Những câu chuyện cảm động (P1)

Chuyện 1 : Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh ( Nguyên Tác: Chu Hải Lượng – TQ)

Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..

Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo : Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.

Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.

Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con : Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình.

Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào… Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi : Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!

Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự… Thằng bé mở cửa… Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ… Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…

Câu chuyện 2 : Con Vẹt Xanh (Nguyên tác: Thiệu Bảo Kiện – TQ)

Lưu Tư Kinh, là con trai duy nhất của bà mẹ quả phụ nghèo sống ở miền quê thưa người, xa lắc. Anh quyết chí lên thành phố mưu cầu tiến thân để sống tốt và giúp được mẹ già nơi quê nhà. Công việc và những lo toan chẳng bao giờ dứt… Lòng đầy nhớ thương, nhưng chẳng về mà thăm mẹ cho được, dù tháng nào anh cũng dành tiền gửi đều đặn về cho bà… Nhưng có lần trong thư mẹ anh gửi: Con trai ơi… đã quên mẹ rồi sao… Anh đọc thư mà nước mắt lã chã.

Rồi anh cũng đã tạm thu xếp mọi việc về quê thăm mẹ. Lòng tràn ngập hân hoan… Mẹ con lâu ngày gặp lại mừng mừng tủi tủi khôn xiết. Sờ nắn bờ vai con, người mẹ rưng rưng: Con ơi, mẹ nhớ con lắm…! Anh ôm lấy người mẹ dường như héo mòn đi qua năm tháng mà nhòa lệ: Mẹ ơi, con nhớ mẹ lắm…! Lần này con về mang cho mẹ Con Vẹt Xanh mua đắt tiền lắm, con đã nuôi dạy nó lâu… Khi con đi xa nó sẽ ở nhà bầu bạn với mẹ cho đỡ cô quạnh và mẹ cũng thấy con bên cạnh hàng ngày. Mẹ nghe chỉ bảo: Con tốn tiền đến vậy thật không thỏa đáng. Mẹ chỉ muốn thấy con hàng ngày… Anh bảo: Mẹ hãy kiên tâm, đến khi con tích lũy đủ tiền sẽ đón mẹ đi cùng.

Ở nhà được vài ngày, Lưu Tư Kinh chia tay mẹ lên đường trở lại thành phố, lại lao vào làm ăn, phấn đấu. Mẹ già ở nhà một bóng. Con Vẹt Xanh bên cạnh bà, thỉnh thoảng nó lại cất tiếng: Mẹ ơi, con Lưu Tư Kinh đây, con nhớ mẹ lắm… Mẹ ơi, mẹ vất vả quá, nghỉ tay một chút đi mẹ… Mẹ ơi mẹ khỏe mạnh nhé… Bà cảm thấy vui vẻ và ấm lòng hơn rất nhiều. Bà thương quý Con Vẹt Xanh vô cùng, tắm rửa, chăm sóc cho nó, trò chuyện hàng ngày như với con trai mình vậy.

Một năm, bà bị trọng bệnh, sau thời gian ngắn đã qua đời. Hàng xóm đã làm đám cho bà và tìm cách báo cho anh biết. Hẫng hụt, đau khổ, Lưu Tư Kinh dứt bỏ mọi công việc, ngay lập tức lên tàu xe trở về… Căn nhà trống không, vẫn còn mùi hương khói. Lọ tro của mẹ được đặt trên bàn hướng chính giữa. Anh nức nở thương xót mẹ và ân hận vô cùng đã không về chăm sóc và đưa được mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Mệt mỏi và suy sụp, anh ôm tấm ảnh mẹ vào lòng thiếp đi lúc nào không biết. Anh mơ thấy mẹ hiền đang ngôi khâu vá bên anh, mỉm cười, quạt cho anh ngủ, thoang thoảng bên tai anh tiếng nói: Con ơi, mẹ nhớ con lắm… Anh sung sướng muốn nhào vào ôm lấy mẹ! Choàng tỉnh, không có ai xung quanh cả, nhưng tiếng nói : Con ơi, con có khỏe không… Mẹ nhớ con lắm… vẫn từ như rất gần đây đấy vọng đến… Anh đi nhẹ gần đến ban công sát vườn. Tiếng nói phát ra từ đó. Dưới ánh nắng hoàng hôn cuối cùng chiếu qua kẽ lá. Anh nhận ra Con Vẹt Xanh đang đậu trên cành cây! Anh đỡ nó lên tay, nó lại hót : Con ơi, con khỏe không? Mẹ nhớ con lắm… Con Vẹt đã gầy và tả tơi đi quá nhiều. Lưu Tư Kinh ôm con Vẹt vào ngực mình nức nở: Mẹ ơi, con thương nhớ mẹ vô cùng…

Ôi! Mẹ anh trước khi qua đời đã mở ***g thả Vẹt Xanh ra. Nhưng nó đã sống bầu bạn bên cạnh bà bao ngày, dường như thấu được tình cảm của Bà mà không bay đi, vẫn ở lại căn nhà nghèo trống trải này như đợi Lưu Tư Kinh trở về mà nhắn nhủ lời yêu thương của Bà với anh ấy…

Câu chuyện 3 : Bát Mì cuối năm (Không rõ Nguyên Tác – Nhật Bản)

Người Nhật có phong tục đêm cuối năm, trước giờ Giao Thừa, thường cùng gia đình đến một quán mì ưa thích, mỗi người ăn một bát mì truyền thống để cùng nhau ôn cố tri tân.

21h đêm Giao Thừa, quán mì của ông bà Bắc Hải Đình đã hết khách, họ chuẩn bị đóng cửa, chuẩn bị cho lễ Tất Niên của nhà mình… Tiếng chuông gió trước của vang lên, ông ra mở cửa: Một người phụ nữ trung niên với hai cậu bé khoảng 10 và 7 tuổi, trông họ thật lam lũ, ngập ngừng xin phép bước vào. Sau khi xếp cho họ ngồi trước bàn, ông chủ quán chờ đợi. Người phụ nữ bối rối: Ông bà có thể cho ba mẹ con chúng tôi một bát mì được không? Hơi ngạc nhiên, nhưng ông nói vâng, và quay vào dặn bà làm một bát to hơn bình thường đưa lên cho họ. Ba mẹ con cùng chụm đầu vào ăn, xuýt xoa ngon lành. Đứa bé đang ăn ngẩng đầu nhìn mẹ hỏi: Mẹ ơi, liệu năm sau nhà ta có được ăn như thế này nữa không? Người mẹ nhẹ nhàng nói: chúng ta sẽ cùng cố gắng để được như thế nhé! Ăn xong họ lễ phép cảm ơn ra về. Ông bà chủ quán nhìn theo ái ngại...

Một năm qua đi rất nhanh... Lại đến sau 21h Giao Thừa sang năm, ông bà chủ quán dường đã quên, thì lại như năm trước Ba mẹ con líu ríu bước vào như để trốn cái lạnh cắt da bên ngoài. Trông họ tiều tụy hơn, và người mẹ lại xin được phục vụ một bát mì. Ông chủ quán vồn vã, rồi bước vào trong dặn bà làm ba bát mì. Bà phúc hậu nói: Ông ạ, hãy làm một bát như ý họ. Nhưng bà làm để đủ no và ấm lòng cho ba người. Họ ngồi vào chiếc bàn bình dị năm ngoái, ăn rất ngon, vui vẻ dặn dò nhau những việc phải nỗ lực hơn trong năm mới. Xong, người mẹ đứng lên cảm ơn, muốn trả thêm tiền cho bát mì đó, nhưng ông bà ân cần từ chối: Được ba mẹ con đến đây, và nếu quán chúng tôi như là nơi ba mẹ con có thể hưng phấn hơn cho những điều các vị cần cố gắng thì đã là điều thật quý hóa rồi...

Lại thêm một năm nữa. Ông Bà đã đặt lên tấm biển con giữ chỗ trên chiếc bàn đó trong quán, dành cho họ. Nhưng mãi sau 21h không thấy họ quay trở lại... Ông bà có cảm giác buồn trống vắng, khẽ bảo nhau đóng cửa hàng để chuẩn bị Tất Niên... Cứ như thế trong nhiều năm sau đã thành thông lệ, mọi khách hàng cũng biết chuyện mà cảm động, không ai ngồi vào chiếc bàn đó vào đêm Giao Thừa cả và ai cũng có ý vừa nhâm nhi bát mì vừa mong đợi Ba Mẹ Con trở lại…

Rồi lại một cái Tết nữa... Đã quá 21h ông bà chủ quán định nói lời cảm ơn cuối năm với mọi người đang còn trong quán thì tiếng chuông vang lên… Ông ra mở, mọi người nhìn ra theo. Ba người : một phụ nữ lịch lãm và 2 cậu thanh niên tuấn tú khỏe mạnh bước vào. Dường như quen thuộc, họ tiến đến chiếc bàn kia. Ông chủ khiêm nhường nhắc: Thưa, chỗ này đã được dành cho người khác ạ... Họ xin được ngồi ngay bàn sát bên. Ông chủ lễ độ chờ họ gọi. Người phụ nữ ngẩng lên: Xin cho ba chúng tôi Một Bát Mì… Trời ơi… Mọi người đều quay hết về phía họ: Phải chăng các vị là Ba Mẹ Con ngày xưa? Chúng tôi đã mong chờ các vị bấy lâu...

Dạ vâng, là chúng tôi ạ. Chồng và cha chúng tôi bị tai nạn qua đời đã lâu, để lại món nợ rất lớn, chúng tôi đã vô cùng khó khăn nên đã nhiều năm không còn khả năng được ăn mì Tất Niên nữa. Bây giờ mọi điều đã rất tốt đẹp, nên trở lại đây muốn được ăn bát mì như năm xưa, được hưởng tấm lòng của ông bà mà nhờ đó chúng tôi đã thêm được sự ấm lòng để cố gắng vượt qua… Tất cả tràn đầy xúc động đứng lên bước lại quây quần và cung kính cảm tạ lẫn nhau.

Cầu nguyện

Buổi sáng, tôi đi dạo như thường lệ, một chiếc xe chở rác dừng lại gần tôi. Tôi nghĩ bác tài xế muốn hỏi đường. Ông ấy cho tôi xem tấm ảnh của một bé trai rất dễ thương khoảng 5 tuổi.

“Đây là cháu nội tôi, nó tên là Jeremiah. Nó đang nằm ở bệnh viện Phoenix”

Nghĩ rằng ông ấy sẽ đề nghị tôi giúp đỡ tiền viện phí nên tôi định rút bóp ra, nhưng ông muốn một thứ khác giá trị hơn tiền.

Ông nói : “Tôi đi gặp mọi người để xin họ cầu nguyện cho thằng bé. Cô có thể cầu nguyện cho nó không, làm ơn nhé”.

Cơn bão

Một buổi tối nọ, lúc 11:30, một cụ già gốc Phi bên lề đường cao tốc Alabama cố chống chọi những cái quật của cơn bão. Xe của bà ấy đã bị nổ lốp và bà ta muốn đi nhờ. Bà quyết định phải gọi được chiếc xe tiếp theo. Người đàn ông da trắng dừng lại giúp bà (thường thì người ta sẽ giả vờ không nghe – do sự phân biệt chủng tộc). Ông giúp và gọi taxi cho bà. Bà ta có vẻ rất vội. Bà hỏi địa chỉ của người đàn ông, cảm ơn và đi gấp. Bảy ngày sau, ông ta vô cùng ngạc nhiên vì một cabin đầy TV màu và máy phát nhạc được chuyển lại nhà kèm theo một là thư:

“Chào ông James. Cảm ơn ông đã giúp đỡ tôi trên đường tối hôm đó. Cơn mưa đó không những làm ướt đồ mà còn làm tan nát trái tim tôi. Nhờ có ông, tôi đã được bên chồng trước khi ông ấy mất. Chúa đã phái ông đến giúp tôi.

Chân thành cảm ơn. Bà Nat King Cole”

(Nat King Cole là một nghệ sĩ piano, ca sĩ da màu rất nổi tiếng ở Mỹ thập niên 60)

Hiến máu

Vài năm trước, khi tôi còn làm tình nguyện viên hiến máu tại bệnh viện Stanford, tôi có quen một bé gái tên Liza. Bé Liza đang bệnh nặng và cần máu từ đứa em trai 5 tuổi. Thằng bé cũng bị bệnh như Liza và người ta cần lấy máu đã được miễn dịch từ nó. Bác sĩ giải thích lý do và hỏi đứa trẻ có muốn tặng máu cho chị nó không. Tôi thấy bé ngập ngừng giây lát, hít thật sâu và nói “Vâng, con sẽ cho nếu cứu được chị Liza”

Trong lúc chuyền máu, nó nằm trên cạnh giường Liza, mỉm cười. Nó chợt thấy má chị nó hồng hào trở lại. Gương mặt đứa trẻ trở nên xanh và nụ cười dần phai. Nó nhìn bác sĩ và hỏi với giọng run run : “Con gần chết rồi đúng không?”

Đứa bé đã hiểu lầm ý bác sĩ. Nó nghĩ sẽ phải truyền hết máu cho Liza.

Những điều học được từ cuộc sống

Bạn đã học được điều gì từ cuộc sống? Câu hỏi được đặt ra với nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nên câu trả lời cũng không giống nhau.

- Điều con học được là khi con vẫy tay chào người nào thì họ sẽ ngừng công việc đang làm để vẫy tay chào lại con (9 tuổi).

- Cách tốt nhất để đánh giá một việc gì là rời khỏi nó trong một thời gian (14 tuổi).

- Đôi khi sự im lặng của một người bạn sẽ làm vơi đi nỗi đau nhanh hơn những lời khuyên (24 tuổi).

- Bạn đừng trở nên quá bận rộn để quên nói "làm ơn" và "cảm ơn" (36 tuổi).

- Trẻ em luôn là bậc thầy của sự sáng tạo, tính bướng bỉnh và tình yêu không điều kiện (37 tuổi).

- Nếu ta không thử thực hiện những điều mới, ta sẽ không học được những điều mới (37 tuổi).

- Lúc nào tôi cũng để tâm đến những sự thiệt hại mà người khác đã gây ra cho tôi, nhưng rất ít khi tôi nhớ đến những điều mà họ đã bị tổn thương vì tôi (39 tuổi).

- Thử thách lớn nhất của cuộc sống là biết quyết định điều gì quan trọng nhất mà bỏ qua những việc tầm thường khác (51 tuổi).

- Thành công trong sự nghiệp sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta gặp thất bại trong gia đình (51 tuổi).

- Bạn có thể biết được thật nhiều điều về một người đàn ông khi nhìn thấy vẻ hạnh phúc trên gương mặt người vợ và sự kính trọng của những đứa con (52 tuổi). 

- Chúng ta sẽ không mất gì để trở thành một người dễ mến (66 tuổi). serenade.gif

- Nếu chúng ta cứ mãi chạy theo hạnh phúc, nó sẽ né tránh ta. Nhưng nếu chúng ta tập trung vào gia đình, vào công việc, vào tình cảm túng thiếu của người khác và làm những điều tốt nhất mà ta có thể thì hạnh phúc sẽ tự tìm đến ta (68 tuổi). love.gif

- Bạn không nên lúc nào cũng nhìn về quá khứ trừ khi để rút ra những bài học kinh nghiệm (70 tuổi).

Một nhà diễn thuyết nổi tiếng đã bắt đầu buổi nói chuyện của mình bằng cách đưa ra tờ giấy bạc trị giá 20 đô la. Trong gian phòng có 200 khán giả, anh ta cất tiếng hỏi: "Ai muốn có tờ 20 đô la này?".

Những bàn tay bắt đầu giơ lên. Anh ta nói tiếp: "Tôi sẽ đưa tờ 20 đô la cho bạn - nhưng điều đầu tiên, hãy để tôi làm việc này!"

Anh ta vò nhàu tờ 20 đô la. Sau đó, anh ta lại hỏi: ""Còn ai muốn tờ bạc này không?". Vẫn có những bàn tay đưa lên.

"Ồ, vâng, nó sẽ như thế nào nếu tôi làm thế này?" - nói rồi anh ta quẳng nó xuống sàn và giẫm giày lên. Sau đó, anh ta nhặt tờ bạc lên, bây giờ trông nó đã nhàu nát và dơ bẩn. "Nào, ai còn muốn có tờ bạc này nữa?". Vẫn còn những bàn tay đưa lên

"Những người bạn của tôi, tất cả các bạn phải học một bài học rất giá trị. Không có nghĩa gì đối với những việc tôi làm với đồng tiền, bạn vẫn muốn có nó bởi vì nó không giảm giá trị. Nó vẫn có giá trị là 20 đô la.

Nhiều lần trong cuộc sống của chúng ta, bạn bị rơi ngã, bị "vò nhàu" và bị vẩn đục bởi những quyết định mà chúng ta làm và những hoàn cảnh đến với chúng ta. Chúng ta cảm thấy hình như chúng ta trở nên vô giá trị; nhưng không có nghĩa lý gì những gì đã xảy ra, bạn sẽ không bao giờ mất đi giá trị của mình. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng là vô giá với những người yêu thương bạn. Giá trị của cuộc sống chúng ta được quyết định không phải do những gì chúng ta làm hoặc người mà chúng ta quen biết, mà bởi... chúng ta là ai.

Bạn thật đặc biệt - đừng bao giờ quên điều đó!" 

-----------------------0oo0-----------------------

"Nhúm muối bỏ vào cốc nước, có thể sẽ không còn uống được. Nhưng một nhúm muối đó bỏ vào hồ nước, nguồn nước ấy vẫn còn trong ngọt. Vì vậy, mọi vấn đề không chỉ ở việc có ai đó bỏ nhúm muối vào cuộc đời bạn; mà còn là ở bạn: trái tim bạn là hồ nước trong lành hay chỉ là cốc nước bé nhỏ kia..." 

-----------------------0oo0-----------------------

Ngày xửa ngày xua, ở một ngôi làng xa xôi người ta biết đến một ngôi nhà kỳ lạ nơi có đến hơn 1.000 chiếc gương.

Một chú chó nhỏ biết được điều đó và quyết định đến xem cho biết.

Khi tới nơi, chú chó mừng rỡ leo lên cầu thang chạy về phía cửa chính. Chú vểnh cả hai tai còn đuôi thì quẫy liên tục khi nhìn vào căn nhà. Hết sức ngạc nhiên, chú cún phát hiện mình đang nhìn chăm chú 1.000 con chó nhỏ cũng đang rất vui sướng quẫy đuôi như mình. Chú chó nhỏ ngoác miệng cười và được đáp trả bởi 1.000 nụ cười khác cũng thật ấm áp và thân thiện làm sao. Khi rời khỏi căn nhà chú chó thầm nghĩ “Quả là một nơi thật tuyệt vời. Mình sẽ quay trở lại thăm nơi này thường xuyên.”

Cũng tại ngôi làng đó, có một chú chó nhỏ khác, tuy nhiên chú chó này không vui vẻ như chú chó nhỏ kia. Chú ta cũng quyết định đi xem ngôi nhà cho biết. Một cách chậm chạp chú leo lên cầu thang về phía cửa chính và cuối thấp đầu xuống nhìn vào ngôi nhà. Khi nhìn thấy 1.000 con chó đang cau có nhìn mình chú sủa thật to và hoảng hốt khi nhận thấy 1.000 con chó kia cũng đang sủa lại mình. Chú chó bỏ về và thầm nghĩ “Thật là một nơi kinh khủng. Mình sẽ chẳng bao giờ quay lại nơi này.”

P/s : Tất cả những người bạn gặp trong đời đều là những tấm gương phản chiếu. 

Bài học về lòng biết ơn

Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim - tên của cậu bé - sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.

Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.

Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi - Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.

Hãy để tự do là người bạn tốt của chúng ta

Rose là một hoạ sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Những lúc rỗi rãi, cô thường vẽ nhiều bức tranh phong cảnh bằng màu nước rất đẹp. Cô trưng bày các tác phẩm của mình tại cuộc triển lãm nghệ thuật địa phương hay tại các phòng tranh nhỏ.

Khi gia đình hỏi thăm về công việc nghệ thuật của cô, các câu hỏi thường là "Con có bán được bức nào không? Hay "con kiếm được bao nhiêu tiền?". Rose có cảm giác mọi người không hiểu mình. Với cô việc vẽ tranh là một cách tự thể hiện và khẳng định mình. Cô không định kiếm tiền bằng việc vẽ tranh, và cô cũng chẳng mấy quan tâm đến chuyện tranh có bán được không. Cô vẽ cho chính cô chứ không vì lợi nhuận.

Rose tự hỏi: "Tại sao những người gần gũi với mình lại dường như quá xa cách và khác biệt với mình?" Những suy nghĩ này ngày càng lớn dần trong tâm trí Rose khiến cô cảm thấy ít thoải mái hơn bên gia đình. Sau đó Rose nhận ra rằng - gia đình cô chẳng thể nào đọc được những suy nghĩ của cô, vì cô đã không giải thích cho họ hiểu đâu mới là điều thật sự quan trọng với cô.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #anh