Đang ngủ với bồa tự dưng nhớ ra.
Phần sáu: Bách Lạc Thuần x Viêm Cân
Tôi có mộ cái xe đẩy chuyên bán bún thang cùng phở tíu.
Tôi là Viêm Cân, là một người dân thuộc tầng lớp lao động tay chân trong xã hội này. Tôi có một cái xe đẩy bán hàng rong chuyên bán bún thang và phở tíu.
Tôi là trẻ mồ côi lớn lên ở khu gầm cầu thủ đô, khi còn bé tôi bị người sinh ra mình vứt lại gầm cầu với một tờ giấy ghi chú tên tôi là Viêm Cân, tôi lớn lên trong sự cưu mang, bữa đói bữa no của người dân nơi gầm cầu, nhờ một người thầy giáo già dạy chữ miễn phí mà tôi cùng đám bạn đồng trang lứa nơi gầm cầu biết đọc biết viết biết tính toán cơ bản.
Mười hai tuổi tôi có chiếc xe đẩy bán hàng đầu tiên sau nhiều năm làm nhiều nghề để dành dụm tiền.
Đầu năm nay tôi đổi sang một chiếc xe lớn hơn, với sức chứa nhiều hơn, vẫn là đẩn bộ đi bán khắp nội thành.
Ngày nắng cũng như ngày lạnh tôi điều chăm chỉ đẩn xe hàng của mình đi từng con phố bán cho hết hàng mới về.
Hôm đấy là một ngày mưa lớn, cũng giống như nhiều người bán rong cùng cảnh ngộ hôm ấy tôi bán ế.
Hơn một giờ đêm tôi vẫn đẩn xe hàng đi bán, vừa đẩn vừa giao tôi đi đến một con ngõ nhỏ, đèn trong con ngõ sáng lắm, trong ngõ cũng có vài người lớn tuổi đang đứng lại một chỗ tàn tán gì đấy.
Thì ra có một người đàn ông bị đánh đến bất tỉnh.
Đám đông bỏ đi rồi, tôi nhìn người đàn ông nọ một cái rồi cũng đẩn xe đi qua.
Nhưng rồi tôi đã quay lại.
Tôi thấy anh ngồi đó, cả người nhếch nhác dính mưa ướt nhẹp cùng vết máu loang lổ, giống một con chó bị bỏ rơi ngoài đường.
Thật là tội nghiệp.
Anh dùng ánh mắt đáng thương nhìn tôi, khẩn thiết muốn tôi giúp đỡ. Do là thương người tôi đã lên tiếng hỏi han người đó.
Anh muốn ăn một bát bún nóng chứ.
Chỉ vì một cái gật đầu ấy mà tôi đưa anh về nhà, về cái chòi được dựng dưới chân cầu của thành phố.
Anh bị người ta đánh, đánh đến ngu rồi, tên, tuổi, địa chỉ đều không nhớ lại còn không có giấy tờ tùy thân nên khi về đây người dân gọi là thằng ngố.
Sau này khi những vết thương trên người anh khỏi hết, người ta lại thấy anh rất đẹp họ đều nói trước đây cuộc sống của anh phải rất tốt, nên lớn lên mới đẹp như vậy, dần dần họ lại gọi anh bằng cái tên Vỹ Diện.
Chỉ có tôi từ khi quyết định đưa anh về cùng điều chỉ gọi một tiếng Anh. Tôi cũng không biết tại sao tôi gọi như vậy nhưng mỗi khi nghe tôi gọi một tiếng "Anh ơi" anh đều sẽ mỉn cười dịu dàng đáp lại tôi bằng nhiều cách.
Anh ngốc lắm, cái gì cũng phải bảo, phải chỉ dạy, nhưng tôi phát hiện đối với chuyện nấu nướng anh lại rất thành thục, nó như bản năng vậy.
Chúng tôi sống cùng nhau ba năm rồi, anh vẫn hàng ngày cùng tôi đẩn xe đi bán hàng dọc các con phố nơi này, ngày ấy khi chúng tôi đẩn xe qua con phố hàng ngày vẫn đi thì một nhân viên nam của một nhà hàng gần đấy tất tưởi chạy đến. Họ mua hai phần phở tíu. Ấy vậy mà họ không đem ví.
