Những đứa con của thuyền trường Grand

Những đứa con của thuyền trưởng Grand

Lời mở đầu

Jules Verne và " Những đứa con của thuyền trưởng Grant "

1.

Jules Verne ( 1828 - 1905 ) nhà văn Pháp nỗi tiếng được mệnh danh là bậc thầy về viết truyện phiêu lưu và khoa học viễn tướng. Ông nổi tiếng ngay từ những tiểu thuyết đầu tay của mình. sách của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, phát hành rộng rải khắp nơi, được mọi người, nhất là giới trẻ, háo hức đón đọc. Trong những năm 1970, so với các tác giả khác thì xô sách của Jules Verne được xuất bản đứng hàng thứ ba trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi ông là "người đồng hành bất tử của tuổi trẻ".

Jules Verne có ý định viết về toàn bộ trái đất của chúng ta - từ thiên nhiên ở các vùng khí hậu khác nhau đến thế giới động vật - thực vật và phong tục tập quán, sinh hoạt của các dân tộc trên hành tinh. Nhưng đó không phải chỉ là sự diễn tả một cách đơn thuần, mà ý nghỉ tuyệt vời ấy thể hiện trong một loạt tiểu thuyết nhiều tập được ông gọi chung là é Những cuộc du lịch lạ thường". Và ông đã dành hơn 40 năm ( từ 1862 đến đầu năm 1905 ) để hoàn thành bộ sách vĩ đại này gốm 63 tiểu thuyết và hai tuyển tập truyện vừa và truyện ngắn được in thành 97 cuốn sách. Việc xuất bản loại sách trên đã kéo dài hơn nửa thế kỷ.

J. Verne vừa là nhà văn, vừa là nhà khoa học có kiến thức uyên bác, tư tưởng tiến bộ, trí tưởng tượng phong phú. Ông là người khởi xướng loại truyện khoa học viễn tướng dựa trên sự thật khoa học. Ông còn là nhà văn kiệt xuất viết tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm, đồng thời là người cố sức say sưa cho khoa học và tương lai của nó. Đến nay, nhiều dự kiến, ước mơ của ông đã trở thành hiện thực.

Bằng lao động nghệ thuật sáng tạo, J. Verne đã góp phần cống hiến to lớn cho nền văn minh và tiến bộ của loài người. Nhiều thế hệ bạn đọc trẻ đã được hiểu biết và giáo dục qua các tiểu thuyết của ông. Nhiều nhà bác học, nhà phát minh, nhà du lịch đã cảm ơn J. Verne mỗi khi nhớ lại rằng, thời niên thiếu, nhờ say mê đọc sách của ông mà họ đã phát triển được năng khiếu, thậm chí đã có những phát minh quan trọng

J. Verne là con cả trong một gia đình. Cha ông là luật sư ở thành phố biển Nantes. Từ nhỏ, cậu bé J.verne đã say mê biển và những con tàu thủy. Hồi 11 tuổi, đã có lần cậu định trốn sang Ấn Độ bằng cách xin làm thủy thủ thiếu niên trên một chiếc thuyền buồm. Nhưng cha cậu đã quyết định cậu phải nối nghiệp cha điều hành một văn phòng luật sư ở thành phố quê hương.

Sau khi tốt nghiệp trường trung học, J. Verne được cha gửi lên học Trường Luật ở Paris. Tuy nhiên, ở đây, cậu đã say mê thơ văn, âm nhạc và sân khấu hơn. Và vì vậy, sau đó, tuy đã tốt nghiệp và hành nghề luật sư theo ý cha, chàng thành niên J . Verne lại lao vào sáng tác văn học. J.Verne cũng đồng thời cần mẫn nghiên cứu, tìm hiểu các môn khoa học tự nhiên, thường xuyên đến thư viện quốc gia để đọc sách, đi nghe các buổi thuyết trình, hoặc sưu tập những kiến thức về địa lý, thiên văn, hàng hải, lịch sử kĩ thuật và các phát minh kĩ thuật. Về sau, từ những say mê ấy, chính J.Verne đã nảy ra ý định kết hợp văn học với khoa học, và với những kiến thức tích lũy được, ông là người đầu tiên mở đường viết « tiểu thuyết về khoa học ».

Mùa thu năm 1862, lúc ấy J.Verne 34 tuổi, ông hoàng thành cuốn tiểu thuyết đầy tay, mang tựa đề « 5 tuần kể trên khinh khí cầu » nói về những khám phá địa lý giả tưởng ở châu Phi được thực hiện từ trê một khinh khí cầu do ông « thiết kế chế tạo » ra.

Sau đó, nhà văn đã cho ra đời tiếp những cuốn tiểu thuyết khác : « Cuộc du hành vào lòng đất (1864 ), « Những cuộc du hành của thuyền trưởng Hatteras ( 1864 -1865 ) ... Những tác phẩm ấy ngay sau khi ra đời đã làm cho J.Verne trở thành nhà văn nổi tiếng.

« Những đứa con của thuyền trưởng Grand» là cuốn tiểu thuyết thứ 5 và là một trong những tác phẩm hay nhất của J.Verne. Tiểu thuyết được in ra lần đầu tiên trong « Tạp chí giáo dục và giải trí » ở Pháp từ giữa năm 1866 đến đầu năm 1868, và đầu năm 1868 đã được xuất bản thành sách với tựa đề :Phần I : Nam Mĩ, Phần II : Nước Úc. Phần III : Thái Bình Dương ...

Bạn đọc hồi hộp theo dõi cuộc hành trình của hai đứa con đi tìm cha bị mất tích. Người cha ấy là thuyền trưởng Grant, một người Scotland yêu nước, không cam chịu để nước Anh nô dịch quê hương Scotland của mình. Theo ông, những lợi ích của xứ sở Scotland không thể phù hợp với lợi ích của người Anh, và ông đã quyết định thành lập một vùng di dân Scoland trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương, để được hưởng quyền độc lập tự do. Chính phủ Anh đã ngăn trở việc làm của ông. Tuy nhiên thuyền trưởng Grant đã lựa chọn một đoàn thủy thù và ra đi thực hiện ý đồ của mình ...

Huân tước Glenarvan, một người cùng chí hướng với thuyền trưởng Grant, tình cờ lượm được trên biển một bức thư để trong chai báo tin tàu của thuyền trưởng Grant bị đắm và yêu cầu được cứu giúp. Vốn là những người nhân hậu và độ lượng, vợ chồng huân tước Glenarvan đã quyết định đưa chiếc tàu "Duncan " của mình đi tìm cứu thuyền trưởng Grant.

Nhưng, bức thư bị nước biển ăn mờ, nội dung đóan đọc được không hoàn toàn chính xác. Vì thế, vợ chồng huân tước Glenarvan cùng nhà bác học địa lý Paganet, hai đứa con của thuyền trưởng Grant và đoàn thủy thủ tàu "Duncan" đi cứu đã phải vượt qua bao nhiêu thử thách hiểm nghèo, đi Nam Mĩ, vòng qua Úc, sang Thái Bình Dương mới tìm được thuyền trưởng Grant ...

Chủ đề tư tưởng trong " Những đứa con của thuyền trưởng Grant" cũng là chủ đề tiến bộ xuyên suốt bộ sách " Những cuộc du lịch lạ thường" . Đọc nó, ta thấy như rơi vào một thế giới khác hẳn với những luật lệ và những đặc điểm của lối sống xã hội tư sản. Những con người ở đấy trong sạch về đạo đức, lành mạnh về tâm hồn và thể xác, có chí hướng, không vong ơn bội nghĩa, không tính toán cá nhân. Đoàn tham hiểm kiên trì khắc phụ mọi khó khăn trở ngại, vững tin rằng sự nghiệp của mình sẽ thành công. Họ đoàn kết tương trợ nhau vượt qua hoạn nạn với tinh thần là lành đùm lá rách. tình bạn của họ được cũng cố qua những thử thách khắc nghiệt. Kẻ ác bao giờ cũng bị vạch trần và trừng trị; chính nghĩa bao giờ cũng chiến thắng, ước mơ tốt đẹp trở thành hiện thực.

Hình tượng của các nhân bật trong tác phẩm được khắc hoa sâu sắc khiến người đọc nhớ mãi . Chẳng hạn, jacques Paganet - một bậc học người Pháp, một "tín đồ " của khoa học, một bộ bách khoa toàn thư sống, luôn luôn lạc quan tin tưởng, ngay cả trong những lúc nguy kịch nhất.

Cùng với ông là huân tước Glenarvan, một người Scotland yêu nước và vợ của ông, một người nhân hậu, độ lượng, đã cố gắng làm tất cả lao động kiểu mẫu trên hòn đảo Lincoin, cách đảo Tabor 150 hải lý ...

Tiểu thuyết " Những đứa con của thuyền trưởng Grant" có nội dung phong phú, sâu sắc, rất sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên, để phù với hoàn cảnh của chúng ta hiện nay, trong khi dịch, chúng tôi đã lượt bớt đi một số đoạn cho tập sách khỏi phải dày quá. Rất mong được bạn đọc thông cảm và góp cho những ý kiến để những lần xuất bản sau, bản dịch sẽ được hoàn chỉnh hơn, phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Trong năm 1985 này, nhiều nước trên thế giới tổ chức kỷ niệm lần thứ 80 ngày mất của văn hào J.Verne ( 1905 - 1985 ).

Để góp phần thiết thực vào việc tưởng nhớ và ghi nhận công lao to lớn của của văn hào, chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu với bạn đọc một trong những tác phẩm hay nhất của ông " Những đứa con của thuyền trưởng Grant ".

Phần I - Chương 1

Con cá búa

Ngày 26 tháng 7 năm 1864, một chiếc tàu buồm lộng lẫy băng băng lướt trên sóng kênh Bắc Cực theo hướng gió Đông - Bắc đang thổi mạnh. Trên cột buồm trước của tàu phất phới lá cờ Anh, còn trên lá cờ hiệu màu xanh da trời nơi đình cột buồm cao nhất nổi lên hai chữ thêu kim tuyến " E" và 3G". Chiếc tàu buồm ấy mang tên " Duncan" và người chủ của nó là huân tước Edward Glenarvan, hội viên quan trọng nhất của câu lạc bộ thuyền buồm nổi tiếng khắp vương quốc liên hiệp Anh.

Trên boong tàu Duncan " có huân tước Glenarvan với người vợ trẻ là huân tước phu nhân Helena và người anh họ của huân tước - thiếu tá Mac Nabbs.

Mới đây không lâu, ngoài biển khơi, cách vịnh Fort of Clyde vài dặm, đã diễn ra cuộc chạy thử chiếc tàu buồm này và bây giờ chiếc tàu đang quay trở lại cảng Glasgow.

Nơi chân trời hiện rõ đảo Arran. Khi ấy, người thủy thù trực phiên cho biết có một con cá to nào đó đang bơi sau tàu "Duncan".

Thuyền trưởng John Mangles lập tức ra lệnh báo cho huân tước Glenarvan biết và huân tước, có thiếu tá Mac Nabbs đi cùng, đã lên ngay tầng lái.

- Anh cho biết, theo anh đó là con cá gì? - Huân tước hỏi thuyền trưởng.

- Thưa Huân tước, tôi nghĩ đây là một con cá mập bự. - John Mangles đáp.

- Cá mập ở vùng nước nầy? - Huân tước kêu lên.

- Điều đó không còn nghi ngờ gì nữa, - thuyền trưởng nói tiếp; Những con cá mập như thế này ở biển nào và vì độ nào cũng thấy có cá. Đó là con cá búa. Hoặc là tôi lắm lẫn hoặc là chúng ta đang phải đưng đầu với một trong những con quái vật chết tiệt. Nếu như ngài huân tước cho phép và huân tước phu nhân Glenarvan vui lòng chứng kiến một cảnh săn bắn cá thú vị, thì chúng ta sẽ có thể mau chóng biết đích xác đó là con cá gì ?

- Còn ý kiến bác thế nào, bác Mac Nabbs? Glenarvan quay sang hỏi thiếu tá . - Chúng ta nên bắt nó chăng?

- Tôi hưởng ứng trước tiên của chú, - thiếu tá điềm nhiên trả lời.

- Nói chung, cần phải tiêu diệt nhiều càng tốt những con vật ăn thịt người ấy. John Mangles phán xét, - Nhân cơ hội này ta vừa được thấy một chuyện lạ thường, lại vừa làm một việc có ích.

- Vậy thì ta bắt đầu John - Huân tước Glenarvan nói.

Ông sai người báo cho vợ biết và huân tước phu nhân Helena rất thích thú với cuộc săn cá hấp dẫn sắp diễn ra, đã vội vàng lên ngay tầng lái với chồng.

Biển lặng sóng, nên từ đài chỉ huy theo dõi mọi hoạt động của con cá mập chẳng khó khăn gì; lúc thì nó lặn ngụp, lúc thì nó vọt thật mạnh lên mặt nước.

John Mangles ra những mệnh lệnh cần thiết. từ mạn thuyền bên phải, các thủy thủ thả xuống biển một sợi dây cầu chác chắn. Lưỡi câu mốc một miếng thịt heo to làm mồi. Con cá mập háu ăn, mặc dù ở cách tàu "Duncan " đến 50 yards , nó đã đánh hơi thấy mồi và nhanh chóng đuổi kịp tàu. thấy rõ những cái vẫy của nó, đuôi vẫy màu xám, chân vãy màu đen, băng băng rẻ sóng, còn cái đuôi thì giúp nó giữ đường bơi thằng không chê được. Con cá mập càng bơi đến gần tàu, mọi người càng nhìn thấy rõ đôi mắt lồi to thâm ẩn của nó. Khi nó lật ngửa người cái mồm của nó để lộ bốn hàm răng, cái đầu của nó hé ra nom giống như một cái búa kép cấm vào cằm. John Mangles đã không lầm - đó đúng là con cá mập háu ăn nhất - con cá búa.

Cả hành khách lẫn đội thủy thủ tàu " Duncan " đều hết sức chăm chú theo dõi con cá mập . Kìa, nó đã đến sát lưỡi câu, kìa, nó đã ngửa mình lên đớp mồi cho dễ. Loang một cái, cả miếng mồi to tướng đã mất hút trong cái mồm rộng hoắc của nó, lai loang một cái, con cá mập giật mạnh sợi dây và bị mắc lưỡi câu. Các thủy thủ liên tranh thủ thời gian dùng hệ thống ròng rọc gắn vào trụ buồm lớn kéo con cá mắc câu lên.

Con cá mập cảm thấy đang bị tách ra khỏi môi trường tự nhiên thân thuộc, nên giãy giụa một cách tuyệt vọng. Nhưng người ta đã nhanh chóng trị được nó bằng cách quăng dây thòng lọng xiết cứng đuôi, làm tê liệt hoạt động của nó. vài giây sau, con cá mập đã được trục lên khỏi mạn tàu và quăng trên boong. Lập tức, một người trong đám thủy thủ thận trọng tiến lại gần con cá mập và lấy rìu chặt mạnh một nhát đứt phăng cái đuôi kinh khủng của nó.

Cuộc săn đã kết thúc. Chẳng còn gì đáng sợ con quái vật nữa. ý định trả thù của những người thủy thủ đã được thỏa mãn, nhưng tính tò mò của họ thì chưa. Cần phải nói rằng, trên tất cả các tàu biển người ta có quy định phải khám nghiệm kỹ lưỡng dạ dày của cá mập. Những người thủy thủ thừa biết giống cá mập háu ăn này rất liều mạng, nên thường chờ đợi cuộc khám nghiệm như vậy đem lại một sự bất ngờ nào đó, và sự chờ đợi của họ không phải bao giờ cũng uổng công.

Huân tước phu nhân Glenarvan không muốn tham dự cuộc mổ xẻ gớm ghiếc này đã dđ lên mui tàu. Con cá mập vẫn còn thở. Nó dài 10 feet và nặng 600 pound . Đó là kích thước và trọng lượng thông thường đối với loại cá mập này. Nhưng cá búa, dầu là không phải giống cá mập to nhất, song lại được coi là giống cá nguy hiểm nhất.

Chẳng mấy chốc con cá to tướng ấy đã bị người ta dùng rìu phanh thây mà không cần thủ tục gì cả. Chiếc lưỡi câu đã lọt xuống tận dã dày con cá. Hóa ra cái dạ dày của nó rổng tuếch. Có lẽ con cá mập đã ăn chay từ lâu. Những người thủy thủ thất vọng, đã định quẳng con cá mập xuống biển, bỗng phó thuyền trưởng để ý thấy một vật gì đó bám chặt vào nội tạng con cá.

- Ồ, cái gì thế này ? - Ông ta kêu lên.

- Ừ đúng rồi, một mảnh đá, con cá mập đã nuốt mảnh đá để giữ thăng bằng khi bơi, - một thủy thủ đáp.

- Làm gì có chuyện ấy ! - Một thủy thủ khác lên tiếng, - Đó chỉ đơn giản là một miếng mồi mà thôi ; miếng mồi ấy đã trôi vào dạ dày con cá và chưa kịp tiêu hóa.

- Im đi các cậu !- Phó thuyền trưởng Tom Austin xen vào câu chuyện.

Các cậu không thấy con cá này là một con sâu rượu sao ? Để không mất đi cái gì cả, nó không những đã nốc cạn rượu mà còn nuốt luôn cả chai nữa.

- Thế đó ! - Huân tước Glenarvan kêu lên - Một cái chai trong bụng con cá mập ?

Một cái chai chính cống, - phó thuyền trưởng khẳng định. Nhưng có lẽ, cái chai này đã ra khỏi hầm rượu từ đời tam hoánh nào rồi.

Vậy thì Tom, huân tước Glenarvan nói : - anh khui nó ra, nhưng hãy cẩn thận đó. Vì trong những cái chai tìm thấy ở biển thường có những bức thư quan trọng.

- Chú nghĩ vậy ư ! Thiếu tá Mac nabbs hỏi :

- Ít nhất cũng có thể là như thế.

- Ồ, tôi sẽ không tranh luận với chú, - thiếu tá đáp lại. - Không chừng cái chai này ẩn giấu điều bí mật nào đấy cũng nên.

- Bây giờ đây chúng ta sẽ biết điều đó, - Glenarvan thốt lên. Tom, anh cho rửa sạch chai đi, rồi đưa lên mui.

Tom tuân lệnh và cái chai tìm thấy trong bối cảnh lạ lùng ấy chẳng bao lâu đã được để trên bàn trong căn phòng chung. Huân tước Glenarvan, thiếu tá Mac Nabbs, thuyền trưởng John Mangles và huân tước phu nhân Helena - quả người ta nói không ngoa rằng mọi người phụ nữ đều tò mò - đứng vây quanh bàn.

Ở trên biển, bất kỳ điều nhỏ nhất nào cũng trở thành một sự kiện. Mọi ngưòi im lặng chừng một phút. Ai nấy đều nhìn cái chai mỏng manh cố đoán xem trong đó đựng cái gì. Bí mật của một tai nạn đấm tàu ư, hay đơn giản là bức thư của một người đi biển vô tích sự nào đó phó mặc cho sóng gió ?

Nhưng đã đến lúc cần khám phá xem sự thế ra sao, và huân tước Glenarvan bắt đầu xem xét cái chai, sau khi đã có những biện pháp cần thiết đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Lúc ấy nom ông giống như một điều tra viên hình sự đang phân tích một trọng tội. và đương nhiên ông ta chăm chú vào công việc như vậy là đúng, bởi vì thường khi cái tưởng không đâu lại có thể hé mở rất nhiều điều.

Trước khi mở chai. Glenarvan xem xét kỹ bên ngoài cỏ. Cổ chai dài, cứng cáp còn nguyên đoạn dây thép buộc đã bị gỉ. Thành chai chắc chắn tới mức có thể chịu được áp suất vài atmasphete. Điều ấy nói lên rằng đây là một cái chai đựng rượu Champagne. Đó chính là cái chai mà các nhà trồng nho tên là Épernay và Ai đã đập vào thanh ghế, nhưng không hề bị một vết nứt nhỏ nào. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chính cái chai ấy đã có thể vượt qua mọi thử thách của những cuộc viễn du.

- Chai của hãng Cliquot - thiếu tá tuyên bố.

Và Mac Nabbs được coi là người am hiểu trong chuyện này, nên không ai nghi ngờ sự đúng đán của ông.

- Thiếu tá thân mền, - Huân tước phu nhân Helena quay về phía ông ta, - cái chai ấy như thế nào thì cũng vậy thôi, nếu như ta không biết được lai lịch nó ở đâu ra, có phải không ?

- Điều đó thì chúng ta sẽ biết, Helena yêu quý ạ, - Huân tước Glenarvan nói. - Ừ, mà ngay bây giờ cũng đã có thể nói được rằng cái chai ấy trôi từ xa đến. hãy chú ý cái u đá ở ngoài chai. Đó là những khoảng trầm tích của nước biển. Cái chai ấy đã lâu ngày bị cuốn trôi theo sóng đại đương trước khi lọt vào bụng con cá mập.

- Nhưng nó ở đâu ra ? - huân tước phu nhân Glenarvan hỏi.

- Khoan đã. Helena yêu quý ! Cần kiên nhẫn một chút. Hoặc là anh nhầm, hoặc là cái chai tự nó giải đáp cho ta mọi câu hỏi.

Glenarvan nói vậy rồi bắt tay vào việc cạo bỏ cục u ở cổ chai, và chẳng bao lâu đã lộ ra cái nút chai quá cũ kỹ, bị nước biển ăn mòn.

- Đáng tiếc. Glenarvan nhận xét, - nếu trong chai có giấy tờ thì chắc là phải bị hư hại dữ lắm.

- Tôi lo vậy đó - thiếu tá đồng tình.

- Nhưng mà, - Glenarvan tiếp lời, - cái chai đậy nút không kỹ này đã có cơ bị chìm sâu xuống đáy biển rồi. May sao, con cá mập đã kịp thời nuốt nó và đưa lên boong tàu « Duncan ».

- Đúng thế. - John Mangles nói. - giá mà ta lượm được nó ngoài biển khơi, ở một vĩ độ và kinh độ nhất định nào đó thì còn hay hơn nữa. Khi ấy, căn cứ vào luồng không khí và luồng nước biển, ta có thể xác định được đường đi của cái chai, còn bây giờ, với bưu tá viên là con cá mập bơi ngược luồng gió và nước biển này đây, điều đó sẽ rất khó lần ra.

- Ta sẽ xem sao, - Glenarvan nói và hết sức thận trọng kéo nút chai ra.

Khi cái chai vừa được mở nút, cả gian phòng tràn ngập mùi muối mặn nồng nặc.

- Thế nào ? - Với vẻ nôn nóng hết sức phụ nữ, huân tước phu nhân Helena hỏi.

- Rồi tôi đã nói đúng. - Glenarvan đáp. - trong chai có giấy tờ.

- Có thư ! Có thư ! - Huân tước phu nhân Helena reo lên.

- Nhưng, hình như là các thứ giấy tờ bị ướt, hư hết cả. - Glenarvan nhận xét, - và không thể lôi được những tờ giấy ấy ra, vì chúng đã bị dính chặt vào thành chai.

- Ta đập vỡ chai đi - Mac Nabbs đề nghị.

- Tôi lại muốn giữ nguyên cái chai kia, - Glenarvan đáp.

- Tôi cũng vậy, - thiếu tá đồng tình.

- Dĩ nhiên, giữ nguyên chai là tốt, - Helena xen vào, - nhưng vật chứa trong chai còn quý giá hơn bản thân cái chai chứ. Tốt nhất là ta hy sinh cái chai đi.

- Ngài huân tước chỉ cần đập vỡ cổ chai thôi. - John Mangles khuyên, thế là có thể lấy được thư ra mà không bị hư hại gì.

- Nhanh nhanh lên đi, anh Edward thân yêu ! - Huân tước phu nhân Glenarvan sốt ruột.

Thật ra, khó có cách nào khác để lấy những tờ giấy ấy ra, nên huân tước Glenarvan đã quyết định đập vỡ cổ cái chai quý giá ấy. Vì cục u kết trên cổ chai cứng như đá hoa cương, nên ngài huân tước phải dùng búa, và những tờ giấy dính vào nhau được lấy ra khỏi chai ...

Chương 2

Ba Lá Thư

Những tờ giấy lấy trong chai ra bị nước biển ăn mờ đến một nửa. Trong số những dòng chữ đã bị xóa chỉ có thể còn đọc rõ được một ít tờ. Huân tước. Glenarvan bắt đầu nghiên cứu những tờ giấy ấy. Ông xoay qua xoay lại, giơ lên soi, xem xét những chữ bị nước biển ăn mờ. Rồi ông nhìn những người bạn của mình đang chằm chập theo dõi ông.

- Trong này, - ông nói : - Có ba lá thư khác nhau, có lẽ cùng một nội dung, nhưng được viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Đức. Tôi tin chắc như vậy, sau khi đã đối chiếu các từ còn nguyên vẹn.

- Nhưng ít nhất qua những từ ấy vẫn có thể hiểu được điều gì chứ ? - Huân tước phu nhân Glenervan hỏi.

- Khó nói được một điều gì chắc chắn em yêu ạ, nhưng từ nguyên vẹn không còn được bao nhiêu cả.

- Thế những từ ấy có thể bổ sung cho nhau được chứ ? - Thiếu tá nhận xét.

- Thực ra, John Mangles góp ý kiến, - nước biển không thể xóa hết các từ ở những vị trí giống nhau trong cả ba bức thư. Ráp những chữ rời rạc còn nguyên vẹn trong các câu cuối cùng ta cũng tìm được nội dung các bức thư ấy.

- Ta sẽ làm như vậy, - Glenarvan nói - Nhưng mọi việc phải làm có phương pháp. Ta bắt đầu từ bức thư bằng tiếng Anh. Các dòng và từ trong lá thư này được sắp xếp như sau :

HÌNH1

- Đúng là nghĩa trong thư này có bao nhiêu, - thiếu tá nói với vẻ thất vọng,

- Dù sao đi nữa, - thuyền trưởng nhận xét, - cũng rõ ràng đây là tiếng Anh.

- Điều đó thì không còn nghi ngờ gì hết, huân tước Glenarvan lên tiếng. Các từ sink aland, that lost, còn nguyên vẹn, còn từ skipp, có lẽ là Skipper. Chắc là bức thư nói về một ông GR ... nào đó, có thể là một thuyền trưởng của của một chiếc tàu bị đắm.

- Ta thêm vào đó những chữ rời rạc của các từ monit và assistancc thì nghĩa hoàn toàn rõ ràng.

- Đấy, thế là chúng ta đã hiểu được đôi chút gì rồi ; - Helena nói.

- Rủi thay, thiếu những dòng chữ nguyên vẹn, - thiếu tá nhận xét. - Làm sao biết được tên tàu bị đắm và nơi bị nạn.

- Điều đó chúng ta cũng sẽ biết - Glenarvan nói.

- Chắc chắn như vậy ! Thiếu tá đồng ý ông ta bao giờ cũng hưởng ứng ý kiến chung, - Nhưng bằng cách nào ?

- Bằng cách lấy thư khác bổ sung cho thư này.

- Thế thì ta bắt tay vào việc ngay đi ! - Helena reo lên.

Mãnh giấy thứ hai còn bị mất nhiều chữ hơn mãnh trước. Trên đó chỉ còn vỏn vẹn vài từ không liên quan gì với nhau được sắp xếp như sau :

- HÌNH 2

- Bản này viết bằng tiếng Đức, - John Mangler nói sau khi liếc qua tờ giấy.

- Anh có biết thứ tiếng ấy không, John ? - Glenarvan hỏi.

- Tôi rất thạo.

- vậy thì anh nói cho chúng tôi biết mấy từ này nghĩa là gì ?

Thuyền trưởng chăm chú xem xét tờ giấy.

- Trước hết, - anh nói - bây giờ chúng ta có thể xác định đích xác thời gian xảy ra nạn đấm tàu : 7 Juni tức là ngày 7 tháng 6, mà đối chiếu số đó với con số « sáu mươi hai » trong bản tiếng Anh ta có thể biết được thời gian chính xác ngày 7 tháng 6 năm 1862.

- Tuyệt diệu ! Helena mừng rở. - Rồi sao nữa, John ?

- Cũng ở dòng này - thuyền trưởng trẻ nói tiếp, - tôi thấy từ Glas, mà đối chiếu nó với từ gow của bản trước, ta có Glasgow. Chắc là ý nói con tàu xuất phát từ cảng Glasgow.

- Ý kiến tôi cũng vậy ! Thiếu tá tuyên bố.

- Trong bản này hoàn toàn không có dòng thứ hai. - John Mangler nói tiếp, - nhưng ở dòng thứ ba tôi thấy có hai từ rất quan trọng : Zwei, tức là « hai » và Matrosen, đúng hơn là Matrosen, dịch ra nghĩa là « thủy thủ ».

- Có nghĩa rằng, hình như câu chuyện ở đây nói về một người thuyền trưởng và hai thủy thủ, - Helena nói.

- Có lẽ như vậy - Glenarvan đồng ý.

- Tôi thừa nhận rằng, - thuyền trưởng nói tiếp, từ graus kế theo đó đặt tôi vào thế bí, không biết dịch thế nào. May ra bản thứ ba sẽ giải thích cho chúng ta điều đó. Còn hai từ cuối cùng thì có thể hiểu nghĩa một cách dễ dàng 'bringt ihnen' nghĩa là « hãy cứu giúp họ ». Còn nếu ta liên hệ những từ ấy với từ tiếng Anh assiatance cũng ở vị trí tương tự như vậy trên dòng thứ 7 của bản thứ nhất thì sẽ được một câu toát ra ý là « Hãy cứu giúp họ ».

- Đúng ! « Hãy cứu giúp họ ! »- Glenarvan nhắc lại - Nhưng những người không may ấy đang ở đâu ? Cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa có chút chỉ dẫn nào về địa điểm xảy ra tai nạn cả.

- Chúng ta hy vọng rằng bản tiếng Pháp, - Glenarvan nói - tất cả chúng ta đều biết thứ tiếng này, vậy nên điều đó sẽ chẳng khó khăn gì.

Đây, bản sao chính xác bức thư thứ ba như sau :

- Bản này có những con số ! Helena reo lên - Các bạn hãy nhìn xem ! Hãy nhìn xem !

- Chúng ta sẽ làm mọi việc theo thứ tự, - Huân tước Glenarvan nói, - và sẽ bắt đầu từ đầu. Cho phép tôi thử tự khôi phục lại ý của tất cả những từ không đầy đủ và rời rạc ấy. Ngay từ những từ đầu tôi thấy ý thư nói về một chiếc tàu ba cột buồm mà tên của nó nhờ bảntiếng Anh và tiếng Pháp ta đã biết rõ là « Britania ». Trong hai từ tiếp theo :gonie và austral (2) thì tất cả chúng ta mới chỉ hiểu được từ thứ hai.

- Thế là đã có một tình tiết quý giá, - Jonh Mangler tuyên bố. vậy là tai nạn đắm tàu đã xảy ra ở Nam bán cầu.

- Điều đó chưa được xác định rõ. Thiếu tá nhận xét

- Tôi tiếp tục, - Glenarvan nói - từ abor là gốc của từ aborder (3). Những người bị nạn đã tới được bờ biển nào đó. Nhưng ở đâu ? Contin (4) có nghĩa là gì ? Có phải là lục địa không ? Rồi cruel (5) nữa ?

- Cruel ! - John Mangles kêu lên. - Nghĩa của nó trong từ tiếng Đức Graus là grausam - tàn bạo !

- Chúng ta tiếp tục ! Chúng ta tiếp tục ! - Glenvarvan nói. Ông ta chăm chú đọc bức thư với sự hứng thú ngày càng tăng lên mảnh tiết theo mức độ khám phá ra ý nghĩa của những từ dở dang ấy - Indi ... phải chăng chỗ này y nói về Ấn Độ, là nơi những người thủy thủ nó có thể đã bị dạt vào ? Còn từ ongit nghĩa là gì ? À ! Là longituoc (6) . Và đây, vì đó thì biết rồi : 37'' 11. Thế là cuối cùng ta đã có sự chỉ dẫn chính xác !

- Đúng, nhưng chưa có kinh độ, - Mac Nabbs thốt lên.

- Không thể biết ngay tất cả được, thiếu tá thân mến ạ !Glenarvan nói. - Biết chính xác vì độ đâu phải là chuyện nhỏ ? Tôi quả quyết rằng bản tiếp Pháp là bản đầy đủ nhất trong số ba bản. Rõ ràng mỗi bản ấy đều là bản dịch sát nghĩa của bản khác, bởi vì số lượng đóng ở bản nào cũng đều giống nhau. Trong trường hợp này ta nên phối họp ba bản lại, dịch chúng ra một thứ tiếng, rồi sau đó cố gắng tìm ra ý nghĩa đầy đủ nhất, hợp lý nhất và đúng sự thật nhất.

- Chú định dịch ra tiếng nào trong ba thứ tiếng ấy ? - Thiếu tá hỏi.

Glenarvan nói với vẻ đầy thuyết phục, mắt ông sáng lên niềm tin và hứng khởi, khiến những người nghe ông đồng thanh đáp lớn.

- Rõ ! Rõ !

Sau một phút yên lặng, huân tước phu nhân Glenarvan nói tiếp :

- Các bạn của tôi ơi, tất cả những điều phỏng đoán ấy tôi cảm thấy đúng như thật. Vậy theo tôi, tai nạn đã xảy ra gần bờ biển Patagonia. Tuy nhiên, nhất định về cảng Glasgow tôi sẽ thăm dò thêm xem tàu « britania » đã đi về hướng nào. Khi đó, chúng ta chắc chắn sẽ biết nó có thể bị đắm ở vùng biển ấy không ?

- Ồ, chúng ta khỏi cần phải đi xa thế,- John Mangles lên tiếng. Tôi có nguyên bộ 'báo hàng hải' đây, qua đó ta có thể tìm được những tin tức chính xác nhất.

- Vậy ta xem đi ! Helena.

- John Mangles lấy ra tập báo năm 1862 và bắt đầu xem lướt qua. Lát sau, anh ta đọc to lên với vẻ mãn nguyện

- « Ngày 30 tháng 5 năm 1862. Peru Coliao. Nơi đến Glasgow, tàu « Britania », thuyền trưởng Grant ».

- Grant ! Grant kêu lên. - Phải chăng đó là người Scotland dũng cảm đã định thành lập một vùng di dân mới ở một nơi nào đó trên Thái Bình Dương !

- Đúng, - John Mangles đáp. Chính là Grant đó đấy. Năm 1861, ông ta đã rời cảng Glasgow trên con tàu « Britania » và từ đó tới nay biệt vô âm tín.

- Bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa, không còn nghi ngờ gì nữa ! - Glenarvan. - Đúng là ông ta rồi ! tàu « Britania » đã rời cảng Caliao ngày 30 tháng 5, nhưng ngày 7 tháng 6, sau khi rời cảng một tuần, nó đã bị nạn ở gần bờ biển Patagonia. Và đây, từ những chữ rời rạc tưởng như khó hiểu này chúng ta đã biết được toàn bộ lai lịch của nó. Các bạn của tôi ơi, các bạn thấy không, chúng ta đã đoán ra được nhiều điều ! Bây giờ chỉ còn điều chưa biết là kinh độ - chúng ta chỉ còn thiếu nó nữa thôi.

- Nhưng ta có cần gì điều đó - John Mangles tuyên bố, - vì đã biết được tên nước và vĩ độ, nơi xảy ra tai nạn rồi. Tôi bảo đảm tìm được nơi ấy.

- Thế nghĩa là chúng ta đã rõ hết mọi điều ? - Helena hỏi.

- Đúng vậy, em thân yêu ạ, và anh có thể khôi phục lại những chữ đã bị nước biển xóa nhòa với mức độ chính xác hệt như chính thuyền trưởng Grant đọc cho anh viết vậy.

Huân tước Glenarvan lại cầm bút và vững tin viết những dòng sau :

« Ngày 7 tháng 6 năm 1862, tàu buồm « Britania » xuất phát từ cảng Glasgow đã bị đắm tại bờ biển Patagonia Nam bán cầu. Hai thủy thủ và thuyền trưởng Grant lên được bờ và sẽ bị những người da đỏ hung dữ bắt làm tù binh. Họ đã bỏ thư này ở kinh độ và vĩ độ 37' 11 : Hãy cứu giúp họ, nếu không, họ sẽ chết ».

- Tuyệt ! Tuyệt lắm, anh Edward thân yêu ạ ! - Helena thốt lên - Và, nếu như những người bất hạnh ấy được thấy lại quê hương mình, thì họ sẽ biết ơn anh về niềm hạnh phúc đó !

- Họ sẽ nhìn thấy quê hương ! - Glenarvan đáp - Bức thư này đã rõ ràng và đích xác đến mức nước Anh không thể không cứu ba đứa con của mình bị dạt vào bờ biển hoang vu. Những gì mà nước Anh đã từng làm đối với Frankli (7) và nhiều người khác, thì bây giờ nước Anh sẽ làm đối với những người bị nạn trên tàu « Britania »

- Những người bất hạnh ấy, - Helena nói - tất nhiên là đều có gia đình, và người thân của họ đang khóc than họ. Có lẽ người thuyền trưởng tội nghiệp ấy đã có vợ, con ...

- Em yêu dấu, em nói đúng, anh đảm nhận việc báo tin cho vợ, con họ biết rằng, chưa phải đã hoàn thành mất hy vọng. Còn bây giờ, các bạn của tôi, chúng ta hãy lên boong tàu, vì hình như tày đ ăng đi về gần cảng.

Thực vậy, « Duncan », sau khi tâng tốc độ, lúc ấy đi qua đảo Butc. Phía bên phải đã hiện lên Rothesay. Sau đó, tàu lao nhanh vào con lạch hẹp của vùng biển, chạy qua Greenok và sáu giờ chiều đã thả neo tại Dumbarton, gần đây đá huyền vũ, nơi trên đỉnh có pháo đài nổi tiếng của người anh hùng Scotland tên là Wallace.

Ở bến cảng, đoàn thủy thủ có nhiệm vụ đưa huân tước phu nhân Glenarvan và thiếu tá Mac Nabbs đi Malcolm Castle đã đợi sẵn. Huân tước Glenarvan ôm hôn người vợ trẻ, rồi vội vã ra ga xe lữa đến cảng Glasgow.

Nhưng trước khi đi, ông đã tranh thủ sử dụng phương tiện thông tin nhanh nhất và chỉ vài phút sau phòng điện báo đã chuyển đến các tòa soạn tờ « Times » (Thời báo) và tờ « Morning chronicle » ( Thời sự buổi sáng ) thông báo như sau :

« Về số phận của chiếc tàu ba cột buồm « Britania » xuất phát từ cảng Glasgow và thuyền trưởng Grant, hãy liên hệ với huân tước Glenarvan ở Malcolm Castle. Luss, Dumbarron. Scotland »

Chương 3

MALCOLM - CASTLE

MALCOLM - CASTLE là một trong những lâu đài thơ mộng của vùng núi Scotland. Nó nằm sát làm Luss và vươn cao sừng sững trong một thung lũng đẹp đẽ.

