nhím thanh lịch
1
Ai gieo đam mê
- Marx đã làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn thế giới của cháu.
Sáng nay cậu bé Pallières đã tuyên bố với tôi như vậy, mặc dù thường ngày cậu chưa bao giờ nói gì với tôi.
AntoinePallières là người thừa kế may mắn của một triều đại công nghiệp lâu đời và là con trai của một trong tám ông chủ của tôi. Là cái ợ hơi cuối cùng của giới đại tư sản mại bản - cái giới chỉ được truyền đời bằng những tiếng nấc sạch sẽ và không kèm theo tội lỗi nào cả, vậy mà cậu lạihớn hở khám phá ra điều đó và kể lại cho tôi theo phản xạ, thậm chí cậukhông nghĩ rằng tôi có thể hiểu được điều gì đó. Liệu quần chúng lao động có thể hiểu được gì trong các tác phẩm của Marx? Bởi vì chúng rất khó đọc, từ ngữ thanh cao, văn phong tinh tế, luận đề phức tạp.
Chínhlúc đó, suýt nữa tôi đã để lộ mình một cách ngớ ngẩn. Tôi nói với thằngbé ngốc nghếch mặc chiếc áo khoác màu xanh lá thông có mũ:
- Cháu nên đọc cuốn Hệ tư tưởng Đức.
Đểhiểu được Marx và hiểu tại sao ông ấy có chút nhầm lẫn, cần phải đọc cuốn Hệ tư tưởng Đức. Đó là cái nền nhân học từ đó sinh ra tất cả những lời cổ vũ, khuyến khích hướng tới một thế giới mới, và trên nền đó gần chắc một niềm tin chủ đạo: những người đắm chìm trong đam mê không nên đòi hỏi quá nhu cầu của chính mình. Trong một thế giới mà sự đam mê quá mức bị ngăn chặn, có thể sẽ sinh ra một tổ chức xã hội mới, không có đấutranh, áp bức và các thứ bậc xã hội nguy hại.
- Ai gieo đam mê sẽ gặt áp bức, - tôi thì thầm nói tiếp như thể chỉ mỗi con mèo đang nghe tôi nói.
NhưngAntoine Pallières, với bộ ria đáng ghét đang lún phún chẳng làm bớt đi chút nào cái vẻ yểu điệu của cậu, nhìn tôi và không hiểu những lời nói lạ lùng của tôi. Giống như mọi lần, tôi thoát được vì người ta không thểtin nỗi những điều phá vỡ khuôn khổ thói quen suy nghĩ tầm thường của họ. Một bà gác cổng không thể đọc Hệ tư tưởng Đức và do đó sẽ không thể trích dẫn luận đề thứ mười một về Feuerbach. Hơn nữa, một bà gác cổng đọc sách của Marx chắc chắn ngấp nghé chuyện lật đổ, linh hồn đã bị bán con quỷ có tên là Tổng Liên đoàn Lao động. Không một người tư sản nào nghĩ đến chuyện một bà gác cổng lại có thể đọc sách của Marx để nâng caokiến thức.
- Cho cô gửi lời hỏi thăm mẹ cháu nhé, - tôi lẩm bẩm rồi đóng sập cửa trước mặt thằng bé, hy vọng rằng hai câu nói phát âm khó nghe sẽ bị sức mạnh của những định kiến có từ hàng trăm năm che lấp.
2
Những phép màu của Nghệ thuật
Tôitên là Renée, năm mươi tư tuổi. Từ hai mươi bảy năm nay, tôi làm công việc gác cổng ở tòa nhà số 7 phố Grenelle, một dinh thự to đẹp có sân vườn bên trong, chia làm tám căn hộ cực kỳ cao cấp, tất cả đều có người ởvà đều rất rộng. Tôi đã góa chồng, người thấp, xấu xí, béo ủng, bị chaichân và vào những buổi sáng khó ở, tôi còn thở như voi mamút. Tôi khôngđược học hành, vốn dĩ luôn nghèo khổ, kín đáo và mờ nhạt. Tôi sống một mình cùng mới một chú mèo đực to béo, lười nhác và chẳng có gì đặc biệt ngoài việc chân bốc mùi khó chịu khi bị trái ý. Cả nó và tôi đều không mấy cố gắng để hòa nhập với đồng loại sống xung quanh. Vì tôi hiếm khi tỏ ra dễ gần, cho dù luôn lễ phép, nên người ta không yêu quý tôi, nhưngdù sao họ cũng chịu đựng tôi, bởi vì tôi quá đúng với hình mẫu mà xã hội vẫn quan niệm về một người gác cổng của tòa nhà: tôi là một trong vôvàn bánh xe làm quay ảo tưởng lớn và phổ biến cho rằng ý nghĩa của cuộcsống dễ dàng được nhận ra. Và vì ở đâu đó có viết là các bà gác cổng thường già, xấu xí và khó tính, cho nên ngay dưới vòm trời đáng ghét kiacũng được khắc hàng chữ lửa nói rằng các bà gác cổng ấy nuôi những con mèo béo ú lười nhác, chúng thường ngủ gà gật cả ngày trên những chiếc gối tựa, vỏ gối được móc bằng tay.
Tương tự như vậy, người ta cũngcho rằng các bà gác cổng suốt ngày xem tivi, trong khi con mèo của họ ngủ lơ mơ, rằng tiền sảnh của các tòa nhà nhất định phải có mùi thịt bò hầm rau, mùi súp bắp cải hay ragu nấu đỗ. Tôi vô cùng may mắn được làm gác cổng ở một tòa nhà sang trọng. Tôi thẹn đó. Ông de Broglie, cố vấn Tham chính viện sống ở tầng hai, đã có giải pháp cho vấn đề này. Ông muốn chứng tỏ với bà vợ rằng cách giải quyết của mình lịch thiệp nhưng cương quyết: tống khứ những thứ mùi bình dân ra khỏi không gian chung. Tôi nhẹ nhõm cả người, nhưng tôi giữ kín điều này hết mức, bề ngoài vẫn làm ra vẻ đây chỉ là sự phục tùng miễn cưỡng.
Đó là chuyện của haimươi bảy năm trước. Từ đó hàng ngày tôi đến cửa hàng thịt mua một lát giăm bông hay gan bê rồi nhét vào trong túi lưới, giữa gói mì và bó cà rốt. Tôi khoái chí trưng ra thức ăn của người nghèo, nhưng đó là những loại thức ăn được đề cao do có đặc điểm đáng kể là không gây mùi - vì tôi nghèo nhưng lại sống trong nhà của những người giàu có -, để cùng lúc thỏa mãn được cả điều kiện đã thỏa thuận và con mèo của tôi. Chú mèoLéon béo lên chỉ nhờ những đồ ăn lẽ ra dành cho tôi, nó ních chặt bụng những thịt lợn và mì trộn bơ, trong khi đó tôi có thể thấy no mà không gây xáo trộn khứu giác của người khác và chẳng ai nghi ngờ gì về khẩu vịcủa tôi.
Vấn đề tivi thì nan giải hơn. Hồi chồng tôi còn sống, tôi vẫn quen với chuyện ông ấy kiên nhẫn xem tivi và tránh cho tôi gánh nặng này. Tiếng tivi vọng đến tiền sảnh tòa nhà đủ để tiếp tục kéo dài trò chơi của các thứ bậc xã hội. Sau khi Lucien mất, tôi phải vắt óc suynghĩ để duy trì vẻ bề ngoài như vậy. Khi còn sống, ông ấy gánh đỡ cái nghĩa vụ bất công này cho tôi; khi mất đi, ông ấy mang theo cả cái vẻ íthọc, vốn là thành trì không thể thiếu được để chống lại sự ngờ vực của những những xung quanh.
Tôi đã tìm được giải pháp nhờ sử dụng thiết bị không nút bấm.
Từnay, cái chuông nối với một cơ chế hồng ngoại giúp tôi biết được những ai đã đi qua đi lại trong sảnh, vì thế người ta không cần bấm bất cứ nútchuông nào mà tôi vẫn biết sự có mặt của họ, mặc dù tôi ở khá xa. Trongkhi đó, tôi ở căn phòng trong cùng, nơi tôi thích ngồi trong phần lớn thời gian nhàn rỗi của mình. Ở đó không có tiếng ồn và các loại mùi luônđi kèm thân phận của tôi, tôi có thể sống theo ý mình mà không bị tách rời khỏi những thông tin cốt yếu đối với công việc thường trực: ai vào, cùng với ai và vào lúc nào.
Như vậy, khi đi qua sảnh, những người sống trong tòa nhà nghe thấy âm thanh nghèn nghẹt, qua đó họ biết rằng có một chiếc tivi đang được bật và, do thiếu trí tưởng tượng chứ không phải do có cảm hứng tưởng tượng, họ nghĩ tới hình ảnh bà gác cổng say sưa trước máy thu hình. Trong khi đó, tôi lui vào chiếc ổ của mình, không nghe thấy gì nhưng tôi biết ai đang qua lại. Trong căn phòng bên cạnh, qua ô cửa mắt bò đối diện với cầu thang, ẩn sau tấm rèm bằng vải mutxơlin trắng, tôi bí mật nhận diện người qua lại.
Băng video, rồi sau đó là đĩa DVD thần diệu xuất hiện càng làm thay đổi triệt để hơnnữa các sự kiện theo ý muốn của tôi. Do hiếm khi có chuyện một bà gác cổng khoái xem phim Chết ở Venise và từ phòng của bà ấy lại vọng ra tiếng nhạc của Mahler, nên tôi rút bớt số tiền tiết kiệm mà hai vợ chồngkhó khăn lắm mới ki cóp được, để mua một cái tivi khác đặt trong phòng riêng của tôi. Trong khi chiếc tivi ở bên ngoài, vật bảo đảm cho cuộc sống bí mật của tôi, vẫn gào rú mà tôi không nghe những chuyện điên rồ dành cho những kẻ không có đầu óc, thì tôi ngây ngất xúc động, nước mắt tuôn trào trước phép màu của nghệ thuật.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 1
Theo những vì sao
Trong bình cá vàng
Tiêu tan
Bềngoài, đôi khi người lớn bỏ thời gian để ngồi và ngắm nhìn cái thảm họachính là cuộc đời họ. Khi đó, họ luôn ca thán mà không hiểu gì, và cũnggiống như lũ ruồi luôn luôn lao vào cùng một tấm kính, họ chạy đôn đáo,đau khổ, suy sụp, sa sút tinh thần và tự hỏi về những sự việc rắc rối đã đưa họ đến nơi mà họ không mong muốn. Thậm chí những người thông minhnhất còn biến điều đó thành một thứ tôn giáo: sự trống rỗng đáng khinh bỉ của cuộc sống tư sản! Đã có những kẻ vô liêm sỉ kiểu này cùng ăn tối cùng với bố tôi: “Ước mơ thời trẻ của chúng ta ra sao rồi?” họ hỏi, vẻ tỉnh ngộ và thỏa mãn. “Đã bay đi hết và cuộc đời là một con chó.” Tôi rất ghét sự sáng suốt giả tạo này của tuổi trưởng thành. Sự thật là họ cũng như biết bao người khác,vẫn là những đứa trẻ không hiểu điều gì đã xảy ra với chúng và tỏ ra rất cứng rắn trong khi thật ra lại đang muốn khóc.
Tuy nhiên, điều này rất dễ hiểu. Sai lầm chính là việc bọn trẻ tin vào lời nói của người lớn, và khi đã trở thành người lớn, chúng lại trả thù bằng cách lừa dối con của chính mình. “Người lớn giữ bí mật cuộc sống” là lời nói dối phổ biến mà tất cả mọi người buộc phải tin theo. Ở tuổi trưởng thành, khi người ta hiểu ra đó không phải là sự thậtthì đã quá muộn. Bí ẩn vẫn còn nguyên vẹn nhưng số năng lượng sẵn có thì đã bị lãng phí từ lâu vào những việc ngớ ngẩn. Khi đó người ta chỉ còn biết tự ru ngủ bằng cách cố sống của mình và lừa dối chính con cái mình để cố tự thuyết phục mình hơn nữa.
Trong số những người mà gia đình tôi thường qua lại tất cả đều đi theo cùng một con đường: thời trẻ, họ cố thử kiếm lợi từ trí tuệ của mình, vắt kiệt sức như vắt chanh để theo đuổi con đường học hành và kiếm cho mình một vị trí cấp cao, rồicả cuộc đời phải hoảng hốt tự hỏi tại sao những hy vọng đó lại dẫn đến một sự tồn tại vô nghĩa đến vậy. Người ta cho rằng mình theo đuổi những vì sao, nhưng kết cục họ lại giống như lũ cá vàng trong bình cá cảnh. Tôi tự hỏi liệu có đơn giản hơn không khi ngay từ đầu, người ta dạy cho lũ trẻ con rằng cuộc sống là vô nghĩa. Việc này chắc chắn sẽ làm mất đi một vài khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi thơ, nhưng sẽ giúp người ta tiết kiệm được một lượng thời gian đáng kể khi lớn lên - chưa nói tới việc người ta sẽ tránh được ít nhất một chấn thương, đó là chấn thương với bình cá.
Năm nay tôi mười hai tuổi, sống ở nhà số 7, phố Grenelle,trong căn hộ dành cho người giàu. Bố mẹ tôi giàu, gia đình tôi giàu, dođó tôi và chị tôi cũng sẽ giàu. Bố tôi từng là bộ trưởng, hiện nay là nghị sĩ và chắc chắn sẽ lên tới chủ tịch Quốc hội, sẽ uống rượu trong hầm của lâu đài Lassay(1). Mẹ tôi… Vâng, mẹ tôi không phải là một ngôi sao nhưng được học hành tử tế. Bà theo học tiến sĩ văn chương. Bà viết giấy mời ăn tối không có một lỗi nào và thường làm khổ chúng tôi bằng những câu trích dẫn văn học (“Colombe, đừng xử sự như công tước Guermantes(2)”, “Rận con của mẹ, con đúng là công tước Sanseverina(3)”).
1. Nơi ở của chủ tịch Quốc hội Pháp. (từ đây các chú thích đều là của người dịch)
2. Nữ nhân vật nổi tiếng của Proust
3. Nữ nhân vật nổi tiếng của Stendhal
Mặcdù vậy, mặc dù may mắn và giàu có, nhưng từ lâu lắm rồi, tôi biết rằng điểm đến cuối cùng chính là bình cá. Tại sao tôi lại biết điều đó? Bởi vì tôi rất thông minh. Thậm chí đặc biệt thông minh. Nếu so với lũ trẻ con bằng tuổi tôi thì thật là một trời một vực. Vì không muốn bị chú ý và vì trong một gia đình mà trí tuệ là giá trị tối thượng, một đứa trẻ có năng khiếu đặc biệt sẽ không bao giờ được bình yên, nên khi ở trường,tôi cố gắng giảm bớt thành tích của mình, nhưng ngay cả như thế, tôi vẫn luôn đứng đầu lớp. Người ta có thể nghĩ rằng học cùng với những đứa trẻ bình thường là quá đỗi dễ với tôi, khi ở tuổi mười hai, tôi đã có trình độ của một sinh viên dự bị đại học sư phạm năm thứ hai. Nhưng không hề! Tôi phải khổ sở để tỏ ra thấp kém hơn trình độ thật của mình. Tuy nhiên, về mặt nào đó, điều này giúp tôi không chết vì buồn: tôi dùngtất cả thời gian lẽ ra dùng vào việc học và hiểu để bắt chước phong cách, các câu trả lời, các cách làm, các mối lo lắng và các lỗi nhỏ nhặtcủa những học sinh giỏi bình thường. Tôi đọc tất cả những gì cô bạn Constance Baret, đứng thứ hai ở lớp, viết trong giờ toán, giờ tiếng Phápvà giờ lịch sử, và do đó tôi biết mình phải làm gì: tiếng Pháp là một loạt từ liên kết với nhau chặt chẽ và đúng chính tả, toán là viết lại một cách máy móc những phép tính vô nghĩa, còn lịch sử là một chuỗi sự kiện gắn với nhau bằng những kết nối logic. Nhưng ngay cả khi so sánh với người lớn, tôi cũng tinh nhanh hơn đa số họ. Thế đấy. Tôi không đặc biệt tự hào về điều này vì tôi chẳng liên quan gì cả. Nhưng có một điều chắc chắn là tôi sẽ không đi tới bình cá. Đó là một quyết định đã được cân nhắc kỹ. Ngay cả đối với một người thông minh như tôi, cũng học rất giỏi, cũng khác với những người xung quanh và tài giỏi hơn đa số, thì cuộc đời cũng đã được vạch sẵn, buồn đến phát khóc: dường như không một ai nghĩ đến chuyện nếu sự tồn tại là vô nghĩa, thì thành đạt cũng không có giá trị gì hơn thất bại. Chỉ thoải mái hơn thôi. Lại nữa: tôi cho rằng sự sáng suốt làm cho thành công trở nên cay đắng, trong khi sự tầm thường luôn cho phép hy vọng điều gì đó.
Vậy là tôi quyết định. Tôi sắp qua tuổi trẻ con, nhưng mặc dù tin chắc rằng cuộc đời là một tròđùa, tôi vẫn không nghĩ rằng mình có thể chống chọi đến cùng. Thực ra, chúng ta đều được lập trình để tin vào cái không tồn tại, bởi chúng ta là những sinh vật không muốn đau khổ. Thế là chúng ta tiêu tốn tất cả sức lực để tự thuyết phục bản thân rằng có những thứ xứng đáng với công sức bỏ ra và rằng vì thế mà cuộc sống có ý nghĩa. Tôi rất thông minh, nhưng vô ích, tôi không biết có thể chiến đấu chống lại sự tiến triển sinh học này trong bao lâu nữa. Trong tương lại, khi bước vào cuộc chạy của người lớn, liệu tôi có còn đủ khả năng đối mặt với ý thức về sự vô nghĩa không? Tôi không tin là có. Chính vì thế, tôi đã quyết định: cuối năm học này, đúng vào sinh nhật mười ba tuổi của tôi, ngày mười sáu tháng Sáu tới đây, tôi sẽ tự tử. Cần lưu ý là tôi không định làm việc đómột cách ầm ĩ, như thể đây là một hành động dũng cảm hay thách thức. Ngược lại, tôi không muốn ai nghi ngờ gì cả. Người lớn có mối liên hệ quá khích với cái chết, nó trở thành một sự kiện lớn lao, người ta cứ làm to chuyện chứ đây chỉ là sự việc bình thường nhất trên đời. Thực ra điều quan trọng đối với tôi không phải là chết mà là chết như thế nào. Phần Nhật trong tôi đương nhiên nghiêng về seppuku(4). Khi nói “phần Nhật trong tôi”, tức là tôi muốn nói: tình yêu của tôi với nước Nhật. Tôi học lớp tám, và dĩ nhiên tôi chọn tiếng Nhật làm ngôn ngữ thứ hai. Thầy giáo dạy tiếng Nhật không khó tính, ông nói nuốt từ tiếng Pháp và rất hay gãi đầu lúng túng, may mà cuốn sách giáo khoa không đến nỗi nào.Từ khi khai giảng tới giờ tôi đã tiến bộ nhiều. Hy vọng rằng sau vài tháng nữa tôi có thể đọc nguyên bản của những cuốn manga yêu thích. Mẹ tôi không hiểu nổi tại sao một-đứa-con-gái-thông-minh-như-con mà lại thích đọc manga. Tôi thậm chí không buồn giải thích với mẹ rằng “manga” trong tiếng Nhật chỉ có nghĩa là “truyện tranh”. Mẹ cho rằng tôi đã bị nhiễm thứ văn hóa thấp kém, còn tôi thì không giải thích để mẹ hiểu đúng. Tóm lại, sau vài tháng nữa, tôi sẽ đọc được truyện của Taniguchi bằng tiếng Nhật. Nhưng tôi phải nói tiếp câu chuyện: việc này phải diễn ra trước ngày mười sáu tháng Sáu, vì ngày mười sáu tháng Sáu, tôi sẽ tự tử. Nhưng không phải kiểu seppuku. Chết kiểu đó thật đầy ý nghĩa và cao đẹp, nhưng… tóm lại… tôi không muốn đau đớn tí nào. Quả thật, tôi ghét đau đớn; tôi thấy rằng khi người ta quyết định chết, chính là vì người ta cho rằng nó nằm trong trật tự các sự việc, nên cần phải hành động nhẹnhàng. Cái chết, đó hẳn phải là một sự chuyển tiếp êm ái, bước trượt nhẹ nhàng tới nơi yên nghỉ. Có những người tự tử bằng cách nhảy qua cửa sổ tầng năm, hoặc uống thuốc tẩy Javel, hoặc treo cổ! Thật điên rồ! Thậmchí tôi thấy như vậy thật là đáng xấu hổ. Chết để làm gì nếu không phảilà để tránh đau đớn? Về phần tôi, tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho lối thoát của mình: từ một năm nay, hàng tháng tôi đều lấy một viên thuốc ngủ trong cái hộp để ở đầu giường của mẹ. Mẹ dùng nhiều thuốc đến nỗi nếu ngày nào tôi cũng lấy một viên thì mẹ cũng không nhận thấy được, nhưng tôi quyết định phải hết sức thận trọng. Không nên phó mặc cho may rủi khi mình có một quyết định mà người khác không dễ gì hiểu được. Không thể tưởng tượng được mọi người sẽ nhanh chóng chặn ngang những dự định là ta thích nhất như thế nào, với những câu nói vô vị kiểu như “ý nghĩa của cuộc sống” hay “tình yêu con người”. Rồi lại: “tuổi thơ thiêngliêng”.
4. Tự sát bằng cách rạch bụng, theo cách của các samurai
Thếlà tôi bình thản tiến dần đến ngày mười sáu tháng Sáu mà không hề lo sợ. Có kẻ chỉ hơi tiếc một chút. Nhưng thế giới như nó vốn có không phảiđể dành cho những nàng công chúa. Điều đó không có nghĩa là vì định chết mà người ta phải sống lay lắt như một cây rau đã thối. Thậm chí hoàn toàn ngược lại. Điều quan trọng không phải là chết, cũng không phảilà chết ở tuổi nào, mà là người ta đang làm gì vào lúc chết. Trong truyện của Taniguchi, các nhân vật chính chết khi đang trèo lên đỉnh Everest. Nhưng vì tôi không có cơ hội leo thử K2(5) hay Grandes Jorasses(6) trước ngày mười sáu tháng Sáu tới, nên đối với tôi, đỉnh Everest là một đòi hỏi trí tuệ. Tôi tự đặt mục tiêu là phải nghĩ ra đượccàng nhiều càng tốt những bài suy nghĩ sâu và viết chúng vào cuối vở này: nếu như không điều gì có ý nghĩa cả, thì ít nhất trí óc cũng đi ngược lại được ý kiến này, đúng không? Nhưng vì phần Nhật trong tôi khá lớn, nên tôi thêm một yêu cầu bắt buộc: suy nghĩ sâu đó phải được viết dưới dạng thơ ngắn kiểu Nhật: hokku (ba câu) hay tanka (năm câu).
5. Đỉnh núi cao thứ hai trên thế giới, nằm ở vùng biên giới Trung Quốc - Pakistan
6. Nhóm núi trong dãy Alpes, là đường biên giới giữa Pháp và Ý, gồm sáu đỉnh, cao nhất là đỉnh Walker (4.208m)
Bài hokku mà tôi thích nhất là của nhà thơ Basho:
Túp lều của dân chài
Lẫn với cá tôm
Những chú dế mèn!
Đó không phải là bình cá, không, đó là thơ ca!
Nhưngtrong thế giới mà tôi đang sống có ít chất thơ hơn trong túp lều của dân chài Nhật Bản. Liệu các bạn có thấy bình thường không khi bốn người sống trong căn hộ bốn trăm mét vuông, trong khi rất nhiều người khác, cóthể trong số đó có cả những nhà thơ không được công nhận thậm chí khôngcó cả một nơi ở tạm được và mười lăm người phải chen chúc trong hai mươi mét vuông? Mùa hè năm nay, khi thấy báo chí nói rằng tại châu Phi, người dân sống trong một tòa nhà tồi tàn đã chết vì cháy cầu thang, tôi nảy ra một ý tưởng. Họ chúi đầu cả ngày trong chiếc bình cá, họ không thể thoát ra ngoài được bằng cách tự huyễn hoặc mình. Nhưng bố mẹ tôi vàchị Colombe lại tưởng mình đang bơi trong đại dương bởi vì họ sống trong căn hộ rộng bốn trăm mét vuông, đầy đồ đạc và tranh.
Vậy thìngày mười sáu tháng Sáu, tôi định làm cho họ nhớ lại một chút: tôi sẽ đốt căn hộ (bằng que châm lửa cho lò nướng). Chú ý, tôi không phải là tội phạm: tôi sẽ làm chuyện này khi không có ai ở nhà cả (ngày mười sáu tháng Sáu là thứ Bảy, mà chiều thứ Bảy, chị Colombe đến nhà anh Tibère, mẹ đi tập yoga, bố đi câu lạc bộ, chỉ một mình tôi ở nhà), tôi sẽ thả bọn mèo qua cửa sổ và báo cứu hỏa đủ sớm để không kịp có nạn nhân nào. Sau đó, tôi bình thản đi ngủ ở nhà bà và mang theo thuốc ngủ.
Không có căn hộ và không có cô con gái
, có lẽ họ sẽ nghĩ đến tất cả những người dân châu Phi đã chết, đúng không?
HOA TRÀ
1
Một phụ nữ quý tộc
ThứBa và thứ Năm hàng tuần, Manuela, cô bạn duy nhất của tôi đến uống trà với tôi. Manuela là một phụ nữ giản dị mà hai mươi năm phí hoài làm việcquét bụi cho người khác không làm mất đi phong cách lịch thiệp. Quét bụi chỉ là cách nói ngắn gọn khá ý tứ. Nhưng ở nhà của người giàu, sự vật không được gọi đúng tên của chúng.
- Tôi đổ những giỏ đầy băngvệ sinh, - cô ấy kể với tôi, giọng nhẹ nhàng, - tôi dọn chỗ chó mửa, tôi lau chùi chuồng chim, mọi người không thể tin rằng lũ chim bé thế lại cho ngần ấy phân, tôi cọ nhà vệ sinh. Còn bụi thì sao? Quá đơn giản!
Cầnphải hình dung rằng khi xuống đến phòng tôi lúc hai giờ chiều, ngày thứBa từ nhà Arthens, ngày thứ Năm từ nhà de Broglie, Manuela đã dùng tăm bông lau chùi kĩ lưỡng từng chiếc bệ xí lát vàng lá - mặc dù thế, chúng vẫn bẩn và thối như tất cả các nhà xí trên thế giới bởi vì có một điều mà người giàu cũng bất đắc dĩ phải giống người nghèo: bộ ruột kinh tởm cuối cùng cũng phải tống khứ ra đâu đó những thứ làm cho nó hôi thối.
Vìthế người ta kính phục Manuela. Mặc dù bị hiến sinh trên ban thờ của một thế giới nơi những công việc bạc bẽo được dành cho một số người, trong khi những người khác bịt mũi và không làm gì cả, cô ấy vẫn không thôi hướng tới sự tinh tế vượt trên tất cả các đồ dát vàng lá, huống gì là những thứ đồ vệ sinh.
- Khi ăn hồ đào, cần phải trải khăn bàn, -Manuela vừa nói vừa lấy trong chiếc túi cũ rích của mình ra một chiếc hộp bằng gỗ sáng màu, lấp ló những cuộn giấy lụa màu đỏ, trong hộp có vài chiếc bánh quy hạnh nhân. Tôi pha một cốc cà phê, mặc dù chúng tôi không uống cà phê nhưng cả hai đều rất thích mùi thơm của nó, rồi chúng tôi im lặng nhấp từng ngụm trà xanh và nhấm nháp bánh quy.
Giống như hình mẫu của tôi là sự giả bộ thường trực, với hình mẫu một bà giúp việc người Bồ Đào Nha, Manuela là một kẻ phản nghịch không tự biết mình.Là con gái của xứ Faro, được sinh ra dưới gốc cây sung sau bảy anh chị và trước sáu đứa em, cô phải đi làm đồng từ rất sớm và cũng sớm kết hôn với một thợ nề rồi đi biệt xứ ngay sau đó. Cô là mẹ của bốn đứa con mangquốc tịch Pháp vì được sinh ra ở đây, nhưng vẫn là người Bồ Đào Nha theo cách nhìn của xã hội, do đó cô con gái xứ Faro, kể cả đôi tất đen dài và chiếc khăn đội đầu, là một phụ nữ quý tộc, thực sự quý tộc, cao quý, đến mức không ai phải tranh cãi, vì trong lòng mình, cô coi khinh mọi tước vị và tiểu từ trong họ quý tộc(7). Một phụ nữ quý tộc là gì? Đólà người phụ nữ sống trong môi trường tầm thường nhưng không bị môi trường đó làm biến đổi.
7. Ở Pháp, trước họ có tiểu từ “de” thì thường là một dòng họ quý tộc
Sựtầm thường của gia đình nhà chồng khi mỗi ngày Chủ nhật, họ bóp nghẹt nỗi đau đớn vì sinh ra đã yếu thế và không có tương lai bằng những tràngcười thô thiển; sự tầm thường của những người hàng xóm có nỗi đau buồn xanh tái như ánh đèn nê ông của nhà máy, nơi đàn ông tới làm việc mỗi buổi sáng như đi xuống địa ngục; sự tầm thường của những bà chủ mà tất cả tiền bạc cũng không thể che giấu nổi tính hèn hạ và nói với cô như với một con chó mắc bệnh trụi lông. Nhưng phải thấy Manuela tặng cho tôinhư cho một bà hoàng những chiếc bánh ngọt mà cô ấy tự tay chế biến, các bạn mới thấy hết được tính nhân hậu của người phụ nữ này. Vâng, như tặng cho một bà hoàng. Khi Manuela xuất hiện, căn phòng dành cho người gác cổng của tôi biến thành cung điện, còn những bữa nhấm nháp quá ư nghèo nàn của chúng tôi biến thành yến tiệc của vua chúa. Cũng giống nhưngười kể chuyện cổ tích biến cuộc sống thành một dòng sông lóng lánh nuốt hết mọi đau khổ và phiền muộn, Manuela biến sự tồn tại của chúng tôi thành một bản trường ca nồng ấm vui tươi.
- Thằng bé nhà Pallières vừa chào tôi ở cầu thang, - Manuela đột nhiên cất tiếng phá tan sự im lặng.
Tôi khinh khỉnh càu nhàu.
- Nó đọc sách của Marx, - tôi vừa nói vừa nhún vai.
- Marx ư? - Cô ấy hỏi, phát âm chữ “x” giống như “ch”, âm “ch” hơi mềm dễ thương như bầu trời xanh trong.
- Cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản, - tôi đáp.
Manuela nhíu mày suy nghĩ một lát.
- Không giống loại sách mà chúng thường đọc, - cô nói.
Nhữngcuốn họa báo mà các cô bé, cậu bé thường giấu dưới đệm không thoát khỏicon mắt tinh ý của Manuela. Có một thời gian, thằng bé nhà Pallières dường như rất chăm chỉ đọc chúng, mặc dù có chọn lọc, bằng chứng là một trang đã sờn có tên mục rất rõ ràng: Những bà hầu tước ranh ma.
Chúngtôi cười và tán gẫu thêm một lúc nữa về chuyện này, chuyện nọ, cảm thấythật thư thái với người bạn lâu năm của mình. Những khoảng thời gian đóđối với tôi rất quý giá và tim tôi như thắt lại khi nghĩ đến ngày Manuela thực hiện được ước mơ của cô ấy và trở về nước mãi mãi, để lại tôi ở đây, đơn độc và già khọm, không có ai để biến tôi thành bà hoàng bí mật hai lần mỗi tuần. Tôi cũng lo lắng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi cô bạn gái duy nhất của tôi, người duy nhất biết mọi thứ mà không bao giờ hỏi gì, ra đi và để lại phía sau một phụ nữ không được ai đánh giá đúng, vùi chặt chuyện này dưới lớp vải liệm lãng quên.
Có tiếng bước chân ngoài tiền sảnh, rồi chúng tôi nghe thấy rõ tiếng tay người ấnnút gọi thang máy, chiếc thang máy cổ có lưới sắt đen và cánh cửa sập, vách độn bông và ốp gỗ, trước khi người phục vụ có thể đứng trong đó nếuđủ chỗ. Tôi biết tiếng chân này; đó chính là bước chân của Pierre Arthens, nhà phê bình ẩm thực ở tầng năm, thành viên của một tập đoàn thống trị tồi tệ nhất. Theo cái cách ông ta nheo mắt khi đứng ở cửa phòng tôi, hẳn ông ta nghĩ rằng tôi đang sống trong một hang động tối tăm, mặc dù cái mà ông ta thấy lại chỉ ra điều ngược lại.
- Tôi chẳng hiểu gì cả, - Manuela nói; với cô ấy, món thịt quay ngon chỉ là món thịt quay ngon, thế thôi.
Chẳngcó gì phải hiểu cả. Thật đáng thương khi thấy cây bút như thế tự làm hỏng mình bằng sự thiếu suy xét. Viết những trang dài dằng dặc về một quả cả chua, bằng từ ngữ bóng bẩy - vì Pierre Arthens phê bình như ngườita kể một câu chuyện và chỉ riêng điều đó lẽ ra cũng đủ để biến ông ta thành một thiên tài - trong khi chưa bao giờ thấy và cầm cà chua, là mộtthứ văn điêu luyện làm người ta bực mình. Liệu người ta có thể giỏi nhưthế và mù quáng như thế đối với các sự vật hay không? Tôi thường tự hỏinhư vậy khi thấy ông ta đi qua trước mặt mình với chiếc mũi to ngạo mạn. Dường như đúng như vậy. Một số người ngắm nhìn sự vật nhưng không thể nắm bắt được trong đó thứ làm cho nó sống động và khí chất thực của nó, và suốt cả cuộc đời tồn tại của mình, họ chỉ thuyết trình về con người như đó là những người máy và về các sự vật như thể chúng hoàn toànvô hồn và chỉ tóm gọn trong những gì có thể được nói tới, theo cảm hứngchủ quan.
Cứ như cố tình, tiếng bước chân chợt quay trở lại và Arthens bấm chuông phòng tôi.
Tôiđứng dậy, cẩn thận lê chân xỏ trong đôi giày vải mềm vừa vặn đến mức chỉ có liên minh giữa bánh mì và mũ bêrê(8) mới có thể thách thức chúng bằng những lời sáo rỗng thường gặp. Làm như thế, tôi biết rằng mình đã khiến Bậc thầy tức giận, Bậc thầy là khúc thơ sống động về sự thiếu kiênnhẫn của những sinh vật ăn mồi lớn, và tôi không hề vô tình chậm rãi hémở cánh cửa để thấy một cái mũi đa nghi mà tôi hy vọng là sẽ đỏ và bóngloáng.
8. Bánh mì và mũ bêrê là hình ảnh đặc trưng của người Pháp
-Tôi đang đợi một túi đồ, - ông ta nói, mắt nheo nheo, mũi nhăn lại. - Khi nào người ta mang tới, bà có thể đem ngay cho tôi được không?
Chiềunay, ông Arthens đeo chiếc cà vạt khăn rất to có chấm phấp phới quanh chiếc cổ quý phái của mình, nhưng chiếc cà vạt đó không hợp với ông ta tí nào, vì mái tóc xù như sư tử và hai nút thắt phồng to của chiếc cà vạt lụa trông như chiếc váy xòe mỏng mang nhiều lớp, làm mất đi sự rắn rỏi mà người đàn ông thường khoác lên mình. Hơn nữa thật quái quỷ, cái cà vạt ấy làm tôi liên tưởng đến một thứ gì đó. Tôi suýt bật cười khi nhớ lại cái đồ vật đó. Đó là cái cà vạt của Legrandin. Trong cuốn Đi tìmthời gian đã mất, tác phẩm của một ông Marcel nào đó, Legrandin là một người gác cổng mà ai cũng biết và cũng là một kẻ học đòi bị giằng xé giữa hai thế giới, thế giới mà anh ta đang sống và thế giới mà anh ta muốn bước vào, một kẻ học đòi khốn khổ mà từ hy vọng đến cay đắng và từ lệ thuộc đến coi thường, cái cà vạt thể hiện được hết những biến đổi sâusắc nhất ấy. Ví dụ như khi ở quảng trường Combray, vì không muốn chào cha mẹ của người kể chuyện nhưng vẫn buộc phải chạm mặt họ, anh ta dùng chiếc cà vạt khăn, giơ cho nó bay trong gió, bày tỏ một tâm trạng buồn thay cho lời chào thông thường.
Pierre Arthens biết tác phẩm của Proust, nhưng không có chút lòng nhân từ đặc biệt nào đối với người gác cổng. Ông ta khạc khạc trong cổ họng vẻ sốt ruột.
Tôi nhớ ra câu hỏi của ông:
-Có thể đem ngay được không (cái túi do người chuyển hàng mang đến - bưuphẩm của người giàu không đi theo đường bưu điện thông thường)?
-Được, - tôi nói và lập kỷ lục về độ ngắn gọn, được kích thích bởi sự kiệm lời của ông ta và bởi trong câu nói của ông ta thiếu lời “làm ơn” mà theo tôi, dù ông ta đã sử dụng hình thức câu hỏi và chia động từ ở thức điều kiện cũng không thể hoàn toàn biện hộ được.
- Dễ hỏng lắm đấy, - ông ta nói thêm, - làm ơn hãy chú ý.
Cáchchia động từ ở thể mệnh lệnh và lời nói “làm ơn” cũng không có được maymắn làm tôi vừa lòng, hơn nữa ông ta còn cho rằng tôi không đủ khả nănghiểu được những tinh tế về cú pháp và chỉ dùng chúng theo ý thích, chứ không có phép lịch sự để giả thiết rằng tôi có thể cảm thấy bị sỉ nhục. Tôi cảm thấy đã chạm đến đáy xã hội khi nghe thấy trong giọng nói của kẻgiàu cái thái động rằng ông ta chỉ nói với chính mình, và mặc dù từ ngữmà ông ta nói ra về hình thức là dành cho bạn, nhưng ông ta thậm chí không nghĩ rằng bạn có thể hiểu được chúng.
- Dễ hỏng như thế nào? - Tôi hỏi bằng giọng không mấy quan tâm.
Ông ta thở dài không giấu giếm và tôi nhận thấy trong hơi thở của ông ta một chút gừng rất nhẹ.
- Đó là một cuốn sách cổ, - ông ta nói và nhìn xoáy vào mắt tôi, cái nhìn thỏa mãn của một ông chủ lớn, còn tôi cố tỏ ra lờ đờ.
- Được rồi, ông cứ yên tâm, - tôi nói với vẻ mặt chán ngán. - Tôi sẽ mang nó cho ông ngay khi người ta đem tới.
Rồi tôi đóng sập cửa ngay trước mũi ông ta.
Tôicảm thấy vui với ý nghĩ rằng tối nay, khi Pierre Arthens ngồi vào bàn viết, thay vì nhưng lời lẽ đẹp đẽ, ông ta lại viết về sự phẫn nộ của người gác cổng, bởi vì ông ta đã nói về một cuốn sách cổ trước mặt bà tavà chắc chắn bà ta thấy nó là một thứ gì đó nguy hiểm.
Trời mới biết được ai trong hai chúng tôi là người hạ mình nhiều hơn.
NHẬT KÝ SỐ 1
VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI
Vẫn tập trung vào bản thân mà không bị mất quần soóc
Viếtsuy nghĩ sâu đều đặn là rất tốt, nhưng tôi nghĩ rằng như thế vẫn chưa đủ. Rốt cuộc, tôi muốn nói: tôi sẽ tự tử và đốt nhà trong vài tháng nữa,rõ ràng là tôi không có nhiều thời gian, vì thế tôi cần làm điều gì đó đáng kể trong số thời gian ít ỏi còn lại. Đặc biệt, tôi đã tự đặt mình trước một thách thức nhỏ: nếu tự tử, cần phải chắc chắn về việc làm củamình và không thể đốt cháy căn hộ chẳng vì cái gì cả. Vậy nên, nếu như có điều gì đó trên thế giới này đáng để người ta sống, thì tôi nhất địnhkhông được bỏ lỡ nó, bởi vì một khi đã chết, sẽ là quá muộn để nuối tiếc và bởi nếu chết vì nhầm thì đúng là ngớ ngẩn.
Vậy nên đương nhiên tôi có những suy nghĩ sâu. Nhưng trong những suy nghĩ sâu đó, tôi đùa giỡn với chính bản thân mình, vâng, một trí thức (hay chế giễu nhữngtrí thức khác). Không phải lúc nào cũng đáng tự hào nhưng rất vui. Vì thế, tôi nghĩ rằng cần bù trừ cho mặt “vinh quang của trí óc” bằng một nhật ký khác, trong đó nói về cơ thể hay các sự vật. Không phải những suy nghĩ sâu của trí óc mà là những kiệt tác của vật chất. Cái gì đó hiển hiện, cầm nắm được. Nhưng cũng đẹp và có thẩm mỹ. Ngoài tình yêu, tình bạn và cái đẹp của Nghệ thuật, tôi không thấy có gì khác đáng kể cóthể nuôi dưỡng cuộc sống con người. Tôi còn quá trẻ để có thể thực sự hiểu về tình yêu và tình bạn. Nhưng còn Nghệ thuật… nếu tôi phải sống, thì đó sẽ là tất cả cuộc đời tôi. Cuối cùng, khi tôi nói Nghệ thuật, cầnphải hiểu rằng tôi không nói đến những kiệt tác của các bậc thầy. Ngay cả với Vermeer(9) tôi cũng không thiết tha sống. Đẹp tuyệt vời, nhưng làtrạng thái tĩnh. Không, tôi nghĩ đến cái đẹp trên thế giới, đến cái có thể nâng chúng ta lên trong sự vận động của cuộc sống. Do đó, Nhật ký vềsự vận động của thế giới sẽ được dành để nói về sự vận động của con người, của các vật thể, thậm chí, nếu thực sự không có gì để nói, vận động của các sự vật, và tìm thấy ở đó một thứ gì đó đủ tính thẩm mỹ để đem lại giá trị cho cuộc sống. Những vận động của sự duyên dáng, của cáiđẹp, của sự hài hòa, của sức mạnh. Nếu tìm thấy, có lẽ tôi sẽ xem xét lại các lựa chọn: nếu tôi tìm thấy một sự vận động đẹp của các vật thể, thay vì một ý tưởng đẹp cho trí óc, có lẽ lúc đó tôi sẽ nghĩ rằng cuộc đời đáng để sống.
9. Johannes Vermeer (1632-1675): họa sĩ nổi tiếng người Hà Lan
Thựcra, tôi có ý tưởng về một cuốn nhật ký kép (một cuốn cho trí óc, một cuốn cho thân thể) từ hôm qua, vì lúc đó bố tôi đang xem một trận đấu bóng bầu dục trên tivi. Cho đến bây giờ, trong những lúc đó, tôi vẫn thường hay nhìn bố. Tôi thích nhìn bố khi bố xắn tay áo, bỏ giày và khi bố đã ngồi thoải mái trên chiếc ghế dài, với một cốc bia và một chiếc xúc xích, vừa xem trận đấu bóng vừa kêu to: “Hãy xem tôi cũng biết sống như một con người bình thường này”. Bề ngoài, ông không thể nghĩ rằng một khuôn mẫu (Ông Bộ trưởng rất nghiêm nghị) cộng với một khuôn mẫu khác (người đàn ông tốt bụng và thích bia tươi) sẽ tạo thành khuôn mẫu quyền lực 2. Tóm lại, hôm thứ Bảy, bố tôi sẽ về sớm hơn mọi ngày, quẳng chiếc cặp muốn rơi vào đâu thì rơi, bỏ giày, xắn tay áo, rót một cốc biatrong nhà bếp và ngồi phịch xuống trước tivi, rồi bảo tôi: “Con yêu, lấy hộ bố một cái xúc xích đi, bố không muốn bỏ lỡ haka”. Về chuyện bỏ lỡ haka, thực ra tôi có thoải mái thời gian để cắt xúc xích thành từng khoanh và mang ra cho bố, nhưng trên tivi vẫn đang là chương trình quảngcáo. Mẹ tôi ngồi vắt vẻo trên một tay vịn đầu ghế để tỏ thái độ phản đối lại sự việc (trong gia đình khuôn mẫu, tôi yêu cầu có con ếch-trí-thức-cánh-tả), và quấy rầy bố bằng chuyện phức tạp liên quan đếnbữa ăn tối để dàn hòa cặp vợ chồng đang giận nhau. Khi người ta biết rõsự tinh tế về mặt tâm lý của mẹ, thì sẽ thấy thật buồn cười. Tóm lại, tôi đã mang tâm lý của mẹ, thì sẽ thấy thật buồn cười. Tóm lại, tôi đã mang xúc xích cho bố và, vì tôi biết rằng chị Colombe đang nghe loại nhạc được cho là tiên phong sáng suốt của quận 5 trong phòng riêng, tôi tự nhủ: rốt cuộc, tại sao lại không chứ, chúng ta hãy tự nhảy một điệu haka ngắn. Trong ký ức của tôi, haka là điệu nhảy hơi kỳ cục mà các cầu thủ đội New Zealand thể hiện trước trận đấu. Giống như đe dọa theo kiểu của bọn khỉ lớn. Và cũng trong ký ức của tôi, bóng bầu dục là một trò chơi nặng nề, mọi người liên tục ngã xuống sân cỏ, rồi đứng dậy, rồi lạingã xuống và lại lăn vào nhau ngay sau đó.
Cuối cùng, chương trình quảng cáo cũng kết thúc. Sau đoạn giới thiệu một loạt những cầu thủ lực lưỡng nằm lăn trên sân cỏ, người ta thấy sân vận động cùng giọngcủa các bình luận viên, sau đó là cận cảnh các bình luận viên (nô lệ của món ragu nấu đỗ) rồi trở lại cảnh sân vận động. Các cầu thủ đã vào sân, và lúc đó, tôi bắt đầu bị hút chặt vào màn hình. Đầu tiên, tôi không hiểu gì cả, cũng vẫn là những hình ảnh như mọi lần, nhưng chúng đem lại cho tôi cảm giác mới, kiểu như bị kim châm đau buốt, chờ đợi, kiểu “nín thở”. Bên cạnh tôi, bố đã uống hết cốc bia đầu tiên và chuẩn bị tiếp tục đúng kiểu dân Gaulois, mẹ vừa đứng dậy khỏi tay ghế, bố nhờ luôn mang đến cho ông một cốc bia nữa. Còn tôi thì nín thở. “Chuyện gì thế nhỉ?” tôi tự hỏi trong khi nhìn màn hình và không tài nào hiểu nổi mình đang xem cái gì và ai châm mình đau buốt như thế.
Tôi đã hiểukhi các cầu thủ New Zealand bắt đầu điệu nhảy haka của mình. Trong số họ có một cầu thủ người Maori rất cao to, trẻ măng. Mắt tôi dán chặt vàoanh ta ngay từ đầu, đầu tiên chắc chắn là do khổ người, nhưng sau đó làdo cách cử động của anh ta. Một kiểu vận động rất lạ, rất uyển chuyển, đặc biệt là rất tập trung, tôi muốn nói là rất tập chung vào bản thân anh ta. Khi cử động, đa số mọi người cử động theo những gì diễn ra xung quanh họ. Ngay lúc này đây, khi tôi đang viết, Hiến Pháp đi qua, bụng lêdưới đất. Con mèo này chẳng có một dự định nào trong đời, nhưng nó vẫn tiến về phía cái gì đó, chắc là về phía ghế bành. Và điều đó được thấy rõ trong cách cử động của nó: nó đi về phía đó. Mẹ tôi vừa mới đi về phía cửa ra vào, mẹ đi mua sắm, và quả thật, mẹ đã ở bên ngoài, bản thânsự vận động của mẹ tiến về phía trước, Tôi không biết làm thế nào để giải thích rõ điều này, nhưng khi chúng ta di chuyển, chúng ta bị mất kết cấu dưới một dạng nào đó vì vận động về phía nào đó: chúng ta vừa ở đây, vừa lại không ở đây, bởi vì chúng ta đang đi đâu đó, không biết cácbạn có hiểu điều mà tôi muốn nói không. Để không bị mất kết cấu thì hoàn toàn không được cử động. Hoặc là bạn cử động và bạn không còn được toàn vẹn, hoặc là bạn toàn vẹn mà không thể cử động. Nhưng cầu thủ đó, ngay khi nhìn thấy anh ta đi vào sân, tôi đã cảm thấy có gì đó rất khác.Ấn tượng khi nhìn anh ta cử động, vâng, cử động nhưng vẫn đứng yên. Thật kỳ cục, đúng không? Khi điệu nhảy haka bắt đầu, tôi đặc biệt chăm chú nhìn anh ta. Rõ ràng là anh ta không giống như những người khác. Hơnnữa, Món Ragu Nấu Đỗ số 1 đã nói: “Và Somu, hậu vệ đáng sợ của đội New Zealand, luôn gây ấn tượng với chúng ta bằng vóc dáng khổng lồ của mình:2,07m, 118kg, 11 giây cho cự ly 100m, một cậu bé đẹp, vâng, thưa quý bà!”. Tất cả mọi người đều bị anh ta thôi miên, nhưng dường như không một ai thực sự biết tại sao. Tuy nhiên, một điều hiển nhiên trong điệu nhảy haka là: anh ta cử động, làm những động tác giống hệt như những người khác (vỗ lòng bàn tay vào đùi, nện chân xuống đất theo nhịp, chạm hai cùi trỏ vào nhau, làm tất cả những động tác này khi nhìn thẳng vào đối phương bằng ánh mắt của chiến binh đang căng thẳng), nhưng trong khiđộng tác của những cầu thủ khác hướng về phía đối phương và cả sân vận động đang nhìn họ, thì anh ta, vẫn tập trung vào bản thân anh ta, điều đó khiến anh ta bỗng nổi bật và mạnh mẽ đến mức không thể tin được. Và bỗng nhiên, điệu haka, vốn là một bài ca chiến trận, tỏ rõ tất cả sức mạnh của nó. Điều làm nên sức mạnh của người lính không phải là năng lượng mà anh ta sử dụng để đe dọa kẻ khác khi đưa ra một loạt tín hiệu, mà chính là sức mạnh mà anh ta đủ khả năng tập hợp trong bản thân, trongkhi vẫn tập trung vào chính mình. Cầu thủ người Maori trở thành cái cây, một cây sồi to không thể bị hạ gục, với bộ rễ ăn sâu, tỏa rộng, và tất cả mọi người đều cảm thấy điều đó. Tuy nhiên, người ta tin chắc rằngcây sồi to đó cũng có thể bay, cũng sẽ nhanh như gió, mặc dù mang bộ rễto hoặc là nhờ vào bộ rễ đó.
Đột nhiên, tôi chăm chú xem trận đấuvà tìm kiếm một thứ: những khoảnh khắc ngắn ngủi khi một cầu thủ trở thành sự vận động của chính mình mà không cần chia nhỏ mình để đi về phía. Và tôi đã thấy! Tôi đã thấy trong tất cả các pha của trận đấu: trong những cuộc tranh giành hỗn loạn, với một điểm cân bằng hiển nhiên,một cầu thủ tìm thấy rễ của mình và trở thành chiếc neo nhỏ vững chắc đem lại sức mạnh cho cả nhóm; trong những pha dàn quân, với một cầu thủ chạy nhanh khi không nghĩ đến khung thành, chỉ tập trung vào sự vận độngcủa chính mình và chạy như có được thiên hứng, quả bóng như dính vào người; trong mối lo sợ của các cầu thủ khi ghi bàn, tách mình khỏi phần còn lại của thế giới để có được vận động hoàn hảo nhất của bàn chân. Nhưng không ai đạt đến sự hoàn thiện như cầu thủ tài năng người Maori. Khi anh ta ghi bàn đầu tiên cho đội New Zealand, bố tôi ngẩn người, há hốc miệng, quên cả uống bia. Lẽ ra bố tôi phải tức giận vì ông cổ vũ chođội Pháp, nhưng thay vì tức giận, ông đã nói “Một cầu thủ tuyệt vời!” và đặt một tay lên trán. Các bình luận viên hơi khô họng, nhưng không thể không nói rằng mọi người đã thật sự được xem một pha đẹp: một cầu thủ chạy mà không cử động, bỏ tất cả các cầu thủ khác lại phía sau. Chính những cầu thủ khác mới có vẻ có những hành động cuồng nhiệt và vụng về, nhưng chính họ lại không thể đuổi kịp anh ta.
Khi đó tôi tự nhủ: xong, tôi đã phát hiện ra được trong thế giới những sự vận động bất động; liệu điều đó có đáng để tiếp tục không? Đúng lúc đó, một cầu thủ Pháp bị rơi mất quần soóc trong khi tranh bóng, và đột nhiên tôi bị mất hết tinh thần vì chuyện đó làm tất cả mọi người cười ra nước mắt, kểcả bố, ông đã kịp uống thêm một cốc bia nữa, mặc dù gia đình ông có truyền thống theo đạo Tin lành từ hai thế kỷ nay. Còn tôi, tôi cảm tưởngnhư có một sự thiếu tôn trọng.
Thế nhưng không, như thế vẫn chưa đủ. Cần có những vận động khác mới thuyết phục được tôi. Nhưng ít nhất, vận động này cũng sẽ đem lại cho tôi ý tưởng về chúng.
2
Về chiến tranh và thuộc địa
Tôikhông được học hành, tôi đã nói như vậy trong phần mở đầu của cuốn sáchnày. Điều đó không hoàn toàn chính xác. Nhưng cái sự học thời trẻ của tôi dừng lại ở chứng chỉ tốt nghiệp tiểu học. Trước khi thi lấy chứng chỉ, tôi luôn tránh để người ta chú ý đến mình - vì tôi sợ những nghi ngờ mà tôi biết rằng ông Servant, thầy giáo tiểu học của tôi, đã đặt ra từ khi phát hiện ra tôi đang đọc ngấu nghiến tờ báo của ông, trong đó chỉ nói về chiến tranh và thuộc địa. Khi đó tôi mới chưa đầy mười tuổi.
Tạisao? Tôi không biết. Các bạn có thực sự nghĩ là tôi có thể làm thế không? Đó là một câu hỏi dành cho những thầy bói thời xưa. Tóm lại, ý nghĩ rằng tôi, một đứa con gái chẳng có gì đặc biệt, không xinh đẹp, không sắc sảo, không có quá khứ, cũng không có tham vọng, không khéo cư xử, không nổi bật, phải lăn lộn trong thế giới của người giàu, khiến tôiphát mệt ngay cả khi chưa thử làm. Tôi chỉ muốn một điều duy nhất: người ta để cho tôi yên, không đòi hỏi quá đáng ở tôi, và tôi có thể có chút thời gian tự do mỗi ngày để ăn cho khỏi đói.
Với những người ăn không ngon miệng, lần bị đói đầu tiên vừa là nỗi đau khổ, lại vừa là một sự giác ngộ. Tôi là một đứa trẻ vô cảm và gần như bị dị tật, lưng cong đến mức giống như mang một cái bướu gù, và sống mà không biết còn có con đường nào khác. Ở tôi, việc thiếu năng khiếu thưởng thức dẫn đến số không; không có gì gợi cho tôi điều gì, không gì làm tôi thức tỉnh và, giống như một sợi rơm yếu đuối đu đưa theo những bí ẩn mơ hồ, tôi thậm chí không biết đến cả mong muốn kết thúc chuyện này.
Trong gia đình tôi, mọi người hiếm khi chuyện trò với nhau. Bọn trẻ con thì hòhét, còn người lớn thì chăm chăm làm việc của mình như thể họ làm việc trong sự cô đơn. Chúng tôi được ăn no, mặc dù bữa ăn rất đạm bạc, chúng tôi không bị đối xử tệ bạc, quần áo của chúng tôi không đẹp, nhưng luôn sạch sẽ và được vá rất kỹ, vì thế chúng tôi có thể xấu hổ vì quần áo xấuxí, nhưng không hề bị lạnh. Tuy nhiên, chúng tôi không nói chuyện với nhau.
Người ta phát hiện ra tôi khi tôi năm tuổi. Lần đầu tiên đếntrường, tôi kinh ngạc khi nghe thấy một giọng nói hướng về tôi và gọi tên tôi.
- Có phải Renée không? - Có tiếng hỏi tôi và tôi cảm thấy một bàn tay thân thiện nắm lấy tay mình.
Sự việc diễn ra trong hành lang, nơi người ta tập trung bọn trẻ con lại trong ngày đầu tiên đi học vì trời mưa.
- Renée đấy à?
Giọngnói từ trên cao vẫn ngân nga, trong khi tôi cảm thấy bàn tay thân thiệntiếp tục vỗ nhẹ và dịu dàng lên cánh tay tôi - thứ ngôn ngữ không thể hiểu nổi.
Tôi ngẩng đầu lên bằng một động tác khác thường làm tôi chóng mặt, và bắt gặp một ánh mắt.
Renée.Đó là tôi. Lần đầu tiên có một người nói chuyện với tôi và gọi tên tôi.Trong khi bố mẹ tôi thường dùng cử chỉ hay la mắng, một phụ nữ mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ đôi mắt sáng và cái miệng tươi cười đã mở đường vào trái tim tôi khi gọi tên tôi, đã đến rất gần với tôi, khoảng cách gần màcho tới lúc đó tôi chưa hề có ý niệm. Tôi thấy thế giới quanh mình bỗngnhiên được tô điểm đầy màu sắc. Trong một thoáng đau đớn, tôi nhận thấymưa rơi bên ngoài, cửa sổ đầy nước, mùi quần áo ẩm, hành lang chật chộinhư một đường hầm hẹp nơi tất cả bọn trẻ con đang run rẩy, phần hoen gỉcủa mắc áo với những cái nút bằng đồng, trên đó treo đầy những chiếc áokhoác may bằng thứ vải tồi - và độ cao của trần nhà, ngang với độ cao của bầu trời trong mắt trẻ con.
Thế là đôi mắt buồn của tôi nhìn chằm chằm vào mắt bà ấy, và tôi bám vào người phụ nữ vừa mới sinh ra tôi.
- Renée, - giọng nói lại vang lên, - con có muốn bỏ mũ ra không?
Rồi bà ấy giữ chắc lấy tôi để tôi không bị ngã và cởi mũ cho tôi rất nhanh nhờ kinh nghiệm lâu năm.
Ngườita nhầm khi cho rằng sự thức tỉnh của ý thức trùng với giờ sinh của chúng ta, có lẽ đó là do chúng ta không biết tưởng tượng ra một trạng thái sống nào khác ngoài trạng thái đó. Chúng ta tưởng rằng mình đã luônnhìn thấy và cảm nhận được, và vì niềm tin chắc chắn đó, chúng ta coi thời điểm được sinh ra là thời điểm quyết định sinh ra ý thức. Việc trong năm năm, một cô bé được đặt tên là Renée, một cơ chế tri giác thaotác bao gồm thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, đã cóthể sống trong vô thức tuyệt đối về bản thân và về vũ trụ, là một sự phủ định lại lý thuyết vội vã này. Bởi vì để có ý thức, trước tiên cần có một cái tên.
Thế nhưng trong hoàn cảnh khốn khổ, dường như không ai nghĩ đến việc gọi tôi bằng tên của tôi.
-Đôi mắt đẹp quá, - cô giáo nói tiếp với tôi, và bằng trực giác, tôi hiểu rằng cô không nói dối, rằng đôi mắt của tôi lúc đó tỏa sáng bằng tất cả vẻ đẹp của chúng và lấp lánh như muôn ngàn ánh lửa, thể hiện sự sinh ra kỳ diệu của tôi.
Tôi bắt đầu run rẩy và nhìn vào mắt cô để chia sẻ niềm vui.
Trong ánh mắt hiền dịu và nhân từ của cô giáo, tôi chỉ đọc được lòng trắc ẩn.
Vào giờ phút mà cuối cùng tôi được sinh ra, người ta chỉ thương hại tôi.
Tôi như bị mê muội.
Vìcơn đói của tôi không thể dịu đi trong trò chơi tương tác xã hội mà thân phận của tôi không cho phép tưởng tượng ra được - và sau này tôi hiểu ra điều đó, lòng trắc ẩn trong mắt của người đã cứu vớt tôi, vì liệu đã bao giờ người ta thấy một kẻ nghèo khó lại say mê ngôn từ và sử dụng nó với những người khác? - nên nó dịu đi trong sách vở. Lần đầu tiên, tôi được chạm vào một quyển sách. Tôi đã thấy bọn trẻ cao lớn trong lớp nhìn những dấu vết vô hình trong đó, như cũng bị sức mạnh đó thúc đẩy và, chìm đắm trong im lặng, chúng nhặt ra từ trang giấy chết một thứ gì đó dường như sống động.
Tôi giấu mọi người tự học đọc. Trong khi cô giáo vẫn còn đọc từng chữ cái cho các bạn khác, từ lâu tôi đã biết mối liên kết giữa các ký hiệu viết, những cách kết hợp vô tận vànhững âm thanh kỳ diệu đã tiếp nhận tôi ở đây, ngày đầu tiên, khi cô giáo gọi tên tôi. Không ai biết cả. Tôi đọc mê mẩn, lúc đầu còn giấu giếm, sau đó, khi cảm thấy đã qua thời gian học đọc thông thường, tôi đọc công khai trước mặt mọi người, nhưng luôn để ý che giấu niềm vui thích và hứng thú của mình.
Đứa trẻ yếu đuối đã trở thành một tâm hồn khao khát.
Nămmười hai tuổi, tôi thôi học, bắt đầu làm việc ở nhà và trên cánh đồng cùng với bố mẹ và các anh chị. Năm mười bảy tuổi, tôi lấy chồng.
3
Totem chó xù
Trongsuy nghĩ chung, vợ chồng người gác cổng, cặp đôi được ghép lại từ nhữngthực thể mờ nhạt vô vị đến mức độ kết hợp lại với nhau, họ mới làm cho người khác biết tới mình, và họ nhất định phải có một con chó xù. Như mọi người đều biết, chó xù là loại chó có bộ lông xoăn mà những vị hưu trí nhỏ nhen, những bà già rất cô đơn, thiếu thốn tình cảm, hay những người gác cổng tòa nhà thu mình trong căn phòng tối tăm của họ, thường nuôi. Chúng có thể màu đen hay màu mơ. Những con màu mơ thường xấu tính hơn, còn những con màu đen thì không thơm tho bằng. Tất cả các loại chó xù đều sủa một cách rất hung hãn ngay khi có cơ hội, đặc biệt là khi chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Chúng đi lon ton theo chủ trên bốn chân gần như giậm tại chỗ, không làm đung đưa phần thân mình bé như cái xúc xích. Đặc biệt, chúng có đôi mắt nhỏ màu đen và hằn học, nằm sâu trong hai hốc mắt bé tí. Lũ chó xù trông xấu xí và ngốc nghếch, dễ bảo và huênh hoang. Đó chính là giống chó xù.
Qua phép ẩn dụ với Totem chó xù của họ, vợ chồng người gác cổng dường như bị tước bỏ những tình cảm như tình yêu và đam mê, và cũng giống như chính Totem, họ tất phải xấu xí, ngốc nghếch, dễ bảo và huênh hoang. Nếu như một vài cuốn tiểu thuyết có kể về chuyện hoàng tử yêu cô gái lao động vất vả, hay công chúa yêu anh chàng nghèo khổ, thì giữa hai người gác cổng, mặc dù thuộc hai phái đối lập, cũng không bao giờ xảy ra những chuyện tình cảm lãng mạn như giữa người khác và chuyện của họ không đáng được kể ở đâu cả.
Chúngtôi không chỉ chưa bao giờ nuôi chó xù, mà tôi còn tin là có thể nói rằng cuộc hôn nhân của hai chúng tôi thật sự hạnh phúc. Với chồng tôi, tôi được là chính mình. Thật buồn khi nhớ lại những buổi sáng Chủ nhật, những buổi sáng may mắn được nghỉ ngơi, ông ấy uống cà phê, còn tôi đọc sách trong căn bếp yên tĩnh.
Tôi cưới ông ấy năm mười bảy tuổi, sau một thời gian tìm hiểu ngắn, nhưng đúng phép. Ông ấy làm việc ở nhà máy cùng với các anh tôi và đôi khi đến uống cà phê hoặc chút rượu với họ vào buổi tối. Hỡi ôi, hình thức của tôi thật xấu xí. Điều đó sẽ chẳngquyết định gì cả nếu như tôi xấu theo kiểu của người khác. Thế nhưng tôi xấu xí khủng khiếp đến mức chẳng giống ai, không hề có vẻ gì tươi tắn ngay cả khi tôi vẫn chưa là đàn bà; ở tuổi mười lăm, trông tôi đã giống như ở tuổi năm mươi. Lưng cong, thân hình béo đậm, chân ngắn, vòngkiềng, lông tay lông chân mọc dày, đường nét mờ nhạt, cuối cùng là không duyên dáng cũng chẳng hấp dẫn, tất cả những điều này lẽ ra có thể được bỏ qua nhờ nét trẻ trung mà cô gái nào cũng có cho dù xấu xí - nhưng thay vào đó, ở tuổi hai mươi, tôi đã thấy mình như một bà già xấu tính.
Do đó, khi tình cảm từ phía chồng tương lai của tôi đã rõ ràng và tôi không thể không biết đến tình cảm đó, tôi đã tâm sự với anh,đó là lần đầu tiên tôi nói chuyện thẳng thắn với một người khác ngoài bản thân mình, và tôi đã nói với anh rằng tôi ngạc nhiên khi anh muốn cưới tôi.
Tôi sống chân thật. Từ lâu rồi tôi quen với viễn cảnh sống cô độc. Trong xã hội của chúng ta, khi đã nghèo, xấu xí, lại còn thông minh nữa, người ta buộc phải sống những quãng đời tối tăm và vỡ mộng mà tốt hơn hết là nên sớm làm quen. Với cái đẹp, người ta bỏ qua tất cả, thậm chí cả sự tầm thường. Trí tuệ dường như không còn là sự bù trừ công bằng cho các điều khác, giống như sụ tái cân bằng mà tạo hóa dành cho những đứa con kém may mắn nhất của mình, mà là một thứ đồ chơi vô dụng làm tăng giá trị của những món đồ quý. Cái xấu vẫn luôn luôn có tội và tôi bị gán cho số phận buồn thảm đó với nỗi đau lớn hơn nhiều vì tôi không hề ngu ngốc.
- Renée, - anh ấy trả lời tôi với thái độ nghiêm túc nhất và đoạn độc thoại này đã thể hiện hết tất cả tài ăn nói mà từ đó về sau anh không bao giờ sử dụng đến nữa, - Renée, anh không muốn vợ mình là một trong những cô gái ngây thơ nhưng lại quá phóng đãng, tuy khuôn mặt xinh xắn, nhưng bộ óc lại không lớn hơn óc chim sẻ. Anh muốn một phụ nữ chung thủy, một người vợ tốt, mẹ hiền và nội trợ giỏi. Anh muốn một người vợ hiền lành và đáng tin cậy, luôn ở bên cạnh anh và giúp đỡ anh. Bù lại, em sẽ thấy anh là một người nghiêm túc trongcông việc, điềm đạm trong gia đình và dịu dàng đúng lúc. Anh không phảilà một anh chàng tồi tệ, anh sẽ cố gắng hết sức.
Và anh ấy đã làm đúng như thế.
Nhỏngười và khô khan như một gốc cây, thế nhưng anh lại có khuôn mặt dễ chịu, rất hay cười. Anh không uống rượu, cũng không hút thuốc, không chơi cá cược. Ở nhà, sau khi xong việc, anh xem tivi, đọc các tạp chí vềcâu cá hoặc chơi bài với bạn bè làm cùng nhà máy. Anh xởi lởi nên mời mọi người rất dễ dàng. Ngày Chủ nhật, anh thường đi câu cá. Còn tôi, tôilàm nội trợ vì anh phản đối tôi làm việc ở nhà người khác.
Anh không đến nỗi không có đầu óc, cho dù trí tuệ của anh không phải thuộc loại được xã hội đánh giá cao. Nếu như khả năng của anh chỉ hạn chế ở các việc chân tay, thì trong những công việc đó anh lại thể hiện một tàinăng không chỉ thuộc về năng khiếu vận động, và mặc dù không được học hành, nhưng anh làm mọi việc với sự khéo léo tài tình. Trong các công việc lặt vặt, chính sự khéo léo này làm nên sự khác biệt giữa người chămchỉ và nghệ nhân, còn trong các cuộc trò chuyện, nó cho thấy hiểu biết không phải là tất cả. Sớm phải cam chịu cuộc sống của một tu sĩ, tôi cảmthấy ông trời thật nhân từ khi cho tôi làm vợ một người có tính cách dễchịu như thế, và mặc dù không phải là một nhà trí thức, nhưng chồng tôicũng không phải là một kẻ xảo trá.
Tôi đã có thể gặp phải một người như Grelier.
BernardGrelier là một trong những người hiếm hoi ở số 7 phố Grenelle mà tôi không sợ bị lộ mình khi đứng trước mặt. Cho dù tôi nói với ông ta: “Chiến tranh và hòa bình thể hiện một cách nhìn theo thuyết quyết định về lịch sử” hay ”Hãy tra dầu mỡ vào bản lề gian chứa rác”, ông ta cũng chẳng có ý kiến gì. Thậm chí tôi tự hỏi bằng phép màu không thể giải thích được nào, câu nói thứ hai có thể tạo ra được ở ông ta một nguyên tắc hành động. Làm thế nào người ta có thể làm cái mà người ta không hiểu? Chắc chắn là những đề nghị kiểu này không cần được xử lý một cách hợp lý, và cũng giống như những tác nhân kích thích mà, khi quanh thành vòng hình ống trong tủy sống, gây ra phản xạ mà không báo về não, mệnh lệnh tra dầu mỡ có lẽ chỉ là một yêu cầu máy móc thúc đẩy các chi chứ trí óc không hề tham gia vào.
Bernard Grelier là chồng của Violette Grelier, “quản gia” của nhà Arthens. Ba mươi năm trước, Violette bắt đầu làm người ở và thăng tiến dần khi gia đình đó giàu thêm, bà ta trở thành quản gia, thống trị trong vương quốc đáng bị cười nhạo bao gồm người giúp việc (Manuela), bếp trưởng không thường xuyên (người Anh) và người chạy việc vặt (chồng của bà ta). Trở thành quản gia, Violette cũng coi khinh người lao động như các ông bà chủ đại tư sản của mình. Suốt ngày, bà ta nói luôn miệng như khướu, hối hả chạy đi chạy lại, vẻ mặt rất quan trọng, mắng mỏ đám người làm như ở cung điện Versailles thời xưa và quấy rầy Manuela bằng những tràng diễn thuyết ra vẻ trịnh trọng về tình yêu đối với công việc được hoàn thành tốt và phântích các cách thức đối nhân xử thế.
- Bà ấy không đọc sách của Marx, - một hôm Manuela nói với tôi như vậy.
Nhậnxét xác đáng này của cô giúp việc gốc Bồ Đào Nha ít hiểu biết về triết học làm tôi ngạc nhiên. Không, chắc chắn là Violette Grelier không đọc tác phẩm của Marx, lý do là Marx không xuất hiện trong bất cứ danh sách sản phẩm tẩy rửa bộ đồ ăn bằng bạc nào của người giàu. Để trả giá cho khiếm khuyết này, bà ta đọc một tờ báo ra hàng ngày được trang trí bằng hàng loạt catalogue vô tận về tinh bột và khăn lau bát đĩa bằng vải lanh.
Vậy là tôi đã cưới được một người chồng tốt.
Hơn nữa, tôi nhanh chóng thú nhận với chồng tôi về lỗi lầm rất lớn của mình.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 2
Con mèo ở dưới trần thế
Totem hiện đại
Và đôi khi là vật trang trí
Dùsao, đó cũng chính là trường hợp của nhà tôi. Nếu bạn muốn hiểu gia đình chúng tôi, chỉ cần nhìn bọn mèo. Hai con mèo nhà tôi là hai chiếc túi to được nhồi đầy đồ ăn cao cấp làm sẵn cho chó mèo, không có bất cứ liên hệ qua lại thú vị nào với con người. Chúng lê la từ chiếc ghế này sang chiếc ghế khác, lông rụng khắp nơi và dường như không một ai hiểu được rằng chúng không hề có chút tình cảm nào với bất cứ ai. Mối quan tâm duy nhất của lũ mèo là làm vật trang trí di động, một khái niệm mà tôi thấy rất thú vị về mặt trí tuệ, nhưng bọn mèo nhà tôi có cái bụng quá sệ, khiến cho khái niệm đó chẳng hợp với chúng chút nào.
Vốn đã đọc hết các tác phẩm của Balzac và thường trích dẫn Flaubert vào mỗi bữa ăn tối, hàng ngày mẹ tôi đều cho thấy học vấn là một trò bịp bợm ngoạn mục đến mức độ nào. Chỉ cần nhìn bà ấy đối xử với lũ mèo thôi. Mẹtôi lờ mờ ý thức được tiềm năng trang trí của chúng nhưng cố tình nói chuyện với chúng như với người, mặc dù mẹ chẳng bao giờ nghĩ đến việc nói chuyện với một cái đèn hay một bức tường Ý cổ. Hình như cho đến một tuổi nào đó, bọn trẻ con vẫn tin rằng mọi thứ động đậy đều có tâm hồn vàý muốn. Mẹ tôi không còn là trẻ con, nhưng rõ ràng mẹ vẫn không thấy được rằng Hiến Pháp và Nghị Viện không có lý trí hơn cái máy hút bụi. Tôi công nhận rằng máy hút bụi và mèo ở chỗ mèo có thể cảm thấy thích thú hay đau đớn. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là mèo có khả năng giao tiếp với con người hay không? Hoàn toàn không. Điều đó chỉ làm cho chúngta phải thận trọng hơn với chúng như với một đồ vật dễ vỡ mà thôi. Khi nghe thấy mẹ tôi nói: “Hiến Pháp là một cô mèo nhỏ vừa kiêu ngạo, vừa nhạy cảm” trong khi nó đang nằm xoài trên ghế dài vì ăn quá no, tôi thấythật nực cười. Nhưng nếu nghĩ về giả thiết cho rằng mèo có chức năng làmột Totem hiện đại, một kiểu hiện thân tượng trưng và bảo vệ gia đình, phản ảnh một cách nhân từ về các thành viên trong nhà, thì điều đó trở nên rõ ràng. Mẹ tôi gán cho con mèo những tính cách mà bà ấy muốn chúng tôi có nhưng chúng tôi lại hoàn toàn không có. Cả ba thành viên sau đây của gia đình Josse: bố, mẹ và chị Colombe, đều không kém phần kiêu ngạo và nhạy cảm. Họ hoàn toàn yếu đuối và đã bị gây mê, không có chút cảm xúc nào.
Tóm lại, tôi nghĩ rằng mèo là một loại Totem hiện đại. Người ta thường nói, thường phát biểu dài dòng về sự tiến hóa, về văn minh và hàng loạt khái niệm cao xa khác nhưng vô ích, con người chẳng tiến bộ được bao nhiêu so với buổi ban đầu: họ vẫn luôn nghĩ rằng mình không phải ngẫu nhiên được sinh ra và các vị thần thánh, phần lớn là nhân từ, đang dõi theo số phận của họ.
4
Từ bỏ cuộc chiến
Tôi đã đọc biết bao nhiêu cuốn sách…
Tuynhiên, giống như tất cả những người tự học khác, tôi không bao giờ chắcchắn được về điều mà mình đã hiểu. Tôi cảm thấy một ngày nào đó, mình có thể nắm trọn toàn bộ hiểu biết chỉ bằng một cái nhìn, cứ như những cành nhánh vô hình đột nhiên được sinh ra và nối tất cả những kiến thức rải rác mà tôi đã học được vào với nhau - thế rồi, một cách thô bạo, ý nghĩa lẩn trốn mất, điều cốt yếu chạy khỏi tôi và tôi đọc đi đọc lại những dòng chữ một cách vô ích, chúng chạy khỏi tôi mỗi lúc một nhiều hơn, trong khi tôi cố tạo ra cảm giác của một bà già điên khùng nghĩ rằng dạ dày mình đã đầy sau khi chăm chú đọc thực đơn. Khả năng đó kết hợp với sự thiếu suy xét dường như là dấu hiệu riêng của những người tự học. Tách khỏi chủ đề những chỉ dẫn đáng tin cậy mà bất cứ khóa đào tạo tốt nào cũng cung cấp, nhưng sự tự học lại tặng cho nó tự do và khả năngtổng hợp trong suy nghĩ ở nơi mà những bài phát biểu chính thức đặt ra các vách ngăn và cấm đoán sự phiên lưu.
Sáng nay, tôi lúng túng trong bếp với một quyển sách nhỏ đặt trước mặt. Tôi đang ở một trong những thời điểm mà sự điên rồ của việc tự học đơn độc chợt đến với tôi, và đến lúc gần như từ bỏ, tôi lại sợ đã tìm được thầy giáo của mình.
Ngườiđó tên là Husserl, cái tên mà người ta thường ít đặt cho vật nuôi hay cho nhãn hiệu kẹo sôcôla, lý do là nó gợi lên một cái gì đó nghiêm túc, dễ sợ và mang hơi hướng Đức. Nhưng điều đó không xoa dịu tôi. Tôi cho rằng số phận đã dạy cho tôi, tốt hơn bất kỳ người nào, biết cách kháng cự lại những gợi ý tiêu cực trong suy nghĩ của thế giới. Tôi sẽ nói với các bạn: nếu như cho đến bây giờ, các bạn tưởng tượng ra rằng, từ xấu xíđến tuổi già, từ bà góa đến bà gác cổng, tôi đã trở thành một nhân vật thảm thương phải cam chịu số phận thấp hèn, tức là các bạn đã thiếu trí tưởng tượng. Đúng là tôi lùi bước, từ bỏ cuộc chiến. Nhưng trong trí óc tôi, chẳng có thách thức nào mà tôi không thể đương đầu. Nghèo khó từ cái tên, địa vị và dáng vẻ, nhưng trong lý trí của tôi, tôi là một nữ thần chưa từng thất bại.
Đó là Edmund Husserl, cái tên mà tôi nghĩlà để dành cho máy hút bụi không có túi, đe dọa tính vĩnh cửu của đỉnh Olympus của riêng tôi.
- Được, được, được, được, - tôi vừa nói vừahít mạnh, - vấn đề nào cũng có cách giải quyết đúng không? - Và tôi nhìn con mèo để tìm sự động viên.
Kẻ bạc bẽo không trả lời. Nó vừamới chén một miếng chả rán to khủng khiếp và giờ đây, ra dáng tử tế lắm, nó chiếm lấy chiếc ghế bành.
- Được, được, được, được, - tôi nhắc đi nhắc lại một cách ngớ ngẩn rồi tiếp tục lúng túng nhìn cuốn sách nhỏ đáng buồn cười.
Suyngẫm của Descartes - Nhập môn hiện tượng luận. Chỉ qua tên tác phẩm và vài trang đầu tiên, người ta nhanh chóng hiểu rằng không thể nghiên cứu về triết gia hiện tượng luận Husserl nếu chưa đọc Descartes và Kant. Nhưng cũng rất nhanh chóng, người ta sẽ thấy hiển nhiên là nắm chắc tư tưởng của Descartes và Kant cũng chưa thể mở được các cánh cửa để tới môn hiện tượng luận tiên nghiệm.
Thật đáng tiếc. Bởi vì tôi vô cùng ngưỡng mộ Kant, vì những lý do rằng tư tưởng của ông ấy là sự cổ động đáng khâm phục của tài năng, sự chuẩn xác và sự điên rồ, và rằng cho dù cách hành văn mang hơi hướng xứ Sparte, tôi vẫn hiểu rõ nghĩa mà chẳng gặp khó khăn nào. Các tác phẩm của Kant là những tác phẩm lớn và tôi muốn dùng chúng để chứng tỏ chúng có khả năng vượt qua được bài kiểmtra với quả mận vàng.
Bài kiểm tra với quả mận vàng gây bất ngờ bằng sự hiển nhiên quá rõ ràng. Sức mạnh của nó nằm ở một ghi nhận phổ biến: khi cắn quả mận, cuối cùng thì con người đã hiểu được. Con người hiểu được gì? Tất cả. Hiểu quá trình trưởng thành chậm của loài người vốn chuyên tâm vào sự sống còn, rồi vào một buổi tối bỗng có trực âm về lạc thú, hiểu tính hư ảo của tất cả các khao khát giả tạo chệch khỏi khát vọng ban đầu về tính chất tốt đẹp của các sự vật giản dị và cao cả,hiểu tính không cần thiết của các bài diễn văn, hiểu sự suy thoái chậm nhưng khủng khiếp của các thế giới mà không có gì có thể thoát được, và bất chấp điều đó, hiểu cả sự thú vị tuyệt với của các giác quan khi chúng cùng giúp con người nhận thức lạc thú và vẻ đẹp dữ dội của Nghệ thuật.
Bài kiểm tra về quả mận vàng diễn ra trong gian bếp của tôi. Trên mặt bàn formica, tôi đặt quả mận và cuốn sách, rồi tôi vừa ăn mận vừa đọc sách. Nếu hai thứ đó phản kháng lại nhau bằng những cú tấn công mạnh mẽ, nếu quả mận không làm cho tôi nghi ngờ cuốn sách và nếu cuốn sách không làm phí hoài quả mận, thì tôi biết rằng mình đang đứng trước một công việc quan trọng và có thể coi là đặc biệt, bởi vì chỉ rấtít tác phẩm không tan biến, trở nên nực cười và hợm hĩnh trong hương vịngon lành đặc biệt của những quả mận nhỏ chín vàng.
- Tao đang khốn khổ đây, - tôi nói tiếp với Léon, bởi vì hiểu biết của tôi về chủ nghĩa Kant là rất nhỏ bé so với khối kiến thức khổng lồ về hiện tượng luận.
Tôi hầu như không có lựa chọn khác. Tôi phải đến thư viện vàcố gắng tìm ra tài liệu nhập môn về vấn đề này. Tôi thường hay nghi ngờnhững lời chú giải hay bản tóm tắt, chúng hay đặt độc giả vào khuôn khổquá cứng nhắc của tư suy kinh viện. Nhưng tình hình đã quá trầm trọng nên tôi không thể do dự. Hiện tượng luận tuột khỏi tay tôi và tôi không chịu đựng nổi điều đó.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 3
Kẻ mạnh
Ở loài người
Không làm gì cả
Họ nói
Và nói
Đólà một suy nghĩ sâu của tôi, nhưng nó được sinh ra từ một suy nghĩ sâu khác. Trong bữa ăn tối hôm qua, một người khách của bố tôi đã nói: “Những ai biết làm thì làm, những ai không biết làm thì dạy, những ai không biết dạy thì dạy các thầy giáo, còn những ai không biết dạy các thầy giáo thì làm chính trị.” Tất cả mọi người đều có vẻ thấy câu nói đórất chí lý nhưng vì lý do xấu. “Thật quá đúng,” chị Colombe nói. Chị ấylà một chuyên gia về tự phê bình giả tạo và nằm trong số những người nghĩ rằng hiểu biết tương đương với quyền lực và ân huệ. Nếu tôi biết rằng mình thuộc tầng lớp ưu tú tự thỏa mãn thường bán của cải chung với bất kỳ giá nào do quá thừa ngạo mạn, thì tôi không bị phê bình và uy tíncủa tôi được nhân lên gấp đôi. Bố tôi cũng nghiêng về suy nghĩ tương tự, mặc dù bố đỡ ngốc nghếch hơn chị Colombe. Bố còn tin rằng có tồn tạimột thứ gì đó gọi là nghĩa vụ và, mặc dù đây chỉ là ý kiến viễn vông của tôi, điều đó bảo vệ ông khỏi sự vô liêm sỉ yếu đuối. Tôi giải thích thế này: chẳng ai ngây thơ hơn kẻ vô liêm sỉ. Bởi vì bố tôi vẫn còn hoàntoàn tin rằng thế giới có ý nghĩa và vì không thể từ bỏ những suy nghĩ ngớ ngẩn của tuổi thơ nên bố tôi chọn thái độ ngược lại. “Đời là một conđĩ, tôi không còn tin vào bất cứ điều gì nữa, tôi thấy phát buồn nôn” cũng là lời nói của một kẻ ngây thơ khi tức giận. Đó chính là chị tôi. Chị ấy đã vào học trường sư phạm, nhưng vẫn tin vào ông già Noel, không phải vì chị ấy có trái tim nhân hậu, mà vì chị ấy vẫn hoàn toàn là trẻ con. Chị ấy cười một cách ngờ nghệch khi ông bạn bố tôi nói ra câu hay ho đó, trong trường hợp tương tự, tôi biết cách lấy điểm để nói về sĩ diện, và điều này khẳng định thêm suy nghĩ lâu nay của tôi: chị Colombe là một thảm họa toàn diện.
Nhưng tôi lại tin rằng câu nói đó là một suy nghĩ sâu thực sự, chính bởi vì nó không đúng, hay đúng hơn là không hoàn toàn đúng. Ý của nó không phải như suy nghĩ ban đầu của mọi người. Nếu người ta thăng tiến trên bậc thang xã hội vì năng lực kém, thì tôi đảm bảo với các bạn rằng thế giới không chuyển động như nó đang chuyển động. Nhưng vấn đề không phải ở đó. Ý nghĩa của câu nói đó không phải là những người không có năng lực lại đứng ở vị trí cao hơn, mà là không có gì nghiệt ngã và bất công hơn cái thực tế trong xã hội con người rằng: con người sống trong một thế giới mà lời nói, chứ không phảihành động, có quyền lực, và năng lực tối thượng là khả năng làm chủ ngôn ngữ. Thật kinh khủng, bởi vì nói cho cùng, chúng ta là loài linh trưởng đã được lập trình để ăn, ngủ, sinh sản, chinh phục và bảo vệ an toàn lãnh địa của mình, và những người có năng lực nhất trong công việc này, những người mang thú tính nhiều nhất trong chúng ta, luôn luôn bị những kẻ khác lừa bịp, những kẻ nói hay nhưng không đủ khả năng bảo vệ mảnh vườn của mình, không bắt nổi một con thỏ để nấu bữa tối hay không biết sinh đẻ đúng cách. Con người đang sống trong một thế giới mà kẻ yếuthống trị. Đây là một sự xúc phạm ghê gớm tới bản chất con vật của chúng ta, một kiểu đồi bại, mâu thuẫn sâu sắc.
5
Thân phận buồn
Saumột tháng đọc say sưa, tôi quyết định, và cảm thấy cực kỳ nhẹ nhõm, rằng hiện tượng luận là một trò lừa đảo. Cũng giống như các nhà thờ luônđánh thức trong tôi một cảm giác gần như bất tỉnh mà người ta thường cảm thấy trước sự hiện diện của cái mà con người có thể xây dựng để tôn vinh một thứ gì đó không tồn tại, hiện tượng luận quấy nhiễu đầu óc vốn luôn nghi ngờ của tôi đối với quan điểm rằng biết bao trí lực đã bị hao tổn để phục vụ cho một công việc vô ích đến như vậy. Bây giờ đang là tháng Mười một, vì thế tôi tiếc là không được ăn mận. Trong trường hợp tương tự, thực ra mà nói, mười một tháng mỗi năm tôi đành bằng lòng với sôcôla đen (70%). Nhưng tôi biết trước kết quả của bài kiểm tra. Nếu nhưtôi thấy thích thú khi cắn ngon lành chiếc thước mà tôi dùng để đập thật kêu vào đùi khi đọc, và một chương hay như “Phát hiện ý nghĩa cuối cùng của khoa học trong nỗ lực cảm nhận sâu sắc khoa học như hiện tượng tư duy” hay “Những vấn đề cấu thành cái tôi tiên nghiệm” thậm chí có thểlàm tôi phì cười, tôi đã bị đánh trúng tim trong chiếc ghế bành êm ái của mình, vì nước mận hay vì những dòng sôcôla chảy ở khóe miệng.
Khimuốn đề cập đến hiện tượng học, người ta cần phải ý thức rằng nó được tóm tắt trong một câu hỏi kép: Bản chất của ý thức con người là gì? Chúng ta biết gì về thế giới?
Hãy cùng bàn về câu thứ nhất.
Từhàng nghìn năm nay, từ “hãy tự hiểu mình” đến “tôi suy nghĩ do đó tôi tồn tại”, người ta không ngừng bàn tán về một tính năng không đáng kể của con người là ý thức mà con người có cùng với chính sự tồn tại của mình, và nhất là khả năng của ý thức đó tự cho mình là một chủ thể. Khi nó gãi vào đâu đó trên cơ thể con người, con người gãi và ý thức được rằng mình đang gãi. Khi được hỏi thêm nữa (liệu anh có ý thức rằng mình ýthức được về hành động gãi không?), anh ta tiếp tục trả lời rằng có, vàtương tự như vậy với tất cả các câu hỏi “liệu anh có ý thức không?” có thể được đặt ra. Liệu con người có thấy đỡ ngứa hơn khi biết mình đang gãi và ý thức được điều đó không? Ý thức phản xạ có giúp đỡ ngứa không? Không hề. Biết rằng đang gãi và ý thức được rằng mình có ý thức biết việc đó không hề làm thay đổi gì đối với hành động gãi. Thêm một điều bất lợi nữa là cần phải chịu đựng sự tỉnh táo sinh ra từ cái thân phận làm người đáng buồn này và tôi cá cược năm cân mận rằng điều này càng gây thêm khó chịu, trong khi con mèo của tôi chỉ cần một động tác đơn giản của chân trước là tống khứ được cái nỗi khó chịu đó. Nhưng dường như con người lại cảm thấy rất đỗi đặc biệt, bởi vì không một loài sinh vật nào khác có thể làm được như vậy và vì thế chúng ta thoát khỏi thú tính, rằng một sinh vật có thể tự hiểu khi tự biết mình đang gãi, rằng việc ý thức của con người luôn được đặt lên trên hết nhiều phần giống với sự thể hiện của cái gì đó thần thánh mà chúng ta, nó thoát khỏi thuyết quyết định lạnh lùng chi phối tất cả các vật chất.
Toàn bộ hiện tượng luận được dựa trên niềm tin chắc chắn sau đây: ý thức phản xạcủa chúng ta, dấu hiệu về phẩm cách bản thể học, là thực thể duy nhất trong chúng ta đáng để nghiên cứu, bởi vì nó cứu chúng ta thoát khỏi thuyết quyết định sinh học.
Dường như không một ai ý thức được rằng, vì chúng ta là những động vật tuân theo thuyết quyết định lạnh lùng của các vật chất, nên mọi thứ xảy ra trước đều không có giá trị.
6
Áo dài len thô
Bây giờ đến câu hỏi thứ hai: chúng ta biết gì về thế giới?
Những người theo chủ nghĩa duy tâm như Kant đã trả lời câu hỏi này.
Họ trả lời thế nào?
Họ trả lời: không nhiều.
Chủnghĩa duy tâm, đó là quan điểm cho rằng chúng ta chỉ có thể biết cái xuất hiện trong ý thức của mình, ý thức là thực thể nửa thần thánh cứu giúp chúng ta thoát khỏi thú tính. Chúng ta biết về thế giới qua những gì ý thức của mình có thể nói về thế giới vì điều đó xuất hiện trong nó -và không hơn không kém.
Ví dụ, một con mèo dễ thương tình cờ đượcđặt tên là Léon. Tại sao? Bởi vì tôi thấy như thế dễ gọi hơn đối với một con mèo. Và tôi hỏi các bạn: tại sao các bạn lại có thể chắc chắn rằng đó là một con mèo, và thậm chí còn biết rằng con mèo là gì? Câu trảlời an toàn là viện dẫn ra việc nhận thức của bạn về con vật, thông quamột vài cơ chế khái niệm và ngôn ngữ, đưa bạn đến chỗ hình thành sự hiểu biết đó. Nhưng câu trả lời duy tâm là đề cao khả năng không thể biết được liệu cái mà chúng ta cảm nhận và quan niệm về con mèo, liệu con mèo trong ý thức của chúng ta có phù hợp với con mèo trong nội tâm sâu xa của nó không. Hiện tại, tôi nhận thức về con mèo của mình như mộtđộng vật bốn chân béo phì với hai túm ria mép rung rinh, và trong đầu mình, tôi đặt nó vào một ngăn kéo rồi dán nhãn “mèo”. Tuy nhiên, trên thực tế và trong chính bản chất của nó, con mèo lại là một khối tròn keodính màu xanh lá cây và không biết kêu meo meo. Nhưng các giác quan củatôi được định dạng theo kiểu điều đó không hiện ra trong tôi; đống keo dính bẩn thỉu màu xanh lá cây đó lừa dối sự chán ngấy và niềm tin ngây thơ của tôi, nó xuất hiện trong ý thức của tôi dưới cái vỏ bề ngoài của một con vật nuôi trong nhà háu ăn và có bộ lông mượt mà.
Đó là chủnghĩa duy tâm của Kant. Chúng ta chỉ biết về thế giới qua ý niệm mà ý thức của chúng ta tạo ra. Nhưng còn có một học thuyết làm nản lòng hơn thế, một học thuyết mở ra những quan điểm còn đáng sợ hơn việc vuốt ve một mẩu dãi màu xanh lá cây, hay buổi sáng, tống vào trong một cái hang sần sùi chỗ bánh mì mà bạn định cho vào máy nướng bánh.
Ngoài ra còn có chủ nghĩa duy tâm của Edmund Husserl. Học thuyết này làm tôi liêntưởng đến một nhãn hiệu áo dài bằng len thô dành cho các giáo sĩ say mêsự chia rẽ mờ ám của Giáo hội Baptiste.
Trong học thuyết đó chỉ có nhận thức về con mèo. Còn con mèo thì sao? Người ta bỏ qua nó. Cần gìmèo. Để làm gì? Con mèo nào? Từ đây, triết học tự cho phép mình chỉ saysưa với sự lạm dụng trí óc thuần túy. Thế giới là một thực tế không thểtiếp cận được, cho dù cố gắng tìm hiểu cũng vô ích. Chúng ta biết gì vềthế giới? Hoàn toàn không biết gì. Mọi hiểu biết chỉ là kết quả tự thămdò của chính ý thức phản tỉnh đó, do đó người ta có thể tống khứ thế giới đi.
Hiện tượng luận là “khoa học về cái xuất hiện trong ý thức.” Một ngày của nhà nghiên cứu hiện tượng luận diễn ra như thế nào? Anh ta ngủ dậy, có ý thức xoa xà phòng lên cơ thể dưới vòi hoa sen, một cơ thể tồn tại không có cơ sở, ăn vài lát bánh mì phết bơ hoặc mứt mà anh ta coi như không tồn tại, xỏ bộ quần áo giống như những dấu ngoặc đơn trống rỗng, đi đến nơi làm việc và tóm lấy con mèo.
Con mèo đótồn tại hay không tồn tại và nó là gì trong nội tâm sâu xa của nó, anh ta không mấy quan tâm. Sự việc không quyết định được không làm anh ta đểý. Trái lại, không thể phủ nhận được rằng trong ý thức của anh ta xuất hiện một con mèo và anh ta quan tâm đến chính sự xuất hiện đó.
Vả lại, sự xuất hiện đó khá phức tạp. Chỉ riêng việc người ta có thể phân tích chi tiết đến thế hoạt động của nhận thức bằng ý thức về một vật mà bản thân sự tồn tại của nó không mang ý nghĩa quan trọng đúng là đáng được chú ý. Liệu các bạn có biết rằng ý thức của chúng ta không nhận thức được ngay lập tức nhưng lại thực hiện được hàng loạt tổng hợp phức tạp, và thông qua các mặt cắt liên tiếp để làm hiện ra ở các giác quan của chúng ta những sự vật khác nhau, ví dụ như con mèo, cái chổi hay cáivỉ ruồi và có Trời mà biết được chúng có ích lợi gì hay không? Hãy thử nhìn con mèo của bạn và tự hỏi cứ như bạn biết được đằng trước, đằng sau, bên dưới và bên trên của nó như thế nào, trong khi hiện tại bạn chỉnhìn thấy nó từ trước mặt. Ý thức của bạn cần phải vừa tổng hợp trong khi bạn không chú ý đến vô số cảm nhận về con mèo dưới tất cả các góc độcó thể, vừa tạo ra được hình ảnh đầy đủ của con mèo mà góc nhìn hiện tại không bao giờ cho bạn thấy rõ. Tương tự như vậy với chiếc vỉ ruồi, bao giờ bạn cũng chỉ nhìn thấy một phía, mặc dù bạn có thể hình dung ra tổng thể của nó trong đầu và thật kỳ diệu, bạn biết mặt kia của nó như thế nào mà không cần phải lật lên.
Người ta cho rằng hiểu biết nàyrất có ích. Người ta không thể tưởng tượng ra Manuela dùng chiếc vỉ ruồi mà ngay lập tức không huy động hiểu biết rằng nó có những mặt cắt khác nhau rất cần thiết để nhận thức về nó. Thế nhưng người ta không tưởng tượng ra Manuela dùng chiếc vỉ ruồi chỉ đơn giản vì không bao giờ có ruồi trong căn hộ của những người giàu. Không ruồi, không bệnh tật, không mùi hôi thối, không bí mật gia đình. Ở nhà của người giàu, mọi thứđều sạch sẽ, nhẵn nhụi, an toàn và do đó được bảo vệ khỏi quyền năng bạo ngược của những chiếc vỉ ruồi và không bị mất danh dự trước công luận.
Như vậy, hiện tượng luận là màn độc thoại đơn độc và không có hồi kết của ý thức với chính nó, một căn bệnh tự kỷ thuần túy và nặngnề mà chưa bao giờ có một con mèo nào thực sự gây khó chịu.
7
Ở miền Nam hợp bang
-Chị đọc gì thế? - Manuela hỏi tôi; cô ấy vừa mới tới, mệt phờ sau khi làm việc ở nhà Quý Bà de Broglie. Tối nay bà ấy mời khách ăn tối và bị lao phổi vì việc đó. Trong lúc nhận bảy hộp trứng cá đen Petrossian từ tay người giao hàng, bà ấy thở như Dark Vador(10).
10. Một nhân vật trong phim Chiến tranh giữa các vì sao.
- Một tuyển tập thơ dân gian, - tôi nói, tôi quyết định từ nay khép hẳn lại chương về Hussel.
Hômnay, Manuela có tâm trạng rất vui, tôi nhận thấy rõ điều này. Cô ấy hàohứng dỡ một cái giỏ nhỏ đầy ắp bánh ngọt vẫn còn đặt trong những chiếc khuôn nướng màu trắng, ngồi xuống, dùng bàn tay xoa nhẵn chiếc khăn trảibàn, khúc dạo đầu của một tuyên bố mà vì nó cô ấy tới đây.
Tôi bày cốc, rồi cũng ngồi xuống và chờ đợi.
- Bà de Broglie không hài lòng với món nấm của bà ấy, - Manuela mở đầu.
- Thế thì sao? - tôi lịch sự đáp.
-Món nấm ấy không thơm, - Manuela nói tiếp với vẻ mặt không vui, cứ như khuyết điểm đó là sự lăng nhục thậm tệ đối với cá nhân cô.
Chúng tôi tận hưởng thông tin này đúng với giá trị thực của nó và tôi thích thú tưởng tượng ra bà Bernadette de Broglie đứng trong bếp, mặt mũi nhớnnhác, đầu bù tóc rối, cố sức phun lên những câu nấm củ có lỗi một thứ nước cốt được chiết xuất từ loại nấm bầu và nấm mồng gà với hy vọng nực cười nhưng điên rồ rằng rốt cuộc chúng sẽ tỏa được mùi gì đó có thể gợi nhớ đến rừng.
- Còn Neptune đã đái vào chân ông Saint - Nice, - Manuela nói tiếp. - Con chó đáng thương đó đã phải nhịn vài tiếng đồng hồ rồi, đến khi ông ấy bỏ dây dắt ra, nó không thể đợi được nữa, nó đi luôn vào gấu quần của ông ấy.
Neptune là con chó cocker của các gia chủ ở tầng bốn, bên phải. Riêng tầng ba và tầng bốn mỗi tầng được chia làm hai căn hộ (mỗi căn rộng hai trăm mét vuông). Ở tầng hai, có nhà de Broglie, ở tầng năm là nhà Arthens, ở tầng sáu là nhà Josse, còn ởtầng bảy là nhà Pallières. Ở tầng ba có nhà Meurisse và nhà Rosen. Ở tầng bốn có nhà Saint-Nice và nhà Badoise. Neptune là con chó của nhà Badoise, hay đúng hơn là của cô con gái nhà Badoise, hiện đang là sinh viên luật ở Assas và thường tổ chức đua chó cùng với đám bạn bè cũng sở hữu chó cocker và cùng học luật ở Assan.
Tôi rất có cảm tình với Neptune. Vâng, chúng tôi rất quý nhau, chắc chắn là vì có sự đồng cảm nảy sinh từ việc hai bên hiểu tình cảm của nhau ngay lập tức. Neptune cảm nhận được rằng tôi yêu nó; các ý thích khác nhau của nó tôi đều hiểurõ. Điều thú vị là nó vẫn khăng khăng muốn là một con chó, trong khi côchủ lại thích nó biến thành một quý ông lịch sự. Khi ra sân, ở đầu dây,tít tận đầu của chiếc dây dắt bằng da màu vàng hung, nó thèm khát nhìn những vũng nước đầy bùn ở đó. Cô chủ kéo mạnh chiếc đai ở cổ làm cho phần thân sau của nó rơi xuống sát đất, và không kiểu cách gì nữa, nó liếm luôn của quý của mình. Athéna, con chó whippet rất buồn cười của nhà Meurisse, thè lưỡi nhìn nó như nhìn một kẻ tà dâm và vừa bước đi vừathở phì phò, đầu đầy những huyễn tưởng. Điều đặc biệt buồn cười ở giốngchó cocker là khi tâm trạng muốn bông lơn, chúng đu đưa người khi bước đi; có thể nói rằng dưới chân chúng có gắn những chiếc lò xo nhỏ giúp chúng bật lên cao - nhưng rất nhẹ nhàng, không bị nảy lên. Động tác đó cũng tác động lên chân và đôi tai như tàu biển bị lắc lư, và thế là con chó cocker giống như đội một con tàu dễ thương lướt trên mặt đất, mang đến cho khung cảnh đô thị này một nét biển mà tôi rất ưa thích.
Saucùng, Neptune cực kỳ háu ăn, sẵn sàng làm tất cả để có được một mẩu củ cải hay một mẩu bánh mì ỉu. Khi cô chủ đi qua trước gian chứa rác, nó lôi cô như điên về phía đó, thè lưỡi ra, đuôi ngoáy tít. Với Diane Badoise, đó là nỗi thất vọng. Với tâm hồn lịch lãm ấy, dường như con chócủa cô ấy lẽ ra phải giống như những cô gái của xã hội thượng lưu ở Savannah, ở miền Nam hợp bang của nước Mỹ trước chiến tranh, những cô gái chỉ có thể lấy được chồng nếu giả vờ ăn không ngon miệng.
Thay vì như thế, Neptune lại là một tên yankee miền Bắc đói khát.
NHẬT KÝ SỐ 2
VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI
Tranh của Bacon cho con chó cocker
Trongtòa nhà có hai con chó: một con chó cái giống whippet của nhà Meurisse,trông như bộ xương được bao bọc bằng lớp vỏ da màu be, và một con chó đực giống cocker màu hung của Diane Badoise, cô con gái của một luật sư rất nổi, cô con gái tóc vàng mắc bệnh chán ăn, mặc áo choàng hiệu Burberry. Con whippet tên là Athéna, còn con cocker tên là Neptune. Nói như vậy để các bạn hiểu tôi sống trong một tòa nhà như thế nào. Không cónhững cái tên như Kiki hay Rex ở đây. Thế này, hôm qua, ở tiền sảnh, hai con chó vô tình gặp nhau và tôi có cơ hội được thưởng thức một điệu ba lê rất thú vị. Tôi đi ngang qua hai con chó đang hít hít mông nhau. Tôi không biết có phải Neptune bốc mùi thối ở đó không, nhưng Athéna bỗng nhảy về phía sau, còn Neptune lúc đó trông có vẻ như vừa ngửi một bó hoa hồng mà bên trong có lẽ có một miếng bít tết lớn thịt còn đỏ.
Không,điều thú vị nhất là hai người phụ nữ cầm hai sợi dây dắt. Bởi vì ở thành phố, chính con chó giữ chủ bằng dây dắt, mặc dù dường như không aihiểu rằng tự nguyện bận bịu vì con chó, phải cho nó đi dạo mỗi ngày hailần, dù trời mưa, trời gió hay tuyết rơi, tức là tự mình đeo gông vào cổ mình. Tóm lại, Diane Badoise và Anne - Hélène Meurisse (cùng một mẫu người nhưng hơn kém nhau hai mươi lăm tuổi) gặp nhau ở tiền sảnh, mỗi người cầm một sợi dây dắt chó. Trong những trường hợp như vậy, mọi sự diễn ra rất vụng về! Cả hai người cùng vụng về cứ như đang mang chân nhái ở cả tay lẫn chân vì họ không thể làm việc duy nhất nhất có tác dụng trong tình huống này: thừa nhận điều đang diễn ra để có thể ngăn cản nó. Nhưng vì họ làm ra vẻ tin rằng họ đang dẫn những con chó bông lịch sự đi dạo mà không có bất cứ xung năng di chuyển nào, nên họ không thể gào to để lũ chó của mình thôi không ngửi mông đít hay thôi không liếm của quý nữa.
Chuyện xảy ra thế này: Diane Badoise bước ra từ thang máy cùng với Neptune, còn Anne-Hélène Meurisse đứng chờ ngay trướcthang máy cùng với Athéna. Có thể nói là họ cùng ném hai con chó vào nhau, và đương nhiên là chúng không bỏ lỡ cơ hội, Neptunesướng phát điênlên. Bước ra bình thản từ thang máy và mũi chạm vào mông của Athéna, chuyện này không phải ngày nào cũng diễn ra. Từ bao nhiêu năm nay, chị Colombe thường rót vào đầu chúng tôi từ kairos, một khái niệm Hy Lạp có nghĩa gần giống như “thời điểm thích hợp”, theo chị ấy, đó là cái mà Napoléon biết nắm bắt, bởi vì chị tôi là một chuyên gia về chiến lược quân sự. Tóm lại,kairos là trực cảm về thời điểm. Vâng, tôi có thể nói với các bạn rằng Neptune có đầy đủ kairos trước mũi và nó không trù trừ,nó đã hành sự theo cách cổ xưa: nhảy lên trên. “Ôi trời!” Anne - HélèneMeurisse kêu lên, cứ như chính bà ấy là nạn nhân của việc làm đồi bại này. “Ôi không!” Diane Badoise thốt lên, như thể cô phải chịu toàn bộ nỗi xấu hổ này, mặc dù tôi cá với các bạn một hộp kẹo Michoko rằng trongđầu cô ấy không hề có ý nghĩ nhảy lên mông của Athéna. Và cùng một lúc,mỗi người đều cầm đầu dây kéo con chó của mình ra, nhưng có một vấn đề và chính vấn đề đó đã gây ra một vận động thú vị.
Trên thực tế, Diane lẽ ra phải kéo về phía trên, còn Anne-Hélène phải kéo về phía dướithì mới tách hai con chó ra được, nhưng thay vì làm vậy, họ lại kéo theo chiều ngang, trong khi không gian đằng trước thang máy lại chật hẹp, nên họ va ngay vào một vật cản: một người va vào lưới sắt của thangmáy, còn người kia va vào bức tường bên trái, thế là ngay lập tức Neptune, vốn bị mất cân bằng sau lần kéo đầu tiên, đã lấy lại hơi và bámchặt vào Athéna đang vừa đảo mắt hốt hoảng vừa sủa gào lên. Khi đó, haingười phụ nữ thay đổi chiến thuật bằng cách cố kéo con chó của mình đếnchỗ rộng hơn để dễ bề thực hiện lại các thao tác. Nhưng có một điều khẩn cấp: tất cả mọi người đều biết rằng sẽ đến lúc không thể tách hai con chó ra được. Hai người bèn dùng hết sức để vừa kêu to “Ôi trời ơi Ôitrời ơi” vừa kéo dây, cứ như phẩm hạnh của họ phụ thuộc vào đó. Nhưng trong khi vội vã, Diane Badoise bị trượt nhẹ và bị trật mắt cá chân. Vì thế diễn ra một vận động thú vị: mắt cá chân của cô ấy bị vặn ra phía ngoài và cùng lúc đó cả người cô ấy cũng bị quăng về hướng đó, riêng túmtóc đuôi ngựa lại bay về hướng ngược lại.
Tôi bảo đảm với các bạnrằng trông rất tuyệt: có thể nói đây là một bức tranh của Bacon. Từ baonhiêu năm nay, có một bức tranh của Bacon được đóng khung và treo trongnhà vệ sinh của bố mẹ tôi, tranh vẽ ai đó trong nhà vệ sinh, đúng là như thế, và theo kiểu Bacon, một kiểu bị tra tấn và không được hấp dẫn lắm. Tôi luôn nghĩ rằng bức tranh đó chắc là tác động mạnh lên sự thanh thản của các hành động, nhưng ở đây, ai cũng có nhà vệ sinh của riêng mình, vì thế tôi không bao giờ than vãn. Nhưng khi Diane Badoise bị sai khớp vì trẹo mắt cá chân, làm cho đầu gối, cánh tay và đầu tạo thành những góc rất kỳ dị, lại thêm túm tóc đuôi ngựa nằm theo chiều ngang, tôi nghĩ ngay đến bức tranh của Bacon. Trong một khoảnh khắc rất ngắn, cô gái giống như một con rối bị bẻ khớp, làm cho thân người bị vặn hẳn đi, và chỉ trong một vài phần nghìn của giây thôi (sự việc diễn ra rất nhanh, nhưng vì bây giờ tôi rất chú ý tới các vận động của cơ thể, nên tôi nhìn thấy động tác này như trong phim quay chậm), Diane Badoise giống như một nhân vật trong nhà vệ sinh ngần ấy năm chỉ để giúp tôi đánh giá đúng về vận động kỳ dị này, chỉ là một bước chân thôi. Sau đó, Diane bị ngã lên hai con chó nên đã giải quyết luôn được vấn đề vì khi Athéna ngã lăn ra đất, nó đã thoát khỏi Neptune. Tiếp đó là một tiết mụcba lê phức tạp, Anne-Hélène vừa muốn giúp Diane, vừa muốn giữ con chó của bà ấy cách xa con quái vật tà dâm, còn Neptune hoàn toàn vô cảm với những tiếng kêu và nỗi đau đớn của cô chủ, nó vẫn tiếp tục lôi về hướng miếng bít tết trong bó hoa hồng. Nhưng đúng lúc đó, bà Michel bước ra khỏi phòng trực, còn tôi túm lấy dây dắt Neptune lôi nó ra xa.
Conchó đáng thương vô cùng thất vọng. Đột nhiên, nó ngồi xuống liếm lấy liếm để của quý của mình, cô chủ Diane tội nghiệp càng thêm tuyệt vọng. Bà Michel đã gọi cấp cứu vì mắt cá chân của Diane bắt đầu giống như quả dưa hấu, rồi dẫn Neptune về nhà, còn bà Anne-Hélène Meurisse ở lại cùng với Diane. Tôi vừa quay về phòng vừa tự hỏi: ôi, đúng là một bức tranh của Bacon, liệu có đáng không?
Tôi quyết định là không: vì Neptune không chỉ không được thỏa mãn, mà hơn nữa nó còn không được đi dạo.
8
Nhà tiên tri của tầng lớp ưu tú hiện đại
Sángnay, khi nghe đài France Inter, tôi ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng tôi không phải như mình vẫn nghĩ. Cho đến lúc đó, tôi vẫn gán cho thân phận kẻ tự học vô sản của bản thân những lý lẽ của chủ nghĩa chiết trungvăn hóa. Như tôi đã nói, trong cuộc sống của mình, tôi tận dụng mỗi giây phút rảnh rỗi ngoài công việc để đọc sách, xem phim và nghe nhạc. Nhưng tôi cảm thấy niềm hăng say tìm hiểu các đối tượng văn hóa đó trở thành nỗi đau khổ vì thiếu gu trầm trọng, đó chỉ là sự pha trộn thô thiển giữa các tác phẩm đáng kính trọng và những thứ ít giá trị hơn nhiều.
Chắc chắn chủ nghĩa chiết trung của tôi mờ nhạt nhất trong lĩnh vực đọc, mặc dù ở đó các sở thích đa dạng của tôi được thể hiện hếtmức. Tôi đã đọc những tác phẩm về lịch sử, triết học, kinh tế chính trị, xã hội học, tâm lý học, sư phạm, phân tâm học, tất nhiên và trước hết là các tác phẩm văn học. Các lĩnh vực khác hấp dẫn tôi; còn văn học là tất cả cuộc sống của tôi. Con mèo Léon của tôi được đặt tên theo Tolstoi(11). Con mèo trước nó tên là Dongo, theo họ của Fabrice del. Conmèo đầu tiên tên là Karénine, theo họ của Anna, nhưng tôi chỉ gọi nó làKaré vì sợ người ta biết về mình. Ngoài chủ đề không chung thủy trong các tác phẩm của Stendhal, rõ ràng tôi rất thích đọc về nước Nga trước năm 1910, nhưng tôi tự đề cao mình vì đã ngốn hầu hết các tác phẩm đáng kể của văn học thế giới, nếu tính đến cả chuyện tôi là một cô gái nông thôn có triển vọng công danh hơn bình thường đến mức được làm gác cổng tại tòa nhà số 7, phố Grenelle, thì người ta sẽ tin chắc rằng một người như thế mãi mãi tôn thờ Barbara Cartland(12). Tôi thích đọc truyện trinhthám - nhưng tôi xếp những cuốn mình đọc vào hàng văn học cao cấp. Một vài lần, tôi cảm thấy đặc biệt khó chịu khi phải dứt khỏi cuốn truyện của Connelly hay của Mankell(13) vì có tiếng chuông cửa của Bernard Grelier hay của Sabine Pallières. Mối quan tâm của họ chẳng hề tương đồng với những suy nghĩ của Harry Bosch, viên cảnh sát thích nhạc jazz ởSở cảnh sát Los Angeles, nhất là khi họ hỏi tôi:
- Tại sao rác lại bốc mùi ra tận sân?
11.Trong tiếng Pháp, tên của Lev Tolstoi được viết thành Léon Tolstoĩ, còntiểu thuyết “Anna Katerina” được viết thành Anna Karénine.
12. Barbara Cartland (1901 - 2000): nữ nhà văn người Anh nổi tiếng với các tác tiểu thuyết tình cảm.
13.Micheal Connelly và Henning Mankell: hai tiểu thuyết gia trinh thám nổitiếng. Harry Bosch là nhân vật chính trong loạt truyện của Micheal Connelly.
Bernard Grelier và người thừa kế gia sản của một gia đình có truyền thống lâu đời trong ngành ngân hàng có thể cùng quan tâm đến một vài thứ tầm thường và cùng không biết sử dụng lối đảo đại từnhân xưng ra sau động từ mà loại câu hỏi yêu cầu, điều này chiếu vào nhân loại một luồng ánh sáng mới.
Bù lại, trong phần điện ảnh, chủnghĩa chiết trung của tôi lại phát triển mạnh. Tôi thích các phim bom tấn của Mỹ được quảng cáo rầm rộ và các tác phẩm điện ảnh thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của đạo diễn. Thực ra, từ lâu nay tôi xem nhiều phim giải trí của Mỹ và Anh hơn, rừ một vài tác phẩm nghiêm túc với con mắt thẩm mỹ, con mắt say mê và cảm thông của mình, tôi cho rằng vẫn gần với giải trí. Greenaway làm nảy sinh trong tôi niềm cảm phục, hứng thú và cả những cái ngáp nữa, trong khi đó tôi khóc sướt mướt mỗi khi Melly và Mama bước lên cầu thang nhà Butler sau khi Bonnie Blue mất,và tôi coi Blade Runner là một kiệt tác giải trí đẳng cấp cao. Trong một thời gian dài, tôi cho rằng tất yếu là nghệ thuật thứ bảy đẹp, có uyquyền và gây buồn ngủ, còn điện ảnh giải trí thì phù phiếm, mua vui và gây hốt hoảng.
Ví dụ như hôm nay, tôi đứng ngồi không yên vì nóng lòng chờ đợi món quà mà tôi tự tặng cho mình. Đó là kết quả của một sự kiên nhẫn mẫu mực, là sự thỏa mãn đã bị hoãn lại lâu nay cho khát khao được xem lại bộ phim mà tôi xem lần đầu tiên vào dịp Noel năm 1989.
9
Tháng Mười đỏ
Noelnăm 1989, Lucien bị ốm nặng. Mặc dù chưa biết chính xác khi nào cái chết tới, nhưng chúng tôi đều tin rằng nó sắp tới, chúng tôi tự bó chặt bản thân mình và buộc lại với nhau bằng mối liên hệ vô hình đó. Khi bệnhtật bước vào một gia đình, nó không chỉ xâm chiếm một cơ thể, mà còn dệt nên giữa các trái tim một tấm vải ảm đạm để liệm hy vọng. Giống như một sợi tơ nhện quấn quanh các dự định và cả hơi thở của chúng tôi, căn bệnh nuốt dần từng ngày cuộc sống của chúng tôi. Khi từ bên ngoài trở vềnhà, tôi cảm thấy như đi vào một hầm mộ và tôi luôn thấy lạnh, cái lạnhmà không gì có thể làm dịu bớt, đến mức vào những ngày cuối cùng, khi tôi nằm ngủ cạnh Lucien, tôi cảm thấy cơ thể của ông ấy hút hết tất cả hơi ấm mà cơ thể tôi giấu ở đâu đó.
Căn bệnh được chuẩn đoán từ mùa xuân năm 1988, nó gặm nhấm Lucien trong mười bảy tháng và cuối cùng mang ông ấy đi vào đêm trước Noel. Bà cụ mẹ ông Meurisse đã tổ chức quyên góp trong các gia đình sống ở tòa nhà và người ta đặt ở phòng tôi một vòng hoa đẹp, quấn một dải ruy băng không có dòng chữ nào cả. Chỉ một mình bà ấy đến dự đám tang. Đó là một phụ nữ sùng đạo, lạnh lùng và cách biệt, nhưng trong kiểu cách khô khan và hơi cục cằn của bà ấy có cái gì đó chân thật, và khi bà ấy mất sau Lucien một năm, tôi nghĩ rằng đó là một phụ nữ tốt và tôi rất nhớ bà ấy, mặc dù trong mười lăm năm, chúng tôi hầu như không nói với nhau lời nào.
- Bà ấy đã làm hỏng cả cuộc đời của con dâu mình. Cầu cho linh hồn bà ấy được bình yên, đó là một người đàn bà thánh thiện, - Manuela nói thêm thay cho lời điếu văn; cô có mối thù truyền kiếp với vợ ông Meurisse.
Ngoài CornéliaMeurisse, cái mạng che mặt và chuỗi hạt của bà ấy, hình như không một ai thấy căn bệnh của Lucien là điều gì đó đáng quan tâm. Với người giàu,có lẽ bởi cuộc sống của người nghèo đang ít dần đi, thiếu oxy từ tiền và từ tài quan hệ khéo léo nên hình như họ cảm nhận các cảm xúc con người với một cường độ nhẹ hơn và thái độ dửng dưng mạnh mẽ hơn. Vì chúng tôi là những người gác cổng, nên dường như người ta cho rằng cái chết đối với chúng tôi là một điều hiển nhiên trong diễn biến của các sựviệc, trong khi đối với những kẻ giàu có, cái chết lại được khoác lên tấm áo bất công và thảm kịch. Một người gác cổng qua đời, đó là vết lõm nhẹ trong cuộc sống hàng ngày, một sự xác thực sinh học không liên quan đến bất cứ thảm kịch nào, và đối với những người chủ nhà vẫn gặp ông ấy hàng ngày trên cầu thang hay ở cửa phòng thường trực, Lucien là một sự không tồn tại trở về với hư vô và không bao giờ thoát ra khỏi đó được nữa, một con vật chỉ sống nửa quãng đời, không xa hoa, không giả tạo, nên khi chết chắc chắn cũng chỉ phải trải qua một nửa sự phản kháng. Chodù cũng như mọi người, chúng tôi có thể chịu đựng được địa ngục và tráitim thắt lại vì tức giận khi đau khổ phá hỏng sự tồn tại của chúng tôi,thì chúng tôi vẫn phân hủy trong chính bản thân mình, trong mớ hỗn độn của sợ hãi và kinh hoàng mà cái chết đem lại cho mỗi người, không làm sây sát trí óc của ai ở nơi đây.
Một buổi sáng, ba tuần trước Noel, khi đi chợ về cùng với một túi đầy củ cải và phổi cho mèo, tôi thấy Lucien đã mặc quần áo tươm tất và chuẩn bị đi ra ngoài. Ông ấy còn quàng cả khăn và đang đứng chờ tôi. Sau những cuộc đi dạo mệt lử của ôngchồng mà quãng đường từ phòng ngủ đến bếp đủ lấy đi hết sức lực và bao trùm một màu xám đáng sợ, sau hàng tuần liền không thấy ông ấy rời bộ pyjama mà tôi cảm thấy như chính là trang phục của cái chết, nay lại thấy ông ấy với ánh mắt long lanh và nét mặt tươi tắn, cổ áo khoác mùa đông dựng lên đến tận má, đôi má hồng một cách lạ thường, tôi suýt bị choáng.
- Lucien! - tôi thốt lên và định chạy đến đỡ ông ấy, giúp ông ấy ngồi xuống, cởi áo khoác hộ ông ấy, tôi còn biết làm gì nữa, căn bệnh đã dạy tôi những cử chỉ xa lạ và trong thời gian gần đây, đó là những cử chỉ duy nhất mà tôi làm, tôi sẽ đặt túi xuống, ôm chặt ông ấy, đỡ ông ấy và làm mọi việc, nhưng tôi thở dồn dập với cảm giác giãn ra rất lạ trong tim, tôi dừng lại.
- Vừa kịp giờ đấy, - Lucien nói với tôi, - buổi chiếu bắt đầu lúc một giờ.
Trongrạp chiếu phim nóng nực, nước mắt tôi chỉ chực trào ra, tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết. Lần đầu tiên sau nhiều tháng, tôi nắm lấy bàn tay ấm ápcủa ông ấy. Tôi biết rằng một luồng năng lượng ngoài sức tưởng tượng của đã kéo ông ra khỏi giường bệnh, cho ông sức lực để thay quần áo, choông sự khát khao được đi ra ngoài, mong muốn cả hai vợ chồng một lần nữa được chia sẻ với nhau sở thích này, và tôi cũng biết rằng đó là dấu hiệu cho thấy ông ấy không còn sống được lâu nữa, linh cảm trước khi ra đi, nhưng điều đó không quan trọng đối với tôi và tôi chỉ muốn tranh thủnó, tận dụng những khoảnh khắc bị giấu kín dưới bệnh tật, tranh thủ nắmbàn tay ấm áp của ông ấy trong tay mình, tranh thủ tận hưởng những rungđộng của thú vui đối với cả hai chúng tôi vì ơn trời, đó là bộ phim mà chúng tôi có thể cùng chia sẻ cảm xúc.
Tôi nghĩ là ông ấy mất ngaysau đó. Cơ thể ông ấy còn kháng cự được thêm ba tuần nữa, nhưng trí óc đã ra đi sau khi buổi chiếu phim kết thúc, vì ông ấy biết rằng như thế tốt hơn, vì ông ấy đã nói vĩnh biệt tôi trong bóng tối của rạp chiếu phim, không tiếc nuối quá xót xa, vì như thế ông ấy đã tìm thấy sự bình yên, ông ấy đã luôn tin vào những gì chúng tôi đã nói với nhau mà không cần dùng lời, chỉ cùng nhìn lên màn ảnh đang kể về một câu chuyện.
Tôi chấp nhận.
Chúngtôi ôm nhau lần cuối trong khi xem phim Truy tìm Tháng Mười đỏ. Những ai muốn hiểu nghệ thuật kể chuyện, chỉ cần xem phim đó là đủ; tôi tự hỏitại sao trường đại học cứ phải dạy những nguyên tắc tự sự của Propp, Greimas hay những bài văn chán ngắt khác thay vì đầu tư một phòng chiếu phim. Mở đầu, tình tiết, nhân vật chính, biến cố bất ngờ, tìm kiếm, vai chính và các vai bổ trợ khác: chỉ cần có một Sean Connery mặc đồng phục của thuỷ thủ trên tàu ngầm của Nga và một chiếc tàu bay đặt đúng chỗ.
Thếmà sáng nay, như tôi đã nói, tôi nghe thấy trên đài France Inter rằng việc các khát vọng vươn tới nền văn hoá hợp pháp của tôi bị lây nhiễm những ham muốn đối với nền văn hóa không hợp pháp không phải là nỗi ô nhục của nguồn gốc xuất thân hèn của tôi và của việc tôi đơn độc tiếp cận với ánh sáng của trí óc, mà là một đặc điểm thời nay của các giai cấp thống trị về mặt trí tuệ. Tại sao tôi lại biết điều đó? Từ miệng mộtnhà xã hội học mà tôi khao khát muốn biết liệu bản thân ông ấy có muốn biết rằng một bà gác cổng đi giày vải Scholl vừa mới biến ông ấy thành bức tranh thánh linh thiêng không. Khi nghiên cứu về qui trình phát triển của các sở thích văn hoá của giới trí thức vốn trước kia được đắm mình trong một nền giáo dục cao cấp từ lúc thức dậy đến lúc đi ngủ, còn nay là các cực hổ lốn qua đó ranh giới giữa những nền văn hoá thật và giả bị xoá mờ đến mức không thể cứu vãn nổi, ông ấy miêu tả một người cóbằng thạc sĩ văn học cổ điển đã từng nghe nhạc của Bach, đọc tác phẩm của Mauriac và xem phim điện ảnh nghệ thuật, thì nay lại nghe Haendel vàMC Solaar, đọc Flaubert và John Le Carré, đi xem phim của Visconti và xem phần mới nhất của Die Hard, buổi trưa ăn bánh hamburger, buổi tối ănsashimi.
Thật luôn đáng lo ngại khi phát hiện ra một tập quán xã hội thống trị nơi mà người ta cho rằng nhìn thấy dấu ấn khác biệt của nó. Lo ngại và thậm chí có thể tức giận. Việc tôi, Renée, năm mươi tư tuổi, làm công việc gác cổng và tự học, mặc dù tự giam mình trong một căn phòng nhỏ thích hợp, mặc dù sống tách biệt và sự tách biệt đó lẽ ra phải bảo vệ tôi khỏi những tệ nạn xấu xa của xã hội, và mặc dù bị cách ly một cách đáng xấu hổ và mù quáng với những diễn biến của thế giới rộng lớn mà tôi đang sống, và việc tôi, Renée, là nhân chứng của sự biếnđổi đang khuấy động tầng lớp ưu tú hiện nay - bao gồm những đứa con nhàPallières đang học dự bị đại học sư phạm, chúng đọc sách của Marx và kéo nhau đi xem phim Terminator, hay lũ con gái nhà Badoise học luật ở Assas và khóc thổn thức trước phim Nothing Hill - là một cú sốc mà tôi khó vượt qua được. Bởi vì những ai để ý đến niên đại sẽ thấy rất rõ ràngrằng tôi không bắt chước đám thanh niên đó, mà trong các sở thích phongphú của mình, tôi vượt lên trên chúng.
Renée, nhà tiên tri của tầng lớp ưu tú hiện đại.
-Thế đấy, thế đấy, tại sao lại không, - tôi vừa tự nhủ vừa lấy miếng ganbê cho mèo ra khỏi túi, rồi moi từ bên dưới ra hai miếng philê cá hồng gói trong túi nhựa, tôi định đem ướp muối rồi nấu với nước cốt chanh và rau mùi.
Đúng lúc đó thì xảy ra chuyện
SUY NGHĨ SÂU SỐ 4
Hãy chăm sóc
Cây cối
Trẻ em
Nhàtôi có một bà giúp việc đến làm ba giờ mỗi ngày, nhưng mẹ tôi tự tay chăm sóc cây cối. Đó là một tiết mục xiếc không thể tin được. Mẹ có hai bình tưới, một cái đựng nước pha phân bón, một cái đựng nước không có cặn vôi, và một bình phun có thể phun nhiều kiểu khác nhau như phun “mộtđiểm”, phun “mưa” hay phun “mù”. Mỗi buổi sáng, mẹ kiểm tra hai mươi cây xanh trong căn hộ và đưa ra cách chăm sóc thích hợp cho từng cây. Mẹtôi lẩm bẩm đủ thứ và hoàn toàn dửng dưng với phần còn lại của thế giới. Các bạn có thể nói bất cứ điều gì với mẹ tôi trong khi bà chăm sóccây cối, nhưng bà chẳng hề để ý đâu. Ví dụ: “Hôm nay tôi định dùng ma túy và dùng quá liều” câu trả lời là: “Cây cọ bị vàng ở đầu lá, nhiều nước quá, không tốt tí nào.”
Thế là đã có phần mở đầu của một câu mẫu: nếu bạn muốn phí hoài cuộc sống bằng cách không nghe thấy những gì người khác nói với mình, hãy chăm sóc cây xanh. Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đây. Khi mẹ tôi phun nước lên lá cây, tôi nhận thấy rõ niềm hy vọng đang thúc đẩy mẹ. Mẹ tôi nghĩ rằng đó là một dạng thuốc phiện sẽngấm vào cây và cung cấp thứ mà nó cần để phát triển tốt. Với phân bón cũng tương tự như vậy, mẹ tôi vùi những thanh phân bón nhỏ vào trong đất(thực ra là hỗn hợp đất-mùn-cát-bùn mà mẹ tôi đặt hàng riêng cho mỗi cây ở vườn cảnh ở cửa ô Auteuil). Vậy là mẹ tôi nuôi dưỡng cây xanh như đã nuôi dưỡng con cái của mình: nước và phân bón cho cây cọ, quả đậu và vitamin C cho chúng tôi. Đây chính là tâm điểm của câu mẫu: hãy tập trung vào sự vật, hãy cung cấp cho chúng các chất dinh dưỡng ngấm từ ngoài vào trong, và trong khi ngấm vào bên trong, chúng làm cho cây lớn lên và tốt hơn. Một nhát xịt lên lá, thế là cây đã được trang bị để đối mặt với sự tồn tại. Người ta nhìn nó với niềm lo lắng pha lẫn hy vọng, người ta ý thức được về sự mong manh của cuộc sống, lo lắng về các tai nạn có thể xảy ra, nhưng đồng thời cũng thoả mãn vì đã làm được cái cần phải làm, đã hoàn thành vai trò người nuôi dưỡng của mình: người ta cảm thấy yên tâm, được yên tâm, được an toàn trong một thời gian. Theo cách đó, mẹ tôi thấy cuộc sống là một chuỗi các hành động xua đuổi tà ma, cũng vô tác dụng như một nhát xịt, chỉ đem lại ảo tưởng ngắn ngủi về sự bình an.
Sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng ta cùng nhau chia sẻ tình trạng mất an toàn, nếu chúng ta cùng đi vào bên trong chính bản thân mình, để tự nói với mình rằng quả đậu và vitamin C, mặc dù nuôi được loài vật, nhưng không thể cứu vãn được cuộc sống và không nuôi dưỡng được tâm hồn.
10
Một con mèo tên là Grévisse
Chabrot ấn chuông phòng tôi.
Chabrotlà bác sĩ riêng của Pierre Arthens. Đó là một người đã có tuổi, đẹp trai và da luôn rám nắng. Ông ta vặn vẹo mình như một con giun đất trướcmặt Thầy, và trong hai mươi năm, ông ta chưa hề chào tôi hay tỏ vẻ nhìnthấy tôi. Đặt câu hỏi vì sao cái không xuất hiện trong ý thức của nhữngngười khác có thể sẽ là một thí nghiệm hiện tượng luận thú vị. Việc hình ảnh của tôi có thể cũng lúc in trong não của Neptune và không để lại dấu vết trong não của Chabrot đúng là khá hấp dẫn.
Nhưng sáng nay, Chabrot có vẻ không được rám nắng. Hai má ông ấy chảy xệ xuống, bàntay run rẩy, còn mũi thì… ướt. Vâng, ướt. Chabrot, bác sĩ của những người quyền thế lại bị chảy nước mũi. Hơn nữa, ông ấy còn gọi tên tôi.
- Bà Michel.
Cólẽ đây không phải là Chabrot, mà là một dạng người ngoài hành tinh biếnhình có cơ quan tình báo hoạt động không tốt, bởi vì ông Chabrot thật không làm cho đầu mình rắc rối với những thông tin liên quan đến đám người thấp kém vô danh.
- Bà Michel, - người đóng giả Chabrot nhưng không đạt nói tiếp, - bà Michel.
Được, để rồi xem. Tôi tên là bà Michel.
- Một bất hạnh khủng khiếp đã xảy ra, - Mũi Chảy nói. Khỉ thật, thay vì sì mũi ra thì hắn ta lại hít vào.
Thếrồi hắn ta hút rõ mạnh, tống chỗ nước mũi chảy ra về nơi mà tự nó khôngbao giờ tới được, và hành động quá nhanh này buộc tôi phải chứng kiến yết hầu của hắn ta co rút lại để cho nước mũi đi qua. Trông thật ghê tởm, đúng hơn là ngỡ ngàng.
Tôi nhìn bên phải, bên trái hắn ta. Sảnh đang vắng vẻ, không một bóng người. Nếu người ngoài hành tinh này có những ý đồ thù địch, tôi không thể có bất cứ hy vọng gì.
Hắn ta nói tiếp, lại nhắc lại.
- Một bất hạnh khủng khiếp, vâng, một bất hạnh khủng khiếp. Ông Arthens đang hấp hối.
- Hấp hối, - tôi nói, - hấp hối thật sao?
- Đúng là đang hấp hối, bà Michel ạ, đúng là đang hấp hối. Ông ấy chỉ còn sống được bốn mươi tám giờ nữa thôi.
- Nhưng sáng hôm qua tôi còn nhìn thấy ông ấy, ông ấy còn khỏe như vâm! - tôi nói, giọng hốt hoảng.
-Thế đấy, bà ạ, thế đấy. Khi tim nhả ra, cũng như lưỡi dao của máy chém.Buổi sáng, bà còn nhảy như một con dê con, nhưng buổi tối, bà đã ở trong mộ.
- Ông ấy sẽ chết ở nhà, không đến bệnh viện hay sao?
-Ôôôôôi, bà Michel, - Chabrot nói và nhìn tôi với vẻ mặt giống như vẻ mặt của Neptune khi bị dắt dây, - ai mà muốn chết ở bệnh viện cơ chứ?
Lầnđầu tiên sau hai mươi năm, tôi có thiện cảm mơ hồ với Chabrot. Tôi tự nhủ, rốt cuộc ông ta cũng là một con người, và cuối cùng thì tất cả chúng ta đều giống nhau.
- Bà Michel ạ, - Chabrot nói tiếp, còn tôi mệt mỏi vì phải nghe quá nhiều từ “bà Michel” sau hai mươi năm chẳngđược gọi tên, - chắc chắn rất nhiều người sẽ muốn đến gặp Thầy trước… trước. Nhưng ông ấy không muốn tiếp ai cả. Ông ấy chỉ muốn gặp Paul. Bà có thể đuổi khéo những kẻ làm phiền được không?
Tôi mâu thuẫn sâu sắc. Theo thói quen, tôi ghi nhớ rằng người ta chỉ làm ra vẻ nhận ra sự có mặt của tôi để nhờ tôi làm việc gì đó. Nhưng dù sao, tôi nghĩ, đấy làviệc của tôi. Tôi cũng ghi nhận rằng tôi thích cách nói của Chabrot - bà có thể đuổi khéo những kẻ làm phiền được không? - và tôi cảm động vì nó. Cách nói lịch sự kiểu cũ đó làm tôi thích thú. Tôi là nô lệ của ngữ pháp, - tôi thầm nghĩ, - lẽ ra tôi phải đặt tên cho con mèo của mình là Grévisse(14). Ông ta làm tôi khó chịu, nhưng cách nói của ông ta thật khéo làm sao. Rốt cuộc, ai mà muốn chết ở bệnh viện cơ chứ? Ông già đẹp lão đã hỏi như thế. Không ai cả. Không phải Pierre Arthens, không phải là Chabrot, không phải tôi, không phải Lucien. Khi đặt câu hỏi chung chung như thế, Chabrot đã coi tất cả chúng ta là con người.
14.Maurice Grévisse (1895 - 1980): nhà ngữ pháp học người Bỉ, tác giả cuốnLe Bon Usage, cuốn sách ngữ pháp tiếng Pháp nổi tiếng
- Tôi sẽ làm những gì có thể, - tôi đáp, - Nhưng tôi không thể đi theo họ đến tận cầu thang được.
- Không, - ông ta nói, - nhưng bà có thể ngăn cản họ. Bà cứ nói là nhà Thầy đã đóng cửa.
Và ông ta nhìn tôi với ánh mắt rất lạ.
Tôiphải chú ý, cực kỳ chú ý. Thời gian gần đây, tôi đã lơ là. Đã xảy ra vụviệc của thằng bé nhà Pallières, nếu nó thông minh bằng một nửa con bò,thì cái cách thức kỳ cục khi nói về Hệ tư tưởng Đức lẽ ra đã thổi vào tai nó nhiều thứ rắc rối. Thế nhưng vì một ông già cả tin da rám nắng vìtia cực tím sử dụng những cách diễn đạt cũ kỹ, nên tôi xúc động trước ông ta và quên hết tính nghiêm khắc.
Tôi nhấn chìm lại vào trong mắt mình tia sáng vừa mới lóe lên từ đó và lại thể hiện cái nhìn đờ đẫn của một bà gác cổng thực thụ, sẵn sàng làm hết sức mình nhưng lại không đi theo khách đến tận cầu thang.
Vẻ kỳ lạ của Chabrot biến mất.
Để xóa hết mọi dấu vết của những việc làm sai lầm, tôi tự cho phép mình nói sai một chút.
- Đấy là một dạng nhồi máu cơ tim phải không?
- Đúng, - Chabrot đáp, - đúng là nhồi máu cơ tim.
Im lặng.
- Cám ơn, - ông ta nói.
- Không có gì, - tôi đáp rồi đóng cửa lại.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 5
Cuộc sống
Của mọi người
Là nghĩa vụ quân sự
Tôirất tự hào về suy nghĩ sâu này. Chính chị Colombe đã giúp tôi nghĩ ra. Vậy là ít nhất chị ấy cũng một lần có ích trong đời tôi. Tôi đã tưởng rằng mình không thể nói được điều này trước khi chết.
Ngay từ đầu,giữa chị Colombe và tôi đã là chiến tranh, bởi vì với chị ấy, cuộc đời là một trận chiến liên tục trong đó cần phải chiến thắng bằng cách hủy diệt kẻ khác. Chị ấy không thể cảm thấy an toàn khi chưa đè bẹp đối thủ và thu nhỏ lãnh thổ của hắn ta đến mức tối thiểu. Một thế giới trong đó có chỗ dành cho những người khác là một thế giới nguy hiểm theo các tiêuchí chiến binh tồi tệ của chị ấy. Đồng thời, chị ấy cũng cần họ chỉ để làm một nhiệm vụ chính nho nhỏ: cần phải có ai đó thừa nhận sức mạnh củamình. Do đó, chị ấy không chỉ dùng thời giờ của mình để cố đè bẹp tôi bằng mọi cách có thể, mà chị ấy còn muốn tôi nói với chị, trong lúc bị gươm kề cổ, rằng chị là người tốt nhất và tôi yêu chị. Điều đó đã khiến nhiều ngày tôi tức đến phát điên. Một chi tiết nhỏ nữa, vì một lý do bí ẩn, chị Colombe, người vốn không có một chút óc suy xét nào, đã hiểu rằng cái mà tôi sợ nhất trong cuộc sống là tiếng ồn. Tôi nghĩ rằng đó làmột phát hiện vô tình của chị ấy. Chị ấy chẳng bao giờ tự dưng nghĩ rằng ai đó có thể cần đến sự yên tĩnh. Rằng sự yên tĩnh dùng để đi vào nội tâm, rằng yên tĩnh cần cho những người không chỉ quan tâm đến cuộc sống bên ngoài, tôi không nghĩ rằng chị ấy có thể hiểu được điều này, vìnội tâm của chị ấy cũng hỗn độn và ồn ào như ngoài phố xá. Nhưng dù saođi nữa, chị ấy đã hiểu rằng tôi cần yên tĩnh, và không may phòng tôi lại nằm ngay cạnh phòng chị ấy. Thế là suốt cả ngày, chị ấy làm ồn. Chị ấy hét vào điện thoại, mở nhạc ầm ĩ (âm thanh đó thực sự giết chết tôi),chị ấy đóng sầm cửa, chị ấy lớn tiếng bình phẩm tất cả những việc mình làm, kể cả những việc lý thú như chải đầu hay tìm bút chì trong ngăn kéo. Tóm lại, vì chị ấy không thể xâm chiếm gì khác, vì đối với chị ấy, tôi là người không thể tiếp cận được, nên chị ấy xâm chiếm không gian âmthanh của tôi và phá hoại cuộc sống của tôi từ sáng đến tối. Các bạn hãy lưu ý rằng phải có một khái niệm về lãnh thổ vô cùng nghèo nàn mới làm như thế được; tôi chẳng quan tâm đến chỗ ở của mình, chỉ cần được đilại mà không phải vương víu gì trong đầu. Nhưng chị Colombe không hài lòng nếu không biết được sự việc; chị ấy biến nó thành triết học; “Cô emgái đáng ghét của tôi là một con người bé nhỏ không thể chịu đựng nổi và bị suy nhược thần kinh. Nó ghét tất cả những người khác và thích sốngtrong một nghĩa địa, nơi mọi người đều đã chết - còn tôi, bản chất của tôi là cởi mở, vui vẻ và đầy sức sống.” Nếu như đúng là tôi ghét mọi thứ, thì đó là khi người ta biến sự bất lực hay thù địch của mình thành tín điều. Với chị Colombe, tôi thật may mắn.
Nhưng từ vài tháng nay, chị Colombe không hài lòng với vai trò người chị đáng sợ nhất trên thế giới. Chị ấy còn không cần điều này: một bà chị là kẻ thanh trừng hay khiêu khích, và cả cuộc trình diễn một vài đau khổ nhỏ của chị ấy nữa. Từ vài tháng nay, chị Colombe bị hai điều ám ảnh: trật tự và sạch sẽ. Hậu quả thật dễ chịu: từ một bóng ma, tôi trở thành một con bé bẩn thỉu; chị ấy luôn miệng la mắng tôi vì tôi đánh rơi vụn bánh mì trong bếp, hay vì sáng nay trong nhà tắm có một sợi tóc. Điều đó có nghĩa là chị ấy không chỉ buộc tội mình tôi. Tất cả mọi người đều bị quấy rầy từ sáng đến tối vì nhà cửa lộn xộn và vì có vụn bánh mì rơi. Phòng của chị ấy vốn trước kia lộn xộn không thể chịu nổi, nay bỗng sạch như phòng khám: mọi thứ ngăn nắp, không một hạt bụi, các đồ vật đều có chỗ riêng và thật tội nghiệp cho bà Grémond nếu bà ấy không đặt lại chúng đúng y như thế khi dọn dẹp. Có thể nói là giống như bệnh viện. Trong giới hạn, dù cho chị Colombe có trở nên kỳ cục như thế cũng chẳng ảnh hưởng gì đếntôi. Nhưng cái mà tôi không thể chịu được là chị ấy tiếp tục tỏ ra là một cô gái dễ thương. Có vấn đề gì đó, nhưng tất cả mọi người giả vờ không thấy, còn chị Colombe tiếp tục tự cho mình là người duy nhất tronghai chị em sống theo “chủ nghĩa khoái lạc”. Tuy nhiên, tôi đảm bảo với các bạn rằng chẳng có tí gì khoái lạc cả khi ngày tắm ba lần và sáu gáo như một kẻ tâm thần chỉ vì các đèn ở đầu giường đã xê dịch ba xăngtimét.
Vấnđề của chị Colombe là gì? Tôi không biết gì cả. Có lẽ vì muốn đè bẹp tất cả mọi người, nên chị ấy biến mình thành người lính luôn ngăn nắp vàsạch sẽ như trong quân đội. Người lính luôn ngăn nắp và sạch sẽ, điều này đã rõ. Cần phải như thế để chiến đấu chống lại sự lộn xộn của của trận chiến, sự bẩn thỉu của chiến tranh và tất cả những con người nhỏ bémà nó bỏ lại phía sau. Nhưng tôi tự hỏi thực ra chị Colombe có phải là một trường hợp trầm trọng cho thấy rõ chuẩn mực hay không. Có phải tất cả chúng ta không coi cuộc sống như nghĩa vụ quân sự không? Bằng cách làm điều mà mình có thể làm trong khi chờ đợi ngày giải ngũ hay chờ trậnđánh? Một số người cọ rửa phòng ở, một số người khác trốn tránh nhiệm vụ, chơi bài, buôn lậu, dùng các thủ đoạn. Các sĩ quan ra lệnh, lính tráng tuân theo, nhưng không một ai bị lừa gạt bởi vở kịch được giữ kín:một buổi sáng nào đó, ai cũng phải đi tới chỗ chết, sĩ quan cũng như lính trơn, kẻ đần độn cũng như kẻ láu cá từng buôn lậu thuốc lá hay giấyvệ sinh.
Qua đây, tôi đưa ra cho các bạn giả thiết về tâm thần học cơ bản: bên trong chị Colombe quá hỗn độn, vừa trống rỗng vừa rối loạn, đến mức chị ấy thử lập trật tự trong chính mình bằng cách sắp xếp và lau chùi nội tâm của mình. Thật buồn cười, đúng không? Đã từ lâu tôi hiểu rằng các nhà tâm thần học là những diễn viên hài, họ cho rằng ẩn dụlà một cái gì đó vô cùng thông thái. Thực ra, nó nằm trong khả năng củabất kỳ học trò lớp sáu nào. Nhưng cần phải nghe các chuyên gia tâm lý bạn của mẹ tôi chế nhạo khi nói về bất cứ trò chơi chữ nào, và cũng cần phải nghe những điều ngu ngốc mà mẹ tôi kể lại, vì mẹ tôi kể với tất cả mọi người về những buổi chữa trị với bác sĩ tâm lý của bà ấy, cứ như bà ấy đi chơi ở Disneyland: trò vui “cuộc sống gia đình của tôi”, cung điệnbăng “cuộc sống của tôi với mẹ”, trò chơi tàu điện mạo hiểm “cuộc sống của tôi khi không có mẹ”, bảo tàng kinh dị “đời sống tình dục của tôi” (nói nhỏ để tôi không nghe thấy), và cuối cùng, đường hầm chết chóc “cuộc đời phụ nữ tiền mãn kinh của tôi”.
Nhưng với tôi, điều tôi thường sợ ở chị Colombe là tôi có cảm tưởng như chị ấy không cảm nhận được gì cả. Tất cả những tình cảm mà chị ấy thể hiện đều là cố ý, giả tạo, đến nỗi tôi phải tự hỏi liệu thực ra chị ấy có cảm thấy gì không. Đôi khi, điều này làm tôi sợ. Có lẽ chị ấy đã hoàn toàn bệnh, có lẽ chị ấy tìm cách bằng bất cứ giá nào để cảm nhận điều gì đó chân thực, vậy nên có lẽ chị ấy sẽ có một hành động điên rồ. Từ đây, tôi nghĩ tới hàng tít lớn trên báo: “Cháy lớn trên phố Grenelle: một cô gái đốt căn hộ củagia đình mình. Khi được hỏi về lý do của hành động này, cô trả lời: tôimuốn thử một cảm xúc.”
Vâng, đúng là tôi nói hơi quá. Và tôi không có đủ căn cứ để nói về chứng điên phóng hỏa. Nhưng trong lúc chờ đợi, khi nghe chị ấy kêu gào sáng nay vì mấy cái lông mèo dính trên áo khoác màu xanh lá cây của chị ấy, tôi tự nhủ: chị đáng thương ơi, trận chiến đã bị thua trước rồi. Chị sẽ khá hơn nếu biết được điều đó.
11
Buồn vì những cuộc nổi dậy của người Mông Cổ
Có tiếng gõ nhẹ vào cửa phòng tôi. Đó là Manuela, bây giờ là giờ nghỉ trong ngày của cô ấy.
-Thầy đang hấp hối, - cô ấy nói nhưng tôi không thể xác định được ý mỉa mai mà có ấy pha trộn với điệu ca ai oán của Chabrot. - Nếu chị không bận, mình sẽ uống trà bây giờ nhé?
Cách kết hợp thoải mái thời củađộng từ, cách dùng thức điều kiện ở thể nghi vấn mà không đảo động từ, cách sử dụng cú pháp tự do vì Manuela chỉ là một phụ nữ Bồ Đào Nha nghèokhổ buộc phải sử dụng ngôn ngữ của nơi sống tha hương, cũng bốc mùi cũ kỹ như những cách nói được kiểm soát của Chabrot.
- Tôi gặp Laura ởcầu thang, - Manuela vừa nói vừa ngồi xuống, đôi lông mày nhíu lại. - Nó lại bám vào tay vịn cứ như đang buồn đi tiểu. Thấy tôi, nó quay đi.
Lauralà con gái thứ hai của nhà Arthens, một cô gái hiền lành nhưng ít được các chàng trai để ý. Cô chị cả Clémence là hiện thân đau đớn của sự tướcđoạt, một cô gái mê đạo sẽ làm khổ chồng con cho đến cuối chuỗi ngày buồn tẻ bằng những buổi lễ, những ngày hội của giáo khu và thú vui thêu dấu nhân. Còn Jean, cậu con trai út, là một con nghiện sống vật vờ. Hồi nhỏ, cậu ta là một thằng bé xinh xắn với đôi mắt tuyệt đẹp thường lẽo đẽo chạy theo bố mình như thể cuộc đời cậu phụ thuộc và việc đó, nhưng khi cậu ta bắt đầu nghiện ngập thì một thay đổi ngoạn mục đã diễn ra: cậu ta không nhúc nhích nữa. Sau quãng tuổi thơ phung phí vào việc chạy theo sau Thượng đế một cách vô ích, những vận động của Jean trở nên vụngvề và từ đó cậu ta di chuyển theo kiểu giật giật, ngày càng dừng lâu hơn ở cầu thang bộ, trước thang máy và trong sân, đến mức đôi khi ngủ quên trên tấm thảm chùi chân của tôi hay trước cửa gian chứa rác. Một hôm, khi Jean đứng đờ đẫn trước bồn hoa hồng và hoa trà lùn, tôi hỏi cậuta có cần giúp đỡ gì không và thầm nghĩ trông cậu ta ngày càng giống Neptune, với những món tóc xoăn không chải xõa xuống thái dương và đôi mắt luôn chảy nước bên trên chiếc mũi ướt và run rẩy.
- Không, không, - cậu ta trả lời tôi, ngắt từ theo nhịp giật của bước chân.
- Cháu có muốn ngồi không? - tôi gợi ý.
- Ngồi ư? - cậu ngạc nhiên nhắc lại. - Không, không, sao lại thế?
- Để nghỉ một chút.
- À vâââââng, - Jean trả lời. - À không, không.
Tôiđể mặc cậu ta với bụi hoa trà và dõi theo cậu từ cửa sổ. Một lúc lâu sau, cậu ta dứt khỏi việc ngắm hoa và chậm chạp quay lại phòng của tôi. Tôi ra mở cửa trước khi cậu ta cố ấn chuông nhưng không ấn được.
-Cháu sẽ đi lại một chút, - Jean nói mà không nhìn tôi, đôi tai hơi rủ về phía trước mặt. Rồi nó gắng hết sức nói: mấy bông hoa kia… là hoa gì ấy nhỉ?
- Hoa trà phải không? - tôi ngạc nhiên.
- Hoa trà… - nó chầm chậm nhắc lại, - hoa trà… Vâng, cám ơn bà Michel, - cuối cùng nó nói bằng giọng rắn rỏi đáng ngạc nhiên.
Rồinó quay gót đi. Suốt mấy tuần liền, tôi không nhìn thấy nó, cho đến sáng nay, một buổi sáng tháng Mười một, khi nó đi qua trước phòng tôi, tôi hầu như không nhận ra nó, nó thật tàn tạ. Vâng, suy sụp… Tất cả chúng tôi đều công nhận điều đó. Nhưng một chàng trai trẻ sớm đi tới điểm mà từ đó cậu ta không thể đứng dậy được nữa, và sự suy sụp quá rõ ràng, quá nhanh chóng khiến trái tim tôi thắt lại vì thương hại. Jean Arthens chỉ còn là một thân hình khốn khổ lê bước trong cuộc đời mong manh. Tôi kinh hãi tự hỏi không biết nó có làm được những động tác đơn giản để gọi thang máy không, đúng lúc đó Bernard Grelier đột nhiên xuất hiện, giữ lấy nó và nhấc bổng nó lên như nhấc một chiếc lông gà, vì thế tôi không cần giúp nó nữa. Tôi thoáng thấy người đàn ông đứng tuổi đầu óc chậm chạp đó bế trong tay thân hình bị hủy hoại của đứa trẻ, rồi họ biến mất trên cầu thang.
- Nhưng Clémence sẽ đến đấy, - Manuela nói; thật kỳ cục, cô ấy luôn theo sát dòng suy nghĩ thầm của tôi.
- Chabrot đã yêu cầu tôi bảo nó quay về, - tôi trầm ngâm trả lời. - Ông ấy chỉ muốn gặp Paul thôi.
- Vì buồn quá nên bà nam tước đã xì mũi vào chiếc khăn lau bát, - Manuela nói thêm về Violette Grelier.
Tôikhông ngạc nhiên. Vào thời điểm kết thúc mọi chuyện, tốt nhất sự thật phải được nói ra. Violette Grelier là khăn lau bát, cũng như Pierre Arthens là khăn lụa, và mỗi người đối mặt với nó mà không còn lối thoát nữa, và kết cục vẫn phải là bản chất sâu xa của mình, cho dù có muốn tự ru mình bằng một ảo tưởng nào đó. Ở đây, cận kề sự giàu sang không làm cho người ta trở nên giàu sang, cũng như việc sống cạnh người khỏe khôngđem lại sức khỏe cho người ốm.
Tôi rót trà rồi chúng tôi cùng uống trong im lặng. Chúng tôi chưa bao giờ uống trà cùng nhau vào buổi sáng, và thay đổi thói quen uống trà lâu nay đem lại cho chúng tôi một vị rất lạ.
- Thật dễ chịu, - Manuela thì thầm.
Vâng, thật dễchịu vì chúng tôi có được món quà kép, đó là qua việc phá vỡ trật tự các sự việc, thừa nhận sự không thay đổi của một thói quen mà chúng tôi đã cùng tạo ra để rồi hết buổi chiều này sang buổi chiều khác, thói quenđó ăn sâu vào thực tế đến mức trở nên có ý nghĩa và vững chắc, và khi bị thay đổi vào sáng nay, bỗng nhiên nó trở nên hết sức mạnh mẽ - nhưng chúng tôi cũng thưởng thức như thể chúng tôi biến nó từ một thứ rượu tiên quý giá trở thành món quà tuyệt diệu trong buổi sáng bất bình thường này, khi những động tác máy móc có một sức sống mới, khi hít, uống, đặt xuống, lại rót, nhấm nháp có nghĩa là được sinh ra một lần nữa. Những khoảnh khắc khi chúng tôi thấy được nền tảng của sự tồn tại của mình qua một thói quen mà chúng tôi lại tiếp tục với nhiều hứng thú hơn khi vi phạm nó, là những chiếc ngoặc đơn thần kỳ để trái tim sát cạnh tâm hồn, bởi vì cho dù chỉ thoáng qua nhưng rất rõ nét, một chút vĩnh cửu chợt tới làm thời gian nhiều thêm. Bên ngoài, thế giới gầm théthay ngủ yên, chiến tranh ác liệt, con người sống và chết, có những dân tộc suy vong, có những dân tộc nổi lên rồi sẽ nhanh chóng bị nuốt chửng,và trong tất cả sự ồn ào và ác liệt đó, trong những phun trào và song đổi lại đó, trong khi thế giới vận động, hừng hực, xé nát và hồi sinh, cuộc sống của con người luôn hối hả.
Vậy thì hãy uống một chén trà.
Giốngnhư Kakuzo Okakura, tác giả của Trà thư, cảm thấy buồn vì cuộc nổi dậy của các bộ tộc Mông Cổ vào thế kỷ mười ba không phải vì nó gây ra chết chóc và đổ nát, mà bởi vì nó đã hủy hoại thành quả quý giá nhất của nền văn hóa Tống, đó là nghệ thuật uống trà, tôi biết rằng trà không phải làloại đồ uống thứ yếu. Khi đã trở thành nghi thức, nó là tâm điểm của khả năng nhìn thấy sự vĩ đại trong những thứ bé nhỏ. Cái đẹp nằm ở đâu? Trong những vật to lớn mà rốt cuộc cũng buộc phải chết như những thứ khác, hay trong những thứ rất nhỏ vốn không có tham vọng gì, nhưng lại biết khảm vào khoảnh khắc một viên ngọc của vô tận?
Vẫn tiếp tục chính xác cùng những động tác đó và cảm nhận giản dị, chân thực và tinh tế, cho phép mỗi người, bằng cách không tốn kém, có thể trở thành một nhà quý tộc về khiếu thưởng thức bởi vì trà là đồ uống của người giàu cũng như của người nghèo, vì thế nghi thức uống trà có khả năng đặc biệtlà đưa vào cuộc sống phi lý của chúng ta một chút hài hòa thanh thản. Vâng, vũ trụ dẫn tới sự trống rỗng, các linh hồn lạc lối khóc cho cái đẹp, những thứ nhỏ nhặt vây quanh chúng ta. Vậy thì hãy uống một chén trà. Yên lặng trở lại, chúng ta nghe thấy tiếng gió thổi bên ngoài, lá cây mùa thu xào xạc bay đi, con mèo ngủ trong ánh sáng ấm áp. Và, trong mỗi ngụm trà, thời gian thăng hoa
SUY NGHĨ SÂU SỐ 6
Bạn xem gì
Bạn đọc gì
Trong bữa sáng
Và tôi biết
Bạn là ai
Sángnào cũng vậy, trong bữa sáng, bố tôi uống một cốc cà phê và đọc báo. Nhiều loại báo, ví dụ như Le Monde, Le Figaro, Libération, và mỗi tuần một lần L’Express, Les Échos, Time Magazine và Courrier international. Nhưng tôi biết rõ là bố tôi thích nhất cốc cà phê đầu tiên cùng tờ Le Monde trước mặt. Ông say sưa đọc trong khoảng nửa giờ. Để có được nửa giờ đó, bố tôi thực sự phải dậy rất sớm vì ông bận suốt cả ngày. Nhưng mỗi buổi sáng, ngay cả khi có buổi làm việc đêm và chỉ được ngủ hai tiếng, ông vẫn dậy lúc sáu giờ và vừa đọc báo, vừa uống một cốc cà phê thật đặc. Mỗi ngày của bố tôi được xây dựng như vậy. Tôi nói “xây dựng” vì tôi nghĩ rằng mỗi lần là một công trình mới, cứ như tất cả bị biến thành tro trong đêm và cần phải làm lại từ con số không. Người ta thấy cuộc sống của bố tôi như thế này trong vũ trụ của chúng ta: cần phải không ngừng xây dựng lại hình ảnh người lớn của bố tôi, đó chính là tập hợp khập khiễng và phù du, rất đỗi mong manh, bao bọc bên ngoài sự thất vọng, và đứng trước gương tự kể cho mình lời nói dối mà mình cần phải tin. Đối với bố tôi, báo chí và cà phê là những chiếc đũa thần biến bố thành con người quan trọng. Hãy nhớ rằng bố tôi rất thỏa mãn với chúng: tôi chưa bao giờ thấy bố mình thanh thản và thư thái đến thế như trước cốc cà phê lúc sáu giờ sáng. Nhưng còn cái giá phải trả! Cái giá phải trả khi người ta còn sống một cuộc sống giả tạo! Khi các mặt nạ rơi xuống, vì xuất hiện khủng hoảng - và nó luôn luôn xuất hiện với mọi người - sự thật vô cùng khủng khiếp! Hãy nhìn ông Arthens, nhà phê bình ẩm thực ở tầng 7, đang hấp hối. Trưa nay, khi đi mua sắm về mẹ tôi lao vào nhà như cơn lốc. Vừa vào đến nhà, mẹ đã vội thông báo: “Pierre Arthens đang hấp hối!” Đó là mẹ thông báo cho Hiến Pháp và tôi. Bấy nhiêu đủ để nói với các bạn rằng câu hỏi đó không hề có hiệu quả. Lúc đótóc tai mẹ tôi hơi rối, vẻ mặt thất vọng. Tối nay, khi bố tôi vừa về đến nhà, mẹ tôi vội lao ra để thông báo chuyện này. Bố có vẻ ngạc nhiên:“Tim ư? Nhanh thế sao?”
Tôi phải nói rằng ông Arthén là một ngườithực sự độc ác. Bố tôi là một đứa trẻ đóng vai người lớn không mấy kỳ cục. Nhưng ông Arthens… kẻ độc ác hạng nhất. Khi nói độc ác, tôi không định nói là xấu bụng, tàn bạo hay chuyên chế, mặc dù cũng hơi giống như thế. Không, khi nói “là một người thực sự độc ác”, tôi muốn nói rằng đó là một người đã từ bỏ tất cả những gì tốt đẹp trong ông ấy đến mức có cóthể nói đó là một cái xác trong khi ông ấy vẫn còn sống. Bởi vì những kẻ thực sự độc ác căm ghét tất cả mọi người, chắc chắn rồi, nhưng nhất là chính bản thân họ. Các bạn không cảm thấy như thế sao khi ai đó thù hận bản thân anh ta? Điều đó khiến anh ta chết trong khi vẫn còn đang sống, gây tê những tình cảm xấu và cả những tình cảm tốt để không cảm thấy ghê tởm khi là chính mình.
Pierre Arthens chắc chắn là một kẻthực sự độc ác. Người ta nói rằng ông ấy là cha đẻ của ngành phê bình ẩm thực và quán quân trên thế giới về ẩm thực Pháp. Điều này chẳng làm tôi ngạc nhiên. Ý kiến của tôi là: ẩm thực Pháp là một sự đáng thương. Biết bao tài năng, tiền bạc, của cải cho một kết quả nặng nề như thế… Vàcác loại nước xốt, nhân nhỏi và bánh ngọt làm nứt cả bụng! Gu thật tệ… Và nếu không nặng nề, thì lại hết sức kiểu cách: người ta chết vì đói với ba củ cải nhỏ cách điệu và hai con sò Saint- Jacques trong thạch raucâu, đặt trong những chiếc đĩa giả thiết với những nhân viên phục vụ vẻmặt coi như đưa đám. Thứ Bảy, nhà tôi đi ăn ở một nhà hàng rất cao cấp,đó là Napoléo’s Bar. Cả nhà ăn mừng sinh nhật chị Colombe. Chị ấy vẫn yểu điệu chọn món ăn như mọi lần: những món ăn kiêu kỳ với hạt dẻ, thịt cừu với những loại rau thơm không thể đánh vần nổi tên, món kem sabayon với rượu Grand Marnier (kinh hoàng hết cỡ). Kem sabayon là biểu tượng của nền ẩm thực Pháp: một món ăn tưởng là nhẹ nhưng lại rất ngấy. Tôi không ăn món khai vị nào cả (tôi tránh nói với các bạn những nhận xét của chị Colombe về chứng chán ăn của con bé rắc rối là tôi), sau đó, tôiăn món philê cá phèn nấu cà ri giá sáu mươi ba euro (với những miếng bínon và cà rốt giòn thái quân cờ đặt dưới cá), tiếp đó tôi ăn thứ ít dở nhất trong các món, giá ba mươi tư euro: kẹo tan làm từ sôcôla đắng. Tôisẽ nói với các bạn rằng, với giá đó, tôi thích đăng ký ăn cả năm McDo hơn. Ít nhất như thế cũng không kiểu cách gì trong gu tồi cả. Và tôi thậm chí không tô vẽ thêm về phần trang trí của phòng ăn và bàn ăn. Khi người Pháp muốn thoát khỏi truyền thống “Đế chế” với đầy những màn trướng màu đỏ boóc-đô và vàng, họ lại rơi vào phong cách bệnh viện. Người ta ngồi xuống ghế Le Corbusier(15) (mẹ tôi gọi là “de Corbu”), ăn trong đĩa màu trắng hình thù đơn điệu đặc trưng của chủ nghĩa quan liêu xô viết và lau tay trong nhà vệ sinh bằng thứ khăn xốp mịn đến nỗi chẳngthấm được gì.
15. Biệt danh của kiến trúc sư người Pháp gốc Thụy sĩ, ông nổi tiếng với phong cách đơn giản.
Nhữngnét chủ yếu, sự giản dị, không phải như vậy. “Thế thì em muốn ăn gì?” chị Colombe hỏi tôi với vẻ bực tức vì tôi không thể ăn hết được món cá phèn đầu tiên. Tôi không trả lời. Bởi vì tôi không biết. Dù sao tôi cũngchỉ là một đứa con gái nhỏ. Nhưng trong các manga, nhân vật có vẻ ăn theo cách khác. Có vẻ như giản dị, thanh tao, có chừng mực, ngon lành. Người ta ăn như xem một bức tranh đẹp hay như hát trong một dàn hợp xướng hòa hợp. Không nhiều quá, cũng không ít quá: có chừng mực, theo đúng nghĩa tốt đẹp của từ này. Có thể tôi nhầm hoàn toàn; nhưng tôi cảm thấy ẩm thực Pháp già nua và lắm tham vọng, trong khi ẩm thực Nhật có vẻ… vâng, không trẻ cũng không già. Vĩnh cửu và thanh cao.
Tóm lại, ông Arthens đang hấp hối. Tôi tự hỏi ông ta thường làm gì mỗi buổi sáng để trở lại vai diễn kẻ độc ác thực sự của mình. Có lẽ là uống một cốc cà phê đặc và đọc về sự cạnh tranh hay dùng bữa sáng kiểu Mỹ với xúcxích và khoai tây rán. Còn chúng tôi làm gì mỗi buổi sáng? Bố tôi vừa đọc báo vừa uống cà phê, mẹ tôi vừa uống cà phê vừa xem vài cuốn catalogue, chị Colombe vừa uống cà phê vừa nghe đài Frace Inter, còn tôivừa uống sôcôla vừa đọc manga. Trong lúc này đây, tôi đang đọc manga của Taniguchi, một thiên tài dạy cho tôi rất nhiều điều về con người.
Nhưnghôm qua, tôi đã hỏi mẹ liệu tôi có thể uống trà được không. Bà tôi uốngtrà đen trong bữa sáng, loại trà ướp hương cam bergamot. Ngay cả khi tôi không thấy món này khủng khiếp lắm, trà luôn có vẻ tử tế hơn cà phê,thứ đồ uống của kẻ ác. Nhưng tối hôm qua, lúc ở tiệm ăn, mẹ tôi đã gọi một cốc trà nhài và cho tôi nếm thử. Tôi thấy rất ngon, rất “tôi” đến mức sáng nay, tôi đã nói rằng đó là thứ mà từ nay tôi muốn uống trong bữa sáng. Mẹ nhìn tôi rất lạ (về “chưa hết thuốc ngủ”) rồi nói “được, được, rận con của mẹ, giờ thì con lớn thật rồi.”
Trà và manga đối lại với cà phê và báo: phong cách thanh lịch và sảng khoái đối lại với tính hung hăng đáng buồn trong những trò chơi quyền lực của người lớn.
12
Vở kịch ma
Saukhi Manuela đi khỏi, tôi chúi đầu vào đủ loại công việc hấp dẫn: dọn dẹp, lau sảnh, mang thùng rác ra ngoài phố, lượm tờ rơi, tưới hoa, chuẩnbị đồ ăn cho mèo (một lát giăm bông với một miếng bì nở to), nấu bữa ăncho chính mình - mì lạnh Trung Quốc nấu với cà chua, rau húng và pho mát parmesan -, đọc báo, lui về phòng riêng để đọc một cuốn tiểu thuyết Đan Mạch rất hay, theo dõi khủng hoảng trong sảnh vì Lotte, cô cháu gái nhà Arthens, con gái lớn của Clémence, đang khóc trước cửa phòng tôi, nhưng ông ngoại không muốn gặp nó.
Lúc hai mốt giờ, tôi kết thúc công việc và bỗng cảm thấy mình già nua và suy sụp. Cái chết không làm tôi sợ, huống chi là cái chết của Pierre Arthens, nhưng chính chờ đợi mới là điều không thể chịu đựng, sự ngừng lại trống rỗng của bước chân qua đó chúng ta cảm nhận được rằng chiến đấu là vô ích. Tôi ngồi trong bếp, trong im lặng, không có ánh đèn, và tôi nếm thử cảm giác cay đắng của điều phi lý. Đầu óc tôi chầm chậm chuyển dòng. Pierre Arthens... Kẻ chuyên chế tàn nhẫn khát khao hào quang và danh vọng nhưng, bằng ngôn ngữ của mình, vẫn cố gắng theo đuổi đến tận cùng một ảo tưởng không thể nắm bắt được, bị giằng xé giữa khát vọng vươn tới Nghệ thuật và khát khao quyền lực... Cuối cùng, đâu là cái thật? Và đâu là ảo tưởng? Trong quyền lực hay trong Nghệ thuật? Liệu có phải bằng sức mạnh của những lờinói đã thuộc lòng mà chúng ta tâng bốc lên tận mây xanh những sáng tạo của con người, trong khi bằng tội ác của tính kiêu căng hão huyền, chúngta đang tố cáo cơn khát uy quyền đang khuấy động tất cả mọi người - vâng, tất cả, kể cả bà gác cổng đáng thương trong căn phòng chật chội của mình, mặc dù từ bỏ quyền lực hữu hình, nhưng từ bỏ giấc mơ quyền lựctrong tâm trí?
Vậy thì cuộc đời trôi qua như thế nào? Ngày này qua ngày khác, chúng ta dũng cảm cố gắng giữ vai của mình trong vở kịch ma này. Với tư cách là loài linh trưởng, điều cốt yếu trong hoạt động của chúng ta là giữ vững và duy trì lãnh địa của mình, để nó bảo vệ chúng ta và làm chúng ta vui, là trèo lên cao không rơi xuống trên chiếcthang thứ bậc của bộ lạc và là quan hệ xác thịt theo tất cả các cách cóthể - cho dù là thuyền trưởng - vừa vì lạc thú, vừa để sinh ra lũ con cháu đầy triển vọng. Vì thế chúng ta sử dụng đáng kể một phần năng lượngcủa mình để hăm dọa hay quyến rũ, chỉ riêng hai chiến lược này đủ để đảm bảo tìm kiếm lãnh thổ, thứ bậc và tình dục, sự tìm kiếm đó thúc đẩy nỗ lực của chúng ta. Nhưng không có gì giống vậy xuất hiện trong ý thức của chúng ta. Chúng ta nói về tình yêu, về cái thiện và cái ác, về triếthọc và văn minh, và chúng ta bám vào những bức tranh thánh đáng kính đónhư con ve cứng khát máu bám chặt lấy thân con chó to và nóng ẩm.
Thếnhưng đôi khi chúng ta cảm thấy cuộc đời như một vở kịch ma. Như bước ra từ một giấc mơ, chúng ta nhìn nhau hành động và, sững sờ vì nhận thấyhao tổn nhiều sức lực để duy trì những đòi hỏi nguyên thủy của mình, chúng ta ngơ ngác hỏi về cái được gọi là Nghệ thuật. Bỗng nhiên chúng tacảm thấy những cái nhăn mặt và liếc mắt trở nên cực kỳ vô nghĩa, tổ ấm nho nhỏ của chúng ta, kết quả của nợ nần trong hai mươi năm, là một thóiquen man di vô ích, và địa vị trong bậc thang xã hội mà phải khó khăn lắm chúng ta mới đạt được nhưng lại luôn rất mong manh, là sự kiêu căng thô lỗ. Về mặt con cái, chúng ta nhìn nó bằng một con mắt mới và khiếp sợ, bởi vì khi không có lớp vỏ bọc vị tha, hành động sinh sản dường như bị chuyển động mạnh mẽ sang hướng khác. Chỉ còn lại thú vui tình dục, nhưng khi bị kéo vào bể khổ sơ khai, chúng ta bị chao đảo, thể dục khôngtình yêu không nằm trong những bài học mà chúng ta đã thuộc.
Sự vĩnh cửu tuột khỏi chúng ta.
Nhữngngày đó, khi trên bàn thờ của bản chất sâu xa của chúng ta sụp đổ tất cả các tín ngưỡng lãng mạn, chính trị, trí thức, siêu hình và đạo đức mànhiều năm học tập đã cố in sâu trong chúng ta, thì xã hội, lãnh địa có các sóng thứ bậc mạnh xuyên qua, chìm sâu trong sự vô nghĩa. Kẻ giàu và người nghèo, các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu, những người có quyền quyết định, những nô lệ, những người tốt và kẻ xấu, những người sáng tạovà những người làm theo khuôn mẫu, những nhà hoạt động công đoàn và những nhà người theo chủ nghĩa cá nhân, những người tiến bộ và những kẻ bảo thủ, đã ra đi; chỉ còn lại phân bộ người nguyên thủy mà cái nhăn mặthay nụ cười, dáng đi hay đồ trang sức, tiếng nói hay mật mã ghi trên bản đồ gen của loài linh trưởng trung bình, chỉ có nghĩa là: giữ nguyên địa vị của mình hoặc là chết.
Những ngày đó, các bạn cần đến Nghệ thuật một cách vô vọng. Các bạn khao khát đến cháy bỏng được nối đến ảo tưởng tinh thần của mình, các bạn mong muốn đến say mê được cái gì đó cứu khỏi số phận sinh học để thi ca và sự vĩ đại không bị gạt ra khỏi thế giới này.
Vậy thì hãy uống một chén trà hoặc xem một bộ phim của đạo diễn Ozu, để thoát khỏi vòng quay của đua tranh và chiến trận, những thứ vốn là phong tục của riêng chúng ta, loài thống trị, và đem lại cho vở kịch thống thiết này dấu ấn của Nghệ thuật và của những tác phẩm nghệ thuật chủ đạo.
13
Sự vĩnh cửu
Lúchai mốt giờ, tôi cho băng Chị em nhà Munakata, một cuốn phim của Ozu, vào đầu video. Đây là phim thứ mười của Ozu mà tôi xem trong tháng này. Tại sao? Vì Ozu là một vị thần cứu tôi khỏi số phận sinh học.
Tất cả bắt đầu từ việc một hôm, tôi tâm sự với cô thủ thư thấp bé Angèle rằng tôi rất thích những bộ phim đầu tay của Wim Wenders, và cô ấy nói với tôi: À,thế chị đã xem Tokyo-Ga chưa? Và khi đã xem Tokyo-Ga, một phim tài liệu đặc biệt nói về Ozu, đương nhiên người ta sẽ muốn khám pháOzu. Tôi đã khám phá Ozu như thế, lần đầu tiên trong đời, Nghệ thuật điện ảnh khiến tôi cười và khóc như một trò giải trí thực sự.
Tôi cho băng vào rồi rót một chén trà nhài. Thỉnh thoảng, tôi xem lại những cảnh trước nhờ tràng hạt đời thường mà người ta gọi là điều khiển từ xa.
Và đây là một cảnh đặc biệt.
Ngườicha sắp chết - do Chishu Ryu đóng, diễn viên này được Ozu ưa thích và là nhân vật chính trong tác phẩm của ông, một con người tuyệt vời, nổi bật bằng sự nồng nhiệt và nhún nhường - trò chuyện thân mật với cô con gái Setsuko về buổi dạo chơi mới đây của họ ở Kyoto. Họ uống rượu Sakê.
NGƯỜI CHA
Ôi đền thờ Rêu! Ánh sáng càng làm nổi bật rêu.
SETSUKO
Và cả cây hoa trà bên trên nữa.
NGƯỜI CHA
Ôi,con cũng để ý đến nó ư? Đẹp quá! (Ngừng). Ở nước Nhật ngày xưa có nhữngthứ rất đẹp. (Ngừng). Bố thấy quá cực đoan khi tuyên bố tất cả những thứ đó là xấu.
Rồi bộ phim tiếp tục, và ở cuối phim, cảnh cuối cùng diễn ra trong công viên, khi Setsuko, cô con gái lớn, nói chuyện với Mariko, cô em đỏng đảnh của mình.
SETSUKO, khuôn mặt rạng rỡ.
Mariko, nói cho chị biết đi, tại sao núi ở Kyoto lại có màu tím?
MARIKO, tinh nghịch.
Đúng thế. Trông như bánh đậu đỏ azuki ấy.
SETSUKO, cười.
Màu đó thật dễ thương.
Phimnói về tình yêu không thành, hôn nhân sắp đặt, quan hệ dòng tộc, gia tộc, cái chết của người cha, nước Nhật cũ và mới, cả về rượu và sự hung bạo của đàn ông.
Nhưng trên hết phim còn nói về thứ gì đó mà ngườiphương Tây chúng ta không thể nắm bắt, chỉ duy nhất văn hóa Nhật mới làm sáng tỏ được. Tại sao hai cảnh ngắn và không có lời giải thích đó, mặc dù không có lý do trong cốt truyện, lại gây nên cảm xúc mạnh mẽ đến thế và đem lại cho toàn bộ phim một ý nghĩa khó nói thành lời?
Và đây là chìa khóa của phim.
SETSUKO.
Cái mới thực sự là cái không già đi theo thời gian.
Bônghoa trà trên đám rêu ở đền thờ, màu tím của dãy núi ở Kyoto, một chiếc chén bằng sứ màu lam, sắc đẹp thuần khiết hiện ra giữa những đam mê phù phiếm, đó chẳng phải là thứ mà tất cả chúng ta đều khao khát sao? Và thứmà chúng ta, những nền Văn minh phương Tây, không biết đạt tới?
Ngắm nhìn sự vĩnh cửu trong chính vận động của cuộc sống.
NHẬT KÝ SỐ 3
VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI
Đuổi kịp đi chứ!
Cónhững người không có tivi. Họ làm gì nhỉ? Còn tôi ngồi hàng giờ liền trước tivi. Tôi tắt tiếng và xem. Tôi có cảm tưởng như nhìn thấy mọi vậtqua tia X. Trên thực tế, khi tắt tiếng, tức là bạn bỏ đi lớp giấy gói bên ngoài, lớp giấy lụa đẹp đẽ bọc bên ngoài một thứ đồ bẩn thiểu giá hai euro. Nếu bạn xem các phóng sự trong chương trình thời sự trên truyền hình như thế, bạn sẽ thấy: các hình ảnh chẳng có bất cứ liên hệ nào với nhau, thứ duy nhất liên kết chúng là lời bình để biến một chuỗi hình ảnh theo thời gian thành một chuỗi sự kiện thực sự.
Tóm lại, tôi rất mê tivi. Chiều nay, tôi đã xem một vận động thú vị của thế giới:một cuộc thi nhảy cầu. Đúng ra là nhiều cuộc thi. Đó là chương trình phát lại cuộc thi vô địch thế giới môn nhảy cầu. Có phần thi dành cho cánhân với bài thi bắt buộc và bài thi tự do, phần thi dành cho các vận động viên nam hoặc nữ, nhưng tôi đặc biệt quan tâm đến phần thi đôi. Ngoài việc thể hiện trình độ cá nhân với hàng loạt động tác xoáy, salto,lật ngửa, các vận động viên còn phải thực hiện các động tác đó cùng lúcvới nhau. Không phải gần như cùng lúc, không: nhất định phải hoàn toàn cùng lúc, tới một phần nghìn giây.
Buồn cười nhất là khi hình dángcủa các vận động viên khác hẳn nhau: người béo lùn cùng thi với người gầy nhom. Mọi người nghĩ rằng không thể được, về mặt vật lý, họ không thể xuất phát và tới nơi cùng lúc, thế nhưng họ lại làm được đấy các bạnạ. Bài học về sự vật: trong vũ trụ, tất cả đều bù trừ cho nhau. Khi đi chậm hơn, người ta đẩy mạnh hơn. Nhưng tư liệu để tôi viết Nhật ký này là khi hai cô gái Trung Quốc xuất hiện ở cầu xuất phát. Hai nữ thần chântay dài ngoằng với đôi bím tóc đen bóng và có lẽ là hai chị em sinh đôivì họ quá giống nhau, nhưng bình luận viên đã thông báo rõ rằng họ thậmchí không phải là chị em. Tóm lại, họ đứng ở cầu xuất phát và khi đó, tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều làm như tôi: nín thở.
Sau vài động tác lấy đà duyên dáng, hai vận động viên nhảy xuống. Vài tích tắc của giây đầu tiên, rất hoàn hảo. Tôi cảm nhận được sự hoàn hảo trong người mình; dường như đó là việc của “nơron gương”: khi chúng ta nhìn người khác hành động, cùng những nơron mà người đó kích hoạt để phục vụ hành động đó cũng được kích hoạt trong đầu của chúng ta, mặc dù chúng takhông làm gì cả. Làm một vận động viên nhảy cầu mà không phải rời khỏi ghế dài, trong khi miệng vẫn nhai lát khoai tây chiên: chính vì thế mà người ta thích xem thể thao qua tivi. Tóm lại, hai cô gái duyên dáng nhảy xuống. Đầu tiên là ngây ngất. Tiếp đó, thật khủng khiếp! Bỗng nhiênngười ta có cảm tưởng rằng có một sự lệch lạc rất rất rất nhỏ giữa họ. Tôi dán mắt vào tivi, dạ dày thắt lại: không nghi ngờ gì nữa,đã có sự lệch lạc. Tôi biết rằng có vẻ điên rồ khi kể điều này, trong khi động tác nhảy không kéo dài quá ba giây, nên người ta xem tất cả các phần củanó như thế chúng kéo dài cả một thế kỉ. Và đây, đã rõ ràng rồi, người ta không thể không nhận ra được nữa: hai cô gái đã lệch hẳn nhau! Một côchạm nước trước cô kia! Kinh khủng quá!
Tôi liền hét to vào tivi:đuổi kịp đi, đuổi kịp đi chứ! Tôi cảm thấy tức giận không thể tưởng tượng nổi đối với cô gái chậm hơn. Tôi nằm vật xuống ghế, chán chường. Cái gì vậy? Đó là vận động viên của thế giới sao? Một sự lệch lạc vô cùng nhỏ lại làm hỏng mãi mãi khả năng đạt tới sự hoàn thiện ư? Tôi cáu kỉnh trong ít nhất ba mươi phút. Rồi đột nhiên tôi tự hỏi: nhưng tại saongười ta lại muốn cô ấy đuổi kịp cô kia đến thế? Tại sao lại tồi tệ đếnthế khi động tác không đồng thời? Không quá khó để đoán ra: tất cả các sự việc vẫn diễn ra, cho dù chúng ta thiếu một tí chút và chúng mãi mãi bị hỏng... Tất cả những lời mà lẽ ra chúng ta phải nói, những động tác mà đáng ra chúng ta phải làm, những thời cơ sáng chói đã xuất hiện vào một ngày nào đó, nhưng chúng ta không biết nắm bắt lấy và chúng mãi mãi bị chìm sâu trong hư hỏng... Thất bại chỉ do khoảng cách gần bằng ngón tay cái... Nhưng đặc biệt, có một ý nghĩ khác hiện ra trong đầu tôi, nhờcác “nơron gương”. Một ý nghĩ làm tôi lúng túng, và chắc chắn hơi giốngphong cách của Proust (điều này làm tôi bực mình). Liệu văn học có phảilà chiếc tivi mà người ta nhìn vào để kích hoạt các nơron gương và tạo cho mình những cơn rùng mình vì hành động mà không tốn mấy công sức không? Và, nếu tồi tệ hơn nữa, liệu văn học có phải là chiếc tivi chiếu cho người ta xem tất cả những cái mà người ta không đạt được không?
Xinchào vận động viên của thế giới! Lẽ ra đó phải là sự hoàn hảo, nhưng thực tế lại là thảm họa. Lẽ ra nó phải thực sự xảy ra, nhưng thực tế lạivẫn là sự vui sướng được ngoài khác chuyển cho.
Vậy thì tôi hỏi các bạn điều này: tại sao phải ở lại thế giới này?
14
Nước Nhật xưa
Sánghôm sau, Chabrot bấm chuông phòng tôi. Có vẻ như ông ấy đã bình phục, giọng nói không run nữa, mũi khô, da rám nắng. Nhưng trông giống một conma.
- Ông Pierre mất rồi, - ông ấy nói với tôi, giọng lạnh lùng.
- Tôi rất tiếc, - tôi nói.
Tôi thật lòng tiếc cho ông ấy, bởi vì nếu Pierre Arthens không đau ốm nữa, Chabrot cần học cách sống như đang chết.
- Đội tang lễ sắp tới, - Chabrot nói với giọng của hồn ma. - Tôi sẽ rất biết ơn nếu bà vui lòng chỉ cho họ lên căn hộ.
- Tất nhiên rồi, - tôi nói.
- Tôi sẽ quay lại sau hai tiếng nữa, để chăm sóc bà Anna.
Ông ấy thoáng nhìn tôi trong im lặng.
- Cám ơn bà, - ông ấy nói, lần thứ hai trong hai mươi năm.
Tôicố gắng trả lời theo đúng truyền thống của ông tổ nghề gác cổng, nhưng không hiểu tại sao, lời nói không thoát ra được. Có lẽ bởi vì Chabrot sẽkhông đến nữa, vì trước cái chết, đến pháo đài cũng sụp đổ, bởi vì tôi nghĩ tới Lucien, cuối cùng, bởi sự ý nhị không cho phép ngờ vực để khônglàm xúc phạm những người đã khuất.
Vì thế, tôi không nói:
- Không có gì.
Mà nói:
- Ông biết đấy... mọi thứ đều có lúc của nó.
Câunày nghe giống như một câu tục ngữ dân gian, mặc dù đó cũng là lời mà nguyên soái Kutuzov, trong tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, nói với công tước Andrei. Người ta chẳng đã trách cứ tôi khá nhiều, cả vì chiến tranh, cả vì hòa bình... Nhưng mọi thứ đều có lúc của nó... Mọi thứ đều đến đúng lúc của nó cho người nào biết chờ đợi...
Tôi rất muốn trảgiá đắt để đọc câu này trong nguyên bản. Điều luôn làm tôi thích thú trong đoạn này chính là chỗ ngắt, sự cân bằng của chiến tranh và hòa bình, sự tràn lên rồi lại trút xuống trong câu nói, giống như thủy triềutrên bãi cát mang đến rồi lại mang đi sản vật của đại dương. Liệu có phải là sáng tạo của người dịch không, khi tô điểm một văn phong Nga rấtđúng mực - người ta đã trách cứ tôi khá nhiều vì chiến tranh và vì hòa bình - và trong câu nói trơn tru không bị bất cứ một dấu phẩy nào làm ngắt quãng, đưa những suy nghĩ về biển của tôi đến chương về những việc làm ngông cuồng vô căn cứ, hay đó là chính cốt lõi của đoạn văn tuyệt vời mà cho đến tận hôm nay vẫn khiến tôi rơi nước mắt vì sung sướng?
Chabrot khẽ gật đầu rồi quay đi.
Phầncòn lại của buổi sáng trôi đi trong sự rầu rĩ. Tôi không có tí thiện cảm nào với ông Arthens sau khi ông ta mất, nhưng tôi lê bước như một linh hồn bị trừng phạt và tôi không thể nào đọc được. Chiếc ngoặc đơn sung sướng đã mở ra trong sự sống sượng của thế giới nhờ cây hoa trà trên đám rêu của đền thờ nay đóng lại một cách vô vọng và màu đen của tất cả những sự sụp đổ đó đã gặm nhấm trái tim cay đắng của tôi.
Khiđó, nước Nhật xưa xen vào. Từ một căn hộ trên cao vọng xuống một giai điệu rõ nét, trong sáng và vui tươi. Ai đó đang chơi một bản nhạc cổ điển trên đàn dương cầm. Ôi, giờ phút ngọt ngào không báo trước xé tan tấm màn sầu muộn... Trong một phần nhỏ của sự vĩnh cửu, mọi thứ đều biếnđổi và thay đổi hình dạng. Một đoạn nhạc trích từ một bản nhạc không quen, một chút hoàn hảo trong dòng chảy của những thứ gắn với con người -tôi hơi cúi đầu, tôi nghĩ tới cây hoa trà trên đám rêu của đền thờ, nghĩ đến một chén trà trong khi bên ngoài, gió vuốt ve tán lá, cuộc sốngtrốn chạy bỗng đông cứng lại thành một thứ châu báu không có ngày mai, cũng không có dự định, số phận con người được cứu thoát khỏi chuỗi ngày ảm đạm, cuối cùng đã tỏa sáng và, vượt lên trên thời gian, khiến trái tim bình lặng của tôi rạo rực.
15
Nghĩa vụ của người giàu
Vănminh, đó là bạo lực được chế ngự, là chiến thắng luôn luôn chưa trọn vẹn trước tính hung hăng của động vật linh trưởng. Bởi vì chúng ta đã làđộng vật linh trưởng, chúng ta vẫn mãi là động vật linh trưởng, bất kể cây hoa trà trên rêu mà chúng ta học cách thưởng thức. Đó là tất cả chứcnăng của giáo dục. Giáo dục là gì? Là không mệt mỏi đưa những cây hoa trà trên rêu như lối thoát cho xung năng của loài, vì xung năng không bao giờ ngừng là liên tục đe dọa tính cân bằng mong manh của sự sống sót.
Tôi rất hoa trà trên rêu. Không gì khác có thể giải thích lốisống ẩn cư của tôi trong căn phòng âm u này. Từ những năm đầu đời, tôi đã tin chắc vào tính hão huyền của tồn tại của mình. Lẽ ra tôi có thể lựa chọn cách nổi loạn, và có trời chứng giám cho số phận bất công của tôi, tôi đã có thể sử dụng những nguồn bạo lực trong chính hoàn cảnh củachúng tôi. Nhưng trường học đã biến tôi thành một tâm hồn mà sự trống rỗng của số phận chỉ dẫn tới việc từ bỏ và tự giam mình. Nỗi thán phục kinh ngạc khi được sinh ra lần thứ hai đã chuẩn bị trong tôi mảnh đất của sự tự chủ mang tính xung năng; vì trường học đã làm cho tôi lại đượcsinh ra, nhờ thế mà tôi được an ủi và thế là tôi thuận theo ý muốn của các thầy cô giáo, tôi ngoan ngoãn trở thành một con người văn minh. Thựcra, khi cuộc chiến chống lại tính hung hăng của động vật linh trưởng dùng đến các vũ khí kỳ diệu như sách vở và từ ngữ, mọi việc trở nên dễ dàng và như vậy, tôi đã trở thành một con người được giáo dục, lấy từ các ký tự sức mạnh để kháng cự lại bản chất riêng của mình.
Cho nên tôi quá đỗi bất ngờ về phản ứng của bản thân khi Antoine Pallières hống hách bấm chuông phòng tôi ba lần, rồi không thèm chào tôi, nó liếngthoắng kể cho tôi nghe chuyện chiếc ván trượt patin của nó biến mất, tôi đã đóng sập cửa ngay trước mũi nó, suýt nữa làm kẹp đuôi con mèo củamình lúc đó đang chạy ra.
Không hoa trà trên rêu tí nào, tôi tự nhủ.
Và vì phải để Léon quay về ổ, tôi lại mở cửa ra ngay sau đóng sập nó.
- Xin lỗi, - tôi nói, - gió mạnh quá.
AntoinePallières nhìn tôi với ánh mắt của kẻ đang tự hỏi liệu có đúng là hắn ta đã nhìn thấy cái mà hắn thấy. Nhưng vì nó được huấn luyện để cho rằngchỉ xảy ra điều phải xảy ra, cũng giống như kẻ giàu tự cho rằng cuộc đời của họ đi theo một luống cày thiên định mà quyền lực của đồng tiền đã xới lên một cách tự nhiên cho họ, nên nó quyết định tin lời tôi. Khả năng chúng ta tự điều khiển mình để không làm lung lay nền tảng của những niềm tin là một hiện tượng hấp dẫn.
- Vâng, dù sao đi nữa, - nó nói, - cháu đến để đưa cho cô cái này, mẹ cháu bảo thế.
Và nó chìa cho tôi một chiếc phong bì màu trắng.
- Cám ơn cháu, - tôi nói, rồi lại sập cửa ngay trước mũi nó.
Giờ đây, tôi đứng ở trong bếp, với chiếc phong bì trên tay.
- Sáng nay ta làm sao thế nhỉ? - tôi hỏi Léon.
Cái chết của Pierre Arthens làm lụi tàn những cây hoa trà của tôi.
Tôimở phong bì và đọc vài chữ viết trên mặt sau của một tấm danh thiếp láng bóng đến nỗi mực không thấm được vào giấy nên hơi nhòe dưới từng chữ cái.
Bà Mitchel,
Bà có thể làm ơn, nhận giúp những túi đồ giặt là
chiều nay không?
Tôi sẽ qua phòng bà lấy chúng vào tối nay.
Cám ơn trước,
Chữ ký nguệch ngoạc.
Tôikhông ngờ đến một trò tấn công xảo trá như thế này. Tôi rùng mình và đổxuống chiếc ghế gần nhất. Tôi tự hỏi không biết mình có hơi điên không.Liệu điều đó có gây ra hiệu ứng như vậy với bạn không, khi nó xảy ra với bạn?
Thế này.
Con mèo ngủ say.
Sau khi đọc câu vănngắn ngủi không đáng kể này, bạn không có bất cứ cảm giác đau đớn nào, bất cứ nỗi đau khổ lớn nào ư? Như thế là chính đáng.
Bây giờ.
Con mèo, ngủ say.
Bà có thể làm ơn, nhận giúp.
Mộtmặt, chúng ta nhận thấy dấu phẩy được sử dụng quá nhiều. Khi được dùng một cách tự do trong ngôn ngữ, mặc dù thông thường người ta không đặt chúng trước một liên từ kết hợp, dấu phẩy làm tôn lên hình thức của câu:
Người ta chẳng đã trách cứ tôi khá nhiều, cả vì chiến tranh, cả vì hòa bình...
Mặtkhác, chúng ta có những lời vớ vẩn của Sabine Pallières trên giấy trắngrất mịn, xuyên thủng câu bằng một dấu phẩy đã biến thành dao găm.
Bà có thể làm ơn, nhận giúp những túi đồ giặt là được không?
SabinePallières đâu phải là một cô hầu gái người Bồ Đào Nha sinh ra dưới gốc cây sung ở Faro, cũng không phải một bà gác cổng vừa mới từ Puteaux tới,hay một người thiểu năng trí tuệ được gia đình của mình dung thứ, với một người như thế tôi hoàn toàn có thể sẵn sàng tha thứ cho việc làm cẩuthả tội lỗi đó. Nhưng Sabine Pallières là một phụ nữ giàu có. Sabine Pallières là vợ của một nhân vật quyền thế trong ngành công nghiệp vũ khí, Sabine Pallières là mẹ của thằng bé ngốc nghếch mặc áo khoác có mũ màu xanh lá thông, thằng bé mà sau hai năm học dự bị và theo học ngành Khoa học-Chính trị, chắc chắn sẽ truyền bá những suy nghĩ nhỏ nhen tầm thường của nó trong một văn phòng cấp bộ của cánh hữu; thêm vào đó, Sabine Pallières là con gái của một mụ già mặc áo măng tô lông thú, thành viên ban đọc duyệt của một nhà xuất bản rất lớn, và thích đeo nhiều đồ trang sức đến nỗi đôi khi tôi cảm thấy như người bà ta bị chùn xuống.
Vì tất cả những lý do đó, tôi không thể tha thứ cho Sabine Pallières được. Những đặc ân của số phận cũng có giá của chúng. Đối với người được cuộc sống khoan dung, tính chính xác bắt buộc trong suy nghĩ về cái đẹp là không thể thương lượng được. Ngôn ngữ - kho báu của con người - và các cách sử dụng nó - công sức của một cộng đồng xã hội - là những tác phẩm thiêng liêng. Cho dù chúng có phát triển cùng với thời gian, biến thái, bị lãng quên rồi lại hồi sinh đi chăng nữa, mặc dù đôi lúc, vi phạm nó lại làm nó phong phú hơn nữa, cũng chẳng thay đổi được gì trong việc để có được quyền chơi chữ và thay đổi với chúng, trước tiên cần phải lệ thuộc hoàn toàn vào chúng. Vì thế, những người may mắn trong xã hội, những người mà số phận loại trừ ra khỏi những lệ thuộc củakiếp nghèo, có sứ mệnh kép là tôn thờ và tôn trọng vẻ đẹp lộng lẫy của ngôn ngữ. Cuối cùng, việc bà Sabine Pallières dùng sai dấu phẩy lại cànglà sự xúc phạm nặng nề hơn nữa vì trong khi đó, các thi sĩ tuyệt diệu sinh ra trong những thùng xe hôi thối hay những khu phố rác rưởi lại tônsung đến mức thần thánh ngôn ngữ, sự tôn sung xuất phát từ cái Đẹp.
Người giàu có nghĩa vụ với cái Đẹp. Nếu không, họ đáng phải chết.
Đúng vào lúc tôi có những suy nghĩ phẫn nộ ấy, ai đó bấm chuông phòng tôi.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 7
Xây dựng
Bạn sống
Bạn chết
Đó là
Hệ quả
Càngngày tôi càng quyết tâm trốn nơi này. Chưa nói đến chuyện tôi tự tử. Các bạn cần phải biết rằng: tôi bị bố mắng một trận vì đã chê trách một trong những khách mời của ông nói sai. Thực ra, đó là bố của anh Tibère.Anh Tibère là bạn của chị tôi. Anh ấy cùng học ở trường Sư phạm với chịấy, nhưng học khoa toán. Khi tôi nghĩ đến chuyện người ta gọi đó là tầng lớp ưu tú... Sự khác biệt duy nhất mà tôi thấy ở chị Columbe, anh Tibère, bạn bè của họ và đám thanh niên “bình dân” là chị tôi và bạn bè của chị ấy ngốc hơn. Họ uống rượu, họ hút thuốc phì phèo, họ nói như trong các cư xá và họ nói với nhau những câu kiểu như: “Hollande đã bắn Fabius bằng cuộc trưng cầu dân ý, các cậu thấy đấy, lão ấy đúng là kẻ sát nhân” (xác thực) hoặc: “Tất cả các giám đốc nghiên cứu mới được bổ nhiệm trong hai năm gần đây đều là những tên phát xít, cánh hữu kiểm soát, không nên gây rắc rối với người hướng dẫn luận án của mình” (mới tinh hôm qua). Dưới một mức, người ta nghe thấy: “Thực ra, con bé tóc vàng mà J.-B. tán tỉnh nghiên cứu về nước Anh, tóc vàng đấy” (cũng mới hôm qua) và trên một mức: “Ông Marian giảng quá hay khi ông nói rằng sự tồn tại không phải là biểu hiện đầu tiên của Thượng đế” (cũng hôm qua, ngay sau khi khép lại hồ sơ về cô gái tóc vàng nghiên cứu nước Anh). Cácbạn muốn tôi nghĩ gì về những câu nói này? Câu quá quắt nhất (đúng từngtừ) là: “Không phải vì vô thần nên người ta không có khả năng thấy sức mạnh của bản thể học siêu hình. Đúng, điều quan trọng là sức mạnh của khái niệm, chứ không phải là sự thật. Còn Marian, lão thầy tu đểu đó, lão ấy quả quyết, ừ, được lắm”.
Những viên ngọc trai trắng
Trên tay áo tôi buông xuống khi trái tim vẫn còn tràn đầy
Chúng tôi chia tay
Tôi mang theo chúng
Như một kỉ niệm về em.
(Cổ kim tập)
Tôinhét vào tai mình hai cái nút tai bằng mút màu vàng của mẹ và tôi đọc những bài thơ hokku trong cuốn Tuyển tập thơ cổ Nhật Bản của bố để khôngthấy câu chuyện của những kẻ suy đồi. Sau đó, chỉ còn lại chị Columbe và anh Tibère và hai người gây ra những tiếng động bẩn thỉu trong khi biết rất rõ rằng tôi nghe thấy. Không còn gì tệ hại hơn: anh Tibère ở lại ăn tối vì mẹ tôi đã mời bố mẹ anh ấy. Bố anh Tibère là một nhà sản xuất phim, mẹ anh ấy có một phòng tranh trên bờ sông Seine. Chị Columbe thích bố mẹ anh Tibère đến phát điên, kì nghỉ cuối tuần sau, chị ấy sẽ đi cùng họ đến Venise, thế là thoát nạn, tôi sẽ được yên tĩnh trong ba ngày.
Trong khi ăn tối, bố anh Tibère nói: “Thế nào, chẳng lẽ anh chị không biết gì về cờ vây, một trò chơi tuyệt hay của Nhật Bản, hay sao? Hiện giờ, tôi đang sản xuất bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Thiếunữ đánh cờ vây của Sơn Táp, một trò chơi quá-hay, đó là trò chơi của Nhật Bản tương đương với cờ vua. Đây là lại một phát minh của người Nhật, quá-hay, tôi đảm bảo đấy!” Sau đó ông ta bắt đầu giải thích luật chơi cờ vây. Nhảm nhí. Thứ nhất, chính người Trung Quốc đã phát minh ra cờ vây. Tôi biết điều này vì tôi đã đọc bộ truyện tranh nổi tiếng về cờ vây. Đó là truyện Hikaru No Go. Thứ hai, đó không phải là trò chơi Nhật Bản tương đương với cờ vua. Ngoài việc cũng là một trò chơi trên bàn cờ và hai đối thủ đấu với nhau bằng những quân cờ màu đen và trắng, còn lạihoàn toàn khác nhau như chó khác với mèo. Trong cờ vua, cần phải giết để thắng. Trong cờ vây, cần phải xây dựng để sống. Thứ ba, một vài luật mà ông tôi-là-bố-của-một-thằng-ngốc kể ra là không đúng. Mục tiêu của trò chơi không phải là ăn đối thủ, mà là xây dựng một lãnh địa lớn hơn. Luật bắt quân quy định rằng người ta có thể “tự tử” nhằm mục đích bắt quân của đối phương chứ không phải người ta bị cấm đi đến một nơi mà sẽ tự động bị bắt v.v...
Khi ông tôi-sinh-ra-đời-một-cái-mụn nói: “Hệthống xếp hạng người chơi bắt đầu từ một kyu và tiến lên đến ba mươi kyu, sau đó chuyển sang dan: một dan, hai dan, v.v...” tôi không thể nhịn được nữa, tôi nói: “Không, phải theo một trật tự ngược lại: bắt đầutừ ba mươi kyu và tiến lên đến một.”
Nhưng ông xin-lỗi-tôi-không-biết-mình-đang-làm-gì vẫn ngoan cố với vẻ mặt tức tối:“Không, cô bé ạ, tôi tin chắc rằng mình có lý.” Tôi lắc đầu, trong khi đó, bố tôi nhíu mày nhìn tôi. Điều tồi tệ nhất là tôi được anh Tibère cứu. “Đúng thế, bố ạ, em ấy nói đúng, một kyu là người giỏi nhất.” Anh Tibère học toán, anh ấy chơi cờ vua và cả cờ vây. Tôi chúa ghét ý nghĩ này: đồ đẹp phải thuộc về người đẹp. Nhưng bố của anh Tibère vẫn luôn sai và sau bữa ăn tối, bố tôi đã bực tức nói với tôi: “Nếu con mở mồm rachỉ để cười nhạo khách của bố thì đừng có nói gì nữa.” Đúng ra tôi phảilàm gì? Mở miệng như chị Columbe để nói: “Chương trình của nhà hát Amandiers khiến cháu lung túng quá” trong khi đúng ra chị ấy không thể đọc được một câu thơ của Racine, chứ chưa nói tới việc cảm nhận được vẻ đẹp của nó? Mở miệng để nói như mẹ tôi: “Hình như triển lãm nghệ thuật năm ngoái rất chán” trong khi mẹ tôi có thể tự tử vì đám cây cảnh, nhưnglại để mặc cho bất cứ bức tranh nào của Vermeer cháy rụi? Mở miệng để nói như bố tôi: “Ngoại lệ văn hóa Pháp là một nghịch lý kinh tế,” đúng từng từ mà bố tôi đã nói trong mười sáu bữa ăn tối trước đó? Mở miệng như mẹ của anh Tibère để nói: “Hiện giờ, ở Paris, người ta không còn tìmđược những hàng làm pho mát ngon nữa,” lần này không hề mâu thuẫn với bản chất sâu xa của bà ấy vốn là dân buôn bán ở vùng Auvergne?
Khitôi nghĩ tới cờ vây... Một trò chơi mà mục tiêu là xây dựng lãnh địa, đẹp biết bao. Cũng có thể có những pha chiến đấu, nhưng chúng chỉ là phương tiện để phục vụ mục đích: giữ vững đất đai. Một trong những thànhcông vang dội nhất của trò chơi cờ vây, đó là nó đã chứng minh được rằng để thắng, cần phải sống, nhưng cũng phải để người khác sống. Người nào tham quá đều thua: đó lào một trò chơi tinh tế về sự cân bằng, trongđó cần phải phát huy lợi thế mà không đè bẹp đối phương. Cuối cùng, sống và chết chỉ là hệ quả của quá trình xây dựng tốt hay tồi mà thôi. Đó là lời nói của một trong những nhân vật của Taniguchi: bạn sống, bạn chết, đó là những hệ quả. Đó là một câu tục ngữ của cờ vây và một câu tục ngữ của cuộc đời.
Sống, chết: đó chỉ là hệ quả của cái mà người ta đã xây dựng. Điều quan trọng là phải xây tốt. Thế là tôi tự đặtra cho mình một nhiệm vụ mới. Tôi sẽ ngừng phá hoại, hủy hoại, tôi sẽ bắt tay vào xây dựng. Ngay cả với chị Columbe, tôi sẽ nhìn ra ở chị cái gì đó tích cực. Điều quan trọng là việc người ta làm vào lúc chết, và ngày mười sáu tháng Sáu tới đây, tôi muốn chết trong khi xây dựng.
16
Nỗi khó chịu của Hiến Pháp
Ngườigõ cửa là Olympe Saint-Nice xinh đẹp, con gái của nhà ngoại giao ở tầngba. Tôi rất quý Olympe Saint-Nice. Tôi thấy rằng cần phải có tính cách rất mạnh mới chung sống được với cái tên buồn cười như thế, nhất là khi người ta biết rằng cô gái kém may mắn sẽ là mục tiêu của những kẻ trêu chọc “Này, Olympe, anh có thể trèo lên núi của em được không?” trong suốt thời thiếu niên dài tưởng như vô tận. Hơn nữa, Olympe Saint-Nice rõràng không thích trở thành cái mà việc được sinh ra đời tặng cô. Cô gáinày không khao khát một cuộc hôn nhân giàu có, hay đi tới quyền lực, hay đi theo con đường ngoại giao, chứ nói gì đến nổi danh trong nghệ thuật. Olympe Saint-Nice muốn trở thành bác sĩ thú y.
- Cháu muốn làm việc ở tỉnh lẻ, - một hôm cô ấy tâm sự với chúng tôi như vậy khi chúng tôi nói chuyện về mèo trước cửa phòng tôi. - Ở Paris chỉ có những con thú nhỏ thôi. Cháu thích cả bò và lợn nữa.
Olympe cũng không làm hàng nghìn điệu bộ, giống như một số người sống trong tòa nhà này, để chứng tỏ rằng cô nói chuyện với bà gác cổng vì cô được-giáo-dục-tốt-về-cánh-tả-không-định-kiến. Olympe nói chuyện với tôi vì tôi có một con mèo, con vật gắn kết cả hai chúng tôi vào một cộng đồng cùng sở thích, và tôi đánh giá đúng đắn thái độ này, thái độ khinh thường những rào cản mà xã hội không ngừng đặt ra trên những con đường nực cười của chúng tôi.
- Cháu phải kể cho cô nghe chuyện đã xảy ra với Hiến Pháp mới được, - cô nói với tôi khi tôi mở cửa cho cô.
- Cháu vào đi đã, - tôi nói, - cháu có năm phút không?
Olympekhông chỉ có năm phút mà còn quá đỗi sung sướng khi tìm được một người nói chuyện về mèo và về những chuyện vặt vãnh của chúng đến nỗi cô ấy ở lại hẳn một tiếng đồng hồ, uống năm chén trà liền.
Vâng, tôi thật sự rất yêu quý Olympe Saint-Nice.
HiếnPháp là một con mèo nhỏ xinh xắn của nhà Josse, với bộ lông màu caramel, chiếc mũi hồng dịu, ria mép trắng và gan bàn chân màu tím nhạt,và cũng giống như tất cả những con vật có lông trong tòa nhà, chỉ cần đánh rắm sai lệch thôi, là nó được giao cho Olympe chữa trị. Thế mà con vật vô tích sự nhưng rất hấp dẫn đã ba tuổi này vừa kêu suốt cả đêm, pháhỏng giấc ngủ của các chủ nhân.
- Tại sao thế? - tôi hỏi đúng lúc, bởi vì chúng tôi cùng mải mê với âm mưu tạo một câu chuyện mà mỗi người muốn đóng vai của mình một cách hoàn hảo.
- Viêm bóng đái! - Olympe nói. - Viêm bóng đái!
Olympemới chỉ mười chín tuổi và đang hết sức nóng lòng được vào học ở Trường thú y. Trong khi chờ đợi, cô làm việc liên tục và vừa buồn vừa vui về bệnh tật của những con vật nuôi trong toà nhà, những con duy nhất mà cô có thể đem ra làm thí nghiệm.
Vì thế Olympe thông báo cho tôi kết quả chẩn đoán bệnh viêm bóng đái của Hiến Pháp cứ như nói về một vỉa kim cương.
- Viêm bóng đái! - tôi thốt lên.
-Vâng, viêm bóng đái, - Olympe thì thào, mắt long lanh. - Tội nghiệp cô nàng, nó đái ra khắp nơi và - Olympe lấy hơi trước khi nói điều quan trọng nhất - nước tiểu của nó bị xuất huyết nhẹ!
Trời ơi, sao mà hay thế. Nếu Olympe nói: có máu trong nước đái của nó, thì thật dễ hiểu.Nhưng cô gái ấy xúc động khoác lên mình trang phục của một bác sĩ chữa bệnh cho mèo và cũng đã biết sử dụng thuật ngữ. Tôi luôn vô cùng thích thú khi được nghe nói như vậy. “Nước tiểu của nó bị xuất huyết nhẹ” là một câu có ý nghĩa giải trí đối với tôi, một câu nói nghe sướng tai và gợi nhớ đến một thế giới đặc biệt đã mệt mỏi vì văn học. Cũng chính vì lý do đó mà tôi thích đọc những tờ hướng dẫn sử dụng thuốc để thư giãn với sự chính xác trong thuật ngữ vốn đem lại ảo tưởng về sự chặt chẽ, làm rung động bằng sự đơn giản và gợi đến một chiều không gian-thời giantrong đó thiếu vắng nỗ lực hướng tới cái đẹp, sự đau khổ sáng tạo và khát khao vô tận và vô vọng tới được những chân trời cao cả.
- Có hai nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm bóng đái, - Olympe nói tiếp. - Hoặc là do một mầm nhiễm khuẩn, hoặc là do rối loạn chức năng thận. Cháuđã nắn bóng đái của nó rồi, để kiểm tra xem nó có giống quả cầu không.
- Quả cầu ư? - tôi ngạc nhiên.
-Khi chức năng thận bị rối loạn và con mèo không thể đi tiểu được, thì bóng đái của nó đầy và tạo nên một dạng “quả cầu bóng đái” mà ta có thể cảm thấy được khi sờ nắn bụng nó, - Olympe giải thích. - Nhưng không phải trường hợp này. Con mèo có vẻ không đau khi cháu khám cho nó. Nhưngnó vẫn tiếp tục tè ra khắp nơi.
Tôi nghĩ đến phòng khách của Solange Josse bị biến thành một ổ mèo khổng lồ ngả màu sốt cà chua. Nhưng với Olympe, đó chỉ là những thiệt hại nhỏ.
- Cô Solange đã đem nước tiểu mèo đi phân tích.
HiếnPháp chẳng hề gì. Không có sỏi thận, không có mầm bệnh âm ỉ ẩn trong bóng đái nhỏ bằng hạt lạc của nó, không có vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên,mặc dù đã uống các loại thuốc chống viêm, chống co thắt và kháng sinh, nhưng Hiến Pháp vẫn không đỡ.
- Thế nó bị bệnh gì? - tôi hỏi.
- Cô sẽ không tin cháu đâu, - Olympe nói. - Nó bị viêm khe bóng đái tự phát.
- Trời ơi, nhưng đó là bệnh gì? - tôi hỏi, cảm thấy mình bị cuốn hút.
-Vâng, cũng có thể Hiến Pháp là một con mèo béo mắc chứng cuồng loạn, - Olympe cười trả lời. - Khe, tức là viêm thành bóng đái và tự phát là không có nguyên nhân y học nào. Tóm lại, khi bị stress, nó bị viêm bóng đái. Giống hệt như ở phụ nữ.
- Nhưng vì sao nó lại bị stress? - tôi cao giọng hỏi, bởi nếu Hiến Pháp, một con mèo béo lười biếng chỉ có tác dụng trang trí mà cuộc sống chỉ bị xáo động vì những cuộc thử nghiệmthú y nhân từ là sờ nắn bóng đái, mà còn có lý do để bị stress, thì tấtcả các động vật còn lại sẽ bị nhấn chìm trong nỗi kinh hoàng.
- Bác sĩ thú y nói: chỉ riêng con mèo biết điều đó.
Olympe bĩu môi phản đối.
- Mới đây, chú Paul (Josse) nói rằng do nó quá béo. Ai mà biết được. Nguyên nhân có thể là bất cứ điều gì.
- Người ta chữa bệnh này thế nào?
- Cũng giống như chữa cho người, - Olympe cười. - Người ta cho nó uống thuốc Prozac.
- Không đùa chứ? - tôi nói.
- Không đùa, - con bé đáp.
Tôiđã nói với các bạn rồi. Chúng ta là những con vật, chúng ta vẫn sẽ là những con vật. Việc một con mèo của người giàu cũng mắc những căn bệnh vốn làm đau khổ người phụ nữ văn minh hẳn ko làm người ta kêu gào về việc đối xử thậm tệ với loài mèo hay về việc con người lây bệnh cho một loài gia súc vô tội, mà ngược lại, nó kêu gọi tình đoàn kết sâu sắc giữacác động vật. Chúng ta cùng có những sở thích giống nhau và cùng mắc những bệnh tật giống nhau.
- Dù sao, - Olympe nói với tôi, - việc này khiến cháu sẽ phải suy nghĩ khi chăm sóc cho các con vật mà cháu không quen biết.
Cô bé đứng dậy, ngoan ngoãn xin phép ra về.
- Cảm ơn cô Michel, chỉ với cô cháu mới có thể nói về tất cả những điều đó.
- Không có gì, Olympe, - tôi nói với nó, - cô thích những chuyện thế này.
Khi tôi định đóng cửa, cô bé nói:
- Ồ, cô biết không, bà Anna Arthens sắp bán căn hộ của bà ấy. Cháu hy vọng là những người sắp chuyển đến cũng nuôi mèo.
17
Gà gô
Anna Arthens bán nhà!
- Anna Arthens bán nhà! - tôi nói với Léon.
- Ra thế, - nó đáp, hay ít nhất là tôi có cảm tưởng như vậy.
Tôisống ở đây đã hai mươi bảy năm và từ đó chưa có một căn hộ nào thay đổichủ. Cụ bà Meurisse để lại nhà cho bà Meurisse trẻ và cũng tương tự nhưvậy với nhà Badoise, nhà Josse và nhà Rosen. Gia đình Arthens cũng dọn đến cùng thời với tôi; có thể nói là họ và tôi cùng già đi. Còn nhà de Broglie đã ở đây từ rất lâu và vẫn luôn ở căn hộ đó. Tôi không biết ông Cố vấn bao nhiêu tuổi, nhưng từ khi còn trẻ, trông ông ấy đã già, nên mới xảy ra tình trạng là giờ đây, mặc dù đã rất già, nhưng ông ấy lại vẫn trẻ.
Như vậy, từ khi tôi làm gác cổng ở đây, Anna Arthens là người đầu tiên bán tài sản cho người khác. Thật kỳ lạ, viễn cảnh đó làm tôi lo sợ. Có phải tôi đã quá quen với sự khởi đầu lại vĩnh cửu của cùngmột thứ đến mức viễn cảnh về một thay đổi vẫn đang còn là giả thiết nhấn chìm tôi vào dòng sông thời gian và đưa tôi trở lại với hành trình của nó? Chúng tôi sống mỗi ngày hệt như nó sẽ lại được sinh ra vào ngày mai và tôi cảm thấy nguyên trạng êm ả của toà nhà số 7 phố Grenelle, vốnmỗi sáng lại tiếp nối nhau tưởng chừng mãi mãi, bỗng chốc giống như mộthòn đảo bị bão tố tràn tới.
Đầu óc chao đảo, tôi vớ lấy chiếc túicó tay kéo và bước xiêu vẹo về phía chợ, bỏ mặc Léon đang ngáy khe khẽ ởnhà. Đến góc phố Grenelle và phố Bac, ông Gégène, ông già luôn sống trong thùng các tông cũ, nhìn tôi đi tới như con nhện khổng lồ nhìn con mồi của mình.
- Này, mẹ Michel, bà lại bị mất mèo à? - lão nói với tôi và cười.
Thôithì ít nhất cũng có một thứ không thay đổi. Gégène là một người vô gia cư và từ nhiều năm nay thường sống ở đây vào mùa đông, trong đống thùng các tông rách nát. Ông ta mặc một chiếc áo khoác dài cũ kỹ trông giống như áo của một nhà buôn Nga cuối thế kỷ và cũng như người mặc, nó nhiều tuổi đến mức đáng ngạc nhiên.
- Ông nên đến trung tâm bảo trợ đi, - tôi nói với ông ta như thường lệ, - tối nay trời rét lắm đấy.
- Ah ah, - ông ta kêu the thé, - đến trung tâm ư, tôi rất muốn gặp bà ở đó. Nhưng ở đây thích hơn.
Tôi đi tiếp, rồi do cảm thấy hối hận, tôi quay lại chỗ ông ta.
- Tôi định nói là… ông Arthens đã chết đêm qua.
- Nhà phê bình ư? - ông Gégène hỏi, mắt chợt lanh lẹ, mũi nghếch lên như chó săn đánh hơi thấy gà gô.
- Đúng, đúng là nhà phê bình. Tim ông ấy đột ngột ngừng đập.
- Trời ạ, trời ạ, - ông Gégène xúc động ra mặt.
- Ông có biết ông ấy không? - tôi hỏi cho có chuyện.
- Trời ạ, trời ạ, những người tốt nhất lại cứ phải ra đi trước!
- Ông ấy đã sống một cuộc đời đẹp, - tôi mạo hiểm nói và ngạc nhiên vì câu chuyện quay sang hướng đó.
- Mẹ Michel ạ, - ông Gégène đáp lời, - những người như ông ấy không còn nữa đâu. Ôi chao, tôi sẽ rất nhớ ông ấy đấy.
- Ông ấy đã cho ông cái gì bao giờ chưa, một ít tiền nhân dịp Noel chẳng hạn?
-Không, không một xu nào trong mười năm, bà tưởng gì cơ chứ? Ôi, chẳng có gì phải nói cả, đó là một tính cách đáng kính. Không có nữa đâu, không có nữa đâu.
Vài câu ngắn ngủi đó làm đầu óc tôi rối tinh lên, trên đường đến chợ, ông Gégène choán hết toàn bộ suy nghĩ của tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng người nghèo có tâm hồn cao thượng vì cớ họ nghèo khổ và phải chịu những bất công của cuộc sống. Nhưng ít nhất, tôi tin là họ cùng có chung nỗi hận thù những ông chủ lớn. Ông Gégène đã giúp tôi tỉnh ngộ và dạy cho tôi điều này: nếu có một thứ mà người nghèocăm ghét, thì đó chính là những người nghèo khác.
Suy cho cùng, đó không phải là điều phi lý.
Tôi đi lơ đãng trên đường, tới góc bán pho mát, mua một ít pho mát parmesan cắt lát và một miếng to pho mát soumaintrain.
18
Riabinine
Khilo sợ, tôi thường thu mình ẩn náu. Không cần đi đâu xa, chỉ cần đến vớiký ức văn học của bản thân mình là đủ. Còn có cách giải trí nào thanh cao hơn, bầu bạn nào hấp dẫn hơn, thú vui nào tuyệt vời hơn văn học?
Bỗngdưng tôi dừng chân trước một quầy bán ôliu và nghĩ đến Riabinine. Sao lại là Riabinine? Bởi vì ông Gégène mặc một chiếc áo khoắc đuôi tôm dài cũ kỹ, với hai vạt dài được đính khuy ở rất thấp phía sau, làm tôi nghĩ đến chiếc áo của Riabinine. Trong Anna Karénine, Riabinine, gã lái buôn mặc áo khoắc đuôi tôm dài, đến nhà Lévine, một nhà quý tộc nông thôn, đểký kết việc mua rừng với nhà quý tộc Matxcơva Stépane Oblonski. Gã lái buôn thề với trời đất rằng Oblonski có lãi trong vụ mua bán này, còn Lévine lại buộc tội hắn ta đã lấy mất của bạn mình khu rừng đáng giá gấpba lần. Trước cảnh đó là đoạn đối thoại khi Lévine hỏi Oblonski xem đã đếm số cây trong rừng của mình chưa.
- Sao lại thế, đếm số cây ư? - nhà quý tộc thốt lên, - khác nào đếm cát ở biển!
- Cậu phải biết rằng Riabinine đã đếm hết rồi, - Lévine đập lại.
Tôiđặc biệt thích đoạn này, trước tiên vì nó diễn ra ở Pokrovskoie, một vùng nông thôn Nga. Ôi, nông thôn nước Nga… Nơi đó có nét duyên dáng đặcbiệt của những vùng đất hoang dại nhưng lại gắn với con người bằng mối liên kết với trái đất nơi tất cả chúng ta được sinh ra… Đoạn hay nhất trong Anna Karénine diễn ra ở Pokrovskoie. Lévine rầu rĩ và u sầu cố quên Kitty. Khi đó là mùa xuân, anh ra đồng cắt cỏ với nông dân của mình. Lúc đầu, công việc đó quả là nặng nhọc đối với anh. Một lúc sau, anh reo lên vui mừng khi bác nông dân già trưởng nhóm cho phép nghỉ giảilao. Rồi công việc lại tiếp tục. Lévine một lần nữa kiệt sức, nhưng bácnông dân lại giơ liềm lên lần thứ hai. Giải lao. Rồi nông dân lại tiếp tục làm việc, bốn mươi người cắt các luống cỏ và tiến dần về phía sông, mặt trời đã lên cao. Trời mỗi lúc một nóng, hai cánh tay và vai của Lévine ướt đẫm mồ hôi, nhưng nhờ những lúc nghỉ và làm việc xen kẽ nên các động tác của anh lúc đầu còn vụng về và rã rời, sau dần dần trở nên thành thạo hơn. Bỗng nhiên, một làn nước mát rượi sung sướng tràn xuống lưng anh. Mưa mùa hạ. Dần dà, anh bỏ bớt các vận động xiềng xích của ý chí để bước vào trạng thái nhẹ nhõm, khiến động tác trở nên hoàn hảo nhưcác hoạt động máy móc và có ý thức, không nghĩ ngợi, không tính toán, và chiếc liềm dường như tự điều khiển bản thân nó, còn Lévine thích thú với sự lãng quên này trong vận động, sự lãng quên khiến cho ham muốn làmtrở nên hoàn toàn xa lạ với các nỗ lực của ý chí.
Như vậy, cuộc sống của chúng ta có nhiều lúc hạnh phúc. Trút bỏ gánh nặng của quyết định và mục tiêu, lướt trên mặt biển nội tâm của chính mình, chúng ta nhìn những vận động khác nhau của mình như hành động của một người khác và vẫn khâm phục sự tuyệt vời không chủ tâm của chúng. Còn lý do gì khácđể tôi có thể viết ra đây cuốn nhật ký nực cười của một bà gác cổng đang già đi, nếu bản thân công việc viết lách không phải là nghệ thuật cắt cỏ? Khi các dòng chữ trở thành kết quả sáng tạo của chính chúng, khitôi thấy không biết do sự kỳ diệu nào mà trên giấy hiện ra những câu chữ nằm ngoài ý muốn của tôi, chúng tự ghi lại trên giấy mặc dù tôi không chủ định, chúng cho tôi biết cái mà tôi không biết và cũng không nghĩ là muốn biết, tôi thích thú với ca đẻ không đau đó, với sự hiển nhiên không hề tính toán trước, và một cách không vất vả và cũng không tin chắc, thêm vào đó là niềm hạnh phúc vì những bất ngờ chân thật, tôi vui sướng đi theo ngòi bút dẫn dắt tôi và mang tôi đi.
Thế là hoàntoàn tự nhiên và bằng tố chất của chính bản thân, tôi bắt đầu quên mìnhvà bước vào trạng thái xuất thần, tôi thưởng thức sự thư thái sung sướng của một ý thức chứng kiến.
Cuối cùng, khi bước lên xe ngựa, Riabinine kêu ca không giấu giếm với người chào hàng của mình về cung cách của những nhà quý tộc.
- Còn chuyện mua bán thế nào, thưa ông Mikhail Ignatitch? - anh chàng vui tính hỏi.
- Ổn rồi, ổn rồi!... - nhà buôn đáp.
Chúngta kết luận thật vội vã từ bề ngoài, địa vị đến trí tuệ của con người… Riabinine, kẻ đếm cát biển, diễn viên khéo léo và tên xảo trá cao thủ, không hề bận tâm đến những định kiến của người khác về mình. Vốn là một kẻ thông mình và nghèo khổ, hắn không màng tới vinh quang; hắn chỉ lên đường vì những hứa hẹn về lợi nhuận và viễn cảnh đi cướp đoạt một cách lễ độ các lãnh chúa của cái hệ thống trì trệ khinh bỉ hắn nhưng không biết ngăn hắn lại. Như vậy, tôi, người gác cổng nghèo khổ không bao giờ có cuộc sống xa hoa - nhưng là một dị thường đối với một hệ thống coi đólà nực cười, hệ thống mà tôi vẫn thường chế giễu mỗi ngày trong thâm tâm của tôi, nơi không ai có thể xâm nhập được.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 8
Nếu bạn quên tương lai
Bạn đánh mất
Hiện tại
Hômnay, cả nhà tôi đến Chatou thăm bà nội tôi. Từ hai tuần nay, bà sống trong nhà dưỡng lão. Hôm bà chuyển tới đó, một mình bố tôi đưa bà đi, còn hôm nay, cả nhà tôi cùng tới thăm bà. Bà nội tôi không thể sống một mình trong ngôi nhà rộng lớn ở Chatou được nữa: bà gần như bị mù, mắc bệnh khớp và hầu như không thể bước đi hay cầm cái gì trong tay, do đó bà sợ phải sống một mình. Các con của bà (bố tôi, chú François và cô Laure) đã cố thương lượng việc này với một cô y tá tư, nhưng cô ấy cũng không thể ở cùng bà 24/24 giờ, mà các bà bạn của bà cũng đã sống ở nhà dưỡng lão, nên đây dường như là một giải pháp tốt.
Nhà dưỡng lão của bà tôi đáng để kể đấy. Tôi tự hỏi sẽ tốn bao nhiêu tiền mỗi tháng cho một nơi cao cấp dành cho những người sắp chết như vậy? Căn phòng củabà tôi rộng và sáng sủa, đồ đạc, rèm cửa đẹp đẽ, một phòng khách nhỏ kếbên, và một phòng tắm bên trong có chiếc bồn tắm bằng đá cẩm thạch. Mẹ tôi và chị Colombe trầm trồ trước chiếc bồn tắm đó, cứ làm như bà tôi cóchút mảy may quan tâm đến việc chiếc bồn tắm được làm từ đá cẩm thạch, khi mà các ngón tay của bà đã hóa thành bê tông… Hơn nữa, đá cẩm thạch có gì đẹp đâu. Bố tôi hầu như không nói gì. Tôi biết là bố cảm thấy có tội khi để mẹ đẻ mình sống trong nhà dưỡng lão. “Nhà mình không đưa bà về đấy chứ?” mẹ tôi nói khi cả hai người tưởng rằng tôi không nghe thấy (nhưng tôi nghe thấy tất cả, nhất là những điều không phải dành cho tôi). “không, Solange, chắc chắn là không…” bố trả lời với giọng muốn nói: “Tôi làm ra vẻ nghĩ ngược lại khi nói ‘không, không’ với vẻ mệt mỏivà cam chịu, như một người chồng tốt ngoan ngoãn nghe lời và làm như thế, tôi giữ được vai trò tốt đẹp của mình.” Tôi quá biết cách nói như vậy của bố. Nó có nghĩa là: “Tôi biết là tôi hèn nhưng chẳng ai dám nói với tôi điều đó.” Dĩ nhiên, nó không làm sai câu: “Anh đúng là đồ hèn,” mẹ đã nói thế, tay ném mạnh chiếc khăn lau bát đĩa vào bồn rửa bát. Rất kỳ lạ là mỗi khi tức giận, mẹ tôi cần phải ném thứ gì đó. Có lần, mẹ đã ném cả Hiến Pháp. “Anh cũng chẳng muốn thế hơn tôi,” mẹ nói tiếp trong khi nhặt lấy chiếc khăn lau bát đĩa và khua khua nó ngay trước mũi bố. “Dù sao thì cũng đã quyết định rồi,” bố nói, đó là lời nói của kẻ hèn lũy thừa mười.
Về phần tôi, tôi rất vui vì bà nội không đến sống với chúng tôi. Tuy nhiên, trong căn hộ rộng bốn trăm mét vuông, việc đó cũng không thành vấn đề. Tôi thấy dù sao người già cũng hoàn toàn có quyền được tôn trọng chút ít. Sống trong nhà dưỡng lão chắc chắn là dấu chấm hết cho sự tôn trọng. Khi người ta tới đó, có nghĩa là: “Tôi đã kếtthúc, tôi chẳng là gì nữa, tất cả mọi người, kể cả tôi, chỉ còn chờ đợimột thứ: cái chết, kết cục buồn của sự phiền muộn.” Không, lý do tôi không muốn bà đến sống ở nhà tôi là tôi không yêu bà. Đó là một bà già đáng ghét, thời trẻ cũng là một người độc ác. Thế nhưng tôi thấy đây là một điều hết sức bất công: ví dụ như khi một người thợ lò sưởi tốt tính về già, đó là người vốn chỉ làm điều tốt, đã tạo được tình yêu, cho và nhận tình yêu, tạo dựng được những mối liên hệ nhân văn và nhạy cảm. Vợ ông ta đã mất, con cái của ông nghèo khổ nhưng lại đông con, cần phải nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng. Hơn nữa, họ lại sống ở đầu kia của nước Pháp. Vì thế, các con ông quyết định gửi ông vào nhà dưỡng lão ngay gần nơi ông sinh ra, nhưng họ chỉ có thể đến thăm ông hai lần mỗi năm - một nhà dưỡng lão dành cho người nghèo, mọi người phải sống chung phòng, bữaăn thật kinh tởm, còn đội ngũ phục vụ thì chiến đấu lại với niềm tin vững chắc của chính họ rằng một ngày nào đó sẽ phải chịu chung số phận với những người già ở đó vì đã đối xử tệ với họ. Bây giờ, hãy trở lại với bà tôi. Trong suốt cuộc đời của mình, bà không làm gì khác ngoài mộtchuỗi dài những cuộc đón tiếp, vẻ mặt giả dối, mánh khóe, những món chitiêu phù phiếm và đạo đức giả. Và các bạn hãy suy nghĩ về việc bây giờ bà tôi được quyền sống trong một căn phòng xinh xắn, có phòng khách riêng và ăn món sò Saint-Jacques trong bữa trưa. Liệu cuộc sống cuối đờivô vọng trong căn phòng chung đụng bẩn thỉu có phải là cái giá phải trảcho tình yêu không? Liệu cái bồn tắm bằng đá cẩm thạch trong một căn hộđắt giá đến mức có thể gây sạt nghiệp có phải là phần thưởng cho căn bệnh chán ăn do thiếu cảm xúc không?
Tóm lại, tôi không yêu bà, vàbà cũng chẳng quý tôi lắm. Ngược lại, bà rất yêu chị Colombe vì chị cũng rất yêu bà, có nghĩa là chăm chăm chờ cơ hội được nhận thừa kế với bề ngoài dửng dưng rất chân thực của một đứa cháu gái không-chờ-đợi-thừa-kế. Do đó, tôi nghĩ rằng ngày hôm nay ở Chatou là mộtcông việc bắt buộc không thể chịu nổi, xem này: chị Colombe và mẹ trầm trồ về cái bồn tắm, bố có vẻ thiếu tự nhiên, vài cụ già ốm liệt giường héo hắt mà người ta đưa đi dạo ngoài hành lang với đủ thứ chai lọ truyềnlỉnh kỉnh, một bà dở hơi (“Alzheimer”, theo cách nói uyên bác của chị Colombe - nghiêm túc đấy!) gọi tôi là “Clara xinh đẹp” và rú lên trong hai giây vì muốn gọi con chó của mình ngay lập tức, bà ấy suýt nữa làm chột mắt tôi vì chiếc nhẫn kim cương to đùng, và thậm chí còn cố gắng bỏtrốn! Những người già vẫn còn đi lại được đều đeo một chiếc vòng điện tử ở cổ tay: khi họ cố chạy ra ngoài khuôn viên của nhà dưỡng lão, ngay lập tức sẽ có tiếng chuông báo động ở phòng lễ tân và đám nhân viên sẽ ùa ra ngoài để bắt giữ khi người đó chắc chắn mới chỉ gắng sức chạy đượckhoảng một trăm mét và kiên quyết phản đối rằng mình không phải đang ở trại giam khổ sai, đòi được nói chuyện với giám đốc và làm những điệu bộkỳ cục cho đến khi bị ấn vào xe đẩy. Bà già chạy hết tốc lực đã thay đồsau bữa trưa: bà ấy mặc bộ đồ chạy trốn, một chiếc váy dài in chấm với diềm ở khắp nơi, rất tiện lợi để trèo qua hàng rào. Tóm lại, vào lúc mười bốn giờ, sau chiếc bồn tắm, món sò Saint-Jacques và cuộc đào tẩu ngoạn mục của Edmond Dantès, tôi đủ độ chín để hiểu sự vô vọng.
Nhưngbỗng nhiên, tôi nhớ ra là mình đã quyết định xây dựng chứ không phải phá huỷ. Tôi nhìn quanh để tìm thứ gì đó tích cực và tránh nhìn chị Colombe. Tôi chẳng tìm thấy gì cả. Toàn là những người đang chờ đợi cái chết trong khi chỉ biết làm… Rồi điều kỳ diệu tới, chính chị Colombe đã cho tôi giải pháp, vâng chính chị Colombe. Khi chúng tôi quay về, sau khi đã ôm hôn bà nội và hứa sẽ sớm trở lại, chị tôi nói: “Thế là bà có vẻ sống rất ổn rồi. Phần còn lại… người ta sẽ rất nhanh chóng quên nó ngay thôi.” Đừng bắt bẻ lời nói “rất nhanh chóng”, thế thì nhỏ nhen quá,hãy tập trung vào ý nghĩ: quên nó ngay thôi.
Ngược lại, cần đặc biệt không được quên điều đó. Không được quên những người già thân thể đã loét, những người già rất gần cái chết, thứ mà người trẻ không muốn nghĩ đến (thế là họ giao cho nhà dưỡng lão việc dẫn bố mẹ họ tới đó mà không gây tai tiếng cũng như phiền nhiễu), niềm vui vốn không tồn tại trong những giờ phút cuối cùng mà người ta cần tận hưởng hết mức nhưng lại phải chịu đựng trong phiền muộn, cay đắng và day dứt. Không được quên rằng thân thể đang héo tàn, rằng bạn bè mất đi, rằng tất cả mọi người quên mình, rằng kết cục là cô đơn. Cũng đừng quên rằng những cụ già này từng là thanh niên, rằng thời gian của một cuộc đời là không nghĩa lý gì, người ta hai mươi tuổi hôm nay và sẽ tám mươi tuổi ngày mai. Chị Colombe nghĩ rằng người ta có thể “rất nhanh chóng quên đi” vì viễn cảnh tuổi già vẫn còn quá xa vời với chị, tới mức cứ như nó sẽ không bao giờ đến với chị. Còn tôi, tôi đã sớm hiểu ra rằng cuộc đời trôi qua vô cùng nhanh chóng, khi nhìn những người lớn quanh tôi, rất vội vã, rất căng thẳng vì thời hạn, quá tham lam hiện tại đến mức không nghĩ đến ngày mai… Nhưng nếu người ta sợ ngày hôm sau, là bởi vì người ta không biết xây dựng hiện tại và khi không biết xây dựng hiện tại, người ta đành tự an ủi rằng có thể làm được điều đó ngày mai, nhưng thậttồi tệ vì ngày mai cuối cùng luôn trở thành hôm nay, các bạn thấy không?
Do đó, đặc biệt không được quên tất cả những điều này. Cần phải sống và tin chắc rằng chúng ta sẽ già đi và rằng chuyện đó không hay tí nào, không tốt và cũng không vui vẻ gì. Và tự nhủ rằng hiện tại là quan trọng: hiện tại phải xây dựng cái gì đó, bằng bất cứ giá nào, bằng tất cả sức lực của mình. Luôn luôn nghĩ đến nhà dưỡng lão để vượt qua chính mình mỗi ngày, làm cho điều đó không phai mờ. Từng bước trèo lên đỉnh Everest của chính mình và làm sao để mỗi bước chân là một phần nhỏ của sự vĩnh cửu.
Còn tương lai là để xây dựng hiện tại với những dự định thực sự của người sống
BÀN VỀ NGỮ PHÁP
1
Cực ngắn
Sáng nay, Jacinthe Rosen giới thiệu với tôi chủ nhân mới của căn hộ nhà Arthens.
Ôngấy tên là Kakuro Gì Đó. Tôi nghe không rõ vì bà Rosen lúc nào cũng nói cứ như đang ngậm một con gián trong miệng, và đúng lúc đó lưới sắt của thang máy lại mở cho ông cụ Pallières ăn mặc kiêu kỳ bước ra. Ông ấy chào chúng tôi ngắn gọn rồi bước đi giật giật đúng kiểu một nhà tư bản công nghiệp vội vã.
Người mới dọn đến khoảng sáu mươi tuổi, rất lịch sự và rất Nhật Bản. Ông ấy có dáng người thấp, gầy, mặt nhiều nếp nhăn nhưng rất sáng sủa. Cả người ông ấy toát ra lòng nhân từ, nhưng tôicũng cảm thấy sự quyết đoán, vui vẻ và ý chí.
Hiện tại, ông ấy thản nhiên chịu đựng những lời ba hoa ám thị của Jacinthe Rosen. Có thể nói như một con gà mái đứng trước núi thóc.
- Chào bà, - đó là những lời đầu tiên và duy nhất của ông ấy, nói bằng giọng Pháp chuẩn.
Tôikhoác lên mình lớp vỏ bọc gác cổng nửa đần độn. Đây là một người mới dọn đến mà sức mạnh của thói quen chưa buộc phải tin rằng tôi là người ngớ ngẩn và tôi phải có những cố gắng sư phạm đặc biệt với ông ấy. Do đótôi chỉ dừng lại ở những lời vâng, vâng, vâng của người bị thiểu năng để trả lời những tràng liên thanh hưng phấn của Jacinthe Rosen.
- Bà chỉ khu nhà phụ cho ông Gì Đó (Chou?) nhé.
- Bà có thể giải thích cho ông Gì Đó (Pschou?) cách phân phát thư từ được không?
- Thứ Sáu này sẽ có người đến trang trí nội thất. Bà có thể chờ họ giúp ông Gì Đó (Opchou) từ mười giờ đến mười giờ rưỡi không?
Vân vân.
ÔngGì Đó không hề tỏ vẻ sốt ruột, vẫn lịch sự chờ và nhìn tôi với một nụ cười hiền lành. Tôi cho rằng mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Chỉ cần chờ đến lúc bà Rosen mệt là tôi có thể vào phòng riêng của mình.
Và đây rồi.
- Thảm chùi chân trước của nhà Arthens chưa được giặt. Bà có thể giải quyết cho nó được không? - con gà mái hỏi tôi.
Tại sao vở hài kịch lại cứ phải biến thành bi kịch? Chắc chắn tôi cũng có khi phải dùng đến lỗi, mặc dù như dùng một thứ vũ khí.
-Đó nà một dạng nhồi máu cơ tim phải không? - tôi đã hỏi Chabrot như vậyđể đánh lạc hướng khỏi những kiểu cách nực cuời của mình.
Tôi không nhạy cảm tới mức mất lý trí vì một sai sót nhỏ. Cần nhượng bộ với người khác cái mà mình tự cho phép bản thân; ngoài ra, Jacinthe Rosen vàcon gián trong miệng bà ấy được sinh ra ở Bondy(16) trong một dãy nhà với khoang cầu thang không sạch sẽ gì và tôi sẵn sàng bỏ qua cho bà ấy, điều mà tôi không làm được với bà bà-có-thể-làm-ơn-phẩy-nhận-giúp.
16. Thành phố nằm ở ngoại ô phía Đông Bắc Paris
Thếnhưng đây là bi kịch: tôi đã giật nảy người khi nghe thấy giải quyết cho nó đúng vào lúc ông Gì Đó cũng giật nảy lên và ánh mắt của chúng tôigặp nhau. Kể từ khoảng thời gian cực ngắn đó, lúc tôi tin chắc rằng chúng tôi cùng là đồng minh về ngôn ngữ trong nỗi đau khổ chung đang xuyên thấu chúng tôi, khiến chúng tôi run lên và lộ rõ rối loạn của chúng tôi, ông Gì Đó nhìn tôi với con mắt hoàn toàn khác.
Con mắt săm soi.
Ông ấy nói với tôi thế này:
- Bà có biết nhà Arthens không? Tôi nghe nói đó là một gia đình rất đặc biệt.
- Không, - tôi dè dặt trả lời, - tôi không biết nhiều về họ, họ giống như những gia đình khác ở đây.
- Vâng, một gia đình hạnh phúc, - bà Rosen nói, rõ ràng là rất sốt ruột.
- Ông biết đấy, tất cả các gia đình hạnh phúc đều giống nhau, - tôi lẩm bẩm để thoát khỏi chuyện này, - chẳng có gì để nói cả.
-Nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại bất hạnh theo một kiểu riêng, - ông ấy vừa nói vừa nhìn tôi với vẻ khác lạ, và đột nhiên tôi lại cảm thấy ngườimình run lên.
Vâng, tôi thề với các bạn đấy. Tôi run lên - nhưng cứ như tôi không biết gì. Tôi không kiểm soát được, cơn run mạnh hơn tôi, tôi bất lực.
Họa vô đơn chí, Léon chọn chính khoảnh khắc đó để chạy vào giữa chân tôi và thân thiện sượt qua chân của ông Gì Đó trong lúc chạy.
- Tôi có hai con mèo, - ông ấy nói. - Tôi có thể biết con mèo của bà tên là gì được không?
-Léon, - Jacinthe Rosen trả lời hộ tôi rồi không nói nữa, luồn tay vào dưới tay ông Gì Đó, cám ơn tôi mà mắt không nhìn tôi, rồi kéo ông ấy về phía thang máy. Vô cùng tế nhị, ông Gì Đó đặt tay lên cánh tay của Jacinthe Rosen và nhẹ nhàng giữ bà ta lại.
- Cám ơn bà, - ông ấy nói với tôi rồi lại để con gà mái thích sở hữu kéo đi.
2
Trong khoảnh khắc thần cảm
Cácbạn có biết không biết là gì không? Các nhà phân tâm học cho rằng đó làkết quả của những thao tác âm ỉ của vô thức bị giấu kín. Thực ra, lý thuyết đó mới vô nghĩa làm sao. Không biết là dấu hiệu rõ ràng nhất về khả năng của ý chí có ý thức của chúng ta; khi cảm xúc của chúng ta đối lập lại với nó, ý chí đó sử dụng tất cả các mưu mẹo để đạt được mục đíchcủa mình.
- Phải tin là ta muốn bị lật tẩy, - tôi nói với Léon, nó vừa mới chui vào ổ và tôi cam đoan là nó đã thông đồng với vũ trụ để thực hiện mong muốn của tôi.
Tất cả các gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại bất hạnh theo một kiểu riênglà câu đầu tiên của tiểu thuyết Anna Karénine mà tôi, giống như bất kỳ bà gác cổng thực thụ nào, không thể đọc, tôi cũng không thể vô tình giậtnảy mình khi nghe thấy phần sau của câu nói đó, trong một khoảnh khắc thần cảm, mà không biết đó là câu trong truyện của Tolstoï, bởi vì nếu những người dân thường thấp kém có thể nhạy cảm với các tác phẩm văn họccao cấp mà không biết đến chúng, thì văn học cao cấp không thể mong muốn vươn lên đến tầm nhìn cao mà những người có học đã đặt nó vào.
Suốtcả ngày, tôi cố gắng tự thuyết phục mình rằng tôi đã hốt hoảng vô cớ, rằng nếu ông Gì Đó có ví tiền đủ nặng để mua tầng năm, thì ông ấy cũng có rất nhiều mối quan tâm khác chứ để ý gì đến những cái giật do bệnh Parkinson của một bà gác cổng đần độn.
Tiếp đó, khoảng mười chín giờ, một anh chàng bấm chuông phòng tôi.
- Chào bà, - anh ta nói với tôi, phát âm cực chuẩn, - tôi tên là Paul N’Guyen, tôi là thư ký riêng của ông Ozu.
Anh ta đưa cho tôi một tấm danh thiếp.
-Đây là số điện thoại di động của tôi. Sẽ có thợ đến làm ở nhà ông Ozu và chúng tôi không muốn bà phải bận thêm vì việc này. Vì thế, nếu có bấtcứ vấn đề nào, dù là nhỏ nhất, bà cứ gọi cho tôi, tôi sẽ đến ngay lập tức.
Các bạn sẽ ghi nhận ở đoạn này của cốt truyện rằng vở hài kịch không có đối thoại mà người ta thường nhận ra nhờ những dấu gạch đầu dòng nối tiếp nhau lần lượt theo từng vai.
Lẽ ra phải có đối thoại gì đó kiểu như:
- Rất hân hạnh, thưa ông.
Rồi:
- Tốt lắm, tôi sẽ không quên đâu.
Nhưng rõ ràng là không có lời nói nào.
Bởivì, không cần phải cố gắng, tôi vẫn câm lặng. Tôi ý thức rõ việc mở miệng, nhưng không có bất cứ âm nào thoát ra và tôi thấy thương chàng trai trẻ buộc phải đứng nhìn một con ếch nặng bảy mươi kilô tên là Renée.
Ở mức độ này của cuộc gặp, thông thường diễn viên chính hỏi:
- Bà có nói được tiếng Pháp không?
Nhưng Paul N’Guyen cười với tôi và chờ đợi.
Phải cố sức lắm, tôi mới nói được điều gì đó.
Thực ra, đầu tiên chỉ là những âm kiểu như:
- Grmblll.
Nhưng chàng trai trẻ vẫn chờ đợi với sự kiên nhẫn tuyệt đỉnh.
- Ông Ozu ư? - cuối cùng, tôi cũng khó nhọc nói ra được, với giọng giống như của Yul Brynner.
- Vâng, ông Ozu, - anh ta đáp. - Bà không biết tên ông ấy sao?
- Đúng thế, - tôi nói khó nhọc, - tôi không hiểu lắm. Tên ông ấy viết thế nào nhỉ?
- O, z, u, - anh ta nói.
- À, ra thế, - tôi nói. - Ông ấy là người Nhật phải ko?
- Chính xác, thưa bà. Ông Ozu là người Nhật.
Chàng trai nhã nhặn chào từ biệt. Tôi lẩm bẩm câu chào trong ngực, đóng cửa và ngồi phịch xuống ghế, đè bẹp cả Léon.
ÔngOzu. Tôi tự hỏi liệu có phải tôi đang có một giấc mơ quá sức tưởng tượng ko, với sự hồi hộp, lồng ghép các hành động xảo quyệt, vô vàn sự trùng hợp và cách gỡ nút chung cục với cảnh mặc đồ ngủ, một con mèo mập údưới chân và chiếc đài loẹt xoẹt để báo thức được đặt sẵn sóng của France Inter.
Nhưng thực ra, chúng ta đều biết rõ rằng, giấc mơ vàthức đêm không có điểm chung, và qua cảm nhận bằng giác quan của mình, tôi biết chắc chắn tôi đang thức.
Ông Ozu! Con trai của nhà đạo diễn? Hay là cháu? Hay là một người họ hàng xa?
Thế đấy.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 9
Nếu bạn mời người đàn bà thù địch
Món bánh hạn nhân của tiệm Ladurée
Đừng nghĩ rằng
Bạn có thể
Nhìn nhau
Ngườimua lại căn hộ của nhà Arthens là một người Nhật! Ông ấy tên là Kakuro Ozu! Thật may nắm cho tôi, điều đó phải đến trước khi tôi chết! Mười hainăm rưỡi sống trong sự trống rỗng về văn hoá, rồi một người Nhật tới, cần phải thu dọn hành lý … Thật quá bất công.
Nhưng ít thất tôi cũng thấy được mặt tích cực của sự việc: ông ấy đã ở đây và đúng là ở đây, hơn nữa, hôm qua chúng tôi đã nói chuyện rất thú vị với nhau. Trướctiên, phải nói rằng tất cả những người ở đây đều rất thích ông Ozu. Mẹ tôi chỉ nói về chuyện đó, lần này bố tôi đã chú ý lắng nghe, mặc dù ông thường nghĩ đến chuyện khác mỗi khi mẹ tôi huyên thuyên về đủ thứ chuyệncỏn con diễn ra trong toà nhà, chị Colombe đã xem trộm cuốn sách giáo khoa tiếng Nhật của tôi, và sự kiện chưa từng xảy ra trong biên niên sử của nhà số 7 phố Grenelle, bà de Broglie đã đến nhà tôi uống trà. Nhà tôi ở tầng sáu, ngay trên căn hộ trước đây của nhà Arthens mà bây giờ đang được sửa sang lại - gọi là sửa nhưng làm mới nhiều khủng khiếp! Rõ ràng là ông Ozu đã quyết định thay đổi tất cả và mọi người đều thèm đượcnhìn thấy những thay đổi đó. Trong thế giới của các hoá thạch, một viênsỏi trượt nhẹ trên vách đá cũng đủ để suýt nữa gây nên cả chuỗi cơn đautim - nữa là khi ai đó làm nổ tung cả quả núi! Tóm lại, bà de Broglie khao khát muốn nhìn thấy tầng năm nên bà ấy tìm cách để mẹ tôi phải mời bà ấy đến nhà khi hai người gặp nhau ở sảnh vào tuần trước. Thế các bạn có biết cái cớ không? Đúng là hết sức nực cười. Bà de Broglie là vợ ông de Broglie, cố vấn Tham chính viện, sống ở tầng hai, đã từng là thành viên Tham chính viện thời tổng thống Giscard và bảo thủ đến mức không chào những người đã li hôn. Chị Colombe gọi ông ấy là “lão già phát xít”vì chị ấy chưa bao giờ đọc gì về các đảng cách hữu của Pháp, còn bố tôicoi ông ta như một ví dụ tuyệt vời về sự trì trệ của các tư tưởng chínhtrị. Vợ ông ta cũng phù hợp với khuôn mẫu: váy áo đồng bộ, vòng cổ ngọctrai, môi cắn chỉ và một đàn cháu đều tên là Grégoire hoặc Marie. Từ trước đến nay, bà ấy hầu như không chào mẹ tôi (mẹ tôi theo đảng Xã hội,nhuộm tóc và đi giày mũi nhọn). Nhưng tuần trước, bà ấy vồ vập chúng tôi cứ như cuộc đời bà ấy phụ thuộc vào chúng tôi vậy. Hôm đó, tôi và mẹvừa đi mua sắm về, đang đứng ở sảnh, mẹ tôi đang rất sung sướng vì mua được một tấm khăn trải bàn bằng chỉ lanh màu giá 240 euro. Tôi cứ tưởng mình bị ảo giác âm thanh. Sau câu “Chào bà” như thường lệ, bà de Broglienói với mẹ tôi: “Tôi có chuyện này muốn hỏi bà,” câu nói này hẳn phải làm bà ấy rất đau mồm. “vâng, bà cứ nói đi.” mẹ tôi đáp lại và cười (vì nghĩ đến tấm khăn trải bàn và thuốc chống trầm cảm). “Thế này, cháu dâu của tôi, vợ của Étienne, sức khỏe không tốt lắm nên tôi nghĩ rằng cần phải điều trị.” “Thật thế sao?” mẹ tôi nói và cười to hơn. “Vâng, bà thấy đấy, kiểu như là phân tâm học chẳng hạn.” Bà de Broglie trông giốngmột con ốc ở giữa sa mạcSahara, nhưng bà ấy vẫn cầm cự được. “Vâng, tôihiểu rồi,” mẹ tôi nói, “thế liệu tôi có thể giúp gì được, thưa bà?” “Thế này, tôi tự nghĩ rằng bà biết rõ cách… ừmm…cách tiếp cận đó… vì thếtôi muốn bàn với bà.” Mẹ tôi vẫn chưa thôi nghĩ đến may mắn của mình: một tấm khăn trải bàn bằng chỉ lanh, viễn cảnh được nói hết tất cả hiểu biết khoa học của mình về phân tâm học, còn bà de Broglie cho mẹ tôi được mặc sức thể hiện - ôi, đúng là một ngày tốt! Dù sao mẹ tôi cũng không thể kháng cự lại vì mẹ biết rõ rốt cuộc bà ấy muốn gì. Mẹ tỏ ra thô kệch về mặt tinh tế trí tuệ một cách vô ích, người ta không làm như thế với mẹ tôi. Mẹ tôi biết rõ vào ngày mà nhà de Broglie quan tâm đến phân tâm học, những người theo phái de Gaulle sẽ hát Quốc tế ca, và rằnglý do của thành công bất ngờ của bà là “thềm của tầng sáu nằm ngay trênthềm của tầng năm.” Tuy nhiên, mẹ tôi đã quyết định tỏ ra hào hiệp, để cho bà de Broglie thấy lòng tốt bao la của mình và tâm hồn hào phóng củanhững người theo đảng Xã hội - nhưng trước hết phải có lễ nhập môn. “Tôi luôn sẵn lòng, thưa bà. Để một tối nào đó, tôi đến nhà bà và chúng ta cùng nhau bàn luận được không?” mẹ tôi hỏi. Bà de Broglie có vẻ băn khoăn vì không lường trước tình huống này, nhưng bà ấy trấn tĩnh lại ngay và nói với tư cách người của công chúng: “Không, không, tôi không muốn bà phải đi xuống, tôi sẽ lên gặp bà.” Mẹ tôi hơi có cảm giác thoả mãn và không cố năn nỉ nữa. “Vâng, chiều nay tôi ở nhà, - mẹ tôi nói - bà đến nhà tôi uống trà lúc mười bảy giờ được không?”
Buổi uống trà diễn ra tốt đẹp. Mẹ tôi đã chuẩn bị đủ lệ bộ: bộ ấm chén do bà tôi tặng, với viền vàng, hình bướm xanh và hồng, bánh hạnh nhân của tiệm Ladurée, tuy nhiên vẫn có đường đỏ (thứ của cánh tả). Bà de Broglie, vốnđã đứng ngắm hẳn mười năm phút ở thềm tầng dưới, có vẻ hơi lúng túng nhưng cũng rất hài lòng. Và cả hơi bất ngờ nữa. Tôi nghĩ là bà ấy tưởng tượng khác về nhà tôi. Mẹ tôi đã thể hiện cho bà ấy thấy tất cả những kiểu cách đúng mực và cách nói chuyện của giới thượng lưu, kể cả một nhận xét rất sành điệu về những hãng cà phê ngon, sau đó nghiêng đầu về một bên ra vẻ đồng cảm và nói: “Thưa bà, bà lo lắng về cháu dâu của mìnhphải không ạ?” “Hừm, à, vâng.” Bà de Broglie nói, gần như đã quên béng cái cớ của mình và bây giờ phải vắt óc ra điều gì đó để nói. “Vâng, nó bị trầm cảm” là câu duy nhất bà ấy nghĩ ra. Khi đó, mẹ tôi tăng tốc. Saunhững món quà hậu hĩ, đã đến lúc phải đưa hóa đơn thanh toán. Bà de Broglie được nghe trọn một bài giảng về học thuyết của Freud, kể cả một vài chuyện tiếu lâm về tập quán tình dục của Chúa cứu thế và các tông đồ(với một đoạn bẩn thỉu về Melanie Klein) và điểm xuyết thêm một vài trích dẫn về Phong trào Giải phóng Phụ nữ và tính thế tục của hệ thống giáo dục Pháp. Trọn vẹn. Bà de Broglie xử sự như một tín đồ Cơ Đốc giáo ngoan đạo. Bà ấy đã chịu đựng sự lăng nhục với tính kiên định đáng kính phục và tự thuyết phục mình rằng như vậy có thể chuộc lại tội lỗi tò mò mà không tốn kém. Cả hai đều thoả mãn khi chia tay nhau, nhưng vì những lý do khác nhau. Trong bữa ăn tối, mẹ tôi nói: “Bà de Broglie sùng đạo đến mê muội, cũng chẳng sao, nhưng đáng lẽ bà ấy có thể duyên dáng hơn.”
Tómlại, ông Ozu làm cho tất cả mọi người phải quan tâm. Chị Olympe Saint-Nice nói với chị Colombe (nhưng chị Colombe rất ghét chị ấy và gọichị ấy là “đồ con lợn giả vờ ngây thơ”) rằng ông Ozu có hai con mèo và chị ấy muốn nhìn thấy chúng chết lên được. Bà Jacinthe Rosen không ngớt lời bình luận về chuyện đi lại ở tầng năm và lần nào bà ấy cũng nói say sưa như bị nhập đồng. Còn tôi, ông ấy cũng lôi cuốn tôi nhưng không phảivì những lý do như thế. Đây là câu chuyện đã diễn ra.
Tôi đi thang máy từ dưới lên với ông Ozu và thang máy bị kẹt giữa tầng ba và tầng bốn trong mười phút vì một kẻ ngu ngốc nào đó đã không đóng chặt lưới sắt lại khi không muốn dùng thang máy nữa và chuyển sang đi xuống bằng cầu thang bộ. Trong những trường hợp như vậy, cần phải đợi ai đó nhận ra, hoặc nếu bị kẹt lâu quá, phải hét thật to để gọi mọi người, đồng thời cũng phải cố tỏ ra lịch sự, thật không dễ chút nào. Chúng tôi đã không hét to. Chúng tôi tranh thủ khoảng thời gian đó để làm quen vớinhau. Tất cả các quý bà hẳn sẽ sẵn sàng tự đày đoạ mình để được ở vị trí của tôi. Còn tôi, tôi rất vui vì phần Nhật to lớn trong tôi dĩ nhiênvô cùng vui sướng được nói chuyện với một người Nhật thật sự. Nhưng cáilàm tôi thích thú nhất là nội dung của cuộc nói chuyện. Đầu tiên, ông ấy nói với tôi: “Mẹ cháu có nói với chú là cháu học tiếng Nhật ở trường.Trình độ của cháu đến đâu rồi?” Tôi thoáng nghĩ là mẹ đã lại nói linh tinh để gây chú ý với ông ấy, rồi tôi trả lời bằng tiếng Nhật: “Đúng thế, chú ạ. Cháu biết một ít tiếng Nhật nhưng không giỏi lắm.” Ông ấy nói với tôi bằng tiếng Nhật: “Cháu có muốn chú sửa hộ ngữ điệu không?” rồi dịch luôn câu này sang tiếng Pháp. Tôi khoái quá. Nhiều người thườngnói: “Ôi, cháu nói hay thế, hoan hô, tuyệt quá!” trong khi thực ra tôi phát âm như con bò xứ Landes. Tôi trả lời bằng tiếng Nhật: “Vâng, xin chú giúp cháu ạ,” ông ấy sửa ngữ điệu cho tôi rồi tiếp tục nói bằng tiếng Nhật: “Chú tên là Kakuro.” Tôi trả lời bằng tiếng Nhật: “Vâng, Kakuro-san” và chúng tôi cùng cười. Tiếp đó, câu chuyện (bằng tiếng Pháp) trở nên hấp dẫn. Ông ấy nói luôn với tôi: “Chú đặc biệt quan tâm đến bà Michel, bà gác cổng ở đây. Chú muốn biết ý kiến của cháu thế nào.” Tôi biết hàng tá người cố hỏi khéo tôi, làm ra vẻ như chẳng có chuyện gì cả. Nhưng ông ấy rất thẳng thắn. “Chú cho là bà ấy không phải như người ta vẫn nghĩ,” ông ấy nói thêm như vậy. Cũng có lúc tôi nghi ngờ về bà gác cổng. Nếu nhìn từ xa, đúng là một bà gác cổng. Nhưng nhìn gần… thật gần… có cái gì đó rất kỳ lạ. Chị Comlobe ghét bà ấy và nghĩ rằng đó là đồ mạt hạng của nhân loại. Với chị Colombe, dù thế nào đi nữa, người nào không phù hợp với chuẩn mực văn hoá của chị ấy đều là đồ mạt hạng của nhân loại, mà chuẩn mực văn hoá của chị Colombe là quyền lực xã hội cộng với áo sơ mi hiệu agnès. Bà Michel … Nói thế nào nhỉ? Ở bà ấy toát ra sự thông minh. Thế nhưng bà ấy lại cố gắng, vâng, rõ ràng là bà ấy cố hết sức để đóng vai một bà gác cổng và tỏ ra đần độn. Nhưng tôi đã quan sát khi bà ấy nói chuyện với Jean Arthens, khi bà ấy nói vớiNeptune sau lưng Diane, khi bà ấy nhìn các quý bà sống trong toà nhà điqua trước mặt mình mà không chào. Bà Michel có phong cách thanh lịch của loài nhím: bên ngoài, bà ấy đầy gai nhọn, một pháo đài thực sự, nhưng tôi có trực cảm rằng bên trong, bà ấy cũng tinh tế như loài nhím, những con vật nhỏ bé tưởng như lờ đờ, vô cùng cô độc và thanh lịch khủngkhiếp.
Vâng, nói thế tức là tôi thừa nhận mình không có khả năng siêu sáng suốt. Nếu không xảy ra chuyện gì đó, thì tôi cũng chỉ nhìn thấy những gì mà tất cả mọi người đều thấy, một bà gác cổng rất hay cáu kỉnh. Nhưng gần đây đã xảy ra một chuyện và thật buồn cười khi ông Ozu lại hỏi đúng vào lúc này. Cách đây hai tuần, Antoine Pallières đã lộn ngược cái túi đi chợ của bà Michel khi bà ấy còn đang bận mở cửa. Antoine Pallières là con trai của ông Pallières, nhà tư bản công nghiệp ởtâng bẩy, người hay dạy bài học đạo đức cho bố tôi về cách quản lý nướcPháp, trong khi đó lại bán vũ khí cho những kẻ phạm tội quốc tế. Cậu con trai của ông ta ít nguy hiểm hơn vì đang còn nhỏ, nhưng ai mà biết được: tính gây hại thường là vốn truyền thống của gia đình. Tóm lại, Antoine Pallières đã dốc ngược cái túi đi chợ của bà Michel. Củ cải, mì,gói gia vị nấu canh Kub và bánh xà phòng Marseille rơi ra, và khi nhìn vào chiếc túi rơi dưới đất, tôi thoáng thấy một cuốn sách. Tôi nói là thoáng thấy, vì bà Michel vội vàng thu dọn tất cả, mắt giận dữ nhìn Antoine (mặc dù rõ ràng là nó chẳng hề định động đậy ngón tay út) nhưng cũng pha lẫn chút lo lắng. Thằng bé không nhìn thấy gì, nhưng tôi đã kịpnhận ra đó là cuốn sách gì, hay đúng hơn là cuốn sách trong túi bà Michel thuộc loại sách gì, bởi vì có đầy những cuốn sách loại đó trên bàn của chị Colombe từ khi chị học triết học. Đó là một cuốn sách của nhà xuất bản Vrin, nơi chỉ chuyên xuất bản sách về triết học đại học. Một bà gác cổng có thể làm gì với cuốn sách của nhà xuất bản Vrin trong túi? Đó là câu hỏi mà tôi tự đặt ra cho mình, ngược lại với Antoine Pallières.
“Cháu cũng nghĩ thế,” tôi nói với ông Ozu, và từ hàng xóm, chúng tôi lập tức chuyển sang mối quan hệ thân mật hơn, đó là quan hệ của những kẻ đồng mưu. Chúng tôi đã cùng trao đổi cảm tưởng của mình về bà Michel, ông Ozu cá với tôi rằng đó là một công chúa bí mật và thông thái. Trước khi chào tạm biệt, chúng tôi hứa với nhau sẽ cùng điềutra.
Suy nghĩ sâu trong ngày hôm nay của tôi thế này: đây là lần đầu tiên tôi gặp một người tìm kiếm mọi người và nhìn thấu được. Có thể suy nghĩ này quá tầm thường, nhưng dù sao tôi cũng cho rằng nó sâu sắc. Chúng ta không bao giờ nhìn thấy quá những gì chúng ta đã tin chắc, và tồi tệ hơn nữa, chúng ta đã từ chối gặp gỡ, chúng ta chỉ gặp gỡ chính bản thân mình mà không nhận ra mình trong những tấm gương thường trực đó. Nếu nghĩ tới việc này, nếu có ý thức về việc chúng ta luôn chỉ nhìn thấy chính mình trong người khác, rằng chúng ta đơn độc trong sa mạc, thì chúng ta sẽ điên mất. Khi mẹ tôi mời bà de Broglie ăn bánh hạnh nhâncủa hiệu Ladurée, mẹ tôi tự kể với bản thân câu chuyện đời mình và chỉ nhấm nháp vị riêng của nó; khi bố tôi uống cà phê và đọc báo, ông tự ngắm nhìn mình trong tấm gương theo trường phái phương pháp Coué(17); khi chị Colombe nói về các bài giảng của thầy Marian, chị ấy đả kích chính cái bóng của mình, và khi đi qua trước mặt bà gác cổng, người ta chỉ thấy sự trống rỗng vì đó không phải là họ.
17. Phương pháptự ám thị của nhà tâm lý học và dược sĩ Émile Coué (1857-1926). Phương pháp này dựa trên ý tưởng của Coué cho rằng: trí tưởng tượng, chứ không phải ý chí, quyết định hành động của chúng ta.
Tôi cầu xin số phận cho tôi may mắn được nhìn thấu chính mình và được gặp một người.
3
Dưới lớp vỏ
Vài ngày sau.
Giốngnhư mọi ngày thứ Ba khác, Manuela đến phòng tôi. Trước khi cô ấy đóng cửa, tôi đã kịp nghe thấy Jacinthe Rosen nói chuyện với vợ ông Meurisse trong khi chờ thang máy.
- Con trai tôi nói là người Trung Quốc rất cố chấp!
Vì có con gián trong miệng, nên bà Rosen phát âm “Trung Quốc” thành “Trung Quơ”.
Tôi luôn mơ ước được tới thăm Trung Quơ. Dù sao cũng thú vị hơn là đi Trung Quốc.
-Ông ấy đã cho bà nam tước thôi việc, - Manuela thông báo với tôi, hai má cô ấy hồng rực, hai mắt long lanh, - và cả những người còn lại nữa.
Tôi làm ra vẻ không biết gì.
- Ai cơ? - tôi hỏi.
- Ông Ozu! - Manuela thốt lên, nhìn tôi với ánh mắt chê cười.
Phảinói rằng, từ hai tuần nay, cả tòa nhà chỉ xôn xao về mỗi chuyện ông Ozuchuyển đến căn hộ của ông Pierre Arthens quá cố. Ở nơi bị đông cứng, giam hãm trong những tảng băng quyền lực và nhàn rỗi này, một dân cư mớivà những hành động kỳ cục mà đội thợ chuyên nghiệp làm theo ý ông ấy - số lượng thợ ấn tượng đến nỗi ngay cả Neptune cũng thôi không sủa họ nữa- đã tạo ra một luồng gió hưng phấn xen lẫn khiếp sợ. Bởi vì khát vọng giữ vững truyền thống và kèm theo nó là sự bài xích bất cứ thứ gì trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến tình trạng mới giàu lên - trong đó có sự phô trương trong trang trí nội thất, mua thiết bị âm thanh hi-fi hay gọi quá nhiều món ăn mang tới nhà - cũng giống như một khát khao sâu sắchơn đi liền với lòng dạ của những tâm hồn mù quáng vì phiền muộn đó: khát khao cái mới. Thế là nhà số 7 phố Grenelle xáo động trong hai tuần theo những lượt đi đi lại lại của những họa sĩ, thợ mộc, thợ nước, thợ lắp đặt tủ bếp, người giao đồ gỗ, thảm, thiết bị điện tử, và cuối cùng là những công nhân chuyển nhà chuyên nghiệp mà ông Ozu thuê để làm thay đổi hoàn toàn tầng năm, tầng mà giờ đây ai cũng vô cùng háo hức muốn tham quan. Nhà Josse và nhà Pallières không dùng thang máy nữa. Bỗng dưng phát hiện ra sức lực mới trong mình, họ đi lang thang vào bất cứ lúc nào trên thềm tầng năm, mà đúng là họ buộc phải đi qua đó mỗi khi muốn ra ngoài và cả khi trở về cũng vậy. Họ là đối tượng của mọi sự thèmmuốn. Bernadette de Broglie mượn cớ để đến uống trà ở nhà Solange Josse, mặc dù Solange thuộc đảng Xã hội, trong khi đó, Jacinthe Rosen tựnguyện mang cho Sabine Pallières gói bưu phẩm mà người ta vừa mới đặt vào phòng tôi, còn tôi quá vui mừng vì thoát khỏi công việc nhọc nhằn đónên giao luôn cho bà ấy với điệu bộ đạo đức giả.
Bởi vì tôi là người duy nhất cố tránh mặt ông Ozu. Chúng tôi có gặp nhau hai lần ở sảnh, nhưng lần nào ông ấy cũng đi cùng ai đó, vì thế ông ấy chỉ lịch sựchào tôi, còn tôi cũng lịch sự đáp lại. Ông ấy không thể hiện cảm xúc gì khác ngoài sự lịch thiệp và đôn hậu thường trực. Nhưng cũng giống nhưlũ trẻ con đánh hơi thấy dưới lớp vỏ của các phép tắc thứ vật chất thựcsự làm nên các sinh vật, rađa bên trong tôi bỗng nhiên nhiễu loạn, nó cho tôi biết rằng ông Ozu vẫn kiên trì để ý đến tôi.
Tuy nhiên, thư ký của ông ấy được giao nhiệm vụ liên hệ với tôi trong tất cả các công việc. Tôi cuộc rằng Paul N’Guyen cũng là gì đó trong sự lôi cuốn màông Ozu tạo nên đối với các cư dân cũ của toà nhà. Đó là một trong những anh chàng đẹp trai nhất. Từ châu Á - bố cậu là người gốc Việt Nam -cậu thừa hưởng sự tao nhã và thanh thản huyền bí. Từ châu Âu và từ mẹ mình (một người phụ nữ Nga da trắng), cậu thừa hưởng dáng người cao và hai gò má của người Slave, thêm cả đôi mắt sáng màu và hơi xếch một chút. Ở cậu kết hợp một cách hài hòa sự rắn rỏi và tinh tế, vẻ đẹp nam tính và sự dịu dàng phương Đông.
Tôi được biết về tổ tiên của cậu vào cuối một buổi chiều náo động, khi cậu đang rất bận, và cậu bấm chuông để báo cho tôi biết rằng sáng sớm hôm sau sẽ lại có một loạt người mang đồ tới, tôi mời cậu uống một chén trà, cậu đồng ý một cách rất giản dị. Chúng tôi chuyện trò trong không khí rất nhẹ nhàng. Ai mà tin được rằng một chàng thanh niên đẹp trai và có năng lực - bởi vì, thềcó trời đất, cậu ấy chính là người như thế, chúng ta có thể đánh giá được điều này qua cách tổ chức công việc của cậu, cậu không bao giờ tỏ ra quá bận rộn hay mệt mỏi mà vẫn bình thản hoàn thành công việc đúng thời hạn - lại không có thói học đòi? Khi cậu rối rít cảm ơn tôi và đi khỏi, tôi nhận ra rằng với cậu, tôi đã quên mất ý nghĩ che giấu bản chấtthật của mình.
Nhưng tôi trở với tin mới của ngày hôm nay.
- Ông ấy đã cho bà nam tước thôi việc, và cả những người còn lại nữa.
Manuelakhông che giấu niềm vui của mình. Khi rời Paris, Anna Arthens đã hứa với Violette Grelier là sẽ giới thiệu bà ta với người chủ mới của căn hộ. Để tôn trọng ý muốn của bà goá đã đau khổ vì phải bán tài sản cho mình, ông Ozu đồng ý gặp những người làm và nói chuyện với họ. Vợ chồng Grelier được Anna Arthens bảo lãnh nên hoàn toàn có thể tìm được chỗ làmtốt ở một nhà khác, nhưng Violette luôn nuôi hy vọng hão rằng sẽ được ởlại nơi mà, theo lời của bà ta, bà ta đã sống những năm tháng đẹp đẽ nhất.
- Ra đi chẳng khác gì chết, - bà ấy đã tâm sự với Manuela như thế. - Rốt cuộc, tôi không nói hộ cô đâu, con gái ạ. Cô cần tự giải quyết vấn đề.
- Tự giải quyết vấn đề, ối giời ơi, - Manuela nói; từ khi đọc Cuốn theo chiều gió theo lời khuyên của tôi, cô ấy tự cho mình là Scarlett vùng Argenteuil. - Bà ấy ra đi, còn tôi ở lại.
- Ông Ozu thuê cô à? - tôi hỏi.
-Chị chẳng bao giờ đoán được đâu, - Manuela đáp. - Ông ấy thuê tôi mười hai giờ mỗi ngày, và trả lương cho tôi như cho một công chúa!
- Mười hai giờ!- tôi ngạc nhiên nói. - Cô làm thế nào bây giờ?
- Tôi sẽ bỏ bà Pallières, - cô ấy vô cùng sung sướng trả lời, - tôi sẽ bỏ bà Pallières.
Rồi Manuela tiếp tục nói đi nói lại về niềm vui sướng của mình:
- Đúng thế, tôi sẽ bỏ bà Pallières.
Trong một khoảnh khắc im lặng, chúng tôi say sưa với dòng thác tin mừng đó.
- Tôi sẽ đi pha trà, - tôi nói và phá vỡ tâm trạng vui sướng của cả hai. - Trà trắng, để ăn mừng sự kiện này.
- Ôi, tôi quên mất, - Manuela nói, - tôi mang đến cái này.
Cô ấy lấy từ trong túi xách ra một chiếc hộp bọc giấy lụa màu kem.
Tôi mở dây buộc bằng nhung xanh da trời. Bên trong là những chiếc bánh sôcôla lấp lánh như những viên kim cương đen.
-Ông ấy trả tôi hai mươi hai euro một giờ, - Manuela vừa nói vừa sắp đặtcốc chén, rồi lại ngồi xuống, không quên lịch sự mời Léon đi ra ngoài khám phá thế giới. - Hai mươi hai euro! Chị có tin được không? Những người khác chỉ trả tôi tám, mười hay mười một thôi! Bà Pallières điệu đàtrả tôi có tám euro, lại còn vứt quần lót bẩn dưới gầm giường nữa chứ.
- Ông ấy cũng có thể vứt quần đùi bẩn dưới gầm giường, - tôi cười và nói.
-Ôi, ông ấy không phải loại người đó, - Manuela đáp và bỗng trở nên suy tư. - Tôi hy vọng rằng dù sao tôi cũng sẽ biết làm. Bởi vì có nhiều thứ lạ lùng ở trên đó lắm, chị biết không. Phải tưới và phun thuốc cho tất cả những gã đó nữa.
Manuela đang nói về đám bonsai của ông Ozu. Chúng rất cao, dáng mảnh mai chứ không có vẻ bị tra tấn như những cây bonsai bình thường khác. Khi chúng được chuyển đến sảnh, tôi có cảm tưởng như chúng đến từ một thế kỷ khác, và trông bộ tán xào xạc của chúng, tôi thoáng liên tưởng đến rừng cây ở nơi xa xôi.
- Tôi chưabao giờ tưởng tượng ra là những người trang trí nội thất có thể làm nhưthế, - Manuela nói tiếp, - Phá vỡ tất cả, làm lại từ đầu!
Đối vớiManuela, người trang trí nội thất chỉ làm công việc nhẹ nhàng như kiểu đặt gối dựa trên chiếc ghế đắt tiền và lùi lại hai bước để ngắm nhìn kếtquả.
- Họ phá tường bằng búa tạ, - tuần trước Manuela nói với tôinhư thế, hơi thở gấp gáp, tay cầm một chiếc chổi to vĩ đại, chân leo cầu thang bốn bậc một. - Chị biết không… Bây giờ đẹp lắm. Giá mà chị lênxem được thì tốt.
- Hai con mèo của ông ấy tên là gì? - tôi hỏi để đánh lạc hướng và gỡ cho đầu óc của Manuela thoát khỏi ý nghĩ ngẫu hứng nguy hiểm đó.
- Ôi, chúng tuyệt lắm! - Manuela vừa đáp vừa ngắm nhìn Léon với vẻ kinh hoàng. - Chúng đều nhỏ nhắn và đi lại không gây tiếng động, kiểu như thế này này.
Cô ấy đưa tay làm những động tác uốn lượn kỳ cục.
- Cô có biết tên hai con mèo không? - tôi lại hỏi.
- Con mèo cái tên là Kitty, nhưng tôi không nhớ tên con mèo đực, - Manuela đáp.
Một giọt mồ hôi lạnh chảy nhanh kỷ lục dọc theo sống lưng tôi.
- Lévine phải không? - tôi gợi ý.
- Đúng, - Manuela đáp, - đúng thế. Lévine. Sao chị biết?
Rồi Manuela nhíu mày.
- Có phải là tên nhà cách mạng đó không?
-Không, - tôi đáp, - nhà cách mạng tên là Lênin. Còn Lévine là nhân vật trong một tiểu thuyết nổi tiếng của Nga. Kitty là cô gái mà Lévine yêu.
-Ông ấy thay hết các cửa, - Manuela nói tiếp; cô ấy không mấy quan tâm đến các tiểu thuyết Nga nổi tiếng. - Bây giờ là cửa trượt. Chị có thấy là tiện lợi hơn nhiều không? Tại sao chúng ta lại không làm như thế nhỉ.Vừa tiết kiệm được diện tích, vừa đỡ ồn hơn.
Đúng quá. Manuela lại một lần nữa hăng hái tổng hợp làm tôi thán phục. Nhưng nhận xét vô hại đó cũng tạo cho tôi cảm giác thú vị vì những lý do khác.
4
Mảnh vỡ và sự liên tục
Hai lý do, cũng gắn với phim của Ozu.
Lýdo thứ nhất nằm ở chính cánh cửa trượt. Kể từ bộ phim đầu tiên, Vị cơm với trà xanh, tôi đã bị không gian sống của người Nhật cuốn hút, các cánh cửa trượt không làm xẻ đôi không gian và trượt êm ái trên những đường ray vô hình. Bởi vì khi mở cửa, chúng ta biến đổi phòng ốc một cách nhỏ mọn. Chúng ta làm căn phòng không được mở rộng hết cỡ và đưa vào đó một lỗ hổng thiếu suy nghĩ theo những tỷ lệ không cân đối. Nếu nghĩ kỹ, ta sẽ thấy không có gì xấu hơn một cánh cửa mở. Đối với phòng bên trong cánh cửa đó, cánh cửa là một vết gẫy, một kiểu ký sinh phá vỡ sự thống nhất của không gian. Ở phòng liền kề, cánh cửa tạo ra khoảng lõm, một khe nứt há miệng và ngớ ngẩn, mất hút trên một đầu của bức tường mà lẽ ra cần được toàn vẹn. Trong cả hai trường hợp, cánh cửa đều làm rối loạn bề rộng của không gian mà không có lý do nào khác ngoài việc cho phép lưu thông, tuy nhiên còn có nhiều cách khác để thỏa mãn lýdo này. Cánh cửa trượt tránh được các chướng ngại vật và làm cho không gian đẹp hơn. Mặc dù không làm thay đổi sự cân bằng, nó vẫn cho phép biến hình. Khi cánh cửa mở ra, hai căn phòng thông với nhau mà không làmtổn thương nhau. Khi cánh cửa đóng lại, nó lại đem lại cho mỗi phòng sựtoàn vẹn vốn có. Chia cắt và tái thống nhất diễn ra mà lại tránh được sự xâm nhập. Ở đó, cuộc sống là một cuộc dạo chơi yên tĩnh, trong khi với chúng ta, cuộc sống giống như một chuỗi dài hành động phá tường.
- Đúng đấy, - tôi nói với Manuela, - đúng là tiện lợi hơn và đỡ thô bạo hơn.
Lýdo thứ hai là một liên tưởng đưa tôi từ cánh cửa trượt đến chân của người phụ nữ. Trong các phim của Ozu, người ta không đếm xuể số lớp cảnhkhi diễn viên đẩy cánh cửa, đi vào nhà và bỏ giày dép. Phụ nữ đặc biệt có tài năng trong trong chuỗi hành động này. Họ bước vào, đẩy cánh cửa trượt dọc theo tường, bước nhanh hai bước đến chân không gian bên trên, nơi có các gian phòng, không cần cúi người mà vẫn cởi bỏ được đôi giày không dây buộc, chân làm một động tác nhanh nhẹn và duyên dáng để xoay người lại, bước lên thềm. Váy của họ hơi phồng lên một chút khi bước lên, đầu gối gập lại mạnh mẽ và chính xác, thân người nhẹ nhàng di chuyển theo nửa vòng tròn của chân, sau đó là bước đi khá kỳ cục, cứ nhưmắt cá chân bị buộc bằng dây. Nhưng nếu như các hành động bị gò bó thường làm người ta nghĩ tới sự ép buộc, thì những bước chân ngắn giật giật một cách khó hiểu đem lại cho đôi bàn chân người phụ nữ đang bước đi ẩn dấu của tác phẩm nghệ thuật.
Khi người phương Tây chúng ta bước đi, và bởi vì văn hóa của chúng ta như thế, chúng ta cố gắng khôi phục, trong sự liên tục của một vận động mà chúng ta quan niệm không thểkhông liên tục, cái mà chúng ta cho rằng chính là điều cốt yếu của cuộcsống: tính hiệu quả do không gặp chướng ngại vật, đi nhanh không ngắt quãng biểu thị đà sống mà nhờ đó mọi thứ được thực hiện. Ở đây, con báo châu Phi đang vận động là chuẩn mực của chúng ta; tất cả các động tác của nó được thực hiện hài hòa, chúng ta không thể phân biệt được một động tác với động tác tiếp theo, và chúng ta có cảm tưởng rằng hành độngchạy của con thú dữ đó giống như một vận động dài và duy nhất tượng trưng cho sự hoàn thiện sâu sắc của cuộc sống. Nhưng khi người phụ nữ Nhật Bản phá vỡ sự triển khai mạnh mẽ của vận động tự nhiên bằng bước đingắt quãng của mình, và trong khi chúng ta sẽ phải khổ tâm vì thấy tự nhiên bị xúc phạm, thì ngược lại, trong chúng ta cũng xuất hiện một niềmhạnh phúc kỳ lạ, như thể sự ngắt quãng dẫn tới niềm sung sướng ngất ngây và hạt cát dẫn tới cái đẹp. Trong sự xúc phạm nhịp điệu thiêng liêng của cuộc sống, trong bước đi bị ngăn trở này, trong sự hoàn thiện được sinh ra từ ép buộc, chúng ta có được một biến hóa của Nghệ thuật.
Vậythì, do bị đẩy ra khỏi một vận động tự nhiên mà lẽ ra phải được liên rục, do bị ngắt quãng nên vừa trở thành kẻ phản bội, vừa rất tuyệt vời, sự vận động đạt tới mức độ sáng tạo thẩm mỹ.
Bởi vì Nghệ thuật chính là cuộc sống, nhưng ở một nhịp điệu khác.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 10
Ngữ pháp
Một tầng ý thức
Dẫn tới cái đẹp
Thôngthường, vào buổi sáng, tôi luôn dành thời gian để nghe nhạc trong phòngcủa mình. Âm nhạc đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống của tôi. Chính âm nhạc giúp tôi chịu đựng… vâng… thứ phải chịu đựng: chị tôi, mẹ tôi, trường học, Achille Grand-Fernet, vv… Âm nhạc không chỉ là một thú vui cho tai giống như ẩm thực cho miệng hay hội hoạ cho mắt. Nếu tôi bật nhạc vào buổi sáng, đó không phải là chuyện quá độc đáo: bởi vì điều đó đem lại âm điệu cho cả ngày. Rất đơn giản nhưng đồng thời cũng hơi phức tạp khi phải giải thích: tôi cho rằng chúng ta có thể lựa chọn tâm trạngcủa mình, bởi vì ý thức của chúng ta có nhiều tầng và chúng ta có phương tiện để tiếp cận nó. Ví dụ, để viết ra một suy nghĩ sâu, tôi cần đặt mình trong một tầng rất đặc biệt, nếu không ý nghĩ và từ ngữ không xuất hiện. Tôi cần quên đi bản thân và đồng thời cực kỳ tập trung. Nhưngđó không phải là việc của “ý chí”, đó là một cơ chế mà người ta có thể cho vận hành hoặc không, giống như để gãi mũi hay nhào lộn về phía sau. Và để vận hành cơ chế đó, không có gì tốt hơn một đoạn nhạc. Ví dụ, để thư giãn, tôi nghe bản nhạc nào đó khiến tôi đạt tới một kiểu tâm trạng xa xôi, nơi các sự vật thực sự không thể tới được, nơi tôi nhìn chúng như đang xem một bộ phim: đó là tầng ý thức “tách biệt”. Nói chung, để đạt được tầng đó, cần nghe nhạc jazz, hoặc hiệu quả hơn về mặt thời giannhưng lâu có tác dụng hơn, là nhạc của Dire Straits (mp3 muôn năm).
Sángnay, tôi nghe nhạc của Glenn Miller trước khi đi học. Sự thực là thời gian nghe nhạc không lâu. Khi chuyện xảy ra, tôi đánh mất hoàn toàn sự tách biệt của mình. Đó là trong giờ học tiếng Pháp với cô Maigre(18) (côlà một từ trái nghĩa sống, vì cô có đầy ngấn mỡ). Hơn thế nữa, cô ấy còn mặc đồ màu hồng. Tôi rất thích màu hồng, tôi thấy màu hồng bị đối xửthật bất công, người ta luôn cho rằng đó là màu của trẻ con hay của những cô gái trang điểm loè loẹt, trong khi màu hồng là một màu rất tinhtế và nhẹ nhàng, hay xuất hiện trong thơ Nhật bản. Nhưng màu hồng và côMaigre hơi giống như món mứt và lũ lợn. Tóm lại, sáng nay, tôi có tiết tiếng Pháp với cô ấy. Với bản thân tôi, đó đã là một công việc lao dịch.Tiếng Pháp với cô Maigre có thể được tóm tắt như một chuỗi dài bài tập kỹ thuật, cho dù đó là tiết ngữ pháp hay tiết tập đọc. Với cô ấy, có thểnói rằng một bài văn đã được viết để người ta có thể nhận ra các nhân vật, người kể, địa điểm, những tình huống bất ngờ, thời gian xảy ra câu chuyện, vv… Tôi nghĩ rằng trong đầu cô ấy chưa bao giờ có ý nghĩ rằng một bài văn được viết trước hết để đọc và gây cảm xúc với độc giả. Các bạn hãy tưởng tượng rằng cô ấy chưa bao giờ đặt ra cho chúng tôi câu hỏi: “Các em có thích bài văn này/cuốn sách này không?” Thế nhưng đó là câu hỏi duy nhất khiến cho việc nghiên cứu các quan điểm kể chuyện hay cách xây dựng câu chuyện trở nên có ý nghĩa. Chưa nói đến chuyện, theo tôi, đầu óc của học sinh trung học cơ sở cởi mở hơn đối với văn học so với đầu óc của học sinh trung học phổ thông hay sinh viên đại học. Lời giải thích của tôi là: ở tuổi của chúng tôi, chỉ cần nói với chúng tôi về những thứ liên quan đến đam mê và đúng sở thích (vấn đề tình yêu, nổiloạn, thích cái mới, vv…), người ta chắc chắn đạt được mục đích. Thầy Lermit, thầy giáo dạy sử của chúng tôi, đã biết thu hút chúng tôi trong hai tiết bằng cách cho chúng tôi xem ảnh của những người bị cắt bàn tay hay cắt môi theo luật kinh Coran vì họ đã ăn cắp hay hút thuốc. Tuy nhiên, ông ấy không làm điều đó kiểu như trong phim đầy cảnh máu me. Thật kinh hãi và tất cả chúng tôi đều chăm chú lắng nghe bài giảng sau đó, bài giảng chỉ phê phán những hành động điên rồ của con người, chứ không chống lại Hồi giáo. Giá như cô Maigre run run giọng đọc cho chúng tôi nghe vài câu thơ của Racine (“Dù ngày lại bắt đầu và ngày kết thúc/ Không bao giờ Titus gặp được Bérénice”), thì hẳn cô ấy sẽ thấy rằng học sinh trung học cơ sở đã đủ chín để hiểu bi kịch tình yêu. Ở trung học phổ thông sẽ khó khăn hơn: tuổi trưởng thành đã cận kề, học sinh đã có trực giác về thói quen của người lớn và tự hỏi mình sẽ đóng vai nào và có vị trí nào trong vở kịch, rồi cái gì đó trở nên tồi tệ, chiếc bình cácảnh không còn quá xa nữa.
18. Maigre: trong tiếng Pháp có nghĩa là “gầy”
Vậylà sáng nay, thêm vào công việc lao dịch quen thuộc của một tiết văn không có chất văn và một tiết ngôn ngữ thiếu sự hiểu biết về ngôn ngữ, tôi còn cảm thấy bất cần, thế nào cũng được, tôi không thể tự chủ được. Cô Maigre giảng về tính từ chỉ phẩm chất, lấy cớ rằng các bài viết của chúng tôi hoàn toàn thiếu loại tính từ đó “trong khi các em lẽ ra phải biết dùng chúng từ lớp ba.” “Không nhìn học sinh kém ngữ pháp đến thế được”(19), cô giáo nói thêm, mắt nhìn thẳng vào Achille Grand-Fernet. Tôi không thích Achille, nhưng lần này, tôi đồng ý với cậu ấy khi cậu ấyđặt câu hỏi. Tôi thấy việc làm đó là cần thiết. Hơn nữa, tôi bị sốc vì cô giáo dạy văn mà lại quên từ phủ định. Giống như người quét nhà quen lớp bụi dưới gầm giường. “Nhưng ngữ pháp dùng để làm gì ạ?” Achille đã hỏi như thế. “Các em phải biết chứ,” cô-nhưng-tôi-được-trả-lương-để-dạy-các-em trả lời. “Không ạ, - Achille lần đầu tiên thành thật trả lời, - chưa bao giờ có ai bỏ công giải thíchcho chúng em cả.” Cô Maigre thở dài đánh sượt một cái, ý muốn nói “chẳng lẽ tôi còn phải gánh vác thêm cả những câu hỏi ngớ ngẩn nữa ư” vàtrả lời: “Nó dùng để nói đúng và viết đúng.”
19. Trong tiếng Pháp, người ta dùng cặp từ “ne pas” để diễn đạt ý phủ định. Ở đây cô giáo nói lược từ phủ định “ne”
Khiđó, tôi tưởng như mình bị một cơn đau tim. Tôi chưa bao giờ nghe thấy điều gì ngu ngốc đến thế. Ở đây, tôi không muốn nói là sai, tôi muốn nóilà thực sự ngu ngốc. Nói với những học sinh cấp trung học đã biết nói và biết viết rằng ngữ pháp dùng để làm việc đó, cũng giống như nói với một người rằng anh ta cần phải đọc lịch sử các loại nhà vệ sinh qua các thế kỷ để biết cách đại tiểu tiện. Đúng là vô nghĩa! Giá như thông qua các ví dụ, cô ấy chỉ cho chúng tôi thấy rằng người ta cần biết một số điều về ngôn ngữ để sử dụng nó tốt hơn, vâng, sao lại không, đó là một điều kiện tiên quyết. Ví dụ, rằng biết chia động từ ở tất cả các thời sẽtránh được những lỗi lớn làm người ta phải xấu hổ trước tất cả mọi người trong một bữa tiệc thượng lưu (“Lẽ ra tôi đến nhà ông sớm hơn nhưng tôi được nhầm đường”). Hoặc rằng để viết đúng một tờ giấy mời đến dự buổi vũ hội thân mật ở lâu đài Versailles, cần phải biết quy tắc hợp giống, số của tính từ chỉ phẩm chất: người ta tránh viết “Các bạn thân mến, bạn có muốn đến Versailles tối nay không? Tôi sẽ rất lấy làm cảm động. Bà hầu tước de Grand-Fernet”(20). Nhưng nếu cô Maigre cho rằng ngữpháp chỉ để làm như thế thôi… Mọi người đều biết nói và chia động từ trước khi biết rằng đó chỉ là một động từ. Và nếu có thêm kiến thức, tôicũng không nghĩ rằng nó mang tính quyết định.
20. Nguyên văn:“Chers ami, voudriez-vous venir à Versailles ce soir? J’en serais tout ému. La Marquise de Grand-Fernet.” Nếu viết đúng ngữ pháp phải là “Cher ami, voudriez-vous venir à Versailles ce soir? J’en serais tout émue. LaMarquise de Grand-Fernet,” để đảm bảo sự hợp giống, hợp số của tính từ.
Còntôi, tôi cho rằng ngữ pháp là con đường để đến với cái đẹp. Khi nói, đọc hay viết, người ta cảm thấy thích thú nếu viết được một câu hay hoặcđang đọc một câu hay. Người ta đủ khả năng nhận biết một cách dùng từ hay, hoặc một văn phong hay. Nhưng khi học ngữ pháp, người ta đến với một tầm khác của vẻ đẹp ngôn ngữ. Học ngữ pháp, tức là lột bỏ vỏ bọc củangôn ngữ, xem nó được cấu tạo như thế nào, nhìn nó trần trụi, theo một cách nào đó. Đó chính là điều tuyệt diệu: bởi vì người ta tự nói với bảnthân mình: “Sao mà đúng thế, sao mà hay đến thế!”, “Sao mà chặt chẽ, tài tình, nhiều ý nghĩa, tinh tế đến thế!”. Chỉ cần biết rằng có nhiều loại từ và người ta phải biết chúng để quyết định các khả năng sử dụng và kết hợp chúng, điều đó đã làm tôi xúc động mạnh. Tôi thấy rằng không có gì đẹp hơn ví dụ như ý nghĩ về cơ sở của ngôn ngữ, hay rằng có danh từ và động từ. Khi bạn có ý nghĩ đó, tức là bạn đã hiểu được cốt lõi củabất cứ lời nói nào. Thật tuyệt, đúng không? Danh từ, động từ…
Để đến được với tất cả vẻ đẹp của ngôn ngữ mà ngữ pháp cho ta thấy, phải chăng cần tự đặt mình vào một trạng thái ý thức đặc biệt? Về phần tôi, tôi cảm thấy làm điều đó chẳng khó khăn gì. Tôi nghĩ rằng lúc tôi hai tuổi, khi nghe thấy người lớn nói chuyện với nhau, chỉ cần nói một lần thôi, tôi đã hiểu ngôn ngữ được cấu tạo như thế nào. Với tôi, các bài học về ngữ pháp luôn là những bài tổng hợp hậu nghiệm và có lẽ là các chỉ dẫn cụ thể về thuật ngữ. Liệu người ta có thể dạy nói đúng và viết đúng cho bọn trẻ qua ngữ pháp nếu chúng không có đầu óc sáng láng như tôi? Bí ẩn. Trong khi chờ đợi, tất cả các cô Maigre trên trái đất đều phải tự hỏi nên cho học sinh nghe đoạn nhạc nào để chúng có thể say mê ngữ pháp.
Thế là tôi nói với cô Maigre: “Không đúng tí nào, bị rútgọn quá đáng!” Cả lớp im phăng phắc vì thường ngày tôi không mở miệng và vì tôi cãi lại cô giáo. Cô giáo ngạc nhiên nhìn tôi rồi tỏ vẻ khó chịu, giống như tất cả các thầy cô giáo khi cảm thấy gió xoay sang hướngBắc và tiết học bình yên của họ về tính từ chỉ phẩm chất có thể thành tòa án phán xét phương pháp sư phạm của họ. “Thế em biết gì về ngữ pháp,em Josse?” cô giáo hỏi bằng giọng châm chọc. Cả lớp nín thở. Học sinh giỏi nhất lớp không hài lòng, đó là điều rất dở đối với đội ngũ giáo viên, nhất là khi đội ngũ này khá đông, và sáng nay đã có bộ phim rùng rợn và trò chơi trong rạp xiếc với cùng một giá: tất cả mọi người đều chờ xem kết cục của trận chiến mà họ hy vọng là sẽ đẫm máu.
Tôi nói: “Vâng, khi người ta đọc Jakobson, rõ ràng ngữ pháp là một kết cục và không chỉ là cái đích: đó là một con đường để đến với cấu trúc và vẻ đẹp của ngôn ngữ, không chỉ là một trò để xoay xở trong xã hội.” “Một trò! Một trò!” cô Maigre nhắc đi nhắc lại với đôi mắt trợn tròn. “Với côJosse, ngữ pháp là một trò!”
Nếu nghe kỹ câu nói của tôi, cô ấy hẳn đã hiểu rằng với riêng tôi, đó không phải là một trò. Nhưng tôi cho rằng, lời trích dẫn Jakobson đã làm cho cô ấy hoàn toàn bị ngắt dòng suytưởng, chưa kể cả lớp lại còn cười ồ lên, kể cả Cannelle Martin, mặc dùkhông hiểu gì về điều tôi muốn nói, nhưng đã nhận thấy một đám mây nhỏ vùng Sibérie đang bay trên đầu cô giáo dạy tiếng Pháp to béo. Thực ra, các bạn nên biết rằng tôi chưa bao giờ đọc gì về Jakobson. Tôi siêu thông minh cũng bằng thừa, thậm chí tôi lại thích truyện tranh hay văn học hơn. Nhưng hôm qua, một cô bạn của mẹ (là giảng viên đại học) có nóivề Jakobson (trong khi hai người đãi nhau món pho mát camembert và một chai rượu vang đỏ lúc năm giờ chiều). Tự dưng sáng nay tôi lại nhớ đến chuyện này.
Khi đó, tôi thấy thương hại cho lũ chó săn đang hếch mõm lên. Tôi thương hại cô Maigre. Rồi tôi không thích kiểu hành hình trước đám đông của Lynch. Nó không bao giờ tôn vinh ai cả. Chưa kể tôi hoàn toàn không có ý muốn ai đó sẽ xới tung kiếu thức của tôi về Jakobson và nghi ngờ sự thực về chỉ số IQ của tôi.
Thế là tôi lùi lại và không nói gì nữa. Tôi bị phạt ở lại trường thêm hai giờ, còn cô Maigre giữ được thể diện giáo viên. Nhưng khi ra khỏi lớp, tôi cảm thấy đôi mắt nhỏ lo lắng của cô ấy dõi theo tôi đến tận cửa.
Trên đườngvề nhà, tôi tự nhủ: đáng thương cho những kẻ nghèo nàn về trí óc, khôngbiết đến sức hấp dẫn cũng như vẻ đẹp của ngôn ngữ.
5
Một ấn tượng dễ chịu
Nhưng Manuela không cảm nhận được bước chân của phụ nữ Nhật, nên đã lướt đến những vùng đất mới.
- Bà Rosen làm to chuyện vì không có được hai cái đèn giống nhau, - cô ấy nói.
- Thật thế sao? - tôi ngơ ngác hỏi.
-Vâng, đúng thế, - Manuela đáp. - Vì sao à? Ở nhà Rosen, thứ gì cũng có hai cái, vì họ sợ thiếu. Chị có biết câu chuyện yêu thích của bà ấy không?
- Không, - tôi nói và đã bị câu chuyện lôi cuốn.
- Trong chiến tranh, ông của bà ấy dự trữ đủ thứ trong hầm và đã cứu cả gia đình bằng cách giúp đỡ một tên lính Đức đang tìm cuộn chỉ để khâu lại cúc trên quân phục của hắn. Nếu không có cuộn chỉ thì ôi thôi, mọi thứ đi tong. Chị tin hay không tin cũng được, trong các tủ và trong tầnghầm của bà ấy, thứ gì cũng có hai cái. Như thế bà ấy có sung sướng hơn không? Và liệu người ta có nhìn rõ hơn vì trong phòng có hai cái đèn giống nhau không?
- Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện này, - tôi nói. - Đúng là chúng ta trang trí nội thất nhà mình quá rườm rà.
- Quá là thế nào? - Manuela hỏi.
-Quá nhiều thứ trùng lặp, giống như ở nhà Arthens. Hai cái đèn và hai cái bình giống nhau trên lò sưởi, hai cái ghế bành giống hệt nhau ở hai bên ghế dài, hai cái tủ đầu giường giống nhau, hàng loạt lọ tương tự nhưnhau trong bếp…
- Bây giờ, khi chị làm tôi nghĩ đến chuyện này, thì đúng không chỉ là chuyện về đèn đóm, - Manuela nói tiếp. - Thật ra, không hề có hai thứ gì giống nhau trong nhà ông Ozu. Vâng, tôi phải nói như thế, vì điều này đem lại một ấn tượng dễ chịu.
- Dễ chịu như thế nào?
Manuela ngẫm nghĩ một lát, trán nhăn lại.
-Dễ chịu như sau ngày lễ hội, lúc tất cả mọi người đi hết. Chồng tôi và tôi đi vào bếp, tôi nấu món canh rau tươi, tôi thái nấm tươi rất mỏng, và chúng tôi ăn món canh có cả nấm. Chúng tôi có cảm tưởng như vừa thoátkhỏi một cơn bão và cuộc sống bình yên trở lại.
- Chúng ta không sợ thiếu nữa. Chúng ta sung sướng với thời điểm hiện tại.
- Chúng ta cảm thấy ăn là việc rất tự nhiên, đương nhiên như thế.
- Chúng ta có thể tận dụng cái mà mình không có, không có gì khác cạnh tranh. Hết cảm giác này đến cảm giác khác.
- Vâng, chúng ta có ít hơn nhưng chúng ta tận dụng được nhiều hơn.
- Ai có thể ăn nhiều thứ cùng một lúc?
- Ngay cả ông Arthens đáng thương cũng không.
- Tôi có hai cái đèn tương tự như nhau đặt trên hai cái tủ đầu giường giống hệt nhau, - tôi nói khi bỗng nhiên nhớ đến sự việc.
- Tôi cũng thế, - Manuela nói.
Cô ấy gật gật đầu.
- Có lẽ chúng ta bị bệnh rồi, vì có quá nhiều.
Manuelađứng dậy, ôm hôn tôi và quay trở lại nhà Pallìeres tiếp tục công việc nô lệ hiện đại của mình. Sau khi cô ấy đi, tôi vẫn ngồi trước chén trà đã uống hết. Còn lại một món tráng miệng, vốn tính háu ăn, tôi gặm nhấm nó bằng răng cửa, như một con chuột. Thay đổi cách ăn cắn sâu vào trong,cũng giống như thưởng thức một món ăn mới.
Và tôi trầm tư tận hưởng cuộc chuyện trò không đúng lúc này. Bạn đã bao giờ biết chuyện bà giúp việc và bà gác cổng cùng bàn luận thân mật trong giờ nghỉ về ý nghĩa văn hóa của trang trí nội thất chưa? Bạn sẽ bất ngờ về câu chuyện của những kẻ nghèo hèn. Họ thích các câu chuyện hơn học thuyết, thích các giai thoại hơn khái niệm, thích hình ảnh hơn các ý niệm. Điều đó không hề ngăn cản họ bàn về triết học. Như vậy, có phải chúng ta là những nền văn minh bị sự trống rỗng gặm nhấm đến mức chúng ta chỉ sống trong nỗi lo thiếu thốn? Có phải chúng ta chỉ hưởng thụ tài sản và cảm giác của mình khi được đảm bảo rằng sẽ được hưởng thụ nhiều hơn nữa? Có lẽ người Nhật biết rằng người ta thưởng thức một thú vui chỉ vì biết rằng nó phù du và duy nhất, và trên cả hiểu biết đó, họ đủ khả năng dùngnó để dệt nên cuộc sống của mình.
Mệt mỏi. Khi sự lặp lại buồn tẻvà vĩnh viễn lại một lần nữa kéo tôi ra khỏi suy ngẫm của mình - một ngày nào đó sự đều đều tẻ nhạt sẽ sinh ra phiền muộn -, thì có người bấmchuông phòng tôi.
6
Wabi
Đólà người đưa thư, miệng anh ta nhai một chiếc kẹo cao su dành cho voi, đấy là tôi đoán theo cách nhai mạnh và biên độ chuyển động của quai hàm anh ta.
- Có phải bà Michel không? - anh ta hỏi rồi ấn vào tay tôi một gói đồ.
- Không phải ký à? - tôi hỏi.
Nhưng anh ta đã mất hút.
Đólà một gói hình chữ nhật, bọc giấy gói hàng, buộc bằng một sợi dây, giống như loại dây dùng để buộc các túi khoai tây hay để kéo một chiếc nút chai bằng vỏ cây ép đi quanh phòng để đùa với con mèo và để buộc nó phải luyện tập bài tập duy nhất mà nó chấp nhận. Thực ra, gói đồ buộc dây làm tôi nghĩ tới những gói nhỏ bọc lụa của Manuela, bởi vì mặc dù trong trường hợp này, giấy bọc thô ráp chứ không mịn, nhưng trong cách bọc kỹ lưỡng có cái gì đó giống và rất phù hợp. Chúng ta sẽ thấy rằng những khái niệm cao siêu nhất lại được tổng hợp nên từ những điều đơn giản thô kệch nhất. Cái đẹp là cái phù hợp là một suy nghĩ cao siêu hiệnra từ đôi tay của người đưa thư thuộc loài nhai lại.
Mỹ học, nếu suy nghĩ nghiêm túc một chút, không phải là gì khác ngoài kiến thức nhậpmôn để tới Con đường Phù hợp, một kiểu Con đường Võ sĩ đạo áp dụng vào trực giác của những hình thức đích thực. Ở sâu trong con người mình, tấtcả chúng ta đều biết đến cái phù hợp. Ở mỗi khoảnh khắc của cuộc đời, chính hiểu biết này giúp chúng ta nắm bắt được chất lượng của nó và, trong những dịp hiếm hoi mà tất cả đều hài hoà, giúp chúng ta hưởng thụ đủ độ cần thiết. Và tôi không nói tới kiểu vẻ đẹp chỉ là lĩnh vực độc quyền của riêng Nghệ thuật. Những người, giống như tôi, chịu ảnh hưởng từ sự vĩ đại của những thứ nhỏ nhặt, dồn nó đến tận tâm của cái không quan trọng, nơi trong vỏ bọc thường ngày, nó bật ra từ sự sắp xếp nào đócủa các sự vật bình thường và từ niềm tin rằng cái đó phải như vậy, từ niềm tin vững chắc rằng thế là tốt.
Tôi cởi dây buộc và xé lớp giấy gói ngoài. Đó là một cuốn sách, một cuốn sách đẹp bìa da màu xanh nước biển, mặt da thô rất wabi. Trong tiếng Nhật, wabi có nghĩa là “một hình thức ẩn của cái đẹp, một phẩm chất tinh tế giấu dưới lớp vỏ thô mộc”. Tôi không rõ ý nghĩa của từ này lắm, nhưng cách đóng sách này rõ ràng rất wabi.
Tôi đeo kính vào và đọc đầu đề.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 11
Bạch dương
Hãy dạy ta rằng ta chẳng là gì
Nhưng ta đáng được sống
Trongbữa tối hôm qua, mẹ tôi thông báo, cứ như đó là một lý do để mở sâm panh ăn mừng, rằng đã tròn mười năm kể từ khi mẹ bắt đầu giai đoạn “phântích” cùng bác sĩ tâm lý. Tất cả mọi người đều đồng lòng nói rằng thật tuyệt-vời! Tôi chỉ thấy phân tâm học cạnh tranh với Cơ Đốc giáo trong tình yêu đối với những nỗi khổ đau kéo dài. Điều mà mẹ tôi không nói là cũng đã mười năm nay, mẹ tôi phải dùng thuốc chống trầm cảm. Nhưng rõ ràng là mẹ tôi không kết nối hai sự việc. Còn tôi, tôi nghĩ rằng mẹ uốngthuốc chống trầm cảm không phải để làm dịu bớt lo sợ, mà để chịu đựng công việc phân tích. Khi mẹ tôi kể về những buổi tư vấn của mình, tôi chỉ muốn đập đầu vào tường. Người tư vẫn chỉ nói “Hmmm” sau những khoảngthời gian đều đặn và nhắc lại từ cuối cùng trong mỗi câu của mẹ tôi (“Rồi tôi đi đến nhà Lenôtre cùng với mẹ tôi”: “Hmmm, mẹ bà?” “Tôi rất thích sôcôla”: “Hmmm, sôcôla?”). Trong trường hợp này, tôi có thể trở thành nhà phân tâm học ngay ngày mai. Nếu không, ông ta lại cho mẹ tôi những bài diễn thuyết về “chủ nghĩa Freud”; trái ngược với những gì người ta vẫn nghĩ, những bài diễn thuyết này không hề khó hiểu, mà hẳn là muốn nói điều gì đó. Sự lôi cuốn của trí thông minh là cái gì đó rất hấp dẫn. Đối với tôi, đó không phải là một giá trị tự thân. Có nhiều người thông minh. Có đầy rẫy kẻ ngu xuẩn, nhưng cũng có nhiều đầu óc mang lại hiệu quả cao. Tôi nói ra đây một điều rất nhàm, nhưng bản thân trí thông minh không có bất cứ giá trị hay lợi ích nào. Ví dụ, có những người rất thông minh đã cống hiến cả cuộc đời của họ cho câu hỏi về giớitính của các thiên thần. Nhưng nhiều người thông minh dường như bị lỗi chương trình: họ coi trí thông minh là một mục đích. Họ chỉ có một ý nghĩ duy nhất trong đầu: trở thành người thông minh, một điều vô cùng ngớ ngẩn. Và khi trí thông minh tự cho mình là mục đích, nó vận hành mộtcách lạ lùng: bằng chứng về sự tồn tại của nó không nằm trong sự khéo léo và tính đơn giản của cái mà nó sản sinh ra, mà nằm trong sự tối tăm của cách thể hiện. Giá như các bạn nhìn thấy những cuốn sách mà mẹ tôi mang về từ những “buổi tư vấn”… Chúng đầy rẫy từ ngữ tượng trưng, làm thất bại thảm hại sự loại trừ, và khái quá cái thực với sự trợ giúp đắc lực của các ký hiệu và cú pháp khó hiểu. Toàn những thứ vớ vẩn! Thậm chísách vở mà chị Colombe đọc (chị ấy đang nghiên cứu Guillaume d’Ockham, một thầy tu dòng thánh Franḉoisở thế kỷ muời bốn) còn đỡ kỳ cục hơn. Kiểu thế này: thà làm một thầy tucó suy nghĩ, còn hơn làm một nhà tư tưởng hậu hiện đại.
Và hơn nữa, đó là ngày của Freud. Buổi chiều, tôi đang ăn sôcôla. Tôi rất thíchsôcôla và đó chính là điểm chung duy nhất của tôi với mẹ và chị gái. Khi cắn một thanh kẹo sôcôla hạt dẻ, tôi cảm thấy một cái răng của mình bị vỡ. Tôi chạy đi soi gương và thấy quả thật mình lại bị sứt một miếng nhỏ ở răng cửa. Mùa hè vừa rồi, ở Quimper, trong một lần đi chợ, tôi bị ngã vì vướng chân vào dây và tôi đã gần như bị gãy chiếc răng này, từ đónó ngày càng vỡ dần ra. Tóm lại, tôi bị mất một miếng nhỏ ở răng cửa vàđiều đó làm tôi buồn cười vì tôi nhớ lại chuyện mẹ tôi kể về một giấc mơ mà mẹ rất hay mơ thấy: mẹ bị mất hết răng, chúng trở nên đen kịt lại và rụng dần từng cái một. Và đây là câu mà chuyên gia phân tích đã nói với mẹ tôi về giấc mơ đó: “Thưa bà, một người theo học thuyết của Freud hẳn sẽ nói với bà rằng đó là một giấc mơ chết.” Thật nực cười, đúng không? Đấy cũng không phải là cách hiểu ngây thơ (răng rụng = chết, cái ô= dương vật, v.v…), cứ như văn hóa không có khả năng gợi ý lớn, chẳng liên quan gì tới thực tế của sự vật. Đó là cách được cho là đặt ưu thế của trí thông minh (“một người theo học thuyết của Freud hẳn sẽ nói với bà”) lên trên sự uyên bác xa xôi trong khi thực ra điều đó đem lại cảm tưởng một con vẹt đang nói.
May mắn thay, để lấy lại tinh thần saunhững việc đó, hôm nay, tôi đến nhà ông Kakuro uống trà và ăn bánh gatôdừa rất ngon và rất mịn. Ông ấy đã đến nhà mời tôi và nói với mẹ tôi: “Hai chú cháu tôi đã làm quen trong thang máy và còn đang nói dở một câuchuyện rất thú vị.” “Thế ư?” mẹ tôi ngạc nhiên nói. “Thế thì ông gặp may rồi, con gái tôi ít khi nói chuyện với chúng tôi.” “Cháu có muốn đếnnhà chú uống trà và để chú khoe hai con mèo không?” ông Kakuro hỏi và tất nhiên là mẹ tôi đồng ý luôn vì bà đang tò mò muốn biết câu chuyện sẽtiếp diễn thế nào. Mẹ tôi đã nghĩ đến cảnh geisha hiện đại được mời đếnnhà đại gia Nhật Bản. Cần phải nói rằng một trong những lý do mà mọi người ở đây đều bị ông Ozu lôi cuốn là vì ông ấy (hình như) đúng là rất giàu. Tóm lại, tôi đến nhà ông ấy uống trà và làm quen với hai con mèo. Vâng, về lũ mèo, tôi không đến nỗi chỉ thích mèo nhà mình, nhưng ít ra hai con mèo của ông Kakuro cũng khá xinh xắn. Tôi đã nói quan điểm về mèo của mình với Kakuro và ông ấy trả lời tôi rằng ông ấy tin vào sự tỏasáng và tính nhạy cảm của cây sồi, huống hồ là khả năng ấy của con mèo.Chúng tôi tiếp tục định nghĩa về trí thông minh và ông ấy đã xin phép tôi để ghi lại câu nói của tôi vào cuốn sổ hiệu Moleskine: “Đó không phải là một món quà trời cho, mà là vũ khí duy nhất của loài linh trưởng.”
Rồi chúng tôi lại nói về bà Michel. Ông ấy nghĩ là con mèo của bà Michel tên là Léon vì được đặt tên theo Léon Tolstoï, và chúng tôi cùng nhất trí rằng một bà gác cổng mà đọc truyện của Tolstoï và sách của nhà xuất bản Vrin thì rất có thể không tầm thường chút nào. Ông ấy còn có những lý do rất xác đáng để nghĩ rằng bà Michel rất thích tiểu thuyết Anna Karénin và quyết định gửi cho bà ấy một cuốn. “Chúng tasẽ thấy phản ứng của bà ấy,” ông Kakuro nói.
Nhưng đó không phải là suy nghĩ sâu của tôi ngày hôm nay. Suy nghĩ sâu của tôi bắt đầu từ lúc một câu nói của ông Kakuro. Chúng tôi nói chuyện về văn học Nga, lĩnh vực mà tôi không hề biết gì. Ông Kakuro giải thích cho tôi rằng ông ấy thích các tiểu thuyết của Tolstoï vì đó là những “tiểu thuyết phổquát” và hơn nữa, câu chuyện diễn ra ở nước Nga, đất nước mà cây bạch dương mọc ở mọi nơi trên cánh đồng, và ở đó, trong các chiến dịch của Napoléon, giới quý tộc phải học lại tiếng Nga vì họ vốn chỉ nói tiếng Pháp. Vâng, đó chỉ là chuyện phiếm của người lớn, nhưng cái hay ở Kakurolà ông ấy làm mọi thứ với phép lịch sự. Nghe ông ấy nói chuyện thật dễ chịu, ngay cả khi bạn không quan tâm đến những gì ông ấy nói, bởi vì ôngấy thực sự nói chuyện với bạn, hướng tới bạn. Đây là lần đầu tiên tôi gặp một người thể hiện sự quan tâm đến tôi khi nói với tôi. Ông ấy khôngđể ý đến việc tôi đồng tình hay không đồng tình, mà nhìn tôi với vẻ muốn nói: “Cháu là ai? Cháu có muốn nói chuyện với chú không? Chú rất vui khi được gặp cháu!”. Đó chính là điều mà tôi muốnnói khi đề cập tới phép lịch sự, thái độ của một người làmcho người khác có cảm tưởng mình đang hiện diện. Vâng, xét chocùng, tôi không mấy quan tâm đến nước Nga của những người Nga vĩ đại. Họ từng nói tiếng Pháp ư? Quá hay! Tôi cũng thế và tôi không bóc lột moujik(21). Nhưng ngược lại, đầu tiên tôi không hiểu rõ tại sao tôi nhạy cảm với cây bạch dương. Ông Kakuro nói về nông thôn Nga với những cây bạch dương thân mềm và cả tán lárì rào trong gió, và tôi cảm thấy mình thật nhẹ nhàng, nhẹ nhàng...
21. Moujik: nông dân Nga
Sau đó, khi đãngẫm nghĩ một chút, tôi phần nào hiểu được niềm vui bất chợttrong tôi khi ông Kakuro nói về cây bạch dương Nga. Điều này tạo ra ở tôi hiệu ứng giống hệt như khi người ta nói về cây cối, bất cứ cây nào: cây đoạn trong sân trang trại, cây sồi sau kho rơm cũ kỹ, cây du cổ thụ mà giờ đây đã tuyệt chủng, cây thông thân bị uốn cong vì gió dọc theo bờ biển đầy gió,v.v... Có biết bao tình nhân văn trong tình yêu cây cối đó, biết bao luyến tiếc những nỗi kinh ngạc đầu tiên của chúng ta, biết bao sức mạnh để cảm thấy mình nhỏ bé như thế nào trong lòng thiên nhiên... vâng, chính là điều này: cây cối, vẻ uy nghiêm không hề thay đổicủa chúng và tình yêu của chúng ta với chúng, điều dạy cho chúng ta biết mình không nghĩa lý đến mức nào, mà chỉ là những sinh vật ký sinh tồi tệ chen chúc nhau trên bề mặt của trái đất, đồng thời làm cho chúng ta trở nên đáng sống, bởi vì chúng ta đủ khả năng nhận ra vẻ đẹp không hề phụ thuộc vàomình.
Ông Kakuro nói về cây bạch dương, và sau khi quên đi các nhà phân tâm học và tất cả những người thông minh nhưng không biết làm gì với trí thông minh của họ, bỗng nhiên tôi cảmthấy mình lớn hơn vì đã nắm bắt được vẻ đẹp vĩ đại của chúng.
MƯA MÙA HẠ
1
Bí mật
Tôi đeo kính vào và đọc tên sách.
Léon Tolstoi, Anna Karénine.
Và một tấm thiệp:
Gửi bà Michel,
Dành tặng con mèo của bà,
Thân mến,
Kakuro Ozu
Người ta luôn cảm thấy vững tâm khi tỉnh ngộ khỏi chứng bệnh hoang tưởng của chính mình.
Tôi đã thấy rõ ràng. Tôi đã bị lột mặt nạ.
Nỗi kinh hoàng ập đến xâm chiếm tôi.
Tôi đứng dậy như một cái máy, rồi lại ngồi xuống. Tôi đọc lại tấm thiệp.
Cócái gì đó chuyển dịch trong tôi - vâng, tôi không biết nói thế nào khác, tôi có cảm giác kỳ cục là một môđun bên trong dịch chuyển chiếm chỗ của một môđun khác. Điều này chưa bao giờ xảyra với bạn sao? Bạn sẽ cảm thấy có sự sắp xếp lại bên trong mình, bạn không thể miêu tả bản chất của sự sắp xếp đó, nhưngnó liên quan đến cả tinh thần lẫn không gian, giống như khi chuyển nhà vậy.
Dành tặng con mèo của bà.
Với sự hoài nghi không giả dối, tôi nghe thấy một tiếng cười nhỏ, một kiểu cười rúc rích, phát ra từ cổ họng của chính mình.
Tôi lo sợ, nhưng cũng thấy buồn cười.
Bịthúc đẩy bằng một xung năng nguy hiểm - tất cả các xung năng đều nguy hiểm đối với người nào sống cuộc đời bí mật -, tôi đi tìm một tờ giấy, một cái phong bì và một chiếc bút bi Bic (màu da cam) và viết:
Cảm ơn ông, lẽ ra không cần như thế.
Bà gác cổng
Tôi thận trọng bước ra tiền sảnh - không một bóng người - và bỏ bức thư vào thùng thư của ông Ozu.
Tôirón rén bước trở lại phòng mình - vì vẫn chẳng có ai cả - và tôi kiệt sức ngã vật xuống chiếc ghế bành, cảm thấy mình đã hoàn thành nghĩa vụ.
Cảm giác mạnh mẽ về cái gì đó nổi lên trong tôi.
Một cái gì đó không rõ ràng.
Xungnăng ngớ ngẩn đó không những không chấm dứt được sự vây đuổi, mà còn làm nó tăng lên gấp bội. Đó là một sai lầm chiến lượccơ bản. Điều bất ngờ khó chịu này bắt đầu khiến tôi phải căng thẳng thần kinh.
Một câu đơn giản: Tôi không hiểu, ký tên bà gác cổng có lẽ sẽ là hiển nhiên.
Hoặc: Ông đã nhầm, tôi gửi trả lại ông gói đồ.
Không kiểu cách, ngắn gọn và chính xác. Nhầm người nhận.
Mưu mẹo và dứt khoát: Tôi không biết đọc.
Quanh co hơn: Con mèo của tôi không biết đọc.
Tế nhị: Cám ơn, nhưng quà Tết thường được gửi vào tháng Một.
Hay kiểu hành chính: Đề nghị nhận lại.
Thay vì những câu đại loại như vậy, tôi viết văn vẻ như thể chúng tôi đang ở một câu lạc bộ văn học.
Cám ơn ông, lẽ ra không cần như thế.
Tôi bật dậy khỏi ghế và chạy ào ra cửa.
Than ôi, ba lần than ôi.
Qua cửa kính, tôi nhận ra Paul N’Guyen đang đi về phía thang máy, tay cầm lá thư.
Tôi tuyệt vọng.
Chỉ còn lại lựa chọn duy nhất: không lộ diện.
Chodù xảy ra chuyện gì, tôi không ở đây, tôi không biết gì, tôi không trả lời, tôi không viết, tôi chẳng làm gì cả.
Ba ngày trôi qua trong tâm trạng bất an. Tôi tự thuyết phục mình rằng cái mà tôi quyết định không nghĩ đến thực ra không tồn tại, nhưng tôi không thôi nghĩ đến nó, đến mức một lần tôi đã quên không cho Léon ăn, con mèo giờ đây trở thành lời chỉ trích câm lặng.
Sau đó, khoảng mười giờ, có người bấm chuông phòng tôi.
2
Công việc vĩ đại của giác quan
Tôi mở cửa:
Trước mặt tôi là ông Ozu.
- Chào bà, - ông ấy nói với tôi, - tôi rất vui vì món quá của tôi không làm bà khó chịu.
Tôi rùng mình, không hiểu gì cả.
-Có, có, - tôi trả lời, cảm thấy mồ hôi vã ra như tắm. - Mà không, không, - tôi chậm rãi nói tiếp với vẻ xúc động. - Vâng, cám ơn ông nhiều.
Ông ấy cười lịch sự.
- Bà Michel, tôi đến không phải để nghe bà cảm ơn tôi.
-Không ư? - tôi bỏ dở câu nói một cách điêu luyện theo kiểu “lờingưng trên môi” của Phèdre, Bérénice(22) và Didon(23) tội nghiệp.
22. Nhân vật trong kịch của Jean Racine (1639-1699)
23. Nhân vật trong vở opera Didon và Ênée của Henry Purcell(1639-1695)
-Tôi đến để mời bà dùng bữa tối ngày mai cùng tôi, - ông ấy nói. - Như vậy, chúng ta sẽ có dịp để nói về những sở thích chung.
- Ồ, - tôi đáp bằng câu trả lời tương đối ngắn.
- Chỉ là một bữa tối giữa hàng xóm với nhau, rất đơn giản, - ông ấy nói tiếp.
- Giữa hàng xóm với nhau? Nhưng tôi là người gác cổng, - tôi viện cớ, mặc dù trong đầu cực kỳ bối rối.
- Hoàn toàn có thể có cả hai tư cách cùng một lúc, - ông ấy trả lời.
Trời đất thánh thần ơi, làm thế nào bây giờ!
Tấtnhiên lúc nào cũng có con đường dễ dàng, mặc dù tôi ghét phải đi theo nó. Tôi không có con cái, tôi không xem tivi và tôi không tin vào Thượng đết, mà đó-là tất cả những lối mòn người ta thường đi để cuộc sống dễ dàng hơn. Con cái giúp trì hoãn nhiệm vụ đau đớn là tự đối mặt với chính mình, sau đó lại là cháu chắt. Tivi làm đổi hướng khởi sự cần thiết phát mệt mỏi phải xây dựng những dự định từ con số không trong cuộcđời phù phiếm của chúng ta; bằng cách phỉnh phờ đôi mắt, tivilàm cho trí óc thoát khỏi công việc vĩ đại của giác quan. Cuối cùng, Thượng đế làm dịu đi những lo sợ của chúng ta, loài động vật có vú, và viễn cảnh không thể chịu đựng nổi là một ngày nào đó những thú vui của chúng ta sẽ kết thúc. Thế là, không có tương lai, cũng không có con cháu, không có cácđiểm ảnh để làm u mê ý thức vũ trụ về sự phi lý, trong khi vẫn tin vào kết cục và thấy trước được hư vô, tôi nghĩ là có thể nói rằng tôi đã không chọn con đường dễ dàng.
Tuy nhiên, tôi lại bị cám dỗ mạnh mẽ.
- Không, cảm ơn, tôi đã có việc bận, là cách trả lời thông thường nhất.
Ngoài ra, còn nhiều câu khác lịch sự hơn.
- Cám ơn lòng tốt của ông, nhưng tôi bận như bộ trưởng (hơi khó tin).
- Tiếc quá, ngày mai tôi phải đi Megève (kỳ quặc).
- Tôi rất tiếc, nhưng tôi còn gia đình (cực kỳ giả dối).
- Con mèo của tôi bị ốm, tôi không thể để nó một mình (tình cảm ủy mị).
- Tôi đang ốm, tôi muốn ở nhà (trơ trẽn).
Cuốicùng, tôi đang định nói: cám ơn, nhưng tuần này tôi có khách, thì tính cách nhã nhặn trong sáng của ông Ozu đang đứng trước mặt tôi bỗng nhiên mở ra một khoảng không chói sáng trong thời gian.
3
Phi thời gian
Bông tuyết rơi trong quả cầu.
Trướcđôi mắt ký ức tôi, trên bàn của Cô, cô giáo dạy tôi đến khi tôihọc lớp lớn của thầy Servant, có một quả cầu bằng thủy tinh.Khi được khen, chúng tôi được phép xoay nó, và giữ nó trong lòng bàn tay đến khi bông tuyết cuối cùng rơi xuống chân tháp Eiffel mạ crôm. Khi chưa tròn bảy tuổi, tôi đã biết nhịp rơi chậm chạp đến đơn điệu của những đốm bong nhỏ xíu báo trước điều mà trái tim cảm thấy khi có một niềm vui to lớn. Thời gianrơi chậm dần và giãn ra, điệu balê kéo dài vô tận vì không cóva chạm, và khi bông tuyết cuối cùng rơi xuống, chúng tôi biết rằng mình đã trải qua quãng phi thời gian, dấu hiệu của những sự giác ngộ lớn. Khi còn nhỏ, tôi thường tự hỏi liệu sau này tôi có được trải qua những khoảnh khắc giống như vậy không và có được đứng giữa vở balê chậm và trang nghiêm của những bông tuyết mà cuối cùng cũng được bứt ra khỏi sự sôi động buồn tẻcủa thời gian không.
Cô cảm thấy trần trụi không? Trút bỏtoàn bộ trang phục khỏi thân thể, còn trí óc vẫn bị vướng víu bởi những thứ đồ trang sức. Nhưng lời mời của ông Ozu đã gợi lên trong tôi cảm giắc về sự trần trụi toàn phần này, sự trần trụi của tâm hồn cô đơn và, được bao phủ bằng những bông tuyết, giờ đây đối với trái tim tôi lại giống như vết bỏng thúvị.
Tôi nhìn ông ấy.
Và tôi lao mình vào dòng nước đen, sâu thẳm, lạnh buốt và thanh lịch của phi thời gian.
4
Lớp gôm mỏng
- Tại sao, tại sao cơ chứ, vì tình yêu với Thượng đế ư? - buổi chiều hôm đó, tôi hỏi Manuela.
- Thế là thế nào? - cô ấy nói với tôi, tay sắp đặt bộ ấm chén uống trà. - Thế thì tốt chứ sao!
- Cô cứ đùa, - tôi rên lên.
-Bây giờ, cần phải thực tế một chút, - Manuela nói. - Chị khôngthể đi đến đó như thế được. Đầu tóc chị không hợp, - cô ấy nói tiếp và nhìn tôi với con mắt của một chuyên gia.
Bạn có biết quan niệm của Manuela về đầu tóc không? Người phụ nữ quý tộc từ trong tim này lại vô sản về tóc. Uốn, quấn, làm bồng lên rồi xịt một lớp gôm mỏng, theo Manueal, tóc phải mang kiểu cách kiến trúc hoặc không tồn tại.
- Tôi sẽ đi làm đầu, - tôi nói, cố tỏ ra không vội vã.
Manueal nhìn tôi tỏ vẻ nghi ngờ.
- Thế chị sẽ mặc gì? - cô ấy hỏi.
Ngoàiáo váy thường ngày, những bộ đồ đúng là dành cho bà gác cổng, tôi chỉ có một kiểu váy trắng như váy cưới, bên ngoài phủ một lớp mùi băng phiến, và một chiếc váy đen sầu thảm tôithường mặc trong một vài buổi tang lễ hiếm hoi mà tôi được mời.
- Tôi sẽ mặc cái váy đen, - tôi nói.
- Váy đi đám ma ấy à? - Manueal kinh ngạc hỏi.
- Nhưng tôi chẳng có cái nào khác.
- Thế thì phải mua.
- Chỉ là một bữa ăn tối thôi mà.
-Tối biết rồi, - cô thị nữ ẩn mình trong Manuela nói. - Nhưng chả lẽ chị không diện đồ khi đi ăn tối ở nhà người khác à?
5
Đồ ren và trang sức rẻ tiền
Khókhăn bắt đầu từ câu hỏi: mua váy ở đâu? Thông thường, tôi đặt mua quần áo của mình qua bưu điện, kể cả giày dép, đồ lót và áo dệt kim bó sát mặc trong. Ý nghĩ phải mặc thử đồ trước con mắt của một cô gái trẻ mắc chứng chán ăn, những thứ đồ mà trên người tôi trông giống như những chiếc túi, luôn làm tôi quay mặt khỏi các cửa hiệu. Không may là đã quá muộn để có thể hy vọng người ta kịp giao hàng đến tận nhà.
Bạn chỉ cần một cô bạn gái, nhưng phải chọn cho kỹ.
Sáng hôm sau, Manuela lẻn vào phòng tôi.
Cô ấy mang đến một thứ giống như tấm vải bọc ghế và chìa nó cho tôi với nụ cười chiến thắng.
Manuelacao hơn tôi đến mười lăm xăngtimét và nhẹ hơn tôi mười cân. Tôi thấy chỉ duy nhất một người phụ nữ trong nhà cô ấy có vóc người tương tự như tôi: đó là bà mẹ chồng của Manuela, bà Amalia đáng sợ, một người mê mẩn đồ ren và trang sức rẻ tiền đến mức đáng ngạc nhiên, mặc dù bà ấy không phải là người thích phá cách. Nhưng đồ ren kiểu Bồ Đào Nha thể hiện rõ phong cách rococo: không một tí tưởng tượng cũng như nhẹ nhàng nào, chỉ là sự say mê tích lũy, khiến cho chiếc váy trở nên giống như áo ngủ bằngren và một chiếc áo sơmi bất kỳ trở thành một cuộc thi hoa lá.
Các bạn sẽ biết tôi lo lắng đến mức nào. Bữa tối nay hứa hẹn sẽ là một nỗi đau khổ dai dẳng, cũng có thể là một vở hài kịch.
-Trông chị sẽ giống như một ngôi sao điện ảnh, - Manuela nói. Rồi chợt thương hại: Tôi đùa thôi, - và cô ấy lấy từ trong bao ra một chiếc váy màu be dường như không hề trang trí rườm rà.
- Cô lấy nó ở đâu thế? - tôi vừa xem vừa hỏi.
Nhìnthoáng qua, chiếc váy có vẻ đúng cỡ. Cũng là nhìn thoáng qua, đó là mộtchiếc váy đắt tiền, bằng vải gabađin len, kiểu cách đơn giản, cổ giống áo sơmi, cài cúc đằng trước. Rất nhã nhặn, rất xịn. Loại váy mà bà de Broglie thường mặc.
- Tối hôm qua, tôi đến nhà Maria, - Manuela nói, nét mặt đặc biệt vui vẻ.
Marialà một cô thợ may người Bồ Đào Nha ở ngay cạnh nhà vị cứu tinh của tôi.Nhưng họ không chỉ là đồng hương. Maria và Manuela cùng lớn lên ở Faro,hai người lại cưới hai trong số bảy anh em trai nhà Lopes và cùng đến Pháp sinh sống; ở Pháp, họ lập kỳ tích sinh con gần như đồng thời, chỉ cách nhau vài tuần. Thậm chí họ còn nuôi chung một con mèo và cùng thíchăn món bánh ngọt thơm ngon.
- Có phải cô định nói đây là váy của người khác không? - tôi hỏi.
-Vâng, - Manuela đáp, hơi bĩu môi. - Nhưng chị biết không, người ta không đòi nó nữa. Bà ấy đã chết tuần trước. Và từ nay đến khi người nhà bà ấy nghĩ đến chuyện còn có một chiếc váy ở hiệu may… chị có đủ thời gian để ăn tối mười bảy lần với ông Ozu.
- Đây là váy của một người chết sao? - tôi hoảng hốt hỏi lại. - Tôi không thể làm thế được.
-Sao cơ? - Manuela nhíu mày hỏi. - Nếu bà ấy còn sống thì còn tệ hơn. Chị hãy tưởng tượng nếu chẳng may bị một vết ố. Lại phải mang đi giặt là, xin lỗi và đủ mọi rắc rối.
Suy nghĩ thực dụng của Manuela có cái gì đó thuộc về hệ ngân hà. Có lẽ tôi phải dựa vào đó để coi cái chết không là gì cả.
- Về mặt đạo đức, tôi không thể làm thế được, - tôi phản đối.
-Đạo đức? - Manuela phát âm từ này cứ như nó đáng ghét lắm. - Đạo đức thì có liên quan gì? Chị có ăn cắp không? Chị có làm gì xấu xa không?
- Nhưng đó là tài sản của người khác, - tôi nói, - tôi không thể lấy làm của mình được.
- Nhưng bà ấy chết rồi! - Manuela kêu lên. - Mà chị không ăn cắp, chị chỉ mượn cho buổi tối hôm nay thôi.
Khi Manuela bắt đầu tranh luận về sự khác biệt ngữ nghĩa, thì hầu như không còn gì để đấu tranh nữa.
-Maria nói với tôi rằng đó là một bà rất tử tế. Bà ấy đã cho Maria vài chiếc váy và một chiếc áo măngtô palpaga đẹp. Vì béo lên nên bà ấy khôngmặc chúng được nữa, thế là bà ấy bảo Maria: những thứ này có ích gì chocô không? Chị thấy đấy, bà ấy đúng là rất tử tế.
Palpaga là một giống lạc đà không bướu có bộ lông dày và mềm như len rất được ưa chuộngvà cái đầu được trang điểm bằng một quả đu đủ.
- Tôi không biết… - tôi nói dịu hơn một chút. - Tôi có cảm tưởng như ăn cắp của một người đã chết.
Manuela phẫn nộ nhìn tôi.
- Chị mượn, chị không ăn cắp. Thế chị nghĩ con người tội nghiệp ấy còn có thể làm gì với cái váy ấy?
Không cần trả lời câu hỏi này.
- Đến giờ làm cho bà Pallières rồi, - Manuela nói và vui vẻ thay đổi đề tài câu chuyện.
- Tôi sẽ tận hưởng khoảnh khắc đó với cô, - tôi nói.
-Tôi đi đây, - Manuela vừa nói vừa đi ra cửa. - Trong lúc chờ đợi, chị thử váy đi, rồi đi làm đầu, tôi sẽ quay lại để xem thế nào.
Tôi ngắm nghía chiếc váy một lát, thái độ hoài nghi. Ngoài tâm trạng ngập ngừng khi mặc đồ của một người đã chết, tôi còn sợ rằng chiếc váy tạo nên cho tôi ấn tượng bất lịch sự. Violette Grelier là chiếc khăn lau bátđĩa, cũng như Pierre Arthens là khăn lụa, còn tôi là chiếc váy-tạp dề xộc xệch in hoa màu tím nhạt hoặc xanh nước biển.
Tôi đợi khi quay về sẽ làm việc này.
Tôi chợt nhận ra mình thậm chí còn không cảm ơn Manuela.
NHẬT KÝ SỐ 4
VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI
Dàn hợp xướng đẹp
Chiềuhôm qua là buổi diễn của dàn hợp xướng nhà trường. Trường tôi nằm trongkhu cao cấp và có một dàn hợp xướng; không ai thấy nó dở cả, mọi người tranh nhau tham gia, nhưng cực kỳ khó khăn: thầy dạy nhạc Trianon lực chọn rất kỹ càng. Lý do thành công của dàn hợp xướng chính là thầy Trianon. Thầy trẻ trung, đẹp trai và chỉ đạo dàn hợp xướng thể hiện thành công từ những bài nhạc jazz cũ đến những ca khúc nổi tiếng mới nhất, phối khí vào hàng đẳng cấp. Tất cả mọi người đều diện quần áo đẹp nhất khi dàn hợp xướng hát trước học sinh của trường. Chỉ bố mẹ của các thành viên dàn hợp xướng mới được mời, vì nếu không sẽ quá đông. Nhà tậpthể dục đã chật cứng, bầu không khí thật tuyệt.
Thế là hôm qua, cô Maigre dẫn chúng tôi vội vã đi về phía nhà tập thể dục, vì thường thường, tiết đầu tiên của buổi chiều thứ Ba là tiết tiếng Pháp. Cô Maigre dẫn đi là cách nói hơi quá: cô ấy chỉ cố hết sức để đuổi kịp chúng tôi, miệng thở như con cá nhà táng già. Vâng, cuối cùng chúng tôi cũng tới nhà tập thể dục, mọi người đều tìm chỗ ngồi tạm, tôi phải chịu đựng đằng trước, đằng sau, bên cạnh và bên trên (trên các bậc cao) nhữngcâu chuyện vô bổ qua loa stereo (điện thoại di động, mốt thời trang, điện thoại di động, ai đi với ai, điện thoại di động, thầy cô giáo chẳnglà gì cả, điện thoại di động, dạ tiệc của Cannelle), rồi dàn hợp xướng bước vào trong tiếng vỗ tay hoan hô, con trai mặc đồ màu trắng pha đỏ, thắt nơ bướm, con gái mặc váy dài có dây đeo. Thầy Trianon ngồi trên mộtchiếc ghế đẩu, quay lưng lại phía khán giả. Thầy giơ cao cái gì đó giống như chiếc đũa có đèn đỏ bé xíu nhấp nháy ở đầu, tất cả im lặng và buổi diễn bắt đầu.
Mỗi lần đều là một điều kỳ diệu. Tất cả những con người đó, tất cả những mối bận tâm, tất cả những thù hằn và tất cả những ham thích, tất cả những lộn xộn, tất cả năm học ở trường với nhữngsự tầm thường nhàm chán, những sự kiện to nhỏ, những giáo viên, những học sinh ô hợp, tất cả cuộc sống trong đó chúng ta lê bước, cuộc sống được tạo thành từ những tiếng kêu la, nước mắt, tiếng cười, đấu tranh, cắt đứt, hy vọng tiêu tan và những dịp may vượt quá mong đợi: tất cả bỗng nhiên biến mất khi dàn hợp xướng cất tiếng hát. Dòng chảy cuộc sốngchìm trong tiếng hát, bỗng nhiên người ta có cảm tưởng về tình anh em, tình đoàn kết sâu sắc, cả về tình yêu, và tiếng hát hòa tan mặt xấu của cuộc sống thường ngày trong sự cảm thông tuyệt vời. Ngay cả khuôn mặt của những người hát cũng biến hóa; tôi không còn thấy Achille Grand-Fernet (có chất giọng tenor rất đẹp), hay Déborah Lemeur, hay Ségoiène Rachet, hay Charles Saint-Sauveur. Tôi chỉ thấy những con ngườiđang say sưa hát.
Lần nào cũng thế, tôi muốn khóc, tôi thấy cổ họng mình thắt lại và tôi cố hết sức để làm chủ bản thân, nhưng đôi khi đã tới giới hạn: tôi phải khó khăn lắm mới kìm được tiếng nức nở. Khi đến bài hát đuổi, tôi nhìn xuống đất vì có quá nhiều cảm xúc cùng một lúc: quá hay, quá gắn kết với nhau, thống nhất ở mức trên cả tuyệt vời. Tôi không còn là bản thân mình nữa, tôi là một phần của một tổng thể caođẹp trong đó cũng có tất cả những người khác, và khi đó, tôi luôn tự hỏi tại sao đó không phải là nguyên tắc của cuộc sống thường ngày, thay vì chỉ là một chốc lát đặc biệt với dàn hợp xướng.
Kết thúc phần biểu diễn, tất cả mọi người vỗ tay hoan hô, khuôn mặt bừng sáng, các thành viên của dàn hợp xướng cũng rạng rỡ. Thật là đẹp.
Cuối cùng, tôi tự hỏi liệu sự vận động thực sự của thế giới có phải là hát không.
6
Một chút mới mẻ
Cácbạn có tin không, tôi chưa bao giờ đến hiệu cắt tóc. Khi từ quê nhà ra thành phố, tôi đã phát hiện ra rằng có hai nghề với tôi dường như đều sai trái như nhau vì chúng thực hiện công việc mà mỗi người đều phải tự mình làm được cho mình. Cho đến nay, tôi vẫn khó nghĩ rằng người trồng hoa và thợ cắt tóc không phải là tầm gửi sống nhờ việc bóc lột một bộ phận của tự nhiên thuộc về tất cả mọi người, dùng kiểu cách điệu bộ và vài sản phẩm có mùi thơm để làm một công việc mà tôi vẫn tự mình thực hiện trong nhà tắm với một cây kéo sắc.
Với một nỗ lực phi thường, tôi đi đến hiệu cắt tóc để biến mái tóc của mình thành một tác phẩm được thuần dưỡng.
- Ai đã cắt tóc cho chị thế này? - cô thợ cắt tóc phẫn nộ hỏi.
Cô ta kéo và day day hai món tóc dày vô cùng ở hai bên tai tôi.
-Thôi, tôi không hỏi chị chuyện ấy, - cô ta nói tiếp vẻ chán ngấy, vì thế tôi tránh được nỗi xấu hổ phải tự tố giác mình. Người ta chẳng còn nể nang gì nữa, tôi thấy điều đó hàng ngày.
- Tôi chỉ muốn làm mới một chút, - tôi nói.
Tôikhông hiểu rõ lắm nghĩa của câu nói đó, nhưng nó là một câu trả lời kinh điển trong các bộ phim truyền hình nhiều tập thường chiếu vào đầu buổi chiều, trong đó đầy những phụ nữ trẻ trang điểm lòe loẹt và lúc nàocũng ở trong hiệu cắt tóc hoặc ở trung tâm thể dục thẩm mỹ.
- Một chút mới mẻ? Có gì để mới mẻ đâu! - cô thợ nói. - Phải làm lại tất cả, chị ạ!
Cô ta nhìn đầu tôi với vẻ chê bai, khẽ huýt sáo.
- Tóc của chị đẹp lắm, được đấy. Có thể làm ra trò đây.
Thựcra, cô thợ cắt tóc lại tỏ ra tốt bụng. Sau cơn bực mình mà lý do chủ yếu để áp đặt lý lẽ của mình - và bởi vì tiếp tục kịch bản xã hội mà từ đó chúng ta có được lòng trung thành là rất tốt -, cô ta lịch sự và vui vẻ chăm sóc tôi.
Người ta có thể làm gì với một mớ tóc nếu không phải là cắt tỉa ở mọi phía khi nó quá dày? Đó là quan điểm trước đó của tôi về vấn đề cắt tóc. Quan niệm tiên tiến về tóc của tôi từ nay là cắt tỉa khối tóc tự nhiên thành một hình dạng nhất định.
- Tóc chị đẹpthật đấy, - cô thợ cắt tóc vừa nói vừa ngắm nhìn tác phẩm của mình, rõ ràng rất hài lòng, - tóc dày và rất óng ả. Chị nhớ đừng cắt với thợ vớ vẩn nhé.
Mái tóc có thể thay đổi chúng ta đến thế ư? Chính tôi cũng không tin vào hình mình trong gương. Chiếc mũ đen chụp lên một thânhình mà tôi đã nói là khó coi nay trở thành một làn sóng nhẹ đùa nghịchquanh khuôn mặt không còn xấu như trước nữa. Trông tôi có vẻ… đáng kính. Tôi còn tự thấy mình có vẻ giống phụ nữ La Mã.
- Thật là… khó tin, - tôi nói và tự hỏi làm thế nào để giấu được sự điên rồ thiếu suy nghĩ này trước ánh mắt của những người sống trong tòa nhà.
Khôngthể nào tin được rằng sau bao nhiêu năm theo đuổi cách sống ẩn mình, nay bỗng nhiên tôi bị mắc cạn trên bãi cát của một mái tóc kiểu phụ nữ La Mã.
Tôi trở về nhà bằng cách men theo tường. Dịp may chưa từng thấy, tôi không gặp ai cả. Nhưng hình như Léon nhìn tôi với ánh mắt lạ lùng. Tôi đến gần nó và nó vẫy tai về phía sau, dấu hiệu của tức giận hay của lúng túng.
- Thế nào, - tôi nói với nó, - mày không thích sao? - rồi tôi nhận ra nó ra sức sục sạo xung quanh.
Dầu gội. Tôi sặc mùi quả bơ và hạnh nhân.
Tôitrùm một chiếc khăn lên đầu và lao vào làm hàng tá việc hay ho mà đỉnh cao là lau kỹ càng các nút bấm bằng đồng bên trong thang máy.
Rồi đến mười ba giờ năm mươi phút.
Sau mười phút nữa, Manuela sẽ xuất hiện từ khoảng trống của cầu thanh bộ để đến kiểm tra những gì tôi đã làm.
Tôikhông còn thời gian để suy nghĩ. Tôi bỏ khăn ra, vội vàng cởi đồ, mặc chiếc váy gabađin màu be của một người đã chết vào, rồi có tiếng gõ cửa.
7
Xúng xính như thôn nữ
- Waouh, mẹ kiếp, thế chứ, - Manuela nói.
Mộttừ tượng thanh và một cách nói bỗ bã như thế từ miệng của Manuela, người mà từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nghe thấy phát âm một từ thô tục, câu nói đó giống như khi giáo hoàng quên mất địa vị của mình và nóivới các hồng y giáo chủ: Mà cái mũ lễ rác rưởi đâu nhỉ?
- Đừng giễu, - tôi nói.
- Giễu ư? Nhưng mà chị Renée ạ, trông chị tuyệt lắm!
Rồi cô ấy ngồi xuống vì xúc động.
- Một quý bà thực sự, - cô ấy nói thêm.
Đó chính là điều làm tôi lo lắng.
- Đi ăn tối như thế này, trông tôi thật buồn cười, xúng xính như thôn nữ ấy, - tôi vừa nói vừa pha trà.
- Không hề, - Manuela nói, - đương nhiên, đi ăn tối thì phải diện đồ. Mọi người đều thấy rất bình thường.
- Đúng, nhưng còn cái này, - tôi nói, tay đưa lên đầu và cảm thấy như sờ nắm một cái gì đó nhẹ và mỏng mảnh.
-Chị đã đội cái gì lên đầu sau đó à, đằng sau trông phẳng lì, - Manuela vừa nói vừa nhíu mày và lấy từ trong túi ra một gói nhỏ bọc bằng giấy lụa đỏ.
- Bánh rán phồng đấy, - cô ấy nói.
Vâng, chúng tôi chuyển sang chuyện khác.
- Sao lại thế? - tôi hỏi.
-Ôi, giá mà chị nhìn thấy cảnh ấy! - cô ấy thở dài. - Tôi cứ tưởng bà ấysẽ bị một cơn đau tim. Tôi nói: Thưa bà Pallières, rất tiếc tôi không thể đến đây làm được nữa. Bà ấy nhìn tôi mà không hiểu gì cả. Tôi phải nói đi nói lại đến hai lần! Rồi bà ấy ngồi xuống và nói với tôi: Nhưng mà tôi sẽ làm thế nào đây?
Manuela ngừng một chút, vẻ bực tức.
-Giá như bà ấy nói: Nhưng mà tôi sẽ làm thế nào đây nếu thiếu cô? May thay cho bà ấy là tôi bảo Rosie làm thay mình. Nếu không, tôi có thể nóivới bà ấy: Bà Pallières ạ, bà hoàn toàn có thể làm việc gì bà thích, tôi chẳng thèm qu…
Cái mũ lễ bẩn thỉu, giáo hoàng nói.
Rosielà một trong nhiều đứa cháu của Manuela. Tôi biết điều đó có nghĩa là gì. Manuela nghĩ đến sự thay đổi, nhưng một chỗ béo bở như nhà số 7 phố Grenelle thì phải giữ cho người nhà - vì thế cô ấy định đưa Rosie vào làm để chờ tương lai sáng sủa.
Trời ơi, nhưng mà tôi sẽ làm gì đây nếu thiếu Manuela?
- Tôi sẽ làm gì nếu thiếu cô? - tôi nói với Manuela và cười.
Bỗng nhiên cả hai chúng tôi trào nước mắt.
-Chị có biết tôi nghĩ gì không? - Manuela vừa hỏi vừa lau hai má bằng một chiếc khăn tay to màu đỏ như của võ sĩ đấu bò tót. - Tôi bỏ bà Pallières, đó là một dấu hiệu. Sẽ có những thay đổi tốt.
- Bà ấy có hỏi cô về lý do không?
- Đó chính là điều hay nhất, - Manuela nói. - Bà ấy không dám. Được giáo dục tốt đôi khi lại là một vấn đề.
- Nhưng bà ấy sẽ biết ngay thôi, - tôi nói.
-Vâng, - Manuela nói nhỏ, tâm trạng phấn khởi. - Nhưng chị có biết không, một tháng nữa, bà ấy sẽ nói với tôi: Con bé Rosie đúng là một viên ngọc, Manuela ạ. Cô giao lại việc cho nó là đúng đấy. Còn những kẻ giàu có kia… Khỉ thật!
Cái mũ lễ khốn kiếp, giáo hoàng bực tức nói.
- Cho dù có chuyện gì đi nữa, - tôi nói, - chúng ta vẫn là bạn.
Chúng tôi nhìn nhau và cười.
- Vâng, - Manuela nói. - Cho dù có chuyện gì đi nữa.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 12
Lần này là một câu hỏi
Về số phận
Và những dòng tiên đoán
Cho người này
Chứ không cho người khác
Tôilúng túng quá: nếu tôi châm lửa đốt căn hộ nhà tôi, tôi sẽ có nguy cơ gây thiệt hại cho căn hộ của ông Kakuro. Làm phức tạp cuộc sống của người lớn duy nhất mà cho đến lúc đó tôi cho là đáng được tôn trọng lại là hành động không xác đáng lắm. Nhưng châm lửa dù sao cũng là một dự định mà tôi ấp ủ. Hôm nay, tôi đã có một cuộc gặp gỡ thật thú vị. Tôi đến nhà ông Kakuro uống trà. Có cả anh Paul, thư ký của ông ấy. Ông Kakuro đã mời Marguerite và tôi khi gặp chúng tôi ở sảnh cùng với mẹ tôi. Marguerite là bạn gái thân nhất của tôi. Hai chúng tôi học cùng lớpđã hai năm và yêu quý nhau ngay từ phút đầu. Tôi không biết liệu các bạn có tí chút ý nghĩ dù là nhỏ nhất nào về một trường trung học cơ sở ởkhu cao cấp của Paris hiện nay không, nhưng thẳng thắn mà nói, nó khôngcó gì hay hơn so với các khu phía Bắc của Marseille. Có lẽ thậm chí còntồi hơn, bởi vì ở đâu có tiền, ở đó có ma túy - và không phải ít, cũng không phải chỉ có một loại. Các bạn thời sinh viên 1968(24) của mẹ tôi làm tôi buồn cười với những ký ức vui vẻ của họ về pháo và tẩu thuốc củaChechnya. Ở trường trung học (vẫn là trường công lập, vì bố tôi từng làbộ trưởng của nhà nước Cộng hòa), người ta có thể mua mọi thứ: axít, thuốc lắc, cocain, thuốc kích thích thần kinh amphetamine, v.v… Khi tôi nghĩ đến thời các thanh thiếu niên hít hơi hồ dán trong nhà vệ sinh, trông không có chút sức sống nào. Các bạn cùng lớp tôi cắn thuốc lắc nhưngười ta ăn kẹo Michoko, và điều tồi tệ nhất là ở đâu có ma túy, ở đó có tình dục. Đừng ngạc nhiên: hiện nay, người ta ngủ với nhau rất sớm. Có những học sinh lớp sáu (đúng là không nhiều, nhưng vẫn có một vài họcsinh) đã quan hệ tình dục. Rất đáng tiếc. Thứ nhất, tôi cho rằng tình dục, cũng như tình yêu, là một điều thiêng liêng. Tôi không phải là de Broglie, nhưng nếu tôi đã qua tuổi dậy thì, tôi thích biến nó thành một thánh lễ huyền diệu. Thứ hai, một thiếu niên làm những điều của người lớn thì vẫn cứ là một thiếu niên. Tưởng tượng rằng lao vào hội hè và ngủnghê sẽ làm cho bạn trở thành người hoàn toàn khác thì cũng giống như tin rằng lớp hóa trang biến bạn thành một người da đỏ. Thứ ba, dù sao cũng là một quan niệm sống nực cười khi muốn trở thành người lớn bằng cách bắt chước tất cả những hành động dở nhất của người lớn… Tôi đã thấymẹ tôi dùng thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ, đó như một liều vắc xin suốt đời đối với tôi để chống lại những chất kiểu như vậy. Cuối cùng, thiếu niên tưởng rằng có thể trở thành người lớn bằng cách vụng về bắt chước những người lớn mà chính họ vẫn còn là đứa trẻ và đang chạy trốn cuộc sống. Thê thảm quá. Hãy lưu ý rằng nếu tôi là Cannelle Martin, cô nàng sành điệu của lớp tôi, tôi sẽ tự hỏi mình làm gì ngày ngày ngoài việc dùng ma túy. Số phận của Cannelle đã được viết trên trán của nó. Mười lăm năm nữa, sau khi đã cưới một ông chồng giàu có để mà cưới một ông chồng giàu có, nó sẽ bị chồng lừa dối, vì ông chồng sẽ đi tìm ở những phụ nữ khác cái mà cô vợ hoàn hảo, lạnh lẽo và phù phiếm vẫn khôngcó khả năng đem lại cho ông ta - ví dụ như sự nồng nhiệt của con người và tình dục. Cannelle sẽ tập trung tất cả sức lực vào nhà cửa và những đứa con mà vì ý muốn trả thù vô thức, nó sẽ biến thành những phiên bản vô tính của chính mình. Nó sẽ đánh phấn và mặc cho những đứa con gái củamình như gái làng chơi cao cấp và ném chúng vào tay bất cứ nhà tài phiệt nào, và giao cho những đứa con trai việc chinh phục thế giới, giống như bố của chúng, và lừa dối vợ với những đứa con gái chẳng ra gì.Các bạn nghĩ tôi đã lạc đề ư? Khi nhìn Cannelle Martin, mái tóc màu vàng và bông xù, đôi mắt xanh, những chiếc váy ngắn kiểu Scotland, nhữngchiếc áo thun ôm cực sát người và cái rốn hoàn hảo của nó, tôi dám chắcvới các bạn rằng tôi nhìn thấy rõ điều đó như thể nó đã xảy ra. Ở thời điểm này, tất cả bọn con trai trong lớp đều thèm thuồng nhìn nó và nó cóảo tưởng rằng sự ngưỡng mộ của bọn con trai ở tuổi dậy thì thèm gái mà nó đại diện có nghĩa là thừa nhận sự quyến rũ của cá nhân nó. Các bạn nghĩ là tôi ác ý ư? Hoàn toàn không, điều đó thực sự làm tôi đau đớn, tôi đau thay cho nó, thực sự đau cho nó. Thế nhưng khi tôi nhìn thấy Marguerite lần đầu tiên… Marguerite là người gốc châu Phi và tên là Marguerite không phải vì sống ở Auteuil, mà vì đó là tên của một loài hoa. Mẹ bạn ấy là người Pháp, còn bố là người gốc Nigeria. Ông ấy làm việc ở bộ Ngoại giao, nhưng trông không hề giống những nhà ngoại giao khác mà chúng ta biết. Ông ấy rất giản dị. Có vẻ như ông ấy thích việc mình làm. Ông ấy hoàn toàn không vô liêm sỉ. Và ông ấy có một đứa con gái xinh đẹp vô cùng: Marguerite chính là hiện thân của cái đẹp, có vẻ mặt, nụ cười, mái tóc mà người ta mơ ước. Bạn ấy luôn tươi cười. Khi Achille Grand-Fernet (mà các bạn gái trong lớp đều thích) hát giễu Marguerite vào ngày đầu tiên: “Mélissa, con gái lai của Ibiza, không khinào mặc quần áo.” Marguerite đáp lại ngay lập tức với nụ cười tươi: “Alô mẹ bobo, mẹ làm gì con thế này để con không đẹp trai.” Đây là cái mà tôi thán phục ở Marguerite: đó không phải là một mũi tên về phía quanniệm hay lôgic, mà bạn ấy có tài ứng đối linh hoạt chưa từng thấy. Đó là một năng khiếu. Tôi có trí tuệ thiên phú, còn Marguerite là một tài năng nhanh trí có hạng. Tôi rất thích được như bạn ấy; tôi luôn tìm đượccâu trả lời muộn năm phút và tôi tưởng tượng lại cuộc đối thoại trong đầu mình. Khi lần đầu tiên Marguerite đến nhà tôi, chị Colombe nói: “Marguerite, tên hay đấy, nhưng là cái tên của bà già,” bạn ấy trả lời ngay lập tức: “Ít nhất thì cũng không phải là tên chim(25).” Chị Colombehá mồm kinh ngạc, quá hay! Hẳn là chị ấy phải nghiền ngẫm trong nhiều giờ sự tinh tế trong câu trả lời của Marguerite, và tự an ủi rằng chắc chắn đó chỉ là một sự ngẫu nhiên - nhưng dù sao cũng cảm thấy bối rối! Tương tự như vậy, khi bà Jacinthe Rosen, bạn thân nhất của mẹ tôi, nói với Marguerite: “Mái tóc như của cháu chắc là không dễ chải” (Margueritecó mái tóc bù xù như bờm sư tử), Marguerite đáp: “Cháu chẳng hiểu bà datrắng nói gì cả.”
24. Tháng 5/1968 diễn ra cuộc biểu tình rộng khắp của giới sinh viên Pháp, buộc chính quyền của tổng thống de Gaulle phải giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử trước thời hạn.
25. Colombe có nghĩa là chim bồ câu.
VớiMarguerite, chủ đề chuyện trò ưa thích của chúng tôi là tình yêu. Tình yêu là gì? Người ta yêu nhau như thế nào? Ai? Khi nào? Tại sao? Ý kiến của chúng tôi rất khác nhau. Rất lạ là Marguerite có cái nhìn rất trí tuệ về tình yêu, trong khi đó tôi là một cô gái lãng mạn không thể thay đổi được. Bạn ấy thấy tình yêu là kết quả của một sự lựa chọn hợp lý (kiểu www.sởthích.com), trong khi đó tôi thấy tình yêu là con đẻ của mộtxung năng tuyệt vời. Ngược lại, chúng tôi có cùng ý kiến về mọi thứ: yêu không được trở thành phương tiện, mà phải là mục đích.
Một chủđề nói chuyện ưa thích khác của chúng tôi là tương lai của số phận. Cannelle Martin: bị chồng bỏ rơi và lừa dối, gả con gái cho một nhà tài phiệt, động viên con trai lừa dối vợ, kết thúc cuộc đời ở Chatou trong một căn phòng giá 8000 euro một tháng. Achille Grand-Fernet: trở thành con nghiện heroin, đi cai năm hai mươi tuổi, tiếp quản doanh nghiệp làm bao bì nhựa của bố, cưới một cô gái tóc vàng do tẩy màu, sinh ra một thằng con trai bị tâm thần phân liệt và một đứa con gái mắc chứng chán ăn, trở thành bợm rượu, chết vì ung thư gan ở tuổi bốn lăm, v.v… Và nếu các bạn muốn biết ý kiến của tôi, thì điều khủng khiếp nhất không phải là chúng tôi chơi trò này, mà đó là: đây không phải trò chơi.
Khi gặp Marguerite, tôi và mẹ tôi ở sảnh, ông Kakuro nói: “Chiều nay cháu gái của chú sẽ đến nhà chú, các cháu có muốn đến chơi không?” Mẹ tôi nói: “Vâng, vâng, tất nhiên rồi” trước khi chúng tôi kịp nói gì, vì mẹ tôi thấy đã gần đến lúc chính mẹ phải đi xuống tầng dưới. Và chúng tôi đến nhà ông Kakuro. Cháu gái của ông Kakuro tên là Yoko, là con gái của cô Elise, cô Elise là con gái của chị ông Kakuro, tức là bà Mariko. Yokonăm tuổi. Đó là cô bé xinh nhất trên trái đất! Cực kỳ đáng yêu nữa. Nó nói véo von, líu lo, cười rúc rich, nó cũng nhìn mọi người với vẻ tốt bụng và cởi mở như ông trẻ của nó. Chúng tôi chơi trốn tìm, và khi Marguerite tìm thấy nó trong một cái tủ ở bếp, nó đã cười đến mức vãi đái ra quần. Sau đó, chúng tôi ăn bánh gatô sôcôla và nói chuyện với ôngKakuro, con bé nghe chúng tôi nói chuyện, nhìn chúng tôi rất hiền lành bằng đôi mắt to (có cả sôcôla dính trên lông mày).
Tôi nhìn con bévà tự hỏi: “Liệu nó có trở thành như những người khác không?” Tôi cố tưởng tượng ra nó khi lớn thêm mười tuổi, chán đời, đi bốt cao, miệng ngậm điếu thuốc lá, và thêm mười tuổi nữa, trong một không gian nội thấtđược khử trùng, chờ đợi con cái trở về trong vai trò là người mẹ tốt vàngười vợ Nhật Bản. Nhưng không ổn.
Khi đó tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Lần đầu tiên trong đời tôi gặp một người mà số phận không thểđoán trước được, một người mà những ngả đường của cuộc đời vẫn đang rộng mở, một người đầy sức sống và nhiều khả năng có thể xảy ra. Tôi tự nhủ: “Ồ, đúng, Yoko, mình muốn nhìn thấy con bé lớn lên” và tôi biết rằng đó không chỉ là một ảo tưởng vì nó còn nhỏ, bởi vì chưa một đứa trẻnào trong số con của bạn bè bố mẹ tôi đem lại cho tôi ấn tượng đó. Tôi cũng tự nhủ rằng ông Kakuro hẳn cũng như vậy khi còn nhỏ, và tôi tự hỏi liệu khi đó có ai nhìn ông ấy như tôi nhìn Yoko không, vừa thích thú, vừa tò mò, trong khi chờ xem con bướm thoát ra khỏi kén, và vừa không biết, lại vừa tin vào hoa văn trên đôi cánh của nó.
Thế là tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao? Tại sao là những người này, chứ không phải những người khác?
Vàthêm một câu hỏi nữa: Còn tôi? Số phận của tôi có hiện rõ trên trán tôikhông? Nếu tôi muốn chết, thì đó là vì tôi tin vào số phận.
Nhưngliệu trong vũ trụ của chúng ta có tồn tại khả năng trở thành cái mà hiện tại chưa thấy không… liệu tôi có biết nắm lấy nó và biến cuộc sống của tôi thành một khu vườn khác với khu vườn của cha ông tôi không?
8
Địa ngục
Lúc bảy giờ, cảm giác như sắp chết đến nơi, tôi đi lên tầng năm, vừa đi vừa cầu mong bị gãy khớp chân để khỏi phải gặp ai.
Sảnh không một bóng người.
Cầu thang không một bóng người.
Thềm trước nhà ông Ozu không một bóng người.
Sựvắng lặng đó lẽ ra phải làm tôi vừa ý, nhưng lại làm dâng lên trong tôimột linh cảm tối tăm và bỗng nhiên tôi có ý muốn không kìm nén được là bỏ chạy. Tôi chợt thấy căn phòng u ám của mình trở thành nơi ẩn náu êm ái và sáng sủa, và tôi thoáng buồn khi nghĩ đến Léon đang nằm dài trước cái tivi, đồ vật mà tôi thấy không còn quá bất công nữa. Rốt cuộc tôi cógì để mất? Tôi có thể quay gót, đi xuống cầu thang, trở lại phòng mình.Chẳng còn gì dễ dàng hơn. Không có gì hiển nhiên hơn, ngược lại với bữaăn gần như phi lý tối hôm nay.
Một tiếng động trên tầng sáu, ngaytrên đầu tôi, cắt ngang suy nghĩ của tôi. Vì sợ, tôi toát mồ hôi ngay lập tức - may ghê - và tôi ấn mạnh nút chuông mà không hiểu vì sao lại làm động tác ấy.
Thậm chí tim tôi chưa kịp đập dồn dập: cánh cửa đã mở ra.
Ông Ozu đón tôi bằng nụ cười thật tươi.
- Chào bà! - ông ấy lớn tiếng chào với vẻ vui tươi có thể nói là không chút giả tạo.
Thật khủng khiếp như vừa rơi xuống địa ngục, tiếng động trên tầng sáu đã rõ ràng: ai đó vừa đóng cửa.
- Vâng, chào ông, - tôi nói và gần như chen lấn chủ nhà để đi vào.
- Cho phép tôi được giúp bà, - ông Ozu nói và tiếp tục cười.
Tôi đưa túi xách của mình cho ông ấy, mắt nhìn lướt qua phòng ngoài rộng mênh mông. Ánh mắt tôi chạm phải một thứ.
9
Vàng mờ
Ngay đối diện với cửa ra vào, trong luồng tia sáng, có treo một bức tranh.
Hoàncảnh thế này: tôi là Renée, năm mươi tư tuổi và có vết chai ở chân, sinh ra trong bùn bẩn và số phận được định đoạt sống ở đó, tôi đến ăn tối ở nhà một người Nhật Bản giàu có ở tòa nhà mà tôi làm gác cổng, vì lỗi lầm duy nhất là đã giật nảy mình khi nghe thấy một câu trích từ tiểuthuyết Anna Karénine, tôi, Renée, rụt rè và sợ hãi đến tận xương tủy, cũng như ý thức được đến mức suýt ngất về điều bất lịch sự và sự xúc phạm khi tôi có mặt ở nơi này, nơi mà mặc dù có thể bước vào được về mặtkhông gian, nhưng cũng là một thế giới không phải của tôi và không chấpnhận những người gác cổng, tôi, Renée, vậy là tôi làm như vô ý đưa mắt ra phía sau ông Ozu, nhìn theo tia sáng chiếu vào bức tranh nhỏ lồng trong khung bằng gỗ sẫm màu.
Chỉ khi thấy được tất cả vẻ lộng lẫy của Nghệ thuật, người ta mới giải thích được vì sao ý thức về sự thiếu tư cách của tôi chợt biến mất khi ngây ngất trước cái đẹp. Tôi không cònnhận ra mình nữa. Tôi đi vòng quanh ông Ozu, hầu như bị bức tranh hút hồn.
Đó là một bức tranh tĩnh vật, miêu tả một chiếc bàn với bữa ăn nhẹ gồm sò và bánh mì. Ở phía trước, trong chiếc đĩa bằng bạc, một quả chanh đã gọt vỏ một nửa và một con dao có cán chạm trổ. Phía sau, hai con sò ngậm miệng, một tia lấp lánh của vỏ sò mà lớp xà cừ lộ rõ và một chiếc đĩa bằng thiếc bên trong chắc là đựng hạt tiêu. Ở giữa là một cốc thủy tinh nằm lăn lóc, một chiếc bánh mì nhỏ lộ phần ruột màu trắng,bên trái là một chiếc cốc to, nửa cốc đựng một thứ chất lỏng màu nhợt và ánh vàng, lõm xuống như một cái vòm lộn ngược, chân cốc rộng và hình ống được trang trí bằng những viên thủy tinh hình tròn. Gam màu đi từ vàng đến đen. Đáy bằng vàng mờ, hơi bẩn.
Tôi là một người cực kỳ hâm mộ tranh tĩnh vật. Tôi đã mượn ở thư viện tất cả các tác phẩm trong kho tranh ảnh và chọn ra những bức kiểu này. Tôi đã đi các bảo tàng như Lourve, Orsay, bảo tàng Nghệ thuật hiện đại và tôi đã xem - phát hiện vàthán phục - triển lãm của Chardin năm 1979 ở Petit Palais. Nhưng bất kỳtác phẩm nào của Chardin cũng không giá trị bằng một bức tranh bậc thầyduy nhất của hội họa Hà Lan thế kỷ mười bảy. Tranh tĩnh vật của Pieter Claesz, Willem Claesz-Heda, Willem Kalf và Osias Beert là những kiệt táccủa thể loại này - và nói ngắn gọn là những kiệt tác mà tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả hội họa Ý thế kỷ mười lăm không chút do dự.
Mà bức tranh này, cũng không do dự, chính là một tác phẩm của Pieter Claesz.
- Đây là bản sao, - ông Ozu nói; ông ấy đứng ngay sau lưng tôi, nhưng tôi đã hoàn toàn quên mất ông ấy.
Con người này cứ phải làm tôi giật nảy người nữa sao.
Tôi giật nảy mình.
Sau khi đã trấn tĩnh lại, tôi định nói gì đó kiểu như:
- Đẹp quá, - lời nói này với Nghệ thuật cũng giống như giải quyết cho với vẻ đẹp của ngôn ngữ.
Khi đã làm chủ được mình, tôi định tiếp tục đóng vai người gác cổng đầu óc chậm chạp bằng cách nói câu:
- Bây giờ có cái gì mà người ta không làm được đâu (để đáp lại câu: đây là bản sao).
Vàtôi cũng định giáng một đòn quyết định để đập tan hoàn toàn mối nghi ngờ của ông Ozu và thiết lập sự hiển nhiên mãi mãi về trình độ thấp kém của tôi:
- Mấy cái cốc kỳ cục quá.
Tôi quay người lại.
Những từ: - Bản sao của cái gì? mà tôi bỗng nhiên cho rằng thích hợp nhất lại bị nghẹn trong họng tôi.
Thay vì nói như vậy, tôi lại nói:
- Đẹp làm sao.
10
Sự tương đồng nào?
Sựthán phục của chúng ta khi đứng trước một số tác phẩm là do đâu mà có? Sự ngưỡng mộ được sinh ra ngay từ cái nhìn đầu tiên và sau đó, trong khikiên nhẫn tìm hiểu lý do, nếu chúng ta phát hiện rằng tất cả vẻ đẹp đó là kết quả của một kỹ thuật điêu luyện vốn chỉ lộ ra khi ta quan sát kỹ nét vẽ biết phối hợp bóng tối và ánh sáng, thể hiện lại bằng cách làm tôn lên các hình thức bố cục - tính chất trong suốt quý giá của thủy tinh, ánh lấp lánh của vỏ sò, sự mượt mà tươi sáng của quả chanh -, thì điều đó không làm mất đi, cũng không giải thích được bí ẩn của sự thán phục đầu tiên.
Đó là một câu đố luôn luôn mới: các tác phẩm vĩ đạilà những hình thức đầy ấn tượng bằng thị giác đạt tới niềm tin vào sự tương hợp phi thời gian trong chúng ta. Dưới dáng vẻ riêng do tác giả tạo ra, ở vị trí phụ sau tài năng cá nhân, chúng tạo thành muôn mặt tài năng chung, - sự hiển nhiên này có cái gì đó xáo động sâu sắc. Có sự tương đồng nào giữa tranh của Claesz, Raphael, Rubens và Hopper? Mặc dù chủ đề, chất liệu và kĩ thuật rất phong phú, bất chấp tính chất vô nghĩavà phù du của những cuộc đời vốn luôn luôn tất yếu chỉ thuộc về một thời đại duy nhất và một nền văn hóa duy nhất, cho dù mọi cách nhìn đều là độc nhất, bao giờ cũng chỉ cho người ta nhìn thấy cái mà cấu tạo của chúng cho phép và đau khổ vì cái tính nghèo nàn, nhưng tài năng của các họa sĩ vĩ đại đã đi sâu vào tận tâm của bí ẩn và lấy ra được từ đó, dướinhững lớp vỏ bề ngoài khác nhau, cùng một hình thức cao đẹp mà chúng tatìm kiếm trong một sản phẩm nghệ thuật. Có sự tương đồng nào giữa tranhcủa Claesz, Raphael, Rubenr và Hopper? Không cần phải tìm kiếm, con mắtthấy ở đó một hình thức tạo nên cảm giác về sự tương hợp, bởi vì hình thức đó xuất hiện ở mỗi người như chính bản chất của cái Đẹp, không có biến dị hay ngoại lệ, không cần bối cảnh hay nỗ lực. Thế nhưng, trong tranh tĩnh vật vẽ quả chanh, không chỉ đơn giản là nét vẽ điêu luyện làmnảy sinh cảm giác về sự tương hợp, cảm giác rằng cái đó phải được sắp đặt kiểu này, cho phép cảm nhận được sức mạnh của các đồ vật và tác độngqua lại giữa chúng, cho phép cảm nhận sức mạnh của các đồ vật và tác động qua lại giữa chúng, cho phép nhận thấy mối liên kết chặt chẽ giữa chúng và những từ trường hút hay đẩy chúng, mối liên hệ không thể tả bằng lời nổi chúng lại với nhau và tạo ra một sức mạnh, thứ sóng điện từbí mật và không thể giải thích được, được sinh ra từ những trạng thái căng và cân bằng của hình dáng- gây cảm giác về sự tương hợp, thể hiện cách bài trí đồ vật và những món ăn đã đạt tới tính phổ biến mà vẫn mangnét riêng biệt: đạt đến tính chất phi thời gian của hình dạng tương hợp.
11
Sự tồn tại không có độ dài
Nghệthuật dùng để làm gì? Để đem lại cho chúng ta ảo tưởng ngắn ngủi nhưng sáng chói về cây hoa trà, bằng cách mở ra trong thời gian một khoảng trống cảm xúc dường như không đơn giản là logic của động vật. Nghệ thuậtra đời như thế nào? Nó được sinh ra từ khả năng khắc vào giác quan của trí óc. Nghệ thuật làm gì cho chúng ta? Nó giúp chúng ta diễn tả và thể hiện cho người khác thấy cảm xúc của mình, sau đó khắc lên những cảm xúcđó dấu ấn của sự vĩnh cửu có trong tất cả các tác phẩm thể hiện được toàn bộ xúc cảm của con người qua một hình thức đặc biệt.
Dấu ấn của sự vĩnh cửu… Những món ăn đó, những chiếc cốc đó, những tấm thảm đó,những viên thủy tinh nói với chúng ta về cuộc sống nào đã qua? Vượt ra ngoài giới hạn của bức tranh, chắc chắn là sự náo nhiệt và buồn phiền của cuộc sống, cuộc chạy đua mệt mỏi không ngừng nghỉ và vô ích với các dự định- nhưng bên trong lại là trọn vẹn một giây lát ngừng lại, bứt ra khỏi thời gian ham muốn của con người. Sự ham muốn của con người. Chúng ta không thể ngừng ham muốn, chính điều đó đề cao chúng ta và giết chúngta. Ham muốn! Nó mang ta đi và hành hạ ta, bằng cách hàng ngày đưa chúng ta đến chiến trường nơi chúng ta đã bị thua hôm qua, nhưng dưới ánh mặt trời chúng ta lại cảm thấy dường như đó là một mảnh đất để chinhphục, ra lệnh cho chúng ta xây dựng những đế chế mà rồi tất yếu trở thành cát bụi, trong khi ngày mai chúng ra sẽ chết, như thể hiểu biết của chúng ta về sự sụp đổ sắp tới của chúng không có gì quan trọng đối với cơn khát xây dựng của chúng trong hiện tại, truyền cho chúng ta nguồn lực để muốn thèm cái mà chúng ta không thể có và ném chúng ta, vàolúc sang sớm, lên bãi cỏ phủ đầy xác chết, giao cho chúng ta tới tận khi chết những dự định sớm hoàn thành và cũng sớm lại sinh ra. Nhưng sứcsẽ kiệt nếu không ngừng ham muốn… Chúng ta nhanh chóng khao khát một thú vui mà không phải tìm kiếm, chúng ta mơ ước về một trạng thái sung sướng không có khởi đầu, cũng không có kết thúc, trong đó cái đẹp không phải là mục đích, cũng không phải là dự định, mà trở thành chính sự hiểnnhiên của bản chất chúng ta. Trạng thái đó là Nghệ thuật. Bởi vì tôi cóphải bày biện cái bàn đó không? Có phải tôi thèm khát những món ăn đó nên phải nhìn chúng không? Ở đâu đó, ở nơi nào đó, ai đó muốn bữa ăn này, khao khát thứ nước khoáng trong suốt này và muốn tận hưởng niềm vuiđược chạm lưỡi của mình vào vị mặn mịn màng của món sò vắt chanh. Dự định này là cần thiết, thêm vào hàng trăm dự định khác và làm phát sinh hàng nghìn dự định nữa, mong muốn được nấu và thưởng thức một bữa sò - dự định của người khác, đúng thế, để bức tranh có thể thành hình.
Nhưngkhi chúng ta nhìn một bức tranh tĩnh vật, khi chúng ta thích thú mà không nhìn nó từ vẻ đep của các đồ vật được tôn lên trong trạng thái tĩnh qua cách thể hiện, thì chúng ta tận hưởng cái mà chúng ta không cầnphải thèm khát, chúng ta ngắm cái mà chúng ta không phải thèm muốn. Do đó, vì tranh tĩnh vật thể hiện một vẻ đẹp hợp với ham muốn của chúng ta mà không nằm trong bất cứ dự định nào của chúng ta, bởi vì nó dâng hiến cho chúng ta mà chúng ta không muốn nó, nên nó là hiện thân của tinh hoa. Nghệ thuật, hay sự xác thực của tính phi thời gian. Trong cách cảm,không có sự sống cũng như vận động, hóa thân một khoảng thời gian khôngcó dự định, một sự hoàn thiện dứt khỏi độ dài của thời gian và tính tham lam mệt mỏi của nó - một thú vui không ham muốn, một sự tồn tại không có độ dài thời gian, một vẻ đẹp không ý muốn.
Bởi vì Nghệ thuật, đó là cảm xúc khi không có ham muốn.
NHẬT KÍ SỐ 5
VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI
Động đây, có động đậy không?
Hômnay, mẹ tôi dẫn tôi đến gặp bác sĩ tâm lý. Lý do: tôi lẩn trốn. Mẹ tôi nói tôi thế này: “Con yêu, con biết rõ là bố mẹ phát điên lên vì con cứ lẩn trốn như thế. Mẹ nghĩ sẽ là một ý hay nếu con đến nói chuyện với bácsĩ Theid, nhất là điều mà con nói lần trước”. Thứ nhất, bác sĩ Thied chỉ là bác sĩ trong cái đầu óc bé nhỏ bị rối loạn của mẹ tôi. Ông ta cũng không phải là thầy thuốc hay có bằng cấp gì hơn tôi nhưng rõ ràng là mẹ tôi rất thích gọi ông ấy là “bác sĩ”, vì bề ngoài ông ấy nhiệt tình chữa cho mẹ tôi nhưng lại lấy đi khá nhiều thời gian của mẹ (mười năm). Ông ấy chỉ là một người vốn thuộc cánh tả, đã chuyển sang phân tâmhọc sau vài năm học không mấy vất vả ở Nanterre và sau khi may mắn gặp được một nhân vật có uy tín bảo vệ chủ nghĩa Feud. Thứ hai, tôi không thấy vấn đề ở đâu cả. “Tôi lẩn trốn” cũng không phải là sự thực: tôi ở một mình ở chỗ mà người khác không thể tìm thấy tôi. Tôi chỉ muốn viết các Suy nghĩ sâu và Nhật kí về sự vận động của thế giới trong yên tĩnh, và trước đó, tôi chỉ muốn được tĩnh tâm suy nghĩ trong đầu mà không bị quấy rầy bởi những lời ngu ngốc mà chị tôi nói hay nghe trên đài hay trên tivi của chị ấy, hoặc bị mẹ làm phiền khi đến thì thầm: “Con yêu ơi, mẹ đây này, thơm mẹ cái nào,” đây là một trong những câu kém hấp dẫnnhất mà tôi từng biết.
Còn bố tôi trừng mắt tức giận và hỏi: “Cuối cùng thì tại sao con lại lẩn trốn cơ chứ?” thường thì tôi không trả lời. Tôi phải nói gì đây? “vì bố mẹ làm con căng thẳng thần kinh và con có một tác phẩm quan trọng cần phải viết trước khi chết”? Rõ ràng làtôi không thể nói như thế. Lần gần đây nhất, tôi cố gắng nói hài hước, để bớt bi kịch. Tôi làm ra vẻ hơi ngơ ngác và vừa nhìn bố vừa nói với giọng như sắp chết: “tại vì có những tiếng nói trong đầu con”. Trời ơi, hỗn chiến xảy ta! Bố trợn trừng, hai mắt như lồi ra khỏi mặt, mẹ và chị Colombe vội chạy đến ngay khi bố gọi và cả nhà nói với tôi cùng một lúc:“Không sao con yêu ạ, bố sẽ giúp con ra khỏi đó” (bố), “Mẹ gọi bác sĩ Thied ngay bây giờ” (mẹ), “em nghe thấy bao nhiêu tiếng nói?” (chị Colombe),..v..v… Vẻ mặt mẹ tôi rất trầm trọng, vừa lo lắng vừa phấn khích: Liệu con gái tôi có phải là một trường hợp để khoa học nghiên cứukhông? Thật khủng khiếp, nhưng cũng thật vinh quang! Vâng, khi nhìn họ điên lên như thế, tôi nói: “Không, con đùa ấy mà!” nhưng tôi đã phải nhắc đi nhắc lại vài lần họ mới nghe thấy thêm nhiều lần nữa họ mới tin tôi. Thế nhưng tôi không nghĩ họ đã tin thực sự. Tóm lại, mẹ đặt hẹn chotôi và bác sĩ T. và sáng nay, hai mẹ con tôi cùng tới đó.
Đầu tiên, chúng tôi đợi trong phòng chờ rất xịn. Có nhiều tạp chí của những thời khác nhau: Vài cuốn Géo từ cách đây mười năm và số mới nhất của Elle tất nhiên được đặt ngay bên trên. Rồi bác sĩ T. đến. Giống như trong ảnh (in trên một tạp chí mà mẹ tôi từng khoe với cả nhà) nhưng là người thật, tức là thêm màu sắc và mùi: Hạt dẻ và tẩu thuốc. Khoảng năm mươi tuổi, đỏm dáng, ăn mặc chải chuốt, nhất là đầu tóc, râu cạo nhẵm, nước da rám nắng, áo len chui đầu, quần, giày, đồng hồ đeo tay: tất cả đều màu hạt dẻ, cùng tông, tức là như một hạt dẻ thực sự. Hoặc như lá khô. Ngoài ra, còn có mùi tẩu thuốc cao cấp (thuốc lá sợi vàng: mật ong và hoa quả khô). Thôi được, tôi tự nhủ, hãy cứ đến đó tư vấn nhẹ nhàng kiểu trò chuyện mùa thu quanh bếp lửa giữa những người tử tế, một cuộc trò chuyện tao nhã, mang tính xây dựng và thậm chí có thể nhẹ như tơ (tôi rất thích từ này).
Mẹ cùng vào với tôi, chúng tôi ngồi trên hai chiếc ghế trước bàn làm việc của ông ấy. Ông ấy ngồi phía sau bàn, trong một chiếc ghế bành xoay to với đôi tai ghế rất kì dị, hơi giống kiểu trong phim Star Trek. Ông ấy khoanh tay trên bụng, nhìn chúng tôi và nói: “Tôi rất vui được tiếp cả hai mẹ con”.
Đến đây, câu chuyệnkhởi đầu quá tệ. Nó làm cho tôi nóng tai ngay lập tức. Một câu nói sặc tính thương mại của các siêu thị nhằm mục đích bán bàn chải đánh răng hai mặt cho Quý Bà và cô con gái đừng nấp sau chiếc xe đẩy, dù sao thì tôi cũng không chờ đợi một câu nói như thế từ bác sĩ tâm lý. Nhưng cơn tức giận của tôi dừng lại ngay lập tức khi tôi ý thức được một sự kiện thú vị cho Nhật kí về sự vận động của thế giới mà tôi đang viết. Tôi nhìn thật kĩ, tập trung tất cả sức lực của mình và tự nhủ: không, không thể được. Được chứ, được chứ! Được mà! Không thể tin được! Tôi bị cuốn hút đến mức chỉ nghe câu được câu chăng về chuyện mẹ đang kể (con gái tôi lẩn trốn, chúng tôi hoảng sợ khi con gái tôi kể rằng nghe thấy nhữngtiếng nói ở trong đầu, con gái chúng tôi không nói chuyện với cả nhà, chúng tôi rất lo cho con gái mình), mẹ nhắc đi nhắc lại “con gái tôi” hai trăm lần, trong khi tôi chỉ cách mẹ mười lăm xăng timét, và do đó, khi ông ấy nói với tôi, tôi gần như giật nảy mình.
Tôi phải giải thích cho các bạn trước đã. Tôi biết rằng bác sĩ T. là người sống vì ôngấy đã bước đi trước mặt tôi, ông ta đã ngồi xuống và đã nói. Nhưng sau đó, ông ấy giống như người đã chết: không động đậy. Sau khi đã yên vị trên ghế thì không còn bất cứ vận động nào nữa: chỉ có đôi môi rung rungnhưng hết sức dè xẻn. Phần còn lại: bất động, hoàn toàn bất động. Thôngthường, khi nói, người ta không chỉ động đậy môi mà nhất định phải có thêm những động tác khác: cơ mặt, những động tác rất nhẹ của tay, của cổ, của vai; và khi không nói, người ta cũng rất khó bất động hoàn toàn;luôn luôn nhất định phải có một cử động nhẹ ở đâu đó, nháy mi mắt hay một cử động không nhận thấy được của chân, v.v…
Nhưng ở đây: khôngcó gì cả! Nada! Wallou! Nothing! Một bức tượng sống! Thế đấy! “Thế nào,cô bé, - ông ấy nói làm tôi giật mình, - cháu nói gì về chuyện này?” Phải khó khăn lắm tôi mới tập hợp được suy nghĩ của mình vì đang hoàn toàn tập trung vào sự bất động của ông ấy, và do đó tôi dành ra một chútthời gian để trả lời. Mẹ tôi vặn vẹo người trên ghế cứ như bệnh trĩ, còn bác sĩ nhìn tôi không chớp mắt. Tôi tự nhủ: “Mình phải làm cho ông ấy động đậy mới được, mình phải làm cho ông ấy động đậy mới được, chắc chắn phải có cái gì đó làm cho ông ấy động đậy”. Thế là tôi nói: “ Cháu sẽ chỉ nói khi có mặt luật sư của cháu” với hi vọng sẽ thành công. Thất bại hoàn toàn, không một cử động nào. Mẹ tôi thở hắt ra như Đức Mẹ bị hành hình, còn bác sĩ vẫn hoàn toàn bất động. “Luật sư của cháu… Hừm…” ông ta nói mà không động đậy. Lúc này, thách thức trở nên hấp dẫn. Động đậy, có động đậy không? Tôi quyết định dồn hết sức vào cuộc chiến. “Đây không phải là tòa án, - ông ta nói thêm, - cháu biết rồi đấy, hừm.” Còn tôi, tôi tự nhủ: nếu tôi làm ông ấy động đậy được thì cũng đáng công, không, tôi sẽ không phí hoài một ngày! “Được, - bức tượng nói, - thưa bàSolange kính mến, tôi sẽ nói chuyện một mình với cô bé này.” Bà Solangekính mến đứng dậy và nhìn ông ta với con mắt của con chó cocker chực khóc và ra khỏi phòng sau khi làm nhiều động tác thừa (chắc chắn là để bù trừ).
“Mẹ cháu rất lo cho cháu,” ông ta tấn công và lập nên kỳ tích khi thậm chí không cần động đậy môi dưới. Tôi suy nghĩ một lát và quyết định rằng chiến thuật khiêu khích ít có khả năng thành công. Bạn có muốn cũng có niềm tin vào sự tự chủ của bản thân cho bác sỹ tâm lý của bạn không? Hãy khiêu khích ông ta như bọn trẻ con vẫn làm với bố mẹ chúng. Vì thế tôi đã chọn cách nói rất nghiêm túc với ông ta. “Bác nghĩ rằng chuyện này có liên quan tới cơ chế bảo vệ khỏi chứng loạn tâm thần dưới hình thức ảo giác Tên Cha ư?” Bạn nghĩ là ông ấy sẽ động đậy? Hoàn toàn không. Ông ấy vẫn bất động và không hề nao núng. Nhưng tôi dường như đã nhìn thấy một cái gì đó trong mắt ông ấy, giống như chao đảo. Tôiquyết định khai thác cơ hội này. “Hả? - ông ta lên tiếng - tôi không nghĩ rằng cháu hiểu điều mà cháu nói. - Có chứ, có chứ ạ, - tôi đáp, - nhưng có một điều cháu không hiểu ở Lacan(26), đó là bản chất chính xác của mối liên hệ giữa ông ấy với thuyết cấu trúc. Ông ấy há miệng đinh nói gì đó, nhưng tôi nhanh hơn. “À, vâng, cả các công trình logic nữa. Tất cả những điểm nút đó hơi rắc rối. Còn bác, bác hiểu gì về Tôpô học? Đã từ lâu, tất cả mọi người đều biết rằng đó là một trò lừa đảo, đúng không ạ?” Đến đây, tôi đã ghi nhận được một tiến bộ. Ông ấy không kịp ngậm miệng lại, do đó rốt cuộc nó vẫn há ra. Rồi ông ta tĩnh trí lại và trên khuôn mặt bất động xuất hiện một hình thức biểu cảm không cử đông, kiểu như. “Cháu muốn đùa với ta ư, cô bé xinh đẹp?” Vâng, đúng là tôi muốn đùa với ông, hạt dẻ ướp lạnh ạ. Thế là tôi chờ đợi. “Cháu là một côbé rất thông minh, tôi biết điều đó,” ông ta nói (giá của thông tin mà Bà Solanghe kính mến truyền đạt lại: Sáu mươi euro cho nửa giờ). ”Nhưng con người ta có thể rất thông minh đồng thời cũng rất nghèo khổ, cháu biết đấy, rất sáng suốt và rất bất hạnh.” Không cười. Bác lấy câu ấy trong tạp chí truyện tranh Pit Gadget phải không? Tôi định hỏi như vậy. Và bỗng nhiên tôi muốn tiến thêm một nấc. Dù sao tôi cũng đang ngồi trước một lão lấy đi của gia đình mình tới 600 euro mỗi tháng từ một thập kỉ nay , và kết quả là : ba giờ mỗi ngày tưới cây xanh và tiêu thụ quá nhiều thuốc đắt tiền. Tôi cảm thấy vị cay dâng lên mũi. Tôi cúi về phía bàn và nói rất nhỏ: “Hãy nghe cho rõ. Ông đông cứng tại chỗ ạ, hai chúng ta sẽ thương lượng một việc nhỏ. Ông để cho tôi yên, đổi lại tôi không phá hoại việc kinh doanh trên bất hạnh của ông bằng cách loan tin xấu về ông trong giới kinh doanh và chính trị ở khắp Paris. Hãy tin tôi đi, ít nhất thì ông cũng đủ năng lực để thấy tôi thông minh đến mức nào,hoàn toàn trong khả năng của tôi.” Theo tôi, cách này không được. Tôi không tin. Đúng là phải ngu si lắm thì mới tin vào mớ lời lẽ ngớ ngẩn như thế. Nhưng thật không thể tin được là tôi đã chiến thắng: một chút lo lắng thoáng qua trên khuôn mặt vị bác sĩ giỏi giang Theid. Tôi nghĩ là ông ấy tin tôi. Đúng là hoang đường: nếu có một điều mà tôi không baogiờ làm, thì đó là tung tin đồn sai để hại ai đó. Ông bố theo phe Cộng hòa của tôi đã tiêm cho tôi con vi rút đạo đức, vì thấy nó không phi lý như những thứ khác nên tôi tuân theo rất nghiêm ngặt. Nhưng ông bác sĩ giỏi giang vốn chỉ đánh giá gia đình qua người mẹ, xem ra đã tin lời đe dọa là thật. Và khi đó, điều kì diệu xảy ra: một cử động! Ông ta tặc lưỡi, buông tay ra, với một tay về phía bàn và đập long bàn tay vào tấm lót bàn viết bằng da dê non. Một cử chỉ bực tức, nhưng cũng là hăm dọa. Rồi ông ta đi ra cửa, gọi mẹ tôi vào, kết luận về tình trạng sức khỏe tâm thần tốt của tôi và nói mọi việc sẽ đâu vào đó và nhanh chóng tống chúng tôi ra khỏi nóc nếp lửa mùa thu của ông ấy.
26. Jacques Lacan (1901-1981), nhà phân tâm học người Pháp, người đã phát triển lý thuyết Tên Cha
Đầutiên, tôi thấy hài lòng về bản thân mình. Tôi đã làm cho ông ta phải cửđộng. Nhưng càng về cuối ngày, tôi càng cảm thấy mình bị mất tinh thần.Bởi vì lý do khiến ông ta cử động là cái gì đó không được đẹp lắm, không được sạch sẽ lắm. Cũng vô ích khi tôi biết rằng có những người lớnđeo mặt nạ rất ngọt ngào, rất đúng mực, nhưng thực ra bên trong lại rấtxấu và cố chấp, cũng vô ích khi tôi biết rằng chỉ cần đưa họ ra ánh sáng là mặt nạ rớt xuống, khi chuyện đó xảy ra dữ dội như vậy, tôi cảm thấy rất buồn. Khi ông ta đập lên tấm lót bàn viết, hành động có nghĩa là: “Được lắm, cô đã thấy bản chất của tôi, không cần phải diễn hài kịchnữa, xong, đồng ý với thỏa thuận hèn hạ của cô, hãy ra khỏi đây mau.” Chuyện này khiến tôi đau buồn, vâng, chuyện này khiến tôi đau buồn. Tôi biết thế giới là xấu xa cũng vô ích, tôi không có ý định nhìn thấy nó.
Vâng, chúng ta hãy rời bỏ thế giới mà những thứ cử động làm lộ ra cái xấu.
12
Một làn sóng hi vọng
Quảlà đơn giản khi chê trách các nhà hiện tượng về tính tự kỉ không có mèo; tôi dành cả cuộc đời mình để đi tìm tính phi thời gian.
Nhưng ai săn đuổi sự vĩnh cửu sẽ gặt hái cô đơn.
-Vâng, - ông ấy vừa nói vừa cầm lấy cái túi của tôi, - tôi cũng nghĩ nhưthế. Đó là một trong những bức tranh đơn giàn nhất, nhưng lại rất hài hòa.
Nhà ông Ozu rất rộng và rất đẹp. Những mẩu chuyện của Manuelalàm tôi hình dung ra nội thất trang trí kiểu Nhật Bản, nhưng ngoài những cánh cửa trượt, bonsai, một tấm thảm dày màu đen viền ghi những đồvật châu Á - một chiếc bàn thấp sơn màu tối hay những tám mành tre dọc theo một dãy cửa sổ rất ấn tượng được kéo theo những kiểu khác nhau đem lại cho căn phòng không khí Trung Đông-, còn có một chiếc ghế dài và vàichiếc ghế bành, bàn kiểu Louis XV, đèn và giá sách của Châu Âu. Rất… trang nhã. Đúng như Manuela và Jacinthe Rosen đã nhận xét, không có gì rườm rà cả. Cũng không quá sạch sẽ và trống rỗng như tôi hình dung khi nâng nội thất trong các phim của Ozu lên một mức sang trọng hơn nhưng rõrang vẫn mang đặc tính giản dị, không rườm rà của nền văn minh lạ lùng này.
- Lại đây, - ông Ozu nói với tôi, - chúng ta sẽ không ngồi ở đây, khách sáo quá. Chúng ta sẽ ăn tối trong bếp. Mà tôi tự nấu đấy nhé.
Tôinhận ra ông ấy đeo tạp dề màu xanh táo bên ngoài chiếc áo len chui đầu cổ tròn màu hạt dẻ và cái quần vải màu be. Dưới chân ông ấy là đôi giày da đen.
Tôi lê bước theo ông ấy đến nhà bếp. Khổ ghê. Trong căn phòng đẹp như hộp đồ nữ trang này, tôi rất muốn được nấu nướng hàng ngày, cho cả Lêon nữa. Ở đây không có gì là tầm thường và ngay cả mở mộthộp Ronron(27) ở đây hẳn cũng ngon.
27. Ronron: một nhãn hiệu thức ăn cho mèo.
- Tôi rất tự hào về căn bếp của mình, - ông Ozu nói một cách giản dị.
- Ông có thể, - tôi nói mà không thoáng chút mỉa mai.
Tấtcả mọi thứ đều màu trắng và làm từ gỗ màu trắng với mặt bàn bếp dài và những tủ bát đĩa lớn đựng đầy đĩa và ly bằng sứ màu lam, đen và trắng. Ởgiữa có một cái lò, bếp nấu, một bồn rửa bát ba vòi và quầy bar ngay trên một trong những chiếc ghế đẩu cao sẵn sang đón khách mà tôi đang ngồi vắt vẻo bên trên; ở phía đối diện, ông Ozu đang hì hụi với bếp lò. Ông ấy đặt trước mặt tôi một chai nhỏ rượu sake nóng và hai chiếc ghế xinh xắn bằng sứ màu lam men rạn.
- Tôi không hiểu bà có biết về ẩm thực Nhật Bản không, - ông ấy nói với tôi.
- Không nhiều lắm, - tôi đáp.
Mộtlàn sóng hi vọng dâng lên trong tôi. Quả thật, người ta sẽ nhận xét rằng cho đến giờ, chúng tôi chưa nói với nhau đến hai mươi từ, trong khiđó tôi đã coi mình như một người quen cũ trước mặt ông Ozu đeo tạp dề màu xanh đang nấu nướng, sau vài câu về hội họa Hà Lan và tình trạng bị thôi miên mà không ai còn nhắc đến nữa và đã bị xếp vào mục những câu chuyện bị lãng quên.
Tối nay rất có thể chỉ là buổi nhập môn ẩm thực châu Á. Mặc kệ Tolstoi và tất cả mọi thứ nghi ngờ, ông Ozu, cư dân mới ít để ý đến các thứ bậc xã hội, mời bà gác cổng đến ăn bữa tối với những món ăn lạ. Họ nói chuyện về sashimi và món mì đậu.
Liệu có tình huống nào ít đáng quan tâm hơn không?
Chính vào lúc đó thì xảy ra thảm họa.
13
Bàng quang nhỏ
Trướctiên, tôi phải thú nhận rằng bàng quang của tôi thuộc loại nhỏ. Nếu không thì phải giải thích như thế nào đây khi chỉ cần uống một chén trà là tôi phải chạy ngay vào nhà vệ sinh, còn khi uống một ấm trà, tôi lại phải làm như thế với số lần tỉ lệ thuận với lượng nước chứa trong nó? Còn Manuela đúng là một con lạc đà: cô ấy giữ nguyên lượng nước uống vàotrong vài giờ và ngồi yên trên ghế nhấm nháp đồ tráng miệng, trong khi tôi cứ phải khổ sở đi đi lại lại nhà vệ sinh. Nhưng đấy là khi tôi ở phòng tôi, nhất là trong khoảng sáu chục mét vuông, nhà vệ sinh không thể ở xa được và nằm ở chỗ đã quen thuộc với tôi từ lâu.
Thế nhưnggiờ đây, cái bàng quang nhỏ vừa báo hiệu cho tôi. Nhớ đến hàng lít trà vừa uống chiều nay, tôi phải nghe lời nó: bớt quyền tự chủ đi.
Trên thế giới, người ta hỏi về cái này như thế nào?
- Khu phụ ở đâu nhỉ? Tôi thấy chẳng thích hợp thế nào?
Ngược lại:
-Ông làm ơn chỉ cho tôi được không? Mặc dù có lịch sự hơn vì không nêu tên sự vật, nhưng có nguy cơ không hiểu được, và do đó còn bối rối gấp mười lần.
- Tôi muốn đi tiểu, không hoa mỹ và đầy đủ thông tin, nhưng không thể nói trong khi ăn và nhất là với một người không than quen.
- Nhà tiêu ở đâu nhỉ? Là một vấn đề đối với tôi. Đó là một yêu cầu lạnh lùng, cứ như trong một quán ăn tỉnh lẻ.
Tôi khá thích câu này:
- Chuồng xí ở đâu nhỉ? Bởi vì từ chuồng xí gợi nhớ đến thời thơ ấu và túp lều ở vườn. Nhưng cũng hàm ý một thứ mùi khó chịu.
Đúng lúc đó, một ý nghĩ thiên tài vụt qua tôi.
-Ramen là món mì với nước dung có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng người Nhật thường ăn món này cho buổi trưa, - ông Ozu nói và vớt khá nhiều mì ra khỏi nước lạnh.
- Ông làm ơn chỉ cho tôi nhà vệ sinh được không? Là câu trả lời duy nhất mà tôi nói được
Tôi thừa nhận với các bạn như thế hơi thô thiển.
-Ôi, tiếc là tôi chưa chỉ cho bà, -ông Ozu nói hết sức tự nhên, - Bà đi qua cánh cửa sau lung, rồi đến cánh cửa thứ hai ở bên phải, trong hành lang’
Mọi thứ đều có thể đơn giản thế sao?
Cần phải tin rằng không.
NHẬT KÍ SỐ 6
VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI
Quần lót hay Van Gogh
Hômnay, tôi cùng mẹ đi mua hàng giảm giá ở Saint-Honore. Địa ngục. Người ra xếp hàng trước một vài cửa hiệu. Và tôi nghĩ rằng các bạn đã biết loại cửa hiệu gì ở phố Saint-Honore: kiên trì thế để mua khăn hoặc găng tay giảm giá, mặc dù đã giảm giá vẫn bằng giá một bức tranh của Van Gogh, quả là đáng ngạc nhiên. Nhưng những người đàn bà đó lại đặc biệt say mê việc này. Thậm chí có lúc đến bất lịch sự.
Nhưng dù sao tôicũng không thể kêu ca hoàn toàn về ngày hôm nay được, bởi vì tôi đã ghinhận được một vận động rất thú vị, mặc dù, than ôi, rất kém thẩm mỹ. Bùlại, rất mạnh mẽ, vâng, đúng thế! Còn vui vẻ nữa. Hoặc bi kịch, tôi không rõ lắm. Thực ra, từ khi tôi bắt đầu viết cuốn nhật kí này, tôi đã bỏ đi không ít. Tôi xuất phát ới ý tưởng tìm ra sự hài hòa trong vận động của thế giới và tôi đã đi tới chỗ những người đàn bà giàu có tranh nhau một chiếc quần lót bằng ren. Thế đấy… Tôi nghĩ rằng dù sao tôi cũngkhông tin điều đó. Vì thế, nếu phải viết thì cứ đùa vui một chút…
Câuchuyện thế này: hai mẹ con tôi vào một cửa hiệu bán đồ lót mỏng. Đồ lótmỏng, cái tên đó đã rất thú vị. Nếu không thì sẽ là gì? Đồ lót dày? Vâng, trên thực tế, đó có nghĩa là đồ lót sexy; ở đó bạn sẽ không thể tìm thấy loại quần lót kiểu cũ bằng cotton của các bà già. Nhưng vì đây là phố Saint-Honore, nên dĩ nhiên là loại sexy cao cấp, với những thứ đồlót bằng ren móc thủ công, những chiếc quần lót dây bằng lụa và những chiếc áo ngủ bằng len mượt Cachemire. Chúng tôi không phải xếp hàng đểu vào, nhưng giá phải như thế cũng tốt, bởi vì ở bên trong, mọi người chenchúc nhau. Tôi có cảm giác như bước vào trong một chiếc máy vắt quần áo. Càng tuyệt, mẹ tôi ngất ngây ngay lập tức khi bới tung đống đồ lót màu rợ (đen và đỏ hay xanh lét), tôi tự hỏi mình có thể trốn vào đâu và ẩn náu trong thời gian mẹ tôi tìm thấy (hi vọng này nhỏ thôi) một bộ pyjama bằng vải cào bông, và tôi chạy ra sau các phòng thử đồ. Nhưng không chỉ có tôi: ở đó đã có một người đàn ông, duy nhất một người đàn ông, vẻ mặt cũng khổ sở như Neptune khi nó vồ trượt nửa thân sau của Athena. Đây chính là kịch bản tồi “em yêu, anh yêu em”. Con người khốn khổ đó bị lôi đến một buổi thử đồ lót náo nhiệt và đang ở lãnh thổ của quân địch, bị ba chục mụ đàn bà đang ngây ngất giẫm lên chân và nhìn nhưmuốn ăn sống nuốt tươi cho dù anh ta cố gắng đặt thân xác đàn ông cồng kềnh của mình vào đâu. Còn cô bạn gái dịu dàng của anh ta đang biến thành kẻ báo thù dữ dằn, sẵn sàng giết người vì một chiếc quần lót màu hồng tím.
Tôi hướng cái nhìn thiện cảm về phía anh ta, anh ta đáp lại bằng ánh mắt của một con thú bị vây dồn. Từ chỗ tôi đứng, tôi bao quát được toàn bộ cửa hàng và thấy mẹ tôi đang thèm thuồng trước một kiểu áo lót rất rất nhỏ có ren trắng (ít nhất là như thế) và cả những bông hoa rất to màu tím hoa cà. Mẹ tôi đã bốn lăm tuổi, dư vài cân nhưngbông hoa to màu tím hoa cà không làm mẹ sợ, ngược lại, đồ không có trang trí và sự trang trọng của màu be trơn làm mẹ tôi tê liệt vì khiếp sợ. Tóm lại, mẹ tôi khó nhọc gỡ ra khỏi giá treo một chiếc áo lót mi ni có hoa mà mẹ tôi cho là đúng với cỡ của mình, cái áo đó lại vô tình hợp với chiếc quần lót ở dưới ba ngăn nữa. Mẹ tôi tự tin kéo lấy, nhưng bỗngnhiên nhíu mày lại: vì ở đầu kia của chiếc quần lót, cũng có một bà đang kéo và nhíu mày. Họ nhìn nhau, cùng nhìn cái giá treo, cùng nhận rarằng chiếc quần lót đó là chiếc cuối cùng của buổi sáng hạ giá hôm nay,và cùng sẵn sàng chiến đấu bằng cách ném vào nhau ánh mắt dữ dằn.
Vàđây là mở đầu của một vận động thú vị: một chiếc quần lót giá 130 euro,nhưng thậm chí là chỉ vài xăngtimet ren cực mỏng. Vì thế cần phải cười với người kia, trong khi giữ chặt chiếc quần lót, kéo nó về phía mình nhưng không được làm rách. Tôi có thể nói luôn với các bạn: trong vũ trụcủa chúng ta, các quy luật vật lý không thể là thường hằng. Sau vài giây gắng sức mà không đạt được kết quả, hai người phụ nữ đó hoàn toàn đồng ý với Newton nhưng vẫn không từ bỏ. Cần phải tiếp tục chiến tranh bằng những phương thức khác, có nghĩa là bằng ngoại giao (một trong những câu nói ưa thích của bố tôi). Điều này gây nên vận động thú vị sauđây: phải làm như mình đang kéo mạnh chiếc quần lót và lịch sự hỏi người kia vài lời. Vậy là mẹ tôi và bà kia bỗng dưng không còn tay phải nữa, bàn tay đó đang giữ chặt chiếc quần lót. Cứ như chiếc quần lót không tồn tại, cứ như bà kia và mẹ tôi tranh luận nhẹ nhàng về một chiếcquần lót vẫn đang treo trên giá và không ai cố giành giật nó cả. Bàn tay phải đâu? Vù! Bay mất rồi! Biến mất rồi! Thay vào đó là ngoại giao!
Nhưtất cả mọi người đều biết, ngoại giao luôn thất bại khi tương quan lực lượng cân bằng. Chưa bao giờ bên mạnh hơn lại chấp nhận đề xuất ngoại giao của bên kia. Vì vậy cuộc đàm phán mà cả hai đều bắt đầu bằng cùng một câu: “Ơ, tôi nghĩ là tôi đã nhanh hơn chị đấy” không đem lại kết quảđáng kể. Khi đến bên cạnh mẹ, tôi nghe thấy: “Tôi không bỏ nó ra đâu” và người ta dễ dàng tin hai bên tham chiến.
Tất nhiên, mẹ tôi đã thua: khi tôi đến bên mẹ, mẹ chợt nhớ là mình là một bà mẹ trong gia đình đáng kính và mẹ không thể tống bàn tay trái vào mặt bà kia mà khôngđánh mất phẩm cách trước mặt tôi. Vì vậy, mẹ tôi lại sử dụng bàn tay phải của mình và buông tay khỏi chiếc quần lót. Kết quả mua sắm: một người ra về với chiếc quần lót, còn người kia với chiếc áo lót. Mẹ tôi ăn tối với vẻ mặt cau có. Khi bố tôi hỏi đã xảy ta chuyện gì, mẹ tôi đáp: “Ông là đại biểu quốc hội, lẽ ra ông phải chú ý hơn đến sự suy đồi của các thói quen suy nghĩ và quy tắc xã giao.
Nhưng chúng ta hãy trở lại với sự vận động thú vị: hai người phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh về tâm thần bỗng nhiên không nhận ra một phần cơ thể của mình nữa. Điều nàycó cái gì đó rất kỳ lạ: giống như có một sự ngắt quãng trong thực tại, một lỗ đen mở vào không gian - thời gian, giống như trong một tiểu thuyết giả tưởng thực sự. Một vận động tiêu cực, một kiểu cử chỉ xấu xa.
Vàtôi tự nhủ: nếu người ta có thể giả bộ không biết mình có bàn tay phải,thì liệu người ta còn có thể giả bộ không biết những gì nữa? Liệu ngườita có thể có một trái tim tiêu cực, một tâm hồn đen tối không?
14
Chỉ một cuộn giấy thôi
Phần đầu của câu truyện diễn ra tốt đẹp.
Tôitìm thấy cánh cửa thứ hai ở bên phải trong hành lang mà không cần phải thử mở bảy cánh cửa khác trong khi bàng quang của tôi rất nhỏ, và tôi đãthực hiện với sự nhẹ nhõm không hề bị giảm bớt vì bối rối. Quả là bất lịch sự khi hỏi ông Ozu về nhà vệ sinh . Nhà vệ sinh trắng như tuyết, từtường cho đến bồn cầu và cả cái bệ sạch tinh đến mức tôi ngần ngại ngồixuống vì sợ làm bẩn nó. Màu trắng đó được làm dịu đi - để cho không quágiống phòng khám - bằng tấm thảm dày, mềm, mịn, mượt, êm, màu vàng mặt trời, khiến cho nơi này thoát khỏi khung cảnh hình khối. Sau tất cả những gì quan sát được, tôi rất kính phục ông Ozu. Sự giản dị tinh khiếtcủa màu trắng, không có đá cẩm thạch hay trang trí hoa mỹ - điểm yếu rất thường thấy ở những kẻ trọc phú luôn muốn biến những thứ tầm thường thành lộng lẫy - và sự mềm mại êm dịu của tấm thảm màu vàng mặt trời chính là những điều kiện tạo nên sự tương hợp trong nhà vệ sinh. Chúng ta tìm kiếm gì khi vào đây? Không gian sáng sủa để không nghĩ tới những nơi dâu thẳm tối tăm lien minh với nhau và cái gì đó dưới dàn để thực hiện nghĩa vụ của mình mà không phải chịu khổ hạnh vì lạnh buốt chân, nhất là khi vào đây vào ban đêm.
Giấy vệ sinh cũng đạt tới chuẩn mực. Tôi thấy đây là dấu hiệu của sự giàu sang đầy sức thuyết phục hơn việc sở hữu một chiếc Maserati sang trọng hay một chiếc xe hai cửa Jaguar. Cái mà giấy vệ sinh làm với phần hậu của con người lại đào sâu hố ngăn cách đẳng cấp hơn hẳn dấu hiệu bên ngoài. Giấy ở nhà ông Ozu dày, mềm, mịn và thơm dịu, được dành để tôn trọng bộ phận đó của cơ thể chúng ta, bộ phận đặc biệt hơn bất cứ bộ phận nào khác. Một cuộn giá baonhiêu, chỉ một cuộn giấy nhỏ thôi? Tôi vừa tự hỏi vừa ấn vào nút giữa của két nước xả, cái nút có hình hai bông hoa sen, bởi vì mặc dù kém tự chủ, nhưng cái bàng quang nhỏ của tôi lại chứa được khá nhiều. Một bông hoa dường như chỉ vừa đủ với tôi, nhưng ba bông có lẽ lại quá nhiều.
Đúng lúc đó thì xảy ra chuyện.
Mộtâm thanh mạnh khủng khiếp ập vào tai tôi, suýt nữa làm tôi ngất tại chỗ. Điều kinh sợ nhất là tôi không thể xác định được nó phát ra từ đâu.Không phải tiếng xả nước vì tôi thậm chí không nghe thấy mà âm thanh phát ra từ bên trên và ập xuống đầu tôi. Tim tôi đập mạnh như sắp vỡ. Các bạn biết ba khả năng xảy ra khi đối diện với nguy hiểm: fight, flee hoặc freeze(28). Tôi hoàn toàn toàn có thể flee, nhưng bỗng dưng tôi không biết mở một cánh cửa thế nào nữa. Trong đầu tôi có nảy sinh các giả thiết không? Có lẽ có, nhưng không rõ ràng lắm. Hay là tôi đã ấn nhầm nút đo ước lượng sai khối lượng thải ra- quá tự cao đấy, quá kiêu ngạo đấy, Renee ạ, những hai bông hoa sen cho tí chút đóng góp chẳng đáng kể gì- và hậu quả là tôi bị một tòa án thần thánh trừng phạt bằng cú sét âm thanh cực mạnh giáng vào tai? Hay là tôi đã quá tận hưởng - dâm đãng- lạc thú của hành động đó ở nơi mà lẽ ra phải bị coi là ô uế? hay là tôi đã dám đố kỵ khi thèm muốn cuộn giấy vệ sinh dành cho bậc đế vương và vì thế tôi được thông báo một cách rõ ràng về tội lỗi đáng chếtđó? Hay là các ngón tay cứng đờ của một người lao động chân tay như tôi, dưới tác động của cơn bực tức vô thức, đã điều chỉnh sai cơ chế tinh vi của nút xả có hình hoa sen do đó đã gây ra tai họa cho hệ thống đường ống và có nguy cơ làm sập cả tầng năm?
28. Chiến đấu, chạy trốn hoặc chết đứng vì sợ.
Tôivẫn cố hết sức để thoát ra, nhưng hai bàn tay không còn tuân theo lệnh của tôi. Tôi vặn tay nắm cửa bằng đồng, nếu mở đúng tôi sẽ được giải phóng, nhưng tôi không đạt được kết quả mong đợi.
Vào khoảng khắc đó, tôi đã hoàn toàn tin rằng mình bị điên hoặc đã lên tới trời vì âm thanh lúc đầu chưa xác định được nay đã trở nên rõ ràng và điều không thể nghĩ đến được là nó lại giống với nhạc của Mozart.
Cụ thể là giống đoạn Confutatis trong Requiem của Mozart
Confutatis, maledictis, Flammis acribus addictis! Những tiếng hát trữ tình ngân nga.
Tôi phát điên lên
-Bà Michel, mọi việc ổn chứ? - một giọng nói vang lên sau cánh cửa, giọng của ông Ozu, hay đúng hơn là giọng của thánh Piere ở cửa chuộc tộitrước khi lên thiên đường.
- Tôi… - tôi nói, - tôi không mở được cửa!
Tôi cố gắng bằng mọi cách làm cho ông Ozu tin vào sự đần độn của mình.
Mà đó đúng là chuyện đã xảy ra
- Có lẽ bà xoay tay nắm nhầm hướng, - giọng nói của thánh Pierre gợi ý một cách rất tôn trọng.
Tôi thoáng cân nhắc lòng tin đó, nó khó nhọc chỉ ra con đường dẫn đến vòng xoay để xử lý.
Tôi xoay nắm về hướng ngược lại.
Cửa bật mở.
Đoạn Confutatis dừng ngay. Cơ thể tôi đắm chìm trong sự tĩnh lặng quý giá mà nó rất biết ơn.
- Tôi… - tôi nói với ông Ozu, vì đó chỉ có thể là ông ấy, - tôi… Cuối cùng… Ông biết, bản Requiem?
Lẽ ra tôi phải đặt tên con mèo của mình là Padsyntax(29).
29. Có thể là tác giả muốn nói “pas de syntaxe” hàm ý nói năng không đúng cú pháp.
-Ôi, tôi cuộc là bà đã sợ! - ông ấy nói - Lẽ ra tôi phải báo trước cho bà. Đó là kiểu của Nhật mà con gái tôi muốn mang tới đây. Khi ấn nút xả nước, nhạc nổi lên, như thế… hay hơn, bà có thấy thế không?
Tôi thấy rõ nhất là chúng tôi đang đứng trong hành lang, trước cửa nhà vệ sinh, trong một tình cảnh phá vỡ mọi quy chuẩn của sự nực cười.
- À… - tôi nói, - à… tôi bị bất ngờ (và tôi bỏ qua tất cả tội lỗi đã hiện rõ của mình).
- Bà không phải là người đầu tiên, - ông Ozu nói rất lịch sự và dường như có một thoáng thích thú trên môi ông ấy.
-Bản Requiem… trong nhà vệ sinh… đó là một lựa chọn… thật bất ngờ, - tôiđáp để lấy lại bình tĩnh, nhưng ngay lập tức lại sợ hãi về cách diễn đạt của mình trong khi chúng tôi vẫn chưa rời khỏi hành lang và đang đứng đối diện với nhau, tay đu đưa, chưa chắc chắn về lối thoát.
Ông Ozu nhìn tôi.
Tôi nhìn ông ấy.
Mộtcái gì đó gãy lìa trong ngực tôi, khẽ vang lên một tiếng rắc lạ thường,giống như một chiếc van mở ra và đóng lại nhanh chóng. Rồi tôi bất lực khi thấy phần ngực mình run nhè nhẹ, và như có chủ định, tôi cảm thấy cũng mầm mống giật nảy mình đó tác động đến hai vai của người đối diện.
Chúng tôi cùng nhìn nhau vẻ do dự.
Rồi một tiếng uh uh uh rất êm và rất nhẹ phát ra từ miệng ông Ozu.
Tôi nhận ra rằng cũng tiếng uh uh uh rất nhẹ đó nhưng không thể kìm nén được đang dâng lên trong họng tôi.
Cả hai chúng tôi cùng phát ra tiếng uh uh uh nho nhỏ và nhìn nhau với ánh mắt hoài nghi.
Rồi tiếng uh uh uh của tôi trở thành tiếng còi hú báo động.
Chúngtôi vẫn nhìn nhau, cùng đẩy ra khỏi phổi mình những tiếng uh uh uh ngàycàng mạnh mẽ. Mỗi khi tiếng uh uh uh dịu đi, chúng tôi lại nhìn nhau vàbắt đầu một lượt mới. Cơ bụng tôi co cứng lại, nước mắt ông Ozu giàn giụa.
Chúng tôi đứng như thế trong bao lâu để cười đến co giật người trước cửa nhà vệ sinh? Tôi không biết. Nhưng thời gian đủ dài để vắt kiệt sức lực của cả hai. Chúng tôi còn tiếp tục kêu vài tiếng uh uh uh gần hụt hơi nữa, rồi vì mệt chứ không phải vì thỏa mãn, chúng tôi nghiêm túc trở lại.
- Chúng ta quay lại phòng khách thôi, - ông Ozu nói; ông ấy là người đầu tiên lấy lại được hơi thở.
15
Một phụ nữ hoang dã rất văn minh
-Không thể buồn chán với bà được, đó là câu đầu tiên ông Ozu nói với tôikhi cả hai chúng tôi đã trở lại nhà bếp và tôi đã yên vị trên chiếc ghếcao, nhấm nháp từng giọt rượu sake ấm và thấy nó cũng thường thôi.
-Bà là một người không hề tầm thường, - ông ấy nói thêm và đẩy về phí tôi một chiếc đĩa sâu màu trắng đựng đầy những cuốn thịt nhỏ trông khônggiống rán, cũng không giống hấp, mà được chế biến theo cả hai cách. Ôngấy đặt cạnh đĩa một bát nhỏ xì dầu.
- Đây là món gyoza, - ông ấy giới thiệu.
-Ngược lại, - tôi đáp, - tôi nghĩ mình là một người rất tầm thường. Tôi làm người gác cổng. Cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự tầm thường.
-Một bà gác cổng lại đọc truyện của Tolstoi và nghe nhạc của Mozart, - ông ấy nói. - Tôi không biết rằng đó lại là thói quen của những người cùng nghề với bà.
Và ông ấy nháy mắt với tôi. Ông ấy ngồi xuống rất tự nhiên bên phải tôi và dùng đũa gắp phần gyoza của mình.
Tôichưa bao giờ cảm thấy dễ chịu như thế trong đời. Nói thế nào nhỉ? Lần đầu tiên tôi cảm thấy hoàn toàn tự tin, mặc dù lúc đó tôi không chỉ có một mình, ngay cả với Manuela, cô bạn mà tôi thường tâm sự về cuộc sống của mình, tôi cũng không có cảm giác an toàn tuyệt đối vì chưa dám chắc rằng chúng tôi thực sự hiểu nhau. Tâm sự về cuộc sống không có nghĩa là trao gửi linh hồn, và nếu như tôi quý Manuela như em gái, thì tôi vẫn không thể chia sẻ với cô ấy cái tạo nên điều không mấy ý nghĩa và xúc động mà cuộc sống khác lạ của tôi che giấu mọi người xung quanh.
Tôidùng đũa thưởng thức những chiếc gyoza nhân rau mùi và thịt ướp thơm, và chuyện trò cùng ông Ozu với cảm giác thư giãn đến kinh ngạc, cứ như chúng tôi đã quen biết nhau từ rất lâu rồi.
- Cũng cần phải giải trí, - tôi nói, - tôi thường đến thư viện thành phố và mượn tất cả những gì có thể.
-Bà có thích hội họa Hà Lan không? - ông ấy hỏi tôi và không đợi câu trảlời. Nếu phải lựa chọn giữa hội họa Hà Lan và hội họa Ý, bà sẽ chọn bênnào?
Chúng tôi bàn luận nhiệt tình, tôi hang hái nói một cách rấtthích thú về phong cách Vermeer, - nhưng rồi cả hai chúng tôi nhanh chóng nhận ra quan điểm chung.
- Ông có nghĩ rằng đó là một sự xúc phạm không? - tôi hỏi.
-Hoàn toàn không, bà ạ, - ông ấy trả lời và tôi đung đưa một cách rất lịch sự một miếng gyoza tội nghiệp từ trái sang phải trên chiếc đĩa của mình, - hoàn toàn không, bà nghĩ là tôi thuê chép một bức tranh của Michelangelo để treo nó ở phòng ngoài của nhà tôi sao?
- Phải nhúng sợi mì vào nước sốt này, - ông ấy nói thêm và đặt trước mặt tôi một giỏ mây đầy mì và một chiếc bát màu xanh lam -lục mà từ bên trong tỏa lên mùi… lạc. - Đó là “zalu zamen”. Món mì lạnh ăn với sốt hơi ngọt.Bà ăn thử xem có được không?
Rồi ông ấy đưa cho tôi một chiếc khăn to dệt bằng sợi lanh mảnh.
- Có vài vết bẩn bên cạnh đấy, cẩn thận đừng để bẩn váy của bà.
- Cám ơn, - tôi nói.
Và không hiểu tại sao, tôi nói thêm:
- Không phải váy của tôi.
Tôi hít thật sâu và nói:
- Ông biết đấy, tôi sống một mình từ rất lâu rồi và tôi không bao giờ đi đâu cả. Tôi sợ mình hơi… hoang dã.
- Một phụ nữ hoang dã rất văn minh, - ông ấy cười và nói với tôi.
Vịcủa mì nhúng với nước sốt lạc thật tuyệt. Tuy nhiên tôi không thể thú nhận về tình trạng cái váy của Maria. Không dễ gì nhúng những sợi mì dàicả mét vào bát nước sốt sền sệt và ăn chúng mà không làm dây bẩn. Nhưngvì ông Ozu đưa mì vào miệng rất khéo nhưng vẫn gây tiếng động nên tôi không còn thấy mặc cảm nữa và hào hứng ăn món mì.
- Nghiêm túc mà nói, - ông Ozu nói với tôi, - bà không thấy điều này khó tưởng tượng sao? Con mèo của bà tên là Leon, hai con mèo của tôi tên là Kitty và Leesvine, cả hai chúng ta đều thích Tolstoi và hội họa Hà Lan, và chúng ta lại cùng sống ở một nơi. Xác suất xảy ra một chuyện như thế là bao nhiêu?
- Lẽ ra ông không cần phải tặng tôi bản sách tuyệt vời đó, - tôi nói, - không cần thiết đâu.
- Bà thân mến, - ông Ozu đáp, - bà có thích nó không?
-Vâng, tôi nói, - tôi rất thích nó, nhưng nó cũng làm tôi hơi sợ. Ông biết không, tôi thích sống kín đáo, tôi không muốn mọi người ở đây biết…
- … bà là ai? - ông ấy nói nốt. - Tại sao vậy?
- Tôi không thích rắc rối. Không ai muốn có một bà gác cổng nhiều tham vọng.
- Tham vọng ư? Nhưng bà có tham vọng nào đâu, bà có sở thích, có tri thức, có tư chất tốt!
- Nhưng tôi chỉ là người gác cổng! - tôi nói. - Vả lại, tôi không được học hành, tôi không ở cùng thế giới với họ.
- Chuyện hay thật! - ông Ozu nói đúng theo kiểu của Manuela khiến tôi phì cười.
Ông ấy nhướn mày vẻ muốn hỏi.
- Đó là câu nói yêu thích của cô bạn gái tốt nhất của tôi, - tôi giải thích.
- Thế cô bạn tốt nhất ấy nói gì về… tính kín đáo của bà?
Thật sự là tôi không biết gì cả.
- Ông biết cô ấy đấy, - tôi nói, - đó chính là Manuela.
- A, cô Lopes phải không? - ông ấy hỏi. - Cô ấy là bạn của bà ư?
- Cô ấy là người bạn duy nhất của tôi.
-Cô ấy là một quý bà, - ông Ozu nói, - một phụ nữ quý tộc. Bà thấy không, bà không phải là người duy nhất phủ nhận các chuẩn mực xã hội. Cógì xấu nào? Chúng ta đang ở thế kỉ hai mốt cơ mà, quỷ thật!
- Bố mẹ ông làm nghề gì? - tôi hỏi hơi thẳng vì kém phán đoán.
Chắc chắn ông Ozu tưởng rằng các đặc quyền đã biến mất cùng với Zola(30).
30. Êmile Zola (1840- 1902): Nhà văn Pháp nổi tiếng, tích cực đấu tranh vì công lý.
- Bố tôi là một nhà ngoại giao. Tôi không biết mặt mẹ mình, bà ấy mất sau khi sinh tôi không lâu
- Tôi rất tiếc, - tôi nói.
Ông ấy đưa tay làm một cử chỉ nói: đã lâu lắm rồi.
Tôi nói tiếp suy nghĩ của mình:
- Ông là con nhà ngoại giao, tôi là con nhà nông dân nghèo. Thậm chí không ai có thể nghĩ rằng tôi ăn cơm ở nhà ông tối nay.
- Thế nhưng bà đang ăn tối ở đây, - ông ấy nói.
Rồi ông ấy cười hiền lành và nói thêm:
- Và tôi rất lấy làm vinh hạnh.
Rồicâu chuyện tiếp tục như thế, chân thật và tự nhiên. Chúng tôi lần lượt nói về: Yasujiro Ozu (một người họ hành xa), Tolstoi và Levine cắt cỏ với nông dân ngoài đồng, cuộc sống lưu vong và tính bất biến của các nềnvăn hóa, và còn nhiều chủ đề khác nữa mà chúng tôi say sưa kết nối lại với nhau trong khi thưởng thức nốt những sợi mì dài ngoằng cuối cùng, vànhất là nhận ra sự tương đồng đến ngỡ ngàng trong cách nghĩ của chúng tôi.
Một lát sau, ông Ozu nói với tôi:
- Tôi muốn bà gọi tôi là Kakuro, như thế đỡ mất tự nhiên hơn. Bà có phiền không khi tôi gọi bà là Renee?
- Không sao, - tôi nói - và đúng là tôi cũng nghĩ như thế.
Sao bỗng nhiên tôi lại dễ dàng đồng ý như vậy?
Rượu sake làm đầu óc tôi mềm ra một cách êm dịu và câu hỏi này thành ra chẳng có gì là cấp thiết cả.
- Bà có biết azuki không? - ông Kakuro hỏi.
- Những ngọn núi ở Kyoto… - tôi nói và mỉm cười với ký ức vô tận đó.
- Sao cơ?- ông ấy hỏi.
- Những ngọn núi ở Kyoto có màu của bánh đậu đỏ azuki, - tôi vừa nói vừa cố gắng nói thật rõ ràng.
- Đấy là trong phim, đúng không? - ông Kakuro hỏi.
- Vâng, trong phim Chị em nhà Munakata, đoạn gần cuối.
- Ôi, tôi đã xem phim này rất lâu rồi, nhưng tôi không nhớ rõ lắm.
- Ông có nhớ cây hoa trà trên rêu ở đền thờ không? - tôi hỏi.
-Không, tôi không hề nhớ, - ông ấy đáp. - Nhưng bà làm cho tôi muốn xem lại bộ phim đó. Bà có muốn hôm nào đấy chúng ta cùng xem phim ấy không?
- Tôi có băng video, - tôi nói, - tôi vẫn chưa trả cho thư viện.
- Cuối tuần này, được không? - ông Kakuro hỏi.
- Ông có đầu video không?
- Có, - ông ấy cười và trả lời.
-Thế thì được, - tôi nói. - Nhưng tôi đề nghị một việc: ngày Chủ nhật, chúng ta sẽ xem phim và uống trà, tôi sẽ mang bánh ngọt tới.
- Nhất trí, - ông Kakuro trả lời.
Vàbuổi tối trôi đi trong khi chúng tôi vẫn đang say sưa chuyện trò mà không để ý tới mối liên hệ giữa các câu chuyện cũng như giờ giấc, vừa nói vừa nhâm nhi hết chén này tới chén khác một thứ trà tảo vị rất đặc biệt. Không có gì bất ngờ khi tôi lại phải đến chiếc bệ xí trắng như tuyết và tấm thảm màu vàng mặt trời. Tôi chọn nút một bông hoa sen - đã nhận thông tin - và chịu đựng khúc Confutatisvới sự thanh thản của ngườiđã am tường. Điều vừa gây bối rối vừa tuyệt vời ở Kakuro Ozu là ông ấy kết hợp được lòng nhiệt tình và sự ngây thơ của tuổi trẻ với cách đối xửkhéo léo và lòng nhân từ của một nhà hiền triết. Tôi không quen có mỗi quan hệ như thế với mọi người; tôi cảm thấy ông ấy có thái độ bao dung và chú ý quan sát, trong khi những người khác mà tôi biết lại thường ngờvực và tốt bụng (Manuela) , thật thà và tốt bụng (Olympe), hay ngạo mạnvà tàn bạo (tất cả những kẻ còn lại trên thế giới). Kết hợp lại với nhau, sự ngon miệng, sáng suốt và tâm hồn cao thượng tạo nên một loại cocktail chưa từng có và ngon tuyệt.
Rồi ánh mắt tôi chạm phải cái đồng hồ.
Ba giờ.
Tôi đứng phắt dậy.
- Trời ơi, - tôi nói, - ông biết mấy giờ rồi không?
Ông ấy nhìn đồng hồ rồi ngước mắt lên nhìn tôi, vẻ lo lắng.
- Tôi quên mất là ngày mai bà phải làm việc sớm. Tôi đã nghỉ hưu, tôi không quan tâm đến công việc nữa. Có sao không?
- Tất nhiên là có rồi, - tôi nói, - nhưng tôi cũng phải ngủ một lát.
Tôikhông nói về chuyện mặc dù tuổi đã cao và trong khi người già thường ngủ ít, tôi vẫn phải ngủ say như chết trong ít nhất tám tiếng đồng hồ thì mới có thể tỉnh táo được.
- Hẹn chủ nhật tới, - ông Kakuro nói với tôi ở cửa căn hộ.
- Rất cảm ơn, - tôi nói, - buổi tối nay thật thú vị, tôi rất biết ơn ông.
-Chính tôi phải cảm ơn mới đúng, - ông ấy nói, - đã lâu lắm rồi tôi mới được cười thế này. Bà có muốn tôi đưa bà về tận phòng không?
- Không, cảm ơn ông, - tôi nói, - không cần đâu.
Lúc nào cũng có thể có một người nhà Pallieres đi lại trên cầu thang.
- Thôi, hẹn Chủ nhật, - tôi nói, - hoặc thể nào chúng ta cũng sẽ gặp nhau trước hôm đó.
- Cảm ơn bà Renee, - ông ấy nói và cười to như trẻ con.
Khiđóng cửa phòng mình lại và dựa lung vào đó, tôi thấy Leon đang ngáy vang trên chiếc ghế bành trước tivi và tôi nhận ra điều không thể nghĩ tới: lần đầu tiên trong đời, tôi đã trở thành một người bạn.
16
Khi đó
Khi đó, mưa mùa hạ.
17
Một trái tim mới
Cơn mưa mùa hạ đó, tôi vẫn nhớ.
Ngày này qua ngày khác, chúng tôi đi qua đời mình như người ta đi qua một hành lang.
Nghĩđến món phổi cho mèo… cô có nhìn thấy cái xe trượt của cháu không, đây là lần thứ ba cháu bị mất cắp đấy… mưa to quá cứ tưởng là ban đêm… vừa kịp giờ buổi chiếu bắt đầu lúc một giờ… con có muốn bỏ mũ ra không… chéntrà đắng.. buổi chiều vắng lặng… có lẽ chúng ta ốm vì quá… tất cả đám mây cần tưới đó… những kẻ ngây thơ làm nhiều điều trụy lạc… này tuyết rơi đấy… mấy bông hoa kia là hoa gì… con mèo tội nghiệp nó tè ra khắp nơi… trời mùa thu thật buồn… bây giờ ngày ngắn quá… tại sao thùng rác bốc mùi đến tận trong sân… ông biết đấy cái gì cũng có lúc của nó… khôngtôi không biết rõ về họ… đó là một gia đình giống như tất cả những gia đình khác ở đây… trông như cái bánh đậu đỏ azuki… con trai tôi nói rằng người Trung Quốc rất cố chấp… hai con mèo của ông ấy tên là gì… bà có thể làm ơn nhận giúp mấy túi đồ giặt là… tất cả những dịp lễ Noel những khúc hát đó những buổi mua sắm đó sao mà mệt đến thế… khi ăn hồ đào phảitrải khan bàn… mũi ông ta chảy nước… vẫn chưa đến mười giờ mà trời đã nóng rồi… tôi thái nấm rất mỏng và chúng tôi ăn canh nấm… bà ấy vứt quầnlót bẩn dưới gầm giường… phải dán lại giấy tường…
Và rồi, mưa mùa hạ…
Bạn có biết cơn mưa mùa hạ là gì không?
Trướchết là vẻ đẹp thanh khiết làm sập bầu trời mùa hè, nỗi sợ cung kính xâmchiếm trái tim, cảm thấy thật nhỏ bé giữa cái cao siêu, thật mỏng manh và căng đầy vì vẻ uy nghiêm của các sự vật, sững sờ, bị hớp hồn, hoan hỉvì sự rộng lượng của thế giới.
Sau đó, đi qua một hành lang và bỗng nhiên bước vào một căn phòng sáng rực. Một tầm vóc khác, những niềmtin mới nảy sinh. Cơ thể không còn là cái vỏ nữa, trí óc ở trên mây, sức mạnh của nước là của mình, những ngày tháng hạnh phúc sắp bắt đầu, trong một cuộc sống mới.
Tiếp đó, giống như những giọt nước mắt , khi chúng có dạng tròn, nặng và tuôn ra liên tiếp, để lại phía sau một bãi biển dài không còn bất hòa, cơn mưa, mùa hè, xua đi đám bụi bặm đangđứng im, có tác dụng như một hơi thở bất tận đối với tâm hồn con người
Vì thế, một vài cơn mưa mùa hạ nằm sâu trong chúng ta như một trái tim mới đập cùng với nhịp của trái tim cũ.
18
Thao thức êm dịu
Sau hai giờ thao thức êm dịu, tôi nhẹ nhàng ngủ thiếp đi.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 13
Có ai tin
Làm được mật
Mà không chung phận với ong?
Hàngngày, tôi tự nhủ rằng chị tôi không thể chìm sâu hơn nữa trong cái ô nhục, nhưng mỗi ngày, tôi lại bị bất ngờ khi thấy chị ấy đang làm như thế.
Chiều nay, khi tôi đi học về, không có ai ở nhà cả. Tôi lấy một thanh socola hạt dẻ trong bếp rồi mang vào phòng khách ăn. Tôi ngồi thoải mái trên chiếc ghế dài, cắn socola và nghĩ về suy nghĩ sâu tiếp theo của mình. Trong ý tưởng của tôi, đó sẽ là một suy nghĩ sâu về socola hay đúng hơn về cách cắn socola, với một câu hỏi chính: có gì ngon trong socola? Chất làm nên kẹo hay kỹ thuật nghiền của răng?
Nhưngtôi thấy thú vị cũng vô ích vì chưa tính đến việc chị tôi về sớm hơn dựkiến và ngay lập tức làm đời tôi đen tối bằng câu chuyện về nước Ý. Từ khi đi Venise với bố mẹ anh Tibere (nghỉ ở khách sạn Danieli), chị Colombe chỉ nói về chuyện đó. Khốn khổ thay, hôm thứ Bảy, họ đến ăn tối ởnhà bạn của ông bà Grinpard, ông bạn này có một trang trại rộng lớn ở Toscane. Chỉ cần nói “Tôscâne”(31) chị Colombe đã ngây ngất, mẹ tôi cũnghùa theo. Tôi cho các bạn biết nhé, Toscane không phải là một vùng đất có lịch sử hàng nghìn năm. Nó tồn tại chỉ để cho những người như chị Colombe, mẹ tôi hay nhà Grinpard rung động về sự sở hữu. Họ cho rằng “Tôscâne” cũng ngang hàng với Văn hóa, Nghệ thuật và tất cả những gì có thể được Viết hoa.
31. Cách viết “tôscâne” hàm ý nhại cách phát âm của người Ý
Vềvùng Tôscâne, tôi đã có quyền được nghe một đoạn bài hát về đàn lừa, dầu ô liu, ánh hoàng hôn, la dolce vita (cuộc sống tươi đẹp) và nhiều thứ linh tinh khác nữa. nhưng vì lần nào tôi cũng kín đáo lảng tránh nênchị Colombe không thể đem câu chuyện yêu thích của mình ra để thử nghiệm với tôi được. Chị ấy túm ngay lấy tôi khi thấy tôi ngồi trên ghế,do đó phá hỏng bữa thưởng thức của tôi và cả suy nghĩ sâu tiếp theo củatôi.
Ở trang trại của ông bạn bố mẹ anh Tibere có một số tổ ong, đủ để thu hoạch một tạ mật mỗi năm. Ông bà chủ trang trại thuê một ngườinuôi ong, người này làm tất cả mọi việc để họ có thể kinh doanh mật ongdán nhãn “trang trại Flibaggi”. Đương nhiên, đây không phải vì tiền. Nhưng mật ong “trang trại Flibaggi” được coi là một trong những loại ngon nhất thế giới và điều này góp phần làm tăng uy tín cho ông bà chủ (họ đã có nguồn thu nhập khác rồi) bởi vì loại mật ong ấy được sử dụng trong các nhà hàng lớn, các đầu bếp nổi tiếng chế biến nó thành hẳn một món… Chị Colombe, anh Tibere và bố mẹ anh Tibere đã được nếm thử mật onggiống như người ta thường làm với rượu vang và chị Colombe cứ thao thaobất tuyệt về sự khác biệt giữa mật ong hoa bách lý hương và mật ong hoahương thảo. Mặc kệ chị ấy ba hoa. Cho đến thời điểm này của câu chuyện,tôi vừa lơ đễnh nghe chị ấy nói vừa suy nghĩ tới chủ đề “cách cắn Socola” và tôi tự nhủ rằng nếu câu chuyện có thể kết thúc ở đây, tôi sẽ thoát khỏi tình cảnh này một cách nhẹ nhàng.
Nhưng đừng bao giờ hivọng điều tương tự với chị Colombe. Đột nhiên chị ấy cau có và bắt đầu kể cho tôi về tập quán của loài ong. Hẳn là phải có cả một bài dài hoàn chỉnh và cái đầu óc con con bị rối loạn của chị Colombe đặc biệt ấn tượng với đoạn về tập quán hôn phối của ong chúa và ong đực. Ngược lại, cách tổ chức độc đáo của tổ ong không làm chị ấy chú ý lắm, trong khi đótôi lại thấy rất thú vị, nhất là khi nghĩ rằng những con côn trùng này có một ngôn ngữ mã hóa làm cho các định nghĩa mà người ta có thể đưa ra về lời nói như đó là khả năng của riêng con người, trở nên mang tính tương đối. Nhưng điều này không hề khiến chị Colombe quan tâm, mặc dù chị ấy không học để lấy chứng chỉ nghề thợ kẽm, mà đang làm luận văn thạc sĩ về triết học. Thế nhưng chị ấy lại rất thích thú với đề tài tìnhdục của những con vật nhỏ bé.
Tôi nói vắn tắt với các bạn thế này: khi ong chúa đã sẵn sàng, nó bay đi giao phối, theo sau là cả đàn ong đực. Con ong đực đầu tiên đuổi kịp con ong chúa sẽ giao phối với ongchúa rồi chết, vì sau hành động đó, bộ phận sinh dục của nó vẫn kẹt chặt trong ong chúa. Ong đực bị mất bộ phận này, do đó nó chết. Con ong đực thứ hai đuổi kịp ong chúa phải dùng chân kéo bộ phận sinh dục của con trước ra mới giao phối được với ong chúa, và tất nhiên cũng chịu chung số phận với con đầu tiên, và cứ như vậy, mười hoặc mười lăm con ong đực làm đầy túi đựng tinh trùng của ong chúa và giúp ong chúa sản sinh được 200.000 trứng mỗi năm. Trong vòng bốn hoặc năm năm.
Đó là những gì chị Colombe đã kể cho tôi nghe, trong khi nhìn tôi với ánh mắt chua cay và thêm thắt vào câu chuyện những câu nhả nhớt kiểu như: “Ong chúa chỉ có quyền một lần thôi, thế mà nó lại dùng đến mười lăm!” Nếu tôi là anh Tibere, tôi sẽ không thích bạn gái của mình kể chuyện nàyvới tất cả mọi người. Bởi vì, vâng, người ta không thể ngăn mình rút ramột bài tâm lý rẻ tiền: khi một cô gái trong trạng thái hưng phấn kể rằng cần có mười lăm con đực để làm thỏa mãn một con cái, và để cảm ơn, con cái thiến chúng và giết chúng, nhất định chuyện này đặt ra nhiều câuhỏi. Chị Colombe tin rằng câu chuyện này khiến chị trở thành cô-gái-tự-do-không-rụt-rè-nói-về-tình-dục-một-cách-tự-nhiên. Nhưng chị Colombe quên rằng chị kể chuyện này cho tôi chỉ nhằm gây sốc, và ngoài nội dung của câu chuyện không phải là không đáng quan tâm. Thứ nhất, đốivới một người như tôi, vốn nghĩ rằng con người là một động vật, thì tình dục không phải là một chủ đề thiếu tế nhị, mà là một vấn đề khoa học. Tôi thấy rất thú vị. Thứ hai, tôi nhắc lại với tất cả mọi người rằng chị Colombe rửa tay ba lần mỗi ngày và hét tướng lên mỗi khi nghi ngờ trong nhà tắm có một sợi lông nào đó không nhìn thấy được (những sợilông nhìn thấy được lại không có). Tôi không biết tại sao, nhưng tôi thấy điều này rất hợp lý với chuyện tình dục của ong chúa.
Nhưng thật điên rồ khi con người giải thích hiện tượng tự nhiên và cho rằng cóthể tránh được nó. Chị Colombe kể câu chuyện theo cách đó, bởi vì chị ấy nghĩ chuyện này không liên quan đến mình. Chị ấy chế giễu trò vui sướng khốn khổ của ong đực, bời vì tin rằng mình không chung số phận vớinó. Còn tôi, tôi chẳng thấy có gì gây sốc hay phóng đãng trong hành động bay giao phối của ong chúa và trong số phận của các ong đực vì tôi cảm thấy mình cực kì giống những con vật đó, mặc dù tôi có những tập quán khác. Sống, ăn uống, sinh con, thực hiện nhiệm vụ mà vì nó con người ta được sinh ra, rồi chết: điều này chẳng có ý nghĩa gì cả, đúng thế, nhưng mọi việc là như vậy. Thái độ ngạo mạn của con người khi nghĩ rằng họ có thể ép buộc thiên nhiên, không chịu chung số phận với những sinh vật bé nhỏ… và sự mù quáng của họ đối với tính chất tàn bạo hay bạolực trong cách sống, yêu, sinh đẻ và gây chiến tranh với đồng loại của chính họ…
Tôi cho rằng chỉ cần làm một việc suy nhất: tìm ra nhiệmvụ mà vì nó chúng ta được sinh ra, rồi thực hiện nó tốt nhất trong khả năng của mình, bằng tất cả sức lực của mình, đừng làm phức tạp vấn đề vàđừng nghĩ rằng có gì đó thần thánh trong bản chất động vật của chúng ta. Chỉ như thế chúng ta mối có cảm giác đang làm việc gì đó mang tính xây dựng ở thời điểm cái chết mang chúng ta đi. Tự do, quyết định, ý chí, tất cả đều là những điều hão huyền. Chúng ta cho rằng mình có thể làm được mật mà không chịu chung số phận với loài ong; nhưng chúng ta cũng chỉ là những con ong đáng thương được sinh ra để thực hiện nhiệm vụcủa mình rồi phải chết.
PALOMA
1
Sắc sảo
Cũng buổi sáng hôm đó, lúc bảy giờ, có người bấm chuông phòng tôi.
Tôimất vài giây mới thoát khỏi hư vô. Giấc ngủ dài hai tiếng không đủ để đem lại thái độ nhã nhặn với giống người, còn những tiếng chuông liên tục, trong khi tôi mặc váy, xỏ giày, và lùa tay vào mớ tóc bồng một cáchkì lạ, không kích thích lòng vị tha của tôi.
Tôi mở cửa và thấy Colombe Josse đứng ngay trước mặt.
- Thế nào, - con bé nói, - cô bị tắc đường à?
Tôi khó tin những lời vừa nghe thấy.
- Mới bảy giờ, - tôi nói.
Con bé nhìn tôi.
- Vâng, cháu biết rồi, - con bé nói.
Phòng thường trực mở cửa lúc tám giờ, - tôi giải thích và phải cố gắng lắm mới làm được.
- Sao cơ, tám giờ cơ à? - con bé hỏi vẻ ngạc nhiên. - Có cả giờ làm việc sao?
Không,phòng thường trực của người gác cổng là một nơi kín đáo được bảo vệ, không biết đến tiến bộ xã hội cũng như luật lệ về tiền lương.
- Đúng, tôi đáp, - không đủ sức nói thêm lời nào.
- Ôi, - con bé nói giọng uể oải. - Thôi được, nhưng cháu đã đến đây…
- … chốc nữa quay lại nhé, - tôi vừa nói vừa đóng sập cửa ngay trước mũi nó và đi về phía ấm đun nước.
Phía sau cửa kính, tôi nghe thấy nó kêu lên: “thế đấy, thật quá đáng!” rồi quay gót bực tức và phũ phàng nhấn nút gọi thang máy.
Colombelà con gái lớn của nhà Josse. Colombe Josse còn là một loại tỏi tây caolớn, tóc vàng, ăn mặc như một đứa con gái Digan nghèo đói. Nếu như có một điều mà tôi ghét cay ghét đắng, thì đó là sự giả dối của những kẻ giàu có ăn mặc rách rưới như người nghèo khổ, với những mảnh rách treo lủng lẳng, chiếc mũ len màu xám, đôi giày của kẻ lang thang bụi đời và áo sơ mi hoa bên trong chiếc áo len chui đầu đã sờn. Không chỉ xấu mà còn đáng sỉ nhục; không có gì đáng khinh bỉ hơn sự khinh miệt của kẻ giàu đối với mong muốn của người nghèo.
Thật không may, Colombe Josse cũng học rất xuát sắc. Mùa thu này, con bé đã vào học ở ngành sư phạm, ngành triết học.
Tôipha trà, chuẩn bị mấy miếng bánh bít cốt với mứt mận vàng và cố gắng giữ yên bàn tay đang run rẩy vì tức giận, trong lúc đó, một cơn đau âm ỉlen lỏi vào hộp sọ tôi. Tôi uể oải đi tắm, mặc quần áo, cho Leon vài thức ăn ghê tởm (pate thủ và bì lợn ướt còn thừa), đi ra sân, mang các thùng rác ra ngoài, lôi Neptune ra khỏi chỗ để thùng rác. Đến tám giờ, mệt mỏi vì cứ phải đi ra đi vào, tôi lại vào bếp, nhưng vẫn chưa bình tĩnh lại được tí nào.
Nhà Josse còn có cô con gái út Paloma kín đáo và ít xuất hiện đến nỗi tôi cứ nghĩ là chưa nhìn thấy con bé bao giờ, mặc dù ngày nào nó cũng đi học. Thế mà vào đúng tám giờ, Colombe lại cử chính con bé ấy đến gặp tôi.
Một thủ đoạn hèn hạ.
Conbé tội nghiệp (nó bao nhiêu tuổi nhỉ? Mười một tuổi? mười hai tuổi?) đứng trên tấm thảm chùi chân trước cửa phòng tôi, ngay thẳng như công lý. Tôi nghĩ ra một ý hay - không nghiền nát người vô tội bằng cơn giận mà kẻ ranh ma đã gây ra - và cố cười một cách tự nhiên.
- Chào cháu, Paloma, - tôi nói.
Con bé mân mê gấu áo Gile màu hồng, vẻ chờ đợi.
- Chào cô, - nó nói, giọng thanh thanh.
Tôichăm chú nhìn nó. Sao tôi lại không để ý điều này nhỉ? Một vài đứa trẻ có công lực đặc biệt là làm người lớn sợ. Trong cách ứng xử của chúng, không có gì phù hợp với chuẩn mực của lứa tuổi. Chúng quá trịnh trọng, quá nghiêm túc, quá điềm tĩnh, đồng thời sắc sảo khủng khiếp. Vâng, sắc sảo. Khi nhìn Paloma kĩ càng hơn, tôi nhận ra sự nhạy bén, sáng suốt đếnlạnh lung mà tôi để ý chỉ vì không thể tưởng tượng ra rằng con bé Colombe tầm thường như thế lại có thể có một cô em gái là quan tòa của Nhân loại.
- Chị Colombe bảo cháu đến nói với cô là người ta sẽ chuyển đến cho chị ấy một cái phong bì rất quan trọng - Paloma nói.
-Được rồi, - tôi nói và cố tránh làm giọng dịu đi, giống như người lớn thường làm khi nói với trẻ con, rốt cuộc đó cũng là một dấu hiệu khinh bỉ tương đương với thứ trang phục nghèo khổ của người giàu.
- Chị ấy hỏi liệu cô có thể mang phong bì lên nhà cho chị ấy không, - Paloma nói tiếp.
- Được, - tôi đáp.
- Vâng ạ, - Paloma nói .
Rồi nó vẫn đứng đó.
Hay thật.
Nóđứng đó chăm chú nhìn tôi một cách bình tĩnh, không động đậy, hai tay buông thõng, miệng hơi hé mở. Nó có hai bím tóc mỏng, đeo kính gọng hồngvà đôi mắt sáng rất to.
- Cháu có muốn ăn một thanh Socola không? - tôi hỏi, chẳng nghĩ ra chuyện gì nữa.
Nó gật đầu, thái độ vẫn rất điềm tĩnh.
- Vào đây, - tôi nói, - cô cũng đang uống trà.
Tôi vẫn để cửa phòng mở, để tránh bị kết tội bắt cóc.
- Cháu cũng thích uống trà, có phiền cô không ạ? - nó hỏi.
-Tất nhiên là không, - tôi đáp, hơi bất ngờ, thầm nhận xét rằng số dữ liệu bắt đầu tăng lên: quan tòa của Nhân loại, dáng điệu xinh xắn, muốn uống trà.
Paloma ngồi xuống một cái ghế, đung đưa chân trong khoảng không và nhìn tôi rót trà hương nhài cho nó. Tôi đặt chén trà trước mặt nó rồi ngồi xuống bàn trước chén trà của mình.
- Hàng ngày cháu đều làm ra vẻ để chị cháu tưởng là cháu đần độn, - nó nói với tôi sau khi uống một ngụm dài đúng kiểu sành trà. - Chị cháu thường ngồivới đám bạn suốt cả buổi tối, vừa hút thuốc, vừa uống rượu, vừa ăn nói như thanh niên ngoại ô vì chị ấy nghĩ rằng không thể nghi ngờ về trí thông minh của mình.
Suy nghĩ này rất hợp với kiểu của kẻ vô gia cư.
- Cháu phải đến đây vì chị ấy vừa hèn nhát, vừa hay sợ, - Paloma nói tiếp, đôi mắt to rất trong vẫn chăm chú nhìn tôi.
- Thế nhưng nhờ thế mà chúng ta có dịp làm quen, - tôi nói rất lịch sự.
- Cháu có thể đến đây nữa không? - nó hỏi, giọng có vẻ nài nỉ.
- Tất nhiên rồi, - tôi đáp, - cháu luôn được chào đón. Nhưng cô sợ ở đây cháu sẽ buồn chán, chẳng có gì hay để làm cả.
- Cháu chỉ muốn được yên tĩnh thôi, - nó đáp.
- Chả lẽ cháu không được yên tĩnh trong phòng riêng hay sao?
-Không, - nó nói, - cháu không được yên tĩnh nếu tất cả mọi người biết cháu ở đâu. Trước đây, cháu thường đi trốn. Nhưng bây giờ, mọi chỗ ẩn náu đều đã bị lộ.
- Cháu biết đấy, cô cũng thường xuyên bị làm phiền. Cô không biết ở đây cháu có thể tĩnh tâm suy nghĩ không.
-Cháu có thể ngồi ở chỗ kia (nó chỉ chiếc ghế bành trước chiếc tivi đangbật, nhưng đã bị tắt tiếng). Người ta đến để gặp cô, họ sẽ không làm phiền cháu.
- Cô đồng ý, - tôi nói, - nhưng trước tiên cháu phải hỏi ý kiến mẹ cháu đã.
Manuelabắt đầu làm việc lúc tám rưỡi. Cô ấy ngó đầu vào cửa đang mở, định nói gì đó với tôi nhưng lại nhìn thấy Paloma và chén trà bốc khói.
- Vào đi, - tôi nói với Manuela, - hai cô cháu tôi đang uống trà và nói chuyện.
Manuelarướn một bên lông mày, cử chỉ đó có nghĩa, ít nhất là trong tiếng Bồ Đào Nha, là: Con bé này làm gì ở đây thế? Tôi hơi nhún vai, không đủ để người khác nhận ra. Manuela mím môi do dự.
- Thế nào? - cô ấy vẫn hỏi tôi vì không thể chờ đợi được.
- Chốc nữa cô quay lại được không? - tôi cười to và nói.
- A, - cô ấy đáp, đã nhìn thấy nụ cười của tôi, - được được, vâng, tôi sẽ quay lại, như mọi khi.
Rồi vừa nhìn Paloma vừa nói:
- Thôi, tí nữa tôi sẽ quay lại.
Và nói rất lịch sự:
- Chào cháu.
- Cháo cô, - Paloma đáp lại và nhoẻn nụ cười đầu tiên, một nụ cười tội nghiệp ít được thể hiện khiến tôi đau xé lòng:
- Bây giờ cháu nên về đi, - tôi nói. - Bố mẹ cháu sẽ lo đấy.
Paloma đứng dậy và lê chân ra cửa.
- Rõ ràng là cô rất thông minh, - nó nói.
Tôi sững sờ, không thể nói được gì.
- Cô tìm được chỗ trốn quá tốt.
2
Thứ vô hình
Cái phong bì mà người đưa thư mang tới phòng tôi cho Nữ hoàng Colombe Mạt Hạng không dán kín.
Phongbì mở hoàn toàn, không hề được gắn xi. Nắp gấp vẫn được trang trí bằng đường bảo vệ màu trắng và chiếc phong bì há miệng như một chiếc giày cũ và để lộ ra tập giấy đóng gáy lò xo.
Tại sao người ta không cần dán kín? Tôi tự hỏi và loại bỏ giả thiết quá tin tưởng vào tính thật thàcủa người đưa thư và người gác cổng, và cho rằng chắc là vì tin rằng họkhông quan tâm đến thứ đựng bên trong.
Tôi thề với tất cả thần thánh rằng đây là lần đầu tiên và tôi cầu xin mọi người hãy tính hết mọiviệc (đêm ngắn, mưa mùa hạ, Paloma, v.v...)
Tôi kéo nhẹ tập giấy ra khỏi phong bì.
ColombeJosse, Luận chứng về quyền lực tuyệt đối của Thượng Đế, luận văn thạc sĩ, người hướng dẫn. Giáo sư Marian, Trường Đại học Paris I - Sorbonne.
Có một tấm danh thiếp kẹp ngoài bìa:
Gửi Colombe Josse,
Đây là những lời phê của tôi. Cảm ơn vì đã bố trí người
chuyển thư. Hẹn gặp ngày mai ở Saulchoir.
Thân mến,
J.Marian
Đólà bài nghiên cứu về triết học thời Trung cổ, phần mở đầu cho tôi biết như thế. Cụ thể hơn, đây là luận văn về Guillaume d"Ockham, tu sĩ dòng thánh Francois và triết gia lôgic học của thế kỷ 14. Còn Saulchoir là một thư viện “khoa học tôn giáo và triết học” nằm ở quận 13 do các tín đồ của dòng thánh Dominique nắm giữ. Thư viện này lưu giữ một kho rất lớn sách của thời Trung cổ, tôi đảm bảo là có trọn bộ tác phẩm mười lăm tập của Guillaume d"Ockham bằng tiếng Latinh. Làm thế nào tôi lại biết được điều này? Do tôi đã từng đến đó cách đây vài năm. Vì sao? Chẳng vì gì cả. Tôi phát hiện ra thư viện này trên một tấm bản đồ Paris, dường như nó mở cửa cho tất cả mọi người, vì thế tôi đến đó với tư cách một người sưu tập sách. Tôi đã đi khắp các hành lang của thư viện, chỉ có lác đác vài ông cụ rất uyên bác và một vài sinh viên có vẻ tự phụ. Tôi luôn bị cuốn hút bởi sự hy sinh quên mình mà nhờ nó loài người chúng ta có thể cống hiến một năng lượng to lớn để tìm kiếm không gì cả và nhào trộn những tư tưởng vô ích và phi lý. Tôi đã tranh luận với một cậu đanglàm luận án tiến sĩ về luận thuyết của các Cha trong giáo hội Hy Lạp vàtôi tự hỏi sao lại có ngần ấy thanh niên có thể tự huỷ hoại mình vì cáihư không. Khi suy nghĩ kỹ về việc thứ mà loại linh trưởng quan tâm nhất, đó là tình dục, lãnh địa và thứ bậc, thì suy nghĩ về ý nghĩa của lời cầu nguyện của Augustin d"Hippone có vẻ hơi phù phiếm. Chắc chắn, người ta sẽ viện cớ rằng con người khao khát một ý nghĩa vượt lên trên các xung năng. Nhưng tôi phản bác lại rằng điều đó vửa rất đúng (nếu không, người ta làm gì với văn học?) lại vừa rất sai: ý nghĩa, đó cũng là xung năng, thậm chí là xung năng ở mức độ cao nhất, vì nó sử dụng phương tiện có hiệu quả cao nhất, tức là khả năng hiểu, để đạt được các mục đích của mình. Vì sự tìm kiếm ý nghĩa và cái đẹp không phải là dấu hiệu của bản chất kiêu ngạo của con người; khi thoát khỏi thú tính của mình, con người sẽ tìm thấy trong ánh sáng của trí óc lời biện hộ về mình: đó là thứ vũ khí sắc nhọn phục vụ cho một mục đích vật chất và tầmthường. Và khi vũ khí tự cho mình là đối tượng, đó là hệ quả đơn giản của các nơron xoắn với nhau một cách đặc thù, làm cho chúng ta khác với các động vật khác, và khi giúp chúng ta sống sót bằng phương tiện có hiệu năng cao đó, tức là trí thông minh, nó cũng đem lại cho chúng ta khả năng làm phức tạp thêm mà không có căn cứ, khả năng tư duy mà không đem lại lợi ích gì, khả năng tạo nên cái đẹp mà không có chức năng gì. Đó giống như một dị dạng, một hệ quả không gây hậu quả của sự tinh tế của vỏ não chúng ta, một sự lệch lạc vô dụng sử dụng những phương tiện sẵn có theo cách hết sức lãng phí.
Nhưng ngay cả khi công việc tìmkiếm không lạc lối như thế, thì đó vẫn là một sự cần thiết vốn không viphạm thú tính. Ví dụ, văn học có một chức năng thực dụng. Giống như bấtcứ hình thức nào của Nghệ thuật, nó có sứ mệnh làm cho việc thực hiện những nghĩa vụ sống của chúng ta trở nên chịu đựng được. Đối với một số sinh vật, giống như con người, tạo nên số phận của mình nhờ suy nghĩ và khả năng suy nghĩ, thì kiến thức có được từ đó mang tính chất không thể chịu đựng được của mọi sự sáng suốt trần trụi. Chúng ta biết rằng chúng ta là những con vật được trang bị một vũ khí để sống sót chứ không phải là những vị thần tạo nên thế giới bằng suy nghĩ của chính họ và rất cần một thứ gì đó để sự sáng suốt này trở nên chịu đựng được đối với chúng ta, một thứ gì đó cứu chúng ta khỏi cơn sốt buồn và vĩnh cửu về các số phận sinh học.
Thế là chúng ta phát minh ra Nghệ thuật, một phươngtiện khác của động vật, mà chúng ta vốn là động vật, để loài của mình sống sót được.
Sự thật không ưa gì cả, khi mà tính giản dị của sự thật là bài học mà Colombe Josse lẽ ra phải đúc rút ra được từ các tác phẩm thời Trung cổ. Tuy nhiên, thể hiện kiểu các trong các khái niệm để phục vụ không gì cả dường như lại là tất cả ích lợi mà con bé rút ra được từ đó. Đây là một trong những sự vòng vo vô ích và đây cũng là một lãng phí đáng xấu hổ về của cải, phương tiện, trong đó có cả người đưa thư và chính bản thân tôi.
Tôi đọc lướt những trang ít được phê của cải hẳn phải là bản cuối cùng và tôi thấy kinh hoàng. Người ta chấp nhận ở cô gái một ngòi bút không quá tồi, mặc dù vẫn còn hơi trẻ. Nhưng những giai cấp trung lưu phải làm việc đến mức mệt là để bằng mồ hôi và tiền nộp thuế của mình chi trả cho một nghiên cứu vô ích và tự phụ đến thế, điều này làm tôi sững sờ. Những thư ký, những người thợ thủ công, những nhân viên, công chức quèn, những tài xế taxi và những người gác cổng phải chịu một cuộc sống đơn điệu, khổ sở, để tầng lớp thanh niên ưutú của Pháp vốn đã có nơi ở tốt và được trả tiền hậu hĩnh, lại lãng phítất cả thành quả của cuộc sống đơn điệu đó vì những công việc nực cười.
Tuynhiên đó là điều tiên nghiệm khá thú vị: Liệu có tồn tại những hình thức phổ quát không, hay chỉ có những sự vật cá biệt là câu hỏi mà tôi hiểu rằng vì nó, Guillaume đã cống hiến phần cốt yếu của cuộc đời mình. Tôi thấy rằng đó là một câu nghi vấn hấp dẫn: phải chăng mỗi sự vật là một thực thể cá biệt - và trong trường hợp đó, điểm giống nhau giữa sự vật này và sự vật khác chỉ là ảo ảnh hay hiệu ứng của ngôn ngữ, được tạonên thông qua từ ngữ hay khái niệm, thông qua những lời lẽ khái quát cho nhiều sự vật riêng biệt - hoặc liệu có thực sự tồn tại những hình thức khái quát bao gồm các sự vật cá biệt và không phải là những tác động đơn giản của ngôn ngữ không? Khi chúng ta nói: cái ban, khi chúng ta phát âm từ cái bàn, khi chúng ta tạo nên khái niệm cái bàn, có phải chúng ta luôn luôn muốn nói đến cái bàn này hoặc chúng ta thực sự làm liên tưởng đến một thực thể bàn phổ quát tạo nên tất cả những cái bàn riêng biệt đang tồn tại không? Ý niệm về cái bàn là có thực hay chỉ thuộc về trí óc của chúng ta? Trong trường hợp đó, tại sao một số đồ vậtlại giống nhau? Có phải chính ngôn ngữ đã tập hợp chúng lại một cách võđoán và nhằm tạo thuận tiện cho nhận thức của con người về những phạm trù khái quát không, hay liệu có tồn tại một hình thức phổ quát trong đócó mọi hình thức đặc thù?
Đối với Guillaume, tất cả các sự vật đều là cá biệt, còn chủ nghĩa duy thực về các khái niệm phổ quát là sai lạc. Chỉ có các thực tế riêng biệt, khả năng khái quát chỉ là của riêng trí óc và đó chính là làm phức tạp điều đơn giản là giả định sự tồn tại của các thực tế cùng chủng loại. Nhưng chúng ta có chắc chắn đến thế không? Mới tối hôm qua thôi, tôi vừa hỏi về sự tương đồng nào giữa tranhcủa Raphael và tranh của Verneer? Con mắt nhận thấy ở đó một hình thức chung của cả hai, đó là cái Đẹp. Còn về phần mình, tôi cho rằng cần phảicó thực tế trong hình thức đó, nó không được chỉ đơn giản là một phươngtiện của trí óc con người, vốn chỉ phân loại để hiểu, phân biệt để nhậnthức rõ: bởi vì người ta không thể phân loại những thứ không thích hợp với việc phân loại, không thể tập hợp những thứ không thể tập hợp được, không thể ghép lại những thứ không thể ghép được. Một cái bàn không thể là bức tranh Quang cảnh Delft: trí óc con người không thể tạo ra sự khácbiệt này, cũng như nó không có khả năng sinh ra sự gắn kết sâu sắc dệt nên một bức tranh tĩnh vật Hà Lan và một bức tranh Đức Mẹ đồng trinh bế con của Ý. Cũng giống như mỗi cái bàn thuộc một loại gỗ tạo nên hình thức của nó, mỗi tác phẩm nghệ thuật lại thuộc một hình thức phổ quát, hình thức duy nhất có thể đem lại dấu ấn đó. Chắc chắn chúng ta không trực tiếp nhận thấy tính phổ quát đó: đây là một trong những nguyên nhânkhiến nhiều triết gia ngần ngại coi những điều cốt lõi là có thật vì tôi bao giờ cũng chỉ thấy cái bàn hiện hữu chứ không thấy hình thức phổ quát “bàn”, chỉ thấy bức tranh này chứ không thấy cốt lõi của cái Đẹp. Thế nhưng... thế nhưng nó ở đó, ngay trước mắt chúng ta: mỗi bức tranh của bậc thầy Hà Lan là một hiện thân của nó, một sự hiện hình sáng rõ màchúng ta chỉ có thể ngắm nhìn qua sự vật cá biệt nhưng lại cho chúng tatiến tới sự vĩnh cửu, đến tính phi thời gian của một hình thức cao đẹp.
Sự vĩnh cửu, thứ vô hình mà chúng ta đang nhìn.
3
Cuộc thập tự chinh chính nghĩa
Thế mà bạn tin là cô gái đang khát khao vinh quang trí tuệ lại quan tâm đến điều đó ư?
Không hề.
Vốnkhông có bất cứ suy nghĩ nhất quán nào về cái Đẹp hay số phận của nhữngcái bàn, Colombe Josse miệt mài khám phá tư tưởng thần học của d"Ockhamtheo những kiểu cách ngữ nghĩa không đáng quan tâm. Điều đáng chú ý nhất là ý định chủ đạo của công việc này: biến những luận điểm triết họccủa d"Ockham thành hậu quả của quan niệm của ông ấy về hành động của Thượng đế, bằng các xếp những năm tháng lao động triết học vào hàng u bướu thứ phát của tư tưởng thần học của ông ấy. Một việc làm thật cao siêu, nó gây say xỉn như thứ rượu vang tồi và nhất là làm lộ rất rõ cơ chế vận hành của trường Đại học: nếu cô muốn có sự nghiệp, hãy lấy một bài viết ngoài lề và xa lạ (cuốn Tóm tắt về lôgic của Guillaume d"Ockham) vẫn còn ít được khám phá, nhục mạ ý nghĩa thực của nó bằng cách tìm kiếm trong đó một ý đồ mà chính tác giả cũng không nhận thấy được (vì ai cũng biết rằng điều không biết trong khái niệm lại mạnh mẽ hơn nhiều so với tất cả các ý đồ có ý thức), làm nó biến dạng đến mức giống với một luận điểm gốc (đó là sức mạnh tuyệt đối của Thượng đế, người đã tạo ra hình thức phân tích lôgic mà các thách thức triết học chưa biết đến), sau đó, hãy đốt tất cả các tranh thành của cô (chủ nghĩavô thần, niềm tin vào Lý trí đổi lại với lý trí của niềm tin, tình yêu đối với sự minh triết và đủ thứ vớ vẩn khác mà phái xã hội ưa thích), hãy dành một năm trong cuộc đời cô cho trò chơi nho nhỏ đó, trò chơi không xứng đáng với một tập thể mà cô đánh thức lúc bảy giờ sáng và cử một người đưa thư đến nhà thầy giáo hướng dẫn nghiên cứu của cô.
Tríthông mình dùng để làm gì nếu không phải là để phục vụ? Tôi không nói đến sự phục vụ nô dịch giả tạo của các quan chức Nhà nước mà họ vẫn tự hào phô trương như đó là dấu hiệu về đức tình tốt đẹp của họ: đó là sự khiêm nhường bề ngoài, thực chất chỉ là hợm hĩnh và coi thường. Khoác mãgiản dị một cách phô trương của kẻ nô bộc vĩ đại, từ lâu Etienne de Broglie đã làm cho tôi tin chắc rằng anh ta hãnh diện về đẳng cấp của mình. Ngược lại, các ưu đãi đem lại những nghĩa vụ thực sự. Thuộc về mộtnhóm hẹp của tầng lớp ưu tú, có nghĩa là phải phục vụ tương xứng với vinh quang và cuộc sống vật chất dễ dàng mà người ta có được nhờ thuộc về nhóm đó. Tôi là một sinh viên trường Sư phạm như Colombe Josse, với tương lại rộng mở ư? Tôi phải quan tâm đến sự tiến bộ của Nhân loại, đếnviệc giải quyết các vấn đề then chốt cho sự sống còn, đó là cuộc sống sung túc hay việc nâng cao giá trị của loại người, đến việc mang cái Đẹpđến với thế giới hay đến cuộc thập tự chinh chính nghĩa vì tính chân thực của triết học. Đó không phải một thiên chức, có thể lựa chọn, các lĩnh vực đều rất rộng. Người ta không thể đi vào triết học như bước vào một chủng viện, với một tín điều làm gươm và một con đường duy nhất làm số phận. Người ta nghiên cứu các tác phẩm của Platon, Épicure, Descartes, Spinoza, Kant, Hegel hay của cả Husserl ư? Nghiên cứu về mỹ học, chính trị, đạo đức, nhận thức luận, siêu hình học? Người ta cống hiến cuộc đời để giảng dạy, để tạo nên một tác phẩm, để tìm kiếm, hay cống hiến cho Văn hóa ư? Chẳng có gì khác nhau cả. Bởi vì trong lĩnh vựcnhư thế này, chỉ có ý đồ là quan trọng: nâng cao tư duy, đóng góp vào một quan tâm chung hay tán đồng quan điểm dạy học kiểu kinh viện vốn không có đối tượng nào khác ngoài sự tồn tại lâu dài của chính nó và không có chức năng nào khác ngoài việc tự động sản sinh ra những tầng lớp ưu tú vô tác dụng - qua đó trường Đại học trở thành môn phái.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 14
Hãy đến tiệm Angelina
Để biết
Tại sao ôtô bị đốt cháy
Hômnay, một chuyện rất thú vị đã xảy ra! Tôi đến nhà bà Michel để nhờ bà ấy mang lên nhà một túi giấy tờ cho chị Colombe ngay khi người đưa thư mang nó tới chỗ bà ấy. Thực ra, đó là luận văn thạc sĩ của chị ấy về Guillaume d"Ockham, đây là bản viết đầu tiên mà thầy giáo hướng dẫn đọc và gửi lại cho chị ấy kèm theo lời phê. Có một điều rất buồn cười là chịColombe bị bà Michel tống cổ vì đã bấm chuông vào lúc bảy giờ sáng để yêu cầu mang túi đồ lên. Bà Michel hẳn đã mắng chị ấy ghê lắm (phòng thường trực mở cửa lúc tám giờ) vì chị Colombe quay lên nhà với thái độ tức giận điên cuồng, miệng gào lên rằng bà gác cổng là một con chó đẻ già mà lại tưởng mình là ai cơ chứ? Bỗng dưng mẹ tôi có vẻ nhớ ra rằng, vâng, trên thực tế, ở một nước phát triển và văn minh, không phải vào bất kỳ giờ nào trong ngày người ta cũng được phép làm phiền người gác cổng, nhất là ban đêm (lẽ ra mẹ tôi phải nhắc đến điều này trước khi chịColombe đi xuống), nhưng chị tôi vẫn không bình tĩnh lại được mà tiếp tục la hét om sòm rằng không phải vì chị ấy nhầm giờ mà con mụ chẳng là cái gì ấy có quyền đóng sập cửa ngay trước mặt chị. Mẹ tôi mặc kệ. Nếu chị Colombe là con tôi (Darwin tránh cho tôi điều đó), tôi sẽ cho chị ấyhai cái tát.
Mười phút sau, chị Colombe đi vào phòng tôi với nụ cười vô cùng ngọt ngào. Nhưng tôi không thể chịu đựng được. Tôi thích chị ấy mắng tôi hơn. “Paloma, rận con của chị, em có muốn giúp chị một việc quan trọng không?” chị ấy tỉ tê. “Không,” tôi đáp. Chị Colombe hít một hơi thật sâu và nói rằng rất tiếc tôi không phải là nô lệ riêng của chị - nếu như thế, chị ấy sẽ quật cho tôi vài roi - sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều - con ranh này làm ta bực mình quá. “Em muốn thoả thuận,” tôi nói thêm. “Em vẫn chưa biết chị muốn gì cơ mà,” chị Colombe phản ứnglại với vẻ mặt hơi giễu cợt. “Chị muốn em đến gặp bà Michel,” tôi nói. Chị Colombe há hốc mồm kinh ngạc. Chị ấy nghĩ là tôi đần độn, và cuối cùng đã tin điều đó là thật. “O.K. nếu chị không bật nhạc to ở phòng chịtrong một tháng.” “Một tuần,” chị Colombe nói. “Thế thì em sẽ không đi đâu,” tôi đáp. “O.K.” chị Colombe nói, “em hãy đi gặp mụ già cặn bã đó và bảo mụ ấy mang cho chị cái túi của thầy Marian ngay khi người ta mangtới.” Rồi chị đi ra và đóng sầm cửa lại.
Thế là tôi đến gặp bà Michel và bà ấy mời tôi uống trà.
Đầutiên, tôi thử bà ấy. Tôi không nói gì nhiều. Bà ấy nhìn tôi rất kỳ lạ, cứ như lần đầu tiên nhìn tháy tôi. Bà ấy không nói gì về chị Colombe. Nếu là một người gác cổng thực sự, lẽ ra bà ấy phải nói câu gì đó kiểu như: “Ừ, chị của cháu ấy, dù sao nó cũng không được nghĩ là nó muốn gì cũng được.” Thay vì câu đó, bà ấy mời tôi một chén trà và nói chuyện vớitôi rất lịch sự, cứ như tôi là một con người thực sự.
Trong phòngthường trực, tivi đang mở. Nhưng bà ấy không xem tivi. Người ta đang chiếu phóng sự về những thanh niên đốt xe ôtô ở ngoại ô. Nhìn những hìnhảnh đó, tôi tự hỏi: cái gì có thể xô đẩy một thanh niên đến chỗ đốt xe ôtô? Trong đầu anh ta nghĩ gì? Rồi tôi nghĩ thế này: còn tôi? Tại sao tôi muốn đốt căn hộ của nhà mình? Các nhà báo nói về nạn thất nghiệp và nghèo đói, còn tôi nói về tính ích kỷ và kiểu cách giả dối của gia đình tôi. Nhưng đó là những điều chẳng hay ho gì. Luôn luôn tồn tại nạn thất nghiệp, nghèo đói và những gia đình khốn khó. Thế nhưng không phải sáng nào người ta cũng đốt xe ôtô hay căn hộ. Tôi tự nhủ rằng, cuối cùng, tấtcả những điều đó chỉ là lý do giả tạo. Tại sao người ta đốt ôtô? Tại sao tôi lại muốn đốt căn hộ?
Tôi không tìm được câu trả lời cho đến khi tôi đi mua sắm cùng dì Hélène, em của mẹ tôi, và cô em họ Sophie. Thực ra, chúng tôi đi mua quà tặng mẹ tôi nhân dịp sinh nhật sẽ được tổ chức vào Chủ nhật tới đây. Chúng tôi lấy cớ cùng đi đến bảo tàngDapper, nhưng thực ra chúng tôi đến các cửa hiệu bán đồ trang trí nội thất ở quận 2 và quận 8. Mục đích là tìm một cái giá treo ô và mua món quà của riêng tôi.
Về chiếc giá treo ô, cuộc tìm kiếm tưởng như vôtận. Mất đến ba tiếng đông hồ, trong khi tôi thấy tất cả những cái gia mà chúng tôi đã xem đều giống hệt nhau, hoặc là hình trụ xấu xí, hoặc lànhững thứ hoa sát giá cổ. Tất cả đều có giá trên trời. Bạn có thấy phiền lòng tí nào không khi một cái giá treo ô có thể có giá 299 euro? Thế mà đó lại là số tiền mà dì Hélène đã trả cho một thứ kiêu kỳ làm bằng “da cũ” (theo con mắt của tôi: bị chà đạp bằng bàn chải sắt, đúng thế) với những mũi mày kiểu như trên yên ngựa, cứ như sống trong một trại ngựa giống. Còn tôi, tôi mua cho mẹ một chiếc hộp nhỏ để đựng thuốcngủ bằng sơn mài màu đen trong một cửa hiệu châu Á. Ba mươi euro. Tôi đã thấy đắt lắm rồi, nhưng dì Hélène vẫn hỏi liệu tôi có muốn mua thêm cái gì khác không, vì cái hộp chưa đáng kể gì. Chồng của dì Hélène là bác sĩ tiêu hóa và tôi đảm bảo với các bạn rằng trong ngành y, bác sĩ tiêu hóa không nằm trong số những người nghèo nhất... Nhưng dù sao tôi vẫn yêu quý dì Hélène và chú Claude vì họ... vâng, tôi không biết nói thế nào... kiên định. Tôi thấy họ hài lòng với cuộc sống của mình, dù sao họ cũng không cố diễn để làm ra vẻ gì khác với thực chất của mình. Tôi không phải loại người ngây ngất sững sờ trước những người bị bệnh Down như mọi người trong gia đình tôi thường làm (ngay cả chị Colombe cũng vậy). Câu nói đã được thoả thuận là họ tàn tật, nhưng họ dễ mến lắm, dễ thương lắm, tình cảm lắm! Cá nhân tôi, tôi thấy khó chịu khi có mặt Sophie, nó chảy dãi, la hét, hờn dỗi, tính tình thất thường và chẳnghiểu gì cả. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi không đánh giá cao dì Hélène và chú Claude. Chính họ nói rằng nuôi dạy con bé rất khó khăn, thật là kiếp đoạ đày khi có một đứa con gái bị bệnh Down, nhưng tôi thấyhọ yêu nó và chăm sóc nó rất chu đáo. Điều này, cộng thêm tính kiên định của họ khiến tôi rất yêu quý họ. Khi nhìn mẹ tôi diễn vai một phụ nữ hiện đại sung sướng hay bà Jacinthe Rosen diễn vai một phụ nữ tư-sản-từ-trong-nôi, tôi thấy thật có thiện cảm với dì Hélène vì dì không diễn gì cả và hài lòng với những gì mình có.
Tóm lại, sau khi ngược xuôi tìm mua cái giá treo ô, chúng tôi đi ăn bánh ngọt và uốngsôcôla ở tiệm trà Angelina trên phố Rivoli. Chắc các bạn sẽ nói rằng tôi đã đi quá xa chủ đề thanh niên ngoại ô đốt xe ôtô. Nhưng không hề! Điều mà tôi thấy ở tiệm Angelina đã giúp tôi hiểu được một số thứ khác. Ởngay bàn bên cạnh chúng tôi có một đôi vợ chồng và một đứa bé. Đôi vợ chồng da trắng và một đứa trẻ châu Á, cậu bé ấy tên là Théo. Dì Hélène và họ có cảm tình với nhau và cùng nói chuyện một lát. Họ có cảm tình với nhau vì họ cùng có con không giống những đứa trẻ khác, dĩ nhiên rồi,chính vì thế họ nhận ra nhau và bắt chuyện với nhau. Chúng tôi được biết rằng Théo là con nuôi, cậu bé mới mười lăm tháng tuổi khi cặp vợ chồng này mang cậu về từ Thái Lan, bố mẹ và các anh chị của cậu đều đã chết trong trận sóng thần. Tôi nhìn xung quanh và tự nhủ: Théo sẽ làm thế nào đây? Chúng tôi đang ở tiệm Angelina: tất cả mọi người đều ăn mặcđẹp, cắn rất kiểu cách những chiếc bánh ngọt đắt khủng khiếp, và họ ở đây chỉ vì.. vâng chỉ vì ý nghĩa của địa điểm, chứng tỏ mình thuộc về một thế giới nào đó, với những tín ngưỡng, luật lệ, dự định, lịch sử, v.v... Những thứ đó chỉ mang tính tượng trưng thôi. Khi người ta uống trà ở tiệm Angelina, tức là người ta đang ở nước Pháp, trong một thế giới giàu sang, có thứ bậc, duy lý, theo tư tưởng của Descartes, văn minh. Thằng bé Théo sẽ làm thế nào đây? Nó đã trải qua những tháng đầu tiên của cuộc đời trong một làng chái ở Thái Lan, trong một thế giới phương Đông với những giá trị và cảm xúc riêng, nơi việc con người thuộcvề đâu một cách tượng trưng có lẽ diễn ra trong hội làng, khi người dânlàm lễ cúng thần Mưa, nơi lũ trẻ đắm mình trong những tín ngưỡng phép thuật, v.v... Và bây giờ nó đang ở nước Pháp, ở Paris, trong tiệm Angelina, không có thời gian chuyển tiếp mà ngập chìm ngay lập tức vào một nền văn hóa khác hẳn và ở một địa vị khác hoàn toàn: từ châu Á đến châu Âu, từ thế giới nghèo đến thế giới giàu.
Thế là bỗng nhiên, tôi tự nhủ: sau này, có lẽ Théo cũng có ý định đốt xe ôtô. Bởi vì đó là một hành động do tức giận và do tâm trạng không thoả mãn, và có lẽ nỗi tức giận lớn nhất và tâm trạng không thỏa mãn nhất, đó không phải là nạnthất nghiệp, đó không phải là nghèo đói, đó không phải là không có tương lại: đó là cảm giác không có văn hóa vì bị giằng co giữa các nền văn hóa, giữa những biểu trưng không tương thích với nhau. Sống như thế nào đây nếu không biết mình đang ở đâu? Nếu cần phải đồng thời tiếp nhậnvăn hóa của dân chài Thái Lan và của giới đại tư sản Paris? Của con cáinhững người nhập cư và của người dân của một dân tộc lâu đới bảo thủ? Thế là người ta đốt xe ôtô bởi vì khi không có văn hóa, người ta không còn là một động vật văn minh, mà là một con thú hoàng. Và một con thú hoàng sẽ đốt phá, giết người, cướp bóc.
Tôi biết là không sâu sắc lắm nhưng dù sao tôi cũng đã có một suy nghĩ sâu sau việc này khi tự hỏi: thế còn tôi? Vấn đề văn hóa của tôi là gì? Tôi bị giằng co giữa những tín ngưỡng không tương thích ở điểm nào? Tôi là một con thú hoang ởđiểm nào?
Vậy là tôi được giác ngộ: tôi nhớ lại cách chăm sóc phùphép mà mẹ tôi dành cho đám cây xanh của mình, những cơn sợ hãi kỳ quặccủa chị Colombe, nỗi buồn chán của bố vì bà nội ở nhà dưỡng lão và hàngloạt những sự việc khác tương tự như thế. Mẹ tôi cho rằng có thể tống khứ số phận bằng một nhát xịt, chị Colombe cho rằng có thể gạt nỗi sợ hãi sang một bên bằng cách rửa tay, còn bố tôi cho rằng mình là một người con tồi và sẽ bị trừng phạt vì đã bỏ rơi mẹ: tóm lại, họ có những tín ngưỡng phép thuật, những tín ngưỡng nguyên thuỷ nhưng ngược lại với dân chài Thái Lan, họ không thể chấp nhận chúng vì họ là những người Pháp-có-học-giàu-có-tư-duy-lôgic.
Còn tôi, có lẽ tôi là nạn nhân chính của mâu thuẫn này, bởi vì, vì một lý do chưa rõ, tôi cực kỳ nhạy cảm với tất cả những gì chói tai, cứ như tôi có một kiểu tai tuyệt đối kỵ những tiếng nhạc sai, những mâu thuẫn. Mâu thuẫn đó và tất cả những mâu thuẫn khác.... Bỗng nhiên, tôi không nhận ra mình trong bất cứ tín ngưỡng nào, trong bất cứ nền văn hóa nào trong số những nền văn hóa gia đình rời rạc đó.
Có lẽ tôi là triệu chứng của mâu thuẫn gia đình và mâu thuẫn phải biến mất thì gia đình mới tốt đẹp.
4
Câu châm ngôn cơ bản
Khi Manuela quay lại lúc hai giờ từ nhà de Broglie, tôi đã kịp nhét tập luận văn vào phong bì và mang nó lên nhà Josse.
Vì thế tôi có dịp chuyện trò thú vị với Solange Josse.
Ngườita sẽ nhớ ra rằng, đối với cư dân của tòa nhà, tôi là một bà gác cổng có đầu óc hạn chế, nằm ở ngoài rìa tầm nhìn cao sang của họ. Về mặt này,Solange Josse cũng không phải là ngoại lệ, nhưng vì là vợ của một nghị sĩ đảng Xã hội nên bà ấy phải cố gắng.
- Chào bà, - Solange nói với tôi sau khi mở cửa và cầm lấy chiếc phong bì mà tôi đưa cho.
Lại thêm cố gắng.
- Bà biết đấy, - bà ta nói tiếp, - Paloma là một đứa trẻ rất kỳ quặc.
Bàta nhìn tôi để kiểm tra xem tôi có biết từ đó không. Vẻ mặt của tôi không biểu lộ gì, đó là một trong những vẻ mặt ưa thích của tôi, làm chongười đối diện tha hồ phỏng đoán.
Solange Josse thuộc đảng Xã hội, nhưng lại không tin vào con người.
- Tôi muốn nói là nó hơi lạ, - bà ta giải thích tiếp như thể đang nói chuyện với một kẻ nghễnh ngãng.
- Con bé rất hiền lành, - tôi nói với ý muốn nhận về mình công việc tiêm vào câu chuyện một chút lòng nhân ái.
-Vâng, vâng, - Solange Josse nói bằng giọng điệu của người rất muốn đi thẳng vào vấn đề nhưng trước tiên phải vượt qua những chướng ngại vật dophông văn hóa thấp của người kia. - Nó là một con bé hiền lành, nhưng đôi khi cư xử rất lạ lùng. Chẳng hạn như nó rất thích lẩn trốn, nó biến mất cả mấy tiếng đồng hồ liền.
- Vâng, - tôi nói, - cháu có kể với tôi.
Đâylà một rủi ro nhỏ so với chiến lược không nói gì, không làm gì và khônghiểu gì. Nhưng tôi cho rằng có thể giữ vững vai diễn mà không để lộ bảnchất của mình.
- À, nó có kể với bà rồi à?
Giọng nói của Solange Josse bỗng nhiên trở nên ngập ngừng. Làm thế nào biết được điều mà bà gác cổng đã hiểu từ những gì Paloma nói? Đó là câu hỏi huy động hết các khả năng nhận thức của Solange Josse, làm bà ta mất tập trung, vẻ mặt như đãng trí.
- Vâng, cháu có kể với tôi, - tôi đáp, phải nói là tôi có chút tài nói ngắn gọn.
Phía sau Solange Josse, tôi nhận ra Hiến Pháp chậm rãi đi qua, cái mũi chán chường.
- Ôi, cẩn thận, con mèo, - bà ta nói.
Rồibà ta đi ra ngoài thềm và đóng cánh cửa sau lưng lại. Không cho con mèora ngoài và không cho người gác cổng vào nhà là câu châm ngôn cơ bả củacác quý bà thuộc đảng Xã hội.
- Tóm lại, - bà ta nói tiếp, - Paloma nói với tôi rằng nó muốn thỉnh thoảng đến phòng bà. Nó là một đứatrẻ mơ mộng, nó thích ngồi ở đâu đó và không làm gì. Tôi muốn nói với bà rằng tôi thích nó làm việc ấy ở nhà.
- Ồ, - tôi nói.
- Nhưng thỉnh thoảng, nếu bà không phiền.... Như thế, ít nhất tôi cũng biết nó ở đâu. Chúng tôi phát điên lên vì phải tìm nó ở khắp nơi. Colombe lúc nào cũng bận ngập đầu, nó không thích phải mất hàng giờ sục sạo trên trời dưới đất để tìm em gái.
Bà ta hé cửa và thấy Hiến Pháp đã đi ra chỗ khác.
- Có phiền bà lắm không? - bà ta hỏi, đầu óc đã nghĩ đến chuyện khác.
- Không, - tôi đáp, - con bé không hề làm phiền gì tôi.
-Ôi, tốt quá, tốt quá, - Solange Josse nói, chắc chắn đầu óc đang chú ý đến một việc khác cấp bách và quan trọng hơn nhiều. - Cảm ơn, cám ơn, bàthật tốt quá.
Rồi bà ta đóng cửa lại.
5
Đối lập
Sau đó, tôi làm bổn phận gác cổng của mình, và lần đầu tiên trong ngày, tôi có thời gian để suy ngẫm. Buổi tối hôm qua lại hiện ra trong đầu tôi với một dư vị lạ. Có mùi hương dễ chịu của lạc, nhưng cũng bắt đầu có nỗi losợ âm ỉ. Tôi cố gắng thoát khỏi suy nghĩ đó bằng cách mải mê tưới cây xanh trên thềm tất cả các tầng của tòa nhà, kiểu công việc mà tôi cho làđối lập với trí thông minh của con người.
Lúc hai giờ kém một phút, Manuela đến, vẻ mặt cũng hớn hở như Neptune khi nó ngó nghiêng từ xa một miếng vỏ bầu non.
- Thế nào? - cô ấy lại hỏi ngay, tay chìa cho tôi mấy cái bánh bàng xốp đựng trong một chiếc giỏ mây hình tròn.
- Tôi lại phải nhờ cô một việc đây, - tôi nói.
- Thật sao? - cô ấy ngân giọng kéo dài từ “saaaao” mặc dù không cố ý.
Tôi chưa bao giờ thấy Manuela trong trạng thái hưng phấn đến thế.
- Chúng tôi cùng uống trà vào Chủ nhật này và tôi sẽ mang bánh ngọt tới, - tôi nói.
- Ôôôôôi, - cô ấy nói, mặt rạng rỡ, - bánh ngọt!
Và ngay lập tức rất thực dụng:
- Tôi phải làm cho chị loại gì để được lâu.
Manuela làm việc đến trưa thứ Bảy.
- Tối thứ Sáu, tôi sẽ làm cho chị một cái bánh gloutof(32) - cô ấy tuyên bố sau khi suy nghĩ một chút.
32. Phát âm sai từ kouglof
Gloutof là một loại bánh đặc sản của vùng Alsace.
Nhưnggloutof của Manuela cũng là một loại rượu tiên. Tất cả những thứ đồ ăn nặng và khô của vùng Alsace qua tay cô ấy đều biến thành những kiệt tác thơm ngon.
- Cô có thời gian không? - tôi hỏi.
- Tất nhiên là có, - cô ấy hoan hỉ nói, - tôi lúc nào cũng có đủ thời gian để làm cho chị một chiếc gloutof.
Thếlà tôi kể cho cô ấy nghe: khi mới đến, tranh tĩnh vật, rượu sakê, Mozart, món gyoza, món zalu, Kitty, chị em nhà Munakata và tất cả những chuyện khác.
Chỉ cần có một cô bạn gái, nhưng phải chọn cho kỹ.
-Chị thật là tuyệt, - Manuela nói sau khi nghe câu chuyện. - Tất cả những kẻ ngu ngốc ở đây, thế mà chị, khi một quý ông sang trọng đến đây lần đầu tiên, chị đã được mời đến nhà ông ấy.
Manuela nuốt một chiếc bánh.
- Ha! - bỗng nhiên cô ấy kêu lên và phát âm chứ “h” rất mạnh - Tôi cũng sẽ làm cho chị vài chiếc bánh nhỏ với rượu whisky!
- Không đâu, - tôi nói - đừng tự làm khổ mình như thế, Manuela, chiếc… gloutof là đủ rồi.
- Làm khổ mình ư? - cô ấy đáp - Chị Renée ơi, chính chị đã làm cho tôi sung sướng suốt ngần ấy năm!
Manuela ngẫm nghĩ một lát, chợt nhớ ra một chuyện
- Paloma làm gì ở đây thế? - cô ấy chợt hỏi.
- Chuyện là thế này, - tôi nói, - con bé nghỉ ngơi ở đây, tách khỏi gia đình một chút.
- Thế à, - Manuela nói, - tội nghiệp! Phải nói là chị nó…
Manuelađã từng muốn đốt cháy tất cả các loại quần áo rách rưới kiểu ăn mày củaColombe rồi tống cổ nó ra đồng để làm cuộc tiểu cách mạng văn hóa, vì thế cô ấy có thái độ rất dứt khoát.
- Thằng bé nhà Pallières há hốc mồm khi nhìn nó đi qua, - Manuela nói thêm, - Nhưng nó thậm chí không nhìn thấy thằng bé. Thằng bé lẽ ra phải đội một túi rác lên đầu. Ôi, giá như tất cả bọn con gái ở tòa nhà này đều giống như Olympe…
- Đúng đấy, Olympe rất tốt bụng, - tôi nói.
- Vâng, - Manuela nói - nó là một đứa ngoan. Chị biết không, Neptune mới bị đi ngoài hôm thứ ba, Olympe đã chữa cho nó đấy.
Chỉ riêng chứng đi ngoài thôi thì quá xoàng.
-Tôi biết, - tôi nói, - vì thế phải thay tấm thảm mới ở sảnh. Ngày mai người ta sẽ mang đến. Nhưng không sao, con chó ấy thật hãi hùng.
-Chị biết không, - Manuela nói, - chị có thể giữ lại cái váy. Con gái của bà đó đã nói với Maria: Cứ giữ lại tất cả, và Maria bảo tôi nói với chị rằng cô ấy cho chị cái váy.
- Ôi, - tôi nói, - cô ấy tốt quá, nhưng tôi không thể nhận được.
-Thôi, đừng nói lại nữa - Manuela nói vẻ bực bội. Dù sao đi nữa, chính chị sẽ phải trả tiền giặt khô. Hãy nhìn tôi đây này, cứ như quả cam ấy.
Quả cam có lẽ là dạng đẹp của sự thừa thãi.
- Thôi thì cô cảm ơn Maria hộ tôi, - tôi nói, - tôi thực sự rất xúc động.
- Như thế hay hơn, - cô ấy nói, - Được, được, tôi sẽ cảm ơn hộ chị.
Có hai tiếng gõ cửa gãy gọn.
6
La basse portouce
Đó là Kakuro Ozu
- Xin chào, xin chào, - ông ấy vừa nói vừa bước nhanh vào phòng - Ồ, chào cô Lopez, - ông ấy nói thêm khi nhìn thấy Manuela.
- Chào ông Ozu, - Manuela nói gần như hét lên.
Manuela là người rất nhiệt tình
- Chúng tôi đang uống trà, ông uống cùng chúng tôi nhé? - tôi nói.
-Ồ, tôi sẵn sàng, - ông Kakuro vừa nói vừa kéo một chiếc ghế. Rồi ông ấynhìn thấy Léon. Chà, đẹp quá! Lần trước tôi chưa kịp nhìn kỹ nó. Trông như là sumo ấy!
- Ông ăn một chiếc bánh đi, nó có vị thừa thãi, - Manuela nói và rối rít đẩy giỏ bánh về phía ông Kakuro.
Dường như thừa thãi là một dạng xấu của quả cam(33).
33.Trong đoạn này và đoạn trước, vì là người nhập cư Bồ Đào Nha nên Manuela phát âm nhầm giữa hai từ orange (quả cam) và orgie (thừa thãi).
- Cảm ơn, - ông Kakuro nói và cầm lấy một cái bánh
- Tuyệt! - ông ấy thốt lên khi vừa mới nuốt xong miếng bánh.
Manuela vặn mình trên ghế, tỏ vẻ sung sướng.
-Tôi đến để hỏi ý kiến bà, - ông Kakuro nói sau khi đã ăn bốn cái bánh. -tôi đang tranh luận với một người bạn về vấn đề ưu thế tuyệt đối ở ChâuÂu về mặt văn hóa, - ông ấy nói tiếp và tươi cười nháy mắt với tôi.
Manuela, người lẽ ra phải bao dung hơn với thằng bé Pallières, há to miệng vì ngạc nhiên.
-Bạn tôi nghiêng về nước Anh, còn tôi, dĩ nhiên là nghiêng về nước Pháp.Vì thế tôi nói rằng tôi biết một người có thể phân xử được. Bà có muốn làm trọng tài không?
- Nhưng tôi vừa là quan tòa, vừa là bên kiện, - tôi ngồi xuống và nói - tôi không thể phán xét được.
-Không, không, không - ông Kakuro nói, - bà không phải phán xét. Bà chỉ phải trả lời câu hỏi của tôi: Đâu là hai phát minh quan trọng nhất của nền văn hóa Pháp và nền văn hóa Anh? Cô Lopes, chiều nay tôi gặp may rồi, nếu được, cô cũng cho tôi biết ý kiến của cô nhé, - ông ấy nói thêm.
- Người Anh … - Manuela hăm hở nói rồi dừng lại. - Thôi chị Renée, chị nói trước đi, - cô ấy đề nghị, bỗng dưng thận trọng hơn chắc là vì nhớ ra mình là người Bồ Đào Nha.
Tôi ngẫm nghĩ một lát.
- Với nước Pháp: ngôn ngữ của thế kỷ 18 và món pho mát lỏng.
- Thế còn với nước Anh? - ông Kakuro hỏi.
- Với nước Anh thì dễ thôi, - tôi nói.
- Bánh puddinngueuh(34) - Manuela gợi ý, phát âm đúng như vậy.
Ông Kakuro cười ha hả.
- Còn một thứ nữa, - ông ấy nói.
- Thế thì thêm rubeti(35) - Manuela nói, - cũng của nước Anh.
- Ha ha, - ông Kakuro cười - Tôi đồng ý với cô! Còn bà Renée, ý kiến của bà thế nào?
- Đạo luật Habeas Corpus(36) và thảm cỏ, - tôi cười nói.
34. Phát âm sai từ pudding.
35. Phát âm sai từ rugby (bóng bầu dục).
36.Đạo luật được ban hành năm 1679 ở Anh nhằm đảm bảo tôn trọng quyền tự do cá nhân, chống lại việc bắt giữ và giam giữ phi pháp.
Câu nói làm tất cả cùng cười, kể cả Manuela, mặc dù cô ấy nghe nhầm “habeas corpus” thành “La basse portouce”, một từ chẳng có nghĩa gì cả nhưng cũng làm cô ấy buồn cười.
Đúng lúc đó, có tiếng gõ cửa.
Thậtlà điên rồ vì hôm qua căn phòng này chẳng làm ai quan tâm, nhưng hôm nay, nó dường như là trung tâm chú ý của toàn thế giới.
- Mời vào, - tôi nói mà không suy nghĩ gì vì còn đang mải câu chuyện.
Solange Josse thò đầu qua cửa.
Cảba chúng tôi nhìn bà ta với ánh mắt dò hỏi cứ như chúng tôi đang dùng chung bữa tiệc thì bị một người hầu bàn mất lịch sự quấy rầy.
Bà ta mở miệng, nhưng lại thay đổi ý kiến.
Paloma thò đầu vào ở ngay chỗ ổ khóa.
Tôi trấn tĩnh lại và đứng dậy.
- Bà cho tôi gửi Paloma một lúc được không? - Bà Josse nói chữa lại, nhưng tính tò mò bùng lên.
- Chào ông, - bà ta nói với ông Kakuro, ông ấy đứng dậy và bắt tay bà ta.
-Chào bà, - ông ấy nói lịch sự - Chào cháu, Paloma. Chú rất vui được gặpcháu. Thế này, bà bạn ạ, cháu bé đang ở đây cùng những người tốt bụng, bà cứ để cháu lại với chúng tôi.
Ông Kakuro đã đuổi khéo được bà ta chỉ bằng một câu nói như thế đấy.
- À…. được… vâng… cảm ơn, - Solange Josse nói và chậm chạp quay gót, đầu óc vẫn còn hơi đờ đẫn.
Tôi đóng cửa sau lưng bà ta
- Cháu có muốn uống một chén trà không? - tôi hỏi.
- Có ạ, - Paloma đáp.
Một cô công chúa thực sự giữa những cán bộ đảng.
Tôi rót cho nó nửa chén trà hương nhài, còn Manuela đưa nó mấy cái bánh bàng còn lại.
- Theo cháu thì người Anh đã phát minh ra cái gì? - ông Kakuro hỏi, vẫn tập trung vào cuộc tranh luận về văn hóa của mình.
Paloma chăm chú suy nghĩ.
- Cái mũ như là biểu tượng của tính cố chấp trong tâm lý, - con bé đáp.
- Tuyệt vời, - ông Kakuro nói.
Tôithấy hình như mình đã đánh giá quá thấp Paloma và cần phải sâu sắc hơn nữa trong việc này, nhưng vì số phận bao giờ cũng giáng xuống ba lần và vì tất cả những kẻ mưu phản đến một ngày nào đó đều bị lộ mặt, nên lại có tiếng bước chân lên tấm thảm trước cửa phòng tôi, cắt ngang suy nghĩ của tôi.
Paul N"Guyen là người đầu tiên không tỏ vẻ bất ngờ.
- Chào bà Michel, - cậu nói với tôi, rồi: Chào tất cả mọi người.
- A, Paul, - ông Kakuro nói - chúng tôi đã quyết định loại nước Anh.
Paul cười nhã nhặn.
- Hay lắm, - cậu nói - con gái ông vừa gọi điện. Cô ấy sẽ gọi lại sau năm phút.
Rồi đưa cho ông Kakuro chiếc điện thoại di động.
- Được, - ông Kakuro nói - Xin phép mọi người, tôi có việc một chút.
Ông ấy cúi người trước mặt chúng tôi.
- Chào ông, - tất cả chúng tôi cùng đồng thanh như một dàn đồng ca trinh nữ.
- Thôi, - Manuela nói - cũng được một việc tốt.
- Việc gì? - tôi hỏi.
- Một người đã ăn hết sạch bánh bàng.
Chúng tôi cùng cười.
Manuela nhìn tôi vẻ tư lự, rồi cười.
- Không thể tin được, đúng không? - cô ấy nói.
Vâng, không thể tin được.
Từ nay Renée có hai người bạn và không còn xa lánh mọi người như trước nữa.
Nhưng từ khi có hai người bạn, Renée cảm thấy xuất hiện trong mình một nỗi sợ hãi không rõ ràng.
KhiManuela đi khỏi, Paloma cuộn tròn người không kiểu cách trên chiếc ghế bành của con mèo, đằng trước ti vi, nhìn tôi bằng đôi mắt to nghiêm nghịvà hỏi:
- Cô có nghĩ là cuộc sống có ý nghĩa không?
7
Xanh thẫm
Ở hiệu giặt khô, tôi bị người nhận hàng gắt gỏng:
-Ai lại để dây bẩn thế này lên chiếc váy bằng vải đẹp thế cơ chứ, - bà ta rít lên và chìa cho tôi một tấm hóa đơn màu xanh da trời.
Sáng nay, tôi đưa tấm giấy hình chữ nhật cho người phụ nữ khác. Trẻ hơn và kém tỉnh táo hơn. Cô ấy lục lọi mãi trong các dãy mắc áo sin sít nhau rồi chìa cho tôi một chiếc váy đẹp bằng vải lanh màu mận đựng trong chiếc túi nhựa trong suốt
- Cám ơn, - tôi nói và cầm chiếc váy đó sau một chút lưỡng lự.
Vậylà cần phải thêm vào chương về những điều xấu xa của tôi việc nhận nhằng một chiếc váy không thuộc về mình, thay vì chiếc váy tôi đã ăn cắpcủa một phụ nữ đã chết. Xét cho cùng thì cái xấu nằm ở chính tí chút lưỡng lự của tôi. Nếu nó được sinh ra từ một sự ân hận gắn với khái niệmsở hữu thì tôi còn có thể cầu xin thánh Pierre tha thứ; nhưng tôi sợ lànó chỉ sinh ra trong khoảng thời gian cần thiết để thực hiện hành động xấu.
Lúc một giờ, Manuela ghé qua chỗ tôi để đưa chiếc bánh gloutof.
- Tôi muốn đến sớm hơn, - cô ấy nói, - nhưng bà de Broglie cứ giám sát tôi bằng khóe.
Đối với Manuela, khóe mắt là một từ chính xác đến khó hiểu.
Vềcái bánh gloutof, bên trong lớp vỏ bọc quá nhiều giấy lụa màu xanh thẫmlà một chiếc bánh kiểu Alsace tuyệt diệu với phong cách mới mẻ, những chiếc bánh nhỏ nhân rượu whisky mỏng manh đến nỗi tôi sợ làm vỡ mất chúng, và những chiếc bánh quy hạnh nhân xung quanh viền caramel. Tôi rỏdãi ngay lập tức.
- Cảm ơn Manuela, - tôi nói, - nhưng chúng tôi chỉ có hai người, cô biết đấy.
- Chị bắt đầu ăn luôn đi, - cô ấy nói.
- Cảm ơn nữa nhé, thật đấy, - tôi nói, - chỗ bánh này làm cô mất khối thời gian.
- Ôi dào, - Manuela nói, - thứ gì tôi cũng làm hai cái nên anh Fernando gửi lời cảm ơn chị đấy.
NHẬT KÝ SỐ 7
VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI
Cành hoa gãy mà tôi yêu thích
Tôitự hỏi liệu có phải tôi đang tự biến mình thành nhà duy mỹ trầm tư không. Với chiều hướng thiền mạnh mẽ và đồng thời, với mối ngờ của Rosard(37).
37. Pierre de Rosard (1524 - 1585): một nhà thơ Pháp thời Phục Hưng, ông được coi là ông tổ của thơ trữ tình Pháp.
Đểtôi giải thích, đó là “một vận động của thế giới” nơi đặc biệt vì đó không phải là một vận động của cơ thể. Nhưng sáng nay, trong khi ăn sáng, tôi nhìn thấy một vận động. THE vận động. Sự hoàn thiện của vận động. Hôm qua (tức thứ Hai), bà Grémont (bà giúp việc) mang đến cho mẹ tôi một bó hoa hồng. Hôm Chủ Nhật, bà Grémont đến chơi nhà em gái, cô emgái có một khoảnh vườn nhỏ ở Suresnes, một trong những khu vườn hiếm hoi cuối cùng, và bà ấy đã mang về một bó hoa hồng đầu mùa; những bông hồng vàng, màu vàng nhợt kiểu hoa báo xuân. Bà Grémont nói rằng, đó là giống hồng “The Pelgrim”, “Người hành hương”. Chỉ riêng chi tiết đó đã làm tôi thích thú. Dù sao cũng cao quý hơn, có chất thơ hơn hay đỡ màu mè hơn khi đặt tên giống hoa hồng là “Bà Figaro” hay “Một tình yêu của Proust” (tôi không bịa chút nào). Vâng, chúng ta trở lại chuyện và Grémont tặng hoa hồng cho mẹ tôi. Giữa hai người là mối quan hệ như quanhệ giữa tất cả các phụ nữ tư sản tiến bộ với người giúp việc, mặc dù mẹtôi tin mình là một trường hợp đặc biệt: mối quan hệ lâu đời tốt đẹp kiểu gia trưởng theo hướng màu hồng (mời uống cà phê, trả tiền đầy đủ, không bao giờ trách mắng, cho lại quần áo cũ và các đồ gỗ hỏng, quan tâmđến con cái, và đổi lại, có quyền được nhận những bó hoa hồng, những tấm trải giường móc tay màu hạt dẻ và màu be). Nhưng những bông hoa hồngkia… Đó lại là chuyện khác.
Tôi đang ăn sáng và ngắm nhìn bó hoa đặt trên bàn bếp. Tôi cho rằng mình không nghĩ gì cả. Nhưng có lẽ chính vì thế mà tôi nhận ra sự vận động; có lẽ nếu tôi tập trung vào một điều gì khác, nếu bếp không yên tĩnh đến thế, nếu tôi không chỉ có một mình trong bếp, tôi sẽ không đủ chăm chú như vậy. Nhưng tôi chỉ có một mình, lặng yên và trống rỗng. Do đó, tôi đã đón nhận được nó trong tôi.
Cómột tiếng động khẽ, rồi tiếng không khí lay động “shhhhh” rất rất rất nhẹ: đó là một nụ hồng với một mẩu cành bị gãy rơi xuống mặt bàn bếp. Đúng vào lúc chạm mặt bàn, nó gây ra một tiếng “bing”, tiếng “bing” kiểusiêu âm, chỉ đôi tai của chuột mới nghe được, hoặc đôi tai của con người khi mọi thứ xung quanh rất rất rất yên lặng. Tôi sững người, tay vẫn giơ chiếc thìa trong không khí. Thật tuyệt diệu. Nhưng cái gì tuyệt diệu đến thế? Tôi hết sức ngạc nhiên: đó chỉ là một nụ hồng ở đầu một cành gãy vừa mới rơi xuống mặt bàn bếp. Thế thì sao?
Tôi đã hiểu khi lại gần và nhìn nụ hồng bất động, đã rơi xuống hẳn. Đó là một thứ liên quan đến thời gian chứ không phải không gian. Ôi, tất nhiên là luônluôn đẹp, một nụ hồng vừa mới rơi xuống một cách điệu đà. Rất nghệ thuật, người ta tha hồ vẽ! Nhưng đó không phải là nguyên nhân của THE vận động. Sự vận động, thứ mà người ta cho rằng diễn ra trong không gian…
Còn tôi, khi nhìn cành và nụ hoa đó rơi, tôi có trực cảm trong một phần nghìn giây về thực chất của cái Đẹp. Vâng, tôi, một con bé mới mười hai tuổi rưỡi, tôi có được dịp may chưa từng có này bởi vì sáng nay hội tụ đủ tất cả các điều kiện: đầu óc trống rỗng, nhà yên tĩnh, hoa hồng đẹp, nụ hoa rụng. Chính vì thế mà tôi nghĩ đến Ronsard, mặc dù lúc đầu không hiểu lắm; vì đó là một vấn đề về thời gian và về hoa hồng. Bởi vì cái đẹp chính là việc người ta chớp lấy được khoảnh khắc nó diễn ra. Đó là hình dạng ngắn ngủi của các sự vật vào lúc đồng thời người ta nhìn thấy cái đẹp và cái chết.
Ôi, ôi, ôi - tôi tự nhủ, - có phải điều đó có nghĩa là cần phải sống như thế? Luôn luôn cân bằng giữa cái đẹp và cái chết, vận động và biến mất?
Sống có lẽ là thế này: săn lùng những khoảnh khắc đang chết.
8
Từng ngụm nhỏ sung sướng
Rồi đến Chủ Nhật.
Lúcmười lăm giờ, tôi lên đường đi tới tầng năm. Chiếc váy màu mận hơi rộngquá - một lợi thế bất ngờ trong ngày ăn bánh gloutof- và trái tim tôi thắt lại như một chú mèo con cuộn tròn.
Giữa tầng bốn và tầng năm,tôi chạm trán Sabine Pallières. Từ mấy ngày nay, mỗi khi gặp tôi, bà tatỏ vẻ khinh bỉ ra mặt và chê bai mái tóc nhẹ bồng bềnh của tôi. Người ta sẽ nhận thấy tôi không còn che giấu mọi người hình thức bề ngoài mới của mình. Nhưng sự nhất mạnh cố ý này làm cho tôi khó chịu, cho dù tôi là người tự do. Cuộc gặp ngày Chủ Nhật này không vi phạm quy định.
- Chào bà, - tôi nói và tiếp tục bước lên cầu thang.
Bàta đáp lại bằng một cái gật đầu nặng nề, mắt vẫn nhìn đầu tóc tôi, rồi phát hiện ra cách ăn mặc của tôi, bà ta đột ngột dừng lại trên một bậc thang. Một cơn gió khiếp sợ thổi bay tôi lên và làm rối loạn sự điều tiết mồ hôi của tôi, khiến chiếc váy ăn cắp của tôi có nguy cơ bị bêu riếu bởi những vết bẩn mồ hôi.
- Nhân tiện đi lên, bà có thể tưới hoa ở thềm được không? - bà ta nói với tôi giọng bực tức.
- Tôi có phải nhắc lại điều này không? Hôm nay là Chủ Nhật.
- Bánh ngọt đấy à? - bỗng nhiên bà ta hỏi.
Tôiđang cầm một chiếc khay đựng các tác phẩm của Manuela được gói trong một lớp lụa màu xanh nước biển và tôi nhận ra rằng chiếc váy của tôi chelấp nó, nên điều khiến tôi bị kết tội hoàn toàn không phải là tham vọngvề trang phục và là thói tham ăn được cho là của người cùng khổ.
- Vâng, người ta vừa mang đến không hẹn trước, - tôi nói.
- Thế thì bà tranh thủ tưới hoa luôn đi, - bà ta nói rồi tiếp tục cáu kỉnh bước xuống.
Tôilên đến tầng thềm năm và khó khăn lắm mới bấm được chuông vì tôi còn mang theo cả cuốn băng video nữa, nhưng ông Kakuro mau chóng ra mở cửa và đỡ ngay lấy chiếc khay cồng kềnh của tôi.
- Ô la la, - ông ấy nói, - đúng là bà không nói đùa, tôi rỏ dãi rồi đây này.
- Ông hãy cảm ơn Manuela - tôi nói rồi đi theo ông vào bếp.
- Thật không? - ông ấy vừa hỏi vừa bỏ bớt lớp giấy lụa màu xanh nước biển ra khỏi chiếc bánh, - cô ấy khéo quá.
Tôi chợt nhận ra đang có nhạc.
Tiếngnhạc không quá to, được phát ra từ những chiếc loa chìm không nhìn thấyđược và lan truyền âm thanh trong toàn bộ gian bếp.
Thy hand, lovest soul, darkness shades me
On thy bosom let me rest
When I am laid in earth
May my wrongs create
No trouble in thy breath
Remember me, remember me
But ah! Forget my fate
Đólà cái chết của Didon, trong vở opera Didon và Énée của Purcell. Bạn muốn biết ý kiến của tôi? Đây là tác phẩm opera hay nhất thế giới. Nó không chỉ đẹp mà tuyệt vời, lý do là các âm thanh được liên kết cực kỳ chặt chẽ, cứ như được nối với nhau bằng một lực lượng vô hình và mặc dù vẫn phân biệt được, nhưng lại như hòa lẫn vào nhau, đến tận cùng giới hạn giọng của con người, gần như đi vào lãnh địa rên rỉ của loài vật - nhưng với một vẻ đẹp mà tiếng kêu của thú vật cũng không bao giờ đạt tới, một vẻ đẹp được sinh ra từ sự đảo ngược cấu âm và vượt ra khỏi sự cố gắng mà ngôn ngữ lời nói thường dùng để phân biệt các âm.
Ngừng bước chân, làm tan âm thanh.
Nghệ thuật, đó chính là cuộc sống, nhưng ở một nhịp điệu khác.
- Đi thôi, - ông Kakuro nói, ông ấy sắp đặt chén, đường, ấm trà và ít khăn giấy nhỏ trên một chiếc khay to màu đen.
Tôi đi trước ông ấy trong hành lang, và theo chỉ dẫn của ông ấy, tôi mở cánh cửa thứ ba bên trái.
- Ông có đầu đọc video cassette không? - tôi hỏi ông Kakuro Ozu
- Có, - ông ấy đáp với một nụ cười bí ẩn.
Cánhcửa thứ ba bên trái mở vào một rạp chiếu phim thu nhỏ. Có một màn hình to màu trắng, hàng loạt máy móc sáng loáng và khó hiểu, ba hàng ghế bànhxem phim, mỗi hàng năm chiếc ghế bọc nhung màu xanh đen, một chiếc bàn thấp dài trước hàng ghế đầu tiên, tường và trần bọc lụa màu tối.
- Thực ra, đây là nghề của tôi, - ông Kakuro nói.
- Nghề của ông ư?
-Trong suốt ba mươi năm, tôi nhập khẩu vào Châu Âu các thiết bị hi-fi tiên tiến nhất cho các hãng lớn. Đó là một nghề kinh doanh rất có lãi, và nhất là một thú vui tuyệt vời đối với tôi, vì tôi say mê bất cứ thứ máy móc điện tử mới nào.
Tôi ngồi xuống một chiếc ghế thật êm và buổi chiếu phim bắt đầu.
Làmthế nào để diễn tả được khoảng thời gian vô cùng vui sướng này? Chúng tôi xem phim Chị em nhà Munataka trên một màn hình khổng lồ, trong phòngtối dịu, dựa lưng vào ghế rất mềm, miệng nhấm nháp bánh gloutof và sungsướng uống từng ngụm nhỏ trà nóng. Thỉnh thoảng, ông Kakuro dừng phim và chúng tôi cùng bình luận, mặc dù không ra đầu ra đũa gì, về những câyhoa trà trên đám rêu ở đền thờ và số phận của con người khi cuộc sống quá khó khăn. Tôi phải đi chào ông bạn Confutatis hai lần và quay lại phòng chiếu phim như nằm vào chiếc giường ấm và êm.
Đó là quãng phi thời gian trong thời gian… Lần đầu tiên tôi cảm thấy sự thư thái tuyệt diệu chỉ có thể xảy ra khi có hai người là lúc nào? Sự thanh thản mà chúng tôi có được khi chỉ có hai người, niềm tin của chính bản thân chúng tôi vào sự thanh thản của cuộc sống cô đơn chẳng là gì cả so với việc được phép đi lại, được phép nói chuyện với người khác, có người cùng sở thích,… Lần đầu tiên, tôi cảm nhận được giờ phút thư giãn sung sướng bên cạnh một người đàn ông là khi nào?
Hôm nay là lần đầu tiên.
9
Sanae
Lúcmười chín giờ, sau khi đã tiếp tục trò chuyện thật nhiều và uống trà, lúc tôi định ra về, chúng tôi quay trở lại phòng khách lớn, và tôi nhìn thấy trên một chiếc bàn thấp cạnh ghế dài tấm ảnh của một phụ nữ rất đẹplồng trong khung.
- Đấy là vợ tôi, - ông Kakuro nhẹ nhàng nói khi tôi nhìn bức ảnh - cô ấy đã mất mười năm rồi, vì bị ung thư. Cô ấy tên là Sanae.
- Tôi rất tiếc, - tôi nói - đó là một … phụ nữ rất đẹp.
- Vâng, - ông ấy nói - rất đẹp.
Im lặng một lát.
- Tôi có một đứa con gái đang sống ở Hồng Công, - ông ấy nói thêm, - và đã có hai đứa cháu.
- Chắc chúng nhớ ông lắm, - tôi nói.
-Tôi vẫn thường hay qua đó. Tôi rất yêu chúng. Cháu trai của tôi tên là Jack (bố nó là người Anh), nó lên bảy tuổi rồi. Sáng nay nó vừa gọi điệncho tôi và nói rằng hôm qua nó đã câu được con cá đầu tiên. Đó là sự kiện của tuần đấy, bà có nghĩ thế không?
Lại im lặng.
- Tôi nghĩ bà cũng là người góa bụa, - ông Kakuro nói khi đưa tôi ra cửa.
- Vâng, - tôi nói, - tôi góa chồng từ hơn mười lăm năm nay.
Cổ họng tôi thắt lại.
- Chồng tôi tên là Lucien. Cũng bị ung thư…
Chúng tôi đứng trước cửa, buồn rầu nhìn nhau.
- Chúc bà ngủ ngon, bà Renée, - ông Kakuro nói.
Và, vờ lấy vẻ mặt vui tươi.
- Thật là một ngày tuyệt diệu.
Một nỗi buồn vô hạn bỗng tan ra trong tôi với tốc độ siêu âm.
10
Mây đen
- Mày thật là một kẻ ngu ngốc đáng thương, - tôi tự nhủ khi cởi chiếc váy màu mận ra và phát hiện vết whisky trên một lỗ khuyết - Mày tưởng gì chứ? Mày chỉ là một mụ gác cổng đáng thương thôi. Không thể có tình bạn giữa các giai cấp. Mà mày tưởng gì chứ? đồ điên khốn khổ?
- Mày tưởng gì chứ? Đồ điên khốn khổ? - Tôi không ngừng nhắc đi nhắc lại câu này khitắm rửa buổi tối và chui vào chăn đệm sau một trận chiến ngắn với Léon vì nó không chịu nhường chỗ.
Khuôn mặt đẹp của Sanae Ozu nhảy múa trước đôi mắt nhắm nghiền của tôi và tôi tự tạo cho mình cảm tưởng về một thứ cũ kỹ bỗng nhiên gợi lại một thức tế không niềm vui.
Tôi ngủ thiếp đi trong nỗi lo âu.
Sáng hôm sau, tôi có cảm giác gần như khô miệng, nhức đầu vì uống rượu.
Thếnhưng cả tuần trôi qua thật lôi cuốn. Ông Kakuro vài lần bất chợt xuất hiện để nhờ tôi làm trọng tài (kem hay nước hoa quả lạnh? Đại Tây Dương hay Địa Trung Hải?) và tôi cũng thấy thích thú với cách nói chuyện tươi tỉnh của ông ấy, mặc dù có những đám mây đen đang lặng lẽ đan vào nhau trên trái tim tôi. Manuela cười ngặt nghẽo khi phát hiện ra chiếc váy màu mận, còn Paloma ngồi lỳ trong chiếc ghế bành của Léon.
- Sáng nay, con sẽ làm người gác cổng, - con bé tuyên bố với mẹ mình như vậy. Mẹ nó nhìn tôi với cách nhìn mới pha lẫn thận trọng khi đến gửi con ở phòng tôi.
- Thượng đế sẽ che chở cho cháu, - tôi đáp và nở nụ cười lịch sự với Quý Bà, - Cháu sẽ là Công Chúa.
Conbé mặc chiếc áo phông màu kẹo hồng rất hợp với cặp kính mới và thể hiệnvẻ mặt thích gây gổ của đứa-con-gái- sẽ-làm-nghề-gác-cổng-bất-chấp-tất-cả-nhất-là-mẹ-mình.
- Có mùi gì thế nhỉ? - Paloma hỏi.
Hệthống đường ống trong phòng tôi đang có vấn đề, nó bốc mùi hôi như trong phòng ở của lính. Tôi đã gọi thợ nước từ sáu ngày nay rồi, nhưng hình như anh ta không nhiệt tình đến lắm.
- Tại cống đấy, - tôi nói, không muốn dài dòng.
- Thất bại của chủ nghĩa tự do - con bé nói như tôi chưa hề trả lời nó.
- Không, - tôi nói - đường ống bị tắc.
- Đúng như cháu nói với cô đấy, - Paloma nói - Tại sao thợ nước vẫn chưa đến?
- Vì anh ta còn có những khác hàng khác?
- Hoàn toàn sai, - con bé phản ứng - Câu trả lời đúng là: Vì anh ta không buộc phải đến. Thế tại sao anh ta không buộc phải đến?
- Vì anh ta không có nhiều đối thủ cạnh tranh - tôi nói.
-Đúng thế, - Paloma tỏ vẻ hoan hỉ - điều tiết không tốt. Quá nhiều nhân viên đường sắt, không đủ thợ sửa ống nước. Cá nhân cháu, cháu thích nôngtrang Xô Viết hơn.
Than ôi, cuộc đối thoại lý thú này bị cắt ngang vì có tiếng bước chân trước cửa.
Đó là ông Kakuro với chút gì đó long trọng.
Ông ấy bước vào, và nhận ra Paloma.
- Ồ, chào cháu, - ông ấy nói - Này bà Renée, chốc nữa tôi quay lại được không?
- Tùy ông, - tôi nói - ông có khỏe không?
- Vâng, tôi khỏe, - ông ấy đáp.
Rồi bất chợt ông ấy quyết định nói luôn:
- Bà có muốn dùng bữa với tôi tối mai không?
- Ồ, - tôi nói, cảm giác hốt hoảng xâm chiếm tôi, - nhưng…
Dường như trực cảm lan tỏa trong những ngày vừa qua bỗng nhiên định hình.
- Tôi muốn đưa bà đến một tiệm ăn mà tôi rất thích, - ông ấy nói tiếp với bộ mặt của một con chó đang hy vọng có một cục xương.
- Đến tiệm ăn? - tôi hỏi lại, càng lúc càng hốt hoảng.
Bên trái tôi, Paloma cười thành tiếng.
-Thế này, - ông Kakuro nói có vẻ hơi lúng túng, - tôi thành thật xin bà đấy. Ngày mai… ngày mai là sinh nhật tôi, tôi sẽ rất vui nếu có bà đi cùng.
- Ôi, - tôi nói, không thể nói gì hơn nữa.
- Thứ Hai, tôi sẽ tới nhà con gái tôi và tổ chức sinh nhật ở đó kiểu gia đình, tất nhiên, nhưng… tối mai… nếu bà đồng ý…
Ông ấy dừng một lát, nhìn tôi với ánh mắt hy vọng.
Đó là một cảm giác? Tôi thấy hình như Paloma đang cố nín thở.
Im lặng một lát.
- Này ông, - tôi nói - tôi thực sự rất tiếc. Tôi không nghĩ rằng đó là một ý kiến hay.
- Nhưng tại sao chứ? - ông Kakuro hỏi, rõ ràng rất bối rối.
-Ông thật có lòng tốt, - tôi nói, cố làm ra vẻ cứng rắn mặc dù giọng tôicó xu hướng chùng xuống, - tôi rất cảm ơn ông, nhưng tôi không thích, cảm ơn. Tôi tin chắc là ông có những người bạn khác để cùng tổ chức sinhnhật.
Ông Kakuro sững sờ nhìn tôi.
- Tôi… - cuối cùng ông ấy cũng nói - tôi… vâng, tất nhiên rồi, nhưng… cuối cùng… thực sự, tôi rất muốn… tôi không hiểu.
Ông ấy nhíu mày
- Cuối cùng, - ông ấy nói - tôi không hiểu.
- Như thế tốt hơn, - tôi nói - ông hãy tin tôi đi.
Rồi tôi đẩy nhẹ ông ấy về phía cửa bằng cách tiến về phía ông ấy và nói thêm:
- Chúng ta còn nhiều dịp khác để chuyện trò, tôi tin như vậy.
Ông ấy bước lùi với vẻ mặt của người đi bộ không thấy vỉa hè.
- Tiếc quá, - ông ấy nói - tôi từng coi đó là niềm vui. Thế mà…
- Chào ông, - tôi nói và đóng nhẹ cửa trước mặt ông ấy.
11
Mưa
Chuyện tồi tệ nhất đã qua, tôi tự nhủ.
Đó là chưa kể đến con bé mặc đồ màu kẹo hồng, tôi quay lại và thấy Paloma ngay trước mặt.
Nó có vẻ không hài lòng chút nào.
- Cháu có thể được biết cô đang diễn trò gì không? - nó hỏi tôi với giọng làm tôi nhớ tới bà Billot, cô giáo cuối cùng của tôi.
- Cô chẳng diễn gì cả, - tôi nói yếu ớt, ý thứ rõ về cách xử sự trẻ con của mình.
- Tối mai cô có dự định gì đặc biệt hay sao? - nó hỏi.
- Không, - tôi đáp, - nhưng không phải vì thế…
- Thế cháu có thể được biết chính xác tại sao không?
- Tôi nghĩ đấy không phải là một việc làm hay, - tôi nói.
- Thế thì tại sao? - chính ủy của tôi vẫn cố hỏi.
Tại sao?
Nhưng liệu tôi có biết điều đó không?
Đúng lúc đó, mưa bắt đầu rơi, bất ngờ.
12
Chị em gái
Cơn mưa này…
Ởquê tôi, mùa đông, trời mưa. Tôi không có kỷ niệm về những ngày có ánh nắng mặt trời: chỉ có mưa, nỗi khổ vì bùn lầy và giá lạnh, không khí ẩm ướt ám vào quần áo, vào tóc chúng tôi, ngay cả khi ngồi bên bếp lửa cũngvẫn không thực sự hết ẩm. Từ đó, biết bao lần tôi đã nghĩ về buổi tối mưa này, biết bao nhiều hồi tưởng trong hơn bốn mươi năm về một sự kiện lại xuất hiện vào ngày hôm nay, dưới cơn mưa rào này?
Cơn mưa này…
Chịtôi được đặt tên theo tên của một chị gái đã mất từ khi mới lọt lòng, chị này lại đã lấy tên đó từ một người quá cố. Chị Lisette rất xinh xắn,và mặc dù còn là trẻ con, tôi đã biết điều đó, cho dù mắt tôi vẫn chưa hề biết xác định hình thức của cái đẹp, mà chỉ cảm thấy những đường nét chính. Vì ở nhà tôi, mọi người ít nói chuyện với nhau, nên điều này thậmchí chưa bao giờ được nói ra; nhưng hàng xóm thường xì xào bán tán, và mỗi khi chị tôi đi qua, người ta thường bình luận về sắc đẹp của chị ấy.“Xinh thế mà lại nghèo quá, số phận thật đen đủi,” bà bán hàng tạp hóa trên đường đến trường chép miệng. Còn tôi, xấu xí và tàn tật cả đầu, bước đi nhẹ nhàng, mặc kệ những số phận đau khổ mà mỗi người đều gắng sức gán cho chị.
Năm mười sáu tuổi, chị ra thành phố trông con chomột nhà giàu. Suốt một năm trời chúng tôi không gặp chị nữa. Chị trở vềđón Noel ở nhà với những món quà mới lạ (bánh mì tẩm gia vị, những dải duy băng màu sắc sặc sỡ, những túi nhỏ đựng hoa oải hương khô) và vẻ mặtcủa một bà hoàng. Liệu có thể có sắc mặt nào hồng hơn, sống động hơn, tuyệt vời hơn sắc mặt của chị? Lần đầu tiên có người kể chuyện cho chúngtôi nghe và chúng tôi dán mắt vào miệng chị ấy, hau háu muốn biết sự thức tỉnh thần bí mà những lời nói từ miệng chị đem lại, chị tôi, một côgái nông thôn trở thành người giúp việc cho những người giàu có và kể về một thế giới xa lạ, màu mè, lấp lánh, nơi phụ nữ lái xe móc để làm thay công việc của đàn ông hay cho biết tin tức trên thế giới khi người ta ấn nút…
Khi nghĩ lại tất cả những chuyện đó, tôi biết được gia đình mình đã phải sống trong sự cùng kiệt. Chúng tôi chỉ sống cách thànhphố khoảng năm mươi kilômet và cách một thị trấn lớn chỉ mười hai kilômét, nhưng chúng tôi sống như ở thời Trung cổ, không tiện nghi, không hy vọng, vẫn tin chắc rằng mình sẽ luôn là dân quê. Chắc là đến nay, ở một vùng nông thôn xa xôi nào đó, vẫn có một vài cụ già lạc hậu không biết đến cuộc sống hiện đại, nhưng chúng tôi là một gia đình còn trẻ và trong độ tuổi lao động, vậy mà khi chị Lisette miêu tả những con phố thành thị sáng rực trong dịp Noel, chúng tôi mới phát hiện ra rằng tồn tại một thế giới mà chúng tôi thậm chí chưa bao giờ nghĩ là có.
ChịLisette lại ra đi. Trong vài ngày tiếp theo, cứ như theo một cỗ máy trìtrệ, chúng tôi tiếp tục bàn tán một chút. Một vài buổi tối, trong khi ăn, bố tôi bình luận về những câu truyện của con gái mình. “Những câu truyện ấy khó tin quá, ôi chao buồn cười quá.” Rồi yên lặng và những tiếng la mắng lại đổ lên đầu chúng tôi như bệnh dịch hạch đổ lên những kẻ bất hạnh.
Khi nghĩ tới chuyện đó… Cơn mưa này, những người đã mất… Chị Lisette mang tên của hai người đã chết; tôi chỉ mang tên của một người, đó là bà ngoại tôi, bà mất ít lâu trước khi tôi được sinh ra.Các anh tôi mang tên của những người anh họ đã hi sinh trong chiến tranh, còn mẹ tôi mang tên một người chị họ mẹ đã mất trong khi sinh nở mà mẹ chưa từng gặp mặt. Chúng tôi đang sống không chuyện trò trong vũ trụ của người chết, thì chị Lisette trở về từ thành phố vào một buổi tốitháng Mười một.
Tôi còn nhớ cơn mưa đó…tiếng nước đập xuống mái nhà, những con đường đầy nước, biển bùn đến tận cửa nhà, bầu trời đen kịt gió, cảm giác khó chịu ghê gớm vì sự ẩm ướt không biết bao giờ mới kết thúc đè nặng lên chúng tôi như cuộc sống của chính chúng tôi: không ýthức không phản kháng. Chúng tôi đang ngồi sát bên nhau cạnh bếp lửa thì mẹ tôi bỗng đột ngột đứng lên, làm tất cả bị xô nghiêng; quá bất ngờ, chúng tôi nhìn bà đi về phía cửa, và do bị một xung năng bí ẩn nào đó thôi thúc, bà mở tung cửa.
Cơn mưa ấy, ôi, cơn mưa ấy…Trong khuôn cửa, một người đứng bất động, tóc dính chặt vào mặt, váy áo ướt súng, giày ngập bùn, mắt nhìn đăm đăm, đó là chị Lisette. Làm thế nào mẹtôi lại biết được? Làm thế nào mà người đàn bà, vì không muốn đối xử tệvới chúng tôi, chưa bao giờ để lộ tình yêu đối với các con, cho dù bằngcử chỉ hay lời nói, làm thế nào mà người đàn bà thôi kệch đã sinh con ra đời bằng cái giống như khi đất thay cho gà ăn, làm thế nào mà người đà bà mù chữ ngu dốt đến mức thậm chí chưa bao giờ gọi chúng tôi bằng cái tên mà bà đã đặt cho và tôi không biết bà có luôn nhớ không, lại không còn cử động được nữa, không nói được nữa và chỉ nhìn chăm chăm vàocánh cửa dưới trời mưa như trút mà không nghĩ đến chuyện gõ cửa, đang đứng chờ ai đó mở cửa cho và đưa vào nơi ấm áp?
Liệu đó có phải làtình mẫu tử, trực giác trong tai họa, tia sáng đồng cảm vẫn còn tồn tạingay cả khi con người chỉ còn sống như con vật? Đó chính là điều Lucienđã nói với tôi: một người mẹ yêu thương con luôn luôn biết khi nào chúng gặp khó khăn. Về phần tôi, tôi không ngả về cách diễn giải này. Tôi không oán hận người mẹ cũng giống nhiều người mẹ khác ấy. Đói nghèo là một chiếc lưỡi hái: nó gặt trong chúng tôi tất cả những gì chúng tôi có khả năng và đem lại cho người khác, để lại chúng tôi trống rỗng, sạch, sạch trơn tình cảm, để có thể chịu đựng được tất cả sự đen tối củahiện tại. Nhưng tôi cũng không có niềm tin quá tươi đẹp; không hề có tình mẫu tử trong trực giác đó của mẹ tôi, mà chỉ là những hành động xuất phát từ sự tin chắc vào bất hạnh. Đó là một dạng ý thức bẩm sinh màcội rễ đã ăn sâu vào nơi sâu thẳm nhất của trái tim, khiến người ta nhớrằng với những người cùng khổ như chúng tôi, sẽ đến một buổi tối mưa to, một đứa con gái bị ô nhục sẽ trở về chết ở nhà.
Chị Lisette sống thêm khoảng thời gian đủ để sinh ra một đứa trẻ. Đúng như người ta mong đợi: đứa trẻ mất ba giờ sau khi được sinh ra. Bố mẹ tôi coi thảm cảnh này là chuyện rất tự nhiên, vì thế họ chẳng động lòng hơn - cũng không kém - như khi mất một con dê. Nhưng từ thảm cảnh này, tôi nghiệm thấy hai điều chắc chắn: kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết, trong những hoàn cảnh sung sướng và đau khổ tỉ lệ với vị thế thứ bậc của mình, và mình và bần cùng, chắc chắn tôi sẽ phải chịu hình phạt tương tự nếu tôi hy vọng kiếm lợi từ trí óc, bất chấp giai cấp của mình. Cuối cùng, vì tôi cũng không thể là thực chất của bản thân, tôi thấy mình phải đeo conđường bí mật: tôi phải im lặng về bản chất của mình và không bao giờ xen vào thế giới khác.
Từ im lặng, tôi trở thành sống trong bí mật.
Rồiđột nhiên tôi nhận ra rằng mình đang ngồi trong bếp của chính mình một nơi ẩn náu vô hình và tôi đã học được cách không bao giờ xen vào thế giới đó, rằng mình đang khóc, nước mắt giàn giụa, trong khi một bé gái có cái nhìn vô cùng ấm áp đang cầm tay tôi, vuốt nhẹ các đốt ngón tay vàtôi cũng nhận ra rằng tôi đã nói hết, kể hết mọi chuyện: chị Lisette, mẹ tôi, cơn mưa, sắc đẹp bị xúc phạm và cuối cùng là bàn tay sắt của số phận đã đem lại cho những đứa trẻ chết ngay khi mới được sinh ra những người mẹ chết vì muốn được tái sinh. Tôi khóc, những dòng nước mắt nóng bỏng lăn dài, tôi ngượng ngùng nhưng không hiểu sao rất sung sướng vì ánh mắt buồn bã và nặng nề của Paloma đã biến thành cái giếng ấm áp, nơitôi hâm nóng những tiếng thổn thức của mình.
- Trời ơi, - tôi nói và lấy lại một chút bình tĩnh - trời ơi Paloma cô thật ngớ ngẩn quá!
- Cô Michel, - con bé đáp, - cô biết đấy, cô đã đem lại cho cháu hy vọng.
- Hy vọng ư? - tôi hỏi và sụt sịt mũi vì xúc động.
- Vâng, - con bé nói, - dường như số phận cũng có thể thay đổi được.
Vàchúng tôi cứ nắm tay nhau như vậy mà không nói gì trong mấy phút liền. Tôi đã trở thành bạn của một tâm sự hồn đẹp mới hai tuổi mà tôi cảm thấyrất biết ơn, sự khác biệt về tuổi tác, thân phận và hoàn cảnh không thểlàm hoen ố cảm xúc của tôi. Khi Solange Josse đến chỗ tôi để đón con gái, cả hai cô cháu tôi nhìn nhau với sự đồng cảm của những người bạn không thể tách rời, chúng tôi nói lời chào tạm biệt và tin chắc sẽ nhanhchóng gặp lại nhau. Đóng cửa lại, tôi ngồi xuống chiếc ghế bành trước tivi, đặt tay lên ngực và bất giác nói thật to: có lẽ như thế chính là sống.
SUY NGHĨ SÂU SỐ 15
Nếu bạn muốn chữa trị cho mình
Hãy chữa cho
Những người khác
Và cười hay khóc
Trước đổi thay kỳ diệu này của số phận
Cácbạn có biết gì không? Tôi tự hỏi liệu mình có bỏ lỡ gì không. Hơi giốngnhư ai đó hay giao du với kẻ xấu và phát hiện ra con đường khác sau khiđược gặp được một người tốt. Những kẻ xấu mà tôi thường giao du là mẹ tôi, chị Colombe, bố tôi và cả nhóm bạn bè của họ. Nhưng hôm nay, tôi đãnghe chấn thương tinh thần của bà ấy: bà ấy chạy trốn ông Kakuro vì bị sang chấn tâm lý sau cái chết của bà Lisette, chị gái của bà ấy, vì bị con trai một gia đình giàu có quyến rũ rồi bỏ rơi. Từ đó, không thân thiết với người giàu để không phải chết như thế là cách sống của bà ấy.
Khinghe bà Michel kể chuyện, tôi tự hỏi: điều gì gây đau đớn nhất? Người chị gái chết vì bị bỏ rơi hay những tác động thưởng trực của sự kiện này: nỗi sợ phải chết nếu không chịu giữ nguyên vị trí xã hội của mình? Cái chết của người chị gái bà Michel có thể vượt qua được cảnh trừng phạt chính mình không?
Và nhất là tôi lại cảm thấy một điều khác, một cảm giác lạ mà khi viết ra nó, tôi xúc động sâu sắc đến nỗi phải buông bút hai phút để khóc. Đây là điều mà tôi cảm thấy: khi nghe bà Michel kể và nhìn bà ấy khóc, nhất là khi cảm thấy bà ấy nhẹ nhõm thế nào khi nói ra được chuyện đó với tôi, tôi đã hiểu vấn đề: tôi hiểu rằngtôi đau khổ vì không thể làm những gì tốt đẹp cho những người xung quanh. Tôi hiểu rằng tôi ghét bố tôi, mẹ tôi và nhất là chị Colombe vì tôi không thể có ích gì cho họ, bởi vì tôi không thể làm gì giúp họ. Họ bị ốm nặng còn tôi lại quá yếu. Tôi thấy rõ triệu của họ, nhưng tôi không đủ khả năng chữa bệnh cho họ, và bỗng nhiên điều đó làm tôi cũng phát ốm giống như họ, nhưng tôi lại không nhận ra. Thế mà khi cầm tay bàMichel, tôi cảm thấy rằng tôi cũng bị ốm. Dù sao đi nữa, điều chắc chắnlà tôi không thể chữa trị bằng cách trừng phạt những người mà tôi khôngthể chữa khỏi bệnh. Có lẽ tôi cần nghĩ lại về chuyện đốt nhà và tự tử. Vả lại, tôi phải thừa nhận: tôi không còn muốn chết đến thế nữa, tôi muốn gặp lại bà Michel, ông Karuko, cả Yoko, đứa cháu gái vô cùng nghịchngợm của ông ấy nữa, và nhờ họ giúp đỡ. Ôi tất nhiên rồi, tôi sẽ không đến và nói: please, help me(38), tôi là một cô bé muốn tự tử. Nhưng tôi mong muốn để cho người khác làm điều tốt với mình: dù sao tôi cũng chỉ là một cô bé rất bất hạnh, và ngay cả khi tôi quá thông minh, điều đó cũng không làm thay đổi gì trên thực tế, đúng không? Một cô bé bất hạnh mà vào thời điểm tồi tệ nhất, có may mắn gặp được những người tốt. Liệu về mặt đạo đức, tôi có quyền bỏ qua dịp này không?
38. Làm ơn giúp tôi.
Ôi,tôi chẳng biết làm gì cả. Chung quy lại, câu chuyện này là một thảm kịch. Còn nhiều người có dũng khí, hãy vui lên! Tôi đã từng muốn nói vớimình như thế, nhưng cuối cùng, thật đáng buồn! Họ chết dưới mưa! Tôi không còn biết nghĩ gì nữa. Trong một khoảnh khắc, tôi tưởng đã tìm thấythiên đường của mình; tôi tưởng đã hiểu rằng, để chữa trị cho những người khác, những người “có thể chữa trị được” khác, những người có thể được cứu sống, thay vì buồn rầu vì không thể cứu những người khac. Thế thì sao, tôi phải trở thành thầy thuốc ư? Hay nhà văn? Cũng tương tự nhau, đúng không?
Và rồi để có một bà Michel, còn có biết bao nhiêu chị Colombe bao nhiêu anh chàng đáng buồn như anh Tibère?
13
Trong những lối đi ở địa ngục
Sau khi Paloma đi khỏi, đầu óc tôi bị xáo trộn hoàn toàn, tôi ngồi yên trên ghế bành một lúc lâu.
Rồi tôi lấy hết dũng cảm để bấm số điện thoại của ông Kakuro Ozu.
Paul N’Guyen nhấc máy sau tiếng chuông thứ hai.
- A, chào bà Michel,-cậu ta nói - tôi có thể giúp gì cho bà?
- Làm ơn cho tôi nói chuyện với ông Kakuro - tôi nói.
- Ông ấy đi vắng, - cậu ta trả lời - khi nào, ông ấy sẽ gọi ngay cho bà, được không ạ?
-Không, không, - tôi nói, cảm thấy nhẹ nhõm vì được nói qua một người trung gian. - Làm ơn nói hộ tôi rằng nếu ông ấy không thay đổi ý kiến, tôi sẽ rất vui được ăn tối cùng ông ấy vào ngày mai.
- Vâng, - Paul N’Guyen đáp.
Đặtđiện thoại xuống, tôi lại thả mình xuống ghế bành và chìm đắm gần một tiếng đồng hồ trong những suy nghĩ rời rạc nhưng rất thú vị.
- Ở đây có mùi hơi khó chịu, - một giọng đàn ông nhẹ nhàng cất lên sau lưng tôi. - Đã có ai sửa cho cô chưa?
Cánhcửa mở nhẹ đến nỗi tôi không hề nghe thấy. Đó là một anh chành đẹp trai, mái tóc nâu hơi bù xù, chiếc áo bò khoác ngoài mới tinh và đôi mắtto của giống chó cocker hiền lành.
- Có phải Jean? Jean Arthens? - tôi hỏi, không tin nổi vào mắt mình.
- Vâng, cậu ta đáp, đầu nghiêng sang một bên giống như trước đây.
Nhưngđó đúng là những gì còn lại từ tấm thân tàn ma dại, từ một tâm hồn trẻ tuổi bị thiêu rụi trong thân xác gầy giơ xương; Jean Arthens vốn đã gần như suy sụp, giờ đây rõ ràng đang hồi sinh.
- Mặt mũi cháu khá hẳn lên! - tôi nói và cười thật tươi.
Cậu ta cười đáp lại rất lịch sự.
- Vâng, chào cô Michel, cháu rất vui được gặp lại cô. Hợp với cô đấy - cậu nói thêm chỉ tay vào mái tóc tôi.
- Cám ơn, - tôi nói - Nhưng sao cháu lại tới đây? Cháu có muốn uống trà không?
- À… - Cậu nói với một chút lường lự như trước kia, - vâng ạ.
Tôi pha trà, còn cậu ấy ngồi xuống một chiếc ghế và nhìn Léon với đôi mắt sửng sốt.
- Con mèo đã to đến thế này rồi cơ à? - cậu hỏi không hề có ác ý.
- Ừ, tôi đáp - nó không yêu thể thao lắm.
- Có phải nó bốc mùi hôi không? - cậu ấy hỏi và khụt khịt mũi vẻ mặt khó chịu.
- Không, không - tôi nói - đấy là tại đường ống.
-Chắc cô thấy lạ vì cháu đến đây như thế này, nhất là khi cô và cháu chưa bao giờ nói chuyện nhiều với nhau, đúng không, cháu không hay nói lắm hồi… vâng, hồi bố cháu còn sống.
- Cô vui vì gặp cháu, nhất là thấy cháu đã khá hơn, - tôi nói rất chân thật.
- Vâng, - cậu ấy nói -…cháu mới từ rất xa về.
Chúng tôi cùng đồng thời nhấp hai ngụm nhỏ trà nóng bỏng.
-Cuối cùng thì cháu đã khỏi rồi, cháu nghĩ là cháu đã khỏi hẳn, - cậu ấynói - , nếu thực sự có thể chữa khỏi được. Nhưng cháu không động vào matúy nữa, cháu đã gặp một cô gái tốt, vâng, một cô gái tuyệt vời, cháu phải nói như thế (cậu nhìn tôi, đôi mắt sáng lên, mũi sụt sịt nhẹ) và cháu đã kiếm được một công việc khá hay.
- Cháu làm gì? - tôi hỏi.
- Cháu làm ở một cửa hàng bán dụng cụ cho thuyền buồm.
- Dụng cụ cho tàu thủy?
-Vâng và rất thích. Ở đó, cháu có cảm tưởng như được đi nghỉ. Mọi người đến và nói chuyện với cháu về thuyền của họ, về những vùng biển mà họ sẽđi, về những vùng biển mà họ mới từ đó trở về, cháu rất thích, và hơn nữa cháu vui vì được làm việc, cô ạ.
- Công việc cụ thể của cháu là gì?
-Cháu gần như làm mọi việc thủ kho, đưa hàng nhưng dần dần cháu đã học hỏi được nhiều, vì thế đến giờ, đôi khi cháu được giao những việc thú vịhơn: sửa buồm, dây néo, lên danh mục tiếp tế cho một con tàu.
Cácbạn có cảm thấy chất thơ của từ này không? Người ta tiếp tế cho một contàu, người ta cung cấp cho một thành phố. Nếu ai đó không hiểu rằng sự kỳ diệu của ngôn ngữ được sinh ra từ những sắc thái tinh tế như thế, tôisẽ khẩn cầu: hãy chú ý những dấu phẩy.
- Mà cô cũng khỏe ra đấy - cậu ấy nhìn tôi thân tình nói.
- Thế ư? - tôi đáp - Đúng là có một vài thay đổi rất tốt với cô.
-Cô biết đấy. Cháu quay về đây không phải để nhìn lại căn hộ này hay những người ở đây. Thậm chí cháu không chắc là họ còn nhận ra cháu; nhưng cháu có mang theo thẻ căn cước, đề phòng khi ngay cả cô cũng khôngnhận ra cháu. Không, cháu đến đây vì cháu không thể nhớ ra một thứ đã giúp ích cho cháu rất nhiều khi cháu bị ốm và sau đó, khi cháu đang trong thời gian chữa bệnh.
- Cô giúp cháu có được không?
- Có, vì một hôm, chính cô đã nói cho cháu biết tên của loài hoa đó. Trongbồn hoa ở đằng kia (cậu chỉ về phía cuối sân), có những bông hoa nhỏ rất xinh màu trắng và đỏ, chính cô đã trồng chúng đúng không? Và một hôm, cháu đã hỏi cô đó là cây gì, nhưng cháu không thể nhớ được cái tên đó. Thế mà lúc nào cháu cũng nghĩ đến những bông hoa đó, cháu cũng khôngbiết tại sao. Chúng đẹp, khi bị đau, cháu nghĩ đến những bông hoa đó vàcảm thấy đỡ hơn. Lúc này, cháu đi ngang qua đây và cháu nghĩ: mình sẽ đi hỏi cô Michel xem cô ấy có thể nói được không?
Jean dõi theo phản ứng của tôi, vẻ hơi lúng túng.
- Hẳn là cô thấy chuyện này lạ lắm nhỉ? Hy vọng là cháu không làm cô sợ bằng câu chuyện về hoa đó.
- Không, - tôi nói, - không hề. Giá như cô biết được rằng chúng giúp ích cho cháu đến thế… Cô đã có thể trồng chúng ở khắp nơi!
Cậu ấy cười như một thằng bé con sung sướng.
-Ôi, cô Michel, nhưng cô biết không, điều đó đúng là đã cứu sống cháu. Đó là một điều kỳ diệu! Vậy cô có thể nói cho cháu biết đó là hoa gì không?
Được, thiên thần của tôi, tôi có thể. Trong những lối đi ở địa ngục, dưới trời mưa như trút, hơi thở ngắt quãng và cảm thấy buồn nôi, một tia sáng mỏng manh: đó là hoa trà.
- Được, - tôi đáp - Đó là hoa trà.
Jean chăm chú nhìn tôi, đôi mắt mở to. Rồi một giọt nước mắt nhỏ lăn dọc theo má của đứa trẻ vừa thoát nạn.
-Hoa trà… - cậu nói, tâm trí chìm trong một ký ức chỉ thuộc về cậu. - Hoa trà, đúng. - Cậu nhắc lại và nhìn tôi. - Đúng thế. Hoa trà.
Tôi cảm thấy một giọt nước mắt lăn dài trên má của chính mình.
Tôi cầm tay Jean.
- Jean cháu không thể biết được cô vui sướng như thế nào khi cháu về đây hôm nay đâu - tôi nói.
- Thế ư? - Cậu nói, vẻ ngạc nhiên. - Nhưng tại sao? Tại sao?
Bởi vì một bông hoa trà có thể thay đổi số phận.
14
Từ một hành lang đến những lối đi
Cuộcchiến mà chúng ta đang tham gia, mặc dù hiển nhiên sẽ thất bại, là gì vậy? Hết buổi sáng này đến buổi sáng khác, sau khi đã mệt nhoài vì tất cả những trận chiến đó, chúng ta tiếp tục nỗi kinh hãi cuộc sống hàng ngày, đó là hành lang hẹp dài vô tận mà vào những giờ cuối cùng, xứng đáng với số phận vì đã phải bước lâu đến thế. Vâng, thiên thần của tôi, đây là cuộc sống thường ngày: buồn bã, trống rỗng và chìm trong đau khổ.Những lối người đi rộng của địa ngục cũng không hề khác; một ngày nào đó, người ta rơi vào đó sau khi đã ở trong hành lang hẹp quá lâu. Từ hành lang đến những lối đi: sự sụp đổ diễn ra, không va chạm, cũng khôngbất ngờ. Mỗi ngày, chúng ta tiến đến hành lang buồn và dần dần từng bước một, bước hết con đường đi đầy buồn tẻ của mình.
Cậu ấy đang ởcác lối đi? Làm thế nào người ta có thể hồi tỉnh sau khi đã ngã xuống? Con người mới nào trên đôi mắt đã hóa đã? Cuộc chiến bắt đầu từ đâu và trận chiến kết thúc ở đâu?
Khi đó, một bông hoa trà.
15
Trên đôi vai nhễ nhãi mồ hôi
Lúc hai mươi giờ, Paul N’Guyen đến phòng tôi, tay lễ mễ bê các loại túi.
-Ông Ozu vẫn chưa quay lại được - có vấn đề về visa ở Đại sứ quán - vì thế ông ấy bảo tôi chuyển cho bà tất cả những thứ này, - cậu ấy nói và nở nụ cười rất tươi.
Cậu đặt đống túi lên bàn và chia cho tôi một tấm thiệp.
- Cám ơn, - tôi nói. - Cậu có muốn uống gì không?
- Cám ơn, - cậu ấy đáp - nhưng tôi còn rất nhiều việc phải làm. Tôi để dành lời mời của bà cho một dịp khác.
Rồi cậu ấy lại cười với tôi, với vẻ gì đó nồng ấm và sung sướng khiến tôi vui vẻ thực sự.
Một mình trong bếp, tôi ngồi trước đống túi và mở phong bì ra.
“Bỗngnhiên, anh có cảm giác mát rượi khoan khoái trên đôi vai nhễ nhại mồ hôi của mình mà thoạt tiên không rõ đó là cái gì; nhưng trong lúc nghỉ giải lao, anh thấy một đám mây đen nặng nề là là bay tới và trời đổ mưa rào.”
Xin bà hãy nhận những mòn quà giản dị này.
Kakuro.
Mưamùa hạ trên đôi vai của Lévine đang cắt cỏ… Tôi đưa tay lên ngực, thấy mình chưa bao giờ xúc động đến thế. Tôi lần lượt mở từng túi.
Một chiếc váy lụa màu xám ngọc trai, cổ đứng nhỏ, cài lệch, thắt bằng đai lụa màu tía, nhẹ và sợi dệt sít.
Đôi giày gót nhỏ, làm bằng đa đen hạt mịn và mền đến nỗi tôi áp nó lên má mình.
Tôi nhìn chiếc váy, khăn, đôi giày.
Bên ngoài, có tiếng Léon cào cào vào cánh cửa và kêu meo meo đòi vào phòng.
Tôi bật khóc khe khẽ, chầm chậm, với một bông hoa trà run rẩy trong lồng ngực.
16
Chuyện gì đó cần phải kết thúc
Ngay ngày hôn sau, lúc mười giờ, có tiếng gõ cửa.
Đólà một kiểu gõ cò hương cao gầy, mặt đồ toàn đen, đội mũ len màu xanh nước biển và đi giày cao cổ kiểu lính thời chiến tranh Việt Nam. Đó cũnglà bạn của Colombe và một chuyên gia tầm cỡ thế giới trong việc lược bỏlời nói lễ độ. Cậu ta tên là Tebére.
- Cháu tìm Colombe, - Tebére nói
Xin các bạn hãy đánh giá sự nực cười của câu này. Tôi tìm Juliette, Roméo nói, câu này dù sao cũng hay ho hơn.
-Cháu tìm Colombe, - Tebére nói; cậu ta chỉ sợ nhất dầu gội đầu và để lộđiều này khi bỏ mũ ra không phải vì lịch sự mà vì trời quá nóng.
Bây giờ đang là tháng Năm, quỷ thật.
- Paloma nói với cháu là Colombe ở đây - cậu ta nói thêm.
Rồi lại nói tiếp:
- Mẹ kiếp, phiền quá.
Paloma, cháu đùa được lắm.
Tôi nhanh chóng đuổi khéo cậu ta và chìm đắm trong những suy nghĩ lạ lùng.
Tebére…cái tên nổi tiếng cho một con người đáng thương đến thế(39). Tôi nhớ lại lời văn của Colombe Jose, những lối đi yên tĩnh của thư viện Saulchoir… và đầu óc tôi bay đến tận Rome… Tebére… ký ức về khuôn mặt của Jean Arthens bất ngờ hiện ra, tôi lại nhìn thấy khuôn mặt của bố cậuta cùng cái cà vạt to bất lịch sự và nực cười… Tất cả những sự tìm kiếmđó, tất cả những thế giới đó… Liệu chúng ta có thể giống nhau đến thế và sống trong những vũ trụ xa cách đến thế không? Liệu chúng ta có thể có cùng một sự cuồng nhiệt mặc dù không sinh ra ở cùng một vùng đất, không cùng một dòng máu và không cùng một tham vọng không Tebére … tôi cảm thấy mệt mỏi, thật đấy, mệt vì tất cả những kẻ giàu đó, mệt vì tất cả những người nghèo đó, mệt vì trò hề đó… Léon nhảy ra khỏi ghế bành vàchạy đến cọ mình vào chân tôi. Con mèo bị béo phì chỉ vì lòng hảo tâm này cũng là một tâm hồn hào hiệp cảm nhận được những biến động tâm hồn của tôi. Mệt mỏi, vâng, mệt mỏi…
39. Tebére là tên hoàng đế thứ hai của La Mã, tên đầy đủ là Tiberius Claudius Nero.
Chuyện gì đó cần phải kết thúc, chuyện gì đó cần phải bắt đầu.
17
Khổ vì điệu đà
Lúc hai mươi giờ, tôi đã sẵn sàng.
Chiếc váy và đôi giày vửa in với tôi (cỡ 42 và 37).
Khăn choàng theo kích thước La Mã (rộng 60 xăng timét, dày 2 mét).
Sau khi gội đầu 3 lần, tôi sấy tóc bằng máy sấy Babyliss 1600 watt và chải 2 lần về mọi hướng. Kết quả thật bất ngờ.
Tôi ngồi xuống 4 lần và cũng đứng lên 4 lần, chứng tỏ bây giờ tôi đang đứng mà không biết nên làm gì.
Có lẽ là ngồi xuống.
Tôilôi từ đâu đống ga trải giường ở đáy tủ ra hộp nữ trang và lấy từ đó ra2 chiếc hoa tai được thừa hưởng từ mẹ chồng tôi, bà Yvette to béo - đôihoa tai cũ bằng bạc với 2 hạt hồng ngọc hình quả lê. Sau 6 lần thử tôi mới xỏ được đúng vào tai và giờ đây tôi phải sống với cảm giác có 2 con mèo bụng phệ đang treo ở tai làm dái tai căng hết cỡ. Suốt 54 năm không đeo đồ trang sức nên tôi không sẵn sàng chịu khổ sở vì kiểu cách điệu đà. Tôi phết lên môi 1 lớp son “Camin profond”, thỏi son mua từ 20 năm trước để đi dự đám cưới của một cô em họ. Chưa bao giờ tôi lấy làm ngạc nhiên về tuổi thị dài của những đồ vật không mấy cần thiết, trong khi những cuộc đời đầy dũng khí lại chết đi mỗi ngày. Tôi nằm trong số 8% dân số thế giớ tự xoa dịu lo âu của mình bằng cách chìm đắm trong các con số.
Ông Kakuro Ozu gõ 2 tiếng vào cánh cửa phòng tôi.
Tôi mở cửa.
Ôngấy rất đẹp. Ông ấy mặc bộ đồ gồm áo vest cổ cao màu ghi than đá với những nút trang trí hợp tông màu và chiếc quần ống đứng cùng bộ, đi đôi giày đế thấp bằng da mềm trông giống như đôi giày vải đi trong nhà cao cấp. Rất… Âu - Á.
- Ô, trông bà thật tuyệt! - ông ấy nói với tôi.
- Cám ơn, - tôi xúc động nói, - trông ông cũng rất đẹp. Chúc mừng sinh nhật!
Ôngấy cười. Sau khi tôi đã đóng cửa cẩn thận sau lưng mình và trước mặt Léon đang cố chui ra, ông Kakuro chìa cánh tay cho tôi, tôi đặt bàn tay hơi run rẩy của mình lên đó. Cầu mong cho đừng ai nhìn thấy chúng tôi, trong tôi vang lên một lời cầu muốn kháng cự, lời khẩn cầu của Renée sống trong bí mật. Tôi đã cố vứt bỏ biết bao nỗi sợ hãi vào giàn thiêu nhưng vô ích, tôi vẫn chưa sẵn sàng trở thành chủ đề của những kẻ ngồi lê đôi mách ở phố Grenelle.
Ai sẽ bị bất ngờ về chuyện này?
Chúng tôi đi về phía cửa ra vào. Cánh cửa bỗng mở ra khi chúng tôi vẫn chưa tới nơi.
Đó là Jacinthe Rose và Anna-Helène Meurisse.
Chó má thật! Làm gì bây giờ?
Chúng tôi đã ở ngay trước mặt họ.
-Xin chào, xin chào các bà, - ông Kakuro vừa nói to vừa kéo mạnh tôi về phía bên trái và lướt nhanh qua họ, - xin chào các bà, chúng tôi đang bịmuộn, chào các bà, chúng tôi đi đây!
- A, chào ông Ozu, - hai người đàn bà làm điệu bộ và cũng tò mò quay lại nhìn chúng tôi.
- Chào bà, - họ nói (với tôi) và cười nhe hết cả răng.
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều răng đến thế cùng một lúc.
- Rất hân hạnh, thưa bà, - Anna-Helène Meurisse khẽ nói với tôi và hau háu nhìn tôi khi chúng tôi ào qua cửa.
- Nhất định rồi, nhất định rồi! - ông Kakuro nói nahnh và dùng gót chân đẩy cánh cửa vào.
- Khốn khổ, - ông ấy nói - nếu dừng lại, thế nào chúng ta cũng phải mất một tiếng.
- Họ không nhận ra rôi, - tôi nhắc lại.
Ông Kakuro cũng dừng lại, tay tôi vẫn đặt trên cánh tay ông ấy.
- Bởi vì họ chưa bao giờ nhìn thấy bà cả, - ông ấy nói với tôi - Còn tôi, tôi vẫn sẽ nhận ra bà trong bất cứ hoàn cảnh nào.
18
Nước chảy
Chỉcần một lần thử nghiệm việc người ta có thể bị mù trong ánh sáng và nhìn rõ trong bóng tôi là đủ để người ta tự đặt ra câu hỏi về thị giác. Tại sao chúng ta nhìn thấy được? Trong khi bước lên chiếc xe taxi mà ôngKukaro đã đợi sẵn và nghĩ về Jacinthe Rose và Anna-Helène Meurisse, haingười đàn bà chỉ nhìn thấy ở tôi những gì họ có thể nhìn thấy (nắm tay ông Ozu, trong một thế giới chia thành thứ bậc), điều hiển nhân rằng cáinhìn giống như một bàn tay tìm cách bắt lầu nước chảy khiến tôi thực sựchưa bao giờ sửng sốt đến thế. Vâng, con mắt nhận thấy nhưng không nhìnkỹ càng, tin nhưng không đặt câu hỏi, nhận nhưng không tìm kiếm - khôngham muốn, không khao khát, cũng không định cố gắng.
Và trong khi xe taxi lướt đi dưới bầu trời bắt đầu tôi, tôi thầm nghĩ.
Tôi đến Jean Arthens, hai mắt sáng rực vì những bông hoa trà.
Tôi nghĩ đến Pierre Arthens, con mắt sắc sảo và sự mù quáng của kẻ ăn mày.
Tôi nghĩ đến những người đàn bà tham, những cặp mắt nàn xin mù quáng đến vô nghĩa.
Tôi nghĩ đến Gégène, hốc mắt chết và không sức sống, chỉ còn lại sự suy sụp.
Tôi nghĩ đến Lucien, không đủ khả năng nhìn thấy vì bóng tối đôi khi lại quá mạnh.
Tôi nghĩ đến cả Neptune với đôi mắt như một cái mõm không biết tự lừa dối.
Rồi tôi tự hỏi liệu tôi có nhìn rõ bản thân mình không.
19
Lấp lánh
Các bạn đã xem phim Black Rain chưa?
Bởivì nếu chưa xem Black Rain - hoặc ít ra là Blade Runner -, chắc chắn bạn sẽ khó hiểu tại sao, khi chúng tôi bước vào tiệm ăn, tôi lại có cảm giác như đang bước vào một bộ phim của Ridley Scott. Có cảnh giống trongphim Blade Runner, trong quán bar của người đàn bà rắn, nơi Deckard gọiRachel qua điện thoại có màn hình gắn trên tường. Còn có cả quầy bar gái gọi trong phim Black Rain, với mái tóc vàng và tấm lưng trần cảu Kate Capshaw. Có những lớp cảnh dưới ánh sáng kính màu và ánh sáng trongnhà thờ, bao quanh là bóng tối của Địa ngục.
- Tôi rất thích ánh sáng, - tôi ngồi xuống và nói với ông Kakuro.
Ngườita dẫn chúng tôi vào một phòng nhỏ yên tĩnh, trong ánh sáng mặt trời yếu ớt, xung quanh là những bóng đen lấp lánh. Làm thế nào mà bóng đen lại có thể lấp lánh được? Bóng đen lấp lánh, thế thôi.
- Bà đã xem phim Black Rain chưa? - ông Kakuro hỏi tôi.
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng giữa hai con người lại có thể tồn tại một sự trùng hợp về sở thích và tiến triển tâm lý đến thế.
- Tôi xem rồi, - tôi nói, - ít nhất khoảng mười hai lần.
Không khí sang trọng, long lanh, tao nhã, êm ả, trong suốt. Tuyệt diệu.
-Chúng ta sẽ có một bữa tiệc sushi, - ông Kakuro vừa nói vừa hăng hái trải khăn ăn. - Bà đừng giận tôi nhé, tôi đã đặt trước rồi; tôi muốn giới thiệu với bà món mà tôi cho là ngon nhất của ẩm thực Nhật Bản tại Paris.
- Không sao, - tôi nói và mở to mắt vì những người phục vụ đặt trước mặt chúng tôi vài chai rượu sakê và một loạt rau thái nhỏ đựngtrong một chuỗi những chiếc đĩa quý, rau có vẻ đã được ướp thứ-gì-đó-mà-tôi-không-biết nhưng hẳn là rất ngon.
Và chúng tôi bắt đầu ăn. Tôi gắp món dưa chuột muối, chỉ là dưa chuột và gia vị ướp thôi, nhưng vị trên lưỡi lại rất ngon. Ông Kakuro dùng đôi đũa gỗ màu nâu nhẹ nhàng gắp một miếng… quýt? cà chua? xoài? Và đưa vào miệng rất khéo. Tôi cũng thò ngay đũa vào chiếc đĩa đó.
Đó là món cà rốt ngâm đường dành cho những thượng đế sành ăn.
- Chúc mừng sinh nhật! - tôi nói và nâng chén rượu sakê.
- Cám ơn, rất cám ơn! - ông ấy đáp và chạm cốc với tôi.
-Đây có phải là bạch tuộc không? - tôi hỏi vì tôi vừa mới nhìn thấy một mẩu vòi có khía trong chiếc đĩa đựng nước sốt màu vàng nghệ.
Người ta mang ra hai chiếc khay nhỏ bằng gỗ dày, không có viền mép, bên trên là những miếng cá sống.
- Đây là sashimi, - ông Kakuro nói. - Món này cũng có bạch tuộc.
Tôisay sưa ngắm nhìn tác phẩm. Hình thức đẹp đến nghẹt thở. Tôi kẹp một miếng thịt màu trắng và xám giữa hai chiếc đũa vụng về của mình (cá chim, - ông Kakuro ân cần giải thích cho tôi) và, đã quyết định thưởng thức, tôi nếm thử.
Sao chúng ta lại đi tìm sự vĩnh cửu trong vũ trụ của những bản thể vô hình? Miếng nhỏ màu trắng xám này là một mảnh vụn rõ ràng có thể sờ thấy được.
- Bà Renée, - ông Kakuro nói, - tôi rất vui được tổ chức sinh nhật cùng với bà, nhưng tôi còn có một lý do khác quan trọng hơn để ăn tối cùng bà.
Mặc dù chúng tôi mới chỉquen nhau từ khoảng ba tuần nay, nhưng tôi đã bắt đầu đoán được những lý do của ông Kakuro. Nước Pháp hay nước Anh? Vermeer hay Caravage? Chiến tranh và hòa bình hay cô nàng Anna?
Tôi gắp thêm một miếng sashimi mỏng - cá ngừ? - nhưng rất to bản, lẽ ra người ta nên cắt thành những miếng nhỏ hơn.
-Đúng là tôi đã mời bà đến dự sinh nhật tôi. Nhưng sau đó, có người đã cho tôi những thông tin vô cùng quan trọng. Vì thế tôi có điều rất muốn nói với bà.
Miếng cá ngừ thu hút hết sự chú ý của tôi và khiến tôi chưa sẵn sàng đón nhận điều tiếp theo.
- Bà không phải là chị mình, - ông Kakuro nói và nhìn vào mắt tôi.
20
Những bộ tộc Gagaouze(40)
40. Tộc người ngày nay chủ yếu sống ở Ukraina và Moldova.
Thưa các quý bà.
Nếumột hôm các quý bà được một quý ông giàu có và dễ mến mời đi ăn tối trong một tiệm ăn sang trọng, hãy luôn xử sự với phong cách thanh lịch. Cho dù bị bất ngờ, khó chịu, ngỡ ngàng, các quý bà vẫn phải giữ thái độ lịch lãm và thản nhiên, còn với những lời nói gây sửng sốt, hãy phản ứnglại bằng những lời tao nhã thích hợp với hoàn cảnh đó. Thay vì làm như thế, và bởi vì tôi là kẻ thô lỗ nuốt những miếng sashimi như nuốt khoai,nên tôi bị nấc cụt, và khi khiếp sợ vì cảm thấy mảnh vụn của sự vĩnh cửu đó mắc trong họng, tôi gắng sức như một con tinh tinh để nhổ nó ra. Ởcác bàn bên cạnh rất yên lặng, trong khi đó, sau nhiều lần ợ hơi và trong lần co thắt cuối cùng gây nên tiếng động rõ to, cuối cùng tôi khạcra được miếng cá tội lỗi, rồi cầm lấy chiếc khăn ăn và nhổ vào đó.
- Tôi có cần nhắc lại không? - Ông Kakuro hỏi, quỷ thật, mặt ông ta có vẻ đang đùa.
- Tôi… kof… kof… - tôi hắng giọng.
Kof kof là một câu hát lễ truyền thống trong kinh cầu nguyện tình bằng hữu của các bộ tộc Gagaouze.
- Tôi… vâng… kof… kof… - tôi nói tiếp một cách xuất sắc.
Rồi, rất đỉnh.
- Gì cơ?
-Tôi nói lại với bà lần thứ hai cho rõ, - ông ấy nói với sự kiên nhẫn vôtận mà người ta thường nói với trẻ con, hay đúng hơn là với những đầu óc chậm hiểu. - Bà Renée, bà không phải là chị mình.
Và vì tôi ngơ ngác ngồi im nhìn ông ấy, ông Kakuro nói tiếp:
-Tôi nhắc lại lần cuối cùng, hy vọng lần này bà không làm mình nghẹn thởbằng những miếng sushi giá ba mươi euro một miếng và đòi hỏi người ăn phải khéo léo: bà không phải là chị mình, chúng ta có thể là bạn. Và thậm chí là tất cả những gì mà chúng ta muốn.
21
Những chén trà
Toum toum toum toum toum toum toum
Look, if you had one shot, one opportunity,
To seize everything you ever wanted
One moment
Would you capture it or just let it slip?
Đólà bài hát của Eminem. Tôi thú nhận rằng, với tư cách là nhà tiên tri của tầng lớp ưu tú hiện đại, tôi thường nghe các bài hát của ca sĩ này khi không thể không nghĩ rằng Didon đã chết.
Nhưng đặc biệt, đó là cả một sự lộn xộn.
Bằng chứng ư?
Đây.
Remember me, remember me
But ah forget my fate
Ba mươi euro một miếng
Would you capture it
Or just let it slip?
Nóhiện ra trong đầu tôi, hiển nhiên rồi. Cái cách kỳ lạ mà các giai điệu ghi lại trong đầu óc tôi luôn làm tôi bất ngờ (thậm chí không gợi nhớ đến ông bạn lớn Confutatis của những bà gác cổng có bàng quang nhỏ) và chỉ với sự chú ý bên lề nhưng chân thật, tôi ghi nhận rằng lần này, cái mạnh nhất chính là liên khúc.
Rồi tôi òa khóc.
Trong tiệm ănBraserie des Amis ở Puteaux(41), một phụ nữ suýt bị nghẹn thở, rồi òa khóc khi thoát khỏi tình cảnh đó, sau đó đặt khăn ăn vào mũi, là một trògiải trí đáng giá. Nhưng ở đây, trong ngôi đền mặt trời, nơi sashimi được bán theo từng miếng, những cảm xúc thái quá của tôi lại gây hiệu ứng ngược lại. Một làn sóng phản đối trong im lặng vây quanh tôi, còn tôi nức nở, nước mắt nước mũi giàn giụa, tôi buộc phải dùng đến chiếc khăn ăn đã bị bẩn để lau đi những vết nhục trong cảm xúc của mình và cố gắng che giấu điều mà dư luận lên án.
41. Thành phố ở ngoại ô phía Tây Paris.
Tôi càng nức nở to hơn.
Paloma đã phản bội tôi.
Thếlà những tiếng nức nở từ ngực tôi đã mang theo toàn bộ cuộc đời sống trong bí mật của một trí óc cô độc, tất cả những lần đọc sách giấu mọi người, tất cả những mùa đông bệnh tật, tất cả những cơn mưa tháng Mười một trên khuôn mặt xinh đẹp của chị Lisette, tất cả những cây hoa trà trở về từ địa ngục và mắc lại trên đám rêu ở ngôi đền, tất cả những chéntrà trong tình bạn nồng ấm, tất cả những lời kỳ diệu từ miệng của cô gái, những bức tranh tĩnh vật rất wabi, những bản thể vĩnh cửu soi sáng hình phải chiếu riêng biệt của chúng, và cả những cơn mưa mùa hạ chợt đến trong sự bất ngờ thích thú, những bông tuyết nhảy múa theo khúc ca đơn điệu của trái tim, và trong chiếc hộp cổ đựng nữ trang của Nhật, khuôn mặt thanh khiết của Paloma. Rồi tôi khóc, tôi khóc không thể kìm nén được, những giọt nước mắt to nóng hổi của hạnh phúc, trong khi đó, xung quanh chúng tôi, mọi người mải mê ăn uống, chỉ còn lại cảm giác nặng nề về cái nhìn của người đàn ông mà khi ngồi cùng với ông ấy, tôi cảm thấy mình là một người khác, người ấy nhẹ nhàng cầm tay tôi, cười với tôi với tất cả sự nồng nhiệt trên thế giới.
- Cám ơn, - tôi gắng thì thầm trong một hơi thở.
- Chúng ta có thể là bạn, - ông ấy nói. - Và thậm chí là tất cả những gì mà chúng ta muốn.
Remember me, remember me
And ah! envy my fate
22
Cỏ trên đồng
Điềugì cần phải biết trước khi chết. Bây giờ tôi đã biết. Đây: tôi có thể nói với các bạn. Cái cần phải biết trước khi chết, đó là một cơn mưa xốixả biến thành ánh sáng.
Suốt cả đêm, tôi không chợp mắt. Sau những tình cảm biết ơn trào dâng trong tôi, bữa ăn tối vẫn rất tuyệt: nhẹ nhàng, đồng cảm, với những quãng im lặng dài và thú vị. Khi đưa tôi về đến cửa phòng, ông Kakuro hôn tay tôi rất lâu và chúng tôi chia tay nhau như thế, không một lời nói, chỉ với nụ cười giản dị và thoáng qua.
Suốt cả đêm, tôi không chợp mắt.
Các bạn có biết tại sao không?
Tất nhiên là có.
Tấtnhiên, mọi người đều cảm thấy rằng, ngoại trừ phần còn lại của câu chuyện, tức là một cơn địa chấn làm đảo lộn toàn bộ cuộc đời bỗng nhiên bị phơi bày, còn có một điều cứ luẩn quẩn trong đầu óc nhỏ bé của một phụ nữ đa cảm mơ mộng đã ngoài năm mươi tuổi như tôi. Và điều đó là: “Vàthậm chí là tất cả những gì mà chúng ta muốn.”
Lúc bây giờ, tôi bật dậy như một cái lò xo, đạp mạnh con mèo đang phẫn nộ bắn đến đầu kiacủa giường. Tôi đói. Tôi đói theo đúng nghĩa đen (một lát bánh mì khổnglồ phết bơ và mứt mận vàng chỉ làm tôi càng thêm ngon miệng) và tôi đóitheo nghĩa bóng: tôi vô cùng nóng lòng muốn biết đoạn tiếp theo. Tôi quay bên này, bên kia trong bếp như một con thú dữ bị nhốt trong chuồng,la mắng con mèo trong khi nó chẳng hề để ý đến tôi, ngấu nghiến thêm một suất bánh-mì-bơ-mứt, đi ngang đi dọc sắp xếp lại những thứ không cầnsắp xếp lại những thứ không cần sắp xếp và định ăn thêm một lần bánh mìnữa.
Và rồi, lúc tám giờ, bỗng nhiên tôi bình tĩnh lại.
Khôngbáo trước, rất bất ngờ, một cảm giác vô cùng thanh thản dần xâm chiếm tôi. Chuyện gì thế nhỉ? Một đột biến. Tôi hầu như không thấy câu giải thích nào khác; đối với một số người, đó là mọc mang cá, còn với tôi, đólà sự minh triết.
Tôi thả mình xuống một chiếc ghế và cuộc sống lại tiếp tục tiến trình của nó.
Mộttiến trình kém hứng thú: tôi nhớ ra rằng mình vẫn là người gác cổng và vào lúc chín giờ, tôi phải đến phố Bac để mua chất tẩy rửa vật dụng bằngđồng. “Lúc chín giờ” là một sự chính xác không tưởng: cứ cho là trong buổi sáng. Nhưng hôm qua, khi lập kế hoạch làm việc cho ngày hôm sau, tôi tự nhủ: “Tôi sẽ đi vào khoảng chín giờ.” Thế là tôi cầm lấy túi đi chợ và túi xách rồi đi vào thế giới lớn để tìm mua loại chất làm sáng những chi tiết trang trí ngôi nhà của người giàu. Bên ngoài, một ngày xuân thật đẹp trời. Từ xa, tôi nhận ra ông Gégène đang xé đống thùng cáctông của mình; tôi mừng cho ông ấy vì trời đã bắt đầu đẹp. Tôi thoáng nghĩ đến sự quý mến mà ông già lang thang dành cho giáo chủ ngạo mạn củangành ẩm thực, chuyện này làm tôi buồn cười; với những ai sung sướng, cuộc đấu tranh giai cấp bỗng nhiên dường như trở thành thứ yếu, tôi tự nhủ và cảm thấy bất ngờ vì ý thức nổi dậy của mình đã chùn xuống.
Thếrồi xảy ra chuyện: đột ông Gégène lảo đảo. Tôi chỉ còn cách ông ấy mườilăm bước, tôi nhíu mày lo lắng. Ông ấy loạng choạng, giống như đang ở trên một chiếc thuyền tròng trành, tôi thấy khuôn mặt và dáng vẻ nhớn nhác của ông ấy. Có chuyện gì thế? tôi hỏi thật to và bước vội về phía ông già nghèo khổ. Thông thường, vào giờ này, ông Gégène không say xỉn, mà ông ấy uống rượu cứ như bò ăn cỏ trên đồng cơ mà. Thật không may, đường phố vắng tanh; tôi là người duy nhất nhìn thấy ông lão bất hanh đang lảo đảo. Ông ấy bước vài bước chuệnh choạng về phía lòng đường, dừng lại, rồi ngay khi tôi chỉ còn cách hai mét, ông ấy đột ngột lao nhưtên bắn, cứ như đang bị hàng nghìn con quỷ đuổi theo.
Và đây là phần tiếp theo của câu chuyện.
Phần tiếp theo mà tôi, cũng như bất kỳ ai khác, không bao giờ mong muốn xảy ra.
23
Những bông hoa trà của tôi
Tôi chết.
Tôibiết với niềm tin chắc gần như linh cảm rằng tôi đang chết, rằng tôi sẽchết ở phố Bac, trong một buổi sáng mùa xuân đẹp trời, bởi vì một kẻ vôgia cư bị mắc chứng múa giật tên là Gégène đi lang thang trên lòng đường vắng vẻ mà không hề quan tâm đến con người cũng như Thượng đế.
Thực ra, lòng đường không vắng ngắt đến thế.
Tôi chạy theo ông Gégène, vứt cả túi xách và túi đi chợ.
Rồi tôi bị đâm.
Chỉkhi ngã xuống, sau giây lát sững sờ và hoàn toàn không hiểu gì, và trước khi cảm thấy đau đớn, tôi đã nhìn thấy cái đâm vào mình. Giờ đây, tôi nằm ngửa, nhìn thẳng lên thành chiếc xe tải của hiệu giặt là. Chiếc xe cố tránh tôi và lao về bên trái, nhưng đã quá muộn: cánh trước bên phải của nó chèn hẳn lên người tôi. “Hiệu giặt là Malavoin”, logo màu xanh của cửa hiệu in trên chiếc xe tải nhỏ màu trắng. Nếu có thể, tôi sẽcười. Những con đường của Thượng đế rất rõ ràng đối với người nào tự cho là giải mã được chúng…Tôi nghĩ đến Manuela, cô ấy sẽ ân hận đến cuốiđời vì cái chết này, cái chết do xe của hiệu giặt là gây ra chỉ có thể là sự trừng phạt cho hai lần ăn cắp mà vì lỗi lầm to lớn của cô ấy, tôi đã trở thành kẻ có tội… Rồi tôi chìm trong đau đớn; đau đớn về thể xác, lan toản, dồn dập, sự đau đớn ấy làm được điều phi thường là không đặc biệt gây đau ở đâu cả, nhưng lại luồn sâu vào khắp những nơi mà tôi có thể cảm thấy được; rồi sau đó là nỗi đau tâm hồn, vì tôi nghĩ tới Manuela sắp chỉ còn lại một mình, tôi sẽ không gặp cô ấy nữa, và vì điềunày gây nên một vết thương nhức nhối trong tim tôi.
Người ta nói vào lúc chết, con người xem lại toàn bộ cuộc đời mình. Nhưng trước đôi mắt mở to của tôi, mở to nhưng không nhận ra được chiếc xe tải nhỏ cũng như cô gái lái xe, chính là cô gái đã đưa cho tôi chiếc váy bằng vải lanh màu mận ở hiệu giặt là, giờ đây cô ấy khóc và kêu gào không còn để ýgì đến xung quanh nữa, tôi cũng không nhận ra những người qua đường chạy tới sau cú va chạm và nói với tôi rất nhiều lời vô nghĩa - trước mắt tôi, đôi mắt mở to mà không nhìn thấy gì nữa trên thế giới này, lần lượt lướt qua những khuôn mặt yêu quý mà với mỗi người trong số họ, tôi có một suy nghĩ xé lòng.
Về khuôn mặt, trước tiên có một cái mũi. Vâng, suy nghĩ đầu tiên của tôi hướng về con mèo, không phải vì nó quan trọng hơn tất cả mọi người, mà vì trước những đau đớn thực sự và những cuộc chia ly thực sự, tôi cần được yên tâm về số phận của người bạn bốn chân của mình. Tôi cười một mình khi nghĩ đến cái túi to béo phì đã làm bạn với tôi trong suốt mười năm góa bụa và cô đơn, tôi cười hơi buồn và nhẹ nhàng vì nhìn từ cái chết, sự gần gũi với những con vật nuôi dưỡng không phải là điều hiển nhiên nhỏ nhặt mà cuộc sống thường ngày đã biến thành tầm thường nữa; mười năm của cuộc đời đã kết tinh trong Léon và tôi thấy được những con mèo nực cười và vô dụng đi qua cuộc đời chúng tavới sự bình thản và vô tâm của những kẻ ngu ngốc lại là nơi chứa đựng những khoảng thời gian đẹp, vui vẻ và hạnh phúc, ngay cả dưới bóng của bất hạnh. Vĩnh biệt Léon, tôi tự nói với mình khi nói lời vĩnh biệt một cuộc đời mà tôi không nghĩ mình lại thiết tha đến mức này.
Rồi, bằng ý nghĩ, tôi giao số phận con mèo của tôi vào tay của Olympe Saint-Nice, lòng cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm vì tin chắc rằng cô gái ấy sẽchăm sóc tốt con mèo.
Từ đây, tôi có thể gặp lại những người khác.
Manuela.
Manuela, cô bạn của tôi.
Cuối cùng, ở ngưỡng cửa của cái chết, chị gọi em bằng em.
Emcòn nhớ những chén trà trong tình bạn dịu em không? Mười năm cùng uống trà và xưng hô tôi cô, và cuối cùng là sự nồng ấm trong ngực chị và lòngbiết ơn sâu sắc mà chị không biết là đối với ai hay với cái gì, với cuộc sống, có lẽ thế, vì đã cho chị làm bạn với em. Em có biết rằng chính vì được ở gần em nên chị có được những suy nghĩ đẹp nhất không? Phải đến khi chết chị mới ý thức được… Tất cả những giờ thưởng thức trà ấy, những khoảng thời gian dài sống trong sự thanh tao, quý bà mộc mạc ấy, không trang sức, không cung điện, nếu không có những khoảng thời gian đó, Manuela ạ, thi chị có lẽ vẫn chỉ là một bà gác cổng, trong khi đó, bằng cách lây nhiễm, vì bản chất quý tộc của trái tim là một chứng bệnh dễ lây nhiễm, em đã biến chị thành một phụ nữ có khả năng kết bạn… Liệu chị có thể dễ dàng biến khao khát của một số kẻ khốn khó thành thú vui của Nghệ thuật say mê đồ sứ màu lam, những tán lá xào xạc, những bông hoa trà yếu ớt và tất cả những báu vật vĩnh cửu trong thiết kỷ, tấtcả những viên ngọc quý trong sự vận động không ngừng của dòng sông, nếunhư hết tuần này sang tuần khác, em không dành trái tim và thời gian của mình để cùng chị tham dự nghi thức uống trà thiêng liêng?
Chị đã bắt đầu nhớ em biết bao… Sáng nay, chị hiểu chết có nghĩa là gì: vào giờ phút biến mất, chính những người khác chết vì chúng ta, vì chị ở đó,nằm trên mặt đường hơi lạnh lẽo và chị khinh thường cái chết; điều này sáng nay không có ý nghĩ gì hơn hôm qua. Nhưng chị không còn được gặp những người mà chị yêu quý, và nếu chết là như thế, thì đó chính là thảmkịch mà người ta nói tới.
Manuela, em gái của chị, cho dù số phậnkhông muốn cho chị đựơc là người như em đối với chị: một chiếc lan can ngăn bất hạnh, một thành trì chống lại sự tầm thường. Hãy tiếp tục, hãy sống và vui vẻ khi nghĩ đến chị.
Nhưng, trong trái tim chị, không bao giờ gặp lại em nữa là một đòn tra tấn vô tận.
Bâygiờ là anh, Lucien, trên một tấm ảnh ố vàng, trong khung tròn trước đôimắt của ký ức em. Anh cười, anh huýt sáo khe khẽ. Anh có cảm thấy cái chết của em, chứ không phải của anh, là điểm kết thúc của những ánh mắt của chúng ta trước khi thấy khiếp sợ vì anh chìm vào bóng tối? Xét cho cùng, cuộc đời còn lại gì khi những người cùng sống cuộc đời đó chết từ lâu lắm rồi? Hôm nay em có một cảm xúc rất lạ, đó là phản bội anh; chết,cũng giống như giết anh thực sự. Thử thách không chỉ là cảm thấy những người khác rời xa mình; còn phải dưa vào cõi chết những người chỉ còn tồn tại nhờ chúng ta. Thế nhưng anh cười, anh huýt sáo khe khẽ và bỗng nhiên, em cũng cười. Lucien… Em đã rất yêu anh, và có lẽ cũng vì thế mà em xứng đáng được nghỉ ngơi. Chúng ta ngủ yên trong nghĩa trang nhỏ ở quê mình. Đằng xa, có tiếng sông suối chảy. Ở đó, người ta thường câu cátrích và cả cá bống mú. Lũ trẻ con đến chơi ở đó, hò hét đến váng óc. Buổi tối, khi mặt trời lặn, vang lên tiếng chuông nhà thờ.
Còn ông, ông Kakuro, ông Kakuro thân mến, người đã làm tôi tin tưởng vào khảnăng tồn tại của một cây hoa trà… Hôm nay tôi chỉ thoáng nghĩ đến ông; vài tuần chưa nói lên điều gì cả; tôi hầu như chỉ biết về ông qua những gì ông làm cho tôi: một con người đầy thiện ý, một thứ thuốc kỳ diệu chống lại niềm tin vào số phận. Số phận có thể khác được ư? Ai mà biết được… Tôi không thể ngăn mình thắt lòng vì mối nghi ngờ này. Và nếu như?Và nếu như ông vẫn làm tôi cười, nói và khóc, trong khi gột rửa khỏi tất cả những năm tháng đó vết nhơ của lỗi lầm vả lại cho chị Lisette danh dự đã mất bằng sự đồng cảm với tình yêu không thể có được đó. Đáng thương thay…Giờ đây ông biến mất trong bóng đêm, và vào giờ phút không bao giờ còn gặp lại ông nữa, tôi phải từ bỏ mong muốn biết câu trả lời của số phận…
Chết là thế ư? Khốn khổ đến thế ư? Còn bao nhiêu thời gian nữa?
Muôn đời muôn kiếp, nếu tôi vẫn chưa biết.
Paloma, con gái yêu.
Cô trở lại với cháu đây. Cháu là người cuối cùng.
Paloma, con gái yêu.
Côkhông có con, vì điều đó không xảy ra. Cô có đau khổ vì chuyện này không? Không. Nhưng nếu cô có một đứa con gái, thì nó sẽ là cháu. Bằng tất cả sức lực của mình, cô đưa ra một lời thỉnh cầu để cuộc đời của cháu đựợc ở ngang tầm với điều mà cháu hứa hẹn.
Rồi bừng sáng.
Bừngsáng thực sự: cô nhìn thấy khuôn mặt xinh xắn nghiêm nghị và thanh khiết của cháu, cặp kính gọng hồng của cháu và cái cách cháu nắn nắn gấuáo ghilê, cách cháu nhìn thẳng vào mắt và vuốt ve con mèo cứ như nó có thể nói chuyện được. Và cô òa khóc. Khóc vì vui sướng trong lòng mình. Những kẻ hiếu kỳ cúi xuống thân xác bị nghiền nát của cô nhìn thấy gì? Cô không biết.
Nhưng bên trong, một vầng mặt trời.
Làm thế nào người ta đánh giá được giá trị của một đời người? Một hôm, Paloma đãnói với tôi rằng, điều quan trọng không phải là chết, mà là việc người ta làm ở thời điểm chết. Tôi làm gì ở thời điểm chết? Tôi tự hỏi với mộtcâu trả lời đã có sẵn trong sự ấm áp của tim tôi.
Tôi đã làm gì?
Tôi đã gặp người kia và tôi sắp yêu.
Saunăm mươi tư năm khô cằn về tình cảm và tinh thần, chỉ thoáng nhận ra tình cảm dịu dàng của Lucien, người hầu như chỉ là một chiếc bóng cam chịu, sau năm mươi tư năm sống trong bí mật và chiến thắng câm lặng trong nội tâm nhồi chặt của một trí óc cô đơn, sau năm mươi tư năm thù hận một thế giới và một đẳng cấp mà tôi đã biến thành nơi trút bỏ những tâm trạng không thỏa mãn nông nổi của mình, sau năm mươi tư năm chẳng làgì cả, không gặp gỡ ai cũng như không bao giờ đi với người khác.
Vẫn là Manuela.
Nhưng cả ông Kakuro.
Và Paloma, tâm hồn đồng điệu với tôi.
Những bông hoa trà của tôi.
Tôi mong sao được uống chén trà cuối cùng với mọi người.
Đây,một con chó cooker vui vẻ, tai và lưỡi dài lủng lẳng, chạy qua tầm mắt của tôi. Thật ngớ ngẩn… nhưng điều đó lại khiến tôi muốn cười. Vĩnh biệt, Neptune. Mày là một con chó ngốc nghếch nhưng phải tin rằng cái chết khiến chúng ta hơi bối rối; có lẽ mày là điều cuối cùng tao nghĩ đến. Và nếu điều đó có ý nghĩa, thì ý nghĩa đó đã hoàn toàn ra khỏi đầu tao.
Mà không. Này.
Còn hình ảnh cuối cùng.
Tò mò quá… Tôi không nhìn thấy các khuôn mặt nữa…
Sắpđến mùa hè rồi. Bây giờ. Tiếng chuông vang lên từ nhà thờ làng. Tôi gặplại bố tôi lưng còng, hai cánh tay cố gồng lên, đang cày đất tháng Sáu.Mặt trời xuống thấp. Bố tôi đứng lên, dùng tay áo lau mồ hôi trán rồi quay về nhà.
Kết thúc ngày làm việc.
Sắp chín giờ.
Lòng thanh thản, tôi chết.
SUY NGHĨ SÂU CUỐI CÙNG
Phải làm gì
Đối diện với mãi mãi
Nếu không phải là tìm kiếm
Luôn luôn
Trong vài nốt nhạc bí ẩn?
Sángnay, bà Michel chết. Bà ấy bị một chiếc xe tải nhỏ của hiệu giặt là đâmvào ở gần phố Bac. Tôi vẫn không thể tin được là mình đang viết những từ này.
Ông kakuro đã báo tin này cho tôi. Anh Paul, thư kí của ông ấy, lúc đó đang đi tới phố Bac. Anh ấy đã nhìn thấy vụ tai nạn từ xa, nhưng khi anh tới nơi thì đã quá muộn. Bà Michel muốn cứu ông già vôgia cư Gégène khi đó đang ở góc phố Bac trong tình trạng say khướt. Bà Michel chạy theo ông ấy mà không nhìn thấy chiếc xe tải đang lao tới. Hình như người ta phải đưa cô gái lái xe vào bệnh viện, cô ấy bị khủng hoảng thần kinh.
Ông Kakuro đến bấm chuông nhà tôi lúc khoảng mườimột giờ. Gặp tôi, ông ấy cầm tay tôi và nói: “Không có bất cứ cách nào để tránh cho cháu nỗi đau này, Paloma ạ, nên chú buộc phải nói với cháu chuyện đã xảy ra: cô Renée vừa mới bị tai nạn, lúc khoảng chín giờ. Tai nạn rất nghiêm trọng. Cô ấy mất rồi.” Ông ấy khóc. Ông ấy nắm tay tôi rất chặt. “Trời ơi, thế Renée là ai?” mẹ tôi sợ hãi hỏi. “Là bà Michel,”ông Kakuro trả lời. “Ôi!” mẹ tôi thở phào. Ông Kakuro chán ngán quay lưng lại với mẹ tôi. “Paloma, chú phải làm rất nhiều việc không hề đáng buồn cười nhưng chúng ta sẽ gặp nhau sau, được không?” ông ấy nói. Tôi gật đầu, và tôi cũng bắt tay ông ấy rất chặt. Chúng tôi chào nhau theo kiểu Nhật, hơi cúi người rất nhanh. Chúng tôi hiểu nhau. Chúng tôi quá đau đớn.
Khi ông ấy đi khỏi, điều duy nhất mà tôi muốn là tránh mặt mẹ. Mẹ đã mở miệng, nhưng tôi ra hiệu bằng tay, lòng bàn tay hướng về phía mẹ, ý nói: “Mẹ đừng cố nói.” Mẹ tôi hơi chững lại nhưng không lại gần, mẹ tôi để tôi đi vào phòng riêng. Ở đó, tôi cuộn tròn người trên giường. Sau nửa tiếng đồng hồ, mẹ tôi gõ nhẹ vào cánh cửa. Tôi nói:“Không.” Mẹ không gõ nữa.
Kể từ lúc đó, đã mười tiếng đồng hồ trôi qua. Nhiều chuyện cũng đã xảy ra trong tòa nhà. Tôi kể vắn tắt thế này: ngay khi biết tin, chị Olympe Saint-Nice vội vã đến phòng trực của bà Michel (một người thợ khóa đã đến mở cửa) để mang Léon về nhà mình. Tôi nghĩ rằng bà Michel, rằng cô Renée…tôi nghĩ là cô ấy muốn như vậy. Điều đó làm tôi nhẹ nhõm. Bà de Broglie chỉ đạo công việc, dưới sự chỉ huy tối cao của ông Kakuro. Thật kỳ lạ khi tôi thấy dường như bà già trái tính ấy trở nên dễ mến. Bà ấy nói với người bạn mới của mình là mẹ tôi: “Bà ấy làm ở đây đã hai mươi bảy năm. Chúng ta sẽ rất nhớ bà ấy.” Ngay lập tức, bà de Broglie tổ chức quyên góp để mua hoa và nhận trách nhiệm liên lạc với người nhà của cô Renée. Có ai không nhỉ? Tôi không biết, nhưng bà de Broglie sẽ tìm kiếm.
Tệ nhất là với cô Lopes. Cũng vẫn là bà de Broglie thông báo tin này khi cô ấy đến làm việc lúc mười giờ. Cô ấy đứng sững hai giây mà không hiểu chuyện gì, tay đặt trênmiệng. Rồi cô ấy ngã xuống. Khi tỉnh lại, tức là khoảng mười lăm phút sau, cô ấy chỉ thì thầm: “Xin lỗi, ôi xin lỗi” rồi quàng lại khăn và quay về nhà.
Buồn não lòng.
Còn tôi? Tôi cảm thấy gì? Tôi nói về những sự kiện nho nhỏ của nhà số 9 phố Grenelle nhưng tôi không dũng cảm lắm. Tôi còn xấu hổ nữa. Tôi nghĩ rằng tôi đã từng muốn chết vàgây đau khổ cho chị Colombe, mẹ tôi và bố tôi, vì tôi vẫn chưa thực sự đau khổ. Hay đúng hơn là tôi đã từng đau khổ nhưng chưa đau đớn, và bỗngnhiên tất cả những dự định nhỏ của tôi chỉ còn là sự xa xỉ của tuổi thiếu niên chẳng gặp rắc rối gì. Chỉ là sự hợp lý hóa của một cô bé con nhà giàu muốn gây ra chú ý.
Nhưng giờ đây, và đây là lần đầu tiên,tôi thấy đau đớn, vô cùng đau đớn. Một cú đấm vào bụng, nghẹn thở, tráitim bầm dập, dạ dày bị nghiền nát hoàn toàn. Một cơn đau thể xác không thể chịu đựng được. Tôi tự hỏi liệu một ngày nào đó mình có thoát khỏi nỗi đau này không? Tôi đau đớn khi hét lên điều đó. Nhưng tôi không hét.Điều mà giờ đây tôi cảm thấy là nỗi đau vẫn còn đó, nhưng nó không ngăncản tôi đi lại hay nói năng nữa, đó là một cảm giác bất lực và phi lý toàn phần. Như thế thật sao? Bỗng nhiên, tất cả các khả năng đều mất đi?Một cuộc đời đầy những dự định, những cuộc bàn luận mới chỉ bắt đầu, những ham muốn thậm chí còn chưa thực hiện được, bỗng vụt tắt trong một giây và chẳng còn lại gì, không còn gì để làm, người ta không thể quay ngược lại được nữa ư?
Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy ý nghĩacủa từ mãi mãi. Vâng, thật khủng khiếp. Người ta nói ra từ này hàng trăm lần mỗi ngày nhưng không biết mình đang nói gì cho đến khi phải đốidiện với một sự việc “mãi mãi” thực sự. Cuối cùng, người ta luôn ảo tưởng rằng mình kiểm soát được những gì sẽ tới; dường như chúng ta khôngcó gì là không thay đổi được cả. Những tuần gần đây, tôi tự nhủ một cách vô ích rằng mình sẽ tự tử, nhưng liệu tôi có thật sự tin điều đó không? Quyết định đó thực sự làm tôi cảm nhận được ý nghĩa của từ “mãi mãi” không? Hoàn toàn không. Nó chỉ làm tôi cảm nhận được quyền quyết định của mình. Và tôi nghĩ rằng, với một vài giây để tự sát, kết thúc “mãi mãi” vẫn chỉ là một từ rỗng tuếch. Nhưng khi ai đó mà mình yêu chếtđi… thì tôi có thể nói với các bạn rằng chúng ta cảm nhận được ý nghĩa của điều đó và cảm thất rất rất rất đau đớn. Đó cũng giống như một chùm pháo hoa bỗng vụt tắt và tất cả trở nên đen tối. Tôi cảm thấy cô đơn, ốm, đau đớn trong tìm và mỗi cử động đều cần đến những cố gắng vĩ đại.
Tiếpđó, một chuyện đã xảy ra. Hơi khó tin vì đó là một ngày buồn. Lúc gần năm giờ, tôi đi cùng ông Kakuro xuống phòng của bà Michel (tôi muốn nói là cô Renée) vì ông ấy muốn lấy váy áo của bà ấy để mang đến nhà xác bệnh viện. Ông ấy bấm chuông nhà tôi và bảo với mẹ tôi là muốn nói chuyện với tôi. Nhưng tôi đã đoán là ông ấy tới. Tôi đi ngay ra cửa. Tấtnhiên, tôi muốn đi cùng ông ấy. Hai chúng tôi đi thang máy, không nói gì. Ông ấy có vẻ rất mệt, mệt hơn là buồn; tôi tự nhủ: đau khổ thể hiện trên những khuôn mặt thông thái như thế đấy. Nó không phô ra, mà chỉ thểhiện sự mệt mỏi cao độ. Còn tôi, tôi có vẻ mệt không?
Tôi cùng ông Kakuro xuống phòng thường trực. Nhưng khi đi qua sân, chúng tôi đột ngột dừng lại cùng một lúc: ai đó đang chơi piano và chúng tôi nghe thấyrất rõ bản nhạc mà người ấy đang chơi. Tôi nghĩ đó là nhạc của Satie, nhưng thôi, tôi không dám chắc (dù sao cũng chắc chắn là nhạc cổ điển).
Thựcra tôi không có suy nghĩ sâu về chủ đề này. Vả lại, làm thế nào có đượcmột suy nghĩ sâu khi tâm hồn đồng điệu với mình đang nằm trong ngăn lạnh của bệnh viện? Nhưng tôi biết rằng cả hai chúng tôi cùng đột ngột dừng lại và chúng tôi hít thật sâu, để mặt trời sưởi ấm khuôn mặt của mình và nghe nhạc từ bên trên vọng xuống. “Chú nghĩ rằng cô Renée thích thời khắc này,” ông Kakuro nói. Và chúng tôi đứng yên vài phút để nghe nhạc. Tôi đồng ý với ông ấy. Nhưng tại sao?
Tối nay, khi nghĩ đến điều này, trong khi trái tim và dạ dày bị nghiền nát, tôi tự nhủ rằng rốt cuộc, có lẽ đời là thế: nhiều thất bọng, nhưng cũng có một vài thời khắc đẹp khi thời gian không còn như trước nữa. Giống như những nốt nhạctạo thành một kiểu ngoặc đơn thời gian, một kiểu ngưng đọng, một nơi khác ở chính tại đây, một luôn luôn trong mãi mãi.
Vâng, đúng thế, một luôn luôn trong mãi mãi.
Cô đừng lo, cô Renée ạ, cháu sẽ không tự tử và sẽ không đốt gì cả.
Bởi vì, vì cô, từ nay cháu sẽ dồn những luôn luôn vào mãi mãi.
Cái đẹp trên thế giới này.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top