NHỮNG TÂM HỒN ĐÃ CHẾT



*****

Bạn có biết những tiêu bản của động vật hoặc côn trùng hay không? Là giữ cho một thứ đã chết rồi, nhưng lại trông như đang còn sống.

Thỉnh thoảng cũng có những con người không chết, nhưng lại sống như một tiêu bản. Họ đáng thương hơn nhiều so với những con người đang đi giữa rừng dao, bởi vì ít nhất những người kia còn biết đó là rừng dao.

*

1) Lắm lúc, chúng ta đã tự chuẩn bị trước tâm lý cho tương lai của mình, là tự biết, tự đoán trước cái giá mà mình phải trả. Để rồi tự học cách chấp nhận. Nhưng cuộc đời nào dễ đoán như vậy, và những cái giá, đâu phải cứ muốn trả là sẽ trả được đâu.

Lấy chồng, hoặc là bị ép đi lấy chồng xứ lạ. Người hạnh phúc thì dĩ nhiên là cũng phải có rồi, vậy còn những người bất hạnh thì sao ?

Bị bán qua tay.
Bị cả nhà chồng 'dùng' chung.
Trở thành con ở làm việc không công.
Bị đưa vào nhà thổ làm con điếm không tiền.
Mất tích.Chết. Mất xác hoặc tha hương.

Bình thường mà, đầy ra, nhan nhản khắp nơi, có gì đâu đáng nói. Để tôi kể cho nghe một chuyện đáng nói.

Làm cái máy đẻ, là làm đĩ trước rồi làm máy đẻ sau, đẻ xong rồi lại làm đĩ, cứ xoay vòng như vậy.

Đẻ xong, chưa kịp nhìn mặt con, chưa kịp bế trên tay, thì nó đã bị đưa tới chỗ người mua. Bé trai thì mắc gấp đôi hoặc gấp rưỡi bé gái. Có người đẻ bảy lần nhưng lại có đến chín đứa con, hai lần là sinh đôi.

Hỏi cha đứa bé là ai? Lắc đầu.
Hỏi tên đứa bé là chi? Lắc đầu.
Hỏi có cho đứa nào bú sữa chưa? Cũng lắc đầu.
Hỏi có còn nước mắt hay không? Hết lâu rồi.

Là bị móc ruột, móc từng khúc ruột mang nặng đẻ đau ra, mà trở thành tiêu bản.

*

2) Muốn làm cho thịt mềm, người ta hay lấy cái chày hoặc cái búa giã đều lên miếng thịt, để phá hủy kết cấu của các sợi cơ, khi ăn sẽ ít dai hơn. Miếng thịt không có cảm giác nên người giã cũng không cần phải có cảm xúc.

Vậy nếu con người mà bị đối xử như miếng thịt, họ sẽ cần cái gì? Cái gì cũng được, chỉ cần đừng là cảm xúc.

*

Kiều nữ: Tuyệt vời.
Vợ nhỏ: Tốt.
Đào: Khá.
Gái gọi: Trung bình.
Đứng đường: Thôi cũng tạm.
Thẻ đỏ: Miếng thịt bò.
Thẻ xanh: Miếng thịt bò bị giã nát.

Có 7 khu chợ tình dục và buôn người lớn dọc theo biên giới Việt Nam. 3 trong số đó là thuộc phần tiếp giáp với Trung Quốc. Còn mấy chục cái nhỏ lẻ tẻ rải rác thì bỏ đi, đếm mỏi tay.

Biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia còn đỡ, cũng có khoảng 30% là tự nguyện đến đó để kiếm ăn. Vì ngu nên tự nguyện.

Còn ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, phần lãnh thổ sâu hơn về phía Trung Quốc một chút, ai mà dám mở miệng nói rằng có bất kỳ một người con gái nào, một thân phận nào là tình nguyện đặt chân vào cái hố lửa đó thì kẻ ấy không còn tính người.

Ở mấy cái chuồng 'giải trí' đó, khách mua dâm đơn giản giống như là lấy số ở bãi giữ xe vậy. Có thẻ đỏ và thẻ xanh, hoặc là miếng gỗ có ghi chữ 'phòng nhất', 'phòng nhị' bên trên, hoặc từa tựa như vậy.

Mua thẻ rồi thì đi vào "phòng" giải trí, nói phòng cho sang chứ gọi là cái hộp thì đúng hơn, thậm chí đôi lúc chỉ có cột tấm vải làm rèm che chứ không thèm gắn cửa.

Thẻ đỏ thì rẻ tiền, cỡ hai mấy ba mươi tuổi trở lên.
Thẻ xanh thì mắc hơn chút, dưới 18 hoặc nhìn như dưới 18, tùy.

Một khu chuồng như vậy, để cung ứng đủ cho nhu cầu của lượng khách thì phải có ít nhất là 8 phòng trở lên. Cao nhất có thể đến hơn 30 phòng. "Nhân viên giải trí" trong phòng đến cuối ngày sẽ cầm cái rổ đựng thẻ trả lại cho chủ chuồng, tiền thì cuối tuần hoặc cuối tháng lãnh.

Rẻ mạt lắm, một lượt thẻ như vậy chủ lấy bao nhiêu thì không biết, nhưng nhân viên thì nhận chưa đủ nửa bữa ăn đâu. Lại còn bị khấu trừ đủ khoản, nhiều nhất là khoản nợ mà hồi xưa chủ động trả cho bên buôn người. Nợ 1 lãi 10, trả cả đời cũng không hết, làm đĩ ba kiếp trả cũng không xong.

Rồi tiền cho thuốc phiện nữa, không dùng thì cũng bị ép cho dùng, để rồi buộc phải dùng. Với họ, nó là thuốc tiên đó, chứ làm sao mà có thể sống khi tỉnh táo được. Địa ngục cũng đâu có tầng nào giã người ta như miếng thịt bằm theo kiểu này đâu, giã chưa cho lành đã giã tiếp, giã cho chai sạn từ tấm thân đến linh hồn.

Một người một ngày có thể kiếm được bao nhiêu thẻ? Từng nghe nói kỷ lục là hơn 60 thẻ xanh (thẻ xanh là gái mới, còn trẻ, nên đắt khách).

Làm cách nào mà họ chịu đựng được? Có một loại thuốc nước, uống hoặc bôi vào thì sẽ bị tê chỗ ấy. Rồi cứ nằm ở cái tư thế dễ nhất đó đó, gối đầu dảnh háng ra sẵn, keo bôi trơn cũng bôi sẵn, quần cũng không cần mặc, chỉ cần nhúc nhích một chút lúc lấy thẻ là được rồi. Rên cũng không cần, khách dễ tính lắm, bôi nhiều keo chút là được.

Làm một miếng thịt bò cho người giã...

Có lối thoát không? Có, là khi miếng thịt bò bị ôi thiu, đến mức chó hay lợn cũng không thèm ăn. Là vứt vào sọt rác.

Đôi lúc xuất hiện vài miếng thịt bò xinh đẹp trẻ trung nên khách xếp hàng dài ngày đêm, rồi ôi thiu khi chưa tròn 18 tuổi, là nhảy thẳng từ thẻ xanh vô sọt rác.

Có tục lệ hay lắm, khi những tấm thẻ đó chết, không cần hòm, chỉ cần quăng xuống rồi lấp lại là được. Cũng không cần thắp nhang hay đốt giấy tiền vàng mã, bởi làm gì còn linh hồn nữa đâu mà cúng.

Không cứu được, đã thử rồi, bằng mọi cách có thể, là không cứu được. Những linh hồn đó đã vỡ nát rồi.

Xách súng bắn chết một người, người bên cạnh không hề sợ hãi, thậm chí còn trông ngóng đến lượt của mình.

*

3) Thỉnh thoảng có vài tay họa sĩ, họ vẽ một thiên thần với đôi cánh đen, hay có cánh và có cả sừng. Rồi họ đặt tựa đề cho bức tranh là 'ác quỷ trong lốt thiên thần', hoặc là tên gì đó tương tự chẳng hạn.

Láo toét, bậy bạ, rỗng tuếch. Họ thì biết cái quái gì về thiên thần hay ác quỷ chứ. Ác quỷ trong lốt thiên thần, thì vẫn sẽ đẹp như thiên thần mà thôi.

*

Những đứa trẻ làm công việc của ác quỷ.

Tôi không nói những đứa trẻ bị phiến quân đào tạo, nhồi nhét để trở thành sát thủ đâu, cái đó bình thường quá. Mở tivi lên là thấy rồi.
Tôi muốn nói về những đứa trẻ chỉ biết cười chứ không biết khóc.

Bọn bắt cóc trẻ em

Không phải là cái bọn nghiệp dư lâu lâu bắt một hai đứa rồi hẹn hò tiền chuộc các kiểu đâu, thứ bèo nhèo đó làm xấu mặt dân trong nghề chứ làm ăn được cái gì.

Họ là những người chuyên nghiệp, có cả đường dây và quy mô, có cả người bảo hộ và chống lưng phía sau. Bắt cóc theo đơn đặt hàng với số lượng lớn, vừa bắt cóc vừa thu mua, với thời gian giao hàng thường xuyên cùng mức giá mỗi lô đã được ấn định trước rõ ràng.

Loại này làm ăn lâu dài, vậy nên tivi đài báo không cho đưa tin đâu, họ gọi đó là 'thông tin ngoài luồng không chính thống, ảnh hưởng tới phong bì chung của thể chế điều hành'.

Để làm gì? Nhận con nuôi? (Eowww, đâu mà có chuyện tốt dữ vậy, tất nhiên thì thỉnh thoảng cũng sẽ có thôi, nuôi xong thịt.)

Là buôn bán nội tạng trẻ em, chuyên nghiệp và bài bản.

Đâu có người làm cha làm mẹ nào khi con mình bị bệnh hay gặp tai nạn chết mà lại đem con đi hiến tạng đâu, không có.

Nhưng luôn luôn có những đứa trẻ, chúng bị bệnh và cần được hiến tạng, là rất nhiều đó, cứ cho mười ngàn đứa thì mới có một đứa đi. Vậy cái tỷ lệ của hàng triệu, hoặc trăm triệu, hoặc tỷ, thì kiếm đâu ra? Chỉ còn một cách là gặp môi giới để liên hệ với đường dây, rồi đường dây sẽ tư vấn và cung cấp với mức giá hợp lý. Các nước ở thế giới thứ ba chính là nguồn cung cấp ổn định nhất. Việt Nam có không? Top đầu danh sách luôn đó, chỉ thua Ấn Độ hoặc vài nước Châu Phi mà thôi.

Bộ máy càng nặng nề thì sẽ càng lỏng lẻo, càng dễ bị mua chuộc và tha hóa. Đó là lý do mà một trong 3 tiêu chí trọng yếu dùng để đánh giá mức độ văn minh hạnh phúc của một quốc gia là 'sự tham nhũng'.

(An tâm, Việt Nam mình theo như tuyên giáo thì 'người dân nước ta hạnh phúc nhất nhì thế giới, khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ. 99.99% cán bộ trong sạch vững mạnh, đàn ông bia rót đều đều, về nhà gặp vợ rồi giã cho nát mỏ thì cũng thẳng tay, con nít chửi giỏi là hay, thầy cô đếm chữ tính tiền là vui.

Ngu si hưởng thái bình, đó là vì người ngu thì không biết thế nào là hưởng, không biết thế nào là thái bình. Nhốt vô chuồng lợn rồi cho ăn cám, đặt tên cho cái chuồng lợn đó là 'thái bình', thì bọn ngu đó vẫn sẽ sục mõm vô ăn như lợn thôi.)

Có cung thì sẽ có cầu, quy luật đó không bao giờ sai. Bạn không biết cái quy mô của mạng lưới buôn nội tạng đó nó lớn tới mức nào đâu, không chỉ giới hạn bởi quốc gia hay khu vực. Mạng lưới của nó chặt chẽ lắm, chỉ cần còn người, thì sẽ còn buôn người. Ngàn năm nay đã vậy rồi, xã hội phát triển, nhu cầu cũng phát triển, và đường dây đó cũng phải phát triển theo.

Vậy sao không nghe báo đài nói gì hết vậy, mạng người đó?! Vẫn còn tin vào truyền thông trong nước sao? Họ bận bán thuốc lú với lại sơn hồng rồi. (Tiên sư cái đám lều báo đĩ bút đó, tệ hại thối tha hơn đứng đường nhiều, cái chuồng nhốt cả dân tộc này cũng do một tay tuyên giáo với đĩ bút dắt vô, lều báo thì đứng canh). Trong bản đồ buôn người của ICPO, bán đảo Đông Dương được tô màu đỏ đó.

Mạng lưới buôn nội tạng ở Đông Nam Á là do Trung cộng nắm đầu, nói như vậy là đủ để giải thích cho việc chính phủ Việt Nam im re không dám hó hé. Thiệt chứ Việt cộng chỉ thiếu đường chạy tới xin mổ giúp thôi chứ ở đó mà dám chống đối lại Trung cộng. (Còn Trung cộng thì tới Tân Cương của nước nó nó còn đem ra mổ, ở đó mà có chuyện tha cho nước mình.)

Bỏ đi, không nói chuyện đó.

Vậy những đứa trẻ ngoài là nguồn cung cấp ra, thì chúng còn đóng vai trò gì?

Chúng tham gia thực hiện.

Có những đứa trẻ được dạy để đi dụ dỗ và bắt cóc những đứa trẻ khác. Chúng cũng giúp chăm sóc và giữ yên ổn trong quá trình tập kết lũ trẻ. Theo thời gian chúng trở nên giỏi kết bạn, giỏi an ủi, giỏi dụ dỗ và giỏi nói dối.

Chúng có biết rồi chuyện gì sẽ xảy ra cho những đứa kia hay không? Biết chứ, bởi phải đủ thông minh thì mới có thể được giữ lại để làm công việc này.

Vậy chúng có buồn hay không? Lúc đầu thì sẽ có, nhưng về sau, công việc là công việc, không có chỗ cho cảm xúc cá nhân.

Từng có một cuộc giải cứu thành công, thực hiện là lực lượng lính đánh thuê của Úc, do chương trình 'Bên em đang có ta' của trung tâm Asia chi trả, tôi là người đại diện giám sát bên A (chủ thuê).

Chúng tôi cứu được 11 đứa trẻ trong một lán trại dựng tạm trong rừng. Sau khi đã xác định an toàn, chúng tôi quyết định sẽ đóng quân tại đó một đêm để chờ hội họp với đội hậu cần.

Có một cô bé rất đặc biệt, khoảng 14 tuổi, mặc kệ cho lũ trẻ kia có khóc lóc hay khó chịu như thế nào, thì cô bé luôn mỉm cười để an ủi bọn nó. Không sợ hãi, không đòi hỏi, cũng không hỏi thăm điều gì khác, cái nhìn của cô bé trong sáng tới mức trống rỗng.

Đêm đó, cô bé đã dụ dỗ bốn đứa khác trong nhóm theo cô bé bỏ trốn vào trong rừng. Tất nhiên là chúng tôi đã bắt lại được.

Tôi không hỏi cô bé đó muốn đi đâu, bởi vì tôi biết, cô bé muốn đến tụ điểm khác của đồng bọn, bốn đứa trẻ kia chính là công trạng đi kèm. Những tên bắt cóc kia, với cô bé, chúng là gia đình.

Trong đôi mắt mà cô bé nhìn tôi, không có biết ơn, chỉ có hận thù, hận vì tôi đã tách cô bé ra khỏi gia đình duy nhất mà cô bé biết. Ác quỷ đã thành công trong việc xâm chiếm hình hài đó. Nhồi sọ, tẩy não, bẻ gãy thiện lương từ khi còn nhỏ dại.

Đó là chuyện của vài năm trước, cô bé đó nay đã trưởng thành, và mất liên lạc với gia đình người nuôi dưỡng. Tôi không biết lúc này cô ta đang ở đâu và làm gì. Chỉ mong là đừng bao giờ gặp lại, đừng bao giờ !

Bởi chỉ có một lý do duy nhất để chuyện đó xảy ra, và cũng chỉ có duy nhất một việc, một lựa chọn để làm, cho cả tôi và cô ta.

Hai tiêu bản hình người. Hai tâm hồn lạnh lẽo như nhau.
Nhưng ít ra, tôi vẫn còn biết yêu con người, yêu nhiều nữa là đằng khác.
Còn cô bé đó, thì chỉ yêu cái phần con mà mình chọn.

*
Trương Lang Vương.
*

Nếu bạn đã đọc những bài viết khác của tôi, thì sẽ hiểu khi tôi nói câu này :"Những chuyện trên còn chưa đáng để tôi trằn trọc suy nghĩ mỗi đêm. Bởi nhân tính của con người mà không có nhân đạo dẫn dắt, thì địa ngục cũng sẽ là thiên đường nếu đem so với trần gian."

*"*"*
Hai vợ chồng, hai bạn trẻ, là đồng bào dân tộc thiểu số.
Người chồng 26 tuổi người vợ 23, đã có với nhau một đứa con 4 tuổi đang gửi tại nhà ông bà nội ở Bắc Giang.

Hơn một năm rưỡi nay hai vợ chồng đi làm công nhân ở Bình Dương, do đóng cửa cách ly vì dịch bệnh nên cả hai đã thất nghiệp hơn 4 tháng. Phòng trọ 9 mét vuông mỗi tháng tiền thuê là 5 trăm rưỡi chưa tính điện nước, hai người đã nợ tiền phòng hơn ba tháng.

Người vợ mang thai tới tháng thứ tám thì sinh non ở trạm xá, do thiếu tiền nên nằm ổ chưa tới nửa ngày đã bị đuổi về, lý do vì chính quyền cần chỗ để chích 20 triệu mũi bất hoạt mua từ Trung cộng vào cơ thể người dân, rồi chích lộn xộn thêm cả chục triệu mũi loại khác mua từ Cuba và Nga.

Lúc hai vợ chồng về tới phòng trọ thì chủ nhà đã khóa cửa và ném mấy bộ quần áo của họ ra ngoài sân, tới tấm chiếu cũng bị ngâm trong vũng nước mưa.

Đó là 16 tiếng sau khi người vợ vừa sinh, hai vợ chồng quyết định chạy xe máy 2000 cây số về quê với hai bịch ni lông đồ đạc, một khô một ướt. Trên chiếc xe dream lùn không thắng trước, không chắn bùn, không đèn pha, chồng ngồi trước, vợ ngồi sau, đứa con ở giữa. Và 4 trăm rưỡi trong túi, là do hàng xóm xung quanh vét cạn túi để gom góp mà giúp đỡ cho họ. Xóm lao động nghèo bị dựng hàng rào cách ly nên ai cũng đói khổ, gom được từng đó tiền là hết sức của họ rồi.

Người chồng mặc áo mưa ni lông để người vợ luồn tay vào và giữ đứa con ở khoảng giữa sau lưng người chồng, là để tránh gió cho con.

Đi vừa tới chốt kiểm soát dịch của Bình Dương thì họ bị chính quyền tịch thu xe. Người chồng lạy lục trong trưa nắng suốt mấy tiếng đồng hồ thì mới chuộc được cái xe cùi ra với giá 3 trăm ngàn. Tay công an nói tại thương đứa nhỏ nên mới làm phước mà thả xe với giá đó, chứ bình thường rẻ nhất thì cũng phải hơn 5 trăm.

Chạy tới Bình Thuận thì hết tiền đổ xăng, may sao được người dân cho đồ ăn, nước uống và 500 ngàn. Họ chạy tới Cam Ranh thì ngủ lại một đêm ngoài mái hiên, sáng hôm sau đi tiếp. Xe cũng hư mấy lần, chồng dắt vợ đẩy con nằm nghiêng, may sao cũng gặp được người tốt sửa cho, còn thay cho cái ruột bánh sau không lấy tiền.

Rồi họ cứ đi, dọc đường may mắn gặp được những người di tản cùng cảnh ngộ thương tình, người cho ổ bánh mì, người cho lít xăng, người cho hộp sữa. Tốt bụng nhất là những người cố tình đi chậm lại để soi đường cho họ đi chung, bởi nếu không lỡ vấp phải ổ gà rồi té thì tội đứa nhỏ sơ sinh.

Họ ngủ thêm một đêm nữa ở chân đèo Hải Vân để chờ trời sáng thì vượt đèo. Tới chỗ dốc cao sợ đứt sên thì người vợ vừa bồng con vừa đẩy xe cho chồng. Xuống dốc thì chà dép để phụ thắng xe, chà mà hụt dép thì gót chân cạ xuống đường rồi tróc ra miếng da chỗ gót chân. Nhưng vẫn phải cố cắn răng ngậm chặt miệng mà chà, vì con, vì chồng.

Tới Huế thì xe lại hư nên họ ở lại thêm một đêm nữa, may mắn là lúc rạng sáng họ đã gặp người tốt giúp sửa xe miễn phí. Dọc đường cũng được người dân cho ít bánh mang theo

Lúc đi qua địa phận Thanh Nghệ Tỉnh, vùng đất được coi là cái nôi của cách mạng công nông, nơi có rất nhiều tượng đài trăm ngàn tỷ còn băng rôn khẩu hiệu thì giăng kín mặt người.

Người vợ lúc này đã là gần 5 ngày tính từ lúc sinh, thì bỗng chảy máu dữ dội ở thân dưới, rất đau đớn. Lúc đó khoảng 6 giờ sáng, họ dừng lại ở cổng của một trạm xá mà ngay bên cạnh là ủy ban nhân dân, chung sân nhưng khác bảng hiệu.

Họ nằm ngủ ở ngay ngoài cổng, muốn chờ để khi trạm xá mở cửa thì sẽ vào xin bông gòn, định nhét hay lót vào chỗ thân dưới của người vợ để cầm máu. Họ đã hết quần áo khô để lót rồi, máu chảy ra đã tràn cả xe, trên yên xe là một lớp máu khô đen đỏ, tanh rình.

Đứa con năm ngày tuổi, là con gái, nó bú xong rồi ngủ, may là có đồ ăn dọc đường mà người ta cho nên người mẹ vẫn còn sữa. Tiều tụy, mệt lắm đói lắm rồi nhưng sữa thì vẫn luôn có đủ cho con.

8 giờ sáng trạm xá mở cửa, hai vợ chồng chưa kịp nói gì thì họ đã bắt hai vợ chồng phải chọt lỗ mũi để xét nghiệm. Chọt xong thì họ nói là phải trả 700 ngàn, thêm tiền bông gòn với nước muối rửa âm đạo nữa là 8 trăm rưỡi.

Hai vợ chồng móc ra, móc hết ra, chỉ còn có hai trăm tám chục ngàn, xòe cao lên từng tờ một bằng cả hai tay để đám người kia thấy. Đám người đó ấy hai trăm rưỡi, để lại ba chục tiền lẻ. Rồi họ đi qua bên ủy ban để kêu dân quân giữ lại cái xe tàn, lý do là để cấn 600 ngàn tiền nợ chọt mũi kia.

Người chồng nhìn năm sáu dân quân với đồng phục và gậy ba ton, không thể làm gì khác ngoài giao ra chìa khóa xe.

Chọt mũi không sai, đó là luật của chính phủ ban ra.
Giá tiền không sai, đó là giá của bộ máy hành chính.
Thu đủ tiền cũng không sai, đó là quy định của bộ ban ngành.

Chỉ có hai vợ chồng và đứa con năm ngày tuổi là sai, họ không hiểu về cái thứ gọi là cánh tay nối dài của đảng.

Hai vợ chồng bồng đứa con đi tiếp, bỏ sau lưng là ánh mắt xua đuổi của mấy chục người trong trạm xá và ủy ban nhân dân. Những ánh mắt tức giận dành cho hai kẻ cù bất cù bơ đã làm thâm thủng 600 ngàn đồng của chính phủ. Cái xe tàn kia bán phế liệu hi vọng sẽ đủ để bù vào ngân khố quốc gia rồi tốt nhất là dư thêm bữa nhậu thịt cầy. Giận nhất là đám dân quân, họ phải xối nước để khử máu và mùi tanh trên xe, mùi bà đẻ.