Nước hồ Lomond trong xanh bao quanh những bức tường lâu đài được xây bằng đá hoa cương. Từ thuở xa xưa, lâu đài đã thuộc quyền sở hữu của dòng họ Glenarvan lưu tồn ở quê hương. Đây là xứ sở của các nhân vật Rob Roy và Fergus Mac Gregor trong các tác phẩm của Walter Scott - một vùng có truyền thống mến khách từ lâu đời. Trong những thời kỳ cách mạng ở Scotland, nhiều điền chủ nhỏ không trả nổi địa tô cho các thủ lĩnh thị tốc cũ đã bị đuổi đi(1). Một số bị chết đói, số khác cho rằng lòng trung thực chẳng những cần phải có đối với những người nghèo mà cả đối với những người giàu nữa, và vì thế đã không phản lại những tá điền của mình. Không một ai trong số những tá điền ấy rời khỏi nơi quê cha đất tổ, tất cả đều ở lại trên đất thị tộc. Do vậy, trong dinh thự hay trên tàu "Duncan" của huân tước Glenarvan, những người làm việc cho ông toàn là người Scotland, gốc vùng Stirling và Dumbarton, và đều là những người lương thiện và trung thực. Một số người trong đám họ vẫn còn nói tiếng cổ xưa của vùng Caledonie(2).

Huân tước Glenarvan là người sở hữu một cơ ngơi to lớn mà ông ta dùng để làm việc thiện cho những người nghèo ở chung quanh. Nhưng, lòng nhân hậu của ông thậm chí còn vượt quá lòng hào hiệp, bởi vì nếu lòng hào hiệp tất nhiên phải có giới hạn thì lòng nhân hậu lại vô hạn...

Huân tước Glenarvan không phải là người lạc hậu, cổ hủ, hẹp hòi, nhưng trong khi tán thành tất cả những cái mới ở địa hạt của mình, trong thâm tâm ông vẫn là người Scotland. Và khi tham gia các cuộc đua thuyền của câu lạc bộ thuyền buồm vương quốc Anh, ông chỉ nghĩ đến sự vinh quang của xứ sở Scotland. Edward Glenarvan, 32 tuổi, dáng người cao, nét mặt hơi nghiêm khắc, nhưng đôi mắt lại hiền từ một cách lạ thường. Ông là người chính thống của vùng núi Scotland thơ mộng này. Ông cũng là người dũng cảm, hoạt bát và độ lượng vô cùng, là một Fegus của thế kỷ 19. Nhưng, điều quan trọng là ông còn nhân từ hơn cả thánh Martin(3), và nếu ở địa vị của thánh, ông ta không phải chỉ chia xẻ đâu, mà là cho luôn người hành khất ấy nguyên chiếc áo khoác của mình.

Huân tước Glenarvan mới lấy vợ được ba tháng nay. Vợ ông, nàng Helena, là con gái của một nhà du lịch nổi tiếng tên là Wiliam Tuffinel, một người cống hiến đời mình cho khoa học địa lý và cho sự ham mê khám phá.

Cô Helena không thuộc dòng dõi quý tộc, nhưng là người Scotland, mà theo huân tước Glenarvan, điều ấy còn cao quý hơn bất kỳ tầng lớp quý tộc nào, và ông đã kén chọn cô gái tuyệt sắc, dũng cả, quên mình ấy làm người bạn đời. Ông quen biết cô ở Kilpatrick, nơi cô bị mồ côi, phải sống cô đơn và vật lộn với thiếu thốn. Glenarvan đáng giá cao đức tính kiên nghị của cô và đã lấy cô. Helena là một cô gái tóc vàng 22 tuổi, mắt xanh như nước hồ Scotland trong buổi sớm mùa thu tuyệt đẹp. Tình yêu của nàng đối với chồng còn sâu đậm hơn lòng biết ơn của nàng đối với chàng. Nàng yêu chàng đến nỗi dường như chàng là kẻ mồ côi đơn độc, còn nàng là người thừa kế cơ ngơi to lớn. Những người nông dân và đầy tớ đều sẵn lòng chết vì "bà chủ nhân từ của làng Luss" như họ vẫn thường gọi Helena như vậy.

Đôi vợ chồng trẻ sống hạnh phúc ở Malcolm Castle, giữa khung cảnh tự nhiên kỳ diệu của vùng núi Scotland. Họ dạo chơi trên những con đường râm mát bóng sồi và phong, bên những bờ hồ, xuống các khe núi hoang dã. Nơi đây, những cảnh điêu tàn kể lại với mọi người về lịch sử Scotland. Nay họ đi dạo trong những cánh rừng bạch dương và tùng bách, trên những cánh đồng cỏ mênh mông, còn mai thì họ leo lên những đỉnh núi cao chót vót hoặc phi ngựa trong những thung lũng vắng vẻ. Họ đã nghiên cứu, tìm hiểu và yêu mến miền đất đầy chất thơ này, nơi vẫn thường được gọi là "xứ sở của Rob - Roy", và tất cả những nơi danh tiếng mà Walter Scott đã hào hứng ngợi ca. Buổi tối, khi nơi chân trời trăng vừa mọc, họ đi dạo trên đường hành lang cổ kính bao quanh khắp toà lâu đài bằng những bức tường hình răng cưa. Còn bóng đêm thì dần dần quyện lại dày đặc trên đỉnh núi. Họ say sưa sống mãi với niềm hưng phấn, với sự gần gũi về tâm hồn, mà bí mật của nó chỉ có những trái tim đang yêu mới thấu hiểu nổi.

Những tháng đầu tiên của đôi vợ chồng trẻ đã diễn ra như vậy. Nhưng huân tước Glenarvan không quên rằng vợ chàng là con gái của nhà du lịch nổi tiếng. Chàng cảm thấy rằng ở nàng cũng phải có những ước vọng như của cha nàng, và chàng đã không lầm. Chiếc tàu "Duncan" đã được đóng để đưa huân tước và phu nhân của chàng đi đến những nơi nào đẹp nhất thế gian, đến các hòn đảo của biển Egee, đến Địa Trung Hải. Ta có thể tưởng tượng Helena sung sướng biết chừng nào khi chồng nàng cho phép nàng toàn quyền sử dụng chiếc tàu "Duncan". Quả thật, đối với cặp vợ chồng trẻ, còn gì vui thú hơn một chuyến du lịch sang vùng bờ biển mê hồn của Hy Lạp, hưởng tuần trăng mật ở những miền đất phương Đông thần tiên.

Thế rồi huân tước Glenarvan đã đi London. Vì chuyện liên quan đến việc cứu những người không may bị nạn, nên chuyến đi đột ngột của chồng không làm cho Helena buồn phiền. Nàng chỉ nóng lòng chờ đợi chàng. Bức điện tín nàng nhận được hôm sau đó hứa hẹn ngày chàng về không xa nữa. Buổi tối hôm ấy lại có thư cho biết huân tước bận ở lại London để giải quyết vài việc phức tạp mới xảy ra. Đến ngày thứ ba, nàng nhận được bức thư nữa, trong thư, ngài huân tước Glenarvan đã không giấu diếm sự phiền lòng đối với bộ tư lệnh hải quân.

Ngày hôm ấy Helena đã bắt đầu lo lắng. Buổi tối, nàng đang ngồi trong phòng riêng thì viên quản lý dinh thự là Halbert vào, hỏi nàng có thể tiếp một cô gái trẻ và một chú bé xin gặp huân tước Glenarvan được không?

- Họ là dân địa phương à? - Helena hỏi.

- Không, thưa huân tước phu nhân, - viên quản lý nói. - tôi không biết họ. Họ đáp xe lửa đến Balloch, rồi từ đó đi bộ đến Luss.

- Anh mời họ vào đây, Halbert. - huân tước phu nhân Glenarvan nói.

Viên quản lý đi ra. Vài phút sau, một cô gái trẻ măng và một chú bé bước vào phòng Helena. Đó là hai chị em. Họ giống nhau đến nổi không thể nghi ngờ được điều đó. Cô chị tuổi chừng 16. Gương mặt xinh xắn của cô hơi có vẻ mệt nhọc, đôi mắt cô vừa khiêm tốn, lại vừa dũng cảm, quần áo cô nghèo nàn, nhưng sạch sẽ. cô dắt tay một chú bé tuổi chừng 12. nét mặt chú nom rất kiên quyết. Dường như chú coi mình là người che chở cho chị. Đúng thế. Hiển nhiên là, nếu ai dám có thái độ coi thường cô gái, nhất định phải coi chừng chú bé này.

Cô chị đứng trước Helena hơi lúng túng, nhưng Helena đã kịp lên tiếng bắt chuyện với cô ta.

- Cô muốn nói chuyện với tôi phải không? - Helena hỏi, nhìn cô gái có vẻ khích lệ.

- Không, không phải với bà, - chú bé tuyên bố bằng một giọng quả quyết, - mà là với chính ông huân tước Glenarvan kia.

- Xin bà tha lỗi cho em cháu, - cô gái vội nói, đưa mắt trách cậu em.

- Huân tước Glenarvan không có nhà, - Helena giải thích, - nhưng tôi là vợ của huân tước, nếu tôi có thể thay huân tước được thì...

- Bà là huân tước phu nhân Glenarvan ạ? - cô gái hỏi.

- Đúng rồi.

- Là vợ của chính huân tước Glenarvan ở Malcolm Castle, người đã cho đăng thông báo trên tờ "Times" nói về vụ đắm tàu "Britania" phải không ạ?

- Phải, phải! - helena vội vàng đáp. - Thế cô là ai?

- Cháu là con gái của thuyền trưởng Grant, còn đây là em trai cháu.

- Cô Grant! Cô Grant! - Helena kêu lên, rồi ôm chầm lấy cô gái, và hôn lấy hôn để chú bé.

- Thưa bà, - cô gái hồi hộp nói, - bà có biết gì về vụ đắm tàu và ba cháu không ạ? Ba cháu còn sống không ạ? Liệu có khi nào chúng cháu được gặp ba cháu không? Xin bà nói đi, cháu lạy bà!

- Cô bé yêu quý! Tôi không muốn đường đột khêu gợi cho hai chị em cô những hy vọng hão huyền...

- Xin bà cứ nói, cứ nói ạ! Cháu biết chịu đựng đau khổ và có thể nghe hết mọi chuyện.

- Cháu yêu quý ạ, - Helena đáp, - tuy rằng hy vọng rất mong manh, nhưng vẫn còn có khả năng một ngày nào đấy các cháu sẽ được gặp lại người cha của các cháu.

- Trời ơi, trời ơi!... Cô gái kêu lên và, không kiềm chế được nữa, cô nức nở khóc.

Còn em trai cô, Robert, lúc ấy lại nồng nhiệt hôn vào tay huân tước phu nhân Glenarvan.

Khi nỗi xúc động đau thương ban đầu đã qua, cô gái lại hỏi Helena dồn dập hết câu này đến câu khác, và huân tước phu nhân đã kể cho cô nghe câu chuyện về những bức thứ, chuyện tàu "Britania" bị đắm ở bờ biển Patagonia, thuyền trưởng và hai thuỷ thủ thoát nạn có lẽ đã lên được bờ và cuối cùng, chuyện bức thư bằng ba thứ tiếng được để trong chai thả trôi trên biển, kêu gọi mọi người trên thế giới hãy cứu giúp họ.

Trong lúc kể chuyện, Robert Grant nhìn huân tước phu nhân Helena chằm chặp, tưởng chừng như cả cuộc đời của chú phụ thuộc vào những lời kể ấy. Chú tưởng tượng lại những giây phút khủng khiếp mà cha chú đã phải trải qua, chú nhìn thấy cha trên boong tàu "Britania", thấy cha ngụp lặn trong sóng biển, cùng với cha bấu víu vào những mõm đá, vừa bò vừa thở dốc trên cát. Trong lúc nghe kể đã mấy lần chú buộc miệng thốt lên:

- Ôi cha, cha tội nghiệp của con! - Và chú lại nép sát hơn vào chị.

Còn cô Grant thì khoanh tay ngồi nghe không bỏ sót một lời.

- Thế còn bức thư, bức thư đâu, thưa bà?! - cô gái kêu lên khi Helena vừa dứt lời kể.

- Tôi không giữ béc thư ấy, cô bé yêu quý ạ! - Huân tước phu nhân Helena trả lời.

- Không còn giữ nữa ạ?

- Phải, vì lợi ích của cha cháu, nên huân tước Glenarvan đã phải mang bức thư ấy đi London. Nhưng tôi đã kể cho cô nghe hết nội dung bức thư và các chúng tôi tìm hiểu nội dung bức thư ấy. Trong số những chữ rời rạc còn lạ trong các câu bị nước biển xoá nhoà, sóng biển còn thương tiếc vài con số. thật không may, vẫn chưa biết được ở kinh độ nào...

- Có thể khỏi cần biết ở kinh độ nào cũng tìm được! - chú bé kêu lên.

- Tất nhiên là thế, Robert ạ! - Helena tán thành, bất giác mỉm cười trước thái độ kiên quyết ấy của Grant con - Cô thấy đấy, cô Grant ạ! - Helena lại quay sang cô gái. - bây giờ thì mọi chi tiết nhỏ nhất trong bức thư cô cũng đều biết rõ như tôi vậy.

- Vâng, thưa bà, - cô gái đáp, - nhưng cháu muốn được nhìn thấy nét chữ của cha cháu.

- Biết làm sao bây giờ, có thể ngày mai huân tước Glenarvan sẽ trở về. Có trong tay một bức thư rõ ràng, ngài huân tước đã quyết định trình nó lên bộ tư lệnh hải quân và yêu cầu phái ngay một chiếc tàu đi tìm thuyền trưởng Grant.

- Có thể như thế được ư? - Cô gái thốt lên - Phải chăng, ông bà đã làm điều đó vì chúng cháu?

- Đúng thế cô ạ, và tôi đang đợi huân tước Glenarvan từng phút đây.

- Thưa bà, - cô gái nói với lòng biết ơn và tin tưởng sâu sắc, - mong trời phù hộ cho bà và huân tước Glenarvan.

- Cô bé yêu quý, - Helena trả lời, - chúng tôi không xứng đáng được cảm ơn một chút nào cả; bất kỳ ai ở cương vị chúng tôi cũng đều làm như thế. Chỉ mong sao những hy vọng mà tôi đã gieo vào lòng các cháu sẽ được thực hiện. Còn trong lúc đợi nhà tôi về, dĩ nhiên là các cháu cứ ở lại đây...

Chương 4

ĐỀ NGHỊ CỦA HUÂN TƯỚC PHU NHÂN GLENARVAN

Trong câu chuyện với các con của thuyền trưởng Grant, huân tước phu nhân Helena không đả động gì đến những điều lo ngại mà huân tước Glenarvan đã viết trong thư có liên quan đến câu trả lời của bộ tư lệnh hải quân về đề nghị của ông. Helena cũng không hé lời nào về việc thuyền trưởng Grant có thể đã bị những người da đỏ Nam Mỹ bắt giữ. Ai nỡ làm cho những đứa trẻ tội nghiệp ấy thêm đau khổ và dập tắt tia hy vọng vừa loé sáng trước mặt chúng làm gì! Mà điều ấy cũng hoàn toàn không làm thay đổi được sự việc... Và, vì vậy, huân tước phu nhân Helena, sau khi trả lời tất cả những câu hỏi của cô Grant, đến lượt mình, đã hỏi thăm sức khoẻ cô như thế nào, một mình nuôi nấng đứa em trai ra sao.

Câu chuyện đơn giản và cảm động của cô càng làm tăng thêm mối cảm tình của huân tước phu nhân đối với cô.

Mary và Robert là những đứa con duy nhất của thuyền trưởng Grant. Vợ của ông đã qua đời khi sinh Robert. Trong thời gian những chuyến đi xa ông đã giao con mình cho người chị họ tốt bụng chăm sóc. Thuyền trưởng Grant là một thuỷ thủ dũng cảm kết hợp được những phẩm chất của một nhà hàng hải và một thương gia, điều rất quý giá đối với thuyền trưởng của một đội tàu buôn. Ông đã sống ở Scotland, tại thị trấn Dundee huyện Perth và là người gốc Scotland. Cha của ông, một linh mục nhà thờ Sainte-katrine, đã lo cho ông được học hành đến nơi đến chốn. Ông cho rằng điều ấy không có hại gì cho ai, và thậm chí còn có lợi đối với một người thuyền trưởng đi xa.

Trong những chuyến viễn dương đầu tiên, Harry Grant, thoạt đầu làm phó thuyền trưởng, sau đó làm thuyền trưởng. Công việc của ông thuận buồm xuôi gió và, sau khi sinh đứa con trai được mấy năm, ông đã có được một cơ ngơi nho nhỏ.

Và chính khi đó, trong ông đã nảy sinh ý nghĩ khiến ông trở thành người lừng tiếng khắp cả Scotland. Giống như dòng họ Glenarvan và một vài dòng họ Scotland danh tiếng khác, trong thâm tâm, ông không chấp nhận chính quyền của nước Anh. Theo quan điểm của ông, thì những lợi ích của tổ quốc ông không thể phù hợp với những lợi ích của người Anh, và ông đã quyết định thành lập vùng di dân Scotland lớn trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương. Có thể là bằng cách nào đó ông đã tiết lộ những hy vọng thầm kín của mình. Dẫu sao thì chính phủ Anh cũng đã từ chối việc giúp đỡ thực hiện dự án của ông. Hơn thế nữa: chính phủ đã gây ra cho thuyền trưởng Grant đủ mọi cản trở. Nhưng Harry Grant không chịu khuất phục: ông đã kêu gọi lòng yêu nước của đồng bào ông, đã hy sinh tài sản của mình, bán đi lấy tiền đóng chiếc tàu "Britania" và sau khi tuyển chọn một đoàn thuỷ thủ tài giỏi, ông đã cùng họ đi nghiên cứu những hòn đảo lớn trên Thái Bình Dương. Còn các con của mình, ông gửi lại cho người chị họ già trông nam. Đó là vào năm 1861. Trong suốt một năm, cho đến tận tháng 5 năm 1862, ông vẫn thường xuyên có tin tức. Nhưng từ khi ông rời cảng Collao tháng 6 năm 1862 thì không ai biết tin gì về tàu "Britania" nữa. Cả tờ "Gazette Maritime" (báo Hàng Hải) cũng im hơi lặng tiếng về số phận của thuyền trưởng Grant.

Người chị họ già của Harry Grant đột ngột qua đời, thế là các con ông sống trơ trọi bơ vơ. Mary Grant mới 14 tuổi đầu, nhưng đã là cô bé dũng cảm. Bị lâm vào tình trạng vất vả như vậy, cô không ngã lòng, vẫn toàn tâm, toàn ý nuôi nấng, dạy dỗ đứa em trai đang còn hoàn toàn trẻ con. Cô bé biết lo xa, thận trọng, tiết kiệm, suốt ngày đêm quên mình làm việc vì em, giáo dục em và kiên trì đảm nhận phận sự của người mẹ.

Hai đứa nhỏ đã sống ở Dundee, quyết tâm vật lộn với thiếu thốn. Mary chỉ nghĩ đến em trai và ước mơ tương lai hạnh phúc cho em. Cô bé tội nghiệp đinh ninh rằng tàu "Britania" đã bị đắm và cha không còn nữa. Không sao diễn tả nổi sự hồi hộp của Mary khi cô tình cờ đọc được thông báo trên tờ "Times" (Thời báo). Lời thông báo ấy đã đưa cô thoát ra khỏi nỗi thất vọng mà bấy lâu nay cô đã phải chịu đựng. Cô quyết định hành động ngay. Dù cho thân thể của cha cô được tìm thấy ở nơi hoang vu nào đó, lẫn trong sắt thép vụn của chiếc tàu bị nạn, thì như thế vẫn còn hơn là phải suốt đời nghi hoặc, đau khổ vì không biết tin tức gì cả.

