TÂM LÝ HỌC - GIAI ĐOẠN CỦA NỖI ĐAU
Được tham khảo và đề xuất bởi nhà tâm lý học Elisabeth Kubler-Ross.
Được phát triển vào những năm 1960 bởi nhà tâm thần học người Mỹ gốc Thụy Sĩ Elisabeth Kubler-Ross, đường cong thay đổi dùng để chỉ ra cách các bệnh nhân mắc nan y đối phó với cái chết sắp xảy ra. Còn được gọi với các giai đoạn tang chế.
Những giai đoạn được nhà tâm thần học nghiên cứu sau dần được những nhà tâm lý học khác (thế hệ sau) nghiên cứu và phát triển thêm bổ sung cho công việc nghiên cứu về tâm lý con người không chỉ riêng việc mất mát của người thân vì bệnh tật.
Chuyên đề này là chuyên đề cơ bản dành cho bộ môn Tâm Lý Học được rất nhiều người nghiên cứu và thảo luận nhưng về nguồn gốc sâu xa của vấn đề việc con người đối mặt với nỗi buồn, trải qua nó rồi mới đến giai đoạn sức khoẻ tinh thần bị sa sút cần gặp bác sĩ tâm lý. Chính những vị bác sĩ Tâm Lý Học và chuyên viên tư vấn chỉ có thể hiểu, tiếp cận của bệnh nhân một cách thụ động qua lời kể của bệnh nhân hoặc những người xung quanh bệnh nhân rồi áp dụng như khoa học để có thể xoa dịu và chữa lành những nỗi đau đó chứ không thực sự thấu cảm được những nỗi đau đó ngay trong giai đoạn quan trọng nhất khi bệnh nhân cần đối mặt.
5 giai đoạn của nỗi đau - sự thay đổi nhận thức
Chối bỏ và cách ly
Giận dữ
Thương lượng
Suy thoái
Chấp nhận
Phân tích từng giai đoạn
1. Chối bỏ và cách ly - Denial
Khi mới tiếp nhận được sự việc được xảy ra bằng các cảm quan của cơ thể đặc biệt là bộ não bắt đầu xử lý thông tin được tiếp nhận. Chúng ta bắt đầu phủ nhận tin tức và thực tế là tê liệt với nó.
Trong giai đoạn này, ta thường tự hỏi cuộc sống sẽ diễn ra như thế nào sau đó. Sẽ có rất nhiều viễn cảnh của cuộc sống được chúng ta "phỏng đoán" theo hiện thực mà ta mới được tiếp nhận. Đây là một cách từ chối thông tin tiếp nhận một cách gián tiếp khi sự việc đã xảy ra. Sự từ chối giúp xoa dịu cảm giác đau buồn của bản thân.
Ở đây sẽ xuất hiện một nhân tố gọi là nước mắt cảm xúc. Trong giai đoạn này nước mắt ở đây không chỉ đơn giản là với tác dụng sinh học nhằm đẩy lùi vi khuẩn xâm hại, và bảo vệ giác mạc khỏi bị tổn thương. Có một lớp lipid, một tấm phim dầu bên ngoài, giữ cho bề mặt luôn trơn láng để cho con ngươi của mắt có thể nhìn xuyên qua, và ngăn các lớp bên ngoài bay hơi. Mà nước mắt còn chứa một lượng lớn các hormone stress, chẳng hạn như ACTH và enkephalin, endorphin và chất giảm đau tự nhiên. Trong trường hợp này, nước mắt cảm xúc trực tiếp làm con ngươi dịu lại, giúp xoa dịu cơ thể con người khi vừa tiếp nhận một thông tin mà bản thân từ chối tiếp nhận.
2. Giận dữ - Anger
Khi sự việc diễn ra gây ra sự đau buồn và phản ứng tự vệ theo bản năng con người thường sẽ chú ý đến chính bản thân mình sinh ra một loạt các cảm xúc bao gồm: giận dữ, uất ức, bất công, tủi thân, cảm xúc âm tính.
Những câu hỏi liên quan đến bản tính- bản chất quay quanh bản thân cũng được xuất hiện ở giai đoạn này:
"Tại sao như vậy?"
"Tại sao lại là tôi?"
"Tại sao tôi lại phải chịu như vậy?"
"Tại sao cuộc đời này lại bất công đến vậy?"
"..."
Mục đích của các câu hỏi nhằm đánh đổ hiện thực xảy ra không phải do bản thân chính họ tạo ra- đây không phải là lỗi của họ. Rất nhiều trường hợp nỗi đau buồn có tỉ lệ phần trăm xảy ra trực tiếp do chính thân chủ, nên những câu hỏi này thường sẽ xuất hiện nhằm vào một thế lực "thần thánh" nào đó khiến cho họ "vô cớ" bị đau khổ- chịu những nỗi đau này.
Sự tức giận khó được kiểm soát khi bản thân hướng tới những người, những vật xung quanh. Thường ở giai đoạn này ta sẽ thường tìm đến các chất kích thích, đồ có cồn nhằm đánh lạc hướng suy nghĩ của mình trong hoàn cảnh hiện tại. Cũng ở giai đoạn này có người chọn cách tức giận và trút lên đồ vật như đập phá, la hét, phẫn nộ, tự hành hạ bản thân- thân xác.
3. Thương lượng - Bargaining
Ở giai đoạn này ta dần dần đang cố gắng chấp nhận thực tế và những mất mát mà mình phải gánh chịu. Trong giai đoạn này, mong chờ sự can thiệp của "thần thánh" khiến cho mọi thứ có thể trở lại như ban đầu, khi sự việc khiến họ đau buồn chưa xảy ra.
Đó có thể là niềm hy vọng rằng toàn bộ mọi việc tồi tệ đang xảy ra là không có thật hoặc lời hứa - cam kết của bản thân sẽ thực hiện trong tương lai để đổi lấy lại sự việc như quá khứ. Cảm giác tội lỗi và hối hận bắt đầu xuất hiện và đôi khi ta tự trách bản thân. Cũng bắt đầu từ giai đoạn này người ta tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh với mục đích mong muốn có người "bênh" và đứng về phía mình.
4. Suy Thoái - Depression
Giai đoạn này sẽ như là một nốt trầm trong một chuỗi hành trình bạn vừa trải qua từ những khung bậc cảm xúc cơ bản nhất. Sẽ có tài liệu ghi rằng đây là giai đoạn trầm cảm, nhưng ta nên phân biệt rõ ràng giữa giai đoạn trầm cảm trong chuỗi hành trình cảm xúc của mình trải qua nỗi buồn đau và bệnh Trầm Cảm lâm sàng trong tâm lý học. Những cảm xúc cơ bản của giai đoạn này sẽ là:
Hối tiếc và buồn bã. Yên lặng và chỉ muốn ở một mình
Ở giai đoạn này thường sẽ dành lại thời gian để sắp xếp lại những suy nghĩ từ quá khứ- hiện tại- tương lại. Ta dần chấp nhận mọi việc của sự thật xảy ra đến với mình hơn. Trong giai đoạn này, người ta bắt đầu trải qua nỗi buồn ở mức độ sâu sắc nhất. Xuất hiện những suy nghĩ sầu não và u uất. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình đi qua nỗi buồn. Thời gian để có thể đi qua được giai đoạn này cũng là dài nhất. Ở giai đoạn này có thể trôi qua một cách dễ dàng nếu có người hỗ trợ đồng hành cùng.
5. Chấp nhận - Acceptance
Đây là giai đoạn cuối cùng của việc tiếp nhận nỗi đau một cách "trọn vẹn". Ở giai đoạn này ta đã, đang và sẽ chấp nhận với hiện thực rằng sự việc gây ra nỗi buồn của mình tồn tại trong nhận thức cũng như cuộc sống của bạn. Ở giai đoạn này sẽ vận dụng đầu óc của mình khá nhiều vào việc điều chỉnh lại nhịp sống hiện tại, cách giải quyết vấn đề, cách khắc phục vấn đề. Ở giai đoạn này ta sẽ không còn "dằn vặt" bản thân nhiều nữa, đôi khi là sẽ có nhưng sẽ không còn khủng khiếp như ở giai đoạn 4.
Trong tiềm thức, một người thường cố gắng sống một cuộc sống như bình thường nhưng sớm nhận ra rằng họ phải thay đổi và điều chỉnh theo thực tế mới này. Mỗi người có cách thức khác nhau để đi đến sự chấp nhận. Một số người tự mình vượt qua trong khi một số khác sẽ tìm sự hỗ trợ của người thân và bạn bè.
Tôi viết bài này để mọi người có thể hiểu rõ chính con người mình hơn và việc nhận thức được rằng những giai đoạn tang chế là tự nhiên và cần thiết sẽ cho phép mỗi cá nhân dần dần chấp nhận thực tế đối mặt với sự việc một cách dễ dàng, thành thục và bắt đầu quá trình hồi phục của bản thân mình một cách nhanh hơn, có bài bản và có thể giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần sau này.
Những hành động thường làm khi bị tổn thương:
- Nói chuyện với bạn bè thân thiết.
- Tìm đến đồ uống có cồn.
- Không làm gì cả.
- Ăn nhiều hơn.
- Nói chuyện với gia đình.
- Tìm đến các trò chơi tiêu khiển có cảm giác mạnh.
- Nghe nhạc.
Những tip nhỏ để hỗ trợ các bạn trải qua Quá trình của nỗi đau - cân bằng cảm xúc cực đoan:
- Ăn nhiều thêm món bản thân yêu thích.
- Hạn chế sử dụng mạng xã hội- chỗ đông người.
- Tăng cường thời gian đi bộ- luyện tập thể chất với cường độ vừa phải.
- Xem hình ảnh đáng yêu của vật nuôi.
- Lên kế hoạch nhỏ cho tương lại gần sắp tới.
- Đi ngủ sớm và đúng giờ.
- Viết lên giấy những điều bạn nghĩ.
- Ôm người thân hoặc người bạn cảm thấy tin tưởng an toàn.
- Nghe nhạc.
- Dành thời gian cho những người bạn nghĩ có lối sống tích cực xung quanh.
- Đọc sách.
Mong các bạn luôn khoẻ mạnh để sống một cuộc đời rực rỡ.
Tổng hợp kiến thức và soạn thảo: Lê Mai
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top