nhom2(quyen doi vat)

Câu 10: Phân loại vật?

Trình bày

Xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ vật khác nhau. Dưới góc độ pháp lý không phải cái gì cũng được coi là đồ vật. Chúng ta chỉ xem xét đồ vật khi nó tách khỉ những gì liên quan đến m

ó một cách độc lập. Đồ vật tồn tại dưới 2 dạng:

_ Đv hữu hình: có thực thể.

_ Đv vô hình: Không có thực thể; VD: quyền tài sản.

Đây không phải các phân loại vật hiểu theo đúng nghĩa mà cách phân loại các thành phần trong tài sản.

Theo đối tượng sở hữu, đồ vật được phân ra thành:

_ Đv thuộc sỏ hữu cá nhân.

_ Đv không thuộc sở hữu các nhân:

+ Theo quy định luật thần thánh: Nhà nước chỉ có ý nghĩa linh thiêng.

+ Theo quy luật con người: sở hữu chung.

Trong số những đồ vật thuộc sở hữu cá nhân:

Xuất phát từ thủ tục thủ đắc đồ vật Mancipatio đồ vật được phân thành:

_ Resmancipi: là một đồ vật mà công dân LM có quyền trao đổ theo quy định của pháp luật: đất đai, dịch vụ nông nghiệp, nô lệ...

_ Res necmancipi: đồ vật nhỏ, không cần thông qua hình thức mancipi

Khi hình thức thủ đắc mancipatio không còn phù hợp, đồ vật lại được phân thành:

_ Động sản (Res mobiles) là những đồ vật có thể thay đổi vị trí trong không gian, không suy chuyển giá trị hoặc bị tổ hại về đặc tính.

_ Bất động sản: là những đồ vật không thể thay đổi vị trí của mình trong không gian mà lại không bị tổn hại đến đặc tính.

VD: đất đai & những gì gắn liền với đất đai: nhà cửa, công trình xây dựng...

Xét trên tiêu chí khác thì có:

_ Đv cấm lưu thông: thuốc độc, sách quý...

_Đv được phép lưu thông.

+ Vật thay thế được (cùng loại): đó là những đồ vật cùng hình dáng, không thể phân biệt chúng với những đồ vật cùng loại khác. Việc xác định chúng dựa vào ý chí các bên, khi các bên không thỏa thuận thì tuân theo quy định của pháp luật.

+ Vật không thay thế được (đặc định): có thể xác định được chúng theo những đặc tính riêng.

+ Đv đơn giản: đồ vật theo quan niệm tự nhiên không có yếu tố cấu thành là một chỉnh thể đơn nhất.

+ Đv phức tạp: có yếu tố cấu thành, có chức năng riêng biệt không phải chính thể thống nhất.

Theo quy định của pháp luật:

_ Đv tạo thành = phương thức tự nhiên; VD: đàn ong, đàn gia súc...

_ Đv tập hợp; VD: của hồi môn, di sản thừa kế...

+ Vật chính: sự tồn tại của nó quan trọng hơn, nó có thể tồn tịa độc lập & được làm rõ hơn khi có kèm vật phụ.

+ Vật phụ.

Về mặt nguyên tắc pháp luật quy định chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao vật phụ (trừ thỏa thuận khác). Chế độ pháp lý vật chính không chi phối chế độ pháp lý vật phụ.

VD: khung tranh & bức tranh, con ngựa với yên cương ...

+ Đv mang lại hoa lợi: thông thường một đồ vật thuộc chủ sở hữu phát sinh hoa lợi thì hoa lợi thuộc chính chủ sở hữu. Bản thân vật mang hoa lợi bao giờ cũng thuộc chủ sở hữu.

+ Bản thân hoa lợi: có thể không thuộc về chủ sở hữu.

Theo ý chí: hoa lợi thuộc về ai phụ thuộc vào nội dung của những thỏa thuận vay mượn, cho thuê, gửi giữ ...