Cô đã kể hết với em trai. Ngày hôm ấy, hai đứa con của thuyền trưởng Grant, lên tàu hoả đi Perth và chiều tối đã đến Malcolm Castle, và ở đây, sau biết bao nỗi đau khổ về tinh thần, Mary đã lấy lại được niềm hy vọng.

Và đây, Mary Grant đã kể cho huân tước phu nhân Glenarvan nghe câu chuyện buồn thảm ấy. Cô đã kể hết mọi điều một cách đơn giản, không chút gì tỏ ra mình đã vượt qua những năm tháng đằng đẵng đầy thử thách đó như một người anh hùng. Nhưng đối với Helena thì điều ấy lại rõ ràng và, khi nghe Mary kể, Helena đã khóc và ôm hôn cả hai đứa con của thuyền trưởng Grant.

Robert đã cảm thấy như đến bây giờ mới được biết tất cả những điều ấy. Chú giương to cặp mắt nghe chị kể. Lần đầu tiên chú hiểu cặn kẽ rằng vì chú mà chị đã làm biết bao nhiêu điều, chịu đựng biết bao cơ cực, và cuối cùng, không thể cầm được nữa, chú đã lao đến ôm ghì lấy chị.

- Mẹ ơi! Mẹ yêu quý của con! - Chú thốt lên đầy xúc động.

Chuyện còn dài, nhưng trời đã khuya, huân tước phu nhân Helena biết những đứa trẻ đã mệt, nên quyết định ngưng lại. Mary và Robert được dẫn vào các phòng dành cho chúng và chúng ngủ thiếp đi với niềm hy vọng vào tương lai.

Sau khi những đứa trẻ ra khỏi phòng, huân tước phu nhân Helena cho mời thiếu tá lên và kể cho ông nghe tất cả những gì đã xảy ra trong buổi tối ấy.

- Cô gái Mary Grant thật đáng yêu! - Mac Nabbs nhận xét sau khi nghe huân tước phu nhân Helena kể.

- Chỉ mong sao cho nhà tôi lo xong được việc ấy. - Helena nói, nếu không thì tình cảnh của hai đứa bé này sẽ hết sức gay go!

- Huân tước Glenarvan sẽ đạt được điều mong muốn, - Mac Nabbs nhận xét. - Các ngài huân tước ở bộ tư lệnh hải quân ấy đâu phải tim sắt đá nào!

Nhưng mặc dù thiếu tá tin như vậy, huân tước phu nhân vẫn trải qua một đêm trằn trọc mất ngủ.

Hôm sau, khi Mary và Robert vừa thức giấc lúc trời rạng sáng, đang dạo chơi trên sân rộng trong lâu đài, bỗng có tiếng xe ngựa ồn ào tiến lại gần. Đó là huân tước Glenarvan trở về Malcolm Castle. Bầy ngựa phóng hết tốc lực...

Gần như đúng lúc chiếc xe ngựa đỗ ở sân, Helena, có thiếu tá đi cùng, đã kịp lao ra đón chồng.

Vẻ mặt huân tước thất vọng. Ông lặng lẽ ôm hôn vợ.

- Thế nào rồi, anh Edward? - Helena hỏi.

- Bọn người ấy nhẫn tâm lắm, em thân yêu ạ! - Huân tước Glenarvan trả lời.

- Họ từ chối?

- Ừ, họ đã khước từ yêu cầu của chúng ta phái tàu đi tìm. Họ nhắc lại chuyện trước đây đã tốn hàng triệu đồng phí tổn vô ích vào việc tìm kiếm Franklin! Họ tuyên bố rằng bức thư tối nghĩa, khó hiểu. Họ nói rằng tai nạn xảy ra với những người bất hạnh ấy cách đây hai năm rồi, bây giờ rất ít cơ hội tìm thấy họ. Họ quả quyết rằng những người gặp nạn đã bị những người da đỏ bắt làm tù binh, tất nhiên là đã bị đưa sâu vào đất liền và không nên đi khắp đất nước Patagonia để tìm ba người, lại là ba người Scotland! Họ còn nói những cuộc tìm kiếm mạo hiểm vô ích này sẽ làm hại nhiều người hơn là cứu ba người. Tóm lại, họ đã dẫn ra đủ mọi kết luận có thể để khước từ. Họ đã nhắc đến những dự án của thuyền trưởng và nói rằng Grant đã chết không bao giờ trở về được nữa!

- Ôi, cha tội nghiệp của con! - Mary Grant kêu lên và quỳ xuống trước mặt Glenarvan.

- Cha của cô ư? - Huân tước Glenarvan hỏi, ngạc nhiên nhìn cô gái đang phục dưới chân mình. Không lẽ... cô là...

- Đúng đấy, anh Edward ạ, - Helena xen vào, - cô Mary và em trai Robert là con của thuyền trưởng Grant, đấy là những đứa trẻ mà các ngài ở bộ tư lệnh hải quân vừa mới buộc phải chịu cảnh côi cút.

- Chà, cô là... - huân tước Glenarvan nói, đỡ cô gái đứng dậy, - nếu tôi biết cô ở đây thì...

- Huân tước không nói hết câu. Sự im lặng nặng nề bao trùm lên sân lâu đài, không ai nói câu nào... cả huân tước và huân tước phu nhân Helena, lẫn thiếu tá và những người hầu đứng yên chung quanh chủ của họ. Rõ ràng là tất cả những người Scotland này đều căm phẫn chính phủ Anh.

Mấy phút sau, thiếu tá hỏi huân tước Glenarvan:

- Thế là chúng ta không còn hy vọng gì?

- Không còn gì!

- Biết làm sao bây giờ! Đã vậy thì cháu sẽ đi gặp các ngài ấy! - Chú bé Robert kêu lên. - Rồi xem sẽ ra sao...

Cô chị không cho em nói hết lời, nhưng bàn tay nắm chặt của chú bé chứng tỏ chú không dễ dàng chịu khuất phục.

- Không, Robert, không! - Mary Grant nói. - Chúng ta hãy cảm ơn ông bà chủ lâu đài yêu quý về tất cả những gì đã dành cho chúng ta. Chúng ta sẽ suốt đời không quên điều đó. Rồi chúng ta sẽ ra đi.

- Mary! Huân tước phu nhân Helena kêu lên.

- Cô định làm gì? - Huân tước Glenarvan hỏi cô gái.

- Cháu muốn phục dưới chân nữ hoàng, - cô gái trả lời, - và xem bà ta có để tai nghe lời cầu khẩn cứu giúp của hai đứa trẻ không?

Huân tước Glenarvan lắc đầu; không phải vì ông nghi ngờ lòng tốt của nữ hoàng, mà vì ông hiểu rằng Mary Grant không thể gặp được bà.

Những lời cầu khẩn ít khi đến được các bậc ngai vàng, vì trên các cửa cung điện nhà vua dường như thường viết những chữ mà người Anh hay để bên cạnh tay lái tàu thuỷ: "Passengers are required not to speak to the man at the wheel" (yêu cầu hành khách không nói chuyện với người lái).

Huân tước phu nhân Helena hiểu ý chồng. Nàng biết rằng ý định của cô gái sẽ phải kết thúc chẳng ra gì. Đối với nàng rõ ràng là từ nay cuộc sống của hai đứa bé này sẽ hoàn toàn thất vọng. Và ngay lúc ấy nàng thoáng nảy ra một ý nghĩ cao thượng và vĩ đại...

- Mary Grant! - Helena kêu lên - Khoan đã, đừng đi cháu. Hãy nghe lời tôi đây.

Huân tước phu nhân hồi hộp, rưng rưng nước mắt nói với chồng.

- Anh Edward! Thuyền trưởng Grant khi bỏ thư xuống biển đã phó thác số phận mình cho ai nhận được thư. Thư ấy đã lọt vào tay chúng ta...

- Em muốn nói gì vậy, Helena? - huân tước Glenarvan hỏi.

Mọi người xung quanh đều im lặng.

- Em muốn nói rằng, - Helena tiếp lời, - bắt đầu cuộc sống vợ chồng bằng một việc thiện là một điều hạnh phúc lớn lao! Chính anh đó, anh Edward thân yêu, để làm cho em vui thú, anh đã dự định một chuyến viễn du giải trí. Nhưng liệu có thể thấy vui thú thật không, và có ích lợi hơn việc cứu những người bất hạnh mà tổ quốc đã khước từ giúp họ không?

- Helena! - Glenarvan kêu lên.

- Vâng, anh đã hiểu em, anh Edward. "Duncan" là một chiếc tàu tốt, chắc chắn. Nó có thể dũng cảm bơi đến các biển miền Nam, có thể thực hiện được cuộc du lịch vòng quanh thế giời và nó sẽ hoàn thành việc đó nếu cần phải như thế! Hãy lên đường đi, anh Edward! Chúng ta sẽ đi tìm thuyền trưởng Grant.

Sau khi nghe những lời nói kiên quyết ấy của người vợ trẻ, huân tước Glenarvan đã ôm hôn vợ đằm thắm; trong khi đó Mary và Robert hôn tới tấp vào tay nàng, còn những người đầy tớ trong lâu đài thì xúc động và khâm phục trước cảnh tượng ấy, thành tâm hô to:

- Hoan hô! Bà chủ làng Luss muôn năm!

- Hoan hô ông bà huân tước Glenarvan!

- Thưa bà, cháu không dám lạm dụng lòng thương cảm của bà đối với chúng cháu, những người xa lại đối với bà.

- Những người xa lạ! không, cháu yêu quý, cả em trai cháu lẫn cháu đều không phải là những người xa lạ trong ngôi nhà này, và tôi nhất định muốn rằng nhà tôi khi trở về sẽ báo cho những đứa con của thuyền trưởng Grant biết cần phải làm gì để cứu cha của chúng.

Không thể từ chối một lời chân tình như thế, hai chị em cô Grant đã ở lại Malcolm Castle đợi huân tước Glenarvan.

Chương 5

"DUNCAN" RỜI BẾN

Chúng ta đã nói huân tước phu nhân Helena là một người phụ nữ rộng lượng và kiên nghị. Việc làm của nàng đã chứng minh rõ ràng điều đó. Huân tước Glenarvan thực sự có thể tự hào về người vợ cao thượng như thế, nàng có thể hiểu chàng và sát cánh cùng đi với chàng. Ngay từ lúc ở London, khi yêu cầu của chàng bị khước từ, chàng đã thoáng có ý nghĩ sẽ một mình đi tìm thuyền trưởng Grant, và nếu chàng không nói điều ấy ra trước Helena thì đó chỉ là vì chàng không thể chấp nhận được ý nghĩ phải xa nàng. Nhưng, nếu Helena muốn đích thân cùng đi thì không thể có sự do dự nào nữa. Những người hầu đều phấn khởi hoan nghênh đề nghị này, bởi vì đó là chuyện đi cứu những người Scotland như chính họ. Và Glenarvan cũng thành tâm hưởng ứng tiếng reo "hoan hô" của họ đối với bà chủ trẻ của lâu đài Malcolm Castle.

Một khi chuyến đi đã được quyết định rồi thì không nên để mất thêm giờ nào nữa. Ngay hôm ấy, huân tước Glenarvan đã ra lệnh cho John Mangles đưa tàu "Duncan" đến cảng Glasgow và chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho cuộc hành trình vòng quanh thế giới. Cần nói rằng, khi đề nghị đưa "Duncan" đi thám hiểm, huân tước phu nhân Helena đã đánh giá không sai phẩm chất của nó. Con tàu chắc chắn và chạy rất nhanh ấy không thể sợ một chuyến đi xa nào.

Đó là một chiếc tàu buồm tuyệt vời chạy bằng hơi nước, trọng tải 210 tấn, trong khi đó, những chiếc tàu đầu tiên đến chây Mỹ như tàu Colomb, Vespuce, Pinzon, Magellan đều có trọng tải nhỏ hơn nhiều(1).

Hai cột buồm của "Duncan" - cột buồm trước và buồm cái - mỗi cột mang hai cánh buồm thẳng, ngoài ra trên tàu còn có những cánh buồm lệch. Tóm lại là số buồm của "Duncan" hoàn toàn bảo đảm cho nó có thể chạy như một tàu buồm có tốc độ nhanh. Nhưng tất nhiên, lớn hơn cả vẫn là có thể trông cậy vào lực cơ khí của nó, máy hơi nước được chế tạo theo thiết kế mới nhất. Đó là một động cơ cao áp 160 mã lực làm chuyển động hai chân vịt (chân vịt kép). Nếu chạy với áp suất hơi cao nhất thì "Duncan" có thể đạt đến tốc độ chưa từng có. Trong thực tế, lần chạy thử ở vịnh Clyde, kim đồng hồ tốc độ đã chỉ đến con số 17 hải lý một giờ.

Đương nhiên là "Duncan" có thể dũng cảm ra đi thậm chí vòng quanh thế giời cũng được.

John Mangles chỉ còn lo việc thiết bị lại bên trong tàu. Trước hết, anh ta cho mở rộng các hố đựng than để có thể tăng sức chứa nhiều hơn, bởi lẽ đi đường đâu có dễ dàng bổ sung được nguồn nhiên liệu dự trữ.

John Mangles khéo tính dự trữ lương thực, thực phẩm đủ dùng trong hai năm. Quả là anh ta không thiếu tiền, anh ta thậm chí có đủ tiền sắm một khẩu đại bác vừa vừa đặt trên boong. Ai mà biết được trên đường đi có thể xảy ra những chuyện gì.

Cần phải nói rằng John Mangles là người am hiểu công việc của mình. Mặc dù anh ta chỉ huy một tàu buồm thôi, nhưng nói chung, anh được coi là một trong những thuyền trưởng tàu buồm giỏi nhất cảng Glasgow. John đã 30 tuổi. Nét mặt anh hơi nghiêm khắc, hiện rõ lòng dũng cảm và nhân hậu. Anh về ở lâu đài Malcolm - Castle từ khi còn nhỏ. Gia đình Glenarvan đã cho anh học hành và đào tạo anh thành một thuỷ thủ tuyệt vời. Trong một số chuyến đi xa do John Mangles điều hành, anh đã tỏ rõ tài nghệ, nghị lực và tính điềm đạm của mình. Khi Glenarvan giao cho anh chỉ huy tàu "Duncan", anh đã vui lòng đảm nhận, bởi vì anh đã yêu quý người chủ lâu đài Malcolm - Castle như người anh em và tìm dịp để bày tỏ lòng trung thành của mình đối với chủ.

Người giúp việc của John Mangles - Tom Austin - là thuỷ thủ lão luyện hoàn toàn đáng tin cậy. Kể cả thuyền trưởng và phó thuyền trưởng, tàu "Duncan" gồm có 25 người. Tất cả họ, những người thuỷ thủ dày dạn, đều là người gốc Dumbartaon, đều là con em các tá điền làm thuê cho dòng họ Glenarvan. Ngay cả ở trên tàu họ cũng vẫn chứng tỏ mình là dòng dõi của người Scotland can đảm. Như vậy là Glenarvan đã có dưới quyền mình một đoàn thuỷ thủ trung thành, dũng cảm, thiết tha với công việc, có kinh nghiệm, biết sử dụng vũ khí và thích hợp với những cuộc phiêu lưu mạo hiểm nhất. Khi đoàn thuỷ thủ "Duncan" được biết hướng đi, mọi người đã không sao kiềm nổi niềm vui sướng và reo lên hoan hô vang dội cả vách núi Dumbarton.

John Mangles trong khi miệt mài lo việc bốc nhiên liệu và lương thực lên tàu "Duncan" đã không quên việc cần phải bố trí phòng ở cho vợ chồng huân tước trong chuyến đi xa này. Đồng thời, anh cũng phải chuẩn bị phòng cho các con của thuyền trưởng Grant - vì huân tước phu nhân Helena không thể không chiều theo yêu cầu của Mary cho cô được đi theo tàu "Duncan". Còn Robert, tất nhiên, thà trốn lẹ xuống hầm tàu còn hơn phải ở lại trên bờ. Chú tình nguyện đi tàu "Duncan" làm thuỷ thủ thiếu niên, giống như Nelson và Franklin hồi nào. Ai nỡ lòng từ chối một chú bé như vậy! Thậm chí người ta cũng không có ý đồ ấy. Đành phải chấp nhận cả việc coi như chú không phải như một hành khách, mà là một thành viên của đoàn thám hiểm. John Mangles đã được giao việc dạy nghề đi biển cho chú.

- Tuyệt quá! - Robert tuyên bố - Xin thuyền trưởng đừng thương xót cháu và cứ cho ăn roi, nếu cháu làm điều gì đó không phải.

- Hãy yên tâm về cái khoản đó, chú bé của tôi ạ. - Glenarvan nghiêm giọng nói.

Để bổ sung danh sách hành khách của tàu, còn phải kể đến thiếu tá Mac Nabbs. Đó là một người tuổi chừng 50. Với nét mặt cân đối, trầm tĩnh, hiền hoà và độ lượng, Mac Nabbs bao giờ cũng chấp hành đúng mệnh lệnh, luôn luôn đồng tình với mọi người trong mọi việc. Ông không bao giờ tranh luận về một việc gì, không cãi lộn với ai, không bao giờ mất bình tĩnh. Ông leo lên thành hầm bị phá sập cũng bình tĩnh như leo cầu thang lên phòng ngủ của mình vậy. Không có cái gì, thậm chí bom nổ cũng không thể làm cho ông lo âu hoặc đi trệch khỏi đường hướng của ông, và hẳn là chờ đến khi nhắm mắt xuôi tay ông cũng không một lần tức giận. Mac Nabbs không những là một chiến binh dũng cảm, một người có thể lực cường tráng, mà ở ông còn có phẩm chất quý giá hơn nữa, ấy là lòng nhân đạo - đó cũng chính là sức mạnh tinh thần của ông. Điểm yếu duy nhất của ông: ông là người Scotland chính gốc, một người con chân chính của Caledonia và kiên quyết giữ lại mọi phong tục cổ xưa của quê hương mình. Bởi vậy, không bao giờ ông muốn phục vụ cho nước Anh: còn quân hàm thiếu tá của mình ông đã nhận ở trung đoàn cận vệ kỵ binh 42, nơi các sĩ quan chỉ huy được bổ nhiệm toàn là các nhà quý tộc người Scotland. Là người ruột thịt của Glenarvan, Mac Nabbs đã sống ở Malcolm - Castle; là một sĩ quan, thiếu tá coi việc đi biển trên tàu "Duncan" là một việc hoàn toàn tự nhiên.

Đó là những hành khách của chiếc tàu buồm mà hoàn cảnh bất ngờ đã khiến họ chấp nhận thực hiện một trong những cuộc thám hiểm kỳ diệu nhất của thời đại.

Từ lúc xuất hiện ở bến tàu Glasgow, "Duncan" bắt đầu gây sự tò mò của công chúng. Ngày nào cũng có đông người đến xem tàu, người ta bàn tán nhiều về nó. Điều này làm các thuyền trưởng khác chẳng thích thú gì, kể cả thuyền trưởng Burton, chỉ huy chiếc tàu lộng lẫy "Scotland" đang đậu sát tàu "Duncan" chuẩn bị đi Calcutta. Thuyền trưởng của con tàu đồ sộ ấy quả thực có quyền từ trên cao nhìn xuống tàu "Duncan" bé con láng giềng của mình. Tuy nhiên, ý thích chung của mọi người ngày càng hướng về chiếc tàu của Glenarvan.