Vì thiếu tiền nên không có nước muối, chỉ có bông gòn. Người vợ bóc từng lớp bông gòn để nhét vào chỗ thân dưới vẫn đang chảy máu, vì cộm giữa háng và vì tróc da gót chân nên bước đi của người vợ có hơi khó khăn. Cà nhắc, cà nhắc, một con đàn bà què lê thân trên đất tổ cha ông để lại.

Người chồng mặc áo mưa và rút tay vô bên trong để bồng con, mỗi bước đi là mỗi lần hít sâu rồi hà hơi vào bên trong để giữ ấm cho con. Nó lim dim, mắt chưa nhìn rõ đã mê mang trong giấc ngủ nhọc nhằn.

Trời đang mưa và họ vẫn đang đi về nhà, đường về còn xa xôi lắm, họ chỉ muốn về tới nhà mà thôi...

*
Lang - Máu Việt chảy trên dặm trường thiên lý.
*

Thấm thoát thì gần một năm đã trôi qua kể từ cái hồi người dân di tản sau khi thoát khỏi địa ngục cách ly. Người sống vẫn sống, hồn thác vẫn đọa đày, bởi làm sao mà siêu thoát được, không cách nào được.

Đứa bé gái sơ sinh kia chết rồi, người mẹ cũng chết vào mấy tháng sau đó, người cha lại lần nữa tha hương một mình.

Bởi có muốn chết thì cũng không dám chết, vì chết rồi thì tiền đâu gửi về cho ông bà mua gạo nấu cơm, rồi đứa con đầu kia nếu không có tiền thì nó cũng đâu được đi học.

Bởi ở cái đất nước thiêng đường này, an sinh xã hội chính là tượng đài và cờ đảng cho người dân miễn phí ngắm. Ráng ngắm cho nhiều vào, để quên đi những kẻ ăn trên xương máu đồng bào rồi đem hết qua xứ tư bản mà hưởng thụ.

Chỉ là cho tới tận bây giờ.

Vẫn chưa biết thế lực nào đã đem mấy trăm triệu hộp que chọt mũi từ Trung Quốc mà vượt trạm gác biên giới vào tận từng nơi trong lãnh thổ Việt Nam để đâm vào từng lỗ mũi của người dân. Đâm nhiều lần đâm liên tục đâm tới xịt cả máu ra từ người già tới em nhỏ. Với mức giá chọt một lần bằng cả mấy ngày người dân đi làm công đi bán sức lao động.

Vẫn chưa biết đống que đó có cho ra kết quả chính xác hay không, chất lượng theo chuẩn nào. Là chuẩn của y học dịch tễ hay là chuẩn của nước cống nước mương pha với nước mắt đồng bào?

Vẫn chưa biết thế lực nào là cổ đông lớn nhất, là thế lực nào đã thao túng mọi đài báo mọi kênh tuyên truyền. Là thế lực nào đã ra lệnh cho đảng viên, công an, cảnh sát, quân đội, dân phòng, tổ nhóm phường xã địa phương tung hết lực lượng ra mà phá cửa bóp cổ móc túi từng đồng từng cắc của người dân ra để chọt?

Là thế lực khiến đến cả quân đội nhân lại trở thành lũ lừa gạt nhân dân?

Là thế lực nào? Là ai? Ai đã đày đọa dân tôi? Ai đã kéo đất nước tôi xuống cái vũng lầy này?

Là ai đã không cho dân tôi sống để làm người?

Là ai đã phủ bùn nhơ tăm tối tội tình lên tương lai con trẻ?

Là ai? Hả? Là ai...?

Trả lời đi. Làm ơn. Hãy nói cho nhau, cho tất cả chúng cùng nghe đi.

Nói ra, để người còn sống thôi mờ mịt, để người chết rồi vơi bớt chút căm hận mà tan đi. Để trên cái đất nước này vẫn còn một chút lương tri, một lời chân thật.

Để được cùng nhau,

Thật thà!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top