Không theo ý chí: trong thời gian đó người khác có đồ vật của chủ sở hữu thì hoa lợi tọa ra thuộc về ai? Vì vậy bản thân hoa lợi được chia thành:

a, Được tách rời & chưa được tách rời.

b, Đã chế biến & chưa chế biến.

c, Thu hoạc tren thực tế & đáng lẽ ra phải thu hoạch.

Câu 11: quyền chiếm hữu

*Khái niệm:chiếm hữu chính là sự chiếm dụng thực tế nhưng là sự chiếm dụng có liên quan đến hậu quả pháp lý mà trc hết nó đc PL bvệ. Sự bvệ chiếm hữu từ phía PL ko phụ thuộc chủ thể chiếm hữu có quyền sở hữu đối với đồ vật chiếm dụng hay ko.

*Các yếu tố cấu thành quyền chiếm hữu :

- Phải có thực tế nắm giữ, chi phối đồ vật(corpus possessinis)

- ý chí chiếm hữu (animus possessionis). Tuy nhiên ko phải ý chí chiếm hữu nào cũng đc coi là ý chí chiếm hữu. Chiếm hữu với ý nghĩa pháp lý phải có 2 thành tố:thực tế chiếm giữ vật và coi vật đó là của mình mà ko phụ thuộc vào ý chí của người khác.

*Phân biệt quyền chiếm hữu và quyền chiếm giữ

+quyền chiếm hữu:

-ko theo ý chí của chủ sở hữu

-TH:mất, ăn cắp, ăn cướp

-trong nhiều trường hợp chiếm hữu do chủ sở hữu thực hiện

-ng chiếm hữu có thể tự mình bvệ quyền chiếm hữu với mọi hành vi xâm phạm

-thực tế nắm giữ, quản lý tài sản và coi tài sản đó là của mình mà ko phụ thuộc vào ý chí của ng khác

+quyền chiếm giữ:

-theo ý chí của chủ sở hữu

-TH:vay mượn,thuê,gửi giữ

-thường thì chủ sở hữu ko thực hiện chiếm giữ đồ vật

-ng chiếm giữ muốn bảo vệ đồ vật phải thông qua người cho thuê

- là ng thực tế nắm giữ quản lý đồ vật nhưng ko coi vật đó là của mình.

*Xác lập và chấm dứt quyền chiếm hữu

- xác lập quyền chiếm hữu :cần phải có 2 thành tố: thực tế chiếm giữ vật( corpus) và ý chí coi vật đó là của mình(animus)

+việc xác định thực tế chiếm giữ vật theo ngtắc chung rất dễ dàng:người nào đang có vật ng đó đc coi là ng chiếm giữ vật. ví dụ người đang cày trên 1 thửa ruộng, đang sinh sống trong 1 ngôi nhà, đang đi trên con ngựa...đc coi là ng đang chiếm giữ vật đó.

+Nhưng x/định ý chí chiếm hữu coi vật đó là của mình lại ko đơn giản vậy.việc x/đ ý chí chiếm hữu cần phải làm rõ mục đích chiếm hữu (causa possesiones) dựa trên cơ sở pháp lý dẫn đến việc chiếm hữu đới với vật.Một ng nhận đc 1 tài sản thông qua mua bán, khi đó ng bán chuyển cho ng mua tài sản, quyền sở hữu đối với tài sản;1 ng khác cũng nhận đc tài sản đó nhưng thông qua hợp đồng thuê. Cả 2 đều thực hiện hành vi với ý chí chiếm hữu còn ng thuê chỉ là ng chiếm giữ.

Để chứng minh animus, luật La Mã áp dụng ngtắc:ko ai có thể thay đổi căn cứ chiếm hữu cho chính bản thân,tức là kẻ chiếm hữu ko bao giờ là ng giữ đồ vật đơn thuần. Cuộc sống đa dạng bởi nhiều ph/thức lưu thông cho thấy xảy ra nhiều trg hợp ngược lại với ngtắc trên:

Khi hết hạn hợp đồng giữ, ng đó có thể mua lại đồ vật từ ng gửi. Trong trường hợp này vật đã đc chuyển trên 1 căn cứ mới ko lặp lại lần thứ 2. ý đồ chiếm hữu trên căn cứ mua bán thay đổi: ng giữ->ng chiếm hữu .