Thời gian nhổ neo của "Duncan" đã tới gần, John Mangles tỏ ra là một thuyền trưởng thành thạo và đầy nghị lực. Sau một tháng kể từ ngày chạy thử ở vịnh Fort-Of-Clyde, "Duncan" đã được nạp nhiên liệu, lương thực, được trang bị để đi xa và giờ đây đã sẵn sàng ra khơi. Ngày nhổ neo được ấn định vào ngày 25 tháng 8. Như vậy là chiếc tàu buồm có thể đến các vĩ độ phía Nam vào khoảng đầu mùa xuân tới.

Khi dự án của huân tước Glenarvan được nhiều người biết đến thì ông phải nghe không ít ý kiến nhận xét về nỗi gian lao và nguy hiểm của một cuộc hành trình như thế. Nhưng, ông đã không mảy may để ý đến và vẫn chuẩn bị rời khỏi Malcolm-Castle. Đến lúc ấy, nhiều người đã từng bài bác ngài huân tước Scotland lại bắt đầu ngầm thán phục ông. Cuối cùng, dư luận xã hội đã công khai đứng về phía ông, và tất cả báo chí, trừ các cơ quan ngôn luận của chính phủ, đều nhất trí lên án hành vi của các nhà quý tộc ở bộ tư lệnh hải quân. Mặc dù vậy, huân tước Glenarvan vẫn dửng dưng đối với những lời khen ngợi, cũng như những lời chê bai - ông cứ làm công việc mà ông coi là nghĩa vụ của mình, còn chuyện khác không làm ông bận lòng.

24 tháng Tám, Glenarvan, huân tước phu nhân Helena, thiếu tá Mac Nabbs, Mary và Robert Grant, anh chàng Olbinett, đầu bếp trên tàu, và vợ anh là cô Olbinett, người hầu của huân tước phu nhân Glenarvan, bắt đầu rời khỏi Malcolm-Castle. Những người đầy tờ trung thành với gia đình Glenarvan đã tổ chức tiễn đưa họ đầy nhiệt tình.

Vài giờ sau, những người viễn du đã có mặt trên tàu "Duncan". Dân chúng Glasgow với lòng đầy thiện cảm chào mừng huân tước phu nhân Helena, người phụ nữ trẻ tuổi dũng cảm, đã khước từ cuộc sống xa hoa với đủ mọi thú vui êm ái để vội vả ra đi cứu giúp những người bị nạn đắm tàu...

"Duncan" định ra khơi ngày 25 tháng 8, khoảng ba giờ sáng, lúc thuỷ triều bắt đầu xuống...

Mười một giờ tối, mọi người đã có mặt trên tàu. Thuyền trưởng và đoàn thuỷ thủ lo chuẩn bị những việc cuối cùng. Lúc nửa đêm. Họ bắt đầu nhóm lò. Thuyền trưởng ra lệnh xúc than vào lò thật nhanh, và chẳng bao lâu, những cụm khói đen đã toả vào sương đêm. Các cánh buồm chưa dùng đến vì đang gió Tây Nam, đã được bọc kín bằng vải gai để khỏi bị ám khói.

Đến hai giờ sáng, trên tàu "Duncan" người ta đã bắt đầu cảm thấy những tiếng rung do nồi hơi phát ra: Áp kế chỉ bốn atmosphere, hơi thừa rít xè xè qua các miệng van. Giữa lúc thuỷ triều lên và xuống gió tạm thời yên lắng. Trời bắt đầu sáng, đã có thể nhìn thấy lạch sông Clyde, các phao tiêu trên sông với những đèn pha đã bị lu mờ trước ánh bình minh. Đã đến giờ nhỏ neo, John Mangles ra lệnh báo cáo cho huân tước Glenarvan biết, và huân tước lên ngay boong tàu.

Chẳng mấy chốc nước bắt đầu rút. "Duncan" rúc những hồi còi rền vang, các dây buộc tàu đã được cuốn lại, con tàu rời bến. Chân vịt bắt đầu quay. "Duncan" bơi theo lạch, John không lấy theo hoa tiêu vì anh đã quá thuộc lạch sông Clyde và không ai có thể đưa tàu ra khơi giỏi hơn anh. Chiếc tàu buồm ngoan ngoãn di động theo ý muốn của John. Anh làm việc lặng lẽ, chắc chắn, tay phải điều khiển máy, tay trái điều khiển tay lái. Chẳng mấy chốc những nhà máy cuối cùng trên bờ đã hoà lẫn vào các biệt thự nhô cao trên những quả đồi ven biển. Tiếng ồn ào của phố cảng bặt lại phía xa.

Một giờ sau, "Duncan" đã băng qua dãy núi Dumbarton và hai giờ sau đã ra tới vịnh Fort-Of-Clyde. Sáu giờ sáng, chiếc tàu buồm đã lướt sóng ngoài biển khơi.

Chương 6

HÀNH KHÁCH BUỒNG SỐ SÁU

Ngày đầu "Duncan" ra khơi, biển không lặng sóng lắm, về chiều gió thổi mạnh hơn, "Duncan" lắc dữ. Bởi vậy, nhóm phụ nữ không dám lên boong tàu. Họ nằm trên giường trong phòng mình.

Hôm sau, gió đã đổi hướng đôi chút. Thuyền trưởng John Mangles ra lệnh kéo buồm lên. Nhờ vậy, "Duncan" trở nên ổn định, bớt cảm thấy tròng trành hơn. Huân tước phu nhân Helena và Mary sáng sớm đã có thể trở lên boong tàu, ở đây đã có mặt huân tước Glenarvan, thiếu tá và thuyền trưởng.

Cảnh bình minh trên mặt biển thật kỳ ảo. "Duncan" lướt trôi trong những lồng ánh sáng ban mai, dường như không phải gió mà là những tia mặt trời thổi vào buồm tàu.

Hành khách trên tàu im lặng chiêm ngưỡng cảnh mặt trời mọc.

- Ôi, thật là một cảnh tượng kỳ diệu! - Cuối cùng, huân tước phu nhân Helena thốt lên. - Mặt trời mọc thế này là hứa hẹn một ngày tuyệt đẹp đây. Chỉ mong sao gió đừng đổi hướng và cứ thuận buồm xuôi gió mãi thế này!

- Khó mong được hướng gió thuận lợi hơn nữa, em Helena thân yêu ạ, - huân tước Glenarvan nhận xét, - và chúng ta cũng không phải buồn phiền về ngày mở đầu chuyến đi hôm nay.

- Anh Glenarvan thân yêu, vậy chuyến đi của chúng ta có thể kéo dài bao nhiêu lâu?

- Về điều này, chỉ có thuyền trưởng John mới trả lời chúng ta được, - Glenarvan nói. - Tình hình chúng ta đi như thế nào? Anh có hài lòng với con tàu không, John?

- Rất hài lòng, thưa ngài huân tước. Đây là con tàu tuyệt diệu... chúng ta đang đi với tốc độ 17 hải lý một giờ, nếu như giữ đều tốc độ này thì độ mười ngày nữa chúng ta sẽ băng qua xích đạo và ít nhất cũng năm tuần nữa chúng ta sẽ vượt qua mũi Horn.

- Cháu có nghe thấy không, Mary? Ít ra cũng năm tuần nữa! - huân tước phu nhân Helena quay sang nói với cô gái.

- Cháu nghe rồi, thưa bà. - Mary đáp. - Tim cháu thắt lại khi nghe thuyền trưởng nói điều đó.

- Cô đi biển có chịu được không, Mary? - Huân tước Glenarvan hỏi.

- Không đến nỗi ạ, thưa huân tước. Cháu cũng sắp quen với biển rồi.

- Thề còn chú Robert thì sao?

- Ồ, Robert! - John Mangles nói xen vào. - Nếu chú ta không có ở buồng máy thì có nghĩa là đã leo lên cột buồm. Chú bé này chẳng biết say sóng là gì... Xem kìa, chú ta đang ở đâu?

Mọi người chăm chú nhìn theo hướng thuyền trưởng chỉ lên cột buồm trước: Robert đang vắt vẻo trên ngọn cột buồm cách boong tàu gần ba mươi mét. Mary bất giác rùng mình.

- Ồ, cô hãy yên tâm! John nói. - tôi xin chịu trách nhiệm về chú ấy. Tôi cam đoan với cô rằng, chẳng bao lâu nữa, tôi sẽ trình trước thuyền trưởng Grant một chàng trai cừ khôi. Dẫu sao chúng ta cũng nhất định sẽ tìm thấy người thuyền trưởng đáng kính ấy.

- Ông John, xin trời phù hộ cho ông! - Cô gái trả lời.

- Cô Mary yêu quý, chúng ta đều hy vọng như thế! Glenarvan nói. - Mọi việc đều báo hiệu với chúng ta sự thành công. Các bạn hãy nhìn hai cháu bé đáng yêu này. Các cháu ấy đã tham dự vào việc thực hiện mục đích cao cả của chúng tao. Cùng với các cháu, chúng ta không những sẽ đạt đến thành công, mà còn thành công không đến nỗi khó khăn lắm. Tôi đã hứa với Helena thực hiện một cuộc du lịch giải trí và tin chắc rằng tôi sẽ giữ đúng lời hứa.

- Edward, anh là người tuyệt diệu! - Huân tước phu nhân Glenarvan thốt lên.

- Tuyệt nhiên không phải thế đâu, song anh có một đoàn thuỷ thủ tuyệt diệu trên một chiếc tàu tuyệt diệu... Nhưng cô Mary này, lẽ nào cô lại không thấy thán phục con tàu "Duncan" của chúng tôi sao?

- Tất nhiên là cháu thán phục chứ, thưa huân tước, - cô gái đáp, - và cháu còn thán phục như một con người am hiểu thật sự nữa kia.

- Ra thế đấy!

- Hồi còn bé cháu đã từng chơi đùa trên những con tàu của cha cháu. Cha cháu đã định đào tạo cháu thành thuỷ thủ. Nhưng bây giờ đây, nếu cần, thì cháu cũng có thể làm việc cuốn buồm được.

- Cô nói gì thế, cô Mary! - John Mangles kêu to lên.

- Nếu vậy thì, - huân tước Glenarvan nói, - với thuyền trưởng John đây, không còn nghi ngờ gì nữa, cô sẽ có một người bạn lớn, bởi vì anh ta coi trọng nghề thuỷ thủ hơn bất kỳ nghề nào trên đời. Thậm chí đối với phụ nữ anh ta cũng không coi trọng hơn. Có phải thế không John?

- Hoàn toàn đúng thế ạ, thưa huân tước, - chàng thuyền trưởng trẻ trả lời. - Tôi phải thừa nhận rằng cô Grant thích hợp với công việc ở mũi tàu hơn là điều khiển buồm. Hơn nữa, tôi rất lấy làm vui lòng về những lời của cô ấy.

- Nhất là khi cô ấy tỏ ý thán phục "Duncan", - huân tước Glenarvan nói thêm.

- ... và chiếc tàu hoàn toàn xứng đáng như vậy... - John Mangles trả lời.

- Đúng thế, - Helena xen vào, - các ông rất tự hào về con tàu của mình, vì vậy, tôi muốn được đi xem toàn bộ con tàu, đến từng hầm tàu, đồng thời xem những thuỷ thủ đáng mến của các ông được bố trí trong các buồng ở như thế nào.

- Họ được thu xếp chỗ ở rất tuyệt, - John Mangles đáp, - y như ở nhà.

- Và quả thực họ đang ở nhà vậy, em Helena thân yêu ạ, - huân tước Glenarvan nói. - Bởi vì con tàu này là bộ phận của quê hương Kaledonie cổ kính của chúng ta, một góc của Dumbarton bởi trên sóng đại dương. Và chúng ta tuyệt nhiên không rời khỏi quê hương của chúng ta: "Duncan" - đó là Malcolm-Castle, còn đại dương là hồ Lomond.

-   Nếu vậy thì anh Edward thân yêu, anh hãy chỉ cho em xem lâu đài của anh đi, - huân tước phu nhân Helena nói đùa.

- Xin sẵn sàng! Huân tước Glenarvan trả lời. - Nhưng trước hết hãy cho phép anh nói vài lời với Olbinett đã.

Người đầu bếp trên tàu "Duncan", Olbinett, là một đầu bếp tuyệt trần, thừa hành phận sự một cách tận tâm và thông minh. Anh ta có mặt ngay khi chủ gọi.

- Olbinett, chúng tôi muốn đi dạo chơi trước khi điểm tâm. - huân tước Glenarvan nói bằng một giọng dường như câu chuyện đang nói đến cuộc dạo chơi ở quanh lâu đài. - Tôi hy vọng rằng khi chúng tôi về thì bữa điểm tâm đã được dọn sẵn trên bàn.

Olbinett cung kính cúi đầu.

- Bác đi với chúng tôi chứ, thiếu tá? - Huân tước phu nhân Helena hỏi Mac Nabbs.

- Nếu huân tước phu nhân ra lệnh, - ông ta đáp.

- Ồ, thiếu tá đang bị khói thuốc lá quyến rũ, - huân tước Glenarvan xen vào, - chúng ta sẽ không kéo bác ấy đi được đâu mà. Cô Mary biết không, bác ấy nhà tôi là cây nghiện thuốc, thậm chí lúc ngủ miệng bác ấy cũng vẫn không rời điếu thuốc.

Thiếu tá gật đầu tỏ ý tán thành. Còn những người khác đều đi xuống phòng thuỷ thủ.

Còn lại trên boong một mình, Mac Nabbs, theo thói quen, vừa lẩm bẩm tự trò chuyện với mình, vừa nhả khói thuốc dày đặc chung quanh. Ông đứng bất động nhìn bọt nước xoáy đằng sau tàu. Sau vài phút im lặng ngắm nhình như thế, ông quay lại và thấy trước mặt mình một người lạ. Nếu như một điều gì có thể làm cho thiếu tá kinh ngạc thì có lẽ đó là cuộc gặp mặt này đây, bởi vì hành khách ấy là người ông hoàn toàn không quen biết.

Đó là một người cao, gầy, tuổi chừng 40. Nom ông giống như một cái đinh dài có mũ. Đầu ông ta tròn và to, trán cao, mũi dài, mồm rộng, cằm nhọn. Đôi mắt ẩn sau những mắt kính tròn to, và cái nhìn bất định đặc biệt của ông chứng tỏ ông rất tinh. Gương mặt ông thông minh và vui vẻ, không thấy có sự lãnh đạm mà một số người cố làm cho ra vẻ quan trọng. Những người như vậy hay nguyên tắc, nên không bao giò cười và dưới cái mặt nạ nghiêm túc thường che giấu tính nhỏ nhen. Trái lại, tính không câu nệ và sự tự nhiên thoải mái đáng yêu của người lạ mặt này chứng tỏ rõ ràng ông ta biết nhìn thấy trong con người và sự vật những cái tốt đẹp. Dù ông chưa mở miệng, người ta vẫn cảm thấy rằng ông là người thích nói chuyện. Đồng thời người ta cũng dễ nhận thấy ông thuộc số người vô cùng đãng trí, nhìn mà không thấy, nghe mà không rõ. Người lạ mặt ấy đội mũ đi đường, đi đôi giày thô màu vàng và ghệt bằng da. Ông mặc quần nhung màu nâu và áo cũng vậy, nhưng có vô số túi đựng căng phồng: sổ, sách, ví nói chung lỉnh kỉnh toàn những thứ không cần thiết. Vai ông đeo lủng lẳng một cái kính viễn vọng.

Vẻ tất tả của người lạ mặt tạo nên sự tương phản hoàn toàn với vẻ điềm tỉnh cao độ của thiếu tá. Ông ta cứ đi quanh Mac Nabbs, ngắm nhìn thiếu tá, ngụ ý dò hỏi, nhưng thiếu tá lại chẳng buồn để ý xem vị khách ở đâu đến, đi đâu và tại sao lại ở trên tàu "Duncan".

Đến khi người lạ mặt bí ẩn thấy rằng mọi ý định tiếp xúc của ông ta đều vấp phải sự lãnh đạm của thiếu tá, ông bèn lấy kính viễn vọng của mình kéo ra hết cỡ dài chừng một mét hai, rồi doãng chân đứng im như một cây cột, hướng kính viễn vọng về phía đường chân trời. Sau khi quan sát như vậy chừng năm phút, ông ta chống kính viễn vọng xuống boong tàu, tựa mình vào ống kính như tựa vào chiếc ba toong, nhưng chiếc ống kính đã lập tức xếp lại từng khúc, từng khúc một, và vị khách bất ngờ bị mất điểm tựa, suýt ngã sóng soài bên cột buồm cái. Bất kỳ một người nào khác ở địa vị của thiếu tá chắc cũng đều phải bật cười, nhưng thiếu tá thậm chí không nhếch mép. Đến lúc ấy, người lạ mặt đành cam chịu trước sự bàng quan của ông ta.

- Đầu bếp đâu? - người lạ mặt gọi bằng một giọng nước ngoài lơ lớ, rồi bắt đầu đợi.

Không có ai ra cả.

- Đầu bếp đâu? - Ông ta gào to hơn.

Anh chàng Olbinett lúc ấy đang đi xuống bếp ở dưới boong tàu. Không sao nói hết sự ngạc nhiên của anh ta khi nghe thấy một người lạ cao ngồng nào đó réo gọi anh một cách bất lịch sự như thế.

"Người này ở đâu ra thế nhỉ? - Olbinett nghĩ - Một người bạn nào đó của huân tước chăng? Không thể như vậy được!". Tuy nhiên anh vẫn đến gặp người lạ mặt.

-    Anh là đầu bếp trên tàu này? - Người lạ mặt hỏi.

- Vâng, thưa ông, nhưng tôi không được hân hạnh...

- Tôi là hành khách buồng số sáu, - người lạ mặt không để cho Olbinett nói hết câu.

- Buồng số sáu? - Olbinett hỏi lại.

- Phải, thế anh tên gì?

- Olbinett.

- Thế này nhé, anh bạn Olbinett của tôi ơi, - người lạ ở buồng số sáu nói. - Cần phải nghĩ đến bữa ăn sáng đi, đừng để lâu quá nữa. Đã 36 tiếng đồng hồ rồi tôi chưa có gì bỏ vào bụng cả, nói cho đúng hơn là tôi đã ngủ 36 giờ liền, đó là điều có thể tha thứ cho một người đã đi một mạch từ Paris đến Glasgow. Anh làm ơn cho biết ở đây mấy giờ ăn sáng?

- Chín giờ. - Olbinett đáp như một cái máy.

Người lạ định xem giờ, nhưng ông đã phải mất khá lâu để tìm đến túi áo thứ chín mới thấy chiếc đồng hồ.

- Chà, bây giờ mới chưa đầy 8 giờ à? Vậy thì, Olbinett, anh mang tạm cho tôi ít bánh quy và một ly sherry, tôi sắp quỵ vì kiệt sực đây!

Olbinett nghe, nhưng không hiểu gì cả, còn người lạ mặt thì cứ thao thao bât tuyệt, liến thoắng hết chuyện nọ đến chuyện kia.

- Này, thế thuyền trưởng đâu? Ông ta chưa ngủ dậy à? Còn người phó của ông ta? Sao, ông ta cũng đang ngủ à? - Người lạ mặt nói huyên thuyên. - May mà, thời tiết tốt, gió thuận, tàu chạy êm.

Đang lúc ông ta nói như vậy thì John Mangles xuất hiện trên cầu thang tầng lái.

- Thuyền trưởng đó. - Olbinett thông báo.

- Ôi, tôi hết sức vui mừng! - Người lạ mặt thốt lên. Tôi rất sung sướng được làm quen với ngài, thưa thuyển trưởng Burton!

John Mangles kinh ngạc không phải vì người ta gọi anh là thuyền trưởng Burton, mà là vì anh ta đã thấy một người lạ mặt trên tàu của mình.

Người lạ mặt vẫn thao thao bất tuyệt.

- Cho phép tôi được bắt tay ngài, - ông ta nói. - Nếu buổi tối hôm trước tôi chưa làm việc này thì đấy là vì trong lúc tàu rời bến không nên quấy rầy ai. Nhưng hôm nay, thưa ngài thuyền trưởng, tôi lấy làm may mắn được làm quen với ngài.

John Mangles trố mắt ngạc nhiên, hết nhình Olbinett lại nhìn người lạ mặt.

- Bây giờ thì chúng ta đã làm quen với nhau, thưa ngài thuyền trưởng thân mến, và trở thành những người bạn cố tri. Nào, ta hãy trò chuyện với nhau. Thưa ngài, ngài có hài lòng với Scotland của ngài không?

- Ông nói về "Scotland" nào kia chứ? - Cuối cùng, John Mangles hỏi lại.

- Về chiếc tàu "Scotland" mà chúng ta đang đứng đây này. Thật là một chiếc tàu tuyệt vời. Người ta đã hết lời ca tụng phẩm chất và ưu điểm của người chỉ huy tàu - ngài thuyền trưởng Burton đáng kính. Tiện thể xin hỏi, ngài có phải là họ hàng với nhà du hành châu Phhi vĩ đại Burton, một con người dũng cảm đó không? Nếu quả vậy xin ngài hãy nhận cho ở đây những lời chúc mừng nồng nghiệt của tôi.

- Thưa ngài, tôi không những không phải là họ hàng của nhà du hành Burton, mà cũng không phải là thuyền trưởng Burton. - John Mangles trả lời.

- À...à... - Người lạ mặt kéo dài giọng. - Vậy nghĩa là tôi đang nói chuyện với ngài Burdness, trợ lý của thuyền trưởng Burton ?

- Ngài Burdness nào? - John Mangles hỏi lại.

Anh đã bắt đầu đoán được chuyện gì xảy ra, chỉ có điều chưa thể rõ người đứng trước mặt anh là ai: một người điên hay là một người quái gở nào?

Chàng thuyền trưởng trẻ định xác minh ngay điều ấy mà không cần phải nói loanh quanh, nhưng trên boong tàu đã xuất hiện huân tước Glenarvan, vợ ông và cô Mary.

Trông thấy họ, người lạ mặt kêu lên:

- A, hành khách, hành khách! Tuyệt quá! Tôi hy vọng rằng, thưa ngài Burdness, ngài hãy vui lòng giới thiệu tô...

Nhưng ngay tức khắc, chẳng cần John Mangles làm môi giới, ông ta tự nhiên bước lên phía trước.

- Thưa cô... - ông ta nói với Mary, thưa bà... ông ta nói với Helena; thưa ông... ông ta quay về phía huân tước nói thêm.

- Huân tước Glenarvan đó. - John Mangles giới thiệu...

- Thưa ngài huân tước, - người lạ mặt nói tiếp, - xin ngài tha lỗi cho tôi về chuyện đã mạn phép đến trình diện trước ngài. Nhưng ở trên biển, tôi cảm thấy rằng có thể bỏ qua phần nào nghi thức xã giao. Tôi hy vọng chúng ta sẽ nhanh chóng làm quen với nhau và được đi cùng với quý cô, quý bà đây, thì cuộc du hành của chúng ta trên tàu "Scotland" sẽ vừa thân thiết, lại vừa thú vị.

Cả huân tước phu nhân, lẫn cô Mary đều không biết đối đáp ra sao. Họ không thể hiểu nổi người lạ mặt này đã làm cách nào lên được boong tàu "Duncan"

- Thưa ông, - huân tước quay về phía người lạ mặt, - tôi đang được hân hạnh tiếp chuyện với ai đây?

- Với Jacques Eliacin Francois Marie Paganel, thư ký Hội Địa lý Paris, viện sĩ thông tấn các Hội Địa lý Berlin, Bombay, Darmstadt, Leipzig, London, Peterbourg, Vienne, New York, đồng thời là hội viên danh dự của Viện Địa lý và dân tộc hoàng gia miền đông Ấn Độ. Ông đang thấy trước mắt mình một người đã hai mươi năm nghiên cứu địa lý mà không hề bước khỏi phòng làm việc, cuối cùng, đã quyết định chuyển sang nghiên cứu bằng thực tế và giờ đây đang đi Ấn Độ để liên kết các công trình nghiên cứu của các nhà du hành vĩ đại thành một mối thống nhất

Chương 7

JACQUES PAGANEL TỪ ĐÂU ĐẾN VÀ ĐI ĐÂU?

Rõ ràng ông thư ký của Hội Địa lý là một người có sức hấp dẫn, vì tất cả những điều ấy đã được ông nói ra một cách hết sức tự nhiên. Vả lại, bây giờ huân tước đã biết rất rõ ông đang có quan hệ với ai: tên tuổi và công lao của Jacques Paganel đã quá quen thuộc đối với ông. Những tác phẩm của ông ta về địa lý, những báo cáo về các phát hiện mới nhất in trong các tập san của Hội, việc trao đổi thư từ của ông với hầu như khắp thế giới - tất cả những điều đó đã làm cho Paganel trở thành một trong những nhà bác học nổi tiếng nhất nước Pháp. Do đó, Glenarvan đã nồng nhiệt chìa tay ra cho người khách bất ngờ bắt.

- Bây giờ chúng ta đã quen biết nhau rồi, - huân tước nói, - thưa ngài Paganel. Ngài cho phép tôi hỏi ngài một câu được chứ?

- Hai mươi câu cũng được, thưa huân tước, - Jacques Paganel đáp, tôi luôn luôn sẵn sàng nói chuyện với ngài.

- Ngài đã lên tàu này buổi tối ngày hôm kia?'

- Vâng, thưa huân tước, tám giờ tối ngày hôm kia. Tôi đã từ tàu hoả nhảy xuống ga, và từ ga bổ lên tàu "Scotland" mà từ Paris tôi đã đặt mua vé phòng số sáu. Hôm ấy trời tối thui. Tôi không gặp ai trên boong tàu cả. Vì mệt mỏi sau ba mươi tiếng đồng hồ đi đường, biết rằng để khỏi bị say sóng, tốt nhất là lên tàu đi nằm ngay, nên tôi đã ngủ li bì suốt ba mươi sáu tiếng đồng hồ qua!

Bây giờ thì mọi người đã hiểu Jacques Paganel xuất hiện trên tàu này như thế nào. Nhà du hành người Pháp đã lên nhầm tàu "Duncan" trong lúc mọi người đi lễ ở nhà thờ. Thế là mọi chuyện đã rõ ràng. Nhưng nhà bác học địa lý sẽ nói sao đây, sau khi được biết tên và hướng đi của con tàu mà ông đã lên nhầm?

- Vậy là, thưa ngài Paganel, ngài đã chọn Calcuta làm đích cho cuộc thám hiểm của ngài phải không? - Huân tước hỏi.

- Vâng, thưa huân tước. Suốt đời mình tôi ấp ủ ước mơ được thấy Ấn Độ. Và cuối cùng ước mơ tha thiết của tôi đang được thực hiện. Tôi sắp đặt chân lên xứ sở của voi.

- Nghĩa là, thưa ngài Paganel, ngài không thể chấp nhận được việc đáng lẽ đi đến một nước này, mà lại buộc phải đến một nước khác, phải không?

- Đúng thế, thưa huân tước, không những không thể được, mà thậm chí rất khó chịu là khác, bởi vì tôi có thư giới thiệu đến gặp huân tước Sommerset, toàn quyền tại Ấn Độ, hơn nữa, tôi được Hội Địa lý giao phó nhiệm vụ cần phải thực hiện.

- À, ngài có công vụ?

- Vâng, tôi được giao nhiệm vụ thực hiện một chuyến du hành bổ ích và thú vị. Kế hoạch cuộc du hành đã được nhà bác học là bạn và đồng nghiệp của tôi, ngài Vivien de Saint Martin khởi thảo. Theo kế hoạch đó, tôi phải lần theo dấu tích của anh em Schlagin-Weit, đại tá Waugh de Webb, Hodgson, các nhà truyền giáo Hue và Gabet, de Moorcroft, de Jules Remy và nhiều nhà du hành nổi tiếng khác. Tôi muốn đạt được điều mà chẳng may nhà truyền giáo Crick đã không thực hiện được vào năm 1846, tức là khảo cứu dòng chảy của sông Yarou-Dzagbo-Tchou(1), bắt nguồn từ Bắc dãy Himalaya, tưới mát cho Tây Tạng trên suốt chiều dài 1.500 kilometre. Tôi muốn cuối cùng phải làm sáng tỏ một điều: con sông ấy có hoà cùng dòng sông Brahmapoutre ở phía Đông Bắc tỉnh Assam không? Chỉ cần người nào giải được câu hỏi quan trọng nhất ấy đối với khoa địa lý của Ấn Độ, người đó tất nhiên sẽ được thưởng mề đay vàng.

Paganel là một người đáng khâm phục. Ông ta nói với sự hăng say đặc biệt, cứ thế tuôn ra theo trí tưởng tượng, không gì có thể ngăn được ông ta nói, cũng giống như không gì có thể cản được dòng thác.

- Thưa ngài Jacque - huân tước lên tiếng, khi nhà bác học trứ danh nghỉ lấy hơi. - Khỏi phải tranh cãi, đó là một cuộc du hành tuyệt vời, và khoa học sẽ biết ơn ngài về cuộc hành trình ấy. Nhưng tôi không muốn để ngài bị lạc xa hơn, vì vậy thấy cần phải nói ngay rằng trong thời gian trước mắt có lẽ ngài đành phải từ bỏ thú vui đến thăm Ấn Độ.

- Từ bỏ ư? Vì sao?

- Tại vì, ngài đang đi về hướng ngược hẳn với bán đảo Ấn Độ.

- Sao lại thế, thưa ngài thuyền trưởng Burton...?

- Tôi không phải thuyền trưởng Burton.- John Mangles lên tiếng.

- Nhưng, "Scotland"...

- Đây là tàu, nhưng không phải tàu "Scotland"!

Nỗi kinh ngạc của P không sao tả xiết. Ông lần lượt nhìn huân tước Glenarvan lúc ấy vẫn giữ vẻ trịnh trọng, huân tước phu nhân Helena và cô Mary, nét mặt hiện rõ vẻ buồn rầu và sự thông cảm. John Mangles mỉm cười, thiếu tá điềm đạm. Rồi nhà bác học nhún vai, kéo xệ mục kỉnh trên trán xuống mũi, kêu lên:

- Sao lại có chuyện đùa thế này!?

Nhưng, đúng lúc ấy, mắt ông đã dừng lại nơi tay lái và ông đã đọc được dòng chữ đề: "Duncan" "Glasgow"

- "Duncan"! "Duncan"! - P thét lên trong nỗi thất vọng rồi sau đó xuống cầu thang, về thằng phòng mình.

Khi nhà bác học rủi ro biến mất, không ai trên tàu, trừ thiếu tá, có thể nhịn cười được. Cả các thuỷ thủ cũng cười rộ lên. Đi lạc hướng trên tàu hoả, cho dù ngồi nhầm tàu, đáng lẽ đi Edinbourg thì lại đi Dumbarton chẳng hạn, thì vẫn chưa đến nỗi nào, nhưng lên nhầm tàu thuỷ đi Chili trong khi định đi Ấn Độ thì đó là một điều quá ư đãng trí!

- Tuy nhiên, trường hợp ấy đối với Jacques không làm tôi ngạc nhiên, - huân tước Glenarvan nhận xét. - Ông ta vẫn nổi tiếng với những điều rủi ro như vậy đấy. Có lần ông đã cho in một tấm bản đồ châu Mỹ tuyệt diệu, trong đó khéo léo vẽ cả nước Nhật Bản. Nhưng tất cả điều đó không ngăn cản ông trở thành nhà bác học xuất sắc và là một trong những nhà địa lý giỏi nhất nước Pháp.

Vừa lúc ấy, Paganel, sau khi biết chắc hành lý của mình còn nguyên vẹn trên tàu, lại trèo lên boong. Buồn rầu và xấu hổ, ông cứ lẩm bẩm hoài cái từ bất hạnh: "Duncan", "Duncan". Những từ khác ông không tìm ra. Ông cứ đi lui, đi tới, ngắm nhìn các cột buồm trên tàu và chân trời biển cả lặng êm. Cuối cùng, ông lại đến gặp huân tước Glenarvan.

- Thế tàu "Duncan" này đi đâu? - Ông hỏi.

- Đi châu Mỹ, thưa ngài P.

- Cụ thể là đi đâu?

- Đi Chili! Đi Chili! - Nhà bác học rủi ro kêu lên. - còn cuộc thám hiểm của tôi lại đi Ấn Độ... Bây giờ làm sao tôi có thể đến dự cuộc hội nghị của Hội Địa lý được?

- Đừng thất vọng, thưa ngài Paganel, - Glenarvan bắt đầu an ủi ông. Tất cả những chuyện ấy đều có thể kết thúc đối với ngài mà không phí mất bao nhiêu thời gian đâu. Còn con sông Yarou Dzango Tchou vẫn sẽ đợi ngài ở vùng núi Tây Tạng. Chúng ta sắp ghé lại đảo Madere và đến đó ngài sẽ chuyển tàu trở lại châu Âu.

- Cảm ơn ngài huân tước, có nhẽ đàng thế vậy. Nhưng phải nói rằng, cuộc phiêu lưu thật kỳ diệu! Chuyện tương tự như thế này chỉ có thể xảy ra đối với tôi mà thôi. Nhưng còn chiếc vé phòng tôi đã đặt mua trên tàu "Scotland"!

- Thôi, về chiếc tàu "Scotland" tốt hơn hết ngài hãy quên đi.

- Nhưng, tôi cảm thấy rằng, - Paganel lại nói tiếp, mắt nhìn quanh tàu, - "Duncan" là một chiếc tàu buồm để dạo chơi.

- Vâng, thưa ngài, - John Mangles lên tiếng, - nó thuộc về ngài huân tước Glenarvan đây...

- ... và ông ta mong ngài hãy đáp lại lòng mến khách của ông ta một cách tự nhiên. - Glenarvan nói tiếp lời của John Mangles.

- Tôi vô cùng cảm ơn ngài huân tước, - Paganel đáp, - Tôi xúc động sâu sắc trước tấm lòng thịnh tình của ngài. Nhưng ngài cho phép tôi được nói lên điều suy nghĩ đơn giản của mình như sau: Ấn Độ là một đất nước tuyệt diệu, đầy những bất ngờ kỳ lạ đối với khách du lịch. Có lẽ quý bà, quý cô chưa đến đó... Chỉ cần người lái tàu ngoặt tay lái là "Duncan" sẽ chạy theo hướng Calcutta cũng dễ dàng như đi Concepcion, mà cuộc hành trình lại vui thú biết bao.

Nhưng, trong thấy Glenarvan lắc đầu không đồng ý, Paganel im ngay.

- Thưa ngài Paganel, - huân tước phu nhân Helena nói, - nếu đây là một chuyến đi du hí thì tôi sẽ không ngần ngại trả lời ngài ngay rằng: "Nào, tất cả chúng ta sẽ cùng nhau đi Ấn Độ" và tôi tin rằng huân tước Glenarvan cũng sẽ không phản đối. Nhưng vấn đề là "Duncan" cần đi châu Mỹ để tìm cứu những người bị nạn ở vùng bờ biển Patagonia, đưa họ về nước, vì vậy nó không thể từ bỏ mục đích nhân đạo như thế.

Mấy phút sau, nhà du hành người Pháp đã hiểu cặn kẽ sự việc. Ông không nén nổi hồi hộp khi nghe nói về việc tìm thấy lá thư trong chai, về thuyền trưởng Grant và lời đề nghị đầy lòng độ lượng của huân tước phu nhân Helena.

- Thưa quý bà, - nhà bác học nói với Helena, - cho phép tôi được bày tỏ lòng khâm phục vô hạn đối với hành vi cao cả của bà. Xin bà cứ cho tàu tiếp tục cuộc hành trình của nó. Tôi không thể tha thứ cho mình nếu làm tàu chậm trễ dù chỉ một ngày.

- Vậy ngài có muốn đi cùng với đoàn thám hiểm chúng tôi không? - huân tước phu nhân hỏi.

- Không thể như vậy được, tôi phải hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tôi sẽ rời tàu ngay ở bến đỗ đầu tiên.

- Nghĩa là ở Madere, - John Mangles nhận xét.

- Cứ cho là ở Madere. Từ đó tôi chỉ có cách Lisbone cả thảy một trăm tám mươi hải lý và sẽ đợi chuyển sang tàu khác.

- Biết làm sao được, thưa ngài Paganel, - Glenarvan nói, - đành phải thế vậy. Còn về tôi, tôi hân hạnh có dịp được tiếp ngài ở thăm vài ngày trên tàu của chúng tôi, hy vọng rằng ngài sẽ không cảm thấy buồn tẻ quá khi sống với chúng tôi.

- Ồ, - nhà bác học kêu lên, - thưa huân tước, nhầm tàu một cách thuận lợi thế này còn là may mắn lắm ! Hơn nữa, không thể không công nhận rằng, một người định đi Ấn Độ mà lại nhầm tàu đi châu Mỹ, thì quả là nực cười quá đỗi.

Tuy còn buồn, nhưng Paganel đã buộc lòng phải chấp nhận sự chậm trễ mà ông không thể cưỡng lại được. Ông ta là một người rất đáng yêu, vui tính, tất nhiên hơi đãng trí, và đã làm cho quý bà, quý cô luôn luôn hài lòng. Paganel làm quen với mọi người chưa đầy một ngày. Nhưng ông đã yêu cầu được xem bức thư quan trọng và đã nghiên cứu bức thư khá kỹ lưỡng. Lời giải thích của bức thư không gây cho ông sự nghi ngờ nào cả. Ông tỏ rõ thiện cảm đối với Mary Grant và cậu em trai của cô và cố gắng khêu gợi cho chúng niềm hy vọng chắc chắn sẽ gặp cha. Ông vững tin một cuộc thám hiểm của tàu "Duncan" sẽ thành công, nhìn nhận mọi việc hết sức lạc quan, khiến cô Mary nghe ông nói đã mỉm cười. Quả thật, nếu không phải thực hiện nhiệm vụ của Hội Địa lý thì ông cũng lao vào cuộc tìm kiếm thuyền trưởng Grant.

Khi được biết huân tước phu nhân Helena là con gái của nhà du hành nổi tiếng William Tuffnel, ông đã reo lên phấn khởi. Ông biết cha của Helena. Đó là một nhà bác học thật là dũng cảm. Khi William Tuffnel trở thành viện sĩ thông tấn của Hội Địa lý Paris, họ đã trao đổi với nhau biết bao nhiêu thư từ! Và chính ông, Paganel, đã cùng với ngài Malte Brun giới thiệu Tuffnel vào Hội!... Cuộc gặp gỡ mới kỳ diệu làm sao! Thật là sung sướng khi được cùng đi du lịch với con gái của William Tuffnel.

Cuối cùng, nhà địa lý đã yêu cầu huân tước phu nhân Helena cho phép ông được hôn nàng. Và huân tước Glenarvan đã đồng ý, mặc dù, có thể điều đó không được "improper" cho lắm... Mọi người đã cố gắng thuyết phục nhà địa lý tham gia cuộc thám hiểm. Huân tước phu nhân Helena nói:

- Thưa ngài Paganel, xin ngài hãy nhân danh nước Pháp chia sẻ với xứ sở Scotland niềm vinh dự tham gia cuộc thám hiểm này

- Vâng, tất nhiên rồi!

- Nhà địa lý rất cần cho cuộc thám hiểm của chúng tôi. Có gì đẹp bằng đem khoa học phục vụ con người.

- Vâng, tất nhiên rồi!

- Xin ngài hãy tin tôi.

- Các bạn của tôi, các bạn muốn biết tôi đang nghĩ gì phải không? Paganel hỏi. Các bạn rất muốn tôi ở lại đây, đúng không?

- Chính ngài, Paganel ạ, ngài cũng hết sức muốn ở lại, - Glenarvan đối đáp.

- Muốn lắm chứ! - Nhà bác học kêu lên. - Nhưng tôi sợ quấy rầy các bạn thôi.

Mọi người trên tàu đều lấy làm phấn khởi khi hay tin về quyết định của Paganel. Chú bé Robert hứng chí đến mức nhảy bổ đến ôm lấy cổ nhà bác học, khiến ngài thư ký đáng kính của Hội Địa lý suýt té nhào.

- Thằng bé lanh lợi dữ! - P nói. - Tôi sẽ dạy chú ta học địa lý.

Bởi vì John Mangles đã đảm nhận dạy Robert nghề đi biển, Glenarvan dạy chú trở thành người dũng cảm, thiếu tá dạy chú làm người điềm đạm, huân tước phu nhân Helena dạy chú trở thành con người nhân hậu và độ lượng, còn Mary Grant thì dạy em biết ơn tất cả những người thầy như vậy, nên nhất định là Grant con phải trở thành một người hoàn hảo.

"Duncan" sau khi nhanh chóng ăn than ở một cảng nhỏ đã rời ngay khỏi nơi buồn tẻ này. Nó đi chếch về hướng tây và sa vào dòng hải lưu chạy ven bờ biển Bresil, nhưng mồng 7 tháng chín, đúng lúc gió bắc thổi mạnh, nó đã băng qua đường xích đạo và đến Nam bán cầu.

Mọi việc diễn ra tốt đẹp. Ai nấy đều tin tưởng cuộc thám hiểm thành công. Dường như mỗi ngày triển vọng tìm thấy thuyền trưởng Grant càng tăng thêm. Có lẽ chính thuyền trưởng tàu "Duncan" là người tin tưởng hơn ai hết vào sự thành công ấy. Vả chăng niềm tin của chàng chủ yếu bắt nguồn từ lòng thiết tha mong muốn cho cô Mary được an ủi và hạnh phúc. John Mangles đã dành cho cô gái ấy những tình cảm đặc biệt mà chàng giấu không khéo nên mọi người trên tàu "Duncan", trừ Mary và bản thân chàng, ai cũng nhận thấy cả. Còn về nhà bác học địa lý thì chắc chắn ông là người hạnh phúc nhất ở Nam bán cầu này. Suốt mấy ngày ròng, ông nghiên cứu bản đồ địa lý trải trên bàn trong căn phòng chung. Việc đó cản trở Olbinett bày bàn ăn, nên ngày nào giữa nhà địa lý và anh chàng đầu bếp cũng xảy ra cãi lộn. Nhưng, phải nói thêm rằng, trong những cuộc cãi lộn ấy, mọi người đi tàu đều đứng về phía Paganel, ngoại trừ thiếu tá - một người thờ ơ với môn địa lý, nhất là trong giờ ăn trưa. Ngoài ra, Paganel đã lục được ở chỗ phó thuyền trưởng cả một chồng sách lẻ tẻ, trong đó có cả những sách bằng tiếng Tây Ban Nha, nên ông đã quyết định học tiếng của Servantes, là thứ tiếng phải nói rằng trên tàu không ai biết cả. Biết được tiếng đó, nhà địa lý sẽ đỡ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu vùng duyên hải Chili. Dựa vào những khả năng về ngôn ngữ của mình, Paganel hy vọng khi đến Concepcion ông sẽ nói thạo tiếng Tây Ban Nha. Thế là ông sốt sắng lao vào học và luôn mồm lẩm nhẩm những từ mới.

Lúc rảnh, ông còn khéo léo thu xếp dạy Robert học: kể cho chú nghe về mảnh đất mà "Duncan" đang nhang chóng tiến đến gần...

Chương 8

VĨ TUYẾN BA MƯƠI BẢY

Một tuần sau khi đi vòng quanh dãy núi Pilares, Duncan mở hết tốc lực chạy vào vịnh Talcahuano - một cửa biển tuyệt vời dài 12 hải lý và rộng 9 hải lý. Thời tiết rất tốt. Ở vùng này từ tháng mười một đến tháng ba, trời không gợn một bóng mây, dọc hai bên bờ lúc nào cũng hay hẩy gió nam. Theo lệnh của huân tước Glenarvanarvan, John Mangles cho tàu chạy ven bờ quần đảo Chiloe và những đảo khác thuộc vùng châu Mỹ này. Tại đây, bất kỳ một mảnh tàu vỡ nào, một cột buồm gãy nào, một miếng gỗ nào do bàn tay con người làm ra cũng đều có thể gợi ý cho "Duncan" lần theo dấu vết tai nạn của "Britania". Nhưng, không hề thấy cái gì như thế cả. Con tàu tiếp tục cuộc hành trình và cuối cùng, sau bốn mươi hai ngày rời bến nước Fort-Of-Clyde mù sương, nó đã thả neo ở cảng Talcahuano.

Ngay tức khắc, Glenarvanarvan cho hạ thuỷ chiếc xuồng, rồi ngồi vào đó cùng Paganel. Chẳng mấy chốc hai người đã vào đến đập chắn sóng ghép bằng những cây gỗ. Nhà bác học địa lý muốn thực tập ít vốn tiếng Tây Ban Nha mà ông đã miệt mài nghiên cứu trong những ngày đi trên tàu "Duncan". Nhưng ông vô cùng ngạc nhiên, thổ dân không hiểu ông nói gì cả.

- Có lẽ tôi phát âm dỡ quá. - ông nói.

- Ta đi đến sở hải quan. - Glenarvanarvan quyết định.

Ở sở hải quan, bằng một vài lời tiếng Anh và điệu bộ ra hiệu, người ta giải thích cho ông hiểu rằng viên lãnh sự Anh đang ở Concepcion, cách đây một giờ đi xe. Glenarvanarvan đã dễ dàng tìm được hai con ngựa cưỡi loại tốt và chẳng mấy chốc họ đã vào đến thành phố lớn ấy…

Nhưng, thành phố tráng lệ ngày xưa bây giờ đã suy sụp quá đổi. Nó đã bị người da đỏ đột nhập, bị cháy năm 1819, còn nguyên những bức tường ám khói, hoang tàn, đổ nát. Cả thành phố ngày nay còn chưa đầy tám ngàn dân, thua cả thành phố Talcahuano bên cạnh. Dân cư của Concepcion lười biếng đến mức để các đường phố cỏ mọc um tùm y như đồng hoang vậy. Trong thành phố không có buôn bán, không có hoạt động gì. Concepcion xưa kia từng là thành phố của đàn ông, bây giờ trở thành một làng của phụ nữ và trẻ con.

Glenarvanarvan tỏ ra không thích đi sâu vào những nguyên nhân của sự suy sụp ấy, mặc dù Paganel cứ cố nói. Ngài huân tước tranh thủ từng phút để đến gặp viên lãnh sự vương quốc Anh D.R. Bentock. Ông ta tiếp huân tước rất trọng thể, và sau khi biết chuyện thuyền trưởng Grant, ông ta đồng ý tiến hành việc thăm dò dấu tích của thuyền trưởng trên toàn bộ vùng duyên hải.

Viên lãnh sự Bentock không biết gì về chiếc tàu ba cột buồm "Britania" bị mất tích ở vĩ tuyến ba mươi bảy, vùng duyên hải Chili hoặc Ararucanie. Không có tin tức gì tương tự vậy được chuyển đến ông ta, cũng như những đồng nghiệp của ông - các lãnh sự nước khác. Tuy nhiên, điều đó không làm Glenarvan thất vọng. Ngài huân tước trở lại Talcahuano. Ông không tiếc sức, tiếc tiền cho người đi thăm dò khắp vùng duyên hải. Thật là uổng công, những cuộc dò hỏi cặn kẻ dân vùng biển đã không đem lại kết quả gì. Điều đó chứng tỏ "Britania" sau khi bị tai nạn đã không để lại dấu tích nào.

Glenarvan thông báo cho mọi người cùng đi biết những cuộc dò hỏi của ông không có kết quả. Mary Grant và em trai cô không giấu được nỗi đau khổ. Đã sáu ngày trôi qua kể từ khi "Duncan" đến Talcahuano. Các hành khách tụ họp đông đủ ở phòng chung. Huân tước phu nhân Helena đã cố gắng an ủi những đứa con của thuyền trưởng Grant, tất nhiên không phải bằng lời nói, mà là bằng sự âu yếm. Jacques Paganel lại bắt tay nghiên cứu bức thư: ông hết sức chú ý xem xét nó, dường như muốn moi ở đó ra một điều gì mới mẻ. Nhà địa lý xem bức thư đã hàng tiếng đồng hồ, bỗng Glenarvan quay sang hỏi ông:

- Paganel! Tôi trông cậy vào sự sáng suốt của ngài. Lời giải nghĩa của ngài về bức thư liệu có bị sai không? Những lời ngài bổ sung liệu có hợp lý không?

Paganel không trả lời gì cả. Ông đang suy nghĩ.

- Có lẽ chúng ta đã xác định không đúng nơi xảy ra tai nạn chăng? - Glenarvan nói tiếp. - Đến người tối dạ nhất cũng biết xứ "Pagonie" ấy, chẳng lẽ lại sai?

Paganel tiếp tục im lặng.

- Cuối cùng, từ "người da đỏ" chẳng đã chứng tỏ chúng ta hiểu đúng sao?

- Dĩ nhiên, - Mac Nabbs hưởng ứng.

- Mà nếu vậy thì đúng là các nạn nhân đắm tàu đã gặp nguy cơ bị người da đỏ bắt trong giờ phút họ viết những dòng chữ này?

- Tôi xin ngắt lời ngài ở đây, thưa ngài Glenarvan thân mến, - cuối cùng, Paganel lên tiếng, - Nếu những kết luận đầu của ngài là đúng, thì kết luận sau dẫu thế nào tôi cũng thấy là không đúng.

- Ngài muốn nói sao? - Huân tước phu nhân Helena hỏi.

Mọi con mắt đều đổ dồn về phía nhà địa lý.

- Tôi muốn nói rằng thuyền trưởng Grant hiện đã bị người da đỏ bắt giữ, - Paganel nói rành rọt từng tiếng. - Và xin nói thêm là bức thư không để lại sự nghi ngờ nào về điều ấy cả.

- Xin ông Paganel hãy giải thích giùm cho ạ, - cô Grant yêu cầu.

- Không có gì dễ hiểu hơn, cô Mary thân mến: thay vì đọc là "họ sẽ bị bắt", cần phải đọc là "họ đã bị bắt" và khi đó mọi điều sẽ rõ ràng cả.

- Nhưng không thể thế được! - Glenarvan kêu lên.

- Không thể? Nhưng tại sao, ông bạn kính mến của tôi? - Paganel mỉm cười hỏi.

- Tại vì cái chai chỉ có thể được bỏ xuống biển khi con tàu bị va phải đá ngầm. Từ đó đi đến kết luận rằng những vĩ độ và kinh độ viết trong thư chỉ nơi bị nạn.

- Điều đó chưa được minh chứng! - Paganel bác lại một cách linh hoạt. - Tại sao những người bị nạn lại không thể có ý định dùng cái chai này để báo tin cho mọi người biết rằng họ đã bị những người da đỏ bắt đưa sâu vào trong đất liền và hiện giờ họ đang ở đâu.

- Vì một lý do đơn giản thôi, ngài Paganel thân mến. Muốn bỏ chai xuống biển dẫu sao cũng phải ở biển mới bỏ được chứ!

- Hoặc nếu không ở biển thì ở sông chảy ra biển cũng được chứ sao?

Mọi người ngạc nhiên im lặng trước câu trả lời bất ngờ, nhưng hoàn toàn có thể chấp nhận được ấy. Qua những cặp mắt sáng ngời của họ, Paganel hiểu rằng trong tim mỗi con người ấy lại ấm lên niềm hy vọng.

Huân tước phu nhân Helena là người đầu tiên lên tiếng phá tan sự im lặng:

- Thật là một ý nghĩ hay!

- Thật là một ý nghĩ hay biết bao! - Nhà địa lý hồn nhiên nói thêm vào.

- Vậy ngài cho rằng... - Glenarvan lên tiếng.

- Tôi cho rằng cần phải tìm ra nơi vĩ tuyến 37 cắt ngang qua châu Mỹ, rồi lần tHelenao đó, không được chệch tới nửa độ, đi đến nơi vĩ tuyến ấy băng ra Đại Tây Dương. Đi theo tuyến đường này chúng ta có thể tìm được những người bị nạn của tàu "Britania".

- Hy vọng mỏng manh lắm. - thiếu tá nhận xét.

- Dẫu mỏng manh cũng không nên coi thường, - Paganel nhắc lại. - Nếu giả định của tôi đúng và cái chai đã được một dòng sông cuốn trôi từ đất liền ra biển, thì chúng ta nhất định sẽ lần ra dấu tích của những người bị bắt. Các bạn của tôi, hãy nhìn lên bản đồ của nước này, tôi sẽ chứng minh đầy đủ và rõ ràng cho các bạn thấy.

Paganel vừa nói vừa trải lên tấm bản đồ Chili và các tỉnh của nước Argentina.

- Các bạn hãy nhìn đây, - ông ta nhắc lại, - và hãy theo tôi đi thăm châu Mỹ. Chúng ta băng qua dải đất hẹp Chili, trèo qua dãy núi Andes, đi xuống các thảo nguyên vùng Nam Mỹ. Ở vùng này đâu có ít sông ngòi? Trái lại, đây là sông Rio Negro, đây là sông Rio Colorado, đây là các chỉ lưu của chúng. Tất cả các sông ấy đều có thể dễ dàng cuốn một cái chai đựng thư trôi ra biển. Có thể là ở đấy, giữa một bộ lạc người da đỏ nào đó định cư trên bờ một trong những con sông ít ai biết đến ấy, trong một khe núi nào đấy, có những người mà tôi có quyền gọi là những người bạn của chúng ta đang mòn mỏi trong cảnh giam cầm và chờ đợi một cuộc giải thoát kỳ lạ. Chúng ta có thể nào phụ lòn gmong ước của họ không? Lẽ nào các bạn lại không đồng ý với tôi rằng chúng ta cần phải thường xuyên bám sát theo tuyến đường mà ngón tay tôi đang chỉ trên bản đồ đây? Nhưng, nếu như, với những giả định của tôi, lần này tôi lại sai lầm nữa, thì lẽ nào bổn phận lại không đòi hỏi chúng ta tiến bước theo vĩ tuyến 37 sao? Và, nếu cần phải như vậy để tìm được những người bị nạn, thì chúng ta cũng đi vòng quanh thế giới theo vĩ tuyến ấy chứ?

Những lời lẽ độ lượng và đầy nhiệt tình của Paganel đã gây ấn tượng sâu sắc đối với người nghe. Tất cả đều đứng dậy bắt tay ông.

- Vâng, cha cháu đang ở đó! - Robert kêu lên, mắt hau háu nhìn tấm bản đồ.

- Chúng ta sẽ tìm được cha cháu, dù cha cháu ở đâu, cháu trai của tôi ạ, - Glenarvan tuyên bố. - Quả thật, không có lời giải thích nào về nội dung bức thư lạ có lý như lời giải thích của ông bạn Paganel của chúng ta, vì vậy, không do dự gì nữa, cần phải đi theo con đường mà ông đã chỉ dẫn. Thuyền trưởng Grant có thể đã bị sa vào tay người da đỏ ở một bộ lạc lớn hoặc một bộ lạc nhỏ nào đó rồi. Trong trường hợp thứ hai chúng ta sẽ tự giải thoát cho ông. Còn trong trường hợp thứ nhất thì sau khi tìm hiểu tình hình của thuyền trưởng, chúng ta sẽ quay lại vùng bờ biển phía đông, lên tàu "Duncan" và đi đến Buenos-Aires. Tại đây, thiếu tá Mac Nabbs sẽ tổ chức lực lượng đi cứu.

- Đúng, đúng, thưa huân tước! John Mangles lên tiếng. - Tôi xin nói thêm rằng chặng đường vượt qua lục địa này an toàn thôi.

- An toàn và không vất vả đâu, - Paganel khẳng định. - Biết bao người đã từng vượt qua chặng đường ấy mà không có những điều kiện như chúng ta và không có mục đích vĩ đại như của chúng ta cổ vũ! Chẳng phải là Basilio Villarmo nào đó năm 1782 đã đi từ Antuco, vượt qua dãy núi Andes đó sao? Còn ông chánh án tỉnh Concepcion là Donde Luiz de la Cruz, năm 1806, chẳng đã đi 40 ngày từ Antuco, vượt qua dãy núi Andes đến Buenos-Aires, cũng lần theo vĩ tuyến 37 đó sao? Cuối cùng, ngài đại tá Garcia M Aleide Orbingy và bạn đồng nghiệp đáng kính của tôi là tiến sĩ Martin de Moussy, chẳng phải họ đã đi khắp chốn nơi đây và nhân danh khoa học đã hoàn thành được chính điều mà chúng ta đang hoàn thành nhân danh tình yêu con người đó sao!

- Thưa ông Paganel! Thưa ông Paganel! - Mary Grant kêu lên, giọng run run xúc động. - Biết lấy gì để cảm tạ ông về đức hy sinh cao cả khiến ông phải chịu đựng biết bao nỗi gian nguy!

- Gian nguy ư? - Paganel ngạc nhiên. - Ai đã nói ở đây hai tiếng "gian nguy" ấy nhỉ?

- Không phải cháu, - Robert lên tiếng

Đôi mắt chú bé ngời sáng và tràn đầy lòng quyết tâm.

- Thưa ngài Paganel, - huân tước phu nhân Helena nói với ông, - nghĩa là ngài cho rằng nếu những người bị nạn sa vào tay người da đỏ, thì họ được bảo mạng?

- Tôi có nói như thế không nhỉ, thưa bà? Nhưng những người da đỏ không phải là những người ăn thịt người đâu, tuyệt nhiên không!...

- Vậy là đã quyết định xong! - Glenarvan tuyên bố. - Cần phải lên đường và đi ngay lập tức. Đường ta đi như thế nào nhỉ?

- Không vất vả lắm và thoải mái thôi, - Paganel đáp.

- Ta hãy nhìn bản đồ xem, - thiếu tá đề nghị.

- Đây, Mac Nabbs thân mến! Chúng ta sẽ xuất phát từ điểm này trên bờ biển Chili, giữa mũi Rumena và vịnh Carnero, nơi vĩ tuyến 37 chạy sang châu Mỹ. Bỏ qua Araucania, ta sẽ đi theo đường núi Antuco, vượt qua dãy Cordillere. Sau đó, ta sẽ men các sườn núi thoai thoải đi xuống, băng qua Rio-Colorado và các vùng thảo nguyên, đến hồ Salina, đến sông Guamini, đến vùng Sierra TaPaganellquen. Tại đây có đường biên giới của tỉnh Buenos-Aires chạy qua. Sau đấy, chúng ta sẽ trèo lên dãy Sierra Tandil và tiếp tục những cuộc tìm kiếm cho đến núi Medano trên bờ biển Đại Tây Dương.

Paganel mô tả cuộc hành trình sắp tới thậm chí không cần phải nhìn vào những tấm bản đồ để trước mặt... Trình bày xong, ông nói:

- Như vậy là, các bạn của tôi ơi, con đường chúng ta đi khá thẳng. Một tháng sau, chúng ta sẽ đi hết chặng đường ấy và có mặt ở bờ biển phía đông, thậm chí đến sớm hơn cả "Duncan" nếu nó bị vướng gió tây trên đường đi.

- Có khi "Duncan" phải chạy giữa các núi Corientes và Xaint Antonie cũng nên? - John Mangles hỏi.

- Đúng thế.

- Vậy ngài đã dự tính thành phần đoàn thám hiểm của chúng ta như thế nào chưa? - Glenarvan hỏi.

- Thật gọn nhẹ. Bởi vì mục đích của chúng ta là tìm hiểu xem tình hình thuyền trưởng Grant ra sao? Chúng ta không có ý định nghênh chiến với những người da đỏ. Tôi nghĩ rằng huân tước Glenarvan sẽ đi. Huân tước đương nhiên là người cầm đầu đoàn của chúng ta, thiếu tá tất nhiên không chịu nhường ai vị trí của mình; người giúp việc trung thành của ngài là Jacques Paganel...

- Cả cháu nữa! - Grant con kêu lên.

- Robert! Robert! - Cô chị ngăn chú lại.

- Tại sao lại không được nhỉ? - Paganel phản đối. - Thanh niên trai trẻ cần tôi luyện trong các cuộc hành trình. Vậy là chúng ta bốn người và ba thuỷ thủ tàu "Duncan" nữa.

- Thế nào? - John Mangles hỏi Glenarvan, - huân tước không cho tôi đi ư?

- John thân mến, vì trên tàu của chúng ta còn có những hành khách nữ. Đó là của quý nhất trên đời đối với chúng ta. Còn ai có thể chăm sóc họ chu đáo hơn người thuyền trưởng trung thành của tàu "Duncan"?

- Vậy nghĩa là chúng tôi không được đi cùng với các ông.. - Huân tước phu nhân Helena nói. Mắt nàng mờ đi vì buồn rầu.

- Helena yêu quý, - Glenarvan đáp, chuyến đi này phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất, chúng ta tạm xa nhau, em ạ

- Vâng, người bạn đời của em, em hiểu anh, - Helena thốt lên. - Các ông đi nhé, xin nồng nhiệt chúc các ông thành công!

- Vả lại, đây không phải là một chuyến du lịch, - Paganel tuyên bố.

- Vậy thì là gì? - Helena hỏi.

- Chỉ là một chặng đường chuyển tiếp thôi. Chúng ta sẽ vượt qua chặng đường này như tất cả những người lương thiện đi trên trái đất, vừa đi vừa làm điều tốt lành tuỳ theo sức mình. Transire benefaciendo(1) - đấy là phương châm của chúng ta...

Mười bốn tháng Mười, đúng giờ quy định, mọi người đều đã sẵn sàng lên đường. Lúc tàu rời bến, các hành khách đã tụ họp trong phòng chung... "Duncan" nhổ neo, cánh chân vịt của nó khoả tung làn nước trong vắt ở vịnh Talcahuano. Glenarvan, Paganel, Mac Nabbs, Robert Grant và các thuỷ thủ được chọn đi cùng: Tom Austin, Wilson và Mulrady, được trang bị súng Carbine và súng colt, đã chuẩn bị rời tàu. Những người dẫn đường và những con la đang đợi họ ở cuối đập chắn sóng.

- Đến giờ rồi! - Cuối cùng, huân tước Glenarvan thốt lên.

- Thôi, anh đi nhé, hỡi người bạn đời của em! - Huân tước phu nhân Helena cố nén xúc động đáp lại.

Huân tước Glenarvan ghì chặt vợ vào ngực mình. Robert nhảy lên ôm lấy cổ chị.

- Còn bây giờ, các bạn thân mến, - Paganel kêu to. - Trong phút chia tay, chúng ta hãy bắt tay nhau thật chặt để làm sao cứ thấy nhớ hoài, nhớ đến tận khi gặp lại nhau trên bờ Đại Tây Dương!

Tất nhiên không thể nào như thế được. Vậy mà cũng đã có mấy người ôm nhau nồng thắm đến mức tưởng như đã có thể thực hiện được ngay điều mong muốn của nhà bác học đáng kính.

Tất cả những ai ở lại đều đã lên boong tàu, còn bảy người đi bộ cũng đã rời "Duncan". Lát sau, họ lên đến bờ.

- Chúc các ông đi đường may mắn và thành công, - từ trên boong tàu, huân tước phu nhân Helena nói với họ lần cuối cùng.

- Thẳng tiến! - John Mangles ra lệnh cho thợ máy.

- Lên đường! - Huân tước Glenarvan hô to, như để đáp lại thuyển trưởng.

Và, khi các kỵ sĩ của chúng ta lao đi trên bờ biển thì "Duncan" cũng mở hết tốc lực hướng ra biển khơi.

Chương 9

TRÊN ĐỘ CAO BA NGÀN SÁU TRĂM MÉT

Để chuẩn bị cho hành trình vượt qua Chili, Glenarvan lấy theo bốn người thổ dân dẫn đường: ba người đàn ông và một chú bé. Đứng đầu họ là một người Anh đã sống ở nước này trên hai mươi năm. Anh ta làm nghề cho những người du lịch thuê la và dẫn đường cho họ vượt qua núi Cordilliere. Sau khi qua khỏi núi, anh ta thường giao lại khách du lịch của mình cho người dẫn đường gốc Argentina rành đường lối đi lại trên các thảo nguyên Nam Mỹ...

Dưới quyền người dẫn đường có hai người phụ việc, tiếng địa phương gọi là "Peon" và chú bé mười hai tuổi... Các "Peon" dắt la thồ hàng của đoàn thám hiểm, còn chú bé thì dắt một con ngựa có đeo lục lạc. Ngựa đi trước, mười con la đi theo sau. Bảy người trong đoàn thám hiểm cưỡi bảy con la, còn người dẫn đường cưỡi con thứ tám. Hai con la còn lại chở nặng thức ăn đồ uống và những xúc vải dùng để "lấy lòng" các "Caxich"(1). Các "Peon" vẫn quen đi bộ như mọi khi...

Leo qua dãy núi Andes không phải là chuyện dễ. Muốn vượt được phải có những con la dai sức, thường người ta chọn giống Argentina. Giống vật tuyệt vời này đã rèn luyện được những bản tính mà thuỷ tổ của nó chưa hề có. Chúng ít đòi hỏi ăn, ngày uống nước một lần, dễ dàng đi được bốn mươi cây số trong tám tiếng thồ mười bốn Arobe(2) hàng một cách nhẹ nhàng.

Trên suốt chặng đường đi từ một đại dương này sang một đại dương khác không hề có một quán trọ nào. Thường những người đi đường phải ăn thịt sấy kho, cơm nêm tiêu và muông thú săn bắn được. Ở núi thì uống nước nguồn, còn ở đồng bằng thì uống nước sông.

Glenarvan là người du lịch từng trải, biết thích nghi với những phong tục địa phương. Ông mặc và cho những người cùng đi mặc quần áo Chili. Paganel và Robert phấn khởi không thể tả được khi chui đầu vào tấm puncho kiểu Chili - đó là một chiếc áo mưa rộng có lỗ thủng ở giữa, còn chân thì đi ủng làm bằng da ngựa.

Paganel đãng trí ba bốn lần suýt bị la đá mới cưỡi được lên lưng nó. Còn Robert thì tỏ ra có năng khiếu tuyệt vời về môn cưỡi la...

Chặng đường qua đất Chili cho đến nay, chưa xảy ra điều gì đáng kể. Nhưng bây giờ chắc chắn sẽ nảy sinh tất cả những trở ngại và nguy hiểm mà một cuộc hành trình vượt núi không thể tránh khỏi.

Con đường đi Antuco phải vượt qua sườn núi lửa ở vĩ độ 37o3' tức là cách tuyến đường chính gần nữa độ, trên độ cao một ngàn tám trăm mét. Họ theo con đường mòn nhỏ đi tới.

Glenarvan bám sát người dẫn đường từng bước... Bỗng đường đi bị một tảng đá dựng đứng chắn ngang. Người dẫn đường, sau khi soi tìm kỹ lưỡng lối đi khác không được, bèn nhảy xuống la. Glenarvan đi lại chỗ anh ta.

- Anh lạc rồi phải không? - Glenarvan hỏi.

- Không, thưa huân tước!

- Nhưng, chúng ta không đi đúng hướng Antuco phải không?

- Thưa, đi đúng. Nhưng đường bây giờ không đi được nữa: trận động đất mới đây làm nghẽn đường rồi. Nếu các ông thấy tiện thì chúng ta quay trở lại, tìm đường khác vượt qua dãy núi Andes.

- Đi vậy thì chậm mất bao lâu?

- Độ ba ngày/

Glenarvan suy nghĩ rồi quay lại hỏi những người cùng đi:

- Có lẽ ta cứ tìm cách đi tiếp chăng?

- Chúng tôi xin theo huân tước. - Tom Austin đáp.

- Chúng ta có thể đi một mình, không cần người dẫn đường cũng được, - Paganel nói. - Bởi vì qua bên kia núi là chúng ta lại đi đúng đường đến Antuco. Tôi bảo đảm dẫn các bạn đi con đường thẳng nhất đến chân núi Cordillere.

Glenarvan trả đầy đủ các khoản tiền cho những người dẫn đường và để họ cùng bầy la quay trở lại. Vũ khí, dụng cụ, lương thực được phân ra cho bảy người trong đoàn cùng mang. Mọi người đều nhất trí phải đi ngay. Và họ đã leo núi suốt ngày đêm. Lúc thì trèo lên các mõm đá hiểm trở, lúc thì nhảy qua các khe núi rộng và sâu. Họ lấy vai làm thang hoặc nắm tay nhau làm dây mà trèo. Những người thám hiểm dũng cảm giống như một gánh xiếc nhào lộn khéo léo. Glenarvan mắt không rời Robert, vì chú bé hăng hái nên không được thận trọng lắm. Paganel băng lên trước với tấm lòng nhiệt tình vốn có của người Pháp. Còn thiếu tá thì lại di chuyển một cách nhẹ nhàng trên sườn núi, không làm một động tác nào thừa.

Năm giờ sáng, khí áp kế cho hay đoàn thám hiểm đã đạt đến độ cao gần hai ngàn ba trăm mét. Họ đang ở nơi mà người ta gọi là bình sơn nguyên thứ sinh, không còn thấy lớp thực vật thân gỗ nữa. Tại đây có thể thấy các loài động vật mà bất kỳ người đi săn nào cũng rất mê. Nhưng những loài thú ấy biết tỏng như vậy, nên hễ thấy người từ đàng xa là chúng đã ba chân bốn cẳng chạy biến mất. Đó là những con lạc đà không bướu - loài động vật quý sống trên núi, có thể thích nghi ở cả những nơi mà đến loài la cũng không chịu nổi. Và đó là loài thỏ rừng, nhút nhát, nửa giống thỏ, nửa giống chuột, có bộ lông rất quý...

Mặc dù các nhà thám hiểm rất dũng cảm, nhưng sức khoẻ của họ bắt đầu đuối dần. Nhìn những người cùng đi đã kiệt sức, Glenarvan ân hận đã dẫn họ quá sâu vào núi.

Chú bé Robert cố cưỡng lại mỏi mệt, nhưng sức lực chú không còn được bao lâu nữa.

Đến ba giờ chiều, Glenarvan dừng lại.

- Phải nghỉ đã, - ông nói, biết rằng ngoài ông ra sẽ không có ai đề nghị như vậy cả.

- Nghỉ, nhưng nghỉ ở đâu bây giờ? - Paganel lên tiếng. - Bởi vì ở đây đâu có chỗ nào trú được?

- Nhưng, cần phải như vậy, ít nhất là cho Robert.

- Không ạ, thưa huân tước, cháu còn có thể đi được... - chú bé dũng cảm không chịu. - Xin các bác, các chú đừng có dừng lại...

- Chú bé của tôi ơi, mọi người sẽ cõng chú! - Paganel cắt ngang lời Robert. - Còn chúng ta thì dù thế nào cũng phải sang được sườn núi phía đông. Đến đó, có thể chúng ta sẽ tìm được chỗ trú. Tôi đề nghị các bạn gắng chịu đựng thêm 2 giờ nữa.

- Tất cả đồng ý vậy không? - Glenarvan hỏi.

- Đồng ý, - những người cùng đi đáp lại.

- Tôi đảm nhận việc cõng cháu bé, - Mulradi nói thêm.

Và đoàn người lại đi tiếp về phía đông. Cuộc leo núi khủng khiếp ấy kéo dài thêm hai giờ nữa. Họ quyết leo lên tận đỉnh núi. Không khí loãng làm cho những người thám hiểm thấy ngạt thở muốn ngả bệnh, lợi và răng chảy máu. Để tăng cường sự tuần hoàn của máu, họ phải thở gấp, mà như vậy thì mệt chẳng kém gì ánh tuyết làm chói mắt. Dù cho sức mạnh ý chí của những con người dũng cảm ấy to lớn đến đâu, họ cũng đã mệt lữ rồi. Chứng chóng mặt, tai hoa ở vùng núi cao ấy, làm cho họ không những mất thể lực mà cả tâm lực nữa. Không thể coi thường hậu quả của sự mệt mỏi quá mức như vậy: lúc người này, lúc người khác đã quỳ xuống, mà có đứng dậy thì cũng không thể đi nổi nữa. Phải lết hoặc bò. Rõ ràng là những người kiệt sức ấy sắp đến lúc hoàn toàn không thể tiếp tục cuộc leo núi kéo quá dài được.

Glenarvan kinh hãi nhìn cảnh tuyết trắng mênh mông làm cho vùng núi ảm đạm này lạnh cứng, nhìn cảnh hoàng hôn bao phủ những đỉnh núi hoang vu, tim ông đau xót, ông đã tưởng chung quanh không có nơi nào trú được, thì bỗng nhiên thiếu ta nói bằng một giọng bình tĩnh Có căn nhà kìa!

Chương 10

TRƯỢT TỪ TRÊN NÚI ANDES XUỐNG

Giá là một người nào khác ở trường hợp của Mac Nabbs thì anh ta có đi qua căn nhà ấy cả trăm lần cũng chẳng nhận ra nó được. Căn nhà bị tuyết phủ gần như không phân biệt gì với những tảng đá bên cạnh. Phải đào bới tuyết ra, Wilson và Mulradi mất nửa giờ lao động cật lực mới dọn được lối vào nhà và cả đội thám hiểm vội vàng chui vào trú chân.

Căn nhà do người da đỏ làm bằng "adohet" - gạch đất sét trộn rơm, đủ cho mười người ở rộng rãi...

Nhiệt kế chỉ âm mười độ. Glenarvan, Paganel và Wilson đi kiếm củi về nhóm lửa. Paganel mang theo khí áp kế. Ông thấy áp suất của cột thuỷ ngân tương ứng với độ cao ba ngàn năm trăm sáu mươi tám mét. Như vậy là dãy núi Andes này chỉ thấp hơn ngọn Mont-Blance chín trăm mười mét.

Mọi người đi ngủ. Riêng Glenarvan không chợp mắt được. Ông mơ màng hy vọng ngày mai sẽ cùng với những người bạn đường của ông có mặt dưới chân núi Andes. Ở đó, họ sẽ thực sự bắt đầu những cuộc tìm kiếm thuyền trưởng Grant và, biết đâu, họ sẽ nhanh chóng thành công. Ông mơ ước thuyền trưởng Grant và hai thuỷ thủ của ông ta sẽ được cứu thoát khỏi cảnh giam cầm khổ ải...

Chợt ông cảm thấy có tiếng ầm ầm khủng khiếp từ đàng xa vọng tới giống như tiếng sấm rền, nhưng không phải từ trên trời dội xuống. Có lẽ bão đang nổi lên đâu đó trên các sườn núi phía dưới. Glenarvan muốn biết rõ điều đó nên đã đi ra khỏi nhà.

Trăng lên. Không khí trong lành và yên tĩnh. Trên trời và dưới núi không vần một sợi mây. Đây đó loé lên ánh phản chiếu của núi lửa Antuco đang phun. Không có dông bão, không có sấm chớp. Hàng ngàn ngôi sao nhấp nháy trên trời. Vậy nhưng tiếng ầm ầm vẫn không ngớt. Dường như nó lại đang lan theo các dãy núi đến gần. Glenarvan quay vào nhà, lòng càng lo âu hơn... Ông vắt óc suy nghĩ xem đó là hiện tượng gì. Ông nhìn đồng hồ. Đã hai giờ sáng. Vì chưa thật tin rằng một cơn nguy biến nào đó đang thực sự ập tới, nên ông không đánh thức những người bạn của mình đang ngủ say mê mệt. Rồi chính ông cũng thiếp đi trong giấc ngủ nặng nề kéo dài mấy giờ liền.

Bỗng tiếng ầm ầm khủng khiếp dựng phắt ông dậy. Tiếng động đinh tai váng óc, tựa như những chiếc xe kéo pháo rầm rầm chạy qua cầu. Glenarvan cảm thấy đất đang hẫng đi dưới chân mình, căn nhà bị lay chuyển, tường bị rạn nứt ra.

- Báo động! - ông kêu lên.

Các nhà thám hiểm vừa thức giấc đã bị xô ngã lên nhau và cứ thế tụt xuống sườn núi dốc đứng. Trong ánh sáng ban mai, trước mặt họ hiện ra một cảnh tượng khủng khiếp. Hình dạng núi bị biến đổi: những đỉnh núi bị vặn gãy, những tảng đá lắc lư rồi biến mất như bị rơi tõm xuống hố. Nguyên một dãy núi dài hàng mấy dặm đã bị chuyển dịch trượt xuống đồng bằng. Hiện tượng này thường thấy ở vùng núi Andes.

- Động đất! - Paganel kêu lên.

Nhà địa lý đã không nhầm. Cả cao nguyên bị trượt xuống với tốc độ tàu tốc hành, tức là năm mươi ba dặm một giờ, cuốn theo cả bảy nhà thám hiểm. Họ bàng hoàng khiếp đảm, chỉ còn biết bám vào những đám rêu mọc chung quanh. Không thể làm sao níu lại được, thậm chí không kịp kêu lên nữa. Cũng chẳng thể nào nghe thấy tiếng của nhau nữa.

Tiếng ồn ào dưới lòng đất, tiếng ầm ầm của những tảng đá hoa cương và đá huyền vũ va đập vào nhau, những đám bụi tuyết bốc lên mịt mù làm cho họ không thể nào liên hệ được với nhau. Dãy núi trượt xuống lúc thì băng băng, lúc thì chao đảo y như con tàu tròng trành giữa biển khơi bão tố. Nó băng qua các vực thẳm cuốn phăng những cây cổ thụ và tựa như một lưỡi hái khổng lồ, nó xén ngang tất cả những mỏm đá nhô ra trên sườn núi.

Thậm chí khó mà tưởng tượng được hết sức phá hoại của khối đá nặng hàng tỷ tấn đang lao xuống dốc năm mươi độ!

Không ai xác định được tai nạn khủng khiếp ấy đã kéo dài bao lâu? Không ai có thể nói được các nhà thám hiểm còn sống đủ cả không?

Bỗng có một lực xô mạnh không thể tưởng tượng được đã tách họ ra khỏi hòn đảo đang trượt, và họ tụt xuống theo các bậc sườn núi cuối cùng. Cả cao nguyên với bảy người trên đó đã dừng lại đột ngột.

Suốt mấy phút đầu không ai nhúc nhích. Cuối cùng, có ai đó đã đứng dậy, đó là thiếu tá. Sau khi rũ bụi, dụi mắt, ông nhìn quanh. Những người cùng đi với ông nằm bất động bên nhau. Thiếu tá đếm đi đếm lại vẫn thiếu một người. Robert Grant mất đâu rồi không biết!?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: