những câu truyện t/y tuổi teen(trà sữa cho tâm hồn)
Màn khiêu vũ của trái tim
"1, 2, 3..." tiếng thầy giáo đều đều đập nhịp. Cả lớp say sưa nhảy theo điệu nhạc, riêng Linh say sưa... đạp vào chân thằng Tùng.
Chính thằng Tùng là người rủ rê nó đi học nhảy cổ điển với lý lẽ "mình mà loè trước mặt bọn trong lớp đảm bảo quý-sờ-tộc như chuyện nhà Mộc". Ấy vậy mà bây giờ, chính thằng Tùng là người hối hận nhất quả đất khi "phủi phui cái mồm tao lỡ mời mày đi nhảy". Nó rít qua kẽ răng:
- Xin mày đừng mang "khúc giò lụa" của mày mà nện vào cái ống đồng yêu quý của tao nữa.
Liếc nhìn thầy thật nhanh, xoay đủ một vòng theo nó là cực điệu nghệ ở nhịp 8, Linh cười toe:
- Mày phải nói là "xin Linh đừng mang đôi chân ngà ngọc của mình làm khổ ống đồng của Tùng nữa" thì tao tha cho.
Hai đứa mải cãi nhau chí choé không để ý có một cái đầu vừa thò vào rồi lại... thụt ra ở ngoài cửa. Mãi mới có một giọng rụt rè:
- Anh chị cho em hỏi?
Tùng quay ra và ngay lập tức nó thấy thời gian dường như đông cứng lại. (Đấy là sau này nó tả với con Linh thế, chứ bấy giờ đầu óc nó choáng váng, làm gì biết văn với chả hoa). Tùng cảm giác mọi thứ xung quanh đột nhiên biến mất, chỉ còn hai khuôn mặt: Một là rất đờ đẫn của nó, và hai là cực ngơ ngác của Nhóc. Thấy thằng bạn đột nhiên á khẩu, Linh nhanh nhảu:
- Em hỏi gì thế?
- Dạ, em muốn gặp anh Mạnh ạ!
Một giây đủ để Tùng bừng tỉnh. Nó tỉnh bơ:
- Thì anh là... Mạnh đây. Có chuyện gì không em?
Trước vẻ mặt mừng húm của Nhóc vì tìm thấy "anh Mạnh", Tùng quay sang làm nốt bổn phận của "một người đàn ông văn minh nhất hành tinh" khi nói với con Linh một câu vô cùng... tình bạn:
- Linh ra ngoài kia lấy hộ mình cái ghế cho em ấy được không?
- Nhóc là sự kết hợp hoàn hảo giữa thiên thần và... quỷ sứ.
Tùng thở dài đánh sượt vào mặt con Linh rồi lại chống tay lên cằm theo đúng phong cách "cô bé ngồi bên cửa sổ". Nhóc học lớp 10, là học sinh của mẹ nó. Tùng biết Nhóc trong một lần "đen đủi hơn cái máy ủi". Số là hôm đó Tùng đang ngon giấc vào một buổi trưa đẹp giời thì nghe thấy tiếng gọi nhau ời ời ngoài cửa phòng nó. Tiếp đó, cánh cửa bật mở tung như sức mạnh của một cái bếp ga vừa nổ và một đứa con gái hùng dũng bước vào sau khi tuyên bố một câu xanh rờn với bọn bạn gái đang ngấp nghé ngoài cửa:
- Vào đi bọn mày, mình học ở phòng này mà!
"A...aaa!" - Tùng gào lên như thể mình là... một nạn nhân thứ thiệt và tiếp sau đó đứa con gái cũng gào theo hết công suất. Tùng cuống cuồng chui mình vào chăn để giấu đi cái tư thế "khiếm nhã" quần đùi áo... không có thì chẳng may ngã lộn cổ xuống đất, cùng lúc đó đứa con gái cũng bổ nhào ra cửa.
- Đó chính là Nhóc!
Tùng kết luận với Linh.
Té ra, lớp của Nhóc sắp phải thi "đôi nhảy đẹp toàn trường" và địa chỉ lí tưởng để bồi dưỡng cho các bé không ai khác chính là ông Mạnh - ông anh trai tài hoa của nó. Hôm qua mẹ nó đã cho Nhóc địa chỉ lớp học nhảy của anh Mạnh, trong đó có nó và con Linh đang ra sức vừa học vừa phá hoại. Sau một năm trời ngồi... ngó qua khe cửa mỗi lúc Nhóc tới học thêm nhà nó, tới hôm qua Tùng mới được "đàng hoàng" ngồi nói chuyện với Nhóc.
Cảm giác sung sướng đó không kéo dài được bao lâu vì cái Linh đã lôi nó về với thực tại một cách phũ phàng khi đập bốp tờ giấy hẹn của Nhóc vào mặt nó. Một tuần - chỉ một tuần nữa thôi, nó phải đến lớp của Nhóc để dạy dỗ sao cho bọn "chíp hôi" đó có thể nhảy thông thạo. Tùng thừ người ngơ ngẩn, nó nhớ đến câu nhận xét của anh Mạnh về nó và con Linh rằng "Khiêu vũ là một môn nghệ thuật và bọn mày được sinh ra để chứng tỏ rằng không phải ai cũng là một người nghệ sĩ". Hừm! Giờ nó đã trót nhận mình là anh Mạnh thì không thể rút lui và lòi cái đuôi cáo ra với Nhóc được. Nó búng tay quyết định, chộp lấy cái điện thoại và phone cho ông anh:
- Anh qua đây quẳng chìa khoá phòng tập cho em. Em và cái Linh sẽ ở đây đến tối mới về.
- "1, 2, 3..." tiếng giáo viên trong... đĩa dạy nhảy hào hứng. Riêng Linh chẳng thấy hồ hởi tẹo nào. Nó đang ngồi nghe discman và mặc xác thằng Tùng vật lộn với cái gọi là "cố gắng chiến thắng trong tình iu". Thảm cảnh vặn xoắn chân tay mình mẩy với thằng bạn thân làm nó ớn đến tận cổ. Nhưng cái phone bị giật phắt khỏi tai nó:
- Bà làm ơn bỏ cái thái độ vô trách nhiệm ấy đi - thằng Tùng gắt, lôi con bạn xuống sàn để giúp đỡ nó thực tập một cách "sống động chứ không phải là... ôm không khí".
Cứ thế, đúng 7h tối là Tùng lao xe rầm rập qua nhà Linh để khủng bố nó đi tập với mình bằng được. Răng nghiến trèo trẹo vì người luôn đau ê ẩm mà thằng Tùng vẫn bừng bừng quyết tâm khiến cái Linh đành phải công nhận thằng bạn hâm một cách... hoành tráng. Sau 6 ngày khổ luyện và cố gắng nhất trong quãng đời 17 năm hiện diện trên đời thì đến tối hôm nay, trước hôm ra mắt lớp Nhóc, Tùng ngồi bệt xuống đất, mặt mày trắng xác và thú nhận: "Ngày mai tao không thể nhảy nhót gì được nữa". Linh biết tỏng thằng này đang ca-mơ-run khủng khiếp và không thể không ái ngại.
Giờ G. Nó đến lớp Nhóc (tất nhiên), dạy nhảy nhót cho cái bọn lớp Nhóc (tất nhiên) với một nỗ lực phi thường là không-nhìn-vào-mắt-Nhóc.
Tập thì phải thi, thi thì ai cũng muốn đoạt giải, mà đã đoạt giải thì ai chả muốn giải nhất. Cái chân lí ấy cấm có sai và ngày hôm nay Tùng đang ngồi trong cánh gà lẩm nhẩm cái chân lí ấy đến trẹo mồm. Lớp Nhóc đang thi ngoài kia. Tùng và Linh không thể ngờ rằng "thành quả" của mình đang xoay xở ổn đến mức ấy! Tùng hỉ hả nhìn "học trò" biểu diễn mà lòng không ngớt tự hào về... tài năng của hai đứa nó. Nó mang cái tâm trạng tơn tơn sung sướng ấy cho đến khi thông báo kết quả. Nín thở! Run đến rụng tim! Cả bọn lớp Nhóc cũng im phắc! Giải nhất! "Aaaaa...aa" tất cả gào lên, bọn chúng kéo nhau lên nhận giải ầm ầm, lôi tuột cả Tùng và Linh lên sân khấu.
Nhóc đĩnh đạc bước lên micro. Nhóc nói những gì Tùng không nghe rõ nhưng nó chỉ nghe rõ câu cuối cùng "Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh Tùng và chị Linh - người đã huấn luyện cho bọn em có được giải thưởng ngày hôm nay". "Anh Tùng?" Tùng thì thào sửng sốt, vậy là Nhóc đã biết nó là "anh Tùng" từ lâu rồi, ôi, lại một nỗ lực phi thường nữa để nó giữ mình khỏi té xỉu.
Ra đến nhà để xe mà tâm trạng của nó đang lộn tùng phèo như bị ngoáy nước đường. Bỗng có ai nói tên nó một cách nhỏ nhẹ đằng sau lưng, nó quay lại và đơ luôn như một cái tượng gỗ: đó là Nhóc. Nhóc đưa ra một bó hoa to đùng và rụt rè đặt vào tay nó với một câu nói được coi là minh chứng xác thực cho từ lí nhí: "Em tặng anh!" rồi chạy vụt đi. Tất cả diễn ra nhanh lắm, nhanh đến nỗi Nhóc đi rồi mà Tùng vẫn đứng im như hoá đá. Linh tủm tỉm đi ra, ngó vào bó hoa rồi nhón tay bốc một mảnh giấy nhỏ. Giọng con bạn ngân nga: "Cho em làm học trò lâu dài của anh nhé, anh Tùng!" Tùng như sực tỉnh, nó ngẩng lên nhìn theo bóng Nhóc và trước khi biến mất trong dòng người trên đường nó dám thề rằng Nhóc vừa quay đầu lại và mỉm cười với nó - Một nụ cười lấp lánh.
