Nhiemtrung docluc
Câu 21: Trình bày định nghĩa quá trình NT, các hình thái của NT và mối quan hệ giữa các hình thái
Định nghĩa quá trình NT: là quá trình tác động qua lại giữa cơ thể và VSV, diễn ra trong 1 môi trường nhất định, dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và chức năng của 1 hay nhiều mô
-Định nghĩa NT (SGK): là sự xâm nhập và sinh sản trong mô của các VSV gây bệnh dẫn tới sự xuất hiện hoặc không xuất hiện bệnh NT
-Phân biệt với ký sinh: VSV ký sinh không xâm nhập vào mô, không gây biến đổi cấu trúc chức năng mô.
Các hình thái NT
Tùy vào mức độ NT, người ta chia thành các hình thái sau đây:
-Bệnh NT: là quá trình NT có triệu chứng lâm sàng rõ rệt (như sốt, đau) và tìm thấy các VSV gây bệnh trong bệnh phẩm
Bệnh NT chia thành 2 loại:
+Bệnh NT cấp tính: triệu chứng bệnh rõ rệt, thường bệnh tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó bệnh nhân khỏi hoặc tử vong
+Bệnh NT mạn tính: bệnh kéo dài, triệu chứng không rõ rệt, do các VSV ký sinh bên trong TB (lao)
-NT thể ẩn: là quá trình NT không có triệu chứng lâm sàng, không tìm thấy VSV gây bệnh trong bệnh phẩm nhưng có thể có thay đổi về công thức máu. NT thể ẩn gặp nhiều hơn, không nguy hiểm cho bệnh nhân nhưng có thể là nguồn lây bệnh
-NT tiềm tàng: VSV gây bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, sẽ gây bệnh khi có điều kiện. VD: virus Herpes cư trú ở hạch giao cảm, khi cơ thể suy giảm miễn dịch, virus sẽ gây thủy đậu.
-NT chậm: là bệnh NT có thời gian ủ bệnh dài, do 1 số virus, điển hình là nhóm Lentivirus, tiêu biểu là HIV, thời gian ủ bệnh 7-10 năm.
Mối quan hệ giữa các hình thái
-Bệnh NT và NT thể ẩn là 2 hình thái cơ bản
-Các mức độ của NT phụ thuộc vào sự tương quan giữa khả năng gây bệnh, số lượng của VSV và đường xâm nhập của chúng vào cơ thể, đối lại với khả năng đề kháng của cơ thể.
Câu 22: Trình bày: khái niệm độc lực của VSV, 2 loại đơn vị đo độc lực; giải thích được các điều kiện để VSV có thể gây bệnh
Độc lực của VSV:
-Định nghĩa: là mức độ của khả năng (sức) gây bệnh của VSV
Khi nói đến độc lực của VSV phải đề cập tới đối tượng cụ thể mà VSV đó gây bệnh.
-Đơn vị đo độc lực:
+MLD: liều gây chết nhỏ nhất: là lượng ít nhất VSV hoặc độc tố đủ giết hết một lô động vật thí nghiệm trong 1 thời gian xác định
+LD50: liều gây chết 50%: là lượng ít nhất VSV hoặc độc tố đủ giết 50% một lô động vật thí nghiệm trong 1 thời gian xác định
Các điều kiện để VSV có thể gây bệnh
-Điều kiện cần:
+Có độc lực
+Đủ số lượng
+Xâm nhập đúng đường
Quan hệ giữa độc lực và số lượng tỷ lệ nghịch với nhau, độc lực mạnh thì số lượng cần thiết để gây bệnh nhỏ và ngược lại
-Điều kiện cần và đủ:
+Có 3 điều kiện cần
+Sức đề kháng của cơ thể kém
Câu 23: Trình bày các yếu tố độc lực của VSV:
Sự bám vào tế bào vật chủ
-Bám vào tế bào là điều kiện đầu tiên để VSV có thể xâm nhập vào mô và gây NT
-Virus hấp phụ đặc hiệu lên bề mặt TB cảm thụ
-Vi khuẩn cũng bám đặc hiệu vào tế bào (V. cholerea bám vào biểu mô niêm mạc ruột non) nhờ các cấu trúc:
+Pili: cấu trúc giống lông nhưng nhỏ hơn, thường có ở vi khuẩn Gram âm: VD N. gonorrhea
+Firmbriae: hình dạng như pili nhưng bé hơn, thường có ở vi khuẩn Gram dương, VD S.pyogenes
+Polysaccarid bề mặt: ở 1 số chủng của vi khuẩn đường ruột, nhất là S. mutant
+Các cấu trúc khác: Mycoplasma bám bởi protein bề mặt của màng sinh chất vào acid sialic của receptor TB chủ
-1 số vi khuẩn không có độc lực vẫn có khả năng bám và ngược lại 1 số vi khuẩn độc lực, yếu tố bám không tương quan với độc lực.
Sự xâm nhập và sinh sản
-Xâm nhập và sinh sản là yếu tố quyết định của sự NT{}
-Một số VSV gây bệnh bằng cách sinh sản bên trong tế bào: virus, vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc, 1 số vi khuẩn khác như Samonella
-Một số VSV gây bệnh không xâm nhập vào trong tế bào, sinh sản bên ngoài tế bào tiết ra ngoại độc tố tác động đến tế bào....
Độc tố
Độc tố là những chất độc của VSV gây bệnh, gồm 2 loại
-Nội độc tố: là những chất độc gắn ở vách vi khuẩn Gram âm (như Shigella, Samonella), bản chất là LPS. Nội độc tố chịu được nhiệt độ sôi, không bị phân hủy bởi protease, tính KN yếu→không sản xuất được vacxin
-Ngoại độc tố: là những chất độc do vi khuẩn tiết ra môi trường, bản chất hóa học là protein nên không chịu được nhiệt độ sôi và proease, tính KN tốt, sản xuất được vaccin, độc lực cao hơn nội độc tố, có ở cả vi khuẩn gram dương (bạch hầu) và âm (tả, ho gà)
Các enzym ngoại bào: Gồm 2 loại:
-Enzym chuyển hóa: phân cắt các phân tử có trọng lượng lớn để giúp vi khuẩn hấp thu được,
-Enzym độc lực:
+Hyaluronidase: phân hủy acid hyaluronic của mô liên kết để vi khuẩn xâm nhập sâu vào mô
+Coagulase: tạo fibrin lắng đọng xung quanh vi khuẩn, ngăn thực bào, KT, kháng sinh
+Fibrinolysin (streptokinase): hoạt hóa plasminogen thành plasmin, làm tan tơ huyết, tăng lan tràn vi khuẩn
+Hemolysin: làm tan hồng cầu, được ứng dụng trong chẩn đoán VSV (ASLO)
Các KN bề mặt có tác dụng chống thực bào
-KN vỏ (như của phế cầu): bão hòa opsonin hóa, chống thực bào
-KN bề mặt: vi khuẩn thương hàn có KN Vi, vi khuẩn lao có lớp vách đặc biệt (gồm nhiều yếu tố sợi và sáp) làm cho chúng có thể phát triển bên trong các tế bào thực bào
Các yếu tố gây quá mẫn
-Quá mẫn là những phản ứng miễn dịch có hại cho cơ thể, VD nội độc tố kích thích sản xuất lymphokin (TNF, IL-6) gây shock NT, virus sốt xuất huyết gây xuất huyết bằng phức hợp miễn dịch
Sự né tránh đáp ứng miễn dịch
-Một số VSV chống lại được hệ thống bảo vệ của cơ thể nhờ các cơ chế:
+Sự ẩn dật của VSV: VSV chui vào tế bào để tránh tác dụng của KT: vi khuẩn lao ký sinh trong tế bào, ADN virus gắn vào NST tế bào
+Tiết ra các yếu tố ngăn cản hệ thống bảo vệ cơ thể: tụ cầu vàng tiết ra protein A bao quanh tế bào vi khuẩn, gắn với Fc của IgG, phế cầu tiết ra protease thủy phân IgA
+Thay đổi KN, hạn chế tác dụng của miễn dịch đặc hiệu: virus cúm, HIV
+Tấn công hệ miễn dịch: virus HIV xâm nhập và phá hủy các tế bào lympho TCD4
Độc lực của virus
-Cũng có yếu tố bám, xâm nhập và nhân lên gây hủy hoại tế bào. Ngoài ra còn có
+Phá hủy/suy giảm chức năng TB: làm thay đổi chức năng của màng tế bào (như HIV), ngăn cản sinh tổng hợp các phân tử của TB để phục vụ cho sự nhân lên của nó, thay đổi tính thấm lysosom, tiểu thể virus phá hủy cấu trúc và chức năng của TB, gây chết TB
+Gây biến đổi cấu trúc di truyền, chuyển dạng, loạn sản tế bào do mất kiểm soát KN bề mặt
Tóm lại, mỗi VSV có nhiều yếu tố độc lực nhưng có 1 số yếu tố độc lực quyết định{}
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top