nhi khoa 1

DINH DƯỠNG TRẺ EM
 
Mục tiêu
 
Xác định được tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Nêu được thành phần của sữa mẹ
Trình bày phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ
Giải thích được vai trò của ăn dặm đối với sức khoẻ và bệnh tật của trẻ
Nêu  được nhu cầu dinh dưỡng cho từng lứa tuổi.
 
Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ em. Nó ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật làm
bệnh tật dễ phát sinh, hay làm bệnh chậm lành hoặc nặng hơn ở trẻ thiếu dinh dưỡng.
Vì thế dinh dưỡng trẻ em không chỉ giới hạn về dinh dưỡng của trẻ sau sinh mà phải
bao hàm dinh dưỡng của bà mẹ lúc mang thai và xa hơn nữa là tình trạng dinh dưỡng
của mẹ trước lúc mang thai.
1.  Nuôi con  bằng sữa mẹ 
1.1. Sinh lý của sự sản xuất sữa 
Sữa mẹ được sản xuất từ những tế bào của nang sữa (tuyến vú). Xung quanh nang sữa
là các tế bào cơ, nó co thắt và đẩy sữa ra ngoài qua ống dẫn, dẫn sữa từ nang sữa ra
ngoài. Ở phần quần vú , các ống trở nên rộng hơn và hình thành các xoang sữa. Đó là
nơi sữa được gom lại để chuẩn bị cho một bữa ăn. Ống hẹp trở lại khi nó qua núm vú.
Tổ chức xung quanh ống dẫn sữa và nang sữa gồm có mô mỡ, mô liên kết, mạch máu.
Tổ chức mỡ và mô liên kết quyết định độ lớn của vú. Cuối thời kỳ thai nghén, vú lớn
gấp 2 - 3 lần so với lúc bình thường.
Sau khi sinh, sản xuất sữa mẹ được điều chỉnh bởi hai phản xạ :
1.1.1.Phản xạ sinh sữa  
Khi đứa trẻ mút vú, xung động cảm giác đi từ vú lên não tác động lên thuỳ trước của
tuyến yên để bài tiết ra prolactin. Prolactin đi vào máu đến vú làm cho các tế bào bài
tiết sữa sản xuất ra sữa. Phần lớn prolactin ở trong máu trong khoảng 30 phút sau bữa
bú. Chính vì thế, nó giúp vú tạo sữa cho bữa ăn tiếp theo. Đối với bữa ăn này, đứa trẻ
bú sữa mà nó đã có sẵn trong vú.Vì thế, cần cho trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều
sữa.
Prolactin thường được sản xuất nhiều về ban đêm, vì  vậy nên cho con bú vào ban đêm
để duy trì việc tạo sữa .
Prolactin làm cho bà mẹ cảm thấy thư giãn và đôi khi buồn ngủ vì thế bà mẹ có thể
nghỉ ngơi tốt ngay cả khi cho con bú vào ban đêm. Ngoài ra prolactin còn ngăn cản sự
phóng noãn vì thế có thể giúp mẹ không có thai trở lại.
1.1.2. Phản xạ xuống sữa (hay tiết sữa)
Khi trẻ bú, xung động từ vú tác động lên thuỳ sau tuyến yên để bài tiết ra oxytocin.
Oxytocin đi vào máu đến vú và làm cho các tế bào cơ chung quanh nang sữa co lại,
làm cho sữa đã được tập trung vào nang sữa chảy theo ống dẫn sữa đến xoang sữa và
chảy ra ngoài. Đây là phản xạ xuống sữa ( hay tiết sữa hoặc phun sữa).        
Oxytocin được sản xuất nhanh hơn prolactin. Nó làm sữa trong vú chảy ra cho bữa bú
này. Oxytocin có thể hoạt động trước khi trẻ bú, khi bà mẹ chờ đợi một bữa bú. Nếu
phản xạ oxytocin không làm việc tốt thì trẻ có thể có khó khăn trong việc nhận sữa.
Ngoài ra, oxytocin làm cho tử cung mẹ go tốt sau đẻ. Phản xạ oxytocin có thể được hỗ
trợ bởi sự cảm thấy hài lòng với con mình, hoặc yêu thương con và cảm thấy tin tưởng
rằng sữa của mình tốt nhất đối với trẻ. Nhưng nó có thể bị cản trở bởi đau ốm, lo lắng
hoặc nghi ngờ về sữa của mình. Do đó, để tăng hoặc hỗ trợ cho phản xạ này cần để mẹ
luôn luôn ở cạnh con mình, và xây dựng niềm tin cho mẹ về sữa của mình.
Sự sản xuất của sữa mẹ cũng được điều chỉnh ngay trong vú của chính nó. Người ta đã
tìm thấy trong sữa mẹ có một chất có thể làm giảm hoặc ức chế sự tạo sữa.
1.2. Lượng sữa mẹ 
Trong vài tháng cuối của thai kỳ, thường có một lượng nhỏ sữa tiết ra. Sau khi sinh,
khi trẻ bú mẹ, lượng sữa được tiết ra tăng lên nhanh chóng. Từ vài muỗng trong ngày
đầu, lượng này tăng lên vào khoảng 100 ml vào ngày thứ hai, và 500 ml vào tuần lễ
thứ hai. Lượng sữa sẽ được tiết ra một cách đều đặn và đầy đủ vào ngày thứ 10 - 14
sau khi sinh. Trung bình mỗi ngày trẻ khoẻ mạnh tiêu thụ khoảng 700 - 800 ml trong
24 giờ.
Độ lớn của vú dường như không ảnh hưởng đến số lượng sữa, tuy nhiên vú quá nhỏ,
hay không tăng kích thước trong thời gian mang thai có thể sản xuất ít sữa 
Ở những bà mẹ nuôi dưỡng kém, lượng sữa vào khoảng 500 - 700 ml/ngày trong 6
tháng đầu, 400 - 600 ml/ngày trong 6 tháng sau đó, và 300 - 500 ml trong năm thứ hai.
Tình trạng này có thể do nguồn dự trữ của bà mẹ bị kém (thiếu dự trữ mỡ) trong thời
gian mang thai.
1.3.  Các loại sữa mẹ 
Thành phần của sữa mẹ thường không giống nhau, nó thay đổi theo tuổi của trẻ và từ
đầu cho tới cuối một bữa bú. Nó cũng khác nhau giữa các bữa bú và cũng thay đổi vào
những thời gian khác nhau trong ngày.
Sữa non có từ tháng thứ tư của bào thai, sản xuất ra trong vài giờ  đầu sau sinh. Có
màu vàng nhạt hoặc sáng màu , đặc quánh. 
Sữa chuyển tiếp được sản xuất từ ngày thứ 7 đến  thứ 14. Số lượng nhiều hơn, vú có
cảm giác đầy, cứng và nặng . Một số người gọi hiện tượng này là sữa về. 
Sữa thường (sữa vĩnh viễn) được tiết ra sau tuần lễ thứ hai sau sinh, có màu trắng lỏng.
Sữa đầu là sữa được sản xuất vào đầu một bữa bú, có màu trong xanh. Nó được sản
xuất với một khối lượng lớn. Cung cấp nhiều protein, lactose và các chất dinh dưỡng
khác. Trẻ không cần nước hoặc thêm bất cứ loại dịch nào khác trước khi trẻ được 4 - 6
tháng tuổi vì trẻ đã nhận được toàn bộ lượng nước cần thiết từ sữa này.
Sữa cuối là sữa được sản xuất vào cuối một bữa bú, đục hơn vì nó chứa nhiều chất
béo. Chất béo này cung cấp nhiều năng lượng cho bữa bú.
1.4. Thành phần sữa mẹ 
1.4.1. Chất dinh dưỡng 
- Protein sữa mẹ dễ tiêu, dễ hấp thu ; một phần có thể hấp thu ngay ở dạ dày; Protein
sữa mẹ chứa    lactalbumin, casein (35%) hình thành những cục mềm lỏng dễ tiêu
hoá.Trong sữa non, protein chiếm 10%; trong sữa vĩnh viễn là 1%. Ngoài ra acid
amine của sữa mẹ có cystein và taurine cần thiết cho sự phát triển của não bộ trẻ sơ
sinh. Ngoài ra sữa mẹ còn có protein kháng khuẩn.Protein sữa bò là  lactalbumin,
casein chiếm 80%, không chứa các loại protein kháng khuẩn để bảo vệ cơ thể trẻ.
- Lipit : Sữa mẹ chứa acit béo không no, đây là loại acit béo dễ tiêu, cần thiết cho sự
phát triển của não, mắt và sự vững bền của mạch máu trẻ. Sữa mẹ còn chứa lipase, gọi
là lipase kích thích muối mật vì nó khởi động các hoạt động trong ruột non với sự có
mặt của muối mật. Lipase không hoạt động trong bầu vú hoặc trong dạ dày trước khi
sữa trộn với mật.
- Glucit : Đường của sữa mẹ là    lactose rất dễ hấp thu, thích hợp cho sự phát triển của
vi khuẩn Lactobacillus bifidus. Vi khuẩn này biến    lactose thành thành acit lactic, là
loại acit ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đồng thời giúp hấp thu dễ dàng
calcium và các muối khoáng khác. Trái lại, đường của sữa bò là  lactose, thích hợp
cho sự phát triển của vi khuẩn E. coli.
- Muối khoáng 
Calcium trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bò nhưng dễ hấp thu hơn và đủ cho trẻ phát
triển.
Sắt ở trong sữa mẹ hay sữa bò đều ít (50 - 70   g/100 ml), nhưng vào khoảng 70% sắt
trong sữa mẹ được hấp thu, trong khi so với sữa bò là 4 - 10%.
Natri, kali, phospho, clor tuy ít hơn sữa bò nhưng cũng đủ cho nhu cầu sinh lý của trẻ.
Natri trong sữa mẹ phù hợp với chức năng của thận, trái lại, natri trong sữa bò cao nên
có thể gây phù cho trẻ.
- Vitamin : Nếu mẹ ăn uống đầy đủ, trẻ bú mẹ được cung cấp đầy đủ vitamin trong 4 -
6 tháng đầu. Lượng vitamin D ít trong sữa mẹ nhưng trẻ bú mẹ ít bị còi xương.  Lượng
Vitamin C, B1, A thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ.
1.4.2. Yếu tố chống nhiễm khuẩn :
Đã từ lâu, việc bú mẹ đã được thừa nhận là có khả năng bảo vệ trẻ chống lại các  bệnh
nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh ỉa chảy (bệnh ỉa chảy 1/17.3 và hô hấp 1/3.9 ở trẻ nuôi
bằng sữa mẹ so với ăn nhân tạo).
- Sữa mẹ sạch : Sữa mẹ vô trùng. 
- IgA có rất nhiều trong sữa non, ít hơn trong sữa thường. Nó không hấp thu nhưng có
tác dụng chống lại một số vi khuẩn và virus tại ruột.
- Lactoferin : Đây là một loại protein có ái lực với sắt. Sự liên kết này làm cho vi
khuẩn không có sắt để phát triển và đây là yếu tố bảo vệ trẻ chống lại nhiễm trùng
ruột. Nếu cho trẻ nhiều sắt, lactoferin sẽ bị bảo hoà và lượng sắt thừa sẽ giúp vi khuẩn
phát triển và gây bệnh.
- Lysozyme : Có nhiều trong sữa mẹ gấp 1000 lần so với sữa bò. Nó có khả năng diệt
một số vi khuẩn và bảo vệ trẻ đối với một số virus .
- Interferon là chất có khả năng ngăn cản sự hoạt động của một vài virus.
- Bạch cầu :  Trong hai tuần đầu, trong sữa mẹ có chứa 4000 bạch cầu/ml. Bạch cầu
này tiết ra IgA, lactoferin, lysozyme, interferon. 
- Yếu tố bifidus : là một carbohydrate chứa nitơ, cần thiết  cho sự phát triển một
Lactobacillus bifidus, ngăn cản vi khuẩn gây bệnh phát triển
1.4.3. Yếu tố phát triển và chất ức chế bài tiết sữa :
- Yếu tố phát triển biểu bì : Có nhiều ở  sữa non,  kích thích sự phát triển của nhung
mao ruột, giúp cho cơ thể trẻ tránh được tình trạng dị ứng và bất dung nạp protein sữa
bò và giúp trẻ phát triển trí thông minh.
- Trong sữa mẹ người ta còn tìm thấy một chất có tác dụng ức chế việc bài tiết sữa.
Nếu   sữa được sản xuất nhiều  thì chất ức chế sẽ ngăn cản  sự sinh sữa của các tế bào
tiết sữa . Nếu sữa mẹ chảy ra hoặc vắt bỏ sữa thì chất ức chế cũng được lấy ra khỏi vú,
sau đó vú sẽ tạo ra sữa nhiều hơn. Vì thế, khi ngừng bú một bên, thì vú bên đó cũng
ngừng tạo sữa .
1.4.5.  Những vấn đề khác của nuôi con bằng sữa mẹ 
- Bú mẹ và bệnh dị ứng : Bú mẹ có khả năng giúp trẻ tránh khỏi một số bệnh dị ứng
như chàm, hen. IgA trong sữa mẹ có thể xem như một chất chống dị ứng.
- Bú mẹ và thai nghén : Bà mẹ cho con bú, kinh nguyệt trở lại chậm hơn so với bà mẹ
không cho con bú. Khoảng 1/3 bà mẹ cho con bú không có kinh trong 9 tháng đầu sau
sinh. Tuy vậy, vẫn có trường hợp rụng trứng trước khi có kinh.
- Bú mẹ và ung thư vú : Tỷ lệ ung thư vú thấp ở bà mẹ cho con bú so với bà mẹ không
cho con bú.
- Bú mẹ và tâm lý xã hội :Bú mẹ tạo ra một tình cảm sâu sắc giữa mẹ và con.
1.4.6.Tầm quan trọng của sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn toàn diện nhất cho trẻ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu của cuộc sống.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ có những lợi ích sau :
- Sữa mẹ chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ.
- Cơ thể trẻ dễ hấp thu và sử dụng sữa mẹ một cách có hiệu quả.
- Bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn , tránh một số bệnh dị ứng.
- Giúp  cho trẻ phát triển tốt về tinh thần, tâm lý và thể chất.
- Chi phí ít hơn là nuôi trẻ bằng thức ăn nhân tạo.
- Giúp cho sự gắn bó mẹ con và làm phát triển mối quan hệ gần gủi, yêu thương.
- Giúp cho mẹ chậm có thai.
- Bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ (cầm máu hậu sản tốt, giảm tỷ lệ ung thư vú)
1.5. Phương pháp nuôi trẻ bằng sữa mẹ 
1.5.1.Những thuật ngữ về bú mẹ
- Bú mẹ hoàn toàn ( tuyệt đối): nghĩa là không cho trẻ bất cứ một đồ ăn hoặc thức
uống nào ngay cả nước( trừ thuốc và viatamin - muối khoáng hoăc sữa mẹ đã được vắt
ra)
- Bú mẹ chủ yếu: nghĩa là nuôi trẻ bằng sữa mẹ nhưng cũng cho thêm một ít nước
hoặc đồ uống pha bằng nước .
- Bú mẹ đầy đủ nghĩa là nuôi con bằng sữa mẹ kể cả bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ là
chủ yếu
- Bú mẹ một phần nghĩa là cho trẻ bú một vài bữa sữa mẹ, một vài bữa ăn nhân tạo.
- Ăn nhân tạo nghĩa là nuôi trẻ bằng các thức ăn mà không cho bú mẹ tí nào. 
1.5.2. Phương pháp bú mẹ
Nuôi trẻ bằng sữa mẹ chỉ đạt được kết quả tốt khi mẹ muốn cho con bú và đặt tin
tưởng vào việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ để hỗ trợ cho phản xạ oxytocin.Trẻ được bú đúng
phương pháp: 
- Cho trẻ bú ngay sau sinh, khoảng 1/2 giờ sau sinh và để mẹ nằm gần con.
- Sữa non phải là thức ăn đầu tiên của trẻ để giúp ruột phát triển hoàn chỉnh và giảm
tình trạng nhiễm khuẩn  do nguồn thức ăn khác đưa vào.
- Bú mẹ tuyệt đối tối thiểu trong 4 tháng đầu.
- Cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, tránh bú theo giờ, điều này phù hợp với lượng sữa
mẹ và sự phát triển của từng trẻ.
- Đứa trẻ phải ngậm bắt vú tốt để mút có hiệu quả.
- Đứa trẻ nên mút thường xuyên và càng lâu càng tốt.
- Không nên cho trẻ bú thêm sữa bò hoặc các loại nước khác.
- Vệ sinh vú và thân thể .
- Cai sữa : Chỉ nên cai sữa lúc trẻ được 18 - 24 tháng, sớm nhất là 12 tháng. Khi cai
sữa trẻ phải bỏ từ từ các bữa bú. Không nên cai sữa lúc trẻ bị bệnh hay vào lúc bị bệnh
nhiễm trùng phỗ biến. Mẹ có thai vẫn cho con bú nhưng cần thêm dinh dưỡng cho trẻ
và cho mẹ.
- Săn sóc vú và đầu vú : Đầu vú nhô ra rõ vào cuối thai kỳ vì thế nếu đầu vú     phẳng
hoặc tụt vào trong cần phải hướng dẫn và làm cho đầu vú nhô ra bằng cách xoa và kéo
đầu vú ra vài lần mỗi ngày. Nếu làm không có kết quả thì sẽ cho bú qua một đầu vú
phụ hoặc nặn sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa và cốc
1.6.Những yếu tố làm giảm lượng sữa trong ngày
- Cho con chậm bú sau đẻ 2-3 ngày, sẽ hạn chế sự hoạt động của tuyến vú bởi vì
không có chất prolactine.
- Mẹ có bệnh: suy tim, lao, thiếu máu, suy dinh dưỡng.
- Mẹ quá trẻ, dưới 18 tuổi, tuyến vú chưa trưởng thành, kém tiết sữa.
- Mẹ dùng các loại thuốc ức chế sự tiết sữa: Aspirine, kháng sinh, thuốc chống dị
ứng...
- Mẹ lao động nặng.
- Mẹ buồn phiền, lo âu sẽ hạn chế tiết prolactine.
- Khoảng cách cho bú dài, trên 3 giờ.
- Con trên 12 tháng. Trong năm đầu lượng sữa là 1200ml/ngày; qua năm thứ hai là
500ml; năm thứ ba là 200ml/ngày.
1.7.Cách bảo vệ nguồn sữa mẹ
Đó là tái lập lại sự tạo sữa hay duy trì sũa mẹ. Được áp dụng cho trẻ còn bú mẹ mà bà
mẹ vì lý do nào đó tạm thời ít sữa. 
- Để cho trẻ bú thường xuyên: Cho trẻ bú 5 phút ở mỗi vú, 2 - 3 giờ một lần mặc dù
mẹ chỉ còn ít sữa .
- Cho trẻ ăn thêm cho đến khi mẹ đủ sữa. Trường hợp cho ăn thêm bằng sữa bò thì pha
loãng 1/2 đậm độ sữa để trẻ luôn luôn bị đói và bú mạnh thêm. Điều này không nên
kéo dài một tuần lễ. Cho trẻ ăn thêm sau khi bú mẹ và cho trẻ ăn bằng thìa và cốc.
- Mẹ phải được nghỉ ngơi thoải mái và phải tin tưởng rằng sẽ có sữa trở lại. 
- Để tăng cường biện pháp trên đây cần phải :
- Giải thích cho bà mẹ để bà mẹ tin tưởng rằng sẽ có sữa trở lại.
- Tìm hiểu và giải quyết nguyên nhân gây ít sữa. Nguyên nhân gây ít sữa phổ biến là:
+ Bà mẹ cho trẻ ăn thêm sớm không cần thiết.
+ Bà mẹ lo lắng, mệt mỏi, thiếu giải thích.
+ Bà mẹ uống thuốc ngừa thai có độ oestrogen cao 
- Cần giải thích cho bà mẹ lợi ích của việc bú mẹ so với các phương pháp nuôi dưỡng
khác.
- Có thể dùng thuốc gây xuống sữa :
+ Dùng oxytocin dưới dạng phun (Syntonon) bơm vào mũi, 4 đơn vị/lần vào một hoặc
hai mũi, 2 - 3 phút trước khi cho bú.
+ Dùng Chlorprromazine gây kích thích sản xuất sữa đồng thời làm giảm lo lắng. Liều
dùng là 10 - 25 mg, 2 - 3 lần/ngày, trong 3 - 10 ngày. Nếu cần tăng liều 50 mg (không
quá 200 mg/ngày) trong 1 - 2 ngày. Sau đó giảm liều.
- Khuyến khích mẹ ăn thêm thức ăn giàu dinh dưỡng mà gia đình có thể có. Ăn thêm
khoảng 1/2 hoặc 1/4 khẩu phần ăn hằng ngày
- Nếu mẹ bị nhiễm trùng thì điều trị nhiễm trùng nhanh và cho bú mẹ lại sớm.
Nếu làm các biện pháp trên đây không có hiệu quả và không nhờ bà mẹ thứ hai nuôi
trẻ, khi đó mới cho trẻ ăn nhân tạo. Tuy vậy mẹ còn một ít sữa thì cần cho trẻ bú vài
phút trước khi ăn. Làm như vậy có lợi vì: 
- Gia tăng giá trị dinh dưỡng cho trẻ bằng một ít sữa mẹ.
- Trẻ được bảo vệ chống nhiễm trùng, tuy ít còn hơn không có.
- Có được mối tình cảm giữa mẹ và con.
- Sữa có thể có trở lại khi mẹ được an tâm.
1.8.Dấu hiệu của ngậm bắt vú tốt
- Cằm của trẻ chạm vào vú
- Miệng trẻ mở rộng
- Môi dưới của trẻ đưa ra ngoài
- Má của trẻ chụm tròn, hoặc lõm áp vào bầu vú mẹ
- Quầng vú ở phía trên miệng trẻ nhiều hơn ở phiếu dưới
- Vú nhìn tròn trịa
1.9.Dấu hiệu của ngậm bắt vú không tốt
- Cằm trẻ không chạm vào bầu vú
- Miệng của trẻ không mở rộng
- Môi trẻ không đưa ra ngòai hoặc môi dưới mím vào
- Má  trẻ căng hoặc lõm khi trẻ bú
- Có nhiều quầng vú mẹ ở phía dưới miệng của trẻ hơn là ở phía trên hoặc như nhau. 
- Trong thời gian trẻ bú, vú bẹt hoặc bị kéo dài ra. 
2.  Ăn nhân tạo 
Bú mẹ là điều kiện lý tưởng để nuôi trẻ và bảo vệ trẻ. Tuy vậy, trong một vài điều kiện
sữa mẹ không có (mẹ mất , mẹ không có sữa), hoặc sữa mẹ ít, lúc đó phải cho trẻ ăn
một thức ăn khác gần giống sữa mẹ, đó là ăn nhân tạo hoặc cho trẻ ăn vừa sữa mẹ vừa
thức ăn khác, đấy là ăn hỗn hợp. Những trường hợp trên đây thường được áp dụng cho
trẻ còn nhỏ. Ăn nhân tạo và ăn hỗn hợp cần phải được giáo dục cho bà mẹ và hướng
dẫn kỹ, cũng cần phải theo dõi chặt chẽ vì trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và suy dinh dưỡng.
Sau đây là một số biện pháp giải quyết trong trường hợp mẹ không có hoặc có ít sữa
theo thứ tự ưu tiên :
- Tái lập lại sự tạo sữa hay duy trì sữa mẹ
- Nuôi trẻ bằng sữa của bà mẹ khác .
- Nuôi trẻ bằng sữa khác sữa mẹ .
- Nuôi trẻ bằng hồ được thêm đạm từ sữa hoặc đạm ở các nguồn gốc khác .
2.1.  Nuôi trẻ bằng sữa khác sữa mẹ 
Chỉ áp dụng khi hai biện pháp trên không thực hiện được. Nuôi trẻ bằng sữa khác sữa
mẹ thường là sữa bò là cách nuôi có nhiều nguy hiểm, đặc biệt đối với gia đình neo
đơn và văn hoá thấp, vì sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn gây ỉa chảy và pha loãng gây suy
dinh dưỡng.Cần phải chọn lựa loại sữa thích hợp với kinh tế gia đình.
Bà mẹ cần phải được hướng dẫn tỉ mỉ cách sử dụng sữa bò và trẻ phải được theo dõi
luôn. Mẹ phải trực tiếp cho trẻ ăn để tạo mối tình cảm. Khi trẻ hết  ba tháng thì bắt đầu
cho trẻ ăn dặm thêm :
2.1.1.Những nguy hiểm của việc nuôi con bằng sữa nhân tạo (sữa công nghiệp, sữa   
bò):
- Nuôi nhân tạo có thể cản trở sự gắn bó mẹ con.
- Dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn
khác.Tiêu chảy có thể trở thành tiêu chảy kéo dài.vì thế các vật dụng để xử dụng phải
được rử sạch và nên cho ăn bằng thìa bát hơn là bình bú.
- Dễ bị suy dinh dưỡng (vì ăn ít bữa hoặc sữa quá loãng). Dễ bị thiếu vitamin A.
- Tử vong cao nếu bị nhiễm khuẩn hay suy dinh dưỡng (so với trẻ bú sữa mẹ).
- Trẻ dễ bị chàm, hen và các bệnh dị ứng khác. Dễ có tình trạng bất dung nạp protein
sữa động vật .
- Nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, chẳng hạn bệnh đái tháo đường.
- Nếu được ăn quá nhiều sữa nhân tạo, trẻ dễ bị bệnh béo phì.
- Trí tuệ của trẻ có thể không phát triển tốt, do đó điểm trắc nghiệm thông minh (IQ)
thấp hơn.
- Bà mẹ dễ có thai trở lại, dễ bị ung thư vú và buồng trứng
2.1.2.Phương pháp cho ăn 
- Mẹ hoặc người vú cho trẻ ăn để tạo mối tình cảm.
- Nên cho trẻ ăn bằng thìa và cốc mặc dù lúc đầu có nhiều khó khăn.
- Nếu cho trẻ ăn bằng bình bú, cần đảm bảo mẹ biết cách cho ăn, cách tiệt trùng và
cách pha sữa .
- Không nên để trẻ một mình với bình bú vì trẻ dễ bị sặc sữa. Trẻ bú bình bú thường
nuốt hơi khi bình bú nằm nghiêng. Vì thế, sau mỗi lần bú nên bế trẻ lên, vổ lưng trẻ
vài cái để đuổi hơi ra.
- Độ nóng của sữa bằng nhiệt độ trong phòng.
- Cho trẻ ăn theo yêu cầu: trong tháng đầu cho ăn 2 - 3 giờ 1 lần, sau đó cho ăn 4 giờ 1
lần .
- Sau khi cho ăn sữa, cho trẻ uống thêm vài thìa nước sôi để nguội vì sữa bò thường
chứa nhiều muối trong khi thận trẻ chưa làm việc hoàn chỉnh. Khi trời nóng cho trẻ
uống thêm nước . 
- Sau khi pha sữa xong thì cho trẻ ăn ngay. Không nên để quá 1 - 2 giờ sau khi sửa
soạn thức ăn.
2.1.3.Các loại sữa thường dùng    
Khi nuôi trẻ bằng bình sữa, nên chọn loại sữa dễ kiếm, kinh tế, dễ bảo quản.
- Sữa bò, sữa dê : Loại sữa này cần phải đun sôi, khi đun phải khuấy liên tục để tiệt
trùng và cho sữa dễ tiêu. Cần pha loãng trước khi dùng đối với trẻ 2 - 3 tháng tuổi vì
thận trẻ chưa hoàn chỉnh.
- Sữa trâu : Cần đun sôi như sữa bò. Để loại trừ lượng mỡ chứa nhiều trong sữa cần
đun sôi, để nguội và tách váng mỡ ở trên mặt. Sữa tươi lạt nên cần cho thêm đường.
- Sữa bột toàn phần :  Sữa này có đặc điểm có thể bảo quản được lâu, nhưng dễ bị
nhiễm trùng nếu để hở. Sữa được pha với nước sôi, vì sữa lạt nên phải cho thêm
đường.
- Sữa bột tách bơ : Có đặc điểm : chứa năng lượng thấp vì đã bị lấy mỡ để làm bơ, có
ít vitamin A và vitamin D (ngoại trừ có pha thêm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất). Chỉ
dùng loại sữa này khi không có các loại sữa khác. Cần cho thêm dầu và vitamin A.
Cần giải thích cho bà mẹ rằng việc cho thêm dầu không gây ỉa chảy cho trẻ.
- Sữa đặc có đường : Đây là loại sữa được sử dụng rộng rãi vì rẻ tiền và bảo quản được
vài ngày nếu để hở. Lượng đường sucrose chiếm đến 40%. Tuy vậy, loại sữa này chỉ
nên dùng sau các loại sữa khác vì :
+ Sữa quá ngọt nên bà mẹ có khuynh hướng pha loãng (có nguy cơ dẫn đến suy dinh
dưỡng).
+ Tỷ lệ protein / năng lượng rất thấp.
+ Dễ gây sâu răng.
+ Tỷ lệ vitamin A và mỡ thấp, vì vậy cần phải cho thêm.
- Yoghurt ( sữa chua ) :  Sữa này có ít đường lactose so với sữa tươi. Sữa dễ tiêu và dễ
hấp thu, có thể giữ được lâu, ít bị nhiễm khuẩn gây bệnh .
- K- mix 2 : Đây là loại sữa của UNICEF dùng để điều trị trẻ suy dinh dưỡng nặng.
Đây không phải là thức ăn hoàn toàn, chỉ được dùng trong trường hợp cấp cứu. Sữa
chứa 17% calcium caseinate, 28% sữa tách bơ, 55% đường, có gia thêm vitamin A.
Cần phải cho thêm dầu để tăng thêm năng lượng.
- Sữa không có lactose như Isomil, Olax  dùng trong trường hợp trẻ bất dung nạp
lactose do thiếu lactase
2.2.Nuôi trẻ bằng hồ được gia thêm đạm từ sữa hoặc từ các nguồn đạm khác 
Trường hợp này được áp dụng cho trẻ 3 tháng tuổi khi không có hoặc ít sữa mẹ. Cần
phải chọn lọc thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, bảo đảm sạch sẽ tránh bị nhiễm
khuẫn. Khi nuôi trẻ cần phải có 4 thành phần chủ yếu :
- Bột nấu thành hồ: bột gạo , bột mì.
- Thức ăn giàu protein : sữa, đạm động vật hoặc hỗn hợp đạm động vật và thực vật.
- Thức ăn giàu năng lượng : dầu , bơ, đường .
- Thức ăn có vitamin và muối khoáng: trái cây, lá rau xanh ít chất xơ, có thể có thêm
vitamin .
3. Ăn dặm (ăn bổ sung hay ăn sam) 
Ăn dặm là ăn dần dần những thức ăn của người lớn kèm thêm với sữa mẹ. Thời kỳ ăn
dặm là thời kỳ ăn chuyển tiếp để trẻ thích nghi dần dần với chế độ ăn của người lớn,
và trong thời kỳ này, chế độ ăn của trẻ thay đổi từ sữa mẹ sang chế độ ăn của gia đình.
Ăn dặm là phù hợp với sinh lý, để giúp trẻ có đủ năng lượng, protein và các thứ khác
để trẻ phát triển đầy đủ. Bên cạnh đó sữa mẹ cần phải được tiếp tục cho trẻ.
 Nếu ăn dặm không được thực hiện đúng phương pháp , thì nó  cũng đem lại một số
nguy hiểm cho trẻ như: 
- Đem lại hậu quả về tâm lý và dinh dưỡng rất xấu đối với trẻ nếu ăn dặm được áp
dụng một cách đột ngột. Vì thế  ăn dặm phải diễn biến từ từ.
- Trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng tiêu hoá như lỵ, ỉa chảy,
giun đũa. 
- Trẻ cũng rất dễ bị suy dinh dưỡng, bởi vì gia đình không hiểu nhu cầu dinh dưỡng
của trẻ, không biết chọn lọc thức ăn nào có giá trị dinh dưỡng cao và có sẵn tại địa
phương, hoặc gia đình có kinh tế thấp không đủ tiền mua thức ăn có dinh dưỡng cao.
Bên cạnh đó còn tồn tại một số phong tục tập quán trong cách ăn dặm : ăn thức ăn đơn
điệu, cho trẻ ăn thức ăn cứng khi trẻ chưa mọc răng đầy đủ
3.1. Thời kỳ cho ăn dặm 
Thời kỳ bắt đầu cho ăn dặm thay đổi tuỳ theo nơi, có nơi cho ăn rất sớm lúc    2 – 3
tháng, có nơi muộn. Tại Thừa Thiên Huế, 80% bà mẹ nông thôn và thành phố cho ăn
dặm vào tháng thứ 3. Cho ăn sớm với thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp và cũng như
thức ăn không hợp vệ sinh là nguyên nhân của ỉa chảy và suy dinh dưỡng.
Thời kỳ bắt đầu ăn dặm là từ 5-6 tháng tuổi. 
3.2. Thức ăn dặm    
Thức ăn dặm cần phải phong phú, đầy đủ dinh dưỡng, dễ kiếm, rẻ tiền và thường dùng
trong các gia đình.
Thức ăn dặm gồm : Thức ăn hỗn hợp cơ bản với hai thành phần gạo, khoai, và protein
từ thực vật và động vật (đậu , thịt, cá..)
Thức ăn hỗn hợp phong phú với hai thành phần trên cùng với rau quả và mỡ, dầu,
đường. 
3.3. Cách chọn thức ăn 
- Thức ăn dặm cần phải đầy đủ các chất.
- Cần biết rõ năng lượng, lượng đạm và các thành phần khác .
- Chọn loại ngũ cốc thông thường là gạo, bột mì.
- Chọn loại đạm rẻ tiền, dễ kiếm.
- Tính lượng ngũ cốc, đạm, và lượng nước để nấu sao cho có lượng thức ăn mỗi bữa
vừa với dạ dày của trẻ.
- Tính năng lượng cho hỗn hợp.
- Chọn rau quả có đủ vitamin và muối khoáng, nên chọn rau xanh đậm và trái cây
vàng.
- Chọn thức ăn có nhiều năng lượng như dầu mỡ. Tuy vậy, năng lượng từ dầu mỡ
không chiếm quá 25 - 30% tổng số năng lượng chung.
- Nên chọn cách nấu đơn giản, ít tốn kém và ít thời gian sửa soạn để khỏi gây mệt cho
mẹ. 
- Thức ăn dặm có thể biểu thị bằng ô vuông thức ăn sau :
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3.4. Cách cho ăn 
- Bắt đầu cho ăn từ ít đến nhiều. Cho ăn hỗn hợp cơ bản trong vòng 2 tuần sau đó cho
ăn hỗn hợp phong phú.Hằng ngày nên đảm bảo có đủ 4 nhóm thức ăn kể trên.
 
      GLUCIT:
Gạo, đậu,
các loại củ
PROTIT:
 Động vật: Thịt, cá
trứng
Thực vật: đậu
    SỮA MẸ
VITAMIN-
MUỐI
KHOÁNG:
Rau , quả
LIPIT:Dầu, mở
- Lúc đầu cho ăn một bữa sau đó đến khoảng 6 tháng thì có thể cho ăn ngày 2 - 4 bữa
(trẻ nhỏ dạ dày bé, nên cho ăn bữa nhỏ, đến lúc trẻ 1 - 3 tuổi thì mỗi lần  có thể cho ăn
từ 200 - 300 ml).
- Lúc đầu cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, sau đó đặc.Khi có có răng để nhai, nên
chuyển sang thức ăn cứng. Đến 2 tuổi thì có thể cho ăn như người lớn, và lúc 2 tuổi có
thể cho ăn được 1/2 khẩu phần ăn của người lớn.
- Nên tập cho trẻ tự ăn nhưng phải theo dõi.
- Không nên ép trẻ ăn, cần phải kiên nhẫn nếu trẻ từ chối ăn.
- Cho trẻ ăn bằng thìa và bát vì hợp vệ sinh, dễ rữa, rẻ tiền, dễ kiếm.
- Cho ăn dặm sau khi bú mẹ để trẻ bú mạnh.
 
Sơ đồ sau đây cho thấy các yếu tố đã ảnh hưởng đến ăn dặm :
 
 
 
 
 
 
             
 
 
 
 
 
3.5. Cách nấu và bảo quản thức ăn 
- Thức ăn phải đảm bảo sạch và an toàn.
- Mẹ và trẻ cần phải rửa tay trước khi ăn. Mẹ cũng cần phải rửa tay trước và sau khi
chế biến thức ăn.
- Các dụng cụ cho ăn và nấu cần phải được rửa sạch. Nếu cần phải nấu, phơi nắng và
đậy kỹ.
- Thức ăn cần phải đậy.
- Thức ăn cần phải tươi và cần phải nấu lại trước khi cho ăn.
- Không cho trẻ ăn những thức ăn làm sẵn để quá 1 - 2 giờ. Khi thời tiết nóng, mặc dù
đã được nấu kỹ, cần phải để chỗ mát. Không cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm.
3.6. Cho trẻ ăn khi ốm
Trong thời kỳ ăn dặm, trẻ thường bị bệnh nhiễm trùng như ho gà, sởi, ỉa chảy. Nếu trẻ
được cho ăn đầy đủ thì bệnh thường nhẹ, nhưng sẽ nặng nếu trẻ có dinh dưỡng kém. - -
- Khi trẻ ốm, trẻ cần được ăn tốt hơn để chống lại bệnh
- Phải tiếp tục cho bú mẹ mặc dù trẻ bị ỉa chảy. 
- Cho uống nước đầy đủ , đặc biệt khi trẻ bị ỉa chảy.
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm và lỏng, tránh thức ăn kích thích.
- Cho trẻ ăn những bữa nhỏ.
- Cần cho trẻ thêm vitamin A.
- Khi trẻ khỏi, cần cho ăn thức ăn giàu năng lượng như dầu, đường , đạm, và tăng thêm
1 bữa ăn trong ngày cho đến khi trẻ lấy lại cân nặng bình thường.
4. Nhu cầu dinh dưỡng trẻ em 
Àn dàûm chênh
thæïc
Kinh nghiệm của bố
mẹ
Ảnh hưởng bên
ngoài khác
Địa lý, khí hậu, nghề
nghiệp
Ảnh hưởng của người lớn tuổi
Chế độ ăn của gia đình trẻ
Phong tục, tập quán, tín
ngưỡng
4.1.Nhu cầu năng lượng và các chất ở trẻ bú mẹ (tính bằng gram/kg cơ thể/ ngày) 
4.1.1. Năng lượng 
3 tháng đầu :120 - 130 Kcalo
4 - 6 tháng tuổi:100 - 120 Kcalo
7 - 12 tháng tuổi:100 - 110 Kcalo
1000 ml sữa mẹ cho:600 - 700 Kcalo.
4.1.2. Nhu cầu các chất 
Protein:2 - 2,5 gr.
Lipit:6 - 7 gr.
Đường:12 - 14 gr.
Tỷ lệ protein / mỡ / đường = 1 / 3 / 6.
100 gr. sữa mẹ có :
Năng lượng:70 Kcalo.
Mỡ:4.2gr.
Vitamin A:60   g.
Vitamin C: 3.8 mg.
Sắt: 0.08 mg.
4.2. Nhu cầu năng lượng và các chất của trẻ trên 1 tuổi (tính bằng gram/kg cơ
thể/ngày) 
 
Tuổi
Kcalo
Protein
Lipid
Glucid
1-3
100
4-4,5
4-4,5
12-15
4-6
100
3,5
3,5
12
7-12
80
3
3
12
13-17
70
2,5
2,5
3-10
 
4.3. Nhu cầu vitamin 
Tuổi       VitaminA
(g)

carotene
(g)
Vit B1
(mg)
Vit B2
(mg)
Vit PP
(mg)
Vit C
(mg)
0-11 th          300
600
0,4
0,6
6,6
30
1-3T
250
500
0,5
0,7
8,6
30
4-6T
300
600
0,7
8,6
1,2
30
7-9T
400
800
0,8
1,2
13,9
30
10-12T          575
1150
1
1,4
16,5
30
13-15T          725
1450           1,2-2 *        1,7-1,4*         20,4-
17,2*
30
( * Nhu cầu Nam- Nữ)
 
DINH DƯỠNG TRẺ EM
Câu hỏi lượng giá
 
1.Phản xạ sinh sữa do tác dụng của:
            A. Prolactine 
            B. Oxytocine
            C. Prostaglandin
            D.Thyroxin
           E. Tất cả đều đúng
2.Glucit của sữa mẹ là:
          A.    lactose rất thích hợp cho sự phát triển của E. Coli
          B.    lactose thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus bifidus.
          C.    lactose thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus bifidus.
          D.    lactose thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn E. coli.
          E.    lactose thích hợp cho sự phát triển của não bộ 
3.Dấu hiệu của ngậm bắt vú không tốt là:
         A.Cằm của trẻ chạm vào vú
         B.Miệng trẻ mở rộng
         C. Môi dưới của trẻ đưa ra ngoài
         D.Má của trẻ chụm tròn, hoặc lõm áp vào bầu vú mẹ
         E. Vú bẹt hoặc bị kéo dài ra khi trẻ bú 
4.Tỉ lệ đạm /mỡ /đường về nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ < 1 tuổi là:
         A. 1/1/4
         B. 1/1/3
         C. 1/3/6 
         D. 1/2/4
         E. 2/3/6
5.Thức ăn hỗn hợp cơ bản bao gồm:
         A. Gạo và thịt 
         B. Gạo và mỡ 
         C. thịt và rau quả
         D. Mỡ và rau quả
         E. Đậu và dầu
6.Nhu cầu năng lượng cho một trẻ 2 tháng tuổi là:
         A. 100 – 120 Kcalo/ngày
         B.120-130 Kcalo/ngày
         C. 100 – 120 Kcalo/kg/ngày
         D. 120-130 Kcalo/kg/ngày 
         E. 130-140 kcalo/kg/ngày
7.Bữa bú đầu tiên của trẻ  sau sinh nên được thực hiện:
         A. 12 giờ sau sinh
         B. Sau khi mẹ sổ nhau
         C. ½ giờ sau sinh 
         D. Khi mẹ đã khỏe
          E. Khi mẹ thấy cương sữa
Đáp án
 
1A   2C   3E   4C   5A   6D   7C
 
Tài liệu tham khảo
 
1.Tài liệu giảng dạy của bộ môn nhi Huế ( giáo trình của bộ môn nhi Huế 2007 )
2. Bài giảng Nhi Khoa của Bộ Môn Nhi- Trường đại học y khoa TP HCM (2000)
3. Bài giảng Nhi Khoa Bộ Môn Nhi- Đại  học Y Khoa Hà Nôi ( 2000)
4  Bộ y tế (2003). Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em. Nhà xuất bản y học
(2003)
5. Behrman and Vaughan . Text book of pediatrics. Nelson (2004 )
CÁC THỜI KỲ CỦA TRẺ EM
Mục tiêu
 
1. Kể được các thời kỳ của trẻ em.
2.Nêu được những đặc điểm sinh lý và bệnh lý của từng thời kỳ.
3. Vận dụng được các đặc điểm này vào việc chăm sóc và chẩn đoán bệnh cho trẻ.
 
 
 
Trẻ em là một cơ thể đang lớn lên và phát triển. Từ lúc thụ thai đến tuổi trưởng thành trẻ trải
qua 2 hiện tượng đó là sự tăng trưởng, một hiện tượng phát triển về số lượng và kích thích của
các tế bào; và sau đó là sự trưởng thành của các tế bào và mô   ( cấu trúc và chức năng hoàn
chỉnh dần). . Quá trình lớn lên và phát triển này có tính chất toàn diện và qua nhiều giai đoạn.
Mỗi giai đoạn có những đặc điểm về sinh lý và bệnh lý riêng.
1. Giai đoạn trước khi sinh
Từ lúc thụ thai cho đến khi sinh khoảng 270 - 280 ngày, chia thành 2 thời kỳ
1.1. Thời kỳ phôi 
3 tháng đầu của thai kỳ. Trong thời kỳ này, noãn thụ tinh được biệt hoá nhanh chóng thành
một cơ thể. Đây là thời kỳ hình thành thai nhi.
Trong thời kỳ này, nếu mẹ bị nhiễm các chất độc ( thuốc hay hoá chất) hay  bị nhiễm virus
như nhiễm TORCH ( Toxoplasmo , rubeola , cytomegalovirus, herpes simplex) thì trẻ sinh ra
dễ bị dị tật. Bệnh lý trong giai đoạn này thường là sự rối loạn về hình thành và phát triển của
thai nhi như những dị tật do “Gene”, bất thường về nhiễm sắc thể . Những người mẹ lớn tuổi
sinh con dễ bị những dị hình về nhiễm sắc thể như hội chứng Down...
1.2. Thời kỳ thai
Tính từ tháng thứ  3 đến tháng thứ 9
Trong thời kỳ thai, thai nhi tiếp tục lớn lên một cách nhanh chóng.
Trong giai đoạn này sự dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp từ người mẹ qua rau thai. Nếu
người mẹ không đủ dinh dưỡng hay tăng cân kém trong giai đoạn này trẻ sinh ra dễ có cân
nặng thấp lúc sinh hoặc tỉ lệ tử vong cao.
Việc chăm sóc người mẹ trong thời kỳ mang thai chính là chăm sóc đứa bé trong giai đoạn
trước khi sinh.
2. Giai đoạn sau khi sinh
2.1. Thời kỳ sơ sinh
Bắt đầu từ lúc sinh (cắt rốn) cho đến 4 tuần lễ đầu.
2.1.1. Đặc điểm sinh lý
Sự chuyển tiếp từ đời sống trong tử cung sang ngoài tử cung buộc đứa bé phải có sự thay đổi
chức năng của một số cơ quan để thích nghi với cuộc sống mới như hoạt động của bộ máy hô
hấp, bộ máy tuần hoàn. Ngay sau khi ra đời đứa bé bắt đầu thở bằng phổi và vòng tuần hoàn
chính thức thay cho tuần hoàn rau thai. Trẻ bú mẹ và bộ máy tiêu hoá cũng bắt đầu làm việc.
Bộ não đứa bé còn non nớt nên trẻ ngủ liên miên do vỏ não  trong trạng thái ức chế.
2.1.2. Đặc điểm  bệnh lý
Glucose máu trẻ sơ sinh thấp nên cần cho trẻ bú sớm sau khi sinh.
Hệ thống miễn dịch còn non yếu nên trẻ dễ bị nhiễm trùng. Tuy vậy nhờ có kháng thể từ mẹ
chuyển sang nên trẻ ít bị các bệnh như sởi, bạch hầu...
Ngoài một số bệnh của giai đoạn trước khi sinh như các dị dạng, tật bẩm sinh..., chúng ta  gặp
các bệnh có liên quan đến sinh đẻ như ngạt, sang chấn sản khoa.
Vì thế việc săn sóc tốt trẻ sơ sinh nhất là chăm sóc tốt trong giai đoạn trước khi sinh rất quan
trọng nhằm hạn chế việc đẻ khó, nhiễm trùng nhằm hạ thấp tử vong sơ sinh.
2.2. Thời kỳ bú mẹ ( nhũ nhi) 
Từ 1 tháng đến 12 tháng tuổi.
2.2.1.Đặc điểm sinh lý
Trong thời kỳ này trẻ lớn rất nhanh, vì vậy trẻ còn bú đòi hỏi thức ăn cao hơn ở người lớn
trong khi đó chức  năng của bộ máy tiêu hoá còn yếu, các men tiêu hoá còn kém. Vì vậy thức
ăn tốt nhất là sữa me.Trẻ cần 120 - 130 calo/kg cơ thể/ngày.
Hệ thống thần kinh cũng bắt đầu phát triển, trẻ bắt đầu nhận ra các đồ vật, khuôn mặt, và dần
bắt đầu biết nói...
2.2.2.Đặc điểm bệnh lý
Trẻ dễ ỉa chảy  cấp , suy dinh dưỡng nhất là trẻ không bú mẹ. Ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ
các rối loạn dạ dày-ruột ít gặp và nhẹ hơn trẻ nuôi nhân tạo.Ngoài ra các thức  ăn nhân tạo
thường thiếu các vi chất cần thiết, các vitamin.
Trung tâm điều nhiệt và da của trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ do đó trẻ dễ bị hạ thân nhiệt
hoặc dễ bị sốt cao co giật.
Trong 6 tháng đầu trẻ ít bị các bệnh nhiễm trùng cấp như sởi, bạch hầu... do kháng thể từ mẹ
(IgG) truyền sang qua rau còn tồn tại ở cơ thể trẻ.
Càng về sau, miễn dịch từ mẹ truyền sang giảm dần, trong lúc đó hệ thống miễn dịch của trẻ
hãy còn non yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh lây.
2.3. Thời kỳ răng sữa: (Thời kỳ trước khi đi học)
Từ 1đến 6 tuổi. Có thể chia làm 2 thời kỳ nhỏ:Tuổi nhà trẻ: 1 - 3 tuổi, tuổi mẫu giáo: 4 - 6 tuổi
2.3.1.Đặc điểm sinh lý
Trong thời kỳ  này trẻ tiếp tục lớn và phát triển  nhưng  chậm lại. Chức năng vận động phát
triển  nhanh,  trẻ  bắt  đầu  đi  một  mình  rồi  chạy,  tập  vẽ,viết,  trẻ  tự  xúc  thức  ăn,  rữa  tay,  rữa
mặt...Tín hiệu thứ hai, ngôn ngữ phát triển. Trẻ bắt đầu đi học.
2.3.2.Đặc điểm bệnh lý
Xu hướng bệnh ít lan toả .Ở lứa tuổi này trẻ cũng rất dễ bị các rối loạn tiêu hoá, còi xương,
các bệnh về thể tạng.Trong thời kỳ này miễn dịch thụ động từ người mẹ chuyển sang giảm
nhiều nên trẻ hay mắc các bệnh như cúm, ho gà, bạch hầu...
Xuất hiện các bệnh có tính chất dị ứng: Hen phế quản,nỗi mề đay, viêm cầu thận cấp.Trẻ hoạt
động nhiều nên hay bị các tai nạn, chấn thương, ngộ độc, bỏng...
2.4. Thời kỳ thiếu niên
Có 2 thời kỳ: Tuổi học sinh nhỏ: 7 - <12 tuổi; tuổi học sinh lớn: (trước tuổi dậy thì) 12 - 15
tuổi
2.4.1.Đặc điểm sinh lý
Trẻ vẫn tiếp tục lớn nhưng không còn nhanh. Răng vĩnh viễn thay dần cho răng sữa. Sự cấu
tạo và chức phận của các cơ quan hoàn chỉnh. Trẻ biết suy nghĩ, phán đoán, trí thông minh
phát triển.
2.4.2.Đặc điểm bệnh lý
Do tiếp xúc với môi trường chung quanh nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp. Trong thời
kỳ này hệ thống xương đang phát triển nên trẻ dễ mắc các bệnh do tư thế sai lệch như vẹo cột
sống, gù...
2.5. Thời kỳ dậy thì
Giới hạn tuổi ở thời kỳ này khác nhau tuỳ theo giới, môi trường và hoàn cảnh kinh tế, xã hội.
- Trẻ gái bắt đầu từ lúc 13 - 14 tuổi và kết thúc lúc 17 - 18 tuổi
- Trẻ trai bắt đầu 15 - 16 tuổi và kết thúc lúc 19 - 20 tuổi.
2.5.1.Đặc điểm sinh lý
Trong thời gian này chức năng các tuyến sinh dục hoạt  động mạnh biểu hiện bằng sự xuất
hiện các giới tính phụ như ở vùng xương mu, hố nách lông mọc nhiều, các em gái thì vú phát
triển, bắt đầu có kinh, các em trai bắt đầu thay đổi giọng nói (vỡ tiếng)...Các tuyến nội tiết
như tuyến giáp, tuyến yên cũng hoạt động mạnh.
2.5.2. Đặc điểm bệnh lý
Trong thời kỳ này thường xảy ra sự mất ổn định trong các chức năng của hệ giao cảm - nội
tiết, nên thường thấy những rối loạn chức năng của nhiều cơ quan như hay hồi hộp, tăng huyết
áp, những rối loạn về thần kinh: tính tình thay đổi, dễ lạc quan nhưng cũng dễ bi quan...
 
Tóm lại sự lớn lên và phát triển của trẻ em trải qua 2 giai  đoạn cơ bản bao gồm 7 thời kỳ.
Ranh giới giữa các thời kỳ này không rõ ràng mà thường xen kẽ nhau. Ngoài ra còn có một số
yếu tố tác  động không nhỏ  đến quá trình lớn lên và phát triển của trẻ hoặc ảnh hưởng đến
dung mạo bệnh tật của trẻ như ngoại cảnh, môi trường sống của trẻ (yếu tố ngoại sinh).
Do đó nhiệm vụ của những cán bộ Nhi khoa là phải nắm vững những đặc điểm của các  thời
kỳ trên, tạo điều kiện đảm bảo cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ được tốt.
 
CÁC THỜI KỲ TUỔI TRẺ
CÂU HỎI KIỂM TRA
 
1. Thời kỳ thai là thời kỳ:
A. Từ lúc noãn được thụ tinh cho đến khi sinh
B. Từ tháng thứ 2 đến lúc sinh
C. Từ tháng thứ 3 đến lúc sinh
D. Từ tháng thứ 4 đến lúc sinh
E. Không câu nào đúng
2. Trẻ sinh ra dễ bị các dị tật nếu trong ba tháng đầu của thai kỳ mẹ bị nhiễm các chất độc
hoặc nhiễm một số các loại virus vì: 
        A. Nhau thai trong giai đoạn này rất dễ bị chất độc và các loại virus thâm nhập
        B. Phôi đang trong quá trình lớn lên
        C. Phôi đang trong quá trình biệt hoá 
        D. Chỉ câu A và B đúng
        E. Tất cả đều đúng
3. Tác nhân nào sau đây không thuộc vào nhóm các tác nhân hay gây dị tật cho thai nhi trong
ba tháng đầu (TORCH):
A. Toxoplasma
B. Virus gây bệnh sởi Đức
C. Herpes simplex
D. Cytomegalovirus
E. Retrovirus 
4. Trong thời kỳ thai, yếu tố cần quan tâm hàng đầu đối với bà mẹ là:
A. Tránh bị nhiễm các tác nhân trong nhóm TORCH
B. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và tăng cân đúng quy định
C. Tránh tiếp xúc với tia X
D. Tránh uống kháng sinh
E. Tất cả đều đúng
5. Biến đổi chủ yếu để trẻ sơ sinh thích nghi được với cuộc sống ngoài tử cung là: 
A. Trẻ bắt đầu thở bằng phổi
B. Võ não luôn trong trạng thái ức chế  
C. Tuần hoàn chính thức thay cho tuần hoàn rau thai
D. Các câu A và C đúng
E. Tất cả đêù đúng
6. Trong giai đoạn mới sinh, trẻ được miễn dịch khá tốt đối với các bệnh do virus là nhờ:
A. Trẻ nhận được IgM từ mẹ truyền qua rau thai
B. Trẻ nhận được nhiều IgG từ mẹ truyền qua rau thai
C. Trẻ nhận được nhiều interferon từ mẹ tryền qua rau thai
D. Trẻ nhận được nhiều IgA trong sữa mẹ
C.  Tất cả đều đúng
7. Trong thời kỳ bú mẹ, thức ăn tốt nhất cho trẻ là sữa mẹ vì:
A. Nhu cầu về thức ăn cao hơn ở người lớn trong khi đó chức năng của bộ máy tiêu hoá
còn yếu, các men tiêu hoá còn kém
B. Sữa mẹ có tác dụng bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật
C. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ nhiều acid amin thiết yếu
D. các câu A và B đúng
E. Tất cả đều đúng
8. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ ít bị các bệnh như sởi,bạch hầu vì:
A. Lượng IgE từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
B. Lượng IgM từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
C. Lượng Interforon từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
D. Lượng IgGA từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
E. Lượng IgG từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
9. Trẻ nhũ nhi không có khả năng chống nóng như người lớn vì: 
A. Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh
B. Các tuyến mồ hôi chưa hoạt động hoàn chỉnh
C. Diện tích da của trẻ tương đối rộng hơn người lớn
D. Da của trẻ có ít tuyến mồ hôi
E. Không câu nào đúng
10. Chỉ ra một điểm không đúng trong số các đặc điểm thời kỳ phôi :
A. Là 3 tháng đầu của thai kỳ
B. Noãn được biệt hoá nhanh chóng để thành thai nhi
C. Nếu mẹ bị nhiễm các hoá chất độc thì con dễ bị dị tật
D. Nếu mẹ bị nhiễm các virus (TORCH) thì con dễ bị dị tật
E. Mẹ không đủ dinh dưỡng hay tăng cân kém trong giai đoạn này trẻ sinh ra dễ có cân
nặng thấp lúc sinh hoặc tỉ lệ tử vong cao
11. Đặc điểm của thời kỳ thai là:
A. Dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp từ người mẹ qua rau thai
B. Tính từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9
C. mẹ không đủ dinh dưỡng hay tăng cân kém trong giai đoạn này trẻ sinh ra sẽ chậm
phát triển trí tuệ
D. Mẹ tăng cân qua nhiều trong giai đoạn này trẻ sinh ra dễ bị đái đường
E. Tất cả đều đúng
12. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với thời kỳ sơ sinh: 
A. sự thay đổi chức năng của một số cơ quan như hô hấp và tuần hoàn để thích nghi với
cuộc sống mới
B. trẻ bắt đầu thở bằng phổi 
C. vỏ não  trong trạng thái hưng phấn nên trẻ ngủ nhiều để tự bảo vệ
D. vòng tuần hoàn chính thức thay cho tuần hoàn rau thai
E. trẻ bú mẹ và bộ máy tiêu hoá cũng bắt đầu làm việc
13. Đặc điểm của thời kỳ nhũ nhi là:  
A. Trẻ lớn rất nhanh và cần 200 - 230 calo/kg cơ thể/ngày
B. Hệ thần kinh rất phát triển
C. Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh nên dễ bị sốt cao. 
D. Tuyến mồ hôi chưa phát triển nên dễ bị hạ thân nhiệt
E. Trẻ dễ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng nhất là khi không được nuôi bằng sữa mẹ
14. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp cho thời kỳ răng sữa: 
A. Trong thời kỳ này trẻ tiếp tục lớn và phát triển nhưng chậm lại
B. Chức năng vận động phát triển nhanh
C. Miễn dịch thụ động từ người mẹ chuyển còn nhiều nên trẻ ít mắc các bệnh như cúm,
ho gà, bạch hầu
D. Ở lứa tuổi này trẻ cũng rất dễ bị các rối loạn tiêu hoá, còi xương, các bệnh về thể tạng
E. ngôn ngữ phát triển
15. Điểm nào sau đây không phù hợp với các đặc điểm của thời kỳ thiếu niên: 
A. Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp
B. Trẻ dễ mắc các bệnh do tư thế sai lệch như gù vẹo cột sống
C. Sự cấu tạo và chức phận của các cơ quan hoàn chỉnh
D. Trẻ hay mắc các bệnh có tính chất dị ứng như hen phế quản, nổi mề đay, viêm cầu
thận cấp
E. Răng vĩnh viễn thay dần cho răng sữa 
16. Thời kỳ dậy thì ở trẻ gái: 
A. bắt đầu 15 - 16 tuổi 
B. kết thúc lúc 19 - 20 tuổi
C. dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp
D. dễ mắc các bệnh do tư thế sai lệch như vẹo cột sống, gù...
E. thường xảy ra sự mất ổn định trong các chức năng của hệ giao cảm - nội tiết
17. Trong thời kỳ thai, biện pháp nào sau đây phù hợp trong việc chăm sóc bà mẹ:
A. Không tiếp xúc với các hoá chất độc vì có thể gây dị tật cho trẻ
B. Tránh cho mẹ khỏi tiếp xúc với các loại siêu vi có tiềm năng gây dị tật (TORCH)
C. Tránh lao động và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
D. Đảm bảo cho bà mẹ đủ dinh dưỡng và tăng cân đúng theo quy định 
E. Tất cả đều đúng
18. Trẻ nhũ nhi dễ bị hạ thân nhiệt khi ở trong môi trường lạnh do: 
A. Nguồn dự trữ năng lượng của trẻ hạn chế
B. Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh
C. Diện tích da của trẻ tương đối rộng hơn so với người lớn
D. Câu B và C đúng
E. Tất cả đều đúng
19. Biện pháp nào không phù hợp trong việc chăm sóc trẻ nhũ nhi : 
A. Cho trẻ bú mẹ đầy đủ
B. Tăng cường giao tiếp để hổ trợ cho hệ thần kinh trẻ phát triển tốt nhất
C. Chủng ngừa đầy đủ phòng các bệnh lây
D. Chú ý việc chống nóng và chống lạnh cho trẻ vì khả năng điều nhiệt chưa tốt
E. Đề phòng nhiễm các bệnh lây trong 6 tháng đầu 
20. Đặc điểm bệnh lý của thời kỳ dậy thì là:
A. Rối loạn chức năng của nhiều cơ quan 
B. Hay hồi hộp, tăng huyết áp
C. Hay bị các bênh dị ứng
D. Chỉ câu A và B đúng
E. Tất cả đều đúng
ĐÁP ÁN
1C    2C   3E   4B   5D   6B   7D    8E    9B    10E
11A 12C 13D 14C 15D 16E 17D 18D  19E   20D
 
Tài liệu tham khảo
1.Tài liệu giảng dạy của bộ môn nhi Huế( giáo trình của bộ môn nhi Huế)
2. Bài giảng Nhi Khoa của Bộ Môn Nhi- Trường đại học y khoa TP HCM (2000)
3. Bài giảng Nhi Khoa Bộ Môn Nhi- Đại  học Y Khoa Hà Nôi ( 2000)
 
PHÁT TRIỂN TINH THẦN VẬN ĐỘNG - TRẺ EM
Mục tiêu
 
1.  Nêu được 4 yếu tố tạo thành sự phát triển tinh thần vận động
2.  Nêu được những mốc chính trong sự phát triển vận động thô của trẻ từ 3-12 tháng
3.  Trình bày được những mốc chính trong sự phát triển vận động tinh tế của trẻ từ 3-12
tháng
4.  Trình bày được nhũng mốc chính trong sự phát triển nghe, ngôn ngữ và giao tiếp xã
hội của trẻ lúc 12 tháng, 2 – 3 tuổi
 
Nội dung
Trẻ từ 1 tháng đến 3  là lứa tuổi cần được theo dõi phát hiện sớm những khiếm khuyết trong
quá trình phát triển tâm - vận động, nếu quá tuổi này thì khó có khả năng phục hồi.
Phát triển tinh thần - vận động của trẻ là sự phát triển song song của trẻ trên 2 phương diện:
- Thần kinh cơ: đạt được trương lực của một số nhóm cơ cho phép thực hiện những động tác
xác định
- Tinh thần: biểu hiện về trí tuệ và nhận biết tăng dần theo mức độ
Phát triển về tinh thần - vận động của trẻ liên quan không những đến sự trưởng thành của não
bộ mà còn đến đời sống vật chất và tinh thần .
1. Những yếu tố tạo  thành sự phát triển về  tinh thần - vận động 
1.1. Tính vận động
Bao gồm: vận động thụ động, chủ động, trương lực, phản xạ nguyên thuỷ tuỷ sống.
1.2. Tính thích nghi 
Phản ứng tự phát trước một tình huống bất ngờ, độc lập hoàn toàn với những điều được học.
1.3. Ngôn  ngữ 
Giọng  nói, cự động ở mặt, hiểu những mệnh lệnh, lời nói ít, nhiều phức tạp.
1.4.Phản ứng với xã hội
Hành vi tự phát hoặc được gây nên trước người , sinh vật sống  hoặc đồ vật  dẫn đến những
thái độ chăm sóc và giáo dục
2. Kỹ thuật khám
2.1. Hỏi bệnh  sử
- Thai nghén và những biến chứng
- Tiền sử sinh đẻ
- Giai đoạn chu sinh
- Điều kiện nuôi dưỡng: nhà ở, tiện nghi, gia đình anh em, sự phân cach giữa mẹ và trẻ
- Không có bệnh lý trong giai đoạn khám đánh giá phát triển tinh thần - vận động
2.2. Điều kiện khám
-  Không được khám khi đứa trẻ đói hoặc buồn ngủ
-  Khám trẻ trong tư thế ngồi trên gối mẹ
-  Những dụng cụ khám : đồ chơi, khối gỗ…
3. Những mốc chính trong sự phát triển tinh thần - vận động
Theo Gesell và Lézine, sự phát triển tinh thần và vận động của đứa trẻ từ 1 tháng đến 3
năm như sau, nhưng ghi nhận rằng mỗi đứa trẻ có cá tính riêng có thể có nhịp điệu tăng
trưởng riêng, có những hành vi và lối diễn đạt riêng của nó, không bắt buộc phải theo sơ
đồ này.
3.1.Từ 1 đến 2 tháng 
- Vận động  thô: Cổ đang còn mềm nhưng nếu để đứa trẻ ngồi thì nó có thể giữ được đầu 1
giây. Ở  tư thế nằm sấp, trẻ có thể ngẩng cằm lên khỏi mặt giường 1 giây. Tứ chi trăng trương
lực cơ sinh lý, có tư thế cong hình con ếch nếu đó là sơ sinh đủ tháng.
- Vận động tinh tế: Phản xạ nắm rõ vào tháng thứ 1 và ít rõ vào tháng thứ 2.
- Nhìn: Hướng mắt nhìn đồ vật đạt tới góc nhìn 90 độ  vào tháng thứ 1 và 180 độ  vào tháng
thứ 2. Nhìn chăm chú vào người và có thể mỉm cười với họ, 2 mắt nhìn vào một điểm.
- Nghe: Đứa trẻ ngay từ ngày đầu tiên của đời sống đã có thể phản ứng lại với tiếng động .Nó
nằm yên khi nghe nhạc.Từ tháng thứ 2 có thể hướng về phía tiếng động .
- Ngôn ngữ: Khóc là một phương tiện để thông tin với môi trường xung quanh.Từ tháng thứ 2
phát được những âm.
- Khả năng giao tiếp với xã hội: Ngủ 20 tiếng đồng hồ trong một ngày.Đã nhận biết tiếng nói
của mẹ và nhận biết mẹ ở bên mình.
3.2. Từ 3 đến 4 tháng
- Vận động thô: Để ngồi , đứa trẻ giữ vững được đầu. Nằm sấp nâng được đầu 90độ trên mặt
phẳng giừơng, chống đỡ được trên cánh tay, biết lật. Có khuynh hướng giảm trương lực cơ.
- Vận động tinh tế: Phản xạ nắm biến mất thay vào đó là sự nắm bàn tay có ý thức, bàn tay
mở ra để nắm  giữ được  đồ vật  đặt vào tay nó,  được  gọi là phản xạ tiếp xúc  vận  động
(réaction tactilo-motrice)
- Nhìn:  Có khả năng quay cả đầu để nhìn theo một vật đang di chuyển. Chơi với 2 bàn tay
và đặt tay vào miệng.
- Nghe: Nghe tiếng động, nghe tiếng người nói, biết được chỗ phát tiếng nói.
- Ngôn ngữ: Nói ồ ồ trong miệng, biết nói chuyện.
- Khả năng giao tiếp với xã hội: Khóc vì vui, khóc vì không bằng lòng.  Đứa trẻ có thể
quay quắt khi mẹ ru nó ngủ.
3.3. Từ 5 đến  6 tháng
- Vận động thô: Đầu và thân hình cứng, biết lật lại, ngồi có dựa.
- Vận động tinh tế: Để một vật trước mặt đứa trẻ dùng bàn tay nắm vật đó trong lòng bàn
tay và các ngón tay, và đưa đồ vật này vào miệng. Hình thành phản xạ tiếp xúc - nhìn.
- Nhìn: Quay cả thân hình để nhìn theo một người nào.
- Nghe: Quay đầu về phía tiếng động, rất nhạy cảm với giọng người.
- Ngôn ngữ: Nói ồn ào trong miệng
- Khả năng giao tiếp với xã hội: Đứa trẻ nhận biết khuôn mặt của nó trong guơng, biết trả
lời khi nghe gọi tên.Biểu hiện thích ăn thức ăn này so với thức ăn khác.
3.4.Từ 7 đến 8 tháng
- Vận động thô
Biết ngồi một mình lúc 8 tháng. Có thể nghiêng người để nắm lấy đồ vật.Có thể đi bằng
xe tập đi.
- Vận động tinh tế 
Hình thành pince (kẹp) giữa ngón cái và ngón trỏ.Theo yêu cầu của người khám nó có thể
đặt 1 vật vào tay họ.
Có khái niệm về phương tiện, mục đích, vật chứa, chất được chứa.Có thể cầm đồ vật cho
vào trong một cái hộp hoặc lọ.
- Ngôn ngữ
Phát được những âm rời lập lại.Có khái niệm về câu nói của người khác. Hiểu được ton
nói ví dụ như khóc khi nghe người khác nạt.
- Khả năng giao tiếp với xã hội
Tò mò tất cả, hoạt động quá mức.
3.5. Từ11 đến  12 tháng
- Vận động thô
Đứa trẻ có thể đi khi được vịn một tay, có thể đứng được một mình không cần dựa và vịn.
- Vận động tinh tế
Đứa trẻ cầm nắm đồ vật một cách có ý thức, nới lỏng  đồ vật đang cầm trong tay một cách
chính xác., thích ném đồ vật vào nhau.
Đứa trẻ có khái niệm về độ cao, độ rắn, độ sâu, độ thấp, vật chứa và chất chứa.Biết lồng ghép
đồ vật này vào trong đồ vật khác.Biết đòi hỏi.
- Ngôn ngữ
Nói 2-3 tiếng, nói tiếng nói riêng của mình không giải thích điều gì được nhưng tương ứng
với nhưng tình huống rất chính xác 
Thay đổi giữa 12 và 24 tháng, có thể hiểu được ý nghĩa của nhiều câu nói.
- Khả năng giao tiếp với xã hội
Nhớ được những tình huống khi gặp lại. Nhu cầu về an toàn.
3.6. Từ 15 đến  18 tháng
- Vận động thô
Đi được một mình lúc 15 tháng.Biết chạy lúc 18 tháng, vịn đi lên cầu thang.Bước xuống cầu
thang có vịn tay lúc 21 tháng.Quỳ gối một mìng, đi đứng một mình nhưng thường xuyên bị
té.Có thể kéo một vật đằng sau nó.
- Vận động tinh tế
Thả một vật nhẹ nhàng và chính xác.Biết thả kẹo vào trong một chiếc bình cổ hẹp. Biết cầm
thìa.Biết dở sách, vẽ đường trên giấy, vẽ những đường nguệch ngoạc.Xây nhà bằng 3 khối.
- Ngôn ngữ
Bắt đầu biết lắc đầu phủ định.Thực hiện được một vài mệnh lệnh đơn giản.
- Khả năng giao tiếp với xã hội
Thích, đam mê một đồ chơi.Thích sở hữu một mình những đồ chơi chung.Có thể bắt đầu kêu
mẹ khi đái ướt.
3.7.Từ 2 đến 3 tuổi
- Vận động thô
Chạy nhanh, trèo, leo và xuống cầu thang một mình.Cân bằng.Bắt bóng, đánh bóng.
- Vận động tinh tế
Ăn một mình, tự tắm, mở đóng cửa.Mặc áo quần một mình. Hiểu biết
Hiểu ý nghĩa 4-8 hình ảnh.Tìm kiếm được 4-8 đồ vật thông dụng, chỉ được 4-8 bộ phần
của cơ thể.Hiểu 2-4 mệnh lệnh liên tục. Lúc 2 tuổi trẻ có thể đái ỉa chủ động. Biết xếp 6-8
khối chồng lên nhau. Biết 2 - 4 màu.Đếm đến 4 lúc 2 tuổi, đến 8 lúc 3 tuổi.
-    Ngôn ngữ:  Nói câu nói có động từ, lúc 2 tuổi tự xưng tên hoặc xưng con.
-    Lúc 3 tuổi biết sử dụng chủ từ để mở đầu câu nói.
 
