Những giai thoại về Khổng Tử
1. Trí và Nhân
Tử Lộ yết kiến Khổng Tử . Khổng Tử hỏi: "thế nào là người trí, thế nào là người nhân ?"
Tử Lộ thưa: "Người trí là người làm thế nào để người ta biết mình; người có nhân là làm thế nào để người ta yêu mình "
Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy cũng khá ( tạm )gọi là người có học vấn ( trí thức )".
Tử Lộ ra, Tử Cống vào. Khổng Tử lại hỏi: " Người trí, người nhân là người như thế nào ?" .
Tử Cống thư: " Người trí là người biết người; người nhân là người yêu người ".
Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy cũng khá gọi là người có học vấn ".
Tử Cống ra, Nhan Hồi lại vào. Khổng Tử lại đem việc người trí, người nhân ra hỏi.
Nhan Hồi thưa: "Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình ".
Khổng Tử bảo: " Nhà ngươi nói như vậy mới đáng gọi là bậc sỹ quân sử ( người trí thức quân tử ).
2. Người khôn sống lâu
Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Khổng Tử : " Người khôn có sống lâu không ?"
Khổng Tử đáp: - có, khôn thì sống lâu chứ dại sống lâu sao được. Người ta có ba cái chết do tự mình làm ra chứ không phải số mệnh nào cả.
Một là: ăn uống không có chừng mực, thức, ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá, như thế phải chết vì bệnh tật.
Hai là: Phận mình là người dưới mà xúc phạm đến người trên, lòng tham muốn không chừng, tính yêu cầu không biết chán, nhiều tham vọng mơ hồ; người như thế sẽ chết vì hình pháp.
Ba là: Mình ngu mà mình địch với người khôn, mình yếu mà khinh bỉ người mạnh, không biết lượng sức mình mà cứ giận giữ, hoang tưởng làm liều; người như thế thì chết vì binh đao.
3. Theo ai phải suy tính cẩn thận
Một hôm Khổng Tử thấy người đánh lưới chim sẻ chỉ bắt được toàn sẻ non vàng mép, liền hỏi rằng:
- Ông không bắt được sẻ già là tại làm sao ?
Người đánh lưới nói: - Chim sẻ già biết sợ nên khó bắt; sẻ non tham ăn cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà biết theo sẻ già, thì bắt sẻ non cũng khó. Nhưng nếu sẻ già mà lại theo sẻ non, thì bắt sẻ già cũng dễ.
Khổng Tử quay lại bảo học trò rằng:
- Biết sợ để tránh tai hại, tham ăn mà quên nguy vong: đó đều là tính tự nhiên của sinh vật vậy.
Song phúc hay hoạ lại ở cái chỗ theo khôn hay thay dại. Cho nên người quân tử ( thiện trí thức ) trước khi theo ai phải suy tính cẩn thận. Theo ai mà biết phòng xa, có nhiều kinh nghiệm sống thì được phúc và an thân. Theo ai mà hay nông nổi như kẻ trẻ dại thì bị hoạ và khổ xác.
4. Hang Ngu Công
Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu, hươu sợ quá chạy vào một cái hang. Thấy có một ông lão đi qua gần đấy bèn hỏi rằng: - hang này tên gọi là gì ?
- Thưa Đại Vương, đấy là hang "Ngu Công".
- Tại sao mà lại có cái tên lạ thế ?.
- Thưa, tại tiểu dân đây mới có cái tên ấy đấy.
- Ta coi hình dung lão không phải là người ngu, cớ sao lại đặt cái tên như thế ?
- Để tiểu dân xin trình bày: " Nguyên tôi có con bò cái đẻ được một con, khi bò con đã lớn, tôi có đem đi chợ bán và mua một con ngựa con đem về cùng nuôi với con bò cái, chờ lớn lên để kéo xe. Một hôm có người đến nói lý: " Bò không đẻ được ra ngựa", rồi bắt ngựa đem đi. Tôi sợ họ gây chuyện, đành chịu mất, không kêu ai được. Từ đó xa gần đều cho tôi là ngu và gọi cái hang gần chỗ tôi ở đây là "hang Ngu Công ".
Hoàn Công nói: - thế thì lão ngu thật !
Buổi chầu hôm sau, Hoàn công đem câu chuyện kể lại cho Quản Trọng nghe, Quản Trọng tâu:
" Đó là cái ngu của Quản Di Ngô này. Nếu được minh quân như vua Nghiêu, lương tể như Cao Dao thì khi nào lại có kẻ dám ngỗ ngược cướp ngựa giữa ban ngày của người ta như thế được. Ngu Công mà đành chịu để mất ngựa, chắc là biết rõ hình pháp ngày nay không ra gì. Vậy xin nhà Vua kịp thời chỉnh đốn ngay các chính sách lại "
Khổng Tử nghe thấy câu chuyện này bèn nói:
- Đệ tử ta đâu, ghi lấy việc ấy. " Hoàn công là bá các chư hầu, một minh quân; Quản Trọng là hiền thần, một lương tể; tuy đã là những bậc khôn ngoan nổ tiếng mà còn tự biết mình là ngu dại "
5. Thận trọng " xét người và giữ lời "
Một hôm Tử Cống hỏi Khổng Tử rằng:
- Người mà cả làng đều ưa là người thế nào ?
- Chưa chắc phải người hay.
- Người mà cả làng ghét là người thế nào ?
- Chưa chắc phải là người dở.
Phải xem ai là kẻ thiện trong làng ưa, kẻ bất thiện trong làng ghét mà đánh giá.
Thấy Tử Cống dựa vào số đông mà đánh giá người; Khổng Tử chia ra từng loại mà nhận xét.
Dư luận bao giời cũng nên lắng nghe, nhưng mọi dư luận đều nhất trí không có thật, hoặc kẻ ác ghét mà mà người thiện cũng không ưa thì cũng không có thật. Vậy xét người thì nên xét: " người thiện ưa mà kẻ ác ghét là có thật, và ngược lại cũng là có thật; vì người thiện ưa là vì người kia cũng theo thiên lý công tâm mà làm điều lành - người bất thiện ưa là người này cũng làm theo tư dục tham lam như họ.
Vậy đánh giá một con người không đơn giản.
Khổng Tử nói:
- Người nào mình nên nói chuyện với người ta mà không nói thì sẽ mất người;
- Người nào mình không nên nói chuyện với người ta mà cứ nói thì, sẽ mất lời.
Khổng tử và Hạng Thác
Một lần Khổng Tử ngồi trên chiếc xe nhỏ có ngựa kéo đi chu du các nước. Đến một vùng nọ thấy chú bé đang dùng đất đắp một toà thành, ngồi vào trong đó, Khổng Tử liền hỏi:
Này cháu ! cháu trông thấy xe ngựa của ta đi qua, cớ sao không chịu tránh ?
Chú bé nhìn Khổng Tử trả lời: - Cháu nghe người ta đồn rằng ngài là Khổng Phu Tử, trên thì thông hiểu thiên văn, dưới thì an tường địa lý, giữa thì biết thấu lòng người. Vậy mà hôm nay cháu gặp Phu Tử thì không đúng như thế. Bởi vì từ xưa đến nay chỉ có chuyện xe tránh thành chứ có bao giờ thành tránh xe đâu.
Khổng Tử ngạc nhiên quá liền hỏi: - Cháu tên là gì vậy ?
Chú bé trả lời: - Cháu tên Hạng Thác
Khổng Tử lại hỏi: Năm nay cháu bao nhiêu tuổi ?
- Thưa Phu tử,cháu sáu tuổi.
Khổng Tử liên nói: Cháu sáu tuổi mà sớm khôn ngoan thế sao ?
- Thưa phu tử - chú bé lễ phép - cháu nghe nói con cá nở ra ba ngày đã bơi tung tăng từ hồ nọ đến hồ kia. Con thỏ sáu ngày đã chạy khắp đồng cỏ. Cháu sinh ra sáu năm thì đã lấy gì làm khôn ?
Lần này thì Khổng Tử thật sự lấy làm kinh dị, nghĩ thầm sẽ đưa ra một loạt câu hỏi dồn cho chú bé phải chịu thua rồi nói:
- Này cháu ! ta xem cháu cũng khá lanh lợi đấy. Nay ta hỏi nhé: Trên núi nào không có đá ? Trong thứ nước nào không có cá ? Loại cửa nào không có cổng ? Loại xe nào không có bánh ? trâu nào không sinh con, ngựa nào không đẻ ? Con dao nào không có khuyên ? Thứ lửa gì mà không có khói ? chàng trai nào không có vợ ? cô gái nào mà không có chồng ? thứ gì không có trống không có mái ? Ngày nào ngắn, ngày nào dài ? Loại cây gì không có cành ? Thành nào không có quan viên ? con người nào không có tên riêng ?
Hỏi xong Khổng Tử nhìn Hạng Thác tủm tỉm cười.
Hạng Thác suy nghĩ một lúc rồi đáp: " Trên núi đất thì không có đá. Trong nước giếng thì không có cá. Loại cửa không có cánh thì không có cổng. Kiệu dùng người khiêng thì không có bánh. Trâu đất không sinh con, ngựa gỗ không đẻ. Dao cùn không có khuyên. Lửa đom đóm không có khói. Thần tiên không có vợ. Tiên nữ không có chồng. Chim mái cô đơn không có trống, chim đực cô đơn không có mái. Ngày mùa đông ngắn, ngày mùa hạ dài. Cây chết không có cành. Thành bỏ không có quan viên. Trẻ mới sinh không có tên riêng.
Khổng Tử sợ quá. Thằng bé con này trí tuệ hơn người ! Lúc này Hạng Thác không để cho Khổng Tử suy nghĩ liền nói:
- Vừa rồi Phu Tử đã hỏi cháu nhiều, đến lượt cháu xin được hỏi Phu Tử: - Tại sao con ngỗng và con vịt lại nổi bồng bềnh trên mặt nước ạ ? Chim Hồng Hạc sao lại kêu to thế ? Cây tùng, cây bách xanh cả mùa hè lại cả mùa đông là vì sao ?
Khổng Tử đáp: - Con ngỗng, con vịt có thể nổi bồng bềnh trên mặt nước là nhờ hai bàn chân vuông là phương tiện. Chim Hồng Chim Hạc kêu to là vì cổ chúng dài, tùng bách xanh tươi bốn mùa vì thân chúng đặc rắn.
- Thưa không đúng - Hạng Thác reo to lên: - con rùa nổi trên mặt nước đâu có phải nhờ đôi chân vuông làm bàn đạp. Con ễch ương kêu to mà cổ nó có dài gì đâu. Cây trúc bốn mùa cũng xanh mà ruột của chúng rỗng không đấy thôi.
Khổng Tử thấy chú bé đối đáp chôi chảy như thế, chưa biết xử trí ra sao, thì chú bé lại nói:
- Thưa Phu Tử cho phép cháu được hỏi thêm. Tại sao mặt trời buổi sáng lại to và buổi trưa lại nhỏ ?.
- Là bởi vì mặt trời buổi sáng gần ta hơn - Khổng Tử đáp.
- Không ạ ! - Hạng Thác vặn lại - Thế tại sao buổi sáng trời lại mát, buổi trưa mặt trời xa hơn mà lại nóng như thế ?
Khổng tử thở dài không đáp, sai người đẩy xe đi và than rằng : - Lớp hậu sinh thật đáng sợ thật.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top