2. [NLVH] Phân tích đoạn thơ thứ 3 tác phẩm Vội vàng (1/2)
1. Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
Nhà thơ Sóng Hồng từng nhận xét: "Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng." Đúng như thế, mỗi bài thơ đều là những tác phẩm nghệ thuật riêng biệt về chủ đề, hình thức, nghệ thuật lẫn vốn ngôn từ phong phú. Hơn thế, ta còn có thể thấy được...
II. Thân bài
1. Giới thiệu
- Phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu, từ đó liên hệ tác phẩm "Vội vàng".
- Ý chính của 3 đoạn thơ đầu tác phẩm "Vội vàng"
2. Phân tích - Liên hệ: về nội dung, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu
"Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,"
- Câu thơ thứ ba
"Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất."
Liên hệ: Cáo tật thị chúng
- Câu thơ thứ tư, thứ năm
"Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,"
- Câu thơ thứ sáu, thứ bảy
"Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!"
- Câu thơ thứ tám, thứ chín
"Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;"
- Câu thơ thứ mười, thứ mười một
"Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt..."
- Năm câu thơ cuối
"Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa..."
- Quan niệm của Xuân Diệu qua đoạn thơ thứ 3 tác phẩm "Vội vàng"
III. Kết bài
Ở phần lời tựa của tập "Thơ thơ", Thế Lữ từng viết: "Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian." Trong những nhà thơ mới lãng mạn đương thời, nếu...
-
*Truy cập link để đọc FULL TẤT CẢ bài viết phân tích của Thích Vị: https://joyme.io/@thichvinhimgai/nhim-van-chuong-14006
Tất cả bài viết đều thuộc bản quyền của Thích Vị, được chia sẻ với các bạn yêu văn và dùng để tham khảo học văn.
‼ Vui lòng không reup với bất kỳ mục đích thương mại nào.
-
2. Bài viết
Nhà thơ Sóng Hồng từng nhận xét: "Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng." Đúng như thế, mỗi bài thơ đều là những tác phẩm nghệ thuật riêng biệt về chủ đề, hình thức, nghệ thuật lẫn vốn ngôn từ phong phú. Hơn thế, ta còn có thể thấy được toàn bộ tâm tình và chân dung của người điêu khắc ẩn hiện sau từng con chữ, bùng lên những khát khao mãnh liệt đến từ cuộc sống. Và qua đoạn thơ thứ ba trong tác phẩm "Vội vàng" của "ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu, ta có thể cảm nhận điều đó một cách rõ ràng hơn.
Hoài Thanh từng ca ngợi nhà thơ Xuân Diệu là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới". Bởi so với những tác phẩm của thời đại thi ca trung cổ, thơ của Xuân Diệu mang đậm dấu ấn cá nhân và bảy tỏ được những nỗi niềm còn ẩn sâu trong tâm hồn con người. Nếu ở nền văn học cổ, người ta nhắc đến thiên nhiên như một sự thưởng thức và tình yêu như một chén rượu nhạt nơi bờ môi thì Xuân Diệu đem chúng hòa quyện vào nhau, tận hưởng từng hơi thở, mùi hương, đem chính mình trộn lẫn vào đất trời để cảm nhận được tất cả độ tươi trẻ và rạo rực của nó.
Đến với "Vội vàng", đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của cố nhà thơ được in trong tập "Thơ thơ" vào trước Cách mạng tháng Tám. Nếu đoạn thơ đầu trong bài thơ nói về ước vọng nắm giữ thời gian, đoạn thơ thứ hai mô tả thiên nhiên và tình yêu thì đoạn thơ thứ hai chính là tâm tình của người cầm bút.
"Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,"
Đối với những nhà thơ khác, mùa xuân là vẻ đẹp của hoa thơm của lạ, của sự thanh mát trong lành nhưng đối với nhà thơ, nó là sự mất đi trong tương lai. Đối với Xuân Diệu, "đương tới" cũng là "đương qua", "còn non" tức là "sẽ già". Ông dùng biện pháp điệp cấu trúc để nhấn mạnh sự rối rắm bất lực trong lòng. Mùa xuân của Xuân Diệu là những gì tươi trẻ và non nớt nhất nhưng cũng chính vì thế mà ông vẫn luôn lo sợ chúng sẽ mất đi. Tình yêu của ông mang tính dự báo, dự báo về sự bất lực của con người trước sự vô tận của thời gian.
"Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất."
Để rồi, đứng trước vẻ đẹp của nàng xuân, nhà thơ đã lo sợ đến sự mất mát. Ông sợ mình không thể giữ mãi nét đẹp ấy, sợ rằng mùa xuân không thể trường tồn. Câu thơ này cũng nhằm ngụ ý rằng tuổi trẻ là lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Tuổi trẻ trôi qua tức là con người vĩnh viễn mất đi thời thanh xuân tươi đẹp nhất.
Tuy nhiên, cùng chung vấn đề nhưng thiền sư Mãn Giác lại có một quan điểm khác:
"Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai."
(Cáo tật thị chúng)
Đối với thiền sư, ông quan niệm rằng dẫu cho xuân tàn, hoa rụng, mọi vẻ đẹp ấy đều phai tàn thì vẫn còn một bông hoa nở trước sân. Đó là sự lạc quan, yêu đời, ông không bao giờ sợ hãi năm tháng bởi ông biết rằng vẻ đẹp ấy sẽ mãi trường tồn trong tâm hồn bất diệt con người.
Viết bởi Thích Vị - Nhím Văn Chương
-
*Truy cập link để đọc FULL TẤT CẢ bài viết phân tích của Thích Vị: https://joyme.io/@thichvinhimgai/nhim-van-chuong-14006
Tất cả bài viết đều thuộc bản quyền của Thích Vị, được chia sẻ với các bạn yêu văn và dùng để tham khảo học văn.
‼ Vui lòng không reup với bất kỳ mục đích thương mại nào.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top