PHÁT TRIỂN TINH THẦN VẬN ĐỘNG - TRẺ EM
CÂU HỎI KIỂM TRA
 
1. Theo dõi phát hiện những khiếm khuyết  trong  quá trình phát triển tinh thần - vận động của
trẻ là thật sự cần thiết. Trẻ  phải được theo dõi  từ khi sinh cho đến độ tuổi nào sau đây là
đúng nhất:
 A. 1 tháng - 3 tuổi
B. 2 tuổi
C. 18 tháng
D. 5 tuổi(tiền học đường)
E. 6 tuổi (học đường)
2. Bé gái 12 tháng tuổi sinh ra bình thường,  3 tháng tuổi  bị co giật,  sau đó hay khóc, ngủ
không yên giấc. Đến 6 tháng cổ cháu mới cứng, 9 tháng mới biết ngồi. Mẹ cháu cho rằng
con mình bị chậm phát triển trí tuệ.  Lời  tư vấn nào sau đây là đúng nhất cho người mẹ :
A. Cứ theo dõi tiếp cho đến 2 tuổi
B. Cứ theo dõi tiếp cho đến 18 tháng
C. Theo dõi thường xuyên và tập luyện cho  đến 3 tuổi
D. Cho uống thuốc bổ thần kinh
E. Đề nghị khám chuyên khoa nhi
3. Bé gái 12 tháng tuổi sinh ra bị ngạt, cháu nhút nhát khóc thét khi gặp người lạ, ngồi chưa
vững. Mẹ cháu cho rằng cháu còn bé từ từ sẽ phát triển sau. Theo bạn hiểu biết của người
mẹ là :
A. Đúng
B.  Sai
C. Cần biết thêm phát triển lúc 1 tháng
D. Cần biết thêm phát triển lúc 4 tháng
E. Cần viết thêm phát triển thể chất
4. Về  quá trình phát triển vận động và tinh thần  của trẻ em , câu nào sau đây là đúng nhất :
A. Theo chiều ngược nhau
B. Vận động phát triển từ đầu đến chân
C. Vận động phát triển từ chân đến đầu
D. Biểu hiện về trí tuệ và nhận biết tăng dần theo mức độ
E. Tăng nhanh rồi ngừng lại lúc 1 tuổi.
5. Một trẻ  gái  3 ngày tuổi, mẹ than phiền cháu ngủ nhiều quá. Lời tư vấn  nào sau đây là
đúng nhất cho người mẹ: 
A.  Tính số giờ ngủ trong ngày nếu  > 16 giờ là bất thường
B. Không đáng lo vì ngủ là 1 hình thức giao tiếp với xã hội của trẻ sơ sinh
C. Phải đánh thức cháu dậy
D. Tính số giờ ngủ trong ngày và đêm nếu quá  18 giờ là bất thường
E. Tuỳ ngày nhưng trung bình một ngày trẻ sơ sinh ngủ 20 giờ là bình thường
6. Trẻ 6 tháng tuổi đạt được những mốc phát triển nào sau đây trong tiết mục vận động thô:
A. Lật lại, ngồi có dựa
B. Ngồi vững
C. Nằm sấp đầu ngẩng 90 độ
D. Có khuynh hướng giảm trương lực cơ
E.  Kéo ngồi trẻ giữ vững được đầu
7. Đánh giá phát triển tinh thần vận động là đánh giá những hoạt động nào sau đây:
A. Tiếng khóc
B. Sự thức tỉnh
C. Vận động thô, vận động tinh tế, ngôn ngữ
D. Tính tình, hành vi, tác phong
E. Cân nặng, chiều cao và vòng đầu
8. Để khám phát triển tinh thần vận động  trẻ em việc làm ưu tiên  là  đánh giá:
A. Vận động thô
B. Vận động  tinh tế
C. Ngôn ngữ
D. Giao tiếp xã hội
E. Điều kiện khám 
9. Trẻ 4 tháng tuổi mẹ khai cháu chưa lật  được.  Khám đánh giá phát triển vận động - tinh
thần về mục vận động thô,  câu nào sau đây là đúng nhất
      A  Khám ngôn ngữ
B. Khám khả năng giao tiếp với xã hội
C. Hỏi xem cháu có bệnh lý gì không
D. Cho trẻ nằm sấp quan sát trẻ có lật được không
E. Khám vận động tinh tế của bàn tay
10. Trẻ 6 tháng tuổi chưa tự lật,  về đánh giá  phát triển tinh thần - vận động của cháu bé
này, câu nào sau đây là đúng nhất :  
A. Chậm phát triển 
B. Không chậm phát triển 
C. Theo dõi tiếp mới kết luận được
D. Khám xem trẻ có đau ốm gì không
E. Đặt trẻ trong tư thế lật  rồi quan sát mới đánh  giá được
 
ĐÁP ÁN
 
1A   2C   3Sai  4D   5E   6A   7C   8E   9D   10E
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
1.   Bài giảng nhi khoa Hà Nội, tập I, Trang 20 – 22, 2000
2.   C. ROY (Paris), Pediatrie, Université Francophones, Ellipses/ Aupelf, 1999
 
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ NỘI TIẾT TRẺ EM
Mục tiêu 
 
1. Trình bày được đặc điểm giải phẫu - mô - phôi học, cơ chế hoạt động của trục hạ đồi  -
tuyến yên- tuyến giáp.
2. Phân tích đặc điểm giải phẫu, chức năng hoạt động của trục hạ đồi-  tuyến yên- thượng
thận.
3. Phân tích đặc điểm giải phẫu, chức năng hoạt động của trục hạ đồi- tuyến yên- tuyến sinh
dục.
 
Nội dung
1. TRỤC HẠ ĐỒI-TUYẾN YÊN-TUYẾN GIÁP
1.1. Đặc điểm giải phẫu-mô-phôi học 
1.1.1. Giải phẫu:
Hạ đồi là phần trước nhất của gian não, ở mặt dưới đại não, chiếm một vùng từ ngay sau thể
vú cho đến cực trước giao thị.Các tế bào thần kinh nội tiết được sắp xếp thành những nhóm
gọi là nhân xám có khả năng tổng hợp các hocmôn thần kinh có khả năng kích thích hay ức
chế các hocmôn tuyến yên. Các hocmôn này đến tuyến yên thông qua hệ thống mạch máu cửa
hạ đồi -tuyến yên.
Tuyến yên gồm có 2 thuỳ có nguồn gốc phôi học khác nhau. Thuỳ trước tuyến yên là tuyến
yên- tuyến bài tiết ra các hocmôn chịu sự kiểm soát của hocmôn hạ đồi, thuỳ  sau tuyến yên là
tuyến yên- thần kinh là nơi dự trữ hocmôn ADH của hạ đồi.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết đơn nằm phía trước dưới cổ, có 2 thuỳ nối với nhau bằng một lớp
mô mỏng nằm ngang gọi là eo tuyến giáp. Tuyến giáp được tưới máu rất dồi dào 4-6 ml/1’/ gr
mô giáp từ 2 động mạch giáp trên  và 2 động mạch giáp dưới và có mối liên hệ  mật thiết với
dây thần kinh quặt  ngược và tuyến cận giáp.
Mô giáp gồm những tiểu thuỳ, được tạo thành từ 30-40 đơn vị chức năng cơ bản là nang giáp.
Mỗi nang giáp có dạng hình cầu, được tạo nên bởi một lớp tế bào duy nhất. Lớp tế bào này
tạo ra một khoang rỗng ở giữa, chứa đầy chất keo mà thành phần chủ yếu là Thyroglobulin
(TG). Các tế bào nang tuyến sản xuất ra Thyroxin. 
1.1.2. Phôi học:  
Gian não, phát triển từ túi não trước của ống thần kinh nguyên phát (ngoại bì), taọ nên hạ đồi,
thuỳ  sau tuyến yên, cuống yên vào tuần thứ 5 của thai nhi. Cuống yên và thuỳ sau tuyến yên
sinh ra từ phễu hay lồi giữa của hạ đồi. Nhân xám của hạ đồi xuất hiện vào tuần thứ 7 và tiếp
tục phát triển cho đến tuần  thứ 16. Hệ thống mạch máu cửa- yên bắt đầu xuất hiện và hoàn
chỉnh từ tuần  thứ 9 đến  tuần thứ 14. Sự vận chuyển các hocmôn thần kinh qua hệ  thống cửa
bắt đầu từ tuần thứ 14-18.
 Tuyến yên trước và tuyến giáp   xuất phát từ dây vị tràng nguyên thủy (ống nguyên nội bì)
cùng phát triển từ khoang miệng - hầu tiên phát. Thuỳ trước tuyến yên phát sinh từ chỗ dày
lên của thành bên túi Rathke -là chỗ lồi ra của sàn hố miệng nguyên thuỷ vào tuần thứ 3 và cố
định ở vùng trước hạ đồi vào tuần thứ 6. 
Mầm giáp phát triển từ chỗ dầy lên của liên bào nền hầu (đáy họng) vào tuần  lễ thứ 3 của bào
thai.  Mầm này đi xuống phía trước ruột  hầu nhanh chóng  chia làm 2 thùy.  Vào tuần lễ thứ 9
của bào thai, tuyến giáp đã có vị trí và hình dạng cố định. 
Trong quá trình di chuyển nụ mầm giáp có thể phát triển bất thường tạo nên các dị tật mô giáp
lạc chỗ và u nang giáp, thường ở đường nằm giữa cổ. Những vị trí thường gặp của tuyến giáp
lạc chổ là: ở dưới lưỡi,  ở xương móng, ở trung  thất, và hiếm hơn mô  giáp lạc chỗ ở vị trí
buồng trứng.
1.2. Phát triển chức năng sinh lý trong thời kỳ bào thai và sơ sinh: 
 
Tuyến giáp bắt đầu hoạt động vào cuối tuần thứ 10 của bào thai, hocmôn giáp T3, T4  đã có
trong  máu  thai  nhi    khi  các  nang  giáp  đã  biệt      hoá    với  các  chất  keo.  TRH  (Thyrotropin
Releasing  Hormone)xuất  hiện  ở  hạ  đồi  vào  tuần  thứ  8.  TSH  (Thyroid  Stimulating
Hormone)có ở tuyến yên vào tuần thứ 10.  Tại tuyến giáp thyroglobulin được tổng hợp vào
tuần thứ 4. Vào tuần thứ 10, hocmôn giáp T3,  T4 đã có trong máu thai nhi. Nồng độ T4 (từ
tuần 11), T3 (Từ tuần 30)  tăng cao dần lên cùng với tuổi thai.
Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, tuyến giáp hoạt động không phụ thuộc vào trục hạ đồi
tuyến yên -cũng được hình thành gần như cùng lúc. Nếu tuyến giáp rối loạn hoạt động ở thời
kỳ này thì thai không  thể phát triển bình thường được. 
 Trong thời kỳ sau của thai kỳ, hoạt động của tuyến giáp chịu sự kiểm soát của trục hạ đồi-
tuyến  yên. Nồng độ TSH tăng cao  trong máu trẻ sơ sinh suy  giáp. Bướu giáp ở trẻ có mẹ
dùng thuốc kháng giáp như Carbimazole
Nồng độ  TSH đột ngột  tăng cao lên đến 10- 15 lần   ngưỡng cao nhất là 30 phút sau sinh và
giảm xuống nhanh chóng. Nồng độ T3, tăng cao đột ngột đến mức cao nhất vào 24 giờ sau
sinh  và sau đó giảm dần. Từ ngày thứ 3 sau sinh, TSH mới có nồng độ ổn định cho đến tuổi
dậy thì. 
Do đó chương trình sàng lọc sớm bệnh suy giáp bẩm sinh, chỉ lấy máu trẻ sơ sinh từ 3- 5 ngày
tuổi khi mà nồng độ TSH đã ổn định. Trong thời kỳ bào thai, hoạt động chủ yếu của hocmôn
giáp  là tác động tới sự phát triển và trưởng thành của tế bào não. Tế bào não có nhiều gen
chịu sự điều khiển của hocmôn giáp  để tổng hợp các Protein của Myelin và Neurone  cần cho
sự tăng sinh của các đuôi gai và sợi trục, tạo ra các  sinap và các bao Myelin, quá trình này
còn xảy ra trong  những năm đầu  sau sinh.
2. TRỤC HẠ ĐỒI – TUYẾN YÊN –  THƯỢNG THẬN: 
2.1. Đặc điểm giải phẫu- phôi học:
Tuyến thượng thận là  hai tuyến hình tam giác nằm ở cực trên 2 thận, cân nặng trung bình của
thượng thận. ở trẻ em là 4 gr. Cấu  trúc tuyến thượng thận. gồm 2 phần -phần vỏ và tuỷ, khác
nhau về phôi thai học, sinh hoá học và chức năng.
Về phôi thai học: vỏ thượng thận có nguồn gốc từ trung bì, tuỷ thượng thận. có nguồn gốc từ
ngoại bì thần kinh. Từ tuần thai thứ 5,các tế bào trung biểu mô di trú đến trung mô(gần mầm
sinh dục) và tạo thành vỏ thượng thận. thai nhi.  Trong suốt thời kỳ bào thai kích thước vỏ
thượng thận. tương đối lớn  gồm chủ yếu là vùng phôi thai. Trong vòng 3 năm sau sinh vùng
phôi thai co lại. Các tế bào của lớp ngoài của vỏ sẽ phát triển thành vỏ thượng thận. trưởng
thành và có cấu trúc gồm 3 vùng: phần ngoài là vùng cầu, phần giữa là vùng bó và phần trong
cùng là vùng lưới. 
 Vỏ thượng thận. có thể nằm ngoài vị trí bình thường gọi là vỏ thượng thận. lạc chỗ. Tổ chức
này thường ở lách, buồng trứng, bìu, hay dọc thừng tinh.
2.2. Phát triển chức năng sinh lý:  Tuyến thượng thận. có các enzym tham gia vào tổng hợp
các hocmôn steroid. Màng tế bào tuyến có  các thụ thể và adenyl  cyclase tham gia vào quá
trình hoạt hoá các enzym, tổng hợp hocmôn vỏ Thượng thận. từ Cholesterone. Vùng cầu  tổng
hợp  aldosteron  dưới  sự  điều  hoà  của  hệ  thống  renin-angiotensinogen  nhờ  có  enzym  P450
aldo.
Vùng bó và vùng lưới sản xuất cortisol, androgen và một ít estrogen.
Từ tuần thai 35, vỏ thượng thận. tăng sản xuất cortisol  để sản xuất surfactan và làm  trưởng
thành hệ thống enzym của phổi và gan. Cortisol trong bào thai  tác dụng tăng tốc độ phát triển
một số hệ thống và cơ quan thai nhi và các mô đang biệt hoá. Khi các hocmôn sinh dục của vỏ
thượng thận. vào máu sẽ tạo thành testosteron cùng với  testosteron của tuyến sinh dục thúc
đẩy trung tâm hướng sinh dục ở đồi thị  biệt hoá mầm sinh dục thành cơ quan sinh dục nam
và điều hoà chức năng sinh dục.
Sự sản xuất hocmôn steroid của tuyến thượng thận chịu sự điều hoà của trục hạ đồi-tuyến yên
ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ.
 
Khi hoc môn sinh dục của tuyến thượng thận bị tăng sản xuất quá mức, như ở bệnh tăng sản
tuyến thượng thận bẩm sinh gây nam hoá ở bào thai  nữ.
3. TRỤC HẠ ĐỒI – TUYẾN YÊN – TUYẾN SINH DỤC
3.1. Tinh hoàn: 
3.1.1. Đặc điểm phôi học- giải phẫu:
Sự tạo ra tuyến sinh dục trung tính  vào tuần thai thứ 4, các dây sinh dục tiên phát  chứa các tế
bào sinh dục nguyên thuỷ  đựoc tạo ra từ các tế bào trung bì dầy lên xen giữa trung thận và
mạc treo ruột lưng, tưong ứng với mầm trung thận (thể Wolff).
Về phôi học: cho đến tuần thai thứ 6 bào thai  vẫn chưa phân biệt được giới tính.
 Bắt đầu từ tuần thai thứ 7, ở phôi có giới tính di truyền nam, các dây sinh dục trung tính của
mầm gốc thân chung bắt đầu biệt hoá thành các dây tinh hoàn để các sinh dục bào nguyên
thuỷ thâm nhập vào. Sự nhân lên của các  sinh dục  bào này còn tiếp tục cho đến tuần thai thứ
17.  Sự  biệt  hoá  của  tinh  hoàn  là  do  nhiễm  sắc  thể  giới  tính  Y  có  yếu  tố  TDF  (Testis
Determining Factor) quyết định sự phát triển của tinh hoàn.
Về giải phẫu học: Trong giai đoạn bào thai, các tinh hoàn nằm ở vùng thắt lưng của bào thai.
Bắt đầu vào tháng thứ 3 tinh hoàn di chuyển xuống dưới dọc theo dây bìu. Cuối tháng thứ 8
(32 tuần thai) tinh hoàn đã ở vị trí bình thường. Sự di chuyển này thực hiện đựợc nhờ hocmôn
androgen, bất cứ sự bất thường nào của androgen  cũng gây ra các dị tật khác nhau.
3.1.2. Đặc điểm sinh lý học:
Trong giai đoạn bào thai: chức năng nội tiết của tinh hoàn là làm cho cơ quan sinh dục nam
được biệt hoá và phát triển bình thường. Các tế bào sertoli tinh hoàn biệt hoá ở giữa các dây
sinh  dục  tiết  ra  A.M.H.  (Anti  Mullerian  Hormon)  là  hocmôn  kháng  ống  cận  trung  thận 
Muller,  làm thoái hoá ống  này. Các tế  bào kẽ của tinh hoàn, tế bào Leydig  có các enzym
tổng hợp testosteron từ cholesteron vào tuần thai thứ 8. Trung thận dọc biệt hoá và phát triển
thành đường sinh dục nam  bên trong do bị cảm ứng bởi testosterone và phát triển thành cơ
quan sinh dục nam bên ngoài nhờ được cảm ứng với  dihydrotestosteron (DHT). Enzym 5    -
reductase chuyển  testosterone  thành DHT có tác dụng sinh học mạnh hơn T. 
Trong giai đoạn đầu sự bài tiết này được điều hoà bởi hormon hướng sinh dục hCG của màng
đệm  nhau  thai(human  Chorionic Gonadotropin). Trong  giai đoạn sau    các hocmôn hướng
sinh dục của hạ đồi LHRH (Luteinizing Releasing Hormone và của tuyến yên là FSH (Follicle
Stimulating Hormone) và LH (Luteinizing Hormone) kiểm soát sự bài tiết  hocmôn nam tính.
Giai đoạn sau sinh: Testosterone  hoặc trực  tiếp hoặc gián tiếp qua  DHT gây ra một loạt các
thay đổi ở tế bào dẫn tới những thay đổi mô ở trong lòng các tế bào đích vào tuổi dậy thì  làm
xuất hiện các tính sinh dục chính và phụ. Sau tuổi dậy thì testosterone duy trì các tính sinh
dục.
3.2. Buồng trứng:
3.2.1. Phôi học-mô học và giải phẫu:
Buồng trứng bắt đầu triển thành  đường sinh dục nữ biệt hoá vào tuần thai thứ 8. Sự biệt hoá
buồng trứng do 2 nhiễm sắc thể giới tính X X quyết định. Biệt hoá buồng trứng và phát triển
đường sinh dục nữ do không có tế bào Sertoli, tế bào Leydig cũng không được tạo ra AMH
không  được  sản  xuất,  ống  Muller  sẽ  biệt  hoá  và  phát  triển  thành  đường  sinh  dục  nữ.
Testosteron  và DHT không được sản xuất  ống trung thận dọc - ống Wolff  không chịu tác
động cảm ứng của các chất này sẽ bị teo và biến mất. 
3.2.2. Chức năng nội tiết của buồng trứng:
Hoạt động nội tiết của buồng trứng ở thời kỳ dậy thì. Mỗi loại tế bào của buồng trứng có các
hoạt động khác nhau. Tế bào vỏ nang có các enzym cho phép chúng tổng hợp các androgen -
testosterone từ cholesteron. Tế bào hạt thì có khả năng arom hoá các androgen của vỏ nang để
tạo  ra  estrogen  (estron”El”,  estradiol  “E2”)  nhờ  enzym  aromatase.  Tế  bào  của  rốn  buồng
trứng góp phần sản xuất androgen. Các tế bào lớp hạt và vỏ nang  sau khi đã phóng noãn  tiết
 
ra progesteron “P” và “E”. E2 gây ra một loạt các sự kiện tế bào và mô học ở trong lòng các
tế bào đích làm xuất hiện các tính sinh dục tiên phát và thứ phát. 
Điều hoà bài tiết: Các chất tiết của buồng trứng bị  kiểm soát bởi hocmôn hướng sinh dục
tuyến yên là FSH - LH. Các hocmôn này lại chịu sự kiểm soát của LHRH hay GnRH của hạ
đồi  theo cơ chế kiểm soát ngược. FSH bảo đảm cho sự trưởng thành của nang trứng và kích
thích hoạt động của lớp tế bào hạt (aromase hoá), làm xuất hiện các thụ thể của FH. Tác dụng
chủ yếu của LH trên buồng trứng là kích thích tổng hợp androgen ở vỏ nang  duy trì sự tiết E2
và P từ hoàng thể.
3.2.3. Bộ phận sinh dục không rõ ràng (BPSDKRR):
BPSDKRR là do rối loạn hoạt động của cơ quan sinh dục trong thời kỳ bào thai, những trẻ
sinh ra mà bộ phận sinh dục ngoài có đồng thời những tính chất vừa nam vừa nữ và rất khó
xác định giới tính của chúng lúc mới sinh. Điều  quan trọng nhất là không được khai báo giới
tính của trẻ khi chưa được xác định rõ ràng tránh nhầm lẫn giới  tính gây những hậu quả  về
nhiều mặt về sau.  Tuỳ theo tuyến sinh dục theo giới nào hiện diện và theo công thức nhiễm
sắc thể của bệnh nhân, người ta có các thể lâm sàng sau:
Ái nam ái nữ giả ở nữ (lưỡng tính giả ở nữ): Là một hình thái của BPSDKRR do sự nam hoá
bộ phận sinh dục ngoài ở một bào thai giới nữ, do thai bị cường androgen trong thời gian sống
trong tử cung, những trẻ này có nhiễm sắc thể 46XX. Nguyên nhân hay gặp  nhất là tăng sản
tuyến thượng thận bẩm sinh. Mức độ nam hoá  được  đánh giá theo phân loại của Prader, có
thể có cơn suy thượng thận cấp ở thể thiếu hụt hoàn toàn enzyme 21- hydroxylase. 
Ái nam ái nữ giả ở nam (lưỡng tính giả ở nam): Là các trường hợp bộ phận sinh dục không rõ
ràng bên ngoài ở những trẻ có giới tính di truyền là nam 46XY, do sự thiếu hụt  hocmôn DHT
nên cơ quan sinh dục ngoài bị ức chế không phát triển theo hướng nam. AMH vẫn được bàì
tiết nên vẫn có các cơ quan sinh dục nam bên trong như các đường dẫn tinh, và không có các
bộ phận sinh dục nữ phát sinh từ ống Muller. Đặc điểm lâm sàng chung  nhất là tật lỗ đái thấp
(hypospadia) và tinh hoàn ẩn.
Các nguyên nhân hay gặp: 
- Bất thường sinh tổng hợp testoterone: Có tính gia đình, thiếu hocmôn AMH, tinh hoàn ẩn,
có tử cung và vòi trứng, ống dẫn tinh phát triển bình thường, có thể sinh tinh trùng. 
-  Nguyên nhân bất thường ở tế bào đích (không nhậy cảm với androgen): 
+ Thiếu thụ thể androgen  hoàn toàn: hội chứng tinh hoàn nữ hoá, di truyền theo nhiễm sắc
thể giới tính X.  Bệnh nhân  có biểu hình là nữ, công thức nhiễm sắc thể 46XY.  Tuyến sinh
dục là tinh hoàn ẩn tiết testosterone và AMH bình thường. Testosterone và DHT mặc dù có
nồng độ bình thường nhưng không gắn vào được các thụ thể, không có nam hoá. Các bệnh
nhân này lúc sinh ra có bộ phận sinh dục ngoài là nữ, không có tử cung, buồng trứng. Tinh
hoàn  có thể ở trong ống bẹn, môi lớn, ổ bụng. Đến tuổi dậy thì vú phát triển, vô kinh, không
có lông sinh dục.
+ Thiếu thụ thể androgen  không hoàn toàn: Bộ phận sinh dục không rõ ràng, có lỗ đáí thấp,
tinh hoàn ẩn một /hai bên, đến dậy thì không có nam hoá, có vú to.
- Do thiếu enzym 5    reductase: giảm DHT, lúc sinh ra bộ phận sinh dục ngoài không rõ ràng,
phần  lớn  được  coi  là  trẻ  gái.  Đến  tuổi  dậy  thì  do  tăng  cao  nồng  độ  T  gây  trưởng  thành  hệ
thống enzym và có sự nam hoá rõ rệt và thường có đổi giới tính.
Ái nam ái nữ thực thụ: hiếm gặp, có đồng thời tinh hoàn và buồng trứng trên cùng một cá thể.
Công thức nhiễm sắc thể thường là 46 XX, đôi khi 46 XY, hay là thể khảm.
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ NỘI TIẾT TRẺ EM
CÂU HỎI KIỂM TRA
 
1. Hoạt động của tuyến giáp trong thời kỳ đầu của bào thai 
A.  Chịu sự kiểm soát của trục hạ đồi- tuyến yên.
 
B.  Không phụ thuộc vào trục hạ đồi-tuyến yên
C.  Phụ thuộc vào nồng độ Iốt trong máu mẹ
D.  Phụ thuộc vào nồng độ Iốt trong máu con
E.  Hoàn toàn độc lập
2. Hoạt động của tuyến giáp trong thời kỳ sau của bào thai 
A.  Chịu sự kiểm soát của trục hạ đồi - tuyến yên.
B.  phụ thuộc vào trục hạ đồi-tuyến yên
C.  Phụ thuộc vào nồng độ Iốt trong máu mẹ
D.  Phụ thuộc vào nồng độ Iốt trong máu con
E.  Hoàn toàn độc lập
3. Nồng độ TSH trong máu trẻ sơ sinh
A.  Tăng đột ngột  sau sinh 
B.  Đột ngột sau sinh
C.  Tăng và duy trì cho đến tuổi trưởng thành
D.  Giảm và duy trì cho đến tuổi trưởng thành
E.  Tăng và giảm dần trong 3 ngày đầu
4. Trong thời kỳ bào thai, tác động quan trọng nhất của hormone giáp tới
A.  Sự phát triển và trưởng thành của não bộ.
B.  Phát triển và trưởng thành của da 
C.  Phát triển và trưởng thành của cơ 
D.  Phát triển và trưởng thành của hệ thống xương.
E.  Phát triển và trưởng thành của hệ thống các enzym 
5. Chất có thể truyền qua hàng rào nhau thai và gây suy giáp cho thai
A.  Thuốc kháng giáp. 
B.  Hocmôn giáp của mẹ
C.  Kháng thể từ máu mẹ
D.  Chất Iốt 
E.  Tất cả các chất trên
6. Trong giai đoạn bào thai, sự biệt hoá và phát triển đường sinh dục nữ do
A.  Không có tinh hoàn
B.  Hoạt động của buồng trứng
C.  Không  bài tiết ra  hocmon A.M.H 
D.  Ống Muller biệt hoá 
E.  Ống Wolf không phát triển
7. Vị trí thường gặp của tuyến giáp lạc chổ là
A.  Dưới lưỡi
B.  Xương móng
C.  Trung thất
D.  Trên đường trung thất giữa
E.  Tất cả đều đúng
8. Đường sinh dục nam bên trong được hình thành do
A.  Gien biệt hoá TDF của nhiễm sắc thể giới tính Y.
B.  Hormone kháng ống cận trung thận AMH.
C.  Hormone Testosteron. 
D.  Hormone Dihydrotestosterone (DHT).
E.  Ống trung thận dọc cảm ứng bởi Testosterone
9. Hormone androgen của vỏ thượng thận thai nhi có tác dụng  sinh lý biệt hoá mầm sinh dục
A.  Đối với bào thai nam  
B.  Bào thai cả 2 giới 
C.  Bào thai nữ
 
D.  Không rõ ràng trong thời kỳ bào thai
E.  Khi thai đủ tháng
10. Hormone A.M.H (antimullerienne hormone) của tinh hoàn bào thai có tác dụng 
A.  Biệt hóa cơ quan sinh dục nam
B.  Phát triển cơ quan sinh dục nam
C.  Thoái hóa ống cận trung thận Muller
D.  Biệt hóa cơ quan sinh dục nữ
E.  Thoái hóa cơ quan sinh dục nữ
 
 
ĐÁP ÁN 
1D  2C  3B  4E  5A  6B  7A  8E  9C   10E
                    
                         Tài liệu tham khảo
 
1.  R.  Rappaport  (2004).  Development  and  Function  of  the  Gonades.  Nelson’s  Textbook  of
pediatrics; pp. 1921. 
2. Lafranchi S (2004). Thyroid development and Physiology. Nelson’s Textbook of pediatrics;
pp. 1870. 
3.  Lenore  S.  Levine,  Perrin  C.  White.  The  Physiology  of  the  Adrenal  Gland.  Nelson’s
Textbook of pediatrics; pp. 1998. 
 
 
 
 
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ TRẺ EM
 
Mục tiêu
1. Mô tả được những đặc điểm về giải phẩu của bộ máy tiêu hóa trẻ em
2. Trình bày được những đặc điểm về sinh lý  bộ máy  tiêu hóa trẻ em.
 
1.Miệng
1.1 Hốc miệng: Ở trẻ bú mẹ, hốc miệng nhỏ, vòm thẳng, các cơ môi phát triển mạnh, lợi có
nhiều  nếp  nhăn.  Những  đặc  điểm  này  có  tác  dụng  rất  lớn  đối  với  động  tác  bú.  Niêm  mạc
miệng mềm mại, khô, có nhiều mạch máu nên dễ bị tổn thương, dễ bị các bệnh nấm ở miệng. 
1.2 Lưỡi : Tương đối to, rộng và dày ở lứa tuổi sơ sinh và bú mẹ. Đặc điểm này làm cho trẻ
mút có hiệu quả hơn.
1.3 Tuyến nước bọt : Tuyến nước bọt trẻ sơ sinh còn ở trong tình trạng sơ khai, chưa biệt hóa.
Đến  tháng  thứ  3  -  4  mới  phát  triển  hoàn  toàn.  Cùng  với sự phát triển của hệ thần kinh, số
lượng nước bọt tăng dần lên. Đến tháng thứ 4 - 5, nước bọt trẻ tiết ra nhiều thường gọi là hiện
tượng chảy nước bọt sinh lý do có sự kích thích của mầm răng vào dây thần kinh số V. pH
nước bọt toan nhẹ hoặc trung tính (6 - 7.8).
1.4 Động tác bú : Bú là một phản xạ không điều kiện, bẩm sinh. Trung tâm của nó ở hành
tủy. Phản xạ bú mạnh mẽ nhất vào tháng thứ 3 sau sinh và biến mất dần vào tháng thứ 6. Phản
xạ bú tương đối bền vững. Phản xạ này chỉ mất đi khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương
như  suy  thai,  ngạt,  viêm  màng não mủ, xuất huyết não  - màng não. Phản xạ bú cũng  được
củng cố bằng những phản xạ có điều kiện như những động tác  để chuẩn bị cho bú : tư thế
nằm của trẻ khi bú, mùi vị sữa.
2. Răng
Thường trẻ bắt đầu mọc răng từ  5 - 6 tháng cho đến 24 tháng thì hết mọc răng sữa. Từ 6 tuổi
trở đi, răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn. Để cho hàm trẻ hình thành và phát triển đúng,
cần cho trẻ nhai thức ăn cứng khi trẻ mọc đủ răng. Nếu không, xương hàm sẽ chậm phát triển
làm cho 2 hàm răng cắn vào nhau không khớp.
3. Thực quản :
Thực quản trẻ sơ sinh có hình chóp nón, người lớn có hình trụ. Vách thực quản trẻ em mỏng,
cơ chun, tổ chức đàn hồi chưa phát triển. Các tuyến ít nhưng có  nhiều mạch máu. Đường kính
ống thực quản trẻ em :
Dưới 2 tháng :    0.9 cm.                    2 - 6 tháng       : 0.9 - 1.2 cm.
9 - 18 tháng :  1.2 - 1.5 cm.             2 - 6 tuổi : 1.3 - 1.7 cm.
Chiều dài ống thực quản (X) được tính từ răng đến tâm vị theo công thức :
            
 X   =   1/5   chiều cao cơ thể   +   6.3 cm. 
4.  Dạ dày :
4.1 Đặc điểm giải phẫu và tổ chức học :
Đặc điểm giải phẫu : Dạ dày của trẻ sơ sinh thường nằm ngang và tương đối cao, đến lúc biết
đi mới theo tư thế đứng dọc. Hình thể dạ dày có hình tròn khi mới sinh, đến 1 tuổi có hình
thuôn dài,  đến 7 - 11 tuổi có hình thể như người lớn.  Tuy nhiên còn tùy thuộc vào sự phát
triển của lớp cơ dạ dày và tính chất thức ăn.
Dung tích dạ dày : Sơ sinh : 30 - 35 ml; 3 tháng : 100 ml; 1 tuổi : 250 ml.
 
Tổ chức học : Lớp cơ phát triển yếu nhất là cơ thắt tâm vị, còn cơ thắt môn vị phát triển tốt và
đóng rất chặt. Do đó trẻ có hiện tượng bị nôn trớ sau khi ăn.
4.2.  Cử động của dạ dày: Cử động dạ dày là các sóng nhu động đi từ tâm vị đến môn vị và
những co bóp đóng mở môn vị và tâm vị. Những rối loạn về cử động dạ dày là tăng hoặc giảm
trương lực. Ở trẻ sơ sinh, hay gặp thể co thắt môn vị, gây nôn rất nhiều.
4.3. Chức phận bài tiết của dạ dày: Độ toan dịch vị trẻ em từ 5.8 - 3.8, ngày càng tăng lên
theo tuổi. Ở trẻ lớn, pH gần bằng người lớn (1.5 - 2).
Thành  phần  dịch  vị  trẻ  em  như  người  lớn  nhưng  hoạt  tính  kém  hơn,  các  men  gồm  có  :
pepsine, labferment và lipaza. Lipaza chỉ  có tác dụng với mỡ nhũ tương mà thôi. Trong sữa
mẹ có lipaza do đó mỡ trong sữa mẹ được tiêu hóa, hấp thu tốt hơn trong sữa bò. 
4.4  Chức phận tiêu hóa thức ăn ở dạ dày: Đối với trẻ bú mẹ, 25% số lượng được hấp thu ở
dạ dày kể cả protide và lipide. Thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 - 2h30, sữa bò là 3 - 4 giờ.
5.  Ruột :
5.1.Đặc  điểm  giải  phẫu  và  sinh  lý:  Ruột  trẻ  em  tương  đối  dài  hơn  ruột  người  lớn  (so  với
chiều cao cơ thể). 6 tháng đầu ruột dài gấp 6 lần chiều cao cơ thể, người lớn chỉ dài gấp 4 lần.
Niêm  mạc  ruột  có  nhiều  nhung  mao,  nhiều  nếp  nhăn,  nhiều  mạch  máu  nên  có  thể  hấp  thu
được một số sản phẩm trung gian,  nhưng cũng làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Mạc treo ruột
tương đối dài, manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị xoắn ruột và cũng vì thế nên vị trí
ruột thừa không cố định, chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em khó hơn người lớn. Trực tràng
tương đối dài, niêm mạc lỏng lẻo, do đó khi bị lỵ, ho gà dễ bị sa xuống.
5.2. Chức phận của ruột: Ruột trẻ có 3 chức năng chính là : tiêu hóa, hấp thu và vận động.
Các men tiêu hóa ở ruột gồm có: Erepsin, Amylaza, Lipaza, Maltaza, Invectin, Enterokinaza.
Tuy vậy, hoạt tính của các men còn kém.Thời gian thức ăn ở ruột trung bình từ 12 - 16 giờ .
Thời gian thức ăn lưu lại tại ruột non ở trẻ bú mẹ nhanh hơn trẻ lớn và người lớn. Ở trẻ bú mẹ
trung bình là 6-8 giờ, tuy nhiên thời gian này còn phụ thuộc vào tính chất của thức ăn.
5.3.  Đặc điểm vi trùng ở ruột trẻ em 
Sau khi sinh dạ dày và ruột trẻ sơ sinh hoàn toàn vô trùng trong khoảng 10 - 12 giờ với điều
kiện mẹ không bị nhiễm trùng ối. Sau đó vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua miệng, qua đường
hô  hấp  và  đường  trực  tràng.  Những  vi  khuẩn  thường  gặp  là:  tụ  cầu,  liên  cầu,  phế  cầu,
perfringens.  Trẻ  bú  mẹ  và  chăm  sóc  vệ  sinh  tốt  thì  vi  khuẩn  Bifidus,  B.lactis  aerogenes,
B.acidophilus chiếm ưu thế do trong sữa mẹ có đường    lactose có tác dụng tốt đối với trực
khuẩn bifidus và ức chế vi khuẩn E.coli. Trẻ ăn nhân tạo thì vi khuẩn E.coli có nhiều do trong
sữa bò có loại đường    lactose thích hợp cho vi khuẩn E. coli phát triển.  Tác dụng tích cực
của vi khuẩn là làm thành hàng rào ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, làm tăng quá trình
tiêu hóa chất đạm, mỡ,  đường, tham gia vào sự tổng hợp vitamin nhóm B, vitamin K. Khi
khuẩn chí đường ruột bị rối loạn có thể làm tăng các sản phẩm độc, ức chế hoạt động của các
men tiêu hoá. Những yếu tố ảnh hưởng xấu đến khuẩn chí đường ruột là tình trạng suy dinh
dưỡng, sử dụng kháng sinh phổ rộng bừa bãi.
6. Phân của trẻ em và sự thải phân 
6.1 Phân su: Phân su đã có từ tháng thứ 4 của bào thai và bài tiết ra ngoài trong những trường
hợp: khi thai bị ngạt trong tử cung, trong quá trình sinh; 36 - 48 giờ sau đẻ. Tính chất phân su:
màu xanh thẩm,dẻo, không có mùi. Giai đoạn đầu phân su không có vi khuẩn. Trẻ đi tiêu từ 4
- 6 lần/ngày trong 2 - 3 ngày đầu của đời sống.
 
6.2. Phân của trẻ bú mẹ và bú sữa bò: Khi trẻ bú mẹ thì có màu vàng ánh, thường chua, đôi
khi có màu xanh lá cây. Phân có pH acide 4,5 - 5.  Đi tiêu 2 - 4 lần/ngày trong những tuần
đầu. Phân của trẻ bú sữa bò: Đặc hơn, dẻo hơn, màu nhạt hơn, có mùi thối , pH phân từ 4,6 -
8,3 .
7.Tụy 
Ngay từ mới sinh, chức phận tụy tương đối đã phát triển và hoạt động. Dịch tụy được bài tiết
ngay sau khi  ăn. Các men của tuỵ gồm trypsin, lipaza, amylaza, maltaza;  tác dụng của các
men này cũng như ở người lớn. Tuỵ có hai chức phận: nội tiết sản xuất ra Insulin; ngoại tiết
sản xuất ra các men tuỵ đổ vào tá tràng. 
8.  Gan 
Gan của trẻ em tương đối lớn. Ở trẻ sơ sinh nó chiếm 4.4% trọng lượng cơ thể, người lớn chỉ
chiếm 2.4%. Ở trẻ sơ sinh, thùy gan trái to hơn thùy gan phải, sau đó gan phải phát triển rất
nhanh và to hơn .Hình chiếu của gan trên thành bụng khác với người lớn, giới hạn trên theo
đường vú phải ở gian sườn V và VI, giới hạn dưới:
                                                    Dưới mũi ức                      Dưới bờ sườn phải
Trẻ sơ sinh                                       3-4cm                                2,5-3cm
1-2 tuổi                                           2-3cm                                 2cm
3-7 tuổi                                                                                      1cm     
8.1.  Đặc điểm giải phẫu và tổ chức học 
Tế bào gan trẻ dưới 8 tuổi chưa phát triển đầy đủ, tổ chức gan có nhiều mạch máu. Trong tế
bào  gan  trẻ  sơ  sinh  còn  có  những  hốc  sinh  sản  máu.  Gan  rất  dễ  bị  phản  ứng  khi  bị  nhiễm
khuẩn hoặc nhiễm độc, dễ bị thoái hóa mỡ.
8.2.  Chức phận của gan 
- Gan đóng vai trò lớn trong việc trao đổi các chất protide, glucide, lipide và các vitamin.
- Gan tạo và bài tiết mật để kích thích các enzyme trong ruột đồng thời để tiêu hóa  mỡ.
- Gan là bộ phận sinh ra tế bào máu trong thời kỳ bào thai. Sau sinh nếu trẻ bị thiếu máu thì
khả năng này vẫn còn tiếp tục.
- Gan là bộ phận chống độc quan trọng.
- Gan còn là nguồn sinh nhiệt vì gan tạo ra và tích trữ glycogen từ đường và các chất không
phải đường.
 
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HÓA TRẺ EM
CÂU HỎI KIỂM TRA
 
1. Hiện tượng chảy nước bọt sinh lý thường xảy ra lúc trẻ được:
A.  0-1 tháng.
B.  2-3 tháng.
C.  4-5 tháng.
D.  6-7 tháng.
E.  8-9 tháng.
2. Chiều dài ống thực quản (X) được tính từ răng đến tâm vị theo công thức :
A.  X   =   1/3   chiều cao cơ thể   +   6.5 cm. 
B.  X   =   1/4   chiều cao cơ thể   +   6.4 cm. 
C.  X   =   1/5   chiều cao cơ thể   +   6.3 cm. 
D.  X   =   1/6   chiều cao cơ thể   +   6.2 cm. 
 
E.  X   =   1/7   chiều cao cơ thể   +   6.1 cm. 
3. Về hình thái, dạ dày trẻ em có đặc điểm:
A.  Thường nằm ngang và tương đối cao ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế
đứng dọc.
B.  Thường nằm ngang và tương đối thấp ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế
đứng dọc.
C.  Thường nằm dọc và tương đối cao ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế nằm
ngang.
D.  Thường nằm dọc và tương đối thấp ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế nằm
ngang.
E.  Thường nằm ngang và tương đối thấp ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế
chếch.
4. Ở trẻ bú mẹ, 25% sữa được hấp thụ ở dạ dày là do trong dịch vị có các men:
A.  Amylase, Tryptease.
B.  Lactase, Trypsin. 
C.  Enterokinase, Invertin.
D.  Lipase, Labferment.
E.  Lactase, Erepsin.
5. Những đặc điểm nào của ruột sau đây làm cho trẻ dễ bị xoắn ruột:
A.  Mạc treo ruột tương đối ngắn, manh tràng dài và kém di động.
B.  Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và kém di động.
C.  Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng dài và kém di động.
D.  Mạc treo ruột tương đối ngắn, manh tràng ngắn và kém di động.
E.  Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động.
6. Các vi khuẩn chí ở ruột KHÔNG CÓ vai trò nào sau đây:
A.  Làm thành hàng rào ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
B.  Tăng quá trình tiêu hóa chất đạm, mỡ, đường.
C.  Hạn chế sự tan rữa sản phẩm độc.
D.  Tham gia tổng hợp vitamin D.
E.  Tham gia tổng hợp vitamin nhóm B, vitamin K.
 
Đáp án
1C   2C   3A   4D   5D   6D
 
Tài liêu tham khảo
 
1.  Chu  văn  Tường  (2000),”  Đặc  điểm  giải  phẩu  sinh  lý  cơ  quan  tiêu  hoá  trẻ  em”,  Bài
giảng Nhi khoa. Nhà xuất bản y học.
2.  Nelson (2004), the digestive system. Textbook of Pediatrics
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
Mục tiêu
 
1. Mô tả được những đặc điểm giải phẫu hệ hô hấp trẻ em.
2. Nêu được những đặc điểm sinh lý hệ hô hấp trẻ em.
3. Áp dụng những kiến thức này trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý hô hấp trẻ em.
 
Bộ  máy  hô  hấp  bao  gồm  từ  mũi  họng  đến  thanh  quản,  khí  quản,  phế  quản,  tiểu  phế  quản,
phổi, màng phổi. Dựa vào vị trí các đoạn của bộ máy hô hấp, người ta phân chia ra đường hô
hấp trên và đường hô hấp dưới. Ranh giới phân chia là nắp thanh quản (đoạn trên nắp thanh
quản là đường hô hấp trên, đoạn dưới nắp thanh quản là đường hô hấp dưới).
1. Các đặc điểm về giải phẫu
1.1. Mũi
Ở trẻ nhỏ, sự hô hấp bằng đường mũi còn hạn chế vì mũi và khoang hầu tương đối ngắn và
nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp. Vì vậy không khí đi vào không được sưởi ấm và lọc sạch đầy đủ.
Niêm mạc mũi mỏng, mịn; lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô hình trụ giàu mạch máu
và bạch huyết. Chức năng loại thải vi khuẩn, virus, bụi còn  yếu do khả năng sát trùng  của
niêm dịch còn kém. Do những đặc điểm trên, khi bị nhiễm khuẩn ở mũi họng thì dễ gây xuất
tiết, tắc mũi, phù nề ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của trẻ làm trẻ khó thở và khó bú.
Tổ chức hang ở lớp dưới niêm mạc mũi ít phát triển và chỉ phát triển mạnh ở trẻ trên 5 tuổi.
Do vậy trẻ nhỏ ít bị chảy máu cam.
Các xoang mũi trẻ em xuất hiện từ từ cùng với sự phát triển cơ thể. Chỉ có xoang sàng xuất
hiện ngay khi sinh. Sau đó xoang hàm xuất hiện lưu thông rộng rãi với mũi cho đến 4-5 tuổi.
Xoang trán xuất hiện lúc 8-10 tuổi cũng như xoang bướm. Do đó, trước 4-5 tuổi, trẻ rất hiếm
khi bị viêm xoang, ngoại trừ viêm xoang sàng có thể xảy ra trước 4-5 tuổi nhưng hiếm.
1.2. Họng hầu 
Họng hầu trẻ em tương đối hẹp và ngắn, có hình phễu hẹp, sụn mềm và nhẵn. Họng phát triển
mạnh trong năm đầu và vào tuổi dậy thì. Niêm mạc họng được phủ bằng lớp biểu mô rung
hình trụ. Vòng bạch huyết Waldayer phát triển mạnh lúc trẻ được 4-6 tuổi cho đến tuổi dậy
thì. Ở trẻ nhỏ duới 1 tuổi, tổ chức bạch huyết thường chỉ thấy VA phát triển còn amygdales
chỉ phát triển từ 2 tuổi trở lên. Khi VA bị viêm gây xuất tiết, phù nề vùng họng, gây tắc mũi
sau làm trẻ phải thở bằng miệng. Thở bằng miệng sẽ không được sâu, không khí không được
sưởi ấm, số lượng khí trao đổi ít hơn; lâu dần gây rối loạn toàn thân nghiêm trọng do thiếu khí
kéo dài như: lồng ngực kém phát triển, bộ mặt VA. VA cũng ở gần vòi Eustache nên viêm
VA kéo dài là nguyên nhân của viêm tai giữa tái diễn.
1.3. Thanh, khí, phế quản
1.3.1. Thanh quản 
Có hình phễu mở rộng ở phía trên. Ở trẻ bú mẹ, thanh quản nằm ở vị trí cao hơn 2 đốt sống so
với người lớn. Thanh quản phát triển từ từ nhưng đến tuổi dậy thì thì phát triển mạnh. Dưới 6-
7 tuổi, thanh môn hẹp, dây thanh đới ngắn. Vì vậy giọng nói của trẻ em cao hơn. Từ 12 tuổi,
thanh đới con trai dài hơn con gái do đó giọng nói con trai trầm hơn.
1.3.2. Khí quản 
Niêm mạc khí quản nhẵn, nhiều mạch máu và tương đối khô do các tuyến của niêm mạc chưa
phát triển. Sụn khí phế quản mềm, dễ co giãn.
1.3.3. Phế quản 
Vị trí khí quản chia đôi thay đổi theo lứa tuổi:
- Ở trẻ sơ sinh :           ở đốt sống lưng III-IV.
- Ở trẻ 2-6 tuổi:           ở đốt sống lưng IV- V
- Ở trẻ 12 tuổi :           ở đốt sống lưng V- VI
Nhánh phế quản phải tiếp tục hướng đi của khí quản và rộng hơn phế quản trái nên dị vật dễ
rơi vào hơn. Nhánh phế quản trái đi sang một bên và nhỏ hơn phế quản phải.
Đặc điểm chung của thanh khí phế quản trẻ em là lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát
triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng và niêm mạc nhiều mạch máu. Do những đặc điểm trên, trẻ
em dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh khí phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và
dễ biến dạng trong quá trình bệnh lý.
1.4. Phổi
1.4.1. Trọng lượng
Phổi trẻ em lớn dần theo tuổi. Ở trẻ sơ sinh phổi chỉ nặng khoảng 50-60 gr. Khi trẻ 6 tháng
tuổi, trọng lượng phổi tăng gấp 3 lần, và đến 12 tuổi thì tăng gấp 20 lần.
1.4.2. Thể tích 
Thể tích phổi tăng nhanh theo tuổi: sơ sinh là 65ml, đến 12 tuổi tăng lên 10 lần. Kích thước
phế nang và diện tích hô hấp cũng tăng nhanh. Ở trẻ sơ sinh là 6 m
2
; ở người lớn là 50 m
2
.
Như vậy diện tích hô hấp tính trên mỗi đơn vị trọng lượng cơ thể ở trẻ nhỏ ưu thế hơn người
lớn . Điều này phù hợp với nhu cầu chuyển hóa cao ở trẻ nhỏ.
1.4.3. Cấu tạo 
Từ sơ sinh đến 8 tuổi, phổi phát triển chủ yếu bằng tăng số lượng phế nang. Từ 8 tuổi trở đi
chủ yếu do sự tăng kích thước của phế nang. Phổi trẻ em có đặc điểm: nhiều mạch máu và
bạch mạch, nhiều cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, đặc biệt là quanh các phế nang và thành bạch
mạch. Các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh nên lồng ngực di động kém. Do những đặc
điểm trên, phổi trẻ rất dễ bị xuất huyết, xẹp phổi, khí phế thủng. Khi trẻ lớn lên, các túi phổi
hoàn thiện dần, các phế nang mới được tạo ra thêm, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, tổ chức
liên kết giữa các túi phổi giảm dần.
1.4.4. Rãnh liên thùy 
Rãnh liên thùy phổi trẻ em ở lứa tuổi nhỏ không rõ rệt. Phổi phải có 2 rãnh: rãnh lớn nằm
nghiêng phân cách thùy dưới với thùy trên và thùy giữa; rãnh bé nằm ngang phân cách thùy
trên với thùy giữa. Phổi trái chỉ có 1 rãnh.
1.4.5. Rốn phổi 
Gồm phế quản gốc, thần kinh, mạch máu và nhiều hạch bạch huyết. Những hạch này liên hệ
với các hạch khác ở phổi. Vì vậy bất kỳ một quá trình viêm nhiễm nào ở phổi đều có thể gây
phản ứng đến các hạch rốn phổi.
1.5. Lồng ngực 
Lồng ngực trẻ sơ sinh tương đối ngắn, có hình trụ, đường kính trước-sau hầu như bằng  đường
kính ngang. Xương sườn nằm ngang và thẳng góc với cột sống, cơ hoành nằm cao và cơ liên
sườn chưa phát triển đầy đủ. Do đặc điểm này khi trẻ hít vào, lồng ngực không thay đổi mấy
và do đó cũng giải thích được tại sao trẻ nhỏ thở chủ yếu bằng cơ hoành. Khi trẻ biết đi, lồng
ngực có sự thay đổi. Các xương sườn chếch xuống dưới, đường kính ngang tăng nhanh và gấp
2 đường kính trước-sau. Do đó mỗi lần thở được sâu và nhiều hơn nhờ lồng ngực có thể thay
đổi thể tích nhiều và đó cũng là điều kiện cần thiết để xuất hiện kiểu thở ngực.
2. Các đặc điểm sinh lý
2.1. Nhịp thở 
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non, nhịp thở rất nông và khóc yếu làm cho phổi giãn ra không
hết, dễ đưa đến xẹp phổi và mềm phổi. Ở thời kỳ  sơ sinh, do trung tâm hô hấp chưa hoàn
chỉnh nên nhịp thở dễ bị rối loạn với những cơn ngưng thở ngắn và thở lúc nhanh lúc chậm.
Khi lớn lên hiện tượng này mất dần. Ở trẻ nhỏ, do thở nông nên tần số thở của trẻ phải cao để
đảm bảo cung cấp đủ oxy. 
Lượng khí thở vào trong một lần thở tăng dần theo tuổi:
- Sơ sinh         :           25 ml.        
- 1 tuổi :           70 ml.
- 4 tuổi :           120 ml.
- 8 tuổi :           170 ml.
- 14 tuổi          :           300 ml.
- Người lớn     :           500 ml. 
Tần số thở bình thường ở trẻ em giảm dần theo tuổi:
- Sơ sinh         :           40 - 60 lần/phút.
- 3 tháng          :           40 - 45 lần/phút.
- 6 tháng          :           35 - 40 lần/phút.
- 1 tuổi :           30 - 35 lần/phút.
- 3 tuổi :           25 - 30 lần/phút.
- 6 tuổi :           20 - 25 lần/phút.
- 15 tuổi          :           18 - 20 lần/phút.
- Người lớn     :           15 - 16 lần/phút.
2.2. Kiểu thở
- Sơ sinh: chỉ thở bằng mũi, thở bụng (thở cơ hoành), nhịp thở không đều.
- Trẻ bú mẹ: thở bằng mũi cho đến 12-18 tháng. Kể từ 6 tháng tuổi có thể thở bằng miệng và
kiểu thở hỗn hợp ngực-bụng, nhịp thở đều.
- Trẻ trên 2 tuổi: thở giống như người lớn.
2.3. Quá trình trao đổi khí ở phổi 
Quá trình trao đổi khí ở phổi của trẻ em mạnh hơn ở người lớn. Người ta đã nhận thấy rằng
lượng không khí hít vào trong 1 phút ở trẻ dưới 3 tuổi (theo đơn vị trọng lượng của trẻ) nhiều
gấp đôi và ở trẻ 10 tuổi nhiều gấp hơn 1,5 lần so với người lớn. Như vậy cơ thể trẻ hấp thu khí
oxy trong một đơn vị thời gian tương đối nhiều hơn cơ thể người lớn bởi vì chuyển hóa năng
lượng của trẻ em mạnh hơn người lớn. Để đảm bảo cho nhu cầu oxy cao như vậy, bộ máy hô
hấp của trẻ em cũng có một số cơ chế thích nghi; ví dụ như để bù vào thở nông, trẻ phải thở
nhanh lên. Sự trao đổi khí oxy và khí cácboníc giữa phế nang và máu cũng được thực hiện
mạnh hơn nhờ sự chênh lệch phân áp của khí oxy và khí cácboníc.
Thành phần khí oxy trong khí phế nang ở trẻ em cao hơn người lớn:
- Trẻ bú mẹ     :           17 - 17,16%.
- Trẻ 1 tuổi      :           15%.
Trái lại thành phần khí cácboníc trong khí phế nang ở trẻ em lại thấp hơn:
- Trẻ nhỏ         :           2,9%.
- Trẻ 15 tuổi    :           4,85%.
Áp lực riêng phần khí oxy và khí cácboníc ở phế nang thay đổi theo tuổi:
- Trẻ bú mẹ     :           120 mmHg và 21 mmHg.
- Trẻ 15 tuổi    :           110 mmHg và 38 mmHg.
Tuy nhiên sự cân bằng này không bền vững, dễ bị thay đổi theo sự biến đổi của hoàn cảnh (độ
ẩm, nhiệt độ, đậm độ khí cácboníc...). Điều này giải thích tại sao trẻ em lại dễ bị rối loạn hô
hấp.
2.4. Điều hòa hô hấp
Cơ chế điều hòa hô hấp ở trẻ em cũng tuân theo những qui luật sinh lý như người lớn. Những
cử động hô hấp đều do trung tâm hô hấp điều khiển có tính tự động và nhịp nhàng. Trung tâm
hô hấp nằm ở hành tủy và luôn chịu sự điều khiển của vỏ não. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong
mấy tháng đầu, vỏ não và trung tâm hô hấp chưa phát triển hoàn toàn nên trẻ dễ bị rối loạn
nhịp thở
3. Kết luận
Như vậy tuy bộ máy hô hấp của trẻ chưa được hoàn chỉnh nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu
oxy cao cho hoạt động chuyển hóa mạnh nhờ vào một số cơ chế bù trừ như tần số thở cao,
diện tích hô hấp tương đối cao, quá trình trao đổi khí ở phổi thực hiện mạnh hơn. Tuy nhiên
sự cân bằng này không bền vững, rất dễ bị rối loạn do sự biến đổi của các yếu tố bên ngoài
cũng như bên trong và do đó dễ đưa đến suy hô hấp. Thật vậy, ở trẻ nhỏ chỉ cần một gắng sức
nhỏ ví dụ vùng vẫy, khóc hoặc ho có thể đưa đến suy hô hấp tạm thời.
 
GIẢI PHẨU SINH LÝ HỆ HÔ HẤP
CÂU HỎI KIỂM TRA
 
1. Các xoang nào sau đây có thể bị viêm trước 4 - 5 tuổi :
A. Xoang sàng.
B. Xoang bướm.
C. Xoang trán.
D. Xoang hàm.
E. Chẳng có xoang nào bị.
2. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với đặc điểm giải phẫu chung của thanh khí phế quản trẻ em
:
A . Lòng tương đối rộng.
B . Vòng sụn cứng khó  biến dạng.
C . Tổ chức đàn hồi kém phát triển.
D . Niêm mạc có ít mạch máu.
E. Cơ trơn phát triển.
3. Kích thước phế nang trẻ em chủ yếu phát triển ở lứa tuổi nào :
A . < 2 tuổi.
B . 2 - 8 tuổi.
C . < 8 tuổi.
D . > 8 tuổi.
E. > 10 tuổi
4. Tần số thở của trẻ 1 - 2 tuổi là :
A. 60 lần/phút.
B . 40 - 60 lần/phút.
C . 30 - 40 lần/phút.
D . 25 - 30 lần/phút.
E.  20-25 lần/phút
5. Trẻ sơ sinh có kiểu thở nào sau đây, ngoại trừ:
A.Thở mũi
B. Thở ngực
C. Thở bụng
D. Thở miệng
E. B và D
ĐÁP ÁN
1A   2C   3D   4D   5E
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Trần Quỵ (2003). Đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp trẻ em. Bài Giảng Nhi Khoa,
tập 1. Nhà Xuất Bản Y Học. Hà Nội; trang 274-279.
2. Haddad G.G (2000). Regulation of respiration. Nelson Textbook of Pediatrics, 16th Edition
CD-ROM.
3.  Fontan  J.J.P,  Haddad  G.G  (2000).  Respiratory  Pathophysiology.  Nelson  Textbook  of
Pediatrics, 16th Edition CD-ROM.
4.  Haddad  G.G,  Fontan  J.J.P  (2000).  Defense  mechanisms  and  metabolic  functions  of  the
lung. Nelson Textbook of Pediatrics, 16th Edition CD-ROM.
5. Yoder M.C (1994). Development of respiratory defenses. Respiratory Disease in Children:
diagnosis and management. Williams & Wilkins: 35-45.
6.  Gaultier  C  (1994).  Maturation  of  Respiratory  Control.  Respiratory  Disease  in  Children:
diagnosis and management. Williams & Wilkins: 13-22.
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
 
Mục tiêu
 
1. Mô tả được hoạt động của hệ tuần hoàn bào thai và sau sinh.
2. Kể được đặc điểm về hình thể và sinh lý của tim va mạch máu.
3. Trình bày được các chỉ số huyết động bình thường theo từng lứa tuổi.
 
Nội dung
1. Ðặc điểm tuần hoàn bào thai và tuần hoàn sau khi sinh
Vòng tuần hoàn bào thai
                               Ống động mạch                    Động mạch phổi
 
   T/mạch chủ trên
 
  Tĩnh mạch phổi
  Vách LN thứ phát
              Lỗ bầu dục                                                                       
                                                                                            Động mạch                                              
                                                                                                 phổi          
 
        T/mạch chủ 
              dưới
                                                                                         Động mạch chủ                                              
                                                                                                   xuống
  Ống tĩnh mạch
                                                                             
  Cơ thắt của ống                                  T/mạch
      tĩnh mạch                                          cửa
                                                                  
 
  T/mạch chủ dưới                            T/mạch
                                                             rốn
 
         Rau thai
 
                                                                                    Động mạch rốn
Sơ đồ tuần hoàn bào thai
 
 Vòng tuần hoàn bào thai đã được hình thành từ cuối tháng thứ 2 của thai kỳ, tiếp tục phát
triển và tồn tại cho đến lúc sinh.
Sự tuần hoàn máu ở thai được thực hiện  qua rau thai. Thai nhận máu có oxy qua tĩnh mạch
rốn có độ bão hòa oxy khỏang 80%. Khi tới gan máu ấy được trộn lẫn với máu đã giảm bão
hoà oxy từ hệ tĩnh mạch cửa tới gan. Từ gan, máu đã được trộn lẫn ấy được dẫn trực tiếp
tới tĩnh mạch  chủ dưới qua ống Arantius. Ở đoạn  gần tim của tĩnh mạch chủ dưới, có sự
pha trộn máu lần thứ  2 giữa máu này với máu từ chi dưới, thận và từ vùng đáy chậu tới.
Tĩnh mạch chủ dưới dẫn máu tới tâm nhĩ phải. Tại đây ngoài tĩnh mạch chủ dưới, còn có
tĩnh mạch chủ trên và  tĩnh mạch vành đổ vào.
Từ tâm nhĩ phải, máu có 2 con đường tiếp tục đi: một là tới tâm thất phải qua van 3 lá, hai
là đi qua lỗ bầu dục (lỗ Botal) để sang tâm nhĩ trái. Vì lỗ bầu dục nằm đối diện với lỗ tĩnh
mạch chủ dưới, nên khoảng 1/3 lượng máu từ tĩnh mạch này tới tâm nhĩ phải, sẽ chảy thẳng
qua lỗ bầu dục để sang tâm nhĩ trái và pha trộn với máu tĩnh mạch phổi đã mất bão hòa oxy
trước khi đổ xuống thất trái. 2/3 lượng máu còn lại của tĩnh mạch chủ dưới sẽ trộn lẫn với
máu đã mất bão hòa oxy từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch vành trước khi đổ xuống thất
phải. Như vậy có sự pha trộn máu lần thứ 3 tại 2 tâm nhĩ.
Máu rời tâm thất phải vào động mạch phổi(ĐMP). Vì phổi chưa đảm trách chức năng hô
hấp,lòng phế nang chưa dãn, thành của các ĐMP còn dày, lòng của chúng hẹp, áp lực trong
các ĐMP lớn. Do đó phần lớn máu trong ĐMP sẽ đi qua ống động mạch để vào động mạch
chủ(ĐMC) xuống và trộn lẫn với một phần còn lại của máu từ quai ĐMC đến, tức là máu từ
tâm thất trái tới. Ðó là sự pha trộn máu lần thứ 4. Kết quả là ĐMC xuống mang một phần
lớn máu dành cho sự tuần hoàn phổi. Từ ĐMC xuống, một phần máu được phân bố cho các
tạng, một phần được dẫn đi bởi động mạch rốn để tới rau. 
Những điểm cần chú ý  ở tuần hoàn thai: áp lực trong nhĩ phải lớn hơn nhĩ trái giúp máu
chảy qua lỗ Botal vào nhĩ trái. Áp lực máu trong tâm thất trái và phải cũng như trong ĐMC
và  ĐMP  ngang  bằng  nhau  giúp  cho  máu  trong  2  động  mạch  này  cùng  chảy  vào  ĐMC
xuống theo 1 hướng. Cung lượng tim trong thất  phải lớn  gấp đôi trong thất trái nên thất
phải làm việc nhiều hơn thất trái gây ra hiện tượng dày thất phải sinh lý. Thất trái chứa máu
có độ bão hòa cao (65%) cung cấp máu cho động mạch vành, động mạch cánh tay đầu và
động  mạch  dưới  đòn  trái.  Máu  của  thất  phải  có  độ  bão  hòa  oxy  thấp  hơn(55%)  qua  ống
động mạch đi nuôi các tạng khác.
1.2. Vòng tuần hoàn sau sinh
Khi trẻ ra đời sự tuần hoàn có những biến đổi quan trọng và đột ngột do phổi đảm nhiệm
chức năng hô hấp và hệ tuần hoàn rau mất đi.
Khi phổi bắt đầu hô hấp, các phế nang giãn ra, lòng các mao mạch máu trong  phổi cũng
giãn ra, sức cản các ĐMP giảm xuống đột ngột tới trị số rất thấp do đó áp lực máu trong
ĐMP cũng như trong tâm thất và tâm nhĩ phải giảm đi. Vì dây rốn bị bị cắt nên một lưới
mao mạch rộng lớn của rau trước kia nhận phần lớn máu từ ĐMC thai cũng mất đi làm áp
lực máu trong ĐMC cũng như trong thất trái và nhĩ trái tăng lên. Kết quả là áp lực trong 
tâm nhĩ trái của trẻ mới ra đời cao hơn nhĩ phải làm vách liên nhĩ tiên phát bị đẩy về phía
vách thứ phát để khép lối thông liên nhĩ. Về mặt giải phẫu, sự bịt lối thông này chỉ bắt đầu
xảy ra vào khoảng giữa tuần thứ 6 và tuần thứ 10 sau khi trẻ ra đời. 
Sự giảm áp lực máu trong ĐMP làm ngừng sự lưu thông máu qua ống động mạch. Ðồng
thời lớp cơ trơn của thành ống động mạch co lại làm hẹp lòng ống. Lớp áo trong của ống
động mạch cũng tăng sinh để bịt ống lại. Sự bịt ống về mặt giải phẫu phải sau 3-4 tháng sau
khi trẻ ra đời mới hoàn thành, ống động mạch sẽ biến thành dây chằng động mạch.
Ðộng mạch rốn sau 2-3 tháng sẽ xơ hoá biến thành dây treo bàng quang. 
Tĩnh mạch rốn và ống Arantius sẽ  biến thành  thành dây chằng tròn của gan. 
2. Ðặc điểm về hình thể sinh lý của tim và mạch máu
Tim và mạch máu ở trẻ nhỏ có nhiều đặc điểm khác với người lớn. Khi trẻ 12 tuổi trở đi thì
cấu tạo và chức năng tim mạch giống với người lớn.
2.1.Tim
2.1.1.Vị trí
Những tháng đầu:    tim nằm ngang do cơ hoành cao.
- 1 tuổi :                   chéo nghiêng, do trẻ biết đi.
- 4 tuổi :                   thẳng như người lớn, do lồng ngực phát triển 
2.1.2.Trọng lượng 
- Ở trẻ sơ sinh trọng lượng tim bằng 0,9% trọng lượng cơ thể, người lớn bằng 0,5%.
- Tim phát triển nhanh trong 2 năm đầu và trong lứa tuổi dậy thì, sau đó phát triển chậm
dần: mới đẻ trọng lượng tim khoảng 20-25 gr, gấp đôi lúc 6 tháng, gấp 3 lúc 1-2 tuổi, gấp 4
lúc 5 tuổi và gấp 6 lần lúc 10 tuổi và gấp 11 lần lúc 16 tuổi.
2.1.3.Hình thể
- Tim trẻ sơ sinh hơi tròn, sau đó phảt triển để bề dài > bề ngang.
- Thành tâm thất phải phát triển chậm hơn thất trái, tỷ lệ bề dày lớn nhất của thành tâm thất
trái/tâm thất phải:  - Thai nhi 7 tháng:   tỷ lệ    1/1                  -  4tháng    tỷ lệ    2/1  
               - Sơ sinh                           1,4/1                  - 15 tuổi             2,8/1 
2.1.4.Cấu tạo mô học của cơ tim
Cơ tim trẻ em mỏng và ngắn hơn ở người lớn, các thớ cơ nằm sát nhau, mô liên kết ở giữa
các thớ cơ và mô đàn hồi phát triển kém. Sợi cơ có nhiều nhân tròn. Tuổi càng lớn số sợi cơ
tim càng giảm, trái lại sợi cơ và nhân to thêm, mô liên kết phát triển nhiều hơn, do đó các
sợi cơ lại tách rời nhau ra. Cơ tim trẻ em có nhiều mạch máu đảm bảo việc dinh dưỡng tốt
cho tim.
2.1.5.Diện tim đối với lồng ngực theo tuổi
 
Tuổi
0-1 tuổi
2-7 tuổi
7-12 tuổi
 
Mỏm
1-2 cm ngoài đường
vú trái khoang liên
sườn IV
1 cm ngoài đường
vú trái khoang liên
sườn V
Trên trong đường vú
trái 0,5-1cm khoảng
liên sườn IV
Vùng đục
tuyệt đối 
Bờ trên
Xương sườn III
Liên sườn III
Xương sườn III
Bờ trái
Giữa đường vú trái và đường cạnh ức
Bờ phải          Ðường cạnh ức trái
Bề ngang        2-3 cm
4 cm
5 cm
Vùng đục
tương đối
Bờ trên
Xương sườn II
Liên sườn II
Xương sườn III
Bờ trái
1-2 cm ngoài đường vú trái
Trên đường vú trái 
Bờ phải          Giữa đường ức và
cạnh ức phải 
Ðường cạnh ức
phải
0,5-1 cm ngoài đường
ức phải
Bề ngang        6-9 cm
8-12 cm
9-14 cm
X.quang       Tim/ngực          55%
50%
 50%
- ứng dụng lâm sàng
+ Diện đục tuyệt đối: chọc dò màng ngoài tim.
+ Diện đục tương đối, Xquang lồng ngực: giúp xác định tim to, bị đẩy hoặc bị kéo lệch.
2.1.6. Các vị trí van tim
- Ổ van ĐMC: gồm 2 ổ, ổ ở gian sườn 2 cạnh ức phải và ổ gian sườn 3 cạnh ức trái.
- Ổ van ĐMP : ở gian sườn 2 cạnh ức trái.
- Ổ van 3 lá   : ở phần dưới xương ức.
- Ổ van 2 lá   : ở gian sườn 5 trái trên đường trung đòn.   
2.2.Mạch máu
- Trẻ càng lớn đường kính tĩnh mạch càng phát triển hơn động mạch.
- Tỷ lệ đường kính động mạch chủ /động mạch phổi thay đổI theo tuổi
+ < 10 tuổi : động mạch phổi > động mạch chủ.
+ 10-12 tuổi: động mạch phổi = động mạch chủ.
+ Dậy thì: động mạch phổi < động mạch chủ.
- Hệ mao mạch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: phong phú và rộng hơn người lớn do nhu cầu
dưỡng khí cao, phát triển nhất trong 2 năm đầu và tuổi dậy thì.
3. Các chỉ số cơ bản về huyết động
3.1.Tiếng tim
- Trẻ em: tiếng tim nghe rõ và ngắn hơn ở người lớn.
- Trẻ sơ sinh: do thời kỳ tâm thu và tâm trương ngắn nên tiếng tim nghe như nhịp tim thai.
3.2.Mạch
- Trẻ càng nhỏ, mạch càng nhanh, càng dễ thay đổi(do kích thích, khóc, gắng sức, sốt...).
- Cần lấy mạch lúc ngủ , yên tĩnh, gắng sức, lấy cả 1 phút
+ Sơ sinh :       140-160 lần/phút.
+ 6 tháng:        130-140 lần/phút.
+ 1 tuổi   :        120-130 lần /phút.
+  5 tuổi:        100 lần /phút.
+ Trên 6 tuổi:  80-90 lần/phút.
+ Người lớn:  72-80 lần/phút.
3.3.Huyết áp động mạch      
- Trẻ càng nhỏ huyết áp động mạch càng thấp.
- Huyết áp tối đa(HATÐ):
+ Sơ sinh:    = 75 mmHg
+ 3-12 tháng: 75-80 mmHg.
+ Trên 1 tuổi : tính theo công thức Molchanov: HATÐ = 80 + 2n (n = số tuổi).
- Huyết áp tối thiểu (HATT):  HATT = HATÐ /2 + 10 mmHg.
3.4..Khối lượng tuần hoàn
- Sơ sinh:110-150 ml/kg.
- < 1 tuổi: 75-100 ml/kg.
- >7 tuổi: 50-90 ml/kg.
3.5.Lưu lượng tim
- 3,1    0,4 lít/phút/m
2
 diện tích cơ thể
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
CÂU HỎI KIỂM TRA
 
1. Lưu lượng máu trong tuần hoàn bào thai có đặc điểm là:
A. Qua lỗ bầu dục(botal) nhiều hơn xuống thất phải.
B. Qua thất phải nhiều hơn thất trái. 
C. Qua ống động mạch ít hơn qua quai động mạch chủ.
D. Qua phổi nhiều hơn qua ống động mạch.
E. Tất cả đều sai
2. Áp lực máu ở tuần hoàn trong bào thai có đặc điểm là:
A. Áp lực nhĩ trái lớn hơn nhĩ phải.
B. Áp lực nhĩ phải lớn hơn nhĩ trái.
C. Áp lực thất trái lớn hơn thất phải.
D. Áp lực thất phải lớn hơn thất trái.
E. Áp lực động mạch phổi lớn hơn động mạch chủ.
3. Trong tuần hoàn thai, độ bão hoà oxy trong máu động mạch có đặc điểm :
A. Giống nhau ở mọi phần cơ thể.
B. Ở động mạch chủ lên và động mạch chủ xuống như nhau.
C. Ở động mạch phổi cao hơn ở động mạch chủ xuống.
D. Ở động mạch chủ lên cao hơn ở động mạch chủ xuống.
E. Tất cả đều sai.
4. Lỗ bầu dục(Botal) là lỗ thông giữa:
         A. Nhĩ trái và nhĩ phải
B. Nhĩ trái và thất phải
C. Nhĩ phải và thất trái
D. Thất phải và thất trái
E. Ðộng mạch chủ và động mạch phổi
5. Khi mới sinh ra vị trí của tim trẻ là:
          A. Nằm thẳng đứng
B. Nằm ngang
C. Nằm hơi lệch sang phải
D. Chéo nghiêng
E. Câu b, c đúng
6. Tần số tim của trẻ lúc 1 tuổi là:
A. Nhanh hơn trẻ lớn
B. Nhanh hơn ở trẻ 6 tháng tuổi
C. Nhanh như ở trẻ lớn.
D. Chậm như ở trẻ lớn
E. Chậm hơn ở trẻ lớn
7. Huyết áp tối đa ở trẻ em có đặc điểm:
A. Cao hơn ở người lớn
B. Gần bằng người  lớn 
C. Không thay đổi theo tuổi
D. Thay đổi theo tuổi
E. Thay đổi theo cân nặng
8. Dị tật nào dưới đây có khả năng làm cho trẻ chết ngay sau sinh:
         A.Thân chung động mạch
         B. Đảo gốc động mạch kèm thông liên thất
         C. Đảo gốc động mạch đơn thuần
         D.Một tâm thất chung
         E.Một tâm nhĩ chung
9. Dị tật nào dưới đây của tim luôn đi kèm với tồn tại ống động mạch sau sinh:
A.Thông liên nhĩ
B.Thông liên thất
C.Thông sàn nhĩ thất
D.Thân chung động mạch 
E.Teo tịt van động mạch phổi
10. Công thức Molchanov dùng để tính huyết áp tối đa của trẻ em > 1 tuổi là:
A. 80 + n (n: là số tuổi)
B. 80 + 2n 
C. 80 + 10(n-1)
D. 80 + (10-n)
E. 80 + 2(n-1)
 
Đáp án
1B, 2B, 3D, 4A, 5B, 6A, 7D, 8C, 9E, 10B
 
Tài tiệu tham khảo
 
1. Circulation foetale et modifications cardiovasculaires néonatales. In:Cardiologie
pédiatrique. Médecine-Sciences Flammarion, 1991.
2. Cardiologie. ELLIPSES/ AUPELF, 1994.
3. Bài giảng nhi khoa tập II(2000), Bộ môn nhi trường đại học y Hà nội. Nhà xuất bản y
học
Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em
 
 
30
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
 
Mục tiêu 
 
1.  Trình bày các đặc điểm giải phẫu – sinh lý hệ tiết niệu trẻ em theo từng lứa tuổi.
2.  Phân tích được một số triệu chứng cơ bản của hệ tiết niệu trẻ em.
3.  Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và các bất thường giải phẫu hệ tiết niệu .
 
Nội dung
1 . Đặc điểm về giải phẫu 
1.1. Thận 
1.1.1. Trọng lượng và kích thước
Trọng lượng thận của trẻ sơ sinh tương đối lớn hơn ở người lớn nếu so sánh với cân nặng toàn
thân (12g/3kg chiếm 4% so với 150g/50kg chiếm 0,3%). Thận lớn nhanh trong năm đầu, một
năm tuổi hơn gấp 3 lần.Sau đó phát triển từ từ và phát triển mạnh vào thời kỳ dậy thì.
Kích thước: Theo H.Seipelt thì chiều dài của thận tương đương với độ dài của 4 đốt sống thắt
lưng đầu tiên cho bất kỳ lứa tuổi nào và không khác biệt giữa trai và gái.
Với đặc điểm về định khu như trên, đặc biệt ở trẻ dưới 2tuổi, người thầy thuốc nhi khoa có thể
sờ thấy thận bình thường một cách dễ dàng hơn là các lứa tuổi về sau.
1.1.2. Cấu trúc
Thận trẻ sơ sinh cho đến 2 tuổi còn giữ cấu tạo tiểu thùy từ thời kỳ bào thai nên nhìn đại thể
thận có nhiều múi
Tỷ lệ giữa vỏ và tủy thận ở sơ sinh là 1:4;ở bú mẹ là 1:2,5;và ở người lớn là 1:2.Như vậy ở sơ
sinh vỏ thận còn ít biệt hóa hơn và trẻ lớn lên thì sự biệt hóa phát triển dần dần.
- Nephron
Đơn vị cấu tạo và chức phận của thận là nephron.Số lượng nephron khoản một triệu cho mổi
thận kể từ tuần thứ 25 của thai nhi và sau đó chỉ tăng kích thước.Trong nephron, phần ống
thận tương đối kém phát triển hơn cầu thận.Diện tích lọc của cầu thận tỉ lệ thuận và tương ứng
với diện tích da
- Hệ thống tuần hoàn thận
Có một số đặc điểm sau:
Đường kính tiểu động mạch đến lớn gấp hai lần tiểu động mạch đi
Hệ thống mao mạch kép ở phần vỏ.
Hệ thống mạch thẳng( vasa recta) gồm các mạch máu dọc theo ống Henle nằm gần tủy thận.
Sự phân bố máu ở thận không đều: ở trẻ sơ sinh phần tủy cung cấp máu nhiều hơn phần vỏ; ở
trẻ lớn ,ngược lại, phần vỏ được cung cấp máu nhiều hơn phần tủy.
1.1.2.Đài thận- bể thận - niệu quản
 Mỗi thận có từ 10-12 đài thận, thường được xếp thành 3 nhóm: trên, giữa và dưới, hình dáng
đài bể thận thay đổi tùy theo từng lứa tuổi.
Niệu  quản  trẻ  sơ  sinh  đi  ra  từ  bể  thận  một  cách  vuông  góc,  còn  ở  trẻ  lớn  thì  thường  góc
tù.Chiều dài niệu quản sơ sinh bằng ¼ chiều dài niệu quản người lớn và ngoằn ngoèo nhiều
hơn nên dễ bị gấp hoặc xoắn.
- Bàng quang:
Bàng quang ở trẻ nhỏ nằm cao hơn ở người lớn, nên có thể sờ thấy được.
Dung tích bàng quang phụ thuộc vào tuổi và yếu tố sinh lý ( thức hay ngủ )
tuổi
sơ sinh
bú mẹ
6 tuổi
10 tuổi
15 tuổi
V ( ml )
30 - 60
60 - 100
100 - 250
250 - 350
300 - 400
Thần kinh bàng quang xuất phát từ đám rối hạ vị và từ các dây thần kinh cùng S3-S4 để tạo
thành đám rối bàng quang.
- Niệu đạo
Niệu đạo trẻ gái ngắn, thẳng và rộng hơn niệu đạo trẻ trai: sơ sinh gái dài 0,8-1cm; sơ sinh trai
5-6cm.Tuổi dậy thì con gái 2-4cm; con trai 6-15cm.
2. Đặc điểm sinh lý hệ tiết niệu trẻ em 
2.1.  Sự phát triển chức năng thận ở trẻ em
2.1.1. Thời kỳ bào thai:
 Cuối thai kỳ thận đã hoạt động bài tiết nước tiểu và chất lạ
2.1.2. Thời kỳ sơ sinh
Ngay sau đẻ chức năng thận đã phát triển và hoàn thiện dần về mặt giải phẩu và sinh lý, từ 2
tuổi trở đi, về cơ bản, chức năng thận đã tương tự ở người lớn. Thận có 2 chức năng chính là
tạo nước tiểu và nội tiết.
Tạo  nước  tiểu  nhằm  thực  hiện  2  nhiệm  vụ  là:  đào  thải  sản  phẩm  cặn  bả  của  các  quá  trình
chuyển hóa cũng như  giữ lại những  chất cần thiết cho cơ thể và  giữ hằng định nội môi về
thẩm thấu, diện giải, kiềm toan..
Để đảm bảo 2 nhiệm vụ này, thận phải lọc huyết tương ở cầu thận và bài tiết cũng như tái hấp
thu ở ống thận.
Chức năng nội tiết thường ít được nói đến, gồm 5 yếu tố sau:
Renin-Angiotensin-Aldosteron : liên quan đến huyết áp
Erythrogenin- Erythropoietin : liên quan đến tạo hồng cầu
Kallikrein-Bradykinin : liên quan đến mạch máu
Prostaglandines : liên quan đến hô hấp-tuần hoàn
Hydroxylase-1,25Dihydroxycholecalciferol  :  tham  gia  chuyển  hóa  Ca,P  liên  quan  đến  hoạt
động của xương.
2 2. Nước tiểu 
2.2.1.Lý thuyết về sự cấu tạo nước tiểu 
Hiện nay thuyết lọc và tái hấp thu là thuyết được nhiều người công nhận . 
Theo thuyết này thì động mạch thận trực tiếp tách ra từ động mạch chủ bụng nên áp lực khá
cao, máu vào thận nhiều qua các mao quản cầu thận Malpighi, tạo thành dịch lọc.
Mức lọc cầu thận trung bình 120-125ml/phút thì tính ra trong 24giờ khối lượng dịch lọc là
173-180lít/24giờ. 
Nhưng trongcác ống thận đã diễn ra một sự hấp thu có chọn lọc, nước được tái hấp thu ở ống
lượn gần 75%, quai Henle 5%, ống lượn xa 15%,ống góp 5%.
Như vậy dịch lọc còn lại sau quá trình tái hấp thu gần hết này được gọi là nước tiểu khi đổ
vào bể thận.
2.2.2.Số lượng nước tiểu
Phụ thuộc chế độ ăn uống và chức năng thận.
Trẻ dưới 1tuổi, trung bình 25-50ml/kg/ngày.
Trẻ trên 1tuổi: Vml/24giờ = 600+100(n-1)         n: tuổi
2.2.3.Số lần đi tiểu
Phụ thuộc dung tích bàng quang.
Những ngày đầu sau sinh tiểu rất ít có khi không đi tiểu.
Dưới 1tuổi:16-20lần/ngày.Trên1tuổi:12lần/ngày. 7-13tuổi: 7-8lần/ngày.
Từ 6tháng đã có thể hướng dẫn đi tiểu đúng giờ.
2.2.4.Thành phần nước tiểu
pH:phản ứng acid nhẹ cũng có thể trung tính hoặc kiềm khi thức ăn có rau
Tỷ trọng: những ngày đầu sau sinh là 1.006-1.008,sau đó xuống 1.003-1.005.
Trẻ càng lớn tỷ trọng nước tiểu càng cao lên. Khi mất nước thì tỷ trọng có thể lên đến 1.020-
1.030
Bài tiết Kali ở trẻ nhỏ nhiều hơn trẻ lớn còn bài tiết Na thì ngược lại
Bài tiết Urê và Creatinin ở trẻ bú mẹ kém hơn trẻ lớn trong khi bài tiết Amoniac và ac Amin
lại nhiều hơn trẻ lớn.
3. Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và các bất thường giải phẫu hệ tiết niệu .
Những bất thường về giải phẫu (dị dạng đường tiểu) thường dẫn đến tình trạng nhiểm trùng
đường tiểu tái phát nhiều lần ở trẻ nhỏ, cao huyết áp hoặc suy thận.  
Các triệu  chứng  cơ bản  của hệ tiết niệu , biểu thị qua sự xuất hiện nhiều triệu chứng khác
nhau như thay đổi thể tích và thành phần nước tiểu ( rối loạn nước-điện giải; rối loạn thăng
bằng kiềm toan ); rối loạn xuất tiểu  (tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt...)
Ngoài ra các quá trình bệnh lý ở thận không thể coi là chỉ tổn thương một mình ở thận mà nó
còn lôi cuốn theo hoặc còn phải chịu ảnh hưởng ít nhiều của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, tim
mạch, bạch huyết và cả những tuyến nội tiết khác. 
Cần hướng dẫn cho các bà mẹ biết một số bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu như sự bất thường
bên ngoài của cơ quan sinh dục ( hẹp bao qui đầu, tinh hoàn ẩn, lổ tiểu đóng thấp..) để đưa trẻ
đi khám sớm nhằm giải quyết kịp thời tránh biến chứng về sau.
Các bệnh lý gây mất nước ( ỉa chảy, nôn...)có thể gây rối loạn chức năng sinh lý của thận đưa
đến suy thận cũng như một số thuốc khi dùng phải được sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa...
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM
CÂU HỎI KIỂM TRA
 
1. Trọng lượng thận của trẻ sơ sinh bình thường khoản:
A. 12gr  
B. 22gr  
C. 32gr      
D. 40gr  
E. 50gr
2. Theo H.Seipelt thì chiều dài của thận tương đương:
A. Độ dài của 2 đốt sống thắt lưng đầu tiên cho bất kỳ tuổi nào
B. Độ dài của 3 đốt sống thắt lưng đầu tiên cho bất kỳ tuổi nào
C. Độ dài của 4 đốt sống thắt lưng đầu tiên cho bất kỳ tuổi nào
D. Độ dài của 3-4 đốt sống thắt lưng đầu tiên tùy theo nam hay nữ
E. Độ dài của 2-3 đốt sống thắt lưng đầu tiên tùy theo nam hay nữ
3. Tỷ lệ giữa vỏ và tủy thận ở trẻ sơ sinh là:
     A. 1:1        
 
     B. 1:2        
 
C. 1:3        
 
D. 1:4        
 
E. 1:5
4. Số lượng Nephron có ở mổi thận là:
A. 10
2
    
 
B. 10
3
    
 
C. 10
4
    
 
D. 10
5
    
 
E. 10
6
5. Trong Nephron ở trẻ sơ sinh phần phát triển tương đối mạnh hơn hết là:
A. Ống lượn gần
B. Ống lượn xa
C. Quai Henle
D. Cầu thận 
E. Ống góp
6. Sự phân bố máu ở thận:
A. Đồng đều cho cả phần tủy cũng như phần vỏ thận không kể tuổi
B. Phần vỏ nhiều hơn đối với trẻ sơ sinh
C. Phần tủy nhiều hơn đối với trẻ lớn
D. Không đồng đều giữa phần vỏ và tủy thận không kể tuổi
E. Phần tủy nhiều hơn với sơ sinh và phần vỏ nhiều hơn với trẻ lớn
7. Số đài thận ở mổi thận :
A. 3-5    
 
B. 7-9    
 
        C. 10-12 
D.13-15 
E. 3nhóm
8. Niệu quản trẻ sơ sinh có một số đặc điểm:
A. Đi ra từ bể thận một cách vuông góc và dài ngoằn ngoèo dễ bị xoắn
B. Đi ra từ bể thận thành một góc tù và dài ngoằn ngoèo dễ bị xoắn
C. Đi ra từ bể thận một cách vuông góc và ngắn nên khó bị gấp
D. Đi ra từ bể thận thành một góc tù và ngắn nên khó bị gấp
E.  Đi ra từ bể thận và có chiều dài bằng ¼ niệu quản người lớn
9. Dung tích bàng quang của trẻ em phụ thuộc vào:
A. Tuổi và yếu tố sinh lý ( thức hay ngủ )
     B. Tuổi và yếu tố thần kinh 
     C. Lượng nước uống vào nhiều hay ít
     D. Lượng nước tiểu đái ra ít hay nhiều
     E. Vị trí của bàng quang ở cao hay thấp
10. Đám rối thần kinh bàng quang hình thành từ:
A. Chùm thần kinh đuôi ngựa
            B. Đám rối hạ vị và các dây thần kinh cùng S3-S4
C. Dây thần kinh phế vị
D. Dây thần kinh tọa 
E. Dây thần kinh hổ thẹn
11. Thận đã hoạt động bài tiết nước tiểu và chất lạ từ:
A. Ngay sau khi sinh
B. Cuối thai kỳ
C. Tháng thứ 2 trong bào thai
D. Ngày thứ 2 sau sinh
E. Tuần thứ 2 trong bào thai 
12. Chức năng thận trẻ em tương tự như ở người lớn từ:
A.  2 tuổi
 
B.  4tuổi 
C.  6tuổi 
D. 8tuổi 
E. 12tuổi 
13. Cầu thận có nhiệm vụ:
A. bài tiết nước tiểu
B. lọc huyết tương
C. hấp thu nước và các chất điện giải
D. tái hấp thu nước và các chất điện giải
E. tiết ra một số chất nội tiết tố
14. Ống thận có nhiệm vụ: 
A. Bài tiết nước tiểu
B. Lọc huyết tương
C. Bài tiết và tái hấp thu nước - điện giải và các chất cần thiết 
D. Tiết ra một số chất nội tiết tố
E. Giữ lại những chất cần thiết cho cơ thể
15. Chức năng nội tiết của thận là:
A. Tiết ra chất gluco-corticoid
B. Tiết ra chất prostaglandines, renin, erythropoietin, bradykinin
C. Tiết ra ADH
D. Tiết ra Thyroxin
E. Tiết ra chất Hydroxylase-1,25 Dihydroxycholecalciferol
16.Mức lọc cầu thận ở trẻ em trung bình là:
 
A. 12-25ml/phút
 
B. 120-125ml/phút
 
C. 1200-1250ml/24giờ
 
D. 25-50ml/kg/ngày
 
E. 600+100(n-1)ml/24giờ
17. Sau khi lọc ở cầu thận, dịch lọc được tai hấp thu chọn lọc ở ống thận gồm:
 
A. 75% ở ống gần; 5% ở quai Henle; 15% ở ống xa; 5% ở ống góp
 
B. 5% ở ống gần; 75% ở quai Henle ; 15% ở ống xa; 5% ở ống góp
 
C. 15% ở ống gần; 5% ở quai Henle; 75% ở ống xa; 5% ở ống góp
 
D. 5% ở ống gần ; 5% ở quai Henle; 15% ở ống xa; 75% ở ống góp
 
E. 75% ở ống gần; 15% ở quai Henle; 5% ở ống xa; 5% ở ống góp
18. Số lượng nước tiểu trẻ em được tinh theo công thức:
 
A. Vml/24giờ = 600+100(n-1)
 
 
B. 25-50ml/kg/ngày
 
C. Có thể dùng cả 2 công thức trên nhưng tùy theo tuổi
 
D. Công thức (b) dành cho trẻ <1tuổi và (a) dành cho tre í( 1tuổi
 ( n: tuổi tính bằng năm )
 
E. Công thức (b) dành cho trẻ < 5tuổi và (a) dành cho trẻ( 5tuổi 
19.Có thể hướng dẫn trẻ đi tiểu đúng giờ từ :
 
A. 6tháng
 
B. 1năm
 
C. 1năm 6tháng
 
D. 2năm
 
E. 2năm 6tháng
20. pH nước tiểu trẻ em :
 
A. acid nhẹ
 
B. kiềm nhẹ
 
C. trung tính
 
D. có thể thay đổi tùy theo chế độ ăn
 
E. có thể thay đổi tùy theo có kèm mất nước hay không
 
ĐÁP ÁN
1A    2C    3D    4E    5D    6E   7C    8A    9A    10B
        11B  12A  13B  14C  15B  16B 17A  18D  19A  20D
 
Tài liệu tham khảo
 
1.VÕ CÔNG ĐỒNG (1998)" Đặc điểm bộ máy tiết niệu trẻ em” - Bài giảng nhi khoa tập II.
Trường ĐHYD  tp HCM, Bộ môn Nhi xb .Tr: 843-852.
2. HỒ VIẾT HIẾU(1997) Đặc điểm giải phẩu-sinh lý hệ tiết niệu trẻ em . Bài giảng Bộ môn
Nhi-Trường ĐHYK Huế,( Tài liệu nội bộ ).
3.  NELSON  (1987)”  The  urinary  system  “  Anatomy  and  physiology  of  the  glomerulus.
Textbook of pediatrícs.pp, 1111.
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
Mục tiêu 
 
1. Trình bày được sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của trẻ em .
2. Mô tả những đặc điểm giải phẫu của não, tiểu não, vỏ não, tuỷ sống và dịch não tuỷ.
3. Nêu được một số đặc điểm sinh lý của hệ thần kinh trẻ em .
 
1.Đại cương 
 Hệ thần kinh là một hệ thống trẻ tuổi trong các hệ thống cơ quan của con người . Là cơ quan chủ
động phụ trách toàn bộ mọi hoạt động của cơ thể . Hệ thần kinh giữ mối liên hệ của cơ thể với
môi trường bên ngoài ; điều chỉnh các hoạt động của cơ thể và tạo mối thống nhất giữa hoạt động
bên ngoài và hoạt động bên trong của cơ thể .
2.Đặc điểm giải phẫu 
2.1.Sự phát triển của hệ thần kinh  
Vào ngày thứ 18 của phôi, ống thần kinh được hình thành từ phần ngoại bì: phần trên của ống
thần kinh phát triển thành não , phần dưới thành tuỷ sống . Sự phát triển quan trọng nhất là sự
myelin hoá các tổ chức thần kinh . Sự myelin hoá này bắt đầu từ tháng thứ 4 của phôi ở các sợi rễ
trước và rễ sau của tuỷ sống ; sau đó myelin hoá ở các đường dẫn truyền xuống , và bó tháp từ
tháng thứ 6 cho đến tháng thứ 10 và đến 1 - 4 tuổi mới hoàn chỉnh . Đây là điểm chú ý để đánh
giá dấu hiệu Babinski . Vỏ não phát triển từ tháng thứ 3 của phôi và kéo dài đến khi thai nhi chào
đời . Mặt ngoài của vỏ não thì nhẵn, tới tháng thứ 4 - 6 của phôi sẽ có rãnh Rolando, rãnh Sylvius
. Từ 1 - 2 tuổi vỏ não phát triển nhiều hơn ; đến 10 - 12 tuổi các tổ chức tế bào vỏ não khá đầy đủ
nhưng tới 22 - 25 tuổi mới hoàn chỉnh .
2.2.Nơ ron 
 Là đơn vị giải phẫu của các tổ chức thần kinh. Toàn bộ hệ thần kinh có khoảng 1.000 tỷ nơ ron (
10
12
 ) . Thân nơ ron có màu xám , nên nơi nào tập trung nhiều thân thì nơi đó có màu xám như vỏ
não , các nhân xám dưới vỏ , chất xám tuỷ sống ... Mỗi nơ ron có nhiều đuôi gai và chỉ có một sợi
trục. Sợi trục và đuôi gai tạo nên dây thần kinh và chất trắng của hệ thần kinh . Phần cuối sợi trục
chia làm nhiều nhánh và cuối mỗi nhánh có cúc tận cùng là bộ phận của nơ ron có cấu trúc đặc
biệt gọi là synap.
2.3.Hệ thần kinh trung ương 
Gồm não bộ và tuỷ sống 
2.3.1.Não : Nằm trong hộp sọ được bao bọc và nuôi dưỡng bởi các màng não và hệ thống tưới
máu não . Trọng lượng não sơ sinh 370 - 390 gam ( 1/8 - 1/9 trọng lượng cơ thể ), trong khi não
người lớn khoảng 1400 gam ( 1/40 - 1/50 trọng lượng cơ thể ) Não phát triển nhanh trong năm
đầu ( 1 tuổi : 900 gam ) , từ 7 - 8 tuổi phát triển chậm lại và không phát triển ở tuổi 30 - 40 .
Chu vi sọ khi mới sinh 31 - 34 cm, tăng 2 -3 cm mỗi tháng trong 3 tháng đầu; 1cm mỗi tháng cho
3 tháng tiếp sau và 0,5cm mỗi tháng tiếp sau . Như vậy khi 1 tuổi vòng đầu thêm 12cm tức là chu
vi 45 - 47 cm . Đến 15 tuổi đo được 52cm .
Sự phát triển quan trọng nhất là sự myelin hoá . Myelin là chất béo bọc xung quanh sợi trục thần
kinh . Ở thần kinh ngoại biên , tế bào Schwann tạo myelin ; ở thần kinh trung ương , loại tế bào ít
đuôi gai tạo myelin . Sự myelin hoá liên quan tới sự trưởng thành của hệ thần kinh . Chậm myelin
hoá sẽ làm chậm phát triển , chậm đi , chậm đọc , chậm học . Tế bào thần kinh sẽ không hoạt
động nếu không được myelin hoá hoàn toàn .
Đại não gồm 2 bán cầu đại não phải và trái , ngăn cách bởi rãnh gian bán cầu. Mỗi bán cầu đại
não có một lớp chất xám dày khoảng 2 - 4 mm bao xung quanh gọi là vỏ não. Trên bề mặt vỏ não
có các rãnh chia vỏ não ra 4 thuỳ chính : thuỳ trán , thuỳ chẩm , thuỳ đỉnh và thuỳ thái dương .
Các thuỳ chia thành nhiều hồi . Để nghiên cứu chức năng của vỏ não , theo Brodmann chia vỏ
não thành 50 vùng .Tế bào vỏ não có thể chia làm 3 loại : tế bào cảm giác và giác quan, tế bào
vận động, tế bào trung gian giữa 2 nhóm  . Chức năng của vỏ não : vận động, cảm giác, giác quan
và chức năng thực vật .
2.3.2.Tiểu não: Nằm phía sau thân não , đính vào thân não bởi 6 cuống tiểu não . Tiểu não được
cấu tạo bởi chất xám ( ở ngoài vỏ ) và chất trắng . Vỏ tiểu não chủ yếu là tế bào Purkinje . 
Ở trẻ em dưới 6 tuổi chưa hoàn chỉnh sự myelin hoá tiểu não nên có hiện tượng loạng choạng
sinh lý tiểu não .
2.3.3.Hành não : Là phần thần kinh trung ương tiếp nối với tuỷ sống , nằm ở phần thấp nhất của
hộp sọ , ngay sát trên lỗ chẩm . Hành não là nơi xuất phát của nhiều dây thần kinh sọ ( dây V đến
dây XII ) . Hành não là trung tâm cuả nhiều phản xạ ; chức năng bao gồm : dẫn truyền, phản xạ,
điều hoà trương lực cơ .
2.3.4.Tuỷ sống: Nằm trong ống sống ; trọng lượng lúc mới sinh từ 2 - 6 gam , đến 5 tuổi gấp 3 lần
, 14 - 15 tuổi tăng gấp 5 lần , bằng 24 - 30 gam như người lớn . Chóp cùng của tuỷ sống trẻ sơ
sinh ngang thắt lưng thứ 3 ( L3 ) , khi đến 4 tuổi thì ở giữa L1 và L2 . 
Mỗi đốt tuỷ sống được cấu tạo như sau  
-Chất trắng nằm ở bên ngoài , đó là các đường dẫn truyền xung động thần kinh đi lên não hoặc từ
não đi xuống .
-Chất xám nằm bên trong , có hình cánh bướm , tạo thành sừng trước , sừng sau và sừng bên .
Chất xám đóng vai trò trung tâm của các phản xạ tuỷ .
Có tất cả 31 đốt tuỷ , tạo thành các đoạn tuỷ cổ (C1 - C8) , đoạn tuỷ lưng (D1 - D12), đoạn tuỷ
thắt lưng (L1 - L5) , đoạn tuỷ cùng (S1 - S5) và một đốt cụt .
2.3.5.Dịch não tuỷ : Thể tích dịch não tuỷ ở trẻ sơ sinh khoảng 60 ml ( 20 ml ở não thất và 40 ml
ở tuỷ sống ) có màu vàng trong , protein 0,5 - 0,8 g/l , nên phản ứng Pandy dương tính sinh lý ; tế
bào dao động 20 - 30 tân bào / mm
3
 . Albumin giảm dần xuống còn 50 mg% ở trẻ 3 tháng và 30
mg% ở trẻ lớn .
Dịch não tuỷ tiết ra chủ yếu từ các đám rối màng mạch trong các não thất , màu trong suốt ở trẻ
ngoài diện sơ sinh . Dịch lưu thông từ 2 não thất bên ở 2 bán cầu đại não , theo lỗ Monro đổ vào
não thất III . Từ đây dịch theo cống Sylvius đổ vào não thất IV và tiếp tục theo lỗ Magendie và
Luska đi vào khoang dưới nhện rồi bao bọc xung quanh não bộ và tuỷ sống . Sau đó dịch não tuỷ
được các mao mạch hấp thu trở lại để đi vào tuần hoàn chung .
2.3.6.Hệ thần kinh thực vật : Gồm các sợi thần kinh đi từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ trơn
, cơ tim và biểu mô tuyến thực hiện chức năng một cách tự động . Hệ thần kinh này chia làm 2
phần : hệ giao cảm và hệ phó giao cảm hoạt động theo nguyên tắc đối lập nhau ; tuy nhiên thời
kỳ sơ sinh hệ giao cảm chiếm ưu thế hơn .
- Hệ giao cảm có 2 trung tâm  
+ Trung tâm cao: phía sau vùng dưới đồi .
+ Trung tâm thấp: Nằm ở sừng bên chất xám tuỷ sống từ đốt ngực 1 đến đốt thắt lưng 3. 
Ngoài ra còn có hạch giao cảm cạnh cột sống xếp thành 2 chuỗi gồm có : Hạch cổ trên , hạch cổ
giữa , hạch cổ dưới , các hạch lưng và bụng . Hạch giao cảm trước cột sống gồm có: Hạch đám
rối dương , hạch mạc treo tràng trên , và hạch mạc treo tràng dưới .
- Hệ phó giao cảm có 2 trung tâm  
+ Trung tâm cao : Nằm phía trước vùng dưới đồi .
+ Trung tâm thấp : Nằm ở 2 nơi: Phía trên nằm ở thân não, theo dây III, VII, IX, X đi đến các cơ
quan ở vùng mặt và các tạng trong ổ bụng . Phía dưới : Ở sừng bên chất xám tuỷ sống từ đốt cùng
2 đến cùng 4 (S2 - S4) rồi theo dây thần kinh chậu đến phần dưới ruột già , bàng quang và cơ
quan sinh dục.
Mười hai đôi dây thần kinh sọ: có loại chi phối vận động, có loại chi phối cảm giác , có loại hổn
hợp . 
Các dây sọ có một đặc điểm chung là  
- Các nhân dây thần kinh sọ ( tổ chức ngoại biên ) đều tập trung ở thân não . 
- Từ nhân trở ra , các nhân dây thần kinh sọ liên hệ với các đường dẫn truyền cảm giác và vận
động . 
- Các nhân dây thần kinh sọ được vỏ não chi phối bởi bó vỏ - nhân (còn gọi là bó gối , vì bó này
đi qua phần gối của bao trong) . 
- Các dây thần kinh sọ đều tập trung đi qua các lỗ ở nền sọ trước khi đi tới chi phối các cơ quan
ngoại vi .
3. Đặc điểm sinh lý và bệnh lý 
3.1.Những đặc điểm sinh lý 
-Hộp sọ trẻ em cứng bảo vệ bộ não và tính thích nghi với chuyển động của cơ thể.
-Lều tiểu não phân não ra 2 phần : phần trên lều và phần dưới lều . Vách giữa ngăn trên lều tiểu
não thành 2 nữa bán cầu giúp não cố định trong hộp sọ .
-Não có khả năng tái tạo nơi khu vực thần kinh bị tổn thương .
-Do các tế bào thần kinh chưa biệt hoá nên phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả khi bị kích
thích.Trong thời kỳ sơ sinh , do khả năng hưng phấn của vỏ não còn yếu , những kích thích ngoại
cảnh thường là quá mức nên trẻ có tình trạng ức chế bảo vệ , do đó trẻ có thể ngủ kéo dài từ 20 -
22 giờ / ngày .
-Trẻ sơ sinh , vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế biểu hiện
múa vờn , vận động tay chân thường xuyên . Đặc biệt hành tuỷ , dây thần kinh thị giác , dây thần
kinh ngoại biên đã được Myelin hoá , nên trẻ sơ sinh có phản xạ bú , nhìn cố định một điểm .
Những tháng tiếp theo , hệ thính giác , hệ tiểu não , đường dẫn truyền não tuỷ được myelin theo
hướng não - nhân xám trung ương làm cho kỹ năng vận động ở tay sớm hơn bước đi .
-Tình trạng myelin hoá chưa hoàn thiện nên phản xạ Babinski có thể dương tính sinh lý ở trẻ dưới
2 tuổi .
-Trong năm đầu não phát triển nhanh về khối lượng và tăng nhu cầu chuyển hoá , vì vậy tiêu thụ
oxy và tuần hoàn não tăng hơn người lớn .
-Đối với tuỷ sống có chức năng chi phối nhiều phản xạ quan trọng như phản xạ trương lực cơ,
phản xạ thực vật ( bài tiết mồ hôi, đại tiểu tiện, sinh dục.. ), phản xạ gân , phản xạ da . Ngoài ra
tuỷ sống còn tham gia dẫn truyền các xung động thần kinh từ ngoại vi đi lên vỏ não và từ não đi
xuống .
-Hành não có 3 chức năng : Chức năng dẫn truyền cảm giác và vận động; chức năng phản xạ điều
hoà hô hấp và phản xạ tim mạch; chức năng điều hoà trương lực cơ .
-Tiểu não tham gia vào việc điều hoà trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể , điều hoà các
động tác tự động và điều hoà các động tác chủ động .
-Dịch não tuỷ có tác dụng bảo vệ tổ chức thần kinh bằng cách ngăn cản không cho các chất độc
đi vào tổ chức thần kinh ; ngoài ra còn đóng vai trò như một hệ thống đệm bảo vệ não và tuỷ khỏi
bị tổn thương mỗi khi bị sang chấn .
3.2.Những đặc điểm bệnh lý  
-Do các tế bào chưa biệt hoá , do thành phần hoá học có nhiều nước , nên não trẻ em dễ bị kích
thích gây co giật .
-Não trẻ sơ sinh nhiều mao mạch nên dễ bị xuất huyết hoặc xung huyết .
-Tổn thương bệnh lý ở não thường biểu hiện rối loạn vừa tháp vừa ngoại tháp ; có khi ngoại tháp
nặng nề hơn .
  ĐẶC ĐIỂM GPSL HỆ THẦN KINH 
CÂU HỎI KIỂM TRA
 
1. Trong bào thai, hệ thần kinh bắt đầu hình thành từ lúc nào:
A. Tuần thứ 1
B. Tuần thứ 2
C. Tuần thứ 3
D. Tuần thứ 4
E. Tháng thứ 2
2. Hệ thần kinh xuất phát từ phôi bì nào:
A. Ngoại phôi bì và bắt đầu ở tấm thần kinh phía bụng
B. Ngoại phôi bì và bắt đầu ở tấm thần kinh phía lưng
C. Trung phôi bì và bắt đầu ở tấm thần kinh phía lưng
D. Nội phôi bì và bắt đầu ở tấm thần kinh phía bụng
E. Nội phôi bì và bắt đầu ở tấm thần kinh phía lưng
3. Cân nặng của não bộ ở trẻ sơ sinh đủ tháng khoảng chừng : 
A. 100 – 150g
B. 150 – 200g
C. 200 – 300g
D. 300 – 350g
E. 350 – 400g
4. Vỏ não có bề dày chừng nào và chứa khoảng bao nhiêu tế bào thần kinh: 
A. Dày khoảng 2mm – 2,5mm với chừng 12 – 14 tỷ tế bào thần kinh ( neuron )
B. Dày khoảng 0,5 – 1mm với chừng 2 – 4 tỷ tế bào thần kinh ( neuron )
C. Dày khoảng 4mm –  5mm với chừng 12 – 14 tỷ tế bào thần kinh ( neuron )
D. Dày khoảng 1mm – 1,5mm với chừng 2 – 4 tỷ tế bào thần kinh ( neuron )
E. Dày khoảng 2mm – 2,5mm với chừng 1triệu bào thần kinh ( neuron )
5. Vỏ não sắp xếp thành 6 lớp tế bào, từ ngoài vào trong gồm : 
A. Hổn hợp – Tháp lớn - Hạt ngoài – Tháp nhỏ - Hạt  trong – Phân tử
B. Hổn hợp – Tháp nhỏ - Hạt ngoài – Tháp lớn  - Hạt  trong – Phân tử
C. Phân tử  – Tháp lớn - Hạt ngoài – Tháp nhỏ - Hạt  trong – Hổn hợp
D. Phân tử – Tháp nhỏ - Hạt ngoài – Tháp lớn - Hạt  trong – Hổn hợp 
E. Phân tử - Hổn hợp – Tháp lớn - Hạt ngoài – Tháp nhỏ - Hạt  trong 
6. Lớp tế bào vỏ não phụ trách tiếp thu các thông tin là lớp : 
A. Hổn hợp 
B. Tháp lớn và tháp nhỏ
C. Hạt ngoài và hạt trong
D. Phân tử
E. Hạt ngoài và tháp lớn
7. Lớp tế bào vỏ não phụ trách giải đáp các thông tin là lớp :
A. Hổn hợp 
B. Tháp lớn và tháp nhỏ
C. Hạt ngoài và hạt trong
D. Phân tử
E. Hạt ngoài và tháp lớn
8. Chức năng của tiểu não là : 
A. Giữ thăng bằng
B. Điều hoà phối hợp động tác
C. Điều chỉnh trương lực tư thế
D. Cả 3 chức năng trên
E. Tất cả đều sai
9. Tuỷ sống tham gia vào hoạt động chức năng nào sau đây :
A. Cảm giác ( nông, sâu, hổn hợp )
B. Vận động
C. Giao cảm 
D. Cơ vòng ( bàng quang, hậu môn )
E. Tất cả đều đúng
10. Sự myêlin hoá sợi thần kinh ( liên quan đến dẫn truyền xung động thần kinh )
A. Đối với dây TK sọ não từ lúc 5 – 6 tháng và dây TK ngoại biên lúc 2 – 3 tuổi
B. Đối với dây TK sọ não từ lúc 2 – 3 tháng và dây TK ngoại biên lúc 2 – 3 tuổi
C. Đối với dây TK sọ não từ lúc 2 – 3 tháng và dây TK ngoại biên lúc 5 – 6 tuổi
D. Đối với dây TK sọ não từ lúc 5 – 6 tháng và dây TK ngoại biên lúc 5 – 6 tuổi
E. Đối với dây TK sọ não từ lúc 2 – 3 tuôỉ và dây TK ngoại biên lúc 5 – 6 tháng
11. Đặc điểm sinh lý của hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh là :
A. Co giật do não dễ bị kích thích
B. Hôn mê do não dễ bị ức chế
C. Các động tác vô ý thức do hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế
D. Não dễ bị xung huyết hoặc xuất huyết do có nhiều mao mạch
E. Tất cả đều đúng
12. Đặc điểm bệnh lý của hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh là :
A. Phản ứng toàn thân do kích thích dễ lan toả
B. Ngủ nhiều do phản ứng ức chế bảo vệ
C. Các động tác vô ý thức do hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế
D. Não dễ bị xung huyết hoặc xuất huyết do có nhiều mao mạch
E. Tất cả đều đúng
13. Dấu phản xạ Babinski đáp ứng “dương tính”, có ý nghĩa :
A. Tổn thương bó tháp
B. Tổn thương về vận động
C. Sinh lý ở trẻ dưới 2 tuổi
D. Dây thần kinh ngoại biên myêlin hoá chưa đầy đủ
E. Tất cả đều đúng
14. Chất nào sau đây không có ở não bộ :
A. Protein
B. Lipid
C. Glycogene
D. NaCl
E. H2O
15. Chóp cùng của tuỷ sống của trẻ sơ sinh ở ngang mức đốt sống :
A. Thắt lưng thứ 5 ( L5 )
B. Thắt lưng thứ 4 ( L4 )
C. Thắt lưng thứ 3 ( L3 )
D. Thắt lưng thứ 2 ( L2 )
E. Thắt lưng thứ 1 ( L1 )
 
Đáp án
 
1D  2B  3E  4A  5C  6C  7B  8D  9E  10B  11C  12D  13E  14C  15C
 
 
Tài liệu tham khảo
 
1.Phạm Nhật An - Ninh Thị Ứng ( 2001 ) " Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em " . Bài giảng Nhi khoa
tập II , Trường Đại học Y khoa Hà Nội - Bộ môn Nhi . Trang 236 - 240 .
2.Nguyễn Chương - Lê Đức Hinh ( 2001 ) " Đặc điểm về giải phẫu chức năng não - tuỷ ứng dụng
vào lâm sàng thần kinh trẻ em " . Thần kinh học trẻ em . Nhà xuất bản Y học Hà Nội . Trang 10 -
40 .
3. Trần thị Minh Diễm ( 2002 ) " Sinh lý học hệ thần kinh " . Bài giảng sinh lý . Trường Đại Học
Y Khoa Huế .
4.Lê Đức Hinh - Nguyễn Chương ( 2001 ) " Khám thần kinh trẻ em " . Thần kinh học trẻ em .
Nhà xuất bản Y học Hà Nội . Trang 56 - 65 .
5.M.Baulac  -  D.Hasboun  (  1998  )  "  Bases  fondamentales  en  neurologie  "  .  Neurologie  ,
Universités Francophones . Pages 27 - 40 .
6.Victor C. Vaughan III - Iris F.Litt ( 2004 ) " Neurodevelopment " . Developmental Pediatrics .
Nelson Textbook of Pediatrics .
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
I.HÀNH CHÍNH  
1. Tên môn học  Nhi khoa
2. Tên tài liệu học tập : ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM .
3. Bài giảng : Lý thuyết .
4. Đối tượng : Sinh viên Y4
5. Thời gian : 1 tiết .
6. Địa điểm giảng : Giảng đường .
7. Họ và tên giảng viên : Hoàng Trọng Tấn .
 
II.MỤC TIÊU 
1.Trình bày được sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của trẻ em .
2.Mô tả những đặc điểm giải phẫu của não , tiểu não , vỏ não , tuỷ sống và dịch não tuỷ 
3.Nêu được một số đặc điểm sinh lý hệ thần kinh để giải thích đặc điểm bệnh lý thần kinh của trẻ
em .
 
III.NỘI DUNG  
1.Mở đầu : Hệ thần kinh là cơ quan chủ động phụ trách mọi hoạt động của toàn bộ cơ thể của
con người . Trong quá trình tiến hoá , hệ thần kinh là dẫn chứng điển hình cho sự phân biệt giữa
người và các loài động vật khác .
2.Nội dung học tập chủ yếu :
 
Nội dung học tập
Thời
gian
Phương
pháp
dạy/học
Phương
tiện
Hoạt     động
của học viên
Đánh
giá 
1.Mục tiêu : 
   Hình  thành  và  phát
triển hệ thần kinh 
   Đặc  điểm  giải  phẫu
và  sinh  lý  từng  bộ
phận qua các thời kỳ 
5 phút    Thuyết trình      Overhead        Lắng nghe         
2. Nội dung :
a. Sự phát triển :
   Giới  thiệu  khái  quát
hệ   thần   kinh   giai
đoạn phôi thai.
   Trình  bày  chi  tiết  về
đại  não  ,  tiểu  não  ,
hành  ,  tuỷ  sống  và
dịch não tuỷ .
   Nhấn  mạnh  đến  vai
trò  sinh  lý  của  dịch
não tuỷ .
   Trình   bày   hệ   thần
kinh giao cảm và phó
giao cảm   .
 
25
phút
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thuyết trình 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thuyết trình
Overhead
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Overhead
Bài   tập   tình
huống.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Sự
tiếp
thu
bài 
 
 
 
 
 
 
 
 
Câu
hỏi
b.  Đặc  điểm  sinh  lý  và
bệnh lý :
   Những đặc điểm sinh
lý của hệ thần kinh ở
trẻ em .
   Giới   thiệu   một   số
biểu   hiện   bệnh   lý
thường gặp .
   Sự  biến  đổi  màu  sắc
của dịch não tuỷ .
12
phút
Thuyết trình      Overhead        Đóng vai           Câu
hỏi
 
IV.ĐÁNH GIÁ NGAY SAU BUỔI HỌC : Câu hỏi ngắn ( 3 Phút ) .
1.Tại sao trẻ em dưới 2 tuổi thường có dấu Babinski .
   Dấu Babinski dương tính biểu hiện tổn thương bó tháp . Ở trẻ em nhỏ dưới 2 tuổi quá trình
myelin hoá chưa hoàn chỉnh ở vỏ não cũng như bó tháp do đó có dấu babinski dương tính giả
.
V.ĐÁNH GIÁ HẾT MÔN HỌC : Thi trắc nghiệm hết môn học 
VI.VẬT LIỆU DẠY HỌC : 
1.Câu hỏi ngắn .
2. Nghiên cứu trường hợp .
3. Đóng vai .
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU CHO HỌC VIÊN :
1.  Tài liệu học tập .
2.  Thần kinh học trẻ em .
3.  Sinh lý hệ thần kinh .
VIII. SỐ LƯỢNG TÀI LIỆU HỌC TẬP CHỦ YẾU CHO HỌC VIÊN 
Đủ .
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 
1.Mục tiêu : 
   Nắm được đặc điểm về sự phát triển của hệ thần kinh vận động của trẻ sơ sinh .
   Hướng dẫn và giải thích một số hiện tượng sinh lý thần kinh ở trẻ em .
Thời gian : 20 phút .
2.Nội dung : 
 
Một  bà  mẹ  20  tuổi  ,  thợ  may  ,  có  con  đầu  lòng  được  30  ngày  tuổi  ,  ở  nông  thôn  cách
huyện lỵ 5 km . Sáng nay đưa trẻ đến khám tại phòng khám nhi thuộc trung tâm y tế huyện vì sốt
cao và mẹ thấy thóp của cháu sưng lên khác thường so với mọi ngày . 
 
Bích , một nữ sinh viên được phân công khám hàng ngày tại đây . Hỏi bệnh được mẹ cho
biết : Từ lúc sinh cháu đến giờ trẻ vẫn bú tốt , không nôn mửa , đi cầu phân vàng sệt mỗi ngày
khoảng 3 - 4 lần . Đi tiểu vàng trong . Mẹ còn nói thêm hôm qua và sáng nay cháu nóng sốt và
thấy thóp sưng ; hơn nữa trong tháng cháu ngủ cả ngày , chỉ thức trong chốc lát rồi lại ngủ tiếp
nên rất lo ngại .
 
Bích  khai  thác  thêm  tiền  sử  sản  khoa  biết  cháu  sinh  đủ  tháng  ,  đủ  cân  và  mẹ  ăn  uống
không kiêng khem và cho bú từ khi mới sinh ra . Trong gia đình bố cháu và ông bà nội vừa mới
bị cảm cúm xong .
 
Khám trẻ ghi nhận : Nhiệt độ 39
0
 C , nhịp thở 58 lần/phút , mạch 130 lần / phút . Da hồng
hào . Thỉnh thoảng trẻ có hắc hơi . Thóp phồng nhưng không căng .
Câu hỏi : 
a.   Hãy giải thích vì sao thóp của trẻ bị phồng ? 
b.  Giải thích tại sao bà mẹ lo sợ khi thấy con mình ngủ hầu như suốt ngày ? 
   Não bộ được nằm bao bọc che chở trong hộp sọ , đối với trẻ em các khớp chưa kết dính với
nhau và đặc biệt thóp trước còn rộng ở thời kỳ sơ sinh . Võ não bao phủ ra ngoài . Khi sốt
cao thì sẽ gây ra hiện tượng giả tăng áp lực nội sọ , do đó sẽ làm cho thóp phồng lên nhưng
không có độ căng .
   Đối với trẻ nhỏ , nhất là trẻ sơ sinh , tế bào võ não chưa biệt hoá nên khả năng hưng phấn
của võ não còn yếu , vì vậy những kích thích ngoại cảnh thường quá mức làm cho trẻ có tình
trạng ức chế bảo vệ nên ngủ cả ngày , trung bình 18 - 20 giờ .
c.    Bích tiếp tục đo vòng đầu của trẻ là 34 cm và ghi nhận chu vi vòng đầu có tăng . Khám phản
xạ  Babinski ( + ) cả hai bên . Khám phản xạ gân xương bánh chè tăng vừa . Sau khi khám
xong Bích nhận xét trẻ có khả năng bị tổn thương bó tháp . 
 Theo bạn nhận xét của Bích như trên có phù hợp hay không ? Giải thích ?
Nhận xét như vậy là không phù hợp , bởi vì vòng đầu sinh lý của trẻ 30 ngày tuổi dao động trong
khoảng 32 - 34 cm . Phản xạ Babinski ở trẻ < 2 tuổi không có giá trị chẩn đoán tổn thương bó
tháp hay vỏ não . Trẻ nhỏ , đặc biệt là trẻ sơ sinh có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý . Hơn
nữa về lâm sàng trẻ tỉnh táo , bú tốt , da hồng hào và không có co giật nên không thể kết luận tổn
thương bó tháp được .
c.   Với bệnh cảnh đó bạn giải thích gì cho bà mẹ ? 
   Hiện tại cháu bị sốt do cảm cúm .
   Thóp của cháu phồng do sốt cao .
   Cháu ngủ nhiều là hiện tượng tốt của tuổi sơ sinh .
   Sau 2 ngày nếu cháu còn sốt chị đưa cháu đến khám lại .
 
 
ĐÓNG VAI
 
1.Mục tiêu :
   Nhắc lại đặc điểm sinh lý vỏ não , vùng dưới vỏ và thể vân .
   Rèn luyện tác phong giao tiếp và kỹ năng lâm sàng .
Thời gian : 15 phút .
2.Nội dung : 
           Một nữ sinh viên đóng vai một bà mẹ Cúc 22 tuổi  làm nghề thợ may ở nông thôn cách
trung tâm y tế huyện 6 km , có đứa con trai đầu lòng tròn 32 ngày tuổi . Đang sống nhà riêng với
chồng . Lâu nay cho trẻ ở phòng kín , đóng cửa , sưởi ấm bằng than . Ba ngày nay nhờ có y tế
địa phương hướng dẫn cách chăm sóc trẻ , nên mẹ cháu thỉnh thoảng trong ngày bồng trẻ ra bên
ngoài để thông thoáng vì thế  thấy rõ trẻ thường uốn vặn người, mỗi lần như vậy thì da mặt của
trẻ nhăn rúm lại và màu da biến thành màu đỏ sẩm , trẻ thở " ậm ạch " . Thấy nhiều lần như thế
mẹ rất lo sợ , nên cùng với chồng đưa con đến trạm xá lúc 4giờ 30 phút chiều .
           Tại phòng khám , một nam sinh viên đóng vai Bác sĩ Vinh trẻ 30 tuổi ,đang dọn dẹp dụng
cụ chuẩn bị đóng cửa về nhà . Niềm nỡ đón bệnh nhân và thăm khám biết cháu bú tốt , ngủ ngon
, nước tiểu trong , phân vàng sệt . Thỉnh thoảng cựa mình uốn vặn . Mẹ ăn kiêng . Bác sĩ giải
thích và cho những lời khuyên .
           Các sinh viên khác quan sát và lắng nghe .
Câu hỏi thảo luận sau khi kết thúc đóng vai :
   Thái độ tiếp xúc với bà mẹ vào thời điểm cuối giờ có đạt không ? ( thể hiện nụ cười trên nét
mặt của bà mẹ ) 
   Cách vận dụng kiến thức hiểu biết để giải thích có dễ hiểu không ? 
   Thái độ của bà mẹ có bằng lòng và vui vẻ sau khi được tư vấn .
           
 
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU TRẺ EM
 
Mục tiêu 
1. Nhận biết đặc điểm máu trong thời kỳ bào thai và sau khi sinh.
2. Ghi nhận đặc điểm máu ngoại biên ở trẻ em.
3. Phân tích được tính chất vật lý của máu.
 
1. Đặc điểm máu thời kỳ bào thai 
Sự tạo máu bắt đầu rất sớm, vào cuối tuần thứ hai của thai kỳ. Những ổ máu đầu tiên phát
sinh từ những đảo nhỏ ở túi rốn. Các đảo này được biệt hóa : tế bào ngoài trở thành liên bào
của mạch máu, các tế bào trong trở thành tế bào máu. Tế bào máu đầu tiên là nguyên hồng
cầu khổng lồ (mégaloblaste) có chứa huyết sắt tố.
Đến tuần lễ thứ năm của thai kỳ, một phần bọc tá tràng biệt hóa thành gan và bắt đầu có sự
tạo máu ở gan. Lúc này gan đã cấu tạo đủ các loại tế bào máu nhưng chủ yếu là dòng hồng
cầu, còn dòng bạch cầu và tiểu cầu thì ít hơn . Chức năng cấu tạo máu của gan mạnh nhất
trong 5 tháng đầu của thai kỳ, sau đó yếu dần rồi ngưng hẳn sau sinh.
Đến tháng thứ 4 của thai kỳ, tủy xương bắt đầu sản xuất ra máu . Đến tháng thứ 5, khi chức
năng tạo máu của gan yếu đi, tủy xương phát triển và sản xuất máu mạnh nhất cho tới lúc sinh
và giữ vai trò chủ yếu về tạo máu.
Vào tháng thứ 4, lách cũng tham gia vào quá trình tạo máu, chủ yếu là sản sinh tế bào lympho
và một ít hồng cầu.
2. Đặc điểm máu trẻ em sau khi sinh
Sau khi sinh, tủy xương là cơ quan sản xuất máu duy nhất. Sự tạo máu ở trẻ em rất mạnh để
đáp ứng với sự phát triển nhanh của cơ thể.
Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh nhưng không ổn định. Do đó, bất kỳ nguyên nhân gây bệnh
nào cũng dễ ảnh hưởng  đến sự tạo máu. Trẻ em dễ bị thiếu máu nhưng  đồng thời cũng dễ
phục hồi. Hệ thống bạch huyết trẻ em cũng dễ phản ứng với các nguyên nhân gây bệnh. Khi
bị thiếu máu nặng, tủy vàng ở thân xương dài dễ trở thành tủy đỏ để tạo máu và hoạt động
mạnh.
Ngoài ra các cơ quan tạo máu dễ bị loạn sản khi bị một bệnh máu, chúng sản sinh các tế bào
máu loạn sản giống như trong thời kỳ bào thai và gây phản ứng gan, lách, hạch to lên.
3. Đặc điểm máu ngoại vi trẻ em 
3.1. Hồng cầu  
3.1.1.  Số lượng hồng cầu : thay đổi theo tuổi 
- Trẻ mới sinh đủ tháng số lượng hồng cầu rất cao, khoảng 4.5 - 6 triệu/ µL , nhưng sau đó số
lượng bắt đầu giảm nhanh. Vào ngày thứ 2 - 3 khi có hiện tượng vàng da sinh lý, hồng cầu bị
vỡ một số, số lượng hồng cầu cũng giảm. Đến hết thời kỳ sơ sinh, số lượng hồng cầu khoảng
4 - 4.5 triệu/µL .
- Ở trẻ dưới 1 tuổi , số lượng hồng cầu còn giảm, nhất là từ 6 - 12 tháng, hồng cầu còn khoảng
3 - 3.5 triệu/µL. Nguyên nhân là do trẻ lớn nhanh trong thời kỳ này, sự tạo máu chưa đáp ứng,
chức năng tiêu hóa còn kém, có thể thiếu một số yếu tố tạo máu như sắt. Đây còn gọi là hiện
tượng thiếu máu sinh lý.
- Ở trẻ >1tuổi, số lượng hồng cầu dần dần ổn định.Trên 2 tuổi ổn định khoảng 4 triệu/µL.
3.1.2. Các chỉ số hồng cầu :
- Thể tích hồng cầu trung bình (MCV : Mean corpuscular volume ) = 108    5 fL
- Số lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu :                                                                 (
MCH : Mean corpuscular hemoglobin) = 30 Pg
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu  = 32 - 34 g/dL
( MCHC : Mean corpuscular hemoglobin concentration).
 
3.2. Huyết sắc tố (Hb) :
3.2.1. Số lượng Hb : Ở trẻ sơ sinh cao từ 17 - 19 g/dl máu, sau đó giảm dần.
- Ở trẻ < 1 tuổi, Hb giảm, nhất là 6 -12 tháng, lượng Hb còn 10 - 12 g/dl máu. Lúc này trẻ có
hiện tượng thiếu sắt do sắt dự trữ trong thời kỳ bào thai đã sử dụng hết và khả năng hấp thu
sắt của trẻ này còn kém.
- Ở trẻ trên 1 tuổi, lượng Hb tăng dần. Trên 3 tuổi thì ổn định từ 14 - 14.5 g/dl máu.
3.2.2.Thành phần Hb : Sau khi sinh, Hb bào thai (HbF) khoảng 45 - 80%, sau đó giảm nhanh
và  được  thay  bằng  Hb  trưởng  thành  (HbA).  Lúc  mới  sinh,  HbA  khoảng  30%,  tăng  nhanh
trong vài tháng. Đến 4 tuổi, HbF chỉ còn < 2% và HbA chiếm 98%.
3.3. Bạch cầu :  
3.3.1. Số lượng bạch cầu thay đổi nhiều, trẻ càng nhỏ số lượng bạch cầu càng cao 
 
Sơ sinh mới đẻ
 
:           10 – 30 ×10
3
/ µL.
 
7 - 15 ngày      
 
:           10 – 12 ×10
3
/ µL.
 
Bú mẹ 
 
 
:           11×10
3
/ µL.
 
Trên 1 tuổi      
 
:            8×10
3
/ µL.
 
3.3.2. Công thức bạch cầu thay đổi theo lứa tuổi : 
65
45
30
45
65
30
45
65
45
30
0
10
20
30
40
50
60
70
0
5 ngaìy 5-11 thaïng 5 tuäøi
15 tuäøi
%
BC trung tênh BC lympho
 
3.4. Tiểu cầu :  Số lượng tiểu cầu ít thay đổi :
- Ở trẻ sơ sinh, số lượng tiểu cầu từ 100 – 400 × 10
3
/ µL.
- Ngoài tuổi sơ sinh, khoảng 150 – 300× 10
3
 / µL.
4. Một số tính chất vật lý của máu :
4.1. Khối lượng máu :  thay đổi theo tuổi :
 
Sơ sinh
 
:           khoảng 14% trọng lượng cơ thể.
 
Dưới 1 tuổi     
:           khoảng 11% trọng lượng cơ thể.
 
Trẻ lớn 
 
:           7 - 8% trọng lượng cơ thể.
Ở trẻ sơ sinh, khối lượng máu còn phụ thuộc vào thời gian cắt rốn : cắt rốn chậm và đúng lúc
có thể nhận thêm được 100 ml máu so với trẻ cắt rốn sớm.
4.2. Tốc độ lắng máu : Theo phương pháp Pachenkoff :
 
Giờ thứ nhất   
:           4 - 8 mm.
 
Giờ thứ hai     
:           9 - 14 mm.
4.3. Sức bền hồng cầu : 
Sức bền hồng cầu là sức chịu đựng của hồng cầu đối với tác dụng tan huyết của các dung dịch
muối khi nồng độ của các dung dịch này hạ thấp dần. Theo phương pháp Hamburger :
- Hồng cầu bắt đầu tan ở dung dịch NaCl 0.48%.
- Hồng cầu tan hoàn toàn ở dung dịch NaCl 0.36%.
4.4. Đời sống hồng cầu :
- Theo phương pháp đánh giá Chrome 51, đánh giá nữa đời sống của hồng cầu trung bình từ
26 - 32 ngày.
 
- Theo phương pháp ngưng kết từng phần : đời sống hồng cầu tối đa là 120 ngày.
5. Các chỉ số về đông máu và chảy máu 
5.1. Thời gian chảy máu : Theo phương pháp Duke :
 
Sơ sinh
 
:           3 - 4 phút.
 
Mọi lứa tuổi    
:           2 - 6 phút.
5.2. Thời gian đông máu : 
Theo phương pháp Lee-White
:            7 - 15 phút.
5.3. Thời gian Howell : 
Là thời gian phục hồi Ca. Xét nghiệm có giá trị tương đương với thời gian đông máu, thăm dò
toàn bộ quá trình đông máu. Bình thường thời gian Howell = 1 phút 30 giây - 2 phút 30 giây.
5.4. Tỷ lệ Prothrombin và thời gian Quick :
- Thời gian Quick thăm dò tốc độ hình thành Thrombin = 11 - 14 giây, trung bình 12 giây. 
- Tỷ lệ Prothrombin ở sơ sinh : 65    20%, giảm vào ngày thứ 4, tăng dần và đạt mức bình
thường vào ngày thứ 10. Trẻ lớn : 80 - 100%.
 
ĐẶC ĐIỂM MÁU TRẺ EM
CÂU HỎI KIỂM TRA
 
1. Sự tạo máu trong thời kỳ bào thai bắt đầu từ :
A. Tuần thứ 2 của thai kỳ
B. Tuần thứ 12 của thai kỳ
            C. Tháng thứ 2 của thai kỳ
            D. Tháng  thứ 4 của thai kỳ
            E. Tháng thứ 5 của thai kỳ.           
2 Đến tuần thứ 5 của thai kỳ, cơ quan nào bắt đầu tham gia  tạo máu :
A. Lách
B. Gan 
C. Tim 
D. Tủy xương
   E. Hạch bạch huyết.   
3. Chức năng tạo máu của gan mạnh nhất trong thời gian :
A.3 tháng đầu của thai kỳ
B. 3 tháng cuối của thai kỳ
C. 5 tháng đầu của thai kỳ
D. Suốt thai kỳ 
E. Sau khi sinh.
4. Tủy xương bắt đầu sản xuất ra tế bào máu vào lúc :
A. Tháng thứ 4 của thai kỳ
B. Tháng thứ 8 của thai kỳ
C. Tháng thứ 2 của thai kỳ
D. Cuối thai kỳ
E. Sau khi sinh.
5. Sau khi sinh , cơ quan nào sản xuất ra máu:
A. Gan 
B. Lách
C. Tủy xương 
D. Hạch bạch huyết. 
E. Cả 4 cơ quan trên.
ĐÁP ÁN
1A   2B   3C   4A   5C
 
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Nelson (2000)- Development of Hematopoietic system - Nelson's  Textbook of Pediatrics ,
p. 1456 - 1561 
2. Tạ Thị Ánh Hoa ( 1998 ) Đặc điểm về máu ở trẻ em - Bài giảng Nhi Khoa
 tập 2 , tr. 755 - 765 .
3. Wintrobe's ( 1993 ) - Clinical Hematology.
 
NHỮNG BỆNH  THẬN - TIẾT NIỆU THƯỜNG GẶP
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mục tiêu
 
1. Nêu được các triệu chứng cơ bản về hệ tiết niệu của trẻ em
2. Nêu được các  bệnh thận - tiết niệu thường gặp
 
. Một số biểu hiện bệnh lý thận - tiết niệu thường gặp ở trẻ em 
1. Triệu chứng rối loạn xuất tiểu 
1.1.Vô niệu - thiểu niệu ( đái ít ) : Đây là dấu hiệu của suy thận cấp 
1.2. Bí đái : Do tắc cơ học hoặc  nguyên nhân tâm - thần kinh ( hysterie, viêm tủy ..)
1.3. Đa niệu ( đái nhiều ): Gặp trong đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy thận mãn hoặc giai
đoạn hồi phục của suy thận cấp, do kích thích thần kinh, do chuyền dịch , thuốc lợi niệu...
1.4. Đái khó : Trẻ đau khi đi tiểu thường gặp trong nhiểm trùng đường tiểu thấp, sỏi...
1.5. Đái dắt ( đái lắc nhắc nhiều lần ): Do phản xạ thần kinh hoặc viêm nhiểm tại chổ
1.6. Đái dầm : Thường vào ban đêm ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, do rối loạn tâm thần kinh
1.7. Đái không tự chủ: Do viêm , bệnh lý não - tủy, di dạng hệ tiết niệu…
2. Rối loạn thành phần nước tiểu 
2.1. Protein niệu 
- Protein niệu sinh lý  hay lành tính : Protein niệu do hoat động nhiều, ăn đạm nhiều , tắm
lạnh, ỉa chảy mất nước, suy tim và nhiểm trùng cấp tính có thể làm xuất hiện protein niệu ít và
ngắn.
- Protein niệu tư thế đứng : Trong tư thế đứng lâu có thể do co thắt mạch thận gây rối loạn
tuần hoàn thận làm đái ra protein
- Protein niệu khi sốt cao liên tục
- Protein niệu trong đái máu nhiều hoặc đái mủ  
- Protein niệu trong bệnh đa u tủy xương ( protein nhiệt tán Bence-Jones )
- Protein niệu do bệnh lý cầu thận gồm :
+  protein niệu “ chọn lọc “ trong hội chứng thận hư ( mất chủ yếu là Albumin [ 80%] )
+  protein niệu “ không chọn lọc” trong viêm cầy thận cấp.
- Protein niệu do bệnh lý ống thận và bệnh lý tổ chức kẻ thận : Thường mất Albumin thì it mà
anpha1globulin và anpha 2 globulin thì mất nhiều hơn
2.2. Mỡ niệu : Nước tiểu óng ánh, gặp trong hội chứng thận hư, đái tháo đường, đái dưỡng
chấp ( do tắc bạch mạch hoặc do giun chỉ ), nhiểm độc photpho...
2.3.Đường niệu ( glucoza niệu )
- Đường niệu sinh lý  khi ăn nhiều đường làm vượt ngưỡng bài tiết ( 170-200mg%)
- Đường niệu bệnh lý : Trong đái tháo đường, nhiểm trùng-nhiểm độc nặng, bệnh tabès...
2.4. Acid Uric niệu nhiều  Do mô tế bào bị hủy hoại nhiều đào thải ra ngoài có thể kết tủa (
khi nước tiểu quá axit ) thành những đám trắng gặp trong một số bệnh như bệnh bạch cầu ,
thiếu máu nặng, nhiểm trùng nặng, ngộ độc chì...
2.5. Hồng cầu niệu ( Đái máu đại thể hoặc vi thể ) 
- Đái máu đại thể: Nước tiểu có máu có thể nhìn được bằng mắt thường. Cần phân biệt với đái
huyết  sắc  tố;  một  số  trường  hợp  nước  tiểu  đỏ  do  thức  ăn,  nước  uống  hoặc  dùng  thuốc  (
Rifampicine ). Cần định khu nơi chảy máu qua nghiệm pháp 3 cốc , soi bàng quang, đo kích
thước hình dáng hồng cầu trên kính hiển vi và quan trọng là cần tìm nguyên nhân để điều trị.
Nguyên nhân đái máu có thể tại thận hoặc ngoài thận, có thể do bệnh cấp tính hoặc mãn tính,
có thể nội khoa hoặc ngoại khoa. Bao gồm bệnh lý cầu thận ( viêm cầu thận cấp , viêm cầu
thận mãn, hoại tử vỏ thận...), bệnh lý mạch máu thận ( u máu nhú thận, u mạch thận, huyết
khối, dãn mạch ), bệnh lý về máu ( bạch cầu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh ưa chảy
máu,  Scorbut,  thiếu  vitamin  K,  ban  xuất  huyết  dạng  thấp  Schoenlein-Henoch...),  bệnh  lý
nhiểm trùng- nhiểm độc nặng hay nhiểm trùng đường tiểu, bệnh lý mãn tính như ung thư thận;
lao thận, bệnh dị ứng, bệnh lý ngoại khoa như sỏi , chấn thương hoặc di vật đường tiểu.
- Đái máu vi thể: Nước tiểu có hồng cầu nhưng chỉ nhìn được qua kính hiển vi quang học chứ
không thể thấy được bằng mắt thường như đái máu đại thể, ngoài ra đánh giá được chi tiết về
kích thước và hình dáng hồng cầu .
2.6. Hemoglobin niệu Do hồng cầu bị hủy hoại , phát hiện bằng quan sát nước tiểu có màu đỏ
sẩm  hoặc  nâu  đen,  phản  ứng  Benzidine  (+)  và  xét  nghiệm  quang  phổ kế. Nguyên nhân Hb
niệu thường do ký sinh trùng sốt rét, nhiểm trùng-nhiểm độc nặng, bỏng...
2.7. Một số sắc tố bất thường làm thay đổi màu sắc nước tiểu 
- Nước tiểu màu vàng sẩm do mật ( bilirubin, sắc tố mật, muối mật ) vàng tươi (caroten)
- Màu xanh khi uống hoặc chích xanh methylen, uống Mictasol ( chũa nhiểm khuẩn đường tiết
niệu )
- Màu đen do ngộ độc axit cacbolic, ung thư da ( đái hăc tố melanine), chiếu tia...
3. Một số bệnh thận - tiết niệu 
3.1.Viêm thận bao gồm
- Viêm cầu thận cấp do nhiểm liên cầu khuẩn và không do liên cầu khuẩn
- Viêm thận trong bệnh hệ thống ( Luput ban đỏ hệ thống; Schoenlein-Henoch )
- Viêm thận do tia xạ
- Viêm thận di truyền ( HộI chứng Alport : điếc + viêm thận )
- Viêm thận mạch ( xơ cứng tiểu động mạch thận )
- Viêm cầu thận mãn
- HộI chứng huyết tán tăng urê máu bao gồm suy thận cấp + thiếu máu huyết tán nặng + giảm
tiểu cầu + thay đổi hình thể hồng cầu ( “ tế bào quầng “ )
3.2.Hội chứng thận hư (HCTH) 
- HCTH tiên phát ( vô căn )
- HCTH thứ phát ( sau một số bệnh có nguyên nhân rỏ ràng )
- HCTH bẩm sinh
3.3. Bệnh thận một bên có tăng huyết áp 
- Hẹp động mạch thận, phồng động mạch thận...
- Thận nhỏ một bên do loạn sản thận bẩm sinh
- Huyết khối gây nhồi máu thận một bên
- U thận, nang thận...
3.4. Bệnh tăng canxi niệu tự phát ( Viêm thận kẽ + vôi hóa thận )
3.5. Suy thận cấp ( STC trước thận, STC tại thận, STC sau thận )
3.6. Suy thận mãn
3.7. Rối loạn chức năng ống thận 
- Rối loạn khả năng cô đặc : Giảm trong suy thận, đái tháo nhạt do thận...
- Rối loạn thăng bằng toan-kiềm : 
+ Nhiểm toan trong suy thận
+ Nhiểm axit do ống thận
- Rối loạn chức năng ống lượn gần : 
+ Glucoza niệu do thận : Đây là một rối loạn di truyền trội về tái hấp thu glucoza ở ống lượn
gần. Phân biệt với đái tháo đường là ở đây không có tăng đường huyết.
+ Axit amin niệu : Cystin niệu là một nhóm bệnh di truyền lặn về sự tái hấp thu của ống thận
đối với 4 axit amin như xystin, lysin, arginin, ornitin. Ở người có cystin niệu, mức hấp thu ở
ruột đối với axit amin đó cũng bị rối loạn và thường gây bệnh sỏi xystin ở đường tiết niệu.
- Mất điện giải qua thận : Mất Kali, Canxi, Natri đơn thuần hoặc kết hợp có thể xãy ra ở bệnh
thận lan tỏa.Các triệu chứng đặc hiệu và giảm nồng độ các chất này trong máu giúp cho chẩn
đoán.
+ Thiếu Kali do mất Kali qua đường tiểu khi dùng thuốc lợi tiểu kháng vasopressin. Có thể
mất Kali trong ỉa chảy hoặc nôn kéo dài. Trường hợp nặng thường có rối loạn nhịp tim, liệt
cơ.
+ Mất Canxi có thể biểu hiện bằng những cơn “ tetani “, co giật, dấu hiệu còi xương, loãng
xuơng...do cường cận giáp trạng, hội chứng thận hư, dùng corticoid kéo dài...
+ Mất Natri do thiểu năng vỏ thượng thận, một số viêm thận, khi dùng thuốc lợi tiểu.
3.8. Apxe thận ( Viêm thận mủ ) Do nhiểm trùng toàn thân hoặc tai thận
3.9. Lao thận  Do lao toàn thể ( lao kê ) hoặc chỉ lao khu trú ở thận thì hiếm hơn
3.10. Sỏi thận
3.11. Dị dạng đường tiết niệu Qua mổ tử thi phát hiện khoản 5-12%, dị dạng đường tiết
niệu dưới gặp nhiều hơn phần trên. Những dị dạng này có thể gây tắc đường tiểu hoặc không,
do đó cũng có thể không gây triệu chứng gì trên lâm sàng.
- Dị dạng thận ( vô sinh thận, loạn sản thận, thận đa nang, nang thận đơn độc, thận chuyển
chổ...)
- Dị dạng niệu quản ( hẹp đoạn nối bể thận-niệu quản hoặc đoạn nối niệu quản-bàng quang,
phình niệu quản, niệu quản đôi...)
-  Trào  ngược  bàng  quang-niệu  quản  :  do  dị  dạng  bẩm  sinh  ở  “van”  bàng  quang-niệu  quản 
hoặc viêm bàng quang tái phát nhiều lần làm van đóng không kín
- Dị dạng bàng quang ( vô sinh bàng quang,bàng quang lộn ngoài, ống rốn-bàng quang, bàng
quang đôi, dò bàng quang-âm đạo, túi thừa bàng quang, hẹp cổ bàng quang,bàng quang thần
kinh...)
- Dị dạng niệu đạo : hẹp niệu đạo bẩm sinh, dò niệu đạo-trực tràng, hẹp bao qui đầu, tật lổ đái
lệch thấp ( cao )...
NHỮNG BỆNH THẬN THƯỜNG GẶP
CÂU HỎI KIỂM TRA 
 
1.“Nephron” là một đơn vị thận, số lượng nephron có ở mỗi thận là:
A. 10
2
 
B. 10
3
 
C. 10
4
 
D. 10

 
E. 10
6
 
2.Tỉ lệ giữa vỏ thận so với tuỷ thận là:
A. 1:1  ở trẻ sơ sinh và  1: 1,5 ở trẻ bú mẹ   
B. 1:2  ở trẻ sơ sinh và  1: 2,5 ở trẻ bú mẹ   
C. 1:3  ở trẻ sơ sinh và  1: 3,5 ở trẻ bú mẹ   
D. 1:4  ở trẻ sơ sinh và  1: 2,5 ở trẻ bú mẹ   
E. 1:5  ở trẻ sơ sinh và  1: 3,5 ở trẻ bú mẹ   
3.Sự trưởng thành về chức phận của thận được đánh giá khi chức năng thận đã hoàn chỉnh như
ở người lớn vào lúc :
A. Ngay sau khi trẻ sinh ra    
B. Từ 1 tuổi
C. Từ 2 tuổi
D. Từ 3 tuổi
E. Từ 4 tuổi
4.Khi lâm sàng nghi ngờ một trường hợp nhiễm khuẩn đường tiểu thì xét nghiệm cần thiết để
chẩn đoán là:      
A. Làm tế bào - vi trùng nước tiểu
B. Soi tươi và cấy nước tiểu 
C. Vừa cấy máu vừa cấy nước tiểu
D. Làm sinh hoá - tế bào nước tiểu
E. Làm sinh hoá - vi trùng nước tiểu
5.Những xét nghiệm nào sau đây là cần thiết để giúp cho chẩn đoán hội chứng thận hư:
A. Tốc độ máu lắng, bilan lipit máu, protein nước tiểu
B. Protein máu và điện di protein máu, protein nước tiểu
C. Tốc độ máu lắng, protein máu, protein nước tiểu
D. Protein máu, bilan lipit máu, protein nước tiểu
E. Protein máu , protein nước tiểu, hồng cầu nước tiểu
6.Trong những xét nghiệm sau, xét nghiệm nào là cơ bản phản ảnh được tổn thương cầu thận
trong viêm cầu thận cấp:
A. Urê máu
B. Creatinin máu
C. Hồng cầu nước tiểu
D. Trụ hạt trong nước tiểu
E. Protein nước tiểu
7.Xét nghiệm nào sau đây cần thiết cho chẩn đoán suy thận:
A. Công thức máu và tốc độ máu lắng
B. Protit máu và protein nước tiểu
C. Urê và creatinin máu
D. Creatinin máu và creatinin nước tiểu
E. Protein và hồng cầu nước tiểu
8.Chỉ định cần thiết để phát hiện “ trào ngược bàng quang-niệu quản”, là:
A. Chụp XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị       
B. Chụp XQ hệ tiết niệu có chuẩn bị qua đường bơm thuốc vào tĩnh mạch (chụp UIV)
C. Chụp XQ hệ tiết niệu có chuẩn bị qua đường bơm thuốc từ dưới bàng quang lên
D. Siêu âm thông thường hệ tiết niệu 
E. Siêu âm doppler hệ tiết niệu
9.Xét nghiệm điện giải đồ trong máu ( natri, kali...) là cần thiết trong trường hợp:
A. Viêm cầu thận cấp    
B. Nhiễm khuẩn đường tiểu          
C. Hội chứng thận hư    
D. Suy thận cấp    
E. Có điều trị thuốc lợi tiểu
10.Đái dầm gặp ở trẻ từ 3 tuổi trở lên, nguyên nhân thường do:
A.  Nhiễm khuẩn đường tiểu          
B. Rối loạn tâm thần kinh     
C. Suy chức năng thận   
D. Dị dạng bẩm sinh hệ tiết niệu  
E. Bệnh lý của não-tuỷ
11.Khi quan sát thấy nước tiểu có màu đỏ sẩm hoặc nâu đen, trước tiên cần lưu ý đến bệnh:
A. Sốt rét     
B. Viêm cầu thận cấp    
C. Scholein-Henoch
D. Nhiễm khuẩn huyết
E. Leucemie
12.Trong đái máu, nghiệm pháp 3 cốc dùng để:        
A. Chẩn đoán nguyên nhân của bệnh 
      B. Đánh giá chức năng cầu thận
      C. Đánh giá chức năng ống thận
D. Chẩn đoán định khu nơi chảy máu 
E. Chẩn đoán gián biệt giữa các bệnh gây triệu chứng đái máu
13.Tăng huyết áp là triệu chứng có thể ít gặp nhất trong:
A. Viêm cầu thận cấp      
B. Viêm cầu thận mãn  
C. Hẹp động mạch thận    
D. U thận   
E. Hội chứng thận hư đơn thuần 
14.Phù trong hội chứng thận hư và phù trong suy dinh dưỡng ( thể Washiorkor ) biểu hiện lâm
sàng giống nhau vì cùng cơ chế giảm protit máu, đúng hay sai ?
A. Đúng     
B. Sai
15.........(4từ)...........là dấu hiệu chính trên lâm sàng  của suy thận cấp 
 
Đáp án
Câu  1E  2D  3C  4A  5B  6E  7C  8C  9D  10B  11A  12D 13E  
Câu  14B (sai)
Câu  15: Vô niệu - thiểu niệu là dấu hiệu chính trên lâm sàng  của suy thận cấp 
 
Tài liệu tham khảo
 
1. VÕ CÔNG ĐỒNG. Đặc điểm bộ máy tiết niệu trẻ em. Bài giảng Nhi Khoa-Bộ Môn Nhi
ĐHYD tp HCM.Nhà xb Đà Nẳng, 1998, tập II, 843-852.
2.VÕ CÔNG ĐỒNG. Dị dạng đường tiết niệu. Nhi Khoa sau đại học-Bộ Môn Nhi ĐHYD tp
HCM. Nhà xb Đà Nẳng, 1997, tập III, 633-656.
3.TRẦN ĐÌNH LONG, LÊ NAM TRÀ. Chương VIII ( Tiết niệu ). Bài giảng Nhi khoa. Bộ
môn Nhi – ĐHYK Hà Nội. Nhà xb Y học, 2000, tập II, 132 - 184
4. HỒ VIẾT HIẾU. Các bài giảng về thận - tiết niệu. Tài liệu lưu hành nội bộ . Bộ môn Nhi –
ĐHYK Huế, 2002-2003
5.W.JOSEPH RAHILL. The Urinary system. Textbook of Pediatrics, NELSON 2004.
 
 
 
 
 
 
53
ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG VÀ THIẾU THÁNG
Mục tiêu
 
1. Giải thích được đặc điểm sinh lý - bệnh lý thời kỳ sơ sinh. 
2. Mô tả những đặc điểm giải phẫu sinh lý tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh,
máu, chuyển hóa, nội tiết ở trẻ sơ sinh.
3. Phân lọai được các nhóm trẻ sơ sinh.
 
Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ bắt đầu cuộc sống bên ngoài từ lúc sinh ra đến 4 tuần tuổi. 
Về mặt dịch tễ phần lớn các trẻ sơ sinh sống là đủ tháng (hơn 80%), tỉ lệ đẻ non chiếm 8 -
15% trong tổng số trẻ sinh sống (ở các nước phát triển tỉ lệ thấp 5 - 7%).
1. Đặc điểm sinh lý - bệnh lý thời kỳ sơ sinh
1.1. Đặc điểm sinh lý
- Đặc điểm sinh lý chủ yếu là sự thích nghi với môi trường bên ngoài. Có một sự khác biệt rất
lớn giữa môi trường tử cung và môi trường bên ngoài khi ra đời, trẻ sơ sinh muốn tồn tại bằng
mọi hoạt động của chính cơ thể thì cần phải có một sự thích nghi tốt về hô hấp (phổi bắt đầu
hoạt động để tự cung cấp oxy), tuần hoàn (vòng tuần hoàn khép kín thay thế vòng tuần hoàn
nhau - thai), máu (thay HbF của bào thai thành HbA1, giảm số lượng hồng cầu), cũng như các
bộ phận khác như tiêu hoá, thận, thần kinh... đều có những biến đổi thích nghi.
- Chức năng của các bộ phận và hệ thống đều chưa hoàn thiện, nhưng nó biến đổi rất nhanh,
đặc biệt trong tuần đầu cuộc sống.
1.2. Đặc điểm bệnh lý
- Đặc điểm bệnh lý tùy thuộc tác nhân ảnh hưởng vào từng thời kỳ
+ Trước đẻ: Nhiễm trùng bào thai, dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hoá, đẻ non...
+ Trong đẻ: Ngạt, sang chấn, nhiễm trùng sớm... 
+ Sau đẻ: Nhiễm trùng mắc phải toàn thân hoặc tại chỗ...
- Về mặt thời gian được chia ra
+ Sơ sinh sớm là ở tuần đầu sau đẻ: Bệnh thường liên quan đến mẹ và cuộc đẻ, bệnh do thiếu
trưởng thành các hệ thống hoặc do dị tật.
+ Sơ sinh muộn là ở 3 tuần sau: Bệnh thường do nuôi dưỡng, chăm sóc kém và môi trường
gây ra.
2. Đặc điểm giải phẫu sinh lý các cơ quan
2.1. Hô hấp 
- Nhịp thở nhanh 60 - 80 lần/phút ở 1 - 2 giờ đầu sau đẻ, rồi ổn định 40 - 50 lần/phút; có thể
có dưới 2 cơn ngưng thở < 10 giây, nhất là ở trẻ đẻ non thấy thở kiểu Cheyne-Stock. 
- Mỗi lần thở thể tích 30 ml (đủ tháng), 15ml (đẻ non); áp lực hít vào là 20 - 25 cmH2O. 
- Phổi trẻ đẻ non dễ bị xẹp hoặc sung huyết, xuất huyết.
Việc theo dõi nhịp thở giúp tiên lượng chức năng hô hấp. Trẻ sơ sinh dễ bị rối loạn về hô hấp
bởi bất kỳ biến cố nào.
2.2. Tim mạch 
- Ống thông động mạch và lỗ Botal được đóng kín sau vài ngày, muộn hơn vài tuần ở trẻ đẻ
non; nhưng có thể mở lại khi có rối loạn tăng PaCO2, giảm PaO2, giảm pH máu.
- Tim to, tỷ lệ tim ngực 50 - 60 %. Nhịp tim nhanh 140 - 160 lần/phút. Huyết áp tối đa 50 - 60
mmHg. Thể tích máu 80 - 85 ml/kg.
- Thành mạch rất dễ vỡ gây xuất huyết nhất là phổi, não, gan (liên quan với giảm oxy máu).
Ngược lại khi PaO2 > 150 mmHg và quá 24 giờ thì mạch máu bị co lại, hạn chế nuôi dưỡng tế
bào hoặc trẻ đẻ quá non khi thở oxy > 40% kéo dài có thể mù do xơ teo võng mạc.
2.3. Tiêu hoá 
- Chức năng tiêu hóa còn kém vì men tiêu hóa còn rất ít. Nhu động của ống tiêu hóa yếu.
 
54
- Dạ dày nhỏ, dễ dãn to và đầy hơi ở trẻ đẻ non nên dễ bị nôn trớ vì vậy cần cho ăn từng ít
một và nhiều lần trong ngày. Gan thùy phải to hơn trái ở trẻ đủ tháng và ngược lại ở đẻ non.
- Chức năng chuyển hóa của gan chưa hòan chỉnh; các men chuyển hóa chưa đầy đủ, nhất là
men glucuronyl transferase rất ít, nhất là đẻ non và càng ít nếu bị thiếu oxy, hạ đường máu.
Còn thiếu men carbonic anhydrase nên dễ toan máu. 
2.4. Thận 
- Chức năng lọc kém, thận giữ lại hầu hết các  điện giải nên: 1 - 3 ngày  đầu sau đẻ K
+
 cao
trong máu, Na
+
 cũng tăng gây giữ nước và tăng cân giả tạo khi dùng bicarbonate natri hoặc
đổi sang sữa bò, giữ H
+
 dễ gây toan máu. Và giữ kể cả các chất độc vì thế không nên dùng
kháng sinh độc, liều cao.
- Sau 3 ngày thận sơ sinh không giữ nước, thải rất dễ dàng: 50 % nước của cơ thể (còn 40%
qua phổi, da và 10 % theo phân).
- Lượng nước tiểu ngày đầu 20 ml, ngày thứ 4 gấp 3 lần, ngày thứ 5 gấp 5 lần.
2.5. Thần kinh 
- Não sơ sinh rất ít nếp nhăn. Trung tâm dưới vỏ và tủy hoạt động mạnh, xuất hiện các phản
xạ nguyên thủy. 
- Độ thẩm thấu của mạch máu não cao do thiếu men carboxylic esterase vì vậy trẻ dễ bị xuất
huyết não. Độ thẩm thấu của đám rối cụt cũng cao nên albumin dễ lọt vào dịch não tủy (100 -
150 mg/dL).
- Số lượng tế bào trong 1 mm
3
 não giảm dần nhưng thể tích tế bào to ra. Vì vậy nếu não bị tổn
thương sớm ở thời kỳ sơ sinh thì rất nhiều tế bào bị ảnh hưởng và bị di chứng thần kinh nếu
có cũng rất nặng.
2.6. Máu
- Tổ chức sản xuất tế bào máu cho bào thai và trẻ 10 ngày đầu là gan, lách, thận. 
- Hồng cầu có HbF nên đời sống ngắn chỉ 30 ngày vì vậy có hiện tượng huyết tán gây vàng da
sinh lý. Tỷ lệ hồng cầu non ra máu ngọai vi tăng đến 2 - 3% trong vài tuần đầu. Lượng hồng
cầu trưởng thành giảm gây thiếu máu sinh lý vào tháng thứ 1 ở trẻ đẻ non và tháng 2 - 3 ở trẻ
đủ tháng.
- Các yếu tố đông máu còn kém về chức năng, ở trẻ đẻ non còn thiếu cả về số lượng.
2.7. Chuyển hoá
2.7.1. Nước 
- Tỷ lệ nước của trẻ đẻ non (83%) cao hơn trẻ đủ tháng (77%), nước ở gian bào nhiều hơn nên
dễ phù cứng bì. Nước ngoài tế bào tỉ lệ cao nên triệu chứng mất nước xuất hiện rất sớm và
phục hồi cũng rất nhanh.
- Khả năng tiêu thụ nước 10 - 15% trọng lượng cơ thể, nên chú ý cung cấp đủ nước.
- Hiện tượng sụt cân sinh lý xảy ra trong 10 ngày đầu sau đẻ (sụt < 10% cân nặng) là do: mất
nước qua da và hô hấp là chủ yếu, bài tiết nước tiểu và phân su, nôn ra những chất hít phải lúc
đẻ.
2.7.2. Chất khoáng
- Canxi và phospho: mẹ cung cấp vào 2 tháng cuối của thai kỳ nên trẻ đẻ non dễ bị thiếu. Nhu
cầu về canxi: 300 - 600 mg/ngày; phospho: 200 - 400 mg/ngày.
- Sắt: cũng được mẹ cung cấp vào 2 tháng cuối thai kỳ. Dự trữ sắt trẻ đủ tháng là 262 mg %
bảo đảm cho trẻ không bị thiếu sắt trong 3 tháng đầu; trẻ đẻ non là 106 mg% nên rất dễ bị
thiếu máu nhược sắc từ tháng thứ 2.
- Natri và kali: nhu cầu rất thấp 3 mEq /kg/ngày ở trẻ đủ tháng, 1 - 2 mEq/kg/ngày ở trẻ đẻ
non.
2.7.3. Vitamin
Khi mẹ thiếu ăn cần được cung cấp đủ vitamin C, D, E, B1, đặc biệt nhất là vitamin K1 cho trẻ
sau sinh.
2.7.4. Gluxit
 
55
Khả năng dự trữ glycogen ở gan chỉ có sau 35 tuần tuổi thai và dựa vào chuyển hóa các chất
protit nên cần cho trẻ ăn sớm để tránh hạ đường máu.
2.7.5. Protit 
Trong  5  ngày  đầu  chuyển  hóa  protit  chưa  có  vì  thiếu  men.  Nhu  cầu  3g/kg/ngày  (ở  trẻ  đủ
tháng), 2- 3 g/kg/ngày (ở trẻ đẻ non).
2.7.6. Lipit
Ruột hấp thụ dễ nhất là lipit thực vật, lipit sữa mẹ.
2.8. Nội tiết
2.8.1. Tuyến yên
Hoạt động ngay và rất mạnh để giúp thích nghi với môi trường bên ngoài.
2.8.2. Tuyến giáp 
Tăng tiết thyroxin để huy động chất béo tăng cung cấp năng lượng.
2.8.3. Tuyến phó giáp 
Hoạt động chưa hoàn chỉnh. Trẻ đẻ non dễ bị suy vì thiếu canxi máu.
2.8.4. Tuyến tụy
Tăng tiết insulin trong những ngày đầu sau đẻ nên dễ bị hạ đường máu. 
2.8.5. Tuyến thượng thận 
Kích thước tương  đối to, hoạt  động sớm cả phần tuỷ và vỏ; ở trẻ đẻ non dễ bị xuất huyết.
Glucocorticoid tăng tổng hợp protit nên trẻ đẻ non tăng cân nhanh.
2.8.6. Sinh dục
Dù trẻ nam hay nữ đều có nội tiết nữ do mẹ truyền sang, do đó có thể có biểu hiện sưng tuyến
vú trong 10 - 12 ngày đầu. Trẻ sơ sinh nữ còn có thể có kinh nguyệt.
2.9. Điều hòa thân nhiệt 
- Trẻ ra đời rất dễ bị mất nhiệt mà khả năng tạo nhiệt lại kém nên điều hoà thân nhiệt dễ rối
loạn. Hoặc trẻ dễ bị sốt cao, mất nước nếu môi trường khô và nhiệt độ cao. 
- Trẻ đẻ non càng dễ bị mất nhiệt hơn vì thần kinh chưa hoàn chỉnh, da mỏng. 
- Để tránh trẻ bị lạnh (tránh tiêu hao năng lượng) cần có nhiệt độ môi trường thích hợp
ở trẻ đẻ non 31 – 35
0
C, ở trẻ đủ tháng 28 – 30
0
C và độ ẩm thích hợp là 60 - 70%, độ ẩm càng
cao cho trẻ càng non.
2.10. Miễn dịch
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém vì hệ thống bảo vệ cơ thể chưa hòan chỉnh
- Da mỏng, độ toan thấp, ít tác dụng diệt trùng.
- Hệ thống miễn dịch tế bào chỉ hoạt động sau sinh; tính thực bào của bạch cầu rất kém, đặc
biệt ở trẻ đẻ non. Bổ thể không qua nhau nên chưa có.
- Hệ thống miễn dịch huyết thanh thiếu cả về chất và số lượng, đặc biệt là trẻ đẻ non. Trẻ chỉ
sử dụng chủ yếu globulin IgG (chống vi trùng Gr (+)) của cả mẹ truyền qua nhau, còn IgM
(chống vi trùng Gr (-)) lại rất hiếm chỉ do trẻ sản xuất.
3. Những tiêu chuẩn để đánh giá trẻ đủ tháng và trẻ thiếu tháng
3.1. Đánh giá trẻ đủ tháng và trẻ thiếu tháng
Dựa vào
- Lần kinh nguyệt cuối cùng: ngày sinh dự đoán với ngày +7, tháng -3.
- Tiêu chuẩn hình thể bên ngoài: có các chỉ số nhân trắc và gồm một số đặc điểm hình thái.     
Đặc điểm
Sơ sinh đẻ non
Sơ sinh đủ tháng
Tuổi thai
< 37 tuần
37 - hết 41 tuần
Cân nặng
< 2500g
2500 - 4000g
Chiều dài
< 47 cm
47 - 50 cm
Vòng đầu
< 33 cm
33 - 36 cm
Vòng ngực
< 30 cm
30 - 33 cm
Da
Mỏng, đỏ
Hồng
 
56
Lông tơ
Nhiều 
Ít
Sụn vành tai
Mỏng, sát
Dày, đứng
Móng tay chân
Mềm
Dài và cứng, phủ ngón
Nếp nhăn lòng bàn chân          Chưa đầy đủ
Đầy đủ

Nhỏ, không thâm
Đủ lớn, thâm
Bộ phận sinh dục ngoài
Chưa hòan chỉnh
Đã hòan chỉnh
- Tiêu chuẩn về thần kinh: được đánh giá dựa trên biểu hiện của trương lực cơ (thụ động, chủ
động) và các phản xạ nguyên thuỷ tuỷ sống. 
3.2. Những nhóm trẻ sơ sinh khác
Sơ sinh già tháng 
Sơ sinh nhẹ cân
Sơ sinh quá to
- Tuổi thai ≥ 42 tuần
- Cân nặng > 2750 g
-  Kích  thước  đạt  kích  thước  trẻ  đủ
tháng
- Clifford chia 3 mức độ:
+  Nhẹ:  Da  khô,  nhăn  nheo.  Móng
nhuộm vàng.
+  Nặng:  Da,  móng,  rốn  nhuộm
vàng.
+  Nặng  nhất:  Da,  móng  nhuộm
vàng. Rốn nhuộm xanh.
- Nhỏ cân so với tuổi thai
-  Da  khô,  nhăn  nheo,  có  thể
bong da, người gầy.
- Có 3 hình thái:
+  Kích  thước  tương  xứng  với
tuổi thai. Người dài, đầu to.
+  Ảnh  hưởng  cả  kích  thước.
Người nhỏ, gầy nhiều, da tái.
+  Vừa  đẻ  non  vừa  thiếu    dinh
dưỡng.
 Lớn  cân  so  với
tuổi thai : 
+  >  4000g  ở  trẻ
đủ tháng.
 +  >3000g  ở  trẻ
34 tuần.
 +  >2000g  ở  trẻ
30 tuần.
 
ĐẶC ĐIỂM SƠ SINH
CÂU HỎI KIỂM TRA
1.Thời kỳ sơ sinh là thời gian: 
A. Từ lúc sinh đến 30 ngày tuổi
B. Từ lúc sinh đến 4 tuần tuổi 
C. Từ 2 tuần trước sinh đến 4 tuần tuổi
D. Từ 2 tuần trước sinh đến 2 tuần tuổi
E. Từ 2 tuần trước sinh đến 30 ngày tuổi
2.Trẻ đẻ non là trẻ có:
A. Cân nặng mới đẻ dưới 2500 g 
B. Chiều dài dưới 37 cm
C. Cân nặng lúc sinh nhỏ hơn so với tuổi thai
D. Tuổi thai dưới 37 tuần 
E. Vòng đầu nhỏ hơn vòng ngực
3.Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ:
A. Cân nặng lúc sinh trên 2500 g
B. Không phải đẻ non
C. Có tuổi thai 37 - 41 tuần 
D. Có rốn nằm thấp gần xương mu
E. Bộ phận sinh dục ngoài chưa hoàn chỉnh
4. Đặc điểm sinh lý hô hấp ở trẻ sơ sinh là:
A. Có dưới 2 cơn ngưng thở < 15 giây trong 1 phút hoặc thở kiểu Cheyne – Stokes 
B. Nhịp thở hay thay đổi nên không cần chú ý trong việc theo dõi
C. Cơ hoành hoạt động kém hơn cơ liên sườn 
D. Ít có các yếu  tố làm cản trở hô hấp
E. Chức năng hô hấp không liên quan đến tiên lượng của trẻ
5. Đặc điểm mạch máu ở trẻ sơ sinh:
A. Trẻ đủ tháng có các mao mạch nhỏ và số lượng ít, ít tổ chức đệm ở thành mạch
 
57
B. Việc giảm oxy máu không liên quan gì đến tình trạng xuất huyết
C. Mạch máu sẽ dãn ra hạn chế nuôi dưỡng tế bào gây mù khi trẻ đẻ non thở oxy liều
cao kéo dài
D. Dễ bị xuất huyết do thành mạch dễ vỡ 
E. Tình trạng xuất huyết không liên quan với sự thay đổi huyết áp 
6. Ở trẻ sơ sinh có hiện tượng sụt cân sinh lý:
A. Là mất 600 - 700 gam, chỉ 2 - 3 ngày đầu sau đẻ
B. Do sự mất nước qua da, hô hấp, phân, nước tiểu, nôn 
C. Do tiêu hao nhiều năng lượng sau đẻ để điều hoà thân nhiệt
D. Do thận thải nước tốt, trẻ tiểu nhiều ở những ngày đầu
E. Không liên quan với việc nuôi dưỡng và nhiệt độ phòng
7.Trẻ đẻ non dễ bị thiếu máu nhược sắc vì:
A. Nhu cầu sắt cao
B. Dự trữ sắt thấp 
C. Tiêu hao nhiều sắt
D. Sữa mẹ không đủ cung cấp đủ lượng sắt
E. Tủy xương hoạt động kém
8. Vàng da sinh lý ở thời kỳ sơ sinh là do:
A. Có hiện tượng huyết tán
B. Thiếu Glucuronyl transferase
C. Chức năng giải độc của gan kém 
D. Hồng cầu HbF, gan chuyển hóa kém 
E. Chấn thương khi đẻ
9. Ở thời kỳ sơ sinh, đặc điểm bệnh lý có liên quan đến:
A. Mẹ và cuộc đẻ
B. Nuôi dưỡng và chăm sóc
C. Tuổi thai
D. Mẹ và cuộc đẻ, nuôi dưỡng và chăm sóc
E. Mẹ và cuộc đẻ, nuôi dưỡng và chăm sóc, tuổi thai 
10. Một trẻ sơ sinh tuổi thai 37 tuần tính theo kỳ kinh cuối, cân nặng 2500 gam, chiều dài 47
cm, vòng đầu 33 cm, vòng ngực 30 cm. Xếp loại trẻ này là:
A. Đẻ non đơn thuần
B. Đẻ non bình dưỡng
C. Đẻ non thiểu dưỡng
D. Đủ tháng bình dưỡng 
E. Đủ tháng thiểu dưỡng
Đáp án
 
1B   2D   3C   4A   5D    6B    7B    8D    9E   10D
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Nguyễn Quang Anh (2001), “Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng và cách chăm sóc” - “Đặc điểm
trẻ sơ sinh thiếu tháng”  - “Trẻ sơ sinh già tháng”, Bài giảng Nhi khoa - Trường Đại học Y
khoa Hà Nội, I, tr. 122 - 140.
2. Huỳnh Thị Duy Hương (1997), “Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh” - “Khám và phân loại trẻ sơ
sinh”, Bài giảng Nhi khoa - Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 1, tr. 193 - 238.
3.  Barbara  J.  Stoll,  Robert  M.  Kliegman  (2000),  “The  Newborn  Infant”  &  “The  High-Risk
Infant”, Textbook of pediatrics - Nelson's 16
th
 edition, p. 451 - 460 & p. 474 - 486.
 
58
4.  DeWayne  M.  Purley,  John  P.  Cloherty  (1998),  “Identifying  the  High-Risk  Newborn  and
Evaluating  Gestinational  Age,  Prematurity,  Postmaturity,  Large-for-Gestinational-Age,  and
Small-for-Gestinational-Age Infant”, Manual of neonatal care - 4
th
 edition, p. 37 - 52.
 
 
NHỮNG BỆNH MÁU THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
 
Mục tiêu 
1.  Nhận thức vị trí bệnh về máu trong thực hành nhi khoa.
2. Chẩn đoán và điều trị được bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu vô căn.
3. Chẩn đoán và điều trị được bệnh xuất huyết do giảm phức hệ Prothronbin.
 
Bệnh về máu trẻ em thường gặp trong thực hành nhi khoa hằng ngày đó là những bệnh xuất
huyết trẻ em và thiếu máu trẻ em .Trong các bệnh xuất huyết trẻ em thì xuất huyết do giảm
tiểu cầu là thường gặp nhất, tiếp theo là xuất huyết giảm phức hệ prothrombin và xuất huyết
do thiếu yếu tố đông máu bẩm sinh di truyền như bệnh ưa chảy máu A, B.
 
BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU VÔ CĂN
(Idiopathic Thrombocytopenic Purpura: ITP = Bệnh Werlhoff)
1.  Đại cương
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (XHGTCVC) là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh
xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em.
Bệnh mô tả đầu tiên năm 1735 do Werlhoff.
Bệnh khá phổ biến ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 12% bệnh về máu và cơ quan tạo máu vào điều trị
tại Khoa Nhi Bệnh Viện Trung Ương Huế. Hằng năm có khoảng 30 trường hợp vào điều trị
tại Khoa Nhi Bệnh Viện TW Huế
2.  Bệnh sinh
Về nguyên nhân hiện nay vẫn chưa rõ ràng vì sao có tình trạng giảm tiểu cầu ở máu ngoại vi
trong lúc tủy xương vẫn hoạt động bình thường. 
2.1 Thuyết do lách 
Tác giả Frank cho rằng : lách sản xuất ra một chất gọi là splenin có tính chất ức chế sinh tiểu
cầu ở tủy xương.
2.2 Thuyết miễn dịch 
Vì bệnh xuất hiện thường liên quan đến tình trạng nhiễm virus trước đó và có khoảng 70%
trường hợp có tiền sử bệnh như Rubella, Rubeola hoặc nhiễm virus đường hô hấp. 
Thường khoảng thời gian im lặng giữa nhiễm trùng và triệu chứng xuất huyết là 2 tuần.
Kháng thể kháng tiểu cầu có thể phân lập được trong một số trường hợp cấp tính.
Thực nghiệm cho thấy :  
Nếu truyền huyết tương của bệnh nhân cho người bình thường thì làm giảm tạm thời số
lượng tiểu cầu của người bình thường.  
Lấy tiểu cầu của người bình thường truyền cho bệnh nhân thấy đời sống tiểu cầu giảm trong
lúc đó truyền cho người bình thường thấy đời sống tiểu cầu kéo dài bình thường.
3.  Lâm sàng  
Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi 5 - 7, nam hoặc nữ đều có thể mắc bệnh, nữ nhiều hơn nam.
Bệnh thường bắt đầu đột ngột. 1 - 4 tuần sau nhiễm virus hoặc không có tiền sử ốm đau gì
cả, bệnh nhân có nhiều nốt thâm tím và phát ban xuất huyết toàn thân. Xuất huyết có tính
chất tự nhiên hoặc sau san chấn nhẹ. Xuất huyết đa dạng với nhiều hình thái khác nhau : ở da
có chấm, nốt xuất huyết, mảng bầm máu to nhỏ khác nhau;. Ở niêm mạc thì chảy máu lợi
răng, mũi, lưỡi. Biến chứng nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ (<1%). Gan, lách, hạch
không to.
4.  Xét nghiệm  
4.1 Công thức máu 
Số lượng hồng cầu bình thường hoặc giảm nhiều hay ít là do triệu chứng chảy máu nhiều hay
ít. 
 
 
Số lượng bạch cầu bình thường, công thức bạch cầu bình thường.
Số lượng tiểu cầu giảm < 100000/mm3; trường hợp nặng < 40000; có trường hợp < 20000;
độ tập trung giảm.  
4.2 Xét nghiệm đông máu toàn bộ
- Thời gian chảy máu kéo dài.  
- Thời gian co cục máu kéo dài hoặc không co sau 4 giờ do thiếu men retractolysin để co cục
máu.  
- Thời gian Howell, Cephaline - Kaolin bình thường.  
4.3 Xét nghiệm tủy đồ
Tủy đồ bình thường hoặc có mẫu tiểu cầu tăng sinh.  
5. Điều trị  
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn có tiên lượng tốt ngay cả khi không có điều trị đặc
hiệu. Khoảng 75% các bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng 3 tháng và phần lớn khỏi bệnh trong
8 tuần. Chảy máu tự nhiên và chảy máu nội sọ thường chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu. Sau
đợt cấp, xuất huyết có xu hướng giảm. Từ 9 - 12 tháng sau khi lành, có 90% trẻ bệnh hồi
phục được số lượng tiểu cầu bình thường và ít khi tái phát.  
Truyền máu tươi và tiểu cầu cô đặc chỉ có giá trị tạm thời vì đời sống tiểu cầu truyền vào rất
ngắn nhưng cải thiện được tình trạng chảy máu đe dọa tính mạng bệnh nhân.  
Liệu pháp corticoids : Prednisolone 1 - 2 mg/kg/ngày. Nếu biểu hiện xuất huyết rất nặng hay
xuất huyết nội sọ thì liều cao Prednisolone 5 - 10 mg/kg/ngày phải được dùng ngay. Thời
gian điều trị kéo dài khoảng 3 tuần. Trong một số trường hợp không đáp ứng với corticoids
liều thấp, chúng ta có thể dùng Méthylprednisolon liều cao 10mg-15mg/kg cân nặng, tiêm
tĩnh mạch trong 3 ngày, sau đó sử dụng prednisolon uống giảm liều dần .
Cắt lách chỉ dành cho các trường hợp kinh diễn, giảm tiểu cầu kéo dài trên 1 năm và những
trường hợp nặng không đáp ứng với corticoids.. Chỉ khoảng 2% tiến triển kinh niên và trơ
với mọi điều trị.  Trong những trường hợp kinh niên này, điều trị bằng thuốc ức chế miễn
dịch (6. MP, Vincristine) có thể cải thiện. 
 
 
BỆNH XUẤT HUYẾT DO THIẾU VITAMIN K
 
Đây là bệnh chảy máu do giảm phức hệ prothrombin gồm những yếu tố II,V, VII, X có thể
gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuổi phổ biến nhất là sơ sinh và trẻ nhỏ
hơn 3 tháng, nam, nữ tỷ lệ không khác nhau.
1. Nguyên nhân
Bẩm sinh thiếu các yếu tố II, V, VII, X hoặc mắc phải do thiếu vitamin K. 
Trong 4 yếu tố trên thì yếu tố V không phụ thuộc vitamin K.
-Cung cấp thiếu vitamin K : do dùng sữa mẹ đơn thuần, mẹ ăn kiêng khem , ăn muối tiêu
không có chất  xanh.
-Vi khuẩn đường ruột bị rối loạn : ỉa chảy mãn, tắc mật bẩm sinh không hoàn toàn. 
-Hoặc mắc phải do chống vitamin K trong máu lưu hành  như trường hợp ngộ độc phấn rôm
có warfarin hoặc mắc phải thứ phát do suy chức năng gan : viêm gan, xơ gan, teo đường mật,
sơ sinh non yếu, nhiễm trùng nhiễm độc gan.
2. Dịch tễ học 
-Theo tác giả Chuansumrit A, Isarangkura (1998) Thái Lan có tỷ lệ mắc bệnh 71 trẻ mắc /
100.000 trẻ sơ sinh. Ở Ấn  Độ 1 trẻ mắc / 14.000 trẻ sơ sinh.
-Hà Nội ước tính có tỷ lệ mắc bệnh là 110 / 100.000 trẻ sinh.
-Bệnh viện Nhi đồng 1 trong 2 năm  1995- 1996 có 229 trẻ mắc bệnh vào viện.
-Ở Khoa Nhi Bệnh viện TW Huế trong 9 năm 1986-1994 có 396 trẻ mắc bệnh vào điều trị . 
3. Triệu chứng lâm sàng 
 
 
Chảy máu là triệu chứng chủ yếu để chẩn đoán
3.1 Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi: hay gặp nhất.
- Chảy máu rốn kéo dài
-Chảy máu từng đám ở dưới da
-Ỉa ra máu 
-Tiểu máu
-Chảy máu não màng não: trẻ li bì ngủ lịm, hôn mê, co giật, thóp căng, có từng cơn ngưng
thở, có triệu chứng liệt dây thần kinh sọ : dây III, VI và có triệu chứng thiếu máu.
Đặc biệt thường gặp chảy máu sau chích lễ đây cũng là lý do vào viện của trẻ 
3.2. Ở trẻ lớn 
- Rất ít gặp, nếu có thường là do bệnh nhi có tắc mật bẩm sinh hoặc suy chức năng gan.
  - Chảy máu dưới da gồm những máu tụ mảng bầm lớn, chảy máu ở cơ quan vận động: tụ
máu khớp, chảy máu tiêu hóa: ỉa phân đen, nôn ra máu, chảy máu niêm mạc
4. Xét nghiệm
 Xét nghiệm đông máu toàn bộ cho thấy kết quả sau:
-Thời gian máu đông kéo dài.
-Thời gian Howell kéo dài
-Thời gian Cephalin Kaolin kéo dài
-Thời gian Quick kéo dài
-Thời gian máu chảy và số lượng tiểu cầu bình thường .
Những xét nghiệm khác như siêu âm thóp cần đặt ra khi có triệu chứng thần kinh.
5. Điều trị
-Dự phòng đối với trẻ sơ sinh  đẻ non hoặc ở trẻ nhỏ có nguy cơ giảm  phức hợp Prothrombin.
Trẻ không tiêm phòng vitamin K có nguy cơ xuất huyết do thiếu vitamin K gấp 3,55 lần trẻ có
tiêm phòng vitamin K .
-Vitamin K1 1mg ( Tiêm bắp) thực tế ở trẻ  sơ sinh  đẻ non ta tiêm VitaminK 5mg X 1 ống,
tiêm bắp.
Nếu đang xuất huyết tiêm vitamin K 1 ống TB X 3-4 ngày.
-Truyền máu tươi nếu chảy máu gây thiếu máu nhiều liều lượng từ 10-20ml/kg/lần khi truyền
máu thì tình trạng chảy máu hết ngay.
- Nếu có tình trạng xuất huyết não phải truyền máu tươi ngay, cho thuốc chống phù não thêm.
 
NHỮNG BỆNH MÁU THƯỜNG GẶP
CÂU HỎI KIỂM TRA
 
1. Nguyên nhân của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là do :
 
A. Không rỏ nguyên nhân 
 
B. Do miễn dịch 
 
C. Do lách
 
D. Tủy giảm sinh
 
E. Độc tố làm giảm tiểu cầu
2. Trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn cắt lách được chỉ định trong trường hợp 
 
A. Bệnh kéo dài
B. Những trường hợp nặng không đáp ứng với corticoids
C. Lách to
D.Điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch không kết quả
E. Lách là vị trí vỡ của tiểu cầu qua xét nghiệm đồng vị phóng xạ.  
3. Bệnh xuất huyết do giảm tỷ lệ Prothrombine thường gặp ở lứa tuổi :
 
A. > 1 năm      
 
 
 
B. < 3 tháng    
 
 
 
C. < 6 tháng
 
D. < 9 tháng    
 
 
E. < 1 năm
4. Điều kiện để thiếu vitamin K gây giảm tỷ lệ Prothrombin bao gồm những vấn đề sau ngoại
trừ 
 
A. Ỉa chảy kéo dài
 
B. Tắc ruột bẩm sinh không hoàn toàn
 
C. Bú mẹ đơn thuần
 
D. Ngộ độc warfarin.
 
E. Dùng kháng sinh .
5. Trong các triệu chứng chảy máu của bệnh xuất huyết giảm tỷ lệ Prothrombin sau đây, triệu
chứng nào ít gặp nhất :
A. Chảy máu rốn, chỗ chích lễ.
B. Chảy máu từng đám ở dưới da
C. Chảy máu não - màng não.
D. Chảy máu tiêu hoá.
E. Chảy máu trung thất.
 
ĐÁP ÁN
1A   2E   3B   4C   5E
 
 
Tài liệu tham khảo
 
1.  Nhi Khoa tập 2(2000). Bộ môn Nhi Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học.
2.  Bài giảng Nhi Khoa(2000). Trường Đại Học Y Dược TP HCM.
3.  Textbook of pediastric of Nelson(2000).
4.  Lâm sàng Huyết Học(1998) . PGS Trần văn Bé. Nhà xuất bản Y Học. 
NHỮNG  BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
Mục tiêu
 
1. Chẩn đoán được các bệnh tim thường gặp.
2. Biết được tiến triển và biến chứng của các bệnh tim thường gặp.
3. Nắm được nguyên tắc điều trị các loại bệnh tim thường gặp.
 
1. Ðại cương
Các bệnh tim ở trẻ em có nhiều đặc điểm khác với bệnh tim ở người lớn. Phần lớn các bệnh
tim gặp ở trẻ em là do bẩm sinh, còn những bệnh mắc phải thường là do nguyên nhân viêm
hoặc nhiễm trùng. Trong bài này chỉ đề cập đến một số bệnh thường gặp 
1.1. Những bệnh tim bẩm sinh 
-Bệnh tim bẩm sinh không tím có luồng thông trái-phải: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn
ống động mạch. Thông sàn nhĩ thất.
-Bệnh tim bẩm sinh có tím có luồng thông phải-trái với tuần hoàn phổi giảm: tứ chứng Fallot,
tam chứng Fallot,  teo van 3 lá. 
1.2. Những bệnh tim mắc phải
- Bệnh thấp tim.
- Bệnh Kawasaki.
- Viêm cơ tim cấp do virus.
2. Những bệnh tim bẩm sinh thường gặp
2.1. Bệnh tim bẩm sinh không tím có luồng thông trái-phải
2.1.1. Sinh lý bệnh
-Sau khi ra đời, do áp lực của đại tuần hoàn luôn cao hơn áp lực của tiểu tuần hoàn, nên khi
có các dị tật ở các vách tim hoặc thông thương giữa động mạch chủ và động mạch phổi sẽ làm
cho máu  từ đại tuần hoàn chảy sang hệ thống tiểu tuần hoàn, tạo nên luồng thông trái-phải,
gây tăng lưu lượng  máu ở hệ thống tiểu tuần hoàn. Vì vậy, trên lâm sàng trẻ thường bị khó
thở, hay bị viêm phổi tái đi tái lại và suy tim nhưng không bị  tím.  
-Khi tăng lưu lượng ở hệ thống tiểu tuần hoàn kéo dài sẽ dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi,
Khi áp lực động mạch phổi tăng cố định sẽ làm cho áp lực trong hệ tiểu tuần hoàn cao hơn đại
tuần hoàn sẽ gây đổi chiều dòng máu thành luồng thông phải-trái gây nên tím.
2.1.2. Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng: với luồng thông nhỏ sẽ không có biểu hiện triệu chứng cơ năng nào,
chỉ những trường hợp luồng thông lớn mới xuất hiện các triệu chứng cơ năng như 
+ Chậm phát triển thể lực.
+ Hay bị viêm phế quản hoặc viêm phổi kéo dài và hay tái phát.
+ Không tím khi chưa có tăng áp lực động mạch phổi cố định.
+ Thường vã nhiều mồ hôi.
- Triệu chứng thực thể: (trong trường hợp luồng thông lớn)
+ Lồng ngực bên trái thường biến dạng nhô cao.
+ Mỏm tim thường đập mạnh.
+ Mạch nhanh, huyết áp ít thay đổi, ngoại trừ trong trường hợp còn ống động mạch lớn có 
thể có dấu hiệu mạch Corrigan (mạch nảy mạnh chìm sâu), và huyết áp giãn rộng (huyết áp
tâm thu cao hơn bình thường và huyết áp tâm trương thấp hơn bình thường).
+ Nghe tim thấy tiếng T2 ở ổ van động mạch phổi thường mạnh và có thể tách đôi, kèm .Thổi
tâm thu mạnh    3/6 ở khoảng gian sườn 3-4 cạnh ức trái, lan rộng ra xung quanh như hình
nan hoa xe gặp trong thông liên thất hoặc thông sàn nhĩ thất thể hoàn toàn.
.Thổi tâm thu nhẹ 2/6 ở ổ van động mạch phổi gặp trong thông liên nhĩ hoặc thông sàn nhĩ
thất thể một phần. 
.Thổi liên tục ở ngay dưới xương đòn trái gặp trong còn ống động mạch.
2.1.3. Cận lâm sàng
-  X.quang  lồng  ngực:  thấy  bóng  tim  thường  to,  chỉ  số  tim  ngực  >0,5  ở  trẻ  em.  Cung  động
mạch phổi phồng. Tăng tuần hoàn phổi chủ động.
- Ðiện tâm đồ: giai đoạn đầu là trục trái và dày thất trái. Giai đoạn sau là dày 2 thất. Ngoại trừ
trường hợp thông liên nhĩ  điện tâm đồ có trục phải, dày thất phải và thường kèm bloc nhánh
phải. Trong trường hợp thông sàn nhĩ thất điên tâm đồ cho hình ảnh rất đặc trưng là  trục điện
tim hướng lên trần nhà ( góc    = - 90
0
    30
0
). 
- Siêu âm-Doppler tim: giúp chẩn đoán xác định qua nhìn thấy rõ những dị tật đó, đồng thời
cũng xác định chính xác mức độ nặng của bệnh qua việc đo áp lực động mạch phổi.
2.1.4. Tiến triển và biến chứng
Bệnh thường tiến triển nặng nhất trong 2 năm đầu có thể dẫn tới tử vong vì các biến chứng
như:  Viêm  phổi  tái  đi  tái    lại,  suy  tim,  rối  loạn  nhịp.  Viêm  nội  tâm  mạc  nhiễm  khuẩn  (trừ
thông liên nhĩ), tăng áp lực động mạch phổi nặng.
2.1.5. Ðiều trị
- Nội khoa: Hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ. Phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.
- Ngoại khoa: phẫu thuật sửa chữa các dị tật.
2.2. Bệnh tim bẩm sinh  không tím có luồng thông phải –trái với tuần hoàn phổi giảm
2.2.1. Sinh lý bệnh
- Do hẹp động mạch phổi hoặc teo van 3 lá làm trở ngại luồng máu thoát ra từ thất phải hoặc
nhĩ phải gây tăng áp lực trong các buồng tim bên phải. Đứa trẻ ra đời còn sống được bắt buộc
phải có các dị tật khác kèm theo như thông liên thất hoặc thông liên nhĩ để cho máu tĩnh mạch
từ tâm thất phải hoặc nhĩ phải chảy sang thất trái hoặc nhĩ trái, sẽ trộn lẫn với máu động mạch
đi nuôi cơ thể, vì vậy gây nên tím sớm và thường xuyên. 
- Vì máu lên phổi ít nên không có tình trạng tăng áp lực động mạch phổi nên trẻ rất ít khi bị
viêm phổi, thay vào đó trẻ dễ bị lao hơn những trẻ khác.
2.2.2. Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng
+ Phát triển thể lực thường chậm so với lứa tuổi.
+ Tím da và niêm mạc thường xuất hiện sớm và tăng dần từ tháng thứ 2-3 trở đi. 
+ Có thể xuất hiện các cơn thiếu oxy cấp  khi gắng sức.
+ Trẻ lớn có thể có dấu hiệu ngồi xổm khi gắng sức.
- Triệu chứng thực thể
+ Tím rõ ở môi, dưới lưỡi, niêm mạc mắt, đầu chi.
+ Các ngón chân ngón tay hình dùi trống.
+ Sờ có thể phát hiện  dấu Harzer ở mũi ức do dày thất phải(ngoại trừ teo van 3 lá).
+ Nghe tim: có tiếng thổi tâm thu mạnh    3/6 ở khoảng liên sườn 2 cạnh  ức trái do hẹp động
mạch phổi, tiếng T2 ở van động mạch phổi mờ hoặc mất, có thể nghe tiếng thổi liên 
tục ở phía trước hoặc sau lưng do còn ống động mạch hoặc tuần hoàn bàng hệ phế quản.
2.2.3. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: số lượng hồng cầu tăng, Hb tăng, Hct tăng, độ bão hoà oxy máu  giảm.
- X.quang lồng ngực: phổi sáng do giảm tưới máu phổi, tim thường có hình hia do dày thất
phải(ngoại trừ trường hợp teo ba lá do dày thất trái), cung động mạch phổi lõm.
 - Ðiện tâm đồ: trục phải, dày thất phải, có thể có bloc nhánh phải (ngoại trừ teo van ba lá có
trục trái và dày thất trái).
- Siêu âm-Doppler tim: giúp xác định chẩn đoán khi thấy rõ các dị tật.
2.2.4. Tiến triển và biến chứng
Phần lớn bệnh nhân chết trước tuổi trưởng thành do các biến chứng gây bởi tình trạng cô đặc
máu và thiếu oxy ở các tổ chức: tắc mạch máu ở mọi nơi trong cơ thể, áp-xe não, rối loạn
nhịp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.  
2.2.5. Ðiều trị
- Ðiều trị nội khoa: theo dõi phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng, chống cô đặc máu,
xử trí các cơn thiếu oxy cấp.
- Ðiều trị ngoại khoa: Có thể phẫu thuật sửa chữa tạm thời (tạo shunt Blalock Taussig), hoặc
phẫu thuật triệt để sửa chữa toàn bộ dị tật trong tim.
3. Những bệnh tim mắc phải thường gặp
3.1. Thấp tim 
3.1.1. Nguyên nhân: liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A.
3.1.2. Dịch tễ học: hay gặp ở tuổi từ 5-15 tuổi. Nam nữ mắc bệnh như nhau.
3.1.3. Lâm sàng
- Viêm đa khớp cấp: Thường là các khớp lớn, có tính chất sưng, nóng, đỏ, đau, di chuyển, 
kéo dài từ 2-10 ngày, có thể tự lành, đáp ứng nhanh với điều trị, lành không di chứng.
- Viêm tim: chẩn đoán khi có 1 hay nhiều trong các biểu hiện sau
+ Viêm nội tâm mạc: khi có tiếng thổi tâm thu hoặc tâm trương ở mỏm tim do viêm van 2 lá
hoặc thổi tâm trương ở ổ van ÐMC.
+ Viêm cơ tim: khi mạch nhanh, tiếng tim mờ, có thể có tiếng ngựa phi đầu tâm trương, 
diện tim lớn nhanh, x.quang thấy bóng tim to.
+ Viêm màng ngoài tim: nghe có tiếng cọ màng ngoài tim hoặc siêu âm có dịch.
+ Viêm tim toàn bộ: khi cả 3 phần của tim đều bị viêm.
-Những biểu hiện ở da
+ Ban vòng: là những ban tròn màu hồng nhạt xung quanh  đỏ thẫm, không ngứa, thấy ở thân
mình và gốc chi, tự mất sau vài ngày.
+ Hạt Meynet: là những hạt nhỏ, rắn không đau, kích thước từ vài mm đến 1 cm, không dính
dưới da, gần các khớp lớn, cột sống.
-Múa giật Sydenham: xảy ra muộn sau nhiều tháng tiến triển.
 3.1.4. Cận lâm sàng
- CTM: tăng bạch cầu đa nhân trung tính.
- VSS tăng cao > 30mm trong giờ đầu.
- CRP tăng cao > 8 mg/l.
- PR kéo dài >0,2 giây.
- Tăng cao của  kháng thể kháng liên cầu: ASLO >333 đơn vị todd ở trẻ em.
3.1.5. Chẩn đoán xác định
-Chẩn đoán xác định dựa vào tiêu chuẩn Jones sửa đổi 1992:
Tiêu chuẩn chính
+ Viêm tim.
+ Viêm đa khớp.
+ Múa giật.
+ Ban vòng.
+ Hạt Meynet.
 
Tiêu chuẩn phụ
Lâm sàng: + Tiền sử thấp tim hoặc bệnh tim do thấp.
                  + Ðau khớp
                  + Sốt
Cận lâm sàng: 
    + Các phản ứng viêm cấp: Bạch cầu tăng, Tốc độ 
        lắng máu tăng, CRP tăng.
    + Khoảng PR kéo dài
Bằng chứng mới nhiễm liên cầu khuẩn:
+ Tăng hiệu giá kháng thể kháng liên cầu khuẩn (ASLO)
+ Cấy họng thấy có liên cầu khuẩn nhóm A
+ Mới bị sốt tinh hồng nhiệt.
- Chẩn đoán: có khả năng cao khi phối hợp 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính và 2
tiêu chuẩn phụ kèm theo với bằng chứng mới nhiễm liên cầu.
- Những ngoại lệ trong chẩn đoán thấp tim: khi có 1 trong 3 trường hợp sau
+ Viêm tim âm ỉ: khi bệnh nhân ốm kéo dài trên 1 tháng kèm có dấu hiệu suy tim trên lâm
sàng và khám có tổn thương rõ của các van tim.
+ Múa giật đơn thuần.
+ Thấp tim tái phát: có tiền sử thấp tim rõ ràng và xuất hiện ít nhất 1 tiêu chuẩn chính hoặc 2
tiêu chuẩn phụ của bệnh thấp tim kèm theo có bằng chứng của nhiễm liên cầu. 
3.1.6. Ðiều trị
-Diệt liên cầu: dùng  khá ng sinh Penicilline G tiêm bắp trong 10 ngày. 
-Kháng viêm: Sử dụng Aspirin khi chưa có viêm tim hoặc  Prednisone khi có viêm tim.
-Ðiều trị dự phòng: Benzathine-Penicilline tiêm bắp mỗi 3-4 tuần 1 lần.
3.2. Bệnh Kawasaki
Ðây là một bệnh viêm thường gặp ở trẻ nhỏ < 5 tuổi, đặc biệt hay gặp ở trẻ em châu Á trong
đó có Việt nam. Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng.
3.2.1. Lâm sàng
- Chẩn đoán xác định bệnh dựa vào các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng trong bảng dưới 
Sốt kéo dài ít nhất 5 ngày kết hợp với ít nhất 4 trong số 5 dấu hiệu đặc trưng sau
1      Viêm kết mạc 2 bên không sinh mủ
2
Có ít nhất 1 trong 3 biến đổi sau của niêm mạc miệng:
-Môi đỏ khô hoặc rộp.
-Lưỡi đỏ nổi gai (lưỡi đỏ như quả dâu tây).
-Ðỏ lan tỏa niêm mạc miệng họng. 
3
Có 1 trong các biến đổi ở đầu chi: 
-Ðỏ tím da niêm mạc lòng bàn tay chân (trong giai đoạn cấp). 
-Phù nề mu bàn tay bàn chân. 
-Bong đầu ngón tay, ngón chân trong giai đoạn bán cấp
4      Ban đỏ đa dạng thường ở thân, nhưng không bao giờ có bọng nước. 
5      Sưng hạch cổ không hóa mủ, đường kính > 1,5 cm, thường ở 1 bên.
- Biểu hiện tim mạch: tổn thương động mạch vành thường gặp và nặng nề nhất gây giãn 
và phình động mạch. Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim…
- Những biểu hiện khác: tiêu chảy, vàng da, phù nề túi mật,viêm cơ, viêm khớp thoáng qua,
viêm màng não, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, viêm tai giữa vô khuẩn...  
3.2.2. Cận lâm sàng: phản ứng viêm tăng mạnh: tăng bạch cầu, VSS tăng, CRP tăng. Tăng
tiểu cầu >500.000/mm
3
. Siêu âm thấy tổn thương động mạch vành.  
3.2.3. Tiến triển và biến chứng
Bệnh  có thể khỏi hoàn toàn nếu không có tổn thương động mạch vành.  Khi có tổn thương
động mạch vành có thể gây tử vong do nhồi máu cơ tim hoặc do vỡ của phình động mạch 
vành, khoảng 50% phình động mạch vành sẽ khỏi sau 1-2 năm.
3.2.4.  Ðiều trị
Gammaglobuline  truyền  tĩnh  mạch  một  liều  duy  nhất  2g/kg,  có  thể  lặp  lại    liệu  trình  trong
trường hợp vẫn còn hội chứng viêm. Hiệu quả rất ấn tượng với hết sốt nhanh. Nếu không có
Gamaglobuline có thể dùng Aspirine 80-100mg/kg/24 giờ chia làm 4 lần, trong 14 ngày hoặc
đến  khi  hết  sốt  ít  nhất  3  ngày.  Chống  ngưng  tập  tiểu  cầu:  Aspirine  5mg/kg/ngày,
Dipyrimadole 5mg/kg/ngày trong 2 đến 3 tháng.
3.3. Viêm cơ tim cấp do virus
Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 2 tuổi.
3.3.1. Nguyên nhân:thường do các virus ruột, virus quai bị, virus cúm, adenovirus...
3.3.2. Lâm sàng: thường gặp nhất là khởi bệnh đột ngột, xảy ra ở một trẻ còn khỏe mạnh vài
giờ trước đó, xuất hiện nhanh chóng các dấu hiệu suy tim toàn bộ: trẻ thở nhanh, mạch nhanh
nhỏ, tiếng tim mờ, có tiếng ngựa phi, có thể nghe thấy tiếng thổi nhẹ ở mỏm do giãn buồng
tim. Gan to tĩnh mạch cổ nổi.
3.3.3.  Cận lâm sàng
- X.quang lồng ngực: tim to, phổi ứ máu.
- Siêu âm: tim giãn và giảm động, chức năng thất trái giảm nặng. Siêu âm cũng  giúp chẩn
đoán phân biệt với tràn dịch màng ngoài tim, tim bẩm sinh, bệnh cơ tim phì đại.
3.3.4.  Tiến triển
Có thể tử vong rất nhanh trong 48 giờ đầu trước khi được điều trị. Tiến triển thường thuận lợi
nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Tái phát xảy ra khoảng 20-25% trường  hợp nhất là ở
những thể nặng, ngừng điều trị quá sớm khi các dấu hiệu về điện tim và X.quang  vẫn còn.
Thời gian điều trị trợ tim nên kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. 
3.3.5. Ðiều trị
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, điều trị tình trạng suy tim bằng phối hợp các thuốc: trợ tim,
lợi tiểu, giãn mạch và chống đông để tránh khả năng huyết khối trong tim.
 
Tài liệu tham khảo
 
1.  Batisse A (1993): “Cardiologie pédiatrique pratique”. Doin éditeurs-Paris.
2.  Philippe  F  (1994):  “Cardiopathies  congénitales”.  In:  Cardiologie.  ELLIPSES/  AUPELF,
p.416-420.
3.  Moss and Adams. Heart disease in Infants, Children, and Adolescents including the Fetus
and Young Adult. 5
th
 Ed. Baltimore Williams and Wilkins, 1995.
4.  Rowley  AH,  Shulman  ST  (2000):  “Kawasaki  disease”.  Nelson  Textbook  of  Pediatrics,
16
th
 Edition, W.B. Saunders Company.726.
NHỮNG BỆNH LÝ THẦN KINH
        THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
 
 
 
 
 
 
 
Mục tiêu 
1. Áp dụng được các kỹ thuật khám-chẩn đoán bệnh thần kinh trẻ em
2. Phát hiện các triệu chứng và một số bệnh lý thần kinh thường gặp ở trẻ em
 
1. Kỹ thuật khám - chẩn đoán bệnh thần kinh
1.1. Khai thác tiền sử và  bệnh sử ( bệnh tình hiện tại )
1.1.1.  Tiền sử gia đình: Chú ý khai thác các triệu chứng thần kinh và các biểu hiện bệnh lý
giống trẻ đang mắc 
1.1.2.  Tiền sử lúc mẹ mang thai: Chú ý các bệnh xãy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, đặc biệt
tình trạng nhiễm virut, vấn đề sử dụng thuốc trong lúc mẹ mang thai ..
1.1.3.  Tiền sử sản khoa: Trong lúc chuyển dạ có bị kéo dài không; trong lúc sinh ra có can
thiệp gì không như hút giác, kẹp lấy thai…
1.1.4.  Tiền sử phát triển tinh thần - vận động qua các thờI kỳ tuổi trẻ: Tùy theo tuổI của trẻ
để đánh giá sự phát triển về tinh thần - vận động có bị chậm không
1.1.5.  Tiền sử bệnh tật trước đây có liên quan đến hiện tại:
 Ví dụ trẻ bị động kinh, não úng thủy…
Các triệu chứng lúc khởi phát và tiến triển như thế nào theo trình tự thời gian.
1.2. Kỹ thuật khám 
Ngoài những động tác thăm khám chung toàn thân ra cần chú ý khám kỹ lưỡng về thần kinh
(có khi cần khám đánh giá 2-3 lần mới chính xác)
Có thể ứng dụng 4 kỷ năng ( nhìn, sờ, gõ, nghe ) để khám lâm sàng thần kinh kết hợp những
thăm khám đặc biệt chuyên khoa. Đối với trẻ sơ sinh cần chú ý các phản xạ nguyên thuỷ và
phản xạ tư thế.
1.2.1. Đánh giá về ý thức: Xem trẻ có hôn mê không
1.2.2. Đánh giá về vận động ( trương lực, cơ lực, phản xạ ): Xem trẻ có bị liệt không
1.2.3.  Đánh  giá  về  các  dây  thần  kinh  sọ  não:  Xem  trẻ  có  bị  liệt  dây  thần  kinh  sọ  não  nào
không
1.2.4. Đánh giá về cảm giác: Xem trẻ có bị giảm hay mất cảm giác ở vùng nào trên cơ thể 
1.2.5. Đánh giá về thần kinh thực vật: Xem trẻ có bị rối loạn về
- Nhiệt độ : sốt hoặc hạ thân nhiệt
- Màu sắc da : xanh tái, trắng bệch, đỏ…
- Tình trạng phù : phù cục bộ hay phù toàn thân 
- Loét dinh dưỡng : loét ở các vị trí tì như ở gót chân, cùi chỏ, vùng cùng cụt…
- Vả mồ hôi...ngoài ra cần xem có rối loạn cơ vòng hay không.
1.2.6. Khám các dấu hiệu của HC màng não, HC tiểu não, HC ép tuỷ... 
2. Một số xét nghiệm cận lâm sàng trong bệnh thần kinh 
2.1. Dịch não tuỷ 
2.1.1.Kỷ thuật chọc dò :
- Chọ dò tuỷ sống    
- Chọc dò dưới chẩm    
- Chọc dò dưới màng cứng     
- Chọc dò não thất
2.1.2. Phân tích kết quả :  
- Áp lực : tăng hay giảm
- Màu sắc : trong hay đục, vàng, đỏ…
- Tế bào : tăng hay không, thành phần bạch cầu đa nhân hay lympho ưu thế
- Vi trùng : có hay không, vi khuẩn gram gì, vi khuẩn gì 
- Sinh hoá ( Protein, Glucose, NaCl ) : các thành phần sinh hóa tăng hay giảm
- Định lượng các thành phần miễn dịch
2.1.3.Kết luận : 
- Bệnh lý nhiểm trùng thần kinh ( viêm não- màng não do mủ, lao, siêu vi, ký sinh trùng )
- Bệnh lý viêm không rỏ nguyên nhân ( xơ cứng từng mảng, viêm đa rể dây thần kinh : HC
Guillain-Barré , bệnh Sarcoidose, bệnh Lupus, bệnh viêm quanh động mạch nốt )
- Bệnh ác tính ở hệ thần kinh
- Bệnh thoái hoá hệ thần kinh  
2.2. Điện não đồ : Chỉ định trong những trường hợp sau :
2.2.1.Bệnh động kinh
2.2.2.Ngất
2.2.3.Rối loạn giấc ngủ ( mất ngủ )
2.2.4.Rối loạn trí nhớ
2.2.5.Hôn mê
2.2.6.Suy nhược thần kinh
2.2.7.Một số bệnh não chuyển hoá hay nhiểm độc
2.2.8.Nhức đầu và bán đầu thống
2.2.9.Viêm não
2.2.10.Những tổn thương choáng chổ ở não ( u não, u máu,...)
2.3. Điện thần kinh-cơ
2.4. X-Quang thần kinh sọ não 
2.4.1. Chụp hộp sọ không sửa soạn ( thẳng, nghiêng, khu trú  )  
2.4.2. Chụp tuỷ sống
2.4.3. Chụp cắt lớp
2.4.4. Cọng hưởng từ
2.4.5. Chụp mạch não ( chụp động mạch cảnh, chụp động mạch sống nền )
2.4.6. Ghi hình não bằng đồng vị phóng xạ
2.4.7. Siêu âm qua thóp ở trẻ sơ sinh và bú mẹ
2.4.8. Sinh thiết ( não, da, sợi thần kinh ngoại biên, cơ )   
2.4.9. Tử thiết
3. Các triệu chứng-bệnh lý thần kinh 
3.1. Dị tật bẩm sinh và bệnh lý mắc phải của hệ thần kinh 
3.1.1.Não bộ :
- Tật vô não, tật não rổ, tật sọ chẻ đôi, tật đầu nhỏ, tật đầu to, thoát vị màng não-não hay thoát
vị màng não đơn thuần.
- Các thương tổn mạch máu não bẩm sinh như phình mạch, dò động tĩnh mạch, u tĩnh mạch,
giãn mao mạch
- Các thương tổn não ở thời kỳ chu sinh thường chủ yếu là do rối loạn chuyển hoá ((thiếu oxy,
hạ đường huyết ) và nhiểm độc – nhiểm trùng ( tăng bilirubin máu gây HC vàng da nhân hoặc
viêm não-màng não ), chấn thương sản khoa, xuất huyết, đẻ non...
3.1.2.Tuỷ sống : 
- Tật nứt đốt sống, thoát vị màng não hay thoát vị màng não-tuỷ, xoang bì bẩm sinh ( các dị tật
trên thường đi kèm với nhau ), bệnh rỗng tuỷ, bệnh cắt ngang tuỷ sống    
- Các thương tổn chèn ép tuỷ như áp xe nội tuỷ; áp xe ngoài màng cứng; các nang; u ung thư
tuỷ sống, viêm tuỷ cắt ngang, viêm tuỷ xám .
3.1.3. HC tăng áp lực nội sọ :
- Những dấu hiệu lâm sàng :
+ Nhức đầu
+ Nôn mữa
+ Thay đổi tính tình, giảm trí nhớ
+ Ù tai, chóng mặt
+ Nhìn đôi, giảm thị lực
- Những dấu hiệu cận lâm sàng :
+ X quang hộp sọ : dãn khớp sọ, tăng dấu ấn ngón tay, thay đổi hố yên...
+ Đo áp lực dịch não tuỷ thấy tăng
+ Soi đáy mắt : phù gai thị
3.1.4.Các thương tổn choán chổ lan rộng :
- U não
- Tụ máu dưới màng cứng hoặc tràn dịch dưới màng cứng
- Tụ máu ( mủ ) ngoài màng cứng
- Áp xe não
3.1.5. Não úng thuỷ ( bẩm sinh, mắc phải )
3.1.6.Các bệnh thoái hoá của hệ thần kinh : Đây là những bệnh hiếm gặp
- Bại não: Mất các chức năng của não bộ , thể hiện những rối loạn về tâm thần-vận động, các
khuyết tật về giác quan...
3.1.7. Bệnh lý của rể và dây thần kinh :
- Viêm đa rể thần kinh : Do tác nhân hoá học, nhiểm độc, nhiểm trùng hoặc chuyển hoá
- Viêm đa dây thần kinh : Do nhiểm trùng, nhiểm độc, chấn thương, chuyển hoá...
- Viêm đa rể-dây thần kinh; Viêm đa rể-dây thần kinh với phân ly đạm tế bào trong dịch não
tủy ( Hội chứng Guillain-Barré )
- Liệt dây thần kinh mặt :
+ Liệt mặt trung ương với dấu hiệu liệt ¼ mặt dưói
+ Liệt mặt ngoại biên với dấu hiệu Charles-Bell thường hồi phục tốt.
 
NHỮNG BỆNH THẦN KINH THƯỜNG GẶP
CÂU HỎI KIỂM TRA
1.Vỏ não ( chất xám ) có mấy lớp tế bào ?      
A. 2    
B. 3   
C. 4  
D. 5   
E. 6   
2.Dây thần kinh sọ não và dây thần kinh vận động ở trẻ em, myêlin hoá lúc nào ? 
A. 3 tháng tuổi và 3 tuổi    
B. 5 tháng tuổi và 5 tuổi    
C. 3 tháng tuổi và 5 tuổi      
D. 5 tháng tuổi và 3 tuổi    
E. 1 tháng tuổi và 1 tuổi    
3.Tổn thương vùng nầy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân, vì ở đây có trung tâm
điều hoà hô hấp - tim mạch:      
A. Vỏ não         
B. Dưới vỏ não        
C. Thân não     
D. Tiểu não   
E. Tuỷ sống
4.Trước một trường hợp bại não bẩm sinh, vấn đề khai thác tiền sử giai đoạn nào là có ý nghĩa 
A. 2 tuần đầu tiên của giai đoạn phôi      
B. Từ tuần thứ 4 đến hết giai đoạn phôi       
C. Toàn bộ giai đoạn phôi      
D. Toàn bộ giai đoạn thai    
E. Toàn bộ quá trình mang thai       
5.Phản xạ nào sau đây là không phải là phản xạ nguyên thuỷ ở trẻ sơ sinh:   
A. Phản xạ mút  
B. Phản xạ nắm    
C. Phản xạ  Moro    
D. Phản xạ gân xương
E. Phản xạ khóc   
6.Phản xạ Babinski dương tính sinh lý ở lứa tuổi:
A. Sơ sinh  
B. Từ 6 tháng trở xuống      
C. Từ 1 năm trở xuống    
D. Từ 1 năm rưỡi trở xuống 
E. Từ 2 năm trở xuống  
7.Kỹ thuật khám dấu hiệu Kernig được áp dụng trong trường hợp nghi ngờ có:  
A. Viêm màng não     
B. Ruột thừa viêm       
C. Đau dây thần kinh toạ     
D. Đau khớp háng   
E. Viêm não
8.Dấu hiệu nào sau đây là thuộc hội chứng màng não:    
A. Co giật           
B. Hôn mê      
C. Cứng gáy    
D. Loạng choạng     
E. Liệt nửa người     
9.Dấu hiệu nào sau đây là thuộc hội chứng tiểu não:    
A. Co giật           
B. Hôn mê      
C. Cứng gáy    
D. Loạng choạng     
E. Liệt nửa người     
10.Khi gập cằm xuống ngực trong tư thế nằm ngữa, bệnh nhân biểu hiện đau và chống đau
bằng cách rút cẳng chân gập lại, đó là dấu hiệu:
A. Kernig    
B. Babinski
C. Cứng gáy   
D. Brudzinski  
E. Lasègue     
11.HC Guillain-Barré là bệnh lý :       
      A. Viêm đa dây thần kinh       
      B. Viêm đa rể thần kinh      
      C. Viêm đa rể - dây thần kinh    
      D. Viêm não - tuỷ 
      E. Viêm tuỷ
12.Ghi điện não đồ, không được chỉ định trong trường hợp nào sau đây?    
A. Bệnh động kinh
B. Ngất
C. Viêm não     
D. U não      
E. Viêm màng não mủ 
13.Khi khám lâm sàng thấy có hội chứng tăng áp lực nội sọ, yêu cầu nào sau đây là cần thiết
trong bước đầu để chẩn đoán :
A. Chọc dò tuỷ sống      
B. Soi đáy mắt     
C. Chụp phim sọ não  
D. Ghi điện não đồ 
D. CT scan    
14.Tam chứng não cấp bao gồm : co giật + hôn mê + liệt vận động . Đúng hay sai ?  
A. Đúng     
B. Sai   
15.Để phân biệt liệt mặt ngoại biên và liệt mặt trung ương, người ta thường dựa vào dấu hiệu
..............
Đáp án
 
Câu   1E  2A  3C  4B  5D  6E  7A  8C  9D  10D  11C  12E  13B 
Câu  14B (sai)
Câu  15: Charles Bell
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Pham Nhật An, Ninh Thị Ứng. Chương X “Thần kinh “. Baì giảng Nhi khoa. Bộ môn Nhi -
Trường ĐHYK Hà NộI, Nhà xb Y học, 2000, tập II, tr. 236 – 274
2. Hồ Viết Hiếu. “Đặc điểm giải phẩu-sinh lý hệ thần kinh trẻ em”. Các bài giảng thần kinh
nhi khoa, 2002. Bộ Môn Nhi-ĐHYK Huế ( tài liệu lưu hành nội bộ )
3. G. Serratrice, A. Autret, (1996), “Neurologie”. Universités Francophones. Ellipses
4. Jonh B. Bartram. “Nervous system”. Textbook of Pediatrics, Nelson ( 2004).
 
 
 
 
BỆNH DO  GIUN SÁN Ở ỐNG TIÊU HÓA TRẺ EM
 
Mục tiêu
1. Trình bày được các đặc điểm chính của chu kỳ sinh học, bệnh sinh của một số loại giun
(giun đũa, giun móc, giun kim), sán (sán dây bò, sán dây lợn, sán lá gan) và vận dụng được
những đặc điểm này vào thực tế trong việc phòng chống bệnh giun sán.
2. Nêu được các đặc điểm dịch tễ của từng loại giun sán. 
3. Kể được các biến chứng của giun sán, phân tích và xử trí được các biến chứng chính: giun
chui ống mật, tắc ruột, apxe gan, thiếu máu. 
4. Trình bày được các phương pháp phòng chống bệnh giun sán. 
 
BỆNH DO GIUN ĐŨA
1.Chu kỳ của giun đũa
Trứng giun đũa sau khi thải ra ngoài theo phân là trứng chưa thụ tinh (chưa lây bệnh được) sẽ
phát triển thành ấu trùng giai đoạn I. Sau khi bị nuốt vào ruột, ấu trùng chui qua thành của
ruột non đến gan, vào tĩnh mạch trên gan, đến tim phải rồi đến phổi. Ở phổi, ấu trùng chui qua
thành  mao  mạch  vào  hệ  khí  quản,  tiến  đến  nắp  thanh  quản  sang  thực  quản  rồi  được  nuốt
xuống lại ruột non để ký sinh vĩnh viễn ở đó. Tại ruột non 87.2% giun đũa trưởng thành sống
tại hỗng tràng và 11.9% tại hồi tràng. 
2. Bệnh sinh 
Nếu số ấu trùng di chuyển qua phổi với số lượng đáng kể thì sẽ dẫn đến viêm phổi không điển
hình (hội chứng Loeffler). Khi giun lưu hành trong cơ thể, chúng có thể gây bệnh cho cơ thể
theo 4 cơ chế :
- Tác động nhiễm độc và dị ứng: Giun đũa có thể tiết ra một chất kích thích niêm mạc đường
hô hấp trên, mắt, mũi, miệng và da.
- Tác động sinh học: Giun di chuyển hướng thượng theo  đường xoắn và có khuynh hướng
chui vào các lỗ tự nhiên. 
- Tác dụng cơ học: Giun có thể kết hợp thành búi gây tắc hoặc bán tắc ruột 
- Gây suy dinh dưỡng: Giun sống trong lòng ruột ăn các chất dinh dưỡng 
3. Dịch tễ
3.1. Đặc điểm chung về dịch tễ giun đũa
Nhiễm giun đũa là một nhiễm trùng chủ yếu lây qua đường đất một cách gián tiếp qua tay,
thức ăn, nước uống bị nhiễm đất. Có tỷ lệ hiện mắc ( prevalence) rất ổn định. Tuổi có tỷ lệ
hiện mắc bệnh cao nhất : 4 - 14 tuổi 
3.2. Sự phân bố bệnh và tỉ lệ hiện mắcSự phân bổ bệnh và tỉ lệ hiện mắc của nhiễm giun đũa
trên toàn cầu theo số liệu 1979 của WHO là 1 tỉ trường hợp và đứng hàng thứ 3 trong 10 bệnh
nhiễm trùng phổ biến. Các  nước châu âu, bệnh giun đũa hầu như không còn (dưới 1%); các
nước châu Phi có tỷ lệ nhiễm giun đũa 8%, châu Mỹ La Tinh 12%, châu Á  tỷ lệ nhiễm giun
đũa rất cao, có nhiều nước lên đến hơn 50% dân số.
Tại Việt nam tỉ lệ nhiễm giun đũa ( Đỗ Dương Thái 1975) là: 77.38% - 17.4%. Nhiễm giun
đũa có tỉ lệ hiện mắc cao tại những nơi đông dân cư, nông thôn, ngoại ô thành phố, ở nơi thiếu
thốn cơ sở vệ sinh. 
Tình hình nhiễm giun thay đổi theo tuổi và nghề nghiệp. Trẻ em là lứa tuổi nhiễm giun đũa
cao nhất và nặng nhất. Các em nhỏ 4 tháng tuổi đã tìm thấy trứng giun trong phân. Hoàng Tân
Dân (1995) điều tra tình hình nhiễm giun đũa ở học sinh các trường phổ thông cơ sở tại Hà
Nội có tỷ lệ 62,47%.
3.3. Sự lây truyền bệnh
 Lây nhiễm trực tiếp hay gián tiếp qua thức ăn nước uống, rau trái cây, tay vấy đất bị nhiễm
trứng giun. Nơi lây nhiễm cao nhất là nơi bị nhiễm phân người. 
4. Lâm sàng
4.1. Thời kỳ xâm nhập và di chuyển trong cơ thể  
4.1.1 Hội chứng Loeffler : Bệnh nhân có sốt nhẹ, ho và có thể ho ra ít máu, da nổi mẫn mề
đay. X-quang có những đám mờ rải rác hai phổi tồn tại trong 1 hoặc 2 tuần. Xét nghiệm máu
có bạch cầu ưa axít tăng, có khi lên đến 20 -30%. Ngoài ra trẻ có thể bị viêm phổi hay bị hen. 
4.1.2 Triệu chứng ở ngoài da : ngứa,nổi mề đay, lên cơn hen và tăng bạch cầu ưa axít .
4.1.3 Triệu  chứng thần kinh : kích thích, quấy khóc, ngủ không yên, li bì  và chậm chạp.
4.2. Thời kỳ cư trú ở ruột
Ở trẻ em triệu chứng phổ biến nhất là hay đau bụng do các biến chứng cơ học của giun đũa tại
ruột gây ra. Giun di chuyển lạc chổ có thể gây giun chui ống mật, viêm tụy, ruột thừa viêm,
thủng ruột, giun chui lên họng hầu, mũi. Xét nghiệm phân có trứng giun đũa.
4.3. Chẩn đoán 
Có tiền sử nhiễm giun, nôn ra giun, đi tiêu ra giun hay bị hội chứng ứ đọng như tiêu chảy tái
diễn, phân thối tanh, kém   ăn, gầy, bụng chướng, thiếu máu, ngủ không  yên giấc, tính tình
quấy khóc. Xét nghiệm máu có bạch cầu ưa axít tăng ( thời kỳ ấu trùng di chuyển trong cơ
thể).  Xét  nghiệm  phân  có  trứng  giun  đũa.    X-quang:  giai  đoạn  xâm  nhập  có  hội  chứng
Loeffler.
5. Biến chứng
5.1. Giun chui ống mật
Thường gặp ở lứa tuổi 4 - 7 tuổi, sau tẩy giun bằng các loại thuốc có tác dụng yếu, dùng thuốc
không đủ liều lượng, do giun di chuyển ngược dòng trong một  số điều kiện như: sốt cao, môi
trường sống thay đổi . 
5.1.1 Lâm sàng: Bệnh nhi có cơn đau bụng dữ dội, đau từng cơn, giữa các cơn đau là thời
gian nghỉ hoàn toàn không đau.Thông thường cơn đau kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ. Trẻ lớn
có  tư  thế  chống  đau  như:  nằm  phủ  phục,  la  hét.  Khám  thấy  bụng  lõm,  có  phản  ứng  vùng
thượng vị, điểm cạnh ức phải đau, bụng co cứng trong lúc đau và mềm lúc ngoài cơn. 
5.1.2 Cận lâm sàng : Siêu âm đường mật có thể có hình ảnh của giun trong ống mật hoặc ống
gan.
5.2. Nhiễm trùng đường mật
5.2.1 Lâm sàng và cận lâm sàng: Ngoài đau bụng, bệnh nhi  sốt cao liên tục, có thể có những
cơn sốt rét run. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh diễn biến kéo dài vài tuần và dẫn đến
các biến chứng khác như nhiễm trùng huyết gram âm, viêm túi mật, thủng túi mật gây viêm
phúc mạc mật. Xét nghiệm công thức máu có bạch cầu tăng cao, bạch cầu đa nhân trung tính
chiếm ưu thế, CRP tăng.
5.2.2 Điều trị: Không dùng các loại thuốc chống co bóp để chống đau, vì co bóp đường mật là
cơ chế để tống giun. Kháng sinh được chọn là các kháng sinh chống lại vi khuẩn gram âm và
kỵ khí: phối hợp Gentamicin và Metronidazol hay Cefotaxime với Metronidazol.
5.3. Áp xe gan 
Áp xe gan xuất hiện sau giai đoạn nhiễm trùng đường mật, bệnh biểu hiện bằng : Sốt kéo dài,
sốt cao giao động, thiếu máu, phù, suy dinh dưỡng, đau vùng hạ sườn phải.  Khám thấy gan
lớn, ấn gan đau. Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng rõ, toàn thân suy sụp. Tiền sử bệnh có
cơn  đau  kiểu  giun  chui  ống  mật,  nhiễm  trùng  đường  mật.  X-quang  thấy  bóng  gan  lớn,  cơ
hoành phải nâng cao. Siêu âm rất có giá trị trong chẩn  đoán: nó có thể phát hiện một hoặc
nhiều vùng có cấu trúc nước. Xét nghiệm máu có bạch cầu tăng cao, chủ yếu bạch cầu trung
tính, hồng cầu giảm, tốc độ lắng máu tăng, protít máu giảm.
5.4. Tắc ruột do giun
 Tắc ruột do giun có thể do các yếu tố thuận lợi sau : Do sốt cao, do thức ăn, do dùng thuốc
tẩy giun không đủ liều hay dùng thuốc có tác dụng kém khiến giun đũa di chuyển lên trên và
tập trung gây tắc.
5.4.1 Lâm sàng: Trẻ đau bụng và thường trẻ chỉ vị trí đau ở rốn,  đau có thể thành cơn hay
lâm râm. Kèm theo đau bụng là nôn, trẻ có thể nôn nhiều và nôn ra giun. Khám thấy bụng
chướng, bụng có thể không chướng nếu là bán tắc ruột, có thể sờ thấy búi giun như khúc dồi
nằm dọc hay nằm ngang ở bụng. Trường hợp tắc hoàn toàn, trẻ có bụng chướng, bí trung đại
tiện. Trường hợp tắc không hoàn toàn, trẻ có thể đi tiêu chảy phân lỏng thối do hội chứng ứ
đọng. Ở trẻ  suy dinh dưỡng, tắc ruột có thể gây thủng ruột và viêm phúc mạc mà triệu chứng
lâm sàng kín đáo khó nhận biết được.
5.4.2 Điều trị  
Trường hợp bụng chướng hoặc nôn nhiều có thể cho thuốc tẩy  giun qua ống thông mũi dạ
dày. Hồi phục nước và điện giải bằng cho bệnh nhi uống ORS hoặc cho truyền dịnh. Chuyền
dịch trường hợp bệnh nhi nôn nhiều hoặc không chiụ uống. Cho metronidazol nếu trẻ có hội
chứng ứ đọng. Can thiệp ngoại khoa khi trẻ có các biểu hiện đe dọa thủng ruột. 
5.5. Các biến chứng khác 
5.5.1 Viêm tụy cấp: Khởi đầu như giun chui ống mật, sau đó xuất hiện cơn đau vùng sườn
lưng, đau dữ dội, bụng cứng, sốt, huyết áp tụt, mạch nhanh và vã mồ hôi. Xét nghiệm máu có
amylase tăng cao. Điều trị nội khoa gồm nhịn ăn, truyền dịch và chống sốc nếu có .
5.5.2 Các biến chứng ít gặp khác:  gồm ruột thừa viêm, sỏi mật, lồng ruột xoắn ruột, thủng
ruột. Thủng ruột do giun đũa thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng. Có nhiều hình thái thủng ruột:
thủng ruột tự bít lại và không gây viêm phúc mạc, thủng ruột với viêm phúc mạc khu trú và
thủng ruột với viêm phúc mạc toàn thể.
6. Phòng bệnh giun đũa
6.1. Chống nhiễm trứng giun đũa ở ngoại cảnh
Biện pháp lâu dài hữu hiệu để phòng nhiễm giun đũa là giáo dục cho cộng đồng thực hiện
việc xử lý phân tốt trước khi sử dụng thành phân bón, không dùng phân tươi để bón hoa màu,
xử dụng hố xí hợp vệ sinh, nếu có điều kiện tốt nhất nên dùng hố xí nước, rửa tay trước khi
làm thức ăn, trước khi ăn, xử dụng nước sạch, giếng nước phải xa hố xí, diệt ruồi.
6.2.Điều trị giun đũa hàng loạt
Hiện  nay  kế  hoạch  khống  chế  bệnh  giun  đũa  được  kết  hợp  với  chương  trình    vệ  sinh  môi
trường và phải tiến hành đồng loạt cho một vùng rộng lớn do đó cần chi phí lớn.
Phải tẩy giun định kỳ mỗi 3 hay 6 tháng một lần và kéo dài trong nhiều năm 
 
BỆNH DO GIUN MÓC
1. Chu trình và bệnh lý giun móc 
Trường hợp lây qua da thì chổ da ấu trùng chui qua ngứa, da đỏ, nóng rát sưng và nổi mẫn.
Ấu trùng vào máu và theo máu đến phổi, từ phổi lên hầu họng và do khạc, ho, ấu trùng được
nuốt lại vào ruột, tại đây ấu trùng trưởng thành và sinh sản,chu kỳ của giun móc khoảng 3-4
tuần.  Giun  móc  sống  ở  tá  tràng  và  ruột  non,  dùng  răng  bám  vào  ruột  và  hút  dịch  ruột  vào
miệng làm cho mạch máu bị đứt .Trong khi hút máu giun tiết ra chất chống đông máu làm cho
các vết cắn tiếp tục chảy máu sau khi giun đã chuyển sang ký sinh chổ khác. Mặt khác giun
hút máu đầy ruột cho đến khi máu tràn ra ngoài theo hậu môn của giun, do đó bệnh nhân bị
mất máu nhiều.
2. Dịch tễ
Có hai loại giun: Akylostoma duodenale (giun móc) và Necator americanus (giun mỏ). 
Giun móc là bệnh phổ biến ở nông thôn nhiệt  đới, là nơi rất dễ lây nhiễm do  đất bị nhiễm
phân. Tại vùng nhiệt và hạ nhiệt đới, tỷ lệ hiện mắc là 80-90%. Có khoảng 900 triệu người
trên thế giới bị nhiễm ( WHO ) đứng hàng thứ 2 sau nhiễm giun đũa
N.americanus hút mỗi ngày 0.02 ml máu. A. duodenale hút gấp 10 lần hơn 0.1ml. Giun cái đẻ
trứng trung bình 10000-25.000 trứng/ngày.
Bệnh lây bằng ấu trùng chui qua da; lây bằng đường miệng hay qua đường sữa mẹ cũng có
thể xảy ra đối với A. duodenale.
Ở Việt nam giun mỏ chiếm  tỷ lệ 95%, giun móc 5%. Miền bắc vùng trung du có tỷ lệ nhiễm
giun móc, mỏ là 59-64%, ven biển 67%; Miền trung, vùng  đồng bằng 36%, ven biển 69%,
vùng núi 66%; Miền nam vùng đồng bằng 52%, ven biển 68%, Tây Nguyên 47% (số liệu của
viện SR-KST-CT, 1998).
Tỷ lệ mắc bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố:
- Nghề nghiệp: đặc biệt trầm trọng trong vùng trồng rau, hoa màu.
- Chất đất: Vùng đất cát thuận lợi cho ấu trùng phát triển.
- Vấn đề vệ sinh môi trường: tình trạng sử dụng hố xí ,sử dụng phân người để bón rau
 Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào mức độ nhiễm giun đo bằng số trứng giun đếm được trong
phân bằng phương pháp Beaver .
 
Số trứng trên mg phân
Biểu hiện lâm sàng
> 50
Nhiễm nặng
> 20
Thiếu máu ở bệnh dinh dưỡng tốt
> 5
Thiếu máu ở trẻ suy dinh dưỡng
< 5
Biểu hiện lâm sàng nhẹ
 
3. Biến chứng của giun móc
3.1. Thiếu máu 
Nếu mức độ nhiễm giun ít, cơ thể mất khoảng 8ml máu /ngày, trường hợp nhiễm nặng, mất
60-100ml/ngày. Nếu cơ thể có đủ dự trữ sắt thì thiếu máu có thể nhẹ. Thiếu máu nặng có thể
đưa đến suy tim.
3.2. Mất chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa 
Thiếu  protít  máu  và  giảm  albumine  máu  là  một  đặc  điểm  của  nhiễm  giun  móc  ngoài  thiếu
máu. Yếu tố góp phần thêm vào tình trạng thiếu đạm là  thiếu ăn và nhác ăn.
4. lâm sàng
Lâm sàng có hai giai đoạn : giai đoạn trong mô tương ứng với sự di chuyển của ấu trùng trong
cơ thể và giai đoạn giun trưởng thành trong ruột 
4.1. Giai đoạn trong mô 
Giai đoạn này gồm giai đoạn ấu trùng chui qua da gây viêm da, nổi sẩn, mụn nước tại chổ và
giai đoạn ấu trùng di chuyển từ máu qua phổi. Giai đoạn ấu trùng ở phổi ngắn và không gây
ra các tình trạng bệnh lý  đối với vật chủ.
4.2. Giai đoạn trưởng thành tại ruột 
4.2.1 Rối loạn tiêu hóa: biểu hiện bằng đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, chán ăn như ăn
gỡ như ăn đất, ăn gạch và có thể thích ngửi gỡ như ngửi dầu hỏa, dầu thơm v.v.
4.2.2 Thiếu máu: Thiếu máu nặng thường gặp trong trường hợp bị nhiễm nhiều, ở trẻ suy dinh
dưỡng bị thiếu sắt hay bị mắc các bệnh khác kèm theo. Thiếu máu nặng biểu hiện bằng mệt
mỏi, chán ăn và ăn gỡ, ngửi gỡ. 
Khám thấy trẻ thiếu máu rõ: da và niêm mạc nhợt nhạt, kèm theo với dấu tim mạch như khó
thở khi gắng sức, mạch nhanh, nghe được tiếng thổi ở van động mạch phổi, tiếng nhịp ba, gan
lớn  và  đau;  tim  lớn  trên  X-quang.  Ngoài  ra  bệnh  nhân  còn  có  phù  hai  chi  dưới,  móng  tay
phẳng hay lõm hình thìa, tóc mất bóng, chậm phát triển sinh dục và cơ thể. Xét nghiệm máu
cho thấy Hb giảm, hồng cầu giảm, hồng cầu lưới và hồng cầu non tăng. Bạch cầu ái toan tăng
thường xuyên.
4. Điều trị       
Điều trị giun móc ngoài việc dùng thuốc tẩy giun, cần chú ý đến điều trị thiếu máu đôi khi là
ưu tiên hàng đầu trong trường hợp thiếu máu nặng.
4.1 Điều trị thiếu sắt
 Cho sắt dưới dạng sulfate sắt, thường phối hợp với axít folic ( viên sulfate sắt: 200mg, axít
folic:  0.25mg  )  cho  liều  20mg/kg/ngày  trong  3  tuần.  Khi  cho  viên  sắt  cần  cho  uống  thêm
vitamin C để tăng cường sự hấp thu sắt. 
4.2. Truyền máu 
Trường hợp thiếu máu nặng gây suy tim do thiếu máu ( Hb < 4g/dL) cần truyền hồng cầu khối
và truyền lượng nhỏ 5 - 10ml/kg để tránh gây suy tim.
4.3 Ăn thức ăn tạo máu
 Cho ăn thức giàu đạm có sắt dễ hấp thu như cá, gan, huyết, thịt gà  hay các loại rau xanh là
những nguồn cung cấp sắt tốt.
5. Phòng bệnh
Bệnh giun móc gây tình trạng thiếu máu đáng kể do đó tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa
vấn đề phòng chống bệnh giun móc vào chương trình khống chế các bệnh giun lây truyền qua
đất. 
5.1. Vệ sinh môi trường
 Vấn đề quản lý phân- hố xí (chú ý phân trẻ em), người trồng màu rau; tránh tiếp xúc da để
hạn chế khả năng ấu trùng xuyên da
5.2. Điều trị tập thể
 Xổ giun bằng các thuốc như Mebendazol, Albendazol, Pyrantel pamoat
 
BỆNH DO GIUN KIM
1. Chu trình và bệnh lý giun kim
Giun cái trưởng thành rời bỏ chổ cư trú là ruột già đến da vùng rìa hậu môn để đẻ trứng. Con
cái đẻ mỗi ngày được 11.000 trứng. Người nhiễm giun kim do nuốt phải trứng. Bệnh lý giun
kim thường xảy ra tại ruột thừa và rìa hậu môn. Ngứa hậu môn là một đặc điểm của giun kim. 
2. Dịch tễ
 Do giun kim có chu kỳ phát triển đơn giản không phụ thuộc vào những yếu tố địa lý, khí hậu
nên phân bố rộng khắp mọi nơi.
Đường lây truyền bệnh chính là tay miệng và là đường lây truyền ở trẻ em do gãi chỗ ngứa
hậu môn. Lây truyền có thể xảy ra do hít phải trứng giun kim khi rũ chiếu chăn nệm. Bụi và
tay bị nhiễm có thể truyền sang thức ăn, đồ chơi và lây truyền bệnh một cách gián tiếp. Pháp
tỷ lệ nhiễm giun kim từ 18-33%, Việt nam tỷ lệ nhiễm giun kim là 18,5%-47%, thành phố
Huế có tỷ lệ 39,5%
3. Lâm sàng
Nhiễm giun kim gây: đau bụng ( 54%), ngứa hậu môn ( 29%), đau đầu ( 35%), thiếu máu (
26%), thấy trong trường hợp có ly trực trùng ( 11%). 
4. Điều trị
Thuốc đặc hiệu điều trị giun kim là Pyrantel pamoate và Mebendazole. Cả hai loại  đều cho
một liều duy nhất và lập lại một liều khác sau hai tuần lễ. 
5. Phòng bệnh
Việc phòng bệnh rất khó khăn tại nhà trẻ cũng như tại trường mẫu giáo vì mức độ tái nhiễm
rất cao. Không cho trẻ mặc quần hở đít, cắt ngắn móng tay, rửa tay trước khi ăn, vệ sinh chăn
chiếu, rửa hậu môn vào buổi sáng bằng nước xà phòng đặc. Tại nhà, việc cho uống thuốc tất
cả thành viên trong gia đình và lập lại một liều khác sau 2 tuần lễ cũng có hiệu quả. 
 
BỆNH DO SÁN DÂY LỢN VÀ SÁN DÂY BÕ
1. Chu kỳ và dịch tễ học
1.1 Chu kỳ của sán dây lợn
Sán dây lợn dài trung bình 2-3m, thân có nhiều đốt. Sán trưởng thành sống trong ruột người.
Đốt sán già theo phân ra ngoại cảnh, trứng được giải phóng và phát triển thành trứng có ấu
trùng. Nếu người  ăn phải trứng có  ấu trùng vào  đường tiêu hóa,  ấu trùng phá vỡ vỏ trứng,
xuyên qua niêm mạc ruột theo mạch máu tới tổ chức để phát triển thành kén sán.
Nếu người ăn phải kén sán ở thịt lợn chưa nấu chín, vào đường tiêu hóa kén sán sẽ phát triển
thành sán trưởng thành.
1.2 Chu kỳ của sán dây bò
Sán dây bò ký sinh trong ruột người, đốt già theo phân ra ngoài, trứng được giải phóng. Nếu
bò ăn phải trứng sán có ấu trùng, bò sẽ mắc bệnh ấu trùng. Nếu người ăn thịt bò có ấu trùng
chưa nấu chín sẽ mắc bệnh sán trưởng thành. Người không mắc bệnh ấu trùng sán dây bò.
1.3 Dịch tễ học
Bệnh sán dây thường gặp ở những nơi ăn thịt chưa nấu chín, nuôi lợn thả rông, ăn rau sống. 
Các loại sán dây gây bệnh ở người dưới hai thể: thể trưởng thành cư trú trong ruột, người là
vật chủ cuối cùng; thể ấu trùng cư trú trong các phủ tạng, người chỉ là vật chủ trung gian.
2.Lâm sàng.
2.1.Triệu chứng học bệnh sán dây
Thường không có triệu chứng gì và chỉ khi thấy có đốt sán ở trong phân hay quần mới biết.
Nhưng ở trẻ em thường hay gặp các triệu chứng sau: Ứ nước dãi, lợm giọng, nôn,  đau bụng,
bệnh nhân có thể ỉa chảy hoặc táo bón, đôi khi có hội chứng lỵ...
2.2. Triệu chứng bệnh ấu trùng sán dây lợn
Bệnh ấu trùng sán lợn ở mắt sẽ gây ra những u nang làm lác mắt, lồi mắt. Ở mi mắt, ở giác
mạc hoặc kết mạc sẽ làm viêm, lật mi mắt, chảy nước mắt, khó đưa mắt . 
Bệnh ấu trùng sán lợn ở não thường gây nhức đầu, nôn, chóng mặt, run, co giật và các hiện
tượng loạng choạng, liệt. 
Bệnh ấu trùng sán lợn ở cơ và trong da: Triệu chứng nhẹ bệnh nhân chỉ thấy đau ở các cơ có
ấu trùng cư trú. 
3. Chẩn đoán
- Xét nghiệm phân tìm đốt sán - Sinh thiết tổ chức tìm kén sán - Xét nghiệm máu thấy bạch
cầu ưa axít tăng- Các phản ứng huyết thanh.
4. Phòng bệnh
Không ăn thịt nấu chưa chín dưới bất kỳ hình thức nào, kiểm nghiệm gia súc trước khi mổ
thịt, đẩy mạnh vệ sinh và xử lý phân tốt ở những nơi có lợn, bò, trâu.
5. Điều trị
Albendazole 400mg:1 viên/ngày  3 ngày (Không dùng cho trẻ em <2 tuổi).
 
SÁN LÁ LỚN Ở GAN (FASIOLA HEPATICA)
1.Chu kỳ và dịch tễ học
 Sán lá gan lớn thường ký sinh tại ống dẫn mật của các loại động vật ăn cỏ. Trứng của chúng
theo phân ra ngoài và tiếp tục phát triển trong nước qua trung gian loài ốc nhỏ Limnea. Trứng
nở thành ấu trùng chui ra khỏi ốc đến ký sinh ở các loại rau mọc dưới nước như rau muống,
rau ngổ, cải xoong, hoa súng...Con người ăn phải các loại rau có ấu trùng này  sẽ bị mắc bệnh.
Ấu trùng chui qua vách ruột vào ổ bụng, vào gan tìm đến ống dẫn mật và trưởng thành tại đó.
Trên đường đi sán ăn mô gan ký  chủ và gây các triệu chứng nặng nề.
Bệnh rất hiếm gặp ở Việt nam, hay gặp ở các xứ nuôi cừu. Bệnh phát hiện được tại Việt nam
năm 1982: Bệnh viện Chợ Rẫy và Trung tâm bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh trong 2
năm (1996-1997) có 63 trường hợp.
2.Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
2.1. Lâm sàng
- Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng 2 tuần, chưa có biểu hiện lâm sàng.
- Giai đoạn xâm nhập của sán vào nhu mô gan: kéo dài khoảng 2-3 tháng với các triệu chứng
sốt,  đau  hạ  sườn  phải,vàng  da,  rối  loạn  tiêu  hoá,gan  to,thiếu  máu  (1  sán  trưởng  thành  hút
0,2ml máu / ngày).
- Giai đoạn 3: sán di chuyển đến đường mật và gây thương tổn đường mật. Tại đây chúng đẻ
trứng và trứng theo phân ra ngoài.
2.2. Cận lâm sàng
Tìm trứng trong phân hay mật.
 Siêu âm gan mật: hình ảnh các microabces với nhiều độ tuổi.
Test Elisa (+) khi hiệu giá kháng thể >1/3200. Công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao >
10 %.
3.điều trị
-  Emetine 1mg/kg/ngày ( 10 ngày).
- Praziquantel 75mg/kg/ngày    3 ngày :(Tác dụng chưa rõ ràng).
4. Dự phòng
 Không ăn sống các loại rau dưới nước, tiêu diệt ốc trung gian, quản lý phân, điều trị người
mắc bệnh
CÁC LOẠI THUỐC DIỆT GIUN SÁN
( Tham khảo thêm liều lượng trong bảng phụ lục thuốc diệt giun)
1  Albendazole: Thuốc có tác động diệt ký sinh trùng trên họ giun tròn và đa số các loài sán
dây. Thuốc có tác động bằng cách ức chế sự trùng hợp của tubuline, như thế sẽ ức chế sự hấp
thu glucose của ký sinh trùng, chúng từ từ sẽ bị tê liệt mà chết.
2. Pyrantel pamoate: là một amidine vòng tác dụng trên dẫn truyển thần kinh cơ của giun đũa
và gây liệt cứng giống như acethylcholine 
3. Mebendazole: là một benzimidazole carbamate, ức chế sự phosphoryl hóa trong ty lạp thể
của giun đũa và gây tổn thương tế bào ruột giun đũa và dẫn đến sự chết chậm của giun đũa vì
thế đã có nhiều trường hợp  giun chui ra đường miệng sau khi uống thuốc hoặc  giun chui vào
đường mật .
4. Niclosamid: Thuốc thấm qua vỏ sán, ức chế hấp thụ glucose và làm cho chu trình Krebs
của sán bị tắc nghẽn, đưa đến sự tích tụ acid lactic làm sán ngộ độc và chết.
 
 
 
 
 
 
CÁC LOẠI THUỐC DIỆT GIUN THÔNG THƯỜNG
 
Thuốc         Chỉ định
Liều lượng
Chống chỉ
định
Tác dụng phụ
Albendazole 
( Người lớn
và trẻ em >2
tuổi) 
 
   Giun
lươn
   Sán
dây
   400mg/ ngày, 
uống 1 lần x 3ngày.
   Dị ứng
nếu có
   Có thai
   Khó tiêu tạm
thời và đau
đầu nhẹ.
Mebendazole         Giun
đũa
Liều duy nhất 500mg
 
 
Uống ngoài
bữa ăn . sử
dụng tẩy
giun tập thể  
   Giun
kim 
   Liều duy nhất 100mg,
lập lại tối thiểumột liều
nữa, cáh nhau 2-4 tuần.
   Dị ứng
nếu có
 
 ( Người lớn
và trẻ em >2
tuổi)
   Giun
móc
   100mg x 2liều /ngày
trong 3 ngày 
liên tiếp hay 1 liều duy nhất
600 mg.
   Lập lại 1 liều như trên
sau 3-4 tuần nếu còn
thấy trứng giun.
   Phụ nữ có
thai
      Khó tiêu tạm
thời và đau
đầu nhẹ.
 
   Giun
tóc
100mg x 2lần /ngày trong 3
ngày.
 
 
 
   Pyrantel              Giun
đũa
   Liều duy nhất 10mg/kg      
 
(Người lớn
và trẻ em)
   Giun
kim
   Liều duy nhất 10mg/kg.
Lập lại sau 2-4 tuần.
   Không
được kết
hợp với 
piperazine
   Khó tiêu tạm
thời, 
đau đầu, chóng
mặt,
 
   Giun
móc
   Liều duy nhất 10mg/kg.
Nếu
nhiễm nặng: 10mg/kg trong
4 ngày
 ( chống đối)     buồn ngủ, ban
da.
 
   Giun
tóc
   Liều duy nhất 10mg/kg      
 
 
BỆNH DO GIUN SÁN Ở ỐNG TIÊU HÓA TRẺ EM
CÂU HỎI KIỂM TRA
1. Trứng giun đũa khi ra khỏi cơ thể :
A. Có thể lây nhiễm sau vài giờ.
B. Tồn tại lâu ở ngoại cảnh nhờ có vỏ dày.
C. Chỉ lây khi có ấu trùng trong trứng 
D. A,B đúng.
E. B,C đúng
2. Chu kỳ của giun đũa:
A. Ấu trùng giai đoạn 1 -ruột- gan-tim phải-phổi - ruột 
B. Ấu trùng giai đoạn 1- ruột- tim trái -gan - phổi -ruột
C. Trứng giun - ruột - gan- tim phải -phổi - ruột
D. Trứng giun- ruột- tim trái- gan- phổi-ruột
E. Không có câu nào đúng
3. Giun đũa trưởng thành sống chủ yếu ở:
A. Manh tràng
B. Đại tràng
C. Hổng tràng 
D. Tá tràng
E. Hồi tràng
E. 40-80 ngày
4. Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu chính của  abces gan do giun.
A. Sốt kéo dài, dao động
B. Thiếu máu, phù SDD.
C. Xuất huyết tiêu hóa 
D. Đau vùng hạ sườn phải
E. CTM có bạch cầu trung tính ưu thế
5. Triệu chứng nào không phải là triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường mật sau
giun chui ống mật:
A. Sốt cao.
B. Đau bụng liên tục có cơn trội lên.
C. Điểm cạnh ức phải đau.
D. Vàng da. 
E. Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính ưu thế.
6. Giun móc có thể gây ra các triệu chứng sau: 
A. Đau vùng thượng vị như loét dạ dày, tá tràng
B. Tiêu chảy lặp đi lặp lại
C. Thiếu máu
D. A,D đúng
E. A,C đúng 
7. Các kết quả dưới đây là của thiếu máu giun móc, loại trừ:
         A. Hồng cầu giảm
B. Bạch cầu ái toan tăng.
C. Hồng cầu lưới và hồng cầu non giảm. 
D. Protide máu giảm
E. Albumin máu giảm
8. Tác dụng dược lý của Mebendazol đối với giun, sán: 
A. ức chế sự hấp thu Glucose của giun làm cho giun tê liệt và chết.
B. Tác dụng trên dẫn truyền thần kinh cơ của giun sán gây liệt cứng.
C. Làm tổn thương tế bào ruột của giun. 
D. Ưïc chế hấp thu Glucose, làm cho chu trình Krebs bị tắc nghẽn đưa đến tích tụ acide
lactic làm sán ngộ độc mà chết.
E. Làm tiêu protein của giun sán.
9. Tác dụng dược lý của Pyrantel pamoate đối với giun: 
A. ức chế sự hấp thu Glucose của giun làm cho giun tê liệt và chết.
B. Tác dụng trên dẫn truyền thần kinh cơ gây liệt cứng. 
C. Làm tổn thương tế bào ruột của giun.
D. Ức chế hấp thu Glucose, làm cho chu trình Krebs bị tắc nghẽn đưa đến tích tụ acide
lactic.
E. Làm tiêu protein của giun sán.
10. Nhiễm trùng đường mật sau giun chui ống mật thường do vi khuẩn nào gây ra:
A. Campylobacter Jejuni.
B. E. Coli 
C. Shigella
D. Klebsiella.
E. Salmonella.
Đáp án
 
1C  2A  3C  4C  5D  6E  7C  8C  9B  10B
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Nguyễn Húa Phục, mai Văn Tuấn, Phan Thanh Sơn(1998). Điều tra nhiễm ký sinh trùng
ruột trẻ em tại một số trường cấp I, II ở nông thôn và thành phố. YHTH- Kỷ yếu CTNCKH
.Hội nghị Nhi Khoa miền Trung lần IV.
2. Nguyễn văn Đức(1996). Giun chui ống mật ở trẻ em, Phẩu thuật bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ
em. Bộ phẩu thuật Nhi Khoa, tập I, tái bản lần 2.
3. Trần Xuân Mai, Nguyễn Vĩnh Niên (1994), ký sinh trùng y học ,giáo trình đại học, trung
tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh .
4. Đỗ Dương Thái, Hoàng Tân Dân.(1987) Giun đũa và bệnh giun đũa ở Việt Nam. Nhà xuất
bản y học Hà Nội.
5. Bộ Môn Ký Sinh Trùng, trường Đại học Y- Hà Nội(1998), giun đũa, giun móc, giun mỏ,
sán lá gan, ký sinh trùng y học, nhà xuất bản y học. 
6. Nguyễn Tấn Viên, Nguyễn Phúc Hệ, Nguyễn Hứa Phục. Tình hình nhiễm ký sinh trùng
đường ruột ( giun,sán) ở trẻ em tại một số vùng dân cư thuộc thành phố Huế và Bình Trị
Thiên(1977-1985). Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. Học Viện Y Huế – Khoa Nhi
1986:224-228.
7. Nguyễn Hữu Lĩnh . Góp phần nghiên cứu chẩn đoán giun chui ống mật và biến chứng tại
Huế. Luận văn tốt nghiệp nội trú bệnh viện 1997.
8. Marc Centilini. Nematodes intestinales, Medecine tropicale Flammarion Medecine-
sciences. 1993, p 180-184.
 
 
BỆNH THIẾU VITAMIN A Ở TRẺ EM
Mục tiêu
 
1. Trình bày được nguồn cung cấp, vai trò và chuyển hóa của vitamin A trong cơ thể  
2. Trình bày được dịch tễ học của thiếu vitamin A ở thế giới và nước ta.
3. Xác định được nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh 
4. Mô tả các biểu hiệu lâm  sàng của bệnh.
5. Chọn lựa  được các phương pháp  điều trị, hướng dẫn các bà  mẹ phát hiện bệnh sớm  và
tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh 
 
Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A là một bệnh thiếu dinh dưỡng thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.
Là nguyên nhân chính gây mù lòa cho trẻ em trước đây và hiện nay vẫn là mối đe dọa lớn cho
trẻ em các nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Đây là bệnh có tính chất xã hội liên quan
đến tình trạng vệ sinh, chế độ ăn của trẻ em.  
1. Chuyển hóa và vai trò sinh lý của vitamin A trong cơ thể 
1.1.  Nguồn cung cấp vitamin A  
Vitamin A có trong thức ăn từ 2 nguồn   
- Retinol : chỉ có trong thức ăn động vật đặc biệt là gan cá thu, sữa, trứng, dễ hấp thu. 
- Thức ăn thực vật có nhiều tiền vitamin A (sắc tố carotenoide), khi vào cơ thể chuyển thành
vitamin A. Khó hấp thu hơn 6 lần so với Retinol. Trong nhóm này thì    carotene có hoạt tính
sinh học gấp 2 lần các caroténoide khác. Các rau màu xanh đậm, các loại củ, quả màu da cam
có chứa nhiều    carotene: rau ngót, cà chua, cà-rốt.
Vitamin A và các caroténoide rất nhạy cảm với oxy trong không khí và ánh sáng, bền vững
với nhiệt độ vừa phải, tan trong chất béo, không tan trong nước, tích lũy trong tế bào mỡ của
gan nhưng trong thịt và mỡ gia súc thì không đáng kể.  
1.2. Chuyển hóa vitamin A
Vitamin A được hấp thu qua ruột non nhờ mỡ, muối mật, và dịch tụy. Phần lớn vitamin A
được vận chuyển tới gan và tích lũy ở gan dưới  dạng ester trong các tế bào mỡ. Khoảng 80%
vitamin A trong thức ăn được hấp thu trong đó 60% tích lũy ở gan, 40% nhanh chóng chuyển
hoá và bài tiết theo phân và nước tiểu. Ở người bình thường dự trữ ở gan chiếm khoảng 90%
lượng vitamin A  trong cơ thể. Khi ra khỏi gan, ester retinin thủy phân thành retinol, kết hợp
với một protein đặc hiệu: protein gắn retinol (retinol binding protein: RBP). RBP được tổng
hợp  ở  gan  và  chỉ  giải  phóng  vào  máu  dưới  dạng  kết  hợp  RBP-Retinol.  RBP  vận  chuyển
retinol từ gan tới các cơ quan đích. Khi thiếu vitamin A, giải phóng RBP bị ức chế, retinol và
RBP trong huyết thanh bị giảm. Thiếu kẽm có liên quan đến chuyển hóa vitamin A và cản trở
sự oxy hóa ở võng mạc. 
1.3. Vai trò của vitamin A trong cơ thể
-  Vitamin A có tác dụng góp phần trong quá trình tăng trưởng. Thiếu vitamin A sẽ làm cho
trẻ chậm lớn.
-  Ở mắt, vitamin A kết hợp với một protein để tổng hợp Rhodopsin cần cho sự nhìn khi thiếu
ánh sáng. Do đó biểu hiện sớm của bệnh là quáng gà: giảm khả năng nhìn trong bóng tối.  
-  Vitamin A cần thiết cho quá trình biệt hoá các tổ chức biểu mô, khi thiếu vitamin A sự sản
xuất các niêm dịch bị giảm, da khô và sừng hoá các niêm mạc phế quản, dạ dày, ruột.. Biểu
mô giác mạc, kết mạc và và ống dẫn các tuyến lệ bị sừng hoá dẫn đến bệnh khô mắt. Từ kết
mạc, sự sừng hóa lan sang giác mạc gây ra nhuyễn giác mạc.  
-  Vitamin A tham  gia vào quá trình  đáp  ứng miễn dịch. Tỷ lệ mắc bệnh ỉa chảy, và viêm
đường hô hấp ở trẻ thiếu vitamin A nhiều hơn ở trẻ bình thường. Vì thế người ta gọi vitamin
A là vitamin chống nhiễm khuẫn. 
- Phòng ngừa ung thư nhưng chưa rõ ràng. 
1.4. Nhu cầu viatamin A: thay đổi theo lứa tuổi và giới hoặc tình trạng của phụ nữ. 
Đối với trẻ < 1 tuổi là 300   g / ngày.
Phụ nữ cho con bú nhu cầu cao nhất là 850  g / ngày.
Trong cơ thể, cứ 2  g   Caroten cho1   g Retinol. Sự hấp thu Caroten ở ruột non không hoàn
toàn,  khoảng  1/3.  Như  vậy  cần  có  6  g  Caroten  để  có  1  g  Retinol;  đối  với  các  Carotenoid
khác là 12  g . 
1 đơn vị quốc tế (UI) tương đương 0,3  g  Retinol kết tinh.
2. Dịch tễ học
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) hàng năm có trên 500.000 trẻ em bị mù do thiếu
vitamin A và 2/3 số đó đã chết. Ngoài ra có 6 - 7 triệu trẻ em bị thiếu vitamin A ở mức độ nhẹ
và vừa, số trẻ này thường dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, ỉa chảy. 
- Ở nước ta bệnh lưu hành ở tất cả các địa phương, nhất là nơi có nền kinh tế kém và là bệnh
có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Năm 1988: trẻ < 5 tuổi bị mắc bệnh là 0.78%, trong đó tổn
thương  giác  mạc  là  0.07%  và  sẹo  giác  mạc  là  0,12%  cao  hơn  nhiều  so  với  tiêu  chuẩn  của
TCYTTG (0,05%). Hầu hết các trường hợp khô, nhuyễn giác mạc hoạt tính gặp ở trẻ 12-36
tháng. Trẻ 25-36 tháng mắc bệnh nhiều nhất với biểu hiệu lâm sàng nặng nhất.
- Từ năm 1995-2000, nhờ chương trình phủ vitamin A toàn quốc, chúng ta đã đẩy lùi được
bệnh mù dinh dưỡng mà trước đây có khoảng 5-7 ngàn trẻ bị đe doạ mù vĩnh viễn do thiếu
vitamin  A.  Tỷ  lệ  khô  loét  giác  mạc  hoạt  tính  dẫn  tới  mù  loà  từ  chỗ  7  lần  cao  hơn  so  với
ngưỡng  quy  định  của  TCYTTG,  nay  giảm  xuống  thấp  hơn  mức  có  ý  nghĩa  sức  khoẻ  cộng
đồng. Hiện nay, thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng vẫn còn cao (10,8% ở trẻ em và trên 30% ở
bà mẹ cho con bú)
- Khi thiếu vitamin A trẻ rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng,  đặc biệt nhiễm khuẩn hô hấp và ỉa
chảy. Khi bị bệnh có kèm thiếu vitamin A tỷ lệ tử vong tăng cao. Nhóm có quáng gà tử vong 
gấp 3 lần; có vệt Bitot gấp 7 lần; có cả 2 triệu chứng gấp 9 lần.
- Tử vong do thiếu viamin A cao gấp 4 lần và đặc biệt 10-12 lần ở trẻ 1-3 tuổi. 
3. Nguyên nhân thiếu vitamin A   
3.1. Do cung cấp giảm : Thiếu vitamin A kéo dài trong chế  độ ăn thường  gặp ở trẻ kiêng
khem quá mức: ăn ít rau và hoa quả, không ăn dầu, mỡ. Hoặc trẻ được nuôi nhân tạo bằng
nước cháo, sữa bột tách bơ, sữa sấy khô ở 115
o
C ; Thường ở những trẻ có bà mẹ kém kiến
thức về dinh dưỡng.
3.2. Do rối loạn quá trình hấp thu 
- Do rối loạn quá trình hấp thu vitamin A ở ruột : ỉa chảy kéo dài, lỵ, tắc mật.  
- Do suy gan : gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vitamin A. Vitamin A tan trong
mỡ, gan tiết ra mật điều hòa chuyển hóa mỡ giúp chuyển hóa vitamin A. Hơn nữa gan có vai
trò tổng hợp vitamin A.  
- Suy dinh dưỡng protein-năng lượng đặc biệt là  thể Kwashiokor.
3.3. Do tăng nhu cầu vitamin A : trẻ càng nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin A vì nhu cầu cao gấp
5 - 6 lần người lớn. Trẻ bị sởi, thủy đậu, viêm phế quản, lao, nhiễm trùng tiết niệu...thì nhu
cầu vitamin A tăng trong thời gian bị bệnh mà thức ăn không đủ cung cấp.  
3.4. Yếu tố nguy cơ
- Tuổi < 5 tuổi, đặc biệt  là trẻ < 1 tuổi.
- Không bú  sữa non, không bú mẹ. Ăn dặm sớm, hay thức ăn dặm không đủ chất.
- Nhiễm trùng tái diễn nhất là ỉa chảy kéo dài.
- Suy dinh dưỡng nặng.
- Kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng thấp. 
4. Lâm sàng 
4.1. Triệu chứng toàn thân:  Trẻ mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn.  Da khô, tóc dễ rụng.  Hay bị
rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, viêm mũi họng.  
4.2. Triệu chứng đặc hiệu là ở mắt 
Bệnh tiến triển âm thầm, thường ở 2 bên mắt nhưng có thể ở các giai đoạn khác nhau.  
 
Phân loại theo OMS (1982)  
1. XN   : Quáng gà.                     5. X3A      : Loét nhuyễn < 1/3 diện tích giác mạc
2. X1A : Khô kết mạc.                6. X3B           : Loét nhuyễn >1/3 diện tích giác mạc
3. X1B : Vệt Bitot.                      7. Xs        : Sẹo giác mạc
4. X2    : Khô giác mạc.              8. Xf
   : Khô đáy mắt.    
4.2.1. Quáng gà (XN) : Là biểu hiện sớm nhất của bệnh thiếu vitamin A (xem vai trò)
Chẩn đoán xác định dựa vào: Tiền sử suy dinh dưỡng, mới mắc các bệnh sởi, ỉa chảy, rối loạn
tiêu hóa.  Dễ bị vấp ngã, đi quờ quạng khi chiều tối.  Khỏi nhanh khi điều trị vitamin A.  
4.2.2. Khô kết mạc (X1A) : Là tổn thương đặc hiệu do thiếu vitamin A gây nên biến đổi thực
thể sớm nhất ở bán phần trước kết mạc. Mắt hay chớp, lim dim. Hay gặp cả hai mắt. Kết mạc
bình thường bóng ướt, trong suốt trở nên xù xì, vàng, nhăn nheo, có bọt nhỏ, không thấy rõ
các mạch máu. Hồi phục nhanh nếu được điều trị bằng vitamin A.  
4.2.3. Vệt Bitot (X1B) : Là triệu chứng đặc hiệu của tổn thương kết mạc. Là những đám tế bào
biểu mô kết mạc bị sừng hóa, dày lên thành từng đám và bong vảy, có màu trắng xám nổi lên
bề mặt kết mạc nhãn cầu. Bề mặt kết mạc phủ một chất như bọt xà phòng hoặc lổn nhổn như
bã đậu. Gặp ở kết mạc nhãn cầu sát rìa giác mạc điểm 3 giờ và 9 giờ. Thường có hình tam
giác đáy quay về phía rìa giác mạc. Có thể kết hợp với khô kết mạc hoặc đơn độc. Khỏi nhanh
khi điều trị vitamin A tấn công.   4.2.4. Khô giác mạc (X2) : Là giai đoạn biến đổi bệnh lý ở
giác mạc. Có thể hồi phục hoàn toàn không để lại sẹo nếu điều trị kịp thời 
-  Biểu hiện cơ năng : sợ ánh sáng, chói mắt, hay nheo mắt.  
- Biểu hiện thực thể : giác mạc mất bóng sáng, mờ đi như màn sương phủ. Biểu mô giác mạc
bị trợt, cảm giác giác mạc bị giảm sút. Sau đó nhu mô có thể bị thâm nhiễm tế bào viêm làm
giác mạc đục, thường ở nửa dưới của giác mạc. Có thể có mủ tiền phòng, có thể có cả khô kết
mạc (đây là yếu tố để chẩn đoán xác định khô giác mạc do thiếu vitamin A).  
4.2.5. Loét nhuyễn giác mạc dưới 1/3 diện tích giác mạc  (X3A) :  Là tổn thương không hồi
phục của giác mạc để lại sẹo giác mạc và giảm thị lực. Nếu loét sâu có thể gây phòi mống mắt
để lại sẹo dày, dính mống mắt. Hay gặp ở nửa dưới của giác mạc. 
4.2.6. Loét nhuyễn giác mạc trên 1/3 diện tích giác mạc (X3B) : Là tổn thương nặng nề gây
hoại tử tất cả các lớp của giác mạc. Gây phá hủy nhãn cầu hoặc biến dạng. Toàn bộ giác mạc
bị hoại tử, lộ mống mắt ra ngoài, lòi thủy tinh thể và dịch kính ra ngoài, teo nhãn cầu.  
4.2.7. Sẹo giác mạc (Xs) :Là di chứng của loét giác mạc. Sẹo dúm dó, màu trắng. Phân biệt
với sẹo giác mạc do các nguyên nhân khác bằng hỏi kỹ tiền sử, bị cả 2 bên hay 1 bên... 
4.2.8. Khô đáy mắt (Xf) : Là tổn thương võng mạc do thiếu vitamin A mãn tính. Thường gặp
ở trẻ lớn, lứa tuổi đi học, có kèm theo quáng gà. Soi đáy mắt : Thấy xuất hiện  những chấm
nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt rải rác dọc theo mạch máu võng mạc. Chẩn đoán phân biệt : 
Viêm võng mạc chấm trắng. Viêm võng mạc do viêm thận cấp hoặc mãn.
5. Xét nghiệm
- Nồng độ vitamin A / máu giảm <10   g /100ml (bình thường 20 - 50   g /100 ml) 
-  RBP cũng giảm (bình thường 20 - 30   g /ml).  
6. Chẩn đoán
Thiếu vitamin A có thể gây nên mù lòa cho trẻ nếu chẩn đoán muộn ; trái lại bệnh có thể hồi
phục hoàn toàn nếu chẩn đoán sớm bằng cách, dựa vào các triệu chứng sau: Quáng gà và khô
kết mạc. Đối với trẻ bú mẹ, việc chẩn đoán sớm dựa vào bất kỳ triệu chứng tổn thương nào ở
mắt ngay cả viêm kết mạc, điều trị như một tình trạng thiếu vitamin A. Với chẩn đoán sớm
này đã tránh được những tai biến ở mắt cho trẻ nhất là tình trạng mù lòa vì diễn tiến của bệnh
khá nhanh và khó phát hiện hơn trẻ lớn.
7. Điều trị
7.1. Khi có thiếu Vitamin A cần phải điều trị cấp cứu theo phác đồ của OMS để tránh mù
loà cho trẻ. Dùng vitamin A chủ yếu bằng đường uống, vì vitamin A hấp thu qua niêm mạc
ruột 80-90%
-  Đối với trẻ trên 1 tuổi :  Cho ngay một viên vitamin A 200.000 đơn vị uống ngày đầu tiên.
Ngày hôm sau : 200.000 đơn vị uống. Sau 2 tuần : 200.000 đơn vị uống.
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Dùng nửa liều trên.  Nếu trẻ nôn, ỉa chảy: Cho tiêm bắp loại vitamin
A tan trong nước với liều bằng nửa liều uống.  
7.2. Cứ 4 - 6 tháng sau lại cho tiếp một liều vitamin A 200. 000 đơn vị. 
7.3. Ngoài cho vitamin A ra, cần phải  điều trị toàn diện, tìm và điều trị nguyên nhân gây
thiếu vitamin A một cách tích cực. Cho trẻ  ăn các loại rau quả và thỉnh thoảng cần phải có
trứng, thịt, gan, cá tươi, dầu thực vật.,thực phẩm sẵn có ở địa phương, dễ sử dụng và rẻ tiền. 
7.4. Điều trị tại chỗ : Cho thuốc giãn đồng tử, chống dính mống mắt. Kháng sinh chống bội
nhiễm : Chloramphenicol 0.4% một ngày 2 lần. Tra thêm dầu vitaminA giúp tái tạo biểu mô. 
Chú ý :  Không được dùng các loại mỡ có cortisone để tra vào mắt.  
8. Phòng bệnh  
8.1. Phòng bằng giáo dục dinh dưỡng:  Tốt nhất là bằng chế độ ăn có nhiều vitamin A 
-  Phụ nữ có thai và cho con bú cần ăn những thức ăn giàu vitamin A. Ngoài thức ăn động vật,
nên tận dụng các loại rau, củ, quả giàu vitamin A sẵn có ở địa phương. 
-  Cho bú sớm ngay sau  đẻ để trẻ được bú sữa non. Kéo dài thời gian cho bú ít nhất 12 tháng. 
Trẻ từ 4 - 6 tháng cho ăn thêm rau xanh và hoa quả có nhiều vitamin A.  Hàng ngày cho thêm
dầu mỡ vào bữa ăn để tăng sự hấp thu vitamin A. 
-  Khi trẻ bị ỉa chảy, sởi, nhiễm trùng cần cho vitamin A và cho ăn thức ăn giàu vitamin A.  
8.2. Phòng bệnh bằng thuốc vitamin A: Theo phác đồ sau  
- Trẻ < 6 tháng không có  sữa mẹ : Uống 50.000 UI vitamin A bất kỳ lúc nào. 
-  Trẻ từ 6 - 12 tháng : Cứ 4 - 6 tháng cho uống 100.000 UI vitamin A.  
- Trẻ trên 1 tuổi : Cứ 4 - 6 tháng cho uống 200.000 UI vitamin A.  
- Các bà mẹ có thai : Không dùng liều cao trong thời kỳ mang thai vì sợ gây quái thai.  
- Bà mẹ sau sinh : uống ngay 200.000 UI vitamin A để tăng lượng vitamin A trong sữa.  
- Phụ nữ có thai và cho con bú nếu nghi ngờ thiếu vitamin A thì cho uống liều nhỏ <10.000
UI vitamin A /ngày. 
8.3. Phòng các yếu tố nguy cơ có thể gây nên bệnh: Phòng bệnh ỉa chảy, sởi..hoặc ăn đầy đủ
chất dinh dưỡng để phòng thiếu protein- năng lượng
 
THIẾU VITAMIN A
Câu hỏi lượng giá
 
1.      Ở Việt Nam thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ:
A. < 12 tháng tuổi
B. 13 -   24 tháng tuổi
C. 25 -   36 tháng tuổi 
D. 36 -   48 tháng tuổi
E. > 48 tháng tuổi
2.      Triệu chứng lâm sàng xuất hiện đầu tiên của bệnh thiếu vitamin A là:
A. Sợ ánh sáng
B. Quáng gà 
C. Vệt Bitôt
D. Khô giác mạc
E. Khô kết mạc
3.      Tổng liều vitamin A cho trẻ > 1 tuổi khi có biểu hiện thiếu vitamin A là:
A. 100.000 đv .
B. 200.000 đv.
C. 400.000 đv.
D. 500.000 đv.
E. 600.000 đv.
4.      Để phòng bệnh thiếu vitamin A cho trẻ 6-12 tháng, liều vitamin A cho mỗi 4-6 tháng là:
A. 30.000 đơn vị 
B. 50.000 đơn vị.
C. 100.000 đơn vị.
D. 200.000 đơn vị.
E. 500.000 đơn vị. 
5.  Quáng gà là biểu hiện sớm của tình trạng thiếu vitamin A nhưng không phải là dấu hiệu
đặc hiệu cho thiếu vitamin A.  
A. Đúng  
B. Sai.
6.  Nếu trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu trẻ sẽ hoàn toàn tránh được bệnh khô
mắt do thiếu vitamin A. 
A. Đúng.
B. Sai.
 
ĐÁP ÁN: 1C, 2B, 3E, 4C, 5A, 6B
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010, NXB Y học – Hà Nội 2001
2. Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi (2002), “Tình hình và các thách thức về dinh dưỡng ở
Việt Nam hiện nay”, Hội nghị Khoa học dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
3.  Tạ  Thị  Ánh  Hoa  (1997),  “Bệnh  thiếu  vitamin  A”,  Bài  giảng  Nhi  khoa,  NXB  Đà  Nẵng,
trang 142 – 160.
4. Ngô Thị Kim Nhung (1998), “Bệnh thiếu vitamin A”, Bài giảng Nhi Khoa – chương trình
đào tạo bác sĩ tuyến cơ sở, NXB Đà Nẵng, tr. 156-164.
 
BỆNH CÒI XƢƠNG DO THIẾU VITAMIN D
Mục tiêu 
 
1. Kể được các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh.
2. Nêu được tầm quan trọng và dịch tễ học của bệnh.
3. Phát hiện được các triệu chứng của bệnh còi xương về lâm sàng và cận lâm sàng.
4. Thực hiện và tuyên truyền giáo dục được các biện pháp phòng, chống bệnh còi xương
 
1. Chuyển hoá vitamin D và vai trò sinh lý của nó trong cơ thể
1.1. Nguồn cung cấp vitamin D: cơ thể nhận vitamin D từ 2 nguồn
- Thức ăn: có vitamin D như gan, lòng đỏ trứng gà, sữa. Hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ và
sữa bò đều rất thấp (0-10 đv/100ml). Nguồn vitamin D từ động vật dễ hấp thu hơn từ thực vật.
- Tổng hợp vitamin D ở da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời: đây là
nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể. Mỗi ngày cơ thể có thể tổng hợp được từ 50-100
đv vitamin D, nghĩa là đủ thoả mãn nhu cầu sinh lý của cơ thể. Vì vậy trẻ em bị còi xương là do
không được tắm nắng hoặc do ăn uống không đầy đủ.
1.2. Chuyển hoá và vai trò sinh lý của vitamin D trong cơ thể: sau khi được hấp thụ ở ruột hoặc
đựơc tổng hợp ở da, vitamin D được đưa tới gan nhờ protein vận chuyển vitamin D (vitamin D
binding protein-DBP). Ở đó nó được men 25-hydroxylase của tế bào gan biến thành 25 hydroxy
vitamin D (25-OH-D). Chất chuyển hoá này sau đó lại được men 1,  -hydroxylase ở liên bào ống
thận biến thành 1,25-dihydroxyvitamin D (1,25-(OH)2-D). Đây là chất chuyển hoá cuối cùng của
vitamin D và có tác dụng sinh học làm
-  Tăng  hấp  thu  Ca  ở  ruột  qua  cơ  chế  tăng  tổng  hợp  protein  gắn  Ca  (Calcium  binding  protein-
CaBP).
- Huy động canxi ở xương vào máu.
-  Đồng  thời  tăng  tái  hấp  thụ  CaPO4  ở  ống  thận  (dưới  tác  động  của  hormone  tuyến  cận  giáp:
parathormone).
Sự điều hoà sinh tổng hợp 1,25-(OH)2-D phụ thuộc vào nồng độ Calci-Phospho và hormon tuyến
cận giáp trong máu và theo cơ chế điều hoà ngược (feedback) như là 1 nội tiết tố. Khi Ca máu
giảm, sẽ kích thích tuyến cận giáp bài tiết nhiều hormon cận giáp (PTH-Parathyroid hormone).
Hormon  này  lại  kích  thích  hoạt  tính  của  1,  -hydroxylase  ở  ống  thận  để  tăng  tổng  hợp  1,25-
(OH)2-D. Chất này làm tăng hấp thu Ca ở ruột và huy động Ca ở xương vào máu, làm cho nồng
độ Ca trong máu trở lại bình thường. Khi cho vitamin D liều cao, nồng độ 25-OH-D sẽ tăng lên,
nhưng nồng độ 1,25-(OH)2-D lại chỉ tăng lên trong một thời gian ngắn, rồi ngừng lại. Sự điều hoà
này giúp cho cơ thể ngăn ngừa được sự tăng Ca máu do tăng nồng độ vitamin D nhất thời. Những
chủng tộc da màu sống ở vùng nhiệt đới có da sẫm màu là cơ chế bảo vệ tự nhiên để chống lại sự
tổng hợp quá nhiều vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
1.3. Chuyển hoá vitamin D trong giai đoạn thai nghén
Vào cuối thời kỳ thai nghén, nhu cầu về Ca và phospho của thai nhi tăng lên. Sự tăng nhu cầu
này được thoả mãn qua tăng hấp thu Ca và PO4 ở ruột. Với sự cung cấp hàng ngày 700 đơn vị
vitamin D và 1,2 g Ca cho phụ nữ có thai, nồng  độ 1,25-(OH)2-D sẽ tăng lên từ 53 pg/ml lên
87pg lúc có thai 3 tháng và đến cuối thời kỳ thai nghén và cho con bú là 100pg/ml. Vì vậy, trong
thời kỳ có thai và cho con bú cần cung cấp thêm cho người mẹ vitamin D và Ca .
1.4. Cơ chế sinh lý bệnh còi xương thiếu vitamin D
Khi thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu Ca ở ruột, Ca máu giảm làm tăng tiết PTH. Tình trạng
cường tuyến cận giáp sẽ đưa đến 2 hậu quả:
 
- Giảm tái hấp thu phosphat ở ống thận, làm giảm phospho máu, gây ra các biểu hiện rối loạn
chức năng của hệ thần kinh như kích thích, vã mồ hôi.
- Huy động Ca ở xương vào máu gây ra loãng xương.
- Các biến đổi trên đã làm rối loạn quá trình vôi hoá ở xương và gây ra các triệu chứng lâm sàng
và X-quang ở xương.
2. Dịch tễ học
-  Còi xương  là  một  bệnh  phổ  biến  ở  trẻ  em  dưới  3  tuổi,  đặc  biệt  là  các  trẻ  từ  3  tháng  đến  18
tháng, vì đây là lứa tuổi mà hệ xương đang phát triển mạnh, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể
lực và sức khoẻ của trẻ. Vì vậy việc phòng chống bệnh còi xương là một vấn đề ưu tiên của sức
khoẻ cộng đồng.
- Nước ta tuy là 1 nước nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là 1 bệnh phổ
biến. Theo thống kê của Viện Bảo vệ Sức khoẻ  trẻ em thì tỷ lệ mắc bệnh trung  bình là 9,4%,
trong đó trẻ dưới 3 tuổi chiếm 34-35%.
- Giới: không có sự khác biệt về giới.
Bệnh thường gặp ở những vùng kinh tế thấp, gia đình đông con, nhà cửa ẩm thấp, thiếu ánh sáng
mặt trời.
- Địa dư: thành phố nơi đông dân cư, nhà ở cao tầng, nơi nhiều khói bụi công nghiệp. Ở nước ta,
trẻ em các tỉnh phía Bắc bị mắc bệnh nhiều hơn các tỉnh phía Nam.
3. Nguyên nhân của bệnh còi xƣơng thiếu vitamin D
3.1. Chủ yếu do thiếu ánh sáng mặt trời
- Nhà ở chật chội tối tăm.
- Do tập quán sai lầm, không cho trẻ ra ngoài trời, thậm chí ở trong buồng tối nhất là trong những
tháng đầu sau sinh nên trẻ bị còi xương sớm.
- Mặc quá nhiều quần áo.
- Ở những vùng nhiều sương mù, mùa đông ít ánh sáng mặt trời trẻ mắc bệnh còi xương nhiều.
3.2. Do ăn uống
- Vitamin D trong sữa  mẹ và  cả sữa bò  đều rất ít, nhưng trẻ  được nuôi bằng sữa bò dễ bị còi
xương hơn trẻ bú sữa mẹ. Vì tỷ lệ Ca/P trong sữa mẹ sinh lý và dễ hấp thu hơn trong sữa bò, nên
nhu cầu vitamin D ở trẻ bú sữa mẹ thấp hơn.
- Trẻ ăn nhiều chất bột sớm cũng dễ bị còi xương vì trong bột có nhiều acide phytinic, chất này
kết hợp với Ca thành muối calciphitinat không hoà tan làm cho sự hấp thu Ca ở ruột bị giảm.
3.3. Yếu tố thuận lợi
- Tuổi: bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi là tuổi mà hệ xương phát triển mạnh nhất.
- Trẻ đẻ non, đẻ yếu dễ bị còi xương vì cơ thể không tích lũy đủ muối khoáng và vitamin D trong
thời kỳ bào thai, nhưng tốc độ trẻ phát triển nhanh đòi hỏi nhu cầu vitamin D cao hơn trẻ bình
thường, hoạt tính của hệ thống men tham gia vào chuyển hoá vitamin còn yếu, do đó ngay từ 2-3
tháng trẻ đã có thể mắc bệnh còi xương.
- Bệnh tật: trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hoá, dễ bị còi
xương. Những trẻ bị rối loạn tiêu hoá kéo dài, tắc mật bẩm sinh làm cản trở sự hấp thu vitamin D
và muối khoáng ở ruột.
- Màu da: các trẻ da đen, nâu dễ mắc bệnh còi xương do kém tổng hợp vitamin D ở da.
- Do dùng thuốc: corticoide, hydantoine, gardenal.
4. Các thể lâm sàng
4.1.  Thể  cổ  điển  ở  trẻ  trên  6  tháng:  gặp  nhiều  nhất  ở  trẻ  6-18  tháng.  Nguyên  nhân  thiếu  ánh
nắng, thiếu chăm sóc và nuôi dưỡng. Thường kết hợp với SDD. Biểu hiện 4 nhóm triệu chứng
lâm sàng
 
4.1.1. Triệu chứng liên quan đến hạ Ca máu: quấy khóc về đêm, ra mồ hôi trộm, chậm mọc răng,
mất men răng, thóp liền chậm. Lượng Ca
++
 máu thường giảm nhẹ, ít khi gây cơn Tétanie.
4.1.2. Biến dạng xương: thường gặp trong giai đoạn tiến triển của bệnh, chủ yếu ở lồng ngực, chi
và cột sống
- Ở ngực: chuỗi hạt sườn, rãnh Harrisson, lồng ngực hình ức gà hoặc hình phễu.
- Cột sống: gù, vẹo. Xương chậu hẹp.
- Xương chi: vòng cổ tay, cổ chân. Chi dưới cong hình chữ X, chữ O; chi trên: cán vá.
4.1.3. Giảm trương lực cơ: thường thấy trong thể nặng làm trẻ chậm phát triển về vận động, bụng
to, cơ hô hấp kém hoạt động, dễ viêm phổi.
4.1.4. Thiếu máu: gặp trong bệnh nặng, chủ yếu là thiếu máu thiếu sắt, có thể kèm gan lách to
vừa  ở  trẻ  nhũ  nhi.  Thiếu  máu,  còi  xương  và  suy  dinh  dưỡng  thường  được  kết  hợp  trong  Hội
chứng thiếu cung cấp: Von Jack Hayem Luzet.
4.1.5. Xét nghiệm 
- Thiếu máu.
- Ca
++
 máu giảm vùa phải, 3-4 mEq/l ở giai đoạn đầu của bệnh, do kém hấp thu và ở giai đoạn
cuối, do kém tái hấp thu ở ống thận. Ở giai đoạn 2, nhờ phản ứng của tuyến cận giáp, Ca được
huy động từ xương vào máu, nên Ca
++
 máu bình thường hoặc chỉ giảm nhẹ. Đối với trẻ < 6 tháng,
hoạt động của tuyến cận giáp chưa tốt nên triệu chứng hạ Ca
++
 máu duy trì suốt thời gian tiến
triển của bệnh.
- Phosphore máu thường chỉ giảm ở giai đoạn cuối của bệnh, khi chức năng tái hấp thu của ống
thận giảm. Mức độ giảm từ 1,5-3,5mg% (bình thường 4,5mg%).
- Phosphatase kiềm tăng song song với mức độ giảm của vitamin D, đó cũng là triệu chứng báo
động giống như hạ Ca
++
máu. Mức độ tăng có thể từ 20-30 đv Bodansky trong các thể nhẹ, đến
50-60 trong các thể nặng. Trở về bình thường nhanh chóng sau điều trị vitamin D
- X quang xương: chụp cổ tay hoặc cổ chân: đầu xương to bè và bị khoét hình đáy chén, vùng sụn
bị dãn rộng ở giai đoạn tiến triẻn của bệnh, hoặc hình đường viền rõ nét ở giai đoạn phục hồi.
Các điểm cốt hoá ở bàn tay, bàn chân chậm so với tuổi, lồng ngực có hình nút chai “champagne”.
4.2.  Bệnh  còi  xương  sớm  ở  trẻ  <  6  tháng:  Gặp  nhiều  ở  nước  ta.  Nguyên  nhân  do  mẹ  kiêng
không cho trẻ ra ngoài sáng nên thiếu vitamin D, chế độ ăn của mẹ sau sinh lại kiêng khem thiếu
các chất giàu Ca. Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện từ tuần thứ 2.
4.2.1. Tình trạng hạ Ca
++
 máu: luôn có và là triệu chứng báo động. Trẻ tăng kích thích thần kinh

- Dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình. 
- Khi thở có tiếng rít do mềm sụn thanh quản.
- Khi bú: sữa gây co thắt dạ dày làm cho trẻ nôn, co thắt cơ hoành làm trẻ nấc cụt.
- Nghiệm pháp gây cơn khóc co thắt thanh quản (spasme du sanglot): rất nhạy nhất là đối với trẻ
< 3 tháng và dương tính ở > 90% trẻ được nghi ngờ hạ Ca
++
 máu.
- Ca
++
 máu giảm sớm và thường ở mức độ nhẹ, 3-4mEq/l, một số ít có biểu hiện cơn Tétanie với
Ca
++
 máu < 3mEq/l. Sau điều trị vitamin D,  Ca
++
 máu nhanh chóng trở về bình thường.
4.2.2. Biến dạng xương: chủ yếu ở hộp sọ: hộp sọ trẻ bị bẹp theo tư thế nằm. Bướu trán, bướu
đỉnh. Động tác bú làm xương hàm trên khép lại và nhô ra phía trước so với xương hàm dưới. Nếu
không chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ có biến dạng lồng ngực, cột sống và các chi như thể cổ
điển.
4.2.3. Giảm trương lực cơ và thiếu máu thường nhẹ hơn thể cổ điển, nhiều khi không có nếu điều
trị sớm.
4.2.4. Phospho máu thường không giảm hoặc giảm ít và muộn sau 3 tháng tuổi vì chức năng tái
hấp thu của thận chưa bị ảnh hưởng. Phosphatase kiềm tăng nhanh và sớm như trong thể cổ điển.
 
4.2.5. X quang xương cổ tay, cổ chân không có hình ảnh điển hình như ở thể cổ điển, không có
hình ảnh khoét đáy chén.
4.3. Bệnh còi xương bào thai: nhu cầu Ca và vitamin D tăng gấp 3 ở phụ nữ mang thai để cung
cấp cho bào thai, nhất là trong quý 3 của thai kỳ. Bệnh thường gặp ở trẻ sinh non, đa thai. Trước
sinh, thai cử động yếu. Sau đẻ, bệnh được gợi ý nếu trẻ có thóp rộng 4-5 cm đường kính (bình
thường  2-3  cm).  Các  mảnh  xương  sọ  rời  do  bờ  rìa  chưa  được  vôi  hoá.  Ấn  lõm  hộp  sọ  “
crâniotabès”.
- Trẻ có tình trạng hạ Ca
++
 máu, có thể nặng gây ngừng thở từng cơn, hoặc nhẹ gây cơn khóc “dạ
đề”, hay ọc sữa, nấc cụt sau bú và đi phân són.
5. Chẩn đoán còi xƣơng tại cộng đồng
 trong điều kiện thực địa kết luận còi xương khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau  đây:
chuỗi hạt sườn, to đầu chi, mềm hộp sọ, biến dạng đặc biệt ở lồng ngực (lồng ngực hình ức gà,
chuỗi hạt sườn, rãnh Harrisson) kèm theo giảm trương lực cơ.
6. Điều trị
6.1. Nguyên tắc điều trị: hướng dẫn và tuyên truyền cho bà mẹ
- Cải thiện dinh dưỡng: cho thực phẩm giàu vitamin D như dầu cá  (3 thìa trà dầu cá cung cấp
3000 UI vitamin D), bơ, gan, lòng đỏ trứng, sữa có bổ sung vitamin D.
- Điều trị tiêu chảy và tiêu chảy phân mỡ.
- Bảo đảm tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời.
6.2. Điều trị đặc hiệu
6.2.1. Còi xương cổ điển: liều điều trị vitamin D 5000đv/ngày uống liên tục trong 2-3 tuần.
Liều điều trị được chỉ định dựa vào hình ảnh X quang xương cổ tay hoặc cổ chân, đầu xương bị
khoét hình đáy chén. Sau 2-3 tuần điều trị chụp kiểm tra lại:
- Nếu có hình ảnh đường viền của giai đoạn phục hồi, chuyển sang liều phòng bệnh: 400 đv/ngày
.
- Nếu còn hình ảnh khoét xương: tiếp tục liều điều trị thêm vài ngày.
- Kết hợp thêm chế độ ăn giàu chất đạm và đủ các chất, không cần thêm thuốc có Ca
6.2.2. Còi xương sớm: cho cả vitamin D và Ca
- Vitamin D: 1500-2000 đv/ngày (3-4 tuần, sau đó chuyển sang liều phòng bệnh 400đv/ngày liên
tục cho đến tuổi biết đi không cần kiểm tra xương như trong thể cổ điển.
- Đối với trẻ bú mẹ: nên kiểm tra Ca
++
 máu của mẹ và khuyên mẹ không kiêng cữ trong chế độ
ăn. Nếu Ca
++
máu của  mẹ  giảm, cho mẹ uống  Gluconate hoặc lactate  Ca 2g/ngày  cho  đến khi
Ca++ máu trở về bình thường. Nếu Ca
++
 máu của trẻ giảm (Ca huyết thanh < 7.0 mg/dl hay Ca
++
 
< 3.5mg/dl)
+ Cho Calcium gluconate 10% liều 1-2ml/kg tiêm tĩnh mạch chậm, theo dõi ECG nếu có. Duy trì
bằng chuyền tĩnh mạch liều 4-6ml/kg/ngày (36-54 meq/kg/ngày). Nếu cần có thể lặp lại như trên
lần thứ 2.
+ Duy trì: cho Ca đường uống 75mg/kg/ngày chia đều 4 lần
6.2.3. Còi xương bào thai: cũng điều trị như thể sớm nhưng cần chú ý tình trạng hạ Ca
++
 máu có
thể nặng. Cần kiểm tra Ca
++
 máu của mẹ và điều trị như trên
7. Phòng bệnh
Muốn phòng chống tốt bệnh còi xương do thiếu vitamin D, chúng ta cần giáo dục cách nuôi con
theo khoa học bao gồm
7.1. Giáo dục sức khoẻ
- Khuyên bà mẹ loại bỏ những tập quán lạc hậu như: kiêng nắng, kiêng gió, kiêng ăn 1 số thức ăn
trước và sau khi sinh.
 
- Hướng dẫn mẹ tắm nắng cho cả 2 mẹ con vào buổi sáng sớm, thời gian tăng dần, trung  bình 10-
30 phút. Lưu ý cho da của trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ : nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm đúng phương pháp: ngoài
những bữa bú sữa mẹ, mỗi bữa ăn của trẻ phải có đầy đủ các thành phần trong ô vuông thức ăn.
7.2. Cho uống vitamin D liều phòng bệnh
- Từ ngày thứ 7 sau sinh cho trẻ uống vitamin D 400 đv cho đến tuổi biết đi.
- Đối với trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba: trong tháng đầu tiên cho liều cao hơn: 1000đv/ngày.
- Đối với phụ nữ mang thai, nếu ít có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có
thể cho uống mỗi ngày 1000 đv từ tháng thứ 6 của thai kỳ cho đến khi sinh.
 
CÒI XƢƠNG THIẾU VITAMIN D
Câu hỏi lƣợng giá
 
1.  Bệnh còi xương do thiếu vitamin D gặp chủ yếu ở lứa tuổi:
A. < 3 tháng.
B. 3-18 tháng. 
C. 24-36 tháng.
D. 36 tháng - 5 tuổi.
E. > 5 tuổi
2.  Tỷ lệ trung bình trẻ em nước ta mắc bệnh còi xương là:
A. < 5%.
B. 8-10%. 
C. 12-15%.
D. 20-25%.
E. >30%.
3.  Vitamin D có chức năng:
A. Tăng sự hấp thu Ca và P ở ruột. 
B. Giảm huy động Ca từ xương vào máu.
C. Tăng thải Ca và P ở thận.
D. Kích thích tuyến cận giáp sản xuất parathyroid hormon.
E. Giảm sự gắn kết Ca vào xương.
4.  Hình ảnh đầu xương dài bị khoét hình đáy chén trong bệnh còi xương thường gặp ở lứa tuổi:
A. < 6 tháng.
B. 6-18 tháng. 
C. 18-24 tháng.
D. > 2 tuổi.
E. Ở tất cả mọi lứa tuổi.
5.  Để  phòng bệnh còi xương, cho trẻ uống vitamin D mỗi 6 tháng 1 liều 50.000 đv và uống sữa
can xi 0,5 g/ngày. 
A. Đúng
B. Sai  
6.  Những triệu chứng liên quan đến hạ can xi máu ở còi xương thể cổ điển ở trẻ em biểu hiện
bằng:...(A)... về đêm, ra mồ hôi trộm, ...(B)  ....chậm liền, chậm...(C)...
 
ĐÁP ÁN
1B    2B    3A    4B    5B  6A: Quấy khóc, B: thóp, C: mọc răng
 
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Đào Ngọc Diễn, Lê Nam Trà (2002), “Đánh giá hiệu quả điều trị còi xương dinh dưỡng bằng
vitamin D liều thấp”, Hội nghị khoa học dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
2. Tạ Thị Ánh Hoa (1997), “Bệnh còi xương do thiếu vitamin D” -  Bài giảng Nhi khoa tập I-
NXB Đà Nẵng . Trang 173-190.
3. Tạ Thị Ánh Hoa (1983), “Bệnh còi xương sớm ở trẻ nhũ nhi được 6 tháng tuổi” - Hội nghị Nhi
khoa thế giới lần thứ 17 – Manila 
4. Nguyễn Thu Nhạn (1997), “Bệnh còi xương”, Cẩm nang điều trị Nhi khoa, NXB Y học, trang
95-96.
5.  Ngô  Thị  Kim  Nhung  (1998),  “Bệnh  còi  xương  do  thiếu  vitamin  D”  -  Bài  giảng  Nhi  khoa  ,
chương trình đào tạo bác sĩ tuyến cơ sở - NXB Đà Nẵng . Trang 145-151.
 
 
BỆNH TÊ PHÙ ( BERI-BERI) DO THIẾU VITAMIN B1 Ở TRẺ EM
 
Mục tiêu 
 
1. Trình bày được vai trò và chuyển hoá của vitamin B1.
2. Kể được các nguyên nhân gây nên bệnh thiếu vitamin B1 ở trẻ em.
3. Mô tả được các thể lâm sàng của bệnh.
4. Nêu lên phương pháp điều trị và hướng dẫn phòng bệnh thiếu vitamin B1.
 
 
1. Vai trò của vitamin B1
Vitamin B1(thiamin) là loại vitamin tan trong nước, kém tan ở trong cồn và không tan trong
ête.  Thiamin  được  dùng  như  một  co-enzym  trong  việc  chuyển  hóa  carbohydrate  ở  tổ  chức
thành năng lượng và mỡ. Chuyển hoá axit Pyruvic thành axit Oxaloacétic để đi vào chu trình
Krebs và cung cấp năng lượng.
Thiếu vitamin B1 gây ra giảm khả năng chuyển hóa glucose và hậu quả là giảm năng lượng.
Thiamin rất cần cho sự tổng hợp acetylcholine. Sự thiếu hụt thiamin sẽ gây nên rối loạn trong
việc  dẫn  truyền  thần  kinh;  gây  ứ  đọng  các  chất  axit  Pyruvic,  axit  Lactic,  axit  Adénylic  và
CO2,  gây phù nề tổ chức và giảm khả năng sử dụng O2 của tế bào. Một số tổ chức có nhu
cầu  cao  về  thiamin  theo  thứ  tự  như  sau:  cơ  tim,  thần  kinh,  gan,  thận,  cơ  bắp,...Do  vậy  khi
thiếu hụt vitamin B1 cấp thì triệu chứng suy cơ tim cấp xuất hiện đầu tiên và diễn biến nặng
rất nhanh, còn các triệu chứng khác xuất hiện từ từ hoặc chỉ thấy trong thể mãn.
2. Dịch tễ học
Thiếu vitamin B1 hay còn gọi là bệnh tê phù (beri-beri), thường gặp nhất ở tuổi nhũ nhi, từ 2-
3 tháng tuổi do chế độ ăn bột quá sớm. Bệnh thường đi kèm với bệnh suy dinh dưỡng và thiếu
các  vitamin  nhóm  B  khác.  Trong  thập  kỷ  1950-1960,  suy  tim  do  thiếu  vitamin  B1  là  một
trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ em Philippin. Tại Việt Nam, bệnh đã
gây ra thành dịch lớn, lưu hành ở 7 tỉnh miền Bắc vào những năm 60-80. Dịch tê phù năm
1985 có những đặc điểm sau: lan rộng 4-5 tháng sau mùa mưa úng, lúa ngâm nước lâu ngày
trước  khi  gặt.  Sau  vụ  lụt  các  loại  rau  màu  đều  ít,  chất  lượng  gạo  kém,  các  mẫu  gạo  kiểm
nghiệm đều nghèo vitamin B1. Các địa phương có dịch không phải là các địa phương thiếu,
đói mà chủ yếu do chất lượng gạo kém, thiếu các thức ăn bổ sung. Tại tỉnh Hòa Bình, bệnh đã
xảy ra nhiều năm nay và được dân địa phương gọi là bệnh “tê tê, say say”. Bệnh đã gây ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe, khả năng lao động của nhiều người. Năm 1997 bệnh này lại xảy ra
rầm rộ trên một diện rộng làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của 450 người và gây tử vong 3
người. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở độ tuổi lao động và phụ nữ cho con bú.
Bệnh thường khởi phát và diễn biến nặng vào mùa hè. Từ đó đến nay, không xảy ra các vụ
dịch lớn nhưng bệnh vẫn xảy ra lẻ tẻ ở các đối tượng ăn uống kiêng khem: các bà mẹ sau sinh,
trẻ nhỏ. 
3. Nguồn cung cấp Vitamin B1 
3.1. Nguồn ngoại sinh: qua thức ăn: nấm men, sữa mẹ, sữa bò, trứng, gà vịt, rau xanh, ngũ
cốc, vỏ của các hạt ngũ cốc, trái cây, mầm các loại hạt đặc biệt các loại đậu. 
Những bà mẹ có chế độ ăn kiêng khem sau sinh sẽ bị giảm vitamin B1 trong máu và trong sữa
gây bệnh tê phù cho con của mình.
3.2. Nguồn nội sinh: những vi khuẩn thường trú tại đại tràng cũng sản xuất ra vitamin B1
cùng với các vitamin khác của nhóm B. Nguồn nội sinh này có thể bị giảm nếu pH của đại
tràng thay đổi (do thức ăn không tiêu hoặc do bị ứ đọng và lên men), hoặc rối loạn vi khuẩn
chí đường ruột (do nhiễm khuẩn hay do dùng kháng sinh), hoặc chế độ ăn nhiều bột cản trở
các vi khuẩn sản xuất vitamin B1 cũng như làm tăng nhu cầu vitamin B1.
4. Chuyển hoá vitamin B1
 
 Từ ruột vitamin B1 được hấp thu vào máu, sự hấp thu sẽ bị giảm nếu có các nguyên nhân
sau: giảm a. chlohydric ở dạ dày, quá nhiều mật ở ruột, tăng nhu động ruột, tiêu chảy, làm mất
nhiều vitamin B1 theo phân.
Vào máu, vitamin B1 được phosphore hoá nhờ ATP và được tích luỹ ở gan, để sử dụng dần
theo nhu cầu của các tổ chức. 
Vitamin B1 dễ bị phá huỷ bởi nhiệt, trong môi trường trung tính hoặc kiềm và dễ dàng được
chiết xuất từ thực phẩm bằng cách luộc.
Một vài loại cá có chứa các enzyme gây phá huỷ thiamin (cá sống, tôm, ốc sò)
Khi nồng độ vitamin B1 trong máu tăng thì nó sẽ được thải qua 3 đường: nước tiểu, mồ hôi,
phân.
5. Nhu cầu vitamin B1
 theo Cogill có sự liên quan mật thiết giữa nhu cầu vitamin B1 và số lượng chất gluxit cần
chuyển hoá: chế độ ăn nhiều chất bột cần nhiều vitamin B1, ngược lại chế độ ăn có tỷ lệ cân
đối giữa các chất bột, đạm, béo cần rất ít vitamin B1.
Bình thường nhu cầu vitamin B1 là 1 mg cho mỗi 3000 Kcalo năng lượng. Đối với trẻ em nhu
cầu này tăng theo
5.1. Nhu cầu vitamin B1 tăng theo tuổi 
Tuổi
Nhu cầu vitamin B1 (mg/ngày)
< 1
0,4
1-3
0,6
4-6
0,8
7-9
1,0
10-12
1,2
13-15
1,4
5.2. Nhu cầu tăng theo mức độ chuyển hoá cơ thể: khi sốt cao, vã nhiều mồ hôi, tình trạng
vật vã, kích thích, co giật, cảm lạnh.. Các yếu tố này có thể thúc đẩy thể tiềm ẩn của bệnh có
biểu hiện lâm sàng và giúp chẩn đoán.
Đối với phụ nữ, trong thời gian mang thai và cho con bú, nhu cầu vitamin B1 tăng gấp 2-3 lần
bình thường 
6. Nguyên nhân thiếu vitamin B1
6.1. Nguyên nhân
- Thiếu cung cấp.
- Kém hấp thu.
- Kém tích luỹ ở gan.
- Mất mát qua đường tiểu do dùng thuốc lợi tiểu.
- Thức ăn có chứa nhiều men thiaminase (cá sống, tôm, ốc, sò, hoặc ăn gạo bị mốc) do vừa
ngăn cản sự hoạt động của vi khuẩn đường ruột sản xuất vitamin B1 vừa ức chế sự hoạt động
của thiamin.
6.2. Các yếu tố thuận lợi gây thiếu vitamin B1
- Vo gạo quá kỹ hoặc nấu sôi quá lâu: 40% vitamin B1 mất.
- Gạo xát quá trắng. Gạo xay giã thủ công cung cấp lượng vitamin B1 từ 0,16-0,18 mg/100g
gạo, trong khi gạo trắng xay xát theo phương pháp công nghiệp chỉ cung cấp 0,08mg vitamin
B1/100g gạo.
- Chế độ ăn kiêng của bà mẹ mang thai và cho con bú: 1 số bà mẹ chỉ ăn gạo xát trắng, cá kho
mặn, trong thời gian cho con bú khẩu phần này làm thiếu hụt lượng vitamin B1 trong sữa mẹ:
chỉ khoảng 0,03mg/l sữa (bình thường: 0,2mg/l)
7. Đặc điểm lâm sàng  tuỳ theo lứa tuổi
7.1. Ở trẻ nhỏ (0 -12 tháng) 
7.1.1. Thể suy tim cấp: trẻ 2-4 tháng. Thể này thường gặp trên trẻ bụ bẫm, ít gặp ở trẻ suy
dinh dưỡng. Biểu hiện
 
- Mẹ có triệu chứng Beri-Beri điển hình: phù 2 chi dưới, đi lại khó khăn, giảm các phản xạ
gân xương, da xanh thiếu máu. Tình trạng thiếu vitamin B1 ở mẹ có thể có từ trước nhưng
tiềm ẩn và bị bộc phát sau sinh do chế độ ăn uống kiêng khem
- Trẻ trước đây khoẻ mạnh không có sốt.
-  Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng
+ Triệu chứng hô hấp: khó thở, thở nhanh.
+ Triệu chứng tim mạch: suy tim cung lượng cao:nhịp tim nhanh (160-180 lần/ phút), tiếng
tim yếu, nhịp ngựa phi, tím tái, mạch yếu, gan to, tiểu ít (20%). Phù nhẹ chân.
+ Triệu chứng thần kinh: vật vã, tiếng khóc rên rỉ, rối loạn vận mạch, co giật và hôn mê.
- Bệnh diễn tiến nhanh, tử vong nếu điều trị không đúng.
- Cận lâm sàng trên ECG: khoảng Q-T kéo dài, đảo ngược sóng T, giảm điện thế. Xquang:
tim to nhất là tim phải.
Các triệu chứng báo trước vài ngày trước đó, bị bỏ qua 
- Rối loạn tiêu hoá: ói, ọc sữa, bón và hoặc sinh bụng.
- Thay đổi tính tình: bú kém, bỏ bú, vật vã khóc dữ dội từng cơn.
- Tiểu ít, phù nhẹ.
 Một số chi tiết lâm sàng có thể xem là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh
- Suy tim do thiếu B1 thường gặp ở trẻ bú mẹ.
- Người mẹ có tiền sử ăn kiêng với cơm là thành phần chính nấu từ gạo xay quá kỹ.
- Mẹ thường tê và hay yếu 2 chân.
- Suy tim xuất hiện đột ngột (thở nhanh, khó thở)
- Tiếng khóc rên rỉ, khàn tiếng.
- Có những dấu hiệu báo trước như rối loạn tiêu hóa (nôn, bỏ bú).
- Đáp ứng ngay với vitamin B1: tiêm vitamin B1 trong vòng 2 giờ có dấu hiệu thuyên giảm
nhanh chóng: xác nhận chẩn đoán.
7.1.2. Thể mất tiếng: gặp ở trẻ lứa tuổi 5-8 tháng
- Khởi phát từ từ, lúc đầu giọng khàn sau đó mất tiếng hoàn toàn.
- Thường kèm theo nhiễm trùng hô hấp có sốt và ho.
7.1.3. Thể màng não: 8-12 tháng
- Trẻ ngủ gà, thóp phồng, rung giật nhãn cầu.
- Nước não tuỷ: tăng nhẹ áp lực, protein và tế bào.
7.1.4. Thể nhẹ hơn
- Ăn không ngon miệng. 
- Táo bón. Phù nhẹ mặt và chân. 
- Các dấu hiệu thần kinh: giảm phản xạ gân xương.
7.2. Ở trẻ lớn: từ 1 tuổi trở lên
- Triệu chứng ban đầu không điển hình như ăn kém ngon miệng.
- Dấu hiệu thần kinh (thể khô): khó đi, nặng chân và có cảm giác bất thường ở chân, phản xạ
gân xương giảm hay mất. Teo cơ. 
- Các dấu hiệu tim mạch (thể ướt): phù mặt và phù chân, thỉnh thoảng có dịch màng bụng,
tĩnh mạch cổ nổi, áp lực tâm thu cao. Có thể có suy tim. Phì đại tim phải kèm ứ đọng tuần
hoàn phổi.
8. Chẩn đoán phân biệt
 -  Viêm cơ tim cấp do virus với biểu hiện suy tim cấp.
 - Suy tim trong các bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim.
 - Các bệnh hô hấp: viêm phổi, bạch hầu thanh quản.
 -  Nhiễm virus và vài trường hợp nhiễm độc cấp.
 -  Viêm màng não, bại liệt.
9. Điều trị
9.1. Thể suy tim: cần phải được điều trị cấp cứu 
 
 -  Vitamin B1:  50 mg/ ngày. Lúc đầu tiêm tĩnh mạch với liều 25 mg và 2 giờ sau tiêm bắp 25
mg. 
 -  Các triệu chứng rên rỉ, vật vã, khó thở, tím tái biến mất trong vòng 45 phút đến 1 giờ rưỡi.
Kích thước của gan giảm chậm hơn, từ 8 - 36 giờ và kích thước tim trở lại bình thường trong
24 giờ. 
 -  Mặc dù bệnh cải thiện nhanh chóng sau khi cho liều tấn công nhưng vẫn phải tiếp tục liệu
trình :10 - 20 mg / ngày uống x  4-6 tuần.
 -  Mẹ: uống vitamin B1 hàng ngày liều 10 - 50mg/ngày.
 -  Có thể dùng lợi tiểu, digitalis.
9.2. Các thể khác: tiêm bắp liều 10 - 20 mg/ngày trong 3 ngày đầu, sau đó cho uống liều 5-10
mg/ hai lần trong ngày, trong vài ngày.
 - Điều trị dinh dưỡng hỗ trợ: Chế độ ăn cân đối về tỷ lệ gluxit, lipit, và đạm và giàu vitamin
B1, chú ý không ăn gạo xát quá kỹ.
10. Phòng bệnh
- Cần cải thiện thức ăn cho các bà mẹ trong khi mang thai và sau khi sinh: tăng thêm rau, thịt,
cá, đậu nành hay cho uống vitamin B1 tổng hợp.
- Khẩu phần ăn cân đối: giảm lượng gluxit trong khẩu phần ăn để đạt mức quy định của Viện
Vệ Sinh Dịch Tễ là 75% năng lượng cung cấp bởi chất gluxit vì nhu cầu vitamin B1 tăng theo
lượng glucide. 
- Gạo là nguồn cung cấp vitamin B1 quan trọng do đó cần chú ý đến tỷ lệ xay xát thích hợp,
không được sử dụng gạo xát quá kỹ, phải bảo quản gạo tốt tránh mốc. Không chà xát và vo
rửa gạo quá nhiều lần. Nấu cơm không sôi quá lâu.
- Ở một số thời kỳ (sau úng lụt, giáp hạt) hoặc một số đối tượng (phụ nữ có thai, cho con bú,
trẻ em) có thể bổ sung vitamin B1 hoặc các viên cám.
 
THIẾU VITAMIN B1 TRẺ EM
Câu hỏi lượng giá
 
1.  Yếu tố nào sau đây KHÔNG PHẢI là nguyên nhân của bệnh thiếu vitamin B1:
A. Ăn gạo xát trắng.
B. Tiêu chảy gây kém hấp thu.
C. Dùng thuốc lợi tiểu dài ngày.
D. Suy chức năng gan.
E. Ăn thức ăn có ít men thiaminase. 
2.  Thể suy tim cấp do thiếu vitamin B1 thường gặp ở lứa tuổi :
A. < 1 tháng.
B. 2-4 tháng. 
C. 6-8 tháng.
D. > 12 tháng.
E. > 3 tuổi.
3.  Khi bị thiếu vitamin B1 cơ quan bị tổn thương đầu tiên sẽ là:
A. Thần kinh.
B. Cơ tim. 
C. Gan .
D. Thận.
E. Cơ bắp
4.  Thể suy tim cấp do thiếu vitamin B1 gặp ở trẻ (..A..) . Thể này thường gặp trên trẻ (..B...)
ít gặp ở trẻ (..C...).
5.  Thể suy tim do thiếu vitamin B1 cần phải điều trị cấp cứu với liều vitamin B1 (..A..). Lúc
đầu tiêm tĩnh mạch với liều (..B..) và 2 giờ sau tiêm bắp liều (...C..). 
 
 
Đáp án
1E       2B       3B
4: A: 2-4 tháng,   B: bụ bẫm, C: suy dinh dưỡng; 
5: A: 50mg/ngày, B: 25 mg,   C: 25 mg
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Hà Huy Khôi (2001), Dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp, NXB Y học Hà Nội
2. Hà Huy Khôi (2002), “Nhu cầu dinh dưỡng”, Dinh dưỡng lâm sàng, Bộ y tế, NXB Y học,
Hà nội, tr. 45-64.
3. Nguyễn Xuân Ninh (2002), “Vitamin và chất khoáng”, Tài liệu tập huấn Dinh dưỡng lâm
sàng, Viện Dinh Dưỡng Bộ Y tế, tr. 27-49.
4. Phạm Thị Thu Hương, Hà Huy Khôi (2002), “Bước đầu tìm hiểu tình trạng vitamin B1 máu
của người mắc “tê say” và mối liên quan đến bệnh”, Y học thực hành - số 5/2002, trang 80-83.
 
 
SUY DINH DƯỠNG PROTEIN-NĂNG LƯỢNG TRẺ EM
 
Mục tiêu 
 
1. Trình bày được dịch tễ học của suy dinh dưỡng, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ.
2. Nêu lên được sinh lý bệnh của suy dinh dưỡng và các biến  đổi miễn dịch ở trẻ suy dinh
dưỡng.
3.  Phát  hiện  được  các  triệu  chứng  lâm  sàng  và  biết  cách  phân  loại  bệnh  suy  dinh
dưỡng.
4. Kể được phác đồ điều trị suy dinh dưỡng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và thực hiện tuyên
truyền, hướng dẫn phòng suy dinh dưỡng tại cộng đồng và phòng suy dinh dưỡng bào thai.
 
1. Tầm quan trọng của vấn đề suy dinh dưỡng protein-năng lượng (SDDPNL) trẻ em 
- Là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ em tại các nước đang phát triển.
- Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em: theo WHO (9/1980), mỗi năm tại các nước
thuộc thế giới thứ ba, có 10,4 triệu trẻ em dưới 11 tháng tuổi và 4,4 triệu trẻ em từ 1 - 4 tuổi bị
chết mà 57% là do SDDPNL (43% là do bệnh  nhiễm trùng mà chủ yếu là ỉa chảy, nghĩa là cứ
mỗi phút có 25 trẻ < 5 tuổi bị chết do suy dinh dưỡng (SDD).
- Làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và khi mắc thì diễn biến xấu hơn, gia tăng tỉ lệ tử
vong.
- Làm trẻ kém phát triển về thể chất và tinh thần. Tác hại của SDD càng nặng, nếu bệnh xuất
hiện lúc cơ quan chưa trưởng thành, trước 6 tuổi đối với não và trước 20 tuổi đối với chiều
cao. Mức độ chậm phát triển tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh nhiều nhất ở giai
đoạn trẻ có tốc độ phát triển cao nhất: trí thông minh dễ dàng bị ảnh hưởng nếu trẻ bị SDD
bào thai và ở tuổi < 12 tháng, chiều cao thấp nếu bệnh xuất hiện trước 20 tuổi và kéo dài triền
miên trong nhiều tháng, nhiều năm.
- Điều trị SDDPNL phức tạp và tốn kém trong khi việc phát hiện sớm SDD nhẹ cũng như việc
dự  phòng  SDD  có  thể  thực  hiện  được  nhờ  các  biện  pháp  chăm  sóc  sức  khoẻ  ban  đầu
(CSSKBĐ).
2. Dịch tễ học
- 1/3 dân số trên thế giới bị thiếu ăn. 35,7% trẻ em tại các nước đang phát triển bị SDDPNL,
trong đó có 10 triệu trẻ em bị SDDPNL nặng (WHO, 1995). Philippin (1987) là  32,9%; Thái
Lan (1987) là 25,8% (WHO)
-  Tại  Việt  Nam,  tỉ  lệ  SDD  đã  giảm  nhiều  nếu  tính  từ  năm  1985  (51,5%),  đến  năm  1995
(44,9%) mỗi năm giảm trung bình 0,66%. Từ năm bắt đầu Kế hoạch Quốc gia về dinh dưỡng
(KHQGDD) (1995), chỉ sau 4 năm tỷ lệ SDD đã giảm xuống còn 36,7% (1999), trung bình
mỗi năm giảm 2%, là tốc độ được quốc tế công nhận là giảm nhanh. Như vậy, mỗi năm đã
đưa khoảng gần 200 ngàn trẻ dưới 5 tuổi thoát khỏi SDD. Năm 2000 theo số liệu điều tra của
Tổng cục thống kê, tỷ lệ trên còn 33,1% và hiện nay (2002) là 31,9%. SDD hiện nay ở nước
ta chủ yếu là thể nhẹ và vừa. SDD nặng đã giảm hẳn (0,8%). Tuy nhiên, tỷ lệ SDD ở nước ta
vẫn còn ở mức rất cao so với quy định của TCYTTG. Mặt khác, mặc dù tỷ lệ trẻ bị còi cọc đã
giảm  nhanh  trong  những  năm  qua  song  vẫn  còn  ở  mức  khá  cao  36,7%  (2000)  và  34,8%
(2001).  Trong  thập  kỷ  90,  bình  quân  hàng  năm  tỷ  lệ  thấp  còi  trẻ  em  nước  ta  giảm  1,9%.
Những vùng có tỷ lệ trẻ nhẹ cân cao cũng là những vùng có tỷ lệ còi cọc cao.
- Có sự khác biệt về phân bố tỷ lệ SDD  giữa  các vùng sinh thái: tỷ lệ  SDD thể nhẹ  cân ở
Thành phố HCM: 18,1%, Hà nội: 21%, vùng Đồng bằng Sông Cửu long: 32,3%; Vùng Đồng
bằng Sông Hồìng: 33,8%; vùng Duyên Hải Nam Trung bộ và vùng Bắc Trung bộ : 39,2%;
vùng Đông bắc: 40,9%; vùng Tây bắc: 41,6%; cao nhất là vùng Tây nguyên: 49,1%.
- Ở Việt Nam không có sự khác biệt rõ ràng về giới đối với mức độ SDD.
 
- Nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là 6-24 tháng. Đây là nhóm tuổi bắt đầu chuyển từ chế
độ bú sữa mẹ hoàn toàn sang chế độ ăn dặm; nếu chế độ ăn dặm không đúng cách sẽ tác động
rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng ở nhóm tuổi này
- SDD là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ em, nhất là khi bệnh phối hợp
với bệnh ỉa chảy hay nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT). Tại Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ
em  (BVSKTE)  Việt  Nam  (Hà  Nội),  tử  vong  là  29,9%  (1983)  nhưng  hiện  nay  có  khuynh
hướng giảm rõ 4,8% ( 1995).
3. Nguyên nhân SDDPNL và các yếu tố nguy cơ
3.1. Nguyên nhân 
3.1.1. Dinh dưỡng: nguyên nhân này chiếm 60% SDDPNL .
Chủ yếu là nuôi không đúng cách như thiếu về số lượng và chất lượng, thức  ăn không phù
hợp với lứa tuổi như ăn dặm sớm, cai sữa sớm hay chế độ ăn dặm không đúng phương pháp.
Ăn quá kiêng khem trong thời gian bị bệnh nhất là khi bị ỉa chảy. Nguyên nhân sâu xa của
vấn đề này này do bà mẹ thiếu kiêïn thức về dinh dưỡng. 
3.1.2. Nhiễm khuẩn
- Nhiễm khuẩn tiên phát: Hay gặp ở trẻ sau khi bị ho gà, sởi, lỵ hay lao sơ nhiễm, nhiễm trùng
đường tiểu, phế quản phế viêm tái diễn, nhiễm trùng da kéo dài hay tái diễn, nhiễm ký sinh
trùng đường ruột; trong đó SDDPNL sau lỵ và sởi là nguyên nhân chủ yếu; tuy nhiên nhiễm
trùng đường tiểu hay lao cần để ý vì khó phát hiện.
-  Nhiễm  khuẩn  thứ  phát:  Trẻ  bị  SDDPNL  rất  dễ  bị  nhiễm trùng  và  làm  cho  tình  trạng  này
càng nặng hơn. Đây là một vòng xoắn bệnh lý.
 
                         SDDPNL                                 Nhiễm trùng
 
3.1.3. Các nguyên nhân khác: Trẻ bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hẹp phì  đại
môn vị, tim bẩm sinh, Langdon Down...
Trong thực tế thì trẻ SDDPNL do nhiều nguyên nhân phối hợp 
3.2. Yếu tố nguy cơ:  Yếu tố này có thể gọi là nguyên nhân sâu xa hay gián tiếp được chia ra
làm 2 nhóm : nhóm y tế và nhóm xã hội.
3.2.1. Yếu tố xã hội
- Điều kiện kinh tế xã hội thấp: Thiên tai, chiến tranh.
- Trình độ văn hoá thấp, thiếu kiến thức về dinh dưỡng và y tế. Xã hội còn những còn những
tập quán lạc hậu về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ, nhất là khi trẻ bị ốm như : cữ bú, ăn cháo
muối lúc ỉa chảy; bị sởi kiêng nước, kiêng ăn; cúng bái để điều trị các bệnh nhiễm trùng.
-  Tổ  chức  y  tế  của  xã  hội  yếu  kém:  không  thực  hiện  được  các  chương  trình  kiểm  soát  và
phòng chống bệnh một cách có hiệu quả.
3.2.2. Nhóm y tế
- Trẻ bị nhiễm trùng tái diễn hay kéo dài
- Trẻ đẻ non hay nhẹ cân khi sinh, hay sinh đôi, sinh ba
- Sai lầm về chế độ ăn (không được bú mẹ hay ăn dặm sớm...)
- Mồ côi mẹ, mẹ sống một mình, trong gia đình đông con hoặc con so ở bà mẹ trẻ tuổi hoặc
có > 2 anh chị em ruột chết  do đó sự săn sóc trẻ kém.
 Tại Việt Nam các nguyên nhân SDD là phức hợp từ nguyên nhân trực tiếp là ăn uống, bệnh
tật, đến các yếu tố về chăm sóc và nguyên nhân gốc rễ là sự nghèo đói. Tuy vậy, mức độ tác
động của các yếu tố khác nhau theo vùng: Vùng Trung bộ, Tây nguyên và miền núi phía Bắc:
vấn đề an ninh lương thực nổi lên hàng đầu; Vùng đồng bằng nông thôn khác: vấn đề chăm
sóc (trong đó có cách nuôi dưỡng trẻ) nổi lên hàng đầu: Vùng đô thị lớn: vấn đề bệnh tật từ
nhỏ dẫn đến SDD là hàng đầu. Điều này đòi hỏi các chiến lược tác động khác nhau theo từng
khu vực và từng giai đoạn.
 
Theo điều tra của Uỷ Ban Bảo Vệ Bà Mẹ Trẻ Em Trung Ương (UBBVBMTETƯ) thì nguyên
nhân SDDPNL của trẻ em Việt Nam là
- Thiếu kiến thức về nuôi dưỡng và chăm sóc của cha mẹ và người nuôi trẻ.
- Chế độ ăn của trẻ không đủ về số lượng và không đảm bảo chất lượng
- Chế độ chăm sóc bà mẹ- trẻ em, phòng và điều trị bệnh chưa tốt.
4. Sinh lý bệnh của SDDPNL
Khi sự cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bị giảm thì sẽ có 4 cơ chế điều chỉnh chung như
sau
- Tăng huy động những chất dinh dưỡng từ các nơi dự trữ
+ Khối cơ bắp chiếm 30% khối lượng cơ thể không mỡ (Lean Body Mass : LBM). LBM là
kho dự trữ N chính và glycogen.
+ Tổ chức mỡ (chiếm 19% thể trọng người được dinh dưỡng tốt) là kho dự trữ axít béo.
+ Gan là nơi dự trữ N, glycogen, các sinh tố A, D, B12.
- Tăng sự hấp thu qua đường tiêu hoá
- Giảm thoái biến.
- Giảm đào thải
-  Nếu thiếu chất dinh dưỡng ít thì 
+ Thành phần hoá học của ngăn ngoại bào được duy trì.
+ Chức năng sinh lý của ngăn ngoại bào được duy trì ( chưa có triệu chứng).
+ Người bệnh chỉ tụt cân do tiêu dùng dự trữ.
-  Nếu thiếu chất dinh dưỡng trung bình thì 
+ Thành phần hoá học của máu bắt đầu có sự biến đổi. Những thành phần có thời gian bán
huỷ ngắn nhất sẽ bị biến đổi sớm nhất. Ví dụ : Prealbumin và Retinol Binding Protein có thời
gian bán huỷ = 1 - 2 ngày, Transferrin = 8 ngày, albumin = 14 ngày
+ Chức năng sinh lý còn duy trì ở mức gần bình thường nên chưa có triệu chứng lâm sàng rõ.
+  Cân nặng sụt nhiều.
- Nếu thiếu chất dinh dưỡng nặng thì 
+  Thành phần hoá học của máu bị biến đổi nhiều.
+  Chức năng sinh lý của các cơ quan bị rối loạn ( Có triệu chứng lâm sàng)
+  Cân nặng sụt nhiều hoặc có thể do phù mà ít sụt.
5. Những biến đổi về chức năng và tổn thương bệnh lý 
5.1. Tim: Tim nhỏ, cơ tim thường nhão, yếu hơn bình thường gây nên giảm cung lượng tim,
thời gian tuần hoàn kéo dài, hạ HA với các đầu chi tái lạnh. Sự gia tăng đột ngột khối lượng
tuần hoàn có thể nguy hiểm. Phải cẩn thận khi truyền máu và bồi phục dịch đường tĩnh mạch.
Không được coi truyền albumin là biện pháp điều trị SDD vì nguy hiểm đối với tim, bởi vì
albumin sẽ kéo dịch ngoài tế bào vào lòng mạch       tăng gánh cho cơ tim.     
 5.2. Thận : Trong SDDPNL nặng, độ lọc cầu thận và chức năng thận đều giảm, khả năng cô
đặc và pha loãng nước tiểu bị hạn chế.  Sự bài xuất H
+
 cũng giảm. Cơ thể mất nhiều Kali và
trong chừng mực nào đó có thể là nguyên nhân gây phù.   
5.3. Hô hấp : Hô hấp kém, các chỉ số về thông khí đều giảm.    
5.4. Ống tiêu hóa và tuyến tụy tạng: Giảm bài tiết axit trong dịch vị dẫn đến tăng sinh các vi
khuẩn ở đường tiêu hóa trên. Điều này sẽ gây nên sự bất thường quá trình tiết muối mật dẫn
đến  kém  hấp  thu  và  ỉa  chảy.  Thành  ruột  bị  mỏng,  nhất  là  trong  trường  hợp  SDD  thể
Kwashiorkor (KW), không những ruột bị mỏng mà các nhung mao cũng bị cắt cụt hay bị dẹt.
Sự đổi mới niêm mạc ruột bị chậm lại. Các tế bào hấp thu ở ruột bị tổn thương và giảm khả
năng sinh sản dẫn tới kém hấp thu nhiều chất dinh dưỡng. Thiếu hụt men lactaza có thể kéo
dài. Chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy có thể bị tổn thương.    
5.5.  Biến  đổi  hệ  thống miễn  dịch:  Tuyến  ức  teo  đét  làm  ức  chế  đáp  ứng  miễn  dịch  (MD)
trung gian tế bào và ít tế bào T. Tế bào B sinh ra các globulin MD tăng lên, không có nguy cơ
thiếu gamma globulin trong máu. IgAS tham gia vào các cơ chế MD tại chỗ niêm mạc giảm.
 
Chức  năng  bạch  cầu  đa  nhân  cũng  như  hầu  hết  các  thành  phần  của  hệ  thống  bổ  thể  bị  tổn
thương. Sự sản xuất interferon bị giảm trong thể Marasmus.  Lysozyme có thể bị giảm.    
5.6. Hệ thống nội tiết: Hormon tăng trưởng tăng lên nhất là trong KW nhưng hoạt tính của
Somatomedin  C  thấp  do  vậy  trẻ  không  lớn  được.  Cortisol  tăng  trong  SDD  thể  Marasmus
nhưng  giảm  trong  KW.  Hormon  tuyến  giáp  giảm,  những  thay  đổi  này  cùng  đồng  thời  làm
chậm sự phát triển cơ thể. Nồng độ aldosteron cao.    
5.7. Não: trong SDDPNL sớm, sự phát triển nhanh chóng của não bộ bị ngừng trệ. Vòng đầu
giảm, teo và dãn rộng các não thất. Tổ chức học của não bất thường. SDD sớm và nặng sẽ gây
tổn thương não.    
6. Phân loại suy dinh dưỡng protein-năng lượng
6.1. Cơ sở khoa học của các phương pháp đánh giá suy dinh dưỡng 
6.1.1. Đo trọng lượng của cơ thể (P)
- Cân nặng (CN) tụt hoặc ngừng phát triển là triệu chứng giúp phát hiện sớm SDD.
- Đánh giá tỷ lệ CN hiện có / CN chuẩn theo tuổi giúp chẩn đoán SDD và mức độ SDD.
6.1.2. Đo chiều cao (CC) và tính tỷ lệ CC hiện có / CC chuẩn theo tuổi giúp chẩn đoán tình
trạng SDD kéo dài 
6.1.3. Tính tỷ lệ CN hiện có / CN chuẩn tương ứng với CC hiện có : xác định SDD cấp 
6.1.4. Đo vòng cánh tay (VCT) giúp xác định khối cơ bắp và lớp mỡ dưới da.
6.1.5. Đo nếp xếp da giúp xác định độ dày lớp mỡ dưới da.
6.1.6. Đánh giá ngăn nội bào dựa vào xét nghiệm sinh hoá: protit máu, điện giải đồ, bilan lipit
máu...
6.2. Các cách phân loại suy dinh dưỡng 
6.2.1. Theo lớp mỡ dưới da: Căn cứ vào sự mất lớp mỡ dưới da ở bụng, mặt và mông 
 -  SDD độ I     :   chỉ mất lớp mỡ dưới da bụng.
 -  SDD độ II   :   mất lớp mỡ dưới da bụng + mông.
 -  SDD độ III  :   mất lớp mỡ dưới da bụng + mông + má.
Tiêu chuẩn chẩn đoán về phân độ này không áp dụng đúng và rộng rãi được vì hiện tượng mất
tổ chức mỡ xảy ra sớm và nhanh trong SDD do thiếu năng lượng, còn trong SDD do thiếu
đạm chủ yếu thì lớp mỡ lại ít mất hơn.
6.2. 2. Vòng cánh tay (VCT)
- VCT bình thường phát triển nhanh trong năm đầu. Từ 1 - 5 tuổi hầu như không thay đổi và
trên 13.5 cm. Chỉ áp dụng đo VCT cho trẻ 1-5 tuổi. 
- Trong khám sức khoẻ hàng loạt,người ta làm sẵn những bản đo VCT với ba khoảng nhuộm
màu : xanh > 13.5cm , vàng : 13.5 - 12.5 cm , đỏ < 12,5 cm.
          SDD nặng              SDD vừa                 DD bình thường               DD tốt
          
 
I          
 
I          
 
I                           VCT
          
         12,5cm                     13,5cm      
       15cm
- Vì số đo vòng cánh tay (VCT) phụ thuộc khối cơ và độ dày lớp mỡ dưới da nên tiêu chuẩn
này cũng có mặt hạn chế như tiêu chuẩn trên, nó có giá trị trong cộng đồng hơn là dùng để
đánh giá SDDPNL một cách chính xác.
6.2.3. Cách phân độ SDD dựa theo tiêu chuẩn cân nặng / tuổi (CN/T) theo TCYTTG : Hiện
nay,  TCYTTG  đề  nghị  lấy  điểm  ngưỡng  ở  dưới  2  độ  lệch  chuẩn  (-2SD)  SD:  Standard
Deviation) so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Health Statistic) để coi là
nhẹ cân. Qui ước 1 SD là 10% cân nặng chuẩn.
 Gồm có 3 độ
- Từ - 2SD đến - 3SD           : Thiếu dinh dưỡng độ I        
- Từ < - 3SD đến - 4SD        : Thiếu dinh dưỡng độ II.       
- Dưới  - 4SD                        : Thiếu dinh dưỡng độ III.
6.2.4. Theo Wellcome ( 1969)
 
Cách đánh giá trên tuy dể thực hiện nhưng có mặt hạn chế nhất là khi trẻ bị phù do thiếu đạm
vì cân nặng không thực. Do đó Wellcome đã đề nghị kết hợp 2 tiêu chuẩn giảm cân nặng và
phù để đánh giá SDD.
          
% CN/T
Phù
 
Không phù
< 80-60%
Kwashiorkor
SDD nhẹ, trung bình
< 60%
Marasmus-Kwashiorkor
Marasmus
6.2.5. Theo Waterlow 
Những cách phân loại trên chỉ cho biết tình trạng trẻ hiện có SDD nhưng không cho biết tình
trạng này kéo dài, mãn tính hay bị SDD trong quá khứ nhưng hiện nay trẻ đang hồi phục hoặc
là trẻ mới bị SDD mà trong quá khứ không hề có tình trạng này. Vì vậy, Waterlow đã đưa
thêm tiêu chuẩn chiều cao vào để đánh giá và đề xuất 2 danh từ còi cọc (stunting) và gầy mòn
(wasting)         
 
 
CN/CC
CC/T
 80%
 
< 80%
 90%
Trẻ bình thường
SDD cấp ( gầy mòn)
< 90%
SDD mãn, di chứng (còi cọc)
SDD mãn, tiến triển (gầy mòn + còi cọc)
- Còi cọc khi CC giảm > 10% so với chiều cao chuẩn theo tuổi. Biểu hiện SDD đã lâu hoặc
xảy ra trong quá khứ với 1 thời gian dài nhất là vào năm đầu của đời sống. Đây là thể SDD
kéo dài, hiện tại chỉ là di chứng, thể này đã được điều chỉnh về chế độ ăn. CN/CC > 80%, cân
nặng đã được phục hồi phần nào nhưng chiều cao thì không, trẻ bị  lùn so với chuẩn. Thể này
có tỉ lệ cao ở các nước đang phát triển, tăng theo tuổi, nhất là khu lao động nghèo, các trại mồ
côi. Ở nước ta trong thập kỷ 90, tỷ lệ này ở trẻ em < 5 tuổi giảm đi được 19,8%/. Trong thập
kỷ  90,  bình  quân  hàng  năm  tỷ  lệ  thấp  còi  trẻ  em  nước  ta  giảm  1,9%  (từ  56,7%  năm  1990
xuống còn 36,7% năm 2000).
 - Gầy mòn: khi cân nặng hiện tại giảm > 20% so với cân nặng chuẩn ứng với chiều cao hiện
có. Biểu hiện SDD cấp tính thường do nhiễm trùng cấp. Nếu được nhanh chóng điều chỉnh về
chế độ ăn trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn. Ở nước ta trong 10 năm nay tỉ lệ mắc bệnh vẫn còn cao.
-  Thể  còi  cọc  -  gầy  mòn:  biểu  hiệu  tình  trạng  SDD  mãn  tiến  triển.  Trẻ  có  chế  độ  ăn  thiếu
nhiều ngày gây sụt cân và giảm chiêù cao: CN/CC < 80%. CC/T< 90%. Trẻ thật sự cần được
giúp đỡ. Bà mẹ vừa thiếu kiến thức lẫn kinh tế.        
6.3. Triệu chứng lâm sàng
Ở giai đoạn đầu triệu chứng rất nghèo nàn, chỉ biểu hiệu bằng sự sụt cân hay không tăng cân;
rồi dần dần cơ trở nên nhão, da xanh hơn trước, trẻ kém linh hoạt. Sau đó nếu không điều trị
kịp thời và hợp lý sẽ chuyền dần sang thể nặng. 
Có 3 thể lâm sàng nặng.
6.3.1. Suy dinh dưỡng thể teo đét (thể Marasmus, thể xác ướp)
Ở thể này trẻ bị đói thật sự, từ glucid, lipid rồi protid; thiếu toàn bộ năng lượng. Trẻ phải huy
động toàn bộ chất dự trữ do đó trẻ mất hết lớp mỡ dưới da.
- Thể teo đét thường gặp ở trẻ:
+ Trẻ đẻ ra không có sữa mẹ , phải ăn nước cháo loãng thay sữa.
+ Trẻ bú mẹ nhưng lúc ăn bổ sung không đủ chất nhất là thiếu lipid
+ Trẻ bị bệnh và kiêng ăn trong thời gian mắc bệnh
+ Trẻ sốt kéo dài
 - Biểu hiện lâm sàng: 
+ Cân nặng/ tuổi còn < 60%.
+ Trẻ gầy đét, da bọc xương. Teo cơ rõ rệt.
+ Mất toàn bộ lớp mỡ dưới da ở bụng, mông, chi và má.
+ Trẻ có thể thèm ăn hoặc kém ăn, phân sống lỏng.
 
+ Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh. 
6.3.2. Suy dinh dưỡng thể phù (Thể Kwashiorkor): Trẻ ăn quá nhiều chất bột, no giả tạo. Chất
lượng thức ăn mất cân bằng giữa gluxit và chất đạm: thừa gluxit nhưng thiếu lipit và   đạm
trầm trọng.
 - Thể này thường gặp ở trẻ không có sữa sau đẻ những được nuôi bằng bột khuấy đặc hay khi
cai sữa trẻ ăn toàn chất bột. Ở trẻ này lúc ban đầu không có hiện tượng sụt cân nhưng chủ yếu
là da xanh, cơ nhão và được gọi là “ bé bột”  (sugar baby).
- Biểu hiện lâm sàng:
+ Cân nặng/tuổi còn từ 60 - <80%.
+ Trẻ bị phù, phù từ chi đến mặt, phù mềm, ấn lõm.
+ Da khô, trên da có thể có các mảng sắc tố và lở loét.
+ Trẻ kém ăn, phân sống lỏng. Gan to, thoái hoá mỡ.
+ Hay quấy khóc.
6.3.3. Thể  Marasmus- Kwashiorkor ( Thể phối hợp hay trung gian)
 - Triệu chứng lâm sàng thể đét phù (M-KW): Phối hợp cả hai bệnh cảnh kể trên:
+ CN/ T: < 60%.
+ Trẻ phù nhưng lại kết hợp với gầy đét.
+ Kém ăn và hay bị rối loạn tiêu hoá.
- Các triệu chứng kèm trong SDD nặng là nhiễm khuẩn, thiếu máu, thiếu vitamin A, B2, PP,
C.
6.3.4. Suy dinh dưỡng bào thai: tất cả trẻ sinh đủ tháng mà cân nặng < 2500g gọi là SDD bào
thai. Đây là thể sớm nhất của bệnh SDD.
 -  Nguyên nhân: mẹ tăng cân ít trong thời gian mang thai. Mẹ mắc bệnh mãn tính trong thời
gian  có  thai:  bệnh  tim  mạch,  bệnh  thận,  bệnh  phổi  và  đặc  biệt  là  các  bà  mẹ  bị  thiếu  máu,
SDD.
 -  Lâm sàng: SDD bào thai được phân theo 3 mức độ:
+ Nhẹ: Cân nặng giảm < 2500g. Chiều cao và vòng đầu bình thường.
+ Vừa: cân nặng giảm. Chiều cao giảm. Vòng đầu bình thường.
+ Nặng: giảm cả 3 chỉ số: cân nặng, chiều cao, VĐ. Cuống rốn teo nhỏ, vàng.
6.4. Cách đánh giá trẻ về dinh dưỡng trong chương trình xử trí lồng ghép bệnh trẻ em: tất
cả những trẻ bị bệnh cần phải được kiểm tra về dinh dưỡng bằng cách tìm các dấu hiệu sau
- Tìm dấu hiệu gầy mòn nặng, rõ rệt: là một dạng của SDD nặng. Đây là 1 trẻ rất gầy, mất lớp
mỡ dưới da, da bọc xương. Để tìm dấu hiệu gầy mòn nặng, rõ rệt, hãy cởi quần áo trẻ ra. Tìm
dấu gầy mòn nặng của cơ vai, cánh tay, mông và chân. Nhìn thấy dễ dàng các xương sườn.
Nhìn vào hông trẻ: hông nhỏ hơn bụng và ngực. nhìn nghiêng trẻ thấy không có lớp mỡ ở
mông. Khi gầy mòn nặng, sẽ có nhiều nếp gấp da ở mông và đùi. Trông trẻ giống như đang
mặc chiếc quần rộng :”dấu quần rộng”.
- Tìm và sờ dấu hiệu phù cả hai bàn chân.
- Xác định cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển cân nặng để xem trẻ có nằm ở vị trí “rất
nhẹ cân “hay không ? (cân nặng của trẻ nằm ở vị trí dưới của đường biểu diễn –3SD ở trẻ từ 2
tháng đến 5 tuổi) Hay ở vị trí nhẹ cân đối với trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi (cân nặng của trẻ
nằm ở vị trí dưới của đường biểu diễn –2SD) 
7. Xét nghiệm cận lâm sàng 
7.1.  Thiếu  máu  nhược  sắc:  hồng  cầu  giảm  về  số  lượng  và  chất  lượng.  Huyết  sắc  tố  giảm
Thiếu máu do thiếu yếu tố cấu tạo máu: đạm, sắt, a. folic, vitamin B12, ..
7.2. Thiếu đạm: protide máu 
- Trong SDD thể KW thì protide máu toàn phần giảm nhiều. Albumin giảm nặng. Tỷ A/G <
1;    1 Globulin tăng,   2 Globulin giảm,    Globulin giảm,    Globulin bình thường hoặc giảm.
Tỷ lệ A.Amin không cần thiết / A.Amin cần thiết > 2.
- Trong SDD thể đét thì protein giảm ít hơn. Tỷ A/G bình thường.
 
7.3. Xét nghiệm miễn dịch: MD qua trung gian tế bào bị giảm nhiều: Số lượng lympho máu
giảm  dưới  1200/mm
3
,  mất  phản  ứng  bì.  Đặc  biệt  rõ  trong  thể  Kwashiorkor,  còn  trong  thể
Marasmus thì biến đổi nhẹ hơn.
7.4. Lipid máu: chất béo trong máu đều bị giảm: lipit, cholesteron, triglycerit.
7.5. Xét nghiệm nội tiết tố : khả năng dung nạp glucose giảm, cortisol huyết tương tăng, T3
giảm.
7.6.  Rối loạn nước và điện giải: rối loạn phân phối nước: giữ nước ở gian bào trong thể phù
và thiếu nước mãn trong thể teo đét. Na và K giảm nhất là trong thể KW.
7.7.  Urê và creatinin niệu đều giảm.
7.8.  X quang tim phổi : Hình tim nhỏ.
8.  Tiến triển của SDDPNL
 Ở trẻ em biểu hiện sớm nhất là chậm phát triển cân nặng rồi chiều cao. Khi SDD nặng thì
xuất hiện thiếu máu rồi phù. Rồi sự giảm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào làm cho trẻ
nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu...Trẻ chết trong tình trạng suy kiệt, nhiễm trùng.
      Những biến chứng thường gặp ở trẻ SDD nặng và là nguyên nhân gây tử vong trực tiếp ở
trẻ:
      1.    Hạ thân nhiệt.              2.     Hạ đường máu.           3. Trụy tim mạch.
Vì vậy để giảm thiểu tử vong của bệnh chính là tránh các biến chứng này xảy ra, do đó trong
vấn đề săn sóc cần chú ý đến nguyên nhân gây nên biến chứng này.
9. Phòng bệnh
9.1. Mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010
- Tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ em < 5 tuổi mỗi năm giảm 1,5% để giảm còn 25% vào năm 2005
và < 20% vào năm 2010.
- Tỷ lệ SDD còi cọc ở trẻ < 5 tuổi mỗi năm giảm 1,5%.
- Tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng < 2500g giảm còn 7% vào năm 2005 và 6 % vào năm 2010. 
9.2.  Những  nguyên  lý  cơ  bản  trong  vấn  đề  phòng  chống SDD:  muốn  làm  tốt  việc  phòng
chống SDD, chúng ta cần nắm vững những nguyên lý cơ bản sau đây 
1. Nguồn gốc SDD được qui về 2 nhóm : nguyên nhân xã hội và nguyên nhân y tế. Do đó, để
đảm bảo cho thế hệ tương lai, những người trưởng thành thông minh, có thể lực tốt công tác
phòng chống SDD phải trở thành Quốc gia, là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình với sự
phối hợp của các ngành, các đoàn thể, trong đó ngành y tế chịu trách nhiệm về mặt chuyên
môn, dưới sự chỉ đạo của nhà nước. 
2. Cần làm cho mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của bệnh, do đó phải đẩy mạnh công tác
giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ, chú trọng đến giáo dục dinh dưỡng.
3. Việc phát hiện và chữa trị sớm SDD nhẹ và trung bình rất quan trọng vì việc điều trị sớm sẽ
dễ dàng và ít tốn kém hơn, sẽ cho tiên lượng tốt hơn về chiều cao và trí tuệ. Do đó cần hướng
dẫn bà mẹ cách phát hiện sớm SDD và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. 
4. Muốn giảm tử vong của SDD phải tổ chức và thu nhận điều trị tốt SDD nặng
5. Vì nguyên nhân trực tiếp của SDD là thiếu dinh dưỡng nên trong mọi thể SDD đặc biệt là
SDD nặng, việc ăn uống phải được xem là phương tiện điều trị chủ yếu và được gọi là “ăn
điều trị”.
9.3. Những biện pháp đề phòng SDD tại cộng đồng
9.3.1. Thuộc trách nhiệm ngành y tế : Đó là nội dung CSSKBĐ (ELEMENTS) : Giáo dục sức
khỏe, chữa bệnh tại nhà và xử trí vết thương thông thường, chương trình tiêm chủng mở rộng,
kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc bà mẹ, trẻ em, đảm bảo thuốc thiết yếu, cải tiến bữa ăn,
dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh thực phẩm, phòng và chống các bệnh XH và bệnh dịch, cung cấp
nước sạch và thanh khiết môi trường.
Đối với Việt Nam, thêm 2 điểm:  quản lý sức khỏe, kiện toàn mạng lưới y tế.
9.3.2.  Đối với ngành nhi 
 
Đó là thực hiện nội dung CSSKBĐ của ngành Nhi, cũng là phương hướng phòng chống SDD
của TCYTTG
- G : Growth monitoring : theo dõi sự phát triển cân nặng.
- O: Oral rehydration : phục hồi mất nước do ỉa chảy bằng đường uống.
- B  : Breast feeding : bú mẹ.
- I   : Immunization : tiêm chủng 6 bệnh lây cơ bản cho trẻ dưới 5 tuổi.
- F  : Family planning : kế hoạch hóa gia đình.
- F:  Food supplement : thức ăn bổ sung
- F  : Female education : giáo dục bà mẹ.
9.2.3. Phòng bệnh suy dinh dưỡng qua chương trình :”Xử trí lồng ghép bệnh trẻ em”: trên
thực tế, ở trẻ em đặc biệt là các trẻ suy dinh dưỡng, tử vong không phải do đơn độc 1 bệnh,
mà thường do sự kết hợp 2-3 bệnh gây ra. Do đó để giảm tỷ lệ tử vong trẻ em nhiều hơn nữa,
để giảm tỷ lệ mắc bệnh và để tăng cường sức khoẻ cho trẻ em, trong thập niên 90, Tổ chức Y
tế Thế giới đã đưa ra chương trình “xử trí lồng ghép bệnh trẻ em” (IMCI). Chương trình này
đã đem lại 1 kết quả rất đáng khích lệ, nên đã được nhiều quốc gia áp dụng.
Theo chương trình này, tất cả những trẻ bị bệnh khi  đến khám tại các cơ sở  y tế  đều được
kiểm tra dấu hiệu suy dinh dưỡng và thiếu máu  và  được đánh  giá chế  độ nuôi dưỡng. Tuỳ
theo kết quả đánh giá ra sao bà mẹ trẻ sẽ  được tham vấn nuôi dưỡng trẻ. Nhờ vào chương
trình này mà chúng ta đã tránh được bỏ sót bệnh, phát hiện được những trẻ mới bị suy dinh
dưỡng, cho những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, ngăn ngừa tiến triển bệnh dẫn đến suy dinh
dưỡng nặng
9.3.  Săn  sóc  trước  đẻ  để  phòng  ngừa  cân  nặng  lúc  đẻ  thấp:  tỷ  lệ  cân  nặng  lúc  đẻ  thấp
thường được dùng như một chỉ số sức khỏe về tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ,  đồng thời
đánh giá về tình hình kinh tế xã hội của toàn thể đất nước. Trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp nếu 
mẹ không có tình trạng dinh dưỡng và toàn trạng tốt. Vì vậy:
 - Phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, không bị nhiễm trùng, hạn chế lao động nặng khi thai
nghén.
 - Nửa cuối của thai kỳ, người mẹ cần thêm khoảng 350 Kcal/ngày và 25 gr protein.
 - Người phụ nữ chuẩn, khi có thai, theo FAO sẽ tăng trung bình 12.5 kg, trong đó 4 kg là mỡ,
đó là nguồn gốc dự trữ để sản xuất sữa. 
 - Những tai biến do cân nặng lúc đẻ thấp gồm có: biến chứng trong giai đoan chu sinh cao,
dự trữ glycogen thấp, nhất là ở những trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp, có hạ đường huyết trong 2
ngày đầu, giảm lực mút khi bú, suy giảm MD biểu hiện bằng giảm số lượng tế bào T và giảm
miễn dịch trung gian tế bào, giảm dự trữ các chất dinh dưỡng như sắt và vitamin A từ cơ thể
mẹ.
- Nguy cơ bị SDD ở trẻ sơ sinh: BS Balldin đã đưa ra những yếu tố nguy cơ đưa đến SDD:
cân nặng lúc đẻ dưới 2500 gr., đẻ sinh đôi, trong gia đình có hơn 3 con, có hơn 2 anh (chị) em
ruột bị chết., người mẹ sống đơn độc , không có sự giúp đỡ của người chồng, không có mẹ
hoặc mẹ ốm yếu., không có sữa mẹ. Nếu có một hay nhiều hơn các yếu tố kể trên, đứa trẻ phải
được theo dõi hàng tháng tại phòng khám trẻ lành mạnh để giúp cho trẻ vượt qua nguy cơ mà
trẻ đang có.
10.   Điều trị suy dinh dưỡng
10.1.  Điều trị suy dinh dưỡng bào thai 
Trẻ SDD bào thai dễ bị 3 nguy cơ sau : (1) hạ đường máu, (2) hạ thân nhiệt, (3) hạ Ca máu
dẫn đến ngưng thở, co giật.
 Biện pháp điều trị : Cho ăn sớm, tốt nhất là cho bú sữa non., bảo đảm thân nhiệt., cho thêm
vitamin D. Nếu có triệu chứng tetanie thì cho Ca.
10.2.  Điều trị suy dinh dưỡng nhẹ và trung bình
- Đối với trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: cần đánh giá nuôi dưỡng trẻ xem đã hợp lý chưa? Nếu trẻ
có vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý: cần tham vấn cho bà mẹ về chế độ dinh dưỡng tại nhà và
 
bổ sung thêm các sinh tố và chất khóang, đặc biệt là vitamin  A, D, B, sắt, acid folic, kẽm,
điều trị tích cực các bệnh kèm theo đồng thời  xây dựng các trung tâm hay điểm phục hồi dinh
dưỡng (PHDD) tại các phường xã hay tại các trạm y tế.
- Đối với trẻ từ 1 tuần đến 2 tháng:  Khuyên bà mẹ cho trẻ bú mẹ. Kiểm tra xem bà mẹ có khó
khăn khi nuôi dưỡng trẻ không? Kiểm tra xem trẻ bú có hiệu quả không? (Thời gian trẻ bú, số
lần bú và cách ngậm bắt vú). Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú đúng phương pháp.
10.3.  Điều trị suy dinh dưỡng nặng 
Đó là những trẻ mà CN/T < 60% hoặc CN/T < 80% kèm phù, những trẻ có tình trạng gầy gò
nặng, rõ rệt, có thể có hay chưa có các biến chứng. Những trẻ này cần được điều trị tại bệnh
viện và phải coi như là bệnh cấp cứu, phải được xử trí kịp thời, tích cực.
Phác đồ điều trị SDDPNL nặng hiện nay (mới)
10.3.1. Ăn điều trị là phương pháp chủ yếu để cứu sống bệnh nhân 
- Cần được tích cực thực hiện ngay từ giờ đầu, ngày đầu khi trẻ mới vào viện.
- Nguyên tắc cho ăn: ăn nhiều bữa trong ngày. Ban đầu cho ăn 2 giờ/lần kể cả ban đêm rồi sau
đó 3 - 4 giờ/lần trong những ngày sau. Tăng dần calo. Ngay trong tuần lễ đầu nên cho ăn sữa
giàu năng lượng được pha như sau tuỳ theo hoàn cảnh có sữa bò tươi, sữa bột hoặc sữa chua.
Chỉ khi nào trẻ quá nặng, không tự bú tự ăn được thì mới cho trẻ ăn qua sonde hoặc nhỏ giọt
dạ dày.
 Cách pha sữa giàu năng lượng (để có 1 Kcal/1 ml sữa): muốn có 1000 ml sữa thì 
 
 
Sữa bò tươi       Sữa bột toàn phần
Sữa bột tách bơ           Sữa chua
Sữa
Đường
Dầu
Nước
1000 ml
50 gr
20 gr
0
150 gr
50 gr
10 gr
đủ 1000 ml
75 gr
50 gr
60 gr
đủ 1000 ml
1000 ml
50 gr
20 gr
0
Cho  ăn  với  số  lượng  tăng  dần  lên  Ban  đầu  cho  75  KCal/kg/ngày  rồi  tăng  dần  lên  100
KCal/kg/ngày vào cuối tuần lễ đầu và đến 200 KCal/kg/ngày vào cuối tuần lễ thứ 2. 
 
N
gày
Loại thức ăn
Số   lần   ăn   trong
ngày
ml/k
g
Kcal/
kg
1
-2
Sữa pha loãng 1/2
12
150
75
3
-4
Sữa pha loãng 2/3
8-10
150
100
5
-14
Sữa giàu năng lượng
6-8
150
150
>
14
Sữa giàu năng lượng + ăn bổ
sung
6-8
150-
200
150-
200
Nếu trẻ dưới 18 tháng, cần khích lệ mẹ cho con bú sữa mẹ. Nếu trẻ đã bắt đầu ăn sam và trẻ
lớn thì ngay sau khi trẻ ăn lại được, ta cần cho thêm các thức ăn bổ sung. Riêng bột thịt, cháo
thịt cần cho muộn hơn (vào tuần thứ 2) sau khi biết chắc chức năng gan của trẻ đã trở lại bình
thường,  các  men  tiêu  hóa  đã  làm  việc  lại  bình  thường.  Chưa  nên  nghĩ  ngay  đến  việc  tiêm
truyền trẻ nếu không có các tình huống sau đây
10.3.2. Xử lý sốc hay tiền sốc trong 24 giờ đầu vào viện. Nếu trẻ vào viện với tình trạng mất
nước nặng vì có kèm ỉa chảy, cô đặc máu vì mất nước cấp hay mạn, thân nhiệt hạ kèm suy
tuần hoàn ngoại vi, hạ  đường máu thì cần có chỉ  định truyền plasma,  glucose và dịch  điện
giải. Liều lượng plasma không cao quá 15 ml/kg khi trẻ có phù nhiều. Liều lượng nước và các
dịch điện giải tùy thuộc vào tình trạng mất  nước : theo công thức bù dịch như trong ỉa chảy
cấp. Chỉ định truyền máu khi Hb < 3 g% và tốt nhất là truyền hồng cầu khối, số lượng ít hơn
 
10 ml/kg trong 3 giờ. Những xử trí này cần thực hiện trong 24 giờ đầu nhập viện. Sau khi trẻ
tỉnh lại thì “ăn điều trị” là phương pháp điều trị chính trong các ngày sau.
10.3.3. Những biện pháp điều trị bổ sung quan trọng 
 -  Uống ORS theo phác đồ điều trị ỉa chảy cấp mỗi khi trẻ tiêu chảy.
 - Trẻ SDD còn thiếu kali và magnesium và phải cần mất ít nhất 2 tuần lễ mới hồi phục các
chất này. Phù ở trẻ SDD là do mất cân bằng các chất này và cũng chính vì vậy mà không nên
cho thuốc lợi tiểu khi trẻ bị phù.
 Để  cân  bằng  điện  giải  cho:  -  Thêm  kali:  2-4mmol/kg/ngày  -  Thêm  magnesium  0.3-0.6
mmol/kg/ngày.  -  Khi  hồi  phục  cho  dung  dịch  chứa  ít  muối  (ReSoMal)-    Cho  ăn  thức  ăn  ít
muối.- Tất cả trẻ SDD nặng đều thiếu vitamin và các chất vi lượng, và mặc dầu trẻ bị thiếu
máu nhưng không vì vậy mà cho sắt ngay cho trẻ. Chỉ cho sắt khi trẻ bắt đầu thèm ăn và tăng
cân ( thường phải mất 2 tuần lễ), nếu không việc cho sắt sớm sẽ làm cho bệnh nhiễm trùng
nặng thêm (vi khuẩn phát triển nhờ sắt).
Các vitamin và chất vi lượng sẽ cho như sau:
-  Vitamin A uống vào ngày đầu ( trẻ > 1 tuổi cho 200.000UI; 6-12 tháng cho 100.000 UI; 0-5
tháng cho 50.000 UI.). Vẫn cho vitamin A mặc dầu đã biết trước đó 1 tháng trẻ đã có uống
-  Cho hằng ngày ít nhất trong 2 tuần lễ:
+ Multivitamin trẻ dưới 1 tuổi cho 1 viên/ngày, trẻ trên 1 tuổi cho 2 viên/ngày.
+ Folic acid 1mg/ngày ( ngày đầu cho 5 mg)
+ Kẽm 2mg/kg/ngày
+ Đồng 0,3mg/kg/ngày
+ Sắt 3 mg/kg/ngày với điều kiện trẻ bắt đầu tăng cân.
Sắt và acid folic giúp trẻ phục hồi  được tình trạng thiếu máu. Kali và Mg làm cho trẻ mau
chóng trở lại thèm ăn, tăng trương lực cơ, hồi phục tái tạo cơ bắp nhanh. Kẽm có tác dụng
trên sự tăng trưởng của trẻ nhất là nhóm còi cọc, đồng thời cân nặng tăng cũng có mối liên
quan đến lượng kẽm trong plasma. 
 - Điều trị và phòng nhiễm trùng:  Đối với  trẻ SDD nặng các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt
thường  không  có,  vì  vậy  ngay  khi  trẻ  vào  viện  cho  ngay  kháng  sinh  phổ  rộng  và  cho  tiêm
phòng vac xin sởi nếu trẻ trên 6 tháng và chưa chủng ngừa (hoãn tiêm nếu trẻ trong tình trạng
choáng). Một số thầy thuốc nhi khoa có kinh nghiệm thường cho metronidazol kèm với kháng
sinh phổ rộng (7 mg/kg mỗi 8 giờ và trong 7 ngày). Metronidazol giúp chóng lành niêm mạc
ruột và làm giảm tổn thương niêm mạc ruột do quá trình oxy hoá, và phòng ngừa nhiễm trùng
toàn thân do phát triển quá mức vi khuẩn kỵ khí trong ruột non.
Chọn lựa kháng sinh
-    Co-trimoxazole:  5ml  x  2  lần  trong  5  ngày  (  2.5  ml  nếu  cân  nặng  <  4kg)  (5  ml  Co-
trimoxazole chứa 40 TMP và 200 SMX)
-  Nếu trẻ rất nặng (lơ mơ và bất động) hay có các biến chứng như: hạ thân nhiệt, hạ đường
máu, nhiễm trùng da, phổi, đường tiểu 
+ Ampicillline 50mg/kg/TB,TM/ mỗi 6 giờ trong 2 ngày sau đó chuyển sang Amoxycillin 15
mg/kg mỗi 8 giờ trong 5 ngày 
+  Thêm Gentamicin 7.5 mg/kg/TB hoặcTM /ngày trong 7 ngày.
Nếu không thấy trẻ cải thiện trong 48 giờ cho
-  Chloramphenicol 25mg/kg/TB/TM mỗi 6 giờ trong 5 ngày.
-  Chọn lựa kháng sinh thích hợp sau khi xác định được tác nhân gây nhiễm trùng.
-  Nếu trẻ vẫn còn chán ăn sau 5 ngày điều trị kháng sinh; kéo dài kháng sinh thêm đến 10
ngày. Nếu trẻ vẫn còn chán ăn, đánh gía lại trẻ, tìm kiếm thêm các ổ nhiễm trùng, xem có đề
kháng thuốc không, kiểm tra xem các vitamin và muối khoáng đã bổ sung đầy đủ chưa.
10.4. Thực hiện những chăm sóc đặc biệt 
 - Trẻ suy dinh dưỡng nặng phải được chăm sóc nhẹ nhàng
 
 - Trẻ cần được theo dõi thân nhiệt, không để hạ thân nhiệt. Những trẻ Marasmus có xu hướng
hạ thân nhiệt khi trời rét và vào ban đêm. Do đó cần chú ý kiểm soát nhiệt độ phòng, nhất là
về đêm. Nhiệt độ phòng thích hợp nhất là 25 - 30
o
C. Nên cho trẻ nằm cùng mẹ, ủ ấm, không
nên nằm cách ly ở phòng cấp cứu.
 - Cần quan sát các dấu hiệu của sốc, hạ đường huyết để xử trí kịp thời. Chú ý cho ăn ban đêm
và ăn cách quãng 3 - 4 giờ để đề phòng hạ đường huyết.
 - Phải tận tình và kiên trì vì trẻ SDD nặng thường quá yếu, không muốn ăn, thường bị nôn và
ỉa chảy. Do đó phải giữ trẻ sạch, không để mặc quần áo ướt, bẩn.
 - Cha mẹ và nhân viên chăm sóc phải luôn gọi tên trẻ, nói chuyện với trẻ, tỏ ra âu yếm và yêu
mến trẻ. Trẻ phải được kích thích tinh thần bằng trò chơi, sách vở, đồ chơi 
11.   Vấn đề phục hồi dinh dưỡng sau khi ra viện
Trẻ SDDPNL nặng không cần thiết phải nằm điều trị dài ngày trong bệnh viện. Nói chung,
với phác đồ điều trị trên, chỉ sau 2 tuần lễ trẻ đã hết phù, bắt đầu lên cân lại và thèm ăn. Ăn
được là có thể cho ra viện và tiếp tục phục hồi dinh dưỡng (PHDD) tại nhà hoặc nếu được tổ
chức tại 1 trung tâm PHDD là tốt nhất. Muốn làm được điều này, trong thời gian trẻ nằm viện,
cần giải thích cho bà mẹ nguyên nhân dẫn đến SDD của trẻ đồng thời hướng dẫn cho bà mẹ
cách nuôi trẻ đúng đắn.
Khi ra viện, trẻ cần phải được duy trì chế độ ăn uống như trong những ngày nằm viện và trong
3 tháng đầu, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ, hoặc mẹ đưa con đến bệnh viện hay phòng khám
trẻ lành hoặc bác sĩ đến tận nhà.
Điều kiện lý tưởng nhất là tổ chức một trung tâm PHDD. Trung tâm này chỉ cần một ngôi nhà
đơn giản có các phương tiện nấu ăn với 1 - 2 y tá hoặc phụ tá đã được đào tạo để giúp đỡ
những bà mẹ sống cùng với trẻ SDD. Công việc của trung tâm tập trung vào những điểm sau 
Tiếp tục cho trẻ ăn chế độ ăn giàu năng lượng. Mẹ tự chuẩn bị thức ăn cho mình và cho con.
Thức ăn là một hỗn hợp nhiều thực phẩm chính có bổ sung đạm thực vật, động vật, mỡ, rau
và  hoa  quả,  thường  có  cả  sữa.  Khẩu  phần  năng  lượng  hàng  ngày  khoảng  200  KCal/kg  với
thành phần protein động vật 3 - 4 gr hoặc thực vật là 5 - 6 gr/kg/ngày. Thức ăn càng giống
những thức ăn mà trẻ đã quen ăn ở nhà càng tốt. Nấu ăn cũng theo cách bà mẹ đã quen.
Hàng ngày, việc giáo dục bà mẹ được tiến hành theo nhóm hoặc có thể cho từng người. 
Thông qua những buổi trao đổi với bà mẹ, y tá có thể nắm được những chi tiết về tiền sử xã
hội và tìm được những vấn đề cơ bản trong đợt suy dinh dưỡng này và tìm ra cách đề phòng
những đợt suy dinh dưỡng nặng tiếp theo.
Dành thời gian để vui chơi, trò chuyện, ca hát với trẻ khi ở trung tâm. Sự hỗ trợ bằng tình cảm
ấm áp và những kích thích như vậy của bà mẹ là vô cùng cần thiết cho sự hồi phục của trẻ.
12.  Điều trị thất bại – nguyên nhân cần xác định
Nếu điều trị như trên mà tình trạng trẻ xấu đi hoặc không tăng trọng đầy đủ thì cần xét lại các
nguyên nhân sau 
- Chưa phát hiện được ổ nhiễm khuẩn đặc biệt là lao, nhiễm trùng tiết niệu, viêm tai giữa, cốt
tủy viêm, áp-xe sâu.
-  Cho  ăn  chưa  đủ  :  cần  kiểm  tra  lại  xem  thức  ăn  có  được  chuẩn  bị  tốt  không?  Có  đủ  chất
lượng và số lượng Calo không ? Thức ăn có đến miệng đứa trẻ không ? Trẻ có ăn hết số lượng
hoạch định không ?. Thường những trẻ suy dinh dưỡng nặng trong giai đoạn đầu của điều trị
rất chán ăn hoặc do bệnh lý, tâm lý hoặc do nhiễm trùng, nấm miệng 
- Không kiểm soát được ỉa chảy.
- Có sự ức chế tâm lý do thiếu săn sóc về tình cảm.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng quá nặng, đến quá muộn trong điều kiện không  hồi phục được .
 
SUY DINH DƯỠNG PROTEIN-NĂNG LƯỢNG TRẺ EM
Câu hỏi lượng giá
 
 
1.  Nhóm tuổi bị suy dinh dưỡng nhiều nhất là 
A. < 6 tháng tuổi
B. 6 - 24 tháng tuổi       
C. 25 - 36 tuổi
D. 37 - 47 tháng tuổi     
 
 
 
E. 48 tháng
2.  Nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam là:
A. Nhiễm trùng, nhất là do lao
B. Thiếu kiến thức nuôi con và chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa tốt 
C. Mạng lưới y tế chưa tốt
D. Phòng và chữa bệnh trẻ chưa đúng mức 
E. Tiêm chủng mở rộng không phủ đầy đủ trẻ
3.  Những biến đổi của hệ thống miễn dịch trong suy dinh dưỡng :
A. Tuyến ức teo dẫn đến ức chế miễn dịch thể dịch
B. Đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào bị giảm,  tế bào T  ít. 
C. Chức năng bạch cầu đa nhân và các thành phần bổ thể ít thay đổi
D. Giảm IgA tiết gây nên giảm đáp ứng miễn dịch tại chỗ niêm mạc
E. Câu B và D đúng 
4.  Chỉ số cân nặng / tuổi  ( CN/T) :
A. Là chỉ số chính để đánh giá SDD nhưng có hạn chế lớn khi trẻ bị phù. 
B. Được dùng để đánh giá suy dinh dưỡng trong mọi trường hợp 
C. Ít được sử dụng ở cộng đồng để phân loại suy dinh dưỡng 
D. Chỉ dùng khi có biểu đồ tăng trưởng 
E. Không được áp dụng phổ biến vì bà mẹ không nhớ chính xác tuổi con
5.  Để đánh giá xem chế độ ăn có phù hợp với nhu cầu hiện tại của trẻ không, nên dựa vào:
A. Cân nặng
B. Cân nặng/ tuổi
C. Cân nặng/ chiều cao  
D. Chiều cao
E. Chiều cao/ tuổi
6.  Có sự khác biệt rõ ràng về giới tính với tỷ lệ và mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt
nam. Trẻ gái bị suy dinh dưỡng nhiều hơn trẻ trai. Nhận xét này :
A. Đúng 
B. Sai.  
7.  SDD là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ em, nhất là khi bệnh phối hợp
với bệnh (...A..) hay (..B..). 
 
ĐÁP ÁN: 1B, 2B, 3E, 4A, 5C, 6B, 7 A: tiêu chảy; B: nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010, NXB Y học – Hà Nội 2001
2. Đào Ngọc Diễn (1997), “Tiêu chảy và suy dinh dưỡng”, Bài giảng tập huấn dinh dưỡng
lâm sàng, Viện dinh dưỡng.
3. Tạ Thị Ánh Hoa (1997), “Bệnh suy dinh dưỡng”, Bài giảng Nhi khoa, NXB Đà Nẵng, trang
118 – 141.
4. Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi (2002), “Tình hình và các thách thức về dinh dưỡng ở
Việt Nam hiện nay”, Hội nghị Khoa học dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
5. Hà Huy Khôi (1997), “Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng”, Phương pháp dịch tễ
học dinh dưỡng, NXB Y học, trang 96 – 134.
 
6. Ngô Thị Kim Nhung (1998), “Bệnh suy dinh dưỡng”, Bài giảng Nhi Khoa – chương trình
đào tạo bác sĩ tuyến cơ sở, NXB Đà Nẵng, tr. 127-144.
7. Tổ chức Y tế Thế giới (2001), hướng dẫn xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em.
 
 
CHƢƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
Mục tiêu
 
1. Trình bày được mục tiêu và tầm quan trọng của Chương trình tiêm chủng mở rộng.
2. Ra quyết định về chỉ định và chống chỉ định tiêm chủng .
3. Xác định và xử lý các tác dụng phụ về tai biến của tiêm chủng .
4. Tổ chức được một buổi tiêm chủng.
5. Hướng dẫn được các bà mẹ về chủng ngừa, miễn dịch và tiêm chủng vaccin.
 
1. Mục tiêu và tầm quan trọng của chƣơng trình tiêm chủng mở rộng 
Thấm nhuần phương châm y học dự phòng của  Đảng và nhà nước, mấy chục năm qua nhà
nước và ngành y tế đã coi trọng công tác tiêm chủng phòng bệnh. Từ năm 1981 nước ta đã
tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng với ý thức tiêm chủng là phương pháp phòng bệnh
tích cực và hiệu quả nhất.
Đây là một chương trình phòng bệnh cấp quốc gia mang tính xã hội hóa cao, chúng ta đã đề ra
mục tiêu cho từng thời kỳ, chiến lược và các biện pháp thực hiện.  Được sự giúp đỡ của OMS
và UNICEF và nỗ lực của toàn ngành y tế, đến nay chương trình đã gặt hái được nhiều thành
tựu.
Mục tiêu của chương trình là :
- Giảm trên 90% tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm trẻ em (bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại
liệt, lao).
- Phổ cập tiêm chủng phòng 6 bệnh cho trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước.
- Tiến tới thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2000.
2. Dịch tễ học các bệnh trong chƣơng trình tiêm chủng mở rộng 
Theo tổ chức y tế thế giới có 8- 10 triệu người mắc lao hàng năm, trong thập kỷ tới có thêm
300 triệu người nhiễm lao, 90 triệu ngưòi mắc lao và 30 triệu người chết vì bệnh lao. Tại Việt
nam tỷ lệ nhiễm lao hàng năm hiện nay là 1.5% dân số,với 76 triệu dân có 130.000 người mắc
lao hàng năm, tỷ lệ phát hiện được 40.7%, số lao chưa phát hiện được là 77.000 người hằng
năm, lao phổi có BK (+) mới xuất hiện hàng năm là 60.000 người. Với khả năng giải quyết
hiện nay bệnh lao vẫn còn là một bệnh xã hội quan trọng trong thập niên tới.
Năm 1979 toàn thế giới có 23130 cas bị bệnh bạch hầu, trong đó châu Âu chỉ có 548 cas và
Pháp 1 cas năm 1980. Ở Mỹ 1920 có 1568 cas mắc bệnh, 163 cas tử vong,  đến 1965 giảm
xuống 168 cas mắc bệnh, có 16 cas chết và hiện nay 1 vài cas hàng năm . Ở nước ta theo số
liệu của viện Vệ Sinh Dich Tễ (VSDT) trung ương, tỷ lệ mắc bệnh năm 1983 ở Miền Bắc là
6,95 / 100.000 dân , miền trung 1,74 / 100.000 dân , miền nam 4,89 / 100.000 dân. Bạch hầu
qua 15 năm tại B.V Huế có 157 cas, tỷ lệ tử vong 30.2%. 
Trên thế giới ước lượng 600.000 trường hợp ho gà hàng năm, tỷ lệ mắc tại Thừa thiên Huế
1981 -1995 là 98,9/100.000 dân, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện 4.5%, nguy cơ cao ở trẻ dưới 6
tháng.
Hàng năm trên thế giới khoảng 50 triệu trẻ bị sởi, ước tính khoảng 722.000 trẻ dưới 5 tuổi, tử
vong khoảng 40% ở trẻ nhỏ kèm suy dinh dưỡng, tập trung ở các nước  Châu Phi và  Đông
nam  Á.  Tại  Việt  nam  1979  -  1999  cả  nước  có  579.678  trường  hợp  bị  sởi,  tử  vong  2.190
trường hợp,năm 2000 miền Bắc có dịch sởi 25/28 tỉnh thành, nguy cơ cao ở trẻ dưới 5 tuổi
kèm suy dinh dưỡng, không tiêm chủng.
Tại các nước có lưu hành bệnh bại liệt, tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ dưới 3 tuổi là 70 - 80%,tại Thừa
thiên Huế, sau hơn 10 năm uống phòng bại liệt đến 1995 tỷ lệ bệnh giảm 85.2/100.000 dân, tỷ
lệ tử vong ở bệnh viện 6.8 -16.1%. Năm 2000 Việt Nam được công nhận thanh toán bệnh bại
liệt và tiếp tục giám sát bệnh này trong các năm tiếp theo.
Khoảng 30% dân số thế giới với 2 tỷ người có biểu hiện huyết thanh học nhiễm virus viêm
gan B. Trên thế giới ước tính có khoảng 350 triệu người mang virus viêm gan B mãn tính,
 
khoảng 1 triệu người chết vì viêm gan mãn bao gồm xơ gan và ung thư gan. Tổ chức y tế thế
giới khuyến cáo, tất cả các nước cần đưa vaccin viêm gan B vào TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi.
Năm 1997 vaccin viêm gan B đã được đưa vào TCMR tại Việt Nam. Tuy nhiên , hàng năm
TCMR mới chỉ đủ vaccin cho khoảng 20% số trẻ dưới 1 tuổi trong cả nước.
Kế hoạch 5 năm 2002 -2006 nhằm mở rộng diện tiêm vaccin viên gan B cho trẻ dưới 1 tuổi
trong  cả  nước.  Từ  năm  2003,  tất  cả  trẻ  dưới  1  tuổi  trong  cả  nước  sẽ  nằm  trong  diện  tiêm
vaccin viêm gan B.
Qua 15 năm 1980 -1996 tại BVTƯ Huế có 153 trường hợp uốn ván trẻ lớn, 235 trường hợp
uốn ván sơ sinh, trung bình hàng năm 10 -20 trường hợp uốn ván sơ sinh, với tỷ lệ tử vong rất
cao 60 - 70% , đến nay tỷ lệ này đã giảm rõ, hàng năm còn lát đát vài trường hợp.
3. Miễn dịch học trong tiêm chủng vaccin 
Tiêm chủng nhằm mục đích phòng một bệnh xác định, bằng cách tạo nên miễn dịch chủ động
cho người được tiêm chủng. Một số bệnh truyền nhiễm trước đây xẩy ra nhiều và gây tử vong
khá cao ở trẻ em. Ngày nay có thể nói, không còn thấy xảy ra ở một số nước trên thế giới, là
nhờ sự phát minh của thuốc chủng ngừa. Đó là các vaccin gây miễn dịch chủ động .
Miễn dịch có hai loại : chủ động và thụ động .
3.1 Miễn dịch chủ động  
Là khi cơ thể tự tạo ra kháng thể và duy trì lượng kháng thể này trong một thời gian nhất định
để chống lại bệnh . Miễn dịch này có được sau khi bị mắc bệnh hoặc sau khi được tiêm chủng.
Miễn dịch chủ động thường xuất hiện lâu sau vài tuần, nhưng bền bỉ hơn so với miễn dịch thụ
động. Các loại vaccin cho miễn dịch chủ động. Vaccin được điều chế từ độc tố, từ vi khuẩn
hoặc virus đã chết hoặc còn sống nhưng đã được làm giảm độc lực và khả năng gây bệnh đã
được phá bỏ, chỉ còn khả năng gây miễn dịch .
3.2 Miễn dịch thụ động  
Là khi cơ thể nhận kháng thể từ mẹ chuyền sang hoặc là các loại thuốc có chứa kháng thể
được điều chế từ người hoặc động vật. Miễn dịch thụ động có hiệu quả ngay nhưng ngắn hạn.
Các  loại  huyết  thanh  như  SAT,  SAD  dưới  hình  thức  cô  đọng  các  globulin  lấy  từ  người  có
bệnh hay từ động vật đều cho miễn dịch thụ động .
Để việc chủng ngừa có hiệu quả tốt, phải thực hiện sự chủng ngừa trước thời gian trẻ có nguy
cơ nhiễm bệnh. Chủng ngừa được tiến hành ngay từ tháng đầu, năm đầu tiên của trẻ .
Mỗi nước có tình hình bệnh tật khác nhau, có những ưu tiên giải quyết khác nhau vì vậy lịch
chủng ngừa của mỗi nước là khác nhau . 
3.3  Các bệnh có thể phòng được bằng chủng ngừa 
Các bệnh do vi khuẩn : bệnh lao, bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, thương hàn, dịch tả, dịch
hạch, não mô cầu type A,C, Hemophilus influenzae type b...
Các bệnh do virus : đậu mùa, bại liệt, sởi, rubéole (sởi Đức), quai bị, cúm, dại, viêm gan virus
A, B, viêm não Nhật Bản B...
Hiện nay người ta đã bỏ chủng ngừa đậu mùa bởi vì hết người mắc bệnh. Nhờ tổ chức chủng
ngừa bệnh đậu mùa cho 100% trẻ em ở tất cả các quốc gia trong những năm 1960 - 1970 nên
từ năm 1978 trở đi không còn ai mắc bệnh. Trường hợp mắc bệnh cuối cùng được tìm thấy ở
một người lớn 27 tuổi ở Somalia năm 1977. Điều này cũng khẳng định hiệu quả rất cao của
công tác chủng ngừa. Do đó hiện nay Tổ Chức Y Tế Thế Giới kêu gọi tất cả các quốc gia,
bằng mọi cách tổ chức tiêm chủng cho 100% trẻ em dưới 1 tuổi đối với 6 bệnh hiểm nghèo :
lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi ... để đến năm 2000, có thể quét sạch các bệnh trên
đây trong bệnh lý nhi khoa.
4. Phân loại vaccin và bảo quản vaccin 
Vaccin là một tác nhân gồm các vi khuẩn chết, độc tố của vi khuẩn đã được làm giảm độc lực
hoặc các vi khuẩn hay virus còn sống mà đã làm yếu đi. Vì vậy vaccine chỉ mang tính kháng
nguyên và không gây bệnh, khi tiêm chủng cho trẻ, trẻ sẽ chủ động tạo ra kháng thể để phòng
bệnh.
 
4.1 Phân loại vaccin 
Vaccine sống chứa các tác nhân còn sống nhưng chúng ta  đã làm  yếu  đi vì vậy không gây
nguy hiểm. Vaccin sống gồm : BCG, Bại liệt (OPV) và vaccin sởi trong  đó bại liệt ở dạng
lỏng còn BCG và vaccin sởi ở dạng bột khô lạnh vì vậy khi dùng có kèm theo một ống nước
riêng  (chất  hòa  tan)  không  được  dùng  nước  cất  hay  một  dung  dịch  khác  vì  sẽ  làm  hỏng
vaccin. Vaccin BH-HG-UV là loại vaccin chết gồm ba thành phần vi khuẩn ho gà chết, độc tố
của bạch hầu và uốn ván đã làm giảm độc lực gọi là Toxoid.
Vaccine BH-UV là loại vaccine chết chỉ chứa hai thành phần bạch hầu và uốn ván.
Vaccine uốn ván là loại vaccine chết chỉ chứa thành phần uốn ván, dùng tiêm cho phụ nữ và
các bà mẹ có thai để phòng uốn ván sơ sinh .Vaccin sống thường tạo kháng thể hữu hiệu hơn
vaccine chết vì vậy gây miễn dịch cơ bản cho trẻ cần tiêm đủ 3 mũi BH-HG-UV.
4.2 Bảo quản vaccin 
Hiện nay tất cả các loại vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 0
0
 C - 8
0
 C. Việc bảo quản
này tạo thành một hệ thống dây chuyền lạnh, vaccine luôn luôn ở trong tủ lạnh từ nơi sản xuất
đến nơi phân phối đến khi tiêm cho trẻ . Tại mỗi tuyến bảo quản có quy định nghiêm ngặt về
nhiệt độ và thời gian lưu trữ cho phép . Trong tủ lạnh vaccin sởi và bại liệt luôn luôn bỏ ở
ngăn đá, còn BCG, BH-HG-UV, viêm gan B và ống thuốc pha (dung môi) sởi, BCG bỏ ngoài
ngăn đá. Không để vaccin ở cánh cửa tủ lạnh, đã đem ra khỏi tủ lạnh để sử dụng thì không
nên bỏ vào lại, không nên mở tủ lạnh quá 3 lần/ngày, không nên bỏ thuốc chủng thừa qua
ngày mai .
Vaccin sống khó bảo quản hơn vaccine chết. Không những bị hủy bởi nhiệt độ mà còn bởi các
chất sát trùng và ánh sáng, vì vậy phải lưu ý 2 yếu tố này khi tiến hành tiêm chủng . Cả vaccin
sống và vaccin chết đều có thể bị hư do bảo quản chứ không riêng gì vaccine sống. Khi vaccin
bị hư (không còn mang tính kháng nguyên) nếu tiêm cho trẻ sẽ không có tai biến gì nhưng trẻ
không tạo kháng thể và trẻ có thể bị bệnh mà ta đã tiêm chủng . Điều này làm mất lòng tin của
bà mẹ vào cán bộ y tế và về phía chúng ta thì mất công tốn tiền .Vì vậy bảo quản dây chuyền
lạnh là quan trọng .
Thời gian bị hủy vaccine ở nhiệt độ 37
0
 C :
BCG    :           2 tuần 
DPT    :           4 ngày 
Bại liệt :          1 ngày 
Sởi      :           1 giờ 
Dây chuyền lạnh là hệ thống phân phối vaccine ở trạng thái còn nguyên hiệu lực từ nơi sản
xuất đến tận nơi tiêm chủng. Hệ thống dây chuyền lạnh là rất quan trọng và cần thiết vì vaccin
rất nhạy cảm với nhiệt độ. Ba yếu tố cấu thành dây chuyền lạnh là : trang thiết bị, con người
và các thao tác sử dụng. Nếu 1 trong 3 bộ phận cấu thành này có sai sót thì cả hệ thống dây
chuyền lạnh sẽ hư vỡ nhất là đối với tuyến trung ương vì nơi đây số lượng vaccin lớn nhất, trị
giá hàng tỷ đồng. Bất kỳ một sai sót nào cũng là một tai họa nghiêm trọng.
5. Chỉ định và chống chỉ định tiêm chủng 
Hiện nay, do nhu cầu bảo vệ trẻ em, người ta đã giới hạn đến mức tối thiểu các chống chỉ định
chủng ngừa. Đối với trẻ em suy dinh dưỡng, sơ sinh thiếu tháng, thiếu  cân ... trước  đây có
người khuyên nên tránh chủng ngừa, nhưng ngày nay ngược lại, có chỉ định nên chủng bởi vì,
dù phản ứng đáp ứng miễn dịch của trẻ có yếu hơn bình thường nhưng vẫn có và đủ khả năng
để bảo vệ trẻ. Trẻ rất cần được bảo vệ các bệnh trên bởi vì dễ mắc, thường diễn biến nặng và
tỷ lệ tử vong cao. Như vậy còn lại những chống chỉ định sau đây :
- Trẻ đang mắc một bệnh nhiễm trùng cấp tính .
- Trẻ đang có bệnh ung thư.
- Trẻ đang có bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải .
- Không tiêm chủng BCG cho những trẻ đã biết là mắc AIDS.
 
- Không tiêm BH-HG-UV2 và BH-HG-UV3 cho những trẻ có co giật hoặc sốc trong vòng 3
ngày sau lần tiêm BH-HG-UV1.
- Không tiêm BH-HG-UV cho những trẻ có co giật tái phát hoặc đang mắc các bệnh của hệ
thống thần kinh trung ương.
6. Lịch tiêm chủng 
6.1  Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi 
 
Lứa tuổi          
 
 
Vaccin
Dưới 1 tháng   :           
BCG    
 
 
 
VGB1 (24 giờ sau sinh)
2 tháng tuổi     :           
BH - HG - UV 1     Bại liệt 1  
VGB2
3 tháng tuổi     :           
BH - HG - UV 2     Bại liệt 2
4 tháng tuổi     :           
BH - HG - UV 3     Bại liệt 3  
VGB3
9 - 11 tháng     :           
Sởi      
Chú ý: 
- BCG (vaccin phòng lao), BH- HG - UV (vaccin phòng bạch hầu - ho gà- uốn ván), VGB
(vaccin phòng viêm gan B)
- Khoảng cách giữa hai lần tiêm BH-HG-UV và giữa hai lần uống bại liệt tối thiểu phải một
tháng .
- Nếu không cho trẻ tiêm BCG ngay dưới một tháng được, thì trong lần tiêm chủng đầu tiên
cần cho ngay trẻ tiêm BCG và uống bại liệt cùng lúc với tiêm BH-HG-UV và viêm gan B.
- Cần đảm bảo tiêm đủ các loại vaccin cho trẻ ngay trong năm đầu (1 mũi BCG, 3 mũi BH-
HG-UV, 3 lần uống bại liệt, một mũi sởi và 3 mũi VGB).
- Không nên tiêm BH-HG-UV mũi 2 hoặc mũi 3 cho trẻ bị phản ứng mạnh với mũi trước.
Nên bỏ thành phần ho gà, dùng vaccin bạch hầu - uốn ván tiêm đủ 3 mũi.
- Viêm gan B nên tiêm sớm sau sinh, trong vòng 24 giờ đầu, hoặc 3 ngày đầu.
6.2  Lịch tiêm chủng cho phụ nữ  
6.2.1 Lịch tiêm chủng cho phụ nữ trẻ ở tuổi sinh đẻ (15 - 35 tuổi) 
Liều vaccin   Thời gian tiêm
Thời kỳ bảo vệ
UV1
15-35 tuổi, hoặc càng sớm càng tốt khi có thai      Không có tác dụng bảo vệ
UV2
Ít nhất 4 tuần sau UV1
3 năm
UV3
Ít nhất 6 tháng sau UV2
5 năm
UV4
Ít nhất 1 năm sau UV3
10 năm
UV5
ít nhất 1 năm sau UV4
suốt thời kỳ sinh đẻ
 
 
6.2.2  Lịch tiêm chủng cho phụ nữ có thai đề phòng uốn ván sơ sinh 
Vaccin 
 
Thời gian
UV 1   
:           càng sớm càng tốt, hoặc sau khi có thai
UV 2   
:           cách UV 1 ít nhất là 30 ngày và trước khi đẻ 30ngày
 
7. Các tai biến và cách xử trí 
Tiêm chủng là một biện pháp hiệu lực nhất, ít tốn kém của y học hiện đại. Hằng năm ở các
nước đang phát triển có khoảng 6 triệu trẻ em chết vì 6 bệnh được bảo vệ trong chương trình
tiêm chủng mở rộng .Bên cạnh hiệu lực cao, tiêm chủng vaccine có thể gây ra một số biến cố.
Tuy vậy tỷ lệ quá thấp, kém xa so với tác hại do bệnh gây ra nếu không được tiêm chủng .
7.1  Khi tiêm vaccin BCG 
- Phản ứng thông thường : khoảng 2 tuần sau khi tiêm, chổ tiêm có một nốt đỏ, hơi sưng
đường kính khoảng 10mm. Hai đến 3 tuần sau trở thành ổ áp xe nhỏ rồi loét ra và tự lành để
 
lại sẹo có đường kính khoảng 5mm. Cần phải nói cho bà mẹ biết đó là phản ứng tốt, và phải
kiểm tra sẹo ở lần tiêm sau, nếu không có phải tiêm lại.
- Phản ứng mạnh : áp xe sâu hơn, sưng hạch nách hoặc gần khuỷu tay. 
Nguyên nhân có thể do :
Kim tiêm không vô trùng.
Tiêm dưới da quá sâu ( sai kỷ thuật)
Tiêm liều lượng vaccin nhiều hơn quy định.
Xử trí :Nếu chỉ có phản ứng tại chổ thì không cần điều trị gì.Nếu loét to, hạch sứng to cần
chuyển đi khám bệnh vì một số trường hợp cần phải điều trị.
- Phản ứng nhanh : xảy ra nếu trẻ đã có miễn dịch với lao thì có thể xuất hiện sưng đỏ ngay
sau khi tiêm chưa được 2 tuần.
Nguyên nhân do :
Trẻ đã tiêm BCG.
Trẻ đã bị nhiễm lao.
Xử trí :
Nếu do trẻ đã tiêm BCG thì không cần điều trị gì.
Nếu nghi trẻ đã bị nhiễm lao thì gởi trẻ đi khám bệnh.
7.2  Khi tiêm vaccin BH- HG - UV 
- Sốt cao trên 39
0
 C (2 - 6% trẻ tiêm).
- Phản ứng tại chổ tiêm : đỏ da, có nốt cứng hoặc đau nơi tiêm, trẻ quấy khóc hơn ngày
thường, trong vòng 48 giờ :   5 - 10% trẻ tiêm . Báo cho bà mẹ biết trước điều đó và không
cần điều trị gì, các triệu chứng hết sau 1-2 ngày . Nếu có sốt cao có thể cho uống paracetamol.
- Áp xe : đau và sưng tại chổ tiêm sau 1 tuần hoặc hơn.
Nguyên nhân do :
Kim tiêm không vô trùng
Tiêm không đúng độ sâu
Xử trí :
Chườm khăn nóng lên chổ tiêm
Cho kháng sinh nếu cần
Nếu không khỏi gửi đi chọc tháo mủ
- Biến chứng thần kinh : thường là hiếm và là do thành phần ho gà trong vaccine. Có trường
hợp nặng : co giật , có dấu hiệu thần kinh , trụy mạch , biểu hiện bệnh não sau chủng ngừa.
Cần chuyển đi bệnh viện và  ngưng chích mũi tiếp theo.
7.3 Khi tiêm UV 
Đau nhẹ, có quầng đỏ, nóng và sưng từ 1-3 ngày tại chổ tiêm, thường hay gặp ở những lần
tiêm sau .
7.4  Khi tiêm vaccin Sởi 
- Sốt cao trên 39
0
 C xuất hiện ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau tiêm (5 - 15%).
- Phát ban nhẹ : 5% trẻ tiêm . Nói với bà mẹ biết trước điều đó rằng các phản ứng này nhẹ hơn
khi trẻ bị mắc bệnh sởi nhiều. Cho uống paracetamol nếu trẻ sốt cao.
- Biến cố thần kinh : hiếm 1/1 triệu liều tiêm .
7.5.  Khi uống vaccin Bại liệt  
Thường không có phản ứng gì, nếu trẻ đang bị tiêu cháy khi uống vaccin thì tác dụng sẽ kém
hơn, Trong vòng 10 năm người ta thấy số liệt liên quan với uống phòng vaccine là 1/1 triệu
trẻ em uống vaccine. Tỷ lệ bại liệt do tiếp xúc với trẻ uống phòng là 1/5 triệu liều vaccine
được phân phối.
7.6  Khi tiêm vaccin Viêm gan B 
Vaccin viêm gan B rất an toàn. Có thể có phản ứng nhẹ sau khi tiêm như sưng tấy tại chổ tiêm
(3 -9%), mệt mỏi, đau đầu và khó chịu (8 -18%), sốt trên 37.7
0
 C (0.4 -8%). Những phản ứng
 
này thường xuất hiện trong vòng 1 ngày sau khi tiêm và kéo dài 1 đến 3 ngày. Khi tiêm
vaccin viêm gan B cùng lúc với tiêm BH-HG-UV thì tỷ lệ bị sốt và khó chịu không cao hơn . 
Phản ứng mạnh do tiêm vaccin rất hiếm gặp bao gồm các dấu hiệu nổi mày đay, khó thở và
sốc ( khoảng 1/600.000 liều tiêm vaccin)
8. Cách tổ chức thực hiện tiêm chủng 
8.1 Tổ chức tốt một buổi tiêm chủng 
- Phải nắm được số trẻ em trong đối tượng tiêm chủng sắp tới. 
(Số trẻ em < 1 tuổi trong 1 năm = tổng số dân x 0,02 )
- Phải nắm được nhu cầu từng loại vaccin của lần tiêm chủng sắp tổ chức.
- Tuyên truyền, vận động, thông báo ngày, giờ, địa điểm cụ thể cho các đối tượng có con em
trong diện tiêm chủng sắp tới để bà con đi đông đủ.
- Lãnh vaccin ở tuyến trên và bảo quản vaccine tốt.
- Sửa soạn dụng cụ tiêm chủng, nồi hấp tiệt trùng, bơm tiêm, kim tiêm, khay tiêm, chất sát
trùng ... Chú ý khâu vô trùng các dụng cụ, sổ sách ghi chép đầy đủ.
-Tiếp đón ân cần, niềm nở các bà mẹ tại địa điểm tiêm.
-Tiêm vaccin đúng đối tượng, đúng kỹ thuật .
- Ân cần giải thích cho các bà mẹ sau khi tiêm và nhắc nhở bà mẹ mang con đến tiêm lần tiêm
tới.
8.2  Tiến hành tiêm chủng
8.2.1  Đảm bảo vô khuẩn 
- Phòng tiêm một chiều, có lối vào và lối ra riêng.
- Bơm kim tiêm tiệt khuẩn, mỗi mũi tiêm có bơm và kim tiêm riêng hoặc ít ra phải có kim
tiêm riêng.
- Cán bộ tiêm phải mặc áo choàng, đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ .
- Không làm nhiễm bẩn các dụng cụ tiêm chủng đã được tiệt khuẩn khi thao tác.
8.2.2  Đảm bảo hiệu lực vaccin    
- Giữ lạnh liên tục vaccin khi vận chuyển đến nơi tiêm.
+ Kiểm tra xem phích lạnh có rạn nức không, nắp phích có khít không.
+ Kiểm tra bình tích lạnh lĩnh ở huyện (thành phố) có ở nhiệt độ 0
0
 C không, có đá đã đông
cứng, nếu mới lấy ở ngăn đá ra thì đợi cho tới khi có vài giọt nước xuất hiện trên mặt bình
tích lạnh, mới xếp chúng vào trong phích vaccin.
+ Không để vaccin BH -HG - UV tiếp xúc với bình tích lạnh hoặc đá lạnh . có thể bọc giấy
báo các lọ vaccin này.
+ Kiểm tra chỉ thị nhiệt độ trên lọ vaccin Viêm gan B, nếu hình vuông bên trong hình tròn đổi
màu, cùng màu với hình tròn hoặc có mầu sẩm hơn thì huỷ bỏ, không sử dụng.
+ Đi lĩnh vaccin sớm, nhất là về mùa hè để tránh ánh sáng khi vận chuyển. Đảm bảo đúng loại
vaccin và đủ số liều vaccin cần, vaccin còn hạn dùng.
+ Nếu không có bình tích lạnh, thay bằng 1,5 Kg nước đá. phải bọc đá trong túi nilon để tránh
làm ướt và hỏng nhãn vaccin.
- Giữ lạnh vaccin trong suốt buổi tiêm. 
+ Chỉ mở phích vaccin khi cần thiết sau đó lại đậy nắp cho khít ngay.
+ Không để vaccin ngoài trời nắng hoặc cạnh bếp đun.
+ Đọc nhiệt kế ít nhất 2 lần vào lúc bắt đầu buổi tiêm và kết thúc buổi tiêm. Ghi kết quả vào
sổ quản lý vaccin.
+ Để các lọ vaccin đã mở vào cốc có đá lạnh hay trên 1 bình tích lạnh.                               
8.2.3  Đảm bảo kỷ thuật tiêm chủng 
- Tiêm BCG 
Căng da vùng cánh tay trái với ngón trỏ và ngón cái, dùng một ống tiêm riêng, kim 0.45 mm.
Bỏ đi vài giọt vaccin sau khi tiệt trùng bằng nhiệt độ. Tiêm 0,1ml vaccin trong da để gây một
cục u ở da có đường kính 5mm . 
 
Nốt u do tiêm BCG sẽ biến mất trong vòng nữa giờ. Khoảng 2 hoặc 3 tuần sau đó 1 khối u đỏ,
nhỏ, hơi đau sẽ xuất hiện tại chổ tiêm và tồn tại vài tuần sau đó u trở thành một abcès nhỏ,
loét và đóng vảy, vảy bong đi để lại 1 cái sẹo lồi màu đỏ. Sẹo nhỏ dần, nhạt và thấp dần tồn
tại như vậy trong nhiều năm. Vết sẹo đó cho ta biết trẻ đã chủng BCG và chủng đạt yêu cầu.
Nếu chưa có sẹo sau 6 tuần tiêm lại mũi BCG.
- Tiêm viêm gan B
Vaccin viên gan B được đóng lọ 1 liều, 2 liều, 6 liều hoặc 10 liều . Liều cho trẻ em 0,5ml, mỗi
liều chứa từ 1,5   g đến 10   g HBsAg tuỳ nhà sản xuất. Tiêm bắp đùi, không tiêm vào mông,
tiêm ngay sau sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
- Tiêm vaccin Sởi 
Cho chất dung môi vào vaccin khô . Nên tiêm da cánh tay trái, tiêm 0,5ml vaccin dưới da,
không nên lưu thuốc trong ống tiêm quá 1/2 giờ.
- Cho uống vaccin Bại liệt 
Vaccin bại liệt chứa cả 3 type virus dưới dạng viên hoặc nước. Chủng bằng cách nhỏ vào
miệng 2  giọt thuốc hoặc uống 1 viên. Hiện nay chương trình dùng loại uống. Phải đảm bảo
trẻ nuốt thuốc.
- Tiêm vaccin BH - HG - UV 
Gồm vi khuẩn ho gà chết, độc tố bạch hầu và uốn ván giảm độc lực . Lắc lọ vaccin sao cho
phần vaccin lắng xuống đáy được hoà trộn đều với dung dịch ở trên, Nếu bạn nghĩ rằng lọ
vaccin đã bị đông băng và tan lại thì nên kiểm tra xem có bị hỏng không bằng thử nghiệm lắc,
nếu lắc thuốc thấy phần trên trong phần dưới đục là thuốc hỏng, phải huỷ vaccin.  Tiêm 0,5ml
vaccin vào bắp đùi, không tiêm vào mông. 
- Tiêm vaccin UV 
Vaccin uốn ván được tiêm cho tất cả phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ, vùng có nguy cơ
cao. Lắc lọ vaccin sao cho phần vaccin lắng xuống đáy được hoà trộn đều với dung dịch ở
trên. Nếu bạn nghĩ lọ vaccin đã bị đông băng và tan lại thì kiểm tra xem có bị hỏng không
bằng thử nghiệm lắc. Hỏi người phụ nữ muốn tiêm tay phải hay tay trái, tiêm 0,5 ml vaccin
sâu vào bắp.
8.2.4.  Kết thúc buổi tiêm chủng 
- Tính số mũi tiêm chủng trong buổi tiêm chủng bằng cách đếm số mũi của từng loại vaccin
đã tiêm để có số liệu báo cáo.
- Huỷ bỏ vaccin và dụng cụ tiêm chủng sau buổi tiêm : Tất cả vaccin đã được mở trong buổi
tiêm chủng đều phải được huỷ bỏ cuối buổi tiêm chủng bất kể đó là loại vaccin nào. Vaccin
huỷ và dụng cụ bơm kim tiêm được huỷ đúng quy trình chôn hoặc đốt.
- Hoàn thành việc sổ sách tiêm chủng.
- Đánh giá sau buổi tiêm và báo cáo kết quả tiêm chủng hàng tháng.
9. Cách theo dõi, quản lý và đánh giá tiêm chủng 
- Quản lý và theo dõi tốt đối tượng trong chương trình không được bỏ sót đối tượng có chỉ
định tiêm 
- Quản lý thai nghén tốt để chủng ngừa uốn ván đầy đủ cho bà mẹ và kịp thời bổ sung đối
tượng phải được tiêm sau khi sinh
- Có sổ theo dõi tiêm chủng tại trạm y tế, và phiếu tiêm chủng cho từng đối tượng tiêm để
theo dõi các mũi tiêm theo đúng lịch tiêm chủng 
- Nhắc các bà mẹ đến khám lại nếu có sốt hoặc phản ứng bất thường sau tiêm để kịp thời phát
hiện và xử lý các tác dụng phụ sau tiêm chủng 
- Kiểm tra sẹo BCG lần tiêm tiếp theo sau khi tiêm BCG để kịp thời có chỉ định tiêm lại 
- Quản lý  các bệnh trong diện tiêm chủng mở rộng tại địa bàn để đánh giá kết quả
- Quản lý và phân tích được số liệu tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng , tỷ lệ có sẹo BCG sau lần
tiêm đầu tiên , tỷ lệ tai biến sau tiêm, số trẻ em sinh trong tháng , số trẻ em dưới 1 tuổi, số phụ
nữ có thai, tỷ lệ không tiêm chủng, lý do không tiêm 
 
- Chế độ báo cáo đầy đủ, chính xác .
- Hoàn tất các yêu cầu , các biểu mẩu của chương trình để quản lý chương trình tốt 
10.  Tổ chức giáo dục sức khỏe tại cộng đồng 
Hàng tháng trong các buổi tiêm chủng cho trẻ, đây là dịp để các bà mẹ tập trung với số lượng
khá, cán bộ y tế nên tranh thủ cơ hội này để tổ chức giáo dục sức khỏe cộng động với nhiều
chủ đề phong phú .
- Giáo dục y tế về tiêm chủng :
Nói cho bà me biết ích lợi của việc tiêm chủng.  Tiêm chủng cho trẻ phòng được bệnh gì đồng
thời cũng cho bà mẹ biết một vài tác dụng phụ của từng loại vaccin có thể xảy ra và cách xử
trí. Nhắc và hẹn bà mẹ đem con tới chủng lần tiếp theo.
- Tổ chức lồng ghép chương trình tiêm chủng mở rộng với các chương trình y tế quốc gia
khác. Ví dụ : đồng thời với tiêm chủng cho trẻ uống Vitamin A, trong chương trình Vitamin A
chống mù lòa, nhắc các bà mẹ có quen biết với các đối tượng có thai nên đi khám thai để quản
lý thai nghén, lợi ích của khám thai định kỳ.
Nói chuyện về phòng bệnh ỉa chảy, ho sốt, cách nuôi con, chương trình sửa mẹ, cách theo dõi
cân nặng...  
- Trả lời cho bà mẹ các thắt mắc về tiêm chủng về con trẻ.
- Thông báo cho bà mẹ các vấn đề về y tế liên quan.
CTTCMR là một chương trình đã được xã hội hóa cao nhất trong các chương trình y tế, trong
đó có sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền các cấp các ngành, sự tham gia của các đoàn thể,
sự nổ lực của toàn ngành y tế, trước hết là hệ vệ sinh phòng dịch và y tế cơ sở, sự hưởng ứng
của nhân dân, các bà mẹ, sự đóng góp nhiều mặt của các tổ chức quốc tế, chính phủ một số
nước .
Nhân dân bắt đầu quen và hiểu ngày càng rõ hơn CTTCMR phòng 6 bệnh phổ biến trẻ em .
Một điều quan trọng khác là ngoài tác dụng bảo vệ tính mạng và sức khỏe trẻ em, thành công
của chương trình đã tiết kiệm cho nhà nước và nhân dân rất nhiều về mặc kinh tế. Giảm số trẻ
mắc bệnh, giảm số công dân tàn phế cho tương lai, tiết kiệm kinh phí cho điều trị  cho xử lý
các vụ dịch, giảm tốn kém cho gia đình trong việc chữa chạy, ma chay, tiết kiệm ngày công,
tạo điều kiện cho cha mẹ yên tâm sản xuất . 
 
Chƣơng trình tiêm chủng mở rộng
( Câu hỏi kiểm tra )
 
1. Chỉ định chủng ngừa cho trẻ em dưới 1 tuổi ?
2. Phản ứng không mong đợi sau chủng ngừa và cách giải quyết của bạn ?
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Thực hành tiêm chủng . Bài 1 -11 (2001). Chương trình tiêm chủng mở rộng. 
2. Triển khai tiêm vaccin viêm gan B trong tiêm chủng mở rộng. (2002) . Chương trình tiêm
chủng mở rộng. 
3. Hoàng Minh (1999) . Bệnh lao và Nhiễm HIV/AIDS. Nhà xuất bản Y học .
4. Tài liệu huấn luyện kỹ năng xử trí lồng ghép trẻ bệnh . (2002) . Chương trình IMCI quốc
gia .
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ EM
Mục tiêu
 
1.  Kể  được những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
2.  Kể được những chỉ số đánh giá sự phát triển thể chất 
3. Trình bày được những chỉ số đánh giá sự trưởng thành
4.  Nêu được các công thức tính nhanh để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ khi không có
biểu đồ theo dõi trong  khám lâm sàng
 
 
 Theo dõi sự  phát triển thể chất của trẻ  theo từng  độ  tuổi  là vấn  đề quan trọng trong chăm
khóc trẻ khoẻ. Khám trẻ toàn diện là phải  đánh giá sự phát  triển thể chất của trẻ có phù hợp
với lứa tuổi không song song với việc thăm khám lâm sàng phát hiện ra bệnh lý.
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất
1.1. Sụn tăng trưởng
 Phát triển nhờ vào sụn tăng trưởng, gồm 2 quá trình:
- Quá trình tăng trưởng về chiều cao.
- Quá trình trưởng thành tương ứng với hiện tượng cốt hoá từ từ.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
- Yếu tố di truyền và giống nòi.
- Yếu tố dinh dưỡng và chuyển hoá.
Nếu không có đủ dinh dưỡng thì quá trình tăng trưởng sẽ không bình thường. Điều đó giải
thích , ở các nước thế giới thứ 3, tình trạng suy dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ có chiều cao thấp.
Những bệnh lý kém hấp thu khác cũng làm thiếu dinh dưỡng và dẫn đến phát triển chiều cao
thấp. Suy thận cũng dẫn đến lùn.
- Yếu tố nội tiết:
+ Nội tiết tố kích thích tuyến giáp (TSH) và  nội tiết tố tăng trưởng (GH) của tuyến yên  ảnh
hưởng lên quá trình tăng trưởng về chiều dài của sụn.
+ Nội tiết tố  tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành hơn là quá trình tăng trưởng,
suy tuyến  giáp sẽ làm  ảnh hưởng nặng nề  đến sự cốt hoá, vì vậy cần thiết phải  đặt vấn  đề 
sàng lọc thiếu hormone tuyến giáp ngay từ thời kỳ sơ sinh  để có biện pháp điều trị  nhằm cho
trẻ  đạt  được sự  phát  triển thể chất bình thường theo tuổi .
+ Nội tiết tố  sinh dục chỉ ảnh hưởng đến gần giai đoạn trưởng thành. Nó làm chiều cao tăng
nhanh lúc bắt đầu dậy thì, có ảnh hưởng nhiều hơn lên quá trình trưởng thành
(nó kết thúc sự phát triển về chiều cao bằng cách cốt hoá vĩnh viễn những sụn tăng trưởng)
+  Glucocorticoide ít có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bình thường.
Nếu hormone này được tăng tiết hoặc được đưa từ ngoài vào sẽ ức chế quá trình tăng trưởng 
điển hình trong  hội  chứng thận hư  trẻ đang giai  đoạn phát triển.
- Yếu  tố tinh thần kinh.
2. Những chỉ số đánh giá sự phát triển về thể chất
Sự phát triển thể chất gồm 2 hiện tượng:
- Hiện tượng số lượng: đo bằng centimeter (cm)  hoặc gram (g).
Gồm cân nặng, chiều cao, vòng đầu.
- Hiện tượng trưởng thành: đó là sự thay đổi về chất lượng của các mô (mô xương,   răng, cơ
quan sinh dục, tâm thần kinh).
2.1. Nghiên cứu chính xác sự phát triển thể chất
Những biểu đồ: dựa vào các biểu đồ này sẽ biết mối liên quan giữa chiều cao và vòng đầu so
với tuổi, cân nặng so với chiều cao.
Trong thực hành sử dụng 2 loại biểu đồ:
- Biểu đồ tính theo độ lệch chuẩn DS (SD) 
Giới hạn thay đổi bình thường nằm giữa - 2SD và + 2SD 
- Biểu đồ được diễn tả bằng percentile hoặc centile .
2.2. Những chỉ số đánh giá sự phát triển thể chất trẻ em
2.2.1.Tăng trưởng về chiều cao
Ghi nhớ những mốc tăng trưởng sau:
Tăng trưởng nhanh từ 0 - 4 tuổi: 50cm lúc sinh, 100cm lúc 4 tuổi.
Tăng trưởng trung bình 5 - 6 cm/năm từ 4 tuổi đến tuổi bắt đầu tuổi dậy thì.
Giảm dần và ngừng tăng trưởng vào cuối tuổi dậy thì.
Theo dõi sự tăng trưởng bằng những biểu đồ (đã trình bày ở trên) cho phép:
+  So sánh sự phát triển của đứa trẻ với sự phát triển trung bình có nghĩa là so sánh trẻ với
những trẻ cùng tuổi, cùng giới, cùng nòi giống.
+  Đánh giá tốc độ tăng trưởng bằng cách nghiên cứu biểu đồ phát triển của đứa trẻ đó trong
nhiều năm.
Bình thường đứa trẻ phát triển trong vùng tăng trưởng về chiều cao  bình thường của nó. Nếu
như trong quá trình theo dõi thấy có sự thay đổi về vùng tăng trưởng chiều cao phản ánh một
sự quá phát triển hoặc một sự kém phát triển về tốc độ tăng trưởng, cả 2 đều biểu hiện sự bất
thường.
Ngoài ra trong thực hành có thể dùng công thức sau để tính nhanh một cách ước lượng chiều
cao của trẻ:
X = 75 cm + 5 cm (N -1)  ,   N : số tuổi của trẻ lớn hơn 1 tuổi
2.2.2. Tăng trưởng vòng đầu
Tăng trưởng não bộ tăng nhanh trong năm đầu và gần như kết thúc vào 6 tháng tuổi. Để theo
dõi sự tăng trưởng của vòng đầu sẽ đo đường kính của vòng đầu và theo dõi bằng biểu đồ
DS ( SD) hoặc  biểu đồ percentile. Có công thức tính mối liên quan giữa vòng đầu  của trẻ  
( 1 tuổi và chiều cao như sau:
PC = T/2 + 10        PC: đường kính vòng đầu;                T: chiều cao
 2.2.3.  Sự tăng trưởng về cân nặng
Theo dõi sự phát triển cân nặng bằng biểu đồ DS hoặc biểu đồ Percentile. Cũng có ý nghĩa
giống như theo dõi sự phát triển chiều cao bằng biểu đồ.
Trong thực hành lâm sàng có thể sử dụng công thức tính nhanh sau đây khi trong tay không có
sẵn biểu  đồ biểu diễn chiều cao, cân nặng, vòng đầu :
 
Cân nặng trẻ dưới 6 tháng tuổi =  Cân nặng lúc sinh  +  600 (n)
 
Cân nặng trẻ trên 6 tháng   =  Cân nặng lúc sinh  +  500 (n)
Trong đó n là số tháng, N là số tuổi.
 3. Những chỉ số đánh giá sự trưởng thành 
3.1. Tuổi xương
 Thường được sử dụng nhiều nhất để đánh giá sự trưởng thành.
Đánh giá dựa trên sự xuất hiện từ từ những điểm cốt hoá của sụn đầu xương dài hoặc xương
ngắn (khối xương cổ chân và cổ tay) từ lúc sinh đến tuổi dậy thì. Hình vẽ minh hoạ.Tuỳ theo
sự trưởng thành của xương, người ta ghi nhận thời điểm xuất hiện, dạng, thời điểm cứng của
những điểm cốt hoá để định tuổi xương. Phương pháp này cần đến những xét nghiệm về X.Q 
để có chỉ định tuỳ theo tuổi  chụp những vùng xương mà có nhiều biến đổi nhất như:
- Từ lúc sinh  đến 1 tuổi: bàn chân và chi dưới trái (đối với một số tác giả người ta     khuyên
nên chụp 1/2 bộ xương trái thẳng sau)
- Từ 6 tháng  đến  tuổi dậy thì : bàn tay và cổ tay trái trên film thẳng (dựa trên Atlas của tác
giả Greulich và Pyle), minh hoạ hình vẽ.
-  Từ tuổi dậy thì nghiên cứu xương của cổ tay và bàn tay. 
Tất cả những điều trên để nhằm xác định 3 thông số mà thường phù hợp với nhau trên cùng
một đứa trẻ, được đánh giá là phát triển thể chất bình thường:
-  Tuổi đời: tuổi thực sự được tính theo ngày sinh.
-  Tuổi chiều cao: tuổi được ghi nhận theo chiều cao.
-  Tuổi xương: được ghi nhận theo mức độ trưởng thành của xương.
3.2. Tuổi tính theo răng
Người ta cố gắng nêu ra một mối liên quan giữa tuổi theo sự xuất hiện của những răng vĩnh
viễn, nhưng trên thực hành lâm sàng không sử dụng.
Răng  sữa  mọc  khác  nhau  về  thời  gian  tuỳ  theo  từng  trẻ,  có  trẻ  sinh  ra  đã  mọc  răng  nhưng
ngược lại có những trẻ mọc răng đầu tiên vào khoảng 13-14 tháng.
Như vậy không thể dựa vào những răng mọc để đánh giá sự phát triển thể chất ở trẻ em.  Bình
thường những răng sữa mọc theo thời gian như sau:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Răng cửa giữa dưới
Răng cửa bên, dưới
Răng cửa giữa trên
Răng cửa bên, trên
  Răng hàm nhỏ, dưới
Răng hàm nhỏ trên
Răng nanh dưới
Răng nanh trên
  Răng hàm số 2 dưới
6 tháng
7 tháng
7  1/2
9
12
14
16
18
20
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3.3.Tuổi tính theo sự dậy thì  ( xem bài: dậy thì của chương nội tiết )
 
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ EM
TỰ LƯỢNG GIÁ 
 
1. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất:
      A.  Di truyền
      B.   Trí tuệ
      C.   Tiêu  hoá
      D.   Nước biển
      E.    Địa dư
2.  Một  trẻ 2 tuổi được mang đến phòng khám nhi vì cháu bị tiêu chảy từ hơn 2 tuần qua.
Nếu bạn là bác sĩ bạn sẽ phải làm gì:  
A. Khám toàn thể các bộ phận
B. Khám nội khoa và xác định biểu đồ tăng trưởng
C. Sờ thóp xem có mất nước không
D. Hỏi xem thử cháu có ăn uống tốt không
    E.  Xét nghiệm phân cho cháu bé
3. Chỉ có di truyền , giống nòi và dinh dưỡng là có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
trẻ em.
A. Đ
B. S
C. Thêm khí hậu
D. Thêm thời tiết
E. Thêm hoàn cảnh xã hội
4. Trẻ  nữ 3 tuổi, bị rối loạn chuyển hoá gluten gọi là bệnh Coeliaque, trẻ  có cân nặng, 
chiều cao ở dưới mức – 3 SD, nguyên nhân gây chậm phát triển thể chất ở cháu bé này là:
A. Di truyền
B. Gíông nòi
C. Dinh dưỡng
D. Chuyển hoá
E. Nội tiết
5. Cách tốt nhất để theo dõi sự phát triển về thể chất khi không có biểu đồ cân nặng là:
A. Theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, vòng đầu trong năm đầu
B. Nêu công thức tính nhanh cân nặng của trẻ trên 1 tuổi
C. Nêu công thức tính nhanh cân nặng của trẻ dưới 1 tuổi và trên 1 tuổi 
D.  Theo dõi bằng cách đo và cân hàng tháng trong năm đầu
E.  Theo dõi bằng cách cân và đo hàng năm sau 1 tuổi
6. Một trẻ trai 30 tháng tuổi, có cân nặng lúc sinh 2500 gr, lúc 9 tháng đi tiêm chủng sởi
cân nặng 8 kg, từ 11 tháng cháu thường bị ỉa chảy. Để  theo dõi sự phát triển thể chất của
cháu bé này là theo dõi:
A.Cân nặng
B. Theo dõi trên biểu đồ bằng cách chấm những mốc biết được về cân nặng
C.Chiều cao, cân nặng, vòng đầu trong năm đầu
D.Số răng mọc
E.Tuổi xương
7.  Một bé gái  sinh non có cân nặng lúc sinh thấp 1500 gram, tháng nào cháu cũng lên dược
trung bình 300 gram, đến nay cháu 12 tháng cân nặng  8 kg . Cháu bé bị chậm phát triển thể
chất . Các bạn có ý kiến gì thêm
A. Đ
B. S
C. Không đủ dữ liệu
D. Loại sơ sinh lúc sinh
E. Tuổi thai lúc sinh
8. Trẻ nam 13 tháng tuổi, cân nặng 8 kg, chiều cao 72 cm, mẹ cháu  cho là cháu bị suy
dinh dưỡng. Bác sĩ không có biểu đồ cân nặng và chiều cao trong tay. Dựa trên cơ sở nào
để tư vấn cho bà mẹ:
A.  Công thức tính nhanh cân nặng và chiều cao
B.  Hỏi  chiều cao, cân nặng lúc sinh rồi tính nhanh theo công thức
C.  Dựa vào biều đồ tăng trưởng
D.  Khám toàn thân nếu trẻ khoẻ thì kết luận bình thường
E.  Đánh giá phát triển tinh thần - vận động
9. Về những loại biểu đồ theo dõi sự phát triển thể chất trẻ em, câu nào sau đây là đúng:
A.  Biểu đồ tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, vòng đầu trong năm đầu
B.  Biểu đồ tăng trưởng về cân nặng
C.  Biểu đồ tăng trưởng theo độ lệch chuẩn và Bách phân vị (Percentile)
D.  Theo dõi bằng cách đo và cân hàng tháng trong năm đầu
E.  Theo dõi bằng cách cân và đo hàng năm sau 1 tuổi
10. Theo dõi cân nặng bằng biểu đồ tăng trưởng của một trẻ là bình thường nếu nằm ở
mức :
A.  Trung bình ( ký hiệu chữ M )
B.   + 1 SD
C.   -1 SD
D.   2,5% percentile
E.    97,5% percentile
 
ĐÁP ÁN
1A   2B   3B   4D  5C   6B   7B   8B   9C   10A
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Bài giảng nhi khoa Hà Nội, tập I, Trang 20 - 22
2.  C. ROY (Paris)
Pediatrie, Université Francophones, Ellipses/ Aupelf, 1989
Croissance , Pp 25 - 33
3.  R.S.  ILLINGWORTH
L’enfant normal, Masson, 1997
Croissance staturo - ponderale, Pp 57 – 85
 
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ DA - CƠ - XƢƠNG TRẺ EM
Mục tiêu 
 
1. Trình bày được những đặc điểm thành phần cấu tạo của da và lớp mỡ dưới da. 
2. Nêu  được một số bệnh lý về hệ da- cơ- xương ở trẻ em.
3. Hướng dẫn cho các bà mẹ cách chăm sóc về da, cơ, xương của trẻ em qua từng lứa tuổi .
 
1. Da và tổ chức dƣới da 
1.1. Cấu tạo da của trẻ em 
1.1.1. Da của trẻ sơ sinh: mỏng xốp chứa nhiều nước. Các sợi cơ và sợi đàn hồi phát triển ít.
Sau khi trẻ sinh ra, trên da phủ một lớp màu trắng ngà, đó là lớp thượng bì bong ra, được gọi
là chất gây, có nhiệm vụ bảo vệ che chở và dinh dưỡng cho da; làm cơ thể đỡ mất nhiệt, có
tác dụng miễn dịch, vì vậy không nên rửa sạch ngay, mà phải đợi sau 48 giờ mới lau sạch, nếu
không thì dễ bị hăm đỏ các nếp gấp. 
Những biểu hiện thường gặp ở da của trẻ sơ sinh 
- Đỏ da sinh lý.
- Vàng da sinh lý : 80 - 85% trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da sinh lý, vàng da xuất hiện từ
ngày thứ 2 - 5 sau khi sinh và kéo dài đến ngày thứ 7 - 8 thì hết; nhưng ở trẻ đẻ non có khi
kéo dài đến 3 - 4 tuần.
- Vàng da bệnh lý
1.1.2. Da của trẻ em: mềm mại, có nhiều mao mạch, lớp thượng bì mỏng, sờ vào mịn như
nhung. Tuyến mồ hôi trong 3  - 4 tuần đã phát triển nhưng  chưa hoạt  động. Điều hoà nhiệt
chưa hoàn chỉnh. Tuyến mỡ phát triển tốt .
1.2. Lớp mỡ dưới da: Được hình thành từ lúc thai nhi 7 - 8 tháng, nên trẻ đẻ non lớp mỡ này
phát triển yếu. Ở trẻ em, trong 6 tháng đầu lớp mỡ dưới da phát triển mạnh, bề dày trung bình
từ  6 - 15 mm, trẻ gái phát triển hơn trẻ trai. Lớp mỡ dưới da chứa nhiều axit béo no như axit
Palmitic, axit Stearic và ít axit béo không no như axit. Oleic hơn người lớn.. Do đó về mùa
lạnh,  trẻ  nhỏ  khi  bị  bệnh  nặng  thường  dễ  bị  cứng  bì  (sclérème)  hoặc  phù  cứng  bì
(sclèrodème), nhất là trẻ đẻ non thường dễ bị tình trạng này. Cần chú ý thành phần hóa học kể
trên để tránh tiêm các loại thuốc  tan trong dầu như long não, vì thuốc dễ làm cho da bị cứng
và  lâu tan nên  gây áp - xe .
1.3. Đặc điểm sinh lý của da
 Bề mặt da của trẻ em so với trọng lượng cơ thể cao hơn người lớn. Do đó sự thải nước theo
đường da ở trẻ em sẽ lớn hơn người lớn. Diện tích da ở người lớn là 1,73 m
2

Diện tích da ở trẻ em được tính theo công thức
.
Trong đó S tính theo m
2
  và p tính theo kg 
 
1.3.1. Chức năng bảo vệ: da bảo vệ các lớp tổ chức sâu chống lại các tác nhân cơ, hoá học
bên ngoài; chức năng này ở trẻ nhỏ rất yếu so với người lớn. Do đó da trẻ em rất dễ bị tổn
thương và nhiễm trùng.
1.3.2. Chức năng hô hấp và bài tiết: ở trẻ nhỏ, sự hô hấp ở ngoài da biểu hiện rất mạnh so với
người lớn. Trong những tháng đầu tuyến mồ hôi chưa làm việc nên da chưa có tác dụng tiết
mồ hôi.
S
p
p
90
7      4
 
1.3.3. Chức năng điều hoà nhiệt: do da có nhiều mạch máu, tuyến mồ hôi chưa hoạt động, hệ
thần kinh chưa hoàn thiện nên điều hoà nhiệt kém, trẻ dễ bị nóng quá hay lạnh quá.
1.3.4. Chức năng chuyển hoá: ngoài chuyển hoá hơi nước, da còn cấu tạo nên các men, các
chất miễn dịch, đặc biệt là chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D dưới tác dụng của tia
cực tím. Vì vậy cần cho trẻ tắm nắng để phòng bệnh còi xương.
2. Hê cơ
 Hệ cơ cùng với hệ xương chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ thể. Sự vận động của các cơ
có liên quan đến võ não. Những hoạt động và rèn luyện thân thể đều làm tăng thêm hoạt động
tinh thần của con người .
2.1. Cấu tạo 
2.1.1. Hệ cơ trẻ sơ sinh: chiếm khoảng 25% trọng lượng cơ thể, đến khi trưởng thành hệ cơ
chiếm 42% trọng lượng cơ thể. Cơ trẻ em chứa nhiều nước, ít đạm, mỡ và các muối vô cơ,
nên khi trẻ bị ỉa chảy thì sụt cân nhanh  .
2.1.2. Hệ cơ trẻ em: phát triển không đồng đều. Ở trẻ dưới 6 tuổi, các cơ ở đùi, vai, cẳng chân 
cánh tay phát triển sớm hơn, trong khi đó các cơ nhỏ như cơ ở bàn tay, ngón tay phát triển
chậm hơn. Vì vậy trẻ nhỏ chưa làm được các động tác khéo léo, tỷ mỷ cần sử dụng đến những
ngón tay.
2.2. Đặc điểm sinh lý
2.2.1. Cơ lực : thông thường bên phải mạnh hơn bên trái. Cơ lực trẻ em còn yếu nên không
cho trẻ luyện tập thân thể và lao động quá mức .
2.2.2. Trương lực cơ : Trẻ em trong những tháng đầu sau sinh có hiện tượng tăng trương lực
cơ sinh lý, đặc biệt ở chi trên và chi dưới kéo dài trong vòng 2 -4 tháng .
2.3. Một số bệnh lý về hệ cơ thường gặp ở trẻ em 
- Thiếu cơ bẩm sinh : thường gặp ở cơ ngực, hoặc  bó ức sườn .
- Nhược cơ bẩm sinh 
- Bệnh nhược cơ nặng ở tuổi thiếu niên .
- Bệnh loạn dưỡng cơ tiến  triển
3. Hệ xƣơng
Xương là chỗ dựa của toàn bộ cơ thể. Một số xương có nhiệm vụ bảo vệ não, tim, phổi .
3.1. Xương thai nhi: hầu hết là tổ chức sụn, sau đó dần dần tạo thành xương và phát triển cho
đến lứa tuổi 20 - 25.
3.2.  Xương  sơ  sinh:  chứa  nhiều  nước,  ít  muối  khoáng.  Khi  trẻ  lớn  thì  nước  giảm,  muối
khoáng tăng. Do vậy xương trẻ em mềm và có độ chun dãn hơn. Màng ngoài xương dày, nên
trẻ thường bị gãy xương theo dạng cành tươi. Sự tạo cốt và hủy cốt nhanh .
3.3. Điểm cốt hoá: thường ở giữa các đầu xương và xuất hiện theo từng thời kỳ. Người ta có
thể dựa vào điểm cốt hoá  để xác định lứa tuổi của trẻ: 3-4 tháng xuất hiện  điểm cốt hoá ở
xương mác; 3 tuổi: xương tháp; 4-6 tuổi: xương bán nguyệt và xương thang; 5-7 tuổi: xương
thuyền; 10-13 tuổi: xương đậu.
3.4. Đặc điểm của một số xương 
3.4.1. Xương sọ: Ở trẻ em xương sọ phần đầu dài hơn phần mặt. Hộp sọ trẻ em tương đối to
so với kích thước của cơ thể so với người lớn. Hộp sọ phát triển nhanh trong năm đầu. Khi
sinh ra trẻ có 2 thóp: thóp trước và thóp sau. Thóp trước sẽ đóng kín khi trẻ được 1 tuổi - 18
tháng. Thóp sau nhỏ hơn và sẽ đóng kín trong vòng 3 tháng đầu. 
3.4.2. Xương sống : Xương cột sống chưa ổn định. 
- Lúc sơ sinh cột sống rất thẳng.
- 2 tháng tuổi : trục sống lưng quay về phía trước .
- 6 tháng tuổi : cột sống quay về phía sau.
- 1 năm tuổi    : cột sống vùng lưng cong về phía trước.
- 7 tuổi : xương sống có 2 đoạn uốn cong ở cổ và ngực .
- Tuổi dậy thì  : cong ở vùng thắt lưng .
 
    Một số bệnh gặp ở vùng xương sống :
+ Hội chứng Klippel Fell : số đốt sống cổ giảm đi hoặc có nhiều nửa đốt sống hợp lại thành
một khối xương. Cổ ngắn và bờ chân tóc thấp. Cử động của cổ bị hạn chế .
+ Bệnh lao cột sống : thường thấy tổn thương ở đoạn lưng và thắt lưng .
+ Tật nứt gai đôi cột sống ( spina bifida ) : thường thấy ở đoạn L4 - S1 .
3.4.3. Lồng ngực: Trẻ dưới 1  tuổi, đường kính trước - sau của lồng ngực bằng  đường kính
ngang. Càng lớn lồng ngực càng dẹt. Xương sườn nằm theo chiều ngang. Tuổi đi học xương
sườn nằm theo đường dốc nghiêng.
3.4.4. Răng : trẻ sơ sinh chưa có răng. Trẻ khoẻ mạnh bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 6. Đến
2 tuổi hết thời kỳ mọc răng sữa. Tổng số răng sữa là 20 cái. Có thể tính số răng theo công
thức sau:  Số răng =  số tháng - 4 .
 Từ 5 - 7 tuổi mọc răng hàm, từ 6 - 7 tuổi bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn , tổng số
răng vĩnh viễn là 32 cái. 
 Trẻ bị còi xương răng mọc chậm, men răng xấu..
 
DAC DIEM DA CO XUONG
CÂU HỎI KIỂM TRA
 
1.Cấu tạo của chất gây trên da trẻ sơ sinh là
A. Lớp có màu trắng ngà.
B. Do tế bào lớp thượng bì bong ra.
C. Làm cho cơ thể đỡ mất nhiệt
D. Có tác dụng miễn dịch
E. Không nên lau ngay
2.Lớp mỡ dưới da được hình thành:
A. Ngay từ những tháng đầu tiên của bào thai.
B. Từ tháng thứ 4-5 của thời kỳ bào thai.
C. Từ tháng thứ 7-8 của thời kỳ bào thai.
D. Chỉ được hình thành vào tháng cuối cùng của thai kỳ khi trẻ đủ tháng.
E. Phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của mẹ khi mang thai.
3.Cấu tạo lớp mỡ dưới da ở trẻ em:
A. Chứa nhiều acid béo no và ít acid béo không no.
B. Chứa nhiều acid béo không no và ít acid béo no hơn người lớn.
C. Có nhiều acid béo no và ít acid béo không no hơn người lớn.
D. Không có gì khác biệt so với người lớn.
E. Chỉ khác biệt so với người lớn ở trẻ suy dinh dưỡng và đẻ non.
4.Đặc điểm cấu tạo hệ cơ của trẻ em:
A. Chứa nhiều nước và chất béo
B. Chứa nhiều nước và chất béo, ít đạm và muối vô cơ
C. Chứa nhiều nước, ít đạm, mỡ và muối vô cơ.
D. Chứa ít nước, nhiều đạm và mỡ.
E. Chứa nhiều muối vô cơ, ít nước giống người trưởng thành.
5.Các đặc điểm sinh lý của hệ cơ trẻ em là 
A.  Trẻ sơ sinh, tăng trương lực cơ sinh lý ở các chi  kéo dài đến 3-4 tháng 
B.  Cơ lực trẻ em yếu hơn so với người lớn.
C.  Cơ lực ở tay phải mạnh hơn tay trái.
D. Tuổi dậy thì, cơ lực của con trai mạnh hơn con gái.
E. Tất cả đều đúng
6.Xương trẻ sơ sinh có đặc điểm
A. Chứa nhiều nước, ít muối khoáng.
 
B. Hầu hết là tổ chức sụn.
C. Mềm và có độ chun dãn cao.
D. Sự tạo cốt và hủy cốt nhanh.
E. Màng ngoài xương dày.
7.Đặc điểm về xương sọ của trẻ em:
A. Ở trẻ em xương sọ phần mặt dài hơn phần đầu.
B. Hộp sọ trẻ em tương đối nhỏ so với kích thước của cơ thể so với người lớn.
C. Hộp sọ phát triển nhanh trong  năm tháng đầu.
D. Hộp sọ phát triển nhanh trong năm đầu
E. Các khe khớp xương sọ đã cốt hóa
8.Thời gian xuất hiện điểm cốt hoá của xương
A. 3-4 tháng tuổi  xuất hiện điểm cốt hoá ở xương đùi.
B. 3 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở đầu dưới xương mác. 
C. 4-6 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương tháp.
D. 5-7 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương thang
E. 10-13 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương đậu. 
9.Thời gian xuất hiện điểm cốt hoá của xương
A. 3-4 tháng tuổi  xuất hiện điểm cốt hoá ở xương mác.
B. 3 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở đầu dưới xương bán nguyệt. 
C. 4-6 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương tháp.
D. 5-7 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương thang
E. 10-13 tuổi xuất hiện điểm cốt hoá ở xương chày. 
10.Đặc điểm về xương lồng ngực của trẻ nhỏ:
A. Đường kính trước - sau của lồng ngực nhỏ hơn đường kính ngang.
B. Đường kính trước - sau của lồng ngực lớn hơn đường kính ngang.
C. Đường kính trước - sau của lồng ngực bằng hơn đường kính ngang
D. Xương sườn nằm theo đường dốc nghiêng..
E. Càng nhỏ, lồng ngực càng dẹt
 
ĐÁP ÁN
  1B   2C   3A    4C    5E    6A   7D   8E
         9A   10C 11C  12B  13E  14D  15D
 
Tài liệu tham khảo
 
1. Nhi Khoa tập I, Bộ môn Nhi, trường đại học Y khoa Hà nội, nhà xuất bản Y học và Thể
dục thể thao, 1985.
2. Bài giảng Nhi Khoa, Bộ môn Nhi, Trường đại học Y Khoa Hà Nội, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội, 1997.
3. Khái luận về Nhi khoa, tập IV, nhà xuất bản Y học, 1983.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #levantu