Thôi rồi, tôi quên cầm ví anh chờ tôi chút nhé tôi vào cửa hàng lấy ví trả tiền cho anh.
Nhìn theo bóng người nhân viên bọ chạy vào cửa hàng không xa tôi lờ mờ nhìn thấy tấm áp phích được trưng bày bên ngoài quán.
Nhìn thật giống với người đàn ông da đen ngăm theo thời gian đang đứng cạnh tôi.
Anh rắng xe, em qua bên quán lấy tiền nhé.
Đi cẩn thận.
Cẩn thận dặn dò anh trông xe tôi băng qua đường đến trước nhà hàng, đứng trước tấm áp phích tôi đọc rõ từng dòng ghi chú trên tấm áp phích.
Bách Lạc Thuần con trai độc nhất nhà họ Bách là một đầu bếp nổi tiếng khắp nước đã mất tích được ba năm.
Chuyển cảnh về cái xóm gầm cầu.
Anh Cân, anh Cân ơi.
Ai vậy? Chờ một chút.
Đang gấp quần áo ở cất vào cái tủ nhựa nơi cái chòi xập xệ tôi nghe được tiếng gọi là của bé Chăm nhà hàng xóm.
Qua tìm anh có việc gì thế gái?
Mẹ em bảo đem cái này qua cho anh, hôm nay trên đường về mẹ em mua được giá rẻ lắm.
Con bé gầy nhỏ làn da đen nhẻm, đôi mắt sáng ngời nhìn tôi, nó cười lộ hàm răng đang thay răng sữa miệng liến thoắn còn tay thì đưa ra bộ chăn gối màu đỏ được buộc trong một cái túi bóng đen lớn.
À, là chăn gối anh nhờ mẹ em mua hộ, anh cảm ơn nhé.
Vâng ạ, em về nhé.
Khoan đã.
Nhận lấy túi lớn, con bé định chạy đi ngay nhưng tôi vội gọi lại. Vào nhà cầm lấy nửa quả dưa hấu khi chiều mua trên đường về đem ra tôi cười nhẹ lên tiếng dặn con bé.
Cầm về cẩn thận, dưa còn mát bảo mẹ bổ ra ăn luôn đi nhé.
Em cảm ơn.
Để cho con bé đi rồi, Bách Lạc Thuần khi này mới từ cái bếp đi ra, anh bê mâm cơm đã chuẩn bị xong, anh nhìn tôi dịu dàng lên tiếng gọi.
Mau vào ăn cơm, anh nấu xong hết rồi.
Vâng, em rửa tay rồi vào luôn ạ.
Chúng tôi ăn cơm, bữa cơm vẫn đơn bạc như mọi ngày nhưng tôi lại cảm thấy khó nuốt quá.
Em hôm nay sao vậy? Cơm hôm nay dở sao?
Không phải, cơm anh nấu ngon lắm, chỉ là tâm trạng em không tốt.
Là anh khiến em không vui sao?
Ừm là anh làm em không vui.
Nhìn người đàn ông trưởng thành ngày ngày ngây ngốc bên mình hóa ra thân thế lại lớn như vậy tôi không biết bản thân nên làm gì, địa vị của tôi và anh khác nhau quá, nó như là trời và vực vậy.
Nhưng tôi tham lam lắm, vì tôi biết ba năm qua chung sống tôi yêu anh rồi.
Mới đầu khi chưa nhận ra cái tình cảm này tôi đều khéo léo đánh lảng sang chuyện khác khi mà những người dân xung quanh hay trêu đùa rằng tôi đem chồng về nuôi. Nhưng rồi ba năm qua tôi nhận ra bản thân không thể sống mà thiếu anh nữa rồi.
Cái tình yêu ngày cứ càng lớn, nó khiến tôi mơ mộng đến một tương lai xa vời, tôi và anh cùng nhau chung sống, chúng tôi sẽ cùng nhau già đi rồi chết đi ấy vậy mà hôm nay tôi biết được thân phận của anh rồi dù cho chỉ là mấy thông tin cơ bản.
Vài ngày sau tôi không đi bán, qua nhiều cách tôi biết hết chuyện về anh, kể cả chuyện tại sao anh lại biến thành thằng ngốc nằm trong con ngõ xa lạ rồi gặp tôi.
Cầm mẩu giấy có số điện thoại người thân của Bách Lạc Thuần, tôi khó nhọc không biết bằng cách nào có thể về đến nhà, à không cái chòi mới đúng.
Thấy tôi mệt mỏi anh lo lắng lắm, anh nấu cháo cho tôi, anh thức cả đêm không ngủ, tôi chỉ có thể nằm trong lòng anh không ngừng suy nghĩ.
Tôi nên ích kỷ nhỉ cho bản thân nhỉ.
Ấy vậy một thời gian ngắn sau đấy tôi đã nói sự thật.
Bắt đầu bằng cách không gọi Bách Lạc Thuần bằng Anh nữa, tôi nói với anh tên thật của anh là Bách Lạc Thuần, dặn anh phải nhớ cái tên ấy vào trong trí nhớ.
Tôi nói với anh, anh là một đầu bếp rất nổi tiếng.
Gia đình anh rất giàu có.
Nói với anh chuyện tại sao anh mất trí nhớ.
Người đàn ông trước mắt tôi nghe được hiểu được, tin tưởng và nhớ kỹ từng lời tôi nói.
Hoàn toàn tin tưởng.
Và rồi ngày tôi đưa anh về lại thân phận cũ đã đến.
Anh đứng ở đây, khi nào em đi xa rồi hẵng tiến vào trong, nói với nhân viên ở đó anh là Bách Lạc Thuần nhé.
Em định đi đâu sao?
Em gọi cho người thân của anh, họ sẽ đón anh về nhà.
Sẽ đón cả em chứ?
Sẽ.
Em không lừa anh?
Tôi im lặng, không trả lời kệ cho anh hoài nghi nhìn theo tôi rời đi. Từ xa tôi thấy dù cho hoài nghi nhưng rồi anh vẫn làm như lời tôi dặn trước đấy.
Sau một cuộc gọi nhờ điện thoạt từ một người xa lạ, tôi thấy người thân của anh đến, họ vui mừng khóc cười ôm lấy anh, chỉ còn mình tôi chua xót rời đi trong nước mắt.
Hết ròi.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
LƯỜI TÝ THÔI BÊN DƯỚI CÒN NHÉ.
Tôi là Bách Lạc Thuần, là một đầu bếp nổi tiếng có nhiều nhà hàng lớn trên cả nước.
Tôi là đứa cháu trai chính thống duy nhất của nhà họ Bách.
Năm tôi ba mươi tuổi vì quyền thừa kế tôi đã bị đám con cháu họ Bách ngoài giá thú hãm hại.
Ngu ngu ngơ ngơ đến ba năm lưu lạc ở bên ngoài.
Sau khi khôi phục trí nhớ tôi quên hết mọi chuyện trong ba năm kia, bố mẹ tôi có kể lại có một người trai nọ giấu mặt đã giúp tôi tìm lại gia đình.
Bố mẹ tôi nói có thể người trai nọ đã có tình cảm với tôi rồi. Nên khi ấy luôn miệng nhắc hay chăm lo cho tôi thật tốt.
Ông bà cũng muốn tìm đến người nọ để nói lời cảm ơn.
Mặc dù đã nhờ rất nhiều mối quan hệ nhưng tôi vẫn không thể tìm được tung tích của người nọ.
Cái tôi có thể thấy chỉ là bóng lưng người nhỏ bé trong chiếc áo phông rộng, cũ cô độc mà rời đi.
Anh Thuần, có tin tức rồi.
Đứa em họ của tôi tất tưởi chạy lại văn phòng của tôi, nó vừa thở hồng hộc vừa nói.
Cái gì vó tin tức rồi sao.
Đúng vậy, có chút tin tức rồi, có người đã từng gặp người nọ.
Ở đâu, mau đến chỗ họ.
Tôi kích động đến mức quên mất bản thân đang có cuộc họp online với các cửa hàng trưởng. Phải đến khi em họ nhắc nhở tôi mỡi nhớ ra để thông báo ngừng cuộc họp.
Một người nhân viên của cửa hàng chi nhánh được đưa đến. Sau khi nghe người nhân viên đó nói tôi mới biết người trai nọ là một người bán hàng rong bằng xe đẩy. Lâu lâu mới đẩn xe qua con phố bên chi nhánh nọ, gần đây không còn thấy nữa.
Có phải người nọ bán bún thang và phở tíu?
Đúng vậy.
Anh có phải anh nhớ ra gì rồi không?
Trong vô thức tôi mở miệng nói ra hai món ăn quen thuộc khiến cho người nhân viên nọ cùng đứa em họ không khỏi kinh ngạc, nhưng rồi tôi không thể nhớ ra gì thêm nữa.
Tối đó tôi mơ về những chuyện của ba năm trước, người con trai trong mơ thật là nhỏ em ấy đối với tôi rất dịu dàng.
Tôi mơ thấy em cùng tôi sống trong một không gian nhỏ hẹp, cuộc sống của chúng tôi không hề khá giả, nhưng bữa cơm đạm bạc, nhưng đêm mưa thức trắng không thể ngủ, ngày nắng, ngày lạnh đẩn xe hàng đi bán.
Em thương tôi lắm, cái gì em cũng nhường, cũng để lại phần tốt hơn cho tôi, dù cho tôi chỉ ngốc ngốc ngu ngu làm theo chỉ dẫn của em.
Em nói em thương tôi lắm, em mong muốn tôi và em cứ thế sống với nhau tới già.
Nhưng rồi tôi lại thấy em khóc, em ngồi bó gối quay lưng lại với tôi, bóng lưng em đơn bạc, cô đơn lắm.
Thấy em khóc tôi liền muốn lại an ủi.
Khi tôi muốn chạm vào em em liền tan biến, khi này tôi mới nhận thấy tôi không thể nhìn thấy mặt em.
Sáng ngày hôm tôi theo giấc mơ đi đến một địa điểm, đứa em họ của tôi đến nhà hàng không thấy tôi đi làm thì gọi nhiều cuộc điện thoại đến, tôi đều không bắt máy.
Tôi ngồi ở băng ghế nhìn dòng người hối hả qua lại, không có chiếc xe đẩy bán bún thang hay phở tíu nào đi ngang qua.
Ngày qua ngày tôi đều dựa vào giấc mơ đến từng nơi tìm kiếm nhưng ông trời quả thật rất biết trêu ngươi, khi tôi gặp được Chăm, cô bé hồi xưa là hàng xóm của tôi và em thì tôi mới biết em đã chuyển đi rồi, không còn sống ở khu gầm cầu nữa.
Lần nữa quay lại nơi đã từng sống với em, tôi mới hiểu thì ra em lo sợ thân thế của em sẽ ảnh hưởng đến tôi. Nên là em ấy chọn biến mất.
Không ai biết em đi đâu, tôi lại lần nữa rơi vào bế tắc. Không manh mối tôi vẫn đi tìm em, Viêm Cân.
Một năm sau
Anh à, đây là bát bún thang thứ mười hôm nay anh ăn rồi đấy.
Không phải vị này.
Tôi húp một miếng nước dùng bát bún thì buông đũa.
Đã hơn một năm tôi đi tìm em, dọc nam bắc các tỉnh thành nhưng rồi vẫn không có tin tức của em.
Bún thang, phở tíu một năm này tôi ăn rất nhiều, hầu như ngày nào cũng ăn, nhưng không hề thấy được hương vị quen thuộc do em làm.
Bố mẹ tôi khuyên can rất nhiều nhưng tôi vẫn đi tìm, tôi tìm em không phải để trả ân em cưu mang tôi mà là tôi muốn ở bên em.
Tôi muốn cho em một gia đình, muốn em không còn vất vả nữa.
Có lẽ sự kiên trì của tôi cảm động ông trời rồi.
Tối đó tôi thấy trong người không thoải mái, lái xe đến phố đi bộ của thành phố, đêm đã muộn người cũng không còn đông nữa.
Tôi chọn một ghế đá chỗ vắng người, ngồi hút thuốc, khi vừa mới hít được hai hai hơi tôi chợt thấy một bóng người quen thuộc đi qua. Người nọ bán đồ ăn vặt.
Là bóng lưng ấy, bóng lưng tôi luôn thấy trong mỗi giấc mơ, chỉ là tôi không chắc có phải là em hay không.
Dụi đi điếu thuốc mới đốt, tôi lặng lặng theo sau bóng lưng ấy đến khi họ bán hết hàng, tôi theo bóng lưng đấy đi về, người nọ không phát hiện.
Cứ đi bộ mãi qua vài con ngõ rất xa phố đi bộ đến trước một ngôi nhà bỏ hoang đã lâu được quét dọn sạch sẽ ấy mới dừng lại.
Trong căn nhà hoang có thêm một bé gái khoảng sáu bảy tuổi cùng một đứa trẻ nhỏ chưa đầy một tuổi, thằng bé từ lúc thấy người nọ thì khóc quấy không ngừng đòi người lớn bế bồng.
Đứa bé gái hiểu chuyện bảo người lớn tắm rửa trước đã, bản thân nó thì vừa dỗ đứa nhỏ vừa giúp đỡ người nọ cất đồ đạc dùng để bán hàng.
Tiếng trẻ con khóc quấy, tiếng người lớn cùng trẻ nhỏ nói chuyện hàng ngày của một lớn một nhỏ khiến tôi cứ thế tập trung nghe.
Một giọng nói quen thuộc nhưng tôi không thể khẳng định đó là em.
Tôi lặng lẽ quan sát, cho đến khi ánh sang từ bóng đèn dùng pin mặt trời tắt đi vẫn đứng lại.
Không còn tiếng trẻ con khóc, cũng không có tiếng người lớn cùng trẻ nhỏ nói chuyện, tôi lấy điện thoại nhắn một tin nhắn cho đứa em họ rồi rời đi chuẩn bị cho ngày mai.
Nói là rời đi nhưng tôi đã ở lại một nhà nghỉ gần nơi đó, sáng sớm sáu rưỡi sáng từ căn nhà hoang tôi thấy họ rời đi để mưu sinh, sau khi dò hỏi xung quanh tôi được biết khoảng thời gian người nọ đến đây sống gần trùng khớp với quãng thời gian tôi tìm lại được gia đình.
Đứa bé gái kia là do người nọ nhận nuôi không lâu khi tới, còn đứa bé nhỏ có xuất thân bí ẩn mọi người đều không rõ.
Nghe xong mọi chuyện tôi lại thêm chắc rằng người nọ có thể là em.
Đi vào căn nhà hoang tôi không quá khó khăn để đi vào phía trong căn buồng nhìn những vật dụng cơ bản để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống được sắp xếp gọn gàng tôi bỗng thấy cách bày biện này thật quen thuộc.
Và rồi linh cảm của tôi đã đúng, tấm ảnh người nọ để trong một cái khung nhựa màu kem đã nói lên tất cả, người nọ chính là em người tôi luôn tìm.
Mẹ ơi, con tìm được em ấy rồi.
Tìm thấy rồi, tìm thấy rồi sao, họ đang ở đâu, mai nói cho mẹ.
Sau khi dồn nén được khích động trong lòng tôi lấy điện thoại gọi cho mẹ mình, bà ấy nghe được tôi tìm thấy người thì cũng kích động không kém, tôi không vội nói ra nơi này, tôi chỉ dặn mẹ chuẩn bị sẵn mọi thứ để khi tôi đưa em về có thể liền có dùng tới.
Hơn năm giờ chiều, tôi nghe từ xa thấy tiếng nói chuyện, vẫn là giọng nói quen thuộc kèm theo giọng ê a của đứa trẻ nhỏ. Giọng bé gái liên miệng nói ra chuyện đã xảy ra trước đấy.
Đứa bé gái được sai đi chợ tiến vào trong nhà chỉ còn em ấy cũng đứa nhỏ đang được bế trên tay.
Tôi không hề lao ra, chỉ đứng chết chân tại chỗ đứng đối diện em, khó khăn mở miệng lên tiếng.
Viêm...Cân. Cuối cùng anh cũng tìm thấy em rồi.
Em khinh ngạc, em hoảng sợ, e tỏa ra thái độ đề phòng ôm chặt đứa nhỏ trong lòng lên tiếng cảnh cáo.
Tại sao anh lại đến đây?
.......
Anh muốn gì, không phải em đã rời đi để không ảnh hưởng đến anh rồi sao?
.......
Tại sao vậy, chỉ là tôi ích kỷ giữ lại đứa con của anh thôi mà, anh có cần đuổi cùng giết tận đến vậy không?
Em vừa nói cái gì, đứa bé này....
Tôi như được vặn công tắc, thức tỉnh mọi chuyện, cứ vậy khẳng định thân phận đứa bé mà nhanh chóng tiến lại nắm lấy vai em lần nữa lên tiếng.
Viêm Cân, xin em đừng kích động, anh không hề có ý xấu.
Vậy anh tìm đến tận đây để làm gì, làm ơn đừng đem đứa nhỏ khỏi tay em xin anh.
Em ấy gạt anh tôi lùi lại sợ hãi lên tiếng.
Em hiểu nhầm ý anh rồi, em bình tĩnh chúng ta nói chuyện được không, xin em đừng lùi lại.
Không, anh buông tha bố con em đi, nó không có tội, anh không thể đem nó đi.
Không, làm ơn em nghe anh nói....
Viêm Cân đã mất bình tĩnh rồi, tôi không biết lý do là gì mà khiến em ấy sợ hãi tôi đến như vậy.
Trong lúc rằng co con của chúng tôi vì bị dọa sợ mà khóc, tôi cũng vì vậy mà buông tay ra khỏi người của em.
Em ấy ôm con chạy đi, tôi không còn cách cứ vậy đuổi theo, đến khi mệt rồi em liền dừng lại hướng tôi quỳ xuống, nước mắt ướt đẫm khuôn mặt, giọng nói lạ đi cầu xin buông bỏ.
Xin anh, đừng đem con đi.
Tôi vội vàng đỡ em dậy, nhân tiện ôm em và con vào lòng, miệng không ngừng nói ra những lời thật lòng.
Viêm Cân, em bình tĩnh nghe anh nói, hôm nay anh đến đây không phải cướp con, anh tìm em hơn một năm nay rồi, anh không sợ em gây phiền phức cho anh, là anh muốn đón em về cùng anh sinh sống.
Lời anh nói là thật.
Viêm Cân vẫn là sợ hãi muốn giãy ra khỏi cái ôm của tôi lên tiếng hỏi lại.
Có con ở đây, mọi lời anh nói ra đều là thật, anh tìm em hơn một năm nay rồi.
.....
Xin lỗi vì đã để em phải chờ anh lâu đến như vậy.
♡♡♡♡♡♡
Em là người song tính ẩn, có khả năng dượng dục thai nhi nếu như cùng nam giới phát sinh quan hệ.
Tôi đã rất sốc, khi biết thân phận của đứa bé trong lòng em.
Là con đẻ của tôi và em, thằng nhóc tên gọi Viêm Dưỡng, tên ở nhà gọi là tiểu mập mạp.
Vui vẻ kinh ngạc qua đi chỉ trong phút tắc, tôi chợt nghĩ đến quá trình mang thai cũng như tình cảnh khi em sinh con, điều đó làm tôi lo sợ.
Và quả nhiên là như tôi nghĩ, em ấy đã phải chịu khổ rất nhiều.
☆☆☆☆☆
Ngày tôi đón em và con về nhà là một ngày mưa nhẹ, em ôm con trai nhỏ nắm tay bé gái dè dặt, dò hỏi, khép nép theo sau tôi vào nhà.
Bố mẹ tôi biết chuyện bản thân đã được lên chức thì không khỏi phấn khởi càng thúc giục tôi đưa em cùng con về nhà.
Vừa thấy em hai người đã vốn đi đến, ân cần hỏi han quan tâm, nhưng do em vẫn sợ nên phải mất đến hai hôm sau nữa ông bà mới có thể được bế cháu nhỏ.
Bé gái nhận nuôi tên gọi Viêm Nhuận Ngọc, sáu tuổi, sau khi thương lượng cùng em tôi quyết định cũng đón về em ấy vào trong nhà, vốn nghĩ bố mẹ sẽ không chấp thuận đứa nhỏ không máu mủ này, ấy vậy mà tự nhiên tôi có thêm một cô em gái, kém đến hai mươi tám tuổi.
Do thân phận của em có chút phức tạp ngày tôi cùng em đăng ký kết hôn cũng là ngày con trai nhỏ của tôi được đi đăng ký khai sinh, đứa nhỏ tên Bách Viêm Dưỡng, chỉ là thêm họ của tôi vào tên của con trước đấy.
Bố mẹ thôi thương em lắm, hai người luôn căn dặn nhắc nhở tôi phải chăm sóc cho em thật tốt, bù lại khoảng thời gian trước đấy.
Dù cho vẫn thường xuyên suy nghĩ đến thân thế của mình nhưng do bố mẹ tôi, cùng với tôi không ngừng nói cho em hiểu, dần dà em đã mở lòng mình hơn, em chủ động cùng bố mẹ nói chuyện, thi thoảng sẽ cùng tôi tham gia những bữa tiệc trong dòng họ.
Đám cưới của chúng tôi chỉ là đơn giản tổ chức, em không đòi hỏi ở tôi cái gì, thậm chí ngày ấy em còn báo chuyện bản thân có thai lần thứ hai.
So với lần trước đứa nhỏ thứ hai may mắn hơn anh trai của nó rất nhiều.
Bố mẹ tôi là người vui nhất, vì họ biết mỗi người sẽ được bế một đứa nội, ông bà còn bảo cứ sinh thêm con, nuôi dưỡng hai người lo nhưng sau khi chứng kiến em sinh con lần hai, hai người đã thẳng thừng ép tôi đi triệt sản sau khi biết em không thể phẫu thuật được.
Về sau tôi và em chung sống rất hòa hợp , hạnh phúc. Chúng tôi có hai người con trai ngoan ngoãn, vâng lời.
Khi chúng trưởng thành tôi giao lại việc làm ăn để chúng nó quản lý, tôi cùng bạn đời lái xe du lịch dọc đất nước.
Năm tôi bảy mươi ba tuổi, em năm mươi tám, em được chẩn đoán ung thư máu cuối giai đoạn ba.
Hàng ngày tôi đều ở với em ở bệnh viện, cùng em trải qua đau đớn khi trị liệu, nhưng rồi ông trời ghen tỵ với hai chúng tôi nên em không thể khỏi.
Ngày đó em mệt, sau khi các con đi về em nói với tôi muốn về nơi xưa, tôi khi ấy là một ông lão đã ngoài bảy mươi lái xe đưa bạn đời về lại nơi cũ.
Xóm dưới chân cầu đã không còn, thời gian qua đi nơi đây cũng thay đổi rất nhiều, tất cả chỉ còn lại trong ký ức.
Em bảo tôi muốn ngồi nghỉ, tôi lấy hai cái ghế xếp ở trong cốp xe cùng em ngồi ở ven bờ nhìn dòng nước chảy.
Anh à, thật tốt khi mà đời này em gặp được anh.
Tôi lặng im lắng nghe em nói.
Giả sử như âm phủ có thật, thì em đứng ở cầu nại hà chờ anh cùng đi đầu thai nhé.
Em tựa đầu vào vai tôi nhẹ thủ thỉ. Âm thanh cứ bé dần.
Nếu có kiếp sau, chúng ta vẫn làm bạn đời anh nhé.
Ừm, sẽ vẫn là bạn đời.
Tôi ôm em vào lòng, cơ thể em dần thả lỏng, mí mắt em dần khép lại nhưng rồi vẫn cố nói tiếp.
Vậy em đi trước, chờ anh dưới đầu cầu nại hà.
Ngày tôi mất em mưa rơi xối xả, em đi khi vừa tròn tuổi năm chín. Còn tôi bảy mươi tư.
○●○●○●
Chả nhớ tôi theo em xuống đây khi nào, chỉ nhớ như lời em nói đầu cầu nại hà em đứng chờ tôi.
Chờ tôi để rồi thêm một kiếp nên duyên bạn đời.
Hết rồi á.
Bye nha!
Nhà hem có giấy lau đâu. Lấy vạt áo lau tạm đi he.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top