giành thắng lợi 2-0, Baggio có được bàn thắng đầu tiên tại World Cup.

Italia lọt vào vòng hai gặp Uruguay - đội bóng đã vô địch World Cup lần đầu tiên năm 1930. Đội quân áo thiên thanh dễ dàng đánh bại nhà cựu vô địch để có mặt tại vòng 3, gặp Ireland và thắng 1-0.

Ở vòng bán kết, Italia phải vượt qua đội bóng cực mạnh đến từ Nam Mỹ - Argentina - đương kim vô địch World Cup năm 1986 với Maradona trong đội hình. Italia khởi đầu suôn sẻ và vượt lên dẫn trước nhưng tai hoạ bắt đầu giáng xuống đội chủ nhà khi đối phương có bàn gỡ hoà từ cú lao người nhanh như chớp của “mũi tên vàng” Caniggia.

Sau 120 phút, vẫn không có thêm bàn thắng và số phận của cả hai đội được định đoạt bằng những loạt “đấu súng” trên chấm 11m. Dẫu cho Baggio phải miễn cưỡng sút một quả penalty và ghi bàn nhưng Italia đã gục ngã trước đội quân “thánh chiến” đến từ xứ sở điệu Tango.

Mang trên mình danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và xuất sắc nhất châu Âu năm 1993, Baggio hăm hở cùng Italia đến Mỹ để bắt đầu cho một cuộc trường chinh mới tại World Cup 1994.

Dẫu Italia vượt qua vòng đấu đầu tiên, nhưng với phong độ không tốt, vượt qua vòng hai thực sự là thử thách không nhỏ cho Baggio và đồng đội. Khi họ gặp Nigeria, hầu hết những người hâm mộ trên thế giới đều “đặt cửa” cho đội bóng châu Phi.

Bị dẫn trước một bàn, họ đã tưởng như bị đối thủ bỏ lại ở lại phía sau. Nhưng Baggio đã “cứu” Italia bằng bàn thắng ở phút 88. Phút thứ 102, Italia được hưởng quả phạt 11m và Baggio đã thực hiện thành công.

Lọt vào vòng 3, Italia gặp Tây Ban Nha. Baggio đưa Italia vượt lên nhưng Tây Ban Nha đã gỡ hoà bằng một bàn thắng đầy may mắn. Khi trận đấu đang trôi nhanh về những phút cuối. Signori chuyền một đường bóng cực đẹp cho Baggio và anh đã hạ gục thủ thành đối phương.

Trận bán kết hứa hẹn không dễ dàng khi đối thủ của họ là “những bông hoa hồng” Bulgaria - đội bóng đã đánh bại Pháp để lọt vào World Cup, và chấm dứt giấc mơ của đương kim vô địch Đức ở tứ kết. Italia thắng 2-1 nhưng phải trả giá quá đắt - Baggio bị chấn thương ở chân.

Italia phải vượt qua Brazil nếu muốn giành chức vô địch World Cup lần thứ 4. Trong trận đấu này, Baggio chơi không tốt bởi thời tiết quá nóng, làm chấn thương của anh thêm trầm trọng. Tuy vậy, cũng như Italia, Brazil không thể ghi được bàn sau 90 phút rồi 120 phút thi đấu. Và một lần nữa, những chàng trai thiên thanh phải bước vào loạt sút luân lưu đầy may rủi. Italia đã gục ngã trước người Argentina sau những quả 11m. Baresi đá hỏng, đến lượt Massaro cũng không thành công, còn Baggio thì đá ra ngoài...

Trước World Cup 1998, trong trái tim và suy nghĩ của Baggio chỉ có một điều duy nhất: “Phải đến nước Pháp”.Khi Italia chơi trận đầu tiên với Chile, Baggio có mặt trong đội hình xuất phát do Del Piero chưa hoàn toàn bình phục chấn thương. Trận mở màn hai đội hoà 2-2, Baggio đã ghi bàn ở những phút cuối cùng.

Trận đấu thứ hai gặp Cameroon, mặc dù không có được phong độ tốt nhất, Baggio vẫn ghi bàn bằng pha đánh đầu, giúp Italia thắng 3 - 0.

Trận đấu cuối cùng tại vòng bảng, Italia gặp Áo. Giữa hiệp hai, Baggio vào sân thay cho Del Piero. Vài phút trước khi trận đấu kết thúc, anh phối hợp đẹp mắt với Inzaghi rồi ghi bàn. Mọi thứ đã quá muộn với Áo dù họ được hưởng một quả phạt đền chỉ sau bàn thắng của Baggio một phút. Italia lọt vào vòng hai với tư cách đội bóng đứng đầu bảng B.

Italia gặp Na Uy, đội bóng xếp thứ hai sau Brazil tại bảng A. Huấn luyện viên Cesare Maldini bố trí đội hình với cặp tiền vệ trung tâm là Di Biagio và Moriero, trên hàng công là Vieri và Del Piero. Với đội hình đó, Baggio đành nhìn đồng đội thi đấu từ băng ghế dự bị. Anh không ra sân một phút nào; Italia đã thắng 1-0 và lọt vào vòng tứ kết.

Sau chiến thắng trước Na Uy, đối thủ của Italia là Pháp. Casare Maldini tiếp tục để Vieri và Del Piero chơi trên hàng công. Nhưng thời gian này, Del Piero không chơi tại vị trí này ở Juventus và cũng không có sự phối hợp tốt với Vieri trong hiệp thi đấu thứ nhất. Roberto Baggio - người anh hùng của Italia vẫn bị giam trên băng ghế dự bị đã bắt đầu khởi động. Anh được tung vào sân và Italia bắt đầu có một vài tình huống kiểm soát lại thế trận.

Tuy nhiên, không có đội nào ghi được bàn thắng sau 90 phút, rồi 120 phút thi đấu. Hai đội phải bước vào loạt sút luân lưu để phân định thắng thua. Sau cú sút chính xác của Zidane, Baggio nhặt lấy quả bóng rồi từ từ tiến về phía trước khung thành Bathez. Anh đã xoá sạch những ký ức buồn tại Mỹ 4 năm trước bằng một cú sút luân lưu thành công trong trận đấu này. Nhưng Italia lại thua sau loạt sút luân lưu, đó cũng là lần thứ 3 liên tiếp những quả luân lưu đã cướp đi giấc mơ vô địch World Cup của họ.

Năm 2002 Trapattoni đem đoàn quân màu Thiên Thanh đến Nhật Bản và Hàn Quốc và trong danh sách 23 tuyển thủ không có cái tên “Roberto Baggio” bất chấp một sức ép kinh khủng trên toàn đất nước Italia yêu cầu anh phải được có mặt trong đội tuyển. Và lúc đó phong độ của anh ở CLB còn rất tốt, khát khao được gia nhập đôi tuyển vẫn còn cháy bỏng trong anh. Nhưng Trap đã từ chối.

 

Nhà thơ Baggio

Baggio đã có một sự nghiệp lẫy lừng, được tôn vinh và yêu mến ở khắp thế giới, nhưng bản thân anh không thấy hạnh phúc đến thế. Là tên tuổi lớn duy nhất từng chơi cho cả 3 đội bóng lớn nhất Italy (Juve, Milan, Inter), nhưng sau Juventus, anh không sống được ở một CLB lớn nào nữa, mà chỉ tỏa sáng ở những đội bóng nhỏ, như Bologna, Brescia. Không ai ở Italy quên được câu nói của Tabarez, HLV Milan, khi đẩy anh sang Bologna: “Trong bóng đá hiện đại làm gì có chỗ cho các nhà thơ”. Ấy vậy mà "nhà thơ" Baggio đã ghi 205 bàn ở Serie A. Cũng không ai không nhớ đến Baggio, dù anh với 56 trận cho đội tuyển Italy, thậm chí còn chơi ít hơn 4 trận so với người cùng họ với mình, Dino Baggio, một tiền vệ phòng ngự có lối chơi chặt chém và dũng cảm hơn là lãng mạn.

Nền bóng đá nào cũng cần những Baggio, cần rất nhiều Dino và một số ít Roberto. Roberto Baggio gặp rất nhiều trắc trở chính bởi anh quá lãng mạn. Ông chủ Juve, Agnelli còn gọi anh là "con thỏ ướt át" (coniglio bagnato). Nhưng chính vì thế, các tifosi càng yêu anh, nhớ anh nhiều. Vì họ hiểu "cuộc sống luôn cần bánh mì để ăn cho no bụng, nhưng sẽ ngon hơn nhiều nếu phết thêm vào đó một lát mứt ngọt ngào…"

Thánh Johan Cruyff từng nhận xét về Baggio: "Baggio là một pháp sư. Một trong những thi sĩ cuối cùng còn lang thang trên sân cỏ. Anh là sự phản bác hay nhất cho những ai nghĩ rằng nước Ý chỉ sinh ra những hậu vệ vĩ đại. Baggio chính là cầu thủ phóng túng nhất Thế giới". Lời ngợi ca của Thánh Cruyff đã đủ để nói lên vẻ đẹp tài hoa trong đôi chân thi sĩ của Roby.

Thật vậy, anh là một trong số ít những cầu thủ có khả năng tạo nên sự khác biệt và những điều kì lạ trong một trận đấu. Phong cách của anh, lối chơi mà anh thể hiện, rất khó để tả thành lời. Nó đầy sáng tạo, nhiều đam mê và cũng thật truyền cảm. Theo dõi một trận đấu có Baggio như đang xem một bức tranh động vậy, mềm mại và vẫn đầy ắp lửa nhiệt huyết. Anh như khơi dậy lên trong tâm hồn mọi người một vẻ đẹp thực thụ và vẹn nguyên nhất của bóng đá.

5/2004 Giã từ sân cỏ

"Đây là một khoảnh khắc xúc động và tuyệt vời". Huyền thoại bóng đá Italy Roberto Baggio đã nghẹn ngào nói giữa tiếng vỗ tay của các cầu thủ hai đội Brescia, AC Milan và hơn 80.000 tifosi (người hâm mộ) trong sân vận đông San Siro. Cuộc so tài giữa hai CLB ở vòng 34 giải Serie A hôm 16/5 chính là trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp của "Tóc đuôi ngựa thần kỳ" này.

Sân vận động San Siro hôm đó tràn ngập biểu ngữ như "Baggio, một huyền thoại, một thực tế", "Trong 20 năm qua, anh là thần tượng của cả thế giới". Những tiếng gọi "Baggio, chúng tôi yêu anh" vang lên cả một góc trời… "Hôm nay, lại một lần nữa tôi hiểu rằng sự nghiệp cầu thủ 21 năm qua của tôi không bao giờ vắng bóng các cổ động viên. Họ thực sự là những người bạn đồng hành trung thành", Baggio xúc động phát biểu khi đôi mắt đã đỏ hoe... Tháng trước, anh cũng đã chính thức nói lời chia tay đội tuyển quốc gia sau trận giao hữu hòa 1-1 với Tây Ban Nha tại Genoa.

Trong trận đấu cuối cùng của mình, Baggio không ghi được bàn thắng nào nhưng đã để lại dấu ấn đậm với đường chuyền thông minh góp phần vào bàn thắng của đồng đội Matuzalem. Và dù cuối cùng, Brescia chịu thua 2-4 trước tân vô địch AC Milan, nhưng trận đấu vẫn là một kỷ niệm không thể nào quên với Baggio. Hơn nữa, bàn thắng thứ 45 cho Brescia tại Serie A (bàn thắng thứ 205 trong 452 trận ở Serie A) trên sân Rigamonti vừa qua đã đưa anh vào lịch sử CLB với tư cách cầu thủ ghi nhiều bàn nhất cho đội bóng ở giải vô địch quốc gia.

Roby bây giờ

Sau khi giã từ bóng đá anh trở thành một ông bố và một người chồng gương mẫu. Công việc chính của anh là: dẫn vợ đi siêu thị, đưa con đi học, chăm sóc cây cỏ và nghiên cứu đạo Phật…Đồng thời thỉnh thoảng đi đến các nước chậm phát triển, vì anh là Đại sứ của FAO.

Tuy nhiên, nỗi ám ảnh lớn nhất của Baggio vẫn là cái chấm phạt đền oan nghiệt trên đất Mỹ cách đây 13 năm, nơi Italia gục ngã trước Brazil sau quả penalty vô duyên của người được kỳ vọng và yêu quý nhất lúc đó, Roberto Baggio. “Nếu có một điều tôi muốn xóa sạch dấu vết khỏi cuộc đời mình thì đó chính là quả penalty ở Pasadena năm 1994”. Nhưng anh cũng nói thêm: "Tuy nhiên, đằng sau tất cả, điều mà tôi đạt được chính là ngày hôm nay. Tôi đã kết thúc sự nghiệp trong niềm vui khôn tả. Có nhiều lúc tôi cảm thấy rất khó khăn nhưng rồi, đó thực sự là những kỷ niệm đẹp của cuộc đời"

 

László Kubala -Cầu thủ xuất sắc nhất TK 20 của Barca !

Đã từ rất lâu tôi trăn trở và muốn viết về ông vì phần lớn nhiều người viết chưa đầy đủ . Mod check lại nếu thấy không có gì sai sót thì có thể chuyển vào phòng truyền thống.

László Kubala Steczcòn được gọi là Kubala Stécz László, hoặc Ladislav "Laci" Kubala . Ngày ra đời của một thiên tài bóng đá :10 tháng 6 năm 1927

Ông đã từng chơi cho ba đội tuyển quốc gia khác nhau : Tiệp Khắc, Hungary và Tây Ban Nha, cũng như Đội tuyển những ngôi sao của Châu Âu và ĐT Catalan.

Trong suốt những năm 1950 ông là một ngôi sao hàng đầu , là thủ lĩnh của FC Barcelona thành công vang dội . Trong suốt sự nghiệp của mình chơi cho các câu lạc bộ ông đã ghi 274 bàn trong 345 trận . Năm 1999, trong lễ kỷ niệm 100 năm của câu lạc bộ, đã có 1 cuộc thăm dò , kết quả là : Ông được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử CLB .

Khi giải nghệ sự nhiệp cầu thủ, ông bắt đầu một sự nghiệp làm huấn luyện viên. Ông đã 2 lần là huấn luyện viên của FC Barcelona , ông cũng dẫn dắt cả hai đội : ĐTQG Tây Ban Nha và Olympic Tây Ban Nha

1. Thời thơ ấu và trai trẻ 

Kubala được sinh ra ở Budapest - Thủ đô Hungary . Mẹ ông là người Tiệp Khắc gốc Hungary làm công nhân trong 1 nhà máy , trong đó cha ông là người Tiệp Khắc gốc Ba Lan - một thợ nề , cả hai đến từ Bratislava ( Tiệp Khắc cũ ) .

Ông bắt đầu sự nghiệp của mình như là một cầu thủ tập sự với Ganz TE, 1 CLB hạng 3 ở Hungary. 

Ở tuổi 11, ông đã thường xuyên chơi trong đội với những cầu thủ lớn hơn ông từ 3-5 tuổi. Năm 18 tuổi, ông đã ký hợp đồng chơi cho Ferencváros TC nơi có một đồng đội nổi danh khác là Sándor Kocsis. Năm 1946 ông chuyển đến Tiệp Khắc để tránh nghĩa vụ quân sự gia nhập CLB SK Slovan Bratislava. Năm 1947 Kubala kết hôn với Anna Viola Daučík - con gái của huấn luyện viên SK : Ferdinand Daučík. Năm 1948 ông trở về Hungary, một lần nữa để tránh phải gia nhập quân đôi và tham gia CLB Vasas SC. 

2. Những tháng ngày tị nạn

Tháng giêng năm 1949 Hungary đã trở thành một nước cộng sản, Kubala đã rời khỏi khỏi đất nước trong một xe tải. Ban đầu, ông đã tới Đại Sứ Quán Mỹ tại Áo và sau đó chuyển sang Italia. Tại đó ông thi đấu một thời gian ngắn cho Pro Patria. Trong tháng 5 năm 1949, ông cũng đã đồng ý chơi cho Torino , trong trận đấu gặp lại SL Benfica rất may mắn ông ra muộn lỡ chuyến bay khi con trai ông bị bệnh. Trên đường trở về từ Lisbon máy bay chở đội bóng Torino đã rơi vào những ngọn đồi ở Superga, 31 người trên máy bay tử nạn. 

Trong khi đó, Liên đoàn bóng đá Hungary buộc tội ông đã vi phạm hợp đồng, rời khỏi đất nước mà không được phép và không làm nghĩa vụ quân sự. FIFA hậu thuẫn cho họ và áp đặt lệnh cầm thi đấu quốc tế trong một năm . Trong tháng 1 năm 1950 Kubala cùng với Ferdinand Daučík là huấn luyện viên thành lập đội tuyển Hungary. ĐT này được tạo ra từ những người tị nạn trốn tù cộng đồng Đông Âu. Trong mùa hè năm 1950 đội đến Tây Ban Nha để chơi một loạt các giao hữu với với các ngôi sao Madrid, ĐT Tây Ban Nha và RCD Espanyol. 

Trong những trận đấu này Kubala đã được phát hiện tài năng bởi cả Real Madrid và Josep Samitier chuyên gia săn lùng tài năng của Barcelona. Kubala đã được đề nghị ký một hợp đồng với Real nhưng bị thuyết phục bởi Samitier để gia nhập Barcelona. Samitier đã sử dụng các mối quan hệ của mình trong chế độ Franco để giúp thu xếp vụ chuyển nhượng này . Trong giữa Chiến tranh Lạnh, Kubala đã đào thoát sang phương Tây và được sử dụng để tuyên truyền của chế độ Franco , thực hiện một bộ phim : Tìm kiếm ngôi sao cho hòa bình trong đó có Kubala và Samitier diễn xuất .

3. Sự nghiệp huy hoàng trong mầu áo FC Barcelona

Kubala ký hợp đồng chơi cho Barcelona vào ngày 15 Tháng Sáu 1950 và là một phần của thỏa thuận cho phép Daučík Ferdinand trở thành huấn luyện viên Barcelona.

Do lệnh cấm thi đấu của Fifa nên Kubala đã không thể tham gia mùa giải La Liga đầu tiên của mình cho đến năm 1951. Tuy nhiên ông được phép để chơi hữu và trong hai trận liên tiếp gặp Frankfurter SV, Barcelona thắng 4-1 và 10-4, ông lập tức tỏa sáng ghi được 6 bàn và kiến tạo 5 đường chuyền. Ông cũng chơi tại Copa del Generalísimo và giúp các câu lạc bộ giành được cúp năm 1951.

Mùa giải La Liga đầu tiên của mình 1951-1952, Kubala ghi được 26 bàn trong 19 trận đấu. Ấn tượng nhất là 7 bàn thắng trong trận thắng 9-0 trước Sporting de Gijón, 5 bàn thắng vào lưới Celta de Vigo và hat-trick trước Sevilla và Racing de Santander. Ông cũng ghi bàn trong trận chung kết Copa del Generalísimo , Barcelona đánh bại Valencia 4-2. Mùa giải này Barca thành công rực rõ . Huấn luyện viên Daucik và Kubala cùng với những danh thủ khác như Emilio Aldecoa, Velasco, Joan Segarra và Ramallets đã truyền cảm hứng cho đội bóng để giành chiến thắng liên hoàn : La Liga, Copa del Generalísimo, Latin Cup và Copa Eva Duarte. Không rõ vì lý do gì mà Kubala bỏ lỡ mùa giải 1952-1953 và đe dọa sẽ kết thúc sự nghiệp cầu thủ . Tuy nhiên ông đã hồi phục thần kỳ và quay trở lại để giúp Barcelona vô địch cả La Liga và Copa del Generalísimo. Ông lại ghi bàn trong trận chung kết Copa del Generalísimo giành chiến thắng 2-1 trước Athletic Bilbao.

Năm 1958 Kubala thuyết phục hai người đồng hương Hungary tị nạn : Sándor Kocsis , Zoltán Czibor tham gia với mình ở Barcelona .Cùng với huyền thoại Luis Suárez và Evaristo, họ tạo thành hạt nhân của đội bóng chiến thắng bằng một cú double : La Liga / Copa del Generalísimo vào năm 1959 và một La Liga / Fairs Cup năm 1960. Tuy nhiên Kubala không được HLV Helenio Herrera yêu thích và mất chỗ đứng của mình trong CLB. Kết quả là ông đã bỏ lỡ cúp châu Âu 1960 , trận bán kết lượt về với Real Madrid CF , Barcelona đã thua với tổng tỷ số 6-2 . Kết quả đã thấy Herrera bị sa thảih và Kubala trở lại đội hình chính thức. Tại Cup C1 châu Âu năm 1961 , Barcelona đã trở thành câu lạc bộ đầu tiên đánh bại được Real Madrid . Lấy cảm hứng từ Kubala họ giành được chiến thắng 4-3 chung cuộc và lọt vào chung kết thua Benfica 3-2.

Kubala đã kết thúc sự nghiệp cầu thủ lẫy lừng vào năm 1961 và bước đầu đã trở thành một huấn luyện viên đội trẻ ở Barcelona trước khi trở thành huấn luyện viên của CLB cho mùa bóng 1962-1963. Nhưng sau khi bị mất Cúp Hội chợ vào tay Red Star Belgrade ông đã bị cách chức.

4. Sự nghiệp quốc tế

Kubala chơi cho ba đội quốc tế khác nhau - Tiệp Khắc, Hungary và Tây Ban Nha. Trong khi chơi cho SK Slovan Bratislava, ông khoác áo 6 lần và ghi được 4 bàn cho Tiệp Khắc những năm 1946 và 1947. Sau khi trở về Budapest năm 1948, ông chơi 3 trận cho Hungary nhưng không ghi được bàn thắng nào . Sau khi được nhập quốc tịch Tây Ban Nha ông đã chơi 19 trân và ghi được 11 bàn thắng cho ĐTQG Tây Ban Nha ( 1953 và 1961 ).

Điểm nổi bật nhất trong sự nghiệp quốc tế của ông đã được một hat-trick cho Tây Ban Nha chiến thắng trước Thổ Nhĩ Kỳ 3-0 , tháng 11 năm 1957 Mặc dù đang chơi cho ba nước khác nhau, Kubala chưa bao giờ được chơi 1 trận chung kết của một giải quốc tế lớn. Ông có trong thành phần đội tuyển Tây Ban Nha dự Cúp bóng đá thế giới 1962 cùng với Alfredo Di Stéfano, đen đủi là ông lại bị chấn thương.

 

Kubala và kình địch Di Stefano

Cũng như việc chơi cho ba đội quốc tế khác nhau, Kubala triệu tập cho Đội tuyển các ngôi sao Châu Âu và ĐT Ngôi sao của Catalan.

Ngày 21 tháng 10 năm 1953, Anh thành lập ĐT ngôi sao Châu Âu tại sân vận động Wembley để kỷ niệm 90 năm của FA và Kubala tỏa sáng ghi 2 bàn trong trận đấu có tỷ số là 4-4. Ông cũng đã chơi 4 trận và ghi 4 lần cho ĐT Catalan. Vào ngày 26 Tháng 1 1955 trong một trận gặp Bologna tại Les Corts ( sân cũ của Barcelona ) , ông chơi cùng kình địch Alfredo Di Stéfano trong ĐT Ngôi sao của Catalan thắng 6-2 với hai bàn thắng của Kubala và một từ Di Stéfano.

Trận đấu cuối cùng trong cuộc đời của ông trong ĐT Ngôi sao của Catalan ngày 04 tháng 3 năm 1993 tại Sân vận động Montjuïc để đấu với ĐT Ngôi sao quốc tế. Ông chỉ chơi 10 phút trong trận đấu ở tuổi 65.

5. Sự nghiệp HLV

Sau khi rời Barcelona, Kubala chấp nhận một hợp đồng như là một cầu thủ / huấn luyện viên với RCD Espanyol cùng hợp tác với Alfredo Di Stéfano. Trong thời gian của mình tại RCD Espanyol ông tặng La Liga đầu tiên cho con trai của mình - Branko. Năm 1966 ông gia nhập FC Zurich, một lần nữa là cầu thủ / huấn luyện viên, cuối cùng CLB của ông lọt vào CK và thua Celtic. Năm 1967 Kubala đã đi đến Canada làm HLV cho CLB Toronto Falcon , ông rất vui mừng khi đoàn tụ gia đình với Yanko Daucik và Branko con trai của ông.

Đến cuối năm 1968 ông đã quay trở lại La Liga, và sau một thời kỳ ngắn ngủi ở Cordoba CF, ông trở thành huấn luyện viên của ĐT Tây Ban Nha. Kubala đã kết thúc sự vắng mặt của TBN sau 12 năm khi ông đã dẫn dắt đội bóng đến World Cup 1978 nhưng ông không thể đưa ĐT vượt qua vòng bảng. Ông cũng dẫn dắt ĐT TBN tại Euro 80 và một lần nữa lại xách va li về nước sau vòng đấu bảng.

Năm 1980 ông trở về Barcelona làm HLV cho một thời kỳ ngắn ngủi thứ hai trước khi chuyển đến Saudi Arabia nơi ông ký hợp đồng với Al-Hilal. Sau đó ông còn làm HLV cho 3 CLB khác tại La Liga trong đó giúp CD Málaga vô địch Segunda División năm 1988.Thành tích ấn tượng nhất của ông là dẫn dắt ĐT Olympic Tây Ban Nha đoạt huy chương vàng bóng đá nam tại Thế vận hội năm 1992. Lân cuối cùng người ta nhìn thấy ông trên băng ghế chỉ đạo là huấn luyện ĐT Paraguay vào năm 1995 .

Kết lại :

Kubala là huyền thoại với vô số phẩm chất tuyệt vời , ông có một kỹ năng lừa bóng riêng biệt kết hợp cùng tốc độ kinh người . Kubala luôn giữ sự bình thản đáng ngạc nhiên trong mọi tình huống và tạo ra một thứ quyền năng tối thượng trong những đợt tấn công . Ngoài ra, ông còn là một trong những chuyên gia sút phạt vĩ đại nhất trong lịch sử , có thể vẽ những đường cong kỳ vĩ cùng trái bóng với tốc độ cao và cực kỳ chính xác !

Là 1 cule' mà không biết đến Kubala không khác gì một người Mỹ không biết đến Whashington , 1 người Pháp không biết đến Napoleon là ai hết cả !

Huyền thoại của những huyền thoại :Kubala đã mãi mãi ra đi vào ngày17 tháng 5 năm 2002 tại TP Barcelona- nơi đã chào đón một thiên tài và giữ lại ông vĩnh viễn .Chắc một điều ông đã vô cùng mãn nguyện với chính mình !

Hãy nhớ ngày này để tặng ông 1 bó hoa , chúng ta mãi mãi không bao giờ quên ông.

Kubala - một tượng đài bất tử !!!

Visca elCatalunya !!!

Rivaldo, cầu thủ có cái chân trái siêu hạng! 

Rivaldo, người có kỹ thuật tấn công vô cùng toàn diện: chuyền bóng thông minh; dẫn bóng thì khỏi nói, anh chính là 1 trong số ít người có thể đi bóng qua 3,4 người đanh vây quanh; đặc biệt kỹ năng dứt điểm vô cùng đa dạng và hoàn hảo, anh có thể sút bóng sống, xỉa bóng kỹ thuật, vole, đánh đầu và đặc biệt những cú ngả bàn đèn của anh thì đúng là vô đối (ai không tin hãy nhớ lại 2 trận đấu với MU năm 99). 

Rivaldo, một trong số hiếm những người có khả năng tự mình quyết định trận đấu, anh luôn ra sân với tinh thần quyết chiến tuyệt vời (dẫn chứng thuyết phục nhất lại là 2 trận đấu với MU năm 99 – chỉ 1 mình anh vực dậy tinh thần chiến đấu của Barca).

Rivaldo, cầu thủ mà kỹ năng “sút không cần lấy đà đã trở thành thương hiệu”.

Rivaldo – tinh hoa đẹp nhất của kỹ thuật bóng đá!!! Chỉ cần nghe đến tên anh là những người yêu bóng đá đẹp nói chung và các fan của Barca nói chung đã thấy “rạo rực” rồi.

Anh là Rivaldo Vítor Borba Ferreira, sinh ngày 19/4/1972 tại Paulista, Pernambuco – 1 trong 125 cầu thủ Brazil xuất sắc nhất mọi thời đại (do Pele chọn).

Anh là 1 trong số ít người đã từng giành được cả QBV thế giới và QBV châu Âu (năm 1999). Trong khoảng thời gian từ 1993 đến 2003 anh đã thi đấu 86 trận và ghi được 36 bàn cho Seleção. 

Từ quê nhà Brazil

Bắt đầu sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp từ khi mới 16 tuổi, Rivaldo gia nhập CLB que nhà Paulista, tại đây cậu bé đã được huấn luyện những kỹ năng cần thiết cho 1 sự nghiệp lẫy lừng tương lai. Liên tục những lần chuyển CLB sau đó, Santa Cruz năm 1991, Mogi Mirim EC năm 1992, Corinthians năm 1993, Palmeras năm 1994. Có lẽ chính sự phiêu du này đã giúp cho Rivaldo tích lũy được 1 nền tảng kỹ thuật hoàn hảo được đút rút từ mọi miền của đất nước Brazil – nơi mà ở đâu cũng full những bậc thầy kỹ thuật. Năm 1993, anh lần đầu tiên được gọi vào ĐTQG và đã ghi bàn thắng duy nhất trong trận giao hữu với Mexico. Khoảng thời gian từ 1994 đến 1996 cũng là giai đoạn Rivaldo bắt đầu tỏa sáng rực rỡ và được biết đến nhiều hơn. Anh đã góp công lớn giúp Palmeras giành chức vô địch bang năm 94; năm 93, 94 anh lien tiếp được tạp chí danh giá Placar Magazine trao tặng giải thưởng Bola de Prata dành cho cầu thủ xuất sắc nhất ở giữa sân. Anh được chọn cùng Olympic Brazil đi thi đấu tại Olympic năm 96 tại Atlanta, Mỹ dưới sự dẫn dắt của “cáo già” Mario Zagallo. Tuy đội Brazil chỉ giành được HCĐ nhưng riêng cá nhân Rivaldo đã tỏa sáng rực rỡ trong suốt cả giải đấu, anh đã ghi được 1 bàn thắng cực đẹp trong trận BK với Nigeria, báo hiệu 1 ngôi sao cực sáng trong tương lai đã xuất hiện!

Tiến sang châu Âu

Từ trước Olympic 96, FC Parma đã tuyên bố rằng đã ký hợp đồng với Rivaldo và đồng đội của anh tại Palmeras, Amaral. Tuy nhiên, “đánh hơi” thấy triển vọng của Rivaldo khi xem anh thi đấu tại Olympic, CLB Deportivo La Coruna đã nhanh chân hơn, và điểm đến tiếp theo của Rivaldo là đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp. Tuy chỉ chơi cho Deportivo 1 mùa, nhưng đó là 1 mùa giải tuyệt vời cho cả 2. Rivaldo đã lọt vào top 4 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất Liga năm đó với 21 bàn sau 41 trận, và Deportivo kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 3. Năm 1997, Rivaldo chuyển đến FC Barcelona, đem lại cho Deportivo số tiền 26 triệu đô. 

Vâng, và tại đây, thiên đường của bóng đá tấn công, anh đã có được thời kỳ đỉnh cao, hoàng kim nhất trong sự nghiệp của mình. Mùa giải 97/98, anh đứng thứ 2 trong danh sách Pichichi với 19 bàn sau 34 trận, góp công lớn giúp Barca giành cú đúp Liga và Copa del Rey. Tại World Cup 98, anh ghi được 3 bàn. Rivaldo không có mặt trong đội hình Brazil tại Copa America 1997, nhưng anh chính là nhân tố chủ chốt giúp Brazil vô địch Copa America năm 99. Với 5 bàn thắng, trong đó có 1 bàn từ cú đá phạt trong trận đấu với Argentina và 2 bàn trong chiến thắng vang dội 3-0 ở trận chung kết với Uruguay, Rivaldo được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải.

Mùa giải 98/99, lại 1 lần nữa đứng thứ 2 trong danh sách Pichichi, anh góp công lớn đưa Barca đến chức vô địch La Liga. Với vô số những màn trình diễn ấn tượng trên cả tuyệt vời, làm say đắm lòng người đã giúp anh giành được cú đúp giải thưởng cá nhân QBV thế giới và QBV châu Âu. Đây chính là năm đẹp nhất trong cuộc đời cầu thủ của Rivaldo. Mùa giải thứ 3 ở Barca, HLV Louis Van Gaal đưa Rivaldo vào giữa sân, chơi như 1 cầu thủ tự do chứ không bó buộc anh bên cánh trái, kết quả thật rực rỡ khi anh ghi được đến 10 bàn tại Champions League. Ở mùa giải tiếp theo 2000/2001, Rivaldo lại 1 lần nữa trở thành chân sút tốt thứ 2 ở Liga. Đặc biệt ấn tượng là ở trận đấu cuối cùng của mùa giải, trận đấu mà Barcelona bắt buộc phải thắng mới được quyền tham gia Champions League mùa sau. Rivaldo đã trở thành vị cứu tinh của xứ Catalan khi lập 1 hattrick, giúp Barca thắng 3-2. Bàn thắng thứ 3 của anh, 1 cú “xe đạp chổng ngược” từ bên ngoài vòng cấm ở đúng phút thứ 90 của trận đấu chính là 1 trong những bàn thắng đẹp nhất và quan trọng nhất trong sự nghiệp thi đấu của anh.

Tiếp tục tỏa sáng ở World Cup 2002

Là 1 ngôi sao đang lên, Rivaldo lien tục là trung tâm của những tranh chấp giữa ĐTQG Brazil với CLB Barcelona. Mùa hè năm 2001, Rivaldo phải tham gia 1 trận đấu từ thiện với Panama cùng ĐTQG Brazil, ngay sau đó anh sang Ba Lan thi đấu 1 trận cho Barcelona, rồi lại về Brazil ngay để cùng Selecao chiến đấu với Paraguay, tất cả chỉ trong vòng 10 ngày. Kinh khủng!

Đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Rivaldo cho Selecao là ở mùa hè 2002 trên đất Hàn Quốc và Nhật Bản. Anh ghi bàn ở 5 trận đầu tiên cho Brazil. “Người ngoài hành tinh” Ronaldo cũng làm được điều đó sau 4 trận. Lúc đó đã có 1 câu hỏi từ phía các nhà báo, phải chăng tồn tại 1 sự ganh đua giữa 2 siêu cầu thủ này? Rivaldo phủ nhận điều đó, anh khắng định rằng anh chỉ thực sự muốn trở thành nhà vô địch thế giới cùng Selecao. Bàn thắng ngoạn mục của anh trong trận đấu thứ 2 với Bỉ đã ghi nhận anh chính là người quyết định số phận trận đấu của Brazil. Anh đã cùng Ronaldinho có 1 pha phối hợp tuyệt đẹp dẫn đến bàn thắng quyết định trong trận đấu với Anh tại tứ kết. Trận chung kết với Đức, Ronaldo ghi cả 2 bàn trong chiến thắng 2-0, đều từ những đường chuyền quyết định của Rivaldo. Không còn nghi ngờ gì nữa, không phải “người ngoài hành tinh” Ronaldo hay “ngôi sao đang lên” Ronaldinho, chính Rivaldo mới chính là ngôi sao sáng nhất của Brazil tại WC này. 

Rời khỏi Barcelona

Tuy nhiên, đây có lẽ là những ngày tháng đẹp đẽ cuối cùng trong sự nghiệp của Rivaldo. Tháng 6 năm 2002, Van Gaal trở lại huấn luyện Barcelona. Rivaldo được giải phóng hợp đồng, gia nhập AC Milan theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm. Ở đây, anh đã giành được Cúp Quốc gia, Champions League và Siêu cúp châu Âu năm 2003. Tuy nhiên Rivaldo không đóng góp được gì nhiều trong những chiến tích đó, bởi phần lớn thời gian của anh là … ở trên ghế dự bị. Dường như việc mua anh là để phục vụ cho 1 ý đồ chính trị nào đó. Anh rời Milan chỉ sau 1 năm, với 1 vài chấn thương nhỏ. Anh trở lại Brazil trong 1 thời gian ngắn, chơi cho Cruizero ở Belo Horizonte. Năm 2004 anh trở lại châu Âu, gia nhập CLB Hy Lạp FC Olympiacos. Mùa giải đầu tiên, Rivaldo nhanh chóng ghi dấu ấn với 1 vài bàn thắng đáng nhớ, ấn tượng nhất là nỗ lực phi thường của anh trong trận chung kết cúp quốc gia, ghi bàn từ 1 vị trí cực khó sau 1 quả phạt góc. Rivaldo cũng ghi được 2 bàn cực đẹp từ những pha sút phạt, 1 bàn trong trận derby với Panathinaikos và 1 bàn trong trận gặp Liverpool tại vòng sơ loại Champions League. Nếu Gerrad không bất ngờ tỏa sáng với 1 cú sút kinh khủng khiếp từ khoảng cách trên 35m thì đội bong của Benitez đã bị loại ngay từ vòng sơ loại chứ ko còn cơ hội vô địch C1 năm đó. Ở trận đấu cuối cùng của mùa giải với Iraklis, Olympiacos cần 1 chiến thắng để vô địch, vì Panathinaikos chỉ ít hơn họ đúng 1 điểm, Rivaldo đã tỏa sáng đúng lúc, ghi bàn thắng duy nhất đem lại chức VĐQG cho Olympiacos.

Rivaldo lại tiếp tục tỏa sáng ở UEFA Champions League mùa bóng năm sau. Anh ghi bàn từ 1 cú sút từ khoảng cách trên 30 yard (bao nhiêu m ý nhỉ??) trong trận đấu với Rosenborg. Anh có được phong độ rất cao trong nửa sau mùa giải, ghi 2 bàn trong cuộc lội ngược dòng trước Panathinaikos, 2 bàn trong chiến thắng 3-0 trước đội nhì bảng AEK Athens. Anh đưa Olympiacos đến trận CK cúp quốc gia Hy lạp, ghi bàn trong cả 2 lượt trận tứ kết trước đối thủ Skoda Santhi.

Rivaldo ký hợp đồng mới với Plympiacos mùa giải thứ 3 và cũng là mùa cuối cùng, ở tuổi 34. Anh không phải đợi lâu để lại tiếp tục tỏa sáng, anh ghi cả 2 bàn trong chiến thắng 2-0 trong trận mở màn mùa giải, được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trong tuần và bàn thắng đẹp nhất vòng đấu. Tháng 7 năm 2006, Rivaldo tuyên bố mùa bóng 2006/07 là mùa bóng cuối cùng của anh tại châu Âu, trước khi trở về Brazil. Tuy nhiên anh đã nhanh chóng thay đổi quyết định và ở lại đây them 1 năm nữa. 1 quyết định sáng suốt, đây chính là mùa bóng đẹp nhất của anh tại Olympiacos, anh ghi được 17 bàn trong 27 lần ra sân. Anh kết thúc cuộc tình với Olympiacos với thành tích 43 bàn sau 81 trận đấu, trở thành 1 huyền thoại của CLB và 1 tượng đài với các CDV.

Sang AEK Athens

Ngày 29/5/2007, Rivaldo gia nhập CLB khác thuộc giải VDQG Hy lạp, AEK Athens, tại đây anh được chơi dưới sự chỉ đạo của người thầy cũ tại Barcelona, Llorenç Serra Ferrer. Anh lại nhanh chóng tỏa sáng, ghi bàn trong trận đấu với Sevilla tại UEFA Cup, làm 1 cú xe đạp chổng ngược sở trường trong trận đấu với FC Red Bull Salzburg. 

Và đến Uzbekistan

Ngày 25/8/2008, Rivaldo bất ngờ tuyên bố trên kênh radio Greek Sport Radio Station rằng anh sẽ tiếp tục sự nghiệp cầu thủ tại CLB Bunyodkor ở Uzbekistan. Một quyết định gây sốc cho tất cả mọi người, nhưng Rivaldo lý giải rằng anh đã “nhận được 1 lời mời vô cùng nghiêm túc và hấp dẫn”.

Và anh đã đến Uzbekistan với bản hợp đồng 2 năm, trị giá 10,2 triệu Euro.

(Suýt nữa thì Eto’o đã được làm đồng đội với Rivaldo tại Bunyodkor đấy nhỉ?).

Rivaldo, thế giới anh hùng của những kẻ khốn khổ

Bạn có biết đầu đề của bài viết ấy là gì không? Thế giới anh hùng của những kẻ khốn khổ. Đấy chính là một chương trong cuốn tự truyện rất nổi tiếng của “người nhện” Rivaldo vào năm 1999. Năm mà anh đoạt quả bóng vàng Châu Âu.

Đã 4 năm rồi, tôi không còn thấy anh. Cũng đã từng ấy năm, tôi sống trong nuối tiếc của một người đã từng say mê những pha bóng đẹp ngỡ ngàng của anh. 4 năm, tôi sống trong một ước mơ bé nhỏ sâu thẳm trong tim ngày anh trở lại.

Nhưng không thể, anh đã rời xa bóng đá đỉnh cao rồi

Rivaldo, lần cuối tôi được thấy anh là trong một hoàn cảnh bi kịch giữa nụ cười và nước mắt. Chung kết cup C1 mùa giải 2002-2003, Milan vô địch sau loạt sút Penalty cân não. Giờ phút trao giải, máy quay lia đến khuôn mặt anh. Anh mỉm cười, nụ cười ấy sao có gì đó cay đắng đến thế. Milan vô địch nhưng anh không có một phút ra sân trong 120 phút kinh điển ấy. Anh là dự bị, tôi thấy anh trên khung hình tivi, một chút tiếc nuối vang mãi, niềm vui cho chức vô địch của Milan đột nhiên biến mất. Rivaldo, tài hoa huyền thoại ấy có chiếc Cup Champion Leagues đầu tiên trong sự nghiệp, nhưng là chiếc cup vô địch của nỗi buồn cho chính anh. Và tôi lặng lẽ tắt tivi, không còn xem hình ảnh đăng quang của Milan nữa. Ngày ấy tôi rất nhớ anh…

“Hai năm ở Milan đã giết chết giấc mơ tôi”

Anh đã thốt lên điều cay đắng ấy ngày anh rời Rossenorri. Ngày anh tới là nụ cười. Ngày anh đi là nước mắt. Ngày anh tới là người hùng của World Cup. Ngày anh đi là người thừa của thành Milan.

Rivaldo, bi kịch đến với anh từ ngày hôm ấy

Anh như Batistuta, như Shevchenko, như McManama, như Owen…những huyền thoại đắng cay một niềm đau ngày trở về. Rivaldo, biết chăng trong trái tim những cules, những người yêu anh vẫn dõi theo bước anh đi. Vẫn buồn cho anh, vẫn cay đắng cho anh.

Anh sang Olympiakos, anh tỏa sáng trong màu áo ấy, nhưng anh như cánh én nhỏ không làm nên mùa xuân. Anh không thể nâng đỡ một Olympiakos tầm thường lên bến bờ chiến thắng như anh đã nâng đỡ Barcelona vào những thập niên 90 thế kỷ trước. Và tôi nhớ đến một chương trong cuốn tự truyện của anh : thế giới anh hùng của những kẻ khốn khổ

Ngày anh ở Barcelona, anh là người hùng. Nhưng trong trái tim và cuộc sống của anh là một kẻ khốn khổ. Trưởng thành từ ốm đau, bệnh tật và những ngày lê la trên khu phố ổ chuột ở Brazil. Giờ đây, anh đích thực là một kẻ khốn khổ, anh tài năng, không là tài hoa mới đúng. Cái chân trái ấy, cú lật bàn đèn ấy, những pha đi bóng ấy có sa sút đâu. Vậy mà anh bỗng chốc bị lãng quên giữa bản đồ bóng đá thế giới.

Chỉ còn những fan hâm mộ anh một thời là nhớ anh mà thôi

Bán kết cup C1 năm ngoái, chứng kiến trận đấu giữa MU và Barca. Nỗi nhớ anh trở nên da diết, nhớ cú lật bàn đèn, cú sút phạt của anh. Càng nhớ anh bao nhiêu, càng thấy những CR7, những Henry so với anh mới mờ nhạt làm sao. Ngày ấy, anh đẹp sáng rực, đẹp lắm…

Tôi chợt nhớ đến bài viết của bạn Decomoto, bạn ấy viết “Rivaldo, hành trình của một tinh hoa huyền thoại”. Lời bài viết ấy thật hay, hành trình của một tinh hoa huyền thoại. Đẹp như một ngôi sao trên bầu trời, cháy rực trong hành trình của một lưu tinh, và vụt tắt mãi mãi. Rivaldo, đó là anh ư?

Rivaldo giờ nhận mưc lương của một triệu phú, trong màu áo một CLB nhà giàu mới nổi của Uzebekixtan. Anh ở đó, no đủ trong vật chất nhưng chắc buồn lắm. Và tôi ước gì một ngày được thấy anh một lần nữa.

Dù tôi biết rằng, đó sẽ mãi mãi là điều không thể.

Rivaldo, đó phải chăng là kết thúc cho anh, kết thúc hành trình của một tinh hoa huyền thoại. Cháy sáng mãnh liệt mà vụt tắt trong lặng lẽ

Romario

Romário de Souza Faria hay Romário (sinh 29 tháng 1, 1966), là một cầu thủ bóng đá người Brazil. Anh đã giúp Đội Brazil chiến thắng, giành ngôi Vô địch thế giới World Cup năm 1994 và là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất trên thế giới từ năm 1990. Anh cũng gặt hái nhiều thành công với các câu lạc bộ bóng đá Châu Âu như PSV Eindhoven và FC Barcelona, hay Câu lạc bộ bóng đá Vasco da Gama ở Brazil.

Anh là cầu thủ ghi bàn cao thứ 3 trong lịch sử đội bóng đá Brazil, cũng là người ghi bàn nhiều thứ hai trong mọi thời đại ở Campeonato Brasileiro Série A. Anh được chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 1994 của FIFA và có trong danh sách những ngôi sao lớn nhất trong lịch sử của FIFA.

Romário có tên trong danh sách 125 cầu thủ xuất sắc nhất còn sống của FIFA. Danh sách này là một phần của kỷ niệm 100 năm của FIFA, tổ chức vào tháng 3 năm 2004. Anh là cầu thủ Brasil thứ 2 sau Pelé đạt mốc 1000 bàn thắng.

Bảng thành tích " vô tiền khoáng hậu " của 1 trong những chân sút hay nhất mọi thời đại.

Vô địch giải bóng đá U 20 Nam Mỹ: 1985

Vua phá lưới giải Rio state: 1986, 1987, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000

Vua phá lưới Olympic: 1988

Vua phá lưới giải bóng đá Hà Lan: 1989, 1990, 1991, 1992

Vua phá lưới cúp bóng đá Hà lan: 1989, 1990

Vua phá lưới giải bóng đá Brasil: 1990

Vua phá lưới Champions League: 1990, 1993

Vua phá lưới giải bóng đá Tây Ban Nha: 1994

Cần thủ Nam Mỹ chơi hay nhất tại Tây Ban Nha (EFE trophy): 1994

Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup: 1994

Vô địch FIFA World Cup 2004

Bóng Onze: 1994

Cầu thủ trong năm của FIFA: 1994

Vua phá lưới cúp liên lục địa: 1997

Vua phá lưới cúp bóng đá Brasil: 1998, 1999

Vua phá lưới tại giải Copa Mercosul: 1999, 2000

Vua phá lưới tại giải João Havelange: 2000

Cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết cúp Intercontinental: 2000

Brazilian Bola de Prata: 2000

Cầu thủ giỏi nhất năm do báo El Pais bình chọn : 2000

Vua phá lưới giải vô địch bóng đá Brasil : 2001, 2005

Anh đã ghi được 1002 bàn thắng / 1256 trận đạt tỷ lệ : 0.79 bàn / 1 trận.

Thành tích tại Barca : Barcelona 34 bàn / 46 trận tại Liga 2 mùa bóng 1993 - 1995. Vua phá lưới Liga 93 - 94 : 30 bàn.

Tôi còn nhớ cái ngày từ WC 1994 trên nước Mỹ - đất nước mà bóng đá chưa bao giờ nổi bật trong những môn thể thao được yêu thích tại đây.

USA 94 là giải đấu nhiều ấn tượng với rất nhiều sự kiện và kỷ lục :

Maradona bị phát hiện sử dụng chất kích thích sau trận đấu với Hy Lạp - điều mà nhiều người Argentina đã cho rằng có 1 âm mưu chống lại ĐTQG nước họ.

Đến kỷ lục ghi 5 bàn thắng / trận đấu của Oleg Salenko trong trận thắng 6-1 trước Cameroon . Ngay trong trận đấu này 1 kỷ lục khác thuộc về Roger Milla khi anh là cầu thủ cao tuổi nhất ghi bàn trong 1 kỳ WC - 42 tuổi.

WC 94 vô vàn cảm xúc với Maradona vùng Balkan : Hagi , sát thủ hoa hồng : Stoichkov , Tóc đuôi ngựa thần thánh : Roberto Baggio với những pha bóng đầy lãng tử gần như 1 mình anh lôi Italia vào CK với Brasil ..

Đội bóng Brasil VD WC năm đó với bộ đôi sát thủ : Romario - Bebeto , người nổi tiếng với điệu ru con. Nổi bật hơn tất cả là Romario - 1 chú quỷ lùn , 1 ngôi sao sinh ra để làm ông vua vòng cấm địa.Có thể ví von rằng Romario giấu hàng ngàn bàn thắng dưới gót giầy của anh.

Romario mang đến cho cho tất cả mọi người những pha bóng xuất thần , những bàn thắng đẹp. Gần như anh chỉ lởn vởn gần khu cấm địa với tài đánh hơi hiếm thấy của mình. Anh đặc biệt giỏi trong những pha tăng tốc ở đoạn ngắn và cách điều khiển trái bóng bằng lòng bàn chân khác biệt mang thương hiệu của những người Brasil. Còn nhớ khi Manchester United tham gia Fifa WC Club 2000 gặp Vasco De Gama - CLB mà Romario đang thi đấu anh đã biểu diễn kỹ thuật này , ngôi sao tiền đạo Dwight Yorke của MU đã thán phục và học tập mà không được.

Khá nhiều trận Romario chơi rất lờ vờ nhưng các HLV không dám thay anh ra vì chỉ cần 1 cơ hội nhỏ Romario đã khiến đối phương ôm hận.

Anh hệt như con thú rình mồi chờ cơ hội với sự tập trung cao nhất giấu đằng sau vẻ bề ngoài lơ đễnh.

Đỉnh cao của anh ở WC 94 khi mà những BLV của Brasil gào tên của của anh như những kẻ điên khi chứng kiến những pha xuyên phá và ghi bàn tinh tế . Đáng ngạc nhiên bàn thắng quan trọng nhất anh ghi được lại bằng đầu với chiều cao khiêm tốn 1m69 của mình trong trận BK gặp ĐT Thụy Điển của Tomas Brolin.

Chỉ 1 mùa bóng với Barca anh đã trở thành vua phá lưới của Liga nhưng rồi với bản tính hoang dã và du mục của mình anh cũng ra đi ngay sau đó. Tôi không có may mắn được chứng kiến anh chơi trong mầu áo Barcelona nhưng với những gì được xem lại khi tìm hiểu về anh chỉ làm mình thêm tiếc nuối.Đơn giản bởi anh là Romario , người mà sau khi nâng cúp vàng từ WC 94 các ban nhạc của đất nước Nam Mỹ này thành lập ra như nấm sau mưa chỉ để ngợi ca anh.

Ngoài Bebeto anh cùng với hậu bối Ronaldo được báo chí gán cho biệt danh song sát Ro - Ro là nỗi khiếp đảm của mọi ĐTQG trên TG

Anh đã ghi bàn thắng thứ 1000 từ chấm phạt đền trong trận gặp CLB Sport Recife khi còn khoác áo Vasco De Gama.

Trận đấu cuối cùng trong mầu áo Selecao là trận Brasil thắng Guatemala 3-0 , anh cũng đã ghi bàn thắng cuối cùng cho ĐT

Romario là 1 cầu thủ kỳ lạ như với những tố chất phi thường như chính anh đã nói việc trở thành 1 siêu tiền đạo là do Chúa đã chọn anh . Ghét tập luyện cùng đồng đội như chính anh thừa nhận , ít khiêm tốn và cũng nhiều Scandal.

Thói vô kỷ luật của anh cũng không kém phần nổi tiếng khi anh coi những đại bản doanh của nhiều CLB mà anh thi đấu như những trại tập trung. Nhưng rồi tất cả phải tha thứ cho anh khi mà anh vẫn ra sân ghi bàn như gà đẻ trứng.

Không ai hiểu được anh và Romario cũng không cần điều đó , anh là con người của những hộp đêm . Dù đã không còn chơi bóng nhưng Romario đã in đậm dấu giày trên thảm cỏ xanh , nơi mà anh xứng đáng được xem là 1 tượng đài của những tay sát thủ.

Hãy nghe những huyền thoại nói về chú quỷ lùn ( Baixinho ) này :

Một trong những CĐV trung thành nhất của Romario là huyền thoại Tostao - người cùng tuyển Brazil giành Cup thế giới năm 1970. Ông cho rằng Romario là trung phong hay nhất mọi thời đại mà nền bóng đá Brazil từng sản sinh ra.

Thánh Johan Cruyff ca ngợi : anh là thiên tài trong khu cấm địa.

Diego Maradona, trong tự truyện Yo soy El Diego của mình : Romario là 1 người có những pha dứt điểm không thể tin nổi và ông không thấy 1 tiền nào xuất chúng như anh . Cậu bé vàng nói thêm rằng sẽ không ngần ngại bầu chọn Romario vào Dream Team của mọi thời đại.

Đối thủ của anh - siêu sao Roberto Baggio cho biết : Romario là 1 trong những cầu thủ xuất sắc nhất của mọi thời đại . Anh ấy có kỹ thuật tốt và đầy cá tính. Anh ấy là bậc thầy của nghệ thuật xử lý bóng trong khu cấm địa.

Michael Laudrup đã nói rằng Romario là đối tác được yêu thích của ông trong suốt sự nghiệp của mình. "Không ai có thể biết cách tận dụng những đường chuyền của tôi như anh ấy đã làm."

Oliver Kahn : người Bavaria nhớ anh

Oliver Kahn

Sinh ngày 15/06/1969 tai Karlsruhe

Cao : 1,88m

Nặng : 89kg

Cac CLB đã qua : Karlsruhe ( 1975-1994 ) , Bayern Munchen ( 1994 - 2007 )

Thành tích : VĐ Đức ( 1997 , 1999 , 2000 , 2001, 2003,2005,2006,2008 ) , Cúp QG Đức (1998 , 2000,2007), siêu cúp Đức ( 2000 ), Cup UEFA ( 1996 ) , Cup C1 ( 2001 ) , Cup Liên Lục Địa ( 2001 ) , Quả Bóng Đồng CA 2001 ,á quân Wold cup 2002,vô địch Euro 1996(dự bị)

Về Kahn , có lẽ trong vài năm nay chúng ta đã nghe quá nhiều , đọc quá nhiều , tuy nhiên bài viết này muồn giới thiệu Kahn theo 1 huớng khác : 1 cái nhìn toàn diện về danh thủ này .

CÁI ĐẦU THÔNG SUỐT

Kahn la nguời luôn sẵn sàng khổ luyện , trong mọi tình huống , kể cả khi không cảm thấy hứng thú . HLV thủ môn Sepp Maier nhận xét : " Và lúc đó duờng như Olli không thể dừng lại đuợc .Thái độ này anh đã xác định duoc từ lâu , khi còn rất trẻ . Đây chính la nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh nơi nguời thủ môn này " . Cái đầu buớng bỉnh của Kahn cũng giúp anh chiu đựng mọi thử thách . Từ khi bé gái Katharina chào đời ( theo tin cua FH thì Kahn sắp có 1 baby nữa ) , cái đầu của Kahn càng trở nên tỉnh táo như lời anh nói : " Bây giờ tôi cảm thấy thanh thản hơn" . Moi thứ đều khởi nguồn từ cái đầu .

CÁNH TAY PHẢI-NHANH NHU TRONG NHỮNG CÂU CHUYỆN VIỄN TÂY :

Chúng ta đều biết những câu chuyện về miền Tây nước Mĩ với nhung chàng cowboy có khả năng rút súng nhanh như chớp . Cánh tay phải của Kahn còn nhanh hơn thế , nó nhanh hon hẳn tay trái và tạo cho Kahn những phản xạ nhanh hơn chớp giật . Ngoài ra tay phải còn giúp Kahn thực hiện nhung cú ném bóng xa mạnh và chính xác, khởi đầu các cuộc tấn công của cả đội .

NHỮNG NGÓN TAY NHƯ NGHỆ SĨ DUƠNG CẦM :

Những ngón tay của Kahn rất khác thường so với những thủ môn bình thường : nhỏ , thẳng và thanh mảnh đến mức tinh tế . Có lẽ phần lớn là nhờ đôi găng tay có tác dụng đặc biệt mà chính Kahn tham gia thiết kế cũng như ché tạo . Một công cụ lao động đặc biệt tôn thêm một phẩm chất đặc biệt ở con nguời này : những ngón tay đầy cảm xúc .

CẶP MẮT NHÌN THẤY TẤT CẢ :

Trên khuôn mặt Kahn , cặp mắt thuờng nhíu lại chỉ còn một khe hep . Anh thuờng tập trung tinh lực ở mức cao độ và muốn loại bỏ tất cả nhung hình ảnh không thật cần thiết cho trận đấu . Nhờ đó Kahn sớm nhận thức đúng tình huống và tạo ra cho mình lợi thế vài ba giây truớc những pha bóng hiểm nghèo .Với nguời thủ môn , vài ba giây ấy nhiều khi là quyết định .

DU KHÉP MẮT , NHUNG VẪN PHỒNG MANG :

Mot thói quen đã có từ lâu ở Kahn : truớc mỗi động tác xử lý cần du'ng lực , dù là nhảy , bắt bóng hay phát bóng , anh đều phồng mang lên như nghệ sĩ thổi kèn Trompet ! Khi thấy Kahn phồng mang lên là chúng ta đều biết anh dang tập trung tối đa .

TIẾNG NÓI CÓ TÍNH ĐIỀU KHIỂN :

Trên sân , Kahn thuong hét rất to khiến những khán gỉa ngồi xa nhất cũng nghe thấy tiếng nói của anh , những tiếng nói mang ý nghĩa của những mệnh lệnh . Đồng đội rất nghe anh , dù anh có là đội truởng hay không . Nhung khi đã ra ngoài san , đồng đội vẫn lắng nghe anh , dù khi đó anh lai nói rất nhỏ : tiếng nói của Kahn bao giờ cũng có trọng lượng

ĐÔI VAI VAM VỠ :

Sau cú bay ngoan mục là cú đổ nguời không chút nhẹ nhàng : Kahn nặng 89 kg . Trong cú đổ nguời ấy , đôi vai luôn là điểm chạm đất đầu tiên . Nhìn Kahn , ta thấy ngay đôi vai của một đô vật với những khối cơ bắp khổng lồ , cái mà anh thu duoc sau những buổi tập không mệt mỏi trong phòng thể lực .

TRÁI TIM DŨNG CẢM :

Lòng dũng cảm là một vũ khí lợi hại của Kahn : Như một chú Bò tót TBN , anh lao mình vào không trung trong những pha bóng bổng hay lao mình vào chân đối thủ ở những tình huống một-chọi-một . HLV Maier : " Không ai lao mình một cách không khoan nhuợng như Kahn . Nhờ đó anh *** ra lòng kính trọng và kiêng nể nơi các đối thủ ". Effe : " Mọi tiền đạo đối phuơng đều phải suy nghĩ đến 2 lần xem có vào đánh giáp lá cà với Kahn hay không "

KHỚP HÔNG - ĐĂ ĐƯỢC MAIER UỐN MỀM :

Năm 1994 , khi chuyển từ Karlsruhe về Munchen , động tác của Kahn còn thô và cứng . Sepp Maier đẵ luyện tập cho kahn trở nên mềm dẻo hơn , truớc hết là ở khớp hông . Từ đó động tác bay ngang khung thành của Kahn trở nên lịch lãm hơn , và truớc hết là nhanh hơn .

KHỚP CỔ CHÂN SINH LỰC :

Về điểm này thì ngay cả Sepp Maier cũng chỉ còn biết thán phục : " TÔi chưa từng thấy thủ môn nào có sức bật như thế . Trong thời diem chính xác , Olli dường như chỉ tập trung vào cú bật , dậm gần như theo phuong thẳng đứng so voi mặt đất roi vọt lên " . Chính nhờ thế , Kahn có thể bay tới tất cả các góc trong khung thành .

BÀN CHÂN ĐÃ HỌC HỎI NHIỀU :

Chân Kahn có sức phát bóng xa va chính xác , kết quả cua sự luyện tap . Kahn thổ lộ : " Tôi đa học và có tiến bộ nhiều về mặt chơi bóng" , chẳng hạn như nhận bóng hay chuyền bóng ở cự ly ngắn . bây giờ anh đã có thể khống chế bóng bằng cả chấn trái . nhưng quan trong hơn cả , nhu chính Kahn nói , la anh đã nhiều lần cản phá thành công bằng chân , kể cả chân phải lẫn chân trái

Sinh ngày 15/6/1969 tại Karlsruhe, Oliver Kahn là con trai của cựu cầu thủ Rolf, người từng chơi cho CLB Karlsruher những năm 60. Thừa hưởng sự đam mê hay nói đúng hơn là tình yêu với trái bóng tròn từ người cha, Kahn sớm tìm đến sân cỏ như một lẽ tự nhiên. 

Cùng với anh trai Axel (hơn Kahn 4 tuổi), Kahn thường được ông bố Rolf kéo tới dự khán những trận đấu của CLB Karlsruher. “Không khí cuồng nhiệt, sôi động trên khán đài đã gây ấn tượng mạnh cho tôi lúc đó”, Kahn bồi hồi nhớ lại. Giống như đám trẻ trong khu phố, Kahn bắt đầu làm quen với trái bóng qua những trận đấu đường phố.

Năm lên 6 tuổi, thông qua mối quan hệ của người bố với CLB cũ, Kahn được nhận vào tập tại đội trẻ của Karlsruher. “Ngay trong buổi tập đầu tiên, tôi đã được uốn nắn, chỉnh sửa từ những động tác cơ bản nhất”. Vừa đi học, vừa theo tập tại đội trẻ của Karlsruher, Kahn tiến bộ từng ngày. Oái ăm thay, trong khi Kahn có vẻ hứng thú khi được theo tập ở vị trí thủ môn, ông bố Rolf lại muốn anh trở thành một tiền đạo có tiếng: “Tôi từng không tin nó sẽ tìm được thành công trong vai trò thủ môn”.

Bằng sự chăm chỉ, nhẫn nại trong khi luyện tập, Kahn dần tạo được phản xạ cũng như kỹ năng bắt bóng rất tốt. “Không ở đâu mà ranh giới giữa một người hùng và một kẻ chiến bại lại mong manh như ở vị trí thủ môn”. Không chỉ ra sức luyện tập khả năng bắt bóng, Kahn còn tự luyện khả năng chịu đựng sức ép tâm lý. Theo lời bộc bạch của thủ thành Bayern Munich, anh từng treo la liệt những khẩu hiệu, câu nói có ý nghĩa cổ vũ sự mạnh mẽ xung quanh phòng ngủ lúc còn nhỏ.

Cùng đó, cậu nhóc Kahn rất khoái hò hét ầm ĩ mỗi khi bắt bóng vừa để “hù doạ” đối phương vừa để khích lệ tinh thần của đồng đội. Dù ít nhiều có tiến bộ nhưng cũng phải đến năm 11 tuổi, Kahn mới được BHL đội trẻ Karlsruher chính thức xếp tập ở vị trí thủ môn. “Mặc dù còn ít tuổi nhưng cậu ta đã thể hiện kỹ thuật bắt bóng tương đối tốt, đặc biệt là sự tự tin khi đối mặt với tiền đạo đối phương”, một thành viên trong BHL đội trẻ Karlsruher khi đó nhớ lại.

Đối với Kahn, kỷ niệm đáng nhớ nhất trong thời gian theo tập tại Karlsruher là việc đưa đội bóng giành quyền lọt vào trận CK của một giải bóng đá trẻ hồi cuối năm 1980. “Tất cả đồng đội đã chạy ùa đến ôm chặt lấy tôi sau khi tôi cản phá thành công 3 quả trong loạt đá luân lưu”. 12 năm ăn tập tại Karlsruher (1975-87), Kahn đã tạo cho mình một phẩm chất cũng như năng lực thi đấu tốt. Như chính lời bộc bạch của Kahn, anh giành được thành công như ngày này là nhờ sự động viên, khích lệ từ người bố.

Oliver Kahn - một con người rất "Đức", 1 tính cách vô cùng "Đức" đã dừng tay nghỉ ngơi sau 1 thời gian dài cống hiến cho bóng đá Đức.

Mình biết đến Kahn phần nhiều từ khi xem BM thi đấu và anh nhanh chóng chiếm trọn tình cảm, sự tin tưởng của mình cho vị trí thủ môn của BM và tuyển Đức. Nhưng mình có ấn tượng đặc biệt với con người này là ở tính cách, phẩm chất của anh.

Nhìn Kahn "ngầu, hầm hố, dữ dằn". Đúng, nhưng mình thích hình ảnh đó, hình ảnh của 1 thủ môn lăn xả, thi đấu hết mình và "lừng lững" 1 nhân cách thủ lĩnh thực sự, dù anh chỉ là thủ môn.

Tất cả những biểu hiện của Kahn đều toát lên 1 tính cách Đức rất đặc trưng và tiêu biểu. 

Nhìn Kahn thật "khó gần", hiếm thấy 1 "nét mặt thân thiện" nơi anh lúc thi đấu. Nhưng ko thể tìm thấy nét lơ đãng, sao nhãng nơi anh trong vị trí của mình.

Tất cả những gì anh đã cống hiến trong sự nghiệp đủ để anh được tôn vinh, được ghi nhớ như 1 trong số rất ít thủ môn xuất sắc nhất thế giới, 1 cá tính Đức đặc biệt mà bóng đá Đức đã may mắn sản sinh ra. Và thật may mắn cho những ai từng đứng trên sân thi đấu cùng anh, từng được anh "truyền lửa" bằng tất cả những gì anh có.

Anh chỉ còn thiếu mỗi chức Vô địch WC, danh hiệu cao quí nhất của 1 cầu thủ. Nhưng điều đó ko phải lỗi do anh. Với tài năng như Kahn, anh chỉ còn thiếu sự may mắn chung để có được điều đó. "Khiếm khuyết" đó vẫn ko làm lu mờ hình ảnh của Kahn trong lòng nước Đức, trong những ai yêu mến Đức.

Mình đặc biệt ấn tượng với nhân cách của Kahn trong "sự kiện" nổi bật nhất trận bán kết WC 2006 giữa Đức và Achentina. Hình ảnh cú bắt tay "lịch sử" và những lời dặn dò giữa Kahn và Lehmann. Điều đó truyền cảm hứng cho mình viết 1 bài cảm xúc và may mắn được xuất hiện trên báo TTNN. Còn thấy chút an ủi vì đã có dịp "đưa Kahn lên báo" 

!

Mình xem lại đoạn clip vào cuối trận đấu mà kahn chia tay với người hâm mộ , Thật xúc động!

Khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, Kahn khoác trên mình lá cờ của BM, anh đi vòng quanh sân vận động để vẫy tay chào, cám ơn khán giả. Thật thú vị khi clip đặc tả cận cảnh 1 số khuôn mặt, và chỉ toàn là của các đấng **** râu, thế mà có những khuôn mặt đẫm nước mắt. Và chỉ cần thế thôi, cũng đủ thấy tình cảm lớn lao mà nước Đức dành cho Kahn là thế nào!

Lúc Kahn bắt đầu tạm biệt khán giản, sân vận động vang lên bài hát "Time to say goodbye", da diết và tràn đầy cảm xúc. Kahn vẫy chào trong tiếng nhạc đó và có lẽ trong lòng Kahn cũng ngập tràn xúc cảm.

Anh đứng khá lâu ở cửa đường hầm dẫn vào phòng thay đồ, anh vẫy tay chào vòng quanh. Rồi anh đi lặng lẽ 1 mình vào đường hầm. Đến phòng thay đồ, anh tháo găng, ngồi đó cũng lặng lẽ. Tiếng hô vang ngoài sân vận động vang vọng rõ bên tai Kahn! Anh nghe thấy tất cả! 

Một lần nào nữa đây, người ta có thể thấy lại được cảnh tượng xúc động đó!

.Một lần nào nữa đây, người ta có thể được nhìn thấy hình ảnh người thủ môn số 1 "tung hoành" trong sân cỏ. Tất cả giờ chỉ còn là quá khứ, 1 quá khứ tươi đẹp, khởi nguồn cho 1 tương lai tươi sáng, phải ko Kahn!

Và đã đến lúc nói câu này với anh :

"Time to say goodbye" 

( Sarah Brightman & Andrea Bocelli )

Viết về những cầu thủ của Bayern:Bây giờ và mãi mãi

Giovani Elber:TIền đạo mà Hùm xám thiếu trong suốt 8 năm qua

Elber sinh 23 tháng bảy 1972 tại Londrina, Brazil sự nghiệp thi đấu của anh đã trải qua rất nhiều câu lạc bộ năm 1990 anh thi đấu cho Ac Milan nhưng ko thẻ hiện được nhiều ở đây nên anh đã đầu quân cho VfB Stuttgart nhưng chỉ khi thi đấu cho Bayern Munich anh mới giành được mọi danh hiệu cao quý mà một cầu thủ muốn có .Việc đầu quân cho hùm xám có lẽ là một định mệnh với Elber thực ra lúc đó BM mua Giovani về để thay thế cho Klinsman một tiền đạo hàng đầu của họ lúc đó đã chuyến sang thi đấu cho Sampodria rồi Tottenham(mùa 1997-1998)sau khi cùng BM vô địch cúp UEFA(1996-1997)nhưng có lẽ BLĐ của đội bóng xứ Bavaria đã không ngờ rằng đó là một trong những bản hợp đồng thành công nhất trong lịch sử của họ sau 169 trận thi đấu cho Bm anh ghi được 92 bàn thắng và là một nhân tố ko thể thiếu trong đội hình của BM .Đỉnh cao trong sự nghiệp của Elber phải kể đến chức vô địch cúp C1 cùng BM mùa giải 2000-2001 trong thời gian đó anh cùng với Effenberg ,Scholl,Kahn,Liranazu,Linke...........đã đưa BM đi đến trận đấu cuối cùngở San Siro nhưng tiếc rằng ở trận chung kết anh ko được góp mặt do nhận quá số thẻ ,tuy vậy BM vẫn đánh bại Valencia trên chấm phạt đền để giương cao chiệc cúp C1 danh giá.Mặc dù ko có mặt trong trận đấu đó nhưng Elber vẫn được nhắc đến bởi những đóng góp quan trọng của minh ở những trận đấu ở vòng đấu loại trực tiếp mà quan trọng nhất là 2 bàn thắng vào lưới của Real trong trận bán kết ở lượt đi anh đã ghi bàn thắng duy nhất giúp BM giành chiến thăng trên sân khách và lượt về là một bàn tháng bằng đầu giúp BM vào vòng trong có thể nói Elber là hung thần đối với mảnh lưới của Real anh đã sút tung lưới Real 6 lần ,ở Bm cùng với Carten Jancker hợp thành một cặp tiền đạo cực kỳ khó chịu .Là một cầu thủ Brazil nhưng Elber lại có một lối chơi của một tiền đạo châu Âu ko hoa mĩ rườm rà nhưng cực kì hiệu quả chính vì vậy mà Romario ko thích lối chơi của anh thi đấu ở BM 6 mùa bóng anh bị đẩy sang Lyon sau khi BM tậu được Makkay nhưng có lẽ đó là quyết định sai lầm của BM để rồi sau đó chính BM nhận quả đắng mùa giải C1 2003-2004 trên sân nhà Olympic chính Elber là người đã làm cho 60000 CĐV có mặt ở đây chết lặng khi ghi bàn thắng nâng tỉ số lên 2-1 và cũng là bàn thắng góp phần làm BM bị loại sớm khỏi C1 năm đó đấy chính là hậu quả mà Bm phải trả khi có mới nới cũ .Mặc dù mùa bóng trước đó, Elber đã giành danh hiệu Vua phá lưới giải vô địch Đức (Bundesliga). Nhưng kết thúc mùa bóng, HLV Ottmar Hitzfeld của Bayern vẫn quyết định bán Elber cho Lyon, để rước về tiền đạo người Hà Lan Roy Makaay từ CLB Deportivo nhằm củng cố lại vị thế ở Champions League sau khi bị hất văng ngay từ vòng bảng giai đoạn 1 mùa năm ngoái .

Thực chất quyết định của Hitzfeld đã xuất phát từ mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa ông và Elber. Không ít lần Elber đã công khai lên tiếng chỉ trích cách cư xử độc đoán của Hitzfeld trên báo Đức. Anh cũng đã nhiều lần doạ đòi ra đi. Và hậu quả là cuối mùa 2002-2003, Elber đã bị bán sang Lyon.

Sau khi chứng kiến cảnh Elber ghi bàn vào lưới đội bóng mình - HLV Hitzfeld nói, ông bị sốc. Nhưng Hitzfeld vẫn cho biết: "Tôi không ân hận khi bán Elber cho Lyon". Về phần mình, Elber nói rằng, anh thật sự xúc động vì tình cảm mà CĐV Bayern dành cho anh trong lần trở về thi đấu ở Champions League. Elber tâm sự: "Tôi đã chơi cho Bayern 6 năm trước khi đến Pháp. Cảm giác của tôi thật khó tả sau khi ghi bàn vào lưới đội bóng cũ".Nhưng rồi cũng chỉ 1 năm sau anh bị Lyon chính thức đẩy ra khỏi cửa, thiệt hại tiền bạc lên tới 1 triệu euro và quan trọng nhất, chẳng còn nơi nào để bám víu. Có lẽ Giovanne Elber là cầu thủ bất hạnh nhất tại châu Âu lúc đó.

Từ một tiền đạo sáng giá đến từ Bayern với cái mác “Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất lịch sử Bundesliga” chỉ hơn một năm trước đó, vậy mà lúc đó tiền đạo người Brazil đang phải đối mặt với những ngày tháng cay đắng nhất trong sự nghiệp.Sau đó anh trở về nước Đức thi đấu cho Mochengladbach nhưng ko thể hiên được nhiều với 4 trận thi đấu chính thức ,rồi sau đó hồi hương về Brazil thi đấu cho Cruzeiro và giã từ sự nghiệp ở đây với 21 trận đấu với 5 bàn thắng . Về sự nghiệp thi đấu quốc tế anh khoác áo đội tuyển quốc gia Brazil 15 lần và ghi được 7 bàn thắng tiếc rằng ở cùng thời kì với anh Brazil có sự xuất hiện của Ronaldo ,Rivaldo ,Amoruso nên anh ko được thể hiện nhiều trong màu áo đội tuyển quốc gia.Hiện nay Elber đang là người phát hiện tài năng cho BM ở Nam Mỹ và tài năng đầu tiên anh giới thiệu thì fan BM chúng ta ai cũng biết đó là Brueno tuy ko thể hiện được nhiều nhưng Bm vẫn sẽ mong anh phát hiện được nhiều tài năng hơn nữa ở khu vực này

Những danh hiệu mà Elber đã đạt được:Đức Champion: 1999, 2000, 2001, 2003

Pháp Champion: 2004,Thụy Sĩ Cup: 1994 German Cup : 1997, 1998, 2000, 2003

French Super Cup : 2004 T

Champions League : 2001

Intercontinental Cup : 2001

Campeonato Mineiro : 2006

P/s:người hâm mộ sẽ luôn nhớ đến Elber với tư cách là một cầu thủ xuất sắc của B

Carsten Jancker:Máy ủi đúng nghĩa

Carsten Jancker sinh 28 tháng tám 1974 tại Grevesmühlen, Đông Đức.Sự nghiệp cầu thủ của Jancker bắt đầu từ năm 1986 khi anh khoác áo đội trẻ câu lạc bộ Hansa Rostock và vị trí mà anh chơi là tiền đạo ,nhưng sau khi nước Đức thống nhất thì anh chuyển sang chơi cho FC Kohn nhưng cũng không được thường xuyên ra sân chỉ được đá chính 5 trận và ghi được một bàn thắng vì vậy sau đến năm 1995 anh chuyển sang khoác áo câu lạc bộ Rapid Viena và chính ở đây anh đã chứng tỏ được khả năng của mình khi ngay mùa giải đầu tiên cùng đội bóng này giành cú đúp danh hiệu vô địch quốc gia áo và vô địch UEFA cup(1995-1996) ở đây Jancker đã khẳng định anh là một tiền đạo tài năng khi ra sân 24 lần và ghi được 7 bàn thắng khi đó anh mới 21 tuổi.Chính điều này đã giúp anh lọt vào mắt xanh của đội bóng số 1 nước Đức Hùm xám Bayern Munich cho nên sau mùa giải thành công ở Áo anh trở về khoác áo Bayern và đây là quyết định đúng dắn với anh và với BM anh đã giành được vô số gianh hiệu cao quý trong sự nghiệp cầu thủ của mình mà đỉnh cao là chức vô địch Champion Leage (2000-2001)

Nói về Jancker người ta sẽ nghĩ ngay về một gã đầu trọc cao lớn (anh cao 1,93m) nhưng cực kì tinh quái to lớn nhưng Jancker không phải là một tiền đạo vụng về anh có những pha xử lý bóng rất kĩ thuật khả năng càn lướt của một chiếc máy ủi hạn nặng anh có thể cày nát hàng phòng ngự đối phương với một nền tảng thể lực cực kì sung mãn và tốc độ tuyệt vời (giống Drogba)lúc ở đỉn cao phong độ anh chính là cơn ác mộng của mọi hàng phòng thủ . Tại BM Jancker cùng với Elber tạo thành một cặp tiền đạo nguy hiểm nhất Bundesliga và châu Âu lúc bấy giờ.Sự thật là trong suốt 8 năm qua BM chưa có lại được một cặp tiền đạo nào như thế sau này chỉ có Makkay và Pizzaro là tái hiện được một phần hình ảnh của họ .Sau 6 mùa bóng khoác áo BM anh chơi tổng cộng 143 trận và ghi được 48 bàn thắng .Nếu là người hâm mộ BM có lẽ sẽ ko ai có thể hình ảnh của Jancker đổ vật xuống sân vận động Noucamp với đôi mắt đỏ hoe những giọt nước mắt tiếc nuối lúc ấy anh đã khóc khóc vì chức vô địch đã rời xa mình trong những phút cuối và không chỉ riêng anh mà lúc đó rất nhiều đồng đội của anh cũng vậy, khi mà anh cùng đông đội bị MU đánh bại trong trận chung kết cúp C1 (mùa 1998-1999) nhưng 2 năm sau anh cùng đồng đội đã được đền đáp xứng đáng khi Bm đánh bại Valencia ở trong trận chung kết C1 ở San Siro .Đó là sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực của anh và đồng đội sau khi bị vấp ngã họ đã đứng dậy và trở nên mạnh mẽ hơn trước. Cuộc đời của Jancker cũng trải qua lắm thăng trầm anh bị BM đẩy đi trước Elber một năm Chàng tiền đạo đầu trọc tưởng đã níu kéo được cơ hội tiếp tục gắn bó với CLB xứ Bavaria, khi nghe tin người đồng nghiệp Santa Cruz bị đau chân và phải nghỉ thi đấu trong vài tháng. Tuy nhiên, Bayern Munich đã kiên quyết “dứt tình” với Jancker, và anh không còn con đường nào khác là ra đi.

Mất một chân sút chủ lực ngay trước khi bước vào mùa giải mới, nhưng HLV Bayern, Ottmar Hitzfeld, vẫn chẳng cần đến Carsten Jancker. Phán quyết ông đưa ra là: “Dù có chuyện gì xảy ra, Jancker vẫn được tự do ra đi”. . Mặc dù trước đó anh đã có một Wold Cup 2002 thành công với đội tuyển Đức với ngôi á quân kể từ đây quãng đời phiêu bạt của Jancker bắt đầu và nó cúng đánh giấu sự sa sút của anh từ đây trong vòng 7 năm anh khoác áo 4 câu lạc bộ từ Udinese (36 trận 2 bàn)rồi đến Kaiserlaustern( 30 trận 5 bàn) rồi người ta lại thấy anh ở Trung Quốc chơi bóng cho Thượng Hải Shenhua ( 7 trận 0 bàn thắng) .Và cuối cùng anh trở về mảnh đất mà bắt đầu sự nghiệp thành công của anh Áo hiện nay anh vẫn còn thi đấu và khoác Áo câu lạc bộ SV Mattersburg từ năm 2007 đến nay anh vẫn đang thi đấu cho câu lạc bộ này.

Về sự nghiệp thi đấu ở đội tuyển quốc gia anh thi đấu 33 trận và ghi được 10 bàn thắng (giai đoạn 1998-2002) ngôi vị cao nhất mà anh giành được cùng đội tuyển quốc gia đó là ngôi á quân của Wold Cup 2002 khi mà anh cùng đội tuyển quốc gia Đức để thua Brazil 2-0.

Những danh hiệu mà Carsten Jancker đã giành được

SK Rapid Wien

* Austrian Bundesliga : 1996 Austrian Bundesliga: 1996

* UEFA Cup Winners' Cup : Runner-up 1996 UEFA Cup Winners' Cup: Runner-up 1996

FC Bayern Munich FC Bayern Munich

* Bundesliga : 1997, 1999, 2000, 2001 Bundesliga: 1997, 1999, 2000, 2001

* DFB Liga-Pokal : 1997, 1998, 1999, 2000 Đâu DFB-Pokal: 1997, 1998, 1999, 2000

* DFB Pokal : 1998, 2000 DFB Pokal: 1998, 2000

* Champions League : 2001 Champions League: 2001

* Intercontinental Cup : 2001 Intercontinental Cup: 2001

Đội tuyển quốc gia :á quân WC 2002

P/s:mặc dù hiện nay Jancker đã 35 anh vẫn khát khao được chơi bóng khát khao được cống hiến cầu chúc tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với anh.

 

 

Pavel Nedved:Con “sư tử đầu đàn” người Czech trên thảm cỏ Serie A

Trên thế giới này, có 2 cái tên “Pavel” làm tôi thực sự bị ấn tượng. Người đầu tiên đó là Pavel Corsaghin trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của nhà văn người Nga Nicolai Alexeevich Ostrovsky. Còn Pavel thứ 2 đó chính là chàng Pavel Nedved: Sư tử chúa của Bóng đá Czech. Cả 2 chàng Pavel đó đều có những điểm giống nhau đến kỳ lạ. Cả 2 đều sống, cống hiến hết mình cho tình yêu, cho Lý tưởng của đời mình. Với Pavel Corsaghin đó là sống, chiến đấu và cống hiến hết mình cho tổ quốc, cho lý tưởng của Đảng Cộng Sản. Còn chàng Pavel Nedved của chúng ta đã cống hiến hết những năm tháng rực rỡ nhất của sự nghiệp cầu thủ mình cho Juventus- đội bóng với biệt danh “bà đầm già thành Turin”- và đã dành cho câu lạc bộ này 1 tình yêu bất diệt.

Những năm cuối thế kỉ 20, đầu tiên của thế kỉ 21, tình yêu bóng đá của tôi chỉ gắn liền với đội tuyển quốc gia Ý. Càng xem Ý đá tôi càng yêu thêm đội tuyển này, rồi dần dần tôi tìm hiểu thêm về giải đấu Serie A. Rồi tình yêu Ý của tôi dẫn tôi đến với tình yêu với AC Milan và Juventus.... 2 câu lạc bộ bóng đá giàu thành tích nhất của đất nước hình chiếc ủng. Hồi đó thật khó để cho tôi tìm ra câu lạc bộ mà mình yêu thích nhất. Điều đó chỉ được phân định sau trận chung Kết C1 mùa 2002-2003. Sau trận đấu đó tôi nhận ra mình đã thuộc về AC Milan nhưng với tôi Juventus vẫn chiếm 1 phần quan trọng trong tim .

Tuy nhiên trước khi tìm được tình yêu của đời mình, tôi đã thực sự bị chinh phục bởi chàng tiền vệ của Juventus: Pavel Nedved. Nhắc đến Pavel Nedved, điều đầu tiên hiện lên trong đầu của tôi đó là hình ảnh những lọn tóc vàng nhạt như màu lông sư tử, uốn cong tung bay theo những bước chạy của anh. 1 dáng chạy, 1 hình ảnh không lẫn vào đâu được.

Tôi bắt gặp hình ảnh đó lần đầu tiên vào mùa giải 2001-2002 khi anh bắt đầu chuyển sang thi đấu cho Juventus. Anh sang Juventus từ Lazio với sự kì vọng của những Bianconeri rằng anh sẽ là người thay thế xứng đáng cho Zidane - nhạc trưởng của Juventus người vừa đầu quân cho Real. Và chỉ sau 2 mùa giải, anh đã chứng minh cho mọi người thấy anh không chỉ thay thế xứng đáng Zidane mà còn trở thành biểu tượng mới và giành được tình yêu của tất cả các Bianconeri.

Khi nhắc đến anh, các đối thủ chắc hẳn phải rất sợ khi hình dung đến hình ảnh 1 “chú sư tử” dắt bóng từ bên cánh trái đi vào trong trung lộ và tung ra những cú sút sấm sét về phía khung thành đối phương. Chẳng phải vô cớ khi anh được coi là cầu thủ vừa chạy vừa sút hay nhất ở châu Âu và trên toàn thế thế giới. Đó chính là điểm mạnh nhất của anh. Ngoài ra,với nền tảng thể lực dồi dào, anh luôn thi đấu nhiệt tình, lên công về thủ nhịp nhàng. Hành lang cánh trái của Juventus luôn luôn là chỗ đáng sợ nhất với tất cả mọi đối thủ.

Năm 2003 là năm thăng hoa và thành công nhất của anh. Trong năm đó anh đã đoạt được danh hiệu quả bóng vàng châu âu. Danh hiệu mà mọi cầu thủ bóng đá đều ao ước có được 1 lần trong đời. Nhưng trong năm đó anh cũng đã bị lỡ trận đấu quan trọng nhất đối với anh từ trước đó tính đến tận bây giờ. Đó chính là trận chung kết C1 mùa giải 2002-2003 giữa Juventus và AC Milan. Nguyên nhân là do trong trận bán kết lượt về với Real ngay trên sân nhà Delli Alphi, anh đã phải nhận chiếc thẻ vàng sau khi phạm lỗi với tiền vệ Steve McManaman bên phía Real. Cộng với chiếc thẻ vàng ở lượt đi nữa, thế là anh đã lãnh đủ số thẻ để “bị” ngồi ngoài trong trận chung kết. Kết thúc trận bán kết, anh đã khóc, đó là lần đầu tôi thấy anh khóc. Nếu năm đó anh có mặt trong trận chung kết đó thì biết đâu số cúp C1 ở phòng truyền thống của Juventus không chỉ là con số 2.

Năm 2004, anh - với chiếc băng thủ quân trên tay- đã cùng với đội tuyển cộng hoà Czech đến Bồ Đào Nha với tham vọng chinh phục chiếc cúp vàng Euro năm đó. Và sau khi vòng bảng kết thúc, đội tuyển Czech đã thực sự lộ diện là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vô địch năm đó và Nedved chính là linh hồn trong lối chơi đó. Trong trận bán kết gặp Hy Lạp, từ đầu trận đấu Czech đã dồn ép đối thủ của mình, với những đường lên bóng dũng mãnh bên cánh trái của mình, anh đã làm cho khung thành của đội tuyển Hy Lạp chao đảo. Nhưng dường như số phận cứ thích trêu ngươi con người, trong thế đang dồn ép đó thì trong 1 pha va chạm với cầu thủ đối phương, anh đã bị chấn thương và phải rời sân nhìn đồng đội chiến đấu. CÒn diễn biến sau đó ở trên sân, khi thiếu vắng đi người thủ lĩnh, các cầu thủ cộng hoà Czech đã mất đi tinh thần chiến đấu, mất đi những đường lên bóng lợi hại, và mất luôn cả thế trận vào tay người Hy Lạp. Và kết quả là năm đó tuyển Czech đã phải dừng bước trước Hy Lạp trong sự nuối tiếc của người đội trưởng ngồi ngoài đường Pith. 1 lần nữa nước mắt lại rơi trên khuôn mặt của anh. 1 lần nữa anh lại lỡ hẹn với trận Chung kết của đời người.

Sau đó anh từ giã đội tuyển quốc gia, nhưng khi đó đội tuyển Czech vẫn chưa thể mất anh được, anh vẫn là mắt xích quan trọng nhất trong lối chơi của đội tuyển. Biết bao nhiêu lời kêu gọi anh trở lại khi Czech đang đứng trước nguy cơ không vượt qua được vòng loại WC 2006. Và chàng Pavel của chúng ta đã đáp ứng lại lời yêu cầu bằng cách quay lại và anh đã giúp đội tuyển Czech có mặt ở vòng chung kết WC 2006. Nhưng sau khi Czech không vượt qua được vòng bảng, anh 1 lần nữa đã tuyên bố giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế. Và lần này là chia tay thực sự. Anh chia tay đội tuyển để cống hiến phần sức lực còn lại của mình cho Juventus. Câu lạc bộ mà anh yêu nhất trên đời. 

Cũng trong năm 2006 đó, khi Juventus bị giáng xuống Serie B và bắt đầu mùa giả với điểm số âm 17 điểm , sau đó hạ xuống còn âm 9 điểm, sau vụ Scandal Calciopoli, những ngôi sao sáng nhất của đội bóng đều tìm cách rời đội. Đó là những Cannavaro, là Zambrota, là Emerson, là Ibra.....Nhưng anh đã ở lại. Anh cùng với những người khác như Del Piero, G. Buffon, Trezegue, là Camoranesi... đã ở lại xây dựng lại Juventus. Và anh với những con người đó đã làm nòng cốt đưa Juventus trở lại Serie A chỉ sau 1 năm. Và ngay trong năm đầu tiên trở lại, Juventus đã giành được suất tham dự C1 với vị trí thứ 3 chung cuộc. Trong đó những đóng góp của anh là không hề nhỏ. Mùa giải này, mặc dù đã bước sang tuổi 36, nhưng những khao khát về 1 chiếc cúp C1 trong anh lại bùng cháy dữ dội. Vì anh biết nếu ko phải là lúc này thì không lúc nào anh có được cơ hội giành được chiếc Cúp đó nữa. Vì vậy anh đã chấp nhận giảm lương để được thi đấu 1 năm nữa cho câu lạc bộ vì tình yêu với Juvetus và cả vì mơ ước của anh về chiếc cúp C1 kia nữa. Những bước chạy của anh dường như chưa muốn dừng lại. Những lọn tóc vàng vẫn chưa muốn dừng bay trong gió. Anh vẫn cống hiến, vẫn cháy hết mình bên hành lang cánh trái của Juventus, vẫn là người thi đấu nhiều trận nhất cho câu lạc bộ này (43 trận). Tuy nhiên, thời gian không bao giờ buông tha ai và anh cũng vậy. Ở cái tuổi 36, tốc độ của anh cũng đã không còn được như xưa, những cú sút xa cũng không còn uy lực như trước nữa. Và vì 1 phần nguyên do đó nên Juventus ko thể tiến xa ở cúp C1 mùa này. Và anh đành tạm biệt giấc mơ C1 vẫn còn dang dở....

Pavel, tôi mong anh mùa giải này hãy giải nghệ. 1 là vì tôi không muốn thấy anh kết thúc sự nghiệp hình ảnh cúi đầu vì phong độ kém cỏi của mình. 2 là vì mong anh giải nghệ để lấy chỗ cho những cầu thủ trẻ hơn được thể hiện mình. Ở Juventus bây giờ có Giovinco đã trưởng thành và đã sẵn sàng thay thế anh. Còn gì hơn thế nữa khi anh đã tìm được người kế nhiệm số áo 11 của mình. Và như thế anh sẽ kết thúc sự nghiệp của mình bằng 1 nụ cười mãn nguyện trên môi....Đừng để về sau mới phải nói ra chữ “nếu” giải nghệ sớm hơn anh nhá. 

Mặc dù mong như thế nhưng tôi vẫn sẽ cảm thấy thiếu vắng thứ gì đó nếu không được nhìn thấy mái tóc vàng tung bay trong gió, không được thấy anh tung hoành trên thảm cỏ Serie A vào cuối tuần....

P/s: bài viết trước khi nghe tin Nedved ở lại Juventus

Người con vàng của xứ sở pha lê

Bóng đá Tiệp Khắc đã từng có thời kỳ thành công khá huy hoàng ( Chile 1962 ) nhưng sau ngày bị chia tách, nước cộng hoà này cũng không còn duy trì được vị thế của mình trên bản đồ bóng đá thế giới. Chỉ cho đến tận Euro 1996 tại đất Anh, đội tuyển CH Czech trình làng một thế hệ vàng thì mới gợi nhớ về một hình ảnh hào hùng ngày nào của bóng đá Tiệp Khắc cũ. Hiện thân đỉnh cao nhất cho thế hệ vàng ấy chính là chàng tiền vệ năng nổ Pavel Nedved.

Sinh vào 30-8-1972 tại Cheb, CH Czech. Pavel là tiền vệ tấn công sáng giá nhất của Czech kể từ ngày nước Công hoà này tách ra khỏi Tiệp Khắc cũ cùng với Slovakia.

Anh là một trong những nhà kiến tạo nổi tiếng trên sân cỏ của thế giới bóng đá những năm cuối của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, điều đó hẳn nhiên nhiều người biết nhưng có lẽ nhiều người không biết rằng Pavel vốn dĩ không xuất thân từ vị trí tiền vệ mà là tiền đạo. Từ cái vị trí ban đầu đó khi chơi cho Sparta Praha, Pavel đã dần tìm cho mình một vị trí chơi bóng thích hợp hơn, đá lệch một chút về hướng cánh trái, nơi anh vừa có điều kiện hỗ trợ cho các đồng đội và trình diễn những cú rocket trái phá của mình trên sân cỏ. 4 mùa ở Sparta Praha ( 1992 - 1996 ) Nedved dành được 3 danh hiệu vô địch quốc gia, ghi 23 bàn thắng. Chừng đó là đủ để anh có một vé tham dự Euro 96 trên đất Anh với vai trò kẻ dự bị cho thủ lĩnh tuyến tiền vệ Czech hồi ấy, cầu thủ lừng danh bóng đá Đông Âu Karel Porborki.

Czech có một giải đấu thăng hoa tại nước Anh vào Euro 1996 lần ấy, tên tuổi của Pavel cũng được biết đến khắp Châu Âu kể từ sau giải đấu mà đội tuyển quốc gia của anh giành ngôi Á quân ( thua Đức trong trận CK ). Pavel khi đó trở thành mục tiêu săn đuổi của nhiều CLB hàng đầu.

Cuối cùng thì anh chọn đến nước Ý để thi đấu cho CLB Lazio thuộc Seri A, điều đáng nói là trước đó chính anh đã ghi bàn tiễn đội tuyển quốc gia nước này về nhà ngay tại vòng đấu bảng của Euro 1996.

Một cầu thủ chuyên nghiệp thật sự và là kẻ không e ngại thách thức

Lựa chọn của Pavel như một sự sắp đặt kỳ lạ của số phận nhưng đồng thời cũng chính là lựa chọn đúng đắn nhất trong sự nghiệp của chàng tiền vệ tóc vàng này. Bởi chắc hẳn ai đó còn nhớ Ahn Jung Hwan đã từng bị Perugia sa thải khi ghi bàn vào lưới Thiên Thanh tại WC 2002 tuy nhiên Pavel đương nhiên không phải Ahn, sự nghiệp của anh thăng hoa qua những tháng năm chinh chiến ở Calcio kể từ ngày đến Roma.

Ở Seri A anh không những đã giành được rất nhiều thành công với Lazio ( Cúp UEFA 1999,Siêu cúp Châu Âu 1999, Coppa Ý 1998, 2000... ) mà sau đó còn trở thành một nhân vật không thể thiếu của Bà đầm già thành Turin, đội bóng giàu thành tích nhất Seri A Juventus.

Đó quả thật đã từng là một điều rất nhiều người đã hoài nghi khi hay tin anh chuyển đến Juve, bởi nhiệm vụ mà anh phải làm khi chuyển đến thành Turin, thật sự là một trách nhiệm nặng nề! Thay thế Z.Zidane!

Tuy nhiên dưới sự dẫn dắt của người thầy nổi tiếng M.Lippi, Pavel đã chứng minh cho những gì anh có thể làm được và khiến các Juvetini quên hẳn hình ảnh Zizou

khi anh trở thành ngòi nổ kinh hoàng nhất của "bà đầm già thành Turin".

Nhiều người ở Turin thậm chí xem Nedved mới chính thực là thủ lĩnh của Juve chứ không phải Del Piero.

" Đối với Nedved những thử thách khó khăn chỉ như những con dốc thoai thoải mà anh luôn luôn cảm thấy đầy phấn thích khi được tự mình chinh phục" . Phong cách thi đấu xông xáo, nhiệt tình và gần như không biết mệt của anh trên sân minh chứng cho nhận định ấy.

Pavel luôn hết mình trên sân bóng

Tiếc một chút cho Pavel khi anh đã không thể dự trận chung kết Champion League năm 2003 ấy, để cùng Juve đối đầu AC Milan. Mọi người có lẽ tất cả đều nhớ đến hình ảnh thất thần của anh sau chiến thắng của Juve trước Real ở Delli Alpi tại trận bán kết cúp C1. Bởi anh hiểu rằng mình đã mất cơ hội hiếm hoi trong sự nghiệp để được ra sân ở trận chung kết tranh danh hiệu lớn nhất cấp CLB.

" Đến giờ không ít CĐV Juve tự hỏi 'nếu Pavel không vì thẻ phạt mà vẫn được ra sân liệu họ có thua Milan ở cái trận đấu trên sân Old Trafford năm ấy!? "

Nuối tiếc và nuối tiếc thật sự với sự vắng mặt của Nedved trong đêm Manchester ng ấy. Có điều bất chấp sự vắng mặt phút cuối thì sự xuất chúng của chàng tiền vệ Czech sau đó vẫn được thừa nhận, danh hiệu Qủa bóng vàng Châu Âu vào năm đó chính là minh chứng lớn nhất cho một tài năng đỉnh cao được sản sinh từ nền bóng đá CH Czech này.

Phong độ hiện tại

Dù anh đã bước sang tuổi 35, đó đc xem là thời điểm cuối cùng cho sự nghiệp cầu thủ , nhưng Nedved vẫn lun trong thành với bầy ngựa vằn dù đã có lúc anh mún giải nghệ nhưng vì tình iu bóng đá, tình iu với Juve nên anh vẫn típ tục cống hiến phần cuối của sự nghiệp tại Turin iu dấu này

Dù anh ko còn những bước chạy thần tốc, sức càn và khả năng chạy sút xem là bậc nhất châu âu năm 2003 nhưng vẫn còn đó hình dáng anh hùngthầm lặng của Juve

VẪn còn đó những pha ghi bàn đẳng cấp và lưới đối phương như trong trận thắng Torino và anh đã lập cú đúp, cú đúp tuyệt với cho cá nhân anh và là 1 trận đấu bắt đầu chuỗi trận liên típ bất bại của JUve

Cám ơn anh,thiên thần tóc vàng đã cống hiến hết mình cho Juve , đã giúp Juve vượt wa mọi khó khăn thử thách, và giúp Juve thăng hoa

Dino Zoff: Hòn đá tảng

Chính xác phải dùng từ "hòn đá tảng" đối với Dino Zoff, thủ môn huyền thoại mà "đất nước hình chiếc ủng" đã sinh ra. Với việc chơi trong 3 kỳ World Cup và bowớc lên ngôi cao cùng ĐT Ý năm 1982 tại Tây Ban Nha, 112 lần khoác lên mình chiếc áo màu thiên thanh. 

Sở hữu kỷ lục 1142 phút không bị thủng lưới, cùng màn trình diễn tuyệt vời mỗi khi đứng trước cầu môn, Dino Zoff xứng đáng là một trong những thủ môn vĩ đại nhất mà thế giới bóng đá từng có. 

Mặc dù bóng đá đã mang ông ra khỏi sự "quê mùa" của vùng nông thôn Đông Bắc nước Ý, để đến với vinh quang trên toàn thế giới, nhưng có vẻ nhý tư tưởng chăm chỉ làm việc vốn có của những người nông dân đã thấm nhuần vào Dino Zoff, khi đứa con của miền quê nông nghiệp này luôn nói rằng: "Tôi đạt được mọi thứ cho đến bây giờ đều là do làm việc chăm chỉ mà có." 

Khởi đầu khó khăn 

Có vẻ như việc sinh ra trong một vùng quê nghèo khó của nước Ý đã ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao của Dino Zoff. Ông đã bị cả hai CLB lớn của Italia lúc đó là Juventus và Inter Milan từ chối khi chỉ cao vẻn vẹn 1m49 khi đã 14 tuổi. Lúc đó, bà Adelaide, mẹ của Dino Zoff đã rất thất vọng và quyết tâm cho con theo bằng được nghiệp bóng đá bằng việc tuyên bố: "Tôi sẽ làm con tôi cao hơn bằng cách ăn thật nhiều trứng." Và những nỗ lực của bà mẹ thương con đã được đền đáp, khi 5 năm sau ông cao vỏng lên và trở thành một chàng trai với chiều cao 1m82. Ông trở thành thủ môn của Udinese năm 1961. Tuy nhiên, những ngày tháng ở đội bóng này không nhiều, khi Dino Zoff chia tay Udinese để đến với Mantova chỉ sau 4 lần ra sân. Sau màn trình diễn rất ấn tượng trong màu áo Mantova, Dino Zoff đã được đề cử là một trong 4 thủ môn sẽ cùng ĐT Ý dự World Cup, cùng với Enrico Albertosi, Roberto Anzolin và Pierluigi Pizzaballa. Tiếc là HLV Edmondo Fabbri đã không chọn ông vào ĐTQG mà quyết định chọn ba thủ môn còn lại. 

Năm 1967 là một năm có thể coi là "song hỷ" đối với Dino Zoff. Vợ ông đã sinh một bé trai kháu khỉnh và CLB Napoli đã chính thức mời ông về thi đấu. Họ đã chấp nhận bỏ ra 130 Lia (tiền Ý) cộng thêm thủ môn Bandoni để đổi lấy người chấn giữ khung thành xuất sắc của Mantova. Đội bóng miền Nam Italia đã đánh bại AC Milan trong cuộc đua này và họ đã không hề ân hận về điều đó. Ông đã thi đấu rất thành công trong màu áo Napoli và tiếp tục lọt vào mắt xanh của những nhà tuyển trạch viên cho ĐTQG. Sau này, khi phát biểu về những năm tháng thi đấu trong màu áo Napoli, ông nói: "Tôi đã có những thời gian tuyệt vời ở đây. Napoli đúng là một nơi lý tưởng để thi đấu và sinh sống." 

Những thành tích đáng nhớ 

Lần đầu tiên Dino Zoff được ra sân trong màu áo ĐTQG đó là trận thắng 2-0 trước Bulgari vào tháng 4 năm 1968. Đó là trận tứ kết EURO năm đó. Và sau đó ông là thành viên của ĐT Ý vô địch châu Âu sau khi đánh bại Nam Tư trong trận lượt về. 

Mặc dù được gọi vào ĐT Ý tham dự World Cup 1970 tại Mexico, nhưng Dino Zoff không được ra sân trong đội hình chính, đó là một trong những mốc lịch sử đáng thất vọng với ông. Hai năm sau đó, ông chuyển đến chơi cho "Bà đầm già" Juventus. Đội bóng đã từng hắt hủi ông cuối cùng đã phải ký hợp đồng với một trong những tài năng lớn trước khung gỗ này. Và họ đã đúng. Với sự góp mặt của Dino Zoff, Juventus đã giành được 6 chiếc cúp vô địch Italia trong 11 năm. Chưa dừng lại ở đó, “bản hợp đồng” trị giá 330 triệu Lia của đội chủ sân Delle Alpi đã cùng với các đồng đội đem về thâm 1 chiếc cúp UEFA và hai lần vô địch cúp quốc gia. Với 570 lần thi đấu ở đấu trường khắc nghiệt nhất thế giới, trong đó là 330 lần với Juve, Dino Zoff đã trên đường đến với danh hiệu thủ môn huyền thoại như thế. Danh hiệu duy nhất mà ông không có được ở cấp CLB, đó là chiếc cúp C1 châu Âu. Mặc dù đã 2 lần cùng với Juventus lọt vào đến trận chung kết, nhưng ông và các đồng đội đều chịu thất bại trước Ajax năm 1973 và Hamburg sau đó vài năm. 

Thành tích đáng nhớ nhất trong sự nghiệp thi đấu của ông đó là lần đeo băng đội trưởng ĐT Ý vô địch World Cup năm 1982 ở Tây Ban Nha. Điều đáng chú ý là ông đã cùng với Giampiero Combi trở thành hai thủ môn duy nhất cho đến thời điểm này giữ danh hiệu những thủ môn đeo băng đội trưởng duy nhất lên ngôi vô địch thế giới. Đặc biệt hơn ở Dino Zoff mà bậc tiền bối không có, đó là Dino Zoff nâng cao chiếc cúp vô địch cùng ĐT Ý khi ông đã 40 tuổi, qua đó trở thành thủ môn lớn tuổi nhất từng đăng quang chức vô địch giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh. 

Sự nghiệp huấn luyện 

Sau khi giã từ những tháng ngày đứng trước khung thành, Dino Zoff quyết định dấn thân vào con đường huấn luyện. Đầu tiên, ông đảm nhiệm vai trò huấn luyện thủ môn ở Juventus. Công việc này kéo dài từ năm 1988 đến 1990. Sau đó ông bị sa thải mặc dù đã cùng đội bóng này lên ngôi vô địch cúp UEFA năm đó. Chia tay Juventus, Dino Zoff đã chuyển đến Lazio làm công tác huấn luyện, sau đó ông được bổ nhiệm làm chủ tịch CLB này vào năm 1994. Đến năm 1998, ông được chỉ định làm HLV trưởng ĐTQG Italia. Với sự phá cách trong lối chơi (thiên về tấn công hơn là phòng ngự kiểu catenacio truyền thống), ông đã dẫn dắt các học trò lọt vào trận chung kết với người Pháp. Mặc dù đã dẫn trước với tỷ số 1-0 trong phần lớn thời gian thi đấu, nhưng các cầu thủ áo thiên thanh cuối cùng đã chấp nhận thất bại trước "những chú *** trống Goloa." Bàn thắng ở hiệp phụ của Trezeguet đã làm "giấc mộng vô địch" của người Ý tan vỡ. Chỉ sau đó vài ngày, ông viết đơn xin từ chức, một phần vì áp lực từ sự chỉ trích rất gay gắt của chủ tịch CLB AC Milan và cũng là thủ tướng Italia lúc đó. 

Sau thất bại cùng ĐTQG, Dino Zoff quay về với Lazio, nhưng lại đến Fiorentina không lâu sau đó. Những ngày tháng ở đội bóng thành Florence cũng không kéo dài lâu, ông đã quyết định nghỉ ngơi sau một thời gian cống hiến cho đội bóng. Với những gì đã đạt được, Dino Zoff đã có được một thành tích vang dội mà bất kỳ một thủ môn nào cũng muốn có. Thế giới tôn vinh ông là một trong những thủ môn xuất sắc nhất mọi thời đại. 

Alessandro costacurta "Thượng nghị sỹ" trên sân cỏ

Tháng 5/2007, bóng đá Italia nói chung và Milan nói riêng đã chia tay một huyền thoại. Người đó là Alessandro Costacurta.

Ngày 24/8/1986, lần đầu tiên Costacurta xuất hiện trong đội hình 1 của Milan trong cuộc đối đầu với Sambenedettese ở Cúp Italia. Khi đó Nils Liedholm là HLV, còn Franco Baresi là đội trưởng của Rossoneri. Trận đấu đầu tiên của ngôi sao này đã không thành công như mong muốn và chỉ một tháng sau, Billy (biệt danh của Costacurta) bị đẩy sang Monza (Serie C1). Chỉ một năm sau, Costacurta trở lại Milan với mục tiêu chinh phục châu Âu, và ngay lập tức anh được HLV tin dùng. Trận đầu tiên của anh ở Serie A là trận thắng Verona 1-0 năm 1987, dù chỉ được vào sân từ băng ghế dự bị (thay Donadoni). đó cũng là trận derby đầu tiên trong sự nghiệp của “thượng nghị sỹ”, khi ấy anh mới 21 tuổi.

Costacurta trong màu áo Milan

Sau bước ngoặt quan trọng đó, Baresi và Costacurta trở thành bộ đôi trung vệ xuất sắc nhất trong lịch sử Serie A suốt 10 năm liên tiếp. Ở Italia, hiếm có cầu thủ nào trung thành với một CLB như Costacurta. 20 năm ở Milan và 23 danh hiệu, anh cùng với Maldini là cầu thủ có nhiều danh hiệu nhất vào thời điểm hiện tại. Trong mắt những đồng nghiệp trẻ, cựu danh thủ Milan là một thủ lĩnh trong phòng thay đồ, luôn bảo vệ đồng đội trong mọi tình huống.

Sự nghiệp của Costacurta cũng trải qua biết bao thăng trầm, sóng gió và nuối tiếc. Chỉ trong tháng 5-7/1994, Billy vắng mặt trong 2 trận chung kết liên tiếp lớn nhất trong sự nghiệp là Champions League và World Cup 1994 đều vì thẻ phạt. Chín năm sau, “thượng nghị sỹ” lại sút hỏng một quả penalty trong trận tranh Cúp Liên lục địa với Boca Juniors.

Cựu trung vệ của Milan đã có 20 năm phục vụ đội bóng áo sọc Đỏ-Đen (1987-2007), với 3 bàn thắng sau 458 trận tại Serie A. Trong màu áo ĐT Italia, Costacurta đã ghi được 2 bàn/59 lần khoác áo Thiên thanh.

Cũng như bao cầu thủ khác sau khi chia tay sân cỏ, Costacurta theo nghiệp HLV. Sau hơn 1 năm làm trợ lý cho HLV Ancelotti, Billy quyết định rời Milan để dẫn dắt Mantova đang thi đấu tại Serie B từ năm 2008.

Với vinh quang và kinh nghiệm trong quá khứ, Costacurta sẽ tiếp tục chinh phục bóng đá đỉnh cao trên một phương diện mới?

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Tên đầy đủ:Alessandro Costacurta

Ngày sinh:24/04/1966

Nơi sinh:Orago, Varese, Italia

Chiều cao:1m83

Các CLB từng thi đấu:

Milan (1986-2007), Monza (1986/87, được Milan cho mượn).

ĐT Italia:1991-1998

Danh hiệu:7 lần VĐ Italia, 4 lần VĐ Champions League (1989, 1990, 1994, 2003), 1 cúp QG Italia, 5 siêu cúp Italia..

Cách đây 3 năm đúng vào tháng 5 này Milan đã chia tay 1 huyn thoi,1 tượng đài ca CLB đó là Alessandro Costacurta.

Alessandro Costacurta, khoác áo s 5, tên gi thân mt là Billy, bit danh Giaó Sư, mt trong nhng cu th vĩ đi nht lch s Milan đã gii ngh sau trn đu vi Udinese....tt c chúng ta đu biết điu đó....

Điu đáng tiếc nht là khong thi gian tôi biết v anh quá ngn, ch có 9 mùa gii Serie A cùng vi 5 mùa CsL, k t ngày Milan lên ngôi Old Trafford. Tôi biết anh khi thi đnh cao ca anh đã qua đi t rt lâu. Anh ch còn chiến đu trong mào áo Milan vì tình yêu, vì bn phn ca

mt Rossoneri.

Mùa bóng này rt ít khi chúng ta được nhìn thy Billy, trong 14 trn đu, phi may mn lm chúng ta mi thy anh xut hin được 5 ln, cho dù đó là băng ghế d b......

Vi nhng người tr hơn cái tui 20, và không bao gi biết được hình nh mt Milan thiếu vng Costacurta dưới thi đi ca Sacchi. H s không hiu vì sao "ông lão" 41 tui y ngày xưa cùng vi Baresi, Maldini, Tassotti li hp thành hàng hu v thông minh nht thế gii vi tng IQ đến hơn 700.

Ngày xưa, Billy là đi trưởng đi tr Milan, nơi mà mt chàng trai tr hơn Paolo Maldini cùng trưởng thành bên cnh anh, và h đã cùng nhau dn dt Milan trong hơn 10 năm qua, k t sau khi Baresi gii ngh.....

nh hưởng ca Billy vi đi bóng tht khó din gii, đó không hn là s ln anh xut hin trên sân hay s phút anh thi đu mà vì mt lí do nào đó gn lin vi bit hiu Il Professore (Giaó sư) ca anh.....anh chính là người đã giúp đ rt nhiu trong quá trình hình thành nên nhng ngôi sao bóng đá thế gii trong màu áo Milan.....

Là mt hu v nhưng nhng kinh nghim ca anh không ch giúp ích cho nhng đng đi cùng v trí. Vì nhng bài hc không đơn thun ch là kĩ thut chơi bóng, đó là mt bài hc quan trng hơn rt nhiu ln, bài hc nhân cách...

Kaka tha nhn rng chính nhng li khuyên ca Billy đã giúp anh hoàn thin bn thân hơn rt nhiu.....Kaka là mt người Brazil, x s ca bóng đá tn công nhưng Kaka còn hơn thế khi biết rõ vào lúc nào và dùng cách nào đ phòng ng....Ai tng thy Kaka ni nóng khi đi phương chơi xu hoc t ra bn nhn khi đi nhà thua trn. Hiếm có cu th nào đ tui anh li đim tĩnh đến như vy.....và tt c có th hiu được qua li cm ơn chân thành ca Kaka gi đến Billy.

Billy không phi là đi trưởng Milan vì Maldini quá xut sc trong vai trò đó và không ch Billy mà chng có ai trên thế gii có th so sánh vi Maldini.......anh cũng không phi hun luyn viên vì anh hiu rõ vai trò ca mình trong đi bóng. Billy ch đơn thun là mt cu th, mt phn ca Grande Milan thp k 90 và sp ti nếu Milan đăng quang Athens anh s li ghi tên mình vào lch s câu lc b.

Chúng ta có th thy anh chơi trung v hay hu v cánh phi trong mùa này, bt c khi nào Ance cn đến anh......anh vn luôn là cu th ln cho dù gánh nng tui tác đã bào mòn gn hết sc lc và nhit huyết nơi anh.....điu này làm tôi nh v anh nhng năm 90 khi anh vn còn đnh cao. Qúa kh luôn quay lưng vi Billy, trn CK CsL 1994 vi Barca anh b treo giò và nhìn đng đi giành chiến thng, 1 tháng sau, anh li không th tham gia trn chung kết WC vi Brazil vì 1 chiếc th đ khác.

Nhưng hin ti thì không, mt mùa gii đy kinh ngc đang din ra và anh đang có được nhng hnh phúc cui cùng trong cuc đi cu th

Tôi có mt gic mơ, mt gic mơ có l không bao gi thành hin thc....Paolo và Billy, cùng trong màu áo trng ca Milan, Paris, mi người nm mt bên ca chiếc cúp CsL......và khi cùng nhau giơ cao chiếc cúp, hàng tn giy vi 2 sc màu đ đen s tung bay trong không trung trên nn giai điu mnh m ca khúc nhc nn CsL........

Như mt đc ân, chúng ta đã nhìn thy, đã theo dõi bước đi ca mt huyn thoi, ca mt cu th đng cp thế gii người sut đi trung thành vi Milan trong hơn 20 năm qua. Mt người sánh ngang vi Maldini và Baresi v tài năng và phm cách. Billy chưa bao gi dính vào scandal, chưa tng chơi bn vi bt kì ai, chưa tng lăng m đi th dù ch na li, không nng nh vi trng tài hay phê phán hun luyn viên

Chào anh, Billy, như mt cu th, như mt người con xut chúng ca Milan, và hơn na...như nhng gì tôi mun nói......Grazie, Billy!!!

Mình xin mở hàng bằng 1 bài dành cho Donadoni- đứa con dũng cảm của Milan

Phần I: Sự nghiệp cầu thủ lẫy lừng

Cái ngày 22/6/2008, ngay sau trận đấu giữa Italia Vs Tây Ban Nha tại tứ kết EURO kết thúc với chiến thắng nghiêng về những chú bò tót sau loạt đá luân lưu định mệnh, tôi biết rằng sự nghiệp cầm quân, dẫn dắt đội tuyển Italia của Donadoni đã chấm dứt. Cái kết đó thật buồn cho 1 đứa con ưu tú của grande Milan thập kỉ 80-90. Nhưng trước khi ra đi ông cũng đã hành động như 1 người đàn ông thực sự, 1 mẫu người mà chỉ ở Milan mới có. Đó là việc ông từ chối nhận số tiền bồi thường phá vỡ hợp đồng mà liên đoàn bóng đá Italia đưa ra với ông. Cái chất cao thượng và dám 1 mình đương đầu với thử thách của Donadoni cũng chính là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho 1 thế hệ vàng son nhất trong lịch sử Milan. Thế hệ đã xây dựng Milan thành 1 đế chế thực sự khiến toàn châu Âu cũng như thế giới mỗi lần nghe đến tên là phải giật mình khiếp sợ.

Ngược về quá khứ 22 năm về trước, ngày 22/2/1986 cái ngày mà Berlusconi -thời bấy giờ mới chỉ là 1 tỷ phú giàu tham vọng- về tiếp quản Milan và đang ôm ấp những hoài bão lớn lao về việc đưa Milan trở về thời kì hoàng kim trước đó tức là thập kỉ 50-60 (với 2 chiếc Cup C1 (1963; 1969), và 6 chiếc Scudetto). Để thực hiện được mong ước của mình Berlusconi đã đưa về một huấn luyện viên đang nổi, Arrigo Sacchi, và những cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu bấy giờ. Đó là bộ ba cầu thủ Hà Lan bay, Marco van Basten, Frank Rijkaard và Ruud Gullit......Nhưng còn có một con người nữa được Berlusconi đem về mà những đóng góp sau này của ông cho Milan là cực kì lớn lao. Vâng, con người đó chính là Roberto Donadoni....

Roberto Donadoni sinh ngày 9 tháng 9 năm 1963 tại Cisano Bergamasco nước Ý. Trước khi về đầu quân cho Milan ông đã 52 lần ra sân trong màu áo Atalanta từ năm 1982 đến 1986.Sau 4 năm trui rèn, ông đã trưởng thành vượt bậc qua từng năm ở câu lạc bộ này, và đã thu hút đc sự quan tâm của rất nhiều câu lạc bộ lớn. Trong đó nổi lên 2 cái tên Juvetus và Milan, cả 2 đều rất muốn có ông trong đội hình. Đó quả là 1 lựa chọn khó khăn . 1 bên là câu lạc bộ giàu truyền thống nhất đất nước hình chiếc ủng và vừa đoạt cúp C1 mùa giải 1985, còn 1 bên là 1 câu lạc bộ đang trên đường tìm lại ánh hào quang xưa kia với những sự đầu tư cực kì hợp lí và có cả những khát vọng chiến thắng mãnh liệt. Dường như chính điều này đã thuyết phục được Donadoni, con người đang khát khao chinh phục những thử thách. Ông đồng ý chuyển về Milan trong năm 1986 ấy và chắc chắn ông sẽ ko phải hối tiếc về quyết định của mình.

Trong nhiều năm người Ý đã không thể tự hào vì họ đã không có nhiều tiền vệ suất sắc, song Donadoni chắc chắn phải làm cho các CĐV tại đất nước hình chiến ủng hài lòng vì ông chính là một trong những tiền vệ hay nhất. Với khuôn mặt điển trai, mái tóc bồng bềnh lãng tử đậm chất Ý,khoác trên mình chiếc áo Đỏ đen của AC Milan, Donadoni đã ghi dấu ấn với lối chơi thông minh, một tầm bao quát rộng lớn, kĩ thuật rất tốt và đặc biệt là lòng nhiệt huyết bất tận. 10 năm trong màu áo Milan ông ra sân 261 lần và ghi đc 18 bàn thắng. Cùng với Milan ông đã đc nếm trải tất cả những vinh quang ở cấp độ câu lạc bộ, đó là: 5 chiếc Scudetto 1988, 1992, 1993, 1994, 1996, 3 chiếc cúp C1 vào các năm 1989, 1990, 1994; 3 siêu cúp bóng đá châu Âu 1989,1990 và 1995 và 2 chiếc cúp liên lục địa 1989, 1990. Một gia tài có thể coi là đồ sộ với 1 cầu thủ bóng đá.

Ông cùng với những Baresi, P. Maldini, bộ ba cầu thủ Hà Lan bay, ....vv.. đã lập nên 1 thành tích vô tiền khoáng hậu đó là giành 3 scudetto liên tiếp (1992-1994), 3 lần liên tiếp lọt vào chung kết cúp C1 (1993-1995), và chuỗi 58 trận bất bại liên tiếp ở môi trường SeriA vốn được coi là giải đấu khắc nghiệt nhất hành tinh.

Nhưng rui' theo quy luật của tự nhiên, tuổi tác đã làm cho những bước chạy của ông ngày 1 nặng nề. Cuối mùa giải năm 1996 ông chia tay Milan để đầu quân cho câu lạc bộ Metro Star của Hoa Kỳ. Nhưng sau khi thi đấu được 1 năm với 49 lần ra sân và ghi đc 6 bàn thắng ông lại trở về khoác chiếc áo đỏ đen lần thứ 2 trong đời cầu thủ. Tuy nhiên, khác với 10 năm trước, lần này sau 3 năm thi đấu ông chỉ đc ra sân có 24 lần , không ghi đc bàn thắng nào và 1 lần giành được Scudetto vào năm 1999. Cùng năm đó ông thi đấu mùa giải cuối cùng của cuộc đời cầu thủ vinh quang của mình trong màu áo Al-Ittihad 1 đội bóng của Ả Rập Saudi và ở đây ông cũng kịp giành thêm cho mình 1 chiếc cúp vô địch Ả Rập Saudi.

Donadoni trong màu áo Metro Star

Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, ông đá khoác áo 63 trận và ghi 5 bàn thắng. Tuy nhiên kỉ niệm với Azzuri của ông lại không mấy vui do ông đã đá hỏng quả penalty khiến Italy bị loại tại trận BK Italia 90’ bởi các cầu thủ Argentina.

sự nghiệp huấn luyện

Sau khi giã từ sự nghiệp cầu thủ năm 2000, cũng như những cầu thủ của thế hệ vàng son đó: Carlo Ancelotti, Frank Rijkaard, Marco Van Basten...., ông bắt tay vào công cuộc chinh phục những danh hiệu trên con đường huấn luyện. Từng được đào tạo dưới trướng của những huấn luyện viên lão làng như A. Sacchi, F. Capello....nên những kinh nghiệm thu được cũng không phải là ít.

Donadoni đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc với tư cách người chèo lái con tàu Livorno. “Don” lập tức đưa đội bóng xứ Tuscan có những bước thăng tiến không ngừng trên bảng xếp hạng của Serie A. Ai mà biết được ông sẽ đạt được những gì nếu tiếp tục phát triển sự nghiệp theo hướng đó, nhưng trong lúc mà ĐT Italia cần ông nhất, Donadoni đã dũng cảm đứng ra nhận lấy gánh nặng về mình.

Sau WC 2006 thành công rực rỡ, hẳn người ta đều hiểu rằng còn lâu nữa Azzurri mới leo lên đến đỉnh cao chiến thắng. Từ Lippi, Capello, Sacchi, Ancelotti hay Spalletti, những nhà cầm quân tài danh và giàu kinh nghiệm nhất ở đất nước hình chiếc ủng, không một ai đủ sự tự tin dẫn dắt con thuyền Italia trong giai đoạn tiếp theo. Chỉ có Donadoni của chúng ta mà thôi. Với tham vọng trở thành bá chủ của cả thế giới và châu Âu, người Ý đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào ông.

Nếu như ta biết được rằng, 1 tuyển Italia sau khi vô địch WC 1982 đã không lọt được vào EURO liền sau đó (1984) và tại vòng loại EURO 2008 đội quân thiên thanh phải nằm cũng bảng với những chú gà trống Golois hùng mạnh đang khát khao trả món nợ trong trận CK WC 2006, 1 tuyển Scotland tiến bộ không ngờ và 1 Ukraina giàu tham vọng, thì ta mới hiểu được những chiến tích của Donadoni trong việc đưa con tàu Azzurri cập bến EURO trong tư thế của kẻ chiến thắng (đứng đầu bảng đấu). Trước EURO, ông đã làm 1 cuộc cách mạng trong lối chơi của tuyển Ý đó là chuyển từ sơ đồ 4-4-2 sang sơ đồ 4-3-3 thiên về tấn công hơn. Và với sơ đồ ấy, ông và Azzurri cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Nhưng khi EURO 2008 diễn ra, đó cũng là giải đấu lớn đầu tiên trong sự nghiệp cầm quân của mình, ông đã mắc những sai lầm trong tư duy chiến thuật của mình. Dường như những thành công ở vòng loại đã làm ông quên đi rằng ở những giải đấu lớn, tuyển Italia chỉ thành công với lối chơi Catanecio truyền thống dựa trên sự vững chắc của hàng thủ. Chứ không phải là lối chơi thiên về tấn công 4-3-3 kia. Hơn nữa, những con người ông mang đến EURO lần này dường như cũng không phải là chính mình: Toni vô duyên một cách kì lạ, Pirlo sa sút phong độ rất nhiều sau khi có 1 giải đấu thành công trên đất Đức, thế hệ trẻ thì chưa có ai đủ tầm để thay thế....và ngay trước thềm EURO diễn ra chấn thương của Cannavaro như báo hiệu điều không may dành cho ông và Azzurri. Trong hoàn cảnh đó vị thuyền trưởng của chúng ta cũng không có được những phương án thay thế phù hợp.

Và cái gì đến cũng phải đến, sau khi vượt qua vòng bảng bằng sự Fair Play của đội tuyển Hà Lan, Italia của ông đã gục ngã trên chấm phạt đền trước những chú bò tót Tây Ban Nha.Trận thua đó đã chấm dứt chuyến phiêu lưu của ông cùng đội bóng áo thiên thanh.

Tuy nhiên, vẫn dành tặng những lời chức tốt đẹp nhất cho ông. Mong ông hãy tiếp tục cố gắng chinh phục những thử thách trên con đường huấn luyện của mình, tiếp nối truyền thống đáng tự hào của Milan. Hy vọng 1 ngày gẫn đây sẽ nhìn thấy ông trên băng ghế chỉ đạo của Milan.

Phần I: Oliver Bierhoff và sự tích “Cái đầu vàng”

Thứ sáu, 22/6/2007, 17:28 GMT+7

Không được ra sân trong đội hình chính thức của ĐT Đức ở trận chung kết lịch sử với Cộng hoà Séc tranh ngôi vị cao nhất EURO 96. Nhưng khi tiếng còi kết thúc trận đấu của trọng tài Rierluigi Pairetto (Italia) vang lên cũng là lúc trên khán đài sân vận động Wembley ở London hô vang tên anh. Oliver Bierhoff – người hùng của trận chung kết, người hùng của nước Đức và người hùng của những fan yêu mến Đội tuyển Đức.

Ngày 30/6/1996 có thể coi là ngày của Bierhoff, lần đầu tiên anh ghi được 2 bàn thắng quan trọng khi vào sân từ băng ghế dự bị, cũng là lần đầu tiên anh được cùng đồng đội của mình giương cao cúp vô địch EURO sau bao nhiêu năm chờ đợi.

Bàn thắng vàng đầu tiên trong lịch sử EURO mang nhãn hiệu Bierhoff giúp “cỗ xe tăng” đăng quang ngôi vô địch lần thứ 3. Một chiến thắng cực kỳ ngọt ngào dành cho anh, đó cũng là bản lề quan trọng cho anh để tiếp bước cho những thành công sau này.

Giây phút vinh quang ở Euro 1996 của Oliver Bierhoff

Tuy vậy, thật không ngờ rằng hai năm sau tại France 98, anh và các đồng đội của mình phải nếm những trái đắng thật đau. Hình ảnh một ĐT Đức kiêu hãnh biến mất trong trận tứ kết tại Lyon trước đối thủ Croatia, khi để phơi áo tới 0-3, một tỷ số có thể làm tổn thương bất kỳ một người dân Đức nào.

Các tuyển thủ kỳ cựu như Matthaues, Klinsmann, Haessler,… có cuộc chia tay nhiều cay đắng. Bản thân Bierhoff cũng không lấy gì làm vui vẻ cả, mặc dù chơi khá tốt ở Pháp (ghi bàn quyết định trận gặp Mexico bằng một pha đánh đầu đẳng cấp). Nhưng dường như anh vẫn chưa có duyên để giương cao cúp vô địch World Cup.

Cũng cần phải nói rằng, con đường đến với bóng đá đỉnh cao của Bierhoff khá gian nan với những chông gai và nhiều bước ngoặt. Cách đây 16 năm vào mùa hè năm 1991, Bierhoff cũng đã từng đến với bóng đá đỉnh cao, đó là gia nhập vào câu lạc bộ Ý Inter Milan.

Sau một mùa bóng xuất sắc ở Áo (ghi 23 bàn cho Salzbourg) nhưng nhà ĐKVĐ Serie A 2007 không sử dụng chàng trai Đức này, mà đưa cho CLB Ascoli mượn và dù cho ở Ascoli anh trở thành vua phá lưới giải hạng nhì thì anh vẫn cứ phải ra đi.

Nhưng dẫu sao đất nước hình chiếc ủng vẫn là nơi mà Bierhoff giành được nhiều thành công nhất. Đặc biệt là danh hiệu vua phá lưới của anh cùng CLB Udinese, một CLB hạng trung của Ý.

Những gì mà Bierhoff đóng góp cho CLB này một mặt đưa Udinese có được rất nhiều chiến thắng ấn tượng, đồng thời giúp CLB trở thành một thế lực mới của Serie A hồi đó, sánh ngang cùng những AC Milan, Lazio, Juventus. Mặt khác với những bàn thắng của anh cho Udinese giúp anh khẳng định tên tuổi của mình trước sự “dòm ngó” của những đại gia.

Sau những tháng ngày đẹp đẽ cùng đội bóng “sọc đen”, Bierhoff đã quyết định đặt chân bước lên con tàu Chievo để cập bến đội bóng thành Verona, một tân binh mới chân ướt, chân ráo lên chơi tại Serie A nhưng ngay lập tức anh như “cá gặp nước” cứ nhả đạn đều đều mỗi khi xuất trận đồng thời giúp cho “Lừa bay” trở thành một đối thủ đáng gờm ở Ý.

Bierhoff thời còn khoác áo Udinese

Với phong độ cao, Bierhoff sớm lọt vào nhiều đôi mắt xanh của những gã nhà giàu bóng đá Châu Âu. Trong đó “Người khổng lồ” thành Milan đã nhanh tay hơn cả, đưa anh về San Siro để cùng kết hợp với một cây săn bàn đẳng cấp khác người Ukraine, Shevchenko khi anh này đang “bơ vơ” chưa có đối tác ăn ý để tạo thành một cặp bài trùng hoàn hảo, hứa hẹn sẽ mang về thành phố Milan thêm nhiều chiến công mới.

Mặt khác cũng là để những CĐV yêu mến đội bóng sọc đỏ đen bớt nhớ bộ ba huyền thoại Guuit – Van Basten – Rijkaard thập kỷ trước. Có bộ đôi Bierhoff – Shevchenko mới cũng tài giỏi không kém. Bierhoff chơi đầu tốt và đầy kinh nghiệm sẽ cùng với một Shevchenko khéo léo và nhanh nhẹn như một con sóc hứa hẹn đưa AC Milan trở lại đúng vị trí số 1 Châu Âu của mình.

Bộ đôi này là niềm mơ ước của bất kỳ đội bóng nào và đó cũng là nỗi ám ảnh khiếp sợ của hàng hậu vệ đối phương. Họ là tác giả của quá nửa số bàn thắng của Milan, riêng Bierhoff ghi tới 20 bàn chỉ kém một bàn so với vua phá lưới là Batistuta và Amoroso (cùng ghi được 21 bàn). Một thành tích đáng nể trong giải vô địch của đất nước hình chiếc ủng vốn khét tiếng với lối phòng ngự chặt chẽ và những “bức tường thép” khó vượt qua.

Quan trọng hơn cả 20 bàn thắng của anh cho AC Milan đã đưa CLB đến ngôi vị cao nhất nước Ý mùa bóng đó. Danh hiệu vô địch lần thứ 16 của CLB là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của Bierhoff nói riêng và của CLB AC Milan nói chung. Đây cũng là Scudetto đầu tiên trong sự nghiệp thi đấu của anh. Một mùa bóng thành công ngọt ngào tạo tiền đề cho những thành công mới của CLB AC Milan sau này.

Những tưởng thành công với AC Milan bằng chức vô địch lần thứ 16 sẽ giúp Bierhoff nối tiếp thành công cùng “cỗ xe tăng” Đức, bảo vệ ngôi vị quán quân Euro tại Bỉ và Hà Lan. Song thật sự mà nói UERO 2000 là giải đấu mà anh và các đồng đội muốn quên đi ngay lập tức.

Bierhoff đã giành Scudetto cùng AC Milan

Thất bại đáng hổ thẹn (0-3) trước Bồ Đào Nha ngay tại vòng đấu bảng đã tiễn Bierhoff và các đồng đội sớm khăn gói về nước với một thành tích quá kém cỏi, không thể chấp nhận được đối với một đất nước có bề dày truyền thống bóng đá như Đức.

Còn với Bierhoff chính thành tích tồi tệ tại UERO 2000 đã có ảnh hưởng không nhỏ tới phong độ của anh tại cấp CLB. Bằng chứng là những mùa bóng sau đó anh chơi mờ nhạt và không còn giữ được phong độ đỉnh cao, kéo theo những chấn thương cũng như áp lực, chỉ trích khá gay gắt từ phía CĐV Đức bởi phong độ quá tệ hại của “Cỗ xe tăng” Đức.

Điều đó đã làm cho “cái đầu vàng” một thời của anh phải động não suy nghĩ để đưa ra những quyết định quan trọng khi anh không còn quá nhiều lựa chọn nữa. Lúc đó, anh chỉ còn nghĩ đến việc lo cho tương lai của mình, đó là nên giành nhiều thời gian cho gia đình và quan tâm hơn nữa đến tấm bằng kinh tế của mình.

Oliver Bierhoff-Huyền thoại chưa được thừa nhận

World Cup 2002, việc được HLV Rudi Voellev trọng dụng, thực sự đã làm cho Bierhoff “hồi sinh” một lần nữa. Anh quyết định xỏ giầy ra sân thi đấu sát cánh với đồng đội trong chiến dịch chinh phục cúp vàng ở khu vực Á Đông

Việc “cỗ xe tăng” Đức bị đánh bại trong trận chung kết trước các “Vũ công Samba” có lẽ chẳng làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng điều đáng nói nhất là người Đức lại một lần nữa thể hiện được bản lĩnh và ý chí thi đấu tuyệt vời của mình. Họ là một trong hai đội mạnh nhất của giải điều mà trước đó 10 tháng, nhiều người đã cho rằng dù cho “nằm mơ giữa ban ngày” Đội tuyển Đức của Bierhoff cũng không thể làm được

Dù thất bại trong trận CK, nhưng đó là bước chuyển đổi quan trọng cho Manns mới mẻ trong những năm tiếp theo, và WC 2006 được tổ chức ngay trên nước Đức thì một ĐT Đức trẻ trung, giàu ý chí, khát vọng,tinh thần chiến đấu đã xuất hiện. Một sự “lột xác” hoàn toàn dưới bàn tay chèo lái của thuyền trưởng Klinsmann

Còn đối với Bierhoff,WC 2002 mãi mãi là kỷ niệm khó phai trong lòng anh, một WC khá thành công của “Cỗ xe tăng” nhưng đây cũng là World Cup cuối cùng mà Bierhoff được “kề vai sát cánh” cùng đồng đội (mặc dù anh đá dự bị). Bàn thắng vào lưới Ả Rập Xê Út có lẽ là bàn thắng cuối cùng mà anh ghi cho Manns trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình

Bởi sau bàn thắng này, những CĐV yêu mến anh sẽ mãi mãi không còn thấy anh khoác trên mình bộ trang phục trắng đen truyền thống nữa. Đã đến lúc anh cần được nghỉ ngơi dành thời gian cho gia đình đồng thời nhường lại cho lớp trẻ như Schweinsteiger,Podolski,Mioslav Klose,Philip Lahm

Có lẽ trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình Oliver đã giành được rất nhiều danh hiệu cao quý, nhưng điều làm anh tiếc nuối và buồn hơn là kô thể cùng ĐT Đức lần thứ 4 vô địch thế giới. ĐT của anh đã chịu dừng bước trước một Brazil quá mạnh. Đặc biệt là sự thăng hoa của “Người ngoài hành tinh” với một cú đúp vào lưới Oliver Kahn trong trận CK

Hai bàn thắng của Ronaldo không làm cho bất cứ một CĐV ĐT Đức vui một chút nào cả, nhưng cũng cần phải nói rằng dẫu sao Bierhof và đồng đội của anh phải tự hào. Nhất là khi “cỗ xe tăng” đã đi đến trận đấu cuối cùng,vượt qua biết bao khó khăn trở ngại như thiếu hụt lực lượng, phong độ giảm sút, sức ép từ người hâm mộ, đặc biệt là phong độ thi đấu phập phù

Tuy nhiên với nỗ lực phi thường của từng cá nhân,sự chiến đấu kiên cường đúng với “chất thép” trong tinh thần của người Đức,sự toả sáng rực rỡ của ngôi sao như nhạc trưởng Michael Ballack,phong độ đỉnh cao của lão tướng “Người Nhện” Oliver Kahn.Đặc biệt là tài dẫn dắt của một huấn luyện viên còn chưa lấy được chiếc bằng Rudi Voller.Tất cả góp phần đưa ĐT Đức tới ngôi á quân một cách xứng đáng

Sau WC 2002 kết thúc cũng là lúc Oliver Bierhoff nói lời chia tay sự nghiệp thi đấu quốc tế.Những tưởng bóng đá thế giới sẽ kô còn được chứng kiến những bàn thắng “kinh điển” bằng đầu nữa thì ngay lập tức nước Đức lại sản sinh ra một “ông vua” trên không khác,chơi đầu không kém Bierhoff.Đồng thời thay thế xứng đáng cho vai trò đầu tàu dẫn dắt hàng tiền đạo của “Cỗ xe tăng” Đức và “ông vua trên không” mới đó chính là chàng tiền đạo điển trai Miroslav Klose

So với Bierhoff, Klose có thể hình nhỏ hơn, nhưng những phẩm chất của một tiền đạo giỏi,đặc biệt là những pha không chiến thì Klose rất giống lớp đàn anh.Sức bật trên không cũng như khả năng dứt điểm là không hề kém cạnh Bierhoff.Nhiều bàn thắng quan trọng ở cấp câu lạc bộ đưa Klose đến với cánh cửa đội tuyển quốc gia

WC 2002 tại Nhật – Hàn anh là người chiếm lĩnh vị trí của người đàn anh trong ĐT Đức. 5 pha không chiến thành bàn đã làm cho nhiều người thán phục, đặc biệt là Bierhoff, còn đội tuyển Đức thì bất ngờ giành vị trí á quân sau đội bóng vàng xanh

Để rồi 4 năm sau trên quê hương mình một lần nữa người kế tục Bierhof lại “nổ súng” để giành ngôi vua phá lưới cũng bằng 5 bàn thắng còn “cỗ xe tăng” đứng trong tốp Đệ Tam anh hào thế giới sau đội bóng Thiên thanh và chú gà trống Gôloa

Tại WC 2006, Oliver trong vai trò Giám đốc kỹ thuật của ĐT Đức đã phối hợp với Klinsmann cùng nhau đưa ĐT Đức vốn đã bị trục trặc quá nhiều vượt qua mọi khó khăn,trở ngại để đứng thứ 3 một cách cực kỳ xứng đáng và ấn tượng ngay trên sân nhà

Giấc mộng cùng “cỗ xe tăng” trẻ trung lần thứ 4 đăng quang ngôi vị cao nhất thế giới trên cương vị GĐKT ĐTQG của anh ko thành hiện thực.Song bộ ba trong ban lãnh đạo gồm Bierhoff,Klinsmann,Loew đã phối hợp ăn ý tuyệt vời để cho một ĐT Đức “lột xác” hoàn toàn thi đấu quá ấn tượng

Một đội ĐT trẻ trung,khát vọng chiến thắng cứ từng bước từng bước tiến vào bán kết trước khi dừng bước trước đội bóng Thiên thanh.Cho dù anh có giữ vững chức danh GĐKT ĐT Đức đến Euro 2008 hay xa hơn là WC 2010 đi chăng nữa thì trong những ngày làm việc cùng người đồng đội năm nào, Klinsmann, Bierhoff đã học được thật nhiều điều và dù cho anh cũng không còn mặn mà lắm khi tham gia vào Ban huấn luyện ĐTQG

Nhưng quả thực anh luôn tin tưởng rằng mình đã làm được rất nhiều điều. Đặc biệt là trong việc hợp tác cùng đồng đội điều hành và xây dựng nên một đội tuyển Đức kỷ luật chặt chẽ, đoàn kết, tạo nên một diện mạo cực khác với hình ảnh ĐT Đức xưa kia nhưng cũng không để đánh mất nét truyền thống của tinh thần và ý chí người Đức

Quan trọng hơn cả, những đóng góp không nhỏ của anh cho ĐTQG đã giúp những ngôi sao trẻ đang lên đạt được sự tiến bộ và khẳng định được vị trí của mình. Có thể kể ra đây những niềm hy vọng của nước Đức như: Lukas Podolski, Gomez,Schweinsteiger.Họ là thế hệ tài năng và tương lai của nước Đức, biết đâu đấy sẽ lại xuất hiện một Oliver Bierhoff thứ hai của “cỗ xe tăng” Đức trong thời gian tới

Cũng cần phải nói thêm rằng Oliver Bierhoff khi còn thi đấu là mẫu tiền đạo với lối chơi cổ điển, di chuyển nhiều và rộng. Anh ghi bàn hiệu quả bằng cả hai chân nhưng sở trường lại là cái đầu

Bierhoff có sức bật khác thường anh có thể đánh đầu ở độ cao cách mặt đất 80cm. Như vậy nếu cộng với chiều cao của Bierhoff quả bóng sẽ được đón nhận trên tầm cao khoảng 2,7m – cao hơn xà ngang khung thành chừng 27cm. Người ta sẽ chẳng lấy làm ngạc nhiên khi con số thống kê cho thấy 49% bàn thắng do Bierhoff ghi là bằng đầu và thường rất đẹp mắt, khó thực hiện được

Đó thường là các pha ghi bàn có tính khoa học cao mà rất ít các tiền đạo nào trên thế giới có thể thực hiện được, song cũng có những tiền đạo ghi bàn bằng đầu khá đẳng cấp và nghệ thuật nhất vẫn là “Ông vua” Bierhoff

Ảnh này đã được thu nhỏ. Bấm vào đây để xem ảnh với kích thước chuẩn. Kích thước thực là 800x600.

Còn đối với riêng cá nhân tôi, Oliver là một trong những “huyền thoại” của sân cỏ bóng đá thế giới cho dù anh chưa hề được thừa nhận. Anh là một ngôi sao lớn mà tôi từng biết đến, một danh thủ để lại nhiều ấn tượng cho tôi, cho dù hiện nay anh đã “gác giày” nhưng những pha ghi bàn bằng đầu của anh trong mỗi một trận đấu sẽ làm cho tôi nhớ mãi. Với Oliver Bierhoff tôi luôn coi anh là một Huyền thoại

Genio Dejan Savicevic-Cái đầu lạnh cùng trái tim quả cảm

Mỗi khi Savicevic chạm bóng, các hô to “Genio, Genio, Genio!” (thiên tài). Savicevic là đại din cho th bóng đá lãng mn và bay bướm. Nhng gì Savicevic trình din trong trn đấu gia Milan và Sao Đỏ Belgrade ti Cúp C1 mùa gii 1989/1990 đã khiến Silvio Berlusconi bị mê hoặc. Ông chủ của Milan tìm mọi cách để đưa ông về San Siro và chính ông là người đầu tiên gọi Savicevic bằng biệt danh “Il Genio”.

Savicevic sinh ngày 15-09-1966 ti Podgorica, Liên bang Nam Tư (cũ), nay thuc Serbia & Montenegro. Năng khiếu bóng đá của Savicevic bộc lộ rất sớm và ngay lập tức cậu bé lọt vào mắt xanh của những nhà săn lùng tài năng trẻ trên khắp đất nước. Sự nghiệp cầu thủ của Savicevic bắt đầu từ rất sớm khi ông mới bước sang tuổi 15 trong màu áo của đội trẻ OFK Titograd. Chỉ một năm sau, Savicevic được lên chơi ở giải hạng nhất Nam Tư trong màu áo CLB Budicnost Titograd

Sau 6 năm khoác áo Budicnost và thể hiện một phong độ tuyệt vời, BLĐ của CLB Sao Đỏ Belgrade, CLB danh giá nhất liên bang Nam Tư ngày ấy, để ý và quyết định đưa bằng được ông về. Cũng trong năm đó, lần đầu tiên Savicevic được gọi vào ĐTQG trong trận dâu với Thổ Nhĩ Kỳ. Những ngày tại Sao Đỏ Belgrade là khoảng thời gian đẹp nhất trong sự nghiệp cầu thủ của Savicevic trên quê hương. Ông giúp Sao Đỏ Belgrade 3 lần liên tiếp VĐ Nam Tư (vào các năm 1990, 1991, 1992), 2 Cúp quốc gia (1990, 1992) cùng với chiếc Cúp C1 đầu tiên trong lịch sử CLB và Cúp Liên lục địa năm 1991.

Sau khi vượt qua nhà vô địch nước Pháp bằng loạt sút luân lưu trong trận chung kết, Sao Đỏ kế vị ngôi vua của Milan trên đấu trường châu Âu và Savicevic bắt đầu được các CLB lớn của châu Âu chú ý. Cuối cùng Berlusconi sau thời gian dài theo đuổi đã có được chữ ký của ông. Mùa Hè năm 1992, Savicevic chính thức được đưa về Milanello. Tại đây, Savicevic gặp lại những người đồng đội từng là đối thủ của ông tại Cúp C1 mùa giải 1989/1990, những người đã giúp Milan vượt qua Sao Đỏ Belgrade trong loạt sút luân lưu đầy may rủi

Đến Milan vào mùa bóng 1991/1992 với cái giá 11,5 triệu bảng Anh, nhưng do sự hiện diện của bộ ba Hà Lan ở San Siro nên Savicevic trải qua hầu hết thời gian ở hai mùa bóng đầu tiên trên băng ghế dự bị. Ấn tượng lớn nhất của Savicevic chính là trận Milan loại Porto ở bán kết Champions League 1993, ở trận đấu này Savicevic đã chơi một trận được đánh giá là "super game". Tuy nhiên, Milan mùa bóng đó đã thất bại ở trận chung kết Champions League trước OM (0-1). Sau thất bại này, bộ ba Hà Lan rời San Siro và đó chính là thời điểm lên ngôi của một ông vua mới: Savicevic với chiếc áo số 10 mà Gullit để lại.

Mùa bóng 1993/1994 là một mùa bóng đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Savicevic ở Milan. Giúp Milan đoạt Scudetto và dẫn dắt Milan lọt vào trận chung kết Champions League. Đối đấu với một Barcelona hùng mạnh với bộ đôi tấn công khủng khiếp Stoichkov - Romario, Milan được đánh giá là lép vế hơn khi vắng mặt hai siêu hậu vệ Baresi và Costacurta. Nhưng sự xuất sắc của Savicevic đã che mờ tất cả. Chuyền bóng cho Massaro giúp Milan mở tỷ số, sau đó tự mình ấn định chiến thắng hoành tráng 4-0 bằng pha lốp bóng tinh tế qua đầu thủ môn huyền thoại Zubizarreta. Một chiếng thắng vang dội nhất trong lịch sử của Milan ở đấu trường châu Âu và nó gắn liền với tên tuổi của Savicevic.

Mùa bóng 1994/1995 tiếp theo, Savicevic vẫn giữ vững phong độ tiếp tục giúp Milan loạt vào trận chung kết Champions League lần thứ 3 liên tiếp nhưng anh đã gặp một chấn thương trước trận đấu 1 ngày đã khiến Milan thất thủ 0-1 trước Ajax. Điều an ủi cho anh là đã giúp Milan chiến thắng Scudetto trong mùa bóng 1995/1996 bằng những bàn thắng quyết định cùng vô số đường chuyền và những pha bóng huyền ảo của mình. Đây là chiến thắng lớn cuối cùng trong sự nghiệp của anh tại San Siro. Tài hoa nhưng luôn vật lộn với những chấn thương đã khiến cho Savicevic gặp rất nhiều khó khăn trong thi đấu để rồi phải giã từ sự nghiệp khi mùa bóng 1996/1997, khi nó Milan đứng ở vị trí thứ ... 11

Luôn luôn thi đấu hết mình vì Milan, và sống rất kín tiếng nhưng Savicevic lại không được lòng HLV Fabio Capello cho dù anh là thủ lĩnh trên sân đấu. Nếu không có sự can thiệp quyết liệt của chủ tịch Silvio Berlusconi, fan hâm mộ số 1 của cầu thủ Nam Tư này thì Savicevic còn ngồi trên băng ghế dự bị dài dài. Với biệt tài điều khiển trái bóng như một nhà ảo thuật, Savicevic được chính Berlusconi đặt cho biệt danh Il Genio (The Genius - Thiên tài) như là một sự công nhận tuyệt đối của người đứng đầu Milan về tài năng xuất chúng của anh. Ngoài ra, trong thập niên 90, Savicevic chính là đề tài để giới truyền thông Italia so sánh anh với Baggio và Zola, hai cầu thủ xuất sắc nhất của Ý nhưng đối với Savicevic đó không phải là mối bận tâm của anh vì những gì anh thể hiện đã nói lên tất cả.

Chỉ 5 mùa bóng ở Milan, có thể đó là thời gian không nhiều cho một huyền thoại ở San Siro nhưng những gì mà Savicevic đóng góp cho Milan thật vĩ đại và anh xứng đáng đứng trong hàng ngũ Top 10 cầu thủ vĩ đại nhất cùng với Baresi, Maldini, Rivera, Gullit, Van Basten,... của Milan trong hơn 100 năm lịch sử của CLB

Sau 2 mùa bóng liên tiếp thất bại cùng Milan, Savicevic trở lại Sao Đỏ Belgrade mùa giải 1998/1999. Một lần nữa ông đưa đội bóng này đến với chức vô địch quốc gia trước khi giã từ sân cỏ. Không còn nghi ngờ gì nữa, ông là một trong những cầu thủ hay nhất lịch sử bóng đá thế giới.

Sau khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ với những thành công rực rỡ, Savicevic chuyển sang làm HLV. Tuy nhiên con đường huấn luyện của ông rất ngắn. Sau khi không thành công trên cương vị HLV trưởng của Serbia & Montenegro, Savicevic quyết định từ chức.

Cách đây vài tháng, Savicevic đã bị một tai nạn ô tô khi ông đang trên đường về nhà. Tuy nhiên mọi chuyện không quá nghiêm trọng và ông đã hoàn toàn bình phục sau thời gian ngắn điều trị.

Hiện nay, Savicevic trở về sống ở quê nhà và ông trở thành phó chủ tịch LĐBĐ Serbia & Montenegro. Sau những ngày tháng chiến tranh, giờ đây Serbia & Montenegro đang sống trong hoà bình. ĐTQG của của đất nước ông đã lọt vào VCK World Cup 2006 và đó là ước mơ cháy bỏng của Savicevic, sau những lần ông và đội tuyển Nam Tư (cũ) lỗi hẹn với ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh do chiến tranh và những cuộc nội chiến kéo dài. Chúc ông thành công trên cương vị mới, “Genio”!

Zvonimir Boban người Croatia vĩ đại tại Milan

Những người yêu mến Milan hẳn sẽ không thể nào quên trận đấu chia tay của huyền thoại một thời của Milan, Zorro Boban. Một người hùng thầm lặng, một nhân cách lớn và một cầu thủ tri thức trong bóng đá. Những cống hiến của anh là một phần trong lịch sử hào hùng của sắc áo đỏ đen, đó là quãng thời gian ghi đậm lên dấu ấn của một huyền thoại.

Trong ngày hôm ấy, 7-10-2002, ở thủ đô Zagreb, trên SVĐ Maksimir, anh đã khóc, giọt nước mắt của một người hùng, của một biểu tượng bóng đá ở đất nước luôn thấm đẫm máu và nước mắt vì nội chiến. Anh đã được khoác áo hai CLB của cuộc đời anh, Dinamo Zagreb và Milan, đồng đội của anh là những cầu thủ khoác áo hai CLB ấy ở thập kỉ 90, được thi đấu trong màu áo đội tuyển Croatia đối đầu với All Star, trong đó cả ngôi sao quần vợt nổi tiếng Goran Ivanisevic. Bên phía Dinamo người ta thấy những tên tuổi quen thuộc Vlak, Cvetkovic, Lesiak, Munjakovic,... cùng với hai HLV Jerkovic và Belin, trong khi ấy những người bạn của anh ở Milan cũng đến tham dự trong buổi chia tay của anh, đó là Rossi, Tassotti, Maldini, Lentini...và HLV Capello. Một buổi chia tay đầy xúc động, trên khán đài tất cả đều hát vang tên Boban và đồng loạt là những tờ giấy in hình số 10 được giơ cao, Và trên khoảng không là một băng rôn lớn "Hvala Zvone" bay phấp phới như một sự tôn vinh lớn dành cho anh.

Zvone xứng đáng có một buổi chia tay đặc biệt như vậy, anh đã cống hiến hết mình cho bóng đá, đã đem đến cho khán giả sự ngưỡng mộ lớn, anh là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi của quả bóng tròn. Cả sự nghiệp bóng đá của anh là những kỉ niệm khó quên và là những kí ức khó phai mờ.

Zvonimir sinh ngày 8 tháng 10 năm 1968, tại Imotski miền nam Croatia. Anh bắt đầu đến với trái bóng tròn ở Runovici, một làng nhỏ gần Imotski khi anh 5 tuổi. Vào năm 1981 anh đến trường đào tạo bóng đá trẻ của Hajduk Split nhưng đã thất bại trong việc gây ấn tượng đối với các tuyển trạch viên ở đó. Ở tuổi 13 anh đến Zagreb sống với người anh trai, anh gia nhập đội trẻ Dinamo, thời đó có những cầu thủ nổi tiếng sau này như Prosinecki. Năm 1985 Zvone được đôn lên đội hình Senior, khi ấy HLV Blazevic đang dẫn dắt. Anh chơi hai trận ở đó. vào mùa bóng 1986/1987 anh có cơ hội được lên chơi ở đội một và bắt đầu quá trình thăng tiến, anh đã có sự khởi đầu ấn tượng và ghi được ba bàn thắng, tất cả đều diễn ra trên SVĐ Maksimir. Năm 1987 anh được thi đấu ở giải vô địch thế giới U21, ở đó anh là cầu thủ quan trọng nhất của Nam tư cùng với người đồng đội Prosinecki. Nam tư đã dành huy chương vàng và Zvone đã ghi một bàn thắng quyết định bằng Penalty trong trận chung kết. Cũng trong thời điểm đó, Boban đã dành được vị trí chính thức trong đội một của Dinamo Zagreb, anh chơi ở vị trí trung tâm hàng tiền đạo và ghi được mười ba bàn thắng. Boban đã trở thành ngôi sao và mọi người yêu anh ấy. Vào tháng 4 năm 1988, anh đã lần đầu tiên được khoác áo đội tuyển quốc gia trong trận đấu với Ailen sau đó anh gia nhập vào quân đội.

Quãng thời gian tiếp theo sau đó là một chuỗi ngày khủng hoảng trong sự nghiệp còn non trẻ của Zvone. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1990, Dinamo Zagreb thi đấu trận Derby với đối thủ truyền kiếp Red- Star Belgrade. Một tình huống không hay đã xảy ra, một viên cảnh sát đã đánh đập một cổ động viên từ Belgrade, Zvone đã lao vào đạp viên cảnh sát để bảo vệ cổ động viên ấy. Hành động đó đã khiến anh bị treo giò 9 tháng và lấy đi cơ hội của anh được thi đấu trong màu áo Nam Tư ở WC Italia. Nhưng anh trở thành một anh hùng dân tộc.

Năm 1991 anh chơi trận đấu cuối cùng trong màu áo đội tuyển Nam tư và di chuyển ra nước ngoài. Anh kí hợp đồng với Milan và đến chơi ở Calcio. Nhưng do khi ấy một câu lạc bộ ở Italia không được sử dụng quá 3 cầu thủ nước ngoài trong khi ở Milan đã có Rijkaard, Van Basten và Gullit và cầu thủ trẻ Zvone đã bị cấm thi đấu cho câu lạc bộ mới. Vì thế Milan đã cho CLB Bari mượn anh, Zorro đã thi đấu 17 trận và ghi được 2 bàn thắng. Mùa bóng đó Bari xuống hạng và anh quay trở lại Rossonerri.

Trong mùa bóng đầu tiên với CLB khổng lồ của Italia, anh xuất hiện 13 trận ở Serie A, 3 ở Coppa Italia và 6 ở Champions League. HLV Capello đã công nhận tài năng của anh và Boban đã có những kinh nghiệm đầu tiên với đội bóng. Năm 1993 Milan đã không bị đánh bại trong 57 trận đấu, và trong quá trình bảo vệ Scudetto năm đó Milan chỉ thất bại có 3 trận và chỉ thủng lưới 14 bàn trong 34 vòng đấu. Nhưng niềm vui không trọn vẹn khi Milan thất bại ở Munich trong trận chung kếtcúp C1 với O.Marseille.

Trong những năm tiếp theo Zvone đã cùng với Milan trải qua những thăng trầm của một giai đoạn nhiều niềm vui những cũng không ít nước mắt. Zvone luôn chiến đấu, luôn sống chết với màu áo "đỏ đen" thân yêu, với anh Milan hiện hữu như một gia đình lớn, một mái ấm để ôm ấp những giấc mơ, và như là một vòng tay che chở cho những lúc anh gặp thất bại. Những Milanista không thể quyên chiến thắng hào hùng 4-0 ở Athen, trong một đêm của những sung sướng tột cùng, cũng như không thể không nhớ đến hình ảnh của một Boban trên sân đấu, mạnh mẽ, uyển chuyển và sáng tạo, anh thực sự đã đạt đẳng cấp thế giới sau trận chung kết ấy. Trong khi ấy những nguời yêu mến Milan hẳn cũng sẽ không quên hình ảnh của một Milan kiệt quệ những năm sau đó, kể từ khi Capello ra đi. Đó là những năm tháng tồi tệ nhất của Milan thập kỉ 90, kéo theo đó là những năm tháng sa sút của Boban, cùng với sự hỗn độn ở chiếc ghế HLV, Tabarez, Sacchi rồi lại Capello nhưng Milan không thể tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng, nhiều ngôi sao đã ra đi, Kluivert, David, Zieger... Nhưng một số biểu tượng của Milan vẫn kiên định ở lại để vực lại một đế chế tưởng đã đến lúc suy tàn, trong đó có Zorro. Quãng thời gian địa ngục ấy chỉ được giải thoát phần nào khi Milan có Zaccheroni và với ông, Milan đã vô địch Serie A năm 1999, chức vô địch của Bierhoff, Weah, Maldini và tất nhiên của Boban, một thủ lĩnh thực sự trong lối chơi của Milan lúc bấy giờ.

Chín năm trong sắc áo đỏ đen, đã luôn sống trong những khoảng sáng tối của số phận đội bóng, anh đã thực sự là một biểu tượng của Milan. Ngày 15 tháng 10 năm 2001 anh đã chia tay Milan trong nước mắt, bởi Terim đã có một số 10 mới Rui Costa, và đối với Zvone những năm tháng đỉnh cao cũng đã qua. Anh thi đấu 2 tháng cho Celta Vigo và quyết định giã từ sự nghiệp bóng đá. Như các bạn đã biết Milan đã bày tỏ sự kính trọng với Zorro khi đã cùng với anh tổ chức một trận đấu chia tay cho anh. Giữa Boban và Milan đã tồn tại một tình yêu lớn, nó không đơn thuần là sự mua bán mà hơn tất cả tồn tại giữa họ là một tình người ấm áp.

Bây giờ, Boban đang sống ở Zagreb, và đang là sinh viên khoa lịch sử học của trường đại học Zagreb. Mới đây có tin đồn rằng anh sẽ tham gia nội các của thủ tướng Ivo Sanader trong chính phủ Croatia, nhưng theo như nhật báo Jutarnji List đưa tin thì anh đã từ chối trở thành trợ lý cho Bộ trưởng thể thao nước này. Có thể sau này những Milanista sẽ được gặp lại một Boban làm chính trị, tuy vậy những dấu ấn anh đã để lại trong sự nghiệp bóng đá của mình thì mãi khắc ghi trong lòng những người hâm mộ đội bóng Rossonerri. Hvala Zvone! Grazie Zorro!

Viết cho anh, Paolo Maldini

Viết cho anhMaldini

Tôi biết đến anh khi còn là một đứa bé 10 tuổi.Anh mang trên mình sắc áo thiên thanh, màu áo của Roberto Baggio và Italia.Khi biết yêu Baggio và biết yêu Italia, tôi cũng đã yêu anhChàng cầu thủ có đôi mắt màu xanh sâu thẳm như vùng biển Địa Trung Hải.Ánh mắt của cầu thủ Italia đẹp trai nhất.

Mười năm yêu Italia,tôi dõi theo anh và theo những bước đi của đoàn quân thiên thanh.Tôi đã ứa nước mắt trong phút giây bi kịch trên Rottedam 8 năm trước trên đất Hà Lan.Tôi đã đau đớn nhìn anh thẫn thờ trong phút cuối cùng của hiệp phụ trên đất Hàn Quốc.Và đó là lần cuối tôi được thấy anh trong sắc áo của Azzuri.

Sau Baggio thần thánh, và giờ là anh, Italia của năm 1994 ấy đã đi hết rồi.

Anh nói lời giã từ đội tuyển quốc gia trong nỗi buồn của các tifosi.Anh giã từ đội tuyển quốc gia trong sự ngậm ngùi của người hâm mộ.Anh có tất cả ở cấp CLB. Nhưng như một sự ngang trái của số phận, anh không có gì ở cấp đội tuyển quốc gia. Ở Azzurri, trong anh chỉ là những thất bại đau đớn.Anh giã từ vì anh hiểu, mình không thể cống hiến tiếp tục nữa cho đội tuyển quốc gia nữa rồi.Cũng như Raul, Paolo là hiện thân của một thế hệ thất bại của đội tuyển Italia.Nhưngtrong tim các tifosi, anh không bao giờ chết.

Khi tôi 18 tuổi, trong niềm vui sướng tột cùng của đêm Berlin huyền thoại, ngắm nhìn những giọt nước mắt sung sướng của Pirlo,Ngắm nhìn đoàn quân thiên thanh giành chức vô địch thế giới,tôi biết, ở đâu đó trên đất Italia, người cận vệ già ấy đang nở nụ cười sung sướng.

Mười hai năm cống hiến cho đội tuyển quốc gia, không một danh hiệu, chỉ là những kỷ niệm buồn.Nhưng tôi biết anh vẫn cười vì anh không hối tiếc một điều gì.

Chiếc áo số 3 huyền thoại mà anh để lại Grosso đã mang nó lên mình và đưa Italia đến chức vô địch thế giới.Chức vô địch mà anh đã lỡ dỡ biết bao nhiêu lần, như là một giấc mơ không trọn vẹn

Năm nay anh đã 40 tuổi.Anh vẫn mang trên mình chiếc áo đỏ đen của Milan.Milan già cỗi,như chính người cận vệ già ấy.Nhưng tôi không thể tưởng tượng nổi một ngày nào đó, không còn được thấy anh trên sân bóng nữa.

Mười năm nhìn anh chơi bóng, một ngày anh đi xa. Sự mất mát trong lòng các Milanista có lẽ là không thể bù đắp được.Anh rồi cũng phải ra đi.Người ta kêu gào Milan cải tổ, Milan trẻ hóa.Nhưng sẽ thật là đau đớn, khi ngày ấy diễn ra bởi trong lòng các Milanista hiểu rằng: đêm mai, họ không còn được thấy anh nữa.Lúc ấy, họ sẽ hiểu, vị trí của anh lớn đến dường nào.

Milan liệu sẽ thành công không khi không còn anh?

Tôi không dám trả lời câu hỏi ấy.Tôi chỉ biết chắc chắn một điều, trái tim tất cả người hâm mộ trên thế giới sẽ rỉ máu ngày anh không còn khoác lên mình chiếc áo đỏ đen ấy nữa.Không còn được thấy ánh mắt buồn sâu lắng ấy nữa.

Và một phần của lịch sử bóng đá thế giới 20 năm qua đã chết.

Pirlo forever

1h14' AM

Nhớ Paolo

Tôi đã khóc khi tiếng còi chung cuộc cất lên. Khóc như một đứa con nít trong lúc Maldini đón và nâng cao chiếc cúp. Vì sung sướng. Tất nhiên. Trong suốt 18 năm qua, khoé mắt của tôi thường nhoè đi mỗi khi Milan đăng quang. Nhưng khóc run cả người như hôm nay thì chưa bao giờ. Chắc chắn là chưa bao giờ. 

Chưa bao giờ tôi thấy một Milan bước lên đỉnh vinh quang với chữ NHẪN như thế. Chưa bao giờ tôi nghĩ chữ NHẪN lại là phương châm hàng đầu cho đội bóng quyền năng như Milan. Quả thật là chưa bao giờ. Đã có 8 trận chung kết đi qua kể từ ngày trái tim tôi thuộc về nơi ấy. Đã có 7 hy vọng tràn trề của tôi vào trước những đêm thứ tư cuối tháng 5 ấy. Và chỉ có 1 niềm tin mong manh dễ vỡ mà tôi đã cố giấu diếm trước khi đội bóng dấu yêu của mình trở lại để viết tiếp câu chuyện diệu kì trên mảnh đất thần thoại ấy. 

Chữ NHẪN của Milan đồng nghĩa với lép vế. Không chỉ trong trận chung kết mà còn nhiều lúc trên con đường bước về Athens lịch sử. Một số Milanista chưa chấp nhận điều này nhưng với tôi thì khác. Có một thực tế phũ phàng chẳng thể chối cãi: Milan già và yếu hơn trước. Nhiều người nhầm lẫn khi cho rằng thực tế kia chỉ được ai đó quá yêu mấy cái sọc đỏ-đen vẽ vời để bào chữa cho thất bại hay tô son cho chiến công. Đừng để chiến thắng trên sân Munich lừa phỉnh. Đừng để đại bại của MU tại San Siro “dưới cơn mưa ân tình” làm hoa mắt. Hãy nhìn lại cả chặng đường và đặc biệt là hai trận lượt đi tứ-bán kết mà xem cơ thể Milan yếu đuối đến nhường nào. Tôi không tin Milan cho khi đi để nhận lúc về. Milan chẳng cho đối phương cái gì bao giờ. Milan đã làm hết sức mình rồi đấy và cũng chỉ được đến vậy mà thôi. Cái thời mà Milan luôn nạt nộ, luôn đè đầu cưỡi cổ người khác ở mọi nơi mọi chỗ đã qua lâu rồi. Cái ngày mà những chiến thắng của Milan luôn nặng đúng bằng một sợi lông hồng đã xưa rồi như diễm. Chiến thắng của Milan ngày nay vất vả và nhọc nhằn. Chiến thắng của Milan bây giờ thưa thưa, văng vắng. Và trong những lúc không còn đủ calo cho chiến thắng thì Milan vẫn cứ thắng như một lẽ tất nhiên. Bởi đơn giản họ luôn khát khao được thắng. Họ giàu nghị lực để thắng. Họ vẹn nguyên tình yêu và niền tin tất thắng. 

Một chút thôi quay về trận đấu hôm nay. Người đa mưu túc trí luôn tránh kẻ đua sức. Kẻ đua sức lại ngại người túc trí đa mưu. Milan và Liverpool đã sẵn sàng cho cuộc đối đầu này cơ bản đúng theo cách của họ. Bên thì ưu tiên chuẩn bị thể lực để đưa đối phương vào cuộc hành xác tang tóc. Phía lại ưu ái bày đặt toan tính để dẫn dắt đối thủ vào ma trận không đường ra. Cứ đếm những m2 mà Liverpool để trống cho các Rossoneri chạy nhảy trong cả 90 phút, cứ đo tốc độ của các bóng áo đỏ khi lên công về thủ là biết họ đã chuẩn bị thể lực tốt thế nào. Hãy cảm nhận tinh thần của cả đất nước truyền vào các cầu thủ, hãy nghe tất cả Rossoneri chỉ nói về chiến thắng nhiều ngày trước khi xung trận, hãy kiên nhẫn với những đợi chờ của Milan trong suốt 2 hiệp là hiểu họ đã chuẩn bị trí lực hay làm sao. 

Chưa bao giờ tôi thấy Milan chuẩn bị cho trận chung kết kỹ càng đến như vậy. Bởi lẽ chưa bao giờ họ yếu như bây giờ. Không phải vô cớ mà báo Ý nhận xét Liverpool dành hơn 2 tuần để chuẩn bị còn Milan đã dành cả 2 năm. Milan biết nếu thân thể già nua không có tinh thần bất diệt thì sẽ bị tiêu diệt. Milan hiểu nếu không làm nhụt ý chí của đối phương càng sớm họ sẽ càng cận kề hiểm tai. Milan nhận ra sẽ là huyễn hoặc cho các vũ công áo trắng múa may trên cái mảnh đất bị cày xới nát tung bởi những xe ủi hạng nặng dư nhiên liệu. Milan ngẫm rằng sẽ là dại dột nếu để chiến binh màu đỏ hứng chí. Milan đã tính toán thật nhiều để làm nên một chiến thắng mà với tôi là cực đẹp. 

Trưa nay tôi lướt qua blog của một số người bạn acm để kiếm tìm thêm cảm xúc mới. Và tôi đã tìm thấy. Đó là cảm xúc thờ ơ. Thờ ơ vì không đẹp như mơ. Đó là thoáng nỗi thất vọng vì không hoa mỹ như mộng. Đó là cảm giác điềm tĩnh sau bao thăng trầm. Đó là lý trí rạch ròi trong mớ bòng bong của thần kinh xúc cảm. Xin chúc mừng cho sự trưởng thành ấy. 

Còn Milan. Ngày trước Milan là hội tụ của cơ thể tráng kiện và tâm hồn bất khuất. Ngày đó thật dễ dàng để hiến dâng trái tim khi chiêm ngưỡng Rossoneri thi đấu. Tôi gọi tôi của ngày đó là kiểu Milanista hưởng lạc. Cho đến hôm nay tấm thân ấy đã lão hoá đi nhiều nhưng trái tim ấy vẫn chẳng chút mảy may nguội bớt. Trước đây tôi luôn mồm nói về trái tim Milan như vẻ tường tận, như thể hiểu biết. Nhưng hôm nay nhìn lại chặng đường của cả mùa bóng nhọc nhằn, xem Milan chiến thắng đầy chịu đựng, tôi chợt nhận ra những gì trước đây mình hiểu có chẳng là bao. Vẫn biết để hiểu một con người phải nhìn vào trong sâu thẳm tâm hồn. Nhưng thân xác luôn là kẻ dắt đường lạc lối. Chỉ khi thân xác phôi pha, khó khăn khắp đầy là lúc mà vẻ đẹp tâm hồn được cảm nhận rõ nhất. Chẳng phải hồi xưa mà chính trong phút giây chiến thắng này đây cơ thể tôi bỗng run lên bần bật. Có cái gì đó đã đổi thay trong tôi. 

Hai năm về trước tôi đã nói lời cảm ơn Ancelotti, cảm ơn Maldini vì trận chung kết kịch tính đến đớn lòng. Còn hôm nay xin gửi đến họ, những người con ưu tú nhất của Milan, lòng biết ơn cho chiến thắng nghẹn ngào nhất của AC mà tôi từng được chiêm ngưỡng.

Javier Zanetti - Cảm nhận từ một Interista !!!

Có lẽ mở đầu cho bài này , chúng ta cùng nhau hoan nghênh một huyền thoại sống - một biểu tượng - một tượng đài và một tấm gương luôn luôn và mãi mãi trong con mắt của các cầu thủ Inter và các Fan tất cả Interista trên thế giới này . Mọi nơi , mọi con đường và mọi đất nước và khi chúng ta sống và đam mê cùng trái bóng tròn với CLB Inter Milan thân thương của chúng ta , hẳn chúng ta không thể nào bỏ sót được tình cảm riêng biệt mà mình dành cho anh ấy , một người đội trưởng điềm đạm , nhưng với cái chất của một con người sống và làm việc rất nghiêm túc hẳn tất cả các côg thần lẫn những cầu thủ đều phải kính phục anh và noi gương lầy đó làm bản lề cho sự vươn lên của một đời cầu thủ .

Một người Argentina - một người xuất phát từ một đất nước của sứ xở những điệu Tango nồng cháy với những cặp tình nhân tay trong tay với những điệu nhảy xuất phát từ trái tim của mỗi người . Vâng có lẽ là một điều bất ngờ khi một chàng trai xuất phát từ nơi đây làm bản lề cho sự vươn lên trong cuộc sống phát triển sự nghiệp cầu thủ ở nơi xa lạ đối với anh , có lẽ sự xuất phát về anh về một đời cầu thủ mới vừa hé nở cũng giống như bao những cầu thủ khác , đều thành danh khi bắt đầu chơi ở những CLB ít tiếng tăm và sau đó sẽ trở thành một ngôi sao khi được những CLB lớn khác chú ý và đó không phải ai cũng thành công cả , Phải nhờ vào tài năng không là vẫn chưa đủ mà phải cần một điều mà bắt buộc mỗi con người , mỗi một đời cầu thủ phải nhớ đó chính là phong cách sống của mình , và điều này có lẽ Đội trưởng của Inter JZ luôn luôn có và luôn luôn tiếp tục với phong cách sống như vậy .

Có lẽ để minh chứng cho một phong cách sống thì phải ngẫm lại một câu nói lịch sữ cũng như bất hủ mà những Fan cũng như các HLV , các nhà báo , và chúng ta đều nói : " Javier Zanetti là cầu thủ chơi ổn định nhất ở Inter hơn 1 thập niên qua !!! " Vâng chỉ từ một câu nói đó thôi cũng có lẽ chúng ta không cần phải nói nhiều về anh và đi tìm những minh chứng để xem anh có phải là con người như vậy hay không ? Xuất phát một đời cầu thủ ở Inter là vào năm 1995 . lúc đó cũng như bao cầu thủ mới đến khác , vẫn không ai biết anh , không biết anh là người Ý hay là người của nước nào đó , vì nói chung tên của anh rất giống với những tên phiên âm vần I của các cầu thủ người Ý cũng như con người của đất nước hình chiếc Ủng này . Cái tên đó gợi lại cho những Fan những Interista một cảm giác lâng lâng với những đường bóng , những pha kèm người và những pha kỹ thuật qua người của anh dù rất đơn giản và không có chú ý gì nhiều , nhưng những cái đó đã làm nên một nét rất riêng dành cho anh .

Có lẽ có một thứ ở trong anh mà bất cứ cầu thủ nào cũng tỏ ra nể phục và kính trọng đó là một phong độ quá tốt và nói thẳng ra là có lẽ anh là người của hành tinh khác hay chăng ? Một phong độ mà có thể nói ngay đến cả anh cũng từng nói rằng tôi luôn luôn ra sân với một tinh thần quyết chiến quyết thắng !!! Câu nói đó xuất phát từ anh , từ một con người biết vược qua nhiều áp lực của mỗi khó khăn trong nghề nghiệp của mình . Chính từ những điều đó , không mấy chốc anh trở nên rất đáng tin cậy ở CLB Inter và đương nhiên chức băng đội trưởng lẽ phải đã thuộc về anh , một ngưởi đội trưởng mà có lẽ đến tận ngày hôm nay trên thế giới khó kiếm ra được một con người thứ hai như anh .

Trên sân thi đấu với một vai trò là một hậu vệ phải thuần khiết của mình , anh đã thể hiện ra hết những tài năng và phẩm chất của mình và qua đó cũng làm cho vị trí hậu vệ phải là một vị trí bất khả xâm phạm trong con mắt của các HLV đối với anh . Nhưng nếu nói anh thành công trên vị trí sở trường của mình thì nói chung cũng là một chuyện bình thường và không có gì đáng phải bàn cãi ở đây . Nói đến đây cũng thể rõ anh có thể đá bất kỳ vị trí nào trong sơ đồ chiến thuật của các HLN khi các cầu thủ chấn thương làm cho khuyết vị trí ấy , thì chính anh một ngưởi đội trưởng hết mình vì đội bóng sẵn sàng thi đấu vị trí trái sở trường của mình để giúp sức cho đội bóng thân yêu của mình . Anh thi đấu từ một hậu vệ trái , tiền vệ phải , tiện vệ trái . tiền vệ phòng ngự thu hồi nóng và phát động tấn công ..... Những vị trí ấy anh đều luôn thi đấu với một phogn độ đúng y như mình thi đấu đúng sở trường của mình chứ không phải tròn vai như những cầu thủ khác khi bị đặt trái sở trường . Hiện nay ở vị trí trong vai trò là một tiền vệ thu hồi banh anh đã ngang nhiên chiếm một suất chính thức và khó có thể thay thế anh ở những người khác và ngay cả chính Mou cũng không thể nào bỏ sót anh được .

Dù đã ở tuổi 37 (sinh ngày 10/8/1973) và đã chơi miệt mài cho Inter gần 600 trận (trung bình 45 trận/mùa), Zanetti dường như vẫn còn tràn đầy sức sống và khác xa với những gì tuổi tác mà anh đã gánh trên lưng ngày càng nặng đi của mình . Tất cả những cầu thủ trong đội hình Inter đều phải nhìn anh với những con mắt kính phục của mình , khán giả cũng vậy , những Interista cũng vậy .Họ tôn vinh anh với một lòng thành kính quý nhất của mình , hẳn khi xem những trận đấu khi Inter đá trên sân nhà của mình ai ai cũng đều thấy ngay trước màn hình ti vi ngay khác đài B chính giữa trọng tâm của nó là một băng rôn mà trên đó ai cũng đếu biết đó là tên của anh một cái tên mà nó đã đem nhiều đến sự may mắn cho Inter , một cái tên mà trong mọi con mắt của các HLV khi tới đây dẫn dắt Inter đều không bao giờ bỏ sót anh , một cái tên mà ngay cả những khán giả nhí nhất đều biết , một cái tên mà nó đã trở thành một Huyền thoại đang sống trong CLB Inter Milan và vẫn đang tiếc bước để vươn lên cùng nhiều thành tích chi CLB của mình . Anh sẽ mãi mãi gắn bó với Inter của chúng ta và chúng ta rất tự hào khi củng 3 anh hào kiệt khác của làng bóng đá Serie A đều có riêng cho mình một biểu tượng sống , một ngưởi đội trưởng .

Ac Milan thì có riêng một niềm tự hào của mình là Paolo Maldini - As Roma vẫn mãi mãi là Hoàng tử Francesco Totti - Juvetus luôn nhắc tới Del Piero là một tượng đài - Inter Milan chúng ta vẫn có một Huyền thoại cho riêng mình đó là Javier Zanetti - một con người mà ở trong anh trái tim của mình luôn luôn có hiện hửu cái tên Inter Milan .

Hình ảnh anh ăn mừng bàn thắng vào lưới của Roma trong trận tranh Siêu Cúp Ý 2008 có lẽ là hình ảnh cảm động nhất và hạnh phúc nhất đối với anh cũng như các Fan các Interista chúng ta .

Wind thân !!!

Quà tặng cho tình yêu...

Inter Milan đã vô địch Champions League! Đó là một niềm vui mà không một mỹ từ nào có thể diễn tả được đối với vị chủ tịch giàu tâm huyết Massimo Moratti, đối với những Interista trung thành và đặc biệt với một người, đó là một người con vĩ đại của sân Giuseppe Meazza, một người đội trưởng mấu mực, anh là Javier Zanetti...

"Mình chẳng viết Zanetti đến Inter năm nào đâu, vì khi mình biết đến Zanetti thì anh ấy đã ở đó rồi..."

Vâng, tôi đã trả lời một người bạn của tôi như thế khi cậu ấy hỏi tôi về Zanetti. Tôi biết đến Zanetti khi xem anh cùng đội tuyển Argentina thi đấu tại World Cup 98, sau khi anh ghi bàn trong trận đấu vòng 1/8 gặp đội tuyển Anh, tôi không thích đội tuyển Argentina vì tôi thích Brazin, nhưng tôi lại thích 2 cầu thủ của đội bóng xứ sở Tango, đó là "vua sư tử" Batistuta và Javier Zanetti. Tôi thích Zanetti bởi tài năng, tất nhiên rồi, nhưng hơn hết đó là một khuôn mặt đẹp hiền lành, một phong cách chơi bóng đẹp, những cầu thủ Argentina luôn nổi tiếng với lối chơi bóng ranh mãnh và hay dùng tiểu sảo, nhưng Zanetti thì không như thế, anh chơi bóng rất hiền, chẳng bao giờ thấy anh vào bóng ác ý hay chặt chém một cách thô bạo, trên sân anh luôn thi đấu quả cảm, trách nhiệm và quyết tâm, anh không bùng nổ nhưng luôn ổn định, ít khi mắc sai lầm, anh luôn ra sân với một quyết tâm, một tinh thần chiến đấu cao nhất, anh là một chỗ dựa tin cậy cho các đông đội...

Đã 15 năm rồi, 15 năm anh chiến đấu cùng Nerazzurri, 15 năm mà anh đã là một phần của đội bóng sọc xanh đen, 15 năm để trở thành một biểu tượng, một người con vĩ đại của sân Giuseppe Meazza, 15 năm để Inter trở thành máu thịt anh, để anh mang trong mình dòng máu Interista...

Sân Giuseppe Meazza không thiếu những tài năng lớn, nhưng những tài năng đó đến rồi đi, vì không thể khẳng định được mình, vì tuổi tác hay vì muốn tìm kiếm vinh quang ở một chân trời khác. Nhưng chỉ có Zanetti thì vẫn ở đó, anh vẫn ở lại để chiến đấu trong màu áo Nerazzurri, anh vẫn ở lại để viết một giấc mơ mang tên Champions League cho Inter, cho tình yêu của anh...

Javier đã 37 tuổi, đã 15 thi đấu và gần như gắn trọn sự nghiệp của mình trong màu áo xanh đen, anh đã cùng với những Madini, Raul, Giggs... Trở thành những biểu tượng của sự trung thành trong thế giới bóng đá... Khi nói về Zanetti, người ta nghĩ ngay đến đó là người đội trưởng mẫu mực đang mặc chiếc áo xanh đen chiến đấu, chứ chẳng mấy người nghĩ đến một Zanetti trong màu áo đội tuyển Argentina, bởi đơn giản anh là Inter và Inter là anh...

Ở cái tuổi mà nhiều cầu thủ khác đã xem bóng đá qua ti vi thì hàng tuần anh vẫn ra sân và chiến đấu cùng Inter... 37 tuổi, nhưng nhìn những bước chạy thanh thoát, nhìn cách anh xông pha quyết liệt trong cả một trận đấu kéo dài suốt 90 phút như chẳng hề có một chút dấu hiệu nào của tuổi tác... Anh còn là biểu tượng của sự bền bỉ, không khoan nhượng với thời gian, tuổi tác...

 

Ảnh này đã được thu nhỏ. Bấm vào đây để xem ảnh với kích thước chuẩn. Kích thước thực là 660x431.

Inter đã đăng quang một cách xứng đáng và thuyết phục, Nerazzurri đã phải chờ đợi suốt 45 năm để có được điều đó, có được chiếc cúp C1 thứ 3 và là chiếc cúp CL lần đầu tiên... Đó là một món quà vô giá với tất cả những người yêu Nerazzurri, và đặc biệt đó là một phần thưởng xứng đáng cho sự kiên nhẫn, cho tình yêu vình cửu của Zanetti với Inter... Một kết quả có hậu cho người con trung thành... Điều này có lẽ làm người ta liên tưởng nhiều đến Ibrahimovich, người một năm trước đây đã rời bỏ Nerazzurri sang Barca với ước mơ chinh phục CL, và chắc hẳn anh đã phải chạnh lòng khi chứng kiến đội bóng cũ đã chiến thắng chính đội bóng của của mình và sau đó lên ngôi...

Inter đã vô địch, Mourinho đã ra đi và rất có thể là rất nhiều cầu thủ khác cũng vậy. nhưng chắc chắn một điều Zanetti vẫn sẽ ở đó, bởi anh đã là Interista, một lần và mãi mãi...

Stefan Effenberg:kẻ lãnh đạo chưa có người thay thế

Stefan Effenberg sinh 2 tháng tám 1968 trong Niendorf, Hamburg, Tây Đức .Nói về anh thì có rất nhiều điều để nói nhưng bây giờ tôi sẽ đi theo con đường giới thiệu một cách khá đầy đủ về anh

Thời thanh thiếu niên Effenberg chơi cho đội trẻ SC Victoria Hamburg nhưng đến năm 18 tuổi anh chuyển sang chơi cho Mönchengladbach một đội bóng lớn lúc đó lúc này mặc dù mới 18 tuổi nhưng Effenberg đã nổi tiếng ở ko chỉ trong biên giới nước Đức mà cả châu Âu đều biết đến là một tiền vệ tài năng Effenberg chơi ở Monchenladbach 3 mùa bóng với 73 trận và ghi được 10 bàn thắng với phong độ chói sáng như vậy ko có gì khó hiểu khi lọt vào mắt xanh của đội bóng số một nước Đức hùm xám xứ Bavaria Bayern Munich khi chơi ở đây ngay lập tức Effenberg chứng tỏ được tài năng của mình ,tuy nhiên anh chỉ chơi ở đây 2 mùa giải(1990-1992) thi đấu chính thức 65 trận và ghi được 19 bàn thắng một con số quá ấn tương với một tiền vệ trung tâm như anh ,cho nên anh trở thành mục tiêu săn đuổi của Fiorentina một thế lực của Italia lúc ấy cho nên ngay lập tức anh sang chơi cho đội bóng này và cùng Batisuta ,Rui Costa, Toldo đưa đội bóng này trở thành một đội bóng cực mạnh ở Italia nhưng Fiorentina lại rơi vào khủng hoảng tài chính và buộc phải bán đi những ngôi sao của mình và Effenberg lại trở về Đức khoác áo câu lạc bộ đã làm nên tên tuổi của mình Monchenladbach tính đến lúc đó Effenberg chơi cho Fiorentina 2mùa bóng với tổng số 56 trận và có 12 bàn thắng như vậy trong sự nghiệp cầu thủ anh đã khoác áo Monchenladbach 2 lần (1990-1992 và 1994-1998) nhưng trong thời điểm đó Monchenladbach đã đi xuống họ ko còn là một thế lực của Bundesliga nữa nhưng Effenberg vẫn thể hiện mình là một tiền vệ hàng đầu của thế giới cũng như nước Đức .Trong khi đó Bayern đang khẳng định vị thế của một đội bóng hàng đầu thế giới sau chức vô địch cúp UEFA (1996-1997) BM tạm biệt sân chơi này và trở lại đấu trường danh giá nhất châu Âu CL họ cần có những cầu thủ đẳng cấp để đủ sức thi đấu tại đấu trường khắc ngiệt này và Effen chính là một trong những cầu thủ như vậy anh chia tay với Monchenladbach và đến với BM lần thứ 2 sau khi đã chơi ở đây 4 mùa bóng với 118 lần thi đấu và ghi được 23 bàn thắng .Khi về Bayern ngay lập tức anh được trao chiếc băng thủ quân của đội bóng thay cho Thomas Helmer và anh đã trở thanh một thủ lĩnh đích thực của BM cả ở trên sân cỏ lẫn trong phòng thay đồ.Ngay mùa giải đầu tiên dưới sự dẫn dắt của Hitzfeld ,Effenberg và các đồng đội đã di dến trận đấu cuối cùng ở cúp C1 châu Âu với MU nhưng tại Noucamp khi chiếc cúp vô địch chỉ còn cách anh cùng đồng đội vài phút thì MU đã làm nên một cuộc lội ngược dòng ko tưởng ở 3 phút cuố cùng họ đã ghi liên tiếp 2 bàn thắng và đánh bại BM với tỉ số 2-1 lúc đó tôi còn nhở rõ hình ảnh của một người đội trưởng một con người chưa bao giờ mất tinh thần thi đấu trong bất cứ hoàn cảnh nào đổ gục xuống sân anh ko khóc nhưng ko thể tin vào nhưng điều đang diễn ra trước mắt mình anh cùng đồng đội nhìn MU giơ cao chiếc cúp vô địch .Nhưng quả thật BM mà lúc đó tôi biết là một đội bóng mà tinh thần Đức luôn được thể hiện trong bất cứ hoàn cảnh nào Effenberg và đồng đội đã nnhanh chóng quên đi thất bại ở Noucamp họ đã cho châu Âu thấy rằng ở thời điểm đó ko một đội bóng nào ở châu Âu muốn gặp họ ở thời điểm đó một năm sau Bm lại lọt vào bán kết nhưng chịu dừng bước trước Real đội bóng đã vô địch năm đó ,nhưng đến mùa giải 2000-2001 thì Bm đã vào trận chung kết và đánh bại Valencia để giành chức vô địch đó là một trận đấu mà bất cứ cổ động viên nào của BM cũng cảm thấy hồi hộp xen lẫn lo lắng khi BM bị dẫn trước rồi khi được hưởng một quả phạt đền thì Scholl lại thực hiện ko thành công ,nhưng đến khi được hưởng quả phạt đền thứ 2 thì khác vì người thực hiện quả phạt đền đó là Effenberg ngay lập tức anh đã đưa trận đấu trở về ban đầu và buộc hai đội phải đi đến loạt đá luân lưu và như mọi người đã biết BM đã giành chiến thắng.Sau trận đấu Effenberg đã nói “Áp lực cực lớn, đội nhà lại bị dẫn 0-1 nhưng tôi chẳng sợ hãi gì cả. Tôi chỉ tập trung vào công việc của mình, càng chịu áp lực tôi thi đấu càng hay” đó chính là tính cách của anh.

Nói về tính cách thì Effenberg là một cầu thủ mà cái "tôi" trong anh luôn được thể hiện cụ thể đầu năm 2000 Effenberg đã bị Chủ tịch Beckenbauer và Huấn luyện viên Ottmar Hitzfeld nhắc nhở sau khi đến dự bữa tiệc mừng Giáng Sinh tại Câu lạc bộ với một đôi ủng và chiếc quần da của những anh chàng cao bồi miền tây nước Mỹ.

Hitzfeld nói: “Đó không phải là một diện mạo tốt đối với một đội trưởng”, còn Effenberg thì phản đối: “Đừng ai nói với tôi rằng tôi cần phải trang phục ra sao trước công chúng. Tôi cũng không cần quan tâm đến ai đó không thích điều này”.Lúc đó anh đang ở đỉnh cao phong độ kể từ khi anh về thi đấu tại CLB vào 1/7/1998. Anh cùng CLB đoạt được hai chức vô địch quốc gia Đức.

Cũng như một số ngôi sao khác, Effenberg được đánh giá là “một chú ngựa bất kham” trong làng bóng đá thế giới. Tháng 10-1999, Bayern cũng đã phạt Effenberg vì đã đánh một phụ nữ. Năm 1995, Effenberg đã tham gia một vụ đánh lộn và 2 năm sau, một người đàn ông vô gia cư buộc tội vợ chồng anh đã đạp anh ta ra khỏi gara nhà họ. Năm 1999, ban nhạc pop “Sex-Mafia” khẳng định Effenberg đã lăng mạ họ. Anh chỉ duy nhất bị phạt tiền một lần vào năm 1998 với mức tiền 150 bảng Anh vì lái xe trong khi xay rượu. Stefan Effenberg là một tiền vệ tài năng nhưng cũng rất bảo thủ, bất cần và "đồng bóng".. Sau khi thành công bất ngờ với Bayern (đoạt chức vô địch Champions League năm 2001), Effenberg tìm nơi trú chân tại CLB Wolfsburg. Tuy nhiên, chưa đầy một mùa giải ở đây, cầu thủ này đã phải cuốn gói ra đi chỉ vì tranh cãi với HLV lúc đó là Wolfgang Wolf về vấn đề giảm cân.

Như vậy là chuyện xưa nay hiếm, nhưng nếu nghe được những gì Effenberg phát biểu thì mới đã: "Ông ta nghĩ mình là ai chứ. Tôi có quyền làm đẹp, miễn sao thi đấu tốt. Nếu như béo mà không thể đá bóng thì chính ông ấy cũng chẳng trở thành cầu thủ được. Mà tôi cũng khá thon thả đấy".

Rồi chính anh bị cả nước Đức lên án khi nói :"những kẻ thất nghiệp là những kẻ lười biếng".Bị phạt 117.000 USD vì lái xe quá tốc độ ,say rượu và gọi cánh sát là "lỗ hậu môn".Nói về Effenberg thì ko bao giờ hết chuyện để nói về anh ở WC 1994 anh đã bị đuổi về nước do xúc phạm các cổ động viên ,phản bác lại Kaiser ...Effenberg còn nổi tiếng là kẻ đã cướp vợ bạn khi tán tinh vợ của Thomas Strunz và rồi cưới Claudia về làm vợ mình.Thực ra nhìn lại việc Effenberg bị BM hắt hủi cũng cảm thấy tội cho anh khi mà anh đã đóng góp rất nhiều cho đội bóng nhưng lại bị đẩy đi ko thương tiếc mùa giải 2002-2003 là lần cuối cùng người ta nhìn thấy anh thi đấu ở Bundesliga bởi vì sau đó Anh sang Quatar chơi cho CLB Al-Arabi và kết thúc sự nghiệp của mình ở đây như vậy anh đã chơi cho BM 2 lần với tổng số 160 trận và có 35 bàn thắng.

Còn về sự nghiệp thi đấu quốc tế thì Effenberg có nhiều kỉ niệm buồn hơn vui bởi vì: Sự nghiệp quốc tế của Effenberg bị huỷ hoại chỉ vì một cử chỉ thiếu suy nghĩ (giơ ngón tay giữa về phía các CĐV tại VCK WC 94) và đó cũng là lần cuối cùng người ta nhìn thấy anh khoác áo đội tuyển quốc gia từ đó ko bao giờ anh khoác áo đội tuyển quốc gia nữa chính anh đã từ chối trở lại đội tuyển quốc gia để hạ bệ HLV Berti Vots và trả lời ko khi Rudi Voeler muốn gọi anh về thi đấu cho đội tuyển quốc gia ở WC 2002.Anh thi đấu cho đội tuyển quốc gia 35 trận và ghi được 5 bàn thắng.

Những danh hiệu mà Effen đã đạt được:

Châu Âu UEFA Football Championship runner-up: 1992

UEFA Champions League : 2001

UEFA Champions League runner-up: 1999

Intercontinental Cup winner: 2001

Bundesliga champion: 1999, 2000, 2001

Bundesliga runner-up: 1991

DFB-Pokal winner: 1995, 2000

DFB-Pokal finalist: 1999

DFB-Ligapokal winner: 1998, 1999

ặc dù ở ngoài sân cỏ có thể Effenberg có những hành động ko đúng mực nhưng ở trên sân cỏ thì khác anh luôn là chỗ dựa cho toàn đội trước khi trận chung kết cúp C1 diễn ra anh đã nói với toàn đội:" Nếu ai cảm thấy sợ thì hãy cứ chuyền bóng cho tôi ,ai mà truyền hỏng thì sẽ biết tay tôi còn nếu tôi chuyền hỏng thì ko sao" chỉ với những lời nói thế thôi chúng ta đã cảm thấy tầm ảnh hưởng của anh ở thời điểm ấy lớn như thế nào nhưng cũng phải khẳng định rằng tài năng của Effenberg là ko thể bàn cãi anh cos một nhãn quan chiến thuật cực tốt ,khả năng tranh chấp tay đôi cũng vậy anh luôn tung ra được những đường chuyền chết người xé toang hàng phòng ngự đối phương ko những thế anh còn có những cú sút phạt thần sầu .Sự việc anh ra đi khỏi BM làm cho tôi lúc đó cảm thấy rất luyến tiếc bởi vì từ đó BM bắt đầu xa sút nếu như ở Bundesliga CLB vẫn khẳng định được vị trí của mình thì ở châu Âu kết quả tốt nhất mà BM thể hiện được trong suốt 8 năm là chỉ vào đến bán kết rồi bị loại đặc biệt là từ khi Kahn treo găng BM đã ko còn một thủ lĩnh tinh thần đúng nghĩa điều này được thể hiện rất rõ trong mùa giải vừa qua BM thi đấu rời rạc gần như ko có ai vực dậy được tinh thần cho cả đội bởi vì mặ dù Mark VanBommel là đội trưởng ngoại quốc đầu tiên nhưng chưa bao giờ anh khẳng định được vai trò của một Captain người ta chỉ nhìn thấy anh hình ảnh của một cầu thủ nhận những chiếc thẻ ko đúng lúc khiến cho đội bóng gặp khó khăn chính vì vậy mà Effenberg đã nói "ở Bayern ko có đội trưởng".Có lẽ, rất lâu nữa Bm mới có một đội trưởng như Effenberg chứ đừng nói đến anh sẽ có truyền nhân .Hiện nay, mọi người đều hy vọng Schweinsteiger sẽ trở thành truyền nhân của Effenberg nhưng chắc chắn một điều rằng rất khó để điều đó trở thành hiện thực bởi vì ở Schwein sự ổn định là một khái niệm dường như ko tồn tại anh có thể thi đấu những trận rất hay nhưng có những trận lại ko thể hiện được gì đó là điều mà Effenberg rất ít khi mắc phải và khi mắc phải anh luôn chịu những sự chỉ trích và anh luôn đối mặt với nó chưa bao người ta thấy ở sự yếu đuối vì anh luôn thể hiện vị thế của một tủ lĩnh đích thực một người đúng đầu.

Hình này sẽ luôn khắc sâu trong tâm trí mọi fan của BM

P/s:Đối với tôi Effenberg là người đội trưởng vĩ đại (xin phép cho tôi được gọi anh như vậy) là một thần tượng khó có thể thay thế.

Pichichi - Zamora và những huyền thoại: Các ông hoàng.

Có lẽ mọi người đã biết nhiều về danh hiệu Pichichi và Zamora dành cho vua phá lưới và thủ môn để lọ lưới ít nhất trong một mùa ở Liga .

Sau đây xin giới thiệu cho mọi người nguồn gốc của hai danh hiệu này và nó xuất phát từ một trong những chân sút và thủ môn xuất sắc nhất La Liga từ khi thành lập cho đến nay . Đặc biệt là Zamora là thủ môn huyền thoại của CLB Xuất sắc nhất thế kỉ XXReal Madrid.

Pichichi - Sát thủ dội bom

Pichichibắt nguồn từ một cầu thủ mang tênRafael Moreno Aranzadi, một tay săn bàn khủng khiếp chơi cho Athletic Bilbao vào những năm đầu của thế kỷ trước. Thời bấy giờ vẫn chưa có giải vô địch chính thức như chúng ta thường biết nhưng ở Tây Ban Nha người ta vẫn tổ chức những giải thi đấu để trao Cúp vô địch. Aranzadi khi ấy đã liên tục ghi bàn để giúp Athletic Bilbao đoạt liên tiếp ba chiếc Cúp Copa del Rey - chiếc Cúp danh giá nhất lúc bấy giờ tại Tây Ban Nha trong suốt 3 năm liên tiếp 1914-1916.

Bàn thắng đầu tiên Aranzadi được ghi trên sân San Mamés vào ngày 21 tháng 8 năm 1913. Sinh năm 1892, để rồi sau đó huyền thoại này lại đột ngột giã từ cõi đời ở tuổi 30 vì bệnh thương hàn. Sau đó, người ta đã dựng tượng của anh ở câu lạc bộ, và danh hiệu cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất trong năm của bóng đá Tây Ban Nha từ đó được gọi là Pichichi - biệt danh của Aranzadi như là một sự tưởng nhớ về cầu thủ ghi bàn xuất sắc của lịch sử bóng đá Tây Ban Nha.

Như là một sự trùng hợp, cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Tây Ban Nha “Pichichi” - Zarra cũng là một cầu thủ của Athletic Bilbao. Trong suốt sự nghiệp của mình, anh ta đã 6 lần nhận được danh hiệu cao quý này với tổng cộng 251 bàn thắng ở giải vô địch, xếp trên cả hai huyền thoại của Real Madrid là Hugo Sánchez (5 lần nhận danh hiệu Pichichi, ghi được 234 bàn) và Alfredo Di Stefano (5 lần nhận danh hiệu Pichichi, ghi được 227 bàn). Một tiền đạo sát thủ khác cũng từng 5 lần được trao danh hiệu này là Quini khi thi đấu cho Sporting Gijón và Barcelona.

Người ngoài hành tinh Ronaldo

Với các Madridista thì Ronaldo ko thực sự thành công ở Real bởi phần lớn quãng thời gian anh thi đấu là quãng thời gian đen tối nhất lịch sử clb với 4 năm tay trắng, nhưng những gì mà anh đã đóng góp cho clb là ko phải bàn cãi. Chúng ta đã từng đc say mê dõi theo từng bước chạy vun vút của anh rồi vỡ òa trong niềm vui sướng khi anh ghi bàn. Với cá nhân tôi, Ronaldo là một trong những siêu tiền đạo vĩ đại nhất TG. Ở anh chúng ta thấy kỹ năng ghi bàn siêu đẳng kết hợp với phẩm chất kỹ thuật của các cầu thủ Barasil đc hỗ trợ bởi 1 tốc độ "tên lửa", có thể nói trong bóng đá hiện đại khó mà kiếm đc 1 tiền đạo toàn diện đến như thế. CHúng ta sẽ ko bao h quên những cái đảo chân, những cú châm bóng tinh tế hay những cú đua nước rút kinh hoàng của anh. Anh đã khiến cho biết bao con tim yêu bóng đá phải thổn thức khi nghe tin anh dính chấn thương có thể phải giã từ sân cỏ, may thay điều ấy đã ko xảy ra. Với tôi, anh mãi là 1 huyền thoại!!!

Tiểu sử:

Tên đầy đủ: Ronaldo Luís Nazário de Lima (sinh ngày 22 tháng 9 năm 1976 tại Bento Ribeiro, Rio de Janeiro, Brasil), nổi tiếng thế giới từ năm 1995 với tên Ronaldo. Là 1 cầu thủ bóng đá người Brasil (anh cũng có quốc tịch Tây Ban Nha) có kỹ thuật và thể lực tốt, Ronaldo được mệnh danh người ngoài hành tinh. Anh còn là chân sút xuất sắc nhất trong các kỳ World Cup khi ghi tổng cộng 15 bàn thắng (1998: 4 bàn, 2002: 8 bàn, 2006: 3 bàn). Với 3 lần đoạt cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA và 2 lần đoạt quả bóng vàng châu Âu, anh cùng người bạn thân Zinedine Zidane là những đại diện tiêu biểu nhất của nền bóng đá hiện đại.

Đời sống

Nhân sinh ở Bento Ribeiro, vùng ngoại ô Rio de Janeiro, Brasil, Ronaldo sống trong một gia đình nghèo và không mấy yên ổn. Bố mẹ anh rất thường cãi nhau, đến năm Ronaldo 17 tuổi thì họ ly dị, mẹ anh phải làm ở hộp đêm, một mình anh tự có trách nhiệm kiếm tiền chu cấp cho cả hai gia đình.

Năm 1996, Ronaldo bắt đầu nổi tiếng, anh mua cho bố một tiệm pizza, mua cho mẹ một căn nhà để an dưỡng, anh cũng mua nhà cho nhiều người khác trong dòng họ và gia đình.

Tháng 4 năm 1999, Ronaldo cưới Milene Domingues, sau cuộc tình làm tốn hao bút mực với cầu thủ nữ kiêm siêu mẫu Susanna. Hai người ở với nhau 4 năm rồi ly dị, thành quả là một cậu con tên Ronaldo vào năm 2000.

Năm 2005, Ronaldo đính hôn với siêu mẫu Brasil Daniela Cicarelli, nhưng hôn nhân không thành, do anh lại có một tình yêu mới mang tên Raica Oliveira. Nhưng rồi sau World Cup 2006, Raica lại nói chia tay, không biết vì tính trăng hoa của Ronaldo hay phong độ sút kém của anh tại Real Madrid.

Đến nay, 2007, Ronaldo đang sống độc thân, sau chặng đường phiêu lưu tình ái đầy gian khó. Mục tiêu phấn đấu của anh hiện nay là "Trở lại làm cầu thủ số 1 thế giới", thay vì là sát thủ tình trường số 2 thế giới, sau Christian Vieri. Anh cũng quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động xã hội, thay vì ăn chơi, mới đây Ronaldo và Zinedine Zidane, hai đại diện xuất sắc nhất của bóng đá hiện đại đã thi đấu một trận từ thiện do UNESCO tổ chức.

Sự nghiệp

Tại câu lạc bộ

Như nhiều ngôi sao Brasil khác, Ronaldo làm quen với bóng đá từ những "trận bóng lề đường", và từ đó anh đã thể hiện năng khiếu bóng đá cùng với lòng say mê cuồng nhiệt của mình.

Năm 16 tuổi, nghỉ học. Được người thân ủng hộ, Ronaldo từ giã đội bóng cấp tỉnh Sao Cristovao và nộp đơn tuyển sinh vào Flamengo, câu lạc bộ có Zico thần tượng của anh. Flamengo lúc đầu rất quan tâm tới "thần đồng" Ronaldo, nhưng khi anh đến trễ 8 phút, CLB đã mời anh ra khỏi cửa và thậm chí không đưa tiền mua vé cho anh về, Ronaldo đành phải đi bộ. Mơ ước vào Flamengo thuở nhỏ của anh xem như tan biến. Ronaldo lại nộp đơn vào Cruzeiro, câu lạc bộ đang chơi ở giải hạng nhất Brasil, và được chào đón nồng nhiệt. Ở giải vô địch quốc gia Brasil, Ronaldo thi đấu 14 trận và ghi 12 bàn thắng.

Năm sau (17 tuổi) Ronaldo được câu lạc bộ nổi tiếng thế giới PSV Eindhoven mua lại. Tại đây anh thi đấu 46 trận, ghi 42 bàn thắng, một xác suất ghi bàn hiếm có.

Năm 1996, Ronaldo 19 tuổi và được cả Inter Milan lẫn F.C. Barcelona tranh giành, PSV đưa ra giá 14 triệu, Barcelona nhanh hơn, có được Ronaldo. Chơi ở La Liga, mọi phẩm chất của Ronaldo đều được công nhận, anh được tặng danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và quả bóng vàng châu Âu 2 năm liên tiếp, sau đó mới chuyển sang Inter Milan với mức chuyển nhượng kỷ lục lúc đó là 27 triệu bảng. Một vụ chuyển nhượng làm hao tốn nhiều giấy mực của báo chí, vì Barcelona chưa chịu bỏ anh, định đâm đơn kiện Inter vì nghi ngờ có "sự thiếu minh bạch".

Nhưng cuối cùng thì Ronaldo cũng chơi ở Serie A, trở thành người hùng của Inter tại cúp C3 (nay là UEFA cup) năm 1998. Năm đó là năm diễn ra World Cup 1998, Ronaldo đoạt giải quả bóng vàng World Cup trước khi thi đấu trận chung kết, vật vờ như một bóng ma. Trước trận đấu này Ronaldo đã lên cơn động kinh, theo như lời của Roberto Carlos nói thì anh đã uống nửa viên thuốc màu xanh trước đó, rồi suy sụp hoàn toàn. Tuy nhiên mọi việc vẫn còn nằm trong bí ẩn. Năm đó Brasil thua 0 - 3, Pháp đoạt cúp vô địch, Ronaldo, cầu thủ chơi hay nhất đội nghiễm nhiên trở thành kẻ tội đồ.

Trở về Milano, Ronaldo bắt đầu những đợt chấn thương dai dẳng, liên tiếp. Lần té ngã lâu nhất của anh là vào năm 1999 tại sân Olympico, trong trận đấu với AS Roma. Ronaldo phải nghỉ chơi bóng đá đến 2 năm rưỡi. Inter Milan dù vậy vẫn không bán anh, kiên nhẫn chờ đợi một sự bình phục và tỏa sáng.

Và quả thật "người ngoài hành tinh" (biệt danh của Ronaldo từ năm 1997) đã đứng dậy, năm 2002, tại cúp thế giới tổ chức ở Hàn Quốc - Nhật Bản. Ronaldo đưa tuyển vàng xanh lên ngôi vô địch, và giành luôn danh hiệu vua phá lưới, sự chờ đợi của Inter đã có kết quả. Tuy nhiên liền sau đó, Ronaldo nói lời tạm biệt với thành Milano, bay sang Madrid đầu quân cho Real Madrid. Các Fan ở Inter Milan không thể hiểu nổi, họ tức tối tặng cho anh thêm một biệt hiệu: "Kẻ phản bội".

Thành công ở Real Madrid một thời gian, rồi World Cup 2006 tại Đức xảy ra, Ronaldo và tuyển vàng xanh lại thất bại cay đắng dưới tay người Pháp. Trở về Madrid, "người ngoài hành tinh" không được huấn luyện viên mới Capello trọng dụng nữa. Tại La Liga Ronaldo chỉ được thi đấu 8 trận, trong đó có 1 trận kéo dài 90 phút, còn lại không quá 15 phút, ghi được đúng 1 bàn - bàn thắng đã khiến chấn thương gối tái phát. Tại Champions League anh được ra sân 4 trận từ ghế dự bị, trong đó có 1 trận ghi được 2 bàn.

Thời gian này Ronaldo lên cân quá, hơn 20 ký so với năm 1998, nên báo chí tặng anh thêm 1 biệt danh nữa là "Gã béo".

Cuối cùng, tháng 2/2007, cùng với bạn thân David Beckham, Ronaldo buộc phải rời Madrid, nếu không muốn ngồi mãi ở "đài quan sát". Beckham sang Galaxy, Mỹ, với mức lương hứa hẹn là cao nhất thế giới, Ronaldo quay trở lại kinh đô thời trang, lương cao nhì thế giới (sau Ronaldinho), nhưng chỉ nhận được phân nửa sự tiếp đón, bởi không như trước đó 10 năm, Ronaldo đến Milano với mức chuyển nhượng 7 triệu bảng Anh và đầu quân cho A.C. Milan, kình địch của Inter Milan, câu lạc bộ gắn liền với chấn thương và tên tuổi anh ngày xưa.

Tại Serie A, không như mọi người nhận định, Ronaldo đã giảm cân và đang lấy lại dần phong độ, anh ghi 2 bàn trong trận đầu tiên ra quân dưới "màu áo sọc đỏ đen", trong đội hình chính thức. Trước trận Derby thành Milano tại sân San Siro, các Fan của Inter Milan đã mua "3 vạn chiếc còi" để phản đối sự có mặt của anh. Nhưng Ronaldo đã ghi bàn mở tỉ số vào lưới đội bóng cũ, trận này AC Milan thua Inter Milan 1 - 2.

Ronaldo thi đấu cho đội tuyển vàng - xanh lần đầu tiên vào năm 1994, trong trận giao hữu với Argentina, trên sân Recife.

Tại World Cup 1994 tổ chức tại Mỹ, anh được mang áo số 18, tuy nhiên không được ra sân trận nào, vì hàng công đã có 2 trụ cột vững chắc là Bebeto và Romario. Lúc này người ta gọi anh là "Ronaldinho" (nghĩa là Ronaldo nhỏ), vì trong tuyển quốc gia có một người nữa tên Ronaldo: Ronaldo Guiaro (đến nay cái tên Ronaldinho được chuyển sang Ronaldo de Assis Moreira, bạn thân của anh). Từ sau World Cup 1994, Ronaldo dần thay thế Bebeto, trở thành nhân vật chủ chốt của tuyển quốc gia.

Đến năm 1998, sau 2 năm thành công liên tiếp (đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của FIFA, năm 1996 - 1997), Ronaldo tham dự World Cup 1998, được huấn luyện viên Mario Zagallo xếp vào đội hình chính thức. Tại giải này anh ghi được 4 bàn thắng, trong đó có 1 bàn quan trọng tại trận bán kết gặp Hà Lan. Trước trận chung kết, anh được trao danh hiệu quả bóng vàng FIFA World Cup, sau đó Brasil thua Pháp 0 - 3. Thể trạng kém cỏi đột ngột của anh trong trận ấy đến nay vẫn còn là một nghi vấn.

Sang năm 1999, Ronaldo cùng Rivaldo, Roberto Carlos (mà báo chí gọi là "bộ ba R") có công lớn đưa Brasil đoạt Copa America, Ronaldo là "vua phá lưới" giải này với 5 bàn thắng.

Sau đó 3 năm, tại World Cup 2002, Ronaldo tái hợp cùng Rivaldo, hai người luân phiên ghi bàn, và Brasil đoạt chức vô địch. Anh được trao giải "chiếc giày vàng" với 8 bàn thắng ghi được, trong đó có 2 bàn nổi tiếng ghi trong trận chung kết gặp Đức, vào lưới Oliver Kahn- "quả bóng vàng" và cũng là thủ môn xuất sắc nhất giải. Tại giải này anh trở thành cầu thủ Brasil ghi nhiều bàn thắng tại World Cup, với 12 bàn qua 2 kỳ, vượt qua Pelé trước đó (Pele ghi 10 bàn qua 3 kỳ).

Ngày 2 tháng 6 năm 2004, Ronaldo lập hat-trick (ghi 3 bàn trong 1 trận) vào lưới đội tuyển Argentina trong trận đấu vòng loại World Cup 2006.

Đến mùa hè năm 2006, World Cup tổ chức tại Đức, Ronaldo cùng đội bóng Vàng - Xanh đà trình diễn một "lối chơi kém thuyết phục". Trong 2 chiến thắng trước Croatia và Úc, anh không ghi bàn thắng nào và đều bị thay thế bởi Robinho vào giữa trận. Tổng thống Brasil đã bày tỏ lo ngại về thể trạng Ronaldo, nhưng theo anh, mọi sự chỉ trích về trọng lượng quá béo của anh (95 ký, hơn 18 ký so với năm 1998) đều là "bất lịch sự".

Bàn thắng đầu tiên anh ghi được tại World Cup 2006 là vào lưới thủ môn Kawaguchi, trong trận đấu gặp đội Nhật bản, trận này anh ghi được 2 bàn. Sau đó, gặp Ghana tại vòng 1/16, anh mở tỉ số bằng một pha lừa qua thủ môn. Cả giải ghi được 3 bàn thắng, tổng cộng số bàn Ronaldo ghi được tại World Cup lúc này là 15 bàn thắng, vượt qua Gerd Muller của Đức, trở thành một kỷ lục mới. Tuy nhiên anh chỉ nhận được 1 thẻ vàng trong trận gặp Pháp tại vòng tứ kết, từ một pha cãi với trọng tài. Brasil thua 0 - 1, bị loại, 3 người bị chỉ trích nhiều nhất là Carlos Alberto Parreira (huấn luyện viên), Ronaldinho và Ronaldo.

Sau World Cup 2006, Carlos Dunga lên làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia. Từ đó cho đến nay, Ronaldo chưa được gọi vào thi đấu lần nào.

Bộ ba R

Từ khi Ronaldo nổi danh, chơi cạnh Rivaldo trên hàng tiền đạo cùng sự hỗ trợ đắc lực của Roberto Carlos, hậu vệ cánh trái nổi tiếng chơi như một tiền đạo, báo chí có cụm từ "Bộ ba R", để chỉ ba người nổi bật nhất trong lối chơi tấn công toàn đội.

* Tại World Cup 1998, bộ ba đó là Ronaldo, Rivaldo, Roberto Carlos.

* Tại World Cup 2002, Carlos ít tham gia tấn công hơn, bộ ba R là: Ronaldo, Rivaldo và Ronaldinho.

* Tại World Cup 2006, Rivaldo từ giã đội tuyển, người ta dự đoán Robinho sẽ bù đắp được vị trí này, nhưng Robinho chưa thay thế được Rivaldo, bộ ba Ronaldo, Ronaldinho, Robinho chỉ còn là "hữu danh, vô thực".

Hoạt động xã hội

Từng là đại sứ thiện chí trong Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc năm 2000.

Anh cũng đóng góp nhiều tiền vào quỹ cứu tế trẻ em 2 nước Palestine và Israel. Ngoài ra đã tổ chức một chương trình từ thiện cho Israel và vùng Bờ Tây.

Ronaldo Luis Nazário de Lima (phát âm: [xo'nawdʊ lu'iz na'zaɾjʊ dʒi 'limɐ]; sinh 22 tháng 9 năm 1976 tại Rio de Janeiro), thường được biết với tên Ronaldo, là một cựu cầu thủ bóng đá người Brasil. Ronaldo có biệt danh là "Người ngoài hành tinh" (tiếng Bồ Đào Nha: O Fenômeno, tiếng Tây Ban Nha: El Fenómeno). Vua bóng đá Pelé đã xếp Ronaldo vào danh sách 125 cầu thủ còn sống xuất sắc nhất tháng 3 năm 2004. Năm 1999, tạp chí World Soccer xếp anh đứng hạng 9 trong danh sách 100 cầu thủ hay nhất thế kỉ 20. Năm 2007 tạp chí France Football đã bầu anh vào đội hình 11 cầu thủ giỏi nhất mọi thời đại. Anh cũng được Castrol football, trang web chuyên xếp hạng cầu thủ bóng đá chấm điểm cao nhất trong đội hình 11 hảo thủ của các kỳ World Cup.

Ở vị trí tiền đạo, Ronaldo có được nhiều thành công trên đấu trường quốc tế: vô địch World Cup 1994 và World Cup 2002 cùng đội tuyển Brasil. Với 15 bàn thắng qua 3 kì World Cup, Ronaldo đang giữ kỉ lục ghi bàn tại đấu trường bóng đá lớn nhất này. Anh cùng với Zinedine Zidane là hai cầu thủ có nhiều danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA nhất với 3 lần (Ronaldo được giải này vào các năm 1996, 1997 và 2002). Anh cũng có 2 Quả bóng vàng châu Âu trong bộ sưu tập giải thưởng cá nhân của mình.

Tuy nhiên sự nghiệp của Ronaldo cũng gắn liền với những chấn thương đầu gối, cho đến nay anh đã trải qua 2 cuộc giải phẫu lớn và rất nhiều chấn thương nhỏ. Ngày 14 tháng 2 năm 2008, anh bị đứt gân đầu gối phải trong trận Milan gặp Livorno. Nhiều người cho rằng sau chấn thương này (phải nghỉ dưỡng ít nhất là 9 tháng), anh sẽ phải kết thúc sự nghiệp thi đấu của mình.

Ngày 14 tháng 2 năm 2011, khi vẫn còn nửa năm hợp đồng với CLB Corinthians, Ronaldo chính thức tuyên bố giã từ sự nghiệp.

Tiểu sử

Ronaldo sinh ngày 18 tháng 10[4] năm 1976 tại bệnh viện Sao Francisco Javier, thành phố Rio de Janeiro, Brasil. Gia đình anh nghèo, sống ở khu ngoại ô Bento Ribeiro, đây là nơi anh làm quen với bóng đá đường phố từ tuổi ấu thơ.

Lúc nhỏ anh không ham học nhưng rất mê đá bóng. Anh thường nói: "Tại Brasil, đường phố là trường đại học tốt nhất mà bạn có thể theo học". Gia đình anh khá bất ổn, cha mẹ ly dị vào năm anh 17 tuổi. Lúc ấy Ronaldo chơi cho Cruzeiro và là người kiếm tiền nuôi gia đình. Tài năng bóng đá của anh phát triển rất sớm, năm 20 tuổi trở thành cầu thủ trẻ nhất đoạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA và năm sau là cầu thủ trẻ nhất đoạt Quả bóng vàng châu Âu. Vì có khả năng dẫn bóng đi lắt léo với tốc độ cao, Ronaldo được báo giới đặt cho biệt danh "Người ngoài hành tinh".

Năm 1994, anh đá cho câu lạc bộ PSV Eindhoven ở vị trí tiền đạo. Sau đó là FC Barcelona, Inter Milan, Real Madrid bằng những cuộc chuyển nhượng đình đám. Thời gian này anh bị chấn thương liên miên nhưng cũng kịp đóng góp cho đội tuyển Brasil chiếc cúp thế giới tại World Cup 2002. Năm 2006, không được Real Madrid trọng dụng, Ronaldo chuyển sang chơi cho A.C. Milan. Tháng 4 năm 2008, gặp một chấn thương nghiêm trọng, Ronaldo phải nghỉ bóng đá ít nhất 9 tháng.

Ronaldo đã nhiều lần đính hôn với các người mẫu nổi tiếng. Năm 1997 là cuộc tình với Suzanna nhưng đổ vỡ vào năm sau. Đến 1999, anh cưới Milene Domique, hôn nhân này kéo dài 4 năm và họ đã có chung một con trai tên Ronaldo. Năm 2005, anh đính hôn với siêu mẫu Daniela Cicarelli, nhưng không cưới vì sau đó anh lại cặp kè với Raica Oliveira. Đến 2006, sau một World Cup không mấy thành công, Ronaldo và Raica chia tay nhau. Từ đó đến nay (2007) anh sống độc thân.

Tháng 4 năm 2008, trong thời gian nghỉ ngơi vì chấn thương, Ronaldo đã mắc phải một vụ tai tiếng với gái gọi. Cụ thể là sau khi dự khán trận đấu giữa Flamengo với Batofogo, anh đã thuê 3 gái gọi về nhà, nhưng về đến nhà mới biết cả 3 là trai giả gái. Ronaldo đã cho tiền và bảo họ về, song bọn người này đòi nhiều hơn thế. Anh không đồng ý và sau đó chuyện rùm beng trên báo chí với nhiều chi tiết giá họa, khiến cho anh phải suy sụp một thời gian. Sau vụ này, uy tín của Ronaldo xuống nhanh chóng. Một vài nhà tài trợ đã dọa chấm dứt hợp đồng với anh, UNICEF cũng tuyên bố Ronaldo không còn là đại sứ thiện chí của họ vì vụ tai tiếng này.

Biệt danh

Ngoài biệt danh "Người ngoài hành tinh" được cả thế giới biết đến, Ronaldo còn có nhiều biệt danh khác, như "Răng thỏ" (chỉ hàm răng hô của anh), "Gã béo" (xuất hiện hồi 2006 khi trọng lượng cơ thể của anh lên tới 92 kg). Lúc bé, chị gái Ronaldo do không phát âm được tên anh, đã gọi anh là "Dadado", đây cũng là tên thông dụng lúc nhỏ của anh.

Khi nổi tiếng trong màu áo Brasil, anh và Romário hợp thành bộ đôi tiền đạo rất ăn ý, được báo giới gọi là "bộ đôi Ro - Ro". Bộ đôi Ro - Ro trong năm 1997 từng là một nỗi khiếp sợ đối với những hàng phòng thủ, thế nhưng từ năm 1998 Romário không được chơi nhiều cho tuyển vàng - xanh, cái danh hiệu này không còn được nhắc tới.

Từ World Cup 1998 trở đi, đội tuyển Brasil nổi lên một danh hiệu khác, dùng để chỉ Ronaldo và những cái tên quan trọng khác cùng bắt đầu bằng chữ R, đó là cụm từ "Bộ 3R". Tại World Cup 1998, từ này dùng để chỉ sự có mặt của Ronaldo, Rivaldo và Roberto Carlos, 3 người đều được bầu vào đội hình xuất sắc nhất World Cup năm đó. Năm 2002, bộ 3R là Ronaldo, Rivaldo và Ronaldinho, tiếp tục có mặt trong đội hình xuất sắc của World Cup. Đến World Cup 2006, Rivaldo không đá và Robinho trở thành một trong bộ 3R. Cụm từ "bộ 3R" nổi tiếng với tuyển vàng - xanh trong một thời gian dài, nó nói lên phần nào sự ổn định về phong độ của Ronaldo, khi anh luôn được coi là trụ cột của đội bóng trong 3 kỳ World Cup.

Kể từ mùa xuân năm 2008, sau khi Ronaldo, Kaka và Pato cùng toả sáng trên hàng tiền đạo của AC Milan trong một trận đấu với Udinese Calcio, có thêm một cụm từ: "Ka-Pa-Ro", mà báo giới dùng để chỉ bộ 3 này.

Sự nghiệp

Câu lạc bộ

Cũng như nhiều ngôi sao Brasil khác, Ronaldo khởi đầu sự nghiệp bóng đá không chuyên của mình trong những đội bóng đường phố. Anh chơi những trận bóng nghiêm túc đầu đời của mình tại câu lạc bộ quần vợt Valqueire và thường ở vị trí thủ môn. Nhưng huấn luyện viên Fernando dos Santos đã nhanh chóng phát hiện tài năng của Ronaldo, đưa anh vào chơi bóng đá 11 người tại câu lạc bộ Social de Ramos. Thời gian này anh ghi được 166 bàn, trong đó có trận ghi tới 11 bàn. Với sự thể hiện đó, anh được mời chơi cho São Cristóvão, một đội bóng hạng II ở Brasil.

São Cristóvão xem như là nơi khởi đầu sự nghiệp của Ronaldo. Anh nổi tiếng ở đây từ năm 14 tuổi với những bàn thắng ấn tượng. Thời gian ở São Cristóvão, anh ghi được 36 bàn sau 54 trận đấu và rất được huấn luyện viên của đội, ông Adfredo, trọng dụng. Thế nhưng mơ ước từ nhỏ của Ronaldo là được chơi cho Clube de Regatas do Flamengo, nơi thần tượng Zico đã trở thành huyền thoại. Anh có một cơ hội để vào câu lạc bộ chủ sân Maracana vào năm 1992, nhưng trong lần tuyển chọn ấy có quá nhiều người, lại đi bộ đến trễ do không đủ tiền đi xe buýt nên Ronaldo không được để mắt tới nhiều, thậm chí không được đưa tiền xe về nhà. Trên đường về anh còn bị giật đồng hồ đeo tay. Hai chuyến đi bộ đó đã làm Ronaldo thất vọng với đội bóng thần tượng thuở ấu thơ.

Nhưng những gì anh thể hiện tại São Cristóvão và đội tuyển U17 Brazil đã làm cho một đội bóng khác để mắt tới, đó là Cruzeiro E.C, sẽ là nơi anh bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp.

Cruzeiro

Năm 1993, Ronaldo chuyển sang chơi cho Cruzeiro với một hợp đồng trị giá 30.000 bảng Anh. Anh bắt đầu được trả lương và có thể dồn tâm sức vào bóng đá. Từ đó người ta thấy khả năng của Ronaldo có nhiều tiến bộ.

Mùa giải 1993-1994, cũng là mùa giải duy nhất anh chơi cho Cruzeiro trước khi chuyển sang chơi ở châu Âu, anh ghi được 58 bàn sau 60 trận đấu, trong đó có một trận anh ghi được 5 bàn.

PSV

Năm 1994 sau World Cup tại Mỹ, tuy không ra sân trận nào nhưng Ronaldo đã được sự chú ý của rất nhiều câu lạc bộ châu Âu. Và PSV Eindhoven đã nhanh tay có được anh bằng một hợp đồng trị giá 4 triệu bảng. Anh tự giới thiệu mình khá đau đớn với các fan của đội bóng Hà Lan bằng một cú va đầu vào cửa sân bay. Nhưng sau đó đã ghi được tới 34 bàn sau 37 trận trong mùa đầu tiên, trở thành vua phá lưới của giải: một thành tích phi thường với một cầu thủ 18 tuổi.

Tuy nhiên ở mùa bóng 1995 - 1996, anh bị một chấn thương nặng nơi đầu gối làm cho phải thường xuyên ngồi ngoài sân. Khi ấy Inter và Barcelona đều tỏ ý muốn ký hợp đồng với ngôi sao dự bị này. Và PSV Eindhoven đã nhanh chóng thương lượng với cả hai. Mùa hè năm 1996, Barcelona chính thức có được Ronaldo sau một vụ kiện tại Bosman, mà Inter Milan đã thua cuộc do không có đủ 20 triệu bảng tiền chuyển nhượng

Barcelona

Ronaldo ghi bàn thắng duy nhất trong trận chung kết cúp C2 1997 giữa Barca - PSG từ chấm phạt đền, trước đó một quả pháo sáng từ pháo đài đã bay xuống gần chỗ anh

Ngay trong mùa giải đầu tiên chơi cho Barcelona, một trong những câu lạc bộ lớn nhất thế giới, Ronaldo đã khẳng định mình là một siêu sao đích thực. Anh đã thể hiện một cách chơi bóng riêng biệt, với sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tốc độ và kỹ thuật cá nhân, cộng với tinh thần chiến đấu ở mức cao nhất. Trong 37 trận mà Ronaldo ghi được 34 bàn thắng, có một trận anh không thể quên đó là trận đấu với Valencia trên sân Nou Camp: anh đã lập 1 hat-trick.

Càng ngày, Ronaldo càng nổi tiếng. Những bàn thắng của anh được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên khắp thế giới, trong đó nổi tiếng nhất là bàn thắng trong trận gặp Compostela ngày 13 tháng 10 năm 1996 tại giải La Liga: anh giành được bóng trên sân nhà, lừa qua 2 cầu thủ để đưa bóng vào vòng cấm địa và lách qua 2 hậu vệ nữa để sút tung lưới đối phương. Cuối giải, anh là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất. Mùa giải ấy Barcelona không vô địch La Liga, nhưng Ronaldo đã góp công lớn đưa đội này đoạt cúp Tây Ban Nha và cúp C2.

Với những thể hiện xuất sắc trong năm đầu tiên chơi cho Barcelona F.C., Ronaldo được bạn đọc của tạp chí World Soccer bầu cho nhiều danh hiệu cao quý, trở thành Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm. Sau đó được bầu là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA - ở tuổi 19, anh là người trẻ nhất đoạt danh hiệu này trong lịch sử. Trong lần bình chọn cho Quả bóng vàng châu Âu, anh về hạng nhì và chỉ thua người về nhất Matthias Sammer 1 điểm.

Năm 1997, trong khi Ronaldo đang ở Bolivia để đá cho đội tuyển quốc gia, câu lạc bộ Ý Inter Milan đã đến Barcelona để thương lượng về việc chuyển nhượng. Barcelona không chịu thoả thuận song Ronaldo đã quyết định mua lại hợp đồng trị giá 18 triệu bảng Anh để được chuyển sang chơi cho Serie A. Lại thêm một vụ kiện giữa hai đội bóng lớn và lần này FIFA đã xử Inter thắng kiện.

Inter Milan

Cuộc chuyển nhượng trị giá 27 triệu bảng Anh đã đưa Ronaldo trở thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới trong thời điểm đó. Ban đầu anh được giao cho vị trí tiền đạo với chiếc áo số 10. Rất nhiều người chờ đón anh tại Milan, và trận ra mắt của Ronaldo trên sân San Siro với đối thủ Fiorentina hồi tháng 9 - 1997 đã được phát trực tiếp đến 140 nước trên thế giới.

Giữa năm 1997, sau một thời gian ngắn chơi tại Serie A, Ronaldo đạt tới tột đỉnh vinh quang khi thâu về tất cả danh hiệu cao quý nhất: đó là lần thứ 2 được FIFA bầu làm cầu thủ của năm và đoạt quả bóng vàng châu Âu - anh cũng là cầu thủ trẻ nhất đoạt danh hiệu này. Anh còn đoạt giải Chiếc giày vàng châu Âu 1997, giải thưởng dành cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong năm. Năm 1998, trước khi World Cup xảy ra, anh cùng các đồng đội ở Inter đoạt cúp C2 (ngày nay là UEFA Cup).

Sau World Cup tại Pháp, Ronaldo tiếp tục ghi bàn đều đặn cho Inter nhưng thời kỳ này anh bị dính nhiều chấn thương dai dẳng. Đến ngày 21 tháng 12 năm 1999, trong một trận đấu với Lecce tại Serie A, anh bị gẫy xương đầu gối, phải nghỉ bóng đá một thời gian dài. Chính lần chấn thương xương đầu gối nghiêm trọng này cũng là nguyên nhân 1 loạt các chấn thương đầu gối sau này của anh. Nhưng trong năm này, anh cũng có một tin vui lớn khi được bầu vào hạng 13 trong Danh sách 100 cầu thủ hay nhất thế giới của thế kỷ 20 của World Soccer - thứ hạng cao nhất so với những cầu thủ cùng thời, dù tính cho đến thời điểm đó anh chưa đạt được nhiều danh hiệu đồng đội cao quý.

Đến tháng 4 năm 2000, ở trận đấu đầu tiên sau chấn thương với Lazio tại Coppa Italia, chấn thương đầu gối tái phát sau khi ra sân được hơn 4 phút. Chấn thương nặng nối nhau đã buộc Ronaldo nghỉ bóng đá tới 20 tháng. Inter chấp nhận trả lương không cho anh suốt thời gian đó.

Năm 2002, anh trở lại sân cỏ và toả sáng tại World Cup 2002. Sau World Cup anh chuyển về Tây Ban Nha chơi cho Real Madrid bằng một hợp đồng trị giá 30 triệu euro, khiến cho các cổ động viên Inter hụt hẫng và tức tối. Nhiều người đã gọi anh là "kẻ phản bội" và các cổ động viên Inter nhớ rất lâu cái sự mà họ cho là "phản bội" này (xem phần dưới). Rời Inter, Ronaldo cũng để lại một thành tích tốt khi ghi được 49 bàn sau 69 trận, trong một thời kỳ chấn thương liên miên.

Real Madrid

"Giải ngân hà" là danh hiệu mà báo giới đặt cho Real Madrid sau khi Ronaldo gia nhập. Trước đó đội bóng đã có những cầu thủ hay nhất thế giới: Zinedine Zidane, Luís Figo, Roberto Carlos, Raul, Michael Owen. Việc Ronaldo chuyển sang chơi ở Bernabeu gây nên nhiều phản ứng, nhiều người rất hào hứng nhưng cũng có những khán giả cho rằng một đội bóng quy tụ quá nhiều siêu sao sẽ gây nhàm chán cho chính nó và các đội bóng khác. Dù vậy, Ronaldo vẫn được đón nhận nồng nhiệt tại Madrid, ban đầu anh mang áo số 11, rồi sau đó một thời gian ngắn đã chuyển sang số 9 quen thuộc - số áo trước đó là của Fernando Morientes, cầu thủ vừa bị bán đi.

Lúc này tuy đã 26 tuổi, trải qua nhiều chấn thương nhưng Ronaldo vẫn tỏ ra rất sung sức trong màu áo "Kền kền trắng". Anh giữ hiệu suất ghi hơn 30 bàn trong những mùa giải đầu tiên. Mùa 2002 - 2003, Ronaldo cùng đồng đội đoạt chức vô địch La Liga, cũng là chức vô địch quốc gia đầu tiên của anh.

Ronaldo ghi bàn cân bằng tỉ số 1-1 cho Real trong trận chung kết cúp Tây Ban Nha với Real Betis

Năm 2004, Ronaldo là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại La Liga. Tại Champions League 2004, anh đã để lại một ấn tượng khó quên với các cổ động viên Manchester United khi ghi 3 bàn thắng (hat-trick) ngay trên sân Old Trafford (sau đó M.U. lội ngược dòng với sự toả sáng của David Beckham). Sau trận đấu này, anh được M.U. hỏi mua còn Beckham thì được Real quan tâm tới.

Đầu năm 2006, Ronaldo được vinh dự nhận giải Chiếc giày Vàng, một giải thưởng quốc tế dành cho những cầu thủ trên 29 tuổi có những cống hiến lớn lao. Thế nhưng năm 2006 cũng là một năm mà sự nghiệp của Ronaldo gặp nhiều trắc trở. Anh có vấn đề về thể trạng (nặng hơn 90 kg - báo giới đặt cho biệt hiệu là "Gã béo"), chấn thương nhẹ nhưng nhiều, do đó không được huấn luyện viên Capello trọng dụng. Trong nửa đầu của La Liga 2006 - 2007, anh chỉ thi đấu 10 trận và ghi 1 bàn. Real Madrid quyết định đưa Ronaldo vào danh sách chuyển nhượng cấp tốc cùng với Beckham, Carlos... Cuối cùng, sau nhiều lần lấp lửng, ban lãnh đạo A.C. Milan đã đưa Ronaldo về lại San Siro bằng một hợp đồng trị giá 8 triệu bảng Anh.

AC Milan

Chủ tịch A.C. Milan Silvio Berlusconi và phó chủ tịch Adriano Galliani là những người hâm mộ Ronaldo. Bỏ qua mọi nhận định của báo giới, họ tỏ ra rất trông cậy vào chân sút 31 tuổi này và ban đầu đã đặt cho anh một mức lương cao nhất câu lạc bộ. Còn Ronaldo, ban đầu cũng không làm họ thất vọng, anh đá hay trong trận ra quân vào tháng 2 năm 2007, ghi 2 bàn trong trận đấu thứ nhì chơi cho A.C. Milan.

Tuy nhiên sự có mặt của Ronaldo tại San Siro cũng bị nhiều người phản đối, đó là các Cổ động viên của Inter Milan, đội bóng cũ của anh và là đại kình địch của A.C. Milan. Trước trận derby giữa 2 câu lạc bộ này báo chí đưa tin sẽ có 3 vạn chiếc còi thổi lên từ phía khán giả của Inter khi Ronaldo chạm bóng. Điều đó không khiến anh mất tinh thần, ngược lại anh còn là tác giả của bàn mở tỉ số.

Thời gian sau đó của mùa giải, anh ghi đủ 7 bàn sau 14 trận cùng với nhiều đường chuyền quyết định, có công lớn trong việc ổn định vị trí thứ 4 cho đội bóng, giúp Milan tập trung vào chức vô địch UEFA Champions League 2007. Thế nhưng ở những trận cuối tại Serie A, Ronaldo lại bị một chấn thương khá nặng, nó khiến anh phải nằm chơi cho đến hết mùa giải.

Mùa bóng 2007 - 2008 là một mùa không may mắn đối với Ronaldo: anh chỉ ra sân được có 7 trận do chấn thương. Anh ngồi xem gần như hết cả nửa đầu mùa giải.

Ngày 13 tháng 2 năm 2008, hai tuần sau khi đánh dấu xong sự tái xuất với 2 bàn thắng trong trận gặp Udinese Calcio (mà từ đó báo giới có thêm cụm từ "Ka-Pa-Ro" để chỉ bộ 3 Kaka, Alexandre Pato và Ronaldo của Milan), Ronaldo lại bị chấn thương đầu gối khi tranh bóng bổng với hậu vệ A.S. Livorno Calcio. Cuộc phẫu thuật diễn ra tại Paris thành công tốt đẹp, nhưng sẽ khiến anh phải nghỉ chơi bóng ít nhất 9 tháng, nên theo nhiều người, nó có thể là dấu chấm hết đau đớn cho sự nghiệp của Ronaldo. Pelé dự đoán rằng Ronaldo không bao giờ chơi bóng đá đỉnh cao được nữa, còn Clarence Seedorf, đồng đội của anh tại Milan, cho rằng Ronaldo không nên trở lại do đã bị chấn thương hành hạ quá nhiều. Bên cạnh đó, chủ tịch Berlusoni, huấn luyện viên Carlo Ancelotti và phó chủ tịch Galliani đều có ý muốn đợi anh bình phục chấn thương. Ban lãnh đạo Milan có ý ký thêm hợp đồng với Ronaldo nhưng anh còn do dự chưa quyết. Vài tuần sau đó, cầu thủ 3 lần đoạt danh hiệu cầu thủ giỏi nhất năm đã xuất hiện trước công chúng và nói rằng mình sẽ trở lại, đơn giản là vì vẫn còn say mê bóng đá.

Hợp đồng của Ronaldo và AC Milan chấm dứt vào tháng 6 năm 2008, khi anh chưa bình phục chấn thương và đang lên cân. Anh trở thành cầu thủ tự do vì đội chủ sân San Siro không tỏ ý định ký tiếp hợp đồng mới.

Corinthians

Ngày 9 tháng 12 năm 2008, sau một thời gian luyện tập phục hồi thể lực tại Flamengo FC, Ronaldo đã làm cho các cổ động viên đội này tức giận khi ký hợp đồng với Corinthians, đội bóng kình địch của họ. Hợp đồng có thời hạn 1 năm. Ronaldo lập tức được khoác áo số 9 quen thuộc và đưa vào đội hình xuất phát. Tuy nhiên do tình trạng thể lực không tốt, anh đã phải ngồi dự bị đến tháng 3 năm 2009. Anh thi đấu trận đầu cho Corinthians vào ngày 4 tháng 3 năm 2009. Bốn ngày sau, anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Corinthians. Tiếp theo đó là sự góp công vào chiến thắng 2 - 1 trước Sao Caetano của Ronaldo cho Conrinthians, bằng cú vô lê tuyệt hảo, anh đã từng bước tìm lại chính mình trên sân cỏ [6]. Ấn tượng nhất là cú đúp của anh trong trận Corinthians gặp Ponte Preta ngày 25-3-2009. Ronaldo ghi hai bàn thắng, trong đó có một bàn anh vượt hai hậu vệ đối phương và dứt điểm về khung thành như anh đã từng làm ngày xưa. Ronaldo đang dần hồi sinh.

Trong trận chung kết lượt đi cúp Paulista vô địch bang Sao Paulo, Ronaldo đã làm Vua Bóng Đá Pele bẽ mặt khi nhấn chìm đội bóng cũ của ông vua này bằng 2 bàn thắng đẹp như vẽ. Sau trận đấu, Pele bình luận: "Bàn thắng đến từ người biết tận dụng cơ hội, và Ronaldo đã chứng tỏ đẳng cấp của cậu ta chỉ có ở World Cup".

Gần đây nhất, "Quỷ lùn" Romario và tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã lên tiếng kêu gọi Dunga nên triệu tập Ronaldo về đội tuyển vàng xanh. Người hâm mộ nhận định "Rất có thể Ronaldo sẽ lại chơi ở World Cup 2010 và gần hơn là Fifa Cofederation Cup 2009". Thế nhưng Dunga một lần nữa khẳng định lối đá hoa mỹ của Selecao đã không còn và thay vào đó là điệu Samba cứng ráp, ý nghĩ đó kéo theo việc Dunga loại Ronaldo ra khỏi Selecao một lần nữa.

Sau chức vô địch Sao Paulo, Ronaldo cùng đội bóng thừa thắng xông lên và giành luôn chức vô địch Copa De Brasil, giành luôn một vé trực tiếp vào giải cúp liên đoàn các câu lạc bộ Nam Mỹ năm 2009.

Quốc tế

Ronaldo được xem là một công thần của tuyển Brasil khi đưa đội này đoạt danh hiệu vô địch thế giới vào năm 2002 tại Nhật Bản - Hàn Quốc, và còn nhiều danh hiệu khác. Trong sự nghiệp của anh thì những cống hiến cho tuyển vàng - xanh đã tạo nên dấu mốc quan trọng nhất.

World Cup 1998

Ronaldo được gọi vào đội tuyển quốc gia Brasil vào năm 1994, dự World Cup tại Mỹ nhưng không đá trận nào. Mãi đến tháng 10 năm 1995, sau khi ghi 2 bàn vào lưới tuyển Uruguay trong trận thắng đội này 2- 0, Ronaldo bắt đầu được trọng dụng. Anh trở thành một cầu thủ trụ cột trên hàng công cùng với Romário, tạo thành cặp bài trùng Ro - Ro nổi tiếng thế giới một thời. Năm 1996, anh tham dự Olympic Atlanta 1996 với tên Ronaldinho, tại giải này anh bị chấn thương mắt cá chân và Brasil đoạt huy chương đồng. Đến năm 1997, anh cùng Brasil đoạt cúp tứ hùng tại Pháp. Sau đó trở thành cầu thủ được kỳ vọng nhất tại France 98.

Tại World Cup 1998, Ronaldo được bầu là cầu thủ chơi hay nhất giải (tính tới trước trận chung kết) với 4 bàn thắng ghi được và 4 pha chuyền bóng lập công. Bàn thắng đầu tiên anh ghi được tại World Cup là trong trận gặp Maroc. Sau đó là một cú đúp khi đối đầu với đội tuyển Chile - một đội bóng được đánh giá cao với cặp Marcelo Salas - Iván Zamorano nổi tiếng.

Tại trận bán kết gặp đội tuyển Hà Lan - trận đấu được bầu là hay nhất trong các kỳ World Cup - Ronaldo đã ghi một bàn thắng quan trọng. Đó là một bàn thắng khó: nhận được đường chuyền của đồng đội trong sự kèm cặp của Edgar Davids và Deboe, Ronaldo đã khéo léo đẩy bóng luồn qua hai chân của Edwin van der Sar đưa bóng vào lưới. Anh cũng góp công cho chiến thắng của Brasil trong loạt sút luân lưu 11m khi hoàn thành bổn phận của mình.

Nhưng ở trận chung kết gặp Pháp, vì một dấu hiệu không tốt về thể trạng, có tin anh sẽ ngồi ngoài sân nhưng cuối cùng ông Zagallo vẫn cho đá chính. Ronaldo đá không tốt và Brasil thất bại dưới tay đội tuyển Pháp bằng một tỉ số đậm đà: 0 - 3. Cho đến nay sự suy sụp nặng nề của Ronaldo trước trận đấu vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp

World Cup 2002

Sau thất bại đáng tiếc tại World Cup 1998, Ronaldo trở lại đỉnh cao phong độ năm 1999 với chức vô địch Copa America. Tại giải này anh ghi được 5 bàn, nhận danh hiệu vua phá lưới. Sau 1999 là một thời gian 2 năm không chơi bóng do chấn thương nặng tại giải cấp câu lạc bộ. Mãi đến cuối năm 2001, anh trở lại khoác áo đội tuyển quốc gia trong những trận giao hữu.

Năm 2002, huấn luyện viên Scolari ghi tên anh vào danh sách dự World Cup. Ban đầu không ai hi vọng nhiều vào Ronaldo, nhưng Scolari vẫn cho anh chơi ở vị trí trung phong, cùng với Rivaldo. Anh ghi bàn đầu tiên cho Brasil ở giải này vào lưới Thổ Nhĩ Kỳ bằng một cú vô lê đẹp mắt, từ đường tạt bóng của Rivaldo. Anh ghi thêm 1 bàn ở trận tiếp theo gặp Trung Quốc và 2 bàn tại trận cuối cùng vòng loại với Costa Rica. Ở vòng 1/8, anh tiếp tục có một bàn thắng đẹp vào lưới đội tuyển Bỉ.

Trận bán kết gặp lại Thổ Nhĩ Kỳ, Brasil thắng 1-0 với bàn duy nhất của Ronaldo, đây là bàn thắng thứ 10 của anh tại World Cup, giúp anh ngang hàng với Pelé về số lần lập công tại giải đấu này.

Ngày 30 tháng 6 năm 2002 trên sân Yokohama, trận chung kết giữa Brasil và Đức diễn ra. Nó trở thành một trận đấu thành công nhất của Ronaldo. Bước ngoặt của trận đấu khi Ronaldo cướp bóng từ chân cầu thủ đối phương phút 67, chuyền cho Rivaldo và đá bồi sau khi cú sút cực mạnh của tiền đạo này bị Oliver Kahn đẩy ra. Bóng bay vào lưới, là kết quả của sự giằng co quyết liệt suốt 67 phút đấu giữa hai đội tuyển được đánh giá cao nhất thế giới. Sau đó, ở phút 78, từ đường tạt vào của Kleberson và pha bỏ bóng kỹ thuật của Rivaldo, Ronaldo đánh bại thủ môn Oliver Kahn bằng một cú sút xa, để ấn định chiến thắng 2-0 cho Brasil. Cuối giải, Ronaldo giành danh hiệu vua phá lưới với 8 bàn thắng, phá vỡ mức 6 bàn của một vua phá lưới đã có từ năm 1986. Đây là chức vô địch thứ 5 của đội tuyển Brasil và là chức vô địch thứ 2 của Ronaldo (lần đầu khi anh ngồi ghế dự bị vào năm 1994).

Với sự thể hiện xuất sắc tại World Cup, Ronaldo lần thứ 3 được bầu làm cầu thủ hay nhất trong năm của FIFA và là cầu thủ nhận giải này nhiều nhất tính cho tới thời điểm đó (năm 2005, Zidane cân bằng kỷ lục này). Ronaldo cũng có được danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu lần thứ 2 của mình cùng năm.

World Cup 2006

Sau thành công vang dội ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Ronaldo tiếp tục là một cầu thủ quan trọng trong đội tuyển Brasil, khi đó đã có thêm những ngôi sao trẻ như Ronaldinho, Kaka. Anh nhiều lần mang băng đội trưởng và tiếp tục ghi bàn thắng trong những trận giao hữu. Năm 2004, anh lập 1 hat-trick đặc biệt trong trận đấu vòng loại World Cup 2006 với đội tuyển Argentina: 3 bàn thắng đều ghi từ cú Penalty do anh mang lại[11].

Mùa hè năm 2006, Ronaldo theo đội tuyển đến Đức tham dự World Cup 2006. Dù thể trạng nặng nề và phong độ tại cấp câu lạc bộ có vẻ xuống, anh vẫn được các tổ chức cá cược đặt cược cao nhất cho danh hiệu vua phá lưới.

World Cup 2006 tuy là một thất bại của tuyển Brasil, nhưng cũng có thể xem là một thành công đối với Ronaldo. Sau 2 trận đấu không ghi bàn, thường phải nhường chỗ vào giữa trận cho Robinho, anh lập một cú đúp trong trận gặp đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản bằng một pha đánh đầu và một cú sút xa. Brasil lọt vào vòng 1/8, và trong trận đấu loại trực tiếp đầu tiên, Ronaldo đã ghi một bàn thắng đẹp bằng pha dẫn bóng và lừa qua thủ môn đội Ghana. Bàn thắng này cũng là bàn thắng thứ 15 tại World Cup của Ronaldo, giúp anh vượt qua Gerd Müller để trở thành chân sút xuất sắc nhất qua mọi kỳ World Cup[12].

Sau đó Brasil không vượt qua nổi Pháp ở vòng tứ kết, một trận mà Zidane của Pháp - đối thủ cũ của anh tại World Cup 1998 - đã đá rất hay còn Ronaldo không có mấy cơ hội chạm bóng. Anh chấm dứt giải này với 3 bàn thắng và 2 pha chuyền bóng thành bàn, được trao giải chiếc giày đồng. Tuy thi đấu khá tốt nhưng anh cũng bị chỉ trích nhiều vì thừa cân (90 kg so với hồi World Cup 2002 là 82 kg), người đặc biệt nhất lo ngại cho trọng lượng của anh lúc đó là tổng thống Brasil, nhưng sự sốt sắng đó làm Ronaldo không mấy vừa lòng[13]. Dù sao thì cuối cùng, bên cạnh Ronaldinho và huấn luyện viên Carlos Alberto, Ronaldo cũng bị quy trách nhiệm cho thất bại đau đớn của đội.

Sau cúp thế giới năm 2006, Carlos Alberto rời chức huấn luyện viên trưởng Brasil, Carlos Dunga, đồng đội cũ của Ronaldo lên thay. Và với phương châm trẻ hóa đội tuyển của Dunga, từ đó tới nay, Ronaldo không được gọi vào tuyển quốc gia một lần nào nữa.

Ronaldo và những kỷ lục vô tiền khoáng hậu

Khi "Người ngoài hành tinh" giải nghệ, anh sẽ để lại cho bóng đá thế giới những kỷ lục mà rất có thể sẽ không bao giờ bị phá vỡ (tính đến thời điểm này)

Cá nhân:

- Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA trẻ nhất: 20 tuổi

- Quả bóng Vàng châu Âu trẻ nhất: 21 tuổi

- Đoạt giải Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA nhiều lần nhất: 3 lần (Ngang với Zidane, nhưng anh làm được điều này khi mới 26 tuổi, và trước đó còn ngồi chơi xơi nước trong gần 3 mùa giải vì chấn thương)

- Cầu thủ ngoài châu Âu đoạt QBV châu Âu nhiều lần nhất: 2 lần

Cấp CLB:

- Cầu thủ duy nhất chơi cho 4 CLB hùng mạnh và không đội trời chung ở châu Âu: Barcelona-Real Madrid, Inter Milan-AC Milan

- Ghi bàn cho cả 2 đội trong những trận Super El Clasico (Siêu Kinh Điển) và Derby Milano

- Cây ghi bàn tốt nhất cho những CLB anh khoác áo ngay ở mùa giải đầu tiên: Cruzeiro (58 bàn – 1993/1994), PSV Einhoven (34 bàn - 1994/1995), Barcelona (47 bàn - 1996/1997), Inter Milan (34 bàn – 1997/1998), Real Madrid (30 bàn - 2002/2003)

Cấp ĐTQG:

- Kỷ lục gia ghi bàn ở World Cup qua mọi thời đại: 15 bàn (trong 19 trận, 4 kỳ, nhưng chỉ ra sân ở 3 kỳ)

- Vua phá lưới World Cup “2 trong 1” (VĐTG + VPL) nhiều bàn nhất: 8 bàn (2002)

- Vua phá lưới ở cả tầm châu lục (Copa America 1999: 5 bàn) và thế giới (World Cup 2002: 8 bàn)

- Cùng đội tuyển Brazil tạo nên chuỗi trận thắng dài nhất trong lịch sử VCK World Cup: 11 trận (7 ở WC 2002, 4 ở WC 2006; trong đó anh cũng ghi được 11 bàn)

Một số thông tin thú vị khác:

- Ở thời kỳ đỉnh cao (1996 – 1998), anh là tổng hợp của những gì tinh túy nhất ở một siêu tiền đạo (tốc độ F1, thể lực sung mãn, càn lướt mạnh mẽ, kỹ thuật điêu luyện, cảm giác bóng tuyệt đỉnh, rê dắt thượng thừa và kỹ năng dứt điểm hoàn hảo) mà cho đến nay vẫn chưa ai có thể vượt qua được (thậm chí là sánh ngang)

- Ronaldo từng tham gia 12 trận chung kết lớn nhỏ trong sự nghiệp, ghi 13 bàn, giúp đội nhà 10 lần ca khúc khải hoàn

- Là “Số 9” (Tiền đạo) vĩ đại nhất lịch sử bóng đá (theo bầu chọn của báo Marca - TBN, nhân ngày 9/9/2009)

- Là 1 trong 2 cầu thủ vĩ đại nhất trong mắt Paolo Maldini – Huyền thoại sống của AC Milan và thế giới (người kia là “Cậu bé Vàng” Maradona)

- Là tiền đạo ngán đối đầu nhất trong sự nghiệp của Fabio Cannavaro – Siêu hậu vệ duy nhất từng đoạt QBV châu Âu

- Là cầu thủ hay nhất từng chơi cùng của Zinedine Zidane – Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu trong 50 năm qua

- Là cầu thủ duy nhất mệnh danh “Người ngoài hành tinh” (El Fenomeno), vượt qua mọi giới hạn được biết đến trước đó như “Vua” (King – Pele), “Thánh” (El Salvador – Johan Cruyff) hay “Hoàng đế” (Kaiser – Franz Beckenbauer)

Kỳ 1: CHUYỆN 11 NĂM VỀ TRƯỚC

Họ sợ thông tin động trời này sẽ gây xáo trộn hàng ngũ Selecao và hàng trăm triệu dân Brazil mong chờ vào cú penta (danh hiệu VĐTG lần thứ 5) của đội ĐKVĐTG lúc bấy giờ (Brazil).

Ronaldo đang gặp vấn đề, cả trong bóng đá lẫn cuộc sống đời thường. Tại France 98, chúng ta còn nhớ cô gái tóc vàng - diễn viên - người mẫu - cầu thủ xinh đẹp Suzanna Werner - bạn gái của anh - được các kênh truyền hình chú ý đến cỡ nào. Suzanna là phóng viên của đài truyền hình Globo nên được ưu tiên những vị trí thuận lợi nhất trên khán đài. Cô được xem là “bộ mặt của France 98” dù có không ít bạn gái cầu thủ còn đẹp hơn và nổi tiếng hơn Suzanna, chẳng hạn siêu mẫu Adriana Sklenarikova (vợ Christian Karembeu). Đơn giản, vì người chồng sắp cưới (nhưng không bao giờ cưới) của Suzanna là Ronaldo!

Mỗi trận đấu của Brazil, Suzanna được lên hình ít nhất 3 lần! Ronaldo hãnh diện nhưng không mấy vui, vì bên cạnh Suzanna bao giờ cũng có tay bình luận viên đẹp trai và nổi tiếng Pedro Bial (cũng làm việc cho Globo). Người ta đã đồn thổi nhiều về mối quan hệ giữa Suzanna và Bial khiến Ronaldo khó chịu. Ronaldo không bao giờ chịu nghĩ rằng có cho cả thế giới này Suzanna cũng không đến với Bial vì Ronaldo mới là ông vua của bóng đá, môn thể thao số 1 hành tinh. Một ngày trước trận gặp Pháp, báo chí Brazil hoan hỉ: Ronaldo đã hoàn toàn bình phục để chơi trận CK, dù ở buổi tập trước đó tiền đạo này chỉ tập được 30 phút thì phải nghỉ vì mắt cá chân bị đau. Ronaldo chỉ có thể chạy bộ 12 lần quanh sân tập trước khi trở về phòng tập thể dục để rèn thể lực và cơ bắp. Hàng ngày, Ronaldo đều làm như thế cho đến khi anh bị đau đầu gối phải năm 1995 thì cường độ tập luyện phải giảm xuống.

Bác sĩ tuyển Brazil Lidio Toledo cho rằng tình trạng chấn thương của Ronaldo không có gì nghiêm trọng, nhưng sự thật không phải vậy. Tiền đạo này như bị sốt, ít nói chuyện, thỉnh thoảng cáu gắt với mọi người. Cảm giác bóng của Ronaldo trong các buổi tập cuối cùng của Brazil trước trận CK gặp Pháp cũng không còn ở trạng thái “đỉnh”. Ronaldo như một quả bom nổ chậm có thể nổ tung bất kỳ lúc nào nhưng các thành viên tuyển Brazil xem như không có chuyện đó. Selecao quá cần Ronaldo vì ai cũng thấy Brazil tại France 98 không phải là đội mạnh nhất. Họ chỉ ngang ngửa Hà Lan và không bằng Pháp nếu xét về mọi mặt. Tuy nhiên, mọi đội bóng trên thế giới - trừ Brazil, đều không có Ronaldo, người có thể tự mình đem về chiếc cúp thế giới cho 160 triệu dân Brazil đang khao khát cú penta.

Ronaldo chuẩn bị cho trận đấu lớn nhất sự nghiệp trong tình trạng tồi tệ. Anh phải trả lời phỏng vấn rất nhiều, cuộc sống riêng tại một ngôi nhà thuê gần Paris (để Ronaldo gần gũi với bà mẹ Sonia và Suzanna) cũng chẳng còn yên tĩnh vì bao nhiêu sự soi mói từ cánh paparazzi. Đến những trận đấu chót, HLV Zagallo không cho phép Ronaldo ở riêng nữa. Anh phải vào trại tập trung của Brazil, ở chung phòng với Roberto Carlos. Hậu vệ này rất mê tín nên mỗi khi thấy triệu chứng bất thường từ Ronaldo lại đâm ra lo lắng.

Ronaldo rất khó ngủ, mỗi lần không ngủ được anh lại quấy rầy Roberto Carlos. Chính điều này khiến cả hai suýt xung đột. Roberto Carlos thấy Ronaldo như kẻ mất hồn, thậm chí như người bị tâm thần. Trong những giấc ngủ hiếm hoi, Ronaldo thường nói trong cơn mê sảng. Roberto Carlos phải đánh thức Ronaldo dậy trong mỗi lần anh chìm vào cơn mê như thế. Do bị mất ngủ nên Ronaldo rất uể oải, thân hình căng cứng và lúc nào cũng tỏ vẻ khó chịu khi đọc một mẩu tin hoặc bài bình luận trên báo rằng “Ronaldo sẽ đem cúp TG về cho Brazil”.

Leonardo, đồng đội của Ronaldo tại France 98, hiểu rõ người ngoài hành tinh không thể đối phó với những áp lực lớn cả trong lẫn ngoài sân cỏ. Bởi Ronaldo chỉ là đứa trẻ chứ không phải người đàn ông trưởng thành hoặc một cầu thủ khôn ngoan, bản lĩnh. Ronaldo mới ngoài 20 tuổi, hơn nữa vẫn còn tính trẻ con ngay cả khi đã lớn. Chắc chắn ngôi sao này không được như Leonardo hoặc Roberto Carlos, những người dùng áp lực bên ngoài làm động lực phấn đấu để chơi tốt.

Rồi cái ngày định mệnh 12/7 cũng đến gần. Đầu gối trái Ronaldo ngày càng tồi tệ. HLV thể lực Claudio Delgado hiểu rằng điều tốt nhất đối với Ronaldo lúc này là nghỉ ngơi, nhưng theo cách ví von của Bebeto thì “trừ khi chết, còn hơi thở Ronaldo vẫn phải ra sân vì đây là trận CK World Cup”. Những gì sảy ra sau đó, chúng ta đều đã biết...

Kỳ 2: “LIỆU PHÁP” THUỐC VÀ SỰ THẬT SAU NHỮNG CÁI BẮT TAY

Một cựu cầu thủ Brazil nói rằng anh cảm thấy sợ hãi khi biết những thứ thuốc Ronaldo phải “tống” vào cơ thể để đủ sức khỏe dự trận CK World Cup 1998. Hơn 20 loại thuốc (cả thuốc viên lẫn thuốc tiêm) được Ronaldo sử dụng nhằm giảm đau cấp kỳ và tạo hưng phấn cho anh trước trận gặp Pháp.

Các loại thuốc này không nằm trong danh sách thuốc bị cấm của FIFA nhưng các bác sĩ rất ít đụng đến chúng bởi rất dễ gây tác dụng phụ, hơn nữa dễ bị sốc thuốc do đây đều là các loại thuốc cực mạnh. Tiến sĩ Michael Turner thuộc Ủy ban Olympic Anh cho rằng các bác sĩ của tuyển Brazil đã sử dụng quá nhiều loại thuốc có tác dụng khắc chế nhau.

Ronaldo thật đáng thương. Anh như cái xác không hồn nhưng vẫn phải trả lời báo chí Brazil, vì “nếu tôi không nói gì cả, họ sẽ viết cả đống chuyện bậy bạ về tôi và Suzanna”. Thể xác Ronaldo rã rời vì những lần điều trị của bác sĩ, có cả phương pháp khoa học lẫn cổ truyền. Tiền vệ trụ Cesar Sampaio thấy một bác sĩ lấy vỏ một loại cây lạ đắp vào đầu gối trái của Ronaldo, miệng lầm bầm chẳng khác một pháp sư. Ronaldo như một con rối trong gánh xiếc khổng lồ Brazil với những bác sĩ, HLV, đại diện, nhân viên Nike (nhà tài trợ chính thức của LĐBĐ Brazil và Ronaldo) cùng nhiều người đàn ông lạ mặt luôn mặc trang phục đen đầy bí ẩn…

HLV Zagallo nói: “Tôi khẩn khoản cầu xin mọi người hãy để Ronaldo yên”. Nhưng lời cầu xin của Zagallo chẳng được ai quan tâm vì như cây bút Calvin Roger của tờ Mail, Ronaldo là công cụ marketing hữu hiệu nhất trên thế giới, mọi người đều muốn biết về anh, dù chỉ là những chuyện vặt vãnh như một ngày Ronaldo đi tiểu mấy lần.

Ronaldo hết sức cô đơn trong khi Suzanna cứ tung tăng đây đó với đồng nghiệp Bial. Các cầu thủ Brazil không mấy thân thiện với đồng đội “người ngoài hành tinh”, bởi lòng ghen tị cũng có mà sự xa cách (trong quan hệ với đồng nghiệp) của chính Ronaldo cũng có. Ronaldo tăng cân, nhớ nhà, bị cảm – ôi thôi đủ mọi rắc rối trên đời.

Còn nữa, người ta đồn Ronaldo và Rivaldo – đích thực ngôi sao sáng nhất của Selecao, không nói chuyện với nhau dù Rivaldo nói rằng “giữa tôi và Ronaldo luôn duy trì mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp”. Hai hổ ở chung một rừng, thật khó có chuyện dung hòa được!

Ronaldo và Rivaldo, Zagallo và Zico, trong tuyển Brazil luôn tồn tại những mối quan hệ căng thẳng. Zagallo không mấy hài lòng vì Ronaldo ít nói chuyện với ông.

Siêu sao này chỉ trò chuyện thường xuyên với Zico, trợ lý của Zagallo. Nhiều người cho rằng Zico được bổ nhiệm chỉ để chăm sóc cho “người ngoài hành tinh” của bóng đá Brazil. Nhiều lần Zagallo “nói chuyện” với Ronaldo đều phải thông qua list câu hỏi để Zico trao đổi trước. Chính Ronaldo từng… khóc khi đọc một bài báo cho rằng sự nghiệp của anh sẽ kết thúc bi thương như Maradona. Những cầu thủ lớn tuổi của tuyển Brazil như Sampaio hay đội trưởng Carlos Dunga đã dốc sức vỗ về Ronaldo song cũng không mấy hiệu quả.

Ronaldo đúng là tù nhân cho sự nổi tiếng của mình. Trước VCK World Cup, anh bị giam trong một căn phòng đặc biệt chỉ để nghe nhạc, lướt web và thỉnh thoảng… làm tình với Suzanna. Đến trước trận CK France 98, Ronaldo không còn Suzanna bên cạnh mà phải ngủ chung phòng với Roberto Carlos. Ronaldo mệt mỏi vì sự bủa vây của giới nhà báo, người hâm mộ, các thành viên ban huấn luyện Brazil, quan chức Nike, quan chức CBF (LĐBĐ Brazil) và cả gã Bial đáng ghét. Cựu thủ quân tuyển Brazil tại World Cup 1970 Carlos Alberto không khỏi lo lắng: “Người ta đang giết chết ***** bé. Ronaldo biến thành siêu sao chỉ trong phút chốc. Cậu ta chưa đủ sức làm siêu nhân!”.

Trách gì Ronaldo. Ngay cả những “trưởng lão” trong bóng đá Brazil như Zagallo cũng không kiểm soát được mình. HLV trưởng tuyển Brazil gọi một đám phóng viên Brazil đến, bực mình ra mặt: “Dường như cả thế giới không muốn Brazil đoạt chức vô địch World Cup bên ngoài châu Mỹ. Có lẽ có âm mưu nào đó…”. Cũng chính bởi tuyên bố kiểu này, nhiều người Brazil tin rằng Selecao… bán độ trong trận CK thua Pháp.

Zagallo rất không hài lòng khi trọng tài điều khiển trận CK lại là Said Belqola (người Morocco, một quốc gia thân Pháp). HLV tuyển Brazil chỉ còn biết cầu nguyện cho đội bóng của mình và Ronaldo bằng cách hôn biểu tượng thánh San Antonio luôn mang theo bên mình. Dường như chính Zagallo cũng cảm nhận điều gì đó chẳng lành sẽ xảy ra với Ronaldo.

Zagallo không chỉ lo chuyện Ronaldo. Trong một buổi tập, Giovanni đánh nhau với Edmundo, cầu thủ thường trốn trại uống rượu đến tờ mờ sáng mới chịu về. Thủ quân Dunga chỉ trích Bebeto ít chịu tham gia phòng ngự và chuồi bóng, chủ tịch CBF Ricardo Teixeira chỉ trích báo chí Brazil “xì” thông tin Ronaldo sẽ giải phẫu chấn thương trong 30 ngày sau trận CK World Cup. Nội bộ Brazil rối như mớ bòng bong, chưa đá coi như đã thua Pháp.

Không phải ai cũng chịu hiểu điều đó. Bác sĩ Joaquim Da Mata không ngừng tiêm những loại thuốc cực mạnh vào cơ thể Ronaldo. Bằng mọi giá, Da Mata không cho phép Ronaldo vắng mặt ở trận đấu quan trọng nhất trong bóng đá thế giới…

Người ta cho rằng bác sĩ Da Mata đã tiêm một loại thuốc lạ vào đầu gối Ronaldo nhưng ông ta đã phủ nhận việc này. Da Mata cũng như bác sĩ trưởng tuyển Brazil Lido Toledo cùng cho rằng Ronaldo hoàn toàn khỏe mạnh mỗi khi thi đấu, nhưng mỗi khi cầu thủ này vặn vẹo đầu gối trái, khuôn mặt anh lại nhăn nhó. Da Mata và Toledo nói sai sự thật, một thành viên ban y khoa của tuyển Brazil khẳng định như vậy với kênh truyền hình Globo. Ngay cả trong nội bộ ban chuyên trị vết thương cho Ronaldo cũng không thống nhất về phương pháp làm việc. Có người cho rằng Ronaldo không nên mạo hiểm với sự nghiệp của mình, người khác lại nghĩ rằng thi đấu khi đang chấn thương là chuyện bình thường đối với các siêu sao vì cái được (cúp vàng TG) sẽ lớn hơn hẳn cái mất (vài tháng, thậm chí cả năm nghỉ thi đấu vì chấn thương). Lẽ tất nhiên Ronaldo đã chọn cách thứ hai...

Kỳ 3: “Chuyện tình” Susanna - Bial

Một ngày trước trận CK World Cup, Ronaldo yêu cầu Roberto Carlos giữ bí mật vụ anh lẻn khỏi doanh trại của tuyển Brazil, đến ngôi nhà thuê ở ngoại ô Brazil gặp Susanna. Ronaldo đội mũ kết, ăn mặc bộ quần áo rộng thùng thình như một tay hip-hop, kêu taxi bí mật “đào tẩu”. Không ai nhận ra anh, kể cả cánh paparazzi túc trực 24/24 bên ngoài nơi đóng quân của Brazil.

Tại tổ ấm riêng của mình, Ronaldo sà vào vòng tay của Susanna, khóc như mưa trong suốt 3 tiếng đồng hồ. Anh nói với người yêu rằng mình không muốn để mọi người thất vọng, nhưng quả thật anh có cảm giác không chắc thắng trận CK. Ronaldo cũng than phiền về những áp lực quá lớn mà anh phải gánh chịu. Anh cũng nói rằng luôn tin tưởng Susanna, bất chấp những tin đồn về Bial…

Susanna không ý thức được sự nghiêm trọng của vấn đề, cho đến khi hiểu rõ mọi chuyện cô cũng khóc sướt mướt. Cả hai ôm nhau khóc rồi Ronaldo trở về nơi tập trung của tuyển Brazil ngay trước khi bà Sonia trở về nhà. Không hiểu rõ tình trạng của con nên bà Sonia không quá lo lắng cho cục cưng của mình. Bà vẫn tin rằng ngày mai (12/7/1998), Ronaldo của bà sẽ chính thức là vua thế giới.

Thật lạ là Ronaldo chấp nhận một cuộc phỏng vấn với Bial của kênh truyền hình Globo. Có vẻ Ronaldo muốn chứng tỏ anh đã hoàn toàn hồi phục về mặt tâm lý trước một sự kiện quan trọng trong sự nghiệp của mình. Trước buổi phỏng vấn, Ronaldo và Bial đã nói chuyện riêng về vấn đề Susanna. Sau đó, Bial đã nói với mọi người: “Giữa tôi và Ronaldo không có vấn đề gì”. Còn Ronaldo nói: “Có nhiều người muốn gây khó khăn cho tôi”.

Một cuộc điện thoại từ Susanna trước khi Ronaldo chuẩn bị lên giường đi ngủ. Họ đã cãi nhau. Marcella Ferriera (bạn của Susanna) kể: “Susanna trách Ronaldo vì anh quá chú tâm đến World Cup nên không dành thời gian chăm sóc cô ấy. Ronaldo và Susanna vừa khóc vừa tranh luận qua điện thọai. Đó thật sự là cú sốc lớn về tâm lý đối với Ronaldo. Anh ấy không còn tập trung toàn bộ cho trận CK bởi trong tâm trí Ronaldo sợ mất Susanna về tay Bial”.

Ronaldo bị sốt. Ronaldo vẫn đau đầu gối. Hai bác sĩ Toledo và Da Mata dùng mọi thứ thuốc mà họ biết tiêm vào bên đầu gối đau của Ronaldo. Dù không thích nhưng Ronaldo vẫn cắn răng chịu đựng vì không thể làm khác hơn. Bầu không khí trong trại tập huấn của Brazil hết sức căng thẳng. Ai cũng có thể gây nên một cuộc hỗn chiến. Tất cả cùng lo lắng vì sợ Ronaldo không thể ra sân. Chỉ có Edmundo nghĩ điều ngược lại. Nếu Ronaldo không thi đấu, suất đá chính sẽ thuộc về Edmundo. Người Brazil không mong muốn điều đó xảy ra, nhưng nếu nó xảy ra có lẽ Brazil đã có cú penta ngay từ năm 1998 chứ không phải đợi đến năm 2002.

Có quá nhiều việc mà Zagallo và các thành viên BHL Brazil phải lo trước trận CK World Cup. Vậy mà, họ còn bị quấy rối bởi CBF và Nike. Hai tổ chức này yêu cầu Zagallo cung cấp đầy đủ hiện trạng sức khỏe của Ronaldo.

Zagallo nổi cáu nhưng vẫn phải làm theo vì đó là mệnh lệnh của cấp trên. Zagallo nói rằng tình trạng của Ronaldo đã ổn định, nhưng mãi đến 1g ngày 12/7/1998 người ngoài hành tinh mới chìm vào giấc ngủ với những lời mê sảng. Người ngoài hành tinh chẳng khác một cậu bé, cựa quậy, trở mình liên tục, nét mặt lo âu… Đến 11g30, Ronaldo mới thức dậy. Ngủ hơn 10 tiếng đồng hồ nhưng nét mặt của anh vẫn lộ vẻ mệt mỏi pha chút căng thẳng. Ronaldo uể oải xuống đại sảnh khách sạn ăn món mì sốt cà chua, tráng miệng bằng nước táo.

Ronaldo hiểu rõ ngày định mệnh đã tới.

12g trưa: đầu gối Ronaldo lại nhói đau trong buổi tập nhẹ ở sân xi măng trước khách sạn Chateau de Grande Romain. Ronaldo bị đau đầu gối từ trận gặp Morocco ở vòng bảng, đến giờ vẫn chưa hết vì anh phải ra sân liên tục.

1g trưa: toàn đội trở về phòng của mình, để thư giãn hoặc ngủ một chút. Roberto Carlos dùng một dao cạo đặc biệt giúp Ronaldo cạo trọc cái đầu vốn đã ít tóc. Họ cùng xem tivi một lát rồi trở về phòng 209. Ronaldo ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Và cơn kinh hoàng của Ronaldo bắt đầu.... Kỳ 4 (cuối): Cơn động kinh kỳ lạ

14g 12/7:Roberto Carlos đang nghe nhạc bằng máy walkman thì bỗng có âm thanh lạ. Anh bỏ head phone xuống thì thấy mồ hôi Ronaldo toát ra như tắm, người vật vã như trong cơn động kinh. Mặt Ronaldo nhăn nhó, hai tay quờ quạng lung tung, miệng nói lảm nhảm.

Lúc ấy, Roberto Carlos có cảm giác Ronaldo sắp chết (sau này, Roberto Carlos lại nói rằng anh phát hiện Ronaldo trong phòng tắm, nằm vật vã trên sàn nhà). Hậu vệ của Real Madrid sợ quá, lập tức chạy ra khỏi phòng, la lớn: “Ronaldo gặp chuyện rồi”.

Bebeto và Edmundo là 2 người đầu tiên nghe thấy tiếng kêu cứu từ Roberto Carlos. Ronaldo khó thở và có dấu hiệu muốn cắn lưỡi. Sampaio và Leonardo tức tốc chạy đến phòng 209. Bằng phương pháp sơ cứu, Sampaio đã không cho Ronaldo cắn lưỡi. Người ngoài hành tinh tỉnh dậy, mồ hôi vã ra như tắm. Anh nói rằng tình hình không có gì nghiêm trọng vì trong quá khứ anh cũng từng nói lảm nhảm trong lúc ngủ. Ronaldo nói rằng vừa trải qua cơn ác mộng…

Các cầu thủ Brazil khác cũng chạy tới phòng Ronaldo. Bebeto nói rằng anh rất lo cho Ronaldo nhưng không biết phải làm gì. Roberto Carlos và Rivaldo cũng chỉ biết đứng nhìn. Họ thở phào nhẹ nhõm khi các bác sĩ Toledo và Da Mata cũng đã tới. Toledo giúp Ronaldo hít thở bình thường. Leonardo yêu cầu các bác sĩ chữa trị cho Ronaldo bằng thuốc nhưng Da Mata từ chối, vì nếu dùng thuốc anh có thể không qua được khi xét nghiệm doping. Leonardo rất giận dữ vì anh cảm thấy các bác sĩ đã không làm tròn trách nhiệm của mình.

Vụ động kinh của Ronaldo kinh hoàng hơn những gì các thành viên tuyển Brazil kể lại. Paul Chalvetier (phụ trách trực khách sạn Chateau hôm đó) nhớ lại: “Chuông báo động reng ầm ĩ, nhiều tiếng la hét trong đó có người la “Ronaldo đã chết, Ronaldo đã chết”, người ta chạy loạn xạ tưởng như chiến tranh nổ ra”.

14g15: Ronaldo nói với các bác sĩ rằng anh đã ổn rồi. Ronaldo trở lại phòng ngủ nhưng chỉ được 15 phút anh lại thức giấc và yêu cầu được kiểm tra y tế.

14g45:Ronaldo gặp Da Mata và Toledo, họ pha trò để người ngoài hành tinh bớt căng thẳng. Có một bác sĩ túc trực bên Ronaldo theo dõi từng hành động của cầu thủ này.

15g30:Zagallo tổ chức họp khẩn, yêu cầu các bác sĩ trả lời câu hỏi liệu Ronaldo có ra sân được hay không. Chủ tịch CBF Teixeira cũng có mặt nhưng không nói gì cả. Zagallo quyết định Ronaldo sẽ ngồi ghế dự bị để Edmundo đá chính.

16g:Dưới áp lực của Teixeira, Zagallo đồng ý cho Ronaldo kiểm tra sức khỏe tổng quát tại trung tâm y tế khẩn cấp của World Cup 1998 Clinic des Lilas.

16g45:Ronaldo, Toledo cùng 2 vệ sĩ đến Clinic des Lilas. Cảnh sát Paris bảo vệ chặt chẽ yếu nhân Ronaldo và để giải tỏa nạn kẹt xe tại Paris. Các cầu thủ Brazil khác tập buổi cuối cùng trước giờ G. Không ai nói với ai lời nào vì mọi người chưa hết sửng sốt sau cú động kinh của Ronaldo. Bình thường, mỗi khi các cầu thủ Brazil rời khách sạn thì tiếng kèn trống, cười nói luôn rất rộn rã, trái hẳn với lần này.

Chalvetier nói: “Từ thời điểm họ bước lên xe bus đến SVĐ Stade de France, tôi đã biết Brazil sẽ thua Pháp”.

Niềm hy vọng cuối cùng của Brazil là Ronaldo.

17g55:Ronaldo bắt đầu được kiểm tra sức khỏe tại Clinic des Lilas. Anh tỏ ra khá hoạt bát. Cuộc kiểm tra kéo dài 1g rưỡi đã khá thành công. Về mặt thể lực, Ronaldo đạt yêu cầu nhưng các bác sĩ người Pháp không nói liệu Ronaldo có thể thi đấu hay không. Quyền quyết định thuộc về các bác sĩ Brazil và Zagallo.

19g45:Một chiếc limousine đưa Ronaldo đến Stade de France. Ronaldo tươi cười cho chữ ký một vài người hâm mộ, chụp hình chung với họ. Toledo nói: “Ronaldo rất phấn khích vì tin rằng sức khỏe của anh không có vấn đề nghiêm trọng nào”.

Zagallo trình bản đăng ký danh sách cầu thủ chính thức của Brazil cho FIFA và báo chí biết. Cả thế giới bị sốc! Ronaldo ngồi dự bị. Brazil chơi chiêu chăng? Pháp sẽ phải thay đổi chiến thuật vì Ronaldo không ra sân. Trong phòng thay quần áo, Zagallo khích lệ tinh thần học trò: “Brazil từng đoạt cúp TG năm 1962 mà không có Pele. Chúng ta cũng có thể làm điều tương tự”.

20g10:Ronaldo đến SVĐ. Zagallo quyết định gây sốc: Zagallo để Ronaldo đá chính, đẩy Edmundo xuống ghế dự bị. Tiền đạo có biệt danh “con thú” nổi đóa. Cả HLV phó Zico cũng vậy, ông cương quyết chống lại quyết định của Zagallo. Họ đã cãi nhau nhưng rốt cuộc phần thắng thuộc về Zagallo vì ông là HLV trưởng, hơn nữa xếp Teixeira có mặt ở đó nhưng không can thiệp. Cũng dễ hiểu, bởi Teixeira muốn Ronaldo ra sân, bất kể với tình trạng nào.

20g15:Zagallo sửa lại danh sách đăng ký gửi cho FIFA. Người Pháp nổi giận khi Zagallo nói rằng danh sách trước đó chỉ nhằm đánh lạc hướng đối thủ. Theo luật, danh sách thi đấu phải được gửi lên FIFA 1 giờ trước trận và chỉ được thay đổi khi có cầu thủ chấn thương. Quy định này luôn được tuân thủ chặt chẽ nhưng trong trường hợp này, FIFA bỗng phá luật vì Brazil và Ronaldo.

Chỉ 45 phút trước giờ bóng lăn, tên Ronaldo có trong đội hình xuất phát của tuyển Brazil.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #panelka