Vịt ơi
Vịt ơi
Cậu chủ tên là Long, theo tôi nghĩ, là một người quái đản. Bình thường, cậu vẫn gọi tôi là Hoa, nhưng thỉnh thoảng hứng lên lại gọi tôi là Vịt. Tôi mà là Vịt? Nếu cả hai mà cùng ở quê, tôi đã mắng cho cậu một trận nhớ đời, vì tôi đã từng là hoa khôi của lớp 10A trường huyện. Vậy mà lên Hà Nội, tôi lại biến thành Vịt, thế mới tức.
Cậu chủ tên là Long, theo tôi nghĩ, là một người quái đản. Bình thường, cậu vẫn gọi tôi là Hoa, nhưng thỉnh thoảng hứng lên lại gọi tôi là Vịt. Tôi mà là Vịt? Nếu cả hai mà cùng ở quê, tôi đã mắng cho cậu một trận nhớ đời, vì tôi đã từng là hoa khôi của lớp 10A trường huyện. Vậy mà lên Hà Nội, tôi lại biến thành Vịt, thế mới tức.
Cậu Long năm nay học lớp 11, cũng chỉ bằng tuổi tôi. Tôi vì hoàn cảnh phải đi "giúp đỡ hai bác việc nhà" nên mới phải bỏ học, chứ không thì... đừng có mà hòng. ở quê tôi, con trai con gái bằng tuổi nhau thì con trai cứ phải gọi con gái bằng chị. Còn ở Hà Nội, chỉ vì cậu Long là cậu chủ nên mới dám lên mặt như thế.
Căn nhà này cũng quái đản nốt. Nó có cái gì khiến tôi thấy bức bối khó chịu mà không thể giải thích. Cả nhà đi biền biệt suốt ngày, ở nhà chỉ còn mình tôi, lau chùi, dọn dẹp, cho chó cho mèo ăn, giặt giũ cho cả nhà, đến bữa thì nấu cơm, rửa bát, nói chung tất tật công việc nội trợ. Càng gần đến ngày Tết tôi càng thấy lo hơn, như ở quê tôi, Tết là tối mắt tối mũi. Nhưng may thay, năm nay ông chủ quyền to nhất nhà là bác Phương đã tuyên bố "tiến hành cải cách triệt để" - là không gói bánh chưng, không làm mứt, không kho cá, không thổi xôi, tất cả ra siêu thị đem về! Tôi thở phào nhẹ nhõm. Buổi tối, tranh thủ lúc đổ rác, mấy cô ôsin châu mỏ vào nhau thông báo tin tức. Thì ra, cả cái khu nhà sang trọng này đều thế, đi siêu thị! Miễn gói bánh chưng!
Nhưng dù sao, lòng tôi đã quyết, đây là năm cuối cùng, Tết cuối cùng tôi ở với họ. Tôi đã thưa chuyện với hai bác chủ, từ ngày mai, tôi xin phép về với mẹ, xin phép thôi không làm "nội trợ" cho hai bác nữa. Tôi nhớ nhà, tôi muốn đi học trở lại...
***
Lúc này, tôi đang phải lau chùi bộ bàn ghế gụ to tướng ở phòng khách. Đến cái bộ bàn ghế cũng quái đản. Màu thì đen thủi đen thui. Chạm khắc thì cầu kỳ. Lưng tựa của bốn cái ghế chạm khắc bốn kiểu cây chẳng ra cây, cối chẳng ra cối, lá không ra lá, quả chẳng phải quả. Tôi phải vo tròn giẻ lau, đút vào những cái lỗ bé xíu, kéo đi kéo lại cho kỳ hết bụi. Dù sắp đi, nhưng tôi vẫn cố gắng làm thật tốt mọi việc. Tôi vừa lau, vừa lẩm bẩm: Bàn ghế ơi, đây là lần cuối cùng tao lau chùi cho chúng mày đây...
- Vịt!
Bất ngờ, cậu Long từ ngoài đường nhảy xổ vào, kêu to, làm tôi giật bắn người. Kiểu này là lại có chuyện gì đây. Bình thường, cậu Long trầm lặng, ít nói, nhưng cục tính, dễ cáu. Thỉnh thoảng cậu lừ lừ đôi mắt, nặng chịch khuôn mặt làm tôi phát khiếp. Nghe cậu gọi, tôi cứ lơ đi. Tôi ra vẻ ngoan ngoãn, vẫn chăm chú lau chùi. Cậu có gì đó đặc biệt, nhảy lò cò một vòng quanh tôi - đúng hơn là quanh bộ bàn ghế - rồi rút từ trong túi ra một gói nhỏ bọc giấy trang kim lấp lánh:
- Này, Vịt, tặng ấy nhân ngày Tết. Mà, ấy định thôi không làm cho nhà tớ nữa à?
Cái gói trang kim lập lòe trước mặt, thật ngứa mắt. Tôi giơ tay cầm lấy, lẳng lặng vứt toẹt ngay vào xô nước bẩn bên cạnh. Đừng có mà coi thường tôi!
Cậu Long đần mặt.
Đây không phải lần đầu tiên tôi với cậu "có chuyện". Hồi mới đến làm, được đúng hai tuần thì cậu lừa lừa lúc tôi đang ngủ cắt xoẹt ngay một bên đuôi sam của tôi. Tôi điên tiết, nhảy chồm chồm, định cho cậu ta một trận. Nhưng rồi tôi dằn lòng lại. Dù sao, tôi cũng là đứa đi làm thuê, còn cậu lại là con cưng của ông chủ. Đêm hôm ấy, tôi chẳng thể cầm được nước mắt vì nuối tiếc mớ tóc dài mượt, vì tức tối, vì tủi thân. Và còn vì cả hai tuần căng thẳng đầy thử thách. Và vì cả ba tháng vất vả và cực nhục trước khi bước chân vào cánh cửa nhà này...
Bố tôi mất sớm, đến giờ tôi cũng không rõ ông bị bệnh gì mà mất. Nhà chỉ còn mẹ, tôi và em gái bé bỏng. Việc gì cũng đến tay ba mẹ con, kể cả đào đất đá ong đóng gạch, trộn đất trát tường. Nhà tôi ở chân một quả đồi nhỏ vùng trung du, sau nhà là cả một rừng bạch đàn lúc nào cũng xanh mướt và thơm nức mùi dầu bạch đàn. Dù nhà nghèo nhưng tôi vẫn được đi học đến lớp 10. Buổi sáng, khi miệng giếng còn bốc khói mờ mờ, tôi đã dậy chuẩn bị rửa củ (quê tôi gọi khoai là củ), nấu cơm cho cả nhà, băm một rổ bèo, rồi mới leo lên cái xe đạp cà tàng đến trường. Còn em gái tôi dắt trâu đi chăn, mẹ nấu cám rồi ra đồng. Buổi trưa đi học về, lẽ ra đi đường thẳng ngắn hơn, nhưng tôi vẫn thích vòng một đoạn để đi theo bờ con sông đào lúc nào cũng ăm ắp nước, rồi qua cầu treo, rồi vòng qua một quả đồi rồi mới về nhà. Con đường đất đỏ kêu sào sạo dưới bánh xe nghe rất thích. Nhiều khi tôi dừng xe, tranh thủ leo lên sườn đồi cắt giàng giàng về làm củi đun, vừa cắt vừa liếc tìm xem đã có quả sim nào chín chưa... Giàng giàng đun sướng lắm, khi cháy lửa reo reo phần phật, vui tai vô cùng, và khi đó đôi má nóng ran ran... Lũ con trai rất hay nhìn trộm tôi, tôi biết, và đêm nào cũng hãnh diện thầm một mình.
Thế rồi mẹ tôi ốm. Nhà vẫn cứ phải ăn, phải thuốc men, phải mua cái này cái nọ. Ruộng thì chẳng ai làm. Có bác Hoành trên Hà nội về, thấy tôi khỏe mạnh ngoan ngoãn, bác bảo sẽ xin cho đi giúp việc một bà người quen trên ấy, tiền công tính ra còn hơn hẳn làm ruộng phập phù. Thế là tôi đi, vĩnh biệt học hành, sách vở gói lại, mọi việc nhà trông cậy vào con em gái mười hai tuổi và bà ngoại ở gần.
Bác gái ở nhà tôi giúp việc tính tình rất lạ lùng. Khi có khách hay khi ra ngoài, bà sởi lởi dễ thương dịu dàng, nói năng nhỏ nhẹ, ăn mặc son phấn đẹp đẽ, ấy thế mà khi ở nhà không có người lạ bà trở nên khác hẳn, suốt ngày cáu kỉnh và đầy nghi ngờ hết thảy mọi người, từ chồng đến con. Được cái, bà rất cẩn thận dạy tôi cách dùng máy giặt, cách là quần áo, cách nấu thức ăn, cách ăn nói nhỏ nhẹ. Nhưng tệ hại nhất là bà thường trực nỗi nghi ngờ tôi lấy một cái gì đó của bà mà chưa xác định được. Giúp việc cho bà ba tháng dài như ba năm. Rồi đùng một cái, đúng cái ngày tôi diện bộ quần áo đẹp nhất định ra phố mua quà về cho mẹ thì bà sa thải tôi.
May quá, bác Hoành lại ra tay kịp thời. Bác xin cho tôi giúp việc nhà khác, là anh con dì con già của bên thông gia nhà em con ông chú của bác Hoành, với danh nghĩa không phải là ôsin, mà là cô cháu gái nội trợ, oai không? Tuy lằng nhằng thế, nhưng cũng là họ hàng hang hốc, không sợ bị bắt nạt, thu nhập khá hơn. Và thế là tôi đã khăn gói đến nhà bác Phương...
***
Bác Phương to béo, có cái nhìn như thấu tâm can người ta. Mới đến, bác đã sai tôi giặt quần áo. Tôi lựa quần áo sáng màu để riêng, quần áo cậu Long giặt riêng, vì bẩn khủng khiếp, còn cái quần nhung của bác gái - tên là Lan - tôi vò tay giũ tay cho khỏi hỏng. Giặt xong, tôi lau chùi máy giặt cẩn thận. Suốt 2 tiếng đồng hồ, bác Phương kê ghế ngồi đọc báo gần đó. Xong xuôi, bác bảo bác đã từng trả về quê đến ba cô cháu gái chỉ vì không biết phân biệt màu quần áo, không biết lau sạch máy sau khi dùng. Tôi hú vía, thầm cám ơn cái bà đã sa thải tôi vì đã dạy tôi đủ điều.
Bác Phương buôn bán gì chẳng biết, đi suốt, bảy ngày thì sáu ngày không ăn cơm nhà, nhưng giàu lắm, thỉnh thoảng tôi thấy bác về ném cho bác Lan cục tiền to tướng, bác Lan lại cất vào cái két to tướng. Bác Lan là cô giáo, nhưng sao trông phiền muộn suốt ngày, chẳng có học trò đến thăm, ngay cả ngày 20 tháng 11 cũng vậy, và cũng ở trường suốt, tối mới về nhà. Cậu Long, suốt ngày mất mặt. Mà khi có mặt ở nhà là bắt đầu phá phách hết cái nọ đến cái kia. Cô út học lớp bảy mà cũng... đi học suốt ngày. Hai anh em mà như mặt trăng mặt trời. Thành thử cả cái nhà rộng mênh mông có mình tôi cai quản, được cái phòng nào cũng khóa, tủ nào cũng khóa, nên tôi thấy yên tâm. Tôi có một con chó và một con mèo làm bạn, chúng yêu quý tôi hơn chủ chúng nhiều. Cái đêm hôm tôi khóc ấm ức vì bị cậu Long cắt trộm một bên đuôi sam, con chó suốt đêm nằm dưới giường tôi, thỉnh thoảng rên ư ử như thông cảm với tôi, còn con mèo cuộn tròn trong lòng tôi, thỉnh thoảng lại xòe móng ra bấm nhẹ lên tay tôi.
Hôm sau, nhân lúc cậu Long về nhà, tôi lôi cậu xuống bếp - là nơi thân thuộc nhất của tôi, dễ nói chuyện nhất. Khổ thân cậu còi, con trai thành phố ẽo ợt như cỏ lau. Tôi chất vấn tại sao lại cắt tóc tôi. Cậu bảo tôi quê lắm, đi đường mà lủng lẳng đôi đuôi sam là dễ bị trêu ghẹo, dễ bị dụ dỗ bán lên biên giới, con gái bây giờ phải tóc ngắn, hiểu chưa? Tôi chẳng hiểu gì cả. Vậy cậu cắt tóc tôi là có lòng tốt à? Đương nhiên, cậu bảo, trông còn xinh lên nữa. Bất kể chủ hay tớ, tôi đã quại cho cậu một quả vào lưng, giống như hồi ở quê tôi đã cho một thằng cùng lớp ăn đấm vì hỗn láo. Cậu nhăn nhó mất mấy ngày, tôi lo lắng mất mấy ngày vì sợ mất việc, rồi mọi chuyện cũng qua. Dần dần, tôi thấy tóc ngắn cũng... xinh!
Đến tháng sau, cậu ta lại giở trò ma dọa tôi. Cậu lấy tấm ga trắng trùm kín đầu, nửa đêm mò xuống bếp gần chỗ tôi ngủ, ú ớ hoa chân múa tay. Tôi mở mắt, thấy vậy run hết cả người, nhưng sau phát hiện ra con chó nằm chân giường vẫy đuôi, thế là tôi biết tỏng trò nghịch của cậu. Tôi thầm thì: ôi con ma, khiếp quá, khiếp quá, rồi vớ lấy cái chổi quật lia quật lịa vào con ma, làm con ma chạy vù lên gác.
Dần dà, tôi phát hiện cậu Long là cả một mớ mâu thuẫn. Cậu bảo cậu căm thù chuyện học hành, nhưng có lúc lại học như điên. Mấy lần cậu xuống bếp, vớ lấy một cái bát hay một cái cốc đập vỡ tan tành rồi bỏ đi. Có lúc cậu bảo cậu đốt nhà cho cả nhà biết tay, nhưng có lúc lại đỡ đần tôi việc quét nhà. Gớm khiếp, ai cần cậu đỡ, bẩn vẫn hoàn bẩn, vẫn phải thân tôi đi quét lại.
Và hôm nay, lại còn giở trò tặng quà Tết nữa chứ! Không thấy tôi đang lau bàn ghế à, lau nhanh rồi còn xin phép về quê chứ! Còn phải lo cái Tết cho mẹ, cho em chứ! Hôm qua tôi đã nói với cô Lan chuẩn bị thanh toán tiền công cho tôi...
- Cậu không đi mua cành đào à? Thấy bác bảo đấy là việc của cậu? - Thấy Long vẫn đứng đó, tôi thấy động lòng, dù sao thì ngày Tết cũng không nên vứt quà của người ta vào sọt rác.
- Không đi. - Long nhấm nhẳn.
- Sao thế?
- Nghe đây, Vịt. Tớ nghĩ kỹ rồi. ấy mà đi thì tớ buồn lắm. Cái nhà này như cái nhà ma. Không có ấy, tớ thấy... thấy... cô đơn...
Tôi phì cười.
Cậu Long đi.
Tôi bắt đầu xắn tay áo lau cầu thang.
Buổi tối, mọi việc đã xong.
Đêm, mọi người đã đi ngủ hết, tôi đã gói ghém xong đồ, tiền công đã nhận, khoan khoái và nhớ nhà da diết. Lúc ấy, bất đồ cậu Long xuống nhà gặp tôi. Cậu đưa tôi một túi nylon đầy sách và khá nhiều vở mới, cả một gói to đầy bút bi.
- Hoa ạ, - cậu nói - tớ biết hoàn cảnh nhà ấy, nhưng bỏ học thì không nên. Con gái hiện đại tóc phải ngắn, đầu phải to, tức là chứa nhiều chữ. Tặng ấy sách vở. Nhớ là dù gì thì ấy cũng phải cố đi học tiếp đấy.
Lần này, tôi nhận.
Sáng hôm sau, cậu Long đèo tôi ra tận bến xe. Trời đầy sương mù giăng giăng. Phố phường giáp Tết người đi lại đông nghìn nghịt.
Tôi lên ô tô, thò đầu ra nhìn cậu. Mãi đến khi xe chạy, tôi còn nghe thoảng tiếng gọi với theo:
- Vịt ơi, Vịt ơi...
Tin nhắn gửi nhầm
Còn nhớ khi hồi đầu mới yêu nhau, ngày đầu tiên anh vừa mua điện thoại di động thì cũng là lúc nhận được tin nhắn đầu tiên của cô: "Em nhớ anh!" Đây cũng lần đầu họ liên lạc bằng tin nhắn điện thoại với nhau.
Khi đó, anh mân mê đọc lại ba chữ đó không biết bao nhiêu lần. Mỗi lần đọc trái tim anh trào lên một cảm xúc rung động ngọt ngào vô cùng. Cả một thời gian dài sau đó anh cũng không nỡ xóa tin nhắn đầu tiên đó của cô.
Hồi ấy cô và anh học đại học ở hai nơi cách xa nhau, những lần gặp gỡ chỉ ngắn ngủi trong giây lát còn khoảng thời gian phải xa nhau lại dài dằng dặc. Và khi đó, những tin nhắn qua điện thoại đã trở thành một cầu nối tình yêu không thể thiếu giữa hai người, chúng đã gắn hai trái tim yêu thương nhung nhớ được xích lại gần nhau, và cùng cảm nhận được thấy sự tồn tại của nhau.
Còn nhớ một buổi tối, cô và anh đã hẹn nhau thời gian nhắn tin nói chuyện, nhưng sau khi rất nhiều tin nhắn anh gửi đi cho cô đều không thấy có hồi âm trở lại, anh lo lắng gọi điện cho cô thì không có ai nhấc máy. Anh hoảng hốt khi nghĩ đến chuyện gì xảy ra cho cô liền cuống quýt vơ vội một cái áo khoác lên người rồi nhảy chuyến tàu đêm ngồi hơn 7 tiếng đồng hồ để đến nơi cô học. Hóa ra khi ấy cô đi học về mệt quá nên ngủ thiếp đi, quên mất cuộc hẹn với anh.
Nhìn thấy cô đứng trước mặt vẫn khỏe mạnh an toàn, anh thở phào nhẹ nhõm ôm chầm cô vào lòng. Còn cô lúc đó cũng bật khóc vì xúc động...
Sau khi tốt nghiệp, anh và cô kết hôn và có một cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Họ vẫn dùng nhắn tin cho nhau để thuận tiện liên lạc nhưng những tin nhắn đã bị đơn giản đi rất nhiều: "Em đang ở đâu thế?" "Em đang trên xe buýt". "Bao giờ anh về đến nhà?" "10 phút nữa".
Sau này, trong điện thoại của anh cũng dần có thêm rất nhiều tin nhắn của bạn bè đồng nghiệp, và những tin nhắn của cô cũng nhanh chóng bị anh xóa đi đầu tiên để thay thế bằng những tin nhắn mới.
Cứ thế 5 năm trôi qua, tình yêu giữa hai người cùng phai nhạt dần trước những lo toan của cuộc sống. Anh cảm thấy cô không còn đáng yêu, hấp dẫn như ngày xưa nữa, và không cảm nhận thấy những rung động nhung nhớ như trước đây khi họ yêu nhau. Và rồi một cô gái tên Như đã bước vào cuộc sống của anh từ đấy.
Anh tìm được tình yêu ở Như, tìm được cảm giác tình yêu đã bị đánh mất. Như yêu anh và chiều chuộng anh hết mực. Mối quan hệ của họ ngày càng trở nên sâu nặng. Ngoài thời gian ở nhà, bên ngoài anh vẫn âm thầm qua lại quan hệ với Như, anh nghĩ rằng Như mới chính là người yêu anh và hiểu anh nhất...
Một buổi tối như thường lệ, sau khi vui vẻ bên Như, anh lái xe về nhà. Trên đường về, chợt anh nảy ra một ý nghĩ, anh muốn thử tình cảm của Như xem tình yêu cô dành cho anh nhiều như thế nào, có nhiều như cô vẫn nói với anh không?
Nghĩ vậy, anh dừng xe và gửi cho Như một tin nhắn: "Xe anh bị đâm trên đường. Anh đang ở... Em đến ngay nhé!" Sau đó anh ngồi trên xe chờ đợi. Một tiếng đồng hồ trôi qua vẫn không thấy Như đến, cũng như chẳng có bất cứ liên lạc gì từ phía cô. Anh lại nhắn lại thêm một lần nữa. Nhưng chờ một lúc vẫn không thấy có bất cứ động tĩnh gì. Anh giận dữ nổ máy quyết định bỏ về nhà.
Đúng lúc đó từ đằng xa có một chiếc taxi lao vút đến và thắng gấp ngay sát bên cạnh xe anh. Từ trong xe một người phụ nữ vẫn còn đang mặc bộ áo ngủ xộc xệch lao ra khỏi xe hốt hoảng chạy lại. Thật bất ngờ đó chính là vợ anh.
Anh giật mình vội vàng kiểm tra lại tin nhắn trong điện thoại. Tin nhắn đầu tiên anh gửi cho Như thì không sai. Nhưng tin nhắn thứ hai anh lại gửi nhầm cho vợ mình.
Chưa hết ngỡ ngàng thì vợ anh đã lao đến chỗ anh, không ngừng đập vào cửa kính gọi anh. Giọng cô lạc đi: "Anh... Sao vậy? Anh có sao không? Anh không làm sao chứ?" Anh mở cửa xe và ôm choàng vợ vào lòng, giọng anh nghẹn lại: "Không sao, anh không sao, chỉ là va chạm nhỏ thôi". Anh vừa nói vừa dịu dàng hôn lên trán cô, người cô vẫn còn chưa hết run rẩy.
Anh xót xa ôm cô chặt trong tay, mắt rơm rớm vì xúc động. Anh vô cùng hối hận vì những ham muốn nông nổi của mình mà đã phản bội cô, và thầm cảm ơn tin nhắn gửi nhầm đó đã giúp anh hiểu ra ai là người yêu anh nhất!
Sinh dưới chòm sao xử nữ
Một con bé hiên ngang bước vào cửa hàng đĩa gần trường, dõng dạc: - Em đến xin làm thêm!
Trái với chiếc biển "Cần gấp người giúp việc", Việt - người chủ cửa hàng vẫn cặm cụi bên máy vi tính, nói vọng ra, thái độ hờ hững:
- Để xem em làm được những gì đã!
- Em có thể làm tất cả mọi việc! - Hoài ưỡn thẳng lưng, giọng đầy tự tin.
Việt ấn vào tay nó xấp đĩa cao ngất với một tuyên bố bẻ gãy mọi hi vọng và niềm vui của cô nhóc:
- Giao hết trong buổi chiều. Phương tiện tự túc!
- Được! - Hoài dõng dạc. Nó dắt ngay xe xuống vỉa hè, phóng đi. Giọng Việt còn với theo:
- Khách hàng mà kêu ca là trừ lương!
Chiều muộn, Hoài giao xong chiếc đĩa cuối cùng. Đường về cửa hàng sao mà dài khiếp! Giờ Hoài không khác con sên đang bò, chân tay nhức mỏi kinh khủng! Lần đầu tiên nó phải đạp xe nhiều đến thế. May mắn, Hoài khá thông thạo đường phố nên việc tìm địa chỉ không quá khó khăn!
- Cũng khá đấy! - Việt gật gù. - Bắt đầu từ mai đi làm!
Việt ra ngoài, tháo chiếc biển "cần người làm" xuống, khẽ lắc đầu khi nghe tiếng cô nhỏ sung sướng hét lên một câu rap bằng cái giọng chói tai kì cục!
- Hoài! Đi mua cơm, tiện rẽ vào khu phố kế bên giao đĩa. Lúc về nhớ mua giấy. Bìa cứng để in list hết sạch rồi! - Việt lớn tiếng gọi. Khuôn mặt lấp ló sau những chồng đĩa lộn xộn cao ngất.
Hoài xì mặt, lóc cóc dắt xe sang dãy phố bán đồ ăn bên cạnh. Mua tất cả những thứ Việt cần, giao đĩa CD, phát tờ rơi quảng cáo, mỉm cười với tất cả khách hàng trong mọi hoàn cảnh... Làm thêm không hề dễ thở như nó tưởng tượng. Nhất là khi có "lão" sếp - chỉ hơn nó vài tuổi mà hệt như phù thuỷ giá hay càu nhàu với câu thần chú "trừ lương!" Thật không tin được cái người khô khan hay gào toáng lên khi nó hát và người luôn nhẹ nhàng trả lời mọi câu hỏi của khách là một! Nếu không vì món tiền dành dụm cho bộ đĩa nhạc Hàn xịn bày trong tủ kính của trung tâm băng đĩa với những con số chỉ có ở trên trời thì nó đã bibi công việc làm thêm này từ lâu.
2. Kiểm tra Sinh. Hoài sợ môn Sinh ngang với... bị trừ lương! Vừa thu lu trong góc cửa hàng tranh thủ nhai cơm trưa, nó vừa nhồi nhét vào đầu mớ kiến thức di truyền mà vẫn không nhớ nổi cách làm bài tập đột biến gen...
- Đưa đây xem nào! - Việt nhai nốt miếng cơm cuối cùng, tóm lấy cây bút cùng quyển vở nháp. Xem xét một lát, Việt viết phăng phăng, luôn miệng kêu:
- Em đúng là ngốc! Xem đây này! - Cậu chậm rãi thao tác lại cách giải bài tập mẫu. Việt viết tới đâu, Hoài cứ như được khai sáng tới đó. Hừm, có thật là học Sinh khó thế không nhỉ...
*
- Cám ơn anh vụ môn Sinh! - Hoài bước vào quán sau giờ học, cười toe. Nó đã hoàn thành bài kiểm tra khá ổn.
- Khỏi! - Việt phẩy tay...
Thế mà Hoài trả ơn Việt thật! Cả buổi chiều, nó hí hoáy bên bàn phím vi tính, nghiêm túc hiếm thấy. Mờ tối, nó vội vàng phóng tới lớp học thêm, gọi với lại:
- Anh mở Yahoo!Messenger ra mà xem!
Việt không trả lời. Nhưng khi đóng cửa hàng, cậu thư thả tựa người lên chiếc ghế xoay, check tin nhắn đặt hàng theo thói quen hàng ngày. Chợt Việt phát hiện hòm Y!M của cậu đầy ắp những bản nhạc được gửi bởi cô nhỏ! Chầm chậm mở file nhạc, Cậu nhịp nhịp ngón tay theo những giai điệu lạ tai nhè nhẹ. Cô ngốc cũng siêu chứ! Lùng được toàn bài độc! Việt chợt thấy cửa hàng nhỏ của mình như chộn rộn hẳn lên bởi cô nhóc ồn ào hay khua giày vào chân bàn lộc cộc, nghêu ngao hát rap bằng giọng buồn ngủ; hay nhăn mặt và thở hắt ra khi nghe tới hai chữ "trừ lương". Dù thảng hoặc, khách hàng vẫn phàn nàn về thói quen "giờ cao su" của Hoài. Chứng kiến những lúc cô nhỏ mếu máo cầu cứu tới kinh nghiệm vi tính và nghệt mặt nghe Việt giảng bài mấy môn tự nhiên, chừng như cậu vui hơn thì phải...
- Ah! - Hoài hét toáng lên phấn kích. Chiếc thìa nhôm rơi xuống nền nhà kêu lanh canh.
- Em bị chập dây thần kinh hả? - Việt hầm hừ.
- Cậu ấy... người đang chat với em sinh ngày 20-9! - Con nhóc lắp bắp không thành tiếng.
- Thì sao? - Việt khẽ nhíu mày.
- Em cũng sinh ngày 20-9! Biết được người có cùng ngày sinh với mình thật quá tuyệt!
- Đồ ngốc! Em cũng tin vào những chatter đó sao?
Không lưu tâm tới thái độ gay gắt của Việt, Hoài vội vàng log out rồi khoác cặp đi học. Việt nhìn theo bước chân cô nhỏ, thở dài. Hoài đang rất vui. Vẻ mặt khác hẳn lúc làm việc với Việt. Việt không hiểu chat có gì hay mà bao đứa nhóc bây giờ chỉ thích cắm đầu vào những phòng chat ảo. Người ta có thể tin tưởng vào một người bạn mà-không-ai-biết-đó-là-ai sao?
3. Cuối cùng thì Hoài cũng chính thức được ngồi vào chiếc ghế xoay màu cam - vị trí thường nhật của Việt - và chạm vào tất cả những món đồ kĩ thuật cao của cửa hàng. Việt bắt đầu giao cho nó những công việc chính: download nhạc về từ những trang web free, in list, ghi nhạc ra đĩa CD... Nhưng nhiệm vụ mới không làm Hoài bớt nói nhiều và đãng trí. Thoảng, Việt vẫn hét lên như bị điện giật khi Hoài quên đổ mực cho máy in hay in sai list.
Ngoài niềm ham mê được làm đĩa, mày mò "nghiên cứu" chiếc ổ ghi, Hoài có thêm mối quan tâm khác: người bạn ảo mang "mã số" U17. Từ khi quen được với người bạn cùng ngày sinh, Hoài càng nói tợn. Tần số nó hát cũng tăng lên chóng mặt. Cô nhỏ thường xuyên lải nhải đến bội thực lỗ tai người khác (thực ra chỉ mỗi mình Việt chịu trận) về tất tật những thứ liên quan đến cậu bạn ảo cùng ngày sinh. Kể cả những suy tưởng ngớ ngẩn thường thấy ở bọn con gái khi đang kết bạn với một tên con trai nào đó.
- Eh! Một tên thuộc cung Xử nữ, khoái hiphop và cực kì cá tính!- Ngay cả đề tài chính của bữa cơm trưa trong cửa hàng cũng là về người bạn ảo.
- Ai bảo với em thế? Em đã gặp cậu ta lần nào chưa? - Việt chất vấn
- Chưa! Nhưng Horoscope nói những người thuộc cung xử nữ rất vui tính và tốt bụng!
- Chẳng có gì bảo đảm là Horoscope nói đúng cả!
- Tại sao không? Em thuộc cung Xử nữ, và em cũng rất tốt! Đấy là bằng chứng. - Hoài hếch mặt thách thức.
- Thế hả, bây giờ anh mới biết đấy! Nhưng nói cho em biết, không nên quá tin tưởng vào những người bạn không có thật!
- Tại sao?
- Đơn giản vì ta không biết gì về con người thật của họ thì không nên tin tưởng! - Việt đáp lại những mơ mộng của một con nhóc giàu trí tưởng tượng bằng mớ lí thuyết khô cứng. Sẽ chẳng có cô nhỏ nào dễ dàng chấp nhận và nghe theo những lời khuyên đó. Hoài từ chối bằng cách vác cặp đi học, không quên liếc nhìn Việt bằng ánh mắt không-hề-tin tưởng!
Biết chuyện nó đi làm thêm ở cửa hàng đĩa gần trường. Bọn bạn nhao nhao. Không gì khác ngoài những lời yêu cầu giảm giá và khuyến mại đặc biệt...
- Quên đi! Sếp tớ rất khó tính! Tớ không bị trừ lương là kì tích rồi, nói chi đến chuyện giảm giá! - Hoài thở dài cái sượt.
- Khó tính? - Nhỏ bạn ngồi cạnh mở to mắt ngạc nhiên.
- Hoài! Không được hát, ồn quá! Hoài, đi mua đĩa trắng mau lên... - Hoài eo éo nhại giọng Việt, thay cho lời than vãn. - Lại còn thường xuyên réo ầm họ tên tớ khi tớ mải ghi đĩa nữa! Cứ như là tớ đáng ghét lắm không bằng!
- Không đúng! Nếu không ưa cậu thì sao anh ta cho cậu làm lâu thế? - Nhỏ bạn đưa ra một "chân lí" khiến niềm tin của Hoài... bắt đầu lung lay. Nó biết, nhỏ bạn nói không sai!
Suốt buổi trưa, nó cứ đứng lên ngồi xuống, lẩm nhẩm hát những bài tủ mà sai nhạc be bét! Làm việc thì cứ một chốc lại có tiếng rơi của đĩa CD. Thậm chí nó còn đãng trí đến mức nhét hai cái đĩa vào ổ ghi cùng một lúc! Cũng may, Việt xử lí kịp thời.
- Em thành con lật đật từ bao giờ thế? - Việt nheo mắt nhìn.
- Chiều nay em xin nghỉ được không?
- Vì sao? - Việt hỏi, tỏ ra không mấy lưu tâm - Cũng được, hôm nay không có mấy việc! Chỉ chờ có thế, mắt Hoài sáng ngời lên, tiú tít xin về sớm. Cô nhỏ cuống lên hệt như những đứa con gái khác trong lần hẹn hò đầu tiên...
4. Cửa hàng đĩa vắng giọng khàn khàn hát rap kiểu buồn ngủ rộng thênh thang. Việt chợt thở dài. Chỉ còn mình cậu với những tờ list in dở, chồng đĩa trắng báo hiệu công việc đang dồn đống... Có lẽ, hôm nay Hoài đi chơi vui lắm. Nó đã mong có một người bạn đặc biệt từ rất lâu! Biết được một người có cùng ngày sinh với mình như tìm được người anh em sinh đôi bị bỏ quên! Hoài rất tin vào chân lí nó tự tạo ra: những người có cùng ngày sinh sẽ rất hợp nhau và giống nhau về nhiều mặt! Bỏ dở công việc, Việt cặm cụi tìm ca khúc, gửi cho Hoài. Hôm nay là sinh nhật Hoài...
Xong việc, Việt khép cánh cửa kính mờ bụi, thả bước trên con phố ít người đi lại, lẩm nhẩm hát Happy Birthday. Hít thật sâu không khí lành lạnh buổi tối, Việt cố tưởng tượng ra khuôn mặt Hoài khi đi bên cạnh người bạn thú vị giấu mặt. Có lẽ, Hoài đang cười rất tươi. Những cô nhỏ luôn tin tưởng và sẵn lòng để yêu thương xứng đáng được đối xử tốt...
5. Trở về cửa hàng, màn hình vi tính toả sáng xanh nhạt. Hoài đang ngồi trên chiếc ghế xoay, co ro và lặng im như con mèo bị bỏ rơi. Giọt nước long lanh trên bàn phím đủ để Việt hiểu được một phần câu chuyện.
- Cậu ấy không đến! Tại sao cậu ấy lại quên buổi hẹn quan trọng? Chắc chắn cậu ấy đã nói dối là cậu ấy cùng ngày sinh với em! - Hoài khẽ mấp máy môi, những câu nói đứt đoạn. Nó đang cố để không khóc. Nhưng nó đã khóc mất rồi! Những giọt nước mắt lăn dài trên má, nhỏ xuống bàn lộp bộp. - Anh nói đúng. Không biết con người thật của họ thì ta chẳng nên tin tưởng họ làm gì! Em là một con ngốc, đúng thế không? - Cô nhỏ vẫn khóc. Giọng như phát ra từ một chiếc đĩa CD bị xước.
- Em mở thử YM ra xem! - Việt thì thầm. Cậu đang cố gắng lôi tâm trí cô nhỏ thoát khỏi buổi hẹn hò đầu tiên thất bại.
Hoài làm theo. Trong hộp YM của nó đầy những bài hát lạ lẫm. Hoài kích chuột, nhạc vang lên rồi ngân ra ấm áp. Chợt hình của Việt nhảy ra giữa màn hình. Giọng Việt eo éo cũng tệ hệt như giọng Hoài khi hát. Nhưng Hoài vẫn nghe được từng từ của "don't cry" - bài hát mà nó thuộc còn hơn cả thuộc lòng lí thuyết Sinh.
- Cám ơn anh! Em sẽ không khóc! - Tự động lau sạch nước mắt bằng ống tay áo, giọng Hoài khào khào!
- Từ mai làm việc bình thường được rồi chứ hả? Thở phào, Việt lại thu mình vào chiếc ghế xoay cũ kĩ, lạch cạch ghi đĩa, gõ tên bài, tạo mẫu list.
Lát sau, Việt ấn vào tay nó xấp đĩa cao ngất. Lại điệp khúc cũ:
- Mai giao hết chỗ này! Phần việc gộp lại của những hôm trước!
- Đồ ác độc! Anh nỡ bắt nạt một con bé đang đau khổ ư? - Hoài càu nhàu. Nhưng nụ cười rạng rỡ thông báo chẳng còn con bé nào có tên là đau khổ ở đây cả.
- Về thôi! Anh đóng cửa hàng đây!
- Mà này, sinh nhật anh ngày nào vậy? Em sẽ tặng quà! - Hoài gọi với theo. Cô nhỏ như muốn cảm ơn "ông sếp" khó tính, khô khan nhưng lại xuất hiện đúng lúc Hoài cần nhất...
- 20-9! Trùng với em!- Việt vẫn bước đi không ngoái lại, trả lời. Hoài im sững.
- Ê này! Em có nên tin là thật không?
Hoài ngửng phắt lên nhưng bóng Việt đã mất hút rồi, chỉ còn tiếng cười của "sếp" vang vang...
Luôn cạnh em!
1. Anh ấy đã rời xa tôi chính xác là 3 năm 25 ngày. Tôi nhớ mãi cái ngày hôm ấy, một ngày thứ sáu buồn. Lẽ ra hôm ấy là ngày đoàn tụ, lẽ ra phải là ngày cực kỳ vui vẻ, cực kỳ hạnh phúc của chúng tôi. Vì ngày ấy đánh dấu một sự kiện quan trọng, anh ấy mang về tấm bằng Thạc sĩ loại ưu của một trường Đại học danh tiến bên Mĩ. Anh ấy luôn là niềm tự hào của gia đình và cả với tôi nữa. Hôm ấy còn là ngày chấm dứt khoảng thời gian dài đằng đẳng mà chúng tôi xa nhau. Vậy mà đau đớn thay, thứ sáu ấy lại chính là ngày anh ấy và tôi sẽ mãi mãi xa nhau.
Chuyến bay đưa anh ấy từ Mĩ trở về quê hương Việt Nam đã gặp tai nạn. Cái tin dữ ấy ập đến làm tim tôi thắt lại, tai tôi không còn nghe thấy gì nữa, tất cả mọi thứ xung quanh đều như tan biến, trong đầu hoàn toàn trống rỗng và hình như tôi không còn biết mình đang ở đâu ? Khi bạn đang mong đợi, kì vọng về sự trở về từ một nơi xa của người thân mình nhưng lại được nghe thông báo người ấy đã không còn nữa vì chuyến bay chở người ấy đã gặp tai nạn thì bạn sẽ có cảm giác thế nào ? Chắc chắn sẽ giống với tôi. Mọi thứ trong đầu bạn như bị xáo trộn, bạn sẽ như một người mất hồn và thậm chí sẽ không thể khóc được vì sự việc ấy đến quá bất ngờ và quá nghiệt ngã. Từ hôm ở sân bay trở về, tôi suy sụp hoàn toàn, suốt ngày cứ tự nhốt mình trong phòng và không còn thiết ăn uống gì nữa.
2. Tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên tôi và anh ấy gặp nhau. Năm đó tôi vẫn còn là học sinh cấp 3, chính xác hơn là giữa năm 11. Chiều hôm ấy tôi đạp xe từ trường về nhà và phải băng qua một cái dốc khá cao, tôi gắng sức đạp lên đến đỉnh dốc rồi theo quán tính mà lao thẳng xuống. Tôi bóp phanh từ từ để giảm tốc độ của xe khi xuống dốc, ai ngờ...cả hai cái phanh tự dưng lại đứt cùng một lúc. Lúc ấy nói thật là bất khả kháng, đành phải tập trung mà lách mấy chiếc xe đi bên cạnh và cả trước mặt nữa. Tình hình đã tương đối nằm trong tầm kiểm soát rồi, thế nhưng khi xe lăn bánh đến cuối dốc thì lại va phải chiếc xe máy đang rẻ sang đường . May mà người lái xe nhanh tay lái chệch sang một bên nên xe tôi chỉ vướng vào bàn đạp của xe máy. Chân tôi bị mấy vết thương nhỏ ngoài da không đáng kể. Phù! May mà không có gì nghiêm trọng, mặt tôi tái mét.Hic...Nhưng khác với tôi, người con trai lái chiếc xe ấy lại bình tĩnh xử lí một cách khéo léo và đầy bản lĩnh. Anh ấy vội bước xuống xe, hỏi xem tôi có làm sao không, trong khi chân anh ý lại bị một vết thương rõ to do xe tôi gây ra. Chúng tôi vội di chuyển ngay vào vỉa hè vì xe cộ trên đường mỗi lúc một đông hơn. Anh ấy liên tục hỏi tôi có sao không, có đau ở đâu không trong khi vết thương ở chân anh ấy đang chảy máu khá nhiều. Trong cặp của tôi lúc nào cũng sẵn băng cá nhân và thuốc cầm máu. Ưu tiên cho thương binh loại nặng, tôi nhanh Tôi nói bậyTôi nói bậyTôi nói bậyng băng vết thương cho anh ấy rồi sau đó đến mình.
Nghe giọng anh ấy, chính xác không phải là người ở đây, giọng Hà Nội chuẩn 100%, vì tôi là chuyên gia nghiên cứu giọng của tất tần tật mọi nơi trên đất nước Việt Nam mà. Tôi và anh ấy nói chuyện lăn tăn một lúc để lấy lại tinh thần^^. Đấy, tôi đoán đâu có sai, người Hà Nội 100%.Anh ấy có họ hàng trong này nên vào đây chơi cho biết đó biết đây. Cuộc nói chuyện của chúng tôi chỉ diễn ra khoảng 2 đến 3 phút gì đấy. Vì đã trễ lắm rồi, tôi còn phải về nhà không thì ba mẹ lại lo. Trước khi về, anh ấy hỏi xin số điện thoại của tôi, nhưng...tất nhiên là tôi không cho vì chỉ mới lần đầu gặp nhau mà sao lại phải thế ? Anh ấy nói rằng lần đầu gặp tôi thì hình như đã có cảm giác gì đấy mà ngay cả chính bản thân mình cũng không hiểu nỗi. Ui dào, khó tin quá. Mấy cái trò tỉnh tò vớ vẫn kiểu này thì tôi gặp nhiều rồi. Không quan tâm. Mục tiêu bây giờ của tôi chỉ là cố gắng học tốt để có thể thi đậu vào Đại học Kinh Tế thành phố mà tôi hằng ao ước. Mấy cái chuyện yêu đương linh tinh ấy chỉ làm mất thời gian quý giá của tôi mà thôi. Thấy tôi tỏ vẻ chần chừ, anh ấy hỏi xem tôi có giấy bút không, anh ấy sẽ ghi lại số điện thoại của mình. Anh ấy nói liên lạc hay không thì tuỳ tôi, nhưng hy vọng tôi sẽ liên lạc vì thật sự quý tôi.
Haizzzzzzzzz. Tôi đạp chậm rãi chiếc xe mất phanh về nhà. Nói thật, tối hôm đó tôi cũng suy nghĩ về những gì anh ấy nói vì ánh mắt anh ấy nhìn tôi quá chân thật đến nỗi lòng tôi cũng có chút gì đấy xao xuyến. Thế nhưng suy nghĩ ấy lại bị chính những mục tiêu tôi tự đặt ra cho mình bấy lâu nay đè bẹp^^. Từ năm cấp 2 tôi đã tự vạch ra mục tiêu cho bản thân mình, rằng không những đậu vào Đại Học mà phải với một số điểm cao như những gì anh họ tôi đã làm được. Và một khi đã vào Đại học thì sẽ cố gắng có học bổng, sẽ có một công việc tốt trong tương lai và rồi sẽ chăm sóc ba mẹ thật tốt hay thậm chí sẽ có điều kiện đưa ba mẹ đi du lịch nước ngoài như những gì gia đình tôi luôn ao ước. Thú thật từ ấy đến giờ tôi chưa từng để ý hay nói đúng hơn là thích một anh chàng nào đó, thậm chí là hot boy. Chẳng giống như đám bạn trong lớp tôi gì cả. Và phải chăng tôi cũng thật lạnh lùng với những ai đã thích mình ? Có lẽ vì chính những mục tiêu tự đặt ra cho mình đã làm lòng tôi đóng lại ? Nhưng thôi, mặc kệ những điều khó nghĩ ấy, mục tiêu đã đặt ra thì phải làm cho được, vì bản thân và vì gia đình thân yêu. Cả núi bài tập đang đợi tôi giải quyết kia kìa ! Hết việc học trên trường, bài vở kinh khủng, rồi cả việc học thêm. Tất cả dần làm tôi quên đi sự việc hôm ấy và quên luôn cả tờ giấy có số điện thoại của chàng trai mà định mệnh đã sắp đặt cho tôi. Ngày lại ngày, tháng này đến tháng kia, năm này nối tiếp năm nọ.
Năm cuối cấp việc học càng căng thẳng hơn và năm này sẽ có một kỳ thi quyết định tôi có thực hiện được mục tiêu của mình hay không ? Kỳ thi quan trọng ấy rồi cũng đã đến, tôi làm bài không tệ, có thể yên tâm phần nào. Giờ chỉ việc chờ kết quả chính thức nữa thôi! Kết quả làm tôi và cả nhà sướng rên. Điểm của tôi lọt vào top 10 cao điểm nhất trường và tất nhiên tôi sẽ được học thẳng ngành học mà tôi mong muốn. Ngay chiều hôm biết cái tin tuyệt vời ấy, tôi chạy xe máy đến quán café Dandelion, quán café mà tôi thích nhất. Vì sao tôi thích à ? Không khí ở đấy ấm áp lại yên bình, âm nhạc thì hay cực, những bản hoà tấu êm ả, du dương cùng cung cách phục vụ tuyệt vời của nhân viên, nhưng quan trọng hơn ở đây tôi là chính tôi. Ở nơi đây, nỗi buồn của tôi như tan biến còn niềm vui thì như được nhân lên nhiều lần, ở đây tôi mặc sức ngắm mọi thứ, từ những dòng người tấp nập ngược xuôi trên đường, đến trời mây, cây cối. Tôi có thể ngồi hàng giờ ở đây chỉ để nhìn thậm chí là ngẩn ngơ. Buồn cười thế đấy!
Và cũng thật tình cờ, tôi lại gặp anh ấy một lần nữa, gặp cái người mà tôi đã va phải năm 11 ấy. Lần thứ hai chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau cũng vào một buổi chiều thứ sáu, nhưng lại trong một không gian khác, không phải ven đường mà lại là một quán café đầy thú vị. Hôm nay, tôi mới thực sự nhìn kĩ anh ấy. Từ dáng người dong dỏng cao đến khuôn mặt, cái mũi cao cao, mái tóc ngắn được cắt gọn gàng, cả ánh mắt nhìn tôi đầy trìu mến và nụ cười ấm áp quen thuộc của năm nào. Anh ấy hỏi thăm tôi và về cả cái chân bị va quẹt năm ấy. Lại còn gọi tên của tôi và hỏi cả kết quả thi Đại học vừa rồi nữa chứ ! Bất ngờ thật, tại sao anh ấy lại biết tên mình được nhỉ ? Và sao biết năm nay tôi thi Đại học ? Tôi ngớ người, nhưng rồi cũng nhớ ra năm ấy tôi mặc đồng phục trường, có cả bảng tên trên áo thì tất nhiên tên và lớp tôi học anh ấy cũng có thể biết được. Suy luận của tôi khá logic và chính xác đấy chứ ? Chắc chắn là thế mà! Tôi trả lời rằng mình đậu vào Đại học Kinh tế ở đây, anh ấy đã nói lời chúc mừng và nở một nụ cười đầy hạnh phúc. Lạ thật đấy! Khó hiểu??? Anh ấy nói rằng từ lần đầu tiên gặp tôi cho đến bây giờ thì đã quay lại thành phố này đến ba lần, kể luôn lần này. Lấy cớ đến thăm họ hàng nhưng sự thực là hy vọng sẽ gặp lại tôi. Sau thì lại hỏi tôi sao từng ấy năm trời không hề liên lạc gì với anh ấy ? Ui, tôi chỉ biết cười trừ vì cũng chẳng còn nhớ tờ giấy có số điện thoại của anh đã ở đâu nữa. Mà sao tôi chẳng biết tí tẹo gì về anh ấy thế nhỉ ? Tất nhiên là phải hỏi cho ra lẽ rồi...Tôi hỏi về cái chân bị thương của anh ấy, rồi cả họ tên, bao nhiêu tuổi,...và tại sao phải đến thành phố này nhiều lần chỉ để gặp tôi ? Anh ấy tên Tuấn, đang học năm 3 tại Học Viện Quan Hệ Quốc Tế Hà Nội. Choáng quá! Thiên tài ấy chứ, thi vào trường ấy đâu có dễ, cả đất nước Việt Nam này chỉ có mỗi một trường đấy thôi ! Tiếp tục cuộc trò chuyện, anh ấy nói lần này nhất định phải xin được số điện thoại của tôi. Anh ấy nói rằng :"Anh sẽ không để mất em một lần nữa đâu!" Ôi, choáng tập hai. Tôi đã là gì của anh ấy đâu chứ. Làm như quen lâu rồi ý. Tôi nói rõ mục tiêu, ước mơ của mình trong tương lai và cũng đề cập đến việc chẳng có suy nghĩ về việc có bạn trai. Chỉ vậy thôi! Anh ấy hỏi tôi có tin vào tiếng sét ái tình không ? Tôi trả lời là không. Nhưng anh ấy nói rằng: " Anh lại tin đấy, em à! Vì ngay từ hôm đầu gặp em , được nói chuyện với em thì hình như đã có thứ tình cảm gì đấy rồi. Chưa bao giờ anh lại có cảm giác như vậy. Anh cũng có mục tiêu và có những suy nghĩ khá giống em. Mục tiêu hàng đầu của anh sẽ là tốt nghiệp loại ưu tại Học Viện ấy, rồi tiếp tục sang nước ngoài học thêm, sau đó sẽ trở về Việt Nam làm việc. Và anh cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ có người yêu, em à! Vậy mà lần đầu gặp được em anh dường như đã tìm thấy được một nửa của mình. Có được kỳ nghỉ nào, anh cũng cố gắng bay vào đây những mong gặp được em, dù anh biết tỉ lệ ấy là rất nhỏ. Mỗi khi vào Sài Gòn, lần nào anh cũng đến quán café này. Anh không biết tại sao ? Phải chăng vì không khí ở đây phù hợp với tâm trạng của anh. Và cũng thật may mắn làm sao, tại nơi này anh đã gặp được em". Tôi không biết nữa, vừa có cảm giác nao nao, vừa khó nghĩ?
Tôi chưa bao giờ nghĩ trong cuộc sống này lại có những tình huống bất ngờ như thế và cũng kỳ lạ thay tôi lại rơi vào chính cái tình huống lạ kỳ ấy. Một anh chàng xuất hiện, đã làm cho cuộc sống vốn yên bình và giản đơn của tôi bị đảo lộn. Thôi thì đành vậy, ai bảo tôi cũng có cảm tình với anh ấy và ai bảo anh ấy lại quá nặng tình với tôi. Bạn biết không, tôi thật hạnh phúc khi có anh ấy bên cạnh. Có lẽ tôi là người con gái hạnh phúc nhất, vui vẻ nhất trên đời này. Nhưng anh ấy lại nói rằng: "Anh thật sự may mắn khi gặp được em, em à! Và chắc chắn anh là người hạnh phúc nhất trên trái đất này khi có em cạnh bên !". Một điều bất ngờ nữa đã đến, ba tôi lại là bạn thân từ ngày xưa của bố anh ấy, vì lí do chiến tranh nên đôi bạn thân đã xa nhau và hoàn toàn bị cắt đứt liên lạc. Bây giờ tình bạn ấy đã lại được kết nối. Bạn có tin trong cuộc sống này lại có phép màu hay không ?...
3. Đã một tuần lễ trôi qua, tình trạng của tôi dường như không hề khởi sắc, tôi thức trắng cả tuần và giờ đây đã kiệt sức, tôi thiếp đi. Và tôi đã gặp anh ấy trong thế giới riêng của chúng tôi. " Anh thực sự buồn vì người con gái kiên cường mà anh yêu sao lại trở nên yếu mềm như thế ? Em lúc nào cũng lạc quan, vui tươi, vậy mà bây giờ đứng trước mặt anh em hoàn toàn như một người xa lạ, mất hết sức sống, mất hết hy vọng và cả dở dang việc học hành. Những hoài bão, những mục tiêu mà em đặt ra đâu cả rồi ? ", cái giọng nói ấm áp, thân quen ấy cất lên. Tôi khóc và ôm chầm lấy anh ấy, tôi cảm nhận được hơi ấm, từng nhịp đập của con tim anh ấy, cái ôm đầy tình cảm và cả ánh mắt ấm áp dành cho tôi. " Em nhớ anh nhiều lắm, tại sao anh lại bỏ em mà đi thế hả ? ". Cũng lại là cái cốc đầu yêu và nụ cười rạng ngời của anh ấy: " Ngốc ạ, anh đâu có đi xa, lúc nào anh cũng tồn tại trong trái tim của em mà và trong tim anh, hình ảnh của em cũng mãi mãi được khắc sâu. Trong thực tế chỉ là anh không bên cạnh em như trước đây, nhưng ở sâu trong trái tim em, anh vẫn mãi ở đấy và vẫn luôn cạnh em đấy thôi! Em không quan tâm cho sức khoẻ của mình, làm anh buồn lắm. Nhưng lại càng buồn hơn khi em làm cả bố mẹ anh và em lo lắng.
Anh không còn bên cạnh để chăm sóc cho bố mẹ được, thì em phải là người làm việc đấy thay anh chứ, cả học thay anh và làm những gì mà anh chưa làm được. Em hiểu ý anh chứ ?". Tôi giật mình tỉnh dậy lại gọi tên anh ấy suốt. Giấc mơ ư ? Nhưng tôi lại thấy anh ấy rõ mồn một, nghe và ghi nhớ từng lời anh ấy nói. Anh ấy nói đúng tôi phải làm thay những gì anh ấy đang làm, tiếp tục những gì anh ấy chưa thực hiện được và thôi hành hạ bản thân mình.
Cuộc đời là vậy, khi bạn tưởng chừng mình sẽ đi trên con đường mình chọn suốt cả cuộc đời thì lại có những biến cố xảy ra làm xuất hiện những con đường mới và bạn sẽ phải tiếp tục chọn để có thể đi tiếp con đường ấy. Và tôi, tôi đã chọn một con đường tối ưu nhất để tiếp tục đi. Mãi cho đến tận bây giờ, khi tôi đã thực sự quen với việc không có anh ấy bên cạnh, thực sự đã vững vàng hơn trong cuộc sống, tôi lại muốn chia sẻ với các bạn những người chưa yêu, đang yêu và đã yêu hãy thực sự trân trọng từng giây, từng phút bên những người mình yêu thương từ gia đình, bạn bè cho đến một nửa của bạn. Và các bạn ơi, hãy sống hết mình với cuộc đời này, đến khi ngoảnh lại ta sẽ không thấy hối tiếc vì đã để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Cuộc sống luôn tràn ngập những điều kỳ diệu nếu có những con người biết trân trọng cuộc sống ấy !
Hey, Kính gọng xanh!
Nó xin thề, nếu gian dối nửa lời nó sẽ không bao giờ được ngủ thêm 5 phút vào mỗi sáng nữa (thật là một lời thề "độc địa"!!): Đó thực sự là một ngày vô cùng bình thường. Bình thường lắm lắm í!
Sau khi "chếch" lại một lần nữa độ "pơ-phếch"của mình, tức là nhe xỉ cười một cái, quay phải quay trái trước gương một cái, xem cái kính có đủ độ sáng bóng không, vân vân và vân vân, nó mới tạm yên tâm cất bước ra đi. Đến cổng trường, nó xì 3.000 trước bà chị bán báo thấp hơn nó cỡ hai cái đầu, không quên lịch sự "Cho em tờ báo". Đang định giở xem phần truyện cười, phần nó thích nhất, thì thằng chiến hữu của nó từ hàng nước bên đường chạy xộc sang, giúi vào tay nó: "Đưa cho Nàng hộ tao. Tao phải về thay đồng phục". Sau khi gào toáng lên một tiếng "ừ" thừa thãi (vì khi đó thằng bạn đã phóng tít tới tận đầu phố rồi), nó mới nhìn xuống tay và tá hoả khi thấy mình đang ôm gọn một cơ số báo. Kể cả tờ của nó nữa thì phải đến 5 tờ.
"Không hiểu thằng hâm kia mua gì mà lắm thế nhỉ?" - nó vừa lầm bầm vừa dợm bước. Bỗng một cô bé hớt hải chạy đến trước mặt nó, chìa ra ba tờ 1.000: "Anh ơi, cho em tờ báo". Cố nén cười, nó tò mò nhìn cô bé đang xùm xụp cái mũ lưỡi trai cộng với cái kính gọng xanh che kín khuôn mặt. Đứng thẳng người, nó đằng hắng:
- Em cất tiền đi. Anh sẽ cho. Nhưng mà em bỏ mũ ra được không?
- Sao cơ ạ??? - Cô nhóc ngước lên nhìn nó, hai chữ "bối rối" hiện lên trong mắt.
Sau một cơ số giây kha khá trôi qua, biết rằng không thể nào tìm thấy một nét gì gọi là đùa cợt từ khuôn mặt nghiêm trang có bài bản kia, cô nhóc khẽ nhăn mày:
- Thế anh có bán không đây?!!
- à... có chứ... có chứ... Anh đùa một chút thôi - Nó nhanh nhẹn rút ra một tờ từ xấp báo đang cầm trên tay.
Một lần nữa "kính gọng xanh" lại ngước nhìn nó. Lần này nó thấy cặp lông mày đã giãn ra, và cả khuôn mặt nữa chứ. Cô bé cười: "Lần sau mà anh còn đùa thế nữa là mất hết khách đấy!". Trong gần 18 năm làm thành viên của "câu lạc bộ Phản ứng nhanh", lần đầu tiên não bộ của nó gặp phải một đối thủ lợi hại đến thế. Nó đứng sững nhìn theo cái ba lô to uỵch nhảy nhót theo từng bước chân, hoà vào sân trường mênh mông áo trắng. Trong lúc ấy thì đã có một cuộc hội ý chớp nhoáng diễn ra giữa não bộ và tim. Não bộ cười hỉ hả: "Đấy nhé, nguyên nhân của "lỗi kĩ thuật" vừa rồi là do anh tim chứ có phải tôi đâu...". Không hề phủ nhận, trái tim nó bình thản đập theo nhịp mới dò được. Và có lẽ nó còn đứng như thế rất lâu nữa nếu như thằng bạn nó không đến.
"Trống rồi kìa, mày!"- thằng bạn rút lại bốn tờ báo - "Vẫn chưa chuyển cho tao à?". Không để ý gì đến cái vẻ đần đần "hiếm có khó tìm" của nó, thằng kia vẫn tiếp tục thao thao: "Chỗ anh em tao khuyên mày thật lòng, cứ độc thân thế này thôi là nhất đấy. Cỡ mày sau này lấy vợ một phát ăn liền luôn, đừng yêu đương làm gì cho nó khổ. Chẹp, như tao đây này, hôm nào có báo là y như rằng phải một tờ cho Nàng, hai tờ cho hai cô bạn Nàng cùng cắt phiếu cơ hội đổi quà, một cho con Bống nhà tao... Chẹp..."tang thương" lắm mày ơi!".
Nó chợt bừng tỉnh, hệt như vừa ngửi thấy hơi mì tôm chanh vào tiết năm vậy, day qua thằng bạn, nó hỏi dồn: "Đúng rồi, hôm nọ mày khoe với tao mày "câu" được "em" My là nhờ có một quân-sư-đại-tài, đúng không? Ai thế? Giới thiệu cho tao đi, tao đang có việc cần lắm lắm đây!!!". Đúng là không có cái gì tự nhiên sinh ra tự nhiên mất đi cả, bằng chứng là cái vẻ đần đần của nó giờ có thể sờ thấy được ở mặt thằng bạn. Không đợi thằng bạn phải hỏi, nó thông báo, ngắn gọn, súc tích:"Tao đã c-ả-m".
***
Cho đến tận khi đang ngồi trong lớp, say sưa nghĩ về "kính gọng xanh", nó vẫn nhất quyết cho rằng đây là một ngày hoàn-toàn-bình-thường! "Chả lẽ trông mình giống dân bán báo lắm sao nhỉ?"- nó liếc nhanh sang cái hộp bút của con bạn ngồi cạnh. Không, tấm gương gắn trên đó vẫn phản chiếu hình ảnh của một thằng nó rất... đẹp trai. "Hay là cô bé ấy cố tình muốn tiếp cận mình nên mới bắt chuyện bằng cách ấy?" - giả thiết này nhanh chóng bị bác bỏ khi nó nhớ đến đôi mắt sau gọng kính - "Không lí nào! Trông bé hiền lành thế cơ mà". Hết băn khoăn về "mức độ nguy hại" có thể có của "đối tác" trong tương lai, nó yên tâm đút phone vào tai, áp mặt xuống bàn, mắt lim dim tưởng tượng về một người nó không nhìn rõ mặt, không biết cả tên luôn.
- Nếu anh không muốn học tôi cho phép anh ra ngoài chứ đừng có ngả ngốn như thế này, làm mất cả không khí sư phạm của lớp, của trường...
Nó giật mình nhìn lên. Kính gọng xanh! Nhưng chủ nhân của nó thì là cô chủ nhiệm dạy Văn. Liên tưởng khập khiễng vừa thoáng qua làm nó phì cười. Sao nó lại có thể nhầm "người yêu mình"(?) một cách cơ bản như thế được nhỉ. Và cô Văn thì làm sao mà hiểu được là nó cười chuyện khác chứ đâu phải cười lời cô vừa mắng nó. Đã không hiểu thì thôi, cô cũng không cho nó có cơ hội thanh minh, thanh nga gì hết. Thế là xong! Cuối tuần này nó sẽ được phát "phiếu bé ngoan" đem về "tặng" mẹ. Nó cúi mặt "Em xin lỗi cô ạ", rồi rút êm ra khỏi lớp (thì cô cho phép nó rồi đấy còn gì). Xuống đến sân trường, nó được chào đón nồng nhiệt bởi mấy em chíp hôi mới vào đội bóng rổ. Lả lướt vài đường gọi là không phụ lòng "fan", nó vào căn-tin gọi trà đá. Trống. Và nó chớp mắt hai cái. Thì thằng bạn nó đã ngồi đối diện. Nó toét miệng cười:"Trà đá hay đậu nành?"
Với tất cả những thông tin "chi tiết nhất, cụ thể nhất" mà nó có thể đưa ra, thằng bạn lắc đầu ngao ngán, nhấn phím điện thoại nhoay nhoáy.
- Alô... Dạ, thưa cô, cho con hỏi bạn Phương có nhà không ạ? Dạ... cô cho con gặp Phương một chút có được không ạ? Dạ, vâng ạ... (pause) Con ranh, biết tao hay gọi giờ này sao mày không ra nghe ngay hả???
Tốc độ "giở mặt" của thằng bạn không khác gì tốc độ của những đứa quay cóp bị bắt... Mải nghĩ linh tinh, nó giật mình khi thằng bạn quẳng cho cái ống nghe:
- Mày trực tiếp nói chuyện đi cho hiệu quả.
Nó nhanh nhẹn áp ống nghe vào tai:"Alô!". Đầu dây bên kia, con bạn thân của thằng bạn thân của nó bắt đầu bắn liên thanh với một tốc độ kinh hồn:
- Tớ đã nghe thằng Bim (bí danh của thằng bạn thân) kể sơ lược chút chút về "thiên tình sử" (nghe mới mỉa mai làm sao) của Nhím rồi (lần này thì là bí danh của nó). Chuyện của Nhím nghe có vẻ khó hơn của Bim. Nhưng vấn đề chính là tìm cho ra cô "kính gọng xanh" của Nhím là ai thôi đúng không (không phải "vấn đề" mà là "tất cả vấn đề" cơ ạ). Nhím có tin hay không thì tuỳ, tớ có cách của tớ, nếu Nhím thật sự thích "kính gọng xanh" thì hẹn 19 này đến nhà tớ -9 Ngô Tất Tố để cụ thể hoá vấn đề nhé. Còn bây giờ: bye!!!".
Nó đờ đẫn mặt mũi. Mắt hoa lên còn tai ù đặc: "Con bạn mày tác phong công nghiệp thế?" Thằng bạn cười tít: "Thì mày cứ thử tin tưởng và chờ đợi xem sao. Đừng quên tao "câu" được em My là nhờ nó đấy". Tin tưởng!!!
***
Suốt mấy ngày sau đó, nhờ cái băng đỏ thuê tạm của một thằng trong đội thanh niên xung kích, nó có cớ đi khắp trường ngó vào từng lớp một. Từ khối 10, 11, đến khối 12. Từ ca sáng đến ca chiều... để hỏi han về một cô nàng "đeo kính gọng xanh, đội mũ lưỡi trai trắng, có nụ cười mê li phê". Nhưng kết quả chỉ là câu trả lời bắt đầu bằng câu hỏi "Mày điên à?". Nó ngán ngẩm làm theo lời thằng bạn. Chờ đợi!!!
Ngày 19 rồi cũng đã đến. Mà nếu cái ngày ấy đến chậm dù chỉ một ngày nữa thôi thì nó xin cam đoan là nó không chết thì cũng hoá hâm. Từ chối đi với lớp đến nhà các thầy cô chúc mừng 20/11, ba giờ chiều, nó hồi hộp đến cái địa chỉ đã ám ảnh nó suốt năm ngày nay. Sau hai hồi chuông, vài giây chờ đợi. Xuất hiện ở đằng sau cánh cửa là con bạn thân của thằng bạn thân của nó, lại cũng là "người yêu tương lai" của nó - kính gọng xanh. Bước vào nhà và ngồi xuống ghế, uống nước, nó làm tất cả những việc ấy hình như không phải là bằng tay chân của chính mình thì phải. Nó chưa kịp lắp bắp câu nào thì chuông cửa đã lại ré lên. "Khách của mẹ đấy!"- Phương hét vọng lên gác hai sau khi mở cửa "lùa" vào nhà toàn bộ lũ bạn lớp nó. Trên gác, cô... Văn tất tả chạy xuống. Không để ý đến lũ bạn đang nhao nhao bên cạnh:
- Thế mà mày bảo không đi với lớp, hoá ra là đi mảnh hả?
- Chết nhớ, tao mách cô là mày đến đây mà lại bắt con gái cô phải tiếp.
- Cô ơi thằng này nó muốn làm con rể cô đấy nhưng cô đừng nhận nó cô nhé, nó học Văn dốt thế cơ mà.
Nó day sang thằng bạn đang "ngây thơ như bò đeo nơ":
- Thằng chết tiệt. Đây là lí do để mày không đi với tao đấy hả?
Thằng bạn cười hề hề:
- Thì đằng nào tao chả đến rồi đây. Sớm muộn có cách nhau là mấy.
Đến khi lũ bạn nó lục xục đứng lên xin phép ra về, nó vẫn còn ngồi ngây ra như phỗng. Thằng bạn hích nó:
- Mày định ở lại đây luôn đấy hả?
Chờ nó ở cổng là Phương. Thằng bạn nhanh nhảu ý tứ chạy theo lũ bạn. Phương cười: "Ngay khi nghe Bim kể về chuyện của ấy tớ đã thấy ngờ ngợ rồi...".
***
Nó lao như tên lửa lên phòng, sập cửa, nằm lơ mơ ngó trần nhà. Hình bóng mơ hồ bấy lâu đã có lời giải, vô cùng cụ tỉ: tên Phương, rất thích cái kính gọng xanh của mẹ nên thường mượn để diện, học cùng trường với nó, giờ nghỉ thích ra hố cát ngồi nghe Disman cho nó có không khí... biển, và là "con gái chấy rận" của cô Văn - chủ nhiệm lớp nó. Từ từ chìm vào giấc ngủ ngọt hơi ngô, nó chợt nhớ đến lời thề về "một ngày bình thường" của mình. Không chỉ là 5 phút thôi đâu, mà sẽ là 30 phút, để học thuộc một đoạn văn và để đến đón "người ta" đi học.
Giấc mơ về "một ngày bình yên" ở tuổi 17 thật đâu có đơn giản. Đôi khi chỉ là từ một ánh mắt, một nụ cười, một cái mũ, một cái kính và nhiều thứ gì không biết nữa...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top