Người chủ sở hữu vừa là ng chiếm hữu đồ vật, bán đồ vật với thoả thuận cùng ng mua rằng anh ta tạm thời giữ đồ vật để sử dụng trong 1 khoảng thời gian nào đó.ng chiếm hữu trở thành ng giữ.

Ý chí chiếm hữu còn có thể đc thực hiện qua ng đại diện với đk:

Ng đại diện đủ thẩm quyền(theo luật định, hợp đồng)

chủ sở hữu phải thể hiện ý chí chiếm hữu của mình từ trứơc

ng đại diện có ý đồ ko phải lấy đồ vật cho bản thân mà là cho ng uỷ quyền

- Chấm dứt quyền chiếm hữu :khi

+Thiếu 1trong 2 thành phần: corpus hoặc animus

+Thực tế nắm giữ, kiểm soát vật ko còn

+Ng chiếm hữu tuyên bố ý định từ bỏ việc chiếm hữu

+ Vật ko còn tồn tại do sự kiện khách quan làm vật tiêu huỷ.

*Bảo vệ chiếm hữu :

- Xác định sự kiện chiếm hữu và sự kiện vi phạm chiếm hữu

- Ko cần chứng minh quyền đối vật

Nếu ng chiếm giữ đồ vật bất hợp tác,chủ sở hữu có quyền phát đơn kiện theo luật tố tụng petitorium để đòi lại đồ vật của mình.

Bảo vệ bằng những điều cấm của quan toà. Chỉ có thể khẳng định quyền sở hữu thông qua xét xử, toà án và pháp luật bvệ cho những ng kiện kẻ chiếm giữ đồ vật thực tế.

Câu 12: kn quyền sở hữu.Nội dung.căn cứ xã lập và chấm dứt.Quyền sở hữu chung.bảo vệ quyền sở hữu

1. Khái niệm:

Pháp Luật La Mã được xác lập trên cơ sở tư hữu trong đó đất đai và nô lệ được coi là các Tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất trong xã hội mà sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Những tư liệu này cùng với những vật quan trọng khác như nhà ở, gia súc... được gọi là Res mancipi, còn lại được gọi là Res nec mancipi. Sự phân biệt này có ý nghĩa về mặt pháp lí, việc chuyển dịch quyền sở hữu những tài sản thuộc Res mancipi phải được thực hiện thông qua nghi thức trọng thể với nhiều biểu tượng nhất định, phải tuyên bố theo những công thức nhất định với sự có mặt của những người làm chứng. Tuy nhiên, có những vật không thuộc quyền sở hữu, và tuy không phải là cấm lưu thông, vật đó không thuộc ai nhưng lại thuộc tất cả mọi người (nước sông, không khí...). Việc phân định thành vật tự do lưu thông, hạn chế lưu thông căn cứ vào chế độ pháp lí của vật đó tùy thuộc vào giai đoạn lịch sử nhất định.

Ngoài cách phân loại trên còn căn cứ vào sự thiêng liêng của vật mà những vật đó nhằm mục đích phục vụ cho tôn giáo hoặc mục đích công cộng (nhà thờ, mồ mả...). những tài sản công hoặc tài sản phục vụ cho những mục đích tôn giáo không thuộc sở hữu tư nhân và tài sản lưu thông.

2. Nội dung:

vào thời La Mã, các luật gia không có những khái niệm đồng nhất về quyền sở hữu mà chỉ nêu ra những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu bao gồm:

_ Quyền sử dụng vật (Ius Utendi): có quyền khai thác những lợi ích kinh tế từ vật phù hợp với tính năng, tác dụng của vật đó

_ Quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận (Ius Fuendi): theo nguyên tắc người chủ sở hữu là người hưởng thành quả và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình

_ Quyền định đoạt vật (Ius Abutendi): gồm định đoạt số phận thực tế cũng như số phân pháp lí của vật

_ Quyền chiếm hữu vật (Ius Possidendi)

_ Quyền đòi lại vật (Ius Vidicandi)

Một nguyên tắc chung được đặt ra là chủ sở hữu có toàn quyền với tài sản của mình và thực hiện mọi hành vi mà pháp luật không cấm. Điều đó có nghĩa quyền sở hữu cũng bị hạn chế ở mức độ nào đó. Sự hạn chế này tùy thuộc từng thời kì lịch sử nhất định, từng loại tài sản mà khác nhau như: hạn chế với bất động sản liền kề, không được tùy tiện giết nô lệ...

3.Căn cứ xác lập

a. Căn cứ nguyên sinh: là những căn cứ mà từ đó quyền sở hữu đối với một vật được xác lập mà không phụ thuộc vào quyền trước đó đối với tài sản (lần đầu tiên được xác lập đối với vật-vật không thuộc quyền sở hữu của ai, chiếm hữu theo thời hiệu, chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu...) 

- đối tượng của quyền sở hữu:Vật được phép lưu thông (tự do lưu thông, hạn chế lưu thông).Bản thân vật được phép lưu thông phải là sở hữu cá nhân.

- Những vật không thuộc quyền sở hữu của ai.

Luật LaMã tồn tại nguyên tắc: " Vật không thuộc quyền của ai thì ai là người chiếm giữ tài sản đầu tiên sẽ là chủ sở hữu đối với tài sản đó, với ý định chiếm hữu cho mình"

Vd: cá dưới sông, thú trong rừng, vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu...

- Vật mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu, vật đánh rơi, bỏ quên.

Để xác định vật mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu, vật đánh rơi, bỏ quên phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên theo luật pháp La Mã không được phép đánh đồng vật bị vứt bỏ với vật bị đánh mất hoặc bị cất dấu.

- Nếu người nào đó nhặt được mảnh giẻ cũ, quần áo rách rưới thì có thể xem những thứ nhặt được là đồ vật bị vứt bỏ.

- Nếu thấy một đồ vật tương đối giá trị thì không được xem là đồ vật bị vứt bỏ mà chắc là đồ vật bị đánh rơi.

- Nếu một người tìm thấy một vật có giá trị (tiền, kim khí, đá quý..) không được coi là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ nếu người tìm thấy những vật này mà cất giữ, coi đó là của mình thì theo Luật Lamã họ đồng nghĩa với người đã trộm cắp tài sản đó. Và họ có nghĩa vụ tìm và trả lại cho chủ sở hữu và yêu cầu trả những chi phí mà họ đã bỏ ra.

- Vật bị chôn, giấu.

Vật bị cất giấu vẫn được xem là đồ vật có chủ. Nếu bị cất giấu quá lâu và không tìm ra chủ thì chúng được gọi là vật bị chôn cất. Theo luật La Mã thời cổ thì chủ nhân vị trí vật bị chôn cất (chủ yếu là đất) được xem là chủ sở hữu đồ vật đó. từ thế kỉ thứ 2 SCN, đồ vật bị cất giấu là sở hữu của chủ nhân vị trí chôn cất và của người tìm ra chúng (mỗi bên hưởng một nửa).

- Quyền sở hữu được xác lập theo thời hiệu.

Theo quan niệm của các luật gia Lamã thì một người chiếm hữu tài sản trong một thời gian nhất định và thực hiện các quyền như chủ sở hữu mà không có bất kì tranh chấp nào thì sẽ được công nhận quyền sở hữu với vật mà họ đã chiếm hữu ngay tình

Bởi:

- Trong thời gian đó người chủ thực sự có đủ thời gian để tìm lại tài sản của mình nhưng đã không tìm và suy đoán là họ đã từ bỏ quyền sở hữu.

- Nếu họ không tìm thấy, không phát hiện được tài sản của mình là do người chiếm hữu ngay tình đang chiếm hữu thì đã mất quyền khởi kiện để đòi lại. Về mặt khách quan thì quyền sở hữu đồ vật nói trên thuộc về người khác. Người thứ 2 này có thể phát đơn kiện và chứng minh được quyền sở hữu của mình tại toà xét xử. trong trường hợp này thì người thủ đắc ngay thẳng phải trả lại đồ vật. Tuy nhiên nếu thời hiệu kiện đòi quá hạn thì người thủ đắc thiện chí hoàn toàn có thể là chủ sở hữu đồ vật.

Cần công nhận người chiếm hữu theo thời hiệu là chủ sở hữu tài sản mà họ đã chiếm hữu để bảo đảm tính ổn định của lưu thông.

Quy định thời hiệu chiếm hữu để trở thành chủ sở hữu được quy định khác nhau tuỳ từng thời kỳ lịch sử.

- Trong Luật XII bảng: thời gian ngắn

+ Đất đai: 2 năm

+ Các vật khác: 1 năm

- Người thủ đắc theo thời hiệu được công nhận là chủ sở hữu đồ vật nếu chiếm giữ đồ vật theo thời hiệu nói trên và đồ vật đó không phải do ăn cắp mà có.

- Sau này với sự phát triển của xã hội và tránh sự lạm dụng của người chiếm hữu theo thời hiệu thì thời hiệu được kéo dài hơn:

+ Đối với người sống trong 1 tỉnh thời hiệu là 10 năm

+ Với những người khác tỉnh là 20 năm.

+ Với vật bị mất do trộm cắp thì không xác định thời hiệu.

- Điều kiện để trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu dưới thời Hoàng đế Justinian:

+ Cần thiết phải chiếm giữ đồ vật.

+ Người chiếm hữu phải là người chiếm hữu ngay tình đang thực tế chiếm hữu vật.

+ Chiếm hữu phải dựa trên cơ sở của pháp luật về chiếm hữu

+ Thời hiệu chiếm hữu với động sản là 3 năm; bất động sản là 10-20 năm

+ Vật phải được phép lưu thông và không phải là vật bị mất trộm.

Đối tượng thủ đắc quyền sở hữu được các luật gia La Mã tính đến cả những đồ vật tái chế và đồ vật liên kết.

- Theo các luật gia La Mã thì đồ vật tái chế thuộc quyền sở hữu của người chế tác ( nếu người chế tác là chủ sở hữu nguyên liệu, hoặc đã trả tiền nguyên liệu ), hoặc thuộc quyền sở hữu của người có nguyên liệu (nếu anh ta trả tiền công cho người chế tác ).

- Còn đối với những đồ vật liên kết ( một đồ vật có các thành phần cấu thành thuộc một số chủ sở hữu ) thì vật đó thuộc quyền sở hữu của những ai có thành phần cấu thành cơ bản trong đó, hoặc sở hữu vẫn thuộc về các chủ nhân thành phần đồ vât, tức là xuất hiện quyền sở hữu chung.

b. Căn cứ phái sinh: là những căn cứ mà từ đó quyền sở hữu được xác lập đối với vật phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu trước đó(chuyển dịch quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu)

4.Chấm dứt quyền sở hữu

Chấm dứt quyền sở hữu: quyền sở hữu được chấm dứt trong các trường hợp:

o Vật bị tiêu hủy hay do quy định của pháp luật trở thành vật cấm lưu thông

o Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản

o Chủ sở hữu bị tước bỏ quyền sở hữu(bị tịch thu tài sản, người khác xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu)

5.Quyền SH chung

Trong sở hữu chung, mỗi một chủ sở hữu  đều có một quyền sở hữu. Cho nên sự chấm đứt quyền sở hữu của một người sẽ dẫn tới sự gia tăng quyền sở hữu của a sở hữu đều phải dựa vào sự thống nhất ý kiến. Mỗi người đều có quyền đòi được chia tài sản chung vào bất cứ lúc nào cần thiết.

 Trong trường hợp không thoả thuận được phân chia tài sản, quan toà có thể phân chia tài sản thành các phần và xác định cụ thể từng chủ sở hữu chung có quyền đối với những phần cụ thể trong khối tài sản chung đó. Nếu tài sản là vật không chia được thì áp dụng theo nguyên tắc người nhận tài sản trong số các chủ sở hữu phải thanh toán giá trị phần còn lại tài sản cho các đồng chủ sở hữu khác.

   Chủ thể của quyền sở hữu có thể là một người hoặc nhiều người, bởi lẽ mỗi một chủ sở hữu có phần của mình được phân chia chính xác theo tỷ lệ toán học đối với vật.

   Ví dụ: chủ của 1/2 hay 1/3 vật.

   Vật chỉ có thể được định đoạt với sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu chủ, Luật Lama không phân chia quyền sở hữu hoặc sở hữu có thời hạn.

Câu 13: Quyền đối với tài sản của ng khác

*Khái niệm:quyền đối với tài sản của ng khác cũng là 1 dạng vật quyền . quyền đối với tài sản của ng khác là quyền của 1 chủ thể có quyền đối với tài sản ko phải thuộc sở hữu cảu mình.

*phân loại:

-quyền sử dụng tài sản của ng khác(servitus)

- quyền thuê đất dài hạn

-quyền cầm cố

Câu 14: servitus

*Khái niệm:servitus là nghĩa vụ độc lập, thường xuyên, ko phải....và thụ động của chủ sở hữu, ng mà có thể mất quyền năng chống lại ng mang quyền servitus đó về việc sử dụng 1 phần or toàn phần đối với 1 tài sản nào đó, or có trách nhiệm ko sử dụng 1 đồ vật nào đó bằng 1 phương thức mà anh ta có trc khi xác lập servitus .

*Phân loại:

- servitus đất đai(quyền địa dịch)

- servitus cá nhân(quyền dụng ích)

*Xác lập servitus :

-Quan hệ servitus xhiện sớm nhất là servitus đất đai. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng giữa các bất động sản liền kề với nhau dựa vào ngtắc: đảm bảo....đã là đồ vật thì phải đc khai thác 1 cách bình thường.

VD: mảnh đất B ở vị thế bao bọc bởi những mảnh đất khác xung quanh, nhu cầu đi qua mảnh đất là khác, coi mảnh đất khác là A

Nếu xác lập thông qua quyền đối nhân tức là làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên . quá trình này ko đảm bảo quyền lợi của mảnh đất.....

Trong trường hợp này PL quy định:nếu các bất động sản liền kề như vậy thì chúng có quyền ảnh hưởng lẫn nhau tức là mảnh đất B có quyền có 1 lối đi qua , ko phụ thuộc hành vi của A. Về thực chất Bmãi mãi có quyền có lối đi qua A mà ko phụ thuộc ai là chủ sở hữu của chúng.

- Sau khi mô hình này đã trở nên phổ biến, ng La Mã phát triển lên 1 chút và xhiện 1 số mô hình khác đó là quyền dụng ích, tức là 1 ng có thể sử dụng tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở hành vi đơn phương của chủ sở hữu, quyền này đc áp dụng với các đồ vật.

- Về cơ bản theo cổ pháp servitus đc xác lập = trình tự mancipatio đối với servitus đất đai; in jure cession đối với servitus khác.

- Ngoài ra xác lập servitus = chuyển nhượng, = thoả thuận nghi thức,= thoả thuận ko theo nghi thức.

*Chấm dứt servitus :

- do thiên tai

-do ng có thẩm quyền quyết định

-do nghĩa vụ làm chấm dứt

- đối tượng là đồ vật bị hư hỏng.

*Bảo vệ servitus thông qua các hình thức kiện:action confessoria

Câu 17: Quyền thuê đất dài hạn

*Khái niệm: La Mã khi mới xuất hiện, tức là vào thời kì đầu lãnh thổ rất nhỏ, tập trung chủ yếu ở thành Rôma. Sau này lãnh thổ La Mã dần dần đc mở rộng do chiến tranh, ban đầu lãnh thổ La Mã đc chia cho các chiến binh đầu tiên. Khi nhà nước La Mã chính thức hthành nó thuộc sở hữu của nhà nước. tuy nhiên nhà nước La Mã ko thể cai quản hết, do S quá rộng và ko đủ nhân lực. nhà nước La Mã đã chia đất cho quý tộc. Đến lượt mình các quý tộc(chủ sở hữu)lại cho thuê.

Nhằm tạo đk cho ng thuê ổn định trên mảnh đất thuê của mình, đã xhiện quyền thuê đất dài hạn. Trên thực tế, chủ sở hữu chỉ tồn tại trên danh nghĩa, xác lập bằng hợp đồng thuê, ng thuê có quyền sở hữu, dịch chuyển đồ vật, để lại di chúc nếu như ko rơi vào những trường hợp hạn chế thì chủ sở hữu ko bao giờ có quyền đòi lại.

*Phân biệt quyền thuê đất dài hạn với các loại quyền khác:

-quyền thuê đất dài hạn:ng thuê có quyền sở hữu , dịch chuyển đồ vật,thừa kế nếu như ko rơi vào những hạn chế thì chủ sở hữu ko có quyền đòi lại

-quyền sử dụng tài sản của ng khác: trong quá trình sử dụng tài sản của ng khác(chủ sở hữu) phục vụ cho việc khai thác của mình, ng chiếm giữ phải tôn trọng quyền sở hữu của chủ sở hữu.

->Có quyền năng độc lập và thường xuyên

-Cầm cố: chỉ tồn tại khi có nghĩa vụ chính, nhằm bảo đảm nghvụ chính đc thực hiện và chỉ đc áp dụng khi nghvụ chính ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng

->ko thường xuyên

*phân loại quyền thuê đất dài hạn:

- sử dụng đất của ng khác để sx nông nghiệp để canh tác - emphyteusis:ng thuê đất có quyền sử dụng đất đai đó, thậm chí thay đổi mục đích sử dụng của mảnh đất với đk ko làm cho tình trạng của mảnh đất xấu đi, đc hưởng hoa lợi từ mảnh đất nhưng hang năm phải trả tiền thuê đất

- thuê đất thành phố để xây dựng - superficies: ng thuê đất có quyền sử dụng và thừa kế tất cả những công trình thuộc mảnh đất.

Câu 18: Quyền cầm cố

a. Khái niệm quyền cầm cố : Quyền cầm cố là một dạng quyền đối với tài sản của người khác nhằm đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nghĩa vụ đang tồn tại.

b.Đặc điểm của quyền cầm cố

      - Vật cầm cố (đối tượng cầm cố)

      Nó luôn luôn là đối tượng cầm cố cho dù thay đổi chủ sở hữu đối với vật cầm cố (quyền cầm cố được bảo vệ tuyệt đối với bất cứ hành vi nào xâm phạm đối tượng cầm cố).

      Để một vật là đối tượng cầm cố vật đó phải là vật được phép lưu thông (tự do lưu thôg và hạn chế lưu thông) và không phải là vật bị mất trộm.Vật cầm cố là tài sản

      Đối tượng cầm cố gồm : động sản, bất động sản; đồ vật thay thế được và không thay thế được, vật đơn nhất, vật chia được và không chia được, vật chính và vật phụ và đồ vật phát sinh lợi tức và lợi tức.

      Ví dụ: đất đai, dịch vụ nông nghiệp, nô lệ, gia súc làm sức kéo.

      Có hai dạng vật cầm cố ( servitus) : vật thể và cá nhân

· Vật thể: đây là quyền đối với đất đai của người khác xác lập chủ sở hữu của một thửa đất khác

· Cá nhân : là quyền tài sản đối với đồ vật của người khác.

- Quyền cầm cố chỉ tồn tại khi có nghĩa vụ chính, nhằm bảo đảm nghĩa vụ chính được thực hiện và chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

            - Chủ nợ luôn có quyền ưu tiên thanh toán từ tài sản cầm cố (quyền thanh toán khoản nợ trước tiên so với các chủ nợ khác)

      c.   Các hình thức cầm cố

      1. Bán đợ (Fudicia Cum Creditore)

      Bán đợ tức là kể từ thời điểm xác lập quan hệ vay thì đồ vật là đối tượng cầm cố thuộc về quyền sở hữu của chủ nợ.Khi đến thời hạn trả nợ thì con nợ phải thực hiện nghĩa vụ với chủ nợ.

Trog trường hợp con nợ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ: thì chủ nợ phải hoàn trả lại cho con nợ những đồ vật mà con nợ đã cầm cố,và con nợ cũng có quyền đòi lại.nếu chủ nợ bán đồ vật đó rồi thì con nợ không có quyền đòi lại mà chỉ có quyền yêu cầu chủ nợ bồi thường.

Trong trường hợp con nợ k thực hiện nghĩa vụ đầy đủ: con nợ không có quyền đòi lại đồ vật đã cầm cố và bị mất đồ vật đó hoàn toàn.

      2. Cầm cố trao tay (Pignus)

      Con nợ chuyển cho chủ nợ vật cầm cố nhưng không chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố, chủ nợ nhận vật cầm cố là người chiếm giữ tài sản cầm cố nhưng được bảo hộ như người chiếm hữu tài sản.

Trong trường hợp con nợ thực hiện đúng nghĩa vụ, chủ nợ phải trả lại cho con nợ đối tượng cầm cố.

Nếu k thực hiện đg nghĩa vụ của con nợ:Đối tượng cầm cố sẽ được chủ nợ đem bán đấu giá.Chủ nợ lấy đủ số tiền,còn lại thuộc về con nợ.Nếu thiếu thì con nợ sẽ tiếp tục phải trả n sê k còn đối tg câm cố.

      3. Thế chấp (Hypotheca)

      Con nợ không chuyển giao đối tượng cầm cố cho chủ nợ mà vẫn giữ tài sản cầm cố, có quyền khai thác và sử dụng tài sản cầm cố để đáp ứng nhu cầu của mình. Trong trường hợp con nợ không thực hiện, hay thực hiện không đúng nghĩa vụ, chủ nợ có quyền yêu cầu bán tài sản (đối tượng cầm cố) để thoả mãn quyền yêu cầu của mình trong nghĩa vụ chính. Chủ nợ lấy đủ số tiền,còn lại thuộc về con nợ.Nếu thiếu thì con nợ sẽ tiếp tục phải trả n sẽ k còn đối tg cầm cố.

      d. Việc thiết lập quyền cầm cố như thế nào.

      Để thiết lập quyền cầm cố pháp luật La Mã không yêu cầu phải thực hiện dưới hình thức nhất định nào, điều này dẫn đến tính không ổn định của chế định cầm cố.

      Cầm cố được thực hiện trên cơ sở những hợp đồng không văn bản giữa người có quyền và người có nghĩa vụ, thậm chí không cần hợp đồng. Một khi nó mang tính chất của cầm cố và được công nhận bởi tập quán (vd: Đồ đạc của người thuê dọn đến ở nhà thuê trở thành vật cầm cố đối với chủ cho thuê). Cầm cố cũng có thể được thực hiện bởi các quan chấp chính nhằm cưỡng chế thi hành án.

      Vào thời kỳ quân chủ việc cầm cố phải thực hiện theo hình thức viết có sự chứng kiến của 3 người làm chứng nhằm bảo đảm hiệu lực của hợp đồng câm cố.

      e. Khi nào thì quyền cầm cố chấm dứt.

      - Đối tượng cầm cố bị tiêu huỷ: Cầm cố chấm dứt khi nghĩa vụ có bảo đảm được xoá bỏ. Sự xoá bỏ này phải mang tính hoàn toàn. Vd: Cầm cố hai chiếc nhẫn cho công việc trị giá 100 sester, không có nghĩa là trả lại một chiếc nhẫn khi người có nghĩa vụ thanh toán 50 sester.

     - Sát nhập tài sản là đối tượng cầm cố thành tài sản của bên nhận cầm cố: người có quyền có quyền giữ vật cầm cố sau khi người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nếu như giữa họ vẫn còn một nghĩa vụ khác (không có cầm cố) chưa thanh toán (pignus Gordianum)

    -  Sát nhập tài sản là đối tượng cầm cố thành tài sản của bên nhận cầm cố:Cầm cố cũng chấm dứt khi người có quyền thực hiện nghĩa vụ của mình. Vd: Bán vật, từ bỏ quyền của mình khi vật bị phá huỷ hoặc mua lại vật từ người có nghĩa vụ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: