Nhiệm vụ phòng ban
II. Phòng tài chính – kế toán
1. Chức năng:
1. Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất.
2. Giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty trong việc chấp hành các quy định về tài chính, tín dụng, chế độ kế toán của Nhà nước cũng như của Công ty.
3. Bảo đảm đáp ứng đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và Quy chế tài chính của Công ty
4. Giúp Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty.
5. Kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc Công ty theo đúng quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Công tác Tài chính:
1. Lập kế hoạch tài chính của Công ty; Giao kế hoạch tài chính năm và quý đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty.
2. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty đúng thời hạn quy định, đôn đốc các dơn vị trực thuộc Công ty báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính.
3. Huy động vốn
a. Huy động vốn trung hạn, dài hạn để đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh:
- Xây dựng phương án tích luỹ từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh.
- Xác định nhu cầu vốn đầu tư trung hạn, dài hạn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán, thuê tài chính
- Phát hành trái phiếu công trình.
- Tín dụng trung hạn, dài hạn bằng hàng hoá và bằng tiền tệ.
b. Huy động vốn ngắn hạn để đầu tư sản phục vụ xuất kinh doanh:
- Hạn mức lưu động vốn vay ngân hàng
c. Huy động bằng nguồn vốn khác
+ Quản lý chặt chẽ các khoản nợ Công ty cho các đơn vị trực thuộc vay bằng các nguồn quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi, các khoản Công ty cho vay lại.
+ Lập kế hoạch phát triển, quản lý và sử dụng vốn, tài sản, quỹ đất và quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu và các lợi thế thương mại, các tài sản khác được hình thành thuộc quyền quản lý của Công ty, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn trong các hoạt động đầu tư vốn ra ngoài Công ty.
4. Xây dựng và trình duyệt phương án về thay đổi cơ cấu vốn, tài sản, tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Hội đồng quản trị công ty phê duyệt.
5. Tổ chức hướng dẫn, xây dựng kế hoạch, chiến lược đầu tư dài hạn: xây dựng kế hoạch vốn đầu tư trung và dài hạn 5 năm,10 năm của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Tham gia việc đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.2. Công tác Tín dụng:
1. Trên cơ sở kế hoạch SXKD và kế hoạch đầu tư, chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn trung hạn, dài hạn, kế hoạch tín dụng vốn lưu động dưới các hình thức được pháp luật cho phép để huy động vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
2. Xây dựng mức lãi suất huy động và cho vay vốn trong nội bộ Công ty và ngoài Công ty.
3. Thực hiện đàm phán, dự thảo các Hợp đồng tín dụng của Công ty.
4. Đôn đốc thực hiện các kế hoạch tài chính, tín dụng từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc.
2.3 . Công tác kế toán:
2.3.1. Tổ chức, thực hiện công tác kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng kế toán và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán:
+ Tiếp nhận chứng từ gốc phát sinh từ bộ phận, phòng ban lập chứng từ thanh toán, làm thủ tục thanh toán hoặc lập chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán.
+ Phát hành một số chứng từ theo mẫu bắt buộc của Nhà nước, như: Hoá đơn giá trị gia tăng, Giấy nộp tiền vào Ngân sách ....
+ Lập các chứng từ hạch toán phản ánh quan hệ kinh tế giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc.
2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
3. Tổ chức ghi sổ kế toán.
4. Lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định, bao gồm:
+ Báo cáo kế toán của cơ quan Công ty.
+ Tổng hợp báo cáo kế toán của toàn Công ty.
5. Lập các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Công ty và Nhà nước.
6. Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Nhà nước.
7. Tổ chức bộ máy kế toán: Căn cứ vào đặc điểm tổ chức SXKD của Công ty và các đơn vị trực thuộc để lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán ( Tập trung hay phân tán) phù hợp với tổ chức bộ máy kế toán hợp lý.
8. Xây dựng, phổ biến chế độ kế toán, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế toán.
2.3.2 Thực hiện quản lý chi tiêu theo dự toán và một số giao dịch khác:
1. Thực hiện công tác cấp phát và chi tất cả các nguồn theo dự toán, bao gồm: Chi phí quản lý cơ quan Công ty, các quỹ Doanh nghiệp các quỹ tự nguyện và các quỹ khác.
2. Trực tiếp quản lý quỹ, két thuộc cơ quan Công ty.
3. Giao dịch Ngân hàng, thực hiện các thủ tục bảo lãnh, đặt cọc, thế chấp của Công ty cho các đơn vị trực thuộc.
4. Thực hiện các thủ tục đóng, mở tài khoản của Công ty.
5. Điều hoà vốn hàng ngày cho các công trình, các đơn vị trực thuộc đảm bảo kịp thời, hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
2.3.3 Kiểm tra tài chính; Phân tích các hoạt động kinh tế
1. Thực hiện nhiệm vụ của Kế toán trưởng theo luật kế toán; kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp thanh toán nợ; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
2. Thông qua báo cáo và theo dõi tình hình quản lý kinh tế, tài chính ở đơn vị trực thuộc đề xuất tổ chức kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.
3. Tổ chức hướng dẫn phân tích hoạt động kinh tế trong đơn vị và tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong toàn Công ty.
2.3.4 Theo dõi, quản lý Hợp đồng và thu hồi nợ
1. Tham gia đàm phán Hợp đồng theo chức năng: Hợp đồng Kinh tế, Hợp đồng với chuyên gia nước ngoài, Hợp đồng tín dụng.
2. Làm thủ tục thanh toán hợp đồng theo điều khoản Hợp đồng và chứng từ thanh toán. Theo dõi tình hình thanh toán theo Hợp đồng.
3. Tham gia thanh lý Hợp đồng
4. Phối hợp với các đơn vị trực thuộc tổ chức nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tiền bán hàng, thu hồi công nợ.
5. Tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế của các công trình phục vụ công tác thu hồi vốn
6. Lập báo cáo thu hồi vốn và thu hồi tiền bán hàng hàng tháng và đột xuất.
2.3.5. Công tác Nộp Ngân sách Nhà nước:
- Tính toán, kê khai các khoản nộp Ngân sách Nhà nước.
- Làm thủ tục hoàn thuế, nộp thuế.
- Quyết toán thuế với các cơ quan thuế theo Quy định.
2.3. 6. Phục vụ các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Nhà nước:
- Trực tiếp làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Nhà nước đến làm việc tại Công ty theo quyết định định của các cơ quan chức năng.
- Đề nghị các bộ phận, phòng ban liên quan tham gia giải trình ( nếu cần).
2.3.7. Các nhiệm vụ khác:
- Tham gia quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.
- Tham gia quản lý vốn đầu tư ra ngoài Công ty
- Dự thảo Quyết định tăng, giảm vốn cố định do điều động trong nội bộ Công ty.
2.3.8. Xây dựng, phổ biến, hướng dẫn chế độ tài chính, kế toán:
1. Xây dựng quy chế tài chính, kế toán, dự thảo trình duyệt các quy định cụ thể về tài chính – kế toán, quy định phân cấp quản lý về công tác tài chính, kế toán cho các đơn vị trực thuộc Công ty; Phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chế, quy định về tài chính, tín dụng, kế toán đối với các đơn vị trực thuộc Công ty.
2. Dự thảo ban hành hướng dẫn triển khai chế độ mới về công tác kế toán cho Bộ phận làm công tác tài chính – kế toán tại các đơn vị trực thuộc; Xây dựng các quy định về hạch toán kinh doanh, hạch toán kế toán.
3. Tổ chức Hội thảo, tập huấn các chế độ mới về công tác kế toán cho toàn thể cán bộ, nhân viên kế toán trong Công ty; bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ làm công tác tài chính – kế toán.
4. Tổ chức ứng dụng tin học trong công tác kế toán.
3. Mối quan hệ giữa Phòng Tài chính –kế toán với các Phòng ban Công ty và đơn vị trực thuộc:
1. Mối quan hệ giữa Phòng Tài chính –Kế toán với các phòng ban Công ty
- Phòng Tài chính –kế toán phối hợp với các phòng khác và các đơn vị trực thuộc để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, tham gia đàm phán ký kết Hợp đồng kinh tế và giao kế hoạch tài chính hàng quý, năm cho các đơn vị trực thuộc.
- Tham gia xây dựng phương án trả lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
- Phối hợp với các Phòng ban lập dự toán chi phí cho khối cơ quan Công ty.
- Phòng Tổ chức –Hành chính: trong công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và chế độ chính sách đối với người lao động; công tác tổ chức nhân sự của bộ phận tài chính –kế toán, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ làm công tác tài chính –kế toán từ công ty đến đơn vị trực thuộc.
- Phòng Kinh tế – Kế hoạch:
Phối hợp với Phòng Kinh tế – Kế hoạch trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm .
- Phối hợp xây dựng kế hoạch thu hồi vốn hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
- Phòng Dự án:
Phòng Dự án có trách nhiệm cung cấp Tài liệu, số liệu liên quan đến kế hoạch đầu tư dài hạn, việc thẩm định Dự án đầu tư. Phối hợp với Phòng Dự án thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản công trình hoàn thành.
2. Mối quan hệ giữa Phòng Tài chính –kế toán với các đơn vị trực thuộc Công ty
Các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm cung cấp cho Phòng Tài chính-Kế toán:
- Báo cáo kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm, báo cáo kiểm kê tài sản.
Phòng Tài chính-Kế toán có trách nhiệm:
- Thực hiện chức năng giám sát công tác tài chính kế toán của các đơn vị trực thuộc theo luật kế toán; cơ chế quản lý tài chính hiện hành và quy chế tài chính của Công ty.
- Có ý kiến về việc đề bạt, tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ quỹ tại các đơn vị trực thuộc.
III. Phòng kinh tế – kế hoạch
1.Chức năng:
1. Công tác kế hoạch và báo cáo thống kê.
2. Công tác kinh tế.
3. Công tác Hợp đồng kinh tế.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Công tác kế hoạch và báo cáo thống kê
2.1.1. Công tác xây dựng kế hoạch:
- Phối hợp với các phòng ban và đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp hàng năm, hàng quý, hàng tháng, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn trên cơ sở định hướng phát triển của Tổng công ty và Công ty.
- Tổng hợp kế hoạch các lĩnh vực do các phòng chuyên môn và các đơn vị lập để xây dựng kế hoạch chung trong toàn Công ty (kế hoạch sản xuất kinh doanh, Kế hoạch chi phí – giá thành, kế hoạch đầu tư, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị, kế hoạch cân đối và sử dụng nhân lực, kế hoạch đào tạo ..v..v).
- Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt và năng lực của các đơn vị trực thuộc, giao kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm cho các đơn vị phù hợp với kế hoạch chung của Công ty.
2.1.2 Công tác báo cáo thực hiện kế hoạch và báo cáo thống kê:
- Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các mục tiêu tiến độ, phân tích đánh giá để tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, nhân lực, thiết bị xe máy và các phương tiện khác phục vụ cho việc đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm của các đơn vị trực thuộc. So sánh với kế hoạch đã giao, xác định nguyên nhân hoàn thành kế hoạch hoặc không hoàn thành kế hoạch, tổng hợp báo cáo lãnh đạo Công ty, đề xuất các biện pháp giải quyết.
- Tổng hợp, lập báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất của Công ty theo quy định.
- Đôn đốc các đơn vị tổ chức triển khai toàn diện các mặt của công tác kế hoạch đã được phê duyệt để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu, tiến độ và các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện báo cáo thống kê đảm bảo yêu cầu thông tin nhanh, chính xác, đúng quy định của Nhà nước, Tổng công ty và Công ty.
- Bám sát chỉ tiêu kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm, kế hoạch quý của Tổng công ty để tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty về kế hoạch cho Công ty.
2.2. Công tác Kinh tế
- Phối hợp với các đơn vị, phòng ban trong Công ty xây dựng các loại định mức: định mức lao động tiền lương, định mức đơn giá nội bộ ..... phục vụ công tác hạch toán kinh doanh.
- Thẩm định dự toán chi phí giá thành do các đơn vị lập và trình Tổng giám đốc Công ty phê duyệt làm cơ sở ký kết hợp đồng giao khoán nội bộ.
- Kiểm tra định mức, đơn giá chi phí tiền lương trình Tổng giám đốc Công ty duyệt tạm ứng, thanh toán tiền lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên.
- Kiểm tra các định mức, đơn giá, tổng dự toán liên quan đến đầu thu của Công ty và phối hợp với các đơn vị, các phòng ban kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
- Chủ trì trong công tác thu hồi vốn, theo dõi, thực hiện, đôn đốc nghiệm thu thanh toán hàng tháng, hàng quý, năm của Công ty và đề ra các biện pháp thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị, phòng ban trong Công ty lập và trình duyệt phiếu giá thanh toán các công trình, các dự toán chi phí tư vấn, sau khi nhận được biên bản nghiệm thu và đề cương khối lượng do phòng Quản lý Kỹ thuật chuyển đến.
- Thẩm định phiếu giá đối với hợp đồng kinh tế Công ty trực tiếp ký với các đối tác trong và ngoài Công ty trình Tổng giám đốc công ty phê duyệt, chuyển Phòng Tài chính - Kế toán thanh toán.
- Theo dõi sản lượng thực hiện, kiểm kê giá trị sản lượng dở dang của các đơn vị và toàn Công ty theo quy định
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty tổ chức mua sắm và sửa chữa máy móc, thiết bị, vật tư, sửa chữa lớn, sửa chữa văn phòng theo quy định, phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc thực hiện công tác đầu tư của Công ty.
- Thẩm tra và trình phê duyệt dự toán sửa chữa lớn thiết bị, sửa chữa văn phòng làm việc của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Tham gia xây dựng quy định, chức năng, nhiệm vụ của các ban của các đơn vị trực thuộc Công ty về công tác nghiệp vụ kinh tế - kế hoạch khi được giao nhiệm vụ, về thực hiện chế độ tiền lương, khoán, định biên theo công việc và chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật của các đơn vị trực thuộc Công ty.
2.3. Công tác Hợp đồng kinh tế
- Phòng Kinh tế - Kế hoạch là đầu mối thực hiện công tác quản lý hợp đồng kinh tế.
- Dự thảo và đàm phán hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan đàm phán để lãnh đạo Công ty ký kết tất cả các loại Hợp đồng kinh tế bao gồm: Nhận thầu tư vấn xây dựng, thuê tư vấn, thuê chuyên gia trong và ngoài nước, mua sắm máy móc thiết bị, vật tư, phụ tùng trong và ngoài nước, bảo hiểm...
- Lập và theo dõi các Hợp đồng giao khoán nội bộ với các đơn vị, cá nhân trên cơ sở dự toán chi phí giá thành được duyệt và giấy giao nhiệm vụ của Tổng giám đốc Công ty.
- Làm thủ tục uỷ quyền thực hiện các Hợp đồng Kinh tế theo quy chế quản lý Hợp đồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và Công ty. Kiểm tra và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế của các đơn vị khi được Tổng giám đốc Công ty uỷ quyền ký kết và thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc thực hiện Hợp đồng Kinh tế, nghiệm thu, thanh quyết toán và thanh lý các Hợp đồng sau khi hoàn thành.
- Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Hợp đồng kinh tế trong toàn Công ty hàng quý, năm và báo báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế của Nhà nước và Quy định phân cấp ký kết Hợp đồng kinh tế của Công ty, kiểm tra phát hiện kịp thời các Hợp đồng kinh tế sai với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chủ trương của Tổng công ty, Công ty và những Hợp đồng kinh tế không đảm bảo công tác hạch toán kinh doanh để báo cáo kịp thời Tổng giám đốc Công ty xử lý.
3. Quyền hạn và các mối quan hệ:
3.1. Quyền hạn:
- Phòng Kinh tế - Kế hoạch được quyền yêu cầu các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết về các lĩnh vực Kinh tế - Kế hoạch, Hợp đồng kinh tế, các vấn đề về kinh tế của các đơn vị trực thuộc để Phòng tổng hợp, báo cáo.
- Được quyền chỉ đạo theo ngành dọc các ban Kinh tế - Kế hoạch của các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiệp vụ đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.2. Mối quan hệ:
- Quan hệ theo ngành dọc với phòng ban chức năng Tổng công ty, phối hợp với các phòng Kinh tế, phòng Kế hoạch, phòng Đầu tư để bám sát chỉ tiêu kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm, kế hoạch quý để có quan hệ giải quyết với cấp trên về các vấn đề kinh tế cho Công ty.
- Quan hệ với các phòng chức năng Công ty và các đơn vị trực thuộc: phối hợp với các phòng chức năng Công ty và các đơn vị trực thuộc giải quyết các công việc phục vụ cho việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của phòng.
- Quan hệ với các cơ quan Nhà nước, các địa phương: chủ động quan hệ với các cơ quan nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương khi được lãnh đạo Công ty giao nhiệm vụ để giải quyết tốt các công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
Iv. Phòng quản lý kỹ thuật
1. Chức năng
1. Quản lý tiến độ tư vấn thiết kế.
2. Quản lý chất lượng và nghiệm thu sản phẩm.
3. Quản lý công tác bảo hộ lao động.
4. Quản lý công tác khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ.
5. Quản lý thiết bị và cơ giới.
6. Quản lý hồ sơ thiết kế và tài liệu khoa học kỹ thuật.
2. Nhiệm vụ
2.1Công tác quản lý tiến độ tư vấn thiết kế
- Trên cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty phối hợp với các đơn vị lập tiến độ hàng năm, hàng quý và hàng tháng để báo cáo với Công ty và Tổng công ty. Theo dõi, tổng hợp, xử lý tiến độ tư vấn của các đơn vị, trình Giám đốc Công ty phê duyệt và giao nhiệm vụ cho các đơn vị trong Công ty thực hiện.
- Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu tiến độ tư vấn, phân tích đánh giá để tham mưu giúp Lãnh đạo Công ty trong công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, nhân lực, thiết bị xe máy và các phương tiện thi công khác phục vụ cho việc đảm bảo các mục tiêu tiến độ tư vấn đề ra.
- Đôn đốc các đơn vị trong Công ty trong công tác lập, tổ chức thực hiện tiến độ tư vấn.
- Theo dõi, bám sát chỉ tiêu tiến độ tư vấn để có quan hệ và giải quyết với cấp trên và các đơn vị về tiến độ tư vấn của Công ty.
2.2.Công tác quản lý chất lượng và nghiệm thu sản phẩm
- Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty quyết định lựa chọn các đơn vị hoặc cá nhân làm đối tác với công ty trong lĩnh vực tư vấn thiết kế thông qua việc Kiểm tra -Hồ sơ năng lực- của các cá nhân, tổ chức tư vấn.
- Phối hợp với các đơn vị trong Công ty được giao nhiệm vụ thiết kế, khảo sát, thí nghiệm xem xét các phương án để đề xuất phương án hợp lý nhất trình Giám đốc Công ty duyệt trước khi triển khai công việc.
- Tập hợp, nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm của Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới phổ biến áp dụng trong công ty.
- Căn cứ vào các quy định về việc kiểm tra, nghiệm thu bản vẽ, hồ sơ thiết kế, nghiên cứu đề nghị sửa đổi bổ sung quy trình kiểm tra nghiệm thu bản vẽ, hồ sơ thiết kế phù hợp với yêu cầu từng công trình và hợp đồng ký với khách hàng.
- Phối hợp với đơn vị kiểm tra chất lượng, hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế trước khi trình Giám đốc Công ty ký xuất bản và đưa vào lưu trữ.
- Theo dõi đôn đốc các đơn vị được Tổng giám đốc Công ty giao nhiệm vụ thiết kế, khảo sát, thí nghiệm thực hiện đạt chất lượng, đáp ứng thời gian giao nộp sản phẩm cho khách hàng.
- Báo cáo định kỳ hàng tháng, quí, năm đối với công tác Quản lý chất lượng theo qui định của Tổng công ty và nhà nước.
- Kiểm tra, hướng dẫn, lập hồ sơ nghiệm thu sản phẩm tư vấn trong nội bộ Công ty hoặc với chủ đầu tư.
- Theo dõi, hướng dẫn, ban hành các qui định thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000.
2.3.Công tác quản lý bảo hộ lao động
-Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty đưa ra quyết định chung về công tác an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp trong công ty.
- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch huấn luyện bảo hộ lao động. Kiểm tra định kỳ công tác bảo hộ lao động của các đơn vị trong Công ty.
- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc lập báo cáo thống kê, báo cáo tình hình thực hiện BHLĐ định kỳ. Lập và lưu trữ hồ sơ tài liệu theo qui định hiện hành.
- Kiểm tra định kỳ việc thực hiện công tác bảo hộ lao động thực hiện tại các đơn vị thuộc công ty và công ty.
- Tổng kết công tác BHLĐ hàng năm báo cáo Công ty và Tổng công ty.
2.4.Công tác quản lý công tác khoa học kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ
- Kiểm tra đôn đốc các đề tài khoa học Tổng công ty giao cho đơn vị
- Nghiên cứu vật liệu mới, công nghệ tiên tiến, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực tư vấn phổ biến, hướng dẫn đơn vị thực hiện.
- Lập Thiết kế Bản vẽ thi công Nhà máy thuỷ điện.
- Thực hiện công tác giám sát tác giả Nhà máy thuỷ điện
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Nhà máy thuỷ điện để tiến tới có thể tự thực hiện công tác thiết kế Nhà máy thuỷ điện
- Nghiên cứu, quản lý hệ thống máy tính và các phần mềm tin học trong công ty.
- Tổng kết báo cáo công tác khoa học công nghệ của công ty với các cấp lãnh đạo.
2.5. Công tác Quản lý thiết bị và cơ giới
2.5.1. Quản lý thiết bị
- Quản lý các thiết bị tin học/văn phòng
+ Lập hồ sơ quản lý các thiết bị tin học và văn phòng
+ Kiểm tra kỹ thuật về việc sửa chữa, mua các thiết bị tin học/văn phòng
+ Quản lý mạng máy tính Công ty.
- Các thiết bị thí nghiệm/khảo sát:
+ Lập hồ sơ quản lý các thiết bị thử nghiệm.
+ Tổng hợp theo dõi quá trình sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định các thiết bị.
+ Kiểm tra kỹ thuật về việc sửa chữa, kiểm định, bảo dưỡng và mua mới thiết bị.
2.5.2. Quản lý cơ giới
+ Lập hồ sơ theo dõi quản lý;
+ Tổng hợp theo dõi quá trình sửa chữa, bảo dưỡng;
+ Kiểm tra kỹ thuật về việc sửa chữa, bảo dưỡng.
2.5.3. Quản lý hồ sơ thiết kế và các tài liệu khoa học kỹ thuật
- Giao hồ sơ thiết kế đã được ký duyệt cho chủ đầu tư và đơn vị thi công;
- Cập nhật, tổng hợp, lưu trữ và phân loại hồ sơ thiết kế do Công ty thực hiện và do các đơn vị khác chuyển đến gọn gàng, ngăn nắp để thuận lợi cho việc tra cứu khi cần thiết và đảm bảo an toàn bí mật;
- Cập nhật và lưu trữ các tài liệu khoa học kỹ thuật. Phục vụ công tác truy cập, tìm kiếm của các CBCNV trong Công ty.
3. Mối quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ với các phòng ban khác và đơn vị trực thuộc Công ty
- Phòng Kinh tế- Kế hoạch :
Phối hợp về các vấn đề về kỹ thuật chất lượng, tiến độ trong công việc lập nghiệm thu, thanh toán, công tác tư vấn thiết kế với khách hàng.
Cung cấp tiến độ, khối lượng tháng quí năm phục vụ công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng Tài chính - Kế toán
Tham gia kiểm tra, nghiệm thu kỹ thuật các sản phẩm tư vấn để phòng TCKT có cơ sở thanh quyết toán.
- Phòng Dự án.
Tham gia, phối hợp, kiểm tra trong công tác lập dự án .
- Phòng Tổ chức- Hành chính
Tham gia kiểm tra trình độ của CBCNV, Kế hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân viên.
- Các đơn vị, xí nghiệp trong Công ty.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị về công tác tiến độ, chất lượng, quản lý các thiết bị tin học/văn phòng, thiết bị khảo sát và thiết bị thí nghiệm để sản phẩm của Công ty có chất lượng cao và đảm bảo đúng các qui định của nhà nước ban hành.
v. Phòng dự án
1. Chức năng
1. Lập, theo dõi, quản lý các dự án đầu tư nâng cao năng lực công ty.
2. Lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu các gói thầu xây lắp các công trình dân dụng, giao thông.
3. Công tác kiểm tra dự toán và thẩm định dự toán, Tổng dự toán các dự án do Công ty đảm nhận công tác tư vấn thiết kế.
4. Lập, thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, các dự án đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ mới phục vụ thi công các công trình thuỷ điện.
5. Công tác tiếp thị, tìm kiếm việc làm, thu thập thông tin khoa học kỹ thuật công nghệ mới phục vụ công tác sản xuất kinh doanh.
6. Tham gia, phối hợp với các trung tâm, xí nghiệp trong công ty lập các dự án đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
2. Nhiệm vụ
2.1Công tác lập, quản lý các dự án nâng cao năng lực công ty.
- Đối với các dự án nâng cao năng lực công ty: Phòng có nhiệm vụ chủ trì công tác lập và trình duyệt dự án, theo dõi quá trình triển khai thực hiện đầu tư các dự án, lập báo cáo tình hình thực hiện đầu tư hàng tháng, quí, năm báo cáo Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị công ty, Tổng công ty.
- Đối với các dự án nâng cao năng lực do xí nghiệp khảo sát, trung tâm thí nghiệm lập: Phòng có nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định, hướng dẫn các đơn vị tính toán. Theo dõi, kiểm tra trong quá trình thựch hiện đầu tư.
2. 2. Lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu các gói thầu xây lắp các công trình dân dụng, giao thông.
- Đối với công tác lập hồ sơ mời thầu, dự thầu xây lắp các công trình dân dụng, giao thông có qui mô vừa và nhỏ: Phòng có nhiệm vụ chủ trì công tác lập hồ sơ mời thầu, dự thầu.
- Đối với công tác lập hô sơ mời thầu, dự thầu xây lắp các công trình dân dụng, giao thông có qui mô lớn, có tính chát phức tạp: Phòng có nhiệm vụ chủ trì công tác lập hồ sơ mời thầu, dự thầu, đề xuất phương án huy động bố trí nhân lực các trung tâm xí nghiệp tham gia lập hồ sơ.
2.3 Công tác kiểm tra dự toán và thẩm định dự toán, Tổng dự toán các dự án do Công ty đảm nhận công tác tư vấn thiết kế.
Phòng có nhiệm vụ thu thập, tìm kiếm các văn bản pháp lý, định mức có liên quan công tác lập dự toán, Tổng dự toán. Tổ chức kiểm tra, thẩm định toàn bộ công tác lập dự toán, Tổng dự toán trong toàn công ty.
2.4. Lập, thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, các dự án đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ mới phục vụ thi công các công trình thuỷ điện.
Phòng có nhiệm vụ chủ trì công tác lập các dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật.
Chủ trì công tác lập dự án đầu tư dây chuyền công nghệ phục vụ thi công các công trình thuỷ điện.
2.5 Công tác tiếp thị, tìm kiếm việc làm, thu thập thông tin khoa học kỹ thuật công nghệ mới phục vụ công tác sản xuất kinh doanh.
Phòng có nhiệm vụ chủ động tiếp thị, tìm kiếm tìm hiểu, quan hệ với các đối tác là các đơn vị thành viên trong Tổng công ty cũng như các đối tác ngoài Tổng công ty trong các lĩnh vực có liên quan để tìm kiếm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên
Thu thập và tổng hợp các nguồn thông tin về định hướng kế hoạch phát triển đầu tư xây dựng của Nhà nước, của các Bộ, ngành, các địa phương, các chế độ chính sách của Đảng, của Tổng công ty, Công ty để định hướng và tiếp thị tìm nguồn công việc cho Công ty.
Thu thập, tìm hiểu các công nghệ mới đặc biệt là các thiết bị, công nghệ mới tiên tiến phục vụ công tác tư vấn xây dựng các dự án năng lượng.
2.6. Tham gia, phối hợp với các trung tâm, xí nghiệp trong công ty lập các dự án đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
Phòng có nhiệm vụ tham gia cùng các trung tâm, xí nghiệp trong công ty lập các dự án đầu tư các dự án thuỷ điện. Chủ trì công tác lập 02 báo cáo chuyên ngành: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường và Báo cáo di dân tái định cư:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top