LỜI GIỚI THIỆU
Một nhân vật trong Bản tuyên án, một thiên truyện tình của nhà văn Vlađimir Xôlôukhin, có tâm sự như sau nhân một lần phải đi nằm bệnh viện: «Mấy ngày đầu, chắc chẳng có gì đáng ngại; vì dẫu sao anh cũng đã trữ sẵn được ba tập trinh thám rất hấp dẫn rồi. Gay nhất có lẽ là những hôm chờ lên bàn mổ; chứ khi đã mổ xong thì chắc chẳng dại gì mà đi ngốn ba thứ sách lôi cuốn và dễ dãi kia".
Dề dãi ! Tiếc thay, ngay cả những kẻ hâm mộ thể loại trinh thám (họ vốn thuộc đủ mọi nghề và đủ mọi giai tầng xã hội—học giả có, công nhân có, chính khách có, nghệ sĩ có, thậm chí còn gặp cả các nhà nghiên cứu văn học nữa !), nhiều người vẫn cư xử với thể loại đó một cách khá kỳ quặc, đúng hơn là rất đáng bực mình, coi nó là loại sách dễ dãi, và vì thế, đã đẩy nó xuống hàng văn chương loại hai, thậm chí loại ba.
Marietta Saghinyan (Nữ văn sĩ Nga xô-viết sinh năm 1888, người Armênva, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Armênya. Bà là tác giả của nhiều bộ tiểu thuyết, ký sự và công trình khảo cứu nối tiếng, từng được tặng Giải thưởng quác gia (1951) và Giải thưởng Lê-nin (1972). Bã mất năm 1982) tác giả của một trong những sáng tác trinh thám xô-viết đâu tiên là Messe— Maind (Truyện vừa, sáng tác vào những năm 1923 — 1925, để cổ động tinh thền yêu nước và khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, ngay sau những ngày nước Cộng hòa Xô-viết vừa trải qua những năm nội chiến cực kỳ ác liệt.) có đưa ra một nhận định hơi ngược đời, nhưng đầy thú vị về thể loại này: chuyện trinh thám là loại sách có tính chất duy lý và có giá trị nhận thức sâu sắc nhất, nhưng lại ít có hại đến thần kinh và giúp bồi bổ sức khỏe nhiều hơn cả trong văn chương hiện thời... Truyện trinh thám là loại sách sở dĩ giúp hồi bổ được sức khỏe, vì đọc nó, bao giờ bạn cũng được một xác tin vững chãi sau đấy trấn an: cái ác nhất định rồi sẽ bị phanh phui, hung thủ sớm muộn gì rồi cũng bị trừng phạt, và cái thiện, cũng như lẽ phải tất sẽ chiến thắng. Dĩ nhiên truyện trinh thám tôi muốn nói ở đây là loại truyện chân chính, chứ không phải ba thứ sách rẻ tiền về mấy gã găng-xtơ huênh hoang, hoặc bọn điệp viên khoác lác, vẫn đang cố len lỏi vào dòng văn chương chính thống thường được gọi là "tiểu thuyết trinh thám... hình sự».
Quả tình là gần đây người ta đã viết khá nhiều về truyện trinh thám, cả của Liên Xô, lẫn của nước ngoài. Sở dĩ có tình hình đó trước hết là vì các sáng tác loại đang bàn hiện được in ra với một số lượng lớn chưa từng thấy. Ở phương Tây đã xuất hiện nhiều nhà xuất bản lớn, chuyên ấn hành truyện trinh thám các loại. Dĩ nhiên, chi phí sản xuất rất cao; ấy là chưa nói đến loại «văn chương» được Marietta Saghinyan gọi bằng cái tên hết sức chính xác đã nêu — «sách rẻ tiền về mấy gã găng-xtơ huênh hoang hoặc bọn điệp viên khoác lác» — hiện được giới tuyên truyền tư sản sử dụng như một phương tiện mê hoặc đông đảo công chúng trình độ trung bình.
Đã từng có biết bao nhiêu nhận định khác nhau, lắm khi hoàn toàn bài bác nhau, về truyện trinh thám !
Có nhiều nhà phê bình coi truyện trinh thám là một thứ trò chơi, hơn nữa lại là thứ trò chơi chỉ chơi được vỏn vẹn một lần, và cho rằng: không thể đọc các sáng tác trinh thám quá hai lần là một đặc trưng hệ trọng của thể loại này. Có nhiều nhà phê bình khác nuôi khát vọng ấn truyện Trinh thám vào chiếc giường Prôcuxt của họ- -một thứ lược đồ gồm ba thành tố hợp nhất thành bất biến: bí mật của tội ác — điều tra — minh chứng cho sự thật. Nhà phê bình văn học Mỹ Willam Hattington, nổi tiếng dưới hút danh S.s.van Deine, thậm chí còn đề xướng ra "Hai mươi qui tắc cho các tác giả viết tiểu thuyết trinh thám. Nhà văn và nhà học giả Hulgari nổi tiếng là Bogumil Rainov, trong một khảo cứu về thể loại trinh thám được mệnh danh là "Sách Đen» (Série noire) đã đánh giá rất chính xác như sau về lô qui tắc vừa nêu: «Những qui tắc của Hattington, một mặt, là con đẻ của cách cư xử mang tính chất chính thuyết đối với văn chương, nhưng mặt khác, lại đặc trưng một cách hết sức rõ nét cho quan điểm thương mại đối với văn chương ở Mỹ... Cụ thể là, trong mỗi ngành sản xuất đều có một qui trình công nghệ nhất định, và muốn cho sản phẩm văn chương ăn khách, nhà văn không thể không nắm vững cái qui trình ấy». Một trong những qui tắc của van Deine có ấn định: «Truyện hình sự (Roman policier) cần tránh miêu tả dài dòng, tránh những đoạn phân tích tâm lý chi li và những phán xét khái quát. Tất cả những thứ đó chỉ gây cản trở cho tiến trình thuật lại câu chuyện mà mục tiêu chủ chốt của nó chỉ là: kể lại thật vành rọt diễn biến của tội ác và tiến trình dò tìm hung thủ». Các tác phẩm xuất sắc của thể loại trinh thám rõ ràng đã bác bỏ hoàn toàn qui tắc trên đây.
Không, không thể đem qui truyện trinh thám vào bất cứ một thứ khuôn mẫu hình thức nào và càng không thể nhận định đơn thuần rằng mục tiêu chính của nó chỉ là phơi bày các loại tội ác, và người viết không được đặt cho mình một mục tiêu nào khác hơn, ngoài mục tiêu vừa nêu. Vì lẽ gì ta lại không nghĩ rằng trong trường hợp này hoặc trường hợp khác, người cầm bút sở dĩ tỏ ra tâm đắc hơn với thể loại trinh thám chẳng qua chỉ vì hình thái sáng tác này giúp anh ta thể hiện thành công hơn nhiệm vụ nghệ thuật đang khiến mình xúc động ? Balzac chẳng hạn, từng tuyên bố rằng chủ đích thực của thiên tiểu thuyết «vẻ hào hoa và sự cùng khốn của đám kỹ nữ thượng lưu" là cuộc độc chiến giữa thám tử và hung thủ.
Theo tôi hình dung, định nghĩa đúng đắn nhất, giúp hiểu được thực chất của truyện trinh thám, là định nghĩa do một nhà phê bình Xô-viết đưa ra mấy năm trước đây: «Một truyện trinh thám chỉ thành công, khi việc tạo dựng một cốt truyện hấp dẫn không phải chỉ là mục đích tự thân, mà bị chi phối bởi cách giải quyết những mục tiêu chung đặt ra cho toàn hộ ngành văn học đó". Quả vậy, truyện trinh thám là một thể loại hoàn toàn bình đẳng với tất cả các thể loại văn chương khác, và phải đánh giá nó trên quan điểm những yêu cầu chung của toàn ngành văn học.
Các tác phẩm ưu tú của thể loại văn chương, thiên về hướng tạo dựng các cốt truyện lôi cuốn, được đông đảo công chúng hâm mộ, bao giờ cũng rất coi trọng việc khảo sát những vấn đề hệ trọng và nghiêm túc của cuộc đời. Trong những vấn đề vừa nêu, có tầm quan trọng hơn cả chắc hẳn là vấn đề cái thiện và cái ác. Nội dung của những sáng tác trinh thám xuất sắc không phải chỉ đóng khung ở việc truy tìm đầy hấp dẫn một hung thủ tinh ranh và xảo quyệt, ở những phân định hợp lô-gich cực kỳ rắc rối của một vị dự thẩm hay một chuyên gia điều tra hình sự. Trước hết, nó phải là một nghiên cứu thấu đáo của nhà văn về những cội nguồn sâu xa của tội ác. Khi mời bạn đọc cùng nhân vật chính dự phần vào việc phanh phui những hành vi phạm tội rắc rối và nguy hiểm của một hung thủ, nhà văn đồng thời cũng tạo cho bạn đọc một mảnh đất màu mỡ chẳng những để giải quyết cái nhiệm vụ muôn thuở — Ai là thủ phạm gây nên vụ án mạng kia, mà còn để dò tìm những tình huống trong đó tội phạm đã xảy ra và hành động phạm tội của hung thủ, nhìn rõ mặt những kẻ tuy không trực tiếp nhúng tay vào tội ác, nhưng lại tạo cho tội ác một môi trường sinh sống thuận lợi, làm sáng tỏ những nguyên nhân xã hội của tội ác và bọn thủ phạm cùng những kẻ tòng phạm. Đó là những vấn đề đạo lý nghiêm túc mà nhà văn cần khảo cứu. Hơn nữa, bản chất của thể loại trinh thám vẫn mở ra cho nhà văn những cơ hội hết sức thuận lợi. Chính vì thám tử hoặc nhà dự thẩm, hoặc một loại người rất hay gặp trong văn chương phương Tây dưới danh hiệu thám tử tư—nhân vật chính tất yếu của bất cứ cuốn sách trinh thám nào —trong tiến trình truy tìm hung thủ, tất phải chạm trán với đủ mọi tầng lớp xã hội; khi thì sục xuống dưới đáy xã hội để nghe những lời bộc bạch buồn lòng của một gã lang thang, khi thì đi sâu vào những nghịch cảnh bi đát của một viên kí lục quèn bị mất chỗ làm và do đó, cũng mất luôn cả mọi sinh kế. Anh ta cũng phải chạm trán cả với cái môi trường đầy rẫy những tính toán tỉnh táo và những mối hằn thù được che đậy dưới những nụ cười giả tạo, ngự trị trong các tầng lớp thượng lưu, trong khi đi tìm nguyên nhân của một vụ án mạng rối rắm thường tình, và bỗng dưng phải chứng kiến một cảnh tượng đáng ghê tởm: «bị máu tham làm cho mờ mắt», những kẻ thừa kế cứ mê mải với những món lợi lộc do phần gia tài vừa được hưởng mang lại, mà chẳng hề ngượng ngùng một mảy may nào với cái thi hài còn chưa kịp nguội lạnh của người quá cố đang nằm chơ chỏng ở phòng bên. Có thể có đầy đủ cơ sở để nêu ra đây như một dẫn chứng sáng chói về truyện trinh thám đậm đà tính chất xã hội: những thiên tiểu thuyết của hai nhà văn Thụy Điển tài hoa là Per Valiê và Mai Sêval. Nhân thể cần nói thêm rằng ngay tại Thụy Điển, sự nghiệp của hai ông hiện được không ít người kế tục: trong các tác phẩm của mình, họ cũng vạch trần không thương tiếc sự bất công của xã hội tư sản hiện đại.
Yếu tố xã hội trong truyện trinh thám nhiều khi bộc lộ rất rõ nét, bất chấp ý muốn của người viết. Tuy không tự đặt cho mình nhiệm vụ bóc trần những thói hư tật xấu của cái xã hội trong đó nhân vật hành động, anh ta vẫn tình cờ phô bày ra tất cả, nếu trong thâm tâm, nhà văn không cố tình nhắm mắt đeo đuổi những mục đích trái ngược, vì tội ác tự thân nó vốn là một hiện tượng xã hội.
Cũng tương tự như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật dày dạn, thể loại truyện trinh thám, truyện điều tra hình sự, trong tay một nhà văn tài năng và trung thực có thể trở thành một công cụ đắc lực, giúp nhà văn phơi bày cho độc giả tất cả các thứ ung nhọt, các vết lở loét thối tha của xã hội mà nhà văn đang sống... Nếu bản thân độc giả cũng là người có óc quan sát tinh tường và thích nghiền ngẫm, thì khi lần giở các trang sách, anh ta cũng sẽ không chỉ đơn thuần theo dõi cái vỏ bề ngoài của cốt truyện tả ở đây, mà còn háo hức sát cánh với thám tử ra công truy lùng những gã hung thủ gian ngoan. Tiếc thay, hiện có không ít độc giả nhìn chung vẫn còn hơi thiên về cái hình thức bên ngoài, tuy rất hệ trọng đối với thể loại, nhưng không thể nào phản ánh thật đầy đủ cái thực chất bên trong của truyện trinh thám. Dù có ngã sang chiều hướng «nghiêm túc» chăng nữa, truyện trinh thám vẫn không mất đi tính lôi cuốn ; trái lại, nó vẫn giữ được những đặc tính tiêu biểu vốn có của thể loại: là những áng văn chuyên miêu tả những hành động diễn biến hết sức nhanh chóng và những đoán định lôgic nghiêm ngặt, có khả năng giữ người đọc trong trạng thái căng thẳng hồi hộp trong suốt tiến trình diễn biến của câu chuyện.
Truyện trinh thám là thể loại có thể khơi dậy và bồi bổ nơi người đọc lòng kính trọng những con người đang ngày đêm gìn giữ pháp luật, nếu người viết biết nêu lên trong các sáng tác của anh ta cuộc chiến đấu quên mình, đầy hiểm nguy, vốn đòi hỏi một đức ngoan cường và lòng tận tụy tối đa để chống lại tội ác các loại, một cuộc chiến đấu mà nền tảng của nó là tư tưởng nhân đạo.
(Đoạn trên đây viết dựa theo bài Tựa của Tuyển tập Truyện trinh thám nước ngoài, của Xergây Vưxốtxki, Nhà xuất bản «Đội cận vệ thanh niên», Moskova, 1984).
Bây giờ, chúng ta hãy xét truyện «Những chiếc răng cọp» của Maurice Leblanc trong sự đối sánh với những chuẩn mực trên đây về truyện trinh thám.
Những chiếc răng cọp là câu chuyện điều tra hình sự, tìm thủ phạm về một vụ án «gia tài». Tội ác bạo hành là một đặc thù của xã hội tư sản phương Tây. Thường tội ác phát sinh là do mâu thuẫn, máu chiếm đoạt của cải, lòng tham không đáy dẫn đến những thủ đoạn tàn bạo và dã man.
Ở đây, câu chuyện xoay quanh cái gia tài cực kỳ lớn của dòng họ Fauvin. Từ đó dẫn đến những vụ án mạng thảm khốc và quá trình «phá án» của Acxen Luypanh.
Acxen Luypanh là một nhân vật nổi tiếng về tài điều tra các vụ án ly kỳ, bí mật. Anh ta là nhân vật chính trong các truyện trinh thám của Maurie Leblánc: trong một số truyện (chẳng hạn, trong Les-confidences d'Arsene Lupin), ta thấy anh ta xuất hiện trong những vai «ăn trộm», (một cách "quân tử»), nẫng tay trên của cảnh sát, tiến hành những vụ điều tra thông minh, vượt qua bộ máy chuyên nghiệp. Tác giả luôn luôn lý tưởng hóa nhân vật nầy, cấp cho nó những đức tính có phần «siêu», một đôi khi nhân vật cũng tự vỗ ngực khoe khoang về tài đức của mình, làm ta khó chịu.
Acxen Luypanh chẳng hề là một nhân vật hiện thực. Nhưng nó phản ánh trong nó một vài vấn đề của xã hội tư sản phương Tây. Cái bất lực của cảnh sát đẻ ra anh thảm tử tư "tài ba» này, một nhân vật trên tài các cơ quan an ninh, cảnh sát, còn giới triệu phú, quí tộc thì sợ và ghét. Rồi cũng chính cái xã hội thối rữa đó với những tội ác cơm bữa nảy ra yêu cầu bức xúc trừng trị điều ác. Acxen Luypanh, với những mặt lương thiện, nhiều khi vô tư là cái hy vọng cuối cùng của người đọc trong hoàn cảnh đó. Mặc dù cách làm và cách nghĩ của anh ta vẫn không thoát ra khỏi cách nghĩ cách làm của cái xã hội đã sinh ra anh ta. Người đọc cũng hồi hộp cùng với anh ta, khuyến khích anh ta, đồng tình với anh ta.
Cuối cùng, cái bí mật ghê gớm của tội ác được phơi bày, cái Thiện thêm một lần chiến thắng cái Ác.
Tác giả thiên về việc ra những tình tiết hết sức ly kỳ; lắt léo, quá nhấn mạnh và chạy theo yêu cầu hấp dẫn mà còn nhẹ về mặt phát hiện những vấn đề xã hội, nhân sinh. Do đó, chúng tôi không nghĩ như một số người đã nghĩ rằng, Acxen Luypanh đó là Sai-lốc Hôm của Cônan Đoy, mặc dù Cônan Đoy, đến lượt mình, cũng không vượt qua tầm xã hội mà ông sống với những ưu điểm và nhược điểm của ông.
Dù sao Acxen Luypanh cũng là một thành tựu nổi tiếng của truyện trinh thám mà người đọc nước ta cũng nên làm quen. Ở Liên Xô, một số tác phẩm của Maurcie Leblanc đã được dịch (so với bản gốc tiếng Pháp có bỏ đi một số đoạn không cần thiết). Bản dịch tiếng Việt này cũng đã cẩn trọng tước bớt đi hoặc tóm lược một số đoạn dài dòng mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ diễn biến của câu chuyện.
NHÀ XUẤT BẢN VĂN NGHỆ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top