Những dấu hiệu thất bại của các nhà lãnh đạo
Những dấu hiệu thất bại của các nhà lãnh đạo
Unicom Gửi email Bản in
04:07' PM - Thứ hai, 20/10/2008
Khi đang là lãnh đạo - vị trí mà bạn phải phấn đấu rất nhiều mới có được - bạn sẽ không nghĩ đến thất bại. Nhưng thực tế, khoảng cách giữa nhà lãnh đạo thành công, được yêu mến và nhà lãnh đạo thất bại, bị coi khinh gần hơn chúng ta tưởng.Do vậy, hãy để ý những "triệu chứng" sau đây.
Mất mục tiêu trọng tâm
Mục tiêu trọng tâm có thể bị thay đổi khi người lãnh đạo không biết điều gì là thực sự quan trọng, hoặc có thể họ bị mờ mắt bởi sự giàu có và danh vọng.
Nhà lãnh đạo thường được phân biệt bằng khả năng "nghĩ lớn". Khi mục đích trọng tâm thay đổi, tự nhiên họ trở nên "nghĩ nhỏ". Họ quản lý một cách chi li, để ý những cái tầm thường, và nhất là rất cầu toàn.
Do vậy, hãy xác định mục tiêu hàng đầu của mình hiện nay là gì? Nếu như không có câu trả lời ngay lập tức, có thể việc lãnh đạo của bạn đang thiếu thiếu rõ ràng, rành mạch. Hãy dành thời gian cần thiết để xem mục tiêu nào là quan trọng.
Bạn phải luôn luôn sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi của công việc, nhưng đừng bao giờ đảm nhận cả những việc mà những người khác có thể làm tốt như bạn. Nói ngắn gọn, hãy nhớ rằng công việc chính của bạn là lãnh đạo.
Truyền đạt kém
Khi nhà lãnh đạo không biết rõ mục đích của mình, họ thường truyền đạt mơ hồ, thiếu tập trung. Do vậy nhân viên không thể hiểu ý muốn thực sự của bạn.
Lãnh đạo thường nghĩ rằng nhân viên sẽ tự động biết phải làm gì mà không cần phải nói ra. Còn nếu nhân viên không hiểu ý mình, họ cho rằng vì nhân viên không chú ý lắng nghe chứ không phải vì họ truyền đạt kém.
Vì vậy hãy chắc chắn là bạn muốn nói điều gì trước khi truyền đạt nó cho nhân viên.
Không dám mạo hiểm
Đa số các nhà lãnh đạo phải chịu áp lực từ những thành công đã có. Những câu hỏi: Liệu mình có thể vượt được những thành công trước đây không? Mình phải làm gì để lại có được điều đó... luôn ám ảnh họ. Thực tế, một nhà lãnh đạo càng thành công, họ càng hiểu ý nghĩa của sự thất bại.
Khi bị lo sợ thất bại chi phối, lãnh đạo sẽ không dám mạo hiểm và nhiều khi để mất những cơ hội quý giá.
Người lãnh đạo giỏi sẽ thận trọng để không đánh mất những cái họ đã giành được, nhưng họ cũng không tê liệt trước những thách thức. Người ta thường bảo, bước nhảy của lãnh đạo là hai bước tiến và một bước lùi.
Trượt dốc đạo đức
Uy tín của nhà lãnh đạo được xem xét trên 2 mặt vừa riêng biệt vừa thống nhất, đó là họ làm được gì và họ là ai.
Nguyên tắc tối cao của lãnh đạo là sự liêm khiết. Khi lãnh đạo không xem liêm khiết là phẩm chất hàng đầu, khi có sự thoả thuận mờ ám về đạo đức, khi họ cố gắng có được kết quả bằng mọi giá, kể cả mánh khoé, đó là lúc nhà lãnh đạo bắt đầu trượt dốc.
Những nhà lãnh đạo như thế chỉ xem nhân viên của mình là những con tốt thí, là phương tiện để đạt đến đích. Họ lẫn lộn giữa sự lôi kéo và sự lãnh đạo. Họ mất dần sự cảm thông và không còn là những người luôn thấu hiểu.
Do vậy, hãy xem lại cách lãnh đạo của bạn. Có mâu thuẫn giữa những điều bạn nghĩ và cách bạn cư sử hay không. Có những thoả thuận mờ ám nào không? Một cách nữa là hỏi nhân viên xem họ có thấy bạn đang lợi dụng và coi thường họ hay không.
Không tự chăm sóc bản thân
Nếu một nhà lãnh đạo không tự quan tâm đến mình thì không ai làm điều đó cả. Sẽ không ai để ý đến những biểu hiện mệt mỏi hay căng thẳng của bạn trừ những nhân viên nhạy cảm hơn bình thường. Người ta quen nghĩ lãnh đạo là siêu nhân, là người có sức khỏe vô biên.
Hãy tự quan tâm đến chính mình. Đúng là cần tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng lãnh đạo nhưng bạn chỉ làm được điều đó khi bạn có đủ sức khỏe.
Đánh mất đam mê
Dấu hiệu cuối cùng của thất bại là những nhà lãnh đạo cần phải lưu ý là họ rời bỏ đam mê và mơ ước ban đầu. Khi nhà lãnh đạo đánh mất niềm đam mê, họ nhận trách nhiệm lãnh đạo một cách khiên cưỡng. Họ tự thấy mình làm việc vì những điều mình không thực sự mong muốn. Nhà lãnh đạo phải biết mình đam mê cái gì, cái gì là động lực của việc lãnh đạo.
Để chắc chắn mình đang theo đuổi những đam mê ban đầu, bạn hãy thường xuyên tự hỏi "Tại sao mình nhận trách nhiệm lãnh đạo?", "Những lí do ấy có thay đổi không?", "Mình vẫn muốn làm lãnh đạo chứ?"
Thử đối chiếu 6 dấu hiệu trên vào bản thân chính bạn. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào giống như trên, hãy kịp thời hành động để tránh những thất bại không đáng có.
9 lý do khiến doanh nghiệp thất bại!
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt và khốc liệt. Để gặt hái được thành công trong kinh doanh không phải là chuyện một sớm một chiều. Một doanh nghiệp đứng vững và lớn mạnh ngày hôm nay, không thể tránh khỏi những thất bại thảm hại ngày mai. Điều cần thiết lúc này là phải tìm ra nguyên nhân chính của vấn đề và từng bước giải quyết chúng. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới những thất bại của doanh nghiệp1.
Thiếu vốn
Tiền vốn là căn nguyên của mọi khó khăn và là nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp. Tiền vốn không chỉ để điều hành và tăng trưởng kinh doanh mà còn để duy trì nó khi công ty đấu tranh để giành lấy một chỗ đứng chắc chắn trên thị trường. Giáo sư Norman, Đại học Carolina nói: "Một khi bạn bắt đầu thiếu vốn thì có thể bắt đầu vòng xoáy đi xuống và chẳng bao giờ bạn có thể đi lên được nữa".
2. Lưu động tiền mặt tồi
Đây là người anh em của việc sử dụng đồng vốn không phù hợp; các doanh nghiệp mạnh cũng thường sụp đổ khi mà thu nhập tiền tệ không thể bù đắp các chi phí và phí tổn khác. Vì vậy cần phải sử dụng tiền mặt một cách linh hoạt để tránh tình trạng ứ đọng nguồn vốn, không sử dụng được nguồn vốn một cách hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch chi tiết cho từng đường đi nước bước sao cho tránh được những thất bại không đáng có.
3. Lập kế hoạch không phù hợp
Việc tìm ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với bản thân mỗi doanh nghiệp cũng là một chuyện hết sức quan trọng. Mỗi doanh nghiệp phải có những chiến lược khác nhau; không thể lấy chiến lược của một doanh nghiệp này để áp dụng với doanh nghiệp khác. Thực tế đã chứng minh sự thất bại của nhiều doanh nghiệp do không có những kế hoạch hợp lý và kịp thời.
4. Một lợi thế cạnh tranh
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hiện nay, để đứng vững, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một lợi thế thực sự. Không xác đinh được đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của mình để từ đó đưa ra nhưng chiến lược cụ thể sẽ dẫn tới những đầu tư giàn trải, không tập trung vào một điểm cốt yếu. Ví dụ như việc doanh nghiệp tung ra những mặt hàng ở một số thị trường không phù hợp, thất bại xảy ra là điều đương nhiên. Một điều chắc chắn nếu doanh nghiệp không tìm ra cho mình lợi thế cạnh tranh thì việc có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường sẽ là vấn đề vô cùng khó khăn.
5. Marketing kém cỏi
Người thân của bạn biết rất rõ về bạn nhưng khách hàng tương lai của bạn thì sao? Và đó là điều thiết yếu để phát triển một chiến lược Marketing tách bạn ra khỏi những đối thủ cạnh tranh khác. Khi chiến lược Marketing trở nên kém cỏi thì bạn sẽ rất dễ bị lu mờ trước những đối thủ cạnh tranh có những chiến lược Marketing bài bản khác. Người ta sẽ không biết bạn là ai và có uy tín như thế nào. Có một chiến lược Marketing tốt cũng có nghĩa là bạn đã tự đem đến cho mình một sự xuất hiện rất ấn tượng trong lòng khách hàng tiềm năng của bạn.
6. Không đủ mềm mại
Bạn không có những chiến lược phù hợp, những dự án linh động và bài bản? Bạn sẽ rất dễ bị thất bại. Bởi mỗi phân đoạn thị trường đều có những đặc trưng khác nhau; bạn không thể áp dụng một cách sử lý cho tất cả những khúc thị trường đó cùng một lúc. Cần phải có những kế hoạch cho từng thị trường trong từng giai đoạn cụ thể.
7. Đừng cố gắng làm tất cả
Bạn phải có một nhân viên kế toán giỏi và một nhà tư vấn nhiều kinh nghiệm để đánh giá, nhận định sự phân nhánh của pháp luật. Hãy thiết lập một mối quan hệ lâu dài, tốt nhất là với một nhà tư vấn nhạy cảm với những vấn đề của doanh nghiệp nhỏ. Đừng tự mình làm tất cả mọi việc ngay cả khi bạn cho rằng mình có thể. Bạn cần phải thiết lập cho mình một mạng lưới những nhân viên thực sự có năng lực trong từng lĩnh vực. Như thế bạn vừa có thể tập trung được vào chuyên môn của mình vừa có thể làm tốt được tất cả mọi việc.
8. Ông chủ khá, nhân viên tồi
Không thể có một chiếc máy hoạt động tốt khi các bộ phận không đồng bộ với nhau. Một ông chủ dù tài giỏi đến đâu cũng cần phải có những nhân viên có năng lực để thực hiện những mệnh lệnh mà mình đưa ra một cách hiệu quả và có bài bản. Nhân viên không có kinh nghiệm và mục đích cùng bạn chia sẻ những thông tin, suy nghĩ về chiến lược kinh doanh thì khó có thể hoàn thành những kế hoạch đặt ra.
9. Tăng trưởng không kiểm soát được
Sự thành công càng lớn càng tiềm tàng nguy cơ huỷ diệt; nếu phát triển nhanh mà không bền vững và không thể kiểm soát. Chính vì vậy, trước nguy cơ phát triển nhanh ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp, cần phải xác định cho mình những bước đi thận trọng, hoạch định những kế hoạch cụ thể, nhanh chóng đưa doanh nghiệp trở về vòng kiểm soát.
Trên đây là 9 lý do cơ bản khiến doanh nghiệp dễ bị thất bại. Kinh doanh là bài toán vô cùng hóc búa vì vậy mỗi nhà quản trị ngoài những kỹ năng cơ bản về chuyên môn cần phải có sự nhạy bén, nhanh nhạy nắm bắt và thích ứng với những thay đổi của thị trường. Hy vọng 9 kinh nghiệm trên sẽ phần nào giúp bạn có được những bước đi cơ bản trong bước đường kinh doanh đầy khó khăn và chông gai.
8 sai lầm nghiêm trọng trong kinh doanh
(30/05/2003)
Nhiều công ty cố gắng lấy khách hàng làm trung tâm, tuân theo các tiêu chí kinh doanh mà họ cho là hợp lý nhưng cố gắng của họ không mang lại hiệu quả. Nguyên nhân là họ đã mắc phải sai lầm. Nếu bạn dự định kinh doanh lâu dài, hãy chú ý tránh mắc phải một số sai lầm mà có thể phá hỏng toàn bộ kế hoạch đã định. Sau đây là một số sai lầm doanh nhân dễ mắc phải:
1. Không thể đạt các mục tiêu đã định
Nếu công việc kinh doanh của bạn không diễn ra như mong muốn, bạn có thể phải gánh chịu rất nhiều tổn thất, vì bạn khó có thể trang trải được các chi phí cố định và tổng chi phí.
Cần phải làm gì?
Nếu hàng của bạn bán không chạy, đừng nản lòng, hãy cố gắng học hỏi thêm các kĩ năng bán hàng. Bạn không còn sự lựa chọn nào khác vì nếu tiếp tục không bán được hàng, doanh nghiệp của bạn có thể bị đóng cửa.
Một cách giải quyết cho trường hợp doanh số và lợi nhuận thấp là hạ giá. Làm thế có thể thu hút được khách hàng, giúp bạn trang trải chi phí và cầm cự được đến khi công việc kinh doanh tiến triển hơn. Hạ giá có thể làm doanh số tăng nhanh chóng, đặc biệt là khi bạn không có kinh phí cho quảng cáo và xúc tiến thương mại.
Tuy vậy, mặt trái của biện pháp này là bạn khó có thể tăng giá trở lại như ban đầu. Ngoài ra hàng hoá của bạn có thể bị liệt vào loại rẻ tiền, làm cho công việc kinh doanh của bạn còn khó khăn hơn.
2. Ngân quĩ không đủ lớn
Bạn đã dồn tất cả vốn liếng của mình để bắt đầu kinh doanh nhưng công việc kinh doanh vẫn diễn ra không suôn sẻ. Tiền chi ra không thu hồi lại được. Để chấm dứt tình trạng thua lỗ triền miên, bạn nghĩ đến việc phải đóng cửa doanh nghiệp.
Giải pháp:
Điều đầu tiên nên làm là xem xét lại quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của bạn. Liệu có phải bạn đã chi quá nhiều so với dự kiến? Thông thường, vấn đề nằm ở chỗ kế hoạch tài chính của bạn không khả thi và có thể lệch hướng.
Hãy thử tìm một hướng khác cho việc hoạch định tài chính, cho dù bạn phải chấp nhận hi sinh tiền lương chủ doanh nghiệp của mình để có thêm vốn. Bạn phải lựa chọn hoặc là tạo dựng doanh nghiệp, đưa nó đi đến thành công, sau đó được hưởng lợi nhuận thay cho khoản lương mà bạn đã hi sinh, hoặc là cố tiến hành kinh doanh mà chẳng bao giờ đạt được thành công vì thiếu vốn.
3. Sản phẩm không thể tự quảng cáo
Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc bạn có khả năng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ có giá trị hay không. Rất nhiều doanh nghiệp không biết cách quảng cáo cho những lợi ích mà sản phẩm của họ mang lại cho khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp gia đình thường có ý nghĩ sai lầm là: Cứ kinh doanh tốt, ắt khách hàng sẽ tới.
Giải pháp:
Việc sản phẩm của bạn có được thị trường chấp nhận không phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có tạo dựng được hình ảnh trong tâm trí khách hàng hay không. Nếu sản phẩm của bạn có chất lượng tốt, dịch vụ hoàn hảo, hãy làm cho những thông tin đó được lan rộng trên thị trường mục tiêu. Hãy thu hút sự chú ý của khách hàng bằng quảng cáo và xúc tiến thương mại.
4. Chiến lược marketing và quảng cáo không hấp dẫn
Bạn cần đưa ra các chiến lược tiếp cận thị trường. Nhưng liệu các chiến lược đó có đem lại kết quả gì không, hay chỉ lãng phí thời gian và ngân quĩ?.
Rất nhiều doanh nghiệp, vì tiết kiệm chi phí đã tiến hành các chiến lược marketing chỉ nhằm một mục đích duy nhất là có thêm doanh số hay cố gắng nhồi nhét vào đầu khách hàng ý tưởng sản phẩm của chúng tôi là số một. Điều này làm cho chiến lược của họ không hiệu quả, khó tin tưởng được với những thông điệp không mấy ý nghĩa đã bão hòa trên thị trường. Rốt cuộc, họ đã tiêu phí thời gian và tiền bạc vào những công cụ marketing như thế.
Giải pháp:
Để đạt được những mục tiêu trong marketing và quảng cáo, bạn cần có một thông điệp ý nghĩa, một ngân sách đủ lớn và biết xác định vị trí thích hợp cho mình trên thị trường. Một thông điệp đáng tin cậy và thích hợp là chìa khoá của thành công, giúp bạn tăng doanh số. Thông điệp đó càng độc đáo càng tốt.
5. Không có khả năng thích nghi với sự thay đổi của thị trường
Những thay đổi của thị trường có thể bao gồm sự suy thoái hay hưng thịnh của nền kinh tế, gia tăng cạnh tranh hay những thay đổi thường gặp như việc phá sản của một đối tác. Tất cả dẫn đến sự thay đổi môi trường kinh doanh và bạn có thể gặp nhiều khó khăn và không thích nghi nổi.
Biện pháp:
Hãy cố gắng thích nghi với thay đổi bằng cách rà soát lại chiến lược kinh doanh của công ty. Nếu bạn nhận thấy chiến lược hiện tại không có hiệu quả, hãy sửa lại cho phù hợp. Điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu, nắm vững và theo kịp sở thích, xu hướng mua sắm của khách hàng. Bạn sẽ tránh cho doanh nghiệp khỏi những biến động lớn.
6 Quản lý chưa tốt
Quản lý yếu là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại của nhiều doanh nghiệp. Nó bao gồm tất cả những gì liên quan đến khả năng lãnh đạo nhân viên, hoạch định tài chính, marketing, và quan hệ với khách hàng.
Một trong những vấn đề hay bị lãng quên nhất trong các doanh nghiệp nhỏ là việc ngăn ngừa tổn thất và đảm bảo an ninh. Theo thống kê của Bộ thương mại Mỹ, 30% các vụ phá sản của doanh nghiệp là do nhân viên không trung thực. Thiếu sự kiểm soát có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tinh thần của nhân viên cũng như lợi ích của khách hàng. Nếu nhân viên không làm hài lòng khách hàng hay gây thiệt hại cho họ, doanh nghiệp có thể chịu tổn thất lớn. Quản lý nợ kém cũng có thể dẫn doanh nghiệp đến phá sản.
Giải pháp:
Kinh doanh không nhất thiết đòi hỏi bạn phải đảm nhiệm cả việc quản lý nhân sự. Nếu bạn không thành thạo công việc này, bạn có thể thuê người khác làm thay mình để tập trung vào những việc mình có thể làm tốt hơn. Bạn cũng cần xem xét việc thực thi các biện pháp bảo vệ tài sản kinh doanh như hàng trong kho, thiết bị, nguồn hàng, tiền và cả nhân viên của mình. Quản lý nhân viên và khách hàng là điều rất quan trọng, nhưng thường bị bỏ qua.
Đối với việc quản lý các khoản nợ, bạn có thể đánh giá việc xử lý hoá đơn của khách và đưa ra một chiến lược, trong đó mỗi hóa đơn được xác định cụ thể một ngày trả tiền cũng như có thể định ra các điều kiện trả tiền trước thay cho các phương thức truyền thống.
7.Thiếu các kĩ năng cần thiết
Nhiều doanh nghiệp bị phá sản chỉ vì các ông chủ không biết các kiến thức cần thiết trong một số lĩnh vực. Điều này đặc biệt quan trọng đối với chủ doanh nghiệp nhỏ, họ cần học nhiều kĩ thuật khác nhau. Có thể bạn rất giỏi trong lĩnh vực sản xuất, nhưng bạn vẫn cần biết thêm về kế toán và phân phối sản phẩm.
Giải pháp:
Hãy lập ra một ban cố vấn, hay tìm một chuyên gia. Có thể bạn không cần thành lập một ban chính thức, nhưng nếu bạn có 2 đến 3 chuyên gia cung cấp cho mình những kiến thức cần thiết trong một số lĩnh vực kinh doanh thì sẽ tốt hơn. Bạn có thể nhờ người thân trong gia đình, bạn bè, vì họ cho bạn những nhận xét thành thật về công việc bạn đang làm.
Bạn có thể thuê cho mình môt chuyên gia, ví dụ như luật sư cho các doanh nghiêp nhỏ hay cố vấn kinh doanh. Các tổ chức như Service Corps of Retired Executives (SCORE) cũng có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.
8. Địa điểm kinh doanh không đúng chỗ
Địa điểm kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt các doanh nghiệp bán lẻ hoặc kinh doanh trong lĩnh vực cần sự trung thành của khách hàng. Họ cần một địa điểm thích hợp, dễ nhận thấy và thu hút sự chú ý. Các nhà hàng hay cửa hiệu bán lẻ cần có chỗ để xe, đi lại thuận tiện và ít cạnh tranh.
Đối với các doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh tại gia đình, bạn cần chú ý đến các qui định của vùng.Có thể bạn rất muốn lập trụ sở kinh doanh ngay tại nhà, nhưng luật lệ của vùng ( và láng giềng của bạn) lại cản trở bạn thực hiện điều đó.
Giải pháp:
Trước khi quyết định đặt trụ sở kinh doanh ở đâu, bạn nên nghiên cứu kĩ khu vực đó. Liệu các thông tin về nhân khẩu học ở đó có thuận lợi cho bạn không ? Dân số ở đó sẽ tăng, giảm hay ổn định ? Hãy tìm hiểu môi trường kinh doanh biến động như thế nào, liệu các cửa hàng bán lẻ có mở cửa vào chủ nhật không ? Bạn cũng cần biết xu thế kinh doanh của năm trước là gì, số lượng các doanh nghiệp mới khai trương cũng như phải đóng cửa ở khu vực đó. Nếu bạn mở công ty tại nhà, hãy làm việc với chính quyền địa phương trước đã.
Thất bại là mẹ thành công!
Trong kinh doanh, cũng như trong thể thao, chính trị và nghệ thuật, nhiều nhà lãnh đạo nỗi lạc và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đều từng có một lịch sử thất bại. Nhà sản xuất xe hơi Henry Ford và nhà sản xuất phim hoạt hình Walt Disney cả hai đều có những cú vấp ngã đau đớn khi mới bắt đầu cuộc phiêu lưu của sự nghiệp kinh doanh.
Trong những năm đầu tiên của sự nghiệp với General Electric, Jack Welch đã gây ra một vụ nổ lớn thổi bay mái của một tòa nhà. Không lâu sau lần phát hành cổ phiếu đầu tiên, người sáng lập ra hãng máy tính Apple, Steve Jobs đã bị một nhân viên do ông tuyển dụng trục xuất ra khỏi công ty, thay ông giữ ngôi vị lãnh đạo.
Câu chuyện không đơn giản chỉ là những con người tài ba này học từ những sai lầm của họ để thành công. Mà quan trọng là nó thể hiện tính kiên cường khi họ vượt qua những hố vấp này. Thất bại có thể là "tài liệu nâng cao kiến thức thay vì là cột mốc đẩy con người vào sự tụt dốc, trì trệ". Thất bại nói cho bạn biết bạn cần phải làm gì để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra
Con người có thể dễ dàng mắc phải lỗi lầm. Nhưng kiên nhẫn là một công trình kỳ công, nó thể hiện sự khác biệt giữa người thành công và người bình thường.
Trong khi hiệu năng của bản thân (self-efficacy) có nét tương đồng với những mặt suy nghĩ tích cực khác như sự tự tin và lòng tự trọng, thì đặc biệt nó còn có mối liên hệ với lòng tự tin về khả năng nổi trội hơn của bản thân với một nhiệm vụ cụ thể. Khi gặp phải thất bại, những con người có tính hiệu năng của bản thân cao luôn học từ những sai lầm của mình và quyết tâm phải thành công.
Quan sát lòng kiên cường
Từ ba thập kỷ trước cho tới nay, khái niệm của Bandura đã được áp dụng cho rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, luyện tập bỏ hút thuốc lá và huấn luyện thể thao. Cuối những năm 1980, Bandura và Robert Wood thuộc Trường quản lý Australia đã tiến hành một nghiên cứu xác định hiệu năng của bản thân như một khả năng gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các nhà lãnh đạo. Hơn thể nữa, họ khám phá ra rằng "hiệu năng quản lý" là một đặc điểm có thể đạt được.
Làm việc với một nhóm những sinh viên top đầu của trường kinh doanh, Bandura và Wood yêu cầu một nửa nhóm dựa vào khả năng vốn có của họ để quản lý một mô hình tổ chức. Nhóm sinh viên còn lại được yêu cầu dựa vào khả năng thích ứng và cố gắng đạt được những kỹ năng cần thiết để thành công trong mô hình máy tính hóa. Các sinh viên được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ của một bảng phân công nhân sự càng hiệu quả càng tốt để đạt được mục tiêu. Các nhà nghiên cứu đã đặt ra những mục tiêu cực kỳ khó khăn, hầu như không thể thực hiện được để quan sát xem mức độ kiên cường trước một hoàn cảnh khó khăn của các sinh viên ra sao.
Kết quả nghiên cứu thật đáng kinh ngạc. Những sinh viên tin rằng họ có đủ khả năng thích ứng và cải thiện tiếp tục thể hiện khả năng kiên cường đáng nể trong hiệu năng quản lý. Họ điều hành tổ chức hướng tới những khát vọng cao cả hơn. Lối tư duy phân tích của họ có tính hệ thống cao. Và họ tiếp tục duy trì mức độ năng suất tổ chức cao. Ngược lại, những sinh viên tin rằng chỉ những kĩ năng vốn có của họ được đưa vào cuộc thí nghiệm thì dễ dàng bỏ cuộc ngay khi gặp phải khó khăn. Khả năng đưa ra quyết định của họ trở nên không đáng tin cậy ngay khi họ đối mặt với khó khăn, và họ từ bỏ những khát khao cao cả dành cho tổ chức của mình. Thông điệp mà cuộc nghiên cứu đưa ra chính là muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin của con người vào khả năng có thể chống đỡ trước những nghịch cảnh trong cuộc sống.
"Chúng ta có thể làm lại"
Trong khi điều quan trọng đối với bất kỳ nhà quản lý cấp cao nào là phải duy trì một khả năng hiệu năng bản thân cao, thì hầu hết các nhà lãnh đạo cũng đều phụ thuộc vào khả năng "hiệu năng tổ chức". Thậm chí nếu một công ty vạch ra một kế hoạch chiến lược, thì vấn đề cốt yếu đặt ra là liệu tập thể cán bộ nhân viên trong tổ chức có tin rằng họ có thể thực hiện được kế hoạch đó hay không.
Các công ty sẽ được trang bị tốt hơn trong trường hợp phải đối phó với tình huống thất bại nếu họ sở hữu ba đặc điểm góp phẩn thúc đẩy hiệu năng tổ chức sau: Một hồ sơ ghi chép những thành quả đạt được rõ ràng, những đối thủ cạnh tranh thành công để họ tự so sánh bản thân họ với những đối thủ này, và những nhà lãnh đạo luôn có phản hồi tích cực. Những gì chúng ta đã làm được trong quá khứ, thì chúng ta có thể làm lại nó trong
Tất cả mọi người đều có thể rơi vào trạng thái mất tự tin, thậm chí ngay cả người tiền nhiệm của Immelt, Jack Welch cũng từng như vậy. Năm 1963, trong những ngày đầu tiên của sự nghiệp với GE, Welch đã gây ra một vụ nổ trong khi đang thực hiện thí nghiệm với những chất hóa học dễ bay hơi. Mặc dù không ai bị thương nghiêm trọng, nhưng Welch đã viết trong cuốn tự truyện của ông rằng: "Niềm tin của tôi hầu như đã bị lung lay như chính tòa nhà tôi đã phá hủy". Nhưng Welch đã gặp may, quản lý cấp trên ông đã không phạt hay quở trách ông, mà ngược lại người quản lý đã dạy cho ông một bài học quan trọng qua việc giúp ông tập trung vào thứ ông có thể học được từ vụ tai nạn. Khi con người phạm phai sai lầm, điều cuối cùng mà họ cần đó là phương pháp rèn luyện.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top