Chương III: Con người đố kỵ
Ông Đetmaliông nhìn Đông Luy, nhìn lên trần, chưa hiểu thế nào.
Perenna nói:
- Thưa, chẳng phải là ảo thuật gì đâu ! Chẳng có ai từ trên cao ném lá thư xuống cả, và ở trên trần cũng chẳng có lỗ thủng nào. Tuy nhiên việc giải thích rất đơn giản.
- Rất đơn giản ! Ông Đetmaliông kêu lên.
- Vâng, thưa ông quận trưởng. Sự việc có vẻ tỏ ra rất kỳ quặc, vô cùng phức tạp và cứ như chuyện đùa cợt. Nhưng tôi xin khẳng định là nó rất đơn giản... và cũng... vô cùng bi thảm. Anh Madơru ! Yêu cầu anh mở hết các màn che và bật các đèn lên cho thật sáng.
Trong khi Madơru làm theo lời Đông Luy và trong khi ông Đelmaliông đọc nhanh bức thư thứ tư mà nội dung không có gì đặc biệt, chỉ là xác nhận nội dung các bức thư trước, thì Đông Luy lấy cái thang gấp mà những công nhân để ở góc gian phòng. Anh dựng thang ra giữa gian và trèo lên ngồi vắt chân hai bên đỉnh thang, anh vừa ngang tầm với cái thiết bị điện.
Đó là một cái đèn trần gồm một cái đai lớn bằng đồng đỏ mạ vàng, phía dưới treo chằng chịt những thỏi pha lê. Bên trong có ba bóng đèn, đặt ở ba góc một tam giác bằng đồng đỏ, tam giác che khuất các dây điện. Anh gỡ các đây đỏ, cắt đi và bắt đầu vặn ốc vít, mở thiết bị... Để làm việc này được nhanh, anh đã phải bảo người đưa anh cái búa để đập vỡ phần vữa thạch cao xung quanh những chân giữ cái bao đèn.
Anh bảo Madơru: Anh vui lòng giúp tôi một tay.
Madơru trèo lên thang. Cả hai người mới đủ sức đỡ được cái bao chụp đèn dựa vào thanh dọc thang, đưa xuống, đặt lên mặt bàn, vì nó khá nặng, nặng hơn người ta tưởng nhiều.
Thực vậy, mới qua kiểm tra sơ bộ đã thấy ngay bên trên nó là một kiểu hộp bằng kim loại có hình lập phương mỗi bề 20 cm. Hộp này đút vào trong trần, giữa những chân giữ bằng sắt, buộc Đông Luy phải phá phần vữa thạch cao trát kín.
Ông Đetmaliông kêu lên: Thế là cái gì nhỉ ?
Perenna trả lời:
- Thưa ông quận trưởng, xin ông hãy tự mở nắp hộp ra.
Ông Đetmaliông nhấc nắp hộp ra: bên trong có những bộ bánh xe, những lò xo, toàn bộ là một bộ máy phức tạp, tỉ mỉ, không khác gì một bộ máy đồng hồ.
Đông Luy nói: "Xin ông cho phép tôi"... và anh nhấc bộ máy ra. Bên dưới là một bộ máy khác, chỉ liên hệ với bộ máy trên bằng bộ hai bánh răng, và bộ máy đó làm ta liên tưởng đến một cơ cấu tự động nhả các băng in.
Ở tận cùng đáy hộp có một khe hình bán nguyệt, gia công trong phần kim loại, cho tới chỗ đáy hộp ăn sát với trần nhà. Ở mép khe đó có một lá thư đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Đông Luy nói:
- Đây là lá thư cuối cùng, lá thư thứ năm - lá thư tiếp tục những việc tố giác. Xin ông quận trưởng lưu ý đến điểm này: bộ đèn lúc ban đầu còn có một bóng đèn thứ tư lắp ở giữa. Cái bóng đó đã được bỏ đi để lấy chỗ cho những lá thư đi qua, sau khi đã có sự cải biến. Vậy là tất cả các bức thư đều được để tận dưới đáy. Một bộ máy tinh xảo, được điều khiển bằng chuyển động của một bộ máy đồng hồ, lần lượt ngoạm từng lá thư vào đúng giờ đã quy định, đẩy ra tới mép rãnh được ngụy trang giữa các bóng đèn và các thỏi tua pha lê của bộ đèn. Và thế là lá thư rơi xuống.
Mọi người im lặng xung quanh Đông Luy. Dường như họ đã bắt đầu hiểu ra. Tất nhiên bộ máy tinh vi tuyệt xảo rồi, nhưng họ vẫn muốn thấy tận mắt sự hoạt động của nó.
Đông Luy đoán rõ ý đó, và nói tiếp:
- Xin các vị hãy kiên tâm một chút. Tôi đã hứa sẽ trình bày các vị thấy rõ một vấn đề làm ta khủng khiếp quá sức tưởng tượng. Các vị sẽ được thỏa mãn tính hiếu kỳ.
Ông quận trưởng nói:
- Được rồi. Tôi chấp nhận chỗ này là nơi xuất phát các lá thư. Nhưng còn nhiều điểm tối mò mò, có một sự việc mà tôi không sao hiểu nổi. Những tên tội phạm làm thế nào để bố trí được bộ đèn này như vậy ? Trong ngôi nhà thường xuyên có cảnh binh - canh gác suốt ngày đêm, chúng dùng cách nào để thực hiện được một công việc như vậy mà không có ai nghe thấy, trông thấy ?
- Dạ, câu trả lời không có gì khó, chúng đã làm việc đó trước khi ngôi nhà có sựcanh gác của cảnh binh.
- Tức là trước khi xảy ra án mạng ?
- Tức là trước khi xảy ra án mạng.
- Có cái gì chứng minh như vậy ?
- Chính ông đã cho là như vậy, thưa ông quận trưởng ! Vì ông đã thừa nhận chúng không có cách nào khác để làm được như thế.
Ông Đetmaliông có vẻ cáu kỉnh, kêu lên:
- Thôi xin ông hãy nói toạc ra đi ! Cứ úp mở mãi ! Nếu ông đã phát hiện ra điều gì quan trọng thì sao không nói ngay đi ?
- Thưa ông quận trưởng. Tôi thấy rằng ông nên đi đến sự thật bằng chính đường mà tôi đã đi. Khi ta đã biết cách bố trí bí mật các lá thư, thì ta đã gần tới sự thật nhiều hơn ta tưởng, và ông đã có thể nói đích danh tên tội phạm nếu việc làm khốn nạn của nó đã không quỷ quyệt làm lạc hướng mọi sự nghi ngờ.
Ông Đetmaliông chăm chú nhìn Đông Luy. Ông cảm thấy rõ tầm quan trọng trong mỗi lời nói của anh, và ông thấy thực sự lo lắng, ông hỏi:
- Vậy thì theo ông, những bức thư buộc tội bà Fauvin và Gattông-Xôvơrăng để ở nơi kia, chỉ nhằm mục đích làm hại hai người đó ư ?
- Thưa ông, đúng như vậy.
- Và vì những bức thư đã đặt ở đó trước khi xảy ra án mạng, cho nên mưu đó đã được tính toán bố trí trước khi xảy ra án mạng ?
- Đúng thế, thưa ông. Đúng, trước khi xảy ra vụ án mạng. Khi ta đã chấp nhận hai người kia là vô tội, thì nó dẫn chúng ta đến kết luận rằng tất cả những gì đã xảy rã đều đã cố ý xảy ra để nhằm buộc tội hai người vô tội. Bà Fauvin ra khỏi nhà để nhằm xảy ra án mạng: do mưu đồ đã bố trí. Bà ta không thể nói được việc sử dụng thời gian trong khi xảy ra án mạng - do mưu đồ đã bố trí. Cuộc đi dạo không giải thích nổi của bà ta về phía La-Muy-et, và cuộc dạo chơi của người anh họ bà ta xung quanh ngôi nhà: do mưu đồ đã bố trí. Vết răng in lên quả táo, chính vết răng của bà Fauvin: do mưu đồ đã bố trí. Và tất cả những nghi ngờ đã gieo rắc, những nghi ngờ nguy hại nhất, xin thưa: đều do mưu đồ đã bố trí, đã chuẩn bị, đã định lượng, đã dán nhãn, đã đánh số. Mỗi sự kiện chiếm lĩnh vị trí vào đúng giờ đã quy định. Không một sự kiện nào xảy ra do ngẫu nhiên. Đây là một sảnphẩm hoàn chỉnh tỉ mỉ, chính xác, do bàn tay người thợ tuyệt xảo làm nên, rất vững vàng đến mức những sự việc bên ngoài không thể làm sai lệch nổi... Và cả một bộ máy đã hoạt động cho đến hôm nay, chính xác, không ngừng, không khác gì sự chuyển động của cái máy đồng hồ đặt trong hộp này. Nó là biểu tượng hoàn hảo nhất của vụ việc, đồng thời là sự giải thích đúng đắn nhất, vì trước khi xảy ra án mạng, các bức thư tố cáo kẻ sát nhân đã được bỏ vào "hòm thư bưu điện", đợi đúng giờ, đúng ngày là được chuyển đi.
Ông Đetmaliông suy nghĩ khá lâu rồi nhận định:
- Trong những bức thư do ông Fauvin viết, chính ông ấy buộc tội người vợ.
- Đúng thế.
- Vậy thì ta phải giả định hoặc là có lý do chính đáng để ông ấy buộc tội, hoặc đó là những thư giả mạo...
- Không phải thư giả mạo. Các chuyên viên đã xác nhận chữ viết của ông Fauvin.
- Thế thì... Thế thì... ?
Đông Luy chưa trả lời tiếp, nhưng ông Đetmaliông đã cảm thấy lần ra manh mối của sự thật.
Mọi người im phăng phắc và cũng cảm thấy như ông. Ông nói khẽ:
- Tôi chưa hiểu...
- Dạ, ông hiểu chứ ạ ! Hẳn ông hiểu là nếu cách «gửi» những bức thư nằm trong mưu đồ chống lại bà Fauvin, chống lại Gattông-Xôvơrăng, thì hẳn là nội dung những bức thư đã được chuẩn bị sao cho có thể làm hại được hai người kia.
- Sao, sao ? ông nói cái gì ?
- Tôi nói điều tôi đã nói. Khi họ là vô tội, thì tất sự việc nào buộc tội họ cũng đều nằm trong mưu đồ toan tính cả.
Lại im lặng lúc lâu. Ông quận trưởng không giấu sự bối rối. Ông nhìn chăm chăm Đông Luy và chậm rãi, nói:
- Dù kẻ sát nhân là ai, thì tôi cũng thấy cái tác phẩm hằn thù đố kỵ này thực là khủng khiếp.
Perenna nói, dần dần hăng lên:
- Thưa ông quận trưởng, đây là một tác phẩm mà nếu ông chưa nghe những lời tâm sự, tâm tình của Gattông-Xôvơrăng, thì ông cũng khó tin được, và cũng không thấy hết được mức độ tàn bạo của nó. Tôi, khi nghe Xôvơrăng kể chuyện, tôi đã hiểu ra toàn bộ tác phẩm, và từ khi đó, mọi suy luận của tôi đều dựa trên cơ sở mối hằn thù khủng khiếp này. Ai là người có thể hằn thù độc địa đến như vậy ? Mari-An và Xôvơrăng đã là đối tượng của một lòng căm ghét tới mức độ nào ? Ai là người có tài trí đến mức độ quấn quanh hai người vô tội kia những xiềng xích chắc chắn đến như thế ?
Ngoài ra còn một ý nghĩ nữa chỉ đạo sự suy nghĩ của tôi, ý nghĩ đã có từ trước nữa, ý nghĩ đã dằn vặt tôi nhiều và tôi đã có ngỏ cho Madơru biết. Ý nghĩ đó là tính chất hết sức toán học của việc xuất hiện những lá thư. Tôi tự nhủ những lá thư nghiêm trọng như thế và xuất hiện vào những định kỳ chính xác đến thế, thì hẳn những định kỳ đó phải có một tầm quan trọng tiên quyết. Vậy vì lý do gì ? Nếu do bàn tay con người đưa thư đến thì thể nào cũng có trục trặc về thời gian một cách tự phát, hoặc sớm hơn một chút, hoặc muộn hơn một chút, nhất là từ khi việc xuất hiện đã làm cho các nhà chức trách phải chú ý, phải theo dõi. Thế nhưng, bất chấp mọi trở ngại, những lá thư vẫn tiếp tục « gửi đến », cứ như là không thể không gửi đến. Do đó dần dần tôi nghĩ ra: sự xuất hiện được thực hiện một cách máy tróc, bằng một phương pháp không ai trông thấy, đã được và chỉ cần chỉnh định một lần là sẽ hoạt động một cách không cưỡng nổi, như một định luật vật lý. Ở đây không có trí tuệ, lý trí và lương tâm, mà chỉ là tự động thú vật theo một sự cần thiết cụ thể.
Hai ý nghĩ đó "đấu nhau » trong đầu óc tôi. Một là mối hận thù ghê gớm đang đeo đuổi những người vô tội, hai là cái khả năng cơ giới đã phục vụ kẻ đố kỵ thù hằn. Hai ý nghĩ đấu nhau làm bật một tia sáng trong đầu tôi: nó làm tôi nhớ lại rằng Hippôlit - Fauvin là một kỹ sư.
Mọi người theo dõi từng lời của Đông Luy, thấy tấm màn bi kịch dần dần được vén lên, chẳng những không bớt lo ngại, mà lại cảm thấy đáng kinh sợ hơn.
Ông Đetmaliông nhận xét:
- Những lá thư xuất hiện tuy đúng ngày, nhưng giờ thì đôi khi có xê xích.
- Nghĩa là việc xê xích về giờ tùy thuộc vào việc chúng ta có hay không tổ chức theo dõi trong bóng tối. Chính điểm này giúp tôi phát biện ra cái bí mật. Những bức thư chỉ được xuất hiện trong bóng tối, vì sự cần thiết phải như vậy và như hôm nay chúng ta đã chứng kiến, chính là do có một cơ cấu làm cho thư không chuyển đi được khi có đèn điện sáng, và chắc chắn cơ cấu này được điều khiển bằng một cái công tắc sẵn có trong phòng này. Không thể giải thích bằng cách nào khác. Đây là một thiết bị phân phối tự động, nhờ ở sự chuyển động của bộ máy đồng hồ, chỉ giải phóng những lá thư buộc tội vào từ giờ nào đến giờ nào của đêm nào đã được ấn định trước, nhưng chỉ giải phóng lá thư vào những phút mà bộ đèn trần không thắp sáng. Thưa các vị, thiết bị đó: nó đây, ngay trước mắt các vị, mà tôi đã trình bày lúc nãy. Chắc ai cũng phải thán phục sự kỳ diệu của bộ máy và không thể không chấp nhận những xét đoán của tôi. Vì bộ máy đặt ngay trên trần gian phòng của ông Fauvin, mà lại đựng những lá thư do chính ông Fauvin viết, nên tôi rất có quyền nói là bộ máy đó do chính tay Hippôlit-Fauvin, kỹ sư điện chế tạo.
Lại một lần nữa tên Hippôlit-Fauvin được nhắc đến, và mỗi lần nó có một nghĩa chính xác hơn. Trước tiên là «ông Fauvin», rồi đến ông «Fauvin kỹ sư» và rồi đến «Fauvin kỹ sư điện». Và hình ảnh con người hằn thù đố kỵ, như lời Đông Luy nói, hiện ra cứ rõ và đúng dần, làm cho mọi người, tuy đã từng biết nhiều cách làm lạc hướng điều tra tội phạm, vẫn phải rùng minh, sợ hãi. Mọi người như đang vật lộn với sự thật, với một kẻ thù vô hình đang rình bóp cổ và quật ngã mình. Ông quận trưởng, đại diện cho những cảm giác đó, nói như lạc giọng:
- Như vậy là ông Fauvin đã viết những bức thư ấy nhằm mục đích làm hại vợ và người yêu vợ ông ấy ?
- Vâng, đúng thế.
- Như thế nghĩa là... ông ta bị cái chết đe đọa, và nếu cái chết xảy đến thực, thì vợ ông và người bạn của vợ ông phải bị kết tội giết người ?
- Vâng.
- Và để báo thù, để nguôi cơn thù hằn, đố kỵ, ông ta muốn rằng tất cả mọi sự việc sẽ xảy ra đều có hiệu lực chắc chắn tố cáo hai người kia là thủ phạm giết người, sau khi ông ta chết ?
- Hoàn toàn đúng như vậy.
- Như thế có nghĩa là... ông Fauvin... tôi nên nói thế nào nhỉ ?... Ông Fauvin, trong «tác phẩm» đáng, nguyền rủa của ông ta, chính ông ta lại đóng vai tòng phạm của kẻ giết ông ta ? Ông ta run sợ trước cái chết... Ông ta lồng lộn... Nhưng ông ta có lý trí để cái chết của ông ta trả thù được cho ông ta ?...Có phải đúng như thế không ?
- Dạ cũng gần đúng như thế, thưa ông quận trưởng. Ông đã được dẫn đi theo đúng con đường tôi đã đi. Và cũng như tôi, ông đã ngập ngừng trước sự thật cuối cùng, sự thật đã gây cho tấn bi kịch một tính chất buồn thảm và ngoài tưởng tượng của loài người.
Ông quận trưởng đấm tay xuống bàn, đột nhiên phản ứng:
- Vô lý ! Giả thiết mơ hồ ! Ông Fauvin bị cái chết đe dọa. Rồi bố trí làm hại vợ với một sự kiên nhẫn giảo quyệt đến thế ! Thôi đi ông ! Một con người đã đến văn phòng tôi, mà ông cũng đã thấy đấy, một con người chỉ nghĩ đến mỗi một chuyện: sợ chết, vì cái chết khiếp bãi quá ! Một con ngưởi đang ở trạng thái như vậy mà lại đi chính đặt các máy móc, đi giăng bẫy hại người... mà nhất là cái bẫy đó chỉ có hiệu lực nếu ông ta bị giết chết ! Ông hãy hình dung ông Fauvin bố trí bộ máy đồng hồ, đặt các bức thư mà ông ta đã cẩn thật viết từ ba tháng trước để gửi cho một người bạn rồi bố trí các sự kiện, các tình huống để cho vợ bị coi là thủ phạm, và nói "Nếu ta có chết thì ta cũng an tâm, vì Mari-An sẽ bị bắt». Không ! ông ạ ! Không ai có thể có những cách bố trí đề phòng buồn thảm đến thế. Trừ phi người ấy biết chắc chắn là sẽ bị ám sát ! Chẳng lẽ ông ta chịu nhận như vậy ! Chẳng lẽ ông ta giơ cổ ra cho người ta cắt ! Cuối cùng thì...
Ông bỗng ngừng bặt hình như ông ngạc nhiên về chính lời ông nói. Và tất cả mọi người hình như cũng kinh ngạc lạ lùng như ông. Và hình như từ những lời nói đó họ đã vô tình, sợ phải rút ra những kết luận.
Ông Đetmaliông khẽ nói:
- Ồ l Không có lẽ ông cho rằng có sự nhất quán...
- Tôi không «cho rằng» gì cả. Đó là con đường đi tới, lô gích và tự nhiên, đã dẫn những suy nghĩ của ông đến điểm hiện nay ông đang luận đoán.
- Tôi biết như vậy, nhưng tôi nêu lên cái mơ hồ trong giả thiết của ông. Nếu cho rằng bà Fauvin vô tội là đúng, thế thì ta phải giả định rằng ông Fauvin đã bày ra cái chuyện vô cùng vô lý, là tự mình tham gia vào việc giết mình ư ? Thật là buồn cười !
Và ông cười nhưng một cái cười gượng gạo, không thoải mái.
Ông nói tiếp: Và chắc ông cũng không thể không công nhận như vậy.
- Thì tôi có nói là không đâu ?
- Thế thì...
- Thế thì, thưa ông quận trưởng ! Đúng là ông Fauvin đã tự mình tham gia vào việc giết chính mình.
Đông Luy nói câu đó với giọng hết sức bình tĩnh, và với dáng điệu có tính chất khẳng định đến nỗi không ai hé ra một lời phản ứng.
Sự trình bày những suy luận và những giả định của Đông Luy đã chinh phục tất cả các thính giả, và dẫn mọi người đến một đường cụt mà muốn ra khỏi thì không thể không phải vượt qua những trở ngại không dễ gì vượt nổi. Sự tham gia của ông Fauvin vào vụ này không còn gì phải nghi ngờ nữa. Nhưng tham gia để nhằm mục đích gì ? Nhiệm vụ của ông ta như thế nào trong tấn bi kịch vừa giết mình vừa hại người này ? Nhiệm vụ dẫn đến phải hy sinh tính mệnh bản thân ấy là hoàn toàn do tự nguyện hay bị một áp lực nào ? Và cuối cùng, ai là kẻ đã cùng ông ta đóng vai tòng phạm hay thủ phạm ?
Những câu hỏi đó đang chen chúc lộn xộn trong trí óc ông Đetmaliông và mọi người. Ai cũng mong phải được giải đáp. Đông Luy thì chắc chắn là lời giải đáp sắp đưa ra sẽ được mọi người sẵn sàng chấp nhận từ trước. Cho nên anh chỉ việc thuật lại toàn bộ những gì đã diễn biến, mà không cần cải chính, thêm bớt gì. Anh bắt đâu:
- Ba tháng trước khi xảy ra vụ án mạng, ông Fauvin viết một loạt thư cho một người bạn, ông Lăng-ghéc-nô, là người đã chết từ mấy năm trước - chắc Madơru đã báo cáo với ông quận trưởng về điều này- mà ông Fauvin cũng thừa biết là đã chết. Những thư đó được bỏ qua bưu điện, nhưng những thư đó được chặn, lấy lại. Chặn, lấy lại bằng cách nào thì chưa rõ, và cũng không cần thiết cho câu chuyên này. Ông Fauvin xóa dấu bưu điện, xóa địa chỉ trên thư, rồi để các bức thư đó vào trong cái thiết bị đặc biệt do ông ta tự chế tạo, và được ông hiệu chỉnh để sao cho lá thư thứ nhất sẽ xuất hiện 15 ngày sau khi ông ta chết; còn những lá thư khác thì cứ sau lá thư trước 10 ngày lại xuất hiện. Cho tới lúc đó ông ta chắc chắn là kế hoạch của ông đã được bố trí hoàn hào từng chi tiết. Ông ta biết mối tình của Xôvơrăng đối với vợ ông. Và theo dõi những hành vi của Xôvơrăng, ông ta nắm được Xôvơrăng, vì sợ hãi và vì kín đáo, nên cứ tối thứ tư hàng tuần lại đi qua nhà Fauvin, và Mari-An lại ngồi ở cửa sổ. Đây là một điểm mấu chốt, phát hiện ra được thật là đáng quý cho tôi và sẽ gây cho các vị một ấn tượng khôngkhác gì một chứng cớ bằng vật chất thực tế. Tôi xin nhắc lại: mỗi tối thứ tư, Xôvơrăng lại đi dạo xung quanh ngôi nhà. Và xin các vị nhớ cho: 1. Vụ ám sát do ông Fauvin chuẩn bị đã xảy ra vào một tối thứ tư ; 2. Tối hôm đó bà Fauvin, vì do yêu cầu khẩn thiết của chồng, nên bà đã đi xem hát kịch và đi đến nhà bà Ec-xanh-gie.
Ngay từ sáng hôm thứ tư đó, mọi mưu đồ đã được chuẩn bị sẵn sàng, chiếc máy đồng hồ tai ác đã được lên dây lại; bộ máy buộc tội chạy hoàn hảo: những chứng cớ buộc tội đã đặt vào chỗ để sẵn sàng xuất hiện. Hơn nữa, thưa ông quận trưởng, ông ta còn gửi tới ông một lá thư tố cáo mưu đồ chống lại ông ta, và yêu cầu sáng hôm sau- nghĩa là sau khi ông ta đã chết, ông đến can thiệp giúp đỡ ! Tóm lại, tất cả mọi sự việc đang diễn biến theo đúng ý muốn của «con người đố kỵ» thì bỗng xảy ra một sự kiện làm đảo lộn mọi dự kiến của ông ta: viên thanh tra Vêrô bước vào màn kịch, ông đã ra lệnh cho Vêrôđi điều tra, nắm những người có quyền thừa hưởng gia tài Moocninhtôn. Chuyện xảy ra giữa Fauvin và Vêrô như thế nào, có lẽ không bao giờ ai biết được nữa. Cả hai người đều đã chết, mang theo cái bí mật đi. Nhưng ít nhất chúng ta cũng có thể khẳng định là trước hết viên thanh tra Vêrô đã đến đây và đã mang mảnh sôcôla về, trên đó lần đầu tiên chúng ta thấy có in «vết răng cọp". Rồi sau đó, Vêrô trong trường hợp thế nào đó mà ta chưa rõ, phát hiện ra những dự án của ông Fauvin. Ta biết rõ như thế vì chính viên thanh tra Vêrô đã tự nói ra, với một nỗi sợ hãi ghê gớm. Chính nhờ ông Vêrô mà chúng ta được biết là tội ác sẽ diễn ra đêm hôm sau, vì ông ta đã ghi những điều phát hiện được, trong một lá thư đã bị người ta ăn cắp mất. Kỹ sư Fauvin cũng nắm được hành vi của viên thanh tra Vêrô nên phải khử kẻ thù đáng sợ này đang phá mọi âm mưu của mình. Cho nên Fauvin đã đầu độc ông Vêrô. Vì thuốc độc chưa có hiệu nghiệm ngay, nên Fauvin đã táo bạo, tự cải trang giống như Gattông Xôvơrăng, vì biết chẳng bao lâu nữa mọi nghi ngờ sẽ đổ dồn vào Xôvơrăng, nên đã nhanh trí táo bạo cải trang, đi theo thanh tra Vêrô đến liệm cà phê Tân-kiều đánh cắp lá thư tố cáo của Vêrô, thay bằng một tờ giấy trắng rồi cố ý hỏi thăm một người qua đường (để sau này người đó chứng minh là có trông thấy Xôvơrăng ở tiệm cà phê ra), lối đến ga xe điện ngầm đi Nơi-y, là nơi ở của Xôvơrăng. Thưa ông quận trưởng, Fauvin chính là con người ấy, chính là tên kẻ cướp ! Ở một tình huống như vậy và sợ những lời tố cáo của ông Vốrô sẽ có hiệu dụng trước khi mình đưa ra thực hiện dự án khủng khiếp. Nên muốn kiểm tra, Fauvin đã tới quận cảnh sát để xem có phải kẻ thù của mình đã chết thực chưa và nếu chết rồi thì không còn khả năng tố giác. Xin ông quận trrởng hãy nhớ lại màn kịch: sự dao động, sự khiếp hãi của con người «Thưa ông quận trưởng ! Xin ông hãy bảo vệ tôi .. có kẻ dọa giết chết tôi... Vâng, ngày mai tôi sẽ bị...». Phải ! Y đã yêu cầu hôm sau ông sẽ can thiệp giúp đỡ, vì y biết là đến hôm sau thì mọi việc đã xong xuôi từ đêm hôm trước. Và đến hôm sau thì lực lượng cảnh sát sẽ đứng trước một vụ ám sát, đứng trước hai thủ phạm là những người mà chính y đã đổ mọi tội lỗi lên đầu, đứng trước Mari-An-Fauvin là người mà y đã kết tội từ trước.
Chính vì thế nên đêm hôm đó, khi thấy Madơru và tôi đến nhà vào lúc 9 giờ thì y khá lúng túng. Hai thằng cha này là ai ? Có phải họ đến để phá dự kiến của mình không ?Hắn suy nghĩ và an tâm đồng thời cũng phải nhượng bộ yêu cầu ở lại của chúng tôi đã có nhấn mạnh: Sự ở lại của hai chúng tôi cũng không ảnh hưởng gì đến việc thực hiện mưu kế của y, vì y đã bố trí rất chu đáo khiến cho việc theo dõi giám sát không thể nào phát hiện ra và ảnh hưởng tới được. Cho nên những việc phải xảy ra đã xảy ra, xảy ra trong khi chúng tôi có mặt mà không hề hay biết. Cái chết của y, do chính y gây ra, bắt đầu diễn biến. Và tấn kịch, nói đúng hơn, là tấn thảm kịch, bắt đầu mở màn.
Bả Fauvin, do y «cử» đi nhà hát kịch, vào chào y để đi. Rồi anh người nhà đem cái ăn vào, trong đó có khay táo. Rồi đến cơn giận dữ, cơn sợ hãi của con người sắp chết dù sao cũng vẫn sợ chết. Rồi đến màn kịch giả dối của y: y cho chúng tôi thấy cái két sắt, cuốn sổ bìa xám mà y bịa ra là «có ghi toàn bộ câu chuyện của y".
Kể từ đấy mọi việc đều xong. Madơru và tôi sang phòng đợi, đóng cửa. Chỉ còn một mình Fauvin, tha hồ mà hành động. Không còn cái gì ngăn trở ý chí của hắn nữa. Đến 11 giờ đêm bà Fauvin rời khỏi nhà hát kịch. Chắc chắn trong ngày hôm đó Fauvin đã bắt chước chữ của Xôvơrăng, gởi cho bà Fauvin một bức thư; bức thư đã xé ngay sau khi xem, như những "bức thư thực» khác trước đây. Trong bức thư giả mạo Fauvin viết là Xôvơrăng yêu cầu bà Fauvin cho gặp tại Ra-nơ-lắc là phía khuất cửa sổ mà bà Fauvin thường ngồi. Cho nên, một mặt, bà Fauvin ở nhà hát kịch ra, trước khi đến nhà bà Ec-xanh-gie, đã dành một tiếng đồng hồ để dạo xung quanh khu Ra-nơ-lắc. Mặt khác, cách độ 500 mét, Xôvơrăng vẫn theo định kỳ hàng tuần, đi dạo phía cửa sổ ngôi nhà. Hippôlit - Fauvin và con chết trong khoảng thời gian đó. Bà Fauvin và Xôvơrăng, có thể vì sợ cảnh sát biết chuyện riêng tư, có thể vì sợ Fauvin, có thể vì tác động của chuyện xảy ra ở tiệm cà phê Tân-kiều, nên đã loanh quanh, không dám và không thể khai được việc sử dụng thời giờ của mình, hoặc không giải thích được sự có mặt của mình xung quanh nhà Fauvin cho nên trở thánh đối tượng tình nghi, là thủ phạm hay tòng phạm trong vụ án mạng.
Giả sử có trường hợp tình cờ nào đó, một trường hợp không thể có được, làm cho hai người không bị nghi ngờ, thì vẫn có một chứng cớ nữa không thể chối cãi nổi và cũng do Fauvin bày đặt, đó là quả táo có in vết răng của chính Mari-An-Fauvin ! Thế rồi sau đó vài tuần là đến sự kiện tột bậc quyết định: sự xuất hiện một cách bí mật, cứ 10 ngày một lần, những bức thư tố cáo.
Như vậy là tất cả mọi việc đều đã được bố trí ăn khớp từng chi tiết nhỏ đều được dự kiến với một trí tuệ sáng suốt lạ lùng. Thưa ông quận trưởng, hẳn ông còn nhớ sự kiện viên ngọc thạch mờ ở nhẫn tôi rơi ra và tìm thấy trong tủ sắt ? Chỉ có bốn người có thểtrông thấy và nhặt lấy, trong đó có Hippôlit- Fauvin. Nhưng chính hắn đã được ta loại trừ khỏi vòng nghi ngờ ngay từ đầu, Và chính hắn, muốn hướng mọi nghi ngờ vào tôi để loại trừ sự can thiệp của tôi rất nguy hiểm cho hắn, nên đã nhân cơ hội, nhặt viêu ngọc và bỏvào trong tủ sắt.
Lần này "tác phẩm» đã hoàn thành, số phận được định đoạt. Giữa «người đố kỵ"và những con mồi của y chỉ còn cách nhau bằng một hành động. Hành động đó đã được thực hiện: Hippôlit-Fauvin chết.
Đông Luy ngừng lời. Mọi người yên lặng khá lâu. Người ta không bàn cãi gì, mà người ta tin, tin vào một sự thật tưởng như không thể tin được, do Đông Luy yêu cầu họ phải tin.
Ông Đetmaliông hỏi một câu cuối cùng:
- Ông cùng với viên cai Madơru đã ở trong phòng đợi này. Bên ngoài có các cảnh binh. Ta chấp nhận rằng ông Fauvin đã biết đêm đó ông sẽ bị giết chết. Nhưng đúng vào giờ đó, trong đêm ai là người có thể đã giết ông ta ? Ai là người đã giết con trai ông ta ? Vì giữa bốn bức tường trong phòng ông ta không có ai cả ?
- Có ! Có ông Fauvin.
Đột nhiên trong phòng ồn ào những tiếng phản ứng. Đùng một cái, bức màn bao phủ được xé toang, và tình huống do Đông Luy trình bày gây sự khủng khiếp cùng vớimột tâm lý không tin đột xuất, như là một phản ứng kịch liệt đối với sự quá dễ dãi của mọi người đối với những lối giải thích do Đông Luy đã nói lên. Ông quận trưởng đại diện cho những diễn biến đó, kêu lên:
- Thôi đủ rồi, những giải thích, những giả thiết ! Nghe có vẻ lô gích đến mấy thì nó cũng dẫn đến những kết luận mơ hồ.
- Vâng, bề ngoài có vẻ mơ hồ thực. Nhưng ai bảo chúng ta là việc làm kinh thiên động địa của ông Fauvin lại không thể được giải thích bằng những lý do hết sức tự nhiên ? Đã đành, không ai lại vui lòng chết, chỉ cốt để báo thù. Nhưng các ông cũng biết như tôi: nhìn con người ông Fauvin gầy giơ xương đến thế, người tái xanh tái xám đến thế, thìsao ta lại không thể nghĩ rằng ông ấy đang mắc một bệnh chắc chắn dẫn đến tử vong, và tự biết rằng đã đến lúc... - Thôi đủ rồi ! Tôi xin nhắc lại, ông chỉ nêu ra toàn những giả định. Mà tôi, thì tôi đòi hỏi ông phải nêu lên những bằng chứng. Tôi chỉ mới thấy có một bằng chứng, chưa đủ ! Cần có bằng chứng nữa. Chúng tôi chờ !
- Thưa ông quận trưởng, bằng chứng nữa có ngay đây !
- Hử ? Ông nói sao ?
-Thưa ông quận trưởng, trong khi tôi đập vữa thạch cao để lấy cái đèn trần ra, tôi thấy ở bên trên và phía ngoài cái hộp kim loại, một cái phong bì có dấu niêm. Vì cái đèn trần đặt ngay phía dưới cái buồng nhỏ là nơi con trai ông Fauvin nằm, cho nên rõ ràng là ông Fauvin chỉ cần nâng những tấm ván sàn của buồng đó là có thể với tới phía trên của bộ máy do ông ta đã bố trí. Cho nên trong đêm cuối cùng ông ta đã đặt vào đó cái phong bì này. Mà trên phong bì ông ta đã ghi cả ngày tháng của tội ác: ba mươi mốt tháng Ba, mười một giờ đêm. Cùng với chữ ký của ông ta: Hippôlit - Fauvin.
Ông Đetmaliông vội vã mở phong bỉ. Mới đọc qua các trang viết ông đã rùng mình. Ông nói:
- Trời ! Đồ khốn kiếp ! Lại có thể có loại quỷ dữ đến thế ư ? Ôi ! Thật là khốn nạn !
Với một giọng ngắt quãng, đôi lúc lạc đi vì khủng khiếp, ông đọc:
"Thế là mục đích đã đạt. Giờ của ta đã điểm. Bị ta ru ngủ, Etmông đã chết mà không hề biết đến hiệu quả của chất thuốc độc. Giờ đây ta đã bắt đầu hấp hối. Ta chịu mọi quằn quại đau đớn của địa ngục. Khó khăn lắm tay ta mới viết nổi những dòng cuối cùng này. Ta đau đớn, đau đớn, nhưng hạnh phúc của ta lại vô biên. Hạnh phúc đó khởi đầu từ khi ta đi du lịch tới Luân-đôn cách đây bốn tháng. Trước đó ta kéo lê một cuộc sống đau khổ nhất, ngậm hờn đối với người đàn bà ghét ta và đem lòng yêu kẻ khác; và thấy sức khỏe của ta đang làm mồi cho một bệnh ghê gớm, đồng thời thấy con trai ta bạc nhược, buồn rầu.Một buổi chiều ta đi khám 1 bác sĩ nổi tiếng và ta biết chắc chắn là đang bị bệnh ung thư làm héo mòn dần. Ta lại cũng biết là con trai ta, cũng như ta đang trên đường đi tới nấm mồ, không sao cứu vãn nổi, vì bị bệnh lao.
Tối hôm đó, ý nghĩ trả thù nảy sinh trong ta. Một sự trả thù tuyệt diệu. Buộc tội, buộc tội mãnh liệt nhất đối với một người đàn ông và một người đàn bà yêu nhau.Tòa án. Tù đầy. Giá treo cổ. Mà không cách nào cứu vãn được. Chịu bó tay. Vô hy yọng. Những chứng cớ chồng chất, những chứng cớ ác nghiệt và kinh khủng đến nỗi kẻ vô tội cũng tự ngờ không biết có thực mình vô tội không. Và tự ép buộc phải chịu tội, vô kế khả thi. Trời ! Thế mới là trả thù. Và sự trừng phạt mới tuyệt diệu làm sao. Vô tội nhưng phải giãy giụa một cách tuyệt vọng trong những sự việc có tính chất buộc tội không chối cãi nổi, trong sự dối trá đang kêu gào đúng như sự thật, là chúng mày chính là thủ phạm.
Thế là ta vui vẻ chuẩn bị từng việc một. Mỗi sáng kiến của ta lại làm ta cười dài. Trời ơi ! Sao ta sung sướng đến thế. Người ta tưởng ung thư là đau đớn hay sao ? Không đâu ! Không đâu ! Khi tầm hồn ta bồng bột sung sướng vui vẻ thì thể chất ta có biết đau đớn là gì ? Giờ này đây ta có thấy cái nóng bỏng cực độ của thuốc độc đâu ?
Ta sung sướng. Cái chết tự ta mang lại cho ta là sự bắt đầu chịu tội hình phạt của chúng. Vậy thì dại gì mà lại cứ tiếp tục sống để chờ cái chết tự nhiên, trong khi đó để cho chúng bắt đầu đi vào con đường hạnh phúc ? Còn Etmông, con trai ta, thế nào cũng chết yểu, thì sao ta không tránh cho nó khỏi kéo dài cái hấp hối, sao ta không cho nó chết ngay, cái chết làm tăng gấp đôi tội trạng của Mari-An và của Xôvơrăng.
Giờ phút chót đã tới ! Ta phải ngừng vì cơn đau đớn. Ta cố bình lĩnh một chút...
Tất cả đều im lặng. Trong nhà, ngoài nhà, các cảnh sát viên đang canh gác cho ta thực hiện mưu đồ. Cách đây không xa, Mari-An theo lời trong thư của ta viết, đang đi tới chỗ hẹn mà người yêu nó sẽ không bao giờ tới. Còn người yêu nó thì đang lượn lờ dưới cửa sổ mà sẽ không thấy con nhân tình xuất hiện. A ha ! Những con rối mà ta đang giật dây ! Hãy múa đi ! Hãy nhảy đi ! Trời đất ơi ! Ta thấy thích thú làm sao ! Cái dây thòng lọng quanh cổ chàng và nàng. Sáng nay chả phải chính anh chàng đã đầu độc viên thanh tra Vê rô và đã theo hắn đến tiệm cà phê Tân Kiều và cầm cái can gỗ mun trong tay đósao ? Phải ! Đích là anh chàng ! Và đêm nay chẳng phải chính cô nương xinh đẹp kiađã đầu độc ta và con trai ta đó ư ? Chứng cớ ? Quả táo này mà cô nàng không hề cắnvào, nhưng lại mang vết in đúng răng của cô ! Một hài kịch tuyệt vời ! Chúng mày cứmúa đi, cứ nhảy đi ! Và những bức thư ! Những bức thư gửi cho Lăng-ghecnô đã chết ! Đây mới thực là mưu thâm của ta. Ôi, ta sung sướng xiết bao khi ta đã sáng chế ra bộ máy kỳ diệu và bí mật ! Tuyệt vời đấy chứ ! Chính xác tột độ ! Đúng ngày qui định,"hấp", lá thư thứ nhất ! Rồi 10 ngày sau, hấp ! Lá thư thứ hai ! Không thoát khỏi tay ta đâu, hỡi cặp nhân tình khốn khiếp ! Cứ múa đi, cứ nhảy đi !
Lúc này ta đang cười vì ta đang nghĩ đến điều rất thích thú, là người ta sẽ thấy sự việc như lửa rực cháy ! Mari-An và Xôvơrăng tội phạm không gì thanh minh nổi. Ngoài ra là bí mật tuyệt đối. Không bao giờ ai có thể hay biết chút gì. Trong vài tuần nữa, sau khi hai thủ phạm đã bị kết tội, khi những lá thư đã tới tay pháp luật, thì đêm 25, hay nói đúng hơn, là sang ngày 26, đúng 3 giờ sáng, vụ nổ sẽ xảy ra, tiêu hủy toàn bộ "tác phẩm" của ta. Qua bom đã đặt vào vị trí, một chuyển động hoàn toàn không phụ thuộc vào hệ máy đèn trần, đúng giờ đó, sẽ làm bom nổ. Bên cạnh ta, ta vừa chôn xong quyển sách bìa vải xám mà ta phao lên là đã viết trong đó toàn bộ nhật ký của ta ; ta đã chôn các chai lọ chứa thuốc độc, các kim tiêm mà ta đã sử dụng, cái can bằng gỗ mun, hai láthư của viên thanh tra Vêrô... tóm lại tất cả những cái gì có thể minh oan cho hai kẻ "phạm tội". Thế là không ai còn có thể biết được tí gì... không bao giờ ai có thể biếtđược. Trừ phi.. quả bom nổ không phá hủy các bức tường và cái trần... Trừ phi... có một kẻ nào đó, tài ba lỗi lạc, gỡ mối được các dây chằng chịt, đi sâu vào, khám phá ra cái bí mật của ta, và cũng phải mất hàng tháng mới thấy đuọc cái thư độc đáo này của ta.
Bức thư này, ta viết, chính là cho người đó, một người mà ta biết là không thể có được trên đời này. Nhưng giả thử có người như thế thì cũng chẳng sao. Mari-An và Xôvơrăng khi ấy cũng đã ở dưới đáy vực thẳm rồi, có thể là đã chết và chắc chắn là đã vĩnh viễn xa rời cách biệt nhau ! Đợi đến khi sự tình cờ ngẫu nhiên chứng kiến được mối hận thù đối kỵ của ta thì ta cũng đã thanh Thỏa rồi.
Ta đã viết hết. Chỉ còn ký tên. Tay ta run rẩy thêm. Mồ hôi trên trán ta chảy từng giọt lớn. Ta đau đớn như một kẻ bị hành tội, nhưng linh hồn ta vô cùng thỏa mãn, sung sướng ! Chao ôi ! Hai đứa chứng mày đang chờ tao chết. Con Mari-An kia ! Mày đã dại dột, trong cái khóe mắt liếc trộm của mày, cho tao thấy niềm vui của mày khi mày biết tao ốm. Và hai chúng mày tin tưởng chắc chắn vào tương lai, nên trước mắt đã cố gắng giữ gìn cho trong sạch ! Bây giờ thì tao chết đây ! Tao chết để cho chúng mày sum họp trên nấm mồ của tao, trong vòng xiềng xích gông cùm. Mari-An ! Hãy trở thành vợ của Xôvơrăng ! Xôvơrăng ! Tao cho mày vợ tao đấy ! Chúng mày hãy sum họp đoàn tụ với nhau, ông biện lý sẽ lập tờ hôn thú. Tên đao phủ sẽ cầu kinh hạnh phúc cho chúng mày ! Ta khoái lạc triền miên ! Ta khoái lạc trong đau đớn ! Mối hằn thù chính đáng mang lại cho ta cái chết đáng tôn thờ... Ta sung sướng mà chết !... Mari-An rũ trong ngục tối... Xôvơrăng khóc trong xà lim tội phạm... cửa xà lim mở: Những người mặc đồ đen đến bên mày: Gattông-Xôvơrăng ! Đơn ân xá đã bị bác ! Hãy can đảm lên ! Rồi một buổi sáng giá lạnh ! Giá treo cổ ! ... Đến lượt mày, Mari-An ! Đến lượt mày... Mất người yêu rồi, mày có sống nổi không ? Người yêu mày đã chết. Đến lượt mày ! Thắt cổ hay uống thuốc độc ? Mày thích thứ nào ? Chết đi ! Con khốn nạn ! Chết đi giữa lửa lòng hừng hực bốc, như tao ! Tao căm thù mày ! Tao căm thù mày !"
Ông Đetmaliông ngừng đọc. Không khi khiếp hãi bao trùm mọi người, ông phải khó khăn mới đọc được những dòng cuố| cùng, vì chữ nguệch ngoạc rất khó đọc.
Mắt nhìn vào bức thư, ông nói khẽ:
- Hippôlit-Fauvin...Tên ký hẳn hoi ! Nó đã cố lấy lại sức để ký cho rõ ràng. Nó sợ người ta còn nghi ngờ việc làm bỉ ổi của nó !... Ai có thể ngờ... !
Ông nhìn Đông Luy và nói tiếp:
-Muốn đi đến đầu đến đũa của vụ này phải là người có trí tuệ sáng suốt hết sức đặc biệt, và có tài ba làm chúng tôi kính phục, làm bản thân tôi kính phục. Tất cả những lời, những việc của tên điên này quả thực đã được tính toán một cách hết sức khớp đúng và làm cho chúng ta hết sức kinh ngạc.
Đông Luy nghiêng mình, không đáp lại lời khen ngợi, mà nói:
-Ông nói có lý, thưa ông quận trưởng ! Đó là một thằng điên. Một thằng điên vô cùng nguy hiểm, một thằng điên sáng suốt, đeo đuổi một ý nghĩ, một tâm tư không lúc nào chùn bước. Nó đã thực hiện ý nghĩ với một nghị lực phi thường, và với tất cả tri thức của một con người tinh vi cẩn thận, áp dụng những định luật về vật lý. Nếu là một người khác thì đã thẳng cánh chém giết tàn nhẫn. Nhưng nó, nó nhẫn nại tìm cách giết lâu dài, không khác gì một nhà khảo cứu cần để thời gian dài, thể nghiệm kết quả công trình sáng tạo của mình. Và nó đã thành công, vì pháp luật đã sa vào bẫy của nó, và bà Mari-An- Fauvin có lẽ sắp chết mất thôi !
Ông Đetmaliông phác một cử chỉ quyết định. Toàn bộ vụ này để sau sẽ hay, cuộc điều tra sẽ tiến hành mọi việc cần thiết để làm sáng tỏ. Còn bây giờ việc quan trọng trước mắt là cứu bà Mari-An~Fauvin. Ông nói:
-Đúng, đúng ! Ta không nên chậm phút nào. Phải báo ngay cho bà Fauvin biết. Tôi sẽ cho mời ông dự thẩm đến, chắc chắn là lệnh miễn tố sẽ làm ngay.
Ông khẩn trương ra lệnh tiếp tục thăm dò và kiểm tra tất cả những giả thiết của Đông Luy. Rồi ông quay sang nói với Đông Luy:
- Mời ông đi với tôi. Bà Fauvin tất nhỉên phải cảm ơn người đã cứu mạng. Xin mời ông cùng đi với tôi.
Buổi họp kết thúc. Trước giá trị những việc làm của Đông Luy, mọi người sẵnsàng quên những va chạm đã xảy ra trong hai ngày qua. Sự hằn học của viên phó phòng Vơ-be không còn nghĩa lý gì đối với Đông Luy.
Ông Đetmaliông kiểm điểm nhanh những giải pháp dự kiến sẽ thi hành, và thấy có vài điểm còn cần phải bàn luận thêm:
-Đúng rồi bây giờ thì không còn một chút nghi ngờ nào nữa, chúng ta thống nhất. Đúng như vậy, không thể nào khác được. Tuy nhiên vẫn còn mấy điểm chưa được sáng tỏ. Trước hết là những vết răng in. Mặc dù đã có những lời xác nhận của chồng bà ta, nhưng vẫn tồn tại một điểm mà ta không thể bỏ qua: những vết răng đó chính là của bà Fauvin...
- Thưa ông quận trưởng, tôi nghĩ rằng việc giải thích cũng đơn giản, Tôi sẽ trình bày với ông khi nào tôi nắm được trong tay những bằng chứng cần thiết.
- Thôi được. Nhưng còn vấn đề khác: Tại sao sáng hôm qua Vơ-be đã tìm thấy trong phòng cô Lơvatxơ tờ giấy có nói đến vụ nổ ?
Đông Luy vừa cười vừa đáp:
- Cũng như tại sao tôi, vâng chính tôi đã tìm thấy bản ghi 5 thời điểm ứng với việc xuất hiện các bức thư, phải không ạ ?
- Như vậy có nghĩa là ông cũng đồng ý với tôi, thấy rằng trong công việc của cô Lơvatxơ có cái gì đó làm ta phải nghi ngờ ?
- Thưa ông quận trưởng, tôi cho rằng rồi tất cả sẽ được sáng tỏ dần. Bây giờ chỉ cần ông đến hỏi bà Fauvin và Gattông-Xôvơrăng là đủ thấy ánh sáng làm tan màn đêm tối và thấy cô Lơvatxơ được loại trừ khỏi vòng nghi ngờ.
Ông Đetmaliông nhấn thêm:
-Còn một việc nữa tôi cũng thấy kỳ quặc. Trong bản thú tội của Hippôlit-Fauvin không hề thấy nó nói đến khoản gia tài Cốtmô-Moocninhtôn. Tại sao ? Nó không biết chuyện đó ư ? Ta có nên giả định giữa những tội ác của Hippôlit-Fauvin và chuyện gia tài Moocninhtôn không có liên quan gì chăng ? Mà sự trùng hợp chỉ hoàn toàn là ngẫu nhiên ?
-Thưa ông, về điểm này tôi hoàn toàn nhất trí với ông. Tôi xin thú thực là sự im lặng của Hippôlit- Pauvin đối với chuyện gia tài này cũng làm tôi hơi ngạc nhiên. Nhưng tôi cho là không quan trọng lắm. Điểm chủ yếu là những tội ác của Hippôlit-Fauvin và sự vô tội của hai người đang bị giam giữ.
Sự vui sướng của Đông Luy là vô biên. Theo quan điểm của anh thì vụ việc buồn thảm này sẽ chấm dứt với việc phát hiện ra bản viết thú tội của Hippôlit- Fauvin. Còn điểm nào chưa rõ ràng trong bản thú tội đó thì sẽ được bà Fauvin, Ph'lôrăngxơ-Lơvatxơ và Gattông-Xôvơrăng làm sáng tỏ. Đối với anh, vấn đề này chẳng can hệ gì.
Xanh-Lada...Nơi nhà tù cổ lổ, bẩn thỉu, xấu xí.
Ông quận trưởng nhảy xuống xe, cửa nhà tù được mở ngay. Ông hỏi người bảo vệ:
- Ông giám đốc nhà lao có đây không ? Anh mời ngay tới đây, tôi cần gặp. Rất khẩn.
Ông cũng không đợi nữa, mà đi vội qua những hành lang dẫn tới nhà y tế. Lên tới chiếu cầu thang tầng gác một thì gặp ông giám đốc. Ông không rào đón, hỏi ngay:
- Bà Fauvin... Tôi muốn gặp bà ta.
Thái độ lo sợ của ông giám đốc làm ông đứng sững lại.
- Sao, thưa ông quận trưởng, ông chưa biết tin ư ? Tôi đã cho gọi điện thoại về quận...
- Sao, sao ? Ông nói ngay đi ! Có chuyện gì ?
- Thưa ông, có chuyện là bà Fauvin vừa chết sáng hôm nay, vì đã cố tình tìm được cách tự đầu độc.
Ông Đetmaliông nắm cánh tay ông giám đốc kéo đi, và cùng với Đông Luy, Madơru chạy tới bệnh xá. Tới một buồng, ông thấy người phụ nữ nằm sóng sượt. Những nốt màu đen lấm chấm trên mặt xanh ngắt, những nốt giống như đã thấy trên mặt viên thanh tra Vêrô, trên mặt Hippôlit-Fauvin và trên mặt Et-mông, con trai Fauvin.
Ông Đetmaliông thất kinh, kêu lên:
- Nhưng thuốc độc lấy ở đâu ra ?
-Dưới gối bà ta nằm, người ta tìm thấy cái lọ này và cái ống tiêm này.
- Dưới gối bà ta ? Nhưng bằng cách nào bà ta có những thứ ấy ? Ai đem đến ?
- Thưa ông quận trưởng, chúng tôi chưa rõ - về điều này.
Ông Đetmaliông nhìn Đông Luy. Như vậy là việc Hippôlit-Fauvin tự sát vẫn lôi kéo theo những tội ác khác.
Nó đã giết chết bà Fauvin bằng thuốc độc, có thể như thế sao ? Chẳng lẽ việc trả thù của kẻ đã chết cứ tiếp tục mãi bằng một cách nặc danh và tự động thế sao ? Hay là phải chăng có một ý chí bí mật nào, trong bóng tối, vẫn táo bạo tiếp tục thực hiện cái «tác phẩm" phi đạo lý của kỹ sư Fauvin ?
Hai hôm sau lại có một sự biến thình lình: trong buồng xà lim, Gattông-Xôrarăng đang hấp hối. Anh thắt cổ bằng cái khăn trải giường. Người ta cố cứu chữa nhưng vôhiệu.
Bên cạnh anh, trên bàn người ta thu được năm sáu mảnh trích báo hàng ngày.
Những mảnh đó đều đăng tin về cái chết của Mari-An-Fauvin.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top