PART 3

Đề: Tả một con vật mà em yêu nhất.

Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp, em rất yêu nó. Hằng ngày, em cho nó ăn. Chiều chiều, em dắt nó đi dạo mát 15 phút.

Đề: Tả cái cặp đi học.

Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!

Đề: Tả về ông bà nội.

Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi.

Đề: Tả về cô giáo mà em yêu quý.

Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.

Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất.

Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.

Đề: Tả anh bộ đội.

Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.

Đề: Tả ông nội. 

Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?

Đề: Tả một dụng cụ lao động. 

Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng, để hốt rác, và còn dùng để xúc cứt chó nữa.

Đề: Miêu tả về bố. 

Bố em có một hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.

Đề: Em hãy miêu tả mùa Xuân. 

Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội. Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim líu lo gọi mẹ.

Đề: Tả cây chuối. 

Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.

Đề: Tả cô giáo em.

Cô giáo em mặt đỏ như mặt trời, chân đi xào xạc tựa mây bay.

Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần.

Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại. 

Đề: Tả cây hoa hồng.

Những bông hồng xinh xinh như những con cún con đậu trên cành.

Đề: Tả cây bàng.

Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.

Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.

Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.

Đề: Tả em bé. 

Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp.

Đề: Đặt câu hỏi với vần: ôm, ốp. 

Mẹ em tát em đôm đốp.

Đề: Đặt câu về phần gieo âm tiết. 

Có con trâu, bị ruồi bâu. Có con chim, bị vỡ tim.

Bài Viết Cùng CKhi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì.

Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”

Tuyển sinh) Có thí sinh cho rằng: "Xuân Quỳnh sống cùng thời với Hồ Xuân Hương, hai nhà thơ hợp sức lại lên án xã hội phong kiến ràng buộc yêu đương tự do, nhất là để giải thoát phụ nữ…".

Thậm chí, đọc câu văn này thấy rằng khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.

Một thí sinh "sáng tạo" kinh hoàng khi viết Quang Dũng sinh ra ở Huế, làm văn nghệ sĩ ở xứ Nghệ với câu cú không hiểu nổi: "Ông xứng đáng là một người háo danh. Trước lúc ông đã ra đi tìm đường cứu nước ông vì một người mà phải hy sinh anh dũng thật là khổ danh là một người lính Tây Tiến... vào năm một ngàn chín trăm sáu bảy, ông đã từng đi du học nước ngoài ở Mỹ. Trước khi ông hy sinh ông đã làm một kiến trúc sư... Ông còn làm một tập truyện ngắn, nhật kí trong tù của Phạm Tiến Duật...". (?!).

"Râu ông nọ cắm cằm bà kia"

Không biết học sinh này liệu có biết nhà văn Sô-lô-khốp là ai không khi viết những câu văn này: "Sô – lô – khốp chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên thời chống Mỹ, sáng tác tác phẩm "Mặt đường vô vọng". Và nhiều thí sinh còn cho rằng Sô – lô – khốp sinh ở Sông Hồng.

Bài thơ "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Thi trong tập Truyện Tây Bắc.

Có thí sinh cho rằng: "Xuân Quỳnh sống cùng thời với Hồ Xuân Hương, hai nhà thơ hợp sức lại lên án xã hội phong kiến ràng buộc yêu đương tự do, nhất là để giải thoát phụ nữ…". Đi vào phân tích câu chữ và hình ảnh, các thí sinh tha hồ suy diễn. Hãy đọc lời văn của thí sinh phân tích sóng và em: "Xuân Quỳnh mượn sóng để nói người con trai phiêu bạc giang hồ để cho em ở lại đợi mong đến mòn mỏi, đau buồn tuyệt vọng".

Chuyện lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia không khó tìm trong bài làm của các sĩ tử. Cá biệt có thí sinh lý giải cội nguồn lòng yêu nước, sự dũng cảm của Việt rằng: "Việt được má Út Tịch sinh ra ở vùng sông nước sau khi cha và nội bị Pháp chặt đầu nên ghét thằng Pháp hơn ai hết. Việt yêu nước như mẹ, chiến đấu như mẹ, anh hùng như mẹ mình. Chị Chiến thì chẳng khác tí gì mẹ từ miếng ăn miếng ngủ cho tới chăm sóc em".

Hay sự nhầm lẫn tai hại giữa Sô – lô – khốp với Lỗ Tấn: "Tác phẩm của Sô-lô-khốp nói về những căn bệnh tâm thần của quốc dân Trung Quốc.

Nhà văn người Nga này đoạt giải Nô-ben văn học nhưng các thí sinh thì "trao" cho ông nhiều giải thưởng khác nhau: Giải Nô-ben toán học, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ, giải thưởng Ju-li-e (?!?); cũng có bài làm khẳng định ông quốc tịch Pháp, Mỹ, Ghana, Trung Quốc; gắn bó với dòng sông Nin, sông Xen; còn cho rằng Sô-lô-khốp hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ… Có thí sinh nói “Nguyễn Thi có bút danh Nguyễn Ngọc, tên khai sinh là Nguyễn Trung Thành"…

Tự sáng tác, liên tưởng "trên trời"

Lỗi chính tả trầm trọng

- Sô-lốp-khốp có một người vợ và 2 đứa con nhưng do chiến tranh tàn khốc đã cướp đi vợ và con ông, chính vì thế mà cuộc són (sống) của ông k (không) bao giờ cười mà chỉ biết khót (khóc) ban ngày thì những giọt nước mắt kèm (kiềm) nén đóng khô lại trong trái tim ông còn ban đêm thì giọt nước nc (nước) leo lên trên gối uơc (ướt). Sau một thời gian ông lão đi kéo xe bò để kiếm sống.

- Khi gia nhập vào bộ đội, việt (Việt) học tập chăm chỉ để theo anh Quyết sau này làm cán bộ thay anh. Vì vậy, khi việt học chữ thua mai thì việt tức quá, đập đầu vào đá cho đến khi chảy máu hết tức mới xong. Khi bị giặc bắt thì việt nút (nuốt) thông tin vào bụng, địch dùng mọi thủ đoạn để uy hiếp, tra tấn dã man để lấy thông tin nhưng việt thà chết chứ không tiết lộ ra bất cứ thông tin nào, dù là nhỏ nhoi nhất.

Dùng những từ ngây ngô

Khó có thể hiểu nổi cách dùng từ và trí tưởng tượng của những học sinh này.

- Xuân Quỳnh đã "phơi" bài văn của mình ra như vậy mà không sợ bị "giảm giá".

- Mổ xẻ trái tim để tìm ra hóc môn yêu.

- Khát nước thì uống nước rồi khỏi bị khát ngay nhưng khát tình thì uống gì đây cho đỡ khát thèm.

- Khi yêu nhau mà người yêu của mình đi nghĩa vụ thì thối óc.

- Việt rất dũng cảm không sợ chết, đối với Việt chết là cái hồn rời khỏi các lên nóc nhà chơi.

- Sóng của Xuân Quỳnh là một cội nguồn của Văn học Việt Nam.

- Lúc đầu chờ đợi trong sự lạc quan càng ngày càng trở thành bi quan. Họ muốn chạy tới nơi xa để gặp lại người yêu của mình chứng đó đủ thấy được sự thiệt thòi của người đàn bà khi trai gái, bồ bịch.

Thậm chí, học sinh này còn ngây ngô “sáng tạo” trong cách dùng từ quá phong phú, đa dạng ở đoạn văn "Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân":

"Quần áo của cô gái này rách tả tơi như tổ đỉa, thân hình gầy còm, ốm yếu đến mức chỉ có da bọc xương. Khuôn mặt thị gầy xọp như hình lưỡi cày. Nhìn cô, chúng ta chỉ có thể thấy được hai con mắt. Dáng người, "vẻ đẹp" của thị (nhân vật người vợ - PV) cũng tương đương "vẻ đẹp" của vợ Chí Phèo (nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao - PV)… Có lẽ thị là hình tượng của một con "ma đói" năm 1945".

Phân tích các cụm từ "dữ dội – dịu êm", "ồn ào – lặng lẽ", một thí sinh viết: "Đó là những cung bậc của tình yêu trong một người phụ nữ. Ai cũng nói tình yêu phụ nữ khó hiểu lắm. Khi mới yêu thì họ dịu êm, lặng lẽ, khi về làm vợ rồi thì dữ dội và ồn ào. Điều này đúng thực tế lắm".

Câu 3b phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt của Kim Lân, có học sinh viết: "Tràng rất giàu có vì rích bố cu… Tràng xấu xí, dở hơi, tất cả các cô gái trong xóm đều tránh né, khinh bỉ, chê bai anh thế mà anh dắt về một cô vợ khiến cả xóm ngụ cư phải lác mắt…; họ không bất khuất trước khó khăn chồng chất".

Dù câu “Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là đề “đóng” nhưng nhiều thí sinh đã thể hiện khả năng “sáng tạo” kinh hoàng.

Tưởng tượng hoàn cảnh gia đình Việt vô cùng bi đát: "Cả gia đình em thương binh Việt bị chết sạch sẽ, cả nội ngoại cha mẹ anh chị em đều bị thằng Pháp đem ra pháp trường bắn hạ, chỉ có Việt bị thương còn sống với chị Liên đi bộ đội ở nhà chú Năm…".

"Việt không sợ chết mà chỉ sợ con ma lè lưỡi dài thòn lòn ngồi trên rừng cao su rên khóc đòi con… Lúc này Việt nhớ đến má, nhớ khi xin má đi bộ đội má không cho bảo chị mày lớn đi trước, mày còn nhỏ đi rủi chết như má làm sao(!)Giờ thì Việt nằm chèo queo sợ ma run run…".

Nếu không có trí tưởng tượng phong phú, thì thí sinh không thể miêu tả được như thế này: “Việt bị lạc đồng đội 2 ngày 5 đêm, anh lê đi đến đâu ruồi bu đen ngòm đến đó. Chỗ vết thương ra máu rất nhiều, có chỗ ướt sũng, chỗ dẻo nhẹo, chỗ thì khô cứng. Anh lê mũi lê đi trước, hai cù lôi tay nhất cánh tay anh lên, cái chân bị thương cho nó đi sau cùng, anh không biết mình đang bò lên những gì nữa vì anh đang bất tỉnh. Tỉnh dậy là anh tìm súng. Tao thấy thằng giặc là tao bắn nó liền. Súng của tao chưa hết đạn mà. Nhưng thực tế anh bị mù thì làm sao thấy mà bắn được…”.

Cách so sánh “cười ra nước mắt”

Khó có thể nhịn nổi cười khi thí sinh có nhiều cách so sánh độc đáo, liên tưởng phong phú đến như thế này trong bài văn nghị luận xã hội:

- Tình yêu như 1 thanh sô cô la dễ chảy nước, đen xì xì nhưng lại rất thơm và ngon.

Trong một bài nghị luận, thí sinh viết: "Tôi - đứa con của một tình yêu mang tên Si đa. Tôi là đứa con bị gia đình ruồng bỏ là nỗi thất vọng của dòng họ,và họ bỏ tôi, bơ vơ, lạc lỏng giữa cuộc đời đầy mưu sinh và phức tập. Đâu còn ai nhớ đến tôi đâu".

- Đúng vậy, chúng ta là những con chim chiếc lá kia, sống trong cs hòa bình này thì phải cất cao giọng hót trong sáng cao 1 chết của mình và đem màu xanh tươi tắn hy vọng tô điểm cho cuộc đời. Với một sự thật mà mỗi chúng ta phải hiểu đó là "có vay, có trả" khi bạn cho đi một cái gì đó dù bé nhỏ.

So sánh hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: "Sóng như một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu. Sóng là thứ Tình yêu lúc thì trào lên, lúc thì tụt xuống như cục đá tan từ từ".

Hay câu văn rất thật thà của một bạn học sinh: "Bạn ấy yêu nghề sư phạm nhưng bố mẹ bạn ấy bảo: ôi con ơi con đi nghề đó làm gì khổ lắm, mà lương thì ít khó làm giàu lắm con ơi! Vì sợ cha mẹ phiền lòng nên bạn ấy thay đổi ý định".

Cũng chính câu luận về việc lựa chọn sự nghiệp cho mình, có học sinh lại viết: "Không có tiền để ăn học nữa thì phải ở nhà đi chăn vịt, chăn trâu".

"Người ta hay nói cửa ngõ là một ngã rẽ của tâm hồn định mệnh. Nó có giết ta bất cứ lúc nào không hay. Nếu như cửa ngõ ấy là một định mệnh hay mà ta mắc chứng bệnh sợ máu hay run tay chân thì sao nhỉ? Đúng là một hiểm họa".

Với câu 3a, phân tích đoạn thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có học sinh viết: "Chiếc thuyền hoàng hôn mờ trong sương sớm, họ dũng cảm không sợ tiếng gầm của những con cọp đang thèm thịt người".

Một đoạn văn ngẫu hứng khác: "Không bước nữa là muốn nói tình yêu thương với người vợ ở nhà trước sau như một chỉ một bước mà thôi, gục lên súng mũ là bỏ quên lại tất cả những thú vui chơi, lêu lổng của đời đi tòng quân".

Hay cách miêu tả, bình luận của thí sinh về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài): "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy".

Năm nay sau khi chấm xong môn Văn, nhiều thầy cô giáo chấm thi cũng thuật lại những "ý tưởng sáng tạo" của học trò, nhưng với giọng kể xót xa hơn vì sau nhiều năm kêu ca, chất lượng học văn của học trò phổ thông... vẫn vậy.

"Anh Tràng một lần lên chơi thành phố, đi ngang qua cánh đồng thấy các cô thợ gặt duyên dáng đang gặt lúa bèn hứng chí hò vài câu trêu ghẹo. Thấy Tràng bảnh bao, các cô tranh nhau đáp lại. Thị, cô gái có giọng hò hay nhất đã vượt qua các "ứng cử viên" khác để trở thành vợ Tràng...". 

Nhà văn Kim Lân có lẽ sẽ nổi giận khi biết Vợ nhặt của ông được các hậu sinh cải biên thành một kịch bản cải lương đủ mùi tân cổ giao duyên. 

Đoạn văn trên là một trong những "ý tưởng sáng tạo" của học trò mà các giáo viên chấm thi tú tài môn văn năm 2007 vừa cười vừa... "lau nước mắt" kể lại. 

Không chỉ vậy, cô giáo Trương Mỹ Linh, dạy văn trường THPT Nguyễn Thông (Vĩnh Long) kể, không biết các em đã phát hiện ra giữa Vợ nhặt và Rừng xà nu có mối quan hệ nào mà không ít bài mô tả: "Thị quần áo rách bươm, người hôi hám, mặt mày lem luốc khói xà nu" hay "Tràng dẫn Thị về làng Xôman ra mắt dân làng và cụ Mết". 

Nhiều giáo viên kể: Chẳng cần quan tâm đến việc A Phủ có buồn không, nhưng rất nhiều học trò đem Mỵ (trong Vợ chồng A Phủ) "gả" cho Tràng (trong Vợ nhặt) và để hai người đẻ con đẻ cái... 

Ông lái đò tài hoa của Nguyễn Tuân cũng được biến thành quái nhân với các mô tả: "Cái đầu khuỳnh khuỳnh kẹp lấy bánh lái tưởng tượng, chân thì như hai cái bơi chèo". 

Có em còn cho ông lái đò "bay" qua nửa vòng trái đất thư hùng cùng Ông lão đánh cá của Hemingway để "dũng cảm chiến đấu với đàn cá mập bảo vệ con cá kiếm". Nhiều học sinh buộc ông lái đò phải "hy sinh anh dũng khi chiến đấu với dòng thác hung hãn". 

Đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu lại biến thành thơ tình hấp dẫn vì học sinh cứ hồn nhiên: "Việt Bắc tượng trưng cho người vợ hiền chung thủy nhớ chồng, cán bộ chính là người chồng ra đi chiến đấu vì dân vì nước". 

Bao nhiêu lời yêu thương, tình cảm vợ chồng mặn nồng cứ thế tuôn ra như suối chảy, liên hệ cả ca dao: "Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương"...

Cuộc đời, sự nghiệp của Aragon hóa ra "lẩu thập cẩm" khi bị lẫn lộn với những tác giả khác. Lỗi chính tả như: Mông chờ, chăn chở, trán trường, nhớ thươn... xuất hiện nhan nhản trong những bài thi. Chuyện đọc một bài thi môn Văn mà chỉ nghỉ được ba lần vì được xuống dòng là chuyện không ít trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua. 

Sau nhiều lần "cười ra nước mắt" vì văn chương học trò, nhiều giáo viên đi chấm thi tâm sự: "Có nhiều em không nắm được gì hết. Bài văn chỉ viết được mỗi mở bài thì chấm làm sao? 

Một giáo viên bộc bạch: "Mỗi lần chấm phải một bài làm "độc chiêu" là giám khảo lại được trận cười no nhưng sau đó là xấu hổ, vì toàn học trò của mình chứ ai...". 

(Theo Tiền phong)

Những bài thi 'lạ' môn Văn, Sử 

"12 năm qua, mẹ luôn tần tảo, vất vả chăm lo cho con. Đến bây giờ ngồi trong phòng thi này, con hối hận thì đã muộn", thay vì làm bài thi Sử, một thí sinh đại học đã dành trọn 3 trang giấy để tâm sự về mẹ. 

> Bi hài chuyện thí sinh thi năng khiếu

Tham gia chấm tại nhiều trường, cô Lương Thị Thoa, cán bộ khoa Sử, Đại học Sư phạm Hà Nội nhớ nhất khi đọc bài tâm sự của một thí sinh viết cho mẹ mình.

Sau khi làm được một trang giấy, đến trang thứ hai thí sinh này bắt đầu kể lể: "Con trách mẹ đã không chăm lo đến con, nhưng đến giờ con mới biết là con đã lầm. Con đâu biết suốt 12 năm qua, mẹ luôn tần tảo, vất vả chăm lo cho con. Đến bây giờ ngồi trong phòng thi này, con hối hận thì đã muộn".

"Bài tâm sự dài hơn 3 trang, tuyệt nhiên không thấy kể về bố nên tôi đoán chắc em này gia đình cũng có hoàn cảnh. Dù vậy, tôi cũng không thể cho em điểm khá hơn vì đáp án có thang điểm rõ ràng", cô Thoa bày tỏ.

Thí sinh làm bài thi Văn tại Học viện Tài chính. Ảnh: Tiến Dũng.

Cũng theo cô Thoa, trong lần chấm thi tại hội đồng khác, cô đã gặp một chi tiết bi hài không kém. Trong câu hỏi liên quan đến ngày toàn quốc kháng chiến, một thí sinh đã viết: "Trong đêm tối, Bác Hồ đã đạp xe đạp đến đài phát thanh để ...phát động toàn quốc kháng chiến". Đến giờ giải lao, cô kể cho cả hội đồng nghe về chi tiết lạ mà mình vừa chấm nhưng không ai tin vì nghĩ "chắc cô đang đùa". Chỉ đến khi một giáo viên chấm thi ngồi cạnh cô Thoa xác nhận, cả hội đồng cười nghiêng ngả trước "tài" suy diễn của thí sinh nọ.

Thầy Văn Ngọc Thành (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, nhiều thí sinh chỉ nắm được kết quả mà không nhớ các chi tiết trong diễn biến lịch sử nên bịa: "Quân ta thế này, quân ta thế kia. Rồi địch rút lui". Sau một hồi lan man, dông dài thí sinh khẳng định: "Ta thắng, địch thua".

Môn Văn cũng nhiều tình huống khiến giám khảo cười ra nước mắt. Thầy Đinh Văn Thiện, phó chủ nhiệm khoa Văn, thư ký hội đồng khoa Văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội kể lại, tại một trường thi, cả hội đồng đã bất ngờ khi một thí sinh đã mặc định từ "đồng chí" là những người cộng sản.

Từ việc hiểu sai nghĩa, thí sinh này khẳng định: "Huấn Cao (truyện Chữ người tử tù) là một người đảng cộng sản kiên cường". Thí sinh tiếp tục "tán": "Những người cộng sản như Huấn Cao và các đồng chí của ông kiên cường chống Pháp". Đọc đến đây, cả hội đồng cười nghiêng ngả, có thầy còn đùa: "Thiếu mỗi chi tiết Huấn Cao đi họp chi bộ nữa thôi".

Nói về lỗi sai trên, thầy Thiện lý giải vì thí sinh đã không hiểu từ và không nắm vững hoàn cảnh sáng tác nên có những nhầm lẫn tai hại. "Thậm chí có em còn hồn nhiên dịch chuyển thời gian sáng tác tập thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu vào khoảng thời gian... 1937- 1946.

Nhiều thí sinh đang say sưa nói về Mị lại kể về nhân vật Đào. Chưa hài lòng, thí sinh này "cho" cả Nguyệt vào trong bài. Thế là, trong một bài viết có sự tổng hòa ba nhân vật ở các tác phẩm khác nhau, Mị (Vợ chồng A Phủ), Đào( Mùa lạc) và Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng).

Theo thầy Hà Văn Đức, Chủ nhiệm khoa văn, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, năm nay số bài đạt điểm 8 trở lên ít hơn năm ngoái. Cũng theo thầy Đức, những lỗi về chính tả, lỗi diễn đạt lan man là "muôn thuở, không năm nào tránh khỏi". Còn thầy Đinh Văn Thiện nhận định để đạt điểm tốt môn Văn không khó. "Thí sinh không cần nói cao siêu, chỉ cần nói đúng vấn đề, hiểu tư tưởng của tác phẩm và không dập khuôn công thức theo văn mẫu là có thể đạt điểm cao", thầy Thiện cho biết.

Những bài văn cười ra nước mắt

28/03/2008 11:42  |  1,691 lượt xem

Một vài bài thi tuyển sinh đại học năm 2004 (ĐH KHXHNV TPHCM) 

1. Bác Hồ là một hột giống tốt cần được bảo quản 2. Bài thơ "Chìều Tối" của Bác Hồ làm ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du "Chim hôm thoi thóp về rừng" hay câu thơ "ngàn năm gió cuốn chim bay mỏi" của Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng so sánh ta thấy rõ chim Bác Hồ khác hẳn chim Nguyễn Du, Và còn khác hơn chim Bà Huyện Thanh Quan. Chim Bà Huyện tự nhiên mỏi. Còn chim Bác Hồ là con chim phi thường , nó mỏi có mục đích: "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ". 3. Qua Bài thơ "Chiều tối", ta thấy Bác Hồ đã dùng chim để mô tả nội tâm. Làm sao Bác biết chim mỏi ? Nó nói với bác chăng ? Không nó không nói với bác. Mà chỉ cần nhìn Bác cũng biết nó mỏi. 4. Vào một đêm trăng sáng, Chí Phèo gặp Thị Nở trong vườn chuối. Chí ôm chặt Thị định dở trò. Lúc đầu Thị Nở cũng định phản ứng, Nhưng rồi thấy xung quanh vắng vẻ (--> có kêu cũng không ai nghe), mà Chí lại ôm chặt quá, nên rồi Thị cũng mặc kệ --------------------------------------------- Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân. "Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ"------- Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều. Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết: ... "Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ côngVương Thúy Liều hay còn gọi là Ðoạn trường thất thanh hay biến thể của nó là "Ðoạn trường tiết canh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...¡" (!!). --------- Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh. Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, viết: "...Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...". -------- Em hãy tả con gà trống nhà em: "Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!? -------- Ðề: Phân tích bài Viếng lăng bác.Một học sinh viết: Con ở miền Nam lăn ra thăm Bác Tác giả là người có thân phận thắp hèn (con ở) nhưng cũng tích góp được tiền của để một lần được đi thăm bác. Trên đường đi, tác giả đã gặp bao nhiêu nguy hiểm, phải đi qua giữa hai làn đạn đang giao chiến nên tác giả đã phải lăn qua...." ---------------- Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái"Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết: 

"Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi."--------------------------------- Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết: "Thúy Kiều là người con gái tàisách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Ðến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng" (!!!)------------------------------------------ 

Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh : - Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội¡K Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi. - Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân. - Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu. - Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố. - Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt. - Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập. ---------------------- Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh? Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết: "... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn". Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó...". ---------------------------------------------------- em hãy tả bạn em "bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..." --------------------------- em hãy tả đêm giao thừa "em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng..." Lời bình : Cái này thì phải nói là "sáng như đêm ba mươi" --------------------------------------- em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT "Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!! -------------------------------------- Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn "Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật." ----------------------------------------- "áng văn" độc đáo "Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân". ----------------------------------------- "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian" "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã" ---------------------------------- tả tiết học trong lớp "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..." ------------------------------------------------- giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..." ---------------------------------------------- Chuyện này cũng thật 100% luôn. Của học sinh lớp 12. Ðề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh. " Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền". Em nghĩ học sinh này chắc là học giỏi môn sinh vật, nên bạn phân tích như sau: Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: "ngủ dậy phân ra.......kẻ dữ hiền." Tóm lại: không còn gì để nói. Ðúng là tuổi trẻ tài cao, trường giang sóng sau xô sóng trước (!?)

__________________

Đây là một số đoạn văn của HS mà trong kì chấm thi TN tôi đã ghi chép lại. Đọc lại mà thấy buồn quá cho việc học văn và đọc văn của HS.

1. "Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng ở Việt Nam và là một nhà thơ tiêu biểu nhất trong tập thơ được trích trong bài thơ Việt Bắc. Nhà thơ Tố Hữu lại là một nhà thơ tiêu biểu nhất, Tố Hữu là một người đi tham gia kháng chiến ở trên chiến trường Việt Bắc, và ông ta lại là một người đi tản cư trong các chiến trường lên Việt Bắc, và ông ta cũng đã lên Tây Bắc nhiều lần ở trên chiến trường miền nam nước Việt Nam" (Giám khảo đọc xong chịu không hiểu nổi HS mình định viết gì ) 

2." Truyện Vợ nhặt có một anh Lãm nhà nghèo hay đi xe ngựa. Cô Nguyệt xấu xí và cũng nghèo trong một cái gì đó. Họ tình cờ gặp nhau Nguyệt xin đi nhờ xe của Lãm và hai người nói chuyện. Anh Lãm nói đùa mấy câu mà Lãm lấy được một cô vợ. Khi trời xẩm tối Lãm dẫn vợ về nhà mọi người dân rấ vuivà kinh ngạc, mọi đứa trẻ trêu đùa họ, Lãm và vợ anh gây sự cho mọi người. Tối đêm tân hôn không mời ai chỉ có hai vợ chồng và một chiếc đèn. Một đêm tânhôn đơn giản không một bóng ai chỉ một vợ một chồng và một bà mẹ."

(HS phân tích ý nghĩa tình huống trong truyện ngắn "Vợ nhặt" đấy ạ )

3. "Căn buồng Mị nằm chỉ có một lỗ nhỏ, lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy một cục không biết là xương hay là thịt." 

Còn đây là bài làm văn của HS thi vào lớp 10

Đề bài: Em hãy tóm tắt truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

"Chuyện người con gái Nam xương nói về hình ảnh một cô gái đi xa quê hương. Vũ Nương là một cô gái rất lười, hay đánh chồng, Vũ Nương cũng chỉ là một cô gái hay làm những chuyện xấu. Một hôm chồng Vũ Nương hỏi là bà đi đâu về Vũ Nương bảo tôi đi chơi về ông hỏi làm gì nên hai vợ chồng họ đánh nhau Vũ Nương không chịu nổi Vũ Nương liền chạy đi không thấy Vũ nương về chồng rất sợ sao bà ấy chưa về ông ấy đi tìm nhưng không thấy ông rất hoảng hốt sao bà ấy đi đâu. Chồng của Vũ Nương đi tìm mãi tự Vũ Nương về đến nhà Vũ Nương xin lỗi chồng và hai người hoà giải. Người cùnglàng với nàng kể sự thật nhưng chàng không tin. Khi nhận được chiếc kiệu hoa chàng Trương đã giải oan cho vợ khi ra đến bến sông thì thấy Vũ Nương giữa dòng lúc ẩn lúc hiện." 

Còn một bài tóm tắt chuyện này nữa cũng rất "bất hủ" nhưng hiện giờ tôi chưa tìm thấy, hôm nào tìm được sẽ đưa lên cho các thày cô xem. Đọc lại mà thấy buồn cho cái sự học văn và dạy văn quá.

Trong bài thi môn Văn ĐH 2012, có thí sinh viết về David Beckham: "Em yêu nhất là cái răng khểnh, cái đầu trọc và cái chân phải điệu nghệ của anh ấy. Một cầu thủ giỏi và đẹp trai như vậy nhưng tiếc rằng lại có vợ con sớm quá. Nếu anh ấy không có vợ con thì em chắc cũng không muốn lấy chồng nữa".

Chấm bài thi nghị luận về "mê muội thần tượng", nhóm giáo viên ở miền Trung cho biết, rất nhiều thí sinh bộc lộ tình yêu vô bờ bến với các ban nhạc, diễn viên Hàn Quốc và sẵn sàng bỏ giấy trắng vì không dám động đến thần tượng của mình. Một thí sinh khác viết: "Em thích nhất là mấy anh chị diễn viên Hàn Quốc. Bạn em cũng có rất nhiều người thích và em thấy rằng yêu thích thần tượng chả có gì sai cả nên em cũng không biết phải làm bài văn này như thế nào nữa cả".

Trong khi fan của ban nhạc SuJu viết: "Sao đề Văn lại ra như thế này nhỉ? Chúng em thần tượng và cuồng nhiệt vì những chàng trai SuJu còn hơn khối bạn nam trốn học để chơi game. Em không muốn làm tiếp bài này vì em yêu SuJu", thì nữ sinh khác bày tỏ: "Không có gì là thảm họa cả vì ban nhạc em yêu thích đều đẹp trai, dễ thương, hát hay và sành điệu. Thích là nhích thôi, sao phải suy nghĩ nhiều chứ".

Những điều teen chưa biết...

Rớt nước mắt với thí sinh 5 lần...

Cười ra nước mắt với những ông...

NÊN ĐỌC

Hay có em buồn bã bày tỏ: "Cô thầy ơi, chắc năm nay em trật đại học rồi. Em có thể kể cả ngày không hết với thầy cô về thần tượng của mình nhưng xin mọi người đừng nói đến từ mê muội ở đây. Hẹn gặp lại ở mùa thi năm sau. Yêu các anh, một lần và mãi mãi...".

Thậm chí, một bạn gái khi nhắc đến cầu thủ bóng đá Beckham đã thổ lộ: "Em yêu nhất là cái răng khểnh, cái đầu trọc và cái chân phải điệu nghệ của anh ấy. Một cầu thủ giỏi và đẹp trai như vậy nhưng tiếc rằng lại có vợ con sớm quá. Nếu anh ấy không có vợ con thì em chắc cũng không muốn lấy chồng nữ

Theo VNE

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: