Địa lí 8 : Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
1. Khu vực đồi núi
a) Vùng núi Đông Bắc là vùng đồi núi thấp .
-Có nhiều cánh cung mở rộng ở phía Đông Bắc và quy tụ ở Tam Đảo.
-Địa hình Kaster phổ biến tạo nên những cảnh đẹp nổi tiếng. Vd: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể,...
b)Vùng núi Tây Bắc
-Là khu vực có nhiều dãy núi cao nhất nước ta.
-Theo hướng chủ yếu Tây Bắc_Đông Nam.
-Địa hình Kaster phổ biến .
-Địa hình chắn gió Tây Bắc_Đông Nam tạo nên hiệu ứng Phơn.
c)Trường Sơn Bắc
-Kéo dài từ sông Cả đến dãy Bạch Mã.
-Là vùng núi thấp có hai sườn không cân xứng.
-Có nhiều nhánh núi chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
d)Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.
-Nổi bật là các cao nguyên rộng lớn : Kon Tum, Plây Ku, Đắc Lắk, Di Linh,. . .
e)Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ.
Là nơi chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
2. Khu vực đồng bằng .
a
) Đồng bằng châu thổ hạ lưu các con sống lớn .
-Đồng Bằng Sông Hồng : Diện tích: 15000 km2 , có đê bao quanh.
-Đồng bằng sông Cửu Long : 40000 km2, đất đai màu mỡ nhưng bị ngập úng vào mùa mưa.
b) Dải đồng bằng duyên hải Trung Bộ :
Diện tích 15000km2 , bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ , lớn nhất là ĐB. Thanh Hóa.
3. Bờ biển và thềm lục địa.
Bờ biển nước ta hình chữ S kéo dài 3260km : Bờ biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân núi.
+Bờ biển bồi tụ đồng bằng : có thềm lục địa rộng.
+ Bờ biển mài mòn: núi lan ra sát biển.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top